don gian hoa trong phung vu - tran dinh long

112
Mark Searle ĐƠN GIN HÓA TRONG PHNG VLiturgy Made Simple Lm. Giuse Trn Đình Long, SSS Chuyn ng2012

DESCRIPTION

Dollar yamaha motorola Toshiba Amen … he he he … Chúa dạy không bằng Bác dạy he he he … Chúa cũng đem bán luôn he he he ...Một đời cho mình có tài nhưng chẳng làm nên chuyện gì ngoài ăn cắp sách để bán he he he ...Sách mới chôm của Bùi Vô Hạnh (toàn sách lụi hắn chôm rồi dụ bán 72 cuốn 100.000 đồng) Tải tự do bà con ơi. Sẽ tải lên tiếp vào hôm sau.

TRANSCRIPT

Page 1: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Mark Searle

ĐƠN GIẢN HÓA TRONG PHỤNG VỤ

Liturgy Made Simple

Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS Chuyển ngữ 2012

Page 2: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long
Page 3: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Giới thiệu

Để chống lại chính mình, người Anh thích kể lại một

câu chuyện mà họ ưa thích nhất, liên quan đến hai quý ông đã phát hiện rằng họ bị bỏ lại trên một hòn đảo hoang. Suốt 20 năm, họ sống sót trên vùng đất cằn cỗi đó, ăn sáng bằng trứng luộc, uống trà mỗi buổi trưa, và trong khi dõi mắt nhìn về phía chân trời, họ vẫn hy vọng thu hút được sự chú ý của một con tàu chạy qua. Câu chuyện tiếp tục: Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó, họ không bao giờ nói chuyện với nhau một lần nào, do sự kiện là không hề có ai ở đó để giới thiệu họ với nhau đã kiềm chế họ.

Cuốn sách nhỏ này không cần đến lời giới thiệu, vì tự thân nó chính là một lời giới thiệu. Điều kỳ lạ là có nhiều Ki-tô hữu đã từng sống với phụng vụ suốt cả đời, tuy nhiên, họ lại không bao giờ thực sự được giới thiệu về phụng vụ, hậu quả là họ không bao giờ coi trọng và đạt tới sự hiểu biết về phụng vụ. Tất nhiên, phụng vụ vẫn luôn luôn ở đó, nhưng phụng vụ không bao giờ thực sự nói với họ. Dường như phụng vụ vẫn phần nào xa vời, không thể tiếp cận và vượt trên sự hiểu biết của họ. Ngày xưa, dường như phụng vụ không có ý nghĩa lắm. Phụng vụ là việc của vị linh mục, và giáo dân không bao giờ tự nghĩ rằng mình hơn được những người đứng ngoài thật kính trọng, thinh lặng, giữ khoảng cách và đọc các kinh riêng của họ. Rồi đến thời Công đồng Vatican II. Giáo dân rất hay được lôi cuốn vào cuộc đối thoại, họ cảm thấy không thoải mái và

Page 4: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

khó chịu, giống như người Anh trong ngạn ngữ nhận thấy một người hoàn toàn xa lạ nói với mình.

Cuốn sách này nhắm đến việc “làm tan băng” (phá bỏ không khí dè dặt ban đầu). Nó bắt nguồn từ bốn cuộc thảo luận được tổ chức tại Trung tâm Thánh Mẫu về Phụng vụ Mục vụ, các cuộc thảo luận này dành cho các giáo dân nào tự nhận thấy mình được kêu gọi để đảm nhận một vai trò tích cực trong việc lên kế hoạch và cử hành phụng tự giáo xứ, nhưng họ lại cảm thấy mình không thực sự hiểu được những điều chủ yếu về phụng vụ. Trong niềm phấn khởi vẫn còn in dấu của họ, họ có thể phục vụ nhiều cho cùng một mục tiêu, và tiếp cận với tất cả những người đang cố gắng tạo ý nghĩa cho phụng vụ mà chúng ta cử hành. Chúng tôi bổ sung vào từng chương các câu hỏi thảo luận, với ý định khích lệ việc khảo sát tỉ mỉ về phụng vụ của Ki-tô hữu, trong các ban phụng vụ và các nhóm thảo luận khác.

Phần giới thiệu chỉ là bước khởi đầu của một mối quan hệ mới. Hy vọng quý độc giả sẽ được hướng dẫn để vượt khỏi cuốn sách này, hướng tới việc cử hành phụng vụ, và vượt khỏi mối bận tâm với việc lên kế hoạch và thi hành phụng vụ, hướng tới một cuộc đời sâu xa hơn, được sống trong các mầu nhiệm mà chúng ta vẫn cử hành.

Page 5: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Câu hỏi Thảo luận

Sử dụng trước khi đọc chương 1

1. Khi bạn nghĩ về “Giáo hội”, thì những hình ảnh

nào đến với tâm trí bạn? 2. Dưới ánh sáng của từng hình ảnh, bạn nghĩ rằng

mục đích của Giáo hội là gì? 3. Bạn nhận thấy phụng vụ và các bí tích của Giáo hội

phù hợp như thế nào với những hình ảnh của bạn về Giáo hội và sự hiểu biết của bạn về mục đích của Giáo hội?

4. Quan điểm này – hoặc các quan điểm khác – về phụng vụ ảnh hưởng như thế nào đến: (a) cách thức cử hành phụng vụ; (b) vấn đề ai nên được phép lãnh các bí tích?

Page 6: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long
Page 7: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Chương 1

PHỤNG VỤ LÀ GÌ?

Trước khi thảo luận chi tiết về các nghi thức cụ thể, có thể hữu ích khi chúng ta củng cố một bức tranh mạch lạc về phụng vụ của Giáo hội. Hầu như chúng ta không cần phải nói phụng vụ là gì, bởi vì chúng ta đều đã biết rồi. Điều này khá giống với một người được hỏi xem họ có tin vào phép rửa cho con trẻ hay không. Người đó trả lời: “Không cần. Tôi đã từng chứng kiến việc này”. Nhưng vấn đề là: Khi người đó chứng kiến cảnh làm phép rửa, thì họ nhận thấy gì? Có một câu chuyện cổ xưa về bốn người mù được đưa đến một con voi. Sau đó, khi họ bàn bạc về kinh nghiệm của mình, thì họ đều bất đồng kịch liệt về những gì họ đã bắt gặp. Người thứ nhất vòng tay chung quanh cẳng chân của con voi, nên anh ta tuyên bố rằng con voi là một loại thân cây rất lớn. Người thứ hai cãi lại là: Không, con voi là một loài rắn, với một lớp da rất thô và một cái mõm thật mềm mại, kỳ lạ. Tất nhiên, anh ta đã túm vào cái vòi của con voi. Người thứ ba sờ vào lỗ tai voi và thề độc rằng con voi là một cánh buồm của con thuyền. Người thứ bốn đã túm lấy cái đuôi voi, nên anh ta hoàn toàn tin rằng con voi là một đoạn dây thừng cũ.

Page 8: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

I. Sự Bất đồng Quan điểm Tương tự, người ta có các quan điểm về phụng vụ

rất khác biệt và thường khá trái ngược nhau. Điều này làm cho việc cử hành phụng vụ phần nào có vấn đề. Khi đề cập đến từ “Thánh Lễ”, một số người vẫn nghĩ đến những giây phút yên lặng trong một nhà thờ tối mò, với vị linh mục ở đằng xa lặng lẽ thì thầm những lời bằng tiếng La-tinh cổ xưa, và di chuyển nhẹ nhàng theo nghi thức linh thiêng lâu đời thuộc nằm lòng. Những người khác lại nghĩ đến đàn ghi-ta và những tiếng ồn ào thật vui tươi, với đầy những hoạt động, cờ xí và các cộng đoàn thật nhiệt tình. Những người khác nghĩ đến một buổi quy tụ nhỏ với các bạn hữu và hàng xóm tại nhà của người nào đó để đọc Kinh Thánh, cầu nguyện tự phát, và chia sẻ thân mật một bánh và một chén. Những người khác nghĩ về Thánh Lễ theo nghi thức trọng thể và âm nhạc thật hay, một phụng vụ của sự phô bày và nghi lễ, nói lên một mối bận tâm trong việc đưa những khả năng và năng lực tốt nhất của con người vào buổi lễ thờ phượng Đấng Thiên Chúa siêu việt. Tuy nhiên, đối với những người khác, Thánh Lễ vẫn là điều gì đó mà bạn phải tham dự, nếu bạn là một người Công Giáo: chỉ điều này thôi và không có gì hơn.

Rõ ràng, tất cả các quan điểm khác biệt này về Thánh Lễ đều đưa đến các ý tưởng và mong đợi khác nhau về việc Thánh Lễ nên và không nên như thế nào. Tất nhiên, đúng là giống như bốn người đã gặp con voi: sẽ thật là thiếu khôn ngoan khi trao cho bất cứ người nào trong số họ chịu trách nhiệm về chuồng voi! Tuy nhiên, vấn đề đối với phụng vụ không phải là chúng ta mù

Page 9: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

quáng, hoặc bất cứ hình ảnh nào trong số này về Thánh Lễ đều hoàn toàn sai. Vấn đề là phụng vụ chính là một mầu nhiệm sống động, giống như tự thân Giáo hội. Nghĩa là giống như Giáo hội, phụng vụ luôn luôn có nhiều điều hơn là chúng ta có thể nói đến, và phụng vụ vượt quá bất cứ định nghĩa dễ dãi nào. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở kinh nghiệm hoặc lối đào tạo của chúng ta về tôn giáo, hầu hết chúng ta đều có một kiểu định nghĩa tạm thời hoặc một hình ảnh sẵn sàng để sử dụng mà theo đó, chúng ta có khuynh hướng phê phán rằng các buổi phụng vụ tốt hoặc xấu, dễ chịu hoặc không thoải mái.

Tất nhiên, quả thật giống như đối với Giáo hội: tất cả chúng ta đều có các định nghĩa tạm thời của mình, và chúng ta phản ứng tùy theo đó. Tạp chí National Catholic Reporter có một hình ảnh về Giáo hội khác hẳn với tạp chí The Wanderer. Các nhà thần học Hà Lan – hoặc vài người trong số đó – đều có một ý tưởng khác hẳn về Giáo hội, do đó, chắc hẳn khác hẳn với Đức Thánh Cha. Những hình ảnh khác nhau về Giáo hội tạo ra các khuynh hướng khác nhau về những mong đợi và cách đánh giá khác nhau đối với sự phát triển trong Giáo hội, hoặc về vấn đề truyền chức cho phụ nữ, hoặc sự dính dáng của Giáo hội vào chính trị, hoặc đường hướng đối với chủ trương đại kết.

Các kiểu tranh cãi này không giới hạn vào tình cảnh quốc gia hoặc quốc tế; chúng còn lan ra các giáo xứ, tạo ra tình trạng căng thẳng và xung đột. Và phụng vụ lại được cử hành tại giáo xứ. Các luật lệ có thể được thực hiện tại Rô-ma, những cuốn sách có thể được viết tại Châu Âu, các chỉ thị có thể được phổ biến từ Washington, các cuộc tọa đàm có thể được tổ chức tại Trung tâm Thánh Mẫu, nhưng chính trong một giáo xứ đặc trưng, vào một buổi

Page 10: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

sáng Chúa nhật, mà cộng đoàn phải đến với buổi thờ phượng chung, cùng nhau quy tụ trong Thần Khí của Đức Giê-su, trước sự hiện diện của Chúa Cha, chính vì tất cả các chỉ thị, đề mục và những ý tưởng sáng chói này. Tại đây, trước ngai Thiên Chúa, những lý lẽ đều phải tạm ngừng – hoặc ít nhất trì hoãn. Cần phải thực hiện những quyết định về việc tất cả chúng ta có thể cùng nhau cử hành như thế nào, và điều này bao hàm sự hiểu biết chung cơ bản nào đó về tất cả chúng ta là ai. Buổi cử hành phụng vụ này đòi hỏi sự đồng tâm nhất trí nào đó về việc phụng vụ để làm gì và phụng vụ có ý nghĩa gì trong Giáo hội.

Vì thế, trong chương này, tôi sẽ phác họa những đường nét khái quát đối với sự hiểu biết về Giáo hội và phụng vụ, điều này có thể giúp tạo ý nghĩa cho phụng vụ, và cung cấp ý thức nào đó về đường hướng để lên kế hoạch phụng vụ. Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ rằng chúng ta đang đề cập đến một mầu nhiệm, khi chúng ta được gia nhập Giáo hội và phụng vụ của Giáo hội. Chúng ta đang đề cập đến điều gì đó mà có thể chúng ta không bao giờ hoàn toàn hiểu biết hoặc định nghĩa đầy đủ, vì mầu nhiệm này luôn luôn mở ra sự thấu hiểu mới và hiểu biết sâu xa hơn. Như vậy, tôi cung cấp bản phác thảo này không phải bởi vì đây là bản phác thảo đúng đắn, và tất cả các bản phác thảo khác đều sai lầm, nhưng chỉ nhằm phục vụ như một điểm tham khảo chung trong khi thảo luận. Tôi cần phải nói thêm nhiều điều, nhưng điều này có ý phục vụ như điểm khởi đầu: một điểm xác thực mà tôi có thể thực hiện đối với tầm nhìn của Giáo hội và phụng vụ, mà Công đồng Vatican II đã cung cấp cho chúng ta.

Page 11: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

II. Giáo hội Một trong những suy nghĩ chủ yếu đã thôi thúc

Đức Thánh Cha Gio-an XXIII triệu hồi các vị giám mục trên thế giới về Rô-ma họp Công đồng, đó là ngài nhận ra rằng những phát triển của lịch sử thời đại đã đưa đến sự thay đổi sâu xa đối với nhận thức về Giáo hội và thế giới. Chúng ta ở trong một tình hình mới, đã kích động các vấn đề mới về mục vụ và thần học. Tình hình này cần được đánh giá, và chúng ta phải xem xét Truyền thống của chúng ta đối với các nguồn lực mới hầu phản ứng trước tình hình.

Có lẽ nhận thức mới này về tình hình Giáo hội trong thế giới có thể được tóm tắt ấn tượng nhất qua cách sử dụng một hình ảnh. Nếu toàn thể lịch sử nhân loại được sắp xếp thành 8 giờ, thì 2000 năm lịch sử Giáo hội sẽ chỉ được biểu thị bằng 2 phút cuối cùng. Đối với hầu hết lịch sử nhân loại, dòng dõi con người đã từng sống mà không hề có sự hiện diện của Giáo hội và Tin Mừng của Giáo hội giữa họ. Ngoài ra, ngay cả trong khi Giáo hội tồn tại, thì Giáo hội vẫn không bao giờ đại diện cho tôn giáo của đa số dòng dõi con người. Cho đến thế kỷ này, Giáo hội vẫn chưa bao giờ thực sự đạt tới đích. Trước đây, các Ki-tô hữu vẫn tin rằng thế giới đã ít nhiều được phúc âm hóa. Tất nhiên, như họ nhận thấy trên thế giới, luôn luôn có một số người vẫn cần phải hoán cải: các dân tộc chưa phát triển bên lề thế giới, và một số người Do Thái không quy phục trong số các quốc gia theo Ki-tô giáo. Nhưng đây là thế giới như họ đã nhận thấy; họ vẫn phớt lờ hoặc mù quáng trước sự hiện hữu của toàn thể những

Page 12: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

dòng dõi và nền văn hóa đang sống bên ngoài thế giới đó – các dân tộc mà hầu như họ không phát hiện, đang sống ở Châu Mỹ và miền Viễn Đông, trong các hoang mạc phía Bắc và các vùng đất đối cực. Chỉ trong thế kỷ này, chúng ta mới thực sự có được nhận thức đầy đủ, toàn cầu, về quy mô và tính đa dạng của gia đình nhân loại. Chỉ trong thế kỷ này, chúng ta mới nhận ra, với một cảm giác thật sốc, rằng hầu hết mọi dân tộc trên trái đất này chưa bao giờ là thành viên của Giáo hội, và thậm chí hiện nay, khi Ki-tô giáo là tôn giáo đông dân nhất, thì những người gia nhập đạo vẫn còn tiêu biểu cho thiểu số dòng dõi nhân loại.

Nhận biết này đưa chúng ta đến với một cách đánh giá khiêm tốn hơn về sự thành công và vai trò của Ki-tô giáo trong lịch sử. Điều này thúc đẩy chúng ta đặt vấn đề sự thật về lời khẳng định của chúng ta rằng khi không có đức tin và phép rửa, thì không ai có thể được cứu độ. Hoặc kế hoạch của Thiên Chúa phần nào rộng lớn hơn chúng ta tưởng tượng, hoặc nếu không, thì kế hoạch này đạt được hiệu quả khá muộn màng, hoặc không thành công lắm trong cách thực hiện. Tỉ lệ phần trăm nhỏ các Ki-tô hữu trên thế giới nêu lên đủ mọi loại câu hỏi, không chỉ về cách làm thế nào để có thể cứu độ những người ngoài Giáo hội chưa lãnh phép rửa, mà còn về chính Giáo hội. Nếu những người ngoài Giáo hội vẫn có thể được cứu độ, nghĩa là Thiên Chúa có thể mang lại cho họ sự sống nơi chính Người, mà không có nước thanh tẩy, thì Giáo hội để làm gì? Nếu Giáo hội không tuyệt đối cần thiết để được cứu độ, thì Giáo hội để làm gì?

Các câu hỏi như vậy đã từng được các nhà thần học và giới giáo dân bàn cãi sau nhiều cuộc thảo luận tại Công đồng Vatican II, nhưng còn có nhiều câu hỏi phụ cả

Page 13: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

trong đời sống giáo xứ: Giáo xứ để làm gì? Chúng ta có được ban các bí tích cho bất cứ ai và tất cả những người có mặt không? Chúng ta có nên làm phép rửa cho tất cả những hài nhi mà chúng ta gặp trên đường, bất kể đứa trẻ đó có bất cứ cơ hội nào để được nuôi dạy như một tín hữu hay không? Chúng ta nên chọn thái độ nào đối với những người ngoài Giáo hội?

Nhận thức mới mẻ này về vị trí của Giáo hội trong lịch sử nhân loại đã đưa đến một sự tự nhận thức mới đối với Giáo hội. Thay vì Giáo hội tự nghĩ rằng mình như là cửa ngõ duy nhất để đến với Thiên Chúa, thì dần dần Giáo hội đi đến chỗ tự coi mình như một dấu chỉ được Thiên Chúa thiết lập giữa các dân nước trên trái đất: một dấu chỉ được dựng lên trong lịch sử, để chứng tỏ những việc Thiên Chúa đã và đang thực hiện cho toàn thể nhân loại, dù Người thực hiện việc đó một cách rõ ràng hoặc kín đáo.

Công việc này của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại là gì? Có lẽ công việc này có thể được tóm tắt tốt nhất trong từ “hòa giải”. Thiên Chúa đang hòa giải thế giới với chính Người, bằng cách đánh bại bất cứ điều gì không thuộc về Thiên Chúa. Thiên Chúa đang chữa lành những chia rẽ, thiết lập lẽ công chính tại nơi nào mà sự bất công thống trị, mang lại niềm hy vọng cho những kẻ thất vọng, ban ánh sáng cho kẻ lầm lạc, ban an bình cho những ai bất hòa, và nâng đỡ những người đã tự thu mình lại vì bị tổn thương và sợ hãi. Nói tóm lại, công việc của Thiên Chúa là chiến thắng của Người đối với tội lỗi, và thiết lập lề luật và Vương quốc của Người, khi nào sự dữ biến chúng ta thành nô lệ.

Page 14: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Trật tự mới này đang đến, không chỉ trong cá nhân những tâm hồn, nhưng trong chính cộng đồng nhân loại. Do đó, thông qua hoạt động của Chúa Thánh Thần, Vương quốc – hoặc lề luật – của Thiên Chúa có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào: trong một công xã Trung quốc, một ngôi làng Ấn Độ, một xí nghiệp ở Nga, một khu định cư Do Thái, một gia đình Ả-Rập, một khu nhà ổ chuột trong thành phố – bất cứ chỗ nào, mặc dù thất thường, nhưng sự hiện diện chữa lành và đầy ân huệ của Thiên Chúa vẫn đánh bại sức mạnh của sự dữ. Khi tình bạn chế ngự sự mất niềm tin nơi người lân cận; khi một kẻ nghiện được giúp đỡ để thoát khỏi chứng nghiện; khi một kẻ xa lạ tìm được sự đón tiếp; khi một người khước từ phổ biến chuyện tầm phào với ác ý; khi một bà mẹ giúp đứa con phát triển thêm sự tự tin và lòng quảng đại, nhờ tình yêu thương vô điều kiện của bà; khi một quốc gia chấp nhận rủi ro vì nền hòa bình – bất cứ khi nào những điều như vậy xảy ra, thì đều có sự hiện diện của Thần Khí Thiên Chúa, quyền năng cứu độ của Người, và sự triển nở của Vương quốc Người.

Giáo hội phải trở thành một dấu chỉ đối với thế giới về công việc của Thiên Chúa: không phải là một bản hướng dẫn chỉ vào nơi khác nào đó, nhưng một dấu chỉ, một biểu thị, về những việc mà Thiên Chúa đang thực hiện ở đây cho tất cả mọi người. Giáo hội là một cộng đoàn dân Chúa, được kêu gọi để nhận ra và cộng tác với công việc đó của Thiên Chúa. Giáo hội là một cộng đoàn các tín hữu, mà đức tin của họ được diễn tả bằng cách bày tỏ lời ngợi khen và cầu nguyện, cũng như đặt cuộc sống của họ vào việc phục vụ Vương quốc của Thiên Chúa, vì ơn Cứu độ những người lân cận. Vì thế, Giáo hội là một cộng đoàn dân Chúa, được lôi cuốn một cách có ý thức và

Page 15: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

sẵn sàng, trong một phương pháp năng động liên tục: phương pháp nhận ra sáng kiến cứu độ của Thiên Chúa (mà chúng ta gọi là “ơn Cứu độ” hoặc ân huệ”), và phương pháp đáp lại chính Thiên Chúa và công việc của Người. Do đó, phương pháp năng động này vẫn có một đường lối kép: đường lối Thiên Chúa đến với chúng ta, và đường lối đáp lại cộng tác của chúng ta đối với Thiên Chúa.

Sáng kiến thần thánh này và cách đáp trả đầy nhân tính chính xác là những điều mà chúng ta nhận thức được nơi con người, cuộc đời và những hành động của Đức Giê-su Na-gia-rét. Chúng ta nhìn nhận Người là “Thiên Chúa thật và con người thật”. Với tư cách là “Thiên Chúa thật”, Người chính là sự trội vượt rõ rệt của Thiên Chúa đối với gia đình nhân loại, và với tư cách là “con người thật”, Người không chỉ là mặc khải hữu hình của Thiên Chúa, mà còn là chính mô thức hoặc kiểu mẫu về cách đáp trả đầy nhân tính đối với Thiên Chúa. Hóa ra điều này lần lượt biểu thị đời sống Giáo hội: cùng kiểu sáng kiến thần thánh và cách đáp trả đầy nhân tính vốn biểu thị trong cuộc đời và sự chết của Đức Giê-su lại trở thành kiểu mẫu mà qua đó Giáo hội sống. (Thậm chí hơn nữa, tôi còn bổ sung rằng đây chính là kiểu mẫu tiềm ẩn của toàn bộ đời sống và lịch sử con người, tới mức độ chúng có thật đối với ơn gọi của họ, với tư cách là người). Do đó, trong đời sống Giáo hội, cũng như trong cuộc đời Đức Giê-su, kiểu mẫu bao gồm hai phần này về sáng kiến của Thiên Chúa và sự đáp trả của chúng ta được dự định trở nên hữu hình. Trong đời sống thứ tự của con người, điều này thường trôi qua mà không được nhìn nhận hoặc thừa nhận, như chúng ta vẫn bỏ qua và không nhận thấy tính cách anh hùng của các sự việc hằng ngày. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho điều này trở nên hữu hình trong

Page 16: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

cuộc đời Đức Giê-su, và Người cũng kêu gọi Giáo hội thể hiện nó từ thế hệ này sang thế hệ khác, chính xác sao cho mọi người đều có thể nhận ra cùng kiểu mẫu đó trong đời sống riêng của họ và tự cam kết – đối với sự hiện diện mang tính cách ân huệ của Thiên Chúa, và đối với việc nhìn nhận và vâng phục mà sự hiện diện đó đòi hỏi. Kết quả là vì hạnh phúc của thế giới, chúng ta không thể đánh giá quá cao tầm quan trọng và sự thánh thiện trong Giáo hội. Giáo hội không thể tự coi như mình hoàn toàn “có những điều thiện hảo”, sẵn sàng để trao ban, như thể ơn Cứu độ là loại hàng hóa siêu nhiên nào đó. Trái lại, Giáo hội phải trở thành một dấu chỉ về ơn Cứu độ trong một thế giới ở quá trình đang được cứu độ. Nhưng thế giới lại đang được cứu độ khỏi sự dữ vốn ngăn cản Giáo hội không trở thành điều mà Thiên Chúa có ý định cho Giáo hội trở thành, vì thế, Giáo hội được giả định trở thành dấu chỉ của niềm hy vọng, dấu chỉ của điều có thể trở thành, lời hứa hẹn về một thế giới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, ngay cả ở đây, chúng ta vẫn không có lý do để tự kiêu, vì Giáo hội được hình thành với những con người giống như chúng ta; đây là một phần của thế giới, và tự thân Giáo hội vẫn liên tục cần đến ơn Cứu độ của Thiên Chúa, sự hoán cải và canh tân để đáp lại ân huệ này.

III. Phụng vụ

Trong bối cảnh rộng lớn hơn đó, chúng ta có thể

bắt đầu đánh giá đúng phụng vụ của Giáo hội. Quả thật phụng vụ không là gì khác ngoài việc cử hành quá trình cứu độ bên trong và đối với thế giới. Như Công đồng

Page 17: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Vatican II đã từng gọi, phụng vụ chính là “nguồn gốc và đỉnh cao” của đời sống Ki-tô hữu, bởi vì chính trong khi cử hành phụng vụ, mà cùng sáng kiến của hành động thần thánh và cách đáp trả cộng tác của con người, vốn tiềm ẩn trong toàn bộ đời sống và đức tin Ki-tô hữu, đạt được lối diễn tả rõ rệt nhất của phụng vụ.

Kiểu mẫu và quá trình của sáng kiến thần thánh này và sự đáp trả của con người tìm được lối diễn tả trong phụng vụ theo những cách thức khác nhau. Kiểu mẫu sáng kiến ân huệ của Thiên Chúa, sự trội vượt của Người đối với chúng ta, được diễn tả rõ rệt qua bài đọc Lời Chúa và ân huệ là chính Người đến với chúng ta, thông qua các bí tích khác nhau. Nhưng dấu chỉ đầu tiên và cơ bản về sự can thiệp của Thiên Chúa vào các công việc của con người chính là sự hiện hữu của cộng đoàn được quy tụ. Nếu các Ki-tô hữu được hỏi tại sao họ tham dự Thánh Lễ bất cứ Chúa nhật nhất định nào, thì chắc hẳn hầu hết họ đều nói rằng họ hiện diện ở đó vì Thánh Lễ rất có ý nghĩa đối với họ, hoặc vì họ thích lối thờ phượng trong giáo xứ này, hoặc vì với tư cách Ki-tô hữu, họ cảm thấy buộc phải đến đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta suy nghĩ về Thánh Lễ, thì chúng ta phải nói rằng nguyên nhân khiến các Ki-tô hữu quy tụ để tham dự Thánh Lễ Chúa nhật chính là Thiên Chúa đã kêu gọi họ cùng nhau quy tụ. Trong xã hội đương thời, nơi người ta tin tưởng vào tất cả mọi thứ hoặc không hề tin tưởng gì, đức tin lôi kéo chúng ta đến nhà thờ vào ngày Chúa nhật, trong khi người hàng xóm cắt cỏ, người khác ngồi đọc báo, đức tin có thể mang lại cho chúng ta một ý thức sống động về ơn gọi hoặc lời kêu gọi. Không phải chúng ta tốt hoặc xấu hơn những người lân cận với mình, nhưng vì những lý do mầu nhiệm của Thiên Chúa, chúng ta đã được Người tuyển chọn và kêu gọi, để

Page 18: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

nhận ra Người và nhìn nhận những việc Người đang thực hiện. Mặc dù có thể cộng đoàn ngày Chúa nhật thờ ơ, lãnh đạm, lộn xộn và thành kiến, tuy nhiên, chúng ta vẫn ám chỉ cộng đoàn này, khi ca tụng Thiên Chúa dựa trên cơ sở: “Từ muôn thuở, Chúa quy tụ một dân tộc đến với Người”.

Cộng đoàn này chính là dấu chỉ được thiết lập giữa các quốc gia – hoặc ít nhất, được thiết lập trong vùng lân cận này – để làm chứng cho chân lý của Thiên Chúa, và sự quan tâm của Người dành cho nhân loại. Tất nhiên, cộng đoàn này không thể là một dấu chỉ rất tốt về ơn Cứu độ của Thiên Chúa; cộng đoàn này có thể bị kẻ thiển cận và tự mãn soi mói, thiếu bất cứ ý thức nào về bản thân với tư cách là một cộng đoàn Ki-tô hữu, thậm chí lại còn đầy rẫy thành kiến và mất thanh danh vì tình trạng bất công xã hội. Một cộng đoàn như vậy hầu như không hề xứng đáng với danh xưng “cộng đoàn Ki-tô hữu”, vì tới mức độ cuộc sống của cộng đoàn được định hình theo những cách thức của thế gian, chứ không phải theo những cách thức của Thiên Chúa, nên cộng đoàn này thất bại trong ơn gọi trở thành một dấu chỉ.

Đó là một lý do tốt đẹp khiến tại sao chúng ta có phụng vụ, và tại sao, ngay từ đầu phụng vụ, chúng ta có nghi thức sám hối. Mục đích của nghi thức sám hối khi bắt đầu Thánh Lễ không phải là tạo khả năng cho chúng ta thanh tẩy vết nhơ của những lỗi lầm cá nhân, nhưng nhằm tạo khả năng cho chúng ta nhìn nhận rằng, mặc dù chúng ta được quy tụ để làm cho Nhiệm thể Đức Ki-tô, là Giáo hội, trở nên hữu hình, nhưng chúng ta đã không sống như những chi thể của Nhiệm thể đó. Chúng ta đã không trung thành với ơn gọi chung của chúng ta, là

Page 19: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

cung cấp cho thế giới một dấu chỉ của niềm hy vọng và canh tân; chúng ta đã không sống theo một lối sống trái ngược với chủ nghĩa cá nhân, tư lợi, và chủ nghĩa tiêu thụ của thời đại; chúng ta đã không cùng nhau chứng tỏ rằng những chia rẽ, thành kiến, bất công và dửng dưng có thể được khắc phục nhờ quyền năng Thiên Chúa. Thay vào đó, chúng ta lại phát triển kiểu hòa lẫn vào môi trường thế tục, mà không ai nhận ra, giống như loài tắc kè bông. Do đó, Thiên Chúa vẫn không được nhận ra, đáp trả, và quả thật Người trở nên bất lực trong cái thế giới vốn thuộc về Người, nhưng lại không nhận biết Người.

Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta nhận ra tình trạng bất trung cá nhân và phổ biến của mình, khi chúng ta quy tụ với nhau để cử hành phụng vụ, thì chúng ta vẫn là: một dân tộc được Thiên Chúa kêu gọi để trở nên những chứng tá và cộng tác viên của Người trong lịch sử nhân loại. Chúng ta chính là Nhiệm thể Đức Ki-tô, những cánh tay và cẳng chân, bàn tay và bàn chân của Người, vì cái thế giới mà Người vẫn yêu thương. Đức Thánh Cha Piô XII nói rằng phụng tự chính là toàn bộ nhiệm thể của Đức Ki-tô, đầu và các chi thể. Trong phụng vụ, chúng ta được cùng nhau mời gọi đến với sự hiện diện của Chúa Cha, Đấng là Cha của tất cả mọi người. Chúng ta được quy tụ “trong Đức Ki-tô”, vì nếu không có Đức Ki-tô, thì chúng ta không thể đứng trước mặt Thiên Chúa như thế. Và chúng ta quy tụ nhờ Thần Khí của Đức Ki-tô, Đấng được đổ vào tâm hồn chúng ta, để hình thành chúng ta nên “một thân thể, một tinh thần, trong Đức Ki-tô”.

Do đó, việc cộng đoàn chúng ta cùng nhau đến chính là một dấu chỉ và biểu tượng cho công việc mà Thiên Chúa đang thực hiện và nơi mà công việc của

Page 20: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Người đang diễn ra. Chúng ta vẫn nhận thấy công việc của Thiên Chúa trong lịch sử là quy tụ những con cái của Thiên Chúa thành một, để khắc phục tình trạng chia rẽ, để cung cấp một nơi chốn cho những kẻ cô độc và vô gia cư, để hỗ trợ những người mang gánh nặng nề, và để tạo ra một cộng đoàn của nơi nghỉ ngơi thoải mái, giữa một thế giới bị phân chia thật nhức nhối thành những kẻ có và không-có. Ở đây, trong cộng đoàn của Thiên Chúa, tất cả chúng ta đều phải khám phá nhân tính chung của mình và dẹp bỏ những bất công. Việc quy tụ các tín hữu nhằm mục tiêu trở thành lời tiên báo cho ngày Vương quốc của Thiên Chúa sẽ được thiết lập trong toàn bộ sự viên mãn của nó, khi sẽ không còn tình trạng phân biệt dựa trên cơ sở giới tính, chủng tộc hoặc tài sản; khi sẽ không còn kẻ đói khát, không còn tình trạng hoài nghi và bạo lực đối với nhau, không còn cảnh cạnh tranh và lạm dụng quyền lực nữa, vì tất cả mọi người đều sẽ trở thành đối tượng đối với Đức Ki-tô, và Thiên Chúa sẽ trị vì dân tộc của Người trong nền hòa bình vĩnh cửu. Theo những lời của Công đồng Vatican II:

Phụng vụ hằng ngày quy tụ những người

trong Giáo hội, làm cho họ trở thành một đền thờ thánh thiện của Chúa, một nơi cư ngụ cho Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần, tới mức độ trưởng thành trong sự viên mãn của Đức Ki-tô. Đồng thời, phụng vụ còn làm gia tăng sức mạnh của họ một cách kỳ diệu, để rao giảng Đức Ki-tô, và do đó, tiên báo về Giáo hội, một dấu chỉ được nâng lên giữa các quốc gia ... trong Giáo hội, những con cái tản mác của Thiên Chúa có thể được quy tụ với nhau, cho

Page 21: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

đến khi chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên (Hiến chế về Phụng vụ Thánh, 2).

IV. Những Thay đổi về Phụng vụ

Điều này nghe có vẻ thật hay hoặc giống một lý

tưởng, nhưng Công đồng Vatican II đã đảm nhận việc cải cách phụng vụ chính xác để làm cho lý tưởng đó vừa đáng tin tưởng hơn, vừa có thể thực hiện được hơn. Giống như tất cả những công việc liên quan đến con người, vấn đề đối với phụng vụ là phụng vụ có thể gây mệt mỏi, nhàm chán, và theo lối mòn, hoặc thậm chí phụng vụ còn có thể được đặt vào những mục đích mà phụng vụ không được dự định. Chẳng hạn, từ ban đầu, phụng vụ là công việc của cộng đoàn, nhưng theo thời gian, phụng vụ đã trở nên ít nhiều mang tính cách riêng tư. Tôi ý muốn nói rằng không chỉ các “Thánh Lễ riêng”, nhưng cả “phép rửa riêng”, “việc sám hối riêng”, và toàn bộ cách cử hành dựa vào một vị linh mục đã được truyền chức, và ít nhiều dựa vào sự hiện diện thụ động của cộng đoàn vốn là một tập thể các cá nhân, hơn là một sự hợp nhất có hệ thống. Hậu quả là phụng vụ bị coi như chủ yếu dành cho việc thánh hóa các cá nhân đã được lãnh phép rửa, phép thêm sức, hoặc tham dự Thánh Lễ vì ích lợi cho đời sống nội tâm riêng của họ. Ngay cả trong Thánh Lễ Chúa nhật, một sự kiện đặc biệt, những người ở rải rác quanh nhà thờ vẫn bắt đầu những kinh nguyện riêng và các việc đạo đức riêng của họ, khi Thánh Lễ đang tiếp diễn trên bàn thờ.

Khi những chỉ dẫn về Thánh Lễ Cổ xưa được quy định trong thế kỷ XVI, thì chúng đều liên quan riêng đến

Page 22: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

vị linh mục. Những chỉ dẫn này bắt đầu bằng những lời: “Khi vị linh mục mặc lễ phục chỉnh tề, ngài cầm chén thánh trong tay trái... và đưa ra trước mặt, tay phải vẫn để lên bao đựng khăn thánh, được đặt trên chén thánh; và khi phủ phục trước Thánh giá, hoặc một hình ảnh của Thánh giá trong phòng thánh, thì ngài tiến lên bàn thờ, đầu vẫn trùm mũ, và người giúp lễ đi trước ngài với cuốn sách Lễ và bất cứ thứ gì khác có thể cần thiết...”. Nét mới tương tự của chỉ thị đó là: “Khi mọi người đã quy tụ, vị linh mục và các thừa tác viên tiến lên bàn thờ theo thứ tự như sau...”. Ngoài ra, các chỉ thị cũ chỉ đề cập đến cộng đoàn 3 lần: một lần để hướng dẫn cho vị linh mục nói “Dominus vobiscum”; một lần để gợi ý rằng vị linh mục có thể cho rước lễ, “nếu có người nào mong ước rước lễ”, sau khi ngài đã rước Mình Thánh Chúa từ chén thánh; và cuối cùng để nói rằng vị linh mục nên đứng trước mặt mọi người khi ban phép lành. Trong Chỉ thị Chung trên Sách Lễ Rô-ma (1969), Trật tự của Thánh Lễ với một Cộng đoàn được thực hiện theo tiêu chuẩn, và nhiều điều bao gồm vai trò của toàn thể giáo dân và các thừa tác viên khác nhau trong cộng đoàn.

Tuy nhiên, nếu trong quá khứ, phụng vụ trở thành điều gì đó quá trang trọng và mang tính cách cá nhân, thì ngày nay, có lẽ phụng vụ thường có nguy cơ trở thành một loại điệu nhảy quá mộ đạo. Trong phản ứng chống lại sự phi thời gian và tính chất trần tục khác của phụng vụ cổ xưa, và trong cuộc tìm kiếm những điều thường được ám chỉ như là “có ý nghĩa” và “thích đáng”, một số nhóm chuyển các buổi cử hành phụng vụ thành những lời khẳng định về đức tin và sự sống, vốn thường quá hời hợt và nông cạn không nên duy trì. Nhiều giáo xứ nhận thấy các Thánh Lễ giới trẻ đã từng thu hút sự hứng

Page 23: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

khởi vài năm trước đây, thì hiện nay, lại đang trở nên nhàm chán và rập khuôn, âm nhạc và các bài hát được thu thập trong các tuyển tập của giáo xứ hiện nay không còn dùng được nữa hóa ra lại có vẻ sáo rỗng.

Một áp phích trong nhà nguyện của một dòng tu bộc lộ rằng: “Hãy ca tụng sự sống ở nơi nào bạn tìm thấy nó!” – một ngụ ý tiêu biểu cho các buổi phụng vụ suốt 15 năm qua. Nhưng vấn đề là sự sống được tìm thấy ở đâu? Đó có phải là lối sống không? Lòng tin và phụng vụ nào bằng lòng với việc khẳng định điều tốt đẹp trong tất cả mọi sự, và cứ lập đi lập lại chủ đề niềm vui, niềm vui, niềm vui, thì lại không đúng đối với cuộc sống, như chúng ta biết về cuộc sống, và cũng không đúng đối với truyền thống Ki-tô giáo. Trong khi phụng vụ cổ xưa có khuynh hướng kềm hãm từng người chúng ta trong cái thế giới đạo đức riêng của mình, còn phụng vụ mới thì có thể được cử hành theo cách thức mà rốt cuộc, chúng ta lại bị kềm hãm trong cảm giác về sự thống nhất giả tạo. Những kinh nghiệm đau thương và thử thách của cuộc đời hoàn toàn bị bỏ qua, và chúng ta làm ra vẻ như Nước trời đã ở đây rồi, hoặc ít nhất chỉ chờ đợi để được báo hiệu bằng những phong trào và sự cổ vũ.

Đối với cả hai phương pháp này về phụng vụ, vấn đề là chúng làm méo mó tình trạng căng thẳng vốn có trong đời sống Ki-tô hữu và trong chính phụng vụ. Thứ nhất, khi nhấn mạnh vào sự siêu nhiên, riêng tư và thế giới khác, thì phụng vụ hướng tới một tương lai mà về bản chất, lại không hề liên quan đến đời sống trần thế. Đối với những tâm hồn đạo đức, thì đời sống trần thế chỉ là một quá trình đầy trở ngại; Vương quốc của Thiên Chúa sẽ là phần thưởng của họ trong tương lai. Quan điểm này cũng

Page 24: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

có khuynh hướng coi Thiên Chúa trên thiên đàng và ma quỷ trong thế gian, để rồi các bí tích đều là các phương tiện để đạt được ân huệ, hầu liên kết với thiên đàng và chiến đấu với thế gian – nhưng tất cả đều rất thuộc về nội tâm và riêng tư.

Quan điểm khác, đương thời hơn, nhấn mạnh vào thực tại về sự hiện diện của Đức Ki-tô trong thế giới: trong những lúc mặt trời lặn, nơi loài bướm và khuôn mặt của con người. Quan điểm này nói nhiều về cộng đoàn, tình yêu thương và tính chất thống nhất như những thực tại hiện nay. Thế giới tốt đẹp, con người tốt đẹp, cuộc sống tốt đẹp, chúng ta tốt đẹp và Thiên Chúa nhân lành: “Hãy ra đi loan báo cho tất cả mọi người rằng Nước trời đã và đang đến!”. Bum-bum! Quan điểm này có khuynh hướng nhìn thấy Thiên Chúa ở khắp mọi nơi và không thấy ma quỷ ở đâu cả, và tất cả các bí tích đều là “các buổi cử hành”, điều này có nghĩa là các buổi cử hành này cần phải vui vẻ.

V. Những Căng thẳng trong Đời sống Ki-tô hữu

và Phụng vụ Phải thừa nhận rằng hai quan điểm này về phụng

vụ đều là những bức tranh biếm họa, và những người ủng hộ quan điểm này hoặc quyết định kia đều có thể than phiền một cách chính đáng. Tuy nhiên, tôi đưa ra những bức tranh biếm họa này không phải để chế giễu lòng sùng kính của người khác, cho bằng để kêu gọi chúng ta phải ý thức về việc ngăn chặn tình trạng căng thẳng. Và lời nhắn là tình trạng căng thẳng, chứ không phải là sự quân bình.

Page 25: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Căng thẳng tạo ra năng lượng; còn sự quân bình, một khi đã đạt được, thì coi như một trạng thái nghỉ ngơi. Không, trong phụng vụ của chúng ta, cần có sự căng thẳng giữa hiện tại và tương lai, giữa cá nhân và cộng đoàn, giữa lý tưởng về Nước trời và những thực tại của kinh nghiệm hiện tại về thế gian. Qua cuộc đời của Đức Giê-su, tình trạng căng thẳng này chính là sứ điệp trong công việc và lời rao giảng của Người: “Nước trời ở đây, giữa anh em; do đó, hãy sám hối!” (Chứ không phải là “hãy vui vẻ!”). Nhưng thậm chí ở đây, nơi Nước trời hiện hữu, vẫn còn một thế giới, nơi Nước trời chưa cai quản. Chúng ta không hoài nghi về kết quả, nhưng niềm tin này vẫn là một lời kêu gọi đối với sự vâng phục và sứ mạng, chứ không phải là một lời biện hộ để vui chơi đây đó. Công việc của Thiên Chúa còn đang tiến hành: điều này có nghĩa là chúng ta vẫn cần đến ơn Cứu độ của Người, với tư cách cá nhân, cộng đoàn, quốc gia, chủng tộc. Điều này có nghĩa là chúng ta không cô độc, và chúng ta cần phải không bao giờ thất vọng, nhưng điều này cũng có nghĩa là chúng ta được kêu gọi để hoạt động cho Nước trời, để cho Thiên Chúa trở thành Vua, điều khiển trong tâm hồn và xã hội chúng ta. Cho dù hoặc là chúng ta hành động như thể tất cả mọi sự đã hoàn tất, và tất cả mọi sự trong thế giới đều tốt đẹp, hoặc là chúng ta hành động như thể thế giới và những hoạt động của thế giới không hề liên quan đến một Nước trời vốn sẽ chỉ được xác minh sau cái chết và vượt khỏi thời gian, thì đều sẽ là hiểu lầm cả về bản chất của đời sống Ki-tô hữu, lẫn về bản chất của phụng vụ Ki-tô giáo.

Phụng vụ thuộc về hiện tại, nhưng mục tiêu của phụng vụ lại hướng tới tương lai. Phụng vụ thuộc về thế giới này, nhưng mục tiêu của phụng vụ lại hướng tới một

Page 26: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

thực tại vốn vượt quá kinh nghiệm hiện tại. Phụng vụ thuộc về hiện tại, vì phụng vụ cử hành và làm cho thực sự hiện diện giữa chúng ta một vị Thiên Chúa, Đấng vẫn cứu độ thế giới trong Đức Ki-tô, nhưng chính sự hiện diện này lại làm cho chúng ta thật đau lòng khi ý thức rằng chúng ta xa cách với Vương quốc của Thiên Chúa biết bao. Phụng vụ tạo nên một lời kêu gọi để sống và hoạt động vì các giá trị của Thiên Chúa, vốn không phải là các giá trị của một xã hội vẫn coi tình trạng bất bình đẳng, cạnh tranh, thành kiến, bất trung, căng thẳng quốc tế và tiêu thụ bất tận như là điều tự nhiên. Phụng vụ ca tụng sự hiện diện của Vương quốc Thiên Chúa, nhưng đây là một sự hiện diện vốn mâu thuẫn với chúng ta bằng nhiều cách thức, và kêu gọi chúng ta hướng tới một tương lai theo cách sắp xếp của Thiên Chúa, chứ không phải là xây dựng nền văn minh phương Tây. Vì thế, phụng vụ vẫn liên tục thách thức chúng ta sám hối, hoán cải, sống theo một lối sống mới và khác hẳn.

Tương tự, phụng vụ thuộc về thế giới này, tuy nhiên, phụng vụ vẫn nhắm đến một cách thức tồn tại trong thế giới vốn nhìn nhận chiều sâu thực sự trong ý nghĩa của phụng vụ. Chẳng hạn, phụng vụ vạch ra tất cả những yếu tố trong cuộc sống chúng ta: cơ thể chúng ta, những con người có ý nghĩa, xã hội, và những thứ mà chúng ta vẫn sử dụng để duy trì và nâng cao cuộc sống của chúng ta. Phụng vụ dạy chúng ta biết sử dụng cơ thể mình để đón tiếp sự hiện diện của Thiên Chúa, thờ phượng và phục vụ Người, mang lại Lời Chúa và chữa lành những người khác. Phụng vụ dạy chúng ta biết lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa nơi tiếng nói của những người khác, và đón nhận những ân huệ của chính Thiên Chúa nơi bàn tay của những người khác. Phụng vụ dạy

Page 27: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

chúng ta biết sử dụng những lợi ích của trái đất – được biểu thị trong phụng vụ bằng bánh, rượu, nước và dầu – không phải như những hàng hóa để chiếm đoạt, tích lũy và tiêu thụ, nhưng như các bí tích của chính Đấng Tạo Hóa, để rồi chúng ta đón nhận với lời cảm tạ, sử dụng với sự kính trọng, và chia sẻ với lòng quảng đại.

Vâng, phụng vụ chính là một cách diễn tả đức tin và đức mến của chúng ta, nhưng phụng vụ cũng định hình và đào sâu đức tin và đức mến của chúng ta. Phụng vụ dạy chúng ta biết cách làm thế nào để sống với đức tin và đức mến, và tiến đến đức mến sâu xa và đích thực hơn. Phụng vụ dạy chúng ta rằng đức tin, đức cậy và đức mến đến với cuộc sống, tới mức độ chúng ta thừa nhận và đầu hàng trước công việc của Thiên Chúa trong thế giới. Chúng ta đều biết rằng phụng vụ bắt đầu và kết thúc bằng Dấu Thánh giá, vì Thánh giá chính là dấu hiệu biểu thị vừa tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, vừa sự đáp trả của con người đối với tình yêu đó. Đức Giê-su đã yêu thương cho đến chết, Người đã vâng phục thậm chí cho đến chết trên Thánh giá.

Do đó, phụng vụ đưa chúng ta đến với nhận thức rằng không có tình yêu nào mà không hy sinh, không có sự sống, ngoại trừ thông qua sự chết đi đối với “cuộc sống như chúng ta vẫn biết”. Trong phụng vụ và trong cuộc sống, chúng ta đồng nhất với sự chết của Đức Giê-su, sao cho cuộc đời Đức Giê-su cũng có thể trở nên biểu thị nơi chúng ta. Trung tâm của phụng vụ, trung tâm của tất cả các bí tích, từ phép rửa đến các nghi thức dành cho người hấp hối, đều là mầu nhiệm vượt qua: mầu nhiệm về sáng kiến của Thiên Chúa và sự đáp trả của chúng ta, được mặc khải trong sự chết và sống lại của Đức Giê-su.

Page 28: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Vì thế, chúng ta trở lại với điều mà chúng ta đã bắt đầu, với vai trò của cộng đoàn Ki-tô hữu trong thế giới. Nguyên nhân tại sao có một cộng đoàn các tín hữu, đó là để nhìn nhận công việc của Thiên Chúa trong đời sống con người, và để cộng tác với các mục đích của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại. Đó là một công việc của tình yêu thương và cứu độ, liên quan đến sự vâng phục đối với Thiên Chúa và cam kết đổi mới bộ mặt trái đất. Trong phụng vụ, không chỉ bánh và rượu được biến đổi; mà chính chúng ta phải được biến đổi, bằng cách tự kết hiệp với hy tế của Đức Giê-su, qua đó, Thiên Chúa có thể liên tục nâng chúng ta lên với nét mới của sự sống. Nhưng phụng vụ không kết thúc ở đó, vì bánh và rượu được biến đổi sao cho chúng ta có thể được biến đổi, và chúng ta được biến đổi sao cho Giáo hội có thể được biến đổi, và Giáo hội phải liên tục được biến đổi sao cho chính thế giới có thể được biến đổi, bằng cách được tái thiết dưới quyền cai quản của Thiên Chúa, vì hạnh phúc của toàn thể nhân loại.

Phụng vụ không phải là trở nên-tất cả và kết thúc-tất cả đối với đời sống Ki-tô hữu; Công đồng Vatican II chỉ nói về phụng vụ như là “nguồn gốc và đỉnh cao” của đời sống Ki-tô hữu, khi thừa nhận rằng có nhiều điều khác cần được thực hiện. Tuy nhiên, từ phụng vụ, chúng ta vẫn có thể học hỏi về cách thức hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới, khi nhận thức được sự hiện diện cứu độ của Người trong tất cả những hoàn cảnh của con người, dưới ánh sáng từ sự hiện diện rõ rệt hơn của Người trong ngôn ngữ và các biểu tượng của phụng vụ. Phụng vụ bộc lộ rõ những điều còn che giấu và tiềm ẩn trong lịch sử nhân loại: phụng vụ gợi nhớ việc Thiên Chúa đã thực hiện trong quá khứ, mà chúng ta có thể nhận ra cùng vị Thiên

Page 29: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Chúa đang hoạt động trong hiện tại, và phụng vụ nhắc nhở chúng ta về mục tiêu mà thế giới và lịch sử của thế giới cần phải hướng tới. Phụng vụ giúp chúng ta tiếp xúc với mầu nhiệm nằm ở chính trung tâm của các sự việc.

VI. Kết luận: Một số Nguyên tắc Tổng quát

Việc trình bày tóm tắt nền thần học về phụng vụ sẽ

không cung cấp những câu trả lời dễ dàng đối với tất cả các câu hỏi dễ dàng về những điều cần thực hiện, cho dù trong việc lên kế hoạch phụng vụ, hoặc trong việc sống cuộc đời của chúng ta. Việc này chỉ có ý định phục vụ như một cơ sở để suy gẫm và thảo luận về những điều chúng ta dự tính, khi chúng ta đang lên kế hoạch và cử hành phụng vụ, và để cung cấp một quan điểm về bối cảnh rộng lớn hơn mà trong đó, việc lên kế hoạch này diễn ra. Vì như tất cả chúng ta đều biết rất rõ, có thể chúng ta quá bận tâm với những chi tiết, đến nỗi chúng ta đánh mất tầm nhìn về toàn cảnh, và tự nhận thấy mình đang đề xuất những thay đổi về phụng vụ, mà không ý thức nhiều đến hình dạng rộng lớn hơn của các sự việc. Cuối cùng, vài nguyên tắc tổng quát có thể hữu ích:

1. Phụng vụ không bao giờ hoàn hảo. Phụng vụ mà chúng ta cử hành sẽ không bao giờ tương xứng với mầu nhiệm mà nó chứa đựng. Thông thường hơn, các buổi cử hành phụng vụ của chúng ta sẽ không chỉ nói về những kỳ công của Thiên Chúa, mà còn nói về nỗi đau khổ và những giới hạn của chúng ta, những người cử hành. Chúng ta rất dễ dàng mắc phải thái độ phê phán, và sau đó, chúng ta trở nên

Page 30: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

tức giận và thất vọng với sự chậm hiểu của anh chị em chúng ta trong Đức Ki-tô, thậm chí tới mức độ chúng ta không còn có thể kết thúc được kinh nguyện của buổi phụng vụ. Trước tình trạng này, cách thức duy nhất là để cho Thần Khí của Thiên Chúa biến đổi nỗi bực tức của chúng ta thành lòng thương xót. Điều này không có nghĩa là loại bỏ nỗ lực nhằm cải thiện các buổi cử hành phụng vụ, nhưng có nghĩa là nhận ra rằng ở trung tâm buổi phụng vụ của chúng ta, có một Đấng đã tự trút bỏ hết vì chúng ta, Đấng có lòng thương xót đối với muôn người, Đấng đã từng bị đối xử như một kẻ điên rồ và bị giết chết bởi những kẻ mà Người đã khích động.

2. Một phải lúc nào phụng vụ cũng phải khác biệt. Chước cám dỗ của tất cả những người lên kế hoạch phụng vụ là tìm kiếm những cách thức mới mẻ và thú vị để thực hiện các việc. Nhưng phụng vụ lại thuộc về nghi thức, không phải là thú tiêu khiển. Phụng vụ có ý muốn rèn luyện chúng ta, chứ không phải là gây khó chịu cho chúng ta. Phụng vụ vẫn tiếp tục đưa chúng ta trở lại với những từ ngữ cổ xưa, cho đến khi chúng ta bắt đầu hiểu được chúng, và đưa chúng ta trở lại với những dấu hiệu cổ xưa, cho đến khi chúng ta bắt đầu nhận thấy chúng có ý nghĩa gì. Mối quan tâm của chúng ta là nên để cho những từ ngữ được nghe, để cho những hình ảnh lung linh tỏa sáng, để cho những động tác được thực hiện rất rõ rệt, đến nỗi chúng tự nói lên. Kết quả tất yếu của điều này là không nên liên tục giải thích về các bản văn và hoạt động phụng vụ; chúng

Page 31: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

có ý nghĩa phong phú, kêu gọi thấu hiểu, không cần giải thích.

3. Phụng vụ chính là cầu nguyện. Phụng vụ đòi hỏi sự thống nhất với tinh thần cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa với tinh thần cầu nguyện, quan tâm đến thế giới rộng lớn hơn với tinh thần cầu nguyện, nhìn nhận những công việc của Thiên Chúa với tinh thần cầu nguyện, đón nhận những ân huệ của Thiên Chúa với tinh thần cầu nguyện, và chấp nhận việc Thiên Chúa ủy thác là ra đi và phục vụ Vương quốc của Người trong đời sống chúng ta với tinh thần cầu nguyện. Cho dù nơi mà cộng đoàn quy tụ có thể là bất cứ nơi nào, thì nơi này vẫn không phải là lớp học, hoặc vũ trường, hoặc nhà hát, hoặc tiệm cà-phê, hoặc phòng suy niệm riêng; đó là một ngôi nhà cầu nguyện chung dành cho Dân Thiên Chúa.

4. Phụng vụ không phải là một buổi cử hành về “cuộc sống-như-chúng ta-biết”, cho bằng là một buổi cử hành về mầu nhiệm cuộc sống mà hầu như chúng ta không nghi ngờ. Mặc dù phụng vụ sử dụng những thứ của cuộc sống hằng ngày – ngôn ngữ và bài hát, động tác và lương thực, gặp gỡ và tiếp xúc, hoa nến, bàn ghế – nhưng phụng vụ vẫn sử dụng tất cả những thứ đó với ý thức về sự thánh thiện của chúng. Không phải sự thánh thiện này phát xuất quá nhiều từ sự hiện diện của chúng trong một nơi thánh thiêng, cho bằng từ việc nhìn nhận sự hiện diện thánh thiêng lan tỏa tất cả mọi nơi. Con người, ngôn ngữ và các thứ trong phụng vụ đều phải được đối xử với sự tôn trọng và quan tâm. Nền

Page 32: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

văn hóa của chúng ta vốn mang tính cách thực dụng, ít ý thức về nét đáng yêu. Một phần trong thừa tác vụ phụng vụ của chúng ta sẽ phải đảm bảo rằng các thứ chúng ta sử dụng và các việc chúng ta thực hiện trong phụng vụ đều phục vụ cho việc phát triển sự nhạy cảm của con người đối với nét đáng yêu của tất cả mọi tạo vật, một nét đáng yêu vốn chỉ là một cách diễn tả và phản ánh nét đẹp của chính Đấng Tạo Hóa.

5. Phụng vụ chính là “phục vụ” – một thuật ngữ mơ hồ, ám chỉ cả sự phục vụ của chúng ta đối với Thiên Chúa, lẫn sự phục vụ của Thiên Chúa đối với chúng ta. Cả hai ý nghĩa của thuật ngữ này kết hợp với nhau trong việc chúng ta phục vụ nhau, vì chính Thiên Chúa phục vụ và được phục vụ trong sự quan tâm lẫn nhau mà chúng ta bày tỏ cho nhau. Đôi lúc, khi chúng ta đang thi hành một thừa tác vụ phụng vụ – cho dù đó là bài đọc, hoặc âm nhạc, hoặc thực hiện vai trò của người dẫn chỗ, hoặc thừa tác viên cho Rước lễ – chúng ta tự nhận thấy mình bị “chia trí”. Có thể như vậy. Nhưng điều cũng quan trọng mà chúng ta cần ý thức, đó là chúng ta phục vụ ai khi chúng ta phục vụ nhau, nếu không, tự thân thừa tác vụ của chúng ta lại có thể làm cho những người khác chia trí.

Page 33: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Câu hỏi Thảo luận 1. Bạn nhận thấy (những) hình ảnh của bạn về

Giáo hội được củng cố hoặc bị thách thức? 2. Bạn có nhận thấy những hình ảnh về Giáo hội

được cung cấp trong chương này ít nhiều giúp bạn hiểu rằng Giáo hội để làm gì không? Sự thay đổi về hình ảnh tạo ra những khác biệt thực tế nào?

3. Trong bài đọc này, sự hiểu biết của bạn về phụng vụ được xác nhận, thay đổi hoặc hoàn toàn bị thách thức? Hiểu biết này tạo ra cho bạn sự khác biệt thực tế nào?

4. Khi thảo luận về các chủ đề và bài đọc trong chương này, kinh nghiệm về nhóm là gì?

5. Liệu có bất cứ sự hiểu biết chung nào nổi lên, và những khác biệt gì còn lại? Có phải đó là những khác biệt như để dẫn dắt đến những quyết định khác nhau về cách thực hành phụng vụ?

Page 34: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Chương 2

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

Một dấu hiệu rằng một người quen thuộc với một

bộ phận đặc trưng của máy móc, hoặc là một kiến trúc sư thành thạo, hoặc có thể đáng tin tưởng trong việc thực hiện một cuộc phẫu thuật, đó là họ nhận biết “mục tiêu nào được hoàn tất”, bộ phận nào phù hợp với bộ phận nào, các nguyên tắc chung về việc máy móc, hoặc tòa nhà, hoặc bộ phận, vận hành như thế nào. Phụng vụ cũng vậy. Giống như chúng ta không muốn cho một trong bốn người mù đã được đề cập trước đây nhận trách nhiệm huấn luyện những con voi cho đoàn xiếc, cũng vậy, có thể tai hại khi trao việc lên kế hoạch phụng vụ cho những người mà nền giáo dục, các mối quan tâm và khả năng của họ lại ở chỗ khác. Chẳng hạn, khả năng chơi đàn organ không xác định rõ nhờ vậy mà người nào đó chọn được các bài thánh ca mà không phải mất thêm công sức, và mong ước chỉ phục vụ cộng đoàn giáo xứ không tự động xác định rõ được người nào thiết kế và may các lá cờ phụng vụ. Người đánh đàn và người may cờ đều có phần việc riêng của họ, nhưng cả hai người đều cần có ý thức toàn diện về việc cử hành phụng vụ, và cách làm thế nào để tất cả các phần của phụng vụ phù hợp với nhau.

Page 35: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Như vậy, trước khi chìm vào suy tư phần Phụng vụ Lời Chúa, dường như phần này đáng cho chúng ta dừng lại một lát để xem xét toàn bộ mô hình của phụng vụ. Mặc dù mối quan tâm chủ yếu của chúng ta là Thánh Lễ, nhưng chúng ta vẫn có thể ghi chú rằng hình thức và cấu trúc cơ bản của tất cả các buổi cử hành bí tích phần lớn đều như nhau. Do đó, những điều chúng ta nói ở đây về Thánh Lễ đều có thể dễ dàng được áp dụng vào phép rửa, nghi thức sám hối v.v...

Thánh Lễ có bốn phần cơ bản: bốn phần tương tự như trong các phụng vụ bí tích khác. Hai phần chính là Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể hoặc bí tích Thánh Thể. Hai phần này tiêu biểu cho các khoản chính trong buổi lễ: trước hết là nói chuyện, rồi mới đến hành động. Tuy nhiên, buổi cử hành không ngay lập tức chìm trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Nói đúng hơn, buổi cử hành bắt đầu một cách từ từ hơn, cố gắng tạo ra bầu khí thích hợp cần có qua các Nghi thức Dẫn nhập. Tương tự, cộng đoàn không chỉ ra về ngay khi mọi người đã được rước lễ. Mà còn dành thời gian cho những thông báo và những thứ tương tự như thế, trước khi mọi người giải tán. Như vậy, Thánh Lễ có bốn phần: các Nghi thức Dẫn nhập, Phụng vụ Lời Chúa, Phụng vụ Thánh Thể, và các Nghi thức Kết thúc. Điều quan trọng, đặc biệt đối với những người lên kế hoạch phụng vụ và các thừa tác viên, là họ phải hiểu ba điều: (1) cách làm thế nào để tạo ý nghĩa cho toàn bộ hình thức của phụng vụ; (2) từng phần phù hợp như thế nào với toàn thể về mặt ý nghĩa; (3) từng phần góp phần như thế nào vào ý nghĩa của phần kế tiếp. Phụng vụ khá giống với một bản giao hưởng gồm bốn phần, trong đó, toàn bộ đều liên kết với nhau, vì từng phần đều được dành cho vị trí và giá trị đúng đắn của nó

Page 36: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

trong tương quan với toàn thể. Vì thế, khi chúng ta nhìn vào bốn phần của Thánh Lễ, chúng ta muốn xem xét cách thức từng phần phù hợp với các phần còn lại ra sao.

Chủ đề chính của chương này là Phụng vụ Lời Chúa, nhưng thật có ý nghĩa khi chúng ta bắt đầu bằng các Nghi thức Dẫn nhập diễn ra trước phần này. Rõ ràng điều này nhằm tiến hành theo thứ tự mà trong đó, phụng vụ của Thánh Lễ bộc lộ: trước hết là các Nghi thức Dẫn nhập, rồi đến Phụng vụ Lời Chúa. Nhưng như chúng ta sẽ nhận thấy, khi lên kế hoạch, hóa ra chúng ta lại thực hiện theo thứ tự ngược lại: chúng ta bắt đầu bằng các bài đọc, rồi sau đó, chúng ta trở lại với các Nghi thức Dẫn nhập. Điều này là bởi vì một trong những trách nhiệm chủ yếu của bất cứ nhóm nào lên kế hoạch phụng vụ là đảm bảo rằng các Nghi thức Dẫn nhập phải được bố trí sao cho khi đến cuối các nghi thức này, thì mọi người đều thực sự sẵn sàng lắng nghe Phụng vụ Lời Chúa.

I. CÁC NGHI THỨC DẪN NHẬP

Giống như nhiều trường hợp khác, trong phụng

vụ, điều quan trọng là cần phải phù hợp, bởi vì nếu chúng ta lộn xộn ngay từ đầu, thì sau đó, thật khó mà hoàn chỉnh được. Chúng ta biết rằng khi so sánh những kinh nghiệm về các buổi phụng vụ khác nhau, thì điều này như thế nào. Trong một nhà thờ, chúng ta là những kẻ xa lạ giữa đám đông, những người khác đều ở rải rác chung quanh nhà thờ, không có âm nhạc, vị chủ tế lê bước đến bàn thờ và bắt đầu đọc: “Nhân danh Cha... Chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi của chúng ta”, trong khi tìm chỗ đặt

Page 37: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

cuốn sách lễ, và coi như vẫn không nhận ra là có bất cứ người nào ở đó đáp lại hay không. Trong một nhà thờ khác, chúng ta cảm thấy có điều gì đó hoạt động khi chúng ta bước vào cửa. Rõ ràng mọi người đều quen biết nhau và đang chuẩn bị để cùng nhau cử hành lễ. Cách thức bắt đầu các việc cho chúng ta thấy rằng họ biết mình đang cử hành gì. Điều này được xác nhận khi phần âm nhạc đầu lễ và những lời chú thích mở đầu của vị chủ tế đều liên quan đến nhau và những phần tiếp theo.

Tuy nhiên, lại nữa, thật khó khăn cho người tân tòng để có được ý thức nhiều về các Nghi thức Dẫn nhập: thánh thi hoặc điệp ca nhập lễ, hôn kính bàn thờ, làm Dấu Thánh giá, chào mọi người, những lời chú thích mở đầu, kêu gọi sám hối, nghi thức sám hối (3 hình thức để chọn), Kyries (Kinh Thương xót), Gloria (Kinh Vinh danh) (thỉnh thoảng), và cuối cùng là Lời nguyện Nhập lễ. Hiện nay có nhiều phần ngắn gọn, và rõ ràng trong nhiều nhà thờ, người ta vẫn chưa hiểu rõ phần này. Vấn đề không chỉ là của họ; nhưng ở chính nghi thức, trong đó, mong muốn giữ được càng nhiều yếu tố truyền thống càng tốt đã chế ngự mong muốn ban đầu là đơn giản hóa toàn bộ. Vì thế, điều quan trọng cần ghi nhớ là các Nghi thức Dẫn nhập để làm gì: chúng phải chuẩn bị cho mọi người tham dự Thánh Lễ, nghĩa là lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và cử hành Thánh Lễ.

Trong các Nghi thức Dẫn nhập, phần thực sự cần thiết là ca nhập lễ hoặc lời nguyện mở đầu. Đây là mục tiêu mà tất cả mọi điều khác đều hướng tới, mục tiêu mà đám đông này, vừa đến từ nhà hoặc nơi làm việc của họ, hoặc từ nơi mua sắm, hoặc cuộc họp, hoặc bất cứ nơi nào, đều có thể tự nhận thấy họ cùng kết hợp với nhau như

Page 38: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

một cộng đoàn. Ý tưởng là cho dù chúng ta đến từ đâu, chúng ta đang làm bất cứ việc gì, bây giờ, chúng ta đến với nhau với tư cách là Nhiệm thể của Đức Ki-tô. Chúng ta đánh mất tính cách riêng của mình để tìm được căn tính chung; chúng ta để cho tiếng ồn ào và những bận rộn của cuộc sống mất đi, khi chúng ta ý thức được sự hiện diện của Người, Đấng chúng ta ở trước mặt, và ý thức về sự hiện diện của những người khác mà chúng ta đang đứng cùng với họ.

Do đó, bài ca nhập lễ hoặc âm nhạc khác phải giúp chúng ta tìm được căn tính chung của chúng ta, trở nên ý thức về việc chúng ta đang đứng trước sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Ki-tô, và chăm chú lắng nghe Lời Người. Nghi thức sám hối được đặt trong phần mở đầu Thánh Lễ với mục đích đó. Nghi thức này cung cấp một lúc thinh lặng để hồi tưởng – nhớ lại chúng ta là ai và chúng ta là ai khi được kêu gọi để trở thành các chi thể của Nhiệm thể Đức Ki-tô. Đây không phải là lúc cầu xin ngay cả ơn tha thứ đối với các tội lỗi cá nhân của chúng ta, như cầu xin Thiên Chúa tha thứ vì sự thất bại của chúng ta trong việc cùng nhau sống như một dấu chỉ đối với thế giới, với tư cách là Nhiệm thể Đức Ki-tô. Đây là cách thức thông thường để đến trước sự hiện diện của Thiên Chúa; nhưng Kinh Vinh danh, được sử dụng trong các dịp vui mừng, lại trình bày một cách thức khác. Bài ca cổ xưa này, vốn có từ nhiều thế kỷ qua, là một bài ca tung hô Thiên Chúa Cha và Đức Ki-tô, hiện diện giữa chúng ta, các chi thể thuộc Nhiệm thể của Người. Thể thức của nghi thức sám hối và thể thức của Kinh Vinh danh khá khác nhau, khó có thể thay thế từ trạng thái điềm tĩnh của việc xưng thú tội lỗi thành trạng thái hồ hởi của Kinh Vinh danh, mà không cảm thấy bị gò ép.

Page 39: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Nói chung, tốt hơn, nên chọn hoặc là nghi thức sám hối hoặc là Kinh Vinh danh, thay vì chọn cả hai. Chúng ta có thể sử dụng lần lượt thể thức thứ 3 của nghi thức sám hối – thể thức kết hợp với Kinh Thương xót – nhưng vẫn sử dụng thể thức này như một lời tung hô Đức Ki-tô: “Chúa là Con Thiên Chúa Hằng sống; lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Chúa là Đấng Cứu độ thế gian; lạy Chúa Ki-tô, xin thương xót chúng con. Chúa là niềm vui của tất cả những người tin tưởng vào Chúa; lạy Chúa, xin thương xót chúng con”. Sau đó, khi bỏ qua nghi thức tha tội, chúng ta có thể tiến thẳng sang Kinh Vinh danh, mà không gặp nhiều vấn đề.

Nhưng mục đích chính của các Nghi thức Dẫn nhập là hình thành một cộng đoàn thờ phượng. Do đó, các nghi thức này dẫn dắt chúng ta tới bài ca nhập lễ, lời nguyện long trọng mở đầu được đọc nhân danh cộng đoàn, dâng lên Chúa Cha, thông qua Chúa Con, và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Mục đích thứ hai là chuẩn bị cho mọi người lắng nghe Lời Chúa, bằng cách cung cấp cho họ một ý thức về cơ hội, ý thức về sự mong đợi, và ý thức về những lời cần lắng nghe. Điều này không có nghĩa là phải dành cho họ một bản tóm tắt các bài đọc trong những lời chú thích giới thiệu của vị linh mục. Tốt hơn nhiều khi đặt ra một số câu hỏi về một lãnh vực của cuộc sống chúng ta, mà các bài đọc sau đó có thể nói đến. Nhưng ít nhất, chúng ta hãy biết rõ trong tâm trí điều gì chúng ta đang cố gắng thực hiện, khi sắp xếp các Nghi thức Dẫn nhập và giữ cho tất cả mọi sự đều phụ thuộc vào mục tiêu quan trọng nhất: hình thành một cộng đoàn cầu nguyện.

Page 40: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

II. Phụng vụ Lời Chúa Nếu có một điều về cách thức người ta hiểu biết

Thánh Lễ, thì đó là cảm giác rằng Thánh Lễ chỉ bao gồm hết việc này đến việc khác, mà không có ý nghĩa gì rõ rệt. Chúng ta đã ám chỉ vấn đề này đối với các Nghi thức Dẫn nhập, nhưng đối với Phụng vụ Lời Chúa, vấn đề cũng tương tự như vậy, nếu không phải là càng đích thực hơn. Nếu chúng ta được hoàn toàn tự do hành động và có thể khởi sự từ đầu, thì phải chăng chúng ta xác định rằng nên có ba bài đọc cộng với một bài thánh vịnh (thường trở thành một bài đọc khác), và ít nhất một trong ba bài đọc đó không liên quan đến hai bài kia? Có lẽ không. Trên thực tế, phải chăng chúng ta có các bài đọc hoàn toàn từ Kinh Thánh? Tại sao chúng ta không có một chọn lựa từ Hans Kung hoặc Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, hoặc các tác giả khác nào đó đương thời thật thú vị? Tại sao không chỉ là một bộ phim hoặc một bài thuyết trình về một số đề tài tôn giáo? Điều đó có hữu ích hơn không? Các câu hỏi này gợi ý các câu hỏi thêm về nguyên nhân tại sao có Phụng vụ Lời Chúa và tại sao đọc các bài Kinh Thánh? Phải chăng các bài này là các giá trị thật quan trọng?

Một cách thức khác để hiểu điều này là hỏi rằng: Chúng ta đang cố gắng làm gì? Phải chăng Phụng vụ Lời Chúa có ý muốn trở thành một tiết học hướng dẫn hoặc khai sáng về tôn giáo? Nếu thế, thì có lẽ các nhóm thảo luận, các đoạn phim, và những thứ khác sẽ làm được việc này tốt hơn. Nhưng câu kết thúc từng bài đọc mang lại cho chúng ta một manh mối: Người đọc nói: “Đó là Lời Chúa”. Chúng ta đáp lại: “Tạ ơn Chúa”. Đó là Lời Chúa:

Page 41: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Không phải là lời hướng dẫn về Thiên Chúa, nhưng chính là Lời của Thiên Chúa, Lời được chính Thiên Chúa gửi đến chúng ta. Vậy thì đó là sự khác biệt với lời hướng dẫn tôn giáo – và nhiều vị linh mục vẫn chưa nhận ra sự khác biệt, vì các ngài biến các bài giảng của mình thành những chỉ trích về luân lý hoặc những lời kêu gọi về tài chính, hoặc những hướng dẫn về học thuyết, hoặc chú giải Kinh Thánh, thay vì giúp chúng ta lắng nghe Lời Chúa. Các linh mục nói về Thiên Chúa, thay vì để cho Thiên Chúa nói với chúng ta.

Nhưng Thiên Chúa nói với chúng ta như thế nào? “Lời Chúa” này là gì? Chúng ta thường cho rằng đây chính là sứ điệp Kinh Thánh vừa được đọc: bản văn thực sự. Nhưng chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng các truyền thống mà chúng ta tìm thấy trong Kinh Thánh ngày nay – cho dù các lịch sử cổ xưa, bài hát, châm ngôn khôn ngoan, huyền thoại được tái tạo, hoặc những câu chuyện khai sáng –, tất cả đều trở nên hiện hữu như các câu chuyện truyền khẩu và đã được truyền lại đúng nghĩa. Ngay cả các bản Tin Mừng trong Tân Ước đều là bản dịch các bộ sưu tập lớn những câu chuyện sau này đã được biên tập lại, về những lời nói và hành động của Đức Giê-su. Nhưng ngay cả như vậy, thì những câu chuyện này đều nói về điều khác nào đó: chúng không phải là chuyện kể về những câu chuyện, nhưng cơ bản chúng là những câu chuyện về các sự việc đã từng xảy ra hoặc được nói đến. Hoặc chúng là những suy tư về các sự việc đã xảy ra. Như vậy, Lời Chúa là gì: có phải các bản văn mà chúng ta có trong các sách, hoặc những câu chuyện đã được truyền lại, hoặc các sự kiện mà những câu chuyện đó nói về? Về mặt ý nghĩa, thì Lời Chúa là cả ba yếu tố trên, nhưng rõ ràng, hai yếu tố đầu lệ thuộc vào yếu tố thứ ba.

Page 42: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Theo tiếng Do Thái trong Cựu Ước, thuật ngữ được sử dụng cho từ “lời” (dabar) cũng có thể có ý nghĩa là một sự kiện, đặc biệt là một sự kiện quan trọng hoặc đáng kể, hoặc có ý nghĩa: một sự kiện nói lên điều gì đó. Thậm chí còn có những di tích về cách sử dụng cổ xưa trong Tân Ước. Chẳng hạn, trong bản dịch Tin Mừng Luca của Douai, khi những người chăn chiên được các thiên thần hiện ra trong lúc họ canh giữ đàn chiên trên những ngọn đồi gần Giê-ru-sa-lem, thì họ nói với nhau: “Nào chúng ta sang Bê-lem để xem lời này đã xảy ra” (phần in nghiêng được bổ sung). Điều này phản ánh cách hiểu tốt nhất về thuật ngữ “Ngôi Lời của Thiên Chúa” hoặc “Lời của Thiên Chúa”. Thiên Chúa truyền đạt cho dân Người, không phải bằng cách đặt những tư tưởng của Người vào đầu họ, hoặc thì thầm vào lỗ tai họ, nhưng bằng cách thực hiện những điều có ý nghĩa trong cuộc sống con người. Vì thế, việc trốn thoát khỏi Ai Cập là một sự kiện rất có ý nghĩa đối với dân Ít-ra-en. Vào lúc họ kinh hãi hoảng hốt và không có ý nghĩ gì, ngoại trừ việc làm sao cho khoảng cách giữa họ và người Ai Cập càng xa càng tốt. Tuy nhiên, khi hồi tưởng lại, thì họ bắt đầu nhận ra rằng đây là một sự kiện có ý nghĩa, dabar nào đó. Tất nhiên, những điều mà sự kiện này nói lên với họ khác hẳn những điều mà cùng sự kiện này nói lên với người Ai Cập, vì họ nhận ra được sự can thiệp cứu độ của Đấng Thiên Chúa mà họ phục vụ.

Tương tự, trong truyền thống Ki-tô giáo, chúng ta nói về Đức Giê-su như là dabar; Người không chỉ nói nhân danh Thiên Chúa, nhưng Người chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa đã hóa thành xác phàm. Chính con người của Đức Giê-su, hiện diện giữa những người dân tại Palestine trong thế kỷ thứ nhất, là một sự kiện đáng kể

Page 43: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

hoặc có ý nghĩa: một dabar hoặc Lời của Thiên Chúa. Toàn bộ Kinh Thánh, cho dù các bản Tin Mừng hoặc các Thánh thư, đều ít nhiều trực tiếp phát xuất từ con người của chính Đức Giê-su: Người là ai, Người đã làm gì, Người chết như thế nào và Người vẫn tác động trên cuộc sống của những người khác ra sao. Toàn bộ điều đó đều là Lời Chúa, và các bản văn Tân Ước ghi lại và phản ánh con người Đức Giê-su, cuộc sống và sự chết của Người theo cách thức khác nhau riêng của chúng. Do đó, đây chính là Lời Chúa theo nghĩa gốc, vì chúng là hồ sơ về các sự kiện, chứ không phải là tự thân các sự kiện.

Điều này mang lại cho chúng ta mục tiêu thứ hai về việc đọc Kinh Thánh, đó là Kinh Thánh chính là ký ức được viết ra về Giáo hội. Như chúng ta vừa nhận thấy, Kinh Thánh là hồ sơ được viết ra và suy niệm về những hoạt động của Thiên Chúa trong quá khứ, cho dù trong sách Xuất hành hoặc nơi Đức Giê-su. Nhưng Kinh Thánh có công dụng gì đối với chúng ta? Tại sao chúng ta nên nhớ lại quá khứ? Tại sao chúng ta vẫn tiếp tục nói về những câu chuyện cổ xưa này? Phải chăng Thiên Chúa đã ngừng hoạt động? Phải chăng Người không còn gì để nói? Phải chăng không còn bất cứ “sự kiện có ý nghĩa” nào nữa?

Tất nhiên, Thiên Chúa vẫn hoạt động, và tất nhiên, Người vẫn còn nói, nhưng chúng ta có thể làm thế nào để nhận ra Người? Nếu chúng ta cứ chờ đợi tiếng sấm hoặc tia chớp, thì chắc hẳn chúng ta sẽ thất vọng. Thiên Chúa nói bằng nhiều cách thức mà chúng ta có thể dễ dàng bỏ qua. Rốt cuộc, người Ai Cập vẫn không nhận thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong biến cố Xuất hành, và nhiều người đương thời với Đức Giê-su vẫn nghĩ Người là

Page 44: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

một nhân vật tốt lành, nhưng họ lại không mong đợi cảm nghiệm về Người với tư cách là Thiên Chúa nhập thể. Như vậy tại sao chúng ta nên mong đợi Thiên Chúa sẽ loan báo cho chúng ta về sự hiện diện của Người? Chẳng phải có lẽ Người vẫn nói với chúng ta qua các sự kiện và hoàn cảnh trong thời đại và cuộc sống của chúng ta, và chúng ta lại không nhận ra Người? Có lẽ vấn đề không phải là Thiên Chúa vắng mặt hoặc im lặng, nhưng chúng ta không nhận biết được ngôn ngữ của Người.

Để minh họa, chúng ta hãy tưởng tượng mình là người ngoại quốc trong một đất nước xa xôi, lạ lẫm. Chúng ta nghe thấy những người chung quanh tán gẫu, nhưng đối với chúng ta, tất cả đều là tiếng ồn – thậm chí chúng ta còn không biết một từ bắt đầu và một từ khác kết thúc ở đâu. Tất nhiên, vấn đề là trước đây, chúng ta chưa bao giờ nghe hoặc nhìn thấy ngôn ngữ địa phương. Và khi trước đây chúng ta chưa bao giờ nghe hoặc nhìn thấy ngôn ngữ đó, thì chúng ta không nhận ra được điều mà tất cả những người đó đang nói hoặc đọc trên những ký hiệu.

Chỉ trong những dịp như vậy, khi mối hiệp thông bị cắt đứt, thì chúng ta mới nhận ra rằng chúng ta lệ thuộc vào ký ức của mình như thế nào, ngay cả đối với các sự việc bình thường hằng ngày. Thậm chí khi đọc trang này, chúng ta vẫn đang sử dụng ký ức – nhận ra những từ mà trước đây mình đã từng nhìn thấy hoặc sử dụng – nhờ đó, chúng ta mới có khả năng hiểu được bản văn. Nếu chúng ta không thể nhớ trước đây mình vẫn tình cờ gặp được những từ này, thì chúng chỉ là những ký hiệu vô nghĩa trên trang giấy. Điều tương tự cũng đúng đối với nhiều sự việc khác: nếu không có ký ức, thì chúng ta đều

Page 45: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

bị lạc lối. Nếu đột ngột chúng ta phát hiện rằng mình hoàn toàn mất ký ức, thì chắc chắn chúng ta sẽ sợ hãi. Chúng ta sẽ không biết mình là ai, chúng ta đã đến đây bằng cách nào, chúng ta đang làm gì ở đây, tất cả những người khác là ai. Trên thực tế, nếu chúng ta hoàn toàn mất ký ức, thì chúng ta sẽ không có khả năng để nói chuyện hoặc hiểu được những điều gì đang được nói với chúng ta. Khi không có ký ức, chúng ta sẽ không biết bất cứ gì.

Toàn bộ điều này chỉ nhấn mạnh rằng ký ức quan trọng như thế nào đối với chúng ta. Việc hồi tưởng quá khứ là bí quyết để hiểu được hiện tại. Nếu chúng ta muốn hiểu được tình hình tại Iran, thì chúng ta nghiên cứu lịch sử về khu vực đó của thế giới. Cũng vậy đối với các vấn đề khác. Đó là nguyên nhân tại sao chúng ta đọc Kinh Thánh: bởi vì Kinh Thánh là ký ức của Giáo hội. Kinh Thánh được đọc hoàn toàn không phải vì ích lợi riêng của Kinh Thánh, như một số người già vẫn tiếp tục sống trong quá khứ, kể lại ký ức của họ, hầu như không hề hiện tại đối với chúng ta. Kinh Thánh không được đọc như một cuốn sách luật, như thể trong quá khứ Thiên Chúa đã từng nói trong một thế giới tiền-kỹ thuật, tiền-công nghệ, và Người đã đặt ra những lề luật chính xác mà người ta đều phải sống theo, ngay cả khi họ đã từ bỏ việc chăn chiên và thay vào đó, họ đã lên tới mặt trăng. Không, với tư cách “Lời của Thiên Chúa”, Kinh Thánh được đọc như là ký ức, làm cho hiện tại trở nên dễ hiểu, giúp chúng ta hiểu cuộc sống, và giải thích được các sự kiện có ý nghĩa trong cuộc sống và thế giới.

Như vậy, trong những hoàn cảnh của cuộc sống và thời đại chúng ta, Lời của Thiên Chúa đến với chúng ta,

Page 46: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

nhưng Lời đó chỉ có thể được nhận ra, hiểu biết và đáp lại dưới ánh sáng của ký ức về những hành động của Thiên Chúa trong quá khứ. Để nhận ra và hiểu biết người nào đó, chúng ta phải biết được điều gì đó thuộc về tiểu sử của họ. Nhận biết rõ những người khác có nghĩa là nhận biết điều gì đó trong quá khứ của họ, họ thường suy nghĩ, cảm thấy và hành động như thế nào. Nếu chúng ta không biết rõ người nào đó, thì chúng ta có thể dễ dàng phán đoán sai và hiểu lầm họ. Cũng vậy đối với Thiên Chúa. Khi chúng ta nhớ lại mối quan hệ của Thiên Chúa với dân Người trong quá khứ, và đặc biệt sự hiện diện và hoạt động của Người nơi con người của Đức Giê-su, thì ít nhất chúng ta nhận biết được điều gì đó về loại vị Thiên Chúa mà Người vốn là, và chúng ta tiếp tục hiểu biết rõ hơn về Người, khi hiện nay chúng ta vẫn tiếp tục sống với Người. Chúng ta đi đến chỗ hiểu được Người đang làm gì cho mình và Người đang kêu gọi chúng ta làm gì.

Đó là lý do tại sao chúng ta đọc Kinh Thánh. Đó cũng là lý do tại sao trong sách Bài đọc, chúng ta có các bài đọc từ Cựu Ước cũng như Tin Mừng. Bài đọc Cựu Ước, sau đó là bài đọc Tân Ước, mang lại cho chúng ta một ý thức về viễn cảnh, một viễn cảnh không kết thúc với Tin Mừng, nhưng đi từ quá khứ, thông qua hiện tại, và hướng tới tương lai. Các bài đọc Cựu Ước ngày Chúa nhật và trong các mùa Vọng, mùa Chay, và mùa Phục sinh luôn luôn có mối liên quan nào đó với Tin Mừng. Chẳng hạn, trong Chúa nhật thứ 9 Mùa Thường niên (Năm C), Tin Mừng kể về việc Đức Giê-su chữa lành cho người đầy tớ của viên đại đội trưởng. Khi chúng ta trở lại Cựu Ước, chúng ta nhận thấy bài đọc được trích từ sách các Vua quyển 1, và là một trích đoạn từ những lời cầu nguyện của vua Salomon khi cung hiến Đền thờ. Vua Salomon van

Page 47: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

xin Thiên Chúa lắng nghe những lời cầu nguyện, ngay cả của những kẻ không phải người Do Thái, những người ngoại quốc đến từ một đất nước xa xôi. Do đó, về mặt ý nghĩa, Tin Mừng là sự đáp trả của Thiên Chúa trước lời cầu nguyện của vua Salomon, vì Đức Giê-su lắng nghe lời cầu xin của một người lính Rô-ma, không phải người Do Thái, và mang lại sự sống cho đầy tớ của ông ta. Điều này lần lượt thôi thúc chúng ta nhìn vào tình hình của mình. Chúng ta cảm thấy thế nào về những người ngoại quốc? Những người ngoại quốc hiện đến với đất nước chúng ta để tìm kiếm sự sống là ai? Những người Cuba tị nạn, các thuyền nhân, hàng triệu người trên khắp thế giới là nạn nhân của tình trạng bạo lực, chiến tranh, suy sụp về kinh tế, ngược đãi về chủng tộc v.v... Có lẽ giống như viên đại đội trưởng, họ có lòng tin nơi Thiên Chúa, mặc dù không phải lòng tin của chúng ta, tuy nhiên, điều này vẫn khiến chúng ta xấu hổ. Nhưng liệu lòng tin và niềm hy vọng của họ có vô ích không? Có phải họ sẽ bị để mặc cho chết, những lời cầu nguyện của họ không được đáp lại? Hoặc phải chăng họ sẽ nhận thấy hiện nay Thiên Chúa vẫn hành động, như trong quá khứ, thông qua những người được Thiên Chúa chọn? Có phải chúng ta đang được Thiên Chúa kêu gọi, thông qua thời đại và những hoàn cảnh trong cuộc sống của chúng ta, để cộng tác với Người trong việc đón tiếp người xa lạ, cho kẻ vô gia cư trú ngụ, nâng dậy những người thấp hèn?

Trong Chúa nhật thứ 10 Mùa Thường niên (Năm C), Tin Mừng kể về việc Đức Giê-su mang lại sự sống cho đứa con trai duy nhất của một bà mẹ góa. Bài đọc thứ nhất kể về ngôn sứ Êlia đã từng làm tương tự như vậy từ nhiều thế kỷ trước. Như vậy, bài đọc này để lại điều gì cho chúng ta? Nếu Thiên Chúa là một Thiên Chúa vẫn cho kẻ

Page 48: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

chết sống lại và an ủi tang quyến, thì ngày nay chúng ta tìm thấy Người hoạt động ở đâu? Chúng ta có thể tìm thấy nhiều ví dụ hơn, nhưng mục tiêu thật rõ rệt. Theo một nghĩa rất thật, bài giảng có ý định phục vụ như một “bài đọc đương thời”, cùng với Cựu Ước và Tin Mừng , vạch ra những dấu chỉ của thời đại, những nơi chốn và các sự kiện mà trong đó, hoạt động và Lời của Thiên Chúa có thể được nghe và nhận thấy, mời gọi chúng ta liên kết với Người và trở thành những nhân chứng và cộng tác viên của Người.

Thông thường, bài đọc 2 trong Thánh Lễ Chúa nhật khó “liên kết” với hai bài đọc kia. Điều này là vì bài đọc 2 được chọn dựa trên một nguyên tắc khác. Các đoạn Tin Mừng được chọn ít nhiều theo chuỗi sự kiện. Bài đọc Cựu Ước được chọn để soi sáng cho bài Tin Mừng. Nhưng bài đọc 2, thường từ các thánh thư, là một phần của một bài đọc liên tục trong một cuốn sách đặc trưng. Đôi khi, bài đọc này soi sáng cho hai bài đọc kia, nhưng thỉnh thoảng, bài đọc này lại hoàn toàn theo một đường lối khác hẳn, và nhiều người nhận thấy bài đọc này khó hiểu. Thật khó mà biết phải làm gì về tình trạng đó, nhưng đôi khi, có lẽ tốt hơn nên hoàn toàn bỏ qua bài đọc này. Những chỉ dẫn cho phép làm như vậy vì “lý do mục vụ”, và tôi nghĩ rằng việc gây khó hiểu sẽ là một lý do mục vụ thật đúng đắn. Có lẽ khi điều đó xảy ra, thì có thể in bài đọc có liên quan vào bản tin của giáo xứ, sao cho mọi người có thể tự đọc, hoặc trước Thánh Lễ, hoặc tại nhà trong tuần.

Nếu những ý tưởng này có ý nghĩa, thì chúng ta có thể nhận thấy có lý do chính đáng để giữ bài đọc Kinh Thánh và tuân theo Sách Bài đọc – ít nhất về lý thuyết. Tuy nhiên, câu hỏi về cách trình bày các bài đọc trong

Page 49: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

phụng vụ như thế nào lại là một vấn đề khác hẳn. Về vấn đề này, có hai điều cần nói đến, thứ nhất liên quan đến việc chuẩn bị, và thứ hai là thi hành.

Về vấn đề chuẩn bị, chủ yếu là những người lên kế hoạch phụng vụ, vị chủ tế, và những người đọc đã thực hiện công việc của họ ở nhà. Khi lên kế hoạch phụng vụ, chúng ta chuẩn bị một bài giảng, và thực hiện các bài đọc sao cho khi những người đến nhà thờ vào sáng Chúa nhật mà không hề chuẩn bị gì, thì họ đều có thể được giúp đỡ bằng mọi cách thức khả thi, để lắng nghe và hiểu được Lời Chúa. Điều này có nghĩa là vị chủ tế, ban kế hoạch, cũng như những người đọc đều phải đọc các bài Kinh Thánh và thực hiện một kiểu suy niệm chia sẻ với chính họ, lường trước việc cộng đoàn lắng nghe cùng các bài đọc đó của ngày Chúa nhật. Những hình ảnh gì được mang lại qua các bài đọc? Những hình ảnh này liên kết với những khía cạnh nào trong kinh nghiệm sống của chúng ta? Cũng vậy, để chắc chắn rằng các đoạn Kinh Thánh đều được hiểu một cách đúng đắn, thì chúng phải được đặt trở lại vào bối cảnh nguyên thủy của chúng. Chẳng hạn, bài đọc ngày Chúa nhật có thể cung cấp một trích đoạn ngắn từ lời cầu nguyện của vua Salomon, nhưng để đánh giá đúng trích đoạn đó có ý nghĩa gì, thì chúng ta phải xem toàn bộ lời nguyện và hoàn cảnh chung quanh đó. Tương tự, các bài đọc cần được đọc và so sánh trong sự liên kết với nhau. Cộng đoàn sẽ ít có cơ hội để hiểu được các đoạn Kinh Thánh, nếu tự thân những người có trách nhiệm đối với buổi cử hành và những người đọc và rao giảng không hiểu biết từ trước về ý chính của các bài đọc. Do đó, những người đọc không chỉ cần đọc lớn tiếng bản văn, mà còn phải công bố sứ điệp chứa đựng trong bản văn; như vậy, họ phải hiểu biết mục tiêu của câu chuyện, hoặc lời cầu

Page 50: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

nguyện, hoặc thánh vịnh mà họ đọc. Nếu họ không biết bài đọc nói về điều gì, thì ít có cơ hội để bất cứ người nghe nào sẽ hiểu được.

Thứ hai, về việc thực sự thể hiện các bài đọc, mục tiêu là phải đảm bảo sao cho mọi người đều có mọi cơ hội để lắng nghe và thấu hiểu những lời được đọc. Lý thuyết về cách truyền đạt nói với chúng ta rằng một sứ điệp không hệ tại ở những điều chúng ta ý muốn nói, nhưng hệ tại ở những điều mà chúng ta được hiểu mỗi khi nói. Vì thế, chúng ta có thể dễ dàng thất bại trong việc truyền đạt, trừ phi chúng ta thực sự rất quan tâm đến việc truyền đạt. Điều này có nghĩa là trước hết, phải đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể thực sự nghe được người đọc. Khi tham gia phụng vụ, hầu hết chúng ta đều thường ở phía trước nhà thờ, nhưng tiêu chuẩn của việc truyền đạt là điều mà những người ở phía sau đều có thể nghe được. Một cuộc điều tra cách đây vài năm cho thấy 70 % người Mỹ đi Lễ ngày Chúa nhật không thể nghe được những điều được đọc và nói trên gian cung thánh. Vì thế, hệ thống âm thanh phải đạt hiệu quả.

Đôi khi, mối quan tâm về việc truyền đạt được thỏa mãn bằng cách mua một hệ thống âm thanh đắt tiền; nhưng vẫn còn nhiều điều còn hơn cả điều đó. Mọi người phải được chuẩn bị để lắng nghe: họ cần đến lời hướng dẫn. Chúng ta phải cẩn thận khi sử dụng thuật ngữ này, vì đôi khi, những lời hướng dẫn các bài đọc lại còn dài dòng hơn là chính các bài đọc! Nhưng nếu chúng ta vào nhà thờ vào buổi sáng Chúa nhật, và nghe thấy đang đọc lời cầu nguyện của vua Salomon, hoặc câu chuyện về ngôn sứ Êlia chữa lành cho đứa con của người phụ nữ nào đó đang bị đau yếu, thì chúng ta tự hỏi những lời đó liên

Page 51: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

quan gì đến chúng ta. Tại sao lại đọc những lời đó? Cách hướng dẫn mà chúng ta cần đến không phải là đưa ra niên đại của vua Salomon, hoặc những lời gợi ý về những khó khăn cần giải thích về sách các Vua, nhưng đó là lời hướng dẫn cung cấp một bối cảnh để nghe bản văn này ngày nay. Chẳng hạn, lời hướng dẫn có thể hữu ích, khi mang hình thức của một câu hỏi như: “Chúng ta phải nghĩ gì về việc rất nhiều người Cuba đến Florida?”. Có phải chúng ta chỉ có thể phán đoán vấn đề về mặt tình hình kinh tế và mối đe dọa đến tiêu chuẩn sống của chúng ta không? Phải chăng đó là cách Thiên Chúa hành động với chúng ta? Hoặc về bà góa thành Naim và việc ngôn sứ Êlia chữa lành cho chàng thanh niên: “Bất cứ người nào trong các bạn có mối quan hệ với một bệnh viện sẽ quen thuộc với những khả năng thật khó tin của thuốc men hiện đại, nhưng liệu những kỹ thuật tốt có đủ không? Khi bạn bị đau yếu hoặc có tang, thì những điều bạn tìm kiếm có đạt hiệu quả không, hay bạn còn cần thêm điều gì đó nữa? Điều gì làm cho cuộc sống con người trở nên đáng quý đến thế?”. Những lời hướng dẫn này cần phải giữ sao cho rất ngắn gọn: trên thực tế, có thể tốt hơn nếu chúng được đưa ra ngoài bài đọc, và được bao gồm trong những lời chào mừng và giới thiệu của vị chủ tế. Mục tiêu là để mọi người bắt đầu suy nghĩ, mang lại cho họ điều gì đó để lắng nghe trong các bài đọc, điều gì đó có thể được đề cập đến và nói thêm trong bài giảng. Như triết gia Alfred Whitehead đã nhận xét: “Trong thế giới thực, một đề xuất thú vị còn quan trọng hơn là nó có thật. Tầm quan trọng của chân lý là nó bổ sung vào mối quan tâm”. Rất thông thường, chúng ta quên mất điều đó. Chúng ta cứ sắp xếp lại những chân lý vốn không trở nên thật đối với chúng ta, cho đến khi chúng khuấy động mối

Page 52: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

quan tâm của chúng ta. Như vậy, lời hướng dẫn đối với các bài đọc – và cả đối với Thánh Lễ – là nên được trù tính nhằm khơi dậy mối quan tâm của những người thờ phượng, và từ đó, chân lý có thể dẫn dắt mối quan tâm.

Nhưng nếu điều gì đó thú vị, thì chúng ta cần một cơ hội để suy nghĩ về nó, để xem nó có thật hay không. Nói cách khác, chúng ta cần mang lại cho mọi người cơ hội để tiêu hóa những điều mà họ đã nghe, suy gẫm và thậm chí còn bắt đầu cầu nguyện nữa. Rất thông thường, Phụng vụ Lời Chúa toàn là những lời nói, lời nói, và lời nói, hết lời này sang lời khác. Chúng ta hãy trấn tĩnh đôi chút: các bài đọc được đọc chậm rãi đủ để chúng ta có thể suy gẫm về chúng, để chúng ta được đánh động bởi một từ ngữ hoặc một hình ảnh, rồi sau đó, dành ra một lát để sống với lời đó, trước khi chuyển sang phần kế tiếp, một thánh vịnh hoặc một bài đọc khác. Đôi khi, việc biến đổi thánh vịnh cũng là một ý tưởng hay: có thể hát đơn ca, hoặc có thể thay thế bằng âm nhạc, hoặc đơn giản bằng cách giữ thinh lặng. Thông thường, thật khá phù hợp khi để cho tất cả mọi người đều tham gia vào phần điệp ca, nhưng khi cách này trở nên hoàn toàn theo thông lệ và luôn luôn hát điệp ca, thì cách này lại có thể trở nên vô nghĩa. Khi một tín hiệu giao thông luôn luôn bị mắc kẹt vào màu đỏ và không bao giờ thay đổi thành màu xanh, thì nó hóa ra vô nghĩa. Chúng ta nên giới thiệu nét đa dạng trong các buổi phụng vụ, hoàn toàn không phải vì nét đa dạng, nhưng sao cho việc chọn lựa bài đọc, hoặc thánh ca, hoặc nghi thức sám hối, hoặc cách thức đọc thánh vịnh, đều có thể được coi như có ý nghĩa. Sự đa dạng có thể rất có ý nghĩa, hoặc nó có thể hoàn toàn không có ý nghĩa. Việc chiếu sáng những ngọn đèn có màu sắc khác nhau tại giao lộ và thời gian để từng màu

Page 53: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

bật sáng rất có ý nghĩa. Việc hoàn toàn tùy ý thay đổi các màu sắc của những ngọn đèn trên cây Giáng Sinh thật đẹp, nhưng vẫn vô nghĩa. Lại nữa, mục tiêu đơn giản là: đòi hỏi chúng ta có thể làm thế nào để tạo ra những điều kiện tối ưu để qua đó, tất cả mọi người đều có thể lắng nghe và đáp lại Lời Chúa.

Những câu đáp ca đối với Lời Chúa dẫn dắt chúng ta từ các bài đọc và bài giảng đến với kinh Tin Kính và những lời chuyển cầu. Cả hai phần này đều nằm trong phụng vụ, vì trong quá khứ, sau khi suy gẫm Lời Chúa, người ta nhận thấy những điều họ mong muốn thực hiện là thể hiện sự tán thành của đức tin trước những điều họ đã nghe được, và diễn tả niềm tin của họ nơi Thiên Chúa, Đấng vẫn nói với họ, bằng cách phó thác cho Người những nhu cầu của thế giới. Mặc dù trên thực tế, chúng ta không nên bỏ qua sự kiện rằng việc đáp lại Lời Chúa chính là cử hành bí tích theo sau, cho dù đó là phép rửa, hoặc phép hôn phối, hoặc phép Thánh Thể, hoặc bất cứ bí tích nào. Như chúng ta sẽ nhận thấy khi chúng ta thảo luận về Phép Thánh Thể, điều này chỉ thực sự có ý nghĩa như một sự đáp lại của lòng tin và lòng mến đối với Chúa Cha, Đấng đã và đang thực hiện những việc vĩ đại như vậy dành cho chúng ta. Tuy nhiên, trước khi chúng ta đến với Phép Thánh Thể, chúng ta có kinh Tin Kính và những lời chuyển cầu.

Kinh Tin Kính thực sự được ghép vào. Quả thật, kinh này không thuộc về Thánh Lễ, nhưng thuộc về phép rửa. Nếu Kinh Tin Kính của Tông đồ là thể thức thanh tẩy cổ xưa tại Rô-ma, thì Kinh Tin Kính Nicêa đã triển khai thể thức thanh tẩy được sử dụng vào các thế kỷ đầu tiên trong cộng đoàn Ki-tô hữu Giê-ru-sa-lem. Kinh Tin

Page 54: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Kính có được vị trí trong Thánh Lễ với mong ước đáp lại những công trình của Thiên Chúa, như được công bố trong các bài đọc, bằng một lời khẳng định của đức tin nơi tất cả những gì Thiên Chúa đã, đang và sẽ thực hiện. Thông thường, điều này khá thích đáng, mặc dù trong lịch sử, việc sử dụng kinh Tin Kính bị giới hạn vào những dịp nào đó. Thật đáng tiếc khi chúng ta chỉ đọc kinh Tin Kính mỗi Chúa nhật, vì một điều là không phải từng bài đọc đều tự nhiên nhắc nhở câu đáp lại: “Chúng tôi tin kính Thiên Chúa...”. Ngoài ra, tự thân lời tuyên xưng đức tin thực sự được đọc trong Thánh Lễ chính là kinh nguyện Thánh Thể, trong đó, chúng ta tạ ơn và ca tụng Thiên Chúa về tất cả những công trình của Người. Kinh Tin Kính cũng thường trở thành một kinh được đọc lớn tiếng, mà không có bất cứ mối hiệp thông đặc trưng nào với phần trước hoặc sau.

Chúng ta có thể nói tương tự như vậy về những lời chuyển cầu nói chung, hoặc kinh cầu Anh giáo, mặc dù trên thực tế, ngay từ đầu, các Ki-tô hữu đã tận dụng cơ hội này vào cuối phần Phụng vụ Lời Chúa, để đưa ra những lời khẩn cầu đối với Thiên Chúa về bất cứ điều gì trong tâm trí họ. Tuy nhiên, đây không chỉ là một cách thức thổ lộ cho Thiên Chúa những mối quan tâm riêng của cá nhân ở một nơi công cộng. Nói đúng hơn, đây là một hoạt động của toàn thể cộng đoàn, phó thác lên Thiên Chúa cả thế giới mà cộng đoàn được sai đến để phục vụ. Thiên Chúa đã đặt chúng ta ở đây bên nhau, với tư cách là một cộng đoàn Ki-tô hữu, vì một mục đích: để hoạt động cùng với Người và thay cho Người, để giải thoát mọi người khỏi chiến tranh và nỗi đau khổ, đói khát và cô độc, và tất cả những triệu chứng khác của tội lỗi. Lời cầu nguyện chính là một cách diễn tả trách nhiệm của

Page 55: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

chúng ta đối với các anh chị em của chúng ta trong Thiên Chúa: đây không phải là một cách thay thế trách nhiệm. Như Evelyn Underhill nói, dâng lời cầu xin là dâng bản thân mình lên Thiên Chúa, sao cho Người có thể sử dụng chúng ta, nếu Người chọn đáp lại lời cầu nguyện đó. Vì thế, lời cầu nguyện nào hoàn toàn chuyển trách nhiệm sang Thiên Chúa thì sẽ trở nên vô ích.

Chúng ta cũng nên ghi chú những điều chúng ta cầu xin là gì. Chỉ dẫn Chung trong Sách Lễ Rô-ma gợi ý rằng nên dâng lời cầu nguyện về 4 loại ý chỉ: (1) cho những nhu cầu của cộng đoàn Ki-tô hữu trên khắp thế giới, (2) cho các nhà cầm quyền dân sự và những nhu cầu của toàn thế giới, (3) cho những người bị đè nặng bởi bất cứ loại nhu cầu nào, và (4) cho cộng đoàn địa phương. Như vậy, chúng ta không cầu xin cho chính mình – ít nhất không cầu xin trước hết. Nói đúng hơn, lời cầu nguyện của chúng ta tiêu biểu cho việc chúng ta ngước mắt lên thế giới rộng lớn hơn mà trong đó, chúng ta là một phần tử và đóng một vai trò: một vai trò, nghĩa là mang lại cho toàn thể gia đình nhân loại lòng thương xót và ơn chữa lành của chính Thiên Chúa. Những người Mỹ có khuynh hướng trở nên phần nào cục bộ, ít ý thức về việc những người khác sống như thế nào, họ đau khổ hoặc họ suy nghĩ ra sao. Vì thế, những lời chuyển cầu tiêu biểu cho lời kêu gọi trở nên người Công Giáo đích thực, trong những mối quan tâm và lo lắng của chúng ta, và những lời chuyển cầu này không được biến thành cơ hội để đề cập đến những mối quan tâm cá nhân, như thể chỉ duy nhất chúng mới đáng quan tâm. Nói đúng hơn, những lời chuyển cầu mang lại cho chúng ta cơ hội để cầu nguyện cho những người khác, đặc biệt cho những người không có cơ hội cầu nguyện cho chính họ, vì qua phép rửa, chúng

Page 56: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

ta đã được ban chức vụ tư tế đối với toàn thể dòng dõi nhân loại.

III. Kết luận: Một số Nguyên tắc Chung Chúng ta có thể tóm tắt các nguyên tắc quan

trọng chi phối phần Phụng vụ Lời Chúa trong bốn lời chú thích ngắn gọn:

1. Tầm quan trọng của Lời Chúa là chính Thiên Chúa đang nói với chúng ta. Phụng vụ Lời Chúa không phải là một lớp học về tôn giáo hoặc những sự thật về luân lý, nhưng là lời đối thoại giữa Thiên Chúa và dân của Người, một lời đối thoại được thực hiện trong bài đọc và suy niệm, trong việc chăm chú lắng nghe, và trong việc đáp lại qua lời cầu nguyện.

2. Khi Lời Chúa được nhìn nhận trong cuộc sống chúng ta, dưới ánh sáng của Kinh Thánh, thì trước hết Lời Chúa được suy niệm, rồi đưa lên môi miệng chúng ta qua lời tuyên xưng đức tin, qua những lời chuyển cầu, và trên hết, sau đó qua Thánh Thể.

3. Các Nghi thức Dẫn nhập, mở đầu bằng bài ca nhập lễ và kết thúc bằng lời nguyện cho ngày hôm đó, đáp ứng việc chuẩn bị cho chúng ta lắng nghe Lời Chúa, bằng cách quy tụ chúng ta, vốn là một nhóm người rải rác, và kết hợp chúng ta thành một cộng đoàn chăm chú lắng nghe, trong tinh thần cầu nguyện.

Page 57: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

4. Kinh nghiệm của chúng ta về Phụng vụ Lời Chúa nên là kinh nghiệm về việc trở thành một dân tộc, được quy tụ thành một Thân thể nhờ Chúa, ở trước sự hiện diện của Chúa Cha, Đấng một lần nữa tự mặc khải cho chúng ta và kêu gọi chúng ta trở thành dân tộc và những chứng nhân của Người trong thế giới của thời đại chúng ta.

Page 58: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Câu hỏi Thảo luận

1. Các vấn đề gì, nếu có, mà bạn và những người đồng chí hướng với bạn trong giáo xứ gặp phải đối với các bài đọc ngày Chúa nhật? Các vấn đề này có rõ rệt trong Giáo hội không? Các vấn đề này có được cho là dễ hiểu không? Bạn thường có thể cảm thấy chúng không? Nếu không, thì tại sao không?

2. Có thể làm gì để xoa dịu những khó khăn này? 3. Có điều gì khác biệt, khi chúng ta coi các bài đọc

như là Lời của Thiên Chúa, chứ không chỉ là những lời về Thiên Chúa?

4. Kinh nghiệm của bạn về các Nghi thức Dẫn nhập là gì? Các nghi thức có thể giúp chúng ta “cử hành các mầu nhiệm thánh thiêng này” không?

5. Làm thế nào để những yếu tố như: bài ca nhập lễ, lời chào của vị chủ tế, các nghi thức dẫn nhập khác và thánh vịnh đáp ca có thể giúp cho phần Phụng vụ Lời Chúa trở nên dễ hiểu hơn?

Page 59: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Chương 3

PHỤNG VỤ THÁNH THỂ

Trong chương trước, chúng ta đã nói về hai phần

đầu tiên của Thánh Lễ: các Nghi thức Dẫn nhập và Phụng vụ Lời Chúa. Bây giờ, chúng ta chuyển sang hai phần thứ 2: Phụng vụ Thánh Thể và các Nghi thức Kết thúc.

I. Phụng vụ Thánh Thể Trong quá trình 2000 năm cử hành Thánh Lễ, rõ

ràng chúng ta không thể giải quyết đầy đủ từng khía cạnh của Thánh Lễ, hoặc thừa nhận với tất cả mọi người rằng cộng đoàn tín hữu đã khám phá được trong nghi thức phong phú và tuyệt vời này. Do đó, ở đây, như chúng ta đã từng làm khi nói về Phụng vụ Lời Chúa, chúng ta sẽ tập trung vào những khía cạnh nào quan trọng đối với những người chịu trách nhiệm lên kế hoạch phụng vụ. Nói cách khác, chủ yếu chúng ta sẽ tập trung vào cấu trúc, các phần khác nhau của nghi thức, và chúng liên quan đến nhau như thế nào.

Page 60: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Khi Đức Ki-tô cử hành Bữa tiệc Ly với các môn đệ của Người trong đêm Người bị phản bội, Người đã nói với các ông: “Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”. Nhưng việc mà Người đang làm là gì mà chúng ta phải thực hiện để nhớ đến Người? Từ tất cả các tường thuật, Đức Giê-su cử hành một bữa ăn, một bữa ăn theo nghi thức Do Thái. Chắc hẳn không phải là một bữa ăn Vượt qua theo ý nghĩa tuyệt đối, mặc dù một số người ủng hộ mù quáng việc cử hành lễ Vượt qua đã từng tô điểm cho ký ức và của Giáo hội về dịp này và sự hiểu biết của Giáo hội về những việc mà Đức Giê-su làm. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, đó là một bữa ăn mà Đức Giê-su đã đưa vào đó ý nghĩa mới của riêng Người, sao cho bữa ăn này không chỉ trở thành một buổi cử hành biến cố Xuất hành cổ xưa, nhưng đây chính là một buổi cử hành đối với hành động giải thoát mới mà Thiên Chúa đã và đang hoàn tất trong chính Đức Giê-su. Ý nghĩa mới này không gắn bó quá nhiều vào tự thân bữa ăn, cho bằng nghi thức mà cùng với nó, ý nghĩa này bắt đầu và kết thúc. Bởi vì chúng ta được kể lại rằng khi Đức Giê-su đến bàn cùng với các môn đệ, thì Người cầm lấy bánh, đọc một lời chúc tụng Thiên Chúa, bẻ ra và phân phát cho các ông và nói rằng: “Đây là Mình Thầy sẽ bị nộp vì anh em”. Rồi sau đó, khi bữa ăn kết thúc, Người đã uống chén rượu cuối cùng. Một lần nữa, Đức Giê-su dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, Cha của người, và chuyển chén này đến các môn đệ, và nói với các ông: “Đây là máu Thầy, máu của giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra vì anh em và toàn thể dòng dõi nhân loại. Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”.

Dường như trong những năm đầu tiên của Giáo hội, việc tưởng nhớ Thánh Thể đã từng tiếp tục được cử

Page 61: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

hành trong bối cảnh của một bữa ăn đầy đủ, với việc bẻ bánh lúc mở đầu và cảm tạ trên chén khi kết thúc. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khác nhau, cách thức này không kéo dài. Bữa ăn tưởng nhớ rút ngắn thành nghi thức liên kết cụ thể với Đức Giê-su: những người theo Chúa cầm lấy bánh và chén, dâng lời chúc tụng, bẻ bánh và chia sẻ chén. Bằng cách này, việc tưởng nhớ Chúa được coi như điều gì đó quan trọng và cần thiết đối với sự sống, hoàn toàn dành cho thời đại chúng ta. Hình thức cử hành tiếp tục phát triển. Cuối cùng, hình thức này thoát khỏi môi trường gia đình, nơi nó phát xuất, và được các cộng đoàn lớn cử hành trong các tòa nhà công cộng. Chiếc bàn chung được thay thế bằng bàn thờ, trong một khu vực dành riêng của hội trường. Nghi thức đơn giản, hầu như thân thiện của những ngày đầu tiên đã phát triển thành một nghi thức phức tạp, kèm theo các cuộc rước kiệu, âm nhạc và bài hát. Trong giai đoạn sau này, sự phát triển không theo kịp những thay đổi trong ngôn ngữ đại chúng, và nghi thức này vẫn tiếp tục được cử hành bằng tiếng La-tinh, ngay cả khi người ta không hiểu được. Bánh và rượu bình thường mà người ta đưa đến được thay thế bằng những chiếc bánh lễ đặc biệt. Nghi thức đã càng ngày càng trở thành một hoạt động thánh thiêng, do một vị linh mục thi hành thay cho cả cộng đoàn thụ động, hoặc thậm chí do một mình vị linh mục thi hành.

Tuy nhiên, bất kể toàn bộ sự thay đổi đó, và bất kể nhiều truyền thống phụng vụ khác nhau đã phát triển tại Tây phương và Đông phương về Thánh Lễ, mẫu thức cơ bản vẫn như nhau, mặc dù đã được những yếu tố khác phát triển quá nhanh. Mẫu thức cơ bản, được thừa hưởng từ chính Chúa và từ Giáo hội tông truyền, bao gồm bốn phần: (a) Chúa cầm lấy bánh và rượu, (b) Người đọc lời

Page 62: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

chúc tụng, (c) Người bẻ bánh và (d) Người trao cho các môn đệ rượu và những mẩu bánh đã được bẻ. Điều quan trọng đối với chúng ta là nhận ra rằng chúng ta cần phải tìm thấy trong Thánh Lễ ngày nay mẫu thức bao gồm bốn phần này – không chỉ những lời truyền phép, mà còn toàn thể hình thức của phụng vụ Thánh Thể. Chúng ta dâng bánh và rượu: phần Dâng lễ. Chúng ta dâng lời tạ ơn lên Thiên Chúa: phần Kinh nguyện Thánh Thể. Chúng ta bẻ bánh, trong phần chuẩn bị Rước lễ. Chúng ta chia sẻ một tấm bánh và một chén, như từ tay của chính Chúa, trong nghi thức Rước lễ. Như vậy, không phải chỉ công thức Thành lập Thánh Thể, nhưng toàn thể nghi thức Thánh Thể, bắt đầu bằng phần Dâng lễ, và kết thúc bằng lời nguyện sau khi Rước lễ, đều được thực hiện “để nhớ đến Người”.

Chắc chắn trong những năm đầu tiên của lịch sử Giáo hội, Thánh Lễ cũng đã được cử hành theo cách thức riêng, mà không có bất cứ bài đọc Kinh Thánh nào – mặc dù trong quá trình của chính bữa ăn, chắc hẳn còn có loại câu chuyện nào đó trong tinh thần cầu nguyện. Tuy nhiên, một khi việc tưởng nhớ Thánh Thể đã được tách rời khỏi bối cảnh của một bữa ăn đầy đủ, thì việc này nhanh chóng được kết hợp với một buổi đọc Kinh Thánh và cầu nguyện, mang lại cho chúng ta hình thức của Thánh Lễ mà chúng ta có ngày nay. Cách sắp xếp này hoàn toàn thực tế hơn. Nó tồn tại vì người ta nhận thấy nó hợp lý. Do đó, cộng đoàn những kẻ theo Đức Giê-su quy tụ nhân danh Người, chia sẻ những tưởng nhớ của họ về các kỳ công của Thiên Chúa trong Tin Mừng và Cựu Ước, đưa tay lên cầu nguyện, rồi sau đó, khi đã được Lời Chúa mà họ vừa nghe tác động và thôi thúc, thì một lần nữa, họ tự cam kết với Thiên Chúa trong Đức Ki-tô, qua

Page 63: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

nghi thức mà Đức Giê-su đã ban cho họ trong đêm Người phó thác mạng sống của Người cho Thiên Chúa.

Vì thế, Thánh Lễ không chỉ là một nghi thức thánh thiêng phải được cử hành vì những tác động tốt lành của Thánh Lễ. Nói đúng hơn, đây là một hành động tưởng nhớ Thiên Chúa và Đức Ki-tô, và tưởng nhớ theo cách thức chúng ta được lôi kéo để một lần nữa tự hiến thân cho Thiên Chúa và những người lân cận, như Đức Giê-su đã từng tự cam kết đối với Chúa Cha trong dịp đầu tiên đó, vì thế gian mà Người vẫn yêu thương. Do đó, trong bất cứ buổi cử hành Thánh Lễ nào, điều quan trọng là chúng ta hãy để cho việc lắng nghe Lời Chúa trở thành động cơ đối với lời cầu nguyện, tạ ơn và hy lễ của chúng ta. Nếu không, thì có nguy cơ Thánh Lễ trở thành một nghi thức nhàm chán khác: Thánh Lễ là Thánh Lễ. Trái lại, từng Thánh Lễ đều mới mẻ và khác biệt. Từng Thánh Lễ đều là một dịp tưởng nhớ Đức Giê-su, Đấng đã tự hiến thân vì chúng ta, nhưng là một dịp tưởng nhớ xảy ra trong những bối cảnh khác nhau – trong các mùa khác nhau của năm phụng vụ, các giai đoạn khác nhau của đời sống chúng ta, các hoàn cảnh khác nhau về mặt lịch sử và xã hội, với các nhóm người khác nhau, các cơ hội khác nhau, tại những nơi khác nhau, và trong cách đáp lại các bài đọc khác nhau và những cách “tưởng nhớ” khác nhau đối với Thiên Chúa. Bằng cách này, Thánh Lễ luôn luôn có thể nhường chỗ cho tầm nhìn mới, trở thành một cơ hội mới để gặp gỡ Đức Ki-tô, bộc lộ những khía cạnh mới trong sự hiệp thông của chúng ta với Người và sự hiểu biết mới về Thánh Lễ là gì, Đức Ki-tô là ai và chúng ta là ai.

Page 64: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Chúng ta có thể nói nhiều điều hữu ích hơn về ý tưởng này, về mối liên kết giữa Thánh Lễ và Lời Chúa và về nét mới của từng Thánh Lễ, nhưng điều này nên đặt chúng ta vào trạng thái cảnh giác chống lại ý nghĩ rằng khi chúng ta nói “Thánh Lễ nghĩa là thế này”, hoặc “Thánh Lễ nghĩa là thế kia”, là chúng ta đã nói tất cả về Thánh Lễ. Thánh Lễ còn bao gồm nhiều điều nữa, vì Thánh Lễ là điểm gặp gỡ giữa Thiên Chúa và chúng ta trong Đức Ki-tô; và không phải Thiên Chúa, không phải Đức Ki-tô, thậm chí cũng không phải bản thân chúng ta, có thể được tóm tắt trong một định nghĩa đơn giản. Nhưng chúng ta hãy chuyển sang nghi thức về chính Thánh Lễ.

II. Chuẩn bị các Lễ vật

Điều đầu tiên mà Đức Giê-su đã làm là cầm lấy

bánh, rồi sau đó, Người cầm lấy một chén rượu. Đó là tất cả: không có nghi thức phức tạp. Người chỉ cầm bánh và rượu lên để sử dụng chúng. Chúng ta có thể nói rằng đó là việc mà các Ki-tô hữu tiên khởi đã từng làm. Khi phần Phụng vụ Lời Chúa kết thúc, thì họ đưa ra một ít bánh và rượu và đặt chúng trên bàn. Chúng ta có thể nghĩ rằng đây là một việc đơn giản, nhưng chúng ta biết rằng việc này như thế nào trong những dịp đặc biệt: ngay cả những việc đơn giản đều trở nên có ý nghĩa. Cô dâu chú rể có một chiếc bánh cưới để cử hành hôn lễ của họ; nhưng liệu họ có thể cắt bánh từ trước không? Bất cứ người nào có thể cắt bánh không? Chiếc bánh phải được cắt để ăn, và tự thân việc cắt không quan trọng, nhưng nó mang ý nghĩa

Page 65: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

vì đây là một việc đầu tiên mà cô dâu chú rể cùng nhau làm với tư cách vợ chồng. Việc này trở thành một hành động theo nghi thức, một biểu tượng về cuộc sống chung và về cách thức hai người mong muốn cho cuộc sống bên nhau của họ cũng trở nên phong phú đối với những người khác nữa.

Cũng vậy, tương tự, chỉ việc đặt bánh và rượu trên bàn trở nên có ý nghĩa. Ngay cả ngày nay, những người đàn ông hoặc phụ nữ sẽ nói về cuộc đấu tranh của họ để nuôi nấng gia đình mình như một cố gắng đặt bánh trên bàn. Nhưng ở đây không phải là một chiếc bàn bình thường. Đây là chiếc bàn được Thiên Chúa chuẩn bị cho dân Người trong chính con người của Chúa Con. Như vậy, chiếc bàn này trở thành một kiểu mẫu đối với tất cả mọi chiếc bàn ở khắp mọi nơi, làm cho chúng ta nhận ra hoa quả của trái đất và lao công của con người qua toàn bộ lương thực và thức uống: lễ vật đối với Thiên Chúa và của những con người cộng tác với Thiên Chúa. Điều này làm cho chúng ta nhận thấy rằng toàn bộ lao công của con người đều là một việc làm cộng tác. Chúng ta đào đất và trồng cây, nhưng Thiên Chúa cho mọc lên. Chúng ta biến đổi thế giới bằng công nghệ, nhưng Thiên Chúa ban những nguyên liệu thô và kỹ năng. Thậm chí các quy luật khoa học đều là những thứ mà chính Thiên Chúa đã thiết lập khi tạo dựng.

Ngoài ra, việc Đức Ki-tô chọn lương thực và thức uống để trở thành những biểu tượng cho sự tự hiến thân của Người còn có điều gì đó đặc biệt, do lương thực và thức uống tồn tại không vì bản thân chúng, nhưng vì những người khác. Lương thực và thức uống từ bỏ sự tồn tại của chúng để đi vào cuộc sống của các sinh vật khác; chúng ta

Page 66: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

có thể nói rằng lương thực và thức uống hy sinh bản thân, để cho những người khác có thể sống. Một củ cà-rốt tồn tại không phải để cứ mãi làm củ cà-rốt, nhưng để được ăn hầu mang lại sự sống cho các sinh vật khác. Bánh không tồn tại vì chính nó, nhưng vì người đói. Rượu không được làm ra để rồi mãi mãi bị xếp xó, nhưng để được các bạn hữu đổ ra và chia sẻ như một biểu tượng của niềm vui chung và cuộc sống chung của họ. Đó là cách Đức Giê-su đã làm thế nào để tự đồng hóa: dưới hình thức bánh và rượu, giống như con người sống không vì bản thân mình, nhưng vì những người khác, hầu những người khác có thể được sống nhờ sự tự hiến thân của Người.

Mục tiêu trong Thánh Lễ là khi tiền quyên góp được đưa lên - lúc bánh và rượu đang được đặt trên bàn. Tại sao? Vì trong nhiều thế kỷ, không chỉ bánh và rượu được mang lên. Người ta còn mang lên bắp, dầu, trứng, phô-mai và quần áo thừa - bất cứ thứ gì mà họ không cần cho bản thân. Đây là lúc phân phát tài sản của cộng đoàn, sao cho không ai mập béo, trong khi người khác lại bị chết đói, và không ai tiếp tục giữ quần áo trong tủ, trong khi những người khác lại rét run vì lạnh lẽo. Họ không thể cử hành việc tưởng nhớ ân huệ tự hiến của Đức Giê-su, khi bản thân họ không sống quảng đại đối với nhau. Một số bánh và rượu được chọn từ tất cả những món quà tặng được trao. Phần tuyển chọn này được đặt trên bàn thờ, trong khi những quà tặng khác đều được đặt trong những chiếc giỏ lớn, để rồi sau đó được đưa đi và phân phát cho người túng thiếu: những kẻ đau yếu, các góa phụ, người bị thất nghiệp, các tù nhân v.v... Đây là một phần trong những việc mà họ nhận thấy cần phải thực hiện để vâng phục lệnh truyền của Đức Giê-su: “Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”. Nhớ đến Đức Ki-tô không

Page 67: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

chỉ là nghĩ về Người: đó là sống như Người đã từng sống, yêu thương như Người vẫn yêu thương, bằng những cách thức rất thực tế.

Ngày nay, phần mà chúng ta thường ám chỉ bằng danh xưng cổ xưa là “Phần Dâng Lễ” được gọi một cách đúng đắn là “Phần Chuẩn bị các Lễ vật”. Với lối gọi này, chúng ta ý muốn nói đến các ân huệ của Thiên Chúa đối với chúng ta và các lễ vật của chúng ta đối với Thiên Chúa. Nhưng quả thật, chúng ta không thể dâng lên Thiên Chúa bất cứ thứ gì, trừ phi đó là cách thức chúng ta mang lại cho dân của Người. Do đó, chúng ta cần phải khôi phục ý nghĩa của việc quyên góp như là cách thực sự phân phối lại tài sản. Chúng ta cần biết rằng tài sản này sắp được sử dụng vì mục đích đó. Mặc dù việc duy trì tài sản của Giáo hội và hỗ trợ các chương trình trong giáo xứ đều quan trọng, nhưng chúng ta vẫn nên cẩn thận không để cho các việc này thu hút tất cả các nguồn lực của chúng ta. Trong giáo xứ, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội Thánh Vinh Sơn Phaolô nên chịu trách nhiệm giám sát việc phân phối tài sản của cộng đoàn, khi các trợ tá đều già nua.

Đây là điều quan trọng nhất mà chúng ta cần nhận biết về Phần Dâng Lễ hoặc Chuẩn bị các Lễ vật. Vì trong những năm gần đây, đã từng có thời gian chúng ta có thói quen mang lên tất cả các loại hàng hóa, từ những cuốn sách bài tập ở trường, đến những chiếc mũ bảo hiểm của các thợ mỏ, như những biểu tượng cho công việc của chúng ta. Nhưng rốt cuộc, đó là biểu tượng trống rỗng, vô ích – chỉ vì những thứ đó đều được trả lại sau Thánh Lễ, và không mang lại ích lợi cho bất cứ ai ngoài chính người cho. Nói chung, loại đồ vật đó không đúng cách thức,

Page 68: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

nhưng mặc dù thế, chúng ta vẫn không nên thực hiện nhiều cuộc rước kiệu trong Phần Dâng Lễ, trừ phi chúng ta chắc chắn rằng việc này có mối liên quan nào đó thật quan trọng với ý nghĩa của Thánh Lễ.

Về việc lên kế hoạch cho phần Chuẩn bị các Lễ vật, thật tốt khi chúng ta nhớ rằng điều chủ yếu là đặt trên bàn thờ bánh và rượu dành cho Thánh Thể. Thỉnh thoảng, vì các bài đọc trước đó, hoặc nhân một dịp đặc biệt, có thể có ý nghĩa khi để bàn thờ trống không vì mục đích này, rồi sau đó, mới chuẩn bị Thánh Lễ bằng cách phủ khăn trải bàn, đưa hoa nến ra v.v... Nhưng điều thực sự quan trọng là bàn thờ phải thật đơn giản và gọn gàng, Tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy bánh đặt ở đó cùng với chén thánh – hoặc chén và bình – như điểm tập trung sự chú ý của cộng đoàn. Chén thánh không nên bị che khuất bởi sách lễ, micro, dây micro, bình rượu nước, khăn, những bông hoa, các bảng trợ kinh.

III. Kinh nguyện Thánh Thể

Sau khi Đức Giê-su cầm lấy bánh, rồi đến chén,

Người đã đọc lời chúc tụng. Theo phong tục Do Thái, Đức Giê-su không ban phép lành cho bánh và chén thánh, nhưng Người chúc tụng Thiên Chúa là Cha của Người trên bánh và chén thánh. Người Do Thái có berakoth hoặc những lời chúc tụng trong mọi dịp. Đây là những lời cầu nguyện hoặc nhìn nhận, nhận ra sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa trong tất cả mọi sự kiện của cuộc sống. Trong các dịp long trọng, như trong một bữa ăn theo nghi thức, những lời nguyện tắt này được mở rộng

Page 69: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

thành hàng loạt những lời cầu nguyện chúc tụng. Qua những lời chúc tụng này, chúng ta nhìn nhận tình yêu của Thiên Chúa đối với thế giới – việc Người tạo dựng thế giới và ban lương thực để nuôi dưỡng con người, rồi đến những hành động vĩ đại của Thiên Chúa, mà qua đó, Người đã tuyển chọn và giải thoát một dân tộc vì chính Người. Dựa trên cơ sở của quá khứ, người Do Thái tin tưởng cầu xin Thiên Chúa hoàn tất công trình của Người trên trái đất và mang lại sự viên mãn cho kế hoạch của Người đối với thế giới.

Đó là loại lời nguyện mà Đức Giê-su đã dâng lên trong Bữa tiệc Ly, khi Người chúc tụng Chúa Cha. Chắc hẳn Đức Giê-su ứng khẩu điều gì đó, để bao gồm trong lời chúc tụng và tạ ơn của Người cả mặc khải mới về tình yêu thương xót của Thiên Chúa, đã xảy ra trong cuộc sống và sự chết của Người. Và chắc hẳn trong đêm trước khi Đức Giê-su bị phản bội và đóng đinh, Người đã cầu xin cho thánh ý của Chúa Cha đối với thế gian được thể hiện, và cầu xin Thiên Chúa hoàn tất công việc mà Người đã khởi sự trong Đức Giê-su. Trên thực tế, chúng ta tìm thấy chính xác những ý tưởng này trong lời cầu nguyện cao cả của Đức Giê-su, qua tường thuật của Thánh Gio-an về Bữa tiệc Ly.

Chính từ lời nguyện đó của Đức Giê-su, do truyền thống của các Ki-tô hữu đã triển khai và truyền lại, khi cử hành việc tưởng niệm Thánh Thể suốt bao thế kỷ, mà Kinh nguyện Thánh Thể hiện nay của chúng ta phát triển. Như vậy, việc đọc Kinh nguyện Thánh Thể chính là thực hiện một phần lệnh truyền của Đức Giê-su khi làm việc này để nhớ đến Người: đó là chúc tụng và ca ngợi Thiên Chúa là Cha để tưởng nhớ đến Đức Giê-su.

Page 70: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Chúng ta không biết những lời chính xác mà Đức Giê-su đã sử dụng trong lời nguyện chúc tụng của Người, để rồi qua quá trình thời gian, lời nguyện này đã phát triển thành rất nhiều loại Kinh nguyện Thánh Thể. Tuy nhiên, đối với tất cả các lời nguyện, và có lẽ cả đối với lời nguyện của chính Đức Giê-su mà từ đó chúng phát xuất, một mẫu thức cơ bản chắc hẳn là nét chung. Các lời nguyện đều bắt đầu bằng một lời chúc tụng hoặc ca ngợi Thiên Chúa: “Lạy Cha, Thiên Chúa toàn năng và hằng sống, thật là chính đáng khi chúng con luôn luôn cảm tạ Cha khắp mọi nơi...”. Sau đó, tùy dịp, mà những ký ức khác nhau được khơi dậy như những động cơ cho lời cảm tạ này: việc tạo dựng thế giới, gửi đến Con của Người, sự giáng sinh của Đức Giê-su, cuộc đời và công việc của Người, và trên hết, cuộc khổ nạn, sự chết và sống lại của Người, và việc sai phái Chúa Thánh Thần. Chúng ta tự nhắc nhở mình và thưa với Thiên Chúa rằng chúng ta thực hiện việc tưởng nhớ này vì chính Đức Giê-su đã bảo chúng ta hãy làm việc này để nhớ đến Người, và chúng ta cầu xin Thiên Chúa sai Thần Khí của Người xuống trên các lễ vật của chúng ta, sao cho chúng ta có thể càng ngày càng được lôi kéo vào sự hiệp nhất với Người và với nhau. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa hoàn thiện những gì Người đã khởi sự trong lịch sử và cuộc sống của chúng ta. Chúng ta mong đợi đến cuối lịch sử, khi kế hoạch của Thiên Chúa hoàn tất, và chúng ta sẽ được liên kết trong một cộng đoàn vĩ đại, vui mừng cùng với tất cả những người đã qua đời, với Đức Maria và tất cả các thánh, và với chính Đức Ki-tô với tư cách là đầu của chúng ta, sao cho nhờ Người, với Người và trong Người, Thiên Chúa sẽ được toàn bộ thụ tạo của Người ngợi khen và cảm tạ đến muôn đời.

Page 71: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Lại nữa, mẫu thức cơ bản rất đơn giản: nó bắt đầu với những gì Thiên Chúa đã thực hiện trong quá khứ, trong Cựu Ước, và trên hết, trong Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người. Và kiểu mẫu này hướng tới tương lai, hướng tới sự hoàn tất và thống nhất của tất cả mọi sự trong Đức Ki-tô, khi toàn bộ tình trạng chia rẽ sẽ được khắc phục, toàn bộ nỗi đau khổ chấm dứt, và từng giọt nước mắt đều được lau sạch. Và mẫu thức này còn định vị giây phút hiện tại trong bối cảnh đó: Chúa nhật này trong tháng 6, lần mất người thân yêu này, cuộc hôn nhân này, thời kỳ này của cuộc chiến tranh và nỗi đau khổ, lần vui mừng và phấn khởi này. Chúng ta cầu xin Thần Khí của Thiên Chúa một lần nữa lại đi vào lịch sử và cuộc sống của chúng ta, thông qua buổi cử hành này, sao cho ngay từ bây giờ, chúng ta có thể cảm nghiệm được ơn Cứu độ của Thiên Chúa và tiến gần hơn đến sự hoàn tất, thông qua cuộc sống đã được thánh hóa của chúng ta.

Đây là toàn bộ mẫu thức của Kinh nguyện Thánh Thể. Rõ ràng chúng ta có thể nói thêm về kinh nguyện này, nhưng bây giờ, sự chú ý của chúng ta được lôi kéo đến chiều kích thời gian của Kinh nguyện, vì điều này quan trọng đối với việc lên kế hoạch phụng vụ. Với các Kinh nguyện đa dạng mà chúng ta có được – không chỉ 4 Kinh nguyện Thánh Thể thông thường, mà còn 2 Kinh nguyện khác để cầu xin ơn hòa giải, và ba Kinh nguyện dành cho thiếu nhi, cộng với 60 kinh tiền tụng hoặc khoảng chừng ấy – nên khi kế hoạch phụng vụ, thì tùy thuộc vào chúng ta trong việc chọn lựa Kinh nguyện hoặc kinh tiền tụng nào phù hợp một cách thích đáng nhất với dịp cử hành lễ, với những lời hứa và những hồi tưởng mà Thiên Chúa đã khơi dậy qua phần Phụng vụ Lời Chúa. Hầu hết các Kinh nguyện Thánh Thể đều có những kinh

Page 72: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

tiền tụng hoặc các phần mở đầu có thể thay đổi được. Tuy nhiên, chúng ta ghi chú rằng Kinh nguyện Thánh Thể thứ bốn và các kinh nguyện nào được chỉ định để sử dụng trong các Thánh Lễ hòa giải và Lễ thiếu nhi đều không thể thích nghi theo cách thức đó. Chúng được viết ra như các kinh nguyện riêng từ đầu đến cuối, và các kinh tiền tụng khác nhau sẽ không phù hợp với các Kinh nguyện này.

Chúng ta cũng ghi chú rằng Kinh nguyện Thánh Thể nêu rõ đặc điểm của buổi cử hành Thánh Lễ như buổi cử hành hy tế của Đức Ki-tô. Đây là một hoạt động tưởng nhớ việc tự hiến của Đức Giê-su, Đấng không tìm cách tránh khỏi cái chết, nhưng Người đã tự để cho mình bị đóng đinh và giết chết, trong sự vâng phục Chúa Cha và vì tình yêu thương đối với tất cả chúng ta, thay vì trở nên bất trung. Việc tưởng niệm sự chết của Đức Giê-su không phải là điều gì đó có thể thực hiện đơn giản bằng cách suy niệm về điều đó. Tưởng niệm Đức Giê-su có nghĩa là sống như Người đã từng sống, suy nghĩ như Người đã suy nghĩ, hành động như Người đã hành động. Tưởng niệm sự chết của Đức Giê-su không chỉ là cảm động đến chảy nước mắt vì những ký ức cũ, nhưng là chú ý đến những lời của Thánh Phaolô gửi các tín hữu Philip (2:5-8):

Anh em hãy có những tâm tình như chính

Đức Giê-su Ki-tô, Đấng vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất thiết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ

Page 73: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.

Mục đích của việc cử hành phụng vụ không phải là

phục vụ Thiên Chúa bằng môi miệng, nhưng là suy tôn Người như Đức Giê-su đã từng tôn vinh Người. Chúng ta thực hiện việc này bằng cách biến đổi cuộc sống của mình dưới ảnh hưởng của Thần Khí Đức Giê-su, sao cho chúng ta càng ngày càng trở nên giống-Đức Ki-tô, trong sự hoàn toàn tận tụy với Thiên Chúa và hạnh phúc của những người khác. Đức Giê-su tôn vinh Cha của Người trước thế gian, bằng cách hoàn toàn hiến thân cho công việc của Chúa Cha trong thế gian, bất kể cái giá nào đối với bản thân. Chúng ta cử hành việc tưởng niệm Đức Giê-su trong hy tế Thánh Thể, bằng cách cùng với Đức Giê-su dâng hiến chính cuộc sống của mình vì sự sống của thế giới. Trên hết, chúng ta thực hiện việc này bằng cách bày tỏ sự đồng ý với Kinh nguyện Thánh Thể và đón rước Thánh Thể, như chúng ta sẽ thấy.

Từ đó, chúng ta nên hiểu rõ rằng mặc dù Thánh Lễ là một hành động hy tế, nhưng mục tiêu của Thánh Lễ không đơn giản nhằm cử hành và biểu thị hy tế một lần-là đủ của Đức Giê-su, nhưng nhằm lôi kéo chúng ta vào kiểu hy sinh tự hiến của Người, sao cho chúng ta càng ngày càng phù hợp với thánh ý Thiên Chúa, vâng phục cho đến chết. Do đó, việc cử hành Thánh Lễ tách biệt khỏi câu chuyện của chúng ta về một cuộc sống sâu xa hơn với Thiên Chúa, và một cuộc sống hoàn toàn vâng phục hơn. Nhưng việc này đang đòi hỏi gì nơi chúng ta? Đó là những gì chúng ta khám phá được trong những hoàn cảnh của cuộc sống chúng ta, khi những hoàn cảnh đó

Page 74: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

được đưa ra dưới ánh sáng của Lời Chúa, và khi chúng ta phó thác chúng cho Thiên Chúa trong lúc cử hành hy tế. Tự nhiên chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng mình có khả năng tự lập, tạo ra được cuộc sống riêng cho bản thân và những người khác. Nhưng Phụng vụ Lời Chúa vẫn mặc khải cách hoạt động sâu xa hơn của Thiên Chúa, và Phụng vụ Thánh Thể kêu gọi chúng ta hãy để cho hoạt động đó chi phối.

Mặc dù điều này có những hàm ý quan trọng đối với đời sống tinh thần của chúng ta, nhưng nó cũng có ý nghĩa đối với việc lên kế hoạch phụng vụ, vì nó bộc lộ mối tương quan không thể tách rời giữa Lời Chúa và bí tích. Chúng ta cung cấp bí tích bằng cách chia sẻ bí tích, nhưng chính Lời Chúa trong phần Phụng vụ Lời Chúa kêu gọi, động viên và ban sức mạnh cho chúng ta để thực hiện việc này. Do đó, phụng vụ bí tích – cho dù đó là buổi cử hành Thánh Lễ, hoặc phép rửa, hoặc bất cứ bí tích gì – vẫn luôn luôn là một cách thức đáp lại Lời Chúa đã được công bố. Với tư cách là những người lên kế hoạch phụng vụ, chúng ta muốn trở nên nhạy cảm với điều đó, để tìm cách đảm bảo hết sức có thể sao cho sứ điệp Lời Chúa được vang vọng trong các lời nguyện và hình ảnh về bí tích. Vì thế, việc chọn lựa Kinh nguyện Thánh Thể hoặc một kinh tiền tụng đặc trưng không phải là tùy tiện. Thay vì đơn giản sử dụng mỗi lần một kinh trong số 4 Kinh nguyện Thánh Thể chính cho 4 tuần, thì chúng ta nên quyết định kinh nguyện nào phù hợp nhất, dưới ánh sáng của các bài đọc Kinh Thánh. Lúc đó, Lời Chúa mà chúng ta vẫn suy niệm trong tâm hồn có thể đưa lên môi miệng chúng ta như là kinh nguyện.

Page 75: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Những lời tung hô trong Kinh nguyện Thánh Thể đều có ý muốn giúp cộng đoàn có khả năng nhận thức và đồng nhất với Kinh nguyện. Những lời tung hô là: Sanctus (Kinh Thánh, Thánh, Thánh), lời tung hô tưởng nhớ sau Phần Tường thuật việc Lập Phép Thánh Thể và lời thưa kết thúc Amen. Những lời tung hô này vốn là những lời nhằm cam kết sự tán thành và nhiệt tình của mọi người, nhưng đôi khi, dường như chúng có nguy cơ chia cắt Kinh nguyện Thánh Thể thành 3 phần. Chúng ta cần phải nhạy cảm về điều đó, đặc biệt trong việc đảm bảo rằng kinh Sanctus và những lời tung hô khác không trở nên quá phức tạp và dài dòng, đến nỗi chúng hoàn toàn làm thay đổi. Thật phù hợp hơn khi có thêm những câu xen kẽ và ngắn gọn hơn, câu nào đó cùng với những câu đã được cung cấp trong Kinh nguyện Thánh Thể dành cho thiếu nhi, trong đó, lời tung hô trở thành một điệp khúc trở lại, thay vì một loại câu xen kẽ trong chính Kinh nguyện Thánh Thể. Cũng hữu ích khi cả cộng đoàn đều phát triển tập quán đứng trong Kinh nguyện Thánh Thể. Tất nhiên, quỳ gối cũng là một thái độ tốt khi cầu nguyện, nhưng đây là một tư thế đòi hỏi sự hạ mình và sám hối, mặc dù trong đời sống Ki-tô hữu có nhiều lý do để làm như vậy, nhưng vấn đề không biết đây có phải là cách diễn tả tốt nhất điều mà chúng ta quan tâm trong Thánh Lễ hay không. Trong Thánh Lễ, chúng ta ít cầu nguyện với tư cách riêng, cho bằng nhân danh Nhiệm thể của Đức Ki-tô. Chúng ta tự đồng nhất mình với Đấng mà Sách Khải huyền nhìn nhận như đã bị giết chết cách hung bạo, tuy nhiên, Người vẫn đang đứng trước ngai tòa Thiên Chúa, và mặc dù thế, dường như có điều gì đó phù hợp trong việc chúng ta tiếp nhận lập trường về sự sống lại, chiến thắng và niềm tin, khi chúng ta tuyên xưng

Page 76: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

những công việc của Thiên Chúa, và nài xin Người kiện toàn chúng. IV. Bẻ bánh

Trong Bữa tiệc Ly, Đức Giê-su thực hiện hành

động thứ ba là bẻ tấm bánh mà Người đã cầm lấy và ban phép lành trên đó. Lại nữa, đây là một động tác cơ bản thuộc về chức năng: để chia sẻ một tấm bánh cho vài người, thì cần phải bẻ hoặc cắt bánh ra. Nhưng sự kiện ấn tượng có ý nghĩa ngay từ đầu là chỉ có một tấm bánh để phân chia cho tất cả các Ki-tô hữu hiện diện. Thánh Phaolô giải thích rõ điều này cho các tín hữu Cô-rin-tô: “Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một tấm bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1 Cr 10:17). Thật vậy, đây là cách thức mà các Ki-tô hữu tiên khởi nhìn nhận Thánh Lễ: họ gọi đó là việc “bẻ bánh”. Đây là một bí tích về sự hiệp nhất mới, mà Thiên Chúa đã thiết lập trong gia đình nhân loại, qua sự chết của Đức Ki-tô và việc Người tuôn đổ Thần Khí, một sự hiệp nhất bao gồm cả đàn ông và phụ nữ, người Do Thái và Dân ngoại, và bỏ qua tất cả những thù địch xa xưa trong lịch sử, và tất cả những hàng rào cản về xã hội và kinh tế mà mọi người đều công nhận.

Suốt bao thế kỷ, cách thức thực sự cử hành Thánh Lễ đã che khuất ý nghĩa tượng trưng nguyên thủy này: Sự gia tăng chủ nghĩa cá nhân, kèm theo sự phát triển của các Thánh Lễ riêng và đưa bánh thánh cá nhân đến cho những người mong muốn Rước lễ. Tuy nhiên, hành động cổ xưa vẫn giữ nguyên: “nghi thức bẻ bánh”, trong đó, vị

Page 77: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

linh mục bẻ tấm bánh lớn ra làm hai miếng. Đừng bao giờ để ý là các chỉ dẫn yêu cầu vị linh mục tự mình ăn cả hai miếng bánh! Biểu tượng vẫn ở đó, chờ đợi sự phát hiện lại. Trong cuốn Sách Lễ mới, một lần nữa việc “bẻ bánh” trở thành một động tác quan trọng. Mặc dù những bánh thánh nhỏ dành cho cá nhân không bị ngăn cấm – xét cho cùng, những bánh thánh này rất thuận tiện – tuy nhiên hiện nay, nghi thức vẫn đòi hỏi chúng ta phải có những miếng bánh lớn, hoặc những ổ bánh nhỏ, mà mọi người đều có thể nhìn thấy được bẻ ra và chia sẻ giữa nhiều người.

Tuy nhiên, việc bẻ bánh không chỉ là một ý tưởng hay đối với các Ki-tô hữu tiên khởi. Đây là một chân lý sâu xa: một dấu chỉ về sự hiệp nhất được ban cho chúng ta trong Đức Ki-tô, một sự hiệp nhất chiến thắng trên tất cả những khác biệt, thành kiến và bất bình đẳng của con người. Bí tích không chỉ là một dấu chỉ trống rỗng, một biểu tượng mang tính cách thẩm mỹ: bí tích còn chứa đựng và đòi hỏi ý nghĩa. Việc bẻ bánh là một dấu chỉ mang tính bí tích về sự không thích đáng của tình trạng phân chia và giai cấp. Việc bẻ bánh làm cho tình trạng này trở nên không thích đáng. Nhưng chúng ta phải hiểu điều đó một cách nghiêm túc trong cuộc sống chúng ta, nghĩa là sống như thể không có giai cấp, không có những khác biệt về chủng tộc, không có hàng rào cản về mặt xã hội hoặc kinh tế giữa người với người. Điều này có nghĩa là từ bỏ những đố kỵ, nghi ngờ hoặc thành kiến của chúng ta. Vì thế, trước khi thực sự bẻ bánh, mọi người đều đọc Kinh Lạy Cha và chúc bình an cho nhau.

Kinh Lạy Cha là kinh nguyện mà chính Đức Ki-tô đã dạy cho chúng ta, một kinh nguyện mà chúng ta phải

Page 78: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

học hỏi để đọc một cách toàn tâm toàn ý, nếu chúng ta phải dự phần với Người. Kinh này dạy chúng ta phải nói về Thiên Chúa như là người Cha chung của chúng ta, do đó, chúng ta không thể đối xử với bất cứ ai như thể người đó không phải là phần tử trong gia đình của chúng ta. Kinh này dạy chúng ta cầu xin cho chúng ta mỗi ngày đều có bánh – tấm bánh nuôi dưỡng sự sống – đến từ Thiên Chúa, Đấng ban sự sống, mà Thánh Thể chính là một biểu tượng cho sự sống đó. Nhưng sau đó, kinh này trở lại chủ đề hòa giải và hiệp nhất: “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Một cách thức khác để hiểu câu này sẽ là: Xin chấp nhận chúng con một cách vô điều kiện, và chúng con sẽ làm tương tự như vậy cho nhau. Ý nghĩa đầy đủ của việc bẻ bánh tùy thuộc vào việc chúng ta nhận thức rõ sự nên một của chúng ta với Thiên Chúa, và tùy thuộc vào thái độ sẵn sàng của chúng ta trong việc thực hiện sự nên một này, qua các mối quan hệ với nhau.

Việc chúc bình an cho nhau có cùng ý tưởng này. Đây không chỉ là một động tác của sự quý mến hoặc tình bạn. Nhưng cụ thể hơn, đây còn là một hành động hòa giải. Trong các nhà thờ ở Đông phương, việc chúc bình an diễn ra trong phần Dâng lễ, vì Đức Giê-su đã nói:

Nếu khi anh em sắp dâng lễ vật trước bàn

thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình (Mt 5:23-24).

Page 79: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Theo nghi thức của chúng ta, ngay cả trong tư thế hiện nay của việc chúc bình an trước khi Rước lễ, thì ý nghĩa cũng như nhau. Việc ăn một tấm bánh chính là bắt đầu hiệp thông, cả đối với Đức Ki-tô, lẫn đối với nhau trong Đức Ki-tô. Không có sự kết hiệp nào với Đức Ki-tô có thể xảy ra, trong khi lại loại trừ bất cứ thành viên nào thuộc Nhiệm thể của Người. Như vậy, việc chúc bình an cho nhau không được trở thành một khoảng thời gian giải lao nhẹ nhàng, nhưng phải là bước cuối cùng trước khi thực sự bẻ bánh và chia sẻ cùng một tấm bánh diễn tả sự hiệp nhất của chúng ta trong Đức Ki-tô.

Chúng ta có thể nhấn mạnh điều này bằng cách đòi hỏi đầy đủ dấu chỉ mang tính cách bí tích: việc thực sự bẻ bánh, mà tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy; và sự kết thúc phần thực hành việc Rước lễ từ những chiếc bánh thánh được giữ lại trong nhà tạm.

Mục tiêu là Đức Giê-su đã không để lại một thông điệp hoặc một nền thần học: Người để lại cho chúng ta điều gì đó để thực hiện: “Hãy làm việc này...”. Chính bằng cách làm việc này, mà chúng ta khám phá Người ý muốn gì. Chúng ta khám phá được ý nghĩa của Thánh Lễ bằng cách vâng phục lệnh truyền của Người là cùng nhau bẻ bánh.

V. Ăn & Uống: Nghi thức Rước lễ

Điều thứ bốn mà Đức Giê-su đã làm là đưa bánh

và chén rượu cho các môn đệ của Người, và bảo các ông hãy cầm lấy mà ăn và uống. Điều này tương ứng với Nghi thức Rước lễ của chúng ta.

Page 80: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Ở đây, chúng ta có những cụm từ khác nhau để diễn tả những điều diễn ra. Chúng ta nói về việc “lên Rước lễ”, hoặc “rước Mình Thánh Chúa”, hoặc “phân phát hoặc trao Mình Thánh Chúa”. Những cụm từ này nghe có vẻ là lạ, khi chúng ta suy nghĩ về chúng. Từ “Rước lễ” có nghĩa là gì? Một số người nói về sự “hiệp thông”. Nhưng lý thuyết về sự hiệp thông nói với chúng ta rằng cần có hai người để hiệp thông với nhau, và cả hai người đều có liên quan, trong khi việc “trao Mình Thánh Chúa” ám chỉ việc phân phát điều gì đó mà người ta có thể mang đi. Có lẽ chúng ta nên nói về “hành động Hiệp thông”, vì Đức Ki-tô không thể bắt đầu hiệp thông với chúng ta, trừ phi chúng ta hiệp thông với Người.

Sự trở lại với chén máu thánh Đức Ki-tô, như một dấu chỉ bí tích mà hiện nay tín hữu có thể chia sẻ, mang ý nghĩa đặc biệt giúp chúng ta nhận thấy những gì có liên quan trong sự hiệp thông với Đức Ki-tô. Một mặt, rượu liên quan đến niềm vui và lễ hội, sao cho việc uống từ chén thánh là một tiên báo mang tính cách bí tích, về việc chúng ta tham dự bữa tiệc trong Vương quốc của Thiên Chúa. Việc này mong đợi niềm vui của sự sống đời đời với Thiên Chúa và các thánh, mà Kinh Thánh vẫn thường mô tả bằng thuật ngữ bữa tiệc. Nhưng còn một tập hợp các mối liên kết khác, không phải là không có liên quan: chén như một cái chén của số phận và chén của nỗi đau khổ. Trong nỗi thống khổ khi đối diện với cuộc khổ nạn và cái chết sắp xảy đến, Đức Giê-su đã cầu nguyện rằng nếu có thể là thánh ý Chúa Cha, thì xin cho “chén” này rời khỏi Người. Khi hai ông Gia-cô-bê và Gio-an xin được những chỗ tốt nhất trong Vương quốc vĩnh cửu, thì Đức Giê-su đã hỏi rằng hai ông có uống nổi chén mà Người sắp phải uống hay không (Mc 10:38). Tất cả các

Page 81: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

mối liên kết này xảy đến, khi chúng ta nâng lên môi chúng ta chén máu thánh của Đức Giê-su, gây ấn tượng cho chúng ta về sự kiện chúng ta được kêu gọi để chết như Người đã chết, nếu chúng ta phải sống lại như Người đã sống lại (Rm 6:5).

Ngoài ra, như chúng ta đã thấy trên đây, ý nghĩa của việc bẻ bánh biểu thị rằng sự hiệp thông của chúng ta với Đức Ki-tô chính là sự hiệp thông với Thân thể của Người, cộng đoàn. Không chỉ Đức Ki-tô tự hiệp thông với chúng ta, nhưng chúng ta đang hiệp thông với Người và với nhau.

Điều thú vị là thuật ngữ “Hiệp Thông Thánh thiện”, ban đầu ám chỉ điều mà hiện nay chúng ta gọi là cộng đoàn Giáo hội. Trong kinh Tin Kính, chúng ta vẫn đề cập đến “các thánh thông công”, nghĩa là cộng đoàn những người thánh thiện, đã lãnh phép rửa. Chúng ta tin vào Giáo hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền, đó chính là các thánh thông công. Như vậy, Thánh Lễ ám chỉ bí tích của sự hiệp thông – dấu chỉ và bí tích của đời sống chung mà chúng ta chia sẻ trong Đức Ki-tô. Vì thế, Thánh Augustinô nhận xét rằng khi vị linh mục nói “Mình Thánh Đức Ki-tô”, và chúng ta thưa “Amen”, là chúng ta đang thưa “Amen” với chính con người của chúng ta. Từ lâu trước đây, điều này đã trở nên phổ biến đối với những người ăn kiêng và ăn chay. Thánh Leô Cả đã đặt ra câu “Bạn chính là thứ mà bạn ăn”, đặc biệt khi nói về Thánh Thể. Chúng ta là Nhiệm thể Đức Ki-tô: Người là đầu, chúng ta là chi thể, chi thể của Người và của nhau.

Đây cũng là điều quan trọng mà chúng ta cần ý thức, khi chúng ta đang lên kế hoạch phụng vụ. Chúng ta

Page 82: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

phải tìm được những cách cử hành Nghi thức Rước lễ, theo cách thức sao cho tất cả mọi người đều nhận ra rằng họ đang hiệp thông với nhau trong Đức Ki-tô. Việc đón rước một miếng bánh thuộc về tấm bánh được bẻ ra, thay vì một chiếc bánh cá nhân, là một cách thức. Việc uống từ một chén thánh chung là một cách thức khác. Nhưng chúng ta cũng phải làm điều gì đó với đoàn người đang tuần tự lên Rước lễ. Tôi xin đặt vấn đề theo cách này: Việc lên Rước lễ là một loại kinh nghiệm khác hẳn như thế nào, so với việc đứng xếp hàng trước một quầy thu tiền? Tất nhiên, một cách thức để đánh dấu sự khác biệt là bằng cách cẩn thận chọn âm nhạc kèm theo Nghi thức Rước lễ, và đặc biệt bằng cách sử dụng loại nhạc nào mà mọi người đều có thể hát được trên đường lên Rước lễ. Một bài hát như “Một Tấm bánh, một Thân thể” nói lên điều gì đó khác hẳn với bài “Lạy Chúa Giê-su, Thiên Chúa của Con, Tất cả của Con”.

Đây không phải là giảm thiểu nhu cầu về thời gian dành cho lời cầu nguyện và việc đạo đức cá nhân. Nhưng thời gian dành cho việc đó là sau khi kết thúc việc phân phát Bánh Thánh. Lúc đó, nên dành một thời gian thinh lặng, một thời gian để suy nghĩ về sự Hiệp thông mà chúng ta là một phần tử – nên một với những người khác trong Đức Ki-tô. Lời cầu nguyện thinh lặng này được tập hợp lại với nhau, và tóm tắt trong lời nguyện sau khi-Rước lễ. Chúng ta hãy ghi chú rằng lời nguyện sau khi-Rước lễ là kết thúc của Nghi thức Rước lễ, chứ không phải là mở đầu, hoặc giữa, hoặc cuối của các Nghi thức Kết thúc. Trong nhiều nhà thờ, lời nguyện này đánh dấu khởi đầu cho phần kết thúc, và thậm chí còn theo sau những thông báo, lời kêu gọi và quyên góp lần thứ hai. Điều này hoàn toàn sai. Lời nguyện sau khi-Rước lễ chỉ là: lời

Page 83: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

nguyện của cộng đoàn vào cuối Nghi thức Rước lễ mà thôi.

VI. Các Nghi thức Kết thúc

Với lời nguyện sau khi-Rước lễ, Thánh Lễ chủ yếu

chấm dứt. Nhưng chúng ta vẫn cần đến cách thức nào đó, để rồi từ sức mạnh của lời cầu nguyện và buổi cử hành, chúng ta liên tục trở lại với tính chất bình thường của cuộc sống hằng ngày. Giống như ban đầu, chúng ta cần có các Nghi thức Dẫn nhập để đạt được trạng thái thích đáng của tâm trí, cũng vậy, chúng ta cần đến cách kết thúc nào đó, để sai phái chúng ta lên đường. Đây là điều mà các Nghi thức Kết thúc cung cấp. Các nghi thức này bao gồm ba việc: (1) việc của cộng đoàn, (2) ban phép lành, (3) giải tán và ra về.

Trước hết là việc của cộng đoàn. Trong khi cộng đoàn quy tụ tại đây, thì đó là một cơ hội tốt để đưa ra những thông báo và giải quyết công việc của cộng đoàn. Người ta có thể cho rằng sắp có một loại cuộc họp giáo xứ ở đây sau Thánh Lễ. Đây sẽ là lúc để các đại diện khác nhau trong các nhóm của giáo xứ thông báo về các sinh hoạt sắp tới, kêu gọi các tình nguyện viên, giúp cộng đoàn ý thức về những nhu cầu hoặc các vấn đề cụ thể. Rõ ràng đây là lúc nên đưa ra những lời kêu gọi đặc biệt về tài chính, chứ không phải là sau Tin Mừng. Đây cũng là lúc đọc các lá thư của đức giám mục, trừ phi chúng mang hình thức của một bài chú giải Kinh Thánh của ngày hôm đó, trong trường hợp này, chúng được coi như một bài giảng của vị giám mục. Mặc dù người phù hợp để giảng sẽ

Page 84: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

thường là vị chủ tế, nhưng lúc này, bất cứ người nào đều có thể được phép đứng lên và nói với cả cộng đoàn. Đây không phải là rao giảng, nhưng cộng đoàn thảo luận về các vấn đề của bài giảng.

Khi tất cả mọi việc đều chấm dứt, thì vị chủ tế buổi cử hành chào mọi người một lần nữa, và ban phép lành của Thiên Chúa trên họ, để rồi họ trở về với đời sống Ki-tô hữu của họ trong một thế giới rộng lớn hơn.

Cuối cùng là lúc giải tán: mọi người ra đi với tư cách là những người mang sự an bình của Đức Ki-tô và trung thành với Người, qua việc phục vụ Chúa Cha trong thế giới. Trong khi ca đoàn đệm một bài thánh ca hoặc một bản nhạc phù hợp, thì các thừa tác viên rút lui và buổi quy tụ giải tán, để rồi tuần tới cộng đoàn sẽ gặp lại nhau hầu đổi mới căn tính và cam kết của họ. Như vậy, hoạt động của Thiên Chúa vẫn tiếp tục trong việc cứu độ thế giới của Người.

VII. Kết luận: Một số Nguyên tắc Chung

1. Những người lên kế hoạch phải luôn luôn ghi nhớ

kiểu mẫu Thánh Lễ bao gồm bốn phần chủ yếu: Chuẩn bị các Lễ vật, Lời nguyện Cảm tạ hoặc Kinh nguyện Thánh Thể cao cả, Nghi thức Bẻ bánh, Nghi thức Rước lễ.

2. Những người lên kế hoạch phải luôn luôn đặt câu hỏi về từng phần và từng cấu tạo của mỗi phần: Phần này để làm gì? Các bản văn và những động tác diễn tả điều gì? Điều này phù hợp như thế nào

Page 85: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

với phần trước và sau? Chúng ta có thể làm thế nào để diễn tả tốt nhất ý nghĩa của phần đó trong dịp này?

Câu hỏi Thảo luận

1. Đức Giê-su đã truyền cho chúng ta làm gì để nhớ đến Người, và phụng vụ hiện nay trung thành như thế nào với lệnh truyền đó?

2. Vai trò của Chúa Thánh Thần trong Thánh Lễ là gì?

3. Chúng ta nên có những cân nhắc gì khi chọn các bài thánh ca cho phần Chuẩn bị các Lễ vật và Rước lễ? Hãy chọn một bài thánh ca cho từng phần và cho biết nguyên nhân tại sao bài này phù hợp?

4. Bạn có nghĩ rằng tất cả mọi người đều nên luôn luôn “lên Rước lễ” không? Chúng ta có nên luôn luôn có thể đón nhận chén thánh không?

5. Hãy thảo luận câu: “Giáo hội là một sự hiệp thông”.

6. Bạn nhận thấy những mối liên kết gì giữa việc cử hành Thánh Lễ và đời sống của bạn, với tư cách là một Ki-tô hữu trong thế giới?

Page 86: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Chương 4

LÊN KẾ HOẠCH PHỤNG VỤ

Câu hỏi đầu tiên nên được đặt ra về việc lên kế hoạch phụng vụ không phải là “như thế nào”, nhưng là “tại sao”. Tại sao phụng vụ cần được lên kế hoạch, và chúng ta nghĩ rằng mình đang làm gì, khi chúng ta tự tham gia vào việc lên kế hoạch phụng vụ?

Suốt mấy năm sau Công đồng Vatican II, có nhiều câu chuyện trong giới Công Giáo về “các phụng vụ thử nghiệm”, để phản ứng chống lại tình trạng cứng ngắc và không thể thay đổi của các nghi thức cũ, chúng ta cảm thấy như thể việc lại nghĩ ra cách điều khiển từng Thánh Lễ Chúa nhật chính là nhiệm vụ của mình, và không bao giờ nên thực hiện cùng một việc, cùng một cách thức hai lần. Hiện nay, những người trong các Giáo hội Tin Lành vốn không bao giờ có nhiều truyền thống về việc cử hành phụng vụ, nên khi họ bắt đầu đánh giá đúng giá trị của việc cử hành phụng vụ, thì họ nói rất nhiều đến những “kinh nghiệm thờ phượng”. Có lẽ yếu tố chung trong cả hai bên là câu nói rập khuôn cũ rích “có một kinh nghiệm đầy ý nghĩa”. Rõ ràng người có suy nghĩ hợp lý sẽ không

Page 87: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

tiếp tục làm điều gì đó hoàn toàn vô nghĩa, nhưng câu hỏi cơ bản vẫn là: hoặc phụng vụ là điều gì đó mà chúng ta phải mang lại ý nghĩa, hoặc chúng ta phải tiếp tục khám phá được ý nghĩa của phụng vụ. Chước cám dỗ đối với những người tận tụy trong việc mang lại ý nghĩa cho phụng vụ là họ cứ nghĩ rằng mình hiểu biết phụng vụ nên có ý nghĩa gì, rồi sau đó, họ lại áp đặt ý nghĩa đó lên các nghi thức.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là chúng ta được thừa hưởng một phụng vụ: hàng loạt các nghi thức truyền thống đối với việc cử hành nghi thức khai tâm Ki-tô giáo, Thánh Lễ, hôn phối, an táng v.v... Ngay cả đối với hình thức phụng vụ đã được duyệt lại, thì các nghi thức phụng vụ vẫn rất mang tính cách truyền thống, bắt nguồn từ xa xưa và từ lâu, và được các thế hệ tín hữu liên tiếp triển khai qua bao thế kỷ cầu nguyện và thực hành. Vì thế, các nghi thức này rất cổ xưa. Nhưng đồng thời, theo một ý nghĩa rất thật và quan trọng, chúng cũng rất mới mẻ. Chúng ta vẫn luôn luôn cử hành Thánh Lễ, chúng ta vẫn luôn luôn đọc các bài Kinh Thánh theo giáo luật. Tuy nhiên, từng Thánh Lễ lại là một Thánh Lễ mới, một sự kiện duy nhất, và từng bài đọc Lời Chúa đều trở nên sống động, khi các bài đọc này được nghe bởi nhóm người này, trong dịp đặc trưng này, với những điều kiện đặc trưng này.

Vì thế, có điều gì đó mang bản chất nghịch lý về phụng vụ: hàng loạt những căng thẳng không được xoa dịu. Ngoài tình trạng căng thẳng giữa cũ và mới, quá khứ và hiện tại, còn có những căng thẳng khác nữa. Phụng vụ là một sự kiện của con người, là đề tài đối với tất cả các luật lệ về những năng động nhóm, lý thuyết về sự hiệp

Page 88: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

thông v.v... Đồng thời, phụng vụ lại chính là công việc của Thiên Chúa vì lợi ích của chúng ta. Đây là một hoạt động thờ phượng dâng lên Thiên Chúa, và đây còn là công việc của Thiên Chúa ở giữa chúng ta. Phụng vụ hướng tới Thiên Chúa, tuy nhiên, phụng vụ vẫn đòi hỏi sự tương tác của con người, như là trung gian cả về mặt thờ phượng lẫn thánh hóa. Phụng vụ chủ yếu là một sinh hoạt của cộng đoàn, tuy nhiên, phụng vụ sẽ trở nên vô nghĩa, nếu không có cam kết của con người, không có sự gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa.

Với tư cách là những người lên kế hoạch phụng vụ, chúng ta phải biết rõ mình dự định làm gì. Chúng ta cần có một triết lý về việc lên kế hoạch phụng vụ. Tất nhiên, mỗi người liên quan đến phụng vụ đều phải có một triết lý như vậy. Chắc hẳn họ có những ý tưởng nào đó về việc mình đang làm, cho dù họ biết rất rõ hoặc chỉ trích khi hiểu được việc mà họ đang làm. Do đó, các vấn đề thường nảy sinh trong các giáo xứ, khi những người khác nhau có những mong đợi khác nhau.

Theo nguyên tắc chủ yếu, triết lý về việc lên kế hoạch phụng vụ nên nhận biết về việc cần phải giữ trong tình trạng căng thẳng đối với những khác biệt sau đây: thần thánh và con người; cộng đoàn và cá nhân; sự sụp đổ và nét mới; động tác hướng lên của việc thờ phượng và động tác tuôn đổ xuống của ơn thánh hóa; sự gặp gỡ và kết hiệp với Đức Ki-tô, do trung gian của sự gặp gỡ và kết hiệp với nhau, nhưng không phải lúc nào cũng hoàn toàn có thể nhận ra; giá trị của phụng vụ trong việc dạy dỗ con người về Thiên Chúa và đời sống Ki-tô hữu, và vai trò của phụng vụ như một cuộc gặp gỡ đích thực với Thiên Chúa -

Page 89: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

đây là một cách rèn luyện thực sự về đời sống Ki-tô hữu v.v...

Việc giữ cho những khác biệt này trong tình trạng căng thẳng không phải là việc nhỏ, nhưng nhu cầu làm như vậy có thể phục vụ như một nguyên tắc chỉ đạo chung đối với suy nghĩ về cách làm thế nào để lên kế hoạch phụng vụ. Chúng ta không cần nói thêm chi tiết về những căng thẳng hoặc khác biệt này, vì chúng đã được thảo luận trong các chương trước, nhưng vẫn phải nhấn mạnh rằng chúng ta sẽ gặp rắc rối, nếu chúng ta bắt đầu đơn giản bằng cách hỏi rằng chúng ta sắp làm gì và làm việc đó như thế nào. Vì thế, thật là một ý tưởng tuyệt vời đối với ban kế hoạch phụng vụ của giáo xứ, khi thảo luận những điều về Thánh Lễ Chúa nhật, hoặc các mùa của phụng vụ năm, hoặc các nghi thức của phép rửa.

Tốt nhất, không nên thực hiện ý tưởng này bằng cuộc thảo luận đơn giản, vì điều này có thể rơi vào tình trạng tranh cãi, bất đồng và hoàn toàn bế tắc. Có lẽ tốt hơn nên hướng dẫn việc chuẩn bị ban đầu cho nhóm lên kế hoạch qua 3 giai đoạn:

1. Trong cuộc họp đầu tiên, từng thành viên trong nhóm nên có khả năng nói công khai, mà không sợ bị phủ nhận hoặc chấn chỉnh, về việc Thánh Lễ có ý nghĩa gì đối với họ. Khi cả nhóm đều có cơ hội nói lên kinh nghiệm của họ, và kinh nghiệm này liên quan như thế nào đến điều mà họ tin tưởng, thì sau đó, nên đặt ra câu hỏi về những kinh nghiệm khác nhau trong quá khứ – việc đi nhà thờ, đời sống gia đình, nền giáo dục tôn giáo – đã mang lại những hình ảnh và mong đợi gì của họ về Thánh Lễ, và chúng để lại nơi chúng ta tác động gì. Hãy

Page 90: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

ghi chú rằng ở đây, không có vấn đề đánh giá các tầm nhìn đó.

2. Trong cuộc họp thứ hai, nên mời người nào đó có thể trình bày, dưới hình thức phác thảo, sự thể hiện và ý nghĩa của Thánh Lễ theo Kinh Thánh, khi Thánh Lễ phát triển từ Giáo hội tiên khởi đến phụng vụ đã được duyệt lại sau Công đồng Vatican II, đặc biệt xem xét mọi người thuộc các thời kỳ khác nhau trong Giáo hội nghĩ rằng mục đích của Thánh Lễ là gì.

3. Trong cuộc họp thứ ba, các thành viên trong tương lai của ban kế hoạch nên thảo luận về cách trình bày trước đây có tác động gì đối với họ, bây giờ, họ đánh giá như thế nào về các quan điểm trước đây của mình, và những hiểu biết hoặc hình ảnh gì của phụng vụ dường như hữu ích nhất đối với đời sống Ki-tô hữu đương thời. Dựa trên cơ sở của cách chuẩn bị này, thì đây sẽ là một cơ hội tốt để ban phụng vụ nhất trí về bản chất việc phục vụ của họ, ngay cho dù các thành viên khác nhau vẫn còn trình bày những tầm quan trọng khác nhau trong sự hiểu biết của họ về Thánh Lễ.

I. Nhóm Lên Kế hoạch Khi đề cập đến một ban kế hoạch, thì chúng ta

nên đặt câu hỏi về việc người nào nên ở trong ban này. Trước hết, hàng giáo sĩ địa phương nên được mời gọi vào, vì các ngài được truyền chức để cử hành các buổi phụng vụ. Nếu hàng giáo sĩ được mời vào ban kế hoạch, thì các

Page 91: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

ngài sẽ ở một cương vị tốt hơn để lãnh đạo ban, đặc biệt trong những nhận xét mở đầu và bài giảng, do cả hai yếu tố này đều chủ yếu đối với động cơ nội tại của một buổi cử hành phụng vụ. Vì thế, điều quan trọng là các vị linh mục đang phục vụ giáo xứ đều được mời tham dự các buổi họp ban đầu vừa được mô tả: không phải như các chuyên gia, nhưng với tư cách là những tham dự viên bình đẳng. Sau đó, vị linh mục nào chủ tọa một buổi phụng vụ đặc trưng nên là thành viên của nhóm lên kế hoạch cho buổi phụng vụ đó.

Điều chủ yếu là sắp xếp để dồn hết tâm trí vào việc lên kế hoạch phụng vụ, vì phụng vụ là một sinh hoạt mà toàn thể cộng đoàn đều đảm nhận, và ban phụng vụ nên phản ánh thành phần của cộng đoàn. Nghĩa là nên có một hoặc hai người không thuộc về hàng giáo sĩ hoặc các thừa tác viên giáo dân, giả như bởi vì quan điểm về nơi tôn nghiêm không giống như quan điểm về hàng ghế dài của giáo dân! Rõ ràng những người đọc các bài đọc nên hiện diện, hoặc là tại nơi nào có nhiều người đọc trong các Thánh Lễ Chúa nhật khác nhau, rồi đến điều phối viên đối với những người đọc nữa. Ca trưởng trong giáo xứ và điều phối viên đối với các thừa tác viên giáo dân khác cũng nên hiện diện. Một cách lý tưởng, có lẽ nơi nào có vài Thánh Lễ Chúa nhật, thì nơi đó nên có một nhóm lên kế hoạch cho từng Thánh Lễ, bao gồm vị chủ tế, các thừa tác viên, ca trưởng. Mặc dù thông thường, có duy nhất một ban kế hoạch, chỉ lên kế hoạch cho buổi phụng vụ chính mà thôi. Trong trường hợp này, điều phối viên và ca trưởng sẽ báo cáo lại với những người ủy thác riêng của họ về cách thức ban kế hoạch trù tính ý nghĩa của Lời Chúa đối với giáo xứ này, sao cho Lời Chúa có thể ảnh hưởng đến cách thức họ đọc bài đọc và âm nhạc mà họ

Page 92: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

hát trong toàn bộ Thánh Lễ. Cho dù theo cách thức nào, thì điều quan trọng là những người đọc và các ca viên đều phải rất có ý thức rằng đây là loại buổi cử hành gì và buổi cử hành này hoàn toàn liên quan đến điều gì. Như vậy, chẳng hạn, việc tập hát của ca đoàn có thể bắt đầu bằng một bài đọc Kinh Thánh về buổi phụng vụ này trong tinh thần cầu nguyện. Một đoạn giới thiệu ngắn gọn đối với từng bài đang được đọc có thể cho thấy nguyên nhân tại sao bài này được chọn và phù hợp như thế nào với buổi cử hành, sao cho bài này có thể được thể hiện một cách thích đáng và thực sự trong tinh thần cầu nguyện. II. Lên Kế hoạch Phụng vụ Là Gì?

Như chúng tôi đã gợi ý, lên kế hoạch phụng vụ

nghĩa là tiên liệu buổi cử hành thực sự và trù tính buổi cử hành sẽ như thế nào. Nghi thức quen thuộc này sắp được cử hành theo những điều kiện mới gì? Ai sẽ ở đó? Có phải là các gia đình da trắng, thuộc tầng lớp trung lưu? Có phải là những người lớn tuổi thuộc tầng lớp lao động? Có phải là những thanh niên da đen từ nội thành? Có phải là các công nhân nông trại người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha? Tại sao họ ở đó? Điều gì đang xảy ra trong đời sống cộng đoàn? (Những người lên kế hoạch cũng phải nhạy cảm đối với sự khác nhau của những cuốn lịch: Đây là Lễ Hiện xuống hoặc Ngày Tưởng niệm cuối tuần? Đây là Chúa nhật thứ 31 Mùa Thường niên, hoặc là hôm sau ngày bầu cử? Chúa nhật thứ Nhất Mùa Vọng, hoặc là ngày một xí nghiệp địa phương đóng cửa và cho hầu hết mọi người trong đó nghỉ?). Nói tóm lại, lúc đó Lời Chúa

Page 93: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

được công bố cho cộng đoàn này trong bối cảnh gì? Điều gì diễn ra trong tâm trí mọi người, khi các bài Kinh Thánh được đọc cuối tuần này? Không phải tất cả mọi sự đều phải xoay quanh đó, nhưng điều quan trọng là phải suy nghĩ xem lúc đó, những hình ảnh nào từ Kinh Thánh và phụng vụ có thể tạo ra tiếng vang đối với cộng đoàn?

Mục tiêu không phải là tỏ ra phô trương hoặc “thích đáng”, nhưng để thể hiện rằng việc công bố Kinh Thánh và kỷ luật của phụng vụ hình thành ý thức-đức tin của chúng ta, và giúp chúng ta nhận ra những điều mà Thiên Chúa đang nói và thực hiện trong thế giới của thời đại chúng ta, và chúng ta được kêu gọi như thế nào để hoạt động với Người và vì Người. III. Sự Phối hợp Hành động của Cuộc họp Lên Kế hoạch

Có nhiều cách thức khác nhau để sắp xếp việc lên

kế hoạch phụng vụ, và các phương pháp sau đây chỉ là một trong số đó, nhưng phương pháp này có lợi thế là đã được nhận thấy đạt hiệu quả:

1/. Bắt đầu bằng các Bài đọc

Động cơ của phụng vụ chính là nét mới của phụng

vụ bí tích hệ tại ở việc phụng vụ được cử hành như một cách đáp lại Lời Chúa, được công bố trong phần Phụng vụ Lời Chúa đặc trưng. Vì thế, chúng ta bắt đầu bằng một

Page 94: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

bài đọc Kinh Thánh trong tinh thần cầu nguyện. Ở đây, chúng ta thay đổi thứ tự của các bài đọc vẫn được tìm thấy trong Thánh Lễ, và bắt đầu bằng Tin Mừng. Điều này là vì bài đọc 1 (thường từ Cựu Ước) được chọn để soi sáng Tin Mừng. Tin Mừng là bài đọc chính, cần thiết, vì thế, chúng ta bắt đầu với một bài đọc Tin Mừng trong tinh thần cầu nguyện, dành thời gian để cho những lời trong đó thấm nhập vào tâm hồn, và giữ lại những hình ảnh trong bài đọc. Rồi sau một lúc tạm ngưng, chúng ta đọc bài Cựu Ước và làm tương tự như vậy, lại để cho những hình ảnh thấm nhập. Sau đó, chúng ta làm như vậy đối với bài thánh vịnh đáp ca, và cuối cùng đối với bài đọc giữa, có thể phù hợp hoặc không phù hợp với các bài đọc khác.

Ở đây, mục tiêu không phải là “hiểu được sứ điệp”, nhưng là để cho những hình ảnh nổi lên. Chúng ta có khuynh hướng quá nhanh chóng nắm bắt “sứ điệp” – thường là một sứ điệp mang tính cách luân lý. Thay vào đó, tốt hơn có thể chỉ xoay quanh nhóm, và để cho mọi người nói lên những hình ảnh nào trong các bài đọc đã đánh động họ. Chẳng hạn, thay vì đọc bài Tin Mừng về bà góa thành Naim và con trai bà, và nói rằng bài Tin Mừng này cho thấy Đức Giê-su cũng sẽ cho chúng ta sống lại từ cõi chết trong ngày sau hết, chúng ta chỉ giữ lại hàng loạt những hình ảnh – sự mất mát, cảnh tang chế, than khóc, thất vọng, cuộc gặp gỡ với một con người đầy ấn tượng, tin tưởng vào lời nói về niềm hy vọng, sự biến đổi nỗi buồn thành niềm vui – những hình ảnh được củng cố nhờ bài đọc 1 về ngôn sứ Ê-lia và bà góa bị mất đứa con trai. Bây giờ, chúng ta sắp xếp những hình ảnh đó vào cuộc đời và kinh nghiệm của cộng đoàn này ngày nay. Thông qua lăng kính hai mặt này, chúng ta nhìn thấy những gì

Page 95: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

trong cuộc sống và thời đại chúng ta? Những hình ảnh này về hoạt động của Thiên Chúa trong quá khứ khơi dậy những hình ảnh gì từ cuộc sống hiện hành? Ngày nay, chúng ta nhận thấy bàn tay Thiên Chúa và nghe được tiếng nói của Người ở đâu? Nói cách khác, chúng ta phải cử hành gì?

Có lẽ chúng ta có thể rút ra được toàn bộ hàng loạt những hình ảnh khác nhau qua các bài đọc của bất cứ Chúa nhật nào. Lúc đó, bài đọc nào tạo ra tiếng vang đối với kinh nghiệm của cộng đoàn này? Chúng ta vẫn nói rằng Lời Chúa đến với chúng ta qua những tình huống và các sự kiện trong cuộc sống và thời đại chúng ta. Công việc của ban kế hoạch là tiên liệu những gì xảy ra trong ngày Chúa nhật, và “thành lập cộng đoàn” như nó vốn có, để được đánh động bằng những hình ảnh đó, và nhận ra những điều mà Chúa đang nói. Đó là lý do tại sao những người đọc phải ở đó: như vậy, họ mới hiểu được điều mà họ đang công bố là gì. Nếu họ không hiểu, thì các giáo dân ngồi dưới hàng ghế ít có cơ hội nghe được bất cứ điều gì nhiều hơn một bài đọc khác từ cùng cuốn sách cũ.

Vì thế, một khi những hình ảnh chính đã được khám phá, thì xuất hiện câu hỏi: Chúng ta có thể làm thế nào để trình bày các bài đọc này theo cách thức khi mọi người chỉ được nghe bài đọc này một lần duy nhất trong một cộng đoàn lớn, mà không có thời gian chuẩn bị hoặc suy nghĩ, thì họ đều có thể vẫn nắm bắt được mục tiêu của từng bài đọc? Có lẽ vị chủ tế sẽ định hình những lời nhận xét mở đầu của ngài, để dẫn dắt mọi người tìm kiếm ý nghĩa trong các bài đọc mà họ sắp nghe. Có lẽ từng người đọc sẽ nói một lời hỗ trợ, trước khi công bố bản văn thánh thiêng. (Nhưng cần phải phân biệt rõ ràng giữa những

Page 96: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

điều mà người đọc nói, và nơi mà bài đọc Kinh Thánh bắt đầu). Có lẽ tự thân một bài đối thoại sẽ gợi ý, hoặc một hình ảnh nhìn thấy được tại lối vào nhà thờ hoặc trên cung thánh.

Lúc này, vị chủ tế có những tài liệu cơ bản đối với bài giảng của ngài: ít nhất vị chủ tế có những hình ảnh nào sẽ chi phối buổi cử hành, và ngài sẽ có thể cầu nguyện với những hình ảnh đó, để nhận thấy ngài bộc lộ những gì, khi ngài phải hướng dẫn mọi người cầu nguyện và đón nhận Lời Chúa trong tinh thần cầu nguyện.

2 /. Trở lại với các Nghi thức Dẫn nhập

Mục đích của các Nghi thức Dẫn nhập hình thành

một đám đông không đồng nhất thành một cộng đoàn chăm chú cầu nguyện, được chuẩn bị để lắng nghe Lời Chúa. Những hình ảnh chi phối của bài đọc Kinh Thánh, những hình ảnh sẽ tạo ra tiếng vang đối với cộng đoàn này, cung cấp một hướng dẫn trong việc lên kế hoạch về cách làm thế nào để phụng vụ theo đúng hướng. Bạn có tâm trạng gì? Vui tươi hoặc buồn phiền, cảm tạ hoặc sám hối, hồ hởi hoặc trầm tư? Động cơ của buổi cử hành này là gì? Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng phụng vụ trở nên sống động như thế nào, khi có một dịp lễ đặc biệt, như Lễ Giáng Sinh, hoặc lễ hôn phối, hoặc thậm chí cả lễ an táng. Tại sao? Bởi vì mọi người biết nguyên nhân tại sao họ ở đó; họ có lý do để ở đó, và tất cả mọi người đều biết lý do này là gì. Điều thực sự quan trọng để phụng vụ ngày Chúa nhật được tốt đẹp là: ý thức về mục đích chung và ý thức về dịp lễ này. Vì thế, tự thân ban kế hoạch phải biết

Page 97: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

rõ động cơ và những chủ đề xuyên suốt của dịp này. Chỉ khi đó, họ mới có thể để cho động cơ và những chủ đề xuyên suốt này tìm được cách diễn tả trong các Nghi thức Dẫn nhập: trong việc chọn bài ca nhập lễ, qua lời chào và những gợi ý mở đầu, qua cách nhấn mạnh vào điều gì cần đưa ra (hoặc không cần đưa ra) trong các nghi thức sám hối và Kinh Vinh danh. Không gì gây tác hại đối với ý nghĩa hơn là cứ đề cập đến hết điều này sang điều khác, mà không có sự phối hợp và không có mục đích nào rõ rệt. Do đó, các Nghi thức Dẫn nhập là phần cực kỳ quan trọng của Thánh Lễ. Sẽ thật tốt khi chúng ta đọc phần hướng dẫn của Chỉ dẫn Chung trong Sách Lễ Rô-ma đề cập đến các nghi thức này, hầu hiểu được cách làm thế nào để có thể sử dụng chúng, và từng phần ý muốn nói điều gì.

Tất nhiên, phần cuối cùng của các Nghi thức Dẫn nhập là kinh tổng nguyện hoặc lời nguyện nhập lễ. Bởi vì đây là đỉnh cao của tất cả những gì hướng tới Thánh Lễ, nên phần này cần phải nối tiếp với những gì đã diễn ra trước đây. Thật không may, các kinh tổng nguyện mà chúng ta có lúc đó, lại không được chọn theo bất cứ mối liên quan nào với các bài đọc sau đó, hậu quả là các kinh nguyện này có đặc điểm rất chung chung. Điều này vẫn tốt, trong chừng mức nó làm cho các kinh này đều có thể sử dụng trong bất cứ trường hợp nào. Vấn đề là kinh nào phù hợp với bất cứ trường hợp nào, thì lại không phù hợp lắm với những trường hợp đặc biệt. Do đó, có thể là một ý tưởng hay đối với vị chủ tế, nếu không phải là đối với toàn thể ban kế hoạch, khi quan sát kinh tổng nguyện, và nhận xét xem có một hoặc hai từ mở rộng ở chỗ này hoặc chỗ kia có thể không có khả năng diễn tả lời nguyện của

Page 98: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

cộng đoàn sao cho tốt hơn hay không. Chẳng hạn, thay vì chỉ đọc:

Lạy Thiên Chúa của tình yêu thương và sự khôn ngoan, nguồn gốc của tất cả mọi điều tốt lành, xin sai phái Thần Khí của Người đến dạy cho chúng con biết chân lý của Người... (Chúa nhật 10).

thì có lẽ chúng ta có thể cụ thể hóa hơn đối với những cụm từ “tình yêu thương”, “sự khôn ngoan”, “dạy cho chúng con biết chân lý của Người”, khi ám chỉ những hình ảnh sắp tới trong các bài đọc. Ở đây, chúng ta cần phải cẩn thận, vì có thể lời nguyện của cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa có nguy cơ rất thường xuyên biến thành một cách thức gián tiếp để chỉ dẫn cộng đoàn, nhưng điều này đáng để chúng ta có một nỗ lực kỷ luật thận trọng.

3/. Suy nghĩ về những cách Đáp lại

Cuối cùng, chúng ta trở lại với phần cuối của

Phụng vụ Lời Chúa, và xem xét những điều mà phụng vụ cung cấp cho cộng đoàn, để đáp lại những lời đã được nghe. Liệu Kinh Tin Kính, phần tuyên xưng đức tin khá dài tóm tắt toàn thể công việc của Thiên Chúa, từ việc tạo dựng đến ngày Người quang lâm, có cung cấp được cách

Page 99: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

thức đáp lại tự nhiên đối với những điều đã diễn ra trước đó không? Hoặc phải chăng kinh này có nguy cơ trở thành một kiểu gián đoạn thông thường, trong sự trôi chảy của nghi thức? Có lẽ bình thường, tốt nhất chúng ta có thể sử dụng Kinh Tin Kính của các Tông đồ, và Kinh Tin Kính Nicêa dài hơn được đọc hoặc hát trong dịp nào dường như phù hợp với kinh này. Xét cho cùng, Kinh Tin Kính của các Tông đồ được tìm thấy trong phụng vụ phép rửa, sao cho ở đây, kinh này phục vụ việc tái khẳng định căn tính được thanh tẩy của chúng ta, với tư cách là Dân Thiên Chúa.

Rồi đến những lời chuyển cầu. Một lần nữa, ở đây, đôi khi việc tìm kiếm sự thích đáng đã đưa đến sự thu hẹp nào đó về viễn cảnh, nhưng việc bỏ qua các vấn đề có liên quan trên thế giới rốt cuộc có thể làm cho những lời chuyển cầu trở thành một tập hợp những câu nói rập khuôn về mặt thiêng liêng. Sách Chỉ dẫn Chung gợi ý chúng ta nên mở rộng tầm nhìn của mình, vượt khỏi những mối quan tâm trước mắt và những mối quan tâm của cộng đoàn, để trở nên thực sự có quan điểm Công Giáo. Chúng tôi đề nghị thứ tự của những ý nguyện như sau: (1) cộng đoàn Ki-tô hữu trên toàn thế giới; (2) gia đình nhân loại quốc tế và những người định hình vận mệnh của thế giới; (3) những người đau khổ; (4) những nhu cầu của cộng đồng địa phương. Ở đây, chúng ta cần ý thức về chức tư tế khi lãnh phép rửa, trách nhiệm của chúng ta là dâng lên Thiên Chúa cả gia đình nhân loại trong lời cầu nguyện. Ban phụng vụ nên để mắt đến những lời chuyển cầu này, nhưng chắc hẳn họ sẽ muốn ủy thác việc chuẩn bị hàng tuần của họ cho một trong các thành viên. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ được đánh động bởi cách thức lời nguyện chuyển cầu vẫn còn lại suốt

Page 100: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

bao thế kỷ, như một trong những yếu tố bền vững của đời sống tôn giáo đại chúng. Chúng ta nghĩ đến các tuần 9 ngày, việc dâng những bổng lễ, các việc đạo đức đặc biệt, và những nơi linh thiêng mà người ta có thể đặt những ý chỉ xin cầu nguyện. Nếu những lời chuyển cầu trong Thánh Lễ đều phải thành công trong việc đáp ứng nhu cầu vĩnh viễn này, thì chúng ta sẽ phải cung cấp cho mọi người cách thức để dâng những lời cầu xin riêng của họ. Trong một nhóm nhỏ, điều này có thể thực hiện được, bằng cách để cho mọi người cầu nguyện tự phát, nhưng trong Thánh Lễ Chúa nhật, thì hầu như không thể thực hiện điều này. Có lẽ nên đặt một cái hộp ở cuối nhà thờ, nơi mọi người có thể bỏ vào đó những ý nguyện mà họ mong muốn cộng đoàn cầu nguyện cho. Một số người có thể được ủy quyền để phân loại những ý nguyện này, và sắp xếp chúng trong phần Phụng vụ Lời Chúa, để chúng có thể được thông báo thành nhóm: một nhóm cầu cho người đau yếu; một nhóm cầu cho những nỗi lo lắng trong gia đình; một nhóm cầu cho những người đang tìm kiếm việc làm hoặc nhà ở v.v...

4/. Tham dự các Nghi thức Thánh Thể

Hiển nhiên, cuộc họp lên kế hoạch sẽ phải dành

phần lớn hơn cho Phụng vụ Lời Chúa, một phần bởi vì Phụng vụ Lời Chúa xác định đặc điểm của từng buổi cử hành, và một phần bởi vì chính từ đó mở ra cho ban kế hoạch tìm được hầu hết những chọn lựa. Tuy nhiên, thật là một sai lầm khi bỏ qua chính phần Phụng vụ Thánh Thể, vì ý nghĩa của phần này tùy thuộc phần lớn vào sự

Page 101: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

hiểu biết về Thánh Thể như là một cách đáp lại Lời Chúa đã được công bố. Chúng ta cần phải tránh ấn tượng rằng phần Lời Chúa kết thúc, và bây giờ, chúng ta tiếp tục điều gì đó hoàn toàn khác hẳn.

Do đó, chúng ta có thể đưa ra một quyết định nhanh chóng mà theo đó, Kinh nguyện Thánh Thể phù hợp nhất trong dịp này, và nếu kinh nguyện này cho phép thay đổi Kinh Tiền tụng, trong số nhiều Kinh Tiền tụng vang vọng nhất những hình ảnh và ký ức được khơi dậy trong Phụng vụ Lời Chúa. Tương tự, có thể chúng ta muốn hỏi về cách làm thế nào để Lời Chúa được công bố tốt nhất. Nhân dịp này, có nên hát Lời Chúa không? Lời tung hô nào phù hợp nhất với bản chất của dịp này?

Phần Dâng Lễ vật, hoặc Chuẩn bị Lễ vật, nên làm sao cho đơn giản nhất trong hầu hết mọi lúc. Tuy nhiên, khi có dịp, có thể phù hợp khi thực hiện thêm phần rước các lễ vật – đặc biệt nếu có mặt những người mới lãnh phép rửa hoặc phép thêm sức, hoặc những người Rước lễ lần đầu. Đối với những người đó, việc tham dự phần rước các lễ vật sẽ giúp nhấn mạnh mối liên kết giữa việc dâng lễ và đón rước. Cũng nhân dịp này, đặc biệt nếu hình ảnh của các bữa ăn là một hình ảnh đã từng đảm nhận một vai trò lớn trong phụng vụ, thì phần Chuẩn bị Lễ vật có thể bao gồm cả việc chuẩn bị một bàn thờ, cùng với việc trải khăn bàn thờ và đặt hoa nến lên.

Ở đây, giống như trong tất cả mọi việc thuộc về phụng vụ, chúng ta cần phải nhấn mạnh vào tính chất xác thực. Một trong những đóng góp chủ yếu của ban phụng vụ là giữ cho việc thờ phượng của giáo xứ được chân thật. Chúng ta hãy có bánh là bánh thật và có thể bẻ ra được, rượu ngon, những cây nến bằng sáp ong, khăn trải bàn

Page 102: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

thật, những bộ lễ phục thật trang nhã, và những chiếc bình có vẻ đàng hoàng. Chúng ta cũng hãy thề hứa loại bỏ khỏi các nhà thờ bất cứ thứ gì giả mạo và kém chất lượng: cho dù đó là những bông hoa bằng nhựa, hoặc những chén bằng thiếc, hoặc khăn trải bàn thờ bẩn thỉu. Chúng ta cũng hãy đấu tranh chống lại tình trạng lộn xộn, sao cho những biểu tượng cơ bản – bàn thờ, bánh và rượu, ghế của vị chủ tế, sách Kinh Thánh – đều có thể nổi bật và tự bộc lộ rõ. Công đồng Vatican II đòi hỏi cải cách các nghi thức theo đường hướng mà Công đồng gọi là “sự đơn giản cao quý”. Chúng ta đừng trở lại với vẻ lộn xộn báng bổ của những cờ xí, áp phích, đồ đạc lặt vặt trong nơi tôn nghiêm, những mẩu giấy và dây rợ khắp nơi.

Nghi thức Rước lễ không phải là phần cần được lên kế hoạch lại vào mỗi cuối tuần, nhưng đây vẫn là phần cần được nghiêm túc nghĩ đến từ những ngày đầu nhiệm kỳ của ban kế hoạch. Trước hết, phải sắp xếp đủ các thừa tác viên cho rước lễ, sao cho tất cả mọi người đều có thể Rước lễ một cách thong thả và với lòng kính trọng. Cần chú ý đến những cách sắp xếp tự nhiên theo khoa học có thể tạo thuận lợi cho việc rước lễ. Nhưng về lâu dài, chúng ta nên suy nghĩ về cách làm sao cho việc Rước lễ có thể trở thành một hoạt động của cộng đoàn, cùng nhau ăn, uống và xác nhận sự sống chung của chúng ta trong Đức Ki-tô. Rất thông thường, đây chỉ là vấn đề xếp hàng và chờ đợi đến lượt mình mà thôi. Chúng ta có thể làm thế nào để mang lại cảm giác về chiều kích nằm ngang của việc cùng nhau Rước lễ trong Đức Ki-tô? Tất nhiên, lời rao giảng và giáo lý có thể giúp điều này, nhưng chúng ta cũng cần phải nghĩ đến loại nhạc nữa. Thông thường, vì những nguyên nhân thực tế, Bánh Thánh được phân phát trong thinh lặng, rồi sau đó, ngay khi người cuối cùng đã Rước

Page 103: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

lễ xong, thì mới bắt đầu bài thánh ca Rước lễ. Chúng ta nên hát trong khi cùng nhau chia sẻ Mình và Máu Thánh Chúa. Vị linh mục nói: “Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Ở đây, phụng vụ đang ám chỉ Sách Khải huyền (19:9), trong đó, thiên thần nói những lời này, chú thích dựa trên điều Thánh Gio-an mô tả là “ một đoàn người đông đảo” mà ngài nghe được thay vì nhìn thấy! “Tôi lại nghe như có tiếng hô lớn của đoàn người đông đảo, nghe như tiếng nước lũ, như tiếng sấm vang dữ dội...”. Tiếng của Dân Thiên Chúa đến tham dự tiệc cưới của Con Chiên” – nghĩa là giống như việc lên Rước lễ: Bữa tiệc vui tươi và cao cả trong Nước Chúa. Rồi sau đó thinh lặng. Thinh lặng để thấm nhập niềm vui của Nước Chúa. Thinh lặng để suy niệm dựa trên tầm nhìn mà chúng ta đã được ban, và nhận ra rằng dù sao chúng ta vẫn còn xa cách với Nước Chúa. Thinh lặng để cầu nguyện cho Nước Chúa trị đến. Chính từ sự thinh lặng đó, mà lời nguyện kết thúc được dâng lên nhân danh cộng đoàn: Lời nguyện Sau khi-Rước lễ.

5/. Chấm dứt bằng các Nghi thức Kết thúc

Với lời nguyện đó, Thánh Lễ kết thúc. Nhưng

trước khi cộng đoàn giải tán, phải dành thời gian để đưa ra những thông báo và các vấn đề về hoạt động của cộng đoàn. Như chúng tôi đã đề nghị ở trên, đây là lúc để đọc các lá thư mục vụ, bàn bạc các vấn đề về tài chính, kêu gọi đóng góp tiền bạc, kêu gọi những người tình nguyện, biểu quyết, hoặc bất cứ việc gì khác có thể liên quan đến một cộng đoàn Ki-tô hữu sống động. Thánh Lễ kết thúc với

Page 104: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

phần ban phép lành và giải tán mọi người, và có lẽ với một bài thánh ca, một lần nữa, gợi lại những hình ảnh và biểu tượng đã nâng đỡ cộng đoàn trong suốt buổi cử hành này.

Việc nhắc đến các Nghi thức Kết thúc và những sinh hoạt rộng hơn của cộng đoàn gợi lên một số suy nghĩ cuối cùng về mối quan hệ của nhóm lên kế hoạch phụng vụ với phần còn lại của giáo xứ.

IV. Lên Kế hoạch Phụng vụ và Đời sống Giáo xứ

Việc tham gia vào phụng vụ là một trong những

lời kêu gọi đấu tranh của phong trào phụng vụ, và là một trong các nguyên tắc hướng dẫn sự cải cách phụng vụ. Việc này phát xuất từ sự kiện Thiên Chúa không chọn và cứu độ các cá nhân theo đúng nghĩa, nhưng Người đã và đang tạo dựng một dân tộc cho chính Người, để với tư cách của một cộng đoàn, họ làm chứng giữa một thế giới chia rẽ và đối lập. Chúng ta cần phải xem lại điều này, vì phụng vụ bằng tiếng La-tinh cổ xưa không diễn tả đầy đủ, mặc dù vẫn còn đầy rẫy những vết tích của ý thức này. Việc xem lại các bản văn và công bố các chỉ dẫn mới là một vấn đề chỉ mang tính cách tương đối. Đây là một vấn đề hoàn toàn khác hẳn – và là một vấn đề khó khăn hơn nhiều, như chúng ta sẽ khám phá – hầu phát triển những thái độ tương ứng và đạt được ý thức về bản thân với tư cách là một dân tộc.

Dù sao, phụng vụ sẽ không bao giờ đi đến chỗ hoàn toàn sống động, cho đến khi điều đó xảy ra. Phụng vụ sẽ được thực hiện như vẹt và không có niềm tin, cho

Page 105: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

đến khi việc tích cực tham gia phụng vụ hoàn toàn trở thành một cách thức thể hiện sự tham gia tích cực trong đời sống chung của Dân Thiên Chúa. Tương tự, khi các nhà lãnh đạo Giáo hội cứ thúc đẩy tín hữu tích cực tham gia phụng vụ, nhưng lại đạt hiệu quả trong việc ngăn cản các giáo dân có bất cứ tiếng nói nào về cách làm thế nào để điều hành cộng đoàn, thì các ngài bị lôi kéo vào việc củng cố các chính sách mâu thuẫn.

Tính cách liên tục giữa phụng vụ và đời sống không phải là điều gì đó mà mỗi người chúng ta đều có thể hoàn toàn tự rèn luyện trong nơi riêng tư của tâm hồn và trí tuệ chúng ta. Điều này phải tìm được cách diễn tả hữu hình trong đời sống cộng đoàn và công việc, đặc biệt trong các cơ cấu của chính giáo xứ. Điều này mang lại cho chúng ta vấn đề cuối cùng về việc lên kế hoạch phụng vụ: Phụng vụ liên quan như thế nào đến các sinh hoạt khác trong giáo xứ?

Ở đây, chúng ta hãy thực hiện cách phân biệt giữa nhóm lên kế hoạch phụng vụ và ban phụng vụ, cách thức này đã được thực hiện rộng rãi với một số thành công tại các giáo xứ trên toàn quốc. Vai trò của nhóm lên kế hoạch phụng vụ thật rõ rệt, chúng ta đã và đang mô tả vai trò này: Đó là chuẩn bị các buổi phụng vụ mỗi tuần, các ngày lễ và các mùa chủ yếu. Trong một giáo xứ lớn, nên có các nhóm lên kế hoạch khác nhau đối với các buổi phụng vụ khác nhau, nhưng tất cả các nhóm đều phải chịu trách nhiệm trước ban phụng vụ của giáo xứ. Vai trò của ban phụng vụ là đánh giá cách thực hành phụng vụ, nhưng đặc biệt nhằm phục vụ như một mối liên hệ giữa các buổi cử hành phụng vụ và những lãnh vực khác liên quan đến đời sống giáo xứ. Một ví dụ về điều này là Ủy ban Phụng

Page 106: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

vụ và Đời sống Thiêng liêng, được thành lập tại một giáo xứ gần Trường Đại học Notre Dame. Một ủy ban như vậy sẽ chịu trách nhiệm về các việc như: đánh giá những nhu cầu của cộng đoàn giáo xứ, cung cấp các kỳ tĩnh tâm, các sứ vụ, những ngày kỷ niệm trong giáo xứ v.v... họ cũng có thể tham gia các vấn đề như giáo xứ sắp cử hành Mùa Chay như thế nào. Họ có thể kêu gọi mọi người, đưa ra những đề nghị, thực hiện những cách sắp xếp. Họ có thể nhận xét về tình trạng thiếu đọc sách thiêng liêng, mong muốn các nhóm cầu nguyện, nhu cầu khuyên bảo và định hướng thiêng liêng, và họ sẽ phải suy nghĩ về cách làm thế nào để có thể đáp ứng những nhu cầu này. Vì thế, phụng vụ được coi như hơn cả một nghi thức sáng Chúa nhật: Phụng vụ là buổi cầu nguyện chung của cộng đoàn, và theo đúng nghĩa, phụng vụ phải lan tràn tới đời sống của cả cá nhân lẫn xã hội, và phụng vụ cũng nuôi dưỡng sức sống hằng ngày của đời sống Ki-tô hữu.

Nhưng một ban phụng vụ như vậy cũng sẽ phải có quan hệ gần gũi với hai lãnh vực khác của đời sống giáo xứ: đào tạo và lãnh vực mà hiện nay thường được gọi là “công lý và hòa bình”.

Mối quan hệ với việc đào tạo thật rõ rệt. Nhiều việc đào tạo trong giáo xứ mang hình thức chuẩn bị cho mọi người lãnh nhận các bí tích: chuẩn bị các bậc cha mẹ về phép rửa của con cái họ, chuẩn bị các thiếu nhi lãnh phép thêm sức và Rước lễ lần đầu, chuẩn bị các đôi hôn phối, chuẩn bị những người trở lại đạo được đón nhận vào Giáo hội. Nhưng lối đào tạo Ki-tô hữu mà hiện nay, Nghi thức Khai tâm Ki-tô giáo Dành cho Người lớn đã cung cấp cho chúng ta khiến không thể tiếp tục giả thiết là việc đào tạo có trước, rồi mới đến phụng vụ. Tình trạng căng

Page 107: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

thẳng hiện nay nằm trong việc đào tạo đời sống Ki-tô hữu, một lối đào tạo mà trong đó, các buổi cử hành phụng vụ khác nhau chính là những bàn đạp, hoặc nói đúng hơn, đó là những tiêu chuẩn thực sự định hình và hướng dẫn quy trình đào tạo. Quy trình này đưa chúng ta đến một lãnh vực tổng quát khác cần thảo luận, đó là vai trò của phụng vụ trong việc đào tạo Ki-tô hữu, nhưng bây giờ, điều này đủ để lôi kéo chúng ta phải chú ý đến nó.

Lãnh vực khác của mối quan hệ chắc hẳn phải là lãnh vực về công lý và hòa bình, nghĩa là mối quan hệ với những người trong giáo xứ, những người quan tâm đến sự đóng góp của cộng đoàn với xã hội, cho dù về mặt giúp đỡ người nghèo khổ và túng thiếu, hoặc về mặt đánh giá các vấn đề chính trị địa phương, quốc gia, quốc tế, và nỗ lực phấn đấu để góp phần vào quá trình chính trị. Khi chúng ta càng ngày càng được đào tạo nhờ phụng vụ và Kinh Thánh, thì chúng ta sẽ càng ngày càng dễ dàng hơn trong việc đặt ra các câu hỏi về trách nhiệm của mình đối với thế giới rộng lớn hơn. Việc cầu nguyện cho thế giới là bước đầu tiên, chứ không phải là bước sau cùng. Mỗi tuần, việc cử hành phụng vụ giúp chúng ta được gặp gỡ một vị Thiên Chúa, Đấng đã tự làm cho mình có tiếng là người yêu thương kẻ nghèo hèn, giải thoát kẻ bị áp bức, và biện hộ cho những nạn nhân của tình trạng bất công. Càng ngày, chúng ta sẽ càng nhận thấy rằng khi chúng ta cử hành phụng vụ một cách nghiêm túc hơn, thì mọi người sẽ càng ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội. Khi chúng ta không chia sẻ tài sản của mình, thì chúng ta có thể làm thế nào để tiếp tục việc bẻ bánh trong phụng vụ? Khi chúng ta không có ý thức về hàng triệu đồng loại của mình, những người còn rất lâu mới có được kinh nghiệm riêng về việc giải thoát, thì chúng ta có thể làm

Page 108: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

thế nào để cử hành hành động giải thoát của Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô? Điều thú vị là tại Châu Âu và Mỹ, nhiều người đã trở thành những người đầu tiên dồn hết tâm trí vào việc cải cách phụng vụ đều là các nhân vật mà hiện nay chúng ta gọi là “các nhà hoạt động xã hội”. Nếu phụng vụ đã từng làm điều đó cho họ, thì phụng vụ cũng sẽ làm như vậy cho chúng ta. Chắc hẳn trong ban phụng vụ nên có đại diện là các nhà hoạt động công lý và hòa bình, và những người trong ban phụng vụ và đời sống thiêng liêng nên đại diện cho ủy ban hoạt động xã hội của giáo xứ. Nếu không, thì hai lãnh vực của đời sống Ki-tô hữu có thể không bao giờ gặp gỡ nhau: họ vẫn sẽ không hòa nhập, thay vì mỗi người đều giúp đỡ người khác lắng nghe Tin Mừng.

Trong cơ cấu của đời sống giáo xứ, hoạt động của tất cả mọi ủy ban và nhóm lên kế hoạch cần được giữ trong triển vọng. Sau cùng, vai trò của vị linh mục, nhà lãnh đạo mục vụ, không phải là tự điều hành tất cả mọi việc, nhưng là giữ cho các lãnh vực hoạt động khác nhau đều liên kết với nhau, và điều phối những khả năng khác nhau và những sự thấu hiểu của Dân Thiên Chúa mà ngài đã được giao phó để chăm sóc.

Page 109: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

V. Kết luận: Một số Nguyên tắc Chung

1. Đối với những người dồn hết tâm trí vào việc lên kế hoạch phụng vụ, một ý tưởng hay là trước hết, họ nên ngồi xuống và suy nghĩ về những việc mà họ dự tính.

2. Nhóm lên kế hoạch phụng vụ thực sự nên bao gồm tất cả những người đang thi hành các thừa tác vụ trong buổi cử hành hiện đang được lên kế hoạch, cộng với các đại diện từ cộng đoàn.

3. Thủ tục gợi ý đối với việc lên kế hoạch một buổi phụng vụ bắt đầu bằng Phụng vụ Lời Chúa, và đặc biệt với bài Tin Mừng, rồi trở lại với các Nghi thức Dẫn nhập, và sau đó, hướng tới phần Phụng vụ Thánh Thể.

4. Các nguyên tắc tương tự sẽ áp dụng cho việc lên kế hoạch các buổi phụng vụ cụ thể, như các Nghi thức Tuần Thánh, hoặc buổi cử hành phép rửa, cũng như các buổi phụng vụ dành cho các nhóm cụ thể, chẳng hạn như các nhóm thiếu nhi hoặc người lớn.

5. Thật là một ý tưởng hay khi có cách thức nào đó để liên kết việc lên kế hoạch và cử hành phụng vụ với các lãnh vực khác của đời sống cộng đoàn, sao cho phụng vụ không trở thành một kết thúc nơi chính nó, nhưng cả hai đều phản ánh và định hình đời sống mở rộng hơn của giáo xứ.

Page 110: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

Câu hỏi Thảo luận

1. Bạn hãy thảo luận về thứ tự ưu tiên cần dành cho các giá trị sau đây: chất lượng cao (của âm nhạc, bài đọc, bài giảng v.v...); tinh thần cầu nguyện; bao hàm cả cộng đoàn; lòng sùng kính; tính đa dạng; duy trì những cách thực hành theo truyền thống; tuân thủ các chỉ thị; sự long trọng; tính chất giản dị; bầu khí thư giãn.

2. Hãy thảo luận về nguyên nhân tại sao nhóm của bạn dành ưu tiên cho một số giá trị, trong khi các nhóm Ki-tô hữu khác có thể dành ưu tiên cho một tập hợp các giá trị khác hẳn. (Hoặc, nếu bạn không thể đi đến chỗ nhất trí, hãy thử xem xét nguyên nhân tại sao một số bạn chọn một tập hợp các giá trị, và những người còn lại chọn tập hợp các giá trị khác: điều này nói lên cái gì về chính bạn?).

3. Căn cứ vào giáo xứ của bạn, có nên có một ban phụng vụ và một nhóm lên kế hoạch không? Cần phải vạch ra những trách nhiệm như thế nào giữa hai bên? Nên mời người nào phục vụ trong từng bên?

4. Dưới ánh sáng của các cuộc thảo luận trước đây, bạn hãy vạch ra một hình thức thủ tục đối với việc lên kế hoạch phụng vụ, tạm thời phân phối cho từng bước một số lượng thời gian trong toàn bộ khuôn khổ thời gian của cuộc họp lên kế hoạch.

5. Hãy thảo luận về những lợi ích của việc lên kế hoạch cho các buổi cử hành riêng biệt, trước khi đảm nhận việc lên kế hoạch cho cả mùa hoặc năm phụng vụ.

Page 111: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long
Page 112: Don Gian Hoa Trong Phung Vu - Tran Dinh Long

NỘI DUNG

Giới thiệu

1. Phụng vụ Là Gì? 2. Phụng vụ Lời Chúa 3. Phụng vụ Thánh Thể 4. Lên Kế hoạch Phụng vụ