ĐiỂm bÁo mục: kinh tế lạng sơn ứng dụng kinh tế số, tìm

12
ĐIỂM BÁO Nguồn: VOV Ngày đăng: 26/07/2021 Mục: Kinh tế Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm đầu ra cho nông sản Phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Lạng Sơn xác định, trong lĩnh vực nông nghiệp, việc ứng dụng chuyển đổi số đã bước đầu tạo không gian phát triển mới, tìm đầu ra cho nông sản. Cầm trên tay chiếc smartphone, anh Nông Văn Hưng (người Tày xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) đang thao tác một cách thành thục để đưa sản phẩm na của gia đình mình lên sàn thương mại voso.vn. Nếu như những năm trước với phương thức truyền thống, người nông dân phải vất vả mang na ra chợ bán, có thể đối mặt với nguy cơ bị thương lái ép giá, không có người thu mua, nay chỉ cần ngồi tại nhà, tại vườn, bà con cũng có thể tự đăng bán các sản phẩm của mình trên các sàn thương mại điện tử và thu về lợi nhuận cao. “Bán hàng trên này tôi cảm thấy rất tiện lợi khi có rất nhiều đơn hàng mà khách mua. Bây giờ mình chỉ cần ở nhà đóng gói thôi, còn lại đội ngũ nhân viên bưu điện sẽ xuống lấy hàng gửi đi cho mình luôn” - anh Nông Văn Hưng nói. Cũng là người trồng na tại xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng) anh Hứa Quốc Công chia sẻ: “Việc bán hàng trên không gian mạng này tôi thấy rất hữu ích, giá cả rất ổn định. Như trước đây, quả na bán ở chợ chỉ được khoảng 30.000 đồng/kg thì trên posmart giá có thể lên đến 70.000 đồng/kg”. "Kinh tế số, cửa hàng số, thanh toán điện tử, xã hội số tại nông thôn" tạo ra một không gian không giới hạn cho nông nghiệp miền núi. Sau 2 tuần triển khai thí điểm việc đưa sản phẩm nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử, trên địa bàn huyện Chi Lăng đã có hơn 1.000 hộ gia đình mở cửa hàng số để tự bán các sản phẩm nông sản của mình, một số hộ gia đình có na chín sớm đã bán được giá khoảng 70.000 đồng/kg, cao hơn rất nhiều so với những năm trước. Đây là kết quả mà ngay cả những người trồng na cũng cảm thấy ngỡ ngàng bởi trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, họ thực sự lo đầu ra cho sản phẩm. Ứng dụng kinh tế số được coi là bước đột phá khi đã tạo ra một không gian thị trường không giới hạn cho nông nghiệp miền núi. Những loại nông sản, đặc sản có thế mạnh khác của tỉnh Lạng Sơn như thạch đen, hoa hồi... qua các sàn thương mại điện tử cũng sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.

Upload: others

Post on 31-Dec-2021

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐIỂM BÁO Mục: Kinh tế Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm

ĐIỂM BÁO

Nguồn: VOV

Ngày đăng: 26/07/2021 Mục: Kinh tế

Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm đầu ra cho nông sản

Phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Lạng Sơn xác định, trong lĩnh vực nông nghiệp, việc ứng dụng chuyển đổi số đã bước đầu tạo không gian phát triển mới, tìm đầu ra cho nông sản.

Cầm trên tay chiếc smartphone, anh Nông Văn Hưng (người Tày xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) đang thao tác một cách thành thục để đưa sản phẩm na của gia đình mình lên sàn thương mại voso.vn. Nếu như những năm trước với phương thức truyền thống, người nông dân phải vất vả mang na ra chợ bán, có thể đối mặt với nguy cơ bị thương lái ép giá, không có người thu mua, nay chỉ cần ngồi tại nhà, tại vườn, bà con cũng có thể tự đăng bán các sản phẩm của mình trên các sàn thương mại điện tử và thu về lợi nhuận cao.

“Bán hàng trên này tôi cảm thấy rất tiện lợi khi có rất nhiều đơn hàng mà khách mua. Bây giờ mình chỉ cần ở nhà đóng gói thôi, còn lại đội ngũ nhân viên bưu điện sẽ xuống lấy hàng gửi đi cho mình luôn” - anh Nông Văn Hưng nói.

Cũng là người trồng na tại xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng) anh Hứa Quốc Công chia sẻ: “Việc bán hàng trên không gian mạng này tôi thấy rất hữu ích, giá cả rất ổn định. Như trước đây, quả na bán ở chợ chỉ được khoảng 30.000 đồng/kg thì trên posmart giá có thể lên đến 70.000 đồng/kg”.

"Kinh tế số, cửa hàng số, thanh toán điện tử, xã hội số tại nông thôn" tạo ra một không gian không giới hạn cho nông nghiệp miền núi.

Sau 2 tuần triển khai thí điểm việc đưa sản phẩm nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử, trên địa bàn huyện Chi Lăng đã có hơn 1.000 hộ gia đình mở cửa hàng số để tự bán các sản phẩm nông sản của mình, một số hộ gia đình có na chín sớm đã bán được giá khoảng 70.000 đồng/kg, cao hơn rất nhiều so với những năm trước. Đây là kết quả mà ngay cả những người trồng na cũng cảm thấy ngỡ ngàng bởi trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, họ thực sự lo đầu ra cho sản phẩm.

Ứng dụng kinh tế số được coi là bước đột phá khi đã tạo ra một không gian thị trường không giới hạn cho nông nghiệp miền núi. Những loại nông sản, đặc sản có thế mạnh khác của tỉnh Lạng Sơn như thạch đen, hoa hồi... qua các sàn thương mại điện tử cũng sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.

Page 2: ĐIỂM BÁO Mục: Kinh tế Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm

Ông Vi Nông Trường, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đánh giá: “Hiệu quả ban đầu đem lại rất tích cực khi đã có một số nhà vườn, một số hộ nông dân có giao dịch thành công với sản phẩm na và sản phẩm nông nghiệp khác. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ triển khai rộng khắp mô hình này và tôi tin tưởng với cách tổ chức triển khai thực hiện như hiện nay thì sản phẩm nông nghiệp của huyện Chi Lăng nói riêng và các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục được nâng tầm thương hiệu và cất cánh xa hơn”.

Với mục tiêu “kinh tế số, cửa hàng số, thanh toán điện tử, xã hội số tại nông thôn”, tỉnh Lạng Sơn đã lựa chọn na là sản phẩm đầu tiên thí điểm kinh tế số trong nông nghiệp. Trước mắt, người dân có nông sản như na Chi Lăng tham gia chỉ cần mở cửa hàng, chụp ảnh quả na, giá bán, địa chỉ hộ gia đình, tài khoản ngân hàng giao dịch trên sàn thương mại điện tử. Các bước đăng bán hàng, nhận tiền hàng đều được thực hiện dễ dàng trên điện thoại thông minh.

Tỉnh Lạng Sơn sẽ thí điểm chuyển đổi, phát triển kinh tế số trên lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cửa khẩu số thúc đẩy thông quan hàng hóa và phát triển du lịch thông qua chuyển đổi số.

UBND tỉnh Lạng Sơn đặt ra mục tiêu trong năm 2021, có 50% số hộ gia đình kinh doanh, tương đương với khoảng 100.000 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử.

“Chúng tôi xác định một số lĩnh vực trọng tâm, có lợi thế của tỉnh Lạng Sơn để thí điểm chuyển đổi, phát triển kinh tế số trước, đó là lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, là cửa khẩu số thúc đẩy thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn và phát triển du lịch thông qua chuyển đổi số. Vấn đề hết sức quan trọng đó là vai trò của người dân và doanh nghiệp. Chuyển đổi số có thành công hay không thì nó phụ thuộc vào khả năng nhận biết, kỹ năng tương tác của người dân, doanh nghiệp…” - ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết.

Xác định là nơi có vai trò, vị trí là đột phá những điểm nghẽn trong việc mở ra thị trường ổn định cho nông sản địa phương cũng như của cả nước, tỉnh Lạng Sơn đã quyết tâm phát triển kinh tế số cho nông nghiệp nông thôn kết hợp với khơi thông dòng chảy thương mại bằng cửa khẩu số. Đây sẽ là cơ hội to lớn để nông nghiệp nói riêng và kinh tế Lạng Sơn nói chung phát triển thêm một bước mới./.

Duy Thái/VOV-Đông Bắc

Page 3: ĐIỂM BÁO Mục: Kinh tế Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm

Nguồn: Báo Đắk Lắk

Ngày đăng: 26/07/2021 Mục: Tin tức

Tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính mức độ 1, 2 tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Để đảm bảo việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC), đồng thời thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thực hiện giản cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với TP. Buôn Ma Thuột và huyện Cư Kuin, Văn phòng UBND tỉnh vừa có công văn về việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh từ ngày 26-7 đến hết ngày 7-8-2021.

Theo đó, các sở, ban, ngành có TTHC thực hiện tại Trung tâm ngừng tiếp nhận hồ sơ TTHC mức độ 1, 2 (tiếp nhận trực tiếp tại Trung tâm) từ ngày 26-7 đến hết ngày 7-8.

Đối với các TTHC mức độ 3, 4 (tiếp nhận trực tuyến), công chức, viên chức của các sở, ban, ngành được cử đến làm việc tại Trung tâm thực hiện tiếp nhận, giải quyết bình thường.

Hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. (Ảnh minh họa)

Riêng đối với hồ sơ TTHC liên quan đến đăng ký giao dịch đảm bảo, vẫn tiếp nhận và trả giải quyết trực tiếp tại Trung tâm. Tất cả các trường hợp hồ sơ TTHC đã tiếp nhận trước ngày 26-7 (bao gồm mức độ 1, 2, 3, 4) sở, ban, ngành có trách nhiệm giải quyết đúng thời hạn theo quy định.

Đối với việc trả kết quả giải quyết TTHC, các hồ sơ TTHC có kết quả giải quyết trước ngày 26-7, nhưng tổ chức, cá nhân chưa đến nhận hoặc đã hẹn trả kết quả trong khoảng thời gian từ ngày 26-7 đến hết ngày 7-8 thì các sở, ban, ngành chủ động liên hệ với tổ chức, cá nhân để nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông báo cho tổ chức, cá nhân (qua điện thoại và được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân) nhận kết quả sau ngày 7-8, trừ trường hợp có thông báo khác.

Lan Anh

Page 4: ĐIỂM BÁO Mục: Kinh tế Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm

Nguồn: ICTNews/Vietnamnet

Ngày đăng: 25/07/2021 Mục: Cuộc sống số/TTTT

Hai doanh nghiệp bưu chính lớn sẽ chuyển hàng từ siêu thị đến người dân Hà Nội

Vietnam Post và Viettel Post đều đang làm việc với các hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đề đề nghị đảm trách vận chuyển các đơn hàng online của siêu thị đến người tiêu dùng trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội.

Cung cấp hàng thiết yếu theo hình thức kết hợp online và offine

Tối muộn ngày 23/7, khi biết tin Hà Nội áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, chị Kim Thanh đang sống ở quận Thanh Xuân không khỏi lo lắng vì đúng lúc nhà chị hết gạo.

Tìm “trợ giúp từ người thân”, chị được biết ngoài các chợ dân sinh, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi…, người tiêu dùng như chị còn có thể mua hàng tại các điểm bán hàng hóa thiết yếu và sàn thương mại điện tử do 2 doanh nghiệp bưu chính lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) tham gia cung cấp.

“Để yên tâm, ngay trong đêm tôi mò lên sàn Postmart của Vietnam Post đặt mua 2 túi gạo tám Gò Công trọng lượng 3,5 kg/túi của một chủ gian hàng tại Hà Nội với hy vọng chiều hôm sau có gạo mới để nấu cơm. Không như tôi lo lắng, 2 túi gạo đã được đặt trước cửa nhà vào hơn 10h sáng, bạn nhân viên giao hàng sau khi đặt gạo ở cửa đã lùi cả người và xe ra xa trước khi gọi điện mời tôi nhận hàng”, chị Kim Thanh kể.

Từ kinh nghiệm tổ chức triển khai cung cấp thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân tại TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội, cả Vietnam Post và Viettel Post đều sớm có phương án đảm bảo vận chuyển, cung ứng hàng tại Hà Nội trong thời gian giãn cách.

472 điểm bán hàng thiết yếu và bình ổn giá của Bưu điện Hà Nội được tăng lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người dân trong thời gian giãn cách xã hội.

Trong ngày đầu tiên Hà Nội giãn cách, Bưu điện Hà Nội đã kích hoạt các điểm bán hàng thiết yếu tại tất cả các bưu cục, Bưu điện văn hóa xã ở 30 quận, huyện. Ngoài số lượng hàng hóa hiện tại, đơn vị này sắp bổ sung hơn 600 mặt hàng thiết yếu khác để phục vụ người dân Thủ đô.

Page 5: ĐIỂM BÁO Mục: Kinh tế Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm

Theo đại diện Viettel Post, Hà Nội đang đáp ứng tốt nhu cầu về hàng hóa thiết yếu của người dân. Một số chợ có tình trạng tăng giá thực phẩm nhẹ do người dân mua tích trữ, nhưng tình trạng khan hiếm hàng hóa không xảy ra.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, kênh mua sắm online qua các sàn Postmart, Vỏ Sò được Vietnam Post và Viettel Post đặc biệt chú trọng giúp cho người dân có thể ngồi nhà đặt mua hàng, giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Số lượng đơn hàng người dân Hà Nội đặt mua qua 2 sàn Postmart, Vỏ Sò đã tăng gần 2 lần so với những ngày trước đó.

Theo thống kê, 2 ngày vừa qua, dù không tăng đột biến song số đơn thực phẩm, hàng hóa thiết yếu được người dân Hà Nội đặt trên 2 sàn Postmart (landing page hanoi.postmart.vn), Vỏ Sỏ đã tăng gần 2 lần những ngày trước đó.

Viettel Post đã có phương án hợp tác với các hộ sản xuất nông nghiệp tại những tỉnh lân cận, các đơn vị sản xuất phân phối hàng nhu yếu phẩm để tiếp tục mở thêm nhiều gian hàng thiết yếu trên sàn Vỏ Sò. “Không chỉ nông sản, Vỏ Sò đang làm việc với các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch để đưa rau củ quả, thịt và trứng gia cầm lên sàn. Người dân Thủ đô có thể dễ dàng đặt mua qua sàn và hàng sẽ được giao trong ngày”, đại diện Viettel Post nói.

Vietnam Post, Viettel Post sẽ chuyển hàng thiết yếu từ siêu thị đến người dân

Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, Thành phố cho phép nhân viên của các doanh nghiệp bưu chính viễn thông giao hàng hóa thiết yếu bằng xe mô tô 2 bánh được phép hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội.

Ngày 24/7, các đơn vị bưu chính viễn thông đã được Sở GTVT đề nghị tổng hợp, gửi về Sở danh sách nhân viên giao hàng thuộc quyền quản lý có nhu cầu hoạt động trên địa bàn Hà Nội trong thời gian giãn cách. “Các đơn vị đăng ký cho nhân viên được phép hoạt động phải chịu trách nhiệm quản lý và giám sát công tác phòng dịch cho đội ngũ này, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra trường hợp lây nhiễm dịch”, Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện nhấn mạnh.

Cũng trong ngày 24/7, Vụ Bưu chính (Bộ TT&TT) đã thông báo tới các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn về yêu cầu của Sở GTVT Hà Nội; đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký cho nhân viên được phép vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ siêu thị và các doanh nghiệp bưu chính bằng xe mô tô 2 bánh.

Page 6: ĐIỂM BÁO Mục: Kinh tế Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm

Cả Vietnam Post, Viettel Post đều đã đăng ký với Sở GTVT danh sách đội ngũ nhân viên tham gia vận chuyển hàng thiết yếu tại Hà Nội. Hai doanh nghiệp đang đợi sự chấp thuận của Sở.

Đáng chú ý, trong hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 17 của UBND thành phố Hà Nội, Sở TT&TT đã đề nghị các sở, ngành, địa phương phối hợp, hỗ trợ Vietnam Post, Viettel Post trong cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các điểm phục vụ bưu chính, điểm bán hàng lưu động; và trong vận chuyển hàng hóa thiết yếu từ hệ thống cơ sở cung ứng hàng hóa, chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các điểm cung ứng tổ chức tại điểm giao dịch của 2 doanh nghiệp này tới người dân.

Đại diện Vietnam Post và Viettel cho biết 2 đơn vị đều đang tiếp xúc để đề nghị đảm trách việc chuyển các đơn hàng online của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội đến người dân.

Cụ thể, 2 doanh nghiệp đã lên danh sách các điểm bưu cục và dựa trên khoảng cách địa lý để phân công bưu cục phụ trách từng điểm siêu thị nhằm đảm bảo thời gian giao hàng được nhanh nhất. Dự kiến, khi nhận giao hàng cho các siêu thị, sản lượng đơn giao hàng thực phẩm trong ngày của mỗi doanh nghiệp bưu chính có thể lên tới 13.000 đơn hoặc hơn.

Tổng số lượng nhân viên giao hàng được Vietnam Post, Viettel Post đăng ký với Sở GTVT là hơn 3.300 người. Với đội ngũ này và việc điều chỉnh lịch trình vận hành, phân bưu cục phụ trách từng siêu thị theo khu vực, 2 doanh nghiệp đều tin rằng có thể đảm bảo giao hàng đúng cam kết, kể cả khi số lượng đơn tăng đột biến.

Vân Anh

Page 7: ĐIỂM BÁO Mục: Kinh tế Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm

Nguồn: Dân Việt

Ngày đăng: 26/07/2021 Mục: Xã hội

TP. HCM và Hà Nội giãn cách, thương mại điện tử được dịp bùng nổ

Khi TP. HCM và Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội toàn thành phố, người dân tìm đến các nền tảng thương mại điện tử để mua sắm trực tuyến.

Người dùng mua sắm trực tuyến

Trong giai đoạn TP. HCM và Hà Nội giãn cách, người tiêu dùng vẫn có thể mua sắm các nhu yếu phẩm thông qua hệ thống các sàn thương mại điện tử. Theo các chuyên gia đánh giá, đây là cơ hội để các sàn thương mại điện tử bùng nổ cũng như có thêm nhiều khách hàng mới.

Người dùng có thể lựa chọn các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo, Grab Mart,... Chỉ cần cài đặt ứng dụng trên điện thoại hoặc truy cập vào website, người tiêu dùng có thể mua sắm nhanh chóng và thanh toán qua ví điện tử, thẻ visa hoặc trả sau khi nhận hàng.

Việc dễ dàng mua sắm nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện phòng dịch khiến nhiều người khá hào hứng. Chị Đặng Mỹ Ngọc, một nhân viên văn phòng cho biết: "Việc mua sắm qua các ứng dụng giúp tôi và những người xung quanh đảm bảo được nhu cầu thiết yếu, đồng thời cũng hạn chế việc phải ra ngoài, tránh tiếp xúc với nhiều người".

Cùng quan điểm về sự tiện lợi, anh Nguyễn Quang Huy, một thầy giáo cho hay: "Trước đây tôi không phải đi chợ nhưng bây giờ điều kiện bắt buộc nên cũng phải làm, việc mua sắm qua các ứng dụng với giá được niêm yết giúp tôi đỡ phải mặc cả và lo lắng việc bị mua hớ. Ngoài ra mua sắm trực tuyến cũng giúp tôi tiết kiệm rất nhiều, có thêm thời gian để làm online mùa dịch".

UBND TP.Hà Nội đã cho phép nhân viên của các Công ty, doanh nghiệp bưu chính và các siêu thị giao nhận bưu phẩm, bưu kiện và hàng hóa thiết yếu bằng xe môtô hai bánh được phép hoạt động.

(Ảnh: Thế Anh).

Các sàn thương mại điện tử nỗ lực đáp ứng nhu cầu

Đồng hành cùng người dân và Chính Phủ chống dịch, các sàn thương mại điện tử cũng có những chương trình như “Đi chợ tại nhà” của Sendo, “Tiếp sức Sài Gòn-Tiki trao tươi ngon” của Tiki, “Thực phẩm bình ổn” của Shopee hay chương trình “An tâm ở nhà” của Voso để cùng chung tay chung sức đảm bảo cung ứng và bình ổn giá cho thị trường.

Bên cạnh đó, các sàn như Tiki, Shopee hay Lazada với các thực phẩm tươi sống tương tự cũng được tiêu thụ nhanh và tiếp tục tìm kiếm thêm nguồn cung đảm bảo chất lượng, giá cả ổn định cho người dân.

Page 8: ĐIỂM BÁO Mục: Kinh tế Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm

Trước đó, trong đợt giãn cách tháng 6, đại diện của Tiki cho biết: "Sàn thương mại điện tử Tiki đã ghi nhận mức độ tăng trưởng trên toàn sàn gấp 3 lần so với thời gian trước giãn cách. Trong đó, các ngành hàng cho thấy mức độ tăng trưởng vượt bậc, lên đến 30%, có thể kể đến như: Hàng tiêu dùng, thiết bị gia dụng – nhà cửa đời sống, chăm sóc sức khỏe, công nghệ, thời trang".

"So với lần giãn cách đầu, các mặt hàng tươi sống và đông lạnh cũng ghi nhận mức tăng trưởng hơn 10 lần. Bên cạnh đó, ngành hàng FMCG ghi nhận mức tăng trưởng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái" - đại diện Lazada cho biết.

Tuy vẫn còn nhiều khó khăn ban đầu nhưng các sàn TMĐT đã nỗ lực để tìm ra phương án hợp lý nhất trong nguồn cung và giao vận tại các vùng có dịch.

Đơn online tăng mạnh, shipper bận rộn

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dịch vụ mua sắm trực tuyến và thương mại điện tử nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện phòng dịch, quản lý chặt chẽ, mới đây các cơ quan chức năng đã cho phép các shipper của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,... được phép hoạt động.

Nhân viên bưu điện được ship hàng trên địa bàn Hà Nội. (Ảnh: Thành An).

Anh Nguyễn Duy Khánh, một shipper của Grab cho biết đợt này số lượng đơn anh nhận tăng vọt, chủ yếu là nhu yếu phẩm như thịt, cá, rau củ,... "Mình rất vui vì không chỉ tăng thu nhập mà mình cũng đang đóng góp cho công tác phòng dịch, giúp mọi người hạn chế ra ngoài. Tuy nhiên khi đi giao hàng mình vẫn phải luôn nhắc nhở bản thân đeo khẩu trang đầy đủ cũng như hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khách hàng".

Theo thông tin từ Grab, hiện số lượng đơn hàng GrabFood, dịch vụ gọi đồ ăn giao tận nơi tăng mạnh so với thời điểm trước ngày 30-5. Dịch vụ đi chợ hộ GrabMart có sự tăng trưởng đơn hàng đột biến trong những ngày qua. Vào thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp này cũng triển khai các biện pháp an toàn cho vấn đề giao nhận.

Page 9: ĐIỂM BÁO Mục: Kinh tế Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm

Nguồn: Báo Dân sinh

Ngày đăng: 25/07/2021 Mục: Kinh tế

Bưu điện Hà Nội bán hàng bình ổn giá

Với mong muốn chia sẻ áp lực với các cơ quan, đơn vị tại địa phương trong công tác phòng chống dịch, đồng thời tạo thuận lợi để người dân mua hàng thiết yếu đơn giản và thuận tiện nhất, Bưu điện Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức cung cấp hàng hóa theo cả hai hình thức bán hàng bình ổn giá tại các điểm phục vụ và bán hàng online.

Tại 472 điểm bán hàng thiết yếu là các bưu cục, Bưu điện Văn hóa xã, cửa hàng tiện lợi Postmart, điểm bán hàng lưu động, người dân có thể tới trực tiếp để lựa chọn và mua hàng không bị giới hạn về số lượng. Nếu không muốn tới các điểm bán hàng, người dân hoàn toàn có thể gọi điện cho bưu tá, các bưu cục gần nhà nhất để yêu cầu cung cấp các loại hàng hóa mình cần. Sau khi nhận đơn, nhân viên Bưu điện sẽ chuyển phát miễn phí toàn bộ hàng hóa khách hàng yêu cầu đến tận nhà trong thời gian sớm nhất.

Các mặt hàng thu hút người tiêu dùng nhiều nhất vẫn là nhóm hàng lương thực thực phẩm và nhu yếu phẩm như: gạo nếp, gạo tẻ, mỳ tôm, dầu ăn, nước mắm, các loại nước sát khuẩn…

Để giúp người dân có thể mua sắm một cách thuận lợi tại nhà và giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh khi ra đường, Bưu điện Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh các kênh bán hàng online.

Ngoài ra, Hà nội cũng sẽ tăng cường bán hàng thiết yếu trên fanpage "Vietnam Post - Bưu điện Thành phố Hà Nội" nhằm phục vụ người dân thành phố bất cứ lúc nào.

Sau 1 tuần triển khai cung ứng hàng thiết yếu đến người dân tại các tỉnh phía Nam, Vietnam Post đã kích hoạt gần 2.200 điểm bán hàng thiết yếu và bình ổn giá. Cung ứng cho người dân hàng chục tấn gạo, trên 6.000 kg thịt tươi, 40.000 quả trứng gà, hơn 2.000 hộp sữa chua, hơn 60 tấn rau, củ quả sạch.

VH

Page 10: ĐIỂM BÁO Mục: Kinh tế Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm

Nguồn: Báo Lâm Đồng

Ngày đăng: 25/07/2021 Mục: Xã hội

Đạ Huoai: Chi trả cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Ngày 25/7, ông Nguyễn Thanh Bình - Trưởng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đạ Huoai cho biết, từ ngày hôm qua 24/7, các xã, thị trấn trong toàn huyện đã đồng loạt tiến hành chi trả cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, gồm: 996 người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và 87 hộ nghèo. Mỗi người, hộ được nhận 1,5 triệu đồng.

Chi trả cho các đối tượng bảo trợ xã hội

Theo đó, các đối tượng bảo trợ xã hội được chi trả thông qua 9 điểm văn hóa xã trong toàn huyện; các hộ nghèo do các xã, thị trấn chi trả. Riêng các đối tượng là người già, người khuyết tật không thể đến nhận tại các điểm bưu điện, chính quyền địa phương đã hỗ trợ chi trả tận nhà. Quy trình chi trả hỗ trợ đều đảm bảo thực hiện nghiêm quy tắc phòng chống dịch Covid-19.

“Ngày hôm qua đã có 717 đối tượng bảo trợ xã hội nhận được tiền hỗ trợ, đến ngày hôm nay, các hộ nghèo cũng đã được các xã, thị trấn chi trả xong và dự kiến đến hết ngày 26/7, chúng tôi sẽ hoàn tất việc chi trả cho các đối tượng này. Riêng những người bán vé số, đâu tuần sau chúng tôi sẽ tiến hành chi trả, còn các đối tượng khác chúng tôi đang tiếp tục rà soát, lập danh sách” - ông Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm.

N.MINH

Page 11: ĐIỂM BÁO Mục: Kinh tế Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm

Nguồn: Kinh tế đô thị

Ngày đăng: 25/07/2021 Mục: Xã hội

Tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên giao hàng hoạt động

Đây là đề nghị của Sở Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đối với các sở, ngành trên địa bàn thành phố nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên giao hàng của Vietnam Post, Viettel Post hoạt động và tuân theo các quy định về đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, Sở TT&TT Hà Nội đề nghị các Sở: Giao thông vận tải, Y tế, Công thương, NN-PTNT; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông triển khai cung cấp dịch vụ và ứng cứu, khắc phục sự cố về hạ tầng viễn thông trên địa bàn thành phố, đặc biệt trong thời gian toàn thành phố giãn cách xã hội.

Hỗ trợ các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông triển khai phương án tiêm vaccine phòng Covid-19 theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.

Ưu tiên, hỗ trợ cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên “luồng xanh” cho các doanh nghiệp bưu chính thực hiện cung cấp hàng hóa thiết yếu trên địa bàn thành phố.

Cùng với đó, tạo điều kiện đưa sản phẩm của các hộ sản xuất nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart, Vỏ Sò của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) để quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của địa phương cho nhiều doanh nghiệp, khách hàng.

Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh... tăng cường đưa sản phẩm lên 2 sàn Vỏ Sò, Postmart theo kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn” đã được Bộ TT&TT phê duyệt ngày 21-7.

Các sở, ngành, địa phương trên địa bàn thành phố cũng được đề nghị phối hợp, hỗ trợ 2 doanh nghiệp bưu chính lớn là Vietnam Post, Viettel Post trong việc cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các điểm phục vụ bưu chính, điểm bán hàng lưu động.

Cũng như trong vận chuyển hàng hóa thiết yếu từ hệ thống các cơ sở cung ứng hàng hóa, các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các điểm cung ứng tổ chức tại điểm giao dịch của 2 doanh nghiệp, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu tới người dân trong thời gian giãn cách xã hội.

Bên cạnh đó, để đảm bảo vận chuyển, cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân Thủ đô trong thời gian giãn cách xã hội, Sở TT&TT Hà Nội yêu cầu 2 doanh nghiệp Vietnam Post và Viettel Post khẩn trương xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch về bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu

Page 12: ĐIỂM BÁO Mục: Kinh tế Lạng Sơn ứng dụng kinh tế số, tìm

trên địa bàn thành phố Hà Nội theo kế hoạch “Bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội” mới được Bộ TT&TT phê duyệt.

Bưu điện Hà Nội có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và triển khai phương án đảm bảo an toàn hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, dịch vụ hành chính công và các dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, những trường hợp doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông không đảm bảo các quy định về công tác phòng, chống dịch Covid-19, các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố cần thông tin cho Sở TT&TT để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông thực hiện cung cấp dịch vụ trên địa bàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội phải đáp ứng điều kiện phòng chống dịch theo quy định của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội; lập danh sách cán bộ, công nhân viên của các doanh nghiệp trên địa bàn và đăng ký với UBND các quận, huyện, thị xã tiêm vắc xin phòng Covid-19.

CK