i. m 1. v ki n th c

13
Bài 2: Bệnh hại cây trồng I. Mục tiêu 1. Vkiến thc - Thông hiểu được các khái niệm vbnh hại, thành phần bnh hi, bnh hi chyếu; - Mô tả được đặc điểm cơ bản vký chủ, triu chứng, các điều kin dn đến sphát sinh - phát triển ca bnh hi trên cây trồng cn quản lý. 2. Vknăng - Xác định được thành phần, bnh hi chyếu thông qua triệu chứng gây hại; - Chẩn đoán, nhận diện được các bệnh hi chyếu trên cây trồng cn quản lý. II. Ni dung 1. Khái niệm chung vbnh hại cây trồng 1.1. Khái niệm vbnh hại cây trồng - Bnh hại cây trồng là hiện tượng cây không bình thường vchức năng sinh lý, cấu tạo, hình thái, cây phát triển kém làm giảm năng suất và phẩm cht hoặc có thể chết. Nguyên nhân: + Do vi sinh vt (vi rus, vi khun, nấm,…) gây bệnh (lây lan); + Do điều kiện sinh trưởng - phát triển không thuận li (thi tiết, tha thiếu chất dinh dưỡng,...): gây ra bệnh (không lây lan). 1.2. Tác hại ca bnh hi trong trng trt 1.2.1. Bnh hại làm giảm cường độ quang hp Quá trình quang hợp giảm là do diện tích lá của cây giảm sút rõ rệt hoc do lá bị biến vàng, hàm lượng dip lc gim. Nhiều cây bị bệnh, lá bị rng hoc cây thấp lùn, lá nhỏ, lá biến dạng xoăn cuốn, cây còi cọc ít lá,... trong mọi trường hợp cường độ quang hợp đều gim. 1.2.2. Bệnh làm biến đổi vcường độ hô hấp Đa số các trường hợp cường độ hô hấp tăng cao ở giai đoạn đầu nhim bnh rồi sau đó giảm sút dần hoc giảm đi nhanh chóng tuỳ theo các đặc điểm kháng hay nhiễm bnh của cây ký chủ. 1.2.3. Bệnh làm giảm quá trình trao đổi cht các cây bị bệnh có hiện tượng svn chuyển, phân bố, điều hoà các chất đạm, gluxit bphá vỡ. 1.2.4. Bệnh làm cây bị mất nước - Cường độ thoát hơi nước tăng mạnh làm cây mất nước. Sdĩ xảy ra hiện tượng này là do ký sinh đã phá huỷ hrvà mạch dẫn nước cây. Một ský sinh phá vỡ thân cây làm cây chảy nhựa và nước tcác bó mạch ra ngoài

Upload: others

Post on 23-Nov-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bài 2: Bệnh hại cây trồng

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Thông hiểu được các khái niệm về bệnh hại, thành phần bệnh hại, bệnh

hại chủ yếu;

- Mô tả được đặc điểm cơ bản về ký chủ, triệu chứng, các điều kiện dẫn

đến sự phát sinh - phát triển của bệnh hại trên cây trồng cần quản lý.

2. Về kỹ năng

- Xác định được thành phần, bệnh hại chủ yếu thông qua triệu chứng gây hại;

- Chẩn đoán, nhận diện được các bệnh hại chủ yếu trên cây trồng cần

quản lý.

II. Nội dung

1. Khái niệm chung về bệnh hại cây trồng

1.1. Khái niệm về bệnh hại cây trồng

- Bệnh hại cây trồng là hiện tượng cây không bình thường về chức năng

sinh lý, cấu tạo, hình thái, cây phát triển kém làm giảm năng suất và phẩm chất

hoặc có thể chết. Nguyên nhân:

+ Do vi sinh vật (vi rus, vi khuẩn, nấm,…) gây bệnh (lây lan);

+ Do điều kiện sinh trưởng - phát triển không thuận lợi (thời tiết, thừa

thiếu chất dinh dưỡng,...): gây ra bệnh (không lây lan).

1.2. Tác hại của bệnh hại trong trồng trọt

1.2.1. Bệnh hại làm giảm cường độ quang hợp

Quá trình quang hợp giảm là do diện tích lá của cây giảm sút rõ rệt hoặc

do lá bị biến vàng, hàm lượng diệp lục giảm. Nhiều cây bị bệnh, lá bị rụng hoặc

cây thấp lùn, lá nhỏ, lá biến dạng xoăn cuốn, cây còi cọc ít lá,... trong mọi

trường hợp cường độ quang hợp đều giảm.

1.2.2. Bệnh làm biến đổi về cường độ hô hấp

Đa số các trường hợp cường độ hô hấp tăng cao ở giai đoạn đầu nhiễm

bệnh rồi sau đó giảm sút dần hoặc giảm đi nhanh chóng tuỳ theo các đặc điểm

kháng hay nhiễm bệnh của cây ký chủ.

1.2.3. Bệnh làm giảm quá trình trao đổi chất

Ở các cây bị bệnh có hiện tượng sự vận chuyển, phân bố, điều hoà các

chất đạm, gluxit bị phá vỡ.

1.2.4. Bệnh làm cây bị mất nước

- Cường độ thoát hơi nước tăng mạnh làm cây mất nước. Sở dĩ xảy ra

hiện tượng này là do ký sinh đã phá huỷ hệ rễ và mạch dẫn nước ở cây. Một số

ký sinh phá vỡ thân cây làm cây chảy nhựa và nước từ các bó mạch ra ngoài

(hiện tượng xì mủ).

- Ký sinh có thể tác động tới độ thẩm thấu của màng tế bào, phá vỡ mô bảo

vệ bề mặt lá, cành,... làm tê liệt khả năng đóng mở của khí khổng và thuỷ khổng.

- Ký sinh gây hại ở bó mạch dẫn thường làm bó mạch bị tắc, các chất

gôm, hoặc tạo các khối u làm tắc bó mạch (bệnh sùi cành chè). Bệnh có thể gây

héo vàng, hay gây héo xanh.

1.2.5. Làm biến đổi cấu tạo của tế bào, mô cây

- Bệnh làm sưng tế bào, tăng kích thước tế bào bất bình thường (như bệnh

phồng lá chè) tạo khối u do tế bào sinh sản quá độ (như bệnh sưng rễ bắp cải,

sùi cành chè) gây chết mô và đám chết trên các bộ phận bị hại: Lá, thân, cành,

củ, quả.

- Quá trình tổng hợp và trao đổi chất của cây như: Trao đổi đạm, gluxit,

chất khoáng, chất điều hoà sinh trưởng cũng bị rối loạn và phá vỡ.

- Phá huỷ chế độ nước làm ảnh hưởng tới quá trình đồng hoá, sự sinh

trưởng, phát triển và tích luỹ vật chất của cây. Làm thay đổi chức năng sinh lý -

thay đổi cấu tạo của tế bào và mô. Cuối cùng trong những trường hợp bệnh

nặng có thể dẫn đến cây chết.

2. Bệnh hại do nấm

2.1. Bệnh hại do nấm trên cây lương thực

2.1.1 Bệnh đạo ôn (cháy lá) (Pyricularia grisea Cooke) hại lúa

a) Triệu chứng

- Nấm bệnh có thể tấn công ở lá, đốt thân, cổ gié, nhánh gié và hạt. Trên

lá, đặc điểm của vết bệnh có thể thay đổi theo tuổi cây, điều kiện thời tiết và

tính nhiễm của giống.

- Trên các giống nhiễm, vết bệnh ban đầu chỉ là đốm úng nước, nhỏ, màu

xám xanh. Vết bệnh sau đó lan ra, tạo vết hình mắt én, hai đầu hơi nhọn, tâm

xám trắng, viền nâu hay đỏ, dài 1-1,5cm, rộng 0,3-0,5cm. Nếu trời ẩm và giống

có tính nhiễm cao, vết bệnh sẽ có màu xám xanh do đài và bào tử nấm phát triển

trên đó, viền nâu hẹp hay mờ có quầng màu vàng quanh vết bệnh. Vết bệnh

điểm hình có dạng hình thoi.

Ruộng bị bệnh đạo ôn

- Trên các giống kháng mạnh, đốm bệnh là những đốm nâu nhỏ từ bằng

đầu kim đến 1-2mm. Ở giống kháng vừa, vết bệnh có hình tròn hay hình trứng,

tâm xám trắng, viền nâu, 2-3mm.

- Ruộng lúa bị bệnh nặng và sớm, lúa có thể bị lùn, nhiều vết trên lá liên

kết làm cháy lá. Đốt thân, cổ gié, nhánh gié, bị nhiễm sẽ có màu nâu sậm đến

đen. Trời ẩm, vết bệnh ướt và có mốc xám xanh; trời khô, vết bệnh bị nhăn lại.

Bệnh làm gãy thân, gãy gié, lép hạt hay giảm trọng lượng hạt. Trên hạt, đốm

tròn, viền nâu, tâm màu xám trắng, đường kính 1-2mm.

b) Biện pháp quản lý

- Sử dụng giống kháng. Vệ sinh đồng ruộng, cày bừa kỹ.

- Bố trí thời vụ thích hợp.

- Giữ ruộng luôn đủ nước. Bệnh sẽ gây hại nặng hơn trong điều kiện

ruộng khô hạn.

- Không bón quá nhiều đạm: Nhất là ammonium (phân S.A) không phun

lên lá, nên bón dưới 100kg N/ha.

- Không gieo sạ (gieo thẳng) quá dày, không cấy sâu: Cấy sâu sẽ hạn chế

sự phát triển của cây và làm lúa dễ nhiễm bệnh.

- Phòng trị bằng thuốc: Đạo ôn linh, Fujioan, New Hinosan,...

2.1.2. Bệnh khô vằn (đốm vằn) (Rhizoctonia solani) hại lúa

a) Triệu chứng

- Trên đồng ruộng bệnh thường xuất hiện sau khi cấy 45 ngày trở về sau,

nhất là khi lúa ở khoảng sau cấy 60 ngày (đứng cái - làm đòng). Vết bệnh đầu

tiên thường ở bẹ lá phía dưới, ngang mực nước ruộng. Đốm có hình bầu dục,

dài 1-3 cm, có màu xám trắng hay xám xanh, viền nâu. Mô nhiễm bị hư, chỉ còn

biểu bì ngoài của bẹ, nên vết bệnh lõm xuống, phần biểu bì còn lại áp sát vào bẹ

lá bên trong. Kích thước và màu sắc đốm bệnh cũng thay đổi theo điều kiện môi

trường, nếu trời ẩm khuẩn ty sẽ phát triển như tơ trắng trên bề mặt vết bệnh và

có thể lan nhanh trong một ngày.

Bệnh khô vằn hại lúa

- Bệnh lan dần từ các bẹ dưới lên các bẹ trên, kể cả phiến lá. Nhiều đốm

liên kết làm cho vùng bệnh có dạng vằn vện, bẹ và phiến bị cháy khô, khuẩn ty sẽ

hình thành hạch nấm tròn, dẹt, có màu trắng khi non, biến sang màu ngà, nâu và

nâu sậm khi già; hạch có kích thước 1-3 mm. Khi lá bệnh bị gãy, rơi chồng sang

các lá khác, tơ nấm sẽ phát triển để lây lan làm cho các lá bệnh dính vào nhau.

- Trong giai đoạn đầu bệnh có khuynh hướng lây ngang, nhiễm sang các

dảnh lân cận; ở giai đọan trỗ trở về sau, bệnh có khuynh hướng lan dọc nhanh

chóng, làm cháy khô các lá bên trên, kể cả lá đòng. Khi bệnh phát triển lên đến

lá đòng, năng suất có thể giảm 20-25%.

b) Biện pháp quản lý

- Sử dụng giống kháng

- Áp dụng kỹ thuật canh tác hợp lý:

+ Không gieo cấy quá dầy.

+ Không bón phân đạm vượt 100kgN/ha, tăng cường bón phân kali.

+ Ruộng nên có bờ bao giữ nước, tránh hạch nấm lây lan.

+ Vệ sinh làm cỏ trong ruộng và quanh bờ.

+ Sau mùa vụ, rơm rạ bệnh nên rải mỏng phơi khô, tránh ủ đống giúp tơ

nấm hình thành hạch. Tiêu hủy rơm rạ lúa bệnh.

- Biện pháp hóa học: Khi tỷ lệ dảnh bệnh ≥ 15% dảnh hại, sử dụng thuốc

đặc hiệu: Validacin, Bonaza, Anvil, Vallidamycin, Polyoxin,… để phun trừ.

2.2. Bệnh hại do nấm trên cây rau

2.2.1. Bệnh mốc sương (Phytopthora infestans Mont) hại cà chua

a) Triệu chứng

Nấm có thể gây bệnh ở lá, thân và quả. Triệu chứng thường xuất hiện

trước ở lá và thân, sau đó mới thể hiện trên quả.

- Đốm bệnh trên lá lúc đầu có màu

xanh úng, sau đó chuyển sang màu nâu

đen, không có viền rõ. Nếu trời ẩm,

xunh quanh vết bệnh sẽ có quầng vàng

và ở mặt dưới vết bệnh sẽ có tơ nấm

trắng phát triển. Vùng mô bệnh bị mềm

nhũn, nặng mùi, nếu trời khô vùng mô

bệnh sẽ bị dòn, dễ vỡ vụn.

Bệnh mốc sương hại lá

- Trên quả, bệnh có thể gây hại ở

bất cứ giai đoạn phát triển nào của quả.

Vết bệnh thường xuất hiện nơi cuống

quả, đầu tiên là đốm nhỏ úng nước, màu

xanh xám. Đốm lan dần ra và có màu

xanh sậm, nhăn, viền rõ.

Bệnh mốc sương hại quả

b) Biện pháp quản lý

- Chọn mùa vụ trồng thích hợp, tránh những tháng có điều kiện thuận hợp

cho bệnh phát triển.

- Trong một khu vực, nên gieo trồng đồng loạt để tránh luôn có nguồn

bệnh trên đồng.

- Không trồng liên tục cây cà chua trong nhiều năm trên cùng một ruộng.

- Phun ngừa hay trị bằng các loại thuốc, như: Zineb, Mancozeb, Nabam ở

nồng độ 0,2% hoặc Copper-Zinc, Aliette.

2.2.2. Bệnh thán thư hại cà chua (Colletotrichum phomoides)

a) Triệu chứng

- Bệnh thường gây hại ở quả đang

phát triển hay đã chín. Nấm gây bệnh có

thể nhiễm từ khi quả còn xanh, nhưng

đến khi quả bắt đầu chín mới phát triển

gây hại. Đốm bệnh lúc đầu có hình tròn,

úng nước, hơi lõm xuống. Đốm bệnh lan

dần ra, có kích thước cỡ 0,5cm, tâm có

màu nâu sậm hay đen, viền có màu nâu

xám. Trong đốm bệnh có nhiều

vòng đồng tâm. Nếu trời ẩm, nấm có thể

Bệnh thán thư hại quả

hình thành nhiều bào tử màu đỏ nâu trong các đĩa đài màu đen bằng đầu kim

trên vết bệnh.

b) Biện pháp quản lý

- Hủy bỏ các quả bệnh.

- Phun ngừa khi quả sắp già bằng Zineb, Manzeb, Copper-Zinc,...

2.2.3. Bệnh héo khô (Fusarium oxysporum) hại cà chua, héo dây dưa hấu

a) Triệu chứng

Bệnh héo khô hại cà chua

- Cây bệnh có thể hơi bị lùn, lá vàng từ gốc lên, lá sau đó bị khô, làm khô

cháy cả cây. Hệ thống rễ ít, ngắn và bị thối. Bổ dọc thân cây, bên trong thấy bị

biến màu nâu. Ở gốc cây bệnh có thể thấy phấn bào tử hồng.

Bệnh héo dây hại dưa hấu

- Trên dưa hấu, bệnh thường xảy ra ở giai đoạn cây có quả non trở về sau.

Cả cây dưa bị héo chết, thường ngọn có hiện tượng rũ trước vào buổi trưa và

tươi tỉnh lại vào buổi chiều hay sáng sớm. Hiện tượng này kéo dài trong vài

ngày rồi cả dây bị héo rũ. Trước khi héo, cây có thể có triệu chứng lá có màu

xanh vàng từ các lá gốc lan dần lên các lá trên. Đặc điểm để nhận diện bệnh là

khi bổ dọc gốc cây ra, bên trong thấy mô bị biến màu nâu đỏ. Ở cây đã bị nhiễm

bệnh lâu, quanh gốc có đóng lớp bào tử của nấm gây bệnh có màu hồng.

b) Biện pháp quản lý

- Không trồng liên tục dưa nhiều năm trên cùng một ruộng, khi đất đã

nhiễm bệnh nên ngưng canh tác cây họ cà hay phải xử lý đất bằng vôi hoặc

thuốc Rovral 50WP.

- Tránh đất bị ngập úng hay nếu đất có tuyến trùng phải diệt tuyến trùng.

- Có thể phun Topsin-M, Copper B, Benomyl ở nồng độ 0,1-0,2% hay

pha thuốc để tưới vào gốc cây.

2.2.4. Bệnh đốm phấn (Seudoperonospora cubensis) hại cây họ bầu bí

hay còn gọi bệnh phấn trắng

a) Triệu chứng

- Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Ở mặt trên

lá, đốm bệnh lúc đầu nhỏ, có màu xanh nhạt, sau

đó biến dần sang màu vàng và thường bị giới

hạn trong các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có

dạng hình góc cạnh. Khi có ẩm, nấm tạo lớp

phấn màu tím đỏ ở mặt dưới lá nơi vết bệnh.

Lớp phấn này là bào tử của nấm. Lá bị vàng khi

có nhiều đốm, các đốm này sau đó liên kết lại

tạo thành những vùng cháy màu nâu nhạt. Cây

Bệnh đốm phấn trên lá

nhiễm nặng có thể chết hoặc cho quả kém giá trị.

- Quả ít bị bệnh. Cây bị bệnh quả sẽ nhỏ và có vị nhạt.

b) Biện pháp quản lý

- Tuyển chọn những giống ít nhiễm bệnh để trồng.

- Tiêu hủy xác lá cây bệnh, nhất là sau mỗi mùa vụ.

- Làm luống cao, thoát nước nhanh khi có mưa.

- Tránh để các lá gốc tiếp xúc đất.

- Phun ngừa hay phun sớm khi bệnh chớm xuất hiện bằng các loại thuốc:

Thiram, Zineb, Copper-Zinc, Maneb, Mancozeb, Ridomyl, Kasuran, Anvil,

Antracol,...

2.3. Bệnh hại do nấm trên cây ăn quả

2.3.1 Bệnh sẹo (Elsinoe fawcettii Bil) hại cây họ cam quýt

a) Triệu chứng

Là bệnh quan trọng gây hại trên cây có múi trong mùa mưa.

Bệnh sẹo trên lá, trái cam quýt

- Vết bệnh thường thấy ở mặt dưới lá, vết nhỏ, tròn, nhô, có màu nâu

nhạt. Lá bệnh thường bị biến dạng, xoắn. Cành non, quả cũng có vết bệnh tương

tự, nhưng các vết thường nối thành mảng lớn nhỏ, bất dạng. Thường các lá, quả,

cành còn non rất dễ bị nhiễm bệnh. Cây con bị nhiễm nặng có thể bị lùn.

b) Biện pháp quản lý

- Cắt bỏ, tiêu hủy các cành, lá, quả bị bệnh.

- Phun thuốc ngừa trị bệnh như Benomyl hay các thuốc gốc đồng (Copper

Zinc, Copper B, Bordeaux ...), định kỳ 15 ngày/lần ở cuối mùa khô, trước khi ra

lá lộc mới, khi hoa vừa rụng cánh, trước khi quả thành hình.

3. Bệnh hại do vi khuẩn

3.1. Bệnh hại do vi khuẩn trên cây lương thực

3.1.1 Bệnh bạc lá lúa (Xanthomonas campestris pv. oryzae)

a) Triệu chứng

- Bệnh xuất hiện ở mép lá, cháy dọc mép lá từ đầu chóp lá cháy xuống

(còn gọi là bệnh cháy bìa lá).

- Bệnh lan theo chiều gió, hại nhiều khi mưa bão.

- Buổi chiều những giọt keo vi khuẩn bạc lá khô đọng lại ở mép lá màu

vàng, nhỏ như “trứng cá”. Đêm sương: Giọt keo vi khuẩn này tan ra, chảy chạy

dài theo mép lá, và gió làm lây lan sang những lá khác.

- Bệnh nặng: Lá lúa cháy đặc biệt lá đòng cháy làm lúa lép lửng cao,

giảm năng suất nghiêm trọng.

Lá lúa bị hại Ruộng bị cháy bạc lá

b) Biện pháp quản lý

- Chăm sóc cây khỏe để có sức chống chịu tốt với bệnh hại.

- Chọn giống chống chịu tốt với bệnh bạc lá để đưa vào gieo cấy ở vụ

mùa. Lúa thuần: Thiên ưu 8, RVT, DQ11,...

- Tuân thủ về kỹ thuật trong biện pháp thâm canh như:

+ Để đất nhanh ngấu mục, nên bón vôi từ 15 - 20 kg/sào. Có thể thay thế

bón vôi bằng phân vi sinh Azotobacterin với lượng 8 -10 kg/sào làm tăng quá

trình thối ngấu đất, hạn chế vi khuẩn gây bệnh.

+ Chỉ cấy mạ non, bón lót sâu, bón thúc sớm và bón phân cân đối đạm - lân -

kali. Nên bón phân NPK chuyên dùng, phân có hàm lượng kali cao. Ưu tiên bón

kali cao cho các giống hay bị nhiễm bạc lá.

+ Những chân ruộng hẩu, cần giảm bón đạm, bón tăng lân và kali cho cây

cứng, lá dầy đỡ bị bệnh bạc lá cuối vụ. Không cấy các giống nhiễm trên những

chân ruộng này.

+ Bố trí thời vụ hợp lý: Vụ Xuân muộn gieo mạ 25/01 đến 05/02, cấy

trong tháng 2; Vụ Mùa sớm gieo mạ từ 05-10/6, cấy trong tháng 6 (dương lịch).

- Phun phòng bệnh bạc lá ngay sau khi có đợt mưa dông lớn, khi ruộng mới

xuất hiện vết bệnh trên lá. Sử dụng các thuốc: Starner 20 WP, Xanthomix 20 WP,

Sasa 25 WP, Ychotot, Totan,... pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

- Thường xuyên thăm đồng, theo dõi, phát hiện bệnh sớm để có biện pháp

phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

3.2. Bệnh hại do vi khuẩn trên cây rau

3.2.1. Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora var. carotovora) trên cây

rau cải (họ thập tự)

a) Triệu chứng

- Bệnh thường phát triển từ cuống bắp rồi lan dần vào, vết bệnh bị úng và

ban đầu có màu nâu hay đen. Bệnh có thể được phát hiện sớm nhờ một số lá có

triệu chứng héo chóp lá vào buổi trưa, và sẽ tươi lại vào buổi chiều mát. Vi khuẩn

lan dần làm rữa mô bên trong, sau đó cả bắp sẽ bị thối rữa, hôi thối khó chịu.

Cây bắp cải bị bệnh thối nhũn

- Ngoài ra vi khuẩn này còn gây hại trên cây ngô.

b) Biện pháp quản lý

- Không trồng với mật độ quá dày trong mùa mưa.

- Không trồng liên tục nhiều vụ hay nhiều năm trên cùng một ruộng, nên

luân canh hay xen canh 2-3 năm.

- Tránh gây thương tích ở thân cây.

- Không bón quá nhiều phân đạm ở giai đoạn cây cuốn bắp.

- Nhổ bỏ và tiêu hủy ngay các cây bệnh.

- Ở giai đoạn cây bắp cải cuốn bắp trở về sau, có thể phun ngừa bằng

Kasumil, Staner hay Kasuran hay bằng các hợp chất đồng khác.

3.2.2. Bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacearum) hại cà chua

a) Triệu chứng

- Bệnh thường xuất hiện ở giai

đoạn cây ra hoa và bắt đầu đậu quả. Trên

cây, lúc đầu một số ngọn bị héo vào buổi

trưa, buổi chiều các ngọn này tươi lại.

Hiện tượng héo rồi tươi lại kéo dài trong

vài ba ngày rồi cả cây bị héo rũ, các lá

héo vẫn giữ màu xanh. Bổ dọc cây bệnh,

thấy các mạch dẫn nhựa bên trong bị đổi

màu nâu đen.

Bệnh héo tươi hại cà chua

b) Biện pháp quản lý

- Không trồng cà chua lên tục nhiều năm trên cùng một ruộng, nên trồng

luôn canh với cây lúa.

- Khi ruộng đã có bệnh, nhổ và tiêu hủy ngay các cây bệnh, ngừng canh

tác cà chua trên đất đó trong vòng 3 năm.

- Phun hay tưới ngừa ở giai đoạn cây ra hoa trở về sau bằng Copper-Zinc,

Kasuran, Kasumil, Staner,....

3.3. Bệnh hại do vi khuẩn trên cây ăn quả

3.3.1. Bệnh loét (ghẻ lõm) (Xanthomonas campestris pv. citri) hại cây

có múi

a) Triệu chứng

Bệnh trên quả Bệnh trên cành

- Thường gây hại trên lá, quả, cành cây. Dễ thấy nhất là trên lá và quả, vết

bệnh lúc đầu nhỏ hơi úng nước, màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần có màu

vàng nhạt đến màu nâu nhạt, nhô lên mặt lá, vỏ quả hoặc vỏ cành. Kích thước

1-5mm, vết bệnh có hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, nhìn kỹ ở giữ vết bệnh

có vết lõm xuống nhiều vết liên kết với nhau tạo thành mảng lớn và bất dạng

trên lá nhưng lá không biến dạng. Vết bệnh trên lá, quả cây có múi xung quanh

có quầng màu vàng. Bệnh nặng làm rụng lá, chết cành, quả sượng không phát

triển hoặc rụng. Trong điều kiện ẩm độ cao quả bị bệnh nứt chảy nhựa cuối

cùng quả vàng và rụng đi.

b) Biện pháp quản lý

Cần lưu ý các giai đoạn đâm chồi, đậu quả, sâu vẽ bùa tấn công tạo điều kiện

cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. Để phòng trừ tốt cần phải áp dụng các biện pháp:

- Kiểm dịch các cây giống từ nơi khác đem đến.

- Những vườn bệnh không tưới nước lên tán cây vào lúc chiều mát. Tăng

bón phân kali.

- Vệ sinh vườn vào mùa mưa ẩm, tạo thông thoáng.

- Diệt sâu vẽ bùa.

- Hạt, gốc ghép cần tuyển lựa ở cây mẹ không có bệnh.

- Phun thuốc ngừa: Benlate C, Kasuran, dung dịch Bordeaux, Coc 85 (các

loại thuốc có gốc đồng), trước khi mùa mưa đến hoặc trước khi tưới nước cho

ra hoa. Phun trị bằng một trong các loại thuốc: Kasuran, Staner, Kasumil…;

phun 7-10 ngày lần.

3.3.2. Bệnh vàng lá Greening (vàng lá gân xanh) hại cây có múi

- Bệnh vàng lá Greening, còn có tên gọi là bệnh Huanglongbin (Trung

Quốc), ở các quốc gia khác còn có những tên gọi khác nhau như vàng đốm lá,

vàng lá chết nhanh, hay ở Việt Nam vàng lá gân xanh, vàng lá Greening,…

- Bệnh do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra vi khuẩn này sống

trong mạch dẫn của cây.

- Bệnh này do rầy chổng cánh lan truyền.

a) Triệu chứng

- Bệnh nặng các lá nhỏ lại, mọc thẳng đứng (lá tai thỏ) và chỉ còn lại một

ít gân còn xanh (chủ yếu là gân chính). Bệnh nặng cà cây đều thể hiện triệu

chứng, có một vài cành bị chết khô, sau đó chết cả cây. Quả ở những cây bị

bệnh thường nhỏ nhạt màu (quýt đường rụng sớm), múi bên trong chai sượng,

chẻ dọc quả thấy phần trung trụ bị vặn vẹo, vỏ dầy, hạt bị thui hoặc lép.

- Quả nhỏ, méo mó, chai, không phát

triển, tâm quả khi bổ dọc thấy lệch, hạt bị

thui đen...

- Nguồn bệnh và sự lây lan: Nguồn

bệnh chính là những cây bệnh trong vườn.

Bệnh này lây lan rất nhanh khi nhân giống

bằng cách chiết cây mẹ bị bệnh, hay lấy mắt

ghép từ cây mẹ bị bệnh.

Bệnh trên quả bưởi

b) Biện pháp quản lý

- Biện pháp giống: Trồng cây giống sạch bệnh.

- Biện pháp sinh học: Bảo vệ và phát triển thiên địch của rầy chổng cánh

như các loài ong ký sinh, kiến vàng, bọ rùa… nếu mật độ các thiên địch trong

vườn cao sẽ làm giảm mật độ của rầy chổng cánh. Ngoài ra có thể trồng ổi để

xua đuổi rầy chổng cánh.

- Biện pháp cơ học: Tỉa cành bệnh, đốn bỏ cây bệnh để loại bỏ mầm bệnh

trong vườn. Ngoài ra, cần phải tỉa cành để các đợt đợt lộc non ra tập trung để

phun thuốc phòng trừ.

- Biện pháp canh tác: Kỹ thuật canh tác hợp lý sẽ làm cho cây khoẻ

mạnh, do đó cần chú ý bón phân hợp lý, mật độ gieo trồng thích hợp, xen canh,

quản lý nước, chăm sóc cỏ dại, thời điểm và cách thu hoạch thích hợp.

- Biện pháp hoá học: Để tránh nhờn thuốc, nên sử dụng luân phiên các

loại thuốc sau: Applaud, Applaud mipc, Trebon, Bassa, Actara, Confidor,

Mospilan. Hoặc sử dụng dầu DC Tron Plus phun phủ đều khắp tán cây.

4. Bệnh hại do tác nhân khác

4.1. Bệnh hại do tác nhân khác trên cây lương thực

4.1.1. Bệnh do virus

4.1.1.1. Bệnh lùn xoắn lá lúa

a) Triệu chứng, tác hại

- Bệnh thể hiện nhiều triệu chứng

khác nhau, như: Cây lúa bị lùn, lá bị rách,

nhảy nhánh ở các đốt thân bên trên, trỗ

nghẹn, hạt bị lửng, gân bị sưng phồng. Nếu

bị nhiễm trước khi trỗ, cây bị lùn rất rõ,

chiều cao cây có thể bị giảm 40-50% tùy

từng giống lúa.

- Bìa phiến lá bị rách là do bìa phát

triển không thẳng đều và do lá bị xoắn. Bìa

lá có thể bị khuyết, lõm ở nhiều độ sâu

khác nhau, có khi khuyết đến cả gân chính.

Bệnh lùn xoắn lá hại lúa

Trên lá có thể có nhiều chỗ khuyết như thế, thường chỉ ở một bên phiến lá, mô

vùng khuyết thường có màu trắng

- Triệu chứng xoắn thường xảy ra ở chóp lá, lá bị xoắn vặn. Lá đòng bị

ngắn và cũng xoắn, bông chỉ trỗ được một phần, trỗ chậm và hầu hết các hạt

đều bị lép.

- Đốt thân bên trên có hiện tượng nảy nhánh hay nảy chồi, các nhánh này

cũng cho bông nhỏ mang các hạt lửng hay lép.

- Bệnh do rầy nâu truyền bệnh.

b) Biện pháp quản lý

- Không có biện pháp đặc biệt để trị bệnh này, ngoại trừ ngăn ngừa rầy

nâu, nhất là ở giai đoạn đầu. Nên dùng giống kháng rầy và giống kháng bệnh.

4.1.1.2. Bệnh vàng lùn hại lúa

a) Triệu chứng

- Màu sắc của cây lúa bệnh: Lá lúa từ

xanh nhạt → Vàng nhạt → Vàng cam →

Vàng khô. Vị trí lá bị vàng: lá dưới bị vàng

trước, lần lượt đến các lá bên trên; Vết vàng

trên lá: từ chóp lá vàng dần vào bẹ.

- Đặc điểm của lá lúa bệnh: Lá có

khuynh hướng xòe ngang. Bệnh làm giảm

chiều cao dảnh lúa và giảm số dảnh của

khóm lúa bị bệnh. Ruộng lúa bệnh ngả màu

vàng, chiều cao cây không đồng đều.

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa

- Cách lan truyền bệnh:

+ Rầy nâu là môi giới truyền vi rút gây bệnh cho cây lúa và truyền vi rút

cho đến khi chết.

+ Cây lúa bị bệnh mang vi rút cho đến khi gặt, lúa chét cũng có thể nhiễm

bệnh. Khi bị bệnh ở giai đoạn lúa non, lúa sẽ không trổ bông, năng suất giảm

nghiêm trọng hoặc mất trắng.

+ Rầy nâu chích hút cây lúa bệnh sau 5-10 phút là mang mầm bệnh trong

cơ thể; khoảng 10 ngày sau là có thể lan truyền vi rút gây bệnh sang cây lúa

khỏe khác.

+ Vi rút gây bệnh không truyền qua trứng rầy, đất, nước, không khí.

+ Rầy nâu cánh dài mang vi rút phát tán đi rất xa nên phạm vi lây lan của

bệnh rộng, rầy cánh ngắn mang vi rút lây lan bệnh trong phạm vi hẹp vì không

thể di chuyển xa.

b) Biện pháp quản lý

- Hiện chưa có thuốc đặc trị vi rút gây bệnh. Chúng ta phải quản lý tốt

rầy nâu bằng dùng thuốc hóa học để diệt trừ.

4.2. Bệnh hại do tác nhân khác trên cây rau

4.2.1. Bệnh do virus

4.2.1.1. Bệnh khảm hại cây họ bầu bí dưa

a) Triệu chứng

- Chồi ngọn hơi bị chùn, lá ngọn nhỏ, hơi biến dạng, bị khảm màu xanh

đậm xen xanh nhạt hay khảm xanh vàng. Cây không phát triển được, không cho

quả hay quả bị nhỏ, vàng, có sọc xanh đậm.

b) Biện pháp quản lý

- Loại bỏ ngay các cây bệnh để tránh lây lan.

- Phun thuốc sát trùng để ngăn ngừa rầy mềm truyền bệnh.

4.2.1.2. Bệnh khảm hại cà chua

a) Triệu chứng

Cà chua bị bệnh này lá trở nên xoăn, nhỏ lại, các đốt thân bị rút ngắn lại.

Cây biểu hiện bệnh khảm, vàng ở các đốt thân kèm theo các lá bị xoăn vào

trong. Triệu chứng trên hoa không rõ nhưng hoa thường bị rụng nhiều.

b) Biện pháp quản lý

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây trồng.

- Bao phủ vườn ươm với lưới nilon.

- Xử lý hạt giống và cây con trước gieo và trồng.

- Với việc phòng ngừa tác nhân ruồi trắng truyền bệnh, có thể phun

imidacloprid (0.6 ml/lít nước).