kẾ hoẠchbinhxuyen.vinhphuc.gov.vn/content/uploads/docs/87d602c8b... · 2020-05-29 · iii -...

4
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN Số: …. / KH - UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Bình Xuyên ngày, tháng 5 năm 2020 KẾ HOẠCH Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020 Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Chính Phủ phê duyệt đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ - TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ qui định chính sách hỗ trợ đào tạo sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; Căn cứ Nghị quyết 207/2015/NQ-HĐND, ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Quyết định số 1315/QĐ – UBND ngày 04/5/2017 về phê duyệt mức hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho lao động Vĩnh Phúc theo quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009, Quyết định số 46/2015/QĐ - TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính Phủ; Quyết định số 1316/QĐ – UBND ngày 04/5/2017 về phê duyệt Danh mục 29 ngành nghề, chương trình đào tạo và mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho lao động Vĩnh Phúc; UBND huyện Bình Xuyên xây dựng Kế hoạch đào tạo cho lao động nông thôn năm 2020 cụ thể như sau: I - Mục đích, yêu cầu: Đào tạo nghề cho lao động nhằm giải quyết việc làm tăng thu nhập tiến tới giảm nghèo bền vững. Tập trung đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho số người đến tuổi lao động và trong độ tuổi nhưng chưa có kiến thức về nghề; tăng tỷ lệ dạy nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây dựng – thương mại và dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Định hướng và triển khai bồi dưỡng kiến thức đào tạo chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho số lao động nòng cốt tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện để nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị thu nhập. Yêu cầu: Đào tạo nghề cho người lao động phải gắn với tạo việc làm, không tổ chức dạy và học nếu người lao động không dự báo được nơi làm việc và hành nghề sau khi được đào tạo. II - Nội dung: 1 - Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người dân: - Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho người dân trong huyện về phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh.

Upload: others

Post on 19-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KẾ HOẠCHbinhxuyen.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/87D602C8B... · 2020-05-29 · III - Tổ chức thực hiện: 1/ Phòng Lao động - TB&XH: là cơ quan thường trực

UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN BÌNH XUYÊN

Số: …. / KH - UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

Bình Xuyên ngày, tháng 5 năm 2020

KẾ HOẠCH Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Chính Phủ phê duyệt

đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ - TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính

phủ qui định chính sách hỗ trợ đào tạo sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

Căn cứ Nghị quyết 207/2015/NQ-HĐND, ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Hội

đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc;

Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Quyết định số 1315/QĐ –

UBND ngày 04/5/2017 về phê duyệt mức hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và dưới 3

tháng cho lao động Vĩnh Phúc theo quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009,

Quyết định số 46/2015/QĐ - TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính Phủ; Quyết

định số 1316/QĐ – UBND ngày 04/5/2017 về phê duyệt Danh mục 29 ngành nghề,

chương trình đào tạo và mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho lao

động Vĩnh Phúc;

UBND huyện Bình Xuyên xây dựng Kế hoạch đào tạo cho lao động nông thôn

năm 2020 cụ thể như sau:

I - Mục đích, yêu cầu:

Đào tạo nghề cho lao động nhằm giải quyết việc làm tăng thu nhập tiến tới giảm

nghèo bền vững.

Tập trung đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho số người đến

tuổi lao động và trong độ tuổi nhưng chưa có kiến thức về nghề; tăng tỷ lệ dạy nghề

thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây dựng – thương mại và dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Định hướng và triển khai bồi dưỡng kiến thức đào tạo

chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho số lao động nòng cốt tại các xã, thị trấn trên địa bàn

huyện để nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị thu nhập.

Yêu cầu: Đào tạo nghề cho người lao động phải gắn với tạo việc làm, không tổ

chức dạy và học nếu người lao động không dự báo được nơi làm việc và hành nghề sau

khi được đào tạo.

II - Nội dung:

1 - Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người dân:

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho người dân trong huyện về

phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh.

Page 2: KẾ HOẠCHbinhxuyen.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/87D602C8B... · 2020-05-29 · III - Tổ chức thực hiện: 1/ Phòng Lao động - TB&XH: là cơ quan thường trực

- Tư vấn và cung cấp thông tin về các ngành nghề, việc làm. Hướng dẫn nông dân

kỹ thuật lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp, nâng cao năng suất, sản xuất nông nghiệp

hàng hóa, cách sử dụng các loại thuốc trong chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển

đổi nghề phù hợp với điều kiện của người lao động. Tư vấn, đào tạo chuyển giao công

nghệ, kỹ thuật cho người lao động để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm đảm

bảo thu nhập và ổn định kinh tế.

- Căn cứ vào số lượng đăng ký cụ thể của các xã,TT để phối hợp với Sở Nông

nghiệp và phát triển nông thôn thống nhất bồi dưỡng các nội dung, kiến thức cho người

lao động sát với nhu cầu và tình hình thực tế của từng xã,TT trên địa bàn.

- Dự kiến bồi dưỡng kiến thức cho khoảng: 1.800 lao động.

2. Dạy nghề cho lao động:

- Đối tượng: Bao gồm học sinh phổ thông phân luồng sau tốt nghiệp THCS (cả

thanh niên đến tuổi lao động ngoài Nhà trường); sau tốt nghiệp THPT, người lao động

chưa có nghề nằm trong độ tuổi lao động.

- Làm tốt công tác phân luồng học sinh để những học sinh không có khả năng thi

đỗ vào các trường THPT chuyển sang học BTVH + nghề vì sau 03 năm học có bằng tốt

nghiệp THPT và bằng nghề ( có điều kiện tiếp tục học liên thông lên cao đẳng nghề để

nâng cao trình độ tay nghề).

- Phối hợp với Trường nghề, trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh dạy nghề cho

lao động theo các trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng, BTVH + nghề, trung cấp nghề, cao

đẳng nghề. Các trường , trung tâm liên hệ với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài

tỉnh có nhu cầu tuyển dụng để đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động khi tham

gia học nghề đạt 80% có việc làm ổn định trong các Công ty, doanh nghiệp từ 01 năm

trở lên. Người được học nghề làm việc theo đúng nghề được đào tạo.

- Làm việc với các, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ trông kết

hợp đào tạo nghề cho lao động tại doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải ký kết bố

trí việc làm cho người học nghề ổn định ít nhất 01 năm trở lên.

Năm 2020 đào tạo: 1010 lao động

+ Cao đẳng nghề: 340 lao động.

Chia ra: Nghề nông nghiệp: 70 lao động

Nghề phi nông nghiệp: 270 lao động

+ BTVH + nghề: 460 lao động.

Chia ra: Nghề nông nghiệp: 140 lao động

Nghề phi nông nghiệp: 320 lao động

+ Sơ cấp nghề và dưới 3 tháng: 175 lao động

Chia ra: Nghề nông nghiệp: 175 lao động

Nghề phi nông nghiệp: 0 lao động

+ Truyền nghề: 35 lao động

Page 3: KẾ HOẠCHbinhxuyen.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/87D602C8B... · 2020-05-29 · III - Tổ chức thực hiện: 1/ Phòng Lao động - TB&XH: là cơ quan thường trực

III - Tổ chức thực hiện:

1/ Phòng Lao động - TB&XH: là cơ quan thường trực có trách nhiệm chỉ đạo

cán bộ Lao động - TB&XH các xã thực hiện việc quản lý hồ sơ, theo dõi, đánh giá các

lao động được dạy nghề và giải quyết việc làm.

- Đề nghị mức hỗ trợ kinh phí cho các lao động tham gia học nghề.

- Xây dựng kinh phí tổ chức các lớp dạy nghề theo quy định.

- Làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp về nhu cầu việc làm, các ngành nghề cần

tuyển dụng để có kế hoạch triển khai.

- Đặt hàng với các trường, trung cấp, cao đẳng nghề, trung tâm dạy nghề đào tạo

các ngành nghề phi nông nghiệp theo nhu cầu người lao động.

- Chỉ đạo các xã,TT điều tra, tổng hợp độ tuổi, nhu cầu học nghề của lao động tại

địa phương mình báo cáo UBND huyện. Theo dõi quản lý các lao động được học nghề

và hỗ trợ kinh phí theo từng năm. Tuyên truyền sâu rộng cho các hộ gia đình trong địa

phương biết về các ngành nghề và công việc có nhu cầu sử dụng.

2/ Phòng Văn hóa - thể thao; Trung tâm văn hóa - TTTT huyện: phối hợp với

các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền các chủ trương,

chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về chương trình dạy nghề và giải quyết việc

làm tới các hội viên, đoàn viên và nhân dân, xây dựng nội dung phát trên đài truyền

thanh huyện mỗi tuần/ 1 lần có nội dung dạy nghề.

3/ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Xây dựng kế hoạch, kinh phí,

chỉ tiêu bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân, đặt hàng các đơn vị đào tạo nghề

dạy nghề nông nghiệp cho lao động theo Quyết định số 1956; Nghị quyết số 207, tổng

hợp, thẩm định danh sách các nghệ nhân, học viên do xã, thị trấn gửi lên, đề nghị được

học nghề báo cáo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh cấp kinh

phí thực hiện. Tổng hợp báo cáo UBND huyện về công tác bồi dưỡng nghề, đào tạo nghề

nông nghiệp cho lao động.

4/ Phòng Giáo dục đào tạo: Tiếp tục thực hiện việc phân luồng học sinh, định

hướng cho học sinh tiếp tục học PTTH hoặc tham gia đi bọc BTVH + nghề, học nghề.

5/ UBND các xã, thị trấn: Kiện toàn Ban chỉ đạo dạy nghề, giải quyết việc làm

theo Quyết định 1956; Nghị quyết 207, lập danh sách học viên từng thôn, tổ dân phố đề

xuất nội dung cần bồi dưỡng, nghề học, trình độ cần đào tạo, tổng hợp báo cáo UBND

huyện qua phòng Lao động - TB&XH.

- Tuyển chọn Nghệ nhân hoặc thợ giỏi cấp tỉnh, xây dựng kế hoạch truyền nghề,

lập danh sách học viên theo học truyền nghề báo cáo Ban chỉ đạo, UBND huyện để tổng

hợp đăng ký với Ban chỉ đạo tỉnh. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức đào tạo nghề, bồi

dưỡng nghề nông nghiệp.

IV/ Kinh phí thực hiện:

Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Chính Phủ; Nghị quyết

207/2015/NQ-HĐND tỉnh quy định.

Page 4: KẾ HOẠCHbinhxuyen.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/87D602C8B... · 2020-05-29 · III - Tổ chức thực hiện: 1/ Phòng Lao động - TB&XH: là cơ quan thường trực

Trên đây là kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020 của UBND

huyện Bình Xuyên thực hiện theo Quyết định số/1956/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính

phủ và Nghị quyết số 207/2011/ NQ - HĐND tỉnh Vĩnh Phúc. Các nội dung và chỉ tiêu

năm 2019, 2020 đã xây dựng trong Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 22/02/2017 được

điều chỉnh và thực hiện theo kế hoạch này. Yêu cầu các phòng ban chuyên môn, UBND

các xã, thị trấn thực hiện./.

Nơi nhận: - Sở lao động - TB&XH

- TT HU, HĐND, UBND

- Các phòng, ban liên quan

- Công TTĐT huyện

- Các xã, thị trấn

- Lưu VT

T/M UBND HUYỆN

P. CHỦ TỊCH

Nguyễn Thị Hồng Nhung