hỘi thẢo cẤp khoa kẾt nỐi vÀ phÁt triỂn

128
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á 20/5/2021 HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

Upload: others

Post on 09-May-2022

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

20/5/2021

HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

Page 2: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN
Page 3: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

MỤC LỤC

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO (3 – 6

TUỔI) ........................................................................................................................................... 2

Trần Thị Thanh Trà ....................................................................................................... 2

NGĂN NGỪA BỎ HỌC SỚM – KINH NGHIỆM CỦA HOA KỲ VÀ NGỤ Ý

CHO VIỆT NAM ...................................................................................................................... 10

Nguyễn Thuỵ Diễm Hương ........................................................................................ 10

NHỮNG TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA THIẾU NIÊN KHI CÓ CHA MẸ LY

HÔN ........................................................................................................................................... 32

Phan Thị Mai Quyên ................................................................................................... 32

VẬN DỤNG “THUYẾT THÂN CHỦ TRỌNG TÂM” TRONG THỰC HÀNH

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM TRẺ EM ........................................................................ 44

Hồ Sỹ Thái .................................................................................................................. 44

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN HƯỚNG ĐẾN CÔNG TÁC XÃ HỘI ................................ 58

Võ Thị Thu Hà ............................................................................................................ 58

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ

THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...... 69

Thái Huy Ngọc ............................................................................................................ 69

Hoàng Thanh Dương .................................................................................................. 69

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI VÀ VAI

TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TẠI NHẬT BẢN ............................................................ 82

Huỳnh Minh Hiền ....................................................................................................... 82

BẢO HIỂM CHĂM SÓC TẠI NHẬT BẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ..... 94

Huỳnh Minh Hiền ....................................................................................................... 94

Page 4: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY .............................................................................................................................. 106

Phạm Quốc Hưng ...................................................................................................... 106

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH VÀ THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ

HỘI CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC .................................................................................... 116

Nguyễn Thụy Diễm Hương ...................................................................................... 116

Page 5: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

CHƯƠNG TRÌNH

Thời gian: Ngày 20 tháng 5 năm 2021

Địa điểm: Trường ĐH Mở Thành phố Hồ Chí Minh – Phòng họp lầu 7, Cơ sở Hồ Hảo Hớn

THỜI GIAN NỘI DUNG NGƯỜI TRÌNH BÀY

8:00 - 8:10 Lời chào Lâm Thị Ánh Quyên

8:10 - 8:40

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN

TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO (3 – 6 TUỔI)

Trao đổi

Trần Thị Thanh Trà

8:50 - 9:20

NGĂN NGỪA BỎ HỌC SỚM – KINH

NGHIỆM CỦA HOA KỲ VÀ NGỤ Ý CHO

VIỆT NAM

Trao đổi

Nguyễn Thuỵ Diễm

Hương

9:20 - 9:40 Giải lao

9:40 - 10:10

NHỮNG TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA

THIẾU NIÊN KHI CÓ CHA MẸ LY HÔN

Trao đổi

Phan Thị Mai Quyên

10:10 - 10:40

BẢO HIỂM CHĂM SÓC TẠI NHẬT BẢN

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Trao đổi

Huỳnh Minh Hiền

10:40 - 11:10

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN HƯỚNG ĐẾN

CÔNG TÁC XÃ HỘI

Trao đổi

Võ Thị Thu Hà

11:10 – 11:30 Trao đổi chung Huỳnh Minh Hiền

11:30 - 11:40 Lời cảm ơn Lâm Thị Ánh Quyên

Page 6: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN
Page 7: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU

GIÁO (3 – 6 TUỔI)

Trần Thị Thanh Trà1

Tóm tắt

Phát triển vốn từ cho trẻ là cơ sở của công tác phát triển ngôn ngữ. Phát triển vốn từ

được hiểu như là một quá trình lâu dài trẻ tích luỹ vốn từ và hình thành cách sử dụng từ

trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Bài viết này đề cập đến đặc điểm phát triển vốn từ và

một số biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo như: (BP1) hướng dẫn trẻ quan sát;

(BP2) xem tranh; (BP3) sử dụng đồ chơi; (BP4) sử dụng trò chơi; (BP5) sử dụng câu hỏi

mở, cho trẻ thường xuyên nhắc lại các từ khó, từ mới.

Từ khoá: Ngôn ngữ trẻ mẫu giáo; Phát triển vốn từ; Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo.

1 Dẫn nhập

Ngôn ngữ là công cụ nhận thức, công cụ tư duy và là phương tiện giao tiếp quan trọng

nhất của con người. Nhờ ngôn ngữ mà con người có trao đổi những tri thức, thông tin và

giao tíếp hàng ngày. Ngôn ngữ không phải là năng lực bẩm sinh, sẵn có của con người mà

chỉ có thể hình thành và phát triển khi con người có sự giao tiếp, tiếp nhận thông tin từ

người khác và môi trường xung quanh.

Quá trình học nói của con người có thể kéo dài cả đời, nhưng theo nghiên cứu của các

nhà tâm lý học và ngôn ngữ học, 6 năm đầu tiên là quan trọng nhất. Giai đoạn 1 – 3 tuổi là

giai đoạn hình thành lời nói, bắt chước ngôn ngữ, tích luỹ vốn từ và hình thành những mẫu

câu đơn giản. Giai đoạn 3 – 6 tuổi là giai đoạn của sự phát triển vượt bậc về chất lượng

1 Giảng viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Page 8: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

3

ngôn ngữ của trẻ. Ở giai đoạn này, các lỗi cơ bản về cách phát âm, ngữ pháp, cách sử dụng

từ ngữ đã được trẻ tự khắc phục, loại bỏ dần dần, đặc biệt là vốn từ của trẻ tăng lên một

cách mạnh mẽ (tuỳ theo từng giai đoạn).

Phát triển vốn từ được hiểu như một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội vốn từ mà con

người đã lĩnh hội được trong lịch sử. Nó bao gồm 2 mặt: tích luỹ số lượng (tăng dần số từ

tích cực) và nâng cao chất lượng (lĩnh hội dần dần nội dung xã hội tích luỹ trong từ, nó là sự

phản ánh kết quả của nhận thức) [14]

2 Khái niệm

“Phát triển” được hiểu là “sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến

rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [9]. Tác giả Nguyễn Thị Phương Nga cho rằng:

“Phát triển vốn từ cho trẻ là hoạt động có chủ đích, có kế hoạch, nhằm giúp trẻ lĩnh hội vốn

từ có hiệu quả” [11]. Phát triển vốn từ cho trẻ được hiểu như là một quá trình lâu dài trẻ tích

lũy vốn từ, hiểu nghĩa của từ và hình thành cách sử dụng từ trong các ngữ cảnh giao tiếp

khác nhau. Trẻ lĩnh hội nghĩa của từ khi từ được sử dụng trong câu, trong lời nói.

Vì vậy, việc phát triển vốn từ cần thực hiện chặt chẽ với việc phát triển lời nói mạch lạc.

Một mặt, lời nói tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn từ ngữ có nghĩa phù hợp; mặt khác vốn từ là

cơ sở cho ngôn ngữ mạch lạc.

Như vậy, phát triển vốn từ cho trẻ là quá trình cung cấp vốn từ về mặt số lượng, giúp trẻ

hiểu nghĩa của từ và biết dùng từ phù hợp trong ngữ cảnh giao tiếp.

3 Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo

3.1 Vốn từ xét về mặt số lượng [13]

- Từ 12 tháng trở đi, bên cạnh các âm bập bẹ, xuất hiện các từ chủ động đầu tiên.

Page 9: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

4

- Đến năm thứ 3, trẻ đã sử dụng được trên 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ, tính từ

chỉ các sự vật, hiện tượng xung quanh, quen thuộc với trẻ.

- Trẻ 4 tuổi có khoảng 700 – 1000 từ, chủ yếu cũng là danh từ và động từ.

- Trẻ từ 5 – 6 tuổi, vốn từ của trẻ tăng quân bình đến 1.033 từ, tính từ và các loại từ

khác chiếm tỉ lệ khá cao.

3.2 Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại

Trong cuốn Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Xuân Khoa (1998) [6] và Phương pháp phát

triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (2017) [7] cho rằng tiếng Việt có 9 loại: danh từ, động từ,

tính từ, số từ, đại từ, phó từ, quan hệ từ, định từ, tình thái từ.

Sách giáo khoa lớp 4, lớp 5 [1] hiện nay lại cho rằng tiếng Việt có 12 loại từ: danh từ,

động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, đại từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ.

Tuy có khác biệt nhau về việc khẳng định các loại từ hiện nay trong tiếng việt, các tác

giả đều khẳng định các từ loại trên xuất hiện dần trong vốn từ của trẻ. Đầu tiên là danh từ,

sau đó là động từ, tính từ rồi đến các loại hình khác. Cụ thể:

- Giai đoạn 3 – 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ này.Tuy

nhiên, tỉ lê danh từ và tính từ cao hơn nhiều so với các loại khác: danh từ chiếm 38%,

động từ: 32%, tình từ: 6,8%, đại từ: 3,1%, phó từ: 7,8%, tình thái từ: 4,7%, quan hệ

từ và số từ còn ít xuất hiện (số từ: 2,5%, quan hệ từ: 1,7%) [8].

- Giai đoạn 5 – 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ loại trong vốn

từ của trẻ. Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi (chỉ còn khoảng 50%) nhường chỗ cho tính

từ và các loại từ khác tăng lên: tính từ đạt tới 15%, quan hệ từ tăng lên đến 5,7%, còn

lại là các loại từ khác. [8]

Page 10: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

5

4 Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo

4.1 Biện pháp 1: Hướng dẫn trẻ quan sát

Dạy trẻ quan sát là dạy trẻ biết xem xét, phân tích, so sánh để tìm ra những đặc điểm,

thuộc tính của đối tượng quan sát về các mối quan hệ của nó với môi trường xung quanh.

Quá trình hướng dẫn trẻ quan sát là quá trình có mục đích, kế hoạch, thứ tự. Ví dụ: quan

sát xe ô tô tải: nhìn tổng thể có các: buồng lái, thùng xe, bánh xe, … Sau đó, đi vào quan sát

trong buồng lái xe có những gì? , thùng xe có thể chứa được những vật gì? bánh xe trông

như thế nào? …

Khi quan sát, chọn đối tượng phù hợp với trẻ (đẹp, hấp dẫn, đúng sở thích, ..); chọn từ

ngữ phù hợp, dễ cắt nghĩa, những từ cần cung cáp thông tin cho trẻ; chọn nội dung truyền

tải nhẹ nhàng, gắn liền với cuộc sống của trẻ (nếu trẻ thích xe tải, có thể hướng dẫn trẻ quan

sát theo kiểu: xe tải to, nặng, có xe tải nhỏ - taxi tải để chở đồ đạc, hành lý, hàng hoá, …)

Biện pháp này có thể thường thực hiện ngày cả ở nhà và ở trường mẫu giáo.

4.2 Biện pháp 2: Cho trẻ xem tranh

Trẻ nhỏ rất thích xem tranh, đặc biệt là những dạng tranh nhiều màu sắc, gắn liền với sở

thích, ước mơ, trí tưởng tượng của trẻ. Khi cho trẻ xem nhiều thể loại này vừa pháta triển

vốn từ, vừa giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật cho trẻ. Khi miêu tả bức tranh, trẻ sẽ tiếp thu thêm

nhiều từ mới, đồng thời huy động cả vốn từ cũ kể diễn tả những gì trẻ quan sát được.

Khi xem tranh, trẻ thường chú ý một cách tản mạn; trẻ thường tập trung vào những gì

mà chúng thích. Người lớn nên hướng sự quan sát của trẻ theo trật tự. Đầu tiên là nhìn toàn

bộ bức tranh: vẽ về ai, vẽ về cái gì, sau đó mới đi vào chi tiết. Sau cùng, người lớn nên miêu

tả ngắn gọn về toàn bộ bức tranh.

Có thể sử dụng các bức tranh vẽ, kết hợp cho trẻ quan sát và đàm thoại theo nội dung

bức tranh để trẻ hiểu được từ, đặc biệt là các khái niệm. Ví dụ: Cho trẻ xem một bức tranh

Page 11: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

6

vẽ về đàn cá đang bơi. Qua quá trình quan sát, trao đổi và miêu tả, trẻ sẽ dần biết được thế

nào là cá mẹ, đàn cá, bên trái, bên phải, to, nhỏ, xa nhất, gần, gần nhất, …

4.3 Biện pháp 3: Sử dụng đồ chơi

Đồ chơi là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ nói chung và phát triển

vốn từ nói riêng. Đồ chơi được xem là công cụ, là phương tiện, là đối tượng để trẻ tiếp xúc,

sử dụng. Đối với việc phát triển vốn từ, đồ chơi rất quan trọng, vì mọi sự vật trong thế giới

khách quan đều gắn với một từ nhất định (từ phản ánh sự vật hiện tượng). Ngoài ra, đồ chơi

còn gây hứng thú cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực hơn.

Đối với trẻ từ 3 – 6 tuổi, người lớn nên cẩn thận lựa chọn các đồ chơi phù hợp, đơn giản,

tăng tính sáng tạo cũng như có sức hấp dẫn cho trẻ. Có thể sử dụng nhiều đồ chơi khác nhau

cùng một lúc. Với trẻ lớn (5 – 6 tuổi) có thể sử dụng các đồ chơi lắp ghép nhiều bộ phận.

4.4 Biện pháp 4: Sử dụng các trò chơi

Trong quá trình sử dụng trò chơi, trẻ sẽ được cung cấp từ mới và có cơ hội hiểu nghĩa

của từ mới trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Đồng thời, trong quá trình chơi, trẻ viết vận

dụng, sử dụng từ ngữ vào hoàn cảnh chơi để nhận vai chơi, giải quyết các tình huống phát

sinh trong quá trình chơi, nhiệm vụ chơi một cách phù hợp. Trò chơi sẽ giúp trẻ nhận biết,

cung cấp từ mới, tập phát âm, tập nói, tập sử dụng từ ngữ để diễn đạt đúng mục đích, ngữ

cảnh, tăng cường khả năng tương tác và thiết lập mối quan hệ với mọi người xung quanh,

giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp. Trò chơi là cầu nối để cung cấp vốn từ cho trẻ một

cách thoải mái, không gò ép, mà còn tạo được sự hấp dẫn, hứng thú đối với trẻ.

Một số trò chơi gợi ý [10]:

- Trò chơi chiếc túi kỳ diệu: cho đồ chơi vào túi. Trẻ dùng tay để xác định tên của món

đồ chơi đó, nếu đúng sẽ được rút tiếp lần 2, nếu chưa đúng sẽ nhường quyền cho

những người xung quanh (ông bà, ba mẹ hay bạn bè).

Page 12: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

7

- Trò chơi gặp gỡ bạn mới: trẻ đóng vai chủ nhà hoặc khách. Khi khách đến nhà, chủ

nhà sẽ phải nói làm gì với khách. Và ngược lại. Tro chơi này củng cố thói quen giao

tiếp ngôn ngữ, học cách sử dụng các câu từ chào hỏi, lễ nghi, …

- Trò chơi đóng vai theo chủ đề: cho trẻ hoá thân vào các nhân vật với các chủ đề khác

nhau (thiên nhiên, gia đình, lớp học, phim hoạt hình, …). Thông qua những “vai”

diễn của mình, trẻ sẽ tăng tính sáng tạo, tính tự lập cũng như phát triển vốn từ và sử

dụng cấu trúc ngữ pháp một cách linh hoạt hơn.

4.5 Biện pháp 4: Sử dụng hệ thống các câu hỏi mở, cho trẻ thường xuyên nhắc lại các

từ khó, từ mới

Trẻ rất hay tò mò, khao khát được khám phá về thế giới xung quanh nhưng không có

kinh nghiệm về thực tiễn hay nói đúng hơn là vốn từ còn hạn chế, chưa có kỹ năng nhiều về

cách đặt câu hỏi. Do đó, trẻ cần có sự hướng dẫn và định hướng ban đầu của người lớn (ông

bà, cha mẹ hay cô giáo,…). Dù là người hay trẻ đặt câu hỏi, thì đây cũng là cơ hội cho trẻ

suy nghĩ và thể hiện được suy nghĩ đó bằng ngôn ngữ [15.]

Việc sử dụng hệ thống câu hỏi mở là một trong những biện pháp để phát triển vốn từ

cho trẻ. Ví dụ: Con thích con vật nào nhất? Vì sao? Bông hoa này có những đặc điểm gì?

Mặt trời đẹp nhất khi nào? … Thông qua biện pháp này, bên cạnh việc phát triển ngôn ngữ,

trẻ tăng cường sự tập trung, chú ý cũng như tính sáng tạo trong việc sử dụng linh hoạt ngôn

ngữ.

5 Kết luận

Ở tuổi mẫu giáo, trẻ phải nắm được một vốn từ cần thiết đủ để cho chúng giao tiếp với

bạn bè, người lớn, tiếp thu các tri thức ban đầu từ môi trường xung quanh và chuẩn bị cho

hoạt động học tập trong các trường phổ thông. Vì thế, việc hình thành vốn từ là một nhiệm

vụ quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý của giai đoạn này.

Page 13: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. (2019). Tiếng Việt (lớp 4, lớp 5). Nxb Giáo Dục.

2. Nguyễn Thị Diệu Hoa. (2012). Giáo trình Tâm lý học phát triển. Nxb Đại học Sư

Phạm.

3. Jalongo, M. R. (2008). Learning to listen, listening to learn. Washington, DC:

NAEYC.

4. Jalongo, M. R. (2000). Early childhood language arts (3rd ed.). Needham Heighs,

MA: Allyn and Bacon.

5. Locke, J. L. (1993). The children’s path to spoken language. Cambridge, MA:

Harvard University Press.

6. Nguyễn Xuân Khoa. (1998). Tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

7. Nguyễn Xuân Khoa. (2017). Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.

Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội.

8. Lưu Thị Lan. (1997). Những bước phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 – 6 tuổi. Luận án

tiến sĩ Ngôn Ngữ học. Đại học KHXH&NV Hà Nội.

9. Hoàng Phê (chủ biên). 2009. Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.

10. Nguyễn Thị Phương Nga. (2005). Tuyển tập bài tập trò chơi phát triển ngôn ngữ

cho trẻ mầm non. Nxb Giáo Dục.

11. Nguyễn Thị Phương Nga. (2006). Giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho

trẻ mầm non. Nxb Giáo dục.

12. Rober A. Baron (1999), Psychology (4th ed.), Pearson College Div.

13. Đinh Hồng Thái, Trần Thị Mai. (2011). Giáo trình Phát triển phương pháp phát

triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Nxb Giáo dục.

Page 14: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

9

14. Đinh Hồng Thái. (2017). Giáo trình Phát triển ngôn ngữ cho tuổi mầm non. Nxb Đại

học Sư Phạm.

15. Vukelich, C., Christie, J., & Enz, B. (2008). Helping young children learn language

and literacy: birth through kindergarten. Boston, MA: Pearson.

Page 15: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

10

NGĂN NGỪA BỎ HỌC SỚM – KINH NGHIỆM CỦA HOA KỲ VÀ

NGỤ Ý CHO VIỆT NAM

Nguyễn Thuỵ Diễm Hương2

Tóm tắt

Bỏ học sớm luôn là mối bận tâm của mọi quốc gia. Sau nhiều năm nghiên cứu, áp dụng

và đánh giá, Hoa Kỳ đã xác định những chiến lược hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng bỏ học

sớm. Các chiến lược này được khuyến khích thực hiện trên toàn quốc ở các phương diện

khác nhau để đảm bảo rằng không một trẻ em nào bị rớt lại đằng sau. Những kinh nghiệm

này thực sự có thể áp dụng tại Việt nam nhưng không rập khuôn máy móc mà phù hợp với

bối cảnh đất nước.

Từ khóa: giáo dục, bỏ học sớm, trẻ em ngoài nhà trường

1 Dẫn nhập

Từ năm 1986, Trung tâm ngăn ngừa bỏ học quốc gia (National dropout prevention

center – NDPC) của Mỹ đã tiến hành các nghiên cứu, tài trợ cho các hội thảo và hội nghị

quốc gia và hợp tác với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà thực

hành để tiếp tục sứ mạng làm giảm tỷ lệ bỏ học của giới trẻ Mỹ. NDPC đã xác định được

những chiến lược có tác động tích cực nhất đến việc giảm tình trạng bỏ học. Những chiến

lược này có vẻ độc lập với nhau, nhưng thực ra chúng thực sự gắn kết và xếp chồng lên

nhau. Mặc dù cũng có thể thực hiện riêng biệt từng chiến lược, nhưng nghiên cứu cho thấy

kết quả sẽ tích cực hơn nhiều khi phối hợp cùng lúc toàn bộ hoặc hầu hết các chiến lược này.

Các chiến lược này đã tỏ ra thành công ở tất cả các cấp trường từ mầm non đến lớp 12, ở

2 Giảng viên Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Page 16: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

11

thành thị lẫn nông thôn. Chúng được nhóm thành bốn nhóm: các chiến lược nền tảng

(foundational strategies), các chiến lược can thiệp sớm (early intervention), các chiến lược

cốt lõi cơ bản (basic core strategies), và nhóm quản lý và cải tiến giáo dục (managing and

improving).

2 Nhóm các chiến lược nền tảng

2.1 Đôi mới hệ thống

Đổi mới hệ thống là một quá trình liên tục đánh giá các mục đích và mục tiêu liên quan

đến chính sách, phương cách thực hành và cơ cấu tổ chức của trường vì chúng ảnh hưởng

đến toàn bộ nguồn học sinh đa dạng. Việc đánh giá thường xuyên này giúp xác định những

cách làm mới để nâng cao chất lượng giáo dục, xóa bỏ mọi rào cản trong tổ chức và đem lại

một cơ cấu hỗ trợ cho những thay đổi giúp nâng cao thành tích học sinh (Duttweiler, 2004,

p56).

Để chiến lược này thành công, trước hết phải có được sự đồng thuận trong toàn bộ hệ

thống, ít nhất từ cấp thành phố đến các trường học. Kế đến, đội ngũ lãnh đạo phải thực sự

cởi mở và ổn định. Họ có năng lực năng lực lập kế hoạch và thực hiện cải cách từ trong ra

ngoài. Bên cạnh đó, yếu tố thời gian và nguồn lực xung quanh cũng hết sức quan trọng

trong việc góp phần tăng tính hiệu quả của việc đổi mới.

Chiến lược tiếp cận hệ thống cho thấy sau năm năm bền bĩ thực hiện, các mô hình cải

cách đã giúp cải thiện điểm kiểm tra của học sinh rõ rệt (Borman, Hewes, & Brown, 2002).

2.2 Hơp tác giữa Cộng đồng và trường học

Trường học không tồn tại độc lập nhưng được đặt trong một cộng đồng. Để học sinh

duy trì việc học, để các nhu cầu về xã hội, kinh tế và gia đình, cũng như nhu cầu học tập

được đáp ứng đầy đủ, các em cần sự hỗ trợ và giúp đỡ cả cộng đồng. Vì thế sự hợp tác giữa

Page 17: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

12

cộng đồng với trường học là cần thiết. Chiến lược Hợp tác giữa Cộng đồng và trường học

bắt nguồn từ hai niềm tin mãnh liệt: (1) tất cả mọi tổ chức, đoàn thể trong cộng đồng đều có

thể là nguồn hỗ trợ tốt cho trường học và (2) cơ sở hạ tầng vững chắc giúp duy trì môi

trường quan tâm nâng đỡ là nơi người trẻ có thể phát triển và thành đạt.

Hợp tác giữa cộng đồng và trường học là sự chung tay vì sự nghiệp giáo dục giữa nhà

trường và các nhóm hoặc cơ quan đoàn thể như trường học, gia đình, nơi thờ phượng (chùa,

nhà thờ), giới truyền thông, bảo tàng, thư viện, các cơ quan cộng đồng và các doanh nghiệp.

Công tác tình nguyện và tài trợ là hai phương thức chính mà cộng đồng có thể hỗ trợ trường

học. Ngoài ra, một số sáng kiến khác bao gồm chương trình tạo việc làm, phòng chống lạm

dụng ma túy, các trung tâm sau giờ học và hoạt động tăng năng lực cho phụ huynh.

Thông thường Chiến lược Hợp tác giữa Cộng đồng và trường học thành công sở hữu

bảy đặc tính sau: chia sẻ tầm nhìn chung, lãnh đạo có kỹ năng, định hướng tiến trình, đa

dạng văn hóa, chương trình nghị sự lấy thành viên làm trung tâm, có sự đại diện của mọi lực

lượng xã hội và có trách nhiệm giải trình (The National Assembly, 1991, 2000).

Nghiên cứu của Schargel và Smink cho thấy chiến lược Hợp tác giữa cộng đồng và nhà

trường đem lại lợi ích không chỉ cho học sinh mà còn cho cả cộng đồng này. Nó giúp trẻ cải

thiện khả năng đọc hiểu và làm toán, tăng tỉ lệ hiện diện trong lớp, giảm tỷ lệ đình chỉ học

và bỏ học, gia tăng nhận thức cộng đồng về những vấn đề của trẻ có nguy cơ, tạo ra sự đối

thoại nhiều hơn giữa các lãnh đạo và đại diện cộng đồng, phát triển hệ thống thông tin dồi

dào, cải thiện sự hợp tác giữa khu vực công và tư nhân (Schargel & Smink, 2001, p. 201).

2.3 Môi trường học tập an toàn

Học sinh bỏ học vì nhiều lý do, nhưng bạo lực và xung đột là những yếu tố góp phần

cho tình trạng này. Trung tâm phát triển giáo dục Mỹ phát hiện rằng chỉ một nửa số trẻ em

cảm thấy an toàn trong trường. Mỗi ngày, khoảng 160. 000 học sinh nghỉ học vì bị bạo hành

Page 18: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

13

thể chất (Educational Development Center, 1996). Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng

bạo lực học đường có tác động đến cộng đồng. 40% trẻ đã từng bắt nạt người khác khi đi

học có ít nhất 3 tiền án khi đến tuổi 24 (Fight Crime, 2003, p. 5). Sớm giải quyết vấn đề này

sẽ rất có ích cho tương lai của trẻ em sau này (Duttweiler và Smink, 1997).

Điều hiển nhiên là giải quyết xung đột và bạo lực không chỉ rất quan trọng đối với

những trẻ có nguy cơ bỏ học mà tác động tích cực đối với mọi học sinh bởi vì các em không

thể tập trung học trong môi trường thiếu an toàn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang vật

lộn với áp lực học tập và cần hỗ trợ, môi trường thân thiện rất quan trọng

Chiến lược môi trường học tập an toàn không dung thứ cho những hành vi bắt nạt, đe

dọa và khủng bố. Nó tập trung vào việc giúp trẻ đạt được thành tích học tập tốt, duy trì

chuẩn mực đạo đức, bồi dưỡng mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, khuyến

khích sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng. Chiến lược này thúc đẩy việc xây dựng và thực

hiện một kế hoạch phòng chống bạo lực toàn diện, bao gồm giải quyết xung đột, đối phó

với bạo lực tiềm năng, quản lý khủng hoảng và huấn luyện thái độ xã hội tích cực, kỹ năng

giao tiếp hiệu quả cho tất cả học sinh, cho chuyển trường nếu không cảm thấy an toàn. Thay

vì phản ứng với xung đột bằng bạo lực hoặc tránh né, học sinh được dạy cách đối phó với

xung đột cách thích hợp. Các em được trau dồi kỹ năng giao tiếp hiệu quả để xứ lý các tình

huống nhóm, học cách tiết chế, quản lý và giải quyết các xung đột (Schargel & Smink,

2001).

Thông thường, trường sẽ có một ủy ban lập kế hoạch trường học an toàn với thành viên

đa dạng và có sự tham gia của cộng đồng. Sau khi đánh giá các số liệu về tội phạm học

đường, Ủy ban xác định một kế hoạch bao gồm những chiến lược và những chương trình

đem lại sự an toàn cho trường học cũng như đảm bảo các thủ tục hoạt động hợp pháp. Kế

tiếp, Ủy ban tổ chức một cuộc họp thông báo cho mọi người trước khi thực hiện kế hoạch,

Page 19: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

14

phổ biến kế hoạch cách rộng rãi, thực hiện và giám sát chặt chẽ. Hàng năm, Ủy ban có thể

lượng giá sửa đổi kế hoạch nếu cần (Stephens, 2004).

3 Các chiến lược can thiệp sớm

3.1 Gia đình tham gia

Một nghiên cứu tổng hợp của Henderson và Mapp (2002) kết luận rằng sự tham gia của

gia đình tỉ lệ thuận với thành tích học tập của trẻ. Điều này luôn đúng với mọi học sinh

thuộc mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp kinh tế xã hội, chủng tộc / dân tộc và mọi nền giáo dục.

Clark (1993) cho thấy rằng việc trẻ dành thời gian để làm bài tập và đọc sách ở nhà là do sự

gắn kết giữa nhà trường và gia đình.

Nguyên tắc chủ đạo để thu hút sự tham gia của gia đình là thấu hiểu các phẩm chất, đặc

điểm và nhu cầu của cha mẹ để vượt qua những rào cản ngăn trở sự giao tiếp giữa nhà

trường và gia đình. Henderson và Mapp (2002) đề xuất các bước hành động sau để thiết lập

các chương trình tương tác hiệu quả với gia đình: (1) Nhìn nhận rằng tất cả các bậc cha mẹ

dù ở tình trạng thu nhập, giáo dục hay nền văn hóa nào cũng đều quan tâm đến giáo dục và

muốn con cái học tốt ở trường; (2) Ra sức nối kết gia đình và lôi kéo sự tham gia của cộng

đồng trong công tác giáo dục; (3) Tạo ra những sáng kiến hỗ trợ các gia đình hướng dẫn trẻ

học ngay từ sơ sinh; (4) Phát triển năng lực của cán bộ trường học để làm việc với gia đình;

(5) Tập trung nỗ lực để thúc đẩy phát triển mối tương quan tin tưởng và tôn trọng; (6) Hợp

tác và sẵn sàng chia sẻ quyền lực với gia đình. Đảm bảo rằng các bậc phụ huynh và nhân

viên trường học hiểu rằng trách nhiệm phát triển giáo dục của trẻ em là trách nhiệm chung.

Như vậy, với chiến lược Gia đình tham gia, cha mẹ không thể “giao khoán” cho trường

học nhưng chịu trách nhiệm tạo ra môi trường khuyến khích, nâng đỡ tại nhà, thường xuyên

quan tâm trao đổi với trẻ, đưa ra những mong đợi vừa tầm, định hướng nghề nghiệp tương

lai của con. Với sự giúp đỡ của nhà trường, cha mẹ có thể đăng ký các khóa huấn luyện,

Page 20: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

15

được chia sẻ tài liệu và kinh nghiệm động viên con cái phát triển, giải quyết những vấn đề

về sức khỏe và hành vi của trẻ cũng như bồi dưỡng các kỹ năng tự quản và nghề nghiệp cho

trẻ ngay tại gia đình (Mapp, 2004).

Chiến lược Gia đình tỏ ra rất hữu dụng trong thực tế. Các nghiên cứu cho thấy khi cha

mẹ quan tâm đến việc học của con cái, các em đi học đều đặn hơn, hoàn thành bài vở

thường xuyên hơn và cải thiện được kết quả học tập. Bên cạnh đó, những hành vi không

mong muốn như bạo lực, nghiện ngập giảm rõ rệt. Trẻ cư xử đúng mực đối với thầy cô, bạn

bè, gia đình và những người xung quanh (Henderson & Mapp, 2002).

3.2 Giáo dục tốt từ thuở ấu thơ

Nhiều nghiên cứu gần đây đã xác định tầm quan trọng của sự phát triển nhận thức xã

hội trong những năm đầu đời. Những can thiệp từ khi mới sinh đến lúc năm tuổi giúp gia

tăng sự phát triển của não bộ. Trong khi môi trường kích thích phát triển phù hợp ban đầu là

nền tảng cho sự phát triển sau này thì ngược lại, những trải nghiệm từ môi trường độc hại

khiến não bộ của trẻ bị đầu độc và tổn thương lâu dài. (Cartwright, 2012).

Jimerson, Reschly và Hess (2008) cho biết việc bỏ học không diễn ra đột ngột nhưng đó

là quá trình trẻ rút lui dần. Các vấn đề về hành vi, khó khăn trong giao tiếp, không hoàn

thành các bài tập cũng như những vấn đề liên quan đến việc thích nghi ở trường có thể được

xác định ngay từ những năm đầu cấp tiểu học. Do đó, việc sớm nhận dạng những rủi ro là

một phương cách hết sức cần thiết trong giáo dục trẻ nhỏ. Nếu vấn đề được xác định và giải

quyết sớm thì tác động của nó ít. Nếu chờ cho đến cấp trung học cơ sở hoặc trung học phổ

thông thì có lẽ đã quá muộn đối với nhiều em.

Giáo dục từ thuở ấu thơ là xây dựng nền giáo dục chất lượng cao ngay từ cấp mầm non

trong đó đặt trọng tâm ở tính toàn diện, nhất quán, thực tiễn, khích lệ khai phá và tương tác

trong suốt chương trình học. Chiến lược này tập trung từ trẻ 0 tuổi đến mẫu giáo để đảm

Page 21: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

16

bảo rằng trước khi vào lớp 1, các kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức và tự tư duy của trẻ phát

triển tốt. Trẻ được dìm mình trong môi trường có các trải nghiệm học tập phù hợp, phong

phú và có nhiều cơ hội tương tác xã hội (Francis, Dioro, Plotsky, & Meaney, 2002;

Stegelin, 2004).

Reynolds, Temple, Robertson, và Mann (2001) cho biết so với những trẻ khác, trẻ từng

tham gia các chương trình giáo dục từ thuở thơ ấu trong ít nhất 1,2 năm có năng lực và

thành tích cao trong học tập, có sự tự tin hơn, biết tự điều chỉnh bản thân, ít dính vào những

hành vi phạm pháp và ít lưu ban hoặc bỏ học hơn sau này.

3.3 Biết đọc, biết viết sớm

Đọc hiểu và viết tốt là một trong những yêu cầu cơ bản để có thể đạt được thành tích

cao trong học tập và trong mỗi công việc. Theo truyền thống, để giúp trẻ cải thiện kỹ năng

đọc hiểu thì chỉ có một phương cách, đó là chờ cho đến khi chúng sẵn sàng (Pinnell, Deford,

& Lyons, 1988). Những trẻ chưa đọc trôi chảy được cho lưu ban hoặc cho tham gia các

chương trình học riêng với các trẻ đồng cảnh. Nhưng đây lại là nguyên nhân khiến trẻ bỏ

học sớm và có thu nhập thấp khi trưởng thành (Donley, Baenen, Hundley, 1993). Các nhà

nghiên cứu ngày nay tin rằng nên can thiệp sớm và cung cấp các dịch vụ cần thiết để ngăn

trẻ rơi vào thất bại sau này. Những can thiệp sớm thường giúp các trẻ học chậm cải thiện kỹ

năng đọc và viết đồng thời xây dựng nền tảng cần thiết để trẻ có thể học các môn khác hiệu

quả hơn.

Nguyên tắc căn bản để giúp trở thành một người đọc hiểu, có kỹ năng nhận thức và kỹ

năng ngôn ngữ tốt đó là cho học trước khi đến tuổi đến trường. Cha mẹ và những người

chăm sóc trẻ nhỏ được khuyến khích đọc sách hàng ngày cho bé nghe ngay từ thuở sơ sinh

và nằm nôi. Thậm chí, sau khi trẻ bắt đầu đến trường, cha mẹ cũng nên duy trì việc đọc sách

với con.

Page 22: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

17

Flippo (2001) đề xuất một số yếu tố giúp chiến lược Biết đọc, biết viết sớm đạt được

hiệu quả ở trường. Thư viện trường cần trang bị nhiều đầu sách phong phú. Các hoạt động

đọc và viết cần được đa dạng hóa và được cho đủ thời gian để thực hiện. Người dạy đọc lớn

tiếng, để trẻ đọc to cho mọi người nghe, cho đọc chung và hỗ trợ nhau khi học. Người dạy

cũng để ý đến âm, vần; hướng dẫn trẻ hiểu bản văn và viết tốt.

Bên cạnh đó, cộng đồng cũng có thể chung tay trong việc này. Họ thể tạo thói quen đọc

sách bằng những thư viện cộng đồng và các chương trình thi đọc sách tại địa phương

(Alexander & Entwisle, 1996).

4 Những Chiến lược cốt lõi cơ bản

4.1 Cô vấn học tập

Cố vấn là một nghệ thuật chuyên nghiệp đã có từ lâu đời ở nhiều nơi trên thế giới với

mục tiêu xây dựng, phát huy thế mạnh của mối tương quan tích cực và hữu ích giữa người

với người. Đây là hình thức chăm sóc, hỗ trợ 1-1, giữa một người hướng dẫn và một người

được hướng dẫn trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau. Trong trường học, cố vấn học tập giải quyết

các nhu cầu cụ thể của học sinh như đọc hiểu, viết văn, làm toán; các vấn đề về định hướng

nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, thích nghi…. Công tác cố vấn học tập có thể được thực hiện

dưới nhiều dạng thức khác nhau như cố vấn một – một, cố vấn nhóm, cố vấn di động tùy

chủ đề. Các trường học sử dụng chiến lược Cố vấn học tập thường tuyên bố rõ ràng mục

đích và mục tiêu của chương trình, tuyển dụng và tuyển chọn kỹ người làm cố vấn, đào tạo

và hỗ trợ các cố vấn, thường xuyên giám sát và đánh giá chương trình (Smink, 1999).

Theo nhiều tác giả, sự ảnh hưởng của các cố vấn học tập làm thay đổi chu kỳ tiêu cực

của người được cố vấn và gia đình của họ, giúp xây dựng lại những ước mơ của trẻ có hoàn

cảnh khó khăn (Tierney & Grossman, 1995; McLearn, Colasanto, and Schoen, 1998). Cố

vấn học tập thúc đẩy trẻ nâng cao thành tích học tập, chuẩn bị tốt cho thị trường lao động và

Page 23: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

18

việc làm, điều chỉnh hành vi, gia tăng năng lực giải quyết vấn đề trong gia đình và gánh vác

trách nhiệm xã hội. Đối với hệ thống giáo dục, Cố vấn học tập góp phần gia tăng tỉ lệ đến

lớp, giảm bớt tình trạng kỷ luật học đường và mang thai sớm, nâng tỷ lệ tốt nghiệp.

Chìa khóa thành công của chiến lược này là phẩm chất mối tương quan giữa người cố

vấn và người được cố vấn. Cẩm nang hướng dẫn Cố vấn học tập đã xác định người cố vấn

là một người bạn thông thái, đáng tin cậy, cam kết hướng dẫn và hỗ trợ cho người được cố

vấn để giúp họ phát triển mọi tiềm năng và đạt được những ước mơ của mình. Để đem lại

lợi ích tốt nhất cho trẻ, người cố vấn phải xem nhu cầu của trẻ là một phần hết sức giá trị

trong công việc của mình. Người ấy phải sẵn sàng dành thời gian cho trẻ nhưng tôn trọng

những quyết định của trẻ, có thái độ cư xử phù hợp, chịu trách nhiệm giữ cho tương quan

đôi bên sống động và biết tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn của người có chuyên môn khi cần

(National Mentoring Partnershipp, 2015).

4.2 Học qua phục vụ cộng đồng

Một trong các nguyên nhân khiến học sinh bỏ học là cảm giác nhàm chán khi đến

trường. Service learning – Học qua phục vụ cộng đồng là một chiến lược học tập chủ động

gắn trường học với thế giới thực. Service learning nối kết các trải nghiệm dịch vụ cộng

đồng với việc học tập ở trường. Nó khuyến khích mở rộng kiến thức và tầm nhìn của học

sinh bằng các công việc phục vụ tại cộng đồng.

Những yếu tố giúp chương trình thành công bao gồm:

- Chương trình hỗ tương, đôi bên, học sinh và cộng đồng cùng có lợi

- Học sinh học bằng cách áp dụng những kiến thức và kỹ năng trên lớp để đáp ứng

những nhu cầu thiết thực của cộng đồng

- Học sinh có thời gian để phản ánh về những gì đang làm thông qua bài viết và các

buổi thảo luận về các ứng dụng trong bối cảnh thực tế

Page 24: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

19

- Học sinh tích cực tham gia xây dựng chương trình học và tự quản lý các dự án học

tập dựa vào cộng đồng trong suốt một học kỳ hoặc cả năm học

- Giáo viên sử dụng nhiều tài liệu học tập và phương pháp hướng dẫn

- Môi trường học tập đem lại niềm vui và hứng thú (Shumer & Duckenfield, 2004, p.

141, Pearson, 2002).

Phương pháp dạy và học này đem lại rất nhiều lợi ích cho các bên liên quan. Nó cho

phép học sinh chủ động sử dụng các kỹ năng học tập và tìm hiểu kiến thức mới trong môi

trường sống động, cộng tác với những hình mẫu người lớn trong cộng đồng, làm việc theo

nhóm. Quá trình đó giúp trẻ thấy được tầm quan trọng của việc học ở trường và việc chọn

lựa nghề nghiệp trong tương lại. Nhiều em nhận thức rõ hơn các vấn đề xã hội hiện tại và

nhận ra trách nhiệm công dân qua việc tích cực phục vụ cộng đồng ngay từ bé. Khả năng

suy tư, óc phán đoán và các kỹ năng tương tác của chúng cải thiện nhiều qua các hoạt động

này.

Đối với trường học, Học tập qua phục vụ cộng đồng là một phương tiện mạnh mẽ để cải

cách trường học cách hiệu quả. Nó vừa củng cố tầm quan trọng và giá trị của học đường

vừa làm phong phú và sinh động hóa công tác giảng dạy của giáo viên. Nó mở rộng tài

nguyên, giúp xây dựng tình hợp tác hỗ tương giữa nhà trường với các cộng đồng địa

phương và tạo ra những lãnh vực nghiên cứu và học thuật mới. Đối với cộng đồng, Học tập

qua phục vụ cộng đồng cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho cộng đồng, gia tăng cơ hội

cho người dân đóng góp khả năng và lòng nhiệt tình trong việc giáo dục lớp trẻ, tạo điều

kiện cho sự hợp tác lâu dài giữa cộng đồng và nhà trường (Morgan & Streb, 2001).

4.3 Giáo dục thay thế

Giáo dục thay thế được xây dựng dựa trên niềm tin cơ bản là mọi học sinh đều có thể

học và các em cần được cho cơ hội học tập phù hợp với bản thân. Giáo dục thay thế đem lại

Page 25: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

20

cho những học sinh có nguy cơ bỏ học (trẻ học kém, thiếu điểm để tốt nghiệp, không theo

kịp bạn bè, vi phạm pháp luật, có thai ngoài ý muốn….) những chọn lựa khác với giáo dục

truyền thống nhằm giúp các em có thể tốt nghiệp trung học phổ thông như lòng mong ước.

Hefner - Packer (1991) đã nghiên cứu và mô tả 5 mô hình trường học thay thế ở Mỹ:

- Lớp học thay thế, có một lớp học độc lập trong một trường học truyền thống nhưng

có các chương trình đa dạng (giống giáo dục hội nhập của ta)

- Trường bên trong trường, có hẳn một trường học nhỏ với các chương trình giáo dục

chuyên biệt bên trong một trường học truyền thống

- Trường thay thế riêng biệt, tách biệt với trường phổ thông thông thường và có các

chương trình học và giúp điều chỉnh hành vi riêng

- Trường giáo dục thường xuyên, dành cho học sinh không thể theo học các trường

truyền thống được nữa, hoạt động như một học viện để đào tạo nghề hoặc các trung tâm dạy

làm cha mẹ

- Trường chuyên sâu, cung cấp một chương trình chuyên môn hóa trong một hoặc

nhiều lãnh vực như toán học hoặc khoa học

Dù ở hình thức nào, trường phải có sứ mệnh rõ ràng, cam kết giúp đỡ từng học sinh, có

bộ quy tắc kỷ luật và tổng số học sinh không quá 250 em. Trường có chương trình học cụ

thể phù hợp mong đợi và cách học của mỗi em, lịch học linh hoạt với sự tham gia và hỗ trợ

của cộng đồng. Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm đến sự phát triển của giáo viên. Mỗi

giáo viên phụ trách tối đa 10 học sinh, đặt kỳ vọng vào thành tích học tập của học sinh.

Các loại hình giáo dục thay thế tạo nên sự bình đẳng trong giáo dục và có sự đáp ứng

các nhu cầu đa dạng của học sinh và gia đình. Chúng góp phần làm giảm tình trạng trốn học

và các vấn đề liên quan đến hành vi đồng thời giúp tích lũy các tín chỉ và đạt được mục tiêu

học tập (Cash, 2004).

Page 26: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

21

4.4 Các chương trình sau giờ học/ khi nghỉ hè

Để giải quyết tình trạng nhiều trẻ em tự xoay xở sau giờ học hoặc trong thời gian nghỉ

hè mà không có người giám sát, nhiều trường cung cấp các chương trình nâng cao sau giờ

học hoặc suốt kỳ hè. Những trải nghiệm như vậy đặc biệt quan trọng đối với học sinh có

nguy cơ học kém vì chúng lấp đầy những khoảng thời gian trống bằng các hoạt động hấp

dẫn, mang tính xây dựng. Theo Peterson và Fox (2004), các chương trình sau giờ học kiểu

mẫu thường hỗ trợ học tập, giúp học sinh làm bài tập, cố vấn việc học, luyện đọc và viết.

Các chương trình này còn tổ chức dã ngoại; dạy các môn nghệ thuật, ngoại ngữ, công nghệ,

kỹ năng tuy duy phản biện; dạy và tổ chức các hoạt động thể thao; kết nối với hoạt động

cộng đồng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các chương trình ngoài giờ học có ảnh hưởng tích cực đến

thành tích học tập, hành vi xã hội của trẻ và cung cấp cơ hội làm giàu bản thân cho trẻ. Khi

tham gia các chương trình này, trẻ nhận được những hỗ trợ trong học tập, có thời gian vui

chơi giải trí lành mạnh, phát triển năng khiếu và giao lưu văn hóa với các bạn khác. Trẻ

phát triển cảm xúc và có mối quan hệ với bạn bè tốt hơn. Nhờ đó, tình trạng bỏ học ở

trường cũng như lập băng đảng, nghiện ngập, phạm pháp trong cộng đồng giảm rõ rệt

(Department of Education, 2002; Fight Crime, 2014).

5 Quản lý và cải tiến giáo dục

5.1 Phát triển chuyên môn

Thực tế chứng minh chất lượng của giáo viên là một trong những chỉ báo quan trọng

cho sự thành công của học sinh (Darling - Hammond, 1998). Vì thế, giáo viên làm việc với

trẻ có nguy cơ bỏ học cần liên tục phát triển bản thân, tích lũy kỹ năng/kỹ thuật và học hỏi

những phương pháp tiên tiến. Giáo viên cần có sự đầu tư về chất lẫn về lượng.

Page 27: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

22

Về kiến thức và kỹ năng, giáo viên cần được đào tạo kỹ về môn học mình giảng dạy, có

hiểu biết về các giai đoạn phát triển của trẻ, nắm vững và ứng dụng nhuần nhuyễn phương

pháp dạy và học. Về phẩm chất đạo đức, giáo viên trau dồi các đặc tính cốt lõi: tận tụy,

quan tâm, chịu trách nhiệm quản lý và giám sát việc học của học sinh, ý thức nâng cao trình

độ chuyên môn, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, hợp tác với cộng đồng (The National

Broad for Professional Teaching Standards, 2016).

Hội đồng Chất lượng giáo dục của Mỹ đánh giá hiệu quả các chương trình Phát triển

chuyên môn cho giáo viên của các trường dựa trên 3 tiêu chí. Thứ nhất là chương trình có

sự hỗ trợ của lãnh đạo và trải dài nhiều giai đoạn. Thứ hai, nội dung đào tạo phù hợp với

chương trình giảng dạy với các chủ đề tập trung nâng cao chuyên môn. Thứ ba, giáo viên

được tham gia nhiều hoạt động chủ động như chứng minh, thực hành, phản hồi và thực hiện

nghiên cứu hợp tác về việc học của học sinh. Sau cùng, kết quả đào tạo được áp dụng vào

thực tế để liên tục cải thiện việc dạy và học (The Council for School Performance, 1998).

5.2 Giáo dục chủ động

Nghiên cứu cho thấy rằng mỗi người có cách tiếp thu riêng. Nếu sử dụng cách học phù

hợp thì não bộ sẽ phát huy công năng và kết quả học tập sẽ cao. Ngược lại, nếu bị áp đặt,

kết quả sẽ không như mong đợi. Giáo dục chủ động là chiến lược dạy và học có tương tác

và sự tham gia của người học trong nhiều hoạt động phong phú như thảo luận nhóm, động

não, sắm vai, nghiên cứu trường hợp, sử dụng công cụ trực quan, sơ đồ tư duy, làm dự án…

Những hoạt động học tập này đáp ứng các phong cách học tập khác nhau của học sinh. Qua

đó, các em được được trao nhiều cơ hội thể hiện thế mạnh của bản thân, tìm ra những

phương cách mới mẻ và sáng tạo không ngừng để giải quyết vấn đề.

Nhiều bằng chứng cho thấy giá trị của giáo dục chủ động trong việc cải thiện thành tích

của học sinh viên, đặc biệt học sinh kém và học sinh người dân tộc thiểu số. Nó thúc đẩy ý

Page 28: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

23

thức trách nhiệm về việc học và ước muốn học tập suốt đời. Mặt khác, dù với vai trò là

người hỗ trợ kiến thức, giáo viên cũng được thách đố sáng tạo không ngừng, đổi mới

phương pháp giảng dạy để thu hút và tạo ra niềm đam mê học tập cho từng học sinh với

phong cách học tập riêng (Kagan, 1994; Smink, J., & Schargel, 2004).

5.3 Ứng dụng Công nghệ trong giáo dục

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục là một trong những chiến lược giúp giảng dạy hiệu

quả. Công nghệ giáo dục có thể xóa bỏ các rào cản trong việc học và đặc biệt hữu ích đối

với sinh viên có nguy cơ. Nó tạo ra vô số cơ hội học tập linh hoạt, giúp tăng năng lực, biến

các em từ thụ động tiếp nhận đến chủ động làm chủ nội dung học tập. Nó tạo ra môi trường

tâm lý an toàn cho học tập, đưa ra những hướng dẫn cá nhân, giúp cải thiện thái độ học tập

của học sinh và tăng hiệu quả cho những hướng dẫn của giáo viên (Boe, 1989, Wesley,

2004). Bên cạnh đó, công nghệ còn mở rộng tầm nhìn bằng cách cung cấp nhiều kinh

nghiệm và tài nguyên cho giáo viễn lẫn trẻ. Nó cũng giúp chuẩn bị cho học sinh đi làm sau

này bởi hầu hết các công việc ngày nay đều đòi hỏi một mức độ sử dụng công nghệ nào đó

(Bennett, 1999).

Tuy nhiên, tích hợp công nghệ vào chương trình giảng dạy là một thách thức đối với

nhiều giáo viên. Máy tính và kết nối với internet thôi chưa đủ nhưng còn cần có những giáo

viên có đam mê, am hiểu sâu sắc, sử dụng thành thạo và có thể dạy học sinh cách sử dụng.

Mặt khác, giáo viên cũng được yêu cầu sử dụng công nghệ phù hợp với mục tiêu dạy học

thay vì lạm dụng nó; xem công nghệ là một phương tiện để khám phá và sáng tạo thay vì

chỉ là một cỗ máy tự động.

5.4 Giảng dạy cá nhân

Mỗi học sinh xuất thân từ hoàn cảnh, điều kiện sức khỏe, trí tuệ, tâm lý, gia đình, kinh

tế, xã hội khác nhau nên có những quan tâm và kinh nghiệm học tập riêng. Dựa trên đạo

Page 29: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

24

luật “Không bỏ sót một trẻ thơ nào” (No child is left behind), chương trình Giảng dạy cá

nhân cho phép sự linh hoạt trong phương pháp và chiến lược để thúc đẩy những nét độc đáo

của từng học sinh, cách riêng những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

Hai khía cạnh chính của Giảng dạy cá nhân là học tập và tạo động lực. Liên quan đến

học tập, mỗi em có kế hoạch giáo dục riêng để phát triển tiềm năng. Kế hoạch học tập của

mỗi em là kết quả nỗ lực hợp tác giữa trẻ, giáo viên, phụ huynh, ban giám hiệu và nhân viên

các dịch vụ liên quan (như an sinh xã hội, y tế, tâm lý…) sau khi đã có những đánh giá toàn

diện. Dù giảng dạy cá nhân nhưng học sinh được trải nghiệm nhiều hoạt động dạy và học

phong phú để lãnh hội đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết. Các hoạt động này

bao gồm học dựa trên vấn đề, đôi bạn cùng tiến, học qua trải nghiệm, làm dự án, nhật ký

học tập, đóng kịch, sắm vai, mô phỏng, nghiên cứu… (Switzer, 2004, p. 196).

Về động lực, Giảng dạy cá nhân dựa trên ba yếu tố động lực chính. Đó là những giá trị

tích cực, mối tương quan rõ rệt giữa hành vi và hậu quả và sự tin tưởng rằng thành công có

thể đạt được qua việc tận dụng kỹ năng và tài nguyên sẵn có. Ba yếu tố này kích thích học

sinh hợp tác với giáo viên và ra sức học tập.

Như vậy, Giảng dạy cá nhân đem lại cơ hội tốt nghiệp cho học sinh bằng cách cung cấp

cho các em kiến thức, kỹ năng theo nhịp độ, cách thức phù hợp với từng trường hợp.

5.5 Giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp

Chiến lược giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp bắt nguồn từ khi hiện tượng toàn cầu hóa

diễn ra mạnh mẽ trên mọi lãnh vực, đặc biệt là lãnh vực kinh tế. Công nhân được mong đợi

đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Vì thế, khả năng học tập suốt đời là điều các doanh

nghiệp mong đợi nơi nhân viên của mình. Thay vì để công nhân tập trung vào một chuyên

môn duy nhất như trong quá khứ, ngày nay nhà tuyển dụng cần những người biết suy tư, ra

quyết định và học được kỹ năng mới hơn là có thâm niên (Clark, 1999).

Page 30: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

25

Trong xu hướng đó, những chương trình giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp rất quan

trọng đối với mọi học sinh vì mọi người trẻ cần các kỹ năng cụ thể để chuẩn bị đáp ứng yêu

cầu công việc sau này. Các trường học ở Mỹ có những chương trình đào tạo nghề rất phong

phú như hướng nghiệp, trang bị kiến thức về công nghệ, báo cáo chuyên đề, tham quan thực

tế, thực tập, lớp dạy nghề, học viện nghề, trường trung học hướng nghiệp và các doanh

nghiệp dựa vào trường học (Schargel & Smink, 2001, p. 209). Mọi chương trình Giáo dục

kỹ thuật và nghề nghiệp đều cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận cho học sinh

Qua năm tháng, chiến lược Giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp đã phát huy tác dụng. Nó

tạo ra động lực học tập, nâng cao chất lượng đào tạo, giữ chân học sinh ở trường cho đến

khi họ tốt nghiệp, cung cấp kiến thức và năng lực liên quan đến công việc, cung cấp những

trải nghiệm liên kết trường học với thế giới thực đầy lý thú và thúc đẩy sự cộng tác giữa

trường học và doanh nghiệp (Stone, 2004; Schargel and Smink, 2001, p. 212).

6 Ngụ ý cho Việt nam

Bỏ học sớm luôn là một trong những vấn đề nhức nhối của Việt nam. Theo báo cáo của

UNICEF (2016), chưa kể học sinh THPT, vào năm 2014, Việt nam có khoảng 715.400 trẻ

từ 5-14 tuổi ngoài nhà trường. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu long có tỷ lệ trẻ em

ngoài trường cao nhất nước, độ tuổi 5 tuổi là 14,7% và THCS là 14%. Hậu quả là ở ta chỉ có

28,3% người trong độ tuổi 18 -29 đi học đại học. Tỉ lệ này thuộc hạng thấp nhất thế giới,

thua xa Thái lan với 49,3% và Mỹ 88% (Trần Huỳnh, 2019).

Các chuyên gia cho rằng các rào cản ngăn cản trẻ em Việt nam tới trường được chia

thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất liên quan đến phía cầu, bao gồm nghèo đói và trẻ phải lao

động sớm, di cư, thiên tai, kết quả học tập kém, thiếu sự quan tâm của gia đình, tảo hôn.

Nhóm thứ hai thuộc phía cung: trường học thiếu và chưa chất lượng, môi trường khó tiếp

cận và thiếu hỗ trợ, khoảng cách địa lý, không đủ phương tiện, giáo viên thiếu và yếu, chế

Page 31: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

26

độ đãi ngộ không thỏa đáng, năng lực quản lý chưa tốt, chương trình học bất cập, bạo lực

học đường và phân biệt đối xử, rào cản ngôn ngữ, ngân sách giáo dục hạn chế (UNICEF,

2016, p27-28). Như vậy, ngăn ngừa bỏ học ở Việt nam phải tập trung vào việc xóa bỏ rào

cản để tạo ra những “đại lộ thênh thang” cho giáo dục. Công việc này đòi hỏi những chiến

lược toàn diện, đồng bộ, thu hút mọi lực lượng thành phần xã hội tham gia.

Thứ nhất, liên quan đến những chiến lược nền tảng, việc đổi mới hệ thống giáo dục các

cấp theo hướng mở là rất cần thiết để đảm bảo mọi trẻ em được tiếp cận giáo dục dưới

nhiều phương thức đào tạo và môi trường học tập khác nhau. Điều này đòi hỏi Nhà nước

xây dựng hành lang pháp lý và cơ chế vận hành, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như tăng năng

lực và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ lãnh đạo giáo dục. Bên cạnh đó, hệ thống

giáo dục cần được gắn kết chặt chẽ với các hệ thống khác như kinh tế, văn hóa, chính trị, xã

hội để đảm bảo một môi trường học tập an toàn, phá bỏ những rào cản gây trở ngại việc học

tập của trẻ.

Thứ hai, để đất nước có được một lực lượng lao động có hiểu biết, kỹ năng và phẩm

chất tốt trong tương lai, Việt nam cần có những chiến lược can thiệp sớm. Một mặt, từng gia

được xem như cái nôi giáo dục đầu tiên. Mỗi gia đình tích cực và chủ động tham gia giáo

dục con ngay từ khi bé mới được sinh ra bằng những làm hết sức cụ thể và trực tiếp như đọc

sách, tập viết, học chung, hỗ trợ trẻ nhằm tạo sự hứng thú và động lực học tập nơi trẻ. Mặt

khác, từng trẻ, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đều nhận được nền giáo dục tốt nhất ngay từ thuở

ấu thơ làm nền tảng vững chắc cho những bước tiến sau này.

Thứ ba, với chủ trương giáo dục cho mọi người, chúng ta phải nghĩ đến việc triển khai

rộng rãi những chiến lược cốt lõi cơ bản. Theo đó, các trường phát động mạnh mẽ các

chương trình cố vấn học tập theo sát trẻ để giải gỡ những khó khăn kịp thời. Đối với những

trẻ có hoàn cảnh đặc biệt với nguy cơ bỏ học cao, các mô hình giáo dục thay thế đa dạng là

Page 32: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

27

những chọn lựa tốt để giữ chân trẻ trong môi trường giáo dục lâu nhất có thể. Các hình thức

học tập qua phục vụ cộng đồng và các chương trình sau giờ học/khi nghỉ hè cũng cần được

đầu tư để gắn trường học với nhu cầu thiết thực của cộng đồng và phát huy tiềm năng nơi

mỗi cá nhân.

Sau cùng, quản lý tốt và cải tiến không ngừng phải được xem là điều kiện tiên quyết

cho việc giảm tỉ lệ trẻ ngoài trường học. Các nhà quản lý giáo dục được trao quyền để có

những sáng kiến trong những chương trình giảng dạy cá nhân, giáo dục kỹ thuật và nghề

nghiệp. Giáo viên được tạo điều kiện để phát triển chuyên môn, áp dụng những phương

pháp giáo dục chủ động và công nghệ trong dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bennett, F. (1999). Computers as tutors: Solving the crisis in education. Sarasota, FL:

Faben, Inc.

Boe, T. (1989). The next step for educators and the technology industry: Investing in

teachers. Educational Technology, 29(3), 39-44.

Borman, G. D., Hewes, G.M., & Brown. S. (2002). Comprehensive school reform and

student achievement: A meta- analysis. Baltimore: Johns Hopkins University.

Cartwright, K. B. (2012). Insights from cognitive neuroscience: The importance of

executive function for early reading development and education. Early Education and

Development, 23, 24–36

Cash, T. (2004). Alternative schooling. In Smink, J. & Schargel, F. P. (Eds), Helping

Students Graduate: A Strategic Approach to Dropout Prevention. Larchmont, NY: Eye on

Education.

Clark, D. (1999, April-May). What we have learned. NAIEC (National Association for

Industry-Education Cooperation) Newsletter, 35, 1-2.

Page 33: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

28

Clark, R. M. (1993). Homework-focused parenting practices that positively affect

students’ achievement. In N. F. Chavkin (Ed.). Families and schools in a pluralistic

society (pp. 85-105). Albany, NY: State University of New York.

Council for School Performance. (1998). Staff development and student achievement:

Making the connection in Georgia schools. Atlanta: School of Policy Studies, Georgia State

University.

Darling-Hammond, L. (1998). Investing in quality teaching: State-level strategies, 1999.

Denver: Education Commission of the States.

Donley, J., Baenen, N., & Hundley, S. (1993). A study of the long-term effectiveness of

the Reading Recovery Program (E&R Report No. 93.09A). Paper presented at the annual

meeting of the American Education Research Association, Atlanta, GA.

Duttweiler, P. C. (2004). Systemic renewal: What works? In F. P. Schargel & J. Smink

(Eds), Helping students graduate: A strategic approach to dropout prevention (pp. 55-63).

Larchmont, NY: Eye on Education.

Duttweiler, P. C., & Smink, J. (1997). Critical strategies for effective dropout

prevention. School Safety Journal, 4-9.

Educational Development Center, Inc. (1996, May). Schools and violence. National

Network of Violence Prevention Practitioners Fact Sheet, Vol. 1, No. 3. Washington, DC:

Author.

Fight Crime: Invest in Kids. (2014). Investing in Kids Will Prevent Crime and Violence.

Washington, DC: Author.

Flippo, R. (2001). About the expert study: Report and finding. In R. Flippo

(Ed), Reading researcher in search of common ground (pp. 5-12). Newark, DE:

International Reading Association.

Page 34: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

29

Francis, D., Diorio, J., Plotsky, P., & Meaney, M. (2002). Environmental enrichment

reverses the effects of maternal separation on stress reactivity. The Journal of Neuroscience,

22, 7840–7843.

Henderson, A., & Mapp, K. (2002). A new wave of evidence: The impact of school,

family, and community connections on student achievement. Austin, TX: Southwest

Educational Development Laboratory.

Jimerson, S., Reschly, A., & Hess, R. (2008). Best practices in increasing the likelihood

of high school completion. In A. Thomas & J. Grimes (Eds.), Best practices in school

psychology (5th ed., Vol. 4, pp. 1085– 1097). Bethesda, MD: National Association of

School Psychology.

Morgan W., & Streb, M. (2001, March). Building citizenship: How student voice in

service-learning develops civic values. Social Science Quarterly, 82(1), 155-169.

National Board for Professional Teaching Standards. (2016). What teachers should

know and be able to do. 2nd ed. VA: Authors.

National Mentoring Partnership. (2015). Elements of effective practice for mentoring: A

checklist for mentoring programs, 4th edition. Alexandria, VA: Author.

Peterson, T. K. and Fox, B. (2004). After-school program experiences: A time and tool

to reduce dropouts. In J. Smink & F. P. Schargel (Eds.), Helping Students Graduate: A

Strategic Approach to Dropout Prevention (pp. 177-184). Larchmont, NY: Eye on

Education.

Reynolds, A. J., Temple, J. A, Roberston, D. L., & Mann, E. A. (May 2001). Long-term

effects of an early childhood intervention on educational achievement and juvenile arrest: A

15-year follow-up of low-income children in public schools. JAMA, 285:2339–2346.

(Erratum in 2001; 286:1026)

Page 35: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

30

Schargel, F. P., & Smink, J. (2001). Strategies to Help Solve Our School Dropout

Problem. Larchmont, NY: Eye on Education.

Shumer, R. & Duckenfield, M. (2004). Service-learning: Engaging students in

community-based learning. NY: Eye on Education.

Smink, J., & Schargel, F. P. (2004). Helping Students Graduate: A Strategic Approach

to Dropout Prevention. Larchmont, NY: Eye on Education

Stephens, R. D. (2004). Creating safe learning environments. In F. P. Schargel & J.

Smink (Eds), Helping students graduate: A strategic approach to dropout prevention.

Larchmont, NY: Eye on Education.

Stone, J. R. (2004). Career and technical education: Increasing school engagement. In J.

Smink, J. & F. P., Schargel. (Eds.), Helping Students Graduate: A Strategic Approach to

Dropout Prevention (pp. 195-203.). Larchmont, NY: Eye on Education.

Switzer, D. (2004). Individualized instruction. NY: Eye on Education.

The National Assembly. (2000). 21st Century Community Learning Centers

collaborative survey. Washington, DC: National Assembly National Collaboration for

Youth.

Tierney, J. P. & Grossman, J. B. (with Resch, N. L.). (1995). Making a difference. An

impact study of Big Brothers/Big Sisters (Executive Summary). Philadelphia, PA:

Public/Private Ventures.

Trần Huỳnh. (2019). Tỉ lệ người học đại học Việt nam thuộc loại thấp nhất thế

giới. Retrieved Feb. 14, 2020, from: Tuổi trẻ online https://tuoitre.vn/ti-le-nguoi-hoc-dai-

hoc-vn-thuoc-loai-thap-nhat-the-gioi-20190617134102003.htm.

UNICEF. (2016). Báo cáo tóm tắt Trẻ em ngoài Nhà trường 2016 – Nghiên cứu

của Việt nam.

Page 36: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

31

Wesley, T. (2004). Educational technology: Why and how it counts for students at risk.

NY: Eye on Education.

Page 37: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

32

NHỮNG TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA THIẾU NIÊN KHI CÓ

CHA MẸ LY HÔN

Phan Thị Mai Quyên3

Tóm tắt

Khi hai người trưởng thành quyết định kí vào tờ giấy đăng ký kết hôn tức là đã sẵn sàng

cho một cuộc sống mới, đó là hôn nhân. Cả hai sẽ cùng cam kết đồng hành, yêu thương, tôn

trọng, sẻ chia trong trách nhiệm gia đình, con cái. Thế nhưng, trên thực tế không phải cuộc

hôn nhân nào cũng sẽ bền vững và hạnh phúc. Các khó khăn, mâu thuẫn xuất hiện để thử

thách các giá trị đã xây dựng trước đó. Không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể dung hòa,

hi sinh, nhẫn nhịn để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Ly hôn là dấu chấm hết cho một cuộc hôn

nhân không hạnh phúc. Nó kéo theo nhiều hệ lụy, một trong số đó là tổn thương tâm lý của

những đứa con chung. Bài viết sẽ tập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởng tâm lý tuổi

thiếu niên (1), những mâu thuẫn trong hôn nhân có thể dẫn đến ly hôn (2), sau đó phân tích

các tổn thương tâm lý ở thiếu niên khi có cha mẹ ly hôn (3) nhằm hướng đến thực hành

tham vấn tâm lý và thực hành công tác xã hội trẻ em.

Từ khóa: ly hôn, thiếu niên, tổn thương tâm lý

1 Dẫn nhập

Có thể nói ly hôn là một cuộc chia ly không một cặp vợ chồng nào mong muốn. Gia

đình tan vỡ, tổ ấm không còn, anh chị em người sống với cha, người ở với mẹ. Khi ly hôn

trăm ngàn khó khăn bủa vây gia đình nói chung và ở các trẻ nói riêng. Các tổn thương ở

những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn là điều không thể tránh khỏi, các tổn thương có thể đi từ

nhẹ đến phức tạp, bởi mối quan hệ giữa cha mẹ là hình mẫu của trẻ về sự thương yêu, lòng

3 Giảng viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Page 38: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

33

tôn trọng, sự sẻ chia. Do đó, sự chia ly làm trẻ mất lòng tin vào những giá trị đã hình thành

và bồi đắp trước đó. Trong sự chia ly ấy, có trẻ được chuẩn bị tâm thế, có trẻ thì không. Sự

không chuẩn bị ấy làm cho các em tổn thương về tâm lý kéo dài, thậm chí đến tuổi trưởng

thành và ảnh hưởng luôn góc nhìn về hôn nhân sau này.

Với góc nhìn người lớn, khi yêu thương không còn, mọi nỗ lực hàn gắn cũng là con

số không, đôi khi ly hôn là một giải pháp. Nó khiến cho cả hai bớt đi cảm giác nặng nề

trong chính hôn nhân, ngôi nhà của mình. Thế nhưng, với các đứa trẻ thì sao, trẻ phải đương

đầu với việc ra đi của một trong hai người mà nó thương yêu nhất, cha mẹ là người cực kỳ

cần thiết với trẻ và không phải ai cũng có thể thay thế được. Trong giới hạn bài viết tham

luận, tác giả muốn đề cập đến những tổn thương tâm lý của thiếu niên khi có cha mẹ ly hôn,

đây là một giai đoạn các em đã nhìn nhận được vấn đề một cách khái quát, trọn vẹn và sâu

sắc hơn những giá trị về gia đình. Sự chia ly của cha mẹ làm cho các em cảm thấy hụt hẫng,

mất mát và tổn thương rất lớn.

2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của thiếu niên

Khái niệm: Theo từ điển tiếng Việt, “Thiếu niên là trẻ em thuộc lứa tuổi từ 10-11 đến

14-15”[1]. Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi cả về tâm sinh lý và xã hội dẫn đến những

biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Giai đoạn thiếu niên thường được gắn với những cách gọi khác

như “tuổi bất trị”, “tuổi nổi loạn”, “khủng hoảng tuổi thiếu niên”.

Yếu tố sinh lý: Ở giai đoạn tuổi thiếu niên, sự phát triển sinh lý diễn ra với tốc độ rất

lớn, có sự biến đổi về chất và lượng. Cụ thể, trẻ phát triển rất nhanh về chiều cao, đây là giai

đoạn “nhảy vọt về tầm vóc” của trẻ. Tuy nhiên, sự phát triển của cơ bắp lại chậm hơn,

không theo kịp với sự phát triển của chiều cao dẫn đến sự mất cân đối giữa chiều cao và cân

nặng.

Page 39: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

34

Hệ tuần hoàn và các tuyến nội tiết cũng có sự phát triển đáng kể. Vì thế thiếu niên trong

giai đoạn này thường có những cơn xúc động mạnh, những phản ứng nóng nảy, vô cớ,

những hành vi bất thường. Trong thời kỳ này các quá trình hưng phấn mạnh hơn các quá

trình ức chế nên các em nhiều khi không làm chủ được bản thân, khó kiềm chế được cảm

xúc.[4]

Đáng lưu ý nhất trong sự phát triển sinh lý của trẻ ở giai đoạn này là hiện tượng dậy thì.

Trong giai đoạn dậy thì thiếu niên có sự phát triển khá hoàn thiện về cấu tạo và chức năng

của các cơ quan nội tiết như: tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên và tuyến sinh dục.

Dấu hiệu chính ở các em gái là bắt đầu kinh nguyệt, ở các em trai là hiện tượng mộng tinh.

Sự phát triển sinh lý trong thời kỳ này dẫn đến sự mất cân bằng tạm thời, gây ảnh hưởng

tâm lý trẻ. Ví dụ, việc mất cân bằng giữa sự phát triển của các cơ quan nội tiết và hệ thần

kinh trung ương là cơ sở của sự mất cân bằng chung, dẫn đến trẻ dễ bị nổi nóng, dễ bị kích

thích, tính hiếu động, hay gây gổ và tính uể oải, thờ ơ có chu kỳ ở thiếu niên. Sự phát triển

thiếu tương xứng giữa chiều cao và cơ bắp dẫn đến thiếu độ bền bỉ, dẻo dai khi tham gia các

hoạt động. Hơn thế nữa, các cử chỉ, động tác còn lóng ngóng, vụng về, chưa mềm dẻo, khéo

léo nên thường nói tuổi này là tuổi “hậu đậu” [4]

Sự tăng trưởng mạnh và sự cải tổ về mặt sinh lý ở lứa tuổi này còn làm cho các em chưa

thật sự sẵn sàng, thâm chí còn bối rối. Một số em do ít được chuẩn bị tâm thế cho những

biến đổi đó (thiếu giáo dục giới tính, thiếu kênh hướng dẫn, trò chuyện của bố mẹ và người

chăm sóc…) sẽ tỏ ra lo lắng, hốt hoảng. Đầu giai đoạn này, các em thường có cảm giác như

“bị đánh mất mình”, bản sắc như “bị nhòe đi” và đi kèm là sự giảm sút về tự đánh giá bản

thân. Chính sự thay đổi đột ngột này dẫn đến các em dường như không tìm thấy chính mình.

Bên cạnh đó, những thay đổi lớn của lứa tuổi này còn kéo theo không ít những thay đổi về

tâm tư, tình cảm và mơ ước, nguyện vọng càng nhiều càng làm cho các em thêm lạ lẫm về

Page 40: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

35

mình. Trong giai đoạn này, nếu không đưuợc quan tâm chăm sóc đúng mực, lắng nghe tích

cực, chia sẻ, động viên thì các em dễ có những suy nghĩ và hành động bộc phát, không phù

hợp như: đánh nhau, gây gỗ, chứng tỏ mình một cách tiêu cực. Các em một mặt muốn tìm

các biểu tượng mong muốn của mình, mặt khác lại muốn đánh mất đi bản sắc vốn có của

mình. Các em dễ biến thành những người với nhiều đặc điểm tương đối khác với con người

của các em trước kia.

Yếu tố về mặt xã hội: Cùng với sự thay đổi về mặt sinh lý, ở lứa tuổi này còn có những

thay đổi quan trọng về mặt xã hội. Một trong những thay đổi rõ ràng nhất là các em chuyển

từ tiểu học lên trung học cơ sở. Ở môi trường này, các thức dạy học và các hoạt động khác ở

hai môi trường khác nhau rất nhiều. Ở cấp tiểu học các em được xem như là những học sinh

nhỏ bé, cần có sự quan tâm, chăm sóc chu đáo, cẩn thận. Cô giáo chủ nhiệm gắn bó hàng

ngày trên lớp với các em nên các em dễ thích nghi với điều kiện học tập và sinh hoạt đặc

thù tiểu học. [4]

Vào trung học cơ sở, các em được xem là nhứng học sinh đã tích lũy được một vốn kiến

thức nhất định, có khả năng tự chủ hơn trong học tập, trong sinh hoạt nên mô hình giáo dục

có khác đi. Mỗi môn học thường do một giáo viên đảm nhiệm, điều này đòi hỏi các em phải

có tinh thần tự giác cao, có khả nặng thích ứng nhanh để có thể tiếp thu được các môn học.

Phong cách sinh hoạt, nề nếp cũng khắt khe, nghiêm túc hơn. Đây là một khó khăn mà các

em phải trải qua, từ một đứa trẻ với kỷ luật tương đối lỏng lẻo cùng với nhiều sự quan tâm

của gia đình và thiết chế trường học đến một vị thành niên với nhiều vai trò đòi hỏi tính kỷ

luật và nghị lực, từ một đứa trẻ trong gia đình đến một thành viên của xã hội.

Về phía gia đình, các em không còn được xem là những đứa trẻ như trước đây, các em

đã có một vị thế mới trong gia đình. Trong một số ít gia đình, nhiều em còn phải tham gia

lao động để góp phần cùng giải quyết những khó khăn kinh tế của gia đình. Không ít em đã

Page 41: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

36

hơn hẳn bố mẹ về mặt trình độ học vấn. tấ cả những điều đó làm xuất hiện ở thiếu niên

nguyện vọng muốn làm người lớn và được đổi xử như người lớn.

Nhưng thực tế, các em vẫn còn phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào bố mẹ. Sự tiếp

xúc xã hội rất hẹp, sự va chạm với cuộc sống còn hạn chế, kinh nghiệm sống còn nghèo nàn.

Từ đó có mâu thuẫn khá phổ biến giữa người lớn và các em trong giao tiếp, ứng xử. Người

lớn vẫn giữ cách đối xử với các em như với trẻ con trong khi các em tự coi mình là người

lớn, dẫn đến các em dễ có những phản ứng ngược, ngang bướng, muốn bứt phá ra khỏi sự

kiểm soát của người lớn. Các em không muốn cha mẹ răn dạy mình từng ly từng tí như trẻ

con, “con đã lớn, để con tự làm, cha mẹ đừng can thiệp vào kiểu tóc của con, màu nhuộm

vàng hay màu nhuộm đỏ mặc con” “không cần nói về chuyện áo ngắn hở bụng hay váy

ngắn hở đùi của con, đó là kiểu mốt nhất hiện nay, nó phô diễn vẻ đẹp tự nhiên của cơ

thể”… là những lời nói gắt gỏng lại những góc nhìn của các em về góc nhìn của cha mẹ, đôi

khi rất khác biệt, nhiều tranh luận xảy ra xung quanh các vấn đề như làm bạn với ai, về các

bạn cùng độ tuổi, kế hoạch của trường lớp, kiểu tóc, kiểu quần áo, các quan điểm của cá

nhân….Qua các cuộc tranh luận, dường như thấy ở các em có một “góc nhìn riêng”, một ý

thức mới trong biểu lộ tình cảm, cảm xúc trong quan hệ xã hội và thực hiện các vai trò xã

hội cũng mới, khác với các thời kỳ trước.

3 Những mâu thuẫn trong hôn nhân có thể dẫn đến ly hôn

Khi hai người đã không còn gì để tìm hiểu nhau và lại có những nhu cầu khác nhau thì

nhất định sẽ phát sinh nhiều loại vấn đề. Họ thường mơ ước có một hạnh phúc lý tưởng và

không muốn có những ý nghĩ về một thực tế khắc nghiệt. Họ không muốn nhận thấy ở họ

đã có những vấn đề nảy sinh và hi vọng rằng những vấn đề tự nó sẽ giải quyết được mà

không cần đến sự cố gắng của họ. Tuy nhiên trong đời sống hôn nhân đâu phải khi nào cũng

bằng phẳng như vậy, có những việc cả hai người cần phải thông cảm và hiểu nguyên nhân

Page 42: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

37

dẫn đến mâu thuẫn để có thể ngăn chặn kịp thời. Quá trình đó sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm bản

thân và người bạn đời của bạn, giúp cho nhau tránh được những yêu sách vô lý. Dưới đây là

những mâu thuẫn có thể dẫn đến những mâu thuẩn trong hôn nhân:

Sự mâu thuẫn của những nhu cầu, ý kiến và các giá trị: Trong hôn nhân có một số

trường hợp xuất hiện những loại vấn đề như có sự khác nhau trong các nhu cầu về cuộc

sống cá nhân, khi các giá trị tinh thần và vật chất nằm trong sự xung đột đúng vào thời điểm

ở họ đang có sự hiểu lầm nhau, trong khi họ và bạn đời lại có những hiểu biết khác nhau về

hôn nhân.

Sự mâu thuẫn do vợ chồng có những nhu cầu khác nhau có thể rất bình thường. Kết quả

của sự rắc rối này tùy thuộc vào thái độ phản ứng của hai vợ chồng đối với các xung đột này.

Chẳng hạn, trong một kỳ nghỉ, hai vợ chồng đã cãi nhau chỉ vì một người thì muốn ngủ còn

người kia thì đi dạo chơi. Ngay ở những cặp vợ chồng hòa thuận, rất yêu thương nhau cũng

khó tránh khỏi xung đột sau mỗi lần tranh cãi như vậy và rất có thể làm hỏng kỳ nghỉ nếu

một trong hai người không tỏ ra thông minh hơn để chủ động thỏa hiệp trước. Những lúc có

sự bất hòa nghiêm trọng, nhiều người tìm cách trì hoãn việc giải quyết chuyện đã xảy ra, tự

hạ thấp các yêu cầu của mình khi thấy các quan hệ gia đình còn quan trọng hơn gấp nhiều

lần việc thực hiện được điều mong muốn của mình.

Những quan niệm về hôn nhân của hai vợ chồng theo ngày tháng có thể thay đổi và

biến hóa đi. Nếu một trong hai người thẳng thắn quan sát xung quanh mình trên quan điểm

của người kia, nhìn bằng đôi mắt của người đó thì mọi quan niệm về nhiều vấn đề trong

cuộc sống sớm muộn cũng thay đổi. Trong hôn nhân, mỗi người thường có những quan

niệm riêng về người bạn đời và về nhiệm vụ mà mỗi người phải thực hiện. Những quan

niệm ấy rất có thể trùng nhau hoặc ngược lại hoàn toàn bất đồng. [8]

Page 43: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

38

Sự không hòa hợp trong quan hệ tình dục: Nhiều cặp vợ chồng chia tay vì không hòa

hợp trong quan hệ tình dục. Đôi khi, mâu thuẫn này thường biểu hiện dưới nhiều hình thức

khác nhau như giận cá chém thớt, đổ lỗi ở những việc khác, nặng nhẹ nhau trong hành động,

lời nói.[4]

Các vấn đề tiền bạc: Những va chạm trong gia đình thường nảy sinh từ một số vấn đề

như tiền bạc, về ngân sách gia đình và về giúp đỡ kinh tế với cha mẹ của cả hai bên. Những

chuyện tranh cãi về những vấn đề như vậy làm cho hôn nhân dần dần tan vỡ. Đôi khi người

ta cũng quen với những cuộc cãi cọ như thế và cho đó là những buồn phiền nhỏ mọn.

Nhưng những điều tưởng như vặt vãnh đó lại rất dễ biến thành những khủng hoảng nghiêm

trọng.[8]

Vấn đề nuôi dạy con cái: Thực tế cho thấy những vấn đề có liên quan tới việc giáo dục

và dạy dỗ con cái thường là nguyên nhân chủ yếu phá vỡ các quan hệ gắn bó của hai vợ

chồng. Cũng giống với các khó khăn về tiền bạc, ở đây những mối quan tâm của các bậc

cha mẹ thường biểu hiện ở chỗ người này phó mặc cho người kia. Một trong hai người sẵn

sàng “nhường” việc quyết định các vấn đề giáo dục con cái cho người bạn đời của mình.

Tình hình đó kéo dài rất dễ dẫn tới sự xung đột trong gia đình. Trong khi đó cuộc sống của

con cái luôn luôn cần đến những tiếng nói đồng tình, đồng ý của cả cha và mẹ trong những

quyết định chung và những hành động thống nhất chứ tuyệt nhiên chúng không cần đến

những bố mẹ chỉ biết chửi bới lẫn nhau và sống trong cảnh xung đột liên tục.

Một số gia đình luôn bắt con cái làm theo mệnh lệnh mà không quan tâm gì đến suy

nghĩ và cảm giác của con cái. Có những mệnh lệnh thì được con cái tuân theo nhưng cũng

có lúc thì lại chống đối hoặc thoái thác. Cũng có những gia đình người bố đang mắng nhiếc

con cái khi chúng không nghe lời mình thì người mẹ lại ra sức bảo vệ con.

Page 44: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

39

Cuộc sống thường xuyên đặt cho chúng ta nhiều vấn đề trong đó có những vấn đề gia

đình, mà chúng ta chỉ giải quyết được chúng khi gia đình là một thể toàn vẹn thống nhất.

Trong các gia đình hạnh phúc, hai vợ chồng luôn luôn là những người có trách nhiệm cao

trong việc giáo dục con cái. Điều quan trọng phải nhớ rằng, trong mọi tình huống thì cả vợ

và chồng phải thống nhất về cách dạy con, như thế mới tránh được sự mâu thuẫn và con trẻ

cũng sẽ được tiếp thu một nền giáo dục gia đình hài hòa nhất.

Những vấn đề khủng hoảng: Hầu như trong suốt chiều dài của mỗi cuộc hôn nhân đều

chịu một trong những lần kiểm tra nghiêm túc – tình huống khủng hoảng. Khủng hoảng có

thể đến một cách bất ngờ, đột ngột hay bi thảm, chẳng hạn như một tai nạn ôtô, một đám

cháy hay một căn bệnh hiểm nghèo. Phản ứng trước những hiện tượng này ở mỗi người

thường rất khác nhau (sốc, mất lòng tin, và sự kính trọng…)

Ở nhiều cuộc hôn nhân, những giai đoạn nặng nề thường là kết quả của những mối quan

hệ hiểu biết cá nhân của hai vợ chồng đã bị phá hủy, chẳng hạn, cái chết của một người

trong gia đình sau một trận ốm kéo dài, bị thải hồi hoặc sau những chuyện bực mình trong

công việc, những khó khăn không thanh toán được tiền phải trả… Rất nhiều khủng hoảng

tương tự cứ từng ngày, từng ngày một tấn công vào hôn nhân. [8]

Sự buồn chán: Một trong những nguyên nhân làm cho hôn nhân bị tan vỡ dễ nhận thấy

nhất và thường hay gặp nhất là sự đơn điệu trong cuộc sống gia đình hàng ngày.Khi các vợ

chồng mà lại cảm nhận cuộc sống là buồn tẻ, chính vì họ đã thường xuyên làm mất đi niềm

hứng thú đối với nhau. Thời gian cùng chung sống của họ tựa như một con rùa đang bò.

Một trong hai người luôn muốn được sống ở một chỗ khác vào lúc đó. Sự buồn chán ở nhà

có thể trở nên bao trùm tất cả đến nỗi con người sẽ bắt đầu tìm kiếm vào hy vọng những thú

vui giải trí cho bản thân, có thể còn đi tìm một quan hệ ngoài hôn nhân.

Page 45: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

40

Mặc dầu lúc mới thoạt nhìn chuyện gia đình như vậy tưởng chừng rất vặt vãnh chỉ là

biểu hiện một trạng thái khó chịu trong chốc lát, song sự buồn chán đó lại chính là một hiện

tượng nghiêm trọng. Nó có thể phát triển nhanh chóng, gây ra mọi sự xung đột. Nếu không

giải quyết vấn đề này và hạn chế dần sự buồn chán của một trong hai người thì điều đó có

nghĩa là hôn nhân đang lâm vào tình thế nguy hiểm, rất dễ dẫn đến ly hôn.[8]

4 Các tổn thương tâm lý của thiếu niên khi có cha mẹ ly hôn

Khi cha mẹ ly hôn, sẽ có rất nhiều ảnh hưởng dẫn đến tổn thương tâm lý của thiếu niên,

do đặc trưng về tâm lý lứa tuổi nên các em cũng có các tiếp nhận vấn đề gia đình khác hơn

các lứa tuổi trước đó, cụ thể:

Về nhận thức: Ly hôn của cha mẹ đã tác động rất lớn đến nhận thức của thiếu niên về

giá trị của gia đình và cuộc sống, cụ thể là các em sẽ đánh giá thấp vai trò của gia đình, của

người cha, người mẹ so với bạn bè cùng trang lứa có gia đình hạnh phúc. Ly hôn của cha

mẹ có thể tạo nên các nhận thức sai lệch về giá trị chung của gia đình. Đặc biệt, trong lứa

tuổi lớn hơn, các em sẽ có xu hướng tìm kiếm sự bù đắp tình cảm và sự sẻ chia bằng xu

hướng tìm kiếm ngoài xã hội, điều này có thể làm nảy sinh nhiều vấn đề tâm lý xã hội

khác.[4]

Về cảm xúc, tình cảm: Các em thường có những biểu hiện về cảm xúc, tình cảm sau:

đau khổ, choáng váng, buồn, thất vọng, chối bỏ không tin đó là sự thật. Trong một bộ phận

các em có tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc với bạn bè, có xu hướng thu mình lại hoặc

chỉ thích chơi với một nhóm nhỏ.

Một số trẻ thì cảm thấy bất lực, trách chính bản thân mình vì không tác động được đến

quyết định của cha mẹ. Một số khác thì lại đóng vai trò ngược, là người an ủi, động viên cha

mẹ trong khi chúng cố giấu kín nỗi bực dọc, đau khổ của mình vì sợ làm buồn lòng cha mẹ.

Page 46: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

41

Có một số cha mẹ, sau khi ly hôn đã cố tình lôi kéo con cái về phía mình, lấy con cái

làm “bia đỡ đạn” hay xem con cái như một thứ vũ khí để trừng phạt người vợ hoặc người

chồng. Vì phải bắt buộc đưa ra quyết định ủng hộ một phía nào đó, các em cảm thấy giống

như đang phản bội lại cha hoặc mẹ của mình, mặc cảm tội lỗi cứ dằn vặt, ám ảnh chúng,

làm cho tâm hồn vốn dĩ đang non nớt lại càng mỏng manh hơn. Một số khác thì lại không tỏ

thái độ gì trước việc ly hôn của cha mẹ. Chúng vẫn học hành tốt, mọi việc diễn ra bình

thường, người ngoài nhìn vào có cảm giác rằng đó là những đứa trẻ vô tư, ít bận tâm suy

nghĩ. Nhưng trong một số nghiên cứu dài hạn cho thấy, chính những đứa trẻ này lại gặp rất

nhiều khó khăn khi bước vào tuổi trưởng thành. Như vậy, không thể tiên đoán chính xác

hậu quả kéo dài của ly hôn đối với thiếu niên dựa trên những gì chúng phản ứng sau khi xảy

ra sự việc.

Về giao tiếp, ứng xử hàng ngày: Các thay đổi về ứng xử hàng ngày của các em cũng có

những thay đổi khi cha mẹ ly hôn. Có nhiều em trở nên hung hăng, dễ gây hấn, đặc biệt có

những em thậm chí dễ kích động, phô trương sức mạnh khi ai đó hỏi về vấn đề gia đình.

Mặt khác, các em thích chơi với những bạn ngổ ngáo, những bạn lớn tuổi hơn – thực ra là

những người có sức mạnh, có thể che chở, bảo vệ các em. Một số khác thì hiếu động, thiếu

tập trung trong giao tiếp. Thậm chí có những em trở nên nhạy cảm, nhút nhát và thiếu tự tin

hẳn. Chính hoàn cảnh gia đình như vậy đã hình thành ở các em có bố mẹ ly hôn nhiều hình

thức tự vệ nhằm che đậy các yếu điểm của mình.

Việc ly hôn của cha mẹ ảnh hưởng đến cách biểu hiện hành vi và ứng xử của con cái họ,

dù rằng những hành vi và cách thức ứng xử tiêu cự không thể hiện mạnh mẽ và rõ ràng ở

các em. Tuy nhiên, so với các em trong các gia đình không có bố mẹ ly hôn thì lại được thể

hiện rõ hơn một cách có ý nghĩa.[4]

Page 47: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

42

Về sự tự đánh giá bản than: Ở tuổi thiếu niên, hình ảnh về cơ thể là một phần rất quan

trọng của sự đánh giá bản thân. Các em có sự đánh giá về hình ảnh bản thân cân bằng, tức là

sẽ thích nghi một cách hài hòa với sự phát triển sinh lý, thường trải qua khủng hoảng lứa

tuổi giai đoạn này một cách dễ dàng, ngược lại, những em không được chuẩn bị tâm thế về

những thay đổi của cơ thể rất dễ rơi vào khủng hoảng nặng nề. Đặc biệt, ở các em phải trải

qua thời kỳ tiền ly hôn, thời kỳ ly hôn và sau ly hôn của cha mẹ, các em phải thường xuyên

chứng kiến sự lạnh lùng của cha mẹ hoặc sự căng thẳng của họ rồi các vấn đề phức tạp liên

quan đến họ hàng, hàng xóm…điều này gây cho các em cảm giác về sự phức tạp của quan

hệ giữa người lớn và giữa những con người khác trong xã hội.

Thêm vào đó, các em có bố mẹ ly hôn không thể thoát khỏi mặc cảm về sự thiếu hụt về

hình ảnh bản thể của mình, đó cũng là lý do để các em né tránh hoặc thận trọng hơn các suy

nghĩ cũng như trong các mối quan hệ xã hội. [4]

Ở tuổi này các em đã ý thức việc chia tay của cha mẹ là vĩnh viễn, nên các em đôi khi

sẽ rơi vào trạng thái trầm uất, đánh giá thấp về “cái tôi bản thân”. Các câu hỏi “vì sao điều

đó lại xảy đến với tôi”, “tôi có xứng đáng không” “sao cả thế giới quay lưng với tôi” “sự

tồn tại của tôi không còn ý nghĩa” … nó sẽ là con dao hai lưỡi, chờ chực và làm tổn thương

sâu sắc đến đời sống tâm lý thiếu niên

Về các rối nhiễu tâm lý: Ở một số em thì có các biểu hiện rỗi nhiễu tâm lý như căng

thẳng cấp tính, trầm cảm, rối loạn lo âu…bằng các biểu hiện thực thể như: chán ăn, ăn

không kiểm soát, cắn móng tay, bứt tóc, đái dầm, đau hông, đau dạ dạy, khó ngủ, ngủ dễ

gặp ác mộng, ngủ triền miên… những rối nhiễu này đôi khi bị lược bỏ bởi gia đình. Do đó

một số em khi được đưa đi thăm khám thì chuyển qua giai đoạn nặng, phải can thiệp bằng

thuốc.

Page 48: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

43

5 Kết luận

Nếu kết hôn là sự kiện đáng nhớ thì ly hôn lại là cơn ác mộng của các cặp vợ chồng.

Cuộc ly hôn nào cũng kéo theo nhiều hệ lụy của nó, ai rồi cũng có những vết hằn tâm lý.

Thế nhưng, tổn thương nhiều nhất có lẽ vẫn là những đứa trẻ, khi chúng bị động trong tất cả

quyết định của cha mẹ. Ly hôn về mặt thực tế, nó không phải là điều xấu, nó là điều không

tránh khỏi ở những gia đình không tìm kiếm được hạnh phúc. Tuy nhiên, cha mẹ nên cân

nhắc các tác động tiêu cực của ly hôn lên tâm lý của con cái, để từ đó có các cách thức trang

bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho các em trước bước ngoặt thay đổi của gia đình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Schnarch, D. (2009), Passionate marriage, Norton, W.W. & Company. Inc.

2. Gottman, J. (1995). Why marriages succeed or fail: And how you can make your last, Simon & Schuster.

3. Gottman, J. (2007). 10 lesson to transform your marriage, Crown Publishing group.

4. Văn Thị Kim Cúc. (2003). Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ ly hôn. NXB Khoa học xã hội.

5. Nguyễn Minh Hòa. (2000), Hôn nhân gia đình trong xã hội hiện đại, NXB Trẻ.

6. Vũ Tuấn Huy. (2003), Mâu thuẩn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng, NXB Khoa học xã hội.

7. Hoàng Phê. (1998). Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.

8. Muriel Zamses. (1979). Hôn nhân là cho yêu thương. Addison – Wesley Publisher.

Page 49: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

44

VẬN DỤNG “THUYẾT THÂN CHỦ TRỌNG TÂM” TRONG THỰC

HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM TRẺ EM

Hồ Sỹ Thái4

Tóm tắt

Công tác xã hội nhóm là một phương pháp của công tác xã hội nhằm tạo dựng và phát

huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng

cường chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu nhóm. Phương

pháp công tác xã hội nhóm được thực hiện dựa trên cơ sở nền tảng của nhiều khái niệm và

lý thuyết khác nhau, một trong số đó là thuyết thân chủ trọng tâm. Lý thuyết này đã nhìn

nhận được vai trò của mối quan hệ nhân viên xã hội trong hoạt động nhóm chủ yếu mang

tính chất gián tiếp thông qua việc tạo môi trường năng động, an toàn, lành mạnh, thúc đẩy

các tương tác nhóm, tinh thần nhóm, phát huy nội lực của nhóm, của mỗi cá nhân trong

nhóm hướng đến sự thay đổi và hành động vì mục tiêu xác định.

Từ khoá: Thân chủ trọng tâm, Công tác xã hội, trẻ em

1 Dẫn nhập

Công tác xã hội nhóm là một phương pháp của công tác xã hội nhằm tạo dựng và phát

huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng

cường chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu nhóm (Nguyễn

Thị Thái Lan, Nguyễn Thị Thanh Hương, Bùi Thị Xuân Mai. 2008). Thông qua sinh hoạt

nhóm, mỗi cá nhân hòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng

4 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Email: [email protected]

Page 50: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

45

đương đầu với nan đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu

cải thiện hoàn cảnh một cách tích cực. Phương pháp công tác xã hội nhóm được thực hiện

dựa trên cơ sở nền tảng của nhiều khái niệm và lý thuyết khác nhau, một trong số đó là

thuyết thân chủ trọng tâm.

2 Khái quát về sự ra đời của thuyết thân chủ trọng tâm

Thuyết thân chủ trọng tâm là thuật ngữ nhằm gọi tên cho một nhóm những phương

pháp trị liệu tâm lý dựa trên quan điểm lý thuyết về bản chất con người và các tương tác xã

hội được sáng lập và phát triển bởi Carl Rogers (1902 – 1987) - nhà tâm lý học người Mỹ

vào những năm cuối thập kỷ 40 của thế kỷ XX. Lý thuyết này thuộc trường phái tâm lý học

nhân văn. Sau này, nhiều tác giả khác đã phát triển thêm các phân nhánh cho loại trị liệu

này như Eugene Gendlin với “liệu pháp kinh nghiệm” năm 1979; Leslie Greenberg, Laura

Rice, Robert Eliott với “liệu pháp tiến trình – kinh nghiệm” năm 1993…

Lúc đầu, Rogers gọi liệu pháp của mình là “liệu pháp không hướng dẫn” (non-directive

therapy) nhằm nhấn mạnh vào tính chất đặc trưng của nhà trị liệu và không hướng dẫn thân

chủ của mình. Mục đích trị liệu là tạo ra một bầu không khí cởi mở và không can thiệp. Vào

thập niên 1950, Rogers bắt đầu nhấn mạnh đến “sự thấu cảm” (empathic understanding) và

sang thập niên 1960, những tính cách của nhà trị liệu được Rogers nhấn mạnh là “sự hài

hòa” (congruence) và “tính trung thực” (genuineness) (Vũ Thị Lụa, Lý Thị Hàm, Lê Thị

Dung, 2004).

Về sau, Rogers áp dụng quan điểm của mình một cách sâu rộng hơn ra ngoài các môi

trường khác không thuộc tâm lý trị liệu và làm việc với các nhóm người không phải là thân

chủ. Quan điểm thân chủ trọng tâm ảnh hưởng sang cả ngành giáo dục Hoa Kỳ, điều đó

khiến Rogers đặt lại tên cho phương pháp của mình là “nhân vị trọng tâm” (person –

centred) để phản ánh sự chuyển đổi đối tượng của phương pháp không chỉ bao gồm những

Page 51: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

46

thân chủ trong tâm lý trị liệu mà còn nhằm đến bản chất con người và các mối tương tác xã

hội nói chung.

Liệu pháp thân chủ trọng tâm có thể áp dụng cho nhiều loại thân chủ ở các cơ sở trị liệu

khác nhau. Carl Rogers khởi đầu việc trị liệu của mình như một nhà trị liệu theo định hướng

phân tâm tại Trung tâm hướng dẫn trẻ em New York – nơi ông làm việc với những trẻ em

thiệt thòi và gia đình của chúng. Sau đó, ông làm việc tại Trung tâm tư vấn thuộc Đại học

Chicago với mục đích phục vụ cho các đối tượng trong cộng đồng và các sinh viên trong

trường.

Theo Smith (1982), Carl Rogers được xếp hạng là nhà tâm lý trị liệu có tầm ảnh hưởng

sâu rộng nhất, vượt lên cả ảnh hưởng của Sigmund Freud, mặc dù trong thực tế chỉ có

khoảng 9% trong tổng số các nhà trị liệu tự nhận mình theo trường phái thân chủ trọng tâm.

3 Nội dung cơ bản của thuyết thân chủ trọng tâm

Theo Carl Rogers, bản chất con người là thiện với những khuynh hướng tiến đến phát

triển tiềm năng xã hội và xã hội hóa mà nếu đặt trong môi trường thuận lợi sẽ phát triển

nhận thức và hiện thực hóa tiềm năng đầy đủ.

Rogers giả thiết rằng mỗi người đều sở hữu những tiềm năng cho sự lớn lên, tiềm năng

cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh hướng tự hiện thực hóa những tiềm năng của

mình. Sở dĩ một cá nhân nào đó phát triển những hành vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm

những mẫu ứng xử sai lệch. Bởi vì mỗi cá nhân đều có nhu cầu mạnh mẽ được người khác

chấp nhận, coi trọng nên anh ta hoặc cô ta có thể hành động một cách không tự nhiên,

không thực tế và phát triển những cảm giác sai lệch về bản thân, về những điều mình mong

muốn.

Rogers cũng cho rằng cá nhân có khuynh hướng một mặt làm cho phần lớn trường hợp

những trải nghiệm mà mình sẽ sống trong thế giới bên ngoài phù hợp với khái niệm về cái

Page 52: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

47

mình, cái mình thực tế. Mặt khác nó nhằm làm cho khái niệm về cái mình sát với những

tình cảm sâu xa tạo nên cho cái mình lý tưởng, tương ứng với những gì tiềm tàng. Như vậy

cái mình hiện thực có nguy cơ không ăn khớp hoặc khi con người dưới áp lực của hoàn

cảnh bắt buộc phải từ chối một số trải nghiệm hoặc con người tự thấy mình phải áp đặt

những tình cảm và những giá trị hoặc những thái độ khiến cho cái mình hiện thực xa với cái

mình lý tưởng.

Sự lo âu và những không thích nghi về tâm lý ít nhiều để lại hậu quả của sự mất ăn

khớp giữa cái mình hiện thực và những trải nghiệm cuộc sống một bên và bên kia giữa cái

mình hiện thực và hình ảnh lý tưởng mà bản thân con người đó có. Mục đích của phương

pháp tham vấn tập trung vào cá nhân không phải là chữa trị cho thân chủ hoặc tìm kiếm

những nguyên nhân từ quá khứ mà cái chính là khuyến khích thân chủ sự tự hiện thực hóa

những tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở

thân chủ. Thân chủ được xem như là một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được chấp

nhận để nhà tham vấn có thể cung cấp những loại hình trợ giúp được tốt hơn.

Rogers đã phát biểu quan điểm của mình về mối tương giao giữa nhà tham vấn và thân

chủ như sau: “Mối tương giao tôi thấy hữu ích là mối tương giao được định tính bằng một

sự trong suốt về phần tôi trong đó cảm quan thực sự của tôi biểu hiện rõ ràng, bằng sự chấp

nhận người khác như một con người riêng biệt có quyền có giá trị riêng và bằng một sự cảm

thông sâu xa khiến tôi có thể nhìn thế giới riêng tư của người ấy qua con mắt của người ấy.

Khi các điều kiện trên được thực hiện thì tôi trở thành một người bạn đồng hành của thân

chủ tôi, theo chân họ trong sự tìm kiếm chính mình mà bây giờ họ cảm thấy được tự do

trách nhiệm”

Như vậy, theo Rogers, trong tham vấn nếu nhà tham vấn tạo được một mối tương giao

định tính bằng một sự chân thực trong suốt, trong đó nhà tham vấn sống với các cảm quan

Page 53: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

48

thực của mình; một sự nhiệt tình tôn trọng và chấp nhận thân chủ như một cá nhân riêng

biệt; một khả năng nhạy cảm để nhìn thế giới của thân chủ y như thân chủ nhìn họ, thì thân

chủ sẽ:

- Có kinh nghiệm và hiểu được những phương diện của chính mình mà trước đây bị

dồn nén.

- Thấy mình trở nên hợp nhất hơn, có thể hành động hữu hiệu hơn.

- Trở nên giống mẫu người mà mình ao ước muốn trở thành.

- Tự chủ và tự tin hơn.

- Thân chủ là chính mình, độc đáo hơn và bộc lộ hơn.

- Hiểu người khác và chấp nhận người khác hơn.

- Có thể đương đầu với những vấn đề của đời sống một cách thích đáng và dễ chịu

hơn.

Quan điểm của Rogers về mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ không chỉ có

hiệu quả trong tham vấn mà còn rất hữu ích trong tất cả các mối tương giao nhân loại.

Rogers tin rằng nếu nhà tham vấn có thể đem lại những điều kiện thuận lợi như trên cho

thân chủ thì thân chủ sẽ trở nên cởi mở và hiểu những nỗi đau, tổn thương trong quá khứ là

do những mối quan hệ có điều kiện trong cuộc sống của họ. Thực tế thì những mối quan hệ

tham vấn như thế này có thể giúp thân chủ thay đổi những hành vi mà họ đã có trong quá

khứ và trợ giúp thân chủ chuyển từ những nhận thức sai lệch về bản thân đến nhận thức

đúng đắn về chính họ.

Nhiệm vụ của nhà tham vấn theo phương pháp tiếp cận này là tạo ra một môi trường

thuận lợi cho phép thân chủ học cách hành động để đạt đến sự tự khuyến khích và tự hiện

thực hóa. Nhiệm vụ chính của nhà tham vấn là giúp thân chủ gỡ bỏ những “rào cản tâm lý”

đang hạn chế sự bày tỏ khuynh hướng tích cực vốn có và giúp thân chủ làm sáng tỏ, hiểu rõ

Page 54: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

49

bản thân và chấp nhận tình cảm riêng của mình. Vì Rogers tin rằng thân chủ có thể tìm ra

giải pháp của riêng mình trong một môi trường ở đó có mối quan hệ tham vấn nồng ấm và

thấu cảm nên ông xem chính mối quan hệ tham vấn như là một vật xúc tác cho sự thay đổi

và tin rằng việc nhà tham vấn tìm cách đưa ra lời giải thích thay cho thân chủ là không thích

hợp. Do đó, ông hoàn toàn không chi phối quyết định của thân chủ mà sử dụng kỹ thuật

lắng nghe tích cực và tiến hành phản hồi lại cho thân chủ điều gì mà thân chủ đã nói.

Lắng nghe tích cực là một kỹ năng nền tảng trong tham vấn theo phương pháp thân chủ

trọng tâm nói riêng và tham vấn nói chung. Nó đòi hỏi nhà tham vấn phải lắng nghe bằng

tất cả các giác quan, nghe bằng sự cảm nhận của xúc cảm, nghe bằng “trái tim”, lắng nghe

là dừng nói và dừng suy nghĩ. Lắng nghe tích cực thể hiện ở việc nghe và nhận hết được

cảm xúc của đối tác, không suy luận, đánh giá, không liên hệ với cái này cái kia. Lắng nghe

tích cực như một sự ngầm ẩn trả lời: tôi tin tưởng và tôn trọng vào sự nồng nhiệt, sự giá trị

của bản thân bạn, tin tưởng vào con người bạn vào những điều bạn đang có. Cùng lúc đó

thân chủ cảm thấy như mình đã được nghe, được hiểu, được thông cảm. Lắng nghe tích cực

làm cho thân chủ tự đi sâu vào mình, tự trải nghiệm cảm xúc của mình, lắng nghe trong sự

khổ đau để từ đó hiểu mình hơn, hiểu vấn đề vướng mắc và có thể đi đến chấp nhận nó.

Lắng nghe tích cực giúp thân chủ giải phóng được mình khỏi sự kiềm chế của người khác,

giải tỏa được xung đột, uẩn ức trong nội tâm, động viên thân chủ tiếp tục nói nhiều hơn nữa,

đặc biệt chia sẻ hơn về cảm xúc đối với nhà tham vấn.

Phản hồi là việc nhà tham vấn nói lại bằng ngôn ngữ của mình hay nhắc lại lời của thân

chủ một cách cô đọng để làm rõ hơn cảm xúc, ý nghĩa cảm nhận của thân chủ và phải đạt

được sự tán thành của thân chủ. Có hai cách phản hồi: phản hồi theo cách lặp lại nội dung

và phản hồi tâm tình. Phản hồi lặp lại nội dung là nhà tham vấn diễn đạt lại những điều đã

nghe thấy, quan sát thấy từ thân chủ. Điều này giúp cho nhà tham vấn không bị sao nhãng

Page 55: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

50

thân chủ - trọng tâm và tiếp cận được với vấn đề của thân chủ, đồng thời giúp thân chủ

dừng lại cô đọng, sắp xếp ý tưởng theo logic của họ. Phản hồi tâm tình nhấn mạnh cảm xúc,

tình cảm mà thân chủ bày tỏ trong đó hay ẩn dấu sau câu nói bằng cách nhắc lại cho thân

chủ nội dung tình cảm trong ngôn từ của họ. Cách phản hồi này dễ đạt được sự cảm thông,

khuyến khích thân chủ sẵn sàng chia sẻ và giúp thân chủ xác định được cảm xúc đang hiện

hữu trong họ. Kỹ năng phản hồi dựa trên sự thông đạt vấn đề của thân chủ. Nếu chưa thông

đạt thì khó có được phản hồi tốt. Thông đạt là kỹ năng đòi hỏi nhà tham vấn phải khai thông

được sự hiểu biết của mình về điều thân chủ đang nói và cố gắng bộc lộ điều đó một cách

trung thực, nồng hậu, chân thành không đánh giá, phán xét khiến thân chủ tự vệ.

Thuyết thân chủ trọng tâm cũng đề ra 10 yêu cầu đối với nhà tham vấn: Trung thực,

thông suốt, trải nghiệm, nhân cách, tự chủ, thấu cảm, chấp nhận, nhạy bén, khách quan,tin

tưởng. Những yêu cầu mà Rogers đưa ra trong thuyết thân chủ trọng tâm đối với nhà tham

vấn đã đóng góp lớn lao cho việc xây dựng những phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp cho

nhà tham vấn và nghề tham vấn như trung thực, thấu cảm trọn vẹn, tôn trọng, chấp nhận

thân chủ, tin vào khả năng giải quyết của thân chủ… Theo đó, công cụ để tạo sự thay đổi ở

thân chủ đó là: “sự thành thực, sự thấu hiểu và chấp nhận vô điều kiện” của nhà tham vấn

đối với thân chủ.

4 Vận dụng thuyết thân chủ trọng tâm trong thực hành Công tác xã hội với

nhóm trẻ em

Phương pháp làm việc theo nhóm hay thông qua nhóm đã hình thành từ lâu trong trong

tiến trình lịch sử nhân loại. Xem xét một cách đơn giản nhất, làm việc theo nhóm là sự tham

gia của nhiều cá nhân và mỗi cá nhân có những công việc cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ,

đồng hành chung với mục tiêu đã xác định (Nguyễn Thị Thái Lan, Nguyễn Thị Thanh

Hương, Bùi Thị Xuân Mai, 2008).

Page 56: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

51

Lý thuyết thân chủ trọng tâm đã nhìn nhận được vai trò của mối quan hệ trong tham vấn

và đưa ra một số kỹ thuật để phát triển mối quan hệ có tính rất nhân văn trong tham vấn.

Nếu như trong công tác xã hội cá nhân, mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ là

quan hệ trực tiếp (một – một) thì trong công tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội không phải

là người đứng trên nhóm, lãnh đạo nhóm mà trở thành “thành viên tích cực” của nhóm.

Nhân viên xã hội đóng vai trò là người khởi xướng, hướng dẫn, điều phối, theo dõi, giúp đỡ,

điều chỉnh hoạt động nhóm, không làm hộ, làm thay mà chỉ là chất xúc tác (Lê Văn Phú,

2004) giúp cho nhóm tự giải quyết vấn đề của nhóm hoặc của mỗi thành viên trong nhóm.

Bởi vì thuyết thân chủ trọng tâm đã nhấn mạnh rằng “mỗi người đều sở hữu những tiềm

năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh hướng tự hiện

thực hóa những tiềm năng của mình”. Tức là trong mỗi cá nhân đều có những tiềm năng

nhất định và cái quan trọng là phải khơi dậy được tiềm năng ấy để cá nhân tự giải quyết vấn

đề của mình. Ở đây ảnh hưởng của nhân viên xã hội trong hoạt động nhóm chủ yếu mang

tính chất gián tiếp thông qua việc tạo môi trường năng động, an toàn, lành mạnh thúc đẩy

các tương tác nhóm, tinh thần nhóm, phát huy nội lực của nhóm, của mỗi cá nhân trong

nhóm hướng đến sự thay đổi và hành động vì mục tiêu xác định. Thông thường mọi người

không nói điều mà họ nghĩ đặc biệt là trong cuộc họp. Đôi khi rất khó chấp nhận rủi ro và

mọi người sợ bị người khác chỉ trích. Người thúc đẩy nên nhận thức khuynh hướng này và

giúp mọi người vượt qua nó.

Lấy thí dụ, thực hành Công tác xã hội với nhóm trẻ em sang chấn tâm lý do bị lạm dụng

tình dục. Theo lý thuyết thân chủ trọng tâm “Sở dĩ một cá nhân nào đó phát triển những

hành vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm những mẫu ứng xử sai lệch”, điều này góp phần

lý giải nguyên nhân vì sao ở nhóm trẻ này thường xuất hiện những hành vi, cách ứng xử,

thái độ kỳ lạ như các em thường sợ tiếp xúc với người lạ, hay tiếp xúc với nam giới, hay

Page 57: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

52

khóc một mình, đôi khi đang ngủ lại thức dậy la hét… Những hành vi kém thích nghi hoặc

các chứng nhiễu tâm của các em có liên quan trực tiếp đến những niềm tin phi lý của con

người đối với những biến cố trong cuộc sống của mình. Các em dễ có nguy cơ bị trầm cảm

khi tin rằng không thể kiểm soát các kết quả quan trọng trong đời sống.

Thân chủ gặp khó khăn có thể do hệ thống hành vi cư xử không phù hợp, ảnh hưởng

của cú shock là quá lớn mà các em chưa từng đối phó nên trước tiên, nhân viên xã hội phải

thiết lập được mối quan hệ thân thiết để thân chủ bộc lộ, chia sẻ những vấn đề đang gặp

phải. Khi xảy ra sang chấn, thân chủ thường có trạng thái tâm lý hoảng loạn, lo âu, sợ sệt,

khóc… và khó khăn trong chia sẻ nên nhân viên xã hội là người phát hiện và động viên họ,

lúc này nhân viên xã hội đóng vai trò là người hướng dẫn trong nhóm.

Vì vậy, khi thực hành công tác xã hội với nhóm trẻ em này, điều đầu tiên là nhân viên

xã hội phải chú ý đến những hành vi, thái độ, cư xử của các em trong nhóm để tìm hiểu

những vấn đề các em đang gặp phải, xâu chuỗi các sự kiện với nhau để thấy được nguyên

nhân của sự thay đổi đó. Đồng thời tạo lập mối quan hệ thoải mái tiếp cận mức độ của sang

chấn dựa trên những biểu hiện của thân chủ. Đây là giai đoạn hình thành nhóm. Giai đoạn

này nhóm chưa phải là một nhóm đúng nghĩa mà là tập hợp cả các cá thể. Nhiều cá nhân

trong nhóm còn e dè, phòng vệ, ít chia sẻ, thiếu thống nhất, có thái độ thăm dò nhau. Công

việc trước mắt là nhân viên xã hội cần thực hiện thảo luận, xây dựng hoặc định hướng về

mục đích hoạt động, tồn tại của nhóm.

Sau khi thân chủ chia sẻ vấn đề của mình, nhân viên xã hội xác định vấn đề chính xảy

ra với thân chủ và yếu tố kích động sang chấn. Cần làm việc với vấn đề tình cảm hay cảm

nhận và xúc động, chấp nhận thân chủ vô điều kiện, tôn trọng cử chỉ, hành vi của các em,

gợi cho thân chủ những giải pháp đồng thời hỏi các em về những giải pháp mà đã sẵn có

đồng thời cùng các em vạch ra một kế hoạch hành động.

Page 58: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

53

Mỗi cá nhân đều có những năng lực, khả năng tiềm ẩn vì vậy việc tham gia vào nhóm

sẽ giúp cá nhân bộc lộ những khả năng ấy rõ nét hơn. Đối với nhóm trẻ sang chấn tâm lý do

bị lạm dụng tình dục, thông qua các hoạt động nhóm, có thể khơi gợi những năng lực cá

nhân, bầu không khí nhóm sẽ làm cái tôi của các em trỗi dậy. Các em được tham gia nhóm,

cùng sinh hoạt với nhau sẽ nhận ra rằng không chỉ bản thân em mà có rất nhiều những bạn

khác cũng gặp hoàn cảnh như mình nhưng họ vẫn vươn lên, hòa nhập với cộng đồng và

giúp đỡ những người khác. Điều này được nhấn mạnh trong thuyết thân chủ trọng tâm rằng

“mỗi người đều sở hữu những tiềm năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những hành vi có

hiệu quả và có khuynh hướng tự hiện thực hóa những tiềm năng của mình”. Thông qua sự

chia sẻ, tinh thần đoàn kết nhóm, các em sẽ cảm thấy tự tin vào bản thân mình và cùng với

nhân viên xã hội xây dựng kế hoạch trị liệu phù hợp.

Mặt khác, cách tiếp cận thân chủ trọng tâm được áp dụng để đưa mọi người sát lại gần

nhau và có thể ứng dụng với nhiều thân chủ thuộc các hệ văn hóa khác nhau. Một trong

những khó khăn lớn nhất của hoạt động công tác xã hội nhóm là các thành viên trong nhóm

còn có khoảng cách về giao tiếp, chưa thực sự hiểu nhau khi có những rào cản về sự khác

biệt văn hóa, tâm lý, trình độ, nhu cầu… Do đó, theo thuyết thân chủ trọng tâm “mỗi cá

nhân đều có nhu cầu mạnh mẽ được người khác chấp nhận, coi trọng nên anh ta hoặc cô ta

có thể hành động một cách không tự nhiên, không thực tế và phát triển những cảm giác sai

lệch về bản thân, về những điều mình mong muốn” (Nguyễn Duy Nhiên, 2010). Để khẳng

định mình trong nhóm, mỗi cá nhân sẽ có những hành vi, những ứng xử đôi khi đi ngược lại

mục đích, nhu cầu, mong muốn của nhóm. Giai đoạn này là giai đoạn bão tố - cạnh tranh

trong hoạt động nhóm. Ở đây vai trò của nhân viên xã hội rất quan trọng trong việc điều

phối hoạt động nhóm, mối quan hệ giữa các nhóm viên với nhau, đặc biệt chú ý đến những

nhóm viên ít thể hiện, chìm hơn so với những người khác, nhằm xóa dần khoảng cách giữa

Page 59: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

54

họ và đảm bảo sự bình đẳng trong nhóm. Vai trò của người thúc đẩy là tạo ra môi trường

cho những người ngại ngùng và thẹn thùng nói lên quan điểm, mong ước và mối quan tâm

của mình. Đặc biệt là phải giúp đỡ những người phụ nữ đưa ra quan điểm của họ vào cuộc

thảo luận. Vì vậy, quan điểm thân chủ trọng tâm làm cho nó trở nên đặc biệt phù hợp cho

việc trị liệu các thân chủ là phụ nữ, người thuộc các nhóm dân tộc ít người, những người

thuộc các nền văn hóa khác nhau, hoặc những người có thay đổi định hướng giới tính. Thu

hút nhóm viên vào các hoạt động chung của nhóm như chuẩn bị báo cáo, dán biểu đồ…

Đối với nhóm trẻ em sang chấn tâm lý do bị lạm dụng tình dục, nhân viên xã hội

thường e ngại về những vấn đề các em gặp phải là những vấn đề tế nhị, khó nói nên thường

chọn phương pháp tiếp cận với từng trường hợp cụ thể trước khi dẫn dắt các em vào các

nhóm sinh hoạt. Đồng thời quan sát thái độ, cử chỉ, hành vi của các em khi đề cập đến các

vấn đề hay khi giao tiếp với mọi người. Vì vậy, sự kết nối giữa từng cá nhân các em với môi

trường nhóm ít chặt chẽ hơn, hoạt động nhóm chưa thực sự tạo ra sự thoải mái cho các em

bộc lộ bản thân và vấn đề mình đang gặp phải.

Bên cạnh đó, thuyết thân chủ trọng tâm vận dụng trong thực hành công tác xã hội nhóm

có ưu điểm là góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và vượt qua các định kiến: nhóm có

thể làm việc không tốt nếu các thành viên không thực sự hiểu lẫn nhau. Hầu hết mọi người

cảm thấy khó khăn khi tự mình thoát khỏi những định kiến. Người thúc đẩy giúp nhóm

nhận ra rằng nhóm hiệu quả là nhóm được xây dựng trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau. Những

quan điểm khác nhau vì vậy cần được thu thập và thảo luận để đi đến một kết quả thỏa mãn

tất cả mọi người. Việc không hiểu nhau dẫn đến sự căng thẳng cho những người tham gia.

Những người lo lắng cần sự hỗ trợ và cần được đối xử một cách tôn trọng. Đối với người

thúc đẩy quan trọng là không chiếm được một vị trí mà là tôn trọng tất cả các quan điểm và

lắng nghe để mọi người cảm thấy tự tin và hiểu mình đang nói gì. Mỗi cá nhân khi tham gia

Page 60: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

55

vào nhóm đều có những vấn đề nhất định, đặc biệt một số cá nhân có những vấn đề tế nhị,

khó nói nên khi tham gia vào nhóm họ có sự e ngại, thờ ơ hơn so với những nhóm viên khác.

Vì vậy, đôi khi họ ít được quan tâm, chú ý hơn. Họ không thể ứng phó với việc chia sẻ cạnh

tranh trong bối cảnh nhóm. Mặt khác một số cá nhân dễ bị dán nhãn vì những thành viên

khác trong nhóm không hiểu rõ hoặc hiểu không đầy đủ vấn đề trong lịch sử của họ.

Một số em khi tham gia vào các nhóm thường lo sợ, mặc cảm với vấn đề của mình hay

có thái độ mất niềm tin với xã hội, với con người nên chưa thực sự hòa mình vào các hoạt

động nhóm và có cảm giác xa rời nhóm. Môi trường nhóm trở nên xa lạ và các em cảm thấy

lạc lõng trong nhóm. Như vậy, nhu cầu được chia sẻ, được an toàn của các em không những

không được đáp ứng mà còn tăng thêm cả về cường độ và mức độ.

Trong một số trường hợp, nhóm có thể nguy hiểm đối với một số ít người. Nhóm và

người hướng dẫn nhóm có thể tấn công một cá nhân, từ chối cá nhân. Trong sinh hoạt dân

chủ, thiểu số phục tùng đa số có thể đưa đến sự ức chế ở thiểu số. Cơ cấu ngầm có thể xuất

hiện và chọi lại cơ cấu chính thức. Điều này được lý giải do nhóm và các cá nhân trong

nhóm chưa thực sự quan tâm đến các cá nhân riêng lẻ nên không biết những cảm xúc, hành

vi mới của cá nhân bắt nguồn từ đâu, từ khi nào và có phải do ảnh hưởng của nhóm hay

không? Khi những nhu cầu không được đáp ứng, một số em có thể đi ngược lại những quy

định chung của nhóm, làm trái những yêu cầu nhóm đưa ra và có ý định chống đối lại hoạt

động nhóm cũng như những nhóm viên khác. Đây là mầm mống của xung đột nhóm. Vì vậy

khi thực hành công tác xã hội với nhóm trẻ em này nhà xã hội cần lưu ý đến những hành vi,

thái độ trong quá khứ của các em để đánh giá chính xác và có những biện pháp thích hợp

nhằm điều chỉnh hành vi, thái độ sai lệch. Ví dụ trước đây em A là một cô bé ngoan, chăm

học nhưng sau khi bị bố dượng lạm dụng tình dục em trở nên rụt rè, sống khép mình và

thường hay cáu giận bất thường, em không muốn tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là tham

Page 61: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

56

gia vào nhóm với các bạn cùng lứa tuổi, khi nhân viên xã hội muốn em chơi cùng bạn trong

nhóm thì em lại bỏ ra ngoài sân…

Trong công tác xã hội nhóm, lý thuyết này cũng góp phần thúc đẩy giải pháp tập thể và

thay đổi cách suy nghĩ hơn thua: mọi người có thể tưởng tượng rằng các bên tham gia với

sự khác biệt rõ ràng thực tế lại có thể đạt được một thỏa thuận chung làm hài lòng tất cả các

bên. Hầu hết nhóm viên trong nhóm bị vướng phải quan điểm rằng giải quyết vấn đề và

mâu thuẫn chỉ là chấp nhận hoặc cách của anh hay cách của tôi. Người thúc đẩy nhóm giúp

tìm kiến ý tưởng có thể kết hợp quan điểm của mọi người. Theo lý thuyết thân chủ trọng

tâm: “Mối tương giao tôi thấy hữu ích là mối tương giao được định tính bằng một sự trong

suốt về phần tôi trong đó cảm quan thực sự của tôi biểu hiện rõ ràng, bằng sự chấp nhận

người khác như một con người riêng biệt có quyền có giá trị riêng và bằng một sự cảm

thông sâu xa khiến tôi có thể nhìn thế giới riêng tư của người ấy qua con mắt của người ấy.

Đây là một nhiệm vụ đầy thử thách – người thúc đẩy chỉ là một người suy nghĩ về những

khả năng mà ở đó có thể tồn tại những giải pháp mang tính tập thể. Khi sử dụng cách suy

nghĩ mới này, nhóm sẽ phát hiện yếu tố tích cực và thường xuyên trở nên hữu ích hơn đối

với hiệu quả của nhóm.

5 Kết luận

Thuyết thân chủ trọng tâm đã chỉ ra rằng “Sự lo âu và những không thích nghi về tâm lý

ít nhiều để lại hậu quả của sự mất ăn khớp giữa cái mình hiện thực và những trải nghiệm

cuộc sống một bên và bên kia giữa cái mình hiện thực và hình ảnh lý tưởng mà bản thân con

người đó có. Mục đích của phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân không phải là chữa

trị cho thân chủ hoặc tìm kiếm những nguyên nhân từ quá khứ mà cái chính là khuyến khích

thân chủ sự tự hiện thực hóa những tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự

phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ hài hòa với lợi ích chung của tập thể có cá nhân

Page 62: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

57

trong đó”. Do vậy, phương pháp công tác xã hội nhóm luôn luôn đề cao việc chia sẻ trách

nhiệm, tức là quá trình tham gia, các bên cảm thấy có trách nhiệm tạo lập và phát triển sự

nhất trí mang tính bền vững. Bản thân cá nhân thừa nhận rằng họ phải sẵn sàng và có thể

thực hiện những đề xuất mà họ đã nêu ra, vì vậy họ phải nỗ lực hết mình để cho và nhận

những đầu vào trước khi ra quyết định. Điều này đối lập với những giả định truyền thống

trước đây mọi người phải chịu trách nhiệm về những hậu quả về những quyết định chỉ do

một ít người đưa ra. Tuy nhiên, tôn trọng ý kiến cá nhân không có nghĩa là không để ý đến

mối tương quan với các cá nhân khá trong nhóm. Ở đây vai trò nhà công tác xã hội được đề

cao không chỉ là người dẫn dắt, hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định của cá nhân mà còn là

người thiết lập và duy trì bầu không khí nhóm tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động nhóm đạt

hiệu quả và duy trì tiến trình sinh hoạt nhóm đúng kế hoạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Thái Lan, Nguyễn Thị Thanh Hương, Bùi Thị Xuân Mai. (2008). Giaó

trình Công tác xã hội nhóm. NXB Lao động xã hội Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Lâm. (2006). Công tác xã hội nhóm. Trường Đại học Mở thành phố Hồ

Chí Minh.

Vũ Thị Lụa, Lý Thị Hàm, Lê Thị Dung. (2004). Gíao trình tâm lý học. NXB Lao động

xã hội Hà Nội

Bùi Thị Xuân Mai. (2008). Giáo trình tham vấn. NXB Lao động xã hội Hà Nội.

Nguyễn Duy Nhiên. (2010). Giaó trình Công tác xã hội nhóm. NXB Đại học Sư phạm

Hà Nội.

Lê Văn Phú. (2004). Công tác xã hội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 63: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

58

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN HƯỚNG ĐẾN CÔNG TÁC XÃ HỘI

-Chia sẻ về hoạt động nhóm Hành Trang Cuộc Đời-

Võ Thị Thu Hà5

Tóm tắt

Làm từ thiện sao cho đúng? Vấn đề được đặt ra khi những sự kiện làm từ thiện gây

tranh cãi trên mạng xã hội trong thời gian qua. Bài viết sau đây chia sẻ về hoạt động của

nhóm thiện nguyện Hành Trang Cuộc Đời, những thuận lợi và thách thức mà nhóm trải

nghiệm khi làm thiện nguyện hướng đến Công tác xã hội trong phạm vi của một nhóm nhỏ.

Như những nhóm từ thiện khác, nhóm HTCĐ cũng gặp những thách thức như nghi ngờ

thiếu minh bạch, nghi ngờ vì lợi ích cá nhân, sự trông chờ, ỷ lại, sự lợi dụng, thiếu trung

thực v.v... đã có những lúc khiến nhóm xuống sức lực và tinh thần. Tuy nhiên với quy mô

nhỏ nên sự việc cũng không đi quá giới hạn, và đó cũng chỉ là trở ngại từ thiểu số. Công

việc thiện nguyện trở nên phức tạp hơn so với ban đầu, nhóm cũng phải nhìn lại giới hạn và

khả năng để công việc thiện nguyện vẫn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cả hai bên Cho và

Nhận, chứ không trở thành áp lực, hoặc tự gánh vác thêm trách nhiệm quá khả năng của bên

Cho.

Từ khoá: Hành Trang Cuộc Đời, hoạt động từ thiện, Công tác xã hội

1 Dẫn nhập

Trong những năm gần đây các hoạt động từ thiện tự phát như một lời mời gọi “Lá lành

đùm lá rách” của các cá nhân, nhóm tự phát, hay các tổ chức của tôn giáo, đoàn thể, và cả

các doanh nghiệp v.v... ngày càng được biết đến thông qua mạng xã hội. Hoạt động thiện

nguyện với nhiều hình thức, đa dạng và quy mô khác nhau. Từ một bình nước hay tủ bánh

5 Giảng viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Page 64: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

59

mì miễn phí đặt ở vỉa hè, bữa cơm 2000, hoặc cơm từ thiện trong các bệnh viện đâu đó trên

những con đường người dân đi qua, khám bệnh miễn phí cho đến việc cứu trợ quy mô cho

người dân vùng lũ với thiên tai, dịch bệnh mà không cần một lời hồi đáp như thể cho đi đã

là một niềm vui rồi. Đặc biệt là những hình thức mới như cây ATM gạo (Anh,2020), ATM

nhu yếu phẩm (Nữ,2020), ATM khẩu trang (Phan, 2020) khi dịch Covid-19. Từ Thiện lúc

này thật là cao quí vì giúp cho bao người khó khăn cần một cánh tay đưa ra và chia sẻ vì

tình người, tình nhân loại giúp người khốn khó vượt qua những ngày khó khăn này.

Tuy nhiên, nhiều người muốn đóng góp cho xã hội những gì trong khả năng của họ mà

không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm hay cam kết nào gây ảnh hưởng đến đời sống riêng

tư của họ, bởi không cần phải có chuyên môn, cũng không đợi phải giàu có mới làm từ

thiện được. Sự linh hoạt này cũng là ưu thế của hoạt động từ thiện, cứ như dòng nước len

lỏi qua các kẽ nhỏ giúp đỡ người yếu thế vì nhiều lý do chính sách an sinh chưa chạm đến

được. Tuy vậy vẫn có một số hệ lụy đôi khi làm nản chí người cho như sự đòi hỏi, so bì, lừa

đảo, nghi ngờ thiếu minh bạch, tranh chấp giữa mạnh thường quân và người quyên góp,

v.v... nguyên nhân từ cách thức và động lực của người làm từ thiện. Điều này dẫn đến

những sự việc “cho đi đòi lại” (A.Q, 2021) đã thu hút đông đảo sự chú ý của dư luận và các

giới chuyên môn.

Kinh nghiệm từ những vụ việc xảy ra, một số ý kiến cho rằng hoạt động từ thiện cần có

cơ chế quản lý, hay cơ chế hợp tác khoa học. Làm từ thiện sao cho đúng (Anh, 2021), sao

cho hiệu quả (Diệp, 2020), đây cũng là nền tảng cho việc định hình nên nghề công tác xã

hội – ngành khoa học xã hội ứng dụng ngày nay; và người làm công tác xã hội là những

người được đào tạo chuyên môn để làm việc cho những người yếu thế cần đến. Tuy nhiên

nghề Công tác xã hội ra đời không có nghĩa là thay thế hẳn các hoạt động từ thiện, cả hai

vẫn song hành với mục đích giúp người, giúp cộng đồng và có thể bổ khuyết cho nhau.

Page 65: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

60

Trong phạm vi bài viết này, người viết chia sẻ những thách thức trong hoạt động từ thiện

hướng đến công tác xã hội của nhóm Hành Trang Cuộc Đời.

2 Phân biệt hoạt động từ thiện (HĐTT) và Công tác xã hội (CTXH)

Công tác xã hội giống hoạt động từ thiện ở chỗ đều mang tính là nhân đạo, cả hai có

cùng mục đích chung là giúp đỡ những người gặp khó khăn vượt qua cảnh ngộ của họ.

Chính điểm này khiến nhiều người ngộ nhận CTXH và HĐTT cùng là hoạt động từ thiện

giúp xã hội mặc dù hai hoạt động này khác nhau trên nhiều phương diện mục đích, động cơ,

phương pháp, mối quan hệ giúp đỡ và kết quả giúp đỡ (An, 2006).

Về mục đích, tuy cùng mục đích chung nhưng CTXH giúp đối tượng thụ hưởng tăng

năng lực để họ tự giúp mình và hỗ trợ họ thực hiện hiệu quả các chức năng xã hội thông qua

việc cải thiện môi trường xã hội.

Về động cơ, CTXH và HĐTT có cùng mối quan tâm đến những đối tượng yếu thế, tuy

nhiên người ta làm từ thiện có thể với nhiều lý do khác nhau vì sự thương cảm, lòng từ,

thiện chí, tín ngưỡng, xây dựng uy tín hay hình ảnh cá nhân/tập thể, nhu cầu tâm lý, hoặc vì

lợi ích cá nhân họ. Trong khi đó, CTXH xem nhu cầu và lợi ích của người hưởng lợi là mối

quan tâm hàng đầu.

Về phương pháp, HĐTT giúp đỡ theo cách thức Cho – Nhận, ban phát. Người Cho

quyên góp dưới nhiều hình thức những gì họ nghĩ là cần thiết, và phân chia, cấp phát cho

người Nhận. Người Cho cũng không cần phải qua sự đào tạo chuyên môn nào cả, do đó các

mức độ đáp ứng nhu cầu người Nhận sẽ tùy thuộc vào sự nhạy bén của người Cho. Trong

CTXH, nhân viên xã hội (NVXH) là người thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ một cách khoa học

qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội, và người được giúp đỡ được gọi là khách hàng hay

thân chủ. NVXH được đào tạo chuyên môn, có tiến trình làm việc và phải tuân thủ các

Page 66: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

61

nguyên tắc, quy điều đạo đức nghề nghiệp. NVXH hỗ trợ dựa trên vấn đề/ nhu cầu của khác

hàng, giúp khách hàng phát huy tiềm năng để tự giúp.

Về mối quan hệ giúp đỡ, mối quan hệ giúp đỡ trong HĐTT là cho – nhận. Người Cho

chủ động quyết định sẽ làm gì, cho gì; còn người Nhận thụ động do việc cho gì nhận nấy

khiến người Nhận có cảm giác mình là kẻ dưới, người Cho là kẻ trên; hoặc có khi cả hai

bên chỉ gặp nhau một lần duy nhất và sau khi cho và nhận không ai biết đến ai nữa. Mối

quan hệ giữa NVXH và khách hàng trong CTXH là mối quan hệ nghề nghiệp trên cơ sở

bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. NVXH xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng với khách

hành, hỗ trợ khách hàng tự giải quyết vấn đề/ nhu cầu của họ từ việc tìm hiểu và đánh giá

nhu cầu của khách hàng. Khách hàng cùng tham gia chủ động vào tiến trình giải quyết vấn

đề với NVXH và tự quyết định những gì liên quan đến họ.

Từ sự khác nhau về mục đích, động cơ, phương pháp, mối quan hệ giúp đỡ của HĐTT

và CTXH lẽ tất nhiên dẫn đến kết quả hỗ trợ khác biệt. HĐTT giải quyết những vấn đề tạm

thời, hoặc cấp bách, tức thì nên vấn đề chỉ được giải quyết tạm thời hoặc chỉ là xoa dịu. Và

với cách làm giùm, làm thay của người Cho sẽ khiến đối tượng Nhận có thể ỷ lại, đòi hỏi.

Về phía CTXH, với phương pháp làm việc khoa học có sự tham gia từ đầu của khách hàng,

NVXH giúp khách hàng tăng năng lực ứng phó và tự giải quyết vấn đề qua việc giúp họ tự

khám phá khả năng của bản thân, và nhận biết, kết nối với các nguồn lực bên ngoài. Với

kinh nghiệm này, họ có thể tự giải quyết những vấn đề tương tự.

3 Nhóm thiện nguyện hành trang cuộc đời (HTCĐ)

Nhóm Hành Trang Cuộc Đời (HTCĐ) được thành lập vào 04/2014. Nhóm điều hành

HTCĐ gồm bốn thành viên đang làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh, thiết kế và xã hội.

Đối tượng nhận hỗ trợ là nhóm trẻ mồ côi, trẻ hoặc người chăm sóc có bệnh mãn tính, có

hoàn cảnh gia đình khó khăn, sinh sống trên địa bàn quận Gò Vấp và Bình Thạnh.

Page 67: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

62

Cơ duyên thành lập nhóm HTCĐ bắt đầu từ việc gặp nhau giữa một bên mong muốn

làm điều gì đó cho người nghèo nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu, làm như thế nào và

một bên biết những người nào cần được giúp đỡ. Đây là nhóm tự phát, các thành viên cũng

không biết mình sẽ duy trì hoạt động trong bao lâu, cứ làm được đến đâu hay đến đó.

Với mục đích ban đầu giúp giảm nhẹ gánh nặng học phí nhằm khuyến khích trẻ và gia

đình duy trì việc học cho trẻ. Hoạt động đầu tiên và cũng là hoạt động chủ đạo của nhóm

cho đến nay là tặng học bổng cho nhóm trẻ theo từng học kỳ mỗi năm học; và nhóm cũng

chỉ biết cho được học kỳ nào hay kỳ nấy, không có sự cam kết lâu dài với trẻ và gia đình.

Qua thời gian, trẻ và các gia đình tin tưởng thường tìm đến các thành viên tổ chức khi gặp

các vấn đề liên quan đến trẻ, đến gia đình, và đặc biệt về sức khỏe khiến họ kiệt quệ về tinh

thần và tài chính. Do đó mục đích của nhóm được mở rộng nhằm nâng đỡ trẻ em, các cá

nhân, gia đình vượt qua giai đoạn ngặt nghèo trong cuộc sống. Và để duy trì việc giúp đỡ

được xuyên suốt, nhóm điều hành quyết định số lượng trẻ nhận học bổng được duy trì ổn

định trên dưới 20 trẻ (đây là nhóm trẻ chính) và mở rộng thêm khoảng 20 trẻ tham gia các

hoạt động của nhóm như đi vui chơi, tham quan.

Về cách thức làm việc, các thành viên làm việc trên tinh thần tự nguyện, không tìm

kiếm hoặc thu lợi từ các hoạt động thiện nguyện của nhóm, không sử dụng hình ảnh hay

thông tin của người được giúp để công khai quảng bá vận động quyên góp. Chuẩn bị cho

mỗi đợt phát học bổng, nhóm liên hệ với gia đình để nhận các phiếu thu hoặc biên lai đã

đóng học phí, kết quả học tập của trẻ (minh chứng cho việc trẻ vẫn đang đi học). Đây cũng

là dịp nhóm hiểu thêm về gia đình và tình hình học tập của trẻ. Trị giá học bổng thông

thường bằng 1/2 hoặc 2/3 số tiền gia đình đã đóng cho nhà trường. Vì thế số tiền học bổng

các trẻ được nhận sẽ không giống nhau ngay cả cùng bậc học nhưng khác trường. Bên cạnh

hoạt động chính là phát học bổng, mỗi khi tổ chức các trẻ tập trung cũng được chơi các trò

Page 68: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

63

chơi trong khi chờ đợi ban tổ chức chuẩn bị. Dần dần việc vui chơi này trở thành hoạt động

không thể thiếu và được lồng ghép các nội dung cung cấp kiến thức hoặc kỹ năng sống cho

các trẻ. Các hoạt động này được hỗ trợ bởi nhiều đợt tình nguyện viên, sinh viên tình

nguyện, một số dì phước từ nhà thờ. Thỉnh thoảng có những buổi phát học bổng, các phụ

huynh, người chăm sóc trẻ cũng được tập trung để trò chuyện, chia sẻ.

Từ một hoạt động chính là tặng học bổng, hiện nay, các hoạt động giúp đỡ bao gồm:

‐ Tặng học bổng kết hợp tổ chức hoạt động vui chơi, kỹ năng sống cho trẻ.

‐ Vận động hỗ trợ hoặc kết nối, chuyển gửi những trường hợp bệnh tật, hoặc hoàn

cảnh trở nên khó khăn.

‐ Trò chuyện, lắng nghe những trường hợp trẻ hoặc gia đình tìm đến khi họ gặp

vấn đề.

‐ Phát quà những dịp lễ tết, hàng năm tổ chức cho trẻ đi chơi một ngày (tùy theo

khả năng của nhóm).

Những thuận lợi và thách thức

Các vận động quyên góp để thực hiện của hoạt động nào chỉ dùng cho hoạt động đó.

Nếu có sự thay đổi cách thức hoặc mục tiêu hỗ trợ, nhóm đều đưa ra thảo luận trong nhóm

điều phối, với mạnh thường quân. Cách thức này giúp nhóm tránh được sự tranh cãi, bất

hòa do những thay đổi hoặc phát sinh ngoài mong muốn, đồng thời củng cố được sự tin

tưởng của những người đóng góp tài lực cho nhóm.

Giúp đỡ với quy mô nhỏ và ổn định về số lượng trẻ, gia đình, và cách thức tổ chức

trong khả năng tài lực của nhóm. Điều này giúp nhóm duy trì hoạt động lâu dài do chủ động

được trong việc vận động quyên góp, sắp xếp công việc và thời gian cá nhân. Đồng thời, sự

hỗ trợ trong thời gian dài đem lại cảm giác nhóm và gia đình cùng đồng hành, giúp nhóm và

các gia đình hiểu nhau hơn trong cách thức làm việc và có sự tin tưởng lẫn nhau. Gia đình

Page 69: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

64

hiểu ý nghĩa các hoạt động của nhóm nên họ tham gia và hợp tác hơn trong việc quan tâm

đến con em nhất là việc học tập, cảm xúc, tâm lý trẻ, chủ động trao đổi, chia sẻ với nhóm hỗ

trợ.

Kết quả đạt được từ khi thành lập nhóm 04/2014 đến 04/2021:

- Tổng số 74 trẻ nhận ít nhất 1 trong các hỗ trợ: học bổng, quà dịp lễ tết, tham gia

hoạt động vui chơi, tham quan hoặc kỹ năng sống.

- 39/74 trẻ với 255 lượt nhận học bổng. Trong đó có 1 trẻ học đã học xong cao đẳng

và 1 em đang học đại học.

- 20/39 trẻ đã kết thúc nhận học bổng với các lý do như học xong trung học đi làm,

nghỉ học vì sức khỏe, vì không tiếp thu nổi, kinh tế đã ổn định, thay đổi người chăm sóc

v.v...

-13 gia đình quá khó khăn về sức khỏe, kinh tế hoặc các vấn đề trong gia đình được

hỗ trợ hoặc chuyển gửi.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nhóm cũng gặp những thách thức trong quá trình 07

năm thực hiện:

- Về phía các gia đình:

• Có sự nghi ngờ có sự thiên vị, thiếu công bằng vì trị giá học bổng có sự khác

nhau giữa các trẻ nên họ so bì, đòi hỏi, kèo nài.

• Nghi ngờ nhóm thiện nguyện ắt phải có lợi lộc hằng tháng hoặc hưởng %

trong số tiền quyên góp mới chịu khó giúp đỡ họ bao nhiêu năm qua.

• Trông chờ, ỷ lại vào học bổng nên có gia đình chờ nhận mà không chịu chuẩn

bị trước để đóng tiền học cho con em, họ bức xúc nếu học bổng phát trễ khiến

họ bị nhà trường nhắc nhở. Hoặc viện cớ than vãn hỏi xin giúp đỡ tiền bạc.

Page 70: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

65

• Thiếu trung thực, lợi dụng sự thông cảm khi gửi các biên lai học phí, cố tình

quên hoặc báo mất để che dấu việc con em họ dừng học mà vẫn muốn nhận

tiền hỗ trợ học phí.

• Gia đình gặp khó khăn, sử dụng học bổng cho mục đích khác khiến trẻ phải

nghỉ học vì thiếu học phí của trường.

- Về phía nhóm HTCĐ:

Để giải quyết những trở ngại nêu trên, nhóm cũng điều chỉnh cách làm khoa học hơn

(Lợi thế của nhóm 2 trong 4 người làm việc trong mảng công tác xã hội):

• Giúp gia đình hiểu ý nghĩa và giới hạn của sự hỗ trợ, trách nhiệm của gia đình

với con em họ, các thành viên nhóm trao đổi thường xuyên hơn với trẻ và gia

đình trong những buổi trao học bổng, hoặc trao đổi riêng với gia đình, cũng có

trường hợp nhóm từ chối, không giúp đỡ nữa. Linh động trong việc nới lỏng

hay siết chặt các yêu cầu khi làm việc với gia đình để hỗ trợ đúng người, đúng

việc.

• Đến thăm gia đình, xem xét chứng từ liên quan việc học của trẻ, hoặc trò

chuyện với gia đình, xác minh hoàn cảnh để có thể giúp trình bày hoàn cảnh,

kết nối và chuyển gửi những gia đình quá khó khăn vì bệnh tật, thất nghiệp,

v.v...

Điều này có nghĩa là các thành viên trong nhóm phải dành thêm thời gian, công sức hơn

cho hoạt động thiện nguyện của nhóm, khiến ảnh hưởng không ít đến công việc, quỹ thời

gian cá nhân và tạo thêm áp lực cho bản thân. Đây cũng là thách thức lớn với nhóm làm từ

thiện quy mô nhỏ muốn hướng đến việc giúp đỡ một cách hiệu quả tuy rằng nhóm có lợi thế

là có thành viên làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội.

Page 71: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

66

Như những nhóm từ thiện khác, nhóm HTCĐ cũng gặp những thách thức như nghi ngờ

thiếu minh bạch, nghi ngờ vì lợi ích cá nhân, sự trông chờ, ỷ lại, sự lợi dụng, thiếu trung

thực v.v... đã có những lúc khiến nhóm xuống sức lực và tinh thần. Tuy nhiên với quy mô

nhỏ nên sự việc cũng không đi quá giới hạn, và đó cũng chỉ là trở ngại từ thiểu số. Công

việc thiện nguyện trở nên phức tạp hơn so với ban đầu chỉ phát học bổng cho trẻ, sự việc

dần dẫn dắt nhóm hướng đến chiều sâu, bởi giúp trẻ duy trì việc học không phải chỉ có học

bổng là đủ mà còn liên quan đến các vấn đề phát sinh từ gia đình ảnh hưởng đến việc học

tập của trẻ (như sao nhãng việc học, cảm xúc tiêu cực, muốn nghỉ học đi làm). Điều này vô

tình tạo áp lực và cần công sức của nhóm nhiều hơn làm ảnh hưởng đến đời sống riêng của

các thành viên, do đó nhóm cũng cần nhìn lại phạm vi, giới hạn để tự cân bằng lại và đủ sức

hoạt động lâu dài.

4 Kết luận

Nhìn lại chặng đường nhóm thiện nguyện Hành Trang Cuộc Đời, hoạt động từ việc

khởi xướng tưởng như đơn giản bởi muốn chia lửa từ trái tim đến trái tim cho những người

gặp khó khăn cần ai đó nắm lấy và chia sẻ. Tuy nhiên đã có lúc những người thiện nguyện

cũng chùng bước vì thiện chí, tình yêu của họ đổi lại là sự nghi ngờ, trông chờ và ỷ lại, ….

Nhưng được chứng kiến những thành quả nhóm đạt được, các thành viên nhóm HTCĐ cảm

nhận niềm vui, hạnh phúc vì những cố gắng, những vất vả của họ thật xứng đáng. Giúp

đúng người cần, và giúp một cách hiệu quả là mục tiêu nhóm hướng đến trong khả năng của

nhóm. Và không chỉ nhóm từ thiện chuyển mình trong việc cải thiện cách thức làm việc mà

cả người nhận cũng chuyển biến tốt hơn trong quá trình nhận được hỗ trợ. Từ việc thụ động

sang đến việc chủ động và có trách nhiệm với những gì họ nhận được và sau này lại đóng

góp cho bản thân, gia đình và xã hội. Dù vậy, nhóm cũng phải nhìn lại giới hạn và khả năng

Page 72: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

67

để công việc thiện nguyện vẫn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cả hai bên Cho và Nhận,

chứ không trở thành áp lực, hoặc tự gánh vác thêm trách nhiệm quá khả năng của bên Cho.

Có thể nói từ thiện mang tính tài tử bên cạnh tính chuyên nghiệp của nghề Công tác xã

hội, bởi các hình thức, quy mô từ thiện thay đổi linh hoạt theo thay đổi của xã hội và ai

cũng có thể làm, tùy theo khả năng, không cần phải có chuyên môn, không có sự ràng buộc

trách nhiệm. Có thể rằng từ thiện đáp ứng mong đợi của người Cho hơn người Nhận, nhưng

nó vẫn có nét đẹp và ý nghĩa riêng của nó. Do đó, cơ chế quản lý cũng cần thích ứng với sự

đa dạng hình thức, quy mô của hoạt động từ thiện, và tạo thuận lợi để mọi người tham gia,

đồng thời xã hội cũng tận dụng được nguồn lực lớn từ dân. Thủ tướng Chính phủ cũng đã

có chỉ đạo việc xây dựng nghị định thay thế Nghị định 64/2008/NĐ-CP (14/5/2008) về hoạt

động quyên góp, từ thiện, cứu trợ.

Mong rằng nhóm Hành Trang Cuộc Đời và với tất cả những ai làm công tác thiện

nguyện vẫn tiếp tục cầm ngọn đuốc và bước đi trong bóng đêm gian khó nêu cao tinh thần

“Thà thắp lên một ngọn nến hơn là nguyền rủa bóng tối” (Eleanor Roosevelt), để những ai

cần có tia sáng hy vọng có thể bước ra và đồng hành cùng với các bạn trong hy vọng và

niềm vui.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.Q. (2021, ngày 12 tháng 4). Cho đi và đòi lại.https://nld.com.vn/thoi-su/cho-di-va-

doi-lai-20210411220404957.htm

Hoa Nữ. (2020, ngày 15 tháng 5). Nếu thiếu nhu yếu phẩm hãy đến cây ATM thực phẩm

miễn phí. Truy xuất từ http://congtacxahoi.vn/neu-thieu-nhu-yeu-pham-hay-den-cay-atm-

thuc-pham-mien-phi.html 15 Th5, 2020

Page 73: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

68

Hoàng Tuấn Anh. (2020, ngày 06 tháng 08)."ATM gạo" nhân bản yêu thương, lan tỏa

tình người. https://tuoitre.vn/atm-gao-nhan-ban-yeu-thuong-lan-toa-tinh-nguoi-

20200412234741985.htm

Lê Phan. (2020, ngày 06 tháng 08). Video chủ nhân 'ATM khẩu trang' chia sẻ cách thức

vận hành máy. Truy xuất từ https://tuoitre.vn/video-chu-nhan-atm-khau-trang-chia-se-cach-

thuc-van-hanh-may-20200806110211962.htm 06/08/2020

Lê Chí An. (2006). Công tác xã hội nhập môn.Đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí

Minh.

Nguyễn Diệp.(2020, ngày 04 tháng 11). Chuyên gia công tác xã hội Sơn Phạm: "Thủy

Tiên nên tin tưởng vào địa phưo7ng, đừng đánh giá chủ quan người giàu và nghèo dựa trên

bề ngoài của họ". Truy xuất từ https://kenh14.vn/son-pham-pho-giam-doc-quy-lin-cach-

lam-cua-thuy-tien-mang-tinh-thoi-diem-neu-duoc-can-can-bang-nguon-ngan-sach-giua-

hien-tai-va-dau-tu-vao-nhung-du-an-dai-lau-de-hoi-phuc-sau-lu-20201103223720532.chn

Phan Anh. (2021, ngày 17 tháng 04). Làm từ thiện sao cho đúng?: Thống nhất giữa

nhà tài trợ với địa phương. Truy xuất từ https://nld.com.vn/ban-doc/lam-tu-thien-sao-cho-

dung-thong-nhat-giua-nha-tai-tro-voi-dia-phuong-20210416213549066.htm

Page 74: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

69

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thái Huy Ngọc6

Hoàng Thanh Dương7

Tóm tắt

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là việc đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu đặc biệt dành

riêng cho người cao tuổi. Hệ thống chăm sóc sức khỏe bao gồm các dịch vụ y tế như khám

chữa bệnh, bảo hiểm y tế, đào tạo nhân lực ngành lão khoa, chăm sóc dài hạn, viện dưỡng

lão, chăm sóc trong các cơ sở bảo trợ và chăm sóc tại nhà. Do có nhiều loại hình chăm sóc

sức khỏe được thực hiện ở Việt Nam, nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động chăm sóc

sức khỏe cho người cao tuổi nên cần phải có những giải pháp phù hợp. Bài viết này tổng

quan thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam, qua đó đề xuất một

số giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: Người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe

1 Dẫn nhập

Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi trên khắp thế giới đang tăng nhanh và sẽ tiếp tục tăng

trong những năm tới. Theo dự báo của Liên hợp quốc năm 2010; số người cao tuổi (từ 60

tuổi trở lên) sẽ tăng từ 760 triệu trong năm 2010 lên khoảng 2 tỷ người vào năm 2050 (tức

là từ 11% lên 22% tổng dân số thế giới) [8; tr.1]. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương

6 Giảng viên Trường Đại học Nguyễn Huệ 7 Giảng viên Trường Đại học Nguyễn Huệ

Page 75: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

70

binh và Xã hội, năm 2020, ở Việt Nam có gần 13 triệu người cao tuổi, chiếm 12% số dân;

trong đó, khoảng 1,98 triệu người hơn 80 tuổi; gần 4,8 triệu người cao tuổi là nam giới. Dự

báo đến năm 2035, người cao tuổi chiếm tỷ lệ 20% số dân, lúc đó Việt Nam là quốc gia dân

số già [5]. Cũng đã có cảnh báo rằng Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ “già trước khi giàu”

khi tốc độ già hóa dân số tiếp tục tăng nhanh trong khi GDP bình quân đầu người mới ở

mức trung bình thấp (khoảng 2.000 USD Mỹ) [10]. Do đó, già hóa dân số diễn ra với tốc

độ nhanh đang đặt ra những thách thức lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã

hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí…, đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao

tuổi ở nước ta, đòi hỏi Việt Nam ngay từ bây giờ phải chuẩn bị.

2 Thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam

Tuổi thọ của người dân cao lên đi kèm với sự suy giảm sức khỏe của người cao tuổi

ngày một tăng. Người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay thường phải đối mặt với những bệnh

như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, sa sút trí tuệ… Đây là nhóm bệnh

không lây nhiễm, nhưng số lượng những bệnh nhân của nhóm này ngày càng tăng và

phải điều trị suốt đời. Trong khi đó, tại Việt Nam, mô hình gia đình hiện đại (hay còn gọi là

gia đình hạt nhân - chỉ có 2 thế hệ) đang dần thay thế cho mô hình gia đình truyền thống (có

từ 3 thế hệ trở lên), khiến cho số người thân chăm sóc cho người già cũng ít đi. Thực trạng

này đã dẫn tới sự hình thành và phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, giúp

họ được hưởng một cuộc sống lành mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Một thành phần trong hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đầu tiên được Việt

Nam quan tâm và hướng đến là phát triển dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa

bệnh cho người cao tuổi, trong đó trọng tâm là thành lập các bệnh viện lão khoa, khoa lão

khoa. Theo đó, Bộ Y tế đã lập kế hoạch tổng thể tăng cường năng lực của hệ thống lão khoa

tại các địa phương trong cả nước, hướng tới chăm sóc toàn diện cho người bệnh là người

Page 76: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

71

cao tuổi tại bệnh viện. Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có 1 Bệnh viện Lão khoa

Trung ương và 97 khoa lão khoa được thành lập tại bệnh viện đa khoa của 49/63 tỉnh, thành

phố và các bệnh viện tuyến Trung ương với gần 1.800 nhân viên y tế được đào tạo về lão

khoa; hơn 918 khoa khám bệnh có buồng, bàn khám riêng và có trên 8.000 giường điều

trị ưu tiên cho người cao tuổi [5]. Đáng chú ý là việc xây dựng bệnh viện lão khoa tại

các địa phương bắt đầu được triển khai, giúp người cao tuổi hạn chế việc phải chuyển

tuyến điều trị, giảm quá tải cho Bệnh viện Lão khoa Trung ương, từ đó giảm gánh nặng cho

người bệnh và gia đình. Điển hình là vào tháng 8/2019 vừa qua, Quảng Ninh là địa

phương đi đầu cả nước khởi công xây dựng Bệnh viện Lão khoa với quy mô 200 giường

bệnh, tổng mức đầu tư 429 tỷ đồng, thời gian triển khai trong 2 năm (2019 - 2020). Dự

án được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, cây xanh theo hướng thân thiện với môi trường, đảm

bảo khí hậu và điều kiện chăm sóc tốt nhất cho người bệnh [6].

Cùng với đẩy mạnh phát triển hệ thống lão khoa trên cả nước, Bộ Y tế đồng thời hướng

dẫn các trường đại học y thành lập bộ môn lão khoa để cung cấp nhân lực cho hệ thống này.

Hiện nay, đã có Trường đại học Y Hà Nội, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

(Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập được môn lão khoa, đào tạo chính nguồn nhân lực thầy

thuốc lão khoa. Công tác đào tạo các điều dưỡng chuyên ngành lão khoa cũng sẽ được triển

khai tại các trường cao đẳng ngành y trong thời gian tới. Mặt khác, ngành Y tế Việt Nam

cũng đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường nguồn nhân lực cũng như nâng cao chất

lượng khám chữa bệnh của bác sĩ lão khoa. Ví dụ như chương trình hợp tác đào tạo nguồn

nhân lực lão khoa giữa Bệnh viện Lão khoa trung ương với các bệnh viện, cơ sở đào tạo của

Pháp và Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản tại Trạm y tế xã theo Thông

tư 39/2017/TT-BYT, danh mục thuốc điều trị các bệnh tại tuyến y tế cơ sở được mở rộng

Page 77: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

72

nhằm tạo thuận lợi cho người cao tuổi trong khám và điều trị các bệnh mãn tính tại Trạm y

tế xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng quy định rõ người cao tuổi được đăng ký

khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện thuận tiện với nơi

cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám chữa bệnh; đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại

các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến Trung ương khi có khả năng đáp ứng được việc

tiếp nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Đặc biệt, người cao tuổi trên 80 tuổi được đăng

ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương [2]. Việc thực hiện

quy định này đã tạo thuận tiện cho người cao tuổi trong việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y

tế và được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục, thuận lợi cho

người bệnh (đặc biệt là người cao tuổi) và góp phần giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện.

Từ năm 2013, Việt Nam cũng đã triển khai thực hiện mô hình bác sĩ gia đình (một mô hình

có từ lâu tại các nước phát triển) theo Đề án Bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020. Thực hiện

dịch vụ này đối với người cao tuổi, các bác sĩ gia đình sẽ hướng dẫn người thân trong

gia đình cách chăm sóc người cao tuổi, giám sát người cao tuổi khi mắc bệnh nghiêm trọng

hoặc tình trạng sức khỏe không ổn định, chăm sóc người cao tuổi về vấn đề vệ sinh, ăn

uống… Với những ưu điểm như tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại khám chữa bệnh, chất

lượng bác sĩ tốt, dịch vụ bác sĩ gia đình được đánh giá là mô hình phù hợp và đang ngày

càng phát triển tại Việt Nam.

Bên cạnh việc phát triển loại hình, chất lượng dịch vụ y tế thì phát triển bảo hiểm y

tế đang được xem là một điểm tựa vững chắc cho người cao tuổi chăm lo sức khỏe của

mình khi họ phải đối mặt với tình trạng bệnh tật gia tăng trong khi chi phí khám chữa bệnh

là một gánh nặng. Theo thống kê, năm 2020 cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế

cho gần 13 triệu người cao tuổi; (chiếm 95% số lượng người cao tuổi). Hiện người cao tuổi

Page 78: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

73

đang chiếm trên 12% trong tổng số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Chính phủ cũng đã có

quy định người trên 80 tuổi sẽ được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế. Để tạo điều kiện dễ dàng tiếp

cận với các dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho nhóm đối tượng này, các địa

phương phấn đấu đến hết năm 2021 sẽ đạt 100% người cao tuổi có thẻ BHYT, tiến tới nâng

cao chất lượng khám sức khỏe định kỳ, ban đầu cho người cao tuổi [5].

Một mô hình khác trong chăm sóc người cao tuổi được phát triển ở Việt Nam trong

những năm gần đây là nhà/viện dưỡng lão. Mô hình này khá mới mẻ và được phân thành 3

nhóm sau:

Nhóm thứ nhất là các cơ sở do các cá nhân, doanh nghiệp đứng ra tổ chức, xây dựng,

vận hành theo mô hình kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có lợi nhuận để tự duy trì

hoạt động. Một số viện dưỡng lão thuộc nhóm này có thể kể đến là: Trung tâm dưỡng lão

Thiên Phúc, Orihome, Nhà tuổi vàng, Trung tâm Phù Đổng, Trung tâm dưỡng lão Diên

Hồng… Đây là những địa chỉ có cơ sở hạ tầng, khuôn viên thuận tiện cho người già sinh

hoạt, nhân viên chăm có được tập huấn, đào tạo bài bản.

Nhóm thứ hai là các cơ sở dưỡng lão từ thiện do các các nhân hoặc tổ chức tôn giáo

(nhà chùa, giáo hội) đứng ra tổ chức, hoạt động theo mô hình thiện nguyện, kinh phí

hoạt động do sự đóng góp của các doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm.

Nhóm thứ ba là các cơ sở chăm sóc, điều dưỡng người có công, người cao tuổi thuộc

diện chính sách do nhà nước đứng ra bảo trợ.

Qua thực tế hoạt động, mô hình nhà/viện dưỡng lão, đặc biệt là các cơ sở tư nhân đang

mang lại một môi trường sống khá thoải mái và thuận lợi cho người cao tuổi và đang được

nhiều gia đình lựa chọn.

Bên cạnh việc phát triển các cơ sở dưỡng lão, các địa phương đang đồng thời đẩy mạnh

các hoạt động chăm sóc người già tại cộng đồng. Điển hình như tại Thành phố Hồ Chí Minh,

Page 79: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

74

từ năm 2016, Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên của thành phố đã phối hợp cùng 3

trung tâm bảo trợ xã hội tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội như tổ chức giao lưu văn hóa, dạy

tập thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi…

Mặc dù vấn đề phát triển các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi đã được quan tâm trong

thời gian qua, song thực tế cũng cho thấy lĩnh vực này còn nhiều khoảng trống. Trước hết,

số lượng bệnh viện chuyên về lão khoa trên cả nước so với tỷ lệ người cao tuổi đang rất

thiếu. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có một bệnh viện đầu ngành chăm sóc cho người cao tuổi

là Bệnh viện Lão khoa trung ương còn tại các địa phương, chỉ khoảng 20% các bệnh viện

tỉnh có khoa lão khoa, chủ yếu tập trung ở tỉnh có dân số đông [7].

Bên cạnh đó, tại các khoa lão khoa thuộc bệnh viện địa phương, hệ thống y tế chăm sóc

riêng cho người cao tuổi hiện chưa đồng bộ ở các tuyến, trang thiết bị còn thiếu; đội ngũ

cán bộ y tế được đào tạo chuyên sâu để điều trị và chăm sóc cho người cao tuổi còn mỏng,

chủ yếu là hoạt động ghép với các chuyên khoa khác như: Thận, tim mạch, nội… Việc thiếu

các chuyên khoa lão khoa và đội ngũ cán bộ y tế ở cơ sở đã phần nào ảnh hưởng đến công

tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nước ta.

Mặc khác, mô hình bác sĩ gia đình cũng chỉ mới phát triển mạnh tại hai thành phố lớn là

Hà Nội và Hồ Chí Minh do người dân chưa hiểu và chưa tin, nguồn nhân lực có chuyên

môn về y học gia đình còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, cơ sở thực hành

cho chuyên ngành Y học gia đình chưa được xây dựng nên việc chăm sóc sức khỏe ban đầu

và quản lý sức khỏe cho người dân chưa chuyên nghiệp. Trong khi đó, chưa có mẫu hồ

sơ bệnh án phù hợp với mô hình và phần mềm quản lý thông tin bệnh nhân của phòng khám

bác sĩ gia đình.

Thêm vào đó, nhu cầu vào viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc người cao tuổi hiện rất

lớn trong khi mạng lưới hệ thống dưỡng lão ở Việt Nam thiếu và yếu. Theo Cục Bảo trợ xã

Page 80: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

75

hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), hiện cả nước có 102 cơ sở tổng hợp có phân

khu chăm sóc người cao tuổi, trong đó chỉ có 32 cơ sở chuyên biệt chăm sóc người già trên

cả nước và các viện dưỡng lão này phần lớn thuộc khu vực tư nhân [4]. Tức là

không đủ trung bình mỗi tỉnh thành một trung tâm. Các cơ sở chăm sóc người cao tuổi cũng

chủ yếu tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và mức phí dịch vụ còn

khá cao. Còn tại các địa phương, các trung tâm bảo trợ xã hội cũng dành một phần

hoạt động để nuôi dưỡng, chăm sóc người già, tuy nhiên đối tượng chỉ là các cụ neo đơn,

khó khăn, không nơi nương tựa. Hơn nửa, đội ngũ chăm sóc người cao tuổi tại nhiều cơ sở

nhà/viện dưỡng lão chưa chuyên nghiệp, không được đào tạo bài bản [3].

Ngoài ra, đối với các cơ sở nhà/viện dưỡng lão do các cá nhân, doanh nghiệp đứng ra tổ

chức, xây dựng đều gặp khó khăn nhất định do các chính sách hỗ trợ của nhà nước

chưa đầy đủ và triệt để, việc thuế đất cũng như hỗ trợ vay vốn còn gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, các cơ sở dưỡng lão từ thiện có cơ sở vật chất thường không được khang

trang, diện tích nhỏ, chủ yếu nuôi dưỡng những người cao tuổi cô đơn, không có người thân

thích, lang thang, cơ nhỡ… Còn tại các cơ sở chăm sóc, điều dưỡng người có công, người

cao tuổi thuộc diện chính sách do nhà nước đứng ra bảo trợ chủ yếu chăm sóc, điều dưỡng

luân phiên mà không nhận nuôi dưỡng suốt đời và số lượng các cơ sở còn ít.

Một nhân tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

đó là tác động của các chính sách, chương trình trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam

còn hạn chế, chỉ giúp giảm 1,9 điểm phần trăm của tỷ lệ nghèo quốc gia. Đây là hệ quả của

việc kinh phí trợ giúp thấp và kinh phí thấp lại bắt nguồn từ độ bao phủ thấp và mức hưởng

trợ cấp thấp. Nhìn chung, kinh phí trợ giúp xã hội thường xuyên của Việt Nam thấp hơn

nhiều so với một số nước thu nhập trung bình, như Nam Phi và Brazil - cả hai nước đều có

mức chi khoảng 3% GDP, trong khi tỷ lệ này ở Georgia là hơn 6% GDP. Trên thực tế, mức

Page 81: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

76

chi của Việt Nam còn thấp hơn một số nước thu nhập thấp ở châu Á như Nepal và

Bangladesh. Trong khi trợ giúp cho người cao tuổi trên 80 tuổi ở Việt Nam là chương trình

trợ giúp xã hội thường xuyên lớn nhất thì tổng chi cho chương trình này mới chỉ là 0,09%,

thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác, vì nhiều trong số các nước này đã đầu

tư trên 1% GDP cho chương trình [9].

Kể từ tháng 1/2015, mức hưởng trợ cấp cho các nhóm đối tượng của Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội được quy định là 270.000 VNĐ/tháng, mặc dù có một số nhóm đối

tượng được hưởng mức cao hơn, tính theo hệ số. Một số tỉnh - nhất là các tỉnh có thặng dư

ngân sách chi trả mức hưởng cao hơn, tự cấp kinh phí từ nguồn lực của tỉnh mình. Mức

hưởng trợ cấp cơ bản năm 2012 bằng khoảng 45% chuẩn nghèo nông thôn và 36% chuẩn

nghèo thành thị. Mức trợ cấp cho người trên 80 tuổi là một trong những mức thấp nhất ở

các nước đang phát triển, chỉ bằng 6,7% GDP đầu người, trong khi nhiều nước đang hỗ trợ

trên 15% GDP đầu người. Do vậy, nhìn chung hệ thống trợ giúp xã hội thường xuyên hiện

tại nước ta chưa tương xứng với vị thế của một nước thu nhập trung bình. Mức đầu tư còn

thấp, độ bao phủ cũng như mức hỗ trợ còn hạn chế. Trong vòng đời còn tồn tại nhiều

khoảng trống lớn chưa được hỗ trợ phù hợp, kể cả với người cao tuổi [1].

3 Một số giải pháp nâng cao hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt

Nam hiện nay

Một hệ thống chăm sóc xã hội phù hợp là một cấu phần quan trọng của nền kinh tế thị

trường vận hành hiệu quả. Bởi vậy, Để án đổi mới hệ thống chăm sóc xã hội cần xác định,

định hướng mở rộng và hiện đại hóa hệ thống chăm sóc xã hội quốc gia, để có thể góp phần

tăng trưởng kinh tế và gắn kết xã hội. Đến 2025, mục tiêu của Việt Nam là có được hệ

thống trợ giúp xã hội thường xuyên, có sự phối hợp với hệ thống bảo hiểm xã hội, nhằm

đảm bảo thu nhập tối thiểu cho mỗi người cao tuổi trên 65 tuổi. Mọi người từ 65 tuổi trở

Page 82: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

77

lên có thể tiếp cận lương hưu tối thiểu, tương đương với 8% GDP trên đầu người, dưới hình

thức trợ giúp xã hội thường xuyên hoặc một phần của hệ thống bảo hiểm xã hội [1].

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi, Việt

Nam cần tập trung làm tốt một số giải pháp để nâng cao hệ thống chăm sóc sức khỏe người

cao tuổi hiện nay, cụ thể là:

Thứ nhất, đổi mới hệ thống chăm sóc xã hội. Cần tăng cường nguồn lực đầu tư cho hệ

thống chăm sóc xã hội quốc gia do dịch vụ hiện nay mới chỉ giải quyết được một phần nhu

cầu. Một mặt, cần thiết phải tạo cơ hội thuận lợi hơn nữa cho khu vực tư nhân và các tổ

chức phi chính phủ tham gia lĩnh vực này, mặt khác, cần thống nhất rằng Chính phủ là cơ

quan sẽ chi trả chính cho các dịch vụ này. Nhìn chung, cần thấy rõ ba mức trình độ của đội

ngũ cán bộ công tác xã hội. Một là cán bộ công tác xã hội chuyên nghiệp - có trình độ tối

thiểu là cử nhân; hai là nhân viên chăm sóc cả ở cộng động và trung tâm; ba là người chăm

sóc - đa phần là các thành viên trong gia đình, phải bỏ việc để chăm sóc người thân, hiện

vẫn chưa được nhận khoản hỗ trợ tối thiểu nào. Cần tăng số lượng cán bộ công tác xã hội

chuyên nghiệp, có thể đến 2025 là 1 cán bộ/10.000 dân. Số lượng nhân viên chăm sóc cũng

cần tăng đáng kể để có thể chăm sóc đối tượng dễ bị tổn thương tại gia đình - ví dụ như

cung cấp lương thực, đáp ứng nhu cầu về vệ sinh cá nhân, quần áo, mua sắm, vv., đồng thời

cũng nâng cao trình độ nhân viên chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Việc cung cấp

nhân viên chăm sóc xã hội có thể coi là một chương trình việc làm, vì thực chất sẽ giúp giải

quyết tình trạng thất nghiệp thông qua cung cấp việc làm cho hàng trăm ngàn người. Chính

phủ nên xây dựng một hệ thống hỗ trợ cho hàng triệu người đang chăm sóc người thân của

mình, để họ không cảm thấy bị cô lập và phải chịu áp lực, trợ giúp họ về tài chính, có thời

gian nghỉ ngơi, đào tạo và tư vấn. Cần tiếp tục thành lập các trung tâm công tác xã hội, để

đến 2025 có thể hoạt động được ở tất cả các huyện, với đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác

Page 83: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

78

xã hội phù hợp. Nên chia hệ thống công tác xã hội và chăm sóc xã hội thanh hai nhóm dịch

vụ cho trẻ em và người lớn, do một nhóm sẽ có những thách thức riêng. Đồng thời, Chính

phủ cũng cần đảm bảo hoàn thiện khung pháp lý tổng thể để vận hành hệ thống công tác xã

hội.

Thứ hai, cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức,

ý thức về sức khỏe cho mọi lứa tuổi để chuẩn bị cho một tuổi già khỏe mạnh, tránh bệnh tật,

thương tật và tàn phế. Cần chú trọng đến việc quản lý và kiểm soát các bệnh mãn tính (đặc

biệt như tim mạch, tăng huyết áp, thoái khớp, tiêu đường, ung thư...) cùng với việc ứng

dụng các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị sớm, điều trị lâu dài các bệnh mãn tính.

Thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ và các Bộ, Ngành về việc tạo ra môi

trường sống thân thiện cho người cao tuổi (như xây dựng nhà cao tầng phải có thang máy

hoặc đường đi cho xe lăn của người bị tàn tật hoặc già yếu...). Cần phải có một chương

trình, mục tiêu quốc gia toàn diện về chăm sóc người cao tuổi mà trong đó cần xác định một

số mục tiêu lượng hóa được và có tính đặc trưng giới để cải thiện tình trạng sức khỏe người

cao tuổi, giảm thiểu các bệnh mãn tính, tàn phế và tử vong khi bước vào tuổi già. Do đó,

công tác tuyên truyền cần phải làm triệt để và sâu rộng nhằm tuyên truyền đến đúng đối

tượng, đúng mục tiêu đặt ra giúp người cao tuổi có nhận thức đúng và hiểu thực chất vấn đề

từ đó có những phương pháp tổ chức và thực hiện phù hợp. Đồng thời có công tác chuẩn bị

tốt nhất ngay từ bây giờ.

Thứ ba, xây dựng và củng cố mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt

là mạng lưới kiểm soát các bệnh mãn tính. Mạng lưới y tế này cần đảm bảo được sự tiếp cận

thuận lợi cho các nhóm người cao tuổi thiệt thòi hoặc bất lợi như người cao tuổi ở nông

thôn, phụ nữ cao tuổi hoặc người cao tuổi dân tộc ít người. Đặc biệt, các khó khăn về tài

chính của các nhóm bất lợi này cần được giải quyết thông qua khám chữa bệnh miễn phí

Page 84: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

79

hoặc hỗ trợ toàn phần bằng thẻ bảo hiểm y tế. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước dành

cho công tác chăm sóc sức khỏe, đời sống người cao tuổi còn hạn hẹp thì việc xã hội hóa,

vận động tư nhân thành lập trung tâm dưỡng lão, tham gia chuỗi dịch vụ chăm sóc người

cao tuổi cũng là xu hướng tất yếu và được đẩy mạnh.

Thứ tư, nhà nước cần khắc phục tình trạng thiếu nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao

tuổi hiện nay và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cụ thể cho các trung tâm bảo trợ xã hội, các

trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi do tư nhân cung cấp. Nhà nước cần nhanh

chóng khắc phục tình trạng thiếu nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay, bởi

vì nhân viên chăm sóc có vai trò và vị trí quan trọng. Vì đây là những người gắn bó trực tiếp

với người cao tuổi, một đối tượng chăm sóc đặc biệt. Ngoài các kiến thức, kỹ năng về nhu

cầu dinh dưỡng cũng như cách phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi thì

nhân viên chăm sóc phải biết cách quan tâm đến nhu cầu tâm lý lẫn sinh lý của người cao

tuổi một cách phù hợp. Đây là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam và có nhu cầu rất

lớn trong cả bệnh viện và cộng đồng, rất cần học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

Về dài hạn, với nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng, Việt Nam có thể cung cấp nhân

lực điều dưỡng lão khoa cho khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng có các biện pháp hỗ trợ cho các trung tâm bảo trợ xã hội,

các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi do tư nhân cung cấp, thông qua giảm

thuế thu nhập doanh nghiệp, định hướng phát triển nguồn nhân lực... là những việc làm thiết

thực nhất để tạo điều kiện cho các tổ chức này xây dựng, củng cố và phát triển trong điều

kiện nhu cầu chăm sóc người cao tuổi ngày càng cao. Kết hợp hình thức này với việc

khuyến khích chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng động và từng bước nâng cao và mở

rộng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại nhà. Đây là hoạt động xã hội hóa chăm sóc người

cao tuổi cần được quan tâm ngay.

Page 85: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

80

Thứ năm, xây dựng hệ thống bệnh viện và tổ chức nghiên cứu lão khoa trên phạm vi cả

nước. Trước bối cảnh mô hình bệnh tật thay đổi và tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, Bộ Y

tế đang đẩy mạnh, tăng cường hoạt động y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát

triển mô hình y học gia đình để triển khai phát huy chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng

đồng, đồng thời củng cố các hệ thống bệnh viện chuyên về lão khoa và nhân lực trong chăm

sóc người cao tuổi, khuyến khích tư nhân tham gia phát triển các mô hình nhà dưỡng lão

phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam. Từng bước xây dựng và phát triển các chương

trình đào tạo điều dưỡng lão khoa phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của từng địa

phương. Các nội dung về nguyên tắc, cách tiếp cận trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

cần phải được đưa vào chương trình đào tạo y khoa cũng như các chương trình tập huấn cho

nhân viên công tác xã hội, dịch vụ dân số, y tế, và truyền thông. Các chương trình đào tạo

người chăm sóc không chính thức như các thành viên gia đình, bạn bè đồng niên... của

người cao tuổi cũng cần được xây dựng và phát triển từ cộng đồng.

4 Kết luận

Già hóa dân số sẽ làm cho gánh nặng kinh tế và xã hội trở nên nghiêm trọng hơn nếu

không có những bước chuẩn bị và thực hiện thích ứng các chiến lược, chính sách xây dựng

và hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngay từ bây giờ. Việt Nam sẽ

bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ cao và thời gian chuẩn bị thích ứng không còn

nhiều nên cần phải tăng cường xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống chăm sóc sức

khỏe người cao tuổi một cách cụ thể, thực tế, xác đáng để thích ứng với tình hình đó. Việc

xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần phải dựa trên các bằng chứng về

mối quan hệ qua lại giữa “dân số già” đến tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Việc chủ

động trong nâng cao chất lượng hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để đảm bảo hệ

Page 86: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

81

thống an sinh tuổi già không trở thành gánh nặng của nền kinh tế là nhiệm vụ cấp bách ở

Việt Nam hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Y tế. (2016). Quyết định 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 về việc phê duyệt Đề án

chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025. Hà Nội.

Bộ Y tế. (2017). Thông tư 39/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2017 về quy định

gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở. Hà Nội.

Trịnh Duy Luận. (2016). Chính sách chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. Tạp

Chí Khoa học xã hội Việt Nam ,1 (98).

UNDP. (2016). Tổng quan và đề xuất đổi mới hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam. Hà

Nội.

UNFPA. (2016). Già hóa dân số nhanh chóng ở Việt Nam thách thức và cơ hội. Hà Nội.

Page 87: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

82

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI

VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TẠI NHẬT BẢN

Huỳnh Minh Hiền8

Tóm tắt

Tỷ lệ người cao tuổi trên 28.7% là một thách thức lớn cho nền an sinh xã hội Nhật Bản

(Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc, 2020). Số lượng người cao tuổi tăng, tỷ lệ sinh giảm

đã làm cho vấn đề chăm sóc người cao tuổi tại Nhật Bản không còn là vấn đề của mỗi gia

đình mà là vấn đề nan giải của toàn xã hội. Càng lớn tuổi, con người càng có nguy cơ mắc

những bệnh mãn tính, vấn đề trí nhớ và nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc. Đây là những

vấn đề không thể tránh khỏi vì là những vấn đề đi chung với tuổi già. Chính vì thế, cần phải

có một đội ngũ chuyên nghiệp chăm sóc về thể chất, tinh thần và xã hội nhằm đáp ứng kịp

thời nhu cầu ngày càng đa dạng của cá nhân và phù hợp với tình hình xã hội. Trong đội ngũ

chăm sóc này, chắc chắn không thể thiếu nhân viên xã hội. Việc xã hội nhìn nhận đúng vai

trò của nhân viên xã hội và triển khai thực hiện một mạng lưới hỗ trợ hợp lý cho người cao

tuổi là điều hết sức cần thiết trong vài mươi năm qua và ngày càng được chú trọng nhằm

giúp cho người cao tuổi có được một cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa trong giai đoạn cuối

đời.

Bài viết trình bày một vài số liệu mới nhất được Nhật Bản công bố và tổng hợp một số

nghiên cứu về các vấn đề chính liên quan đến chăm sóc người cao tuổi. Qua đó tác giả làm

rõ một số vai trò chính của nhân viên xã hội tại cộng đồng, tại các cơ sở y tế và trung tâm

chăm sóc được đòi hỏi trong bối cảnh hiện nay.

8 Giảng viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Page 88: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

83

Từ khóa: Nhân viên xã hội, công tác xã hội, người cao tuổi, chăm sóc người cao tuổi,

vai trò của nhân viên xã hội.

1 Dẫn nhập

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với sự phát triển kinh tế, tỷ lệ người cao tuổi

trong cơ cấu dân số Nhật Bản ngày càng tăng nhanh. Các vấn đề liên quan đến an sinh cho

người cao tuổi ngày càng nhiều, càng cấp bách và là một bài toán khó giải cho Nhật Bản do

việc kết hôn trễ, tỷ lệ sinh giảm,…

Các gia đình có người cao tuổi đều hết sức khó khăn khi đối diện với các vấn đề liên

quan chăm sóc, suy giảm trí nhớ của người cao tuổi. Số lượng người cao tuổi nằm liệt

giường, cần sự chăm sóc, suy giảm trí nhớ đã buộc Nhật Bản phải chấp nhận một số lượng

lớn lao động nước ngoài tham gia vào các ngành nghề liên quan đến chăm sóc. Các rào cản

về ngôn ngữ của người nước ngoài làm việc trong lĩnh vực này làm phát sinh nhiều vấn đề

như thiếu sự giao tiếp, thiếu sự cảm thông, stress trong chăm sóc cho cả phía cung cấp dịch

vụ lẫn người sử dụng dịch vụ.

Chính vì thế, một đội ngũ nhân viên đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại bên cạnh một dịch

vụ chăm sóc chuyên nghiệp là nhu cầu tất yếu của xã hội Nhật Bản. Để triển khai thực hiện

được những yêu cầu này, vai trò của đội ngũ nhân viên xã hội ngày càng quan trọng và

không thể thiếu.

2 Số lượng người cao tuổi cần được chăm sóc tăng

2.1 Số người có bệnh tuổi già, suy giảm trí nhớ và nằm liệt giường tăng nhanh

Theo dự báo của Bộ An sinh Nhật Bản, số lượng người cao tuổi nằm liệt giường, suy

giảm trí nhớ và cần chăm sóc do già yếu vào năm 2025 sẽ đạt đến mức báo động là 5,3 triệu

người (Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc, 2020). Vấn đề càng trầm trọng hơn khi thời

Page 89: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

84

gian nằm liệt giường của người cao tuổi ở những năm cuối đời ngày càng có xu hướng kéo

dài do có nguồn tài nguyên, chất lượng chăm sóc và các thành tựu của y học,... Thống kê

của Bộ An sinh cũng cho thấy, số lượng người cao tuổi nằm liệt giường 3 năm trở lên trước

khi chết là 53% và con số này lên đến 74% nếu tính cả số người cao tuổi nằm liệt giường 1

năm trở lên trước khi chết. Chính vì thế, có thể nói vấn đề chăm sóc người cao tuổi trong

giai đoạn cuối đời tại Nhật Bản là vấn đề hết sức cấp bách và không riêng của bất kỳ gia

đình nào khi tỷ lệ người cao tuổi đã vượt quá 23% trong cơ cấu dân số và vấn đề sinh ít, kết

hôn trễ, không kết hôn,… đã đưa đến sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực có thể chăm

sóc 24/24 cho người cao tuổi trong giai đoạn cuối đời.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu công bố “Khảo sát sinh hoạt quốc dân”, “Khảo sát Trung

tâm chăm sóc”, “Khảo sát bệnh tật” của Bộ An sinh Nhật Bản năm 2020.

2.2 Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nằm liệt giường

Theo Bộ An sinh Nhật Bản (Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc, 2020), những

nguyên nhân chính gây nên tình trạng nằm liệt giường ở người cao tuổi bao gồm đột quỵ

Page 90: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

85

(32.7%), già yếu (26.7%), gãy xương và té ngã (9.2%), viêm khớp (6.1%), bệnh tim mạch

(4.9%) và các nguyên nhân khác (20.5%). Hơn ½ số người nằm liệt giường có nguyên nhân

do sự thay đổi tự nhiên diễn ra trong quá trình lão hoá.

Theo đánh giá của Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc (1999:7), việc lạm dụng nối

ống tiểu, thiết kế một môi trường quá sức yên tĩnh tại các cơ sở y tế cũng là một trong

những nguyên nhân làm người cao tuổi mất ý chí sinh tồn và đưa đến những vấn đề như

trầm cảm và nằm liệt giường. Thêm vào đó, việc thiếu thốn nguồn lực chăm sóc tại nhà, vấn

đề về kiến thức, rào cản ngôn ngữ, kỹ thuật chăm sóc của nhân viên chăm sóc (bao gồm cả

kỹ thuật huấn luyện sự tự lập cho người cao tuổi), sự thiếu hiểu biết về tâm lý người cao

tuổi đã làm số lượng người cao tuổi nằm liệt giường, trầm cảm tăng nhanh.

2.3 Số lượng người cao tuổi trải qua thời gian cuối đời tại nhà giảm

Cũng theo Bộ An sinh Nhật Bản (Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc, 2020:19), số

lượng người cao tuổi qua đời tại nhà chỉ chiếm 20%, số còn lại qua đời tại trung tâm chăm

sóc và cơ sở y tế. Trong khi đó, số lượng người cao tuổi mong muốn được trút hơi thở cuối

cùng tại nhà riêng của bản thân chiếm trên dưới 90%. Điều này có thể hiểu được rằng, số

lượng người cao tuổi thực hiện được nguyện vọng cuối cùng là được chết tại nhà chỉ chiếm

30%.

Việc xã hội có thể thực hiện được nguyện vọng cuối đời cho một người dân của mình là

điều đương nhiên cần thiết. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này hoàn toàn không dễ dàng

tại xã hội Nhật Bản. Nguyện vọng cuối đời này của người cao tuổi sẽ được thực hiện dễ

dàng hơn nếu nhân viên xã hội xây dựng được một cộng đồng thân thiện, tạo cảm thông

giữa các thế hệ cũng như thực hiện công tác biện hộ tốt cho người cao tuổi (Nakazima

Kenichi và cộng sự, 2011).

Page 91: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

86

3 Những vấn đề liên quan đến chăm sóc

3.1 Người chăm sóc chính

Thống kê của Bộ An sinh Nhật Bản (Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc, 2020:8)

cũng cho thấy, số lượng người cao tuổi liệt giường được chăm sóc tại nhà khoảng 80%.

Trong đó, người chăm sóc là vợ hoặc chồng chiếm 27.9%, con chiếm 20.6%, con dâu/con

rể chiếm 33.4%, người họ hàng chiếm 9,6%, khác chiếm 8.4%. Tuy nhiên, phụ nữ lại chiếm

tỷ lệ khoảng 85% trong tổng số số lượng người chăm sóc trực tiếp tại gia đình và gần 50%

số người chăm sóc cho người cao tuổi nằm liệt giường trên 60 tuổi. Điều đáng lưu ý hơn là

đến 22% số người chăm sóc có độ tuổi trên 70.

Bên cạnh đó, có sự khác biệt lớn về người chăm sóc nếu người cao tuổi nằm liệt giường

là nam (vợ 58%, con dâu 18%, con 11%, bà con 6%) và là nữ (con dâu 43%, con 26%,

chồng 9%, bà con 7%). Điều này cũng do đặc điểm về tuổi thọ, thể chất tâm lý của nam và

nữ khi cao tuổi. Tuy nhiên, những con số này cũng là điều nhắc nhở cho nhân viên xã hội

trong việc lập kế hoạch hỗ trợ nam giới cao tuổi tự lập trong việc nhà cũng như nâng cao

kiến thức, kỹ thuật và sự hiểu biết về bệnh tật tuổi già để có sự hỗ trợ phù hợp cho bạn đời

khi cần thiết.

Theo Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc (2020:14), trong cuộc khảo sát của báo

Mainichi về chăm sóc, đối với câu hỏi “Anh/chị muốn người chăm sóc cho mình khi về già

là ai?” thì câu trả lời là vợ/chồng chiếm 45%, con gái chiếm 13%, con dâu chiếm 7%, con

trai chiếm 6%, họ hàng chiếm 1%. Tỷ lệ người cao tuổi mong muốn con dâu chăm sóc cho

bản thân chỉ chiếm 7%, tuy nhiên thực tế lại chiếm đến 34%. Đây cũng là một trong những

đặc điểm về văn hoá của Nhật Bản và cũng có thể là một trong những yếu tố cản trở sự tự

lập, hồi phục ở người cao tuổi khi nhận sự chăm sóc.

Page 92: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

87

Tỷ lệ người cao tuổi mong muốn người chăm sóc khi về già là nhân viên chăm sóc tại

bệnh viện, trung tâm chiếm 16%, nhân viên chăm sóc tại nhà chiếm 8%. Sự mong chờ vào

nguồn nhân lực chăm sóc từ bên ngoài xã hội tương đối lớn là 24%. Chính vì thế, việc lập

kế hoạch hỗ trợ cho người dân nâng cao kiến thức, có nhiều thông tin, tiếp cận được các

kiến thức, kỹ thuật liên quan đến chăm sóc là điều hết sức cần thiết mà nhân viên xã hội cần

chú ý.

3.2 Ý thức phụng dưỡng

Theo kết quả khảo sát về So sánh quốc tế: Ý thức về nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ cao tuổi

năm 1993 (Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc, 1999), tỷ lệ thanh niên Nhật Bản trong độ

tuổi từ 18 tuổi đến 24 tuổi cho rằng “Sẽ chăm sóc cha mẹ cao tuổi trong mọi trường hợp”

chiếm chưa đến 21% so với trên dưới 60% tại Mỹ và Pháp, hơn 45% tại Anh, gần 40% tại

Thuỵ Sĩ. Ý thức phụng dưỡng cha mẹ cao tuổi tỷ lệ thuận với tỷ lệ già hoá dân số tại đa số

các nước nhưng điều này lại có giảm 10% tại Nhật Bản sau 10 năm khảo sát.

Theo khảo sát của báo Asahi vào năm 1994 (Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc,

1999), quan niệm về việc “Con cái đương nhiên phải chăm sóc cha mẹ cao tuổi” được cho

là đúng chiếm hơn ½ số người trong độ tuổi từ 20 tuổi đến 29 tuổi khi được hỏi, nhưng tỷ lệ

đồng ý này chỉ khoảng 40% đối với người trong độ tuổi 30 và dưới 30% đối với người trong

độ tuổi 50. Vấn đề về ý thức phụng dưỡng ngày càng giảm theo độ tuổi phản ánh sự bất an

của người cao tuổi trong giai đoạn cuối đời và những bất an, khó khăn của những thế hệ sau

trong việc chăm sóc cha mẹ cao tuổi (Nakazima Kenichi và cộng sự, 2011:93).

3.3 Những lo lắng khi tuổi già

89.2% người trong độ tuổi từ 30 tuổi đến 60 tuổi cho rằng có nhiều lo lắng trong tương

lại khi cao tuổi (Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc, 2020:78). Những lo lắng này bao

gồm lo lắng về sự già yếu của bản thân và của vợ/chồng (49.4%), cần sự chăm sóc của

Page 93: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

88

vợ/chồng khi nằm liệt giường hay suy giảm trí nhớ (49.2%), thiếu tiền sinh hoạt (35.5%),

cái chết của vợ/chồng (27.4%), sự cô đơn do con cháu không có bên cạnh (13%), cảm giác

không tiến kịp với thời đại (8,3%),… Có thể nói, những năm gần đây là những năm khó

khăn lớn của xã hội Nhật Bản về vấn đề kinh tế cũng như vấn đề an sinh. Các khó khăn, lo

lắng của người cao tuổi hiện tại có thể giảm bớt phần nào nhờ vào bảo hiểm chăm sóc

nhưng bảo hiểm chăm sóc cũng không phải là chìa khoá để giải quyết được hết những lo

lắng khi tuổi già. Vì vậy, trong tình thế hiện tại, việc đào tạo nguồn nhân lực giỏi về công

tác xã hội sẽ góp phần không nhỏ trong việc giải quyết bớt những lo lắng ở tuổi già cho

người cao tuổi Nhật Bản.

3.4 Những khó khăn của người chăm sóc tại gia đình

Người chăm sóc luôn có những khó khăn nhất định. Các khó khăn bao gồm những áp

lực về thể xác lẫn tinh thần như sắp xếp thời gian đảm bảo cho công việc hiện tại, sự lo lắng

về vấn đề kinh tế khi nguồn thu của gia đình ít hơn nguồn chi, stress trong chăm sóc do

thiếu ngủ, do thời gian dành cho chăm sóc dài, thời gian dành cho bản thân không có, thiếu

sự hỗ trợ từ các thành viên gia đình, thiếu kỹ thuật chăm sóc,…

Các khó khăn của người chăm sóc có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho các

mối quan hệ trong gia đình và những khó khăn này rất dễ dẫn đến vấn đề ngược đãi người

cao tuổi. Ngược đãi không chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi mà còn là một vết thương lòng

khó chữa ở người chăm sóc (Nakazima Kenichi và cộng sự, 2011:42). Chính vì thế, nhân

viên xã hội không chỉ là người hỗ trợ cho người cao tuổi mà còn là người đồng hành cùng

người chăm sóc của gia đình nhằm thực hiện công tác biện hộ cũng như có sự hỗ trợ kịp

thời, giúp người chăm sóc có được sự kiên trì, nhẹ nhàng hơn trong quá trình chăm sóc.

Page 94: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

89

4 Vai trò của nhân viên xã hội

Những trải nghiệm về lão hoá của bản thân nhân viên xã hội có ảnh hưởng nhiều đến

công việc do không thể không có những cảm xúc cá nhân trong quá trình hỗ trợ người cao

tuổi và gia đình. Ngoài những kiến thức liên quan đến công tác xã hội, nhân viên xã hội làm

việc trong lĩnh vực cao tuổi cần trang bị cho bản thân những kiến thức liên quan đến y học,

tôn giáo,… và nhất là chăm sóc để có thể hỗ trợ người cao tuổi và gia đình hiệu quả. Điều

kiện đầu tiên của một nhân viên xã hội Nhật Bản làm việc trong lĩnh vực cao tuổi là tự trang

bị kiến thức về chăm sóc và có chứng chỉ hành nghề về chăm sóc người cao tuổi. Điều này

có vẻ phi lý vì công tác xã hội và công tác chăm sóc là hai nghề khác nhau. Tuy nhiên trên

thực tế, việc trang bị kiến thức về chăm sóc cho bản thân sẽ giúp nhân viên xã hội tiếp cận

và tạo sự tin tưởng dễ dàng hơn, là điều kiện để thực hiện một đánh giá bao quát, hoàn

chỉnh và lập kế hoạch hỗ trợ tốt hơn.

4.1 Công tác hỗ trợ tại nhà

Một trong những khó khăn lớn của nhân viên xã hội gặp phải ngay từ khi gặp mặt lần

đầu là không những cần thoả mãn nhu cầu của người cao tuổi mà còn phải chú ý đến nhu

cầu của những người liên quan đến người cao tuổi. Ngoài việc thể hiện sự đồng cảm với

những lời than phiền sau xuất viện, nhân viên xã hội cần giải thích rõ ràng những câu hỏi

của người cao tuổi và gia đình liên quan đến công tác chăm sóc như thay tã, ăn uống, tắm

rửa,… Sự nhiệt tình của người chăm sóc và sự hỗ trợ kịp thời của nhân viên xã hội trong

giai đoạn đầu là một thành công lớn trong suốt quá trình hỗ trợ. Ngoài ra, việc có những gợi

ý phù hợp để gia đình có sự phân chia thời gian chăm sóc hợp lý sẽ giúp cho chất lượng

chăm sóc được nâng cao.

Mặc dù không phải là nhân viên chuyên về vật lý trị liệu nhưng nhân viên xã hội cần

hiểu biết và có thể giải thích được công năng của xe lăn, giường bệnh,… các dụng cụ hỗ trợ

Page 95: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

90

người bệnh cho gia đình. Bên cạnh đó, việc chú ý vận dụng các tài nguyên chính thức và

không chính thức khi lập kế hoạch hỗ trợ là điều quan trọng. Việc nắm thông tin về các đơn

vị cung cấp dụng cụ hỗ trợ (ngay cả mới lẫn cũ), thông tin về các đơn vị cung cấp dịch vụ

chăm sóc theo giờ đúng nhu cầu luôn cần được cập nhật và thể hiện trên giấy để người cao

tuổi và gia đình có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp với nhu cầu, nhận biết và sắp xếp thứ

tự nhu cầu của họ một cách hợp lý (Nakazima Kenichi và cộng sự, 2011).

Ngoài ra, việc sử dụng sức mạnh nhóm của những người chăm sóc để hỗ trợ người

chăm sóc, nhóm người cao tuổi cần chăm sóc để hỗ trợ người cao tuổi cần chăm sóc là điều

không thể không chú trọng. Sức mạnh của nhóm có thể tạo được những thay đổi lớn ở

người cao tuổi và gia đình mà cá nhân nhân viên xã hội không thể làm được. Các buổi sinh

hoạt nhóm tại cộng đồng, tại trung tâm chăm sóc gần nhà có thể là nơi để người cao tuổi và

gia đình cập nhật thông tin và phát hiện nhu cầu cá nhân. Việc thúc đẩy sự tham gia của

người dân trong cộng đồng không những là bước đầu trong việc giáo dục người dân mà còn

là phương pháp để vận dụng những nguồn lực hiện có tại cộng đồng nhằm có được sự hỗ

trợ về nhân lực, vật lực và nhất là ý thức trong việc thiết kế một cộng đồng thân thiện với

người cao tuổi (Nakazima Kenichi và cộng sự, 2011).

4.2 Công tác hỗ trợ tại cơ sở y tế

Nhân viên xã hội tại bệnh viện là một trong những người có cơ hội tiếp xúc và ảnh

hưởng nhiều đến người cao tuổi và gia đình. Chính vì thế, việc nhân viên xã hội ý thức

trong việc tìm hiểu, đánh giá nhu cầu cũng như dự đoán được những nhu cầu của người cao

tuổi và gia đình sau khi xuất viện là điều hết sức cần thiết. Các thông tin liên quan đến các

thành viên trong gia đình, người chăm sóc chính, các khó khăn của người chăm sóc do

khuyết tật của người cao tuổi, không gian sống tại nhà, điều kiện kinh tế, các tài nguyên xã

hội có thể sử dụng tại địa phương, nguồn lực hỗ trợ từ bệnh viện, các cơ sở y tế phù hợp gần

Page 96: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

91

nhà… là những thông tin cần nắm rõ nhằm có được sự chủ động, linh hoạt trong việc xây

dựng kế hoạch hỗ trợ.

Mặc dù thông tin về các hệ thống dịch vụ chăm sóc cho người cao tuổi rất nhiều nhưng

việc người cao tuổi và gia đình thiếu thông tin về các dịch vụ chăm sóc là vấn đề luôn tồn

tại. Do đó, những buổi trao đổi trực tiếp với người cao tuổi và gia đình luôn giúp gia đình

phát hiện những nhu cầu mới của chính họ và giúp họ chủ động trong việc lựa chọn dịch vụ

có sẵn tại cộng đồng để đáp ứng những nhu cầu này.

4.3 Công tác hỗ trợ tại trung tâm chăm sóc

Việc thường xuyên tiếp xúc với người cao tuổi, gia đình, các nhân viên hành chính phụ

trách chi trả bảo hiểm chăm sóc là công tác quan trọng nhằm xác định lại nhu cầu và có

được kế hoạch hỗ trợ tối ưu. Bên cạnh đó, việc nhân viên xã hội phát huy vai trò là người

điều phối tại trung tâm chăm sóc là điều hết sức quan trọng. Việc tạo được sự kết nối và có

được sự phối hợp, hợp tác tốt của các nhân viên từ cơ sở y tế, trung tâm chăm sóc, chuyên

gia dinh dưỡng, nhân viên vật lý trị liệu,… là trách nhiệm của nhân viên xã hội.

Những năm gần đây, việc xuất hiện đội ngũ chăm sóc là người nước ngoài làm xuất hiện

một số vai trò mới của nhân viên xã hội mà trước đây chưa có (Honma Akira và cộng sự,

2010). Bên cạnh việc giải thích, xoá bỏ rào cản từ những khác biệt không đáng có trong

chăm sóc xuất phát từ yếu tố văn hoá, nhân viên xã hội cần có khả năng giao tiếp tốt với

người nước ngoài sử dụng tiếng Nhật, chú ý hỗ trợ kịp thời cho nhân viên chăm sóc hiểu

văn hoá Nhật Bản, nhu cầu của của người cao tuổi và gia đình, đồng thời có kế hoạch hỗ trợ

tránh tình trạng cạn kiệt ở họ.

Hiện nay, số lượng người cao tuổi suy giảm trí nhớ nặng được chăm sóc dài ngày tại các

trung tâm ngày càng có xu hướng gia tăng. Vấn đề suy giảm trí nhớ nặng là trở ngại lớn và

không thể khắc phục trong việc giao tiếp giữa nhân viên xã hội với người cao tuổi và nhất là

Page 97: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

92

trong việc đánh giá nhu cầu. Chính vì thế, một nhân viên xã hội cần có đủ năng lực làm việc

với gia đình, nhân viên tại trung tâm và các cơ quan bên ngoài nhằm tạo được sự kết nối,

phối hợp, điều phối tốt.

5 Kết luận

Dân số siêu già là một thách thức lớn cho nền an sinh xã hội Nhật Bản. Những vấn đề

phát sinh do dân số già là những vấn đề ngày càng khó giải quyết trong bối cảnh xã hội

Nhật Bản hiện tại. Số lượng người cao tuổi nằm liệt giường, suy giảm trí nhớ, cần sự chăm

sóc tăng nhanh làm cho hệ thống an sinh quá tải, không thể đáp ứng được nhu cầu cả về tài

chính và nhân lực trong lĩnh vực chăm sóc. Để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên hữu hạn,

vai trò của nhân viên xã hội tại các cơ sở y tế, trung tâm chăm sóc và tại cộng đồng ngày

càng được kỳ vọng nhiều.

Làm việc với người cao tuổi là một công tác rất thường được ủng hộ nhưng trên thực tế

số lượng nhân viên xã hội tham gia trong lĩnh vực này không nhiều do có những khó khăn

về vô thức (Kathleen McInnics-Dittrich, 2009). Hiểu rõ các vấn đề liên quan đến lão hóa

một cách khoa học, có khả năng điều phối cao sẽ giúp nhân viên xã hội thực hiện công tác

hỗ trợ một cách thuận lợi và hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh

Kathleen McInnics-Dittrich. (2009). Social work with older adults. Pearson Education.

Tiếng Nhật

Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc. (2020). Kaigo gairon. Tyuo Hoki.

Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc. (1999). Kaigo gairon. Tyuo Hoki.

Page 98: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

93

Honma Akira và cộng sự. (2010). Rozin Fukushi Ron. Zenkoku Syakai Fukushi

Kyogikai.

Kuroki Yashuhiro và cộng sự. (1998). Gurupu waku ron. Minerva.

Kuroiwa Haruko. (2008). Nintisyo koureisya no gurupu waku. Takasuga.

Nakazima Kenichi và cộng sự. (2011). Shinrigaku. Zenkoku Syakai Fukushi Kyogikai.

Oshima Tasuku và cộng sự. (1999). Koreisya Fukushi Ron. Minerva.

Page 99: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

94

BẢO HIỂM CHĂM SÓC TẠI NHẬT BẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

LIÊN QUAN

Huỳnh Minh Hiền9

Tóm tắt

Năm 1995, Bộ An sinh xã hội Nhật Bản công bố sẽ thực thi chính sách Bảo hiểm chăm

sóc trong tương lai. Đến tháng 12 năm 1997 Luật Bảo hiểm chăm sóc được ban hành và đến

tháng 4 năm 2000 Bảo hiểm chăm sóc được chính thức áp dụng và là một loại bảo hiểm bắt

buộc tại Nhật Bản. Cùng với các chế độ về liên quan đến an sinh cho người cao tuổi, Bảo

hiểm chăm sóc đã giúp cho người cao tuổi và gia đình có nhiều cơ hội lựa chọn các dịch vụ

liên quan đến chăm sóc hơn (Komatsu, 2015).

Trong bài viết này, tác giả đứng từ góc nhìn của một nhân viên xã hội để trình bày một

số vấn đề của Bảo hiểm chăm sóc và các vấn đề này cũng là những vấn đề nan giải đối với

những người làm chính sách tại Nhật Bản. Thông qua đó, hy vọng Việt Nam có thể tham

khảo để không vấp phải những hạn chế khi thực thi các chính sách liên quan đến chăm sóc

trong tương lai.

Từ khóa: Nhân viên xã hội, người cao tuổi, chăm sóc người cao tuổi, bảo hiểm chăm

sóc.

1 Dẫn nhập

Vấn đề liên quan đến chăm sóc người cao tuổi được Nhật Bản bàn tới khi tỷ lệ dân số

cao tuổi ở mức 5,7% vào những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ trước. Để tạo được sự an

tâm cho người cao tuổi, Nhật Bản đã ban hành chính sách miễn phí điều trị y tế cho người

cao tuổi vào những năm thuộc thập niên 70. Tuy nhiên, chính sách này đã không thể áp

9 Giảng viên ngành CTXH trường Đại học Mở TP.HCM. Email: [email protected]

Page 100: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

95

dụng lâu dài do số lượng người cao tuổi ngày càng nhiều, đặc biệt là số người cao tuổi nhập

viện, nằm liệt giường ngày càng tăng. Các vấn đề chăm sóc người cao tuổi càng được quan

tâm, nghiên cứu khi tỷ lệ người cao tuổi đạt mức 9.1% vào đầu thập niên 90 và được báo

động đỏ khi đạt 12% vào cuối thập niên 90 (Komatsu, 2015). Tỷ lệ người cao tuổi tăng

nhanh trong cơ cấu dân số đã làm cho Nhật Bản buộc phải đưa ra những chính sách mới

nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết liên quan đến chăm sóc cho người dân (Hiệp hội nghiên

cứu An sinh, 2020).

Nhằm giảm nhẹ gánh nặng về chi phí và phù hợp với tâm lý, nhu cầu của người cao tuổi,

Nhật Bản đã khuyến khích giảm bớt mô hình chăm sóc tập trung, chuyển dần sang mô hình

chăm sóc tại nhà và áp dụng bảo hiểm chăm sóc nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phí, đa

dạng hoá mô hình chăm sóc cho người dân. Tuy nhiên, với sự thay đổi khó lường trước, các

vấn đề liên quan đến bảo hiểm chăm sóc đã được đặt ra và buộc các nhà làm chính sách

Nhật Bản phải đưa ra những quy định, chế độ mới để đáp ứng được nhu cầu của người dân,

kéo dài sự ổn định của quỹ bảo hiểm đang ngày càng ít dần.

2 Bảo hiểm chăm sóc

Bảo hiểm chăm sóc là một loại bảo hiểm bắt buộc của quốc gia, loại bảo hiểm này dùng

tiền bảo hiểm thu được và thuế để chi trả cho người cao tuổi khi cần được chăm sóc. Cũng

giống như các dạng bảo hiểm khác, để được chi trả chi phí trong chăm sóc, người cao tuổi

cần thoả mãn những yêu cầu chung khi thẩm định hồ sơ. Về nguyên tắc, khi sử dụng bảo

hiểm chăm sóc, cá nhân cần chi trả 10%, nhà nước và quỹ bảo hiểm chăm sóc sẽ chi trả

90% chi phí, tuy nhiên số tiền chi trả của cá nhân có thể lên 20% hay 30% tuỳ theo thu nhập

của cá nhân đó có trước khi có yêu cầu sử dụng bảo hiểm (Komatsu, 2015).

Page 101: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

96

2.1 Đối tượng của bảo hiểm chăm sóc

Theo quy định, người đủ 40 tuổi buộc phải tham gia và đóng bảo hiểm chăm sóc mỗi

tháng cùng lúc với bảo hiểm y tế. Bảo hiểm chăm sóc buộc các đối tượng tham gia có nghĩa

vụ đóng phí mỗi tháng cho đến cuối đời. Mức phí bảo hiểm chăm sóc được tính toán dựa

trên mức thu nhập hàng năm, tài sản,… của người tham gia bảo hiểm, được người sử dụng

lao động chi trả 50% (nếu có việc làm) và phí thấp nhất là 5.869 yên/tháng (Hiệp hội nghiên

cứu An sinh, 2020). Đối với người về hưu, phí bảo hiểm sẽ được trừ trước khi nhận được

lương hưu hàng tháng. Những gia đình có thu nhập thấp hoàn toàn có thể xin giảm mức phí

bảo hiểm nhằm tránh tạo gánh nặng cho gia đình.

Đối tượng được sử dụng bảo hiểm chăm sóc được chia làm hai dạng a) Người từ 65 tuổi

trở lên; b) Người từ 40 tuổi đến 64 tuổi. Về nguyên tắc, nhóm thứ nhất là nhóm đối tượng

chính của bảo hiểm chăm sóc, nhóm đối tượng thứ hai nếu muốn sử dụng cần trải qua kỳ

thẩm định xét duyệt gắt gao và chỉ chi trả cho người mắc phải tối thiểu một trong 16 loại

bệnh được bảo hiểm quy định bao gồm ung thư thời kỳ cuối, viêm cơ khớp, các dạng suy

giảm trí nhớ, Parkinson, tiểu đường có di chứng nặng,…

Thẻ bảo hiểm sẽ được cấp phát bởi bộ phận phụ trách bảo hiểm chăm sóc tại các cơ

quan hành chính gần nhà. Người từ 65 tuổi trở lên (và những người thuộc đối tượng nhóm

b) sẽ được phát thẻ bảo hiểm thông qua đường bưu điện nhằm giảm bớt những phiền toái

cho người tham gia bảo hiểm.

2.2 Dịch vụ chăm sóc và thủ tục sử dụng bảo hiểm

Các dạng dịch vụ có thể sử dụng bảo hiểm chăm sóc bao gồm (Hiệp hội nghiên cứu An

sinh, 2020):

a) Hỗ trợ thông tin trong việc chăm sóc và nâng cao sức khoẻ tại nhà như lập kế hoạch

chăm sóc và tham vấn gia đình;

Page 102: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

97

b) Dịch vụ chăm sóc tại nhà: Chi trả lương cho nhân viên chăm sóc thăm nhà theo giờ,

hỗ trợ sinh hoạt (quét dọn, tắm giặt, mua sắm, nấu ăn,…), vệ sinh thân thể (tắm rửa,

tiểu tiện), điều dưỡng gia đình, cung cấp dịch vụ bồn tắm di động, vật lý trị liệu,

quản lý sức khoẻ (bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng,…), cấp cứu 24/24;

c) Dịch vụ chăm sóc ban ngày và ngắn ngày: Dịch vụ chăm sóc ban ngày (ăn uống, tắm

rửa, duy trì chức năng,…) tại trung tâm hay tại bệnh viện (vật lý trị liệu); Dịch vụ

chăm sóc ngắn ngày (ngủ qua đêm, vật lý trí liệu) nhằm giảm bớt gánh nặng chăm

sóc cho gia đình;

d) Dịch vụ chăm sóc dài hạn: Nằm viện dài hạn hay ở trung tâm chăm sóc cho đến suốt

đời;

e) Dịch vụ cung cấp dụng cụ hỗ trợ chăm sóc: Thuê xe lăn, giường bệnh, mua các dụng

cụ tắm rửa, tiểu tiện (hạn mức tối đa 100.000 yên và người sử dụng bảo hiểm chi trả

trong khoảng từ 10% - 30%)

f) Sửa chữa nhà: Trang bị tay nắm, toilet và các dụng cụ hỗ trợ di chuyển trong nhà

(hạn mức tối đa 200.000 yên và người sử dụng bảo hiểm chi trả trong khoảng từ 10%

- 30%)

Quy trình xét duyệt sử dụng bảo hiểm được cụ thể hoá như sau: Nhận hồ sơ Chấp nhận

1. Nộp đơn 4. Tìm nhân viên xã hội phụ

trách

2. Đánh giá, duyệt xét 5. Thống nhất kế hoạch

3. Thông báo kết quả

Bắt đầu sử dụng dịch vụ

Page 103: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

98

Để sử dụng được bảo hiểm chăm sóc, người cao tuổi cần nộp đơn yêu cầu được sử dụng

bảo hiểm tại địa phương. Sau khi tiếp nhận, chính quyền thành phố nơi người cao tuổi cư

trú sẽ cử nhân viên phụ trách bảo hiểm, nhân viên xã hội, bộ phận y tế đến nhà người cao

tuổi để thực hiện đánh giá. Nội dung đánh giá bao gồm tình hình sinh hoạt, tình hình gia

đình, các chức năng cơ thể và nhu cầu của người cao tuổi. Kết quả đánh giá được thông báo

cho người cao tuổi và gia đình chậm nhất sau một tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Nếu kết

quả đánh giá thuộc dạng chỉ cần hỗ trợ thì người cao tuổi sẽ liên lạc với trung tâm hỗ trợ

thông tin gần nhà để cùng nhân viên xã hội lập kế hoạch, tham vấn, nếu kết quả đánh giá

thuộc dạng cần chăm sóc thì người cao tuổi và gia đình sẽ đến các trung tâm mình thích để

làm việc với nhân viên xã hội tại trung tâm. Ngoài ra, người cao tuổi vẫn có thể tự lựa chọn

cho mình một nhân viên xã hội phù hợp với nhu cầu bản thân (gần nhà, qua giới thiệu,…) từ

danh sách các nhân viên xã hội mà địa phương cung cấp. Người cao tuổi và gia đình có thể

yêu cầu thay đổi nhân viên xã hội phụ trách nếu cảm thấy không phù hợp. Nhân viên xã hội

phụ trách chăm sóc có nhiệm vụ lắng nghe, cùng với người cao tuổi và gia đình lập kế

hoạch chăm sóc phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính. Do số tiền được bảo hiểm chi

trả sẽ được căn cứ vào thu nhập, tài sản,… của người cao tuổi nên về nguyên tắc, dịch vụ

chăm sóc của các cá nhân sẽ có giá khác nhau, được thực hiện đúng theo kế hoạch chăm sóc

mà người cao tuổi, gia đình và nhân viên xã hội thống nhất dựa trên khả năng tài chính.

Mức độ cần chăm sóc càng lớn, số tiền được bảo hiểm chi trả sẽ càng cao và số tiền bảo

hiểm chi trả cho công tác chăm sóc được quy định hạn mức nhất định theo từng tháng. Vì

thế, nhân viên xã hội cần căn cứ vào hạn mức mà thân chủ mình được nhận cùng với khả

năng tài chính của thân chủ và gia đình để thiết kế kế hoạch chăm sóc phù hợp. Mức độ cần chăm sóc

và hạn mức chi trả

Tiêu chí đánh giá chung Ghi chú

Mức 1 (cần hỗ trợ) Hoàn toàn có thể thực hiện được các công việc Có thể tự chăm sóc

Page 104: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

99

Hạn mức: 50.320 yên chăm sóc bản thân tại nhà (ăn uống, vệ sinh,

tắm rửa, dọn dẹp). Một trong các hoạt động như

mua sắm, quản lý tiền bạc, quản lý thuốc men,

sử dụng điện thoại cần có người hỗ trợ à Hỗ

trợ tự lập, tham vấn, tư vấn tại nhà, cung cấp

thông tin về sức khoẻ, dinh dưỡng, thăm nhà

định kỳ

bản thân sau khi

được hỗ trợ

Mức 2 (cần hỗ trợ)

Hạn mức: 105.310 yên

Như mức 1 (cần hỗ trợ) nhưng là người có nguy

cơ té ngã do già yếu và cần chăm sóc trong

tương lai à Dịch vụ chăm sóc ban ngày; Mua

sắm, thuê dụng cụ hỗ trợ và sửa chữa nhà cửa

Cá nhân chi trả từ

10% đến 30%

Mức 1 (cần chăm sóc)

Hạn mức: 167.650 yên

Như mức 2 (cần hỗ trợ) nhưng việc di chuyển

trong nhà và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày

gặp khó khăn do sức mạnh cơ bắp, xương khớp

và có nguy cơ té ngã cao. Cần người hỗ trợ một

phần để hoàn thành công việc sinh hoạt à

chăm sóc tại nhà, chăm sóc ban ngày, ngắn

ngày

Cá nhân chi trả từ

10% đến 30%

Mức 2 (cần chăm sóc)

Hạn mức: 197.050 yên

Cần người hỗ trợ hằng ngày để hoàn thành các

công việc liên quan đến sinh hoạt hay có biểu

hiện về suy giảm trí nhớ à chăm sóc tại nhà,

chăm sóc ban ngày, ngắn ngày

Cá nhân chi trả từ

10% đến 30%

Mức 3 (cần chăm sóc)

Hạn mức: 270.480 yên

Sử dụng gậy, dụng cụ hỗ trợ hay xe lăn để di

chuyển và cần hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ các

hoạt động sinh hoạt hằng ngày à chăm sóc tại

nhà, chăm sóc ban ngày, ngắn ngày

Cá nhân chi trả từ

10% đến 30%

Mức 4 (cần chăm sóc)

Hạn mức: 309.380 yên

Sử dụng xe lăn và không thể sống nếu không có

người hỗ trợ. Tuy nhiên vẫn có thể trao đổi

Cá nhân chi trả từ

10% đến 30%

Page 105: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

100

bằng lời.

Có thể tự ăn uống, không cần chăm sóc hoàn

toàn nhưng cần cung cấp thức ăn qua lỗ thông

trực tiếp vào dạ dày hoặc truyền dịch liên tục à

chăm sóc tại nhà, chăm sóc ban ngày, ngắn

ngày, dài hạn

Mức 5 (cần chăm sóc)

Hạn mức: 362.170 yên

Nằm liệt giường, khó khăn trong trí nhớ, không

thể tự ăn uống và không thể không có người

chăm sócà chăm sóc tại nhà, dài hạn

Cá nhân chi trả từ

10% đến 30%

(Ghi chú: người cao tuổi có thu nhập chi trả 20% đến 30%)

Do bảo hiểm chăm sóc là một dạng bảo hiểm mới nên theo luật cứ mỗi 3 năm sẽ có một

đợt chỉnh sửa để phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính chung. Điều này là hoàn toàn

phù hợp do tốc độ già hoá dân số nhanh và tỷ lệ sinh giảm mạnh ở Nhật Bản. Để giảm bớt

gánh nặng trong tương lai, việc chi cho các hoạt động cần hỗ trợ sẽ được chú trọng (Hiệp

hội nghiên cứu An sinh, 2020).

Để hạn chế việc người cao tuổi sử dụng quỹ bảo hiểm, việc chú ý thành lập mạng lưới

hỗ trợ trước khi người cao tuổi cần đến bảo hiểm là điều hết sức quan trọng và nhân viên xã

hội đóng vai trò quyết định. Việc mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động của các quán cà phê

cộng đồng, trung tâm chăm sóc,… để người cao tuổi có thể tiếp cận, có thêm thông tin về

dinh dưỡng, chế độ ăn uống, phòng bệnh,… là điều cần thiết để hạn chế số lượng người cao

tuổi sử dụng quỹ bảo hiểm tăng.

3 Các vấn đề liên quan đến chăm sóc và bảo hiểm chăm sóc

3.1 Nạn nhân của bảo hiểm chăm sóc

Nạn nhân của bảo hiểm chăm sóc (tiếng Nhật: Kaigohoken nanmin) là từ được dùng để

chỉ người trên 65 tuổi đã được cơ quan hành chính xem xét đồng ý cho sử dụng bảo hiểm

Page 106: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

101

chăm sóc nhưng vẫn chưa tìm được trung tâm chăm sóc để sử dụng dịch vụ do quá tải. Theo

dự báo, toàn Nhật Bản sẽ có 430.000 người cao tuổi là nạn nhân của bảo hiểm chăm sóc vào

năm 2025 (Hiệp hội nghiên cứu An sinh, 2020). Ngoài ra, vấn đề thiếu nhân lực làm việc

trong ngành chăm sóc cũng là một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng này.

Trong tình hình hiện nay, việc hoàn thiện một hệ thống hỗ trợ toàn diện tại cộng đồng là

giải pháp hữu hiệu cho việc giảm số lượng nạn nhân của bảo hiểm chăm sóc. Các trung tâm

sinh hoạt, hỗ trợ tại cộng đồng luôn đóng vai trò chính là người cung cấp thông tin và thực

hiện công tác phòng tránh hữu hiệu. Các trung tâm này còn là cầu nối để lực lượng tình

nguyện có thể thực hiện công tác hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thực hiện huấn luyện cho

người tham gia tình nguyện trước khi giới thiệu họ đến với người cao tuổi và gia đình sẽ

làm tăng chất lượng hỗ trợ. Ngoài ra, nhân viên xã hội tại cộng đồng cần chú ý đến việc

khuyến khích gia đình tạo điều kiện để người cao tuổi có thể tự thực hiện các công việc

hằng ngày trong phạm vi có thể. Điều này tưởng chừng vô lý nhưng việc tự thực hiện các

công việc hằng ngày sẽ giúp cho người cao tuổi vận động nhiều hơn, giữ được thăng bằng,

cải thiện giác quan, tránh nguy cơ té ngã và huyết áp tốt hơn.

3.2 Các vấn đề liên quan đến quỹ bảo hiểm và tiền lương

Mặc dù số tiền được bảo hiểm chi trả có sự hỗ trợ 25% của nhà nước, 25% của chính

quyền địa phương nhưng với số lượng người cao tuổi tăng nhanh và tuổi thọ trung bình tăng

mỗi năm như hiện tại thì vấn đề tài chính của bảo hiểm chăm sóc là vấn đề không tránh khỏi.

Do điều kiện kinh tế - xã hội, thu nhập, tài sản, số lượng người cao tuổi tại mỗi địa phương

khác nhau nên có sự khác biệt về số tiền được miễn, giảm và số tiền mà người tham gia bảo

hiểm chăm sóc phải đóng hàng tháng (Komatsu, 2015). Ngoài ra, cho dù đóng một số tiền

bảo hiểm hằng tháng giống nhau nhưng do nhu cầu cá nhân khác nhau nên dễ nhận thấy có

nhiều than phiền khi người thụ hưởng so sánh nội dung dịch vụ với nhau.

Page 107: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

102

Bên cạnh sự khác biệt về số tiền phải đóng ở mỗi địa phương, thì vấn đề lương của

người tham gia lao động trong lĩnh vực chăm sóc cũng là vấn đề nan giải cho việc đảm bảo

nguồn nhân lực. Chăm sóc người cao tuổi là công việc không hề dễ dàng, các yếu tố gây

stress luôn tồn tại,… tuy nhiên tiền lương chỉ nằm ở mức thu nhập dưới trung bình. Điều

này dẫn đến sự khó khăn trong tuyển dụng, nạn bỏ việc và vấn đề về tay nghề của nhân viên

chăm sóc do nhu cầu tuyển dụng quá cao. Nếu không có những chính sách tốt nhằm thu hút

nguồn nhân lực trong lĩnh vực này thì việc phụ thuộc vào lao động nước ngoài là điều tất

yếu. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều lao động nước ngoài trong công tác chăm sóc lại

đem đến nhiều vấn đề mới mà trước nay Nhật Bản chưa từng phải đối diện.

3.3 Sự khác biệt khi bắt đầu dụng dịch vụ y tế và dịch vụ chăm sóc

Về nguyên tắc, bảo hiểm y tế là một dạng bảo hiểm bắt buộc và có thể sử dụng cho tất

cả mọi người mà không có sự hạn chế về mặt thời gian và địa điểm. Chính vì thế, so với bảo

hiểm y tế, quy trình, thủ tục để sử dụng bảo hiểm chăm sóc là một quy trình tốn nhiều thời

gian cho những công việc liên quan đến hành chính, đánh giá,… và được cho là quá khó

khăn. Một người trên 65 tuổi muốn sử dụng bảo hiểm chăm sóc cần phải tốn ít nhất một

tháng cho các thủ tục thẩm định và điều này càng khó khăn hơn nếu người có nhu cầu sử

dụng là người từ 40 tuổi đến 64 tuổi.

Bên cạnh đó, phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế tại Nhật Bản được đánh giá là rộng hơn

và ít tạo gánh nặng cho người sử dụng hơn do không có quy định chặt chẽ về hạn mức sử

dụng như bảo hiểm chăm sóc. Nhu cầu cá nhân đa dạng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ

của các loại hình dịch vụ liên quan đến chăm sóc. Sự đa dạng về nội dung dịch vụ là một

trong những điểm mạnh trong ngành chăm sóc tại Nhật Bản nhưng ngược lại cũng tạo cho

người cao tuổi và gia đình có những hụt hẫng không đáng có do sự hạn chế về tài chính của

gia đình (Komatsu, 2015).

Page 108: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

103

3.4 Sự thay đổi trong kinh doanh chăm sóc

Bảo hiểm chăm sóc ra đời làm thay đổi rất lớn trong nội dung dịch vụ chăm sóc. Người

cao tuổi không còn là đối tượng thụ hưởng chính sách tại trung tâm mà là người sử dụng

dịch vụ đúng nghĩa thông qua việc ký kết hợp đồng chăm sóc. Điều này làm cho sự vận

hành trung tâm có nhiều thay đổi để đáp ứng được nhu cầu khách hàng theo nguyên lý kinh

tế thị trường và các trung tâm quy mô nhỏ không còn đủ sức cạnh tranh. Một số trung tâm

chăm sóc đã quá chú trọng đến việc lợi nhuận, lôi kéo khách hàng và đưa ra những cam kết,

dịch vụ không đúng theo quảng cáo, đi ngược với nguyên tắc kinh doanh dịch vụ liên quan

đến an sinh (Komatsu, 2015). Một thực tế đau lòng khác là sự thay đổi không đáng có của

một số nhân viên xã hội trong việc giới thiệu những dịch vụ không hoàn toàn phù hợp với

thân chủ do có kết nối với trung tâm chăm sóc vì mục đích lợi nhuận. Do quy định buộc các

trung tâm giữ chỗ trong trường hợp người cao tuổi đang sử dụng dịnh vụ nhập viện dưới 3

tháng nên một số trung tâm đã cố sức sử dụng nguồn hỗ trợ y tế có sẵn nhằm giữ người cao

tuổi ở lại trung tâm để tăng doanh thu mà không đưa vào bệnh viện để chữa trị. Chính vì thế,

trong những năm gần đây, chính phủ Nhật Bản đã căn cứ vào điều 24 của luật An sinh xã

hội để đưa ra nhiều biện pháp nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng cũng như buộc các trung

tâm chăm sóc minh bạch hoá trong công tác quản lý và dịch vụ chăm sóc.

Mặc khác, do mức độ chăm sóc càng lớn thì số tiền mà các trung tâm chăm sóc thu về

từ quỹ bảo hiểm càng cao nên các trung tâm có xu hướng ưu tiên cho người cao tuổi cần sự

chăm sóc nhiều (Nagada, 2019). Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các trung tâm chăm sóc

càng khốc liệt hơn khi nguồn lao động làm việc trong lĩnh vực chăm sóc không đáp ứng đủ

nhu cầu. Ngoài việc cải cách chính sách tiền lương, các công tác hỗ trợ nâng cao kỹ thuật,

phòng tránh cạn kiệt cho nhân viên làm việc tại các trung tâm chăm sóc đang là điều cần

được chú trọng.

Page 109: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

104

4 Kết luận

Già hoá dân số đang dẫn đến nhiều vấn đề buộc hệ thống an sinh Nhật Bản phải có

những thay đổi nhằm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Nhật Bản là một trong những

quốc gia phải đối diện với già hoá dân số nhanh nhất thế giới và cũng là một trong những

quốc gia đi đầu về chính sách an sinh cho người cao tuổi. Với sự thay đổi nhanh chóng và

nhu cầu đa dạng ngày nay, Nhật Bản cần xây dựng một hệ thống chăm sóc toàn diện cho

người dân bên cạnh việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực an sinh. Việc thay đổi chính sách

về an sinh nhất là bảo hiểm chăm sóc là vô cùng cần thiết để có thể khắc phục được những

hạn chế còn tồn tại.

Bảo hiểm chăm sóc thường gây cảm giác phiền toái cho người cao tuổi và gia đình

trong lần đầu sử dụng do đòi hỏi khá nhiều thủ tục giấy tờ, đánh giá và thay đổi chính sách

chi trả mỗi 3 năm. Tuy nhiên, đây là một loại bảo hiểm giúp ích rất nhiều cho người cao

tuổi và gia đình khi nhu cầu chăm sóc phát sinh. Hy vọng Việt Nam sẽ học tập được nhiều

kinh nghiệm của Nhật Bản và thiết lập được một hệ thống chăm sóc tốt trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc. (2020). Kaigo gairon. Tyuo Hoki.

Hiệp hội đào tạo nhân viên chăm sóc. (1999). Kaigo gairon. Tyuo Hoki.

Hiệp hội nghiên cứu An sinh. (2020). Kaigohoken zidai no fukushi unei ưo kangaeru.

Tyuo Hoki.

Honma Akira và cộng sự. (2010). Rozin Fukushi Ron. Zenkoku Syakai Fukushi

Kyogikai.

Kuroki Yashuhiro và cộng sự. (1998). Gurupu waku ron. Minerva.

Kuroiwa Haruko. (2008). Nintisyo koureisya no gurupu waku. Takasuga.

Page 110: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

105

Komatsu. (2015). Syakai fukushi shisetsu unei ron. Tyuo Hoki.

Nagada. (2019). Syoshi koreika zidai no iryo to fukushi. Akiseki.

Page 111: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

106

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

Phạm Quốc Hưng10

Tóm tắt

Với cuộc sống hiện đại ngày nay nhiều người bận rộn với công việc, nên không có

nhiều thời gian để chăm sóc và phụng dưỡng ba mẹ, ông bà của mình. Dịch vụ chăm sóc

người già ngày được nhiều khách hàng quan tâm, đặc biệt là các thành phố lớn. Công việc

này đòi hỏi ở người chăm sóc phải có lòng kính trọng với người già, đồng thời phải am hiểu

được tâm lý của người cao tuổi (NCT) mới có thể chăm sóc, phụng dưỡng một cách tốt

nhất…Bằng phương pháp duy vật biện chứng; tiếp xúc thực tiễn kết quả tham luận trình

bày: (i) Khái quát về lý luận; (ii) Thực trạng NCT ở Việt Nam; (iii) Giải pháp nâng cao chất

lượng chăm sóc NCT và (iv) Kết luận

Từ khoá: Người cao tuổi, lý luận, thực trạng, chăm sóc, giải pháp

1 Khái quát về lý luận

NCT hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi

khoảng từ 60 trở lên. Pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam (số 23/2000/PL-UBTVQH, ra

ngày 28/04/2000) nhận định: "người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con

cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội"[1].

Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: NCT là “Tất cả

các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”. Theo WHO: NCT phải từ 70 tuổi trở lên. Những

10 Giảng viên Trường Đại học Văn Hiến, [email protected]

Page 112: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

107

nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng

được nâng cao [2]

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2020- QUYẾT ĐỊNH- Số :1579/QĐ-TTG-PHÊ DUYỆT

CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN NĂM 2030-Nội

dung chủ yếu :

1. Mục tiêu chung : Chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi (người từ đủ 60 tuổi

trở lên) bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược

Dân số Việt Nam đến năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể: a) 100% cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ban hành nghị quyết, kế

hoạch, đầu tư ngân sách cho chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào năm 2025 và duy trì đến

năm 2030; b) Người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông

tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi đạt 70% năm

2025; 85% năm 2030; c) Người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt

70%, được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đạt 95% năm 2025; 100% năm 2030; c)

Người cao tuổi được phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim

mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sa sút trí tuệ...) đạt 70%

năm 2025; 90% năm 2030; d) Người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc được cung cấp kiến

thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe đạt 50% năm 2025; 90% năm 2030; đ) 100% người cao

tuổi không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng

vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030; e) Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các loại

hình câu lạc bộ khác của người cao tuổi có nội dung chăm sóc sức khỏe đạt 80% năm 2025;

100% năm 2030; g) Số xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe

người cao tuổi, có ít nhất 01 đội tình nguyện viên tham gia chăm sóc sức khỏe người cao

tuổi đạt 50% năm 2025; 90% năm 2030; h) Số quận, huyện thí điểm, phát triển mô hình

Page 113: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

108

Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày cho người cao tuổi đạt 20% năm 2025; 50% năm

2030; i) Số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mô hình Trung tâm dưỡng lão theo

hình thức xã hội hóa thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đạt 25% năm

2025; 100% năm 2030; k) 100% người cao tuổi khi bị bệnh được khám và điều trị vào năm

2025 và duy trì đến năm 2030; l) Người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám

bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được khám và điều trị tại nơi ở đạt 70%

năm 2025; 100% năm 2030; m) Bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi có khoa lão khoa

và bệnh viện tuyến quận, huyện dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao

tuổi đạt 70% năm 2025; 100% năm 2030; n) Số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí môi trường

thân thiện với người cao tuổi đạt ít nhất 20% năm 2025; 50% năm 2030[3].

2 Thực trạng người cao tuổi ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất ở châu Á và

đã chính thức bước vào thời kỳ già hóa từ năm 2011, số người già trên 60 tuổi ở nước ta

hiện chiếm trên 11%; kết quả từ sự sụt giảm của tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tuổi thọ ngày càng

tăng lên. Có người cho rằng Dân số Việt Nam đang già nhanh: ‘Chưa giàu thì đã già’ …

Điều này tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, gia đình, cộng đồng và của toàn

xã hội. Bên cạnh mặt tích cực, già hóa dân số cũng đặt ra những thách thức trong công tác

chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội dành cho NCT [4].

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó

Trưởng Tiểu ban điều trị, Việt Nam hiện có khoảng 11,409 triệu NCT, phần lớn trong số

này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành... Việc

phòng bệnh là vô cùng quan trọng đối với NCT, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ

bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra.

*Xu hướng gia tăng tỷ trọng NCT Việt Nam trong tổng dân số qua các năm

Page 114: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

109

Năm Tổng dân số

(triệu người)

Số lượng NCT 60+

(triệu người)

Tỷ trọng NCT 60+ trong

tổng dân số (%)

1979 53,74 3,71 6,90

1989 64,38 4,64 7,20

1999 76,33 6,19 8,10

2009 85,79 7,72 9,00

2011 87,80 8,70 9,90

2016 92,7 10,14 10,94

2017 93,69 10,26 10,95

Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê các năm, Điều tra Dân số và nhà ở, Báo

cáo của Ủy ban Quốc gia người cao tuổi các năm.

Năm 2018, 2019 dân số Việt Nam tương ứng là 94,666 triệụ và 96,209 triệu người;

người cao tuổi từ 60 trở lên là 12,875 và 11,409 triệu người; tỷ lệ là 13,6% và 11, 8% [5]

Dưới đây là số liệu thống kê chính về dân số người cao tuổi của Việt Nam: 2019 2050

Dân số từ 60 tuổi trở lên (tổng cộng) 11.988.000 29.841.000

Dân số từ 60 tuổi trở lên (% tổng dân số) 12,3 27,2

Phụ nữ lớn tuổi từ 60 tuổi trở lên (% tổng dân số) 7,14 15,08

Tuổi thọ (nam) 71,16 77,2

Tuổi thọ (nữ) 79,4 83,22

Tỷ số phụ thuộc tuổi già (65+ / 15-64 tuổi) 11,4 32,8

Người cao tuổi ở nông thôn (% tổng dân số) 10,69

Người cao tuổi thành thị (% tổng dân số) 9,76

Người cao tuổi sống một mình từ 60 tuổi trở lên

(% tổng dân số từ 60 tuổi trở lên) 9,4

Nguồn: Global AgeWatch Insight

Trong đời sống xã hội, NCT luôn có vai trò rất quan trọng. NCT là một trong những lực

lượng nòng cốt ở cơ sở. Trong gia đình, NCT nêu gương, hướng dẫn, động viên con cháu

chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. NCT

Page 115: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

110

vẫn tiếp tục có những đóng góp để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh

chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở. Tuy nhiên, NCT ở Việt Nam đa phần có

đời sống vật chất khó khăn, chăm sóc sức khỏe chưa thật đầy đủ, cuộc sống tinh thần chưa

thực sự thỏa mãn, còn nhiều người trong tình trạng sống cô đơn.

Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn quan tâm và ban hành

nhiều chủ trương, chính sách đối với NCT để đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần

của họ. Các chính sách này đã tạo ra các khuôn khổ pháp lý để cải thiện và nâng cao chất

lượng cuộc sống của NCT…Trước khi có Luật NCT, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã

đưa ra các chủ trương và ban hành, triển khai nhiều chính sách cụ thể trên thực tế như Chỉ

thị số 59-CT/TW, ngày 27/9/1995 về chăm sóc NCT; Chỉ thị số 117/TTg ngày 27/2/1996 về

chăm sóc NCT và hỗ trợ hoạt động cho Hội Người cao tuổi Việt Nam; Pháp lệnh Người cao

tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10; Nghị định 71/2000/NĐ-CP ngày 23/11/2000 quy định

việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hưu; Quyết định số

141/2004/QĐ-TTG ngày 05/08/2004 về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam.

Bộ Y tế đã có Quyết định 1588/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng

dẫn tạm thời quản lý sức khỏe người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại tuyến y tế cơ sở

trong bối cảnh dịch COVID-19" và "Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phòng chống dịch

COVID-19 cho NCT tại cộng đồng". Tài liệu này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh,

chữa bệnh trong cả nước… Tài liệu này nhằm hướng dẫn cán bộ y tế cơ sở trong việc phối

hợp với y tế tuyến trên cùng với chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương vừa thực

hiện nhiệm vụ dự phòng lây nhiễm COVID-19 cho NCT vừa bảo đảm điều trị có hiệu quả

cho bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính tại cộng đồng trong bối cảnh phòng chống dịch

bệnh…

Page 116: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

111

Phòng ngừa lây nhiễm bệnh COVID-19 không chỉ giúp phòng tránh lây lan bệnh ở một

nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong chung và còn góp phần trì

hoãn đỉnh dịch, tránh nguy cơ quá tải cho hệ thống y tế khiến cho dịch bệnh trở nên trầm

trọng hơn. Bởi vậy, Chính phủ và ngành Y tế luôn coi NCT, người mắc bệnh mạn tính là

đối tượng ưu tiên trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 [6].

3 Giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay

NCT thường bị các bệnh mãn tính không lây như: xương khớp, tim mạch và huyết áp,

rối loạn tiểu tiện; những bệnh tật phát sinh như: sa sút tinh thần và trầm cảm... có xu hướng

tăng. NCT chưa có thói quen khám bệnh định kỳ vì vậy khi phát hiện bệnh thường ở giai

đoạn muộn, nguy cơ khuyết tật cũng rất cao, thường gặp nhất là khuyết tật về mất thị lực và

thính lực. Các bệnh về tim mạch, ung thư và hô hấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

đối với nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên. NCT phải đối mặt với gánh nặng về sức khỏe nhưng

việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe lại đang gặp hạn chế và có sự khác biệt lớn

giữa khu vực nông thôn, miền núi với thành thị. Bên cạnh đó, đời sống vật chất của nhiều

NCT trên địa bàn vùng sâu vùng xa còn rất khó khăn…Tác giả đề xuất:

Một là: Trong giai đoạn này, Luật về NCT là văn bản pháp lý rất quan trọng cùng với

các văn bản quy phạm pháp luật khác của Chính phủ đã khá đầy đủ. Vấn đề tiếp sau là các

Bộ, Ngành , địa phương cần quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các văn bản trên về NCT

để điều chỉnh các hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò của NCT.

Hai là: Để NCT nhận được nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc của xã hội, cần nhiều hơn

nữa sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành để xây dựng và ngày một hoàn thiện các

công trình phúc lợi xã hội như hệ thống y tế lão khoa, hệ thống nhà dưỡng lão để đáp ứng

được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của NCT. Cần nâng cao hơn mức sinh hoạt

đạt được hiện nay của NCT. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp thích ứng với vấn đề "già

Page 117: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

112

hóa dân số" bằng hệ thống chính sách phát huy vai trò của NCT, nhờ kinh nghiệm vốn có

của NCT…tạo môi trường thân thiện với NCT nhằm khuyến khích họ mang những kiến

thức, kinh nghiệm quý báu truyền cho thế hệ con cháu, tạo nên và duy trì sự phát triển mang

tính chiến lược và bền vững.

Ba là: Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), sức khỏe không chỉ là tình trạng không

bệnh tật của cơ thể mà còn là trạng thái thoải mái về cả mặt tinh thần và xã hội. Đây không

phải là một phát ngôn đặc biệt của WHO mà chỉ là một định nghĩa được đúc kết dựa vào

một sự thật là con người là một tổng thể được kết hợp bởi 3 yếu tố: thể chất, tinh thần và xã

hội.

Do vậy NCT cần ăn uống lành mạnh là tiền đề rất quan trọng để ngăn ngừa việc thiếu

chất: Thiếu vitamin (đặc biệt là vitamin D), sắt, các loại thực phẩm giàu tinh bột và

protein… Đảm bảo lượng nước uống hằng ngày để tránh mất nước, thiếu nước NCT dễ bị

đột qụy, hại thận, hại gan, cản trở tiêu hóa… NCT cần tích cực tập thể dục nhiều hơn. Tập

thể dục làm tăng sức cơ, giữ cho khớp dẻo dai, và kích hoạt các hệ thống kiểm soát cân

bằng và vận động các bộ phận toàn cơ thể... Các bệnh viện cử các chuyên gia vật lý trị liệu

không chỉ đến các cơ sở dưỡng lão, cần đến cả các khu dân cư có công viên hoặc nơi có

không gian rộng, mở các đợt (lớp) hướng dẫn ngắn ngày luyện tập cho NCT. Tuy nhiên

NCT nên chủ động trong việc quyết định phương pháp nào phù hợp nhất. Chẳng hạn, một

số người thích tham gia một lớp tập thể dục trong khi những người khác thích các hoạt động

như khiêu vũ, bơi lội hoặc tập dưỡng sinh. Các hoạt động giúp phát triển sức cơ và cân bằng

đặc biệt hữu ích.

Bốn là: Trách nhiệm của gia đình: Con-Cháu phải có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc

Cha-Mẹ-Ông-Bà…cả về vật chất và tinh thần. Con-Cháu chủ động tạo môi trường gia đình

thuận hòa, để bậc sinh thành sống khỏe - sống vui! Bậc sinh thành sống khỏe – sống vui

Page 118: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

113

mới đủ minh mẫn để làm gương, khuyên dạy truyền kinh nghiệm nghề, kinh nghiệm quan

hệ xã hội tốt đẹp cho hậu sinh! Các bậc sinh thành mới “Nhân sinh thất thập chưa già, Vạch

ra chiến lược cả nhà làm theo”.

Năm là: Hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề ưu tiên; chuyên

môn, kỹ thuật, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; tăng cường liên doanh,

liên kết; huy động các nguồn vốn, tài trợ quốc tế để thực hiện nhanh, hiệu quả các mục tiêu

của Chương trình chăm sóc NCT.

4 Kết luận

Các chính sách về NCT của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện: Dành ngân sách để chăm

sóc vật chất và tinh thần của NCT; nhấn mạnh việc tạo điều kiện về mọi mặt để Hội người

cao tuổi phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc NCT là nhiệm vụ

của các cấp, ngành để góp phần thực hiện tốt chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, giữ

gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; vận động toàn dân tham gia các hoạt động

đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng; chăm sóc vật

chất và tinh thần của người già, nhất là những người già cô đơn, không nơi nương tựa; quy

định về chăm sóc, phụng dưỡng NCT; phát huy vai trò của NCT… Các chính sách về NCT

đã quan tâm, bảo đảm đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống của NCT, từ trong hoạt

động văn hóa, giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe cho đến các hoạt động về thể dục thể thao,

giải trí, du lịch hay trong sử dụng các công trình, các phương tiện công cộng…Trách nhiệm

của các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương triển khai chi tiết thực hiện phù hợp thực

tiễn.

Tự hào về thành tựu nâng tuổi thọ trung bình, đồng thời thực hiện đạo hiếu với bậc tiền

bối, sinh thành, với trách nhiệm của mỗi người tới sự phát triển bền vững của các thế hệ tiếp

sau, thực hiện tốt QUYẾT ĐỊNH Số: 1579/QĐ-TTg-Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2020-

Page 119: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

114

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN

NĂM 2030.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Pháp lệnh người cao tuổi: Của UBTVQH Việt Nam, số 23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày

28/04/2000

http://benhvien tien giang.vn › chi-tiet-tin › cac-giai-oan-c..

Số 1579/QĐ-TTg- Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2020- QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT

CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN NĂM

https://syt.quangbinh.gov.vn/3cms/Ban-in-507.htm?art=1457686802683

https://helpagevn.org/blogs/tin-du-an/nguoi-cao-tuoi-viet-nam-theo-ket-qua-tong-dieu-

tra-dan-so-va-nha-o-nam

http://giadinh.net.vn/y-te/ban-hanh-tai-lieu-quan-ly-va-nang-cao-suc-khoe-nguoi-cao-

tuoi-trong-boi-canh-dich-covid-19-20200408163814083.htm-08/04/2020

Đàm Hữu Đắc. (2010). “Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội: Chăm

sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập”, Hà Nội;

NXB Lao động - Xã hội.

Giang Thanh Long. (2010). “Chuyển đổi hệ thống hưu trí từ PAYG DB sang tài khoản

cá nhân tượng trưng (NDC)”, Báo cáo số 3 của Dự án TF058179 giữa Ngân hàng thế giới

và Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Hà Nội: Ngân hàng thế giới và Viện Khoa học Lao

động và Xã hội.

Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2009.

Phạm Thắng, Đỗ Thị Khánh Hỷ. (2009). Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc

người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi ở Việt Nam, Bộ Y tế - UNFPA, Hà Nội.

Page 120: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

115

UNFPA. (2012). Già hóa trong thế kỷ 21: thành tựu và thách thức.

UNFPA. (2014). Báo cáo “Bảo đảm thu nhập cho người cao tuổi ở Việt Nam: Lương

hưu xã hội”.

Ủy ban Quốc gia người cao tuổi. Báo cáo 21/BC-UBQGNCT ngày 29/12/2017 về Tình

hình và kết quả thực hiện công tác người cao tuổi năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ

năm 2018.

Page 121: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

116

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH VÀ THỰC TẬP CÔNG

TÁC XÃ HỘI CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

Nguyễn Thụy Diễm Hương11

Tóm tắt

Thực hành/ thực tập là một phần không thể thiếu trong đào tạo công tác xã hội vì nó

liên kết việc học trên lớp với việc vận dụng ngoài hiện trường. Thực hành/ thực tập công tác

xã hội cung cấp một trải nghiệm học tập thực tế giúp sinh viên hiện thực hóa mục tiêu học

tập và chứng minh vai trò chuyên nghiệp của mình trong việc giúp đỡ người khác dưới với

sự giám sát chặt chẽ từ người hướng dẫn thực thực hành có kinh nghiệm. Trong bối cảnh

các trường đào tạo công tác xã hội ngày càng nhiều trong khi tính chuyên nghiệp của các cơ

sở xã hội chưa cao, việc tổ chức thực hành/ thực tập công tác xã hội cho sinh viên đang là

một thách đố to lớn. Dựa trên những nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn, tác giả bài viết

trình bày các yếu tố chính yếu giúp nâng cao chất lượng thực hành và thực tập công tác xã

hội: (1) chuẩn bị sinh viên trước khi đến hiện trường, (2) xây dựng quan hệ đối tác và xác

định trách nhiệm của các bên liên quan và (3) thiết kế phương thức đánh giá kết quả thực

tập toàn diện.

Từ khóa: công tác xã hội, thực hành, thực tập, đào tạo, giáo dục thực địa

1 Dẫn nhập

Nếu như giáo dục thực địa được xem như làm phương pháp dạy và học đặc trưng của

ngành công tác xã hội thì dường như nó đang gặp một thách đố rất lớn. Theo ông Tô Đức -

Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TBXH) cho biết, đến năm 2018, cả nước có

khoảng 55 trường đại học, cao đẳng và 21 cơ sở dạy nghề có đào tạo chuyên ngành Công

11 Giangr viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Page 122: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

117

tác xã hội (trong đó có 5 trường đã tiến hành đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ngành Công tác xã hội)

với những hình thức đào tạo đa dạng và linh hoạt cùng hàng chục ngàn sinh viên ra trường

mỗi năm. Trong khi đó, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, các cơ sở xã

hội hiện nay còn hoạt động thiếu chuyên nghiệp và chưa phát huy hết chức năng công tác xã

hội (Nguyen Huong, 2018). Như vậy, bằng cách nào có thể cung cấp hiệu quả một môi

trường thực hành/ thực tập tại hiện trường cho một số lượng lớn các cơ sở đào tạo và người

học mỗi năm?

Một nghiên cứu mới nhất về thực hành/ thực tập được thực hiện trên 8 trường đại học từ

Bắc chí Nam có đào tạo ngành công tác xã hội cho thấy các mô hình giáo dục thực địa của

Việt nam còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này đến từ việc hợp tác lỏng lẽo giữa các

trường đào tạo với cơ sở thực tập, số lượng giám sát viên có trình độ chuyên môn và kinh

nghiệm thiếu và các phương pháp đánh giá chưa toàn diện (Nguyen HT, Cohen E, Văn Đỗ

T, et al, 2020). Như vậy, vấn đề lớn đặt ra cho các cơ sở đào tạo là làm thế nào để gia tăng

chất lượng thực hành/ thực tập công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay. Bài viết giúp khám

phá các yếu tố quan trọng, góp phần rất lớn cho giáo dục thực địa của công tác xã hội. Ở

đây có thể kể đến ba yếu tố cốt lõi: công tác chuẩn bị cho sinh viên trước khi đến hiện

trường, quan hệ đối tác và trách nhiệm của các bên liên quan và cơ chế đánh giá kết quả

thực tập/ thực hành.

2 Chuẩn bị sinh viên cho thực hành/ thực tập

Đào tạo thực hành đòi hỏi yêu cầu cao vì nó liên quan đến việc kết nối lý thuyết với

thực hành trong quá trình làm việc với đối tượng con người thân chủ, các cơ sở xã hội và

cộng đồng. Việc các cơ sở đào tạo chuẩn bị sinh viên kỹ lưỡng trước khi thực hành/ thực tập

tốt thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với người học, nghề công tác xã hội, thân chủ và cộng

đồng.

Page 123: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

118

Đầu tiên, sinh viên cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản của lý thuyết trong chương trình

đào tạo trước khi được phép thực hành/ thực tập. Sinh viên trải qua một số học kỳ nhất định

để được trang bị tốt các môn học tiên quyết như Nhập môn công tác xã hội, an sinh xã hội,

lý thuyết công tác xã hội và các môn phương pháp thực hành công tác xã hội. Những môn

học này nhằm đặt nền tảng vững chắc cho thực địa. Những sinh viên không đạt được bất kỳ

môn học tiên quyết cần được yêu cầu học lại trước khi thực hiện kỳ thực hành/ thực tập.

Việc học trên lớp không chỉ là lý thuyết suông nhưng bằng những phương pháp dạy và

học đa dạng như thao tác gián tiếp/ trực tiếp, thực hành mô phỏng, phân tích trường hợp,

tham quan thực tế…, các môn học này phải vừa đảm bảo sinh viên được trang bị đầy đủ các

kiến thức chuyên môn vừa rèn luyện thái độ và kỹ năng cần thiết của một nhân viên công

tác xã hội tương lai. Mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb (1984) là một đề xuất lý

tưởng cho giai đoạn này. Theo đó, người học được phát triển toàn diện về: trí tuệ, cảm xúc,

thể chất, kĩ năng và các mối quan hệ xã hội trong quá trình tham gia.

Kế đến những buổi định hướng thực hành/ thực tập là không thể thiếu trong công tác

chuẩn bị. Chúng giúp sinh viên hiểu được đề cương các môn thực hành/ thực tập tốt nghiệp

(mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung thực hiện….), các tiêu chuẩn pháp lý, quy định đạo đức

thực hành nghề công tác xã hội trong bối cảnh Việt nam, cách học nơi thực địa, cách gắn

kết giữa lý thuyết với thực hành để đáp ứng yêu cầu của từng đợt thực hành/ thực tập….

Những buổi định hướng cũng hướng dẫn sinh viên sử dụng các các thủ tục hành chánh và

các biểu mẫu liên quan đến thực hành/ thực tập.

Trước khi chính thức thực hành/ thực tập tại cơ sở, sinh viên còn được chuẩn bị tinh

thần qua buổi gặp gỡ, trao đổi với giảng viên hướng dẫn. Sinh viên có thể có được những

thông tin sơ khởi về cơ sở thực tập và cùng giảng viên hướng dẫn xác định lịch họp kiểm

huấn, phương thức thông tin, liên lạc giữa đôi bên và những quy định liên quan đến thực tập.

Page 124: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

119

Thực tế cho thấy, cho dù được đặt trong môi trường chưa chuyên nghiệp đủ, sinh viên

càng được chuẩn bị về mặt chuyên môn và tinh thần thì càng biết tận dụng lợi thế của

chương trình đào tạo và những tương quan xã hội để giải quyết ổn thỏa những khó khăn,

thách đố xảy ra trong quá trình thực hành/ thực tập (Nguyen HT, Cohen E, Văn Đỗ T, et al,

2020).

3 Xây dựng quan hệ đối tác và quy định trách nhiệm của các bên liên quan

trong thực hành/ thực tập công tác xã hội

Để việc thực hành/ thực tập của sinh viên đạt được kết quả tốt nhất, thông thường rất

cần mối quan hệ đối tác bền chặt và tinh thần trách nhiệm của các bên liên quan (ASI –

CFSI, 2011). Ở đây, ngoài vai trò của đơn vị đào tạo (cụ thể là khoa/ bộ môn công tác xã

hội), còn có trách nhiệm của điều phối viên, kiểm huấn viên thực địa, giảng viên hướng dẫn

và sinh viên thực tập.

Với tư cách là đơn vị đào tạo, trách nhiệm của khoa/ bộ môn công tác xã hội là tích cực

tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và hiệu quả với các cơ sở xã hội và kiểm

huấn viên thực địa để thu xếp nơi thực tập phù hợp nhu cầu của sinh viên. Việc chọn lựa các

cơ sở thực tập phải dựa trên các tiêu chuẩn nhất định. Sự hợp tác lâu dài giữa đôi bên cần

được hợp thức hóa bằng bản thỏa thuận ghi nhớ (MOU) trong đó quy định rõ trách nhiệm

và quyền lợi của cả hai. Cùng với cơ sở xã hội, khoa còn cần xác định những người có thể

hỗ trợ sinh viên thực tập tại hiện trường. Thường họ là những người có chuyên môn công

tác xã hội, kinh nghiệm làm việc và kiểm huấn.

Ngoài ra, thông qua những khóa tập huấn ngắn hạn, khoa truyền đạt các đề cương môn

học với các mục tiêu, yêu cầu và nội dung thực hành/ thực tập rõ ràng cho các bên liên quan,

các biểu mẫu sử dụng cũng như chức năng và vai trò của kiểm huấn viên thực địa để nâng

cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ hỗ trợ thực tập sinh. Đồng thời khoa thiết

Page 125: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

120

lập một cơ chế thông tin liên lạc và phản hồi phù hợp, thuận tiện cho việc trao đổi và giải

quyết kịp thời những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình sinh viên thực hành/ thực tập.

Trong lãnh vực thực hành/ thực tập, vị đại diện cho khoa được xem như là điều phối

viên. Vị này chuẩn bị các thủ tục hành chánh và văn bản cần thiết, liên hệ các cơ sở thực tập

để xin phép gởi sinh viên, trao đổi và thống nhất mục tiêu và công việc thực tập. Bên cạnh

đó, vị này cần tổ chức định hướng trước khi sinh viên đi thực tập để ướng dẫn chi tiết qui

trình thực tập các biểu mẫu, cách viết nhật ký, viết báo cáo, ghi chép trường hợp, đánh

giá…. Trong suốt thời gian sinh viên thực tập, điều phối viên theo dõi sát sao tình hình để

kịp thời giải quyết các sự việc phát sinh, tổ chức các cuộc họp với giảng viên hướng dẫn,

thăm viếng thực địa hoặc dự các buổi lượng giá giữa kỳ giữa giảng viên hướng dẫn, kiểm

huấn viên cơ sở và sinh viên thực tập. Cuối kỳ, điều phối viên cũng thường tổ chức buổi

lượng giá thực tập với các bên liên quan, thu thập các thông tin phản hồi để cải thiện mô

hình thực tập/ thực hành.

Đi sâu sát với thực tập sinh là trách nhiệm của những giảng viên hướng dẫn của khoa/

bộ môn công tác xã hội. Thông thường, mỗi giảng viên phụ trách tối đa 20 sinh viên/ học kỳ.

Họ luôn duy trì mối quan hệ tích cực với điều phối viên, sinh viên và cơ sở thực tập. Họ

đồng hành cùng sinh viên trong quá trình thực tập, bảo đảm rằng sinh viên được hướng dẫn

tốt và được tạo điều kiện để hoàn thành các mục tiêu của đợt thực tập và biết cách vận dụng

lý thuyết vào thực tế công việc. Họ hỗ trợ sinh viên tìm kiếm những nguồn trợ giúp thích

hợp khi cần, chuẩn bị và tổ chức định kỳ các cuộc họp kiểm huấn sinh viên thực tập. Ngoài

ra, họ luôn làm việc chặt chẽ, thăm viếng và họp lượng giá với cơ sở thực tập để có thể đánh

giá kết quả thực tập của sinh viên một cách khách quan nhất (ASI – CFSI, 2011).

Nếu cơ sở thực tập không có kiểm huấn viên, giảng viên hướng dẫn có thể kiêm luôn

vai trò kiểm huấn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tốt hơn nên tách biệt hai vai trò này

Page 126: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

121

để có thể quản lý, đào tạo và hỗ trợ sinh viên cách hiệu quả trong quá trình thực hành/ thực

tập.

Đối tác không thể thiếu trong giáo dục thực địa là kiểm huấn viên cơ sở. Vị này cung

cấp hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn chuyên môn cho sinh viên tại hiện trường; tạo ra và duy trì

một tương quan trong đó sinh viên sẽ cảm thấy yên tâm vận dụng kiến thức và kỹ năng vào

môi trường thực tế. Trong cụ thể, kiểm huấn viên cung cấp thông tin về triết lý, sứ mệnh và

chức năng, cơ cấu tổ chức, các thủ tục, chính sách và các dịch vụ của cơ quan… (tổng quan

cơ sở). Họ quan sát trực tiếp, đề xuất ca/ nhóm cho sinh viên can thiệp. Họ có thể bổ sung

kiến thức và huấn luyện thêm kỹ năng cho sinh viên. Họ cũng giám sát các ca đã giao cho

sinh viên và cho phản hồi, giữ liên lạc với cơ sở đào tạo và cho những nhận xét khách quan,

công bằng, đáng tin cậy về năng lực của sinh viên trong quá trình thực hành/ thực tập.

Tuy được chuẩn bị kỹ lưỡng và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nhiều phía nhưng sinh

viên thực tập là người chịu trách nhiệm chính về việc học của mình và bảo đảm sử dụng

hoàn toàn cơ hội học tập để đạt mục tiêu học hành. Sinh viên phải tuân theo các tiêu chuẩn,

đạo đức nghề nghiệp và các quy định của cơ sở thực tập. Tùy theo yêu cầu của mỗi đợt thực

tập, sinh viên lựa chọn phương pháp thực hành/ thực tập phù hợp, có trách nhiệm về những

gì họ làm trong việc hỗ trợ và phục vụ thân chủ dưới sự giám sát của giảng viên hướng dẫn

của trường và kiểm huấn viên thực địa. Sinh viên chủ động tìm kiếm cơ hội học tập và kinh

nghiệm mới, đồng thời chủ động đưa ra các vấn đề để thảo luận với hướng dẫn viên thực

địa. Họ cần chuẩn bị và tham gia đầy đủ các buổi họp kiểm huấn cũng như hoàn thành các

bài tập và báo cáo thực tập đúng thời gian quy định.

4 Thiết kế phương thức đánh giá toàn diện

Việc đánh giá kết quả học tập cả sinh viên do giảng viên hướng dẫn, kiểm huấn viên cơ

sở và chính thực tập sinh thực hiện dù rằng kết quả cuối cùng do giảng viên hướng dẫn

Page 127: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

122

quyết định. Mục đích của đánh giá là để đo lường mức độ sinh viên đã đạt được các mục

tiêu học tập. Trong thực tế, đánh giá là một quá trình liên tục, bắt đầu từ ngày đầu tiên sinh

viên tham gia cho đến khi kết thúc thực hành/ thực tập. Tuy nhiên, có hai đợt đánh giá lớn:

đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ.

Thông thường, các lãnh vực đánh giá tập trung vào bốn khía cạnh: (1) vận dụng kiến

thức vào thực hành, (2) sử dụng kỹ năng chuyên môn trong cung ứng dịch vụ, (3) thể hiện

thái độ và tư cách của nhân viên xã hội chuyên nghiệp trong cơ sở và (4) nỗ lực tự rèn luyện

và phát triển nghề nghiệp. Mỗi khía cạnh đánh giá lại chia thành những tiêu chí và các cấp

độ khác nhau để thể hiện đúng năng lực của sinh viên (Department of Applied Social

Studies, 2010). Dữ liệu để đánh giá bao gồm kế hoạch phát triển cá nhân, nhật ký thực tập,

bảng điểm danh, biên bản kiểm huấn, phản hồi của bạn cùng nhóm thực tập, phản hồi / đánh

giá của cơ sở, bản tự đánh giá của sinh viên, báo cáo tiến độ, báo cáo thực tập, ghi chú từ

quan sát trực tiếp / gián tiếp…

Một mặt, việc đánh giá phải giúp giảng viên hướng dẫn cho điểm, xếp hạng sinh viên

thực tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Mặt khác, đánh giá còn đem lại cho sinh

viên cơ hội biết rõ mình hơn với những ưu và khuyết điểm liên quan đến việc phát triển

nghề nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, đánh giá còn có thể cung cấp dữ liệu để đơn vị đào

tạo và cơ sở xã hội dựa vào đó mà cải tiến chất lượng đào tạo cũng như các dịch vụ xã hội

(ASI – CFSI, p108 - 2011).

5 Kết luận

Từ một thập kỷ nay, chương trình đào tạo công tác xã hội của Việt nam vừa cố gắng

tích hợp những tiêu chuẩn quốc tế vừa gắn liền với thực tiễn thực hành tại địa phương. Để

đất nước có những nhân viên công tác xã hội có chất lượng trong tương lai, ngoài những

kiến thức, kỹ năng được trang bị trên lớp, sinh viên cần môi trường thực địa thuận lợi để

Page 128: HỘI THẢO CẤP KHOA KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN

123

thực hành/ thực tập nghề nghiệp. Trách nhiệm này chủ yếu được đặt trên vai của các cơ sở

giáo dục. Giáo dục thực địa chỉ thực sự sinh ích lợi nếu các trường trang bị tốt và đầy đủ

cho sinh viên ngay từ những tiết học trên giảng đường. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo cần có

sự hợp tác tốt với cơ sở xã hội và đào luyện các bên liên quan với đầy đủ kiến thức, năng

lực, kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho việc học tập trải nghiệm của sinh viên. Đồng thời,

hệ thống đánh giá kết quả thực hành / thực tập khoa học, toàn diện cũng góp phần làm gia

tăng chất lượng đào tạo thực địa cho ngành công tác xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Allyson Davys & Liz Beddoe. (2010). Best Practice in Professional Supervision – A

Guide for the Helping Professions. Jessica Kingsley Publishers.

ASI – CFSI .(2011). Kiểm huấn Công tác xã hội. Tài liệu dự án “Đào tạo công tác xã

hội Việt nam”

Charles R. Horejsi & Cynthia L. Garthwait. (1999). The Social Work Practicum – A

Guide and Workbook for Students. Allyn & Bacon.

Department of Applied Social Studies. (2010). Practicum Handbook for Bachelor of

Social Sciences (Social work) Programme. 10th edition. City of University of Hongkong.

Kolb, D. (1984). Experiential Learning: experience as the source of learning and

development. Englewood Cliffs. NJ: Prentice Hall.

Nguyen HT, Cohen E, Văn Đỗ T, et al. Social work field education in Vietnam:

Challenges and recommendations for a better model. International Social Work. June 2020.

Nguyen Huong. (2018). Đào tạo và thực hành nghề công tác xã hội từ đề án 32 đến nay.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Công tác xã hội – nhu cầu nhân lực và vấn đề đào tạo công tác

xã hội viên”. Đại học Sư phạm TPHCM. 10/208, p 234 – 248.