he tuan hoan p1

40
[email protected] Chương 3 GIẢI PHẨU- SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN (P1) (Anatomy and Physiology of Circulatory System) Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University

Upload: pham-ngoc-quang

Post on 22-Jun-2015

1.961 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: He tuan hoan p1

[email protected]

Chương 3 GIẢI PHẨU- SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN (P1)

(Anatomy and Physiology of Circulatory System)

Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University

Page 2: He tuan hoan p1

[email protected]

NỘI DUNG CHƯƠNG 3 I/ Sơ lược về hệ tuần hoànII/ Sinh lý tim2.1. Đặc điểm giải phẩu tim2.2.Chu kỳ tim2.3.Tiếng tim2.4. Đặc điểm sinh lý tim2.5.Điện tim2.6. Nhịp timIII/ Sinh lý hệ mạch3.1. Tuần hoàn động mạch3.2. Tuần hoàn mao mạch3.3. Tuần hoàn tĩnh mạchIII/ Điều hòa hoạt động tim mạchIV/ Tuần hoàn lúc cơ đang hoạt độngV/ Đặc điểm tuần hoàn một số cơ quan

Page 3: He tuan hoan p1

[email protected]

I/ SƠ LƯỢC VỀ HỆ TUẦN HOÀN

Hệ thống tuần hoàn của gia súc là hệ thống kín gồm hai vòng tuần hoàn: Đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn:

+ Vòng đại tuần hoàn xuất phát từ tâm thất trái đem máu đỏ giàu oxy đi khắp cơ thể và đem máu đen giàu cacbonic theo hệ thống tĩnh mạch đổ về tâm nhỉ phải

+ Vòng tiểu tuần hoàn xuất phát từ tâm thất phải, đem máu giàu cacbonic tới phổi và đem máu đỏ giàu oxy từ phổi về tâm nhĩ trái.

Page 5: He tuan hoan p1

[email protected]

Hệ tuần hoàn ở các động vật bậc thấp

Page 8: He tuan hoan p1

[email protected]

Tuần hoàn tôm

Page 9: He tuan hoan p1

[email protected]

Tuần hoàn côn trùng

Page 10: He tuan hoan p1

[email protected]

Tuần hoàn nhện

Page 11: He tuan hoan p1

[email protected]

Tim 2 ngăn của cá

Page 12: He tuan hoan p1

[email protected]

Tim 3 ngăn của bò sát

Page 13: He tuan hoan p1

[email protected]

Tim 4 ngăn của chim và thú

Page 15: He tuan hoan p1

[email protected]

II/ SINH LÝ TIM

2.1. Đặc điểm giải phẩu tim + Tim gia súc chia làm 4 buồng: hai tâm nhĩ và hai tâm thất, hợp thành 2 ngăn riêng biệt là tim phải và tim trái. Giữa hai bên phải trái là vách ngăn kín (trong thời kỳ bào thai hai tâm nhĩ thông nhau qua lỗ botal, lỗ này bịt kín ngay sau khi sinh).

+ Ở mỗi bên, tâm nhĩ và tâm thất thông nhau qua lỗ nhĩ thất và có van nhĩ thất đóng mở lỗ, van bên phải là van 3 lá, van bên trái là van 2 lá.

Page 17: He tuan hoan p1

[email protected]

Tâm nhĩ phải

Tâm nhĩ trái

Tâm thất phải

Tâm thất trái

Van 3 lá Van 2 lá

Page 18: He tuan hoan p1

[email protected]

Van 3 lá

Van 2 lá

Van tổ chim

Page 20: He tuan hoan p1

[email protected]

2.1. Đặc điểm giải phẩu tim (tt) + Về cấu tạo, tim có 3 lớp: Lớp cơ tim ở giữa, lớp nội tâm mạc lót bên trong và lớp ngoại tâm mạc ở ngoài:

- Cơ tim (myocardium) là những sợi cơ hình cung, có 2 loại sơi cơ tim: loại sợi làm nhiệm vụ co bóp và loại sợi chưa biệt hóa có tính chất như sợi thần kinh. Cơ tâm thất dày hơn cơ tâm nhĩ

- Lớp nội tâm mạc (endocardium): Phủ lên toàn bộ mặt trong của tim, kể cả các van tim. Lớp này tổn thương thì sẽ gây đông máu trong tim

- Lớp ngoại tâm mạc (pericardium): Là một túi kín gồm 2 bao: Bao sợi ở ngoài và bao thanh mạc ở trong

Page 25: He tuan hoan p1

[email protected]

2.1. Đặc điểm giải phẩu tim (tt) + Động mạch chủ xuất phát từ tâm thất trái và động mạch phổi xuất phát từ tâm thất phải, có lỗ động mạch và có van đóng mở động mạch là van tổ chim.

+ Trên cơ sở cấu tạo tim và các van tim cho máu chuyển động theo 1 chiều nên có thể xem quả tim như một cái máy bơm. Sự hoạt động của tim gồm hai quá trình co và giãn (tâm thu và tâm trương). Mỗi lần tim co giãn là một chu kỳ tim

Page 26: He tuan hoan p1

[email protected]

II/ SINH LÝ TIM (tt)

2.2. Chu kỳ tim

+ Tim hoạt động co giãn một cách nhịp nhàn, đều đặn, vận chuyển máu lưu thông trong hệ tuần hoàn. Chu kỳ tim là tổng hợp những hoạt động của tim theo một vòng tuần hoàn, người ta quy ước vận động khởi đầu là tâm nhĩ thu.

+ Tim co gọi là tâm thu, tim giãn gọi là tâm trương. Chu kỳ tim bao gồm các giai đoạn sau:

Page 27: He tuan hoan p1

[email protected]

Chu kỳ tim

Page 28: He tuan hoan p1

[email protected]

2.2. Chu kỳ tim (tt) 2.2.1. Kỳ tâm thu + Tâm nhĩ thu: Tâm nhĩ co trước tâm thất. - Tâm nhĩ phải co trước tâm nhĩ trái 0,01 giây- Tâm nhĩ co đã làm cho áp lực ở tâm nhĩ cao hơn tâm thất. Kết quả van nhĩ thất mở ra và đẩy máu xuống tâm thất. - Ở gốc tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ tuy không có van nhưng có cơ vòng phát triển, nhờ vậy khi tâm nhĩ thu máu không đẩy ngược trở lại tĩnh mạch- Thời gian tâm nhĩ thu là 0,1 giây. Sau khi tâm nhĩ thu nó trở về trạng thái trương (giãn)

Page 29: He tuan hoan p1

[email protected]

2.2.1. Kỳ tâm thu (tt) + Tâm thất thu: Tâm thất thu qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn tăng áp: Tâm thất co, sợi cơ không rút ngắn làm tăng trương lực cơ dẫn tới tăng áp lực trong buồng tim. Máu dội ngược trở lại tâm nhĩ làm van nhĩ thất đóng lại, làm phát sinh tiếng tim thứ nhất ở ngay đầu kỳ tâm thu (pùm). Lúc này van tổ chim vẫn chưa mở do áp lực ở tâm thất vẫn còn thấp hơn áp lực ở động mạch. Lúc này áp lực trong tâm thất tăng cao. Giai đoạn tăng áp xảy ra rất nhanh (0,05 giây)

Page 30: He tuan hoan p1

[email protected]

- Giai đoạn tống máu:

Tâm thất tiếp tục co làm cho áp lực tăng lên vượt quá áp lực trong động mạch làm mở van tổ chim về phía động mạch. Cơ tim tiếp tục co, sợi cơ ngắn lại đã làm áp lực trong tâm thất tăng cao đã tống máu vào động mạch. Lúc này áp lực máu ở tâm thất và động mạch đều cao.

Giai đoạn này xảy ra khoảng 0,3 giây.

Page 32: He tuan hoan p1

[email protected]

2.2. Chu kỳ tim (tt) 2.2.1. Kỳ tâm trương+ Tâm thất bắt đầu giãn, áp lực trong tâm thất giảm xuống đến khi thấp hơn áp suất động mạch nên máu đi vào động mạch dội ngược trở lại làm đóng van tổ chim, lúc này phát sinh tiếng tim thứ hai (pụp) ở ngay đầu kỳ tâm trương. Lúc này cơ tim giãn áp lực từ 80mmHg xuống tới 0mmHg. + Khi áp lực hạ xuống, máu ở tâm nhĩ sẽ đẩy van nhĩ thất mở ra, máu chảy xuống tâm thất, mở ra giai đoạn tâm nhĩ thu ở kỳ tiếp theo.

Page 34: He tuan hoan p1

[email protected]

Quá trình co bóp của tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Tác dụng của hô hấp tạo áp lực âm trong lồng ngực.

- Sự chênh lệch áp lực giữa mao mạch và gốc tĩnh mạch chủ

- Lực hút của tâm nhĩ trong thời gian tống máu

- Hoạt động của cơ giúp máu về tim dễ dàng hơn

Thời gian tâm trương là 0,4 giây

Như vậy tổng thời gian một chu kỳ hoạt động của tim là 0,85 giây.

Page 35: He tuan hoan p1

[email protected]

Để xác định năng lực hoạt động của tim, người ta đánh giá các chỉ số sau :

+ Thể tích tâm thu: là lượng máu tống vào hai vòng tuần hoàn của một lần co bóp tim

+ Thể tích phút tâm thu: là lượng máu tống vào hai vòng tuần hoàn trong 1 phút, chỉ số này đánh giá cống suất của tim

Thể tích phút tâm thu của một số loài như sau: Ngựa: 29 lít; Bò: 38 lít; Người: 5 lít

Như vậy mỗi ngày ở bò có:

24 X 60 X 38 = 54.720 lít máu qua tim

Page 38: He tuan hoan p1

[email protected]

Blood Flow in Birds and Mammals

rest of body

lungs

rightatrium

leftatrium

right ventricle left ventricle

In birds and mammals, the heart is fullypartitioned into two halves. Blood circulatesin two circuits: from the heart’s right half tolungs and back, then from the heart’s lefthalf to oxygen-requiring tissues and back.

Page 40: He tuan hoan p1

[email protected]

Tim cá (2 ngăn)