issn 1859-0144 baÛn tin 7.2010 khoa hoÏc vaØ coÂng …

32
BAÛN TIN KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ THÖØA THIEÂN HUEÁ ISSN 1859-0144 7.2010 Trong snày: KHOA HC VÀ CÔNG NGH* Nghiên cu xây dng mc báo động l ũ, hthng cnh báo, dbáo cho sông Trui và sông Bù Lu * GIS: công cthi ết yếu cho qun lý ht ng thông tin truyn thông * Hướng dn kthut nuôi trng Nm Linh Chi * Động cơ đin và các bin pháp ti ết ki m năng l ượng * Quy trình ktht trng ngô bao t * Đánh giá và tuyn chn mt st hp lai cà chua có trin vng vđông xuân và xuân hè * Thông t ư hướng dn mt sđi u ca Nghđị nh 49 ca Chính phVĂN HÓA - XÃ HI * Knim 63 năm Ngày Thương binh lit sĩ (27/7/1947-27/7/2010): Tư tưởng HChí Minh vi công tác thương binh, lit sĩ * Hành trình qua các vùng kinh đô Vit c: Sn phm du lch “ln nht” Vit Nam * Người Tà ôi-Pacô Tha Thiên Huế tiếp cn hình thc giáo dc trung tâm hc tp cng đồng KINH T- NÔNG NGHIP * Nước sch Lc Đin: Cung vn chưa đủ cu * Nhng đim nhn trong lĩnh vc công thương * Khi dch vdu lch đạt chun chưa phát huy tác dng SC KHE VÀ ĐỜI SNG * Đừng hoang mang trước bxít hút máu người * Mùa nng nóng coi chng si thn * Khó thtrnh, vn đề cn quan tâm TIN HOT ĐỘNG * Tp hun van toàn bc xtrong X quang y tế, xtrvà y hc ht nhân * Hi tho vphát trin đô thbn vng trong điu kin biến đổi khí hu nh bìa: Hi nghgiao ban ngành Khoa hc và Công nghti huyn Qung Đin Chu trách nhim xut bn: TS Đỗ Nam Giám đốc SKhoa hc và Công nghTha Thiên Huế Ban biên tp: Đỗ Nam, Nguyn Đức Phú, Nguyn Khoa Diu Hà Địa chtòa son: 26 đường Hà Ni, thành phHuế Đin thoi: 054.3825453 - 3849266 Fax: 84.54.3849266 Email: [email protected] Website: skhcn.hue.gov.vn Gi y phép xut bn Bn tin s: 01-10/GP-XBBT ngày 16/6/2010 do SThông tin và Truyn thong Tha Thiên Huế cp. In ti Công ty Cphn In và Dch vTha Thiên Huế, np lưu chiu tháng 7 năm 2010 2 3 5 9 11 13 15 17 19 21 24 25 26 28 29 30 31 32

Upload: others

Post on 28-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BAÛN TIN KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ THÖØA THIEÂN HUEÁ

ISSN 1859-0144 7.2010

Trong số này:

◘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ * Nghiên cứu xây dựng mức báo động lũ, hệ thống cảnh báo, dự báo cho sông Truồi và

sông Bù Lu * GIS: công cụ thiết yếu cho quản lý hạ tầng thông tin truyền thông * Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng Nấm Linh Chi * Động cơ điện và các biện pháp tiết kiệm năng lượng * Quy trình kỹ thật trồng ngô bao tử * Đánh giá và tuyển chọn một số tổ hợp lai cà chua có triển vọng vụ đông xuân và xuân hè * Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 49 của Chính phủ

◘ VĂN HÓA - XÃ HỘI * Kỷ niệm 63 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2010): Tư tưởng Hồ Chí Minh với

công tác thương binh, liệt sĩ * Hành trình qua các vùng kinh đô Việt cổ: Sản phẩm du lịch “lớn nhất” Việt Nam * Người Tà ôi-Pacô ở Thừa Thiên Huế tiếp cận hình thức giáo dục trung tâm học tập cộng đồng

◘ KINH TẾ - NÔNG NGHIỆP * Nước sạch ở Lộc Điền: Cung vẫn chưa đủ cầu * Những điểm nhấn trong lĩnh vực công thương * Khi dịch vụ du lịch đạt chuẩn chưa phát huy tác dụng

◘ SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG * Đừng hoang mang trước bọ xít hút máu người * Mùa nắng nóng coi chừng sỏi thận * Khó thở ở trẻ nhỏ, vấn đề cần quan tâm

◘ TIN HOẠT ĐỘNG * Tập huấn về an toàn bức xạ trong X quang y tế, xạ trị và y học hạt nhân * Hội thảo về phát triển đô thị bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu

Ảnh bìa: Hội nghị giao ban ngành Khoa học và Công nghệ tại huyện Quảng Điền

Chịu trách nhiệm xuất bản: TS Đỗ Nam

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế Ban biên tập: Đỗ Nam, Nguyễn Đức Phú, Nguyễn Khoa Diệu Hà Địa chỉ tòa soạn: 26 đường Hà Nội, thành phố Huế Điện thoại: 054.3825453 - 3849266 Fax: 84.54.3849266 Email: [email protected] Website: skhcn.hue.gov.vn

Giấy phép xuất bản Bản tin số: 01-10/GP-XBBT ngày 16/6/2010 do Sở Thông tin và Truyền thong Thừa Thiên Huế cấp. In tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế, nộp lưu chiểu tháng 7 năm 2010

2

3 5 9

11 13 15

17

19 21

24 25 26

28 29 30

31 32

Page 2: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

2

N gày 15/7/2010, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội nghị nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng mức báo động

lũ, hệ thống cảnh báo, dự báo lũ cho sông Truồi và sông Bù Lu thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế” do KS Hoàng Tấn Liên, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ làm chủ nhiệm. Đề tài được triển khai thực hiện từ 7/2008 đến 4/2010 với mục tiêu xây dựng các mức báo động lũ, xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng tránh khi có nguy cơ lũ lụt xảy ra trên sông. Theo đó, đã tổ chức thực hiện các nội dung chính như, điều tra khảo sát thực địa về tình hình dân sinh kinh tế, ngập lụt toàn bộ hạ lưu sông Truồi, sông Bù Lu; tính toán khôi phục chuỗi số liệu lũ, phân tích đặc điểm; tính toán, phân tích, đề xuất các mức báo động lũ ở hai sông. Ngoài ra, đề tài đã xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt ứng với các cấp báo động và xây dựng phương án dự báo lũ ở hai sông này. Qua nghiên cứu chế độ lũ vùng hạ lưu sông Truồi, Bù Lu cho thấy chế độ mưa lũ trên các lưu vực sông này là khá phức tạp. Sự chuyển tiếp đột ngột giữa vùng núi và vùng đồng bằng, sự che chắn của dãy núi Hải Vân-Bạch Mã đã làm cho nhiều khu vực có cường độ mưa lớn và biến đổi mạnh mẽ theo không gian có nguy cơ gây ra lũ quét, lũ lớn và ngập lụt rất nguy hiểm. Vùng đồng bằng có cao trình địa hình thấp, chịu chi phối mạnh của thủy triều là những nhân tố gây ra sự phức tạp của quá trình ngập lụt tại đây. Khu vực thượng nguồn sông Truồi có hồ Truồi với chức năng chủ yếu là tích nước phục vụ thủy lợi. Bên cạnh đó, hồ Truồi trong những năm qua đã điều tiết dòng chảy lũ làm giảm đáng kể lượng lũ đổ về hạ lưu, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, giảm nhẹ tình trạng ngập lụt cho các khu vực chịu ảnh hưởng của lũ sông này.

Kết quả chính của đề tài là bộ dữ liệu quan trọng phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo, xây dựng

chương trình, kế hoạch phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt gây ra cho các địa phương thuộc lưu vực sông Truồi và sông Bù Lu. Các sản phẩm chính bao gồm cơ sở dữ liệu về đặc điểm lũ lụt; bản đồ nguy cơ lũ lụt theo các cấp lũ, nguy cơ thiệt hại tương ứng; các mức báo động lũ trên 2 sông Truồi và Bù Lu; mạng lưới trạm phục vụ công tác theo dõi, cảnh báo, dự báo lũ lụt; phương án cảnh báo, dự báo lũ. Các phương án cảnh báo, dự báo lũ được xây dựng bằng công nghệ tiên tiến trên cơ sở dữ liệu đo đạc trong 2 năm 2008-2009, có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, có khả năng đáp ứng được nhu cầu dự báo tác nghiệp phục vụ phòng chống lũ lụt trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, do không có dữ liệu thủy văn thực đo trong nhiều năm, thời gian đo đạc thu nhập dữ liệu bổ sung còn ngắn làm cho kết quả tính toán, phân tích đặc điểm mưa lũ, các phương án cảnh báo, dự báo lũ có thể còn chưa sát với thực tế. Vì vậy, nhóm tác giả thực hiện đề tài đã đề xuất đầu tư xây dựng mạng lưới trạm quan trắc, thủy văn trong mùa mưa lũ theo hệ thống mà đề tài đã thực hiện; đưa các mức báo động lũ đã đề xuất, các phương án cảnh báo, dự báo lũ vào trong công tác dự báo lũ, chỉ huy chỉ đạo phòng chống lũ trên 2 lưu vực sông Truồi và sông Bù Lu…

Diệu Hà

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỨC BÁO ĐỘNG LŨ, HỆ THỐNG CẢNH BÁO, DỰ BÁO LŨ CHO

SÔNG TRUỒI VÀ SÔNG BÙ LU

Page 3: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3

Trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, đặc biệt là lĩnh vực viễn thông, GIS đã được sử dụng rộng rãi. Một số lợi ích của hệ thống GIS mang lại như hỗ trợ quản lý hạ tầng thông tin truyền thông, lên kế hoạch thiết kế, triển khai các dịch vụ cung cấp viễn thông, hỗ trợ khảo sát xây dựng hệ thống, mô hình hóa, phân cấp các khu vực quản lý dịch vụ viễn thông bởi các nhà cung cấp dịch vụ, mô hình hóa sự kết nối đường truyền giữa các vùng địa lý, định vị các tuyến truyền dẫn viễn thông trên nền địa lý, xác định mối tương quan giữa các đối tượng viễn thông với các đối tượng dữ liệu địa lý khác như dân cư, địa hình, thủy văn... để dễ dàng bố trí các thiết bị truyền dẫn kết nối và tăng hiệu quả của việc đầu tư, xác định vị trí, khu vực sự cố để nhanh chóng khắc phục, hỗ trợ lên phương án khắc phục, quản lý khách hàng viễn thông và lên phương án hỗ trợ khách hàng.

Để góp phần hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn, cần thiết phải có một cơ sở dữ liệu thống nhất và đầy đủ. Gần như toàn bộ các đối tượng hạ tầng thông tin truyền thông đều có vị trí xác định hoặc liên quan đến một vị trí không gian, do đó, quản lý hiệu quả dữ liệu này thì việc ứng dụng GIS để thiết kế, xây dựng, tổ chức quản lý, cập nhật, khai thác là một điều tất yếu cũng như phù hợp với xu thế GIS hóa các cơ sở dữ liệu hiện nay.

Hệ thống GIS là hệ thống thích hợp nhất để cung cấp thông tin tổng quan về hiện trạng cơ sở hạ tầng được triển khai mang tính không gian địa lý. Hệ thống GIS sẽ mang đến cho người quản lý điều hành những thông tin toàn diện về hiện trạng hạ tầng thông tin truyền thông gắn với vị trí

địa lý. Bằng những phương pháp bảng biểu, đồ thị,

người lãnh đạo rất khó khăn trong việc xác định thông tin liên quan đến đơn vị hành chính, phạm vi triển khai nhưng với GIS, dữ liệu được cung cấp dưới dạng đơn giản và súc tích nhưng vẫn đầy đủ thông tin. Ví dụ, qua bản đồ triển khai các dịch vụ bưu điện trên địa bàn tỉnh, người dùng có thể nhận định ngay được các vùng có mật độ triển khai cao, các vùng trống trong đó khi dịch vụ bưu điện triển khai thiếu và chưa đủ.

GIS cũng là công cụ dùng để kiểm tra tính hợp lý của việc triển khai hạ tầng thông tin truyền thông. Hệ thống ứng dụng GIS trong việc quản lý hạ tầng thông tin truyền thông cung cấp cho người quản lý, lãnh đạo những thông tin đặc thù mà khó có thể đáp ứng được. Ví dụ, khi nhận một đơn xin cấp phép, căn cứ vào tọa độ xin xây mới trạm BTS, sử dụng phần mềm, người quản lý có thể “quét” quanh tọa độ một khu vực có bán kính

CÔNG CỤ THIẾT YẾU CHO QUẢN LÝ HẠ TẦNG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG

Hệ thống thông tin địa lý (Geography Information System-GIS) là một hệ thống cung cấp thông tin và các công cụ cho phép người dùng lưu trữ, hỏi đáp, phân tích thông tin và hiển thị kết quả bản đồ trên máy tính hoặc in ra thành các bản đồ.

GIS ứng dụng trong công tác quản lý và quy hoạch ở Huế

Page 4: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

4

XYZ mét (thường có thể là 200 mét) để biết số lượng trạm BTS. Trên cơ sở đó cơ quan quản lý nhà nước xét duyệt, khuyến cáo doanh nghiệp dùng chung hạ tầng với trạm BTS của doanh nghiệp khác… phần mềm hiển thị báo cáo về các lớp theo cấp địa giới hành chính và đơn vị sở hữu; theo thời gian, có so sánh giữa các khoảng thời gian theo lớp; thể hiện số trạm BTS đang hoạt động trên địa giới; các trạm BTS không giấy phép kiểm định; các trạm BTS không giấy phép xây dựng… Từng cấp hành chính được phân quyền truy cập từ xa qua web xem thông tin liên quan tới lớp hạ tầng viễn thông trong địa giới có ở phần mềm. Doanh nghiệp cũng xem được các lớp hạ tầng của mình trên từng địa bàn...

Hiện nay, Thừa Thiên Huế đã hội tụ đủ các yếu tố để xây dựng và ứng dụng thành công hệ thống thông tin địa lý GIS cho việc quản lý hạ tầng thông tin truyền thông. Hiện, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư khá đầy đủ. Các hạ tầng mạng phần cứng và phần mềm đã được mua sắm và sẵn sàng cho việc xây dựng các hệ thống ứng dụng phục vụ chuyên môn. Tỉnh cũng đã xây dựng được Trung tâm công nghệ thông tin phục vụ cho việc quản lý các hệ thống ứng dụng và website của tỉnh với đường truyền Internet băng thông rộng.

Một thuận lợi khác là Thừa Thiên Huế đã xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý toàn tỉnh. Đây là nguồn dữ liệu cơ bản để các ngành sử dụng và khai thác. Tuy cơ sở dữ liệu tích hợp nền địa lý chưa được hoàn thiện, nhưng việc xây dựng các ứng dụng chuyên ngành sử dụng cơ sở dữ liệu địa lý này cũng phải thực hiện đồng thời để đảm bảo tiến độ và hiệu quả khai thác cũng đáp ứng nhu cầu thực tiễn ngay khi các hệ thống hoàn thành.

Bên cạnh đó một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản đã có sẵn dữ liệu GIS về hạ tầng thông tin truyền thông của đơn vị mình. Do đó, việc xây dựng dữ liệu GIS tập trung về hạ tầng thông tin truyền thông trên toàn tỉnh là cần thiết để tập hợp nguồn dữ liệu sẵn có của các doanh nghiệp. Theo đánh giá chung trình độ ứng dụng CNTT của các lãnh đạo, chuyên viên trong tỉnh được nâng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Vì thế, khả năng áp dụng hiệu quả vào công tác quản lý chuyên môn của hệ thống sau khi được xây dựng là rất lớn.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng GIS nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh đồng thời biết tranh thủ các điều kiện thuận lợi sẵn có, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh đưa dự án “Xây dựng lớp dữ liệu ngành thông tin và truyền thông” vào Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Đảng và Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015 với kinh phí đầu tư 1 tỷ đồng sẽ được triển khai vào năm 2011.

Ngọc Ánh

Page 5: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

5

I. Giống và đặc điểm sinh học Nấm Linh Chi có tên khoa học là

[Ganoderma lucidum (W.Curt.:Fr.)Karst.] phiên âm theo tiếng Trung Quốc gọi là Ling zhi, theo tiếng Nhật gọi là Reishi. Ở Việt Nam còn có tên gọi là nấm Lim, nhưng thông dụng nhất vẫn gọi là nấm Linh Chi.

Ở Việt Nam từ thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông đã có bài thơ "Lên núi hái Linh Chi" chứng tỏ nước ta đã sử dụng Linh Chi từ rất lâu đời. Từ đầu thế kỷ XVII, các loài nấm Linh Chi đã được nuôi trồng ở Trung Quốc, chính bởi giá trị dược liệu cao của chúng như: tăng cường hệ thống miễn dịch, điều trị suy nhược thần kinh, xơ cứng mạch máu, huyết áp cao, giảm cholesterol trong máu, loét dạ dày, thấp khớp, ung thư... Nấm Linh Chi gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm. Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đường kính 0,5 - 3cm. Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm. Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt. Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh - vàng nghệ - vàng nâu - vàng cam - đỏ nâu - nâu tím nhẵn bóng như láng vecni. Mũ nấm có đường kính 2 - 15 cm, dày 0,8 - 1,2cm, phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm.

Linh Chi thích nghi ở nhiệt độ từ 17-280C, độ ẩm không khí 75-80%, độ ẩm nguyên liệu 65-70% (vắt chặt chỉ có nước ướt vân tay). Mũ nấm khi còn non có màu trắng sau có màu vàng nhạt và kết thúc khi thu hái có màu nâu sẫm. Thời vụ nuôi trồng ở Thừa Thiên Huế từ 15 tháng 2 đến 15 tháng 3, từ 15 tháng 8 đến cuối tháng 10. Trong sản xuất thường dùng giống được cấy trên cây sắn tránh dùng loại giống được cấy trên các hạt ngũ cốc vì dễ bị chuột, côn trùng cắn phá.

II. Kỹ thuật nuôi trồng 1. Chuẩn bị nơi nuôi trồng Nhà, trại sạch sẽ, thoáng mát, có độ ẩm cao.

Có cửa để điều chỉnh thông thoáng khi cần thiết. Ở trong nhà bố trí các dãy giá làm bằng tre hoặc gỗ được đóng nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau 80cm.

2. Chuẩn bị nguyên vật liệu Túi nilông loại 25x35cm, giấy dùng làm cổ

bầu, dây cao su, nút bông. Chúng ta nên chọn mùn cưa của các loại gỗ tươi có nhựa, mủ màu trắng như gỗ cao su, gỗ sung, gỗ mít, bã vỏ lạc..., tránh mùn cưa bị mủn mốc lâu ngày sẽ khó khăn cho việc hấp khử trùng. Cám gạo hoặc cám ngô mịn hạt.

3. Phối trộn và ủ nguyên liệu Cơ chất là nguồn phế thải như mùn cưa các

loài gỗ có mủ màu trắng, mùn cưa cao su, bã vỏ lạc là nguyên liệu chính để nuôi trồng Linh Chi. Tỷ lệ phối trộn như sau: N1 (96,5% mùn cưa cao

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM LINH CHI

Page 6: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

6

su + 2% bột ngô + 1,5% cám gạo), N2 (67,6% mùn cưa cao su + 28,9% bã vỏ lạc + 2% bột ngô + 1,5% cám gạo) và N3 (57,9% mùn cưa cao su + 38,6% bã vỏ lạc + 2 % bột ngô + 1,5% cám gạo). Hoặc dùng 1 tấn mùn cưa các loài gỗ có mủ màu trắng và 70-80kg mùn cưa gỗ lim. Cơ chất gồm mùn cưa cao su, bột ngô và cám gạo. Phối trộn mùn cưa cao su và bã vỏ lạc tỷ lệ như trên với nước vôi có nồng độ 1,5%, trộn đều với MgSO4 0,1 % .. Tiến hành đảo đều sao cho độ ẩm đạt 65-70%. Dùng những tấm cót ép quây tròn, dưới phần đáy cót ta phải làm kệ kê, cách mặt đất 15-20cm. Tiến hành đổ nguyên liệu vào nén chặt xung quanh ở giửa để lỏng. Đống ủ phải đạt được 500kg nguyên liệu trở lên. Ủ đến ngày thứ 3 thì tiến hành đảo đống ủ và ủ lại lần 2, cách ủ như trên, tiếp tục ủ 3-4 ngày nữa.

Sau đó đưa nguyên liệu đã ủ trộn thêm 5% cám ngô hoặc cám gạo (Một tấn nguyên liệu trộn 50 kg cám). Cho nguyên liệu đã trộn vào bịch và nện nhẹ đồng thời xoay tròn bịch để nguyên liệu được nén đều vừa đủ độ chặt, tránh nén chặt quá sẽ làm cho sợi nấm khó phát triển. Mỗi bịch cơ chất có trọng lượng 1kg.Tiếp đến ta buộc cổ bịch, dùng que nhọn có đường kính 1-1,5cm xuyên vào miệng bịch cách đáy bịch khoảng 1cm. Với mục đích trong khi hấp khí nóng sẽ tỏa đều trong bịch thông qua lỗ xuyên này.

Trước khi hấp khử trùng cần đậy nút bông sao cho không quá lỏng và cũng đừng nên quá chặt nó sẽ làm cho bịch dễ nhiễm nếu quá lỏng, gây khó khăn trong thao tác cấy giống nếu đậy quá chặt.

4. Khử trùng bịch nấm Tiến hành xếp các bịch nấm vào nồi hấp thành

từng lớp sao cho các bịch nấm phía trên không đè lên miệng của các bịch nấm phía dưới, như vậy khí nóng dễ xâm nhập vào và lưu thông trong bịch nấm hơn, đồng thời cũng làm cho bịch nấm không bị biến dạng sau khi hấp. Dụng cụ để hấp là nồi hấp bằng thùng phuy, với thời gian 3 giờ ở nhiệt độ 90-1000C rồi lấy ra để nguội thời gian từ 20 - 30 giờ. Sau đó đưa vào nồi hấp lần 2 thời gian hấp như lần đầu.

5. Cấy giống và nuôi ủ Bịch nấm sau khi được hấp khử trùng để nguội,

thì tiến hành cấy giống nấm vào bịch. Chọn nơi kín gió, bàn cấy giống được lau cồn,

các dụng cụ dùng để cấy phải được đốt trên ngọn lửa đèn cồn, người cấy mặc quần áo chuyên dùng, tay phải được xoa cồn. Bịch nấm sau khi cấy phải được bịt giấy ở miệng bịch và được đưa vào buồng tối để nuôi ủ. Với thời gian khoảng 20-30 ngày khi đó sợi sẽ lan kín bịch. Trong quá trình nuôi ủ trong phòng tối, tránh ánh sáng trực tiếp vì như vậy sẽ làm cho sợi nấm mau già và ra quả thể sớm hơn khi sợi chưa lan kín bịch, mặc khác ủ trong bóng tối sẽ làm cho sợi mọc nhanh hơn.

6. Tưới đón nấm

Khi sợi đã lan kín bịch, ta đưa các bịch nấm ra nơi có ánh sáng khuyếch tán nhẹ, ở nhiệt độ 20-300C, ẩm độ đạt 80-90%. Nhưng một điều đáng lưu ý nếu chúng ta tưới trực tiếp vào miệng bịch sẽ gây nên đọng nước, bịch nấm dễ bị nhiễm khuẩn, các mầm quả thể sẽ bị ố vàng và chai cứng lại không có khả năng mọc lên. Để khắc

Page 7: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

7

phục hiện tượng này ta dùng dao rọc bịch để nấm mọc ra nơi khác hoặc cạo bỏ lớp đã bị chai cứng và để khô trong thời gian ngắn (4- 6 ngày) lúc này bắt đầu tưới nước lại nấm sẽ mọc lên.

Phòng nuôi ở giai đoạn này đặc biệt phải thông thoáng. Chế độ chiếu sáng còn tùy thuộc vào từng giai đoạn. Phải đầy đủ ánh sáng khi ở giai đoạn mầm quả thể, nếu thiếu ánh sáng, việc hình thành tán nấm sẽ chậm lại, tạo ra tán nấm không cân đối (tán nấm nhỏ, cuống nấm dài). Nhưng đến giai đoạn hình thành tán (tán nấm đã phát tán bào tử) thì ánh sáng cần tương đối ít, bởi vì nếu chiếu sáng nhiều tai nấm sẽ mau già, làm cho quá trình tích lũy lớn lên của nấm sẽ mau kết thúc, năng suất của nấm sẽ giảm.

7. Thu hoạch Dựa vào hình thái của tán nấm. Khi mới ra

tán nấm có màu trắng sau đó chuyển sang màu vàng nhạt (ở mặt bên), có màu trắng (ở mặt dưới tán). Đến giai đoạn trưởng thành mặt trên có màu nâu vàng, mặt dưới có màu vàng nhạt Ta tiến hành thu hoạch bằng cách dùng tay nhổ nấm ra khỏi miệng bịch, bịch nấm sau khi thu hoạch sẽ được giữ lại, sau khoảng một tuần lễ thì mầm quả thể bắt đầu xuất hiện lúc này ta tiến hành tưới sơ qua tránh bị đọng nước. Các công việc chăm sóc tiếp theo của đợt hai tương tự như đợt một. Nấm sau khi thu hoạch được đưa vào sấy ở nhiệt độ

40-450C từ hai đến ba ngày, đóng gói bảo quản trong bịch ni lông.

8. Sâu và bệnh hại Đối với nuôi trồng nấm Linh Chi phải đặc

biệt chú ý đến giai đoạn từ khi cấy đến khi tưới đón nấm. Ở giai đoạn này hệ sợi của nấm yếu dễ bị nấm mốc xâm nhiễm và lấn át làm cho bịch nấm phát triển kém hoặc có thể bị chết.

Các loại nấm bệnh như mốc xanh, mốc đen, mốc vàng. Thông thường có 3 trường hợp gây ra nhiễm nấm mốc. Thứ nhất là do thao tác cấy, trong quá trình cấy khâu vô trùng không được thực hiện nghiêm túc, các thao tác không được thực hiện nhanh gọn. Bịch nấm khi bị nhiễm trong trường

hợp này giống dễ bị chết, vết bệnh loang từ trên cổ bịch xuống dần đến đáy bịch. Để khắc phục thì khâu vô trùng phải tốt thao tác phải nhanh gọn trong khi cấy. Thứ hai là do bịch nấm bị thủng, trong quá trình cho nguyên liệu vào bịch có thể bị các mảnh cây nhọn lẫn trong mùn cưa đâm thủng bịch, đây là những nơi nấm mốc xâm nhập vào, vì vậy mùn cưa mang về phải loại bỏ hết những mảnh lớn, nhọn dễ đâm lủng bịch, trong quá trình đóng bịch phải nén nhẹ. Thứ ba là do hấp khử trùng chưa kỹ, chưa đủ thời gian hấp, chưa đúng nhiệt độ vì vậy chưa diệt được hết các vi sinh vật, nấm lạ lẫn tạp trong bịch.

ThS. Lê Đình Hoài Vũ

Page 8: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

8

Sinh vật biến đổi gen chỉ được làm thực phẩm khi không có rủi ro cho sức khỏe con người

Để được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, sinh vật biến đổi gen phải đáp ứng một trong các điều kiện là được hội đồng an toàn thực phẩm thẩm định, kết luận sinh vật biến đổi gen đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe con người; được ít nhất 5 nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó. Bộ Y tế có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm. Trường hợp sinh vật biến đổi gen đã được cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm thì sinh vật biến đổi gen đó được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, hoặc thu hồi.

Phải tiêu hủy sinh vật biến đổi gen khi gây hại môi trường và con người

Nghị định cũng quy định, sinh vật biến đổi gen khi sử dụng phóng thích, bao gồm nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường phải được khảo nghiệm và phải được thực hiện từng bước, từ khảo nghiệm hạn chế đến khảo nghiệm diện rộng. Khu vực khảo nghiệm phải cách xa khu bảo tồn và khu vực đông dân cư theo quy định.

Khi phát hiện sinh vật biến đổi gen gây hại rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi mà không kiểm soát được, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khảo nghiệm và cơ sở khảo nghiệm phải chấm dứt khảo nghiệm và áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý rủi ro, đồng thời tiêu hủy sinh vật biến đổi gen. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

Nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen chỉ được thực hiện tại phòng thí nghiệm

Hoạt động nghiên cứu tạo ra, phân tích, thử nghiệm cách ly sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen chỉ được phép thực hiện tại phòng thí nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận. Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen phải được tiến hành trong khuôn khổ đề tài, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Trường hợp đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen được tạo ra từ sinh vật cho và sinh vật nhận có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi phải được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép.

Thuyết minh đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen phải có nội dung an toàn sinh học.

Ghi nhãn hàng hóa có tỷ lệ sinh vật biến đổi gen lớn hơn 5%

Tổ chức, cá nhân lưu thông hàng hóa có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của chúng trên thị trường với tỷ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải thể hiện các thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen ghi trên nhãn hàng hóa. Ngoài ra, vấn đề bảo mật thông tin về sinh vật biến đổi gen, công khai thông tin về sinh vật biến đổi gen với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi, quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen cũng được quy định chi tiết tại Nghị định này.

PV

AN TOÀN SINH HỌC ĐỐI VỚI SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN

Một trong các điều kiện của sinh vật biến đổi gen được sử dụng làm thực phẩm, hay thức ăn chăn nuôi là phải được cơ quan chuyên môn kết luận sinh vật biến đổi gen đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe con người, vật nuôi. Đó là một trong những nội dung quan trọng được nêu rõ tại Nghị định 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen. Nghị định này thay thế Nghị định số 212/2005/QĐ-TTg ngày 26/08/2005. Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/08/2010.

Page 9: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

9

Hiện nay, động cơ điện không đồng bộ đang được sử dụng khá phổ biến tại các nhà máy, doanh nghiệp. Nhằm tiết giảm các chi phí trong vận hành, các nhà máy, doanh nghiệp có thể lựa một số giải pháp chủ yếu nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí.

Trước tiên, cần chọn các động cơ điện có hiệu suất cao, vì với động cơ có công suất lớn, hiệu suất cao hơn (2÷4)%. Với động cơ công suất nhỏ (khoảng 5,5kW), hiệu suất cao hơn (4÷7)%. Ngoài ra, động cơ điện hiệu suất cao rất an toàn, tuổi thọ cao, giải nhiệt tốt và ít tiếng ồn hơn động cơ bình thường. Đây là vấn đề lớn vì bình quân giá mua một động cơ điện chỉ chiếm (1÷2)% tổng chi phí tiền điện phải tốn trong suốt thời gian tuổi thọ của chúng.

Ngoài ra, để tiết giảm điện năng, các đơn vị cần chọn động cơ có công suất phù hợp với sức kéo để có hệ số tải cao. Khi chọn động cơ tránh chọn quá non tải (có công suất dự phòng quá lớn). Khi hệ số tải của động cơ quá thấp (<0,45) thì cần phải thay thế hoặc cũng có thể tăng Kpt bằng cách đổi tổ đấu dây từ ∆ →Y. Khi động cơ bị cháy nếu phải quấn lại dây thì phải đảm bảo chất lượng hiệu suất động cơ, hệ số công suất Cosφ không giảm nhiều. Đặc biệt, phải có chế độ kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng thích hợp, trong đó phải thường xuyên thổi bụi, kiểm tra khe hở giữa rotor và stator, kiểm tra cách điện (bằng MegaOhm: tiêu chuẩn 1kV → 1 mêgaôm) và tăng cường cách điện nếu cần. Nhằm bảo vệ các thiết bị điện chống hư hỏng, cần tiến hành sấy thường xuyên, giữ nhiệt độ trong động cơ điện cao hơn bên ngoài 50C khi động cơ ngừng.

Một trong những yếu tố quan trọng nữa đó là phải thay đổi tốc độ truyền động cơ thích hợp,

truyền động từ thiết bị phát động lực (động cơ điện) đến thiết bị tiếp động thường có yêu cầu thay đổi được tỷ số truyền (tốc độ và mômen). Thay đổi tỷ số truyền cho phép tiết kiệm năng lượng một cách đáng kể do thay thế các thiết bị vốn có hiệu suất kém về sử dụng năng lượng; truyền động cơ khí thay đổi tốc độ được một cách mềm dẻo (vô cấp) thường ít được sử dụng trong công nghiệp.

Ngoài ra, tốc độ động cơ có thể thay đổi bằng cách tác động vào tần số dòng điện cung cấp. Nguyên lý của bộ biến tần là chỉnh lưu dòng điện ra dòng một chiều, sau nó biến đổi nó trở lại dòng xoay chiều trước khi cung cấp cho động cơ. Tần số của dòng điện xoay chiều này có thể điều khiển vô cấp tốc độ của động cơ mà còn giảm được chi phí điện năng.

Ví dụ: Một hệ thống máy bơm có hai máy bơm, công suất mỗi máy là 50m3/giây. Chúng chỉ vận hành 1 máy bơm nếu như nhu cầu không lớn hơn 50m3/giây hoặc 2 máy bơm nhu cầu lớn hơn 50m3/giây. Trong trường hợp nhu cầu chỉ cần 75m3/giây, nếu vận hành 2 máy bơm thì sẽ có 25m3/giây nước dư thừa phải thải bỏ; nếu vận hành 1 máy bơm thì sẽ thiếu 25m3/giây nước. Khi đó nếu chúng ta sử dụng bộ biến tần VSD cho một máy bơn thì có thể vận hành đầy tải một máy bơm không lắp bộ biến tần còn máy có lắp bộ biến tần chúng ta điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với lưu lượng ở mức 25m3/giây.

Gia Huy

ĐỘNG CƠ ĐIỆN VÀ CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Page 10: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

10

Cuối tháng 5 vừa qua, tại huyện Nam Đông đã diễn ra hội thảo khoa học giữa kỳ đối với dự án “Nuôi thử nghiệm nhím bờm” thuộc dự án nông thôn miền núi cấp huyện, do Sở KHCN cấp kinh phí thực hiện.

Dự án bắt đầu triển khai từ tháng 8 năm 2009 với 7 hộ tham gia nuôi nhím theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp vùng Tây Bắc chuyển giao. Theo đó, nhóm được cho ăn thức ăn tinh bao gồm ngô, sắn, khoai lang, đậu nành..., ngày một lần vào buổi tối với số lượng 100g/con. Đối với thức ăn xanh thì chủ yếu là tận dụng các sản phẩm nông nghiệp từ các hộ gia đình như ổi xanh, chuối xanh, quả sung, quả me, bí ngô, rau khoai lang, rau dền đỏ,

măng các loại..., cho ăn ngày 3 lần với số lượng 200g/con/lần. Đối với thức ăn khoáng thì bao gồm bột xương hoặc xương trâu bò tươi và muối ăn cho ăn 2 ngày/lần/50g xương trâu bò tươi. Riêng muối ăn 3g/con/ngày.

Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, kết quả về sinh trưởng thì tốc độ tăng trọng bình quân đối với mô hình nhím sinh sản đạt 0,8kg/con/tháng; tốc độ tăng trọng nhanh nhất đạt 1kg/con/tháng và chậm nhất đạt 0,5kg/con/tháng. Thực tế ở các mô hình nuôi cho thấy, nhím tăng trọng nhanh nhất ở giai đoạn đạt từ 7kg-14kg, đạt trung bình 0,8kg/con/tháng. Giai đoạn sơ sinh (-3 tháng tuổi) thì tăng trọng trung bình 0,5kg/con/tháng. Nhím có trọng lượng >14kg, tăng trọng chậm.

Đối với kết quả về sinh sản, trong điều kiện nuôi ở huyện Nam Đông, nhím bắt đầu động dục từ 15-16 tháng tuổi, chậm hơn so với nuôi ở Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp vùng Tây Bắc từ 1-3 tháng.

Hiện nay nhím của 4/7 hộ nuôi nhím đã sinh con, còn lại nhím đã động dục và phối giống thành công.

Dương Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN… (Tiếp theo trang 15)

Đối với tính ổn định của các THL (qua 4 vụ trong đó 2 vụ đông xuân và 2 vụ xuân hè), trong chọn giống và thực tiễn sản xuất rất cần có những giống không biến động lớn khi thay đổi điều kiện gieo trồng, đặc biệt trước những biến đổi bất thường của khí hậu, thời tiết hàng vụ.

4. Kết luận và kiến nghị: Về sinh trưởng, trong 2 vụ trồng, tất cả các

THL đều sinh trưởng, phát triển tốt, thời gian sinh trưởng vụ đông xuân 91-127 ngày, vụ xuân hè 87-128 ngày phù hợp với cơ cấu cây trồng địa phương và điều kiện sinh thái ở Thừa Thiên Huế, trong đó vụ đông xuân cây sinh trưởng thuận lợi hơn vụ xuân hè. Về năng suất, trong 2 vụ trồng thì các THL cho năng suất lý thuyết và năng suất thực thu (37,90-90,75tấn/ha) ở vụ đông xuân cao hơn vụ xuân hè (27,06-83,50tấn/ha). Trong đó TH2 và TH4, TH5 cho năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao nhất và cao hơn Đ/C 78,37 -106,06% vụ đông xuân và 110,84-151,15% vụ xuân hè.

Đối với ưu thế lai chuẩn, TH4 là THL thể hiện khả năng thích nghi và cân đối về các yếu tố cấu thành năng suất nhất, tiếp theo là các THL TH2 và TH9. Tuy nhiên TH1 và TH10 không có ưu thế lai dương so Đ/C. Đối với tính ổn định, đã tuyển chọn được 5 THL TH1, TH2, TH4, TH7, TH8 có tính ổn định về năng suất trong 4 vụ trồng (2 vụ đông xuân và 2 vụ xuân hè).

Chọn được 2 THL TH4, TH2, năng suất cao, chất lượng cao, mẫu mã quả đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng theo hướng ăn tươi tốt nhất. Chọn được 2 THL TH4 và TH3 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhất.

Có thể nói, TH4; TH3 có nhiều ưu điểm nhất, sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, vừa ổn định vừa cho năng suất trung bình cao, quả có chất lượng cao, kích thước, màu sắc mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nhóm thực hiện đề tài đã đề nghị cho tiếp tục thử nghiệm so sánh 5 THL TH1, TH2, TH4, TH7, TH8 trên nhiều vùng sinh thái khác nhau nhằm chọn THL tốt nhất cho vùng. Trước mắt đưa TH4, TH2, TH5 ra sản xuất thử ở một số nông hộ và áp dụng các biện pháp phòng chống các đối tượng sâu bệnh để đảm bảo năng suất của cà chua. Ngoài ra, cần tiếp tục giữ nguồn các THL có nhiều ưu điểm làm vật liệu chọn tạo giống mới (giống cho năng suất cao, chất lượng cao, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, chống chịu sâu bệnh và chịu nóng tốt).

Lê Thị Khánh

NUÔI NHÍM BỜM QUY MÔ NÔNG HỘ TẠI NAM ĐÔNG

Nhím con 10 ngày tuổi

Page 11: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

11

Ngô bao tử thích nghi rộng, có thể trồng quanh năm trên các loại đất tận dụng, 2 vụ, đất mạ... đặc biệt trồng vụ đông muộn (vụ mà ngô hạt không thể trồng được), giải quyết công ăn việc làm trong mùa nông nhàn, lại có thức ăn xanh cho chăn nuôi trong mùa đông giá rét. Năng suất bình quân 1-1,2 tạ/sào, có nơi đạt 1,4-1,5 tạ/sào, giá bán hiện nay khoảng 35.0000 - 40.000đ/kg, Tại Thừa Thiên Huế, doanh thu thấp nhất là 70 triệu đồng/ha/vụ (1 vụ = 70-80 ngày).

Ngô bao tử có thể trồng quanh năm (trừ các tháng 9, 10, 11 có lụt bão). Yêu cầu về nhiệt độ của ngô rau là trên 18oC (từ tháng 2-11 dương lịch) tuy nhiên có 3 vụ thích hợp nhất là vụ đông xuân, gieo tháng 12, thu hoạch tháng 2; vụ xuân, gieo tháng 2 thu hoạch tháng 4; vụ hè thu, gieo tháng 5-6, thu hoạch tháng 7-8. Thời gian cho mỗi vụ khoảng 70-80 ngày.

Giống ngô bao tử, người ta thường sử dụng các giống LVN23, F1 SG22 vì đều cho năng suất cao, phẩm chất tốt, trong đó giống SG22 có ưu thế hơn. Ngô bao tử nên trồng ở nơi đất cao, tưới tiêu chủ động, xa nguồn nước thải, khu công nghiệp, quốc lộ. Ngô bao tử có tính thích nghi rộng, trồng được trên nhiều chân đất, thích hợp nhất là đất có các thành phần cơ giới nhẹ và đất cát bãi bồi ven sông.

* Giai đoạn chuẩn bị xuống giống, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh:

- Làm đất: Đất được cày bừa nhỏ, tơi, xốp, sạch cỏ dại, lên luống ruộng 70cm, cao 15-20cm, trước khi trồng rải Basudin hạt hoặc bột kết hợp với vôi bột (đặc biệt là các đất chua phèn).

- Gieo trồng: Có thể gieo hạt trực tiếp hoặc gieo trong bầu sau đó đưa ra trồng để khắc phục tính căng thẳng mùa vụ. Mật độ khoảng 160.000 - 170.000 cây/ha. Ngô được trồng thành 2 hàng trên luống với khoảng cách hàng x hàng:

45-50cm; cây x cây: 12-15cm hoặc (11 x 14cm). - Chăm sóc: Việc chăm sóc ngô rau cũng

tương tự như ngô lấy hạt. Khi ngô có 3-4 lá, nếu có cỏ và sau những trận mưa, đất đóng váng thì tiến hành xới xáo diệt cỏ đồng thời phá váng tạo điều kiện thông thoáng cho hệ rễ phát triển mạnh, sau đó bón thúc lần 1 và vun đất chân nhẹ. Nếu điều kiện có nước tưới với ngô đông trồng trên đất hai vụ lúa nên kết hợp việc bón phân với tưới nước. Trong trường hợp này có thể tăng thêm số lần bón thúc với lượng bón mỗi lần giảm xuống, để tổng lượng phân bón trên một đơn vị diện tích đạt đủ số lượng đã được quy định. Cần chú ý khi thiết kế ruộng ngô sao cho việc chăm sóc và tưới tiêu được thuận lợi nhất. Vào vụ hè hay có giông bão chú ý vun cao gốc, chống đổ. Sau mỗi lần bón tiến hành vun gốc làm cỏ, nếu gặp hạn thì tưới nước ướt đẫm gốc cây, nếu gặp rét thì tiến hành bón thêm kali và lân với liều lượng 20kg/ha KCl và 40kg lân super (hoặc lân nung chảy ở đất chua)/ha, mưa ngập úng thì phải tháo nước.

- Phân bón: Hiệu quả sử dụng phân đạm của ngô rau chỉ vào khoảng 30-60%, phần lớn lượng phân bị rửa trôi theo nước. Chính vì thế ngô rau thường hay bị thiếu hụt đạm, sự sinh trưởng bị suy giảm, đặc biệt việc thiếu hụt dinh dưỡng đạm dẫn đến làm giảm hoạt động của hệ rễ. Bởi vậy phân đạm là nhân tố quan trọng đối với ngô rau, cần tăng cường bón phân đạm, giảm lân và kali. Như vậy, ngô rau cần nguyên tố đạm hơn lân và kali, riêng phân chuồng bón càng nhiều càng tốt, không dùng phân tươi, nên sử dụng phân hữu cơ hoai mục, lượng phân bón được tính theo định mức cho 1ha là phân chuồng 8-10 tấn/ha, đạm urê 330-350kg/ha, lân super (ở đất không chua) hoặc lân nung chảy 370-400 kg/ha, KCl 80kg/ha, nếu gặp rét có thể bổ sung để tăng sức đề kháng của cây.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ BAO TỬ Ngô bao tử là cây có giá trị cao, cả trong tiêu dùng và xuất khẩu, có chất lượng dinh dưỡng

cao, có nhiều vitamin E, các chất khoáng và protein. Là loại rau thực sự an toàn, do thu hoạch vào giai đoạn bắp non (bao tử), giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất, ít bị sâu bệnh nên không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, phần ăn được bọc kín trong lá bi nên tồn dư chất độc do nấm không có và hàm lượng NO3 trong sản phẩm cũng rất thấp. Ngoài ra thân lá và lá bi khi thu hoạch còn rất xanh non là nguồn thức ăn xanh giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi đại gia súc (nhất là bò sữa), cá... Nước ta, nông dân đã trồng ngô bao tử ở nhiều nơi, giá trị thu được gấp 2 - 4 lần trồng lúa. Bản tin Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế xin giới thiệu một vài thông tin liên quan đến quy trình trồng ngô bao tử.

Page 12: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

12

Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 30% đạm + 30% kali. Bón thúc lần 1: sau mọc 10-15 ngày dùng 20% đạm ure + 20% KCl; lần 2: sau mọc 25-30 ngày dùng 30% đạm ure + 40% KCl; lần 3: sau mọc 35-40 ngày dùng 20% đạm ure + 10% KCl. Bón cách gốc 5cm, lần 2 kết hợp vun cao để chống đổ (nhất là vụ xuân hè) khi bón phân kết hợp xới xáo làm cỏ. - Tưới nước: Dùng nước sạch, nước sông, hồ lưu thông để tưới. Không dùng nước thải công nghiệp chưa được xử lý, nước ao tù, cần giữ ẩm thường xuyên cho đến lúc thu hoạch. - Phòng trừ sâu bệnh: Ngô rau thu hoạch nhanh vào giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất nên ít sâu bệnh phá hoại. Tuy nhiên cũng phải chú ý một số sâu bệnh chính như sâu xám, sâu cắn lá đục thân, rệp, bệnh khô vằn, héo xanh, đốm lá. Nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, tránh dùng thuốc độc hại. Tốt nhất nên áp dụng các biện pháp canh tác. Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch. Chọn giống chống bệnh. Có thể xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc TMD85 BTN (0,2-0,3kg/tạ hạt giống). Xử lý đất bằng Basudin 10H hoặc Vibasu 10 H (14-20kg/ha).

* Giai đoạn rút cờ: Rút cờ trên ruộng sản xuất ngô rau là biện

pháp kỹ thuật rất quan trọng với ngô rau. Rút cờ sớm sẽ mang lại các hiệu quả như cờ được rút bỏ kịp thời thì lượng dinh dưỡng sẽ được tập trung để nuôi ngô nên ngô phát triển nhanh hơn, do vậy thời gian từ gieo đến thu hoạch sẽ rút ngắn hơn; rút cờ sẽ ngăn cản quá trình thụ phấn, ngăn cản sự phát triển của hạt do đó nâng cao chất lượng ngô thương phẩm;. Rút cờ làm tăng năng suất trên đơn vị diện tích do tăng số lượng bắp thu hoạch được trên cây. Rút cờ làm tăng số lượng bắp thương phẩm, nếu có bắp bị bỏ sót của lứa thu trước trên cây chưa rút cờ thì chúng sẽ được thụ phấn, những bắp này phát triển rất nhanh, không đảm bảo phẩm cấp của ngô rau. Còn ở cây đã rút cờ, bắp non còn sót lại không có khả năng thụ phấn, sẽ non lâu. Rút cờ tăng trọng lượng bắp non, thường sau khi gieo từ 45-50 ngày hoặc trước khi tung phấn là tiến hành rút cờ hoặc trổ cỡ 3-5 ngày là rút cờ.

Sau khi rút cờ 3-5 ngày, trái bắp non sẽ nhú râu ra. Một số giống thông thường khi râu dài ra khoảng 3cm thì trái bắp đạt tiêu chuẩn thu hoạch được, cụ thể chiều dài trái khoảng 7-10cm, đường kính giữa trái khoảng 1-1,5cm. Trước khi thu hoạch cần xác định xem trái bắp non đã đủ tiêu

chuẩn thu hoạch chưa, bằng cách kiểm tra độ dài râu nhú ra và chiều dài bắp non bên trong vỏ.

* Giai đoạn trước, trong và sau thu hoạch: Đối với việc thu hoạch, sau trồng 40-75 ngày

(tùy theo giống) có thể được thu hoạch, thu làm nhiều lần, mỗi ngày 1 lần (từ 7-12 ngày là kết thúc) khi thấy ngô phun râu được 0,5-1,5cm là thu hoạch được. Trước khi thu hoạch nên kiểm tra nếu lõi dài 5-9cm, đường kính lõi từ 1-1,5cm là tốt nhất, nên thu vào sáng sớm. Khi xác định trái dài đủ tiêu chuẩn thì tiến hành bẻ trái. Phải thu hoạch trái mỗi ngày để tránh trường hợp trái bắp vượt tiêu chuẩn do kích cỡ lớn, đồng thời sản lượng thu hoạch không bị giảm trọng lượng và héo. Đa số những trái thu hoạch sớm thường có kích thước, hình dạng, độ đồng đều cao. Bẻ trái bằng tay và nên thu hoạch từ sáng sớm và thu hoạch còn vỏ để tránh hư dập khi vận chuyển. Sau đó mang đến nơi có bóng mát mới tách bỏ vỏ. Dùng dao rạch một đường dọc trên vỏ bi, rồi dùng tay tách bỏ vỏ, gỡ sạch râu bắp, cắt bỏ cuống trái.

Nơi vị trí trái bắp đã cắt có thể tái mọc lên trái khác. Vì vậy, nếu muốn giữ trái này cần phải bón thêm phân (nhất là các loại phân bón lá) để trái bắp có đủ dinh dưỡng và phát triển tốt nhằm giảm bớt trường hợp dị dạng, bông dừa. Trong khi vận chuyển cần tránh các tổn thương cơ giới bằng cách đóng gói, lót bằng vật liệu mềm và phải vận chuyển nhanh.

Sau khi thu hoạch xong tốt nhất là sản phẩm được giao còn lá bi, vì quá trình thu hoạch được dễ dàng nhanh chóng và việc vận chuyển không gây tổn hại đến phẩm chất sản phẩm. Đôi khi do yêu cầu của khách hàng cần tổ chức sơ chế và phân loại sản phẩm tại chỗ thì việc đầu tiên là bóc lá bi để lấy lõi. Để đảm bảo lõi không bị gãy, dập hoặc rách nát, công việc này phải được tiến hành hết sức cẩn thận. Dụng cụ chủ yếu là dao mỏng hoặc lưỡi lam, túi nilon, thúng, sọt, rổ rá hoặc hộp giấy... dao và lưỡi lam nên được khống chế độ sâu bằng một đệm gỗ làm mức vừa với độ dày của bi lá (tùy từng giống) để khi rạch hết các lớp lá bi mà không gây hại đến lõi.

Nên bắt đầu rạch từ gốc đến ngọn, mở lá bi theo đường rạch và dùng dao cắt cuống bắp gần sát đáy lõi và lấy lõi ra, vặt bỏ râu ngô theo chiều ngược lại (từ ngọn đến đáy lõi) rồi đặt vào rổ, rá hoặc hộp giấy theo cấp loại.

PV

Page 13: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

13

1. Đặt vấn đề Trong số các loại rau cần được lai tạo và phát triển, cà chua là một trong những cây rau được chú ý

nhiều. Song song với những nghiên cứu về giống cà chua nhập nội, các biện pháp kỹ thuật khác đã thu được một số kết quả nhất định. Trong những năm gần đây, Trường Đại học Nông lâm Huế đã khảo nghiệm tập đoàn, chọn dòng thuần, với phương thức sử dụng giống địa phương làm chủ đạo lai với các dòng, giống có năng suất cao, chất lượng tốt được thực hiện. Kết quả tạo được nhiều tổ hợp lai cà chua bằng phương pháp lai đơn, đã chọn được 10 tổ hợp lai cà chua có triển vọng. Từ nguồn vật liệu này, việc tiếp tục nghiên cứu khả năng thích ứng của các tổ hợp lai này ở các mùa vụ khác nhau là hết sức cần thiết. Vì vậy nhóm tác giả đã thực hiện đề tài “Đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua vụ đông xuân và xuân hè tại Thừa Thiên Huế”, nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh, cho năng suất, đặc điểm hình thái và chất lượng quả của các tổ hợp lai cà chua; tuyển chọn được 2-3 tổ hợp lai cà chua tốt nhất, có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe, cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và có khả năng chống chịu tốt sâu bệnh, cũng như phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế; làm vật liệu cho việc chọn giống tiếp theo.

2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu

Thí nghiệm gồm 10 tổ hợp lai (THL) và 2 giống đối chứng (Đ/C), trong đó 10 THL được mã hóa từ TH1 đến TH10, dùng Bi (giống địa phương) làm Đ/C 2 và T30 làm giống đối chứng 1 (Đ/C 1).

2.2. Nội dung nghiên cứu: Thí nghiệm 1: Đánh giá một số THL cà chua vụ đông xuân năm 2006- 2007 trên đất phù sa cổ tại

Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm 2: Đánh giá một số THL cà chua vụ xuân hè năm 2007 và 2008 trên đất phù sa cổ tại

Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm 3: Đánh giá một số THL cà chua mới vụ đông xuân năm 2007-2008 trên đất phù sa cổ

tại Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm 4: Đánh giá một số THL cà chua mới vụ xuân hè năm 2008 trên đất phù sa cổ tại Thừa

Thiên Huế. Thí nghiệm 5: Duy trì các dòng bố mẹ và tiếp tục thụ phấn để lấy hạt F1 của các THL cho vụ sau

2007-2008. 2.3. Phương pháp nghiên cứu:

Thí nghiệm trong 2 năm, được bố trí trên đất phù sa cổ có thành phần cơ giới thịt nhẹ, trồng mỗi năm 2 vụ. Năm 2008, vụ đông xuân tại Tây Lộc, thành phố Huế; vụ hè thu tại HTX Hương An, huyện Hương Trà. Mỗi thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB), nhắc lại 3 lần, diện tích mỗi ô là 6m2, tổng diện tích mỗi thí nghiệm là 200m2.

Thí nghiệm vụ đông xuân: Gieo ngày 25/11/2006, trồng ngày 25/12/2006; vụ xuân hè gieo ngày 15/2/2007, trồng ngày 15/3/2007. Năm 2008 bố trí thí nghiệm và áp dụng quy trình gieo trồng tương tự 2007. Phân bón (tính cho một hecta) là 10 tấn phân chuồng + 200kg urê + 500kg lân supe + 200kg KCl + 400kg vôi bột. Khoảng cách trồng (60 x 55)cm, mật độ trồng 30.000 cây/ha. Các biện pháp kỹ thuật khác được áp dụng đồng đều và thích hợp.

Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, khả năng ra hoa đậu quả, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh... áp dụng theo quy trình khảo nghiệm giống cà chua của Viện Nghiên cứu Rau quả Gia Lâm, Hà Nội.

Đánh giá ưu thế lai chuẩn: [1; 4]

ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA CÓ TRIỂN VỌNG

VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ XUÂN HÈ

ƯTL chuẩn =

F1 - ĐC

ĐC

x 100

F1: con lai, ĐC: đối chứng

Page 14: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

14

Đánh giá tính ổn định môi trường của các THL:

Phương trình 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Đối với thời gian sinh trưởng, phát triển của các THL, thì tuổi cây con 30 ngày. Thời gian sinh

trưởng sau trồng của các THL vụ đông xuân 91-97 ngày, vụ xuân hè 87-98 ngày. Nhìn chung các THL này đều có thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương.

Về đặc điểm hình thái của các THL, hầu hết các THL đều có chiều cao thân chính, chiều cây từ trung bình đến cao, đường kính tán cây lớn, số lá/thân chính nhiều, màu sắc lá xanh nhạt đến xanh đậm, thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn và vô hạn. Đây là những THL có khả năng sinh trưởng khỏe, tiềm năng cho năng suất cao. TH3, TH4, TH6 là những THL có đặc điểm hình thái tốt nhất, phù hợp với sản xuất thâm canh.

Đối với khả năng phân cành của các THL, trong 2 vụ trồng thì vụ đông xuân có số cành cấp 1 có xu hướng nhiều hơn vụ xuân hè. Điều này cho thấy trong cùng một điều kiện canh tác nhưng vụ xuân hè có điều kiện ánh sáng tốt hơn nên khả năng phân cành mạnh hơn vụ đông xuân. Trong các THL thì TH5, TH9, TH6, TH4, TH10 cho số cành cấp 1 nhiều hơn các THL khác nhưng thấp thua so Đ/C. Số cành cấp 1 có khả năng ra hoa đậu quả cao hơn cành cấp 2, cấp 3, nên nó là cơ sở cho năng suất sau này.

Tất cả các THL đều có số cành/cây rất nhiều ở cả 2 vụ nhưng thấp thua Đ/C 2 và có xu hướng giảm dần từ cành cấp 1, cấp 2 đến cấp 3. Trong các THL thì TH5, TH3, TH4, TH1 có tổng số cành cao nhất so với các THL nhưng thấp thua so Đ/C 2. Số cành/cây nhiều nên đây là những THL sinh trưởng mạnh, trong sản xuất cần trồng với mật độ thích hợp và cần tỉa cành để cho năng suất cao.

Khả năng ra hoa đậu quả của các THL cho thấy, trong 2 vụ thì vụ đông xuân cho tỷ lệ đậu quả cao hơn vụ hè thu. Trong mỗi vụ thì TH3, TH4 cho tỷ lệ đậu quả cao nhất và cao hơn Đ/C.

Đối với tình hình sâu bệnh trên các THL (so sánh với Đ/C 1), trong 2 năm (4 vụ trồng) các THL bị 7 loại sâu bệnh hại như bệnh héo xanh, bệnh xoăn lá, bệnh thối quả… Qua 2 năm theo dõi cho thấy cà chua thường bị các loại bệnh gây hại chính như héo xanh do VK Pseudomonas solanacearum, héo rũ, xoăn lá do virus (TYLCV- xoăn vàng lá) và bệnh thối quả do nấm Colectotrichum spp. Ngoài ra còn một số bệnh nguy hiểm như mốc đen lá (Pseudocersospora fuligena)… Hầu hết các THL đều bị sâu bệnh hại và THL TH7,TH8, TH5, TH1 bị sâu bệnh gây hại nhiều hơn so Đ/C. Biểu đồ 2 cho thấy, trong các THL chỉ có HT4 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn Đ/C 1 và Đ/C 2, không bị bệnh héo xanh, không bị bệnh xoăn lá, có bị thối quả nhưng tỷ lệ quả bị thối (0,2%) không đáng kể trong cả 2 vụ trồng. Tiếp đến là TH3 tỷ lệ bệnh héo xanh và thối quả thấp.

Về đặc điểm hình thái và chất lượng quả của các THL, tất cả các THL thì quả có hình thái đẹp biểu hiện ở hình dạng, kích thước, màu sắc, mẫu mã quả đẹp hấp dẫn người tiêu dùng cũng như độ Brix trong quả cao. Trong đó THL TH3, TH4, TH6 có dạng quả dài, màu đỏ tươi, quả nhỏ nhưng đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng nhất. Trong 2 vụ trồng thì hàm lượng đường, độ Brix ở vụ xuân hè có xu hướng thấp hơn vụ đông xuân, trong lúc đó hàm lượng axít hữu cơ và tỷ lệ khô/tươi cao. Các THL cà chua có triển vọng đều có chất lượng sinh hóa tốt, giá trị dinh dưỡng cao, có tỷ lệ axit hữu cơ/đường tổng số hài hòa tạo hương vị thơm ngon, rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong đó TH4 có nhiều ưu điểm về hàm lượng chất khô, axit hữu cơ, tỷ lệ khô/tươi thấp và đường tổng số cao nhất.

Đối với ưu thế lai chuẩn của các THL cà chua (một số chỉ tiêu có liên quan đến năng suất), về năng suất thực thu, hầu hết tất cả các THL có ưu thế lai chuẩn dương về chỉ tiêu năng suất thực thu, chỉ có TH1 và TH10 có ưu thế lai chuẩn âm so với đối chứng có năng suất lý thuyết cao nhất (Đ/C 1). Trong các THL thì TH4, TH2, TH9 có nhiều ưu thế lai chuẩn dương hơn so với Đ/C cao nhất, đặc biệt TH4 có ưu thế lai chuẩn dương hơn so Đ/C cả về tổng số quả/cây, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Điều này chứng tỏ rằng TH4 là THL thể hiện khả năng thích nghi và cân đối về các yếu tố cấu thành năng suất nhất, tiếp theo là các THL TH2 và TH9. Tuy nhiên TH1 và TH10 không có ưu thế lai dương so Đ/C.

(Xem tiếp trang 11)

2ij i i j iy y b I S d= + +

Page 15: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

15

Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Thông tư 04/2010/TT-BKHCN ngày 21 tháng 6 năm 2010 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ.

Thông tư này hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ (gọi tắt là Nghị định 49). Theo đó, hình thức xử phạt trục xuất áp dụng theo quy định tại Điều 15 và Điều 31 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Đối với hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép chuyển giao công nghệ (gọi tắt là giấy phép) thì áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép để chuyển giao một hoặc một số công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định 49 trong quá trình thực hiện chuyển giao và hành vi đó có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép.

Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (gọi tắt là giấy chứng nhận) áp dụng đối với tổ chức, cá nhân chuyển giao các công nghệ không thuộc danh mục công nghệ cấm chuyển giao, danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao nhưng có đăng ký chuyển giao với Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ và được cấp giấy chứng nhận để được hưởng ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước, mà có hành vi vi phạm

các quy định của Nghị định 49 trong quá trình thực hiện chuyển giao và hành vi đó có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy chứng nhận.

Hành vi lợi dụng hoạt động chuyển giao công nghệ làm tổn hại đến lợi ích quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định là việc tổ chức, cá nhân dựa vào các điều kiện thuận lợi do chính sách, pháp luật khuyến khích phát triển công nghệ của nhà nước tạo ra, để thực hiện việc chuyển giao công nghệ nhằm làm tổn hại lợi ích quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi chuyển giao các công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm trái đạo đức, không phù hợp với bản sắc, thuần phong mỹ tục của dân tộc là việc tổ chức, cá nhân đã chuyển giao các công nghệ không thuộc danh mục công nghệ cấm chuyển giao nhưng sản phẩm của công nghệ đó tạo ra có thể làm sai lệch, ảnh hưởng xấu những chuẩn mực quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, xã hội hoặc những phong tục tốt đẹp, lành mạnh được xã hội ghi nhận và tôn trọng.

Trong quá trình xem xét, xác định yếu tố “trái đạo đức, không phù hợp với bản sắc, thuần phong mỹ tục của dân tộc”, cơ quan có thẩm quyền thanh tra, xử phạt căn cứ vào tình hình thực tế, ý kiến chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa ở địa phương để kết luận, ban hành quyết định xử phạt và chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.

Hành vi chuyển giao công nghệ gây hậu quả xấu đến sức khỏe con người là việc tổ chức, cá nhân đã chuyển giao các công nghệ mà chính quá trình thực hiện công nghệ đó hoặc các sản phẩm

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ

ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH 49 CỦA CHÍNH PHỦ

Page 16: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

16

do công nghệ đó tạo ra có thể gây hậu quả xấu đến sức khỏe con người.

Hành vi chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ cấm chuyển giao và danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao là việc tổ chức, cá nhân đã chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ cấm chuyển giao hoặc chuyển giao trái phép công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao quy định trong các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mộ t số đ iều của Luậ t Chuyển giao công nghệ.

Hành vi gian lận, lừa dối trong việc lập hợp đồng chuyển giao công nghệ để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc được cấp giấy phép chuyển giao công nghệ là việc tổ chức, cá nhân lập hợp đồng chuyển giao công nghệ có những điều khoản không trung thực nhằm mục đích được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc giấy phép chuyển giao công nghệ.

Hành vi không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ khi phổ biến, chuyển giao có tổ chức các công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là việc tổ chức, cá nhân không báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở địa phương trước khi thực hiện chuyển giao một cách có tổ chức công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở vùng nông thôn, miền núi, hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Hành vi tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ mà không thông báo bằng văn bản cho cơ

quan đã xác nhận đăng ký hợp đồng khi hủy bỏ hợp đồng là việc tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ để được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước nhưng khi hợp đồng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên hủy, các bên tham gia hợp đồng thống nhất hủy hoặc các nguyên nhân khác dẫn đến hợp đồng bị hủy bỏ, mà trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hủy bỏ hợp đồng đã không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đối tượng bị xử phạt theo quy định này là tổ chức, cá nhân đã thay mặt các bên liên quan để gửi hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Hành vi gian lận, giả mạo để được hưởng hỗ trợ, ưu đãi của chính sách khuyến khích, thúc đẩy chuyển giao công là việc tổ chức, cá nhân đã có hành vi không trung thực (sử dụng giấy tờ giả, sửa chữa, tẩy xóa các nội dung …) trong việc lập, kê khai, nộp hồ sơ để các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, cho hưởng hỗ trợ, ưu đãi theo chính sách khuyến khích, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

Đối với thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thì trong trường hợp những người đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính nhưng không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải kịp thời lập biên bản và trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản, chuyển biên bản đó đến người có thẩm quyền để tiến hành xử phạt. Việc lập biên bản về vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải có thông báo bằng văn bản đến Sở Khoa học và Công nghệ nơi đặt trụ sở của tổ chức, cá nhân bị xử phạt.

PV

Page 17: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

VĂN HÓA - XÃ HỘI

17

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tuy Người đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những giá trị nhân văn cao cả. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo. Trước khi ra đi, Bác Hồ kính yêu vẫn còn nhắc nhở chúng ta trong bản di chúc (bản viết tay tháng 5/1968): “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha, mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ đói rét”. Tấm lòng của lãnh tụ thể hiện một tư tưởng vĩ đại đúng với tinh thần của truyền thống dân tộcViệt Nam “uống nước nhớ nguồn”.

Ngày Thương binh liệt sĩ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng từ đầu năm 1946 và Người là hội trưởng danh dự của tổ chức mang tên “Hội giúp binh sĩ bị nạn”, “Hội giúp binh sĩ bị thương”… với những phong trào mùa đông binh sĩ, dẫn đến văn bản pháp quy đầu tiên về các chế độ “Hưu bổng thương tật” và “Tiền tuất cho thân

nhân liệt sĩ” mà Chính phủ ban hành vào ngày 16/2/1947 thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ.

Đến tháng 6/1947, tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, một hội nghị quan trọng của các cơ quan chính phủ và các hội, đoàn thể chính trị ở trung ương đã quyết định chọn ngày 27/7/1947 làm Ngày Thương binh toàn quốc. Và chiều ngày 27/7/1947, tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức một buổi mít tinh lớn, mọi người được nghe thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi ban thường trực của Ban tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc và từ đó, hàng năm ngày 27 tháng 7 là ngày hội của toàn Đảng và toàn dân ta, đánh giá kết quả thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa…

Ngay trong bài nói tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng (5/1/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không quên nhắc nhở: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta”… “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt tất cả mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã chuyển lại cho chúng ta…” Không phải chỉ với những lời phát biểu, mà hàng năm Bác Hồ luôn nhớ và vận động cán bộ đảng viên công tác bên cạnh mình gương mẫu trích tiền lương, tiền thưởng, quần áo… gởi cho thương binh, liệt sĩ .

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Kỷ niệm 63 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2010)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ

Page 18: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

18

Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện trách nhiệm của mình bằng những chính sách cụ thể ngày càng hoàn thiện hơn đối với gia đình chính sách. Những chương trình vận động đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc và nuôi dưỡng suốt đời những bà mẹ Việt Nam anh hùng; quy tập hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang, xây dựng nhà bia tưởng niệm ghi danh anh hùng liệt sĩ để làm nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho những thế hệ sau này; xây dựng nhà tình nghĩa cấp cho thương binh và gia đình liệt sĩ. Nhiều phong trào áo lụa tặng bà và nhiều chương trình hỗ trợ vốn giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, miễn giảm viện phí, học phí, trợ cấp thường xuyên, trợ cấp đột xuất… cũng đã được thực hiện ưu tiên cho những gia đình chính sách.

Văn kiện Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: "Giải quyết tốt các vấn đề xã hội... Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng, những người có công với nước, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh và cha mẹ, vợ con liệt sĩ, người được hưởng chính sách xã hội" cũng là tiếp tục thực hiện những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đền ơn đáp nghĩa.

Ngày nay, được sống trong cảnh đất nước thanh bình, chúng ta càng khắc ghi công lao và sự hy sinh to lớn của các thương binh và liệt sĩ. Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách thiết thực ưu đãi đối với thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Đồng bào ta trên khắp mọi miền của Tổ quốc cũng đã làm nhiều công việc để đền ơn đáp nghĩa, như tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa, lập quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ và giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, giúp đỡ thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ, tìm mộ liệt sĩ... Việc chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, giảm bớt một phần khó khăn trong cuộc sống cho thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ là tình cảm, trách nhiệm và bổn

phận của toàn xã hội. Xã hội ta sẽ ngày càng tốt đẹp hơn từ những việc làm đầy tình nghĩa đó. Phong trào đền ơn đáp nghĩa đã, đang và sẽ được nhân dân ta nhân lên và phát huy ngày càng rộng rãi.

Theo Quyết định số 915/QĐ-CTN ngày 01/7/2010 của chủ tịch nước thì năm nay, Nhà nước sẽ dành khoảng 360 tỷ đồng để tặng quà cho các đối tượng chính sách. Trong đó, sẽ có 2 mức quà tặng là 400.000 đồng và 200.000 đồng. Cụ thể, mức quà 400.000 đồng dành cho đối tượng là các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân của các liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; các thương bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên và kể cả người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Mức quà 200.000 đồng dành cho các đối tượng là thương bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật có tỷ lệ từ 80% trở xuống, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động và cả những người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, hoặc mặc dù hiện tại không được hưởng tuất nhưng đã có công thờ cúng liệt sĩ và người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, suy giảm khả năng lao động với tỷ lệ chỉ dưới 80% (đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng). Theo thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh, có khoảng 2 triệu đối tượng thuộc diện được nhận 200.000 đồng.

Cùng nhau ôn lại tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ, cũng là một cách thiết thực để chúng ta thắp nén tâm nhang trước anh linh các liệt sĩ, đồng thời góp phần làm cho tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tỏa sáng trong thực tiễn.

Nguyễn Văn Thanh

Page 19: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

VĂN HÓA - XÃ HỘI

19

Sản phẩm du lịch xuyên thời gian “Hành trình qua một số vùng kinh đô Việt

cổ” là chương trình du lịch chuyên đề mới về văn hóa-lịch sử độc đáo nhằm khám phá những giá trị văn hóa-lịch sử đặc sắc của một số kinh đô, cố đô Việt Nam qua các thời kỳ. Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng: ““Hành trình qua các vùng kinh đô Việt cổ” là một chương trình thụ hưởng văn hóa kinh kỳ, văn hóa điểm đến, qua đó có thể có được một cái nhìn biện chứng giữa văn hóa cung đình xưa và văn hóa đô thị hôm nay. Có thể ví nó như một cuộc phiêu lưu qua các không gian văn hóa cổ. Không chỉ có sự hưởng thụ phong cảnh, không gian văn hóa lịch sử mà đó còn là cuộc khám phá văn hóa kinh kỳ, văn hóa bác học chốn đô thị. Gắn với mỗi kinh đô, là một giai đoạn lịch sử của đất nước.” Một Văn Lang với thời kỳ dựng nước huy hoàng, là trung tâm chính trị, kinh tế lớn bậc nhất của nước ta dưới thời các vua Hùng. Một Hoa Lư với hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh phất cờ lau khởi nghĩa. Một Thăng Long-Đông Đô với tên tuổi Lý Công Uẩn. Là Lam Kinh với những chính sách cải cách đột phá dưới thời Hồ Quý Ly. Hay một Phượng Hoàng Trung Đô gắn với tầm chiến lược thiên tài của người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ. Rồi cố đô Huế, với bao thăng trầm, thành tựu và cả những ẩn số lịch sử gắn với triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam…

Chương trình du lịch xuyên thời gian này là một sản phẩm du lịch lớn, nối kết giữa các vùng miền, trải nghiệm qua nhiều không gian của đất nước. Thông qua chương trình du lịch này, ngành du lịch giữa các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Ninh Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định... đã có chung một sản phẩm du lịch lớn để cùng liên kết, hợp tác, phát triển, tạo ra sự gắn kết, bổ sung cho nhau, hình

thành nên những sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng cao, hấp dẫn khách du lịch và các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện mục tiêu nâng cao sức hấp dẫn và sức cạnh tranh của các sản phẩm du lịch, đảm bảo vì sự phát triển du lịch bền vững của các địa phương. Nhìn nhận thực tế “Hành trình qua một số kinh đô Việt cổ” đã khảo sát được 2/3 chặng đường. Với “Hành trình qua các vùng kinh đô Việt cổ”, lần

đầu tiên, chúng ta có một sản phẩm du lịch xuyên thời gian, trải dài trên một địa bàn rộng lớn và suốt chiều dài lịch sử đất nước. Không cần qua thẩm định của kỷ lục Guiness Việt Nam, nhưng với chiều dài không gian và thời gian xuyên suốt qua bao thế kỷ, chương trình du lịch “Hành trình qua một số vùng kinh đô Việt cổ” xứng đáng là sản phẩm du lịch “lớn nhất” Việt Nam.

“Hành trình qua các kinh đô Việt cổ”, tự thân tên gọi của nó đã có sức thu hút mạnh mẽ đối với

HÀNH TRÌNH QUA CÁC VÙNG KINH ĐÔ VIỆT CỔ:

SẢN PHẨM DU LỊCH “LỚN NHẤT” VIỆT NAM Trên một hành trình xuyên bao thế kỷ từ kinh đô Văn Lang đầu tiên vào thế kỷ VII TCN cho

đến kinh đô Huế thế kỷ XIX, “phiêu lưu” qua gần hết chiều dài đất nước, tour du lịch “Hành trình qua các vùng kinh đô cổ” là một sản phẩm du lịch “xuyên thời gian” đánh dấu sự liên doanh liên kết lớn giữa các địa phương trong cả nước hướng đến đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Kinh thành Huế - “kinh đô cổ” duy nhất còn nguyên vẹn trên “Hành trình qua các

vùng kinh đô Việt cổ”

Page 20: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

20

du khách và thể hiện cả sự tham vọng rất lớn của những nhà làm du lịch muốn hình thành nên một sản phẩm du lịch chung của ngành du lịch Việt Nam. Việc xây dựng và tổ chức chương trình du lịch này còn có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc. Mỗi chặng của hành trình là những trang sử ghi nhớ về công lao của ông cha ta trong việc mở mang xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố niềm tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau và cơ hội giới thiệu với bạn bè quốc tế về lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồng thời nó được ra đời trong thời điểm phân khúc thị trường khách về du lịch văn hóa, du lịch nghiên cứu đang ngày càng thu hút nhiều du khách. Ông Trần Thành Công, Công ty lữ hành Hà Nội Tourist đã cho rằng: “Theo nghiên cứu của bộ phận thị trường Hà Nội Tourist thì 3 năm trở lại đây, du khách bắt đầu quan tâm đến yếu tố văn hóa điểm đến và đề nghị được đặt những tour nghiêng về tư duy văn hóa điểm đến thay vì vui chơi, giải trí như thời gian trước.”

Tuy nhiên, hành trình này đang gặp phải một thực tế là hầu như các kinh đô cổ đều đã bị thời tiết, thời gian và cả những biến thiên của lịch sử nên hầu như không còn nguyên vẹn, thậm chí có kinh đô đã biến mất khỏi không gian và chìm lấp đâu đó dưới lòng đất của vị trí ngày xưa nó đã được xây dựng. Hiện tại, chỉ duy nhất có kinh đô cổ là kinh đô Huế là hầu như được khôi phục và bảo toàn nguyên vẹn. Vì vậy, vấn đề được đặt ra đó là cần khai quật, khảo cổ, tôn tạo, đầu tư và phải đầu tư như thế nào để không biến một kinh đô cổ của một thời kỳ nhất định trong lịch sử thành một kinh đô “giông giống” kinh đô cổ. Đó là cả một quá trình dày công đòi hỏi sự góp sức của nhiều ngành khác nhau, chứ tự thân của ngành du lịch không thể làm được. Bên cạnh đó, thời gian qua mới chỉ là những cuộc khảo sát, cuộc gặp gỡ, hội nghị, hội thảo của đại diện cấp sở của các tỉnh, mà với chương trình lớn này, tầm cao liên kết của nó phải là UBND các tỉnh, thành phố, dưới sự cầm chịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì hành trình này mới thực sự đi vào thực tế và phát huy được tính hiệu quả mà các nhà làm du lịch đang thực kỳ vọng vào nó như một sản phẩm tạo sức bật mới cho ngành du lịch Việt Nam.

Minh Hạnh

NƯỚC SẠCH Ở LỘC ĐIỀN... (Tiếp theo trang 24) tại địa phương đã thu hút được nhiều hộ sử dụng. Nhiều hộ rất phấn khởi khi được sử dụng nước sạch để sinh hoạt và bớt đi nỗi lo về các bệnh liên quan do sử dụng nguồn nước không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, theo thống kê, nguồn nước sạch chỉ phủ sóng cho khoảng 23% hộ trong xã và chủ yếu tập trung ở các hộ trung tâm, còn phần lớn các hộ dân vùng ven đầm phá, vùng xa vẫn chưa được đáp ứng. Bên cạnh đó, thời lượng cung cấp nước đến các hộ dân của Trạm nước máy Lộc Điền mỗi ngày chỉ chạy khoảng 6 tiếng đồng hồ nên vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhiều hộ dân, nhất là những hộ kinh doanh dịch vụ.

Ông Cao Thi, trưởng Trạm nước máy Lộc Điền cho hay, lúc trạm mới đi vào hoạt động, số hộ được bắt nước máy chỉ khoảng 100 hộ. Qua gần 7 năm hoạt động, số hộ được tiếp cận nguồn nước sạch của trạm đã tăng lên hơn gấp 5 lần. Đó là nỗ lực lớn không chỉ của chính quyền địa phương mà còn nhờ sự quan tâm của các ngành, các cấp. Tuy nhiên, với công suất và hệ thống đường ống của Trạm nước máy Lộc Điền như hiện nay, mặc dù tuyến ống phụ đã được lắp đặt qua nhiều hộ dân, nhưng vẫn chưa thể lắp đồng hồ bởi không đủ nguồn nước cung cấp, nhất là các hộ nằm xa trung tâm, ven đầm phá. Ông Thi kiến nghị, để tạo điều kiện cho nhiều người dân tiếp cận được với nguồn nước sạch, các ngành, các cấp cần quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống bể chứa, mở rộng đường ống chính. Bên cạnh đó, theo ông Thi, với khoảng 17km hệ thống đường ống được đầu tư từ năm 2003 đã xuống cấp cộng với không có hệ thống van xả đã khiến cho việc lọc các tạp chất trong hệ thống đường ống gặp khó khăn. Vì thế, thời gian qua, có nhiều lúc người dân vẫn kêu ca chuyện nước bị đục.

Theo ý kiến của cơ quan chức năng, về lâu dài, việc huy động nguồn vốn và sự đóng góp từ các nguồn để xây dựng các công trình nước sạch ở các vùng nông thôn là rất cần thiết. Việc làm này vừa giúp người dân được sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, tránh được các bệnh liên quan, đồng thời góp phần giúp cho nguồn nước ngầm ở các khu vực nông thôn không bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, bảo vệ kết cấu địa chất vững chắc ở các vùng nông thôn.

Hoài Nguyên

Page 21: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

VĂN HÓA - XÃ HỘI

21

Tuy mới hình thành ở Việt Nam, bước đầu TTHTCĐ đã hoạt động có hiệu quả. Tính đến tháng 2 năm 2005 cả nước ta có 4.783 TTHTCĐ ở 10.765 xã, phường, thị trấn. Với sự xuất hiện hàng loạt TTHTCĐ đã khẳng định sự cần thiết của TTHTCĐ bởi đã góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được học tập và tham gia các hoạt động chung của cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Chính vì những lẽ đó mà trong thời gian qua ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế, các TTHTCĐ phát triển mạnh mẽ và đối tượng hưởng lợi từ mô hình giáo dục này là người Tà ôi-Pacô trên địa bàn huyện A Lưới.

Quá trình hình thành và hoạt động của các TTHTCĐ

Tính đến thời điểm năm 2010, toàn huyện A Lưới có 14/21 TTHTCĐ được hình thành qua những mốc thời gian khác nhau. TTHTCĐ các xã Nhâm, Hồng Kim, Hồng Thượng thành lập ngày 18/4/2003. TTHTCĐ các xã Hồng Thái, Hồng Trung, Hồng Bắc, Hồng Quảng, Bắc Sơn và thị trấn A Lưới thành lập ngày 19/1/2006. TTHTCĐ các xã Sơn Thủy, A Đớt, A Roàng, Phú Vinh và Hồng Thái thành lập ngày 28/7/2009.

Các TTHTCĐ tại các xã, thị trấn được hình thành khá sớm và có những trung tâm đồng loạt ra đời cùng thời điểm. Song việc ra đời không đồng nghĩa với việc hoạt động thường xuyên, liên tục ngay từ khi mới ra đời. Thực chất, các TTHTCĐ tại các xã, thị trấn này mới chính thức hoạt động ngay đầu năm 2008, do nguồn hỗ trợ kinh phí từ phía nhà nước với số tiền 25triệu đồng/năm. Vì thế, trước năm 2008, các TTHTCĐ không có quỹ hoạt động mà chỉ hoạt động khi có những dự án nhỏ lẻ, mang tính chất bó hẹp ở đơn vị thôn, xóm, bản…với nội dung hỗ trợ về các lĩnh vực như chăn nuôi và y tế. Các TTHTCĐ mượn trụ sở UBND xã để hoạt động, đôi lúc còn

tranh thủ mượn nhà sinh hoạt cộng đồng ở các thôn hoặc bố trí tạm thời các điểm học phụ nằm rải rác ở các trường học (mầm non, tiểu học, THCS), nhà dân… nhằm phục vụ cho việc mở các lớp học tại cộng đồng. Tuy nhiên, một số xã do có địa bàn rộng, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ cho nên không mở được các lớp học vào ban đêm. Mặt khác đời sống và mức thu nhập của người dân nơi đây còn thấp, cùng với sự hạn chế về nhiều mặt (thiếu giáo viên, kinh nghiệm giảng dạy, cơ sở vật chất, kinh phí, cán bộ quản lý…) nên có một số TTHTCĐ chưa thật sự có sức thu hút đối với người dân nơi đây.

Trong các văn bản quản lý về hoạt động của các TTHTCĐ nơi đây đều được cán bộ quản lý tuyên truyền sâu rộng trong tầng lớp nhân dân về chức năng của TTHTCĐ như sau: “Hoạt động của TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng, là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến với mọi người dân”.

Khi các vấn đề liên quan đến TTHTCĐ đã được phổ biến, người Tà ôi-Pacô xem đây là một mô hình giáo dục mới và chính họ được tiếp cận nhiều nội dung từ những TTHTCĐ này là xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng, phối hợp triển khai các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương, hoạt động giao lưu

NGƯỜI TÀ ÔI-PACÔ Ở THỪA THIÊN HUẾ TIẾP CẬN HÌNH THỨC GIÁO DỤC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) là một tổ chức học tập do cộng đồng và vì cộng đồng. Mục đích chính của TTHTCĐ là góp phần phát triển và nâng cao chất lượng, nguồn nhân lực đặc biệt cho vùng nông thôn ở đồng bằng, ven biển và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, bằng cách cung cấp cơ hội học tập cho tất cả các đối tượng, đáp ứng tất cả các nhu cầu cá nhân ở mọi lứa tuổi và trình độ, hình thức và nội dung phù hợp với đối tượng cần học. Mục đích cuối cùng của TTHTCĐ là để giúp địa phương phát triển giáo dục thường xuyên một cách chủ động, góp phần xây dựng một xã hội học tập.

Page 22: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

22

văn hoá, văn nghệ, thể thao, đọc sách báo, tư vấn khuyến học, phòng chống tệ nạn xã hội…

Người Tà ôi-Pacô tiếp cận TTHTCĐ Hầu hết các học viên người Tà ôi-Pacô khi

đến với TTHTCĐ đều đánh giá cao tầm quan trọng của hình thức giáo dục này, đây là cơ sở cho việc tham gia học tập, cộng tác của các học viên. Theo họ, ngoài TTHTCĐ ra, họ vẫn còn có những nơi mà có thể cho họ những kiến thức không kém phần quan trọng và đa dạng, đó là những ngôi nhà Rông, nơi già làng tụ tập đông đảo những người dân trong làng, trao đổi, nói chuyện. Tuy nhiên không phải không phải thôn nào cũng có nhà Rông và nếu có thì hoạt động của nhà Rông sẽ không mấy thường xuyên mà chủ yếu vào các ngày hội của thôn hoặc của đất nước. Những nội dung do thôn cung cấp thường liên quan đến việc kể ra truyền thống của gia tộc, cộng đồng làng bản hơn là việc cung cấp những kiến thức liên quan đến cách làm ăn, hoặc cách làm ăn đó không phù hợp với điều kiện hiện nay của huyện, xã, thôn. Qua đây cho thấy rằng, việc quyết định thành lập các TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện cho tất cả những người trước đây bị thiệt thòi trong học tập cũng như tạo điều kiện học tập cho mọi người trong xã hội ở mọi lứa tuổi đều được học tập là hợp với lòng của người dân.

Với quá trình ra đời và thời gian hoạt động khác nhau, tại các TTHTCĐ ở A Lưới đã tiến hành thực hiện nhiều chương trình học tập và hoạt động khác nhau. Qua quá trình khảo sát điều tra tại 5 TTHTCĐ là xã Nhâm, Hồng Thái, Hồng Quảng, Hồng Trung và Bắc Sơn chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Qua kết quả trên cho thấy, có những ý kiến khác nhau về chương trình học tập và các chương trình chuyển gia khoa học-kỹ thuật, truyền đạt các văn bản pháp luật của nhà nước, tỉnh, huyện, xã, tuyên truyền kiến thức phòng

dịch bệnh ở người và gia súc, gia cầm là những chương trình được lựa chọn nhiều nhất.

Khi chưa có các TTHTCĐ, đã có các dự án khác nhau về việc tuyên truyền cho người dân về kiến thức phòng dịch bệnh, ví như tẩm thuốc chống muỗi cho màn ngủ (mỗi tấm màn tẩm được 10.000 đồng), tiêm thuốc trừ các đại dịch…Khi đã có các TTHTCĐ thì các nội dung chương trình này được sắp xếp thời gian phổ biến cho dân từ 10-15 ngày/tháng. Suốt thời gian đó, cán bộ của Trạm y tế xã sẽ phổ biến kiến thức cho dân về cách ăn chín, uống sôi và tác dụng của nó, kiến thức về thai sản, cách phòng bệnh.

Bên cạnh chương trình 5 thì chương trình 2 được người dạy lẫn người học lựa chọn với tỷ lệ tương đối cao bởi vì lý do trước đây, người dân nơi đây sống theo dạng du canh, du cư với việc khai thác quá mức những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở đây. Thế nhưng việc khai thác quá mức không tái tạo đã làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt nên việc thiếu đói xảy ra. Do đó chương trình chuyển giao khoa học-kỹ thuật đã được thực hiện ở đây một cách đồng loạt và thường xuyên. Vì thế, chương trình 2 đã cung cấp cho người dân những kiến thức về cách thức trồng các giống lúa ngắn ngày, chăm bón đúng kỹ thuật, kỹ thuật đan xem sau vụ lúa, kỹ thuật trồng rừng kinh tế, và đặc biệt tại TTHTCĐ xã Hồng

Quảng đã thành lập được câu lạc bộ trồng lúa địa phương Radư -Cuda của người Tà ôi, đây là lý do và là cơ sở để bảo tồn giống lúa địa phương quý trong nguồn gen cây lúa của cư dân Tà ôi-Pacô có từ lâu đời.

Chương trình Lãnh đạo Giáo viên Học viên

SL % SL % SL %

1. Xóa mùa chữ 00 00 00 00 00 00 2. Chuyển giao khoa học-kỹ thuật 05 33.3 16 45.7 108 36.0 3. Đào tạo cán bộ địa phương 00 00 00 00 00 00 4. Truyền đạt các văn bản pháp luật của nhà nước, tỉnh, huyện, xã. 04 26.7 13 37.1 45 15.0

5. Tuyên truyền kiến thức phòng chống dịch bệnh ở người và gia súc, gia cầm 06 40.0 06 17.1 147 49.0

6. Dạy tiếng Việt cho người dân 00 00 00 00 00 00 7. Dạy tiếng Tà ôi-Pacô hiện đại 00 00 00 00 00 00 8. Chương trình khác 00 00 00 00 00 00

Tổng cộng 15 100 35 100 300 100

Page 23: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

VĂN HÓA - XÃ HỘI

23

Kết luận Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945

thành công, theo dòng lịch sử, người Tà ôi-Pacô ở Thừa Thiên Huế nói chung và huyện A Lưới nói riêng cũng tích cực tiếp nhận những thay đổi mới của thời đại và tham gia vào công cuộc đổi mới của đất nước. Cùng những thay đổi về chính trị xã hội, sự tham gia của các cán bộ từ đồng bằng lên miền núi làm công tác dạy chữ như Hồ Ngọc Mỹ, Cu Tông, Cu Đẩy đã dần dần làm cho người Tà ôi-Pacô ngày càng biết thêm nhiều cái chữ. Tuy khó khăn chồng chất nhưng người dân nơi đây vẫn tham gia học tập, và ngày nay với việc tiếp cận hình thức giáo dục mới là TTHTCĐ người Tà ôi - Pacô lại một lần nữa có những thuận lợi để tiếp cận tri thức của xã hội. Đến với các TTHTCĐ, người Tà ôi-Pacô đã có những thuận lợi không chỉ cho chính bản thân mình mà còn cả lãnh đạo, giáo viên, cộng tác viên cùng với nhiều thành phần khác. TTHTCĐ sẽ là một thiết chế văn hóa mới ở làng bản của họ, và điều thiết thực nhất là chính họ đã nhận thấy được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và Chính phủ về vấn đề nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Để những TTHTCĐ vùng đồng bào Tà ôi-Pacô ngày càng phát triển và có hiệu quả, thì các cấp ban ngành liên quan cần đầu tư nhiều hơn nữa về kinh phí, nhân lực và điều quan trọng hơn cả là làm phong phú thêm chương trình và hình thức học tập. Hy vọng trong những thời gian tiếp theo, người Tà ôi-Pacô ở Thừa Thiên Huế sẽ tiếp cận được thêm nhiều hình thức giáo dục thiết thực như TTHTCĐ mà họ đã biết đến.

Trần Nguyễn Khánh Phong NHỮNG ĐIỂM NHẤN... (Tiếp theo trang 25) tốt, như Công ty Cổ phần Thanh Tân, Nhà máy Rượu Sake, Rượu Thủy Dương... , nâng công suất lĩnh vực này lên trên 300 triệu lít/năm.

Trong sự sôi động của hoạt động công nghiệp của tỉnh không thể không nhắc đến lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác mỏ. Từ Nhà máy xi măng Luksvaxi có công suất 800 triệu tấn/năm vào năm 2005, sau 5 năm đầu tư mở rộng đã nâng công suất lên 2,4 triệu tấn/năm và phấn đấu đến cuối năm 2010 đạt 3,2 triệu tấn/năm; Nhà máy xi măng Long Thọ ngày càng lớn mạnh, đạt công suất 16 vạn tấn năm; Nhà máy xi măng Long Thọ II, Nam Đông, Đồng Lâm cũng đang khởi động sẽ góp phần đưa lĩnh vực này ngày càng phát triển.

Thương mại bứt phá Đối với lĩnh vực thương mại, giai đoạn

2005-2010 là dấu mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển vượt bậc, trong đó phải kể đến lĩnh vực kinh doanh siêu thị và trung tâm thương mại (TTTM). Từ Siêu thị Thuận Thành 1 của HTX TMDV Thuận Thành ra đời vào đầu năm 2005, đến nay trên địa bàn thành phố Huế có 2 TTTM với quy mô lớn, đó là TTTM Trường Tiền Plaza, Phong Phú Plaza và 5 siêu thị là Thuận Thành 2, Thuận Thành 3, Xanh, Co.opMart và Big C. Sự ra đời của hệ thống TTTM, siêu thị quy mô lớn này đã góp phần tạo ra một kênh phân phối hiện đại, góp phần vào việc sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa Bắc- Nam và TTTM lớn của khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Với mục tiêu đưa lĩnh vực dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong hai năm 2009 và 2010, UBND tỉnh đã và đang cấp phép đầu tư và xúc tiến cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh triển khai đầu tư xây dựng các TTTM, siêu thị trên địa bàn thành phố Huế, đó là Tập đoàn Phú Thái với dự án đầu tư Trung tâm phân phối và bán sĩ hàng hóa tại Khu công nghiệp Hương Sơ, Công ty TNHH Hồng Phú với dự án xây dựng TTTM An Hòa tại phường Phú Thuận cùng với hàng loạt dự án đầu tư xây dựng TTTM và siêu thị khác đang được các nhà đầu tư nhắm đến. Trong năm 2011 và các năm tiếp theo, một số dự án lớn sẽ triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động, đó là TTTM số 2 Nguyễn Tri Phương-số 4 Hà Nội, cụm thương mại dịch vụ tập trung tại phường Phú Hội-Phú Nhuận, Trung tâm hội chợ triển lãm An Vân Dương và các siêu thị mini tại các phường An Cựu, Phước Vĩnh, Trường An. Sự có mặt của các TTTM và siêu thị này sẽ góp phần tạo ra những điểm phân phối hàng hóa rộng rãi, đa dạng các chủng loại hàng hóa để người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn.

Ông Lê Tự Dũng, phó giám đốc Sở Công Thương cho biết: “Qua 5 năm, lĩnh vực công thương phát triển khá nhanh và hiệu quả. Các lĩnh vực như chế biến nông-lâm-thủy-hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ, dệt may, thủy điện, kinh doanh siêu thị... ngày càng mở rộng và phát triển từ địa bàn thành phố Huế đến các vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Cùng với sự phát triển về quy mô, chất lượng sản phẩm cũng thay đổi, năng lực sản xuất tăng nhanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh”.

Thanh Thụy

Page 24: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

KINH TẾ - NÔNG NGHIỆP

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

24

Khan hiếm nước sạch Về xã Lộc Điền, chúng tôi ghé thăm nhiều hộ

dân ở thôn Trung Chánh, một thôn nằm ven phá Tam Giang. Chỉ cho chúng tôi xem chậu nước màu vàng đục, chị Đỗ Thị Tánh, một người dân ở thôn Trung Chánh bức xúc: “Đối với người dân ở đây, có được nước sạch để sinh hoạt là chuyện hiếm hoi. Muốn có nước để nấu ăn, uống, bà con phải đi chở ở thôn khác cách vài cây số, nhưng cũng chỉ có hạn. Còn chuyện tắm, giặt thì cứ thế mà ra sông, ra phá”. Ở thôn Trung Chánh, hầu như nhà nào cũng phải xây thêm bể, mua thêm phèn để lọc nước quanh năm, song vẫn không cải thiện được màu vàng đục và mùi phèn khó chịu. Chị Tánh lo lắng: “Cứ sử dụng nguồn nước nhiễm bẫn dài dài chắc người dân ở đây sớm muộn gì cũng mắc bệnh mà chết!”.

Đến thôn Miêu Nha, Lương Quý Phú, Bát Sơn..., hàng trăm gia đình cũng đang chịu chung thực cảnh như ở thôn Trung Chánh. Trao đổi vấn

đề này với anh Hoàng Sa, phó chủ tịch UBND xã Lộc Điền thì hiện nay, Trung Chánh là một trong những thôn đang khan hiếm nước sạch nhất của xã. Toàn thôn có đến 400 hộ dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn nước sạch từ trạm nước máy và trạm nước tự chảy của xã đang hoạt động. Có hơn một nửa hộ dân trong xã đang rất có nhu cầu được bắt nước sạch, song do công suất và đường ống của 2 công trình nước sạch này có hạn nên vẫn chưa thể đáp ứng được.

Năm 1999, trạm nước sạch tự chảy bắt nguồn từ thôn Phú Thạnh do Hợp tác xã Bạch Thạch quản lý được đầu tư xây dựng. Đến nay, trạm đã phục vụ cho 226 hộ dân. Trước thực tế nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ngày càng tăng, năm 2003, được sự hỗ trợ gần 1 tỷ đồng của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường

nông thôn tỉnh, Trạm nước máy Lộc Điền được hình thành. Với công suất từ 180 đến 250m3/ngày đêm, trạm nước máy được lấy từ nguồn nước sông Truồi qua quá trình xử lý cơ bản phục vụ cho khoảng 450 hộ dân của 5 thôn Đồng Xuân, Đông An, Sư Lỗ, Miêu Nha và Lương Quý Phú. Năm 2009, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tiếp tục đầu tư 432 triệu đồng xây dựng thêm 3km đường ống mới, nâng chiều dài đường ống chính lên 20km. Qua đó đã tăng số hộ được bắt nước máy lên 538 hộ.

Khi nhu cầu “phủ sóng” tăng cao Với chi phí lắp đặt đường ống ban đầu không

lớn, chất lượng nước đảm bảo, cộng với giá bán nước tương đối phù hợp với mức sống của người dân Lộc Điền, nên các công trình cấp nước sạch (Xem tiếp trang 20)

NƯỚC SẠCH Ở LỘC ĐIỀN-CUNG VẪN CHƯA ĐỦ CẦU

Trong tổng số 3.286 hộ dân toàn xã Lộc Điền (Phú Lộc), chỉ có khoảng 760 hộ được sử dụng nguồn nước sạch từ trạm nước máy và trạm nước sạch tự chảy của xã. Gần 77% số hộ còn lại vẫn sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, không đảm bảo chất lượng từ giếng đào, giếng khoan hoặc từ sông, hồ.

Khan hiếm nước sạch phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt đang là thực trạng chung vẫn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn. Theo thống kê của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 78% dân số vùng nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; trong đó tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch chỉ đạt khoảng 55%. Bằng mọi nguồn, trong năm 2010, phấn đấu nâng tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh toàn tỉnh lên hơn 90%, trong đó có khoảng 70% người dân dùng nước sạch.

Ông Cao Thi đang kiểm tra hệ thống vận hành Trạm nước máy Lộc Điền

Page 25: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

KINH TẾ - NÔNG NGHIỆP

25

Giai đoạn 2005-2010, lĩnh vực công thương có nhiều thay đổi và phát triển vượt bậc, nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, kho cảng xăng dầu tiếp tục được đầu tư mở rộng, tạo động lực góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội tỉnh ngày càng lớn mạnh.

Công nghiệp tăng tốc Qua 5 năm, lĩnh vực công thương có nhiều

chuyển biến tích cực, chỉ tiêu của ngành giai đoạn 2005-2010 đạt mức tăng trưởng khá, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18,1%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 31,3%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 23,9% và đến năm 2010 tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn tỉnh đạt trên 98,7%. Đây là một trong những kết quả khả quan và là động lực để ngành công thương tiếp tục vươn lên và phát triển bền vững. Một số nhóm ngành mới như sản xuất quặng zincon, rutile, áo Jacket, menfrit, dăm gỗ nguyên liệu giấy, sợi... không ngừng gia tăng sản lượng và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cùng với mức tăng trưởng cao, một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực công nghiệp đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ, như dự án Nhà máy Xỉ titan Thừa Thiên Huế, Nhà máy Thủy điện Hương Điền, A Lưới và các dự án xi măng Đồng Lâm, Nam Đông, Long Thọ II; dự án phát triển các khu, cụm công nghiếp-tiểu thủ công nghiệp tiếp tục đầu tư, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong thời gian đến.

Một trong những nhóm ngành tăng trưởng cao trong 5 năm phải kể đến là ngành công nghiệp dệt may. Từ một vài doanh nghiệp có mặt đầu tiên trên địa bàn tỉnh như Công ty Cổ phần Dệt May Huế, Công ty May xuất khẩu, Công ty

Cổ phần Sợi Phú Bài, đến nay toàn tỉnh có gần 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may với quy mô lớn như Scavi, HPI, Thiên An Phát, Thiên Phú An, Giày Da, Sợi Phú Thạnh, Phú Nam, Dệt Kim Huế... Theo đó, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh hiện có quy mô 150 nghìn cọc sợi, hơn 100 chuyền may công nghiệp hoạt động 2-3 ca/ngày, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2010 đạt 47,76 triệu USD, tăng 30,41% so với cùng kỳ; giải quyết việc làm cho trên 10 nghìn lao động. Ông Hồ Văn Diện, phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dệt May Huế cho biết: “Qua 5 năm 2005-2010, cả sản lượng lẫn doanh thu của công ty đều tăng mạnh, trong đó các lĩnh vực may, sợi, vải dệt kim và dệt

nhuộm năm 2009 tăng bình quân trên 19% so với đầu nhiệm kỳ; trong đó tỷ lệ doanh thu của sản phẩm may-sợi từ 30/70 (30% là doanh thu may, 70% doanh thu sợi) của các năm trước lên 50/50, là lĩnh vực có hiệu quả nhất trong công ty. Đây chính là giai đoạn tăng tốc nhanh nhất của lĩnh vực dệt may trong thời gian qua.” Lĩnh vực sản xuất bia và nước giải khát cũng phát triển nhanh và ngày càng mở rộng quy mô. Từ tháng 9/2006, dự án đầu tư xây dựng Nhà máy bia Phú Bài giai

đoạn 1 của Công ty TNHH Bia Huế với công suất 80 triệu lít/năm, tổng mức đầu tư 415 tỷ đồng được khởi công và đến tháng 4/2008 đưa vào hoạt động đã đánh dấu cột mốc quan trọng đối với lĩnh vực này. Tiếp đến, tháng 4/2009, dự án Nhà máy Bia Phú Bài giai đoạn 2 khởi công và đến tháng 6/2010 đưa vào hoạt động, nâng công suất của công ty lên 210 triệu lít/năm đã khẳng định một sức mạnh và bước đột phá mới trong lĩnh vực sản xuất bia của tỉnh. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ sản xuất rượu, nước giải khát và bước đầu đã đạt được kết quả (Xem tiếp trang 23)

NHỮNG ĐIỂM NHẤN TRONG LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG

Giai đoạn 2010-2015, ngành công thương phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp từ 14.280-14.900 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng công nghiệp tăng bình quân hàng năm từ 16% -17%; tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới đạt trên 99%; kim ngạch xuất khẩu đạt từ 650-700 triệu USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt từ 11.800-25.000 tỷ đồng.

Page 26: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

KINH TẾ - NÔNG NGHIỆP

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

26

Qua hai năm triển khai khảo sát và thẩm dịnh các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố Huế và các địa phương trong tỉnh, 8 cơ sở ăn uống đã được công nhận và gắn biển “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn” (DVDLĐC). Song, đến nay những tấm biển đạt chuẩn này vẫn chưa phát huy tác dụng nên đang bị các cơ sở ... bỏ quên!

Chưa quan tâm quảng bá Là thành phố du lịch, thành phố Festival đặc

trưng của Việt Nam, Huế có hàng trăm cơ sở dịch vụ ăn uống. Song, để lựa chọn một điểm ăn uống có “thương hiệu” và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất khó. Từ nhu cầu bức thiết đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có thông tư hướng dẫn Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh triển khai thẩm định và gắn biển cho những cơ sở đảm bảo các tiêu chí. Qua khảo sát và thẩm định, 8 cơ sở ăn uống đã được công nhận và gắn biển DVDLĐC với mục đích quảng bá và giới thiệu đến với du khách. Thế nhưng, sau hơn 2 năm được gắn biển DVDLĐC, nhiều cơ sở ăn uống nản lòng vì nó chưa thực sự mang lại tác dụng tích cực.

Chúng tôi đến nhà hàng An Định Viên ở số 7 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế đúng vào giờ ăn trưa. Thế nhưng, cả nhà hàng có công suất 300

ghế nhưng chỉ đón duy nhất có 4 vị khách quốc tế, còn lại hàng trăm chỗ ngồi đang trống trơn, cả nhà hàng vắng lặng không có bóng người. Là một trong 8 cơ sở ăn uống ở Huế được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gắn biển DVDLĐC vào năm 2008, thế nhưng từ khi gắn biển đến nay, đa số khách hàng của cơ sở chủ yếu là khách du lịch quốc tế đặt chỗ trước thông qua các doanh nghiệp lữ hành, còn khách nội địa rất ít. Trong khi đó, khách du lịch quốc tế thường đến Huế vào mùa đông, còn Festival Huế diễn ra vào mùa hè nên vắng khách.

Bà Tôn Nữ Hà, chủ nhà hàng Tịnh Gia Viên ở 7/28 Lê Thánh Tôn, Huế cho biết: “Để được gắn biển, tôi phải mất rất nhiều thời gian, bổ sung các loại thủ tục, giấy tờ liên quan nên khi được gắn biển tôi rất vui và tự hào. Thế nhưng qua hai năm gắn biển, không những số lượng khách đến với nhà hàng không tăng mà dường như chẳng có ai quan tâm hay chú ý đến tấm biển này. Theo tôi, các ban ngành chức năng chưa quan tâm đến việc quảng bá để thu hút khách”. Chị Huỳnh Mai Nhi, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Tôi đến đây thưởng thức các đặc sản Huế thông qua một đồng nghiệp gốc Huế giới thiệu chứ không phải vì tấm biển DVDLĐC. Tôi đến Huế nhiều lần và đến nhiều nhà hàng ăn uống, song tôi chưa hề nghe ai nhắc đến các cơ sở này nên không quan tâm.”

Từ thực tế trên cho thấy, việc quảng bá của du lịch Huế vẫn còn rất nhiều hạn chế và thiếu sót. Để tạo ra một thương hiệu ăn uống hay gắn biển DVDLĐC cho các cơ sở được triển khai rầm rộ và công phu, song sau khi được công nhận thì các ban ngành chức năng và doanh nghiệp cứ đùn đẩy nhau việc tuyên truyền quảng bá dẫn đến các danh hiệu này đều bị lãng quên. Trên thực tế, các cơ sở ăn uống đã được công nhận DVDLĐC cần đẩy mạnh khâu quảng bá, tuyên truyền để thu hút khách, còn nếu không thì việc gắn biển cũng sẽ mất tác dụng.

KHI DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠT CHUẨN CHƯA PHÁT HUY TÁC DỤNG

Cơm Vua, một trong những dịch vụ được du khách quốc tế ưa chuộng khi đến Huế

Page 27: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

KINH TẾ - NÔNG NGHIỆP

27

Những nghịch lý Chị Nguyễn Phương Mai, trưởng Phòng

Nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Cái khó lớn nhất trong việc thẩm định và gắn biển DVDLĐC đó là các cơ sở chưa mặn mà do không thấy được hiệu quả mà dịch vụ này mang lại, còn khách du lịch thì không có thói quen lựa chọn các cơ sở có thương hiệu và đã được gắn biển mà chỉ chọn quán ăn theo lời giới thiệu của các đơn vị lữ hành hay những nơi có giá rẻ nên hậu quả là các cơ sở ăn uống ở Huế vẫn cứ “vàng thau lẫn lộn”. Hơn nữa, việc gắn biển DVDLĐC gặp nhiều hạn chế một phần là do khâu quảng bá, giới thiệu đến người dân và du khách chưa nhiều. ”

Nhằm tiếp tục thẩm định và gắn biển cho các cơ sở ăn uống ở Huế phục vụ du khách, đầu năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gởi quy chế xét chọn DVDLĐC đến 20 cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh. Sau gần nửa năm chờ đợi, hiện chỉ có 4 cơ sở phản hồi, còn 16 cơ sở không quan tâm và phản hồi để các cơ quan tiến hành thẩm định và gắn biển. Như vậy, mặc dù việc gắn biển DVDLĐC được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ miễn phí, song các cơ sở ăn uống vẫn không mặn mà dẫn đến việc gắn biển vẫn... “giậm chân tại chỗ”.

Qua làm việc với Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch, chúng tôi được biết, để được công nhận và gắn biển DVDLĐC, các cơ sở phải hội đủ các tiêu chí về diện tích kinh doanh, có giấy chứng nhận VSATTP, vệ sinh môi trường, giấy khám sức khỏe của nhân viên và phòng chống cháy nổ; có bãi đổ xe ôtô... Vì vậy, chỉ có những cơ sở ăn uống quy mô lớn và đảm bảo các tiêu chí này mới được gắn biển DVDLĐC. Song, do không có kinh phí nên công tác tuyên truyền DVDLĐC này chưa được quan tâm.

Như vậy, một nghịch lý đối với các cơ sở ăn uống ở Huế hiện nay là, trong khi các cơ sở được gắn biển DVDLĐC thì không quan tâm đến việc tuyên truyền quảng bá để thu hút khách, còn các cơ sở ăn uống đạt chuẩn nhưng vì quy mô nhỏ thì lại không được công nhận và gắn biển do không đảm bảo các tiêu chí xét chọn.

Khánh Thụy

KHÓ THỞ Ở TRẺ NHỎ... (Tiếp theo trang 30 ) co thắt và tắc nghẽn phế quản nhỏ làm cho không khí khó đi ra khỏi phế nang khi thở ra. Trẻ phải cố gắng thở để đẩy không khí từ phổi đi ra ngoài, làm cho thì thở ra bị kéo dài hơn bình thường. Để phát hiện tiếng thở khò khè, cần ghé sát tai gần miệng trẻ để nghe, đồng thời quan sát nhịp thở ở kỳ thở ra và xác định. Tiếng thở khò khè thường gặp trong cơn hen suyễn, viêm tiểu phế quản... Một vấn đề cũng cần chú ý là nên hỏi xem trước đó trẻ có bị thở khò khè tương tự như hiện nay hay không. Nếu có thì thường xảy ra mấy lần trong năm. Nếu trẻ có triệu chứng thở khò khè ít nhất là 2 lần trong mỗi năm có thể xác định hiện tượng thở khò khè tái diễn; những trường hợp này có thể nghi ngờ trẻ bị hen suyễn và nên đến cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

Biện pháp xử trí khi trẻ nhỏ khó thở Khi phát hiện được các triệu chứng cơ bản

của dấu hiệu khó thở ở trẻ nhỏ như nhịp thở nhanh, bị rút lõm lồng ngực khi thở, nghe được tiếng thở rít và tiếng thở khò khè đã mô tả ở trên cần đưa ngay bệnh nhi đến cơ sở y tế thuận tiện và phù hợp để được khám, chữa bệnh kịp thời vì đó là dấu hiệu có liên quan đến đến những bệnh cảnh lâm sàng nặng và nguy kịch, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng của trẻ. Tất cả các trường hợp này không nên tự mua thuốc điều trị và chăm sóc tại nhà, nhất là đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Mọi người, nhất là những bậc cha mẹ có con nhỏ cần quan tâm đến vấn đề, không nên xem thường, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Các nhà thuốc, hiệu thuốc cũng phải xác định vai trò trách nhiệm của mình, giúp đỡ và hướng dẫn người bệnh đến ngay cơ sở y tế phù hợp khi gặp phải những trường hợp phát hiện có dấu hiệu khó thở ở trẻ nhỏ, góp phần thực hành tốt nhà thuốc đã được quy định.

TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh

Page 28: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

28

Vừa qua các cơ quan thông tin đại chúng đã đăng tải tình hình xuất hiện loại bọ xít hút máu người ở Hà Nội, Đà Nẵng, Huế... nghi ngờ truyền bệnh Chaga’s gây lo lắng cho nhiều người dân về dịch bệnh mới này. Đừng nên quá hoang mang trước loài bọ xít hút máu người mà vai trò truyền bệnh chưa được xác định.

Thực ra, bệnh Chaga’s xuất hiện ở một số nước châu Mỹ do rận, rệp truyền và bệnh Ngủ (sleeping sickness) xuất hiện ở một số nước châu Phi do ruồi truyền. Ở Việt Nam chưa bao giờ xuất hiện hai loại bệnh này. Có thể nói người bị nhiễm bệnh do các loại côn trùng như rận, rệp, ruồi... mang mầm bệnh chích đốt máu và xâm nhập vào cơ thể qua vết đốt để gây bệnh. Mầm bệnh là ký sinh trùng nội bào, bệnh Chaga’s do loại Trypanosoma cruzi và bệnh Ngủ do loại Try-nanosoma brucei gây nên.

Bệnh Chaga’s là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Thể cấp tính của bệnh thường nhẹ, có sốt. Thể mạn tính có nồng độ kháng thể mầm bệnh cao và không có triệu trứng lâm sàng; một số ít bệnh nhân mạn tính bị tổn thương ở tim, hệ tiêu hóa, thậm chí tử vong. Bệnh Ngủ lây truyền qua các vết đốt của loài ruồi Glossina bị nhiễm bệnh, có biểu hiện lâm sàng sớm với các nốt bị ruồi đốt rất đặc hiệu; người bệnh bị sốt, viêm hạch lympho... Nếu diễn biến muộn và không được điều trị sẽ gây nên bệnh Ngủ do viêm não-màng não, có thể dẫn đến tử vong.

Ở Việt Nam chưa bao giờ và chưa có một công trình nghiên cứu nào xác định bệnh Chaga’s và bệnh Ngủ hiện diện, lưu hành tại các địa phương trong nước. Điều này có thể nói một số loại bệnh lưu hành trên toàn cầu mang tính chất vùng miền với yếu tố địa lý, thổ nhưỡng, xã hội... khác nhau. Ngay trong cùng một lãnh thổ, một số bệnh lưu hành cũng tùy thuộc vào vùng dịch tễ khác nhau như bệnh sốt rét do muỗi truyền chỉ lưu hành ở vùng trung du, miền núi rừng, ven biển có núi hoặc vùng ven biển nước lợ...; vùng đồng bằng, thành phố không có bệnh sốt rét lưu hành.

Vì vậy khi xác định một loài côn trùng như muỗi, rận, rệp, ruồi, bọ chét, bọ xít... nghi ngờ có khả năng truyền bệnh; cần xem xét đặc điểm

thành phần loài, sinh lý, sinh thái, tỷ lệ, mật độ hoạt động... của loài côn trùng; đồng thời một yêu cầu bắt buộc là phải khẳng định được vai trò truyền bệnh của loài côn trùng này, có nghĩa là loài côn trùng truyền bệnh phải mang yếu tố mầm bệnh. Loài bọ xít hút máu người bắt được trong thời gian qua ở một số địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế... đã được PGS, TS Nguyễn Văn Châu, chuyên gia côn trùng y học kiểm nghiệm mẫu vật thu được và xác định đây là loài bọ xít có tên là Triatoma rubro fasciata. Những con bọ xít hút máu người nghi ngờ truyền bệnh vừa bắt được tại phường Tây Lộc, phường Vĩnh Ninh (thành phố Huế) giống như loài bọ xít hút máu người bắt được tại một số nơi ở Hà Nội. Riêng vai trò truyền bệnh của bọ xít hút máu người này chưa có cơ sở khoa học để kết luận. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu xác định vai trò truyền bệnh của loại bọ xít hút máu người này, có nghĩa là phải tìm cho ra được mầm bệnh Try-panosoma cruzi hoặc Trypanosoma brucei.

Đối mặt với tình hình trên, cộng đồng người dân đừng nên quá lo lắng, hoang mang trước vấn đề này. Phải tìm cách tự bảo vệ mình và gia đình tiếp xúc với các loài côn trùng hút máu, trong đó có loại bọ xít nghi ngờ truyền bệnh bằng cách sử dụng màn ngủ, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, cải tạo cảnh quan môi trường sống, kiểm tra nơi trú ẩn của bọ xít ở các khe cửa, tủ, giường..., nếu như thấy xuất hiện nhiều ở trong nhà, phát hiện và diệt loại trừ.

Lan Anh

ĐỪNG HOANG MANG TRƯỚC BỌ XÍT HÚT MÁU NGƯỜI

Ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi gây ra bệnh Chaga

Page 29: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

29

Hiện nay đang là cao điểm của thời tiết nắng nóng, cũng là lúc có nhiều người được chẩn đoán mình bị sỏi thận nhất so với các thời điểm khác trong năm. Sỏi thận dễ tái phát và có thể gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng lưng và bụng dưới. Tuy nhiên một số biện pháp đơn giản, không dùng thuốc dễ dàng chống lại sự lắng đọng sỏi ở những bệnh nhân nầy.

Sỏi thận là gì? Sỏi thận là tình trạng một hoặc nhiều viên sỏi kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận có thành phần những cặn bã trong nước tiểu bao gồm một số chất khoáng, phổ biến nhất là những hổn hợp có chứa calci, oxalat hoặc acid uric.

Tại sao bệnh xảy ra nhiều vào lúc nắng nóng? Sự lắng đọng và kết tủa dần dà của sỏi xảy ra qua thời gian dài không riêng gì mùa nóng. Tuy nhiên, vào mùa này, lượng nước mất qua đường mồ hôi nhiều, cơ thể có khuynh hướng thiếu nước, nước tiểu đậm đặc hơn nên dễ có khuynh hướng tạo sỏi và những viên sỏi đang tồn tại cũng dễ phát triển.

Làm sao biết mình bị sỏi thận? Sỏi thận thường không được phát hiện cho đến khi xảy ra những cơn đau quặn thận rất dữ dội ở vùng lưng và bụng dưới và khi bệnh được xác định thông qua hình chụp X quang hay siêu âm. Đôi khi người bệnh có kèm theo một số dấu hiệu khác như nước tiểu có máu, sốt, ớn lạnh, nôn mửa.

Nguyên nhân gây ra sỏi. Sỏi thận được tạo thành khi hội đủ những yếu tố như lượng nước tiểu ít, nước tiểu có nồng độ cao một số chất có khuynh hướng lắng đọng như oxalat, calci, acid uric, không có đủ những chất có khả năng hòa tan những chất nầy để ngăn ngừa sự kết tủa.

Diệp hạ châu chữa sỏi thận. Từ lâu, kinh nghiệm dân gian đã biết sử dụng một số loại thảo dược để chống kết tụ sỏi, thậm chí tán sỏi, phổ biến và dễ tìm nhất là Diệp hạ châu (DHC). DHC có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ và có thể làm bể hoặc bào mòn những tinh thể calcium oxalate trong chứng sỏi thận. Mỗi ngày dùng khoảng 2 lít nước sắc DHC với khoảng từ 16 đến 24g DHC phơi khô.

Đu đủ xanh chữa sỏi thận. Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng quả đu đủ xanh để chữa sỏi thận. Chọn quả đu đủ còn xanh cỡ bằng nắm tay vừa ăn đủ 1 ngày. Cắt đôi, bỏ hột. Thêm 1 chút muối hấp cách thủy ăn hết trong

1 ngày. Ăn liên tục 7 ngày. Cơ chế tác dụng chưa rõ. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng đều cho kết quả tốt. Sau 7 ngày, siêu âm không còn thấy sỏi.

Uống nước chanh. Gần đây, một số nghiên cứu của phương Tây đã cho thấy dịch chiết quả chanh có thể cung cấp citrate, hoạt chất có khả năng hòa tan nhiều hợp chất có khuynh hướng kết tủa thành sỏi thận. Một nghiên cứu tại Trung tâm Sỏi thận tổng hợp, Trường Đại học California, San Diego vừa cho biết uống nước chanh hàng ngày là một phương pháp đơn giản để phòng chống sỏi thận. Theo TS Roger L. Sur, giám đốc Trung tâm, uống 120ml nước cốt chanh pha với với 2 lít nước mỗi ngày sẽ giảm tỉ lệ tạo sỏi từ 1 xuống còn 0,13 viên ở những bệnh nhân đã bị sỏi thận. Trước đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Duke cũng cho thấy uống nước chanh có vai trò ngăn chận việc tái phát sỏi thận. Trong thử nghiệm này, 12 bệnh nhân sỏi thận được cho dùng thêm nước chanh trong chế độ ăn uống hàng ngày trong 4 năm. Kết quả cho thấy những người này đã giảm đi hiện tượng phát triển sỏi và không ai trong số nầy phải dùng thêm thuốc để điều trị sỏi trong suốt thời gian trên.

Thông thường những viên sỏi có đường kính dưói 5mm có thể tự đào thải qua đường tiểu. Do đó, nếu không có những biểu hiện bế tắc, không gây ứ nước ở thận, không viêm nhiễm người bệnh chỉ cần uống nhiều nước, nhất là nước chanh cũng đủ ngăn chặn sỏi phát triển. Mỗi ngày nên uống khoảng 2 lít nước chanh. Tuy nhiên, không nên làm dụng đường để tránh làm tăng nguy cơ các chứng béo phì, tim mạch, tiểu đường.

Có nên kiêng cữ trong ăn uống? Theo sự thống nhất của nhiều chuyên gia về tiết niệu, ngoài việc uống nhiều nước, người bị sỏi thận chỉ cần giảm muối và tránh ăn quá nhiều chất đạm. Muối ăn gia tăng nguy cơ lắng đọng sỏi. Do đó, người bệnh cần lưu ý tránh những thực phẩm công nghiệp có hàm lượng muối cao và giảm muối trong nêm nếm. Ăn nhiều đạm vừa buộc thận phải làm việc quá sức vừa làm gia tăng một số chất cặn bã có khuynh hướng lắng đọng trong nước tiểu. Do đó, người bị sỏi thận không nên ăn quá 100g chất đạm mỗi ngày dù là cá, thịt hoặc đạm thực vật.

Lương y Võ Hà

MÙA NẮNG NÓNG COI CHỪNG SỎI THẬN

Page 30: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

30

Người lớn, trẻ lớn có khả năng mô tả được triệu chứng cơ năng khi bị mắc bệnh nhưng trẻ nhỏ không thể nói được vấn đề này. Vì vậy, việc phát hiện dấu hiệu khó thở ở trẻ nhỏ rất quan trọng, nó liên quan đến một số loại bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng của trẻ. Mọi người cần quan tâm để chủ động ngăn chận những nguy hại cho trẻ.

Ở trẻ nhỏ, khi bị khó thở thường biểu hiện 4 triệu chứng cơ bản như nhịp thở nhanh, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, nghe được tiếng thở rít và tiếng thở khò khè.

Triệu chứng thở nhanh Triệu chứng thở nhanh được phát hiện bằng

cách đếm nhịp thở. Nhịp thở được đếm dựa vào sự quan sát, nhìn lồng ngực di động của trẻ. Bình thường khi hít vào, lồng ngực nở ra và khi thở ra, lồng ngực co lại; sự hít vào và thở ra được tính là một nhịp thở. Phải đếm nhịp thở khi người bệnh nằm yên, không gắng sức; đối với trẻ nhỏ chỉ đếm nhịp thở khi trẻ không ở trong tình trạng bị sợ hãi hay quấy khóc. Dùng loại đồng hồ có kim giây để đếm nhịp thở và phải đếm trong vòng 1 phút, không được tùy tiện đếm nhanh trong 15 giây rồi nhân lên cho 4.

Nếu trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, cần phân loại tháng tuổi để đếm nhịp thở cho chính xác. Triệu chứng thở nhanh được xác định khi trẻ từ 0-12 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên, trẻ từ 2-12 tháng tuổi có nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên và trẻ từ 1-5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên. Nên lưu ý phải nhìn vào ngực hoặc bụng của trẻ để có thể quan sát rõ sự di động của lồng ngực. Nếu quan sát không rõ, cần nói với người mẹ giúp đỡ vén áo của trẻ lên để có thể quan sát rõ hơn. Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi thường có nhịp thở không đều, vì vậy nếu đếm lần thứ nhất thấy nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên thì phải đếm lại lần thứ hai. Nếu lần thứ hai, trẻ vẫn có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên mới được xác định là trẻ thở nhanh. Nếu lần thứ hai, trẻ có nhịp thở dưới 60 lần/phút, nên cố gắng đếm thêm một lần nữa trước khi có kết luận cuối cùng.

Dấu hiệu rút lõm lồng ngực Bình thường khi hít vào, không khí vào phổi

làm lồng ngực phồng ra và căng lên. Trong trường hợp khi hít vào mà phần dưới lồng ngực ở chỗ tiếp giáp với ngực bị lõm vào là biểu hiện của dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Rút lõm lồng ngực là dấu hiệu xảy ra khi nhìn vào phần dưới của lồng ngực ở ranh giới giữa ngực và bụng bị lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ nhìn thấy dấu hiệu co rút các khe liên sườn hoặc bên trên xương đòn thì không phải là dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Khi thấy được dấu hiệu rút lõm lồng ngực xuất hiện chứng tỏ trẻ đang ở trong tình trạng khó thở. Để phát hiện được dấu hiệu này một cách rõ ràng, đề nghị người mẹ giúp đỡ nhẹ nhàng vén áo trẻ lên, có thể nhìn thấy rõ toàn bộ lồng ngực của trẻ. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực xác định có giá trị khi xảy ra thường xuyên, rõ ràng và khi trẻ ở trạng thái yên tĩnh. Ở những trẻ dưới 2 tháng tuổi, dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở mức độ nhẹ là biểu hiện bình thường vì thành ngực của trẻ còn mềm; lứa tuổi này nếu dấu hiệu rút lõm lồng ngực mức độ nặng với sự lõm sâu và dễ thấy mới xác định là dấu hiệu của viêm phổi nặng.

Tiếng thở rít Thở rít là tiếng thở thô ráp khi trẻ hít vào,

thường xảy ra khi bị viêm thanh quản, nắp thanh quản bị phù nề, gây nên sự co thắt và hẹp lại, làm cản trở sự thông khí vào phổi. Vì vậy trẻ phải gắng sức khi hít vào, tạo nên tiếng thở rít. Tiếng thở rít thường xảy ra và nghe thấy khi bị nhiễm virus do mắc bệnh cúm, á cúm, hợp bào hô hấp, sởi... hoặc bị nhiễm vi khuẩn do mắc bệnh bạch hầu, haemophilus influenza B, phế cầu... Ngoài ra, tiếng thở rít còn gặp trong các trường hợp trẻ bị dị vật cản trở đường thở, bị dị tật bẩm sinh hoặc do có nguyên nhân chèn ép ở khu vực thanh quản, khí quản.

Tiếng thở khò khè Thở khò khè là tiếng thở nghe êm dịu hơn

tiếng thở rít và phát hiện được khi trẻ thở ra. Sở dĩ nghe được tiếng thở khò khè vì có hiện tượng (Xem tiếp trang 27)

KHÓ THỞ Ở TRẺ NHỎ, VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

Page 31: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

TIN HOẠT ĐỘNG

31

* Tập huấn về an toàn bức xạ trong X quang y tế, xạ trị và y học hạt nhân. Từ ngày 15-17 tháng 7 năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức lớp tập huấn về an toàn bức xạ trong X quang y tế, xạ trị và y học hạt nhân. Tham gia lớp tập huấn có trên 60 học viên đến từ các cơ sở y tế của các huyện, thị xã và thành phố. Lớp tập huấn đã được nghe giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ giới thiệu Luật Năng lượng nguyên tử, đại diện Cục An toàn Bức xạ Hạt nhân trình bày những kiến thức cơ bản về an toàn bức xạ, những rủi ro sức khỏe gây bởi bức xạ ion hóa trong khoảng liều nghề nghiệp và kiểm soát liều nghề nghiệp, nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lưng nguyên tử, các khía cạnh liên quan đến tối ưu hóa an toàn bức xạ trong X quang chẩn đoán… Đây là một trong những điều kiện để cấp giấy phép sử dụng thiết bị X quang hay nguồn bức xạ, vì vậy bắt buộc người phụ trách an toàn bức xạ hay nhân viên phải được đào tạo đầy đủ về an toàn bức xạ. Kết thúc lớp tập huấn, các học viên đã được cấp giấy chứng nhận tham gia và hoàn thành khóa huấn luyện về an toàn bức xạ.

* Hội thảo về phát triển đô thị bền vững

trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tại thành phố Huế, trong hai ngày 5 và 6 tháng 7 năm 2010, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Trường Đại học RMIT, Australia phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo “Phát triển đô thị bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu các tỉnh miền Trung Việt Nam”. Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội, GS, TS Đỗ Hoài Nam và ông Lê Trường Lưu, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến dự và phát biểu tại hội thảo. Các chuyên gia nghiên cứu về phát triển bền vững đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu từ Trường Đại học RMIT, Australia, tổ chức Oxfam, Vương quốc Anh và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như UN-Habitat, World Vission Viet Nam đã trình bày các cách tiếp cận, công cụ đánh giá và kinh nghiệm bước đầu về thích ứng với các thách thức, rủi ro do biến đổi khí hậu gây

ra. Tại hội thảo, kinh nghiệm thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng cường sức chống chịu dựa trên cộng động ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được đại diện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thừa Thiên Huế trình bày.

Trong phát biểu khai mạc hội thảo, GS, TS Đỗ Hoài Nam nhấn mạnh rằng hội thảo này là hoạt động khởi đầu trong hợp tác giữa Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Trường Đại học RMIT và các tỉnh miền Trung trong lĩnh vực biến đổi khí hậu còn rất mới mẻ và quan trọng này. Tiếp ngay sau hội thảo, các tổ chức tham gia hội thảo đã dành thời gian thảo luận để hình thành những ý tưởng cơ bản cho chương trình hợp tác và xây dựng đề xuất dự án cụ thể trong lĩnh vực phát triển đô thị bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu để đề xuất cơ quan Hỗ trợ Phát triển Australia (AuAID) tài trợ thực hiện. Thành phố Huế đã được lựa chọn làm địa điểm thực hiện dự án thí điểm.

* Quy định mới về xử phạt trong hoạt

động văn hóa. Ngày 12/7/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị định số 75/2010 về "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa." Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả. Bên cạnh hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm có cảnh cáo và phạt tiền còn có hình thức tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của tổ chức, cá nhân, biện pháp khắc phục. Nghị định cũng quy định rõ hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt trong lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; lĩnh vực triển lãm văn hóa, nghệ thuật, nhiếp ảnh, quảng cáo, viết, đặt biển hiệu; di sản văn hóa, thư viện, công trình văn hóa, nghệ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm; công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài. Nghị định này có hiệu lực kể từ 1/9/2010.

Page 32: ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 7.2010 KHOA HOÏC VAØ COÂNG …

TIN HOẠT ĐỘNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 7-2010

32

* Bộ Khoa học và Công nghệ tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ. Từ ngày 23-26/6/2010, tại thành phố Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho 60 học viên đại diện cho 14 tỉnh, thành phố là thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi và Quảng Trị. Diễn ra trong 4 ngày, các học viên đã được phổ biến Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Quy chế công tác văn thư và lưu trữ ban hành kèm theo Quyết định 2825/QĐ-BKHCN ngày 22//12/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; hướng dẫn lập hồ sơ công việc và hồ sơ tài liệu quản lý, tài liệu nghiên cứu khoa học và công nghệ; công tác hành chính văn phòng và văn hóa ứng xử trong công sở. Ngoài ra, các học viên được nghe những kinh nghiệm trong thu thập và giao nộp hồ sơ tài liệu quản lý, tài liệu nghiên cứu khoa học và công nghệ và tham quan thực tế Chi cục Văn thư và Lưu trữ tỉnh Thừa Thiên Huế.

* Tập huấn điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề trên địa bàn huyện. Ngày 5/7/2010, UBND huyện Nam Đông phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lớp tập huấn điều tra, khảo sát cung cầu lao động và nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn và miền núi huyện Nam Đông. Gần 100 học viên là trưởng, phó thôn; trưởng, phó khu vực các xã, thị trấn tham dự. Nội dung của lớp tập huấn nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về điều tra lực lượng lao động có nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo tại các doanh nghiệp và năng lực đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo. Việc điều tra được tiến hành thông qua các phiếu đánh giá và được lực lượng điều tra viên lấy ý kiến trực tiếp trên 100% các hộ dân để nắm vững xu hướng về nhu cầu đào tạo và cung ứng lao động giai đoạn 2010 đến 2020. Lớp tập huấn cũng là bước khởi động cho chương trình điều tra về nhu cầu học nghề ở vùng nông thôn dự kiến sẽ diễn ra những tháng cuối năm 2010.

* Huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp. Trong 2 ngày 29 và 30/6, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế đã tổ chức lớp huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) và triển khai quy chế quản lý hoạt

động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với sự tham dự của khoảng 100 học viên đến từ các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh, lớp học đã được huấn luyện các kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn VLNCN các quy định hiện hành về VLNCN. Các học viên tham dự cũng đã được nghe triển khai quy chế quản lý hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết thúc khóa huấn luyện, các học viên nào vượt qua đợt sát hạch đã được cấp giấy chứng nhận an toàn VLNCN.

* Hội nghị giao ban ngành khoa học và công nghệ quý II/2010. Chiều ngày 20/7/2010, tại UBND huyện Quảng Điền, Sở Khoa học Công nghệ phối hợp với UBND huyện Quảng Điền đã tổ chức hội nghị giao ban ngành khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế quý II/2010. Đến dự hội nghị có phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, đại diện lãnh đạo của các sở, ban, ngành và các địa phương cùng nhiều nhà khoa học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo báo cáo của Sở Khoa học Công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ trong thời gian qua đã triển khai theo đúng kế hoạch đề ra và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được triển khai tốt, đúng quy trình, đảm bảo tiến độ. Đã chú trọng hơn việc nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học vào thực tiễn và đời sống. Các sở, ban, ngành đã thực hiện việc phân công cụ thể lãnh đạo, giao nhiệm vụ cho một đơn vị chức năng và phân công cán bộ theo dõi quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của đơn vị mình, qua đó giúp nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. Phát biểu tại hội nghị, phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ hoan nghênh việc ngành khoa học và công nghệ đã tiến hành giao ban thường kỳ; để các hội nghị giao ban tiếp theo đạt hiệu quả cao. Đồng chí phó chủ tịch lưu ý cần chú ý tới chất lượng nội dung của cuộc giao ban, đồng thời cần phổ biến, đưa việc ứng dụng các sản phẩm khoa học và công nghệ cũng như các thành tựu khoa học và công nghệ vào thực tiễn cuộc sống. Kết thúc hội nghị, các đại biểu đã tham quan thực tế mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền.

PV