hoi thanh cua ta

168
Hội Thánh Của Ta Lời nói đầu Thật được khích lệ khi biết rằng quyển sách này đã ra đời được bốn thập kỷ. Nó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1957 như là tài liệu huấn luyện lãnh đạo cho Hội Báp-tít Liên Hiệp. Chẳng bao lâu sau nó được các mục sư và những nhà lãnh đạo Hội Thánh dùng trong các lớp Kinh Thánh cho tân tín hữu và giúp mọi người hiểu đúng hơn về Hội Thánh Báp-tít. Có một vài trường hợp nó trở thành một phần giáo trình trong các chủng viện và các trường Kinh Thánh. Việc sử dụng nó đã vượt quá phạm vi của Hội Báp-tít Liên Hiệp và cả các biên giới nước Mỹ. Một bản hiệu đính đã được thực hiện năm 1873. Vào những năm sau đó, các bản cập nhật các con số thống kê mới nhất đã được thực hiện. Vì cớ sự đòi hỏi việc hoàn thiện cuốn sách cứ tiếp tục, các nhà xuất bản đã thực hiện một bản hiệu đính đầy đủ hơn. Mặc dầu các giáo lý cơ bản trong sách vẫn được giữ nguyên, nhưng tình hình Hội Thánh và xã hội đã có những biến chuyển quan trọng. Tôi đã cố gắng thể hiện một vài trong số những thay đổi đó vì chúng liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau được đề cập trong sách. Tôi luôn cầu nguyện rằng Chúa của chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng quyển sách này trong tư tưởng của những người muốn hiểu biết rõ hơn về Hội Thánh Báp-tít. Tôi cũng hy vọng rằng nó sẽ rất hữu dụng cho nhiều anh em Báp-tít ngoài Hội Báp-tít Liên Hiệp. Cuốn sách đã được viết với tinh thần đó. Tựa sách, Hội Thánh Của Ta, có ý nghĩa và mục đích lưỡng diện. Đức Chúa Jêsus phán, “Ta sẽ lập Hội Thánh

Upload: codocnhan

Post on 14-Apr-2017

86 views

Category:

Spiritual


0 download

TRANSCRIPT

Hội Thánh Của Ta

Lời nói đầu

Thật được khích lệ khi biết rằng quyển sách này đã ra đời được bốn thập kỷ. Nó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1957 như là tài liệu huấn luyện lãnh đạo cho Hội Báp-tít Liên Hiệp. Chẳng bao lâu sau nó được các mục sư và những nhà lãnh đạo Hội Thánh dùng trong các lớp Kinh Thánh cho tân tín hữu và giúp mọi người hiểu đúng hơn về Hội Thánh Báp-tít. Có một vài trường hợp nó trở thành một phần giáo trình trong các chủng viện và các trường Kinh Thánh. Việc sử dụng nó đã vượt quá phạm vi của Hội Báp-tít Liên Hiệp và cả các biên giới nước Mỹ.Một bản hiệu đính đã được thực hiện năm 1873. Vào những năm sau đó, các bản cập nhật các con số thống kê mới nhất đã được thực hiện. Vì cớ sự đòi hỏi việc hoàn thiện cuốn sách cứ tiếp tục, các nhà xuất bản đã thực hiện một bản hiệu đính đầy đủ hơn. Mặc dầu các giáo lý cơ bản trong sách vẫn được giữ nguyên, nhưng tình hình Hội Thánh và xã hội đã có những biến chuyển quan trọng. Tôi đã cố gắng thể hiện một vài trong số những thay đổi đó vì chúng liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau được đề cập trong sách.Tôi luôn cầu nguyện rằng Chúa của chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng quyển sách này trong tư tưởng của những người muốn hiểu biết rõ hơn về Hội Thánh Báp-tít. Tôi cũng hy vọng rằng nó sẽ rất hữu dụng cho nhiều anh em Báp-tít ngoài Hội Báp-tít Liên Hiệp. Cuốn sách đã được viết với tinh thần đó.Tựa sách, Hội Thánh Của Ta, có ý nghĩa và mục đích lưỡng diện. Đức Chúa Jêsus phán, “Ta sẽ lập Hội Thánh của ta.” Đây là Hội Thánh của Chúa. “Hội Thánh của Ta” là lời khẳng định của Ngài. Chúng ta cần nhớ điều này vì đây là sự nhấn mạnh đầu tiên của sách. Hơn nữa, là một người Báp-tít, tôi có thể nói với sự vui mừng và sự ca ngợi rằng, “Đây là Hội Thánh của tôi,” khi tôi suy gẫm về những sự dạy dỗ của sách này. Tựa sách ám chỉ đến phẩm chất vừa thiên thượng, vừa con người của Hội Thánh. Hội Thánh thuộc về Chúa chúng ta. Ngài sống trong lòng Hội Thánh. Nhưng chúng ta, những tạo vật, là Hội Thánh. Đó là sự vinh hiển của Hội Thánh.Một tác phẩm như thế này luôn luôn là kết quả sự dự phần của nhiều người, là những người đã chia sẻ công việc. Việc đọc nhiều sách vở, sự liên hệ cá nhân với sự sống của Hội Thánh, sự tương tác với các lãnh đạo Hội Thánh của nhiều cộng đoàn khác nhau và các cuộc phỏng vấn quốc tế đã ảnh hưởng đến việc viết sách rất nhiều. Thật không thể nào liệt kê hết tất cả những người đã đóng góp những ý tưởng rất bổ ích trong suốt nhiều năm qua.Cũng cần phải cảm tạ một số người đã dự phần trong bản hiệu đính hiện thời của sách. Ông Bob Putman thuộc Nhà Xuất Bản Harvest đã đóng góp những phương

pháp đầy ý nghĩa trong công tác thu thập và xuất bản. Ông John Cionca ở Chủng viện Bê-tên đã cẩn thận xem xét lại cả quyển sách và đưa ra những gợi ý cũng như các sửa đổi rất có giá trị. Ông Leith Anderson đã thật tốt bụng khi cẩn thận xem xét lại bản thảo và đã viết lời giới thiệu cho sách. Vợ tôi, Alta, đã đánh bản thảo vào máy tính và dàn trang sách. Những cuộc phỏng vấn với một vài mục sư đã đem đến sự sâu sắc cho tác phẩm về Hội Thánh từ một góc nhìn thực tiễn. Tôi xin chân thành cám ơn những người này và nhiều người khác nữa. Tôi cầu nguyện để quyển sách nhỏ này có thể đến với nhiều độc giả và giúp nhiều người khác hiểu biết Hội Thánh rõ ràng hơn.

Giới thiệu

Rải khắp thế giới có rất nhiều Hội Thánh Báp-tít từ hai, ba thành viên cho đến hàng chục ngàn người. Hệ phái Tin Lành đông đảo nhất ở Mỹ chính là Báp-tít. Những người Báp-tít nhóm họp nhau ở những nơi thuê mướn, trong các phòng khách, những bãi đất trống giữa rừng, và trong những nhà thờ xây theo kiểu thánh đường. Những người Báp-tít nằm trong số những hệ phái bao gồm cả chủng tộc, ngôn ngữ, và vị trí kinh tế xã hội. Chúng tôi là một dân đa dạng.Có lẽ thật dễ dàng nhận thấy những sự khác biệt của chúng tôi, mặc dầu có một sức mạnh lớn trong sự đa dạng và linh động kiểu Báp-tít. Đừng để bị đánh lừa bởi những sự khác biệt. Có một tâm điểm cho những tín lý và lễ nghi Báp-tít mà nơi đó hết thảy chúng tôi, là những Cơ Đốc nhân được tái sanh, đều hiệp nhất. Chúng tôi đến với những Hội Thánh địa phương với sự tận hiến cao độ cho Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa và là Chủ của chúng tôi, và lòng trung thành với Kinh Thánh như là nguyên tắc cho đức tin và lối sống. Hội Thánh Của Ta cung cấp những lẽ thật và các truyền thống của những người Báp-tít để duy trì và làm cho vững mạnh thêm. Đây không phải là “một cuốn sách của nội quy” giống như một số hệ phái khác có. Nó cũng không phải là một lời tranh biện để thuyết phục tín hữu thuộc các hệ phái khác gia nhập Báp-tít. Đây là một cuốn sách hướng dẫn đơn sơ nhưng mạnh mẽ để hiểu làm thế nào những người Báp-tít đã cẩn thận chuyển những lời dạy dỗ của Kinh Thánh thành hành động trong sinh hoạt Hội Thánh.Ông Gordon Johnson đặc biệt thích hợp để trở thành người hướng dẫn chúng ta. Ông đã chăn bầy tại các Hội Thánh từ Montclair, New Jersey, đến San Diego, California. Là viện trưởng Chủng viện Thần Học Bê-tên ở St. Paul, Minnesota, ông đã dạy cho cả một thế hệ chủng sinh sau này trở thành các mục sư, giáo sĩ và những người lãnh đạo các Hội Thánh Báp-tít trên khắp Bắc Mỹ và khắp thế giới. Đặc biệt hữu ích là nhận thức của ông về lịch sử lẫn truyền thống đi đôi với nhận thức về những khuynh hướng và những vấn đề đương đại. Ông rất yên tâm vì các

nguyên tắc Báp-tít vẫn được duy trì dầu nhiều Hội Thánh đã thay đổi; các phương pháp được cập nhật trong khi các nghi lễ vẫn giữ nguyên.Khi bạn đọc 13 chương sắp tới, hãy xem xét một vài lời khuyên dưới đây:Đặt Kinh Thánh lên hàng đầu. Hội Thánh Của Ta không phải là Kinh Thánh. Nó là một nguồn tài liệu giúp áp dụng Kinh Thánh vào các Hội Thánh Báp-tít. Khi đến những phần Kinh Thánh trưng dẫn, hãy mở ra đọc và suy gẫm cho chính bạn. Hãy luôn quay trở lại với Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời cho cả các Cơ Đốc nhân lẫn Hội Thánh. Nói cách khác, hãy đọc Hội Thánh Của Ta cùng với quyển Kinh Thánh bên cạnh.Hãy quyết định cho chính bạn. Bạn sẽ thấy rằng một niềm tin mạnh mẽ của những người Báp-tít là mỗi cá nhân chúng ta thảy đều chịu trách nhiệm giải trình trước mặt Đức Chúa Trời. Đừng tin vì cớ tác giả nói như thế. Đừng đọc cách thờ ơ rồi nói, “Tôi chỉ làm điều này như một việc được giao mà thôi.” Hãy lựa chọn những quyết định cách cẩn thận và có sự cầu nguyện cho riêng bạn để những thông tin sẽ được biến thành niềm tin vững chắc.Hãy đối chiếu với Hội Thánh của bạn. Bạn sẽ thấy có nhiều khác biệt. Mỗi Hội Thánh đều khác nhau. Hãy quyết định khám phá hội chúng của bạn trong sự soi sáng của Thánh Kinh và sự diễn giải trong sách này. Hãy chắc rằng một số khác biệt có thể làm bạn cảm thấy khó chịu. Với tình yêu thương và sự chịu đựng Cơ Đốc, hãy chuẩn bị chấp nhận những khác biệt trong khi bạn hầu việc Đức Chúa Trời để tiếp tục hướng Hội Thánh của bạn đến Lời Chúa.Cuối cùng, hãy vui thích chia sẻ sự hiệp thông với hàng chục triệu tín hữu Báp-tít ở khắp nơi trên thế giới ngày hôm nay và xuyên suốt lịch sử. Chúng ta cùng nhau sống vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trong mỗi thế hệ.Leith AndersonEden Prairie, Minesota

Nguồn sức mạnh của Hội Thánh

Hội Thánh là một tổ chức thật kỳ lạ. Hội Thánh đã tồn tại và phát triển mạnh suốt các thời đại. Hội Thánh đã và đang bị bắt bớ, chống đối, nhưng không hề bị phá hủy hoàn toàn. Nhiều lúc Hội Thánh đã phải chịu đựng những kẻ thù bên ngoài và cả những hỗn loạn bên trong, nhưng vẫn đứng vững.Chúng ta đã minh chứng điều này bằng những phương cách thật ngoạn mục trong thế kỷ thứ 20. Chế độ Cộng sản thuộc khối các quốc gia phương Đông đã triệt khử Hội Thánh trong suốt 70 năm. Những người cai trị Đức Quốc xã từ năm 1933 đến 1945 cũng tận dụng những tay sai trong Hội Thánh hay bắt bớ những thành viên Hội Thánh nào chống đối lại những hành động bạo tàn bọn chúng áp đặt lên xã hội. Ngày nay, trên cả hai bình diện, Hội Thánh vẫn sống sót và phát triển.Một cuộc nghiên cứu gần đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Tư Tưởng Quốc Gia

(National Opinion Research Center) tại trường đại học Chicago, cùng với Trung Tâm Trưng Cầu Dân ý Nga (Russian Center for Public Opinion Research Center) tại Mátxcơva, đã cho ra những kết quả đầy kinh ngạc. 2964 bảng câu hỏi được thu hồi vào năm 1991. Chúng cho thấy rằng một cuộc phấn hưng tôn giáo chưa hề có trong lịch sử hiện đại đang quét ngang nước Nga. Sau 7 thập kỷ trong tình trạng vô thần, cứ ba trong số bốn người Nga khẳng định lòng tin tuyệt đối hay rất lớn nơi Hội Thánh. Mức độ lòng tin đó cao gần gấp đôi so với bản báo cáo ở Mỹ. 22%, bao gồm gần 1/3 những người dưới 25 tuổi, nói rằng họ đã từng là những người vô thần, bây giờ trở lại tin nơi Đức Chúa Trời.Đây là một trong những sự biến chuyển khổng lồ đã từng có trong lịch sử Cơ Đốc giáo. Đó chính là sự thể hiện sức mạnh của Hội Thánh. Hội Thánh đã bị chống đối. Hội Thánh đã bị bắt bớ. Nhưng Hội Thánh vẫn tồn tại và hiện nay đang phát triển. Đây mới chỉ là một minh họa cho sức mạnh của Hội Thánh.Làm thế nào chúng ta có thể giải thích về sức mạnh của Hội Thánh? Bất cứ một tổ chức bình thường nào khác chắc chắn đã chết. Không một tổ chức loài người nào có khả năng chịu đựng để vượt qua sự chống đối và áp lực như là Hội Thánh phải chịu. Hội Thánh nhận lấy năng lực từ đâu? Đó là điều chương này đề cập đến.

Vị trí của Kinh Thánh Sức mạnh của Hội Thánh đến từ một thẩm quyền vượt xa hơn chính nó. Phẩm chất chịu đựng của Hội Thánh không đặt nền tảng trên sự tổ chức thông minh hay những nỗ lực đầy sáng tạo của con người. Có một quyền năng nằm ngoài thế giới trần tục đã khiến cho Hội Thánh trở thành như vậy. Quyền năng đó là thẩm quyền của Kinh Thánh.Chúng ta hãy cùng xem xét quyển sách này.Trước hết, hãy lưu ý đến sự đầy đủ của Kinh Thánh. Kinh Thánh mang đến đủ mọi lẽ thật cho đức tin và đời sống chúng ta. Nó thật đầy đủ vì đã được hà hơi cách thiêng liêng. Ngay cả việc khảo sát một phân đoạn Kinh Thánh ngẫu nhiên thôi cũng đủ làm chúng ta hết sức ngạc nhiên. Những dữ kiện đơn giản về Kinh Thánh làm chúng ta xúc động bởi sự vinh hiển của nó. Kinh Thánh được viết trong khoảng 1500 năm bởi khoảng 40 trước giả khác nhau, từ những bối cảnh khác nhau. Nhưng qua tất cả những điều đó, Kinh Thánh có sự nhất quán. Sự nhất quán đó có thể được khảo sát theo nhiều cách. Công việc của Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo mọi sự vật được ghi nhận xuyên suốt Kinh Thánh. Công việc của Đức Chúa Trời trong việc lựa chọn và dẫn dắt dân sự của Ngài, dân Y-sơ-ra-ên, được ghi nhận liên tục như một sợi chỉ xuyên suốt Kinh Thánh. Công việc của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ đã được chuẩn bị trong Cựu Ước và được hoàn tất trong Tân Ước. Đức Chúa Trời đã đang làm việc trong và qua dân sự thuộc riêng của Ngài trong Cựu Ước và rồi tiếp tục công tác đó trong và qua Hội Thánh của Ngài trong Tân Ước.

Việc Đức Chúa Trời thực hiện sự giải hòa con người với Ngài là đề tài chính của Kinh Thánh. Sứ điệp của Kinh Thánh đã thay đổi đời sống của vô số người và các xã hội trải qua các thời đại, và chúng ta buộc phải nói rằng, “Chỉ Thánh Linh Đức Chúa Trời mới có thể ban cho một cuốn sách như vậy.” Các trước giả được sự hướng dẫn của Thánh Linh khi họ viết. Kinh Thánh thật sự trở thành một bức thư cá nhân Đức Chúa Trời gửi cho chúng ta, là con loài người. Ngài phán với chúng ta và với Hội Thánh Ngài qua Kinh Thánh.Chúng ta nhận ra rằng không phải tất cả mọi phần trong Kinh Thánh đều có tầm quan trọng như nhau, nhưng mà hết thảy đều được linh ứng như nhau. Chúng ta thấy một sự minh họa cho điều này trong thế giới vật lý. Con mắt đối với thân thể có tầm quan trọng hơn nhiều so với amiđan, nhưng cả hai đều là các bộ phận của thân thể Đức Chúa Trời đã tạo dựng. Có những phần nhất định trong Kinh Thánh đối với sự sống của Hội Thánh thì ít quan trọng hơn những phần khác, nhưng tất cả đều được linh ứng như nhau. Kinh Thánh là sách hướng dẫn đầy đủ nhất cho sự sống của Hội Thánh và cho đời sống cá nhân của mỗi chúng ta.Thứ hai, hãy lưu ý tính chắc chắn của Kinh Thánh. Các học thuyết khoa học và triết học luôn luôn hướng đến chỗ hiệu đính lại. Các tín điều và giáo lý (những lời tuyên bố có thẩm quyền về những niềm tin và các tín lý) của Hội Thánh cũng vậy, vốn đã thay đổi suốt các thời đại. Nhưng Lời Đức Chúa Trời thì không. Lời đó rất chắc chắn. Lời đó không thể thay đổi được. Chúng ta có thể khám phá ra thêm lẽ thật bên trong Kinh Thánh, và chúng ta có thể thấy nhiều quan điểm mới dựa trên lẽ thật Kinh Thánh hàm chứa, nhưng lẽ thật ở đây đã được ban cho một lần đủ cả. Đức Chúa Jêsus phán, “Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng bao giờ qua đi” (Mat Mt 24:35). Tính chắc chắn của Kinh Thánh đem đến sự xác tín trong kinh nghiệm Cơ Đốc của chúng ta và trong chức năng của Hội Thánh.Thứ ba, hãy lưu ý đến thẩm quyền của Kinh Thánh. Lời Kinh Thánh có một thẩm quyền mà không một tác phẩm phẩm văn chương hay quyển sách nào khác trên thế giới có được. Điều này không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì bên ngoài. Không một tòa án nào có thể mang đến thẩm quyền đó cho Kinh Thánh bằng các sắc lệnh hay quyết định. Các giáo hội nghị trên đất vào thế kỷ thứ hai, thứ ba và thứ tư cũng không. Họ đã dựa vào Kinh Thánh để thiết lập nền tảng cho các tín điều và các giáo lý, những điều họ muốn có sự chi phối trên Hội Thánh.Một tác giả nói, “Chỉ đơn giản là họ đã nhìn nhận thẩm quyền của chính Kinh Thánh. Sự hình thành Kinh Thánh dưới quyền của Đức Chúa Trời tự nó đã đứng vững. Thật rõ ràng là tác phẩm năng động và đầy quyền năng này đã được ban cho trong sự nhất quán cần thiết và có hệ thống vì toàn thể Kinh Thánh đã được tạo nên bởi chính sự sống phổ quát và quyền năng của Đức Chúa Trời.”Có một sức mạnh bên trong Kinh Thánh khiến chính kinh Thánh bắt phục nhân loại. Đó là một sứ điệp thiêng liêng vốn không thể tránh né được. Martin Luther, một nhà cải chánh Tin Lành vĩ đại, thấy rằng chính mình đã bị buộc phải đầu phục

thẩm quyền của Kinh Thánh hơn là của Hội Thánh hay giới lãnh đạo Giáo Hội. Càng khảo cứu về Lời Chúa, về những điều ông tin quyết, và mối tương giao giữa ông với Chúa và với Hội Thánh bao nhiêu, ông càng bị thúc ép phải chống lại những lời tuyên bố của Giáo Hoàng, vốn được xem như là có thẩm quyền ngang với Kinh Thánh. Ông không muốn rời bỏ Giáo Hội. Ông muốn trung thành với Giáo Hoàng và với các công đồng. Nhưng cuối cùng, ngay trung tâm cuộc tranh chiến của ông với lẽ thật, ông bị dồn vào một góc. Ông đã phải thừa nhận rằng các công đồng và Giáo Hoàng đã sai lầm. Chính vì điều này ông lựa chọn đứng trên thẩm quyền của Lời Đức Chúa Trời.Ông đưa ra lời chứng lại trong lúc bị xét xử như sau: “Trừ khi tôi được thuyết phục bởi lời chứng của Kinh Thánh hoặc bởi một lý do rõ ràng - vì tôi không phó mình cho Giáo Hoàng cũng như cho một công đồng riêng lẻ nào, vì thật rõ ràng là họ thường mắc sai lầm và mâu thuẫn với chính mình - tôi luôn đứng về phía Kinh Thánh, trước bản thân và lương tâm, tôi khẳng định rằng mình đã trở thành ‘tù nhân’ của Kinh Thánh. Tôi không thể và cũng sẽ không rút lại bất cứ thứ gì chỉ vì nó không an toàn hay chống lại lương tâm tôi. Tôi không thể làm khác hơn. Nguyện Chúa giúp tôi. Amen.”Không có một cuốn sách nào khác có đủ thẩm quyền cho Hội Thánh hay cho bất cứ một tôn giáo thật nào. Các tôn giáo khác đều có những sách của họ, chẳng hạn như giáo hội Mormon có Sách Mormon (Book of Mormon). Mary Baker Eddy, người sáng lập Khoa Học Cơ Đốc, đã viết quyển Khoa Học và Sức Khỏe với Chìa Khóa của Thánh Kinh (Science and Health with Key to the Scriptures) năm 1875. Bà ngụ ý rằng Kinh Thánh là một kho báu bị lạc mất mãi cho đến khi có sự diễn giải của bà. Sự ám chỉ này trái ngược với tất cả những gì chúng ta biết về Kinh Thánh và điều Đức Chúa Trời đã làm cho nhân loại. Chúng ta không cần phải có những chiếc chìa khóa đặc biệt của con người để hiểu sứ điệp thiết yếu mà Đức Chúa Trời bày tỏ cho những con người có trách nhiệm xuyên suốt Kinh Thánh.Kinh Thánh là thẩm quyền cho chức năng của Hội Thánh. Kinh Thánh hướng dẫn sự sống của Hội Thánh. Nhưng trên tất cả, Kinh Thánh hướng chúng ta đến Đấng Christ, Lời Hằng Sống của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus đã phán với những người Pha-ri-si và các thầy dạy luật như vầy: “Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời. Ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống” (GiGa 5:39-40).Mục đích tối hậu của Lời được viết ra của Đức Chúa Trời là để bày tỏ Đức Chúa Jêsus Christ, Lời Hằng Sống cho chúng ta. Ngài là Đầu Hội Thánh và là Đấng biến đổi mỗi chúng ta là những người tin cậy nơi Ngài. Điều đó khiến cho Kinh Thánh trở nên sống còn cho chúng ta và cho Hội Thánh.

Vị trí của truyền thống Dầu rằng Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất cho đức tin và sự sống của Hội

Thánh, cũng như đối với mỗi cá nhân chúng ta, có hai lĩnh vực khác cũng nên được xem xét. Đó là truyền thống và thực tiễn. Cả hai điều này đều quan trọng khi xem xét sức mạnh của Hội Thánh, dầu rằng cả hai phải ở dưới thẩm quyền của Kinh Thánh.Truyền thống liên quan đến những cội nguồn lịch sử mà từ đó Hội Thánh được hình thành. Có một điểm giống nhau mang tính lịch sử rất đáng lưu tâm giữa vòng nhiều hệ phái khác nhau. Điều đó đặc biệt đúng trong những thời kỳ đầu quá trình phát triển Hội Thánh. Các công việc, các quyết định và các tác phẩm của những nhà lãnh đạo và các công đồng xuyên suốt lịch sử Hội Thánh thật quan trọng lắm. Mọi Cơ Đốc nhân đều biết điều này. Từ tác phẩm của các nhà lãnh đạo và các công đồng Hội Thánh đã cho ra các tín điều (những lời tuyên bố có thẩm quyền về những niềm tin căn bản) và những lời tuyên bố về đức tin. Chúng đã tạo nên nền tảng của truyền thống Hội Thánh.Những tín điều và các lời tuyên xưng đức tin này tác động đến một số hệ phái nổi bật trong xã hội chúng ta ngày nay.Một số nhóm Hội Thánh tuyên bố mình không lệ thuộc vào tín điều. Có nghĩa là những hệ phái này không cho phép bất cứ lời tuyên xưng đức tin hay tín lý nào có thẩm quyền trên họ. Họ tuyên bố rằng thẩm quyền trên họ là Kinh Thánh và đặc biệt là Kinh Thánh Tân Ước. Những Hội Thánh không tín điều này chấp nhận những tín điều đầu tiên của các giáo hội nghị như là những lời tuyên bố về tín lý được hiểu từ Thánh Kinh. Những Hội Thánh này cũng sử dụng những lời xác quyết đức tin của chính họ, nhưng họ nhanh chóng khẳng định rằng Kinh Thánh là trước nhất và là thẩm quyền tối hậu trên họ. Giữa vòng các nhóm phi tín điều này có Hội Thánh Giám Lý, Liên Hiệp các Hội Thánh Đấng Christ, Hội Thánh Tin Lành, Hội Thánh Tin Lành Giao Ước (Evangelical Covenant Church), Hội Thánh Phúc Âm Liên Hiệp (Christian Missionary and Alliance Church), và Hội Thánh Cơ Đốc, cũng như Báp-tít.Những Hội Thánh tín điều là những Hội Thánh hướng đến những tín điều hay sự tuyên xưng đức tin đặc biệt như là nền tảng cho đức tin và hoạt động của họ. . tất cả đều hướng về những tín điều cổ xưa, nhưng mỗi hệ phái phát triển sự tuyên xưng đức tin của riêng họ. Tất cả đều nói rằng Kinh Thánh có thẩm quyền, nhưng những bản tuyên xưng này cũng rất quan trọng cho đời sống của Hội Thánh. Giữa vòng các Hội Thánh tín điều này có Hội Thánh Tín Nghĩa (Lutheran Church), Hội Thánh Tân Giáo (Episcopal Church), Hội Thánh Anh Giáo (Church of England), Hội Thánh Cơ Đốc Cải Chánh (Christian reformed Church), Hội Thánh Trưởng Lão (Presbyterian Church), và Giáo Hội Công Giáo La-mã (Roman Catholic Church).Khi chúng ta nói đến các tín điều và sự tuyên xưng đức tin, chúng ta đang nói đến truyền thống. Nó liên quan đến lịch sử. Những lời tuyên bố về giáo lý này được hình thành vào nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử như là sự thể hiện điều Hội

Thánh hiểu về những sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Khi mỗi một trong số những Hội Thánh này phát triển trong lịch sử, họ xây dựng những lời tuyên xưng đức tin của riêng họ để đặc biệt hóa nhóm của mình. Những lời tuyên xưng này khiến cho mỗi hệ phái trở nên khác biệt nhau. Điều này liên quan đến truyền thống.Giáo Hội Công Giáo La-mã được dẫn dắt bởi truyền thống nhiều hơn bất cứ giáo phái nào khác trong vòng Hội Thánh Cơ Đốc. Những người Công Giáo tin rằng người kế vị sứ đồ Phi-e-rơ chính là Giáo Hoàng. Họ đặt nền tảng cho điều này trên những lời Đức Chúa Jêsus phán với Phi-e-rơ (Mat Mt 16:18-19; LuLc 22:31-32; GiGa 21:15-19). Hết thảy những người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La-mã được xem là những người kế vị các sứ đồ, có cùng một thẩm quyền (của các sứ đồ). Một sách học Công Giáo nói: “Các giám mục, cùng với Giáo Hoàng, là những người dạy dỗ và dẫn dắt Hội Thánh. Họ phải hầu việc dân sự của Đức Chúa Trời và thế giới bằng cách công bố và bảo vệ sứ điệp của Đấng Christ giữa vòng chúng ta. Họ là những người kế vị các sứ đồ vốn đã nhận mạng lệnh nơi Đấng Christ để ‘đi và dạy dỗ muôn dân’.”Giáo Hội Công Giáo xem những hành động của các vị lãnh đạo và các hội đồng là rất quan trọng trong suốt lịch sử của mình để quyết định giáo lý và các hoạt động của Hội. Kinh Thánh có thẩm quyền trên Giáo Hội Công Giáo, nhưng cách Hội này tiếp cận Kinh Thánh hoàn toàn khác với cách của những người Tin Lành. Quan điểm của họ có thể thấy rất rõ ràng, cũng chính trong quyển sách nói trên: “Những người Công Giáo và Tin Lành... hết sức tập trung vào và kính trọng Lời của Đức Chúa Trời, nhưng cách tiếp cận có điều gì đó khác nhau. Những người Công Giáo tin rằng Kinh Thánh cần được gìn giữ bởi thẩm quyền dạy dỗ của Giáo Hội. Vì thế trong tín điều của mình, Hội cung cấp cho chúng ta một loại từ điển Thánh Kinh. Chúng ta tin rằng Kinh Thánh là trái tim của truyền thống Giáo Hội và nếu không có Giáo Hội để lưu truyền nó, Kinh Thánh sẽ mất hầu hết mọi sức mạnh của mình.“Người Công Giáo xem Kinh Thánh là một cuốn sách được Giáo Hội viết ra một lần đủ cả, cho Hội Thánh, và rằng, nếu tách rời khỏi Giáo Hội, có thể dễ dàng bị hiểu sai.”Khi chúng ta hiểu cách tiếp cận gắn liền Kinh Thánh với truyền thống đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn việc làm thế nào mà một số giáo lý không được dạy rõ ràng trong Kinh Thánh lại trở thành tín lý của Giáo Hội Công Giáo. Dầu rằng có thẩm quyền, Kinh Thánh đến qua Giáo Hội và chỉ có thể hiểu tốt nhất là bên trong Giáo Hội. Điều đó có nghĩa là những quyết định của Giáo Hội có thẩm quyền ngang bằng với các giáo lý được thể hiện rõ ràng trong Kinh Thánh. Chính vì thế mà khi Giáo Hoàng nói với thẩm quyền của Giáo Hội, ông được xem như là không thể sai lầm và có thể quyết định một giáo lý của Giáo Hội vào năm 1870, và giáo lý Ma-ri hồn xác lên trời (Assumption of Mary) được thiết lập từ năm 1950. Đây là giáo lý cho rằng Ma-ri đã được cất lên thiên đàng sau khi chết, như Đức Chúa Jêsus đã được.

Những người Báp-tít là một hệ phái phi tín điều. Nhưng Báp-tít cũng là một hệ phái gắn với lịch sử. Họ tìm thấy giá trị lớn trong những tín điều và trong các quyết định của các hội đồng giáo hội toàn cầu trong buổi đầu của lịch sử Hội Thánh. Sự hiểu biết cơ bản của họ về các giáo lý chủ yếu trong Kinh Thánh đến từ những quyết nghị của các hội đồng này. Họ đã sử dụng những lời tuyên xưng đức tin của nhiều thời kỳ khác nhau trong lịch sử của mình. Nhiều Hội Thánh Báp-tít địa phương làm theo những lời tuyên xưng đức tin của chính mình. Một số hệ phái Báp-tít đã sử dụng những lời tuyên xưng đức tin như là những nguyên tắc chỉ đạo trong việc quyết định tư cách hội viên trong tình thông công cũng như hướng đến chức năng của các Hội Thánh.Chẳng hạn Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp đã chấp nhận Lời Tuyên Xưng Đức Tin vào năm 1951. Những lời tuyên xưng các niềm tin trang trọng này được dùng để thể hiện sự hiểu biết hiện thời của Hội về những điều dạy dỗ trong Kinh Thánh. Chúng giúp những người bên ngoài Hội Thánh hiểu được Hội Thánh địa phương hay tổ chức thông công giữa vòng hệ phái tin Kinh Thánh dạy điều gì. Dầu rằng Báp-tít thuộc nhóm phi tín điều, họ thừa nhận giá trị di sản của mình và sự phát triển sự hiểu biết giáo lý trong quá khứ. Và họ cũng cần phải nhận hết vị trí của những lời tuyên xưng đức tin như là những nguyên tắc chỉ đạo cho chức năng của Hội Thánh.Nhưng những lời tuyên xưng đức tin đó không thể trở thành những luật lệ thay thế Kinh Thánh. Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất trên đức tin và nhiệm vụ của chúng ta. Những tín điều chính thức phải được sử dụng giống như sự diễn giải Kinh Thánh mà thôi.Một Hội Thánh địa phương có thể sử dụng lời tuyên xưng để giúp các thành viên tương lai hiểu điều mà Hội Thánh đó tin rằng Kinh Thánh dạy. Một số thành viên tương lai có thể không đồng ý. Hội Thánh địa phương có lẽ cần thiết phải từ chối cho những người như thế gia nhập Hội Thánh. Hành động đó đối với Hội Thánh không có gì mâu thuẫn cả. Điều đó chỉ đơn giản khiến cho những thành viên tương lai nhận thức được rằng họ sẽ không thể cảm thấy thoải mái trong Hội Thánh chừng nào mà sự hiểu biết của họ về sự dạy dỗ của Kinh Thánh còn đối lập với Hội Thánh.Nhưng chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ rằng chúng ta thảy đều ở dưới thẩm quyền của Kinh Thánh. Tất cả mọi tín điều đều phải quy thuận theo Kinh Thánh. Khi nói chuyện với những người Pha-ri-si và các thầy dạy luật về mối liên hệ với truyền thống của Ngài và các môn đồ mình, Đức Chúa Jêsus phán, “Các ngươi bỏ hẳn điều răn của Đức Chúa Trời, đặng giữ theo lời truyền khẩu của mình” (Mac Mc 7:9).

Vị trí của tính thực tế Một yếu tố khác cần phải được xem xét đối với sức mạnh của Hội Thánh là việc

làm những điều gì thực tế.Xuyên suốt lịch sử của mình, đã có nhiều dịp Hội Thánh phải lựa chọn các quyết định về sự sống còn của mình trên nền tảng của tính thiết thực hơn là việc sử dụng bất cứ một tiêu chuẩn nào khác. Có những lúc các quyết định này chính đáng và đúng đắn. Vào những lúc khác những quyết định đó vi phạm nền tảng Kinh Thánh hay tiền lệ lịch sử.Hãy lấy Báp-têm làm ví dụ. Hầu hết mọi hệ phái đều đồng ý rằng việc thực hiện nghi lễ Báp-têm trong Tân Ước và trong Hội Thánh đầu tiên là sự dìm mình người tín hữu vào trong nước. Khi thánh lễ đó ngày càng trở nên gắn liền một cách sai lầm với kinh nghiệm cứu rỗi, các vấn đề phát sinh khi không thể dìm mình một người nào đó vào nước vì cớ sức khỏe kém hay vì những hoàn cảnh khác. Dần dần phương thức thực hiện nghi lễ chuyển sang xối nước lên thân thể rồi đến chỗ rảy nước, vì những phương cách này tỏ ra thực tế hơn. Chính Karl Barth, một nhà thần học thuộc Hội Thánh Cải Chánh Thụy Sĩ và có lẽ là nhà thần học vĩ đại nhất thế kỷ của chúng ta, đã nói: “Một người hầu như không thể phủ nhận việc Báp-têm đã được tiến hành theo nghi thức nhúng mình xuống nước - như ở phương Tây mãi cho đến Thời Trung Cổ - thể hiện một nghi thức ấn tượng hơn nhiều so với việc xối nước vốn sau đó đã trở thành lệ thường, đặc biệt là khi cái lệ thường này được rút gọn từ chỗ làm cho ướt tới chỗ rảy một ít nước và dần dần trên thực tế chỉ còn là việc làm cho ẩm một chút với càng ít nước chừng nào càng tốt chừng nấy.” Quyết định rằng việc rảy nước trở thành một giáo lý có thẩm quyền là hoàn toàn đặt nền tảng trên tính thực tế. Dầu rằng ngày nay hình thức này chính là cái được sử dụng bởi nhiều nhóm chính trong Hội Thánh Cơ Đốc nói chung, nó vẫn đang trên đà dần dần phát triển.Trong những năm gần đây, N. P. Williams thuộc đại học Oxford bị bối rối khi ông không thể tìm thấy một bằng chứng nào về việc làm Báp-têm cho trẻ em trong Kinh Thánh Tân Ước. Vì thế, ông cảm thấy bị dẫn đến chỗ biện hộ rằng con người phải “tin cậy vào những bản năng của Hội Thánh lịch sử.” Đây là sự thừa nhận rằng thẩm quyền thay đổi phương cách Báp-têm đến từ quyết định võ đoán của Hội Thánh hậu Tân Ước.Một minh họa từ chính cuộc đời tôi sẽ làm rõ hơn việc sử dụng tính thực tế trong đời sống Hội Thánh. Khi tôi đang quản nhiệm một Hội Thánh thành phố, một quý cô gọi điện cho vợ tôi. Cô ta giới thiệu một kế hoạch mà từ đó các tín hữu trong Hội Thánh có thể kiếm được rất nhiều tiền. Khi được bảo rằng chúng tôi không hỗ trợ cho Hội Thánh bằng cách buôn bán các thứ, cô ta đã không hiểu.“Bà không muốn có tiền sao?” cô ta hỏi.Vợ tôi đáp, “Chắc chắn là có chứ.”“À, thế thì làm sao bà kiếm được tiền?”Vợ tôi giải thích rằng các thành viên của Hội Thánh chúng tôi tin vào việc họ phải dâng phần mười dựa trên số thu nhập của họ cho Chúa và cho công việc của Ngài.

Người phụ nữ hỏi, “Đó là cái gì thế? Đánh vần ra sao?”Thế là vợ tôi đánh vần “p-h-ầ-n m-ư-ờ-i” và giải thích ý nghĩa của nó.Người phụ nữ đó nói, “Tại sao chứ, nơi duy nhất tôi từng nghe nói đến nó là trong Kinh Thánh. Tôi chưa bao giờ nghe một Hội Thánh nào lại đi theo phương pháp đó.”Thật đáng lưu ý, phải không? Cô ta đã chỉ được nghe về việc dâng phần mười trong Kinh Thánh - cô chưa hề nghe có một Hội Thánh nào áp dụng nó cả. Kinh Thánh là thẩm quyền cho Hội Thánh, nhưng nhiều người không nghiêm túc tiếp nhận nó như là chuẩn mực cho niềm tin và các việc làm của Hội Thánh họ.Thật dễ dàng khi để cho lý do con người và lệ thường tốt trở thành một tiêu chuẩn có thẩm quyền cho những quyết định liên quan đến niềm tin và các hoạt động của Hội Thánh. Muốn khám phá nguyên tắc Thánh Kinh đằng sau các quyết định được lựa chọn trong Hội Thánh đòi hỏi phải có nhiều nổ lực và sự cẩn trọng.Trong những năm gần đây, một số người đã nghi ngờ thẩm quyền của Kinh Thánh. Họ chỉ muốn chấp nhận một vài niềm tin căn bản chẳng hạn như tình yêu thương của Đức Chúa Trời cho nhân loại và sự cần thiết của việc phải yêu thương những người lân cận. Từ đó, những quyết định chuyên biệt lại lệ thuộc vào sự phán quyết riêng tư cá nhân của một người nào đó. Đến đây chúng ta đối diện với một thẩm quyền bấp bênh vì cớ quan niệm của nhân loại luôn thay đổiTuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua hết thảy mọi điều mang tính thực tế trong vòng Hội Thánh. Chúng ta phải hướng dẫn các hoạt động của Hội Thánh trong một thế giới vốn có những điều kiện khác xa so với thế giới thời Tân Ước. Nhưng những nguyên tắc tìm thấy trong Kinh Thánh hoàn toàn đầy đủ để hướng dẫn chúng ta trong mọi quyết định của mình. Một số điều ngày nay chúng ta cần vốn lại không được phác thảo cụ thể trong Kinh Thánh. Chẳng hạn, hầu hết các tiểu bang có những người được ủy thác hay một số các viên chức được bổ nhiệm để lo về các vấn đề liên quan đến pháp luật của Hội Thánh. Những người được ủy nhiệm này không hề có trong Thánh Kinh Tân Ước, công việc của họ lại không trái với những nguyên tắc của Tân Ước.Nguyên tắc dẫn đạo trong các vấn đề Hội Thánh là làm theo sự dạy dỗ của Thánh Kinh Tân Ước. Khi chúng ta tin rằng việc thêm một điều gì đó không được đề cập đến một cách đặc biệt trong Kinh Thánh là cần thiết, thì chúng ta phải biết chắc rằng việc thêm vào đó bắt nguồn từ sự vi phạm các nguyên tắc của Kinh Thánh Tân Ước.Sức mạnh của Hội Thánh kết quả từ sự tôn trọng triệt để thẩm quyền của Kinh Thánh. Khi Hội Thánh dựa vào Kinh Thánh như là nguồn hướng dẫn đức tin và công việc của mình, Hội Thánh trở nên mạnh mẽ. Chính điều này là cái đã khiến cho Hội Thánh có thể đứng vững và phát triển mạnh mẽ. Tôi đến thăm Hội Thánh tại Mátxcơva năm 1966 khi Hội Thánh bị nghiêm cấm khắc khe dưới một chế độ vô thần bạo ngược, Cộng Sản. Hội Thánh vẫn mạnh mẽ bất chấp những cấm đoán.

Tôi đã hỏi làm thế nào mà những người lãnh đạo mới được huấn luyện. Họ không có các chủng viện hay trường Kinh Thánh. Họ đáp lời bằng một câu hỏi khác: “Những sinh viên của ông đọc Kinh Thánh nhiều như thế nào?” Những sinh viên của họ, đang học một cách cá nhân với một mục sư trưởng thành, đã đọc xuyên suốt Kinh Thánh đến 35 lần. Đây chính là điều bí mật ẩn chứa sức mạnh của Hội Thánh đằng sau Bức Màn Sắt. Kinh Thánh là thẩm quyền và là sức mạnh của Hội Thánh.

Hội Thánh có nghĩa gì?

Quyển sách Những Cội Nguồn của Alex Haley, xuất bản năm 1974, đã nhìn lại lịch sử của ông, là một người Mỹ da đen. Cuốn sách và những chương trình truyền hình sau đó làm bùng nổ trong lòng nhiều người sự thích thú tìm về cội nguồn của mình. Hàng tá các thương vụ đã xuất hiện để giúp người ta tìm về nguồn gốc của chính mình. Cũng theo cách tương tự, ngày nay có nhiều người tò mò về Hội Thánh. Hội Thánh từ đâu đến? Hội Thánh đã xuất hiện như thế nào? Ai là người sáng lập? Hội Thánh phát triển ra sao?

Khởi điểm của Hội Thánh Tất cả đã bắt đầu vào thế kỷ thứ nhất. Đức Chúa Jêsus là người đầu tiên dùng từ này (Hội Thánh) như chúng ta biết ngày nay. Ngài phán trong Mat Mt 16:18: “Ta sẽ lập Hội Thánh ta.” Biết được những bối cảnh để Ngài phán điều này thật là tốt. Mọi sự rao giảng và dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus đều vào những dịp đặc biệt. Những điều Ngài dạy dỗ hay rao giảng đều gắn liền với những biến cố và bao quanh bởi những tình huống. Chẳng hạn, vào một dịp Đức Chúa Jêsus hỏi các môn đồ về quan điểm của dân chúng về Ngài, lúc đó Ngài đã trở nên nổi tiếng. Họ nói với Chúa rằng một số người xem Ngài là một trong các tiên tri thời xưa. Rồi Ngài hỏi họ nghĩ gì về Ngài. Phi-e-rơ lập tức trả lời, “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời Hằng Sống.” Với câu trả lời đó, Đức Chúa Jêsus phán, “Ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá này.”Điều này có nghĩa gì? Ai là đá để Ngài xây dựng Hội Thánh của Ngài lên trên đó? Có ba sự giải nghĩa chính: 1) Đá ám chỉ Phi-e-rơ. 2) Đá ám chỉ chính Đấng Christ. 3) Đá ám chỉ lời tuyên xưng đức tin của Phi-e-rơ.Cẩn thận xem xét thì thấy rằng sự giải nghĩa thích đáng là sự kết hợp của cả ba ý. Đức Chúa Jêsus phán, “Ngươi là Phi-e-rơ (Petros), ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá (petra) này. Ở đây rõ ràng là có sự chơi chữ. Đức Chúa Jêsus đang phán, “Tên ngươi là Đá, và ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá này.” Đức Chúa Jêsus khẳng định điều này dựa trên nền tảng nào? Lời phán dựa trên sự khám phá và xưng nhận của Phi-e-rơ về đặc tính thật của Đức Chúa Jêsus. Phi-e-rơ nói, “Chúa là Đấng Christ.” Làm thế nào Phi-e-rơ có thể đi đến kết luận đó? Điều này đến với ông qua một sự

khải thị thiêng liêng. “Chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều này đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy” (câu 17). Năng lực bản thân Phi-e-rơ không thể đưa ông đến kết luận đó. Chính Chúa đã bày tỏ cho ông. Vì thế, Chúa chúng ta có thể lập Hội Thánh Ngài trên Phi-e-rơ và tiếp tục lập Hội Thánh Ngài trên những người khác, những người cũng có sự khám phá và tuyên xưng đức tin trong Đấng Christ giống như ông.Chúng ta hãy suy gẫm về một số lẽ thật chúng ta học được từ Lời của Chúa. Trước hết, Ngài chính là nền tảng Hội Thánh. Ngài là Đấng đã phán, “Ta sẽ lập Hội Thánh ta.” Ngài sẽ xây dựng Hội Thánh trên những người giống như Phi-e-rơ, những người cũng đã khám phá ra rằng Đức Chúa Jêsus chính là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời Hằng Sống. Chính Ngài là Đấng tự bày tỏ mình cho dân sự. Chính Ngài làm công việc xây dựng. Trong ICo1Cr 3:11 Ngài được gọi là nền móng. Eph Ep 2:20 nói rằng Hội Thánh được “dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà.” Một lần nữa trong IPhi 1Pr 2:6-8 Đấng Christ được gọi là đá góc nhà. Đấng Christ rõ ràng là nền tảng và đá góc nhà của Hội Thánh.Jêsus là Chủ của Hội Thánh. Ngài phán, “Ta sẽ lập Hội Thánh của ta.” Hội Thánh thuộc về Ngài. Ngài đã khai sinh ra nó. Ngài thay đổi mọi người tiếp nhận món quà cứu rỗi miễn phí của Ngài, và họ trở thành một phần trong Hội Thánh Ngài. Ngài duy trì Hội Thánh và bởi quyền năng của mình, Ngài là động lực mở rộng Hội Thánh. Ngài chính là Chúa.Các phép ẩn dụ trong Thánh Kinh Tân Ước đã xác nhận Ngài chính là Chúa. Ngài là Đầu của thân thể. Thân thể không thể hoạt động mà không có cái đầu. Là đá góc nhà của một tòa nhà, Ngài là nhân vật trung tâm của Hội Thánh. Ngài là gốc nho, chúng ta là những nhánh. Ngài là Người Chăn của đàn, và chúng ta theo Ngài. Ngài là Chú Rễ, và Hội Thánh là cô dâu. Những hình ảnh ẩn dụ này rõ ràng cho thấy rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Chủ tể của Hội Thánh. Hội Thánh nào nhìn nhận được điều này sẽ trở nên mạnh mẽ và hiệu quả.Hội Thánh là vĩnh cửu. Chúa phán, “Các cửa âm phủ sẽ chẳng thắng được hội đó.” Hội Thánh sẽ bị chống đối, và sự chống đối sẽ không bắt nguồn từ những con người bình thường. Nó đến từ những thế lực thuộc linh. Địa ngục, Sa-tan và tay sai của hắn sẽ chống đối lại Hội Thánh và mọi công việc của hội, nhưng những người ở trong Hội Thánh là những người đang ở với đội chiến thắng. Dẫu rằng có đôi lúc chúng ta cảm thấy công việc của chúng ta thật tầm thường vì chúng ta có lẽ là một thiểu số nhỏ bé trong cộng đồng của mình, Hội Thánh chúng ta cuối cùng sẽ chiến thắng cũng như chính Chúa và Lời Ngài đã chiến thắng.Cuối cùng, chúng ta xem xét một lẽ thật khác trong lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng Ngài sử dụng khái niệm “Hội Thánh” trong Mat Mt 18:17. Từ này gợi lên sự cần thiết của khía cạnh địa phương của Hội Thánh. Ở đây Ngài đề cập đến một cuộc tranh chấp không thể giải quyết giữa hai tín hữu. Cuộc tranh chấp sau đó nên

đưa ra giữa Hội Thánh. Đưa một vấn đề tranh chấp ra giữa Hội Thánh phổ thông là điều hoàn toàn không thể. Nó phải được đưa ra giữa một nhóm địa phương. Việc làm thực tiễn của Hội Thánh Ngài thiết lập đòi hỏi một tình thông công địa phương.

Ý nghĩa của từ “Hội Thánh” Khi chúng ta dùng từ “Hội Thánh”, có rất nhiều hình ảnh khác nhau hiện lên trong tâm trí. Đối với một số người nó ám chỉ một giáo phái chẳng hạn Giáo Hội Công Giáo La-mã hay Hội Thánh Trưởng Lão. Đối với những người khác nó có nghĩa là một tòa nhà có thể được xem là một Hội Thánh cá biệt. Nhiều người đồng nhất hóa Hội Thánh với một nhóm người. Khi từ này lần đầu tiên được sử dụng như chúng ta biết ngày nay, nó đã được những người Gô-tích sử dụng, những người này tràn vào Đế Chế La-mã từ phương Bắc. Họ quan sát các Cơ Đốc nhân đang khi thờ phượng. Họ thấy những Cơ Đốc nhân ở trong các nhóm nhỏ trong nhà mình để thờ phượng, vì thế quan niệm đầu tiên của họ về Hội Thánh là một ngôi nhà nơi những tín hữu gặp gỡ. Đó là sự thể hiện hữu hình, mang tính vật lý của Cơ Đốc giáo mà họ đã lưu ý, và vì thế họ nói đến Hội Thánh với sự nhấn mạnh trước tiên là địa điểm nhóm.Từ này thật sự bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, kuriakon, vốn nói đến một tòa nhà. Nó có nghĩa là “thuộc về một chúa hay chủ.” Đối với hầu hết những người khác, chúng ta tiếp tục sử dụng từ Hội Thánh để gọi một tòa nhà nơi mà sự thờ phượng và các hoạt động khác được thực hiện. Dầu rằng đó là từ được dùng trong các bản dịch Kinh Thánh tiếng Anh của chúng ta, nhưng nó không phải là từ được Thánh Kinh Tân Ước tiếng Hy Lạp sử dụng. Kuriakon không hề được sử dụng trong Thánh Kinh Tân Ước để chỉ Hội Thánh. Từ đó là ecclesia, có nghĩa là “hội đoàn của những người được biệt riêng.”Từ ecclesia không nhấn mạnh tòa nhà, nơi mà những tín hữu gặp gỡ, nhưng nhấn mạnh chính bản thân những tín hữu. Hội Thánh là cộng đoàn những người tin cậy nơi Đấng Christ, bất luận họ gặp nhau trong một hang động, một căn nhà, một giáo đường hay ngoài trời. Người trong thời Tân Ước hoàn toàn nhận biết được ý nghĩa của từ này khi nó được dùng.Từ ecclesia xuất phát từ một chính quyền đô thị quốc của Hy Lạp. Nó được sử dụng để nói đến các dân biểu khi họ hội họp với nhau lại để làm luật và để ban hành quy chế đặc biệt cho thành phố của mình. Bốn dữ kiện giúp giải thích Hội Thánh Tân Ước được tìm thấy trong hội đồng thành phố Hy Lạp này. Trước hết, hội đồng Hy Lạp là một nhóm địa phương. Nó không bao gồm cả nước hay một đế quốc. Những người tụ họp với nhau đại diện cho một thành phố.Thứ hai, đó là một nhóm tự trị. Họ cai trị một cách độc lập trong địa phương mình, nhưng có mối quan hệ với những khu vực khác.Thứ ba, tư cách hội viên trong nhóm đòi hỏi phải đáp ứng được những phẩm chất

nhất định. Các công dân phải đạt được một tiêu chuẩn nào đó trước khi họ được ra ứng cử.Thứ tư, hội đồng Hy Lạp được điều hành trên các nguyên tắc dân chủ. Họ được bầu cử như là một tổ chức dân chủ và số đông cai trị.Bốn nguyên tắc này là những nguyên tắc chỉ đạo đầy ý nghĩa cho chức năng của Hội Thánh Tân Ước.Trong Đế Quốc La-mã, khi mỗi nhóm công dân La-mã tụ họp lại với nhau (bất luận ở đâu), thì sự nhóm họp của họ là một tiếng nói của Rô-ma. Nhóm này chẳng có ý nghĩa gì nếu tách khỏi Rô-ma. Mỗi công dân La-mã đến một thành phố, nơi có một nhóm như vậy tồn tại thì tự động anh ta trở thành một thành viên của nhóm đó. Về phương diện địa lý mà nói, các nhóm này có thể ở cách xa Rô-ma đến vài ngàn dặm, nhưng họ vẫn là một phần quan trọng của Rô-ma. William Barclay, một nhà bình giải Kinh Thánh nổi tiếng, và cũng là một tác giả, đã nói, “Đó là ý nghĩa thật của Hội Thánh; mỗi Hội Thánh địa phương chỉ là một phần, một bức tiểu họa của Hội Thánh phổ thông vĩ đại.”Những mối quan hệ thuộc địa phương hay rộng hơn phải được lưu tâm đến khi chúng ta khảo cứu sự nhấn mạnh của Thánh Kinh Tân Ước đến Hội Thánh.

Cách Kinh Thánh sử dụng từ “Hội Thánh” Xem xét cách Kinh Thánh sử dụng từ “Hội Thánh” là rất tốt. Ý tưởng này đã được thấy trong Cựu Ước khi nó ám chỉ đến cộng đoàn dân sự của Đức Chúa Trời. Nhưng vì Hội Thánh thực sự bắt đầu vào kỷ nguyên Tân Ước, nên tốt nhất là chúng ta nghiên cứu cách Thánh Kinh Tân Ước sử dụng từ này. Kinh Thánh luôn dùng cùng một từ khi nói đến toàn thể cộng đồng hoặc hội chúng địa phương.Từ này được dùng 112 lần. 12 lần nó được dùng để ám chỉ đến Hội Thánh phổ thông - tức là Hội Thánh của mọi người tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, bất luận có thể tìm thấy họ ở đâu, trong thời đại nào, hay trong nhóm giáo phái/hệ phái nào. 90 lần từ này rõ ràng ám chỉ đến hội chúng địa phương. Các lần khác nó nói đến một ý nghĩa chung thường ám chỉ một Hội Thánh hữu hình.Chỉ dựa trên những con số này mà thôi, thì ý nghĩa nguyên thủy của từ Hội Thánh được hiểu mang tính địa phương và hữu hình. Tình thông công và chức năng của nhóm địa phương rất quan trọng. Chính bởi từ đây mà sự tăng trưởng Cơ Đốc và bằng chứng sống còn diễn ra. Mặt khác, các thành viên của nhóm cũng cảm nhận sự hiệp nhất với các tín hữu ở xa. Họ quan tâm, lo tưởng đến nhau. Họ tìm kiếm sự khích lệ lẫn nhau. Hãy lưu ý sự phụ thuộc lẫn nhau thể hiện tại Giáo Hội Nghị Giê-ru-sa-lem trong Công vụ 15. Mặc dầu từ phổ thông (hay “catholic”) không hề được dùng trong Thánh Kinh Tân Ước, ý tưởng đó được thể hiện rất rõ ràng. Các thư tín của Phao-lô gởi cho các Hội Thánh tại Ê-phê-sô và Cô-lô-se ngụ ý khía cạnh phổ thông của Hội Thánh. D. W. B. Robinson trong quyển Tân Thánh Kinh Từ Điển đã nói, “Bất luận việc con số

các Hội Thánh có đông như con số các thành phố hay ngay cả các gia đình, Thánh Kinh Tân Ước chỉ nhìn nhận một Hội Thánh mà không cần giải thích mối quan hệ giữa một và nhiều Hội Thánh. Đó là một thực thể ‘thiên thượng’ vốn không thuộc về dạng thức của thế giới trần gian này nhưng thuộc về Vương Quốc của sự phục sinh vinh hiển, nơi mà Đấng Christ được tôn cao ngay bên hữu của Đức Chúa Trời.”Sau khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên, 120 người tại Giê-ru-sa-lem đã hiệp lại với nhau trong sự cầu nguyện. Rồi Thánh Linh giáng xuống trên họ. Sau đó, họ đã làm chứng về Đấng Christ. Bởi kết quả của sự cầu nguyện, bởi công việc của Thánh Linh, và sự làm chứng của họ, ba ngàn người đã thêm vào Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Đằng sau cơ cấu và sự mở rộng của Hội Thánh, chúng ta tìm thấy sự cầu nguyện, công việc của Thánh Linh và lời chứng về Đấng Christ. Nguyên tắc này đúng trong mọi tổ chức thuộc mọi nhóm tín hữu trong thời kỳ Hội Thánh đầu tiên. Một Hội Thánh đang phát triển không phải là kết quả của sự tổ chức thái quá. Đó chính là công việc của các cá nhân và các nhóm tín hữu hiệp lại cầu nguyện, những người cảm nhận được quyền năng của Thánh Linh và đã làm chứng về Đức Chúa Jêsus Christ như là Đấng cứu chuộc họ.

Cách Hội Thánh Báp-tít sử dụng từ này Một số người có thể hỏi, “Hội Thánh Báp-tít bắt đầu như thế nào? Ai là người sáng lập? Nguồn gốc của họ là gì? Một số người nghĩ rằng người sáng lập là Giăng Báp-tít, nhưng rất ít tín hữu Báp-tít giữ quan điểm này. Giăng Báp-tít làm Báp-têm bằng sự trầm mình, nhưng sự Báp-têm của ông có một ý nghĩa khác hơn sự Báp-têm theo sau sự chết và sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ. Hội Thánh đã chưa ra đời khi Giăng đang làm Báp-têm. Hội Thánh bắt đầu sau sự chết và sống lại của Chúa Jêsus.Hội Thánh Báp-tít bắt đầu vào thế kỷ 16 suốt thời kỳ Cải Chánh Giáo Hội khi có nhiều nhóm Tin Lành bắt đầu hình thành. Khái niệm Báp-tít không được chính những tín hữu Báp-tít lựa chọn. Nguồn gốc của nó vốn là một tên hiệu cũng giống như từ Cơ Đốc nhân vốn cũng từng là một tên hiệu. Những người đi theo Đấng Christ đã không lựa chọn cái tên “Cơ Đốc nhân,” và những tín hữu Báp-tít cũng không chọn cái tên “Báp-tít” cho mình. Đầu tiên họ được gọi là “Những người tái Báp-têm,” tức là những người làm Báp-têm lại. Họ làm Báp-têm lại cho những người đã được “Báp-têm” khi còn ẳm ngữa, vì họ tin rằng sự rảy nước đó không phải là Báp-têm theo như Thánh Kinh Tân Ước dạy. Họ tin rằng sự Báp-têm luôn luôn theo sau một kinh nghiệm cải đạo và được hoàn tất bởi sự dìm mình trọn vẹn vào nước. Tín hữu Báp-tít không tuyên bố bất cứ cá nhân nào là người sáng lập của họ. Họ công nhận việc làm và những đóng góp của mỗi nhà cải chánh - Martin Luther, John Calvin, Huldrych Zwingli, John Huss, John Knox và những người khác. Dẫu

rằng sẵn sàng tiếp nhận nhiều điều trong số những đóng góp của những người này trong việc nghiên cứu Kinh Thánh, tín hữu Báp-tít vẫn xem Thánh Kinh Tân Ước là thẩm quyền trên đời sống Cơ Đốc và sinh hoạt Hội Thánh của họ.Tín hữu Báp-tít tin rằng chức năng của hội chúng địa phương có tầm quan trọng cao nhất. Vì thế, chúng tôi có khuynh hướng không nói về sự thông công hệ phái của chúng tôi hay bất cứ hệ phái Báp-tít nào như là “Hội Thánh Báp-tít.” Thật chính những Hội Thánh Báp-tít trong sự thông công lẫn nhau đã hình thành nên một nhóm lớn hơn. Sự thông công lớn hơn này là cần thiết để làm cho việc truyền giáo khắp thế giới trở nên thuận tiện, nhưng nó vẫn là sự thông công trong sự hầu việc Đấng Christ.Vì những người Báp-tít nhấn mạnh tính độc lập và tự trị của hội chúng địa phương, những viên chức của các quận và các văn phòng quốc gia được kể là những người phục vụ Hội Thánh. Thuận phục dưới quyền tể trị của Đấng Christ là rất quan trọng cả trong các Hội Thánh địa phương cũng như giữa vòng những nhà lãnh đạo hệ phái. Những tín hữu Tân Ước nhìn nhận việc họ cần lẫn nhau như thế nào, thì chúng tôi cũng thấy nhu cầu đó. Chúng tôi không thể đi một mình.Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp, chẳng hạn, có một trung tâm dịch vụ quốc tế tại Arlington Heights, bang Illinois. Hội có một trường cao đẳng nghệ thuật khoáng đạt và một chủng viện thần học tại St. Paul, bang Minnesota., với một trường đại học thứ hai tại San Diego, bang California. Các chi hội thuộc viên tạ ơn Chúa vì cớ mỗi một lãnh đạo ở những nơi này cũng như các lãnh đạo ở những khu vực khác nhau. Những người nam và người nữ này là những người phục vụ Hội Thánh chúng tôi. Họ luôn sẵn lòng cho lời tư vấn.Họ hướng ý cho sự thông công toàn thể trong sự tăng trưởng và lo tưởng đến nhau, cung cấp các tài liệu và những giúp đỡ hướng dẫn, truyền giáo hướng ngoại, và cung cấp các nguyên tắc chỉ đạo cũng như lời khuyên cho các vấn đề khác nhau. Chúng ta cần lẫn nhau trong sự thông công rộng lớn hơn. Chúng ta hoạt động tốt hơn với sự phụ thuộc lẫn nhau. Điều này cũng có thể thấy ở nhiều nhóm Báp-tít khác.Mỗi người trong chúng ta phải xúc động vì được làm một phần của Hội Thánh Đấng Christ. Khi chúng ta ôn lại cội nguồn mà từ đó chúng ta ra đời, chúng ta sẽ cảm nhận được một đặc quyền cao cả mà chúng ta có được khi là các thành viên Hội Thánh.

Sự tự do điều khiển chúng tôi

Điều gì đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo trong quá khứ hướng Hội Thánh theo con đường mà nó đã từ đó phát triển? Ngày nay, nguồn lực chủ đạo nào đã giữ cho Hội Thánh vẫn phát triển theo con đường đó? Có nguyên tắc căn bản nào điều khiển

hướng đi mà Hội Thánh phải theo không? Có một nguyên tắc điều khiển cơ bản nào đã giữ Hội Thánh khỏi đánh mất tính hiệu quả của nó không? Chúng tôi tin là có. Đó là một nguyên tắc đến từ Thánh Kinh Tân Ước, cũng như từ chính kinh nghiệm con người chúng ta. Đó không phải là một nguyên tắc để thay thế Thánh Kinh Tân Ước; mà là kết quả của những điều Thánh Kinh Tân Ước dạy. Nguyên tắc này là nguyên tắc đặc trưng cho Hội Thánh Báp-tít.Chúng ta hãy cùng định nghĩa nó. Đó là: Mỗi người trên thế giới này thảy đều có một quyền cố hữu như nhau, là quyền tương giao trực tiếp và cá nhân với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ, và mối tương giao với những người khác cũng thế.Nó có nghĩa là mọi cá nhân đều có quyền trực tiếp đến với Đức Chúa Trời thông qua Đấng Christ. Không một con người, một nhóm người hay một tổ chức nào có thể đứng giữa một cá nhân và Đức Chúa Trời. Nó còn có nghĩa là mọi người đều như nhau trong cái nhìn của Đức Chúa Trời và trong trách nhiệm của chính họ với Ngài. Hiểu điều này là hiểu được các thực hành của Hội Thánh Báp-tít.

Nguồn gốc của nguyên tắc này Làm thế nào chúng tôi đi đến nguyên tắc tự do có trách nhiệm này? Đầu tiên nó xuất hiện từ đặc trưng cơ bản của con người. Trong đời sống con người có những nhận thức cơ bản, những ước muốn bẩm sinh và những động lực căn bản. Một trong những nhận thức bẩm sinh này là một cá nhân tin rằng anh ta được tự do như bất kỳ con người nào khác. Tự do là niềm đam mê lớn lao của con người. Từ những ngày đầu tiên của thuở ấu thơ trong một đời người đã thể hiện ước muốn bên trong này. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta động lực căn bản này. Nếu Đức Chúa Trời đã ban điều đó cho chúng ta, thì cần phải có một phương cách thích hợp để thể hiện nó. Nguồn gốc thứ hai là người nam và người nữ đã được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Điều này có ý nghĩa gì? Nó không ám chỉ đến thân thể của chúng ta, vì Đức Chúa Trời không có thể xác; nên, hình ảnh liên quan đến nhân cách. Nhân cách chúng ta bao gồm trí tuệ, tình cảm và ý chí của chúng ta. Trong khía cạnh này đã cho thấy rằng chúng ta ở trong hình ảnh của Đức Chúa Trời. Một trong những lĩnh vực hàng đầu của nhân cách là ý chí. Ý chí đem đến cho con người sự tự do lựa chọn quyết định. Vì thế sự kiện người nam và người nữ được tạo dựng trong hình ảnh của Đức Chúa Trời cho thấy rằng họ có một sự tự do cơ bản trước mặt Đức Chúa Trời. Nguồn gốc thứ ba là quan trọng nhất và không thể nghi ngờ được của nguyên tắc này là Thánh Kinh Tân Ước. Trong đó chúng ta tìm thấy dăm ba lý do cho việc đây là nguyên tắc cơ bản trong đời sống của Hội Thánh. Trước hết, cá nhân là quan trọng nhất trong Thánh Kinh Tân Ước. Chúa Jêsus trong chức vụ của mình đã nhiều lần nhấn mạnh đến các cá nhân. Hãy lưu ý cuộc đàm thoại của Ngài với

người đàn bà Sa-ma-ri bên cạnh giếng nước. Đức Chúa Jêsus đã kể một ví dụ về một con chiên lạc mất trong khi 99 con còn lại đang ở trong chuồng. Ngài chăn chiên sẵn sàng hy sinh sức lực và thời gian, ngay cả mạo hiểm cả sinh mạng của mình, để đi tìm con chiên lạc mất. Điều đó nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của cá nhân.Đức Chúa Jêsus thường xuyên có những cuộc nói chuyện với các cá nhân. Ngài nói chuyện với đám đông dân sự, dạy dỗ họ, cho họ ăn. Nhưng trong mỗi trường hợp cần thiết, Ngài đều nói chuyện riêng với các cá nhân. Sự gặp gỡ cách cá nhân với Đức Chúa Jêsus là cần thiết. Vì lý do này, những chuyến dịch truyền giáo thành công đều sử dụng nhiều người được đặc biệt huấn luyện để quan hệ cách cá nhân với những người sẽ thực hiện các quyết định. Chính cá nhân lại có giá trị. Đó là điều Thánh Kinh Tân Ước dạy như thế.Kinh nghiệm cải đạo phá đổ các rào cản giai cấp. Chúng ta thảy đều như nhau trước mặt Đấng Christ (GaGl 3:28). Một người có thể thấy một giám đốc doanh nghiệp và một người giao hàng ngồi cạnh nhau trên băng ghế nhà thờ và chào hỏi nhau thân mật sau buổi nhóm. Nhưng đó không phải là cuộc thử nghiệm. Hãy đến với cuộc họp ban chấp hành Hội Thánh và xem cách hai người này hợp tác và tương tự nhau, cùng lo công việc của Hội Thánh. Mỗi người đều được tôn trọng vì sự đóng góp của mình. Nhưng đó chưa phải là toàn bộ cuộc thử nghiệm. Hãy đến thăm một gia đình đang có thì giờ học Kinh Thánh với nhau. Cũng những người đàn ông đó hiện diện. Hãy lắng nghe cuộc thảo luận. Hãy lắng nghe lời cầu nguyện. Bạn sẽ không thể nói được đâu là giám đốc doanh nghiệp và đâu là người giao hàng. Các rào cản đã bị phá vỡ. Sự tự do thật là rõ ràng. Đó thật sự là sự thể hiện của Hội Thánh Tân Ước, nơi mà mọi sự phân biệt giai cấp bị xóa bỏ.Thánh Kinh Tân Ước dạy rằng mỗi tín hữu là một thầy tế lễ trước mặt Đức Chúa Trời. Đây là một quan niệm mới. Hãy xem trong IPhi 1Pr 2:5, 9; KhKh 1:6; 5:10; 20:6. Nó được gọi là chức tế lễ của tín hữu. Giáo lý vinh hiển này, được tái khám phá vào thời kỳ Cải Chánh Tin Lành, đã đưa đến ngày giải phóng của những người ngoại đạo. Mỗi tín hữu khám phá ra rằng anh ta có quyền trực tiếp đến với Đức Chúa Trời. Làm một thầy tế lễ nghĩa là gì? Chức năng chính của thầy tế lễ trong Cựu Ước là đại diện dân sự đến trước mặt Đức Chúa Trời, trình dâng những nhu cầu của họ cho Ngài. Con đường đến gần Đức Chúa Trời ngày nay đã được rộng mở cho mỗi Cơ Đốc nhân. Hoàn toàn không có chức tế lễ riêng biệt trong Tân Ước. Đức Chúa Jêsus đã phá vỡ rào cản ngăn cách giữa Đức Chúa Trời và con người vốn khiến cho chức tế lễ là cần thiết. Sự chết của Ngài trên thánh giá đã xé tung bức màn ngăn cách giữa chức tế lễ và dân sự. Sự chết của Ngài mở rộng con đường trực tiếp dẫn đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời cho những ai đặt niềm tin nơi Ngài (HeDt 10:19-22). Bấy giờ, Đấng Trung Bảo duy nhất giữa loài người và Đức Chúa Trời chính là Đấng Christ (ITi1Tm 2:5). Không cần phải có một người trung gian nào

khác, và cũng không có ai có thể đảm nhiệm vai trò này. Có thể có sự dạy dỗ, sự rao giảng, nhưng mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm giải trình trước mặt Đức Chúa Trời và có một đặc quyền là được trực tiếp đến với Ngài.Đức Chúa Jêsus dạy rằng không có điều gì cản trở giữa cá nhân và Đức Chúa Trời. Trong Mat Mt 23:8-10, chúng ta đọc thấy một sự dạy dỗ rõ ràng của Chúa về mối quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Không ai được gọi là chủ. Không ai được gọi là Cha. Chỉ duy nhất Đấng Christ là Chủ. Trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta thảy đều như nhau cả. Điều này đã được nói với các đám đông và với các môn đồ. Câu Kinh Thánh sau đó xác định rằng hễ ai muốn được làm người lãnh đạo thì trước hết phải là những người phục vụ chân thành.Các sứ đồ cũng ý thức được trách nhiệm trực tiếp của họ đối với Đức Chúa Trời. Trong Cong Cv 5:29, khi bị những nhà lãnh đạo tôn giáo đe dọa, họ nói, “Thà vâng lời Đức Chúa Trời hơn vâng lời người ta!” Không một nhà lãnh đạo tôn giáo nào dám phủ nhận trách nhiệm trực tiếp của họ trước mặt Chúa. Những nguyên nhân trên đây làm rõ thêm nguồn gốc của nguyên tắc cơ bản này. Điều này thật rõ ràng thông qua các đặc tính của con người, thông qua sự kiện là chúng ta đã được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời, và đặc biệt là từ Tân Ước. Không một sự cản trở con người nào có thể ngăn chặn việc tín hữu trực tiếp đến với Đức Chúa Trời. Mỗi tín hữu cũng như mọi người khác đều có đặc quyền và trách nhiệm này.

Hiệu quả của nguyên tắc này Nguyên tắc tự do có trách nhiệm hoạt động như thế nào? Nó làm điều gì cho mỗi chúng ta? Nó làm điều gì trong sinh hoạt của Hội Thánh chúng ta? Chính trong chức năng của nguyên tắc này mà chúng ta thấy đặc quyền của mình vinh hiển ra sao. Chính bởi công việc thực tiễn bên ngoài của nguyên tắc này mà chúng ta thấy được sự khác biệt giữa các hệ phái. Sự hiểu đúng nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng Hội Thánh hơn. Có tám lĩnh vực khác nhau mà qua đó cho thấy sự thể hiện thực tiễn của nguyên tắc này.Trước hết, nó liên quan đến Kinh Thánh. Hãy suy nghĩ về điều này. Kinh Thánh là bức thư riêng của Đức Chúa Trời cho bạn và tôi. Tôi có thể cầm lấy nó và bắt đầu đọc. Được nghe Đức Chúa Trời phán với tôi qua Kinh Thánh chính là đặc quyền tôi có. Tôi có thể tìm một người nào khác để giúp đỡ mình hiểu Kinh Thánh, nhưng tôi hoàn toàn tự do lựa chọn những quyết định của riêng mình về điều Kinh Thánh dạy. Tôi biết Đức Chúa Trời có những sứ điệp cho đời sống tôi. Ngài sẽ giúp tôi trong các quyết định của mình. Kinh Thánh mở ra trước mắt tôi để tôi nghe tiếng của Ngài. Thật là một đặc quyền đáng chú ý!Lẽ thật này là một trong những lý do chính cho sự tăng trưởng nhanh chóng của các Hội Thánh Tin Lành trong suốt thời kỳ Cải Chánh Giáo Hội. Trong nhiều thế kỷ, những người ngoại đạo không được đọc Kinh Thánh, và họ không biết sứ điệp

của nó. Sự Cải Chánh mang Kinh Thánh đến cho nhiều người trong ngôn ngữ của chính họ. Khi người ta bắt đầu đọc, họ khám phá ra những sứ điệp cho riêng mình. Điều đó đem đến sự biến đổi. Cùng một điều như thế cũng đang diễn ra ngày nay. Một sự thích thú nghiên cứu Kinh Thánh mới, cả ở nhà lẫn ở tại Hội Thánh, đang đem lại sự tươi mới cho các cá nhân cũng như các Hội Thánh.Thứ hai, nó liên quan đến sự cứu rỗi của một người. Thật là một vấn đề quan trọng, để biết rằng tôi đang ở trong mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời, để hoàn toàn tin chắc rằng tôi có sự sống đời đời. Đặc quyền thực hiện các quyết định vốn sẽ đưa tôi vào mối tương giao đúng đắn với Đức Chúa Trời thuộc về tôi. Không ai có thể làm điều đó giúp tôi, và cũng không ai có thể ngăn trở tôi làm điều đó. GiGa 1:12 đặt đặc quyền và trách nhiệm đó vào ngay trong lòng tôi. Thật là phải lẽ và thật lành mạnh!Nhiều Hội Thánh dạy rằng sự cứu rỗi lệ thuộc vào việc làm Báp-têm. Điều đó sẽ phá đỗ lẽ thật cơ bản này vì cớ nó cho thấy rằng một người sẽ phải lệ thuộc vào người ban Báp-têm để được sự cứu rỗi. Nhưng mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về chính mình trước mặt Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi thậm chí cũng chẳng đến bởi Hội Thánh, dầu rằng một người có thể hiểu ý nghĩa của nó thông qua Hội Thánh. Hầu hết các quyết định tin nhận Đấng Christ được thực hiện trong nhà thờ hay trong một văn phòng nào đó của Hội Thánh, nhưng những quyết định này vẫn là sự lựa chọn cá nhân.Thứ ba, nó liên quan đến việc làm Báp-têm. Đa số các Hội Thánh ngày nay áp dụng phương pháp rảy nước để làm Báp-têm. Gần như tất cả những người được rảy nước là trẻ em. Rõ ràng là không một đứa trẻ nào có thể tự quyết định tham gia hay không tham gia nghi thức này. Điều này được cha mẹ chúng hay những người có liên quan quyết định. Một ai đó có thể sẽ hỏi, “Có sự khác biệt nào giữa việc làm phép Báp-têm cho trẻ sơ sinh và việc dâng con được thực hiện trong các Hội Thánh của chúng ta?” Nghi lễ đó hoàn toàn là việc làm của cha mẹ. Nó không truyền lại bất cứ “ân điển” nào hay thể hiện bất cứ cảm xúc nào về phần đứa con. Nó chỉ thể hiện ước muốn của người cha người mẹ. Các bậc cha mẹ khao khát ơn phước của Đức Chúa Trời tuôn đổ trên con cái mình, khao khát sự khôn sáng trong việc dạy dỗ đứa con, và khao khát sự dẫn dắt của Ngài trong mọi vấn đề liên quan đến gia đình họ. Điều này hoàn toàn thích hợp cho các bậc cha mẹ làm, và Đức Chúa Trời hứa ban phước cho gia đình nào tôn vinh Ngài. Nhưng trong việc làm Báp-têm, mỗi cá nhân phải quyết định cho riêng mình.Thứ tư, nó liên quan đến Lễ Tiệc Thánh. Ở đây, sự tự do có trách nhiệm cũng có thể thích hợp. Chính mỗi cá nhân là người quyết định cùng dự Tiệc Thánh hay không dự Tiệc Thánh. Mỗi tín hữu thật trong Đức Chúa Jêsus Christ đều nên dự Lễ Tiệc Thánh. Trong lúc có sự hướng dẫn về ý nghĩa của nghi lễ này, trách nhiệm quyết định vẫn thuộc về các cá nhân. Không một vị mục sư, trưởng lão hay chấp sự nào có thể can thiệp vào hội chúng và quyết định người nào được và không được

dự. Trường hợp ngoại trừ duy nhất là bị dứt phép thông công vì cớ tội lỗi. Gặp lúc như vậy, việc làm đó phải được thực hiện trước thì giờ thông công của hội chúng.Thứ năm, nó liên quan đến lối sống Cơ Đốc. Đến đây chúng ta gặp phải những vấn đề nghi vấn. Ai là người thực hiện các quyết định về những vấn đề lối sống? Những nan đề này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu một số nhà lãnh đạo đưa ra các tiêu chuẩn, chúng ta sẽ mắc kẹt trong sự câu nệ luật pháp vốn vi phạm nguyên tắc của chính chúng ta. Các cá nhân chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các quyết định liên quan đến lối sống của mình. Nhưng những quyết định này phải được thực hiện trên nền tảng bốn nguyên tắc chỉ đạo trực tiếp từ Kinh Thánh: 1) Điều gì sẽ làm vinh hiển Đức Chúa Trời, 2) Điều gì sẽ nâng đỡ và không làm hại những người khác, 3) Điều gì sẽ đóng góp vào lợi ích chung của Hội Thánh, 4) Điều gì đóng góp vào sự phát triển cá nhân của người đó. Các quyết định về đời sống Cơ Đốc vẫn là quyết định của cá nhân, nhưng người tín hữu thuộc về Chúa, và nhìn nhận trách nhiệm cá nhân của mình trước mặt Ngài.Thứ sáu, nó liên quan đến những người khác. Chúng ta là những tạo vật xã hội. Chúng ta sống trong thế gian với những người khác. Trong những mối quan hệ này, nguyên tắc của chúng ta vẫn thích hợp. Vì chúng ta chịu trách nhiệm giải trình trước mặt Đức Chúa Trời và được trực tiếp đến gần Ngài, chúng ta cũng có trách nhiệm đối với những người khác. Chúng ta phải chia sẻ sự tự do này với họ, để cho họ được lựa chọn những quyết định thuộc linh của cá nhân mình. Chúng ta không thể áp đặt đức tin của chúng ta lên người khác, nhưng mỗi cá nhân có quyền chia sẻ đức tin của mình. Tín hữu Báp-tít sẽ luôn luôn cố gắng duy trì quyền tự do này trên tất cả mọi người bất chấp những niềm tin tôn giáo của họ là gì.Thứ bảy, nó liên quan đến ban điều hành Hội Thánh. Hội Thánh Tân Ước là một Hội Thánh dân chủ. Điều đó nhấn mạnh nguyên tắc căn bản của chúng ta về sự tự do có trách nhiệm. Mỗi cá nhân đều có tiếng nói và quyền hạn như nhau trong Hội Thánh. Hội Thánh không được điều khiển bởi một hệ thống cấp bậc. Hãy đọc Mat Mt 20:25-28; 23:8-12. Mục sư hay truyền đạo của Tin Lànhlà một người hầu việc, không phải là người cha của đàn. Các thành viên Hội Thánh bỏ phiếu để mời gọi vị mục sư mà họ tin rằng đó là một người lãnh đạo hay người chăn chiên của Đức Chúa Trời. Bởi sự đầu phiếu của mình, Hội Thánh nhìn nhận sự lãnh đạo của người mà họ đã mời gọi. Nhưng thẩm quyền của vị mục sư tùy thuộc vào sự thuận phục Chúa. Sự phong chức không biến một truyền đạo trở nên một con người khác hơn - một mục sư. Hội Thánh phong chức một người nào đó chỉ như là hành động nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời đã phong chức cho người đó rồi. Vì thế, trong ban điều hành của Hội Thánh, mỗi cá nhân, bao gồm cả mục sư, có một phiếu bầu. Mỗi người đều ở cùng một cấp bậc như những người khác.Thứ tám, nó liên quan đến Hội Thánh và nhà nước. Những quyền tự do mà chúng ta có được trên đất nước này là kết quả của nguyên tắc chúng ta đang bàn đến. Có một mối quan hệ gần gũi giữa Hội Thánh và chính quyền, nhưng cũng có sự tách

biệt. Điều này đúng với lời Chúa Jêsus trong Mat Mt 22:21. Đặc quyền vinh hiển của sự tự do và sự tách biệt này của Hội Thánh và chính quyền đã bị đánh mất trong nhiều thế kỷ. Từ năm 313, khi Constatine hợp pháp hóa Cơ Đốc giáo và thống nhất nó với các hoạt động của đế chế, cho đến năm 1638, khi Roger Williams thiết lập nền độc lập hoàn toàn tại đảo Rhode, quốc gia nào Cơ Đốc giáo thắng thế, thì nơi đó Hội Thánh “nhà nước” (state) cũng thắng thế. Nhà nước chu cấp cho Hội Thánh, và vì thế điều khiển các hoạt động của Hội Thánh. Đây là một sự vi phạm tính chất thật của sự tự do cá nhân. Đặc quyền mà ngày nay chúng ta có được trên đất nước của mình đã được mua với cái giá của máu và sự hy sinh lớn lao.Một người không thể làm gì khác hơn là tạ ơn Đức Chúa Trời vì nguyên tắc vinh hiển này. Chúng ta có đặc quyền được trực tiếp đến với Đức Chúa Trời. Chúng ta có đặc quyền của sự tự do cá nhân và trách nhiệm trước mặt Chúa. Chúng ta thảy đều như nhau trước mặt Đức Chúa Trời. Đây là một điểm khác biệt vinh hiển.

Sự điều khiển nguyên tắc này Lẽ thật mà chúng ta vui thích cũng có những nguy hiểm của nó. Có một mối hiểm họa lớn nếu sự tự do bị hiểu lầm là sự cho phép, hành động mà không quan tâm đến giới hạn Thánh Kinh và đạo đức. Tự do cá nhân và trách nhiệm giải trình với Đức Chúa Trời là một đặc quyền có một trách nhiệm cặp theo. Sự tự do là điều Chúa ban. Điều đó có nghĩa là ự tự do chỉ có thể được thể hiện cách hoàn hảo nhất dưới sự điều khiển của Ngài. Điều này không có nghĩa là tình trạng hỗn loạn. Tự do không có nghĩa là sự cho phép làm bất cứ điều gì mình muốn. Thái độ như thế sẽ tiêu diệt sự tự do.Sự điều khiển chủ yếu của chúng ta là quyền làm Chúa của Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài là Thẩm Quyền trên Hội Thánh. Ngài ban sự tự do. Ngài phải là Đấng duy nhất mà chúng ta dâng tặng sự điều khiển trọn vẹn cuộc đời chúng ta cho Ngài. Khi chúng ta đầu phục Ngài, chúng ta sẽ tiếp tục được hưởng sự tự do thật, nhưng nó không mất giá trị của mình bởi việc trở thành sự cho phép. Hãy đọc trong Phi Pl 2:9-11 và CoCl 1:18. Đấng Christ phải có uy quyền tối cao trên mọi thứ. Bất cứ thứ gì trái ngược với ý muốn của Ngài đều vi phạm nguyên tắc.Sự điều khiển thứ hai là Đại Mạng Lệnh đi khắp thế gian, môn đồ hóa mọi người (Mat Mt 28:19-20). Chúa đã ban mạng lệnh cho Hội Thánh để hoàn thành. Mạng lệnh đó là lời cuối cùng của Ngài trước khi Ngài rời trần gian. Thực hiện nó quả là điều quan trọng. Nhiều Hội Thánh và các hệ phái đã kết hợp Đại Mạng Lệnh trong hiến chương của mình. Bất cứ cá nhân nào hay Hội Thánh nào cố tình làm giảm thiểu Mạng Lệnh này là đã vi phạm nguyên tắc.Sự điều khiển thứ ba là chính Hội Thánh. Đức Chúa Jêsus đã thiết lập Hội Thánh. Ngài phán trong 16:18 rằng đây là Hội Thánh của Ngài. Hội Thánh được thành lập để tiến hành các nhiệm vụ liên quan đến Đại Mạng Lệnh. Nhưng bất cứ điều gì

ngăn trở sự thông công trong Hội Thánh này là trái ngược với ý muốn của Ngài và đã vi phạm nguyên tắc. Điều này được áp dụng cho cả Hội Thánh địa phương cũng như Hội Thánh cộng đồng. Hãy đọc ICo1Cr 3:16-17. Từ “anh em” trong “anh em là đền thờ của Đức Chúa Trời” ở đây là số nhiều, ám chỉ Hội Thánh. Văn mạch cho thấy rằng phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời hay Hội Thánh của Ngài là một vấn đề rất nghiêm trọng.Sự điều khiển thứ tư là trách nhiệm của chúng ta đối với những người khác. Chúng ta là những tạo vật xã hội. Chúng ta ở trong một thế giới của nhiều người, và chúng ta lệ thuộc lẫn nhau và có trách nhiệm với nhau. Cơ Đốc nhân không sống trong khoảng không. Chúng ta không thể nói như Ca-in rằng, “Tôi là người giữ em tôi sao?” Là những tín hữu, chúng ta là những người gìn giữ anh em mình. Chúa chúng ta minh họa điều này rất rõ ràng qua ví dụ về người Sa-ma-ri nhơn lành (LuLc 10:29-38). Chúng ta cũng thấy điều này trong các thư tín của Phao-lô, trong ICo1Cr 8:12-13 và GaGl 6:2. Chúng ta có trách nhiệm đối với những người chung quanh chúng ta: trách nhiệm là những chứng nhân, trách nhiệm là những Cơ Đốc nhân đem sự khích lệ đến cho người khác. Chúng ta không bao giờ được tự do làm điều chi có hại đến người khác, hay cản trở người khác đến với Đấng Christ.Nguyên tắc của chúng ta về sự tự do cá nhân và trách nhiệm giải trình với Đức Chúa Trời được dựa trên sự dạy dỗ của Thánh Kinh Tân Ước về chức tế lễ của những tín hữu. Trong mỗi phân đoạn nơi mà chức tế lễ của những tín hữu được đề cập đến, từ ngữ đều ở số nhiều. Giáo lý này không dạy một chủ nghĩa cá nhân khắc nghiệt. Nó dạy một sự tự do đẹp đẽ cho mỗi tín hữu trên phương diện của một cộng đồng. Chúng ta có trách nhiệm đối với người khác và cho người khác.Sự tự do vinh hiển của chúng ta sẽ vẫn còn là một sự tự do chừng nào chúng ta để cho nó ở dưới sự điều khiển của những điều chúng ta đã đề cập bên trên. Chúng ta phải ở dưới quyền làm Chúa của Đấng Christ, vâng theo Đại Mạng Lệnh, hoạt động cách năng nỗ vì ích lợi toàn diện của Hội Thánh và chịu trách nhiệm đối với những người chung quanh chúng ta. Chúng ta được tự do, nhưng chúng ta không được phép lạm dụng tự do. Chúng ta sử dụng sự tự do của mình trong mức độ nào thì cũng phải giữ nó ở trong mức độ đó. Trong mức độ nào chúng ta lạm dụng nó, thì cũng trong chính mức độ đó chúng ta đã đánh mất nó.

Điều gì khiến những tín hữu Báp-tít khác biệt

Một ai đó có thể hỏi làm thế nào một người có thể nhận ra được một Hội Thánh Báp-tít. Điều gì đặc trưng cho Hội Thánh này? Dầu rằng có một nguyên tắc điều khiển chức năng của một Hội Thánh Báp-tít, nhưng những phẩm chất gì khiến cho nó khác biệt so với các Hội Thánh Cơ Đốc khác?Chương này sẽ cung cấp một bảng tóm tắt 8 điều khác biệt mà những Hội Thánh

Báp-tít đã duy trì với nhiều cấp độ quan trọng khác nhau suốt qua lịch sử của họ. Mục đích của tôi là giúp đỡ bạn hiểu được những niềm tin Báp-tít bằng cách cung cấp một danh sách đơn giản với sự giải thích tối thiểu.Chúng ta không thể dựa vào bất cứ sự liệt kê có thẩm quyền nào về những khác biệt của Hội Thánh Báp-tít. Nhiều tác giả Báp-tít có những danh sách khác nhau. Một số thêm vào một sự khác biệt cơ bản mà những người khác lại xem đó là thứ yếu. Những người khác liệt kê ba, năm, hay hơn nữa. Nhưng tất cả những tín hữu Báp-tít sẽ đồng ý rằng những khác biệt được liệt kê ra đây đều có ý nghĩa đối với vị trí của chúng tôi, ngay cả khi họ không liệt kê tất cả cách riêng rẽ.Chúng tôi gọi những cái này là những niềm tin đặc biệt của các Hội Thánh Báp-tít. Mặt khác, chúng tôi cũng nhận biết rằng có nhiều Hội Thánh và các hệ phái khác cũng nắm giữ một số trong số những giáo lý này nữa.Những điểm phân biệt này được trình bày cách khác nhau từ sự tuyên xưng đức tin, dầu rằng hầu hết những điều đặc biệt này đều được bao hàm hay ám chỉ trong bài tín điều. Nhiều Hội Thánh riêng lẻ có những lời tuyên xưng đức tin của riêng họ, và hầu hết các hệ phái đều có một loại tuyên xưng đức tin nào đó dầu rằng hệ phái đó là phi tín điều trong vị trí cơ bản của mình. Những lời tuyên xưng đức tin về bản chất đều mang tính giáo lý. Những tín hữu Báp-tít tin nơi mọi giáo lý lớn của niềm tin Cơ Đốc như đã từng được phát biểu trong những tín điều lịch sử. Những điểm đặc biệt chúng tôi liệt kê sau đây không mang tính giáo lý nhiều lắm.Tám điểm khác biệt này đều ở dạng tóm tắt vì hết thảy đều được đề cập đến cụ thể hơn ở trong cuốn sách này. Một số có thể trùng lắp.1) Thánh Kinh Tân Ước là nguyên tắc duy nhất và đầy đủ cho đức tin và nhiệm vụ. Chúng tôi tin rằng cả Kinh Thánh là lời khải thị của Đức Chúa Trời, nhưng chính Thánh Kinh Tân Ước đem đến cho chúng ta thẩm quyền trên đức tin và hoạt động của Hội Thánh. Thánh Kinh Cựu Ước là lời tiên tri và sự chuẩn bị cho giao ước mới, tức là thời kỳ Hội Thánh. Chúng tôi tin rằng Chúa chúng ta đã hoàn tất giao ước cũ và ban cho chúng ta giao ước mới để dẫn dắt Hội Thánh trong thời điểm hiện tại. Điều này cũng khẳng định thêm rằng chúng tôi không có một tín điều hay lời tuyên xưng đức tin nào ràng buộc Hội Thánh. Chúng tôi tin rằng có những giá trị trong các tín điều và những lời tuyên xưng đức tin như là sự xác nhận điều chúng tôi hiểu biết về giáo lý Tân Ước, nhưng không có cái nào trong số những điều này có thẩm quyền trên đức tin và công việc của Hội Thánh.2) Đặc quyền của mỗi cá nhân là được trực tiếp đến gần Đức Chúa Trời thông qua Đức Chúa Jêsus Christ. Điều này được biết như là chức tế lễ phổ quyết của tín hữu. Chức tế lễ duy nhất chúng tôi biết trong Thánh Kinh Tân Ước là chức tế lễ của mỗi tín hữu trong Đấng Christ. Không một con người hay một tổ chức loài người nào có thể ngăn trở mối quan hệ giữa một linh hồn và Đức Chúa Trời. Hơn nữa, điều này cũng đặt để mỗi người ở một bình diện ngang trước mặt Chúa. Nó tháo gỡ mọi sự phân biệt giữa những người tín hữu và những người ngoại đạo. Ý tưởng “trực

tiếp đến gần” này làm nền tảng cho tất cả những người khác mà chúng tôi thân thiết gọi là những tín hữu Báp-tít.3) Hội Thánh và chính quyền hoàn toàn tách biệt với nhau trong những lĩnh vực riêng của mình. Chính quyền không can hệ gì đến các chức năng tôn giáo riêng biệt của Hội Thánh. Nó bảo đảm sự tự do hoàn toàn cho mọi công dân của mình trong sự thờ phượng tùy theo tiếng gọi của lương tâm họ. Nhà nước không được để cho bất cứ niềm tin tôn giáo đặc biệt nào dự phần trong công việc của chính phủ, cũng không được từ chối bất kỳ ai tham gia vào các hoạt động của chính phủ chỉ vì họ gia nhập một tôn giáo nào đó. Hội Thánh không can dự vào công việc của chính quyền trừ khi nó dấy lên trong dân chúng quan điểm chống lại Thánh Kinh hay luân thường đạo lý. Một tín hữu Báp-tít thật sẽ cố gắng duy trì sự tách biệt này và sự tự do thật cho mọi người muốn thờ phượng theo như họ muốn.4) Hệ thống lãnh đạo của Hội Thánh có hình thức đơn giản và dân chủ. Một hệ thống lãnh đạo dân chủ được gọi là hình thức giáo đoàn. Điều này có nghĩa là mỗi thành viên cũng như mục sư trong một Hội Thánh Báp-tít đều có cùng quyền hạn như những thành viên khác. Chúng tôi ý thức rằng các mục sư có quyền trong các vai trò lãnh đạo của mình với tư cách là những người được Đức Chúa Trời kêu gọi và được tín hữu trong Hội Thánh bầu cử cách dân chủ, nhưng trong việc bỏ phiếu cho các chính sách hay các quyết định, thì phiếu bầu của mục sư cũng chỉ ngang hàng với phiếu bầu của những tín hữu bình thường khác. Đối với chức vụ lãnh đạo hệ phái cũng như vậy. Những người lãnh đạo hệ phái có những quyền hạn đáng kể trong cương vị những người lãnh đạo được Đức Chúa Trời kêu gọi và được Hội Thánh bầu cử cách dân chủ, nhưng trong việc bỏ phiếu cho các đặc quyền, lá phiếu của họ cũng không có giá trị cao hơn bất cứ đại biểu nào khác tại các hội đồng khu vực hay toàn quốc. Mỗi Hội Thánh cũng có sự độc lập và sự tự trị riêng của mình trong nhiệm vụ địa phương, dầu vậy mỗi Hội Thánh đều phải nhìn nhận sự cần thiết phụ thuộc lẫn nhau trong mối thông công rộng lớn hơn. Các Hội Thánh cùng làm việc với nhau trong một mối liên hệ giáo phái tự nguyện để hỗ trợ cho công tác chứng đạo hiệu quả và công tác phục vụ trên thế giới.5) Phép Báp-têm chỉ được thực hiện cho các tín hữu và chỉ thực hiện bằng phương cách dìm mình xuống nước. Tiêu chuẩn để được báp-têm không phải là vấn đề tuổi tác, nhưng là đức tin. Báp-têm theo sau sự tin cậy Đấng Christ. Đối tượng chịu Báp-têm phải là người đủ lớn để hiểu biết quyết định của đức tin trong Đấng Christ và phải quyết định trước khi người đó chịu Báp-têm. Chỉ có Báp-têm bằng cách trầm mình trong nước là phù hợp với Thánh Kinh Tân Ước. Chỉ có phương pháp này mới thật sự nói lên đầy đủ ý nghĩa biểu tượng liên quan đến thánh lễ này. Không được thực hiện bất cứ một phương pháp thay thế nào khác, vì nó sẽ vi phạm phương thức của Thánh Kinh Tân Ước. Phép Báp-têm không cứu rỗi ai cả. Nếu một người có thể trạng không được khỏe để có thể chịu Báp-têm, thì anh ta vẫn được cứu. Nhưng Báp-têm là cần thiết cho sự vâng phục Đấng Christ cách trọn

vẹn, trừ khi ai đó rõ ràng bị trở ngại.6) Tư cách thuộc viên của Hội Thánh chỉ dành cho những người được tái sinh. Đây là điều mà các Hội Thánh Báp-tít quan tâm: Chỉ những ai đã có một kinh nghiệm đức tin thật nơi Đấng Christ mới được trở thành thuộc viên Hội Thánh. Bất cứ ai muốn gia nhập một Hội Thánh Báp-tít phải có bằng chứng về đức tin cá nhân nơi Đấng Christ. Nếu những người chưa được tái sanh trở thành thuộc viên của Hội Thánh, thì sẽ sớm dẫn đến một Hội Thánh yếu đuối và có thể có những việc làm không tin kính Chúa. Đây là tình trạng trong hầu hết các Hội Thánh tại đất nước chúng tôi vào nửa đầu thế kỷ 18. Nó đã dẫn đến sự cần thiết phải có một Cơn Thức Tỉnh Vĩ Đại do Đức Chúa Trời thực hiện vào khoảng giữa thế kỷ. 7) Đấng Christ là Đầu Hội Thánh. Đức Chúa Jêsus Christ phải là Chúa của mọi chương trình và hành động của mỗi Hội Thánh. Không một nhóm hay một cá nhân nào có thể chế ngự những ước muốn của các thành viên khác trong một Hội Thánh Báp-tít. Tất cả đều có trách nhiệm giải trình trước và dưới sự dẫn dắt của Đấng Christ. Không một hành động nào của Hội Thánh được phép trái lại ý muốn Ngài. William Cleaver Wilkinson, một tín hữu Báp-tít nổi tiếng lúc sinh thời, nay đã quá cố, ông đã viết trong tác phẩm đồ sộ của mình có tiêu đề Nguyên tắc Báp-tít (The Baptist Principle), như sau, “Nguyên tắc tổ chức thật của các Hội Thánh Báp-tít có thể được xác định trong bốn chữ: Vâng phục Đấng Christ.” Nguyên tắc này thể hiện sự đầu phục của những tín hữu Báp-tít dưới quyền làm Chủ tối cao của Đấng Christ. Sự vâng phục đó điều khiển sự tự do vinh hiển vốn thuộc về chúng ta, như là những Cơ Đốc nhân Tân Ước.8) Sự truyền bá Phúc Âm cho toàn thế giới là trách nhiệm của chúng ta. Những tín hữu Báp-tít rất coi trọng Đại Mạng Lệnh (Mat Mt 28:19-20). Mỗi thành viên đều có trách nhiệm trong công tác chứng đạo. Sự tăng trưởng đáng lưu ý của các nhóm Báp-tít kết quả từ những cố gắng truyền giảng liên tục và gồm nhiều phương cách khác nhau. Sự nhấn mạnh này cũng lý giải cho sự quá nhấn mạnh về các công tác truyền giáo của các tín hữu Báp-tít và nhận ra họ nổi bật như là những tình nguyện viên trẻ cho công việc Chúa.Tám điểm trên đây tóm tắt những niềm tin rõ ràng của những người được gọi là Báp-tít. Các thành viên Hội Thánh cần phải thường xuyên ôn lại chúng để quen thuộc với chúng. Những điểm khác biệt này đóng góp vào một di sản giàu có mà bất cứ tín hữu Báp-tít nào cũng có thể tự hào. Việc mong muốn các phẩm tính này được hiểu biết khiến mỗi người trong chúng tôi ao ước chia sẻ các niềm tin này với người khác nhưng chúng tôi sẵn sàng chiến đấu cho sự tự do bày tỏ ý kiến của người khác.

Các thuộc viên của Hội Thánh: Một kiểu mẫu dân sự độc đáo

Đặc tính của bất kỳ tổ chức nào được quyết định phần lớn bởi tính chất của những người thuộc tổ chức đó. Bạn không thể tách rời các đặc trưng của bất kỳ nhóm nào ra khỏi đặc tính của những người hình thành nên nhóm đó. Sự vững chãi của một tòa nhà tùy thuộc vào chất liệu và phương cách được dùng trong lúc xây dựng. Phần nền móng không vững vàng sẽ làm hỏng cả tòa nhà.Hội Thánh là tòa nhà của Chúa. Hội Thánh được tạo nên bởi nhiều người, và sức mạnh của nó tùy thuộc sức mạnh của những người hình thành nó. Những kết luận về Hội Thánh và đặc trưng của Hội Thánh được xác định bởi những kết luận về đời sống của các thuộc viên.Thật rõ ràng là đã có những tiêu chuẩn nhất định cho vấn đề thuộc viên của Hội Thánh trong thời kỳ Tân Ước. Khám phá ra những tiêu chuẩn này là điều rất hữu ích. Chúng ta có thể xác định được nhiều điều qua cách dùng từ ecclesia, được bàn đến trong chương 2, vốn được dịch là “Hội Thánh” trong Thánh Kinh Tân Ước. Trong sự tổ chức của hội đồng Hy Lạp cũng như của Hội Thánh Tân Ước, một người phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định nào đó thì mới được công nhận là một thành viên.Lẽ thật này được thể hiện rõ qua chính bản chất của Hội Thánh trong Thánh Kinh Tân Ước. Chúng tôi không muốn thêm những tiêu chuẩn trái với Thánh Kinh Tân Ước để áp dụng cho tình trạng thuộc viên của Hội Thánh, cũng không muốn bỏ qua bất cứ điều gì đã được dạy rõ ràng trong đó.

Một kinh nghiệm cải đạo Tiêu chuẩn đầu tiên là một kinh nghiệm cải đạo. Một điều thật rõ ràng trong Thánh Kinh Tân Ước là: những người là thuộc viên của Hội Thánh đã có một kinh nghiệm đức tin rõ ràng trong Đấng Christ. Đời sống của họ khác biệt so với hết thảy mọi người ở ngoài Hội Thánh.Chúng ta hãy lưu ý một số ví dụ từ Thánh Kinh Tân Ước. Khi trò chuyện với Ni-cô-đem, một nhà lãnh đạo tôn giáo quan trọng thời đó, Chúa Jêsus phán, “Nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (GiGa 3:3). Ni-cô-đem từng dạy nhiều về tôn giáo và Đức Chúa Trời, đã phải học một lẽ thật, đó là một kinh nghiệm cải đạo, rõ ràng là điều cần thiết cho một con người để biết Đức Chúa Trời. Sự tái sanh là cách tốt nhất để mô tả kinh nghiệm này.Như tôi đã đề cập trước đây, từ Cơ Đốc nhân là một tên hiệu không phải do chính những Cơ Đốc nhân lựa chọn. Họ đã được gọi là “những Christ nhỏ” vì họ là những người sống rất khác biệt. Họ giống Đấng Christ. Họ không nhận được tên gọi này từ những người Do Thái vì những người Do Thái sẽ chẳng bao giờ gọi họ là Cơ Đốc nhân hay những “Mê-si nhỏ”. Họ đã không lựa chọn tên đó cho mình. Chính những người ngoại giáo tại An-ti-ốt nhận thấy rằng họ sống giống như Đấng Christ và khác biệt hẳn so với mọi người khác, và những người này đã gọi họ là Cơ Đốc nhân.

Từ Cơ Đốc nhân chỉ được dùng 3 lần trong Tân Ước. Trong Cong Cv 11:26, chúng ta đọc thấy, “Ấy là ở thành An-ti-ốt, người ta bắt đầu xưng môn đồ là Cơ-rê-tiên.” Từ này được dùng một lần nữa trong 26:28, khi vua Ac-ríp-ba nói với Phao-lô, “Thiếu chút nữa ngươi khuyên ta trở nên tín đồ Đấng Christ!” Lần thứ ba từ này được chép trong IPhi 1Pr 4:16, Phi-e-rơ viết, “Nhưng nếu có ai vì làm tín đồ Đấng Christ mà chịu khổ, thì đừng hổ thẹn.” Cả ba phần Kinh Thánh này đã xác định rõ ràng ba phẩm chất của những Cơ Đốc nhân đầu tiên.Trước hết, những tín hữu là những người khác biệt. Xuyên suốt Thánh Kinh Tân Ước đầy dẫy những bằng chứng cho thấy đời sống của những người tin nơi Đấng Christ - đối lập với những người ở xung quanh mình. Chúa Jêsus phán trong GiGa 15:19, “Nếu các ngươi thuộc về thế gian, thì người đời sẽ yêu kẻ thuộc về mình, nhưng vì các ngươi không thuộc về thế gian và ta đã lựa chọn các ngươi giữa thế gian, bởi cớ đó người đời ghét các ngươi.” Sự khác biệt về đời sống là một phẩm chất rõ ràng.Thứ hai, các Cơ Đốc nhân có một kinh nghiệm rõ ràng. Một điều gì đó mới và khác lạ đã diễn ra trong đời sống họ. Đó là một kinh nghiệm mà họ có thể chia sẻ cho người khác. Sứ đồ Phao-lô nói trong Eph Ep 2:1-2 rằng, “Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời này, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung, tức là thần hiện đương hành động trong các con bạn nghịch.” Kinh nghiệm đó cũng cơ bản như sự chuyển đổi từ sự chết sang sự sống.Thứ ba, sự sống mới này có một khởi điểm đặc biệt. Mỗi người đều có một sự khởi đầu vật lý. Mỗi Cơ Đốc nhân có một sự khởi đầu thuộc linh. Không một cá nhân nào có được loại sự sống này ngay từ khi mới ra đời về phần thuộc thể. Người tín hữu có thể không nói được thời điểm nào, nhưng anh ta phải biết có một sự khởi đầu cho sự sống thuộc linh của mình. Chúng ta đọc thấy trong thư RoRm 6:20, 22 rằng, “Vả, khi anh em còn làm tôi mọi tội lỗi, thì đối với sự công bình anh em được tự do... Nhưng bây giờ đã được buông tha khỏi tội lỗi và trở nên tôi mọi của Đức Chúa Trời rồi, thì anh em được lấy sự nên thánh làm kết quả, và sự sống đời đời làm cuối cùng.” Đời sống Cơ Đốc có một khởi đầu đặc biệt. Bây giờ chúng ta có thể hỏi, “Đời sống mới này đã bắt đầu như thế nào?” hay “Làm thế nào để một người có thể nhận được?” Trước hết phải có sự nhận biết về nhu cầu. Trừ khi một người nhận biết rằng anh ta hư mất vì không có Đấng Christ, nếu không sẽ chẳng có mảy may nào để nhận được sự sống mới hay kinh nghiệm cải đạo. Trong RoRm 3:23 chép rằng, “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.” Kế đến, một người phải xưng nhận nhu cầu đó bằng cách ăn năn những tội lỗi cá nhân của mình. Sự cứu rỗi là một vấn đề cá nhân. Mỗi người phải đối diện với tội lỗi của chính mình và cần đến Cứu Chúa. Khi có một ai đó nêu lên ý tưởng cho rằng một số người Ga-li-lê bị giết là những tội nhân đáng tởm, Đức Chúa Jêsus đã

hai lần phán, “Nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy sẽ bị hư mất như vậy” (LuLc 13:3). Thật dễ dàng khi nghĩ đến những người khác trong tình trạng tội nhân và nhu cầu cần sự ăn năn mà không nghĩ đến chính mình cần phải ăn năn. Mỗi người phải đối diện với chính mình trong mối tương giao giữa mình với Đức Chúa Trời.Thứ ba, một người phải cầu xin sự tha thứ và sự tẩy sạch từ nơi Đức Chúa Trời. Trong IGi1Ga 1:9, Lời Chúa chép, “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha lỗi cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.” Kinh nghiệm sự tha thứ và gánh nặng tội lỗi được cất đi quả thật là một kinh nghiệm đẹp đẽ.Thứ tư, Đấng Christ phải được tiếp nhận vào đời sống bởi đức tin. Một lẽ thật rất kỳ diệu là Ngài sẽ sống đời sống của chính Ngài trong chúng ta. Điều đó biến khởi điểm của đời sống Cơ Đốc thành sự tái sanh. Trong GiGa 1:12-13 Lời Chúa chép, “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy.” Cuối cùng, sự tạ ơn cần được dâng lên cho Chúa vì công việc cứu rỗi của Ngài. Tạ ơn Ngài là một hành động của đức tin, trong niềm tin rằng Ngài đã làm điều Ngài đã hứa. Điều mà việc này sẽ làm cho người mới cải đạo thật đáng ngạc nhiên. Đôi lúc thật khó để tạ ơn Chúa, nhưng sự tạ ơn là sự xác quyết hành động đức tin.Những bước này, được thực hiện trong sự cải đạo thật và đức tin, sẽ đưa một người vào đời sống mới.Nhiều nhóm nghĩ rằng cần phải tiếp nhận những người chưa phải là Cơ Đốc nhân vào Hội Thánh, để họ có thể học biết Đấng Christ và đặt niềm tin nơi Ngài. Các Hội Thánh quốc doanh ở Châu Âu đã đi theo chính sách này. Các Hội Thánh trong những ngày đầu của đất nước chúng ta (Mỹ) cũng như vậy. Dầu rằng người ta đã đến (nước Mỹ) vì cớ sự tự do tôn giáo, những nhà lãnh đạo Hội Thánh đòi hỏi rằng mỗi người phải là thành viên của Hội Thánh thì mới được công nhận quyền công dân của bang. Kết quả là nhiều người trở thành các thành viên của Hội Thánh mà không biết đến kinh nghiệm cải đạo là gì. Một Hội Thánh đầy dẫy những con người chưa cải đạo sẽ sớm đi đến chỗ sụp đổ.Làm thế nào chúng ta có thể nói về Hội Thánh như là muối của đất khi mà nó đã trở nên trộn lẫn với thế gian và không còn “thêm mùi vị” cho thế giới với đặc tính tin kính của mình nữa? Làm thế nào chúng ta có thể nói về Hội Thánh như là ánh sáng của thế gian trong khi thế gian là một phần của Hội đó? Một thuộc viên của Hội Thánh phải có một kinh nghiệm cải đạo. Điều này là thật trong Hội Thánh Tân Ước, và các Hội Thánh ngày nay cũng cần thiết phải như vậy.

Sự xưng nhận đức tin Đa số người thấy dễ dàng nói về những biến cố và các vấn đề đời sống. Chúng tôi

đặc biệt thích kể về những kinh nghiệm thú vị của mình. Tại sao chúng ta cứ thường phải làm thinh về kinh nghiệm thuộc linh của mình? Gặp gỡ Đấng Christ là một kinh nghiệm quan trọng và lạ kỳ nhất mà một người có thể có. Chúng tôi tin rằng một trong những tiêu chuẩn cho việc xét tư cách thuộc viên là sự tuyên xưng đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ bằng lời. Còn có cách nào khác hơn để Hội Thánh biết được liệu ứng viên đó đã có một kinh nghiệm cải đạo hay chưa không?Hãy lắng nghe Lời Chúa. Thi Tv 66:16 nói rằng: “Hỡi hết thảy người kính sợ Đức Chúa Trời, hãy đến nghe, thì tôi sẽ thuật điều Ngài đã làm cho linh hồn tôi.” Chúng ta cũng đọc trong 107:2 rằng: “Các người Đức Giê-hô-va đã chuộc khỏi tay kẻ hà hiếp hãy nói điều đó.” Đức Chúa Jêsus phán trong Mac Mc 8:38 rằng: “Vì giữa dòng dõi gian dâm tội lỗi này, hễ ai hổ thẹn về ta và đạo ta, thì Con người sẽ hổ thẹn về kẻ ấy, khi ngự trong sự vinh hiển của Cha Ngài mà đến với các thiên sứ thánh.” Rồi một lần nữa Phao-lô nói trong RoRm 10:9-10 rằng: “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra, và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu, vì tin bởi trong lòng mà được xưng công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.”Kinh Thánh rõ ràng nhấn mạnh nhu cầu của sự tuyên xưng đức tin. Vì thế, Hội Thánh Báp-tít muốn mỗi người nói lời tuyên xưng đức tin nơi Đấng Christ. Có thể nói điều này giữa một nhóm người trong Hội Thánh, hoặc có thể với một người đại diện, chẳng hạn một chấp sự hoặc một trưởng lão, sau đó sẽ giới thiệu cho toàn thể Hội Thánh. Việc làm này có những mục tiêu rõ ràng. Đề cập đến kinh nghiệm thuộc linh, một người nào đó có thể nói, “Đây là một vấn đề cá nhân.” Chúng ta có thể lưu tâm đến việc này, nhưng làm thế nào Hội Thánh có thể biết được liệu cá nhân đó đã có kinh nghiệm cải đạo hay chưa trừ khi ứng viên đó tuyên bố đặt niềm tin của mình nơi Đấng Christ? Rất hiếm khi có người thấy hầu như hoàn toàn không thể công bố niềm tin của mình giữa một nhóm người. Khi đó thì có thể sắp xếp để người đó viết ra lời chứng của mình và nhờ người khác đọc lên.

Sự tuyên xưng đức tin ra bên ngoài Trong Tân Ước, người ta chứng thực đức tin của mình bằng cách chịu phép Báp-têm. Phép Báp-têm mô tả sự thể hiện ra bên ngoài niềm tin bên trong của người tín hữu. Phương cách Báp-têm được thấy trong Tân Ước tuyên bố sự vinh hiển của sự sống chúng ta trong Đấng Christ. Một người chịu dìm mình xuống nước thể hiện sự đồng nhất của mình với Đấng Christ. Người tín hữu bị chôn trong nước rồi bước ra khỏi đó có ý nghĩa là người đó đã trải qua sự cải đạo từ sự chết sang sự sống, vì Đức Chúa Jêsus đã chịu chết, được chôn, và đã sống lại. Nó cũng nói lên rằng người tín hữu đang sống một đời sống mới. Sự chôn mình trong nước tượng trưng rằng Cơ Đốc nhân đã chết về đời sống cũ.Nhiều Hội Thánh không làm theo phương thức Báp-têm của Thánh Kinh Tân Ước.

Phương thức của Thánh Kinh Tân Ước tức là trầm mình xuống nước và phương thức này chỉ dành cho những ai đã đặt niềm tin của mình nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Đôi lúc những tín hữu Báp-tít bị kết tội là đã biến việc làm Báp-têm thành vấn đề trung tâm của các Hội Thánh họ. Điều này không đúng. Những tín hữu Báp-tít phần lớn quan tâm đến việc mỗi người có một niềm tin cá nhân nơi Chúa Jêsus. Niềm tin đó khiến một người trở thành con cái Đức Chúa Trời. Phép Báp-têm không cứu rỗi ai. Nó chẳng thể thay đổi một đời sống. Báp-têm theo sau đức tin và Báp-têm thể hiện ra bên ngoài điều gì đó đã xảy ra rồi. Những người được tham dự vào mối thông công trước hết đã được Báp-têm. Báp-têm trở thành dấu hiệu cho đức tin của một người - như việc mặc một bộ đồng phục vào. Khi gia nhập hải quân tôi hãy còn trẻ, tôi đã trúng tuyển tại Minneapolis, nhưng tôi đã không nhận được bộ đồng phục mãi cho đến ba tuần sau, khi tôi tôi tới Boston. Trong vòng ba tuần, tôi đã gia nhập hải quân đủ lâu như những người khác để có thể đi biển, nhưng chẳng ai có thể biết tôi là lính hải quân vì tôi không có một bộ đồng phục. Nhiều người đã đặt niềm tin của mình nơi Đức Chúa Jêsus Christ, nhưng chưa bao giờ có sự thể hiện điều đó ra bên ngoài - và vì thế những người khác không biết về kinh nghiệm thuộc linh của họ.Báp-têm nên là dấu hiệu cho việc cắt bỏ những sợi dây trói chặt một người với đời sống cũ không có Đấng Christ. Bởi vì sự dìm mình vào nước là một sự minh họa sinh động cho sự chia cắt này, đa số các hệ phái sử dụng hình thức Báp-têm này trong các khu vực truyền giáo ngoại quốc của họ. Báp-têm tượng trưng cho một sự tuyệt giao thực sự với mọi ràng buộc của ngoại giáo. Tại nhiều quốc gia, người dân có thể dễ dàng tuyên bố tiếp nhận Đấng Christ và có thể trở nên năng động trong công việc của Hội Thánh mà không gây nên một sự đối kháng nào. Sự đối kháng thật sự xảy đến là vào thời điểm họ chịu Báp-têm. Sự đồng ý dìm mình xuống nước trở thành một bài thử nghiệm cho tính chân thật của một tín hữu. Một bước đi như vậy mang ý nghĩa rõ ràng là sự tuyệt giao thật với đời sống cũ.Thánh Kinh Tân Ước đã dạy, và Hội Thánh hiện đại phải tuân theo, rằng sự Báp-têm là một điều kiện cho tư cách thuộc viên Hội Thánh. Việc tiếp nhận Đấng Christ đưa một người vào mối thông công với những Cơ Đốc nhân khác. Việc chịu Báp-têm công bố sự thông công của một người với những Cơ Đốc nhân khác. Tư cách thuộc viên Hội Thánh là một sự thể hiện rõ ràng của tư cách thuộc viên của chúng ta trong Hội Thánh phổ thông. Những sự thể hiện rõ ràng kinh nghiệm thuộc linh của chúng ta mang tính quyết định đối với đời sống Cơ Đốc hiệu quả của chúng ta.

Một đời sống Cơ Đốc Ở phần đầu chương, tôi đã lưu ý rằng Hội Thánh được đặc trưng hóa bởi đời sống các thuộc viên của mình. Đây là một trong những lĩnh vực yếu kém của đời sống Hội Thánh ngày nay. Không chỉ chúng ta nhấn mạnh đến kinh nghiệm cải đạo, sự tuyên xưng đức tin, và sự thể hiện đức tin ra bên ngoài qua việc làm Báp-têm mà

thôi, nhưng chúng ta phải thấy đức tin được bày tỏ trong đời sống. Phao-lô nói trong IICo 2Cr 5:17: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, này mọi sự đều trở nên mới.” Cơ Đốc nhân Tân Ước được đánh dấu bởi đời sống khác biệt hẳn so với những người xung quanh mình. Chắc chắn một điều, những người trong Hội Thánh hiện đại cũng phải được đánh dấu bởi một đời sống khác biệt vì họ thuộc về Chúa.Một cội nguồn của tình trạng yếu đuối của Hội Thánh chính là những đời sống không giống Đấng Christ trong các thành viên của nó. Sức mạnh của Hội Thánh phải được duy trì bởi việc nhất mạnh thường xuyên về tính thánh khiết của đời sống. Nếu Hội Thánh quá sao lãng trước vấn đề lối sống Cơ Đốc, sự suy sụp sẽ cứ tiếp tục cho đến khi nào Hội Thánh không còn phản đối một chức vụ rao giảng Phúc Âm trọn vẹn - thứ Phúc Âm giải quyết tội lỗi.Để Hội Thánh trở nên hiệu quả, Hội Thánh phải trong sạch, phải có một mối thông công của những người tin vào việc sống đời sống tin kính. Mỗi Cơ Đốc nhân phải khám phá trách nhiệm cá nhân đối với Đức Chúa Trời, đối với chính họ và đối với những ai quan sát đời sống của Cơ Đốc nhân. Hãy xem kinh nghiệm của Giô-sép tại nhà Phô-ti-pha được chép trong Sáng-thế ký 39. Khi bị vợ Phô-ti-pha cám dỗ phạm vào một hành vi trái luân lý, Giô-sép đã nói, “Thế nào tôi dám làm điều đại ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao?” Ông cũng cảm thấy một trách nhiệm đối với Phô-ti-pha và những người khác, cũng như chính bản thân mình. Cũng hãy xem trong ICo1Cr 5:1-13; 8:1-13, và trong CoCl 3:1-2.Thật thú vị khi thấy rằng những người bên ngoài Hội Thánh mong đợi những tín hữu thể hiện đời sống tin kính của mình. Hết lần này sang lần khác, ước muốn đó được thể hiện qua lời nói cũng như qua sách vở.Trong các quốc gia phát triển, một Cơ Đốc nhân mới thường không được trở thành một thuộc viên Hội Thánh cho đến khi anh ta đã sống đời sống Cơ Đốc qua khoảng thời gian thử thách. Khi đã chứng minh bằng đời sống thay đổi của mình rằng anh ta có một kinh nghiệm cải đạo thật sự, khi đó anh ta có thể hiệp nhất với Hội Thánh. Trong suốt thời kỳ những người Cộng Sản cai trị ở Đông Âu, một người mới cải đạo cần phải làm chứng để xác nhận rằng anh hay chị ta là một Cơ Đốc nhân thật và được chứng thực bởi một lối sống được thay đổi. Sau đó thì người đó mới được phép chịu Báp-têm và hiệp nhất với Hội Thánh.Một điều rõ ràng là chúng ta không có cùng những hoàn cảnh khó khăn như nhau. Nhưng chúng ta có cùng một Phúc Âm. Chúng ta có cùng một Chúa. Chúng ta cần những đời sống được biến đổi làm tiêu chuẩn cho tư cách thuộc viên Hội Thánh vì đó là Cơ Đốc giáo Tân Ước.

Sự tiếp nhận vào Hội Thánh Khi bốn tiêu chuẩn nói trên đã được đáp ứng, một Hội Thánh sẽ biểu quyết tiếp nhận cá nhân đó với tư cách là hội viên của mình. Tư cách hội viên trong một Hội

Thánh địa phương, như được bày tỏ trong Thánh Kinh Tân Ước, là hoàn toàn tự nguyện cả về hai phía, cá nhân người có tư cách đó và Hội Thánh. Cá nhân đó có thể gia nhập hoặc cũng có thể không tùy thuộc vào niềm tin và quyết định của anh/chị ấy. Cũng như thế, Hội Thánh có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận người muốn gia nhập.Các tín hữu Báp-tít tin rằng những tín hữu phải là một phần của Hội Thánh địa phương để làm thành ý muốn của Chúa, nhưng đây là một vấn đề mang tính chất tự nguyện vì mỗi tín hữu phải thực hiện quyết định của mình. Khi Hội Thánh địa phương lựa chọn quyết định của mình, Hội Thánh lựa chọn dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn đã được đề cập đến ở trên. Nếu một người chứng tỏ rằng mình đã đáp ứng được những tiêu chuẩn đó, thì anh/chị ấy sẽ được nhận vào Hội Thánh.Một người khi đã trở thành thuộc viên của một Hội Thánh Báp-tít thường có thể được chuyển sang một Hội Thánh Báp-tít khác qua thư giới thiệu của Hội Thánh. Tức là người đó sẽ được nhận một lá thư chuyển hội và lời giới thiệu để anh ta có thể đến gia nhập vào một Hội Thánh Báp-tít khác. Nhưng nhiều Hội Thánh ngày nay đòi hỏi sự tuyên xưng đức tin ngay cả từ những người đến gia nhập bằng thư giới thiệu. Điều này là cần thiết vì đôi lúc các thuộc viên Hội Thánh chưa thực sự có kinh nghiệm cải đạo.Rồi một lần nữa, một người có thể hiệp nhất bằng kinh nghiệm. Điều này có nghĩa là cá nhân đó đã được Báp-têm theo phương thức của Thánh Kinh Tân Ước, nhưng đây không phải là một thành viên của Hội Thánh Báp-tít hay của bất kỳ Hội Thánh nào. Anh ta đến trên nền tảng sự tuyên xưng đức tin của mình nơi Đấng Christ.Số hội viên của Hội Thánh được hình thành bởi những người đã có một kinh nghiệm cải đạo, những người đã tuyên xưng đức tin, thể hiện đức tin của mình qua việc chịu Báp-têm, và hiện đang sống một đời sống Cơ Đốc. Mỗi ứng cử viên phải được Hội Thánh biểu quyết tiếp nhận vào số hội viên địa phương của mình. Hội Thánh địa phương là Hội Thánh của Đấng Christ. Dầu có những giới hạn và những thất bại đi nữa, nó vẫn là Hội Thánh của Ngài. Được làm một phần của Hội đó là một đặc ân cao cả, và cũng là một trách nhiệm lớn lao.

Báp-têm: Thể hiện đức tin và sự vâng phục của chúng ta

Nghi lễ là một phần nhu cầu và kinh nghiệm của con người. Loài người tạo nên các nghi thức và các nghi lễ của riêng mình khi họ chưa có bất cứ nghi lễ nào. Chúa là Đấng tạo dựng chúng ta biết những sự khao khát, ước muốn và nhu cầu của chúng ta. Ngài đã tạo dựng chúng ta cách này. Ngài biết điều gì là cần thiết cho chức năng thuộc linh phù hợp với mỗi chúng ta là loài người. Vì lý do đó, Ngài ban cho chúng ta những nghi lễ đơn giản nhưng đầy ý nghĩa vốn thể hiện những lẽ thật sâu thẳm. Trong một ý nghĩa rất thực, những nghi lễ này trở thành các bài giảng không

lời. Không cần phải nói một lời nào. Các nghi thức tự chúng gợi nên các lẽ thật.Thánh Kinh Tân Ước chỉ rõ hai thánh lễ cho Hội Thánh: thánh lễ Báp-têm và thánh lễ Tiệc Thánh. Thánh lễ Báp-têm chỉ được mỗi cá nhân thực hiện một lần, trong khi đó thánh lễ Tiệc Thánh được thực hiện thường xuyên. Trogn chương này chúng ta sẽ xem xét thánh lễ Báp-têm, thánh lễ đầu tiên trong đời sống một Cơ Đốc nhân. (Tôi không dùng từ này với ý nghĩa là khai sinh một người nào đó trong xã hội, dầu rằng tình trạng thuộc viên trong một Hội Thánh địa phương thường theo sau đó.)Nhiều Hội Thánh sử dụng cụm từ “bí tích” (sacrament) thay vì thánh lễ. Đa số các tín hữu Báp-tít tránh dùng từ “bí tích”. Chúng tôi thích từ “thánh lễ” hơn vì nó thể hiện những nghi thức bên ngoài, được chính Chúa “ban hành”, để tượng trưng cho một kinh nghiệm thuộc linh bên trong.Đối với nhiều người, “bí tích” gợi đến việc Đức Chúa Trời làm một điều gì đó cho một cá nhân nào có liên quan, bất chấp niềm tin hay sự hiểu biết thuộc linh của người đó. Từ “bí tích” có nguồn gốc tà chữ sacramentum, có nghĩa là lời thề trung thành với chỉ huy của mình ngay cả cho tới chết của quân lính La-mã. Nếu từ này vẫn còn mang ý nghĩa như vậy, thì chúng tôi cũng không phản đối cách dùng nó ngày hôm nay; vì chúng tôi tin rằng lễ Báp-têm và lễ Tiệc Thánh là các thánh lễ với ý nghĩa là lời thề trung thành với Đấng Christ, Chúa chúng ta.Khi trở về với Thánh Kinh Tân Ước, chúng ta thấy hai thánh lễ này rất đơn giản về hình thức và rất hàm súc về ý nghĩa, chúng tôi không hề muốn thay đổi chúng. Chúng không chỉ là những dấu hiệu thấy được; chúng còn cống hiến những cơ hội để khiến di sản thuộc linh của chúng ta trong Đấng Christ trở nên sinh động hơn.

Ý nghĩa của Báp-têm Đa số người biết những tín hữu Báp-tít tin rằng sự dìm mình vào nước là phương thức (kiểu mẫu) thật sự của lễ Báp-têm. Một ai đó hỏi, “Tại sao Kinh Thánh không nói dìm mình nếu như đó là ý nghĩa thật của lễ Báp-têm?” Đó chính xác là điều Kinh Thánh nói! Từ Báp-têm không phải là một từ gốc Anh. Nó là một từ Hy Lạp bị Anh hóa - nó được chuyển tự từ chữ Baptizo trong tiếng Hy Lạp. Bản Kinh Thánh tiếng Anh của chúng ta, đôi lúc được gọi là Bản Nhuận Chánh (Authorized Version), được dịch tại Anh quốc năm 1611 dưới sự hướng dẫn của vua James. Lúc đó Hội Thánh đã đang thực hiện các nghi thức Báp-têm khác thay vì dìm mình vào nước. Vì thế, để tránh sự xung đột, các học giả đã không dịch từ baptizo. Họ chỉ biến từ Hy Lạp này trở thành một từ tiếng Anh.Trong những ngày đầu tiên của các phong trào cải cách hiệp hội Kinh Thánh (Bible society movements), việc này đã gây nên một vấn đề. Những người tin rằng từ này phải được dịch trực tiếp từ sự chuyển tự đã hình thành các hiệp hội Kinh Thánh của riêng họ. Họ xuất bản và phát hành các bản dịch Kinh Thánh của riêng mình. Các chuyên gia về tiếng Hy Lạp nói gì về ý nghĩa của từ này? Chúng ta hãy cùng

xem xét năm quyển từ điển Hy Lạp nổi tiếng. Từ điển Hy Lạp cổ điển được Liddell và Scott, thuộc Hội Thánh của người Anh (Church of England men), viết (do Jones và McKenzie hiệu đính). Từ điển Thánh Kinh Tân Ước tiếng Hy Lạp (The New Testament Greek lexicon) được Thayer, một học giả của Hội Thánh Cộng Đồng (Congregational Church) biên soạn. Từ điển các khái niệm thần học tiếng Hy Lạp được một người thuộc Hội Thánh Lutheran Đức (German Lutheran) có tên là Cremer viết. Từ điển Hy Lạp của Bauer cũng thuộc Hội Thánh Lutheran, được Arndt và Gingrich dịch. Công trình nghiên cứu tại Kittel, quyển 1, do Oeple thực hiện, ông cũng là một người theo phái Lutheran. Tất cả những người này đồng ý với nhau rằng từ Baptizo có nghĩa là nhúng, trầm mình, dìm hay chôn vùi.Thomas J. Conant trong quyển sách của mình, Meaning and Use of Baptizein (tạm dịch là Ý nghĩa và cách dùng từ Báp-têm), đã tóm tắt phần nghiên cứu về cách dùng từ đó xuyên suốt lịch sử văn chương Hy Lạp bằng những lời sau: “Nói tóm lại, từ này đã giữ được ý nghĩa nền tảng của mình mà không hề thay đổi. Từ thời kỳ đầu tiên của văn chương Hy Lạp cho đến lúc nó kết thúc, một khoảng thời gian chừng 2000 năm, không thể tìm thấy một ví dụ nào chứng minh rằng từ này có một ý nghĩa nào khác.Từ “rảy nước” hay “xối nước” không hề được dùng trong Thánh Kinh Tân Ước để nói đến Báp-têm. Điều này đã hấp dẫn các học giả của mọi hệ phái đến chỗ thừa nhận rằng trong ý nghĩa gốc và trong cách Tân Ước sử dụng từ này, Báp-têm nghĩa là sự dìm mình vào nước. Martin Luther đã nói, “Báp-têm là một từ Hy Lạp. Nó có thể được hiểu là sự nhúng (dipping), khi chúng ta nhúng một cái gì đó vào nước, vật đó hoàn toàn bị nước bao phủ.” Một nhà cải chánh Tin Lành khác, John Calvin, nói: “Từ ‘Báp-têm’ đồng nghĩa với từ nhúng mình vào nước; và nghi thức nhúng mình vào nước đã được Hội Thánh cổ xưa thực hiện.” Brenner, một người Công Giáo La-mã, đã nói, “Trong 1300 năm Báp-têm nhìn chung và thường là sự nhúng mình một người nào đó vào trong nước, và chỉ trong những trường hợp ngoại lệ mới rảy hay xối nước lên người. Điều này về sau càng gây tranh cãi nhiều hơn nữa khi kể nó là một phương thức Báp-têm, nó đã bị cự tuyệt, thậm chí nghiêm cấm.” Các nhà thần học khác cũng có thể được trích dẫn ra đây, nhưng như thế này cũng đủ cho chúng ta thấy rõ sự chấp nhận rộng rãi của ý nghĩa của từ Báp-têm.Rồi chúng ta lại hỏi, “Làm thế nào và khi nào thì việc rảy nước trở thành một phương thức Báp-têm?” Cách thức này xuất hiện vì người ta đi đến chỗ cảm thấy rằng có một cái gì đó thần kỳ về Báp-têm - rằng nó mang sự cứu rỗi đến cho người nhận lễ. Quan niệm này hoàn toàn không có trong Kinh Thánh, nhưng nếu đó là niềm tin của bạn, một người chết trước khi được làm Báp-têm sẽ bị hư mất. Một người bệnh hay bị thương thì không thể nhúng mình vào nước vì tình trạng sức khỏe của mình, nhưng nếu Báp-têm là cần thiết cho sự cứu rỗi, anh ta sẽ bị hư mất đời đời nếu anh ta qua đời (trước khi chịu Báp-têm). Vì thế, sự rảy nước mới bắt đầu được thực hiện.

Những trường hợp báp-têm bằng cách rảy nước có vẻ như xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 3 sau Chúa, nhưng chỉ thỉnh thoảng nó mới được áp dụng mà thôi, mãi cho đến thế kỷ 14 khi mà quyền chọn lựa giữa việc rảy nước hay nhúng mình vào nước được công nhận chính thức. Cho đến năm 1644 thì Hội Thánh Anh quốc mới chấp nhận việc rảy nước bởi sự biểu quyết của Nghị viện. Một năm trước nó đã được biểu quyết thuận và được Liên Đoàn các Nhà Thần học (Assembly of Divines) đệ trình lên quốc hội. Số phiếu thuận cho việc rảy nước là 24/25!Trước khi chúng ta kết thúc phần ý nghĩa của từ Báp-têm, chúng ta cũng phải đề cập đến những người tin rằng Báp-têm bằng nước không thuộc về thời đại này. Đây là chỗ của những người phóng khoáng, là những người đã tách khỏi nhiều nguyên tắc cơ bản của Phúc Âm, và không chấp nhận Thánh Kinh Tân Ước là thẩm quyền dẫn dắt các hoạt động Hội Thánh. Nhưng đây cũng là quan điểm của một số người chấp nhận thẩm quyền của Tân Ước. Những người này tin rằng Báp-têm duy nhất có ý nghĩa ngày nay là Báp-têm của Thánh Linh. Họ đi theo sự dạy dỗ của E.W. Bullinger. Bullinger đã truyền bá một hệ thống nghiên cứu Kinh Thánh vốn phá vỡ sự hiệp nhất của Lời của Đức Chúa Trời. Hệ thống này hoàn toàn không có lý do xác đáng.Trong cái nhìn của những quan điểm khác nhau về từ này, thật hữu ích cho chúng ta khi xem xét một sự nghiên cứu về cách dùng từ “Báp-têm” trong Thánh Kinh Tân Ước. Từ này xuất hiện 99 lần với nhiều hình thức khác nhau, ngoại trừ lúc nó được dùng như tên riêng, Giăng Báp-tít. Đôi lúc chữ này xuất hiện vài lần trong một hay hai câu. Tất cả những chữ này đã được đếm. 15 lần nó được dùng với nghĩa bóng. 14 trong số những lần này đề cập đến những điều đau khổ Đấng Christ phải chịu đựng khi Ngài ngập chìm trong sự thương khó vì mang vác tội lỗi của cả thế gian lên thánh giá. Những lần khác ám chỉ việc dân Y-sơ-ra-ên băng qua Biển Đỏ dưới sự lãnh đạo của Môi-se. 7 lần nó được dùng để nói đến sự Báp-têm của Thánh Linh, và bốn trong số bảy lần này ám chỉ việc Đấng Christ làm Báp-têm bằng Thánh Linh Ngài. Còn lại 77 lần từ này được sử dụng để nói đến việc Báp-têm bằng nước. Chỉ có ba trong số 77 lần này có thể xem là Báp-têm Thánh Linh ngay cả bằng sự giải nghĩa gượng ép.Vì thế, có một nguyên tắc tốt để noi theo, đó là: cả Kinh Thánh đều nói về Báp-têm bằng nước trừ khi nào sự Báp-têm bằng Thánh Linh được xác định rõ ràng.

Tính biểu tượng của Báp-têm Các thánh lễ là những biểu tượng bên ngoài của kinh nghiệm thuộc linh bên trong. Báp-têm vẽ lên chân dung khởi đầu của đời sống thuộc linh của một Cơ Đốc nhân. Vẽ lên như thế nào? Hãy đọc RoRm 6:1-10 và CoCl 2:12. Trước hết, Báp-têm mô tả việc người tín hữu đồng nhất với Đấng Christ, Đấng đã bị đóng đinh, chôn và đã sống lại vì sự cứu rỗi của người Cơ Đốc. Sự cứu rỗi là kết quả của những gì Đấng Christ đã hoàn thành bởi sự chết của Ngài. Báp-têm thể hiện một cách biểu tượng

và công khai những điều đã diễn ra trong một đời sống được biến đổi, và hơn nữa nó thể hiện một sự thuận phục mới đối với Đấng Christ. Đã từng có lần cá nhân đó làm theo thế gian và các hoạt động của nó. Bây giờ Đấng Christ là chủ đích lòng trung thành của anh ta.Trong ICo1Cr 10:2, Kinh Thánh chép: “(Họ) chịu Môi-se làm phép Báp-têm trong đám mây và dưới biển.” Điều này minh họa cho điều chúng ta đang nói về sự giống nhau và sự trung thành. Báp-têm là một sự thể hiện lòng trung thành với một người chủ. Trong bức tranh minh họa này, dân Y-sơ-ra-ên đã đi theo Môi-se, người lãnh đạo của họ. Điều này cũng đúng với sự Báp-têm của Cơ Đốc nhân trong sự trung thành với Đức Chúa Jêsus Christ. Vì Báp-têm là một sự thể hiện sinh động của lòng trung thành, hầu như tất cả các hệ phái đều sử dụng hình thức Báp-têm dìm mình vào nước trong các công tác hải ngoại của họ.Thứ hai, Báp-têm tượng trưng cho đời sống mới của tín hữu. Người tín hữu phải xem chính mình như là đã chết đối với tội lỗi. Báp-têm mô tả rõ ràng kinh nghiệm này khi người tín hữu được chôn trong nước và ra khỏi nước. Anh ta được chôn đối với đời sống cũ và được sống lại trong đời mới, vốn là một kinh nghiệm thuộc linh đối với anh ta. IICo 2Cr 5:17 có chép: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, này mọi sự đều trở nên mới.” Cũng hãy đọc trong GaGl 2:20. Sự mai táng thuộc thể cắt đứt mọi sợi dây trói buộc một người với sự sống đời này. Đối với sự sống thuộc linh cũng vậy. Khi một người trở thành một Cơ Đốc nhân, bởi đức tin anh ta đã chết và được chôn đối với đời sống tội lỗi hiện tại và được sống lại trong đời mới trong Đấng Christ. Người ấy có được một loạt các giá trị mới cho cuộc sống. Không có một hình thức Báp-têm nào khác có thể minh họa kinh nghiệm này.Thứ ba, Báp-têm vẽ nên sự được làm cho vinh hiển của tín hữu. Có một cái nhìn hướng về phía trước liên quan đến biểu tượng này. Ngày mà mọi người thảy đều sống lại đang đến gần, và Báp-têm nói một cách mạnh mẽ rằng chúng ta tin nơi tính thực tế của sự sống lại này. Sự chết là kẻ thù cuối cùng của sự sống, nhưng nó đã bị Đấng Christ chinh phục bởi chính sự phục sinh của Ngài. Bởi đức tin nơi Ngài, chúng ta cũng có thể chiến thắng cái chết và dự phần vào sự sống lại. Hãy đọc ICo1Cr 15:26, 55-57. Chôn mình trong nước là phương pháp hoàn hảo duy nhất để vẽ nên những lẽ thật này.Ý nghĩa tính biểu tượng của Báp-têm được minh họa bởi kinh nghiệm của một người trong Hội Thánh tôi đã chăn bầy. Người đàn ông này yêu Chúa. Dù rằng rất năng nỗ trong Hội Thánh, nhưng anh ta chưa phải là một thuộc viên lúc tôi đến. Anh thuộc về một Hội Thánh của một hệ phái khác vốn công bố Phúc Âm, nhưng không nhấn mạnh đến nghi thức trầm mình của lễ Báp-têm. Từ khi còn nhỏ, anh ta đã được rảy nước. Cùng với những người khác trong Hội Thánh, anh bắt đầu nghiên cứu Kinh Thánh cách nghiêm túc sau khi anh tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình. Từ sự nghiên cứu này, anh đi đến chỗ kết luận rằng Báp-têm

phải theo sau đức tin nơi Đấng Christ. Vào mùa hè nọ, một nhóm người trong Hội Thánh đó đi xuống một con sông và được Báp-têm. Người đàn ông này và vợ của mình muốn được Báp-têm, nhưng tình trạng cơ thể không cho phép. Thời gian trôi qua, và đôi vợ chồng này vẫn ao ước thể hiện đức tin của họ nơi Đấng Christ bằng Báp-têm. Họ lý luận rằng lượng nước bao nhiêu cũng không có gì khác biệt, thế là họ chịu Báp-têm bằng cách rảy nước lần thứ hai như là lời xác nhận niềm tin của họ nơi Đấng Christ.Rồi họ đến vùng chúng tôi và trở thành những người rất tích cực trong công việc Hội Thánh. Họ đã không thể trở thành các thuộc viên vì họ chưa được làm Báp-têm bằng phương pháp nhúng mình dìm xuống nước. Họ đã phải trải qua một cuộc tranh chiến thuộc linh thực sự vì vấn đề này. Cuối cùng, trong việc nghiên cứu và cầu nguyện về Báp-têm, họ nhận ra rằng họ đã không làm trọn được ý nghĩa biểu tượng hàm chứa trong Báp-têm, và họ đã chịu Báp-têm bằng cách dìm mình trong nước.

Ứng viên chịu Báp-têm Dùng từ “ứng viên” tôi muốn nói đến những người có đủ phẩm chất để chịu Báp-têm. Một số người nói rằng những tín hữu Báp-tít chỉ tin sự Báp-têm cho người lớn thôi. Điều này không đúng vì chúng tôi cũng làm Báp-têm cho một số trẻ em. Một đứa trẻ đủ lớn để có thể hiểu Phúc Âm và tin nơi Đấng Christ có thể được làm Báp-têm. Tuy nhiên, việc này rất cẩn thận. Đứa trẻ phải đủ lớn để hiểu rõ ràng và tự nguyện lựa chọn việc chịu Báp-têm. Nguyên tắc Tân Ước là một người phải trở thành một tín hữu trước khi chịu Báp-têm. Hãy đọc những phân đoạn đề cập đến Báp-têm trong Thánh Kinh Tân Ước. Sau đây là một số các phân đoạn đó: Cong Cv 2:41; 8:12-13, 36-37; 9:18.Những tiêu chuẩn này có loại trừ việc Báp-têm cho trẻ sơ sinh không? Dĩ nhiên rồi. Không hề có sự Báp-têm cho trẻ sơ sinh nào được chép trong Thánh Kinh Tân Ước. Một số người đã cố gắng sử dụng Kinh Thánh để đề cập đến cái gọi là “Báp-têm cả nhà” (household baptisim) như một bằng chứng cho sự Báp-têm trẻ sơ sinh. “Sự Báp-têm cả nhà” được đề cập đến 5 lần: 1) Cọt-nây trong 10:47-48 2) Ly-đi trong 16:15 3) Người đề lao thành Phi-líp trong 16:31-33 4) Cơ-rít-bu trong 18:8 và 5) Sê-pha-na trong ICo1Cr 1:16. Việc nghiên cứu những phân đoạn Kinh Thánh này cho thấy rằng nó chẳng nói gì đến các trẻ sơ sinh hay ngay cả trẻ em. Thậm chí chúng ta cũng chẳng biết chắc liệu Ly-đi có lập gia đình chưa. Cả nhà trong thời đó bao gồm hết thảy mọi người sống trong nhà đó, tính cả những người giúp việc. Việc nghiên cứu các phân đoạn này trong văn mạch xác định rằng đức tin trong Đấng Christ là điều kiện tiên quyết cho mỗi người trong gia đình.Giáo Hội Công Giáo La-mã rảy nước lên các bé sơ sinh như là làm Báp-têm cho chúng. Nhưng tổng giám mục Hughes, một người Công Giáo La-mã, đã nói: “Trong Kinh Thánh không hề có một lần nào ghi lại dù chỉ một bé sơ sinh được

Báp-têm; vì thế, những người Tin Lành đã không chấp nhận việc làm Báp-têm cho các bé sơ sinh dựa trên những nguyên tắc của riêng họ, Kinh Thánh là nguyên tắc duy nhất cho đức tin và nghi lễ của họ, và việc làm Báp-têm cho các bé sơ sinh đó hoàn toàn không có cơ sở Thánh Kinh.” Giáo Hội Công Giáo La-mã có thể kiên định trong cách áp dụng phương thức rảy nước khi làm Báp-têm chỉ vì nó coi trọng truyền thống của chính mình và kể đó là thẩm quyền cho các hoạt động của mình.Phần Kinh Thánh thường được dùng để ủng hộ cho việc làm Báp-têm trẻ sơ sinh là Mat Mt 18:1-10 và 19:13-15 (các phân đoạn Kinh Thánh ghi lại việc Đức Chúa Jêsus ban phước cho các em nhỏ). Các phân đoạn Kinh Thánh này chẳng hề nói gì đến Báp-têm hay sự cứu rỗi. Thậm chí chúng chẳng đề cập đến việc các trẻ em này là những trẻ sơ sinh. Nếu Chúa chúng ta đã đang dạy về việc Báp-têm cho những trẻ nhỏ, thì các môn đồ đã không bao giờ quở trách cha mẹ của chúng vì cớ đã đem chúng đến cho Ngài. Nếu điều này có liên quan đến sự cứu rỗi, các môn đồ sẽ sẵn lòng vui vẻ chào mừng các ông bố bà mẹ và con cái của họ.Đức tin nơi Đấng Christ phải đi trước Báp-têm. Nếu Báp-têm là cần thiết cho sự cứu rỗi, thì phải có đủ các ý muốn của người khác cộng với ý muốn của tội nhân và của Đức Chúa Trời. Điều này xung đột nghiêm trọng với giáo lý của Tân Ước về sự cứu rỗi.Một câu hỏi nữa liên quan đến Báp-têm: Về việc làm Báp-têm lại thì sao? Nói một cách ngắn gọn: nó có thể được lập lại chỉ khi biểu tượng đó đã không thể hiện đúng tình trạng cá nhân chịu Báp-têm lần đầu. Nói cách khác, nếu một cá nhân không thực sự là một con cái của Đức Chúa Trời trong lần chịu Báp-têm đầu tiên, thì sự thể hiện ra bên ngoài đó có thể được lập lại.

Bổn phận khi chịu Báp-têm Vì sự cứu rỗi vốn là bởi đức tin và chỉ bởi đức tin thôi, nên có một số người tin rằng Báp-têm là không cần thiết. Đấng Christ có bao giờ ban phát một mạng lệnh không cần thiết không? Một thanh niên hỏi một sinh viên đang chuẩn bị bước vào chức vụ, “Tại sao tín hữu Báp-tít các anh lại hết sức nhấn mạnh một nghi lễ vốn chẳng cứu rỗi được ai?”Sinh viên đó đáp lời, “Nếu đó là một điều kiện cho sự cứu rỗi, bạn có làm nó theo cách của những tín hữu Báp-tít kh_ông?”“Ngay lập tức,” chàng thanh niên đáp.“Thế thì,” người sinh viên trả lời, “đây dường như là quan điểm của anh: để thỏa đáp những điều anh thích, anh sẵn sàng vâng lời Đức Chúa Trời, nhưng anh không vì cớ Đấng Christ, Đấng đã ban mạng lệnh cho việc này mà vâng lời Chúa.”Nếu Báp-têm vô nghĩa, thì tại sao lại không thực hiện nó với bất kỳ hình thức nào cũng được? Nếu Báp-têm có một ý nghĩa nào đó, tại sao lại không thực hiện theo đúng phương cách?Hãy đọc Đại Mạng Lệnh Chúa chúng ta ban phát trong Mat Mt 28:19-20. Có dấu

hiệu nào cho thấy nó đã bị hủy bỏ không? Nếu không, thì chúng ta được mạng lệnh là phải làm Báp-têm cho những người đã tin Chúa. Hãy đọc trong Cong Cv 2:38. Nhiều người cải đạo sau bài giảng Ngũ Tuần của Phi-e-rơ đã hỏi họ phải làm gì. Lời đáp của Phi-e-rơ bao gồm cả sự ăn năn và Báp-têm. Hãy đọc lời chứng của Phao-lô trong 22:16. Đối với sứ đồ này, Báp-têm là một bổn phận.Đức Chúa Jêsus không chỉ ban lệnh là phải chịu Báp-têm, nhưng chính Ngài cũng thực hiện điều đó (Mat Mt 3:13-17). Điều này chắc chắn là không cần thiết cho Ngài, vì sự Báp-têm của Giăng Báp-tít là sự Báp-têm của lòng ăn năn. Đức Chúa Jêsus không cần phải ăn năn vì Ngài chẳng bao giờ phạm tội, nhưng Ngài kể mình ngang hàng với loài người tội lỗi vốn cần sự ăn năn. Việc làm này cũng báo trước sự chết, sự chôn và sống lại của Ngài. Nếu Ngài đã sẵn lòng, dầu đó là điều không cần thiết, tại sao chúng ta lại không sẵn lòng?

Tiệc Thánh: Một sự chết để tưởng nhớ

Giá trị của thánh lễ là làm chói sáng những lẽ thật và các ý tưởng thông qua những hình ảnh rõ ràng. Một số trong số những nghi thức này là các biến cố một lần. Những cái khác là các biến cố được lập lại. Các biến cố được lập lại là cần thiết để giúp chúng ta khỏi quên đi hay thờ ơ trước những lẽ thật đầy ý nghĩa để sống hiệu quả. Đó là lý do cho việc thường xuyên thực hiện thánh lễ Tiệc Thánh, do chính Chúa chúng ta thiết lập.Trong chương trước chúng ta đã ghi nhận chỉ có hai thánh lễ trong Thánh Kinh Tân Ước: thánh lễ Báp-têm và thánh lễ Tiệc Thánh. Cả hai đều nói đến sự chết của Đấng Christ, nhưng mỗi thánh lễ thể hiện một phương diện khác nhau cách sự chết của Ngài ảnh hưởng trên các Cơ Đốc nhân. Báp-têm cho thấy rằng chúng ta ở trong Đấng Christ do kết quả của sự chết của Ngài, trong khi Tiệc Thánh cho chúng ta biết rằng Đấng Christ đang ở trong chúng ta bởi chính sự chết của Ngài.Báp-têm tượng trưng cho sự khởi đầu của đời sống Cơ Đốc và Tiệc Thánh tượng trưng cho sự liên tục của đời sống Cơ Đốc. Báp-têm miêu tả sự tái sanh của con cái Đức Chúa Trời trong khi Tiệc Thánh hình dung sự thánh hóa hay sự tăng trưởng của tín hữu trong nếp sống thánh khiết. Báp-têm chứng thực cho việc khai sinh của con cái Đức Chúa Trời và Tiệc Thánh xác nhận cho sự tiến triển của họ. Khi chúng ta xem xét những mối quan hệ này, các thánh lễ trở nên quan trọng hơn trong suy nghĩ của chúng ta.

Ý nghĩa của lễ Tiệc Thánh Trong Thánh Kinh Tân Ước, chúng ta thấy Tiệc Thánh ít được nhắc đến như Báp-têm. Điều này có thể làm cho một số người ngạc nhiên. Những chỗ đề cập cách rõ ràng đến Tiệc Thánh là ở trong Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca, và trong I Cô-rinh-tô 10 và 11.

Trong Giăng 6, Đức Chúa Jêsus phán Ngài là bánh sự sống. Ngài cũng thêm rằng việc ăn thịt và uống huyết Ngài để có sự sống là cần thiết, nhưng đây không phải là sự ám chỉ trực tiếp đến lễ Tiệc Thánh. Trong Cong Cv 2:42, 46 chúng ta thấy các sứ đồ bẻ bánh thông công với nhau. Điều này có thể ám chỉ sự tiếp nhận lễ Tiệc Thánh, nhưng không nhất thiết phải như vậy. Câu “Còn ở nhà, thì (họ) bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà...” có thể chỉ diễn tả một tình thông công đẹp đẽ. 20:7 ghi lại rằng các sứ đồ bẻ bánh vào ngày đầu tiên của tuần lễ. Đây có thể là lễ Tiệc Thánh, nhưng một lần nữa chúng ta cũng không thể chắc chắn về điều này. Chỉ có những chỗ này trong Thánh Kinh Tân Ước ghi lại sự bẻ bánh hằng tuần mà thôi.Việc có ít chỗ ghi nhận cũng không làm giảm đi ý nghĩa của thánh lễ. Nó đã được Chúa chúng ta thiết lập. Ngài đã đặc biệt phán, “Hãy làm điều này để nhớ ta.” Các Cơ Đốc nhân tiếp tục duy trì thánh lễ này xuyên suốt thời kỳ đầu của lịch sử Hội Thánh. Nó khiến cho sự thông công của các tín hữu với Chúa và với nhau trở nên thiêng liêng.Lễ Tiệc Thánh được thiết lập vào buổi chiều tối trước khi Đức Chúa Jêsus chịu chết, trong thời gian Chúa Jêsus và các môn đồ đang dự lễ Vượt Qua. Tiệc Thánh thay thế lễ Vượt Qua. Bây giờ chúng ta cử hành thánh lễ của Ngài và sẽ tiếp tục “cho đến lúc Ngài đến.” Khi Chúa đến, tiệc thông công này sẽ được thay thế bằng Tiệc Cưới Chiên Con.Lễ Vượt Qua nhìn lại thời đại vinh hiển của sự giải cứu khỏi tình trạng nô lệ ở Ai Cập, và nó hướng tới sự đến của Nhà Tiên Tri thật của Đức Chúa Trời để giải phóng dân Ngài mãi mãi. Tiệc Thánh nhìn lại sự giải cứu khỏi tình trạng nô lệ cho tội lỗi thông qua sự chết của Đấng Christ trên thập giá, và nó hướng về sự tái lâm vinh hiển củaVua chiến thắng, là Đấng chiến thắng tội lỗi, ma quỷ và thế gian. Khi Đấng Christ đến Tiệc Cưới Chiên Con sẽ khiến chúng ta nhìn lại sự giải cứu khỏi thế gian và thân thể tội lỗi này cũng như hướng chúng ta đến cõi đời đời bất tận trong sự thông công với Chúa Vinh Hiển.Thánh lễ này thật ý nghĩa làm sao khi chúng ta nhận biết vị trí của nó trong chương trình tổng quát của Đức Chúa Trời!Bây giờ chúng ta hãy xem xét những gì được sử dụng trong lễ Tiệc Thánh - bánh và rượu nho. Mỗi cái đều quan trọng vì là biểu tượng cho công việc của Đấng Christ cho chúng ta. Bánh bị bẻ ra phác họa thân thể của Đức Chúa Jêsus đã bị vỡ tan để chúng ta có thể được toàn vẹn. Chén nước nho hay rượu nho nhắc chúng ta nhớ đến huyết của Ngài đổ ra vì tội lỗi chúng ta. Điều này là cần thiết vì, “không có sự đổ huyết thì không có sự tha thứ.”Khi chúng ta tham dự vào sự thông công của lễ Tiệc Thánh, Ngài ban phước để đáp lại sự vâng phục và đức tin của chúng ta. Tuy nhiên, chúng tôi không tin rằng thánh lễ này có tính bí tích (sacramental); tức là chúng tôi không tin rằng chỉ sự tham dự đó thôi cũng đã đem ân điển của Đức Chúa Trời đến cho chúng ta rồi.

Trong ánh sáng của niềm tin này, chúng ta phải hiểu quan điểm của các nhóm khác.Giáo Hội Công Giáo La-mã nắm giữ một quan điểm khác hẳn quan điểm của chúng ta. Hội đó tin vào “sự biến thể,” có nghĩa là bánh và rượu nho thực sự biến thành thân và huyết của Đấng Christ khi được thánh hóa (khiến nên thánh thông qua cầu nguyện) bởi linh mục. Chúng ta không thể chấp nhận quan điểm này vì vài lý do. Trước hết, quan điểm này gợi đến sự lập lại của sinh tế Đấng Christ. Một sách bổn của Công Giáo nói về việc bánh và rượu được biến hóa này như sau: “Để của tế lễ này cứ mãi được làm mới lại và được ghi nhớ trong Hội Thánh Ngài, Ngài ban cho con người quyền năng để làm điều Ngài đã làm. Mỗi ngày, ở mọi phần của thế giới, của lễ này của Đấng Christ được làm mới lại.” (Hãy đọc cùng với HeDt 10:12.) Thứ hai, nó trái ngược với bằng chứng của các giác quan con người. Các khoa học gia có thể dễ dàng chứng minh rằng các thức ăn và uống đó không thật sự biến thành thịt và huyết và khi nếm thử thì mùi vị nó cũng y như cũ. Thứ ba, điều này cũng khiến cho lời khẳng định của Chúa chúng ta trở nên vô lý khi Ngài thiết lập lễ Tiệc Thánh. Ngài nói, “Này là thân thể ta... Này là huyết ta.” Khi Ngài nói điều đó, Ngài đã đang ngồi giữa vòng các môn đồ mình. Không ai đọc phân đoạn này lại cảm thấy hợp lý để tin rằng các thức ăn và uống đó đã thực sự biến thành thịt và huyết (GiGa 6:63).Đấng Christ cũng đã có những lời khẳng định khác trong cùng một cách đó. Nhân một dịp nọ, Ngài phán rằng, “Ta là cánh cửa.” Ngài phán, “Ta là đường đi” và “Ta là gốc nho.” Không ai đọc những điều này rồi nghĩ rằng Ngài thình lình biến thành cánh cửa hay một gốc nho hay một con đường nào đấy. Những lời khẳng định của Ngài trong phòng cao cũng không xác định rằng bánh và rượu chuyển hóa thành thịt và huyết Ngài. Chúng ta phải hiểu những lời khẳng định đó trong văn mạch mà các lời đó được phán ra.Những quan điểm khác là sự chắp vá của chỉ một phần sự trở lại với giáo lý Thánh Kinh trong suốt thời kỳ Cải Chánh. Những người thuộc hệ phái Lutheran có một quan điểm mà đôi lúc được mô tả như là “sự biến thể.” Trong quan điểm này họ có ý nói rằng bánh và rượu không thật sự biến thành thân và huyết của Đấng Christ, nhưng thân và huyết của Ngài hiện diện “trong, với và dưới” (bánh và chén) khi một tín hữu cùng dự phần bánh và chén. Đó chỉ là sự cải sửa giáo lý Công Giáo La-mã mà thôi.Các tín hữu giáo hội Trưởng Lão và những tín hữu Tin Lành khác tin vào sự hiện diện kỳ diệu của Chúa trong thánh lễ. John Calvin đã nói, “Mọi người đều thật sự trở thành những người dự phần vào thực thể toàn hảo của thân và huyết của Đấng Christ.” Quan điểm đó đi xa hơn một niềm tin mang tính biểu tượng trong thánh lễ; nó có ý nói Chúa hiện diện một cách thuộc linh vì cớ sự hiện diện của lễ Tiệc Thánh. Tuy nhiên, Chúa hiện diện bất cứ nơi nào những người thuộc riêng về Ngài tụ họp lại với nhau. Dầu chúng ta nói về lễ Tiệc Thánh vốn mang tính biểu tượng,

điều đó cũng không làm giảm ý nghĩa cao sâu của nó. Chúng ta vâng phục mà nhận lãnh nó cách thường xuyên vì Chúa chúng ta đã thiết lập nó. Ơn phước đặc biệt của sự hiện diện của Đấng Christ trở thành của chúng ta vì chúng ta đang hành động bởi đức tin trong Ngài. Ân điển của Đức Chúa Trời không chỉ được ban cho thông qua bánh và chén, nhưng bởi mối quan hệ đức tin của chúng ta với Đấng Christ được tượng trưng bởi bánh và chén trong Bữa Tiệc.Khi được tiếp nhận thường xuyên, Tiệc Thánh thể hiện một cách biểu tượng nhu cầu cần được nuôi sống liên tục của chúng ta tùy thuộc vào Chúa. Chúng ta duy trì kinh nghiệm Cơ Đốc và lớn lên trong đời sống Cơ Đốc khi chúng ta tùy thuộc vào Chúa. Giống như chúng ta ăn và uống để duy trì sự sống vật lý, chúng ta cần phải gần gũi với Chúa hằng ngày cho sự tăng trưởng thuộc linh. Đó là lý do tại sao thánh lễ này được thường xuyên thực hiện trong các Hội Thánh Báp-tít.

Tính biểu tượng của lễ Tiệc Thánh Tiệc Thánh đại diện cho sự tưởng nhớ, thông công, sự tuyên bố và một giao ước.Trước hết, nghi lễ thiêng liêng này là sự tưởng nhớ một điều gì đó Đấng Christ đã làm cho chúng ta. Đức Chúa Jêsus phán, “Hãy làm điều này để nhớ ta.” Tất cả chúng ta đều có những bức tranh hay ảnh gợi cho chúng ta nhớ lại những niềm vui của sự thông công trước đó. Tiệc Thánh là một phương cách tượng trưng nhắc chúng ta nhớ lại những ơn phước lớn lao Chúa chúng ta đã hoàn tất cho chúng ta.Chúng ta được học nhiều điều từ các bài giảng. Chúng ta thấy các bức tranh của Đấng Christ trong những quyển Kinh Thánh cho trẻ em, dầu rằng không ai thực sự biết Chúa chúng ta trông ra sao khi Ngài sống tại trần gian. Chúng ta đọc Kinh Thánh và nhận lãnh sự dạy dỗ vốn liên tục đem đến các phước lành. Có tất cả những điều này rồi, nhưng vẫn còn một điều nữa chúng ta cần - và đó là điều được tìm thấy trong việc dự lễ Tiệc Thánh. Không điều gì có thể thay thế vị trí của Tiệc Thánh trong sự thờ phượng. Không dùng lời, nhưng nó nhắc chúng ta nhớ đến ý nghĩa sự chết của Đấng Christ cho chúng ta.Tiệc Thánh cũng phác họa một mối thông công. Sự thông công này bao gồm sự thông công với Chúa cũng như sự thông công với những tín hữu khác (ICo1Cr 10:16-17). Khi chúng ta ăn bánh được bẻ ra và uống nước trái nho, chúng ta thể hiện mối tương giao sống động với Chúa mà chúng ta đã kinh nghiệm rồi. Ngài ngự trong chúng ta bởi Thánh Linh của Ngài. Đó là một mối tương giao hết sức thân mật đến độ không thể mô tả bằng lời, nhưng Tiệc Thánh có thể mô tả nó.Sự thông công đó đòi hỏi lòng trung thành hết mực đối với Đấng Christ. Không thể có sự thông công giữa những thế lực thù địch. Một người không thể vừa trung thành với thế gian vừa trung thành với Chúa Jêsus Christ được. Khi chúng ta dự phần trong lễ Tiệc Thánh, chúng ta thể hiện lòng trung thành hoàn toàn của mình đối với Ngài.Một khía cạnh phụ thêm của sự thông công là mối quan hệ giữa tín hữu với tín

hữu. Lời Chúa phán, “Chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân.” Những ước muốn xấu xa giữa vòng các Cơ Đốc nhân trong khi đang dự Tiệc Thánh là sự vi phạm nghiêm trọng mối thông công thánh này. Những tội như vậy phải được xét đoán, xưng nhận ra và sửa sai, hoặc là Đức Chúa Trời sẽ đoán xét những người phạm tội. Sự thông công trong lễ Tiệc Thánh phải khiến chúng ta đặc biệt nhận thức được mối ràng buộc giữa chúng ta với những tín hữu khác. Nó khiến chúng ta nhận biết sâu sắc rằng chúng ta là một thân, vì thế tình yêu thương của tín hữu dành cho tín hữu phải vượt xa hơn những tình bạn thông thường.Tiệc Thánh cũng là một lời tuyên bố của Chúa chúng ta. Nó tuyên bố hay rao giảng sự chết của Chúa chúng ta cho đến lúc Ngài trở lại. Sứ đồ Phao-lô đã nói, “Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh này, uống chén này, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.” Sự dự phần chân thành trong Tiệc Thánh trở thành một lời chứng thật sự cho những người chưa tin khi họ quan sát thấy sự dự phần của chúng ta trong đó. Vì lý do này, nhiều mục sư mời gọi mỗi người đều ở trong phòng nhóm khi lễ Tiệc Thánh diễn ra. Dầu không được dự phần, những người chưa tin vẫn được mời ở lại để quan sát một bài học thực tiễn của công việc Chúa làm cho các tội nhân.Một mục sư nổi tiếng phục vụ trong một làng đại học đã nói rằng có nhiều sinh viên được Chúa chạm đến lòng mình thông qua lời chứng của thánh lễ Tiệc Thánh hơn là hầu hết các phương tiện khác trong công việc của Hội Thánh ông. Thánh lễ này là một sự rao giảng thật sự nếu chúng ta tin nơi Chúa và áp dụng nó cách đó.Tiệc Thánh của Chúa cũng tượng trưng cho một giao ước. Chúa chúng ta phán, “Đây là giao ước mới.” Chúng ta có tên của hai phần trong Kinh Thánh mình - Cựu Ước và Tân Ước đại diện cho giao ước cũ và giao ước mới. Giao ước cũ được thể hiện trong Lễ Vượt Qua, và bây giờ giao ước mới giữa người tín hữu và Cứu Chúa được mô tả trong Tiệc Thánh.Vì thế việc dự lễ Tiệc Thánh xác quyết một giao ước ràng buộc giữa người tín hữu và Chúa của mình. Giao ước này có một sự ràng buộc lớn hơn bất cứ loại giao ước hay chúc thư nào có thể làm được. Không một chúc thư nào có hiệu lực cho đến lúc người viết chúc thư hay những người có liên quan qua đời. Đức Chúa Jêsus đã chết và đổ huyết Ngài ra để đóng ấn trên giao ước giữa người tín hữu và chính Ngài. Vì thế, khi chúng ta tham dự thánh lễ Tiệc Thánh, chúng ta được nhắc nhở về giao ước ràng buộc này. Đấng Christ sẽ không bao giờ vi phạm phần của Ngài trong giao ước; và chúng ta không được vi phạm phần của chúng ta.Dầu thánh lễ này là một bổn phận trong hiện tại, nó hướng về một thời điểm khác. Chúng ta thực hiện nghi lễ này “cho đến lúc Ngài đến.” Ngài có thể đến bất cứ lúc nào. Mỗi lần chúng ta dự thánh lễ này trong sự thông công, chúng ta được nhắc nhở về sự sớm trở lại của Ngài. Chúng ta sẽ nói như Giăng, “A-men, lạy Đức Chúa Jêsus, xin hãy đến!” Khi chúng ta nói đến Tiệc Thánh như là một biểu tượng, đừng kết luận rằng điều nó gợi ra là không quan trọng. Tiệc Thánh có ý nghĩa rất sâu xa. Chúa ban Tiệc

Thánh và chúng ta nhận lãnh. Chúng ta không thể bỏ qua nó. Nó là một phần của kinh nghiệm Cơ Đốc của chúng ta.

Những người tham dự lễ Tiệc Thánh Khi chúng ta ngẫm nghĩ về ý nghĩa và tầm quan trọng của Tiệc Thánh, chúng ta không thể không biết ai là người đủ tư cách để tham dự. Một người chưa tin không thể nào trở thành một ứng viên nhận bánh và chén thông công, vốn đại diện cho thân đã vỡ tan và huyết đã đổ ra của Đức Chúa Jêsus cho tình trạng hư mất và tội lỗi của chúng ta. Chỉ những người đã tin nơi sự chết của Chúa Jêsus là vì cớ họ và đã tiếp nhận Ngài mới được dự phần. Nói cách khác, điều kiện tiên quyết chủ yếu cho sự dự phần vào lễ Tiệc Thánh là một kinh nghiệm đức tin thật nơi Đấng Christ.Một đòi hỏi thêm nữa đó là lối sống Cơ Đốc trật tự, đáng khen. Cần phải có sự hướng dẫn và quan tâm dành cho dân sự của Chúa để xét đoán xem mình có xứng đáng dự phần hay không. Một số người nhạy cảm sẽ thấy khó cầm lấy bánh, và chén vì họ chưa bao giờ cảm thấy xứng đáng cả. Những người khác sẽ đón nhận thánh lễ cách thiếu kỉnh kiềng và chỉ xem như đó là một biến cố khác trong sinh hoạt Hội Thánh. Họ sẽ không nghiêm túc suy nghĩ đến một đời sống tin kính. Vì có sự khó khăn trong việc quyết định xem ai nên dự thánh lễ này, Phao-lô đã viết cho Hội Thánh Cô-rinh-tô những hướng dẫn hữu ích.Tín hữu đòi hỏi phải tự xét đoán chính mình trước khi dự phần thông công (ICo1Cr 11:27-32). Các tín hữu không được tham dự “cách không xứng đáng.” Chúng ta hãy làm rõ điểm này. Điều này không có ý nói rằng ai đó trong chúng ta là không xứng đáng hay có thể không xứng đáng trong và về chính chúng ta để dự phần vào thánh lễ Tiệc Thánh. Nó có ý nói rằng chúng ta không được dự phần với một thái độ không xứng đáng. Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của thánh lễ này trong mối liên hệ tới sự chết của Đấng Christ. Ngài đã chết vì tội lỗi chúng ta. Thân Ngài nát tan, huyết Ngài đổ ra để chúng ta được toàn vẹn và được sự tha thứ. Tội lỗi đòi hỏi phải có sự xưng nhận. Chúng ta không thể thông công trong thánh lễ này với những tội lỗi chưa được xưng nhận trong đời sống mình và nhận lãnh ơn phước của Chúa. Phao-lô đã viết rằng một số người ngay cả có thể chết vì dự thánh lễ này mà không xét đoán tội lỗi của chính mình. Điều này rất nghiêm túc. Mặt khác, chúng ta phải giúp những cá nhân nhạy cảm, những người có thể chưa bao giờ cảm thấy mình xứng đáng dự phần. Một ứng viên cho lễ Tiệc Thánh phải là một tín hữu trong Đức Chúa Jêsus Christ, đang tìm kiếm để sống một đời sống tin kính. Là các cá nhân và các thành viên trong thân thể Đấng Christ, chúng ta phải chắc chắn rằng lẽ thật này luôn luôn được nhìn nhận trong những buổi thờ phượng thông công của chúng ta.Một số Hội Thánh chỉ cho phép những người là thành viên đã chịu Báp-têm trong Hội Thánh hay hệ phái được dự phần vào Tiệc Thánh. Có nhiều lý do cho những đòi hỏi đó. Buổi thờ phượng thông công là một thánh lễ của Hội Thánh. Nó thường được thực hiện trong một Hội Thánh địa phương. Hơn nữa, Báp-têm là một biến cố

một lần tượng trưng cho sự khởi đầu của đời sống Cơ Đốc, còn Tiệc Thánh tượng trưng cho sự tiếp tục của đời sống Cơ Đốc. Một người phải có sự khởi đầu của sự sống trước khi người đó có thể duy trì sự sống ấy. Cũng thật hợp lý khi có một thánh lễ tượng trưng cho sự tái sanh trước khi có một thánh lễ tượng trưng cho sự tăng trưởng.Đa số các Hội Thánh ngày nay thực hiện cái chúng tôi gọi là “thông công mở” (open communion) với những giới hạn nhất định. Những Hội Thánh này tin rằng tất cả những người biết Chúa Jêsus là Cứu Chúa và đang kiếm cách để sống cho Ngài nên được phép tham dự Tiệc Thánh. Có một vài lý do cho quan điểm này. Trước hết, không có sự xác định rõ ràng trong Thánh Kinh Tân Ước về việc Báp-têm là điều kiện tiên quyết cho sự dự phần vào thánh lễ Tiệc Thánh. Có lẽ mọi người tham dự thánh lễ Tiệc Thánh trong Hội Thánh đầu tiên đều đã được Báp-têm, nhưng Kinh Thánh không nói gì về một đòi hỏi đại loại như vậy.Thứ hai, Tiệc Thánh là bàn tiệc của Chúa. Nếu Ngài đã mời gọi một người vào trong sự cứu rỗi của mình, thì liệu chúng ta có thể ngăn cản một người đã được cứu khỏi bàn tiệc của Chúa dầu rằng người đó chưa được Báp-têm sao? Có thể là cá nhân đó đã chưa được dạy về phương thức Báp-têm trong Thánh Kinh Tân Ước. Có thể là anh ta không có đủ sức khỏe để chịu Báp-têm. Nhưng người đó vẫn là con của Chúa. Một tín hữu như vậy phải có quyền dự phần vào lễ Tiệc Thánh.Thứ ba, Tiệc Thánh là một biểu tượng. Đối với chúng ta, các thánh lễ là sự thể hiện mang tính biểu tượng của kinh nghiệm thuộc linh. Trật tự lý tưởng là Báp-têm đi trước sự dự phần vào lễ Tiệc Thánh, nhưng một biểu tượng thì khó có thể là điều kiện tiên quyết cho một biểu tượng khác nếu ứng viên đã trải qua kinh nghiệm thật của đời sống Cơ Đốc.Thứ tư, sự thông công khép kín sẽ vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của niềm tin Báp-tít, quyền mỗi cá nhân được tự do trực tiếp đến với Đức Chúa Trời. Dầu rằng Hội Thánh địa phương có quyền quyết định tư cách thuộc viên trong Hội Thánh mình để duy trì chuẩn mực của Hội Thánh và đòi hỏi sự Báp-têm bằng cách nhúng mình vào nước trước khi được trở thành thuộc viên chính thức, sự dự phần vào lễ Tiệc Thánh là trách nhiệm của cá nhân một khi các đòi hỏi của sự cứu rỗi và một đời sống Cơ Đốc có trật tự đã được thỏa đáp.Một số người e ngại rằng sự thông công mở sẽ dẫn đến tư cách hội viên mở, rằng những người chưa được Báp-têm bằng cách dìm mình vào nước sẽ được công nhận là thành viên của Hội Thánh địa phương. Để tháo gỡ nỗi lo này chúng ta phải tự nhắc nhở chính mình về mục đích của Hội Thánh địa phương, vốn là sự thông công, sự hướng dẫn và phục vụ. Để có hiệu quả trong những lĩnh vực này, tư cách thuộc viên sẽ bao gồm những tín hữu vâng phục. Một trong những mạng lệnh rõ ràng của Chúa chúng ta là làm Báp-têm cho mỗi tín hữu. Hội Thánh xao lãng việc này sẽ làm yếu đi sự phục vụ và chứng đạo của mình. Tín hữu vâng phục sẽ dự phần vào cả hai thánh lễ và đủ tư cách để được kể là thành viên trong sự thông

công với Hội Thánh địa phương.Robert Hall, một nhà lãnh đạo Báp-tít vĩ đại ở Anh trong thế kỷ vừa qua, đã viết về sự thông công mở như sau: “Hội Thánh muốn tránh bất cứ nhận thức sai lầm nào về phía quan điểm khác biệt của mình sẽ hạn chế tư cách thuộc viên cho những tín hữu Báp-tít, nhưng, vì bàn tiệc là của Chúa, điều này chứng tỏ rằng việc ngăn chận một ai đó có đức tin, vốn đã khiến chính họ thuộc về Ngài, khỏi nơi bàn tiệc không phải là một công việc của chúng ta, là những môn đồ của Ngài.” Trật tự lý tưởng là Báp-têm trước, nhưng không có bằng chứng cho thấy rằng đó phải là điều kiện tiên quyết để dự phần vào thánh lễ Tiệc Thánh.

Bổn phận chia sẻ trong lễ Tiệc Thánh Vì sự thông công này là một nghi lễ được chấp nhận của Hội Thánh đầu tiên, ta có thể hiểu rằng một mệnh lệnh đặc biệt của các sứ đồ là không cần thiết. Nhưng Chúa chúng ta đã phán với các sứ đồ của Ngài, “Hãy làm điều này để nhớ Ta.” Điều này có thể không phải là một lời khẩn thiết kêu gọi dự phần vào thánh lễ, nhưng nó xác định một bổn phận của tình yêu. Làm thế nào chúng ta lại không làm theo một điều gì đó có thể gợi nhớ bằng hình ảnh tình yêu thương Ngài dành cho chúng ta? Có ai trong chúng ta nghĩ đến chuyện hủy bỏ mọi tấm ảnh của những người chúng ta yêu thương đã qua đời không? Không. Nhưng, bằng cách nào đó, một số người trong chúng ta đang phá bỏ hình ảnh của Chúa trong việc thờ ơ với Tiệc Thánh.Thường thì Tiệc Thánh nên bao lâu mới tổ chức một lần? Đa số các Hội Thánh Báp-tít chúng tôi tổ chức một lần mỗi tháng. Nhưng Kinh Thánh không có nguyên tắc chỉ đạo nào cho việc này. Trong Công vụ 2 Kinh Thánh chép các tín hữu bẻ bánh mỗi ngày, dầu chúng ta không chắc rằng điều này ám chỉ đến Tiệc Thánh. Nếu đó là bữa ăn thông công, thì không có sự xác định nào cho thấy rằng Chúa chúng ta ban lệnh phải thực hiện thường xuyên đến thế.Một số người tin rằng Tiệc Thánh nên được thực hiện mỗi ngày khi có sự thờ phượng. Niềm tin này dựa vào Cong Cv 2:46, có lẽ phân đoạn này ám chỉ lễ Tiệc Thánh, dầu rằng chúng ta không thể nào biết chắc. Kinh Thánh cũng không nói rõ rằng các tín hữu thực hiện thánh lễ mỗi tuần. Có lẽ họ đã làm thế, nhưng điều đó không có tính bắt buộc. Thánh Kinh Tân Ước không có sự xác định rõ ràng về mức độ thường xuyên của việc dự phần vào thánh lễ này.Thật lúc nào cũng dễ dàng giữ quan điểm, thông qua định kiến, rằng bất cứ thứ gì chúng ta làm đều là tốt nhất. Nhưng, hầu hết các tín hữu Báp-tít cảm thấy rằng một lần mỗi tháng là sự sắp xếp tốt nhất cho việc dự phần vào thánh lễ Tiệc Thánh. Khoảng thời gian này cũng đủ để không quên lãng nó, nhưng cũng không quá thường xuyên để làm mất ý nghĩa của nó bởi sự quen thuộc.Tiệc Thánh là một sự kiện trọng thể và thiêng liêng, nhưng nó có tính nghi lễ về bản chất. Nó kích thích những suy nghĩ của chúng ta về niềm vui bên trong. Nó

nhắc chúng ta nhớ rằng Chúa chúng ta đã uống chén cay đắng để chúng ta có thể uống chén của vui mừng. Ngài đã uống chén của sự đoán phạt để chúng ta có thể uống chén của sự tự do. Ngài đã uống chén của sự chết để chúng ta có thể uống chén của sự sống. Làm thế nào chúng ta có thể thờ ơ trước một thánh lễ như thế khi nó gợi cho chúng ta nhớ gia sản giàu có của chúng ta trong Đấng Christ? Và làm thế nào chúng ta lại không tiếp nhận nó với lòng hoan hỉ khi chúng ta suy gẫm đến ý nghĩa quyền năng của nó đối với chúng ta?

Ai là người lãnh đạo và đề ra các quyết định?

Đức Chúa Trời là Chúa của trật tự. Trật tự vô cùng ý nghĩa đối với chức năng hiệu quả của vũ trụ của chúng ta. Điều này cũng đúng với hoạt động cá nhân con người. Thiếu sự trật tự đưa đến sự lộn xộn. Sự lộn xộn dần dần đưa đến chỗ hỗn loạn, sự tự do bị giới hạn, tính không hiệu quả và sự hủy diệt. Trật tự là cần thiết cho sự hoạt động thành công của bất cứ thể chế hay tổ chức nào.Chúa muốn rằng Hội Thánh hoạt động một cách có trật tự. Điều đó khởi đầu rất sớm trong đời sống của Hội Thánh. Vào thời điểm của Công vụ 6, có một nhận thức rõ ràng rằng phương cách tổ chức sơ khai là cần thiết để thực hiện các trách nhiệm của Hội Thánh. Sự phát triển về sau của kế hoạch đó có thể được tìm thấy suốt sách Công vụ. Để tóm lại phần thảo luận của mình về việc sử dụng các ân tứ Thánh Linh, Phao-lô đã nói: “Nhưng mọi sự đều nên làm cho phải phép và theo thứ tự” (ICo1Cr 14:40). Để Hội Thánh trở nên hiệu quả và hoạt động một cách có trật tự, một dạng thức tổ chức là cần thiết.Về các thánh lễ Báp-têm và Tiệc Thánh, Thánh Kinh Tân Ước cho chúng ta những thông tin rõ ràng để hướng dẫn chúng ta. Tuy nhiên, khi thảo luận về sự tổ chức của Hội Thánh, chúng ta không có những mạng lệnh trực tiếp từ nơi Chúa. Thánh Kinh Tân Ước là nguyên tắc đức tin của chúng ta. Từ những nguyên tắc của Thánh Kinh, chúng ta phải quyết định xem tổ chức của Hội Thánh phải như thế nào - dầu rằng Kinh Thánh không cho chúng ta những mạng lệnh rõ ràng. Sự tổ chức của các Hội Thánh chúng tôi thật quan trọng và phải ở dưới sự lãnh đạo của Chúa Jêsus, là Đầu Hội Thánh.Hội Thánh địa phương tiếp nhận sự nhấn mạnh đầy ý nghĩa trong Thánh Kinh Tân Ước. Bất cứ nơi nào các tín hữu nhóm hiệp lại với nhau, họ tụ họp để thờ phượng và tìm kiếm sự thông công Cơ Đốc. Quá trình này đã tiếp diễn xuyên suốt các thời đại và ở khắp mọi nơi. Những nhóm như thế không thể tự duy trì chính mình mà không có một hình thức tổ chức nào. Điều này thật rõ ràng trong Thánh Kinh Tân Ước. Khi các nhóm phát triển, việc hình thành một kế hoạch tổ chức nào đó là cần thiết để duy trì trật tự và sự phát triển. Sự tổ chức cũng rất cần thiết để đáp ứng bản năng thông công của loài người, sự đòi hỏi hoạt động hài hòa, nhu cầu sự tăng

trưởng Cơ Đốc và phụng vụ.

Các chức vụ chung Năm chức vụ Hội Thánh đã được Tân Ước đề cập đến. Ba trong số này là cái mà chúng ta gọi là các chức vụ tổng quát (general offices) của Hội Thánh. Những chức vụ này không có liên hệ với một Hội Thánh địa phương nào, nhưng có chức năng liên hệ đến mọi Hội Thánh. Những người trong các chức vụ này thường là những tôi tớ lưu động. Họ đi hết nơi này đến nơi khác để phục vụ Đấng Christ của mình. Hai trong số những chức vụ này ngày nay không còn tồn tại theo đúng ý nghĩa như trong thời Tân Ước. Hai chức vụ này là sứ đồ và tiên tri.Danh hiệu sứ đồ được dùng theo ba cách trong Thánh Kinh Tân Ước. Nó đề cập đến 12 người được Chúa chọn để làm những người trực tiếp theo Ngài. Nó đề cập đến một cấu trúc lớn hơn bao gồm những con người như Phao-lô và Ba-na-ba. Và nó đề cập đến một số người được gọi là những “sứ giả” hay “người đại diện” (ủy viên) của Hội Thánh (IICo 2Cr 8:23; Phi Pl 2:25).Các sứ đồ cần có những phẩm chất đặt biệt để lo giữ chức vụ này. Họ phải có bằng chứng cá nhân cho sự kiện sống lại của Chúa. Họ cũng phải được Chúa kêu gọi và ban cho một chức vụ đặc biệt để hoàn tất. Hai phẩm chất này phải được cặp theo bởi những dấu hiệu hay các ân tứ siêu nhiên để chứng minh chức sứ đồ của mình. Công việc của sứ đồ là thiết lập chương trình Phúc Âm trên đất. Khi sự mở đầu của phong trào được hoàn tất, chức vụ này tự động chấm hết. Một vài sứ đồ phục vụ trong việc viết Tân Ước. Một số sứ đồ cũng được gọi là những tiên tri. Trong vài trường hợp, cả hai danh xưng được dùng để gọi một người.Các tiên tri được ban cho năng lực siêu nhiên để nhận thức được các mục đích giải cứu của Đức Chúa Trời, cả các biến cố tương lai và các mối quan hệ thuộc linh hiện tại (Cong Cv 11:27; 13:1; 15:32: 21:10, v.v...). Một số trong số những tiên tri này, cùng với các sứ đồ, đã ghi chép Thánh Kinh Tân Ước cho chúng ta. Nhiệm vụ cốt yếu của các tiên tri không phải là nói trước tương lai, dầu rằng đó có thể là một phần chức vụ của họ. Nhiệm vụ cốt lõi của họ là tuyên bố sứ điệp của Đức Chúa Trời, tức là trở thành những “người nói trước” (tiên kiến).Nhiệm vụ đó của các tiên tri vẫn đang được tiến hành. Dẫu rằng họ có thể không có chức năng hoàn toàn giống như tiên tri thời Tân Ước, những người rao giảng Lời Chúa chính là những nhà tiên tri của Đức Chúa Trời trong thời đại này. Trách nhiệm tiên đoán các biến cố tương lai đã có Kinh Thánh lo liệu, nên ngày nay nhà tiên tri không cần phải hoạt động theo ý nghĩa đó.Chức vụ chung thứ ba là chức vụ của những người truyền giảng Tin Lành. Từ này chỉ thấy xuất hiện 3 lần trong Tân Ước (Cong Cv 21:8; Eph Ep 4:11; IITi 2Tm 4:5). Công việc của những người giảng Tin Lành đã được tiếp tục xuyên suốt các thời đại cho đến tận ngày nay. Trách nhiệm của họ là bước vào những khu vực mới để mở rộng công việc của Hội Thánh. Họ đem tin lành về sự cứu rỗi đến cho

những người chưa biết đến tin lành đó. Họ dọn đường cho các mục sư và giáo sư, những người theo sau công việc của họ. Nhiệm vụ của họ là nhiệm vụ mở đường, đi vào những vùng chưa được chạm đến. Vì lý do đó nhiều giáo sĩ hải ngoại của chúng tôi được gọi là những giáo sĩ truyền giảng Tin Lành vì họ xâm nhập những biên giới chưa được động chạm đến vì cớ Đấng Christ.Trên đây là những chức vụ chung, vì những người giữ chức vụ này không lưu lại với một Hội Thánh địa phương.

Các chức vụ địa phương Những người giữ hai chức vụ khác được đề cập đến trong Tân Ước làm việc với Hội Thánh địa phương. Họ là mục sư và chấp sự. Từ mục sư (giám mục) chỉ xuất hiện một lần trong bản Kinh Thánh Tân Ước tiếng Anh, nhưng cùng một từ Hy Lạp đó được dùng 17 lần và được dịch là người chăn. Có những từ khác được dùng để chỉ chức vụ mục sư. Đó là giám mục và trưởng lão. Từ giám mục chỉ xuất hiện 5 lần trong Thánh Kinh Tân Ước, và từ trưởng lão thì 10 lần.“Giám mục,” “trưởng lão” và “mục sư” được dùng thay thế cho nhau trong Thánh Kinh Tân Ước, dầu rằng các tên gọi khác nhau có thể gợi ý những chức năng khác nhau cho cùng chức vụ đó. Thuật ngữ “trưởng lão” trong đa số các trường hợp đều đề cập đến chân giá trị của chức vụ, trong khi từ giám mục hay người coi sóc (overseer), như đôi lúc được dịch, đề cập đến các nhiệm vụ của chức vụ. Từ mục sư đề cập đến sự chăm sóc dịu dàng của người chăn đối với bầy mình.Hãy lưu ý cách những từ này được dùng thay cho nhau trong Công vụ 20 câu 17 và câu 28. Trong ví dụ thứ nhất, từ các trưởng lão được dùng, và trong trường hợp thứ hai, cũng những người đó được gọi là người coi sóc. Rồi mở ra trong Tit Tt 1:5, 7 và bạn sẽ thấy cùng mối quan hệ đó cho hai tên gọi. Chúng tôi kết luận từ sự nghiên cứu Thánh Kinh Tân Ước rằng các nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau của giám mục, trưởng lão, người coi sóc và mục sư đều mô tả cùng một chức vụ.Khi một người nghiên cứu những trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau này, anh ta sẽ khám phá ra rằng có ba lĩnh vực chung của nhiệm vụ. Một là giảng và dạy Lời Đức Chúa Trời, vốn có thể được xem là trách nhiệm quan trọng nhất. So sánh 1:9 và IITi 2Tm 4:1-5. Cũng có một trách nhiệm đối với sự quản lý Hội Thánh. Hãy đọc ITe1Tx 5:12-13. Thứ ba, có một nhiệm vụ chăn bầy bao gồm sự quan tâm đến các thành viên của bầy. Hãy xem trong Cong Cv 20:28 và HeDt 13:17.Trong Tân Ước dường như là có nhiều trưởng lão trong một Hội Thánh. Có thể có vài lý do cho việc này. Trong một số trung tâm, Hội Thánh phát triển nhanh chóng. Điều đó đòi hỏi phải có vài nhà lãnh đạo đủ phẩm chất để giữ Hội Thánh hoạt động đúng chức năng và hiệu quả. Cũng có thể là sự phát triển của Hội Thánh vượt quá những điều kiện thuận lợi sẵn có để điều tiết các tín hữu. Điều đó dẫn đến việc sử dụng các Hội Thánh tư gia, và đòi hỏi phải có nhiều trưởng lão để phục vụ những nhóm địa phương này.

Chúng ta thấy rằng các thuật ngữ mục sư, người coi sóc, hay giám mục và trưởng lão được dùng thay thế cho nhau. Các vai trò được xác định trong Thánh Kinh Tân Ước gợi lên một loạt các trách nhiệm cần phải được hoàn tất trong đời sống Hội Thánh. Nó cũng làm rõ các phẩm chất một người phải có để làm trọn chức vụ. Những phẩm chất này được phác họa trong ITi1Tm 3:1-7. Chúng bao gồm các mối quan hệ gia đình, các thói quen cá nhân, động cơ và ước muốn. Không làm sao có thể nhấn mạnh cho đủ việc nhân cách của một trưởng lão phải càng không chỗ trách được bởi ân điển của Đức Chúa Trời.Trước khi chúng ta đi xa hơn vào sự tổ chức của Hội Thánh, chúng ta phải xem xét một chức vụ khác trong Hội Thánh địa phương - chức chấp sự. Thánh Kinh Tân Ước đề cập đến chức vụ này chỉ có vài lần, nhưng từ này trong nguyên ngữ được dùng rất nhiều lần. Có 20 lần nó được dịch là đầy tớ, và 7 lần là mục sư, cũng có cùng một ý nghĩa thôi. 3:8-13 liệt kê các phẩm chất khá chi tiết. Chúng tương tự như những phẩm chất của mục sư hay trưởng lão và liên quan đến cách một người điều hành công việc gia đình mình cũng như đời sống cá nhân, các động cơ và thái độ của người đó hướng về công việc Đức Chúa Trời.Có nhiệm vụ của một chấp sự được ghi trong Công vụ 6, khi họ lần đầu tiên được chỉ định. Ở đây bảy người này không được gọi là các chấp sự, nhưng việc họ là những chấp sự đầu tiên thì có thể chấp nhận được. Họ được chỉ định để đáp ứng những nhu cầu tạm thời, thế tục và xã hội của Hội Thánh. Họ có trách nhiệm đối với các giáo phụ là những người cần sự giúp đỡ. Các sứ đồ đã không thể làm thành trách nhiệm này vì họ có những trách nhiệm khác trong sự cầu nguyện, nghiên cứu và giảng dạy.Trong Phi Pl 1:1, các chấp sự được đề cập đến như một nhóm nhân sự phân biệt, bao hàm cả những trách nhiệm thuộc linh của họ. Một chấp sự không chỉ được lựa chọn để phục vụ trong lễ Tiệc Thánh. Đó là công việc phụ thêm vào trách nhiệm của họ.Chấp sự có nghĩa là người giúp việc. Từ này cũng được dùng để mô tả các sứ đồ và ngay cả Đấng Christ. Những người được chọn làm chấp sự là những người giúp việc của Hội Thánh. Đây là điều duy nhất biện minh cho sự lựa chọn của họ. Không một ban chấp sự hay trưởng lão nào có thể độc tài trong các hoạt động của Hội Thánh mà vẫn đúng trong sự kêu gọi hầu việc cao cả của mình. Chúa chúng ta là một đầy tớ. Ngài tuyên bố với các sứ đồ rằng họ phải hầu việc nếu họ muốn lãnh đạo. Sự kêu gọi cao cả nhất một người có thể có là trở thành đầy tớ vì cớ danh Chúa.Một số Hội Thánh phong chức cho các chấp sự. Điều này có tiền lệ Tân Ước. Trên thực tế, có thể có nhiều bằng chứng cho sự phong chức chấp sự hơn là cho sự phong chức mục sư hay trưởng lão. Trong Công vụ 6 một nhóm các môn đồ đặt tay trên bảy người đàn ông “đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn” và cầu nguyện cho họ, Hội Thánh biệt riêng họ ra cho công việc - “giúp việc bàn tiệc” để các sứ đồ có

thể “chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo.”Khi chúng ta xem xét chức vụ của chấp sự, cũng tự nhiên thôi khi chúng ta thắc mắc về những nữ chấp sự. Chỉ có một phân đoạn trong Thánh Kinh Tân Ước sử dụng sự bổ nhiệm đó. Trong RoRm 16:1, Phê-bê được nói đến như là một người giúp việc. Đây là một từ rất giống với chấp sự và có thể được dịch hoặc là chấp sự hoặc là nữ chấp sự.Từ ngữ này không đề cập đến một năng lực chức vụ đặc biệt nào trong Hội Thánh. Cũng không chắc nó là một chức vụ được công cử hay bổ nhiệm. Trong I Ti-mô-thê 5 chúng ta đọc thấy những người đàn bà góa được biệt riêng để làm công việc trong Hội Thánh, nhưng không có sự xác định rõ ràng là họ đã nắm giữ một chức vụ đặc biệt.Tất cả những điều này rất tự nhiên đưa ra vấn đề về các chức vụ ngày nay cho những người nam và người nữ của Hội Thánh, chẳng hạn nhân sự Cơ Đốc giáo dục, các kế toán tài chính, v.v... Không có điều nào khác được đề cập đến trong Thánh Kinh Tân Ước, nhưng chúng tôi tin rằng việc duy trì những chức vụ khác hơn đều nằm trong phạm vi của Kinh Thánh. Khi các Hội Thánh càng phát triển, càng phải cần nhiều nhân sự để quản lý các hoạt động của Hội Thánh một cách hiệu quả. Điều này phù hợp với những nguyên tắc Thánh Kinh Tân Ước, vì từ khi khởi đầu, Hội Thánh đã không có chấp sự. Họ được chỉ định sau đó để làm trọn các trách nhiệm nảy sinh trong suốt thời kỳ Tân Ước.Trong thời đại chúng ta ngày nay, đa số các tiểu bang và các tỉnh đòi hỏi rằng Hội Thánh phải bổ nhiệm những người lo cho các công việc Hội Thánh có liên quan đến pháp luật. Nhiều Hội Thánh có những người được ủy thác gắn liền với trách nhiệm trong các công việc tạm thời của họ. Các Hội Thánh cũng cần một thủ quỹ và một thư ký và một số nhân sự để làm các công việc cần thiết khác trong Hội Thánh của Đức Chúa Jêsus Christ. Việc mọi chức năng này được các chấp sự tiến hành là điều dễ hiểu. Điều đó có lẽ đã được hoàn tất trong những ngày đầu của sự phát triển Hội Thánh. Một số Hội Thánh ngày nay chia ban chấp sự ra nhiều nhóm để đảm đương các trách nhiệm này.

Tổ chức của Hội Thánh Hình thức nền tảng tổ chức mà dựa vào đó một Hội Thánh hoạt động là điều hết sức có ý nghĩa. Nó tạo nên một sự khác biệt lớn lao trong nhiệm vụ của Hội Thánh. Các hình thức tổ chức trong các Hội Thánh ở khắp nơi trên thế giới đều có những sự khác biệt rất rõ rệt. Tôi sẽ đề cập đến bốn hình thức có vẻ như là bốn hình thức tổ chức chính được áp dụng bởi nhiều Hội Thánh Cơ Đốc khác nhau.Thứ nhất là dạng giáo chủ (collegial), đại diện là Giáo Hội Công Giáo La-mã và một phần của Hội Thánh Chính Thống Hy Lạp. Thẩm quyền trong hình thức tổ chức giáo chủ này tập trung vào Giáo hoàng và các Giám mục. Mọi quyết định liên quan đến giáo lý và phương pháp luận trong Hội Thánh được một hội đồng các

giám mục quyết định theo sự hướng dẫn của các hội nghị và các công đồng.Hình thức thứ hai và cũng tương tự là hình thức tổ chức theo chế độ giám mục (episcopal), do Hội Thánh Anh quốc và tổ chức tương ứng của nó, tại Mỹ, Hội Thánh Episcopal, cũng như Hội Thánh Giám Lý, thiết lập. Ở đây thẩm quyền của Hội Thánh tập trung vào hội đồng tổng hội (general conference) do các giám mục nhóm hiệp lại. Chẳng hạn Hội Thánh địa phương không chỉ định mục sư cho riêng mình. Việc này chủ nhiệm của khu vực sẽ thực hiện dưới sự chỉ đạo của hội đồng tổng liên hội. Hội Thánh địa phương có thể đệ trình những điều mình mong muốn để được xem xét, nhưng không nhất thiết là những điều đó sẽ được đáp ứng.Nhóm thứ ba tổ chức theo dạng trưởng lão, có thể thấy trong các Hội Thánh Trưởng Lão và một số các Hội Thánh Cải Cách. Dạng này có thẩm quyền theo cấp bậc. Hội Thánh địa phương được điều hành theo hội nghị (session) do mục sư và các trưởng lão họp. Hội đồng trưởng lão là đứng ở vị trí thứ hai trong cấp bậc thẩm quyền và bao gồm một vùng địa lý đặc biệt. Cái này được thay thế bởi hội đồng tôn giáo, vốn bao gồm một vùng địa lý rộng lớn hơn, và cuối cùng là hội đồng tổng liên (general assembly) có thẩm quyền cao nhất trên Hội Thánh. Trong việc lựa chọn một mục sư, Hội Thánh địa phương sẽ lựa chọn người mình muốn, nhưng sự lựa chọn đó phải được hội đồng trưởng lão tán thành, cấp có thẩm quyền cao hơn.Trong cả ba loại này, tài sản của Hội Thánh địa phương thuộc về cấp có thẩm quyền lớn hơn. Nói cách khác, Hội Thánh địa phương không có “tự trị,” có sự tự tổ chức. Trong hình thức tổ chức theo dạng trưởng lão, một lượng thẩm quyền đáng kể tập trung vào Hội Thánh địa phương, nhưng nó vẫn phải ở dưới hội đồng trưởng lão, hội đồng tôn giáo và hội đồng tổng hội.Thứ tư là hình thức tổ chức giáo đoàn (congregational). Hình thức này được thấy trong các Hội Thánh Báp-tít, các Môn Đồ (Disciples) và Hội Thánh Hiệp Nhất của Đấng Christ (United Church of Christ), và ở một mức độ nào đó cũng có ở một số Hội Thánh Lutheran. Các Hội Thánh Lutheran tại một số nước Châu Âu ở dưới phạm vi quyền hạn của chính quyền. Trong đất nước chúng tôi hội đồng tôn giáo có khá nhiều thẩm quyền trên Hội Thánh địa phương, tuy nhiên Hội Thánh địa phương vẫn có những quyết định của riêng mình, mời mục sư riêng và trên tất cả, chỉ đạo các hoạt động của riêng mình.Khi nghiên cứu Thánh Kinh Tân Ước, chúng tôi tin rằng chúng tôi tìm thấy trong đó hình thức tổ chức dân chủ cho Hội Thánh địa phương. Có một bằng chứng cho thấy rằng Hội Thánh địa phương hoạt động như một thể chế dân chủ trên một số các vấn đề khác liên quan đến đời sống Hội Thánh. Tôi sẽ đề cập năm lĩnh vực mà qua đó thể chế dân chủ được thể hiện.Lĩnh vực đầu tiên được chép trong ICo1Cr 1:10, ở đây Hội Thánh được giao nhiệm vụ duy trì sự hiệp nhất trong mối thông công của mình. Trong Giu-đe 3, Hội Thánh có trách nhiệm duy trì giáo lý và thực tiễn tinh khiết. Trong 11:23-24, Hội Thánh phải thực hiện các thánh lễ, đặc biệt ở đây là thánh lễ Tiệc Thánh. Trong Cong Cv

1:23-26 và 6:3-5 trách nhiệm ở đây là hướng dẫn việc công cử những viên chức. Thật thú vị khi lưu ý 14:23, nơi ghi lại việc các trưởng lão được phong chức, từ được dịch là “phong chức” hay “bổ nhiệm” có nghĩa là “tấn phong bằng cách đặt tay” hay “chỉ bằng tay khi biểu quyết,” cho thấy rằng các mục sư hay các trưởng lão của Hội Thánh được Hội Thánh công cử bằng cách bỏ phiếu. Bổn phận thứ năm của Hội Thánh là sự cần thiết phải thi hành kỷ luật. Đức Chúa Jêsus phán về bổn phận này trong Mat Mt 18:17, và Phao-lô đòi hỏi điều đó nơi Hội Thánh Cô-rinh-tô trong ICo1Cr 5:1-13. Đây là sự vận hành dân chủ.

Sự tổ chức địa phương Bây giờ chúng ta phải xem xét cách làm thế nào Hội Thánh được tổ chức tốt để hoạt động đầy đủ và hiệu quả. Nhiệm vụ truyền giáo của Hội Thánh phải luôn luôn được giữ ở vị trí trên hết trong tâm trí của những nhà lãnh đạo. Rất dễ chệch hướng khỏi mục đích chính mà chú trọng vào các hoạt động phụ trợ. Hội Thánh phải tự hỏi, “Chúng ta ở đây làm gì?” Rồi thì, “Làm thế nào chúng ta có thể hoàn tất trách nhiệm đó cách tốt nhất?” Đây là điểm mà chức năng của Hội Thánh trở nên tối quan trọng.Cách thức truyền thống của các Hội Thánh Báp-tít là có sự lãnh đạo chăn bầy kết hợp với một ban chấp sự, và đó là hệ thống cai trị Hội Thánh. Thường thì có một ủy ban ủy quản nhiệm (trustee board) cùng với các nhóm công tác khác, chẳng hạn như Cơ Đốc giáo dục, truyền giáo, dịch vụ xã hội, v.v... Những người này được Hội Thánh bầu cử hàng năm và phục vụ theo các nhiệm kỳ khác nhau, chẳng hạn ba năm. Thường thì các viên chức Hội Thánh được phép phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn hai nhiệm kỳ ba năm, rồi sau đó phải có ít nhất một năm tạm ngưng công việc đó. Nhiều Hội Thánh Báp-tít hoạt động theo hình thức này.Một số Hội Thánh Báp-tít ngày nay dùng ban trưởng lão lên kế hoạch cho sự tổ chức Hội Thánh. Đó là cách các Hội Thánh Báp-tít được tổ chức trong những ngày đầu tiên của lịch sử của họ. Hình thức lãnh đạo này đã được bắt đầu lại để thỏa đáp mong muốn tính hiệu quả và nhu cầu nhấn mạnh sự lãnh đạo thuộc linh, và là kết quả của việc nghiên cứu chức vụ trưởng lão trong Thánh Kinh Tân Ước. Các Hội Thánh chấp nhận kế hoạch này đồng ý rằng các chức vụ mục sư, trưởng lão và người coi sóc được dùng thay thế cho nhau trong Thánh Kinh Tân Ước, nhưng họ xem số đông các trưởng lão là một khía cạnh quan trọng của chức năng của Hội Thánh.Có những sự khác biệt giữa vòng các trưởng lão phần lớn được dựa vào I Ti-mô-thê 5:17;: “Các trưởng lão khéo cai trị Hội Thánh thì mình phải kính trọng bội phần, nhất là những người chịu chức rao giảng và dạy dỗ.” Những sự khác biệt đôi lúc cũng có giữa những trưởng lão chịu chức vụ giảng dạy (các mục sư) và những trưởng lão cai trị. Theo sách Công vụ thì thật rõ ràng là trong thời điểm đầu tiên,

những người có ân tứ giảng dạy và được biệt riêng ra cho công việc đó. Khi Hội Thánh phát triển, lòng mong muốn nơi những mục sư đương đại lại tăng cao cực kỳ. Đa số các Hội Thánh muốn những mục sư phải là các học giả, những người quản lý, những người truyền thông hiệu quả, những người năng thăm viếng, những điều phối viên, những người khải đạo và nhiều thứ khác. Các mục sư phải có diện mạo dễ nhìn, phải có lòng thương người, năng động trong mọi hoạt động cộng đồng, trung thành trong mối thông công thuộc hệ phái và có mối quan tâm đến từng tổ chức trong Hội Thánh. Không một mục sư nào có thể hội tụ đủ tất cả những điều này. Mục sư và các Hội Thánh của họ cần phải bảo vệ lòng trung thành của mình với những nhiệm vụ chính. Sự bận rộn với những điều trần tục có thể giết chết tính hiệu quả của một mục sư.Vì cớ những mong ước này, một sự tổ chức Hội Thánh hoàn hảo là điều quyết định. Mỗi Hội Thánh phải cẩn thận, cầu nguyện và khôn ngoan khi lựa chọn các quyết định của mình về sự tổ chức thích hợp cho sự hiệu quả của chính mình. Hội Thánh địa phương được tự trị. Nó không bị ràng buộc bởi bất cứ tổ chức bên ngoài nào, dầu rằng nó khôn ngoan tìm kiếm sự cố vấn nơi những người khác khi cân nhắc một vấn đề gì. Vì là một Hội Thánh Báp-tít, nó sẽ hướng những bàn luận của mình theo những nguyên tắc được chấp nhận vốn có ý nghĩa sống còn đối với Hội Thánh.Đầu tiên và trước hết nó sẽ tìm kiếm sự thuận phục nơi quyền làm Chủ của Đấng Christ. Ngài là Chúa của Hội Thánh và là Đầu của thân thể. Ngài phải đứng ở vị trí hàng đầu trong mọi quyết định mà Hội Thánh lựa chọn. Điều đó có nghĩa đây là một Hội Thánh cầu nguyện sẵn mở lòng ra đón nhận sự nhắc nhở của Thánh Linh trong các hoạt động của mình.Hội Thánh sẽ tìm kiếm để hiểu biết những sự dạy dỗ của Thánh Kinh Tân Ước trong các quyết định chính sách để sự đáp ứng nhiều đòi hỏi nơi Hội Thánh trong xã hội đương đại của chúng ta sẽ được dẫn dắt bởi những nguyên tắc Thánh Kinh. Hội Thánh phải hoạt động trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng vốn rất cần những tin tức tốt từ Phúc Âm, nhưng nó phải đúng với Kinh Thánh.Sự tổ chức phải lưu tâm đến chức vụ tế lễ phổ thông của mọi tín hữu vốn mang lại cho mỗi tín hữu quyền trực tiếp đến gần Đức Chúa Trời và từ đó đến gần với nhau. Chức vụ tế lễ đó luôn luôn ở trong một cộng đồng. Nói cách khác, nó được thể hiện không phải một cách cá nhân, nhưng trong thân thể Hội Thánh. Điều này không có ý nói rằng mỗi quyết định được đưa ra cho Hội Thánh phải được toàn thể thực hiện. Khi Hội Thánh tăng trưởng, tính hiệu quả tác động khiến cho nhiều quyết định phải được một ủy ban hay một hội đồng có trách nhiệm lựa chọn. Trong đa số các trường hợp, các thành viên của ủy ban hay hội đồng được chính Hội Thánh công cử hay thông qua. Điểm mấu chốt là Hội Thánh là thẩm quyền cuối cùng.Chính tại đây mà chúng ta cần làm rõ vài điều. Có nhiều dị biệt trong cách các Hội

Thánh khác nhau công cử hay chỉ định những người lãnh đạo và các thành viên trong ủy ban của mình, và cũng có những khác biệt trong nhiệm kỳ. Trong một số trường hợp, các trưởng lão hay chấp sự được hội chúng bầu cử. Trong những trường hợp khác, họ được một ban điều hành chỉ định sau khi quá trình lựa chọn được hoàn tất. Trong đa số các trường hợp, những người lãnh đạo được chỉ định thì toàn thể Hội Thánh thông qua. Nhiệm kỳ là một vấn đề khác. Trong một số trường hợp, một nhân sự phục vụ chẳng hạn trong thời gian ba năm, và rồi sau đó phải được bầu cử lại hay phê chuẩn một lần nữa. Một số Hội Thánh định rõ số nhiệm kỳ mà một người có thể phục vụ. Một số các Hội Thánh chỉ định một người lãnh đạo trọn cả đời, trừ khi có một số hoàn cảnh khác thường buộc phải chấm dứt nhiệm kỳ. Điều này đặc biệt phù hợp với các trưởng lão. Mục đích của họ là để mang lại sự liên tục. Một Hội Thánh, trong ước muốn có sự liên tục nhưng tránh tình trạng trì trệ, định rõ các trưởng lão của mình có nhiệm kỳ hai năm và cho phép mỗi người phục vụ bốn hay năm nhiệm kỳ hay mười năm. Sau đó họ phải có một năm nghỉ ngơi.Điều quan trọng hơn nữa là Hội Thánh và giới lãnh đạo phải đặt sứ mạng của mình lên hàng đầu. Dầu Hội Thánh được tổ chức thế nào đi nữa, nó cũng phải phản ánh sự hoàn tất nhiệm vụ chính của mình. Thật dễ cho những ai có trách nhiệm giám sát tình trạng thuộc linh của Hội Thánh rơi vào chỗ chủ yếu lo về vật chất và những thứ hữu hình. Các tòa nhà, ngân quỹ và nguồn tài trợ có phần quan trọng lắm, nhưng chúng có thể che mất mục đích chủ yếu của việc chăm lo cho dân sự và nhu cầu của họ.Tất cả điều này cho thấy sự đòi hỏi về chất lượng của giới lãnh đạo. Các phẩm chất trong Kinh Thánh cho các trưởng lão và chấp sự phải được thường xuyên đưa ra nhắc nhở Hội Thánh. Liên hệ đến vấn đề này là sự nhận lãnh ân tứ của những người đặc trách các vai trò cần thiết khác nhau trong Hội Thánh. Đôi lúc một tín hữu nhận biết được các ân tứ của mình và dấn thân với một ước muốn phục vụ. Vào những dịp khác thì những thuộc viên của Hội Thánh quan sát thấy ân tứ trong một số người nào đó và đề nghị họ được ứng cử hay chỉ định họ cho những nhiệm vụ thích hợp.Một lĩnh vực phải để tâm đến trong sự lãnh đạo Hội Thánh là quyền lực hay chủ nghĩa độc đoán/ Quyền lực là một điều có thể kiếm được. Chỉ vì một người làm trưởng lão thì không cần thiết phải cặp theo cả một quyền lực được chấp nhận. Thật không may là đôi lúc các Hội Thánh bị tổn hại vì những người nắm giữ chức vụ và hành động cách hống hách mà không có thẩm quyền cặp theo do Hội Thánh giao phó cho. Điều này thường xảy ra vì sự áp dụng sai lầm câu Kinh Thánh trong HeDt 13:17: “Hãy vâng lời kẻ dẫn dắt anh em và chịu phục các người ấy, bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em.” Thật là sai lầm khi những người lãnh đạo dùng câu

Kinh Thánh này mà đòi hỏi sự vâng phục của Hội Thánh. Những lời này không viết cho những người lãnh đạo, nhưng cho dân sự. Các trưởng lão cần phải xem xét lời của Phi-e-rơ trong IPhi 1Pr 5:1-4, đặc biệt là câu 3: “chẳng phải quản trị phần trách nhiệm chia cho anh em, song để làm gương tốt cho cả bầy.” Những người lãnh đạo, những trưởng lão phải gìn giữ tinh thần chân thật trong sự phục vụ được thể hiện trong lời của Phi-e-rơ cũng như Chúa chúng ta đã phán: “Các ngươi biết những người được tôn làm đầu cai trị các dân ngoại, thì bắt dân phải phục tùng mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế trị dân. Song trong các ngươi không như vậy; trái lại, hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người. Vì Con Người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mac Mc 10:42-45). Thẩm quyền đích thực trong Hội Thánh chỉ xuất phát từ sự phục vụ chân thành mà thôi.Hội Thánh thành công là Hội Thánh đi theo những nguyên tắc đề ra trong Thánh Kinh Tân Ước và thừa nhận trách nhiệm của mình như là một cộng đồng những tín hữu dưới sự dẫn dắt của Đấng Christ. Hội Thánh sẽ không hoạt động tốt trong cuộc đua đường dài nếu nó bị cai trị bằng ngọn roi của một cá nhân hay một nhóm.

Những tổ chức phụ trợ Chúng ta không thể rời chương này mà không kể đến những tổ chức khác bên trong cấu trúc của Hội Thánh. Chúng có hợp pháp trong ánh sáng của các nguyên tắc Tân Ước không?Chúng ta có thể yên tâm nói rằng những sự tổ chức khác trong cấu trúc của Hội Thánh là phù hợp - nếu nó đẩy mạnh toàn bộ công việc của Hội Thánh như đã được vạch ra trong Thánh Kinh Tân Ước. Công việc đó là gì? Đó là sự rao giảng và dạy dỗ Phúc Âm để Tin Lành về sự cứu rỗi chạm đến đời sống những người chưa được cứu. Đó là huấn luyện những người đã trở thành Cơ Đốc nhân trong đức tin của họ và trong những cơ hội hầu việc mà họ có được. Đó là cung cấp cho những tín hữu các cơ hội thông công. Tất cả điều này là cần thiết để những tín hữu có thể được vững mạnh trong niềm tin, để họ có thể phát triển những năng lực của mình mà phục vụ và để họ có những mối quan hệ bạn bè trong cấu trúc của Hội Thánh. Chúa ban cho chúng ta những năng lực để hoạt động xã hội, chẳng hạn như chữa lành người bệnh, cho người đói ăn, chăm sóc các góa phụ, người già cả, trẻ mồ côi, và người nghèo khó. Những công việc này phải tìm được lối ra của chúng trong môi trường lành mạnh của sự thông công Cơ Đốc. Bất cứ sự tổ chức nào trong Hội Thánh làm trọn những mục đích này và không vi phạm bất kỳ nguyên tắc nào của Lời Đức Chúa Trời thì đều phù hợp. Hãy xem xét những tổ chức trong Hội Thánh bạn. Chúng có phải là những chỗ bạn có thể đưa những người bên ngoài, những người vốn chưa biết về Chúa Jêsus Christ như là Cứu Chúa của họ, đến không? Những người bên ngoài có thể tìm thấy Ngài trong

loại thông công này không? Hay, ít nhất, những tổ chức này có thể là một phương tiện lãnh đạo trong việc hướng đến một quyết định không? Những tổ chức này có cung cấp sự huấn luyện trong đời sống Cơ Đốc và tri thức của đức tin chúng ta không? Chúng có phải là những nơi của sự thông công lành mạnh để thỏa mãn những bản năng sống cộng đồng bình thường mà Đức Chúa Trời ban phát hay không? Nếu làm trọn những mục đích đó, thì những tổ chức này là phù hợp và có thể được sử dụng để tôn vinh Đức Chúa Trời.

Thế giới đang chờ đợi sứ điệp của chúng ta

Sự mở rộng là điều thường thấy đối với đời sống Hội Thánh. Nó không thể tồn tại cách cô lập hay không tăng trưởng. Trở thành một hội ấm cúng của những người tự cấp, tực túc sẽ chỉ dẫn đến chỗ phá hủy Hội Thánh. Điều này trái với bản chất thật của nó. Hội Thánh được định là phải phát triển và đi vào cộng đồng. Có vài lý do cho điều này.Hội Thánh được thành lập với một nhiệm vụ để hoàn tất. Điều này thật rõ ràng từ khởi điểm của Hội Thánh khi Chúa chúng ta phán, “Ta sẽ lập Hội Thánh ta.” Ngài tiếp lời, “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi; hễ điều gì mà các ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ phải buộc ở trên trời, và điều gì các ngươi mở ở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời” (Mat Mt 16:19). Đây là nhiệm vụ của Hội Thánh. Nó trở nên chói sáng trong những lời cuối cùng của Chúa chúng ta trên trần gian trong Đại Mạng Lệnh (Mat Mt 28:18-20; Mac Mc 16:15-16; LuLc 24:45-49; Cong Cv 1:8). Mạng lệnh đó là dành cho chúng ta với tư cách là những thuộc viên trong Hội Thánh của Ngài. Cùng với những câu này, chúng ta đọc thêm trong Mat Mt 5:13-14. Chúng ta phải là muối của đất và ánh sáng của thế gian. Tầm quan trọng của nhiệm vụ này gần như quá lớn để có thể thấu hiểu.Mạng lệnh này xuất phát từ bản chất của kinh nghiệm Cơ Đốc của chúng ta. Khi một người trở thành một Cơ Đốc nhân, một điều gì đó thật triệt để đã diễn ra. Trung tâm điểm của đời sống người tín hữu đã được thay đổi. Con người của thế gian thì xem mình là trung tâm. Cơ Đốc nhân là người xem Đấng Christ là trung tâm. Anh ta trở nên lo lắng cho những nhu cầu của người khác, và điều này có nghĩa là làm trọn sứ mạng của Chúa cho Hội Thánh.Mạng lệnh này cũng xuất phát từ bản chất của Hội Thánh. Chúa chúng ta đã thiết lập Hội Thánh Ngài để đáp ứng những nhu cầu của đời sống con người. Con người cần sự thông công, sự hướng dẫn vào lẽ thật, sự vững chắc đến từ sự nhận biết mình phụ thuộc (vào Chúa), và một đường lối cho sự phục vụ. Điều cuối cùng đó là điều chủ yếu chúng ta sẽ đề cập đến trong chương này. Không một sự sống nào có được giá trị thật cho đến khi người sở hữu sự sống đó cảm nhận được cơ hội phục vụ. Hội Thánh cung ứng cơ hội này. Tin lành phải được công bố khắp thế

giới. Nhiệm vụ đó không thể được hoàn tất chỉ bởi một Cơ Đốc nhân đơn lẻ, biệt lập. Sự thông công trong Hội Thánh là cần thiết để hoàn thành mạng lệnh Chúa chúng ta đã ban.Cuối cùng, bản chất của sự sống đòi hỏi sứ mạng này. Sự sống bình thường có một phương cách để mở rộng. Nó phải chia sẻ với những sự sống khác. Khi đời sống của sứ đồ Phao-lô được biến đổi, ông đã không thể kiềm chế mình được. Ông nói, “Tôi mắc nợ cả người Gờ-réc lẫn người dã man, cả người thông thái lẫn người ngu dốt. Ấy vậy, hễ thuộc về tôi, thì tôi cũng sẵn lòng rao Tin Lành cho anh em, là người ở thành Rô-ma” (RoRm 1:14-15). Đời sống mạnh khỏe phát triển một gánh nặng về những người khác. Nơi nào không có gánh nặng, nơi đó không có giá trị thật của sự sống. Sống là phục vụ. Sống là năng động. Sống là di chuyển. Nếu chúng ta không di chuyển, chúng ta chết, và ngừng phục vụ là chết. Hội Thánh phải phục vụ để sống. Hội Thánh Tân Ước là một Hội Thánh hoạt động. Không có gì khác ngoại trừ cái chết có thể ngăn trở những Cơ Đốc nhân đầu tiên khỏi việc đẩy mạnh sự làm chứng của họ về Đấng Christ. Hội Thánh đang tăng trưởng và chuyển động là một Hội Thánh chứng đạo.Thật được khích lệ rất nhiều khi quan sát quá trình Phúc Âm lan ra khắp thế giới suốt các thời đại và đặc biệt là trong thế kỷ của chúng ta. Hội Thánh tiến bộ cách chậm chạp mãi cho đến thời Trung Cổ. Năm 1430, 1% dân số thế giới là những Cơ Đốc nhân tin nơi Kinh Thánh. Đến năm 1940, con số này là 3%, năm 1983 là 7% và năm 1993 là 10%. Ngày nay, cứ 10 người thì có một người là Cơ Đốc nhân tin Kinh Thánh. Sự phát triển đạo Tin Lành nhanh nhất là ở Châu Mỹ La-tinh, Châu Phi, và Châu Á. Số lượng những người Tin Lành phát triển nhanh hơn bất kỳ nhóm tôn giáo nào khác.Những sự thật đầy khích lệ này không làm giảm nhẹ nhu cầu to lớn cần tin tức tốt lành về Đức Chúa Jêsus trong thế giới chúng ta. Dân số thế giới hiện nay là 6,5 tỉ người vào năm 2000. Với số dân đó, có 1,734 tỉ người tuyên bố mình là Cơ Đốc nhân, trong đó 534 triệu là Tin Lành. Có 1,035 tỉ người trung thành với Hồi giáo trên thế giới, phần lớn sinh sống ở vành đai lớn của vùng đất trải dài từ Tây Phi đến Trung Á và khu vực Đông Nam Á. Đạo Hồi là tôn giáo phát triển nhanh nhất trên thế giới hiện nay. Sự phát triển nhanh chóng này do tỉ lệ sinh đẻ cao của những người Hồi Giáo. Có ít sự gia tăng thông qua việc cải đạo (từ các đạo khác chuyển sang Hồi Giáo).Chúng ta phải đối diện với nhu cầu lớn hơn nữa ở thế giới phương Tây, vốn đã từng một lần được mệnh danh là cái nôi của Cơ Đốc giáo. Châu Âu và Bắc Mỹ là những pháo đài cho sức sống của Cơ Đốc giáo trong quá khứ. Ngày nay thì không như vậy nữa. Chúng ta có nhu cầu lớn lao trong việc thúc đẩy Hội Thánh đi ra trong công tác truyền giáo trên những lục địa này. Trong hầu hết các quốc gia Châu Âu, số đông dân chúng là các thành viên của Hội Thánh vì cớ hệ thống nhà thờ lệ thuộc nhà nước (state church). Nhưng trong đa số những nước này, chỉ có 5% là

tích cực gắn bó với Hội Thánh. Tại Mỹ, gần như tất cả những hệ phái chính yếu đã để mất các thành viên của mình trong những thập kỷ gần đây. Trong khoảng thời gian vài năm gần đây, tôi phục vụ Chúa tại miền Nam bang California. Khi tôi nghiên cứu nhu cầu ở San Diego, tôi thấy rằng 70% dân chúng không là thuộc viên của Hội Thánh. Con số này có thể sẽ cao hơn ở nhiều vùng khác trên đất nước chúng tôi.Hội Thánh có một nhiệm vụ trực tiếp trước tình trạng này. Hết thảy mọi tín hữu Tin Lành ở khắp nơi trên thế giới đang hiệp lại với nhau để tìm kiếm những phương cách tiếp cận những dân tộc chưa được nghe Tin Lành trên thế giới vào năm 2000. Đây là những nhóm người không hề biết gì về Phúc Âm của Đấng Christ. Những nhóm này có thể ở những vùng xa xôi hẻo lánh của thế giới, nhưng họ cũng có thể ở ngay trong các thành phố của chúng tôi tại Bắc Mỹ. Ước chừng có khoảng 11.000 nhóm người chưa được nghe về Chúa, và đây là những người cần được nghe Tin Lành. Các hệ phái và các Hội Thánh khác thì đang hướng đến những nhóm đặc biệt như là trách nhiệm độc nhất của họ. Hết thảy chúng ta trong Hội Thánh của mình đều phải tham gia vào nhiệm vụ này.Điều này được thực hiện ra sao? Thật khó có câu trả lời nào vì thế giới của chúng ta đang thay đổi rất nhanh chóng và triệt để. Một số người trong chúng ta đã sống qua một khoảng thời gian của những thay đổi lớn lao. Tôi không hoàn toàn sống vào thời kỳ tiền xe hơi, nhưng gần như là vậy. Tôi còn nhớ trong thời thơ ấu của mình, chiết xe hơi đầu tiên ba tôi mua là chiếc Nash đời 1924. Quang cảnh bình thường tại nhà tôi là người giao sữa rẽ vào ngõ nhà tôi trên một chiếc xe ngựa để phân phối sữa. Cái ra-đi-ô đầu tiên trong gia đình tôi phải nghe bằng ống nghe. Tôi nhớ lại việc nhìn thấy ti-vi được trưng bày tại Hội Chợ Tiểu Bang Minnesota (Minnesota State Fair), nhưng lúc đó không phải nhà nào cũng có được tiện nghi này. Tôi có thể nói nhiều nữa, nhưng điều này nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng mà hết thảy chúng ta đang trải qua.Có vẻ thật ngạc nhiên khi lắng nghe những nhà tương lai học. Họ đang nói rằng tri thức mà chúng ta có ngày nay, dẫu có nhiều đến đâu, chỉ bằng khoảng 3% của hết thảy lượng tri thức có vào năm 2010. Chẳng còn mấy năm nữa đâu. Điều đó đánh động tâm trí chúng ta.Hội Thánh hồi đáp thế nào trước tình hình rất đáng chú ý này khi mà nó đã nhận lãnh mạng lệnh phải đem Phúc Âm đến cho toàn thế giới? Khuynh hướng của chúng ta là trả lời một cách khá đơn giản, sứ điệp “Phúc Âm của 2000 năm trước không hề thay đổi, và chúng ta phải chia sẻ Phúc Âm đó cho thế giới.” Điều này nhất thiết phải đúng. Biến cố vĩ đại là Đức Chúa Trời đã xâm nhập lịch sử loài người qua việc giáng trần của Đức Chúa Jêsus Christ quả là một tin lành tuyệt vời. Ngài đến để ngự vào đời sống của mỗi cá nhân hầu cho mỗi người có thể biết đến quyền năng biến đổi của sự hiện diện của Ngài. Chúng ta đồng ý là Phúc Âm là vững bền và không thể thay đổi trong thế giới đang thay đổi này. Mặt khác, việc

trình bày Phúc Âm đó cần phải được thay đổi để chạm đến những người trong xã hội đương thời của chúng ta. Điều này đúng không chỉ với những cộng đồng của chúng ta, nhưng cũng với mọi nơi khác trên thế giới. Cách chúng ta trình bày Phúc Âm không thể biến đổi sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí và nền văn hóa mà chúng ta đang sống.Chúng ta hãy thử nghĩ đến thế giới và những đặc tính của nó để có thể hiểu tốt hơn quá trình rao giảng Tin Lành. Hãy xét đến sự tương đồng. Trong thế giới công nghiệp chúng ta thấy có sự phân biệt giữa triết lý sản xuất (manufacturing mentality) và triết lý tiếp thị (marketing mentality). Triết lý sản xuất nói rằng, “Hãy sản xuất ra một sản phẩm tốt hơn và bạn sẽ luôn bán được nó.” Triết lý tiếp thị nói, “Hãy xem xem thị trường cần gì, rồi tạo ra các sản phẩm đó, và bạn sẽ luôn bán được nó.” Triết lý sản xuất nói, “Hãy sản xuất một loại bẫy chuột tốt hơn và bạn sẽ có một thương vụ cho nó.” Triết lý tiếp thị nói, “Hãy đi và tìm hiểu xem ai cần những bẫy chuột trước khi bạn sản xuất nó. Rồi thì bạn sẽ bán được nó.”Trong một ý nghĩa rất thực, Hội Thánh cần cả hai loại triết lý đó. Hội Thánh có một sản phẩm hoàn hảo - đó là Tin Lành. Hội Thánh cũng cần phải có một mối quan tâm đến thị trường để biết cách tốt nhất mà phân phối Tin Lành đó. Cả thế giới cần Tin Lành đó. Nhưng có nhiều lúc họ không thấy được tầm quan trọng của sứ điệp của chúng ta vì chúng ta đã không rao truyền nó tốt.Một trong những Hội Thánh phát triển mạnh mẽ nhất và nhanh nhất trong đất nước chúng tôi và trên thế giới đã nắm bắt được sự hiểu biết này. Họ đã tận dụng những kỹ thuật tiếp thị và nghiên cứu những khát khao, những nhu cầu của con người trước khi giới thiệu Phúc Âm qua những khái niệm vừa có ý nghĩa, vừa dễ hiểu. Hãy các xem Hội Thánh Woodale tại thảo nguyên Eden, Minnesota, Hội Thánh New Hope tại Portland, Oregon, và Hội Thánh Willow Creek ở Nam Barrington, Illinois. Một người cũng có thể thấy điều này trên các nước khác, như tại Seoul, Nam Hàn, và Sao Paulo, Brazin.Mỗi Hội Thánh địa phương phải tìm kiếm phương cách tốt nhất để chia sẻ sứ điệp của Đấng Christ cho cộng đồng của riêng mình và khắp nơi trên thế giới. Không một nhóm nào có thể làm điều đó thay cho nhóm khác. Nhưng tất cả chúng ta có thể nhìn vào một số đặc tính chung của thế giới và xem Phúc Âm trả lời thế nào cho những đặc tính và các nhu cầu này.

Một xã hội vô danh Thế giới mà chúng ta đang sống đây rất lạ thường. Dân số càng gia tăng, nhưng nó càng gia tăng bao nhiêu thì con người lại càng cảm thấy bị cô lập và cô đơn bấy nhiêu. Hãy kiểm tra nơi các thành phố lớn của chúng ta. Càng có nhiều người chừng nào, thì người ta càng cảm thấy lẻ loi chừng nấy. Thậm chí có cả sự lẻ loi được lên kế hoạch. Người ta tránh sự liên lụy. Nhiều người trong số các bạn biết tôi đang nói đến điều gì vì bạn ít có quan hệ với những người hàng xóm của mình.

Đa số người có vẻ thích cách này.Hai người làm việc chung trong một nhà máy, nhưng làm việc ở các khâu khác nhau. Người này thỉnh thoảng đi ngang qua người kia, nhưng chẳng bao giờ nói chuyện với nhau. Ngày nọ, một người xin phép nghỉ một ngày vì cớ con gái ông ta vu quy. Một lát sau, người đàn ông kia đến xin phép nghỉ vì con trai của ông ta cưới vợ. Khi cả hai đến nhà thờ làm đám cưới cho con, họ khám phá ra rằng họ làm chung một nhà máy trong nhiều năm nhưng họ chưa bao giờ gặp gỡ và trò chuyện với nhau. Điều này có vẻ hơi cực đoan, nhưng nó nói đến tình trạng không muốn biết đến của thế giới chúng ta.Sự cô đơn sẽ càng gia tăng khi thời gian trôi đi. Gia đình truyền thống đã chết. Hôn nhân trong tâm trí nhiều người là một vấn đề lỗi thời. Chúng ta trở thành một quốc gia của những người trưởng thành không có bạn. Chúng ta cố tình tránh liên hệ với người khác. Tình trạng giấu tên và cô đơn thật phổ biến, con người vẫn còn khao khát tình yêu và tình bạn. Tại Mỹ, cũng như nhiều quốc gia khác, sự khao khát những tình bạn mạnh mẽ vượt quá sự đáp ứng. Sự khao khát này được tìm thấy trong nền âm nhạc đương đại. Hãy lắng nghe những lời ca trữ tình trong các bài hát nổi tiếng nhất. Chúng đầy dẫy những ước ao tình yêu và tình bạn chân thật. Hãy khám phá sự khao khát này trong nền văn chương đương đại, và trong các vở kịch trình chiếu trên màn ảnh, trên truyền hình hay sân khấu. Cảnh cô đơn quả thật là một bi kịch được thấy ở khắp nơi trên thế giới này.Đức Chúa Trời đã tạo dựng loài người với những khynh hướng xã hội. Chúng ta muốn sống với những người khác. Cách chúng ta hành động trong thế giới này là một nghịch lý. Chúng ta muốn trở nên vô danh, nhưng chúng ta lại khao khát tình bạn và tình yêu thật. Những nghiên cứu gần đây cho thấy cả bốn mục đích chính mà con người tìm kiếm đều liên quan đến hạnh phúc. Điều trước tiên hết là chúng ta muốn được yêu thương.Chính mục đích yêu thương này là cái mà Hội Thánh có thể đáp ứng cách hữu hiệu nhất. Không một nhóm người hay một tổ chức nào khác trong xã hội chúng ta có thể đáp lại nhu cầu yêu và được yêu một cách có ý nghĩa hơn. Sự yêu thương và chăm sóc sâu xa nhất đến từ nơi Đức Chúa Trời. Đó là lý do tại sao câu Kinh Thánh quen thuộc nhất trong Kinh Thánh là GiGa 3:16. Nhưng tình yêu thương của Đức Chúa Trời không phải là một ý tưởng trừu tượng, chỉ được viết ra hay nói ra mà thôi. Nó không chỉ là một lý thuyết hay một triết lý cao quý. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong các mối quan hệ. Nó được kinh nghiệm qua những mối quan hệ yêu thương thân thiện với những người khác, những người đã từng trải tình yêu thương của Đức Chúa Trời.Hội Thánh cần phải nỗ lực để thể hiện tình yêu hướng ngoại. Chúng ta không dễ dàng gì đi ra và đến với những người chưa quen biết. Tình bạn thân thương phải được thể hiện theo hai hướng. Nó phải được bày tỏ bên trong Hội Thánh cũng như

bên ngoài Hội Thánh. Chúng ta thảy đều là những con người nghèo túng đang khao khát yêu và được yêu, cả trong lẫn ngoài Hội Thánh. Thật ngạc nhiên là rất dễ bỏ qua điều này trong Hội Thánh.Có một lần tôi được mời đến nói chuyện ở một Hội Thánh nọ. Vợ tôi và tôi đi sớm để chắc rằng có thể tìm thấy nó. Khi chúng tôi đến thì chưa có ai ở đó cả. Chúng tôi tản bộ một vòng. Khi chúng tôi trở lại thì vị mục sư đã ở đó và tôi tham dự vào buổi học của ông. Vợ tôi tiến vào thánh đường. Lúc đó hãy còn sớm, và chỉ có hai người phụ nữ ngồi trên băng. Nhà tôi hỏi xem có thể ngồi gần họ không. Dĩ nhiên họ đồng ý và ngồi xích vô trong, nhưng sau đó chẳng nói thêm một lời nào với nhà tôi cả. Khi buổi thờ phượng bắt đầu, vị mục sư cùng tôi tiến lên phía trước tòa giảng và ông ta giới thiệu tôi và vợ tôi với Hội Thánh. Đến cuối giờ thờ phượng, hai người phụ nữ kia gần như vấp phải nhau khi đến chào vợ tôi. Nhưng trước đó, khi nhà tôi bước vào, bà là một người xa lạ, và họ để cho bà vẫn cứ là một người lạ. Đó không phải là một kinh nghiệm khác thường trong các Hội Thánh. Chúng ta thật sự không nhận thấy tầm quan trọng của việc học biết về cảnh cô đơn và nhu cầu cần tình bạn cũng như tình yêu của xã hội mình.Chính mối quan tâm yêu thương này phải mở rộng ra khỏi phạm vi Hội Thánh. Một Hội Thánh tại California có khoảng một 100 thành viên khi một mục sư đáng yêu đến đó. Ông dạy dỗ dân sự bằng cách làm gương và bằng cách dạy họ mở rộng tình bạn với những người bên ngoài là gì. Trong 20 năm, Hội Thánh đó đã phát triển đến có hơn 2000 thành viên. Gần đó có một Hội Thánh Tin Lành cũng giống như vậy, và cũng đã chỉ có 100 thành viên. Sau 20 năm, nó vẫn có 100 thành viên. Một Hội Thánh học biết đi ra thông qua tình bạn có thể làm điều mà những Hội Thánh khác không thể làm.Kathi Mills đã viết một cuốn sách, Broken Members, Mended Body (tạm dịch là Thành Viên Tan Vỡ, Thân Thể Chắp Vá), kể về câu chuyện của Hội Thánh New Hope Community tại Portland, Oregon, do Dale Galloway chăn bầy. Vào một Chúa Nhật Giáng Sinh năm 1970, Dale Galloway đã giảng như một người tan vỡ trong Hội Thánh mình tại Oregon. Thứ sáu trước đó, một người lạ đã đến nhà ông và đưa cho ông những giấy tờ ly dị của vợ ông. Trong vòng 24 giờ qua, ông đã ở phi trường chào tạm biệt người vợ mình đã chung sống 13 năm với hai đứa con, một đứa tám tuổi và một đứa năm tuổi, tất cả họ là những người ông rất yêu mến. Nhìn bề ngoài đây là một gia đình rất hoàn hảo. Rồi đột nhiên ông ta mất tất cả.Sau khi nguyền rủa và trút đổ mọi sự giận dữ của mình lên Đức Chúa Trời, Galloway cuối cùng đi đến chỗ nhận ra rằng ông ta không thể tiếp tục mà không có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Ông cầu xin Ngài tha thứ cho những lỗi lầm của mình và sự phản loạn chống lại Ngài. Rồi một lần nữa ông đặt để đời sống mình trong tay Chúa. Và ngay giây phút đó, dường như ông nghe được tiếng Chúa phán với mình, “Chắc chắn ta sẽ luôn ở với con, cho đến cuối cuộc đời con.”Lúc đó ông 31 tuổi. Ông đã chăn dắt hai Hội Thánh cách rất thành công và bây giờ

thì đang ở trong một Hội Thánh lớn thuộc hệ phái của mình tại Oregon. Khi biết về chuyện ly dị, một nhà lãnh đạo trong hệ phái của ông đã nói với Galloway rằng ông không thể tiếp tục trong chức vụ chăn bầy. Đó quả là một kinh nghiệm đau đớn khác, vì ông có một sự kêu gọi sâu xa trong chức vụ. Vào tháng 10 năm 1972, ông lập một Hội Thánh mà không có các tài trợ, nguồn quỹ, không có tín đồ. Ông không có gì ngoại trừ một giấc mơ là ông sẽ được chăn bầy. Ông bắt đầu trong một sân khấu lộ thiên. Ngày nay, Hội Thánh New Hope Community ở Portland đã có hơn 5000 thành viên. Nó được thành lập trên nền tảng chức vụ là hy vọng và yêu thương trong Danh Đức Chúa Jêsus Christ dành cho những người đang bị tổn thương.Kathi Mills đã đến đó quan sát nhiều khía cạnh của Hội Thánh để viết sách của mình. Vào một tối thứ hai, bà bước vào cuộc họp mặt Đời Sống Mới Chiến Thắng (New Life Victorious). Bà đến sớm và thấy căn phòng được dọn sẵn có khoảng 300 chỗ ngồi. Bà đã không thể tưởng tượng là sẽ có 300 người đến buổi họp mặt tại nhà thờ vào một tối thứ hai. Đa số các Hội Thánh đều gặp phải khó khăn để có 300 người hiện diện vào buổi sáng Chúa Nhật, bà nghĩ. Chẳng bao lâu sao các chỗ trống đầy ắp người. Họ đã phải xếp thêm những hàng ghế phụ tràn ra tận bên ngoài. Đây là một buổi họp mặt mà những người trong các nhóm nhỏ chi sẻ những niềm đau, những vấn đề ưu tư và sự tan vỡ của mình. Đây là một loại hoạt động giúp mỗi cá nhân nhận thức được niềm vui thật trong Đấng Christ là bất diệt. Ngay cả những đớn đau vào loại bậc nhất trong đời sống cũng không thể thắng hơn niềm vui bên trong vốn hiện diện trong một người đã gặp Chúa Jêsus Christ.Trong xã hội giấu tên của chúng ta, Hội Thánh nào khám phá được sự khao khát tình yêu thương và tình bạn của con người đồng thời mở rộng chính mình trong việc đáp lại sự khao khát đó sẽ gặt hái được những thành công lớn lao trong việc nhìn thấy những con người được biến đổi. Tình yêu thương của Đức Chúa Jêsus Christ sẽ trở nên hiện thực.

Một xã hội di động Chỉ cần quan sát chút ít thôi thì cũng biết rằng chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu rất di động. Tại Mỹ cứ năm gia đình thì có một chuyển nhà mỗi năm. Trong một số cộng đồng, con số đó là cứ hai gia đình thì có một. Người ta không chỉ chuyển chỗ ở thường xuyên, nhưng phần lớn chúng ta thường xuyên dời đi là vì cớ nhu cầu công việc, gia đình hay giải trí. Trên khắp thế giới một số tác nhân đã tạo nên tính di động mà chúng ta đang quan sát như nạn đói, động đất, lũ lụt, hay chiến tranh phá vỡ các xã hội và khiến người ta di cư từ nơi này sang nơi khác. Toàn thể sự di động này tạo nên một cảm giác bất an và bất ổn khủng khiếp.Một cộng đồng ổn định mang đến một nền tảng vững vàng và an toàn. Những người láng giềng nhận biết và giúp đỡ nhau khi hữu sự. Một số người trong chúng ta được sinh trưởng trong cộng đồng đó và vui thích trong sự cung ứng của nó.

Tính di động đã cướp mất điều đó khỏi tay chúng ta. Nó đã đi cùng với hệ thống hỗ trợ lẫn nhau thông thường mà có lần chúng ta đã từng biết. Sự ổn định và an toàn lu mờ dần cùng với sự đánh mất cộng đồng mang tính địa lý. Nhân loại tìm kiếm cộng đồng của riêng mình bằng nhiều cách. Thay vì cộng đồng mang tính địa lý, nhiều người ngày nay tìm kiếm cộng đồng dựa trên những sở thích chung hay các nhóm chức năng chung. Những điều này liên hệ đến điều mà người ta đang làm và đang thích thú. Đó có thể là một sở thích giải trí hay một chức năng nghề nghiệp. Các nhóm theo sở thích hay các nhóm cùng công việc có thể tốt, nhưng chúng có thể hoàn toàn tạm bợ và dễ biến đổi. Cảm giác an toàn trong những cộng đồng như thế không thể cao được. Người ta có thể vẫn cứ thì thụp, tìm kiếm một nguồn sống vững bền và mạnh mẽ. Thực tế là sự di động của xã hội sẽ không hề dừng lại. Chính tại chỗ này mà cộng đồng Hội Thánh trở thành câu trả lời. Chúa chúng ta đã thiết lập Hội Thánh để đáp lại nhu cầu của con người. Ngài biết rằng những người nam và người nữ cần một hệ thống cung ứng trong cộng đồng. Một nơi có thể tìm thấy cộng đồng thật là trong Hội Thánh. Lời đáp cho nhu cầu cần sự an toàn và yên ổn là một phần của Phúc Âm. Đó là Tin Lành cho những người không ổn định để họ có thể tìm thấy sự nâng đỡ bên trong Hội Thánh. Trong HeDt 10:25, trước giả đã đưa chúng ta đến chỗ nhận biết điều này khi ông nói rằng, “Chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.”Tầm quan trọng của cộng đồng được nhận thấy trong thời đại Thánh Kinh Tân Ước. Ngay cả trong cộng đồng nhỏ của các sứ đồ điều này cũng đã được thể hiện. Chỉ có một người sa ngã, là Giu-đa Ích-ca-ri-ốt. Thật hiếm khi có người nào mất mạng khi anh ta là một phần tử của cộng đồng. Chính khi người đó rút mình ra khỏi cộng đồng là lúc anh ta thấy mình gặp vấn đề. Trong suốt Thế Chiến thứ II, tôi ở trong Hải Quân. Một ngày nọ, lúc đang đứng trong hàng chờ lấy phần ăn, một người bạn thủy thủ mới vào Hải Quân rụt rè đến gần tôi và gợi chuyện. Anh ta hỏi tôi có phải là Cơ Đốc nhân không. Tôi nói phải. Anh đáp lại là anh nghĩ như thế vì anh thấy tôi cầu nguyện mỗi bữa ăn. Tôi làm quen với anh ta và khám phá ra rằng anh ta không có cảm giác gì về tình bạn Cơ Đốc hay cộng đồng trong Hải Quân cả, tính đến thời điểm đó. Anh đã trở thành một Cơ Đốc nhân từ khi còn rất trẻ, nhưng dường như anh muốn bỏ nó và anh đang chao đảo. Chúng tôi bắt đầu cùng nhau đi nhà thờ và anh khám phá được sức mạnh cộng đồng của Hội Thánh. Thông qua nhà thờ anh gặp được một phụ nữ Cơ Đốc trẻ rất đáng yêu. Sau đó họ thành hôn. Nhiều năm sau khi tôi đang giảng trong kỳ hội đồng của một Hội Thánh ở phần bên kia đất nước. Trong một buổi nhóm, vào bữa ăn chiều, có một tam ca lên hát. Đó là vợ của người đàn ông nọ cùng với hai cô con gái của mình. Sự ổn định đã đến với ông ấy thông qua cộng đồng của Hội Thánh.

Nhiều người trong chúng ta ngạc nhiên trước sự phát triển của Hội Thánh Crystal Cathedral tại Garden Grove, California. Một vài năm trước tôi được mời tới dự hội nghị lãnh đạo kéo dài một tuần lễ của họ. Điều khiến tôi ngạc nhiên là sự tác động của những nhóm nhỏ trong Hội Thánh này. Mỗi bữa ăn được đặc trưng hóa bởi một bài làm chứng của một ai đó trong Hội Thánh. Không ai nói về ý nghĩa của sự giảng dạy của Robert Schuler. Tất cả họ đều nói về việc nhóm của họ đã chăm sóc họ trong những lúc đau đớn và dẫn đưa họ tới niềm tin nơi Đấng Christ như thế nào.Là một Hội Thánh, chúng ta phải nhận biết xã hội di động mà chúng ta đang sống trong đó vốn chỉ tạo nên sự bất ổn định và sự bất an. Hội Thánh là một cộng đồng trong thế giới và có tiềm năng thỏa đáp được nhu cầu của thế giới này. Chúng ta phải sử dụng nhiều phương cách để đưa những người đang tranh chiến vào trong một cộng đồng của sự bền vững bằng cách tác động đến họ ngay tại những điểm mà họ thích hay họ làm. Thật là một nhiệm vụ lớn quá!

Một xã hội phi lý trí (nonrational) Phi lý trí có vẻ là một cách lạ lùng để mô tả thế giới chúng ta ngày nay. Nhưng hãy xem xét cách chúng ta đang làm việc. Hãy nhìn vào những dấu hiệu làm lộ chân tướng cũng đủ chứng minh chúng ta là ai. Chúng ta dường như bị chìm đắm trong sự phi lý trí. Một người có thể thấy nó trong hội họa, bất luận nó được thể hiện trên vải hay trong không gian ba chiều. Nghệ thuật trừu tượng có một sức lôi cuốn vì bạn có thể lý giải theo cách riêng của mình. Trên thực tế người nghệ sĩ không có ý định lý giải tác phẩm của mình. Người nghệ sĩ chỉ thể hiện bộ mặt xã hội chúng ta mà thôi.Một người có thể tìm thấy nó trong thi ca. Một số người trong chúng ta rất thích thơ có nhịp điệu và vần. Điều đó có thể lý giải được. Tôi không có ý nói là tôi không đánh giá cao nền thơ văn đương đại với những sự thể hiện khác lạ của mình, nhưng nó có những sắc thái không dễ dàng nắm bắt như trước.Tính phi lý trí cũng có thể thấy trong quảng cáo. Hãy xem các quảng cáo thương mại trên ti-vi, một người thường hay ngạc nhiên bởi sự không có liên quan gì giữa cái được trình chiếu và sản phẩm được giới thiệu. Chúng ta thật sự chẳng biết gì về sản phẩm, nhưng chúng ta bị lôi kéo để hướng đến nó thông qua các tác nhân gây chú ý khác. Điều này hoàn toàn phi lý trí.Thật bất hạnh là sự phi lý trí cũng có thể nhận thấy trong tôn giáo. Chúng ta dễ dàng bị cuốn hút đến sự đáp ứng tôn giáo bởi phần lớn là một cảm giác mức độ của cuộc sống. Trong nhiều trường hợp, chúng ta đã chấp nhận câu nói, “Nếu cảm thấy nó tốt, thì nó đúng.” Tính quy phạm trong tôn giáo đối với nhiều người trở thành quá chủ quan.Nhưng sự phi lý trí trong cuộc sống tạo nên một khoảng trống kỳ lạ trong tâm trí con người. Một sự trống rỗng chiếm ngự. Một khao khát không được thỏa mãn

xuất hiện.Vài năm trước đây tôi có một kỳ nghỉ phép tại Trường Đại Học Thần Học Yale (Yale University Divinity School) ở New Haven, Conn. Trong suốt kỳ nghỉ tôi được mời hướng dẫn học Kinh Thánh trong một hai tuần vì giáo viên đi vắng. Lớp học này tổ chức trong nhà thờ Tin Lành tại trung tâm của đồng cỏ. Tôi đã hỏi học viên một câu, “Đức Chúa Trời là ai?” Người phụ nữ dạy sinh viên năm thứ nhất trong Hội Thánh đó đã trả lời, “Tôi tin rằng Đức Chúa Trời được thể hiện trong các mối quan hệ con người. Nơi nào con người có sự liên hệ với người khác, nơi đó Đức Chúa Trời hiện diện. Nếu mọi người biến mất khỏi trái đất này và chỉ còn lại một người, thì Đức Chúa Trời cũng đi mất.” Điều đó đối với tôi quả thật là một định nghĩa hoàn toàn mới về Đức Chúa Trời. Một người phụ nữ khác trả lời, “Đức Chúa Trời ở bất cứ nơi nào tôi tìm thấy sự thật.” Hãy lưu ý cách cô ta nói điều đó. Đó là bất cứ nơi nào cô tìm thấy sự thật. Người phụ nữ thứ ba trả lời, “Đức Chúa Trời là một tạo phẩm của con người trong tôn giáo Do Thái Cơ Đốc (Judeo-Christian). Cũng giống như mọi tôn giáo khác trên thế giới, chính sự sáng tạo của con người đã đem Đức Chúa Trời đến cho chúng ta.” Có những người đàn ông hiện diện trong lớp này, nhưng chỉ có những người đàn bà trả lời cho điểm đặc biệt này. Người phụ nữ thứ tư nói: “Tôi đã tạo ra Đức Chúa Trời của riêng tôi,” rồi cô ta ngừng một lát, và thừa nhận, “À, có lẽ có một điều gì đó đã tạo dựng nên tôi, nhưng có lẽ tôi tạo nên chính Đức Chúa Trời của mình.”Bây giờ, hãy lưu ý rằng tôi không hỏi câu hỏi “Đức Chúa Trời là ai” này ngoài đường phố. Điều này diễn ra trong một lớp học Kinh Thánh tình nguyện giữa tuần lễ trong một Hội Thánh Tin Lành. Có một trống vắng thật sự của ý nghĩa trong những lời phát biểu này. Mặt khác, họ đã cho thấy một khao khát lớn lao là được biết và hiểu. Những người này đã lựa chọn đến với lớp học Kinh Thánh. Họ đang tìm kiếm một điều gì đó để thỏa mãn tâm trí mình.Bất chấp thế giới phi lý trí mà chúng ta đang sống, vẫn có một khao khát muốn hiểu biết. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những năng lực trí tuệ và chúng ta có thể tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống. Ê-sai ghi lại, “Đức Giê-hô-va phán, ‘Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội các ngươi đỏ như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết, dầu đỏ như son, sẽ trở nên trắng như lông chiên.”Những tạo vật bé nhỏ đang nỗ lực tìm kiếm mục đích của sự sống. Hoàn toàn có thể là thế hệ tiếp sau chúng ta cũng sẽ càng gia tăng sự khao khát ý nghĩa và sự hiểu biết này.Hội Thánh có một trách nhiệm và một cơ hội đầy ý nghĩa. Chúng ta phải tận dụng thì giờ. Trong một cuộc nghiên cứu đặc biệt gần đây, 62% những người trả lời cho biết rằng Hội Thánh ngày nay không còn phù hợp nữa. Nhưng đó chỉ là vì họ nghĩ như thế, chúng ta không được giả định rằng những người này chưa hề xem qua một từ nào trong Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Đó chính xác là điều họ đang tìm kiếm. Chúng ta phải nhận biết rằng Kinh Thánh là phù hợp. Chúng ta chỉ cần

biết sự phù hợp của nó, hiểu nó và rồi diễn giải nó trong ngôn ngữ thông thường để người khác có thể nhận được Lời của Đức Chúa Trời cách rõ ràng.Sống vĩnh viễn trong môi trường phi lý trí chẳng thỏa mãn chút nào. Niềm khao khát ý nghĩa và sự hiểu biết trong cuộc sống thật mạnh mẽ. Hội Thánh có cơ hội lớn để đáp lại nỗi khao khát đó thông qua việc nghiên cứu Kinh Thánh cách hiệu quả, những chương trình giáo dục phù hợp và sự giảng dạy rõ ràng về những đề tài thay đổi đời sống của Kinh Thánh.Hướng ngoại phải là một phần lớn trong đời sống Hội Thánh. Nó phải cảm nhận một mối quan tâm toàn cầu cho thế giới chưa tin. Hội Thánh phải chịu trách nhiệm cho hoàn cảnh tại địa phương mà nó hiện diện. Các Hội Thánh địa phương có thể học hỏi từ những điều mà các Hội Thánh hiệu quả khác đang làm nhưng đừng bao giờ trở thành bản sao của một Hội Thánh khác. Mỗi Hội Thánh phải tìm thấy sứ mệnh của riêng mình và hoàn thành nó.

Làm thế nào và tại sao cần gia nhập

Một tín đồ tình cờ gặp một vị mục sư trên đường, ông ta hỏi vị mục sư, “Hội Thánh của ông ở đâu?” ông ta hỏi. “Ông muốn nói lúc nào?” vị mục sư hỏi lại. Người tín đồ lời với một chút ngạc nhiên, “À, bây giờ.” Ông mục sư lúc đó mới trả lời, “Trong lò nướng bánh, trong trường, trong văn phòng doanh nghiệp, và trong cửa hiệu bán hàng.” “Không,” người tín đồ nói, “Tôi muốn hỏi nhà thờ của ông kìa.” “Nó ở đường số 2 đại lộ số 2,” vị mục sư ngập ngừng, “nhưng đó không phải là Hội Thánh của tôi.” Chúng ta biết Hội Thánh là những con người, chứ không phải là một tòa nhà. Hội Thánh ở bất cứ nơi nào mà tình cờ người Cơ Đốc nhân ở đó. Hội Thánh có thể trải rộng khắp, cũng như có thể tụ họp lại. Chúng ta dễ biết Hội Thánh hơn khi nó được tập hợp lại thay vì tản ra.Vì cớ sự thật cơ bản này, toàn thể Hội Thánh lệ thuộc vào một điều có ý nghĩa rất đặc biệt: sự bao gồm mỗi cá nhân bên trong Hội Thánh. Không một tín hữu nào có thể tách biệt mình ra khỏi Hội Thánh. Khi nói hay đề cập đến Hội Thánh mà dùng từ “nó” hay “họ” chính là một sự cám dỗ. Chúng ta là Hội Thánh. Chúng ta là Hội Thánh bất luận chúng ta tụ họp lại với nhau hay phân tán ra. Điều này ám chỉ một trách nhiệm đặc biệt cho mỗi chúng ta, vì chúng ta là Hội Thánh.Kinh Thánh nói rất rõ ràng rành mạch về một sự ủy thác đầy trách nhiệm mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho chúng ta. Sự ủy thác đó bao gồm toàn bộ con người, các khả năng, cách tận dụng thì giờ và những tài nguyên của chúng ta. Kinh Thánh là một quyển sách của sự ủy thác được ban trao. Tổ phụ của chúng ta đã nhận lãnh trách nhiệm coi sóc vườn Ê-đen. Vì họ là những người quản lý không tốt, nên đã bị đuổi khỏi vườn. Phần Kinh Thánh ghi lại về Áp-ra-ham và Lót, cháu trai của ông, là những câu chuyện về trách nhiệm được giao phó. Áp-ra-ham đã thành công cách

vinh quang trong khi Lót bị thất bại thảm hại. Sách Giô-na kể một câu chuyện về sự ủy thác thánh mà Đức Chúa Trời đã trao cho nhà tiên tri để đem sứ điệp của Ngài đến một thành phố lớn. Lúc đầu Giô-na đã không trung thành với sự ủy nhiệm đó. Nhưng khi ông ăn năn và tiếp tục những công việc trong trách nhiệm của mình, sự thành công đã đến theo phương cách và mức độ đã khiến cho ông điếng người.Thánh Kinh Tân Ước có đầy dẫy những trường hợp trong đó các cá nhân được mong đợi đảm nhận trách nhiệm vì một sự ủy thác mà họ đã nhận lãnh. Trong những quyển Kinh Thánh tiếng Anh của chúng ta, sự ủy thác này được thể hiện bằng một số từ ngữ khác nhau, tất cả đều có nguồn gốc từ một từ Hy Lạp. Chúng ta hãy xem xét một số nơi tìm thấy từ này: 1) Mat Mt 20:8 - ví dụ về người chủ vườn nho; 2) LuLc 12:42 - một ví dụ khác liên quan đến người quản gia của một ông chủ giàu có; 3) 16:11 - một người khác trở thành người quản lý của một công việc; 4) ICo1Cr 9:17; Eph Ep 3:2; CoCl 1:25 - một nhiệm vụ hay sứ mạng đặc biệt phải thi hành; 5) RoRm 16:24 - một người là thủ quỹ kho bạc thành phố; 6) GaGl 4:2 - một người giám hộ hay người coi giữ một đứa trẻ. Tất cả những khái niệm này được dịch là người quản gia hay quản lý trong các bản dịch Kinh Thánh trước đó. Ý tưởng ở đây là một người đã được giao phó trách nhiệm, và phải giải trình lại việc mình làm. Điều này liên quan đến toàn bộ nhân cách, bao gồm cả những tài năng, thời gian và tiền bạc của một người.

Những ta-lâng của chúng ta Kinh Thánh là sự khải thị về Chúa của sự sống và mối quan hệ của Ngài với chúng ta trong kinh nghiệm con người. Tất cả điều chúng ta là và tất cả điều chúng ta có đều thuộc về Chúa. Một người có thể mau mắn hỏi, “Tại sao tôi phải dâng hiến những tài năng của tôi cho Đấng Christ? Tôi đã làm việc cật lực để có nó. Tôi đã tìm kiếm để phát triển chính mình. Tại sao Ngài lại cần có chúng?”Có vài lý do cho việc những tài năng của chúng ta đều thuộc về Đức Chúa Trời. Trước hết, Cơ Đốc nhân phải ghi nhớ mối quan hệ mới của mình. Tín hữu là một người được thay đổi, với một Người Chủ mới. Trong ICo1Cr 6:19, chúng ta đọc thấy rằng, “Anh em chẳng phải thuộc về chính mình.” Chúng ta không còn thuộc về chính mình nữa. Chúng ta thuộc về Chúa. Có một nhận thức mà trong đó chúng ta chưa bao giờ thuộc về chính mình. Người không tin xem mình là trung tâm, nhưng sự tự xem mình là trung tâm đó đòi hỏi anh ta phải hiến chính mình cho một điều gì đó như là một ông chủ trong đời sống anh ta. Những tín hữu đã thay đổi người chủ của đời sống họ. Chúng ta có một Chúa mới. Ngài đã mua chuộc chúng ta, và chúng ta phát triển một tình yêu thương để làm theo ý Ngài.Có lẽ một câu chuyện trong quyển Câu Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities)- của Charles Dicken sẽ giúp chúng ta nắm bắt ý nghĩa của điều mà Chúa chúng ta đã làm cho chúng ta. Charles Darnay đang ở trong ngục tối chờ đợi cái

chết trên máy chém trong suốt cuộc cách mạng Pháp. Sidney Carton, anh bạn người Anh của anh ta và cũng là một luật sư đã lãng phí cách ngu xuẩn cả cuộc đời mình, xin phép vào tù để thăm người bạn vào ngay đêm trước khi Charles bị hành hình. Anh nói Charles đổi áo với mình. Anh ta sẽ thế chỗ của Charles để lên máy chém. Sidney còn ít lý do để sống vì cách anh ta đã lãng phí cuộc đời của mình; Charles thì ngược lại, anh có một gia đình đang cần anh. Cuối cùng Charles Darnay đồng ý trước sự thuyết phục của Sidney và đã trao đổi y phục với anh. Charles Darnay bước ra khỏi tù dưới cái tên Sidney Carton. Ngày hôm sau, Sidney Carton lên máy chém và chết dưới cái tên Charles Darnay.Khi Đức Chúa Jêsus lên thánh giá và chịu chết, Ngài làm thế dưới tên của bạn và tôi. Đó không vì bất cứ tội lỗi nào của Ngài, nhưng vì tội của bạn và tôi. Ngài đã làm như thế để chúng ta được tự do, nhưng cũng ràng buộc chúng ta với Ngài bởi một tình yêu thương vốn đã biến đổi cả đời sống của chúng ta. Khi chúng ta`tiếp nhận Ngài, chúng ta có một mối quan hệ hoàn toàn mới.Mối quan hệ mới này đem đến cho chúng ta một bổn phận mới (RoRm 12:1-2)n Đó chính là “sự thờ phượng phải lẽ” chúng ta dâng lên cho Chúa. Cụm từ này cũng có thể được dịch là “sự thờ phượng khôn ngoan” (intelligent worship), vì ấy là một mối quan hệ khôn ngoan. Đây chính là lôgic của Cơ Đốc giáo. Chúng ta không hầu việc để giành được đặc ân của Ngài. Chúng ta làm thế vì chúng ta đã nhận lãnh đặc ân của Ngài rồi, và chúng ta hầu việc với lòng biết ơn và yêu thương. Điều này hoàn toàn trái ngược với sự hầu việc trước khi trở thành một Cơ Đốc nhân. Sự hầu việc trước đó là áp lực của luật lệ bên ngoài của nhiệm vụ hay để đạt được đặc ân (nào đó). Sự hầu việc bây giờ kết quả từ một tình yêu bên trong vì cớ sự nhơn từ của Đấng Christ đối cùng chúng ta.Hãy suy nghĩ về điều đó theo cách này. Một tối nọ, bạn đang bách bộ cách nhẹ nhàng từ sở làm về nhà. Thình lình còi xe cứu hỏa làm bạn giật mình. Tim bạn đập nhanh với sự sợ hãi khi suy nghĩ về gia đình và những người thân thoáng hiện lên trong trí bạn. Khi bạn đến gần nhà hơn, nỗi sợ hãi tệ hại nhất của bạn lại đúng sự thật. Nhà bạn đang cháy! Bạn chạy ùa đi tìm vợ và các con rồi bạn thấy mọi người đều bình yên cả, ngoại trừ đứa con nhỏ vẫn còn trong nhà. Ngay sau đó, một lính cứu hỏa can đảm đã chạy ùa vào căn nhà đang cháy, tìm đường đến chỗ đứa bé. Anh ta ẵm bé chạy xuyên qua đám lửa và khói rồi đặt bé lên tay bạn. Đứa bé được bình an, nhưng người lính cứu hỏa đã bị phỏng nặng.Một thời gian trôi qua, và người lính cứu hỏa này cần sự giúp đỡ. Anh ta đến nhà bạn, đứng trước mặt bạn, chìa tay và thân mình ra cho bạn xem, rồi nói, “Hãy nhìn đây, dấu tích sự hy sinh của tôi thay cho anh ở trên đôi bàn tay đầy sẹo này, cả khuôn mặt và đôi chân bị cháy xém. Bây giờ tôi đang có nhu cầu. Tôi khẩn xin anh giúp đỡ tôi.” Sẽ không có thứ gì trên đời này mà bạn không sẵn lòng đưa cho người đàn ông này. Còn Chúa Jêsus thì sao? Ngài đã chỉ cho chúng ta thấy điều Ngài đã làm cho chúng ta. Chúng ta không dâng chính mình cho Ngài sao?

Điều này đưa chúng ta đến một thái độ khác trong mối quan hệ mới này. Chính là một mối quan hệ yêu thương. Hãy xem những phân đoạn Kinh Thánh liệt kê ở trên, rồi cũng xem trong GiGa 15:13-16, chúng ta nhận ra mối quan hệ của tình yêu thương này. Yêu Chúa với trọn vẹn nhân cách của chúng ta là điều quan trọng hơn bất cứ cái gì khác chúng ta có thể dâng lên cho Ngài (Mac Mc 12:33). Những tình cảm của chúng ta được Chúa ban cho, trong đó có khả năng yêu thương, nhưng nó phải được bày tỏ đối với Ngài. Những tình cảm của chúng ta kết nối chúng ta với đối tượng chúng ta yêu thương. Nếu chúng ta yêu thế gian, yêu thích một số tội lỗi, hay các bạn bè, bất luận tốt hay xấu, chúng ta trở nên gắn kết với chúng. Nếu chúng ta yêu Chúa, chúng ta trở nên liên kết với Ngài và dâng cho Ngài mọi tài năng của chúng ta vì cớ mối quan hệ mới của chúng ta.Thứ hai, chúng ta dâng cho Ngài mọi tài năng của mình vì Ngài là cội nguồn của mọi khả năng (ICo1Cr 4:7). Ngay cả khả năng chúng ta có cũng đến từ Đức Chúa Trời. Ngay cả sức khỏe để sử dụng những năng lực của chúng ta cũng là một món quà từ Đức Chúa Trời. Hãy ngừng lại và suy nghĩ một chút về điều này. Ai đã cho bạn số tiền cần thiết để phát triển những kỹ năng của bạn? Ai cho bạn sức lực để phát triển những khả năng của mình? Ai cho bạn cơ hội đến trường để được đào tạo? Tất cả đều đến từ Đức Chúa Trời. Những khả năng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta là một sự ủy thác. Mỗi người trong chúng ta thảy đều có một tài năng nào đó, và phương tiện này được Đức Chúa Trời ban cho để chúng ta sử dụng vì sự vinh hiển của Ngài.Lý do thứ ba cho việc để Đức Chúa Trời sử dụng mọi tài năng của chúng ta là vì nhu cầu của thế giới và nhu cầu của Hội Thánh. Chúng ta đã cùng nghiên cứu nhu cầu của thế giới ở phần trước. Nhu cầu đó chỉ có thể được đáp ứng khi Hội Thánh công bố Đấng Christ. Nhưng nhu cầu của Hội Thánh thì chỉ được đáp ứng khi các cá nhân trở thành một phần trong sự phục vụ và chức năng của Hội Thánh đó. Trong RoRm 1:14, sứ đồ Phao-lô đặt để chính mình dưới bổn phận phải lo cho mọi người. Ông ở dưới bổn phận vì tất cả những gì ông đã nhận lãnh, nhưng cũng vì cớ những nhu cầu chung của nhân loại.Chúng ta cũng ở dưới bổn phận. Chúng ta có bổn phận với ai? Bạn sử dụng sức lực của mình ở đâu? Bạn đang sử dụng nó ở đâu đó. Nhiều người trong chúng ta dành mọi sức lực mình có cho công việc hay học hành hoặc nghề nghiệp vì họ tin rằng những điều tốt nhất họ có phải được dành cho những nhiệm vụ trước mắt họ. Bạn có bao giờ nhìn nhận rằng những điều tốt nhất của bạn phải được dâng lên cho Đấng Christ không? Một số người dành phần nhiều cuộc đời mình cho những tổ chức thế tục hơn là cho công việc của họ. Điều đó có đúng không khi những nhu cầu của thế giới và Hội Thánh là quá lớn? Hội Thánh địa phương của bạn cần mọi thứ bạn có thể dành cho nó - trong sự cân bằng giữa gia đình và công việc.Đã lâu rồi có một giáo sĩ từ Ấn Độ kể lại việc ông thấy một người mẹ Ấn Độ đi đến sông Hằng. Trong tay bà ôm chặt một đứa bé bị dị dạng và đang bệnh. Bám

chặt vào quần áo của bà là một đứa bé khỏe mạnh và lành lặn. Lát sau, vị giáo sĩ chỉ thấy bà mẹ với đứa bé bị ốm mà thôi. Đứa bé kia đã biến mất, và vị giáo sĩ nhận biết điều gì đã xảy ra. Một cách tò mò, ông hỏi người đàn bà, “Tại sao bà không quăng đứa bé dị dạng cho cá sấu?” Người đàn bà trả lời cách ngạo mạn, “Chúng tôi dâng những điều tốt nhất cho các vị thần.” Đó thật là một hình ảnh bi thảm của sự mộ đạo thái quá. Nhưng đó cũng là một sự minh họa cho sự đầu phục hoàn toàn.Hãy suy nghĩ về những khả năng của riêng bạn, rồi xem xét đến nhu cầu của Hội Thánh. Chúng ta phải dâng chính mình cho công việc của Đức Chúa Trời. Một số người sẽ hỏi, “Nhưng tôi có thể làm gì chứ?” Những cơ hội hầu việc Chúa trong Hội Thánh rất nhiều đến độ khó có thể nào liệt kê tất cả. Một người có thể hát, chơi nhạc cụ, dạy dỗ, phân phát các văn phẩm Cơ Đốc cho những người tìm kiếm, mời gọi người khác vào sự hầu việc, làm việc với các câu lạc bộ thanh thiếu niên nam và nữ, giúp đỡ công tác xã hội của một tổ chức, làm một người bạn với ai đó, thăm viếng người bệnh, làm công việc văn phòng, bảo vệ, buôn bán, tính toán tài chính, quản lý các phương tiện, cắm hoa trong nhà thờ, gởi thiệp mời thân hữu đi dự truyền giảng, hay tận dụng một vài trong số rất nhiều những cơ hội khác để hầu việc thông qua Hội Thánh của mình.Có phải bạn đang che giấu những khả năng của mình mà không chịu sử dụng chúng vì sự hữu ích trong công việc của Chúa không? Khi phát hiện Luigi Tarisio đã chết, người ta chẳng thấy có một tiện nghi nào trong căn nhà của anh, nhưng ở trên gác xép của nhà mình, anh ta đã giấu 246 cây đàn vĩ cầm hạng nhất. Trong khi Luigi thâu thập bộ sưu tập của mình, ông đã cướp đi của thế giới một phần âm nhạc dịu ngọt nhất của nó. Một vài trong số những cây vĩ cầm trước đó cũng đã bị những người khác cất giấu. Khi cây đàn vĩ cầm Stradivarius tốt nhất được đem ra đàn lần đầu tiên, nó đã phải chịu im lặng trong suốt 147 năm!Là một Cơ Đốc nhân, bạn có một khả năng nào đó. Có phải bạn đang để cho tài năng đó nằm tiềm ẩn và, vì thế, đã ngăn trở một thế giới vô thanh kinh nghiệm sự hòa âm và giai điệu thuộc linh mà Đấng Christ có thể mang đến chăng? Sự phục vụ và việc sử dụng những tài năng của bạn có thể làm điều này cho một ai đó. Hãy hỏi, như sứ đồ Phao-lô đã hỏi, “Lạy Chúa, con phải làm chi?” (Cong Cv 22:10).

Thời gian của chúng ta Có thể bạn không giàu có về của cải vật chất, nhưng về thời gian, thì bạn đều giàu có như mọi người khác. Tổng thống của đất nước chúng tôi cùng với mọi trách nhiệm nặng nề của ông cũng không có nhiều thời gian hơn hết thảy chúng tôi. Chủ tịch một tập đoàn lớn nhất cũng không có nhiều thời gian hơn tôi. Sự khác nhau xuất hiện trong cách sử dụng thời gian.Vì chúng ta là những Cơ Đốc nhân, chúng ta phải lưu tâm đến cách chúng ta sử dụng thời gian của mình. Chúng ta xem xét điều này trước, vì có sự nhấn mạnh của

Kinh Thánh. Xuyên suốt Kinh Thánh, chúng ta thấy có những mạng lệnh cứ lập lại cho con người để nhận biết giá trị của thời gian. Cách sử dụng thời gian không hề bị xem nhẹ trong Kinh Thánh. Sau đây là một số phân đoạn Kinh Thánh đáng để cho bạn nghiên cứu: Thi Tv 89:47; ChCn 27:1; TrGv 3:1, 17; EsIs 55:6; LuLc 19:43-44; GiGa 9:4 và 12:35; ICo1Cr 7:29; IICo 2Cr 6:2; Eph Ep 5:14-16; CoCl 4:5. Tất cả những phân đoạn này có lời tuyên bố rõ ràng cho chúng ta về cách chúng ta sử dụng thời gian của mình.Chúng ta cũng phải cẩn thật trong cách sử dụng thời gian của mình vì thời gian không thể tìm lại được. Một khi nó trôi qua, là mất luôn! Nó liên tục trôi đi bất chấp chúng ta. Thời gian cũng rất giống một dòng sông mà chúng ta quan sát từ trên cầu, nó cứ chảy mãi về hướng đại dương. Chúng ta nhìn vào một khối nước và có thể tưởng tượng nó đang chảy qua thành phố lân cận rồi sang thành phố khác, và cứ tiếp tục cho đến khi nó biến mất trong biển khơi. Nó không hề dừng lại. Điều đó cũng giống như thời gian, một khi đã trôi qua, không bao giờ có thể tìm lại.Truyện thần thoại mô tả cơ hội giống như một người hói đầu chỉ có một búi tóc ở trên trán. Ông ta luôn luôn đi về phía trước. Nếu bạn phải nắm bắt cơ hội, bạn phải túm ngay lấy tóc ông ta ngay khi ông vừa xuất hiện, vì khi ông đã đi qua, bạn không tài nào có thể chụp lấy ông ta được nữa. Phần phía sau đầu của ông bị hói.Có một cái gì đó băn khoăn về vấn đề thời gian và cơ hội. Nhưng nó khiến chúng ta nhận thức rằng chúng ta phải đem đời sống và thời gian chúng ta đầu phục Đấng Christ càng hơn. Bạn sử dụng thời gian của bạn như thế nào? Bạn dành bao nhiêu thời gian để xem ti-vi? Bao nhiêu thời gian bạn chỉ ngồi không mà chẳng hề làm chuyện gì? Bao nhiêu thời gian bạn dành để ngủ? Còn việc đọc sách thì sao? Bạn có phí thời gian đọc những thứ có ít giá trị không?Có lẽ điều này không hợp lý. Dường như là tôi nghĩ rằng không ai có thể dành thời gian để giải trí. Không phải như vậy vì mọi người cần sự nghỉ ngơi và giải trí. Vấn đề ở đây là cái gì là giải trí? Lãng phí thời gian không phải là giải trí - nó thường làm cho mệt mỏi. Khi có sự nghỉ ngơi thật, thì thời gian đó đã được sử dụng cách có giá trị. Là những Cơ Đốc nhân, mỗi người chúng ta phải xem xét thời gian của mình được sử dụng như thế nào vì cớ chúng ta không thể tìm lại thời gian được. Một lần nữa chúng ta phải nghiêm túc xem xét cách sử dụng thời gian của mình vì cớ tính cấp bách của sự sống. Đời sống trần tục chỉ là sự sắp đặt tạm thời. Nhưng những quyết định của đời sống là trường tồn. Bản chất tạm thời của sự sống này nhấn mạnh giá trị của thời gian. Sự chết đến nhanh chóng và có lẽ rất thình lình. Đôi lúc một người khỏe mạnh nhất lại có thể có khoảng thời gian sống rất ngắn ngủi. Chúng ta phải sử dụng mọi cơ hội trong sự sống gây dựng và phục vụ vì sự vinh hiển của Đấng Christ.Một công tước Buckingham quá cố đã thốt lên khi ông kết thúc một cuộc đời đã buông mình cho sự rồ dại và tội lỗi: “Ôi, ta là một kẻ đã hoang phí cái quý nhất trong mọi thứ của cải - thời gian! Ta đã lãng phí nó mà cứ nghĩ rằng nó trường tồn,

và bây giờ, khi chỉ vài ngày thôi cũng đáng giá hơn cả thế gian, ta lại không thể dù chỉ hy vọng hão huyền rằng mình còn sáu giờ đồng hồ để sống.”Khi Salmasius, một trong những học giả vĩ đại nhất trong thời đại của mình, tiến gần đến cái chết, ông gào lên một cách cay đắng về chính mình: “Ôi, ta đã đánh mất cả thế giới thời gian: thời gian chính là cái quý báu nhất trên đời, giá mà ta còn thêm một năm nữa, nó sẽ được dành để há những bài thánh thi của Đa-vít và nghiền ngẫm những thư tín của Phao-lô. Ôi, hãy dành sự lưu tâm của mình cho Đức Chúa Trời nhiều hơn cho thế giới này!”Sự sống rất cấp bách và thời gian rất giá trị. Chúng ta phải nhắc nhở chính mình những lời của Phao-lô trong Eph Ep 5:16: “... Hãy tận dụng thì giờ, vì những ngày là xấu.” Chúng ta là những người quản lý thời gian. Chúng ta đều có thời gian như nhau - và chúng ta phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa về cách chúng ta sử dụng nó.

Tài sản của chúng ta Chúng ta cũng là những người quản lý các của cải vật chất của mình. Về việc những Cơ Đốc nhân Ma-xê-đoan gởi các món quà cách rời rộng cho công việc của Đức Chúa Trời, Phao-lô đã nói, “Họ lại làm quá lòng trông cậy của chúng tôi, vì trước hết đã dâng chính mình cho Chúa, và sau lại cho chúng tôi, theo ý muốn Đức Chúa Trời” (IICo 2Cr 8:5). Khi chúng ta dâng chính mình, chúng ta cũng dâng trọn mọi điều mình có.Chúng ta chịu trách nhiệm về mọi thứ Đức Chúa Trời đã ban chúng ta. Chúng ta chịu trách nhiệm về số lượng chúng ta dâng hiến cho công việc Chúa, và chúng ta cũng chịu trách nhiệm về nơi chúng ta dâng nữa. Nhiều người không nhận thấy trách nhiệm của họ trong việc làm thế nào để dâng tiền của mình và dâng ở đâu. Chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm về số lượng chúng ta giữ lại và việc chúng ta sử dụng chúng ra sao. Sự quản lý của chúng ta không chỉ liên quan đến việc dâng phần mười và các của dâng khác cho công việc Chúa. Trách nhiệm của chúng ta liên quan đến mọi điều chúng ta có. Ắt hẳn Đức Chúa Trời đau lòng lắm khi thấy cách một số người sử dụng tiền của họ sau khi dâng phần mười. Một khí áp kế tốt cho đời sống thuộc linh của chúng ta là cách chúng ta quản lý những gì mình có.Trước hết, chúng ta phủ nhận quyền tể trị của Đức Chúa Trời nếu chúng ta không thực hiện cẩn thận sự ủy thác với những gì chúng ta có. Chúa là Đấng Tạo Hóa. Tất cả những gì chúng ta có và những gì chúng ta là đều có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy đọc Thi Thiên 8 và ghi nhớ sự vĩ đại của Đức Chúa Trời, đồng thời cũng ghi nhớ sự nhỏ bé của chúng ta. Có vẻ như là chúng ta đã ở dưới sự ảnh hưởng quá nhiều của những tư tưởng ngoại giáo. Chúng ta liên tục tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn cho mình. Chúng ta đã đánh mất ý nghĩa Thánh Kinh của trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời. Hãy nhớ lại việc tuân giữ lễ Năm Hân Hỉ trong thời Cựu Ước. Lễ này đến sau mỗi 50 năm và vào thời điểm đó, mọi tài sản

đều trở về với chủ đầu tiên của nó. Khi có một ai đó mua một tài sản gì, ông ta biết rằng nó sẽ phải được trả lại cho người chủ đầu tiên khi đến năm Hân Hỉ. Đó là một phương cách cụ thể nhắc nhở dân sự rằng mọi thứ đều đến từ nơi Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta là những người được ủy thác không trung tín với những gì chúng ta có, chúng ta chối bỏ quyền tể trị của Đức Chúa Trời - vì Ngài là Chúa của mọi sự, bao gồm cả những điều chúng ta sở hữu.Thứ hai, sự thất bại trong việc quản lý tốt là sự phủ nhận Lời của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh dạy rằng ít nhất chúng ta phải dâng một phần mười thu nhập của mình cho Chúa vì công việc của Ngài. Đây là một luật lệ phổ thông có trước khi Kinh Luật ra đời tại núi Si-nai và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Áp-ra-ham đã thực hiện điều này từ 700 năm trước khi Môi-se nhận bảng luật phápt. Gia-cốp thực hiện luật đó 500 năm trước khi Kinh Luật được ban hành. Cũng hãy nhớ rằng Đấng Christ đã làm trọn luật pháp, chứ ngài đã không hủy bỏ nó. Khi chúng ta trở thành Cơ Đốc nhân, chúng ta nhận lãnh một đạo luật cao hơn vốn cai trị đời sống chúng ta (RoRm 8:2). Đạo luật cao hơn này phải được thể hiện trong một lý tưởng cao hơn luật pháp được ban cho trong thời Cựu Ước. Không một Cơ Đốc nhân nào thật sự hiểu kinh nghiệm vinh hiển này mà lại dâng cho Chúa ít hơn 10 phần trăm thu nhập của mình.Sứ đồ Phao-lô nói trong ICo1Cr 16:2 rằng chúng ta phải dâng hiến cách có hệ thống. Bất kỳ ai dâng hiến cách có hệ thống cần phải xem số phần trăm sẽ dâng cũng như sự đều đặn trong việc dâng hiến.Thứ ba, nếu chúng ta không phải là những người được Chúa ủy thác quản trị tài sản của mình cách trung thành, chúng ta chối bỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Hãy đọc GiGa 3:16; IICo 2Cr 8:9; Phi Pl 2:5-8 để thấy Đấng Christ đã làm cho chúng ta những điều lớn lao nào vì cớ tình yêu thương của Ngài.Ngài là Đấng Tạo Hóa, nhưng Ngài đã trở thành một em bé yếu đuối để phải có một người phụ nữ bồng ẵm. Ngài là Vua của muôn vua được sinh ra trong một máng cỏ với cha mẹ là những người nghèo nàn. Ngài là Đấng Tạo Hóa của mọi sự mà lại không có một chỗ để Ngài có thể gọi là nhà của mình, vì Ngài phán, “Con cáo có hang, chim trời có ổ; song Con Người không có chỗ mà gối đầu.” Chúa là Đấng có muôn vàn thiên binh quỳ mọp tôn kính trước mặt mình, đã sẵn lòng lấy một cái khăn và cúi mình xuống trước các môn đồ rồi rửa chân cho họ. Đấng đã tạo dựng nên các đại dương của thế giới lại phải xin một ngụm nước để uống. Đấng đã tạo dựng nên từng cánh đồng chín vàng suốt mọi thời đại đã phải hỏi xin bánh để ăn. Đấng đã tạo dựng mọi sự lại cho phép con người yếu đuối đóng đinh mình lên thánh giá. Đấng lẽ ra phải có một vương miện quý giá nhất đội lên trán vì cớ Ngài là Vua của muôn vua đã cho phép con người ấn lên đầu Ngài một cái mão gai. Hãy nghĩ về tất cả những điều Ngài đã làm cho chúng ta.Một lần nữa, sự thờ ơ trong công tác dâng hiến của chúng ta để lo cho công việc nhà Chúa là một sự chối bỏ lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời. Hãy cẩn thận đọc các

phân đoạn Kinh Thánh sau đây: ChCn 3:9-10; 11:24-25; MaMl 3:10-11; LuLc 6:38; IICo 2Cr 9:6-7. Trong mỗi phân đoạn này, Đức Chúa Trời hứa ban cho những điều lớn lao hơn những gì chúng ta dâng hiến. Từ chối dâng phần mười, ít nhất, là từ chối sự nhơn từ của Đức Chúa Trời và cho Ngài là một kẻ dối trá. Chúng ta nghĩ gì về một người đàn ông vào bữa điểm tâm mới nhớ hôm đó là sinh nhật vợ mình, anh tiến đến hôn vợ rồi ra phố mua ngay một bộ đồ mới cho chính mình!? Đức Chúa Trời khiến mưa của cải từ thiên đàng xuống trên chúng ta. Rồi chúng ta ra ngoài mua chiếc xe hơi mới, và mở rộng công việc làm ăn của mình, còn Đức Chúa Trời thì bị quên lãng. Có nhiều người có thể làm chứng rằng sự nhơn từ của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự so sánh khi chúng ta vâng phục Ngài trong việc dâng hiến.Cuối cùng, thất bại trong việc nhìn nhận trách nhiệm về phần vật chất của chúng ta là chối bỏ mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban cho hết thảy chúng ta một mạng lệnh để làm thành. Chúng ta là những Cơ Đốc nhân vì có ai đó đã hoàn thành mạng lệnh Đức Chúa Trời ban cho họ trong việc đem Phúc Âm đến cho chúng ta. Ai sẽ nhận lãnh Phúc Âm vì chúng ta đã làm trọn mạng lệnh? Tài chánh là có cần để thực hiện điều này. Trong đất nước chúng tôi, số dâng cho công việc Cơ Đốc càng gia tăng gần như mỗi năm trong những thập kỷ gần đây. Điều này đôi lúc khích lệ chúng tôi nhiều lắm.Nhưng cũng có vài điều gây bối rối. Một trong số đó là sự giảm sút phần trăm số tiền dâng cho các mục đích tôn giáo. Một điều khác nữa là sự gia tăng trong việc dâng hiến không nhanh như sự gia tăng thu nhập. Thứ ba, sự gia tăng trong việc dâng hiến không nhanh bằng sự giảm sút trong việc mua quyền hành bằng đồng đô la. Và điều phiền toái thứ tư là số tiền chúng ta chi cho những việc kém quan trọng hơn nhiều đã vượt trội so với số dâng của chúng ta cho công việc Chúa. Chẳng hạn, hãy thử tính xem số tiền chúng ta chi cho việc giải trí và nghỉ ngơi cũng như những thứ xa xỉ là bao nhiêu rồi đem so với số dâng của chúng ta cho công việc Chúa khắp nơi trên thế giới.Chúng ta quay đi đâu cũng nghe tiếng kêu gào của nhu cầu cần Phúc Âm, và để đem Phúc Âm đến những nơi đó thì cần có nhiều tài chánh hơn. Để kết thúc chương này, chúng ta hãy cùng ghi nhớ lời của Phao-lô trong ICo1Cr 4:2: “Vả lại, cái điều người ta trông mong nơi người quản trị là phải trung thành.”

Sự thông công và làm việc với những người khác

“Thông công” là một từ thể hiện tốt nhất mối quan hệ của các tín hữu trong một Hội Thánh Báp-tít và giữa các Hội Thánh với nhau. Những tín hữu Báp-tít không hình thành một hệ phái trong ý nghĩa hạn hẹp của từ đó. Họ là những Hội Thánh tình nguyện hợp tác trên tinh thần chung của đức tin và sự phục vụ. Điều chúng tôi

hiểu biết về các Hội Thánh Tân Ước là họ cùng làm việc với nhau để hoàn tất Đại Mạng Lệnh của Đấng Christ. Bản chất của con người, như Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng ta, đòi hỏi những mối quan hệ như thế. Nhân loại khao khát sự thông công và phụ thuộc lẫn nhau trong mọi lĩnh vực hoạt động. Trong lĩnh vực thuộc linh, không có cách nào để đáp ứng nhu cầu thông công muôn thuở này của con người tốt hơn là tập họp lại với nhau như việc liên hiệp các Hội Thánh địa phương.Những vấn đề chương này đề cập đến rất khác nhau. Mỗi cá nhân cần những mối quan hệ, và những mối quan hệ này được tìm thấy trong Hội Thánh địa phương. Các Hội Thánh địa phương cần sự thông công, và sự thông công đó được tìm thấy trong một nhóm lớn hơn mà chúng ta đã gọi là hệ phái. Ngay cả vượt qua mức đó còn có một sự thông công cùng làm việc trong phạm vi rộng hơn nữa với các nhóm hay các hệ phái khác vốn có cùng niềm tin dựa trên những vấn đề cơ bản của Thánh Kinh.

Về mức độ Hội Thánh địa phương Các Hội Thánh địa phương ra đời vì có nhiều người tin nơi Đấng Christ sống trong cùng một khu vực địa lý hiệp lại với nhau, nhìn nhận nhu cầu thông công Cơ Đốc của họ. Tinh thần xã hội của nhân loại được tìm thấy bất cứ nơi nào có nhiều người. Những người có cùng suy nghĩ trong các hoạt động khác nhau của cuộc sống tụ họp lại với nhau. Khi những người di dân từ một vùng đất khác đến đất nước này, họ có khuynh hướng sống với dân tộc mình. Cũng theo cách này, những tín hữu tìm đến nhau và hình thành các Hội Thánh địa phương.Điều này có thể thấy trong khuôn mẫu của Thánh Kinh cả ở Cựu Ước lẫn Tân Ước. Từ được dùng để chỉ một cộng đoàn trong Cựu Ước có ý nghĩa tương tự như từ được dùng trong Thánh Kinh Tân Ước. Từ ecclesia, được dịch là Hội Thánh trong Tân Ước, được sử dụng thường xuyên trong bản dịch tiếng Hy Lạp của Cựu Ước.Dân sự trong thời Cựu Ước có một nơi tập trung để thờ phượng tại đền tạm và sau đó là trong ba đền thờ. Khi dân sự bị phân tán, họ thấy có nhu cầu cần một điều gì đó nhiều hơn là đền thờ trung tâm. Từ đó mọc lên các nhà hội. Tại mỗi nơi mà những người Do Thái tụ họp để thờ phượng, họ hình thành một nhà hội. Sự tồn tại của quốc gia của họ lệ thuộc vào sự thờ phượng trong nhà hội và trong đền thờ. Khi họ bỏ sự thờ phượng, họ bị lâm vào tình trạng phu tù.Trong Tân Ước chúng ta thấy Đấng Christ thường xuyên đến nhà hội vào ngày Sa-bát “như lệ thường.” Khi Ngài thành lập Hội Thánh, Ngài cung cấp sự thông công cần thiết cho các tín hữu. Tác giả thư Hê-bơ-rơ cảnh báo những tín hữu không được thờ ơ trước sự thờ phượng hiệp nhất như đã chép trong đoạn HeDt 10:25, “Chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm.” Suốt sách Công vụ, những tín hữu hiệp lại với nhau để thông công, bẻ bánh và thờ phượng. Kinh Thánh thường xuyên nhấn mạnh với chúng ta nhu cầu của sự thông công trong Hội Thánh địa phương.Một lần nữa nó được thấy trong nhu cần những mối quan hệ sống còn của con

người. Tình bạn rất quan trọng để duy trì những niềm tin của chúng ta. Chúa chúng ta, biết rất rõ những đặc điểm con người, đã chuẩn bị Hội Thánh để đáp ứng nhu cầu này. Có sự hỗ trợ trong tình bạn chân thật. Khi một người chuyển từ vùng này sang vùng khác, nơi tốt nhất để hình thành những tình bạn mới là trong Hội Thánh địa phương. Chính sự cảm động như thế đã đưa tôi, từ một chàng thanh niên trẻ trung, đến kinh nghiệm cải đạo.Hạnh phúc của gia đình tùy thuộc vào mối thông công này. Cách nó thúc đẩy đời sống gia đình không giống như bất cứ thứ gì khác trên trần gian. Gia đình là trụ cột của đất nước. Hãy kiểm tra xem điều gì làm phát triển một gia đình và bạn sẽ luôn đi trở lại chỗ ảnh hưởng cơ bản của Hội Thánh. Điều này được minh họa trong những ngày khai hoang miền Tây (của nước Mỹ). Lúc nào cũng vậy, những thị trấn có các Hội Thánh thì đã tồn tại, trong khi những thị trấn khác không có Hội Thánh thì lại chết đi.Nhu cầu thứ ba được Hội Thánh địa phương đáp ứng đó là nhu cầu ổn định đời sống. Một cảm giác an toàn có thể đến với những ai thuộc về một Hội Thánh địa phương. Cảm giác lệ thuộc là cần thiết cho con người. Vì cớ Hội Thánh là vững bền, nên chúng ta tìm thấy sự ổn định ở đây. Cơ Đốc nhân tìm thấy Hội Thánh là một nơi của sự khích lệ và yên ủi trong những lúc có cần. Một người tìm thấy ở đó sự hướng dẫn cho phẩm hạnh và cho sự phát triển một đời sống tốt lành. Ánh sáng chiếu rọi vào những lẽ thật cần được biết đến. Những niềm tin được làm vững mạnh thêm trong những lĩnh vực mà Cơ Đốc nhân đã xác định rằng đó là lẽ thật. Thứ tư là nhu cầu phục vụ. Chúng ta đã kể đến ý nghĩa của sự phục vụ đối với một cá nhân và những phương cách mà qua đó một người có thể phục vụ. Và thực tế của tư cách thuộc viên (Hội Thánh) là sự phục vụ. Nó đặt để sự tán thành của một người trên công việc của Hội Thánh. Điều đó tự nó đã trở thành bằng chứng. Sự tham gia thường xuyên của một người khích lệ những người khác tham gia. Ngay cả trong những cách này, một người đang phục vụ, và Hội Thánh quy định lối ra. Một tín hữu phải phục vụ để sống một cách thật sự, và những cơ hội phục vụ luôn luôn sẵn có trong Hội Thánh.Hơn thế nữa, Hội Thánh hướng dẫn những thanh niên trẻ đến chỗ hầu việc Đấng Christ trọn thời gian. Một trong những kinh nghiệm đầy xúc động cho một Hội Thánh là được chứng kiến những người trẻ của mình đáp lại lời kêu gọi của Đức Chúa Trời để hầu việc Đấng Christ. Niềm vui mừng khôn tả sẽ đến với Hội Thánh nào gởi một trong những người trẻ của mình đi truyền giáo hay nói lời tạm biệt với một người khác đang chuẩn bị vào trường Cơ Đốc để được huấn luyện sau này hầu việc Chúa. Chúng ta hoàn toàn biết rõ chúng ta cần lẫn nhau như thế nào trong Hội Thánh địa phương.

Mức độ hệ phái Ngay cả những cá nhân còn cần sự thông công lẫn nhau thì các Hội Thánh cũng

cần sự thông công với các Hội Thánh khác. Những minh họa vững vàng cho điều này có thể được tìm thấy khi nói chuyện với một mục sư hay một nhân sự của một Hội Thánh “độc lập” - một Hội Thánh không ở trong bất kỳ hình thức liên hiệp nào. Sự phong chức những thanh niên trẻ cho công tác Cơ Đốc (Christian service) là một ví dụ. Có vài dịp tôi được mời tham dự một hội đồng cùng với những mục sư khác để xem xét việc tấn phong cho một vài thanh niên trẻ trong một Hội Thánh độc lập. Hội Thánh địa phương có thể tấn phong cho chàng thanh niên đó, nhưng Hội đã không cảm thấy thoải mái để phong chức mà lại không tham vấn ý kiến của các Hội Thánh khác.Mối thông công rộng lớn hơn giữa các Hội Thánh cũng có vài mục đích. Một là để chia sẻ niềm tin chung (Eph Ep 4:3-6; ICo1Cr 12:12-13). Niềm tin chung nơi Đấng Christ kéo các Hội Thánh Báp-tít đến gần với nhau. Các Hội Thánh ở trong mối thông công này được hiệp nhất trong một hiệp hội tự nguyện (voluntary association), nhưng hiệp hội đó có ý nghĩa sống còn cho sức khỏe thuộc linh và chức năng mạnh mẽ của các Hội Thánh. Những Hội Thánh này cảm nhận sự hiệp nhất trong các phân đoạn của sách Ê-phê-sô và Cô-rinh-tô. Có một “điều chắc chắn sẽ xảy ra” của việc hiệp lại với nhau. Thật rõ ràng là các Hội Thánh không thể bước đi một mình. Đức tin của chúng ta là một đức tin có tính chất xã hội, và sự lãnh đạo là cần thiết. Điều đó đã đưa đến sự phát triển về phương diện tổ chức và sự tuyển chọn các lãnh đạo để bảo đảm và khuyến khích sự ràng buộc chung. Những người đại diện của các Hội Thánh cùng nhau lựa chọn những viên chức cho nhiều chức vụ khác nhau trong sự thông công trong hệ phái. Hiệp làm một trong Đấng Christ có thể được thể hiện qua sự dự phần đầy ý nghĩa vào một mối thông công rộng lớn hơn giữa các Hội Thánh.Hơn nữa, các Hội Thánh hiệp nhất vì cớ lợi ích chung. Họ cần sự cố vấn của nhau. Điều đó khiến họ trở nên hiệu quả hơn trong cương vị là những chứng nhân. Điều đó khiến cho sự khôn ngoan và kinh nghiệm của nhiều người trở nên hữu ích cho mọi người. Có thể tìm thấy trong Tân Ước một tình huống như thế này. Có những vấn đề nhất thiết phải có sự hội họp của những lãnh đạo các Hội Thánh khác nhau để xác định xem điều nào là ý muốn của Chúa. Hãy đọc Công vụ 15 về giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem. Giáo hội nghị đó, trong một phương diện, là khởi đầu cho cái mà ngày nay chúng ta gọi là mối thông công trong hệ phái. Những người đại diện và lãnh đạo các Hội Thánh họp lại với nhau để thảo luận những vấn đề quan trọng. Những quyết định của họ được thông tin lại cho các Hội Thánh bằng thư từ và bằng những sứ giả. Những phán quyết đó trở nên nhân tố quyết định đối với đời sống của toàn thể Hội Thánh và từng chi Hội riêng lẻ. Các mục sư và các Hội Thánh thường xuyên cần đến sự cố vấn của những Hội Thánh khác để hoạt động hiệu quả. Vì lý do đó, sự tham dự vào mối thông công rộng lớn hơn là một sự giúp đỡ có giá trị và cần thiết đối với đời sống Hội Thánh.Một lần nữa mối thông công trong hệ phái là cần thiết vì cớ công việc chung. Sứ

mệnh của chúng ta trong vai trò những Cơ Đốc nhân và những Hội Thánh địa phương ảnh hưởng khắp nơi. Chúng ta không thể một mình mà thực hiện nó cách hiệu quả được. Những cuộc hội nghị trong tỉnh giúp các Hội Thánh địa phương trong nhiệm vụ của mình tại khu vực của họ. Một Hội Thánh không thể làm mọi thứ dù rằng nó cần phải được thực hiện trong phạm vi địa phương của mình. Chẳng hạn như tổ chức trại hè cho các em trai, bé gái, thiếu niên, và các gia đình. Đây là một phương tiện vô giá trong việc đem Đấng Christ đến cho người khác và kêu gọi họ hầu việc Chúa. Đa số các Hội Thánh không thể tự mình tổ chức một kỳ trại, nhưng vài Hội Thánh cùng làm việc với nhau có thể thực hiện được một chương trình hiệu quả. Trải khắp cả đất đâu đâu cũng cần có các Hội Thánh mới với một lời chứng Phúc Âm. Bởi những nhân sự hiệp nhất của chúng ta, chúng ta có thể đạt được nhiều hơn trong việc khởi đầu những ngọn hải đăng mới cho Đấng Christ mà những Hội Thánh đơn lẻ sẽ không thể đạt được.Mối thông công liên khu vực này gia tăng sức mạnh của chúng ta. Những hoạt động liên hiệp là một sự khích lệ cho những người nam, người nữ và các ban thanh niên địa phương. Một số Hội Thánh địa phương thì nhỏ. Các ban của họ có thể nhỏ bé và hoạt động liên kết làm cho vững mạnh niềm tin và sự nhiệt thành của các thành viên. Thiếu niên và thanh niên đặc biệt cần sự tác động của những hoạt động liên hiệp này. Thanh niên Cơ Đốc cũng cần phải thường xuyên thấy rằng họ là những thiểu số vô cùng nhỏ. Công việc của những mối thông công Báp-tít mở rộng khắp nước Mỹ và lan sang nhiều nước khác. Mỗi mối thông công duy trì những chương trình truyền giáo thế giới vốn gởi các giáo sĩ đi và hỗ trợ cho nhiều vùng khác nhau, những nơi có các nhu cầu thật hiển nhiên. Các cơ hội khác nhau: hoạt động y tế, những chương trình giáo dục, dịch vụ xã hội, và truyền giáo. Tuy nhiên, mục đích chính là vun trồng và phát triển các Hội Thánh địa phương, và cuối cùng sẽ giao lại chức năng và quyền điều khiển cho những Hội Thánh của người bản xứ. Thật xúc động khi thấy nhiều Hội Thánh trong số này đang phát triển các khả năng mạnh mẽ hướng đến các nhóm người chưa được cứu. Thậm chí một vài Hội Thánh đang gỏi các giáo sĩ của họ đến các nước khác. Mối thông công Báp-tít cũng ủng hộ những chương trình sứ mạng gia đình (home mission programs) vì mục đích thiết lập những Hội Thánh mới và làm vững mạnh những Hội Thánh đã có. Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm trên đất nước mình những khu vực nào Phúc Âm còn chưa được đón nhận. Những nơi này phải được tiếp cận để làm thành Đại Mạng Lệnh của Chúa chúng ta. Bên cạnh đó, cũng có những Hội Thánh đang tranh chiến và chao đảo. Những chương trình truyền giáo cho các gia đình được đưa vào các trường hợp này để tạo nên sức sống mới và khả năng đứng vững được. Phần lớn công tác này được thực hiện thông qua các địa hạt. Những tổ chức cấp địa hạt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Hội Thánh trên đất nước chúng tôi.

Một công việc nữa được tiến hành thông qua mối thông công rộng hơn là giáo dục. Ngay từ buổi đầu trong lịch sử của Hội Thánh Báp-tít, nhu cầu huấn luyện người cho công việc của Hội Thánh đã được lưu tâm đến. Chẳng hạn, Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp bắt đầu một chương trình giáo dục vào năm 1871 tại Chicago. Đó là một chủng viện ở dưới sự bảo hộ của Liên Đoàn Trường Thần Học Báp-tít (Baptist Union Theology School), bây giờ là Trường Thần Học thuộc Đại Học Chicago (Divinity School of the University of Chicago). Năm 1914 chủng viện được dời vĩnh viễn sang St. Paul, Minnesota, nơi mà vào năm 1905 một học viện được ra đời và duy trì cho đến năm 1936. Một trường cao đẳng đại cương (junior college) được thành lập năm 1931, và một trường cao đẳng cuối cấp (senior college) được thành lập năm 1947. Trường cao đẳng Bê-tên và Đạ) chủng viện ngày nay tọa lạc tại một khu vực thôn quê ở Arden Hills, vùng ngoại ô St. Paul. Sự mở rộng Đại chủng viện bắt đầu năm 1977 tại San Diego và dời sang tòa nhà chính của mình năm1990.Công việc hợp tác cũng cần thiết trong các chương trình Cơ Đốc giáo dục, đặc biệt là trong các lĩnh vực cho thanh niên, phụ nữ và nam giới, và trong việc xuất bản cũng như công tác quảng bá. Những công việc lớn này và những công việc tương tự không thể nào được điều hành một cách phù hợp bởi một hay ngay cả một vài Hội Thánh địa phương. Hệ phái là rất cần thiết cho sự hoàn thành có chiến lược Đại Mạng Lệnh. Chúng tôi rất tạ ơn Chúa vì các Hội Thánh địa phương đã đáp lại nhu cầu thông công và nỗ lực hợp tác trong những nguyên tắc Tân Ước.

Mức độ liên giáo phái Vài năm trước đây, từ đại kết (hiệp nhất các giáo phái Cơ Đốc) hầu như chỉ là một từ trên cửa miệng của nhiều Cơ Đốc nhân. Trong ý nghĩ cao cả nhất của mình, nó có nghĩa là sự thông công ở mức độ liên giáo phái. Từ “đại kết” có nguồn gốc là một từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là một trái đất đầy dẫy người. Vì thế, nó thường được dùng để chỉ phong trào hiệp nhất Hội Thánh Tin Lành và những lực lượng Chính Thống của thế giới, và gần đây nó bao gồm cả Công Giáo La-mã nữa. Sự hiệp nhất đó chưa được hoàn tất, nhưng các cuộc thảo luận và những hoạt động vẫn tiếp tục tìm kiếm để đạt đến nó. Cố tổng giám mục Canterbury, William Temple, đã nói phong trào này là “sự kiện mới và lớn lao trong thời đại chúng ta.” Chúng ta phải đối diện với sự kiện mới và lớn lao này và xác định quan điểm của mình.Có nhiều nhóm Cơ Đốc không thuộc Báp-tít nhưng chúng tôi lại có sự liên kết chung trên những vấn đề cơ bản của đức tin. Đề cập đến việc liên hiệp với các hệ phái khác, chúng tôi, những người tìm kiếm và làm theo những nguyên tắc Thánh Kinh Tân Ước, phải đặt ra những câu hỏi để xem xét lập trường của mình và lập trường của những nhóm khác. Sẽ chẳng thể nào có sự thông công khi có sự bất đồng về những điểm mấu chốt.

Nơi nào có sự hợp tác, nơi đó có trách nhiệm, chúng ta hãy xem xét một vài lý do ủng hộ sự thông công vượt ra ngoài mức độ hệ phái của chúng tôi.Trước hết, Thánh Kinh Tân Ước nói rõ ràng về sự hiệp làm một của tất cả những người ở trong Đấng Christ. Hãy đọc những câu Kinh Thánh sau: GiGa 17:11, 21-23; RoRm 12:4-5, cũng như những câu đề cập trong phần trước. Chúng ta không thể tránh né việc Kinh Thánh nhấn mạnh sự hiệp làm một của những tín hữu. Chúng ta hiệp làm một với bất kỳ ai yêu Chúa Jêsus, bất chấp người đó có thể đang ở trong nhóm thông công nào. Với những người đó chúng ta có thể cộng tác trong sự liên kết phục vụ. Nhưng nơi nào có sự chối bỏ một nguyên lý cơ bản của đức tin, sự thông công không tồn tại. Chúng tôi tin rằng thẩm quyền cơ bản trên Hội Thánh là Kinh Thánh. Nơi nào có sự thuận phục dưới thẩm quyền của Kinh Thánh như là sự khải thị thành văn của Đức Chúa Trời cho loài người, chúng tôi có thể thông công. Nơi nào Đức Chúa Jêsus Christ được tiếp nhận như là Đấng Cứu Chuộc và là Chúa của đời sống, nơi đó chúng ta có thể thông công.Trong Thánh Kinh Tân Ước chúng ta tìm thấy một sự hiệp nhất, nhưng không phải là tính đồng dạng (uniformity). Chẳng hạn Phi-e-rơ, Giăng và Phao-lô đều có tính khí khác nhau, nhưng sứ điệp họ giảng dạy về cơ bản là giống nhau. Sự hiệp nhất trong Thánh Kinh Tân Ước là sự hiệp nhất thuộc linh năng động - nhưng có thể nó không đưa đến kết quả là sự đồng dạng về tổ chức. Sự đồng dạng lớn nhất trong Hội Thánh đã phát triển vào thời Trung Cổ, và trong suốt thời kỳ đó, tác động của Hội Thánh lên đời sống là yếu nhất. Chúng ta không thuận theo một tổ chức siêu Hội Thánh (superchurch) vốn vi phạm thẩm quyền của Thánh Kinh, nhưng chúng ta có thể và nên có mối thông công với những Hội Thánh có cùng quan điểm về những vấn đề cơ bản.Một lý do khác cho phong trào hiệp nhất các giáo phái thật giữa vòng những tín hữu là nhu cầu cần một sự làm chứng thống nhất. Một số người tìm kiếm một Hội Thánh liên hiệp vì cớ sợ hãi. Hội Thánh Cơ Đốc ở trong một thế giới không thân thiện. Trên hầu hết các lục địa, Hội Thánh là một thiểu số giữa vòng vô số cư dân không tin Chúa. Đôi lúc thế giới vô tín đòi hỏi đức tin phải làm sản sinh ra sự hiệp nhất giữa những tín hữu. Điều này là chính đáng. Chúng ta phải làm việc hướng về một lời chứng thống nhất với những người có cùng niềm tin để có được một tác động mạnh mẽ cho Đấng Christ. Nhưng chúng ta không nên hoạt động vì cớ lo sợ cho sự tan rã của Hội Thánh. Chúa chúng ta phán, “Ta sẽ lập Hội Thánh ta, và các cửa âm phủ sẽ chẳng thắng được hội đó.” Một người nói rằng nếu có một cuộc nghiên cứu tôn giáo được thực hiện trong thời đế quốc La-mã vào năm 65 SC, nó có thể cho ra những kết quả như sau: thờ thần Jupiter: 51%; thờ thần Zeus: 30%; thờ thần Mithra: khoảng 9%; thờ các vị thần khác: khoảng 9% và thờ Chúa Jêsus khoảng 1% hay ít hơn. Hội Thánh đã không đầu hàng trong thời đại của sứ đồ Phao-lô với vô vàn chống đối kinh khủng, và nó sẽ không chấm dứt trong thời điểm hiện nay.

Chúng tôi tin nơi sự tác động đầy ý nghĩa của một lời chứng thống nhất với những người có cùng niềm tin. Vì cớ điều này, nhiều Hội Thánh Tin Lành thuần túy đã liên kết với Hiệp Hội Các Hội Thánh Tin Lành Quốc Nội (National Association of Evangelicals) như là một phương cách để thể hiện lời chứng thống nhất này. Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp là một thành viên. Hội Liên Hiệp Báp-tít Thế Giới (Baptist World Alliance) cũng thể hiện tương tự lời chứng Báp-tít rộng hơn ra khắp thế giới. Tại thủ đô Washington, một lời chứng thống nhất nữa được hình thành trong những công việc nội địa và thuộc chính phủ thông qua tổ chức Baptist Joint Committee on Public Affairs. Khi những vấn đề liên quan đến các quyết định chính phủ đe dọa vi phạm quyền tự do công dân và đòi hỏi sự lên tiếng của cộng đồng Cơ Đốc, không có cách nào hữu hiệu hơn là sự không thừa nhận những quyết định đó bằng một tiếng nói chung như vậy.Điều thứ ba là nhu cầu thế giới. Một số lĩnh vực của nhu cầu thế giới chỉ có thể được thỏa mãn thông qua mối thông công liên hiệp. Một trong những điều này là sự cứu tế thế giới. Trên thế giới có những vùng mà một nhóm, chẳng hạn Hiệp Hội Các Hội Thánh Tin Lành Quốc Nội hay Hội Liên Hiệp Báp-tít Thế Giới, không thể đến đó một mình với tư cách thông công trong hệ phái. Những giáo sĩ ngoại quốc của chúng tôi thường xuyên cần được sự giúp đỡ của một nhóm lớn hơn để có thể xin hộ chiếu và vi-sa hay giải quyết những vấn đề cản trở họ. Thường thì một hệ phái có thể bước vào một cánh đồng truyền giáo mới bởi sự hợp tác với các nhóm khác vốn đã có mặt ở đó rồi. Thông qua sự hiệp tác như vậy, chức vụ được thực hiện hiệu quả hơn.Thứ tư là mối quan tâm đến sự tự do tôn giáo của chúng ta. Một số quốc gia trên thế giới đã áp đặt quyền tự do của con người dưới sự cai trị của họ. Một số quốc gia với một chính phủ chuyên chế và các quốc gia khác vốn bị kềm chế bởi một nhóm tôn giáo đặc biệt có thể phủ nhận quyền tự do của những người thuộc về một niềm tin khác. Hội Thánh Báp-tít quan tâm sâu sắc đến tình cảnh đó. Trong nhiều trường hợp, những người đại diện của Hiệp Hội Các Hội Thánh Tin Lành Quốc Nội và Hội Liên Hiệp Báp-tít Thế Giới đã có thể thực hiện những sự sắp xếp tốt hơn cho các giáo sĩ tại một số nước thông qua việc làm việc với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Những sự bắt bớ được chấm dứt và các tài sản bị tịch thu được trả về vì cớ tiếng nói liên hiệp này. Sự chống đối vẫn còn, vì thế chúng ta còn cần đến lời nói thống nhất đòi tự do này.Lý do cuối cùng cho việc chúng ta cùng làm việc với nhau là để chúng ta có thể hiểu nhau tốt hơn. Trong một thế giới đang co mình lại, chúng ta phải học biết sống với nhau. Điều này cũng đúng trong thế giới tôn giáo nữa. Hoạt động liên kết giúp chúng ta thấy được điểm yếu của mình và sửa chữa những sai lầm của chúng ta. Nó đem đến cho chúng ta những nhận thức sâu sắc hơn về những niềm tin vững chắc của mình. Nó cũng khiến chúng ta nhận ra rằng cũng có nhiều người yêu Chúa trong các nhóm khác nữa, chứ không phải chỉ riêng nhóm chúng ta. Sự thông

công như thế không đòi hỏi sự sửa đổi về những niềm tin căn bản. Nếu đòi hỏi, thì chúng ta không thể thông công được.Nhiều Hội Thánh đã khám phá ra giá trị của những nỗ lực hợp tác mang tính địa phương. Các Hội Thánh thuộc nhiều hệ phái khác nhau hợp tác trong suốt kỳ hè để tổ chức những buổi họp mặt. Trong suốt năm học, vài Hội Thánh có thể hợp tác với nhau để tận dụng thì giờ nghỉ sau khi đến trường để thực hiện các chương trình Cơ Đốc giáo dục. Trong tất cả những ví dụ này, không cần phải có sự sửa đổi nào về những niềm tin căn bản. Những Hội Thánh này đang học cách làm việc với nhau trong nhiệm vụ vĩ đại là hầu việc Đấng Christ.Thời đại chúng ta đang sống đòi hỏi sự hợp tác. Chúng ta không thể hoạt động tốt khi đứng một mình. Có những nhu cầu toàn cầu mà chỉ có thể được thỏa đáp thông qua một tiếng nói liên hiệp. Các vấn đề và những khó khăn địa phương đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác. Chúng ta không cần thiết phải vi phạm những niềm Kinh Thánh trong sự hợp tác như thế. Trên thực tế, sự thông công đó là một lời đáp cho điều Kinh Thánh nhấn mạnh về sự hiệp làm một của chúng ta (GiGa 10:16; 11:49-53).

Bản chất sự thờ phượng của chúng tôi

Các nghi lễ trong sự thờ phượng đều có sự khác biệt lớn giữa vòng các hệ phái và các nhóm khác nhau. Nhiều Hội Thánh giáo nghi (liturgical) (thường đi theo một bài kinh cầu nguyện quy định) đã trở nên hoàn toàn tự do trong sự thờ phượng. Những Hội Thánh khác, nơi mà sự tự do đã trở thành một điều bình thường, lại trở nên giáo nghi hơn. Sự thử nghiệm các hình thức thờ phượng là một điều không có gì lạ. Tất cả điều này thể hiện một ước muốn sâu thẳm trong việc tìm kiếm một kinh nghiệm thờ phượng sinh động và thực tế.Vì cớ sở thích hiện tại trong các phong cách thờ phượng, chúng ta hãy cùng suy nghĩ lại sự thờ phượng trong ánh sáng của Thánh Kinh Tân Ước. Chúng ta thấy sự thờ phượng thường xuyên được thực hiện trong thời của Đức Chúa Jêsus. Đối với một số người, thờ phượng là sự bộc lộ lòng tạ ơn Chúa vì những ơn phước mà Ngài đã ban. Đối với một số khác, thờ phượng là một vấn đề của sự cầu xin trong sự cầu nguyện. Thỉnh thoảng nó là sự bày tỏ lòng kính sợ. Điều đó đúng, chẳng hạn, trong trường hợp những con quỷ nhập vào người điên ở Ga-đa-ra. Chúng kinh sợ vì Chúa hiện diện. Chúng ta không thờ phượng trong tinh thần kinh sợ đó. Điều duy nhất chúng ta nên có là một lòng kính tôn và ngưỡng mộ Chúa chúng ta. Sự tôn thờ cũng đóng một phần quan trọng trong sự thờ phượng Tân Ước.Chúng ta phải lưu ý sự tương phản giữa sự thờ phượng trong thời Cựu Ước và sự thờ phượng trong thời Tân Ước. Chúng ta là những người trong thời Tân Ước, và vì thế chúng ta phải bảo vệ sự thờ phượng của mình để chắc rằng nó đúng với hình thức thờ phượng trong Thánh Kinh Tân Ước. Thánh Kinh Tân Ước ít có sự nhấn

mạnh đến những cái bên ngoài. Đền thờ hay đền tạm không còn là trung tâm nữa. Sự thờ phượng bây giờ là một mối quan hệ trực tiếp với Đức Chúa Trời. Có một ý nghĩa mới về sự tự do trong sự thờ phượng. Việc sử dụng các hình thức đan xen là cần thiết. Các thánh nhân trong Tân Ước đã thờ phượng ngoài trời, cũng như trong đền thờ. Hơn nữa, sự thờ phượng Tân Ước dựa trên sự nhấn mạnh nhiều hơn về dân sự và ít hơn về phía người hướng dẫn, không giống như trong thời Cựu Ước. Trong Cựu Ước chúng ta thấy dân sự ít dự phần vào sự thờ phượng, mà phần lớn là hoạt động của thầy tế lễ. Điều này không đúng như trong Thánh Kinh Tân Ước.Một sự thay đổi tinh thần đã đến cùng với kỷ nguyên Tân Ước. Những người thờ phượng Chúa trong Hội Thánh đầu tiên thật chói sáng. Một niềm vui mới đầy dẫy trong lòng họ. Một sự thay đổi nữa là con đường mới dẫn đến quyền năng vốn không có trong sự thờ phượng Cựu Ước, bây giờ cá nhân đã kinh nghiệm quyền năng của Đức Chúa Trời biến đổi đời sống mình. Mọi sự khác biệt này làm thay đổi sự thờ phượng.Bây giờ bạn có thể hỏi, “Thờ phượng là gì?” Có nhiều định nghĩa, nhưng tôi muốn đưa ra một định nghĩa đơn giản được lặp đi lặp lại cách tương tự bởi nhiều tác giả: “Thờ phượng là sự hồi đáp của con người trước sự khải thị của Đức Chúa Trời về chính Ngài.” Định nghĩa đó đơn giản, dễ hiểu và phổ thông. Nó đòi hỏi phải có Đức Chúa Trời và chúng ta. Đây là sự thờ phượng.Thờ phượng bao gồm một phần liên quan đến đối tượng (objective) và một phần liên quan đến chủ thể (subjective). Điểm liên quan đến đối tượng nhấn mạnh sự tập trung vào Đức Chúa Trời. Điểm liên quan đến chủ thể đề cập đến chúng ta và sự hồi đáp của chúng ta trước sứ điệp của Đức Chúa Trời cho mình. Trong sự thờ phượng có cả phần dâng hiến lẫn phần nhận lãnh. Chúng ta dâng sự tôn thờ, sự kính sợ và sự tạ ơn lên cho Chúa. Chúng ta nhận lãnh một sứ điệp từ nơi Đức Chúa Trời khi chúng ta mở lòng ra và cầu xin.Ngày nay có một sự lẫn lộn nào đó về ý nghĩa thật của sự thờ phượng. Các Cơ Đốc nhân tìm kiếm kinh nghiệm thật của sự thờ phượng. Hy vọng rằng chúng ta có thể làm rõ ý nghĩa của nó theo cách mà qua đó khiến cho nó trở nên rất quan trọng. Sự nghiên cứu của chúng ta trong chương này đặt nền tảng trên GiGa 4:7-26, nơi Chúa chúng ta dạy về ý nghĩa thật của sự thờ phượng.

Thờ phượng mang tính thuộc linh Trong câu 23 và 24 chúng ta thấy rằng sự thờ phượng phải được thực hiện bằng tâm thần và lẽ thật. Tính thuộc linh trong sự thờ phượng có ý nghĩa gì? Sự thờ phượng thuộc linh bao gồm sự tập chú vào Đức Chúa Trời. Câu 24 chép rằng, “Đức Chúa Trời là Thần.” Đây rõ ràng là khía cạnh đối tượng của sự thờ phượng. Phần lớn sự thờ phượng phải giúp chúng ta hướng những tư tưởng của mình lên Chúa. Cũng hãy đọc trong Mat Mt 4:10; Phi Pl 3:3; HeDt 11:6. Suy nghĩ của chúng ta trong sự thờ phượng phải tách ra khỏi cái tôi.

Làm thế nào chúng ta có thể hồi đáp trong loại thờ phượng này? Chúng ta thể hiện nó trong sự tôn thờ và phần giống điều này nhất thường xuất hiện ở phần đầu buổi thờ phượng của Hội Thánh. Chúng ta có thể thể hiện lòng tôn thờ của mình bằng nhiều cách. Một số Hội Thánh có nhiều hơn một buổi thờ phượng buổi sáng. Người ta thực hiện một buổi thờ phượng theo phong cách hiện đại và một buổi khác theo phong cách truyền thống hơn. Những Hội Thánh khác thì tổ chức y như nhau. Các lãnh đạo Hội Thánh phải lựa chọn xem đâu là cách tổ chức thờ phượng hiệu quả nhất để vừa phù hợp với những nguyên tắc Kinh Thánh, vừa đáp ứng được nhu cầu của dân sự. Những ao ước của dân sự có thể hoàn toàn khác nhau. Những Cơ Đốc nhân lớn tuổi hơn có khuynh hướng thích buổi thờ phượng truyền thống sử dụng thánh ca và những bài hát Phúc Âm. Những người trẻ thì nghĩ như vậy rất là ngột ngạt và cứng nhắc và họ tìm thấy ý nghĩa trong sự ngợi khen dưới hình thức đồng ca. Chúng ta phải nhận biết được những khác biệt này và giúp những Cơ Đốc nhân hiểu lẫn nhau. Nếu chúng ta có một thái độ đúng đắn hướng về Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ có một thái độ đúng đắn hướng về chính mình và những người khác. Chúng ta cũng cần phải nhận thức về những điều lôi cuốn những người ở bên ngoài Hội Thánh. Vì Hội Thánh quan tâm đến sự hướng ngoại, nên chúng ta phải sẵn sàng để áp dụng những chương trình thu hút những người bên ngoài. Điều này có thể được thực hiện cách hiệu quả theo những phương cách phù hợp với định nghĩa của chúng ta về sự thờ phượng.Hãy nhớ rằng lịch sử là một câu chuyện của sự thay đổi và điều chỉnh. Nhiều bài hát Tin Lành rất quen thuộc với chúng ta khởi đầu là một sự thay đổi cơ bản trong nửa cuối thế kỷ 19 dưới sự lãnh đạo của Ira D. Sankey. Vào thập niên 30 và 40, một hiện tượng mới đã diễn ra trong việc sử dụng các bài hợp xướng Tin Lành và các bài đoản ca. Trong mỗi thời đại, những ai đã thỏa lòng với nguyên trạng thật khó mà điều chỉnh. Ngày nay cũng vậy.Các bài hợp xướng và các bài hát Phúc Âm cùng với thánh ca thảy đều có thể được sử dụng để tôn thờ và thờ phượng Chúa. Chúng ta phải mở lòng mình ra trước sự cảm thúc của Thánh Linh. Việc hướng dẫn rất quan trọng trong sự thờ phượng. Hãy nhớ lại rằng trong Thánh Kinh Tân Ước điểm nhấn mạnh hướng về sự tham dự của dân sự. Những người hướng dẫn phải dẫn dắt dân sự thờ phượng Chúa chứ không phải chính mình độc diễn thờ phượng. Hội chúng hát là thì giờ họ tham dự thờ phượng, không phải là thì giờ mang tính giáo huấn. Dân sự học bằng cách thực hành.Sự cầu nguyện cũng có thể là thì giờ dâng sự tôn thờ và lòng tôn kính cho Đức Chúa Trời. Sự hiểu biết của chúng ta về sự cầu nguyện lại thường có khuynh hướng xem chính mình là trung tâm. Chúng ta cảm thấy rằng cầu nguyện chỉ là xin Chúa làm một điều gì hay ban một điều gì đó cho chúng ta. Sự cầu nguyện sẽ rất sinh động khi chúng ta tập trung vào Đức Chúa Trời, vào Ngài là ai, Ngài có ý nghĩa gì cho chúng ta và Ngài đã làm gì cho chúng ta.

Sự thờ phượng thật rất năng động, đầy sức sống và nâng cao tinh thần hội chúng.

Thờ phượng mang tính trực tiếp Trong GiGa 4:20-21 chúng ta thấy rằng nơi chốn không phải là vấn đề quan trọng trong sự thờ phượng. Thái độ tạo nên bầu không khí hơn là môi trường. Một người có thể thờ phượng Đức Chúa Trời trong một căn lều cũng như trong một thánh đường. Hãy hỏi những người lính đã từng xông pha trận mạc. Hãy hỏi những người yêu Chúa và đã thờ phượng trong một túp lều, hay ngoài trời chỉ với vài khúc gỗ thô nhám để ngồi. Họ có cảm nhận sự hiện diện của Chúa không? Họ liên hệ với Chúa vì thái độ của họ tạo nên bầu không khí thờ phượng.Tôi không có ý xem nhẹ tầm quan trọng của một tòa nhà tốt trong việc tạo ra một bầu không khí thờ phượng, nhưng đây không nên là điều chúng ta chú trọng nhiều nhất. Sự thờ phượng thật có nghĩa là đường đi trực tiếp dẫn đến Đức Chúa Trời và là mối thông công chân thật với Đức Chúa Trời. Hãy đọc HeDt 10:19-25. Công việc của Chúa Jêsus Christ đã đem đến cho tín hữu một con đường trực tiếp đến cùng Đức Chúa Trời mà trước đó chẳng một con người nào có. Chỉ có một Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và chúng ta, Đấng đó là Đấng Christ (ITi1Tm 2:5). Không có một đấng nào khác có thể dọn đường để chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời.Mỗi người hướng dẫn thờ phượng phải giúp hội chúng kinh nghiệm được con đường trực tiếp đến cùng Đức Chúa Trời này. Điều này được thực hiện ngay cả trong thì giờ xưng tội của chúng ta nữa. Khi chúng ta cầu nguyện và xưng nhận tội lỗi mình trước mặt Chúa, mọi người nên hiệp chung. Điều này cũng được thể hiện trong cái mà chúng ta gọi là bài cầu nguyện mục vụ. Lời cầu nguyện có thể do một mục sư hay một người nào khác dâng lên. Nó có tính chất mục vụ vì nó là một hành động của người chăn bầy hay của thầy tế lễ. Trong Cựu Ước, thầy tế lễ đại diện dân sự đến trước mặt Đức Chúa Trời. Trong bài cầu nguyện mục vụ, người cầu nguyện là người đang đại diện cho dân sự trước mặt Đức Chúa Trời. Trong các Hội Thánh giáo nghi, vị mục sư đôi lúc đứng hướng mặt về phía tòa giảng trong suốt bài cầu nguyện để thể hiện khía cạnh tế lễ trong việc ông đang đại diện dân sự trước mặt Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta thấy trong Tân Ước rằng mọi tín hữu là một thầy tế lễ trước mặt Đức Chúa Trời (IPhi 1Pr 2:9; KhKh 1:6). Vì thế, trong các Hội Thánh Báp-tít người cầu nguyện không xây lưng về phía hội chúng. Ông ấy, bà ấy là một với hội chúng và đang cầu nguyện cho hội chúng và với hội chúng. Mỗi người bước vào sự cầu nguyện. Điều này thay thế cho con sinh tế trong Cựu Ước. Chúng ta dâng lên cho Chúa những sinh tế ngợi khen và tạ ơn.Lời cầu nguyện sẽ bao gồm sự tạ ơn Đức Chúa Trời về tất cả những điều Ngài đã làm, lời cầu xin cho những điều có cần trong vòng dân sự tại địa phương, và sự cầu thay cho những người không hiện diện tại đó - tức là cầu thay cho những thành viên vắng mặt, cho các giáo sĩ, cho những nhu cầu của những người lãnh đạo các

khu vực, thành phố và cấp chính quyền tiểu bang v.v... Sự tôn thờ và xưng tội không cần thiết thêm vào phần cầu nguyện này vì điều đó đã được trình dâng trong phần trước của buổi thờ phượng rồi.Lời cầu nguyện phải cụ thể. Nó phải khẳng định rõ những điều mà Hội Thánh tạ ơn, và cầu xin cũng như cầu thay cho những điều họ mong ước nơi Đức Chúa Trời. Người hướng dẫn cầu nguyện phải hình dung ra những nhu cầu có thể nêu ra trước hội chúng. Có rất nhiều nhu cầu. Một người hướng dẫn cầu nguyện có mối liên hệ với những nhu cầu của dân sự và có thể cầu nguyện cách cụ thể mà không cần nêu tên. Đôi lúc những nhu cầu phổ thông quen thuộc với mỗi chúng ta cũng có thể được đưa vào. Một người có thể làm chứng rằng anh ta được cảm động khi lắng nghe mục sư của mình cầu nguyện, vì dường như mục sư biết chính xác những nhu cầu của anh ta.Sự cầu nguyện như vậy đòi hỏi phải có sự chuẩn bị, và một số người trong chúng ta, thuộc các Hội Thánh Báp-tít, thấy không có phiền hà gì về việc chuẩn bị cầu nguyện. Tôi không tán thành việc đọc lời cầu nguyện, nhưng thiếu sự chuẩn bị, điều đó có thể trở thành một sự cản trở lớn cho sự cầu nguyện trực tiếp, chẳng khác gì việc đọc kinh; chúng ta trở thành những nạn nhân của thói quen. Chúng ta sử dụng các cụm từ hết lần này sang lần khác cho đến lúc nó không còn ý nghĩa gì nữa. Sự chuẩn bị cho phần cầu nguyện chung với Hội Thánh sẽ khiến lời cầu nguyện trở nên trực tiếp và tươi mới, có ý nghĩa cho mọi người tham dự.

Thờ phượng mang tính chất thông hiểu Sự thờ phượng không phải là một điều huyền bí. Nó có thể hiểu được. Hãy đọc GiGa 4:22 và Cong Cv 17:23. Có quá nhiều người ngày nay thờ phượng trong sự huyền bí. Xu hướng mới hiện nay trong kiến trúc (nhà thờ) đang thay đổi bằng cách tránh những điều huyền bí và nhấn mạnh đến tính hiểu được. Các ngôi nhà thờ thì đơn giản hơn, với sự nhấn mạnh đến sự có mặt và tham dự của hội chúng. Nhiều nhà thờ được xây dựng “theo dạng tròn,” tòa giảng ở giữa, nhấn mạnh mối quan tâm đến sự hiểu biết. Một số Hội Thánh giáo nghi đặt bàn tiệc thánh giữa vòng hội chúng. Cardinal Montini đã nói, “Giáo nghi dành cho con người, không phải con người dành cho giáo nghi.” Dầu trong phần lớn lịch sử Hội Thánh đã không theo cách này, mối quan tâm đến một sự thờ phượng thông hiểu là một phần của Hội Thánh đương đại.Những người tham dự vào sự thờ phượng cần phải thấy nó có thể hiểu được đối với họ. Đây là lý do chính tại sao các Hội Thánh Báp-tít thường có một tòa giảng trung tâm. Điểm nhấn mạnh của chúng tôi là Kinh Thánh. Chúng tôi là dân sự của một Quyển Sách. Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã ban một khải thị thành văn để chỉ cho chúng ta thấy Sự Khải Thị Hằng Sống, tức là Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng tôi tin rằng Kinh Thánh phải là trung tâm để chúng tôi có thể trở thành một dân sự thông hiểu.

Vì Kinh Thánh là trung tâm trong sự thờ phượng của chúng tôi, việc đọc Kinh Thánh là hết sức quan trọng. Chúng tôi không thêm phần đọc Kinh Thánh vào buổi thờ phượng chỉ để tiêu thời gian. Đức Chúa Trời đã ban sự khải thị này để được đọc lên. Những ai có trách nhiệm đọc nó thì phải đọc cách tốt nhất có thể được. Trong khía cạnh này chúng ta thường hay lơ là. Hết thảy những ai đọc Kinh Thánh cách công khai phải có sự chuẩn bị trước và biết điều họ sẽ đọc để họ có thể đọc một cách thông hiểu.Vì cớ tầm quan trọng của Kinh Thánh trong sự thờ phượng, hội chúng phải lắng nghe cách có suy nghĩ khi Kinh Thánh được đọc lên. Chúng ta phải phát triển kỹ năng lắng nghe cẩn thật và thông minh. Trong một số hội chúng, nhiều người mang theo Kinh Thánh của mình đến nhà thờ và dò theo việc đọc. Nếu đúng như vậy, người đọc phải dành thời gian cho hội chúng lật Kinh Thánh sau khi phân đoạn Kinh Thánh được công bố. Tất cả điều này cần phải được thông báo ngay từ đầu thì giờ đọc để tránh sự lộn xộn. Nhiều người thích nhìn người đọc và lắng nghe cách cẩn thận. Trong một trong hai trường hợp việc đọc Kinh Thánh phải thật rõ ràng và có nhấn mạnh những chỗ ý nghĩa. Người nghe phải chuyên tâm chú ý vào phần đọc Kinh Thánh để có thể hiểu được phân đoạn đó.Chúng tôi tin rằng sự giảng Lời Chúa là nhiệm vụ tiên tri ngày nay. Mục sư Tin Lành là nhà tiên tri của Đức Chúa Trời. Hãy đọc ICo1Cr 1:21. Vị mục sư trung thành của Phúc Âm có thể không phải là một nhà hùng biện tài năng, nhưng người rao giảng sẽ lập kế hoạch với sự cầu nguyện khẩn thiết, suy gẫm và chuyên cần trong công việc chuẩn bị các bài giảng. Mục sư sẽ cố gắng hết sức để chuyển tải sứ điệp của Đức Chúa Trời cho dân sự một cách thật rõ ràng trong thì giờ đó.Điều này đặt để một trách nhiệm lớn lao không chỉ lên vị mục sư, nhưng cả dân sự nữa - vì trách nhiệm của dân sự là bước vào sự thờ phượng và vào sự giảng dạy trong ánh sáng của sự thờ phượng thông hiểu. Nó có nghĩa là dân sự phải cầu nguyện nhiều để mục sư của họ sẽ là tiếng phán của Đức Chúa Trời từ nơi tòa giảng. Nó có nghĩa là dân sự phải kiềm chế sự phê bình mục sư, vốn có thể làm hỏng sứ điệp trong tâm trí của những người khác. Một người hư mất và cần Cứu Chúa có thể nắm bắt sự phê bình này và bỏ lỡ cơ hội tìm gặp Đấng Christ. Nếu có một sai lầm nào, nếu vị mục sư lạc đề, thì các trưởng lão, các chấp sự hay các thành viên Hội Thánh hoàn toàn có thể trao đổi một cách riêng tư với mục sư của mình. Trách nhiệm của dân sự trong hội chúng là khích lệ những người khác cùng lắng nghe cách cẩn thận sứ điệp của Lời Đức Chúa Trời, vì đây là sứ điệp của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải chú ý đến nó.Một vấn đền khác trong sự thờ phượng thông hiểu là việc sử dụng âm nhạc. Trước hết, chúng ta phải chọn loại nhạc tốt. Âm nhạc tốt có thể bao gồm hết thảy các dạng: các bài hợp xướng, bài hát Phúc Âm, thánh ca và tán tụng ca (anthem). Nội dung sẽ chuyển tải một sứ điệp đóng góp vào sự thờ phượng thông hiểu. Điều này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của ca đoàn, tốp ca thờ phượng, và hết thảy

mọi người tham gia. Chỉ có thể sử dụng những điều tốt nhất cho Đức Chúa Trời. Tôi không có ý nói rằng chỉ có những nhạc sĩ chuyên nghiệp mới được chơi đàn, nhưng cần phải có sự nỗ lực hết mình trong bước chuẩn bị. Điều quan trọng hơn hết là bất kỳ ai lên hát tức là truyền thông một sứ điệp. Âm nhạc chỉ vì cái hay của âm nhạc thì không đủ. Âm nhạc là phương tiện Đức Chúa Trời ban cho để thể hiện lẽ thật, và chúng ta cần sử dụng nó theo cách đó. Điều này phải cứ được nhấn mạnh luôn, bất luận là ca đoàn, tốp ca thờ phượng hay người hát đơn ca. Âm nhạc hỗ trợ những người thờ phượng trong sự tham dự vào sự thờ phượng thông hiểu.

Thờ phượng mang tính chân thật Hãy đọc lại GiGa 4:23-24, lưu ý điểm nhấn mạnh đến lẽ thật. Phải có sự chân thật trong sự thờ phượng hoặc là không thể có sự thờ phượng thật. Sự chân thật liên quan nhiều hơn đến phần chủ thể trong sự thờ phượng. Thật thú vị khi lưu ý rằng từ chân thật là một khái niệm La-tin bị Anh hóa, có nghĩa là “không có sáp.” Có thể lúc đầu không có sự liên hệ nào giữa hai khái niệm, nhưng chúng ta được kể rằng trong thời La-mã, các nghệ nhân sản xuất ra những bình sứ thật đẹp, có giá trị cao và được mua với giá rất đắt. Đồ sứ rất dễ vỡ đến độ có thể nứt ra khi bị nung nóng. Những người buôn bán không chân thật đã quen với việc đổ một thứ sáp trắng có màu ngọc trai vào các khe nứt và bán đi mà không có sự kiểm tra lại tại cửa hàng. Tuy nhiên, nếu được đưa ra ánh sáng, sáp sẽ chảy ngay lập tức và để lộ một đường nứt đậm. Những thương gia La-mã chân thật đã đóng lên món hàng của họ dòng chữ sine cera, có nghĩa là không có sáp. Vì thế, những người thờ phượng chân thật là những người có thể được đưa ra dưới ánh sáng mặt trời để thử nghiệm. Họ sẽ được chứng thực là chân thật và thánh khiết trước mặt Đức Chúa Trời.Trong Mat Mt 15:9, Chúa chúng ta quở trách những người Pha-ri-si, những người không thờ phượng trong sự chân thật. Sự chân thật thể hiện chính nó trong sự mở lòng ra cho Đức Chúa Trời và đón nhận sứ điệp của Ngài cho đời sống của chúng ta. Những tiếng xì xào hay sự bận rộn với những thứ khác không hiện diện trong sự thờ phượng của Cơ Đốc nhân trưởng thành. Điều này đặc biệt đúng trong suốt thì giờ cầu nguyện. Một số người dường như không thấy áy náy khi họ nhìn xung quanh hay làm một việc gì khác khi có ai đó đang cầu nguyện. Điều này xúc phạm sự thờ phượng chân thật. Có thể có những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như lo cho trẻ nhỏ, cần phải lưu ý. Điều này có thể hiểu được. Nhưng sự thờ phượng chân thật hàm ý sự mở rộng lòng mình cho Đức Chúa Trời trong mỗi phần của buổi thờ phượng.Sự thờ phượng chân thật cũng bao hàm sự dâng hiến của cá nhân cho Đức Chúa Trời. Điều này có thể được thể hiện ở nhiều phần khác nhau trong buổi thờ phượng. Khi chúng ta dâng hiến theo ý muốn của Chúa, chúng ta đang trao phó chính bản thân chúng ta cho Ngài trong sự thờ phượng. Thất bại trong việc làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời là thất bại trong việc dâng hiến. Khi một người

lãnh đạo cầu nguyện, mọi người khác hòa lòng trong ý nghĩa hiến dâng.Việc kết thúc thì giờ thờ phượng là một thời điểm tận hiến đặc biệt. Trải qua thì giờ thờ phượng, mỗi người đã được gặp Chúa. Anh ta đã thấy Ngài trong sự tôn thờ, trong sự ngợi khen, trong sự cầu nguyện và lắng nghe sứ điệp của Đức Chúa Trời. Bây giờ là thời điểm để anh ta tận hiến chính mình cho Chúa. Điều này thường được thực hiện trong những khoảnh khắc yên lặng ở phần cuối buổi thờ phượng. Sau đó mỗi cá nhân tái dâng hiến chính mình cho Chúa Jêsus Christ. Đôi khi có một Cơ Đốc nhân nào đã đi trệch khỏi con đường của Chúa và đã phạm tội cùng Ngài, thì cần thiết phải có một sự thể hiện công khai một khởi đầu mới. Có nhiều cách để điều đó có thể được bày tỏ ra. Trong một số Hội Thánh, có lời kêu gọi chung cho toàn thể dân sự để thực hiện một loại quyết định nào đó bằng cách tiến lên phía trước tòa giảng. Nhiều Hội Thánh khác thích phương cách âm thầm hơn. Nó có thể diễn ra với một cố vấn cá nhân hay trong một nhóm trợ giúp đặc biệt nào đó. Bản chất của sự thờ phượng thật đòi hỏi sự hồi đáp về phần những người thờ phượng. Khi Đức Chúa Trời hiện diện, khi sứ điệp của Ngài được lắng nghe và được khám phá, một người thờ phượng phải hồi đáp lại bằng cách nào đó. Sự đáp lại đó có thể lặng lẽ. Nó có thể ở trong đời sống tư tưởng của một người. Sự hồi đáp có thể là một phần của quá trình tăng trưởng, hay nó có thể là một quyết định khủng hoảng đòi hỏi một sự thể hiện ngoạn mục hơn cái quyết định mà một người đã lựa chọn.

Một cái nhìn thoáng qua lịch sử Hội Thánh

Những tín hữu Báp-tít tuyên bố mình là dân sự Tân Ước. Những Hội Thánh của họ ra đời vì cớ những sự dạy dỗ trong Kinh Thánh. Chúng tôi tin rằng có một dòng thác người, kể từ thời các sứ đồ, đã đang tìm kiếm để duy trì sự chân thật của Tân Ước, nhưng những tín hữu Báp-tít tuyên bố rằng mình không hoàn toàn là những người kế vị các sứ đồ. Chúng tôi không thể truy về lịch sử của mình đến tận những ngày đầu tiên của thời kỳ Tân Ước. Các nguồn gốc của chúng tôi đến từ thời kỳ Cải Chánh, cũng giống như những Hội Thánh Tin Lành khác, nhưng những Hội Thánh Báp-tít như thế chỉ xuất hiện sau khoảng năm 1610.

Những sự bắt bớ Trong thời kỳ Hội Thánh đầu tiên, các Cơ Đốc nhân nhóm lại trước tiên tại các tư gia. Khi các nhóm phát triển về số lượng, thì cũng cần những tòa nhà lớn hơn. Sự bắt bớ đuổi theo những người thờ phượng đầu tiên của Đấng Christ. Sự bắt bớ các Cơ Đốc nhân trong thời đại Tân Ước dẫn đến việc lan tỏa Phúc Âm ra khắp các thành phố khác ngoài Giê-ru-sa-lem. Vì cớ sự bắt bớ, sứ đồ Phao-lô đã đi đến

nhiều nơi hơn là nếu không có sự bắt bớ. Các Cơ Đốc nhân phải chịu nhiều sự bách hại dữ dội trong ba thế kỷ đầu tiên hoạt động của họ. Họ bị chống đối bởi những người Do Thái và bởi những người La-mã. Một số vị hoàng đế, chẳng hạn Nero và Diocletian, đã đặc biệt thích thú trong việc ngược đãi các Cơ Đốc nhân và tìm cách để tiêu diệt họ. Diocletian từng khoe khoang rằng ông đã tiêu diệt hết các Cơ Đốc nhân. Song những sự bắt bớ này chỉ càng thêm thúc giục lòng nhiệt thành của những Cơ Đốc nhân đầu tiên mãi cho đến khi họ chinh phục đế quốc La-mã.

Thời Kỳ Đen Tối Năm 313 SC, hoàng đế Constatine đã thiết lập sự liên minh giữa Hội Thánh và chính quyền. Ông tuyên bố mình là một Cơ Đốc nhân. Một số người nghi ngờ liệu ông có phải là tín hữu thật hay không, vì ông đã sử dụng Hội Thánh để chinh phục nhiều vùng đất mới cho đế chế của mình. Nhiều tội lỗi theo sau sự liên minh giữa Hội Thánh và chính quyền này. Mỗi thành phố có một giám mục hay một mục sư riêng của Hội Thánh. Với sự hợp nhất giữa Hội Thánh và chính quyền này, quyền lực của giám mục tại La-mã được gia tăng liên tục trong một ngàn năm sau đó. Quyền lực của ông bao trùm cả trên những giám mục ở các thành phố khác. Nó có vẻ như thời kỳ tốt đẹp của Hội Thánh Cơ Đốc, nhưng kỳ thực thời kỳ này đã mở đầu cho Thời Kỳ Đen Tối.Những thế kỷ này đã chứng kiến sự đồng dạng lớn nhất trong Hội Thánh, nhưng đó cũng chính là thời kỳ Hội Thánh có ít ảnh hưởng nhất đối với đời sống con người. Suốt thời kỳ này, nhiều sự dạy dỗ không dựa trên Kinh Thánh đã được thêm vào giáo lý Hội Thánh. Một vài điều trong số những sự dạy dỗ này là những lời cầu nguyện cho người chết, sự tôn thờ bà Ma-ri, sự thờ phượng các thánh và hình tượng và sự dạy dỗ về khái niệm ngục luyện tội. Cũng chính trong thời kỳ này mà Kinh Thánh bị cất giấu khỏi những người tín hữu bình thường, đồng thời truyền thống được kể là có thẩm quyền ngang với Kinh Thánh. Thông lệ mua bán sự tha tội, được biết là bùa xá tội, cũng được bắt đầu. Hội Thánh đã phát triển một lòng đam mê vật chất, sự xa xỉ, và quyền lực bất khiết vốn dần dần khiến Hội Thánh mất đi ảnh hưởng thuộc linh của mình.

Cuộc Cải Chánh Ngay cả thời kỳ cũng được biết đến như là Thời Kỳ Đen Tối này, Đức Chúa Trời đã có những chứng nhân của Ngài. Những sự dạy dỗ thuần khiết nhất trong Kinh Thánh được tìm thấy trong những giáo phái bị khinh rẻ và giữa vòng những người bị gọi là dị giáo. Đã có một tình trạng náo động đang gia tăng ở nhiều vùng về tính chất không thuộc linh của Hội Thánh. Điều này cuối cùng dẫn đến sự bùng nổ xảy ra vào ngày 31 tháng 10 năm 1517, khi Martin Luther công bố 95 luận đề của ông (chống lại những sự dạy dỗ và những thông lệ không có nền tảng Kinh Thánh) ngay tại cửa nhà thờ của mình.

Những tín hữu Báp-tít xuất hiện từ thời kỳ Cải Chánh do Luther và những Nhà Cải Chánh khác dẫn dắt. Các lãnh đạo Hội Thánh khác đã từng tìm kiếm sự cải chánh trước khi Luther vào cuộc. Tôi sẽ chỉ đề cập đến vài người trong số họ thôi. Một là Arnold ở Brescia, đến từ một thành phố ở phía Bắc nước Ý. Là một linh mục trong thành phố đó, ông đã cố gắng tiến hành cải chánh bằng cách tố giác những tội lỗi của hàng giáo phẩm. Ông nhấn mạnh một Hội Thánh thuộc linh với các thuộc viên là những người được cải đạo. Ông cũng dạy, đầy đủ đến ngạc nhiên, về sự phân rẽ giữa Hội Thánh và chính quyền. Vì những sự dạy dỗ của mình, cuối cùng ông bị treo cổ tại La-mã năm 1155.Peter Waldo, người sáng lập Hội Thánh Vô-đoa (Waldensians), cũng là một nhà cải chánh khác trong số này. Ông là một thương gia giàu có ở Lyons, Pháp, nhưng được sự kêu gọi để sống trọn đời trong khó nghèo. Trong một thời gian ngắn, một nhóm môn đồ đã bước theo công việc phục vụ bất vụ lợi của ông, hàng ngày rao giảng Phúc Âm. Trong số các giáo lý đức tin của họ có những điều sau: 1) vâng phục Kinh Thánh, hơn là vâng phục Giáo hoàng; 2) phản đối sự hiến tế của quần chúng và những giáo lý không có nền tảng Thánh Kinh về ngục luyện tội và sự xưng tội; 3) phản đối bùa xá tội; 4) quyền rao giảng của những người nam và người nữ thường dân. Waldo sống ở phần cuối của thế kỷ 12.Một trong số những nhà cải chánh tiên phong này là John Wycliffe, một học giả người Anh, đã dịch Kinh Thánh sang Anh ngữ. Ông nhấn mạnh đến sự phiên dịch Kinh Thánh theo nguyên văn, đem Kinh Thánh đến cho nhiều người bằng ngôn ngữ của riêng họ và ông chống lại Biến Thể thuyết. Wycliffe sống vào cuối thế kỷ 14. Ảnh hưởng của ông đã lan đến Châu Âu thông qua sự dạy dỗ của John Huss người Bohemia. Huss là một linh mục đã giảng dạy chống lại những tội lỗi của hàng giáo phẩm và nhấn mạnh đến việc đưa Kinh Thánh cho dân sự dùng, vốn là điều Giáo hoàng đã công khai chống đối vào năm 1409. Bị kết tội dị giáo ngày 6 tháng 7 năm 1415, ông bị thiêu trên giàn hỏa. Ông chết đang khi dùng Lời Chúa cổ vũ mọi người và đang hát một bài thánh ca.Đây là một vài người trong số những người tiền phong của cuộc Cải Chánh. Cuộc Cải Chánh sau đó do Luther, Calvin, và Zwingli và những người khác lãnh đạo chống lại các tệ nạn tham nhũng trong Giáo Hội Công Giáo La-mã vốn trái với sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Họ tin rằng Kinh Thánh phải được phổ biến trong ngôn ngữ của mọi người. Cuộc cải chánh bùng nổ và lan tỏa nhanh chóng khắp cả lục địa Châu Âu và bằng cách khác đã xâm nhập vào nước Anh.

Những tín hữu chịu Báp-têm lại (anabaptists) Trong suốt thời kỳ Cải Chánh, những tín hữu tái Báp-têm bắt đầu tạo ảnh hưởng của mình. Tên gọi đó có nghĩa là “những người chịu Báp-têm lại” và được dành cho những tín hữu nhấn mạnh sự Báp-têm của tín hữu. Chính tại Thụy Sĩ mà những tín hữu tái Báp-têm bắt đầu có ảnh hưởng. Họ đi theo sự lãnh đạo của

Zwingli trong những ngày đầu. Một trong những người đi theo đó là Conrad Grebel, người sáng lập tái Báp-têm. Những tín hữu tái Báp-têm cuối cùng tách ra khỏi Zwingli vào năm 1523 khi ông thỏa hiệp sự cải chánh của mình bằng sự nhượng bộ một hệ thống Hội Thánh nhà nước tại Zurich. Những tín hữu tái Báp-têm nhấn mạnh đến sự Báp-têm của tín hữu nhưng chống đối việc Báp-têm cho trẻ sơ sinh. Họ tin rằng Kinh Thánh là thẩm quyền cuối cùng cho sự sống của Hội Thánh. Họ cũng chống lại sự liên hiệp giữa chính quyền và Hội Thánh và tin rằng tư cách thuộc viên Hội Thánh chỉ giành cho những người đã được tái sinh. Những tín hữu tái Báp-têm đã bị bắt bớ dữ dội. Điều này cũng dễ hiểu vì ngay cả những nhà cải chánh vĩ đại - Luther, Calvin và Zwingli - vẫn còn giữ suy nghĩ về việc Báp-têm trẻ sơ sinh cùng với một Hội Thánh nhà nước. Trong tâm trí của những tín hữu tái Báp-têm, những quan điểm này là trái ngược với sự dạy dỗ của Thánh Kinh Tân Ước.Những tín hữu tái Báp-têm đã trở thành những người tiên phong cho phong trào Báp-tít hiện tại của chúng tôi. Một tín hữu tái Báp-têm nổi bật là Balthaser Hubmaier (1480 - 1528). Ông là một linh mục Công Giáo La-mã ở Waldshut, nước Ao; ông đã tin rằng đức tin nơi Đức Chúa Jêsus phải đi trước sự Báp-têm và tôn giáo là một vấn đề tự nguyện, không được áp đặt trên bất cứ cá nhân nào. Ông cũng tin rằng chỉ có Kinh Thánh mới có thể là chuẩn mực và quy luật cho các Cơ Đốc nhân. Ông đã bị thiêu trên giàn hỏa vì những sự dạy dỗ của mình, và vợ ông thì bị dìm chết dưới sông Danube. Đó là số phận của nhiều tín hữu tái Báp-têm trong suốt thời kỳ này.Hội Thánh Báp-tít thực sự đầu tiên bắt đầu dưới sự lãnh đạo của John Smyth, một người Anh. Với một nhóm hội chúng những người li khai, vốn bị buộc phải rời Anh quốc vì cớ những quan điểm của họ, ông đến Amsterdam, Hà Lan, và thành lập một Hội Thánh Báp-tít vào khoảng năm 1608. (Các Hội Thánh Báp-tít có thể đã ra đời sớm hơn ở Anh, nhưng điều đó chưa được xác định rõ.) Vào khoảng năm 1610, một phần nhóm này quay trở về Anh quốc, là nơi mà những Hội Thánh Báp-tít bắt đầu lan tràn. Họ là một nhóm người bị bắt bớ mãi cho đến năm 1689 khi Sắc Lệnh Khoan Hồng được thông qua.

Các Hội Thánh Báp-tít ở Mỹ Bây giờ chúng ta quay trở lại nước Mỹ và tìm thấy sự khởi đầu của công việc Báp-tít năm 1639 tại Providence. R.I. Roger Williams, một mục sư ở Plymouth Colony, bang Massachusette, đã đi đến chỗ tin rằng chính quyền không nên can dự vào Hội Thánh. Sự dạy dỗ của ông đã đối chọi lại những lệ thường của những người định cư trước đó. Họ đã chạy khỏi Anh quốc và Châu Âu để tìm kiếm sự tự do tôn giáo cho chính mình. Nhưng khi họ đến lục địa này, họ từ chối mở rộng sự tự do này cho những người khác. Họ trục xuất Roger Williams khỏi lãnh địa của họ vì cớ những quan điểm của ông. Trong mùa đông lạnh giá, tháng Giêng năm 1636,

Williams băng qua đồng vắng. Những người Mỹ Da Đỏ thân thiện đã cứu sống ông, họ là những người mà trước đó ông đã giúp đỡ trong những chiến dịch truyền giáo. Tại Providence, năm 1638, ông thiết lập một khu kiều dân đem đến tự do hoàn toàn cho mọi cư dân của mình, bất luận niềm tin tôn giáo của họ có là gì. Năm 1639 ông tán thành những quan điểm Báp-tít và được Báp-têm bằng cách dìm mình. Sau đó 10 người khác đã được Báp-têm và hình thành nên Hội Thánh Báp-tít đầu tiên ở Providence, vốn tồn tại cho đến ngày nay.Đây chỉ là khởi đầu của sự tự do tôn giáo ở Bắc Mỹ. Nhiều chuyện đổ máu và bắt bớ đã xảy ra trên hầu hết 13 thuộc địa để đem đến sự tự do mà chúng ta được hưởng ngày nay. Những tín hữu Báp-tít bị săn lùng và quấy nhiễu, đánh đòn và bỏ tù, phạt tiền và làm nhục cách công khai trong bất cứ hình thức nào người ta có thể tưởng tượng ra được. Chẳng hạn, các bậc cha mẹ ở thuộc địa Virginia đã bị phạt tiền thật nặng vì từ chối để cho đứa con sơ sinh của mình chịu Báp-têm. Nhưng cùng với mọi sự bắt bớ đó, đến năm 1740 đã có 47 Hội Thánh Báp-tít được thành lập.

Sự ảnh hưởng Báp-tít Sự tự do tôn giáo như điều chúng ta biết ở Mỹ ngày nay phần lớn là kết quả của ảnh hưởng Báp-tít. Bộ luật nhân quyền Mỹ ra đời phần lớn là thông qua những thực tiễn và niềm tin dân chủ của các tín hữu Báp-tít tại Virginia. Những nhóm tôn giáo khác cũng đến lục địa này đã không giữ sự tự do hoàn toàn cho mọi người bất luận niềm tin tôn giáo, họ cũng không ủng hộ một sự tách biệt hoàn toàn giữa chính phủ và Hội Thánh.“Cơn phấn hưng vĩ đại” (Great Wakening) đã bắt đầu năm 1740 sau khi George Whitefield đến lục địa này năm 1739. Sự giảng dạy của ông cùng với của những nhà phấn hưng khác, đã dẫn đến những sự cải đạo trong hầu hết các thành phố và thuộc địa. Cơn phấn hưng đã làm nhiều hơn hết so với bất cứ thứ gì khác có thể làm được cho sự phát triển của Hội Thánh Báp-tít. Hội Thánh Báp-tít bắt đầu gia tăng nhanh chóng.Năm 1792 đã có 471 Hội Thánh với 35.000 thành viên tại Mỹ. Năm 1800, số thành viên đã lên đến 100.000, rồi lên đến 4.000.000 năm 1900 và 14.000.000 năm 1945. Theo con số thống kê của Hội Liên Hiệp Báp-tít Thế Giới, năm 1993 có thể đếm được 30.755.000 tín hữu Báp-tít tại Bắc Mỹ, và hơn 38.100.000 tín hữu ở khắp nơi trên thế giới. Những con số thống kê này không tính đến số tín hữu của một vài nhóm Báp-tít không gia nhập Liên Hiệp.Những người Báp-tít đã đóng góp những điều hết sức nổi bật cho tiến trình thuộc linh của thế giới. Nhà truyền giáo thế giới hiện đại đầu tiên là William Carey, một tín hữu Báp-tít ở Anh. Giáo sĩ ngoại quốc người Mỹ đầu tiên là Adoniram Judson, một tín hữu Báp-tít. John Bunyan, tác giả của một cuốn sách nổi tiếng, Thiên Lộ Lịch Trình, là một mục sư Báp-tít. Liên Hiệp Kinh Thánh Anh Quốc và Hải Ngoại

(British and Foreign Bible Society) do John Hughes thành lập, ông là một tín hữu Báp-tít khác. Theo một số người, diễn giả vĩ đại kể từ thời sứ đồ Phao-lô là Charles Haddon Spurgeon, là một tín hữu Báp-tít và cũng như ông hoàng của những nhà giải nghĩa Thánh Kinh, Alexander Maclaren. Bài thánh ca “America” do một tín hữu Báp-tít sáng tác, ông Samuel F. Smith. Chương trình Trường Chúa Nhật đầu tiên tại Mỹ được thành lập trong Hội Thánh Báp-tít Đầu Tiên ở Philadelphia năm 1815.

Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp Có vài hội đồng Báp-tít khác nhau tại Mỹ. Chúng ta sẽ chỉ xem sơ qua lịch sử của một trong số đó. Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp là tên được dùng để gọi mối thông công của vài trăm Hội Thánh Báp-tít hiệp nhau lại để thực thi Đại Mạng Lệnh của Chúa. Hội này bắt nguồn từ những người dân Thụy Điển nhập cư và bắt đầu vào ngày 13 tháng 8 năm 1852, tại Rock Island, bang Illinois. Gustaf Palmquist đã đến vùng này trong tư cách một mục sư Lutheran. Thông qua việc nghiên cứu Kinh Thánh, ông đã chấp nhận những niềm tin Báp-tít và được Báp-têm bằng cách dìm mình và được tấn phong vào chức vụ mục sư Báp-tít tại Hội Thánh Báp-tít Đầu Tiên ở Galesburg, bang Illinois, một Hội Thánh Báp-tít Mỹ. Bảy tuần sau đó, vào tháng tám năm 1852, ba người nữa đã được Báp-têm để thành lập Hội Thánh Báp-tít Thụy Điển Đầu Tiên tại Mỹ. Trong hai năm nhóm này phát triển và có 40 đến 50 thành viên. Chẳng bao lâu sau nhiều Hội Thánh mọc lên ở Village Creek, Iowa, New Sweden, Maine, New York City, Chicago, Moline, bang Illinois., và những nơi khác.F.O. Nilsson di cư sang Mỹ năm 1854 để cộng tác trong hoạt động Báp-tít. Năm 1834, là một thủy thủ người Thụy Điển 25 tuổi, ông tin Chúa tại thành phố New York. 13 năm sau ông được Báp-têm bằng cách dìm mình tại Đức. Ông trở lại Thụy Điển để lãnh đạo hoạt động Báp-tít, nhưng đã bị trục xuất năm 1851. Sau đó ông đến Illinois để giúp đỡ các nhân viên truyền giáo giữa vòng những người Thụy Điển. Thời gian sau, qua những nỗ lực của ông và của nhiều người khác, các Hội Thánh đã được thành lập tại Burlington, Iowa, cũng như tại Houston, Scandia, Chisago Lake và Carver, tất cả đều ở bang Minnesota.Những khởi đầu của hoạt động của Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp rất chậm. Năm 1864 chỉ có bảy Hội Thánh với 360 thành viên. Sau đó công việc bắt đầu phát triển nhanh chóng hơn. Một biểu đồ tăng trưởng từ 1852 đến 1952 có thể tìm thấy trong quyển Centenary History (Bách Niên Lịch Sử) của Adols Olson, trang 609. Sự tăng trưởng và phát triển hơn nữa được mô tả trong cuốn Fifteen Eventful Years (tạm dịch là Mười Lăm Năm Đầy Biến Cố), do NXB Conference’s Harvest ấn hành năm 1961, Thập Niên 70 Trong Chức Vụ của Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp, và Thập Niên 80 Trong Chức Vụ của Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp. Bước ngoặc trong đời sống của Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp xuất hiện năm 1944

khi Hội biểu quyết thực hiện chương trình truyền giáo thế giới của riêng mình. Trước thời điểm này, các giáo sĩ đã ra đi dưới sự bảo trợ của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Báp-tít Hoa Kỳ (American Baptist Foreign Mission Society) hoặc những nhóm truyền giáo độc lập. Với quyết định thực hiện chương trình truyền giáo hải ngoại này, Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp tách khỏi những sự ràng buộc về tổ chức với những hội khác.Sự đẩy mạnh việc truyền giáo này đã tạo ra những bước tiến trong mỗi nhánh của Hội và nuôi dưỡng một tinh thần hăng hái mới mẻ trong việc rao giảng Tin Lành và trong mỗi khía cạnh hoạt động của Hội Thánh địa phương. Số thành viên Hội Thánh gia tăng từ 40.000 năm 1944 lên đến 134.814 năm 1993. Từ 288 Hội Thánh, Hội đã phát triển lên hơn 800, với nhiều Hội Thánh mới được thành lập mỗi năm.Để kết luận phần nghiên cứu này, chúng ta hãy nhắc nhở mình về tầm quan trọng của Kinh Thánh. Đó là thẩm quyền của chúng ta. Đó là nền tảng cho niềm tin và đời sống của chúng ta. Chúng ta là những Cơ Đốc nhân vì cớ những điều chúng ta hiểu nơi Kinh Thánh. Chúng ta càng suy gẫm về những giáo lý khác nhau và những vấn đề liên quan đến đời sống trong Kinh Thánh, chúng ta càng trở nên những tín hữu Báp-tít đầy thuyết phục. Chúng ta có một di sản lớn lao và một mối thông công thú vị của nhiều người khắp nơi trên thế giới. Tôi hy vọng bạn cũng cảm thấy như vậy.

Các tín hữu Báp-tít trong suốt lịch sử của mình đã sử dụng những sự khẳng định mang tính giáo lý hay những sự xác quyết đức tin để tuyên bố những gì họ hiểu về những sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Vì các Hội Thánh Báp-tít là phi tín điều, nên những sự xác quyết đó không có thẩm quyền tối hậu. Mặt khác, chúng thường được sử dụng như một biện pháp để đánh giá khả năng hiện thực của tư cách thành viên một Hội Thánh trong một hội nghị và cũng dùng để xác định những phẩm chất của một người lãnh đạo cho sự phục vụ trong một tư cách chính thức nào đó. Sự xác quyết đó được đính kèm dưới đây .

Sự xác quyết đức tin Được Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp thông qua năm 1951 LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜIChúng tôi tin rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, hoàn toàn được linh ứng và không hề có một lỗi nào trong nguyên bản, được viết dưới sự linh ứng của Thánh Linh, và rằng Kinh Thánh có thẩm quyền tối cao trên mọi vấn đề đức tin và hành viBA NGÔIChúng tôi tin rằng chỉ có một Đức Chúa Trời thật và hằng sống, tồn tại đời đời trong Ba Thân Vị; Ba Thân Vị này toàn hảo như nhau, và Ba Thân Vị thực hiện

những công việc khác nhau nhưng hòa hợp trong công tác sáng tạo, thần hựu và sự chuộc tội.ĐỨC CHÚA CHAChúng tôi tin nơi Đức Chúa Cha, một thần linh bất diệt, có thân vị, hoàn toàn thánh khiết, khôn ngoan, quyền năng và yêu thương. Chúng tôi tin rằng chính Ngài chăm lo những vấn đề của con người một cách nhơn từ, rằng Ngài nghe và đáp lại lời cầu nguyện, và Ngài cứu khỏi tội lỗi và sự chết hết thảy những ai đến với Ngài qua Đức Chúa Jêsus Christ.ĐỨC CHÚA JÊSUS CHRISTChúng tôi tin Đức Chúa Jêsus Christ, Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời, được thai dựng bởi Đức Thánh Linh. Chúng tôi tin nơi sự giáng sinh bởi nữ đồng trinh, đời sống vô tội, các phép lạ và những sự dạy dỗ của Ngài. Chúng tôi tin nơi sự chết thay để chuộc tội, sự sống lại của thân thể và sự thăng thiên của Ngài, sự cầu thay không ngừng cho dân sự của Ngài, và sự trở lại trần gian trong thân vị rõ ràng của Ngài.ĐỨC THÁNH LINHChúng tôi tin rằng Đức Thánh Linh đến từ nơi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con để cáo trách thế gian về tội lỗi, sự công chính và sự đoán xét, và để tái sinh, thánh hóa và thêm năng lực cho mọi người tin nơi Đức Chúa Jêsus. Chúng tôi tin rằng Thánh Linh ngự trị trong mỗi người có lòng tin nơi Đấng Christ, và rằng Ngài là Đấng Giúp Đỡ, Dạy Dỗ và Dẫn Dắt đời đời.SỰ TÁI SANHChúng tôi tin rằng mọi người bởi bản chất và bởi sự lựa chọn đều là tội nhân và vì thế ở dưới sự định tội. Chúng tôi tin rằng những ai ăn năn tội lỗi mình và trông cậy nơi Đấng Christ là Cứu Chúa của mình sẽ được tái sinh bởi Đức Thánh Linh.HỘI THÁNHChúng tôi tin nơi Hội Thánh phổ thông, một thân thể thuộc linh sống động mà Đấng Christ là Đầu và mọi người được tái sinh là những thành viên. Chúng tôi tin nơi Hội Thánh địa phương, bao gồm một tập thể các tín hữu tin nơi Chúa Jêsus Christ, được Báp-têm trên sự tuyên xưng đức tin đáng tin cậy, và hiệp nhau lại trong sự thờ phượng, làm việc và thông công. Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã đặt để trên các thành viên thuộc Hội Thánh địa phương nhiệm vụ chủ yếu là đem Phúc Âm của Đức Chúa Jêsus Christ đến cho thế giới hư mất.HÀNH VI CƠ ĐỐCChúng tôi tin rằng một Cơ Đốc nhân phải sống vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và vì niềm hạnh phúc của những người cùng niềm tin với mình; rằng hành vi của Cơ Đốc nhân phải không chỗ trách được trước thế gian; rằng Cơ Đốc nhân phải là một người quản lý trung thành những điều mình có; và rằng Cơ Đốc nhân phải tìm kiếm để chính mình và những người khác có được vóc giạc trọn vẹn của sự trưởng thành trong Đấng Christ.

CÁC THÁNH LỄChúng tôi tin rằng Chúa chúng ta là Jêsus Christ đã ủy thác hai thánh lễ cho Hội Thánh địa phương, thánh lễ Báp-têm và thánh lễ Tiệc Thánh. Chúng tôi tin rằng sự Báp-têm Cơ Đốc là sự dìm mình người tín hữu vào nước trong Danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh. Chúng tôi tin rằng Tiệc Thánh do chính Đấng Christ thiết lập để tưởng nhớ sự chết của Ngài. Chúng tôi tin rằng hai thánh lễ này phải được thực hiện và duy trì cho đến khi Đức Chúa Jêsus Christ tái lâm.SỰ TỰ DO TÔN GIÁOChúng tôi tin rằng mỗi người có những mối quan hệ trực tiếp với Đức Chúa Trời, và chỉ chịu trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời về mọi vấn đề đức tin; rằng mỗi Hội Thánh đều độc lập và không bị lệ thuộc hay bị chi phối bởi bất cứ giáo hội hay quyền lực chính trị nào; vì thế Hội Thánh và chính phủ phải tách riêng ra vì có những chức năng khác nhau, mỗi bên tự do hoàn thành trách nhiệm của mình mà không bị sự điều khiển hay ở dưới sự bảo trợ của bên nào.SỰ HỢP TÁC HỘI THÁNHChúng tôi tin rằng các Hội Thánh địa phương có thể đẩy mạnh sự nghiệp của Đấng Christ cách tốt nhất thông qua sự hợp tác lẫn nhau trong một tổ chức thuộc hệ phái. Một tổ chức như vậy, bất luận là một hội nghị cấp tỉnh hay cấp vùng, tồn tại và hoạt động theo ý muốn của các Hội Thánh. Sự hợp tác trong một hội nghị là hoàn tòan tự nguyện và có thể bị hủy bỏ bất cứ lúc nào. Cũng vậy, các Hội Thánh có thể hợp tác với những mối thông công liên hệ phái trên một nền tảng độc lập tự nguyện.NHỮNG ĐIỀU CUỐI CÙNGChúng tôi tin nơi sự tái lâm trong thân vị và rõ ràng của Đức Chúa Jêsus Christ trên trần gian và sự thiết lập vương quốc của Ngài. Chúng tôi tin nơi sự sống lại của thân thể, sự phán xét cuối cùng, niềm hạnh phúc đời đời cho những người công chính, và sự đau khổ bất tận cho những kẻ ác.

Sách tham khảo

Anderson, Donald E., ed., The 1970s in the Ministry of the Baptist General Conference và The 1980s in the Ministry of the Baptist General Conference (Arlington Heights, IL: Harvest Publications, 1981, trang 233). Sự cập nhật về đời sống và chức vụ trong nhiều khía cạnh của Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp.Anderson, Leith, A Church for the 21st Century (Minneapolis: Bethany House Publishers, 1992, trang 250). Nắm bắt những thay đổi chúng ta phải đối diện để khiến Hội Thánh nên hiệu quả trong thời đại chúng ta.Anderson, Leith, Dying for Change (Minneapolis: Bethany House Publishers, 1990, trang 208). Nhìn sâu vào bên trong những thay đổi về phương diện xã hội,

thuộc linh và lãnh đạo mà Hội Thánh cần phải đối diện.Barna, George, The Frog in the Kettle (Ventura, CA: Regal Books, 1990, trang 235). Vì cớ những thay đổi quan trọng đang diễn ra và xảy đến một cách tài tình, khó có thể nhận thấy nên Hội Thánh phải cảnh giác để trở nên hiệu quả. Cuốn sách này giúp ích chúng ta nhiều lắm.Barna, George, User Friendly Churches (Ventura, CA: Regal Books, 1991, trang 191). Một sự tiếp cận thực tiễn để tận dụng các đặc tính và thái độ chủ yếu mà những Hội Thánh thành công có chung với nhau.Colson, Charles, The Body: Being Light in Darkness (Dallas, TX: Word Publishing, 1992, trang 455). Sự luận giải cân bằng về các giáo lý của Hội Thánh cho thời đại chúng ta. Một tác phẩm mang màu sắc cổ điển.Guston, David và Erikson, Martin, eds., Fifteen Eventful Years (Evanston, IL: Harvest Publications, 1961, trang 231). Một cuộc nghiên cứu cẩn thận về các chức vụ khác nhau của Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp trong những năm phát triển đầy ý nghĩa - 1945-1960.Kuen, Alfred F., I Will Build My Church (Chicago: Moody Press, 1971, trang 366). Được dịch từ tiếng Pháp, nó đặt những sự tranh luận và các vấn đề của Hội Thánh dưới thẩm quyền của Kinh Thánh.Lumpkin, William, Baptist Confessions of Faith (Valley Forge, PA: Judson Press, 1959, trang 439). Một tập hợp các bài tuyên xưng đức tin từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 bao gồm cả những tài liệu được khám phá từ năm 1910.Maring, Norman H. vaf Hudson, Winthrop S., A Baptist Manual of Polity and Practice (Valley Forge, PA: Judson Press, 1958). Sách giáo khoa Báp-tít do hai nhà sử học Hội Thánh viết.McBeth, H. Leon, The Baptist Heritage: Four Centuries of Baptist Witness (Nashville: Broadman Press, 1987,trang 822). Một lịch sử dễ hiểu của những phong trào Báp-tít từ những năm 1600 đến thập niên 80 của thế kỷ 20, bao gồm các cá nhân và sự ra đời của các học viện.Newton, Louie D., Why I Am a Baptist (Boston: Beacon Press, 1965, trang 306). Một lời đáp Báp-tít cho một loạt các vấn đề những người lãnh đạo các hệ phái khác đề ra.Olson, Adolf, A Centenary History (Chicago: Baptist Conference Press, 1952, trang 635). Một lịch sử rõ ràng của Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp Hoa Kỳ.Ortlund, Raymond C., Let the Church Be the Church (Waco, TX: Word Books, 1983, trang 122). Một sự tiếp cận mang tính giai thoại và Thánh Kinh để thấy điều Đức Chúa Trời muốn Hội Thánh trở thành.Snyder, Howard A., The Community of the King (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1977, trang 216). Thiết lập một hệ thống thần học của Hội Thánh và đề ra những nguyên tắc chỉ đạo thực tiễn trong sự tăng trưởng và đời sống Hội Thánh.Snyder, Howard A., Liberating the Church (Downers Grove, IL: InterVarsity Press,

1983, trang 288). Nhìn về Hội Thánh như một thánh thể, một cộng đồng, một đầy tớ và một chứng nhân, và thảo luận chức vụ của Vương Quốc, thần học, Kinh Thánh và lối sống.Snyder, Howard A., The Problem of Wine Skins (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1975, trang 214). Những khía cạnh của các loại hình hệ thống Hội Thánh thích hợp nhất với Phúc Âm trong xã hội đô thị kỹ thuật hiện đại ngày nay.