hãy chuẩn bị cho Địa chấn nam hải (nankai jishin)

24
©やなせたかし Vì người nước ngoài Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin) NGƯỜI ĐỘNG ĐẤT (JISHIN MAN) NGƯỜI SÓNG THẦN (TSUNAMI MAN) CẬU BÉ ĐỐI SÁCH (TAISAKU KUN) CÔ BÉ GIÚP ĐỠ (HELPER CHAN) NGƯỜI CHỈ ĐẠO (YŪDŌ KUN) TIẾN SĨ KHÍ TƯỢNG (TROUGH HAKASE) ベトナム語

Upload: duonganh

Post on 07-Feb-2017

223 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

©やなせたかし

Vì người nước ngoài

Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải(Nankai Jishin)

NGƯỜI ĐỘNG ĐẤT(JISHIN MAN)

NGƯỜI SÓNG THẦN(TSUNAMI MAN)

CẬU BÉ ĐỐI SÁCH(TAISAKU KUN)

CÔ BÉ GIÚP ĐỠ(HELPER CHAN)

NGƯỜI CHỈ ĐẠO(YŪDŌ KUN)

TIẾN SĨ KHÍ TƯỢNG(TROUGH HAKASE)

ベトナム語

Page 2: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

Gửi đến người dân trong Kochi Ken

Nhật Bản là 1 đất nước động đất. Trên thế giới, khoảng 20% các trận động đất lớn trên 6.0 độ phát sinh ở Nhật Bản (Tham khảo bảng dưới). Kochi Ken, nơi các bạn đang sinh sống, trong khoảng 100 đến 150 năm Đại địa chấn Nam Hải sẽ xẩy ra. Địa chấn Nam Hải tháng 12 năm 1946 xẩy ra, đã có 679 người bị chết và mất tích「Địa chấn Nam Hải thời Chiêu Hòa」.

Địa chấn Nam Hải này sẽ có khả năng tái xảy ra trong nửa đầu thế kỉ 21. Khi đó, thiệt hại được dự tưởng sẽ vô cùng lớn. Do đó, với mục đích chuẩn bị cho người ngoại quốc đối phó với cơn Đại địa chấn có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Kochi Ken đã phát hành để tham khảo một cuốn sách nhỏ 「Chuẩn bị cho địa chấn Nam Hải」(Phát hành tháng 1 năm 2005) và bản hướng dẫn「Bảng kiểm tra 7 cách bảo vệ sinh mạng trong Địa chấn Nam Hải」(phát hành tháng 6 năm 2006). Và được dịch ra 6 ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philipin, Indonesia, Việt Nam. Hiện tại ở Kochi Ken, 6 ngôn ngữ này chiếm trên 90% số người ngoại quốc đang sinh sống.

Khi những trận địa chấn lớn như Địa chấn Nam Hải phát sinh, vì những thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều khả năng phản ứng của các cơ quan hành chính. Vì thế để chờ được đến khi nhận được sự trợ giúp từ các cơ quan chức năng, mỗi người phải tự dựa vào sức của mình, và vừa tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, hàng xóm để có thể tìm được sự sống. Từ những mục đích đó, cuốn sách nhỏ này kí tải một cách chi tiết về sự “Tự trợ”「Tự bảo vệ chính mình」và “Cộng trợ”「Giúp đỡ những người xung quanh」. Và chúng tôi nghĩ nó sẽ chuyển đến các bạn những điều thiết yếu, để giảm mức thiệt hại xuống nhỏ nhất khi địa chấn xẩy ra. Cuốn sách này không chỉ giới hạn trong Địa chấn Nam Hải, mà còn có thể sử dụng cho những thiên tai và địa chấn khác, vì thế khi còn đang sinh sống ở Nhật Bản, mỗi gia đình hãy đặt và bảo quản nó ở những nơi dễ nhìn thấy nhất, khi cần thiết nên đọc và các bạn hãy chuẩn bị cho Địa chấn có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.

03/2008 Hiệp hội giao lưu quốc tế, Kochi Ken Chủ tịch: HASHII SHOROKU

Theo hồ sơ Phòng hại đã phát hành của chính phủ Nhật (bản năm 2004)

So sánh giữa tai họa củaNhật và Thế Giới

Plate và phân bố tâm chấn của thế giới

■ Số lần xẩy ra địa chấn lớn hơn 6.0 Magnitude

Nhật Bản220 (22.9%)

Thế Giới960

(100%)

Chú ý: Từ 1995 đến 2004,về Nhật Bản là do cơ quan khí tượng tác thành. Về Thế Giới thì do Sở nội các tác thành dựa trên tư liệu USGS

Chú ý:1993-2002, Địa chấn nhỏ: Trên 5.0 Mag, ở độ sâu 100kmTư liệu: Dựa vào tư liệu của cục điều tra địa chấn Mĩ, Cơ quan khí tượng tác thành.

Plate châu Phi

Plate Nam Mĩ

Plate Nam Cực

Plate Ấn Độ

Plate Thái Bình Dương

Plate biển Philipin

Plate Âu Á

Plate Bắc Mĩ

Page 3: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

Mục lụcĐịa chấn Nam Hải chắc chắn sẽ xẩy ra

① Cơ cấu xẩy ra địa chấn .................................................................................................................1

② Địa chấn Nam Hải trong quá khứ ................................................................................................1

Dự báo tai hại của Địa chấn Nam Hải

③ Shindo (chấn độ) và Magnitude (mức độ) ...................................................................................2

④ Chấn độ và thiệt hại .....................................................................................................................2

⑤ Đặc trưng của Địa chấn Nam Hải lần tiếp theo ...........................................................................3

Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải!

⑥ Dự tưởng chấn độ- Dự báo Sóng thần- Xác nhận nơi tránh nạn .................................................4

⑦ Phòng đổ vỡ nhà cửa ....................................................................................................................4

⑧ Phòng chống đổ vỡ đồ đạc ...........................................................................................................8

⑨ Phương pháp xác nhận an toàn ..................................................................................................10

⑩ Vật dụng khẩn cấp và vật dụng tích trữ ..................................................................................... 11

⑪ Gia nhập bảo hiểm (bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm địa chấn) ....................................................12

⑫ Sống chung với địa chấn (Tham gia tổ chức tự chủ phòng tai) .................................................12

Tự bảo vệ sinh mệnh trong Địa chấn Nam Hải

⑬ Nếu đang ở trong nhà hay chung cư ..........................................................................................14

⑭ Nếu đang ở ngoài .......................................................................................................................14

⑮ Nếu đang trên phương tiện giao thông .......................................................................................15

⑯ Tốc báo khẩn cấp địa chấn .........................................................................................................15

⑰ Bảo vệ bản thân trong Sóng thần (Tsunami) ..............................................................................15

⑱ Nguy hiểm vẫn còn ....................................................................................................................16

⑲ Nắm vững thông tin liên quan đến địa chấn và cuộc sống ........................................................17

⑳ Thông báo vô sự đến cơ quan trực thuộc, đại sứ quán, lãnh sứ quán ........................................17

㉑ Phân loại các hoạt động cứu trợ y tế, Triage ..............................................................................17

㉒ Sinh hoạt tránh nạn ....................................................................................................................18

Những hoạt động liên quan khác

㉓ Tham gia hoạt động tình nguyện ...............................................................................................19

㉔ Điều tra và phán định thiệt hại nhà cửa .....................................................................................19

㉕ Những ngôn ngữ thông dụng khi địa chấn phát sinh .................................................................20

Bảng kiểm tra 7 điểm trọng yếu để bảo vệ sinh mạng trong Địa chấn Nam Hải

Page 4: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

1

Chuyển động giữa Plate

Kochi Ken Kochi Ken Kochi Ken

PlateÂu Á

Khe biển

Platebiển Philipin

Tích lũy phù saPhát sinh Sóng thần

(Tsunami)

Địa

chấ

n N

am H

ải c

hắc

chắn

sẽ x

ẩy r

a 1 Cơ cấu xẩy ra địa chấnBề mặt trái đất được che phủ những nền đá dạng bản khổng lồ dày hàng chục Km, được gọi là

「PLATE」. Những PLATE này trong năm có những di động rất chậm rãi từ vài cm đến vài chục cm.Ngoài khơi vịnh Tosa, PLATE biển Philipin đang chuyển động chìm phía dưới PLATE Eurasia (Châu

Âu+ Châu Á). Mỗi năm, ranh giới của hai PLATE này đang từng chút một bẻ gần lại với nhau. Khi mà sự chịu đựng với lực bẻ này đạt tới giới hạn, thì PLATE bị kéo này sẽ đột ngột quay trở lại vị trí ban đầu, tạo lên một “bước nhảy” lên trên và Địa chấn Nam Hải sẽ phát sinh. Khi Địa chấn Nam Hải phát sinh thì toàn bộ Kochi Ken sẽ rung chuyển rất lớn, thêm vào đó sự lên xuống của đáy biển sẽ gây ra Sóng thần (Tsunami)

2 Địa chấn Nam Hải trong quá khứĐịa chấn Nam Hải có thể lập đi lập lại!

Địa chấn Nam Hải đến nay thì khoảng 100 đến 150 năm phát sinh một lần. Lần gần đây nhất là năm 1946. Và vì xẩy ra với quy mô nhỏ, nên năng lượng vẫn còn tích trữ. Địa chấn Nam Hải lần tiếp theo được dự báo sẽ không đợi đến 100 năm, mà nửa đầu thế kỉ này sẽ có khả năng phát sinh. Hơn nữa, trong quá khứ Địa chấn Đông Nam Hải (Tonankai Jishin) và Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin) đã đồng thời phát sinh liên động. Sự phát sinh của Địa chấn Đông Nam Hải là có liên quan đến Địa chấn Nam Hải. Địa chấn Nam Hải với những dao động lớn sẽ kéo theo Sóng thần (Tsunami), năm 1605 khi Địa chấn Keicho xẩy ra, dao động nhỏ nhưng đã kéo theo Sóng thần, gây thiệt hại vô cùng lớn.

Địa chấn Nam Hải năm 1946Địa chấn Nam Hải năm 1946 đã

khiến Kochi Ken và các vùng lân cận bị ảnh hưởng nặng nề. 21/12/1946 thời điểm 4h19’ sáng, ngoài khơi bán đảo Shionomisaki, Wakayama Ken , từ đáy biển ở độ sâu khoảng 50Km đã phát sinh địa chấn. Qui mô của địa chấn ở mức 8.0 Magnitude (đơn vị đo động đất ở Nhật, khác với độ Richter của Mĩ).

Tại vùng ven biển của Kochi Ken đã nổi Sóng thần (Tsunami) cao 4 – 6m. Chấn động lớn cộng Sóng thần đã khiến 679 người tử vong và mất tích, 1836 người bị thương và các tổn thất khác, 4846 căn hộ bị phá hủy và cuốn trôi...

Bản đồ địa hình đáy biển ( Theo trung tâm khí tượng hải dương, cục Bảo an biển)

Vùng màu hồng là vùng được dự báo là vùng tâm chấn. (Trái) Địa chấn Nam Hải・(Phải) Địa chấn Đông Nam HảiSự chuyển động trong phạm vi rộng này, được dự báo sẽ phát sinh địa chấn.

Page 5: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

2

Dự báo tai hại của Đ

ịa chấn Nam

Hải

3 Shindo (chấn độ) và Magnitude (mức độ)Mặt đất xung quanh vị trí dưới chân có mức độ rung chuyển bao nhiêu phụ thuộc vào những điều

kiện như: Độ lớn Magnitude, cự li từ tâm chấn, địa hình, địa bàn.Quan hệ của Chấn độ (Shindo) và mức độ (Magnitude) cũng giống như quan hệ của ánh sáng từ

bóng đèn và ánh sáng chiếu đến mặt bàn. Dù bóng đèn có sáng, nhưng nếu ở nơi xa bóng đèn thì ánh sáng trên mặt bàn cũng bị tối đi. Như vậy, Mức độ (Magnitude) có lớn đi chăng nữa, nhưng nếu ở nơi xa tâm chấn thì Chấn độ (Shindo) cũng nhỏ dần đi.

Việc lý giải một cách chính xác sự khác nhau giữa Shindo và Magnitude rất quan trọng. Vì sao lại thế? 14/01/1978 khi Địa chấn gần biển Izuooshima xẩy ra, người dân đã hiểu nhầm phát biểu「Tiếp theo, sẽ có khả năng phát sinh dư chấn 6.0 Magnitude」thành「Dư chấn 6 Shindo」, vì thế đã phát sinh sự hỗn loạn.

4 Chấn độ và thiệt hại

Cấp chấn độ Thuyết minh Cấp

chấn độ Thuyết minh

0

Không cảm nhận thấy rung động

5 yếu

Nhiều người t ìm cách bảo vệ sự an toàn thân thể. Nhiều đồ vật đổ vỡ, kính cửa sổ có thể vỡ và rơi xuống.

1

Một số người trong phòng cảm nhận được rung động rất nhỏ 5

mạnh

Cảm giác rất khủng hoảng. Tivi trên bàn đổ. Nhiều bức tường không chắn chắn bị phá, mộ đá bị đổ.

2

Nhiều người trong phòng cảm nhận được rung động, đồ vật hơi chuyển động 6

yếu

Chắc chắn tường, kính của những tòa nhà cao tầng bị phá, rơi. Những tòa nhà gỗ sức chịu đựng kém có thể bị phá. Có sự phát sinh nứt lở đất, núi.

3

Đa số mọi người đều cảm nhận được rung động. Bát đũa trên giá va chạm, tạo âm thanh

6mạnh

Nhiều tường, kính nhà cao tầng bị phá, rơi. Những tòa nhà bê tông yếu có thể bị phá. Có sự phát sinh nứt lở đất, núi.

4

Đương nhiên có cảm giác hốt hoảng, đồ vật rung động mạnh, có sự đổ vỡ đồ đạc không chắc chắn.

7

Những tòa nhà có sức chịu đựng lớn cũng bị phá hủy lớn. Phát sinh nứt lở đất, núi. Địa hình biết dạng.

* “Chấn độ Shindo” là giá trị được xác định dựa trên giá trị số trên Chấn độ Kế. Đoạn văn được thuyết minh ở bảng trên, trường hợp chấn độ đã được xác định, thì nó sẽ biểu thị địa bàn xung quanh sẽ xảy ra hiện tượng và thiệt hại như thế nào. Tại「Bảng giải thuyết của các cấp chấn độ liên quan」, những vấn đề chủ yếu đã được kí tải.

©やなせたかし

Page 6: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

Phân bố chấn độ đã được dự tưởngĐiều tra cơ sở đối sách với địa chấn lần 2, Kochi Ken 03/2004

Chấn độ (Shindo)

5 yếu

5 mạnh

6 yếu

6 mạnh

3

5 Đặc trưng của Địa chấn Nam Hải lần tiếp theo1)Dao động lớn

Địa chấn Nam Hải lần tiếp theo dự đoán sẽ ở mức 8.4 Magnitude (Gấp khoảng 4 lần năm 1946), toàn Kochi Ken sẽ có chấn độ từ 5 mạnh đến 6 mạnh (một bộ phận có chấn độ là 7). Dao động lớn này được dự đoán sẽ kéo dài liên tục trong khoảng 100 giây.

2)Lún đất và sự lưu nhập của nước biểnDo ảnh hưởng của địa chấn, đất cũng được dự báo sẽ lún xuống, trước khi Sóng thần (Tsunami) ập đến, việc

lưu nhập của nước biển cũng cần phải suy nghĩ tới. Địa chấn Nam Hải năm 1946 , địa bàn Ashizurimisaki, Murotomisaki vươn cao lên, vùng trung tâm thành phố Kochi đã bị lún xuống.

3)Tai họa lở đấtDo động đất, có khả năng phát sinh lũ lớn. Lũ lớn sẽ phá hủy bề mặt nghiêng, sông sẽ bị chặn lại, tạo thành hồ

(Đập cát). Khi đó đến khi những đập cát này không chịu đựng được nữa, thì lượng nước bị chặn và đất cát sẽ đẩy xuống hạ lưu một mạch. Và tất nhiên ngoài động đất, các bề mặt nghiêng còn bị tàn phá bởi mưa lớn. Nếu động đất xẩy ra đúng vào thời điểm mưa lớn, thì cần đặc biệt chú ý. Khi trạng thái của các con sông sau địa chấn khác với bình thường ( Lượng nước thay đổi, nước sông đột ngột đục đi...) thì tất yếu cần chú ý.

4)Đại Sóng thần (Ootsunami)Địa chấn Nam Hải lần tiếp theo sẽ có Đại Sóng thần hơn 3m, tấn công vào khu vực ven biển.

Số căn bị toàn phá

(không gồm hư hại)

Tổng Động Sóng thần Lở đất Hỏa hoạn Hóa lỏng

K.81600(Chiếm 15,4%

trong 530 000 cănnhà ở Kochi Ken)

K.31200 K.35700 K.9900 K.2700 K.2100

Số tử vong・Bị thương

Tổng Tử vong Bị thương

K.20390(Chiếm 2,5%

trong 810 000 dân số Kochi Ken,

năm 2000)

K.9630(Sập nhà K.1800, Sóng thần K.7000,

Lở đất K.680, Hỏa hoạn K.150)

K.10760(Sập nhà K.9340, Lở đất K.850, Hỏa hoạn K.570)

©やなせたかし

5)Thiệt hại dự tưởngThiệt hại về nhà cửa và con người đã được dự tưởng.Trường hợp xẩy ra vào sáng sớm, khi đa số mọi người còn đang ngủ.

(Điều tra cơ sở đối sách với địa chấn lần 2,Kochi Ken 03/2004)

Page 7: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

4

Mái nhà nặng Ít tường Móng yếu Mục nát hóa

Bản đồ Sóng thần xâm nhập sâu: Kochi City Bản đồ thời gian đạt đến Sóng thần: Kochi City

Đối tượng kiểm tra: * Kiểm tra phương pháp thi công với những căn hộ được xây dựng trước 31/05/1981, những căn hộ bằng gỗ được thi công theo phương pháp truyền thống của địa phương ( Nhà riêng, nhà tập thể, chung cư...)

Nước xâmnhập sâu

(m)

Thời gian(phút)

Trường hợp không xây đường đê biển cuối cùng. Trường hợp không xây đường đê biển cuối cùng.

Hãy chuẩn bị cho Đ

ịa chấn Nam

Hải!

6 Dự tưởng chấn độ- Dự báo Sóng thần- Xác nhận nơi tránh nạnDự tưởng chấn độ - Xác nhận Sóng thần

Để chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải, đầu tiên ở nơi sống, làm việc, tất yếu cần biết chính xác về dự báo chấn độ vùng hoạt động, nơi nước xâm nhập bởi Sóng thần. Hãy xác nhận ở Góc Tình Báo Địa Chấn Nam Hải, tầng 1 Prefectural Office, hoặc Website của Kochi Ken「Chuẩn bị tốt cho địa chấn Nam Hải」. (Chỉ có tiếng Nhật)

Home Page: http://www.pref.kochi.jp/˜shoubou/sonaetegood/index.html

Xác nhận điểm tránh nạnBạn hãy xác nhận đường đi và thời gian cần thiết để đến điểm tránh nạn trong khu vực của bạn. Đặc

biệt trong khu vực Sóng thần, hãy xác nhận chính xác nơi tránh nạn an toàn (Sóng thần không tới)

7 Phòng đổ vỡ nhà cửa1)Hãy kiểm tra sức chịu đựng với động đất của nhà bạn!

Nơi bạn đang ở có khả năng chịu đựng được địa chấn lớn không? Cũng giống như cơ thể của bạn, ngôi nhà cũng cần「Kiểm tra sức khỏe」, để biết mức độ an toàn đến đâu.

Những ngôi nhà được xây dựng trước năm 1981, thì nhiều trường hợp có vấn đề về khả năng chịu đựng với địa chấn. Phí kiểm tra là 3000 Yên (Hiện tại năm 2007), đăng kí ở các Shi, Machi, Mura.

(Cuộc điều tra đánh giá tu bổ công tác phòng chống Sóng thần của Kochi Ken 05/2005)

「南なん海かい地じ震しんに備

そなえてGOOD!!」

Page 8: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

5

Nhiều tường

Ít tườngMục nát hóa Mục nát,

bị mối ăn

Vùng đấtkhông ổn định

Địa bàn tốt Địa bàn xấuKết cấu cómành bêtông sắt

Kết cấu khôngcó trúc sắt

Có vết rạn,nứt

Các kết cấu khácBảo thạch

Đá kếtKhối kết

❶ Địa bàn-cơ sở

❹ Sức chịu đựng của tòa nhà

Chưa chuẩn

Chuẩn

❸ Lượng của tường❷ Sự điều hòa trong bố trí tường

Bàn bạc về vấn đề cảitu sức chịu động

Thông qua các chuyên gia, điềutra chi tiết và kế hoạch cải tu

Nhờ chuyên gia thiếtkế cải tu vấn đề

Thi công

■Kiểm tra sức chịu đựng với động đất là gì?Kiểm tra này sẽ tiến hành điều tra về hiện trạng địa bàn-cơ sở, sự điều hòa trong cách bố trí tường, độ dày của

tường, sức chịu đựng của tòa nhà. Dựa vào những kết quả đó có thể đánh giá một cách tổng thể về khả năng chịu đựng của tòa nhà với địa chấn. (Những người đang thuê nhà, hãy hỏi chủ nhà về vấn đề này)

2)Cải tu sức chịu độngSau khi kiểm tra, các vấn đề về sức chịu động của căn nhà được xác nhận và cần các biện pháp nâng cao. Để có

thể cải tu được, thì việc quan trọng là lập đề án cải tu. Hãy hỏi ý kiến các trung tâm kiến trúc, xây dựng, những cơ quan có thể tin cậy được. ( Vì tiếng nước ngoài không thông dụng, bạn hãy đi cùng người biết tiếng Nhật)

◆ Trước khi tiến hành cải tu, nhất thiết phải nhận bản kế hoạch cải tu sức chịu động.

Khi tiến hành sửa đổi, là cơ hội rất tốt để nâng cao hiệu quả của công tác cải tu sức chịu động. Những ai chưa an tâm về bản kế hoạch cải tu, hãy liên lạc, hỏi ý kiến trung tâm Housing Earthquake Resistance Center (088-825-1240), những người có trách nhiệm sẽ kiểm tra miễn phí. (Chỉ sử dụng tiếng Nhật)

Nhà cửa bị tàn phá trong trận địa chấn Chuetsu (Trung Việt) ở Niigata Ken (Niigata Ken, Nagaoka City)

Page 9: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

6

□ Những kết cấu block dễ biến dạng như bằng giấy có được sử dụng nhiều hay không?

□ Có phải chịu sự đè nặng của những vật khác hay không?

□ Hàng rào có cao quá hay không? (dưới 2,2m)

□ Có kết cấu móng hay không?

□ Độ dày của hàng rào là bao nhiêu? (Trường hợp cao hơn 2m thì bề dày cần thiết là trên 15cm)

□ Khớp nối giữa hai block hàng rào có bị nứt hay không? □ Trên đỉnh có bị hở

hay không?

□ Có bị mục hay trượt ra không?

□ Có được cố định bằng đinh hay không?

□ Có thanh chống đột xuất hay không? (cần thiết với hàng rào cao trên 3,4m)

□ Độ dài của thanh chống đột xuất là bao nhiêu? (So với chiều cao hàng rào, dài hơn 1/5)

□ Mái nhà có bị vỡ,nứt hay không?

□ Nhà có bị dột hay không?

□ Nền nhà có bị hư hại gì hay không?

□ Quả bóng bàn hay bút chì tròn, có bị lăn trên sàn nhà không?

□ Nơi bố trí và di chuyển đồ nội thất có gì bất ổn không?

□ Khi có bão, căn nhà có bị lay động?

□ Kết cấu bê tông có vết nứt không?

□ Móng có bị mối mọt, mục rữa hay không?

□ Phần dưới mái lợp có bị mục hay lỗ mối không?

□ Tường xi măng có bị nứt không?

□ Tường gỗ có bị mục, khe nứt không?

Phía ngoài nhà Phía trong nhà

3)Duy trì quản lí nhà cao tầng: Mái nhàNhững tòa nhà cao tầng hiện tại không có vấn đề, nhưng nếu không chú ý tới thì khả năng chịu đựng sẽ yếu

dần đi. Quan trọng nhất là phải đối ứng sớm. Chỉ cần có một trong các điểm dưới đây, hãy tiến hành liên lạc ngay với Housing Earthquake Resistance Center (Chỉ sử dụng tiếng Nhật)

4)Hàng rào (gỗ, giấy) cũng cần kiểm tra!Hàng rào block khi bị đổ, sẽ chắn xuống đường, gây cản trở cho công tác cứu trợ, tránh nạn và hoạt động cưu

hỏa. Hãy kiểm tra hàng rào block (gỗ, giấy)!

Tham khảo thêm:〈次つぎ

の南なん

海かい

地じ

震しん

に備そな

えるために〉Kochi City

Page 10: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

7

5)Chú ý những sự cố trong hợp đồng!

● Hãy bàn bạc tham khảo ý kiến gia đình

● Hãy hỏi ý kiến Shi, Cho, Mura (Office) hay Housing Ea r thquake Res i s t ance Center (088-825-1240)

Hỏi ý kiến!● Khi mà nhà thầu có thúc giục

hối thúc và ghi trong hợp đồng「Nếu là bây giờ, sẽ có lợi」, cần chú ý.

● Hãy so sánh bảng giá của một số công ty.

Khi thi công!

● Nhất thiết phải làm hợp đồng trên giấy tờ (Khế ước thư, đồ diện, bảng giá)

● Trong trường hợp trong hợp đồng có phương pháp giao dịch thương mại đặc biệt (tùy thuộc công ty), thì trong vòng 8 ngày có thể giải ước vô điều kiện (Cooling Off). Trương hợp hợp đồng không ghi về Cooling Off, thì quá 8 ngày cũng có thể giải ước vô điều kiện.

● Nếu có điểm gì nghi vấn hay sự cố hợp đồng, hãy liên lạc đến Kochi Prefecture Consumers Center (088-824-0999)

Hợp đồng thi công!

6)Cửa sổ tham khảo đã được thành lập!Ở các Shi, Cho, Mura (Office...) các cửa sổ chẩn đoán sức chịu động đã được thiết lập. Khi cần tham khảo bàn

bạc về vấn đề này, hãy hỏi ý kiến đến Housing Earthquake Resistance Center (chỉ sử dụng tiếng Nhật)

Nội dung bàn bạc Địa chỉ liên lạc đầu tiên Thời gian làm việc Lưu ý

Hỏi ý kiến miễn phí về Cải thiện- Chẩn đoán

Housing Earthquake Resistance Center (Hiệp hội kiến trúc Kochi)Tel: 088-825-1240Fax: 088-822-1170

10h~16hTrừ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ

[email protected]: http://ww.ksjk.or.jp

Hỏi ý kiến miễn phí về thiết kế nhà, cải thiện- chẩn đoán

Hiệp hội kiến trúc KochiTel: 088-825-1231Fax: 088-822-1170

9h~17hTrừ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ

Hãy hỏi ý kiến trước thi công. Sau đó chúng tôi sẽ liên lạc về thời gian bàn bạ[email protected]

Hiệp hội giám sát thiết kế kiến trúc KochiTel: 088-872-4901Fax: 088-824-8107

9h~17hTrừ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ

Địa điểm bàn bạc: Ekoasu Umaji-mura (Kochi shi, Minamigoza 22-33)(Thời gian: thứ 7 tuần thứ 2, 4 mỗi tháng 13h~15h) (hỏi trước thi công)Tel: 088-880-1812Fax: 088-880-1815

Hội kiến trúc sư KochiTel: 088-822-0255Fax: 088-822-0612

9h~17hTrừ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ

Trước khi bàn bạc, xin hãy liên lạc trước bằng Fax hoặc [email protected]

Giới thiệu cty thi công tu bổ sức chịu động

Hiệp hội kiến thiết Kochi, hội kiến trúcTel: 088-824-6171Fax: 088-824-6173

9h~17hTrừ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ

Tổ hợp lao động kiến thiết KochiTel: 088-823-0058Fax: 088-873-5384

9h~17hTrừ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ

Cơ quan tài chính chính phủ về cho vay cải cách

Cơ quan tài chính cp về nhà ở, chi điếm ShikokuTel: 057-088-6035Fax: 087-826-6454

9h~17hTrừ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ

Nơi bàn bạc: Báo Kochi, Takasu Homes Gallery(Thời gian: Chủ nhật tuần thứ 2, 4 mỗi tháng 11h~16h)

※Lợi dụng chế độ biểu thị tính năng nhà ở Công ty kĩ thuật kiến thiết Kochi

Tel: 088-850-4650Fax: 088-892-1495

9h30~16hTrừ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ

※Pháp luật về tình năng nhà ở (Mới, hiện tại) được thống nhất tiêu chuẩn trên toàn quốc.

※※Lợi dụng chế độ bảo chứng tính năng nhà ở

※※Về phẩm chất, tính năng của nhà ở, đối với người sở hữu là thứ được bảo chứng trong 10 năm.

■Bảng tham khảo chi tiết

Page 11: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

8

G G G

RungChuyển động đu đưaĐổ vỡNhảy Rơi

Đổ vỡ gia cụ, tủlạnh, piano

Sự nhảy và rơi củagia cụ, tivi

Sự rơi của đồ đạctrang trí

Di động chuyển dịchcủa gia cụ

Va đập vào tường, sàn dorung động (Thiệt hại tùythuộc vào chất liệu sàn)

Đặt trên tấm ván, sàn sẽ an toàn hơn trên thảm, chiếu

× ○ × ○

Ở nhà ( Theo cục quảng cáo Kobe City) Ở phòng làm việc ( Theo cục quảng cáo Hyogo Ken)

8 Phòng chống đổ vỡ đồ đạcDo rung động lớn, đồ đạc trong phòng bị đổ, Nhà cao tầng, nhà có sức chịu động thấp sẽ bị sập, gây thương

vong cho con người. Hơn nữa kính cửa và bát đĩa bị vỡ cũng có thể gây thương tích.Trong Đại địa chấn Hanshin Awaji khoảng 80% nguyên nhân gây thương tích, tử vong là do sự đổ vỡ của gia

cụ và sập nhà. Gia cụ cố định và nhà sau khi được tăng sức chịu động, thì những hậu quả do sự rung động đa phần có thể giảm được. Hơn nữa bằng sự phòng chống sự phát tán của mảnh kính, bát đĩa vỡ sẽ phòng trừ được thương tích do nguyên nhân đó.

1)Phòng chống đổ vỡ gia cụ■Trong địa chấn, gia cụ sẽ như thế nào?

Đổ vỡ, chuyển động đu đưa, rung, nhảy, rơi (như trong hình dưới), và trượt xuống sàn.

■Hiện trạng của một căn phòng trong địa chấn Hanshin Awaji

■Điểm cốt yếu trong đối sách

(1) Không đặt những đồ vật cao trên thảm, chiếuĐồ vật cao, không nên đặt lên sàn mềm mà hãy đặt

lên sàn cứng. Đặc biệt là ở tầng 2 trở lên.

(2) Đặt đồ nhẹ bên trên đồ nặngKhông đặt những vật nguy hiểm (Kính, kim loại),

nặng (Tivi...) lên trên gia cụ.

Page 12: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

9

An toàn

an toàn

Tăng cường rầm đỡ:Rầm đỡ không được cố địnhkhít với trụ, vì thế nhất thiết

phải cố định thêm bằngchốt kim loại

Chốt kim loại

Cố định khung của tủvào nơi chắc chắn

Ghim chặt và căng

Nhỏ hơn 30 độ

Đổi tuyểnthủ!

Xin lỗiSupoo...

(3) Sử dụng chốt cố định bằng kim loạiChốt cố định bằng kim loại là sự bảo hiểm dễ dàng. Tùy mục đích và nơi sử dụng hãy chọn chốt phù hợp. (Ở

nhà thuê, hãy hỏi ý kiến chủ sở hữu)

● Phương pháp cố địnhCố định vào tường bằng chốt chữ LLiên kết trên dưới những vật nặng

Cố định gia cụ có hiệu quả ở những nơi chắc chắn (Trụ, rầm đỡ, tường, gỗ cứng, chân bàn, ghế, tủ )

Chốt cố định chữ L

Góc của gia cụ và đai nhỏ hơn 30 độ. Nếu bị chùng sẽ không có hiệu quả

Màn ngăn mảnh vỡ

Bố trí hai bên bẳn lề của gia cụ

Trải lớp màn cao su, để đồ vật bên trong không bị trượt ra ngoài

● Cố định chốt kim loại đúng phương pháp

Tùy thuộc vào nơi cố định và cách cắm chốt, khả năng cố định cũng khác nhau

Hãy sử dụng đinh vít dài một chút

* Trường hợp tường không thể đóng chốt được

● Đặt gia cụ dựa về phía sauHãy đặt gia cụ lệch một chút với trực kính. Phía dưới hơi lệch về phía trước, trên dựa vào tường

Chèn thêm miếng đệm vào. Sau đó, khoảng trống giữa trần nhà và gia cụ, cố định vuông góc theo hình ê-ke

● Gôm dínhCố định bằng gôm dính (ngăn sự đổ vỡ của đồ điện và gia cụ)

Page 13: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

× × × × × × × × × ×(    ) ー × × × × × × × × × ×(    ) ー

Phương pháp thuâm truyền tin

1 7

1

1

Những người thuộc vùng thiên tai: số điện thoại gia đình.Những người không thuộc vùng thiên tai: số điện thoạicủa người thuộc vùng thiên tai.

Thông tin được truyền

Thông tin được truyền

Thông tin được truyềnNhập mãđiện thoại khu vực

Phương phápđọc tin nhắn

1 7

2

1

Những người thuộc vùng thiên tai: số điện thoại gia đình.Những người không thuộc vùng thiên tai: số điện thoạicủa người thuộc vùng thiên tai.

Thông tin được truyền

Thông tin được truyền

Thông tin được truyềnNhập mãđiện thoại khu vực

Nhập tin nhắn (30 giây) Nghe tin nhắn

10

Nơi ngủ

Đổ

Đổ

Vị trí ngủNhảy, rơi

TiviVị trí ngủ

Cửa ra vào Không mởđược cửa

Đổ Gia cụ

Không thể chạytránh nạn được

Vị trí ngủ cùng phươngvới gia cụ thì tốt

Trường hợp vị trí ngủ chính diện, hãychọn cự li lớn hơn chiều cao gia cụ

(4) Xem lại cách bố trí đồ đạcKhông nên đặt gia cụ ở phòng ngủ hay gần cửa ra vào.

(5) Cố định đồ điện, piano...Hãy sử dụng bảng hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi của

tiệm, công ty bạn đã mua. (Đổi hàng đã mua)Khi đổi hàng ( Tivi, máy tính, đồ điện) bạn hãy chọn

những vật nhẹ.

(6) Vứt bỏ những thứ không cần thiết. Bán cho những tiệm thu mua đồ tái chế

Hãy xử lý những thứ như quần áo cũ, tạp chí cũ và những thứ không cần thiết. Việc tránh nạn khi động đất sẽ dễ dàng.

2)Phòng chống những mảnh kính vỡ ■ Căng những tấm màn chắn mảnh kính vỡ Ít nhất hãy căng màn chắn mảnh vỡ ở những nơi bạn ở lâu (phòng ngủ) hay những nơi như phòng tắm. ■ Những đồ đắt tiền thì cố định bằng mát tít (để gắn kính) ■ Chú ý sự vỡ vụn của bát đĩa

9 Phương pháp xác nhận an toànKhi địa chấn xẩy ra, trường hợp cả gia đình không ở bên nhau cũng co thể xẩy ra. Hãy suy nghĩ đến trường

hợp không thể quay về nhà được, vì thế hãy cùng quyết định trước nơi tập hợp gia đình (nơi tránh nạn, nhà người quen). Thêm nữa mọi người trong gia đình hãy xác nhận nơi liên lạc với người thân của mình ở cơ quan và trường học. Trường hợp bỏ nhà đến nơi tránh nạn, viết vào giấy nơi đến đầu tiên, dán lên cửa. Và cùng quyết định phương pháp liên lạc với nhau.

Đặc biệt tại vùng xẩy ra địa chấn, việc điện thoại sẽ rất khó khăn. Vì thế hãy sử dụng dịch vụ chuyển tin nhắn như sau.

 Cách chuyển tin nhắn thiên tai「171」Khi địa chấn phát sinh (Từ cấp 6 yếu trở lên), thì tổng đài phục vụ chuyển tin nhắn thiên tai của NTT sẽ hoạt

động. Không nhất thiết phải đăng kí dịch vụ trước. Có thể sử dụng liên lạc và xác nhận an toàn trong trường hợp người thân, bạn bè bị nạn.*Khi dịch vụ chuyển tin nhắn thiên tai hoạt động sẽ được thông báo lên Tivi, Radio.

Page 14: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

11

Lương khô sữa bột

Nướcuống

NướcuốngNướcuống

Nướcuống

Nướcuống

NướcuốngNướcuống

Nướcuống

Lương khô sữa bộtgạo

Túi sưởi

10 Vật dụng khẩn cấp và vật dụng tích trữ

「Những vật dụng khẩn cấp khi địa chấn」và「Vật dụng tích trữ」là khác nhau.

● Đèn pin, radio cầm tay, pin dự phòng

● Tiền, xu (cả tiền lẻ), đồ quý● Passport, chứng minh thư,

thẻ bảo hiểm

● Đồng hồ, vật trợ thính, răng giả, thuốc●Mũ bảo hiểm, mũ phòng hộ, giầy thể thao

Vật dụng tích trữ (Vật tích trữ tại gia, sử dụng khi tránh nạn)Ngay sau địa chấn xảy ra, những thứ thiết yếu như: nước, lương thực, đồ dùng sinh hoạt... không thể ngay lập

tức mua được. Trong thời gian chờ hoạt động cứu trợ, mỗi gia đình cần chuẩn bị trước nước và lương thực. Hơn nữa trong trường hợp sóng thần xâm nhập, vì không thể quay trở về nhà được, nên tích trữ trước ở điểm tránh nạn cũng cần thiết. Trữ lượng trên 3 ngày! Vì thế để chắc chắn, hãy tích trữ đủ.

● Nước uống:1 ngày, 1 người cần trên 3 lít

●Lươc thực: Vì có thể không sử dụng được lương thực, nước, ga, điện trong thời gian dài, hãy lựa chọn theo tiêu chuẩn sau① Có thể bảo quản dài trong điều kiện thường② Không càn chế biến③ Có thể tiết kiệm được④ Giá trị năng lượng, dinh dưỡng đầy đủ⑤ Thích hợp cả với người cao tuổi và trẻ em

● Những thứ khác:Thức ãn chay, sữa bột, giấy vệ sinh... tùy vào tình hình gia đình và tôn giáo

Những vật cần thiết cho sinh hoạt sau khi bị nạn

● Đèn pin (chuẩn bị ở các phòng), radio cầm tay, pin

● Để tiết kiệm nước: nilon dán Lap (trải trên đĩa), túi nilon (có thể dùng như áo mưa)

● Đồ vệ sinh: Khăn, giấy vệ sinh, giấy ăn, đồ lót (thay thế), thuốc cứu thương, đồ dùng sinh lý, băng vệ sinh, mặt nạ phòng độc

● Vì hệ thống giao thông bị tắc nghẹn: phương tiện đi lại tiện lợi như xe máy, xe đạp

● Vì không có ga và lò sưởi: bếp ga du lịch

● Vật cần thiết cho cứu hộ: Găng tay, xà beng, cuốc, xẻng

● Tiền xu để có thể gọi điện thoại công cộng

Những vật dụng khẩn cấp ( Vật mang theo khi tránh nạn)Khi địa chấn xẩy ra, để có thể nhẹ nhàng tránh nạn, hãy chỉ mang theo những vật thật sự cần thiết và đồ vật quý.

Page 15: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

12

0%

34.931.9

40.0

30.0

20.0

10.0

28.1

2.6 1.7 0.9

Tự lực

Gia đình

Bàn bè, hàng xóm

Người qua đường

Đội cứu trợ

Other

Hướng dẫn cách xếp vật dụng khẩn cấp và vật dụng tích trữ trong sinh hoạt thường ngày① Vật dụng khẩn cấp: Trên lối đi khi bỏ chạy, nơi tầm mắt, tập trung làm

một bên cạnh giường. Bỏ vào túi, buộc lại, treo lên tường...② Đề phòng địa chấn ban đêm, nhưng vật dụng khẩn cấp như đèn pin, radio,

giày thể thao... hãy chuẩn bị sẵn bên cạnh giường.③ Những thứ như nước, lương thực hãy tích trữ nhiều, và định kì thay thế,

và hãy sử dụng những thứ đã bị cũ đi.

11 Gia nhập bảo hiểm (bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm địa chấn)Gia nhập bảo hiểm sức khỏe

Nếu không gia nhập bảo hiểm sức khỏe, khi bị thương trong địa chấn thì toàn bộ y liệu phí phải trả. Vì thế, đầu tiên hãy xác nhận bản thân và gia đình đã gia nhập bảo hiểm hay chưa. Trường hợp chưa gia nhập, hãy tiến hành thủ tục gia nhập bảo hiểm.

Gia nhập bảo hiểm địa chấnHỏa hoạn phát sinh do địa chấn, không được đền bù bởi bảo hiểm hỏa hoạn. Vì thế để có thể được đền bù

những thiệt hại về nhà cửa và tài sản do địa chấn, việc gia nhập bảo hiểm địa chấn cùng với bảo hiểm hỏa hoạn là điều cần thiết. Nếu chỉ gia nhập bảo hiểm địa chấn là điều không thể. Bảo hiểm địa chấn dựa trên「Pháp luật liên quan đến bảo hiểm địa chấn」chình phủ và công ty bảo hiểm cùng nhau hoạt động, là loại bảo hiểm có tính công cộng cao. Trường hợp phát sinh tổn hại, tùy theo mức độ. Khi tổn thất toàn bộ là 100% tiền theo hợp đồng, bán tổn thất là 50% tiền theo hợp đồng, tổn thất một phần là 5% tiền theo hợp đồng được chi trả.

Nội dung chi tiết liên quan đến bảo hiểm địa chấn: Hiệp hội bảo hiểm thiệt hại Nhật Bản (Tel: 0120-107808, Homepage: http://www.sonpo.or.jp ), hoặc Hiệp hội bảo hiểm thiệt hại Nhật Bản, Chi điếm Shikoku (Tel: 087-851-3344) (chỉ đối ứng tiếng Nhật)

12 Sống chung với địa chấn (Tham gia tổ chức tự chủ phòng tai)1)Tổ chức tự chủ phòng tai là gì?

Là một tổ chức cơ bản hoạt động theo nguyên tắc「Khi thiên tai xẩy ra, mỗi người phải tự bảo vệ mình tại khu vực của mình」. Đặc biệt, trường hợp tại mỗi hội tự trị dù chưa có tổ chức mới, nhưng trong năm vẫn có những「hoạt động chống thiên tai」thì nó cũng mang đầy đủ vai trò của một tổ chức tự chủ phòng tai.

2)Tại sao tổ chức tự chủ phòng tai lại cần thiết?Khi địa chấn Nam Hải phát sinh, trường hợp các cơ

quan phòng chống và hoạt động cứu trợ chưa kịp đáp ứng. Hỏa hoạn và thương vong có thể phát sinh, vì thế cần thiết phải có sự tương trợ lẫn nhau giữa những người sống gần nhau.

Thuốc

■ Hoạt động cứu trợ cứu hộ của người dân trong Đại địa chấn Hanshin Awaji

※ Trong địa chấn Hanshin Awaji, những người được cứu từ trong những đống đổ nát, chôn vùi khoảng 95% là nhờ tự lực và gia đình, hàng xóm.

©やなせたかし

Page 16: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

13

3)Hoạt động của tổ chức tự chủ phòng tai①Biết về thiên tai

Tại khu vực đang sinh sống, biết về thiên tai đã được dự báo sẽ phát sinhVí dụ: Học về thiên tai (Rung động, Sóng thần, nước dâng ngược ở sông do sóng thần, hỏa hoạn, lở đất...)

②Biết về khu vựcĐối với những thiên tai đã được dự báo, phải tự mình quyết định những câu trả lời về「Nơi tránh nạn? Đường tránh nạn?」. Tự mình biết về hiện trạng của khu vực「Người bệnh, người già, người tàn tật cần được cứu trợ?」Ví dụ: Tạo bản đồ phòng tai

③Huấn luyệnHuấn luyện để có thể tự bảo vệ trong thiên taiVí dụ: Huấn luyện tránh nạn và chuẩn bị nơi tránh nạn, đường tránh nạn Cách sử dụng và chuẩn bị dụng cụ, phương tiện cứu hỏa, phòng tai

4)Tham gia các đoàn thể, hoạt động cứu nạnNgoài các tổ chức tự chủ phòng tai của khu vực, tại cơ quan hay trường học cũng diễn ra những hoạt động

phòng tai. Tích cực tham gia những hoạt động như thế, sẽ giữ sự kết nối với xã hội Nhật Bản, hãy cùng tạo một môi trường giúp đỡ lẫn nhau cả khi bình thường và khi khó khăn.

Cả những người không tự tin về tiếng Nhật, dù chỉ bằng những câu chào hỏi đơn giản như (Ohayo, Konnichiwa, Konbanwa, Oyasuminasai) cũng có thể tăng sự hòa nhập với xã hội Nhật.

① Khi muốn dự diễn tập về Cứu hộ cứu mạng

Cứu hộ cứu mạng không được luyện tập thực tế, khi xẩy ra khó khăn sẽ không thể đối phó thích hợp.Các lớp học được mở tại các cơ sở cứu

hỏa gần khu vực sinh sống. Có thể đăng kí với tư cách cá nhân hoặc tập thể.Thời gian diễn tập: 3 tiếng (Miễn phí)

② Khi muốn tham gia luyện tập về Cứu hỏa

Hãy liên lạc với cơ sở cứu hỏa gần nhất.③ Khi muốn tham gia các hoạt động của

Tổ chức tự phòng taiHãy hỏi bộ phận phụ trách ở các Shi, Cho,

Mura (Office)

5)Tuần lễ phòng taiBắt đầu từ các tổ chức đoàn thể cơ quan phòng tai ở Trung ương và địa phương, cùng với nhận thức về Bão,

mưa lớn, mưa tuyết, lũ lụt, sóng thần, địa chấn... của người dân ngày càng cao. Vì thế để có sự chuẩn bị tốt nhất, giảm thiểu thiệt hại,「Ngày Phòng Tai」,「Tuần Lễ Phòng Tai」 được lập ra. Trong khoảng thời gian này tại các địa phương trên toàn quốc, những hoạt động huấn luyện, diễn tập tổng hợp về phòng chống thiên tai được thực thi, với đối tượng là mọi người dân. Hiện tại, đã được thiết lập là: Tuần lễ phòng tai (30/08~05/09), Ngày phòng tai (01/09), Tuần lễ phòng tai và tình nguyện (15~21/01), Ngày phòng tai và tình nguyện (17/01), Tháng phòng thủy (Tháng 5). Trong khoảng thời gian đó, người ngoại quốc đang sống ở Kochi hãy tận dụng để có thể đối phó với thiên tai một cách tốt nhất.

Tạo bản đồ phòng tai

Page 17: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

14

Chạy thôi!!

rung động

Tự bảo vệ sinh m

ệnh trong Địa chấn N

am H

ảiTrường hợp địa chấn lớn như địa chấn Nam Hải, toàn lãnh thổ Kochi được dự báo sẽ đồng thời phát

sinh thiệt hại lớn. Vì thế công tác cứu hộ, tránh nạn, cơ quan cứu hỏa sẽ rất phức tạp. Việc「Tự bảo vệ chính mình」là rất quan trọng.

13 Nếu đang ở trong nhà hay chung cưSự đổ vỡ gia cụ, kính vỡ và khả năng chịu động kém của những tòa nhà thấp sẽ trở thành hung khí.

(Cách chuẩn bị, giải thích từ trang 4 ~ 10)

14 Nếu đang ở ngoài1)Nếu đang đi bộ trong khu phố

Khi đi bộ gần các tòa nhà cao tầng, hãy chú ý mảnh kính, bảng rơi vỡ, hãy che đầu bằng những vật đang có trên tay. Chạy đến nơi có thể bảo vệ được thân thể.

2)Nếu đang đi bộ quanh hàng ràoVì hàng rào có thể đổ, hãy ngay lập tức tránh xa.

3)Nếu đang băng qua cầu vượt, cầuChạy về phía đầu gần hơn, nhanh chóng

thoát khỏi cầu. Khi mà không thể cử động được, không nên nhảy khỏi cầu, mà hãy cúi thấp người và bám lấy thành cầu.

4)Nếu đang ở trong núiHãy tránh xa trên và dưới vách đá.

5)Nếu đang ở gần sông, biểnCảnh giác với sóng thần, tách ly khỏi khu vực cạnh

sông, biển, chạy lên vùng đất cao. Sóng thần trên sông cũng chảy ngược lên dốc. *Khi đã đến những vùng ven biển, để đối phó với sóng thần đột ngột, hãy xác nhận rõ khu vực xung quanh có những vùng đất và tòa nhà cao tầng hay không!

1)Nếu đang ở trong phòngVì có sự đổ đồ đạc, tủ, rơi

gạch đá, hãy ẩn nấp dưới gầm bàn, ghế chắc chắn.

2)Nếu đang ở trong thang máyTrường hợp thang máy có thiết bị

cảm nhận địa chấn thì thang máy sẽ tự động dừng lại ở tầng gần nhất. Trường hợp không có thiết bị này, khi cảm thấy có động, hãy ấn toàn bộ các tầng, và lập tức ra khỏi thang máy ở tầng dừng lại.

Page 18: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

15

Để nguyênchìa khóa

Ảnh tốc báo: theo NHK TiviTheo đài khí tượng Kochi

1 2 3 4Sóng thần sẽ đếnsau Động đất từ3 đến 30 phút

Rất cao Có khả năng nổisóng nhiều lần

Sông, thủy lộ cũngcó thể tràn và leo dốc

Phải tránhên trên tầng3 thôi!

Nổi sóngtrong 6 tiếng

15 Nếu đang trên phương tiện giao thông

1)Nếu đang lái ô tôKhi cảm thấy có động, hãy giảm tốc độ, nhanh chóng

đỗ xe vào bên trái lề đường, tắt máy.Khi ở dưới dốc nghiêng dài, cửa xuất nhập của đường

hầm có thể gặp nguy hiểm do sụp đổ, trong khả năng có thể hãy tránh khỏi nơi đó, dừng xe.

Không cần khóa cửa xe, rút chìa khóa, hãy lập tức rời khỏi ô tô.

Không để lại trong xe những đồ quý.

Hãy chú ý để không gây cản trở những xe khác.

2)Nếu đang trên xe điện, xe busThắt dây bảo hiểm, cố định đồ đạc, bảo vệ thân thể

khỏi cú sock đột ngột khi xe dừng. Làm theo chỉ thị của người phụ trách, tiến hành một cách bình tĩnh.

16 Tốc báo khẩn cấp địa chấn

Nhanh chóng nắm bắt được địa chấn, biết trước được chấn động mạnh trước vài giây đến vài chúc giây, những thông tin mới nhất, việc đó có thể nắm bắt được qua Tivi, Radio (*Tuy nhiên, ở vùng gần tâm chấn, giữa những chấn động mạnh có thể không khớp). Khi mà nhìn nghe được tốc báo khẩn cấp địa chấn,「Không hốt hoảng」, 「Giữ bình tĩnh」 di chuyển đến nơi an toàn, bảo vệ vùng đầu, tùy theo chấn động và hiện trạng vùng chu vi xung quanh, hãy tự bảo vệ thân thể.

17 Bảo vệ bản thân trong Sóng thần (Tsunami)1)Đặc trưng của Sóng thần

6

8

10

12

5

7

9

11

Không chỉ giới hạn bắt đầu bằng sóng ảnh hưởng Đợt sóng đầu tiên không hẳn đã là mạnh nhất

Trong vịnh và đầu mũi đất, sóng thần đạt cao nhất Tùy vào vị trí, quy mô phát sinh địa chấn, thời gian, chiều cao dự đoán có thể sai khác

Dẫu chỉ cao tới đầu gối, cũng không thể đứng vững được

Dòng chảy của sóng ảnh hưởng mạnh, chảy ra ngoài khơi

Trong cảng, thuyền bè không thể hoạt động Cửa ra vào của cảng hẹp (bộ phận đê phòng) là nơi dòng chảy dữ dội nhất

Page 19: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

16

2)Thiệt hại do sóng thần① Người bị cuốn trôi, nhà cửa bị phá hủy.② Những vật bị cuốn trôi gây thương tích và cản

trở con người.③ Phát sinh hỏa hoạn.④ Trong cảng, vì có rất nhiều đồ vật bị cuốn trôi,

cản trở thuyền cập cảng.

3)Điểm trọng tâm của tránh Sóng thần

Nếu có rung chuyển Nếu sự rung chuyển được rút xuống khoảng 100 giây

Bằng mọi cánh Không cần chờ cảnh báo, vì chính mình (những thứ cần thiết cho tránh nạn: kính, thuốc, radio, đèn pin... chuẩn bị ngay lập tức)

Chạy Chạy nhanh đến nơi cao gần nhất. Trường hợp không có vùng đất cao, hãy chạy lên trên tầng 3 của những tòa nhà có kết cấu bê tông sắt vững chắc.

6 tiếng Sóng thần có thể nổi lại nhiều lần. Khi tránh nạn ở nơi an toàn, xác nhận cảnh báo sóng thần đã tắt hay chưa (bằng radio...), ít nhất trong 6 tiếng không nên rời nơi an toàn.

4)Chuẩn bị cho việc tránh Sóng thần① Quyết định sẵn nơi tránh nạn.② Quyết định sẵn đường tránh nạn.

(Đi thực tế trước là rất quan trọng)③ Nhớ kí hiệu của nơi tránh sóng thần. ⬆ Nơi tránh sóng thần (kí hiệu

thống nhất của Kochi Ken)➡ Nơi tránh sóng thần (kí hiện

thống nhất của toàn quốc)

18 Nguy hiểm vẫn còn1)Đối phó với hỏa hoạn

Hỏa hoạn có thể lan rộng, hãy tránh nạn ở những nơi như là một công viên rộng.

2)Đối phó với dư chấnHãy chú ý những thông tin về dư chấn từ trung tâm khí

tượng! Không vào những ngôi nhà đã bị hỏng! Không đến gần khu vực có nguy hiểm do sụp lở đất!

3)Đối phó với luồng đá cuộiKhi những đập cát tự nhiên phát sinh, sự nguy hiểm

của dòng đất đá chảy xuống hạ lưu rất lớn. Hãy tránh nạn khi sông bị ngưng lại bởi đất cát lở.

Khu Aonae, thành phố Okushiri, Hokkaido trước Địa chấn (Theo Okushiri Town)

Khu Aonae, bị phá hủy do sóng thần tại vịnh Nansei, Hokkaido.Sáng ngày 13/07/1993 (Một ngày sau địa chấn) (Theo thông tấn xã Kyodo)

※ Hiện tại ở Kochi Ken, sử dụng cả hai loại kí hiệuTừ giờ trở đi, kí hiệu sẽ được thống nhất theo toàn quốc.

Niigata Ken, cựu Koshigun, làng Yamakoshi (Nay là Nagaoka city), Imokawa (theo sở giao thông quốc gia, địa phương Hokuriku)

Page 20: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

17

①Kéo chốt an toànlên phía trên.

②Hướng ốngvề phía ngọnlửa.

③Kẹp chặt trêndưới đòn bẩy.

Mỗi gia đình hãy chuẩn bị dụng cụ cứu hỏa.

4)Chữa cháy

Khi hỏa hoạn đã phát sinh① Nhanh chóng thông báo

Thông báo đến xung quanh bằng tiếng hô lớn.② Khẩn trương dập lửa

Trong lúc ngọn lửa còn chưa lan rộng, tiến hành nhanh chóng.

③ ChạyKhi ngọn lửa đã vượt quá trần nhà, nhanh chóng thoát thân.

3 cơ hội để dập tắt ngọn lửa:① Khi cảm thấy rung động nhẹ

Khi nghe thấy tiếng rung động nhỏ.② Khi rung động còn đang bị kiềm chế

Giữa những rung động lớn, việc đầu tiên là xác nhận sự an toàn của cơ thể.

③ Khi phát lửaSau khi phát lửa 1, 2 phút, đám cháy chưa lan rộng, ngọn lửa còn nhỏ.

Ý nghĩa khi sử dụng vật dụng cứu hỏa!Cách sử dụng

Khi hỏa hoạn phát sinh: Không hốt hoảng, thông báo đến số 119

19 Nắm vững thông tin liên quan đến địa chấn và cuộc sốngNắm vững thông tin về chấn độ ở các vùng, tình trạng thiệt hại, dư chấn, giao thông, tình trạng khôi phục điện,

nước, ga ... qua tivi, radio, thông báo của các cấp trong thành phố.Không nhẫm lẫn với các thông tin không rõ nguồn gốc.

20 Thông báo vô sự đến cơ quan trực thuộc, đại sứ quán, lãnh sứ quánViệc điều tra sự an toàn của đại sứ quán hay gia đình bạn sống ở ngoài Nhật Bản được tiến hành ở các cấp Shi,

Cho, Mura. Sau động đất, khi đã ổn định hãy ngay lập tức liên lạc với gia đình ở ngoài Nhật hay đại sứ quán, lãnh sứ quán. Thêm nữa, hãy liên lạc báo sự an toàn của bạn đến cơ quan nơi làm việc.

21 Phân loại các hoạt động cứu trợ y tế, TriageDo ảnh hưởng của địa chấn, rất nhiều người bị thương, lực lượng bác sĩ, y tá, thuốc sẽ không đủ. Trong trường

hợp này, hoạt động cứu tính mệnh được tối ưu tiên, việc phân loại các hoạt động cứu trợ y tế (theo bác sĩ, trong số những người bị thương, sẽ chữu trị từ những người bị thương nặng, đặc biệt trong đó ưu tiên những người có khả năng cứu được tính mạng cao. Thêm nữa sự vận chuyển sẽ được tiến hành theo thứ tự ưu tiên) cần lý giải rõ ràng. Khi địa chấn phát sinh, cần tuyệt đối tuân theo sự sắp xếp, phân loại các hoạt động của bác sĩ.

① Hỏa hoạn,(cấp cứu)Kaji desu (kyuukyuu desu)火か

事じ

です(救きゅう

急きゅう

です)。② ○○○○ đang cháy○○○○ga moete imasu○○○○が燃

えています。③ (Cấp cứu, bị thương)Kyuukyuu/kega desu(救きゅう

急きゅう

・ケガです)。④ Địa chỉ là ○○○○Juusho wa ○○○○desu住じゅう

所しょ

は○○○○です。⑤ Tên tôi là ○○○○Namae wa ○○○○desu名な

前まえ

は○○○○です。⑥ Tín hiệu, mục tiêu là ○○○○Mejirushi wa ○○○○desu目め

印じるし

は○○○○です。⑦ Số điện thoại của tôi là ○○○○Denwabangou wa ○○○○desu電でん

話わ

番ばん

号ごう

は○○○○です。

Page 21: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

18

給水

伝言板 情報

? ??避難場所

◯◯町

22 Sinh hoạt tránh nạn

Cuộc sống tránh nạn có rất nhiều điều bất tự doSự hiệp lực của mọi người là hết sức cần thiết

⑤Sinh hoạt tránh nạn ngoài nơi tránh nạnKhông chỉ những nơi tránh nạn, cuộc sống trong lều, ô tô cũng được coi là sinh hoạt tránh nạn. Trường hợp này

cần chú ý quản lý sức khỏe của bản thân và gia đình.Địa chấn Chuetsu ở Niigata ken 2004, có người đã chết khi sinh hoạt tránh nạn trong ô tô. Những sự kiện như

thế này được gọi là Hội chứng nghẽn mạch, trong không gian chật hẹp, tư thế không thay đổi trong thời gian dài, các trụ máu đến chân sẽ bị kết với các huyết quản nhỏ của phổi, não, tim. Hãy nằm ngủ với tư thế thoải mải, giúp quá trình thủy phân diễn ra đầy đủ, và cơ thể vận động dễ dàng.

① Nhà bị phá, mất nhà do sóng thần, hỏa hoạn, điện ga nước bị cắt, không thể tiếp tục cuộc sống tại nhà được.

② Do dư chấn, nguy hiểm đến nhà, có khả năng xẩy ra lở đất.

③ Không thể bảo vệ thân thể do hỏa hoạn, lở núi.

① Sự liên lạc mỗi ngày với Tổ chức tự chủ phòng tai là rất quan trọng.

② Vì sinh hoạt tập thể, phải giữ kỉ luật.③ Để có môi trường sinh hoạt tốt đòi hỏi

sự hiệp lực của mọi người.④ Cần trợ giúp người

có bệnh, người tàn tật, người già, sản phụ, trẻ em.

① Nơi tránh nạn tập trung các thông tin liên quan đến địa chấn, cuộc sống, lương thực.

② Nơi tránh nạn có chức năng là nơi sinh sống nhất thời cho mọi người.

Không chỉ những người sống tại đây mới là người tránh nạn. Nhiều người vẫn có thể sinh hoạt tại nhà, nhưng do thiếu điện nước ga, nên sinh hoạt bất tự do. Những người đó cũng có tư cách là người tránh nạn, và được hưởng những quyền bình đẳng như mọi người. Và có thể sử dụng nơi tránh nạn như mọi người.

① Trường hợp thế nào thì đến nơi tránh nạn ② Bốn điều của sinh hoạt tránh nạn

③ Nơi tránh nạn là nơi sinh hoạt và liên lạc ④Mọi người đến nơi tránh nạn

Nơi tránh nạn là?Nơi tránh nạn là những nơi công cộng như Trường học, Ủy ban nhân dân, công viên... nơi mà mọi người sẽ

chạy đến khi có tai họa, hướng dẫn tránh nạn. Trong thành phố, tùy vào các tổ chức Tự chủ phòng tai, quảng trường, vùng đất trống ... được chỉ định là những nơi tránh nạn tạm thời.

Page 22: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

19

Nhữ

ng h

oạt đ

ộng

liên

quan

khá

c 23 Tham gia hoạt động tình nguyệnKhi thiên tai phát sinh, người cao tuổi, người tàn tật, người có bệnh, phụ nữ có mang, trẻ nhỏ, người

ngoại quốc, và những người cần đặc biệt cứu hộ khi địa chấn phát sinh, được gọi là「Người cần được cứu hộ khi thiên tai」. Cả người ngoại quốc, không chỉ bảo vệ sự an toàn của mình, mà cũng có thể cứu hộ những người bị nạn khác. Ở các cấp trung tâm tình nguyện đã được thiết lập. Các hoạt động tình nguyện như vận chuyển, cung cấp lương thực, nước uống đến nơi tránh nạn, phiên dịch thông dịch ... rất cần sự tham gia của các bạn.

Đăng kí tình nguyệnĐối với những vị không gặp khó khăn gì về hội thoại tiếng Nhật thường ngày, rất hi vọng các bạn

sẽ đăng kí hoạt động tình nguyện ngôn ngữ của Hiệp Hội Giao Lưu Quốc Tế Kochi Ken (đăng kí miễn phí). Sau khi đăng kí, các bạn sẽ tham gia giờ học về tình nguyện ngôn ngữ. Các bạn sẽ được luyện tập cách thông dịch, phiên dịch ngôn ngữ khi địa chấn phát sinh. Nếu là địa chấn phát sinh ở Ken khác, thì tùy theo tình huống có thể có những thỉnh cầu đặc biệt của Ken đó.

24 Điều tra và phán định thiệt hại nhà cửaĐiều tra và phán định thiệt hại nhà cửa của khu vực bị hại, tùy theo mục đích được phân ra làm 3

chủng loại: 「Phán định mức độ nguy hiểm ứng cứu」「Phán định thiệt hại phân biệt」「Điều tra để chứng minh tổn thất」.Tuy nhiên 3 chủng loại này rất dễ bị lẫn lộn, phần tiếp theo sẽ nói rõ về「Phán định mức độ nguy hiểm ứng cứu」và「Điều tra để chứng minh tổn thất」.

1)Phán định mức độ nguy hiểm ứng cứuPhán định mức độ nguy hiểm ứng cứu là cuộc điều tra về thiệt hại của nhà cửa, chung cư, nhà cao

tầng của chuyên gia, ngay trực tiếp sau địa chấn. Sau đó tùy theo dư chấn phát sinh, dựa trên sự phán định về tính nguy hiểm của sự đổ vỡ nhà cửa, tường, kính, thiết bị, đề ra phương án phong chống thiệt hại lần 2, đảm bảo tính mạng con người.

Kết quả của cuộc điều tra đó được chia ra làm 3 loại nhãn dán phán định「Nguy hiểm」(Nhãn đỏ),「Cần chú ý」(Nhãn vàng),「Đã điều tra xong」(Nhãn xanh), và được dán ở nơi dễ nhìn của tòa nhà.

2)Điều tra để chứng minh tổn thấtĐiều tra để chứng minh tổn thất dựa trên cơ bản là「Thư tổn thất」được gửi lên Ủy ban của người

chịu thiệt hại, và tiến hành điều tra về mức độ thiệt hại tài sản, tổn thất của ngôi nhà. Được tiến hành nhận định về「Chứng minh tổn thất」. Sau kết quả của cuộc điều tra này, vì sẽ có ảnh hưởng tới việc chi trả tiền bảo hiểm địa chấn, ngân sách công cộng nên các cán bộ ở các cấp cần tiến hành một cách công chính và rõ ràng.

Như đã nêu ở trên, vì 2 cuộc điều tra trên là khác nhau về mục đích và tiêu chuẩn phán định, nên dù ở 「Phán định mức độ nguy hiểm ứng cứu」được nhận định ở mức độ「Nguy hiểm」, thì ở「Điều tra để chứng minh tổn thất」mức độ thiệt hại nặng nhẹ「Toàn phá」「Bán phá」「Tổn thất một phần」là có thể khác nhau.

Nhãn dán phán địnhNhà được dán nhãn đỏ thì theo nguyên tắc là tuyệt đối không được vào.

Page 23: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

20

25 Những ngôn ngữ thông dụng khi địa chấn phát sinh1)Từ vựng

2)Câu văn

① 地震 (jishin) Địa chấn, động đất② 震源 (shingen) Tâm chấn③ 津波 (tsunami) Sóng thần④ 避難 (hinan) Tránh nạn⑤ 避難勧告 (hinankankoku) Khuyến cáo tránh nạn⑥ 避難指示 (hinanshiji) Chỉ thị tránh nạn⑦ 避難所 (hinanjo) Nơi tránh nạn⑧ 震度 (shindo) Chấn độ⑨ 余震 (yoshin) Dư chấn⑩ 危険 (kiken) Nguy hiểm⑪ 火事 (kaji) Hỏa hoạn⑫ 逃げる (nigeru) Bỏ chạy, chạy thoát⑬ 揺れる (yureru) Rung động, chuyển động⑭ 安否 (anpi) An toàn, vô sự⑮ 救助 (kyuujo) Cứu trợ⑯ 救援物資 (kyuuenbusshi) Vật tư cứu trợ, hàng cứu trợ⑰ 消火 (shouka) Cứu hỏa⑱ 断水 (dansui) Cắt nước, mất nước⑲ 停電 (teiden) Cắt điện, mất điện⑳ 警報 (keihou) Cảnh báo㉑ 注意報 (chuuihou) Báo chú ý㉒ 行方不明 (yukuefumei) Mất tích, hành phương bất minh㉓ 死者 (shisha) Người chết, thương vong

①○○に連れて行ってください。( ○○ ni tsurete itte kudasai)Hãy dẫn (tôi) đến ○○

②○○が欲しいです。( ○○ ga hoshii desu)(Tôi) muốn (cần) ○○

③○○が痛いです。( ○○ ga itai desu)○○ bị đau

④家族が家の中にいます。(Kazoku ga ie no naka ni imasu)Gia đình (tôi) đang ở trong nhà

⑤○○語が話せる人を見つけて下さい。( ○○ go ga hanaseru hito o mitsukete kudasai)Hãy tìm người có thể nói được tiếng ○○

⑥○○に電話をしてください。( ○○ ni denwa o shite kudasai)Hãy điện thoại đến ○○

Page 24: Hãy chuẩn bị cho Địa chấn Nam Hải (Nankai Jishin)

Bản

g ki

ểm tr

a 7

điểm

trọn

g yế

u để

bảo

vệ si

nh m

ạng

tron

g Đ

ịa c

hấn

Nam

Hải

Quyển sách này được yết tải trên Websitehttp://www.kochi-kia.or.jp/

Thông tin/ Kochi KenSản xuất / ㈲やなせスタジオNgười dịch/ NGUYỄN THANH PHONGPhát hành/ Lần đầu 03/2008Nơi phát hành/ Hiệp hội giao lưu quốc tếKochi Ken780-0870 Kochi shi- Hon machi 4-1-37Tel: 088-875-0022Fax: 088-875-4929HP: http://www.kochi-kia.or.jp/E-mail: [email protected] Nghiêm cấm in sao tự do

Nếu bạn đã đọc đến đây, thì bạn đã có những kiến thức cơ sở về Địa chấn Nam Hải. Từ bây giờ hãy「Chuẩn bị」một cách thực tế. Ít nhất, hãy kiểm tra xem bạn đã thực hiệm 7 điểm trọng yếu dưới đây chưa? Đây là chìa khóa để bảo vệ sinh mạng trong Địa Chấn Nam Hải.

Điểm Hạng mục kiểm tra ○・╳ Tham khảo

① Biết về dự báo địa chấn, sóng thần ở khu vực và nơi tránh nạn của khu vực đang sinh sống.

Trang 2~4

② Điều tra khả năng chịu động của căn nhà, tiến hành tu bổ.(hay có đang sống ở ngôi nhà được xây trước 1982 không)

Trang 4~7

③ Bố trí ngăn sự đổ vỡ và nguy hiểm của đồ đạc đổ vỡ. Trang 8~10

④ Sau địa chấn, nơi tập hợp, liên lạc khẩn cấp đầu tiên, bàn với các thành viên trong gia đình về phương pháp liên lạc.

Trang 10

⑤ Chuẩn bị lương thực, nước uống cho hơn 3 ngày. Trang 11

⑥ Gần giường ngủ, phải đặt đèn pin, radio cầm tay, giày thể thao...

Trang 12

⑦ Tham gia hoạt động phòng tai ở khu vực. Trang 12~13

Họ tên