ĐẠi hỌc huẾ - wordpress.com · web viewỞ việt nam, trên toàn quốc bão bắt đầu...

83
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay A. PHẦN MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hằng ngày chúng ta thường nghe trên các phương tiện thông tin những tin tức về thiên tai như bão tuyết ở Mỹ, lạnh giá ở Nga, động đất ở Nhật Bản, bão ở Trung Quốc, lũ lụt ở Ấn Độ... Danh sách thiên tai không chỉ dừng lại ở đó mà nó đang ngày càng kéo dài ra mãi cùng với sự phát triển của xã hội. Hằng năm thiên tai đã cướp đi tính mạng của hàng triệu người dân vô tội, gây tổn thất lớn về vật chất cũng như tinh thần con người. Trận động đất ở Côbê (Nhật Bản) ngày 17/1/1995 chỉ diễn ra trong vòng 20 giây đã tàn phá thành phố cảng sầm uất nhất Nhật Bản có 1,5 triệu dân, làm chết 5.502 người, thiệt hại đến 200 tỉ USD. Trận lũ lụt lịch sử vào tháng 8/1998 của cả ba con sông: Sông Hằng, Sông Bramaputa và sông Mecna nhấn chìm 2/3 lãnh thổ Bănglađét làm chết gần 1000 người, 30 triệu người không có nhà ở, quét sạch 16000 km đường bộ, 6000 cây cầu, 4343 con đê... có thể nói những thiệt hại mà thiên tai gây ra vô cùng to lớn và không thể lường trước được. Gần đây nhất, thảm họa kép tại Nhật Bản đã làm thiệt hại…………….. 1

Upload: others

Post on 11-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hằng ngày chúng ta thường nghe trên các phương tiện thông tin những tin

tức về thiên tai như bão tuyết ở Mỹ, lạnh giá ở Nga, động đất ở Nhật Bản, bão ở

Trung Quốc, lũ lụt ở Ấn Độ... Danh sách thiên tai không chỉ dừng lại ở đó mà

nó đang ngày càng kéo dài ra mãi cùng với sự phát triển của xã hội. Hằng năm

thiên tai đã cướp đi tính mạng của hàng triệu người dân vô tội, gây tổn thất lớn

về vật chất cũng như tinh thần con người. Trận động đất ở Côbê (Nhật Bản)

ngày 17/1/1995 chỉ diễn ra trong vòng 20 giây đã tàn phá thành phố cảng sầm

uất nhất Nhật Bản có 1,5 triệu dân, làm chết 5.502 người, thiệt hại đến 200 tỉ

USD. Trận lũ lụt lịch sử vào tháng 8/1998 của cả ba con sông: Sông Hằng,

Sông Bramaputa và sông Mecna nhấn chìm 2/3 lãnh thổ Bănglađét làm chết

gần 1000 người, 30 triệu người không có nhà ở, quét sạch 16000 km đường bộ,

6000 cây cầu, 4343 con đê... có thể nói những thiệt hại mà thiên tai gây ra vô

cùng to lớn và không thể lường trước được. Gần đây nhất, thảm họa kép tại

Nhật Bản đã làm thiệt hại……………..

Ngày nay, sự phát triển của khoa học kĩ thuật cho phép con người ngày

càng đi sâu nghiên cứu cơ chế hoạt động của trái đất và nhờ đó đã hạn chế đến

mức thấp nhất những hậu quả do thiên nhiên gây ra như dự đoán trước được

những trận động đất hay núi lửa phun, xây dựng các công trình kiến trúc kiên

cố chống thiên tai, theo dõi và dự báo chính xác bước đi của bão và của giông

tố... Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ làm hạn chế chứ hoàn toàn chúng ta không thể

chế ngự được thiên nhiên.

Việt Nam là một đất nước nhỏ bé nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa

gần biển Đông và Thái Bình Dương rộng lớn. Đây được coi là một trong những

tâm điểm của thiên tai trên trái đất. Hằng năm nước ta phải gánh chịu trung

bình từ 9 đến 10 cơn bão từ biển đổ bộ vào, cùng với bão là mưa lớn làm xuất

hiện lũ lụt ở nhiều nơi hay những đợt xâm nhập của của khối không khí lạnh từ

1

Page 2: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

phương Bắc tràn xuống gây nên những đợt rét đậm, rét hại, sương giá, sương

muối kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng và đời sống sản xuất.

Trước thực trạng thiên tai ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp, trong

những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chú trọng công tác theo

dõi, dự báo thiên tai. Việc làm này đã đem lại một số hiệu quả, tuy nhiên hằng

năm thiên tai vẫn để lại trên đất nước ta những hậu quả vô cùng nặng nề. Cách

tốt nhất để hạn chế thiệt hại là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân

dân chủ động phòng tránh kịp thời khi có dự báo thiên tai xảy ra. Trong đó tăng

cường giáo dục cho đối tượng học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cách

phòng chống thiên tai (PCTT) là việc làm cực kì cần thiết. Chính vì vậy, nhiều

nội dung giáo dục PCTT cho học sinh đã được tích hợp trong nội dung của

nhiều môn học như: Tự nhiên xã hội ở bậc Tiểu học, môn Địa lí, Sinh học ở

trường THPT... Trong đó môn Địa lí được coi là môn học có nhiều khả năng và

cơ hội giáo dục PCTT nhất. Trong môn Địa lí nói chung ở các cấp học thì nội

dung chương trình Địa lí lớp 12 là môn học có cơ hội giáo dục PCTT rất tốt.

Thực tế ở các trường THPT hiện nay, nhiều giáo viên hoặc tự giác hoặc tự

phát đã tiến hành khai thác nội dung giáo dục PCTT cho học sinh và đã đạt

được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, một số giáo viên chưa coi trọng vấn

đề này cộng với thời gian và phương tiện dạy học hạn chế. Do đó, việc giáo dục

phòng chống thiên tai vẫn bộc lộ một số vấn đề chưa thoả đáng.

Xuất phát từ những lí do trên, đồng thời nhằm rèn luyện cho bản thân một

số phương pháp và kĩ năng trong việc giáo dục PCTT cho học sinh trong quá

trình giảng dạy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Xác định nội dung và phương

pháp giáo dục phòng chống thiên tai qua môn Địa lí lớp 12 - THPT" làm đề

tài nghiên cứu.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xác định được các nội dung và một số phương pháp dạy học thích hợp

giáo dục phòng chống thiên tai cho học sinh qua môn Địa lí lớp 12 một cách

khả thi và có hiệu quả.

2

Page 3: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1. Nghiên cứu các cơ sở lí luận của việc giáo dục PCTT qua bài dạy Địa lí

lớp 12

2. Khảo sát, điều tra thực trạng giáo dục PCTT ở trường phổ thông.

3. Xác định các nội dung PCTT và một số phương pháp thích hợp giáo

dục PCTT qua bài dạy Địa lí lớp 12.

4. Thiết kế một số mẫu giáo án có tích hợp nội dung giáo dục PCTT qua

bài dạy Địa lí lớp 12.

5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả

thi của những vấn đề đề tài đưa ra.

IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các nội dung và phương pháp dạy học giáo dục PCTT cho học sinh qua

bài dạy Địa lí lớp 12.

VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Bài lên lớp nội khoá Địa lí 12 - THPT ban cơ bản

- Địa bàn khảo sát thực nghiệm: một số lớp 12 trường THPT Nam Hà.

VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra khảo sát.

Phương pháp quan sát.

Phương pháp phỏng vấn đàm thoại

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3. Phương pháp thống kê toán học.

Phân tích tính toán kết quả khảo sát và thực nghiệm qua phiếu điều tra, từ

đó kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất.

3

Page 4: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

B - PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CHO HỌC SINH QUA

MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 - THPT

1.1 . THIÊN TAI VÀ CÁC LOẠI THIÊN TAI THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM

1.1.1. Thiên tai

Thiên tai là những thảm hoạ bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con người ở

một địa phương, một vùng, một đất nước, một khu vực hoặc cho toàn thế giới.

[2; 7]

1.1.2. Các loại thiên tai thường gặp ở Việt Nam

Việt Nam là nước có nhiều thiên tai, các thiên tai thường gặp ở nước ta

bao gồm:

1.1.2.1. Bão

Bão là tên gọi một khu vực áp thấp có gió xoáy theo hướng ngược chiều

kim đồng hồ, nhưng nếu hình thành ở Nam bán cầu lại có gió xoáy theo hướng

chiều kim đồng hồ quay.[2; 84]

Ở Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng

XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn vào tháng XII, nhưng cường độ

yếu. Ở nước ta mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. Bão tập trung vào tháng IX

sau đó tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão ba tháng này chiếm tới 70% số

cơn bão trong toàn mùa.[1; 62]

Trung bình mỗi năm có từ 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, có

năm lên tới 9-10 cơn. Nếu tính đến cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta

thì còn nhiều hơn nữa, tính trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần

8,8 cơn bão.

4

Page 5: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Những cơn bão ảnh hưởng đến nước ta hình thành từ biển Đông hoặc

vùng biển Tây Thái Bình Dương. Khi sức gió mạnh nhất ở vùng trung tâm của

gió xoáy đạt cấp 6 - 7 (39-61km/h) thì được gọi là áp thấp nhiệt đới, còn đạt

trên cấp 8 (62km/h) thì gọi là bão.

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão gây

ra thường 300-400 mm, có khi đến 500-600 mm. Trên biển bão thường gây

sóng to dâng cao 9-10 mét có thể làm lật tàu thuyền. Gió bão làm mực nước

biển dâng cao, thường tới 1,5-2 mét gây ngập mặn vùng đồng bằng ven biển.

Nước dâng tràn đê kết hợp với nước lũ do mưa lớn trên nguồn đổ về làm ngập

trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh, đổi chiều tàn phá cả những công trình

vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế... có thể nói, bão là

một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở

vùng ven biển.

1.1.2.2. Ngập lụt

Lụt là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ gây ra. Lụt có

thể do lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (đê) làm vỡ các công trình ngăn lũ vào

các vùng trũng cũng có thể do nước biển dâng cao khi gió bão làm ngập nước

vùng ven biển.

Hiện nay, ở nước ta vùng chịu ngập lụt nhiều nhất là đồng bằng sông

Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung

Bộ

1.1.2.3. Lũ quét

Lũ quét là một loại tai biến thiên nhiên gây nguy hại lớn cho con người.

Có nhiều yêu tố thuận lợi để lũ quét diễn ra:[9; 24]

Địa hình, điều kiện khí tượng, mưa. Hoạt động của con người cũng là

nguyên nhân thúc đẩy thêm sự xuất hiện của lũ quét, đó là hoạt động phá rừng

để sản xuất, xây dựng nhà cửa... đã làm hạn chế khả năng giữ nước của mặt đất.

Khi xảy ra mưa lớn nước không thấm sẽ chuyển động nhanh hơn tạo thành lũ.

5

Page 6: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Ở nước ta, theo nghiên cứu của Viện Khí tượng Thuỷ văn cho thấy, từ

năm 1950 trở lại đây, năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.

Ở miền Bắc nước ta, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung

ở vùng núi phía Bắc như lưu vực sông Nậm La (Sơn La), Mường Lay (Lai

Châu), Bát Xát (Lào Cai).

Ở miền Trung vào các tháng X - XII lũ quét cũng xảy ra nhiều nơi.

1.1.2.4. Sạt lở đất

Sạt lở đất xảy ra khi đất, bùn và đá chuyển động rất nhanh trên sườn dốc

xuống. Sạt lở đất thường xảy ra vào mùa mưa lũ ở các khu vực đồi núi. Sạt lở

đất có thể vùi lấp con người, nhà cửa, hoa màu, gây tắc nghẽn giao thông... vào

mùa mưa bão vùng đồi núi Việt Nam thường hay xảy ra sạt lở đất.

1.1.2.5. Hạn hán

Hạn hán là tình trạng thiếu độ ẩm, hiếm mưa trong một thời gian dài ở một

địa phương.[4; 91]

Nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn hán thường là do một khu áp cao di

chuyển tới, bao phủ trong một thời gian khá dài ở một địa phương.

Ở Việt Nam, khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra

ở nhiều nơi. Ở miền Bắc tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã

(Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3-4 tháng. Còn ở miền Nam

mùa khô khắc nghiệt hơn. Thời kì khô hạn kéo dài 4-5 tháng ở đồng bằng Nam

Bộ và vùng Tây Nguyên, 6-7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

1.1.2.6. Động đất

Động đất là hiện tượng chấn động ở một bộ phận nào đó của lớp vỏ trái

đất [4; 76].

Động đất ở nước ta diễn ra mạnh tại các đứt gãy sâu. Tây Bắc Việt Nam là

khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất rồi đến khu vực Đông Bắc. Các khu

vực này có các đứt gãy: Sông Hồng - Sông Chảy; Sơn La - Sông Đà; Sông Mã,

Điện Biên - Lai Châu; Cao Bằng - Lạng Sơn; Đông Triều - Cẩm Phả.

6

Page 7: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 26 trạm quan sát động đất, trong đó có 23

trạm ở miền Bắc và 3 trạm ở miền Nam. Nhằm tăng cường khả năng dự báo

động đất, Viện Vật lí địa cầu đã kiến nghị lắp đặt thêm 12 trạm nữa tại miền

Nam. Những trạm này sẽ ghi nhận trung thực các sự kiện động đất xảy ra, tập

hợp các dữ liệu và trên cơ sở đó đưa ra dự báo trong tương lai.

1.1.2.7. Sương muối, sương giá

Sương muối là hình thức ngưng tụ của hơi nước thành những tinh thể

trắng, xốp, nhẹ do nhiệt độ trên mặt đất và các vật hạ xuống dưới 0 oC. Sương

muối phá huỷ chất diệp lục của lá cây, làm cho nước trong đất mất đi tính linh

hoạt và cây không hút được nước nên cây chết hàng loạt, mùa màng thất bát.

Sương muối thường xảy ra ở nước ta vào các tháng mùa đông, nhất là vào

các tháng XII, tháng I và tháng II.

Nơi hàng năm xuất hiện sương muối nhiều nhất là các tỉnh vùng núi Bắc

Bộ, một số nơi trung du tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Hoà Bình cũng có hiện tượng

này. Thậm chí vùng núi Thanh Hoá và Tây Nghệ An cũng có năm xuất hiện

sương muối (như tháng 12 năm 1975). Các tỉnh Trung Trung Bộ trở vào đến

Nam Bộ hầu như không có hiện tượng sương muối.

Sương giá là hình thức ngưng tụ của hơi nước ở các vùng có khí hậu lạnh

tạo thành các tinh thể băng bám trên cành cây, bụi cây, sương giá cũng làm cho

mùa màng bị thiệt hại lớn do nhiệt độ hạ thấp đột ngột. Tuy nó không tác hại

như sương muối nhưng nếu thời gian xuất hiện kéo dài thì sương giá cũng gây

nguy hiểm đối với một số loại cây trồng.

1.2 . GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.2.1. Khái niệm

Phòng chống thiên tai là dự đoán trước những bất lợi do thiên tai đem lại

để có những biện pháp hạn chế thiệt hại.

Giáo dục PCTT là hoạt động tạo dựng cho con người những nhận thức và

mối quan tâm đến vấn đề thiên tai như các loại thiên tai, nguyên nhân hình

7

Page 8: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

thành, tác động và những biện pháp để phòng tránh và hạn chế tác hại do thiên

tai gây ra.

Việc giáo dục PCTT cho học sinh trong nhà trường được thực hiện bằng

cách: Giáo viên sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học thích hợp để giúp

học sinh hiểu rõ nguyên nhân hình thành, diễn biến, hậu quả của các thiên tai.

Hình thành, bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh khả năng phòng chống, khắc

phục tác hại của thiên tai nhất là những thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

Đồng thời qua bài học ở trường các em có ý thức hơn trong việc tuyên truyền

cho cộng đồng biết, cùng phòng chống thiên tai có hiệu quả.

1.2.2. Các dạng nội dung giáo dục phòng chống thiên tai

1.2.2.1. Dạng trực tiếp

Là các bài có nội dung chủ yếu của bài học, hay một phần nội dung có sự

trùng hợp với nội dung giáo dục PCTT.

1.2.2.2. Dạng gián tiếp

Là các bài có một số nội dung của bài học, hay nột số phần nhất định của

bài học có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục PCTT.

1.2.3. Phương pháp dạy học giáo dục phòng chống thiên tai

Giáo dục PCTT có mục tiêu không chỉ cung cấp kiến thức về thiên tai cho

học sinh mà còn rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng học tập và kĩ năng tham

gia. Hơn thế nữa, thông qua hoạt động giáo dục PCTT hướng các em có được

thái độ đúng đắn đối với vấn đề liên quan đến cách phòng chống thiên tai.

Trong quá trình giáo dục PCTT, học sinh từ chủ thể nhận thức trở thành chủ thể

của hoạt động. Chính vì vậy, cần sử dụng các phương pháp dạy học giáo dục

PCTT theo hướng tích cực, nhằm thúc đẩy vai trò chủ thể của học sinh trong

quá trình nhận thức về thiên tai. Đó là các phương pháp như đàm thoại gợi mở,

phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận, phương pháp tranh

luận, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan... Những phương pháp

này đều tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh. Các em có cơ hội để tự

xác định cho mình những giá trị, niềm tin đúng đắn đi tới hành động hợp lý.

8

Page 9: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, chỉ đạo, định hướng cho các em trong quá

trình tiến hành giáo dục PCTT mà thôi.

1.3 . ĐẶC ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH, SGK ĐỊA LÍ LỚP 12

1.3.1. Đặc điểm chương trình

Chương trình Địa lí lớp 12 cung cấp hệ thống kiến thức về địa lí tổ quốc.

Về cấu trúc, chương trình gồm 5 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí

các ngành kinh tế, Địa lí các vùng và Địa lí địa phương. Mỗi phần có một vai

trò nhất định trong việc trang bị kiến thức cho học sinh để tạo nên chương trình

tổng thể, tương đối hoàn chỉnh về Địa lí tổ quốc trên cơ sở kế thừa và phát triển

Địa lí ở Trung Học Cơ Sở.[8; 26]

1.3.2. Đặc điểm sách giáo khoa

Về nội dung và hình thức trình bày, SGK Địa lí lớp 12 được thiết kế thành

các bài học tương đối độc lập và ứng với mỗi bài là một tiết. Trong trường hợp

có một số đơn vị kiến thức khó chia tiết thì chấp nhận phương án có bài tiếp

theo. Điều này chủ yếu gặp ở phần Địa lí tự nhiên Việt Nam, như đặc điểm

chung của tự nhiên, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Nhìn chung chương trình Địa lí lớp 12 cung cấp cho học sinh kiến thức về

địa lí tổ quốc, tập trung vào tất cả các vấn đề từ đặc điểm tự nhiên đến dân cư,

xã hội và sự phát triển kinh tế. Đặc biệt, những nội dung về đặc điểm tự nhiên

như vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ,

đặc điểm chung của tự nhiên, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên…đây là những

nội dung có liên quan chặt chẽ với cơ chế hình thành, nguyên nhân, vùng phân

bố một số thiên, tai tạo ra nhiều nội dung, nhiều cơ hội để tích hợp, lồng ghép

giáo dục PCTT. Bên cạnh đó hệ thống hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ trong SGK giúp

học sinh dễ dàng hình thành biểu tượng về thiên tai. Do đó việc tích hợp, lồng

ghép nội dung giáo dục phòng chống thiên tai cho học sinh rất thuận lợi mà

không ảnh hưởng mục tiêu của bài học địa lí.

1.4 . ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ HỌC SINH

9

Page 10: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Cũng như nhiều môn khoa học giáo dục khác, phương pháp dạy học là

khoa học sư phạm có mối liên hệ chặt chẽ với lý luận dạy học và các học thuyết

giáo dục. Một đặc điểm không thể thiếu là phải quan tâm đến đối tượng học

sinh. Bởi vậy, khi soạn ra các phương pháp giảng dạy phải dựa vào những tài

liệu sư phạm và quy luật tư duy, trí nhớ, chú ý, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Tức

là phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ở các lứa tuổi.

 Tâm lý học và giáo dục học cũng đã phân tích rằng: sự phát triển trí tuệ ở

học sinh lớp 12 luôn có tính chủ động, được phát triển khá mạnh ở quá trình

nhận thức, sự tri giác có mục đích đã đạt tới mức cao. Quan sát của học sinh

đã có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống mang tính toàn diện. Bên cạnh ghi

nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, khả năng tích cực

hóa trong học tập với yêu cầu làm việc, khả năng linh hoạt trong giờ học ở học

sinh đòi hỏi cao. Các em biết nội dung nào cần khắc sâu, ghi nhớ, cái gì hiểu

mà không cần ghi nhớ, cái gì cần cho nội dung bài học, phương tiện để rèn

luyện cho mình kiến thức và kỹ năng nhất định. Đồng thời khả năng tìm tòi,

liên hệ thực tế tốt, các em đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong

gia đình. Vì vậy việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục PCTT vào bài học

sẽ thu hút được sự quan tâm và chú ý của học sinh.

1.5. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI QUA BÀI

DẠY ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 12 – THPT

1.5.1. Mục đích điều tra

Làm rõ tình hình giáo dục PCTT ở trường THPT qua bài dạy Địa lí

lớp 12, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả

của việc giáo dục PCTT.

1.5.2. Nội dung điều tra

Nội dung điều tra tập trung vào các vấn đề hết sức cốt lõi phản ánh được

thực tế giáo dục PCTT qua bài dạy Địa lí lớp 12 bao gồm:

+ Quan điểm của giáo viên về giáo dục PCTT

+ Mục đích, mức độ tiến hành giáo dục PCTT

10

Page 11: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

+ Nội dung tiến hành giáo dục PCTT; phương pháp, hình thức dạy học,

phương tiện dạy học giáo dục PCTT

+ Mức độ đạt mục tiêu khi tiến hành giáo dục PCTT

+ Thuận lợi, khó khăn khi tiến hành giáo dục PCTT qua bài dạy Địa lí

lớp 12

+ Nhận thức của học sinh về thiên tai

+ Đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục PCTT

1.5.3. Công cụ điều tra

Việc điều tra được tiến hành bằng phiếu kết hợp phỏng vấn trực tiếp.

1.5.4. Tổ chức điều tra

Số lượng giáo viên và học sinh: 2 giáo viên Địa lí và 120 học sinh lớp 12

Trường THPT Nam Hà

Thời gian điều tra: tháng 11 - 12 năm 2011

1.5.5. Kết quả điều tra

Kết quả điều tra cho thấy những vấn đề lớn sau đây:

1.5.5.1. Nhận thức của giáo viên đối với việc giáo dục PCTT cho học sinh

Tất cả các giáo viên được điều tra đều cho rằng giáo dục PCTT là việc làm

rất cần thiết. Sự quan tâm và nhận thức đúng đắn của giáo viên là điều kiện

thuận lợi để giáo dục PCTT cho học sinh.

1.5.5.2. Mục đích giáo dục PCTT

Các giáo viên khi tiến hành tích hợp giáo dục PCTT cho học sinh qua bài

dạy Địa lí lớp 12 đều nhằm mục đích giúp cho học sinh hiểu được nguyên nhân,

diễn biến, tác hại, cách phòng tránh và giáo dục những người xung quanh

phòng tránh thiên tai.

Bảng 1.1. Mục đích của việc giáo dục PCTT cho học sinh lớp 12 qua bài dạy

Địa lí

Mục đích Số GV đồng ý

Tỷ lệ

(%)

11

Page 12: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Giúp học sinh hiểu được nguyên nhân, diễn biến của thiên tai 3 100

Giúp học sinh biết được tác hại của thiên tai 3 100

Giúp học sinh biết cách phòng tránh và giáo dục những người

xung quanh phòng tránh thiên tai

3 100

Tất cả các ý kiến trên 3 100

Ý kiến khác 0 0

1.5.5.3. Mức độ tiến hành giáo dục PCTT cho học sinh

Việc giáo dục PCTT được các giáo viên tiến hành với nhiều mức độ khác

nhau qua bài dạy địa lí lớp 12. Tuy nhiên phần lớn giáo viên được hỏi đều cho

rằng chỉ thỉnh thoảng mới tiến hành giáo dục PCTT (66,7 %), mức độ tiến hành

thường xuyên chỉ chiếm 33,3%. Không có giáo viên nào chưa bao giờ thực hiện

việc giáo dục PCTT cho học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12.

Bảng 1.2. Mức độ tiến hành giáo dục PCTT cho học sinh lớp 12 qua bài dạy Địa lí

Mức độ Số giáo viên thực hiện Tỉ lệ (%)

Thường xuyên 1 33,3

Thỉnh thoảng 2 66,7

Hiếm khi 0 0

Không bao giờ 0 0

1.5.5.4. Các nội dung được chú trọng khi giáo dục PCTT

Có nhiều nội dung về thiên tai được giáo viên đề cập trong bài dạy Địa lí

lớp 12, trong đó tập trung nhiều nhất là cách PCTT (80%), nguyên nhân và tác

hại của thiên tai (66,7%), phân bố của thiên tai (33,3%) và cuối cùng là diễn

biến của thiên tai (20%).

Bảng 1.3. Nội dung được chú trọng khi giáo dục PCTT cho học sinh lớp 12 qua bài dạy

Địa lí

12

Page 13: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Nội dung Số giáo viên đồng ý Tỉ lệ (%)Nguyên nhân của thiên tai 1 33,3Diễn biến của thiên tai 1 33,3Phân bố của thiên tai 2 66,6Tác hại của thiên tai 3 100Cách PCTT 3 100

1.5.5.5. Các phương pháp dạy học giáo dục PCTT

Để giáo dục PCTT cho học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12 các giáo viên đã

sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Đa số các phương pháp được

sử dụng đều là những phương pháp dạy học mới phát huy được tính tích cực,

chủ động của học sinh như: thảo luận (33,3%), khảo sát điều tra (53,3%), nêu

vấn đề (40%). Bên cạnh đó để giáo dục phòng chống thiên tai có hiệu quả nhiều

giáo viên đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học (66,7%).

Bảng 1.4. Các phương pháp dạy học giáo dục PCTT

Phương pháp Số giáo viên lựa chọn Tỉ lệ (%)Thuyết trình 1 33,3Thảo luận 2 66,6Điều tra, khảo sát 1 33,3Hỏi đáp 0 0Nêu vấn đề 2 66,6Quan sát 1 33,3Kể chuyện 2 66,6Kết hợp nhiều phương pháp 3 100

1.5.5.6. Các hình thức dạy học giáo dục PCTT

Bảng 1.5. Các hình thức dạy học giáo dục PCTT

Hình thức dạy học Số giáo viên sử dụng Tỉ lệ (%)Bài trên lớp 3 100

Ngoại khoá 1 33,4

Cả hai hình thức 2 66,6

1.5.5.7. Phương tiện dạy học giáo dục PCTT

13

Page 14: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Các phương tiện giáo viên thường sử dụng trong quá trình dạy học giáo

dục PCTT cho học sinh lớp 12 qua bài dạy Địa lí khá đa dạng, nhiều nhất là

tranh ảnh (66,7%), tài liệu tham khảo (66,7%), số liệu thống kê (53,3%), sách

giáo khoa (33,3%). Các phương tiện hiện đại như máy vi tính, phim ảnh được

sử dụng hạn chế, chỉ thực hiện trong các tiết dạy công nghệ thông tin (một học

kỳ dạy 2 tiết)

1.5.5.8. Mức độ đạt mục tiêu khi tiến hành giáo dục PCTT cho học sinh

Các mục tiêu đề ra trong việc giáo dục PCTT cho học sinh (theo đánh giá

của giáo viên) nhìn chung đạt mức độ khá (66,7%), vẫn còn ý kiến cho rằng

việc giáo dục PCTT mới chỉ đạt kết quả ở mức độ trung bình (20%), mức độ

cao rất ít (13,3%) còn mức độ rất cao chưa đạt được.

1.5.5.9. Khó khăn thường gặp khi tích hợp giáo dục PCTT

Hầu như các giáo viên được hỏi đều cho rằng khó khăn lớn nhất trong việc

tích hợp giáo dục PCTT cho học sinh hiện nay là thiếu cơ sở vật chất và phương

tiện dạy học (80%), thiếu thời gian (66,7%), 33,3% cho rằng thiếu các hướng

dẫn cụ thể và 13,3% cho rằng chưa có chủ trương tích hợp.

1.5.5.10. Thuận lợi khi tích hợp giáo dục PCTT

Thuận lợi cơ bản khi thực hiện tích hợp giáo dục PCTT cho học sinh qua

bài dạy Địa lí lớp 12 theo các giáo viên được điều tra có thứ tự là: Sự quan tâm

của nhà trường và xã hội (46,7%), sự thích thú cao của học sinh (33,3%),

phương tiện dạy học đầy đủ (20%), còn ý kiến giáo viên nhiệt tình và tài liệu

tham khảo đa dạng và cập nhật không được lựa chọn.

1.5.5.11. Các điều kiện cần để hỗ trợ cho việc giáo dục PCTT

Để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục PCTT, tất cả các giáo viên được

điều tra đều sắp xếp thứ tự các điều kiện như sau:

1. Tổ chức tập huấn cho giáo viên

2. Các hướng dẫn cụ thể về tích hợp giáo dục PCTT

3. Cung cấp các tài liệu tham khảo

14

Page 15: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

4. Tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện dạy học.

1.5.5.12. Nhận thức của học sinh đối với thiên tai

Bảng 1.10. Nhận thức của học sinh đối với thiên tai

Nội dung Đồng ý Phân vân Không đồng ý

Số lượng

Tỉ lệ

(%)

Số lượng

Tỉ lệ

(%)

Số lượng

Tỉ lệ

(%)Thiên tai ở Việt Nam không nhiều 4 3,3 10 8,3 106 88,4

Rừng đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn lũ lụt, hạn hán, đất trượt, đất lở

120 100 0 0 0 0

Vùng đồi núi (nhất là những nơi rừng bị tàn phá) thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất

120 100 0 0 0 0

Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của bão 3 2,5 20 16,7 97 80,8

Lốc, mưa đá chỉ diễn ra ở miền núi 15 12,5 45 37,5 60 50

Việt Nam thường có tuyết lở vào mùa đông

0 0 0 0 120 100

Việt Nam không có động đất 0 0 0 0 120 100

Động đất không tạo nên sóng thần 0 0 20 16,7 100 83,3

Elnino gây nên lũ lụt, hạn hán 67 55,9 43 35,8 10 8,3

Gió Tây khô nóng diễn ra mạnh ở Trung Bộ và Tây Bắc Việt Nam

38 31,7 58 48,3 24 20

Ninh Thuận và Bình Thuận mưa ít nhất nước ta

39 32,5 61 50,8 20 16,7

Bão hình thành trên đất liền 12 10 24 20 84 70

Lũ lụt ở Việt Nam ngày càng tăng 106 88,4 10 8,3 4 3,3

Con người có thể hạn chế được tác hại của thiên tai

109 90,8 5 4,2 6 5

Không thể dự báo được động đất và núi lửa

29 24,2 40 33,3 51 42,5

Trồng rừng là biện pháp rẻ tiền nhất để phòng chống thiên tai

120 100 0 0 0 0

15

Page 16: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Từ kết quả trên cho thấy hiểu biết của học sinh về thiên tai đã được nâng

cao, ví dụ: 88,4 % không đồng ý với ý kiến thiên tai ở Việt Nam không nhiều;

100% đồng ý với ý kiến rừng đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc ngăn

chặn lũ lụt, hạn hán, đất trượt, lở đất; 100% không đồng ý với ý kiến Việt Nam

không có động đất; 90,8 cho rằng con người có thể hạn chế được tác hại của

thiên tai và 100% đồng ý với ý kiến: trồng rừng là biện pháp rẻ tiền nhất để

phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số học sinh đang có

những nhận thức lệch lạc về thiên tai, chẳng hạn: có 3,3% học sinh được hỏi

cho rằng: không có nhiều thiên tai ở Việt Nam; 22,5% đồng ý và 37,5% phân

vân với nhận định: lốc, mưa đá chỉ diễn ra ở miền núi; 16,7% phân vân với

nhận định: động đất không tạo nên sóng thần; 35,8% phân vân và 8,3% không

đồng ý với ý kiến: Elnino gây nên lũ lụt và hạn hán; 10% đồng ý và 20% phân

vân với ý kiến cho rằng bão hình thành trên đất liền; 24,2% đồng ý và 33,3

phân vân với ý kiến: không thể dự báo được động đất và núi lửa…Việc nhận

thức không đúng về thiên tai sẽ dẫn đến tình trạng ứng xử không phù hợp, do

đó việc giáo dục PCTT cho học sinh là hết sức cần thiết.

1.5.6. Nhận xét kết quả điều tra

Kết quả điều tra cho thấy:

- Vấn đề giáo dục PCTT cho học sinh lớp 12 qua bài dạy Địa lí đã đựơc

đa số giáo viên quan tâm tiến hành. Giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp

dạy học khác nhau để giáo dục PCTT. Trong đó tập trung vào các phương pháp

dạy học mới, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Cùng với các

phương pháp dạy học mới là hình thức và phương tiện dạy học phù hợp có tác

dụng hổ trợ rất lớn trong việc giáo dục PCTT.

- Nội dung giáo dục PCTT trong chương trình và SGK Địa lí 12 đã được

giáo viên khai thác một cách triệt để với đầy đủ các vấn đề như: loại thiên tai,

nguyên nhân hình thành, phân bố, diễn biến, tác hại, cách PCTT …

Những việc làm đó đã mang lại một số kết quả nhất định đối với học sinh

trong việc nhận thức về thiên tai. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên do những

16

Page 17: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

khó khăn khác nhau mà việc tích hợp giáo dục PCTT cho học sinh còn chưa

được tiến hành thường xuyên và hiệu quả mang lại vẫn chưa cao.

- Nhận thức của học sinh về thiên tai vẫn chưa đầy đủ còn có nhiều vấn đề

lệch lạc.

- Thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông cho thấy vấn đề giáo dục

PCTT cho học sinh lớp 12 qua bài dạy Địa lí còn gặp một số khó khăn như

thiếu phương tiện và thiết bị dạy học, thiếu các hướng dẫn…Những khó khăn

trên cần được khắc phục để nâng cao tính hiệu quả của việc giáo dục PCTT

nhằm đem đến cho học sinh những nhận thức đúng đắn để phòng tránh và giáo

dục những người xung quanh phòng tránh thiên tai.

17

Page 18: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI QUA MÔN

ĐỊA LÍ LỚP 12

2.1. MỤC TIÊU GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI QUA MÔN

ĐỊA LÍ LỚP 12

Các nội dung giáo dục PCTT trong chương trình và SGK Địa lí lớp 12

THPT thường nhằm vào các mục tiêu sau:

Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được nguyên nhân hình thành, phân

bố một số loại thiên tai ở Việt Nam, phân tích được những hậu quả do chúng để

lại đối với tự nhiên và các hoạt động sản xuất, đời sống của con người. Biết và

tìm ra các biện pháp giúp giảm thiểu và phòng tránh thiệt hại do thiên tai gây ra.

Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng như quan sát, so

sánh, phân tích, liên hệ thực tế địa phương, tìm hiểu và giải quyết vấn đề.

Về thái độ: Giáo dục cho học sinh biết cách tự bảo vệ mình, giúp đỡ,

tuyên truyền và giáo dục người khác phòng chống, thích ứng với thiên tai, tránh

những thiệt hại đáng tiếc do thiếu hiểu biết gây ra.

2.2. MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

QUA BÀI DẠY ĐỊA LÍ LỚP 12

2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản để khai thác nội dung giáo dục phòng

chống thiên tai cho học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12

- Không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học Địa lí thành

bài giáo dục PCTT.

- Khai thác nội dung giáo dục PCTT phải có chọn lọc, nên tập trung vào

những chương, mục nhất định, không tản mạn, rời rạc.

- Kế thừa những kiến thức đã có ở học sinh để khai thác nội dung giáo dục PCTT.

2.2.2. Các dạng nội dung giáo dục phòng chống thiên tai trong SGK

Địa lí lớp 12

18

Page 19: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

2.2.2.1. Dạng trực tiếp (dạng I):

Ví dụ: Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Mục 2d. Thiên

tai (Có nội dung là các thiên tai đến từ biển, tác hại và cách phòng chống); Bài

10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo). Mục 3. Ảnh hưởng của thiên

nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống (có nội dung

ảnh hưởng của các loại thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán... ); Bài 15. Bảo vệ môi

trường và phòng chống thiên tai. Mục 2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp

phòng tránh (Có nội dung là ảnh hưởng của các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn

hán, động đất, sương muối, sương giá … và biện pháp phòng tránh)

2.2.2.2. Dạng gián tiếp (dạng II):

Ví dụ: Bài 22. Vấn đề phát triển nông nghiệp. Mục 1. Ngành trồng trọt (có

thể khai thác ảnh hưởng của các thiên tai đến các cây trồng); Bài 24. Vấn đề

phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp. Mục 1. Ngành thuỷ sản (nội dung giáo

dục PCTT là ảnh hưởng của các loại thiên tai đối với sự phát triển của ngành

thuỷ sản nước ta); Bài 30. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông

tin liên lạc. Mục 1d. Ngành vận tải đường biển (có thể khai thác ảnh hưởng của

thiên tai đến việc phát triển giao thông đi lại trên biển)

2.2.3. Một số nội dung cụ thể giáo dục phòng chống thiên tai trong chương trình SGK Địa lí 12 THPT

Bảng 2.1. Các nội dung cụ thể giáo dục PCTT trong chương trình và SGK Địa lí lớp 12

TTTên bài Địa

lí lớp 12

Kiến thức địa lí có khả năng giáo dục

PCTT

Nội dung giáo dục PCTT

Dạng

1

Bài 2: Vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ

- Nằm trong vùng nội chí tuyến- Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn

- Các thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, giá rét.- Cách phòng chống

I

2 Bài 6: Đất nước nhiều

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, địa hình chia

- Thiên tai thường xuyên như lũ

I

19

Page 20: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

đồi núi cắt mạnh- Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

nguồn, lũ quét, xói mòn, sụt lở đất - Nguyên nhân và cách phòng tránh

3

Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

- Đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển

Bão, ngập lụt, hạn hán thường xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt

I

4

Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

- Biển Đông là biển nhiệt đới ẩm gió mùa

- Các thiên tai: Bão, lũ lụt, sạt lở bờ biển, cát bay, triều cường, xâm nhập mặn - Các biện pháp phòng tránh

I

5

Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn, chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ

- Các thiên tai như bão, lũ lụt, lạnh giá, hạn hán- Nguyên nhân hình thành và cách phòng tránh

I

6

Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

- Địa hình vùng đồi núi bị xâm thực mạnh- Chế độ nước sông có 2 mùa, mùa lũ và mùa cạn.- Đất feralít rất dễ xói mòn

- Thiên tai thường xảy ra như mưa bão, lũ lụt, hạn hán, dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng...- Nguyên nhân và cách phòng tránh

I

7

Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng

- Thiên nhiên phân hoá theo chiều Bắc - Nam và theo chiều Đông - Tây

- Các loại thiên tai thường xuyên xảy ra ở các khu vực và cách phòng chống

II

20

Page 21: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

8

Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)

+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: đồi núi thấp chiếm ưu thế, núi có hướng vòng cung, các thung lũng rộng lớn, đồng bằng mở rộng, gió mùa mùa đông hoạt động mạnh.+ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Địa hình cao nhất cả nước, sông ngòi ngắn, dốc, đồng bằng cắt xẻ nhỏ hẹp.+ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Địa chất địa hình phức tạp gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bạc màu và cao nguyên bazan, đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ và đồng bằng ven biển nhỏ hẹp ở Nam Trung Bộ, khí hậu cận xích đạo gió mùa. Sông Cửu Long lớn, bắt nguồn từ lãnh thổ bên ngoài

- Các thiên tai như giá rét, sương muối, hạn hán, lũ lụt....

- Bão, lũ, sạt lở đất, gió Tây khô nóng, hạn hán....

- Xói mòn, rửa trôi đất ở miền núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng, nhiễm mặn, phèn ở vùng cửa sông...

- Nguyên nhân, tác hại và cách phòng chống các loại thiên tai trên.

I

9 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Tài nguyên rừng suy giảm cả về chất lượng và số lượng- Đất đai bị phong hoá

- Chặt phá rừng dẫn đến các thiên tai như lũ quét, sạt lở đất...- Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hệ sinh thái cửa sông,

II

21

Page 22: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

ven biển; có biện pháp phòng chống, giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra

10

Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

- Hoạt động của bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán cùng nhiều loại thiên tai khác.

- Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả và cách phòng chống thiên tai

I

11

Bài 18: Đô thị hoá

- Dân cư tập trung đông ở các đô thị lớn, cơ sở hạ tầng thấp, quy hoạch thiếu hợp lý.

- Vấn đề ngập lụt ở các đô thị (khi có mưa lớn nước không thoát được)- Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị một cách hợp lý.

II

12

Bài 22: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

- Nền nông nghiệp nhiệt đới chịu ảnh hưởng nhiều của tự nhiên.

- Sản xuất bấp bênh do nhiều thiên tai tác động.- Cần có các biện pháp phòng chống, xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ hợp lý.

I

13 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp

- Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của nước ta phát triển mạnh do chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi: diện tích mặt nước lớn, có nhiều ngư

- Ảnh hưởng của bão, lũ lụt làm cho ngành thuỷ sản và lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn.- Có biện pháp thích hợp để thích

II

22

Page 23: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

trường lớn...- Tài nguyên rừng nhiệt đới phong phú và giàu có đang bị suy thoái nặng do hoạt động của con người.

nghi với điều kiện tự nhiên (thiên tai) để phát triển sản xuất.

14

Bài 30: Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc

- Ngành giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện gồm nhiều loại hình khác nhau.

- Thiên tai như bão, lũ lụt, sạt lở đất... ảnh hưởng đến mạng lưới giao thông vận tải, do đó phải cải tạo và có biện pháp khắc phục kịp thời để hạn chế thiệt hại.

II

15

Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, dịch vụ.

- Ngành du lịch nước ta phát triển mạnh nhưng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên.

- Thiên tai ảnh hưởng đến du lịch, do đó cần tìm ra biện pháp để hạn chế tác hại đó.- Biết chọn thời gian, địa điểm đi du lịch một cách an toàn và có hiệu quả.

I

16

Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa mùa đông, có mùa đông lạnh nhất nước ta.

- Rét đậm, rét hại, sương muối, sương giá và tình trạng thiếu nước vào mùa đông.- Biện pháp khắc phục hạn chế tác hại.

I

17

Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu

- Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh

- Các thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, tác hại và cách phòng

II

23

Page 24: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng

hưởng của nhiều thiên tai.- Mật độ dân số cao, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ.

chống.- Ngập lụt do quy hoạch đô thị không hợp lý.

18

Bài 34: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.

- Khí hậu có tính chất chuyển tiếp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc về mùa đông, gió phơn Tây Nam vào mùa hạ.

- Hạn hán, lũ quét, bão, gió phơn khô nóng.- Nguyên nhân hình thành, ảnh hưởng và cách phòng chống.

II

19

Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ.

- Có đặc điểm của khí hậu Đông Trường Sơn: Mùa hạ có gió phơn Tây Nam; về thu đông có mưa địa hình và dải hội tụ nhiệt đới nên mưa lớn .Phía Nam duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, khô hạn kéo dài đặc biệt là Ninh Thuận và Bình Thuận. Mùa mưa sông có lũ lên rất nhanh nhưng về mùa khô lại cạn rất nhanh.

- Các biện pháp hạn chế tác hại của các thiên tai như lũ lụt, khô hạn... để phát triển sản xuất và ổn định đời sống cho nhân dân.

II

20

Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.

- Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài.

- Hạn hán và cách phòng tránh

II

21 Bài 39: Vấn đề khai thác

- Mùa khô kéo dài 4-5 tháng.

- Hạn hán, thiếu nước cho sản xuất

II

24

Page 25: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

và sinh hoạt, ngập lụt khi triều cường lên, do đó phải tìm các biện pháp hạn chế và khắc phục.

22

Bài 40: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

- Đồng bằng châu thổ rộng lớn, chịu tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu.- Khí hậu cận xích đạo, mưa lớn.- Địa hình thấp trũng- Mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt

- Mùa mưa bị ngập lụt nghiêm trọng- Mùa khô bị xâm nhập mặn, phèn...- Hậu quả của các thiên tai trên và biện pháp khắc phục (sống chung với lũ)

II

23

Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo

- Biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới có nhiều thiên tai

- Thiên tai trên biển và cách phòng tránh

II

(Dạng I. Trực tiếp; Dạng II. Gián tiếp)Nhìn chung các nội dung bài học Địa lí có khả năng tích hợp và lồng ghép

giáo dục PCTT cho học sinh lớp 12 rất đa dạng. Có thể khai thác tập trung vào

các nội dung như: các loại thiên tai, nguyên nhân hình thành, phân bố, tác hại

và cách phòng chống thiên tai.

2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG

THIÊN TAI QUA BÀI DẠY ĐỊA LÍ LỚP 12

25

Page 26: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng có thể vận dụng

nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Có phương pháp truyền thống cũng có

phương pháp mới lấy học sinh làm trung tâm. Trong đó để tích hợp nội dung

giáo dục PCTT cho học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12 có thể vận dụng các

phương pháp sau:

2.3.1. Phương pháp thảo luận

Thảo luận là phương pháp trong đó học sinh trao đổi với nhau xoay

quanh một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ nhận

thức.[8; 69]

Phương pháp thảo luận trong dạy học đề cao sự hợp tác, các hoạt động của

mỗi cá nhân trong lớp được phối hợp tổ chức theo chiều đứng (thầy - trò) và

theo chiều ngang (trò - trò) để đạt mục tiêu chung. Trong quá trình thảo luận,

học sinh giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày những hiểu biết của

mình cho bạn nghe, đồng thời được lắng nghe và bàn bạc về những nội dung

mà bạn trình bày. Nhờ vào việc học trong nhóm thảo luận, học sinh phát triển

được năng lực tự đánh giá (trong quá trình so sánh ý kiến của mình và của các

bạn trong nhóm với ý kiến của giáo viên). Thảo luận giúp học sinh xây dựng

được tinh thần tập thể, ý thức, trách nhiệm cộng đồng, xây dựng được niềm tin

ở bản thân. Phương pháp thảo luận ngoài việc đánh giá được ý kiến, kĩ năng,

phương pháp làm việc của học sinh, còn hiểu được thái độ của học sinh. Do đó

việc sử dụng phương pháp này vào việc giáo dục PCTT cho học sinh là một

phương pháp rất có hiệu quả.

Ví dụ: Mục 2d. Thiên tai. Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của

biển. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận vấn đề: ở các vùng gần biển cần

có các biện pháp gì để phòng chống thiên tai. Học sinh thảo luận theo nhóm

sau đó đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn kiến

thức.

2.3.2. Phương pháp đàm thoại gợi mở

26

Page 27: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Đàm thoại gợi mở là phương pháp, trong đó giáo viên soạn ra câu hỏi,

thông báo cho học sinh. Sau đó chia câu hỏi lớn ra thành một số câu hỏi nhỏ

hơn, có quan hệ logic với nhau, tạo ra những cái mốc trên còn đường thực hiện

câu hỏi lớn.[8; 73]

Ví dụ: Mục 3. Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng

bằng sông Cửu Long. Giáo viên đặt câu hỏi lớn: Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu

Long lại đặt ra vấn đề sống chung với lũ? Sau đó giáo viên đưa ra các câu hỏi

nhỏ, gợi mở: Sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì? Với các

đặc điểm đó việc xây dựng các công trình chống lũ (đê, kè) sẽ như thế nào? Lũ

lụt đem lại cho đồng bằng những lợi thế gì? Học sinh trả lời các câu hỏi nhỏ,

gợi ý, dưới sự hướng dẫn của giáo viên để giải quyết vấn đề lớn đề ra.

2.3.3. Phương pháp tranh luận

Trong dạy học Địa lí nói chung và dạy học giáo dục PCTT nói riêng, có

một số vấn đề có thể làm xuất hiện hai hoặc nhiều cách giải quyết khác nhau.

Giáo viên có thể nêu ra các khả năng giải quyết, sau đó đặt câu hỏi chung cho

toàn lớp và lấy ý kiến (bằng cách giơ tay) để phân loại số em theo cách này, số

em theo cách khác. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi “ tại sao em chọn cách này mà

không chọn cách khác” học sinh tranh luận với nhau để bảo vệ ý kiến của mình.

Trong quá trình tranh luận, giáo viên nên có sự gợi ý hướng các em vào chủ đề

chính, không đi quá xa, hoặc uốn nắn, sữa chữa kịp thời các ý kiến thiếu chính

xác. Kết quả cuối cùng cần có sự khẳng định của giáo viên trên cơ sở giải thích

rõ ràng và lý lẽ thuyết phục, kết hợp với tổng kết ý kiến của học sinh.[10 ;54]

Ví dụ: Mục 2d. Thiên tai. Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của

biển. Giáo viên đặt vấn đề cho học sinh tranh luận: Để hạn chế tác hại của bão

nên thực hiện biện pháp gì là có hiệu quả nhất? Với nhiều ý kiến khác nhau

như xây dựng tốt hệ thống cảnh báo, thông báo khi có bão xuất hiện; Giáo dục

ý thức tinh thần cảnh giác đối với thiên tai cho nhân dân, nhất là nhân dân vùng

biển; Trồng rừng chắn gió, xây dựng các công trình chống bão... Mỗi học sinh

sẽ chọn một ý kiến mà mình cho là hiệu quả nhất sau đó tập hợp lại thành một

27

Page 28: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

nhóm có cùng ý kiến. Các nhóm tranh luận với nhau để bảo vệ ý kiến của mình

đã chọn. Giáo viên tổng kết ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận cuối cùng.

2.3.4. Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp giải quyết vấn đề là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra

trước học sinh một (hay hệ thống) vấn đề nhận thức, chuyển học sinh vào tình

huống có vấn đề sau đó giáo viên phối hợp cùng học sinh (hoặc hướng dẫn,

điều khiển học sinh) giải quyết vấn đề, đi đến những kết luận cần thiết của nội

dung học tập.[8; 76]

Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lý trong đó học sinh tiếp nhận

mâu thuẫn khách quan (một khó khăn gặp phải trên bước đường nhận thức) như

là mâu thuẫn chủ quan (mâu thuẫn nội tại của bản thân) sự day dứt bởi chính

mâu thuẫn đó và có ham muốn giải quyết.

Ví dụ: Bài 41. Vấn đề để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng

sông Cửu Long. Giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề: Lũ lụt thường gây ra tác

hại rất lớn và là nỗi kinh hoàng của con người. Nhưng tại sao ở Đồng bằng

sông Cửu Long lại đặt ra vấn đề sống chung với lũ? Học sinh thấy mâu thuẫn,

suy nghĩ và tìm ra cách giải quyết vấn đề.

2.3.5. Phương pháp báo cáo

Phương pháp báo cáo là phương pháp trong đó, học sinh dưới sự hướng

dẫn của giáo viên, thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu, tư liệu... trình bày thành

báo cáo, sau đó thuyết trình trước nhóm hoặc toàn lớp.[8; 72]

Bài báo cáo có thể trình bày dưới nhiều dạng khác nhau như một bài viết

(dài hoặc ngắn), một bộ sưu tập ảnh sắp xếp theo hệ thống làm theo lời thuyết

minh, một hệ thống lược đồ, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ thể hiện một chủ đề nhất

định.... tuy nhiên phổ biến nhất hiện nay là bài viết (bài báo cáo).

Khi sử dụng phương pháp này học sinh đã đặt mình vào vị trí của người

phải có hành động thích hợp trong việc PCTT vừa truyền bá, lý giải lôi cuốn

mọi người quan tâm đến PCTT.

28

Page 29: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Ví dụ: Bài 44. Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố. Giáo viên hướng dẫn để

một nhóm học sinh hoặc từng cá nhân học sinh thu thập bài viết, số liệu, hình

ảnh về các loại thiên tai xảy ra ở địa phương trong một khoảng thời gian nhất

định nào đó.

2.3.6. Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học theo hướng tích cực

Phương tiện dạy học là những “đồ dùng dạy học” vừa phản ánh những

hình ảnh bên ngoài của các sự vật, hiện tượng vừa là sự “vật chất hoá” các tri

thức địa lý. Chính vì vậy việc sử dụng các phương tiện này trong dạy học phải

theo hướng tích cực: Xem chúng như công cụ để giáo viên tổ chức chỉ đạo hoạt

động nhận thức của học sinh, đồng thời xem chúng là nguồn kiến thức để học

sinh tìm tòi, khám phá rút ra những nội dung cần thiết cho nhận thức của mình.

Các phương tiện trực quan như tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, lược đồ,

mô hình... cùng các thiết bị kỹ thuật hiện đại như máy vi tính, băng video... có

tác dụng rất lớn trong dạy học giáo dục PCTT.

Ví dụ: Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Mục 2. Một số

thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống. Giáo viên có thể cho học sinh xem

những hình ảnh về bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán cùng một số thiên tai khác

nhưng không ghi tên dưới các hình ảnh, sau đó gọi học sinh đứng dậy xác định

tên của loại thiên tai trong hình. Hoặc giáo viên treo bản đồ khí hậu và bản đồ

hành chính Việt Nam lên bảng, sau đó yêu cầu học sinh lên bảng chỉ vào hai

bản đồ các tỉnh, hoặc vùng hay xuất hiện thiên tai và đó là những thiên tai nào.

Hoặc cũng có thể cho học sinh xem phim về một trận bão hay lũ quét nào đó.

Thông qua các phương tiện trực quan trên, học sinh sẽ dễ dàng hình thành

được biểu tượng về các loại thiên tai, tác hại và sự phân bố của một số loại

thiên tai chủ yếu ở nước ta. Từ đó học sinh sẽ nhận thức được hậu quả và biết

cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai.

2.4. MỘT SỐ MẪU VÍ DỤ VỀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

CHO HỌC SINH QUA BÀI DẠY ĐỊA LÍ LỚP 12

29

Page 30: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

MẪU 1 : CÁC THIÊN TAI THƯỜNG GẶP Ở VÙNG TÂY BẮC VÀ BẮC

TRUNG BỘ

Tên bài: Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo) Mục 4: Các miền địa lí tự nhiên

Mục b: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Dạng bài: Gián tiếp Thời gian: 7 phútI. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ,

ảnh hưởng của đặc điểm đó đến sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng.

- Biết được các loại thiên tai, hiểu nguyên nhân hình thành, tác hại và

thái độ của con người đối với thiên tai ở khu vực này.

2. Về kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin và liên hệ thực tế địa phương

3. Thái độ:

Có ý thức phòng chống đối với mỗi loại thiên tai, giúp đỡ và giáo dục

người khác phòng chống thiên tai có hiệu quả

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Bản đồ các miền địa lí tự nhiên trong SGK phóng to

- Tranh ảnh về các loại thiên tai như: Sương muối, sương giá, lũ bùn, lũ

quét... ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

2. Học sinh:

Thu thập thông tin, tranh ảnh về các loại thiên tai ở địa phương

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm vị trí khu vực.

30

Page 31: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

GV: Treo bản đồ các miền địa lí tự nhiên lên bảng gọi một học sinh đứng

dậy xác định ranh giới của vùng.

HS: Xác định ranh giới

GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức

Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên

GV: Em hãy cho biết các đặc điểm địa hình, khí hậu, khoáng sản, sinh

vật của khu vực?

HS: Theo dõi SGK và trả lời

GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Địa hình: cao, có các dãy núi xen kẻ các thung lũng sông, đồng bằng

nhỏ hẹp

+ Khí hậu: Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút, tính chất nhiệt

đới tăng dần.

+ Khoáng sản: Sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng…

+ Sinh vật: Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ

sau Tây Nguyên)

Hoạt động 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên khu vực

GV: Với đặc điểm tự nhiên trên đem lại cho vùng những thuận lợi và khó

khăn gì trong phát triển kinh tế, xã hội?

HS: Trả lời

GV: Chuẩn kiến thức

- Thuận lợi: Phát triển: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp,

phát triển nông – lâm kết hợp. Ngoài ra còn phát triển công nghiệp khai khoáng

và du lịch.

- Khó khăn: Nhiều thiên tai

CH: Em hãy cho biết tên, nguyên nhân hình thành, phân bố của các loại

thiên tai thường xảy ra ở khu vực?

31

Page 32: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

HS: Suy nghĩ trả lời

GV: Chuẩn kiến thức:

- Các thiên tai: Bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán, sương muối…

- Nguyên nhân: Vị trí gần biển, mưa nhiều; địa hình núi cao bị cắt xẻ

mạnh; sông ngòi ngắn, dốc ...dẫn đến bão, lũ xuất hiện nhiều, kèm theo việc lớp

phủ thực vật bị phá hủy do sự khai thác quá mức của con người do đó trượt

đất, lở đất cũng thường xuyên xảy ra. Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn ở phía

Tây gây nên hiện tương gió phơn khô nóng, rừng bị tàn phá… làm cho vùng

cũng chịu những đợt hạn hán lớn, kéo dài

CH: Để hạn chế tác hại của các loại thiên tai trên cần có biện pháp gì?

HS: Thảo luận theo cặp đôi và trả lời.

GV: Chuẩn kiến thức.

- Biện pháp lâu dài: Trồng rừng (rừng phòng hộ ven biển và rừng phủ

xanh đất trống đồi núi trọc); Xây dựng hệ thống thủy lợi, các công trình thích

ứng với thiên tai (nhà chống bão, lũ…); Giáo dục cho nhân dân ý thức phòng

chống thiên tai…

- Biện pháp trước mắt khi có thiên tai xảy ra: Có biện pháp bảo vệ nhà

cửa, công trình; di dân ra khỏi vùng có thiên tai; cứu trợ kịp thời cho dân ở

vùng thiên tai xảy ra (lương thực, thuốc men…).

IV. Đánh giá (bài kiểm tra - phụ lục 2)

V. Hoạt động nối tiếp

Viết một báo cáo ngắn về thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm và nêu các

giải pháp phòng chống thiên tai có hiệu quả ở địa phương.

VI. Phụ lục

Phụ lục 1: Biện pháp phòng chống bão cho nhà ở

32

Page 33: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Một phương pháp chằng chống Mẫu thiết kế nhà ở chống bão hiệu quả cho nhà khi có bão

Chuẩn bị cho ngôi nhà chống bão

Chống đỡ để đảm bảo ổn định căn nhà

Neo hệ xà gồ mái với tường, nhất là tường đầu hồi. Nếu hệ xà gồ của nhà

chỉ ngàm vào tường gạch thì cần bổ sung các neo vào giằng tường (hình 2). Bố

trí các gờ tạm thời đối với các mảng tường rộng (hình 4).

Giải pháp chống tốc mái

Đối với các ngôi nhà có nhiều lỗ thông hơi, lỗ thoáng trên cửa sổ hoặc trên

các mảng tường trước khi có bão đến cần phải tìm cách bịt kín để tránh gió vào

nhà. Đối với nhà chưa có trần cho hiên và diềm mái, dùng tôn hoặc ván gỗ đóng

che phía dưới xà gồ (hình 3)

Dùng liếp chắn mái ngói với các thanh dưới nhỏ hơn nhưng phân bố dày

hơn thanh trên, neo các thanh trên xuống đất hoặc có thể đặt thêm bao cát lên

liếp tuỳ theo độ cứng của mái (hình 1).

Mái nhà

Nếu mái dốc phải có trần, độ dốc mái nên lấy từ 200 - 300. Kèo đỡ bằng

gỗ nhóm 1, 2, mộng cứng. Giữa các kết cấu phải có giằng liên kết theo hai

phương đứng và ngang. Xà gồ, cầu phong, li tô phải neo chắc với kết cấu mái

và tường hồi. Nên có giằng chéo ở các góc mái.

33

Page 34: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Tấm lợp phải neo chặt vào xương mái. Nên sử dụng ngói có lỗ buộc (hình

5), tăng cường liên kết của hệ kèo, xà gồ.

Mái ngói phải có dây thép buộc. Dùng dây thép 2 buộc vào li tô, cầu

phong. Vì kèo phải được liên kết xuống tới móng.

Đối với các công trình ngói không neo đã xây dựng, có thể hạn chế hư hại

bằng kê vữa phần mũi viên trên vào phần gáy viên dưới ở các vùng riềm mái, 3,

4 hàng sát bờ nóc, bờ chảy và làm trần hiên bằng cót hoặc tre. Xây hàng gạch

chỉ chạy dọc theo độ dốc mái cách nhau 0,9 đến 1,2m để chống tốc mái (hình

8). Nóc mái bằng ngói bò hoặc gạch chỉ, chèn kỹ bằng vữa xi măng mác 50.

Cửa đi và cửa sổ

Cửa càng kín gió chống bão càng tốt. Tốt nhất là dùng bản lề chôn sâu vào

tường hoặc dùng loại cửa đẩy, cửa lật (hình 7).

Khung cửa phải có thép đuôi cá và cửa phải được chèn cẩn thận vào

tường. Cửa liếp, cửa gỗ nên gia cường thêm các thanh chữ Z buộc hoặc đóng

đinh cẩn thận.

Đối với cửa kính phải chốt chặt, dùng vật liệu (gỗ hoặc xốp) chèn chặt

khoảng giữa tấm kính và song cửa. Có thể dùng băng keo dán 1 phần hoặc toàn

bộ tấm kính (hình 6).

Như vậy, để giảm thiểu ảnh hưởng của gió bão và lốc xoáy tới nhà cửa,

ngoài việc chủ động lựa chọn giải pháp kỹ thuật thích hợp với địa hình, điều

kiện nguyên vật liệu xây dựng tại địa phương, đối với nhà ở đã xây dựng có thể

sử dụng các biện pháp chống đỡ tạm thời chống tốc mái và tăng ổn định cho

ngôi nhà.

34

Page 35: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Hình 1 Hình 2

Hình 3 Hình 4

Hình 5 Hình 6

35

Page 36: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Hình 7: mặt cắt ngang và dọc cửa sổ Hình 8: chống tốc mái bằng con trạchThạc sỹ - KS. Lê Văn Minh

(Phó giám đốc Phân viện khoa học công nghệ xây dựng miền Nam)

Phụ lục 2:

BÀI KIỂM TRA

Thời gian: 7 phútHọ và tên :………………………Lớp :………………………

I. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng

Câu 1. Loại thiên tai thường xảy ra ở miền núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

a. Sương muối, giá rét b. Gió tây khô nóng

c. Lũ bùn và lũ quét d. a và c đúng

Câu 2. Loại thiên tai thường xảy ra ở vùng Đồng Bằng duyên hải Bắc Trung

Bộ là

a. Lũ bùn, lũ quét b. Bão lụt, hạn hán

c. Gió tây khô nóng d. b và c đúng

II. Điền vào dấu (...)

1. Lũ bùn, lũ quét thường xảy ra ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là do nguyên

nhân........................................................................................................................

...............................................................................................................................

36

Page 37: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng gió Lào ở Tây Bắc và Bắc Trung

Bộ ..........................................................................................................................

.....

...............................................................................................................................

MẪU 2 : CÁC THIÊN TAI THƯỜNG GẶP Ở NƯỚC TA, NGUYÊN NHÂN,

HẬU QUẢ, VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Tên bài: Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Mục 2: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

Dạng bài: Trực tiếp

Thời gian: 25 phút

I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh phải:

1. Về kiến thức

- Biết được một số loại thiên tai chủ yếu (bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán,

động đất...) thường xuyên tác hại đến đời sống, kinh tế ở nước ta và phạm vi

ảnh hưởng của các loại thiên tai này.

- Biết vận dụng kiến thức đã học để hiểu sự phân bố của các loại thiên tai

chủ yếu trên đất nước ta

2. Về kĩ năng

Rèn luyện các kĩ năng như quan sát, phân tích, liên hệ thực tế địa phương

3. Về thái độ

- Giúp học sinh nhận thức được hậu quả và biết cách phòng chống đối

với mỗi loại thiên tai để tự bảo vệ mình đồng thời giáo dục cho những người

xung quanh biết cách phòng chống thiên tai

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Bản đồ tự nhiên, bản đồ khí hậu Việt Nam

37

Page 38: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

- Tranh ảnh về một số loại thiên tai như bão, ngập lụt, hạn hán...

- Phiếu học tập

2. Học sinh

Thu thập thông tin, tranh ảnh về các loại thiên tai ở địa phương

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bão và cách phòng chống bão

Hình thức: cá nhân/ cặp

Bước 1. Học sinh dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, SGK và vốn hiểu biết

của mình để hoàn thành phiếu học tập số 1 (phụ lục 1)

Bước 2. Học sinh trình bày kết quả, kết hợp chỉ bản đồ khí hậu Việt Nam

về đường đi và vùng chịu ảnh hưởng của bão

GV: giúp học sinh chuẩn kiến thức, đánh giá kết quả làm việc của học sinh

Liên hệ thực tế:

+ Em hãy kể tên một số cơn bão lớn ở nước ta trong những năm gần đây

mà em biết ?

HS: trả lời

+ Nơi chúng ta đang sống có chịu ảnh hưởng của bão không ? Mức độ

như thế nào ? Em và gia đình đã làm gì khi có dự báo bão ?

HS: liên hệ thực tế và trả lời

+ Tại sao chống bão phải kết hợp với chống lụt úng ở đồng bằng và

chống lũ, chống xói mòn ở miền núi ? (Vì bão thường có gió to và mưa rất lớn.

Mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn dễ gây ngập úng ở đồng bằng, lũ và xói

mòn ở miền núi)

Hoạt động 2. Tìm hiểu về ngập lụt, lũ quét, hạn hán

Hình thức: nhóm

38

Page 39: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Bước 1. GV chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm dựa vào SGK và vốn hiểu

biết của mình để hoàn thành phiếu học tập số 2 (phụ lục 2) (mỗi nhóm tìm hiểu

một loại thiên tai)

Bước 2. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm

mình, nhóm khác bổ sung

Bước 3. GV chuẩn kiến thức, nhận xét thảo luận

• Liên hệ thực tế:

+ Nơi chúng ta đang sống có những loại thiên tai nào? Tác hại của chúng

ra sao?

HS. Dựa vào thực tế trả lời

Hoạt động 3. Tìm hiểu các loại thiên tai khác

Hình thức: cả lớp

GV. Ngoài các thiên tai như bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta còn

có các loại thiên tai nào ?

HS. trả lời

GV. Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình, em hãy cho biết những

khu vực nào ở nước ta hay có động đất? Xác định trên bản đồ các khu vực đó?

HS. Lên bảng chỉ bản đồ và trả lời

GV. Kết luận: Động đất diễn ra mạnh tại các đứt gãy sâu. Tây Bắc Việt

Nam là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất rồi đến khu vực Đông Bắc.

Các khu vực này có các đứt gãy: Sông Hồng - Sông Chảy; Sơn La - Sông Đà;

Sông Mã, Điện Biên - Lai Châu; Cao Bằng - Lạng Sơn; Đông Triều - Cẩm Phả.

GV. Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất là rất khó. Vì vậy, động

đất vẫn là thiên tai bất thường, khó phòng tránh. Khi động đất xảy ra cần tránh

xa các khu nhà cao tầng.

GV. Ngoài các thiên tai vừa tìm hiểu, ở nước ta còn có những loại thiên

tai nào khác?

39

Page 40: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

HS. Trả lời

GV. Kết luận: Lốc, mưa đá, sương muối... tuy là những thiên tai mang

tính cục bộ địa phương nhưng thường xuyên xảy ra ở nước ta và cũng gây ra

tổn thất cho sản xuất và đời sống

IV. Đánh giá (bài kiểm tra – phụ lục 3)

V. Hoạt động nối tiếp

Sưu tầm tranh ảnh và viết báo cáo ngắn về thiệt hại do thiên tai gây ra ở

địa phương trong năm.

40

Page 41: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

VI. Phụ lục

Phụ lục 1:Phiếu học tập số 1:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 7), kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình để hoàn thành bảng sau:

Mùa bãoVùng chịu ảnh hưởng

mạnh của bãoHậu quả của bão

Cách phòng chống bão

Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1:

Mùa bãoVùng chịu ảnh hưởng

mạnhHậu quả

Cách phòng chống bão

Từ tháng 6 đến tháng 12-Tập trung mạnh vào tháng 9 sau đó đến tháng 10 và tháng 8- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam

Bão mạnh nhất dải đồng bằng ven biển Trung Bộ, sau đó là Đồng bằng Bắc Bộ

- Trên biển: Bão lật úp tàu thuyền.- Gíó bão làm mực nước biển dâng cao, gây ngập mặn vùng đồng bằng ven biển.- Bão làm đổ nhà cửa, gây lũ lụt trên diện rộng.

- Nhờ vệ tinh, đã báo được chính xác quá trình hình thành và đường đi của bão.- Khi có bão tàu thuyền phải gấp rút trở về đất liền.- Củng cố công trình đê biển, sơ tán dân.

Phụ lục 2Phiếu học tập số 2: Dựa vào nội dung trong SGK, tranh ảnh, vốn hiểu biết, thảo luận và điền các thông tin vào bảng sau:

Loại thiên tai Phân bố Nguyên nhân Hậu quảCách phòng

tránh

Ngập lụt

Lũ quét

Hạn hán

41

Page 42: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2:

Loại thiên

taiPhân bố Nguyên

nhân Hậu quả Cách phòng tránh

Ngập lụt

- Châu thổ Sông Hồng.

- ĐB Sông Cửu Long- Vùng trũng Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các con sông lớn ở Nam Trung Bộ

- Mưa lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển, mức độ đô thị hoá cao.- Mưa lớn, triều cường.- Mưa bão, nước biển dâng, lũ nguồn

- Gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất vụ hè thu ở đồng bằng

- Xây dựng các công trình thuỷ lợi để thoát lũ

- Ở Đồng bằng SCL cần xây dựng các công trình ngăn tác hại của triều cường.

Lũ quét - Vùng núi phía Bắc.- Vùng núi từ Hà Tĩnh đến Nam Trung Bộ

Mưa lớn, địa hình dốc bị cắt xẻ mạnh, mất lớp phủ thực vật

Gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống ở vùng lũ đi qua

- Quy hoạch hợp lí các điểm dân cư.- Thuỷ lợi, trồng rừng, áp dụng kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc…

Hạn hán

- Các thung lũng khuất gió ở miền Bắc; Đồng bằng Nam Bộ; vùng thấp Tây Nguyên; vùng ven biển cực Nam Trung Bộ

- Môi trường suy thoái dẫn đến mùa khô kéo dài

Đe doạ hàng vạn hecta cây trồng, hoa màu và thiêu huỷ hàng ngàn hecta rừng mỗi năm

Xây dựng các công trình thuỷ lợi hợp lí

42

Page 43: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Phụ lục 3:

Một số hình ảnh về thiên tai ở Việt Nam

Ngập lụt

Ảnh chụp từ vệ tinh về một trận bão ở biển Đông Di dân tránh bão

Sạt lở đất Hạn hán

43

Page 44: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Phụ lục 4: BÀI KIỂM TRA

Thời gian: 7 phút

Họ và tên:.................................

Lớp:..........................................

Câu 1. Mùa bão ở nước ta bắt đầu khi nào? Phân bố của bão? Những thiệt hại do bão gây ra?

Câu 2. Nguyên nhân làm cho châu thổ sông Hồng bị lụt úng khi có mưa lớn?

Câu 3. Biện pháp chủ yếu để tiêu nước, chống ngập úng ở đồng bằng sông Cửu Long là gì?

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

Kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của phương pháp giáo dục PCTT

cho học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12 – THPT.

3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

Chọn 2 mẫu giáo án có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục PCTT cho

học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12 (Bài 12. Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp

theo). Mục 4. Các miền địa lí tự nhiên. Mục b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ;

Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Mục 2. Một số thiên tai

chủ yếu và biện pháp phòng chống) để dạy thực nghiệm.

Lí do chọn: Đây là hai mẫu đại diện cho 2 dạng (trực tiếp và gián tiếp) về

giáo dục PCTT mà đề tài đưa ra.

3.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM

Chọn lớp 12A1, 12A2 trường THPT Nam Hà tham gia thực nghiệm.

Thực nghiệm được tiến hành vào tháng 11-12 năm 2011 vì phù hợp với kế

hoạch phân phối chương trình

3.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

44

Page 45: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Mỗi lần thực nghiệm cùng một bài được cùng một giáo viên dạy 1 tiết ở

lớp thực nghiệm (Lớp 12A1) theo mẫu giáo án thiết kế của đề tài và một tiết ở

lớp đối chứng (Lớp 12A2) theo mẫu giáo án từ trước tới nay vẫn làm. Sau khi

dạy xong cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều được tiến hành kiểm tra 7

phút. So sánh kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm và đối chứng để rút ra các kết

luận cần thiết.

Mô hình của phương pháp thực nghiệm được thể hiện như sau:

Ví dụ: Bài 12. Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)

Mục 4. Các miền địa lí tự nhiên

Mục b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Lý

Ngày dạy: Tiết 2,3. Thứ 5, Ngày 21 Tháng 11 Năm 2011

Lớp thực nghiệm (12A1) Lớp đối chứng (12A2)

Dạy theo mẫu của đề tài Dạy theo cách bình thường

Điểm trung bình Điểm trung bình

Giá trị phương sai S1 Giá trị phương sai S2

So sánh và , S1 và S2 để nhận xét kết quả thực nghiệm

Hình 3.1. Mô hình của phương pháp thực nghiệm

3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Bảng 3.1. Phân phối kết quả kiểm tra mẫu 1: Các loại thiên tai thường

gặp ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Điểm 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng

Lớp

TN

Số học sinh 0 0 0 0 5 20 15 3 44

Tỉ lệ (%) 0 0 0 0 10,9 43,5 32,6 13 100

Lớp

ĐC

Số học sinh 1 2 4 13 11 10 3 0 44

Tỉ lệ (%) 2,3 4,5 9,1 22,7 20,5 22,7 18,2 0 100

45

Page 46: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Bảng 3.2. Phân phối kết quả kiểm tra mẫu 2: Các thiên tai thường gặp ở nước

ta, nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh

Điểm 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng

Lớp

TN

Số học sinh 0 0 0 0 5 2 25 14 44

Tỉ lệ (%) 0 0 0 0 10,9 4,3 54,3 30,5 100

Lớp

ĐC

Số học

sinh0 0 3 5 11 15 8 2 44

Tỉ lệ (%) 0 0 6,8 11,4 25 34,1 18,2 4,5 100

Bảng 3.3. Bảng thể hiện chất lượng kiểm tra hai lớp thực nghiệm

và đối chứng

Lớp Yếu, kém Trung bình Khá GiỏiSL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL

(%)Mẫu

1

TN 0 0 0 0 5 10,9 41 89,1

ĐC 3 6,8 14 31,8 9 20,5 18 40,9

Mẫu

2

TN 0 0 0 0 5 10,9 41 89,1

ĐC 0 0 8 18,2 11 25 25 56,8

Mẫu 1

0102030405060708090

100

Yếukém

Trungbình

Khá Giỏi

tỷ lệ

% TN

DC

Mẫu 2

0102030405060708090

100

Yếu kém Trungbình

Khá Giỏi

Tỷ lệ

% TN

DC

Hình 3.2. Biểu đồ so sánh chất lượng kiểm tra của 2 lớp

46

Page 47: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Bảng 3.4. Bảng phân phối điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các lớp

thực nghiệm và đối chứng

Mẫu dạy Điểm trung bình Độ lệch chuẩn S

Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC

Mẫu 1 8,5 7,0 0,8 1,5

Mẫu 2 9,0 7,6 0,9 1,2

3.6. NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.6.1. Nhận xét định tính

Qua quá trình thực nghiệm, với thời gian như nhau, việc dạy học tích hợp

giáo dục PCTT qua bài dạy Địa lí lớp 12 đã thu hút được sự quan tâm theo dỏi

của học sinh, học sinh có sự hào hứng cao trong nội dung học tập, hình thành ở

học sinh thái độ đúng đắn cũng như một số kĩ năng về PCTT.

3.6.2. Nhận xét định lượng

Kết quả 2 mẫu thực nghiệm cho thấy điểm trung bình ở các lớp thực

nghiệm rất cao đạt 8,5 và 9,0 điểm cao hơn lớp đối chứng từ 1-2 điểm (các lớp

đối chứng là 7,0 và 7,6 điểm). Ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ học sinh khá, giỏi cao

không có học sinh đạt điểm trung bình. Còn ở các lớp đối chứng tỉ lệ học sinh

đạt điểm trung bình và yếu, kém vẫn còn. Độ lệch tiêu chuẩn lớp thực nghiệm

thấp hơn lớp đối chứng (Mẫu 1: TN 0,8 - ĐC 1,5; Mẫu 2: TN 0,9 - ĐC 1,2)

Các kết quả trên đã phản ánh được tính hiệu quả của việc tích hợp giáo

dục PCTT qua bài dạy Địa lí lớp 12.

47

Page 48: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

C. PHẦN KẾT LUẬN

1. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI

Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận, đề tài đã làm rõ một số vấn đề về: thiên

tai, phòng chống thiên tai, các thiên tai thường xuyên xảy ra ở Việt Nam (Bão,

lũ lụt, hạn hán, đất trượt, lở đất, sương muối, sương giá…); xác định được các

môn học có khả năng lồng ghép nội dung giáo dục PCTT, trong đó môn Địa lí

mà cụ thể là chương trình Địa lí lớp 12 có khả năng tích hợp, lồng ghép giáo

dục PCTT tốt nhất.

Điều tra, khảo sát thực trạng của việc giáo dục PCTT qua bài dạy Địa lí

lớp 12 ở 3 giáo viên Địa lí và 120 học sinh lớp 12

Đề tài đã xác định được khả năng giáo dục PCTT cho học sinh qua bài Địa

lí lớp 12 bao gồm:

Về nội dung: Việc giáo dục PCTT qua bài dạy Địa lí lớp 12 tập trung vào

các nội dung: Loại thiên tai và nguyên nhân, phân bố, tác hại của thiên tai, các

biện pháp phòng ngừa thiên tai. Trong chương trình những nội dung này tập

trung ở hai dạng chủ yếu là dạng trực tiếp và dạng gián tiếp, tập trung vào các

bài cụ thể: Bài số 1, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 18, 22, 24, 30, 31, 32, 33,

34, 35, 37, 39, 40,42.

Về phương pháp: Các phương pháp dạy học giáo dục PCTT có hiệu quả

như: thảo luận, nêu vấn đề, khảo sát điều tra, báo cáo… cùng kết hợp với các

phương tiện dạy học như tranh ảnh, máy vi tính, phim đem lại hiệu quả giáo

dục PCTT cao.

Vận dụng các phương pháp nêu trên và căn cứ vào các bài học có tích hợp,

lồng ghép nội dung giáo dục PCTT, đề tài đã xây dựng được một số mẫu giáo

dục PCTT cho học sinh qua bài dạy học Địa lí lớp 12. Các mẫu được xây dựng

đại diện cho việc giáo dục một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta.

48

Page 49: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Trên cơ sở các mẫu đã thiết kế, đề tài đã tiến hành thực nghiệm tại trường

THPT Nam Hà có hiệu quả.

2. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Bên cạnh những kết quả đã đạt được đề tài vẫn còn một số mặt hạn chế:

Số lượng mẫu thiết kế chưa nhiều, chưa thể hiện hết các phương pháp tích

cực trong dạy học tích hợp giáo dục PCTT

Số lần thực nghiệm, số lớp, số trường thực nghiệm còn ít nên việc lượng

hoá tính hiệu quả của việc dạy học tích hợp giáo dục PCTT còn chưa chi tiết,

chưa bao quát hết tất cả mọi vấn đề trong dạy học giáo dục PCTT

3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Cần tiến hành thực nghiệm sư phạm rộng rãi hơn

Mở rộng việc giáo dục PCTT trong bài ngoại khoá Địa lí lớp 12

4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỦA ĐỀ TÀI

Qua quá trình nghiên cứu cũng như quá trình thực nghiệm, tôi thấy để

nâng cao hiệu quả của việc giáo dục PCTT cho học sinh, giúp học sinh có

những nhận thức đúng đắn về thiên tai và có biện pháp phòng tránh thiên tai

cần quan tâm một số vấn đề sau:

Nhà trường, gia đình và xã hội cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo

dục PCTT cho học sinh THPT. Coi đó là một nội dung quan trọng trong việc

dạy học các môn học khác nói chung và môn Địa lí nói riêng. Tăng cường

hơn nữa cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học, tổ chức tập huấn cho

giáo viên về vấn đề giáo dục PCTT qua môn Địa lí nói chung và môn Địa lí

lớp 12 nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Địa Lí lớp 12, Nxb Giáo dục, 2008

[2]. Nguyễn Hữu Danh, Tìm hiểu thiên tai trên trái đất, Nxb Giáo dục, 2004

49

Page 50: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

[3]. Nguyễn Chí Dũng, Lê Thị Nghinh, Phan Đông Pha, Doãn Đình Lâm,

Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Thị Thanh Hương, “Phân vùng tai biến

trượt lở khu vực Mường Lay”, Tạp chí các khoa học về Trái Đất, Số 28,

Trang 183-192, 2006

[4]. Nguyễn Dược, Trung Hải, Sổ tay thuật ngữ Địa Lí, Nxb Giáo dục, 2006

[5]. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Thiết kế các môđun khai thác nội

dung giáo dục môi trường trong Sách giáo khoa Địa Lí bậc Trung Học ,

Nxb Đại học Sư Phạm, 2006

[6]. Lê Văn Hồng (chủ bên), Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm, Nxb Đại học Sư

phạm, 2005

[7]. Phạm Thị Sen, Hướng dẫn thực hiện chương trình, Sách giáo khoa lớp 12

môn Địa Lí, Nxb Giáo dục, 2008

[8]. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Mạnh Hà, Trần Thị Tuyết Mai, Tư liệu Địa lí 12,

Nxb Giáo dục, 2008

[9].Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở

trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, 2008

[10]. Một số trang web có thông tin về thiên tai trên thế giới và ở Việt Nam

50

Page 51: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI QUA BÀI DẠY ĐỊA LÍ LỚP 12 - THPT

Họ và tên giáo viên:…………………………………..

Trường:………………………………………………..

Để giúp cho việc nghiên cứu về thực trạng giáo dục phòng chống thiên tai (PCTT) cho học sinh ở trường phổ thông qua việc dạy học môn Địa lí lớp 12. Xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin sau (đánh dấu nhân vào ý kiến đồng ý)

1. Theo thầy (cô), việc đưa nội dung giáo dục PCTT vào dạy học Địa lí lớp 12- THPT là:

a. Rất cần thiết

b. Cần thiết

c. Bình thường

d. Không cần thiết

2. Theo thầy (cô), mục đích việc giáo dục PCTT cho học sinh lớp 12 qua bài dạy Địa lí là:

a. Giúp học sinh hiểu được nguyên nhân, diễn biến của thiên tai

b. Giúp học sinh biết được tác hại của thiên tai

c. Giúp học sinh biết cách phòng tránh và giáo dục những người

xung quanh phòng tránh thiên tai

d. Tất cả các ý trên

e. Ý kiến khác

3. Thầy (cô) đang tích hợp PCTT cho học sinh ở mức độ

a. Thường xuyên

b. Thỉnh thoảng

c. Hiếm khi

d. Không bao giờ

51

Page 52: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

4. Nội dung được thầy (cô) chú trọng khi tích hợp giáo dục PCTT cho học sinh

qua bài dạy Địa lí là:

a. Nguyên nhân của thiên tai

b. Diển biến của thiên tai

c. Phân bố của thiên tai

d. Tác hại của thiên tai

e. Cách PCTT

5. Các phương pháp dạy học mà thầy (cô) thường dùng khi dạy học giáo dục

PCTT cho học sinh qua bài Địa lí lớp 12 là

a. Thuyết trình e. Nêu vấn đề

b. Thảo luận g. Quan sát

c. Điều tra khảo sát h. Kể chuyện

d. Hỏi đáp i. Kết hợp nhiều phương pháp

6. Việc tiến hành giáo dục PCTT qua môn Địa lí lớp 12 thường được thầy (cô)

thực hiện theo hình thức dạy học

a. Bài trên lớp

b. Ngoại khoá

c. Cả hai hình thức

7. Các phương tiện thầy (cô) thường sử dụng trong quá trình dạy học giáo dục

PCTT cho học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12

a. Tranh ảnh

b. Máy vi tính

c. Số liệu thống kê

d. Phim video

e. Sách giáo khoa

g. Tài liệu tham khảo

h. Các loại khác

52

Page 53: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

8. Mức độ đạt mục tiêu khi quý thầy (cô) tiến hành tích hợp giáo dục PCTT cho

học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12:

a. Rất cao

b. Cao

c. Khá

d. Trung bình

e. Thấp

9. Khó khăn thường gặp khi quý thầy (cô) tích hợp giáo dục PCTT cho học sinh

qua bài dạy Địa lí lớp 12

a. Thiếu thời gian

b. Thiếu cơ sở vật chất và phương tiện dạy học

c. Thiếu các hướng dẫn

d. Chưa có chủ trương tích hợp

10. Những thuận lợi cơ bản khi quý thầy (cô) tích hợp giáo dục PCTT cho học

sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12

a. Sự thích thú cao của học sinh

b. Phương tiện dạy học đầy đủ

c. Giáo viên nhiệt tình

d. Sự quan tâm của nhà trường và xã hội

e. Tài liệu tham khảo đa dạng và cập nhật

11. Để tích hợp giáo dục PCTT cho học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12 một cách có hiệu quả theo thầy (cô) cần: (ghi thứ tự các điều mà thầy cô quan tâm (1, 2, 3, 4))

a. Có các hướng dẫn cụ thể về tích hợp PCTT

b. Tổ chức tập huấn cho giáo viên

c. Cung cấp các tài liệu tham khảo

d. Tăng cường cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học

53

Page 54: ĐẠI HỌC HUẾ - WordPress.com · Web viewỞ Việt Nam, trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

Phụ lục 2:PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG NHẬN THỨC

CỦA HỌC SINH LỚP 12 ĐỐI VỚI THIÊN TAI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Họ và tên:…………………………….Trường:………………………………Lớp:………………………………….Xin em vui lòng đánh dấu X vào các cột sau:

Nội dung Đồng ý Phân vân

Không đồng ý

Thiên tai ở Việt Nam không nhiều

Rừng đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn lũ lụt, hạn hán, đất trượt, đất lở

Vùng đồi núi (nhất là những nơi rừng bị tàn phá) thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất

Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của bão

Lốc, mưa đá chỉ diển ra ở miền núi

Việt Nam thường có tuyết lở vào mùa đông

Việt Nam không có động đất

Động đất không tạo nên sóng thần

Elnino gây nên lũ lụt, hạn hán

Gió Tây khô nóng diễn ra mạnh ở Trung Bộ và Tây Bắc Việt Nam

Ninh Thuận và Bình Thuận mưa ít nhất nước ta

Bão hình thành trên đất liền

Lũ lụt ở Việt Nam ngày càng tăng

Con người có thể hạn chế được tác hại của thiên tai

Không thể dự báo được động đất và núi lửa

Trồng rừng là biện pháp rẻ tiền nhất để phòng chống thiên tai

54