môc lôc - thừa thiên-huế province · web viewmùa mưa trùng với mùa bão lớn từ...

170
MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 5 Phần thứ nhất CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 10 I. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI. 10 1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên. 10 2. Tài nguyên thiên nhiên 11 3. Khái quát hiện trạng kinh tế - xã hội. 13 4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. 19 II. NGUỒN TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN LÀM VLXD. 36 1. Khoáng sản nguyên liệu sản xuất xi măng 38 2. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường 39 3. Khoáng sản khác 42 4. Khoáng sản làm vật liệu san lấp 45 III . NGUỒN NHÂN LỰC 46 1. Tiềm năng lao động 46 2. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 46 3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực 47 Phần thứ hai HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 48 I HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 48 Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 1

Upload: others

Post on 20-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 5

Phần thứ nhấtCÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

10

I. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI. 10

1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên. 10

2. Tài nguyên thiên nhiên 11

3. Khái quát hiện trạng kinh tế - xã hội. 13

4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. 19

II. NGUỒN TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN LÀM VLXD. 36

1. Khoáng sản nguyên liệu sản xuất xi măng 38

2. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường 39

3. Khoáng sản khác 42

4. Khoáng sản làm vật liệu san lấp 45

III. NGUỒN NHÂN LỰC 46

1. Tiềm năng lao động 46

2. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 46

3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực 47

Phần thứ hai HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VẬT LIỆU XÂY

DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 202048

I HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2016. 48

1. Một số số liệu chính của ngành sản xuất vật liệu xây dựng 48

2. Hiện trạng sản xuất theo từng chủng loại sản phẩm 50

II ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VLXD TRÊN ĐỊA BÀN 62

1. Về công nghệ sản xuất VLXD 62

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 1

Page 2: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

2. Về phân bố các cơ sở sản xuất VLXD 65

3. Về thị trường và tình hình cung cầu VLXD 65

4. Về tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất VLXD 65

5. Về công tác quản lý hoạt động sản xuất VLXD 66

III ĐÁNH GIÁ TỈNH HÌNH VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VLXD GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 67

IV DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG VLXD ĐẾN NĂM 2020 69

1. Những lợi thế và hạn chế tác động đến sự phát triển sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế 69

2. Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng 72

3. Dự báo thị trường VLXD của tỉnh đến năm 2020 74

V DỰ BÁO NHU CẦU VLXD TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 76

1. Các căn cứ sử dụng để dự báo nhu cầu 76

2. Dự báo nhu cầu VLXD theo dự kiến vốn đầu tư toàn xã hội 78

3. Dự báo nhu cầu theo mức tiêu thụ VLXD bình quân đầu người 79

4. Dự báo nhu cầu VLXD theo GRDP 80

5. Dự báo nhu cầu vật liệu san lấp 81

6. Tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu 82

Phần thứ baQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

83

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT 83

1. Quan điểm 83

2. Mục tiêu 84

II PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH 84

1. Xi măng 84

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 2

Page 3: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

2. Vật liệu xây 84

3 Vật liệu lợp 85

4 Đá xây dựng 85

5. Cát xây dựng 87

6. Vật liệu ốp lát 87

7. Sản xuất bê tông 88

8. Sản xuất men Frit 89

9. Sứ vệ sinh 89

10. Kính xây dựng 89

11. Vật liệu san lấp 90

III. TỔNG HỢP PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH 90

1. Năng lực sản xuất 90

2. Giá trị sản xuất 99

IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VLXD ĐẾN NĂM 2030 100

1. Những cơ sở định hướng phát triển 100

2. Dự báo nhu cầu đến năm 2030 100

3. Một số định hướng phát triển 101

Phần thứ tư NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT

TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN103

I. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 103

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 108

KẾT LUẬN 111

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 3

Page 4: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCN Cụm công nghiệpCN Công nghiệpCNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoáCP Cổ phầnDNTN Doanh nghiệp tư nhânĐT Đầu tưGDP Tổng sản phẩm quốc nộiGKN Gạch không nungGTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệpHĐND Hội đồng nhân dânHH , SS Hiện hành, so sánhHTX Hợp tác xãKCN Khu công nghiệpKHKT Khoa học kỹ thuậtKT Khai thácKT - XH Kinh tế - xã hộiNS Ngân sáchQĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủQHKT Quy hoạch khai thácQTC Quy tiêu chuẩnSP Sản phẩmTL Trữ lượngTM Thương mạiTN Tài nguyênTNHH Trách nhiệm hữu hạnTNKS Tài nguyên khoáng sảnTTCN Tiểu thủ công nghiệpUBND Uỷ ban nhân dânUSD Đô la MỹVĐT Vốn đầu tưVLX Vật liệu xâyVLXD Vật liệu xây dựngVNĐ Việt Nam đồngXD Xây dựngXL Xây lắpXNK Xuất nhập khẩu

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 4

Page 5: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

ĐẶT VẤN ĐỀThừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung, có toạ

độ địa lý 16-16,80 vĩ bắc và 107,8-108,20 kinh đông. Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 128km, phía Đông Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dãy Trường Sơn và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng, phấn đấu vươn lên phát huy những tiềm năng, lợi thế về đất đai, tài nguyên khoáng sản; khắc phục những hạn chế, khó khăn phát triển toàn diện kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái và đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ gần nhất là đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt theo Quyết định số: 2102/QĐ-UBND ngày 16/9/2008. Qua thời gian triển khai thực hiện, đến nay quy hoạch nói trên đã xuất hiện một số bất cập cần được nghiên cứu bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp, đồng thời đến kỳ lập mới. Nhiều mục tiêu kinh tế xã hội, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết đô thị, giao thông, quy hoạch điểm dân cư nông thôn đến năm 2020 đã có nhiều thay đổi dẫn đến phương án với một số địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất VLXD dự kiến trong quy hoạch trước đây đã không còn phù hợp. Đồng thời, cũng cần đề xuất, bổ sung một số quan điểm, mục tiêu và phương án phát triển một số công nghệ mới, vật liệu mới; dự báo nhu cầu VLXD và điều chỉnh các phương án quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020 để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ cảnh quan, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống của người dân.

Để thực hiện Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 (nay được thay thế bởi Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016) của Chính phủ về Quản lý Vật liệu xây dựng, quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung; việc nghiên cứu xây dựng điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là hết sức cần thiết.

Việc Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm có định hướng đúng cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng của tỉnh phù hợp với đặc điểm hiện có và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng cả nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đây sẽ là định hướng cho sự phát triển ngành và bám sát với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.

Quy hoạch sẽ tính toán lựa chọn sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp để phát triển, lựa chọn các phương án đầu tư có tính khả thi cao mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, khuyến khích các thành phần kinh tế địa phương và kêu gọi đầu tư từ bên ngoài vào việc phát triển kinh tế ở tỉnh; đồng thời thực hiện chủ trương của Bộ Xây dựng về việc triển khai lập và điều chỉnh quy hoạch vật liệu xây dựng các địa phương giúp cho công tác quản lý Nhà nước theo Ngành trên tầm vĩ mô được thống nhất.

Nội dung nghiên cứu:

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 5

Page 6: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Phân tích, đánh giá thực trạng ngành sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay và các yếu tố, nguồn lực tác động đến sự phát triển của ngành trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, xây dựng các phương án quy hoạch định hướng phát triển ngành VLXD từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Mục tiêu của Quy hoạch

- Đề xuất các phương án khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiềm năng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, phương án phân bố sản xuất và phương án phát triển các chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng có khả năng phát triển trên địa bàn tỉnh.

- Làm công cụ quản lý nhà nước, giúp cho các nhà quản lý trong công tác điều hành phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Làm căn cứ cho các nhà đầu tư trong việc chuẩn bị xây dựng các kế hoạch phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh trong các giai đoạn tới.

Đối tượng nghiên cứu:

Xuất phát từ tiềm năng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, từ tập quán xây dựng của nhân dân và nhu cầu về thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận, đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sẽ đề cập đến tất cả các chủng loại vật liệu xây dựng song tập trung chủ yếu vào một số chủng loại sau:

+ Vật liệu xây, lợp: nung và không nung;

+ Cát xây dựng;

+ Đá xây dựng;

+ Vật liệu ốp lát;

+ Bê tông các loại;

+ Vật liệu san lấp;

+ Các loại vật liệu hữu cơ và hoá phẩm xây dựng;

+ Vật liệu cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch được giới hạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên

Huế nhằm xác định các phương án đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng tại chỗ, đồng thời xác lập phương án cung ứng vật liệu xây dựng trong và ngoài tỉnh nhất là đối với các tỉnh lân cận trong vùng để mở rộng thị trường vật liệu xây dựng.

Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được lập dựa trên những cơ sở pháp lý sau đây:

- Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP, ngày 09/3/2012 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 6

Page 7: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý Vật liệu xây dựng;

- Nghị định số 24a/2016/NĐ - CP, ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý Vật liệu xây dựng;

- Quyết định 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/07/2008 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 09/07/2010 phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển Vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020;

- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

- Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/06/2009 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

- Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/4/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;

- Thông tư số 09/2012/TT-BXD, ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng về việc Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng;

- Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày17/06/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 7

Page 8: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Quyết định số 2711/QĐ – UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 15/1/2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng phát triển hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015;

- Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 20/6/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 1509/QĐ-UBND ngày 6/8/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt điều chỉnh một số nội dung quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số: 2102/QĐ-UBND ngày 16/9/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số:770/QĐ-UBND ngày 7/5/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số: 2020/QĐ-UBND ngày 22/9/2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015;

- Quyết định số 970/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Dự toán quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2107/QĐ-SXD ngày 2/12/2015 của Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế về việc chỉ định thầu tư vấn lập Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Hợp đồng số 310A/2015/HĐ-QHVLXD ngày 29/12/2015 giữa Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế và Viện Vật liệu xây dựng về việc Tư vấn lập Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 8

Page 9: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Sản phẩm của quy hoạch bao gồm:

1. Báo cáo chính: Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Phụ lục:

- Danh mục khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Các cơ sở sản xuất VLXD và khai thác khoáng sản hiện có trên địa bàn tỉnh;

- Danh mục các dự án dự kiến kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh.

3. Các ý kiến phản biện, góp ý của các cơ quan, cá nhân; biên bản, kết luận của Hội đồng thẩm định,

4. Bản đồ tỷ lệ 1/100.000 để báo cáo trong các hội nghị và bản đồ A 3 trong các tập báo cáo của đồ án thể hiện các nội dung sau:

- Bản đồ phân bố tài nguyên khoáng sản làm VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Bản đồ hiện trạng các cơ sở sản xuất VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Bản đồ quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

** *

Trong quá trình triển khai xây dựng điều chỉnh quy hoạch, Viện vật liệu xây dựng đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Sở, ban, ngành trong tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp sản xuất VLXD và khai thác khoáng sản làm VLXD trong việc thu thập thông tin, góp ý kiến để hoàn thành các nội dung của quy hoạch theo đúng tiến độ và phù hợp với thực tế trên địa bàn tỉnh. Thay mặt những người thực hiện, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu đó và mong muốn tiếp tục nhận được sự cộng tác và giúp đỡ để hoàn chỉnh nội dung Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 có chất lượng tốt và tính khả thi cao.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 9

Page 10: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Phần thứ nhấtCÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾI. CÁC YẾU TỐ VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI.1. Đặc điểm tự nhiên.

1.1. Vị trí địa lý và địa hình.

Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung, có toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ bắc và 107,8-108,20 kinh đông. Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 128km, phía Đông Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía phía Tây giáp dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Phần đất liền của tỉnh có diện tích là 5.053,2 km² kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 128 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng  Đông Bắc - Tây Nam. Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 01 thành phố (Huế), 02 thị xã (Hương Thủy, Hương Trà) và 06 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc).

Về địa hình: Địa hình, lãnh thổ Thừa Thiên Huế được xem như là tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đến phía Nam tỉnh, kiến trúc và định hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn Bắc hoàn toàn bị biến đổi do sự xuất hiện của khối núi trung bình ¸ vĩ tuyến đâm ngang ra biển Bạch Mã - Hải do vậy địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt.

- Địa hình khu vực núi trung bình: Khu vực núi trung bình chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm khoảng 35% diện tích đồi núi và trên 25% lãnh thổ của tỉnh. Độ cao dao động từ 750m đến gần 1.800m. Đây là kiến trúc núi đồ sộ, tận cùng và được nâng cao của dãy Trường Sơn Bắc. Thuộc vào khu vực địa hình núi trung bình bao gồm vùng núi trung bình Tây A Lưới, vùng núi trung bình Động Ngại, vùng núi trung bình Đông A Lưới – Nam Đông và vùng núi trung bình Bạch Mã – Hải Vân.

- Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi: Núi thấp phân bố trên diện tích rộng nhất của khu vực địa hình đồi núi (trên 65%) và chiếm khoảng 50% lãnh thổ toàn tỉnh.

- Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải: Đồng bằng duyên hải là lãnh thổ tương đối bằng phẳng có độ cao tuyệt đối từ 15- 10m trở xuống, kể cả các trảng cát nội đồng Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang, chiếm khoảng 16% diện tích tự nhiên của tỉnh.

- Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ: Tiếp nối sau đồng bằng duyên hải, lần lượt gặp đầm phá, sau đó là cồn đụn cát chắn bờ và cuối cùng là biển ven bờ. Ranh giới phía ngoài vùng biển ven bờ qui ước là 12 hải lý (tương đương 22.224km), vùng đầm phá có diện tích 22.000 ha, lớn nhất Đông Nam Á với tiềm năng phong phú về động thực vật.

1.2. Khí hậu, thuỷ văn.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 10

Page 11: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ Á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào, từ phía Nam di chuyển lên. Nhiệt độ giảm dần từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam.

Khí hậu ở Thừa Thiên Huế được chia thành 4 mùa rõ rệt, mùa xuân mát mẻ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam. Mùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường gây ra lũ lụt, ngập úng nghiêm trọng. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, gây nên hạn hán, nước mặn đe dọa. Sự thất thường của khí hậu và thời tiết là một trong những khó khăn lớn của tỉnh.

Nhìn chung Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường và thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đối với phát triển du lịch và các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, trong đó có các công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

2. Tài nguyên thiên nhiên.Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên bậc nhất

cả nước, đặc biệt là tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng.

2.1. Tài nguyên đất.

Theo số liệu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 17/4/2013, niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 thì tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh khoảng 503.320,5 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản là 392.463,3 ha chiếm 77,97 ha; đất phi nông nghiệp 91.396,1 ha chiếm 18,16%, đất chưa sử dụng 19.461,2 ha chiếm 3,87%.

2.2. Tài nguyên rừng.

Theo niên giám thống kê năm 2014 của tỉnh được xuất bản năm 2015, diện tích rừng hiện có là 325.208,8 ha, trong đó 134.954,3ha là rừng sản xuất chiếm 41,50%, rừng phòng hộ là 101.120 ha chiếm 31,09% và 89.134,5 ha rừng đặc dụng chiếm 27,41%. Rừng ở Thừa Thiên Huế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chức năng phòng hộ và điều hòa khí hậu khu vực và đặc biệt sự đa dạng sinh học của rừng ở đây có giá trị rất cao, cả trong lĩnh vực khai thác sử dụng phục vụ lợi ích cộng đồng cũng như bảo vệ các nguồn gen quý hiếm. Đặc biệt có những loài thú mới cũng được tìm thấy ở đây như Sao La, Mang Trường Sơn và Mang lớn.

2.3. Tài nguyên biể và ven biển.

Thừa Thiên Huế có 128 km chiều dài bờ biển tiếp cận với ngư trường biển Đông, có tiềm năng to lớn về hải sản, có hơn 500 loài cá trong đó 30 - 40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác, năng suất khai thác hợp lý là 40.000 - 50.000 tấn/năm. Ngoài ra, ngư dân Thừa Thiên Huế có kinh nghiệm trong việc di

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 11

Page 12: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

chuyển ngư trường theo mùa vụ nên hàng năm có thể mở rộng ngư trường khai thác hải sản từ phía biển Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ và ra đến vùng biển Trường Sa.

Thừa Thiên Huế còn có hơn 20 km vùng núi đá ven biển từ cửa Lăng Cô đến đảo Sơn Chà là vùng biển đa dạng sinh học khu vực có nhiều thủy sản có giá trị cao như tôm hùm, cá mú...và là nơi có nguồn tôm, cá bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống và rất thuận lợi cho việc bảo tồn phát triển nuôi các đối tượng thủy sản quý như tôm hùm, ngọc trai.

Ngoài ra, khu vực ven biển Thừa Thiên Huế còn có hệ thống đầm phá hàng năm khai thác xấp xỉ được khoảng 2.500 đến 3.000 tấn thủy sản cá, tôm, cua các loại. Ngoài ra, nhân dân còn khai thác vài trăm tấn rau câu và khoảng 15.000 tấn rong tươi làm phân bón cho các đồng ruộng ven đầm và nguồn thức ăn cho nghề nuôi lồng cá trắm cỏ ở vùng phía Bắc đầm phá.

2.4. Tài nguyên khoáng sản.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế có một số loại khoáng sản nằm rải rác khắp trong tỉnh: Đá vôi, đá granít, cao lanh phân bố ở các huyện vùng núi và gò đồi dùng làm vật liệu xây dựng. Mỏ nước khoáng ở huyện Phong Điền đang khai thác, nhưng quy mô còn nhỏ.

Khoáng sản có tiềm năng lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế là sa khoáng, khoáng chất công nghiệp kaolin, cát thuỷ tinh, than bùn, vàng và vật liệu xây dựng. Khoáng sản có giá trị kinh tế lớn nhất và giàu tiềm năng là khoáng chất công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là nguyên liệu gốm sứ, thuỷ tinh như Kaolin, sét gốm sứ, aplit, cát thuỷ tinh. Hầu hết các mỏ sa khoáng ở Thừa Thiên Huế đều nằm dọc theo bờ biển. Các mỏ sa khoáng của tỉnh phân bố tập trung trên các đê cát xen lẫn khu vực dân cư. Các mỏ sa khoáng này đều chứa khoáng vật nặng. Trong đó, có các khoáng vật chứa các nguyên tố mang tính phóng xạ tự nhiên.

Thừa Thiên Huế còn là tỉnh duy nhất ở vùng Bắc Trung Bộ có mỏ Pyrit. Hiện nay, trên diện tích tỉnh đã đăng ký 1 mỏ là Bản Gôn và 1 điểm khoáng sản là Khe La Vân. Ngoài ra, trong một số văn liệu còn ghi nhận nhiều điểm khác song có trữ lượng thấp, ít có triển vọng khai thác với quy mô công nghiệp.

Ngoài các khoáng sản, khoáng chất công nghiệp nêu trên, Thừa Thiên Huế còn có than bùn, quặng sắt, vàng, khoáng sản thiếc và wolfram, đá ốp lát.

Ngoài ra, tỉnh có nhiều loại tài nguyên khoáng sản làm VLXD như Đá vôi, đá sét và các loại phụ gia xi măng cụ thể như: đá hộc, đá vôi: 1.300 triệu m 3; Cao lanh: 530 triệu m3; đá ốp lát: 25 triệu m2; Đất sét: 1.000 triệu tấn; Đá xây dựng: 2.000 m3; Imenic: 100.000 tấn; Cát trắng: 100 triệu tấn với hàm lượng SiO2 trên 98,4%; Nước khoáng có lưu huỳnh: 10 lít/giây; Titan, than bùn, Pyrit.

Tài nguyên nước (bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng) được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày. Trên địa bàn tỉnh còn có Bảy nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh (đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng).

Nhìn chung, Thừa Thiên - Huế có nhiều tài nguyên khoáng sản, nhưng trữ lượng không lớn. Hiện tại, đã khai thác, nhưng chưa được tập trung đầu tư lớn để khai

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 12

Page 13: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

thác hợp lý phục vụ cho lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

2.5. Tài nguyên du lịch.

Tiềm năng du lịch của Thừa Thiên Huế khá phong phú, đa dạng, bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển, núi, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao.

Cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng biển rất kỳ thú và hết sức hấp dẫn với những địa danh nổi tiếng, như: sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, cửa Thuận An, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương, phá Tam Giang… Cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam, hiện đang lưu giữ một kho tàng vật chất đồ sộ, có quần thể di tích cố đô đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá thế giới với những công trình kiến trúc về cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Bên cạnh đó, Huế có hàng trăm chùa chiền với kiến trúc dân tộc độc đáo và một kho tàng văn hoá phi vật thể phong phú với các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình. Thừa Thiên Huế còn lưu giữ được giữa lòng đô thị Huế nhiều nhà vườn, phố cổ mang nét đặc trưng của vùng đất cố đô ở Vĩ Dạ, Kim Long, Gia Hội, Bao Vinh. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế là nơi lưu giữ nhiều di chỉ, hiện vật cổ của nền văn hoá Chăm. Mặt khác, đây cũng là nơi có truyền thống cách mạng oanh liệt, còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối khác, cũng như nhiều địa danh lịch sử về hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, như: chiến khu Dương Hoà, Hoà Mỹ, A Lưới, đường Hồ Chí Minh…

3. Khái quát hiện trạng kinh tế - xã hội.3.1. Một số thành tựu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015.

Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế của tỉnh phát triển bền vững và giữ được mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Theo Niên giám thống kê 2014 và Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, các chỉ tiêu phát triển cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Tổng hợp sô liệu KT - XH của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015

TT Tiêu chi Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 (sb)

1

Dân sô người 1.103.136 1.115.523 1.127.905 1.135.568 1,147,857- Thành thị người 534.320 538.791 545.429 551.656- Nông thôn người 568.816 576.732 582.476 583.912- Tỷ lệ đô thị hóa % 48,4 48,3 48,36- Chỉ số phát triển % 101,12 101,12 101,11 100,88- Lao động từ 15 tuổi trở lên người 588.529 597.154 607.023 614.915

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 52,0 56,0

2 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) (giá HH)

tỷ đồng 25.329 29.970 34.782 38.502 42,006

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 13

Page 14: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Tiêu chi Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 (sb)GDP/người (giá HH)

triệu đồng 22,96 26,87 30,84 33,91 42,44USD 1.094 1.285 1.473 1.598 2.000

3

Cơ cấu GRDP- Nông, lâm, thủy sản % 14,55 12,78 11,38 11,46 9,6

- CN & XD % 35,37 32,87 32,37 32,24 34,7- Dịch vụ % 49,36 53,44 55,28 55,40 55,3- Thuế NK % 0,72 0,91 0,97 0,90 0,4

4 Tổng thu NSNN (giá HH) tỷ đồng 5.643 8.241 8.086 7.787 5.010

5 Tổng chi NS (giá HH) tỷ đồng 8.975 13.788 13.455 12.536

6 GTSX ngành xây dựng (giá HH) Tỷ đồng 5.324 5.849 5.974 6.116

7 GTSX công nghiệp (giá HH) Tỷ đồng 18.814 21.067 23.792 26.950 30.793

8 Giá trị xuất khẩu triệu USD 0,380 0,469 0,545 0,624 0,689 Giá trị nhập khẩu triệu USD 0,256 0,336 0,392 0,393 0,393

10 Tổng VĐT (giá HH) tỷ đồng 11.000 12.515 13.714 14.700 16.320

Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014;- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh Thừa Thiên Huế giai

đoạn 5 năm 2011 – 2015; - Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015.

Kinh tế – Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế trong 5 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thêm thế và lực mới để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Các trung tâm văn hoá, du lịch, y tế chuyên sâu, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước, từng bước được xây dựng và khẳng định vai trò, vị thế. Kinh tế của tỉnh phát triển bền vững và giữ được mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng từng bước hoàn thiện, bộ mặt các đô thị và nông thôn ngày càng khang trang. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt. Vị thế của Thừa Thiên Huế tiếp tục được khẳng định.

3.2. Dân số và lao động

Dân sô:Theo Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 (xuất bản năm 2015),

dân số của tỉnh là 1.135.568 người tăng 44.689 người so với năm 2010, Thừa Thiên Huế là tỉnh có quy mô dân số trung bình so với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung. Mật độ dân số trung bình của Thừa Thiên Huế 225,6 người/km2 đứng thứ 6 trong vùng sau thành phố Đà Nẵng, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Ngãi và Khánh Hòa.

Dân số khu vực thành thị năm 2014 của tỉnh là là 551.656 người chiếm 48,58 %, tỷ lệ tăng dân số thành thị trong giai đoạn 2010 – 2014 trung bình 7,3%/năm (Cao

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 14

Page 15: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

nhất là năm 2010 với 19,82% và năm 2011 là 13,47%), dân số nông thôn là 583.912 người chiếm 51,42%; tỷ lệ dân số thành thị cao hơn nhiều so với các tỉnh khác ở miền Trung (đứng thứ 3 sau Đà Nẵng, Khánh Hòa).

Thừa Thiên Huế có 6 dân tộc chính, ngoài dân tộc kinh, dân tộc Cơ Tu và Tà Ôi chiếm tỷ trọng lớn, sau đó đến Pa Hy, Pa Cô và Vân Kiều, ngoài ra còn có 1 bộ phận nhỏ dân tộc khác như: Nùng, Tày, Mường, Thanh,...chung sống trong cộng đồng, đoàn kết, thân ái.

- Dân tộc Cơ Tu: tập trung chủ yếu ở miền núi phía Tây huyện Phú Lộc và Tây Nam huyện A Lưới. Như phần đông các dân tộc cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, người Cơ tu chuyên sống bằng trồng trọt trên rẫy theo kiểu du canh, du cư; chăn nuôi (trâu, lợn, dê, gà… theo phương thức thả rông, chỉ một số ít gia đình làm chuồng trại với vài chục con trâu); săn bắn và hái lượm vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày và nghề truyền thống (đan, gốm, dệt,…).

- Dân tộc Tà Ôi: phân bố ở huyện A Lưới và Phong Điền của Thừa Thiên Huế. Cộng đồng dân tộc Tà Ôi có 3 nhóm: Nhóm Tà Ôi chính dòng, nhóm Pa Cô và nhóm Pa Hy.

Tình hình đó thể hiện sự đa dạng về văn hoá truyền thống dân tộc, song cũng đòi hỏi phải có nhiều chính sách phù hợp để đồng bào các dân tộc ít người có điều kiện phát triển bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc của tỉnh.

Những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên luôn giảm trong giai đoạn 2010 - 2014. Chất lượng dân số đã được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố trong giai đoạn 2010 – 2014 giảm dần từ 11,16% năm 2010 xuống 5,06% năm 2014.

Lao động:Trong giai đoạn vừa qua, Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt chương trình mục

tiêu Quốc gia về việc làm, đề ra nhiều giải pháp tạo việc làm mới, khuyến khích phát triển sản xuất tạo việc làm và tự tạo việc làm. Đã phát triển mạng thông tin thị trường lao động, mở rộng sàn giao dịch việc làm, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động theo yêu cầu.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2014 là 674.337 người, chiếm 56,34% số dân toàn tỉnh (trong đó lao động nam chiếm 58,95% và nữ 53,80% trong tổng số lao động của tỉnh). Lao động ở thành thị là 277.064 người, chiếm 51,68% và lao động ở nông thôn là 397.273 người, chiếm 60,12% tổng số lao động. Tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,42 % tổng số lao động. Lực lượng lao động đã được đào tạo chiếm 47,5% đạt tỷ lệ cao so với các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung .

3.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng.

3.3.1. Giao thông vận tải .

Với mục tiêu phấn đấu trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng phấn đấu đáp ứng những tiêu chí cơ bản của đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của giao thông vận tải trong phát triển kinh tế - xã hội, cho nên trong những năm gần đây giao thông vận tải được chú trong đầu tư hiện đại hoá, phát triển vượt bậc từ đô thị đến nông thôn, phá

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 15

Page 16: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

thế cô lập ở các vùng núi và ven biển. Tính đến nay, giao thông vận tải tỉnh Thừu Thiên Huế có đủ các phương thức vận tải: Đường sắt, đường bộ, đường biển, hàng không, đường thuỷ nội địa.

a. Đường bộTính đến nay, toàn tỉnh có khoảng 4.735,83 km đường bộ, bao gồm 4 quốc lộ

(Đường Hồ Chí Minh dài 105 km, QL1A dài 147,85km, QL49A dài 90,5km, QL49B dài 105km, QL49C dài 0,634 km) với tổng chiều dài 449,7 km, 30 tuyến đường tỉnh với tổng chiều 491,6 km, 65 tuyến đường chuyên dùng với tổng chiều dài 3.215,17 km, 2030 tuyến đường thành phố Huế với tổng chiều dài 246,772km và 3.215 km giao thông nông thôn do huyện (thị xã), xã (phường) quản lý.

Về chất lượng đường, toàn tỉnh đã nhựa hóa, bê tông hóa được 80% đường tỉnh; nhựa hóa, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm.

Trong những năm qua Thừa Thiên Huế đã tiến hành làm mới nhiều tuyến đường, từng bước cải tạo nâng cấp các tuyến đường chủ yếu là các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, các trục đường của thành phố Huế, một số đường huyện đồng thời phối hợp với Bộ GTVT hoàn thành công trình hầm đèo Hải Vân, đường Hồ Chí Minh, đường tránh Tây Thành phố...

b. Đường thủy- Đường biển: Tỉnh có cảng biển Thừa Thiên Huế với 2 khu bến Chân Mây và

Thuận An. Khu bến Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía Đông Bắc. Trong nhiều năm, tỉnh đã tập trung đầu tư cho khu bến Thuận An 5 cầu tầu dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn. Khu bến Chân Mây cách thành phố Huế 65 km về phía Nam đang hoạt động vượt công suất thiết kế.

- Giao thông vận tải thủy nội địa: Tỉnh Thừa Thiên Huế có mạng lưới đường thủy nội địa tự nhiên với tổng chiều dài khoảng 563 km. Các sông có khả năng khai thác vận tải thuỷ chủ yếu là: sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, phá Tam Giang. Trong đó, tỉnh quản lý 101km, huyện xã quản lý 462 km. Mật độ sông ngòi của Thừa Thiên Huế là 0,11 km/km2 và 0,57km/1.000 dân (cả nước 0,035km/km2 và 0,17km/1.000 dân). Trừ các tuyến sông Hương, hệ thống sông rẽ đầm Cầu Hai, đầm Phá Tam Giang đạt tiêu chuẩn cấp III, còn lại các tuyến sông chưa được quản lý đạt tiêu chuẩn cấp V, VI.

+ Toàn tỉnh có 34 bến khác ngang sông và bến thuyền du lịch hoàn toàn do tỉnh quản lý (trong đó: 20 bến khách ngang sông và bến thuyền du lịch nằm dọc trên các tuyến sông Trung ương) và 49 cảng, bến bốc xếp nằm dọc trên các tuyến sông kênh (trong đó: có 24 cảng bến bốc xếp nằm dọc trên tuyến sông Trung ương).

+ Hệ thống biển báo có 687 báo hiệu: Tuyến Trung ương uỷ thác có 306 báo hiệu, trong đó có 123 báo hiệu thường. Tuyến do Tỉnh quản lý 381 báo hiệu thường.

c. Đường sắtTuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2km đóng

một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh. Trong những năm gần đây, nhiều tuyến đường gom, hàng rào cách ly đường sắt được xây dựng mới đảm bảo an toàn giao thông khu vực thành phố Huế. Ngoài ra, tỉnh đã phối hợp với Bộ GTVT triển khai

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 16

Page 17: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

xây dựng một số giao cắt khác mức giữa đường bộ đường sắt: cầu đường sắt vượt ĐT11B, cầu vượt đường sắt trên ĐT09, cầu vượt đường sắt QL1A tại hầm đèo Phước Tượng và chuẩn bị triển khai dự án hiện đại hoá tuyến đường sắt Bắc - Nam (trong đó có đoạn qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế).

d. Đường hàng khôngThừa Thiên Huế có cảng hàng không quốc tế Phú Bài nằm cạnh QL1A cách

phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km. Những năm qua, bộ mặt và kết cấu hạ tầng của Cảng hàng không quốc tế Phú Bài đã có những thay đổi đáng kể; đảm bảo cho tàu bay Airbuýt A321 và tương đương cất hạ cánh an toàn. Năm 2013, cảng hàng không quốc tế Phú Bài được tỉnh phối hợp với Bộ GTVT triển khai sửa chữa, nâng cấp đường băng từ kích thước 2700x40m lên 2700x45m, nhà ga hành khách từ 5400m2 lên 6500m2, nâng công suất phục vụ đạt 1,5 triệu hành khách/năm, đủ năng lực phục vụ 800 hành khách và 03 máy bay A321/giờ cao điểm, cùng với các trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu phục vụ hành khách chất lượng cao và đảm bảo an ninh an toàn cho hoạt động hàng không.. Đến nay, cảng hàng không quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn mức C check - theo phân mức phục vụ hành khách của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế - IATA, tiêu chuẩn cấp 4D theo phân cấp của ICAO, đảm bảo cho các loại máy may tầm trung tiếp cận được.

3.3.2. Mạng lưới điện.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống điện đã được phủ 100% xã, thôn, bản; nâng cấp hệ thống điện tỷ lệ hộ sử dụng điện là 99,5%. Tỷ lệ đường phố chính đô thị đã được chiếu sáng đạt 95,4% (tăng 15%); tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng đạt 20,4% (tăng 6%). Tiếp tục triển khai nâng cấp hệ thống cấp điện vùng nông thôn, miền núi, đảm bảo an toàn cấp điện.

3.3.3. Cấp nước.

Mạng lưới phân phối nước sinh hoạt của Thừa Thiên Huế đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng đạt tổng công suất trên 160 nghìn m3/ngày/đêm. Nguồn cấp nước chủ yếu của thành phố Huế là hai nhà máy nước Quảng Tế và Giã Viên. Xây mới hệ thống cấp nước thị trấn Phú Lộc và các xã lân cận, hoàn thành lắp đặt các tuyến cấp nước tập trung vượt phá Tam Giang để cung cấp nước cho nhân dân các xã ven biển; nâng tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh trên toàn tỉnh lên 92%; trong đó, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 74%.

3.3.4. Hệ thống thông tin liên lạc

Hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn được mở rộng và tăng nhanh so với các ngành khác. Đến nayMạng lưới Viễn thông đã được số hoá, mạng truyền dẫn từ thành phố Huế đi các huyện được quang hoá 100%; có kèm viba số hỗ trợ. Đến nay, 100% xã có điểm giao dịch bưu điện, 100% xã được phủ sóng thông tin di động. Đến năm 2015 thuê bao internet ước đạt 16 thuê bao/100 dân và thuê bao điện thoại đạt 135 thuê bao/100 dân. Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh đã đảm bảo thông tin đến tất cả các phường xã trong tỉnh và liên lạc vô tuyến, hữu tuyến với cả nước và quốc tế.

Các công tác thông tin, tuyên truyền luôn được xem trọng, loại hình hoạt động phát thanh truyền hình, báo chí, in và phát hành ngày càng phong phú, đa dạng về hình thức, tổ chức kịp thời, chất lượng các chương trình ngày càng được

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 17

Page 18: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

nâng cao. Hiện nay, đã có 100% xã phường, thị trấn được phủ sóng phát thanh và truyền hình.

3.3.5. Hiện trạng phát triển công nghiệp của thành phố

Sản xuất công nghiệp của tỉnh ở giai đoạn 2011 - 2015 gặp rất nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế, lãi suất ngân hàng lên cao ảnh hưởng năng lực đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; các sản phẩm chủ lực truyền thống của tỉnh gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Tuy nhiên, nhờ sự xuất hiện một số năng lực sản xuất mới đã bù đắp một phần sự giảm sút. Tốc độ tăng giá trị sản xuất duy trì 10,5%/năm, không đạt kế hoạch (17,5%) và thấp hơn mức tăng của giai đoạn trước (19,9%).

Một số sản phẩm tiếp tục tăng khá như: thủy hải sản xuất khẩu tăng 47%, dăm gỗ tăng 9%, men Frit tăng 16%; bia tăng trưởng bình quân 6,6%/năm. Đặc biệt ngành dệt may tỉnh đã có sự tăng trưởng mạnh dự ước sản lượng dệt may đến năm 2015: sợi ước đạt 60.000 tấn, tăng 17%/năm; sản phẩm may mặc đạt 250 triệu cái, tăng 11,7%/năm; giá trị sản xuất ngành dệt may chiếm trên 50% giá trị sản xuất ngành công nghiệp cảu tỉnh.

Riêng sản xuất xi măng tăng trưởng âm do thị trường tiêu thụ suy giảm, các nhà máy tạo năng lực sản xuất mới chậm được đầu tư; dự ước sản lượng xi măng đến năm 2015 đạt 1,5 triệu tấn, giảm 3,1%/năm.

Các KCN, cụm CN - TTCN, làng nghề được quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Đã thành lập 6 KCN với tổng diện tích 2.393,47ha; trong đó, 4 KCN đã có nhà đầu tư hạ tầng với diện tích thuê đất là 853,93 ha, đạt tỷ lệ 39,4%. Đến nay, các KCN đã thu hút 96 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 21.991,8 tỷ đồng, gấp 1,9 lần về số dự án và 4,7 lần về số vốn đăng ký so cuối thời kỳ trước; diện tích đất đã cho thuê 345,52 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 27%; vốn thực hiện ước đạt 10.454 tỷ đồng, bằng 57,4% so vốn đăng ký. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp chiếm 45% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và đóng góp 67% tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh. Giải quyết việc làm cho khoảng 16 nghìn lao động.

Đã thành lập 7/10 cụm công nghiệp được quy hoạch. Đến nay, các cụm công nghiệp thu hút được 148 dự án với diện tích đất thuê trên 93,46 ha; trong đó có 94 dự án đi vào sản xuất kinh doanh.

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô hoạt động cơ bản đi vào nề nếp. Công tác quy hoạch được chú trọng; đã cơ bản hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu chức năng. Việc triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng và vận hành khai thác các khu chức năng phù hợp với định hướng, mục tiêu theo Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng tương đối hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng thiết yếu về giao thông, điện, nước, xử lý nước thải, rác thải,… tạo điều kiện thu hút đầu tư.

3.3.6. Hiện trạng hạ tầng đô thịTừ năm 2010 đến năm 2015, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh có sự thay đổi dao động ở

mức 31,7 - 48,4%, nguyên nhân chủ yếu do chuyển đổi các xã trong thành phố Huế thành phường và thành lập các phường thuộc thị xã Hương Thủy, thành lập các phường thuộc thị xã Hương Trà, tăng cơ học không đáng kể. Điều này, cho thấy mức độ phát triển của các đô thị trong những năm qua còn chậm. Mặc dù có nhiều dự án

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 18

Page 19: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

đầu tư được triển khai nhưng các dự án này có tốc độ triển khai chậm, nên chưa tạo ra sức hút đô thị, chưa tạo được các luồng tăng cơ học vào đô thị và chưa phát huy tác dụng mạnh đối với tiến trình đô thị hóa của toàn tỉnh.

4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020Xây dựng Thừa Thiên Huế theo mô hình đô thị “di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh

quan, thân thiện với môi trường”, cùng các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung làm tốt vai trò thúc đẩy phát triển trong vùng miền Trung. Để từng bước đưa Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo của cả nước; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.

4.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Bảng 1.2: Dự báo một sô chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huếđến năm 2020

Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 20201. Dân sô ngàn người 1,212,3932. Tỉ lệ lao động qua đào tạo % 65 - 703. GDP bình quân đầu người

(giá HH)USD/ng 3.400 – 3.700

Tr.đồng/người 75 - 804. GRDP (giá HH) Tỷ đồng 63,162Cơ cấu GDP % 100+ Công nghiệp – XD % 36,6+ Nông lâm ngư nghiệp % 8,2+ Dịch vụ % 55,2+ Thuế xuất nhập khẩu %5. Giá trị SXCN – XD (giá HH) Tỷ đồng 128.9206. Giá trị hàng hóa xuất khẩu Tỷ USD 1,1

Giai đoạn 2016 - 20207. Tôc độ tăng trưởng GRDP % 8,5 – 9,0+ Công nghiệp – XD % 15,0+ Nông lâm ngư nghiệp % 3,0 – 4,0+ Dịch vụ % 15,08. Tổng vôn đầu tư (giá HH) Tỷ đồng 240

Nguồn: - Báo cáo QH tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020; - Báo cáo KH phát triển KT-XH tỉnh Thừa Thiên Huế 5 năm giai đoạn: 2016 – 2020.

4.2. Phát triển công nghiệp.

- Phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực như chế biến nông lâm thủy hải sản, thực phẩm và đồ uống; dệt may và công nghiệp hỗ trợ dệt may; điện, điện tử, công nghệ thông tin; khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và tiêu dùng…

- Xúc tiến việc tham gia vào mạng phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phần mềm. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 19

Page 20: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Tiếp tục hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ. Khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và tham gia xuất khẩu; chú trọng các nghề: Đúc đồng, đồ gỗ cao cấp mỹ nghệ, thêu, may áo dài, chế biến thực phẩm truyền thống; phát triển các trung tâm trưng bày, giới thiệu, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ.

Cụ thể cho các ngành như sau:

+ Phát triển sản phẩm thực phẩm, đồ uống: Ưu tiên phát triển sản phẩm bia, nước giải khát không cồn; cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản, thủy hải sản.

+ Công nghiệp dệt may: Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may; phát triển sản phẩm thời trang, từng bước hình thành ngành công nghiệp thiết kế thời trang ở tỉnh.

+ Công nghiệp điện, điện tử, tin học và công nghệ cao, công nghệ cao: Ưu tiên phát triển CNTT, công nghiệp phần mềm. Xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung tạo thuận lợi cho hoạt động các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án sản xuất phần mềm, lắp ráp máy tính; sản xuất linh kiện và lắp ráp điện tử. Khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghệ cao.

+ Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp silicat có hàm lượng công nghệ cao; chế biến sâu titan, nghiên cứu sản xuất sản phẩm xỉ titan, rutil nhân tạo; sản xuất gốm sứ dòng cao cấp; cải tiến công nghệ trong sản xuất xi măng (công nghệ lò quay), nâng cao chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng (gạch ceramic, đá ốp lát, vật liệu trang trí nội thất…).

+ Đầu tư sản xuất các sản phẩm dược phẩm, hóa mỹ phẩm và tá dược, thiết bị y tế nhằm đẩy mạnh khai thác thế mạnh trung tâm y tế chuyên sâu.

+ Phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng, hàng lưu niệm phục vụ du lịch.

- Đồng thời đồng bộ hệ thống hạ tầng trong các KCN như: đường giao thông, điện, nước, viễn thông, trạm xử lý nước thải...; phát triển nhanh ngành công nghiệp phụ trợ trong các KCN; xây dựng các KCN trở thành các trung tâm thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học. Phát triển các cụm công nghiệp-TTCN và làng nghề, phục vụ nhu cầu di dời các cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu vực dân cư và các dự án có quy mô nhỏ. Xúc tiến xây dựng khu công nghệ cao tại Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô nhằm thu hút các doanh nghiệp có công nghệ kỹ thuật hiện đại, hỗ trợ quá trình đổi mới công nghệ của Tỉnh và vùng miền Trung.

- Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hình thành 06 khu công nghiệp, khu công nghệ cao với tổng diện tích khoảng 2.393,47 ha, gồm: KCN Phú Bài (thị xã Hương Thủy) 743,47 ha, giảm 75,29 ha so với quy hoạch cũ; KCN Phong Điền (huyện Phong Điền) 700 ha, tăng 300 ha so với quy hoạch cũ; 4 KCN giữ nguyên diện tích theo quy hoạch cũ là KCN Tứ Hạ 250 ha, KCN Phú Đa (huyện Phú Vang) 250 ha, KCN Quảng Vinh (huyện Quảng Điền) 150 ha, KCN La Sơn 300 ha; Phát triển 10 cụm công nghiệp gia đoạn đến 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn các địa phương với tổng diện tích khoảng 353 ha , bao gồm: CCN Hương Sơ (thành phố Huế)

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 20

Page 21: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

48 ha, được điều chỉnh quy mô từ 100 ha xuống 48 ha; CCN Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) 75 ha, được điều chỉnh quy mô từ 100 ha xuống 75 ha; CCN Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) 55 ha; CCN Bình Điền (thị xã Hương Trà) 30 ha; CCN Bắc An Gia (huyện Quảng Điền) 25 ha; CCN Điền Lộc (huyện Phong Điền) 30 ha; CCN Thuận An (huyện Phú Vang) 20 ha; CCN Vinh Hưng (huyện Phú Lộc) 20 ha; CCN A Co (huyện A Lưới) 30 ha; CCN Hương Hòa (huyện Nam Đông) 20 ha; Cụm công nghiệp khu kinh tế cửa khẩu A Đớt (huyện A Lưới) diện tích 140 ha.

4.3. Định hướng phát triển đô thị và các khu vực kinh tế trọng điểm.- Khu vực đô thị trung tâm Huế (gồm tập hợp 5 đô thị): Huế là khu vực đô thị

di sản, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị trấn Thuận An và thị trấn Bình Điền. Ranh giới của khu vực đô thị trung tâm Huế gồm các khu vực thuộc TP. Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và thị trấn Thuận An mở rộng). Là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học công nghệ, y tế, đào tạo lớn của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Là cực động lực phát triển vùng KTTĐ miền Trung.

- Các khu vực đô thị khác:+ Đô thị vệ tinh Chân Mây - Lăng Cô: Là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa

lĩnh vực. Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là trung tâm kinh tế vùng phía Nam của thành phố Thừa Thiên Huế, cầu nối giữa Huế và Đà Nẵng, thành một cực phát triển quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển Đông của khu vực Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và cả tiểu vùng sông MêKông trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Trong tương lai, xây dựng giao thông kết nối nhanh với đô thị trung tâm Huế và thành phố Đà Nẵng. Xây dựng cảng nước sâu Chân Mây gắn với khu phi thuế quan và các khu công nghiệp sạch. Phát triển khu du lịch quốc tế Lăng Cô, khu đô thị mới Chây Mây gắn với bảo tồn vùng cảnh quan sông Bù Lu, đầm Lập An, vịnh Chân Mây, biển Lăng Cô, núi Hải Vân...

+ Đô thị Phong Điền: Là đô thị trung tâm phía Bắc thành phố Thừa Thiên Huế. Trung tâm huyện lỵ huyện Phong Điền. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ. Trong tương lai, Phát triển đô thị sinh thái phía Tây Quốc lộ 1A, gắn với vùng bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.

+ Đô thị A Lưới: Đô thị trung tâm phía Tây Nam thành phố Thừa Thiên Huế. Trung tâm huyện lỵ huyện A Lưới. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ, đầu mối giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh vùng núi phía Tây với vùng đồng bằng ven biển. Trong tương lại, phát triển đô thị sinh thái gắn với đường Hồ Chí Minh, cửa khẩu A Đớt và Hồng Vân.

+ Thị trấn Sịa, Phú Đa, Phú Lộc, Khe Tre: Trung tâm huyện lỵ các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông. Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chế biến, thủy điện, khai khoáng...Trong tương lai, nâng cấp và phát triển theo mô hình đô thị sinh thái, tăng cường các trung tâm công cộng và tiện ích phục vụ khu dân cư nông thôn.

+ Thị trấn xây mới (Vinh Thanh, Vinh Hiền, La Sơn, Điền Hải, An Lỗ, đô thị khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, Hồng Vân): Thị trấn thuộc huyện hoặc khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Thừa Thiên Huế (A Đớt, Hồng Vân). Trong tương lai, lựa chọn quỹ đất thuận lợi xây dựng cho cả giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, ưu tiên các khu vực trung

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 21

Page 22: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

tâm xã hoặc thị tứ nâng cấp lên thị trấn hoặc những khu vực thuận lợi để phát triển kinh tế.

4.4. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng.4.4.1. Giao thông vận tải.

Tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. Xây dựng mới các công trình tuyến đường bộ tuần tra canh gác, đường bộ ven biển, đường huyện…, đường tỉnh, đường đô thị; hiện đại hóa tuyến đường sắt thống nhất phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng; thực hiện thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn mới đối với các công trình xây dựng mới đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao tải trọng, khả năng thông qua đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực; tăng cường năng lực quản lý duy tu bảo dưỡng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và vận hành khai thác. Tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo trì, vận hành và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông. Mục tiêu của ngành giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đặt ra trong giai đoạn đến năm 2020 đối với xây dựng các công trình giao thông là:

a. Về đường bộ: + Xác định được mối quan hệ giữa mạng lưới giao thông quốc gia với giao

thông nội tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Cải tạo, phát triển hệ thống giao thông nhằm đảm bảo sự đi lại thông suốt, không ách tắc, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, giữ gìn cảnh quan môi trường, phát triển du lịch.

+ Phát triển giao thông đối ngoại, tăng cường vận tải hàng hoá hành khách giữa Thừa Thiên Huế với các tỉnh lân cận.

+ Xác lập hệ thống giao thông trong các vùng kinh tế trọng điểm mới được quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống khác phát triển, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

+ Phát triển hệ thống bến xe, tăng cường vận tải hàng hoá hành khách giữa các huyện thị của Thừa Thiên Huế.

Cụ thể như sau:

- Đường cao tôc (Đường Hồ Chi Minh tuyến chinh):Điều chỉnh lộ trình và quy mô, hình thức đầu tư:

+ Đoạn Cam Lộ - La Sơn qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế (từ ranh giới Quảng Trị đến La Sơn) dài 67,53km. Giai đoạn từ nay đến năm 2020, dự kiến xây dựng mới, nâng cấp đạt quy mô 2 làn xe, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN957, cấp 60-80, đang tìm nguồn vốn để đầu tư. Giai đoạn 2021 – 2030, cải tạo, nâng cấp đạt quy mô 4 làn xe.

Đoạn La Sơn - Tuý Loan qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế (từ La Sơn đến hết địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế) dài 34,4 km, đã khởi công xây dựng từ ngày 22/12/2013, điểm đầu tại Km 4+ 500 ĐT14B, đoạn nối cao tốc với QL1A dài 4,68 km tại Km0 ĐT14B, điểm cuối là Km 4+500 ĐT14B. Dự kiến đến năm 2016, hoàn thành xây dựng mới đạt quy mô 2 làn xe, cao tốc cấp 60-80, hình thức đầu tư BT. Giai đoạn 2021 – 2030, cải tạo nâng cấp đạt quy mô 4 làn xe.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 22

Page 23: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Quôc lộ Tiếp tục nâng cấp các tuyến quốc lộ chạy qua địa phận tỉnh Thừa Thiên

Huế. Xây dựng mới một số đoạn kết nối liên tỉnh, đường tránh thành phố, thị xã và các thị trấn. Các tuyến đường xây dựng mới như sau:

+ Điều chỉnh quy mô và lộ trình đầu tư đối với các đường Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh như sau:

* QL1A: Đoạn qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế dài 112km (không kể đường tránh Huế). Đến năm 2020, hoàn thiện cải tạo nâng cấp đoạn Quảng Trị - Đường tránh Tây Huế và đoạn La Sơn - Lăng Cô quy mô 6 làn xe (4 làn xe cơ giới +2 làn hỗn hợp), đoạn qua thị xã/ thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị đã quy hoạch của địa phương. Trong đó, đoạn tránh Huế đi trùng với đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn đến năm 2020, duy tu bảo dưỡng để giữ cấp đường. Giai đoạn 2021 - 2030, cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 60-80 với quy mô 4 làn xe.

* QL49B: Đến năm 2020, hoàn thiện cải tạo nắn tuyến; nâng cấp, mở rộng QL49B đạt tiêu chuẩn cấp III. Đến năm 2030, hoàn thành công tác duy tu bảo dưỡng đường, hoàn thiện đền bù, giải phóng mặt bằng những đoạn bị lấn chiếm lòng đường, đảm bảo hành lang an toàn giao thông;

* Đường Hồ Chi Minh - Nhánh phia Tây: Đoạn qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế dài 105 km, giai đoạn đến năm 2020, nâng cấp, mở rộng đoạn qua thị trấn, thị tứ, khu kinh tế đạt tiêu chuẩn đường đô thị quy mô mặt cắt ngang 36 m (6,0 m+10,5 m+3,0 m+10,5 m+6,0 m), đoạn nằm ngoài thị trấn với quy mô cấp II, quy mô 4 làn xe. Giai đoạn 2021 - 2030, du tu, bảo dưỡng để giữ cấp đường.

* Bổ sung Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế: Hiện tại, tuyến đường bộ ven biển qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế dài 127 km.

Giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Hoàn thành xây dựng mới đoạn từ Thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc - Đông An, xã Lộc Vĩnh (Đường thuộc khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô) dài 3km, nâng cấp đoạn thôn Đông An, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc - QL1A tại thôn Thổ Sơn (Đường Tây Cảng Chân Mây) dài 5 km. Về quy mô đoạn qua khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô tuân thủ theo quy hoạch chung Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1771/2008/QĐ-TTg ngày 05/12/2008.

Đoạn thôn Thổ Sơn, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc - Hầm Hải Vân (ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng): Hiện tại, là QL1A dài 23km, đạt tiêu chuẩn cấp III. Giữ nguyên quy mô hiện tại đường cấp III.

Đoạn Cầu Tư Hiền - Cảnh Dương: dài 10km, hiện tại là đường ven biển Cảnh Dương quy mô cấp III, quy hoạch giữ nguyên quy mô hiện tại.

Định hướng đến năm 2030: Các đoạn còn lại, hoàn thiện cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 2 làn xe:

Đoạn Thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị (ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế với tỉnh Quảng Trị) – Thôn Vĩnh Tu (xã Quảng Ngạn,

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 23

Page 24: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

huyện Phong Điền). Hiện tại, là ĐT22 (đường kinh tế - Quốc phòng Điền Hương - Quảng Ngạn) dài 21, 168 km.

Đoạn thôn Vĩnh Tu, xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền – QL49A dài 16,6 km;

Đoạn đi trùng với QL49A dài 4,65km;

Đoạn đi trùng với QL49B (Thị trấn Thuận An –Cầu Tư Hiền) dài 39km, đạt tiêu chuẩn đường cấp III.

* QL49C: Có chiều dài 23,91 km, đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 0,634 km, điểm đầu ranh giới Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, điểm cuối tại Km 23+910/QL49C giao với QL49B. Đến năm 2020, bảo trì giữ cấp đường bằng nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương. Đến năm 2030, quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III.

* QL49A: Có chiều dài 91,854km, gồm 2 đoạn: Km 0+00 - Km78+000 và Km 89+700 - Km103+554.

Đối với đoạn Km 0+00 - Km78+000: Đến năm 2020, đối với đoạn nằm ngoài đô thị hoàn thiện cải tạo nâng cấp, nắn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, quy mô 2 làn xe. Đoạn đi qua đô thị về quy mô theo tiêu chuẩn đường đô thị, về hướng tuyến kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh hướng tuyến phù hợp với Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Huế (Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ). Điều chỉnh hướng tuyến: Siêu Thị Thuận An, Cầu Thuận An – Đường Kim Dương Vương – Đoạn xây dựng mới (nắn tuyến) – Đường Phạm Văn Đồng – Bà Triệu – Hùng Vương – Ngự Bình – Nguyễn Khoa Chiêm – Đường Võ Văn Kiệt – Đường Minh Mạng – Đoạn xây dựng mới vượt sông Hương (gần Điện Hòn Chén), cắt đường tránh Tây thành phố Huế, rồi đấu nối vào QL49A tại vị trí gần lăng Minh Mạng, sau đó vẫn theo hướng tuyến cũ tới ngã ba xã Hồng Thượng. Đến năm 2030, xây dựng một số trạm dừng nghỉ, giải toả đảm bảo hành lang an toàn giao thông, bạt mái taluy để chống sụt lở;

Đối với đoạn Km 89+700 - Km103+554, dài 12,5km, là đoạn tuyến quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Thừa Thiên Huế với tỉnh lân cận nước bạn Lào. Giai đoạn từ nay đến năm 2020, cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt bê tông nhựa để đảm bảo giao thông thuận lợi, tránh sụt lở. Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường thẳng nối cửa khẩu Hồng Vân với đường Hồ Chí Minh; Định hướng đến năm 2030, hoàn thành xây dựng mới tuyến đường thẳng nối cửa khẩu Hồng Vân với đường Hồ Chí Minh.

* Đồng thời đến năm 2030, dự kiến nâng cấp tuyến đường ngang (trên cơ sở ĐT8B) nối QL49B với QL1A thành quốc lộ (Điểm đầu tại Km 28/QL49B) tuyến qua cầu Vĩnh Tu rồi nối với QL1A, dài khoảng 15km, phục vụ nhu cầu du lịch và phát triển đô thị cụm phá Tam Giang, tạo sự kết nối liên hoàn của các quốc lộ đảm bảo bảo tốt chiến lược phòng thủ an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển.

- Đường tỉnh: Xây dựng, nâng cấp các tuyến ở vùng đồng bằng tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp III, IV trở lên; vùng miền núi đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V trở lên; đoạn qua các đô thị theo quy chuẩn đường đô thị.

Tổng số đường tỉnh quy hoạch đến năm 2020 là 54 tuyến, tổng số km là 577,929 km. Trong đó:

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 24

Page 25: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

+ Số km đường tỉnh nâng cấp (từ đường tỉnh hiện trạng, đường huyện): 392,004 km;

+ Số km đường tỉnh xây dựng mới là: 33,781 km;

+ Số km đường tỉnh giữ cấp là: 152,144 km.

+ Định hướng đến năm 2030, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới khoảng 853,409 km.

Cụ thể như bảng sau:

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 25

Page 26: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Bảng 1.3: Tổng hợp điều chỉnh quy hoạch cải tạo, nâng cấp đường tỉnh hiện có đến năm 2030

TT Sô hiệu Chiều dài (km)

Đề xuất điều chỉnhNăm 2020 Năm 2030

1 Đường tỉnh 1 7,60 -Cải tạo nâng cấp đoạn Km0+000 Km1 + 000, Km 1+300 Km 4 + 550, Km5+500Km7+700 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV; đoạn qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị. Thay thế cầu Lăng Xá tại vị trí Km 2+250 và cầu Đình tại Km 6+810, tải trọng HL93

Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, đoạn qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị;công trình trên tuyến xây dựng theo tiêu chuẩn HL93

2 Đường tỉnh 2 9,80 Cải tạo nầng cấp đoạn Km 0+000 – Km 4+000 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, đoạn đi qua thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị;

Giữ nguyên quy mô cấp IV

Đường tỉnh 2 đoạn nối dài

1,40 Cải tạo, nâng cấp mở rộng đoạn Km0+560 – Km 1+400 đạt cấp 60-80 theo tiêu chuẩn đường đô thị

Duy tu bảo dưỡng để giữ cấp đường

3 Đường tỉnh 3 10,05 +) Nâng cấp mở rộng đoạn Km 6+920- Km 10+050 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Đoạn qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị+) Thay thế các cầu, cống yếu trên tuyến đạt tiêu chuẩn HL93

+) Cải tạo, nâng cấp mở rộng đoạn Km 0 +000 – Km 6+920 đạt tiêu chuẩn cấp IV. Đoạn qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị.công trình cầu, cống trên tuyến đạt tiêu chuẩn HL93

4 Đường tỉnh 4 41,50 +) Nâng cấp mở rộng đoạn Km 1+700 - Km 4+750; Km 7+300 – Km 11+200; Đoạn qua thị trấn Sịa (từ cầu Thủ Lễ đến cầu Hà Đồ) dài 5,5 km chuyển hướng tuyến đi dọc sông Diên Hồng với quy mô 32 mét; Đoạn Km 17+000 – Km 41+500 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Đoạn còn lại nằm trong thị trấn Sịa nâng cấp theo tiêu chuẩn đường đô thị+) Thay thế các cầu, cống yếu trên tuyến đạt tiêu chuẩn

-Duy trì và giữ cấp đường, -Bảo vệ hành lang an toàn giao thông

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 26

Page 27: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Sô hiệu Chiều dài (km)

Đề xuất điều chỉnhNăm 2020 Năm 2030

HL935 Đường tỉnh 5 3,20 +) Chuyển thành đường đô thị, quy mô cấp kỹ thuật

toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường đô thị cấp 60 - 80 (tiêu chuẩn đường đô thị);

Duy trì giữ cấp đường, bảo đảm hành lang an toàn giao thông

6 Đường tỉnh 6 12,00 + Nâng cấp, cải tạo toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV trở lên; đoạn qua thị trấn Phong Điền theo tiêu chuẩn đường đô thị;+ Công trình trên tuyến xây dựng theo tiêu chuẩn HL93

+) Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, đoạn qua thị trấn Phong Điền theo tiêu chuẩn đường đô thị

7 Đường tỉnh 7 15,00 + Nâng cấp mở rộng đoạn Km 3+600 – Km 4+500 đạt tiêu chuẩn đưởng cấp IV;+) Đoạn còn lại duy tuy, bảo dưỡng, sửa chữa để giữ cấp đường

+) Cải tạo nâng cấp đoạn Km 0+00 – Km 3+600 đạt tiêu chuẩn đường đô thị ( Riêng đoạn qua Cụm công nghiệp Thủy Phương mặt cắt ngang nền 42m). Đoạn còn lại, bảo trì thường xuyên để giữ cấp đường

8 Đường tỉnh 8A

8,00 +) Hoàn thành cải tạo đoạn Km 3+400 – Km 5+000 đạt quy mô cấp III; đoạn Km 5+000 – Km 8+000 đạt quy mô cấp IV;

Cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, công trình trên tuyến đạt tiêu chuẩn HL93;

9 Đường tỉnh 8B

6,50 Cải tạo nâng cấp đoạn Km 0+000 - Km 5+250 đạt tiêu chuẩn cấp IV;công trình trên tuyến đạt tải trọng HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường

Duy tu bảo dưỡng để giữ cấp đường;bảo đảm hành lang an toàn giao thông;

10 Đường tỉnh 9 25,00 Hoàn thiện cải tạo, nâng cấp đoạn Km 0+000 – Km4-500 đạt quy mô cấp III; Km 4+500 – Km 7+000 mặt cắt ngang 36m; Đoạn Km 9+700 – Km 23+000 đạt tiêu chuẩn cấp III. Đoạn qua thị trấn đạt tiêu chuẩn đường đô thị;Trên tuyến xây dựng mới cầu Mỹ Lan I, cầu Mỹ Lan III, cầu Tân An, khổ cầu phù hợp với khổ đường, tải trọng

- Hoàn thiện cải tạo nâng cấp đoạn Km23-Km25+000 đạt tiêu chuẩn đường cấp III,-Kéo dài ĐT9 từ ĐT06 tại Km 4+500 đến QL49 Km 4+450, dài khoảng 8,5 km- Bảo đảm hành lang an toàn giao thông trên tuyến- Công trình cầu, cống trên tuyến đạt tiêu

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 27

Page 28: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Sô hiệu Chiều dài (km)

Đề xuất điều chỉnhNăm 2020 Năm 2030

HL93 chuẩn HL93

11 Đường tỉnh 10A

23,15 -Đoạn Km 0+000 – Km 3+500: đưa vào đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp V; đồng thời Ủy thác cho địa phương quản lý-Hoàn thành cải tạo nâng cấp đoạn Km 3+500 - Km 5+ 850 đạt tiêu chuẩn cấp IV; đồng thời ủy thác cho địa phương quản lý-Xây dựng mới đoạn Km 5+850 – Km 7+200 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV- Cải tạo nâng cấp đoạn Km 7+720 – Km 20 +000 đạt tiêu chuẩn cấp IV-) Đoạn Km 21+500 – Km 23+150: Đưa vào cấp kỹ thuật theo tiêu chuẩn đường phố gom cấp 40, 2 làn xe (TCVN 104-2005)- Trên tuyến thay thế các cầu: Phú Mỹ, An Hoà, cống Bản Lê Xá Đông rộng 3,9m, cống thôn Giang Đông (Km9+750), cống Bắc Lộc Sơn rộng 4,2m (Km12+600), cầu Vĩnh Lưu 2 (Km 9+300), cầu Như Trạng (Km7+720) tải trọng HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường

- Điều chỉnh lại điểm đầu và hướng tuyến: điểm đầu là Km 838+700 QL1A, thay thế đường Thuận Hóa là đoạn đầu của ĐT 10A.- Nâng cấp toàn bộ tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III;

12 Đường tỉnh 10B

7,00 Nâng cấp, mở rộng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV; Các công trình cầu, cống trên tuyến đạt tiêu HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường

Mở rộng đạt quy mô cấp III, đoạn qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị

13 Đường tỉnh 10C

17,00 Cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV. Đoạn qua thị trấn đạt tiêu chuẩn đường đô thị.-Công trình cầu, cống trên tuyến tải trọng HL93, khổ

Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, đoạn qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 28

Page 29: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Sô hiệu Chiều dài (km)

Đề xuất điều chỉnhNăm 2020 Năm 2030

cầu phù hợp với khổ đường14 Đường tỉnh

10D12,00 Cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV. Đoạn

đi qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị;-Công trình cầu, cống trên tuyến tải trọng HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường

Mở rộng đạt quy mô cấp III. Đoạn đi qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị.

15 Đường tỉnh11A

8,50 -Cải tạo nâng cấp đoạn Km 0+000-Km 6+270 đạt tiêu chuẩn cấp III; đoạn qua thị trấn đạt tiêu chuẩn đường đô thị;- Công trình cầu, cống trên tuyến đạt tiêu chuẩn HL93

Duy tu, bảo dưỡng để giữ cấp đường

16 Đường tỉnh11B

19,50 Hoàn thiện cải tạo, nâng cấp, xây dựng vỉa hè đoạn Km 0+000 – Km 2+200 đạt tiêu chuẩn đường đô thị cấp 60; Hoàn thiện cải tạo, nâng cấp đoạn Km 12 +000 – Km 16+950 đạt tiêu chuẩn cấp IV;công trình cầu, cống trên tuyến tải trọng HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường

Nâng cấp, mở rộng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, đoạn qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị

17 Đường tỉnh11C

10,59 Cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III; đoạn qua thị trấn An Lỗ là đường đô thị;Công trình cầu, cống trên tuyến đạt tiêu chuẩn HL93

Duy tu, bảo dưỡng để giữ cấp đường;Đảm bảo hành lang an toàn giao thông trên tuyến; Giảm thiểu ô nhiễm môi môi trường trên tuyến

18 Đường tỉnh12B

9,70 Cải tạo mở rộng đoạn Km 2+784-Km9+700 đạt tiêu chuẩn đường đô thị; kéo dài ĐT12B dọc sông Hương đi qua cầu Tuần đến đấu nối với QL49A khoảng 7,5km đạt tiêu chuẩn đường đường đô thị; cầu, cống trên tuyến đạt tiêu chuẩn HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường.

+) Duy tu, bảo dưỡng để giữ cấp đường;+) Đảm bảo hành lang an toàn giao thông

19 ĐT14B 38,5 +) Cải tạo nâng cấp đoạn Km 0+Km 4+470 là đoạn nối đường cao tốc với QL1A đạt quy mô cấp 80 (tiêu chuẩn đường cao tốc)+)Hoàn thiện nâng cấp giai đoạn II đoạn Km 21+719 –

Duy trì và giữ cấp đường

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 29

Page 30: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Sô hiệu Chiều dài (km)

Đề xuất điều chỉnhNăm 2020 Năm 2030

Km 22+000, đoạn Km 28+200- Km 38+500 đạt quy mô cấp IVMN, đoạn qua thị trấn Khe Tre đạt tiêu chuẩn đường đô thị.

20 Đường tránh đèo LaHy

3,40 Cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IIIMN; công trình trên tuyến xây dựng theo tiêu chuẩn HL93.

+) Duy tu, bảo trì để giữ cấp đường;+) Bảo đảm an toàn giao thông

21 Đường tỉnh 15

18 +) Cải tạo, nâng cấp đoạn Km 0+000- Km 3+200 (Đường tránh tây Huế) đạt tiêu chuẩn đường cấp III; đoạn Km 3+200 – Km 18+000 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.+ Công trình trên tuyến xây dựng theo tiêu chuẩn HL93.

+) Duy tu, bảo dưỡng để giữ cấp đường;+) Bảo đảm an toàn giao thông

22 Đường tỉnh 16

25,4 +) Cải tạo, nâng cấp đoạn Km 2+000 – Km 6+000 đạt tiêu chuẩn đường cấp III, đoạn Km 6+000 – Km 25+400 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV; đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị.công trình cầu, cống đạt tiêu chuẩn HL93

Nâng cấp toàn tuyến đạt quy mô cấp III trở lên, đoạn qua trị trấn đạt tiêu chuẩn đường đô thị; Kéo dài từ xã Bình Điền đến xã Hương Sơn (thị xã Hương Thủy)đấu nối với ĐT74 khoảng 29,35 km, đạt tiêu chuẩn cấp III

23 Đường tỉnh17

10,54 +)Cải tạo, nâng cấp toàn tuyến đạ tiêu chuẩn cấp IVMN; đoạn qua thị trấn đạt tiêu chuẩn đường đô thị.+)Thay thế các cầu trên tuyến đạt tiêu chuẩn HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường.

Nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, đoạn qua thị trấn đạt tiêu chuẩn đường đô thị.

24 Đường tỉnh 18

10,59 Hoàn thành cải tạo, nâng cấp mở rộng đoạn Km0+000-Km 1+500, đoạn Km 5+700 (Giao với ĐT10A) - Km 8+000 (giao với ĐT10D tại Km 2+ 750 ĐT10D) đạt cấp III; đoạn qua thị xã đạt tiêu chuẩn đường đô thị, công trình trên tuyến quy mô vĩnh cửu, tải trọng HL93;

- Kéo dài tuyến về bãi biển Vinh Thanh từ QL49 đến bãi biển Vinh Thanh, đảm bảo hành lang an toàn giao thông;

25 Đường tỉnh 19

17,64 -Hoàn thiện cải tạo nâng cấp đoạn Km 2+300 – Km 13+410 đạt tiêu chuẩn đưởng đô thị, mặt cắt ngang

-Duy tu, bảo dưỡng giữ cấp đường; Kéo dài tuyến hiện có từ ngã ba ĐT8A,

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 30

Page 31: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Sô hiệu Chiều dài (km)

Đề xuất điều chỉnhNăm 2020 Năm 2030

40,5m (6m+10,5m+7,5m+10,5m+6m);- Đoạn Km 16+000- Km 17+640 đạt tiêu chuẩn đường đô thị chủ yếu cấp 80, mặt cắt ngang 32 -48 mét;- Trên tuyến xây dựng mới cầu Tân Xuân Lai vĩnh cửu, tải trọng HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường;

vượt sông bồ đến đấu nối với QL1A.-Đảm bảo hành lang an toàn giao thông toàn tuyến

26 Đường tỉnh 20

28,38 Cải tạo, nâng cấp đoạn 1 (dài 11 km), đoạn 2 (dài 17,38 km) đạt cấp IVMN trở lên. Đoạn qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị; cầu, cống trên tuyến tải trọng HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường

Nối 2 đoạn đường tỉnh ĐT20N1 và ĐT20N2, điểm đầu Km339+050, điểm cuối Km 365+300 ĐHCM trên cơ sở xây dựng mới đoạn Km 342+500Hồ Chí Minh đến Km 353+600Hồ Chí Minh dài 10km đạt cấp IVMN.

27 Đường tỉnh 21

13,59 - Cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV;- Các công trình cầu cống trên tuyến tải trọng HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường

Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III; các công trình cầu, cống trên tuyến tải trọng HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường

28 Đường tỉnh 22

21,17 Cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III phục vụ phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản (Thuộc dự án đường bộ ven biển); Cầu, cống trên tuyến tải trọng HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường

Duy tu, bảo dưỡng đường để giữ cấp đường, đảm bảo hành lang an toàn giao thông

29 Thuỷ điện Hương Điền

4,03 Cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV; cầu, cống trên tuyến tải trọng HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường

Duy tu, bảo dưỡng đường để giữ cấp đường, đảm bảo hành lang an toàn giao thông

30ĐT74

53Đến năm 2020, hoàn thành cải tạo, nắn tuyến, nâng cấp toàn tuyến dài 53km đạt quy mô quy hoạch đường cấp IV

Duy tu, bảo dưỡng để giữ cấp đường

Nguồn: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 31

Page 32: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

+ Nâng cấp 1 số tuyến đường huyện lên hệ thống đường tỉnh với tổng chiều dài 44,21km trong đó:

* ĐH04 thuộc huyện Phong Điền có chiều dài 8,268 km, dự kiến đến năm 2020, hoàn thành nâng cấp tuyến đường này thành đường tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Công trình cầu cống trên tuyến vĩnh cửu, tiêu chuẩn HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường. Định hướng đến năm 2030, duy tu, bảo dưỡng để giữ cấp đường;

* ĐT27 (Thuỷ Lương - Thuỷ Tân - Thuỷ Phù - Đường vành đai cảng hàng không quốc tế Phú Bài): dài 8,957 km, đến năm 2030, nâng cấp thành đường tỉnh, về tiêu chuẩn kỹ thuật đạt quy mô cấp IV; đoạn đi trùng với ĐT18 dài 1km đạt cấp III. Cầu cống trên tuyến vĩnh cửu, tiêu chuẩn HL93, khổ cầu phù hợp với khổ đường.

* Đường cứu nạn Hồ Truồi và đường Lương Điền Thượng 2: dài 11,5km. Định hướng đến năm 2030, hoàn thành nâng cấp thành đường tỉnh, về quy mô đat tiêu chuẩn đường cấp IV.

* Đường định cư bến Ván: dài 15,5km. Định hướng đến năm 2030, hoàn thành nâng cấp thành đường tỉnh, vê quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

+ Đồng thời đến năm 2020, tiếp tục triển khai xây dựng đường tuần tra biên giới. Cứng hóa và đưa vào cấp kỹ thuật 80% tuyến lên các mốc biên giới; 40% tuyến từ trung tâm xã và Đồn Biên phòng ra đường tuần tra. Cải tạo các đoạn đường dân sinh hiện có đảm bảo lưu thông xe cơ giới, bố trí hệ thống rãnh dọc thoát nước, kè đá giữ đất tại các điểm có sạt lở. Định hướng đến năm 2030, cơ bản hoàn thiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp; hoặc duy tu, bảo dưỡng để giữ cấp hệ thống đường tuần tra biên giới.

- Hệ thống cầu vượt sông lớn, cầu trung và cầu dân sinh

+ Giai đoạn 2015- 2020: Ưu tiên xây dựng cầu lớn: Cầu Vĩnh Tu: Cầu vượt Phá Tam Giang, dài 2,7km, rộng 12m, nối thị trấn Quảng Điền với xã Quảng Ngạn; Cầu vượt sông Hương trên tuyến đường vành đai 3; Cầu vượt sông Như Ý nối phường Xuân Phú sang Khu Vĩ Dạ 7 - Thành phố Huế. Đồng thời xây dựng bổ sung 03 cầu dân sinh: Cầu vượt tại chợ Đông Ba, Cầu vượt tại Chợ An Cựu, Cầu vượt tại Big C Huế.

+ Giai đoạn 2021 -2030: Dự kiến xây dựng 7 cầu lớn là: Cầu Hà Trung: cầu vượt Phá Tam Giang, dài 1km, rộng 11m, nối xã Vinh Hưng với Vinh Hà; Cầu vượt phá Tam Giang nối xã Phú Hải với xã Phú Xuân; Cầu vượt sông Hương trên tuyến vành đai 5; Cầu vượt sông Hương trên tuyến vành đai 4; Cầu nối xã Vinh Xuân với thị trấn Phú Đa, Cầu nối xã Vinh Phú với xã Vinh An; Cầu vượt sông Hương trên tuyến QL49A đoạn gần điện Hòn Chén. Đồng thời xây dựng 9 cầu vượt dân sinh: Cầu vượt cho người đi bộ tại ngã ba đường Hồ Đắc Di; Cầu vượt dân sinh tại 41 - Nguyễn Huệ - Thành Phố Huế; Cầu vượt dân sinh tại vị trí số 11.Đường Đống Đa; Cầu vượt dân sinh tại vị trí 28 - Dương Văn An; Cầu vượt đường Hà Nội tại vị trí công viên Kim Đồng (Km 826 - QL1A); Cầu vượt dân sinh tại vị trí Km 806 + 150 - QL1A); Cầu vượt dân sinh tại vị trí Km 804 + 750 - QL1A); Cầu vượt dân sinh tại vị trí Km 873+600-QL1A, cách chân cầu Bầu Hưng 100m; Cầu vượt dân sinh trên đường Võ Văn Kiệt tại Trường Đại học Luật.

- Hệ thông đường đô thị Huế: Nâng cấp, cải tạo các tuyến hiện tại trong các đô thị theo quy hoạch được duyệt; rà soát quy hoạch đã được duyệt của các đô thị để quy hoạch xây dựng đến năm 2020 các tuyến đường chính đô thị quy mô tối thiểu 4 làn xe, có hệ thống đường gom 2 bên và tối thiểu chỉ giới đường đỏ 36m, nếu có quỹ đất thì mở rộng hơn; quy mô các tuyến đường phố và đường gom theo tiêu chuẩn đường đô thị; khi xây dựng cần

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 32

Page 33: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

nghiên cứu phối hợp chức năng giao thông và không gian, coi trọng đến thiết kế cảnh quan, gắn kết với xây dựng đô thị; đầu tư hệ thống hộp kỹ thuật...

+ Hệ thống đường vành đai: quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, xác định 6 đường vành đai đô thị:

* Đường vành đai 1: dài 7,6km. Điểm đầu ngã ba Lý Thái Tổ và Nguyễn Văn Linh, điểm cuối ngã tư Hùng Vương, Bà Triệu. Đến năm 2020: giữ nguyên quy mô như hiện tại, cải tạo chỉnh trang bảo đảm cảnh quan và môi trường đô thị. Định hướng đến năm 2030, cải tạo, nâng cấp, xây dựng đường dành riêng cho xe buýt.

* Đường vành đai 2: dài 13,7km. Điểm đầu ngã ba Lý Thái Tổ và Nguyễn Văn Linh, điểm cuối là ngã ba Nguyễn Khoa Chiêm và đường Võ Văn Kiệt. Đến năm 2020: cải tạo những đoạn nhỏ hẹp. Định hướng đến năm 2030, chỉnh trang, bảo dưỡng giữ cấp đường và cảnh quan môi trường đô thị.

* Đường vành đai 3: dài 29,3 km, điểm đầu tại phường Tứ Hạ - Thị xã Hương Trà, điểm cuối Khu công nghiệp Phú Bài - Thị xã Hương Thủy. Giai đoạn quy hoạch đến năm 2020: Nghiên cứu dự án chuẩn bị đầu tư. Định hướng đến năm 2030, hoàn thành xây dựng mới đường vành đai 3 đạt tiêu chuẩn đường đô thị cấp 60 -80 (TCXDVN 104-2007);

* Đường vành đai 4 (Vành đai tuần hoàn nội đô): dài 27 km. Giai đoạn quy hoạch đến năm 2020: Nghiên cứu các dự án chuẩn bị đầu tư. Đến năm 2030: Hoàn thành xây dựng tuyến đường vành đai 4 đạt tiêu chuẩn đường đô thị cấp 70 (TCXDVN 104-2007).

* Đường vành đai 5 (vành đai tuần hoàn ngoại ô): dài 40 km. Điểm đầu đấu nối với đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan tại phường Hương Văn, thị xã Hương Trà, điểm cuối đấu nối với đường tránh Tây thành phố Huế tại thị xã Hương Thủy. Giai đoạn quy hoạch đến năm 2020: Nghiên cứu các dự án chuẩn bị đầu tư. Định hướng đến năm 2030, hoàn thành xây dựng mới đường vành đai 5 đạt tiêu chuẩn đường đô thị cấp 70 (TCXDVN 104-2007);

* Đường vành đai 6 (Đường tránh Tây Thành phố Huế): dài 38,5km. Định hướng đến năm 2030, duy tu, bảo trì để giữ cấp đường, bảo đảm cảnh quan môi trường đô thị.

+ Đường trục chính đô thị:

Giai đoạn đến năm 2020: Ngoài việc cải tạo nâng cấp trục chính chủ yếu Bắc – Nam (QL1A: Đoạn phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà - phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy), trục Đông - Tây (QL49A: Thuận An – Bình Điền), hoàn thành xây dựng mới đường kéo dài Tự Đức đến Thuận An với quy mô cấp kỹ thuật đã được phê duyệt tại Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

Giai đoạn 2021-2030: Xây dựng mới trục chính thứ yếu Bắc – Nam, phía Đông QL1A: dài 9,3km. Điểm đầu tại đường Võ Nguyên Giáp, điểm cuối nối với đường Thuận Hóa. Hướng tuyến: Từ đường Võ Nguyễn Giáp, tuyến chạy song song với QL1A phía Đông tới đường Thuận Hóa. Dự kiến đến năm 2020, hoàn thành xây dựng mới tuyến đạt tiêu chuẩn đường đô thị cấp 60, quy mô 4 làn xe (TCXDVN 104-2007).

+ Đường cao tốc đô thị La Sơn - Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô: dài 34,1km, điểm đầu đấu nối với đường cao tốc quốc gia (ngã ba đường cao tốc và ĐT14B). Dự kiến đến năm 2030, hoàn thành xây dựng mới đường đạt tiêu chuẩn cấp đường cao tốc cấp 80, 4 làn xe (TCXDVN 104-2007)

b. Về đường sắt:

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 33

Page 34: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Đến năm 2020, hoàn thành cải tạo đường sắt Bắc – Nam (đoạn khu vực đèo Hải Vân:Từ ga Lăng Cô Km750+356.80 đến ga Kim Liên Km 776+880, xoá bỏ 22 km đường đèo hiểm trở Rmin=100m, Vth

max= 30km/h). Cụ thể như sau:

- Xây dựng mới ga An Cư, vị trí Km 752+400, ở trước cửa hầm phía Bắc gồm 04 đường không kể chính tuyến với chiều dài sử dụng ≥ 500m, cự ly giữa các đường không đặt ke là 4.50m và giữa hai đường đặt ke trung gian là 6.50m. Xây mới ke cơ bản rộng 4m và 2 ke trung gian rộng 3.5m dài 300m. Xây dựng nhà ga, nhà làm việc, nhà lưu trú, sân ga, quảng trường, điện, nước phục vụ cho việc khai thác vận tải. Giữ nguyên mặt bằng ga Kim Liên, chỉ nâng cao độ cho phù hợp với tuyến mới. Nâng tín hiệu, ke ga khách cho phù hợp.

Về cầu đường sắt: Xây dựng mới cầu Hói Mít (L=71m), Hói Cạn (L=71m), Hói Dừa (L=30m) ở trước cửa hầm phía Bắc. Làm mới cầu Km762+467 (L=50m), cầu Km763+171 (L=71m), cầu vượt Km763+355 (L=42m) ở sau cửa hầm phía Nam.

c. Đường biển: Cảng biển Thừa Thiên Huế là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao

gồm các khu bến chức năng: khu bến Chân Mây, Thuận An. Đến năm 2020, hoàn thành nâng cấp cải tạo, đầu tư chiều sâu 02 bến hiện hữu cho tàu 2.000 tấn. Năng lực thông qua khoảng 0,3 triệu T/năm.

d. Đường thuỷ nội địa:

- Đối với tuyến sông Trung ương quản lý:

+ Cải tạo, nạo vét lòng sông một số đoạn nông, cạn trên các tuyến sông để duy trì và giữ cấp các sông: Sông Hương, phá Tam Giang, kè bờ một số đoạn tuyến sông Hương.

- Đối với tuyến sông địa phương quản lý:

+ Cải tạo, nạo vét lòng sông một số đoạn nông, cạn trên các tuyến sông để duy trì và giữ cấp các sông: sông Như Ý, sông An Cựu, sông Bồ...

+ Chỉnh trang, tôn tạo sông Ngự Hà, cải tạo xây dựng mới cầu Kho, cầu Vĩnh Lợi đảm bảo bảo tồn di sản và phát triển đô thị.

+ Kè bờ một số đoạn trên các tuyến sông Bồ, sông An Cựu…chống sạt lở bờ sông, bảo đảm mỹ quan đô thị.

+ Đưa vào quản lý các sông: Sông Ô Lâu, Niêm Phò, Đông Ba, Bạch Yến, An Cựu, Nong, Đại Giang, Nước ngọt, Truồi và sông Thừa Lưu.

e. Hàng không: Quy hoạch đến năm 2020: cải tạo, nâng cấp cảng hàng không cấp 4E đáp ứng cho

các máy bay tiếp nhận: ATR72, F70, A320, B767, B777 và tương đương; số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm: 20 máy bay; lượng hành khách bảo đảm tiếp nhận: 5 triệu hành khách/năm, 100.000 tấn hàng hóa/năm; số hành khách giờ cao điểm: 2.000 hành khách/giờ cao điểm; cấp tiếp nhận hạ cánh: thiết bị hạ cánh chính xác cấp I; kích thước đường cất hạ cánh: 3048m x 45m; tổng diện tích đất: 527 ha.

Định hướng đến năm 2030: Phát triển cảng hàng không cấp 4E; đáp ứng cho các loại máy bay tiếp nhận: ATR72, F70, A320, B767, B777, B787 và tương đương; số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm: 26 máy bay; lượng hành khách tiếp nhận: 8-10 triệu hành khách/năm, 200.000 - 300.000 tấn hàng hóa/năm; số hành khách giờ cao điểm: 4.000 hành khách/giờ cao điểm; cấp tiếp nhận hạ cánh: thiết bị hạ cánh chính xác cấp I; kích thước

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 34

Page 35: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

đường cất hạ cánh: kéo dài đường thứ nhất 3.800m x 45m, xây dựng thêm đường cất hạ cánh số 2 kích thước 3.800 m x 45 m; tổng diện tích đất: 527 ha.

4.4.2. Cấp điện.Điện năng là nguồn năng lượng thiết yếu đối với phát triển công nghiệp, và không

nằm ngoài đối với ngành sản xuất VLXD. Hệ thống phân phối điện năng thuận lợi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh sản xuất. Định hướng phát triển mạng lưới cấp điện trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 như sau:

Đến năm 2020 công suất cực đại Pmax = 688 MW, điện thương phẩm 3.962 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 14,0%/năm. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người là 2.627 kWh/người/năm.

a. Đối với hệ thống lưới điện:

- Lưới điện 220, 110kV

+ Cấu trúc lưới điện: Lưới điện 220-110kV được thiết kế mạch vòng hoặc mạch kép, mỗi trạm biến áp sẽ được cấp điện bằng hai đường dây đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng trong chế độ làm việc bình thường và sự cố đơn lẻ theo các quy định hiện hành. Lưới điện 220-110kV phải đảm bảo độ dự phòng cho phát triển ở giai đoạn kế tiếp.

+ Đường dây 220-110kV: Được thiết kế nhiều mạch, ưu tiên sử dụng loại cột nhiều mạch để giảm hành lang tuyến các đường dây tải điện.

+ Trạm biến áp 220-110kV: Được thiết kế với cấu hình đầy đủ tối thiểu là hai máy biến áp và có trạm 110/22kV nối cấp trong trạm biến áp 220/110kV.

- Tiết diện dây dẫn:

+ Các đường dây 220kV: Sử dụng dây dẫn có tiết diện ≥ 400mm2 hoặc dây phân pha có tiết diện ≥ 300mm2, có dự phòng cho phát triển ở giai đoạn kế tiếp;

+ Các đường dây 110kV: Sử dụng dây dẫn tiết diện ≥ 185mm2 đối với khu vực nông thôn miền núi; sử dụng dây dẫn tiết diện ≥ 240mm2 đối với khu đô thị hoặc khu công nghiệp.

- Gam máy biến thế: Sử dụng gam máy biến áp công suất 125, 250MVA cho cấp điện áp 220kV; 25, 40, 63MVA cho cấp điện áp 110kV; đối với các trạm phụ tải của khách hàng, gam máy đặt tuỳ theo quy mô công suất sử dụng. Công suất cụ thể từng trạm được chọn phù hợp với nhu cầu công suất và đảm bảo chế độ vận hành bình thường mang tải 75% công suất định mức.

- Hỗ trợ cấp điện giữa các trạm 110kV được thực hiện bằng các đường dây mạch vòng trung thế 22, 35kV.

b. Định hướng xây dựng và cải tạo lưới điện:

- Lưới điện trung thế tỉnh Thừa Thiên Huế về lâu dài sử dụng cấp điện áp 22, 35kV. Định hướng xây dựng và cải tạo lưới điện trung thế như sau:

+ Cấp điện áp 22kV được chuẩn hoá cho phát triển lưới điện trung thế trên địa bàn tỉnh. Phát triển lưới điện 22kV tại các khu vực đã có và chuẩn bị có nguồn 22kV.

+ Lưới 35kV: Phát triển lưới 35kV ở những khu vực các huyện có mật độ phụ tải thấp.

+ Các vùng còn chưa cải tạo lưới điện trung thế sang 22kV, duy trì lưới điện hiện

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 35

Page 36: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

trạng 35, 10, 6kV và các trạm trung gian 35/10(6)kV. Thực hiện cải tạo toàn bộ lưới 6kV và một phần lưới 10kV sang cấp điện áp 22kV tại các khu vực có nguồn 22kV. Đường dây trung thế xây dựng mới ở khu vực này theo tiêu chuẩn 22kV vận hành tạm ở điện áp 10kV.

- Cấu trúc lưới điện:

+ Khu vực thành phố, khu đô thị mới, thị xã, thị trấn và các hộ phụ tải quan trọng, lưới điện được thiết kế mạch vòng, vận hành hở; khu vực nông thôn, lưới điện được thiết kế hình tia.

+ Các đường trục trung thế mạch vòng ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải từ 60-70% công suất so với công suất mang tải cực đại cho phép của đường dây.

+ Sử dụng đường dây trên không 22kV cho đường trục và các nhánh rẽ. Tại khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và khu vực đông dân cư, các nhánh rẽ cấp điện cho trạm biến áp chuyên dùng có thể sử dụng cáp ngầm hoặc cáp bọc cách điện, cáp vặn xoắn trên không nhằm tiết kiệm vốn đầu tư để bảo đảm an toàn và mỹ quan đô thị.

- Tiết diện dây dẫn:

+ Khu vực nội thành, nội thị, khu đô thị mới, khu du lịch, khu công nghiệp:

Đường trục: Sử dụng dây dẫn có tiết diện ≥ 150mm2;

Các nhánh rẽ: Sử dụng dây dẫn có tiết diện ≥ 70 mm2.

+ Khu vực ngoại thành, ngoại thị và nông thôn:

Đường trục: dùng dây nhôm lõi thép có tiết diện đường trục ≥ 95mm2.

Đường nhánh: Dùng dây dẫn có tiết diện ≥ 50mm2.

- Gam máy biến áp phân phối:

+ Khu vực thành phố, thị xã, đô thị mới, thị trấn sử dụng các máy biến áp ba pha có gam công suất từ 250÷800kVA;

+ Khu vực nông thôn sử dụng các máy biến áp ba pha có gam công suất từ 100kVA÷250kVA hoặc máy biến áp 1 pha công suất 25kVA÷75kVA;

+ Các trạm biến áp chuyên dùng của khách hàng được thiết kế phù hợp với quy mô phụ tải.

Các hạng mục công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng trong giai đoạn 2016 – 2020, cụ thể như sau:

Lưới điện 220kV Trạm biến áp:

- Xây dựng mới trạm biến áp 220kV Chân Mây, điện áp 220/110kV, quy mô công suất 2x250MVA.

- Nâng quy mô công suất trạm biến áp 220kV Huế, thay may biến áp T1

từ công suất 125MVA lên công suất 250MVA, điện áp 220/110kV, nâng tổng quy mô công suất trạm lên (125+250)MVA.

Đường dây:

- Xây dựng mới 88km đường dây 220kV, bao gồm:

+ Đường dây bốn mạch đấu nối trạm 220kV Chân Mây, chuyển tiếp 2 mạch trên đường dây 220kV Huế - Hoà Khánh, chiều dài 5km, tiết diện 400mm2;

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 36

Page 37: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

+ Đường dây mạch 2 từ trạm 220kV Huế đến trạm 220kV Hoà Khánh, chiều dài 83km, tiết diện 400mm2;

Lưới điện 110 kV Trạm biến áp:

- Xây dựng mới 8 trạm biến áp với tổng dung lượng 255MVA, bao gồm:

+ Trạm biến áp 110/22kV KCN Quảng Vinh, quy mô 2 máy, lắp trước máy T1 công suất 25MVA;

+ Trạm biến áp 110/22kV Quảng Điền, quy mô 2 máy, lắp trước máy T1 công suất 25MVA;

+ Trạm biến áp 110/22/6kV Long Thọ 2, quy mô 2 máy, lắp trước máy T1 công suất 25MVA;

+ Trạm biến áp 110/22kV A Lưới, quy mô 2 máy, lắp trước máy T1 công suất 25MVA;

+ Trạm biến áp 110/22/6kV Phú Lộc, quy mô 2 máy, lắp trước máy T1 công suất 25MVA;

+ Trạm biến áp 110/22kV Chân Mây 2, quy công suất 2x25MVA;

+ Trạm biến áp 110/22kV Chân Mây 3, quy mô 2 máy, lắp trước máy T1 công suất 40MVA;

+ Trạm biến áp 110/22kV Chân Mây 4, quy mô 2 máy, lắp trước máy T1 công suất 40MVA.

- Cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất 9 trạm biến áp với tổng dung lượng tăng thêm 251MVA, bao gồm:

+ Trạm biến áp Huế 1, thay máy biến áp T1, T2 từ công suất 40MVA thành công suất 63MVA, điện áp 110/22kV, nâng tổng quy mô công Mây, chiều dài 2km, tiết diện ACSR240;

+ Đường dây mạch kép đấu nối trạm Chân Mây 4 từ trạm 220kV Chân Mây, chiều dài 4km, tiết diện ACSR240;

+ Đường dây mạch kép đấu nối trạm 220kV Chân Mây chuyển tiếp trên đường dây 110kV từ trạm 220kV Huế đến trạm 110kV Cầu Hai, chiều dài 1km, tiết diện ACSR240.

4.4.3. Cấp nước.Với sự phát triển kinh tế xã hội của Thừa Thiên Huế trong tương lai, nhu cầu dùng

nước sẽ ngày càng tăng. Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, dự kiến xây dựng, cải tạo hệ thống cấp nước như sau:

Tập trung xây dựng dứt điểm các công trình đang thi công, đồng thời tu sửa, nâng cấp, kiên cố hoá các công trình hiện có để mở rộng diện tích tưới. Hoàn chỉnh hệ thống kênh mương đảm bảo cho việc phân phối, điều tiết nguồn nước tưới thuận tiện dễ dàng khoa học. Từng bước thực hiện kiên cố hoá kênh mương. Xây dựng thêm các công trình mới, chú ý liên kết các công trình hồ chứa, đập dâng và trạm bơm để tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước.

Trên đây là một số nét về hiện trạng phát triển kinh tế với một số thành tựu đã đạt được trong thời gian qua và viễn cảnh cơ cấu, mục tiêu, định hướng phát triển trong tương lai của tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua các dự báo tổng thể phát triển kinh tế xã hội cũng

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 37

Page 38: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

như dự báo phát triển các chuyên ngành chính. Chủ trương, chính sách và cơ cấu phát triển cũng như các chỉ tiêu dự báo là các yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp VLXD đồng thời là một trong những căn cứ quan trọng để tiến hành xây dựng dự báo nhu cầu VLXD cũng như lập phương án quy hoạch VLXD trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và mang tính khả thi.

II. NGUỒN TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG1. Khoáng sản nguyên liệu sản xuất xi măng

a. Đá vôi xi măng

Đá vôi là nguyên liệu chính để sản xuất xi măng. Trong phạm vi Thừa Thiên - Huế đá vôi xi măng chỉ phát triển hạn chế thành một dải nhỏ từ Hòa Mỹ đến Phú Bài và vùng Ke Đe, Thượng Long, Nam Đông. Hiện đã phát hiện đá vôi ở Hoà Mỹ (Phong Mỹ), Hiền An (Phong Sơn), huyện Phong Điền; Văn Xá (Phong Vân) huyện Hương Trà, Thượng Long, huyện Nam Đông và Long Thọ (Thuỷ Biều) thành phố Huế.

- Đá vôi xi măng Hoà Mỹ: Thuộc xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền. Đá vôi lộ rải rác thành các chỏm nhỏ kéo dài hơn 2km, rộng 50m và phần lớn bị phủ dưới lớp đất trồng. Đá vôi màu xám, xám đen, xen kẹp các thấu kính sét vôi. Thành phần hoá học (%) CaO: 46,27÷55,3; MgO: 0,65÷4,97; cặn không tan: 0,42 ÷ 9,63. Tài nguyên dự báo 506 triệu tấn, trong đó cấp C2 = 9,7 triệu tấn.

- Đá vôi xi măng Long Thọ: Đá vôi thuộc xã Thuỷ Biều, thành phố Huế. Đá vôi màu xám xen kẹp các lớp mỏng đá sét, sét vôi màu xám đen. Toàn bộ diện phân bố đá vôi đều bị phủ bởi trầm tích bở rời cát sét, sét với bề dày trung bình 10m. Thành phần hoá học (%) CaO: 47,27÷49,47; MgO: 1,6÷2,14; cặn không tan (CKT): 6,88 ÷ 13,15. Trữ lượng cấp B + C1 = 20,4 triệu tấn, trong đó cấp B 5,4 triệu tấn.

- Đá vôi xi măng Thượng Long: Đá vôi thuộc xã Thượng Long huyện Nam Đông. Tại đây đã khoanh định được 17 thân khoáng đá vôi có chiều dài từ 400 - 1.000m, chiều dày từ 35 - 300m. Thành phần thân khoáng là các lớp đá vôi hạt nhỏ - vừa, màu xám xanh, xám trắng, cắm đơn nghiêng hoặc tạo các nếp uốn nhỏ với góc cắm 35 - 70o. Thành phần hoá học của thân khoáng gồm: CaO 49,6 - 52,97%, MgO: 0,52 - 2,04%. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo là 185 triệu tấn trong đó cấp C2 = 87,27 triệu tấn, P1 = 97,9 triệu tấn.

- Đá vôi xi măng Văn Xá: Đá vôi phân bố ở xã Hương Văn và các xã kế cận, huyện Hương Trà. Đá vôi hệ tầng Phong Sơn, bị phủ hoàn toàn dưới trầm tích Đệ Tứ. Trữ lượng cấp C2 = 229,43 triệu tấn, tài nguyên cấp P1 756 triệu tấn.

Ngoài ra trong tỉnh còn có điểm đá vôi Hiền An (xã Phong Sơn, Phong Điền). Tổng tài nguyên đá vôi trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã biết khoảng 1,2 – 1,3 tỷ tấn, thuộc loại không lớn, tương lai có thể thiếu nguyên liệu này.

b. Sét xi măng

Khác với đá vôi xi măng, đá sét xi măng ở Thừa Thiên Huế có tiềm năng rất lớn gồm các mỏ sét xi măng ở Thọ Sơn, Long Thọ, Đồng Lâm, Thượng Long, Phú Thứ và nhiều nơi khác có sét xi măng. Hầu hết chúng là sản phẩm phong hoá từ đá phiến sét, sét vôi.

- Sét xi măng Long Thọ: Mỏ sét thuộc xã Thuỷ Biều Thành phố Huế. Sét có nguồn gốc trầm tích. Thân sét dài 1200m, rộng trung bình 800m, chiều dày 1÷15m, trung bình 4m. Sét có màu vàng nhạt, nâu nhạt, đôi nơi xám trắng, mịn dẻo. Cỡ hạt sét ³ 0,25mm: 5,3%; 0,25 ÷ 0,045 mm: 18 %; < 0,05mm": 75%, chỉ số dẻo trung bình 16%. Thành phần hoá học

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 38

Page 39: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

(%) trung bình: SiO2: 59,94; Al2O3: 19,64; MgO: 1,7; modun silicat: 2,69. Trữ lượng cấp C1= 1,06 triệu tấn.

- Mỏ sét xi măng Đồng Lâm: Mỏ sét thuộc xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, cách Thành phố Huế 27 km về phía bắc. Thân sét kéo dài 2.000m, rộng 100m, phân bố trên các đồi thấp rìa đồng bằng. Sét có màu xám trắng, nâu nhạt, mịn, dẻo. Thành phần hoá học (%) trung bình: SiO2: 64,53; Al2O3: 18,56; Fe2O3: 2,2; MgO:1,2; Na2O: 0,8; K2O: 3,2; mất khi nung: 5,26; modun silicat 1,8 ÷ 3,2; modun alumin 2,1 ÷ 2,9. Trữ lượng cấp C1: 6.302.800 tấn. Mỏ thuộc loại lớn.

- Điểm sét xi măng Thượng Long: Mỏ sét thuộc xã Thượng Long, huyện Nam Đông. Tại đây đã khoanh định được 1 thân khoáng đá phiến sét có chiều dài 700, chiều rộng 200 - 300m, chiều dày 15m, được thành tạo do quá trình phong hoá các đá phiến sét hệ tầng Tân Lâm. Đá phiến sét có modun silicate từ 1,7 - 3,5; modun oxit nhôm từ 1,0 - 3,0, đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng. Tài nguyên dự báo cấp P đạt 8,46 triệu tấn.

c. Phụ gia xi măng

Nguồn phụ gia hoạt tính và phụ gia đầy cho sản xuất xi măng ở Thừa Thiên Huế đã được Viện Địa chất thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam điều tra khảo sát. Phụ gia hoạt tính phân bố chủ yếu ở khu vực dọc theo hữu ngạn sông Ô Lâu (huyện Phong Điền), phụ gia đầy phân bố tương đối rộng rãi ở các khu vực phía Bắc tỉnh, như Bình Điền (huyện Hương Trà), Khe Mạ (huyện Phong Điền), Pa Hy, Hồng Hạ (huyện A Lưới). Tổng trữ lượng các loại phụ gia xi măng thuộc diện tích (khoảng 13 km2) đã được điều tra chi tiết ở cấp P1 là 256,5 triệu3, chất lượng đảm bảo cho sản xuất xi măng theo yêu cầu kỹ thuật của các TCVN. Ngoài ra, tại xã Thượng Long huyện Nam Đông Liên Đoàn địa chất Bắc Trung Bộ đã khảo sát mỏ quặng sắt limonit có thể sử dụng làm phụ gia điều chỉnh cho xi măng, với trữ lượng khoảng 317 ngàn tấn. Các khu vực phân bố phụ gia xi măng đều có điều kiện khai thác thuận lợi, gần đường giao thông, xa khu dân cư, không nằm trong các khu vực di tích lịch sử hoặc khu vực cảnh quan du lịch nên rất thuận tiện cho việc khai thác và sử dụng. 2. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

Các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn Thừa Thiên Huế được xác định gồm: đá xây dựng có nguồn gốc đá trầm trích, đá magma và đá vôi không đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu xi măng; cát sỏi xây dựng và sét gạch ngói.

a. Đá xây dựng

Đá xây dựng ở Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng. Đá xây dựng chủ yếu có nguồn gốc granit, ít hơn là đá cát kết, quazit và đá vôi. Hiện đã biết 1 điểm mỏ cát kết Lưu Bảo, 1 điểm mỏ quazit Hương Phong và nhiều điểm mỏ ở các khối đá granit Khe Băng (Phong Sơn, Phong Điền), Bình Điền, Bến Tuần (Hương Trà), Núi Vôi (Hương Thuỷ), Hải Vân (khu vực đèo Hải Vân), các khối granit, gabro nhỏ ở Nam Đông.

- Mỏ cát kết xây dựng Lưu Bảo: Mỏ thuộc xã Hương Hồ, Hương Trà. Mỏ có diện lộ khoảng 2 km2, thành phần là cát kết màu tím nhạt, rắn chắc, phân lớp dày. Các chỉ số kỹ thuật đáp ứng yêu cầu làm đá hộc rải đường, dăm bê tông và xây dựng nhà cửa. Tài nguyên dự báo cấp P2 = 4 triệu m3.

- Mỏ quarzit Hương Phong: Mỏ thuộc xã Hương Phong, huyện A Lưới. Mỏ kéo dài 1,5÷2 km; rộng 150 ÷ 200m, tạo thành dãy núi cao 160 ÷ 180m. Đá quarzit có màu xám lục, xám xanh, cấu tạo phân lớp dày đến khối, rất rắn chắc. Mỏ có điều kiện giao thông thuận lợi, chất lượng đảm bảo yêu cầu vật liệu rải đường, dăm bê tông, móng cầu. Tài nguyên dự báo hơn 20 triệu m3.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 39

Page 40: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Các điểm mỏ thuộc khối granit Bến Tuần: Khối granit Bến Tuần thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, có dạng đẳng thước, diện phân bố rộng khoảng 5km2, phía đông giáp Sông Hương, phía nam giáp Bình Điền. Khối đã được điều tra sơ lược cho thấy khu vực Hương Thọ, tây Gà Lôi đá có độ hạt trung bình đến lớn, màu xám sẫm, ít nứt nẻ, có thể thu hồi nguyên khối 2 ÷ 3 m3; đá có cường độ chịu nén cao 1660 ÷ 1776 kg/cm2; dung trọng 2,6 kg/cm3, tỷ trọng 2,67 T/m3, đạt tiêu chuẩn làm ốp lát. Hiện tại nhiều nơi trong khối đang được khai thác làm vật liệu xây dựng như ở Khe Ly, Hải Cát, Hương Thọ, Khe Phèn, Ga Lôi... Tài nguyên dự báo đá ốp lát của khối khoảng 4 triệu m3, đá xây dựng hàng trăm triệu m3.

- Các điểm mỏ thuộc khối granit Hải Vân: Khối granit Hải Vân phân bố từ huyện Phú Lộc, kéo dài qua đèo Hải Vân tới Đà Nẵng, diện tích khoảng 100 km2, trong đó khoảng 35km2 nằm trong quy hoạch cụm du lịch Bạch Mã. Đá thuộc loại granit sáng màu, hạt trung bình. Nhiều nơi đá phong hoá yếu, có thể khai thác làm đá xây dựng, trong đó một số nơi đá có độ nguyên khối tốt, màu sắc đẹp, có khả năng cưa cắt, gia công thành đá ốp lát hạng trung bình. Hiện tại, trong khối đã có các điểm khai thác làm vật liệu xây dựng ở Khe Hang, Lộc Điền, Thừa Lưu. Tài nguyên dự báo đá xây dựng của khối hàng trăm triệu m 3, đá ốp lát khoảng 5 triệu m3.

- Các điểm mỏ thuộc khối granit Khe Băng: Khối granit Khe Băng có diện tích khoảng 2 km2, nằm phía nam Tứ Hạ 5 km và phía tây Huế 10 km. Đá thuộc loại granit sáng màu, hạt trung bình, nhiều nơi đá cứng chắc đạt tiêu chuẩn làm đá xây dựng. Hiện tại, trong khối đã có các điểm khai thác làm vật liệu xây dựng ở Khe Băng, Thông Cùng, Khe Đáy. Tài nguyên dự báo đá xây dựng của khối hàng chục triệu m3.

- Các điểm mỏ đá xây dựng ở khu vực Nam Đông: Tại khu vực Nam Đông có điểm đá xây dựng Thác Trượt (Hương Phú) thuộc rìa khối granit Hải Vân có tài nguyên lớn, chất lượng tốt nhưng khu vực nằm trong quy hoạch khu du lịch. Ngoài ra có khối núi đá granit Trà Nghe, gabro Re Giàng (xã Hương Hữu, Hương Giang) và một số thấu kính đá vôi bị dolomit hoá ở Thượng Quảng có thể khai thác làm vật liệu xây dựng.

Ngoài các điểm mỏ nêu trên, còn có các điểm đá xây dựng ở nhiều nơi khác chưa được điều tra đầy đủ.

b. Sét gạch ngói

Sét gạch ngói trên địa bàn Thừa Thiên Huế rất phổ biến. Hiện đã biết hơn 15 điểm mỏ quy mô khác nhau, phân bố hầu hết trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Sét chủ yếu có nguồn gốc tái trầm tích, màu xám vàng, chất lượng đạt tiêu chuẩn làm sét gạch ngói, số ít có thể sản xuất ngói màu, gạch ốp trang trí. Các điểm mỏ đặc trưng gồm:

- Mỏ sét gạch ngói Long Thọ: Mỏ sét thuộc xã Thuỷ Biều, thành phố Huế. Thân sét có nguồn gốc trầm tích, phân bố trên diện tích khoảng 2 km2. Sét màu vàng nhạt, nâu nhạt, xám trắng. Thành phần hoá học (%) trung bình Al2O3: 17; SiO2: 67,3; Fe2O3: 3,94; độ dẻo 10 ÷ 25%. Thành phần độ hạt sét > 0,25mm: 10%; < 0,05: 70 ÷ 80%, chỉ tiêu kỹ thuật: cường độ kháng ép sau khi nung 100kg/cm3, độ hút nước 12%; nhiệt độ nung thích hợp 950 ÷ 1050oC, cường độ kháng uốn 153 kg/cm2. Trữ lượng cấp C2 đạt 2,9 triệu m3.

- Mỏ sét gạch ngói Phú Bài: Mỏ sét thuộc thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thuỷ, là một phần của mỏ sét gốm Phú Bài. Sét nằm dưới một lớp cát mỏng 1÷ 3,0m, gồm 2 thân sét dài 800 – 1200m, rộng 200 ÷ 400m, dày 1-3m. Thành phần hoá học (%): Al2O3: 13,36 ÷ 17,6; SiO2: 65,1 ÷ 71,2; độ dẻo từ 18 ÷ 24%. Các chỉ tiêu kỹ thuật: cường độ kháng ép 111 ÷ 283kg/cm2, cường độ kháng uốn 50 ÷ 397kg/cm2, nhiệt độ nung thích hợp 900 ÷ 1050oC,

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 40

Page 41: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

cỡ hạt > 0,25mm: 1 ÷ 3%; 0,25 ÷ 0,05mm: 6 ÷ 21%; < 0,05mm: 60 ÷ 90%. Trữ lượng cấp C2: 700 ngàn m3.

Theo Báo cáo kết quả điều tra đánh giá chất lượng sét trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, 2002 (Xí nghiệp Xử lý Nền móng và Xây dựng Hà Nội thực hiện), phía bắc mỏ sét Phú Bài còn có diện phân bố sét hơn 900 ngàn m2, chất lượng sét đạt tiêu chuẩn làm gạch ngói, tài nguyên dự báo hơn 3,3 triệu tấn.

- Sét gạch ngói Thuỷ An: Mỏ sét thuộc xã Thuỷ An, huyện Phú Vang. Thân sét có chiều dài 2km, chiều rộng 1,5km, chiều dày 1,2m. Sét màu xám vàng, mịn, dẻo; thành phần hoá học (%): SiO2: 68,66; Al2O3: 15,5; Fe2O3: 2,0; MgO: 0,75; CaO: 0,56; mất khi nung: 5,65; độ dẻo 14%. Các chỉ tiêu kỹ thuật đều đạt yêu cầu sản xuất gạch ngói. Tài nguyên dự báo cấp P2: 2.400,0 ngàn m3.

- Sét gạch ngói Hương Hồ: Mỏ sét thuộc xã Hương Hồ, huyện Hương Trà. Điểm sét gồm 1dải có chiều dài 800 – 1.600m, rộng 800m, dày 1 ÷ 8m, chiều dày lớp phủ 1 ÷ 1,5m. Sét màu xám vàng, xám nâu; cỡ hạt > 0,25mm; 0,8 ÷ 2%; 0,25 ÷ 0,05mm: 8 ÷ 23%; < 0,05mm: 76 ÷ 92%; chỉ số dẻo 10 ÷ 16,4%, cường độ kháng ép 102 kg/cm2, cường độ kháng uốn 86kg/cm2, nhiệt độ nung thích hợp 950 ÷ 1050oC. Trữ lượng cấp C2 = 2.318 ngàn m3.

Ngoài các điểm mỏ nêu trên, theo Báo cáo kết quả điều tra đánh giá chất lượng sét trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Xí nghiệp Xử lý Nền móng và Xây dựng Hà Nội thực hiện), còn có 6 điểm sét gạch ngói khác gồm: Phong Thu, Phong Mỹ, Phong An, Hiền An (Phong Điền); Hương An Hương Trà ; Thuỷ Bằng (Bằng Lăng) Hương Thuỷ; Lộc Thuỷ, Lộc Bổn (Phú Lộc) với tổng tài nguyên hơn 53 triệu tấn.

Tóm lại tiềm năng sét gạch ngói trên địa bàn Thừa Thiên Huế là rất lớn, nhưng hầu hết các diện tích chứa sét có quy mô lớn thường nằm trong các vùng trồng lúa quan trọng. Vì vậy cần phát hiện và đánh giá các diện tích sét phong hoá, ít bị ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

c. Cát cuội sỏi

Cát, cuội, sỏi trên địa bàn Thừa Thiên Huế phân bố nhiều nơi dọc theo các sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Tả Trạch, Hữu Trạch, sông Truồi, sông A Sáp và các sông nhánh khác. Cát, sỏi phân bố ở 2 dạng: dạng thứ nhất tạo thành các bãi bồi ven 2 bờ của đoạn trung – hạ lưu của các sông; dạng thứ 2 phân bố ở lòng (dưới mực nước sông). Theo tài liệu hiện có chỉ mới điều tra các điểm mỏ cát, cuội, sỏi phân bố ở bãi bồi của một số sông, còn cát sỏi phân bố ở lòng sông chưa có số liệu điều tra, đánh giá.

- Cát, sỏi dọc sông Hương, sông Tả Trạch, Hữu Trạch: Dọc sông Hương đoạn từ phà Tuần ngược đến Hương Thuỷ (nhánh Tả Trạch) và đến Bình Thành (nhánh Hữu Trạch) có khá nhiều vị trí khai thác cát sỏi ở lòng sông (như bãi Thủy Bằng, bãi Thanh Vân nhánh Tả Trạch; đoạn trên, dưới bãi Thạch Hàn nhánh Hữu Trạch). Cát, sỏi có chất lượng đạt tiêu chuẩn xây dựng, một số nơi có cuội nhiều màu có thể sử dụng để trang trí.

Dọc theo sông Tả Trạch, đã điều tra được các điểm cát sỏi: Hương Thuỷ (Hương Thuỷ), Hương Lộc, Hương Sơn (Nam Đông). Cát sỏi tại các điểm trên phân bố dọc theo các bãi bồi, cát, sỏi có chất lượng tốt. Tài nguyên dự báo cấp cho các điểm mỏ hơn 400 ngàn m3.

- Cát, sỏi dọc sông Ô Lâu: Sông Ô Lâu đoạn từ cầu Huỳnh Trúc xã Phong Thu đến thôn Hoà Bắc xã Phong Mỹ có rải rác một số bãi cát phân bố dọc 2 bờ và nhiều doi cát ở

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 41

Page 42: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

lòng sông. Một số nơi thuộc đoạn lòng sông trên được khai thác bằng thuyền hút cung cấp cho nhu cầu xây dựng trong khu vực. Tiềm năng chưa đánh giá được.

- Cát sỏi dọc sông Bồ: Sông Bồ đoạn từ Hương Vân đến Phong Sơn (dưới đập thuỷ điện Hương Điền) có khá nhiều tích tụ cát sỏi xây dựng ở lòng và 2 bờ sông; một số nơi được khai thác bằng thuyền hút giữa lòng sông, cung cấp cho các công trình xây dựng trong vùng.

- Cát, sỏi dọc sông Truồi: Dọc theo bờ và lòng sông Truồi đoạn giữa xã Lộc Điền và xã Lộc An có một số bãi cát ven bờ và doi cát giữa dòng thuộc thôn 6, thôn 7 Lộc Hoà, một số nơi được khai thác cung cấp cho nhu cầu xây dựng trong khu vực. Dọc sông Truồi đã điều tra được điểm cát, cuội sỏi Lộc Hoà. Tại đây cát, cuội sỏi phân bố trên bãi bồi thượng nguồn sông Truồi, chiều dài 1500 ÷ 2000m, rộng 20 ÷ 50m, chiều dày 1 ÷ 1,5m. Cuội sỏi có độ hạt 1 ÷ 2,5 cm. Cát hạt trung, sạch, không lẫn sét. Tài nguyên dự báo cấp P1: 0,5 triệu m3.

Ngoài ra, dọc theo bờ và lòng các sông nhánh khác như sông Cầu Hai (bãi Khe Su), sông Thủy Bình (bãi Thừa Lưu), sông A Sáp, sông Tà Rình có các tích tụ cát sỏi quy mô nhỏ, một số nơi đã được khai thác.

3. Khoáng sản kháca. Cát thuỷ tinh

Cát thuỷ tinh có độ hạt nhỏ đều, sạch (hàm lượng SiO2 >99%, Fe2O3<0,3%, các oxit TiO2, Al2O3, Cr2O3 đều <0,1%) được sử dụng để sản xuất sản phẩm thuỷ tinh cao cấp và men frit trong công nghiệp sứ gốm. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực sứ gốm, trung bình 1m2

gạch cần khoảng 1 kg men. Ở nước ta, loại cát thuỷ tinh đạt tiêu chuẩn trên không nhiều, phân bố chủ yếu ở miền trung, trong đó Thừa Thiên Huế và Quảng Bình có quy mô lớn hơn cả.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cát thuỷ tinh được phát hiện nhiều nơi như Phú Xuân, Quảng Điền, Phong Điền, Tràng Vinh, tổng tài nguyên dự báo là 38.779.027 tấn (ướt), trong đó cấp C2 = 8.888.293 tấn, song đáng chú ý và có ý nghĩa hơn cả là cát thuỷ tinh ở huyện Phong Điền. Cát thuỷ tinh có thành phần chủ yếu là cát thạch anh màu trắng, trắng tinh (từ dân gian thường gọi là cát trắng), độ hạt nhỏ, đều. Tại huyện Phong Điền, cát thuỷ tinh phân bố ở 2 xã Phong Hoà và Điền Hoà.

- Cát thuỷ tinh Điền Hoà: Điểm quặng thuộc xã Điền Hoà, huyện Phong Điền. Tại Điền Hoà có một thân quặng cát thuỷ tinh kéo dài từ Kế Môn đến bắc Điền Hải, dài 9,5km, rộng trung bình 250m, dày trung bình 4,2m. Thành phần hoá học (%) SiO2: 99,18; Fe2O3: 0,11; TiO2: 0,67; MgO: 0,72; Al2O3: 0,07; NKN: 0,1m; cỡ hạt cát: > 0,5mm là 21,97%; 0,5 ÷ 0,25mm là 25,38%; < 0,25mm là 71,12%. Tài nguyên dự báo cấp P1 là 11.389.560 tấn.

- Cát thuỷ tinh Cầu Thiềm: Điểm quặng thuộc xã Phong Hoà, Phong Chương, huyện Phong Điền. Tại khu vực Cầu Thiềm (Phong Hoà) có 3 thân quặng phát triển theo phương tây bắc – đông nam, chiều dài 1,5 – 4km, rộng từ 200 ÷ 850m, chiều dày trung bình 2,9m. Thành phần hoá học (%) SiO2: 99,42; Fe2O3: 0,051; TiO2: 0,053; Cr: 0,001; MgO: 0,2; mất khi nung: 0,21m; Al2O3: 0,07. Cát thuỷ tinh có chất lượng tốt cả về thành phần hoá học và cỡ hạt, trữ lượng và tài nguyên dự báo lớn, lớp phủ mỏng ≤ 0,3m. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo là 17.379.027 tấn, trong đó cấp C2: 8.490.734 tấn.

Ngoài các mỏ cát thuỷ timh nêu trên, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có điểm cát thuỷ tinh Phú Xuân (Phú Vang). Cát thuỷ tinh ở đây có hàm lượng SiO2 trung bình 98%, hàm lượng Fe2O3: 0,95%. TNDB cấp P = 21 triệu tấn.

b. Khoáng sản felspat

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 42

Page 43: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Felspat còn gọi là trường thạch, là nguyên liệu chiếm tỷ lệ từ 15 – 30% trong sản xuất sứ gốm. Felspat có vai trò hạ thấp nhưng mở rộng khoảng nhiệt độ nung của sứ làm cho sản phẩm ít bị biến hình, đồng thời làm cho sứ có độ trong, độ bóng và tăng khả năng bám men. Felspat còn làm cho xương sứ gốm khi nóng chảy có khả năng hoà tan thạch anh, kaolin và các tạp chất khác, giúp cho sản phẩm giảm rạn nứt khi nguội. Felspat chủ yếu được lấy từ đá ap lit và đá pegmatit.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện được các điểm áp lít chứa felspat phân bố ở các huyện A Lưới, Hương Trà, dọc theo đường quốc lộ 49 và đường Hồ Chí Minh. Felspat có chất lượng tốt, quy mô khá lớn, điều kiện giao thông thuận lợi.

- Điểm quặng felspat Phú Vinh – La Dứt: Điểm quặng kéo dài hơn 12 km từ thôn Bốt Đỏ, xã Phú Vinh đến La Dứt, xã Bắc Sơn, huyện A Lưới. Trong diện tích điểm quặng đã phát hiện được 62 mạch aplit chứa felspat, phần trên mặt bị phong hoá thành kaolin. Thành phần hoá học trung bình của các thân mạch (%) SiO2: 71,48; Al2O3: 15,97; Fe2O3: 0,91; K2O: 3,34; Na2O: 4,85; CaO: 0,93; TiO2: 0,11; mất khi nung: 1,6. So với TCVN - 6598 - 2000 thì nhiều thân mạch aplit có thể làm phối liệu xương sứ gốm. Tài nguyên dự báo khoảng 1 triệu tấn.

- Điểm quặng felspat Hồng Tiến: Điểm quặng thuộc xã Hồng Tiến, huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 30km về phía tây theo đường quốc lộ 49. Điểm quặng có 8 mạch aplit chứa felspat có chiều dài 300 – hơn 1.000m, dày 5 – 20m; mạch lớn nhất dài 1.500m, dày 25m; thành phần hoá học trung bình (%) SiO2: 75,32; K2O : 4,26; Na2O: 3,29; CaO: 0,29; MgO: 0,39; Fe2O3: 0,61; Al2O3: 13,18; TiO2: 0,05; MnO: 0,01; P2O5: 0,0; mất khi nung: 2,26. Đây là điểm quặng có chất lượng tốt (tổng kiềm > 7,5%), rất có triển vọng. Tài nguyên dự báo cấp P1 = 2.105,6 ngàn tấn; điều kiện thăm dò, khai thác khá thuận lợi.

- Điểm quặng felspat Bình Điền: Điểm quặng thuộc xã Bình Điền, huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 20 km về phía tây dọc theo đường quốc lộ 49. Điểm quặng có 7 mạch áp lit chứa felspat nhưng có ý nghĩa nhất là mạch số 1. Mạch có chiều dài 350m, trắng phớt xanh, hạt mịn, rắn chắc. Kết quả phân tích hoá học trung bình (%) SiO2: 73,74; F2O3: 0,4; K2O: 5,66; Na2O: 1,59; CaO: 0,83; MgO: 0,13; Al2O3: 19,18; mất khi nung: 1,64. Tài nguyên dự báo cấp P1 = 329,0 ngàn tấn.

Ngoài các điểm quặng đã nêu trên còn gặp các điểm aplit chứa felspat ở Khe Ly, Hải Cát thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, song quy mô bé, chất lượng kém (tổng kiềm < 6 %).

c. Kaolin, sét gốm sứ

Kaolin là một dạng của sét, chủ yếu gồm các khoáng vật thuộc nhóm kaolinit, hạt mịn dưới 0,01mm, lúc nung trở nên trắng. Quyết định chất lượng và khả năng sử dụng của kaolin là thành phần hoá học và đặc tính lý học như màu trắng, độ dẻo, độ chịu lửa, độ hạt, mất khi nung.... Sét gốm ngoài thành phần khoáng vật nhóm kaolinit, còn các khoáng vật nhóm sét khác nên chúng có độ dẻo tốt hơn. Kaolin, sét gốm sứ được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất gạch ceramic, gạch granit; loại sét gốm có thể dùng để sản xuất ngói lợp mỏng, gạch ốp trang trí, các sản phẩm sứ vệ sinh…

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nguồn thông tin cho đến nay đã có 5 mỏ kaolin gồm Văn Xá, Ấp Lai Bằng, Tà Re - A Ngo, La Dứt và Bốt Đỏ; 7 điểm khoáng kaolin: Khánh Mỹ (Phong Điền), Nguyệt Biểu (TP. Huế), Bình Điền (Hương Trà), Peke, Hồng Vân, Phú Vinh, A Sầu (A Lưới) và nhiều điểm sét gốm sứ.

- Mỏ kaolin Văn Xá: Mỏ thuộc xã Hương Văn, huyện Hương Trà. Mỏ có 8 thân khoáng có chiều dài 650 ÷ 1.500m, rộng 250 ÷ 400m, chiều dày 1,3 ÷ 4,9m, có nguồn gốc

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 43

Page 44: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

phong hoá. Thành phần hoá học (%): Al2O3 = 17,89; Fe2O5 = 1,5; TiO2 = 0,69, độ thu hồi qua rây 0,2mm = 29 ÷ 87%. Trữ lượng cấp C2 = 7,9 triệu tấn, thuộc loại mỏ lớn.

- Mỏ kaolin Ấp Lai Bằng: Mỏ thuộc xã Hương Vân, huyện Hương Trà. Mỏ có 3 thân khoáng dài 400 ÷ 1200m, rộng 200 ÷ 400m, dày 1,5m, có nguồn gốc phong hoá. Thành phần hoá học trung bình (%): Al2O3: 17 ÷ 24,87; Fe2O3: 1 ÷ 4,03; TiO2: 0,5 ÷ 0,92; cỡ hạt 0,025mm: 88 ÷ 9,4%. Trữ lượng cấp C2 = 1 triệu tấn, thuộc loại mỏ vừa.

- Mỏ kaolin Tà Rê – A Ngo - La Dứt - Bốt Đỏ: Các mỏ đều thuộc huyện A Lưới (Tà Rê - A Ngo thuộc xã A Ngo; Bốt Đỏ thuộc xã Phú Vinh, La Dứt thuộc xã Hồng Trung). Kaolin ở đây là sản phẩm phong hoá từ các mạch aplit. Trong 3 mỏ này đã phát hiện được 35 thân kaolin, chiều sâu phong hoá tạo kaolin phụ thuộc vào địa hình, nơi sâu nhất khoảng 40m. Thành phần hoá học (%) Al2O3: 15,5 ÷ 21,6; Fe2O3: 0,26 ÷ 1,06; độ thu hồi dưới rây 0,2mm: 58 ÷ 60%, độ trắng 71 ÷ 72%. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo của 3 mỏ: 3.543 ngàn tấn, trong đó Tà Rê - A Ngo: trữ lượng cấp C2 = 606 ngàn tấn, tài nguyên dự báo cấp P1= 713 ngàn tấn; La Dứt: trữ lượng C2 = 260 ngàn tấn, tài nguyên dự báo cấp P1= 664 ngàn tấn; Bốt Đỏ: trữ lượng C1 = 220 ngàn tấn, trữ lượng C2 = 450 ngàn tấn, tài nguyên dự báo cấp P1 = 630 ngàn tấn.

Ngoài trữ lượng và tài nguyên dự báo của các mỏ mô tả trên, các điểm kaolin khác như A Sầu, đường 12, PeKe, Khánh Mỹ, Hồng Vân, Nguyệt Biểu (xem ở sổ mỏ, điểm quặng kèm theo báo cáo) có quy mô nhỏ, tổng tài nguyên dự báo cấp P2 gần 5 triệu tấn.

- Mỏ sét gốm Phú Bài: Mỏ sét thuộc thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thuỷ. Sét có màu trắng, trắng xám. Thân sét có chiều dài 800m, rộng 400m, chiều dày 1,5 ÷ 4,5m. Thành phần hoá học Al2O3: 15 ÷ 19%, SiO2 : 65,1 ÷ 71,2%; Fe2O3: 1,83 ÷ 2,63; TiO2: 0,12 ÷ 0,26%; CaO: 0,28%; MgO: 0,69%. Thành phần cỡ hạt < 0,25mm: 5%; SiO2 < 0,25mm: 92%. Thành phần khoáng vật kaolinit 30%, hydoromica 30%, độ dẻo 10 ÷ 21%, độ trương nở 2 lần, độ trắng 57%. Nhiệt độ nung thích hợp 1150 ÷ 1200oC. Ngoài việc được dùng sản xuất gốm sứ, sét ở đây còn được làm chất độn xà phòng, trữ lượng sét trắng cấp C 2 = 714,4 nàn tấn. Hiện nay mỏ đã khai thác gần hết.

- Mỏ sét gốm sứ Hương Hồ: Mỏ sét thuộc xã Hương Hồ, huyện Hương Trà. Sét có màu trắng, trắng xám. Thân sét dài 1600m; rộng 400m, dày 1 ÷ 6,0m. Thành phần hoá học (%): Al2O3: 14,52 ÷ 19,62; Fe2O3: 1,27 ÷ 3,06; TiO2: 0,04 ÷ 0,79; CaO: 0,35 ÷ 3,4; MgO: 0,34 ÷ 2,47. Thành phần độ hạt (%) > 0,25mm: 1; < 0,25mm: 99, độ dẻo 10 ÷ 19%; độ trương nở 1,5 ÷ 2 lần, độ trắng 55%. Mỏ thuộc quy mô lớn, trữ lượng cấp C 2 = 2,51 triệu tấn.

- Điểm sét gốm sứ Hoà Mỹ: Điểm sét thuộc xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền. Tại đây đã khoanh định được 3 thân sét rộng 100 – 200m, dài 500 – 750m, nằm dưới lớp phủ dày 0,5 ÷ 0,8m. Thành phần hoá học sét nguyên khai (%) SiO2: 67,5; Al2O3: 17,69; Fe2O3: 1,3; TiO2: 0,8; Na2O: 0,75; K2O: 4,53; MNK: 3,94, chỉ số dẻo 17, độ trắng 45%; độ trương nở 3,17 lần. Tài nguyên dự báo 920 ngàn tấn.

Ngoài các điểm mỏ đặc trưng nêu trên, còn một số điểm khác, song các mỏ điểm sét có chất lượng tốt đều nằm trong các vùng trông cây lương quan trọng, rất khó khai thác.

d. Đá ốp lát

Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, các đá magma có diện phân bố khoảng hơn 1.000 km2, trong đó các đá thuộc phức hệ Hải Vân, Bà Nà có khả năng làm đá xây dựng và đá ốp lát. Các đá magma có khả năng làm đá xây dựng và ốp lát phân bố nhiều nơi, nhưng tập trung thành các khối lớn là: Khe Băng (Phong Sơn, Phong Điền), Bình Điền, Bến Tuần (Hương Trà), Núi Vôi (Hương Thuỷ), Hải Vân (khu vực đèo Hải Vân). Ngoài mỏ ốp lát gabro Phú

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 44

Page 45: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Lộc đã được đánh giá tiềm năng và xác định là loại đá ốp lát chất lượng tốt, các khối còn lại do mức độ điều tra còn sơ lược nên việc xác định đá có khả năng làm đá xây dựng hay đá ốp lát còn mang tính định tính.

- Mỏ gabro ốp lát Phú Lộc: Mỏ thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc. Đá gabro màu đen, xám đen, phớt lục, thỉnh thoảng có điểm ít hạt màu xám trắng phân bố đều trên mặt đá, tạo cho đá có màu xám hài hoà, đôi nơi chúng phân bố thành từng chùm nhỏ kiểu hoa dâu, khi mài láng tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy. Đá ít nứt nẻ, độ nguyên khối cao, có thể khai thác được các khối có thể tích 5 ÷ 10 m3, ở phần sâu đã khống chế bằng công trình khoan 25m, chất lượng đá vẫn ổn định, độ nguyên khối đạt 83%. Các chỉ tiêu kỹ thuật: độ kháng nén, độ bóng, tính trang trí, sức tô điểm…, đều đảm bảo đủ yêu cầu sản xuất đá trang lát. Mỏ có vị trí giao thông thuận lợi. Trữ lượng và tài nguyên dự báo: cấp C2= 288,8 ngàn m3; P1 = 1.420 ngàn m3; P2 = 2.570 ngàn m3.

Ngoài mỏ Phú Lộc, trong các khối khác như Bến Tuần, Hải Vân có thể tìm kiếm được các khu vực có chất lượng đạt tiêu chuẩn làm ốp lát. Trong thời gian tới, cần điều tra, đánh giá triển vọng đá ốp lát cho các khối này.

4. Khoáng sản làm vật liệu san lấp: Ngoài các loại khoáng sản nêu trên, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế còn có một

loại khoáng sản khác đó là đất san lấp. Theo quyết định số 2020/QĐ-UBND ngày 22/9/2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế; vật liệu san lấp được quy hoạch như sau:

Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, gồm 33 khu vực với tổng diện tích là: 684,91 ha; tổng khối lượng đất làm vật liệu san lấp dự báo: 25,82 triệu m3 (đảm bảo nhu cầu san lấp); được phân bổ chủ yếu ở 6 huyện như sau:

a) Huyện Phong Điền: có 6 khu vực tại các xã: Phong An, Phong Thu, thị trấn Phong Điền; khối lượng khai thác khoảng 5.100.000 m3; diện tích khu vực khai thác là 152,1 ha;

b) Huyện Hương Trà: có 2 khu vực tại các xã: Hương Văn, Hương Vân, Hương Hồ; khối lượng khai thác khoảng 3.300.000m3; diện tích khu vực khai thác là 90 ha;

c) Huyện Hương Thuỷ: có 7 khu vực tại các xã: Thuỷ Phương, Thuỷ Bằng, Phú Sơn, Thuỷ Phù; khối lượng khai thác khoảng 6.050.000m3; diện tích khu vực khai thác là 151,37 ha;

d) Huyện Phú Lộc: có 9 khu vực tại các xã: Lộc Điền, Lộc Sơn, Lộc Bình, Lộc Vĩnh, Lộc Thuỷ, Lộc Tiến; khối lượng khai thác khoảng 7.580.000m3, diện tích khu vực khai thác là 195,40 ha;

đ) Huyện A Lưới: có 6 khu vực tại các xã: Phú Vinh, A Ngo, Hồng Vân, thị trấn A Lưới; khối lượng khai thác khoảng 3.140.000m3, diện tích khu vực khai thác là 84,04 ha;

e) Huyện Nam Đông: có 3 khu vực tại các xã: Thượng Quảng, Hương Hoà, Hương Phú; khối lượng khai thác khoảng 550.000m3, diện tích khu vực khai thác là 12 ha.

III. NGUỒN NHÂN LỰC1. Tiềm năng lao động.

Thừa Thiên Huế có nguồn lao động dồi dào với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 54,15% tổng dân số năm 2014. Trong đó tỷ lệ lao động thành thị chiếm 49,62% tổng số lao động và tỷ lệ lao động ở nông thôn là 50,38%. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 dự báo mỗi năm tỉnh sẽ tạo việc làm mới cho 15.000 – 16.000 lao động. Đây là nguồn lao động dồi dào, đáp ứng tốt cho nhu cầu của các ngành kinh tế xã hội.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 45

Page 46: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Lực lượng lao động của tỉnh đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản và sản xuất VLXD hiện tại chiếm khoảng 7,48% tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh. Lượng lao động qua đào tạo, có trình độ cao tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm có giá trị và tại các cơ sở sản xuất hiện đại, quy mô lớn. Tiềm năng nguồn lực lao động cho ngành công nghiệp VLXD của tỉnh tương đối dồi dào, chưa kể đến nguồn lao động tiềm năng từ địa bàn các tỉnh lân cận.

Trong giai đoạn tới, với sự thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu lao động cũng có sự tăng trưởng và chuyển dịch tương ứng. Lực lượng lao động qua đào tạo cũng đang được quan tâm nâng cao về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

2. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Trong tương lai Thừa Thiên Huế được được xác định sẽ trở thành trung tâm kinh tế -

văn hóa - du lịch, khoa học công nghệ, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Vì vậy, để phát triển các mục tiêu chiến lược thì nguồn nhân lực trong khu vực nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng phải được phát triển tương ứng nhằm tạo ra một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trong đó có các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch.

Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế có khoảng 80% lao động được đào tạo; trong số này có khoảng 75% lao động được đào tạo có trình độ đào tạo nghề chuyên môn, 15% lao động được đào tạo có trình độ trung cấp, cao đẳng và 10% lao động được đào tạo có trình độ đại học và sau đại học.

Để đáp ứng được các yêu cầu như trên, hiện nay hệ thống giáo dục, dạy nghề trên địa bàn tỉnh được đầu tư, nâng cao, mở rộng tăng dần quy mô đào tạo, mở rộng ngành nghề và đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Một số trường được thành lập, nâng cấp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng các chuyên ngành đào tạo và từng bước đạt chuẩn quốc gia. Nhiều trường trung học chuyên nghiệp được nâng cấp lên thành các trường cao đẳng. Tỉnh cũng chủ động phát triển hệ thống các trung tâm dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Phát triển nhân lực đủ số lượng, đảm bảo chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản: Đạo đức, sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp; cơ cấu hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi ngành nghề, tái cấu trúc của các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao và phương pháp quản lý mới. Mở rộng đào tạo các ngành nghề mới, tiếp tục thực hiện xã hội hoá, khuyến khích các hình thức đào tạo, dạy nghề, hình thành các trường, trung tâm dạy nghề trọng điểm, bảo đảm cung cấp lao động có kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới. Khuyến khích, ưu tiên phát triển các lĩnh vực đào tạo nhân lực trình độ cao, các ngành mũi nhọn và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực tinh hoa, người ra quyết định, lực lượng tham mưu có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh.

3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực.Phát triển nhân lực đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, có cơ cấu nhân lực phù

hợp, có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng nghề nghiệp tốt, tác phong chuyên nghiệp, năng động, có phẩm chất phục vụ yêu cầu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 46

Page 47: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao.

Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, CNH, HĐH. Căn cứ theo yêu cầu phát triển, tập trung ưu tiên phát triển nhân lực các ngành, sản phẩm có lợi thế và là thế mạnh của tỉnh.

Trong lĩnh vực dịch vụ ưu tiên phát triển các ngành: du lịch, tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa&hellipLĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển: công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng, dệt may công nghệ cao ưu tiên các ngành: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa lĩnh vực nông nghiệp ưu tiên phát triển các ngành: nuôi trồng thủy sản, kinh tế biển, trồng trọt và chăn nuôi chất lượng cao, phục vụ du lịch và xuất khẩu.

Quy hoạch hệ thống đào tạo đồng bộ, đáp ứng các điều kiện về: đội ngũ giáo viên, giảng viên, chương trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ cho phát triển nhân lực trên các lĩnh vực có lợi thế, theo kịp trình độ trong khu vực và hội nhập quốc tế.

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong phát triển nhân lực theo quy hoạch huy động nguồn lực đầu tư thông qua các cơ chế, chính sách thu hút, liên kết, hợp tác trong và ngoài nước.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp chuyên nghiệp và trường nghề đạt chuẩn theo quy định. Tạo bước đột phá chất lượng trong đào tạo.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 47

Page 48: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Phần thứ haiHIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ DỰ BÁO NHU CẦU

VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2016I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 20161. Một sô sô liệu chinh của ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

1.1. Số cơ sở sản xuất.

Thừa Thiên Huế hiện 86 đơn vị khai thác, sản xuất VLXD hầu hết đều là các doanh nghiệp, hợp tác xã có quy mô, vốn đầu tư lớn. Các chủng loại sản phẩm là thế mạnh của tỉnh như xi măng, vật liệu xây, bê tông, men frit, ... không những đủ cung cấp cho thị trường nội tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận. Tổng hợp số cơ sở khai thác, sản xuất VLXD và phân theo từng loại sản phẩm như sau:

Bảng 2.1: Sô cơ sở sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Loại sản phẩm Sô cơ sở1 Xi măng 32 VL xây 18

2.1 Gạch nung tuynen 102.2 Gạch không nung(quy mô lớn) 83 Đá XD 214 Đá ốp lát 55 Cát XD 96 Bê tông 57 Gạch gốm ốp lát 48 Men frit 59 Gạch tezzarro 2

10 Tấm lợp Fibro 211 Ngói xi măng cát 3

TỔNG SỐ 86

1.2. Số lao động sản xuất VLXD.

Nhìn chung, lực lượng lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất xi măng; sản xuất nguyên liệu, gạch ngói theo công nghệ lò tuy nen, khai thác, chế biến đá xây dựng trong các cơ sở với dây chuyền công suất lớn, cơ sở sản xuất bê tông cấu kiện là được đào tạo và có trình độ tay nghề đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Lực lượng lao động tham gia sản xuất gạch thủ công, khai thác cát, vv... có trình độ tay nghề thấp hơn.

Theo số liệu thống kê của các huyện, thành phố Thừa Thiên Huế và các doanh nghiệp, số lao động khai thác và sản xuất VLXD năm 2015 trên địa bàn tỉnh là khoảng 3.550 người (chưa kể số lao động tham gia khai thác, sản xuất VLXD theo mùa vụ). Trong đó số lượng lao động tập trung chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất xi măng, vật liệu xây (chiếm 65,5% tổng số lao động).

1.3. Giá trị sản xuất VLXD.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 48

Page 49: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Theo Niên giám thống kê của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014, ngành sản xuất VLXD không được thống kê riêng mà nằm trong 2 ngành kinh tế là “ Khai khoáng khác” và “ Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại”. Kết quả thống kê và tính toán được nêu trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành

(Tỷ đồng) Năm

Ngành kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014

Tất cả các ngành KTtrong tỉnh 37.223 49.118 57.705 65.609 73.127

Các ngành Công nghiệpvà Xây dựng 18.119 24.138 26.916 29.766 33.066

A. Khai khoáng khác 341 462 367 420 435B. Sản xuất sản phẩm từ

khoáng phi kim loại 2.625 2.890 2.864 2.538 2.706

Giá trị tổng 2 ngành (A+B) 2.966 3.352 3.231 2.958 3.141Tỷ lệ 2 ngành trên so với ngành CN và XD (%) 16,37 13,89 12,00 9,94 9,50

Tỷ lệ 2 ngành trên so với tổng sản phẩm các ngành kinh tế (%)

7,97 6,82 5,60 4,51 4,30

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 và số liệu tính toán của Viện VLXD

Kết quả bảng 2.2 cho thấy, trong thời gian từ năm 2010 đến 2014 giá trị sản xuất ngành khai khoáng khác và công nghiệp sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại chiếm tỷ trọng trung bình 5,84 %/năm và giảm dần trong cơ cấu nền kinh tế toàn tỉnh, cũng như trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Giá trị ngành khai thác, chế biến và sản xuất VLXD ước tính chiếm khoảng 70% giá trị trong ngành khai khoáng khác và sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại, tương ứng với 4,01% so với toàn ngành kinh tế và 11,45% so với ngành công nghiệp và xây dựng. Vì vậy, mặc dù có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong thành phần kinh tế của tỉnh, nhưng giá trị mang lại từ ngành sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là không lớn so với tổng giá trị các ngành kinh tế của toàn tỉnh.

1.4. Năng lực sản xuất và sản lượng:

Năng lực sản xuất một số sản phẩm VLXD chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện tại như sau:

- Xi măng : 4,58 triệu tấn/năm;

- Vật liệu xây:

+ Gạch nung : 207 triệu viên/năm;

+ Gạch không nung : 183 triệu viên QTC/năm;

- Đá xây dựng : 1,783 triệu m3/năm;

- Đá ốp lát : 350.000 m2/năm;

- Cát xây dựng (được cấp phép) : 160.000 m3/năm;

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 49

Page 50: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Bê tông cấu kiện : 185.000 m3/năm;

- Bê tông thương phẩm : 1,4 triệu m3/năm;

- Gạch gốm ốp lát : 15,5 triệu m2/năm;

- Men Frit : 205.000 tấn/năm

- Gạch tezzarro : 4 triệu viên/năm;

- Tấm lợp Fibro : 2,7 triệu m2/năm;

- Ngói xi măng cát : 300.000 m2/năm.

So với năm 2010, năng lực sản xuất một số chủng loại VLXD đã tăng lên, tuy nhiên sự gia tăng đó không lớn. Theo số liệu thống kê, sản lượng của một số chủng loại VLXD chủ yếu trong một vài năm qua ở Thừa Thiên Huế như sau:

Bảng 2.3: Sản lượng VLXD trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

TT Loại VLXD Đơn vị

Sản lượng

2011 2012 2013 2014 2015

1 Xi măng 1000 tấn 1.292 1.098 1.087 3.095 1.593

2 VL xây 1000 viên 278.194 277.449 230.022 171.899 160.160

2.1 Gạch nung 1000 viên 252.304 249.074 199.022 139.319 125.210

2.2 Gạch không nung 1000 viên 25.890 28.375 31.000 32.580 34.950

3 Đá XD 1000 m3 1.638 1.335 1.336 1.280 1.315

4 Đá ốp lát 1000 m2 300 315 305 300 320

5 Cát XD 1000 m3 trung bình 900 / năm

6 Bê tông cấu kiện 1000 m3 130 150 140 160 155

7 Bê tông thương phẩm 1000 m3 390 370 380 410 430

8 Gạch gốm ốp lát 1000 m2 1.551 1.182 671 458 550

9 Men frit tấn 40.761 50.134 48.425 52.326 50.000

10 Gạch tezzarro 1000 viên 1.234 1.691 3.259 3.605 4.692

11 Tấm lợp Fibro 1000 m2 - - 519,9 1.760 1.965

12 Ngói xi măng cát 1000 m2 83,4 113,7 102,4 97 115Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 – Cục thống kê Thừa Thiên Huế

- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Thừa Thiên Huế – Sở KH& ĐT Thừa Thiên Huế.

- Số liệu điều tra khảo sát của Viện VLXD và Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế năm 2016.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 50

Page 51: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

2. Hiện trạng sản xuất theo từng chủng loại sản phẩm.Các chủng loại vật liệu được sản xuất trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện nay, với sản

lượng như trên có thể đáp ứng được nhu cầu VLXD cho xây dựng cơ bản các công trình tỉnh. Các chủng loại sản phẩm mới, chất lượng cao, đặc biệt là các chủng loại vật liệu cho trang trí hoàn thiện (ngoài đá phiến) như kính, thạch cao, vật liệu cao cấp, ... chưa được sản xuất trên địa bàn tỉnh, phải cung ứng hoàn toàn từ các vùng khác trong cả nước.

Qua số liệu điều tra thực tế về tình hình sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế hiện nay, có thể thấy rằng công nghiệp sản xuất VLXD đã phát triển nhưng chỉ ở một số sản phẩm chủ yếu như xi măng, gạch nung tuy nen, bê tông cấu kiện, chế biến, sản xuất nguyên liệu. Còn lại các cơ sở khai thác đá, cát, sản xuất gạch không nung còn ở quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Ngành sản xuất VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua, đã từng bước chuyển dần sang sản xuất với công nghệ thiết bị tiên tiến, cơ giới hóa cao; đồng thời sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, không chỉ phục vụ trong tỉnh mà còn phục vụ cho các tỉnh trong khu vực. Mặc dù đã có những bước tiến trong việc phát triển sản xuất VLXD cả về lượng lẫn về chất, nhưng ngành sản xuất VLXD của Thừa Thiên Huế cũng có những mặt hạn chế cần khắc phục để có thể mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Dưới đây là những thống kê, đánh giá cụ thể đối với từng loại sản phẩm VLXD chủ yếu ở Thừa Thiên Huế:

2.1. Xi măng.

- Công ty TNHH Xi măng Luks (Việt Nam) được thành lập vào năm 1992 tại Tứ Hạ, Hương Trà và chính thức cung ứng sản phẩm từ 1997 có công suất 2.4 triệu tấn/năm với công nghệ lò quay nạp liệu khô tiên tiến. Sản phẩm của công ty bao gồm xi măng thông thường: xi măng PCB 30, xi măng PCB 40 và xi măng có yêu cầu đặc biệt như PC 40, xi măng bền sun phát loại PCSR40, đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Mỹ. Ngoài ra, Công ty có sản phẩm clinker có yêu cầu đặc biệt đáp ứng yêu cầu sản xuất xi măng giếng dầu. Hiện tại sản lượng những năm gần đây của công ty đạt khoảng 40% công suất thiết kế.

- Công ty CP Long Thọ, địa chỉ tại phường Thủy Biều, TP. Huế với công suất thiết kế 180.000 tấn/năm. Sản phẩm xi măng của cty chủ yếu là xi măng PCB30 và PCB40. Hiện nay do khó cạnh tranh với các đơn vị sản xuất xi măng khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và trên cả nước nói chung nên công ty không đầu tư nâng công suất dây chuyền xi măng mà tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm vật liệu xây dựng khác như: ngói màu, gạch lát terrazzo và gạch không nung. Dây chuyền sản xuất xi măng đang được công ty làm các thủ tục di dời ra khỏi thành phố, về khu làng nghề Thủy Phương, TX. Hương Thủy.

- Công ty CP xi măng Đồng Lâm, địa chỉ tại thôn Cổ Xuân, xã Phong Xuân, Huyện Phong Điền. Cty bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10/2014 với công suất thiết kế 2 triệu tấn xi măng/ năm. Cty được cấp phép các mỏ đá vôi, mỏ đất sét, mỏ Puzzolan tự nhiên và mỏ Laterite ngay gần nơi sản xuất, tại huyện Phong Điền. Các mỏ có trữ lượng thăm dò đủ để khai thác trên 40 năm và trữ lượng tiềm năng rất lớn. Toàn bộ dây chuyền sản xuất xi măng được thiết kế với mức độ tự động hóa cao, các thiết bị công nghệ và điều khiển chính đều được sản xuất hiện đại đảm bảo sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo giảm thiểu tác động đến môi trường. Sản phẩm chủ yếu của công ty là xi măng PCB30, PCB40 đóng bao cho công trình dân dụng. Ngoài ra còn có xi măng PCB30, PCB40 rời phục vụ xây dựng công nghiệp.

- Cty CP Đầu tư xi măng Nam Đông - Việt Song Long năm 2009 đã khởi công xây dựng Nhà máy xi măng Nam Đông, dự kiến sau 26 tháng sẽ cho ra lò sản phẩm xi măng đầu

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 51

Page 52: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

tiên. Dự án xây dựng nhà máy xi măng Nam Đông được triển khai tại xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh TT-Huế, với tổng mức đầu tư gần 3.700 tỷ đồng, do Cty CP Đầu tư xi măng Nam Đông - Việt Song Long làm chủ đầu tư. Trong đó, diện tích nhà máy là 31,2ha, khu hành chính 3,4ha, khu mỏ đá vôi - đất sét 488ha, khu mỏ Limonite 51,12ha và khu mỏ Pozzlan 10ha. Đây là một trong những dự án nắm giữ nguồn nguyên liệu rất lớn từ mỏ đá vôi, đá sét trên 185 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu cho nhà máy hoạt động 50 năm với 100% công suất vận hành để sản xuất clinker với công suất 5.000 tấn clinker mỗi ngày và 1,8 triệu tấn xi măng mỗi năm. Nhưng hiện tại dự án đã dừng triển khai.

Sản lượng trong những năm gần đây của ngành sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như bảng sau:

Bảng 2.4: Sản lượng xi măng của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị: nghìn tấn

Doanh nghiệp 2011 2012 2013 2014 2015(ước đạt)

C/ty TNHH XM Luks 1.444.998 1.146.999 985.784 973.378 1.000.000C/ty CP Long Thọ 148.244 145.520 112.243 114.447 95.781C/ty CP XM Đồng Lâm - - - - 2.000.000 Tổng 1.593.242 1.292.519 1.098.027 1.087.825 3.095.000

Nguồn: - Niêm giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014- Số liệu điều tra của dự án tại các huyện, thị và các doanh nghiệp sản xuất VLXD

trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

2.2. Vật liệu xây.

2.2.1. Gạch nung:

Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ còn tồn tại 2 loại hình công nghệ nung gạch là lò tuynen sản xuất gạch đất sét nung phục vụ công trình xây dựng dân dụng và lò thủ công sản xuất gạch, ngói nung trang trí phục vụ cho các công trình văn hóa, tín ngưỡng.

Tổng CSTK sản xuất gạch nung tuynen ở Thừa Thiên Huế đến cuối năm 2015 theo thống kê là 169 triệu viên/năm, năng lực sản xuất thực tế có thể đạt khoảng 206,7 triệu viên/năm. Nguồn nguyên liệu của các nhà máy một phần từ các mỏ đất sét được cấp phép, một phần đi thua mua từ nguồn đất hạ cốt ruộng của dân hoặc tận thu từ phần đất phủ của các mỏ đá vôi xi măng. Sản phẩm của các nhà máy chủ yếu là gạch đặc, gạch rỗng 2, 4, 6 lỗ theo TCVN. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong tỉnh, một phần xuất sang các tỉnh lân cận trong vùng.

Tuy nhiên do nguồn nguyên liệu dần hạn hẹp cộng với sự xuất hiện của sản phẩm gạch không nung và do các chính sách của nhà nước về sử dụng vật liệu xây trong các công trình vốn ngân sách nên sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất gạch nung tuynen đã giảm dần qua các năm trong giai đoạn gần đây. Một số nhà máy dừng hoạt động hoặc đầu tư thêm dây chuyền công nghệ sản xuất gạch không nung. Năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, sản lượng gạch nung tuynen ước đạt 125 triệu viên, khoảng 60% tổng năng lực sản xuất thực tế của các nhà máy, bằng 50% sản lượng của năm 2010.

Danh sách các nhà máy gạch tuynen trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

Bảng 2.5: Các nhà máy gạch tuynen trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên HuếST Tên nhà máy gạch Địa điểm CSTK Công Sản lượng

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 52

Page 53: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

T tuynen (triệu viên/năm)

suất thực tế

năm 2015(triệu viên)

1Cty CP gạch tuynen số 1(Trực thuộc cty CP xây lắp Thừa Thiên Huế)

Km9, TX.Hương Trà 20 37 20

2Cty CP gạch tuynen Huế (Trực thuộc cty CP xây lắp Thừa Thiên Huế)

Phường Thuỷ Phương, TX. Hương Thuỷ 20 23 23

3 Cty CP gạch tuynen Phong Thu

TT Phong Điền, H.Phong Điền 10 15 10

4 Nhà máy gạch tuynen Coxano-Trường Sơn

Cụm CN TT Tứ Hạ, TX. Hương Trà 20 30 22

5  DNTN Thành Quang Hương Hồ, TX.

Hương Trà 7 8,7 7

6 Cty CP gạch tuynen Hương Thủy

Tổ 17, phường Phú Bài, TX. Hương Thuỷ 25 35 21

7 Nhà máy gạch tuynen 1/5 Xã Phong An, H.Phong Điền 20 20 15

8 Cty TNHH Trường An Xã Lộc An, H.Phú Lộc 20 8 Dừng hoạt

động

9Nhà máy gạch tuynen Lộc Trì (Cty Handico Thừa Thiên Huế)

Xã Lộc Trì, H.Phú Lộc 20 20 Dừng hoạt

động

10 Nhà máy gạch tuynen A Lưới Xã Ango, H.A Lưới 7 10 7

TỔNG CỘNG 169 206,7 125Nguồn: - Báo cáo tình hình sản xuất VLXD của các huyện, thị, tp trên địa bàn tỉnh - Số liệu điều tra Viện VLXD - SXD

2.2.2. Gạch không nung

Tỉnh Thừa Thiên Huế có lợi thế về nguồn nguyên liệu xi măng, đá xây dựng và đã xuất hiện các cơ sở sản xuất gạch không nung từ khá lâu với tổng sản lượng hàng năm rất lớn, nhưng vẫn chưa có nhiều cơ sở đầu tư, phát triển sản xuất nhiều theo quy mô công nghiệp. Hiện tại các cơ sở sản xuất gạch không nung trên địa bàn tỉnh có hầu hết tại các huyện, thị với số lượng cơ sở lớn. Đa số các cơ sở sản xuất đều là tư nhân, hộ gia đình, quy mô nhỏ và công nghệ còn lạc hậu, sản xuất cung cấp cho nhu cầu xây dựng theo thời vụ tại các địa phương nông thôn. Sản phẩm chủ yếu các cơ sở sản xuất nhỏ này là gạch block xi măng cốt liệu có kích thước lớn (10x15x25) và (15x25x40) cm, với nguyên liệu từ xi măng, mạt đá, cát. Chất lượng sản phẩm chưa cao, khối lượng nặng, sử dụng chủ yếu thi công các hạng mục nhà cấp 4, xây dựng móng, bờ kè, tường rào,...

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có một số cơ sở sản xuất gạch không nung đã và đang được đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ, cơ giới hóa với quy mô công suất lớn như sau:

- Cty CP Long Thọ, địa chỉ tại phường Thủy Biều, TP. Huế đã đầu tư sản xuất gạch block dựa trên nguồn nguyên liệu xi măng và mạt đá có sẵn của nhà máy. Cty bắt đầu đi vào sản xuất gạch block từ năm 2008 với CSTK dây chuyền 1 đạt 1.200.000 viên QTC/ năm. Cuối năm 2015, cty đã đầu tư dây chuyền 2 tại khu làng nghề Thủy Phương, TX. Hương

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 53

Page 54: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Thủy lên đến 15 triệu viên/ năm. Sản lượng năm 2015 đạt khoảng 2.100.000 viên QTC với 8 chủng loại sản phẩm rất phong phú về kích thước, lớn nhất là 40x20x20 (cm) và nhỏ nhất là 20x6x9,5 (cm).

- Cty cổ phần kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế mới đưa vào hoạt động nhà máy gạch không nung trong năm 2016 tại địa điểm : Lô CN01 – Cụm công nghiệp Tứ Hạ - TX. Hương Trà với công xuất thiết kế 38 triệu viên QTC/ năm, với các loại sản phẩm đa dạng về kích thước. Trong giai đoạn tới, Cty dự kiến đầu tư thêm dây chuyền sản xuất gạch Tezzaro trên cùng một mặt bằng nhà xưởng có sẵn.

- Cty CP gạch không nung Việt Nhật, địa chỉ sản xuất tại tổ 17, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy đầu tư sản xuất gạch không nung từ năm 2015. CSTK của dây chuyền đạt 45 triệu viên QTC/năm nhưng hiện tại do khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm nên sản lượng năm 2015 của cty chỉ đạt khoảng 2 triệu viên.

- Cty CP gạch tuynen Hương Thủy có địa chỉ tại tổ 17, phường Phú Bai, TX. Hương Thủy cuối năm 2015 đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung công nghệ cao theo tiêu chuẩn châu Âu, với CSTK 45 triệu viên QTC/năm dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý 3 năm 2016.

- Cty TNHH xây dựng 83 có địa chỉ tại phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy với 2 dây chuyền, tổng CSTK 2 triệu viên QTC/ năm mơi được đầu tư, đi vào sản xuất đầu năm 2016.

- Cty TNHH Loan Thắng có địa chỉ tại phường Thủy Châu, TX. Hương Thủy sản xuất gạch không nung với CSTK 2 triệu viên QTC/ năm. Hiện nay sản phẩm của cty mới chỉ phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà dân, chưa được chứng nhận tiêu chuẩn Iso.

- Cty CP sản xuất và KD VLXD DQ có địa chỉ tại thôn Hợp Thành, xã A Ngo, H. A Lưới là cơ sở sản xuất gạch tuynen duy nhất trên địa bàn huyện A lưới. Năm 2016, cty đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung có CSTK 5 triệu viên QTC/năm và đã đưa vào hoạt động nhằm đáp ứng trước mắt nhu cầu xây dựng các công trình vốn ngân sách trên địa bàn huyện.

- Trên địa bàn huyện Nam Đông, tại thôn 10, xã Hưng Hòa có Cty CP Nam Đông đầu tư sản xuất gạch không nung với CSTK khoảng 1 triệu viên QTC/năm. Hoạt động sản xuất của công ty theo thời vụ, khi có nhu cầu, do thị trường tiêu thụ trên địa bàn còn hạn chế.

Ngoài ra, có rất nhiều hộ gia đình, các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ trên hầu hết địa bàn các huyện, thị, thành phố của tỉnh đang sản xuất gạch block. Kích thước gạch thường là 20 x 40 x 10 (cm) hoặc 20 x 30 x 10 (cm), do sản xuất với quy trình còn lạc hậu nên chất lượng không đồng đều. Các cơ sở chủ yếu làm thủ công hoặc chỉ đầu tư 1, 2 máy ép với công suất từ 50 - 150 nghìn viên QTC/năm và sản xuất khi có nhu cầu. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế số lượng các cơ sở sản xuất gạch không nung quy mô nhỏ và tổng CSTK các cơ sở phân theo địa bàn như sau:

Bảng 2.6: Sô lượng và CSTK các cơ sở sản xuất GKN quy mô nhỏ trên địa bàn các huyện, thị, thành phô

TT Địa điểm Sô cơ sở

Tổng CSTK( nghìn viên QTC /năm)

1 TP. Thừa Thiên Huế 64 6.5002 TX. Hương Trà 18 1.800

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 54

Page 55: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Địa điểm Sô cơ sở

Tổng CSTK( nghìn viên QTC /năm)

3 TX. Hương Thủy 50 4.5004 Huyện Phú Lộc 120 9.0005 Huyện Quảng Điền 44 4.5006 Huyện Phong Điền 31 3.2507 Huyện Phú Vang 118 9.5008 Huyện Nam Đông 20 2.0009 Huyện A Lưới 15 800

TỔNG CỘNG 480 41.850Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất VLXD của các huyện, thị, tp trên địa bàn tỉnh Số liệu điều tra Viện VLXD - SXD.

2.3. Vật liệu lợp.

Các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh sử dụng 4 loại vật liệu lợp phổ biến là ngói nung, tấm lợp kim loại, tấm lợp fibro và ngói xi măng cát. Trong đó mặc dù vật liệu ngói nung hiện nay vẫn được sử dụng khác nhiều trong xây dựng nhà dân sinh nhưng do không có nguồn nguyên liệu phù hợp nên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không có cơ sở nào sản xuất ngói nung. Thay vào đó sản phẩm tấm lợp kim loại đang dần chiếm lĩnh được thị trường vật liệu lợp với sản lượng tăng dần theo từng năm. Sản phẩm ngói màu mặc dù đã dần được người dân chấp nhận nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn chưa lớn, thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp. Với sản phẩm tấm lợp fibro hiện nay hầu hết được sử dụng cho các công trình nhà dân sinh, chuồng, trại chăn nuôi ở các khu vực nông thôn với sản lượng tăng dần hàng năm. Hiện trạng các cơ sở sản xuất vật liệu lợp của tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

- Cty CP Long Thọ là công ty đi đầu trong sản xuất ngói màu xi măng cát trên địa bàn tỉnh. Công ty tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn đã đầu tư dây chuyền sản xuất ngói màu từ năm 2009 với CSTK 600.000 viên/năm tương đương 180.000 m2/năm với màu sắc và hình dáng đa dạng. Sản lượng hàng năm của cty đạt khoảng 50% CSTK. Năm 2015 sản lượng ngói đạt 90.000 m2.

Từ năm 2013, cty còn đầu tư sản xuất tấm lợp Fibro xi măng với CSTK 1,3 triệu tấm/năm tương đương 1,7 triệu m2/năm. Hiện tại sản lượng tiêu thụ của cty 3 năm gần đây đang tăng dần, năm 2015 sản lượng đạt 1,08 triệu m2. Theo chủ trương của UBND tỉnh, hiện nay công ty đã di dời nhà máy sản xuất gạch terazzo, ngói màu, tấm lợp fibro xi măng về tại cụm công nghiệp Thuỷ Phương (thị xã Hương Thuỷ).

- Cty TNHH Đồng Tâm có địa chỉ tại tổ 12 phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy sản xuất ngói màu với CSTK 60.000 m2/năm và tấm lợp fibro với CSTK 1 triệu m2/năm. Sản phẩm của cty được đưa ra thị trường từ năm 2013 với sản lượng trung bình hàng năm là 25.000 m2 ngói màu, riêng tấm lợp fibro sản lượng từ năm 2013 đến hết năm 2015 lần lượt là 282,790 và 881 nghìn m2/năm.

- Công ty XD và sản xuất VLXD số 7 có địa chỉ tại KCN Phú Bài, TX. Hương Thủy có dây chuyền sản xuất ngói màu với CSTK 60.000 m2/năm với kích thước sản phẩm 33 x 42 x 12 (mm). Nhưng hiện nay dây chuyền sản xuất ngói màu của cty đã dừng hoạt động.

- Hiện nay hầu hết trên địa bàn các thị trấn, thị xã và thành phố Huế đều có các cơ sở gia công tấm lợp kim loại, ngoại trừ địa bàn huyện Quảng Điền. Các cơ sở đều nhập tôn cuộn từ các tỉnh khác, đầu tư máy móc, thiết bị và gia công sản phẩm khi có nhu cầu đặt hàng. Tuy vậy, quy mô các cơ sở còn hạn chế, chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu vật liệu lợp của địa phương.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 55

Page 56: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

2.4. Khai thác, chế biến đá xây dựng

Đá làm VLXD thông thường được khai thác, chế biến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu tại các huyện, thị có sẵn nguồn tài nguyên: Tx. Hương Trà, H. Phú Lộc, H. A Lưới, H. Nam Đông. Các mỏ đá xây dựng hầu hết được cấp phép dài hạn, từ 10 đến 20 năm. Tổng sản lượng khai thác trong những năm qua đạt trung bình 1,3 triệu m3/năm.

Các cơ sở khai thác đá xây dựng (đá 1x2, 4x6…) có công suất đăng ký từ 40.000 m3/năm đến 200.000 m3/năm, phổ biến ở mức 50.000 – 100.000 m3/năm. Dây chuyền thiết bị chế biến đá đã được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư và sử dụng đan xen hoặc đồng bộ các thiết bị nghiền đá của Nga (CDM), Trung Quốc, Singapore .vv.. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm đá xây dựng chủ yếu là thị trường nội, phục vụ công trình xây dựng và làm đường giao thông.

Các cơ sở hiện đang hoạt động khai thác, chế biến đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có thể được phân thành 3 loại:

+ Các cơ sở được cấp phép dài hạn: đó là các cơ sở được cấp phép hoạt động khai thác, chế biến đá theo luật Khoáng sản.

+ Các cơ sở được cấp phép tạm thời: Các cơ sở này được cấp phép khai thác, chế biến đá để phục vụ công trình xây dựng trong một thời gian nhất định; chấm dứt khai thác sau khi công trình xây dựng hoàn thành.

+ Các cơ sở khai thác chưa có giấy phép: Các cơ sở này được cấp phép thăm dò, khảo sát mỏ; đang làm thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác.

Ngoài ra đá làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh còn được khai thác tận thu từ các mỏ đá ốp lát, đá phục vụ sản xuất xi măng.

Hiện nay trên địa bàn có 21 giấy phép khai thác đá làm VLXD thông thường đang hoạt động, phân bố như sau:

Bảng 2.7: Phân bố cấp phép khai thác đá xây dựng

TT Địa điểm Sô mỏ Tổng CSTK(1.000 m3/năm)

SL năm 2015(1.000 m3)

1 TX. Hương Trà 11 1.120 8402 Huyện Phú Lộc 4 283 2153 Huyện Nam Đông 3 190 1504 Huyện A Lưới 3 120 110

TỔNG SỐ 21 1.783 1.315 Nguồn: Số liệu điều tra của Viện VLXD, SXD, Sở TN-MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.5. Khai thác cát, sỏi xây dựng.

Tổng trữ lượng cát trên các con sông ở Thừa Thiên-Huế như sông Bồ, sông Hương, sông Truồi hiện còn 2,75 triệu m3, chỉ có thể đáp ứng nhu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng trong một vài năm tới. Sở dĩ có tình trạng này là vì lâu nay, nguồn cung cấp cát sỏi trên các con sông ở Thừa Thiên-Huế luôn được bồi đắp sau các mùa lũ, tính ra, mỗi năm có khoảng từ 1,3-1,7 triệu m3 do mưa lũ trôi về bổ sung vào lòng sông. Nhưng từ khi các dự án thuỷ điện, thuỷ lợi được xây dựng xong và đi vào hoạt động thì lượng cát sỏi từ thượng nguồn bộ sung về hạ nguồn các con sông không còn nhiều như trước. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu cát xây dựng trầm trọng.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 56

Page 57: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 giấy phép khai khác cát đang hoạt động với thời hạn cấp phép từ 4 đến 5 năm, tổng công suất được khai thác của các giấy phép khoảng 160.000 m3/năm. Các đơn vị khai thác đều hoạt động hết công suất, do trên địa bàn tỉnh nguồn cung cấp cát ít hơn nhu cầu sử dụng rất nhiều.

Thống kê các cơ sở khai thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến đầu năm 2016 như sau:

Bảng 2.8: Các cơ sở đang hoạt động khai thác cát sỏi trên địa bàn tỉnh

TT Tên cơ sở Địa điểm khai thác,

sản xuấtDiện tich

(ha)

Trữ lượng/CSCP m3/ (m3/năm)

1 DNTN Phú Vĩnh Bãi bồi cát sỏi thôn Hạ, xã Thủy Bằng, TX Hương Thủy 3 143.184/19.000

2 Cty TNHH MTV XD & GT Tuấn Hải

Bãi bồi Lai Bằng, P. Hương Vân, TX. Hương Thủy 3,43 92.650/22.000

3 DNTN Tuyết Liêm Bãi bồi cát sỏi thôn Hạ, xã Thủy Bằng, TX. Hương Thủy 4,96 192.059/21.450

4 Cty CP Châu Thành Phát

Bãi bồi Lương Quán, P. Thủy Biều, TP. Huế 2,1 76.860/17.000

5 Cty CP XD 939 Bãi bồi Lương Quán, P. Thủy Biều, TP. Huế 2,1 83.790/19.200

6 HTX Niềm tin Trường Sơn

Bãi bồi thôn 1&2 xã Hồng Quảng, H. A Lưới 5,9 50.000/10.000

7 Cty CP VLXD 368 Bãi Trằm, thôn Thủy Dương, xã Lộc Tiến, H. Phú Lộc 3 65.000/20.000

8 Cty CP TM&DV Hồng Phát

Bãi bồi Lương Quán, P. Thủy Biều. TP. Huế 2,07 50.000/11.900

9 Cty CP VLXD 368 Bãi Trằm, xã Lộc Tiến, H. Phú Lộc 3 72.000/20.000

TỔNG CỘNG 29,56 825.543/160.550

Nguồn: Số liệu của Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên HuếSố liệu điều tra của Viện VLXD và SXD Thừa Thiên Huế

Ngoài các đơn vị được UBND tỉnh cấp phép khai thác, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tình trạng khai thác cát trái phép dọc theo các con sông thường xuyên xảy ra. Tổng sản lượng cát hàng năm trên địa bàn tỉnh là rất khó thống kê chính xác, ước trung bình khoảng trên dưới 900.000 m3/năm. Trong khi đó sản lượng cát được cấp phép khai thác hàng năm dựa trên trữ lượng tài nguyên của các con sông chỉ bằng 1/5 nhu cầu.

Ngày 07/5/2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định 770/QĐ-UBND về việc “phê duyệt Quy hoạch khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Kèm theo đó là việc ban hành quy định về quản lý, sử dụng các bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh. Mặc dù các cơ quan chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước đã đẩy mạnh việc kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các trường hợp khai thác cát trái phép nhưng các hoạt động này vẫn diễn ra thường xuyên, và diễn biến phức tạp. Thay vì hoạt động ban ngày như trước đây,

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 57

Page 58: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

hiện nay các thuyền, đò tập khai thác cát trái phép tập trung vào ban đêm. Nếu bị bắt các đối tượng vi phạm còn bất hợp tác, chống trả, thậm chí hành hung lực lượng địa phương thi hành công vụ. 

2.6. Vật liệu ốp lát

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, vật liệu ốp lát được sản xuất chủ yếu có 3 loại là đá ốp lát, gạch gốm ốp lát gồm gạch granite, ceramic và gạch lát tezzarro. Hiện trạng sản xuất các loại vật liệu ốp lát trên địa bàn tỉnh như sau:

2.6.1. Đá ốp lát:

- Công ty cổ phần Khai thác đá Thừa Thiên – Huế khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ đá Granite đen thuộc địa phận xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc. Đá ở mỏ là đá Granit màu đen, độ cứng của đá thuộc độ cứng cấp 7 trong thanh độ cứng của Mord (tương đương với độ cứng của khoáng vật thạch anh). Đá có độ bền lớn, có độ cứng cao nên có khả năng chống đỡ với thiên nhiên tốt. Dựa trên các yếu tố về thành phần khoáng vật, cường độ kháng nén và độ cứng của đá, mức độ nguyên khối, màu sắc của đá thì đá tại mỏ có thể sử dụng vào các công trình xây dựng kiên cố, lâu dài như trang trí nội thất khách sạn, nhà cửa và các công trình dân dụng. Mỏ có trữ lượng 80.000 m3. Hiện nay sản lượng chế biến đá ốp lát của công ty hàng năm từ 100.000 – 150.000 m2/năm.

- Cty CP khai thác đá và xây dựng Hương Bằng, có mỏ đá tại xã Hương Vân, TX. Hương Trà. Trữ lượng mỏ của công ty rất lớn, trên 3 triệu m 3 gồm cả đá làm VLXD thông thường và đá ốp lát. Hiện tại sản lượng đá ốp lát trung bình hằng năm của cty sản xuất là 80.000 m2.

- Cty CP VLXD Lộc Điền, khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ đá Lộc Điền, xã Lộc Điền, H. Phú Lộc. Sản lượng hàng năm của Cty khoảng 50.000 m2/năm.

- Cty CP Đầu tư Vạn Xuân Huế và cty CPĐT Hà Tuyên đang triển khai xây dựng nhà máy chế biến đá ốp lát tại thôn Bát Sơn, xã Lộc Điền, H. Phú Lộc nơi có mỏ đá gabro trữ lượng lên đến 7.132.000m3.

- Cty TNHH Thạch Phú Hưng khai thác và chế biến đá ốp lát tại xã Hưng Hòa, H. Nam Đông với CSTK 50.000 m2/năm và sản lượng bình quân hàng năm là 40.000 m2

2.6.2. Gạch gốm ốp lát:

Sản xuất gạch gốm ốp lát trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hầu hết tập trung tại KCN Phú Bài, TX. Hương Thủy. Tại đây có các cty sản xuất gạch gốm ốp lát như sau:

- Cty CP khoáng sản gạch men Thừa Thiên Huế sản xuất gạch ceramic ốp tường, lát nền trong công trình xây dựng dân dụng. CSTK của cty là 1,5 triệu m2/năm. Sản phẩm chủ yếu là gạch ceramic loại 30 x 30 (cm) chiếm trên 80%, còn lại là loại gạch 40 x40 (cm). Sản lượng những năm gần đây của cty chỉ đạt 30% CSTK – khoảng 500.000 m2/năm.

- Cty CP XD & SXVL số 7 thuộc Tổng Công ty Xây dựng miền Trung (COSEVCO 7) đã đầu tư dây chuyền và sản xuất gạch granite từ năm 2003 với CSTK 1 triệu m 2/năm. Hiện tại do khó khăn về nguồn nguyên liệu và đầu ra sản phẩm nên cty đang dừng hoạt.

- Cty CP Sài Gòn Đại Lợi sản xuất gạch granite với CSTK 1 triệu/m 2. Hiện nay sản lượng hàng năm gần đây của cty cũng chỉ đạt 50% CSTK.

Ngoài KCN Phú Bài, H. Hương Thủy, tại KCN La Sơn, H. Phú Lộc, Công ty TNHH Vitto Phú Lộc đang đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp lát công suất 12 triệu m2 sản phẩm/năm. Hiện tại dự án đang ở giai đoạn lắp đặt máy móc, nhà xưởng. Với nguồn nguyên

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 58

Page 59: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

liệu cao lanh, sét và men frit sẵn có từ các nhà máy sản xuất men trên địa bàn tỉnh. Khi giải quyết được bài toán đầu ra sản phẩm, cty cung cấp một phần đáng kể vào sản lượng vật liệu ốp lát của tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng như các tỉnh lân cận trong khu vực.

2.6.3. Gạch lát tezzarro:

- Công ty CP Long Thọ đầu tư sản xuất gạch lát tezzarro từ năm 2001 với công suất 2 triệu viên/năm. Gạch terrazzo sản xuất tại Công ty cổ phần Long Thọ là loại gạch xi măng sản xuất theo công nghệ ép kín hơi với dây chuyền thiết bị hiện đại của Italy. Có khả năng làm nổi bật vẻ đẹp của chất liệu cấu thành do cấu trúc đồng nhất và chắc rắn, được đánh bóng bề mặt một cách tinh vi. Với lực ép lên đến vài trăm tấn cho phép gạch terrazzo đạt được các thông số kỹ thuật, chất lượng cao nhất mà không cần dùng tới cốt thép bên trong cho dù kích thước viên gạch lên tới 500x500cm. Gạch lát terrazzo của công ty có kích thước chủ yếu là 30x30x3 (cm) và 40x40x3,5 (cm) với nhiều màu sắc khác nhau. Sản lượng năm 2015 đạt trên 2,3 triệu viên.

- Công ty TNHH Đồng Tâm, có địa chỉ tại tổ 12, phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy sản xuất gạch terrazzo từ năm 2013 với CSTK 2 triệu viên/năm. Sản lượng năm 2015 vượt CSTK, đạt trên 2,3 triệu viên.

2.7. Sản xuất bê tông

Sản phẩm bê tông được chia thành 2 loại là bê tông thương phẩm (bê tông tươi) và bê tông cấu kiện. Bê tông thương phẩm mới được sử dụng chủ yếu tại các công trường thi công lớn, chủ yếu là các trạm trộn đi theo công trình, trạm trộn di động. Các trạm trộn bê tông thương phẩm cố định chủ yếu tập trung ở các thị xã, phố lớn với khôi lượng lớn các nhà cao tầng hoặc các khu vực có nhiều dự án xây dựng đang được đồng loạt triển khai, như tại Tp. Huế, Tx. Hương Thủy, Tx. Hương Trà. Các công trình xây dựng của các hộ dân, các công trình nhỏ, công trình vùng nông thôn vẫn sử dụng phương pháp trộn tại chỗ. Vì vậy, từ nay đến 2020 cần tiếp tục phát triển các trạm trộn bê tông thương phẩm để thay thế cho việc chế tạo bê tông bằng phương pháp thủ công đơn giản, phân tán, không đảm bảo chất lượng và gây ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Bê tông cấu kiện là hướng phát triển tiên tiến của ngành công nghiệp bê tông và là điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa ngành xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ bê tông cấu kiện trên tổng sản lượng bê tông được sản xuất là không cao. Hầu hét Trên địa bàn tỉnh có một số cơ sở sản xuất cột điện, ống cống bê tông ly tâm và cọc bê tông. Hiện trạng sản xuất bê tông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

- Cty CP Trường Phú, địa chỉ tại 189 Phạm Văn Đồng – P. Vỹ Dạ - TP. Huế chuyên sản xuất các loại bê tông thương phẩm, lắp đặt các trạm trộn. Sản phẩm của công ty gồm bê tông tươi; các loại bê tông chịu lực có cường độ cao từ M100 đến M500; bê tông chịu lực có cường độ cao từ 10 đến 70MPA; bê tông tự san đầm, bê tông sử dụng cho cọc khoan nhồi... Cty có 3 trạm trộn tại thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà với tổng CSTK 650.000 m3/năm :

+ Trạm Trộn Bê Tông Hương Trà, TX. Hương Trà có công suất 120m3/h;

+ 2 trạm trộn bê tông tại P. Thủy Phương, TX. Hương Thủy - Thừa Thiên Huế có công suất 90m3/h và 60m3/h.

- Cty cổ phần Bê tông & xây dựng Thừa Thiên Huế sản xuất bê tông thương phẩm và bê tông cấu kiện. Sản phẩm bê tông thương phẩm của công ty là vữa bê tông mác từ 200 đến 400. Cty có 3 trạm trộn với tổng CSTK 400.000 m3/năm : 1 trạm trộn bê tông CSTK

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 59

Page 60: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

75m3/h tại Tp. Huế, 2 trạm trộn bê tông CSTK 60m3/h và 35m3/h tại CCN Tứ Hạ, TX. Hương Trà.

Ngoài ra cty còn sản xuất ống cống, cột điện bê tông bằng phương pháp quay li tâm với công suất 35.000 m3/năm và ống cống thoát nước công nghệ rung lõi với công suất 50.000 m3/năm.

- Cty CP Xây dựng – giao thông Thừa Thiên Huế sản xuất bê tông thương phẩm thông thường mác 150 đến 300 và bê tông thương phẩm mác cao từ 350 đến trên 500 hay các loại bê tông đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng. Cty cũng sản xuất bê tông đúc sẵn và các cấu kiện bê tông. CSTK của cty với bê tông thương phẩm là 100.000 m3/năm và bê tông cấu kiện là 50.000 m3/năm.

- Cty CP Đầu tư kinh doanh nhà Thành Đạt có trạm trộn bê tông thương phẩm CSTK 250.000 m3/năm đặt tại tiểu khu công nghiệp và làng nghề Thủy Phương – Thị xã Hương Thủy.

- Cty CP Phương Minh có địa chỉ sản xuất tại CCN Tứ Hạ, TX. Hương Trà, sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn như cọc, ống bê tông thường và bê tông dự ứng lực, các loại cột điện, ... Tổng CSTK của cty là 50.000 m3/năm với các loại sản phẩm.

Bảng 2.9: Danh sách các cơ sở sản xuất bê tông

TT Tên cơ sở Địa điểm sản xuấtCSTK (nghìn

m3/năm)

SX 2015(nghìn

m3)Cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm 1.400 430

1 Cty CP Trường PhúCCN Tứ Hạ, TX. Hương Trà

650 150P. Thủy Phương, TX. Hương Thủy

2Cty cổ phần Bê

tông & xây dựng Thừa Thiên Huế

CCN Tứ Hạ, TX. Hương Trà400 100

TP. Huế

3Cty CP Xây dựng –

giao thông Thừa Thiên Huế

P. Vỹ Dạ, TP. Huế 100 80

4Cty CP Đầu tư kinh doanh nhà Thành

Đạt

khu công nghiệp và làng nghề Thủy Phương – Thị xã Hương

Thủy250 100

Cơ sở sản xuất bê tông cấu kiện 185 155

5 Cty CP Phương Minh CCN Tứ Hạ, TX. Hương Trà 50 40

6Cty cổ phần Bê

tông & xây dựng Thừa Thiên Huế

CCN Tứ Hạ, TX. Hương Trà 35 35

7Cty CP Xây dựng –

giao thông Thừa Thiên Huế

P. Vỹ Dạ, TP. Huế 100 80

Nguồn: - Báo cáo tình hình sản xuất VLXD của các huyện, thị, tp trên địa bàn tỉnh - Số liệu điều tra Viện VLXD - SXD

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 60

Page 61: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

2.8. Sản xuất men Frit:

Hiện nay có 5 cơ sở sản xuất men frit đã và đang đầu tư sản xuất, đặt tại các KCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Các nhà máy với các loại sản phẩm men frit đa dạng, chất lượng cao, cung cấp một phần cho ngành sản xuất gạch men ốp lát trong nước, một phần phục vụ xuất khẩu. Nguyên liệu sử dụng để nấu frit được khai thác một phần tại các mỏ sa khoáng, cao lanh trên địa bàn, còn lại được nhập từ các tỉnh trong cả nước cũng như nước ngoài. Hiện trạng các công ty sản xuất frit như sau:

- Công ty cổ phần Prime Phong Điền sản xuất các mặt hàng men frit và các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất trong ngành gốm sứ. Nhà máy sản xuất men frit của công ty có công suất thiết kế 40.000 tấn/năm đặt tại khu công nghiệp Phong Điền, huyện Phong Điền. Công ty đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2010. Sản lượng hàng năm đạt 70% CSTK.

- Cty CP tập đoàn Việt Phương hiện đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cát trắng và sản xuất men frit tại KCN Phong Điền, H. Phong Điền. Giai đoạn một từ năm 2013 đến hết năm 2016 dự kiến đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất men frit với CSTK 30.000 tấn frit/năm.

- Cty TNHH Vitto có nhà máy tại KCN La Sơn, H. Phú Lộc đi vào sản xuất men frit từ năm 2014 với CSTK 30.000 tấn frit/năm. Hiện tại cty đang đầu tư, lắp đặt thêm nhà xưởng sản xuất gạch men ốp lát với công suất lớn và dây chuyền nhập khẩu hiện đại.

- Cty CP Frit Huế có nhà máy tại KCN Phú Bài, TX. Hương Thủy. Tiền thân của Công ty Cổ phần Frit Huế là Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu gốm sứ Huế được thành lập ngày 03/06/2000, là một đơn vị chuyên sản xuất men frit, sản phẩm được sử dụng làm men bề mặt cho các Sản phẩm ceramic như gạch lát nền ceramic, gạch ốp tường, sứ vệ sinh và một số sản phẩm khác. Công suất thiết kế ban đầu là 3.000 tấn frit/năm, công nghệ được nhập khẩu đồng bộ của Cộng hòa Liên Bang Đức và chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 8/2000. Đến năm 2006 cty được cổ phần hóa và chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Frit Huế. Hiện nay công suất thiết kế của Công ty lên đến 65.000 tấn Frit/năm.

- Cty CP Silica FCI có nhà máy sản xuất men frit tại KCN Phú Bài, TX. Hương Thủy. CSTK của nhà máy đạt 40.000 tấn fit/năm và sản lượng trung bình hàng năm đạt 80% CSTK.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VLXD TRÊN ĐỊA BÀN.Theo kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng tại các cơ sở sản xuất VLXD trong toàn

tỉnh năm 2015 có thể đưa ra một số đánh giá về công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ và cung ứng cho thị trường, những ảnh hưởng của sản xuất tới môi trường và công tác quản lý nhà nước đối với việc sản xuất VLXD trên địa bàn, cụ thể như sau:

1. Về công nghệ sản xuất VLXD.Ngành sản xuất VLXD nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung của Thừa

Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua đã hướng tới đầu tư các công nghệ thiết bị hiện đại, tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, trong sản xuất VLXD hiện tại vẫn tồn tại nhiều cấp công nghệ khác nhau, công nghệ tiên tiến hiện đại đã bắt đầu được đầu tư, phát triển, đã có những cơ sở sản xuất VLXD có trình độ công nghệ cao và tiếp cận được với trình độ của quốc tế. Tuy nhiên, công nghệ lạc hậu vẫn còn tồn tại nhiều như sản xuất công nghệ sản xuất gạch không nung quy mô nhỏ, khai thác cát, gia công chế biến đá ...

1.1. Sản xuất gạch đất sét nung

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 61

Page 62: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Công nghệ sản xuất gạch đất sét nung tập trung ở 3 hoạt động chính: khai thác đất sét, gia công tạo hình gạch mộc và nung gạch.

- Hoạt động khai thác: Chủ yếu dùng máy xúc đào thuỷ lực loại gầu nghịch, dung tích gầu 0,7-1,2m3/gầu. Một số nơi không có mỏ cố định, đất sét được tấn thu từ các công tác hạ cao độ mặt bằng công trình kết hợp máy xúc với thủ công. Đất sét sau khi khai thác được tập kết về cơ sở sản xuất bằng ôtô, máy kéo, công nông, xe cải tiến ... và được ủ từ 1-2 năm.

- Quá trình tạo hình: Tất cả đều sử dụng công nghệ đùn ép, cắt gạch tự động, vận chuyển gạch và xếp vào kho phơi bằng thủ công, gạch mộc được phơi khô tự nhiên nhờ gió và năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, chất lượng gạch mộc không đồng đều dẫn đến chất lượng gạch sau nung không ổn định. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu có chất lượng xấu, không ổn định, không đồng đều; khâu gia công chuẩn bị nguyên liệu và tạo hình chưa. Các hộ gia đình sử dụng nhiều loại máy ép tạo hình khác nhau, có nơi còn dùng máy ép kiểu cũ loại nhỏ không có hút chân không, số lượng và kích thước lỗ đùn ép cũng khác nhau nên chất lượng gạch mộc rất khác nhau. Ngoài ra, trong quá trình tạo hình, phần lớn than được trộn lẫn vào đất sét nhưng cách trộn mỗi nơi một khác. Có nơi rải than lên băng tải và rải lẫn vào đất trên 1 băng tải khác nên than được phân bố khá đều, có nơi rải thủ công trực tiếp vào máy cán cùng với gầu múc sét theo tỷ lệ áng chừng bằng xẻng nên than không đều và thường tập trung 1 số chỗ khi nung tạo ra các vùng nhiệt không đều.

- Quá trình nung: Trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ còn còn tồn tại kiểu lò nung tuynen, Đây là loại hình sản xuất gạch đất sét nung tiên tiến nhất, có dây chuyền thiết bị chế biến tạo hình đồng bộ. Chất lượng sản phẩm tương đối đồng đều. Năng lực sản xuất gạch nung tuy nen hiện chiếm 80 % năng lực sản xuất vật liệu xây của tỉnh

Về kích thước:

Theo TCVN 1450:2009 đối với gạch rỗng đất sét nung, kích thước gạch tiêu chuẩn gạch 2 lỗ là (6x10,5x22)cm nhưng thực tế các cơ sở đều sản xuất gạch cỡ nhỏ hơn.

Về độ bền cơ học:

TCVN 1450:2009 chia gạch ra 5 mác M35, M50, M75, M100 và M125 nhưng hầu như các cơ sở chỉ sản xuất được mác M50 và rất ít mác M75 (cường độ kháng nén phải không nhỏ hơn 7,5 N/mm2 ) đa số các cơ sở chỉ đạt 7,0 - 7,2 N/mm2, cá biệt có nơi chỉ đạt 6,0 - 6,4 N/mm2.

1.2. Sản xuất vật liệu xây không nung

Công nghệ sản xuất gạch không nung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có đủ các loại hình từ thơ sơ đến hiện đại, từ công nghệ lạc hậu đến công nghệ tiên tiến.

- Sản xuất gạch không nung thủ công: Các cơ sở sản xuất loại này chỉ đầu tư máy tạo hình, còn các công đoạn khác như phối trộn nguyên liệu, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm hoàn toàn bằng thủ công. Nguyên liệu đá mạt, cát, xi măng mua trên thị trường; chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều... Loại hình này chủ yếu của các hộ gia đình sản xuất tự cung, tự cấp.

- Sản xuất gạch không nung có cơ giới: Loại hình này cao hơn loại hình trên, các cơ sở sản xuất đầu tư hai thiết bị chính là máy trộn nguyên liệu và máy tạo hình, còn các công đoạn khác vẫn thực hiện thủ công. Loại hình này hiện đang được đầu tư khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chất lượng gạch đã khá hơn loại hình trên, tuy nhiên năng suất và hiệu quả thấp, sự ổn định kém.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 62

Page 63: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Sản xuất gạch không nung bán cơ giới: Các cơ sở này đã đầu tư thiết bị vận chuyển, thiết bị phối trộn nguyên vật liệu và thiết bị tạo hình. Vận chuyển, xếp dỡ sản phẩm vẫn còn thủ công. Nói chung chất lượng sản phẩm của loại hình này đã cao hơn loại trên, đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. Quy mô sản xuất này chưa nhiều, chỉ có vài cơ sở có CSTK trên 5 triệu viên/năm đầu tư.

- Sản xuất gạch không nung cơ giới hóa: Đây là dây chuyền thiết bị đồng bộ, mức độ cơ giới hóa cao, có nhiều khâu đã được tự động hóa. Chất lượng sản phẩm tốt, ổn định, hình thức đẹp; năng suất cao. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang có nhiều cơ sở đầu tư dây chuyền quy mô này nhưng do thị trường đầu ra sản phẩm vẫn khó tiêu thụ nên hầu như các cơ sở chỉ sản xuất dưới 50% CSTK.

1.3. Sản xuất vật liệu lợp

Sản xuất vật liệu lợp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có các loại sản phẩm là tấm fibro, ngói xi măng cát và tấm lợp kim loại. Các sản phẩm tấm fibro và ngói xi măng cát được các công ty có thế mạnh về sản xuất xi măng, khai thác đá đầu tư dây chuyền sản xuất cùng với các sản phẩm khác như gạch tezzarro, gạch không nung dựa vào nguồn nguyên liệu có sẵn. Công nghệ sản xuất các sản phẩm này đều được thiết kế đồng bộ, tự động hóa cho ra sản phẩm có chất lượng đồng đều, mẫu mã đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.

Ngoài ra sản phẩm tấm lợp kim loại đã xuất hiện nhiều trên thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế, tập trung các cơ sở gia công tôn kim loại tại các đô thị trong trong toàn tỉnh. Các cơ sở hầu hết đầu tư máy cán tôn công suất từ 100.000 – 200.000 m2/năm và nhập tôn cuộn từ các nhà máy sản xuất trong cả nước về gia công. Mẫu mã và chủng loại sản phẩm tấm lợp kim loại ngày càng đa dạng, dần dần chiếm lĩnh được thị phần vật liệu lợp trong thị trường.

1.4. Khai thác chế biến đá xây dựng

Công nghệ sản xuất đá xây dựng gồm hoạt động khai thác và chế biến

+ Hoạt động khai thác: Bao gồm các công đoạn dọn lớp phủ - khoan - nổ mìn - phá đá quá cỡ - bốc xúc, vận chuyển đá nguyên liệu về khu chế biến.

+ Hoạt động chế biến: Đá nguyên liệu được đưa vào tổ hợp đập - nghiền - sàng, qua đó đá nguyên liệu được đập nhỏ và phân loại thành các sản phẩm đá 4x6cm, 2x4cm, 1x2cm, 0,5x1cm và đá mi (< 5mm).

Các mỏ đá đang khai thác hiện nay phổ biến là các mỏ lộ thiên, khai thác với quy mô nhỏ 20 - 30 ngàn m3/năm. Thiết bị khai thác chủ yếu là máy khoan đập xoay bằng khí nén, đường kính lỗ khoan 105mm, máy khoan do Việt Nam sản xuất theo kiểu Nga SBMK-5 hoặc Trung Quốc. Thiết bị bốc xúc chủ yếu sử dụng máy xúc đào thuỷ lực loại gầu nghịch, dung tích gầu từ 0,7 - 1,2 m3/gầu. Thiết bị vận chuyển đá hộc chủ yếu sử dụng các loại xe ben Huyndai, xe Kamaz, Kpaz, IFA, Maz-503 tải trọng 15-25 tấn.

Các trạm chế biến đều sử dụng hệ thống nghiền sàng công suất nhỏ (49.350 m3/năm), một số cơ sở cũ sử dụng dây chuyền nhỏ hơn (công suất 15 - 30 ngàn m3/năm). Các thiết bị chủ yếu gồm cấp liệu tấm, máy đập hàm, máy sàng, băng tải cao su, máy đập búa. Xuất xứ thiết bị thường là của Việt Nam chế tạo hoặc Trung Quốc. Tất cả các dây chuyền chế biến đều để ngoài trời, một số dây chuyền có hệ thống bơm nước phun ẩm hạn chế bụi, một số nơi không có bơm nước khi đập sàng sinh bụi bay xa 20 - 50m gây ô nhiễm môi trường xung quanh mỏ.

Sản phẩm đá xây dựng trên thị trường hiện có đủ các chủng loại theo yêu cầu, từ đá hộc (Dmax 37,5cm) đến các loại đá 4x6cm, 2x4cm, 1x2cm, 0,5x1cm v.v..

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 63

Page 64: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Do đặc điểm kiến tạo địa chất, đá xây dựng trên địa bàn tỉnh có thành phần chủ yếu là nhóm đá magma xâm nhập, các loại đá này có cường độ kháng nén trung bình, nhiều vùng bị phong hóa mạnh nên chất lượng không cao.

Ngoài ra còn các cơ sở khai thác đá xây dựng hộ cá thể, khai thác tận thu thủ công; khai thác, chế biến đá bằng các thiết bị nghiền nhỏ của Trung Quốc hoặc sản xuất tại địa phương, năng suất nghiền chỉ đạt 4 – 6 m3/h.

1.5. Khai thác, chế biết cát xây dựng

Hiện nay khai thác cát trên các sông, suối ở Thừa Thiên Huế có hai dạng:

- Bơm hút cát từ sông lên sà lan, phương tiện vận chuyển, hoặc lên bãi tập kết; phần nước lẫn đất phù sa chảy quay lại sông, cát lắng đọng lại, cá biệt một vài nơi vẫn có xúc cát bằng thủ công. Đây là công nghệ khai thác cát truyền thống nhiều năm chưa có gì thay đổi. Sản phẩm cát chủ yếu là cát vàng, mô đun độ nhỏ khá lớn, thích hợp cho việc sản xuất bê tông, xây, tô, trát v.v..

- Khai thác cát ở các bãi bồi có lẫn rất nhiều sỏi cuội; sau khi dùng máy xúc bóc lớp đất đá phủ bề mặt, cát được máy xúc lên sàng quay để rửa sạch đất lẫn và tách sỏi. Cát, sỏi được băng tải vận chuyển đổ thành các đống riêng. Đất lẫn nước được chảy xuống hồ lắng để tách bùn và lấy nước trong tái sử dụng. Công nghệ khai thác này đòi hỏi nhiều nước. Việc rửa đất lẫn không sạch sẽ làm giảm chất lượng của cát, ảnh hưởng đến chất lượng bê tông xi măng và các sản phẩm sử dụng loại cát này.

1.6. Sản xuất bê tông

Các cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm cũng như bê tông cấu kiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đều có quy mô và CSTK lớn, có dây chuyền cơ giới hoá cao, sản phẩm đa dạng, đạt chất lượng tốt, như sản xuất các loại pa nen, cột điện, ống cống li tâm, đủ cung cấp cho nhu cầu xây dựng của tỉnh. Các cơ sở sản xuất đều có đội ngũ xe chuyên chở, xe bồn hiện đại phục vụ thi công các công trình ở khoảng cách xa trạm trộn, các công trình nhà cao tầng.

2. Về phân bô các cơ sở sản xuất VLXD. Các cơ sở sản xuất VLXD tại Thừa Thiên Huế thường gắn với nguồn nguyên liệu sản xuất, thị trường tiêu thụ và nhu cầu phát triển của từng khu vực. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung quy mô nhỏ hầu như có mặt tại khắp các địa phương trên toàn tỉnh. Các nhà máy xi măng, cơ sở khai thác cát, đá xây dựng, đá ốp lát chủ yếu tập trung tại các huyện có nguồn tài nguyên như huyện Phú Lộc, TX. Hương Trà, TX Hương Trà, H. Phong Điền, H. A Lưới,... Các nhà máy sản xuất VLXD quy mô lớn, công nghệ hiện đại tập trung ở hầu hết các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh do có vị trị địa, cơ sở hạ tầng và đường giao thông thuận tiện như KCN Phú Bài, KCN Phong Điền, CCN Tứ Hạ.

3. Về thị trường và tình hình cung cầu VLXD.

Trong những năm qua tỉnh đã và đang phấn đấu đầu tư tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Việc đầu tư mạnh mẽ các khu đô thị, các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, xây dựng cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng đô thị; hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống thuỷ lợi; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đã tạo điều kiện cho thị trường VLXD trong tỉnh phát triển. Hiện nay trên thị trường của tỉnh sẵn có các chủng loại VLXD từ thông thường đến những sản phẩm VLXD mới và cao cấp, có nhiều tính năng kỹ thuật, tính năng sử dụng; giá cả không có sự chênh lệch nhiều so với các thị trường lớn khác trong cả nước.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 64

Page 65: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Đối với các chủng loại vật liệu mà tỉnh không tự sản xuất được như: kính xây dựng, sứ vệ sinh,... được cung ứng từ các tỉnh lân cận cũng như từ các nơi khác trên cả nước.

4. Về tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất VLXD.Các cơ sở sản xuất VLXD trên địa bàn đều ở quy mô vừa và nhỏ nên vấn đề xử lý

chất thải và bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Cụ thể như sau:

a). Môi trường trong sản xuất gạch đất sét nung:

Trong quá trình khai thác sét lộ thiên bằng máy xúc đào và vận chuyển bằng ôtô, công nông cũng gây tiếng ồn, bụi trong không khí và nguy cơ ô nhiễm nước mặt do dò dầu, mỡ.

Trong quá trình nung gạch, các cơ sở gạch thủ công gây ô nhiễm không khí rất nặng, các cơ sở gạch lò đứng liên tục cũng xả thải khí độc (NOx, CO, SO2) ra môi trường, vì vậy theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012, công văn số 896/BXD-VLXD ngày 01/6/2012 và quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính, tỉnh cần xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công chậm nhất hết năm 2017 và với lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch chậm nhất vào năm 2020.

b). Môi trường trong sản xuất đá xây dựng:

Trong quá trình khai thác đá xây dựng tại các mỏ lộ thiên có sử dụng nhiều loại máy móc, xe vận chuyển và vật liệu nổ nên trong quá trình khai thác gây ô nhiễm tiếng ồn do nổ mìn, bụi phát sinh do bốc xúc, vận chuyển gây ô nhiễm không khí khu vực mỏ và trên đường vận chuyển ra trạm nghiền sàng. Một số ít mỏ có hệ thống nước tưới đường để giảm bớt bụi, đa số không có nên trong khu vực mỏ rất bụi, ảnh hưởng đến cây trồng và dân cư xung quanh.

Quá trình chế biến đá tại các trạm nghiền sàng cũng sinh ra tiếng ồn và bụi nhưng đa số các cơ sở không có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế bằng phun nước trong qúa trình nghiền, sàng.

Quá trình vận chuyển đá từ mỏ đi tiêu thụ cũng gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của đường giao thông và rơi vãi vật liệu trên đường, nhất là các cung đường từ mỏ ra tỉnh lộ, quốc lộ do không được đầu tư đồng bộ với tiến độ khai thác mỏ. Cần có biện pháp kiểm tra, giám sát và chế tài đối với tải trọng xe và việc phủ bạt che chắn do vận chuyển vật liệu rời.

c). Môi trường trong sản xuất cát xây dựng:

Trong quá trình khai thác cát sông sử dụng tàu, bè, máy bơm diezen nên luôn tiềm ẩn sự cố dò rỉ dầu mỡ ra môi trường nước mặt, tiếng ồn của máy nổ và phù sa làm đục nước. Việc khai thác không phép, không tuân thủ thiết kế, tập trung ở một số điểm, khu vực nhất định làm ảnh hưởng đến dòng chảy, gây xói lở bờ sông khi lũ dâng.

Quá trình bốc xúc, vận chuyển cát bị rơi vãi dọc đường và gây bụi không khí, các khu vực gần bãi tập kết cát thường xuyên có cát bay. Việc tập kết cát lên bãi chứa, phương tiện vận chuyển và neo đậu tàu thuyền cũng đang gây ra khá nhiều bức xúc.

Đối với công nghệ khai thác cát từ bãi cần quan tâm xử lý lắng lọc nước trước khi thải ra môi trường xung quanh.

5. Về công tác quản lý hoạt động sản xuất VLXD.Trong thời gian qua, việc tuân thủ quy định Luật Khoáng sản của các doanh nghiệp

được cấp phép khai thác khoáng sản bước đầu có chuyển biến, hoạt động sản xuất kinh

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 65

Page 66: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

doanh ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Công tác thu phí bảo vệ môi trường tuy mới đi vào thực tiễn nhưng đã được cấp chính quyền địa phương triển khai, thu được kết quả tốt.

Công tác quản lý sản xuất VLXD và khai thác khoáng sản làm VLXD trên địa bàn trong thời gian qua đã được quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành. Tình hình sản xuất, khó khăn, thuận lợi được báo cáo, cập nhật thường xuyên.

Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm nêu trên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới. Đó là:

- Việc khai thác đất sét làm gạch còn nhiều bất cập, hầu hết các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung đều không có giấy phép khai thác nguyên liệu sét, nhiều cơ sở không có giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích sản xuất, cam kết và ký quỹ phục hồi cảnh quan môi trường sau khi khai thác.

- Hiện nay vẫn còn một số đơn vị khai thác đá xây dựng tuy giấy phép đã hết hạn nhưng vẫn tiếp tục khai thác. Một số đơn vị đã thăm dò bổ sung xong nhưng chưa được cấp phép.

- Việc khai thác cát trên sông quản lý chưa tốt, vẫn còn khá nhiều hộ cá thể, cơ sở khai thác không phép, vẫn xảy ra tranh chấp khu vực khai thác giữa cơ sở có phép và không phép trên cùng địa bàn khai thác.

- Việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng chưa được chú trọng, nhiều cơ sở sản xuất không có công bố chất lượng, không định kỳ gửi mẫu kiểm định chất lượng. Các cơ quan quản lý cũng không có hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra định kỳ với cơ sở sản xuất, thậm chí có nhiều cơ sở không hề biết đến các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm mà họ đang sản xuất.

- Cán bộ quản lý chuyên trách ở một số huyện chưa nắm hết được hoạt động của các cơ sở sản xuất, khai thác, chế biến VLXD; một số huyện không có cán bộ chuyên trách hoặc mới được giao việc nên không theo dõi sát tình hình của cơ sở. Một số vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khu mỏ, ký quỹ phục hồi môi trường, trồng rừng thay thế v.v... chậm được giải quyết.

- Các cơ sở sản xuất VLXD có quy mô nhỏ, sản xuất tự phát, công nghệ lạc hậu, (nhiều nhất là trong sản xuất gạch không nung), chưa có sự quản lý chặt chẽ của các cấp ngành và các cấp chính quyền ở xã, huyện về sản lượng, chất lượng, giá cả, an toàn lao động cũng như việc thực hiện luật tài nguyên và các quy định về bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, các cơ sở này đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế cho ngân sách và gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp.

Tóm lại, sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế trong những năm qua về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của xã hội về các mặt như:

+ Sản xuất VLXD đã chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công nghệ thiết bị tiên tiến, loại bỏ dần công nghệ lạc hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Đáp ứng được nhu cầu một số chủng loại VLXD mà tỉnh có lợi thế sản xuất và đáp ứng được một phần của các chủng loại VLXD khác.

+ Tham gia cung ứng một số chủng loại VLXD cho các tỉnh khác, góp phần mở rộng và phát triển thị trường VLXD trong tỉnh, ngoài ra còn xuất sang các tỉnh khác cũng như xuất khẩu.

+ Giải quyết được việc làm cho một số lượng lớn người lao động.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 66

Page 67: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

+ Phát huy và tận dụng được tiềm năng về tài nguyên sẵn có để phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế.

Mặc dù vậy, sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế vẫn còn tồn tại những hạn chế và bất cập cần được giải quyết. Từ thực tế đó, để phát huy hơn nữa hiệu quả trong sản xuất VLXD và đưa ngành sản xuất VLXD phát triển một cách bền vững, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng tỉnh ngày một phát triển, thì việc quy hoạch sắp xếp lại sản xuất, tăng cường quản lý các hoạt động khai thác và sản xuất VLXD theo đúng quy hoạch; đầu tư thay đổi công nghệ, xoá bỏ công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và phát triển các công nghệ tiên tiến, sản xuất các chủng loại VLXD mới có hàm lượng khoa học và giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, tránh bị tụt hậu là nhiệm vụ quan trọng của ngành xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới.

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2008- 2015.

Quy hoạch VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế lập năm 2008 (gọi tắt là Quy hoạch 2008), đến nay qua 8 năm thực hiện đã mang lại những kết quả khả quan góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp VLXD nói riêng và nền kinh tế Thừa Thiên Huế nói chung. Tuy nhiên, quy hoạch cũng đã bộc lộ một số vấn đề bất cập, cần được xem xét đánh giá làm cơ sở cho việc xác lập phương án quy hoạch điều chỉnh.

Về chủng loại VLXD: Theo Quy hoạch 2008 các chủng loại VLXD hiện đang được sản xuất và sẽ đầu tư phát triển tại Thừa Thiên Huế đến 2015, gồm: xi măng, gạch nung, ngói nung, gạch không nung, đá xây dựng, cát xây dựng, bê tông, gạch ốp lát, đá ốp lát. Nhưng đến thời điểm hiện nay ngoài các chủng loại VLXD nêu trên, đã có nhiều chủng loại VLXD được đầu tư đưa vào sản xuất mới, như: gạch granit, gạch terrazzo, tấm lợp kim loại, ngói màu, frit men, khai thác và chế biến các khoáng sản làm VLXD (cao lanh, cát thạch anh, phụ gia xi măng…) riêng sứ vệ sinh chưa được sản xuất ở tỉnh.

- Về số cơ sở sản xuất VLXD: Số cơ sở sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế đã tăng lên nhanh chóng. Ở thời điểm lập quy hoạch (năm 2008) chỉ có một số cơ sở sản xuất có qui mô công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Thực tế đến năm 2015 trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã có khoảng 86 cơ sở sản xuất các chủng loại VLXD có qui mô công nghiệp với nhiều cấp quản lý khác nhau: doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, Địa phương, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty liên doanh, Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài…

- Về giá trị sản lượng ngành công nghiệp VLXD: Theo Quy hoạch 2008 dự báo đến năm 2010 ngành công nghiệp VLXD Thừa Thiên Huế có giá trị sản lượng 3.081,58 tỷ đồng (giá cố định 1994). Nhưng đến năm 2010, giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp VLXD là 1.492,6 tỷ đồng giá hiện hành, tương ứng 932,9 tỷ đồng (giá cố định 1994), thấp hơn nhiều theo dự kiến của Quy hoạch 2008.

- Về phương án đầu tư phát triển sản xuất VLXD: Về cơ bản các dự án đầu tư phát triển sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế đã được triển khai thực hiện theo Quy hoạch 2008, như: đầu tư sản xuất thêm các chủng loại mặt hàng khác của cty CP Long Thọ, dự án đầu tư xi măng Đồng Lâm, dự án sản xuất gạch ceramic, sản xuất frit, mở thêm dây chuyền chế biến đá ốp lát tại Lộc Điền, dự án nhà máy gạch tuy nen Phú Bài, v.v…. Tuy nhiên, một số cơ sở có dự kiến đầu tư theo Quy hoạch 2008 lại không triển khai thực hiện. Một số cơ sở sản xuất VLXD không dự kiến đầu tư phát triển ở Thừa Thiên Huế theo quy hoạch 2008 thì đến năm 2010 đã có cơ sở sản xuất, như: men frit, ngói màu, gạch ốp lát, gạch terrazzo, ...

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 67

Page 68: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Về năng lực sản xuất, sản lượng VLXD: Theo Quy hoạch 2008 dự báo nhu cầu VLXD cho tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010thì theo thực tế, đến thời điểm năm 2010, có những chủng loại sản phẩm đạt năng lực, sản lượng cao hơn so với dự kiến như: đá ốp lát, men frit, bê tông,... Nhưng vẫn còn những chủng loại sản phẩm chưa đạt được năng lực sản xuất như dự kiến: xi măng đạt 40%, vật liệu xây đạt 82%, ngói màu đạt 21,7%...

Bảng 2.10: Năng lực sản xuất, nhu cầu một số chủng loại VLXD theo dự kiến Quy hoạch 2008 và thực tế đạt được

Chủng loạiVLXD

Đơn vị tinh

Năm 2010 Năm 2015

Năng lực theoQH 2008

Sản lượng thực tế

Nhu cầu theoQH 2008

Sản lượngthực tế

- Xi măng 1000 tấn 3.250 1.292 920 1.593- Vật liệu xây Triệu viên

QTC 340 278 415 160

- Đá xây dựng 1000 m3 1.120 1.638 1.300 1.315- Cát xây dựng 1000 m3 990 900 1.130 900- Gạch gôm ôp lát Triệu m2 1,5 1,551 2.130 550- Đá ôp lát 1000 m2 30 300 - -- Frit 1000 tấn 30 40,7 - -- Bê tông 1000 m3 279 520 - -

QH 2008 đã có những đề xuất hợp lý, song cũng còn những vấn đề bất cập do một số nguyên nhân chính, như sau:

- Thị trường VLXD ở Thừa Thiên Huế trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ, nó đòi hỏi không chỉ tăng cao về khối lượng mà còn đòi hỏi sự đa dạng về chủng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn trong xây dựng của Nhà nước cũng như của nhân dân. Chính vì vậy nhiều chủng loại VLXD đã được đầu tư để đưa vào sản xuất, cung ứng kịp thời cho nhu cầu của thị trường. Đồng thời, đầu tư vào ngành công nghiệp VLXD đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, nên đã khuyến khích nhiều thành phần kinh tế ở trong và ngoài tỉnh, thậm chí ở nước ngoài tham gia đã làm gia tăng nhanh chóng số lượng các đơn vị sản xuất VLXD trên địa bàn, trong đó đặc biệt phải kể đến các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài Nhà nước đã chiếm một tỷ lệ cao về số đơn vị sản xuất và giá trị sản lượng. Điều đó phù hợp với xu thế phát triển của cơ chế thị trường, mà ở thời điểm 2008 chúng ta chưa có được tầm nhìn thấu đáo.

- Có sự gia tăng lớn về chủng loại và số cơ sở sản xuất VLXD, giá trị sản lượng ngành công nghiệp VLXD Thừa Thiên Huế đạt cao hơn với nhu cầu dự báo là do các dự án đầu tư về xi măng đã thực hiện theo đúng tiến độ. Quy hoạch 2008 đã dự kiến đầu tư xi măng Đồng Lâm đến nay đã được đưa vào hoạt động với công suất 2 triệu tấn/năm.

- Năng lực sản xuất đối với một số chủng loại VLXD đã vượt cao hơn so với dự kiến của Quy hoạch 2008, như: gạch không nung, men frit, gạch ceramic; điều đó là phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của thị trường đối với từng chủng loại sản phẩm. Riêng năng lực sản xuất xi măng đạt khá cao so với dự kiến của Quy hoạch 2008 là do xi măng Long Thọ đầu tư thêm dây chuyền nghiền xi măng và xi măng Luks, xi măng Đồng Lâm đã có sản lượng vượt so với công suất thiết

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 68

Page 69: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch đã có sự năng động sáng tạo, tuy nhiên cũng còn những vấn đề phải được tính toán cân nhắc kỹ càng hơn. Đầu tư sản xuất ngói màu, gạch terrazzo, gạch lát hè… là hợp lý vì đây là những chủng loại VLXD có nhu cầu lớn trong xây dựng đô thị của Thừa Thiên Huế ở giai đoạn vừa qua. Một số sản phẩm VLXD có trong dự kiến quy hoạch nhưng không được đầu tư như sứ vệ sinh cũng là hướng lựa chọn đúng đắn vì sản phẩm sứ vệ sinh ở nước ta đang trong tình trạng cung vượt cầu và ở địa bàn lân cận với Thừa Thiên Huế là thành phố Đà Nẵng đã có cơ sở sứ vệ sinh của COSEVCO. Riêng việc đầu tư cho xi măng chưa được thực hiện theo quy hoạch, ngoài khó khăn chung về vốn đầu tư, cũng phải thấy rằng việc phát triển xi măng ở Thừa Thiên Huế còn có những hạn chế nhất định, như: nguồn đá vôi cho sản xuất là đá vôi ngầm nên chi phí cho việc khai thác nguyên liệu sẽ tốn kém, hạ tầng cơ sở nhất là giao thông cho việc vận chuyển vật tư, thiết bị, nguyên nhiên liệu cho xây dựng và vận hành sản xuất cũng như vận tải sản phẩm ở đầu ra từ nơi sản xuất tới các nhà ga đường sắt và cảng biển cũng đòi hỏi chi phí rất cao. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã lựa chọn các địa điểm thuận lợi hơn khi tham gia vào đầu tư xi măng ở nước ta. Mặt khác còn có nguyên nhân chủ quan là việc triển khai thực hiện quy hoạch của các cấp, các ngành chưa thực sự mạnh mẽ, nên chủ trương đầu tư xi măng đã không được quán triệt và thực hiện theo tiến độ đề ra. Vấn đề này cần được đánh giá một cách nghiêm túc và khắc phục kịp thời để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, giúp cho việc đầu tư xi măng ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới được triển khai nhanh và có hiệu quả, khi mà thị trường xi măng nước ta còn đang đòi hỏi rất cao.

Qua đánh giá trên đây cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất VLXD của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua là một tín hiệu tốt, đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hội nhập kinh tế với vùng Bắc Trung Bộ và cả nước trong cơ chế thị trường. Mặc dù còn những hạn chế trong việc hoạch định kế hoạch phát triển sản xuất VLXD do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song đó lại là những bài học bổ ích cho việc xem xét đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan về hiện trạng và khả năng phát triển của ngành VLXD trong tương lai. Nhìn chung, Quy hoạch 2008 đã cho chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh của ngành công nghiệp VLXD ở Thừa Thiên Huế và đặt nó trong bối cảnh chung của nền kinh tế – xã hội Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua. Đồng thời, Quy hoạch 2008 cũng nêu lên được những định hướng quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp VLXD ở tỉnh về lâu dài, trong đó công tác quản lý quy hoạch là một vấn đề rất quan trọng. Những kết quả nghiên cứu của Quy hoạch 2008 sẽ tiếp tục được phát huy , kể cả những phương án cụ thể cũng sẽ được cân nhắc…, mong muốn làm cho quy hoạch VLXD ngày càng tiếp cận với thực tế, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.

IV. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020.1. Những lợi thế và hạn chế tác động đến sự phát triển sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế.

1.1. Những lợi thế.

- Tỉnh Thừa Thiên Huế có một vị trí chiến lược, nằm trên trục giao thông quan trọng Bắc - Nam và trục hành lang kinh tế Đông - Tây Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt Nam theo Quốc lộ 9 qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị); Quốc lộ 49 qua của khẩu S10 (A Đớt - Tà Vàng), S3 (Hồng Vân - Cu Tai); Quốc lộ 14B qua cửa khẩu Bờ Y, đường tỉnh 18 (nước CHDCND Lào). Đây là các trục quan trọng nối cảng Chân Mây với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và cả tiểu vùng sông Mê Kông; đồng thời lại là một trong

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 69

Page 70: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

những cửa ngõ chính thông ra biển Đông; có Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài; cảng nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An. Với vị trí thuận lợi, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và thế giới.

- Kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự tồn tại và đan xen nhiều hình thức sở hữu đã khơi dậy và phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực trong dân, tạo ra sự năng động sáng tạo, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

- Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 02/7/2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đến năm 2020, UBND Tỉnh đã có Chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 02 tháng 7 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đến năm, đồng thời cũng trong giai đoạn tiếp theo với việc tăng cường đầu tư, xây dựng hạ tầng các đô thị được đặc biệt là đô thị trung tâm Thành phố Huế và các đô thị vệ tinh, do vậy nhu cầu sử dụng các chủng loại VLXD là rất lớn, nên có thể xem Thừa Thiên Huế là một thị trường có tiềm năng cho việc phát triển ngành VLXD.

- Trong thời gian với việc thực hiện đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Thừa Thiên Huế sẽ trở thành trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ có trình độ và năng lực phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.

- Thừa Thiên Huế là một trong số ít các tỉnh thành trong cả nước có sản phẩm VLXD được sản xuất trên địa bàn khá phong phú về chủng loại và với khối lượng tương đối lớn. Các chủng loại VLXD được sản xuất trên địa bàn gồm: Xi măng, gạch nung, gạch không nung, ngói màu, tấm lợp kim loại, gạch ceramic, gạch granit, gạch terrazzo, gạch tự chèn, đá xây dựng, đá khối, đá ốp lát, cát xây dựng, bê tông thương phẩm, bê tông cấu kiện, tấm panen 3D, các loại nguyên liệu cho sản xuất ximăng và các chủng loại VLXD khác, như: sét xi măng, đá bazan, quặng sắt, cao lanh, cát thạch anh, v.v…; trong đó một số chủng loại VLXD đã đạt sản lượng tương đối lớn, như: đá xây dựng, cát xây dựng, vật liệu ốp lát….

- Nguồn VLXD của tỉnh không chỉ được cung cấp cho thị trường nội địa mà còn là nguồn cung cấp cho thị trường các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Quảng Bình,Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

- Công nghệ sản xuất VLXD của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua đã được nâng lên một bước và tiếp cận được trình độ chung ở trong nước, ở khu vực và quốc tế: Cơ sở sản xuất gạch ceramic, gạch granit, gạch terrazzo, khai thác đá khối cho sản xuất đá ốp lát nhập thiết bị công nghệ của các hãng ở ITALIA là công nghệ tiên tiến trên thế giới; sản xuất frit, sản xuất ngói màu nhập công nghệ của Đức, sản xuất tấm panen 3D nhập công nghệ của áo, các cơ sở khai thác đá xây dựng nhập thiết bị của Nga, Trung Quốc v.v…, nên nhìn chung chất lượng sản phẩm sản xuất ra đều đạt cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các cơ sở sản xuất gạch nung đã đầu tư dây chuyền chế biến tạo hình đồng bộ của Ucraina hoặc trong nước chế tạo và sấy nung lò tuy nen liên hợp đã sản xuất ra các loại gạch tiêu chuẩn với chất lượng cao và hình dáng ngoại quan đẹp, được tiêu thụ tốt trên địa bàn tỉnh.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 70

Page 71: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Nguồn TNKS làm VLXD của Thừa Thiên Huế khá đa dạng về chủng loại, đặc biệt phải kể đến nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng, gốm sứ xây dựng cũng như nguồn cát vàng, nguồn đá xây dựng có chất lượng cao làm cốt liệu cho bê tông. Như vậy ngoài yếu tố thị trường, trong một chừng mực nhất định, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cũng là một yếu tố rất quan trọng để Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất và mở rộng thị trường VLXD.

Tóm lại, trong giai đoạn tới nhu cầu VLXD của Thừa Thiên Huế và các thị trường lân cận tiếp tục tăng cao, đó là điều kiện thuận lợi để Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất VLXD và mở rộng thị trường tiêu thụ ở trong và ngoài tỉnh.

1.2. Những hạn chế.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản nêu trên, việc phát triển sản xuất và mở rộng thị trường VLXD ở Thừa Thiên Huế cũng còn gặp những khó khăn nhất định:

- Địa hình Thừa Thiên Huế phức tạp và bị chia cắt mạnh, do đó việc vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất và vận chuyển VLXD sẽ gặp không ít khó khăn về thời gian và chi phí dẫn đến việc giá thành sản phẩm luôn cao hơn các khu vực khác.

- Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, còn mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển. Nguồn thu ngân sách chưa ổn định, nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp, mức thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp của vùng, đời sống của nhiều khu vực dân cư đặc biệt là các vùng cao, vùng xa rất khó khăn. Bên cạnh đó những yếu tố bất lợi của thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt luôn là mối đe dọa cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Cơ sở hạ tầng tuy được quan tâm đầu tư, nhưng còn nhiều khó khăn hạn chế, đặc biệt khu vực nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền nông nghiệp nông thôn tiên tiến.

- Công tác điều tra cơ bản nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD mà cụ thể là công tác thăm dò trong nhiều năm gần đây ít được triển khai, nên việc đánh giá chính xác chất lượng, trữ lượng của một số mỏ đã phát hiện chưa thực sự là chỗ dựa tin cậy cho việc phát triển và mở rộng sản xuất trước mắt cũng như lâu dài. Nhiều mỏ và điểm khoáng sản mới dừng ở mức độ tìm kiếm, khảo sát sơ bộ như đá xây dựng, sét gạch ngói, cát sông… hoặc mới chỉ dừng ở mức tính đủ trữ lượng cho sản xuất hiện tại ở một số cơ sở, chứ chưa có mục đích thăm dò cho lâu dài do vậy chưa đủ cơ sở tin cậy để dự kiến phát triển sản xuất VLXD về lâu dài. Mặt khác, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên khoáng sản hiệu quả chưa cao;

- Lực lượng cán bộ có trình độ KHKT về chuyên ngành VLXD hầu như có rất ít do vậy nhiều vấn đề khó khăn nảy sinh trong sản xuất cũng như việc nghiên cứu phát triển sản phẩm của ngành VLXD ở Thừa Thiên Huế còn nhiều hạn chế. Lực lượng cán bộ KHKT trong các lĩnh vực sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế vẫn còn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành công nghiệp VLXD nói riêng và toàn ngành kinh tế của tỉnh nói chung.

- Trong giai đoạn sắp tới khi nước ta tham gia vào hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, các chủng loại VLXD trên địa bàn tỉnh sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực về chất lượng và giá cả, sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cơ sở sản xuất và tác động đến các yếu tố kinh tế – xã hội khác của địa phương như việc làm, nguồn thu ngân sách v.v….

- Các cơ sở sản xuất các chủng loại VLXD như sản xuất gạch nung, khai thác đá cát sỏi còn phân tán, qui mô sản xuất còn nhỏ bé, nên công nghệ sản xuất chưa có mức độ cơ

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 71

Page 72: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

giới hoá, tự động hoá cao, năng suất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, gây ra ô nhiễm môi trường do khói bụi độc hại và tiếng ồn….

- Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản nhất là trong khai thác cát còn tự do, vô tổ chức nói cách khác là khai thác trái phép diễn ra ở nhiều địa bàn, làm suy kiệt nguồn tài nguyên, gây tranh chấp, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Một số chủng loại VLXD có giá trị khác như cao lanh, cát thạch anh chỉ được khai thác rồi chở về nơi sản xuất dưới dạng quặng thô không có cơ sở chế biến tại mỏ nên khối lượng vận chuyển lớn do phải vận chuyển cả lượng tạp chất phải thải bỏ.

2. Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ sản xuất VLXD.Trong những năm qua ngành sản xuất VLXD đã có những đổi mới mạnh mẽ về công

nghệ nhưng tương lai sẽ còn tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh hơn nữa, việc đổi mới về trình độ khoa học công nghệ trên thế giới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển VLXD của cả nước nói chung và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, cụ thể như sau:

2.1. Sản xuất xi măng:

- Về công nghệ:

+ Tận dụng các loại phế thải công nghiệp để làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng.

+ Đầu tư chiều sâu, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ cơ giới hóa, tự động hóa, trang thiết bị kiểm tra, đo lường tự động cho dây chuyền sản xuất.

- Về sản phẩm: Tập trung sản xuất các sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao như: xi măng mác cao, xi măng giếng khoan, xi măng bền sun phát, xi măng chống phóng xạ, nghiên cứu sản xuất các loại xi măng chất lượng cao phục vụ cho các công trình siêu cao tầng, công trình ngầm...

2.2. Sản xuất vật liệu ốp lát:

+ Đối với gạch gốm ốp lát đầu tư đồng bộ dây chuyền sản xuất hiện đại, có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm với kích thước lớn, màu sắc và hình dáng đa dạng, chất lượng sản phẩm cao, phế phẩm thấp và đặc biệt là không gây bụi và ô nhiễm môi .

+ Đối với đá ốp lát tự nhiên sử dụng công nghệ thiết bị hiện đại trong khai thác, đầu tư thiết bị chế biến có thể cưa cắt các tấm đá kích thước lớn, nâng cao tỷ lệ thu hồi sản phẩm; có hệ thống mài và đánh bóng tự động.

2.3. Vật liệu xây:

2.3.1. Đối với sản xuất gạch nung:

- Về công nghệ: Công nghệ sản xuất gạch đất sét nung sẽ đi theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm chi phí đầu tư, giảm ô nhiễm môi trường. Việc lựa chọn công nghệ lò nung tuynel là hợp lý vì đây có thể xem là công nghệ sạch, có định mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu thấp, tận thu được các nguồn năng lượng (mặt trời, nhiệt thải) và chất thải cao nhất, mức độ cơ giới hoá, năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu để sử dụng các phế phẩm của ngành nông nghiệp vào thay thế nhiên liệu hóa thạch trong lò nung tuynen.

- Về sản phẩm: Trong tương lai chỉ sản xuất gạch nung chất lượng cao có giá trị kinh tế và hàm lượng khoa học kỹ thuật cao như các sản phẩm ốp lát bằng đất sét nung, các loại gạch xây không trát.

2.3.2. Đối với sản xuất vật liệu xây không nung:

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 72

Page 73: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm sử dụng phế thải công nghiệp để sản xuất vật liệu xây không nung.

Sản phẩm gạch xi măng - cốt liệu: Hiện nay thiết bị sản xuất gạch xi măng - cốt liệu chủ yếu do trong nước chế tạo, có công suất đến 40 triệu viên/năm (quy ra gạch tiêu chuẩn) để dần dần thay thế các thiết bị nhập ngoại nhằm giảm vốn đầu tư cho xây dựng công trình và hạ giá thành sản phẩm.

Sản phẩm gạch bê tông khí chưng áp: Quy mô công suất từ 100.000 m3/năm đến 500.000 m3/năm.

Sản phẩm bê tông bọt: So với bê tông khí chưng áp, suất đầu tư cho dây chuyền công nghệ có mức thấp hơn, hệ thống thiết bị đã được chế tạo trong nước. Các cơ sở sản xuất bê tông bọt hiện nay thường có công suất từ 5.000 m3/năm đến 40.000 m3/năm.

2.4. Vật liệu lợp:Sẽ sản xuất và sử dụng đa dạng các loại tấm lợp kim loại; vật liệu lợp compozit: tấm

nhựa, sợi thuỷ tinh. Sản phẩm đi theo hướng vật liệu giảm tiếng ồn, cách nhiệt cao, chống nóng. Ngoài ra tiếp tục phát triển sản phẩm ngói nung truyền thống. Nghiên cứu sản xuất các loại ngói tráng men, ngói trang trí chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển các loại ngói không nung xi măng - cát và các loại tấm lợp khác đáp ứng nhu cầu vật liệu lợp ngày càng đa dạng ở các khu vực đô thị, nông thôn, vùng hay bị lụt bão.

2.5. Đá xây dựng:

Sử dụng các dây chuyền công nghệ sản xuất đá xây dựng phải hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, bao gồm các thiết bị gia công, sàng, vận chuyển và các thiết bị xử lý môi trường. Phối hợp công nghệ chế biến cốt liệu lớn và cát nghiền.

2.6. Cát xây dựng:

+ Đối với khai thác, chế biến cát tự nhiên: Có hệ thống xử lý để giảm hàm lượng bùn, bụi, sét trong những loại cát có lẫn nhiều sét; phế thải sinh ra trong quá trình xử lý phải được thu gom, tồn chứa đúng kỹ thuật hoặc tái sử dụng; phải có bãi chứa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo nồng độ phát tán bụi theo yêu cầu của các tiêu chuẩn tại bãi chứa khi bảo quản và vận chuyển.

+ Đối với khai thác, chế biến cát nghiền: Dây chuyền công nghệ sản xuất cát nghiền phải tiên tiến, đồng bộ, bao gồm các thiết bị gia công, sàng, vận chuyển và các thiết bị xử lý môi trường.

2.7. Công nghệ sản xuất bê tông:

Công nghệ sản xuất cấu kiện bê tông tiền chế bán lắp ghép: để phục vụ xây dựng nhà cao tầng cần thiết phát triển sản xuất bê tông cấu kiện với quy mô công nghiệp. Dây chuyền sản xuất bê tông cấu kiện, bê tông tiền chế, bê tông dự ứng lực, bê tông tươi, vữa trộn sẵn phải cơ giới hoá và tự động hoá với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, đảm bảo chất lượng tốt thay thế cho bê tông trộn thủ công và bán cơ giới.

2.8. Công nghệ sản xuất Vôi:

- Sử dụng công nghệ tiên tiến, có khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao nhằm đạt các tiêu chí công nghệ và môi trường như tiêu hao nhiệt năng < 900 kcal/kg; tiêu hao điện năng < 30 kWh/tấn; phát thải bụi < 30 mg/Nm3.

- Sử dụng các loại lò nung đốt bằng nhiên liệu sinh khí nhằm giảm các chi phí vận hành, chi phí nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 73

Page 74: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

3. Dự báo thị trường VLXD của tỉnh đến năm 2020.3.1. Dự báo thị trường vật liệu xây dựng.

Ngoài các loại VLXD thông thường hiện nay, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, xu hướng nghiên cứu sản xuất và sử dụng một số VLXD mới trên thế giới nói chung và n -ước ta nói riêng là các loại vật liệu xây dựng nhẹ, cách âm, cách nhiệt, có độ bền cao, vật liệu chất dẻo nano, vật liệu trang trí bằng kim loại hoặc hợp kim có khả năng chống cháy, sơn xây dựng có nhiều công năng không độc hại, gạch lát có kích thước lớn, hoa văn gần với các loại đá thiên nhiên, bê tông dự ứng lực, sử dụng giằng lưới không gian khẩu độ lớn, kết cấu thép thành mỏng, kết cấu màng, giằng treo để tiết kiệm không gian; kết cấu bê tông cốt thép vỏ mỏng phổ biến hơn v.v... vật liệu hỗn hợp gốc kim loại, gốc gốm hay gốc thủy tinh cùng sợi fíp tạo ra vật liệu xây dựng có tính năng chịu nhiệt độ cao, giá rẻ và có khả năng tái sinh. Trong bối cảnh đó sẽ có nhiều chủng loại VLXD mới xuất hiện trên thị trường cả nước cũng như ở Thừa Thiên Huế.

Đối với ngành sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế, một số chủng loại VLXD đã và sẽ là thế mạnh của tỉnh như sản xuất xi măng, khai thác chế biến đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng, sản xuất gạch ngói nung và không nung, gạch gốm ốp lát, tấm lợp. Dự báo từ nay đến năm 2020, nhu cầu VLXD của tỉnh và một số tỉnh lân cận sẽ tăng nhanh về khối lượng, đa dạng, phong phú về chủng loại đáp ứng cho yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Sản xuất VLXD Thừa Thiên Huế sẽ có nhiều điều kiện phát triển nhanh, bởi một số yếu tố chính như sau:

+ Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tỷ lệ đô thị ở Thừa Thiên Huế sẽ tăng lên đến 79%, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng từ 74 nghìn tỷ đồng năm 2015 lên 128,9 nghìn tỷ đồng năm 2020; với tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm ước đạt 215 ngàn tỷ đồng giai đoạn 2016 - 2020. Song song với đó là nhu cầu phát triển xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng (các công trình giao thông đường bộ, cầu cống, thuỷ lợi; các cụm, khu công nghiệp, khu kinh tế); xây dựng mới và nâng cấp các đô thị và xây dựng nhà ở của nhân dân trên toàn tỉnh.

- Thừa Thiên Huế là tỉnh giáp biển, có yếu tố kinh tế biển, giao thương với nước ngoài thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa đặc biệt là VLXD.

- Nhu cầu xây dựng khách sạn, các khu du lịch, vui chơi giải trí... trên địa bàn tỉnh và lân cận sẽ mang lại một thị trường tiêu thụ và sản xuất VLXD thông thường mà còn thúc đẩy phát triển các sản phẩm VLXD cao cấp hơn, chất lượng hơn và có các chỉ tiêu, tính năng sử dụng và hiệu quả kinh tế.

- Một số chủ trương lớn đã và đang triển khai về kích cầu trong sản xuất và tiêu dùng đặc biệt trong lĩnh vực VLXD sẽ giúp người dân có nhiều điều kiện cải tạo và xây mới nhà ở của nhân dân, thúc đẩy thị trường VLXD của tỉnh sôi động hơn.

- Trong thời gian tới các chính sách vĩ mô và các giải pháp cụ thể từ trung ương và địa phương để cụ thể hóa chương trình phát triển gạch không nung thay thế gạch nung cũng sẽ có tác động lớn làm thay đổi trong sản xuất và sử dụng vật liệu xây ở Thừa Thiên Huế cũng như các tỉnh khác phát triển trong giai đoạn tới.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 74

Page 75: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới tạo điều kiện cho việc xuất khẩu một số chủng loại mà tỉnh có thế mạnh như: Đá ốp lát, khoáng sản,...

- Ngoài các loại VLXD thông thường trên thị trường hiện nay, từ nay đến năm 2020, sản xuất và sử dụng một số VLXD mới trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng sẽ có xu hướng đưa ra các loại VLXD nhẹ, có độ bền cao, vật liệu thông minh có nhiều tính năng ưu việt đáp ứng được nhu cầu về độ bền, thẩm mỹ và tiện ích khi sử dụng, giúp tiết kiệm không gian và có khả năng tái sinh. Thị trường ở các đô thị và khu công nghiệp sẽ đòi hỏi các chủng loại VLXD chất lượng cao, đặc biệt là vật liệu trang trí hoàn thiện, vật liệu nhẹ, vật liệu kim loại và hợp kim để chế tạo kết cấu không gian lớn.

Dự kiến khả năng phát triển các chủng loại VLXD từ nay đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

- Xi măng: Giai đoạn từ nay đến 2020 khả năng nguồn cung xi măng trong nước sẽ cao hơn so với nhu cầu nội địa, tạo ra sự dư thừa về xi măng đòi hỏi các doanh nghiệp xi măng tìm kiếm thị trường xuất khẩu và đề xuất với chính phủ để tăng khối lượng tiêu thụ. Sản xuất xi măng ở Thừa Thiên Huế là trạm nghiền xi măng cần tiếp tục duy trì công suất xi măng như hiện tại để phù hợp với nhu cầu thị trường và nguồn nguyên liệu sản xuất.

- Vật liệu xây: Đối với gạch xây đất sét nung, do không thuận lợi về nguồn nguyên liệu nên không phát triển sản xuất các lò hoffman, mà tập trung phát huy hết công suất tuy nen hiện có và giảm tỷ lệ, tiến tới hạn chế và cấm sản xuất các loại hình lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến. Bên cạnh đó tỉnh cần có chính sách phát triển sản xuất và tuyên truyền, khuyến khích sử dụng gạch không nung tận dụng những lợi thế nguồn nguyên liệu sản xuất (đá mạt, cát) thì việc đầu tư phát triển tăng tỷ lệ gạch không nung là cần thiết. Đây là một chủng loại cần được quan tâm với nhiều ưu điểm: giá thành sản phẩm phải chăng, cường độ cao, bền nước tốt, hút nước thấp,…nên có thể sử dụng ở những công trình có chất lượng cao.

- Vật liệu lợp: Công suất sản xuất các loại tấm lợp trong tỉnh hiện nay đủ đáp ứng nhu cầu nội tỉnh và sản lượng hiện tại cũng chỉ theo nhu cầu thị trường tại từng thời điểm. Chính vì vậy đối với vật liệu lợp trong tỉnh chỉ nên ổn định sản xuất và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm ở các cơ sở hiện có. Tuy nhiên, do nhu cầu về vật liệu lợp trang trí và sử dụng cho các công trình xây dựng ở các đô thị trong và ngoài tỉnh thì việc đầu tư sản xuất ngói màu cao cấp, tấm lợp kim loại có thể đầu tư phát triển.

- Đá ốp lát: Là nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm trang trí, hoàn thiện công trình xây dựng đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Đây là chủng loại mà Thừa Thiên Huế đang có nhiều lợi thế cạnh tranh. Việc phát triển sản xuất các sản phẩm đi từ đá ốp lát phục vụ nhu cầu xây dựng nội tỉnh và là nguồn lực xuất khẩu. Hiện tại cũng như trong tương lai, nhu cầu sử dụng các loại vật liệu trang trí, mỹ nghệ cho xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất của các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ, khách sạn.vv.. sẽ tăng cao cả về sản lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm VLXD được sản xuất từ đá ốp lát sẽ được sản xuất trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới sẽ là các loại đá ốp lát tự nhiên, các sản phẩm mỹ nghệ trang trí.v.v..

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 75

Page 76: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Đá xây dựng: Tiếp tục cấp phép thăm dò, khai thác một số mỏ. Các cơ sở khai thác đá xây dựng trong thời gian tới cũng tập trung phát huy công suất hiện có để phục vụ nhu cầu trong tỉnh. Các cơ sở cần chú trọng công tác khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.

- Cát xây dựng: Cát xây dựng ở Thừa Thiên Huế hiện nay đang được khai thác ở các lòng sông. Cát sông có kích thước hạt lớn, chất lượng tốt được sử dụng làm cát bê tông, xây, trát phục vụ nhu cầu trong tỉnh. Tuy nhiên nếu khai thác nhiều, không có quy hoạch sẽ ảnh hưởng tới dòng chảy, đất đai và môi trường. Chính vì vậy, việc phát triển khai thác cát ở Thừa Thiên Huế chỉ có mức độ, chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong tỉnh.

- Sản xuất bê tông: Nhu cầu bê tông thương phẩm và cấu kiện trong thời gian tới ở tỉnh và khu vực lân cận sẽ ngày càng tăng để phục vụ nhu cầu xây dựng cầu đường, các khu đô thị, công nghiệp, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi, đê điều. Ngoài bê tông thương phẩm thì các chủng loại bê tông bọt, nhẹ, bê tông chất lượng cao sẽ có nhiều cơ hội để phát triển để phục vụ xây dựng trên địa bàn.

Sản phẩm bê tông bọt có thể sử dụng làm gạch xây và tấm tường lắp ghép. Ở Việt Nam viên gạch xây này bắt đầu được sử dụng từ những năm của thập kỷ 80 và từ đó luôn được phát triển, nhất là trong những năm gần đây.

- Vật liệu lát hè: Định hướng phát triển các khu đô thị trong các giai đoạn tới đòi hỏi đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, trong đó có nhu cầu xây dựng hè phố, vì vậy nhu cầu gạch lát vỉa hè sẽ tăng nhanh. Trong những năm tới các loại gạch lát bê tông (con sâu), gạch lát bê tông màu, gạch terrazzo chất lượng cao, sản xuất trên các dây chuyền thiết bị tiên tiến sẽ được sử dụng nhiều hơn và phổ biến hơn ở Thừa Thiên Huế. Vì vậy, có thể đầu tư phát triển các loại vật liệu lát hè để đáp ứng cho xây dựng đô thị của tỉnh và cung cấp cho các tỉnh lân cận, xuất khẩu.

- Các loại vật liệu khác: Căn cứ khả năng sản xuất VLXD hiện tại của tỉnh, tình hình thị trường VLXD của cả nước hiện nay cũng như tỉnh có lợi thế về vị trí địa lý thì có thể xem xét phát triển một số chủng loại VLXD như: đá ốp lát, ván nhân tạo, sơn xây dựng các loại, phụ gia hóa phẩm xây dựng,...

Như vậy, ngoài các loại vật liệu trong tỉnh có khả năng sản xuất nêu trên, một số chủng loại do nhu cầu thị trường cũng sẽ được cung ứng từ các tỉnh khác về như: Một số loại vật liệu hoàn thiện cao cấp, vật liệu hợp kim nhôm, kính xây dựng, sứ vệ sinh, đá ốp lát nhân tạo v.v... Điều đó càng thúc đẩy cho thị trường cung cầu VLXD có tính cạnh tranh và thúc đẩy quá trình sản xuất đảm bảo phát triển tốt hơn. Đây cũng là một xu thế tất yếu khách quan của cơ chế thị trường. Qua đó các doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn cần có chiến lược sản xuất kinh doanh tốt, nắm bắt kịp thời những xu thế để có định hướng đầu tư sản xuất đạt hiệu quả kinh tế.

V. DỰ BÁO NHU CẦU VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020

1. Các căn cứ sử dụng để dự báo nhu cầu

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 76

Page 77: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Dự báo nhu cầu VLXD trong từng giai đoạn quy hoạch là một nội dung quan trọng của công tác lập quy hoạch phát triển VLXD. Theo chiến lược phát triển kinh tế, từ nay đến năm 2020 nước ta sẽ phát triển trở thành nước công nghiệp. Như vậy trong giai đoạn tới, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta sẽ đòi hỏi một khối lượng VLXD lớn. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không nằm ngoài chiến lược phát triển đó. Tuy nhiên, việc dự báo nhu cầu VLXD gặp một số khó khăn như:

- Nhu cầu VLXD của tỉnh phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Tốc độ tăng trưởng của các ngành, vốn đầu tư toàn xã hội, dân số, thị hiếu sử dụng, mức sống của nhân dân và khả năng thay thế lẫn nhau của các loại VLXD, mà các chỉ tiêu kinh tế đối với giai đoạn từ nay đến năm 2020 mới chỉ là những tính toán dự báo;

- Sự thay đổi hàng năm về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của Thừa Thiên Huế phụ thuộc biến động kinh tế của tỉnh, của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và của cả nước. Ngoài ra còn phụ thuộc vào khả năng và thực tế đầu tư của các ngành, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Do vậy để xác định nhu cầu VLXD, tùy từng chủng loại VLXD cần phải có những cách tiếp cận khác nhau, thông qua phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia để xác định các chỉ tiêu phát triển trong từng giai đoạn cũng như xu thế phát triển của thị trư-ờng.

Nhu cầu VLXD của tỉnh được xác định theo:

- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Mức tiêu thụ VLXD bình quân đầu người.

- Theo GDP.

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên phương pháp nào cũng dựa trên mối quan hệ giữa nhu cầu tiêu thụ với các yếu tố kinh tế ảnh hưởng ở từng giai đoạn. Vì vậy dự báo nhu cầu VLXD được sử dụng sẽ là kết quả tổng hợp từ các dự báo trên.

Thêm vào đó, để dự báo nhu cầu VLXD có độ tin cậy cao hơn, các kết quả dự báo thường được gửi xin ý kiến của các chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực xây dựng và VLXD, có nhiều kinh nghiệm để tổng hợp phân tích và lượng hoá về các chỉ tiêu phát triển nhằm làm đúng dần các kết quả nghiên cứu.

Một số căn cứ chính đã được sử dụng để xây dựng dự báo nhu cầu VLXD ở Thừa Thiên Huế đến năm 2020 gồm:

- Các số liệu về dân số và vốn đầu tư từ năm 2010 đến năm 2015 theo Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quy hoạch tổng thể phát triển Vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Các số liệu thống kê về sản lượng, hiện trạng sản xuất, sử dụng VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây;

- Các số liệu về phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu VLXD, bình quân VLXD trên đầu người ở các tỉnh lân cận và trong vùng như Thừa Thiên Huế, Phú Yên, ... để so sánh đối chiếu.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 77

Page 78: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

2. Dự báo nhu cầu VLXD theo dự kiến vôn đầu tư toàn xã hội.2.1 Nội dung phương pháp.

Đây là phương pháp dự báo dựa trên quan hệ giữa nhu cầu tiêu thụ VLXD và vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm. Tuy nhiên phương pháp dự báo này cũng có những khó khăn nhất định, nó phụ thuộc vào:

- Độ chính xác của dự báo về phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020;

- Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng số vốn đầu tư xã hội ở từng năm, từng giai đoạn phát triển khác nhau, nên việc dự báo định mức tiêu thụ VLXD trên một đơn vị đồng vốn đầu tư toàn xã hội trong các giai đoạn tới cũng chỉ là những ước tính theo thống kê trong một số năm gần nhau.

2.2 Kết quả dự báo.

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 5 năm 2016 – 2020 thì vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 ước tính tăng 15 – 20%/năm.

Theo niên giám thống kê năm 2015 và báo cáo tổng hợp 5 năm tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế thì tổng VĐT toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ở năm 2015 là 16.320 tỷ đồng, từ đó ta ước tính được tổng VĐT toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ở năm 2020 là: 36171 tỷ đồng.

Định mức tiêu thụ VLXD cho 1 tỷ đồng vốn đầu tư đối với một địa phương thường phụ thuộc vào vốn đầu tư XDCB của địa phương đó. Số liệu thống kê về tình hình tiêu thụ VLXD trong nhiều năm qua của Thừa Thiên Huế không đầy đủ và liên tục, tuy nhiên qua tham khảo một số số liệu thống kê tại các huyện, thành phố và quá trình khảo sát thực tế dự án ước tính số liệu tiêu thụ VLXD trong những năm qua. Kết hợp với số liệu thống kê về vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015, mức tiêu thụ VLXD (trung bình) trên 1 tỷ đồng vốn đầu tư tại Thừa Thiên Huế khoảng:

Bảng 2.10: Mức tiêu thụ VLXD (trung bình) trên 1 tỷ đồng vôn đầu tư năm 2015 của tỉnh Thừa Thiên Huế

TT Loại VLXD Đơn vị tinh Sô lượng1 Xi măng Tấn 332 Vật liệu xây 1000 viên 7.63 Vật liệu lợp m 2 504 Đá xây dựng m3 585 Cát xây dựng m 3 296 Vật liệu ốp lát m2 1247 Sứ vệ sinh sản phẩm 68 Kính xây dựng m2 41

Trong mỗi giai đoạn cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội sẽ thay đổi. Khi tỷ lệ vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội có thay đổi thì khối lượng VLXD tiêu thụ trên 1 tỷ đồng vốn đầu tư sẽ thay đổi theo mỗi giai đoạn.

Trên cơ sở dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển của Thừa Thiên Huế tại năm mốc và sự điều chỉnh định mức tiêu thụ VLXD cho 1 tỷ đồng vốn đầu tư cho phù hợp với mỗi giai đoạn, dự báo nhu cầu VLXD đến năm 2020 như sau:

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 78

Page 79: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Bảng 2.11: Dự báo nhu cầu VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế theo tổng VĐT trên địa bàn tỉnh

TT Loại vật liệu Đơn vị Nhu cầu 20201 Xi măng nghìn tấn 1,2082 Vật liệu xây triệu viên 3913 Vật liệu lợp nghìn m2 2,3684 Đá XD nghìn m3 2,1155 Cát XD nghìn m3 1,6506 Vật liệu ốp lát nghìn m2 5,0267 Sứ vệ sinh nghìn SP 2068 Kính XD nghìn m2 1,784

3. Dự báo nhu cầu theo mức tiêu thụ VLXD bình quân đầu người.3.1 Nội dung phương pháp.

Đây là phương pháp dự báo dựa trên mức tiêu thụ VLXD bình quân tính theo đầu người trong những năm đã qua, để dự báo cho những giai đoạn tới có so sánh với bình quân tiêu thụ VLXD theo đầu người ở trong nước và bình quân tiêu thụ VLXD theo đầu người ở một tỉnh thành lân cận hoặc các tỉnh thành có nền kinh tế phát triển tương đương.

3.2 Kết quả dự báo.

Dự báo này căn cứ vào dự báo mức tiêu thụ bình quân đầu người của cả nước theo quy hoạch Tổng thể phát triển VLXD ở Việt Nam đến năm 2020 và bình quân đầu người về VLXD theo các quy hoạch phát triển VLXD mới được lập ở một số tỉnh lân cận như: Bình Định, Ninh Thuận, Khánh Hòa với cả nước đến năm 2020.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 thì mục tiêu là phấn đấu trở thành tỉnh kinh tế phát triển cao của vùng Bắc trung bộ và duyên hải miềnTrung và cả nước. Căn cứ vào thực tế tiêu thụ các chủng loại VLXD cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thừa Thiên Huế, căn cứ vào tốc độ xây dựng, điều kiện vị trí địa lý, kinh tế xã hội từng vùng, có thể dự báo bình quân tiêu thụ VLXD theo đầu người ở Thừa Thiên Huế đến năm 2020 như sau:

Bảng 2.12: Dự báo tiêu thụ VLXD bình quân đầu người của cả nước và các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Khánh Hòa đến năm 2020.

TT VLXD Đơn vị

Năm 2020

Cả nước Bình Định

Ninh Thuận

Khánh Hòa

Thừa Thiên Huế

1 Xi măng kg/người 963 960 1,500 1096 1,067

2 Vật liệu xây viên/người 311 450

700475 406

3 Vật liệu lợp m2/người 1,1 2.35 2.7 2.11 1.914 Đá xây dựng m3/người 1,87 2.2 2.5 2.17 1.83

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 79

Page 80: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT VLXD Đơn vị

Năm 2020

Cả nước Bình Định

Ninh Thuận

Khánh Hòa

Thừa Thiên Huế

5 Cát xây dựng m3/người 1,35 1.8 1.7 1.68 1.306 Vật liệu ốp lát m2/người 4,9 4.1 3 4.03 3.527 Sứ vệ sinh SP/người 0,21 0.2 0.2 0.20 0.18

8 Kính xây dựng m2/người 1,10 2

11.53 1.51

Nguồn: - Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020. - Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Bình Định đến năm 2020 . - Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. - Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.

Dự báo dân số của tỉnh theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là 1.121.6393 người. Kết quả dự báo nhu cầu VLXD đến năm 2020 của tỉnh theo bình quân đầu người như sau:

Bảng 2.13: Dự báo nhu cầu VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 theo phương pháp bình quân đầu người.

TT Chủng loại Đơn vị Năm 20201 Xi măng nghìn tấn 1,4472 Vật liệu xây triệu viên 5143 Vật liệu lợp nghìn m2 2,5904 Đá xây dựng nghìn m3 2,4855 Cát xây dựng nghìn m3 1,7576 Vật liệu ốp lát nghìn m2 4,7817 Sứ vệ sinh nghìn SP 2448 Kính xây dựng nghìn m2 2,048

4. Dự báo nhu cầu VLXD theo GRDP.4.1. Nội dung phương pháp:

Đây là phương pháp dự báo nhu cầu VLXD của tỉnh dựa vào nhu cầu VLXD của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung và tương quan so sánh GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế với GDP của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung và cả nước. Cách tính như sau:

NCT = NCCN * GDPT/GDPCN

Trong đó:

NCT là nhu cầu VLXD của tỉnh Khánh Hòa.

NCCN là tổng nhu cầu VLXD của cả nước.

GDPCN là GDP của cả nước.

và GDPT là GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế.

4.2. Kết quả dự báo:

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 80

Page 81: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Theo dự báo KT-XH cả nước đến năm 2020, GDP cả nước năm 2020 là 5.807.975 tỷ đồng.

Ngoài ra theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, GDP của tỉnh dự kiến năm 2020 đạt khoảng 63,162 tỷ đồng (bảng 2).

Tính toán theo số liệu ở trên kết hợp với báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển VLXD ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cho ta bảng sau:

Bảng 2.14: Dự báo nhu cầu VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020theo phương pháp GDP.

TT Chỉ tiêu Đơn vịNăm 2020

Cả nước Thừa Thiên HuếI GDP Tỷ đồng 5.807.975 63.162II Nhu cầu VLXD1 Xi măng nghìn tấn 93 1,1132 Vật liệu xây triệu viên 30 4243 Vật liệu lợp nghìn m2 - 2,6004 Đá xây dựng nghìn m3 181 2,1655 Cát xây dựng nghìn m3 130 1,5556 Vật liệu ốp lát nghìn m2 470 5,1117 Sứ vệ sinh nghìn SP 20,68 2478 Kính xây dựng nghìn m2 110 1,794

Nguồn: - Viện chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020

- Tính toán của Viện VLXD

5. Dự báo nhu cầu vật liệu san lấp:Trước đây, vật liệu san lấp chưa được xếp là một loại VLXD, tùy thuộc vào khoáng

sản hiện có của địa phương mà có thể sử dụng đất hoặc cát làm vật liệu san lấp. Lượng vật liệu san lấp này thường được khai thác ở nơi gần nhất có thể nhằm giảm chi phí vận chuyển, tuy nhiên việc khai thác đất san lấp với quy mô ngày càng lớn, khai thác không theo quy hoạch.

Kết quả điều tra khảo sát thực tế cho thấy, Thừa Thiên Huế là tỉnh giáp biển, trong giai đoạn sắp tới sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc biến đổi khí hậu mà cụ thể là nước biển dâng, do vậy nhu cầu đất san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế dự báo trong giai đoạn tới là rất cần thiết.

Tính toán nhu cầu vật liệu san lấp cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 chỉ mang tính chất ước tính, vì thực tế chúng ta chưa có chính xác được cốt san nền và nhu cầu san lấp mặt bằng của các khu đô thị, khu công nghiệp hay đường giao thông cũng như các công trình dân sinh. Các số liệu gần đúng chỉ có được sau khi các dự án có thiết kế san nền trên cơ sở đo vẽ địa hình tỷ lệ 1:500 hoặc 1:2000. Trong thực tế trong giai đoạn 2011 – 2015, tình hình sử dụng vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo Quy hoạch vật liệu đất san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, tuy nhiên trong nhiều năm qua cũng chưa có số liệu thống kê về tình hình khai thác sử dụng vật liệu san lấp trên địa bàn cũng như sự tương quan của chúng với tổng vốn đầu tư. Vì vậy những số liệu dự báo ở đây chỉ để định hướng theo quy hoạch của các ngành liên quan, cụ thể như sau:

5.1. Nhu cầu vật liệu san lấp cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 81

Page 82: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Công văn số 962/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển KCN ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 thì đến năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế có 6 KCN với quy mô diện tích là 2,393.47 ha, trong đó đến nay, kết cấu hạ tầng KCN Phú Bài giai đoạn I&II đã đươc đầu tư hoàn chỉnh, hạ tầng các KCN Phú Bài giai đoạn III&VI, khu B KCN Phong Điền, KCN Viglacera, KCN Sơn La đã được đầu tư xây dựng một số hạng mục thiết yếu đủ điều kiện cấp thuê lại cho các nhà đầu tư thứ cấp để xây dựng nhà máy sản xuất với tổng diện tích 853,93ha. Do vậy đến năm 2020 tổng diện tích các KCN được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 1,539.54ha. Đồng thời theo quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh thì đến năm 2020 tổng diện tích các CCN là 353ha trong đó thực hiện đến năm 2015 là 255.4ha do vậy diện tích các CCN cần xây dựng san lấp là 97,6ha. Tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 là 1,637.4 ha.

Như vậy, với giả thiết lượng vật liệu san lấp cần bổ sung để san lấp các KCN, CCN có độ dày trung bình khoảng 0,5 m tổng lượng vật liệu san lấp cần để phục vụ nhu cầu san lấp của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là: 8,2 triệu m3.

5.2. Nhu cầu vật liệu san lấp cho công trình giao thông vận tải.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, trong giai đoạn 2016 - 2020 toàn tỉnh sẽ xây dựng mới và cải tạo khoảng 873.215km trong đó có 447,43km đường cao tốc và đường Quốc lộ bao gốm xây mới 101,93km và 38km đường bờ biển và cải tạo nâng cấp 307,5km ; với hệ thống đường tỉnh thì xây dựng mới 33,781km và cải tạo nâng cấp 392,004km . Theo TCVN 4054:2005 - Yêu cầu thiết kế, bề rộng nền đường của các cấp đường được khống chế theo tiêu chẩn. Căn cứ theo vào hai yêu cầu trên, có thể tính được bề rộng nền đường cần san lấp để mở rộng thêm khi nâng cấp đường hoặc làm đường mới. Với giả thiết các tuyến đường được xây mới và cải tạo nâng cấp cần bổ sung để nâng nền với độ dày trung bình khoảng 0,5 m, sơ bộ ước tính được nhu cầu vật liệu san lấp từ nay đến năm 2020 là 4,58 triệu m3.

5.3. Vật liệu san lấp cho một sô nhu cầu khác.Ngoài việc sử dụng vật liệu san lấp cho các công trình giao thông và cho việc xây

dựng hạ tầng cơ sở các khu và cụm công nghiệp thì vật liệu san lấp còn dùng để san lấp đất ở, đất đô thị hay các công trình dân sinh trước khi đi vào sử dụng.

Theo Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/04/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 -2015) tỉnh Thừa Thiên Huế thì đến năm 2020, tổng diện tích đất xây dựng các trụ sở, cơ quan, đất ở tại các khu đô thị và đất cho phát triển hạ tầng là 35.864,0ha trong đó đã thực hiện đến năm 2015 là 32.753,0ha. Với giả thiết đất san lấp bổ sung với độ dày trung bình khoảng 0,5 m thì nhu cầu đất san lấp của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cho các nhu cầu khác là 15,56 triệu m3.

Vậy tổng hợp nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ cho việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp, giao thông vận tải và các nhu cầu khác của tỉnh trong giai đoạn từ nay đến 2020 là 25 - 30 triệu m3.

6. Tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 82

Page 83: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Sau khi so sánh kết quả dự báo của cả 3 phương pháp trên, kết quả cho thấy khoảng sai số không lớn do vậy phương án chọn là tổ hợp lấy trung bình cộng cả 3 phương án và khoảng chạy là 5%. Kết quả dự báo như sau:

Bảng 2.15: Dự báo nhu cầu VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.(Phương án chọn)

TT Loại VLXD Đơn vị Theo VĐT

Theo đầu

người

Theo GRDP

Phương án chọn

(trung bình)1 Xi măng Triệu tấn 1,208 1,447 1,113 1,250 – 1,3002 Vật liệu xây triệu viên 391 514 424 440 – 450 3 Vật liệu lợp Triệu m2 2,368 2,590 2,600 2,500 – 2,550 4 Đá xây dựng Triệu m3 2,115 2,485 2,165 2,250 – 2,300 5 Cát xây dựng Triệu m3 1,650 1,757 1,555 1,650 – 1,6606 Vật liệu ốp lát Triệu m2 5,026 4,781 5,111 4,950 – 5,0007 Sứ vệ sinh Nghìn SP 206 244 247 230 - 2358 Kính xây dựng Triệu m2 1,784 2,048 1,794 1,850 – 1,9009 Đất san lấp Triệu m3 5,0 – 6,0

Nhu cầu tính toán ở đây mới chỉ là nhu cầu nội tỉnh, kết quả tính toán trên không phải là những số liệu cố định, tuyệt đối chính xác mà đó là những số liệu có khoảng dao động ở mức trung bình, mang tính chất gần đúng giúp cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư nắm bắt những thông tin, định hướng trước khi đưa ra các kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất VLXD ở từng giai đoạn.

So sánh với nhu cầu VLXD các tỉnh trong vùng và bình quân chung của cả nước, thì nhu cầu VLXD của Thừa Thiên Huế như dự báo trên đã phản ánh được xu thế phát triển tất yếu và lâu dài của thị trường VLXD của tỉnh, hoà nhập với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng, của cả địa bàn vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền trung và cả nước nói chung.

Phần thứ ba

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT1) Quan điểm:

+ Quy hoạch VLXD phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành công nghiệp, quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị, quy hoạch kết cấu hạ tầng của tỉnh, phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD của cả nước, của vùng Bắc Trung Bộ, quy hoạch phát triển các sản phẩm VLXD chủ yếu…, đảm bảo tính khoa học và khả thi cao. Phát triển sản xuất VLXD phải đi đôi với quản lý Nhà nước trong lĩnh vực VLXD để đảm bảo sự phát triển bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, di tích văn hoá, lịch sử, cảnh quan, đảm bảo an ninh quốc phòng và không làm ảnh hưởng đến du lịch một lĩnh vực kinh tế quan trọng của Thừa Thiên Huế.

+ Phát triển sản xuất VLXD trên cơ sở phát huy nội lực của ngành và của tỉnh, tận dụng tiềm năng thiên nhiên, lao động và nguồn lực cho đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế. Phát triển sản xuất VLXD trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 83

Page 84: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

phần kinh tế tham gia sản xuất VLXD, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, chống độc quyền, gây kích thích cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông phân phối VLXD, để tạo động lực cho việc cải tiến công nghệ, cải tiến công tác quản lý nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm VLXD trên thị trường trong nước và nước ngoài.

+ Tập trung phát triển sản xuất các loại VLXD có thế mạnh của tỉnh, xem đây là những hướng đầu tư chính của ngành VLXD ở tỉnh trong giai đoạn tới. Chú trọng phát triển sản xuất các chủng loại VLXD mới có chất lượng cao phục vụ cho xây dựng đô thị, các khu thương mại và du lịch... Đối với các sản phẩm VLXD có nhu cầu tiêu thụ lớn ở trong tỉnh và có khả năng hướng tới thị trường trong nước và xuất khẩu, cần kết hợp công nghệ, thiết bị trong nước với công nghệ tiên tiến của nước ngoài, không nhập khẩu công nghệ lạc hậu, công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, nhiên liệu để tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và năng lượng; đồng thời khuyến khích đầu tư các công nghệ có sử dụng phế thải, phế liệu của các ngành công nghiệp khác để tránh ô nhiễm môi trường; đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, giá thành hạ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

2) Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

Phát triển sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu VLXD của tỉnh; đồng thời, phát huy lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất VLXD, về tiềm năng lao động và vị trí địa lý thuận lợi, việc đầu tư phát triển VLXD ở tỉnh cần phấn đấu để tiến tới xuất khẩu các sản phẩm VLXD ra ngoài tỉnh và ngoài nước. Phát triển sản xuất VLXD nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành công nghiệp VLXD ở tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh, tạo tích luỹ cho việc tái sản xuất mở rộng của ngành và giải quyết việc làm cho người lao động đang là một trong những vấn đề bức bách của xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu đạt được sản lượng VLXD như nhu cầu đã dự báo, đối với các sản phẩm VLXD có lợi thế về thị trường tiêu thụ (xi măng, frit, khai thác và chế biến nguyên liệu sản xuất VLXD...) cần đưa sản lượng vượt từ 2 - 3 lần tuỳ theo từng chủng loại so với nhu cầu để mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh.

- Nâng giá trị sản xuất ngành công nghiệp VLXD đến năm 2020 gấp khoảng 2 lần so với hiện nay

- Thu hút khoảng 1000 lao động mới vào làm việc trong ngành VLXD.

II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH1. Xi măng: Nhu cầu xi măng của Thừa Thiên Huế theo dự báo đến năm 2020 là 1.250 – 1.300

ngàn tấn. Thừa Thiên - Huế hiện đã có năng lực sản xuất là 4.580 ngàn tấn.

Ngành xi măng phát triển theo “Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011.

2. Vật liệu xây: Theo dự báo nhu cầu vật liệu xây của Thừa Thiên - Huế đến năm 2020 là 440 – 450

triệu viên.

Năng lực sản xuất hiện nay trên địa bàn tỉnh đã là 390 triệu viên, trong đó gạch đất

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 84

Page 85: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

sét nung lò tuy nen là 207 triệu viên, gạch không nung là 183 triệu viên. Như vậy đến năm 2020 cần đầu tư thêm các dự án với công suất 50 – 60 triệu viên/năm, và các dự án đó là các nhà máy sản xuất gạch không nung.

Phương án quy hoạch vật liệu xây đến năm 2020 như sau:

Gạch đất nung lò tuy nen: Duy trì hoạt động các sơ sở sản xuất tuy nen có nguồn nguyên liệu ổn định, đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Không đầu tư mới các dây chuyền sản xuất gạch nung công nghệ tuy nen.

Gạch không nung:

- Duy trì hoạt động, phát huy hết công suất 183 triệu viên/năm của các cơ sở sản xuất gạch không nung hiện có; đầu tư chiều sâu, cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Đầu tư thêm 4 cơ sở sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu tại các khu vực có sẵn nguồn nguyên liệu như thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang, huyện Phong Điền và thành phố Huế; mỗi địa phương 1 cơ sở có công suất từ 15 - 20 triệu viên/năm.

Theo phương án trên thì đến năm 2020 toàn tỉnh sản xuất được 440 - 470 triệu viên gạch, trong đó:

- Gạch nung: 200 triệu viên.

- Gạch không nung: 240 - 270 triệu viên.

Như vậy, tỷ trọng vật liệu xây không nung trong cơ cấu vật liệu xây đến năm 2020 đã tăng lên rất nhiều, từ 47% lên 55 - 57%.

3. Vật liệu lợp:Nhu cầu vật liệu lợp của Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là 2,5 - 2,55 triệu m2.

Tại thời điểm khảo sát (3/2016), trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế năng lực sản xuất vật liệu lợp đã là hơn gần 3 triệu m2/năm. Trong đó tấm lợp AC là 2,7 triệu m2, ngói màu xi măng cát 0,3 triệu m2; ngoài ra còn có hàng chục cơ sở gia công tấm lợp kim loại với năng lực hàng trăm ngàn m2/năm.

Phương án phát triển vật liệu lợp của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới, như sau:

- Duy trì hoạt động của các cơ sở sản xuất tấm lợi và ngói màu xi măng cát hiện có để phục vụ nhu cầu trong tỉnh và các vùng lân cận.

- Dự kiến đầu tư xây dựng mới một cơ sở sản xuất tấm lợp 3 lớp, chống nóng, cách âm, cách nhiệt, tại cụm công nghiệp Hương Thủy với công suất 0,5 triệu m2/năm để phục vụ nhu cầu vật liệu lợp trong tỉnh và khu vực lân cận.

Như vậy, năng lức sản xuất vật liệu lợp các loại trên địa bàn Thừa Thiên Huế đến năm 2020 vào khoảng 3,5 triệu m2, đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu vật liệu lợp như trong tỉnh còn dư thừa để phục vụ nhu cầu các địa phương lân cận..

4. Đá xây dựng:Theo dự báo nhu cầu đá xây dựng của Thừa Thiên Huế đến năm 2020 khoảng từ 2,25

– 2,3 triệu m3.

Mặc dù nguồn đá xây dựng của Thừa Thiên Huế phân bố tại nhiều huyện trong tỉnh, nhưng các cơ sở khai thác chỉ tập trung ở bốn huyện, thị là thị xã Hương Trà, huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông và huyện A Lưới. Thị xã Hương Trà hiện có 11 đơn vị, huyện Phú Lộc có 4 đơn vị khai thác đá xây dựng, còn huyện Nam Đông và A Lưới mỗi huyện có 3

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 85

Page 86: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

đơn vị khai thác.

Năng lực khai thác, chế biến đá hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 1,763 triệu m3/năm. Như vậy, trong giai đoạn tới cần cấp phép mới, mở rộng công suất các cơ sở khai thác đá trên địa bàn tỉnh thêm 490 – 540 ngàn m3/năm để đáp ứng nhu cầu xây dựng đến năm 2020.

Phương án đầu tư phát triển khai thác đá xây dựng trên địa bàn Thừa Thiên Huế đến năm 2020, như sau:

* Khu vực thị xã Hương Trà:

Hiện nay, tại huyện Hương Trà có 3 xã có cơ sở khai thác đá xây dựng là: Hương Vân, Hương Thọ và xã Hương Bình, nhưng tập trung chủ yếu tại xã Hương Thọ có tới 6/11 cơ sở khai thác đá của toàn huyện, các cơ sở này đều nằm trên trục đường 49 từ thành phố Huế đi huyện A Lưới (xã Hương Vân có 4 cơ sở còn xã Hương Bình có 1 cơ sở). Trong giai đoạn tới việc khai thác đá trên địa bàn Hương Trà được phát triển theo hướng theo hướng sau:

- Ổn định sản xuất và phát huy hết năng lực thiết bị đã đầu tư để đạt sản lượng theo công suất thiết kế đối với các cơ sở khai thác đá hiện có trên địa bàn.

- Tại khu vực mỏ đá núi Thông Cung, xã Hương Vân: đầu tư mở rộng tăng công suất khai thác thêm 110.000 m3/năm; nâng tổng công suất khai thác, chế biến đá tại khu vực này lên 150.000 m3/năm.

- Khu vực mỏ đá Hương Bằng xã Hương Vân: mở rộng tăng công suất khai thác thêm 50.000 m3/năm, nâng tổng công suất khai thác đá tại khu vực mỏ này lên 130.000 m3/năm.

Tổng năng lực khai thác, chế biến đá xây dựng trên địa bàn thị xã Hương Trà đến năm 2020 sẽ là 1.330.000 m3/năm.

Sản phẩm đá xây dựng của Hương Trà sẽ cung cấp cho nhu cầu xây dựng của thành phố Huế, thị xã Hương Trà, các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Hương Thủy.

* Khu vực huyện Phú Lộc:

- Ổn định sản xuất và phát huy hết năng lực thiết bị đã đầu tư để đạt sản lượng theo công suất thiết kế đối với bốn cơ sở khai thác đá hiện có trên địa bàn, đạt công suất 283.000 m3/năm.

- Cấp phép mới khai thác, chế biến đá tại mỏ đá khu vực xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc với công suất khai thác 150.000 m3/năm.

Năng lực khai thác, chế biến đá xây dựng tại huyện Phú Lộc đến năm 2020 là 433.000 m3/năm.

* Khu vực huyện Nam Đông:

- Ổn định sản xuất và phát huy hết năng lực thiết bị đã đầu tư để đạt sản lượng theo công suất thiết kế đối với ba cơ sở khai thác đá hiện có trên địa bàn huyện, đạt công suất 190.000 m3/năm.

- Cấp phép mới khai thác, chế biến đá tại các khu vực có tiềm năng với công suất khai thác 100.000 m3/năm.

Năng lực khai thác, chế biến đá xây dựng tại huyện Phú Lộc đến năm 2020 là 290.000 m3/năm.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 86

Page 87: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

* Khu vực huyện A Lưới:

- Ổn định sản xuất và phát huy hết năng lực thiết bị đã đầu tư để đạt sản lượng theo công suất thiết kế đối với ba cơ sở khai thác đá hiện có trên địa bàn, đạt công suất 120.000 m3/năm.

- Cấp phép mới khai thác, chế biến đá tại các khu vực có tiềm năng với công suất khai thác 100.000 m3/năm.

Năng lực khai thác, chế biến đá xây dựng tại huyện Phú Lộc đến năm 2020 là 220.000 m3/năm.

Theo phương án trên, đến năm 2020 Thừa Thiên Huế sẽ có năng lực khai thác, chế biến đá xây dựng là 2,273 triệu m3, trong đó:

- Khu vực thị xã Hương Trà: 1.330 ngàn m3

- Khu vực huyện Phú Lộc: 433 ngàn m3

- Khu vực Nam Đông: 290 ngàn m3.

- Khu vực huyện A Lưới: 220 ngàn m3

5. Cát xây dựng:Nhu cầu cát cho xây dựng của Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là 1.650 – 1.660 ngàn

m3. Năm 2015, năng lực khai thác cát trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạt khoảng 160 ngàn m3, so với nhu cầu dự báo về cát vàng của tỉnh đến năm 2020 thì còn thiếu trên 1.500 ngàn m3.

Theo Quyết định số 770/QĐ-UBND ngày 07/5/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế “Về việc phê duyệt Quy hoạch khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, phương án quy hoạch cát xây dựng như sau:

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Cát, sỏi bãi bồi: Gồm 24 khu vực, tập trung tại thành phố Huế, thị xã Hương Thuỷ và các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới với khối lượng khai thác dự báo cát là 5.209.000m3; sỏi là 1.335.000m3.

+ Cát, sỏi lòng sông: Gồm 03 sông Bồ, Ô Lâu và Tả Trạch với khối lượng khai thác dự báo cát là 2.783.000m3; sỏi là 214.000m3.

(Chi tiết theo phụ lục của Quyết định số 770/QĐ-UBND)

Theo phương án quy hoạch đó trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng khối lượng khai thác cát dự báo là 7.992.000 m3, trung bình 1.598.400 m3/năm. Với khối lượng như vậy cơ bản đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn tỉnh, còn thiếu một ít nhập từ các địa phương khác.

6. Vật liệu ôp lát:Nhu cầu vật liệu ốp lát trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế dự báo đến năm 2020

khoảng 4,95 – 5,0 triệu m2. Hiện nay năng lực sản xuất vật liệu ốp lát trên địa bàn tỉnh đã trên 17,0 triệu m2/năm; dư thừa đáp ứng nhu cầu của tỉnh, cung ứng ra thị trường các tỉnh khác.

Phương án q uy hoạch vật liệu ốp lát đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

- Đá ốp lát: Duy trì hoạt động sản xuất tại 4 cơ sở sản xuất đá ốp lát trên địa bàn, đầu

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 87

Page 88: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

tư chiều sâu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, phát huy hết công suất thiết kế.

- Gạch gốm ốp lát: Duy trì hoạt động, phát huy hết công suất các dây chuyền sản xuất hiện có, đạt sản lượng 16,5 triệu m2; không đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- Gạch lát Terrazzo: Duy trì sản xuất, phát huy hết công suất hai cơ sở sản xuất gạch terazzo trên địa bàn, đạt sản lượng trên 4 triệu viên/năm; đáp ứng nhu cầu ốp lát vỉa hè, sân, đường, chỉnh trang đô thị của tỉnh.

+ Công ty CP Long Thọ đầu tư sản xuất gạch lát tezzarro từ năm 2001 với công suất 2 triệu viên/năm.

+ Công ty TNHH Đồng Tâm, có địa chỉ tại tổ 12, phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy sản xuất gạch terrazzo từ năm 2013 với CSTK 2 triệu viên/năm

7. Sản xuất bê tông: Duy trì, ổn định sản xuất, phát huy hết năng lực của các cơ sở sản xuất bê tông

thương phẩm và bê tông cấu kiện trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năng lực của các cơ sở sản xuất bê tông như sau:

- Cty CP Trường Phú, địa chỉ tại 189 Phạm Văn Đồng – P. Vỹ Dạ - TP. Huế chuyên sản xuất các loại bê tông thương phẩm, lắp đặt các trạm trộn. Sản phẩm của công ty gồm bê tông tươi; các loại bê tông chịu lực có cường độ cao từ M100 đến M500; bê tông chịu lực có cường độ cao từ 10 đến 70MPA; bê tông tự san đầm, bê tông sử dụng cho cọc khoan nhồi... Cty có 3 trạm trộn tại thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà với tổng CSTK 650.000 m3/năm :

+ Trạm Trộn Bê Tông Hương Trà, TX. Hương Trà có công suất 120 m3/h;

+ 2 trạm trộn bê tông tại P. Thủy Phương, TX. Hương Thủy - Thừa Thiên Huế có công suất 90 m3/h và 60 m3/h.

- Cty cổ phần Bê tông & xây dựng Thừa Thiên Huế sản xuất bê tông thương phẩm và bê tông cấu kiện. Sản phẩm bê tông thương phẩm của công ty là vữa bê tông mác từ 200 đến 400. Cty có 3 trạm trộn với tổng CSTK 400.000 m3/năm : 1 trạm trộn bê tông CSTK 75 m3/h tại Tp. Huế, 2 trạm trộn bê tông CSTK 60 m3/h và 35 m3/h tại CCN Tứ Hạ, TX. Hương Trà.

Ngoài ra cty còn sản xuất ống cống, cột điện bê tông bằng phương pháp quay li tâm với công suất 35.000 m3/năm và ống cống thoát nước công nghệ rung lõi với công suất 50.000 m3/năm.

- Cty CP Xây dựng – giao thông Thừa Thiên Huế sản xuất bê tông thương phẩm thông thường mác 150 đến 300 và bê tông thương phẩm mác cao từ 350 đến trên 500 hay các loại bê tông đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng. Cty cũng sản xuất bê tông đúc sẵn và các cấu kiện bê tông. CSTK của cty với bê tông thương phẩm là 100.000 m3/năm và bê tông cấu kiện là 50.000 m3/năm.

- Cty CP Đầu tư kinh doanh nhà Thành Đạt có trạm trộn bê tông thương phẩm CSTK 250.000 m3/năm đặt tại tiểu khu công nghiệp và làng nghề Thủy Phương – Thị xã Hương Thủy.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 88

Page 89: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

- Cty CP Phương Minh có địa chỉ sản xuất tại CCN Tứ Hạ, TX. Hương Trà, sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn như cọc, ống bê tông thường và bê tông dự ứng lực, các loại cột điện, ... Tổng CSTK của cty là 50.000 m3/năm với các loại sản phẩm.

8. Sản xuất men Frit:Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có năm đơn vị sản xuất men frit, đó

là:

- Công ty cổ phần Prime Phong Điền sản xuất các mặt hàng men frit và các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất trong ngành gốm sứ. Nhà máy sản xuất men frit của công ty có công suất thiết kế 40.000 tấn/năm đặt tại khu công nghiệp Phong Điền, huyện Phong Điền.

- Cty CP tập đoàn Việt Phương hiện đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cát trắng và sản xuất men frit tại KCN Phong Điền, H. Phong Điền. Giai đoạn một từ năm 2013 đến hết năm 2016 dự kiến đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất men frit với CSTK 30.000 tấn frit/năm.

- Cty TNHH Vitto có nhà máy tại KCN La Sơn, H. Phú Lộc đi vào sản xuất men frit từ năm 2014 với CSTK 30.000 tấn frit/năm.

- Cty CP Frit Huế có nhà máy tại KCN Phú Bài, TX. Hương Thủy, công suất thiết kế của Công ty lên đến 65.000 tấn Frit/năm.

- Cty CP Silica FCI có nhà máy sản xuất men frit tại KCN Phú Bài, TX. Hương Thủy, CSTK của nhà máy là 40.000 tấn fit/năm.

Đến năm 2020, duy trì hoạt động và phát huy hết công suất của các đơn vị sản xuất men hiện có.

9. Sứ vệ sinh: Hiện nay, tổng công suất thiết kế sứ vệ sinh trên toàn quốc đã đạt trên 15 triệu sản

phẩm/năm, sản lượng sứ vệ sinh hàng năm chỉ đạt khoảng 13 triệu sản phẩm (đạt gần 87% công suất thiết kế), hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước, ngoài ra còn xuất khẩu một khối lượng lớn, ước đạt 200 triệu USD.

Căn cứ vào những nguồn lực của tỉnh, trong giai đoạn tới, không phát triển sản xuất sứ vệ sinh tại Thừa Thiên Huế. Nhu cầu về loại sản phẩm này cho tỉnh sẽ được cung ứng từ các cơ sở sản xuất ở các tỉnh, thành khác và từ nguồn nhập ngoại.

10. Kinh xây dựng:Từ năm 2013 tổng công suất thiết kế sản xuất kính xây dựng trong toàn quốc là 188

triệu m2/năm, đã thoả mãn nhu cầu kính xây dựng trong toàn quốc đến năm 2015. Bên cạnh đó sản phẩm kính XD trong nước còn phải cạnh tranh rất khốc liệt với kính ngoại (chủ yếu từ Trung Quốc) tràn ngập thị trường. Năm 2015, sản lượng kính xây dựng sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 109 triệu m2.

Vì vậy, không nên phát triển kính xây dựng ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Nhu cầu về kính xây dựng của tỉnh sẽ được cung ứng từ các cơ sở sản xuất trong nước và từ nguồn nhập ngoại.

11. Vật liệu san lấp:Theo dự báo năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cần 8,0 – 9,0 triệu m3 vật

liệu san lấp. Trên cơ sở Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 đã được phê duyệt. Hiện nay năng lực khai thác đất san lấp trên địa bàn tỉnh

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 89

Page 90: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Thừa Thiên Huế là 573.220 m3/năm. Trong thời gian tới cần khảo sát đưa vào quy hoạch các khu vực có tiềm năng để khai tác phục vụ cho công tác san lấp mặt bằng của các dự án.

III.TỔNG HỢP PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH 1. Năng lực sản xuấtPhát triển sản xuất VLXD theo các phương án trên, thì đến năm 2020 năng lực sản

xuất VLXD của Thừa Thiên Huế đạt được như sau :

Bảng 3.1: Tổng hợp năng lực sản xuất các chủng loại VLXD của Thừa Thiên Huế đến năm 2020

TT Chủng loại VLXD Đơn vị tinh Năm 20201 - Xi măng 1000 tấn 4.5802 - Vật liệu xây: Triệu viên 440 - 470

+ Gạch nung Triệu viên 200 + Gạch không nung Triệu viên 240 - 270

3 - Vật liệu lợp + Ngói màu xi măng cát 1000 m2 300 + Tấm lợp AC 1000 m2 2.700 + Tấm lợp kim loại 3 lớp 1000 m2 500

4 - Đá xây dựng 1000 m3 2.2735 - Cát xây dựng 1000 m3 1.755,3556 - Vật liệu ốp lát Triệu m2 17,54

+ Đá ốp lát Triệu m2 0,40+ Gạch gốm ốp lát Triệu m2 16,5+ Gạch terrazzo Triệu m2 0,64

7 - Bê tông 1000 m3 1.5858 - Frit 1000 tấn 2059 - Đất san lấp 1000 m3 573,22

Bảng 3.2: Tổng hợp các cơ sở sản xuất và dự kiến vôn đầu tưgiai đoạn từ nay đến năm 2020

TT Tên cơ sở sản xuất Địa điểm sản xuất CSTKVĐT(Tỷ

VNĐ)Ghi chú

I Xi măng (Tổng CSTK: 4,58 triệu tấn/năm) triệu tấn/năm

1 Công ty TNHH Xi măng Luks

KCN Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà 2,4 0

Không ĐT

thêm

2 Công ty CP Long Thọ phường Thủy Biều, TP. Huế 0,18 0

Không ĐT

thêm

3 Công ty CP xi măng Đồng Lâm

thôn Cổ Xuân, xã Phong Xuân, Huyện Phong Điền

2 0Không

ĐT thêm

4Cty CP Đầu tư xi măng Nam Đông - Việt Song Long

xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, - 0 Dừng

ĐT

II Vật liệu xây ( Tổng CSTK: 440 – 470 triệu Triệu

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 90

Page 91: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Tên cơ sở sản xuất Địa điểm sản xuất CSTKVĐT(Tỷ

VNĐ)Ghi chú

viên/năm)viên/năma Gạch nung (CSTK: 200 triệu viên/năm)

1Cty CP gạch tuynen số 1(Trực thuộc cty CP xây lắp Thừa Thiên Huế)

Km9, TX.Hương Trà 20 0Không

ĐT thêm

2Cty CP gạch tuynen Huế(Trực thuộc cty CP xây lắp Thừa Thiên Huế)

Phường Thuỷ Phương, TX. Hương Thuỷ 20 0

Không ĐT

thêm

3 Cty CP gạch tuynen Phong Thu

TT Phong Điền, H.Phong Điền 10 0

Không ĐT

thêm

4 Nhà máy gạch tuynen Coxano-Trường Sơn

Cụm CN TT Tứ Hạ, TX. Hương Trà 20 0

Không ĐT

thêm

5 DNTN Thành Quang Hương Hồ, TX. Hương Trà 7 0

Không ĐT

thêm

6 Cty CP gạch tuynen Hương Thủy

Tổ 17, phường Phú Bài, TX. Hương Thuỷ 25 0

Không ĐT

thêm

7 Nhà máy gạch tuynen 1/5

Xã Phong An, H.Phong Điền 20 0

Không ĐT

thêm

8 Cty TNHH Trường An Xã Lộc An, H.Phú Lộc 20 0Không

ĐT thêm

9Nhà máy gạch tuynen Lộc Trì (Cty Handico Thừa Thiên Huế)

Xã Lộc Trì, H.Phú Lộc 20 0Không

ĐT thêm

10 Nhà máy gạch tuynen A Lưới Xã Ango, H.A Lưới 7 0

Không ĐT

thêm

b Gạch không nung ( CSTK: 240 – 270 triệu viên/năm)

1 Cty CP Long Thọ

- dây chuyền 1 tại phường Thủy Biều, TP. Huế- dây chuyền 2 tại CCN Thủy Phương, TX. Hương Thủy

- d/c 1: 1,2

- d/c 2: 15

0Không

ĐT thêm

2 Cty cổ phần kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế

Lô CN01 – Cụm công nghiệp Tứ Hạ - TX. Hương Trà

38 0Không

ĐT thêm

3 Cty CP gạch không nung Việt Nhật

tổ 17, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy 45 0

Không ĐT

thêm

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 91

Page 92: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Tên cơ sở sản xuất Địa điểm sản xuất CSTKVĐT(Tỷ

VNĐ)Ghi chú

4 Cty CP gạch tuynen Hương Thủy

tổ 17, phường Phú Bai, TX. Hương Thủy 45 0

Không ĐT

thêm

5 Cty TNHH xây dựng 83 phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy 2 0

Không ĐT

thêm

6 Cty TNHH Loan Thắng phường Thủy Châu, TX. Hương Thủy 2 0

Không ĐT

thêm

7 Cty CP sản xuất và KD VLXD DQ

thôn Hợp Thành, xã A Ngo, H. A Lưới 5 0

Không ĐT

thêm

8 Cty CP Nam Đông thôn 10, xã Hưng Hòa huyện Nam Đông 1 0

Không ĐT

thêm

964 cơ sở sản xuất GKN công suất nhỏ trên địa bàn TP. Huế

Thành phố Huế 6,5 0Không

ĐT thêm

1018 cơ sở sản xuất GKN quy mô nhỏ trên địa bàn Tx. Hương Trà

Thị xã Hương Trà 1,8 0Không

ĐT thêm

1150 cơ sở sản xuất GKN công suất nhỏ tại Tx. Hương Thủy

Thị xã Hương Thủy 4,5 0Không

ĐT thêm

12120 cơ sở sản xuất GKN quy mô nhỏ trên địa bàn huyện Phú Lộc

Huyện Phú Lộc 9 0Không

ĐT thêm

1344 cơ sở sản xuất GKN quy mô nhỏ trên địa bàn huyện Quảng Điền

Huyện Quảng Điền 4,5 0Không

ĐT thêm

1431 cơ sở sản xuất GKN quy mô nhỏ trên địa bàn huyện Phong Điền

Huyện Phong Điền 3,25 0Không

ĐT thêm

15118 cơ sở sản xuất GKN quy mô nhỏ trên địa bàn huyện Phú Vang

Huyện Phú Vang 9,5 0Không

ĐT thêm

1620 cơ sở sản xuất GKN quy mô nhỏ trên địa bàn huyện Nam Đông

Huyện Nam Đông 2 0Không

ĐT thêm

1715 cơ sở sản xuất GKN quy mô nhỏ trên địa bàn huyện A Lưới

Huyện A Lưới 0,8 0Không

ĐT thêm

18 Cơ sở GKN thị xã Hương Trà Thị xã Hương Trà 15 - 20 7 - 10 Đầu tư

mới

19 Cơ sở GKN huyện Phú Vang Huyện Phú Vang 15 - 20 7 - 10 Đầu tư

mới

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 92

Page 93: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Tên cơ sở sản xuất Địa điểm sản xuất CSTKVĐT(Tỷ

VNĐ)Ghi chú

20 Cơ sở sản xuất GKN huyện Phong Điền Huyện Phong Điền 15 - 20 7 - 10 Đầu tư

mới

21 Cơ sở sản xuất GKN thành phố Huế Thành phố Huế 15 - 20 7 - 10 Đầu tư

mới

III Vật liệu lợp: (Tổng CSTK đến năm 2020: 3.440 ngàn m2/năm)

1000 m2/năm

1 Cty CP Long Thọ CCN Thủy Phương, TX. Hương Thủy

1801.700 0

Không ĐT

thêm

2 Cty TNHH Đồng Tâmtổ 12 phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy

60 1.000 0

Không ĐT

thêm

3 Công ty XD và sản xuất VLXD số 7

KCN Phú Bài, TX. Hương Thủy 60 0

Không ĐT

thêm

4 Cơ sở sản xuất tấm lợp 3 lớp

CCN Thủy Phương, thị xã Hương Thủy 500 10 Đầu tư

mới

IV Khai thác, chế biến đá xây dựng (Tổng CSCP: 2,273 triệu m3/năm)

CSKT(m3/năm

a Thị xã Hương Trà: (CSCP: 1.330.000 m3/năm)

1 Tiếp tục khai thác mỏ đá Ga Lôi, xã Hương Thọ

Mỏ đá Ga Lôi, xã Hương Thọ, TX. Hương Trà

80.000 0Cấp phép tiếp

2 Cty TNHH Việt NhậtMỏ đá Hải Cát, xã Hương Thọ, TX. Hương Trà

80.000 0 Không Đt thêm

3 Cty CP ĐT TMPTTrường Sơn

Mỏ đá khe Đáy, xã Hương Vân, TX. Hương Trà

150.000 0 Không Đt thêm

4 HTX Xuân LongMỏ đá Bắc khe Ly, xã Hương Thọ, TX. Hương Trà

150.000 0 Không Đt thêm

5Cty TNHH MTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế

Mỏ đá Hương Thọ, xã Hương Thọ, TX. Hương Trà

100.000 0 Không Đt thêm

6 Cty CP Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế

Mỏ đá núi Thông Cung, xã Hương Vân, TX. Hương Trà

40.000 0 -

7 Dự án đầu tư mở rộng mỏ đá núi Thông Cung

Mỏ đá núi Thông Cung, xã Hương Vân, TX. Hương Trà

110.000 10 ĐT mở rộng

8Cty CP QLDA và XDCTThừa Thiên Huế

Mỏ đá Nam Khe Ly, xã Hương Thọ, TX. Hương Trà

90.000 0 Không Đt thêm

9 Cty CP Xây dựng - Giao Mỏ đá Khe Bảng, xã 200.000 0 Không

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 93

Page 94: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Tên cơ sở sản xuất Địa điểm sản xuất CSTKVĐT(Tỷ

VNĐ)Ghi chú

thông Thừa Thiên Huế Hương Vân, TX. Hương Trà Đt thêm

10 Cty CP Khai thác đá và xây dựng Hương Bằng

Mỏ đá Hương Bằng, xã Hương Vân, TX. Hương Trà

80.000 0 -

11 Dự án đầu tư mở rộng mỏ đá Hương Bằng

Mỏ đá Hương Bằng, xã Hương Vân, TX. Hương Trà

50.000 10 ĐT mở rộng

12 Cty CP COXANO– Hương Thọ

Mỏ đá Khe Phen, xã Hương Thọ, TX. Hương Trà

150.000 0 Không Đt thêm

13 Cty TNHH nhà nước MTV Khoáng sản Huế

Mỏ đá Ba Trại, xã Hương Bình, TX. Hương Trà

50.000 0 Không Đt thêm

b Huyện Phú Lộc: (CSCP: 433.000 m3/năm)

1 Cty CP VLXD Lộc Điền Mỏ đá Lộc Điền, xã Lộc Điền, H. Phú Lộc 75.000 0

Không ĐT

thêm

2 Cty CP Hưng ViệtMỏ đá Lộc Hòa, xã Lộc Hòa.H. Phú Lộc

100.000 0Không

ĐT thêm

3 Cty CP Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế

Núi mỏ Diều, xã Lộc Thủy, H. Phú Lộc 60.000 0

Không ĐT

thêm

4 Cty CP Xây dựng vàVLXD Chân Mây

Mỏ đá Thừa Lưu, xã Lộc Tiến, H. Phú Lộc 48.000 0

Không ĐT

thêm

5 Dự án khai thác mỏ đá xã Lộc Điển

Mỏ đá khu vực xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc 150.000 30 CPKT

mới

c Huyện Nam Đông: (CSCP: 290.000 m3/năm)

1 Cty CP PTT. Thừa Thiên Huế

Mỏ đá thôn Phú Mâu, xã Hương Phú, H. Nam Đông

40.000 0 Không ĐT mới

2 Cty TNHH Tập đoàn Sơn Hải

Khu vực thác Trượt. xã Hương Phú. H. Nam Đông

75.000 0 Không ĐT mới

3 Cty CP Tập đoàn Trường Thịnh

Xã Thương Long, H. Nam Đông 75.000 0 Không

ĐT mới

4 Dự án khai thác đá huyện Nam Đông

Khu vực …. , huyện Nam Đông 100.000 20 CPKT

mới

d Huyện A Lưới: (CSCP: 220.000 m3/năm)

1 Cty CP Khoáng sản Mỏ đá Hưng Thịnh, xã 40.000 0 Không

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 94

Page 95: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Tên cơ sở sản xuất Địa điểm sản xuất CSTKVĐT(Tỷ

VNĐ)Ghi chú

VINAS A Lưới Hương Phong, H. A Lưới

ĐT thêm

2 Cty TNHH Tuấn Vũ Suối A Ràng, xã Sơn Thủy, H. A Lưới 40.000 0

Không ĐT

thêm

3 DNTN Thanh Bình An Mỏ đá Sơn Thủy,xã Sơn Thủy, H. A Lưới 40.000 0

Không ĐT

thêm

4Dự án khai thác đá tại các khu vực trên địa bàn huyện A Lưới

Các khu vực …, huyện A Lưới 100.000 20 CPKT

mới

V Khai thác cát xây dựng: (Tổng CSCP: 1.755.355 m3/năm)

CSCP(m3/năm)

1 DNTN Phú VĩnhBãi bồi cát sỏi thôn Hạ, xã Thủy Bằng, TX Hương Thủy

19.000 0Không

ĐT thêm

2 Cty TNHH MTV XD & GT Tuấn Hải

Bãi bồi Lai Bằng, P. Hương Vân, TX. Hương Thủy

22.000 0Không

ĐT thêm

3 DNTN Tuyết LiêmBãi bồi cát sỏi thôn Hạ, xã Thủy Bằng, TX. Hương Thủy

21.450 0Không

ĐT thêm

4 Cty CP Châu Thành Phát

Bãi bồi Lương Quán, P. Thủy Biều, TP. Huế 17.000 0

Không ĐT

thêm

5 Cty CP XD 939 Bãi bồi Lương Quán, P. Thủy Biều, TP. Huế 19.200 0

Không ĐT

thêm

6 HTX Niềm tin Trường Sơn

Bãi bồi thôn 1&2 xã Hồng Quảng, H. A Lưới 10.000 0

Không ĐT

thêm

7 Cty CP VLXD 368Bãi Trằm, thôn Thủy Dương, xã Lộc Tiến, H. Phú Lộc

20.000 0Không

ĐT thêm

8 Cty CP TM&DV Hồng Phát

Bãi bồi Lương Quán, P. Thủy Biều. TP. Huế 11.900 0

Không ĐT

thêm

9 Cty CP VLXD 368 Bãi Trằm, xã Lộc Tiến, H. Phú Lộc 20.000 0

Không ĐT

thêm

10Dự án khai thác cát bãi bồi Lương Quán, P. Thủy Biểu

Bãi bồi Lương Quán, P. Thủy Biểu, thành phố Huế

123.600 10 CPKT mới

11 Dự án khai thác cát bãi thôn Thanh Vân, xã Dương Hòa

Bãi Thôn Thanh Vân (Bãi cầu Thăng Long), xã Dương Hòa, thị xã

210.000 20 CPKT mới

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 95

Page 96: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Tên cơ sở sản xuất Địa điểm sản xuất CSTKVĐT(Tỷ

VNĐ)Ghi chú

Hương Thủy

12 Dự án khai thác cát bãi Thôn Hạ, xã Dương Hòa

Bãi Thôn Hạ (Bãi Cầu Tràu), xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy

65.000 5 CPKT mới

13Dự án khai thác cát bến đò thôn Hộ, xã Dương Hòa

Bãi bến đò thôn Hộ, xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy

25.000 2 CPKT mới

14Dự án khai thác cát bãi bồi Cặp Đồng Mụ Nọ, xã Phong Mỹ

Bãi bồi Cặp Đồng Mụ Nọ, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền

120.000 10 CPKT mới

15Dự án khai thác cát bãi bồi thôn Cổ Bi, xã Phong Sơn

Bãi bồi thôn Cổ Bi, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền

92.000 10 CPKT mới

16Dự án khai thác cát bãi bồi Đội 4 Tân Mỹ, xã Phong Mỹ

Bãi bồi Đội 4 Tân Mỹ, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền

52.000 5 CPKT mới

17Dự án khai thác cát bãi bồi Phú Kinh, xã Phong Mỹ

Bãi bồi Phú Kinh, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền

55.000 5 CPKT mới

18Dự án khai thác cát bãi bồi Huỳnh Trúc (Ông Niên), xã Phong Mỹ

Bãi bồi Huỳnh Trúc (Ông Niên), xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền

60.000 5 CPKT mới

19Dự án khai thác cát bãi bồi Ông Ô, xã Phong Mỹ

Bãi bồi Ông Ô, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền

4.000 0,5 CPKT mới

20Dự án khai thác cát bãi bồi thôn Lại Bằng, phường Hương Vân

Bãi bồi thôn Lại Bằng, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà

70.000 7 CPKT mới

21Dự án khai thác bãi bồi thôn Bác Vọng Đông, xã Quảng Phú

Bãi bồi thôn Bác Vọng Đông, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền

130.000 12 CPKT mói

22Dự án khai thác cát bãi Gầm (Khe Con), xã Lộc Hòa

Bãi Gầm (Khe Con), xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc

1.600 0,5 CPKT mới

23Dự án khai thác cát bãi bồi Hà, thôn 2, xã Lộc Hòa

Bãi bồi Hà, thôn 2, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc

7.200 1 CPKT mới

24Dự án khai thác cát bãi bồi 3 khe, thôn 2, xã Xuân Lộc

Bãi bồi 3 khe, thôn 2, xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc

4.600 1 CPKT mới

25Dự án khai thác cát bãi cầu Leno, thị trấn Khe Tre

Bãi cầu Leno, thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông

1.000 0,1 CPKT mới

26Dự án khai thác cát bãi Quanh Hom, xã Hương Sơn

Bãi Quanh Hom, xã Hương Sơn, huyện Nam Đông

1.400 0,12 CPKT mới

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 96

Page 97: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Tên cơ sở sản xuất Địa điểm sản xuất CSTKVĐT(Tỷ

VNĐ)Ghi chú

27 Dự án khai thác cát bãi Ta Rí, xã Hương Hữu

Bãi Ta Rí, xã Hương Hữu, huyện Nam Đông 1.200 0,11 CPKT

mới

28 Dự án khai thác cát bãi A Rơn, xã Thượng Long

Bãi A Rơn, xã Thượng Long, huyện Nam Đông 1.200 0,11 CPKT

mới

29 Dự án khai thác cát bãi bồi thôn 5, xã Hồng Kim

Bãi bồi thôn 5, xã Hồng Kim, huyện A Lưới 5.000 1,00 CPKT

mới

30Dự án khai thác cát bãi bồi thôn A Sốc, xã Hồng Bắc

Bãi bồi thôn A Sốc, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới

3.800 0,70 CPKT mới

31Dự án khai thác cát bãi bồi thôn Đụt, xã Hồng Trung

Bãi bồi thôn Đụt, xã Hồng Trung, huyện A Lưới

3.600 0,70 CPKT mới

32Dự án khai thác cát bãi bồi thôn Chai, xã Đông Sơn

Bãi bồi thôn Chai, xã Đông Sơn, huyện A Lưới

400 0,10 CPKT mới

33Dự án khai thác cát bãi bồi thôn Ta Rá, xã Hương Nguyên

Bãi bồi thôn Ta Rá, xã Hương Nguyên, huyện A Lưới

600 0,12 CPKT mới

34 Dự án khai thác cát lòng sông Bồ (đoạn 1)

Đoạn lòng sông từ điểm cách lòng hồ thủy điện Hương Điền 6km đến cầu An Lỗ (cách cầu 500m)

111.200 10,00 CPKT mới

35 Dự án khai thác cát lòng sông Bồ (đoạn 2)

Đoạn lòng sông từ cầu An Lỗ (cách cầu 500m) đến ngã ba sông Hai Nhánh (Bác Vọng)

187.000 17,00 CPKT mới

36 Dự án khai thác cát lòng sông Tả Trạch

Đoạn sông từ khu vực cách cầu Tuần khoảng 2,6km đến bãi bồi thôn Thanh Vân - xã Dương Hoà - thị xã Hương Thuỷ

208.000 20,00 CPKT mới

37 Dự án khai thác cát lòng sông Ô Lâu

Đoạn sông khảo sát thuộc địa phận xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền - huyện Phong Điền

50.400 5,00 CPKT mới

VI Vật liệu ôp lát

a Đá ôp lát: ( Tổng CS: 400.000 m2/năm) m2/năm

1Công ty cổ phần Khai thác đá Thừa Thiên – Huế

mỏ đá Granite đen thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc

150.000 0Không

ĐT thêm

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 97

Page 98: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Tên cơ sở sản xuất Địa điểm sản xuất CSTKVĐT(Tỷ

VNĐ)Ghi chú

2 Cty CP khai thác đá và xây dựng Hương Bằng

mỏ đá tại xã Hương Vân, TX. Hương Trà 100.000 0

Không ĐT

thêm

3 Cty CP VLXD Lộc Điền mỏ đá Lộc Điền, xã Lộc Điền, H. Phú Lộc 100.000 0

Không ĐT

thêm

4Cty CP Đầu tư Vạn Xuân Huế và cty CPĐT Hà Tuyên

thôn Bát Sơn, xã Lộc Điền, H. Phú Lộc - 0

Hoàn thành ĐT

5 Cty TNHH Thạch Phú Hưng

xã Hưng Hòa, H. Nam Đông 50.000 0

Không ĐT

thêm

b Gạch gôm ôp lát: (Tổng CSTK: 16,5 triệu m2/năm)

Triệu m2/năm

6Cty CP XD & SXVL số 7 thuộc TCT Xây dựngmiền Trung

KCN Phú Bài, TX. Hương Thủy 1,0 0

Không ĐT

thêm

7 Cty CP Sài Gòn Đại Lợi KCN Phú Bài, TX. Hương Thủy 1,0 0

Không ĐT

thêm

8 Cty CP khoáng sản gạch men Thừa Thiên Huế

KCN Phú Bài, TX. Hương Thủy 2,5 0

Không ĐT

thêm

9 TNHH Vitto Phú Lộc KCN La Sơn, H. Phú Lộc 12,0 0

Không ĐT

thêm

c Gạch lát terrazzo: (CSTK: 4 triệu viên/năm ~ 640.000 m2/năm)

Triệu viên/năm

10 Công ty CP Long Thọ CCN Thủy Phương, TX. Hương Thủy 2,0 0

Không ĐT

thêm

11 Công ty TNHH Đồng Tâmtổ 12, phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy

2,0 0Không

ĐT thêm

VII Sản xuất bê tông: (Tổng CS: 1.585.000 m3/năm) Nghìn m3/năm

1 Cty CP Trường Phú

CCN Tứ Hạ, TX. Hương Trà 650 0

Không ĐT

thêmP. Thủy Phương, TX. Hương Thủy

2 Cty cổ phần Bê tông & xây dựng Thừa Thiên Huế

CCN Tứ Hạ, TX. Hương Trà 400 0

Không ĐT

thêmTP. Huế

3 Cty CP Xây dựng – giao P. Vỹ Dạ, TP. Huế 100 0 Không

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 98

Page 99: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Tên cơ sở sản xuất Địa điểm sản xuất CSTKVĐT(Tỷ

VNĐ)Ghi chú

thông Thừa Thiên Huế ĐT thêm

4 Cty CP Đầu tư kinh doanh nhà Thành Đạt

khu công nghiệp và làng nghề Thủy Phương – Thị xã Hương Thủy

250 0Không

ĐT thêm

5 Cty CP Phương Minh CCN Tứ Hạ, TX. Hương Trà 50 0

Không ĐT

thêm

6 Cty cổ phần Bê tông & xây dựng Thừa Thiên Huế

CCN Tứ Hạ, TX. Hương Trà 35 0

Không ĐT

thêm

7 Cty CP Xây dựng – giao thông Thừa Thiên Huế P. Vỹ Dạ, TP. Huế 100 0

Không ĐT

thêm

VIII Sản xuất men Frit: (Tổng công suất: 205.000 tấn/năm) tấn/năm

1 Công ty cổ phần Prime Phong Điền

KCN Phong Điền, huyện Phong Điền 40.000 0

Không ĐT

thêm

2 Cty CP tập đoàn Việt Phương

KCN Phong Điền, H. Phong Điền 30.000 0

Không ĐT

thêm

3 Cty TNHH Vitto KCN La Sơn, H. Phú Lộc 30.000 0

Không ĐT

thêm

4 Cty CP Frit Huế KCN Phú Bài, TX. Hương Thủy 65.000 0

Không ĐT

thêm

5 Cty CP Silica FCI KCN Phú Bài, TX. Hương Thủy 40.000 0

Không ĐT

thêm

IX Khai thác đất san lấp CSKT(m3/năm)

1 Cty TNHH Trường Thịnh

Đồi Vũng Nhựa, Thị trấn Phong Điền, H. Phong Điền

50.000 0Không

ĐT thêm

2 Cty TNHH XD Bảo Thái

Phương Hợp, xã Phong An, H. Phong Điền 50.000 0

Không ĐT

thêm

3 Cty CP ĐT và XD Việt Long

Đồi Kiền Kiền, xã Phong Thu, H. Phong Điền

50.000 0Không

ĐT thêm

4 Cty CP Lâm Nghiệp 1-5KV Phương Hợp, xã Phong An, H. Phong Điền

71.500 0Không

ĐT thêm

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 99

Page 100: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

TT Tên cơ sở sản xuất Địa điểm sản xuất CSTKVĐT(Tỷ

VNĐ)Ghi chú

5 Cty CP TVXD TMDV Nhật Thu

Đồi Kiền Kiền, xã Phong Thu, H. Phong Điền

48.220 0Không

ĐT thêm

6 Cty TNHH Tân Bảo Thạnh

Khe Băng, xã Hương Vân,TX. Hương Trà

30.000 0Không

ĐT thêm

7 Cty TNHH Phúc ThịnhKhe Băng, xã Hương Vân,TX. Hương Trà

33.700 0Không

ĐT thêm

8 Cty TNHH Hoàng Ngọc

Trốc Voi, Phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy 50.000 0

Không ĐT

thêm

9 Cty TNHH XD Đồng Tâm

Vùng đồi phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy

65.000 0Không

ĐT thêm

10 Cty TNHH Lộc Lợi Vùng đồi xã Lộc Bình, H. Phú Lộc 25.800 0

Không ĐT

thêm

11 Cty TNHH Thành LongKhu vực đồi KM3, tỉnh lộ 14B, xã Lộc Sơn, H. Phú Lộc

24.000 0Không

ĐT thêm

12 DNTN Phú Lộc Khu vực núi Quện, xã Lộc Bình, H. Phú Lộc 75.000 0

Không ĐT

thêmTổng vốn đầu tư (tỷ đồng) 289,06

Phương án quy hoạch đã xác định phương án đầu tư: ổn định sản xuất hoặc đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất đối với các cơ sở hiện có, cũng như xây dựng mới các cơ sở sản xuất đối với từng chủng loại VLXD.

2. Giá trị sản xuất VLXD:Thực hiện phương án quy hoạch VLXD đã đề xuất thì đến năm 2010 ngành công

nghiệp VLXD của tỉnh có giá trị sản xuất là 3.081,58 tỷ đồng (tính theo giá hiện hành), gấp khoảng 3,5 lần so với hiện nay. Như vậy, khả năng đóng góp vào ngân sách của tỉnh sẽ tăng lên tương ứng. Đó là một cố gắng to lớn của ngành VLXD góp phần vào cân đối thu chi ngân sách và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất công nghiệp VLXD của Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Chủng loại VLXD Đơn vị Năm 20201 - Xi măng Tỷ đồng 5.9542 - Vật liệu xây: Tỷ đồng

+ Gạch nung Tỷ đồng 400 + Gạch không nung Tỷ đồng 264 - 297

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 100

Page 101: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Chủng loại VLXD Đơn vị Năm 20203 - Vật liệu lợp Tỷ đồng

+ Ngói màu xi măng cát Tỷ đồng 78 + Tấm lợp AC Tỷ đồng 94,5 + Tấm lợp kim loại 3 lớp Tỷ đồng 50,0

4 - Đá xây dựng Tỷ đồng 681,95 - Cát xây dựng Tỷ đồng 175,5366 - Vật liệu ốp lát Tỷ đồng

+ Đá ốp lát Tỷ đồng 100+ Gạch gốm ốp lát Tỷ đồng 3.300+ Gạch terrazzo Tỷ đồng 51,20

7 - Bê tông Tỷ đồng 1.9028 - Frit Tỷ đồng 205

Tổng Tỷ đồng 7.302,136 -7.335,136

4.3. Nhu cầu vôn đầu tư phát triển:Để thực hiện được phương án quy hoạch phát triển VLXD trên, ngành công nghiệp

VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng, đầu tư xây dựng mới một số dự án như đã thống kê ở bảng … với số vốn đầu tư ước tính từ nay đến năm 2020 khoảng 289 tỷ đồng.

4.4. Nhu cầu lao động:Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhu cầu lao động tăng thêm cho ngành VLXD

khoảng 1.000 người (không kể nhu cầu lao động cho các cơ sở đang xây dựng), đây là lực lượng lao động có kỹ thuật tham gia sản xuất VLXD trên dây chuyền công nghiệp. Ngoài ra, còn hàng trăm lao động tham gia sản xuất VLXD theo thời vụ với mục đích kinh doanh hoặc tự sản tự tiêu trong từng hộ gia đình, nhất là trong sản xuất gạch không nung, sản xuất đá chẻ và khai thác cát suối tại các huyện miền núi, cùng với hàng ngàn lao động tham gia kinh doanh sản phẩm VLXD ở khắp các vùng đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, so với nhu cầu to lớn của xã hội về lao động và việc làm thì đóng góp đó của ngành VLXD còn rất khiêm tốn, song cũng là cố gắng to lớn của ngành để tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động ngành công nghiệp VLXD nói riêng và lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân của Thừa Thiên Huế nói chung.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VLXD ĐẾN NĂM 20301. Những cơ sở định hướng phát triển

Phát triển sản xuất theo quy hoạch thì đến năm 2020 ngành VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đã sản xuất được một số chủng loại VLXD có chất lượng tốt, đáp ứng được cơ bản nhu cầu xây dựng trên địa bàn, xuất sang các tỉnh lân cận và một phần xuất khẩu. Tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất VLXD trong nước và trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu mới góp phần đa dạng hóa các chủng loại, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, đô thị của Thừa Thiên Huế được xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Dự kiến đến năm 2030 công nghiệp Thừa Thiên Huế sẽ bao gồm nhiều ngành, nghề sản xuất các sản phẩm có

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 101

Page 102: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp của các nước trong khu vực và thế giới.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và nhu cầu VLXD còn có xu hướng tăng cao do hiện tại chưa được đầu tư và chưa phát triển mạnh. Tuy nhiên do nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, cùng với sự tiến bộ khoa học công nghệ trong nước và trên thế giới, nên nhu cầu sử dụng các loại VLXD chất lượng, tiên tiến, thân thiện môi trường ngày càng lớn. Chính vì vậy đối với công nghiệp sản xuất VLXD tầm nhìn đến năm 2030 cũng phải có những thay đổi phù hợp yêu cầu mới; cụ thể hạn chế phát triển các loại vật liệu xây dựng thông thường, tập trung sản xuất các loại vật liệu mới, vật liệu cao cấp, vật liệu tổng hợp, vật liệu thân thiện môi trường...

Đó là những tiền đề quan trọng, tạo thuận lợi cho ngành sản xuất VLXD của tỉnh phát triển lên một tầm cao mới trong giai đoạn 2021 – 2030.

2. Dự báo nhu cầu đến năm 2030Việc dự báo nhu cầu VLXD cho Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian dài trong

khi quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh và một số quy hoạch ngành khác như quy hoạch đô thị, công nghiệp đến năm 2030 đều đang trong quá trình nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Phát triển VLXD theo phương án quy hoạch đã đề xuất ở trên, đến năm 2020 ngành công nghiệp VLXD của Thừa Thiên Huế đã có một nền tảng tương đối so với các tỉnh trong khu vực. Trong giai đoạn 2021 – 2030 nhu cầu VLXD của Thừa Thiên Huế vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng tính theo phần trăm sẽ không cao như trong giai đoạn từ nay đến 2020, tuy nhiên giá trị tuyệt đối đạt được vẫn lớn. Căn cứ vào xu hướng phát triển chung của cả nước và vùng Nam Trung Bộ, dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu VLXD bình quân của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2021 – 2030 khoảng từ 1 – 2%/năm. Từ đó dự báo nhu cầu VLXD của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 như sau:

Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030Loại VLXD Đơn vị

tinhNăm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Xi măng Triệu tấn 1,250 – 1,300 1,563 - 1,625 1,719 – 1,788Vật liệu xây triệu viên 440 – 450 550 - 562 605 – 618Vật liệu lợp Triệu m2 2,500 – 2,550 3,125 - 3,188 3,438 – 3,507Đá xây dựng Triệu m3 2,250 – 2,300 2,813 - 2,875 3,094 – 3,163Cát xây dựng Triệu m3 1,650 – 1,660 2,063 - 2,075 2,269 – 2,283Gạch ốp lát Triệu m2 4,950 – 5,000 6,188 - 6,250 6,806 – 6,875Sứ vệ sinh Nghìn SP 230 - 235 287 - 293 316– 323Kính xây dựng Triệu m2 1,850 – 1,900 2,313 - 2,375 2,544 – 2,613Đất san lấp Triệu m3 5,0 – 6,0 6,25 – 7,5 6,88 – 8,25

3. Một sô định hướng phát triển+ Sau năm 2020, Thừa Thiên Huế đã xây dựng được nền tảng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, trình độ công nghệ sản xuất VLXD sẽ phát triển tới trình độ cao, đạt được trình độ chung của các nước trong khu vực và thế giới. Trong giai đoạn này một số ngành cơ khí xây dựng, công nghệ xây lắp đã đạt được trình độ cao và có thể hỗ trợ tích cực cho công nghiệp VLXD.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 102

Page 103: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

+ Về chủng loại sản phẩm VLXD sẽ đi vào sản xuất các loại VLXD mới, có chất lượng cao hơn, có khả năng thay thế các loại VLXD truyền thống và các loại vật liệu nhập ngoại, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại chỗ.

3.1. Định hướng về phát triển chủng loại:

Về chủng loại sản phẩm VLXD, sẽ đi vào sản xuất các chủng loại VLXD mới, có chất lượng cao hơn, có khả năng thay thế các loại vật liệu xây dựng truyền thống và các loại VLXD nhập ngoại, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, phục vụ cho các tỉnh thuộc Vùng Trung du miền núi Bắc bộ và xuất khẩu.

- Vật liệu xây: tiếp tục duy trì sản xuất ở những cơ sở còn bảo đảm được nguồn nguyên liệu hoặc gần nguồn cung cấp nguyên liệu, đồng thời đẩy mạnh việc sản xuất các loại vật liệu xây không nung bao gồm: gạch không nung các loại, tấm xây dựng 3D... để từng bước thay thế cho gạch nung và phục vụ công nghiệp hoá xây dựng. Đầu tư sản xuất gạch không nung theo công nghệ tiên tiến, đa dạng về chủng loại sản phẩm, về kích thước, về màu sắc, giúp cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn.

- Vật liệu lợp: Phát triển sản xuất các loại vật liệu lợp nhẹ, bền, có khả năng chống nóng, chống ồn, không bị rêu mốc, các loại vật liệu lợp thông minh cho khả năng lấy ánh sáng...

- Bê tông xây dựng :

+ Phát triển sản xuất bê tông cấu kiện đúc sẵn dự ứng lực (bê tông tấm lớn, ống cống, cột điện ly tâm, cọc móng) đáp ứng cho nhu cầu xây dựng khu nhà cao tầng, giao thông và công nghiệp.

+ Phát triển đa dạng các loại bê tông đặc biệt khác để đáp ứng yêu cầu ngày càng đòi hỏi cao trong xây dựng như : bê tông nhẹ, bê tông nhẹ cường độ cao, bê tông chịu nhiệt, bê tông cách âm, cách nhiệt, bê tông tự đầm, bê tông tự chèn.

+ Phát triển các loại phụ gia cho bê tông để nâng cao các tính năng sử dụng và cường độ của bê tông.

+ Tiếp tục phát triển sản xuất bê tông cấu kiện (Cột điện ly tâm, cọc móng, ống cống, dầm, cột...) đáp ứng nhu cầu xây dựng khu công nghiệp, khu nhà cao tầng, giao thông và các công trình thủy lợi.

- Vật liệu ốp lát : Đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng đá ốp lát cả về mẫu mã và kích thước đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh và các tỉnh trong nước, đẩy mạnh tham gia vào xuất khẩu.

- Vật liệu hợp kim nhôm, nhựa thạch cao. Phát triển sản xuất một số loại :

+ Các loại sản phẩm khung cửa nhôm, khung cửa nhựa với chất lượng cao, đa dạng hơn về kiểu dáng và màu sắc, có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, không bị biến đổi hình dạng, không cong vênh co ngót trong điều kiện thời tiết khí hậu ngoài trời.

+ Tấm hợp kim nhôm phẳng hoặc cong, có trọng lượng nhẹ, độ cứng cao, mặt trong bằng loại nhựa tổng hợp, mặt ngoài phủ lớp hợp kim nhôm mỏng, dùng để ốp trong và ngoài công trình.

+ Tấm trần sản xuất từ các nguyên liệu chính là keo hữu cơ và sợi vải thuỷ tinh có khả năng chống cháy; tấm trần bằng nhôm có màu sắc phong phú, đa dạng về hình thức, nhẹ và có độ bền cao, rất thuận tiện cho việc thi công; tấm trần bằng thạch cao, rất đa dạng về

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 103

Page 104: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

chủng loại, có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống ẩm và chống cháy; tấm trần bằng bông thuỷ tinh, cách âm, cách nhiệt.

- Vật liệu cách âm, cách nhiệt: Phát triển sản xuất các loại vật liệu cách âm, cách nhiệt từ bông sợi khoáng thuỷ tinh, bông gốm và các loại vật liệu cách âm, cách nhiệt đi từ các nguyên liệu vô cơ và hữu cơ khác (cao su lưu hoá, vật liệu calcium silicate, vật liệu aluminum foil và polyum foil).

- Vật liệu vữa xây trát, keo dán gạch: Trong xây dựng hiện đại, rất cần chuyên môn hóa một số sản phẩm phục vụ cho xây dựng để tránh việc vận chuyển nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường và ổn định chất lượng. Một số chủng loại cần phát triển như vữa xây trát trộn sẵn đóng bao, các loại keo dán gạch, dán đá, vữa chít mạch.

3.2. Định hướng về công nghệ:

Về công nghệ sản xuất VLXD sẽ tiếp tục đầu tư đổi mới, đầu tư những công nghệ sản xuất ngang với trình độ tiên tiến của thế giới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các quy định về môi trường; sản xuất được những VLXD chủ yếu cho xây dựng công trình đạt tiêu chuẩn xây dựng trong nước và quốc tế. Ngành công nghiệp VLXD Thừa Thiên Huế tập trung vào các lĩnh vực chế biến sâu với công nghệ và thiết bị hiện đại, các sản phẩm VLXD có chất lượng và giá trị cao; có khả năng cạnh tranh và đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước phát triển.

3.3. Định hướng về tổ chức và phân bố sản xuất:

+ Phát triển sản xuất VLXD với việc hình thành các khu, cụm công nghiệp VLXD tập trung, sản xuất ra nhiều chủng loại VLXD để tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, và hỗ trợ lẫn nhau trong việc đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, trong đầu tư và trang bị các phòng thí nghiệm.

+ Tiếp tục đầu tư các cơ sở sản xuất VLXD tại những khu, cụm công nghiệp VLXD đã hình thành trong giai đoạn đến năm 2020, trong đó sẽ tập trung đầu tư cho những khu, cụm công nghiệp VLXD ở khu vực ngoại thành và ven nội. Tiếp tục hình thành một số khu, cụm công nghiệp VLXD gắn liền với những đô thị và khu công nghiệp tập trung. Tại đây sẽ phát triển một số loại VLXD như các loại gạch không nung, bê tông cấu kiện, bê tông tươi và bê tông bán lắp ghép để phục vụ công nghiệp hoá việc xây lắp, sản xuất và cung cấp tại chỗ, phục vụ cho các chương trình xây dựng nhà ở đô thị, giảm chi phí vận chuyển các loại VLXD đến các công trình xây dựng và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình.

+ Tiếp tục giải toả các cơ sở sản xuất VLXD gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các thị xã, thành phố, thị trấn, các khu đông dân cư, di chuyển vào các khu công nghiệp hoặc ra ngoại thành. Xây dựng các cơ sở sản xuất cấu kiện đúc sẵn, bê tông thương phẩm, vữa xây dựng tại các khu bãi trung chuyển ở ngoại thành. Hạn chế việc đưa vào nội thành các loại vật liệu rời như cát, đá sỏi ... gây ô nhiễm môi trường.

*

* *

Định hướng phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 sẽ đưa ngành công nghiệp VLXD Thừa Thiên Huế thành ngành công nghiệp có quy mô khá, mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao, sản xuất được nhiều chủng loại vật liệu xây dựng mới, có giá trị kinh tế cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với kiến trúc xây dựng hiện đại, tiến kịp với trình độ của các nước trong khu vực. Tuy nhiên quá trình sản xuất VLXD cần chú trọng tới khâu bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là các khu vực có liên quan tới di tích lịch sử, văn hóa, du lịch và quốc phòng.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 104

Page 105: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

Phần thứ tư

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU1.Giải pháp về vôn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc phát triển sản xuất VLXD.

Như đã tính toán, nhu cầu về vốn đầu tư để phát triển sản xuất VLXD ở Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2016 - 2020 là 289 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất VLXD ở Thừa Thiên - Huế không lớn; tuy nhiên, để giải quyết vấn đề vốn cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế trên địa bàn, cộng với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước.

Các dự án đầu tư cho sản xuất VLXD nói chung không thuộc phạm vi điều chỉnh của nguồn vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cũng như vốn thuộc quĩ hỗ trợ đầu tư quốc gia. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng rất hạn chế vì lĩnh vực VLXD không có sức hấp dẫn nhiều đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư chủ yếu để thực hiện mục tiêu quy hoạch là nguồn vốn huy động từ các nguồn đầu tư trong nước với mọi thành phần kinh tế.

Huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước: đầu tư trong nước vào ngành VLXD tuy tăng nhanh trong thời gian gần đây nhưng vẫn còn hạn chế về quy mô và trình độ công nghệ, do khả năng vốn không lớn, thủ tục chính sách còn bất cập nên các nhà đầu tư trong nước gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với vốn vay Ngân hàng, nhiều doanh nghiệp phải huy động nguồn vốn phi chính thức, lãi suất cao, nhiều rủi ro để hoạt động. Cần sớm hình thành quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ đóng góp của các hiệp hội giúp các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất. Cần có chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho những doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất lạc hậu, ô nhiễm môi trường sang các công nghệ hiện đại. Riêng đối với phát triển sản xuất VLX không nung cần có chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi cho doanh nghiệp. Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong đơn vị, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh bỏ vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết, đóng góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.

Song song với việc giải quyết tốt cân đối về tài chính, cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó quan trọng hàng đầu là việc đầu tư xây dựng các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ..., để phục vụ cho việc khai thác, sản xuất và vận chuyển VLXD. Đây là một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định tới sự phát triển sản xuất và mở rộng thị trường VLXD ở trong tỉnh cũng như ra ngoài tỉnh, tạo tiền đề cho việc thực hiện các định hướng quy hoạch VLXD ở tỉnh đã được đề xuất. Đồng thời nhanh chóng hình thành hệ thống trạm và đường dây tải điện tới các huyện lỵ, các khu công nghiệp cũng như hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của các trung tâm công nghiệp VLXD, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và ổn định sản xuất VLXD về lâu dài.

1.1. Giải pháp về thị trường.Thừa Thiên - Huế có quan hệ hàng hoá VLXD với nhiều tỉnh trong vùng trong việc

nhập khẩu các chủng loại VLXD mà tỉnh chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 105

Page 106: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

chưa đáp ứng được nhu cầu về khối lượng cũng như chất lượng, gồm: xi măng, kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát, các sản phẩm VLXD hữu cơ, tiểu ngũ kim xây dựng ..., đồng thời cũng xuất ra ngoài tỉnh một số chủng loại VLXD chủ yếu là đá xây dựng, gạch ngói nung, đá ốp lát... Trong giai đoạn tới cần giữ vững và mở rộng mối quan hệ với thị trường trong nước thông qua các hợp đồng mua bán và liên kết sản xuất, chú trọng vào các mặt hàng VLXD mà tỉnh có khả năng xuất ra ngoài.

Tỉnh cần có biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp tạo mối quan hệ để thâm nhập vào thị trường trong nước giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm VLXD được dễ dàng, đồng thời cùng với các tỉnh bạn, các công ty lớn của Nhà nước xây dựng kế hoạch vận chuyển hàng hoá VLXD giao lưu giữa các vùng trong nước làm cho thị trường VLXD của tỉnh ngày càng rộng mở, hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả đóng góp xứng đáng vào việc xây dựng và phát triển kinh tế ở tỉnh.

Đối với thị trường trong tỉnh cần quan tâm đến các khu vực xây dựng khu đô thị, KCN, CCN tập trung như : thành phố Huế, thị xã Hương Trà, Hương Thủy.... Đồng thời quan tâm đến các vùng nông thôn của các huyện, đặc biệt là địa bàn miền núi thuộc huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, một mặt đẩy mạnh sản xuất VLXD tại chỗ đối với các sản phẩm VLXD thông dụng, mặt khác tổ chức tốt việc cung ứng các sản phẩm VLXD mà các vùng này chưa sản xuất được để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân.

Các doanh nghiệp sản xuất VLXD cần tăng cường công tác tiếp thị, mở các văn phòng đại diện, các đại lý bán hàng ở các khu vực thị trường lớn và thị trường lân cận, các tỉnh khác trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm để thông tin, quảng cáo các sản phẩm VLXD của địa phương. Các doanh nghiệp cần đưa sản phẩm của mình vào xây dựng các công trình văn hoá phúc lợi công cộng, các nhà tình nghĩa và giảm giá bán sản phẩm là cách tốt nhất để thuyết phục người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng nông thôn hiện còn xa lạ với một số chủng loại VLXD cao cấp. Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao gói và các hình thức phục vụ thuận tiện đến tận tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất VLXD cũng hỗ trợ nhau sản xuất và kinh doanh chống chèn ép và cạnh tranh không lành mạnh để cùng nhau tồn tại và phát triển. Cần có hệ thống thông tin về các chuẩn mực thiết kế công trình và tổ chức tốt công tác giám định chất lượng xây dựng để hướng dẫn nhân dân vào sử dụng các sản phẩm VLXD có chất lượng cao, nhằm đảm bảo chất lượng công trình và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm VLXD. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm trang trí và hoàn thiện, như đá ốp lát cần xúc tiến các hoạt động xuất khẩu, như: mở trang Web, quảng cáo trên mạng Internet, cử cán bộ làm công tác xuất khẩu đi các thị trường tiềm năng để giới thiệu sản phẩm, xúc tiến các hợp đồng thương mại, tham gia các cuộc triển lãm chuyên ngành lớn trên thế giới để quảng bá thương hiệu v.v...

1.2. Giải pháp về nguồn lực lao động và Khoa học – công nghệ

Đội ngũ lao động sản xuất VLXD trên địa bàn đòi hỏi có trình độ văn hoá và tay nghề vững vàng, có tác phong lao động công nghiệp và kiến thức về sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Vì vậy, cần có kế hoạch đào tạo kịp thời, đào tạo dưới nhiều hình thức: đào tạo tập trung, đào tạo tại chức, đào tạo theo hợp đồng của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch phối hợp với các trường Đại học, các trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo để xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ KHKT có trình độ đại học trở lên cho ngành VLXD học tại các trường hoặc học tại chức ở tỉnh, bên cạnh cán bộ có chuyên môn về VLXD cần chú trọng đào tạo cán bộ thuộc chuyên ngành tự động hoá, cơ khí ... để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ngành. Đồng

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 106

Page 107: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

thời, cũng chú trọng đào tạo cán bộ địa chất và khai thác mỏ để bổ sung cho các doanh nghiệp có tham gia hoạt động khoáng sản.

Kế hoạch đào tạo nguồn lao động do các dự án tính toán và lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp với đặc thù riêng của mình. Ngoài ra, để thích ứng kịp thời với đòi hỏi của sản xuất, cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng tại chỗ ở các cơ sở sản xuất để nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho công nhân. Lực lượng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý hiện có được đào tạo thêm về kiến thức lý luận, cần được đào tạo lại, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học, makerting, quản trị kinh doanh v.v... để thích ứng với cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ các cán bộ KHKT và công nhân có tay nghề cao về làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất VLXD.

Song song với công tác đào tạo cần tăng cường năng lực phân tích kiểm nghiệm, giám định chất lượng nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm VLXD để giữ cho sản xuất ổn định, đảm bảo chất lượng hàng hoá VLXD trên thị trường.

Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật cần tập trung vào giải quyết những khó khăn trong sản xuất và áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất như nghiên cứu chế tạo các sản phẩm vật liệu xây, lợp không nung từ nguồn nguyên liệu tại chỗ dùng cho xây dựng ở nông thôn v.v... Tỉnh cần hỗ trợ nguồn vốn khoa học công nghệ để tổ chức sản xuất và trình diễn kỹ thuật cho các chủng loại VLXD với qui mô nhỏ, vốn đầu tư ban đầu thấp, như: gạch, ngói không nung, cấu kiện bê tông lắp ghép, v.v... để làm cơ sở nhân rộng ra trên địa bàn.

Thực hiện liên kết với các Viện nghiên cứu về VLXD, các trung tâm tư vấn đầu tư phát triển VLXD ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu các loại VLXD mới, ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất VLXD đặc biệt là các chủng loại VLXD mà tỉnh sẵn có nguồn nguyên liệu, công nghệ tiết kiệm nguyên nhiên liệu trong sản xuất VLXD. Đồng thời, tổ chức các hiệp hội ngành nghề để hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất và điều tiết thị trường, đảm bảo cho thị trường VLXD phát triển bình ổn và vững chắc. Ngoài ra, khoa học – công nghệ cần quan tâm đúng mức tới công tác thông tin, quảng cáo, tuyên truyền những kinh nghiệm sản xuất các loại VLXD thông thường, rẻ tiền, phục vụ cho xây dựng ở các vùng nông thôn trên địa bàn.

1.3. Giải pháp về tổ chức và quản lý.

Tăng cường quản lý Nhà nước về sản xuất và kinh doanh VLXD trên địa bàn. Hiện nay, sản xuất VLXD trên địa bàn do nhiều thành phần kinh tế tham gia, do đó hoạt động rất phân tán, thiếu ổn định mà trong chừng mực nào đó địa phương chưa quản lý được. Vì vậy, cần chuyển đổi cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động hướng vào việc đánh giá thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, giúp cho công tác quản lý Nhà nước theo ngành trên tầm vĩ mô được thông suốt và hiệu quả.

Trong thời gian tới, cần quản lý chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh VLXD trên địa bàn theo đúng luật định của Nhà nước. Vì vậy, Sở Xây dựng cần phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố, thị xã tiến hành kiểm tra tất cả các doanh nghiệp và tư nhân có tham gia hoạt động khai thác TNKS làm VLXD (sét gạch ngói, đá xây dựng, cát xây dựng, ...). Trên cơ sở đó tham mưu cho UBND Tỉnh sắp xếp lại tổ chức sản xuất và xử lý các đơn vị sản xuất vi phạm Luật đất đai, Luật khoáng sản, Luật bảo vệ và phát triển rừng, các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường. Cần đẩy mạnh hoạt động thanh tra chuyên ngành khoáng sản để đảm bảo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh được thông suốt, tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản nhất là công tác hậu kiểm. Tỉnh cần có kế hoạch hỗ trợ kinh phí đối với các địa phương có mỏ để thực hiện công tác bảo vệ và quản lý TNKS ở địa

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 107

Page 108: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

phương, ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép và là đầu mối phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật để làm tốt công tác này.

1.4. Các giải pháp về phục hồi môi trường, phát triển bền vững:

Trong quá trình lập các dự án đầu tư phát triển sản xuất VLXD, khai thác và chế biến khoáng sản làm VLXD cần phải có đánh giá tác động môi trường, đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và nghiêm chỉnh thực hiện theo các giải pháp đã được đề xuất, ký quỹ phục hồi môi trường. Một số giải pháp cụ thể như sau:

- Đối với tài nguyên đất:

Hầu hết các khoáng sản làm VLXD đều được khai thác lộ thiên. Khai thác lộ thiên kéo theo việc tăng diện tích đất đai để mở khai trường, xây dựng bãi chứa khoáng sản, bãi chứa phế thải, hệ thống đường xá qua các kho bãi. Vì vậy, việc giảm diện tích đất đai, đẩy lùi niên hạn sử dụng đất đối với các hoạt động trên và nhanh chóng phục hồi đất để trả lại cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác là cần thiết. Để hoạt động khai thác khoáng sản được tiến hành có hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Việc khai thác khoáng sản cần hạn chế việc sử dụng đất đai với mức thấp nhất.

+ Trước khi khai thác phải nghiên cứu toàn diện thành phần lớp đất trồng (khai thác sét gạch ngói), chọn vị trí lưu đất trồng và biện pháp bảo vệ để hoàn trả lại sau khi khai thác; đồng thời nghiên cứu chọn loại cây, phương pháp trồng cây, chăm sóc cây đã trồng để phục hồi môi trường. Hoặc nghiên cứu chuyển mục đích sử dụng đất làm hồ chứa nước, công viên cây xanh cho khu vực dân cư lân cận.

- Đối với môi trường nước:

Trong sản xuất VLXD cũng như khai thác khoáng sản làm VLXD lượng nước thải gây mức độ ô nhiễm môi trường không lớn. Tuy nhiên, sản xuất bê tông và gạch ngói có lượng nước thải từ quá trình làm nguội thiết bị, rửa vệ sinh thiết bị, phun khử bụi … thường chứa nhiều tạp chất rắn, hàm lượng cặn lơ lửng lớn (500 – 1500 mg/l), độ kiềm cao (pH thường > 8,0), ngoài ra trong nước thải còn chứa nhiều dầu mỡ…Vì vậy, để giảm nhẹ và khắc phục tác động tiêu cực tới môi trường nước cần phải sử dụng công nghệ và thiết bị sản xuất tiên tiến; đồng thời lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bằng các biện pháp đơn giản như : xây bể lắng, hồ chứa, đập chắn… để đáp ứng yêu cầu về chất lượng nước thải khu công nghiệp theo quy định của QCVN 40:2012.

- Đối với môi trường khí :

Ô nhiễm môi trường do khói bụi trong sản xuất VLXD và khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD là rất trầm trọng và phổ biến đối với hầu hết các chủng loại VLXD, nhất là trong khai thác đá, sản xuất gạch ngói... Ô nhiễm khói bụi cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người lao động trực tiếp, đến môi trường sống, cảnh quan thiên nhiên và cũng là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ cho thiết bị, máy móc tại nơi làm việc. Vì vậy, cần được xử lý tích cực để giảm thiểu tới mức thấp nhất lượng khói bụi thải ra môi trường. Cụ thể như sau:

+ Trong khai thác đá xây dựng cần áp dụng phương pháp phun dập bụi bằng nước – khí nén tại nơi đặt dây chuyền chế biến đá, xây dựng đường nội bộ kiên cố, phun nước trên mặt đường về mùa nắng, mùa hanh khô để giảm bụi bốc lên khi xe chạy trên đường. Trang bị khẩu trang và các dụng cụ bảo hộ khác cho công nhân làm việc tại khu vực nhiều bụi như khoan, bốc xúc vận chuyển đá.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 108

Page 109: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

+ Trong sản xuất gạch ngói cần đầu tư các dây chuyền sản xuất có mức độ cơ giới hoá cao và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với nhà máy gạch tuynel cần đầu tư thêm cho xử lý bụi, xây dựng các kho chứa nguyên liệu, thành phẩm. Khuyến khích nhân dân, tạo điều kiện về vốn để họ tập trung đầu tư sản xuất gạch bằng công nghệ tiên tiến nhằm đảm bảo môi trường.

Ngoài các biện pháp trên, trong các cơ sở sản xuất VLXD và khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD cần chú ý cải thiện yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường như : tiếng ồn, độ rung, gia tăng nhiệt độ... Cần thiết kế móng máy đủ khối lượng, sử dụng bê tông cường độ cao, đệm lò xo, cao su chống rung cho các thiết bị công suất lớn và kiểm tra cân bằng khi lắp đặt. Thiết kế nhà xưởng đảm bảo thông thoáng, áp dụng biện pháp thông gió tự nhiên kết hợp với thông gió cưỡng bức, vệ sinh nhà xưởng, kho bãi thường xuyên để thu gom sản phẩm và nguyên liệu rơi vãi tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động.

Tóm lại giải pháp bảo vệ môi trường cần phải được cơ quan quản lý Nhà nước giám sát chặt chẽ, và việc thực hiện tự giác, nghiêm chỉnh của các cơ quan cơ sở sản xuất về các quy định bảo vệ môi trường, khi đó ngành công nghiệp VLXD Thừa Thiên - Huế sẽ phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội. Đẩy mạnh công tác chuẩn bị đầu tư và điều tra cơ bản để phục vụ cho yêu cầu phát triển VLXD trên địa bàn bằng các dự án cụ thể.

Trước mắt các doanh nghiệp sản xuất VLXD của trung ương và địa phương trên địa bàn cần tập trung tiền vốn và nhân lực, tiến hành khảo sát địa chất, khảo sát cơ sở hạ tầng kỹ thuật để lựa chọn địa điểm cho các dự án sản xuất đã có quy hoạch. Trên cơ sở đó, xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy cao, làm căn cứ cho việc tuyên truyền, quảng cáo, tổ chức các hội nghị, hội thảo để kêu gọi các đối tác thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất VLXD ở tỉnh.

Hoàn thiện, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác các loại khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó đẩy mạnh việc đầu tư điều tra, thăm dò xác định trữ lượng, chất lượng các mỏ khoáng sản nằm trong quy hoạch, nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nguyên vật liệu đầu vào cho các lĩnh vực sản xuất VLXD trong giai đoạn tới

Trên cơ sở đó, đánh giá lại toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn về nguồn nguyên liệu làm VLXD trên toàn địa bàn, chuẩn bị cho việc hoạch định chiến lược phát triển ngành trong các giai đoạn sau. Song song với việc điều tra khảo sát về tiềm năng khoáng sản làm VLXD, cần triển khai ngay quy hoạch sử dụng các mỏ tài nguyên trên địa bàn để phân chia ranh giới khu vực khai thác, xác định đúng mục đích sử dụng và thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, tránh khai thác bừa bãi gây ra lãng phí, hoặc khai thác tài nguyên xâm phạm vào đất đai canh tác nông, lâm nghiệp, cảnh quan thiên nhiên.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:Để thực hiện tốt mục tiêu và phương án quy hoạch đề ra, việc tổ chức thực hiện quy

hoạch là một trong những giải pháp có tính chất quyết định. Việc tổ chức thực hiện quy hoạch đòi hỏi có sự quan tâm, đóng góp của ngành, các cấp, các địa phương trong tỉnh. Cụ thể:

- Sở Xây dựng:

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 109

Page 110: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

+ Tổ chức công bố Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, để các ngành, các cấp, các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh có căn cứ thực hiện.

+ Quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách để phát triển ổn định và bền vững cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra giám sát tình hình triển khai quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh hàng năm và đột xuất.

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện xoá bỏ lò gạch thủ công theo đúng kế hoạch của tỉnh và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành vật liệu xây dựng.

+ Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung, sửa đổi các qui định nhằm đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác và kiểm tra, giám sát việc khai thác tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo thẩm quyền.

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng.

- Sở Công thương:

+ Đề xuất hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại và các cơ chế chính sách liên quan đến công tác phát triển thị trường VLXD trong và ngoài tỉnh và xuất khẩu.

- Sở Khoa học và công nghệ:

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức các hoạt động về khoa học công nghệ, giới thiệu các công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) tiên tiến, hiện đại đến các nhà đầu tư; hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn dây chuyền sản xuất, công nghệ đảm bảo về môi trường, phù hợp với quy mô sản xuất, ưu tiên lựa chọn thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được. Chủ động xây dựng, đề xuất các chế độ chính sách ưu đãi về nghiên cứu khoa học phát triển VLXD, ứng dụng, chuyển giao công nghệ hiện đại, đảm bảo môi trường.

+ Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư sản xuất VLXD đổi mới công nghệ, đầu tư công nghệ mới, chuyển giao công nghệ, các dự án sản xuất thử nghiệm ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực VLXD, chế tạo thiết bị sản xuất VLXD được hưởng các ưu đãi của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương, áp dụng ưu đãi về chuyển giao công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ;

+ Ưu tiên bố trí kinh phí cho các dự án, đề tài nghiên cứu công nghệ sản xuất VLXD và sản xuất thiết bị cho sản xuất VLXD, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực VLXD tham gia Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2016-2020”.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục thuế và Ngân hàng Nhà nước của tỉnh:

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 110

Page 111: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

+ Nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế hỗ trợ vốn có hiệu quả cho các dự án đầu tư về vật liệu xây dựng.

+ Nghiên cứu đề xuất chính sách về thuế tài nguyên trong đó có thuế tài nguyên đất sét sản xuất gạch ngói nung, để giảm dần việc khai thác đất, bảo vệ môi trường và xây dựng chính sách ưu đãi tạo điều kiện phát triển vật liệu không nung phù hợp với thực tế của tỉnh.

- Các Sở, ban, ngành liên quan :

Với chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố, thị xã tham gia, đề xuất giải quyết các vụ việc liên quan đến công tác quản lý Quy hoạch phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh.

- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh và các xã, phường, thị trấn:

+ Quản lý, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn theo đúng quy hoạch, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của địa phương.

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy hoạch tại địa phương và định kỳ hàng năm báo cáo về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.

+ Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động, an ninh trật tự tại các khu vực có khoáng sản làm VLXD và có cơ sở sản xuất VLXD theo quy định của pháp luật và của UBND Tỉnh. Giải quyết theo thẩm quyền quy định các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan cho các tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại địa phương. Đặc biệt chú trọng việc rà soát, kiểm tra, tuyên truyền vận động và ban hành kế hoạch thực hiện lộ trình xóa bỏ sản xuất gạch ngói nung thủ công và việc sử dụng đất sét làm gạch ngói trên địa bàn.

- Các doanh nghiệp sản xuất và khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD:

+ Các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trên cơ sở pháp luật ban hành. Đặc biệt phải thường xuyên quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. Đối với các cơ sở khai thác tài nguyên phải thực hiện hoàn nguyên môi trường hàng năm hoặc trong từng thời gian khai thác.

+ Các doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản và sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh phải có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị về Sở Xây dựng để thực hiện chức năng quản lý ngành dọc.

+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về khoáng sản, đất đai, đầu tư, bảo vệ môi trường,... trong quá trình được cấp phép khai thác.

KẾT LUẬN

Quy hoạch phát triển công nghiệp VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã căn cứ vào thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh, căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực có thể thúc đẩy sự phát triển sản xuất và mở rộng thị trường VLXD trên địa bàn Thừa Thiên Huế cũng như những khu vực lân cận để xác định mục tiêu, quan điểm phát triển, xác định phương án phát triển, phân bố sản xuất các loại VLXD đến năm 2020 nhằm thỏa mãn phần nào nhu cầu VLXD cho xây dựng của tỉnh, tạo thế giao lưu

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 111

Page 112: Môc lôc - Thừa Thiên-Huế Province · Web viewMùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường

để tái đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng giàu đẹp.

Dự án đã đề xuất nhiều công trình sản xuất VLXD chủ yếu cần được đầu tư mở rộng, cải tạo hoặc xây dựng mới. Đây là những cơ sở có quy mô vừa, có công nghệ sản xuất tương đối tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất VLXD hiện có cũng sẽ được nâng cấp về công nghệ để khỏi lạc hậu trong quá trình chuyển biến của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Những đề xuất này đã căn cứ vào những lợi thế cũng như những nguồn lực sẵn có hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ xuất hiện những yếu tố mới ảnh hưởng đến sự phát triển mà ta không thấy trước được, nên quy hoạch VLXD cần tiếp tục được bổ sung hoàn thiện thêm.

Ngành công nghiệp VLXD phát triển phải gắn với sự phát triển nhiều ngành kinh tế khác, trong đó trực tiếp liên quan đến ngành năng lượng, giao thông vận tải, cấp thoát nước, tài chính …. Vì vậy, để dự án có ý nghĩa thực tế và có tính khả thi cần có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan có liên quan để cân đối được nhu cầu năng lượng, vận tải và vốn đầu tư như trong dự án đã nêu ra. Trước mắt, cần có sự thống nhất về quan điểm, chủ trương trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tư thích đáng cho ngành công nghiệp VLXD

Sau khi dự án được phê duyệt, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan đưa nội dung quy hoạch vào kế hoạch 5 năm và hàng năm; đồng thời giao cho Sở Xây dựng chủ trì thực hiện dự án, phổ biến tới các ngành, các cấp, các doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn (thuộc các thành phần kinh tế) để phối hợp triển khai theo phương án quy hoạch đề ra.

Đó là những tiền đề quan trọng để dự án quy hoạch VLXD đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành tỉnh giàu mạnh.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 112