ĐẠi hỌc kinh tẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/nghien cuu cac...

132
ĐẠI HC KINH T- ĐH QGHN KHOA KINH TVÀ KINH DOANH QUỐC TNGHIÊN CỨU KHOA HC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LA CHỌN ĐỊA ĐIỂM PHÂN TÁN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA CÁC MNCs NHẬT VÀO VIỆT NAM Hà Nội, 2016

Upload: others

Post on 09-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐH QGHN

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM PHÂN TÁN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA CÁC

MNCs NHẬT VÀO VIỆT NAM

Hà Nội, 2016

Page 2: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i

DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1

2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...................................... 3

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .......................................................... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................ 4

5. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................... 5

6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ...................................................... 5

7. Kết cấu đề tài ........................................................................................ 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 9

1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ở trong nước

và quốc tế ...................................................................................................... 9

1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở quốc tế ......................................... 9

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................... 18

1.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

nghiên cứu ................................................................................................... 24

CHƯƠNG 2: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG R&D TRONG

CÁC MNCs VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA

CHỌN ĐỊA ĐIỂM PHÂN TÁN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA MNCs NHẬT

TẠI VIỆT NAM .............................................................................................. 25

2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động R&D và phân tán hoạt động R&D

của các MNCs ra nước ngoài ...................................................................... 25

2.1.1 Hoạt động nghiên cứu và triển khai R&D ..................................... 25

2.1.1.1. Khái niệm hoạt động nghiên cứu và triển khai R&D ................ 25

2.1.1.2. Phân loại hoạt động R&D của các MNCs ................................. 26

Page 3: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

2.1.2 Phân tán hoạt động R&D của các MNCs ra nước ngoài .............. 28

2.1.2.1. Khái niệm ....................................................................................... 28

2.1.2.2. Cách thức tổ chức đơn vị phân tán đầu tư R&D ........................... 29

2.1.2.3. Vai trò của phân tán hoạt động R&D của các MNCs ra nước

ngoài. ....................................................................................................... 30

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân tán hoạt động R&D của các

MNCs Nhật. ................................................................................................ 31

2.2.1. Lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm của các

MNCs ....................................................................................................... 31

2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân tán hoạt động R&D

của các MNCs Nhật Bản. ........................................................................ 34

2.2.2.1. Nhóm yếu tố về kinh tế và xã hội. .............................................. 35

2.2.2.2. Nhóm yếu tố về thể chế và luật .................................................. 39

2.2.2.3. Nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng .................................................... 45

2.2.2.4. Nhóm yếu tố từ MNCs ................................................................ 47

2.3. Kinh nghiệm của các nước trong việc áp dụng các biện pháp nhằm thu

hút hoạt động R&D của các MNCs ............................................................ 48

2.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài ............................................................... 48

2.3.1.1. Áp dụng các biện pháp miễn, giảm thuế cho các MNCs khi đầu

tư vào hoạt động R&D ............................................................................ 48

2.3.1.2. Thúc đẩy môi trường kinh doanh thích hợp ............................... 49

2.3.1.3. Biện pháp hỗ trợ về vốn ............................................................. 51

2.3.2. Bài học từ kinh nghiệm nước ngoài .............................................. 52

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC TẾ Ở VIỆT NAM ............................... 54

3.1 Hoạt động phân tán R&D của các MNCs Nhật ................................ 54

3. 2 Hoạt động R&D của các MNCs Nhật tại Việt Nam. ..................... 59

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định phân tán hoạt động R&D của

MNCs Nhật tại Việt Nam ............................................................................ 64

3.3.1. Nhóm yếu tố về kinh tế và xã hội .................................................. 65

Page 4: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

3.3.1.1. Quy mô thị trường ...................................................................... 65

3.3.1.2 Nguồn nhân lực .......................................................................... 66

3.3.1.3. Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới ..................... 72

3.3.2. Nhóm yếu tố về thể chế và luật ..................................................... 73

3.3.2.1. Sự ổn định về mặt thể chế .......................................................... 73

3.3.2.2. Luật pháp và cơ chế chính sách ................................................. 75

3.3.2.3. Thủ tục hành chính ..................................................................... 77

3.3.2.4. Quyền sở hữu trí tuệ ................................................................... 77

3.3.2.5. Xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế ....................................... 79

3.3.3. Nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng .................................................. 80

3.3.3.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ................................................................ 80

3.3.3.2. Cơ sở hạ tầng xã hội .................................................................. 86

3.3.4 Nhóm yếu tố từ MNCs .............................................................. 87

3.4. Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

địa điểm đầu tư R&D của các MNCs Nhật tại Việt Nam. .......................... 88

3.5. Đánh giá chung ................................................................................ 94

CHƯƠNG 4: ................................................................................................. 100

GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GẮN

VỚI R&D TỪ CÁC MNCs NHẬT .............................................................. 100

4.1. Quan điểm .......................................................................................... 100

4.2. Định hướng giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

của Việt Nam trong việc thu hút nguồn đầu tư tập trung vào R&D của

MNCs Nhật nói riêng và các MNCs từ các quốc gia nói chung. .............. 101

4.2.1 Giải pháp cho nhóm yếu tố tác động về thể chế và chính sách ... 101

4.2.2. Giải pháp cho nhóm yếu tố kinh tế và xã hội .............................. 104

4.2.3 Giải pháp cho nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng .......................... 105

4.2.4 Giải pháp từ nhóm yếu tố từ MNCs. ....................................... 106

4.2.5 Giải pháp cho doanh nghiệp nội địa Việt Nam ............................ 107

KẾT LUẬN ................................................................................................... 109

Page 5: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 111

PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... 117

PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... 120

PHỤ LỤC 3 ................................................................................................... 123

Page 6: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Abbreviations Meanings

FDI Foreign direct investment

GDP Gross Domestic Product

IPAs Investment promotion agencies

IPRs Intellectual property rights

MNCs Multinational cooperation

NASSCOM National Association of Software & Service Companies

OECD Organization for Economic Co-operation and

Development

R&D Research and development

S&T Science and Technology

TNC Transnationals cooperation

TRIPS Trade-related Aspects of Intellectual Property Right

UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development

WEF World Economic Forum

WTO World trade organization

Page 7: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Số hiệu Tên bảng

Bảng 3.1 Số lượng công bố khoa học chung giữa các nước

ASEAN và các nước khác trên thế giới

1 Bảng 3.2 Số lượng DN và tỷ lệ đầu tư của Nhật vào Việt Nam

2 Bảng 3.3 Các quốc gia/ khu vực có nhiều nhà đầu tư Nhật

3 Bảng 3.4 Đầu tư trực tiếp từ Nhật vào Việt Nam

4 Bảng 3.5 Giá trị đầu tư cho R&D của Nhật vào Việt Nam

5

Bảng 3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm

phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật tại Việt

Nam

6 Bảng 3.7 GDP Việt Nam năm 2003 - 2013

7 Bảng 3.8 Tổng quan về mật độ sử dụng internet và điện thoại

của một số nước Đông Nam Á

8 Bảng 3.9 Giáo dục đại học và cao đẳng

9 Bảng 3.10 Kết quả phân tích hồi quy

10 Bảng 3.11 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

H1,H2,H3,H4

11 Bảng 3.12

Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố nhóm

yếu tố thể chế và luật

12 Bảng 3.13 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố nhóm

yếu tố kinh tế và xã hội

13 Bảng 3.14 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố nhóm

yếu tố cơ sở hạ tầng

Page 8: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ST

T

Số hiệu Tên hình

1 Hình 2.1 Sơ đồ hoạt động R&D

2 Hình 2.2 Khung lý thuyết các yếu tố quyết định lựa chọn địa điểm

phân tán đầu tư R&D của các MNCs Nhật

3 Hình 3.1 Chi tiêu cho hoạt động R&D của các nước trên thế giới

2015

4 Hình 3.2 Tỷ lệ chi tiêu cho R&D trên GDP của Nhật từ 2006 - 2013

5 Hình 3.3 Chi tiêu cho R&D của từng công ty trong lĩnh vực sản

xuất tương ứng với các khu vực

6 Hình 3.4 Bằng sáng chế ứng dụng với các nhà đồng phát minh ở

các nước ngoài Đông Nam Á năm 2004 - 2008

7 Hình 3.5 Cơ cấu lĩnh vực đầu tư R&D của DN Nhật tại Việt Nam

8 Hình 3.6 Nguồn nhân lực R&D phân theo trình độ và loại hình

doanh nghiệp của Việt Nam

9 Hình 3.7 10 quốc gia có số lượng kỹ sư tốt nghiệp lớn nhất thế giới

10 Hình 3.8 Trình độ tiếng anh ở khu vưc châu Á

11 Hình 3.9 GDP bình quân đầu người một số nước ASEAN

12 Hình 3.10 Mức lương của kỹ sư ngành công nghệ thông tin ở Châu Á

13 Hình 3.11 Cơ cấu nhân lực phân theo trình độ tại Viện HLKHCN Việt

Nam

14 Hình 3.12 Kết quả mô hình lý thuyết

Page 9: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và sự tác động mạnh mẽ

của tiến bộ khoa học công nghệ đã tạo nên những cục diện mới cho nền kinh

tế toàn cầu. Trong đó, các công ty đa quốc gia (MNCs) – với vai trò hết sức

quan trọng trong nền kinh tế thế giới – cũng có những sự thay đổi trong chiến

lược về phân bố các hoạt động của MNCs trong hệ thống tổ chức công ty mẹ

và các chi nhánh: đi từ chiến lược các hoạt động chính tập trung tại trụ sở

chính và các công ty tại nước chủ đầu tư chuyển sang việc phân tán hoạt động

cốt lõi ra các nước chi nhánh thông qua các hình thức mạng lưới sản xuất,

chuyển giao công nghệ và chuyển giao tri thức, giúp nâng cao giá trị trong

chuỗi giá trị toàn cầu của MNCs. Xu hướng đó thúc đẩy quá trình toàn cầu

hóa các hoạt động nghiên cứu và phát triển ( R&D) diễn ra mạnh mẽ hơn.

Thực tế, quá trình toàn cầu hóa R&D không phải mới nhưng tốc độ và

xu hướng chuyển dịch các hoạt động R&D ra nước ngoài của nó mới thực sự

gia tăng trong những năm gần đây, nhằm tận dụng nguồn tài sản bổ sung,

nhân tài và thế mạnh của nước đó ( Dunning Lundan, 2009). Điều này cũng

không ngoại lệ với các MNCs Nhật Bản. Bởi đây là xu thế tất yếu trong giai

đoạn hiện nay xuất phát từ những hạn chế về vị trí địa lý và những thay đổi

của các yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội ( động đất, sóng thần, già hóa

dân số, đồng Yên tăng giá, chi phí lao động cao, những quy định chặt chẽ về

môi trường kinh doanh…) gây thiệt hại cho nền kinh tế Nhật Bản, khiến nhiều

nhà máy bị đóng cửa, sản xuất ngưng trệ, thực trạng này không chỉ ảnh hưởng

đến nền kinh tế Nhật mà còn dẫn tới nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn

cầu. Năm 2014, giá trị chi tiêu cho R&D của các MNCs Nhật đạt 13,586 tỷ

yên ( chiếm 71.6% chi tiêu cho R&D của cả nước này) ( Statistics Bureau,

2015). Tỷ lệ so sánh giữa chi tiêu R&D trong và ngoài nước của Nhật Bản

Page 10: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

2

năm 1989 chỉ đạt 0.7% ( Shimizutani và Todo, 2008); nhưng đã tăng lên

3,01% vào năm 2014.

Một xu hướng đáng quan tâm khác đó là sự trỗi dậy của các nền kinh tế

đang phát triển như một điểm đến cho các hoạt động R&D. Thay vì chủ yếu

các MNCs chọn đầu tư R&D vào các nền kinh tế phát triển với mục đích

truyền thống đầu tư R&D trong chuyển giao công nghệ liên quan đến sản

phẩm và điều kiện thị trường, hỗ trợ đa quốc gia với thị trường địa phương,

thì hiện nay, đầu tư R&D còn có xu hướng tăng bằng cách quan tâm đến các

nền kinh tế mới nổi trên toàn thế giới như một chiến lược để đổi mới nguồn

đầu tư toàn cầu, nâng cao vị trí của các MNCs trong nền kinh tế thế giới. Các

MNCs Nhật Bản quan tâm đặc biệt đến khu vực Đông Nam Á bởi đây là khu

vực chiến lược trong các hoạt động đầu tư của MNCs Nhật minh chứng qua

số liệu dòng FDI của Nhật Bản vào các nước ASEAN tặng nhanh trong những

năm qua. Cụ thể năm 2014, Nhật Bản đầu tư vào ASEAN 23.411 triệu USD,

tập trung ở các nước Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và

Philipin, tăng 73% so với năm 2005 ( JETRO, 2015). Mặt khác, một số

nghiên cứu cũng chỉ ra thực tế là các nước ASEAN có lợi thế trong việc thu

hút các hoạt động R&D của các công ty, tập đoàn Nhật Bản (Tejima, 2002)

Ở Việt Nam hiện nay, thu hút đầu tư nước ngoài vào các hoạt động

R&D đặc biệt là thu hút từ các MNCs Nhật đang là một vấn đề nhận được sự

quan tâm, chú ý không chỉ của giới học thuật mà còn của các nhà hoạch định

chính sách. Vì vậy, đặt ra vấn đề cấp thiết cần hiểu rõ các yếu tố trong quyết

định phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật Bản và mức độ quan trọng

của các yếu tố để có thể có sự chuẩn bị chu đáo và đưa ra các chính sách phù

hợp trong việc thu hút MNCs Nhật nói riêng và các MNCs từ các quốc gia

khác nói chung. Nhằm phân tích, đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố

ảnh hưởng cung cấp thông tin, cơ sở khoa học cho các giải pháp, đề xuất

Page 11: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

3

chính sách phù hợp, hiệu quả, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: ”Nghiên cứu

các yếu tố quyết định tới việc lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của

MNCs Nhật Bản tại Việt Nam”.

2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài là: ”Phân tích và đánh giá các

các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động

R&D của MNCs Nhật tại Việt Nam”.

Để trả lời cho câu hỏi này, đề tài đưa ra những câu hỏi phụ như sau

- Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gắn với R&D là gì?

- Các yếu tố tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm phân

tán R&D của các MNCs nói chung?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm phân

tán R&D của các MNCs Nhật Bản?

- Mô hình phù hợp được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng

đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán R&D của các TNCs

Nhật?

- Kiến nghị giải pháp cho Việt Nam thu hút FDI gắn với R&D của

các MNCs tiềm năng Nhật Bản?

Giả thuyết nghiên cứu:

- H1: Nhóm yếu tố kinh tế và xã hội có mối tương quan thuận với

quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các

MNCs Nhật tại Việt Nam

- H2: Nhóm yếu tố thể chế và luật có mối tương quan thuận với quyết

định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs

Nhật tại Việt Nam

Page 12: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

4

- H3: Nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng có mối tương quan thuận với quyết

định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs

Nhật tại Việt Nam

- H4: Nhóm yếu tố từ MNCs có mối tương quan thuận với quyết định

lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật tại

Việt Nam

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở vận dụng lý luận về R&D, phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs

Nhật Bản, đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố đó đến quyết định lựa

chọn của MNCs Nhật ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi đề

tài đặt ra, từ đó đưa ra được một số giải pháp cơ bản nhằm giúp Việt Nam có

thể thu hút được đầu tư cho hoạt động R&D của MNCs Nhật.

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động R&D

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm

phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật

- Xây dựng mô hình phù hợp về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

lựa chọn địa điểm này tại Việt Nam

- Đưa ra một số hàm ý cho chính phủ và giải pháp cho Việt Nam

nhằm thu hút FDI gắn với R&D của các MNCs Nhật Bản trong thời

gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Page 13: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

5

Đề tài nghiên cứu về các MNCs Nhật Bản, gắn với những quyết định

lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D tại Việt Nam nói riêng cũng như

mức độ quan trọng của các nhân tố đó.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2001-2014, đặc biệt tập trung

vào giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2012

Phạm vi không gian tiến hành nghiên cứu các nước: Việt Nam. Đề tài

trước hết là phỏng vấn chuyên sâu các tập đoàn Nhật Bản lớn đã và đang có

các dự án R&D tại Việt Nam như Toyota, Nissan, Panasonic.... Ngoài số liệu

sơ cấp thu thập trực tiếp từ điều tra khảo sát các tập đoàn, đề tài sẽ sử dụng

các số liệu/dữ liệu thứ cấp.

5. Những đóng góp mới của đề tài

Nghiên cứu có đóng góp nhất định về ý nghĩa khoa học cũng như thực

tiễn. Từ phân tích cơ sở lý thuyết trước đó, nghiên cứu tích hợp các nhóm

nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D. Nghiên

cứu hướng đến đưa ra một hệ thống các yếu tố trong lựa chọn địa điểm với

việc phân tích các khía cạnh cụ thể của R&D của các MNCs Nhật Bản vào

Việt Nam. Xây dựng được mô hình đánh giá được mức độ quan trọng của các

nhóm yếu tố đó. Từ đó đưa ra được các biện pháp nhằm thu hút được đầu tư

cho hoạt động R&D của MNCs Nhật, từ đó là cơ sở để nâng tầm vị thế của

Việt Nam hội nhập với quốc tế và các giải pháp đối với Việt Nam trong việc

khai thác và tạo lợi thế và cơ chế để thu hút hợp tác hiệu quả trên thị trường

tiềm năng này.

6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài sử dụng các đa dạng các phương pháp nghiên cứu một cách có hệ

thống và phù hợp.

Page 14: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

6

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desktop Research): nghiên cứu,

sưu tầm, tham khảo các tài liệu về MNCs Nhật bản, hoạt động R&D, các nhân

tố quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật ở

Việt Nam, Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đó. Các tài liệu tham

khảo chủ yếu được sưu tầm từ internet, các báo cáo, các giáo trình nếu có.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá: nghiên cứu tổng hợp,

hệ thống hoá các lý thuyết và các tài liệu liên quan để giải thích về R&D,

phân tích các yếu tố đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động

R&D của MNCs Nhật và đánh giá tác động

- Phương pháp quy nạp : Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện mô hình

các yếu tố quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs

Nhật tại Việt Nam.

Phương pháp điều tra khảo sát và nghiên cứu định lượng : Được sử

dụng điều tra khảo sát tại 28 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (hoạt

động tập trung tại 4 khu vực lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và

Thành phố Hồ Chí Minh). Thu thập thông tin từ các mẫu thống kê đại

diện cho tổng thể. Khảo sát và thu thập thông tin đối với mẫu nghiên

cứu là 420 . Qua quá trình nhập và làm sạch dữ liệu, mẫu quan sát chính

thức là 391 mẫu. Dữ liệu thu được sẽ được phân tích, xử lý để phản ánh

rõ quan điểm của các doanh nghiệp về các yếu tố tác động đến quyết

định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật tại

Việt Nam và mức độ quan trọng của các yếu tố đối với việc thu hút đầu

tư của họ.

a. Loại câu hỏi

Các câu hỏi trong bảng hỏi bao gồm chủ yếu là các câu hỏi đánh giá

dựa trên thang đo Likert 5 điểm, ngoài ra còn có một số câu hỏi trắc nghiệm.

Câu hỏi trắc nghiệm cho phép người trả lời lựa chọn các đáp án dựa trên các

Page 15: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

7

tiêu chí cho sẵn của câu hỏi. Câu hỏi đánh giá dựa trên thang đo Likert 5 điểm

nhằm đo lường về mức độ đánh giá của người trả lời với vấn đề được hỏi.

Trong bảng hỏi, tác giả sử dụng các mức độ đánh giá để đo lường như sau:

Hoàn toàn không

quan trọng

Ít quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

Ngoài ra, bảng hỏi còn thiết kế các câu hỏi mở nhằm mong muốn mẫu

nghiên cứu đưa ra được những gợi ý cho Việt Nam trong việc thu hút được sự

phân tán đầu tư cho R&D của các doanh nghiệp Nhật trong giai đoạn nền

kinh tế mở như hiện nay.

b. Thực hiện phỏng vấn

Bài nghiên cứu thực hiện phỏng vấn đối với các MNCs của Nhật Bản tại 4

tỉnh thành là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh bởi

qua quá trình tìm hiểu nguồn dữ liệu thứ cấp, tác giả nhận thấy đây là 4 tỉnh

thành thu hút được nhiều các MNCs của Nhật đến phân tán hoạt động R&D

nhất vì lý do nó là nơi có các sân bay, cảng biển lớn nhất của cả nước, với

nền kinh tế lớn tập trung nhiều khu công nghiệp.

c. Cách thức tiến hành

Xây dựng bảng hỏi

Khảo sát thử

Điều chỉnh bảng hỏi

Thực hiện khảo sát

Xử lý dữ liệu

Bảng hỏi hoàn chỉnh

Page 16: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

8

7. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm

4 chương

- Chương I: Tổng quan tài liệu

- Chương II: Cơ sở lý luận R&D và yếu tố quyết định việc lựa

chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs

- Chương III: Nghiên cứu thực tế ở Việt Nam

- Chương IV: Kiến nghị và kết luận

Page 17: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ở trong

nước và quốc tế

1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở quốc tế

Các công trình nghiên cứu về hoạt động R&D, phân loại của hoạt động R&D

và vai trò của R&D đối với sự phát triển của MNCs

OECD (2002) trong Đề nghị thực hành tiêu chuẩn cho Khảo sát về

nghiên cứu và phát triển thực nghiệm đã đưa ra được khái niệm cụ thể về

R&D, phân tích R&D trên nhiều phương diện và đưa ra tiêu chuẩn cho các

cuộc điều tra R&D và thu thập dữ liệu cho không chỉ các nước trong OECD

và còn trong liên minh châu Âu và một số nền kinh tế khác, ví dụ như làm

tiêu chuẩn cho các cuộc điều tra khoa học và công nghệ của Viện thống kê

UNESCO.

UNCTAD (2005) trong báo cáo đầu tư toàn cầu đã đưa ra khái niệm của

hoạt động R&D và chỉ ra được xu hướng R&D toàn cầu, đưa ra được tác động

của R&D đối với sự phát triển của MNCs. Báo cáo nhận định, các MNCs là nhân

tố quyết định cho hoạt động R&D tại nước ngoài. Quốc tế hóa hoạt động R&D

đang là xu thế hiện đại giúp các MNCs có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận, chiếm

lĩnh thị trường một cách tốt hơn.

Trong những năm 1996-2001, cuộc điều tra Kaigai Jigyo Katsudo sử

dụng 06 loại hoạt động R&D khác nhau trong các liên kết : i) nghiên cứu cơ

bản, ii ) nghiên cứu ứng dụng, iii ) phát triển cho thị trường thế giới, iv ) phát

triển cho thị trường địa phương, v) thiết kế cho thị trường thế giới, vi) thiết kế

cho thị trường địa phương. Các chi nhánh tiến hành nghiên cứu cơ bản

và/hoặc nghiên cứu ứng dụng được coi là R&D hướng đến tri thức hoặc R&D

đổi mới.

Page 18: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

10

Darius Mahdjoubi (2009) phân tích và chỉ ra có 4 loại R&D là Loại R&D

như 1 chuỗi các hoạt động (R&D as a Set of Activities); loại R&D như mô hình

đổi mới (R&D as a Paradigm of Innovation); loại R&D là một đối ứng cho

thiết kế và phát triển (R&D as a Counterpart for Design and Development

D+D) và loại R&D là nguồn của các ý tưởng (R&D as a Source of Idea). Tác

giả cũng phân tích cụ thể từng loại R&D để đưa ra cái nhìn đa chiều về các

loại R&D được đề cập.

Kuemmerle (1997) đã phân chia hoạt động đầu tư vào R&D của các

MNCs thành 2 loại là R&D khai thác ( Home-base exploiting) và R&D mở

rộng ( Home-base augumenting). R&D khai thác: các MNCs tập trung vào việc

củng cố những hoạt động R&D có sẵn ở những thị trường nước ngoài và trung

tâm của quá trình sáng tạo vẫn được đặt ở nước đầu tư. Những phòng thí nghiệm

R&D tại nước ngoài chỉ đóng một vai trò phụ trợ đối với tổng công ty. R&D mở

rộng diễn ra khi các MNCs tìm kiếm những tri thức sẵn có ở những vị trí đặc

biệt và bên ngoài quốc gia, khi đó các trung tâm R&D nước ngoài tham gia vào

cả quá trình sang tạo của các công ty bằng cách đóng góp những giá trị sẵn có

cho nền tảng tri thức của công ty ( Song và cộng sự, 2001)

Satoshi Shimizutani và Yasuyuki Todo (2008) lại có cách phân chia

hoạt động đầu tư và R&D của các MNCs thành R&D sáng tạo (innovative

R&D) và R&D ứng dụng (adaptive R&D). R&D sáng tạo hay còn gọi là R&D

tìm kiếm nguồn tri thức: với hình thức R&D này, các MNCs muốn tiếp thu

những công nghệ, kỹ năng và năng lực của nước ngoài. Hoạt động phân tán

R&D này hầu như sẽ được các MNCs chú ý tại các nước phát triển, nơi có thể

tìm và tiếp thu được những công nghệ hiện đại và kỹ năng chuyên nghiệp.

R&D ứng dụng hay còn gọi là R&D định hướng thị trường: các MNCs muốn

ứng dụng các sản phẩm và sản xuất cho phù hợp với luật lệ, điều kiện và yêu

Page 19: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

11

cầu của nước đầu tư. Hoạt động phân tán R&D ở hình thức này sẽ được các

MNCs chú trọng hơn tại các nền kinh tế mới nổi hay các quốc gia đang phát

triển để có thể tận dụng, ứng dụng vào thị trường này một cách dễ dàng hơn.

José Guimón (2013) nghiên cứu về các chính sách của các quốc gia

trong việc thu hút đầu tư nước ngoài R&D tại các nước đang phát triển.

Nghiên cứu chỉ ra có rất nhiều cách phân loại hoạt động R&D với các mục

đích khác nhau. Các hoạt động R&D có thể là hướng cung, hướng cầu và hiệu

quả trục lợi; thep phạm vi toàn cầu, khu vực hay địa phương; cấp tiến hoặc

gia tăng…

Các công trình nghiên cứu về MNCs và các yếu tố ảnh hưởng đến

việc lựa chọn địa điểm của MNCs nói chung

Hiện nay, xu hướng chuyển dịch nhanh, mạnh các hoạt động phân tán

R&D của các MNCs tập trung vào các nền kinh tế mới nổi. Các doanh nghiệp

nước ngoài đang có xu hướng đầu tư ngày càng nhiều vào các hoạt động sản

xuất có hàm lượng công nghệ và giá trị cao tại các nước đang phát triển. Điều

này đã tạo ra làn sóng nghiên cứu về nó. Những nghiên cứu dưới dốc độ khác

nhau về các yếu tố quyết định địa điểm phân tán R&D rất đa dạng về cách

tiếp cận, các học giả thường sử dụng các khuôn khổ khác nhau khi xem xét

các yếu tố quyết định phân tán R&D của MNCs.

Jonathan P. Doh, Gary K. Jones, Hildy J. Teegen (2002) đưa ra giả

thuyết rằng vị trí của đầu tư R&D ra nước ngoài chịu ảnh hưởng tích cực của

kinh tế, thể chế, khoa học, môi trường và cơ sở hạ tầng viễn thông của nước

chủ nhà (nước nhận đầu tư). Trong đó, đánh giá về môi trường kinh tế gồm có

các yếu tố: quy mô chung của nền kinh tế nước chủ nhà, mức độ phát triển

của thị trường tiềm năng. Đánh giá về môi trường thể chế gồm: sự cân bằng

của thể chế chính trị nước chủ nhà, mức độ tham nhũng thấp, ổn định về thể

Page 20: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

12

chế, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Môi trường khoa học viễn thông được đánh giá

bởi kết quả nghiên cứu của cộng đồng khoa học nước chủ nhà, cơ sở hạ tầng

viễn thông ( cơ bản và hiện đại). Các yếu tố cạnh tranh của MNCs nhìn nhận

dưới góc độ mức đầu tư từ trước của các MNCs. Giả thuyết này đã được kiểm

chứng bằng khảo sát năm 1999 của Hoa Kì về tiêu chuẩn của các MNCs Mỹ ở

nước ngoài, cũng như dữ liệu quốc gia biên soạn từ các nguồn của chính phủ và

phi chính phủ. Kết quả chỉ ra rằng việc đầu tư R&D vào một quốc gia nhất định

chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô nêu trên.

UNCTAD (2005) khẳng định rằng các yếu tố quyết định nước chủ nhà

là tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, có thể được phân chia: yếu tố cầu,

các yếu tố cung và yếu tố chính sách. Bên cạnh đó các yếu tố khác như mong

muốn cung cấp cho các thị trường lớn và đang phát triển, khoảng cách địa lý

giữa các cơ sở sản xuất toàn cầu, chi phí nhân viên R&D thấp hơn, ý tưởng và

khả năng sáng tạo... cũng được liệt kê như các yếu tố cung. Tuy nhiên, yếu tố

chính sách lại không được chỉ ra một cách rõ ràng.

Wei He (2007) chia các yếu tố quyết định R&D nước ngoài thành: tìm

kiếm thị trường và tìm kiếm nguồn lực liên quan đến những yếu tố quyết

định. Ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường tiềm năng của nước sở

tại cũng như sự hấp dẫn của thị trường tìm kiếm là "môi trường kinh tế, môi

trường thể chế của nước chủ nhà và sự hiện diện từ trước của các MNCs nước

ngoài trong thị trường, cái mà đặc biệt tương ứng với ảnh hưởng của cạnh

tranh độc quyền nhóm". Đối với R&D gắn với tìm kiếm nguồn lực, năm yếu

tố ảnh hưởng đến sự quyết định vị trí của công ty xuyên quốc cho các hoạt

động R&D có thể được liệt kê như sau: môi trường khoa học, môi trường viễn

thông, chi phí lao động trung bình, tiềm năng của trung tâm kinh tế khu vực

và sự khác biệt công nghệ. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trong trường

hợp của nước chủ nhà là các nước đang phát triển, tìm kiếm các yếu tố nguồn

Page 21: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

13

lực thay vì tìm kiếm yếu tố thị trường, cung cấp một mối quan hệ mạnh mẽ

với vị trí của hoạt động R&D ở nước ngoài.

Bunyaratavej và cộng sự (2007) nghiên cứu về các yếu tố quyết định

lựa chọn vị trí đầu tư ra nước ngoài R&D. Dựa trên các nghiên cứu kinh

doanh quốc tế, họ xác định các chi phí kinh doanh ở nước ngoài, trách nhiệm

của người ngoại quốc và các yếu tố thể chế là các yếu tố giải thích cho việc

thu hút R&D ra nước ngoài của MNCs. Trong đó, chi phí lao động thấp và

trình độ kỹ năng con người ảnh hưởng đến việc lựa chọn một địa điểm cho

các dịch vụ gia công phần mềm trong khi việc sử dụng các công nghệ viễn

thông làm giảm nhu cầu của các công ty để được ở gần các thị trường lớn.

Phù hợp với các tài liệu lý thuyết thể chế, trong đó nhấn mạnh vai trò chơi tổ

chức trong việc giảm chi phí giao dịch và chi phí thông tin và tạo điều kiện

tương tác, họ thấy rằng các công ty có xu hướng cao hơn để ra nước ngoài

đến các địa điểm nơi mà văn hóa, giáo dục và cơ sở hạ tầng gần giống với đất

nước của họ.

Simon Liu, Naohiro Shichijo, Yasunori Baba (2008) phân loại các yếu

tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn vị trí công ty xuyên quốc cho các hoạt động

R&D là yếu tố địa điểm cụ thể. Các yếu tố này bao gồm thể chế chính sách,

quy mô thị trường, chi phí lao động, nguồn lực đầu vào và mạng lưới hỗ trợ.

Gonzales và cộng sự (2010) đã phát triển một khuôn khổ khi nghiên

cứu các yếu tố quyết định vị trí R&D ở Phillipines. Theo các nhà nghiên cứu,

yếu tố quyết định vị trí R&D có thể được phân loại như: các yếu tố thúc đẩy

(yếu tố quyết định của nhà nước), các nhân tố kéo, yếu tố chính sách và các

yếu tố thuận lợi, tất cả đều là yếu tố quyết định của nước chủ nhà. Trong đó,

các yếu tố đẩy là: thiếu kỹ năng phù hợp, chi phí tăng, sự phức tạp của các

hoạt động R&D, áp lực cạnh tranh. Yếu tố chính sách bao gồm: nỗ lực cải

thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, sự phát triển của chất lượng giáo

Page 22: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

14

dục, các khoảng đầu tư có mục đích. Yếu tố kéo: quy mô thị trường, sự sẵn có

của nhân lực với chi phí thấp, vai trò là địa điểm sản xuất mang tính toàn cầu

trong các ngành công nghiệp đặc thù, các trường đại học và viện nghiên cứu

tiếng tăm... Các yếu tố tạo điều kiện : các tiến bộ trong công nghệ thông tin,

chi phí kinh doanh, sự ổn định về chính trị, quyền sử hữu trí tuệ, các chính

sách tự do hóa thương mại, hạ tầng chính phủ.

Nhiều nghiên cứu nhận thấy kích thước tổng thể của nền kinh tế nước

sở tại và trình độ phát triển của các thị trường tiềm năng sẽ được xem xét để

điều hành hoạt động R&D trong một quốc gia cụ thể. Cụ thể hơn, các công ty

có xu hướng mạnh trong việc xác định vị trí các hoạt động R&D ở nước ngoài

với GNP tương đối cao hơn và GNP bình quân đầu người (Jonathan P.Doh,

Gary K. Jones, Hildy J. Teegen, 2002). Thị trường chủ nhà càng lớn, sự cần

thiết phải thích ứng với hàng hóa và dịch vụ của địa phương càng lớn

(UNCTAD, 2005).

Zejan (1990), Odagiri và Yasuda (1996) và Graves và Langowitz

(1993) nhận thấy rằng các doanh nghiệp lớn có xu hướng thực hiện các hoạt

động đổi mới ở nước ngoài nhiều hơn do nguy cơ của họ thấp hơn, cùng với

lợi thế sức mạnh thị trường, hoặc kinh nghiệm đổi mới trước đây.

Sachwald (2008) phát hiện ra rằng năng lực với chi phí thấp và việc

cung cấp ngày càng tăng các nhà khoa học và kỹ sư ở các nước đang phát

triển thúc đẩy xu hướng phân tán quốc tế của hoạt động R&D. Trong trường

hợp các hoạt động R&D, công ty đa quốc tận dụng sự sẵn có của các nhà

nghiên cứu và kỹ sư đầu vào cho nguồn lực đầu tư (Garcia-Quevedo & Mas-

Verdu, 2008). Kumar (2001) tuyên bố rằng sự phong phú của nhân lực R&D

là một yếu tố quyết định quan trọng cho hầu hết các công ty đa quốc Mỹ và

Nhật Bản. Theo Papanastassiou (1997), và Jones và Teegen (2002), các loại

và số lượng các nhà khoa học và kỹ sư tại một địa điểm đã được sử dụng để

Page 23: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

15

đo lường khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và hệ thống giáo dục đủ khả năng

để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai cho các hoạt động R&D nước ngoài,

đặc biệt là giáo dục đại học nói chung là một sự thu hút đầy tiềm năng cho

đầu tư R&D. Jose Guimon (2007) chỉ ra rằng hệ thống giáo dục cần được thích

nghi với yêu cầu của các doanh nghiệp đa quốc gia về hoạt động R&D chuyên

sâu. Castellani và cộng sự (2012) tuyên bố rằng khoảng cách từ nước xuất xứ có

thể ít ràng buộc cho vị trí R&D hơn là để định vị hoạt động sản xuất.

Các công trình nghiên cứu về MNCs Nhật và các yếu tố ảnh hưởng

đến việc lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs

Nhật Bản

Xu hướng phân tán của các MNCs Nhật Bản cũng thu hút được sự chú

ý của giới học thuật. Đã có nhiều công trình, nhiều bài nghiên cứu chỉ ra được

sự thay đổi của các MNCs Nhật Bản qua các giai đoạn lịch sử, dự đoán những

thay đổi trong quản trị công ty của Nhật Bản hay tương lai của mô hình.

Burton & Saelens (1994) đã kết luận rằng các công ty Nhật Bản tập

trung các liên mình của mình vào “xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu công

nghệ”. MNCs Nhật Bản chỉ tập trung phân tán các hoạt động tạo giá trị thấp và

không cốt lõi như linh kiện, lắp ráp… cho chi nhánh ở nước ngoài của mình.

Hay nói cách khác các hoạt động cấu phần chính như nghiên cứu và phát triển

được giữ lại tại Nhật Bản (Lewin và các cộng sự, 1998; Pesalj, 2011). Các nước

đang phát triển được MNCs Nhật Bản đầu tư vào thường được chuyển giao

những công nghệ được cho là trung bình hay khá của thế giới.

Nghiên cứu của Hatch & Yamamura (1996) đã tổng hợp sự thay đổi

của MNCs Nhật Bản theo mô hình dưới đây với 3 giai đoạn về quan hệ của

trụ sở chính và các chi nhánh: cụm, trung tâm và mạng web. Nghiên cứu của

Yang và các cộng sự (2007) chỉ ra chiến lược toàn cầu hóa được các công ty

Nhật Bản sử dụng trong thời điểm này là chiến lược địa phương hóa

(localization), liên minh (alliance), sáp nhập (acquisition) và R&D.

Page 24: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

16

Thorbecke và Salike (2013) nghiên cứu và chỉ ra rằng ASEAN là một

trong những khu vực nhận được nhiều nguồn đầu tư từ Nhật Bản, các dòng

đầu tư nước ngoài vào khu vực này cũng thay đổi đi dần vào những hoạt động

chính. Chất lượng cơ sở hạ tầng quyết định đến việc các nước ASEAN tham

gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực. Singapore, Thái Lan và Malaysia

có số lượng các hoạt động đầu tư các hoạt động chính của MNCs Nhật Bản

nhiều hơn so với Việt Nam và Indonesia.

Hamanaka (2012) chỉ ra các nước ASEAN đang nỗ lực thu hút dòng đầu

tư nước ngoài đặc biệt là FDI của Nhật Bản trong công nghệ cao, dịch vụ, tài

chính và vận tải, tuy nhiên mức độ phân tán tại ASEAN của những ngành này

vẫn còn chưa cao vì nhiều nước không đáp ứng được những điều kiện để phát

triển hiệu quả và bền vững dòng vốn FDI nhận được.

Odagiri, H. Và H. Yasuda (1996) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng

đến hoạt động R&D của Nhật Bản tại nước ngoài trong giai đoạn những năm

1980 chỉ ra rằng việc phát triển quy mô thị trường tại nước tiếp nhận đầu tư là

động lực quan trọng cho việc các MNCs có lựa chọn R&D tại nước đó hay

không, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Như vậy, nghiên cứu chỉ ra yếu tố

quy mô thị trường là 1 trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết

định phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật Bản.

Kumar (2001) nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến địa điểm cho

hoạt động R&D ở nước ngoài của hoa kỳ và các MNCs Nhật Bản trong bối

cảnh bị chi phối với 3 yếu tố: thị trường rộng lớn, nguồn nhân lực R&D giá rẻ

dồi dào và các nỗ lực phát triển nền kỹ thuật quốc gia một cách quy mô nhằm

tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hoạt động R&D từ các nước khác

tại quốc gia đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng các quy mô thị trường ở nước tiếp

nhận đầu tư, khả năng tiếp nhận tới các thị trường khác trong khu vực, nguồn

Page 25: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

17

nhân lực R&D dồi dào, nguồn cung và chi phí, các nỗ lực phát triển năng lực

kỹ thuật là những yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư R&D của các

MNCs Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Tác giả cũng chỉ ra nguồn cung nhân lực R&D

và chi phí là các nhân tố quan trọng cần được xem xét đối với MNCs Nhật.

Các MNCs Nhật cũng có xu hướng triển khai các hoạt động R&D trong lĩnh

vực công nghệ cao ở trong nước trong khi phân tán hoạt động này của các

lĩnh vực khác ra nước ngoài.

Shimizutani và Todo (2008) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến sự

lựa chọn địa điểm cho hoạt động R&D ở nước ngoài của MNCs Nhật. Nghiên

cứu chỉ ra doanh số bán hàng của các chi nhánh và số năm hoạt động tại quốc

gia tiếp nhận, quy mô và kinh nghiệm của chi nhánh, GDP của quốc gia tiếp

nhận và khoảng cách từ Tokyo đến quốc gia đó là yếu tố quyết định hiệu quả

của hoạt động R&D.

Ito và Wakasugi ( 2007) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt

động đầu tư R&D của MNCs Nhật ra nước ngoài. Trong đó, tác giả có chỉ ra

sự liên kết của các MNCs tập trung xuất khẩu, sự đa dạng về nguồn nhân lực

và các kiến thức kỹ năng công nghệ, hệ thống thể chế với hiệu lực của sử hữu

trí tuệ của nước tiếp nhận đầu tư là những nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến

hoạt động lựa chọn địa điểm đầu tư R&D của MNCs Nhật.

Liu và đồng sự (2008) sử dụng dữ liệu các bằng sáng chế để đánh giá

việc phân bổ hoạt động theo khu vực địa lý trong hợp tác R&D giữa các

MNCs Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Trung Quốc. Nghiên cứu cũng phát hiện ra

rằng khi căn cứ vào qui mô và bản chất của doanh nghiệp, các đặc tính riêng

biệt của các địa điểm được xem xét tác động một cách rõ nét hơn tới sự lựa

chọn của các MNCs nhỏ so với các MNCs lớn. Đối với các MNCs Nhật bản,

xu hướng chuyển dịch địa điểm hoạt động R&D ở nước ngoài tập trung ở

Page 26: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

18

nước có nguồn lực R&D và những nơi có nguồn lực R&D chất lượng cao.

Đồng thời MNCs Nhật cũng tránh những địa điểm có các hoạt động công

nghệ thường xuyên diễn ra, những nơi mà giá của việc kiến thức và kỹ thuật

bị phát tán ra bên ngoài sẽ rất đắt.

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hoạt động nghiên cứu về R&D và các yếu tố ảnh hưởng

đến việc lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs nói chung và

MNCs của Nhật Bản nói riêng mới chỉ bắt đầu trong những năm gần đây,

nhưng nó đã trở thành đề tài thu hút được sự chú tâm của các nhà nghiên cứu.

Các công trình nghiên cứu về hoạt động R&D, đặc điểm của hoạt

động R&D và tác động của R&D đối với sự phát triển của MNCs

Đinh Thanh Hà (2009) trong “ Nhận diện hoạt động nghiên cứu và triển

khai R&D tại viện y học cổ truyền quân đội” đưa ra khái niệm về R&D đồng

nghĩa với thuật ngữ nghiên cứu và triển khai, và phân tích được các loại hình

hoạt động R&D. Luận văn nhấn mạnh, có 3 loại hình R&D gồm: nghiên cứu

cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai và chỉ ra rằng cả 3 loại hình nghiên

cứu này đều có mối quan hệ mật thiết như là 3 giai đoạn của nghiên cứu.

Bùi Hồng Xa ( 2014) trong “ Hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy

hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong doanh nghiệp ngoài quốc

doanh tại thành phố Cần Thơ đưa ra một số vấn đề lý luận chung về hoạt động

R&D như khái niệm và phân loại, đặc điểm của hoạt động R&D. Luận văn

chỉ ra rằng hoạt động R&D là sự tìm tòi, khám phá mang tính sáng tạo những

vấn đề mà người nghiên cứu chưa biết vì vậy mà đặc trưng của nó bao gồm

tính mới, tính tin cậy, tính thông tin, tính khách quan, tính rủi ro, tính kế thừa.

bên cạnh đó, luận văn còn chỉ ra thực trạng hoạt động R&D của các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Cần Thơ từ đó đưa ra các chính sách

nhằm túc đẩy sự phát triển của hoạt động này.

Page 27: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

19

Hoàng Văn Tuyên (2009) trong “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến

hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp đã chỉ ra được khái

niệm của hoạt động R&D và đổi mới công nghệ, chỉ ra vai trò của hoạt động

R&D đối với doanh nghiệp, các cách thức tiến hành hoạt động R&D của

doanh nghiệp. Từ đó, đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động

R&D của doanh nghiệp các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, phân

tích thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ tại các doanh nghiệp ở Việt

Nam và đưa ra một số kiến nghị đề xuất cho việc thu hút hoạt động này tại

Việt Nam.

Phan Khắc Khải (2014) trong “ Nhận diện những yếu tố cản trở việc

nghiên cứu và triển khai tại tập đoàn điện lực Việt Nam” đã nghiên cứu và

phân tích các yếu tố cản trở việc thực hiện hoạt động R&D tại tập đoàn điện

lực Việt Nam. Luận văn đã chỉ ra vấn đề lý luận của hoạt động R&D bao gồm

việc đưa ra khái niệm của nghiên cứu, triển khai và phân loại, chỉ ra đặc điểm

của R&D, đưa ra thực trạng thực hiện hoạt động R&D tại tập đoàn điện lực từ

đó hàm ý chính sách để phát triển hoạt động R&D tại đây.

Các công trình nghiên cứu về MNCs và các yếu tố thu hút việc các

MNCs đầu tư tại Việt Nam

Các nghiên cứu tại Việt Nam thường tập trung vào đánh giá và định vị

được những nhóm yếu tố thu hút việc các MNCs đầu tư tại Việt Nam. Nhìn nhận

một cách rộng hơn, đó có thể là các yếu tố các yếu tố dấn đến quyết định đầu tư tại

Việt Nam. Các nghiên cứu thường chỉ ra được thực trạng về “ chất” của các dòng

đầu tư nước ngoài đặc biệt là FDI tại Việt Nam tập trung vào những mảng nội

dung chính như tác động của FDI, thực trạng nguồn FDI tại Việt Nam, sau đó

tham chiếu để phân tích các yếu tố thu hút đầu tư của các MNCs.

Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2006) đã phân tích những vấn

đề phát sinh ở Trung Quốc kể từ giai đoạn thu hút đầu tư nước ngoài để từ đó

Page 28: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

20

rút ra bài học cho Việt Nam. Trên cơ sở dự báo về những vấn đề kinh tế - xã

hội tiềm tàng trong quá trình đẩy mạnh thu hút và quản lý nguồn đầu tư nước

ngoài ở Việt Nam, công trình đã đề xuất hệ thống giải pháp toàn diện - bao

gồm một số yếu tố chính sau: chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, liên kết giữa

các địa phương, khai thác nguồn lực Việt kiều, cải tổ doanh nghiệp nhà nước

và cải cách cơ chế quản lý tập đoàn nhà nước, nâng cao chất lượng đào tạo

nghề, phân cấp quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoàiv.v. nhằm xử lý

hiệu quả các vấn đề đã nêu.

Phan Hữu Thắng, Nguyễn Đức Hùng và Phạm Hùng Tiến (2010) trên

cơ sở phân tích những điều kiện họat động kinh doanh thực trạng cũng như

những tác động của vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam đã

chỉ ra rằng: (1) trong những năm sau 2010 vốn đầu tư đã và sẽ tiếp tục gia

tăng mạnh về quy mô cùng với tăng trưởng kinh tế; (2) việc quản lý hiệu quả

từng dự án sẽ tạo sức hấp dẫn cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam đối

với các nhà đầu tư quốc tế; và (3) bổ sung hòan thiện các giải pháp cơ chế

chính sách chủ yếu là những yếu tố bảo đảm sự phát triển bền vững của khu

vực đầu tư nước ngoài Việt Nam.

Phạm Thu Phương (2011) nghiên cứu về quá trình và xu hướng thay

đổi của chiến lược đầu tư nước ngoài ở nước ta dưới tác động của quá trình

toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế đất nước và những thay đổi ngày càng

thông thoáng trong chính sách pháp lý nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước

ngoài. Nghiên cứu chỉ ra được tiềm năng cho đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Nguyễn Việt Khôi (2011) đã tiếp cận thành công đề tài “Sự điều chỉnh

chiến lược đầu tư của các Công ty xuyên quốc gia (MNCs) tại Trung Quốc –

Những gợi ý chính sách đối với Việt Nam”. Với đối tượng là các MNCs tại

Trung Quốc, công trình nghiên cứu này được đánh giá là công trình khá toàn

diện. Từ việc hệ thống hóa lý thuyết liên quan tới Chiến lược đầu tư trực tiếp

Page 29: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

21

và MNCs, phân tích chuỗi giá trị toàn cầu và sự hình thành mạng lưới sản

xuất quốc tế, tác giả đã xây dựng mô hình điều chỉnh chiến lược đầu tư; phát

hiện và phân tích các yếu tố tác động tới sự điều chỉnh chiến lược đầu tư; đánh

giá tác động của những điều chỉnh này đối với sự phát triển của Trung Quốc, từ

đó gợi ý những chính sách đối với sự phát triển của MNCs tại Việt Nam.

Báo cáo của SHB (2013) đã nhấn mạnh về sự chuyển dịch của FDI đến

các khu vực đầy tiềm năng như Ấn Độ hay Đông Nam Á. Báo cáo khẳng định

Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam sẽ hưởng lợi từ quá t nh dịch chuyển này do

nguồn lao động dồi dào và thị trường nội địa phát triển mạnh; đánh giá cao về

khả năng thu hút FDI của Việt Nam, tuy nhiên cũng chỉ rõ nguy cơ của Việt

Nam trong việc tụt hậu so với cả Trung Quốc và Thái Lan về kết nối với các

thị trường trong khu vực và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản

có đầu tư tại đây.

Nguyễn Việt Khôi và cộng sự (2016) đã phân tích các yếu tố thu hút

R&D FDI tại nước chủ nhà, biểu hiện và vai trò của chúng trong việc tạo nên

lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trong việc thu hút R&D FDI thông qua

nghiên cứu và phân tích trường hợp của Ấn Độ, một quốc gia có những điểm

tương đồng nhất định với điều kiện của Việt Nam, hiện đang trở thành một

trong những trung tâm R&D mới của thế giới. Thông qua đó, bài viết cũng

đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc củng cố và phát

triển các lợi thế cạnh tranh trong thu hút R&D FDI qua việc đưa ra các kế hoạch

với tầm nhìn chiến lược dài hạn, cũng như ban hành các chính sách phù hợp.

Hoàng Văn Tuyên (2009) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt

động R&D của doanh nghiệp đã chỉ ra có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt

động này bao gồm nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài doanh

nghiệp. Trong đó, nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp (các yếu tố nội tại

doanh nghiệp) bao gồm các biến như quy mô doanh nghiệp, nguồn lực doanh

Page 30: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

22

nghiệp, sở hữu của doanh nghiệp, chiến lược cà kế hoạch của doanh nghiệp,

ban lãnh đạo doanh nghiệp và tập thể doanh nghiệp. Nhóm yếu tố bên ngoài

doanh nghiệp bao gồm các biến liên quan đến môi trường cho doanh nghiệp

hoạt động như chính sách vốn cho KH&CN, chính sách đối với trang thiết bị

phục vụ R&D của doanh nghiệp, ưu đãi thuế cho hoạt động KH&CN của

doanh nghiệp, tín dụng cho hoạt động R&D, chính sách nhân lực KH&CN, sở

hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng KH&CN quốc gia, ngành nghề doanh nghiệp, vị trí

địa lý của doanh nghiệp, áp lực cạnh tranh, quản lý nhà nước về KH&CN, xu

thế phát triển KH&CN, một số cơ chế khuyến khích khác của nhà nước cho

R&D doanh nghiệp và môi trường các thể chế chính sách.

Phan Thị Minh Lý (2011) đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng

đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thừa Thiên

Huế, tác giả đã sử dụng thang đo likert 5 mức độ, đánh giá về tầm quan trọng

của 4 nhóm nhân tố: chính sách của địa phương, năng lực nội tại của doanh

nghiệp, yếu tố vốn, chính sách vĩ mô. Từ đó, tác giả nhận định năng lực nội

tại của doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng nhất. Bài nghiên cứu mở ra hướng

đi mới cho phương pháp đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố bằng

phương pháp đánh giá thang 5 điểm Likert.

Các công trình nghiên cứu về MNCs Nhật và các yếu tố ảnh hưởng

đến việc lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật Bản

Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư (2015) thực hiện

nghiên cứu về tăng cường thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt nam. Nghiên

cứu nhận định Nhật bản là một trong những nhà đầu tư nước ngoài chiến lược

quan trọng của Việt Nam. Các MNCs Nhật Bản luôn coi Việt Nam là thị

trường đầu tư tiềm năng và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển

ngành công nghệp hỗ trợ . Trong 18 chuyên ngành lĩnh vực đầu tư tại Việt

nam thì lĩnh vực công nghệ thông tin điện tử và sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô

Page 31: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

23

được các MNCs Nhật chú tâm vào hoạt động R&D nhất. Nghiên cứu nhận

định Nhật tập trung đầu tư R&D FDI vào Việt Nam là do xuất phát từ các

doanh nghiệp Nhật bản ( cần phân tán rủi ro do thiên tài, sóng thần... cần tìm

địa chỉ đầu tư mới), sức cạnh tranh của Việt Nam ( Trung Quốc là một trong

những quốc gia thu hút được số lượng vốn FDI từ Nhật Bản lớn nhưng sự

tăng cao của tiền lương cùng với việc giảm ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc

đối với nhà đầu tư nước ngoài và những mâu thuẫn về chính trị giữa Trung Quốc

với Nhật Bản đã làm cho mức độ hấp dẫn đầu tư của Trung Quốc giảm bớt. Với

lợi thế gần Trung Quốc và chính trị ổn định, có mối quan hệ thân thiết với Nhật

Bản, Việt Nam sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư Nhật Bản hơn).

Nguyễn Huy Hoàng (2012) đã đánh giá thực trạng dòng FDI của Nhật

Bản vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO khẳng định FDI ngày càng tăng cả

về số dự án, vốn đăng kư và vốn thực hiện. Bên cạnh đó, FDI của Nhật Bản

tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng với

trên 80% tổng vốn và số dự án và ngày càng đi vào chiều sâu tuy nhiên các dự

án vẫn ở mức độ thấp khi so với các hoạt động giá trị cao khác. Tác giả có

phân tích cả các trở ngai liên quan đến Việt Nam như môi trường chính sách,

chi phí hoạt động cao, còn yếu tố liên quan đến nội tại doanh nghiệp Nhật

Bản từ tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế.

Vũ Anh Dũng, Nguyễn Việt Khôi và cộng sự (2014) sau quá trình tổng

quan tài liệu liên quan đến các yếu tố quyết định việc lựa chọn địa điểm phân

tán hoạt động R&D của các công ty xuyên quốc gia và nghiên cứu trường hợp

các TNC Nhật Bản tại các nước Đông Nam Á đã chỉ ra các nhân tố ảnh

hưởng: các nhân tố đến từ doanh nghiệp (doanh số của chi nhánh và số năm

hoạt hoạt động của chi nhánh ở nước tiếp cận, qui mô và kinh nghiệm của chi

nhánh, bản chất của doanh nghiệp và các nhân tố liên quan đến đặc tính của

địa điểm) và các nhân tố đến từ nước nhận đầu tư (qui mô thị trường nước

tiếp nhận, khả năng tiếp cận đến các thị trường trong khu vực, GDP của nước

Page 32: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

24

tiếp nhận, nguồn cung nhân lực R&D dồi dào, nguồn cung và chi phí, nỗ lực

phát triển công nghệ quốc gia và khoảng cách từ Tokyo đến nước tiếp nhận).

1.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá công trình nghiên cứu trong và ngoài

nước liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể đưa ra những kết luận sau:

- Các nghiên cứu đã tiếp cận khái niệm chung về R&D và đưa ra được

cách thức phân loại hoạt động R&D và chỉ ra vai trò tác động của R&D đối

với các MNCs nói riêng, với nền kinh tế nói chung.

- Các nghiên cứu đã đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs, MNCs Nhật Bản

nhưng chưa có nghiên cứu nào đưa ra được mô hình đánh giá các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các

MNCs Nhật Bản tại Việt Nam.

- Các nghiên cứu đã quan tâm đến dòng đầu tư nước ngoài gắn với các

hoạt động R&D của MNCs, tuy nhiên ít nghiên cứu đưa ra mô hình tổng quát

và hệ thống hóa các yếu tố này, đồng thời kiểm định mô hình với các loại

R&D khác nhau để có thể tổng quan được một mô hình cụ thể cho các hoạt

động R&D đặc thù. Các nghiên cứu cũng chưa tiếp cận chính từ những kết

quá đánh giá thực trạng các yếu tố để tích hợp trong việc dự báo dòng đầu tư

nước ngoài gắn với các dự án R&D trong tương lai.

Các hạn chế nêu trên của cơ sở lý luận hiện tại làm tiền đề cho việc đề

xuất hướng nghiên cứu mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn địa điểm phân tán R&D ra nước ngoài của MNCs Nhật Bản để thúc đẩy

việc thu hút dòng đầu tư nước ngoài có giá trị cao và bền vững, căn cứ vào xu

hướng cũng như đường lối chiến lược để có những kế hoạch, định hướng khai

thác và phát huy các nguồn lực và các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn

địa điểm phân tán R&D cho Việt Nam.

Page 33: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

25

CHƯƠNG 2: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG R&D

TRONG CÁC MNCs VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT

ĐỊNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM PHÂN TÁN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA

MNCs NHẬT TẠI VIỆT NAM

2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động R&D và phân tán hoạt động

R&D của các MNCs ra nước ngoài

2.1.1 Hoạt động nghiên cứu và triển khai R&D

2.1.1.1. Khái niệm hoạt động nghiên cứu và triển khai R&D

Nghiên cứu và triển khai R&D là “ các hoạt động sáng tạo được thực

hiện một cách có hệ thống nhằm nâng cao tích lũy tri thức, bao gồm tri thức

của con người, văn hóa và xã hội và sử dụng tích lũy tri thức này nhằm phát

minh ra các ứng dụng mới” ( OECD, 2002).

Trong đó, chữ D trong cụm từ R&D chính là “Technical Experimental

Development”, về sau gọi là “Technological Experimental Development”, gọi

tắt là “Technological Development” hoặc “Development”. Năm 1959, Giáo

sư Tạ Quang Bửu đặt thuật ngữ tiếng Việt là “Triển khai kỹ thuật”, gọi tắt là

“Triển khai”. Như vậy cần phân biệt rõ triển khai “Technological

Development” và phát triển – phát triển công nghệ (Development of

Technology). Triển khai ở đây thuộc phạm trù nghiên cứu khoa học, là “thực

nghiệm một lý thuyết khoa học cho nó thành công nghệ” mà sản phẩm đặc

trưng của nó gồm 3 loại: prototype, pilot và série 0. Còn phát triển công nghệ

thuộc phạm trù sản xuất, là sự mở mang công nghệ, có thể cả chiều rộng

(Extensive Development) lẫn chiều sâu (Intensive Development) nhằm mục

đích nâng cao doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phát triển công nghệ

phải dùng vốn tự có của sản xuất hoặc vốn vay và sản phẩm phải chịu thuế.

Cũng cần phân biệt rõ hoạt động R&D và hoạt động đổi mới công

nghệ. Đây là hai hoạt động có mối liên quan đến nhau và thường bị sử dụng

Page 34: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

26

chồng chéo. Đổi mới công nghệ hày còn gọi là đổi mới sản phẩm và quy trình

công nghệ bao gồm các sản phẩm và quy trình đổi mới về công nghệ được

thực hiện và cải tiến công nghệ đáng kể trong sản phẩm và trùy trình. Đổi mới

công nghệ bao gồm các khâu liên quan đến KH&CN, tổ chức, tài chính và

thương mại, kể cả đầu tư vào tri thức mới/ hoàn thiện hơn về mặt công nghệ.

R&D chỉ là một trong các hoạt động này và có thể được thực hiện ở các giai

đoạn khác nhau của quá trình đổi mới. R&D có thể có tác dụng không chỉ với tư

cách là cội nguồn của các ý tưởng sáng tạo mà còn là phương tiện giải quết vấn

đề mà có thể cần đến ở bất kỳ thời điểm nào trước khi quyết định thực hiện.

2.1.1.2. Phân loại hoạt động R&D của các MNCs

Hoạt động R&D được hiểu là các hoạt động D và trước D. Như vậy,

hoạt động R&D gồm 3 hoạt động cụ thể là nghiên cứu cơ bản ( tạo ra lý

thuyết), nghiên cứu ứng dụng (tạo ra các nguyên lý ứng dụng) và triển khai.

Có thể hiểu rõ về hoạt động R&D qua mô tả sau:

Hình 2.1: Sơ đồ hoạt động R&D

Nguồn: Vũ Cao Đàm (2007)

Về nghiên cứu cơ bản (Fundamental Research), đây là những nghiên

cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái của sự vật; sự tương tác

bên trong sự vật; và mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác. Sản phẩm

Page 35: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

27

của NCCB có thể là khám phá, phát hiện, phát minh dẫn đến việc hình thành

một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực

khoa học.

NCCB được phân ra làm 2 loại: NCCB thuần tuý và NCCB định hướng.

- Nghiên cứu cơ bản thuần tuý (Pure fundamental research) là những

nghiên cứu về bản chất của sự vật giúp nâng cao nhận thức, chưa bàn đến ý

nghĩa ứng dụng.

- Nghiên cứu cơ bản định hướng (Oriented fundamental research) là

những NCCB đã dự kiến trước mục đích ứng dụng như các hoạt động điều tra

cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã hội…

NCCB định hướng lại được chia làm hai loại:

+ Nghiên cứu nền tảng là nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ

thống sự vật như hoạt động điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội;

+ Nghiên cứu chuyên đề là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của

sự vật như gen di truyền, bức xạ vũ trụ… Nghiên cứu cứu này vừa dẫn đến

việc hình thành những cơ sở lý thuyết, vừa dẫn đến những ứng dụng có ý

nghĩa thực tiễn.

Với quy ước này, các MNCs có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu cơ bản

để mở rộng tri thức về các quá trình cơ bản liên quan đến những gì doanh nghiệp

sản xuất, nghiên cứu chiến lược nhằm mở rộng phạm vi các dự án ứng dụng.

Về nghiên cứu ứng dụng, đây là sự vận dụng các quy luật được phát

hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý

mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất, đời sống. Giải pháp ở

đây bao gồm giải pháp về công nghệ và giải pháp xã hội. Một số giải pháp

công nghệ có thể trở thành sáng chế. Các kết quả của nghiên cứu ứng dụng

thì chưa ứng dụng được. Để đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì

Page 36: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

28

còn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác, đó là triển khai. Với các

MNCs, nghiên cứu ứng dụng chính là nghiên cứu và tạo ra những bằng sáng

chế cụ thể và những cải tiến đối với các kỹ thuật hiện có.

Về triển khai, đây là sự vận dụng các lý thuyết để đưa ra các hình mẫu

(prototype) với những tham số khả thi về kỹ thuật. Hoạt động triển khai bao

gồm 3 giai đoạn: Tạo vật mẫu (prototype), Tạo công nghệ (giai đoạn "làm

pilot"), Sản xuất thử loạt nhỏ (còn gọi là sản xuất "série 0").

- Tạo vật mẫu là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra được sản phẩm,

chưa quan tâm đến quy trình sản xuất và quy mô áp dụng

- Tạo công nghệ là giai đoạn tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ để sản

xuất ra sản phẩm theo mẫu (prototype) vừa thành công trong giai đoạn

thứ nhất.

- Sản xuất thử loạt nhỏ là giai đoạn kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ

trên quy mô nhỏ, thường gọi là quy mô sản xuất bán đại trà hay quy mô

bán công nghiệp

Đối với các MNCs, hoạt động triển khai này sẽ là giải đoạn thiết kế

mẫu, triển khai và thử nghiệm, nghiên cứu tiếp để cải tiến thiết kế hoặc chức

năng kỹ thuật.

2.1.2 Phân tán hoạt động R&D của các MNCs ra nước ngoài

2.1.2.1. Khái niệm

Phân tán hoạt động R&D của các MNCs ra nước ngoài chính là hình

thức đầu tư gắn với lợi ích và quyền kiểm soát dài hạn của cá nhân hay công

ty của nước này vào nước khác nhằm mục đích khai thác và tiến hành các

hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) (UNCTAD, 2005). Một cách đơn

giản, hoạt động phân tán R&D ra nước ngoài hay các hoạt động đầu tư nước

ngoài vào R&D chính là những hoạt động nghiên cứu và phát triển được tiến

hành bởi các công ty đa quốc gia bên ngoài quốc gia của họ (Jose Guimon, 2007).

Page 37: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

29

Điều này có thể xảy ra thông qua đầu tư mới (tạo ra một trung tâm R &

D mới ở nước ngoài bằng một MNC hoặc mở rộng một công ty con), thông

qua sáp nhập và mua lại xuyên quốc gia (mua lại toàn bộ hoặc một phần của

một công ty trong nước, hoạt động R & D của một công ty nước ngoài), hoặc

thông qua liên doanh xuyên quốc gia (sở hữu chung của một trung tâm R & D

của các đơn vị trong và ngoài nước). Ngoài các chế độ nhập thể, các MNCs

có thể quốc tế hóa nhiều hình thức phân tán R & D khác nhau, phản ánh mục

tiêu chiến lược khác nhau.

2.1.2.2. Cách thức tổ chức đơn vị phân tán đầu tư R&D

Căn cứ vào cách thức tổ chức các đơn vị R&D, có thể chia thành 3 loại:

(1) Các trung tâm phát triển địa phương (Local Development Center), (2) Các

phòng thí nghiệm nghiên cứu toàn cầu (Global Research Labratory), và (3)

Các trung tâm phát triển toàn cầu (Global Development Center).

- Trung tâm phát triển địa phương tương ứng với động cơ truyền thống

hỗ trợ sản xuất để định vị các hoạt động R&D ở nước ngoài.

- Các phòng thí nghiệm nghiên cứu toàn cầu (Global Research

Labratory) là các phòng thí nghiệm nghiên cứu nước ngoài đóng góp vào quá

trình đổi mới toàn cầu của MNCs. Các phòng thí nghiệm làm tăng cường

R&D từ nước chủ đầu tư, đơn vị và sản lượng của các phòng thí nghiệm toàn

cầu tạo ra các ứng dụng cho các quốc gia khác nhau. Hình thức đơn vị R&D

này được tổ chức như một phần của một mạng lưới toàn cầu các phòng thí

nghiệm, trong đó đơn vị R&D cốt lõi trong lịch sử là nước xuất xứ sẽ có ngày

càng ít vai trò trung tâm: các phòng thí nghiệm toàn cầu có thể kết hợp với

một số nguồn nhân lực và khoa học của nước sở tại ví dụ liên kết với một

viện nghiên cứu hay một đại học.

- Các trung tâm phát triển toàn cầu (Global Development Center) phụ

trách các nhiệm vụ R&D có thể được tách ra và tích hợp vào quá trình đổi

Page 38: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

30

mới của MNCs. Họ thường chịu trách nhiệm cho những công việc của hệ

thống lõi như nghiên cứu cụ thể, kiểm tra phần mềm. Ấn Độ có thể là nước

mà loại hình này phát triển nhất (EIU, 2004 ; Wharton, 2005).

2.1.2.3. Vai trò của phân tán hoạt động R&D của các MNCs ra nước ngoài.

Lợi ích:

Đẩy mạnh hoạt động R&D tại nước được đầu tư, bao gồm tăng chi tiêu

cho R&D và nâng cao trình độ công nghệ.

Thúc đẩy thay đổi công nghệ sáng tạo và chuyên môn hóa hơn.

Tạo cơ hội việc làm cho lao động có tay nghề cao, có thể làm chậm

hoặc đảo ngược quá trình chảy máu chất sám cũng như mang lại nguồn nhân

lực có tay nghề cao về nước.

Tạo hiệu quả cạnh tranh vì sự hiện diện của các MNCs giúp các doanh

nghiệp nội địa tham gia vào hoạt động R&D và nâng cao hiệu quả của họ

trong việc cạnh tranh.

Tạo hợp đồng về các hoạt động R&D cho các doanh nghiệp nội địa.

Kết hợp các thành phần sản xuất trong việc thiết kế sản phẩm mới, tạo

ra thị truowngff mới cho các nhà cung ứng địa phương cũng như cơ hội mới

để hòa nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Chuyển giao kiến thức về công nghệ thông qua việc hợp tác và liên

doanh với các công ty nội địa và các trung tâm nghiên cứu.

Hiệu quả đầu tư việc làm, nhờ đó mà các nước chủ nhà đạt được lợi ích

từ việc cung cấp lao động cho các MNCs thông qua thị trường lao động.

Theo dõi các khoảng đầu tư sản xuất để thương mại hóa các kết quả của

hoạt động R&D, cũng như các khoản đầu tư mới của các công ty khác thông

qua một “hiệu ứng giả”.

Page 39: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

31

Tác động tiêu cực:

Các hoạt động công nghệ của các công ty địa phương có thể bị thay thế

bởi sự cạnh tranh trong điều kiện hạn chế về tài sản chuyên ngành bao gồm

nguồn nhân lực và sự thúc đẩy trong hoạt động R&D. Ở nhiều nước phát

triển, các MNCs luôn tìm cách thu hút các nhà khoa học và kĩ sư tốt nhất với

mức lương cao và triển vọng nghề nghiệp tốt hơn. Điều đó khiến các doanh

nghiệp trong nước phải nâng cao mức lương trong khi không có nhiều người

tài năng nộp đơn tuyển dụng.

Nguy cơ bị thay thế (crowding-out) là đặc biệt nghiêm trọng trong

trường hợp mua bán và sáp nhập xuyên quốc gia.

Các MNCs có thể tập trung cao vào hoạt động R&D của họ vào các vấn

đề ít liên quan đến kinh tế của nước sở tại.

Các trung tâm R&D đa quốc gia có thể hoạt động tách biệt, hạn chế

liên kết và chuyển giao kiến thức cho đối tác địa phương.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân tán hoạt động R&D của

các MNCs Nhật.

2.2.1. Lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm của các

MNCs

Lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Vernon

Lý thuyết chu kỳ sản phẩm do nhà kinh tế học Vernon đề xuất vào năm

1966. Theo lý thuyết này thì bất kỳ một công nghệ sản phẩm mới nào đều tiến

triển theo 3 giai đoạn:

(1) Giai đoạn phát minh và giới thiệu

(2) Giai đoạn phát triển qui trình và đi tới chín muồi

(3) Giai đoạn chín muồi hay được tiêu chuẩn hoá.

Trong mỗi giai đoạn này các nền kinh tế khác nhau có lợi thế so sánh

trong việc sản xuất những thành phần khác nhau của sản phẩm. Quá trình phát

triển kinh tế, nó được chuyển dịch từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác.

Page 40: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

32

Lý thuyết chu kỳ sản phẩm giải thích sự tập trung công nghiệp hoá ở

các nước phát triển, đưa ra một lý luận về việc hợp nhất thương mại quốc tế

và đầu tư quốc tế, giải thích sự gia tăng xuất khẩu hàng công nghiệp ở các

nước công nghiệp hoá. Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ còn quan trọng đối với

việc giải thích FDI của các công ty nhỏ vào các nước đang phát triển.Như

vậy, khi gắn với quyết định lựa chọn địa điểm, lý thuyết này chỉ ra bản thân

sản phẩm với những chu kỳ cụ thể là một trong những yếu tố quyết định đến

lựa chọn địa điểm để phân tán các hoạt động sản xuất của MNCs.

Lý thuyết của Hymer về thị trường không hoàn hảo (1960)

Quan điểm của Hymer về MNCs được đưa ra trong bài luận văn tiến sĩ

của ông vào năm 1960 (xuất bản năm 1976). Lý thuyết của ông nhấn mạnh 3

yếu tố dẫn đến việc đầu tư nước ngoài: đó là lợi thế độc quyền; sự loại bỏ

xung đột và việc nội bộ hóa của “thị trường không hoàn hảo”:

- Lợi thế độc quyền: Theo Hymer, trong thời gian hoạt động ở nước

ngoài, một công ty sẽ gặp phải nhiều bất lợi nhiều công ty vẫn lựa chọn việc

đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và hoạt động thành công nhờ sở hữu lợi thế mà

công ty bản địa không có. Đó là những lợi thế độc quyền liên quan tới tính

thanh khoản, kinh nghiệm quản lý, công nghệ... Những lợi thế này không chỉ

góp phần quan trọng khắc phục những hạn chế mà còn khiến hoạt động kinh

doanh ở nước ngoài trở nên hấp dẫn hơn.

- Nội bộ hóa và loại trừ xung đột. Theo lý thuyết về loại trừ xung đột

của Hymer, xung đột sẽ nổ ra bất cứ khi nào một vài doanh nghiệp đang hoạt

động tại một thị trường nước ngoài, hoặc đang cố gắng thâm nhập vào thị

trường này. Lợi thế đặc thù của doanh nghiệp và việc loại trừ các xung đột có

liên quan mật thiết với nhau. Việc tồn tại những lợi thể là một phần thiết yếu

của thị trường không hoàn hảo thường dẫn tới những xung đột. Những lợi thế

cạnh tranh của một doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp đó loại trừ những

Page 41: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

33

xung đột thông qua việc thâu tóm công việc kinh doanh ở nước ngoài. Cả hai

yếu tố đều có nguồn gốc từ cấu trúc thị trường không hoàn hảo. Hành động

của một doanh nghiệp, với mong muốn giành được quyền kiếm soát đối với

việc vận hành ở nước ngoài, dẫn tới việc gia tăng quyền lực thị trường, đồng

thời gia tăng lợi nhuận của nó.

Như vậy việc lựa chọn địa điểm sẽ quyết định một phần do bản chất

năng lực của MNCs cùng với những lợi thế có thể khai thác từ nước chủ nhà.

Lý thuyết chiết trung OLI của Dunning

Theo Dunning một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI

cần đạt dược 3 lợi thế:

- Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages - viết tắt là lợi thế O - bao

gồm lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hoá chi phí giao dịch);

- Lợi thế về địa điểm (Location advantages - viết tắt là lợi thế L - bao

gồm: tài nguyên của đất nước, qui mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự

phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách của Chính phủ)

- Lợi thế về nội vi hoá (Internalisation advantages - viết tắt là lợi thế I -

bao gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh được sự

thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được chi phí thực

hiện các bản quyền phát minh, sáng chế).

Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thoả

mãn trước khi có đầu tư nước ngoài. Lý thuyết cho rằng: những nhân tố “đẩy”

bắt nguồn từ lợi thế O và I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với đầu tư

nước ngoài. Những lợi thế này không cố định mà biến đổi theo thời gian,

không gian và sự phát triển nên luồng vào đầu tư nước ngoài ở từng nước,

từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau. Sự khác nhau này còn bắt nguồn từ

việc các nước này đang ở bước nào của quá trình phát triển và được Dunning

phát hiện vào năm 1979.

Page 42: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

34

Trên đây là ba trong những lý thuyết nền tảng được áp dụng cho nhiều

nghiên cứu theo hướng tiếp cận lựa chọn địa điểm gắn với tìm kiếm thị trường,

tìm kiếm tài nguyên, tìm hiệu hiệu suất và tìm kiếm tài sản chiến lược.

2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân tán hoạt động R&D

của các MNCs Nhật Bản.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá trong phần tổng quan tình hình nghiên

cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư R&D

của MNCs nói chung và của MNCs Nhật nói riêng, từ mục tiêu nghiên cứu và

phát hiện của bản thân đối với địa điểm lựa chọn đầu tư của các MNCs Nhật

Bản, nghiên cứu chỉ ra các tác nhân tác động đến việc MNCs Nhật chuyển

dịch hoạt động R&D ra nước ngoài bao gồm 4 nhóm nhân tố được trình bày

trong khung lý thuyết như sau:

Sơ đồ 2.2. Khung lý thuyết các yếu tố quyết định lựa chọn địa điểm phân tán

đầu tư R&D của các MNCs Nhật

Các yếu tố quyết

định lựa chọn địa

điểm đầu tư R&D

của MNCs Nhật

Nhóm yếu tố Kinh tế và xã hội

Nhóm yếu tố Thể chế và Luật

pháp

Nhóm yếu tố từ của MNCs

Nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng

Page 43: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

35

Có 4 nhóm nhân tố quyết định đến lựa chọn địa điểm đầu tư R&D của

các MNCs Nhật bản. Đó là

- Nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội: trong nhóm yếu tố này, các yếu

tố được đề cập đến bao gồm: quy mô thị trường, nguồn nhân lực, khả năng

tiếp cận đối với thị trường khu vực của nước chủ nhà, khoảng cách địa lý từ

nước chủ nhà và sự tương đồng về văn hóa và thể chế

- Nhóm yếu tố Thể chế và Luật: bao gồm sự ổn định về mặt thể

chế, hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách,ưu đãi về thuế, thủ tục hành

chính, quyền sở hữu trí tuệ, các cơ quan xúc tiến đầu tư trong nước và trong

khu vực.

- Nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng bao gồm

+ cơ sở hạ tầng kỹ thuật: sự phát triển của cơ sở hạ tầng nghiên cứu, hạ

tầng viễn thông, sự phát triển của công nghệ.

+ cơ sở hạ tầng xã hội: sự phát triển của giáo dục

- Nhóm yếu tố từ MNCs bao gồm hoạt động từ đối thủ cạnh tranh

của MNCs, có thể là mức độ đầu tư của MNCs nói chung hoặc chiến lược

R&D của các đối thủ cạnh tranh và áp lực thay đổi sản phẩm để phù hợp với

nước tiếp nhận đầu tư

2.2.2.1. Nhóm yếu tố về kinh tế và xã hội.

Các MNCs Nhật có động cơ tìm kiếm thị trường để phân tán hoạt động

R&D sẽ quan tâm đến các yếu tố như dung lượng thị trường và thu nhập bình

quân đầu người; tốc độ tăng trưởng của thị trường; khả năng tiếp cận thị

trường khu vực và thế giới, khoảng cách địa lý từ Tokyo đến nước tiếp nhận

và sự tương đồng về văn hóa và thể chế.

Quy mô thị trường

Page 44: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

36

Đối với các chủ đầu tư muốn mở rộng địa điểm cho hoạt động R&D thì

quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường của nước tiếp nhận đầu tư là

một yếu tố quan trọng khi MNCs cân nhắc để lựa chọn địa điểm đầu tư. Khi

đề cập đến quy mô thị trường, tổng giá trị GDP – chỉ số đo quy mô của một

nền kinh tế thường được quan tâm. Theo UNCTAD, quy mô thị trường là cơ

sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư R&D của tất cả các quốc gia và các

nền kinh tế. Nhằm duy trì và quốc tế hóa hoạt động R&D, các MNCs thường

thiết lập các trung tâm R&D dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các

nước này. Một quốc gia có tổng giá trị GDP tăng lên theo thời gian, tốc độ

tăng trưởng GDP cao và liên tục sẽ có cơ hội được MNCs để ý nhiều hơn các

quốc gia khác. Thuận lợi của của các công ty đa quốc gia khi đầu tư R&D vào

các nước có tốc độ tăng trưởng cao là họ dễ dàng tiếp cận thị trường, nắm bắt

được tâm lý của người tiêu dùng do tâm lý người tiêu dùng khá lạc quan với

tình hình đất nước. Tốc độ tăng trưởng GDP cao cũng thể hiện khả năng cạnh

tranh của nền kinh tế so với các quốc gia khác trong khu vực.

Nguồn nhân lực

Khi lựa chọn địa điểm đầu tư cho R&D trong một nước, các MNCs

cũng nhắm đến những vùng có tiềm lực về nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực ở

đây được xem xét trên hai khía cạnh là về số lượng và chất lượng.

Về chất lượng, con người với trình độ lao động bằng tri thức, có kỹ

năng hay lao động chân tay đều trở thành nguồn lực phục vụ cho đầu tư nước

ngoài. Nguồn nhân lực có thông số chất lượng càng cao thì năng lực cạnh

tranh của các MNCs khi đã đầu tư vào càng lớn. Dấu hiệu xác định chất lượng

nguồn nhân lực rất rộng, từ kinh tế ( tính phức tạp của lao động, kỹ năng

chuyên môn của người lao động, thuộc ngành nào, điều kiện thâm niên lao

động), cá nhân ( tính kỷ luật, kỹ năng, lương tâm, năng động và sáng tạo), tổ

Page 45: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

37

chức – kỹ thuật ( tính hấp dãn của lao động, tổ chức lao động hợp lý, mức

trang bị máy móc R&D) cho đến văn hóa xã hội ( tính tập hể, tính tích cực xã

hội, phát triển văn hóa, đạo đức). Liên quan đến hoạt động R&D, các MNCs

tập trung sự sẵn có của các nhà nghiên cứu và các kỹ sư làm đầu vào cho

nguồn lực R&D. Hơn nữa, một cơ sở nguồn nhân lực mạnh không chỉ phát

triển được các dự án R&D của MNCs mà còn có thể thu hút và giữ chân

người tài. Các MNCs đặc biệt là các MNCs Nhật quan tâm đến sự trở lại của

nguồn nhân lực quốc gia ở nước ngoài, đặc biệt cho các hoạt động R&D của

các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Khi các cá nhân tài năng, người đã

nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài trở về, họ mang theo nhiều lợi ích thông

qua chuyển giao công nghệ, quản lý và tổ chức các hoạt động R&D về nước

và thậm chí kết nối các nhà sản xuất địa phương trực tiếp hơn với các cơ hội

thị trường và mạng lưới của các nền kinh tế tiên tiến hơn. Sự trở lại của người

nước ngoài tài năng cung cấp một tín hiệu mạnh mẽ cho các nhà đầu tư rằng

một môi trường nước chủ nhà đặc biệt có tính năng lực khoa học mạnh

(UNCTAD, 2005).

Một lý giải nữa cho việc các MNCs Nhật Bản quan tâm đến nền kinh tế

mới nổi và đang phát triển đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á còn là vì dân số

đông, nguồn nhân lực dồi dào. Điều đó sẽ kéo theo việc chi phí lao động rẻ,

và đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm cho đầu tư

R&D của các MNCs.

Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới

Cùng với yếu tố quy mô thị trường và nguồn nhân lực, trong sự hiện

diện của các MNCs trong đầu tư hoạt động R&D, khả năng tiếp cận thị trường

và khu vực là một trong những yếu tố quyết định. Trưởng và Mayer (2004) đã

nghiên cứu dòng đầu tư nước ngoài của Nhật Bản vào châu Âu và phát hiện ra

rằng các khu vực bao quanh bởi các thị trường lớn có xu hướng thu hút đầu tư

Page 46: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

38

nước ngoài nhiều hơn. Khả năng tiếp cận thị trường khu vực quan trọng để

tìm kiếm thị trường R&D, trong đó, các MNCs tập trung vào việc tận dụng

vào chuyên môn R&D đã có tại thị trường mới ở nước ngoài. Khả năng tiếp

cận thị trường của một nước có thể được nhìn theo khía cạnh thương mại của

nước đó với các quốc gia khác trong khu vực và với toàn cầu như thế nào, và

lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó với các quốc gia khác ra sao, từ đó, các

MNCs có thể nắm bắt được thông tin và quyết định mở động các hoạt động

R&D của MNCs này tại nước đó hay không.

Khoảng cách địa lý từ nước chủ nhà

Các MNCs muốn phân tán hoạt động R&D tại các quốc gia khác nhau

phụ thuộc vào nguồn lực và tiềm lực của nước sở tại thông qua khoảng cách

khác nhau về địa lý (Contractor et al., 2010). Một trong những nguyên nhân

chính đằng sau sự phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật là để đạt

được những lợi nhuận từ sự lan tỏa tri thức địa phương và theo kịp với các

hoạt động sáng tạo thực hiện ở nước ngoài. Do đó, khoảng cách địa lý sẽ tạo

thuận lợi cho việc truyền tải hiệu quả các kiến thức từ bên ngoài đối với công

ty mẹ thông qua các trung tâm nghiên cứu của mình. Các nước có khoảng

cách địa lý xa hơn có xu hướng đầu tư ít hơn do mang lại rủi ro cao hơn về

mối nguy hiểm do môi trường nước ngoài. Zejan (1990), Odagiri và Yasuda

(1996) và Graves và Langowitz (1993) nhận thấy rằng các công ty lớn hơn có

một xu hướng mạnh mẽ hơn để thực hiện các hoạt động đổi mới ở nước

ngoài, do nguy cơ của họ thấp hơn, sức mạnh thị trường, hoặc kinh nghiệm

đổi mới trước.

Sự tương đồng về văn hóa và thể chế

Sự tương đồng về văn hóa và thể chế cũng là một trong những yếu tố

ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư vào R&D của các MNCs

Nhật Bản. Các nghiên cứu của Audretsch và Feldmann (1996), Cantwell và

Iammarino (2003), UNCTAD (2005), Cantwell và Mudambi (2011), Meyer et

Page 47: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

39

al (2011), OECD (2011) đều nhận định rằng các trung tâm R&D có thể được

thành lập ở các nước mà có sự tương đồng về văn hóa và thể chế với nước

chủ đầu tư. Sự tương đồng về văn hóa và thể chế có thể làm cho các MNCs

Nhật Bản đạt được nhiều lợi ích từ đầu tư R&D hơn là đối với việc đầu tư vào

các nước mà có ít sự tương đồng về văn hóa và thể chế. Điều đó có thể một

phần lý giải tại sao mà xu hướng đầu tư vào R&D ngày nay của các MNCs

Nhật Bản lại tập trung vào khu vực ASEAN.

2.2.2.2. Nhóm yếu tố về thể chế và luật

Sự ổn định về mặt thể chế

Sự ổn định về thể chế, chính trị là có thể coi là yếu tố hàng đầu cho

quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư R&D của các MNCs Nhật Bản. Sự ổn

định về thể chế, chính trị thể hiện ở chỗ: thể chế, quan điểm chính trị có được

đa số nhân dân đồng tình hay không, hệ thống chính trị đặc biệt là đảng cầm

quyền có đủ uy tín và độ tin cậy đối với nhân dân và các MNCs .

Một quốc gia có sự ổn định về chính trị, thể chế thì các MNCs mới có

thể yên tâm nghiên cứu và triển khai, phát triển chi nhánh. Nếu môi trường

không ổn định, thường xuyên có bạo loạn về thể chế, chính trị thì khó có thể

yên tâm cho hoạt động R&D cũng như không thể tiến hành sản xuất, kinh

doanh để sinh lời. Điều này có thể thấy rõ ràng ngay khi có những biến cố ở

Trung Quốc thì ngay lập tức các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đến Việt

Nam tìm cơ hội đầu tư.

Ngoài ra, sự ổn định về thể chế còn ảnh hưởng đến việc huy động vốn

và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho hoạt động R&D. Trong lịch sử cho

thấy, những biến cố về thể chế, chính trị sẽ làm thiệt thòi lớn cho các MNCs.

Vụ Đảo chính quân sự ở Thái Lan đã gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư

Nhật Bản và Hàn Quốc tại đây. Các MNCs Nhật có xu hướng lựa chọn phân tán

hoạt động R&D vào những nơi có môi trường thể chế ổn định hơn là bất ổn.

Page 48: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

40

Môi trường thể chế, chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết kéo theo

sự ổn định của các nhóm nhân tố khác như kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng. Đó

cũng chính là lý do tại sao các MNCs khi tiến hành đầu tư vào một nước lại

coi trọng yếu tố thể chế - chính trị đến vậy.

Luật pháp và cơ chế chính sách

Hệ thống luật pháp bao gồm các văn bản luật, các quy định, các văn

bản quản lý hoạt động đầu tư… phản ánh một cách rõ ràng về môi trường đầu

tư cho các MNCs Nhật tại nước sở tại. Điều mà các MNCs Nhật Bản quan

tâm chủ yếu là liệu có đảm bảo về pháp luật đối với tài sản tư nhân và môi

trường cạnh tranh có lành mạnh hay không? Các quy định về thuế, mức thuế,

sự phân chia lợi nhuận cho hoạt động đầu tư vào R&D như thế nào?

Hệ thống pháp luật cũng có thể tạo thuận lợi hoặc cũng có thể tạo ra

hạn chế hay cản trở hoàn toàn hoạt động của các công ty nước ngoài. Điều

này đặt ra vấn đề là cần có cơ chế pháp lý rõ ràng, mềm dẻo tạo thuận lợi cho

các nhà đầu tư mà không mất đi chủ quyền quốc gia.

Về cơ chế chính sách, các chính sách liên quan đến việc ưu đãi để thu

hút phân tán các hoạt động R&D của MNCs Nhật vào đất nước có ảnh hưởng

lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm cũng như đến định hướng và lượng vốn

đầu tư R&D của các MNCs này.

Các chính sách có thể kể đến ở đây bao gồm:

- Chính sách bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư R&D của các

MNCs: Việc lựa chọn đầu tư cho hoạt động R&D ở nước ngoài có nguy cơ

gây ra nhiều rủi ro cho các MNCs. Các hãng bảo hiểm tư nhân có thể bán các

hợp đồng bảo hiểm cho MNCs để hảo hiểm chống lại một số rủi ro Tuy nhiên,

có nhiefu rủi ro đặc biệt là rủi ro chính trị và phi thương mại ( bị quốc hữu

hóa, tổn thất do chiến tranh…), Điều này cần Chính phủ các nước đứng ra bảo

hiểm cho rủi ro. Như vậy, việc Chính phủ có chính sách đứng ra bảo hiểm cho

Page 49: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

41

các hoạt động R&D của các MNCs tại nước mình sẽ tạo sự yên tâm cho các

MNCs, dẫn đến quyết định lựa chọn địa điểm của các MNCs Nhật.

- Chính sách thuế và tài chính: Cách chính sách tiền tệ và chính

sách thuế có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định của nền kinh tế. Các chính

sách này ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát, khả năng cân bằng ngân sách của

nhà nước, lãi suất trên thị trường. Như vậy các chính sách này ảnh hưởng rất

nhiều đến quyết định dựa chọn địa điểm đầu tư cho R&D. Các MNCs đều

muốn đầu tư vào các thị trường có tỷ lệ lạm phát thấp, lãi suất trên thị trường

của nước tiếp nhận đầu tư sẽ ảnh hưởng đến chi phí vốn. Chính sách thuế

cũng thu hút sự quan tâm của các MNCs Nhật, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến lợi

nhuận của các dự án R&D. Các MNCs đều có xu hướng lựa chọn địa điểm là

những nơi có các loại thuế thấp để tiện lợi nhất cho hoạt động R&D của

MNCs mình.

Trong các chính sách tài chính cho hoạt động R&D, không xem xét đến

chính sách lợi nhuận ( trong suốt quá trình từ R đến D không có bất cứ hoạt

động nào thu được lợi nhuận theo đúng nghĩa của khái niệm này), chính sách

thuế đối với sản phẩm R&D ( sản phẩm được miễn thuế), nhưng phải có

chính sách ưu đãi về tạo nguồn vốn ( nguồn kinh phí) cho hoạt động R&D của

các MNCs, chính sách ưu đãi về “ giá cả” ( sản phẩm R&D có thể định được

giá sau nghiên cứu nhưng không thể định được giá cả mua bán trên thị

trường), chính sách khấu hao thiết bị trong khi tiến hành R&D ( thiết bị khoa

học có tốc độ hao mòn vô hình vượt xa tốc độ hao mòn hữu hình) và thu nhập

của những người lao động trong lĩnh vực R&D ( Lao động trong lĩnh vực

R&D không thể định mức) ( Vũ Cao Đàm, 2003).

Trong các chính sách ưu đãi về thuế, có thể miễn hoặc giảm thuế (miễn

thuế chuyển nhượng tài sản, giảm thuế cho các MNCs đầu tư vào các ngành

hay địa bàn khuyến khích đầu tư…) , miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối

với các trường hợp: thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng R&D, sản phẩm

Page 50: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

42

đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, thu nhập từ việc góp vốn bằng quyền

SHTT, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ…

Thủ tục hành chính

Đây là công việc đầu tiên mà MNCs Nhật quan tâm khi quyết định lựa

chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D. Bởi hoạt động R&D liên quan đến

việc nghiên cứu và triển khai, liên quan nhiều đến sở hữu trí tuệ, nên lại càng

đặc biệt trong khâu thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính ở đâu bao gồm các

khâu như thủ tục đất đai, xét duyệt giấy phép đầu tư, thủ tục thẩm định dự án,

cấp bằng sáng chế…. Theo thống kê cho thấy, trở ngại lớn nhất cho việc thu

hút phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật chính là thủ tục hành chính.

Điều này không ở một nước nào nhất định mà diễn ra ở hầu hết các nước nhận

đầu tư.

Quyền sở hữu trí tuệ

Trong nền kinh tế định hướng đổi mới, hoạt động phân tán R&D của

các MNCs thường đối mặt với sức cạnh tranh gay gắt từ các MNCs khác và

từ chính doanh nghiệp địa phương. Điều này đòi hỏi một hệ thống bảo hệ

SHTT hữu hiệu và chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh hỗn loạn, không

trung thực, đồng thời kích thích năng lực công nghệ nội sinh.

Các MNCs Nhật rất chú trọng vào vấn đề SHTT và sáng chế. Sáng chế

có thể khuyến khích phân tán hoạt động R&D theo 2 cách: thứ nhất là đưa

đến khả năng lựa chọn địa điểm để khai thác một công nghệ mới và thứ 2 là

phổ biến đến công chúng những thông tin liên quan đến những phát minh.

Việc công bố này giúp cho các MNCs Nhật nhằm mục đích thông báo công

nghệ - thành quả sáng tạo cụ thể đã có chủ và việc công khai này giúp cho các

MNCs khác hay các doanh nghiệp địa phương tránh được những nghiên cứu,

những sản phẩm trùng lặp, tìm kiếm các hướng giải quyết tốt hơn, đồng thời

cung cấp cho các nhà nghiên cứu về các hướng phát triển mới của công nghệ,

Page 51: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

43

những ý đồ sáng tạo mới làm cơ sở cho việc nảy sinh những sáng chế mới,

công nghệ mới. cứ như vậy, mỗi quyền công nghệ được xác lập thì thi thức

công nghệ cũng được đổi mới thêm, thời gian chi phí cho việc tìm kiếm công

nghệ được tìm ra, giảm các chi phí cho việc nghiên cứu trùng lặp, xây dựng

hướng nghiên cứu mới từ các giải pháp kỹ thuật được công bố.

Nét đặc trưng của các MNCs là chúng thường sở hữu những khoản tài

sản vô hình rất lớn, trong đó, công nghệ là một trong những loại tài sản vô

hình quan trọng nhất. Xét trên góc độ quyền SHTT, đó là nhãn hiệu nổi tiếng

(there are well knows, patents), các sáng chế đã tạo nên danh tiếng của công

ty và là một phần không thể mất đi của công ty. Các công ty đa quốc gia có xu

hướng phân tán hoạt động R&D và xây dựng các công ty 100% vốn của mình

tại các nước có hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh, đối với nhà đầu tư, ưu

điểm của hình thức này là có thể bảo hộ tốt bí mật công nghệ và nhãn hiệu

hàng hóa, còn nhược điểm của nó là tốn kém, không tận dụng được hết các ưu

thế mà địa phương đem lại và quốc gia được đầu tư không học hỏi được kỹ

năng quản lý cũng như cách thức sản xuất. Các MNCs đặc biệt là MNCs Nhật

xuất phát từ đất nước Nhật, nơi phát triển hệ thống SHTT một cách toàn diện

lại càng đòi hỏi cao hơn ở vấn đề này.

Quyền SHTT không chỉ đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho MNCs Nhật

mà còn ảnh hưởng đến kênh chuyển giao công nghệ. Công nghệ ở đây được

phân loại thành loại dễ bắt chước và loại khó bắt chước. Loại công nghệ dễ

bắt chước thường gồm có công nghệ sao chép băng đĩa nhạc, sản xuất đồ

chơi, v.v... Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng bắt chước công nghệ, chẳng

hạn, đối với các công ty nhỏ, việc bắt chước công nghệ nhằm phục vụ cho sản

xuất kinh doanh, còn đối với các công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh, việc

nghiên cứu công nghệ của đối phương sẽ giúp họ khắc phục những nhược

điểm của công nghệ hiện đang sử dụng và phát minh ra những công nghệ mới.

Việc bắt chước công nghệ sẽ giúp các chuyên gia trong ngành giảm bớt chi

Page 52: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

44

phí trong việc phát hiện và tạo ra những loại sản phẩm mới và nhanh chóng

tung ra thị trường các sản phẩm cạnh tranh tương tự, thậm chí có thể là những

sản phẩm tiên tiến hơn. Tuy nhiên, dù tinh vi và phức tạp đến mức nào, tất cả

các sản phẩm đều hàm chứa rủi ro bị lộ bí mật công nghệ, hay bị bắt chước.

Chính vì vậy, các nhà đầu tư phải cân nhắc khá nhiều vấn đề khi tiến hành

chuyển giao công nghệ. Một hệ thống bảo hộ SHTT mạnh có thể hạn chế việc

sao chép, làm giả sản phẩm và tăng chi phí bắt chước.

Bất kỳ quốc gia nào xây dựng được một hệ thống bảo hộ SHTT mạnh

sẽ có điều kiện tiếp nhận các công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc phát triển

đất nước. Ngược lại, các quốc gia có hệ thống bảo hộ quyền SHTT yếu sẽ chỉ

có cơ hội tiếp nhận các công nghệ đã phát minh từ lâu, thậm chí đã lỗi thời và

mất dần giá trị khai thác.

Xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế

Theo UNCTAD (2005), các cơ quan xúc tiến đầu tư trong nước và

quốc tế (IPA) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của một quốc gia

nhằm thu lợi từ sự quốc tế hóa các hoạt động R&D của MNCs. Các cơ quan

này thực hiện 2 chức năng cơ bản đó là giao dịch, tìm kiếm các cơ hội đầu tư

và chúc năng tư vấn chính sách. Việc 1 đất nước có các cơ quan xúc tiến IPA

cũng sẽ tạo động lực thu hút các MNCs Nhật quan tâm cho việc phân tán hoạt

động R&D vào quốc gia đó.

Xúc tiến đầu tư bao gồm hoạt động xây dựng, giới thiệu hình ảnh đất

nước đặc biệt là giới thiệu môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư cho các MNCs,

các hoạt động hỗ trợ cho đầu tư và dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tư. Xúc tiến

đầu tư đặc biệt quan trọng đối với các nước mới mở cửa thu hút hoạt động

đầu tư R&D của các MNCs hoặc vừa thay đổi chính sách liên quan đến đầu tư

nước ngoài R&D chuyển từ hạn chế sách mở cửa, khuyến khích đầu tư. Hoạt

động xúc tiến đầu tư lúc này sẽ giúp cho các MNCs biết đến các chính sách

Page 53: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

45

ưu đãi, chính sách thuận lợi dành cho chính MNCs mình khi có các hoạt động

đầu tư R&D ra nước ngoài, từ đó mà MNCs sẽ cân nhắc, quyết định có lựa

chọn nước đó để phân tán hoạt động R&D hay không. Hoạt động xúc tiến đầu

tư sẽ có thể làm rút ngắn khoảng cách về mặt địa lý giữa Nhật và nước tiếp

nhận đầu tư vì thông tin được các MNCs cập nhật liên tục thông qua các cơ

quan xúc tiến đầu tư.

Ví dụ như ở Ấn Độ, cơ quan đóng vai trò xúc tiến đầu tư là “Qũy sở

hữu thương hiệu Ấn Độ ( IBEF) (Chantzidelis, 2007). Đây là một mối quan

hệ hợp tác tư nhân- nhà nước giữa Bộ Công Thương Ấn Độ và Hiệp hội Công

Nghiệp Ấn Độ, một kiểu IPA rất điển hình trên toàn thế giới. Sứ mệnh của

IBEF là giới thiệu một cách hiệu quả về triển vọng ngành kinh doanh ở Ấn

Độ và cố gắng thúc đẩy sự hợp tác kinh doanh trên thị trường toàn cầu.

Website của IBEF là www.ibef.org, là trung tâm thông tin cho những nhà đầu

tư tiềm năng, truyền thông và những nhà hoạch định chính sách với những

thông tin kinh tế và chính trị cập nhật nhất về Ấn Độ. Với những khoản mục

thông tin đầy đủ và rõ ràng, liên tục được cập nhận, IBEF đã làm rất tốt vai

trò giới thiệu về Ấn Độ như một điểm đến lý tưởng cho các MNCs lựa chọn

địa điểm phân tán hoạt động R&D.

2.2.2.3. Nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của một quốc gia được đánh giá trên cơ sở các yếu tố bao

gồm cơ sở hạ tầng các sự phát triển của cơ sở hạ tầng nghiên cứu, hạ tầng

viễn thông hay sự phát triển của công nghệ, y tế, giáo dục. Kết cấu cơ sở hạ

tầng vừa là cơ sở thu hút hoạt động quốc tế hóa R&D của các MNCs Nhật,

vừa là nhân tố thúc đẩy cho quá trình quốc tế hóa này diễn ra nhanh hơn. Kết

cấu cơ sở hạ tầng phần nào phản ánh được trình độ phát triển của mỗi quốc

gia, nó tạo ra bộ mặt của đất nước và môi trường cho hoạt động đầu tư. Sự

phát triern cân đối và toàn diện của cơ sở hạ tầng một quốc gia đề ra như một

Page 54: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

46

nhu cầu hàng đầu trong việc lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của

các MNCs.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: bao gồm cơ sở hạ tầng nghiên cứu, hạ tầng

viễn thông, sự phát triển của công nghệ. Thực tế khi lựa chọn địa điểm để đầu

tư cho hoạt động R&D, bất kì một MNC nào không loại trừ MNCs nhật bản

đều chú trọng đến hệ thống này nhằm đánh giá xem nước tiếp nhận đầu tư đó

có thể có khả năng phát triển và mở rộng được hoạt động R&D hay không.

Cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu: các hoạt động nghiên cứu và phát

triển không chỉ được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước mà còn được

tiến hành bởi các MNCs. Vì thế nhóm cơ sở hạ tầng phục vị nghiên cứu

có thể chia thành 3 nhóm là các viện nghiên cứu, các trường đại học và

các khu công nghệ cao. Thường trong thời đại hiện nay, có nhiều công

ty phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học hay khu công nghệ

cao nhằm tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhờ đó tận dụng

sẵn có của hạ tầng nghiên cứu và sự hỗ trợ của các nhà khoa học tại các

tổ chức nghiên cứu của chính phủ. Chính phủ trung ương hỗ trợ các hoạt

động R&D thông qua các cơ quan khoa học, mỗi cơ quan này chịu trách

nhiệm giúp đỡ cho một số đơn vị R&D. Còn với các MNCs Nhật khi

phân tán hoạt động R&D tại các nước nhận đầu tư, cũng có sự liên kết

với các các viện và các trường đại học để có thể đạt được hiệu quả hoạt

động R&D cao nhất.

Cơ sở hạ tầng viễn thông: là tập hợp các thiết bị viễn thông (thiết bị kỹ

thuật, bao gồm cả phần cứng và phầm mềm dung để thực hiện viễn

thông), đường truyền dẫn (Tập hợp các thiết bị viễn thông dung để xác

lập một phần hoặc toaafn bộ đường truyền thông tin giữa 2 điểm xác

định), mạng viễn thông (tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kêt với

nhau bằng đường truyền dẫn đẻ cung ứng dịch vụ và ứng dụng khác

Page 55: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

47

nhau cho người dung) và các công trình viễn thông ( các công trình như

nhà, trạm cột, cống bể để lắp đặt thiết bị viễn thông). Cơ sở hạ tầng viễn

thông phát triển vững mạnh cũng có nghĩa là sự liên kết khi thực hiện

các bước trong hoạt động R&D thuận tiện hơn, các MNC sẽ có thể kiểm

soát dễ dàng hơn với các trung tâm R&D của mình. Điều này cũng giúp

cho các MNCs giảm được chi phí, tiết kiệm được thời gian, nguồn lực.

Sự phát triển của công nghệ: Theo Kumar (1996), các MNCs thường

có xu hướng tiến hành các hoạt động R&D tại các quốc gia có trình độ

phát triển tương đương về cùng một lĩnh vực để có thể thiết lập những

trung tâm R&D, tận dụng được nguồn lợi về tài nguyên công nghệ, hệ

thống cơ sở hạ tầng liên lạc tốt. Với sự tự do hóa nền kinh tế của các

quốc gia như hiện nay, các nước tiếp nhận đầu tư nếu không nhanh

chóng bắt kịp với xu thế công nghệ mới, không có mạng lưới công nghệ

có thể đáp ứng được nhu cầu khi triển khai hoạt động R&D của các

MNCs thì sẽ k thể thu hút được sự quan tâm của MNCs.

Đó chính là lý do mà một đất nước phát triển về cơ sở hạ tầng nghiên

cứu, cơ sở hạ tầng viễn thông sẽ thu hút được sự chú ý của các MNCs Nhật

cho hoạt động phân tán của mình.

Cơ sở hạ tầng xã hội: Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, yếu tố ảnh hưởng

đến quyết định phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật còn là cơ sở hạ

tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội ở đây bao gồm sự phát triển hệ thống y tế và

chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải

trí và các dịch vụ khác.

2.2.2.4. Nhóm yếu tố từ MNCs

Nhóm yếu tố từ chính MNCs cũng là một nhân tố quan trọng ảnh

hưởng đến quyết định phân tán R&D. Trong đó, xét đến là áp lực thay đổi sản

Page 56: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

48

phẩm để phù hợp với nước tiếp nhận đầu tư và yếu tố cạnh tranh của các

MNCs

Cạnh tranh là một vấn đề cũng được chú ý đặc biệt trên cả phương

diện lý thuyết và thực tế. Nickell (1996) và Blundell và cộng sự ( 1995) đã chỉ

ra rằng sự cạnh tranh trên thị trường sản phẩm thực sự khuyến khích các

MNCs đầu tư vào hoạt động R&D nhiều hơn.

Một môi trường cạnh tranh sẽ là chìa khóa để tạo ra giá trị cho khách

hàng bởi khi một công ty không phải cạnh tranh với các đối thủ khác, họ sẽ

không có động lực để sáng tạo. Bởi vậy một thị trường cạnh tranh và liên tục

thay đổi công nghệ sẽ thúc đẩy các công ty sáng tạo nhanh hơn, để tạo ra

những sản phẩm chất lượng cao hơn với một mức giá thấp hơn. Động lực này

cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Các MNCs có xu

hướng đầu tư theo các đối thủ của họ khi lựa chọn địa điểm cho các hoạt động

R&D.

Áp lực thay đổi sản phẩm để phù hợp với nước tiếp nhận đầu tư chính

là vấn đề liên quan đến ngành/sản phẩm của MNCs. Các MNCs muốn đạt

được lợi nhuận cao thì phải đáp ứng được nhu cầu và hiểu được thị hiếu của

người tiêu dùng tại chính nơi mà mình muốn quốc tế hóa. Điều đó khiến cho

các MNCs cần thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D để

nghiên cứu và triển khai các mẫu sản phẩm phù hợp với nước đó và các nước

lân cận.

2.3. Kinh nghiệm của các nước trong việc áp dụng các biện pháp nhằm

thu hút hoạt động R&D của các MNCs

2.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài

2.3.1.1. Áp dụng các biện pháp miễn, giảm thuế cho các MNCs khi đầu tư

vào hoạt động R&D

Page 57: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

49

Trung quốc1, đưa ra tỷ lệ khấu trừ là 150% cho đầu tư vào R&D của

các MNCs khi mức đầu tư cảu doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước từ

10% trở lên.

Úc và Anh2, đưa ra tỷ lệ khấu trừ thuế là 125% cho đầu tư vào R&D

của MNCs, cộng thêm tỷ lệ khấu trừ 175% cho những chi phí R&D vượt quá

mức mà doanh nghiệp đã đầu tư vào R&D năm trước đó.

Ấn Độ3, các ưu đãi về thuế đối với việc tiến hành các hoạt động R&D

bao gồm:

Một khoản miễn trừ 200% đối với chi tiêu R&D nội bộ, bao gồm chi

phí đầu tư (ngoại trừ đất đai và nhà xưởng).

Miễn trừ 100% đối với chi tiêu cho R&D (ngoại trừ đất) liên quan tới

các ngành kinh doanh không thuộc các ngành trên.

Miễn trừ 125% tới 200% cho các khoản thanh toán cho các pháp nhân

đã quy định tiến hành nghiên cứu và phát triển tại Ấn Độ.

Một khoản miễn trừ đối với lương cho nhân viên và các vật liệu sử

dụng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong vòng 3 năm ngay sau khi

doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

2.3.1.2. Thúc đẩy môi trường kinh doanh thích hợp

Chính phủ các nước đã có biện pháp nhằm khuyến khích các viện

nghiên cứu/ trương đại học tiến hành các dự án nghiên cứu định hướng MNCs

hoặc khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp và các cơ quan thuộc Chính

phủ hoặc doanh nghiệp với viện/ trường.

Anh4, chương trình liên kết LINK tăng cường sự hợp các giữa MNCs và

1 Cecilia Malmström( 2015), The EU and China: trade and investment in the global

economy 2 Cecilia Malmström( 2015), The EU and China: trade and investment in the global

economy 3 A report by Evalueserve for the British High Comission (2008) listed tax benefits and

incentives offered by the government to encourage R&D activities 4 Hoang Van Tuyen (2009)

Page 58: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

50

viện nghiên cứu. Chương trình tài trợ tới 50% tổng chi phí cho các dự án

nghiên cứu hợp tác giữa doanh nghiệp và giới khoa học.

Ý, Chương trình quốc gia về khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ các hoạt

động R&D, tăng mối liên hệ giữa MNCs và trường đại học.

Tăng cường vấn đề sử hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp:

Ấn Độ: Là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO),

Ấn Độ đã ký kết Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới Thương mại về

quyền sở hữu trí tuệ (Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual

Property Rights). Bên cạnh TRIPs, Ấn Độ đã ký những hiệp ước quốc tế

nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ như Công ước Paris về bảo hộ sở hữu

Công nghiệp (Paris Convention for the Protection of Industrial Property),

Nghị định thư Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế (the Madrid Protocol

concerning the International Registration of Marks) và nhiều hiệp định song

phương khác. Những hiệp định này cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của chính

phủ Ấn Độ trong việc tạo lập một môi trường kinh doanh minh bạch cho các

nhà đầu tư. Các tiêu chuẩn và quy tắc ảnh hưởng tới các hoạt động nghiên cứu

và phát triển ở Ấn Độ được phân chia thành các khía cạnh: Bản quyền và các

quyền liên quan, Thương hiệu, Chỉ dẫn địa lý, Bằng sáng chế và Thiết kế

công nghiệp (Evalueserve, 2008).

Nhật Bản5: Điểm đặc biệt ở Nhật là sử dụng hệ thống giải quyết tranh

chấp quyền sở hữu trí tuệ mang tính chuyên biệt cao, trong đó Hội đồng giải

quyết khiếu nại (Board of Appeals) của Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) xử

lý các vụ việc khiếu nại liên quan đến hủy bỏ/chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo

hộ; và Ban Sở hữu trí tuệ (IP Division) thuộc Tòa án khu vực (Tô-ky-ô hay Ô-

sa-ka) xử lý các vụ việc liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo

thẩm quyền. Khi một trong các bên không đồng ý với quyết định hủy bỏ/chấm

5 Japan Patent Office , https://www.jpo.go.jp/

Page 59: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

51

dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ của JPO hoặc bản án/quyết định của Tòa án khu

vực, bên liên quan có thể kháng cáo lên Tòa án Thượng thẩm Sở hữu trí tuệ

Luật tố tụng Nhật Bản cũng có quy định về việc kháng cáo quyết định/bản án

của Tòa án Thượng thẩm Sở hữu trí tuệ lên cấp xét xử cao nhất là Tòa án Tối

cao, tuy nhiên các trường hợp này là rất hạn chế. Tòa án Tối cao rất hiếm khi bác

bỏ phán quyết của Tòa án Thượng thẩm vì Tòa án Tối cao chỉ xem xét lại các

khía cạnh pháp lý của phán quyết, chứ không xem xét lại nội dung vụ việc.

Các thủ tục giải quyết tranh chấp SHTT được diễn ra rất nhanh chóng,

tạo niềm tin cho việc đầu tư R&D cho các MNCs.

2.3.1.3. Biện pháp hỗ trợ về vốn

Nước Anh, giải thưởng SMART6 (Small Firm Mert Award for

Research and Technology) dành cho các doanh nghiệp và các nhân trong việc

nghiên, phát triển và tiếp thu công nghệ mới. Tùy từng hoạt động ( đánh giá

công nghệ, nghiên cứu cơ hội công nghệ, các dự án phát triển vật mẫu, nghiên

cứu khả thi...) cũng như quy mô của doanh nghiệp mà các mức thưởng khác

nhau.

Chương trình SPUR7 (Support for Products Under Research) được thiết

kế để tài trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành R&D. Việc phát

triển các sản phẩm và quy trình đổi mới cao, các doanh nghiệp có thể tăng

tính cạnh tranh. Chương trình SPUR tài trợ cho các doanh nghiệp phát triển

sản phẩm và quy trình mới liên quan đến những lợi thế về công nghệ đối với

ngành công nghiệp Anh.

New Zealand,8 Chương trình GPSR&D (Grant for Private Sector

Research and Development) tài trợ cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt

6 https://www.gov.uk

7 http://ukspur.co.uk/

8 http://www.seek.co.nz/job/30785603

Page 60: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

52

động R&D với 4 chương trình nhỏ tùy thuộc vào kiểu doanh nghiệp. Với các

MNCs, đó là chương trình tài trợ công nghệ cho tăng trưởng doanh nghiệp và

công nghệ trong cộng đồng doanh nghiệp.

Hàn Quốc9, Chính phủ tài trợ trực tiếp cho hoạt động R&D của doanh

nghiệp. Bộ KH&CN (MOST) và bộ thương mại,công nghiệp và kinh tế (

MOICE) là 2 bộ phận chịu trách nhiệm về vấn đề tài trợ cho R&D doanh

nghiệp. Mục tiêu hướng tới và hỗ trợ cho sự phát triển về công nghệ ( công

nghệ thông tin và viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ

môi trường, công nghệ về văn hóa và công nghệ không gian). MOST tài trợ

cho R&D với các ứng dụng công nghiệp. Với các MNCs, chương trình HAN

khuyến khích sự tham gia của các MNCs thông qua hình thức đối tác cùng

chia sẻ kinh phí.

Trung Quốc10, chương trình R&D công nghệ cao quốc gia đã thúc đẩy

sự phát triển công nghệ cao của Trung Quốc, năng lực R&D, sự phát triển

kinh tế xã hội và an ninh quốc gia, giành bước nhảy vọt trong lĩnh vực công

nghệ cao.

2.3.2. Bài học từ kinh nghiệm nước ngoài

Qua nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, có thể thấy có khá nhiều biện

pháp chính sách mà các nước áp dụng để thu hút hoạt động R&D của các

MNCs. Các chính sách này bao gồm:

- Hỗ trợ trực tiếp dưới hình thức các chương trình, kế hoạch, sáng kiến

nhằm hỗ trợ vốn cho các MNCs tiến hành các dự án R&D.

- Hỗ trợ gián tiếp dưới hình thức miễn/giảm thuế: các MNCs được khấu

trừ trên 100% kinh phí đầu tư cho hoạt động R&D, cộng thêm tỷ lệ khấu trừ

tăng thêm khi các năm tiếp theo doanh nghiệp tiếp tục đầu tư R&D

9 http://park.org/Korea/Pavilions/PublicPavilions/Government/most/policy.html

10 http://www.most.gov.cn/eng/programmes1/

Page 61: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

53

- tăng cường vấn đề SHTT cho các MNCs

Page 62: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

54

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC TẾ Ở VIỆT NAM

3.1 Hoạt động phân tán R&D của các MNCs Nhật

Nhật Bản là nước chú trọng vào đầu tư và phát triển hoạt động R&D

với số lượng nhà nghiên cứu lớn, đạt 5160 nhà nghiên cứu R&D/ triệu người

năm 2012, và tăng lên 5204 người/triệu người vào năm 201411

. Theo khảo sát

về Nghiên cứu và Phát triển được thực hiện bởi bộ nội vụ và truyền thông

Nhật Bản, chi tiêu cho hoạt động R&D của Nhật tăng lên trong khoảng thời

gian từ năm 2003 – 2007 và đạt đến conn số 18,944 tỷ Yên vào năm tài khóa

2007. Chi tiêu cho hoạt động R&D giảm mạnh vào năm 2009 do chịu ảnh

hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng đã dần tăng lên kể từ sau thời

điểm đó. Vào giai đoạn năm 2015 – 2016, Nhật Bản vẫn giữ được vị trí thứ 3

trên thế giới về chi tiêu cho R&D, chỉ sau Mỹ và Trung quốc.

Hình 3.1: Chi tiêu cho hoạt động R&D của các nước trên thế giới 2015

11

World Bank. http://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.SCIE.RD.P6/countries/VN?display=graph

Page 63: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

55

Nguồn: OECD (2016)

Tỷ lệ chi tiêu cho R&D của Nhật trên tổng sản phẩm quốc nội GDP

cũng luôn đạt ở mức cao, duy trì và tăng nhẹ qua các năm, năm 2011 là

3.38%, năm 2012 là 3.345, năm 2014 tăng nhẹ lên 3.47%.

Hình 3.2: Tỷ lệ chi tiêu cho R&D trên GDP của Nhật từ 2006 - 2013

Page 64: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

56

Nguồn: World Bank12

Hoạt động phân tán R&D ra nước ngoài (quốc tế hóa R&D) của các

doanh nghiệp Nhật Bản gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Theo khảo

sát về hoạt động kinh doanh tại nước ngoài được thực hiện bởi bộ Kinh tế,

Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), chi tiêu cho hoạt động R&D

tại nước ngoài của các nhà sản xuất Nhật Bản đã tăng 23,7% vào năm 2012 so

với năm trước đó. Các ngành nhận được đầu tư vào R&D tại nước ngoài

nhiều nhất của Nhật bản căn cứ theo khảo sát về Nghiên cứu và Phát triển

(2013) là lĩnh vực trang thiết bị vận tải, đạt 528 triệu Yên. Đây là lĩnh vực có

con số đầu tư lớn nhất và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các hoạt động

R&D tại nước ngoài. Tiếp theo là lĩnh vực thiết bị thông tin và truyền thông

điện tử cũng như máy sản xuất cũng gia tăng. Lĩnh vực hóa chất cũng chiếm tỉ

trọng cao trong chi tiêu R&D (445 triệu Yên vào năm 2012) nhưng đã giảm

nhẹ 5,1% so với năm trước đó.

Trong đó, phần lớn hoạt động R&D của các MNCs Nhật Bản được thực

hiện ở khu vực châu Âu và Bắc Hoa Kỳ nhưng hoạt động này đang có xu

hướng chuyển dịch sang khu vực Châu Á. Biểu đồ chho thấy xu hướng tăng

lên cho việc chi tiêu vào các hoạt động R&D tại nước ngoài ở khu vực Châu

Á.

Hình 3.3: Chi tiêu cho R&D của từng công ty trong lĩnh vực sản xuất

tương ứng với các khu vực

12

http://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.GD.ZS/countries/VN?display

=default

Page 65: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

57

Nguồn: Vũ Anh Dũng và cộng sự (2015)

Có thể nhận thấy các MNCs Nhật có xu hướng thực hiện hoạt động

R&D nhiều hơn ở khu vực Châu Âu và Bắc Hoa Kỳ và chi tiêu cho hoạt độn

R&D ở nước ngoài ở 2 khu vực này cao hơn so với mức trung bình tất cả các

khu vực nhưng Châu Á trong đó có Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp nhận

được nguồn chuyển dịch đầu tư này. Bằng chứng được thể hiện qua số lượng

công bố khoa học chung giữa các quốc gia Đông Nam Á và phần còn lại của

thế giới trong giai đoạn 2005 – 2009.

Bảng 3.1. Số lượng công bố khoa học chung giữa các nước ASEAN và

các nước khác trên thế giới

Page 66: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

58

Nguồn: OECD (2011)

So với các quốc gia khác, Nhật bản có số lượng công bố khoa học

chung nhều nhất với các nước Đông Nam Á. Đặc biệt Nhật Bản đóng vai trò

quan trọng với tư cách là một đối tác trong hoạt động khoa học với các nước

Đông Nam Á.

Về xu hướng liên quan đến bằng sáng chế ứng dụng được cấp cho phát

minh chung giữa các nước Đông Nam Á và Nhật Bản, có thể thấy giữa năm

2004 – 200, trong mạng lưới hoạt động R&D toàn cầu, ngoài Hoa Kỳ là đối

tác chính với tất cả các nước Đông Nam Á thì Nhật Bản cũng giữ vai trò rất

quan trọng cũng như vị trí trung tâm của nhà đồng phát minh.

Hình 3.4: Bằng sáng chế ứng dụng với các nhà đồng phát minh ở các

nước ngoài Đông Nam Á năm 2004 - 2008

Page 67: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

59

Nguồn: OECD (2011)

Như vậy, có thể thấy, sự chuyển dịch phân tán đầu tư R&D của các

MNCs Nhật ra nước ngoài đặc biệt là khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt

Nam) đang có xu hướng tăng nhanh, tạo nên kỳ vọng lớn cho sự phát triển

R&D tại Việt Nam.

3. 2 Hoạt động R&D của các MNCs Nhật tại Việt Nam.

Theo công bố của Bộ ngoại giao Nhật Bản về thống kê số lượng doanh

nghiệp Nhật tại nước ngoài tính tại thời điểm 1/10/2014, số lượng doanh

nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam là 1,452 doanh nghiệp, tăng 10.9%

so với năm 2013 và Việt Nam đứng hàng thứ 8 trong bảng xếp hạng các quốc

gia có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động đầu tư.

Page 68: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

60

Bảng 3.2: Số lượng DN và tỷ lệ đầu tư của Nhật vào Việt Nam

Nguồn: Bộ ngoại giao (2014)

Tại thời điểm 1/10/2014, Nhật Bản có tổng số 68,573 doanh nghiệp đầu tư

ở nước ngoài, tăng 7,5% so với năm 2013. Trong đó, có 31,439 doanh nghiệp thành

lập công ty (khoảng 46%), mở chi nhánh/văn phòng đại diện tại nước ngoài là

4,322 (khoảng 6,3%) và còn 32,812 doanh nghiệp hiện chưa thể phân loại được.

Bảng 3.3: Các quốc gia/ khu vực có nhiều nhà đầu tư Nhật

Nguồn: Bộ ngoại giao (2014)

Nhật đang càng ngày càng khẳng định được vị trí của mình là đối tác

chiến lược trọng điểm của Việt Nam. Theo báo cáo mới công bố của Ngân

hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) 2014, Việt Nam xếp thứ 5 về mức độ

hấp dẫn các công ty Nhật Bản, giảm một bậc so với báo cáo trước đó. Cùng

với số lượng doanh nghiệp Nhật bản tăng lên qua các năm, thì giá trị đầu tư

nước ngoài của Nhật vào Việt Nam cũng tăng.

Page 69: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

61

Theo số liệu do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) công

bố mới đây, số vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam năm 2014 giảm 65%

xuống còn 2,05 tỷ USD trong đó FDI tăng thêm là 0,8 tỷ USD, FDI cấp mới

là 1,210 tỷ USD . Năm 2013, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật

đạt cao nhất trong 5 năm, 5,87 tỷ USD. Lý giải về điều này, đại diện Jetro cho

biết trong năm 2014, tình hình kinh tế Nhật khó khăn cộng thêm đồng yen

mất giá, khiến các công ty, tập đoàn lớn của Nhật hạn chế đầu tư ra nước

ngoài. Do đó, trong năm vừa rồi và có thể cả 2015, phần lớn các dự án đầu tư

sang Việt Nam là dự án có số vốn nhỏ. 85% số dự án đầu tư của Nhật trong

năm qua có quy mô dưới 5 triệu USD. Dự án quy mô dưới một triệu USD

chiếm 61%.

Bảng 3.4. : Đầu tư trực tiếp từ Nhật vào Việt Nam

Năm Dòng vốn FDI (tỷ USD) Số dự án đầu tư mới

2010 748 144

2011 1,859 227

2012 2,570 317

2013 3,266 352

2014 1,348 293

Nguồn: JETRO (2014)

Với vị trí là một trong những nhà đầu tư số một vào Việt Nam, Nhật

không chỉ quan tâm đầu tư vào vấn đề kinh doanh mà hoạt động R&D của

Nhật tại Việt Nam cũng được chú trọng đầu tư trong các năm qua.

Công sứ đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Katsuro Nagai cho biết,

hiện Nhật Bản đang xếp thứ 2 trong số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt

động R&D tại Việt Nam. Nhiều sự hợp tác hiệu quả giữa hai quốc gia đã

minh chứng cho tình hữu nghị của hai đ t nước châu Á. “Chúng tôi sẽ cố

gắng tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của Việt Nam, thúc đẩy sự hợp tác

tốt đẹp của hai nước.” – Công sứ đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nói.

Page 70: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

62

TS Vũ Tiến Lộc cho biết thêm: “Khi TPP có hiệu lực, Nhật Bản sẽ phải

sắp xếp lại chiến lược chuỗi giá trị với Việt Nam. Vì lợi ích của mình, các

doanh Nhật Bản cần tái cấu trúc đầu tư vào Việt Nam. Chắc chắn sẽ có làn

sóng đầu tư mới vào Việt Nam và tất yếu hoạt động R&D trở thành xu thế cốt

lõi cho sự phát triển bền vững và lâu dài”.

Chính vì vậy, đầu tư cho R&D trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài của

Nhật vào Việt Nam tăng lên qua các năm, cụ thể trong bảng sau

Bảng 3.5. : Gía trị đầu tư cho R&D của Nhật vào Việt Nam

STT Năm Gía trị đầu tư R&D ( Tỷ

USD)

Tỷ lệ đầu tư cho R&D trên

tổng số vốn FDI đầu tư mới

(%)

1 2012 0.462 17,98

2 2013 0.926 28,35

3 2014 0,384 28,46%

Nguồn: Jetro (2014)

Có thể nói tại Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản được đánh giá là đóng

vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt

Nam. Tháng 7/2013, Việt Nam phê duyệt ”Chiến lược công nghiệp hóa của

Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm

2020, tầm nhìn 2030” trong đó ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp: bao

gồm điện tử, máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; đóng tàu; môi trường

và tiết kiệm năng lượng; sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô. Với mục tiêu đưa 6

ngành này thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, có giá trị

gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế, các ngành này sẽ giữ vai trò dẫn

dắt về thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, trước

hết là doanh nghiệp Nhật Bản. Năm 2015, Nhật Bản cam kết tiếp tục tích cực

hỗ trợ Việt Nam triển khai Chiến lược, đồng thời hỗ trợ phát triển nguồn nhân

Page 71: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

63

lực của Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản tham gia dự án Đại

học Việt - Nhật.

Trong các ngành chú trọng phát triển đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế

tạo được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 1.375 dự án với tổng

số vốn đăng ký là 31,4 tỷ USD (chiếm 83,3% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2 là lĩnh

vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn là 1,66 tỷ USD (chiếm 4,4% tổng

vốn đầu tư). Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 1,17 tỷ

USD (chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư). Còn lại thuộc về các ngành lĩnh vực khác.

Còn đối với hoạt động R&D, có thể nói, Nhật Bản tập trung đầu tư R&D vào các

ngành công nghệ thông tin điện tử và công nghiệp ô tô.

Hình 3.5: Cơ cấu đầu tư R&D của DN Nhật Bản tại Việt Nam

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài (2014)

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin-điện tử, có Hợp doanh giữa Tổng Công ty

Bưu chính viễn thông Việt Nam với Tập đoàn NTT, Công ty sản xuất máy tính Fujitsu

và các công ty Canon, Sony, Matsushita, Sumitomo, Sanyo, Panasonic.Trong ngành

công nghiệp ô tô, xe máy có Toyota, Honda, Isuzu, Suzuki và Mitsubishi. Nhật Bản là

một trong những quôc gia đầu tiên tham gia nhiều vào ngành công nghiệp sản xuất,

lắp ráp ô tô, xe máy ở Việt Nam và cũng đầu tư cho hoạt động R&D ở lĩnh vực này.

18,34

36,87 15,1

29,69

Cơ cấu đầu tư R&D của MNCs Nhật tại Việt Nam

Công nghiệp ô tô, xe máy Công nghệ thông tin - điện tử

công nghiệp chế biến Các lĩnh vực khác

Page 72: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

64

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định phân tán hoạt động R&D của

MNCs Nhật tại Việt Nam

Qua quá trình khảo sát sát đối với 28 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động

tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh) với 391 mẫu

điều tra về mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn địa điểm đầu tư R&D của các MNCs Nhật Bản tại Việt Nam. Trong đó

có 122 mẫu khảo sát (31,2%) từ các công ty hoạt động tại Hà Nội, 93 mẫu

(23.8%) từ các công ty hoạt động tại Hải Phòng, 104 mẫu ( 26,6%) từ các

công ty Nhật ở Thành phố Hồ Chí Minh, 72 mẫu (18,4%) từ các công ty Nhật

ở Đà Nẵng. Bài nghiên cứu tổng hợp, đánh giá và đưa ra các yếu tố ảnh

hưởng tới quyết định phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật tại Việt

Nam bao gồm:

Bảng 3.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm phân tán hoạt

động R&D của MNCs Nhật tại Việt Nam

Nhóm yếu tố Yếu tố

Nhóm yếu tố kinh

tế và xã hội

Quy mô thị trường

Nguồn nhân lực

Khả năng tiếp cận đối với thị trường trong khu vực và thế giới

Nhóm yếu tố thể

chế và luật

Sự ổn định về mặt chính trị

Hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách

Thủ tục hành chính

Quyền sở hữu trí tuệ

Xúc tiến đầu tư trong nước và trong khu vực

Page 73: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

65

Nhóm yếu tố cơ sở

hạ tầng

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng nghiên cứu

Sự phát triển của hạ tầng viễn thông

Sự phát triển của công nghệ

Sự phát triển của giáo dục

Nhân tố từ MNCs

Cạnh tranh của MNCs

Áp lực thay đổi sản phẩm để phù hợp với nước tiếp nhận đầu tư

3.3.1. Nhóm yếu tố về kinh tế và xã hội

3.3.1.1. Quy mô thị trường

Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986.

Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế,

chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa

và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại. Con đường đổi mới đó đã giúp quy mô

thị trường của Việt nam nhanh chóng thay đổi, GDP tăng liên tục qua các năm.

Thực tế cho thấy, trong 11 năm trở lại đây, GDP ở Việt Nam tăng sau

mỗi năm và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.7 : GDP Việt Nam năm 2003 - 2013

Năm GDP (tỷ USD Tốc độ tăng tưởng GDP

2003 42,7171 7.34

2004 49,4241 7.79

2005 57,6333 8.44

2006 66,3717 8.23

2007 77,4144 6.31

2008 99,1303 5.32

2009 106,0146 5.32

2010 115,9317 6.78

2011 135,5395 5.89

2012 155,82 5.03

Page 74: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

66

2013 176 5.42

2014 186,2 5.98

Nguồn: World Bank

Những số liệu trên là minh chứng cho từng giai đoạn phát triển kinh tế

của Việt Nam. Những năm 2005-2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta

rất lớn, thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Việc gia

nhập WTO vào tháng 1/2007, đưa Việt Nam hội nhập với thế giới cũng là một

trong những bước ngoặt giúp cho nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng

Công nghiệp hóa.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khởi nguồn ở Mỹ năm 2008 không

chỉ gây thiệt hại lớn cho đất nước này mà nó ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế

của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ, đó là lí do

những năm 2008 và đặc biệt là 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

không còn cao như trước đó.

Năm 2013, tăng trưởng GDP đạt 5,42%, bình quân 3 năm 2011-2013

đã tăng 5,6%/năm, tuy vẫn còn thấp hơn mức 7,2% giai đoạn 2006-2010 ; đưa

quy mô nền kinh tế đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người

khoảng 1.960 USD. Năm 2014, tăng trưởng GDP đạt 5,98%, đem lại dấu hiệu

khả quan cho quy mô kinh tế ở Việt Nam.

Như vậy, giá trị GDP tăng cao qua các năm, tốc độ tăng trưởng GDP

của Việt Nam khá cao và liên tục sẽ là điều kiện để thu hút MNCs để ý nhiều

hơn các quốc gia khác.

3.3.1.2 Nguồn nhân lực

Việt Nam là nước đông dân, với dân số vào năm 2014 đạt khoảng 90

triệu người. Nguồn nhân lực cho R&D của Việt Nam cũng tăng nhanh qua

các năm. Nhân lực cho R&D là đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ, được đào tạo từ bậc cao đẳng trở lên. Kết quả điều tra năm 2014

của Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2014) cho thấy, cả nước

Page 75: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

67

có 164.744 người tham gia hoạt động R&D, trong đó, số lượng nhà nghiên

cứu là 109.406 nhà nghiên cứu, còn lại là kỹ thuật viên, cán bộ hỗ trợ. Trong

số đó, số cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học trở lên là 112.430 người.

Theo thống kê của tổng cục thống kê, năm 2013, nguồn lực R&D này

chiếm 8,14% tổng số lao động của doanh nghiệp. Trong số này, 27,06% có

trình độ cao đẳng, 71,9% có trình độ đại học, 0,86% có trình độ thạc sỹ và

0,18% có trình độ tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Lực lượng này phân bố không

đều trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tại các doanh nghiệp đầu tư nước

ngoài ( chiếm 23.9%), sử dụng 33.12% nguồn lực R&D. Tính trung bình thì 1

doanh nghiệp nước ngoài có 29 lao động R&D.

Biểu đồ 3.6 : Nguồn nhân lực R&D phân theo trình độ và loại hình

doanh nghiệp của Việt Nam

Chất lượng nguồn nhân lực R&D của Việt Nam được đánh giá khá cao

so với chất lượng nguồn nhân lực R&D của thế giới. Theo ông Võ Quang

Huệ - Phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Robert Bosch Việt Nam

(Công ty con của tập đoàn Robert Bosch ) đã đánh giá :” Trình độ nghiên cứu

27,06

71,9

0,86 0,18

Nhân lực R&D phân theo trình độ

Cao đẳng

Đại học

Thạc sĩ

tiến sỹ

43,18%

23,70%

33,12%

Nhân lực R&D phân theo loại hình

doanh nghiệp

DNNN

DNTN

DNĐTNN

Page 76: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

68

khoa học của các kỹ sư Việt nam không kém gì nhiều nơi trên thế giới. Đó

cũng là lý do Robert Bosch tự tin xây dựng tới 2 trung tâm R&D tại Việt

Nam”. Cùng quan điểm đó, ông Thiều Quang Nam, tổng giám đốc Qualcomm

Việt Nam, Lào, Campuchia cũng nhận định Việt nam đã trở thành công

xưởng lớn sản xuất thiết bị di động, đây cũng sẽ trở thành trung tâm thiết kế,

trung tâm R&D của thế giới trong tương lai bởi chất nguồn nhân lực của Việt

Nam là ấn tượng. Chất lượng nguồn lực R&D của Việt Nam được khẳng định

một lần nữa qua báo cáo của tập đoàn Sam sung 2014 rằng 10% thị phần

phầm mềm của Sam sung đang do các kỹ sư Việt Nam đảm nhiệm.

Theo Forbes đưa tin, năm 2015, Việt Nam lọt vào danh sách 10 quốc

gia có số lượng kỹ sư lớn nhất thế giới. Đứng đầu là Nha với số lượng kỹ sư

tốt nghiệp lên tới 454.436 người. Đáng chú ý nhất là khu vực Đông Nam Á có

2 đại diện là Indonesia chiếm vị trí số 5 với 140.169 kỹ sư và Việt Nam với

100.390 kỹ sư tốt nghiệp mỗi năm, theo nghiên cứu gần đây được tiến hành

bởi diễn đàn Kinh tế thế giới WEF. Nghiên cứu nhận định xu thế mới hiện

nay dường như đang thay đổi từ một số quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ

luôn là nơi có số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật đông nhất

thế giới sang một số quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Hình 3.7 : 10 quốc gia có số lượng kỹ sư tốt nghiệp lớn nhất thế giới

Page 77: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

69

Nguồn: Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF (2015)

Thêm vào đó, trình độ ngoại ngữ trong đó có tiếng anh của nguồn nhân

lực R&D của Việt Nam cùng ngày càng được nâng cao, điều này là nhân tố

hấp dẫn thu hút sự đầu tư của các MNCs nước ngoài. Theo đánh giá của EF –

một công ty đào tạo ngôn ngữ đa quốc gia thực hiện cuộc khảo sát EPI

(English Proficiency Index), phỏng vấn trên 910000 người lớn tại 70 nước và

cùng lãnh thổ, thì trong khu vực châu Á, Việt Nam xếp thứ 5 chỉ sau Singapore

(hạng 12), Malaysia (hạng 14), Ấn Độ (hạng 20), hàn Quốc (hạng 27).

Biều đồ 3.8 : Trình độ tiếng Anh ở Khu vực Châu Á

Page 78: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

70

Việt Nam cũng là đất nước có nguồn nhân lực R&D đang làm việc ở

các trung tâm R&D nước ngoài chiến tỷ trọng cao. Các nhân viên này đều

được các tập đoàn đào tạo một cách bài bản và được tiếp cận với những công

nghệ tiên tiến Những nhân viên đó sau thời gian ở nước ngoài sẽ là nguồn tài

sản quý để phát triển năng lực R&D trong nước. Ấn Độ và Trung Quốc đã tận

dụng tốt lợi thế này để có đươc những tập đoàn công nghệ cho riêng mình.

Ngoài yếu tố về chất lượng nguồn nhân lực, thì dân số đông, cùng với

nguồn lao động giá rẻ cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến

sự lựa chọn địa điểm cho đầu tư R&D của các MNCs vào Việt Nam.

Điều này được thể hiện qua GDP bình quân đầu người (GDP/capital )

của Việt Nam qua các năm. Dù GDP bình quân đầu người có tăng qua các

năm nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực ASEAN và thế giới. Tính đến

năm 2013, GDP bình quân đầu ngươi của Việt Nam đứng thứ 7 tại ASEAN,

đạt 1.908 USD/người/năm, chỉ cao hơn Campuchia, Lào, Myanmar nhưng

khoảng cách với các nước khác đã thu hẹp đáng kể.

61,08

60,3

58,21

54,52

53,81

53,57

53,18

52,91

52,7

49,41

45,35

39,15

0 20 40 60 80

singapore

malaysia

India

South Korea

Vietnam

Japan

Taiwan

Indonesia

HongKong

China

thailand

Combodia

Trình độ tiếng anh ở khu vực châu Á

Trình độ tiếng anh ở khu vực châu Á

Page 79: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

71

Biểu đồ 3.9: GDP bình quân đầu người một số nước ASEAN

Trong đó, chi phí của cho nguồn nhân lực R&D của Việt Nam không cao.

Page 80: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

72

Hình 3.10: Mức lương của Kỹ sư ngành công nghệ thông tin ở châu Á

Nguồn: Myhigheringclub.com (2015)

Theo đánh giá của MyHiringClub 2015, các kỹ sư ngành công nghệ

thông tin của Việt nam có mức thu nhập trung bình khoảng 30.938 USD/năm,

thấp hơn các quốc gia láng riềng như Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Cùng

với đó, mức lương hàng tháng của một kỹ sư điện tử vi mạch với trình độ thạc

sĩ và 5 năm kinh nghiệm làm việc là khoảng 11.000 đô la Mỹ. So sánh với

mức so sánh với mức lương 84.000 USD tại Hoa Kỳ và một kỹ sư tại Ấn Độ

kiếm được từ đô18.000đô la thì đây thực sự là mức chi phí cho nhân lực vô

cùng hấp dẫn cho các MNCs.

Như vậy, với lợi thế là nước có dân số khá đông, cùng với nguồn nhân lực

R&D tăng nhanh, có chất lượng và chi phí nhân lực rẻ, Việt Nam đã và đang phát

huy lợi thế để thu hút đầu tư của các MNCs trong đó có các MNCs Nhật.

3.3.1.3. Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới

Việt Nam là nước có lợi thế về vị trí tự nhiên, rất thuận lợi trong việc

tiếp cận với thị trường khu vực và quốc tế.

42.689

41.213

37.500

34.780

34.540

34.423

30.938

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000

China

India

Philippines

Indonesia

Malaysia

Thailand

Vietnam

2015 Salary $

2015 Salary $

Page 81: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

73

Một là, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, khu vực có tốc độ

tăng trưởng cao nhất thế giới và được dự báo là còn tiếp tục tăng trưởng cao

trong vòng 15-20 năm tới. Đây cũng là khu vực năng động và độ liên kết nội

vùng về thương mại và đầu tư rất chặt chẽ và ngày càng gia tăng do chính phủ

các nước trong khu vực không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến

thương mại và đầu tư.

Hai là, Việt Nam nằm trên tuyến giao thông trọng yếu của khu vực và

thế giới nên có điều kiện cắt giảm chi phí vận tải, chi phí kinh doanh cho các

nhà đầu tư, là điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động R&D, chuyển

giao công nghệ, ngoại thương, và tham gia tích cực hơn vào quá trình phân

công lao động quốc tế và chuyên môn hoá, nâng cao khả năng trong chuỗi giá

trị toàn cầu.

Bên cạnh đó, Việt Nam chia sẻ nhiều điểm tương đồng về văn hoá, lịch

sử, xã hội với các quốc gia đã hoặc đang phát triển thành công trong khu vực

như Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIEs), ASEAN và Trung Quốc và

các nước như Nhật, Mỹ.

Với những vị trí chiến lược như vậy, có thể khẳng định Việt Nam có

sức cạnh tranh về khả năng tiếp cận thị trường khu vực và quốc tế. Việc tiếp

cận được vào các thị trường tiềm năng khác nhau là một trong các lý do mà

các MNCs xác định vị trí để phân tán hoạt động R&D của mình.

3.3.2. Nhóm yếu tố về thể chế và luật

3.3.2.1. Sự ổn định về mặt thể chế

Việt Nam là nước có sự ổn định và vững mạnh về mặt chính trị, phát

triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Chính điều này tạo tiền

đề cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và cũng là một yếu tố quan

trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các MNCs.

Page 82: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

74

Đề cập đến vị trí và vai trò của ổn định chính trị đối với sự phát triển

kinh tế, chủ tịch ngân hàng Phát triển châu Á(ADB) Takehiko Nakao trong

diễn đàn phát triển châu Á lần thứ 5 cho rằng, đó là điều kiện, là cơ sở vững

chắc để Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng đồng

đều, cũng là điều kiện tiên quyết giúp Việt Nam thu hút được sự chú ý đầu tư

của các nước trong đó có Nhật Bản.

Tiến sĩ kinh tế người Pháp Philippe Delalande trong bài phỏng vấn của

phóng viên đài Tiếng nói Việt Nam khẳng định: sự ổn định chính trị là một

trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt nam có thể kiên trì

chính sách phát triển kinh tế. Nền kinh tế ổn định tạo cho Việt nam có được

một nền hòa bình thịnh vượng. Nếu nhìn sang các quốc gia khác trong khu

vực có thể thấy trừ Singapore, từ năm 1990 trở lại đây, hầu như các nước đều

trải qua cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị, trong khi đó nền chính trị

của Việt Nam luôn ổn định, đó là là một đảm bảo cho sự gắn kết đầu tư của

nước ngoài vào Việt Nam.

Thực tế, trong những năm gần đây, láng giềng của Việt Nam là Trung

Quốc với mong mong vượt qua Hòa Kỳ để trở thành cường quốc số một của

thế giới đã gặp phải những vấn đề bất ổn nhiều mặt về chính trị. Theo tờ

Bloomberg trích dẫn số liệu từ EPFR Global, hàng chục nghìn USD được rút

khỏi Trung Quốc vào năm 2014. Lý do được giải thích là do sự bất ổn về

chính trị dẫn đến kinh tế bất ổn, MSCI Inc đã trì hoãn đưa chứng khoán Trung

Quốc vào chỉ số tiêu chuẩn MSCI Emerging Markets Index (đo lường diễn

biễn của các thị trường mới nổi). Môi trường đầu tư giảm thuận lợi cho các

nhà đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư trong đó có

Mỹ, Nhật muốn chuyể dịch sang thị trường mới. Sự ổn định của nền chính trị

ở Việt Nam tạo ra cơ hội thu hút được dòng vốn đầu tư lớn này.

Page 83: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

75

3.3.2.2. Luật pháp và cơ chế chính sách

Ở Việt Nam, hệ thống cơ sở pháp lý cho lĩnh vực khoa học, công nghệ

và đổi mới sáng tạo đã được thiết lập và quy định rõ ràng

Nghị định số 119/1999/ND-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một

số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các DN đầu tư vào khoa

học và công nghệ.

Quyết định số 55/2007/QĐ - TTg ngày23/4/2007 của Thủ tướng chính

phủ về việc phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên ngành

công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 – 2010, tầm nhìn đến năm 2020

và một số chính sách phát triển quy định về nghiên cứu và triển khai,

ngân sách hỗ trợ với mức kinh phí tối đa theo quy định hiện hành để

tiến hành hoạt động R&D vào các doanh nghiệp chủ lực.

Nghị định số 80/2007/NĐ – CP ngày 19/5/2007 của Thủ tướng chính

phủ về DN KH&CN

Quyết định số 592/QĐ – TTg ngày 22/5/2012 của thủ tướng chính phủ

phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển DN KH&CN và tổ chức

KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

Quyết định số 36/2007/ QĐ – BTC ngày 16/5/2007 về quy chế tổ chức

hoạt động của quỹ phát triển KH&CN của tổ chức, cá nhân và DN.

Quyết định số 677/QĐ – TTg ngày 10/5/2011 của thủ tướng chính phủ

về phê duyệt chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020

Nghị định số 210/2013/NĐ – CP ngày 19/12/2013 của thủ tướng chính phủ

về chính sách khuyến khích các DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Các nghị định, thông tư cùng với các điều trong bộ luật: luật doanh

nghiệp (2014), Luật Đầu tư sửa đổi (2014), Luật công nghệ cao (2008) đã

được thiết lập để tăng cường khả năng tiếp nhận công nghệ của Việt Nam

Page 84: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

76

cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc tiến hành hoạt động R&D của các

doanh nghiệp trong đó có các MNCs.

Các chính sách về tài chính và tài khóa ở Việt Nam là công cụ hiệu quả

cho chính phủ thu thu hút đầu tư của các MNCs. Các chính sách này cùng với

chính sách về ưu đãi thuế được quy định trong nhiều văn bản luật pháp khác

nhau từ luật KH&CN, Luật đầu tư, các luật thuế đến các văn bản dưới luật

như nghị định, thông tư.

Ở Việt Nam, cuộc khảo sát về ưu đãi hoạt động R&D 2013 của Ernst

&Young, các MNCs mới thành lập các trung tâm R&D trong lĩnh vực công

nghệ cao, nghiên cứu khoa học và công nghệ có quyền hưởng tỷ lệ giảm thuế

10% trong 15 năm, nhận miễn phí 4 năm và một khoản khấu trừ 50% đối với

mức thuế trên áp dụng với 9 năm. Thỏa thuận này được gia hạn trên 30 năm,

trong đó có 1 năm miễn trừ đối với khoản thu từ hoạt động R&D, việc bán

sản phẩm trong sản xuất thử nghiệm và các sản phẩm làm từ công nghệ lần

đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

Về máy móc, thiết bị phụ tùng vật tư, phương tiện vận tải trong nước

chưa sản xuất hoặc đã sản xuất nhưng chưa áp dụng được yêu cầu, công nghệ

ưu tiên, tài liệu, sách báo, các thông tin điện tử về KH&CN, thiết bị công

nghệ cao nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động R&D không phải chịu

thuế nhập khẩu và thuế GTGT.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia

vào hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(cũ) có các dự án đầu tư vào R&D được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 1

năm đầu, kể từ khi có thu nhập phải chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập

phải nộp trong 2 năm tiếp theo.

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp với các trường hợp: thu nhập từ việc

thực hiện các hợp đồng R&D, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất và thử

Page 85: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

77

nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, thu

nhập từ việc thực hiện hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất

nông nghiệp, thu nhập từ việc góp vốn, quyền SHTT, bí quyết kỹ thuật, quy

trình công nghệ.

Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:

chi phí nghiên cứu KH&CN, sáng kiến, cải tiến, chi phí dịch vụ mua ngoài

như thiết kế, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa, bảo hiểm tài sản, chi trả

tiền sử dụng tài sản, …

Các chính sách ưu đãi thuế này đã tạo điều kiện khuyến khích hoạt

động R&D tại Việt Nam phát triển, thu hút được sự chút ý của các MNCs khi

muốn quốc tế hóa hoạt động R&D của tập đoàn mình.

3.3.2.3. Thủ tục hành chính

Về vấn đề thủ tục hành chính ở Việt Nam, chính phủ luôn quan tâm và

đề ra các biện pháp nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, để thu hút

được các MNCs. Các thủ tục đặc biệt là thủ tục đăng kí, tiếp nhận, giải trình

ngân sách chi trả cho hoạt động R&D của các doanh nghiệp trong đó có các

MNCs đã được cải tiến trong những năm gần gây. Chính phủ đã ban hành các

Nghị quyết, Chỉ thị, đặt mục tiêu trong năm 2015, môi trường kinh doanh của

Việt Nam phải ngang bằng mức trung bình của các nước ASEAN-6.

3.3.2.4. Quyền sở hữu trí tuệ

Việt Nam bắt đầu tham gia với cộng đồng quốc tế về vấn đề SHTT khá

sớm. Từ năm 1949, Việt Nam đã tham gia Công ước Paris về bảo hộ sở hữu

công nghiệp và Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá.

Đến năm 1976, Việt Nam tham gia công ước Stockholm về thành lập tổ chức

SHTT thế giới. Nhưng quá trình tham gia và xác lập quyền SHTT của Việt

Nam mới đi vào thực chất kể từ khi nền kinh tế Việt Nam tích cực hội nhập

vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam bắt đầu thực

hiện tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Page 86: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

78

Theo đó, nhiều các văn bản, quy phạm pháp luật đã được ban hành

nhằm hiện thực hoá việc xác lập quyền SHTT trong điều kiện Việt Nam. Bộ

Luật Dân sự năm 1995 đã dành phần IV với 61 điều đề cập đến vấn đề SHTT

và chuyển giao công nghệ, tiếp đó là hàng loạt các văn bản pháp quy về

SHTT đã được ban hành. Ví dụ như Nghị định 63/CP của Chính phủ ban

hành ngày 24/10/1996 về việc bảo hộ sáng chế, các giải pháp hữu ích, kiểu

dáng công nghiệp và nhãn hiệu cũng như xuất xứ hàng hoá; Nghị định số

76/CP ngày 29/11/1996 nhằm giải thích các quy định nêu tại phần IV bộ Luật

Dân sự; Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 quy định về việc bảo

hộ bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh

tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp; Nghị định 6/2001

bổ sung các quy định về đăng ký quyền đối với sở hữu công nghiệp (kiểu

dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, các phát minh, sáng chế, tên gọi xuất

xứ hàng hoá); Nghị định 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 về bảo hộ giống

cây trồng mới; Công ước Berne chính thức có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam

từ 10/2004…

Với tư cách là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã và đang

tiêu chuẩn hoá và thực hiện các cam kết về khung pháp luật bảo vệ quyền

SHTT. Trong đó có 2 vấn đề cơ bản mà Việt Nam phải thực hiện trong hoạt

động này đó là: (i) phải có một khung pháp lý về SHTT hoàn thiện, đầy đủ và

đạt tiêu chuẩn theo quy định của Hiệp định TRIPS và tham gia một loạt các

điều ước quốc tế khác như bản quyền, sử dụng tín hiệu vệ tinh…; và (ii) Việt

Nam phải có một hệ thống thực thi quyền SHTT hiệu quả.

Cho đến hiện nay, nếu so với yêu cầu của TRIPS thì về cơ bản hệ thống

bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam đã được hình thành tương đối đầy đủ, Luật

SHTT được ban hành năm 2005, có hiệu lực từ 01/7/2007 đã thay thế toàn bộ

các Nghị định và văn bản hướng dẫn về từng lĩnh vực của SHTT trước đó,

đồng thời cũng thống nhất và tập hợp các quy định riêng lẻ đó vào trong Luật

Page 87: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

79

SHTT với sự phân định rõ ràng thành 3 lĩnh vực: bản quyền, sở hữu công

nghiệp và giống cây trồng.

Từ năm 2007 đến nay, việc đăng ký và cấp chứng nhận bảo hộ tăng

bình quân hằng năm 20%. Về quyền tác giả, nhiều cuốn sách hay của nước

ngoài đã được mua bản quyền tác giả để dịch và xuất bản ở trong nước. Về

quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tăng 25% - 30%,

đăng ký bảo hộ các sáng chế cũng tăng 10% - 15%, nhưng phần lớn (chiếm

trên 65%) là của nước ngoài đăng ký ở Việt Nam. Thời gian được cấp chứng

nhận quyền sở hữu trí tuệ sau khi hoàn tất thủ tục chỉ trong hai tháng (nếu

không xảy ra tranh chấp), đây là những kết qủa khá ấn tượng. Trong những

nhận định đánh giá, nhất là đánh giá của một số đối tác quan trọng trong kinh

tế (đầu tư, thương mại) trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt

Nam là EU, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Mỹ và Ô-xtrây-li-a đều có chung nhận định

rằng Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các văn bản pháp luật

về sở hữu trí tuệ.

3.3.2.5. Xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế

Ở Việt Nam, có rất nhiều trung tâm xúc tiến đầu tư ở các tỉnh khác

nhau, ví dụ như Trung tâm xúc tiến đầu tư ở các tỉnh phía Nam, Trung tâm

xúc tiến đầu tư Đà Nẵng, Trung tâm xúc tiến Hà Nội, Trung tâm xúc tiến đầu

tư, du lịch An Giang,… Những trung tâm xúc tiến này là cơ quan của Cục đầu

tư nước ngoài, một cơ quan do Bộ Kế Hoạch và Đầu tư quản lý, chịu trách

nhiệm xúc tiến đầu tư và quản lý ở một tỉnh hoặc một khu vực.

Cơ quan xúc tiến đầu tư quan trọng khác tại Việt Nam đó là Cục xúc

tiến thương mại VIETRADE. Đây là cơ quan của chính phủ để giúp Bộ Công

Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại, định

hướng công tác xúc tiến thương mại. VIETRADE hợp tác với nhiều trung tâm

xúc tiến thương mại khác, các tổ chức hỗ trợ thương mại, các tổ chức hỗ trợ

xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt và

Page 88: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

80

doanh nghiệp nước ngoài. Các hoạt động được thực hiện vởi VIETRADE bao

gồm: Xây dựng hoặc tham gia xây dựng chính sách, các văn bản quy phạm

pháp luật về xúc tiến thương mại; Trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy

trình, quy phạm, quy chuẩn về xúc tiến thương mại; hướng dẫn và kiểm tra

việc thực hiện các quy định trên sau khi được duyệt; Nghiên cứu, dự báo và

định hướng về thị trường trong nước và ngoài nước để phát triển thị trường và

sản phẩm thương mại; Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thương mại, hỗ

trợ doanh nghiệp công tác xúc tiến thương mại, Tổ chức tập huấn nhắm nâng

cao năng lực cho cán bộ làm công tác xúc tiên thương mại và bồi dưỡng kỹ

năng tác nghiệp trong thương mại cho cán bộ quản lý và kinh doanh thương

mại… Trang web của VIETRADE bao gồm rất nhiều mục, đây là các thông

tin hữu ích cho các nhà đầu tư tiềm năng chẳng hạn như các văn bản luật, quy

tắc, quy định, cơ hội đầu tư, ưu đãi thương mại… Nhiều năm qua, đồng thời

với các hoạt động hội chợ, triển lãm, Cục XTTM tích cực cung cấp thông tin

thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các khóa tập huấn, đào tạo về kỹ

năng XTTM, phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực thiết kế, sáng tạo mẫu

mã mới đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm để tăng hiệu

quả tham gia các sự kiện thương mại trong nước và quốc tế.

Chính nhờ các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế của các

IPAs mà các MNCs có mong muốn lựa chọn địa điểm đầu tư vào Việt Nam

nhiều hơn.

3.3.3. Nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng

3.3.3.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Việt Nam đang nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Các hoạt động

nghiên cứu và phát triển này không chỉ được thực hiện bởi cơ quan nhà nước

mà còn được tiến hành bởi các MNCs.

3.3.3.1.1Cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu

Theo Keith Bezanson và cộng sự (2000), việc thiết lập cơ sở ha tầng

phục vụ nghiên cứu R&D tại Việt nam có thể chia thành 4 tổ chức

Page 89: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

81

Viện nghiên cứu hoặc các đơn vị R&D dưới sự chỉ đạo của

chính phủ hoặc cơ quan chính phủ. Trong đó, viện nghiên cứu lớn nhất tại

Việt Nam là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Viện Hàn lâm

KHCNVN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ

bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học

cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến

lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công

nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật. Viện Hàn lâm KHCNVN có

51 đơn vị trực thuộc bao gồm: 06 đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện do Thủ

tướng Chính phủ thành lập; 34 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học (27 đơn

vị do Thủ tướng Chính phủ thành lập và 07 đơn vị do Chủ tịch Viện thành

lập); 06 đơn vị sự nghiệp khác (05 đơn vị do Thủ tướng Chính phủ thành lập

và 01 đơn vị do Chủ tịch Viện thành lập); 04 đơn vị tự trang trải kinh phí và

01 doanh nghiệp Nhà nước.

Các đơn vị của Viện đóng tập trung tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh. Một

số đơn vị đóng tại Phú Thọ, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Đà Lạt. Ngoài ra,

Viện còn có hệ thống trên 100 đài trạm trại thuộc 17 Viện nghiên cứu chuyên

ngành, phân bố tại 35 tỉnh, thành phố đặc trưng cho hầu hết các vùng địa lý

của Việt Nam (đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và hải đảo) để khảo

sát, điều tra, thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa từ, địa

động lực, địa lý, môi trường, tài nguyên và thử nghiệm vật liệu,... Viện Vật lý

địa cầu hiện đang quản lý 53 đài, trạm trở thành đơn vị có số đài trạm lớn nhất

trong Hệ thống.

Tính đến tháng 12/2013, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt

Nam có tổng số trên 4000 cán bộ, viên chức, trong đó có 2649 cán bộ trong

chỉ tiêu biên chế được giao; 44 GS, 161 PGS, 35 TSKH, 706 TS, 781 ThS và

794 cán bộ, viên chức có trình độ đại học

Page 90: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

82

Biểu đồ 3.11: Cơ cấu nhân lực phân theo trình độ tại Viện HLKHCN Việt Nam

Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2013)

- Các trường đại học và các phòng ban giáo dục thực hiện hoạt động

nghiên cứu R&D và đào tạo các bộ môn liên quan đến R&D. Tại các trường

này sẽ có nguồn lực, thiết bị, thư viện và các nguồn lực khác để tiến hành hoạt

động R&D này. Trong đó, 2 trường đại học lớn nhất của cả nước là đại học

Bách Khoa Hà và đại học Quốc gia luôn được đầu tư, cải tiến chất lượng, xây

dựng lên các trung tâm nghiên cứu R&D và đưa bộ môn này vào trong giảng

dạy tại một số môn học.

- Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia: là cơ quan

tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển khoa học và công

nghệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hội

đồng có nhiệm vụ đề xuất ý kiến với Thủ tướng Chính phủ trước khi Thủ

tướng Chính phủ quyết định về: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

khoa học và công nghệ quốc gia; Đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt

Page 91: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

83

động khoa học và công nghệ, đặc biệt là đổi mới chính sách đầu tư và cơ chế

tài chính, cơ chế huy động các nguồn lực xã hội cho khoa học và công nghệ,

phát triển nguồn nhân lực; Các chương trình, đề án, dự án khoa học và công

nghệ quốc gia và nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia; các vấn

đề khoa học và công nghệ liên quan tới chương trình, dự án lớn về kinh tế –

xã hội, quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; Chính

sách phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ liên ngành, đổi

mới công nghệ trong các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương…

-Khu công nghệ cao: Bên cạnh đó, Việt Nam còn có các khu công

nghệ cao là các cơ sở hạ tầng bao gồm các tòa nhà, trang thiết bị cho các công

ty, phòng thí nghiệm, các viện đào tạo, các cơ quan tư vấn và trung tâm tri

thức. Được thành lập chủ yếu bởi tư nhân, đó là những cơ sở hiện đại được

thiết kế nhằm tập trung vào việc đổi mới và cải tiến sản phẩm.

3.2.3.1.2. Cơ sở hạ tầng viễn thông

Theo đánh giá của liên minh Viễn thông thế giới ITU, hiệ trạng phát

triển hạ tầng viễn thông Việt Nam được phản ánh qua các chỉ tiêu về mật độ

điện thoại, internet.

Bảng 3.8: Tổng quan về mật độ sử dụng internet và điện thoại của một số

nước Đông Nam Á

Nguồn: ITU (2014)

Page 92: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

84

Dựa vào số liệu của ITU, có thể thấy mật độ internet tại Việt Nam khá

cao (35.1 triệu người), chiếm khoảng 1/3 dân số . Mật độ sử dụng điện thoại

di động đứng thứ 2 trong tổng số 6 nước được xét. Con số này có thể nói lên

sự phát triển về cơ sở hạ tầng viễn thông đáng kể của Việt Nam.

Tại Việt Nam, đang có ba “ông lớn” kiểm soát cơ sở hạ tầng viễn thông

bao gồm tập đoàn Viettel, Tập đoàn VNPT và tổng công ty Viễn thông

Mobifone. Theo công bố của Bộ TT&TT thì doanh thu 2015 của Viettel là

222.700 tỷ, lợi nhuận là 45.800 tỷ. Trong khi đó, tổng doanh thu toàn Tập

đoàn VNPT năm 2015 đạt gần 90.000 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch và tăng

7,5% so với năm 2014. Đặc biệt, tổng lợi nhuận của VNPT đạt 3.280 tỷ, đạt

gần 112% kế hoạch, tăng 20% so với thực hiện năm 2014. Năm 2015, tổng

nộp ngân sách Nhà nước 2015 đạt 3.555 tỷ, đạt gần 115% kế hoạch, tăng gần

4% so với thực hiện 2014. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2015

hoàn thành gần 114% kế hoạch Bộ TT&TT giao, tăng gần 21% so với thực

hiện 2014. Năng suất lao động theo doanh thu kinh doanh viễn thông - CNTT

đạt hơn 2 tỷ đồng/người/năm, tăng gần 16% so với thực hiện năm 2014. Năm

2015, doanh thu pháp lệnh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone đạt

36.900 tỷ đồng - tăng trưởng 8,29% và lợi nhuận đạt 7.395 tỷ đồng - tăng

trưởng 1,1% so với năm 2014, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tiếp tục ở

mức cao 49,35%, tổng nộp ngân sách nhà nước đạt 6.922 tỷ đồng (tăng 28%

so với năm 2014).

Đến nay, các tập đoàn công nghệ, viễn thông lớn trong nước đều đã

thành lập Trung tâm R&D như FPT, Viettel, CMC. Đáng chú ý, Tập đoàn

Viettel coi việc đầu tư cho R&D là một trong 3 trụ cột cùng với viễn thông và

đầu tư nước ngoài. Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel (Viettel R&D) là

một trong những nơi nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ phục

vụ cho cả mục đích dân sự và mục đích quốc phòng. Đáng chú ý, Viện đã

Page 93: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

85

nghiên cứu, thiết kế thành công nhiều sản phẩm phục vụ cho quốc phòng

được đánh giá cao, giúp thay thế việc phải nhập khẩu và tiết kiệm tiền cho

Nhà nước. Viettel cũng sản xuất các sản phẩm, thiết bị cảnh báo sóng thần,

cảnh báo hồ chứa, thiết bị giám sát nhà trạm, tủ nguồn, USB 3G, điện thoại

3G… Ngoài ra, Tập đoàn Viettel còn thành lập 2 viện nghiên cứu khác và 2

công ty phần mềm, ước tính tổng nhân lực đang làm việc ở bộ phận nghiên cứu,

sáng tạo khoảng 4.500 nhân sự (trong đó có 3.000 tiến sĩ, kỹ sư, lập trình viên)

Tập đoàn FPT cũng đã thành lập Viện Nghiên cứu công nghệ để đầu tư

cho R&D. Được biết, viện nghiên cứu này của FPT tập trung vào 4 hướng

nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, công nghệ vũ trụ,

năng lượng mới, công nghệ sinh học. Tương tự, Tập đoàn CMC cũng đã

thành lập bộ phận R&D. Tập đoàn VNPT cũng vừa ra mắt Trung tâm Nghiên

cứu phát triển vào tháng 12/2015.

3.3.3.1.3. Sự phát triển của công nghệ

Từ sau đổi mới, với sự tự do hóa nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã

mở cửa mạnh mẽ đối với thương mại và đầu tư nước ngoài giúp thúc đẩy Việt

Nam cần liên tục cập nhật và bắt kịp với những công nghệ mới để duy trì sự

cạnh tranh với các nước trong khu vực. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh

toàn cầu (Global competitiveness report) của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)

năm 2015 - 2016, về trình độ công nghệ, Việt Nam đã đứng thứ 76/140. Đây

là con số cải thiện rõ rệt vì vào năm 2012 – 2013, Việt Nam chỉ đứng 75/144

xét về năng lực cạnh tranh, thấp hơn đáng kể so với một số nước cùng khu

vực như Thái Lan (38/144), Indonesia (50/144), Malaysia (25/144),

Philippines (65/144)và vét về các tiêu chí cụ thể, Việt Nam xếp thứ 98/144 và

chỉ được 3.3/7 điểm về tiêu chí Sự sẵn sàng về mặt công nghệ (technological

readiness).

Việt Nam cũng dần bắt nhịp được với xu thế phát triển công nghệ toàn

cầu. Báo cáo năm 2015 của Cushman & Wakefield (C&W) cũng cho biết,

Page 94: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

86

Việt Nam lần đầu tiên đạt vị trí số 1 trong các điểm đến hấp dẫn về dịch vụ

gia công quy trình doanh nghiệp (BPO) trên toàn thế giới.

3.3.3.2. Cơ sở hạ tầng xã hội

Trong nhóm cơ sở hạ tầng xã hội, tác giả tập trung phân tích về giáo

dục đại học. Bởi đây là cái nôi tạo ra nguồn nhân lực R&D của Việt Nam.

Về giáo dục đại học, mạng lưới các trường đại học của Việt Nam đã

phát triển nổi bật trong những tập kỷ qua. Trong hơn 30 năm từ sau Đổi Mới,

chính phủ Việt nam đã có những chính sách hỗ trợ nhằm thiết lập nên một hệ

thống giáo dục đại học có uy tín. Theo tổng cục thống kê (2014), số lượng

giảng viên, sinh viên theo học các trường đại học cao đẳng đều tăng lên đáng

kể qua các năm.

Bảng 3.9: Giáo dục Đại học và cao đẳng

2010 2011 2012 2013 2014

Số trường ĐH –

414 419 421 428 436

Số giảng

viên(nghìn người)

74.6 84,1 87,7 91,6 91,4

Số sinh viên

(nghìn người)

2162,1 2208,1 2178,6 2061,6 2363,9

Số sinh viên tốt

nghiệp

318,4 398,2 425,2 406,3 441,8

Nguồn: Tổng cục thống kê (2014)

Trong đó, theo bảng xếp hạng QS năm 2015, Đại học Quốc gia Hà Nội

duy trì là đại học Việt Nam thuộc top 200 đại học hàng đầu châu Á (kể từ

năm 2014) với thứ hạng trong nhóm 191-200, đồng thời duy trì vị trí số 1 Việt

Nam trong bảng xếp hạng này (kể từ năm 2009).

Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam càng ngày càng được đầu tư,

tạo tiền đề cho chất lượng của nguồn nhân lực R&D.

Page 95: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

87

3.3.4 Nhóm yếu tố từ MNCs

Từ lịch sử việc đầu tư hoạt động R&D của các MNCs tại Việt Nam, rất

rõ ràng rằng MNCs có xu hướng lựa chọn theo đối thủ cạnh tranh khi lựa

chọn địa điểm để phân tán hoạt động R&D. Lấy ví dụ trong ngành điện tử của

Việt Nam, kể từ sau khi Panasonics xây dựng trung tâm R&D đầu tiên của tập

đoàn này ở Việt Nam vào năm 2007, đã có rất nhiều MNCs khác cùng ngành

đầu tư vào R&D như Intel thực hiện hoạt động R&D và mở đầu ” làn sóng

thứ 2” đầu tư nước ngoài ở Việt Nam vào năm 2010 khi xây dựng tại

TP.HCM nhà máy trị giá 1 tỷ USD sản xuất chip điện tử lớn nhất của Hãng,

ngoài Trung Quốc; Hewlett – Packard (HP) của Mỹ đã khai trương 1 trung

tâm R&D vào tháng 3/2011; Sam Sung thành lập trung tâm nghiên cứu và

phát triển điện thoại di động (SVMC) – trung tâm R&D lớn nhất ở Đông Nam

Á; Tập đoàn Nhật Bản Panasonic Corp mở cơ sở R&D để phát triển phần

mềm di động. Hiện nay, Apple đối thủ chính của Samsung trên thị trường

điện thoại và máy tính bảng, cũng đang có kế hoạch đầu tư tới một tỷ USD để

xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu và R&D tại Hà Nội. Trung tâm này sẽ phục

vụ cho cả khu vực châu Á…. Xu hướng này cũng xảy ra ở một số ngành khác.

Hay như hãng sản xuất xe máy nổi tiếng Piaggio của I-ta-li-a cũng đã xây

dựng một trung tâm R&D ngay bên cạnh nhà máy tại tỉnh Vĩnh Phúc. Piaggio

cho biết, trung tâm này cùng với nhà máy, sẽ đóng một vai trò quan trọng như là

một trung tâm của Piaggio tại châu Á, và phục vụ cho cả khu vực châu Á chứ

không chỉ riêng thị trường Việt Nam. Các tập đoàn đa quốc gia khác như

Yamaha, Honda cũng đã có những trung tâm R&D của riêng mình tại Việt Nam.

Về áp lực thay đổi sản phẩm để phù hợp với Việt Nam. Thực chất,

người tiêu dùng Việt Nam hiện nay là những người đã có khả năng tự chủ

trong việc mua sắm vì sự bùng nổ của tầng lớp thượng lưu đang diễn ra mạnh

Page 96: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

88

mẽ ở khu vực Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Do gia đình tại

Việt Nam không còn nhiều mô thức tập trung nhiều thế hệ mà các thế hệ trẻ

hiện nay tự lập sớm hơn, nên sẽ dẫn đến việc mua sắm cho bản thân nhiều

hơn là mua sắm cho đại gia đình như những năm về trước. Mặc dù ưu tiên

hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam vẫn là việc để dành tiền vào tiết

kiệm, thế nhưng chi tiêu cho những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống chất

lượng hơn như là các sản phẩm công nghệ cao, xe ô tô, sản phẩm điện tử gia

dụng như tủ lạnh, tivi. Tuy nhiên, có tới 60% dân số Việt Nam vẫn tập trung

tại các vùng nông thôn. Vì vậy, các sản phẩm có giá thành rẻ, mẫu mã bắt

mắt, có xu hướng nhỏ gọn thường được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.

Đó chính là lý do thu hút các MNCs đầu tư vào các hoạt động R&D ở thị

trường Việt Nam để khai thác hành vi, thị hiếu người tiêu dùng, sản xuất ra

sản phẩm bền vững cho thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường các quốc

gia khác nói chung.

3.4. Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn địa điểm đầu tư R&D của các MNCs Nhật tại Việt Nam.

Qua quá trình khảo sát sát, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các

nhân tố đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư R&D của các MNCs Nhật tại

Việt Nam bằng mô hình hồi quy bội. Trong đó 4 nhóm nhân tố từ kết quả

phân tích trên đây là 4 biến độc lập được ký hiệu tương ứng.

KX- nhóm nhân tố về kinh tế và xã hội

L – nhóm nhân tố về thể chế và luật

CS – nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng

MNC – nhóm nhân tố từ MNCs

Biến phụ thuộc Y phản ánh quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt

động R&D của MNCs tại Việt Nam được đo bằng mức độ quyết định lựa

chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư. Như vậy, mô hình được viết như sau:

Page 97: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

89

Y= β0 + β1 KX + β2L + β3CS + β4MNC

Bảng 3.10 : Kết quả phân tích hồi quy

Model

Unstandardized

Coefficents

Standardized

Coefficents t Sig. Thống kê cộng tuyến

Β Std. Error Β

độ chấp nhận VIF

(Constant) 1.571 .103

6.415 0.000 0.792 1.262

KX .218 .021 .216 7.314 0.000 0.851 1.175

L .234 .034 .269 2.322 0.002 0.733 1.071

CS .192 .022 .173 3.514 0.011 0.72 1.01

MNC .125 .037 .158 2.137 0.000 0.771 1.298

R2=0.716

Kết quả mô hình cho thấy hệ số R2 bằng 0.716 nghĩa là mô hình hồi

quy phù hợp với tập dữ liệu và giải thích được 71,6% quyết định lựa chọn địa

điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật vào Việt Nam là do 4

nhóm nhân tố được đề cập.

Hàm hồi quy được viết như sau:

Y = 1.571 + 0 .218 KX + 0.234 L + 0.192 CS + 0.125 MNC

Qua kết quả giá trị hồi quy chuẩn hóa, ta thấy được tầm quan trọng của

các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Cụ thể ,

- Giá trị hồi quy chuẩn của biến thể chế và luật ảnh hưởng 26.9% quyết

định lựa chon địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật vào Việt

Nam

- Giá trị hồi quy chuẩn của biến kinh tế và xã hội ảnh hưởng 21.6%

quyết định lựa chon địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật vào

Việt Nam

Page 98: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

90

- Giá trị hồi quy chuẩn của biến cơ sở hạ tầng ảnh hưởng 19.3% tới

quyết định lựa chon địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật vào

Việt Nam

- Giá trị hồi quy chuẩn của biến nhân tố từ MNCs ảnh hưởng 15.8%

quyết định lựa chon địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật vào

Việt Nam

Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết H1,H2,H3,H4

Gỉa thuyết Kết quả

kiểm định

H1: Nhóm yếu tố kinh tế và xã hội có mối tương quan thuận với quyết

định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật

tại Việt Nam

Chấp nhận

H2: Nhóm yếu tố thể chế và luật có mối tương quan thuận với quyết

định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật

tại Việt Nam

Chấp nhận

H3: Nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng có mối tương quan thuận với quyết

định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật

tại Việt Nam

Chấp nhận

H4: Nhóm yếu tố từ MNCs có mối tương quan thuận với quyết định

lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật tại

Việt Nam

Chấp nhận

Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình hồi quy với 4 biến độc lập và 1

biến phụ thuộc, qua bảng 3.12 ta thấy các giả thuyết H1,H2,H3,H4 được chấp

nhận. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết được minh họa như hình 3.12.

Page 99: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

91

Hình 3.12: Kết quả mô hình lý thuyết

Qua hình 3.12, cho ta thấy được tầm quan trọng của các yếu tố phụ

thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy đã chuẩn hóa. Yếu tố nào có giá

trị tuyệt đối càng lớn thì càng ảnh hưởng đến đến quyết định lựa chọn địa

điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật vào Việt Nam. Có thể nhận

thấy, nhân tố thể chế và luật có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định đầu tư (

Beta = 0.269), thứ 2 là nhân tố kinh tế và xã hội (Beta = 0.216), thứ 3 là nhân

tố cơ sở hạ tầng (Beta = 0.173), thấp nhất là yếu tố từ MNCs (Beta = 0.158).

Trong đó, nhân tố hệ thống thể chế và Luật có tác động nhiều

nhất. Trong nhóm nhân tố này, mức độ quan trọng của các yếu tố trong nhóm

nhân tố được các đối tượng khảo sát đánh giá là:

Bảng 3.12: Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố nhóm yếu tố

thể chế và luật

Kinh tế và

xã hội

Thể chế và

luật

Cơ sở hạ

tầng

Nhân tố từ

MNCs

Quyết định lựa chọn địa

điểm đầu tư R&D của

MNCs Nhật vào Việt Nam

HSHQ:0.218

HS Beta:0.216

HSHQ: 0.234

HS Beta: 0.269

HSHQ: 0.192

HS Beta:0.173

HSHQ: 0.125

HS Beta: 0.158

Page 100: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

92

STT Biến quan sát Trung bình chung Độ lệch chuẩn N

1 Sự ổn định về mặt

chính trị

3.14/5 1.079 391

2 Hệ thống luật pháp và

cơ chế chính sách

3,76/5 1.137 391

3 Thủ tục hành chính 3,51/5 1.186 391

4 Quyền sở hữu trí tuệ 4,12/5 1.235 391

5 Xúc tiến đầu tư trong

nước và trong khu vực

3.21/5 1.01 391

Như vậy, trong nhóm nhân tố về thể chế và luật, nhân tố quyền sở hữu

trí tuệ được các đối tượng khảo sát đánh giá là quan trọng nhất với điểm trung

bình chung về mức độ là 4,12/5. Yếu tố hệ thống luật pháp và cơ chế chính

sách được đánh giá quan trọng thú 2 với mức độ trung bình là 3,76/5. Tiếp đó

là đến thủ tục hành chính đạt 3,51/5; xúc tiến đầu tư trong nước và trong khu

vực đạt 3.21/5. Theo các MNCs Nhật, thì mức độ ổn định về mặt chính trị chỉ

đạt mức độ quan trọng trung bình là 3.14/5 khi họ quyết định lựa chọn địa

điểm phân tán R&D.

Nhân tố Kinh tế và xã hội có tác động thứ nhì đến quyết định lựa

chọn địa điểm. Trong nhóm nhân tố này, mức độ quan trọng của các yếu tố

trong nhóm nhân tố được các đối tượng khảo sát đánh giá là:

Bảng 3.13: Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố nhóm yếu tố

kinh tế và xã hội

STT Biến quan sát Trung bình chung Độ lệch chuẩn N

1 Quy mô thị trường 3.21 .897 391

2 Nguồn nhân lực 3.48 .930 391

Page 101: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

93

3 Khả năng tiếp cận đối

với thị trường trong

khu vực và thế giới

2.98 .898 391

Nhân tố Nguồn nhân lực R&D được các đối tượng đánh giá là quan

trọng nhất trong nhóm nhân tố kinh tế và xã hội với mức trung bình quan

trọng đạt 3.48/5. Sau đó là đến yếu tố về quy mô thị trường đạt 3.21/5. Cuối

cùng là khả năng tiếp cận đối với thị trường trong khu vực và thế giới đạt

2.98/5.

Nhân tố cơ sở hạ tầng có tác động tích cực thứ 3 đến quyết định

lựa chọn địa điểm R&D của các MNCs Nhật. Trong đó,

Bảng 3.14 : Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố nhóm yếu tố cơ sở

hạ tầng

STT Biến quan sát Trung bình chung Độ lệch chuẩn N

1 Sự phát triển của cơ sở

hạ tầng nghiên cứu 3.12

.820 391

2 Sự phát triển của hạ

tầng viễn thông 3.06

.862 391

3 Sự phát triển của công

nghệ 3.11

.570 391

4 Sự phát triển của giáo

dục 3.34

.784 391

Các đối tượng nghiên cứu đánh giá mức độ quan trọng cao nhất trong

nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng là sự phát triển của giáo dục (3.34/5) bởi vì sợ phát

triển của giáo dục sẽ là động lực đào tạo cho nguồn nhân lực R&D. Tiếp đó

là sự phát triển của cơ sở hạ tầng nghiên cứu (3.12/5) và Sự phát triển của

công nghệ (3.11/5). Mức độ quan trọng ít nhất trong nhóm này thuộc về Sự

phát triển của hạ tầng viễn thông (3.06/5).

Page 102: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

94

Nhóm nhân tố từ MNCs có mức độ quan trọng yếu nhất trong 4

nhóm nhân tố. Trong đó mức độ quan trọng của nhân tố Cạnh tranh của

MNCs được các đối tượng đánh giá đạt mức trung bình là 2.14/5 và mức độ

quan trọng của nhân tố Áp lực thay đổi sản phẩm để phù hợp với nước tiếp

nhận đầu tư được đánh giá đạt mức trung bình là 3.06/5.

Việc xây dựng mô hình đánh giá mức độ quan trọng ( tác động) của các

nhóm nhân tố đối với quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D

của các MNCs Nhật tại Việt Nam sẽ giúp cho các nhà quản lý, các doanh

nghiệp Việt Nam, hay nguồn nhân lực Việt Nam đặt ra các mục tiêu ngắn hạn

và dài hạn cho việc thu hút hoạt động này từ MNCs Nhật.

3.5. Đánh giá chung

Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ quan trọng

của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt

động R&D của các MNCs Nhật tại Việt Nam có thể thấy, đừng từ góc nhìn

của các MNCs Nhật, Nhóm yếu tố Thể chế và Luật (sự ổn định về mặt thể chế,

hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách,ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính, quyền

sở hữu trí tuệ, các cơ quan xúc tiến đầu tư trong nước và trong khu vực) đóng vai

trò quan trọng nhất trong quyết định đầu tư. Tiếp theo là Nhóm yếu tố về kinh tế

- xã hội (quy mô thị trường, nguồn nhân lực, khả năng tiếp cận đối với thị trường

khu vực của nước chủ nhà), Nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng (cơ sở hạ tầng kỹ

thuật: sự phát triển của cơ sở hạ tầng nghiên cứu, hạ tầng viễn thông, sự phát triển

của công nghệ; cơ sở hạ tầng xã hội: sự phát triển của giáo dục), thấp nhất là

Nhóm yếu tố từ MNCs (hoạt động từ đối thủ cạnh tranh của MNCs và áp lực

thay đổi sản phẩm để phù hợp với nước tiếp nhận đầu tư).

Đối với Việt Nam, Việt Nam có đủ các điều kiện cần thiết cũng như đang

chú trọng phát triển các nhóm nhân tố để có thể thu hút được đầu tư của các

Page 103: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

95

MNCs Nhật vào hoạt động R&D bằng việc tận dụng được những ưu thế sẵn có để

tăng cường khả năng tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới; quy mô kinh tế

mở rộng, tăng trưởng ổn định; nguồn nhân lực dồi dào, trình độ nguồn nhân lực

ngày một nâng cao; hệ thống pháp luật với các cơ chế chính sách có nhiều ưu đãi,

tao hành lang pháp lý ngày một thông thoáng cho thu hút đầu tư; cơ sở hạ tầng

cùng sự phát triển về công nghệ, giáo dục có nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy

nhiên, nhìn nhận từ thực tế, các nhân tố ảnh hưởng đó tại Việt Nam vẫn gặp phải

những hạn chế như sau:

Thứ nhất là về nguồn nhân lực R&D của Việt Nam. Tại Việt Nam hiện

nay đang xảy ra thực trạng, đó là sự “già hóa” của đội ngũ làm khoa học trong

nước và tình trạng chảy máu chất xám. Theo Keith Bezanson và cộng sự

(2000), một vấn đề đối với khoa học và công nghệ Việt Nam là “cấu trúc tuổi

của các cán bộ nghiên cứu có chứng chỉ sau đại học khá lệch, với khoảng 60

phần trăm nhân lực có bằng cấp sau đại học trên 45 tuổi”. Đối với vấn đề

chảy máu chất xám, các nhân lực khoa học công nghệ trẻ, có trình độ, được

đào tạo ở nước ngoài đã lựa chọn không quay lại đất nước làm việc, hoặc làm

việc trong những lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực nghiên cứu khoa học, do một

số nguyên nhân như: chính sách tiền lương cho người làm khoa học và công

nghệ chưa thỏa đáng, không có các chính sách cụ thể để thu hút nguồn nhân

lực khoa học và công nghệ ở nước ngoài làm việc cho Việt Nam, không có

các điều kiện vật chất để thực hiện (Nguyễn Thúy Hà, 2013).

Một điểm đáng lưu ý nữa về nguồn nhân lực R&D của Việt Nam đó là

xét theo mặt bằng trung của thế giới, số lượng nhà nghiên cứu (Researcher) và

số lượng kỹ thuật viên (Technicians) của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Với

con số của Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2014), Việt Nam

năm 2004 có 109.406 nhà nghiên cứu tương đương với tỉ lệ nhà nghiên cứu

Page 104: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

96

trên 1 triệu dân của Việt Nam vào khoảng 1.211 người. So sánh với các nước

khác, theo số liệu của ngân hàng thế giới World Bank: Nhật Bản là 5201,3

nhà nghiên cứu (2013), Hàn quốc là 6456,6 người (2013), Singapore là

6442,3 người (2012), Mỹ là 4018,6 người (2012), Hồng Kông là 2990,2

người (2012), Malaysia là 1,793.5 người (2012)… Về số lượng kỹ thuật viên

Việt Nam năm 2014 (theo số liệu của Cục thông tin khoa học và công nghệ

quốc gia) là vào khoảng 204 người/ 1 triệu dân. Con số này ở các nước khác

theo số liệu của World Bank là Hàn Quốc - 1,167.7 (2013), Macao - 744.6

(2013), Anh - 1,093.5 (2013), Singapore – 462,3 (2012), Hồng Kông – 391,3

(2012). Như vậy, có thể thấy rằng, số người làm công việc nghiên cứu và kỹ

thuật tại Việt Nam là còn hạn chế so với các quốc gia khác trong khu vực và

trên thế giới.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng chỉ ra các điểm hạn chế

khi đầu tư tại Việt Nam như trong khi đánh giá cao triển vọng kinh tế và tiềm

năng của thị trường, các doanh nghiệp Nhật Bản lại không đánh giá cao Việt

Nam vì chi phí nhân công hiện nay là 18,3%, cao hơn mức 16,8% của toàn

khối ASEAN. Vấn đề tăng lương cũng là một gánh nặng cho các doanh

nghiệp Nhật Bản. Theo đó năm 2012 lương tăng 19,7%. Cho dù, về giá trị

tuyệt đối, thì tiền lương ở Việt Nam vẫn thuộc mức thấp so với các quốc gia

khác trong khu vực. Cụ thể, theo kết quả điều tra của JETRO, 81,5% DN

Nhật Bản lo ngại việc tăng tiền lương cho người lao động. Trong khi đó,

lương của công nhân trong ngành sản xuất chế tạo của Cam-pu-chia chỉ bằng

một nửa của Việt Nam nên nếu chỉ xét về tiền lương thì có thể thấy Cam-pu-

chia là đối thủ nặng ký của Việt Nam. Việc này cũng kéo theo áp lực tăng

lương cho người lao động khiến chi phí nhân công ở Việt Nam tăng cao. Do

đó, Việt Nam cần có lộ trình tăng lương phù hợp, vừa bảo đảm quyền lợi của

Page 105: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

97

người lao động vừa duy trì được lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài. Ngoài ra, năng lực, ý thức của người lao động địa phương,

chất lượng của người lao động, khó khăn trong việc tuyển chọn nhân lực làm

lãnh đạo cũng là những vấn đề lớn đang tồn tại ở Việt Nam. Có tới 60,5% DN

Nhật Bản than phiền về năng lực, ý thức của người lao động tại địa phương và

54,7% DN Nhật Bản gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân tài ứng cử làm

lãnh đạo. Do đó, Việt Nam cần đề ra các chính sách để có lộ trình tăng lương

phù hợp, vừa bảo đảm quyền lợi của người lao động vừa duy trì được lợi thế

cạnh tranh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ hai là ở Việt Nam, chính phủ đã tiến hành nhiều chương trình khoa

học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước từ 1996 đến nay; theo các giai đoạn 5

năm: 1996 – 2000, 2000 – 2005, 2006 – 2010 và 2011 – 2015. Bên cạnh các

chương trình tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như công nghệ thông tin và

truyền thông, công nghệ sinh học, vật liệu, tự động hóa, cơ khí, năng lượng,

vận tải..., còn có các chương trình nghiên cứu đào tạo, xây dựng hạ tầng kỹ

thuật công nghệ; hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức khoa học công nghệ;...

Tuy nhiên, phạm vi của những chương trình này thường rộng lớn, bao gồm

nhiều ngành, mà không xác định được những ngành trọng điểm cần tập trung

phát triển; vì vậy, khoa học và công nghệ vẫn chưa đạt được những thành tựu

vượt trội.13

Để các chương trình mang tính chiến lược trở nên hiệu quả hơn,

cần lập ra các kế hoạch cụ thể và dài hạn, lựa chọn những ngành và công nghệ

trọng yếu cần phát triển, cũng như lựa chọn đường lối khoa học công nghệ

phù hợp.

13

http://www.most.gov.vn/Desktop.aspx/Bai-viet-Hoat-Dong-KHCN/Chien-luoc-quy-hoach-ke-

hoach/THUC_TRANG_KHOA_HOC_VA_CONG_NGHE_VIET_NAM/

Page 106: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

98

Thứ ba là về hệ thống luật pháp và cơ chế, chính sách. Trong thời gian

qua, Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện sửa đổi các bộ luật và đưa ra các chính

sách ưu đãi về tài chính, tài khóa đặc biệt trong ưu đãi về thuế. Những động

lực trên đều hấp dẫn nhưng chưa đủ để tạo ra những lợi thế rõ rệt của Việt

Nam nếu so với những nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc. Thêm vào đó, các

ưu đãi của đối với các doanh nghiệp của Việt Nam chưa mang tính tập trung

cao vào các ngành cụ thể như Ấn Độ hay các nước khác nên chưa tạo được

hiệu quả tốt nhất cho quá trình thu hút đầu tư.

Thứ tư là về vấn đề cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Một hệ thống

sở hữu trí tuệ yếu kém là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà các

doanh nghiệp phải đối mặt khi tiến hành kinh doanh tại các nước đang phát

triển. Tại Việt Nam, Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng từ năm

1992 và đã được điều chỉnh một số lần năm 2005, 2009 để bắt kịp với những

thay đổi trong tình hình hiện tại và tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, vẫn có thể

thấy rõ sự mâu thuẫn giữa chính các điều luật, nghị định và thông tư gây khó

hiểu cho người chủ sở hữu tài sản. Một vấn đề nổi cộm nữa nằm trong quá

trình thực thi luật, mà chủ yếu là do thủ tục hành chính phức tạp và thiếu

những nhân viên tòa án được đào tạo chuyên nghiệp về giải quyết các vấn đề

quyền sở hữu trí tuệ. Theo như Chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2013, Việt

Nam xếp thứ 123/144 về “ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”, trong khi Trung

Quốc xếp thứ 51/144, Ấn Độ xếp thứ 63/144 , và Thái Lan xếp thứ 101/144.

Đến năm 2014-2015, quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã được cải tiến, xếp

103/140 nhưng con số này vẫn là rất khiêm tốn nếu Việt Nam muốn tiến xa

hơn để thu hút được đầu tư nước ngoài vào R&D.

Thứ năm là về cơ sở hạ tầng. Nhìn nhận từ thực tế, cơ sở hạ tầng về kỹ

thuật cũng như xã hội của Việt Nam còn hạn chế, chưa thể đáp ứng được yêu

Page 107: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

99

cầu của các MNCs khi muốn đầu tư vào R&D. Thêm vào đó chính phủ Việt

Nam đang phải đối mặt với việc tạo ra những liên kết chặt chẽ giữa các tổ

chức, cá nhân đang hoạt động dưới hệ thống cơ sở hạ tầng, và liên kết giữa hệ

thống đó với hệ thống sản xuất.

Thứ sáu là về thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính tại Việt Nam vẫn

tiếp tục là một rào cản với nhà đầu tư nhất là liên quan đến việc sửa đổi giấy

tờ, thủ tục ít nhận được sự hỗ trợ tận tình, không kịp thời, thậm chí là gây khó

dễ. Trong số gần 7.000 ý kiến phản ánh trong khảo sát chỉ số PCI của Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2014, có tới gần 860 ý kiến

(12%) cho rằng, đây là khó khăn mà các DN đang gặp phải. Trong số 8.093

DN trả lời khảo sát, có tới 23% cho biết họ phải dành hơn 10% quỹ thời gian

để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước. Gần 30% DN

cho biết họ vẫn phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký, và vẫn có khoảng

38% DN không đồng ý với nhận định rằng, thủ tục giấy tờ đã đơn giản hơn.

Cũng gần 30% DN trả lời khảo sát cho biết, họ không nhận thấy bất kỳ sự

thay đổi đáng kể nào trong cải cách hành chính hiện nay. Về công tác cán bộ,

trong khi vẫn có gần 1/4 các DN cho rằng, cán bộ Nhà nước giải quyết công

việc chưa hiệu quả, thì cũng có tới gần 1/3 DN cho rằng cán bộ nhà nước

không thân thiện khi giải quyết thủ tục cho DN (VCCI, 2014).

Thứ bảy là về xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế. Thời gian qua,

VIETRADE và các cơ quan khác đã rất nỗ lực trong việc xúc tiến đầu tư, tuy

nhiên VN vẫn cần phải chuẩn hóa các dữ liệu để khi các nhà đầu tư khi cần có

thể tham chiếu và tìm các thông tin một cách dễ dàng. Ở Nhật khi DN muốn

tìm hiểu lĩnh vực gì có thể truy cập vào trang web của Chính phủ và có thể

tìm thấy được các thông tin cần thiết. Ở VN thông tin là có, nhưng tìm thông

tin rất khó khăn. Vì vậy cần phải dữ liệu hóa các thông tin và tạo điều kiện

Page 108: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

100

cho các nhà đầu tư tìm hiểu sâu hơn về các thông tin đầu tư để có thể tạo ra cơ

hội tốt nhất cho môi trường đầu tư của Việt Nam.

CHƯƠNG 4:

GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

GẮN VỚI R&D TỪ CÁC MNCs NHẬT

4.1. Quan điểm

Việc thu hút đầu tư nước ngoài gắn với R&D của MNCs Nhật nói

riêng và các MNCs nói chung là cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam hiện

nay với định hướng trở thành trung tâm R&D của khu vực Đông Nam Á.

Bắt kịp xu thế dịch chuyển nguồn đầu tư R&D vào các nước Đông

Nam Á, Việt Nam cần đề ra các biện pháp hữu hiệu trên nhiều phương

diện,để phát huy được những ưu thế đã có cũng như khắc phục được những

hạn chế hiện tại, có thể tập hợp lại thành 4 nhóm nhân tố: Kinh tế và xã hội,

thể chế và luật, cơ sở hạ tầng và từ chính MNCs

Trong đó, tập trung đầu tư và nâng cao nhất vào nhóm thể chế và luật

để tạo dựng hành lang pháp lý cho các MNCs tiến vào Việt Nam, cũng như

đưa ra các chính sách nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các chính sách ưu đãi

về thuế và tài chính, cải thiện thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư trong khu

vực trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của

Việt Nam trong phạm vi lựa chọn địa điểm đầu tư cho hoạt động R&D của

các MNCs, Việt Nam cũng cần cải thiện toàn diện các yếu tố căn bản tác

động tới môi trường kinh doanh, quy mô kinh tế, nguồn nhân lực, tăng cường

đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Việc nâng cao thu hút đầu tư vào R&D của các

MNCs Nhật Bản là tiền đề giúp nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của

Việt Nam, từ đó có thể thu hút được sự đầu tư R&D của nhiều công ty đa

Page 109: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

101

quốc gia đến từ các nước khác nhau nữa khi mà dòng chuyển dịch FDI cho

R&D đang đổ bộ vào khu vực Đông Nam Á.

4.2. Định hướng giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

của Việt Nam trong việc thu hút nguồn đầu tư tập trung vào R&D của

MNCs Nhật nói riêng và các MNCs từ các quốc gia nói chung.

Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phân

tán địa điểm R&D của các MNCs Nhật tại Việt Nam, bài nghiên cứu kiến

nghị đối với nhà nước và đối với các doanh nghiệp các giải pháp nhằm giúp

Việt Nam thu hút được FDI gắn với R&D của MNCs Nhật vào đất nước.

4.2.1 Giải pháp cho nhóm yếu tố tác động về thể chế và chính sách

Trước hết, từ kết quả nghiên cứu, nhóm nhân tố thể chế và luật là nhóm

nhân tố mà các MNCs Nhật quan tâm và đánh giá là quan trọng nhất trong

quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D, vì vậy cần tập trung

đầu tư chủ yếu vào nhóm nhân tố này.

Cần hoàn thiện hệ thống luật pháp và các văn bản liên quan để tạo

ra hành lang pháp lý cho việc thu hút đầu tư FDI tập trung vào

R&D của các MNCs nói chung và MNCs Nhật nói riêng.

- Rà soát, bổ sung và điều chỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật

về hoạt động kinh doanh, đầu tư đặc biệt là hệ thống luật pháp về đầu tư

nước ngoài : của doanh nghiệp từ gia nhập, đầu tư, hoạt động trên thị trường

đến rút khỏi thị trường gắn với yêu cầu thực tiễn và tuân thủ các cam kết hội

nhập quốc tế.

- Nâng cao chất lượng ban hành chính sách, pháp luật: (i) Tăng cường

công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan và với các cơ quan của Quốc

hội trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh để bảo đảm chất

lượng của dự án, dự thảo văn bản, khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản; (ii)

Nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản quy định về cơ chế phối hợp, giải

Page 110: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

102

quyết tranh chấp thương mại để đảm bảo các cơ quan nhà nước sẵn sàng, chủ

động, linh hoạt xử lý một cách có hiệu quả khi có tranh chấp thương mại phát

sinh trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết; (iii) Đề cao

tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác xây

dựng, ban hành văn bản; (iv) Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy,

nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt

là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế ở Bộ, ngành và địa phương.

Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia: Tăng cường vai trò của

Nhà nước trong giải quyết các bất cập liên quan đến cơ chế, chính sách và tổ

chức triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ thiết lập cơ sở pháp lý cho lĩnh vực

khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo và một số thể chế mới tham gia

quản lý và tài trợ cho R&D; Tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong

doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo:

Phát triển hệ thống doanh nghiệp thực hiện R&D, ưu tiên tăng cường năng lực

sáng tạo nội bộ trong các loại hình doanh nghiệp, từ năng lực thiết kế tới chế

tạo, marketing, công nghệ thông tin và R&D; Nâng cao hiệu quả đóng góp

của các cơ quan nghiên cứu nhà nước với ứng dụng đổi mới, sáng tạo.

Đưa ra các chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt là SHTT

trong hoạt động R&D của các MNCs

- Tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhất là

các quy phạm thực thi. Đặc biệt, trình tự dân sự phải được áp dụng triệt để và

phổ biến nhằm điều chỉnh các quan hệ liên quan đến loại tài sản vô hình này,

mà việc đầu tiên là chấn chỉnh lại toàn bộ các quy phạm về chế tài bảo đảm

thực thi theo hướng lấy trật tự dân sự làm biện pháp chủ yếu, còn chế tài hành

chính chỉ được áp dụng như một biện pháp bổ sung cho chế tài dân sự khi mà

sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vượt quá mức dân sự.

Page 111: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

103

- Sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi, từ tòa án

đến các cơ quan bảo đảm thực thi nội địa: Thanh tra (nhà nước và chuyên

ngành), ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế

phải được tạo điều kiện áp dụng các biện pháp nhằm thực thi có hiệu quả,

khắc phục sự chồng chéo, phân công rõ ràng chức năng quyền hạn của từng

cơ quan theo hướng một cơ quan đầu mối, đó là thanh tra chuyên ngành, còn

tòa án giải quyết các vụ kiện dân sự, ủy ban nhân dân, thanh tra, quản lý thị

trường quyết định xử phạt (tùy theo hình thức và mức phạt), cảnh sát kinh tế

chỉ có chức năng điều tra, hải quan kiểm soát ở biên giới về sở hữu trí tuệ.

Tăng cường các chính sách thu hút FDI tập trung vào R&D bằng

cách bổ sung, đổi mới các ưu đãi thuế cho hoạt động R&D: cắt giảm

sâu mức thuế, đưa ra nhiều ưu đãi hơn cho các MNCs khi đầu tư R&D.

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trong khu vực và thế giới.

Việc tuyên truyền, vận động, xúc tiến đầu tư đối với các nhà đầu tư Nhật

bản nhằm làm cho họ thực sự hiểu biết về môi trường đầu tư, con người

cũng như đối tác đầu tư ở Việt Nam, qua đó họ thấy được các lợi ích, yên

tâm và tin tưởng hơn trong đầu tư hoạt động R&Dvào Việt Nam… Xúc

tiến đầu tư cần trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong

thời gian tới nhằm thu hút FDI tập trung vào R&D từ Nhật Bản, đồng thời

cũng là công việc hứa hẹn nhiều thành công. Cần xúc tiến đầu tư trên

nhiều bình diện khác nhau:

- Thứ nhất, cần cải thiện hình ảnh của Việt Nam tại Nhật Bản trong vai

trò như một địa điểm kinh doanh và đầu tư thuận lợi, qua đó đánh thức

sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản đối với Việt Nam. Điều này

có thể thực hiện thông qua các chiến dịch quảng cáo, xây dựng mạng

lưới tuyên truyền quảng cáo, báo chí, qua đại diện của cơ quan xúc tiến

Page 112: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

104

đầu tư của Việt Nam tại Nhật Bản và qua các công ty tư vấn đầu tư của

Nhật Bản …

- Thứ hai, cung cấp thông tin tốt hơn cho các nhà đầu tư Nhật Bản về thị

trường Việt Nam thông qua các hoạt động như: xây dựng các điểm

thông tin, cung cấp các tài liệu thông tin và các tờ giới thiệu, cải tiến

các trang web hiện có,

- Thứ ba, cải tiến các tổ chức xúc tiến đầu tư như tăng cường sự phối hợp

giữa chúng, và tiến đến cao hơn phải có một cơ quan trong Bộ Kế

hoạch và Đầu tư chuyên trách nhiệm vụ xúc tiến đầu tư. Thêm vào đó,

cần tăng cường tính thường trực của hoạt động của các cơ quan xúc tiến

đầu tư ở Việt Nam.

- Thứ tư, trong thu hút FDI tập trung vào R&D của Nhật, ngoài việc chú

ý thu hút những công ty lớn và công ty xuyên quốc gia, cần đặc biệt

chú ý đến thu hút FDI từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việt Nam hỗ

trợ các nhà đầu tư Nhật Bản, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong

việc chuẩn bị và tiến hành đầu tư như: cung cấp thông tin về từng bước

khai phá thị trường, hỗ trợ tìm địa điểm và đối tác đầu tư, hỗ trợ đăng

ký và cấp giấy phép, tư vấn soạn thảo hợp đồng…

Áp dụng các biện pháp cải cách các thủ tục hành chính, tránh

sự rườm rà, rắc rối trong các quy trình đăng kí đầu tư, về thực hiện

R&D cũng như giữ vững nền ổn định chính chị cũng là một trong

những biện pháp Việt Nam cần thực hiện để thu hút đầu tư

4.2.2. Giải pháp cho nhóm yếu tố kinh tế và xã hội

Mở rộng quy mô thị trường cho hoạt động đầu tư:

Cải cách kinh tế chỉ có thể được tiến hành tốt nếu duy trì được ổn định.

Nhờ có ổn định, kinh tế mới có điều kiện phát triển, mới có thể thu hút được

Page 113: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

105

đầu tư và các nguồn lực bên ngoài. Trong thời gian qua, ổn định kinh tế xã

hội là một điểm mạnh của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Đây là

một điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển ngoại thương và thu hút đầu

tư nước ngoài, do vậy cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

Môi trường quốc tế có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình trong nước,

tuy nhiên, nhân tố bên trong là quan trọng nhất trong duy trì ổn định. Để bảo

đảm ổn định, hiện nay chúng ta cần khẩn trương tái lập và duy trì các cân đối

kinh tế vĩ mô, tài chính, chú trọng kết hợp phát triển kinh tế, kinh tế thị trường

với các mục tiêu cân bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực R&D

- Đưa ra các chính sách đào tạo chất lượng nguồn nhân lực theo chuẩn

quốc tế

- Có những chính sách nhằm khuyến khích tinh thần kinh thương của các

nhà khoa học, kỹ sư, nghiên cứu sinh, sinh viên để họ có tinh thần hợp

tác với doanh nghiệp, đưa ra các ý tưởng kết quả nghiên cứu sản xuất

- Đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động tham gia

làm việc trong các xí nghiệp có FDI của Nhật Bản vì trình độ kinh tế kỹ

thuật và quản lý kinh tế của các công ty Nhật là tương đối cao, phía cán

bộ Việt Nam ít trường hợp đáp ứng được. Qua đó nâng cao khả năng

hợp tác có hiệu quả giữa phía Việt Nam và Nhật hoạt động R&D.

Đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam vào thị trường

trong khu vực và thế giới để tạo ra thế mạnh trong quan hệ kinh tế,

từ đó khai tác được những lợi thế từ khu vực và quốc tế.

4.2.3 Giải pháp cho nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng

Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nghiên cứu để phục vụ cho quá

trình nghiên cứu và triển khai của các MNCs.

Page 114: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

106

- Tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh phê duyệt các quy hoạch kết cấu hạ tầng

đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao

chất lượng hệ thống đường bộ, đường bộ cao tốc, đường sắt

- Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp

với viện/trường trong việc thực hiện các dự án R&D.

- Cùng với đó, khi đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nghiên

cứu cũng nhằm giúp tăng khả năng tiếp cận với hoạt động R&D của

nguồn nhân lực

Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, tăng khả năng kết

nối viễn thông các vùng trong nước và quốc tế.

- Xây dựng và phát triển mạnh các dự án về viễn thông trong nước

- Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án lĩnh vực bưu chính viễn

thông và công nghệ thông tin để phát triển dịch vụ mới và phát triển hạ

tầng viễn thông

Xây dựng các biện pháp nhằm tiếp cận tốt nhất với sự tiến bộ

của công nghệ trên thế giới, để phát triển công nghệ của chính

Việt Nam

- Ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến, kêu gọi đầu tư chuyển giao

công nghệ và đầu tư đổi mới công nghệ không chỉ từ MNCs Nhật mà

còn từ các nước khác.

Phát triển hệ thống giáo dục củaViệt Nam đặc biệt là hệ thống

giáo dục đại học, tạo tiền đề cho chất lượng nguồn nhân lực

R&D say này.

- Đẩy mạnh chất lượng giáo dục qua việc đổi mới các chương trình đào

tạo, hạn chế lý thuyết, tăng tính ứng dụng qua các bài giảng

- Hệ thống giáo dục bên cạnh chất lượng được đánh giá qua trình độ tay

nghề còn cần phát triển toàn diện với giáo dục đạo đức cho các nhân

lực hoạt động cho các MNCs.

4.2.4 Giải pháp từ nhóm yếu tố từ MNCs.

Page 115: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

107

Việt Nam cần nắm bắt được các yếu tố từ chính các MNCs mà MNCs

quan tâm khi lựa chọn địa điểm đầu tư R&D như sự cạnh tranh của MNCs, áp

lực thay đổi sản phẩm để phù hợp với nước tiếp nhận đầu tư để có thể “đánh

đúng vào tâm lý” của MNCs khi kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp

mũi nhọn.

4.2.5 Giải pháp cho doanh nghiệp nội địa Việt Nam

Các hợp đồng dành cho các nhà cung cấp thiết bị gốc (OEMs) và các

nhà cung cấp thiết kế gốc (ODMs) ngày một nhiều và trở nên phổ biến . Khi

nhận được hợp đồng trở thành nhà cung cấp thiết bị gốc của các tập đoàn

xuyên quốc gia, các công ty nôị địa sẽ có cơ hội trở thành nhà thiết kế gốc và

có cơ hội học tập được những tiến bộ khoa học , những phát minh sáng chế

mới từ các tập đoàn xuyên quốc gia . Ví dụ : công ty FPT _ Elead của Việt

Nam dành được hợp đồng nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) cho Inter và công

ty FPT-Elead cần phải có các thiết kế gốc do Intel cung cấp để sản xuất ra các

sản phẩm theo tiêu chuẩn của Intel . Trong trường hợp này , Intel chính là

người sản xuất các thiết kế gốc (ODM) và cung cấp các thiết kế gốc đó cho

FPT Elead . FPT Elead không thể tự làm được 1 sản phẩm giống Intel mà

không có công nghệ do Intel chuyển giao . Nhờ việc nhận được hợp đồng trở

thành nhà sản xuất thiết bị gốc cho Intel , FPT Elead đã nhận được những

chuyển giao công nghệ từ Intel . Lợi ích có được khi trở thành nhà sản xuất

thiết bị gốc cho các tập đoàn xuyên quốc gia là rất lớn , các công ty nội địa

nên tích cực chủ động tham gia các dự án đấu thầu để trở thành các nhà cung

cấp thiết bị gốc hay các nhà cung cấp thiết kế gốc . Một trong những các công

ty nội địa Trung Quốc đã làm là tra cứu hay đăng ký tên trong danh mục các

nhà sản xuất thiết bị gốc và thiết kế gốc của các tập đoàn xuyên quốc gia . Chi

phí cho việc này là rất nhỏ nhưng lợi ích mang lại rất lớn . Khi đã trở thành

nhà cung cấp thiết bị gốc hay thiết kế gốc của một tập đoàn xuyên quốc gia ,

Page 116: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

108

các công ty nội địa có thể có thể sản xuất thiết bị gốc và sản xuất thiết kế gốc

cho nhiều tập đoàn xuyên quốc gia khác . Chỉ có bằng cách đó , công ty nội

địa mới có cơ hội chiếm lĩnh những khâu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn

cầu cuả các tập đoàn xuyên quốc gia .

Một trong những cách khác là tìm kiếm những hợp đồng từ những

tập đoàn xuyên quốc gia hay những công ty nội địa tại các quốc gia láng

giềng . Khi Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO , cuộc

chơi trong chuỗi giá trị toàn cầu dường như trở nên công bằng hơn khi hàng

rào thuế quan cho việc xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam sang các quốc

gia khác được giảm xuống , các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng cơ hội

này để tìm kiếm các hợp đồng tham gia tại các quốc gia láng giềng bởi một số

quốc gia láng giềng đang mất dần những lợi thế so sánh mà các tập đoàn

xuyên quốc gia kỳ vọng . Trường hợp các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc

cho thấy họ đã chen chân vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách tìm kiếm các

hợp đồng từ tập đoàn xuyên quốc gia ở Đài Loan, Hồng Kong và Macao hoặc

tìm kiếm hợp đồng của chính các công ty nội địa những nước này . Việc tham

gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp nội địa Hồng Kong , Đài Loan đã

giúp cho các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc đã học tập được nhiều những

kỹ thuật mới , công nghệ mới để từ đó thực hiện những hợp đồng có chất

lượng hơn , có giá trị tăng cao hơn từ những tập đoàn xuyên quốc gia . Đây có

thể xem như giai đoạn tập huấn cho các doanh nghiệp để tiếp cận vào những

khâu quan trọng hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu

Page 117: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

109

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã nỗ lực trong việc hệ thống hóa các khái niệm về R&D,

đầu tư nước ngoài vào R&D ( FDI tập trung vào R&D) và phân tích các nhân

tố tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư vào hoạt động R&D của

các MNCs Nhật Bản.

Nghiên cứu tập hợp 4 nhóm nhân tố ảnh ảnh đến quyết định lựa chọn địa

điểm đầu tư vào hoạt động R&D của các MNCs Nhật Bản. Nhóm yếu tố về kinh

tế - xã hội: trong nhóm yếu tố này, các yếu tố được đề cập đến bao gồm: quy mô

thị trường, nguồn nhân lực, khả năng tiếp cận đối với thị trường khu vực của nước

chủ nhà. Nhóm yếu tố Thể chế và Luật: bao gồm sự ổn định về mặt thể chế, hệ

thống luật pháp và cơ chế chính sách,ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính, quyền sở

hữu trí tuệ, các cơ quan xúc tiến đầu tư trong nước và trong khu vực. Nhóm yếu

tố về cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật: sự phát triển của cơ sở hạ

tầng nghiên cứu, hạ tầng viễn thông, sự phát triển của công nghệ; cơ sở hạ tầng xã

hội: sự phát triển của giáo dục. Nhóm yếu tố từ MNCs bao gồm hoạt động từ đối

thủ cạnh tranh của MNCs, có thể là mức độ đầu tư của MNCs nói chung hoặc

chiến lược R&D của các đối thủ cạnh tranh và áp lực thay đổi sản phẩm để phù

hợp với nước tiếp nhận đầu tư.

Nghiên cứu cũng chỉ ra Nhật Bản là đối tác kinh tế chiến lược của Việt

Nam, mỗi năm, Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư FDI nhiều nhất vào

Việt Nam, hoạt động R&D của các MNCs Nhật Bản cũng được chú trọng.

Giá trị đầu tư vào R&D tăng qua các năm trong đó tập trung chủ yếu vào

ngành công nghệ thông tin điện tử, công nghiệp ô tô, xe máy và đang có xu

hướng đầu tư R&D vào các lĩnh vực mũi nhọn khác.

Đối với các MNCs Nhật, quyết định lựa chọn địa điểm Việt Nam để

đầu tư R&D chịu tác động lớn nhất bởi nhóm nhân tố về thể chế và luật, trong

đó bao gồm quyền sở hứu trí thuê, các hệ thống luật pháp với chính sách ưu

Page 118: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

110

đãi về thuế, các cơ quan xúc tiến đầu tư và thủ tục hành chính. Tiếp theo là

chịu tác động bởi nhóm yếu tố kinh tế xã hội và nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng.

Quyết định đầu tư R&D chịu tác động yếu bởi nhóm nhân tố từ MNCs bao

gồm các yếu tố cạnh tranh cảu MNCs và áp lực thay đổi sản phẩm để phù hợp

với nước tiếp nhận đầu tư.

Từ đó, nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm thu hút nguồn đầu tư FDI

tập trung vào R&D đối với các MNCs Nhật Bản nói riêng và các MNCs nói

chung để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, cũng như phát triển kinh

tế Việt Nam, hướng tới Việt Nam sẽ là trung tâm R&D của Đông Nam Á.

Tác giả hy vọng sẽ phát triển nghiên cứu này tiếp trong tương lai, với

phương pháp đa dạng hơn, nhìn nhận sâu hơn trong khu vực Đông Nam Á,

trong đó trọng tâm là các quốc gia: Thái Lan, Indonesia, Philippin, Malaysia

vì đây là những nước có mức thu hút FDI lớn từ các MNCs Nhật Bản.

Page 119: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Anh

1. A Benelux Chamber of Commerce, China Europe International Business

School (CEIBS), Wenzhou Chamber of Commerce and Booz &

Company Joint Report, (2012), 2012 China innovation survey,

“Innovation China’s next advantage?”

2. Alexandros Chatzirdelis ( 2007), India’s policies to attract FDI in R&D,

Research Project Global Innovation, Hamburg University of

Technology (TUHH).

3. Athreye, S. and Cantwell, J. (2007), “Creating Competition?

Globalization and the Emergence of New Technology

Producers.”, Research Policy 36, 209–226.

4. Belderos R. (2001), “Overseas innovations by Japanese firms: an analysis of

patent and subsidiary data”, Research Policy 30, pp. 313-332.

5. Borrás, S., Chaminade, C., Edquist, C. (2007). The Challenges of

Globalisation: Strategic Choices for Innovation Policy, Atlanta

Conference on Science, Technology and Innovation Policy (Georgia

Institute of Technology, October 2007). Conference Proceedings.

6. Bunyaratavej, K., Hahn, E. D. and Doh, J. P. (2007) International

offshoring of services: a parity study, Journal of International

Management, 13: 7–21.

7. Chandra, N. (2012), “Appraising industrial policy of China and India

from two perspectives, nationalist and internationalist”, in: Bagchi,

A.K., and D’Costa, A., (Eds) Transformation and Development: The

Political Economy of Transition in India and China, Oxford University

Press, Delhi.

Page 120: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

112

8. Economist Intelligence Unit (EIU) (2004), Scattering the seeds of

invention. The globalization of research and development. London: The

Economist Intelligence Unit.

9. Economist Intelligence Unit (EIU) (2007), Sharing the idea: The

emergence of global innovation networks. London: The Economist

Intelligence Unit.

10. International Finance Corporation (IFC) (1997), Foreign Direct

Investment (Washington, D.C.: World Bank).

11. Ito, B. and R. Wakasugi (2007). What factors determine the mode of

overseas R&D by multinationals? Empirical evidence. Research Policy

36(8): 1275-1287

12. John Dunning and Sarianna M. Lundan (2009), Multinational

Enterprises and the Global Economy, (2nd Edition), 2009, Edward

Elgar, Cheltenham, UK-Northampton, MA, USA.

13. José Eduardo Cassiolato (2010), Comparative Report on FDI and

National Systems of Innovation in BRICS.

14. José Guimón ( 2008), Government Strategies to attract R&D-intensive

FDI, OECD Global Forum on International Investment.

15. Klaus Schwab & Xavier Sala-i-Martín (2012), The Global

Competitiveness Report 2012–20013, the World Economic Forum.

16. Kuemmerle W. (1999), “The drivers of foreign direct investment into

research and development: and empirical investigation”, Journal of

International Business Studies 30, 1-24.

17. Liu, X. L. & Lundin, N. (2007b), The transition of the National

Innovation System of China - From a plan-based towards market-driven

open NIS., in G. Parayil and A. D’Costa, forthcoming.

18. Manning, S., Massini, S. and Lewin, A. Y. (2008), “A dynamic perspective

on next-generation offshoring: the global sourcing of science and

engineering talent”, Academy of Management Perspectives, 22, 35–54.

Page 121: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

113

19. Mariana Zanatta, Eduardo Strachman,Flavia Carvalho,Pollyana C.

Varrichio,Edilaine Camillo, and Mariana Barra ( 2008), National Policies

to Attract FDI in R&D ,An Assessment of Brazil and Selected Countries,

Research Paper No. 2008/69, United Nation University – World Institute

for Development Economics Research (UNU-WIDER) 2008.

20. Ministry of Science and Technology, Hoa Lac Hi-tech Park

management board (2011) Hoa Lac hi-tech park the destination for Hi-

tech investment.

21. OECD (2011), Education at a Glance 2011: OECD Indicators, OECD

Publishing

22. Odagiri and Yasuda (1996). The determinants of overseas R&D by

Japanese firms: an empirical study at the industry and company levels.

Reaserch Policy, 25, 1059 – 1079

23. OECD (Organisation for Economic Cooperation and Development)

(2002). Frascati Manual. Proposed Standard Practise for Surveys on

Research and Experimental Development.

24. PwC (2011), Asia-Pacific Spotlight: Structuring R&D Activities. Global

R&D Tax News Issue No. 3, October 2011.

25. Sachs, Jeffrey D. and John W. McArthur (2005). “The Millennium

Project: a plan for meeting the Millennium Development Goals”,

Lancet, 365, pp. 347-353, www.thelancet.com.

26. Sachwald, F. (2008), Location choices within global innovation

networks: the case of Europe., The Journal of Technology Transfer,

33(4), 364-378.

27. Sanat Kaul (2006), Higher education in India: Seizing the

opportunities, Indian council for Research on International Economic

Relations.

Page 122: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

114

28. Saxenian, A. (2006), The Bangalore boom: from brain drain to brain

circulation?, In: Kenniston, K. and D. Kumar (eds), “Bridging the

digital divide: lessons from India”, Sage Publications, New Delhi.

29. Shleifer, Andrei, and Robert W. Vishny (1993) “Corruption.” The

Quarterly Journal of Economics 108 (3): 599–617.

30. Simon Liu, Naohiro Shichijo, Yasunori Baba (2008) Location Strategy

of Japanese and U.S. Multinationals on R&D Activities in China:

Evidence from Patent Data.

31. Song, J., Asakawa, K., Chu, Y. (2011), “What determines knowledge

sourcing from host locations of overseas R&D operations? A study of

global R&D activities of Japanese multinationals”, Research Policy

40, 380-390.

32. Shigeki Tejima (2002) R&D and innovation by Japanese firms in Japan

and foreign countries, especially in Asian countries

33. Shintaro Hamanaka(2012). Regional Services “Hub” Strategy and

Regional Services Agreements, Journal of World Investment and Trade,

Volume 12, Issue 3.

34. THORBECKE, Willem, Nimesh SALIKE(2013). Foreign Direct

Investment in East Asia. RIETI Policy Discussion Paper Series 13-P-

003. March 2013

35. UNCTAD (2005), World Investment Report, New York and Geneva: UN.

36. World Economic Forum, The Global Competitiveness Report 2012-

2013, p.366-367.

37. Financial Times tại http://www.ft.com/intl/cms/s/0/b30d255c-f8c2-

11e2-b4c4-00144feabdc0.html#axzz2eIsm6piI

Page 123: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

115

Tài liệu tiếng Việt

1. Theodore Talbot, John Rand, Carol Newman, Nguyễn Thị Tuệ Anh,

Lê Phan, Hoàng Văn Cương, Finn Tarp (2012), Báo cáo Năng lực cạnh

tranh và công nghệ ở c p độ doanh nghiệp tại Việt Nam: kết quả điều

tra năm 2011, 2012, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, p.6.

2. Phan Hữu Thắng, Phạm Hùng Tiến, Nguyễn Đức Hùng, Đánh giá thực

trạng, hiệu quả và xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm

2010. Chuyên đề nghiên cứu trong khuôn khổ Báo cáo thường niên

doanh nghiệp Việt Nam 2010, VCCI.

3. SHB (2013) Đầu tư trực tiếp nước ngoài đă chuyển hướng sang các

nước Đông Nam Á và Ấn Độ như thế nào

4. Tô Linh Hương & Vũ Anh Dũng (2013). ‘Sự chuyển đổi mô hình

TNC: lý thuyết và thực tiễn Việt Nam’. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc

Á, 3 (145), trang 10-19.

5. Phan Thị Minh Lý (2011), “ Phân tích tác động của các nhân tố ảnh

hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

Thừa Thiên Huế”,tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng –

Số 2(43),r

6. Nguyễn Việt Khôi (2007).‘Công ty xuyên quốc gia và sự điều chỉnh

chiến lược đầu tư ở Trung Quốc’ Tạp chí Những v n đề Kinh tế và

Chính trị thế giới, số 5, năm 2007.

7. Nguyễn Huy Hoàng (2012). FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập WTO

8. OECD (Viện Chiến lược và Chính sách KHCN dịch): Khuyến nghị tiêu

chuẩn thực tiễn cho điều tra nghiên cứu và phát triển, Tài liệu hướng

dẫn FRASCATI 2002 của Tổ chức hợp tác Phát triển Kinh tế, Nhà xuất

bản Lao động Hà Nội, 2004.

Page 124: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

116

9. Đinh Thanh Hà (2009),” “ Nhận diện hoạt động nghiên cứu và triển

khai R&D tại viện y học cổ truyền quân đội”,Luận án thạc sĩ - Đại học

quốc gia Hà Nội

10. Bùi Hồng Xa ( 2014), “ Hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động

nghiên cứu và triển khai (R&D) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại

thành phố Cần Thơ”,Luận văn thạc sĩ – Đại học quốc gia Hà Nội

11. Hoàng Văn Tuyên (2009), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt

động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp”, Đề tài cấp cơ sở -

Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ

12. Phan Khắc Khải (2014), “ Nhận diện những yếu tố cản trở việc nghiên

cứu và triển khai tại tập đoàn điện lực Việt Nam”, Luân văn thạc sĩ, Đại

học quốc gia Hà Nội

13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Công

nghệ cao.

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầu tư.

15. http://www.vast.ac.vn/gioi-thieu-chung

Page 125: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

117

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA

Về những nhân tố và mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh

hưởng đến quyết định đến việc lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động

R&D của MNCs Nhật Bản tại Việt Nam

Nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu những yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của

MNCs: Trường hợp MNCs Nhật tại Đông Nam Á”, chúng tôi xin trưng cầu ý

kiến của ông/bà về những nhân tố ảnh hưởng và mức độ quan trọng của các

nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động

R&D của các MNCs Nhật Bản tại Việt Nam. Các ý kiến của ông/ bà sẽ là

đóng góp quan trọng của đề tài. R t mong nhận được sự ủng hộ với đề tài

nghiên cứu cũng như sự cân nhắc kỹ lưỡng của quý ông/bà đối với mỗi câu

trả lời. Những thông tin trên phiếu điều tra sẽ được giữ bí mật tuyệt đối và chỉ

được sử dụng cho mục đích nghiên cứu!

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ông/bà!

Chúng tôi rất mong ông/bà dành ít thời gian để cung cấp một số thông tin sau đây

Phần I: Thông tin cá nhân

Họ và tên:…………………………………………………………. Giới tính:

Tên công ty:……………………………………………………………………

Lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………………

Chức danh: ……………………………………………………………………

Phần II: Nội dung khảo sát

Ông/bà vui lòng khoanh tròn vào đáp án mà ông bà lựa chọn theo hướng

dẫn ở khung dưới đây:

Page 126: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

118

II.1. Mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đến

việc lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật Bản tại

Việt Nam

( Ông/bà vui lòng chọn theo mức độ)

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

Hoàn toàn

không quan

trọng

Ít quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan

trọng

Nhân tố Trả lời

Quy mô thị trường 1 2 3 4 5

Xúc tiến đầu tư trong nước và trong

khu vực

1 2 3 4 5

Áp lực thay đổi sản phẩm để phù

hợp với nước tiếp nhận đầu tư 1 2 3 4 5

Khả năng tiếp cận đối với thị trường

trong khu vực và thế giới

1 2 3 4 5

Nguồn nhân lực 1 2 3 4 5

Sự phát triển của giáo dục 1 2 3 4 5

Hệ thống luật pháp và cơ chế chính

sách 1 2 3 4 5

Sự ổn định về mặt chính trị 1 2 3 4 5

Thủ tục hành chính 1 2 3 4 5

Quyền sở hữu trí tuệ 1 2 3 4 5

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng

nghiên cứu

1 2 3 4 5

Sự phát triển của hạ tầng viễn thông 1 2 3 4 5

Sự phát triển của công nghệ 1 2 3 4 5

Cạnh tranh của MNCs 1 2 3 4 5

Page 127: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

119

II.2. Đánh giá chung

(Xin ông/bà vui lòng cho biết đánh giá chung của ông bà theo mức độ)

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

Hoàn toàn

không đồng ý

Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn

đồng ý

Tiêu chí Trả lời

Theo ông bà, việc nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đến

việc lựa chọn địa điểm phân tán hoạt

động R&D của MNCs Nhật Bản tại

Việt Nam là quan trọng đối với các

MNCs Nhật khi muốn đầu tư vào thị

trường này?

1 2 3 4 5

Ông/bà sẽ tiếp tục đầu tư vào hoạt

động R&D tại Việt Nam? 1 2 3 4 5

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ÔNG/BÀ

Page 128: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

120

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

1. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Toàn bộ các biến quan sát này được đưa vào phân tích nhân tố khám

phá EFA nhằm mục đích tóm tắt dữ liệu và tính độ tin vậy (Sig) của các biến

quan sát có quan hệ chặt chẽ với nhau hay không. Một số tiêu chuẩn mà các

nhà nghiên cứu thường quan tâm khi phân tích nhân tố khám phá EFA bao

gồm:

- Hệ số KMO ( Kaiser – Mayer – Olkin) dùng để xem xét sự thích hợp của

EFA, Phân tích nhân tố khám phá EFA thích hợp khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1.14

- Kiểm định Bartlett nhằm xem xét giả thiết về mức độ tương quan giữa các

biến quan sát trong tổng thể, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤

0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.15

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là hệ số tương quan đơn giữa các

yếu tố thành phần và các nhân tố. Hệ số tải > 0.3 sẽ được chấp nhận,

nếu biến quan sát nào có hệ số tải < 0.3 sẽ bị loại.

- Hệ số Eigenvalue cho biết số lượng các nhân tố. Những nhân tố có

Eigenvalue >1 sẽ được giữ lại trong mô hình. Những nhân tố có

Eigenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tố thơn biến dốc,

nên sẽ loại bỏ16

.

- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. 17

14

Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2002),” Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu

và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam”. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 15

Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005),” Phân tích dữ liệu thống kê với SPSS”, NXB Thống Kê 16

Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005),” Phân tích dữ liệu thống kê với SPSS”, NXB Thống Kê 17

Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2002),” Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu

và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam”. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 129: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

121

Bảng 1: Hệ số KMO và Bartlett’s Test

KMO and Bartlett's Test

Chỉ số KMO 0.807

Kết quả kiểm định Bartlett

Approx. Chi-Square 2959.002

Df 171

Sig. 0.000

Hệ số KMO là 0,807 (> 0,5) và Sig = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết trong

phân tích này “ Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể”

sẽ bị bác bỏ. Điều này có ý nghĩa là biến quan sát có tương quan với nhau

trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp.

Sau khi phân tích nhân tố EFA với phép quay Varimax để phân tích 14 biến

quan sát, và loại các biến có trọng số < 0,5, mô hình nghiên cứu không bị loại biến

quan sát, hội tụ thành 4 nhóm nhân tố tương ứng với các nhóm câu hỏi trong bảng

hỏi. Phương sai trích được là 62.591% thể hiện rằng 4 nhân tố rút ra được giải thích

62.591% biến thiên củ dữ liệu, tại hệ số Eigenvalue bằng 1,216. Do vậy thang đo

của nhóm 4 nhân tố trong nghiên cứu này được chấp nhận. Kết quả cuối cùng khi

phân tích nhân tố EFA cho 14 biến quan sát được tổng hợp và trình bày ở bảng

phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát

Bảng 2: Phân tích nhân tố các yếu tố

Biến quan sát

Nhân tố

1 2 3 4

Sự ổn định về mặt chính trị 0.808

Hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách 0.782

Thủ tục hành chính 0.749

Quyền sở hữu trí tuệ 0.736

Xúc tiến đầu tư trong nước và trong khu

vực

0.703

Quy mô thị trường 0.867

Nguồn nhân lực 0.860

Page 130: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

122

Khả năng tiếp cận đối với thị trường trong

khu vực và thế giới

0.766

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng nghiên cứu 0.845

Sự phát triển của hạ tầng viễn thông 0.823

Sự phát triển của công nghệ 0.781

Sự phát triển của giáo dục 0.729

Cạnh tranh của MNCs 0.720

Áp lực thay đổi sản phẩm để phù hợp với

nước tiếp nhận đầu tư

0.685

2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ

chặt chẽ của các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Hệ số này

được sử dụng để loại các biến không phù hợp ra khỏi thang đo. Các biến quan

sát có hệ số tương quan biến - tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị

loại và tiêu chuẩn chọn thang đo là có Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên.

Bảng 3: Độ tin cậy của thang đo các yếu tố

Các yếu tố Hệ số

cronba

ch’s

Alpha

Các yếu tố Hệ số

cronba

ch’s

Alpha

Sự ổn định về mặt

chính trị 0.832 Khả năng tiếp cận đối

với thị trường trong

khu vực và thế giới

0.723

Hệ thống luật pháp và

cơ chế chính sách

0.820 Sự phát triển của cơ sở

hạ tầng nghiên cứu

0.731

Thủ tục hành chính 0.825 Sự phát triển của hạ

tầng viễn thông

0.718

Quyền sở hữu trí tuệ 0.828 Sự phát triển của công

nghệ

0.722

Xúc tiến đầu tư trong

nước và trong khu vực

0.849 Sự phát triển của giáo

dục

0.756

Quy mô thị trường 0.716 Cạnh tranh của MNCs 0.811

Nguồn nhân lực 0.711 Áp lực thay đổi sản

phẩm để phù hợp với

nước tiếp nhận đầu tư

0.709

Page 131: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

123

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH CÁC CÔNG TY TRONG PHẠM VI KHẢO SÁT

STT KHU

VỰC

TÊN CÔNG TY LĨNH VỰC

1 Hà Nội Nihon Denkei Vietnam Thiết bị điện-điện tử

2 Panasonic R&D center

Vietnam

Nghiên cứu, phát triển

phần mềm

3 Nikon Vietnam Thiết bị điện-điện tử

4 Mitsubishi Heavy Industries Thiết bị điện – điện tử,

xe cộ phụ tùng

5 Yamaha Motor Vietnam Xe cộ phụ tùng

6 Nissan Techno Vietnam Nghiên cứu & phát

tiển, thiết kế, phân tích

thành phần xe hơi

7 D Hearts Vietnam Gia công phần mềm

8 Kensetsu Systems Vietnam Công nghệ thông tin

9 Toyota TC – Hanoi Car

service corporation

Xe và phụ tùng Toyota

10 Hải

Phòng

Takahata Precision Vietnam Thiết bị điện-điện tử

11 Hi-lex Vietnam Xe cộ - phụ tùng

12 Fuji Seiko Vietnam Xe cộ và phụ tùng

13 Masuoka Vietnam Công cụ và thiết bị

14 Gerbera Precision Vietnam Công cụ và thiết bị

15 Advanced Technology

Haiphong

Thiết bị điện – điện tử

Page 132: ĐẠI HỌC KINH TẾ - dl.ueb.vnu.edu.vndl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/15498/1/Nghien cuu cac nhan to anh... · ĐẠi hỌc kinh tẾ - Đh qghn khoa kinh tẾ vÀ kinh doanh

124

16 Korg Vietnam Thiết bị âm thanh –

phụ tùng liên quan

17 Thành

phố Hồ

Chí Minh

Nidec Vietnam Thiết vị điện - điện tử ,

công cụ thiết bị

18 Isuzu Vietnam Xe cộ và phụ tùng

19 Nissan Vietnam Xe hơi

20 Hitachi Asia Thiết bị điện tử, công

nghệ thông tin

21 Digital Works Vietnam Viễn thông

22 Mitsubishi Electric Vietnam Thiết bị điện tử

23 Daiko Vietnam Quảng cáo truyền

thông

24 Đà Nẵng Yonezawa Electric Wire

Vietnam

Công cụ thiết bị - xe cộ

và phụ tùng

25 Công ty Nghiên cứu & phát

triển Shinko Technos

Kỹ thuật

26 Digital Ship Phát triển hệ thống, gia

công phần mềm

27 Japan Computer Software Phát triển hệ thống, gia

công phần mềm

28 Tokemoto Denki Thiết bị đo lường