hỌc viỆn khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ -...

151
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGHVÕ ĐỖ MINH HOÀNG PHÂN LP VÀ KHO SÁT TÍNH CHT CA MT STOXIN MI TNC BÒ CP ĐENHETEROMETRUS LAOTICUS Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã s: 62.44.27.01 LUN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỮU CƠ TP. HChí Minh 2017

Upload: others

Post on 17-Oct-2019

13 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VÕ ĐỖ MINH HOÀNG

PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ TOXIN MỚI

TỪ NỌC BÒ CẠP ĐENHETEROMETRUS LAOTICUS

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ

Mã số: 62.44.27.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỮU CƠ

TP. Hồ Chí Minh – 2017

Page 2: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VÕ ĐỖ MINH HOÀNG

PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ TOXIN MỚI

TỪ NỌC BÒ CẠP ĐENHETEROMETRUS LAOTICUS

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ

Mã số: 62.44.27.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỮU CƠ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TSKH. Hoàng Ngọc Anh

2. GS. TSKH. Utkin Yuri Nikolaevich

TP. Hồ Chí Minh – 2017

Page 3: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

i

VIỆN HÀM LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VÕ ĐỖ MINH HOÀNG

PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT TOXIN CỦA MỘT SỐ

TOXIN MỚI TỪ NỌC BỌ CẠP HETEROMETRUS LAOTICUS

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ

Mã số chuyên ngành: 62.44.27.01

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Phản biện độc lập 1:

Phản biện độc lập 2:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. TSKH. Hoàng Ngọc Anh

2. Giao sư TSKH Utkin Yuri Nikolaevich

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017

Page 4: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

1) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi.

2) Số liệu trong luận văn là trung thực.

3) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Page 5: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

iii

MỤC LỤC

Trang phụ bìa ............................................................................................................. i

Lời cam đoan ............................................................................................................ ii

Mục lục .................................................................................................................... iii

Danh mục các chữ viết tắt ....................................................................................... vi

Danh mục các bảng................................................................................................. vii

Danh mục các hình ................................................................................................ viii

Mở đầu ...................................................................................................................... 1

1. TỔNG QUAN ........................................................................................................2

1.1. Giới thiệu về bọ cạp ...........................................................................................................3

1.1.1. Phân bố và môi trường sống ....................................................................................4

1.1.2. Đặc điểm hình thai cơ bản ........................................................................................5

1.1.3. Nọc độc ..........................................................................................................................6

1.1.4. Bọ cạp ở Việt Nam .....................................................................................................8

1.2. Cấu trúc và ảnh hưởng của toxin nọc bọ cạp ..............................................................9

1.2.1. Cấu trúc của toxin .......................................................................................................9

1.2.2. Tac động và ảnh hưởng của nọc bọ cạp lên kênh vận chuyển ion ...............11

1.3. Một số nghiên cứu về toxin có trong nọc bọ cạp .....................................................17

1.3.1. Cac phương phap cô lập và tinh chế toxin .........................................................17

1.3.2. Một số nghiên cứu nọc độc của chi Heterometrus ...........................................19

1.4. Ứng dụng của nọc bọ cạp ...............................................................................................22

1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới ..........................................................................................22

1.4.2. Nghiên cứu và ứng dụng nọc bọ cạp ở Việt Nam ............................................24

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................26

2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................27

2.2. Phương phap nghiên cứu và thực nghiệm .................................................................27

2.2.1. Nuôi bọ cạp trong phòng thí nghiệm ...................................................................27

2.2.2. Xac định pH và hàm lượng protein trong nọc bọ cạp H. laoticus ...............28

2.2.3. Xac định khối lượng phân tử của nọc bọ cạp H. laoticus ..............................29

Page 6: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

iv

2.2.4. Cô lập toxin từ nọc bọ cạp ......................................................................................31

2.2.5. Xac định trình tự acid amin trong chuỗi polypeptide ......................................35

2.2.6. Xac định trình tự acid amin của cac toxin đối với chuột ................................39

2.2.7. Xac định cấu trúc bậc 1 của phân đoạn 5.21.1 ..................................................40

2.3. Khảo sat độc tính cac phân đoạn độc ..........................................................................40

2.3.1. Khảo sat độc tính sơ bộ cac phân đoạn độc lên chuột.....................................40

2.3.2. Khảo sat độc tính sơ bộ cac phân đoạn độc lên côn trùng .............................41

2.3.3. Xac định độc tính cấp của phân đoạn độc trên chuột ......................................42

2.3.4. Xac định độc tính cấp của phân đoạn độc lên côn trùng ................................43

2.4.Khảo sát sự tương tac của của cac phân đoạn độc với kênh vận chuyển K+ .....43

3. NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN........................................................................45

3.1. Định danh bò cạp thu mua tại An Giang ........................................................46

3.2. Nuôi bọ cạp trong phòng thí nghiệm và thu hoạch nọc .........................................46

3.2.1. Nuôi bọ cạp trong phòng thí nghiệm ...................................................................46

3.2.2. Thu nọc bọ cạp H. laoticus .....................................................................................47

3.3. Khảo sat, đanh gia và phân tích nọc thô bọ cạp H. laoticus .................................49

3.3.1. Khảo sat độ pH của nọc thô ......................................................................49

3.3.2. Phân tích hàm lượng protein tổng trong nọc thô ..............................................49

3.3.3. Phân tích nọc bọ cạp bằng sắc ký lọc gel trên gel Sephadex G50 ...............50

3.3.4. Xac định khối lượng phân tử các phân đoạn nọc .............................................52

3.4. Khảo sat độc tính của nọc bọ cạp H. laoticus đối với chuột .................................54

3.4.1. Đanh gia độc tính của cac phân đoạn nọc thu được trên chuột ....................54

3.4.2. Đanh gia độc tính cấp của cac phân đoạn độc lên chuột ................................56

3.4.3. Phân tích thành phần phân đoạn 4 ........................................................................58

3.4.4. Khảo sat độc tính của cac phân đoạn peptide thứ cấp lên chuột ..................59

3.5. Tinh chế và xac định khối lượng phân tử cac phân đoạn thứ cấp có độc tính .62

3.5.1. Phân tách các peptide từ phân đoạn 4.6 ..............................................................62

3.5.2. Phân tách các peptide từ phân đoạn 4.7 ..............................................................64

3.5.3. Phân tách các peptide từ phân đoạn 4.11 ............................................................65

3.5.4. Phân tách các peptide từ phân đoạn 4.15 ............................................................66

Page 7: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

v

3.6. Khảo sát cấu trúc bậc một của cac polypeptide phân đoạn 4.6 và tac động lên

kênh vận chuyển K+ .................................................................................................................67

3.6.1. Khảo sát cấu trúc bậc một của cac polypeptide phân đoạn 4.6 ....................67

3.6.2. Khảo sat tac động của Hetlaxin lên kênh vận chuyển K+ ..............................70

3.7.Khảo sat độc tính của cac phân đoạn của nọc bọ cạp H. laoticus lên dế ...........72

3.7.1. Kết quả khảo sat độc tính cac phân đoạn nọc trên dế .....................................72

3.7.2. Xac định độc tính cấp của phân đoạn độc lên côn trùng ................................73

3.7.3. Phân tach phân đoạn 5 .............................................................................................75

3.7.4. Khảo sat độc tính của cac phân đoạn thứ cấp trên dế......................................75

3.7.5. Cô lập và xac định khối lượng phân tử protein của cac phân đoạn thứ cấp

có độc tính trên dế..................................................................................................................76

4. KẾT LUẬN ..........................................................................................................83

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ XUẤT BẢN .....................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 123

PHỤ LỤC .............................................................................................................. 131

Page 8: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

COSY Correlation spectroscopy

DAD Diode-array detector

DNA Deoxyribonucleic acid

DQF Double quantum filtered

EDTA Ethylenediaminetetraacetic acid

HPLC High performance liquid chromatography

LD Lethal dose

MALDI Matrix-assisted laser desorption/ionization

MS Mass spectroscopy

NOESY Nuclear Overhauser effect spectroscopy

PAGE Polyacrylamide gel electrophoresis

PD Protective dose

SDS Sodium dodecyl sulfate

TFA Trifluoroacetic acid

TOF Time of flight

Page 9: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Cac đại diện của độc tố bọ cạp tác dụng lên kênh vận chuyển natri. ...... 12

Bảng 1.2. Đại diện cac nhóm độc tố kênh vận chuyển K+ ...................................... 16

Bảng 2.1. Tóm tắt lập đường chuẩn định lượng protein bằng phương phap biuret. 29

Bảng 2.2. Thông số sắc ký lỏng hiệu năng cao cac phân đoạn độc thứ cấp ............. 34

Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân đoạn 5. ............. 35

Bảng 2.4. Dấu hiệu nhận biết sơ bộ độc tính lên chuột của cac phân đoạn gây độc.41

Bảng 2.5. Dấu hiệu nhận biết sơ bộ độc tính côn trùng của cac phân đoạn gây

độc. ........................................................................................................................... 42

Bảng 3.1. Kết quả đo mật độ quang của mẫu và chuẩn ........................................... 49

Bảng 3.2. Khối lượng cac phân đoạn nọc bọ cạp. .................................................... 51

Bảng 3.3. Kết quả đo UV và nồng độ thực tế của 5 phân đoạn nọc bọ cạp ............. 54

Bảng 3.4. Kết quả thử độc tính trên chuột của cac phân đoạn nọc. ......................... 55

Bảng 3.5. Tỷ lệ tử vong của chuột ở các liều khác nhau trong khoảng LD0 và LD100

sau 24 giờ tiêm.......................................................................................................... 56

Bảng 3.6. Bảng tính theo phương phap Karber – Behrens. ...................................... 56

Bảng 3.7. Kết quả thử độc tính các phân đoạn thứ cấp ............................................ 60

Bảng 3.8. Khối lượng phân tử của các polypeptide tách ra. ..................................... 68

Bảng 3.9. Kết quả thử độc tính trên dế của cac phân đoạn nọc. .............................. 72

Bảng 3.10. Tỷ lệ tử vong của dế ở các liều khác nhau trong khoảng LD0 và LD100

sau 24 giờ tiêm.......................................................................................................... 73

Bảng 3.11. Bảng tính theo phương phap Karber – Behrens. .................................... 74

Bảng 3.12. Kết quả thử độc tính cac phân đoạn thứ cấp trên dế. ............................. 76

Bảng 3.13. Tóm tắt qua trình phân tach phân đoạn 5 bằng HPLC. .......................... 77

Page 10: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Một số loài bọ cạp đại diện các họ khác nhau ............................................ 4

Hình 1.2. Loài bọ cạp Heterometrus laoticus Couzijn, 1981 ..................................... 5

Hình 1.3. Cấu trúc toxin ngắn của nọc bọ cạp. ........................................................ 10

Hình 1.4. Cấu trúc không gian của một số toxin tách ra từ nọc bọ cạp. .................. 10

Hình 1.5. Sắc ký đồ trao đổi ion của nọc bọ cạp loài Tityus serrulatatus. ............... 18

Hình 1.6. Sắc ký đồ sắc ký lọc gel của nọc bọ cạp Scorpio Maurus. ...................... 19

Hình 1.7. Sắc ký đồ sắc ký hiệu năng cao của nọc bọ cạp Scorpio Maurus ............ 19

Hình 2.1. Thau nuôi bọ cạp trong phòng thí nghiệm. .............................................. 28

Hình 2.2. Thu nọc bọ cạp H. laoticus. ...................................................................... 31

Hình 2.3. Nguyên tắc của phương phap Edman ....................................................... 36

Hình 2.4. Phản ứng phụ của phương phap Edman ................................................... 37

Hình 2.5. Xac định trình tự các chuỗi polypeptide ngắn trong chuỗi ban đầu ......... 38

Hình 2.6. Tách hai chuỗi polypeptide liên kết bằng cầu disulfide ........................... 38

Hình 3.1. Trọng lượng bọ cạp trong 6 tháng. ........................................................... 47

Hình 3.2. Mẫu nọc thô bọ cạp H.laoticus. ................................................................ 48

Hình 3.3. Lượng nọc bọ cạp thu được theo thời gian. .............................................. 48

Hình 3.4. Đồ thị đường chuẩn xac định hàm lượng protein. .................................... 50

Hình 3.5. Sắc ký đồ của nọc thô bọ cạp thực hiện bằng sắc ký lọc gel. ................... 51

Hình 3.6. Kết quả điện di 5 phân đoạn nọc so với mẫu chuẩn. ................................ 53

Hình 3.7. Đồ thị tỷ lệ % chuột chết theo liều dùng. ................................................. 57

Hình 3.8. Sắc ký đồ khi phân tach phân đoạn 4 bằng HPLC ................................... 59

Hình 3.9. Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 4.6 .............................................................. 63

Hình 3.10. Khối lượng phân tử của phân đoạn 4.6.2. .............................................. 63

Hình 3.11. Khối lượng phân tử của phân đoạn 4.6.3. .............................................. 64

Hình 3.12. Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 4.7.2 ......................................................... 64

Hình 3.13. Khối lượng phân tử của phân đoạn 4.7.2. .............................................. 65

Hình 3.14. Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 4.11.1 ....................................................... 65

Hình 3.15. Khối lượng phân tử của phân đoạn 4.11.1. ............................................ 66

Page 11: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

ix

Hình 3.16. Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 4.15. ......................................................... 66

Hình 3.17. Khối lượng phân tử của phân đoạn 4.15.8 bằng MALDI MS. ............... 67

Hình 3.18. Phân tích trình tự acid amin của Hetlaxin bằng khối phổ. ..................... 69

Hình 3.19. Xac định cấu trúc bậc 1 của Hetlaxin bằng khối phổ và phương phap

Edman. ...................................................................................................................... 69

Hình 3.20. So sánh sự tương đồng của Hetlaxin với các toxin khác. ....................... 70

Hình 3.21. Sự cạnh tranh của Hetlaxin với R-AgTx trong liên kết với kênh KcsA-

Kv1.1 (A) và KcsA-Kv1.3 (B) ................................................................................. 71

Hình 3.22. Đồ thị tỷ lệ % dế chết theo liều dùng. .................................................... 74

Hình 3.23. Sắc ký đồ của phân đoạn 5. .................................................................... 75

Hình 3.24. Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 5.21 với cac bước sóng 226 nm. ............. 78

Hình 3.25. Phổ MS của phân đoạn 5.21.1. ............................................................... 79

Hình 3.26. Phổ MS của phân đoạn 5.21.2. ............................................................... 79

Hình 3.27. Phổ NMR của toxin 5.21.1 ..................................................................... 77

Hình 3.28. Cấu trúc của toxin 5.21.1 (Leu-Trp) ....................................................... 78

Page 12: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

1

MỞ ĐẦU

Bọ cạp phân bố ở Việt Nam rộng khắp các vùng miền với số lượng tương đối

lớn. Trong dân gian và y học cổ truyền đã sử dụng bọ cạp làm nguyên liệu trong một

số phương phap chữa bệnh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa

học về thành phần, tác dụng cũng như ứng dụng của nọc bọ cạp ở Việt Nam hiện nay

còn sơ khai và chưa có nhiều kết quả.

Trên thế giới hiện đã có nhiều nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tác dụng và

ứng dụng của nọc bọ cạp nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể giải quyết triệt để. Nọc

bọ cạp là hỗn hợp cac protein có tac động đối với hệ thần kinh, việc xac định cấu trúc

cac protein này cũng như cach thức cac protein này tac động lên hệ thần kinh con

người vẫn chưa được nghiên cứu triệt để và còn nhiều tiềm năng nghiên cứu cũng như

ứng dụng. Từ việc xac định được cấu trúc và cơ chế tac động của nọc bọ cạp đối với

hệ thần kinh con người, có thể đưa ra những phương an sử dụng nọc bọ cạp vào dược

phẩm nhằm phục vụ các mục đích về y tế.

Trong nọc bọ cạp chứa nhiều các polypeptide có khả năng tac động lên các thụ

thể và các kênh ion của màng tế bào bị kích thích, các loại polypeptide này đã và đang

được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tạo ra các loại dược phẩm mới. Nhằm đóng

góp một nguồn nguyên liệu mới và các nghiên cứu khoa học mới, hướng tới làm thuốc

chữa bệnh và làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo, tác giả đã tiến hành các nghiên

cứu về nọc bọ cạpHeterometrus laoticusCouzijn. Hiện nay, chưa phat hiện toxin tách

từ nọc bọ cạp chi Heterometrus có tác dụng mạnh đối với kênh thần kinh Kv1.3. Qua

đề tài “Phân lập và khảo sát tính chất toxin của một số toxin mới từ nọc bọ

cạpHeterometrus laoticus”, hi vọng sẽ mang đến cơ sở cho những nghiên cứu tiếp

theo về việc ứng dụng của nọc bọ cạp dùng làm nguồn nguyên liệu cho dược phẩm.

Page 13: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

2

1. TỔNG QUAN

Page 14: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

3

1.1. Giới thiệu về bọ cạp

Bọ cạp là một trong những động vật lâu đờinhất trên trai đất với hơn 450 triệu

năm tiến hóa, gồm khoảng 1750 loài khác nhau.Bọ cạp thuộc lớp Arachnida, bộ

Scorpionida,có họ hàng gần với loài nhện, ve bét và rệp. Trong đó, họ Buthidae có số

lượng lớn nhất với 89 chi và hơn 940 loài, kế đó là họ Scorpionidae có 17 chi gồm 264

loài, họ Vaejovidae có 17 chi gồm 173 loài, họ Chactidae có 12 chi 172 loài, họ

Bothriuridae có 15 chi 139 loài, họ Hemiscorpiidae có 12 chi 89 loài. [9, 27]Bọ cạp là

động vật ăn thịt, thức ăn của bọ cạp rất đa dạng từ cac côn trùng như châu chấu, dế,

kiến, rết, nhện… đến cac động vật nhỏ như thằn lằn, rắn, chuột mới sinh.Bọ cạp hoạt

động về đêm, ban ngày ẩn nấp trong hang, dưới lá cây khô. Nhiệt độ phát triển bình

thường của bọ cạp là 25-28oC, độ ẩm khoảng 72 – 82 %. Từ khi mới sinh ra đến khi

trưởng thành, bọ cạp trải qua năm lần lột xác. Trong họ Buthidae có khoảng 500 loại

có khả năng gây nguy hiểm đối với con người và các loại này được phân bố nhiều ở

châu Phi, châu Mỹ, châu Á (Hình 1.1).[22, 23, 69]

Page 15: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

4

Hình 1.1. Một số loài bọ cạp đại diện các họ khác nhau.[69]

1.1.1. Phân bố và môi trường sống

Bọ cạp được tìm thấy trên tất cả các châu lục, trừ châu Nam Cực, nhưng phong

phú và đa dạng nhất là ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Môi trường sống của bọ

cạp rất đa dạng từ những khu vực sa mạc, bán sa mạc đến những vùng thảo nguyên,

rừng mưa nhiệt đới, rừng lá kim…Bọ cạp còn được tìm thấy trên những sườn núi cao

(ở độ cao trên 5,500 m) ở dãy Alps, Andes hay Hymalaya, hoặc trong

Họ Buthidae

Loài Androctonus australis

Họ Scorpionidae

Loài Heterometrus spinifer

Họ Vaejovidae

Loài Smerinigurus vachoni

Họ Chactidae

Loài Uroctonus mordax

Họ Bothriuridae

Loài Bothriurus keyserlingi

Họ Hemiscorpiidae

Loài Hadogenes troglodytes

Page 16: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

5

những hang động sâu (gần 1,000m dưới lòng đất). Môi trường sống ưa thích của bọ

cạp trong tự nhiên là các hang hốc, khe đa, không gian dưới vỏ cây hay lớp lá rụng.[15]

Bọ cạp độc nguy hiểm với con người thuộc họ Buthidae, có khoảng 500 loài,

phân bố chủ yếu ở các vùng Nam Mỹ, Đông Á và Ấn Độ. Các chiAndroctonus,

Leiurus, Buthus, ButhotusvàHeterometrus phân bố chủ yếu ở Châu Á, Bắc Phi, Trung

Đông. Giống Centruroides phân bố ở Trung Mỹ, và giống Tityus phân bố ở Nam Mỹ,

phần lớn là ở cac nước Brazil, Venezuela, Colombia và Argentina.[59, 89]

1.1.2. Đặc điểm hình thái cơ bản

Hình 1.2. Loài bọ cạpHeterometrus laoticusCouzijn, 1981.[69]

Cơ thể bọ cạp gồm hai phần chính là phần đầu ngực (prosoma) và phần bụng

(opisthosoma). Phần bụng được chia thành hai phần, phần trước bụng, mesosoma, và

phần đuôi, metasoma.Phần đầu ngực bao phủ bởi một cái mai giống tấm khiên, trên

mai có một cặp mắt chính ở trung tâm, các cặp mắt phụ ở rìa góc phía trước mai. Phía

trước mai là đôi kìm nhỏ gọi là kìm miệng dùng để xé con mồi và ăn. Ở hai bên phần

đầu là đôi kìm to gọi là kìm kẹp có tác dụng chụp giữ con mồi và tự vệ, chung quanh

đôi kìm kẹp được che phủ bởi các lông cứng xúc giác. Phía dưới bụng có bốn cặp chân

và có một cơ quan giống như tấm lược gọi là pectin, có vai trò như những cảm biến để

cảm nhận bề mặt tiếp xúc và những chấn động trên mặt đất (Hình 1.2).

Phần bụng bọ cạp bao gồm mười hai đốt với bảy đốt ở phần trước bụng và năm

đốt ở phần đuôi và kết thúc là cơ quan telson (một túi tích trữ nọc độc từ tuyến nọc của

Page 17: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

6

bọ cạp), tận cùng của cơ quan này là ngòi đốt cong và nhọn dùng để truyền nọc độc.

Phần bụng trước được coi là cơ thể chính và là nơi chứa phổi, cơ quan tiêu hóa và cơ

quan sinh dục của bọ cạp.[53]

Bọ cạp có sự thay đổi bề ngoài rõ rệt qua cac giai đoạn phát triển. Những biến

đổi bên ngoài này có thể được quan sát rõ rệt nhất ở các loài bọ cạp thuộc

chiHeterometrus là sự thay đổi về màu sắc. Khi mới sinh, bọ cạp con có màu trắng

như bông và chuyển màu sẫm dần sau vài ngày nằm trên lưng bọ cạp mẹ (màu nâu đen

với ánh màu xanh). Sau khi lột xác lần thứ nhất,bọ cạp con có màu nâu đen gần giống

màu của bọ cạp mẹ (chưa có anh màu xanh).Khi mới sinh, bọ cạp con có kích thước

10-15 mm và tăng dần kích thước qua các lần lột xác. Thí dụ, loài H. spinifer có chiều

dài cơ thể qua các tháng tuổi như sau: thang 1: 12-15 mm, tháng 2: 32-40 mm, tháng

3: 44-51 mm, tháng 4: 56-62 mm, tháng 5: 69-75 mm và tháng 6: 82-90 mm. Trong

phòng thí nghiệm, ở dạng trưởng thành loài này có chiều dài từ 95-110 mm, trong tự

nhiên có thể dài tới 125 mm. Nhiều loài bọ cạp rất khó phân biệt giữa con đực và con

cái. Một số loài bọ cạp con đực có kích thước nhỏ hơn con cai như loài H. spinifer, cơ

thể con đực dài 110 mm, con cái dài 125 mm. Ở một số loài thuộc chiIsometrus, sự

khác nhau giữa bọ cạp đực và cái biểu hiện rất rõ, bọ cạp đực có đuôi và cac đốt đuôi

(phần bụng sau) dài hơn bọ cạp cái.[15]

1.1.3. Nọc độc

Nọc độc, chất tiếtra từ răng nanh hoặc ngòi châm của cac sinh vật được sử dụng

như vũ khí săn mồi tự nhiên của cac loài động vật ăn thịt này nhờ khả năng gây tê liệt

cơ thể con mồi.Thành phần chính trong nọc độc là cac protein và polypeptide có độc

tính, cac cấu tử trong nọc độc này có thể có mục tiêu và hiệu ứng khac nhau nhưng

được phối hợp hoạt động để đạt hiệu quả cao nhất trên con mồi. Tùy thuộc loài mà cac

nọc độc có tac dụng khac nhau lên hệ thần kinh. Một số nọc độc làm tê liệt hệ thần

kinh bằng cach ngăn cản tín hiệu truyền đi giữa dây thần kinh và cơ bắp. Một số nọc

độc khac thì pha hủy cac tế bào và mô ở mức độ phân tử. Ngoài ra, nọc độc còn có thể

Page 18: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

7

làm đông mau và dừng sự hoạt động của tim hoặc ngăn cản qua trình đông mau tự

nhiên và xuất huyết để giết con mồi.[1, 3]

Tất cả các loài bọ cạp đều có nọcđộc sử dụng để giết hoặc làm tê liệt con mồi

trong hoạt động săn mồi. Hầu hết nọc bọ cạpcó chứa nọc độc thần kinh, riêng ở loài

Hemiscorpius lepturus, trong nọc độc còn phát hiện nọc độc tế bào.Nọc bọ cạp là hỗn

hợp gồm các thành phần như: enzyme, peptide, nucleotide, lipid, mucoprotein, những

biogenic amin và các thành phần chưa biết.Trong số các thành phần của nọc bọ cạp thì

cac polypeptide neurotoxin đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Các neurotoxin này có

tác dụng lên các kênh ion của tế bào thần kinh bị kích thích và qua đó tac dụng lên hệ

thần kinh trung ương, thần kinh thực vật, tim mạch và hô hấp.[18]Tuỳ thuộc vào tác

dụng của các toxin với cac kênh ion, cac toxin được chia ra làm bốn loại, đó là cac

toxin tác dụng trên các kênh vận chuyển ion: kênh Na+, kênh K+, kênh Cl- và kênh

Ca2+.[70, 83] Ngoài các neurotoxin, nọc bọ cạp còn chứa các serotonin, góp phần gây

đau tại chỗ và cac serotonin cũng có thể gây ra sự co thắt tử cung và gây sảy thai ở

phụ nữ trong giai đoạn sớm của thai kì nếu bị bọ cạp chích phải.[23, 59]

Bọ cạp có khả năng điều chỉnh lượng nọc chính, thông thường trong khoảng

0,1 – 0,6 mg. Gần đây, bọ cạp được phát hiện có khả năng sinh ra hai loại nọc độc tố

khác nhau (nọc kép) trong cùng một lúc. Đầu tiên, nọc nhẹ gọi là tiền độc tố (pretoxin)

được sử dụng để gây tê cứng con mồi, tiếp sau đó là siêu độc tố, một loại dịch đậm

đặc giống như sữa có độc tính cao hơn để giết chết con mồi.[70]

Page 19: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

8

1.1.4. Bọ cạp ở Việt Nam

Bọ cạp ở Việt Nam phân bố rộng rãi khắp cả nước bao gồm các họ Buthidae,

Scorpionidae, Chaerilidae và Pseudochactidae.

Họ Buthidae[3]

Loài Lychas mucronatusFabricius, 1798phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền

Trung và miền Nam, phát triển mạnh về số lượng cá thể ở Đồng Phú (Bình Phước).

LoàiIsometrus basilicus Karsch, 1879 phân bố ở các tỉnh Nghệ An, Quảng

Trị, Bình Định, Khanh Hoà (Trường Sa), Bình Phước (Đồng Phú).

LoàiIsometrus spKovařík, 1998 phân bố ở Nghệ An (Vinh).

LoàiIsometrus deharvengi sp. Lourenço, 2010phân bố ở Hòn Chồng, Kiên

Giang.

Họ Scorpionidae[3]

Loài Heterometrus spinifer Ehrenberg, 1828 phân bố ở Bình Phước (Bù

Đốp, Bù Gia Mập, Đồng Phú).

Loài Heterometrus petersiiThorell, 1876ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình

Thuận, Khanh Hoà, Gia Lai, Lâm Đồng, Quảng Ninh.

LoàiHeterometrus laoticus Couzijn, 1981: phân bố ở Thành phố Hồ Chí

Minh, Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hoà), An Giang.

Loài Heterometrus cyaneusC. L. Koch, 1836: phân bố ở Thừa Thiên Huế,

Quảng Trị.

Họ Chaerilidae[3]

Loài Chaerilus petrzelkaiKovařík, 2000: ở miền nam Việt Nam, đảo Côn

Sơn.

LoàiChaerilus variegatus Simon, 1877 phân bố ở miền Nam Việt Nam.

Loài Chaerilus vietnamicus Lourenco và Zhu, 2008 phân bố ở miền Bắc.

Loài Chaerilus julietteaeLourenço, 2011 phân bố ở miền Nam.

Loài Chaerilus phamiLourenço, 2011: tập trung ở đảo Côn Sơn.

Page 20: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

9

Họ Pseudochactidae[3]

LoàiVietbocap canhi Lourenço& Pham, 2010.

LoàiVietbocap thienduongensisLourenço& Pham, 2012.

Cả 2 loài này đều được phát hiện ở động Thiên Đường, Phong Nha – Kẻ

Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình.

1.2. Cấu trúc và ảnh hưởng của toxin nọc bọ cạp

1.2.1. Cấu trúc của toxin

Các toxin có khả năng tương tac với các kênh vận chuyển Na+ được cấu tạo từ

60 - 70 gốc acid amin và cấu trúc được ổn định bởi bốn cầu disulfide. [19]Trong khi

đó cac toxin có khả năng tương tac với kênh vận chuyển K+ thường cấu tạo từ 31-39

đơn vị acid amin với cấu trúc được ổn định nhờ ba hoăc bốn cầu disulfide.[43, 48] Các

toxin này tác dụng lên kênh vận chuyển K+ sẽ liên kết với các thụ thể kích thích của

kênh và ức chế sự vận chuyển ion K+ qua kênh.[49, 72, 82]

Gần đây, hai peptide khac nhau của nọc bọ cạp thay đổi sự liên kết với

ryanodine đã được xac định có tác dụng trên kênh vận chuyển Ca2+. Một trong số

peptide đó cấu tạo từ 33 acid amin, toxin này tăng sự liên kết với ryanodine, còn toxin

khác là heterodimer peptide cấu tạo từ 104 và 27 gốc acid amin, có tác dụng ức chế sự

liên kết với ryanodine. Chlorotoxin tác dụng với kênh Cl- là peptide cấu tạo từ 36 gốc

acid amin với bốn cầu disulfide. [21, 51, 93, 94]

Các toxin của nọc bọ cạp có cấu trúc không gian tương tự nhau trừ cấu trúc của

các toxin tác dụng lên kênh Ca2+ là chưa biết, còn tất cả các peptide toxin bọ cạp đều

có lõi cấu trúc bảo thủ. Các toxin ngắn của nọc bọ cạp thường có cấu trúc bậc hai gồm

một xoắn alpha và hai nhanh đối song song của cấu trúc beta, giữa cấu trúc alpha và

beta được cố định bằng hai cầu disulfide, còn cầu disulfide thứ ba gắn đầu N với đầu

C của chuỗi peptide (Hình 1.3).[80, 96]

Page 21: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

10

Hình 1.3. Cấu trúc toxin ngắn của nọc bọ cạp.[80]

Cấu trúc không gian của toxin dài gồm một xoắn alpha và ba nhanh đối song

song của cấu trúc beta, trong cấu trúc này có bốn cầu disulfide. Ngoài ra còn có một

ngoại lệ với quy luật này là cấu trúc của insectoxin tách từ nọc bọ cạp Hotentotta

jundaicus, toxin này có hai đoạn xoắn alpha thay vì một đoạn như ở toxin tìm thấy ở

các loài bọ cạp khác (Hình 1.4).[1, 93, 94]

Hình 1.4. Cấu trúc không gian của một số toxin tách ra từ nọc bọ cạp.

- toxin - toxin cricket

toxin

-like toxin crustacean toxin insect

toxin

Page 22: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

11

1.2.2. Tác động và ảnh hưởng của nọc bọ cạp lên kênh vận chuyển ion

1.2.2.1. Tác động của nọc bọ cạp trên kênh vận chuyển Na+

Kênh vận chuyểnNa+ là một tập hợp các protein xuyên màng hình thành nên

kênh vận chuyển ion có chức năng điều tiết sự di chuyển của ion Na+ xuyên qua màng

sinh chất của tế bào. Kênh vận chuyển Na+ được phân loại dựa trên các tác nhân kích

thích làm mở kênh Na+, thí dụ như kênh điện thế (kênh cổng điện thế, nhạy điện thế

với tên viết tắt “VGSCs”), kênh cổng ligand natri. Về cấu tạo, kênh vận chuyển Na+

bao gồm một protein thứ cấp kích thước lớn α có khả năng tương tac với các protein

khác (protein thứ cấp β). Protein thứ cấp α hình thành nên trung tâm của kênh và hoạt

động tự do.Khi protein thứ cấp α bị tac động bởi tế bào, nó có thể hình thành kênh dẫn

điều khiển hướng đi của ion Na+ theo đường cổng điện thế, ngay cả khi protein thứ

cấp β hay cac protein khac không được tac động.[17] Khi cac protein đính kèm kết

hợp với protein α, hai protein sẽ hình thành phức có khả năng điều chỉnh sự phụ thuộc

điện thế của màng tế bào và vị trí của phức hai protein.[66, 67, 74]

Các toxin có nguồn gốc từ bọ cạp có khả năng tương tac với kênh vận chuyển

Na+ ban đầu được phân thành 2 loại α và β. Dạng α được tìm thấy đầu tiên trong nọc

độc của loài bọ cạp Bắc Phi. Độc tố Androctonus australis australis toxin II của loài

bọ cạp này có khả năng gắn vào vị trí số 3 trên kênhvận chuyểnNa+ tùy thuộc vào điện

thế của màng tế bào (voltage-dependent manner), từ đó làm chậm hoặc ức chế hoàn

toàn cơ chế kích hoạt của các kênh này. Độc tố loại β là nhóm độc tố có khả năng gắn

vào vị trí số 4 (site 4) để ức chế hoạt động của kênh vận chuyểnNa+ mà không chịu

ảnh hưởng của điện thế màng tế bào. Mô hình của độc tố loại β là toxin II trích từ loài

bọ cạp Centru-roides suffusus.[37, 42] Ngoài hai dạng độc tố trên, nhiều loại độc tố

khac đã được phát hiện và công bố xếp loại riêng do chúng có khả năng phân biệt

kênhvận chuyểnNa+ của tế bào các loài không phải động vật có vú, thí dụ như màng tế

bào kích ứng của côn trùng và loài giáp xác. Số lượng các loại độc tố mới đang ngày

càng tăng, cho đến nay đã có 85 dạng đã được biết đến và được phân loại thành 10

nhóm dựa vào sự khác biệt về cấu trúc và chức năng. Bảng 1.1 trình bày các dạng điển

Page 23: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

12

hình của từng nhóm, các chuỗi acid amin trong bảng chỉ đại diện cho loại độc tố đặc

trưng của nhóm.[67]

Bảng 1.1. Các đại diện của độc tố bọ cạp tác dụng lên kênh vận chuyển natri.[67]

Tên

thông

dụng

Chuỗi acid amin Loài bọ cạp

1 AaHII VKDGYIVDDVNCTYFCGRNAYCNEECTKLKGES

GYCQWASPYGNACYCYKLPDHVRTKGPGRCH

A. sustralis

2 CssII KEGYLVSKSTGCKYECLKLGDNDYCLRECKQQY

GKSSGGYCYAFACWCTHLYEQAVVWPLPNKTC

C. suffussus S

3 Tsgamma KEGYLMDHEGCKLSCFIRPSGYCGRECGIKKGSS

GYCAWPACYCYGLPNWVKVWDRATNKC

T. serrulatus

4 LqhIT2 DGYIKRRDGCKVACLIGNEGCDKECKAYGGSYG

YCWTWGLACWCEGLPDDKTWKSETNTCG

L. quinquestriatus

h.

5 LqqIV GVRDAYIADDKNCVYTCGSNSYCNTECTKNGAE

SGYCQWLGKYGNACWCIKLPDKVPIRIPGKCR

L. quinquestriatus

q.

6 LqqIII VRDAYIAKNYNCVYECFRDSYCNDLCTKNGASS

GYCQWAGKYGNACWCYALPDNVPIRVPGKCH

L. quinquestriatus

q.

7 AaHIT4 EHGYLLNKYTGCKVWCVINNEECGYLCNKRRGG

YYGYCYFWKLACYCQGARKSELWNYKTNKCDL

A. australis

8 CsEv3 KEGYLVKKSDGCKYGCLKLGENEGCDTECKAKN

QGGSYGYCYAFACWCEGLPESTPTYPLPNKSC

C. sculpturatus

9 Cn10 KEGYLVNKSTGCKYNCLILGENKNCDMECKAKN

QGGSYGYCYKLACWCEGLPESTPTYPIPGKTCRT

C.noxius

10 AaHIT1 KKNGYAVDSSGKAPECLLSNYCNNECTKVHYAD

KGYCCLLSCYCFGLNDDKKVLEISDTRKSYCDTTI

IN

A. australis

Page 24: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

13

1.2.2.2. Tác dụng của nọc bọ cạp trên kênhvận chuyển K+

Trong nghiên cứu sinh học tế bào, kênh vận chuyển K+ là loại kênh vận chuyển

ion phổ biến và được tìm thấy ở gần như tất cả mọi loài sinh vật sống. Kênh vận chuyển

K+ hình thành các lỗ rỗng thẩm thấu chọn lọc ion K+ giúp mở rộng màng tế bào. Ngoài

ra, kênh K+ còn được tìm thấy ở hầu hết các dạng tế bào và điều khiển hoạt động nhiều

chức năng khac nhau của tế bào. Trong các tế bào kích thích như tế bào thần kinh,

kênh K+ định hình điện thế hoạt động và thiết lập điện thế phục hồi của màng tế bào.

Kênh vận chuyển K+ hỗ trợ sự điều chỉnh điện thế hoạt động của cơ tim, do vậy nếu

có sự cố xảy ra với kênh vận chuyển K+ có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim gây ảnh hưởng

đến khả năng sống sót. Kênh vận chuyển K+ cũng tham gia vào duy trì nuôi dưỡng

mạch máu và kiểm soát các quá trình hoạt động tế bào như qua trình bài tiết hormone

(quá trình tạo insulin trong tế bào beta ở tuyến tụy). Do vậy khi xảy ra rối loạn chức

năng ở kênh vận chuyển K+ sẽ gây ra nhiều bệnh tật đối với cơ thể con người.[11, 12,

35, 40, 52, 60, 85]

Kênh vận chuyển K+ được chia làm 4 nhóm chính:

Kênh vận chuyển K+ kích hoạt bằng calcium (Calcium-activated) – Kênh

được mở ra khi có sự hiện diện của ion calcium hoặc các phân tử gây tín hiệu

khác.

Kênh vận chuyển K+ hiệu chỉnh trong (Inwardly rectifying) – Giúp dẫn

truyền dòng điện (tích điện dương) dễ dàng hơn vào bên trong tế bào.

Kênh vận chuyển K+ tandem pore domain – Nhóm kênh này luôn mở hoặc

cơ bản luôn ở trong tình trạng kích hoạt. Nhóm kênh này (“kênh vận chuyển

Kali hồi phục” hoặc “kênh thải”) có chức năng thiết lập điện thế âm trên màng

bao tế bào thần kinh. Khi mở, kênh cho phép ion Kali đi xuyên qua màng với

vận tốc ngang với tốc độ thẩm thấu phân tử nước.

Kênh vận chuyển K+ cổng hiệu điến thế (voltage-gated) – Dạng kênh này

có thể mở hoặc đóng tương ứng với sự thay đổi điện thế trên màng tế bào.

Page 25: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

14

Từ mục đích sử dụng ban đầu như một chất ligand để nghiên cứu bản chất và

sự chọn lọc điện sinh lý học của các kênh ion, việc nghiên cứu nọc độc bọ cạp đã dần

dần phát triển trở thành nền tảng công nghệ sinh học đa năng để thiết kế cac que thăm

dò chức năng đa dạng giúp xac định vị trí các kênh ion ở cấp độ phân tử, làm sạch các

kênh ion, xac định trung tâm khối u để hỗ trợ trị bệnh ung thư… Cac kênh ion trong

cơ thể điều khiển dòng chảy của các ion giúp phát sinh và lan truyền các xung thần

kinh và điện thế hoạt động. Giải phẫu phân tử các kênh ion bằng peptide nọc độc bọ

cạp đã đưa ra được các bằng chứng cụ thể về cac cac đột biến, đặc tính hóa sinh lý

dưới sự điều chỉnh lên xuống của cac kênh ion liên quan đến cac thay đổi, đôi khi gây

nguy hiểm trong suốt quá trình lan truyền và dẫn truyền xung điện trong cơ thể. Một

thí dụ cụ thể ở người mắc triệu chứng Long QT, sự biến đổi chức năng liên quan đến

qua trình điều khiển ion và hoạt động của kênh vận chuyển K+ Kv11.1 quy định bởi

gene Ether-a-gogo (hERG) gây đột quỵ ở người bệnh.[77, 88]

Bao cao đầu tiên về sự tương tac giữa nọc độc bọ cạp và kênh vận chuyển K+

được công bố vào năm 1982 bởi Carbone và cac đồng sự. Khi truyền nọc độc của loài

bọ cạp Centruroides noxius vào loài mực khổng lồ Axon, đồng thời theo dõi bằng

phương phap xac định hiệu điện thế (kẹp điện thế). Hoạt tính duy nhất được ghi nhận

trong suốt quá trình theo dõi là của Noxiustoxin (NTX), một peptide 39 AA được tinh

chế từ nọc độc thô và tách bằng máy sắc ký Sephadex G-50 với phương phap trao đổi

ion. Mặc dù đã cô lập và tinh chế, điện thế đa chiều của độc tố bọ cạp vẫn chưa được

xac định chính xác. Từ thời điểm Carbone công bố báo cáo, rất nhiều báo cáo về các

độc tố bọ cạp khac đã được xac định có hoạt tính đặc trưng đối với kênh vận chuyểnn

K+. Cùng với tiến bộ trong các kỹ thuật sắc ký, kết hợp với khả năng thiết lập ghi nhận

các tín hiệu đơn kênh, khả năng ứng dụng độc tố của bọ cạp đã được phát triển rộng.

Năm 1985, Miller và các cộng sự sử dụng Charybdotoxin (Leiurus quinquestriatus;

ChTx) để định danh và phân tích dược lý của một kênh vận chuyển K+ điều khiển ion

Ca2+ (KCa1.1, MaxiK hoặc BK). Qua nhiều năm nghiên cứu, số lượng các polypeptide

có độc tính được phát hiện tăng dần lên. Việc sử dụng cac phương phap phân tach

bằng sắc ký ở áp suất cao có nhiều ưu điểm hơn so với cac phương phap truyền thống

Page 26: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

15

(áp suất thấp) giúp làm tăng khả năng định danh và tinh chế độc tố cũng đã góp phần

rất lớn vào việc nghiên cứu độc tố trong nọc độc bọ cạp.[16, 24, 30, 33, 60, 65, 79]

Hiên nay, đã có 49 chuỗi polypeptide được cô lập từ độc tố bọ cạp có tac động

đối với kênh vận chuyển K+ đã được phát hiện. Các loại độc tố này đều có khả năng

nhận diện kênh vận chuyển K+ nhờ các tế bào đặc trưng có cac đặc điểm như: phụ

thuộc điện thế, độ dẫn thấp, phụ thuộc ion Ca2+ từ màng tế bào não và cơ. Trong bao

cáo gần đây Tytgat và cộng sự đã đưa ra bảng phân loại tên của cac peptide đại diện

cho 12 nhóm độc tố kênh vận chuyển K+. Thí dụ về chuỗi acid amin của từng nhóm

được trình bày trong bảng 1.2. Cac nhóm độc tố có chiều dài chuỗi acid amin đa dạng

từ 29 đến 41 và chứa 3 hoặc 4 cầu nối disulfide. Trong bảng 1.2 không bao gồm độc

tố Ergtoxin mới được phát hiện gần đây với 42 chuỗi acid amin, gây tac động lên kênh

vận chuyển K+ HERG.[66]

Một số cDNA và chuỗi gene có tác dụng lên kênh vận chuyển K+cũng được

phát hiện trong thời gian gần đây. Cac chuỗi gene và cDNA đã được công bố là KTX2

từ loài Androctonus australis Hector, BmPO1, BmPO3 và BmPO5 từ loài Buthus

martensii Karsch; ChTx-a từ Leiurus quinquestriatus hebraeus. Các dạng độc tố chỉ

có chuỗi cDNA là CoTx1 từ Centruroides noxius Hoffmann; BmPO2 từ loài

Buthusmartensii Karsch; ChTx-b, ChTx-c và ChTx từ Leiurus quinquestriatus

hebraeus. Chuỗi cDNA của 1 nhóm độc tố mạch dài mới (60-64 acid amin) có khả

năng ức chế kênh vận chuyển K+ và ổn định bởi 3 cầu nối disulfide cũng đã được công

bố: AaTXK` từ loài Androctonus australis Hector; TsTXK` từ Tityus serrulatus;

BmTXK` và BmTXK`2từ loài Tityus serrulatus; BmTXK` và BmTXK`2 từ loài

Buthus martensii Karsch. Sự sắp xếp gene của cac phân đoạn DNA trong các loại độc

tố này cho thấy nhiều điểm tương đồng với gene độc tố kênh Na+: bao gồm 2 exon và

1 intron ngăn cản vùng ghi nhận mã và tín hiệu peptide. Phân tích chuỗi gene và cDNA

cho thấy kích thước của peptide tín hiệu lớn hơn (22-28 chuỗi acid amin) so với peptide

ghi nhận mã của kênh vận chuyển Na+, còn intron lại ngắn hơn (78-133 nucleotide).

[8, 44, 46, 50, 68]

Page 27: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

16

Bảng 1.2. Đại diện các nhóm độc tố kênhvận chuyển K+. [66]

Nhóm Tên hệ

thống

Tên thông

dụng

Chuỗi Loài

1 α-KTx1.1 ChTX ZFTNVSCTTSKECWSVCQRLHN

TSRGKCMNKKCRCYS

L. quinquestriatus

hebraeus

2 α-KTx2.1 NTX TIINVKCTSPKQCSKPCKELYGS

SAGAKCMNGKCKCYNN

Centruroides noxius

3 α-KTx3.1 KTX1 GVEINVKCSGSPQCLKPCKDAG

MRFGKCMNRKCHCTPK

A. mauretanicus

mauretanicus

4 α-KTx4.1 TsTXα VFINAKCRGSPECLPKCKEAIGK

AAGKCMNGKCKCYP

Tityus serrulatus

5 α-KTx5.1 ScTX AFCNLRMCQLSCRSLGLLGKCI

GDKCECVKH

L. quinquestriatus

hebraeu

6 α-KTx6.1 Pi1 LVKCRGTSDCGRPCQQQTGCPN

SKCINRMCKCYGC

Pandinus imperator

7 α-KTx7.1 Pi2 TISCTNPKQCYPHCKKETGYPN

AKCMNRKCKCFGR

Pandinus imperator

8 α-KTx8.1 PO1 VSCEDCPEHCSTQKAQAKCDN

DKCVCEPI

A. mauretanicus

mauretanicus

9 α-KTx9.1 BmPO2 VGCEECPMHCKGKNAKPTCDD

GVCNCNV

Buthus martensii

10 α-KTx10.1 CoTX1 AVCVYRTCDKDCKRRGYRSGK

CINNACKCYPYb

Centruroides noxius

11 α-KTx11.1 PBTx1 DEEPKESCSDEMCVIYCKGEEY

STGVCDGPQKCKCSD

Parabuthus

transvaalicus

12 α-KTx12.1 TsTxIV WCSTCDDLACGASRECYDPCFK

AFGRAHGKCMNNKCRCYTN

Tityus serrulatus

Page 28: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

17

1.3. Một số nghiên cứu về toxin có trong nọc bọ cạp

1.3.1. Các phương pháp cô lập và tinh chế toxin

Nghiên cứu bọ cạp và nọc độc từ bọ cạp đã bắt đầu được tiến hành từ những

năm 1970. Ban đầu, việc tách chiết và tinh chế các toxin gặp nhiều khó khăn do trong

nọc bọ cạp ngoài các protein và peptide, các chất có hoạt tính sinh học còn tồn tại ở

nhiều dạng hợp chất khac. Trong giai đoạn đầu tiên, nọc bọ cạp được thu bằng tay

nhằm hạn chế các tạp chất không tan trong nước, nguyên nhân chính gây nghẹt các cột

sắc ký. Nhược điểm của phương phap này là lượng nọc thu được thấp do chỉ một phần

nọc trong túi nọc được bọ cạp phóng ra. Để có một lượng nọc đủ lớn cho cac giai đoạn

cô lập, tinh chế cũng như thử nghiệm hoạt tính, cần thiết phải có một phương phap để

thu được lượng nọc lớn với hiệu quả cao. Một trong những phương phap được chọn là

sử dụng một dòng điện xung kích thích vào phần đuôi chích của bọ cạp để buộc bọ

cạp tiết nọc, nọc thô thu được nhiều hơn so với phương phap thu bằng tay.

Năm 1984, Martin và Rochat và cac cộng sự của mình đã tiến hành phân tách

và tinh chế độc tố từ nọc bọ cạp Androctonus australis Hector từ 10.000 cá thể sử dụng

dòng điện xoay chiều 55V để kích thích sự tiết nọc. Nọc thô sau khi được trích bằng

nước và thẩm tach được đưa vào hệ sắc ký lọc gel sử dụng bốn cột Sephadex G-50

ghép và dung môi giải ly là dung dịch ammonium acetate 0,1 M, pH 8,5 để thu được

cac phân đoạn trong đó có hai phân đoạn có độc tính RI và RIIgây chết đối với chuột.

Để phân tach toxin có độc tính gây chết từ phân đoạn RI, phân đoạn RI tiếp tục được

phân tách trên cột DEAE-Sephadex A-50 (4 × 200 mm) trong dung dịch ammonium

acetate 0,1 M, pH 8,5, tốc độ rửa cột 50 mL/giờ thu được ba phân đoạn D1, D’1, D2.

Phân đoạn D’1 tiếp tục được phân tách trên cột Amberlite CG-50 (4 × 150 mm) trong

dung dịch ammonium acetate 0,2 M, pH 6,3 để thu được toxin I và toxin I”.Hai toxin

này sau đó được phân tích cấu trúc để xac định cấu trúc bậc một. Tuy nhiên phương

phap này đòi hỏi một lượng nọc thô lớn để thu được lượng toxin phù hợp, từ 100 g nọc

chỉ thu được 40 mg toxin I”. Sau đó, năm 1986, tac giả đã cải thiện quy trình tách chiết

và thu được kết quả tốt hơn với lượng toxin thu được lên tới 0,8 % so với 0,45 % trước

đây.[56, 57]

Page 29: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

18

Năm 1989, Arantes và đồng sự đã tiến hành thử nghiệm phương phap mới để

phân tách và làm sạch nọc bọ cạp Brazin thuộc loài Tityus serrulatatus bằng sắc ký

trao đổi ion nhiều lần trên cột CM-Cenlulose-52. Kết quả đã tach được 5 loại toxin có

trong nọc bọ cạp Tityus serrulatatus trong đó có 4 loại toxin đã được công bố là IX13,

IX 5, X4, XIII và một loại toxin mới được đặt tên là TsTX-IV (Hình 1.5).[7]

Hình 1.5. Sắc ký đồ trao đổi ion của nọc bọ cạp loài Tityus serrulatatus.[7]

Vào năm 1987, Martin và Rochat tiến hành làm sạch toxin thô từ bọ cạp bằng

phương phap sắc ký lỏng hiệu năng cao. Kết quả thu được rõ ràng, phân tach rõ. Đến

nay phương phap sắc ký lỏng hiệu năng cao được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí

nghiệm để tách chiết và làm sạch các toxin từ nọc bọ cạp. Kharat R. và đồng sự phối

hợp phương phap lọc gel (Hình 1.6) và sắc ký lỏng hiệu năng cao (Hình 1.7) để tách

toxin từ nọc bọ cạp Scorpio Maurus.[43, 58]

Page 30: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

19

Hình 1.6. Sắc ký đồ sắc ký lọc gel của nọc bọ cạp Scorpio Maurus.[43, 58]

Hình 1.7. Sắc ký đồ sắc ký hiệu năng cao của nọc bọ cạp Scorpio Maurus.[43, 58]

1.3.2. Một số nghiên cứu nọc độc của chi Heterometrus

1.3.2.1. Nghiên cứu thành phần và cấu trúc nọc độc chi Heterometrus

Heterometrus laoticusCouzijn là một trong 33 loài thuộc chi Heterometrus

được tìm thấy trên thế giới, chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc

Đông Nam Á ở cac nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Sri Lanka,

Nepal và Trung Hoa. Nọc của các loài thuộc chi Heterometrus gây ra một số triệu

Page 31: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

20

chứng và biểu hiện ở nạn nhân khi nhiễm độc như đau rat cục bộ, tấy đỏ hoặc mất màu

ở da, tăng huyết áp, suy hô hấp, chóng mặt và nôn mửa, đau quặn dạ dày, khat nước,

nhức đầu, sốt, run rẩy. Hiện nay, điều trị nhiễm độc bọ cạp chưa thể thực hiện do chưa

các loại kháng huyết thanh chưa được sản xuất, biện pháp chủ yếu là điều trị giảm các

triệu chứng cho bệnh nhân.[36]

Từ nọc của loài H. petersii đã phat hiện mười nhóm peptide và protein, trong

đó có hai nhóm có khả năng gây độc đối với kênh vận chuyển K+, bốn nhóm peptide

có khả năng khang vi sinh vật và gây nhược trương đối với tế bào, một nhóm có độc

tính đối với kênh vận chuyển Ca2+, một nhóm peptide tương tự Lal, một nhóm PLA2

và serine protease.Ngoài ra còn 12 nhóm hợp chất có hoạt tính sinh học khac cũng

được xac định từ nọc của loài H. petersii. Một peptide có cấu trúcmới xoắn alpha

(Hp1090) từ nọc của loài H. petersii cũng được xac định nhờ kỹ thuật cDNA, peptide

này có khả năng ức chế sự lây nhiễm viêm gan siêu vi C vớiIC50 7,62 µg/mL và khả

năng tiêu diệt HCV in vitro nhờ tương tac trực tiếp với màng virus.[54, 92]

Toxin HsTx1 được cô lập từ nọc độc của loài H. spinifer là một chuỗi peptide

gồm 34 đơn vị acid amin và 4 cầu disulfide. So sánh cấu trúc sơ cấp với một số toxin

khac, HsTx1 có độ tương đồng về cấu trúc sơ cấp 53% đối với toxin của loài Pandinus

imperator, 59% đối với maurotoxin và chỉ có độ tương đồng 32 – 47% với các peptide

ức chế kênh vận chuyển K+ khác. Khi thử nghiệm trên kênh vận chuyển K+ của chuột,

HsTx1 ức chế kênh Kv1.3 và khi kết hợp với 125I-kaliotoxin HsTx1 có thể ức chế

hoàn toàncác kênh vận chuyểnK+ cổng điện thế. HsTx1 có cấu trúc gồm 34 acid amin

và 3 – 4 cầu disulfide và được xếp vào nhóm các toxin ngắn từ nọc bọ cạp (có 24 – 39

acid amin). Từ mô hình phân tử đã xac định được các acid amin Tyr 21, Lys 23, Met

25 và Asn 26 quyết định hoạt tính sinh học của HsTx1 đối với kênh vận chuyển K+.[49,

73]

Từ túi nọc của loài H. spinifer, một lớp các peptide mới có khả năng khang vi

sinh vật được cô lập và xac định cấu trúc (HsAp, HsAp2, HsAp3 và HsAp4). Mỗi

peptide gồm 29 acid amin và không có sự tương tự các chuỗi peptide nào đã được tìm

Page 32: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

21

thấy. Trong đó, HsAp có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram âm và

gram dương với giá trị MIC trong khoảng 11,8 – 51,2 µM.[61]

Nọc độc loài bọ cạp đen châu Á H. longimanus được phân tách và tinh chế sử

dụng cac phương phap sắc ký và điện di và được phân tích sử dụng khối phổ nhiều lần

trên hệ thống MALDI-TOF/TOF cùng với việc so sánh với cac peptide đã biết từ cơ

sở dữ liệu protein Swiss-Pot. Kết quả cho thấy nọc độc của loài H. longimanus chứa

nhiều hợp chất có độc tính có khả năng khang vi sinh vật cũng như ức chế các kênh

thần kinh.[14, 61]

Nọc của loài bọ cạp H. laoticus phân bố ở Thai Lan được phân tách bằng sắc

ký lọc gel trên Sephadex G50. Cac phân đoạn thu được được đanh gia độc tính trên vi

sinh vật để xac định khả năng khang vi sinh vật và PD50, cac phân đoạn có hoạt tính

cao tiếp tục được phân tách sử dụng sắc ký trao đổi ion. Sau khi sắc ký đã cô lập được

toxin heteroscorpine-1 (HS-1) với trình tự cấu trúc tương tự 80% panscorpine và

opiscorpine và cho thấy khả năng ức chế đối với nhiều loại vi sinh vật. Cũng từ loài

H. laoticus, bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao và xac định cấu trúc bằng phương phap

Edman dựa trên phổ khối lượng MALDI-TOF MS của một số phân đoạn, đã xac định

được cấu trúc sơ cấp hoàn toàn mới của một peptide, HelaTx1. Peptide này sau đó

được sinh tổng hợp theo cấu trúc có được từ quá trình phân tích cấu trúc và được đanh

giá khả năng tương tac với các kênh vận chuyển K+. HelaTx1 cho thấy khả năng tương

tác mạnh nhất đối với các kênh Kv1.6 và Kv1.1 (EC50 = 9,9 ± 1,6 mM).[81, 84]

1.3.2.2. Nghiên cứu về dược tính của nọc chi Heterometrus

Khả năng khang ung thư mau của nọc loài H. bengalensis được thử nghiệm trên

các dòng tế bào ung thư mau U937 và K562, cac tế bào ung thư sau khi phơi nhiễm

với nọc của loài H. bengalensis cho thấy các biểu hiện của hiện tượng chết tế bào như

co màng tế bào, suy thoái DNA. Giá trị IC50 tương ứng của nọc loài H. bengalensis

đối với dòng tế bào ung thư mau U937 và K562 là 41,5 µg/mL và 88,3 µg/mL. Cũng

từ nọc của loài H. bengalensis đã tach được proteinBengalin có khối lượng phân tử

lớn gồm 20 đơn vị acid amin (G-P-L-T-I-L-H-I-N-D-V-H-A-A/R-F-E-Q/G-F/G-N-T),

hoàn toàn khác với các protein từng được cô lập từ nọc bọ cạp. Bengalin được thử

Page 33: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

22

nghiệm hoạt tính trên dòng tế bào ung thư mau U937 và K562 cho kết quả dương tính

với giá trị IC50 tương ứng là 3,7 µg/mL và 4,1 µg/mL.[20, 39]

Nọc độc trích từ loài H. xanthopus khi được phân tach cũng cho thấy một số

peptide có khả năng khang vi sinh vật với cấu trúc tương tự hadrurin, scorpine và

Pandinin 1 và 2. Nọc loài H. xanthopus thô có thể tiêu diệt các dòng vi sinh vật như B.

subtilis ATCC 6633, S. typhimurium ATCC 14028, P. aeruginosa ATCC 27853 và E.

faecalis ATCC 14506 và thể hiện hoạt tính cao nhất đối với B. subtilis. Nọc thô của

loài H. laoticus cũng thể hiện khả năng khang vi khuẩn B. subtilis, K. Pneumoniae, P.

aeruginosa và S. aureus. Sau khi phân tách nọc thô loài H. laoticus, polypeptide

Heteroscorpine 1 được cô lập với khối lượng phân tử 8-93 Da có khả năng khang B.

subtilis, K. Pneumoniae, P. aeruginosa và S. aureus mạnh hơn nọc thô 300 lần. Từ

loài H. petersii, Hp1090 có cấu trúc xoắn alpha mới được cô lập và được thử nghiệm

khả năng tiêu diệt virus đối với dòng HCV, kết quả cho thấy Hp1090 có khả năng tiêu

diệt HCV khi thử nghiệm trên mô hình in vitro có thể ngăn chặn bước đầu lây nhiễm

HCV.[6, 61, 91]

1.4. Ứng dụng của nọc bọ cạp

1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới

Nọc của loài Buthusmartensii Karsch được báo cáo có tác dụng tiêu diệt tế bào

khối u não U251-MG in vitro nhưng lại không có tác dụng đối với các tế bào ung thư

gan ở người cũng như ung thư buồng trứng ở chuột. Nọc độc của loài B. martensii có

khả năng ức chế sự phát triển khối u trên chuột nhờ khả năng ức chế các kênh vận

chuyển ion của các tế bào não. Từ loài bọ cạp đỏ Trung Hoa B. martensii Karsch, một

serine protein BMK-CBP được cô lập và có khả năng liên kết với các tế bào ung thư

dòng MCF-7. Hyaluronidase, enzyme có trong nọc của nhiều loài như rắn, ong, tò vò,

bọ cạp, có khả năng tan trợ sự phát tán của nọc độc xảy ra nhanh hơn trong cơ thể

sống. BmHYA1, một hyaluronidase được cô lập từ nọc của loài bọ cạp đỏ Trung Hoa

có cấu trúc hoàn toàn khác so với cac hyaluronidase đã được xac định trước đó.

BmHYA1 có thể thủy giải hyaluronic acid thành các oligosaccharide nhỏ hơn và làm

thay đổi hoạt động của CD44 trên tế bào ung thư vú dòng MDA-MB-231.[28, 31, 87]

Page 34: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

23

Tamapin, được cô lập từ nọc loài bọ cạp đỏ Ấn Độ Mesobuthus tamulus, là một

toxin có 31 acid amin, thuộc dòng toxin α,5-4. Tamapin có khả năng ức chế các kênh

vận chuyển K+ hoạt hóa bởi ion Ca2+. Khi thử nghiệm khả năng ức chế trên các

kênhvận chuyển K+ hoạt hóa bởiion Ca2+, Tamapin thể hiện khả năng chọn lọc giữa

các kênh KCa2.2 (SK2/KCNN2, IC50 = 24 pM) và KCa2.1 (SK1/KCNN1, ~ 1750 lần)

và KCa2.3 (SK3/KCNN3, ~ 70 lần).[63, 64]Các nghiên cứu gần đây cho thấy độc tố

chlorotoxin tách từ nọc bọ cạpLeiurus quinquestratus của Israel có khả năng gắn rất

đặc hiệu với các tế bào ung thư não. Điều này mở ra triển vọng sử dụng chúng như cac

chất đặc hiệu để đưa thuốc đặc trị đến các tế bào ung thư hoặc sử dụng chúng như cac

loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư.[29, 55, 76]

Nghiên cứu của nhóm Grez Kaczorovski tại công ty Merck đã xac định độc tố

margatoxin, tách chiết từ nọc bọ cạpCentrurodies margaritatus, có tac động rất đặc

hiệu lên kênh vận chuyển Ca2+, tham gia quá trình hoạt hóa lymphocyte, làm ức chế

hoạt hóa bạch huyết bào và quá trình tổng hợp ra interleukin-2 bởi T-lymphocyte

người. Công ty Merck đã đăng ký bản quyền sử dụng margatoxin như chất ức chế miễn

dịch dùng để điều trị các bệnh tự miễn dịch hoặc dùng để ngăn cản sự đào thải trong

quá trình cấy ghép cơ quan.[32, 34]

Chế phẩm Vidatox – sản xuất từ nọc bọ cạpRhopalurus junceus được sử dụng

ở Cuba để điều trị bệnh ung thư và Parkinson. Sự thay đổi cấu trúc bậc 1 của độc tố

bọ cạp có thể sử dụng để chế tạo ra những loại thuốc mới với hoạt tính sinh học riêng.

Thí dụ nghiên cứu cấu trúc của charybdotoxin đã mở ra khả năng sản xuất ra những

protein nhỏ nhưng ổn định có hoạt tính mới có thể ứng dụng trong y dược.[74]

Ngoài ra nọc độc bọ cạp còn có tính kháng khuẩn và kháng nấm, vì vậy cũng

có thể làm thuốc trị các bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra. Chính vì cac dược tính quan

trọng của nọc bọ cạp hiện nay nhiều hãng dược phẩm lớn trên thế giới như Wyeth,

Ayest, Genetech … rất quan tâm đến việc ứng dụng của chúng để sản xuất thuốc. Nọc

bọ cạp đã được chứng minh có tác dụng giảm đau, khang viêm, chống co giật, động

kinh. Những năm gần đây đã có những nghiên cứu nọc bọ cạp loài Heterometrus để

ứng dụng trong y dược.[13, 70, 72]

Page 35: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

24

1.4.2. Nghiên cứu và ứng dụng nọc bọ cạp ở Việt Nam

Ngược lại với sự phân bố phong phú và ứng dụng của nọc bọ cạp trong y học

thì những nghiên cứu của nọc bọ cạp ở Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu. Nghiên

cứu nọc bọ cạp nâu (Lychas mucronatus họ Buthidae) của tác giả Hoàng Ngọc Anh và

đồng sự cho thấy trong nọc này có hai nhóm toxin với khối lượng phân tử 3.500-5.000

Da và 6.000 – 8.000 Da. Từ nọc bọ cạp này nhóm tác giả đã tach ra và khảo sát tính

chất bảy toxin ngắn (Mw = 3.500 – 5.000 Da). Các neurotoxin này ức chế điện thế tác

dụng của dòng điện Na+ trên dây thần kinh ếch và tác dụng của phụ thuộc vào khối

lượng phân tử. Trong số cac neurotoxin đã tach được, đã xac định cấu trúc bậc một

một phần của một toxin (Toxin 10) và cấu trúc toàn phần của một toxin khác (Toxin

14),các cấu trúc này đã được đăng ký ở ngân hàng dữ liệu protein. Ngoài ra từ bọ cạpL.

mucronatus, một glycoprotein có hoạt tính lectin đã được cô lập và khảo sát cấu trúc

cũng như hoạt tính.[41]

Toxin 10: EWTCAGKQEQCRV...

Toxin 14: VSIG IKCDP S I DLCEGQCRIRYFTGYCSGDTCHCS

Nhóm nghiên cứu của tác giả cùng với TSKH.Hoàng Ngọc Anh đã bước đầu

tiến hành khảo sát, nghiên cứu nọc bọ cạp từ loài H.laoticus phân bố ở miền Nam Việt

Nam, bước đầu đã thu được các kết quả khả quan. Nọc thô sau khi tiến hành làm sạch

bước 1 đã được thử độc tính với chuột thu được 2 phân đoạn có độc tính, các phân

đoạn này tiếp tục được khảo sat dược tính. Nọc bọ cạp đen Heterometrus laoticus tiêm

dưới da liều 8,5 mg/kg và 17 mg/kg có tác dụng giảm đau trung ương trên mô hình

nhúng đuôi chuột tương đương với tác dụng của morphine liều 2,5 mg/kg và tác dụng

giảm đau ngoại biên trên mô hình đau quặn gây ra bởi acetic acid tương đương với tác

dụng của aspirin tiêm dưới da liều 50 mg/kg. Ngoài ra, nọc bọ cạp đen còn có tac dụng

kháng viêm với liều 8,5 mg/kg và17 mg/kg khi tiêm dưới da. Kết quả nghiên cứu cho

thấy nọc loài H.laoticus có khả năng khang viêm, giảm đau ngoại biên và giảm đau

trung ương,từ đó có thể nghiên cứu ứng dụng trong dược phẩm.[1]

Trong y học cổ truyền Việt Nam, bọ cạp được sử dụng như là một trong các vị

thuốc để điều trị động kinh. Ngoài ra trong dân gian, bọ cạp ngâm trong cồn dùng làm

Page 36: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

25

thuốc chữa đau cơ, xương rất hiệu quả. Trong y học cổ truyền, bọ cạp nếu được dùng

nguyên con được gọi là toàn yết, chỉ dùng đuôi được gọi là yết vĩ, có thể dùng để trị

bệnh kinh giật, co quắp, méo miệng, bán thân bất toại, uốn van…[4]

Page 37: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

26

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Page 38: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

27

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bọ cạp đen Heterometrus laoticus được thu mua ở tỉnh An Giang thành 2 đợt,

đợt 1 vào thang 5 và đợt 2 vào tháng 8 với tổng số 2 lần là 850 cá thể. Bọ cạp thu mua

sau đó được nuôi trong phòng thí nghiệm để lấy nọc phục vụ cho các nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm

2.2.1. Nuôi bọ cạp trong phòng thí nghiệm

Bọ cạp H. laoticus được nuôi trong phòng thí nghiệm để thu nọc phục vụ cho

việc nghiên cứu ở nhiệt độ từ 24oC đến 32oC và độ ẩm từ 78% đến 82% dưới ánh sáng

tự nhiên. Bọ cạp là động vật ăn thịt, thức ăn của chúng rất đa dạng từ các loại côn trùng

như: nhện, ruồi, dan, bướm, cào cào, châu chấu, dế, kiến,... và cac động vật nhỏ như

rết, chuột nhắt mới sinh. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, thức ăn sử dụng để nuôi

bọ cạp là dế vì dễ kiếm và là nguồn dinh dưỡng tốt để nuôi bọ cạp.[5]

Chọn ngẫu nhiên 20 cá thể đem cân lần lượt để xac định khối lượng trung bình

của mỗi cá thể trước khi nuôi. Sau đó, 850 ca thể này được chia ra nuôi trong 13 chậu

(khoảng 60-75 cá thể/chậu) có đường kính 70 cm, cao 30 cm (Hình 2.1). 20 cá thể bọ

cạp được chọn ngẫu nhiên và cân từng cá thể để xac định trọng lượng trung bình ban

đầu. Để tạo môi trường sống tương đối phù hợp với môi trường thiên nhiên, trong mỗi

chậu đặt hai bọt xốp thấm nước để cung cấp nước cho bọ cạp, cỏ và la khô được sử

dụng để phủ lên trên nhằm tạo bóng tối và giữ ẩm cho môi trường nuôi. Bọ cạp được

cho ăn một tuần một lần sau khi dọn vệ sinh chậu nuôi, chậu nuôi bọ cạp được dọn vệ

sinh 2 lần một tuần.

Page 39: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

28

Hình 2.1. Thau nuôi bọ cạp trong phòng thí nghiệm.

2.2.2. Xác định pH và hàm lượng protein trong nọc bọ cạp H. laoticus

Nọc thô được thu từ bọ cạp H. laoticus nuôi trong phòng thí nghiệm được hòa

tan vào nước theo tỷ lệ 15 mg nọc thô vào 1,5 mL nước cất, mẫu sau đó được hòa tan

bằng máy quay ly tâm, 6.000 vòng/phút trong thời gian 15 phút, sau đó tiến hành lọc

mẫu, tách phần không tan trong nước ra ngoài, sử dụng may đo pH xac định độ pH

của nọc thô.

Lượng protein tổng có trong nọc bọ cạp được định lượng sử dụng thuốc thử

Biuret và phương phap đo hấp thu ánh sáng ở bước sóng 540 nm. Dung dịch chuẩn để

lập đường chuẩn là dung dịch albumin 1% theo các nồng độ protein từ 0 – 10 mg/mL.

Đường chuẩn là đồ thị thể hiện sự phụ thuộc của độ hấp thu ∆OD vào hàm lượng protein

(mg/mL).[75]

Page 40: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

29

Bảng 2.1.Tóm tắt lập đường chuẩn định lượng protein bằng phương pháp biuret.

Sau khi có được đường chuẩn và phương trình đường chuẩn, nọc bọ cạp thu

được cũng được hiện màu bằng cách hòa tan nọc bọ cạp (15 mg) trong nước cất (1,50

mL), ly tâm để loại bỏ phần không tan chỉ lấy phần dung dịch. Lấy 1,00 mL dung dịch

nọc đã chuẩn bị hòa tan cùng với 4,00 mL thuốc thử Biuret và để yên trong 20 phút,

sau đó đo mật độ quang ở bước sóng 540 nm và tính toán nồng độ protein có trong

mẫu sử dụng phương trình đường chuẩn đã lập.

2.2.3. Xác định khối lượng phân tử của nọc bọ cạp H. laoticus

2.2.3.1. Xác định khối lượng phân tử các phân đoạn sau sắc ký lọc gel bằng

phương pháp điện di trên gel polyacrylamide (PAGE)

Dung dịch đệm sodium dodecyl sulfate (SDS) dùng để chuẩn bị mẫu protein

được pha ở nồng độ 4X bằng cach hòa tan Tris-HCl 1 M, pH 6,8 (2,0 mL), sodium

dodecyl sulfate (0,80 g), glycerol 10% (4,00 mL), β-mercaptoethanol 14,7 M (0,4 mL),

EDTA 0,5 M (1,0 mL), bromophenol blue (8 mg) trong một lượng nước chất khử ion

cho đủ 10,0 mL. Khi sử dụng, dung dịch đệm SDS 4X được pha loãng 4 lần với nước

khử ion.

Ống nghiệm số 1 2 3 4 5 6

Nồng độ protein

(mg/mL) 0 2 4 6 8 10

Albumin 1% (mL) 0 2 4 6 8 10

Nước cất Định mức cho đủ 10,00 mL

Lấy 1,00 mL ở mỗi nồng độ, thêm thuốc thử Biuret (4,00 mL), lắc đều dung

dịch, để yên 20 phút ở nhiệt độ phòng, rồi đo độ hấp thu ở bước sóng 540 nm.

Độ hấp thu (OD) OD0 OD1 OD2 OD3 OD4 OD5

∆OD 0 ∆OD1 ∆OD2 ∆OD3 ∆OD4 ∆OD5

Page 41: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

30

Khối lượng phân tử cac phân đoạn được xac định sơ bộ sử dụng phương phap

điện di trên gel polyacrylamide và cac toxin được xử lý bằng dung dịch đệm SDS. Lấy

nọc bọ cạp (1 mg) từ cac phân đoạn thu được và hòa tan trong 100 µL nước cất. Sau

đó, lấy 20 µL mẫu vừa pha hòa với 20 µL dung dịch đệm SDS. Đun nóng toàn bộ mẫu

trên ở 95 oC trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút, mẫu sau đó được ly tâm với tốc

độ 10.000 vòng/phút trong vòng 15 phút. Mẫu protein sau khi được loại bỏ cac phần

không tan được sử dụng để cho vào lỗ giếng ở bản gel và tiến hành điện di với dung

dịch mẫu protein chuẩn trên may sắc ký điện di Bio-Rad với cường độ dòng điện 30

mA và hiệu điện thế 30 – 60 V. Khi qua trình điện di kết thúc, bản gel được tach và

rửa với nước cất 3 lần trước khi nhuộm với Coomasie brilliant trong 30 phút. Bản gel

sau đó được rửa lại nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn thuốc nhuộm và

tiến hành đọc kết quả sau khi hiện màu 12 giờ bằng cach so sanh cac vết của từng mẫu

với mẫu chuẩn (Bio-Rad Precision Plus Protein All Blue, 10 – 250 kD).

2.2.3.2. Xác định khối lượng phân tử các phân đoạn thứ cấp có độc tính đối với

chuột bằng MALDI-TOF MS

Khối lượng phân tử của cac phân đoạn đã được tinh chế được xac định trên máy

khối phổ UltrafleXtreme MALDI-TOF/TOF khối phổ (Bruker Daltonik, Đức) được

trang bị tia laser Nd. Ion phân tử MH+ được xac định trong chế độ phản xạ, độ chính

xac là 0,01%, điện thế gia tốc là 20 kV. Phần quy định (0,5 mL) của mẫu được trộn

lẫn trong bộ thép đựng mẫu với một lượng bằng nhau của acid 2,5-dihydroxybenzoic

(Aldrich, Milwaukee, WI), chương trình sắc ký (20 mg/mL trong 30%

acetonitrile/0,5% TFA) và các giọt nhỏ để khô ở nhiệt độ phòng. Mỗi một khối phổ

thu được là tổng của ít nhất 500 chùm laser. Ion phân tử MH+ được xac định trong chế

độ phản xạ, độ chính xác của việc đo peak là 0,005%. Phổ của phân mảnh thu được

trong chế độ LIFT, độ chính xác của ion đo lường là 1 Da.

Page 42: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

31

2.2.4. Cô lập toxin từ nọc bọ cạp

2.2.4.1. Thu và bảo quản nọc bọ cạp Heterometrus laoticus

Để thu nọc bọ cạp từ phần đuôi có chứa túi nọc, bọ cạp được kích thích trực tiếp

vào phần đuôi (đốt thứ 5 hoặc đốt thứ 6) sử dụng dòng điện một chiều có tần số kích

thích là 2,63kHz và được duy trì trong suốt quá trình tiết nọc của bọ cạp (5 – 7 giây).

Bọ cạp được giữ cố định trên một bản kim loại, bản kim loại này được nối với cực âm

của nguồn điện. Điện cực dương được sử dụng để kích thích trực tiếp vào phần đuôi

chích để bọ cạp tiết hoàn toàn nọc có trong túi nọc ra ngoài (Hình 2.2). Nọc bọ cạp tiết

ra được thu trên các lam thủy tinh mỏng dưới dạng chất lỏng không màu hoặc màu

trắng sữa đục. Nọc sau khi thu được làm khô trong bình hút ẩm chứa CaCl2 khan trong

khoảng 4 giờ. Nọc khi khô được gom lại trong một lọ thủy tinh nhỏ và bảo quản trong

tủ lạnh ở nhiệt độ -20oC cho đến khi sử dụng. Bọ cạp sau khi mua về để ổn định một

ngày rồi tiến hành lấy nọc, khoảng cách giữa hai lần lấy nọc liên tiếp là hai tuần. [1]

Hình 2.2. Thu nọc bọ cạp H.laoticus.

2.2.4.2. Phương pháp sắc ký lọc gel

Dung dịch đệm ammonium acetate được chuẩn bị hoà tan ammonium acetate

(3,08 g) trong nước cất (2000 mL) để thu được đệm có nồng độ 20 mM. Dung dịch

Page 43: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

32

acetic acid 10% (w/w) được dùng để điều chỉnh pH đến đúng 4,7. Dung dịch đệm sau

khi đã pha được tiến hành đuổi khí 2 lần, mỗi lần 30 phút để loại bỏ hết bọt khí trong

dung dịch đệm. Sau đó, sodium azide được thêm vào dung dịch để bảo quản dung dịch

đệm khỏi vi sinh vật (nồng độ của sodium azide trong dung dịch là 0,02 %).

Gel Sephadex G-50 khô (30,0 g) được ngâm trong dung dịch đệm (700 mL)

qua đêm để gel ổn định và trương nở hoàn toàn. Sau đó, hỗn hợp gel được đuổi khí hai

lần, mỗi lần 30 phút để đuổi hết khí trong gel. Gel sau khi đã đuổi khí được sử dụng

để nhồi vào cột sắc ký. Cột sử dụng có kích thước 1,5 x 120 cm. Gel đã chuẩn bị được

nhồi vào cột và để ổn định cột trong 1 giờ, lượng dung dịch đệm trong cột luôn được

duy trì cao hơn phần gel từ 5 – 10 cm để tránh làm khô gel. Cột sau khi được nhồi

xong được lắp vào hệ thống sắc ký (Bio-Rad Prep. HPLC, tốc độ rửa cột 0,16 mL/phút)

và giải ly không tải bằng dung dịch đệm cho cột được ổn định trước khi sử dụng.

Nọc bọ cạp thô (300 mg) được hoà tan trong đệm ammonium acetate (1,00 mL,

20 mM, pH = 4,7), lắc đều và sau đó ly tâm với tốc độ 8.000 vòng/phút trong 20 phút.

Phần tan được tách ra khỏi phần không tan, phần không tan tiếp tục hòa tan vào trong

0,5 mL đệm, lắc đều, đem ly tâm với điều kiện như trên, tiếp tục làm như vậy 03 lần,

cho đến khi ta lấy hoàn toàn phần tan ra ngoài. Ba phần tan thu được trộn chung và lắc

đều để thu được 2,00 mL mẫu để chạy sắc ký với nồng độ 150 mg/mL, các dung dịch

mẫu được bảo quản ở nhiệt độ khoảng -4oC cho đến khi sử dụng.

Cột sắc ký sau khi đã được ổn định với đệm, mẫu được nạp vào cột sắc ký (thể

tích tiêm mẫu 2,00 mL) và giải ly với tốc độ rửa cột 0,16 mL/phút. Đầu dò DAD được

đặt ở bước sóng 280 nm để theo dõi sự thay đổi mật độ quang khi có sự giải ly các

chuỗi peptide ra khỏi cột.

Mẫu sau khi chạy qua cột sắc ký được thu vào (bổ sung thông số hệ thống

collector) các ống nghiệm (4 mL/ống), tổng cộng thu 60 ống nghiệm/ cột.Thời gian

chạy một cột thường khoảng 2,5 giờ/cột. Sau khi kết thúc, các ống nghiệm được gom

thành từng phân đoạn riêng biệt vào các lọ thủy tinh nhỏ rồi bảo quản ở nhiệt độ -5oC.

Các lọ chứa mẫu được loại bỏ dung môi, giữ trong tủ đông -25oC để đông rắn hoàn

toàn và đông khô trong khoảng 72 giờ để loại bỏ hoàn toàn dung môi. Mẫu thu được

Page 44: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

33

sau khi đông khô có dạng rắn, xốp và được thu vào các lọ thủy tinh nhỏ vào bảo quản

tiếp tục ở -20oC. Các lọ thủy tinh sau khi đã lấy hết mẫu khô được tráng lại bằng nước

cất và tiếp tục đông khô để thu hết lượng mẫu còn sót lại.

2.2.4.3. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao

Phân tách phân đoạn 4 độc đối với chuột

Phân đoạn 4 đượcphân táchbằng hệ thống HPLC (Agilent HPLC 1200, USA)

với dung dịch giải ly gradient 0 – 40% 0,1 % TFA/ acetonitrile và 0,1 % TFA/ nước

trong 120 phút, đầu dò DAD được đặt ở 280 nm, sử dụng cột phân tích Eclipse XDB-

C18 (4,6 x 250 mm, 5m, Agilent, USA) để tìm điều kiện sắc ký tốt nhất.Sau khi có

điều kiện tốt nhất, cac phân đoạn được phân tách sử dụng cột ban điều chế ZORBAX

Eclipse XDB-C18 (9,4 x 250 mm, 5m, Agilent, USA) với lượng tiêm mẫu 100 µL,

tốc độ rửa cột 2 mL/phút trên cùng hệ thống sắc ký để thu cac phân đoạn sạch. Các

phân đoạn được thu sử dụng hệ thu mẫu đi kèm với 4 mL mỗi phân đoạn.Các phân

đoạn có độc tính (4.6, 4.7, 4.11 và 4.15) tiếp tục được làm sạch bằng HPLC trên cột

pha đảo theo chương trình và thông số như bảng 2.2.

Page 45: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

34

Bảng 2.2. Thông số sắc ký lỏng hiệu năng cao các phân đoạn độc thứ cấp

Phân đoạn

4.6 và 4.7 Phân đoạn 4.11 Phân đoạn 4.15

Dung dịch giải ly 0,1 % TFA/ acetonitrile và 0,1 % TFA/ nước

Gradient 0 – 17%

60 phút

7 – 22%

60 phút

10 – 25%

60 phút

Cột Jupiter 4U 300A C18 (4,6 x 250 mm, 5m) Phenomenex

Tốc độ rửa cột 1 mL / phút

Lượng tiêm mẫu 200 µL

Bước sóng đầu dò 226 nm

Thể tích thu mẫu 4 mL

Phân tách phân đoạn 5 độc đối với côn trùng

Phân đoạn 5 được phân tách và cô lập sử dụng hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng

cao (Agilent HPLC 1200, USA) với dung môi giải ly gradient 0 – 35 % 0,1 % TFA/

acetonitrile và 0,1 % TFA/ nước trong 70 phút, đầu dò DAD được đặt ở 280 nm. Các

phân đoạn độc được sắc ký phân tích trước sử dụng cột phân tích Eclipse XDB-C18

(4,6 x 250 mm, 5m, Agilent, USA) để tìm điều kiện sắc ký tốt nhất. Sau đó, cac phân

đoạn độc được phân tách sử dụng cột ban điều chế ZORBAX Eclipse XDB-C18 (9,4

x 250 mm, 5m, Agilent, USA) với lượng tiêm mẫu 100 µL, tốc độ rửa cột 2 mL/phút

trên cùng hệ thống sắc ký để thu cac phân đoạn sạch. Cac phân đoạn được thu sử dụng

hệ thu mẫu đi kèm với 4 mL mỗi phân đoạn.

Cac phân đoạn thứ cấp có độc tính đối với côn trùng thu được bằng phương

pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo với cột Eclipse XDB-C18 (9,4 x 250 mm,

5m, Agilent, USA) trong hệ dung môi 0,1 % TFA/ acetonitrile và 0,1 % TFA/ nước,

thể tích tiêm mẫu 40 µL, thể tích thu mẫu 4mL/ phân đoạn. Cac phân đoạn thứ cấp

được phân tích nhiều lần với các gradient giải ly khac nhau để xac định được gradient

giải ly cho khả năng phân tach tốt nhất để các thành phần trong cac phân đoạn được

tách rõ ràng nhất. Bước sóng của đầu dò DAD cũng được đặt ở nhiều bước sóng và

Page 46: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

35

lựa chọn bước sóng cho độ hấp thu cao nhất. Gradient giải ly và bước sóng đầu dò

được thay đổi tùy thuộc vào phân đoạn cần phân tach và được tóm tắt trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân đoạn 5.

Phân đoạn Gradient giải ly Thời gian sắc ký Bước sóng đầu dò

5.3 0 – 10 % 30 phút 226 nm

5.7 0 – 15 % 40 phút 210 nm

5.9 0 – 15 % 30 phút 210 nm

5.10 5 – 15 % 40 phút 226 nm

5.12 7 – 18 % 30 phút 210 nm

5.13 10 – 20 % 20 phút 210 nm

5.15 10 – 20 % 25 phút 226 nm

5.17 và 5.18 10 – 20 % 40 phút 226 nm

5.21, 5.22 và 5.24 15 – 30 % 25 phút 226 nm

2.2.5. Xác định trình tự acid amin trong chuỗi polypeptide

2.2.5.1. Phương pháp Edman

Phương phap giảm cấp chuỗi polypeptide của Edman sử dụng phenyl

isothiocyanate phản ứng với nhóm amine tự do tận cùng của chuỗi polypeptide để tạo

thành dẫn xuất phenylthiocarbamoyl. Trong điều kiện acid yếu, acid amin tận cùng đã

được đanh dấu tách ra khỏi chuỗi polypeptide dưới dạng dẫn xuất vòng

phenylthiohydantoin và được xac định bằng cac phương phap sắc ký, chuỗi

polypeptide còn lại được giữ nguyên. Quá trình trên tiếp tục được thực hiện với chuỗi

polypeptide cần xac định trình tự cho đến khi toàn bộ cac acid amin được xac định

(Hình 2.3).Kết hợp nguyên tắc của phương phap Edman cùng cac hệ thống sắc ký, có

thể xac định trình tự một chuỗi polypeptide một cach đơn giản.[10]

Page 47: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

36

Hình 2.3. Nguyên tắc của phương pháp Edman.[10]

2.2.5.2. Xác định trình tự acid amin của chuỗi polypeptid.

Trên lý thuyết, phương phap Edman có thể sử dụng để xac định trình tự của bất

kỳ chuỗi polypeptide nào, tuy nhiên, trên thực tế, phương phap Edman chỉ có thể áp

dụng cho các chuỗi polypeptide dưới 50 đơn vị acid amin. Nguyên nhân là hiệu suất

của các phản ứng đanh dấu cũng như tach loại không đạt 100 %, điều này dẫn đến sau

mỗi một lần cắt một đơn vị acid amin sẽ làm tăng thêm một dẫn xuất acid amin có

trong hỗn hợp cần định danh acid amin. Điều này dẫn đến việc khi tiến xa hơn vào

chuỗi polypeptide, hỗn hợp các dẫn xuất của acid amin càng phức tạp và hàm lượng

của dẫn xuất acid amin cần nhận diện càng giảm (Hình 2.4).

Page 48: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

37

Hình 2.4. Phản ứng phụ của phương pháp Edman. [10]

Để khắc phục điều này, các protein phức tạp với nhiều hơn 50 đơn vị acid amin

sẽ được cắt nhỏ ở những vị trí xac định thành những chuỗi ngắn hơn. Những chuỗi

ngắn hơn này sẽ được tách ra bằng sắc ký xac định trình tự bằng phương phap Edman.

Từ đó sẽ có được trình tự của các chuỗi polypeptide ngắn, nhưng vẫn chưa thể xác

định thứ tự của các chuỗi polypeptide ngắn này trong chuỗi polypeptide dài ban đầu.Để

xac định thứ tự của các chuỗi polypeptide ngắn trong chuỗi polypeptide ban đầu, một

tác nhân cắt chuỗi khac được sử dụng, chẳng hạn như chymotrypsin, để cắt chuỗi

polypeptide dài thành các chuỗi ngắn hơn và khac với những chuỗi đã có trong lần cắt

trước đó, với trypsin chẳng hạn. Khi đó, cac chuỗi polypeptide thu được với lần cắt

thứ hai sẽ có những đoạn trùng lắp với các chuỗi polypeptide thu được ở lần cắt thứ

nhất. Tùy thuộc vào vị trí cần cắt trên chuỗi polypeptide phức tạp ban đầu mà các tác

nhân được lựa chọn phù hợp. Dựa vào kết quả trình tự của cả hai lần, trình tự của chuỗi

polypeptide phức tạp ban đầu được xac định hoàn toàn (Hình 2.5).

Page 49: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

38

Hình 2.5. Xác định trình tự các chuỗi polypeptide ngắn trong chuỗi ban đầu.[10]

Đối với các protein phức tạp gồm nhiều chuỗi polypeptide liên kết với nhau, cần

thiết phải tách các chuỗi polypeptide bằng các phản ứng hoá học kết hợp cùng điện di.

Các chuỗi polypeptide liên kết bằng cầu disulfide được tách ra khỏi nhau bằng cách

thực hiện phản ứng khử với thiol như β-mercaptoethanol hoặc dithiothreitol. Cac đơn

vị cystein giữ vai trò hình thành cầu disulfide sau đó được alkyl hóa với iodoacetate

để tạo thành dẫn xuất S-carboxymethyl để ngăn việc tái hình thành các cầu disulfide.

Sau khi có được các chuỗi polypeptide độc lập, trình tự các acid amin trong chuỗi

polypeptide sau đó được xac định bằng cac phương phap phù hợp(Hình 2.6).

Hình 2.6. Tách hai chuỗi polypeptide liên kết bằng cầu disulfide.[10]

Page 50: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

39

2.2.6. Xác định trình tự acid amin của các toxin đối với chuột

2.2.6.1. Khử pyridylethyl hóa protein

Để tách các chuỗi polypeptide có liên kết bằng cầu disulfide, protein đầu tiên

được pyridylethyl hoa cac đơn vị cystein và sắc ký để thu được các chuỗi polypeptide

độc lập. Phân đoạn nọc đã làm sạch và cần xac định cấu trúc (0,2 – 0,4 mg) được hoà

tan trong dung dịch tris-HCl (300 µL, 0,2 M, pH 8,5, 6 M guanidinium hydrochloride),

tiếp tục hòa tan trong dung dịch dithiothreitol (10 mL, 100 mg/mL). Hỗn hợp được ủ

trong 18 giờ ở nhiệt độ phòng, 4-vinylpyridine (3,0 mL) được cho vào dung dịch và

tiếp tục ủ thêm 3 giờ nữa ở nhiệt độ phòng.[25, 26]

Hỗn hợp phản ứng sau đó được tiến hành làm sạch bằng sắc ký lỏng hiệu năng

cao pha đảo, cột Vydac C18 (4,6 x 250 mm, 5m), hệ giải ly gradient 30 – 40 % 0,1

% TFA/ acetonitrile và 0,1 % TFA/ nước trong 40 phút, tốc độ rửa cột 1 mL/phút, đầu

dò DAD đặt ở 226 nm, thể tích thu mẫu 4 mL/ống. Cac phân đoạn thu được sau đó

được đông khô để thu được sản phẩm.

2.2.6.2. Thủy phân chuỗi polypeptide

Chuỗi polypeptide được thuỷ phân bằng trypsin bằng cách lấy dung dịch protein

đã pyridyl ethyl hóa (29 nmol) trong dung dịch tris-HCl (600 µL, 50 mM, pH 8,5) hòa

tan vào dung dịch trypsin (10 mL, 1 mg/mL). Hỗn hợp được ủ để phản ứng xảy ra

trong 3 giờ ở 37oC. Tương tự, chuỗi polypeptide cũng được thuỷ phân với pepsin bằng

cách lấy dung dịch protein đã pyridyl ethyl hóa (29 nmol) trong dung dịch TFA (800

µL, 0,5%) hòa tan vào dung dịch pepsin (16 mL, 0,05 mg/mL). Hỗn hợp được ủ để

phản ứng xảy ra trong 2 giờ ở nhiệt độ.

Các dung dịch peptide thu được sau phản ứng được phân tách bằng sắc ký lỏng

hiệu năng cao pha đảo, cột Vydac C18 (4,6 x 250 mm, 5m), hệ giải ly gradient 2 –

42 % 0,1 % TFA/ acetonitrile và 0,1 % TFA/ nước trong 80 phút, tốc độ rửa cột 1

mL/phút, đầu dò DAD đặt ở 226 nm, thể tích thu mẫu 4 mL/ống.[25, 26]

Page 51: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

40

2.2.6.3. Thoái hóa Edman

Cac protein và peptide thu được, được xử lý theo phương phap thoai hóa Edman

để xac định trình tự acid amin tự động theo chương trình 477A (Applied Biosystems,

Foster City, CA, USA).

2.2.7. Xác định cấu trúc bậc 1 của phân đoạn 5.21.1

Để xac định cấu trúc bậc 1 của phân đoạn 5.21.1 có độc tính đối với côn trùng,

mẫu peptide được chuẩn bị bằng cách hòa tan 0,5 µg toxin sạch trong 250 µL dung

dịch H2O/D2O (9:1 v/v) và được đo bằng máy phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Bruker,

Germany). Nhiệt độ và độ pH của mẫu thay đổi trong khoảng 10 – 45 oC và 5,0 – 7,5.

Cấu trúc bậc 1 của phân đoạn 5.21.1 sau đó được xac định bằng phổ NMR.

2.3. Khảo sát độc tính các phân đoạn độc

2.3.1. Khảo sát độc tính sơ bộ các phân đoạn độc lên chuột

Chuột được sử dụng để đanh gia độc tính là chuột nhắt trắng DDY thuần

chủng(được mua từ Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh) có khối lượng từ 17 đến 21 g và

được nuôi trong Phòng thí nghiệm bộ môn Dược lý, Khoa Dược, Trường Đại học Y

Dược TP. Hồ Chí Minh trong qua trình thử nghiệm. Chuột thử nghiệm không phân

biệt đực cai, đã trưởng thành, khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý.Chuột trước khi

đem thử nghiệm được nuôi ổn định trong 2 ngày, cho nhịn đói khoảng 12 giờ trước

thử nghiệm nhưng vẫn cung cấp nước đầy đủ. Cac phân đoạn độc được pha vàonước

muối sinh lý với liều tiêm là 0,2 mg/chuột. Tiến hành thử độc tính mỗi phân đoạn bằng

cach tiêm phúc mô dung dịch nọc lên 6 chuột thí nghiệm và nước muối sinh lý lên 6

chuột khác để đối chứng. Sau khi tiêm, chuột được cho vào bocalđể quan sát và ghi

nhận những biểu hiện trong 6 giờ và tiếp tục theo dõi sau 24 giờ. Độc tính của cac

phân đoạn được xac định sơ bộ thông qua những biểu hiện khac thường khi quan sat

chuột thử nghiệm sau khi tiêm so với chuột đối chứng. Kết quả theo dõi được ghi nhận

trong bảng 2.4.[2]

Page 52: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

41

Bảng 2.4. Dấu hiệu nhận biết sơ bộ độc tính lên chuột của các phân đoạn gây độc.

Dấu hiệu Biểu hiện

Không độc Không nhận thấy biểu hiện bất thường, giống như tiêm

nước muối sinh lý.

Gây độc

Xuất hiện những biểu hiện bất thường tùy cấp độ như: thở

gấp, co giật, liệt chi, gãi mõm, tăng tiết nước bọt, xù lông…

nhưng phục hồi sau 24h.

Độc gây tử vong Xuất hiện những biểu hiện gây độc như trên nhưng gây tử

vong sau đó.

2.3.2. Khảo sát độc tính sơ bộ các phân đoạn độc lên côn trùng

Độc tính của nọc bọ cạp lên côn trùng được khảo sát trên dế. Dế mua về chọn

những con khỏe mạnh (còn đủ râu, chân), cùng giới tính, cùng loài (những con có đầu

nhẵn bóng, trên mình có những vạch ngang sang), để ổn định trong phòng thí nghiệm

1 ngày, sau đó chọn những con có trọng lượng từ 0,30 – 0,90 g để làm thí nghiệm. Môi

trường nuôi dế gồm có: rau muống còn tươi, vụn bánh mì, cám.

Liều được chọn khởi đầu là 200 μg/g, thể tích tiêm là 5 μL/g. Thuốc được tiêm

vào một bên bụng dế ở khoảng đốt thứ 3,4. Tiến hành thử độc tính mỗi phân đoạn nọc

lên 6 dế và tiêm nước muối sinh lý lên 6 dế khac để đối chứng. Sau khi tiêm cho dế

vào trong bocal, quan sat và ghi nhận những biểu hiện của chúng trong 6 giờ và tiếp

tục theo dõi sau 24 giờ. Độc tính của cac phân đoạn được xac định sơ bộ thông qua

những biểu hiện khac thường khi quan sat dế thử nghiệm sau khi tiêm so với dế tiêm

nước muối sinh lý, kết quả được ghi nhận trong bảng 2.5.

Page 53: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

42

Bảng 2.5. Dấu hiệu nhận biết sơ bộ độc tính côn trùng của các phân đoạn gây độc.

Dấu hiệu Biểu hiện

Không độc Không nhận thấy biểu hiện bất thường, giống như tiêm nước

muối sinh lý.

Độc nhẹ

Xuất hiện những biểu hiện bất thường tùy cấp độ như: co giật,

liệt chi hoạt động liên tục cho đến khi gãy chân… nhưng phục

hồi sau 24h.

Độc mạnh Xuất hiện những biểu hiện gây độc như trên nhưng gây bất động

trong 3 tiếng đồng hồ rồi chết.

2.3.3. Xác định độc tính cấp của phân đoạn độc trên chuột

Thí nghiệm sơ khởi nhằm xac định liều LD0 và liều LD100 theo đường tiêm tĩnh

mạch. Chúng tôi tiến hành chọn liều đầu tiên là 46 mg/kg với định mức tiêm là 0,1

mL/10g chuột và tiến hành thử nghiệm trên 3 cá thể chuột.

Xác định liều LD100: Nếu liều sơ khởi làm chết hết vật thử nghiệm thì giảm liều

đi một nửa, nếu vật thử nghiệm sống hết thì tăng liều lên gấp đôi. Làm như thế cho

đến khi tìm được liều không gây chết 100% con vật thử nghiệm. Lấy liều đó làm cơ

sở, tìm liều LD100 bằng cách lấy trung bình cộng giữa liều cơ sở với liều gây chết 100%

con vật thử nghiệm cho đến khi xac định được liều tối thiểu gây chết 100% con vật

thử nghiệm.

Xác định liều LD0: Giảm đi một nửa liều không gây chết 100% vật thử nghiệm

cho đến khi tìm được liều không gây chết 100%. Sau đó, tăng liều trở lại bằng cách

lấy trung bình cộng giữa liều không gây chết 100% với liều không gây chết 100% cho

đến khi xac định được liều tối đa không gây chết 100%.

Sau khi xac định được LD0 và LD100, tiến hành xac định LD50 bằng cách chia

chuột làm 6 lô, mỗi lô ít nhất 6 cá thể, tiêm thuốc ở các liều nằm trong khoảng LD0 và

LD100 chia theo cấp số nhân. Những liều gần với liều LD50 thì tăng số lượng chuột lên

để xac định liều chính xac hơn. Sau khi tiêm, quan sat chuột trong vòng 24 giờ, ghi

Page 54: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

43

nhận những biểu hiện của chuột sau khi tiêm thuốc, ghi nhận số lượng chuột sống hay

chết ở mỗi lô và tính toan xac định liều LD50.

2.3.4. Xác định độc tính cấp của phân đoạn độc lên côn trùng

Đầu tiên, cần xac định các liều LD0 và LD100, liều được chọn khởi đầu là 200

μg/g thể trọng, thể tích tiêm là 5 μL/g. Thuốc được tiêm vào một bên bụng dế ở khoảng

đốt thứ 3,4 và quan sát dếtrong 24 giờ. Sau đó tiếp tục thử nghiệm để xac định liều

LD0 và LD100, mỗi liều khảo sát trên 10 cá thể dế. Các liều LD0, LD100 và LD50 được

xac định tương tự đối với cac phân đoạn độc trên chuột.

2.4. Khảo sát sự tương tác của của các phân đoạn độc với kênh vận chuyển K+

Sự tương tac của toxin với cổng dẫn truyền ion K+ của cac kênh kali đã được

nghiên cứu trong các thí nghiệm cạnh tranh liên kết.

Tương tac giữa KcsA-Kv1.3 và ligand Kv1.3 agitoxin-2 có thể được phát hiện

trong tế bào trần của vi khuẩn E. coli sử dụng kính hiển vi quét laser đồng tiêu nhờ sử

dụng huỳnh quang đanh dấu R-AgTx2. Nhờ đó có thể xac định được khả năng liên kết

của toxin với kênh vận chuyển K+ được tiến hành trên kênh Kv1.1 và Kv1.3 sử dụng

trên chất mang KcsA-Kv1.3 và KcsA-Kv1.1. Tế bào trần của E. coli được ủ cùng với

các mẫu hợp chất cần đanh gia khả năng liên kết ligand. Thời gian ủ để đạt được cân

bằng ligand được xac định bằng cách ủ tế bào trần E. coli với R-AgTx2 trong vòng 15

– 120 phút. Đối với các mẫu cần đanh gia, thời gian ủ cần thiết là 90 phút. Đối với thử

nghiệm cạnh tranh, tế bào trần E. coli được ủ với R-AgTx2 (nồng độ xac định) và các

polypeptide cần thử nghiệm (nồng độ tăng dần theo các mẫu). Tế bào trần được đanh

dấu bởi R-AgTx2 huỳnh quang được phân tích sử dụng kính hiển vi laser quét đồng

trục. Phân tích định lượng được xac định bằng mật độ quang trung bình của cac đơn

vị huỳnh quang R-AgTx2 trên mỗi tế bào, mỗi giếng cấy có khoảng 100 – 150 tế

bào.[47]

Hằng số phân ly (Kd) của phức hợp giữa R-AgTx2 - kênh KcsA-Kv1.3 và kênh

KcsA-Kv1.1 đã đo được 0,7 ± 0,2 và 2,3 ± 0,9 nM, tương ứng. Xuất hiện sự canh tranh

Page 55: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

44

liên kết với KcsA-Kv1.3 và các kênh KcsA-Kv1.1 được thực hiện ở các nồng độ AgTx2

R là 4,9 và 18 nM, theo thứ tự, trong bộ đệm chứa 0,25 M sucrose, 0,3 mM EDTA, 2

mM KCl, 50 mM NaCl, 10 mM MgCl2, 0,2% albumin huyết thanh bò, 50 mM Tris-

HCl, pH 7,5.[11]

Page 56: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

45

3. NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN

Page 57: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

46

3.1. Định danh bọ cạp đen thu mẫu tại An Giang

Bọ cạp đen được tiến hành thu mẫu tại vùng An Giang, miền Nam, Việt Nam.

Sau đó, mẫu vật bọ cạp được tiến hành vận chuyển sang Pháp, gửi mẫu tại phòng Sinh

thai môi trường thuộc Viện Bảo tàng lịch sử Quốc gia Pháp của Tiến sỹ khoa học

Wilson R. Lourenco để tiến hành định danh bọ cạp.

Kết quả xac định mẫu bọ cạp ở vùng An Giang thuộc loại Heterometrus laoticus.

(Phụ lục 1)

3.2. Nuôi bọ cạp trong phòng thí nghiệm và thu hoạch nọc

3.2.1. Nuôi bọ cạp trong phòng thí nghiệm

Bọ cạp H.laoticus sau khi thu mua tại vùng An Giang (2 đợt, 850 cá thể) được

chia vào cac thau để tiến hành thử nghiệm nuôi nhốt trong phòng thí nghiệm, mỗi thau

có số lượng trung bình từ 65-75 cá thể, tiến hành nuôi và theo dõi trong 6 tháng, kết

quả thu được như trong phụ lục 2

Bọ cạp là loại động vật sống riêng rẻ, không sống theo bầy đàn, khi tiến hành

nuôi nhốt chung với nhau trong phòng thí nghiệm, bản năng tự nhiên của chúng bắt

đầu trỗi dậy, tấn công lẫn nhau. Trong 2 tuần đầu tiên, số lượng bò cạp chết tương đối

nhiều, có 2 lý do chủ yếu: tấn công lẫn nhau và chưa phù hợp với điều kiện sống. Sau

đó ở các tuần kế tiếp, chúng dần thích nghi với điệu kiện nuôi nhốt. Thức ăn phù hợp

với bọ cạp là dế, khối lượng dế được điều chỉnh theo thời gian nuôi, trung bình mỗi

con bọ cạp ăn khoảng 1.1 -1.2 g dế là đủ.

Số liệu thu được cho thấy từ khi mới mua bọ cạp về cho đến sau khi nuôi được 6

tháng thì trọng lượng trung bình của mỗi con bọ cạp đều tăng lên (Hình 3.1).

Page 58: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

47

Hình 3.1. Trọng lượng bọ cạp trong 6 tháng.

Trọng lượng trung bình của mỗi con bò cạp ở thang sau tăng hơn so với tháng

trước, đặc biệt trong thang đầu trọng lượng tăng lên nhiều. Do bò cạp khi sống trong

môi trường tự nhiên hoạt động nhiều, điều kiện thức ăn, nước uống... không đầy đủ,

còn khi nuôi trong phòng thí nghiệm bò cạp vận động ít hơn, thức ăn và nước được

cung cấp đầy đủ hơn nên trọng lượng tăng nhiều hơn.

Qua các nghiên cứu, chúng tôi thấy đây chỉ là điều kiện nuôi bò cạp để lấy nọc

phục vụ nghiên cứu, chứ chưa phải là điều kiện tốt nhất để bò cạp phát triển. Nếu nuôi

để thuần hóa bò cạp, phải nghiên cứu kỹ hơn, cần nhiều thời gian hơn nữa.

3.2.2. Thu nọc bọ cạp H. laoticus

Nọc mới thu là một dung dịch hơi sệt, màu trắng đục, có mùi tanh.Sau khi làm

khô trong bình hút ẩm, nọc thô thu được ở dạng rắn, xốp, màu trắng, dễ bị hút ẩm trở

lại, dễ bị ảnh hưởng của nhiệt độ (Hình 3.2). Vì vậy mà nọc cần bảo quản trong tủ

11

.78

17

.82

18

.06

18

.63

18

.93

19

.03 19

.73

11

.23

17.6

4

18

.12

18

.45

0 1 2 3 4 5 6

TR

ỌN

G L

ƯỢ

NG

(G

)Đợt 1 Đợt 2

Page 59: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

48

đông và mỗi khi cần sử dụng phải để lọ đựng nọc ở nhiệt độ phòng trong khoảng 30

phút mới mở nắp lọ.

Hình 3.2. Mẫu nọc thô bọ cạp H.laoticus.

Hình 3.3. Lượng nọc bọ cạp thu được theo thời gian.

Lượng nọc thu được từ bọ cạp nuôi trong phòng thí nghiệm giảm dần theo thời

gian nuôi(Phu lục 3). Điều này có thể giải thích do điều kiện nuôi trong phòng thí

nghiệm không giống với môi trường sống tự nhiên. Trong phòng thí nghiệm, bọ cạp

được nuôi với mật độ khá lớn so với tự nhiên, không gian hoạt động ít, thức ăn được

cung cấp đầy đủ nên không có tình trạng cạnh tranh nguồn thức ăn cũng như chống lại

kẻ thù trong môi trường tự nhiên (Hình 3.3).

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

0,7594

0,61060,5737

0,39420,3529

0,489

0,93

0,5652

0,6628

0,4864

0,3758

0,23610,21680,1996

ợng n

ọc

thô

th

u đ

ượ

c (m

g)

Số lần

Đợt 2

Page 60: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

49

3.3. Khảo sát, đánh giá và phân tích nọc thô bọ cạp H. Laoticus

3.3.1. Khảo sát độ pH của nọc thô

Nọc thô được thu từ bọ cạp H. laoticus nuôi trong phòng thí nghiệm được đo

pH, sử dụng may đo pH cho gia trị trung bình 6,45 qua 3 lần đo. Cho thấy nọc bọ cạp

thôcó tính acid yếu.

3.3.2. Phân tích hàm lượng protein tổng trong nọc thô

Lượng protein có trong nọc thô được xac định bằng phương pháp so màu biuret

với đường chuẩn được xây dựng bằng các nồng độ dung dịch albumin khác nhau. Kết

quả xây dựng đường chuẩn và kết quả đo mẫu nọc thô thu được thể hiện trong bảng

3.1.

Bảng 3.1. Kết quả đo mật độ quang của mẫu và chuẩn.

Ống nghiệm số 1 2 3 4 5 6 Mẫu

Nồng độ mg/mL 0 0,4 0,8 1,2 1,6 2

Mật độ quang (y) 0 0,101 0,194 0,286 0,379 0,466 0,305

Từ kết quả đo ở bảng 3.1, đồ thị đường chuẩn protein được xây dựng theo định

luật Beer – Lambert có dạng là một đường thẳng. Từ phương trình hồi quy của đồ thị,

xac định được nồng độ protein có trong nọc H. laoticus thu được là 1,293 mg/mL và

từ đó xac định được hàm lượng của protein tan trong nước của dung dịch nọc thô lấy

từ bọ cạp là 64,65% (Hình 3.4).

Page 61: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

50

Hình 3.4. Đồ thị đường chuẩn xác định hàm lượng protein.

Trong nọc thô của loài H. laoticus chỉ chứa khoảng 65 % là các protein, ngoài ra

còn nhiều thành phần khác có thể không tan trong nước hoặc là các dạng hợp chất hóa

học khác.

3.3.3. Phân tích nọc bọ cạp bằng sắc ký lọc gel trên gel Sephadex G50

Thực hiện sắc ký lọc gel trên gel Sephadex G – 50 với 4.500 mg nọc thô tại

Phòng Các chất có hoạt tính sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới, thu được 5 phân đoạn

nọc (Hình 3.5). Năm phân đoạn nọc này được thu riêng biệt vào những lọ thủy tinh và

tiến hành đông khô,cac phân đoạn nọc sau khi đông khô thu được chất rắn, màu trắng

tinh, xốp nhẹ. Sản phẩm được lưu trữ ở -20oC để bảo quản nọc không bị phân hủy bởi

không khí và nhiệt độ.

y = 0,2326x + 0,0051

R² = 0,9996

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 2.2

MẬ

T Đ

Ộ Q

UA

NG

NỒNG ĐỘ (MG/ML)

Page 62: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

51

Hình 3.5. Sắc ký đồ của nọc thô bọ cạp thực hiện bằng sắc ký lọc gel.

Phân đoạn 4 và phân đoạn 5 chiếm tỷ lệ lớn nhất về khối lượng so với các phân

đoạn khác (36,39% và 35,61%), tiếp theo là cac phân đoạn 3 (13,37%), phân đoạn 2

(9,20%) và phân đoạn 1 (5,42%). Các thí nghiệm được lặp lại nhiều lần, mẫu thu được

được làm sạch và xac định độc tính của cac phân đoạn đối với chuột và dế (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Khối lượng các phân đoạn nọc bọ cạp.

Phân đoạn Lượng nọc thu được (mg) Tỉ lệ từng phân đoạn(%)

1 102,7 5,42

2 174,2 9,20

3 253,2 13,37

4 688,9 36,39

5 674,2 35,61

Tổng khối lượng 1.893,2

So với nghiên cứu trước đây, khi tach nọc thô bọ cạpH.laoticus bằng phương

pháp sắc ký lọc gel sử dụng gel biogel P – 10 cho ra 10 phân đoạn nọc, là phương phap

tốt giúp cho việc khảo sat, đanh gia sơ bộ thành phần nọc thô của loài bọ cạp này. Tuy

nhiên, nếu tiếp tục sử dụng phương phap này sẽ gây tiêu tốn nhiều nọc thô để tích lũy

Page 63: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

52

đủ lượng cac phân đoạn nọc cho cac bước tinh sạch và nghiên cứu tiếp theodo tỷ lệ

phân tách bằng gel biogel P-10 nhiều, lượng mẫu thu được ít, tốn nhiều nguyên liệu

cho quá tình thử độc tính lên cac phân đoạn tách, và một lượng mẫu bị hao hụt trong

quá trình thao tác thí nghiệm. Do vậy, việc sử dụng gel Sephadex G – 50 để phân tách

nọc thô, kết quả cho ra 5 phân đoạn nọc, phù hợp cho việc tích lũy cac phân đoạn nọc

cho các nghiên cứu kế tiếp, thuận tiện cho việc nghiên cứu trong điều kiện tại Việt

Nam.[83]

3.3.4. Xác định khối lượng phân tử các phân đoạn nọc

Bằng sắc ký lọc gel, nọc thô từ loài bọ cạpH.laoticusđã được phân tách thành 5

phân đoạn nọc khac nhau tương ứng với các khối lượng phân tử khác nhau. Khối lượng

phân tử của 5 phân đoạn này đượcxac định sơ bộ bằng phương phap SDS-PAGE và

so sánh với mẫu chuẩn khối lượng. Tuy nhiên, do trong nọc bọ cạp có chứa nhiều

protein (65 %) có tính kỵ nước nên kết quả điện di chưa tốt.

Phân đoạn 1 chứa các protein có khối lượng phân tử tập trung nằm trong khoảng

từ 25 đến 100 kDa;ngoài ra, còn có những protein có khối lượng phân tử thấp hơn

trong khoảng từ 11 đến 17 kDa. Phân đoạn 2 có một số ít các protein nằm trong khoảng

khối lượng 11 đến 30 kDa và một phần lớn tập trung trongkhoảng khối lượng từ 40

đến 60 kDa. Hầu hết các protein của phân đoạn 3 có khối lượng phân tử tập trung trong

khoảng từ 13 đến 17 kDa, một phần nhỏ hơn nhiều có khối lượng phân tử thấp hơn

vào khoảng từ 3 đến 11 kDa. Phân đoạn 4 có khối lượng phân tử thấp trong khoảng từ

3 đến 10 kDa và một phần rất ít có khối lượng phân tử khoảng 65 kDa. Phân đoạn 5

có khối lượng phân tử khá thấp so với cac phân đoạn còn lại vào khoảng 3 kDa và 9

kDa(Hình 3.6).

Page 64: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

53

Hình 3.6. Kết quả điện di 5 phân đoạn nọc so với mẫu chuẩn.

Khối lượng phân tử của neurotoxin từ bọ cạp có thể đóng vai trò quan trọng trong

chỉ thị dược tính của chúng. Các neurotoxin tách từ nọc bọ cạp có khối lượng phân tử

nằm trong vùng 3.000 – 4.000 Da thường có khả năng ức chế hoạt động của kênh K+

của tế bào thần kinh, trong khi đó cac neurotoxin có khả năng ức chế hoạt động của

kênh Na+thường có khối lượng phân tử nằm trong vùng 6.000 – 8.000 Da. Như vậy,

các neurotoxin trong nọc bọ cạpH.laoticus có thể có tác dụng ức chế sự hoạt động của

các kênh vận chuyển K+ và kênh vận chuyển Na+.[23]

Phương phap điện di chỉ cho biết khối lượng phân tử của các protein và phần nào

đanh gia sự tinh sạch của cac phân đoạn sau khi tách ra từ sắc ký lọc gel. Do đó, cần

kết hợp điện di với cac phương phap thử hoạt tính sinh học khac để định hướng cô lập

những thành phần cần quan tâm. Qua đó cũng thấy rằng việc sử dụng sắc ký lọc gel

trên gel Sephadex G-50 chỉ là bước đầu trong việc cô lập và tinh chế các chất có hoạt

tính sinh học từ nọc bọ cạp.

kDa M 1 pđ 1 pđ 2 pđ 3 pđ 4 pđ 5

10

15

25

35

40

55

70

100

130

170

Page 65: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

54

3.4. Khảo sát độc tính của nọc bọ cạp H. laoticus đối với chuột

3.4.1. Đánh giá độc tính của các phân đoạn nọc thu được trên chuột

Mẫu sau khi thu được, tiến hành đông khô và bảo quản ở nhiệt độ -4oC. Tiến

hành pha mẫu để tiêm trên chuột sao cho mỗi mẫu tiêm trên chuột có lượng protein là

0,2 mg dựa trên kết quả nồng độ thực tế của cac phân đoạn (Bảng 3.3). Độc tính của 5

phân đoạn tach ra được thử lên chuột nhắt trắng DDY (có khối lượng 17-21 g) bằng

cách tiêm phúc mô, các biểu hiện của chuột được ghi nhận trong bảng 3.4 cho phép

đanh gia sơ bộ độc tính của cac phân đoạn độc.

Bảng 3.3. Kết quả đo UV và nồng độ thực tế của 5 phân đoạn nọc bọ cạp

Phân đoạn Hàm lượng (mg/mL) Nồng độ thực tế (mg/mL)

1 0,13230 2,646

2 0,01394 0,279

3 0,064829 1,297

4 0,039738 0,795

5 0,022643 0,453

Kết quả cho thấy có ba phân đoạn 2, 3 và 4 có độc tính nhưng chỉ có phân đoạn

4 là phân đoạn độc gây chết. Phân đoạn 2 và 3 cho thấy những biểu hiện độc kéo dài

và phục hồi sau đó trên chuột thử nghiệm. Phân đoạn 4 sau khi được tiêm vào chuột

đã cho thấy một số biểu hiện gây độc đối với chuột thử nghiệm như: ban đầu chuột

hoạt động mạnh, run, đi loạn xạ, co giật.Sau 8 phút chuột có hiện tượng bị xù lông, gãi

mõm, bị lạnh kéo dài; sau 17 phút cơ thể co lại, chi sau bị yếu, nhảy mạnh; sau 28 phút

tiết nhiều nước bọt, đứng yên, giật mạnh. Sau 2 giờ chuột giật liên tục, giãy giụa, yếu

dần và chết sau đó 18 phút (2 giờ 18 phút sau khi tiêm). So sánh với kết quả điện di,

có thể dự đoan thành phần độc tố trong phân đoạn này là các neurotoxin có khối lượng

phân tử từ 3.000 đến 8.000 Da.

Page 66: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

55

Phân đoạn 3 có các biểu hiện gây độc như: ban đầu chuột đứng yên, run, xù lông;

sau 24 phút người co lại, thở mạnh; sau 48 phút chuột co giật mạnh; sau 6 giờ chuột

trở nên khỏe hơn và phục hồi sau 12 giờ. Thành phần độc tố trong phân đoạn 3 có thể

là các protein có khối lượng phân tử nằm trong vùng từ 13.000 đến 14.000 Da và các

neurotoxin có khối lượng phân tử từ 3.000 đến 8.000 Da.Dựa trên kết quả điện di, phân

đoạn 5 có một bộ phận có khối lượng phân tử tương tự như phân đoạn 3, tức tương

ứng với cac neurotoxin nhưng qua kết quả thử nghiệm độc tính cho thấy phân đoạn 5

không gây độc. Có thể dự đoan phân đoạn 5 gồm những protein có khối lượng phân

tử nằm trong vùng có khối lượng tương đương với khối lượng của các neurotoxin

nhưng không có độc tính.

Bảng 3.4. Kết quả thử độc tính trên chuột của các phân đoạn nọc.

Phân đoạn Biểu hiện của chuột sau khi tiêm các phân đoạn Nhận xét

1 Chuột gãi mõm, nằm im sau đó hoạt động bình thường. Không độc

2 Chuột giảm hoạt động, xù lông, thở gấp nhưng phục

hồi sau 30 phút.

Độc nhẹ

3 Chuột nằm im, chảy nước bọt, liệt chi, thở gấp nhưng

phục hồi sau 2 giờ. Độc

4 Chuột nằm im, mắt nhắm, co giật, liệt chi, chảy

nước bọt, chuột tử vong sau 3 giờ.

Độc gây

chết

5 Chuột run, nằm im, hoạt động bình thường sau 60 phút. Không độc

Nước cất Chuột run, nằm im, sau đó bình thường Không độc

Sau khi xem xét độc tính của cac phân đoạn độc lên chuột, phân đoạn 4 được lựa

chọn để tiến hành các khảo sát tiếp theo về thành phần và cấu tạo do có độc tính mạnh

nhất.

Page 67: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

56

3.4.2. Đánh giá độc tính cấp của các phân đoạn độc lên chuột

Kết quả xac định độc tính cấp đối với chuột của phân đoạn 4 cô lập từ nọc thô bọ

cạp H. laoticus như sau:

Xac định được liều tối đa không gây chết LD0 = 18 mg/kg.

Xac định được liều tối thiểu gây chết 100% LD100 = 35 mg/kg.

Xac định liều chết trung bình LD50 theo phương phap Karber – Behrens theo

bảng 3.6:

∑ab =102

n = 56/6 = 9,33

𝐿𝐷50 = 𝐷𝑓 −∑ 𝑎𝑏

𝑛 = 35 −

102

9,33 = 24,07

Vậy LD50 = 24, 07 mg/kg.

Bảng 3.5. Tỷ lệ tử vong của chuột ở các liều khác nhau trong khoảng LD0 và LD100 sau 24 giờ tiêm.

Liều tiêm 18,00 21,40 24,80 28,20 31,60 35,00

Số chuột/lô 6 10 12 12 10 6

Số chuột chết 0 2 8 9 8 6

Số chuột sống 6 8 4 3 2 0

Tỷ lệ chết (%) 0,00 20,00 66,66 75,00 80,00 100,00

Bảng 3.6. Bảng tính theo phương pháp Karber – Behrens.

a 1 5 8,5 8,5 7

b 3,4 3,4 3,4 3,4 3,4

a.b 3,4 17 28,9 28,9 23,8

Page 68: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

57

Hình 3.7. Đồ thị tỷ lệ % chuột chết theo liều dùng.

Dựa vào đồ thị tỷ lệ % chuột chết theo liều dùng xac định được liều LD16 và

liều LD84như sau: LD16 = 21 mg/kg và LD84 = 32,5 mg/kg.

Từ đó tính được phân phối chuẩn s = 5,75, với bước nhảy liều d = 3,4. Hằng số

Karber – Behrens k = 0,564.

Sai số chuẩn của liều LD50 được tính theo công thức:

𝐸𝑠 = √𝑘 × 𝑠 × 𝑑

𝑛

Es là 1,087. Vậy độc tính cấp của phân đoạn 4 tách ra từ nọc thô bọ cạpH.laoticus

là LD50 = 24, 07 ± 1,09 mg/kg. Độc tính cấp của phân đoạn 4 tách ra từ nọc thô bọ cạp

có độc tính được xếp vào độc loại II có độc tính cao.

Những nghiên cứu trước đây của tác giả Hoàng Ngọc Anh và các cộng sự cũng

đã tiến hành thử độc tính cấp nọc thô của bọ cạpH.laoticus và cho kết quả như sau:

LD50 là 12 ±0,61 mg/kg theo phương phap Karber-Behrens và 12,4 ± 0,46 mg/kg theo

phương phap Miller – Tainter.

So sánh với kết quả độc tính cấp của phân đoạn độc với chuột, nhận thấy độc

tính cấp của nọc thô có độc tính mạnh hơn so với độc tính cấp của phân đoạn 4. Điều

đó có thể dotrong nọc thô, ngoài các peptide có khối lượng phân tử thấp độc đối với

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

15 20 25 30 35 40

Tỷ

lệ %

ch

ết

Liều dùng (mg/kg)

Page 69: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

58

động vật còn các protein có khối lượng phân tử lớn trong đó có enzyme phospholipase

có tác dụng độc đối với động vật, làm cho độc tính của nọc thô mạnh hơn so với phân

đoạn 4.[1]

3.4.3. Phân tích thành phần phân đoạn 4

Phân đoạn 4 được tiến hànhphân táchbằng sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo

trên cột C18 với đầu đò DAD và cô lập mẫu ở cac bước sóng hấp thụ khác nhau: 210

nm, 254 nm, 280 nm, 320 nm. Tại bước sóng 280 nm cho kết quả tốt nhất, hấp thụ và

tách rõ ràng nhất. Kết quả phân tách phân đoạn 4 thành 25 phân đoạn peptide thứ cấp

như hình 3.8

Dựa kết quả phân tích này, phân đoạn 4 tiếp tục được phân tách trên cột sắc ký

ban điều chế để tích lũy đủ lượng mẫu cho từng phân đoạn. Cac phân đoạn thứ cấp thu

được sau sắc ký được đông khô để thu được sản phẩm sạch, từ đó làm cơ sở để tiến

xac định độc tính của cac phân đoạn thứ cấp này đối với chuột nhằm mục đích làm

sạch và thu được các toxin sạch, thuận lợi cho việc xac định trình tự acid amin sau này.

Page 70: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

59

Hình 3.8. Sắc ký đồ khi phân tách phân đoạn 4 bằng HPLC phân tích (trên)

và bán điều chế (dưới)

3.4.4. Khảo sát độc tính của các phân đoạn peptide thứ cấp lên chuột

Cac phân đoạn peptide thứ cấp được lấy mẫu và tiêm lên chuột (0,2 mg/mL) và

ghi nhận biểu hiện của chuột. Trong số 25 phân đoạn, phân đoạn 4.6 thể hiện độc tính

min20 40 60 80 100 120

mAU

0

20

40

60

80

100

120

MWD1 C, Sig=280,4 Ref=off (HOANG BC\HLP4BDC0016.D)

Page 71: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

60

gây chết đối với chuột thử nghiệm. Chuột được tiêm có những biểu hiện như run, tai

đỏ, co hai chân trước lại, mất thăng bằng, co giật mạnh và chết sau 1giờ 45 phút. Ngoài

phân đoạn 4.6 có độc tính gây chết còn có năm phân đoạn khac có độc tính nhưng

không gây chết là phân đoạn 4.3, 4.5, 4.7, 4.11, 4.15. Chuột sau khi được tiêm cho

thấy biểu hiện giống như biểu hiện của chuột được tiêm phân đoạn 4.6 nhưng sau một

thời gian, 6 giờ 45 phút đối với phân đoạn 4.3 và 5 giờ đối với phân đoạn 4.7, chuột

phục hồi. Tương tự, đối với cac phân đoạn 4.5, 4.11, 4.15, chuột sau khi tiêm bị co

giật mạnh, kích động, hoạt động mạnh, run, gãi mõm, co người và chân trước lại, co

giật mạnh nhưng sau đó phục hồi, sau 5 giờ đối với phân đoạn 4.5 và sau 4 giờ 30 phút

đối vớiphân đoạn 4.11 và 4.15. Ngoài cac phân đoạn thể hiện độc tính trên còn có các

phân đoạn thứ cấp khác sau khi tiêm vào chuột làm chuột ngủ say trong vài giờ, phân

đoạn 4.2, 4.10, 4.19. Cac phân đoạn này tương đối nhỏ và chiếm tỉ lệ thấp trong phân

đoạn 4. (Bảng 3.7)

Bảng 3.7. Kết quả thử độc tính các phân đoạn thứ cấp

Phân

đoạn Biểu hiện của chuột sau khi tiêm Nhận xét

4.1 Chuột hoạt động mạnh, run, co người, gãi mõm sau đó

nằm im, phục hồi sau 1 giờ 30 phút. Không độc

4.2 Chuột nằm im, xù lông, co người, ngủ say và phục hồi

sau 2 giờ 15 phút. Không độc

4.3

Chuột xù lông, gãi mõm, tiết nước bọt, co giật mạnh,

nằm im, có dấu hiệu liệt chi và phục hồi sau 6 giờ 45

phút.

Gây độc

4.4 Chuột gãi mõm, thở gấp, co giật nhẹ và hồi phục sau 2

giờ 40 phút. Không độc

4.5 Chuột xù lông, run, tiết nước bọt, co giật và phục hồi

sau 5 giờ. Gây độc

Page 72: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

61

4.6 Chuột xù lông, run, gãi mõm, tiết nước bọt, liệt chi,

co giật mạnh kéo dài và chết sau 1 giờ 45 phút. Độc gây chết

4.7 Chuột run, tăng tiết nước bọt, co 2 chân trước, nằm

im và phục hồi sau 5 giờ. Gây độc

4.8 Chuột vận động nhiều sau đó nằm im và hồi phục sau 2

giờ 30 phút. Không độc

4.9 Chuột xù lông, gãi mõm, co giật nhẹ, nằm im và phục

hồi sau 2 giờ 30 phút. Không độc

4.10 Chuột nằm im, xù lông, co người, ngủ say và phục hồi

sau 2 giờ 20 phút. Không độc

4.11 Chuột xù lông, co người, gãi mõm, run, co giật mạnh

kéo dài và phục hồi sau 4 giờ 30 phút. Gây độc

4.12 Chuột hoạt động mạnh, gãi mõm và phục hồi sau 4 giờ

30 phút. Không độc

4.13 Chuột hoạt động mạnh, co giật nhẹ, gãi mõm và phục

hồi sau 4 giờ. Không độc

4.14 Chuột xù lông, gãi mõm, co giật nhẹ và phục hồi sau 3

giờ. Không độc

4.15 Chuột xù lông, gãi mõm, hoạt động mạnh, co giật và

phục hồi sau 4 giờ 30 phút. Gây độc

4.16 Chuột co giật nhẹ sau đó nằm im và phục hồi sau 2 giờ

20 phút. Không độc

4.17 Chuột xù lông, gãi mõm, nằm im và phục hồi sau 2 giờ. Không độc

4.18 Chuột xù lông, gãi mõm, nằm im và phục hồi sau 2 giờ. Không độc

4.19 Chuột xù lông, nằm im, ngủ say và phục hồi sau 4 giờ. Không độc

4.20 Chuột hoạt động mạnh, xù lông và phục hồi sau 4 giờ. Không độc

Page 73: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

62

4.21 Chuột đi lại nhiều, xù lông sau đó nằm im và phục hồi

sau 2 giờ. Không độc

4.22 Chuột giảm hoạt động sau đó hồi phục. Không độc

4.23 Chuột giảm hoạt động sau đó hồi phục. Không độc

4.24 Chuột xù lông, run, nằm im và phục hồi sau 2 giờ. Không độc

4.25 Chuột hoạt động nhiều, xù lông sau đó nằm im và phục

hồi sau 2 giờ. Không độc

Nước

muối

sinh lý

Chuột hoạt động bình thường. Không độc

Kết quả khảo sat độc tính cho thấy phân đoạn 4.6 là phân đoạn có độc tính gây

chết. Phân đoạn 4.3, 4.5, 4.7, 4.11, 4.15 chỉ gây độc. Do vậy, tiếp tục khu trú vào các

phân đoạn có độc tính lên chuột, để tiến hành làm sạch và tách các toxin của phân đoạn

này.

Cac phân đoạn này được tiến hành làm sạch lần 2 (sử dụng HPLC ban điều chế),

đồng thời tích lũy mẫuđể tiến hành phân tích, xac định trình tự acid amin đồng thời

khảo sát hoạt tính sinh học của chúng.

3.5. Tinh chế và xác định khối lượng phân tử các phân đoạn thứ cấp có độc tính

3.5.1. Phân táchcác peptide từ phân đoạn 4.6

Sử dụng phương phap sắc ký lỏng hiệu năng caopha đảo trên cột phân tích Jupiter

4U 300A C18, tốc độ rửa cột là 1 mL/phút, phân đoạn 4.6 được phân tách ra thành 3

phân đoạn gồm 4.6.1, 4.6.2, 4.6.3 (Hình 3.9). Phân đoạn 4.6.1 thu được lượng mẫu

tương đối ít, phân đoạn 4.6.2 và 4.6.3 có lượng mẫu thu được nhiều. Do đó, phân đoạn

4.6.2 và 4.6.3 được tiếp tục tinh chế để xac định khối lượng phân tử. Kết quả cho thấy

phân đoạn thứ cấp 4.6.2 có khối lượng phân tử 3.669 Da (Hình 3.10), đây là 1 toxin

sạch, có độc tính đối với chuột, tiếp tục chạy tích lũy mẫu cho các nghiên cứu sau này,

còn phân đoạn thứ cấp 4.6.3 có khối lượng phân tử 2.915 Da (Hình 3.11).

Page 74: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

63

Hình 3.9. Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 4.6

Hình 3.10. Khối lượng phân tử của phân đoạn 4.6.2.

Page 75: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

64

Hình 3.11. Khối lượng phân tử của phân đoạn 4.6.3.

3.5.2. Phân táchcác peptide từ phân đoạn 4.7

Trên cột phân tích như trên, phân đoạn 4.7 được tách ra 4 phân đoạn (Hình 3.12).

Trong số đó, peptide 4.7.2 được tinh chế và khảo sát khối lượng phân tử, kết quả cho

thấy peptide 4.7.1 có khối lượng phân tử là 3.700 Da và peptide 4.7.2 (hình 3.13) có

khối lượng phân tử là 3.847 Da.

Hình 3.12. Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 4.7.2

Page 76: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

65

Hình 3.13. Khối lượng phân tử của phân đoạn 4.7.2.

3.5.3. Phân tách các peptide từ phân đoạn 4.11

Tương tự, phân đoạn 4.11 đã tach được peptide 4.11.1 sạch (Hình 3.14) và xác

định khối lượng phân tử là 3.696 Da (Hình 3.15). Đây cũng là 1 toxin sạch

Hình 3.14. Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 4.11.1

Page 77: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

66

Hình 3.15. Khối lượng phân tử của phân đoạn 4.11.1.

3.5.4. Phân tách các peptide từ phân đoạn 4.15

Từ phân đoạn 4.15 đã tach được 8 phân đoạn peptide (Hình 3.16). Trong số đó,

từ phân đoạn thứ cấp 4.15.8 đã làm sạch và xac định khối lượng phân tử của ba peptide

là 2.461 Da ; 3.285 Da và 5.021 Da (Hình 3.17).

Hình 3.16. Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 4.15.

Page 78: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

67

Hình 3.17. Khối lượng phân tử của phân đoạn 4.15.8 bằng phương pháp MALDI MS.

Bằng phương phap sắc ký lỏng hiệu năng cao trên cột pha đảo, đã tiến hành làm

sạch cac phân đoạn thứ cấp có độc tính đối với chuột. Sau đó, khối lượng phân tử của

từng toxin tach được được xac định bằng phương phap MALDI-MS, cho kết quả như

bảng 3.8. Qua đó, bước đầu xac định được một toxin sạch (phân đoạn 4.6.2), lượng

mẫu thu được tương đối nhiều thuận lợi cho việc khảo sat tac động lên kênh thần kinh

cũng như xac định trình tự acid amin của chúng. Cac phân đoạn khác sẽ tiếp tục được

nghiên cứu và khảo sát trong thời gian tiếp theo.

3.6. Khảo sát cấu trúc bậc một của các polypeptide phân đoạn 4.6 và tác động lên

kênh vận chuyển K+

3.6.1. Khảo sát cấu trúc bậc một của các polypeptide phân đoạn 4.6

Khối lượng phân tử của các polypetide đã cô lập từ phân đoạn 4.6 được xac định

bằng hệ thống khối phổ MALDI (Bảng 3.8). Khối lượng phân tử của các polypeptide

này nằm trong khoảng từ 3.000 đến 4.000 Da. Điều đó cho thấy các polypeptide trong

phân đoạn 4.6 thuộc họ các toxin ngắn ức chế kênh vận chuyển K+.

Page 79: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

68

Bảng 3.8. Khối lượng phân tử của các polypeptide tách ra.

Phân đoạn Khối lượng phân tử (Da)

4.6.2 (Hetlaxin) 3.670

4.6.3 2.915

4.7.1 3.700

4.7.2 3.847

4.11 3.696

4.15 3.285

5.021

Polypeptide từ phân đoạn 4.6.2và 4.6.3 được khử, sau đó peridylethyl hóa và

phân tích bằng khối phổ để xac định số lượng cầu disulfide trong cấu trúc. Kết quả cho

thấy có tín hiệu phù hợp với khối lượng 4.498 Da đối với peptide từ phân đoạn 4.6.2

và 3.538 Da đối với peptide từ phân đoạn 4.6.3 đã thu được trong khối phổ MALDI.

Sự tăng khối lượng tương ứng với với 8 nhóm pyridylethyl trong phân tử của

polypeptide từ phân đoạn 4.6.2 và 6 nhóm trong polypeptide từ phân đoạn 4.6.3. Điều

này cho thấy polypeptide 4.6.2 chứa 4 cầu disulfide và polypeptide từ phân đoạn 4.6.3

chứa 3 cầu disulfide. Đoạn đầu N của chuỗi polypeptide của phân đoạn 4.6.2 đã được

xac định bằng phương phap Edman là ISXTGSXQ. Trình tự amino acid của phân đoạn

4.6.2 đồng thời được phân tích bằng khối phổ MALDI (Hình 3.18).

Page 80: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

69

Hình 3.58. Phân tích trình tự acid amin của Hetlaxin bằng khối phổ.

Cùng một lúc thực hiện vỡ mảnh MS/MS hoàn toàn của chuỗi peptide và xác

định khối lượng peptide bằng phương phap dấu bàn tay nhờ trypsin. Dựa trên dữ liệu

của thoái hóa Edman và khối phổ trong hình 3.17, trình tự các acid amin của phân

đoạn 4.6.2 được xac định. Dữ liệu khối phổ MS/MS của mảnh peptide thu được dưới

tac động của trypsin cho biết gốc cystein ở đầu cuối -C đã bị amide hóa và gốc lysin ở

vị trí 30. Cấu trúc của phân đoạn 4.6.2 đã được xac định như trong hình 3.19.

KCYDPCKKKTGC

KKTGCPNAKCMNK Khối phổ

IS QCYD KKTGCPNAKCMNKSC CYGC

ISCTGSKQCYDPCKKKTGCPNAKCMN

ISXTGSXQ Thoái hóa Edman

ISCTGSKQCYDPCKKKTGCPNAKCMNKSCKCYGC Trình tự Hetlaxin

Hình 3.19. Xác định cấu trúc bậc 1 của hetlaxin bằng khối phổ và phương pháp Edman.

So sánh trình tự acid amin của phân đoạn 4.6.2 với trình tự acid amin của các

alpha-toxin có tương tac với kênh vận chuyển K+ cho thấy polypeptide phân đoạn

Page 81: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

70

4.6.2 là đồng đẳng của các toxin này(Hình 3.20). Polypeptide 4.6.2 có sự tương đồng

cao với toxin AFB73769 (Hình 3.20), trình tự acid amin của toxin này được suy ra từ

sản phẩm của cDNA (tổng hợp) thu được từ tuyến nọc của bọ cạp H.laoticus của Thái

Lan, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu về hoạt tính sinh học của toxin này. Một toxin

tương đồng khác, HsTX1-P59867 và toxin Vm24-P0DJ3 có tương tac mạnh với kênh

kênh vận chuyển K+Kv1.1 và Kv1.3.

1 10 20 30

ISCTGSKQCY DPCKKKTGCP NAKCMNKSCK CYGC*

HETLAXIN

ISCTGSKQCY DPCKRKTGCP NAKCMNKSCK CYGCG

AFB73769

IRCSGSRDCY SPCMKQTGCP NAKCINKSCK CYGC* P84094

(KAX6D_HETSP)

ASCRTPKDCA DPCRKETGCP YGKCMNRKCK CNRC* P59867

(KAX63_HETSP)

AAAISCVGSPECP PKCRAQ-GCK NGKCMNRKCK CYYC* P0DJ31

(KA211_VAEMS)

AAAISCVGSKECL PKCKAQ-GCK SGKCMNKKCK CY-C P0DJ32

(KA212_VAEMS)

Hình 3.20. So sánh sự tương đồng của hetlaxin với các toxin khác.

Kết quả đã xac định được trình tự acid amin của phân đoạn 4.6.2 và so sánh thấy

có sự trùng hợp rất cao giữa trình tự của phân đoạn 4.6.2 và cac phân đoạn có độc tính

đối với kênh vận chuyển K+từ các loài bọ cạp khac. Phân đoạn 4.6.2 được đặt tên là

Hetlaxin và tiếp tục được khảo sát hoạt tính đối với kênh vận chuyển K+.

3.6.2. Khảo sát tác động của Hetlaxin lên kênh vận chuyển K+

Hetlaxin thuộc họ alpha-toxin, đây là một trong những toxin đầu tiên tách ra từ

H.laoticus và có ái lực mạnh với kênh Kv1.3. Trong khi đó Hetroscorpin -1 (HS-1)

toxin tách ra từ H.laoticus tại Thái Lan có trình tự acid amin khác xa so với Hetlaxin

và không có báo cáo nào về tách dụng trên kênh thần kinh K+, HelaTx1 cũng tach từ

bọ cạp này thì lại không có tương tac mạnh trên kênh Kv1.3 như Hetlaxin.

Page 82: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

71

Kết quả cho thấyHetlaxin cạnh tranh hiệu quả với R-AgTx2 trong liên kết với cả

hai kênh chimeric (hình 3.21). Các giá trị IC50 được xac định là 0,48 ± 0,01 μM và 6,7

± 0,4 μM tương ứng cho Kv1.3 và Kv1.1, trong khi đó gia trị Ki được tính sử dụng

phương trình Cheng-Prusoff là 59 ± 6 nM và 0,8 ± 0,3 M.Kết quả này cho thấy

Hetlaxin tương tac hiệu quả với kênh Kv1.3, trong khi đó sự tương tac với kênh Kv1.1

thấp hơn khoảng mười lần.[47, 78]

Hình 3.21. Sự cạnh tranh của Hetlaxin với R-AgTx trong liên kết với kênh KcsA-Kv1.1 (A) và KcsA-

Kv1.3 (B)

Cho đến thời điểm hiện tại, từ loài H. laoticus phân bố ở Thái Lan chỉ có hai

toxin đã được cô lập và xac định trình tự là Hetroscorpin-1 (HS-1) và HelaTx1. HS-1

có khối lượng phân tử của 8.293 Da, chứa 6 gốc cysteine và thuộc họ scorpine có độc

tính với côn trùng và có hoạt tính kháng khuẩn nhưng chưa có báo cáo về tương tac

của HS-1 với các kênh kali. HelaTx1 có khối lượng phân tử 2.763 Da chứa 4 gốc

cysteine, có khả năng tương tac với cac kênh kali khac nhau và tương tac mạnh nhất

với kênh Kv1.1 (EC50 = 9,9 ± 1,6 μM). HelaTx1 cũng liên kết với kênh Kv1.3, tuy

nhiên ái lực liên kết thấp hơn nhiều so với kênh Kv1.1. Ở nồng độ 30 μM, toxin

HelaTx1 chỉ tương tac 20 % đối với kênh kali.

Kết quả thử nghiệm khả năng liên kết với kênh kali của protein từ Hetlaxin cô

lập từ nọc loài H. laoticus phân bố ở Việt Nam cho thấy khả năng liên kết và ức chế

hoạt động của kênh Kv1.3 và Kv1.1. Đối với kênh Kv1.3, Hetlaxin mới phát hiện có

-9 -8 -7 -6 -5 -4 -3 -20

300

600

900

1200

lg [C]

Sig

na

l in

ten

sit

yre

lati

ve

un

its

-9 -8 -7 -6 -5 -4 -3 -20

1000

2000

3000

4000

lg [C]

Sig

nal in

ten

sit

yre

lati

ve

un

its

A B

Page 83: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

72

khả năng ức chế ở nồng độ khá thấp, 0,48 ± 0,01 μM và 6,7 ± 0,4 μM tương ứng cho

Kv1.3 và Kv1.1. Hetlaxin ức chế hoạt động kênh Kv1.3 hiệu quả hơn HelaTx1 đã được

công bố và là toxin có khả năng ức chế kênh Kv1.3 mạnh nhất được phân lập từ H.

laoticus cho đến nay (0,48 µM).[81]

Đây cũng là một trong những phát hiện bất ngờ thú vị vì khi nghiên cứu nọc bọ

cạpH.laoticus trước đây, đa số bao cao đều cho thấy rằng các toxin của nọc bọ cạp này

đều tác dụng trên kênh thần kinh Kv1.1 và chưa có bao cao nào chỉ rõ sự liên kết của

các protein này với Kv1.3. Hetlaxin là toxin đầu tiên tại thời điểm bài viết được tách

từ nọc bọ cạpH.laoticus có tac động mạnh trên kênh Kv1.3

3.7. Khảo sát độc tính của các phân đoạn của nọc bọ cạp H. laoticus lên dế

3.7.1. Kết quả khảo sát độc tính các phân đoạn nọc trên dế

Trong 5 phân đoạn thu được từ nọc thô, phân đoạn 4 đã được xac định có độc

tính gây chết khi thử nghiệm trên chuột. Tất cả cac phân đoạn tiếp tục được thử nghiệm

xac định độc tính đối với côn trùng bằng phương phap tiêm bên bụng dế, mỗi lô gồm

6 dế và tiêm đối chứng sử dụng nước cất cho kết quả như bảng 3.9.

Bảng 3.9. Kết quả thử độc tính trên dế của các phân đoạn nọc.

Phân đoạn Các biểu hiện của dế Nhận xét

1 Dế nằm im, sau đó hoạt động bình thường. Không độc

2 Dế nằm im, sau đó hoạt động bình thường. Không độc

3 Dế nằm im, sau đó hoạt động bình thường. Không độc

4 Dế nằm im, sau đó hoạt động bình thường. Không độc

5

Dế hoạt động mạnh, nhảy liên tục trong bồn

quan sát, sau đó nằm im, 26 phút sau dế ngừng

hoạt động, tứ chi rụng ra, tử vong.

Độc gây chết

Nước cất Dế run, nằm im, sau đó bình thường Không độc

Ở cac phân đoạn 1, 2, 3, 4, dế sau khi tiêm hầu như không có biểu hiện gì bất

thường, nằm im, sau đó từ từ hoạt động trở lại sau thời gian khoảng 30 phút. Riêng

Page 84: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

73

phân đoạn 5, sau khi được tiêm trong năm phút đầu tiên, dế hoạt động mạnh, chạy

nhảy liên tục. Đến phút thứ 10, dế bắt đầu nằm yên và đến phút thứ 26, dế có biểu hiện

tử vong, tứ chi rụng ra. Phân đoạn 5 được xac định là phân đoạn có độc tính.

3.7.2. Xác định độc tính cấp của phân đoạn độc lên côn trùng

Sau khi tiến hành tiêm bên bụng dế của các lô thử nghiệm và cac lô đối chứng

chúng tôi xac định được như sau :

Xac định được liều tối đa không gây chết LD0 = 20,3 µg/g.

Xac định được liều tối thiểu gây chết 100% LD100 = 393,75 µg/g

Xac định liều chết trung bình LD50 theo phương phap Karber – Behrens

theo bảng 3.11:

∑ab =1.600,52

n = 60/8 = 7,50

𝐿𝐷50 = 𝐿𝐷100 −∑ 𝑎𝑏

𝑛 = 393,75 −

1600,52

7,50 = 180,35

Vậy LD50 = 180,35 µg/g

Bảng 3.10. Tỷ lệ tử vong của dế ở các liều khác nhau trong khoảng LD0 và LD100 sau 24 giờ tiêm.

Liều tiêm 20,30 73,65 127,00 180,35 233,70 287,05 340,40 393,75

Số dế/lô 6 8 8 8 8 8 8 6

Số dế chết 0 3 3 4 4 6 7 6

Số dế sống 6 5 5 4 4 2 1 0

Tỷ lệ chết (%) 0,00 37,50 37,50 50,00 50,00 75,00 87,50 100,00

Bảng 3.11. Bảng tính theo phương pháp Karber – Behrens.

a 1,50 3,00 3,50 4,00 5,00 6,50 6,50

b 53,35 53,35 53,35 53,35 53,35 53,35 53,35

Page 85: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

74

a.b 80.03 160,05 186,73 213,40 266,75 346,78 346,78

a: Số trung bình dế chết ở hai liều kế tiếp

b: hiệu số giữa hai lần kế tiếp.

Hình 3.22.. Đồ thị tỷ lệ % dế chết theo liều dùng.

Dựa vào đồ thị tỷ lệ % dế chết theo liều dùng ta xac định liều LD16 và liều LD84

như sau: LD16 = 43,85 µg/g và LD84 = 330,65 µg/g.

Từ đó tính được phân phối chuẩn s = 143,40, với bước nhảy liều d = 53,40. Hằng

số Karber – Behrens k = 0,564.

Sai số chuẩn của liều LD50 được tính theo công thức:

𝐸𝑠 = √𝑘 × 𝑠 × 𝑑

𝑛= 23,99

Như vậy bằng phương phap Karber – Behrens, đã xac định được độc tính cấp

của phân đoạn độc với côn trùng là LD50 = 180,35 ± 23,99 µg/g.

3.7.3. Phân tách phân đoạn 5

Tương tự khi khảo sat phân đoạn 4 độc với chuột, phân đoạn 5 sau khi được

xac định có độc tính gây chết đối dế được phân tach để thu các toxin nhằm xac định

cấu trúc của toxin có độc tính và xac định khả năng tương tac đối với kênh vận chuyển

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

0 100 200 300 400

Liề

u t

iêm

g/g

)

% Dế chết

Page 86: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

75

K+. Phân đoạn 5 được phân táchbằng HPLCpha đảo, cột Eclipse XDB C18, thu được

25 phân đoạn đanh số từ 5.1 đến 5.25(Hình 3.23).

Hình 3.23. Sắc ký đồ của phân đoạn 5.

3.7.4. Khảo sát độc tính của các phân đoạn thứ cấp trên dế

Dựa vào kết quả khảo sat độc tính cac phân đoạn thứ cấp trên dế như bảng 3.12,

các phân đoạn được xac định có độc tính đối với dế thử nghiệm là phân đoạn 5.3; 5.7;

5.8; 5.9; 5.10; 5.12; 5.13; 5.15; 5.17; 5.18; 5.21; 5.24. Cac phân đoạn gây độc nhẹ tỷ

lệ tử vong mỗi lô là 50 % (3/6) sau 4 giờ, cac phân đoạn gây độc mạnh có tỷ kệ tử

vong mỗi lô là 5/6 sau 4 giờ. 4 phân đoạn được xac định có độc tính mạnh lần lượt là

cac phân đoạn: 5.7, 5.12, 5.15, 5.21.

Bảng 3.12. Kết quả thử độc tính các phân đoạn thứ cấp trên dế.

Phân

đoạn

Kết quả

Phân

đoạn

Kết quả

Phân

đoạn

Kết Quả

Page 87: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

76

5.1 Không độc

(0/6)

5.9 Độc nhẹ (3/6) 5.17 Độc nhẹ (3/6)

5.2 Không độc

(0/6)

5.10 Độc nhẹ (3/6) 5.18 Độc nhẹ (3/6)

5.3 Độc nhẹ (3/6) 5.11 Không độc

(0/6)

5.19 Không độc

(0/6)

5.4 Không độc

(0/6)

5.12 Độc mạnh

(5/6)

5.20 Không độc

(0/6)

5.5 Không độc

(0/6)

5.13 Độc nhẹ (3/6) 5.21 Độc mạnh

(5/6)

5.6 Không độc

(0/6)

5.14 Không độc

(0/6)

5.22 Độc nhẹ (3/6)

5.7 Độc mạnh

(5/6)

5.15 Độc mạnh

(5/6)

5.23 Không độc

(0/6)

5.8 Độc nhẹ (3/6) 5.16 Không độc

(0/6)

5.24 Độc nhẹ (3/6)

Từ kết quả sơ bộ trên, cac phân đoạn độc đối với dế được tiến hành tinh chế để

thu được mẫu toxin sạch nhằmđể xac định khối lượng phân tử của các toxin này.

3.7.5. Cô lậpvà xác định khối lượng phân tử protein của các phân đoạn thứ

cấp có độc tínhtrên dế

3.7.5.1. Côlập protein từ phân đoạn gây độc thứ cấp

Cac phân đoạn gây độc thứ cấp được xac định có độc tính được phân tách bằng

sắc ký lỏng hiệu năng cao nhằm thu các chuỗi polypeptide sạch để xac định cấu trúc

và khả năng tương tac đối với kênh vận chuyển K+. Kết quả được thể hiện trong bảng

bảng 3.13,phân đoạn 5.21 (Hình 3.24) được phân tách rõ ràng và khối lượng mẫu thu

được tương đối đủ cho các khảo sát tiếp theo nên được chọn để tiến hành nghiên cứu

tiếp tục.

Page 88: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

77

Bảng 3.13. Tóm tắt quá trình phân tách phân đoạn 5 bằng HPLC.

Phân đoạn Phân đoạn thu được Sắc ký đồ Ghi chú

5.3 5.3.1 và 5.3.2 Phụ lục 4

5.7 5.7.1, 5.7.2, 5.7.3 và

5.7.4

Phụ lục 5

5.9 5.9.1, 5.9.2 và 5.9.3 Phụ luc 6

5.10 5.10.1, 5.10.2, 5.10.3,

5.10.4 và 5.10.5

Phụ lục 7

5.12 5.12.1, 5.12.2, và

5.12.3

Phụ lục 8

5.13 5.13.1 và 5.13.2 Phụ lục 9

5.15 5.15.1, 5.15.2 và

5.15.3

Phụ lục 10

5.17 và 5.18 7 phân đoạn (5.17)

10 phân đoạn (5.18)

Phụ lục 11,

12

Cac phân đoạn không phân

tách rõ ràng, khối lượng

mẫu thấp

5.22 và 5.24 6 phân đoạn (5.22)

4 phân đoạn (5.24)

Phụ lục 13,

14

Cac phân đoạn không phân

tách rõ ràng

5.21 5.21.1 và 5.21.2 Hình 3.23 Cac phân đoạn phân tách rõ

ràng, khối lượng mẫu tương

đối

Page 89: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

78

Hình 3.24. Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 5.21 với các bước sóng 226 nm.

3.7.5.2. Xác định cấu trúc các chuỗi polypeptide của phân đoạn 5.21

Phân đoạn 5.21 được nhận thấy tương đối sạch và có khối lượng tương đối nhiều,

do đó được chọn để tiếp tục sắc ký để cô lập hai chuỗi polypetide có trong thành phần

và đặc tính của hai chuỗi polypeptide này. Khối lượng phân tử của hai chuỗi

polypeptide được xac định bằng khối phổMALDI-TOFcho kết quả khối lượng phân

tử của hai phân đoạn 5.21.1 và 5.21.2 lần lượt là 317,974 Da (Hình 3.25) và 832,600

Da (Hình 3.26). Đây là cac toxin ngắn, khác với cac toxin đã được xac định có độc

tính đối với dế của nọc bọ cạpH.laoticus phân bố tại Thái Lanlà toxin dài có khối lượng

phân tử lớn 8.293,07 Da.[81]

Page 90: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

79

Hình 3.25. Phổ MS của phân đoạn 5.21.1.

Hình 3.26. Phổ MS của phân đoạn 5.21.2.

Phân đoạn 5.21.1 được xac định cấu trúc của sử dụng phổ cộng hưởng từ hạt

nhân. Mẫu peptide trong dung dịch nước được thực hiện bằng cách hòa tan 0,5 µg

toxin sạch trong 250 µL dung dịch H2O/D2O (9:1v/v) vàsau đó được đo phổ trên máy

cộng hưởng từ hạt nhân (Bruker, Germany). Nhiệt độ và độ pH của mẫu thay đổi trong

khoảng 10 – 45 oC và 5,0 – 7,5. Thu được kết quả phổ NMR như hình 3.26.

Page 91: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

80

Hình 3.27. Phổ NMR của toxin 5.21.1

Qua hình 3.27, cho thấy các H của gốc amin cuối đã bị ion hóa. Dựa vào kết

quả của phổ NMR và phổ MS đã dự đoan được cấu trúc của toxin 5.21.1 là dipeptide

Leu-Trp(Hình 3.28). Như vậy, ở phân đoạn 5 của nọc bọ cạp H.laoticus có độc tính

đối với côn trùng, đã làm sạch được toxin của phân đoạn 5.21.1 là Leu-Trp là toxin

ngắn có khối lượng phân từ là 317,974 Da.

Page 92: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

81

A B

C

Hình 3.28. Cấu trúc của toxin 5.21.1 (Leu-Trp)

A:Cấu trúc phẳng của Leu – Trp ; B : Vị trí các nhóm H trên phổ NMR

C:Mô hình cấu trúc không gian của Leu - Trp

Số lượng các dipeptide có hoạt tính sinh học được phát hiện từ thiên nhiên tính

tới thời điểm của bài viết này còn rất ít. Một số dipeptide có hoạt tính sinh học được

phát hiện sớm là carnosine (β-alanyl-L-histidine) và anserine (β-alanyl-N-methyl-L-

histidine), được tìm thấy trong mô cơ và mô não của động vật.[38] Cùng với

homocarnosine và ophidine, cac dipeptide này đã và đang được nghiên cứu do khả

năng khang oxy hoa và tiềm năng ứng dụng trong dược phẩm.[45, 90]Ngoài ra,

carnosine và anserine cũng được nghiên cứu khả năng ứng dụng trong điều trị một số

bệnh ở người như đai thao đường, xơ vữa động mạch, Alzheimer nhờ khả năng ngăn

Page 93: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

82

cản sự hình thành các sản phẩm glycat hoá (các sản phẩm glycosyl hoá protein hay

lipid mà không có sự tham gia của cac enzyme điều hoà).[71, 86, 95] Gần đây, từ mô

cơ của cá hồi Chum (Oncorhynchus keta), một số dipeptide, điển hình Phe–Leu, Ala–

Trp, Val–Trp, Met–Trp, Ile–Trp, Leu–Trp, đã được tìm thấy và đã cho kết quả thử

nghiệm ức chế enzyme ACE (angiotensin-converting enzyme), từ đó mang tới tiềm

năng sử dụng làm thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp.[62]

Page 94: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

83

4. KẾT LUẬN

Page 95: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

84

1- Bọ cạp Heterometrus laoticus được nuôi trong phòng thí nghiệm với số

lượng dưới 50 con trong 1 thau nuôi, cho ăn 1 tuần 1 lần khoảng 2,0 g dế/bọ cạp.

Lượng nọc thu được trong 6 tháng từ 850 bọ cạp là 6,9653 g, trung bình 8,19 mg/bọ

cạp.

2- Nọc thô được tach thành 5 phân đoạn, trong đó có ba phân đoạn (2,3 và 4)

có độc tính. Phân đoạn 2 và 3 gây độc đối với chuột nhưng sau đó phục hồi. Phân đoạn

4 gây độc gây chết trên chuột với LD50 24,07 ± 1,09 mg/kg. Đối với dế, chỉ có phân

đoạn 5 có độc tính gây chết với LD50 = 180,35 ± 23,99 µg/g.Từ phân đoạn 4 đã phân

tach được phân đoạn 4.6 có độc tính gây chết đối với chuột. Phân đoạn 4.6 được phân

tach thành 03 phân đoạn 4.6.1, 4.6.2 và 4.6.3.

3- Từ phân đoạn 4.6.2 tach được polypeptide có cấu trúc mới và tương tự với

các polypeptide có khả năng ức chế kênh vận chuyển K+. Phân đoạn 4.6.2 được đặt

tên là Hetlaxin, được xếp vào họ alpha-toxin và là toxin lần đầu tiên tách ra từ bọ cạp

H. laoticus có ái lực mạnh đối với kênh Kv1.3 và có cấu trúc như sau

ISCTGSKQCYDPCKKKTGCPNAKCMNKSCKCYGC

Bọ cạp

H. laoticus

Nọc thô

Phân đoạn 1

Phân đoạn 2

Phân đoạn 3

Phân đoạn 4

4.1 - 4.25

4.6.1

Hetlaxin

4.6.2 4.6.3

Phân đoạn 5

5.1 - 5.24

5.21.1

Leu-Tryp

(dự đoán)

5.21.2

Page 96: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

85

4- Phân đoạn 5 được phân tach thành 24 phân đoạn thứ cấp, từ phân đoạn 5.21

tach được hai chuỗi polypeptide 5.21.1 và 5.21.2 với khối lượng phân tử xac định được

lần lượt là 318,0 Da và 832,6 Da. Sử dụng phổ NMR đã xac định được cấu trúc của

toxin 5.21.1 là Leu-Trp.

Page 97: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

86

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ XUẤT BẢN

1. Võ Đỗ Minh Hoàng, Phạm Nguyên Đông Yên, Hoàng Ngọc Anh, Lưu Hoàng lê

Giang, Võ Phùng Nguyên; Nghiên cứu thành phần và dược tính của nọc bọ cạp

Heterometrus laoticus (An Giang), Hội Nghị Khoa học và Công nghệ gắn với thực

tiễn lần IV, tiểu ban Công nghệ Sinh học – Nông nghiệp – Y tế, 2010, 283 – 290.

2. Hoàng Ngọc Anh, Võ Đỗ Minh Hoàng, Nikitin Hya, Utkin Yuri; Tach và bước đầu

nghiên cứu các toxin ngắn của nọc bọ cạp Heterometrus laoticus, Tạp chí Hóa học,

2011, 49 (1), 117 – 121.

3. Võ Đỗ Minh Hoàng, Lư Quốc Định, Đinh Quang Dũng, Nguyễn Thị Thu Trang, Võ

Phùng Nguyên, Utkin Yuri, Hoàng Ngọc Anh; Tach và xac định Insect Toxin của

nọc bọ cạp Heterometrus laoticus, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2012, 50 (3A),

314 – 319.

4. Võ Đỗ Minh Hoàng, Phạm Nguyên Đông Yên, Lưu Hoàng Lê Giang, Võ Phùng

Nguyên, Hoàng Ngọc Anh ; Khảo sát tính chất hóa học và dược tính của nọc bọ cạp

đen Heterometrus Laoticus (An Giang), Tạp Chí Khoa học và Công nghệ, 2014, 52

(1C) , 217 - 224.

5. Hoang Ngoc Anh, Vo Do Minh Hoang, K. S. Kudryashovad, O. V. Nekrasovaa, A.

V. Feofanova, T. V. Andreevaa, V. I. Tsetlina, Yu. N. Utkin ; Hetlaxin, a New Toxin

from the Heterometrus laoticus Scorpion Venom, Interacts with VoltageGated

Potassium Channel Kv1.3, Biochemistry, biophysics and molecular biology, 2013,

499, 109 – 111.

6. Anh N. Hoang, Hoang D.M. Vo, Nguyen P. Vo, Kseniya S. Kudryashova, Oksana

V. Nekrasova, Alexey V. Feofanov, Mikhail P. Kirpichnikov, Tatyana V. Andreeva,

Marina V. Serebryakova, Victor I. Tsetlin, Yuri N. Utkin ; Vietnamese

Heterometrus laoticus scorpion venom: Evidence for analgesic and anti-

inflammatory activity and isolation of new polypeptide toxin acting on Kv1.3

potassium channel, Toxicon, 2014, 77, 40 – 48.

Page 98: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

87

Page 99: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

88

Page 100: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

89

Page 101: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

90

Page 102: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

91

Page 103: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

92

Page 104: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

93

Page 105: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

94

Page 106: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

95

Page 107: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

96

Page 108: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

97

Page 109: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

98

Page 110: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

99

Page 111: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

100

Page 112: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

101

Page 113: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

102

Page 114: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

103

Page 115: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

104

Page 116: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

105

Page 117: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

106

Page 118: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

107

Page 119: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

108

Page 120: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

109

Page 121: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

110

Page 122: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

111

Page 123: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

112

Page 124: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

113

Page 125: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

114

Page 126: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

115

Page 127: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

116

Page 128: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

117

Page 129: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

118

Page 130: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

119

Page 131: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

120

Page 132: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

121

Page 133: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

122

Page 134: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

123

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Ngọc Anh, Phạm Nguyên Đông Yên, Nguyễn Thị Mai Hương, Trần

Vương Đức Nghĩa và Võ Phùng Nguyên (2009), Khảo sát các hợp chất có hoạt

tính sinh học trong nọc bọ cạp H. laoticus, Tạp chí Hoá học, 47(2A).

2. Đỗ Trung Đàm (1996), Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc. Hà Nội:

Nhà xuất bản Y học.

3. Lưu Xuân Huệ, Phạm Quỳnh Mai, Phạm Đình Sắc và Ngô Thị Cát (1998), Bọ

cạp (Scorpionides) ở Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 20(1).

4. Đỗ Tât Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.

5. Vũ Hồng Quang, Vũ Quang Minh và Lưu Xuân Huệ (1996), Ảnh hưởng của

thức ăn đến sự phát triển của bọ cạp nâu Lycsas mucronatus Fabr., Tạp chí Sinh

học, 18(3).

Tài liệu tiếng Anh

6. Ahmed, U., M. Mujaddad-Ur-Rehman, N. Khalid, S.A. Fawad, and A. Fatima

(2012), Antibacterial activity of the venom of Heterometrus xanthopus, Indian J

Pharmacol, 44(4), pp. 509-11.

7. Arantes, E.C., W.A. Prado, S.V. Sampaio, and J.R. Giglio (1989), A simplified

procedure for the fractionation of Tityus serrulatus venom: isolation and partial

characterization of TsTX-IV, a new neurotoxin, Toxicon, 27(8), pp. 907-16.

8. Auguste, P., M. Hugues, C. Mourre, D. Moinier, A. Tartar, and M. Lazdunski

(1992), Scyllatoxin, a blocker of Ca(2+)-activated K+ channels: structure-

function relationships and brain localization of the binding sites, Biochemistry,

31(3), pp. 648-54.

9. Balozet, L. (1971), Scorpionism in the Old World. Venomous Animals and Their

Venoms, ed. W.B.E.E. Buckley. Vol. 3. Venomous Invertebrates. New York:

Academic.

10. Berg, J.M., J.L. Tymoczko, and L. Stryer (2002), Biochemistry, Fifth Edition:

International Version. W. H. Freeman.

11. Bergeron, Z.L. and J.P. Bingham (2012), Scorpion toxins specific for potassium

(K+) channels: a historical overview of peptide bioengineering, Toxins (Basel),

4(11), pp. 1082-119.

12. Bingham, J.P., S. Bian, Z.Y. Tan, Z. Takacs, and E. Moczydlowski (2006),

Synthesis of a biotin derivative of iberiotoxin: binding interactions with

streptavidin and the BK Ca2+-activated K+ channel expressed in a human cell

line, Bioconjug Chem, 17(3), pp. 689-99.

13. Bogin, O. (2005), Venom peptides and their mimetics as potential drugs,

Modulator, 19(9), pp. 14-20.

14. Bringans, S., S. Eriksen, T. Kendrick, P. Gopalakrishnakone, A. Livk, R. Lock,

and R. Lipscombe (2008), Proteomic analysis of the venom of Heterometrus

longimanus (Asian black scorpion), Proteomics, 8(5), pp. 1081-1096.

Page 135: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

124

15. Brownell, P. and G.A. Polis (2001), Scorpion Biology and Research. Oxford

University Press.

16. Carbone, E., E. Wanke, G. Prestipino, L.D. Possani, and A. Maelicke (1982),

Selective blockage of voltage-dependent K+ channels by a novel scorpion toxin,

Nature, 296(5852), pp. 90-1.

17. Catterall, W.A. (1980), Neurotoxins that act on voltage-sensitive sodium

channels in excitable membranes, Annu Rev Pharmacol Toxicol, 20, pp. 15-43.

18. Catterall, W.A., S. Cestele, V. Yarov-Yarovoy, F.H. Yu, K. Konoki, and T.

Scheuer (2007), Voltage-gated ion channels and gating modifier toxins, Toxicon,

49(2), pp. 124-41.

19. Cohen, L., N. Lipstein, I. Karbat, N. Ilan, N. Gilles, R. Kahn, D. Gordon, and M.

Gurevitz (2008), Miniaturization of scorpion beta-toxins uncovers a putative

ancestral surface of interaction with voltage-gated sodium channels, J Biol

Chem, 283(22), pp. 15169-76.

20. Das Gupta, S., A. Debnath, A. Saha, B. Giri, G. Tripathi, J.R. Vedasiromoni, A.

Gomes, and A. Gomes (2007), Indian black scorpion (Heterometrus bengalensis

Koch) venom induced antiproliferative and apoptogenic activity against human

leukemic cell lines U937 and K562, Leuk Res, 31(6), pp. 817-25.

21. DeBin, J.A., J.E. Maggio, and G.R. Strichartz (1993), Purification and

characterization of chlorotoxin, a chloride channel ligand from the venom of the

scorpion, Am J Physiol, 264(2 Pt 1), pp. C361-9.

22. Debont, T., A. Swerts, J.J. Van der Walt, G.J. Muller, F. Verdonck, P. Daenens,

and J. Tytgat (1998), Comparison and characterization of the venoms of three

Parabuthus scorpion species occurring in southern Africa, Toxicon, 36(2), pp.

341-52.

23. Dehesa-Davila, M. and L.D. Possani (1994), Scorpionism and serotherapy in

Mexico, Toxicon, 32(9), pp. 1015-8.

24. Domingos Possani, L., B. Martin, and I.B. Svendsen (1982), The primary

structure of noxiustoxin: A K+ channel blocking peptide, purified from the

venom of the scorpion Centruroides noxius Hoffmann, Carlsberg Research

Communications, 47(5), pp. 285-289.

25. Dubovskii, P.V., H. Li, S. Takahashi, A.S. Arseniev, and K. Akasaka (2000),

Structure of an analog of fusion peptide from hemagglutinin, Protein Sci, 9(4),

pp. 786-98.

26. Dubovskii, P.V., A.A. Vassilevski, A.A. Slavokhotova, T.I. Odintsova, E.V.

Grishin, T.A. Egorov, and A.S. Arseniev (2011), Solution structure of a defense

peptide from wheat with a 10-cysteine motif, Biochem Biophys Res Commun,

411(1), pp. 14-8.

27. Dunlop, J.A., D. Penney, O.E. Tetlie, and L.I. Anderson (2008), How many

species of fossil arachnids are there, Journal of Arachnology, 36(2), pp. 267-272.

28. Feng, L., R. Gao, and P. Gopalakrishnakone (2008), Isolation and

characterization of a hyaluronidase from the venom of Chinese red scorpion

Buthus martensi, Comparative Biochemistry and Physiology Part C: Toxicology

& Pharmacology, 148(3), pp. 250-257.

Page 136: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

125

29. Fu, Y.J., L.T. Yin, A.H. Liang, C.F. Zhang, W. Wang, B.F. Chai, J.Y. Yang, and

X.J. Fan (2007), Therapeutic potential of chlorotoxin-like neurotoxin from the

Chinese scorpion for human gliomas, Neurosci Lett, 412(1), pp. 62-7.

30. Galvez, A., G. Gimenez-Gallego, J.P. Reuben, L. Roy-Contancin, P.

Feigenbaum, G.J. Kaczorowski, and M.L. Garcia (1990), Purification and

characterization of a unique, potent, peptidyl probe for the high conductance

calcium-activated potassium channel from venom of the scorpion Buthus

tamulus, J Biol Chem, 265(19), pp. 11083-90.

31. Gao, R., Y. Zhang, and P. Gopalakrishnakone (2008), Purification and N-

terminal sequence of a serine proteinase-like protein (BMK-CBP) from the

venom of the Chinese scorpion (Buthus martensii Karsch), Toxicon, 52(2), pp.

348-353.

32. Garcia-Calvo, M., R.J. Leonard, J. Novick, S.P. Stevens, W. Schmalhofer, G.J.

Kaczorowski, and M.L. Garcia (1993), Purification, characterization, and

biosynthesis of margatoxin, a component of Centruroides margaritatus venom

that selectively inhibits voltage-dependent potassium channels, J Biol Chem,

268(25), pp. 18866-74.

33. Garcia, M.L., A. Galvez, M. Garcia-Calvo, V.F. King, J. Vazquez, and G.J.

Kaczorowski (1991), Use of toxins to study potassium channels, J Bioenerg

Biomembr, 23(4), pp. 615-46.

34. Garcia, M.L., G.C. Koo, R.J. Leonard, C.C.S. Lin, R.S. Slaughter, S.P. Stevens,

and J.M. Williamson, Scorpion peptide margatoxin with immunosuppressant

activity. 1996, Google Patents.

35. Giangiacomo, K.M., E.E. Sugg, M. Garcia-Calvo, R.J. Leonard, O.B. McManus,

G.J. Kaczorowski, and M.L. Garcia (1993), Synthetic charybdotoxin-iberiotoxin

chimeric peptides define toxin binding sites on calcium-activated and voltage-

dependent potassium channels, Biochemistry, 32(9), pp. 2363-70.

36. Gomes, A. and A. Gomes (2014), Scorpion Venom Research Around the World:

Heterometrus Species.

37. Gordon, D., P. Savarin, M. Gurevitz, and S. Zinn-Justin (1998), Functional

Anatomy of Scorpion Toxins Affecting Sodium Channels, Toxin Reviews, 17(2),

pp. 131-159.

38. Gulewitsch, W. and S. Amiradžibi (1900), Ueber das Carnosin, eine neue

organische Base des Fleischextractes, Berichte der deutschen chemischen

Gesellschaft, 33(2), pp. 1902-1903.

39. Gupta, S.D., A. Gomes, A. Debnath, A. Saha, and A. Gomes (2010), Apoptosis

induction in human leukemic cells by a novel protein Bengalin, isolated from

Indian black scorpion venom: through mitochondrial pathway and inhibition of

heat shock proteins, Chem Biol Interact, 183(2), pp. 293-303.

40. Hille, B. (2001), Ion Channels of Excitable Membranes. Mass.

41. Hoang, N.A., G.V. Maksimov, B.B. Berezin, V.E. Piskarev, and I.A. Yamskov

(2001), Isolation of toxins from Buthus occitanus sp. scorpion and their action

on excitability of myelinated nerve, Bull Exp Biol Med, 132(4), pp. 953-5.

42. Jover, E., F. Couraud, and H. Rochat (1980), Two types of scorpion neurotoxins

characterized by their binding to two separate receptor sites on rat brain

Page 137: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

126

synaptosomes, Biochemical and Biophysical Research Communications, 95(4),

pp. 1607-1614.

43. Kharrat, R., P. Mansuelle, F. Sampieri, M. Crest, R. Oughideni, J. Van

Rietschoten, M.F. Martin-Eauclaire, H. Rochat, and M. El Ayeb (1997),

Maurotoxin, a four disulfide bridge toxin from Scorpio maurus venom:

purification, structure and action on potassium channels, FEBS Lett, 406(3), pp.

284-90.

44. Knaus, H.G., C. Schwarzer, R.O. Koch, A. Eberhart, G.J. Kaczorowski, H.

Glossmann, F. Wunder, O. Pongs, M.L. Garcia, and G. Sperk (1996),

Distribution of high-conductance Ca(2+)-activated K+ channels in rat brain:

targeting to axons and nerve terminals, J Neurosci, 16(3), pp. 955-63.

45. Kohen, R., Y. Yamamoto, K.C. Cundy, and B.N. Ames (1988), Antioxidant

activity of carnosine, homocarnosine, and anserine present in muscle and brain,

Proc Natl Acad Sci U S A, 85(9), pp. 3175-9.

46. Kopeyan, C., G. Martinez, S. Lissitzky, F. Miranda, and H. Rochat (1974),

Disulfide bonds of toxin II of the scorpion Androctonus australis Hector, Eur J

Biochem, 47(3), pp. 483-9.

47. Kudryashova, K.S., O.V. Nekrasova, A.I. Kuzmenkov, A.A. Vassilevski, A.A.

Ignatova, Y.V. Korolkova, E.V. Grishin, M.P. Kirpichnikov, and A.V. Feofanov

(2013), Fluorescent system based on bacterial expression of hybrid KcsA

channels designed for Kv1.3 ligand screening and study, Anal Bioanal Chem,

405(7), pp. 2379-89.

48. Lebreton, F., M. Delepierre, A.N. Ramirez, C. Balderas, and L.D. Possani

(1994), Primary and NMR three-dimensional structure determination of a novel

crustacean toxin from the venom of the scorpion Centruroides limpidus limpidus

Karsch, Biochemistry, 33(37), pp. 11135-49.

49. Lebrun, B., R. Romi-Lebrun, M.F. Martin-Eauclaire, A. Yasuda, M. Ishiguro, Y.

Oyama, O. Pongs, and T. Nakajima (1997), A four-disulphide-bridged toxin,

with high affinity towards voltage-gated K+ channels, isolated from

Heterometrus spinnifer (Scorpionidae) venom, Biochem J, 328 ( Pt 1), pp. 321-

7.

50. Lecomte, C., J.M. Sabatier, J. Van Rietschoten, and H. Rochat (1998), Synthetic

peptides as tools to investigate the structure and pharmacology of potassium

channel-acting short-chain scorpion toxins, Biochimie, 80(2), pp. 151-4.

51. Lippens, G., J. Najib, S.J. Wodak, and A. Tartar (1995), NMR sequential

assignments and solution structure of chlorotoxin, a small scorpion toxin that

blocks chloride channels, Biochemistry, 34(1), pp. 13-21.

52. Littleton, J.T. and B. Ganetzky (2000), Ion channels and synaptic organization:

analysis of the Drosophila genome, Neuron, 26(1), pp. 35-43.

53. Lourenço, W. (1994), Diversity and endemism in tropical versus temperate

scorpion communities, Compte rendu des séances de la société de

biogéographie, 70(3), pp. 155-160.

54. Ma, Y., Y. Zhao, R. Zhao, W. Zhang, Y. He, Y. Wu, Z. Cao, L. Guo, and W. Li

(2010), Molecular diversity of toxic components from the scorpion Heterometrus

petersii venom revealed by proteomic and transcriptome analysis, Proteomics,

10(13), pp. 2471-2485.

Page 138: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

127

55. Mamelak, A.N. and D.B. Jacoby (2007), Targeted delivery of antitumoral

therapy to glioma and other malignancies with synthetic chlorotoxin (TM-601),

Expert Opin Drug Deliv, 4(2), pp. 175-86.

56. Martin, M.F. and H. Rochat (1986), Large scale purification of toxins from the

venom of the scorpion Androctonus australis Hector, Toxicon, 24(11-12), pp.

1131-9.

57. Martin, M.F. and H. Rochat (1984), Purification and amino acid sequence of

toxin I" from the venom of the North African scorpion Androctonus australis

Hector, Toxicon, 22(5), pp. 695-703.

58. Martin, M.F., H. Rochat, P. Marchot, and P.E. Bougis (1987), Use of high

performance liquid chromatography to demonstrate quantitative variation in

components of venom from the scorpion Androctonus australis Hector, Toxicon,

25(5), pp. 569-73.

59. Mazzotti, L. and M.A. Bravo-Becherelle (1961), [Scorpionism in the Mexican

Republic], Rev Inst Salubr Enferm Trop, 21, pp. 3-19.

60. Miller, C., E. Moczydlowski, R. Latorre, and M. Phillips (1985), Charybdotoxin,

a protein inhibitor of single Ca2+-activated K+ channels from mammalian

skeletal muscle, Nature, 313(6000), pp. 316-8.

61. Nie, Y., X.C. Zeng, Y. Yang, F. Luo, X. Luo, S. Wu, L. Zhang, and J. Zhou

(2012), A novel class of antimicrobial peptides from the scorpion Heterometrus

spinifer, Peptides, 38(2), pp. 389-94.

62. Ono, S., M. Hosokawa, K. Miyashita, and K. Takahashi (2006), Inhibition

properties of dipeptides from salmon muscle hydrolysate on angiotensin I-

converting enzyme, International Journal of Food Science & Technology, 41(4),

pp. 383-386.

63. Pedarzani, P., D. D'Hoedt, K.B. Doorty, J.D. Wadsworth, J.S. Joseph, K.

Jeyaseelan, R.M. Kini, S.V. Gadre, S.M. Sapatnekar, M. Stocker, and P.N.

Strong (2002), Tamapin, a venom peptide from the Indian red scorpion

(Mesobuthus tamulus) that targets small conductance Ca2+-activated K+

channels and afterhyperpolarization currents in central neurons, J Biol Chem,

277(48), pp. 46101-9.

64. Pedarzani, P., J.E. McCutcheon, G. Rogge, B.S. Jensen, P. Christophersen, C.

Hougaard, D. Strobaek, and M. Stocker (2005), Specific enhancement of SK

channel activity selectively potentiates the afterhyperpolarizing current I(AHP)

and modulates the firing properties of hippocampal pyramidal neurons, J Biol

Chem, 280(50), pp. 41404-11.

65. Pedroso, E., A. Grandas, J.C. Amor, and E. Giralt (1987), Reversed-phase high-

performance liquid chromatography of protected peptide segments, J

Chromatogr, 409, pp. 281-90.

66. Possani, L., B. Becerril, J. Tytgat, and M. Delepierre, High Affinity Scorpion

Toxins for Studying Potassium and Sodium Channels, in Ion Channel

Localization, A. Lopatin and C. Nichols, Editors. 2001, Humana Press. p. 145-

165.

67. Possani, L.D., B. Becerril, M. Delepierre, and J. Tytgat (1999), Scorpion toxins

specific for Na+-channels, European Journal of Biochemistry, 264(2), pp. 287-

300.

Page 139: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

128

68. Pragl, B., A. Koschak, M. Trieb, G. Obermair, W.A. Kaufmann, U. Gerster, E.

Blanc, C. Hahn, H. Prinz, G. Schutz, H. Darbon, H.J. Gruber, and H.G. Knaus

(2002), Synthesis, characterization, and application of cy-dye- and alexa-dye-

labeled hongotoxin(1) analogues. The first high affinity fluorescence probes for

voltage-gated K+ channels, Bioconjug Chem, 13(3), pp. 416-25.

69. Rain, J.O. The Scorpion Files. 2008 [cited 2014 Nov. 11].

70. Rajendra, W., A. Armugam, and K. Jeyaseelan (2004), Neuroprotection and

peptide toxins, Brain Res Brain Res Rev, 45(2), pp. 125-41.

71. Rashid, I., D.M. van Reyk, and M.J. Davies Carnosine and its constituents inhibit

glycation of low-density lipoproteins that promotes foam cell formation in vitro,

FEBS Letters, 581(5), pp. 1067-1070.

72. Rodriguez de la Vega, R.C. and L.D. Possani (2004), Current views on scorpion

toxins specific for K+-channels, Toxicon, 43(8), pp. 865-75.

73. Savarin, P., R. Romi-Lebrun, S. Zinn-Justin, B. Lebrun, T. Nakajima, B. Gilquin,

and A. Menez (1999), Structural and functional consequences of the presence of

a fourth disulfide bridge in the scorpion short toxins: solution structure of the

potassium channel inhibitor HsTX1, Protein Sci, 8(12), pp. 2672-85.

74. Schiavon, E., T. Sacco, R.R. Cassulini, G. Gurrola, F. Tempia, L.D. Possani, and

E. Wanke (2006), Resurgent current and voltage sensor trapping enhanced

activation by a beta-scorpion toxin solely in Nav1.6 channel. Significance in

mice Purkinje neurons, J Biol Chem, 281(29), pp. 20326-37.

75. Smith, P.K., R.I. Krohn, G.T. Hermanson, A.K. Mallia, F.H. Gartner, M.D.

Provenzano, E.K. Fujimoto, N.M. Goeke, B.J. Olson, and D.C. Klenk (1985),

Measurement of protein using bicinchoninic acid, Anal Biochem, 150(1), pp. 76-

85.

76. Soroceanu, L., Y. Gillespie, M.B. Khazaeli, and H. Sontheimer (1998), Use of

chlorotoxin for targeting of primary brain tumors, Cancer Res, 58(21), pp. 4871-

9.

77. Splawski, I., J. Shen, K.W. Timothy, M.H. Lehmann, S. Priori, J.L. Robinson,

A.J. Moss, P.J. Schwartz, J.A. Towbin, G.M. Vincent, and M.T. Keating (2000),

Spectrum of mutations in long-QT syndrome genes. KVLQT1, HERG, SCN5A,

KCNE1, and KCNE2, Circulation, 102(10), pp. 1178-85.

78. Srinivasan, K.N., P. Gopalakrishnakone, P.T. Tan, K.C. Chew, B. Cheng, R.M.

Kini, J.L. Koh, S.H. Seah, and V. Brusic (2002), SCORPION, a molecular

database of scorpion toxins, Toxicon, 40(1), pp. 23-31.

79. Sugg, E.E., M.L. Garcia, J.P. Reuben, A.A. Patchett, and G.J. Kaczorowski

(1990), Synthesis and structural characterization of charybdotoxin, a potent

peptidyl inhibitor of the high conductance Ca2(+)-activated K+ channel, J Biol

Chem, 265(31), pp. 18745-8.

80. Tugarinov, V., I. Kustanovich, N. Zilberberg, M. Gurevitz, and J. Anglister

(1997), Solution structures of a highly insecticidal recombinant scorpion alpha-

toxin and a mutant with increased activity, Biochemistry, 36(9), pp. 2414-24.

81. Uawonggul, N., S. Thammasirirak, A. Chaveerach, T. Arkaravichien, W.

Bunyatratchata, W. Ruangjirachuporn, P. Jearranaiprepame, T. Nakamura, M.

Matsuda, M. Kobayashi, S. Hattori, and S. Daduang (2007), Purification and

Page 140: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

129

characterization of Heteroscorpine-1 (HS-1) toxin from Heterometrus laoticus

scorpion venom, Toxicon, 49(1), pp. 19-29.

82. Vacher, H., R. Romi-Lebrun, C. Mourre, B. Lebrun, S. Kourrich, F. Masmejean,

T. Nakajima, C. Legros, M. Crest, P.E. Bougis, and M.F. Martin-Eauclaire

(2001), A new class of scorpion toxin binding sites related to an A-type K+

channel: pharmacological characterization and localization in rat brain, FEBS

Lett, 501(1), pp. 31-6.

83. Valdivia, H.H. (1998), Modulation of intracellular Ca2+ levels in the heart by

sorcin and FKBP12, two accessory proteins of ryanodine receptors, Trends

Pharmacol Sci, 19(12), pp. 479-82.

84. Vandendriessche, T., I. Kopljar, D.P. Jenkins, E. Diego-Garcia, Y. Abdel-

Mottaleb, E. Vermassen, E. Clynen, L. Schoofs, H. Wulff, D. Snyders, and J.

Tytgat (2012), Purification, molecular cloning and functional characterization of

HelaTx1 (Heterometrus laoticus): the first member of a new kappa-KTX

subfamily, Biochem Pharmacol, 83(9), pp. 1307-17.

85. Veiseh, M., P. Gabikian, S.B. Bahrami, O. Veiseh, M. Zhang, R.C. Hackman,

A.C. Ravanpay, M.R. Stroud, Y. Kusuma, S.J. Hansen, D. Kwok, N.M. Munoz,

R.W. Sze, W.M. Grady, N.M. Greenberg, R.G. Ellenbogen, and J.M. Olson

(2007), Tumor paint: a chlorotoxin:Cy5.5 bioconjugate for intraoperative

visualization of cancer foci, Cancer Res, 67(14), pp. 6882-8.

86. Wang, A.M., C. Ma, Z.H. Xie, and F. Shen (2000), Use of carnosine as a natural

anti-senescence drug for human beings, Biochemistry (Mosc), 65(7), pp. 869-71.

87. Wang, W.-X. and Y.-H. Ji (2005), Scorpion venom induces glioma cell apoptosis

in vivo and inhibits glioma tumor growth in vitro, Journal of Neuro-Oncology,

73(1), pp. 1-7.

88. Watt, S.a. (1990), Venoms and toxins. The Biology of Scorpions, ed. G. Polis.

Stanford, CA: Stanford University Press.

89. Whittemore, F.W. and H.L. Keegan (1963), Medically important scorpions in

the Pacific area. Venomous and Poisonous Animals and Noxious Plants of the

Pacific Region ed. H.L.K.W.V. MacFarlane. New York: The Macmillan

Company.

90. Wolff, J., K. Horisaka, and H.M. Fales (1968), The structure of ophidine,

Biochemistry, 7(7), pp. 2455-2457.

91. Yan, R., Z. Zhao, Y. He, L. Wu, D. Cai, W. Hong, Y. Wu, Z. Cao, C. Zheng, and

W. Li (2011), A new natural alpha-helical peptide from the venom of the

scorpion Heterometrus petersii kills HCV, Peptides, 32(1), pp. 11-9.

92. Yan, R., Z. Zhao, Y. He, L. Wu, D. Cai, W. Hong, Y. Wu, Z. Cao, C. Zheng, and

W. Li (2011), A new natural α-helical peptide from the venom of the scorpion

Heterometrus petersii kills HCV, Peptides, 32(1), pp. 11-19.

93. Zamudio, F.Z., R. Conde, C. Arevalo, B. Becerril, B.M. Martin, H.H. Valdivia,

and L.D. Possani (1997), The mechanism of inhibition of ryanodine receptor

channels by imperatoxin I, a heterodimeric protein from the scorpion Pandinus

imperator, J Biol Chem, 272(18), pp. 11886-94.

94. Zamudio, F.Z., G.B. Gurrola, C. Arevalo, R. Sreekumar, J.W. Walker, H.H.

Valdivia, and L.D. Possani (1997), Primary structure and synthesis of

Page 141: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

130

Imperatoxin A (IpTx(a)), a peptide activator of Ca2+ release channels/ryanodine

receptors, FEBS Lett, 405(3), pp. 385-9.

95. Zapp, J.A. and D.W. Wilson (1938), QUANTITATIVE STUDIES OF

CARNOSINE AND ANSERINE IN MAMMALIAN MUSCLE: II. THE

DISTRIBUTION OF CARNOSINE AND ANSERINE IN VARIOUS

MUSCLES OF DIFFERENT SPECIES, Journal of Biological Chemistry,

126(1), pp. 19-27.

96. Zhu, S., B. Gao, A. Aumelas, M. del Carmen Rodriguez, H. Lanz-Mendoza, S.

Peigneur, E. Diego-Garcia, M.F. Martin-Eauclaire, J. Tytgat, and L.D. Possani

(2010), MeuTXKbeta1, a scorpion venom-derived two-domain potassium

channel toxin-like peptide with cytolytic activity, Biochim Biophys Acta,

1804(4), pp. 872-83.

Page 142: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

131

PHỤ LỤC

Page 143: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

132

Phụ lục 1.Thư xác định tên bọ cạp đen từ An Giang.

Phụ lục 2. Kết quả nuôi thử nghiệm bọ cạp trong 6 tháng (05/2011 – 11/2011).

Page 144: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

133

Ngày tháng

Số lượng bọ cạp

sống (con)

Số lượng bọ cạp

chết (con)

Lượng dế nuôi

(gram)

Trọng lượng trung

bình của một con bọ

cạp (gram)

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2

19/05/2011 500 - 0 - - - 11,78

20/5/2011 403 - 97 - 1.000 - 11,78

27/05/2011 376 - 27 - 1.000 - 14,10

03/06/2011 366 - 10 - 1.000 - 15,72

10/06/2011 334 - 32 - 800 - 17,57

20/06/2011 305 - 29 - 800 - 17,82

20/07/2011 275 - 30 - 600 - 18,06

20/08/2011 249 220 26 130 500 500 18,.63 11,23

20/09/2011 202 152 47 68 500 400 18,93 17,64

20/10/2011 150 126 52 26 300 300 19,03 18,12

20/11/2011 144 104 6 22 300 300 19,73 18,45

Page 145: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

134

Phụ lục 3.Kết quả lượng nọc thu được theo thhời gian.

Lần

Số lượng bò

cạp thu nọc

(con)

Số lượng bò

cạp có nọc

(con)

Số lượng bò

cạp không có

nọc (con)

Lượng nọc

thô thu

được (mg)

Lượng nọc

thô trung

bình

(mg/con)

1 403 240 163 0.7594 3.16

2 366 220 146 0.6106 2.76

3 305 211 94 0,5737 2,72

4 295 189 106 0,3942 2,09

5 282 185 97 0,3529 1,91

6 275 170 105 0,1489 0,88

7 469 371 98 0,9300 2,51

8 415 244 171 0,5652 2,32

9 381 240 141 0,6628 2,76

10 354 235 119 0,4864 1,92

11 315 216 99 0,3758 1,74

12 276 189 87 0,2361 1,25

13 256 170 86 0,2168 1,28

14 248 153 95 0,1996 1,30

Page 146: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

135

Phụ lục 4: Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 5.3 với bước sóng 210 nm

Phụ lục 5: Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 5.7 với bước sóng 210 nm.

Page 147: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

136

Phụ lục 6: Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 5.9 với bước sóng 210 nm.

Phụ lục 7: Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 5.10 với các bước sóng 226 nm.

Page 148: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

137

Phụ lục 8: Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 5.12 với các bước sóng 210 nm.

Phụ lục 9. Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 5.13 với các bước sóng 210 nm.

Page 149: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

138

Phụ lục 10: Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 5.15 với các bước sóng 226 nm.

Phụ lục 11: Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 5.17 với các bước sóng 226 nm.

Page 150: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

139

Phụ luc 12: Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 5.18 với các bước sóng 226 nm.

Phụ lục 13: Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 5.22 với các bước sóng 226 nm.

Page 151: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/ufxem-tai-day26008.pdf · Bảng 2.3. Thông số quá trình sắc ký lỏng hiệu năng cao của phân

140

Phụ lục 14: Sắc ký đồ phân đoạn thứ cấp 5.24 với các bước sóng 226 nm.