kÝ sinh mỌt cÁnh cỨng hẠi trong khogust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong...

214
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN THỊ OANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA ONG Anisopteromalus calandrae (Howard) KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHO TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC Hà Nội 2019

Upload: others

Post on 04-Jul-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

NGUYỄN THỊ OANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI

CỦA ONG Anisopteromalus calandrae (Howard)

KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHO

TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC

Hà Nội – 2019

Page 2: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

……..….***…………

NGUYỄN THỊ OANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI

CỦA ONG Anisopteromalus calandrae (Howard)

KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHO

TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC

Chuyên ngành: Côn trùng học

Mã số: 9 42 01 06

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Trần Ngọc Lân

2. PGS. TS. Trương Xuân Lam

Hà Nội – 2019

Page 3: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận án

này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một luận án nào.

Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

NCS Nguyễn Thị Oanh

Page 4: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, nghiên cứu sinh đã nhận được sự hướng dẫn khoa

học, sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS Trần Ngọc Lân và PGS.TS Trương Xuân Lam,

những người Thầy đã giành nhiều thời gian, trí tuệ, trực tiếp dẫn dắt trong quá trình

thực hiện luận án. Tôi xin gửi đến các Thầy những tình cảm thiêng liêng và lòng biết

ơn sâu sắc nhất.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Sinh thái Tài nguyên và Môi trường, Học

viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã

giúp đỡ tôi rất nhiều về cơ sở vật chất và thủ tục hành chính để bảo vệ luận án.

Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Giám đốc Trung tâm Phân tích Hóa học,

trường Đại học Đồng Tháp đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại giúp tôi

thực hiện đề tài thuận lợi.

Xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các Thầy cô giáo trong tổ bộ môn

Động vật, khoa Sư phạm Lý - Hóa - Sinh, trường Đại học Đồng Tháp.

Xin trân trọng cảm ơn Ban quản lý cùng các anh chị cơ quan Chi cục Bảo vệ

Thực vật tỉnh Đồng Tháp, Trạm Bảo vệ Thực vật thành phố Sa Đéc, huyện Lấp Vò, đã

tạo điều kiện hết sức giúp tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu.

Cảm ơn sự hỗ trợ của đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo mã số: B2016.SPD.01

đã hỗ trợ một phần kinh phí cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Xin được tỏ lòng biết ơn tới bố, mẹ, anh, chị, em, chồng, con và những người

thân đã hết lòng động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả!

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

NCS. Nguyễn Thị Oanh

Page 5: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

iii

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Lời cam đoan........................................................................................................ i

Lời cảm ơn........................................................................................................... ii

MỤC LỤC........................................................................................................... iii

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài……………..………………………………...…...... 1

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn…………………………………...............…... 2

3. Mục tiêu nghiên cứu….……………………………………….………...…… 3

4. Những đóng góp mới của luận án……………………………………..….… 3

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU............... 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài…………………………..……………...…….. 4

1.2. Những nghiên cứu trên thế giới.………………………………………… 5

1.2.1. Nghiên cứu thành phần loài thiên địch của côn trùng trong kho ……….. 5

1.2.2. Nghiên cứu về ong ký sinh Anisopteromalus calandrae.......................... 7

1.2.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh học mọt thuốc lá là vật chủ của ong ký sinh

A. calandrae……………………………………………………….……………………

7

1.2.2.2. Đặc điểm hình thái ong ký sinh Anisopteromalus calandrae................ 8

1.2.2.3. Tập tính của ong ký sinh Anisopteromalus calandrae…………............ 9

1.2.2.4. Đặc điểm sinh học của ong ký sinh Anisopteromalus calandrae……... 11

1.2.2.5. Đặc điểm sinh thái của ong ký sinh Anisopteromalus calandrae……... 14

1.2.2.6. Khả năng kiểm soát sâu mọt của ong ký sinh A. calandrae………..….. 20

1.3. Nghiên cứu ở Việt Nam…………………………..………………………. 25

1.3.1. Nghiên cứu thành phần loài thiên địch trong kho bảo quản nông sản.... 25

1.3.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học mọt thuốc lá....................... 25

1.3.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, tập tính, đặc điểm sinh thái học và

khả năng kiểm soát sâu mọt của ong ký sinh A. calandrae………..……………..

26

CHƢƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG

PHÁP NGHIÊNCỨU………………………………………………………..

27

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................. 27

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 28

Page 6: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

iv

2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 28

2.4. Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ thí nghiệm............................................ 29

2.4.1. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................... 29

2.4.2. Dụng cụ, thiết bị, hóa chất thí nghiệm....................................................... 29

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………… 30

2.5.1. Điều tra thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho 30

2.5.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong ký sinh A.

calandrae............................................................................................................

32

2.5.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học vật chủ của ong ký sinh A.

calandrae............................................................................................................

32

2.5.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái ong ký sinh A. calandrae..................... 32

2.5.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học ong ký sinh A. calandrae……………..... 36

2.5.2.4. Xác định ngưỡng phát dục và tổng nhiệt hữu hiệu …………………...… 39

2.5.2.5. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của ong ký sinh A. calandrae……..….. 40

2.5.3. Nghiên cứu khả năng khống chế sâu mọt của ong ký sinh A. calandrae 43

2.5.4. Phương pháp xử lý hình ảnh, số liệu……………………………………….... 46

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………………. 47

3.1. Thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho ở

tỉnh Đồng Tháp …………………………...……………………….…………..

47

3.1.1. Thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho…..… 47

3.1.2. Tỷ lệ bắt gặp các loài thiên địch theo chủng loại nông sản trong kho…. 54

3.2. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong ký sinh A. calandrae……… 57

3.2.1. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của mọt thuốc lá - vật chủ của ong

ký sinh A. calandrae…………………………………………………………………...

57

3.2.2. Đặc điểm hình thái ong ký sinh Anisopteromalus calandrae……….….… 61

3.2.2.1. Đặc điểm hình thái của ong trưởng thành………………………………… 61

3.2.2.2. Đặc điểm hình thái trứng……………………………………………… 68

3.2.2.3. Đặc điểm hình thái ấu trùng………………………………………………… 69

3.2.2.4. Đặc điểm hình thái tiền nhộng và nhộng……………………..…………… 74

3.2.3. Đặc điểm sinh học ong ký sinh A. calandrae……………………………….. 76

3.2.3.1. Tập tính hoạt động của ong trưởng thành……………………………….. 77

3.2.3.2. Tập tính hoạt động sống của ấu trùng……………………………………… 87

Page 7: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

v

3.2.3.3. Thời gian phát triển vòng đời ong ký sinh A. calandrae với vật chủ

mọt thuốc lá trong phòng thí nghiệm………………….…………………………....

89

3.2.3.4. Tuổi thọ, khả năng ký sinh và sức đẻ trứng của ong ký sinh A.

calandrae trên sâu non mọt thuốc lá ……………...……………….………….……

91

3.2.3.5. Ngưỡng khởi điểm phát dục của ong ký sinh A. calandrae………..…... 95

3.2.4. Đặc điểm sinh thái của ong ký sinh A. calandrae……………..….………. 96

3.2.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của ong ký sinh A. calandrae. 96

3.2.4.2. Ảnh hưởng của vật chủ và thức ăn bổ sung đến tuổi thọ, thời gian và

nhịp điệu đẻ trứng của ong ký sinh A. calandrae……………………….……..……

102

3.2.4.3. Ảnh hưởng của mật độ vật chủ đến sức đẻ trứng của ong cái A.

calandrae ...........................................................................................................

106

3.2.4.4. Ảnh hưởng của mật độ thả ong đến tỷ lệ giới tính đời con của chúng trên

vật chủ mọt ngô và mọt thuốc lá………………………………………………….….

108

3.3. Khả năng khống chế sâu mọt của ong ký sinh A. calandrae trong

phòng thí nghiệm ……………………………………………..………….……………

114

3.3.1. Khả năng khống chế mọt ngô (S. zeamais) trên hạt đậu trắng của ong

ký sinh A. calandrae................................................................................................

114

3.3.1.1. Sự xuất hiện mọt ngô trưởng thành theo thời gian sau khi thả ong ký

sinhở các mật độ khác nhau...............................................................................

114

3.3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ thả ong ký sinh đối với tỷ lệ xuất hiện ong ký

sinh trên vật chủ mọt ngô...................................................................................

118

3.3.2. Khả năng khống chế mọt thuốc lá (L. serricorne) trên thức ăn nuôi cá

của ong ký sinh A. calandrae..............................................................................

120

3.3.2.1. Sự xuất hiện mọt thuốc lá trưởng thành theo thời gian sau khi thả

ong ký sinh ở các mật độ khác nhau...................................................................

120

3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ thả ong ký sinh đối với tỷ lệ xuất hiện ong

trưởng thành trên vật chủ mọt thuốc lá...............................................................

124

3.3.3. Khả năng của ong ký sinh A. calandrae khống chế mọt thuốc lá gây hại

thức ăn nuôi cá theo khối lượng hạt trong phòng thí nghiệm............................

125

3.3.3.1. Khả năng của ong ký sinh khống chế mọt thuốc lá có trong hộp nhựa

đựng 100 g thức ăn nuôi cá được đặt vào mỗi thùng giấy carton sau khi thả ong

125

Page 8: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

vi

3.3.3.2. Khả năng của ong ký sinh khống chế mọt thuốc lá trong 5 kg thức ăn

nuôi cá ở thùng giấy carton sau khi thả ong......................................................

127

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………...… 130

NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN LUẬN ÁN……………. 132

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...…….…. 134

PHỤ LỤC……………………………………………………………..………. P1

Phụ lục hình……………………………………………………………………. P1

Phụ lục danh sách các kho thu mẫu……………………………………………. P4

Phụ lục danh sách côn trùng hại nông sản bảo quản trong kho……………….. P8

Phụ lục một số bảng số liệu thô và số liệu xử lý bằng phần mềm SPSS………. P14

Page 9: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài thiên địch trong kho bảo quản nông sản

tại tỉnh Đồng Tháp (2015 - 2016).....................................................................

48

Bảng 3.2. Tỷ lệ bắt gặp các loài thiên địch trong kho theo chủng loại nông

sản tại tỉnh Đồng Tháp (2015 - 2016)................................................................

55

Bảng 3.3. Tỷ lệ số đo kích thước các bộ phận của trưởng thành ong ký sinh

A. calandrae.....................................................................................................

67

Bảng 3.4. Kích thước các tuổi của ấu trùng ong ký sinh A. calandrae………… 72

Bảng 3.5. Kích thước các pha phát triển của ong ký sinh A. calandrae……… 76

Bảng 3.6. Tỷ lệ giao phối thành công và thời gian giao phối của các cặp ong

ký sinh A. calandrae.........................................................................................

83

Bảng 3.7. Thời gian phát triển các pha của ong ký sinh A. calandrae trên sâu

non mọt thuốc lá (nhiệt độ 30 ± 1,0oC, độ ẩm 75 ± 3,1%)…………………...

90

Bảng 3.8. Tuổi thọ, khả năng ký sinh và sức đẻ trứng của ong ký sinh A.

calandrae trên sâu non mọt thuốc lá ...............................................................

91

Bảng 3.9. Ngưỡng phát dục và tổng nhiệt hữu hiệu của ong ký sinh A.

calandrae..........................................................................................................

95

Bảng 3.10. Thời gian phát triển của ong ký sinh A. calandrae trên sâu non

mọt thuốc lá (nhiệt độ 20oC, độ ẩm 75%)........................................................

96

Bảng 3.11. Thời gian phát triển của ong ký sinh A. calandrae trên sâu non

mọt thuốc lá (nhiệt độ 25oC, độ ẩm 75%)........................................................

97

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ vũ hóa và giới tính đời con của

ong ký sinh A. calandrae ……………………………………..............……………..

99

Bảng 3.13. Tỷ lệ ong ký sinh vũ hóa sau khi lưu giữ ở nhiệt độ 12,5oC, độ ẩm

75%...................................................................................................................

102

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến tuổi thọ ong ký sinh A.

calandrae………………………………………………………………….….

103

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến tuổi thọ và thời gian đẻ trứng

của ong cái A. calandrae……………………………………………………………..

105

Page 10: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

viii

Bảng 3.16. Tương quan giữa mật độ sâu non vật chủ mọt thuốc lá với số vật chủ

bị ký sinh, số trứng ký sinh/vật chủ………………………………………………..…

107

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của mật độ thả ong ký sinh A. calandrae đến tương

quan giới tính (cái:đực) ở thế hệ con của chúng trên vật chủ mọt ngô…….…

110

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của mật độ thả ong ký sinh A. calandrae đến tương

quan giới tính (cái:đực) ở thế hệ con của chúng trên vật chủ mọt thuốc lá..........

111

Bảng 3.19. Số lượng mọt ngô xuất hiện theo thời gian thí nghiệm sau khi thả

ong ký sinh A. calandrae ………………..……………………………..........

115

Bảng 3.20. Tỷ lệ mọt ngô trưởng thành xuất hiện theo thời gian sau khi thả

ong ký sinh A. calandrae……………………………………….……………...….…

117

Bảng 3.21. Tỷ lệ ong ký sinh A. calandrae trưởng thành xuất hiện trên vật

chủ mọt ngô theo thời gian...............................................................................

119

Bảng 3.22. Số lượng mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện theo thời gian sau

khi thả ong ký sinh A. calandrae……………………………….………….…

121

Bảng 3.23. Tỷ lệ mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện theo thời gian sau khi

thả ong ký sinh A. calandrae……………………………………………………...…

122

Bảng 3.24. Tỷ lệ ong ký sinh A. calandrae trưởng thành xuất hiện trên vật

chủ mọt thuốc lá theo thời gian…………..…………………………………….……

124

Bảng 3.25. Số lượng mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện trong 5 kg thức ăn

nuôi cá sau khi thả ong ký sinh……………………………………………......

127

Page 11: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1. Mọt thuốc lá (Lasioderma serricorne)…………………………………. 7

Hình 1.2. Trưởng thành ong ký sinh Anisopteromalus calandrae...................... 9

Hình 1.3. Mọt ngô (Sitophilus zeamais)…………………………………………… 23

Hình 2.1. Một số dụng cụ sử dụng trong quá trình nghiên cứu…………….... 30

Hình 2.2. Các thông số sử dụng để đo kích thước phần đầu của trưởng thành

ong cái A. calandrae..........................................................................................

33

Hình 2.3. Các thông số sử dụng để đo kích thước phần râu đầu và ngực của

trưởng thành ong cái A. calandrae ...................................................................

34

Hình 2.4. Các thông số sử dụng để đo kích thước phần cánh, bụng, chân cơ thể

của trưởng thành ong cái A. calandrae...............................................................

35

Hình 2.5. Thí nghiệm quan sát nuôi theo dõi đặc điểm sinh học của ong ký sinh

A. calandrae......................................................................................................

39

Hình 2.6. Bố trí thí nghiệm nuôi ong khống chế mọt ngô và mọt thuốc lá …… 44

Hình 2.7. Bố trí thí nghiệm thả ong ký sinh khống chế mọt theo khối lượng 45

Hình 3.1. Các loài bắt mồi trong kho nông sản bảo quản ở Đồng Tháp……... 50

Hình 3.2-1. Các loài ong ký sinh trong kho nông sản bảo quản ở Đồng Tháp 51

Hình 3.2-2. Các loài ong ký sinh trong kho nông sản bảo quản ở Đồng Tháp 52

Hình 3.3. Kích thước chiều rộng đầu sâu non các tuổi mọt thuốc lá ……....... 58

Hình 3.4. Đầu của sâu non mọt thuốc lá từ tuổi 1 đến tuổi 5………............... 59

Hình 3.5. Trứng và sâu non mọt thuốc lá…..…….……….………………………. 59

Hình 3.6. Nhộng mọt thuốc lá……………...........…………………………….…... 60

Hình 3.7. Trưởng thành mọt thuốc lá…………………..………………………..... 61

Hình 3.8. Trưởng thành ong ký sinh A. calandrae ………………….….…… 63

Hình 3.9. Đầu và ngực của trưởng thành ong cái A. calandrae……………...… 64

Hình 3.10. Bụng của trưởng thành ong cái A. calandra…………………………. 64

Hình 3.11. Râu đầu của trưởng thành ong cái A. calandrae…………………..… 65

Hình 3.12. Cánh của trưởng thành ong cái A. calandrae………………………... 65

Hình 3.13. Cặp chân thứ 3 của trưởng thành ong cái A. calandrae……………. 66

Hình 3.14. Bụng và râu đầu của trưởng thành ong đực A. calandrae…………. 66

Page 12: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

x

Hình 3.15. Trứng ong ký sinh A. calandrae…………………………………...….. 69

Hình 3.16. Hình thái ấu trùng tuổi 1 ong ký sinh A. calandrae ……………… 70

Hình 3.17. Hình thái ấu trùng tuổi 2 ong ký sinh A. calandrae ……………... 70

Hình 3.18. Hình thái ấu trùng tuổi 3 ong ký sinh A. calandrae ……………… 71

Hình 3.19. Hình thái ấu trùng tuổi 4 ong ký sinh A. calandrae ………….….. 72

Hình 3.20. Chiều rộng đầu các tuổi ấu trùng ong ký sinh A. calandrae……… 73

Hình 3.21. Chiều dài cơ thể các tuổi ấu trùng ong ký sinh A. calandrae……... 73

Hình 3.22. Chiều rộng cơ thể các tuổi ấu trùng ong ký sinh A. calandrae……….… 73

Hình 3.23. Giai đoạn tiền nhộng của ong ký sinh A. calandrae……………..… 74

Hình 3.24. Các giai đoạn phát triển của nhộng ong ký sinh A. calandrae…........... 75

Hình 3.25. Tỷ lệ số trứng ong ký sinh A. calandrae được đẻ trên một vật chủ

sâu non............................................................................................................

77

Hình 3.26. Tập tính giao phối của ong ký sinh A. calandrae........................... 80

Hình 3.27. Một số hành vi trong quá trình giao phối của ong ký sinh A.

calandrae............................................................................................................

81

Hình 3.28. Một số hành vi trong quá trình tìm kiếm vật chủ và đẻ trứng của

ong ký sinh A. calandrae……………………………………………………….…...

85

Hình 3.29. Bột thức ăn nuôi cá sâu non mọt thuốc lá (a1); sâu non mọt thuốc

lá nằm trong ổ thức ăn (a2); trứng ong ký sinh A. calandrae trên sâu non mọt

thuốc lá (b)……………………………………………………………………

85

Hình 3.30. Tỷ lệ sâu non các tuổi và nhộng của vật chủ bị ong ký sinh........... 87

Hình 3.31. Hình thái các pha phát triển trong vòng đời của ong ký sinh A.

calandrae…………………………………………………………………………….…

89

Hình 3.32. Tỷ lệ (%) số sâu non vật chủ bị ký sinh hàng ngày bởi trưởng

thành ong cái A. calandrae...............................................................................

92

Hình 3.33. Nhịp điệu đẻ trứng ong cái A. calandrae………………………… 93

Hình 3.34. Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành ong cái A. calandrae theo

phương trình lý thuyết........................................................................................

94

Hình 3.35. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tuổi thọ ong cái A. calandrae…….... 100

Hình 3.36. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến nhịp điệu đẻ trứng của ong

cái A. calandrae................................................................................................

105

Page 13: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

xi

Hình 3.37. Số lượng mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện trong hộp nhựa

đựng 100 g thức ăn nuôi cá được đặt vào mỗi thùng giấy carton sau khi thả ong

ký sinh………………………………………………………………………….…………

126

Hình 3.38. Số lượng mọt thuốc lá trưởng thành có trong 100 g thức ăn nuôi

cá được lấy ra từ 5 kg thức ăn ở thùng carton sau khi thả ong ký sinh………....

128

Page 14: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU

Cs.: Cộng sự.

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.

L:D: (Light/Dark) – (Thời gian chiếu sáng /thời gian tối) trong ngày.

* Nhóm từ, cụm từ chỉ thông số đo kích thước hình thái ong ký sinh

Anisopteromalus calandrae

Body.l: Body length (Chiều dài cơ thể)

Eye.b: Eye breadth (Chiều rộng mắt nhìn từ phía bên)

Eye.d: Eye distance (Khoảng cách mắt)

Eye.h: Eye height (Chiều cao mắt nhìn từ phía bên)

Gst.b: Gaster breadth (Chiều rộng bụng)

Gst.l: Gaster length (Chiều dài bụng)

Hea.b: Head breadth (Chiều rộng đầu)

Hea.h: Head height (Chiều cao đầu)

Msc.b: Mesoscutum breadth (Chiều rộng tấm lưng ngực giữa)

Msc.l: Mesoscutum length (Chiều dài tấm lưng ngực giữa)

Msp.l: Malar space (Chiều dài má nhìn từ phía bên)

Mss.l: Mesosoma length (Chiều dài ngực)

Mv.l: Marginal vein (Chiều dài gân mép cánh)

OOL: Shortest distance between posterior ocellus and eye margin, dorsal view

(Khoảng cách mắt kép - mắt đơn phía sau)

Pdl.flg: Pedicel+flagellum (Chiều dài đốt cuống râu + phần ngọn râu)

POL: Shortest distance between posterior ocelli, dorsal view (Khoảng cách

mắt đơn - mắt đơn phía sau)

Ppd.l: Propodeum length (Chiều dài đốt trước cuống bụng)

Pv.l: Postmarginal vein (Chiều dài gân sau mép cánh)

Scp.l: Scape length (Chiều dài đốt gốc râu)

Sct.l: Scutellum length (Chiều dài tấm mai)

Sv.l: Stigmal vein (Chiều dài gân mắt cánh)

Tb3.l: Metatibia (Chiều dài đốt ống chân sau)

Page 15: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bảo quản nông sản sau thu hoạch là quá trình thứ hai sau trồng trọt của sản

xuất nông nghiệp. Bảo quản nông sản vừa đảm bảo dự trữ hàng hóa nông sản cho

tiêu dùng, phát triển kinh tế, vừa đảm bảo hạt giống cho vụ trồng kế tiếp. Trong quá

trình bảo quản nông sản, riêng với côn trùng đã có nhiều loài gây hại và gây ra

nhiều tổn thất.

Từ trước đến nay, tổn thất sau thu hoạch luôn là vấn đề được quan tâm trong sản

xuất nông nghiệp nhiệt đới. Bởi nguyên nhân chính của “mất mùa trong nhà” là do sâu

mọt gây hại nông sản bảo quản trong kho. Mỗi năm trên thế giới mức tổn thất về lương

thực trong bảo quản khoảng 5 - 10% (Hodges et al., 2014) [1]. Ở Việt Nam mức tổn

thất sau thu hoạch đối với lúa gạo dao động trong khoảng 11 - 13%, với ngô là 13 -

15% trong đó có khâu bảo quản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009) [2].

Theo tổ chức Hợp phần xử lý sau thu hoạch, ở khu vực đồng bằng sông Hồng và các

khu vực khác mức tổn thất đối với lúa là 11,6% còn với ngô là 18 - 19%, riêng ở vùng

ĐBSCL, mức tổn thất lúa là 13,7% tổng sản lượng [3].

Sản lượng lương thực như lúa, gạo, ngô, đậu, v.v... của tỉnh Đồng góp phần

không nhỏ khi ĐBSCL hiện nay là vùng sản xuất lương thực có hạt lớn nhất cả

nước (Tổng cục Thống kê, 2017) [4]. Bên cạnh đó do phương cách bảo quản, nông

sản thường bị côn trùng phá hoại dẫn đến thiệt hại lớn và ảnh hưởng tới việc tiêu thụ

trong nước và xuất khẩu.

Để giảm thiểu những tổn thất trong bảo quản nông sản, hiện nay ở Việt Nam,

biện pháp chủ yếu được sử dụng là thuốc xông hơi như Phosphine diệt sâu mọt hại

nông sản (Hoàng Trung và cs., 2004) [5]. Thực tế, biện pháp này không thể tiêu diệt

hoàn toàn những loài sâu mọt gây hại chính, mà lại có thể làm phát sinh tính kháng

thuốc của chúng. Bên cạnh đó, các hóa chất độc hại vừa tiêu diệt côn trùng có ích, vừa

để dư lượng hóa chất trong nông sản, không an toàn với môi trường và đe dọa sức khỏe

người tiêu dùng.

Trên thế giới, biện pháp sử dụng kẻ thù tự nhiên để kiểm soát sâu mọt là trọng

tâm của chiến lược bảo vệ nông sản an toàn. Ở các nước phát triển đã có nhiều công

trình nghiên cứu sử dụng các loài ký sinh thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera) như là

Page 16: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

2

tác nhân kiểm soát sâu mọt thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) gây hại nông sản bảo

quản trong kho. Ví dụ, một số công trình nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng loài ong

Anisopteromalus calandrae (Howard) (Kraaz et al., 2008) [6] hay loài Lariophagus

distinguendus (Forster) (Steidle et al., 2001 [7] và Niedermayer et al., 2016) [8] là

một trong những tác nhân chính trong kiểm soát nhiều loài mọt thuộc bộ Cánh cứng

như Sitophilus oryzae (Linnaeus), Sitophilus zeamais Motsch., Callosobruchus

maculatus (Fabricius), Callosobruchus chinensis (Linnaeus) và Rhyzopertha

dominica (Fabricius) v.v... gây hại nông sản trong kho.

Hiện nay ở Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Đồng Tháp và vùng ĐBSCL nói

riêng, việc sử dụng ong ký sinh mới nghiên cứu và phát triển ứng dụng phòng chống

sâu hại trên đồng ruộng. Đối với phòng chống sâu hại nông sản trong kho bằng kẻ thù

tự nhiên còn hạn chế, chỉ có một vài thông báo khoa học. Riêng với giống ong ký sinh

Anisopteromalus ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố.

Để có cơ sở khoa học cho việc hướng tới sử dụng loài thiên địch như ong ký

sinh phòng chống sâu hại nông sản trong kho ở Việt Nam, từ 2015, chúng tôi đã thực

hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Anisopteromalus

calandrae (Howard) ký sinh mọt Cánh cứng hại trong kho tại tỉnh Đồng Tháp”.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học

- Cung cấp các dẫn liệu về thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông

sản bảo quản trong kho tại tỉnh Đồng Tháp.

- Cung cấp các dẫn liệu về đặc điểm hình thái, sinh học, một số tập tính ký

sinh và đặc điểm sinh thái của ong ký sinh Anisopteromalus calandrae (*)

với vật

chủ sâu non mọt thuốc lá (Lasioderma serricorne).

- Cung cấp những dẫn liệu khoa học về khả năng khống chế mọt ngô

(Sitophilus zeamais) trên hạt đậu trắng và mọt thuốc lá (L. serricorne) trên thức ăn

nuôi cá của ong ký sinh A. calandrae.

Ý nghĩa thực tiễn

- Việc đánh giá mức độ phổ biến của một số loài thiên địch giúp người dân

và những người làm công tác quản lý kho điều tra, phát hiện nhanh và chính xác sự

Page 17: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

3

hiện diện của chúng. Từ đó sử dụng biện pháp phòng trừ phù hợp nhằm không gây

ảnh hưởng những loài có ích trong kho tàng.

- Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và khả năng khống chế

sâu mọt trong kho của ong ký sinh A. calandrae là cơ sở khoa học để sử dụng loài

ong ký sinh này trong phòng chống sâu mọt hại nông sản, thức ăn chăn nuôi trong

kho bảo quản tại tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong

kho tại tỉnh Đồng Tháp.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của ong ký sinh A. calandrae.

- Đánh giá được khả năng khống chế mọt ngô (S. zeamais) và mọt thuốc lá (L.

serricorne) của ong ký sinh A. calandrae trong điều kiện phòng thí nghiệm.

4. Những đóng góp mới của luận án

- Lần đầu tiên cung cấp dẫn liệu về đặc điểm sinh học, tập tính, đặc điểm sinh

thái của loài ong ký sinh A. calandrae với vật chủ sâu non mọt thuốc lá

(Lasioderma serricorne) trên hạt thức ăn nuôi cá ở Việt Nam.

- Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về khả năng khống chế mọt ngô (Sitophilus

zeamais) trên hạt đậu trắng và mọt thuốc lá (Lasioderma serricorne) trên thức ăn

nuôi cá của ong ký sinh A. calandrae trong điều kiện phòng thí nghiệm.

(*) Anisopteromalus calandrae là loài ong ký sinh giết chết vật chủ, ong đẻ trứng ký sinh ở

trên bề mặt cơ thể vật chủ (ký sinh ngoài). Theo tên gọi Việt Nam một số tác giả thường

gọi là ong ngoại ký sinh để phân biệt với các loài ong nội ký sinh (ong đẻ trứng ký sinh bên

trong cơ thể vật chủ - ký sinh trong). Tuy nhiên xuất phát từ Tiếng Anh “Parasitoid”

chúng tôi thống nhất sử dụng cụm từ “ong ký sinh” đối với loài A. calandrae trong toàn

văn luận án.

Page 18: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

4

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

Hầu như ở đâu có dự trữ và bảo quản nông sản, hàng hóa thì ở đó xuất hiện

các loài sinh vật gây hại. Nhiều khi chỉ cần sau vài tuần, sinh vật gây hại đã phát

triển thành quần thể có số lượng lớn và gây ra những vụ cháy ngầm, tiêu hủy một

phần hoặc hoàn toàn nông sản bảo quản trong kho (Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Sự

phá hại của côn trùng đối với nông sản bảo quản trước hết phải kể đến việc làm

giảm phẩm chất hoặc phá hủy làm cho nông sản bảo quản bị giảm hoặc mất hoàn

toàn giá trị sử dụng (Bùi Công Hiển và Trần Huy Thọ, 2003) [10]. Trong nhiều

trường hợp, thiệt hại có thể rất lớn và thậm chí là vô giá.

Trên thế giới, nhiều nước đã quan tâm nghiên cứu sử dụng côn trùng ký sinh

để kiểm soát sâu hại nông sản trong kho. Một trong những loài ong ký sinh được

một số tác giả nghiên cứu là Anisopteromalus calandrae (Howard). Các kết quả

nghiên cứu này đã đề cập đến đặc điểm sinh học, sinh thái học của ong ký sinh A.

calandrae trên một số loài mọt Cánh cứng hại nông sản bảo quản trong kho.

Đồng Tháp là một trong những tỉnh thuộc ĐBSCL với nhiều kho bảo quản,

dự trữ các loại nông sản như lúa, gạo, ngô, đậu, v.v... Hệ thống kho và chủng loại

nông sản bảo quản của tỉnh Đồng Tháp đa dạng và phong phú là điều kiện thuận lợi

cho sự lây lan và phát triển nhiều loài côn trùng gây hại. Kết quả điều tra của

Nguyễn Thị Oanh và cs. (2016) ghi nhận, các loài gây hại thuộc bộ Cánh cứng phổ

biến như mọt đậu đỏ (Callosobruchus maculatus), mọt ngô (Sitophilus zeamais),

mọt thuốc lá (Lasioderma serricorne) và mọt đục hạt (Rhyzopertha dominica) [11].

Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam nói chung hay ở Đồng Tháp nói riêng chủ yếu sử

dụng thuốc hóa học độc hại để phòng trừ, việc nghiên cứu côn trùng ký sinh các

loài sâu hại trong kho bảo quản nông sản lại chưa được quan tâm nghiên cứu đúng

mức. Do vậy, để hòa nhập với xu thế phát triển trên thế giới và đáp ứng thực tiễn

của địa phương, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài ong ký sinh A.

calandrae là cơ sở khoa học cho việc áp dụng biện pháp phòng trừ sinh học. Mục

đích nghiên cứu là hướng tới sử dụng thiên địch trong phòng trừ sâu hại nhằm đem

lại nông sản an toàn cho người và động vật sử dụng.

Page 19: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

5

1.2. Những nghiên cứu trên thế giới

1.2.1. Nghiên cứu thành phần loài thiên địch của côn trùng trong kho

Ở nhiều nước trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu về thành phần loài thiên

địch của côn trùng gây hại nông sản bảo quản trong kho. Chẳng hạn ở Hawaii,

Lebeck (1991) đã thống kê có 22 loài thiên địch, trong đó có 2 loài bắt mồi thuộc họ

Ampulicidae và 20 loài ong ký sinh thuộc họ Evaniidae (8 loài), Pteromalidae (1

loài), Eupelmidae (3 loài), Encyrtidae (1 loài) và Eulophidae (7 loài) [12].

Kết quả nghiên cứu tại Frankfort (Mỹ), Sedlacek et al. (1998) ghi nhận có 7

loài ong ký sinh của côn trùng hại kho, trong đó có 3 loài thuộc họ Pteromalidae, 3

loài thuộc họ Bethylidae và 1 loài thuộc họ Braconidae [13]. Nhóm tác giả cũng đã

đánh giá loài ong ký sinh A. calandrae chiếm tỷ lệ bắt gặp cao (41,7%) trong tổng

số các loài ghi nhận được.

Với sự có mặt của loài A. calandrae trong 9 loài ong ký sinh thuộc 4 họ

(Encyrtidae, Eulophidae, Bethylidae và Pteromalidae) cũng được Helbig (1998)

công bố khi nghiên cứu các loài ong ký sinh sâu mọt trên các cửa hàng ngô tại miền

Nam châu Phi. Nghiên cứu, thu thập trong 3 mùa (1988 - 1990) tại các địa điểm

khác nhau, tác giả nhận thấy 2 loài ong ký sinh A. calandrae và Theocolax elegans

(Westwood) bắt gặp thường xuyên hơn so với các loài còn lại [14].

Eliopoulos et al. (2002) lần đầu tiên tại Hy Lạp đã công bố 16 loài ong ký

sinh sâu mọt trong kho thuộc 5 họ. Kết quả ghi nhận, họ Pteromalidae có 6 loài

(gồm cả loài A. calandrae), họ Bethylidae có 6 loài, họ Braconidae có 2 loài, họ

Ichneumonidae và Trichogrammatidae mỗi họ có 1 loài. Nghiên cứu này được tiến

hành trên ngũ cốc, bột, đậu, thuốc lá và quả khô bảo quản với số lượng khác nhau

tại các cơ sở lưu trữ và cửa hàng gia đình. Tỷ lệ ong ký sinh bắt gặp cao nhất trong

kho bảo quản quả khô, thuốc lá và bột. Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã đánh giá

độ bắt gặp các loài giảm dần theo tứ tự: ong A. calandrae, Holepyris sylvanidis

(Brèthes), Theocolax elegans (Westwoo), Venturia canescens (Gravenhorst),

Habrobracon hebetor Say, và Cephalonomia tarsalis (Ashmead) [15].

Từ kết quả điều tra trên gạo tại Thái Lan, Hayashi et al. (2004) đã thống kê

có 29 loài bắt mồi và mô tả nhận dạng 19 loài ong ký sinh côn trùng hại nông sản

trong kho, trong đó có ong ký sinh A. calandrae [16]. Khóa định loại bằng hình vẽ

Page 20: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

6

mô phỏng rõ nét đến họ, giống và loài của nhóm ong ký sinh cũng được đưa ra trong

nghiên cứu này.

Asl et al. (2009) khảo sát trong hai năm (2006-2007) tại 50 kho bảo quản

thuộc vùng ngoại ô Mashhad, Iran đã ghi nhận thành phần loài thiên địch của côn

trùng hại trên các loại như lúa mì, ngô, gạo, đậu và các loại trái cây, hạt khô. Nhóm

tác giả thu được 5 loài ong ký sinh gồm: Habrobracon hebetor (Say) thuộc họ

Braconidae, Cephalonomia tarsalis (Ashmead) thuộc họ Bethylidae,

Anisopteromalus calandrae, Theocolax elegans (Westwood) thuộc họ Pteromalidae

và Venturia canescens (Gravenhorst) thuộc họ Ichneumonidae. Trong 5 loài ong ký

sinh nói trên loài A. calandrae được bắt gặp với tỷ lệ 58,14% và C. tarsalis 28,58%

cao hơn các loài còn lại. Các tác giả cũng ghi nhận ong ký sinh A. calandrae có thể

ký sinh trên 5 loài vật chủ như mọt đậu đỏ (C. maculatus), mọt đậu nành

(Acanthocelides obtectus), mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis), mọt Sitophilus

granarius (Linnaeus) và mọt Sitophilus sp.. Nhóm tác giả đánh giá sự xuất hiện của

các loài ong ký sinh sẽ có tiềm năng trong việc khống chế côn trùng hại sản phẩm bảo

quản tại các kho ở ngoại ô Mashhad [17].

Khi điều tra thành phần loài ong ký sinh sâu mọt trong kho tại Iran,

Lotfalizadeh và Hosseini (2012) đã thu được 10 loài, trong đó có 2 loài thuộc họ

Bethylidae, 6 loài thuộc họ Pteromalidae (kể cả loài A. calandrae) và 2 loài thuộc

họ Braconidae [18].

Một nghiên cứu khác cũng tại Iran đã điều tra các loài ong ký sinh của sâu mọt

trên nông sản dự trữ và vật chủ của chúng ở tỉnh Golestan trong năm 2010. Kết quả

đã thu thập và xác định có 7 loài ong ký sinh thuộc 5 họ trên 10 loại nông sản bảo

quản, trong đó phổ biến là loài ong ký sinh A. calandrae (Eyidozehi et al., 2013) [19].

Imamura et al. (2014) đã điều tra côn trùng gây hại sản phẩm dự trữ và kẻ

thù tự nhiên của chúng bằng các bẫy mồi nhử là hạt gạo nâu trong 5 cơ sở bảo quản

chế biến và 2 kho hạt ở nhiệt độ thấp nằm ở phía tây nam của Ibaraki (Nhật Bản).

Nhiều cá thể của ong ký sinh A. calandrae và Lariophagus distinguendus (Forster)

thu được từ bẫy mồi. Hai loài ong này đã ký sinh ấu trùng mọt ngô (S. zeamais) trên

gạo nâu đặt trong bẫy mồi [20].

Page 21: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

7

Theo Diaz và Costa (2014), loài ong ký sinh A. calandrae được ghi nhận đầu

tiên ở Paraguay. Loài ong ký sinh này được phát hiện trên ngô hạt bị hư hỏng do

mọt ngô (S. zeamais) và mọt răng cưa (O. surinamensis) [21].

1.2.2. Nghiên cứu về ong ký sinh Anisopteromalus calandrae

1.2.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh học mọt thuốc lá là vật chủ của ong ký sinh A.

calandrae

Mọt thuốc lá (L. serricorne) là một trong những loài vật chủ ưa thích của ong

ký sinh A. calandrae. Đặc điểm hình thái của mọt thuốc lá cũng được một số tác giả

quan tâm nghiên cứu. Trên thức ăn là thuốc lá khô, Ashworth (1993) mô tả trứng mọt

thuốc lá có chiều dài 0,4 - 0,5 mm, rộng 0,2 mm. Trứng nở trong vòng 6 - 8 ngày, vỏ

trứng thường bị ăn bởi ấu trùng mới nở. Trước khi hóa nhộng giai đoạn ấu trùng có 4

tuổi, ấu trùng tuổi 1 thường có chiều dài nhỏ hơn 1 mm, cơ thể được phủ nhiều lông.

Ấu trùng khi đạt trọng lượng 2,5 - 4,5 mg có chiều dài 4,5 mm [22].

Theo Ryan (1999), mọt thuốc lá có phổ thức ăn khá phong phú với trên 50

loại sản phẩm nông sản khác nhau. Trưởng thành mọt thuốc lá có chiều dài cơ thể là

2,0 - 3,7 mm [23]. Nghiên cứu của Cabrera (2001) mô tả mọt thuốc lá có kích thước

khoảng 2 - 3 mm và có màu nâu đỏ, cánh được bao phủ bởi lớp lông. Khi có va

chạm, cơ thể thực hiện động tác co chân, thụt đầu và nằm bất động giả chết. Ấu

trùng màu trắng và phủ nhiều lông [24].

Nghiên cứu của Arbogast et al. (2002) cho thấy trưởng thành mọt thuốc lá có

màu nâu đỏ, thân hình tròn hoặc bầu dục, cánh được bao phủ bởi lớp lông cứng,

kích thước mọt dài trung bình 2 - 3 mm [25].

Ấu trùng Trưởng thành

Hình 1.1. Mọt thuốc lá (Lasioderma serricorne) (Nguồn: Cabrera, 2001) [24]

Ashworth (1993) đã xác nhận, thời gian vòng đời của mọt phụ thuộc vào

nhiệt độ, vòng đời của mọt trung bình 44 ngày ở nhiệt độ 30oC nhưng chỉ kéo dài 28

Page 22: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

8

ngày ở nhiệt độ 32

oC. Kết quả nghiên cứu của Ryan (1999) cho thấy ở nhiệt độ 30 ±

2oC, độ ẩm 78% thời gian phát triển với pha trứng trung bình 15 ± 3 ngày, ấu trùng

13 ± 3 ngày, nhộng 8 ± 3 ngày và trưởng thành 17 ± 1 ngày. Thời gian vòng đời của

mọt trung bình là 44 ± 1 ngày [23].

Visarathanonth (1985) cho biết vòng đời của mọt thuốc lá đạt 56,35 ngày khi

nuôi với thức ăn là bột lúa mì; 61,5 ngày với thức ăn là bột cari và 66,2 ngày với

thức ăn là đậu nành [26]. Nghiên cứu của Cabrera (2001) ghi nhận thời gian phát

triển vòng đời mọt thuốc lá là 26 ngày ở nhiệt độ 37°C và 120 ngày ở 20°C. Ở điều

kiện nhiệt độ 17°C vòng đời mọt phát triển chưa hoàn thiện, cá thể trưởng thành có

thể chết khi ở nhiệt độ 4°C trong vòng 6 ngày [24].

Theo kết quả nghiên cứu của Mahroof và Phillips (2008), thời gian phát triển

trung bình của mọt thuốc lá ở giai đoạn trứng là 4,8 ngày, ấu trùng 38 ngày, nhộng 4,6

ngày khi nuôi với thức ăn là bột mì. Trên ớt ngọt thời gian phát triển trung bình của

mọt thuốc lá ở giai đoạn trứng là 5 ngày, ấu trùng 73 ngày và nhộng là 18,3 ngày. Theo

các tác giả, sức đẻ trứng của mọt thuốc lá cũng bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Kết quả cho

thấy, khi nuôi mọt với thức ăn là bột lúa mì thì trưởng thành cái mọt thuốc lá đẻ trung

bình được 52,4 ± 4,8 quả trứng; còn khi nuôi trên xì gà (dạng thuốc lá sấy khô bó và

quấn chặt thành bó) thì trưởng thành cái đẻ trung bình được 5,8 ± 0,8 quả trứng [27].

1.2.2.2. Đặc điểm hình thái ong ký sinh Anisopteromalus calandrae

Đặc điểm hình thái loài ong ký sinh A. calandrae được ghi nhận trong một

vài nghiên cứu. Hayashi et al. (2004) đã cung cấp khóa định loại bằng hình vẽ của 19

loài ong ký sinh, đồng thời đã mô tả đặc điểm hình thái của chúng. Trong công trình

này với loài ong ký sinh A. calandrae, nhóm tác giả mô tả một số đặc điểm cấu tạo,

màu sắc của trưởng thành được mô tả như: cặp chân thứ ba có đốt háng màu đen, đốt

chuyển màu vàng, đốt đùi màu nâu hoặc đen, bàn chân có 5 đốt; phần gốc bụng của

trưởng thành đực có màu trắng sữa [16].

Page 23: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

9

Ong đực Ong cái

Hình 1.2. Trƣởng thành ong ký sinh Anisopteromalus calandrae

(Nguồn: Chaisaeng, 2007) [28]

Baur et al. (2014) đã mô tả những đặc điểm hình thái chi tiết của giống ong

Anisopteromalus. Các bộ phận cơ thể của ong ký sinh A. calandrae được mô tả và so

sánh với các loài khác thuộc cùng giống như cấu tạo râu đầu của trưởng thành cái có 3

đốt vòng còn râu đầu của trưởng thành đực có 2 đốt vòng; ở cánh trước của ong phần

dưới mắt cánh không có lông cứng; đốt bụng thứ nhất có mép sau cong ngược về phía

trước, đốt bụng thứ hai gần như thẳng. Các tỷ lệ số đo hình thái của ong ký sinh A.

calandrae trên các bộ phận cơ thể như râu đầu, đầu, ngực, bụng, chân, … của ong cái

cũng được đo với tỷ lệ trong khoảng cho phép khi so sánh với loài khác cùng giống [29].

1.2.2.3. Tập tính của ong ký sinh Anisopteromalus calandrae

Tập tính của ong ký sinh luôn là vấn đề lý thú và cần thiết trong nghiên cứu

mối quan hệ giữa ký sinh và vật chủ, như tập tính ghép đôi (hành vi giao phối), tập

tính tìm kiếm vật chủ, tập tính lựa chọn vật chủ thích hợp hay tập tính đẻ trứng ký

sinh. Nghiên cứu tập tính của ong ký sinh cũng là cơ sở khoa học để sử dụng ong

trong biện pháp phòng trừ sinh học, hạn chế sâu mọt gây hại.

Khi nghiên cứu ong ký sinh A. calandrae với các loài sâu mọt trên hạt ngũ cốc

trong phòng thí nghiệm. Sayaboc và Dungan (1994) đã mô tả một số hành vi tìm

kiếm vật chủ và đẻ trứng của ong dựa trên quan sát sự tiếp xúc của ong với sâu non

mọt gạo (S. oryzae). Sau khi giao phối, ong cái A. calandrae tiếp xúc với vật chủ

trong hạt thường có những hành vi như: di chuyển chậm trên bề mặt hạt; đánh trống

bằng đôi râu; tìm kiếm vật chủ; khoan vào hạt; châm chích vật chủ, đẻ trứng; nghỉ

Page 24: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

10

ngơi và vệ sinh cơ thể. Trung bình trong một ngày, ong cái dành 87% thời gian cho

việc đẻ trứng và các hoạt động liên quan, còn lại là nghỉ ngơi và ăn thêm [30].

Onodera et al. (2002) cho rằng chất kairomon (một dạng tín hiệu thông tin

hóa học khác loài) tiết ra từ vật chủ đã thu hút và kích thích hành vi châm chích của

ong ký sinh A. calandrae trên vật chủ sâu non mọt đậu xanh (C. chinensis). Chất

kairomon được chiết xuất từ sâu non vật chủ bằng aceton. Chất kairomon là một

hỗn hợp của các triacylglycerol và axit béo, nhưng từng chất trong số đó có tác

dụng hoạt động riêng biệt và không có tác dụng kết hợp giữa chúng. Người ta còn

biết những hợp chất là thành phần của một pheromon đánh dấu đẻ trứng vào sâu

non vật chủ mọt đậu. Tuy nhiên, chúng khác nhau từ các hydrocarbon no và

diacylglycerol của kairomon so với ong ký sinh Dinarmus basalis Rondani trên vật

chủ mọt đậu xanh. Do đó, có thể thấy ong ký sinh A. calandrae và D. basalis đã

chọn lọc sử dụng các chất thông tin hóa học có thành phần khác nhau để tìm ký chủ

đẻ trứng [31].

Sự lựa chọn vật chủ của ong ký sinh A. calandrae đã được Smith et al. (1993)

nghiên cứu. Các tác giả đã đánh giá sự ưu tiên kích thước vật chủ sâu non mọt ngô (S.

zeamais) của ong ký sinh A. calandrae với sự phân bố tuổi đồng đều. Thế hệ đầu tiên

của ong ký sinh A. calandrae thu thập từ hạt ngô bảo quản ở Carolina được tiếp xúc

với một hỗn hợp tất cả các kích thước của sâu non mọt ngô (sâu non có phân bố độ

tuổi đồng đều trong hạt ngô). Tỷ lệ 87% ong đẻ trứng ký sinh trên sâu non trong hạt

có đường kính khe hở của hạt là 0,9 - 1,8 mm và 6% trên tiền nhộng và nhộng trong

sự phân bố kích thước vật chủ này. Ong ký sinh A. calandrae ưa thích nhất với sâu

non vật chủ lớn (đường kính ngang thân là 1,6 mm), ưa thích trung bình với sâu non

có đường kính ngang thân trong khoảng 0,9 - 1,8 mm và ít ưa thích nhất là nhộng và

sâu non vật chủ có kích thước nhỏ hơn 0,9 mm [32].

Kazemi et al. (2008) đã sử dụng phương pháp thí nghiệm lựa chọn và không

lựa chọn vật chủ để đánh giá mức độ ưa thích vật chủ ký sinh của ong. Kết quả cho

thấy trong điều kiện được lựa chọn, ong ưa thích ký sinh các sâu non tuổi 4 hơn so

với tuổi khác. Còn trong điều kiện không được lựa chọn vật chủ, chúng ưa thích ký

sinh cả sâu non tuổi 4 và nhộng [33].

Belda và Riudavets (2010) thiết kế thí nghiệm dạng kiểu ống chữ Y để đánh

giá khứu giác của ong ký sinh, với nông sản bảo quản là hạt gạo nâu và hạt lúa mì.

Page 25: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

11

Vật chủ thí nghiệm là sâu non tuổi cuối và trưởng thành các loài mọt gồm mọt gạo

(S. oryzae), mọt đục hạt (R. dominica), mọt Tribolium confusum (Du Val, 1863) và

mọt thuốc lá (L. serricorne). Kết quả cho thấy, ong ký sinh A. calandrae ưa thích ký

sinh sâu non tuổi cuối của các loài mọt này đồng thời tìm kiếm vật chủ bằng sự bắt

mùi của ngũ cốc và các sản phẩm bảo quản [34].

Sitthichaiyakul và Amornsak (2014) đã thử nghiệm trên các silo chứa gạo

nâu nhiễm ấu trùng mọt ngô (S. zeamais) thấy rằng ong ký sinh A. calandrae có khả

năng kiểm soát tốt sự phát triển của sâu non mọt ngô ở cả 4 tầng chứa hạt của silo

lần lượt là 0 cm; 5,5 cm; 11,0 cm và 14,5 cm trong đó ong ưa thích đẻ trứng ký sinh

trên tầng silo có độ cao 14,5 cm [35].

Nhìn chung, cho đến nay tập tính của ong ký sinh A. calandrae còn ít được

quan tâm nghiên cứu.

1.2.2.4. Đặc điểm sinh học của ong ký sinh Anisopteromalus calandrae

Nghiên cứu của Assem et al. (1984) đã sử dụng sâu non mọt Sitophilus

granarius (Linnaeus, 1875) là vật chủ của ong ký sinh A. calandrae. Thí nghiệm nhằm

đánh giá ảnh hưởng của chất lượng vật chủ đến tỷ lệ giới tính của ong ký sinh ở nhiệt

độ 25oC. Kết quả cho thấy tỷ lệ giới tính ở thế hệ con của ong ký sinh phụ thuộc vào

kích thước vật chủ. Trên vật chủ tuổi lớn số ong đực được sinh ra ở thế hệ con thấp hơn

so với ong cái, còn trên vật chủ tuổi nhỏ, số lượng ong đực được sinh ra cao hơn. Sự

khác biệt này là do một số lượng lớn ong cái nở ra từ trứng được đẻ trên các vật chủ

tuổi lớn và rất ít trên vật chủ tuổi nhỏ sau mỗi khoảng thời gian 24 giờ thí nghiệm [36].

Kết quả nghiên cứu của Ahmed et al. (1996) tại Arabia Saudi cho thấy, loài

ong ký sinh A. calandrae như là một tác nhân kiểm soát sinh học đối với sâu non của

mọt đục hạt (R. dominica). Ong ký sinh A. calandrae được nuôi trong phòng thí

nghiệm trên vật chủ sâu non mọt đục hạt. Thời gian pha trứng là 36 giờ ở 26°C và 27

giờ ở 30°C. Các giai đoạn ấu trùng kéo dài 6,9 và 5,4 ngày; giai đoạn tiền nhộng 23,6

và 17,8 giờ và nhộng 5,4 và 4,6 ngày, tương ứng ở 26°C và 30°C. Thời gian phát

triển từ trứng đến trưởng thành trung bình là 18,9 và 14,6 ngày, tương ứng ở 26°C và

30°C. Tỷ lệ giới tính đời con trong phòng thí nghiệm 2,3♀:1♂. Ở nhiệt độ 26°C một

trưởng thành cái đẻ trung bình mỗi ngày là 6,7 trứng và đẻ được tổng số trứng là

150,4 trứng; còn ở nhiệt độ 30°C trung bình mỗi ngày đẻ được 8,3 trứng và tổng số

trứng đẻ được là 132,6 trứng. Trưởng thành cái và trưởng thành đực ong ký sinh khi

Page 26: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

12

cho ăn mật ong sống được 32,6 ngày ở nhiệt độ 26°C và 25,5 ngày ở nhiệt độ 30°C.

Tỷ lệ ký sinh trong phòng thí nghiệm là 69,5; 43,3; 30,1; 16,8 và 0, tương ứng với vật

chủ là R. dominica, S. granarius, Bruchus rufimanus Boheman, Trogoderma

granarium Everts và O. surinamensis. Kết quả quan sát thực tế cho thấy hoạt động

ký sinh diễn ra từ tháng 2 đến tháng 11 và đạt tới đỉnh cao vào tháng 7 với tỷ lệ ký

sinh 59,3% trên vật chủ mọt đục hạt [37].

Jungyoun et al. (2004) đã nghiên cứu quan hệ giữa vật chủ mọt gạo

(Sitophilus oryzae) và ong ký sinh A. calandrae. Nghiên cứu đã đánh giá về kích

thước cơ thể ở thế hệ con ong ký sinh và tuổi thọ cũng như khả năng giao phối của

chúng. Kết quả cho thấy tuổi thọ của ong ký sinh không ảnh hưởng đến kích thước

cơ thể của ong cái và ong đực. Ở nhiệt độ 28 ± 1°C, độ ẩm 75 ± 5% tuổi thọ trung

bình của trưởng thành ong cái có kích thước nhỏ là 15,3 ± 6,14 ngày và có kích

thước lớn là 15,9 ± 4,16 ngày. Tương tự, đối với trưởng thành ong đực có kích

thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ kéo dài 5,4 ± 1,9 ngày và 6,0 ± 2,3 ngày với trưởng thành

có kích thước lớn hơn. Số cá thể ở đời con được sinh ra bởi trưởng thành cái có kích

thước lớn cao gấp hai lần so với trưởng thành cái có kích thước nhỏ hơn (80,9 ±

5,78 so với 37,4 ± 3,16 cá thể). Ong đực có kích thước lớn có số lần giao phối nhiều

gấp đôi so với ong đực có kích thước nhỏ hơn (19,2 ± 3,8 cá thể cái so với 8,1 ± 3,8

cá thể cái). Trong trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên, số cá thể ở thế hệ con sinh

ra không khác nhau khi ong cái có kích thước lớn giao phối với ong đực có kích

thước lớn hoặc nhỏ hơn (thế hệ con 132,8 ± 9,81 cá thể so với 132,5 ± 7,41 cá thể).

Trong khi ong cái có kích thước cơ thể nhỏ giao phối với ong đực có kích thước lớn

hoặc nhỏ hơn thì sinh ra thế hệ con lần lượt tương ứng 70,4 ± 13,72 cá thể và 54,07

± 6,17 cá thể [38].

Kazemi et al. (2008) nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 25

± 1ºC và chế độ chiếu sáng L:D là 16:8 giờ. Nhóm tác giả đề cập đến các thông số sinh

học của A. calandrae khi ký sinh trên mọt đậu đỏ (C. maculatus) hại hạt đậu xanh (độ

thủy phần hạt 20 ± 5%). Kết quả cho thấy, giai đoạn phát triển trước trưởng thành của

ong A. calandrae kéo dài 19,82 ± 0,038 ngày và thời kỳ trước đẻ trứng của ong cái rất

ngắn, đẻ trứng ngay sau khi vũ hóa. Thời gian sinh sản và sau sinh sản tương ứng là

25,12 ± 1,98 và 1,75 ± 0,28 ngày. Tuổi thọ ong trưởng thành là 26,69 ± 1,98 ngày. Trung

bình một ong cái sinh ra số cá thể ở đời con với tổng số là 240 ± 28,51 cá thể [33].

Page 27: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

13

Kết quả nghiên cứu của Visarathanonth et al. (2010) với ong ký sinh A.

calandrae tại Thái Lan. Nhóm tác giả đã cung cấp thêm một số đặc điểm sinh học

của ong ký sinh A. calandrae và xác định khả năng kiểm soát sâu mọt gây hại thóc

dự trữ của loài ong này. Thí nghiệm được tiến hành theo dõi giữa ong ký sinh và vật

chủ mọt ngô trên thức ăn là gạo xay ở nhiệt độ 32,5oC, độ ẩm 70%. Kết quả cho

thấy giai đoạn trứng nở là 1 ngày; ấu trùng 4,1 ± 0,7 ngày; nhộng 6,3 ± 0,9 ngày và

trưởng thành có tuổi thọ là 9,6 ± 1,0 ngày. Thời gian từ trứng đến trưởng thành là

11,4 ngày. Một ong cái sản sinh ra thế hệ con trung bình 37 ± 14 cá thể cái và 42 ±

14 cá thể đực với tổng số 79 ± 13 cá thể. Thời gian đẻ trứng là 11 ngày với đỉnh cao

12 ± 5 quả trứng vào ngày thứ 5. Tỷ lệ giới tính của ong ký sinh (cái: đực) là 0,88:

1. Sâu non mọt ngô nuôi trên gạo nâu vào 21 ngày tuổi cho năng suất đẻ trứng của

ong cao nhất (65 ± 17 quả trứng). Ở các lứa tuổi sâu non là 19, 23, và 25 ngày tuổi,

sức đẻ trứng của ong cái giảm lần lượt tương ứng còn 57 ± 17, 56 ± 21 và 40 ± 22

quả trứng [39].

Một nghiên cứu khác của Kazemi et al. (2010) về sức đẻ trứng và sự tăng

trưởng quần thể của ong ký sinh A. calandrae ký sinh sâu non tuổi 4 loài mọt đậu

đỏ (C. maculatus). Ở điều kiện nhiệt độ 25 ± 1oC, độ thủy phần hạt 20 ± 5% và chế

độ chiếu sáng L:D là 16:8 giờ. Kể từ khi trứng ký sinh được đẻ trên sâu non vật chủ

sống bên trong hạt, tỷ lệ trứng nở được xem là 1 (100%). Số lượng trứng trung bình

mỗi ong cái có thể đẻ được trong một ngày là 11,5 quả [40].

Narongplian et al. (2011) nghiên cứu vòng đời của ong ký sinh A. calandrae

trên sâu non của loài mọt ngô trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhiệt độ 25,68 ±

1,14°C; độ ẩm 59,34 ± 5,31% và chế độ chiếu sáng L:D là 12:12 giờ. Kết quả nghiên

cứu cho thấy thời gian vòng đời từ trứng đến giai đoạn trưởng thành là 13,8 ± 0,41

ngày. Giai đoạn ấu trùng là 5,8 ± 0,41 ngày, nhộng là 7 ± 0,65 ngày. Tuổi thọ của

trưởng thành là 12,4 ± 1,05 ngày [41].

Nghiên cứu của Mobarakian et al. (2014) về nhiệt độ ngưỡng phát dục và

tổng nhiệt hữu hiệu của ong ký sinh A. calandrae với vật chủ mọt đậu đỏ (C.

maculatus). Kết quả cho thấy ngưỡng phát dục thấp nhất và tổng nhiệt hữu hiệu

được xác định đối với loài mọt đậu này là 10,4°C và 526,3o/ngày còn đối với ong ký

sinh A. calandrae lần lượt là 11,5°C và 263,2o/ngày [42].

Page 28: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

14

1.2.2.5. Đặc điểm sinh thái của ong ký sinh Anisopteromalus calandrae

Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến loài ong ký sinh A. calandrae được quan

tâm nghiên cứu như sự tương tác của ong ký sinh và vật chủ, sự cạnh tranh của ong

ký sinh A. calandrae với các loài ong ký sinh khác; ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá

trình phát triển cũng như phản ứng chức năng của ong. Ngoài ra còn có ảnh hưởng

của thức ăn của vật chủ và mật độ vật chủ lên quần thể ong, ảnh hưởng của thức ăn

bổ sung đến tuổi thọ của ong, v.v…

Arbogast và Mullen (1990) đã công bố kết quả nghiên cứu về sự tương tác

giữa mọt ngô (S. zeamais) và ong ký sinh A. calandrae trong khối lượng lớn ngô bảo

quản ở Georgia. Hàng tháng thu thập trưởng thành mọt ngô và ong ký sinh, trong đó

ong cái và ong đực được kiểm tra cụ thể. Tại mỗi thời điểm thu mẫu tiếp tục thả nuôi

mọt ngô và ong ký sinh trên gạo dạng hạt trong vòng 1 tuần và 3 tuần ở điều kiện

nhiệt độ 30oC, độ ẩm 60%. Số lượng mọt ngô trưởng thành và ong ký sinh được chia

thành các quần thể để theo dõi, trong đó mỗi quần thể thả ong ký sinh ở các mật độ

khác nhau nhằm đánh giá mức độ kiểm soát mọt tự nhiên. Kết quả kiểm tra mẫu vật

chủ mọt ngô và ong ký sinh (gồm cả giai đoạn sâu non và giai đoạn nhộng) trên hạt

gạo cho thấy tỷ lệ ong ký sinh phản ứng theo những thay đổi của mật độ vật chủ. Cụ

thể tỷ lệ ong ký sinh giảm dần vào giai đoạn cuối của thời gian thử nghiệm. Các tác

giả cũng đã đánh giá, tỷ lệ xuất hiện ong ký sinh cho phép dao động khi quần thể mọt

gây thiệt hại đáng kể xảy ra trong suốt thời gian thử nghiệm. Đồng thời tỷ lệ ong ký

sinh đạt cao khi mật độ quần thể mọt cao nhất [43]. Như vậy, theo nhóm tác giả, ong

ký sinh A. calandrae có thể là một tác nhân kiểm soát sinh học có hiệu quả nếu như

nó được thả vào với số lượng đủ sớm trong thời gian lưu giữ sản phẩm bảo quản.

Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển từ giai đoạn ban đầu của quần thể mọt.

Trong thời gian lưu giữ lâu dài, nếu thả bổ sung ong ký sinh sẽ đưa đến việc ngăn

chặn quần thể mọt tự phục hồi, khi quần thể ký sinh sụt giảm.

Wen và Brower (1995) cung cấp một số dẫn liệu về sự cạnh tranh giữa hai loài

ký sinh là A. calandrae và Choetospila elegans Westwood. Nhóm tác giả tiến hành

khảo sát hai loài ong nói trên với vật chủ mọt gạo (S. oryzae) gây hại hạt lúa mì ở

điều kiện nhiệt độ trung bình 28 ± 0,5°C, độ ẩm 65 ± 5%, chu kỳ chiếu sáng L:D là

12:12 giờ. Kết quả cho thấy, sự khống chế số lượng mọt gạo xuất hiện giảm như nhau

trong cả hai trường hợp chỉ thả ong ký sinh A. calandrae và thả đồng thời cả hai loài

Page 29: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

15

ong ký sinh A. calandrae và C. elegans. Trong khi nếu chỉ thả ong ký sinh C. elegans

kiểm soát mọt trong cùng điều kiện thức ăn và vật chủ như nhau thì khả năng khống

chế mọt giảm hơn so với chỉ thả ong ký sinh A. calandrae. Mặt khác khi theo dõi

quần thể ký sinh ở thế hệ sau thì tỷ lệ ong ký sinh A. calandrae xuất hiện tăng 23,4%,

còn tỷ lệ ong C. elegans xuất hiện giảm 73,6%. Trong điều kiện cả hai loài cạnh

tranh, tỷ lệ ong cái C. elegans giảm do sự có mặt của loài ong ký sinh A. calandrae,

trong khi ong C. elegan không ảnh hưởng tới sự xuất hiện của ong ký sinh A.

calandrae. Như vậy theo các tác giả ong ký sinh A. calandrae có ưu thế hơn khi cạnh

tranh với loài C. elegans trong việc khống chế mọt gạo trên hạt lúa mì [44].

Kết quả tương tự cũng được Williams và Floyd (1971) khảo sát giữa hai loài ong

ký sinh A. calandrae và ong Choetospila elegans Westwood trong việc khống chế mọt

ngô (S. zeamais) trên ngô hạt bảo quản. Kết quả cho thấy, ong ký sinh A. calandrae cũng

chiếm ưu thế hơn so với C. elegans trong việc khống chế mọt ngô. Tỷ lệ ong cái C.

elegans xuất hiện giảm khi có mặt của ong ký sinh A. calandrae [45].

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên vòng đời và tỷ lệ giới tính của ong

ký sinh A. calandrae trên ấu trùng mọt ngô (S. zeamais), Smith (1992) đã thu thập thế

hệ thứ hai của A. calandrae từ các kho bảo quản thương mại tại miền Nam Carolina.

Tác giả tiến hành nuôi ở các mức nhiệt độ 20°C, 25°C, 30°C và 35°C với độ ẩm

không đổi là 63% và thời gian chiếu sáng L:D là 12:12 giờ. Ấu trùng ký sinh được

tính trên ấu trùng vật chủ mọt ngô từ 21 đến 23 ngày tuổi ở 25°C, độ ẩm 63%. Trong

nghiên cứu, các chỉ tiêu được theo dõi như sức đẻ trứng hàng ngày của ong cái, thời

gian phát triển các pha của ong, chỉ số giới tính của ong. Bên cạnh đó nghiên cứu còn

đánh giá tỷ lệ số trứng ong cái đẻ hàng ngày, thời gian đẻ trứng và tuổi thọ của ong

cái. Kết quả cho thấy, thời gian đẻ trứng của ong cái được ghi nhận là 53,5 ngày ở

nhiệt độ 20°C và 13,3 ngày ở nhiệt độ 35°C. Tuổi thọ của ong cái trung bình dài nhất

là 14,5 ngày (ở 20°C) và ngắn nhất là 6 ngày (ở 30°C và 35°C). Thời gian phát triển

vòng đời của ong cái là 44 ngày (ở 20°C) và chỉ còn 10 ngày (ở 35°C). Số ong ở thế

hệ con được sinh ra từ một ong cái trung bình tăng từ 10,4 cá thể (ở 20°C) đến 42,6

cá thể (ở 35°C). Về tỷ lệ giới tính đời con, tỷ lệ ong cái được sinh ra là 33% ở 20°C,

còn ở các mức nhiệt độ 30°C và 35°C tỷ lệ này là 63-71% [46].

Burks et al. (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của mức nhiệt độ thấp đối với vật

chủ mọt gạo (S. oryzae) gây hại lúa mì và ong ký sinh A. calandrae. Sâu non mọt

Page 30: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

16

gạo cho tiếp xúc ở -25°C và nhiệt độ -12°C, mỗi mức nhiệt độ được giữ trong 2 giờ

sau đó đưa ra đặt ở môi trường nhiệt độ 27°C, độ ẩm 75%. Ong ký sinh cho tiếp xúc

với vật chủ ở -12°C hoặc -10°C trong 2 giờ rồi tiếp tục đưa ra ở môi trường với

nhiệt độ 27°C, độ ẩm 75% sau 2 hoặc 3 ngày theo dõi kiểm tra vật chủ đã bị ký

sinh. Kết quả cho thấy ong ký sinh sinh sản tốt khi đặt ở nhiệt độ -10°C trong 2 giờ,

tuy nhiên ở nhiệt độ này sức sống của một số vật chủ sâu non bị hạn chế nên ảnh

hưởng tới sức sống của ong. Trong khi đặt ở nhiệt độ -12°C trong 2 giờ sau 3 ngày

cho thấy sức sống của ong ký sinh tốt hơn. Ở nhiệt độ -12°C sau 19 ngày tỷ lệ ong

ký sinh xuất hiện là 88%. Như vậy khi tiếp xúc với vật chủ và lưu giữ ở nhiệt độ -

12°C trong 2 giờ sau đó đưa ra theo dõi ở nhiệt độ 27°C, độ ẩm 75% ong ký sinh có

thể khống chế tốt tỷ lệ mọt gạo xuất hiện [47].

Theo Menon et al. (2002), phản ứng chức năng của ong ký sinh A. calandrae ký

sinh sâu non tuổi 4 của mọt đục hạt (R. dominica) trên hạt lúa mì. Thí nghiệm được tiến

hành trong khoảng nhiệt độ từ 20°C - 35°C và mật độ vật chủ là 1, 2, 4, 8, 16 và 32 sâu

non ở mỗi công thức thí nghiệm. Nhóm tác giả đã sử dụng phương trình phản ứng chức

năng, trong đó một phần tương quan bậc hai là nhiệt độ được thay thế cho thời gian tìm

kiếm. Tỷ lệ tìm kiếm tức thời tăng khi nhiệt độ tăng. Tỷ lệ tìm kiếm tối đa của ký sinh

là 13 sâu non/24h ở 30oC và 35

oC. Thời gian tìm kiếm ngắn nhất ở 30

oC và dài nhất ở

20oC. Khả năng của ong ký sinh A. calandrae tìm thấy và ký sinh vào sâu non mọt đục

hạt trên phạm vi rộng của nhiệt độ [48]. Như vậy có thể nói ong ký sinh A. calandrae là

loài có tiềm năng trong quá trình kiểm soát tự nhiên đối với sâu mọt gây hại nông sản

dạng hạt bảo quản.

Mobarakian et al. (2010) đã nhận xét rằng, ong ký sinh A. calandrae là một

trong những kẻ thù tự nhiên quan trọng của sâu mọt, đặc biệt trên mọt đậu đỏ (C.

maculatus). Trong nghiên cứu này, các giai đoạn phát triển của ong ký sinh A.

calandrae được nghiên cứu liên tục ở các nhiệt độ khác nhau (20°C, 25°C và 30°C), độ

thủy phần hạt 20 ± 5% và chế độ chiếu sáng L:D là 16:8 giờ. Kết quả cho thấy, có sự

khác biệt đáng kể trong giai đoạn phát triển trước trưởng thành của ong đực và ong cái

ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau. Giai đoạn phát triển trước trưởng thành của ong

đực là 35,0 ± 1,3; 18,75 ± 0,25 và 13,89 ± 0,46 ngày tương ứng ở 20°C, 25°C và 30°C.

Trong khi đó, thời gian phát triển của ong cái kéo dài hơn, chúng hoàn thành giai đoạn

trước trưởng thành là 41,00 ± 0,45; 20,59 ± 0,26 và 14,64 ± 0,53 ngày (tương ứng với

Page 31: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

17

mức nhiệt độ nêu trên). Thời gian phát triển của ong đực và ong cái chỉ khác biệt đáng

kể ở 30°C và không có sự khác biệt đáng kể ở 20°C và 25°C [49].

Ahmed (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ trong khoảng 20°C - 35°C

và độ ẩm tương đối đến đặc điểm vòng đời và thời gian phát triển của ong ký sinh

A. calandrae với hai loài vật chủ là mọt đục hạt và mọt gạo. Kết quả thấy rằng, giai

đoạn phát triển của ong ký sinh A. calandrae dao động từ 28,6 ± 6,6 ngày ở nhiệt độ

20°C, độ ẩm 90% đến 10,7 ± 2,1 ngày tại 35°C và độ ẩm 90%. Trưởng thành cái và

đực giao phối ngay sau khi vũ hóa. Ong cái bắt đầu đẻ trứng trong vòng 1 ngày ở

25°C, 30°C và 35oC và khoảng 1,5 - 2,0 ngày ở 20°C. Độ ẩm tương đối không ảnh

hưởng đáng kể lên vị trí đẻ trứng. Thời gian trứng nở là 2,1 ± 0,1 ngày ở 20°C và độ

ẩm 50%. Giai đoạn ấu trùng giảm từ 9,3 ± 0,1 ngày ở 20°C xuống 3,2 ± 0,1 ngày ở

35°C. Kết quả cũng cho thấy độ ẩm không có tác dụng rõ rệt đến thời gian phát

triển của ấu trùng. Sự phát triển giai đoạn từ trứng đến trưởng thành của ong ký sinh

trên vật chủ sâu non mọt đục hạt ngắn hơn khoảng một ngày so với trên vật chủ sâu

non mọt gạo. Tuổi thọ và vòng đời của ong đực ngắn hơn so với ong cái ở cùng

điều kiện nhiệt độ. Thời gian đẻ trứng của một ong cái giảm từ 15,5 ± 0,1 ngày ở

20ºC xuống còn 5,1 ± 0,1 ngày ở 35ºC [50].

Niedermayer et al. (2013) nghiên cứu sử dụng các loài ong ký sinh

Lariophagus distinguendus (Foerster) và A. calandrae để kiểm soát sinh học mọt

Sitophilus granarius (Linnaeus) trong các kho hạt ở châu Âu. Để đánh giá tính phù

hợp của chúng trong kiểm soát sinh học dưới nhiệt độ khắc nghiệt vào mùa đông và

mùa hè, nhóm tác giả đã nghiên cứu tập tính ký sinh của chúng ngoài tự nhiên với

điều kiện nhiệt độ trong thực tế và trong điều kiện nhiệt độ ổn định của phòng thí

nghiệm. Ở nhiệt độ thấp (≤20oC), L. distinguendus có tỷ lệ ký sinh cao hơn so với

A. calandrae. Ở nhiệt độ cao (≥25oC), thì ong ký sinh A. calandrae có tỷ lệ ký sinh

cao hơn so với L. distinguendus và tỷ lệ này bị giảm ở nhiệt độ trên 30oC [51].

Những phát hiện trên đã cho thấy vấn đề phụ thuộc vào nhiệt độ của một trong hai

loài ong ký sinh L. distinguendus hoặc A. calandrae để lựa chọn ứng dụng hiệu quả

hơn của ong ký sinh trong kiểm soát sinh học sâu mọt.

Theo nghiên cứu của Mobarakian et al. (2014) khi theo dõi thời gian phát

triển của vật chủ mọt đậu đỏ (C. maculatus) và ong ký sinh A. calandrae. Nhóm tác

giả đã thử nghiệm với điều kiện nuôi ở các mức nhiệt độ từ 15°C đến 35°C. Kết quả

Page 32: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

18

cho thấy đối với cả hai loài ký sinh và vật chủ, thời gian phát triển trước trưởng

thành giảm khi nhiệt độ càng tăng. Đối với mọt đậu đỏ thời gian phát triển trước

trưởng thành trung bình cho cả con cái và con đực ở nhiệt độ 15°C là 151,6 ngày, ở

20°C là 58,7 ngày và giảm khi ở mức nhiệt độ 35°C còn 22,9 ngày. Còn đối với ong

ký sinh cũng có kết quả tương tự, cụ thể thời gian phát triển trước trưởng thành của

ong cái và ong đực trung bình ở 15°C là 128,1 ngày, ở 20°C là 37,6 ngày và giảm

xuống khi ở mức 35°C còn 11,6 ngày [42].

Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến một số thông số sinh học như thời gian

phát triển vòng đời, tuổi thọ, tỷ lệ giới tính đời con của ong ký sinh A. calandrae

cũng được El-Aw et al. (2016) nghiên cứu tại El-Beheira Governorate (Ai Cập).

Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013, khi theo dõi trên lúa mì nhận thấy sự

hoạt động của mọt gạo (S. oryzae) đạt đỉnh điểm vào tháng 8 (trung bình 510 cá thể

trưởng thành/1 kg lúa mì). Trong khi hai loài mọt S. granarius và mọt ngô (S.

zeamais) đạt đỉnh cao vào tháng 12 và tháng 9 trung bình lần lượt 401 và 300 cá thể

trưởng thành/1 kg hạt. Ong ký sinh A. calandrae hoạt động từ tháng 3 đến tháng 11

và đạt đỉnh cao vào tháng 8 với 112 con trưởng thành/1 kg hạt. Trong nghiên cứu,

nhóm tác giả đã đồng thời đánh giá ảnh hưởng của các mức nhiệt độ như 20°C,

25°C, 30°C và 35°C, độ ẩm 70% đến sự phát triển của ong ký sinh. Kết quả thấy

rằng tỷ lệ giới tính đời con của ong ký sinh A. calandrae tăng theo chiều tăng của

nhiệt độ và đạt đỉnh cao vào dịp tháng 8, trung bình 2,3 cái/1 đực. Thời gian phát

triển vòng đời của ong ký sinh A. calandrae giảm khi nhiệt độ càng tăng. Ở 20°C

thời gian vòng đời trung bình là 26,89 ngày, còn ở 35°C thời gian chỉ kéo dài 11,55

ngày. Số lượng ong ký sinh trưởng thành xuất hiện cũng tăng dần theo chiều tăng

nhiệt độ từ 20°C đến 30°C; ở nhiệt độ 30°C ghi nhận 67,67 cá thể. Sau đó, số lượng

này giảm xuống còn 62,67 cá thể ở 35°C. Tỷ lệ giới tính đời con cũng được ghi

nhận với sự khác biệt đáng kể từ nhiệt độ 20°C đến 35°C. Ở nhiệt độ 20°C, tỷ lệ

giới tính của ong A. calandrae là 2 cái/1 đực. Trong khi ở 35°C, tỷ lệ này tăng là

2,3 cái/1 đực. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ giới tính khi quan sát ở các

mức nhiệt độ 20°C, 25°C và 30°C. Kết quả nghiên cứu đánh giá, nhiệt độ 30°C là

nhiệt độ tốt nhất cho sự hoạt động và phát triển của ong ký sinh [52].

Kazemi et al. (2008) lại quan tâm tới sự ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến tuổi

thọ ong ký sinh A. calandrae. Thí nghiệm của nhóm tác giả thấy rằng tuổi thọ của

Page 33: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

19

trưởng thành cái được ghi nhận như sau: ở điều kiện nuôi chỉ cung cấp dung dịch mật

ong 50% là 49,00 ± 4,32 ngày; khi nuôi chỉ có sâu non vật chủ tuổi thọ là 26,69 ±

1,98 ngày; có sâu non vật chủ và dung dịch mật ong 50% là 38,90 ± 3,52 ngày và

cuối cùng không có sâu non vật chủ và dung dịch mật ong là 5,66 ± 0,37 ngày.

Trưởng thành đực có tuổi thọ lần lượt tương ứng với các điều kiện nuôi nói trên là

10,64 ± 1,5, 6,85 ± 0,34, 8,41 ± 0,52 và 5,59 ± 0,28 ngày [33].

Zilch et al. (2017) đã tiến hành thí nghiệm trên ba loại thức ăn gồm: 100 g bột

mì, 950 g bột mì và 50 g men bia, 950 g bột mì và 50 g thuốc lá khô, mỗi loại đựng

trong chậu nhựa 120 ml. Vật chủ thí nghiệm là mọt thuốc lá (L. serricorne), điều kiện

thí nghiệm với nhiệt độ trung bình 28 ± 2˚C, độ ẩm 60 ± 10%. Mỗi chậu nhựa được

để vào một chậu lớn hơn, mặt đáy có lót giấy làm ẩm hàng ngày và được bao bởi vải

thông gió. Mật độ vật chủ sâu non mọt thuốc lá ở giai đoạn tuổi 4 được thả vào mỗi

công thức thức ăn là 10, 20, 50 và 100 sâu non. Mỗi công thức thả 1 cặp ong ký sinh

A. calandrae vừa vũ hóa và cho ăn thêm mật ong. Thí nghiệm được lặp lại 12 lần.

Sau 24 giờ bổ sung tương ứng 10 sâu non tuổi 4 cho mỗi cặp ong được thả để cho ký

sinh tiếp xúc vật chủ trong vòng 1 ngày. Hàng ngày ghi chép số cặp ong được thả bị

chết, số mọt và số ong ở thế hệ con xuất hiện. Theo dõi thí nghiệm đến khi các cặp

ong đã thả bị chết (thời gian khoảng 20 ngày). Kết quả cho thấy tỷ lệ ong ký sinh A.

calandrae xuất hiện cao nhất ở loại thức ăn bột mì và men bia với mật độ 50 sâu non

là 96,34% và thức ăn bột mì với mật độ 100 sâu non là 92,91%. Các công thức còn

lại không có sự khác nhau đáng kể. Nhóm tác giả cũng xác định trong điều kiện có

thức ăn là mật ong và có vật chủ trưởng thành ong cái có thể sống được 25 ngày trong

khi trưởng thành ong đực thời gian sống ngắn hơn [53].

Nhìn chung các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của ong ký

sinh A. calandrae chủ yếu tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên

sự phát triển của ong ký sinh và một số tác giả quan tâm đến sự ảnh hưởng của thức ăn

bổ sung và mật độ vật chủ. Ngoài ra có một vài nghiên cứu đề cập tới khả năng kháng

thuốc trừ sâu của ong ký sinh A. calandrae như Baker và Weaver (1993) [54], Baker và

Thorne (1995) [55] và Baker et al. (1998) [56]. Các tác giả đều có chung nhận xét mặc

dù ong ký sinh A. calandrae có sức đề kháng cao nhưng cũng rất nhạy cảm với thuốc

trừ sâu như Malathion, Chlorpyrifos-methyl, Pirimiphos-methyl, Malathion-Resistant

và Malathion. Nhóm tác giả cũng cho rằng để tạo hệ sinh thái cân bằng, đồng thời giúp

Page 34: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

20

các loài thiên địch như ong ký sinh phát triển cần bổ sung nguồn dinh dưỡng cho

chúng. Tuy nhiên việc lựa chọn các chủng ký sinh nào phù hợp với môi trường sống

của ong còn đang được tiếp tục nghiên cứu.

1.2.2.6. Khả năng kiểm soát sâu mọt của ong ký sinh A. calandrae

Nhằm mục tiêu sử dụng ong ký sinh A. calandrae để kiểm soát sinh học các loài

sâu mọt Cánh cứng hại nông sản bảo quản, một số công trình đã quan tâm nghiên cứu

đánh giá khả năng kiểm soát sinh học các loài sâu mọt của loài ong này.

Williams và Floyd (1971) [45], Arbogast và Mullen (1990) [43] đã nghiên cứu

khả năng kiểm soát mọt ngô (S. zeamais) của ba loài ong ký sinh A. calandrae, C.

elegans và T. elegans. Theo các tác giả này, trong ngô hạt được bảo quản, khi khảo sát

giữa ong ký sinh A. calandrae và hai loài còn lại thì khả năng khống chế mọt ngô của

ong ký sinh A. calandrae hiệu quả hơn so với loài ong C. elegans và T. elegans.

Helbig (1998) nghiên cứu khả năng ký sinh tự nhiên của hai loài ong ký sinh

A. calandrae và T. elegans đối với loài mọt Prostephanus truncatus (Horn) và mọt

ngô (S. zeamais). Nghiên cứu được tiến hành tại cửa hàng ngô truyền thống ở miền

Nam Togo. Tác giả tiến hành thử nghiệm hai loài ký sinh này trên ngô hạt đổ rời

với vật chủ là P. truncatus. Kết quả cho thấy ong ký sinh A. calandrae đã làm giảm

sự xuất hiện của mọt P. truncatus tới 70,1% sau 8 tuần thả ong; trong khi đó ong T.

elegans không có tác động đối với loài mọt này. Mặt khác, khi theo dõi thả ong ký

sinh A. calandrae đối với hai quần thể mọt P. truncatus và mọt ngô thì tỷ lệ xuất

hiện loài P. truncatus là 61,3%; còn đối với loài mọt ngô tỷ lệ này chỉ còn 22,5%.

Nghiên cứu cũng đã đánh giá, ong ký sinh T. elegans chỉ có thể làm giảm sự xuất

hiện của loài mọt ngô [14].

Hou et al. (2002) đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bột đậu giàu protein và

ong ký sinh trong khống chế một số loài mọt gây hại lúa mạch. Nghiên cứu đã tiến

hành hai thí nghiệm ở nhiệt độ 30°C, độ ẩm 70% là chỉ sử dụng bột đậu giàu protein

(60% protein, 30% tinh bột và 7% chất giữ ẩm) để khống chế mọt gạo (S. oryzae),

mọt thóc đỏ (T. castaneum) và mọt râu dài (Cryptolestes ferrugineus). Thí nghiệm thứ

hai vừa kết hợp bột đậu giàu protein với hai loài ong ký sinh A. calandrae và

Cephalonomia waterstoni Gahan. Kết quả cho thấy khi chỉ xử lý bột đậu giàu

protein thì tỷ lệ quần thể mọt gạo và mọt râu dài xuất hiện giảm tới 90%, còn tỷ lệ

mọt thóc đỏ xuất hiện giảm hơn 70%. Trong khi kết hợp bột đậu giàu protein và cả hai

Page 35: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

21

loài ong ký sinh A. calandrae và C. waterstoni tỷ lệ mọt gạo xuất hiện giảm khoảng

70%, còn khi chỉ kết hợp bột đậu giàu protein và ong ký sinh A. calandrae tỷ lệ mọt

gạo xuất hiện giảm tới 99,8% [57]. Với thí nghiệm kết hợp bột đậu giàu protein và

ong ký sinh đối với việc khống chế hai loài mọt còn lại là mọt thóc đỏ và mọt râu

dài các tác giả chưa đánh giá được hiệu quả. Ngoài ra Hou (2003) đã nghiên cứu thêm

và còn ghi nhận bột đậu giàu protein không ảnh hưởng đến khả năng ký sinh cũng như

sức sống và hoạt động tìm kiếm của ong ký sinh A. calandrae [58].

Kết quả nghiên cứu của Mahal et al. (2005) cho thấy ảnh hưởng của ong ký

sinh A. calandrae đến việc kiểm soát quần thể mọt đục hạt (R. dominica) trong kho

hạt lúa mì. Ong ký sinh A. calandrae được thả với 6 mật độ (5, 10, 20, 30, 40 và 50

cặp ong). Mỗi mật độ tướng ứng với 500 g hạt lúa mì. Thí nghiệm được bố trí 5 lần

lặp lại theo các lô được chia sẵn trong hai phòng, mỗi phòng có diện tích 46 m2. Sau

7 ngày lượng hạt từ các lô riêng rẽ được để vào các chai thủy tinh có đậy lớp vải

màn thông gió nhưng ngăn côn trùng đi ra. Sau 13 - 17 ngày kiểm tra sự xuất hiện

của ký sinh và vật chủ. Ở công thức 50 cặp ong, ong ký sinh khống chế được từ 74 -

83% sự xuất hiện mọt đục hạt; trong khi đó, ở công thức 5 cặp ong tỷ lệ này là 48 -

53%. Trong thử nghiệm thứ hai, để đánh giá việc kiểm soát mọt đục hạt của ong ký

sinh A. calandrae trên các vật liệu khác nhau được sử dụng bảo quản nông sản.

Năm trăm (500) hạt có sâu non mọt đục hạt 20~22 ngày tuổi được pha trộn với 250

g hạt lúa mì tươi được bảo quản riêng biệt trong 5 loại túi: túi đay, vải trắng,

polypropylene, polythene và nylon. Sau đó tiếp xúc với 50 cặp ong ký sinh A.

calandrae. Các ong ký sinh xâm nhiễm vào trong tất cả các loại túi, trừ loại túi làm

bằng polythene. Tỷ lệ xâm nhiễm cao nhất xảy ra trong túi vải trắng chiếm tới 81%.

Khả năng kiểm soát của ong đạt thấp nhất là từ 51 - 57% trong túi polypropylene.

Tỷ lệ chết của vật chủ do ký sinh gây ra tương quan dương với mật độ thả ong ký

sinh A. calandrae [59].

Gredilha et al. (2006) đã khảo sát mức độ ký sinh của ong ký sinh A.

calandrae trên mọt thuốc lá (L. serricorne) sống trong thức ăn gia súc ở Rio de

Janeiro tại cửa hàng bán lẻ. Ấu trùng mọt thuốc lá được duy trì trong điều kiện

phòng thí nghiệm đến giai đoạn trưởng thành để đánh giá khả năng ký sinh của

ong. Từ số nhộng ong thu được ở phòng thí nghiệm, có 84,6% sâu mọt bị ký sinh;

10,27% phát triển thành mọt trưởng thành và 5,13% vật chủ bị chết [60]. Từ đó,

Page 36: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

22

tác giả cho rằng loài ong ký sinh này là kẻ thù tự nhiên quan trọng của một số sâu

mọt gây hại nông sản bảo quản, cụ thể có thể sử dụng trong việc kiểm soát sinh

học loài mọt thuốc lá.

Ngamo et al. (2007), cũng có nhận xét rằng ong ký sinh A. calandrae là tác

nhân kiểm soát sinh học của mọt đậu đỏ (C. maculatus). Ong ký sinh A. calandrae

ký sinh vào giai đoạn sâu non, có thể được sử dụng trong kiểm soát sinh học loài

côn trùng hại ngũ cốc này. Trong điều kiện thực tế, sau 5 tháng bảo quản đậu đũa

trong kho có sự thành lập mối quan hệ giữa ký sinh và vật chủ của nó. Với số lượng

lớn cá thể ong ký sinh A. calandrae có thể kiểm soát hiệu quả sự gây hại của mọt

đậu đỏ. Kết quả thí nghiệm cho thấy ong ký sinh A. calandrae ưa thích ký sinh vào

sâu non tuổi 4 của mọt đậu đỏ. Kết quả thí nghiệm cũng được đánh giá nhằm ước

tính mật độ phù hợp cho sự xâm nhiễm của ký sinh. Một cá thể ong cái ong ký sinh

A. calandrae đã giao phối có thể làm giảm 4,97% sự xuất hiện của mọt đậu đỏ và

khi thả 4 ong cái đã giao phối thì làm giảm 42,34% sự xuất hiện của mọt. Với mật

độ quần thể phù hợp, ong ký sinh A. calandrae có thể đóng vai trò quan trọng trong

kiểm soát sinh học mọt đậu đỏ hại đậu đũa trong quá trình bảo quản [61].

Khi Chaisaeng (2007) nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về kiểm soát loài

mọt ngô (S. zeamais) của ong ký sinh A. calandrae. Tác giả đã thiết lập 2 thí ở điều

kiện nhiệt độ 25 - 29°C, độ ẩm 60 - 70% và chế độ chiếu sáng tự nhiên. Một thí

nghiệm ngắn hạn với mức mật độ thả ong ký sinh A. calandrae ban đầu là 0; 4; 8;

12; 16 và 20 con cái/hộp để sinh tạo tối ưu của ký sinh trong hộp 3825 cm3 chứa

gạo xay. Ở công thức 16 con cái/hộp, tỷ lệ ký sinh xuất hiện cao nhất (57,96 ±

1,70%), tuy nhiên không có sự khác nhau đáng kể so với công thức 20 con cái/hộp

(45,00 ± 1,18%). Xu hướng xuất hiện của ký sinh tăng khi mật độ thả ký sinh tăng

vào mỗi hộp nuôi. Sự suy giảm ký sinh xuất hiện ở mật độ thả ký sinh cao nhất

được thử nghiệm (20 con cái/hộp) so với công thức 16 con cái/hộp có lẽ là do bội

ký sinh. Một thí nghiệm dài hạn được tiến hành để xác định mật độ ký sinh (0; 2; 4;

6; 8 hoặc 10 con cái/hộp) trong đó hiệu quả ngăn chặn mọt trên gạo trong 6 tháng

bảo quản cao nhất là 10 con/hộp. Các công thức được thả ong lặp lại sau khi lấy

mẫu hàng tháng. Số mọt ngô giảm khi mật độ ký sinh tăng. Việc kiểm soát tốt nhất

đã thu được với 10 cá thể ong ký sinh cái vào mỗi hộp. Ở mật độ này, số lượng mọt

ngô xuất hiện vẫn ổn định từ 3 đến 6 tháng. Dựa trên các thí nghiệm ngắn hạn,

Page 37: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

23

tương quan số lượng giữa ký sinh và vật chủ ở mức 01/47 là tỷ lệ mà số lượng ong

ký sinh được sinh ra là lớn nhất và cho khả năng kiểm soát tốt mọt gây hại. Dựa

trên các thí nghiệm dài hạn, tương quan số lượng giữa ký sinh và vật chủ ở mức

1/30 cho khả năng kiểm soát tốt nhất mọt ngô trong việc thả ong hàng tháng. Kết

quả cho thấy, các thí nghiệm quy mô lớn về kiểm soát sinh học loài mọt ngô với

ong ký sinh A. calandrae có tính khả thi [28].

Nhộng Trưởng thành

Hình 1.3. Mọt ngô (Sitophilus zeamais)

(Nguồn: Chaisaeng, 2007) [28]

Hansen và Steenberg (2007) nghiên cứu sử dụng hai loài ong ký sinh là A.

calandrae và Lariophagus distinguendus Forster kết hợp với nấm Beauveria bassiana

(Bals.) để khống chế mọt Sitophilus granarius (Linnaeus) gây hại hạt lúa mì. Thí

nghiệm được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ 25°C, độ ẩm 70%, chu kỳ chiếu sáng L:D

là 16:8 giờ. Ở công thức không sử dụng ong ký sinh và nấm thì số lượng mọt xuất hiện

trên hạt lúa mì sau 26 tuần tăng lên gấp 5.000 lần. Trong khi nếu chỉ sử dụng hai loài

ong ký sinh A. calandrae và L. distinguendus thì tỷ lệ khống chế mọt đạt trên 99,9%. Ở

công thức vừa sử dụng hai loài ong ký sinh và kết hợp nấm B. bassiana tỷ lệ mọt bị

khống chế đạt 83 - 98%. Các tác giả nhận xét mặc dù hai loài ong ký sinh có bị ảnh

hưởng bởi nấm trong quá trình phát triển nhưng vẫn đạt tỷ lệ khống chế mọt cao so với

công thức đối chứng là không thả ong và không xử lý nấm [62].

Theo Hany et al. (2009), ong ký sinh A. calandrae có khả năng kiểm soát các

loài mọt đỏ (C. maculatus) và mọt đậu xanh (C. chinensis) trên hạt đậu; mọt đục hạt (R.

dominica) và mọt gạo (S. oryzae) trên hạt lúa mì. Hiệu quả của việc thả ong trực tiếp

(bên trong túi nhựa) hạt đậu hoặc hạt lúa mì với A. calandrae được nghiên cứu trên

quần thể sâu mọt, sự thiệt hại của hạt được tính bằng tỷ lệ phần trăm và sự giảm khối

Page 38: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

24

lượng tỷ lệ hạt bảo quản do sự phá hại của sâu mọt đậu đỏ và mọt đậu xanh trên hạt

đậu; mọt đục hạt và mọt gạo trên hạt lúa mì tại Ai Cập. Kết quả cho thấy hàng tháng

thả ong ký sinh A. calandrae đã làm giảm tốc độ gia tăng quần thể mọt trong thử

nghiệm trên hạt đậu ở mức từ 35,20 đến 42,14%. Với mức độ giảm này đã làm giảm sự

xuất hiện quần thể mọt trên hạt đậu từ 31,24 đến 36,71% vào cuối thời gian bảo quản là

6 tháng. Trong trường hợp hạt lúa mì, tốc độ gia tăng mọt hàng tháng giảm từ 29,05

đến 46,80%. Tỷ lệ này đã làm giảm sự xuất hiện quần thể mọt vào cuối thời gian bảo

quản từ 31,51 đến 47,98%. Khối lượng hạt đậu giảm sau thời gian bảo quản từ 32,71

đến 40,99% là kết quả của việc thả ong ký sinh. Trường hợp với hạt lúa mì, sự giảm

khối lượng hạt dao động từ 72,67 đến 81,66% [63].

Kết quả thực nghiệm của Visarathanonth et al. (2010) cho thấy tuổi ấu trùng

mọt vào 21 ngày là giai đoạn thích hợp nhất cho việc nuôi ong ký sinh. Để có được

1.124 ± 236 con ong đã sử dụng 220 g gạo nâu, sau 33 ngày nuôi. Việc đánh giá

khả năng kiểm soát mọt ngô (S. zeamais) của ong ký sinh A. calandrae dựa trên hai

công thức thả ong bao gồm 1.000 và 800 con ong. Mỗi công thức với khối lượng 25

kg gạo. Kết quả, ong ký sinh A. calandrae có khả năng kiểm soát tốt loài mọt ngô

và chất lượng gạo bảo quản cũng được đảm bảo [39].

Sitthichaiyakul và Amornsak (2014) đã nghiên cứu sự khống chế mọt ngô của

ong ký sinh A. calandrae trên hạt gạo nâu. Nhóm tác giả thiết kế thí nghiệm dạng silo

bằng hộp nhựa có kích thước ngang 15 cm x rộng 7 cm x cao 21,5 cm. Trong hộp

nhựa ngăn thành 4 tầng cách nhau bằng tấm lưới có đường kính 1 mm. Độ cao mỗi

tầng tính từ dưới lên theo thứ tự 0 cm, 5,5 cm, 11 cm và 14,5 cm. Mỗi tầng được để

hỗn hợp gạo nâu gồm 90 g gạo không nhiễm mọt ngô và 30 g gạo có sâu non mọt

ngô sau 21 ngày thả mọt trưởng thành. Thả 50 cặp ong ký sinh A. calandrae vào lỗ đã

tạo sẵn trên cùng của hộp nhựa silo. Sau 3 ngày thu bắt trưởng thành ong ký sinh A.

calandrae ra khỏi silo. Sau hai tuần đếm số lượng ong ký sinh A. calandrae và mọt

ngô trưởng thành. Kết quả cho thấy số ong ký sinh A. calandrae xuất hiện tăng dần từ

tầng thấp nhất đến tầng cao lần lượt là 66,3 con; 123,5 con; 141,0 con và 192,3 con.

Ngược lại số lượng trưởng thành mọt ngô xuất hiện lại giảm dần từ tầng thấp đến

tầng cao của silo lần lượt là 301,5 con; 225,0 con; 200,7 con và 138,6 con. Nhóm tác

giả cũng nhận xét, ong ký sinh A. calandrae có thể phân bố trong toàn bộ mô hình

Page 39: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

25

bảo quản dưới dạng silo và có thể khống chế tốt mọt ngô ở hầu hết các tầng silo đặc

biệt ở tầng silo cao nhất [35].

1.3. Nghiên cứu ở Việt Nam

1.3.1. Nghiên cứu thành phần loài thiên địch trong kho bảo quản nông sản

Cho đến nay, thành phần loài thiên địch của sâu mọt hại nông sản trong kho ở

Việt Nam còn ít được quan tâm nghiên cứu.

Theo Dương Minh Tú (2005), bọ xít bắt mồi Xylocoris flavipes (Reuter) và

ong ký sinh Theocolax elegans Westwood có mức độ phổ biến tương đối cao trong

kho thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc Việt Nam [64].

Hai loài thiên địch gồm bọ xít bắt mồi Xylocoris flavipes (Reuter) và ong ký

sinh Bracon hebetor (Say) cũng được ghi nhận tại Cần Thơ và An Giang trong danh

sách thành phần loài côn trùng kho của Trần Văn Hai và cs. (2008) [65].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quý Dương (2010) đã ghi nhận 7 loài thiên địch

với 3 loài Cánh màng ký sinh sâu mọt gây hại trên đậu đỗ lưu trữ ở Việt Nam là ong

xanh ký sinh có mắt cánh (Dibrachys sp.), ong xanh ký sinh gốc bụng vàng

(Enargopelte sp.) và ong xanh ký sinh vân cánh nâu (Theocolax elegans Westwood).

Bốn loài thiên địch khác cũng được xác định như bọ xít Xylocoris flavipes (Reuter),

nhậy sách Liposcelis entomophila (Enderlein) và Liposcelis bostrychophila (Badonnel),

một loài càng cua mình dài Chelifer cancroides Linnaeus thuộc bộ Bò cạp giả

(Pseudoscorpionida) [66].

Gần đây nhất, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Dương và Khuất Đăng

Long (2017) về các loài ong ký sinh mọt hại ngô bảo quản ở Sơn La đã ghi nhận có

6 loài ong ký sinh, trong đó có 2 loài thuộc họ Bethylidae gồm Cephalonomia

tarsalis (Ashmead, 1893) và Holepyris syvanidis (Brèthes, 1913); 4 loài thuộc họ

Pteromalidae gồm A. calandrae, Cerocephala dinoderi Gahan, Lariophagus

distinguendus (Forster) và Theocolax elegans [67].

1.3.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học mọt thuốc lá

Ở Việt Nam, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học mọt thuốc lá (L.

serricorne) có nghiên cứu của tác giả Bùi Công Hiển (1995) [9]. Nghiên cứu đã mô

tả hình thái mọt trưởng thành, trứng mọt, ấu trùng mọt (kích thước ấu trùng tuổi cuối

dài 4 mm). Mọt gây hại thuốc lá, gạo, lạc, ớt, đồ gia vị bảo quản trong kho. Một số

đặc điểm sinh học được đánh giá như sức đẻ trứng của trưởng thành mọt cái (một

Page 40: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

26

trưởng thành cái có thể đẻ 10 - 100 trứng, trung bình 20 - 30 trứng). Thời gian của

trứng khoảng 6 - 7 ngày sau đó nở thành ấu trùng.

Cho đến nay, đặc điểm sinh học mọt thuốc lá gây hại trên thức ăn nuôi cá chưa

có nghiên cứu nào được công bố.

1.3.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, tập tính, sinh thái học và khả năng kiểm

soát sâu mọt của ong ký sinh A. calandrae

Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm sinh học, tập

tính, đặc điểm sinh thái học cũng như khả năng kiểm soát sâu mọt gây hại nông sản

trong kho của ong ký sinh A. calandrae được công bố.

Nhận xét chung các nghiên cứu ở Việt Nam

Nhìn chung tại Việt Nam các nghiên cứu về thành phần loài thiên địch của

côn trùng hại nông sản trong kho đã được một số tác giả quan tâm như Dương Minh

Tú (2005) ghi nhận 2 loài ở miền Bắc Việt Nam (bọ xít bắt mồi Xylocoris flavipes

và ong ký sinh Theocolax elegans) [64]. Tại Cần Thơ và An Giang có 2 loài là X.

flavipes và ong ký sinh Bracon hebetor được ghi nhận bởi Trần Văn Hai và cs.,

2008 [65]. Năm 2010 Nguyễn Quý Dương đã công bố 7 loài thiên địch trên đậu đỗ

ở Việt Nam trong đó có 3 loài ong ký sinh (Dibrachys sp., Enargopelte sp. và T.

elegans) và 4 loài thiên địch khác gồm bọ xít X. flavipes, nhậy sách Liposcelis

entomophila, L. bostrychophila và loài càng cua mình dài Chelifer cancroides [66].

Nguyễn Văn Dương và Khuất Đăng Long (2017) ghi nhận 6 loài ong ký sinh trên

ngô tại Sơn La gồm Cephalonomia tarsalis, Holepyris syvanidis, A. calandrae,

Cerocephala dinoderi, Lariophagus distinguendus và T. elegans [67].

Như vậy, các nghiên cứu về thiên địch của sâu hại nông sản trong kho còn rất

hạn chế. Các kết quả đã công bố chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu về thành phần loài

và sự bắt gặp trên một số loại nông sản mà chưa nghiên cứu từng đối tượng cụ thể, đặc

biệt như đối với các loài ong ký sinh.

Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, một số tập tính, đặc điểm sinh thái cũng như

khả năng kiểm soát của ong ký sinh A. calandrae trên sâu mọt bộ Cánh cứng hại

nông sản trong kho ở Việt Nam chưa được đánh giá.

Page 41: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

27

CHƢƠNG 2

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2018.

Thời gian thu mẫu và khảo sát ngoài thực địa được thực hiện theo từng đợt (mỗi

tháng một đợt), mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày thu mẫu tập trung, từ tháng 11 năm 2015 đến

tháng 12 năm 2016. Thời gian nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm từ năm

2016 đến năm 2018.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu của đề tài gồm các kho bảo quản nông sản của 4 huyện

và 2 thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp như: huyện Cao Lãnh, huyện Thanh Bình,

huyện Lấp Vò, huyện Châu Thành, thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc.

Việc khảo sát và thu mẫu trong vùng nghiên cứu được tiến hành qua các đợt

điều tra tại các kho bảo quản nông sản và thức ăn nuôi cá trong đó các kho là công

ty chế biến thức ăn thủy sản chủ yếu tập trung tại thành phố Sa Đéc. Các kho điều

tra thu mẫu gồm:

- Công ty chế biến lương thực 2 (thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp).

- Các công ty chế biến thức ăn thủy sản gồm: công ty Sông Tiền, công ty Tô

Châu và công ty Vĩnh Hoàn (thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp).

- Công ty chế biến thức ăn Hùng Cá (huyện Thanh Bình - Đồng Tháp).

- Công ty chế biến thức ăn thủy sản Đông Á (huyện Cao Lãnh - Đồng Tháp).

- Công ty lương thực Ngọc Đồng (huyện Lấp Vò - Đồng Tháp).

- Công ty TNHH xuất nhập khẩu và lau bóng gạo Tân Hiệp Thành (huyện

Châu Thành - Đồng Tháp).

- Công ty chế biến lương thực 1 (thành phố Sa Đéc - Đồng Tháp).

- Các công ty TNHH sản xuất lương thực xuất khẩu gồm: công ty Hữu Thành,

Ngọc Đài, Vạn Phúc, Vân Nam, Cao Lạng, Ngân Tài, Đức Thành, … (thành phố Sa

Đéc - Đồng Tháp).

- Công ty cổ phần thức ăn thực phẩm Bích Chi (thành phố Sa Đéc - Đồng Tháp).

Page 42: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

28

- Các công ty chế biến thức ăn xuất nhập khẩu tại thành phố Sa Đéc - Đồng

Tháp gồm: công ty Cỏ May, Con Heo Vàng, Vina, Hùng Vương-Tây Nam, Việt

Thắng, Cửu Long, Spotlight, New Hope, Cagill và công ty US Feed, ...

Xử lý, bảo quản mẫu vật và nhân nuôi vật chủ cũng như ong ký sinh được thực

hiện tại phòng thí nghiệm động vật thuộc trung tâm Phân tích Hóa học, trường Đại học

Đồng Tháp.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

- Các loài thiên địch của côn trùng hại trong kho nông sản.

- Ong ký sinh Anisopteromalus calandrae (Howard) thuộc họ Pteromalidae,

bộ Hymenoptera.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản sản trong kho

bảo quản tại tỉnh Đồng Tháp. Mô tả đặc điểm hình thái của ong ký sinh A. calandrae.

Nghiên cứu sinh học, sinh thái học của ong ký sinh A. calandrae được nuôi với vật chủ

sâu non mọt thuốc lá. Thực nghiệm đánh giá khả năng khống chế mọt ngô và mọt

thuốc lá của ong ký sinh A. calandrae trong phòng thí nghiệm.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu 3 nội dung sau đây:

Nội dung 1: Điều tra thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản

trong kho tại tỉnh Đồng Tháp.

Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong ký

sinh A. calandrae trong phòng thí nghiệm gồm:

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học mọt thuốc lá là vật chủ của ong ký

sinh A. calandrae.

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, một số tập tính và đặc điểm sinh

thái của ong ký sinh A. calandrae.

Nội dung 3: Nghiên cứu khả năng khống chế mọt ngô (S. zeamais) và mọt thuốc

lá (L. serricorne) của ong ký sinh A. calandrae trong phòng thí nghiệm.

Page 43: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

29

2.4. Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ thí nghiệm

2.4.1. Vật liệu nghiên cứu

- Thức ăn nuôi cá da trơn dạng viên (có đường kính 8 mm) được chế biến tổng

hợp từ các nguyên liệu gồm cám gạo, gạo tấm, ngô hạt, đậu nành, hạt lúa mì, … và một

số chất cần thiết khác.

- Hạt đậu trắng (Vigna unguiculata), hạt ngô (Zea mays).

- Các loại hạt trước khi làm thí nghiệm đều được sấy ở nhiệt độ 60oC trong 2 giờ.

- Một số loài mọt Cánh cứng là vật chủ của ong ký sinh A. calandrae như mọt

thuốc lá (Lasioderma serricorne) thuộc họ Anobiidae, mọt ngô (Sitophilus zeamais)

thuộc họ Curculionidae và mọt đậu đỏ (Callosobruchus maculatus) thuộc họ

Bruchidae.

2.4.2. Dụng cụ, thiết bị, hóa chất thí nghiệm

- Xiên lấy mẫu, rây sàng côn trùng, vợt côn trùng, đèn pin.

- Hộp nuôi côn trùng các cỡ: loại hộp nhựa dài 17 cm rộng 13 cm cao 7

cm; loại cao 20 cm đường kính 14 cm; loại cao 19 cm đường kính 13 cm; loại

đường kính dưới 9 cm cao 7 cm và đường kính trên 12 cm.

- Đĩa Petri đường kính 8 cm.

- Thùng giấy carton (dài 45 cm rộng 28 cm cao 22 cm).

- Túi polyethylene loại mềm (kích thước dài 55 cm, rộng 36 cm).

- Vải màn 2 loại đường kính lỗ của vải < 0,01 mm và từ 0,40 đến 1,20 mm.

- Kính lúp soi nổi có gắn camera độ phóng đại 70 lần; kính hiển vi có gắn

camera độ phóng đại 1000 lần Meiji Techno DK3000 (Nhật Bản) với phần mềm

chụp và đo kích thước mẫu vật Lumenera INFINITY1-3C (Canada).

- Máy chụp ảnh Sony DSC W-800 20.1 Mega.

- Tủ sấy Memmert UN55 (Đức), tủ định ôn 53 lít Sanyo MIR153 (Nhật),

máy đo thủy phần hạt MD-7822 (Mỹ), máy đo nhiệt độ, độ ẩm Extech (Đài Loan)

và máy nhiệt kế, ẩm kế tự ghi HTC-2 (Trung Quốc). - Khay, panh, kim mũi giáo, ống nghiệm, bút lông, chổi, túi nilon, dây thun,

cồn, KOH, xylen,…

Page 44: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

30

Xiên thu mẫu các loại Máy đo nhiệt độ,

độ ẩm Vợt thu mẫu

Sàng rây mẫu Đèn pin Ống nghiệm đựng mẫu

Tủ sấy Kính hiển vi

có gắn camera

Kính lúp soi nổi

có gắn camera

Hình 2.1. Một số dụng cụ sử dụng trong quá trình nghiên cứu

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2017)

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Điều tra thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho

Điều tra thành phần loài thiên địch trong kho được tiến hành theo 2 cách:

- Điều tra thành phần thiên địch của côn trùng hại trong kho nông sản được

thực hiện theo phương pháp điều tra kiểm dịch thực vật “TCVN 4731-89” [68].

Mẫu được lấy theo không gian khối hàng. Tùy theo độ cao của khối hàng mà chia

thành các tầng để lấy mẫu. Nếu khối hàng thấp hơn 2 m thì chia thành hai tầng và

lấy 5 điểm chéo góc ở mặt giao nhau của hai tầng. Nếu khối hàng cao hơn 2 m thì

lấy 5 điểm chéo góc cách mặt trên không quá 0,5 m và lấy 5 điểm chéo góc cách

mặt đáy không quá 0,5 m. Lấy 10 mẫu mỗi kho, mỗi mẫu lấy 0,5 kg. Đối với sản

phẩm ngô hạt, mỗi điểm thu mẫu 1 kg.

Page 45: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

31

Các mẫu sau khi thu thập ở cùng một loại nông sản trong cùng một kho được

trộn lại, dùng ống nghiệm thu thập con trưởng thành để giám định loài thiên địch.

Ngoài ra, một số loài thiên địch sử dụng các dụng cụ như ống nghiệm, vợt, hộp

đựng mẫu thu trực tiếp.

- Do những cá thể trưởng thành các loài thiên địch có thể chưa bắt gặp ngay

trong nông sản khi thu mẫu nên các mẫu nông sản thu được mang về phòng thí nghiệm

tiến hành nuôi riêng rẽ trong các hộp nhựa đậy bằng vải màn thông gió, ghi chép đầy

đủ thông tin (thời gian, địa điểm thu mẫu, ...). Sau đó tiếp tục theo dõi cho đến khi

trưởng thành của các loài thiên địch vũ hóa. Thu bắt trưởng thành, ghi nhận kết hợp với

điều tra trực tiếp ở các kho để giám định và bảo quản. Các mẫu thiên địch thu được để

trong ống nghiệm chứa dung dịch cồn 70% để phân tích định loại và bảo quản.

Định loại các loài thiên địch theo các tài liệu của Graham (1969) [69],

Yoshimoto (1984) [70], Janzon (1986) [71], Boucek và Rasplus (1991) [72], Noyes

(2003) [73], Hayashi et al. (2004) [16], Lim et al. (2007) [74], Baur et al. (2014)

[29] và Fayaz et al. (2016) [75].

Kết hợp với quá trình điều tra và định loại thành phần loài thiên địch, tiến hành

định loại 3 loài côn trùng vật chủ của ong ký sinh là mọt thuốc lá (Lasioderma

serricorne), mọt ngô (Sitophilus zeamais) và mọt đậu đỏ (Callosobruchus maculatus)

theo tài liệu của Haines (1991) [76], Bùi Công Hiển (1995) [9] và Chaisaeng (2007) [28].

* Độ bắt gặp của một loài thiên địch được tính bằng công thức:

a

C(%) x 100b

trong đó: C là độ bắt gặp (%)

a là số điểm điều tra có mẫu loài A

b là tổng số điểm điều tra

Khi giá trị C = 0: có nghĩa không gặp, ký hiệu (-)

C < 25%: gặp ít (+)

C = 25 - 50%: bắt gặp (++)

C > 50%: gặp nhiều (+++)

* Tỷ lệ bắt gặp của một loài thiên địch được tính bằng công thức:

Số lần bắt gặp

Tỷ lệ bắt gặp (%) = 100

Tổng số lần điều tra

Page 46: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

32

2.5.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong ký sinh A.

calandrae

2.5.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học vật chủ của ong ký sinh A. calandrae

Mọt thuốc lá (L. serricorne) là vật chủ ưa thích của ong ký sinh A.

calandrae, nên việc hiểu biết về đặc điểm sinh học mọt thuốc lá sẽ làm cơ sở để tìm

hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái học của ong ký sinh A. calandrae. Mọt thuốc lá

thường gây hại trên một số loại đậu đỗ (như đậu đen, đậu đỏ) và thức ăn nuôi cá

dạng viên. Tuy nhiên sử dụng mọt thuốc lá và thức ăn nuôi cá là lựa chọn phù hợp

cho việc nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài vật chủ cũng như loài ong ký sinh

A. calandrae. Nguyên nhân do ong ký sinh được bắt gặp phổ biến trên thức ăn nuôi

cá, mặt khác hạt thức ăn nuôi cá được chế biến từ ngô, đậu, lúa, gạo, ... nên có kết

cấu hạt mềm thuận lợi trong thao tác thí nghiệm.

Ghép cặp trưởng thành mọt thuốc lá 1 ngày tuổi vào đĩa Petri (Ø 8 cm) đã có

hạt thức ăn nuôi cá sạch (độ thủy phần 11%), đặt trong hộp nhựa kích thước (đường

kính dưới 9 cm, cao 7 cm, đường kính trên 12 cm) cho giao phối, sau đó quan sát,

chụp ảnh và đo kích thước trứng. Sau khi trứng nở, cho ấu trùng tuổi 1 vừa nở tách

nuôi riêng vào hộp có thức ăn nuôi cá đã nghiền nhỏ. Tiến hành quan sát, chụp ảnh

và đo kích thước chiều rộng đầu cũng như chỉ tiêu dài, rộng của cơ thể ấu trùng các

tuổi bằng cách cứ sau 24 giờ sau khi trứng nở chụp ảnh và đo một lần cho đến khi

ấu trùng hoá nhộng, trong quá trình đo kết hợp theo dõi số lần lột xác ở ấu trùng.

Các chỉ tiêu đo ở mỗi khoảng giai đoạn phát triển với mẫu đo n = 30.

Ghi chép và mô tả hình thái, thời gian các pha phát triển cá thể đến lúc vũ

hóa trưởng thành.

2.5.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái ong ký sinh A. calandrae

Nghiên cứu hình thái ong trưởng thành

Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái của ong ký sinh A. calandrae là mô

tả hình thái của trưởng thành dựa trên cơ sở mô tả họ Pteromalidae của Graham (1969)

[69], Yoshimoto (1984) [70], Hayashi et al. (2004) [16] và Sureshan (2007) [77].

Tách các bộ phận (đầu, râu đầu, ngực, bụng, cánh, 3 đôi chân) của mẫu vật với 30 ong

cái trưởng thành, tiến hành chụp, đo kích thước và tính tỷ lệ số đo kích thước hình thái

dựa trên tài liệu của Janzon (1986) [71] và Baur et al. (2014) [29]. Các chỉ tiêu phân

tích hình thái tập trung trên mẫu ong cái vì số lượng cá thể nhiều, kích thước cơ thể

Page 47: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

33

thường lớn hơn so với ong đực nên việc tách gỡ mẫu thuận lợi hơn. Các thông số sử

dụng để đo kích thước bộ phận cơ thể ong được mô tả như ở các hình 2.2, 2.3 và 2.4:

Đầu nhìn phía lưng

hea.b: chiều rộng đầu,

eye.d: khoảng cách mắt,

OOL: khoảng cách mắt kép - mắt đơn

phía sau,

POL: khoảng cách mắt đơn - mắt đơn

phía sau.

Đầu phía trước

hea.h: chiều cao đầu (từ phía trước)

Đầu phía bên

eye.b: chiều rộng mắt (từ phía bên)

eye.h: chiều cao mắt (từ phía bên)

msp.l: chiều dài má (từ phía bên) Hình 2.2. Các thông số sử dụng để đo kích thƣớc phần đầu của

trƣởng thành ong cái A. calandrae (Hình vẽ: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Page 48: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

34

Râu ong cái

scp.l: chiều dài đốt gốc râu/scape,

pdl.flg: chiều dài đốt cuống râu/pedicel + phần ngọn râu/flagellum

Ngực (mesosoma) phía lưng

mss.l: chiều dài ngực/mesosoma

msc.b: chiều rộng tấm lưng ngực giữa/mesoscutum (~mesosoma)

msc.l: chiều dài tấm lưng ngực giữa

sct.l: chiều dài tấm mai/scutellum

ppd.l: chiều dài đốt trước cuống bụng/propodeum

Hình 2.3. Các thông số sử dụng để đo kích thƣớc phần râu đầu và ngực

của trƣởng thành ong cái A. calandrae

(Hình vẽ: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Page 49: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

35

Cánh trước

mv.l: chiều dài gân mép cánh,

pv.l: chiều dài gân sau mép cánh,

sv.l: chiều dài gân mắt cánh.

Bụng (phía lưng)

gst.b: chiều rộng bụng

gst.l: chiều dài bụng

tb3.l: chiều dài đốt ống

chân sau/metatibia

body.l: chiều dài cơ thể

(phía lưng)

Hình 2.4. Các thông số sử dụng để đo kích thƣớc phần cánh, bụng, chân cơ thể

của trƣởng thành ong cái A. calandrae (Hình vẽ: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Nghiên cứu hình thái pha trứng

Sau khi trưởng thành ong cái đẻ trứng trên cơ thể sâu non vật chủ, sử dụng

kính lúp soi nổi quan sát mô tả hình dạng, màu sắc của trứng. Dùng kim nhọn tách

nhẹ trứng lên đĩa petri để chụp hình và đo kích thước chiều dài, chiều rộng của

trứng với đơn vị đo là mm. Số trứng được đo là 30 trứng.

Nghiên cứu hình thái và xác định tuổi pha sâu non (ấu trùng)

Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của ấu trùng ong ký sinh A. calandrae

(tuổi ấu trùng ong) dựa theo nghiên cứu của Onagbola và Fadamiro (2008) đối với

loài ong Pteromalus cerealellae [78] và của Tormos et al. (2009) với loài ong

Spalangia cameroni [79]. Tuy nhiên dựa trên quan sát thực tế, chúng tôi áp dụng

thời gian và cỡ mẫu để phù hợp với loài ong A. calandrae.

Page 50: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

36

Cho 30 vật chủ sâu non mọt thuốc lá (L. serricorne) tuổi 3 và tuổi 4 vào đĩa

Petri (Ø = 8 cm) có sẵn 50 g bột thức ăn nuôi cá sạch, đặt trong hộp nhựa có kích

thước đường kính dưới 9 cm cao 7 cm và đường kính trên là 12 cm. Thả cặp ong

vừa vũ hóa vào hộp, sau 24 giờ kiểm tra sự ký sinh trên sâu non vật chủ. Những sâu

non có trứng ký sinh tách nuôi riêng rẽ qua đĩa Petri và hộp nhựa khác để theo dõi.

Sau khi trứng nở dùng kim mũi giáo tách ấu trùng tuổi 1 ra khỏi vật chủ, tiến hành

chụp hình ấu trùng rõ phần đầu và phần cơ thể bằng kính lúp soi nổi có gắn camera

để chuẩn bị cho việc đo kích thước bằng phần mềm Lumenera INFINITY. Quá

trình tách ấu trùng ra khỏi vật chủ được tiến hành cẩn thận để tránh làm chết ấu

trùng, sau khi chụp hình xong trả lại ấu trùng trên cơ thể vật chủ. Những ấu trùng

nở cùng thời gian được chụp cùng lúc và ghi chép cẩn thận. Quá trình tách ấu trùng

và chụp hình như trên được tiến hành cứ 12 giờ một lần kể từ khi ấu trùng vừa nở

cho đến khi ấu trùng ong hóa nhộng. Số ấu trùng ong được chụp hình để đo kích

thước chiều rộng đầu là 30 cá thể. Quá trình này được tiến hành đồng thời với việc

theo dõi, mô tả hình thái ấu trùng ong ký sinh các tuổi.

Nghiên cứu hình thái pha nhộng

Nghiên cứu đặc điểm hình thái nhộng ong ký sinh A. calandrae được tiến hành

sau khi ấu trùng hóa nhộng. Hàng ngày quan sát mô tả hình dạng, sự thay đổi màu sắc

của nhộng. Mỗi nhộng được tách riêng rẽ sau đó chụp hình và đo kích thước chiều dài,

chiều rộng của nhộng với đơn vị đo là mm. Số nhộng được đo là 30 nhộng đực và 30

nhộng cái.

2.5.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học ong ký sinh A. calandrae

Nghiên cứu đặc điểm sinh học ong ký sinh A. calandrae bao gồm nghiên cứu

tập tính, vòng đời, sức đẻ trứng, tuổi thọ, nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành ong

cái A. calandrae cũng như tỷ lệ trứng nở và khả năng vũ hóa của ong ký sinh. Trong

đó, nghiên cứu vòng đời ong ký sinh A. calandrae như: nghiên cứu về các pha phát

triển (trứng, ấu trùng các tuổi, nhộng và trưởng thành) và thời gian phát triển các

pha của ong ký sinh A. calandrae.

Tập tính ghép đôi giao phối, tìm kiếm vật chủ

- Theo dõi tập tính giao phối: Ngay sau khi vũ hóa, ong trưởng thành được

ghép cặp và thả vào ống nghiệm. Sử dụng kính lúp soi nổi có gắn camera, đồng thời

kết hợp sử dụng máy chụp ảnh Sony (20.1 Mega) theo dõi và quay liên tục cho đến

Page 51: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

37

khi quá trình giao phối kết thúc, quá trình quay và theo dõi tiến hành với 30 cặp ong

cái và ong đực.

- Theo dõi số lần giao phối: Tiến hành tách riêng rẽ ong cái đã giao phối và

thả vào vật chủ để ong đẻ trứng. Lần lượt quãng thời gian sau 1 ngày, rồi tiếp ngày

thứ 2, 3, 4 và 5 cho ong cái này tiếp xúc với ong đực sung mãn vừa vũ hóa để kiểm

tra sự giao phối tiếp theo của ong cái. Thí nghiệm được tiến hành lặp lại với 15 cá

thể ong cái để xác định là loài giao phối 1 lần hay nhiều lần.

- Theo dõi hành vi tìm kiếm vật chủ của ong cái: Ong cái sau khi giao phối

được thả vào đĩa Petri có sẵn sâu non vật chủ mọt thuốc lá và bột thức ăn nuôi cá,

đậy nắp đĩa Petri để ngăn ong không bay ra ngoài khi theo dõi. Sử dụng kính lúp soi

nổi có gắn camera kết nối máy tính, quan sát, theo dõi và quay liên tục từ khi phát

hiện ong cái tìm kiếm vật chủ, đặc biệt kể từ ngày thứ 2 sau khi giao phối. Quá trình

quay theo dõi thực hiện cho đến khi ong cái châm chích và đẻ xong quả trứng vào

vật chủ. Thí nghiệm được theo dõi lặp lại với 15 cá thể ong cái.

Phân tích, ghi lại các hành vi ve vãn, giao phối, tìm kiếm vật chủ, châm

chích làm gây tê vật chủ tạm thời và đẻ trứng.

Tập tính đẻ trứng

Thí nghiệm về tập tính đẻ trứng của ong ký sinh với các công thức được tiến

hành trong hộp nhựa tròn (đường kính dưới 9 cm x cao 7 cm và đường kính trên là

12 cm). Thức ăn của sâu non vật chủ được bố trí dưới hai dạng (dạng bột nghiền và

dạng hạt).

Thức ăn cho sâu non ở dạng bột cám cá viên, bột ngô và bột đậu. Đặt 1 đĩa

Petri (Ø = 8 cm) có chứa 50 g bột lần lượt các loại trong mỗi hộp. Trong mỗi đĩa

Petri, thả 30 sâu non tuổi 3 và 4 của ba loài là mọt thuốc lá (L. serricorne), mọt ngô

(S. zeamais) và mọt đậu đỏ (C. maculatus) tương ứng với các loại bột thức ăn nêu trên.

Đối với các thí nghiệm thực hiện trên hạt ngô và hạt đậu, mỗi hộp nuôi có 100 g

hạt ngô và đậu đã bị nhiễm sâu non tuổi 4 (sau 21 - 25 ngày thả mọt trưởng thành trên

hạt). Thí nghiệm với 6 lần lặp lại ở mỗi công thức. Cứ sau 24 giờ kiểm tra một lần để

kiểm tra trứng ong ký sinh được đẻ trên cơ thể sâu non vật chủ. Quá trình kiểm tra kéo

dài trong 2 tuần. Sau mỗi lần kiểm tra, tách riêng số sâu non bị ký sinh nuôi riêng và bổ

sung số sâu non (tương ứng với số sâu non bị ký sinh được lấy ra) vào hộp nuôi.

Page 52: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

38

Tập tính ký sinh

Cho ong cái trưởng thành tiếp xúc với vật chủ sạch (chưa bị ký sinh và

không bị nhiễm mạt) là sâu non từ tuổi 1 đến tuổi 5, tiền nhộng và nhộng của mọt

thuốc lá trong 24 giờ. Thả 10 cá thể tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của vật

chủ (từ tuổi 1 đến tuổi 5, tiền nhộng và nhộng). Sâu non các tuổi trước khi cho tiếp

xúc với ong ký sinh được nuôi riêng rẽ và xác định tuổi bằng phương pháp đo kích

thước chiều rộng đầu kết hợp theo dõi số lần lột xác như đã mô tả ở trên. Hàng ngày

thay và bổ sung vật chủ với số lượng tương ứng cho đến khi ong cái chết. Thí

nghiệm nuôi được lặp lại 10 lần. Quan sát, theo dõi và đếm số lượng sâu non từng

tuổi của vật chủ bị ký sinh, số lượng trứng hoặc ấu trùng ong ký sinh trên từng tuổi

sâu non hàng ngày. Từ đó xác định tập tính lựa chọn và ưa thích của ong đẻ trứng

ký sinh ở từng tuổi sâu non và pha nhộng vật chủ.

Đặc điểm vòng đời của ong ký sinh

Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ trung

bình 30 ± 1oC, độ ẩm 75 ± 3,1% (nhiệt độ và độ ẩm trung bình trong phòng thí

nghiệm tại địa bàn nghiên cứu), chu kỳ chiếu sáng tự nhiên với các bước như sau:

- Cho ghép đôi ong trưởng thành vừa vũ hoá thả trong các hộp nuôi (đường

kính dưới 9 cm, cao 7 cm, đường kính trên 12 cm), trên thành hộp dán miếng bông

gòn có tẩm dung dịch mật ong 30%. Mỗi hộp nuôi đặt một đĩa Petri (Ø = 8 cm) có

sẵn 50 g bột thức ăn nuôi cá sạch và 20 - 30 sâu non mọt thuốc lá tuổi 3, tuổi 4, đậy

hộp nuôi bằng vải màn thông gió.

- Hàng ngày quan sát dưới kính lúp soi nổi, kiểm tra và lấy những sâu non có

trứng ong ký sinh ra nuôi riêng trong đĩa Petri khác và đặt trong hộp nhựa tương tự nói

trên. Mỗi đĩa Petri chỉ đặt 1 vật chủ bị ký sinh để theo dõi vòng đời. Sâu non và thức ăn

nuôi cá được bổ sung với số lượng tương ứng sau mỗi lần lấy vật chủ bị ký sinh.

- Các mẫu cá thể ở các pha phát triển của ong ký sinh được quan sát, theo dõi

hàng ngày bằng kính lúp soi nổi có gắn camera, chụp hình để đo kích thước. Cứ sau

24 giờ tiếp tục nuôi theo dõi cho đến khi ấu trùng ong hóa nhộng và vũ hóa trưởng

thành. Thí nghiệm được tiến hành cho đến khi ong cái và ong đực bị chết, số cặp

ong nuôi theo dõi lặp lại 15 lần.

Page 53: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

39

Chỉ tiêu theo dõi:

- Thời gian phát triển của các pha tính theo đơn vị ngày.

- Số lượng trứng con cái đẻ ra được tính bằng trị số: số trứng (quả)/ong cái ở

giá trị ít nhất, nhiều nhất và trung bình cộng.

- Số lượng trứng ong cái đẻ hàng ngày (quả), tỷ lệ số trứng được đẻ/ngày và

trung bình cộng.

- Mật độ trứng đẻ vào vật chủ được tính bằng số trứng ong ký sinh (quả)/vật

chủ; ở giá trị ít nhất, nhiều nhất và trung bình cộng.

- Số sâu non bị ký sinh (cá thể)/ngày bởi một ong cái.

- Tổng số sâu non bị ký sinh (cá thể) bởi một ong cái.

- Tỷ lệ sống của ong ký sinh được theo dõi là số lượng cá thể trưởng thành thế

hệ con so với số lượng trứng được ký sinh trên vật chủ ban đầu (tỷ lệ phần trăm số

ong vũ hóa trưởng thành/số trứng đã ký sinh trên vật chủ).

- Tương quan giới tính cái : đực của ong ký sinh ở đời con (số ong cái/số ong đực).

- Tỷ lệ % vũ hóa là số lượng ong đời con vũ hóa so với tổng số trứng được đẻ

của một ong cái.

Bố trí thí nghiệm theo dõi nuôi ong Quan sát và ghi chép

Hình 2.5. Thí nghiệm quan sát nuôi theo dõi đặc điểm

sinh học của ong ký sinh A. calandrae (Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2017)

2.5.2.4. Xác định ngưỡng phát dục và tổng nhiệt hữu hiệu

Thí nghiệm xác định ngưỡng phát dục và tổng nhiệt hữu hiệu của ong ký sinh

A. calandrae được tiến hành trong tủ định ôn với 2 mức nhiệt độ là 20oC và 25

oC, độ

ẩm 75%, thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày. Ở nhiệt độ 30oC, độ ẩm 75% đã theo dõi

trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Bố trí thí nghiệm tương tự nuôi theo dõi đặc điểm vòng đời, ghép đôi cặp ong

vừa vũ hóa trong các hộp nuôi có sâu non mọt thuốc lá tuổi 3 và tuổi 4. Sau 24 giờ thu

những sâu non bị ký sinh, quan sát và ghi chép số liệu. Tiếp sau đó cho mỗi sâu non có

Page 54: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

40

trứng ong ký sinh vào nuôi trong đĩa Petri, đặt trong hộp nhựa khác để theo dõi thời

gian phát triển của các pha: trứng, ấu trùng tuổi 1, 2, 3, 4 và nhộng, trưởng thành vũ

hóa đến đẻ quả trứng đầu tiên. Thức ăn của sâu non mọt thuốc lá là bột thức ăn nuôi cá

và thức ăn bổ sung của ong ký sinh là dung dịch mật ong 30%. Hàng ngày lấy ong ký

sinh quan sát bằng kính lúp soi nổi và ghi chép số liệu. Do điều kiện thiết bị thí

nghiệm, nên quá trình theo dõi trong tủ định ôn ở hai mức nhiệt độ trên mới chỉ thực

hiện theo dõi ở một thế hệ.

Cách tính ngưỡng phát dục và tổng nhiệt hữu hiệu được áp dụng theo công

thức tính tổng nhiệt hữu hiệu của Sandeson và Rears (1917) và Bluck (1923) (dẫn

theo Nguyễn Viết Tùng, 2006) [80].

Công thức: K = Xn (tn - t0)

trong đó, K: Tổng nhiệt hữu hiệu tn: Nhiệt độ môi trường

Xn: Thời gian phát triển (tn - t0): Nhiệt độ hữu hiệu

t0: Ngưỡng phát dục (nhiệt độ khởi điểm, nhiệt độ thềm sinh học)

2.5.2.5. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của ong ký sinh A. calandrae

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến sự phát triển của ong

Cách bố trí các hộp nuôi ong đã mô tả ở mục nuôi sinh học nêu trên. Thí

nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển của ong ký sinh A.

calandrae được tiến hành với 3 mức nhiệt độ là 20oC, 25

oC và 30

oC. Thực nghiệm

trong điều kiện tủ định ôn ở hai mức nhiệt độ là 20oC và 25

oC, độ ẩm 75%. Thực nghiệm

ở điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ trung bình 30 ± 1oC, độ ẩm 75,2 ± 3,1% để

xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ dài thời gian phát triển vòng đời của ong ký sinh

A. calandrae.

Kết quả theo dõi và ghi chép trong 3 mức nhiệt độ và độ ẩm nói trên, so sánh

các chỉ tiêu: thời gian phát triển (ngày) của các pha phát triển (trứng, ấu trùng các tuổi,

nhộng, trưởng thành), tương quan giới tính đời con, tuổi thọ của trưởng thành ong cái.

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sống sót của nhộng

Từ kết quả thí nghiệm xác định vòng đời, ngưỡng phát dục và tổng nhiệt hữu

hiệu của ong ký sinh A. calandrae làm cơ sở để tiến hành thí nghiệm xác định ảnh

hưởng của nhiệt độ đến khả năng sống sót của nhộng. Dựa vào ngưỡng phát dục của

pha nhộng đã xác định (12,54oC), tiến hành lưu nhộng ong ở nhiệt độ 12,5

oC, độ ẩm

75% trong tủ định ôn với mức lưu giữ là 5, 10, 15, 20, 25 và 30 ngày. Sau mỗi mức

Page 55: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

41

lưu giữ, nhộng được lấy ra và tiếp tục nuôi, theo dõi trong điều kiện phòng thí

nghiệm (nhiệt độ 30oC, độ ẩm 75%) để xác định khả năng sống sót của nhộng, tỷ lệ

vũ hóa của ong ký sinh A. calandrae.

Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ vật chủ lên hoạt động ký sinh của ong

Tham khảo kết quả nghiên cứu của Visarathanonth et al. (2010) trên sâu non

mọt ngô (S. zeamais) với nhiệt độ 32,5oC và độ ẩm 70%, thời gian đẻ trứng của ong ký

sinh A. calandrae kéo dài 11 ngày, trong đó số trứng đạt cao nhất là 12 ± 5 quả vào

ngày thứ 5 [39]. Thí nghiệm về mật độ vật chủ sâu non mọt thuốc lá (L. serricorne)

được bố trí với 3 mức mật độ quần thể: 20; 25 và 30 sâu non tuổi 3, tuổi 4 cho mỗi

hộp nuôi. Các hộp nuôi có kích thước (đường kính dưới 9 cm x cao 7 cm x đường

kính trên 12 cm) có nắp đậy. Thả sâu non vật chủ và bột thức ăn nuôi cá sạch vào

đĩa Petri đặt trong hộp. Mỗi hộp thả 1 cặp ong ký sinh A. calandrae vừa vũ hóa và

đậy nắp hộp để tránh ong bay ra ngoài. Trên thành hộp có dán bông gòn thấm nước

cất. Mỗi mức mật độ vật chủ được tiến hành lặp lại 5 lần. Hàng ngày kiểm tra số

lượng vật chủ bị ký sinh và số trứng ký sinh trên mỗi vật chủ ở từng công thức nuôi,

tách nuôi riêng rẽ và ghi chép. Thực nghiệm tiến hành cho đến khi ong cái chết.

Nghiên cứu ảnh hưởng của vật chủ và thức ăn bổ sung đến tuổi thọ của ong

ký sinh A. calandrae

Nghiên cứu tuổi thọ ong ký sinh A. calandrae ở điều kiện không có vật

chủ và có thức ăn bổ sung

Thả ong các cặp ong trưởng thành vừa vũ hóa vào hộp nhựa kích thước (9

cm x 7 cm x 12 cm) tương tự hộp nuôi ong theo dõi đặc điểm vòng đời nói trên

nhưng trong hộp không để vật chủ và thức ăn của vật chủ. Trên thành hộp có dán

miếng bông gòn có tẩm nước cất, hoặc tẩm dung dịch mật ong (mật ong + nước) ở

các nồng độ khác nhau, đậy nắp hộp bằng vải màn thông gió đồng thời ngăn ong

bay ra ngoài. Thực nghiệm tiến hành với 6 công thức nuôi, trong đó 1 công thức đối

chứng cho ăn nước cất, còn 5 công thức bổ sung thức ăn là dung dịch mật ong lần lượt

10%, 20%, 30%, 40% và 50%. Hàng ngày theo dõi, ghi chép đánh giá thời gian sống

của ong đực và ong cái để xác định ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến tuổi thọ của

ong ký sinh A. calandrae. Số ong được theo dõi là 30 ong cái và 30 ong đực cho mỗi

công thức thí nghiệm.

Page 56: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

42

Nghiên cứu tuổi thọ ong ký sinh A. calandrae ở điều kiện có vật chủ và

dung dịch mật ong 30%

Thí nghiệm được tiến hành nuôi kết hợp với quá trình nuôi theo dõi đặc điểm

sinh học của ong ký sinh A. calandrae. Mỗi cặp ong vừa vũ hóa được ghép đôi thả

vào hộp nuôi có vật chủ là sâu non mọt thuốc lá và bột thức ăn nuôi cá. Trên thành

hộp có dán bông gòn tẩm dung dịch mật ong 30%, đậy nắp hộp để ngăn ong bay ra

ngoài. Hàng ngày theo dõi đến khi ong đực và ong cái chết. Thí nghiệm nuôi lặp lại

với 15 cặp ong.

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến tuổi thọ, thời gian đẻ trứng

và nhịp điệu đẻ trứng của ong cái A. calandrae

Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến tuổi thọ và thời

gian đẻ trứng cũng được kết hợp với thí nghiệm nuôi theo dõi đặc điểm sinh sản của

ong đã được mô tả ở trên (theo dõi thời gian và nhịp điệu đẻ trứng trong điều kiện

bổ sung dung dịch mật ong 30%). Đồng thời bố trí thêm thí nghiệm đối chứng (chỉ

cho ăn nước cất). Ghép cặp ong vừa vũ hóa nuôi trong hợp nhựa tương tự kích

thước (9 cm x 7 cm x 12 cm), trong hộp nhựa có đặt đĩa Petri chứa 20 - 30 sâu non

mọt thuốc lá tuổi 3 ,4 và bột thức ăn nuôi cá. Trên thành hộp dán bông gòn tẩm

nước cất thay vì dán bông gòn tẩm dung dịch mật ong. Hàng ngày quan sát, bổ sung

vật chủ sâu non và ghi chép khả năng đẻ trứng, nhịp điệu đẻ trứng của ong cái, đồng

thời ghi nhận thời gian sống của ong cái. Thí nghiệm lặp lại với 15 cặp ong. Từ đó

so sánh thời gian đẻ trứng và tuổi thọ, nhịp điệu đẻ trứng của ong cái trong hai

trường hợp cho ăn nước cất và cho ăn dung dịch mật ong 30%.

Ảnh hưởng của mật độ thả ong đến tỷ lệ giới tính đời con của chúng trên vật

chủ mọt ngô và mọt thuốc lá

Thí nghiệm được tiến hành kết hợp nghiên cứu khả năng khống chế mọt ngô

trên hạt đậu trắng và mọt thuốc lá trên hạt thức ăn nuôi cá trong phòng thí nghiệm

theo phương pháp của Chaisaeng (2007) (mục 2.5.3) [28]. Các công thức nuôi được

thả ong với các mật độ lần lượt là 0 cặp, 2 cặp, 4 cặp, 6 cặp, 8 cặp và 10 cặp vào các

hộp nuôi. Mỗi hộp nuôi đựng lần lượt 500 g hạt đậu trắng và hạt thức ăn nuôi cá

tương ứng đã nhiễm mọt ngô sau 21 ngày và mọt thuốc lá sau 25 ngày. Kiểm tra số

ong xuất hiện sau cuối mỗi tháng, đếm số ong cái và ong đực để xác định tỷ lệ giới

tính của ong ở mỗi hộp nuôi.

Page 57: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

43

2.5.3. Nghiên cứu khả năng khống chế sâu mọt của ong ký sinh A. calandrae

Các thí nghiệm được bố trí dựa theo phương pháp của Chaisaeng (2007) [28].

Thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 6 công thức, mỗi công thức

lặp lại 12 lần ở điều kiện nhiệt độ 28,8 ± 1,4oC, độ ẩm 78,1 ± 1,6%, chu kỳ chiếu

sáng tự nhiên. Mỗi hộp nuôi kích thước (cao 20 cm, đường kính 14 cm) chứa 500 g

hạt đậu trắng, độ thủy phần hạt 13,5%. Thả 5 cặp mọt ngô S. zeamais trưởng thành 1

ngày tuổi vào mỗi hộp nuôi. Hộp đậy bằng vải màn có lỗ nhỏ thông gió để ngăn côn

trùng đi ra ngoài. Sau 21 ngày (theo Chaisaeng, 2007) [28] đây là thời điểm mà ấu

trùng mọt ngô và mọt thuốc lá ở tuổi thích hợp cho ong cái ký sinh đẻ trứng), thả

ong ký sinh vừa vũ hóa với mật độ như sau (Hình 2.6):

Công thức 1: 0 cặp ong (đối chứng)

Công thức 2: 2 cặp ong

Công thức 3: 4 cặp ong

Công thức 4: 6 cặp ong

Công thức 5: 8 cặp ong

Công thức 6: 10 cặp ong

Sau mỗi tháng tính từ khi thả ong ký sinh, tiến hành đếm số mọt trưởng thành

sống và số ong vũ hóa. Số mọt và số ong đếm được để tạm thời trong ống nghiệm sau

đó thả phóng thích tương ứng trở lại hộp nuôi để theo dõi tiếp hàng tháng.

Đối với mọt thuốc lá (L. serricorne) bố trí thí nghiệm tương tự mọt ngô nhưng

với hộp nuôi kích thước cao 19 cm, đường kính 13 cm chứa 500 g hạt thức ăn nuôi cá

sạch (độ thủy phần 11%).

Page 58: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

44

Hình 2.6. Bố trí thí nghiệm nuôi ong khống chế mọt ngô và mọt thuốc lá

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2017)

Thí nghiệm theo dõi khả năng khống chế mọt của ong ký sinh A. calandrae

được tiến hành trong 6 tháng đối với mọt ngô và trong 3 tháng đối với mọt thuốc lá

kể từ khi thả ong vào hộp.

Tỷ lệ % ong ký sinh trưởng thành và mọt trưởng thành xuất hiện trong công thức

được tính theo công thức của Wen và Brower (1994) [81]; Ryoo et al. (1996) [82].

PE

P x 100WC

; WT

W x 100WC

trong đó:

P: là tỷ lệ % ong ký sinh trưởng thành xuất hiện trong công thức,

PE: là số lượng ong ký sinh trưởng thành xuất hiện trong công thức,

WC: là số lượng mọt trưởng thành xuất hiện ở công thức đối chứng,

W: là tỷ lệ % mọt trưởng thành xuất hiện trong công thức,

WT: là số lượng mọt trưởng thành xuất hiện ở công thức.

Page 59: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

45

* Nghiên cứu khả năng khống chế mọt thuốc lá gây hại thức ăn nuôi cá của ong ký

sinh A. calandrae theo không gian và khối lượng hạt

Thí nghiệm được bố trí kết hợp với phương pháp của Visarathanonth et al.

(2010) [39]. Các công thức được thực hiện theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 1

yếu tố với 3 công thức, mỗi công thức 4 lần lặp lại ở điều kiện nhiệt độ 28,8 ±

1,4oC, độ ẩm 78,1 ± 1,6%, chu kỳ chiếu sáng tự nhiên. Hạt thức ăn nuôi cá được

cho vào túi polyethylene, mỗi túi đựng 2,5 kg đặt vào thùng giấy carton. Mỗi thùng

đựng 5 kg hạt thức ăn (2 túi). Hạt thức ăn trước khi thí nghiệm đã được sấy và để

hút ẩm tự nhiên tương tự các thí nghiệm trên. Mỗi thùng giấy carton sau khi đặt 2

túi thức ăn được bọc kín bằng vải màn (đường kính lỗ của vải < 0,01 mm) để thông

gió và ngăn côn trùng đi ra. Thả 50 cặp mọt thuốc lá trưởng thành 1 ngày tuổi chia

đều vào các túi chứa thức ăn nuôi cá trong thùng giấy carton (Hình 2.7). Sau 21-22

ngày thả các cặp ong ký sinh vừa vũ hóa vào như sau:

Công thức 1: không thả ong (đối chứng)

Công thức 2: thả 40 cặp ong trưởng thành

Công thức 3: 50 cặp ong trưởng thành

Nuôi ong ký sinh khống chế mọt thuốc lá trên thức ăn nuôi cá theo khối lượng

Các công thức nuôi ong ký sinh khống chế mọt thuốc lá theo khối lượng Hình 2.7. Bố trí thí nghiệm thả ong ký sinh khống chế mọt theo khối lƣợng

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2017)

Page 60: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

46

Quá trình theo dõi được tiến hành trong 3 tháng sau khi thả trưởng thành ong ký

sinh. Sau mỗi tháng kiểm tra mẫu, từ mỗi túi thức ăn nuôi cá trong thùng giấy lấy 50 g

hạt, như vậy một thùng giấy carton lấy ra 100 g thức ăn nuôi cá và đếm số mọt trưởng

thành, đồng thời đặt vào thùng giấy carton 1 hộp nhựa đựng 100 g thức ăn nuôi cá đã bị

nhiễm mọt thuốc lá ở giai đoạn sâu non tuổi 3, tuổi 4 đã chuẩn bị sẵn. Hộp nhựa đựng

thức ăn nuôi cá được đưa vào được thay thế mỗi tháng cùng lúc với khi lấy 100 g thức

ăn nuôi cá ra khỏi thùng giấy carton. Hộp nhựa được đậy bằng vải màn (đường kính lỗ

của vải từ 0,40 - 1,20 mm) để mọt thuốc lá không đi ra ngoài, nhưng ong ký sinh có thể

đi vào và đi ra được. Cuối mỗi tháng kể từ khi thả ong ký sinh đếm số trưởng thành

mọt thuốc lá xuất hiện trong 100 g thức ăn nuôi cá dạng viên được lấy từ túi

polyethylene và trong hộp nhựa đã được đặt vào thùng giấy carton.

Hai thí nghiệm trên đồng thời được thực hiện nhằm mục đích đánh giá ảnh

hưởng của không gian và khối lượng nông sản được bảo quản đến khả năng khống

chế mọt thuốc lá của ong ký sinh A. calandrae.

2.5.4. Phương pháp xử lý hình ảnh, số liệu

Mô tả đặc điểm hình thái và đặc điểm cấu tạo các pha phát triển của ong ký

sinh A. calandrae: trứng, ấu trùng các tuổi, nhộng và trưởng thành được quan sát

dưới kính lúp soi nổi có gắn camera với độ phóng đại 70 lần và kính hiển vi có gắn

camera độ phóng đại 1.000 lần Meiji Techno DK3000 (Japan).

Phương pháp đo kích thước mẫu vật, chụp và xử lý hình ảnh, đặt thước tỷ lệ

sử dụng phần mềm Lumenera INFINITY1-3C (Canada).

Phương pháp quan sát, quay video theo dõi tập tính giao phối sử dụng kính

lúp có gắn camera và máy chụp ảnh Sony 20.1 Mega.

Các số liệu thống kê được xử lý bằng Excel và phần mềm SPSS phiên bản 22

với mức độ tin cậy là 95% từ phân tích Duncan test.

Page 61: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

47

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho ở tỉnh

Đồng Tháp

3.1.1. Thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho

Các kho bảo quản nông sản được xem là những hệ sinh thái đặc biệt. Tùy

theo quy mô, thời gian bảo quản và chủng loại nông sản mà các hệ sinh thái này có

thể có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên chúng luôn tồn tại mối tương quan giữa

những sinh vật gây hại và sinh vật có ích. Cũng giống như ngoài tự nhiên, với hệ

sinh thái trong kho, các loài thiên địch ở đây cũng có vai trò điều hòa số lượng các

loài sâu hại. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Oanh và cs. (2016) đã điều

tra và ghi nhận có 34 loài côn trùng gây hại nông sản và thức ăn nuôi cá tại tỉnh

Đồng Tháp [11]. Thành phần loài côn trùng gây hại ở tỉnh Đồng Tháp cũng đa dạng

và phong phú, độ bắt gặp cũng đã được đánh giá bởi Nguyễn Thị Oanh và cs.

(2016) [11]. Theo đó, nghiên cứu đánh giá độ bắt gặp các loài trên 6 loại nông sản

(thóc, gạo; cám gạo; hạt lúa mì; ngô; đậu và sắn) và thức ăn nuôi cá. Các loài mọt

được ghi nhận với độ bắt gặp >50% như mọt thuốc lá (L. serricorne), mọt đục hạt

(R. dominica), 2 loài mọt râu dài (C. pusillus và C. ferrugineus), mọt đậu đỏ (C.

maculatus), mọt gạo (S. oryzae), mọt ngô (S. zeamais), mọt răng cưa (O.

surinamensis), mọt thóc đỏ (T. castaneum), rệp sách (Liposcelis sp.) và ngài gạo

(Acrotelsa collaris). Có thể nói mức độ phổ biến của các loài thiên địch phụ thuộc

vào mức độ phổ biến thành phần loài sâu hại khi dựa trên mối quan hệ giữa sâu hại,

thức ăn của sâu hại và thiên địch của chúng. Để có cơ sở cho việc nghiên cứu đặc

điểm sinh học, sinh thái của ong ký sinh A. calandrae nghiên cứu đã kết hợp điều

tra thành phần loài thiên địch của chúng nhằm xác định mức độ bắt gặp của loài ong

ký sinh A. calandrae.

Kết quả điều tra tại các kho bảo quản nông sản ở một số huyện, thành phố

thuộc tỉnh Đồng Tháp trong thời gian từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016

đã thu thập được thành phần thiên địch của sâu mọt hại nông sản trong kho (Bảng

3.1, Hình 3.1, 3.2-1 và 3.2-2).

Page 62: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

48

Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài thiên địch trong kho bảo quản nông sản tại tỉnh Đồng Tháp (2015 - 2016)

TT Đơn vị phân loại Tên tiếng Việt Độ bắt gặp Vật mồi/ký chủ

I. ACARINA Bộ Ve bét

Acaridae Họ Ve mềm

1 Tyrophagus putrescentiae (Schrank, 1781)* Mạt ăn thịt +++ Lasioderma serricorne, Callosobruchus

maculatus, Callosobruchus chinensis,

Tribolium castaneum

II. DERMAPTERA Bộ Cánh da

Anisolabilidae Họ Đuôi kìm

2 Forficula auricularia Linnaeus, 1758* Bọ Đuôi kìm ++ Tribolium castaneum, Sitophilus oryzae,

Rhyzopertha dominica

III. HETEROPTERA Bộ Cánh nửa

Anthocoridae Họ Bọ xít

3 Xylocoris (Arrostelus) flavipes (Reuter, 1875) Bọ xít bắt mồi nhỏ +++ Tribolium castaneum

Reduviidae Họ Bọ xít ăn sâu

4 Amphibolus venator (Klug, 1830)* Bọ xít bắt mồi lớn +++ Tribolium castaneum, Tribolium confusum

IV. HYMENOPTERA Bộ Cánh màng

Braconidae Họ ong Braconid

5 Bracon hebetor Say, 1836 Ong ký sinh +++ Corcyra cephalonica

Bethylidae Họ ong đen

Ghi chú: (-): không gặp;

(+): gặp ít (<25%);

(++): bắt gặp (25% - 50%);

(+++): gặp nhiều (>50%).

(*): loài bổ sung vào khu hệ thiên địch trong kho ở Việt Nam.

Page 63: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

49

TT Đơn vị phân loại Tên tiếng Việt Độ bắt gặp Vật mồi/vật chủ

6 Holepyris sylvanidis (Brèthes, 1913)* Ong ký sinh ++ Sitophilus oryzae, Tribolium confusum,

Oryzaephilus surinamensis

7 Cephalonomia gallicola (Ashmead, 1887) * Ong ký sinh +++ Lasioderma serricorne

8 Cephalonomia tarsalis (Ashmead, 1893) * Ong ký sinh ++ Oryzaephilus surinamensis

Chalcididae Họ Ong chân cong

9 Proconura caryobori (Hanna, 1934) * Ong ký sinh đùi to + Corcyra cephalonica

Pteromalidae Họ Ong chân vàng

10 Anisopteromalus calandrae (Howard, 1881) Ong ký sinh +++

Callosobruchus maculatus, Callosobruchus

chinensis, Lasioderma serricorne,

Sitophilus oryzae, Sitophilus zeamais,

Tribolium castaneum, Rhyzopertha

dominica

11 Theocolax elegans (Westwood, 1874) Ong xanh vân cánh

nâu +++

Callosobruchus maculatus, Callosobruchus

chinensis,

Sitophilus zeamais

Evaniidae Họ Ong thắt eo

12 Evania sp. * Ong ký sinh +++ Periplaneta americana

V. PSEUDOSCORPIONNES Bộ Bò cạp giả

Cheliferidae

13 Chelifer cancroides (Linnaeus, 1758) Bọ Càng cua dài ++ Callosobruchus maculatus, Callosobruchus

chinensis

Ghi chú: (-): không gặp;

(+): gặp ít (<25%);

(++): bắt gặp (25% - 50%);

(+++): gặp nhiều (>50%).

(*): loài bổ sung vào khu hệ thiên địch trong kho ở Việt Nam.

Page 64: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

50

1. Tyrophagus putrescentiae

(Schrank)

2. Forficula auricularia Linnaeus

3a. Xylocoris flavipes

(Reuter) (con non)

3b. Xylocoris flavipes (Reuter)

(trưởng thành)

4. Chelifer cancroides

(Linnaeus)

5a. Amphibolus venator (Klug)

(con non)

5b. Amphibolus venator (Klug)

(trưởng thành)

Hình 3.1. Các loài bắt mồi trong kho nông sản bảo quản ở Đồng Tháp

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2016)

Page 65: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

51

6a. Bracon hebetor Say (con cái) 6b. Bracon hebetor Say (con đực)

7a. Holepyris sylvanidis (Brèthes)

(con cái)

7b. Holepyris sylvanidis (Brèthes)

(con đực)

8a. Cephalonomia gallicola

(Ashmead) (con cái)

8b. Cephalonomia gallicola

(Ashmead) (con đực)

Hình 3.2-1. Các loài ong ký sinh trong kho nông sản bảo quản ở Đồng Tháp

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2016)

Page 66: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

52

9a. Cephalonomia tarsalis

(Ashmead)

(con cái)

9b. Cephalonomia

tarsalis (Ashmead)

(con đực)

10. Proconura caryobori (Hanna)

11a. Anisopteromalus calandrae

(Howard) (con cái)

11b. Anisopteromalus calandrae

(Howard) (con đực)

12a. Theocolax elegans (Westwood)

(con cái)

12b. Theocolax elegans (Westwood)

(con đực)

13a. Evania sp. (con cái) 13b. Evania sp. (con đực)

Hình 3.2-2. Các loài ong ký sinh trong kho nông sản bảo quản ở Đồng Tháp

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2016)

Page 67: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

53

Kết quả điều tra ở các kho bảo quản nông sản tại một số huyện, thành phố

thuộc tỉnh Đồng Tháp (Bảng 3.1, Hình 3.1, 3.2-1; 3.2-2) cho thấy, đã xác định được

13 loài thiên địch của côn trùng gây hại trên một số loại nông sản như thóc, gạo,

cám gạo, hạt lúa mì, ngô, đậu, sắn và thức ăn nuôi cá thuộc 10 họ của 5 bộ. Trong

đó có 5 loài bắt mồi là Tyrophagus putrescentiae (Schrank) thuộc bộ Ve bét

(Acarina), Forficula auricularia Linnaeus thuộc bộ Cánh da (Dermaptera), 2 loài bọ

xít Xylocoris flavipes (Reuter) và Amphibolus venator (Klug) thuộc bộ Cánh nửa

(Heteroptera) và 1 loài là Chelifer cancroides Linnaeus thuộc bộ Bò cạp giả

(Pseudoscorpionida) và 8 loài ong thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera).

Như vậy tổng số loài được ghi nhận là 13 loài, trong đó có 8 loài xuất hiện với

độ bắt gặp >50% bao gồm Tyrophagus putrescentiae, Xylocoris flavipes, Amphibolus

venator, Bracon hebetor, Cephalonomia gallicola, Anisopteromalus calandrae,

Theocolax elegans và Evania sp. (Bảng 3.1). So với kết quả điều tra thiên địch của

Trần Văn Hai và cs. (2008) thì kết quả nói trên có số loài nhiều hơn là 11 loài. Nhóm

tác giả khi điều tra côn trùng ở Cần Thơ và An Giang trong hai năm (2002 - 2003) chỉ

phát hiện có 2 loài thiên địch (bọ xít Xylocoris flavipes Reuter và ong Bracon hebetor

(Say) [65]. Dương Minh Tú (2005) nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở

miền Bắc cũng mới ghi nhận có 2 loài (Xylocoris flavipes Reuter và Theocolax elegans

Westwood) [64]. Kết quả của Nguyễn Quí Dương (2010) về thành phần thiên địch của

côn trùng gây hại đậu đỗ bảo quản ở Việt Nam là 7 loài [66]. Kết quả của chúng tôi

cũng xác định được nhiều loài hơn so với điều tra mới đây của Nguyễn Văn Dương và

Khuất Đăng Long (2017) trên ngô bảo quản tại Sơn La (các tác giả đã thu được 6 loài)

[67]. Nguyên nhân có thể những nghiên cứu của các tác giả chỉ điều tra trên nông sản

như ngô hoặc đậu hoặc một vài nông sản khác, trong khi kết quả nói trên đã điều tra

trên 7 loại nông sản và thức ăn nuôi cá. Mặt khác số lượng loài trong các nghiên cứu

trước đây ít hơn, ngoài những nghiên cứu này có thể do chưa có tác giả nào nghiên cứu

ghi nhận. So với nghiên cứu của Hayashi et al. (2004) tại Thái Lan, vùng có khí hậu

tương tự vùng ĐBSCL, số loài thu được trong nghiên cứu này là ít hơn so với nhóm tác

giả đã ghi nhận (29 loài) [16]. Điều này có thể giải thích ngoài sự khác nhau về loại

nông sản có thể liên quan tới phương cách bảo quản hay quá trình xuất nhập khẩu nông

sản tại vùng nghiên cứu kéo theo sự du nhập các loài từ những nơi khác đến, do vậy số

Page 68: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

54

lượng loài là khác nhau. Trong khi Thái Lan là một trong những nước có sản lượng lúa

gạo xuất khẩu lớn trên thế giới.

Với danh sách 13 loài thiên địch, ngoại trừ 2 loài X. flavipes và B. hebetor thì

11 loài còn lại là những loài lần đầu tiên được ghi nhận tại vùng nghiên cứu. So với các

kết quả trước đây ở Việt Nam, các loài gồm mạt ăn thịt (Tyrophagus putrescentiae),

bọ đuôi kìm (Forficula auricularia), bọ xít bắt mồi (Amphibolus venator) và các

loài ong ký sinh (Holepyris sylvanidis, Cephalonomia gallicola, Cephalonomia

tarsalis, Proconura caryobori và Evania sp.) cũng là những loài lần đầu tiên được

ghi nhận. Đây là những loài bổ sung vào danh sách thành phần loài thiên địch của

côn trùng hại nông sản trong kho ở Việt Nam. Việc lần đầu tiên ghi nhận các loài

thiên địch tại vùng nghiên cứu có thể do trước đây chưa có tác giả nào điều tra và

công bố đầy đủ. Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy các loài thiên địch trong

kho bảo quản nông sản ở Đồng Tháp nói riêng, ở nước ta nói chung cũng đa dạng

và phong phú về thành phần loài. Nếu biết lợi dụng nhóm côn trùng có ích này một

cách khoa học sẽ hạn chế đáng kể thiệt hại nông sản trong kho bởi nhóm côn trùng

hại gây ra.

3.1.2. Tỷ lệ bắt gặp các loài thiên địch theo chủng loại nông sản trong kho

Đối với các loài côn trùng gây hại thì số lượng loài phụ thuộc vào quy mô

bảo quản và chủng loại nông sản, còn số lượng loài thiên địch lại phụ thuộc vào số

lượng vật chủ hay vật mồi của chúng, tức là phụ thuộc vào từng chủng loại nông

sản trong kho. Mức độ bắt gặp các loài thiên địch theo từng loại nông sản là khác

nhau, loài thiên địch phổ biến cũng được khẳng định dựa theo độ bắt gặp trên các

loại nông sản. Mức độ bắt gặp các loài thiên địch theo chủng loại nông sản được ghi

nhận ở bảng 3.2.

Page 69: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

55

Bảng 3.2. Tỷ lệ bắt gặp các loài thiên địch trong kho theo chủng loại nông sản tại tỉnh Đồng Tháp (2015 - 2016)

TT

Tên loài Tỷ lệ bắt gặp (%)

Tên khoa học Tên tiếng Việt Thóc,

gạo

Cám

gạo

Hạt

lúa mì Ngô Đậu Sắn TANC

1 Tyrophagus putrescentiae Mạt ăn thịt 21,15 27,09 26,22 26,05 25,02 0 88,45

2 Forficula auricularia Bọ đuôi kìm 31,09 25,15 13,22 10,21 0 0 0

3 Xylocoris flavipes Bọ xít bắt mồi 27,27 9,25 26,05 11,21 14,02 0 86,32

4 Amphibolus venator Bọ xít bắt mồi 22,02 79,14 17,13 0 4,21 2,15 3,04

5 Bracon hebetor Ong ký sinh 84,23 19,14 77,42 0 0 0 0

6 Holepyris sylvanidis Ong ký sinh 10,05 0 15,37 82,19 0 0 2,11

7 Cephalonomia gallicola Ong ký sinh 0 0 0 0 25,14 0 84,25

8 Cephalonomia tarsalis Ong ký sinh 26,09 0 30,12 76,25 15,24 0 12,26

9 Proconura caryobori Ong đùi to 2,17 0 4,05 27,12 0 0 0

10 Anisopteromalus calandrae Ong ký sinh 87,15 48,36 92,17 81,55 86,62 0 95,38

11 Theocolax elegans Ong xanh vân cánh nâu 26,01 0 33,18 30,15 84,27 0 78,24

12 Evania sp. Ong ký sinh 29,14 0 34,12 0 0 15,23 27,08

13 Chelifer cancroides Bọ cạp giả 0 0 0 21,27 37,45 0 2,06

Ghi chú: TANC - thức ăn nuôi cá; chữ số viết đậm thể hiện loài phổ biến, gặp nhiều.

Page 70: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

56

Kết quả bảng 3.2 cho thấy, trên thóc, gạo và hạt lúa mì đều có 11 loài thiên

địch, trong đó có 2 loài xuất hiện với tỷ lệ bắt gặp >80% là Bracon hebetor

(84,23%) và Anisopteromalus calandrae (87,15%). Ở thức ăn nuôi cá có 10 loài,

trong đó có tới 5 loài xuất hiện với tỷ lệ bắt gặp >78% là Tyrophagus putrescentiae,

Xylocoris flavipes, Cephalonomia gallicola, A. calandrae và Theocolax elegans.

Trên ngô có 9 loài và có 3 loài bắt gặp với tỷ lệ bắt gặp >76% gồm Holepyris

sylvanidis, Cephalonomia tarsalis và A. calandrae. Ở đậu ghi nhận 8 loài với 2 loài

có tỷ lệ bắt gặp >84% là A. calandrae và Theocolax elegans. Trên cám gạo có 6 loài

và chỉ có duy nhất 1 loài có tỷ lệ bắt gặp cao là Amphibolus venator (79,14%). Trên

chủng loại sắn chỉ có 2 loài với tỷ lệ bắt gặp thấp <25%. Kết quả cũng cho thấy,

trong 7 chủng loại nông sản và thức ăn nuôi cá thì ong ký sinh A. calandrae được

bắt gặp trên 5 chủng loại và đều xuất hiện với tỷ lệ bắt gặp cao >80%. Đây cũng là

lý do đề tài chọn loài ong A. calandrae làm đối tượng nghiên cứu.

Như vậy, một lần nữa có thể khẳng định mức độ phổ biến các loài thiên địch

phụ thuộc vào mức độ phổ biến các loài gây hại trên từng loại nông sản. Điều này

phù hợp với việc đánh giá độ bắt gặp các loài sâu hại của Nguyễn Thị Oanh và cs.

(2016) [11], chẳng hạn trên thóc, gạo có 26 loài sâu hại và trên hạt lúa mì có 23 loài

sâu hại đều xuất hiện 11 loài thiên địch trong tổng số 13 loài nói trên. Trên thức ăn

nuôi cá có 22 loài sâu hại thì xuất hiện 10 loài thiên địch, v.v…

Khi so sánh với nghiên cứu của Eliopoulos et al. (2002) [15], tuy sản phẩm

bảo quản mà tác giả nghiên cứu khác với nông sản nói trên nhưng kết quả lại tương

đồng về mức độ bắt gặp loài ong ký sinh A. calandrae. Theo nhóm tác giả ong ký

sinh A. calandrae được bắt gặp với tỷ lệ cao nhất 11,8% còn các loài ong còn lại chỉ

bắt gặp dao động ở tỷ lệ từ 3,8 - 8,5%. Hơn nữa ong ký sinh A. calandrae xuất hiện

hầu hết trong kho dự trữ các loại sản phẩm như lúa mạch, bột mì, đậu, trái cây khô

và thuốc lá. Mặt khác, ong ký sinh A. calandrae có thể được xếp vào nhóm ong ký

sinh rộng vật chủ hay ký sinh phổ rộng. Thật vậy, số lượng vật chủ của ong ký sinh

A. calandrae được các tác giả ghi nhận là 6 trong số 14 loài mọt hại thu được, chỉ

đứng sau loài Cephalonomia tarsalis ký sinh trên 7 loài vật chủ. Trong khi những

loài ong ký sinh còn lại như Holepyris sylvanidis, Theocolax elegans, Heterospilus

prosopidis, v.v… chỉ gặp ký sinh trên khoảng từ 1 - 4 hoặc 5 vật chủ trong số 14

loài vật chủ mọt thu được. Điều này có thể nói ong ký sinh A. calandrae được bắt

Page 71: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

57

gặp hầu như trên các loại nông sản hay sản phẩm bảo quản, đồng thời tỷ lệ bắt gặp

đều cao hơn các loài ong ký sinh còn lại.

3.2. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong ký sinh A. calandrae

3.2.1. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của mọt thuốc lá - vật chủ của ong ký

sinh A. calandrae

Trong quá trình thu mẫu các loài thiên địch của côn trùng gây hại, kết hợp thu

một số loài côn trùng hại nông sản, đồng thời tiến hành nuôi thử nghiệm. Quá trình

nuôi thực hiện với một số loài sâu mọt gây hại chủ yếu trên các loại nông sản tương

ứng như mọt ngô trên hạt ngô, mọt đậu đỏ trên hạt đậu trắng, mọt đục hạt nhỏ và mọt

gạo trên gạo và hạt lúa mì, mọt thuốc lá nuôi trên thức ăn nuôi cá. Kết quả cho thấy,

đây là những loài vật chủ ghi nhận bắt gặp loài ong ký sinh A. calandrae với mức độ

phổ biến cao. Tuy nhiên, để thuận tiện trong quá trình nhân nuôi số lượng lớn, đồng

thời tiết kiệm về chi phí khi thu mua nông sản, mọt thuốc lá và thức ăn nuôi cá là lựa

chọn phù hợp làm vật liệu để nghiên cứu đối với ong ký sinh A. calandrae. Hạt thức

ăn nuôi cá là dạng viên được chế biến tổng hợp từ các loại nông sản khác, có độ kết

cấu mềm, thuận lợi cho việc thực hiện các thao tác trong quá trình nhân nuôi và theo

dõi đặc điểm sinh học của vật chủ cũng như ong ký sinh.

Do vậy, để có cơ sở cho việc nghiên cứu sinh học, sinh thái học loài ong ký sinh

A. calandrae, việc tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sâu non mọt thuốc lá - vật chủ ưa

thích của ong ký sinh A. calandrae trên hạt thức ăn nuôi cá trong điều kiện phòng thí

nghiệm là cần thiết.

Đặc điểm hình thái và phát triển trước trưởng thành của mọt thuốc lá

Phát triển cá thể của mọt thuốc lá thuộc nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn,

có nghĩa giai đoạn trước trưởng thành chúng trải qua các pha: trứng, sâu non/ấu trùng

và nhộng. Trong điều kiện vùng khí hậu của tỉnh Đồng Tháp, mọt thuốc lá nuôi trên

hạt thức ăn nuôi cá ở điều kiện phòng thí nghiệm nhiệt độ 30 ± 1,07oC, độ ẩm 74,6 ±

3,17% để theo dõi các chỉ tiêu hình thái và sinh học.

Trứng

Trứng của mọt mọt thuốc lá hình bầu dục, màu trắng trong. Vỏ trứng nhẵn,

có một lớp sáp bảo vệ trứng khỏi bị khô, một đầu trứng có một túm lông nhỏ nhô

ra. Trên hạt thức ăn nuôi cá, trứng mọt thuốc lá dài trung bình 0,50 ± 0,07 mm,

rộng trung bình 0,32 ± 0,06 mm (Hình 3.5a).

Page 72: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

58

Sâu non (ấu trùng)

Số tuổi của sâu non được xác định bằng cách dựa vào số lần lột xác kết hợp

đo chiều rộng đầu của chúng. Kết quả cho thấy, sâu non mọt thuốc lá có 5 tuổi và

trải qua 4 lần lột xác. Đối với kích thước chiều rộng đầu, khi tiến hành đo 30 mẫu

cho thấy, kích thước chiều rộng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sâu non hầu như

thay đổi không đáng kể, bên cạnh đó ở giữa các giai đoạn lại có bước nhảy rõ rệt

(Hình 3.3).

Hình 3.3. Kích thƣớc chiều rộng đầu sâu non các tuổi

mọt thuốc lá

Ở giai đoạn phát triển sâu non, giai đoạn tuổi 1, kích thước chiều rộng đầu trung

bình là 0,25 ± 0,02 mm; kích thước cơ thể chiều dài trung bình 1,06 ± 0,18 mm,

chiều rộng 0,36 ± 0,05 mm. Sâu non tuổi 2 kích thước chiều rộng đầu trung bình 0,40

± 0,02 mm, chiều dài cơ thể 1,66 ± 0,17 mm và chiều rộng 0,53 ± 0,10 mm. Sâu non

tuổi 3 kích thước chiều rộng đầu trung bình 0,49 ± 0,02 mm, chiều dài cơ thể 2,35 ±

0,19 mm, chiều rộng 0,78 ± 0,10 mm. Sâu non tuổi 4 với kích thước chiều rộng đầu

tăng nhanh trung bình 0,70 ± 0,03 mm, kích thước cơ thể chiều dài 3,51 ± 0,33 mm,

chiều rộng 1,29 ± 0,13 mm. Giai đoạn sâu non tuổi 5 có kích thước chiều rộng đầu

trung bình 0,83 ± 0,04 mm, kích thước cơ thể chiều dài 4,10 ± 0,37 mm và rộng 1,48

± 0,13 mm (Hình 3.3), (Hình 3.4), (Hình 3.5-b).

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1 2 3 4 5

Ch

iều

rộn

g đ

ầu

u n

on

(m

m)

Tuổi sâu non

Page 73: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

59

Hình 3.4. Đầu của sâu non mọt thuốc lá từ tuổi 1 đến tuổi 5

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2017)

Màu sắc của sâu non thay đổi theo tuổi. Sâu non từ tuổi 1 đến tuổi 4 có màu

trắng sữa, tuổi 5 có màu vàng nhạt. Từ tuổi 2 thân cong lại hình chữ C, trên thân có

nhiều lông nhỏ, dài màu vàng ánh kim, đầu có màu vàng nhạt. Sâu non sợ ánh sáng

hay tập tính hướng quang âm, nhưng tìm kiếm thức ăn rất chính xác.

a. Trứng b. Sâu non các tuổi từ 1 - 5

Hình 3.5. Trứng và sâu non mọt thuốc lá

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2017)

Nhộng

Nhộng mọt thuốc lá là dạng nhộng trần. Lúc mới hình thành nhộng có màu

trắng kem, sau đó màu sắc nhộng chuyển sang màu nâu nhạt cho đến khi vũ hoá.

Nhộng đực và nhộng cái mọt thuốc lá được phân biệt bởi đặc điểm đốt bụng cuối

cùng. Đốt bụng cuối của nhộng đực thường thon, gọn về cuối, còn của nhộng cái

Page 74: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

60

thường lớn hơn và có hai mấu lồi ở hai bên mép của đốt bụng cuối (vị trí chiều mũi

tên, Hình 3.6). Nhộng mọt thuốc lá có phần tấm lưng ngực và cánh to hơn nhiều so

với phần bụng. Hai mắt của nhộng nổi rõ, kích thước nhộng đực trung bình dài 3,34

± 0,11mm, rộng 1,52 ± 0,12 mm; nhộng cái có kích thước trung bình dài 3,65 ±

0,19 mm, rộng 1,75 ± 0,11 mm.

a1, a2: Nhộng đực mặt lưng và mặt bụng. b1, b2: Nhộng cái mặt lưng và mặt bụng

Hình 3.6. Nhộng mọt thuốc lá

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2017)

Trưởng thành

Trưởng thành mọt thuốc lá có hình bầu dục, lúc mới vũ hóa mọt màu nâu

nhạt, sau đó màu sắc cơ thể mọt đậm dần lên và chuyển sang màu nâu đỏ, cơ thể

mọt ánh bóng và có nhiều lông nhỏ bao phủ (Hình 3.7). Đầu mọt thuốc lá màu nâu

đậm và có 2 mắt kép nhỏ. Đầu được gấp chặt vào ngực trước, do đó nếu nhìn từ mặt

lưng thì không thấy rõ đầu. Râu đầu của mọt có 11 đốt, trong đó đốt râu thứ 4 đến

10 có dạng răng cưa, đốt cuối cùng của râu có dạng hình thoi. Cơ thể mọt đực có

chiều dài trung bình 3,04 ± 0,16 mm, rộng 1,52 ± 0,12 mm. Mọt cái có kích thước

lớn hơn mọt đực, dài trung bình 3,52 ± 0,21 mm, rộng 1,79 ± 0,07 mm. Kết quả này

tương tự với mô tả của Ryan (1999), theo tác giả mọt thuốc lá trưởng thành dài 2,0 -

3,7 mm, nhưng với thức ăn của sâu non là thuốc lá. Theo mô tả của Arbogast et al.

(2002) mọt thuốc lá có kích thước 2 - 3mm [25]. Sự khác biệt về kích thước trong

các giai đoạn phát triển của mọt là do điều kiện thí nghiệm khác nhau, phụ thuộc

các yếu tố như thức ăn, nhiệt độ và độ ẩm.

Page 75: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

61

a. Mặt lưng b. Mặt bụng

Hình 3.7. Trƣởng thành mọt thuốc lá

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2017)

Trong điều kiện nhiệt độ 30 ± 1,07oC, độ ẩm 74,64 ± 3,17% khi nuôi với thức

ăn nuôi cá, thời gian phát triển giai đoạn trứng của mọt thuốc lá trung bình là 7,10 ±

0,76 ngày. Thời gian phát triển của giai đoạn ấu trùng dao động 22 - 36 ngày, trung

bình là 26,4 ngày. Ở giai đoạn nhộng, thời gian phát triển dao động từ 3 đến 5 ngày,

trung bình kéo dài khoảng 4,23 ± 0,82 ngày và thời gian tiền đẻ trứng của trưởng thành

trung bình 2,73 ± 0,69 ngày. Vòng đời của mọt thuốc lá với hạt thức ăn nuôi cá, trung

bình 41,53 ± 6,21 ngày, dao động 33 - 53 ngày. Kết quả nói trên khác với nghiên cứu

của Mahroof và Phillips (2008) khi nuôi trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tương tự

trên bột mì, vòng đời của mọt thuốc lá là 47,4 ngày [27]. Sở dĩ có sự chênh lệch này

là do sự khác biệt về loại thức ăn trong nghiên cứu. Các tác giả cũng cho rằng, sự

phát triển của mọt thuốc lá bị ảnh hưởng lớn bởi giá trị dinh dưỡng của thức ăn nuôi

mọt. Điều này cũng được Visarathanonth (1985) chứng minh khi nghiên cứu vòng

đời của mọt thuốc lá trên thức ăn là bột lúa mì, bột cari và đậu nành lần lượt tương

ứng là 56,4 ngày; 61,5 ngày và 66,2 ngày [26].

3.2.2. Đặc điểm hình thái ong ký sinh Anisopteromalus calandrae

3.2.2.1. Đặc điểm hình thái của ong trưởng thành

Sau khi vũ hóa từ nhộng, ong ký sinh A. calandrae bắt đầu di chuyển nhanh

nhẹn. Trưởng thành đực và cái có thể phân biệt được bằng mắt thường. Chúng có

một số đặc điểm hình thái khác nhau rất dễ nhận biết như màu sắc phần bụng và

kích thước cơ thể (Hình 3.8). Thời kỳ trưởng thành, ong ký sinh chủ yếu thực hiện

chức năng quan trọng bậc nhất để duy trì sự tồn tại của loài trong tự nhiên là giao

phối và đẻ trứng.

Page 76: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

62

Phát triển cá thể của ong ký sinh A. calandrae tính từ giai đoạn phát triển hậu

phôi thuộc nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn, có nghĩa vòng đời trải qua 4 pha phát

triển, trứng, ấu trùng (có 4 tuổi), nhộng và trưởng thành.

Đặc điểm hình thái chung

Toàn bộ cơ thể ong ký sinh A. calandrae có màu xanh đen (xanh đen ôliu),

ngoại trừ phần gốc bụng (từ đốt bụng thứ 2 - 4) của con đực có màu trắng sữa hoặc

màu vàng đục. Giai đoạn trước trưởng thành ong phát triển ký sinh ở vật chủ sâu non

mọt thuốc lá (L. serricorne), trưởng thành ong cái có chiều dài cơ thể trung bình là

3,5 ± 0,3 mm (n = 30); ong đực dài trung bình 2,4 ± 0,5 mm (n = 30). Mắt kép và mắt

đơn đều có màu nâu đỏ. Râu đầu (antena) có 13 đốt (kể cả đốt gốc). Râu ong cái có 3

đốt vòng, ong đực có 2 đốt vòng. Chân có đốt háng màu đen, đốt đùi màu đen hoặc

nâu, đốt ống màu vàng và bàn chân có 5 đốt. Cánh trước có lông cứng, trên đĩa cánh

màu tối. Dưới mép cánh có một ô cánh không có lông (trọc).

Như vậy so với vật chủ mọt thuốc lá kích thước cơ thể trưởng thành ong ký sinh

A. calandrae tương đương nhau (mọt đực dài 3,04 mm; mọt cái dài 3,52 mm so với

ong đực dài 2,4 ± 0,5 mm và ong cái dài 3,5 ± 0,3 mm). Điều này cũng phù hợp với

đặc điểm của ong ký sinh A. calandrae. Vì ong cái thường ưa thích đẻ 1 trứng ký sinh

trên một vật chủ sâu non. Ghi nhận này phù hợp với đánh giá của Phạm Văn Lầm

(1995) rằng kích thước của ong ký sinh tương đối lớn và tương đương so với kích

thước cơ thể vật chủ (trừ các loài ký sinh đa phôi hay ký sinh tập thể) [83].

Page 77: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

63

a - Ong dực và ong cái b - Ong cái

nhìn nghiêng

c - Ong cái

nhìn thẳng

d - Ong đực nhìn nghiêng e - Ong đực nhìn thẳng

Hình 3.8. Trƣởng thành ong ký sinh A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Đặc điểm hình thái ong cái

Đầu và ngực có màu xanh đen ôliu pha lẫn màu xanh lá cây, một số chỗ có

màu đồng sáng, lông cứng màu trắng và không rõ ràng. Má dạng ống, không có gờ

ở gần mép miệng. Mảnh bên sau ngực giữa, phần trên thu hẹp mạnh về phía dưới,

đạt nhiều nhất đến gốc thứ ba của mảnh bên ngực giữa (Hình 3.9 - a, b, c).

Đốt trước cuống bụng có nếp gấp (Hình 3.9 - c), phía trước ngắn và cong đều,

đôi khi có một gờ sườn không rõ ràng. Tấm mai (scutellum) đính ở mép trước của

tấm lưng, nhìn mặt bên hơi cong. Tấm mai có mép sau tròn rộng.

Page 78: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

64

a - Đầu nhìn

phía trước

b - Ngực nhìn

phía trên

c - Ngực nhìn

phía bên

Hình 3.9. Đầu và ngực của trƣởng thành ong cái A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Phần bụng chủ yếu dạng nhọn, thon dài. Toàn bộ phần bụng có màu xanh

đen đậm hơn so với con đực và có ánh kim. Kích thước phần bụng gần bằng phần

đầu cộng với phần ngực. Mặt lưng phần bụng phía gần chóp và hai bên mép phần

bụng có nhiều lông cứng màu sáng, các lông cứng hai bên mép phần bụng phân bố

rải rác. Đốt bụng đầu tiên có mép sau cong ngược trở lại và cong mạnh (vị trí mũi

tên hình 3.10). Đốt bụng thứ hai có mép sau ở giữa gần như thẳng. Đốt bụng thứ ba

có mép sau thẳng.

a - Phần bụng ong cái, mặt lưng

b - Phần bụng ong cái, mặt lưng

(hình vẽ theo quan sát trên

kính lúp soi nổi)

Hình 3.10. Bụng của trƣởng thành ong cái A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Râu đầu con cái có 3 đốt vòng, phần ngọn râu có dạng hình chùy rõ, đốt đầu

tiên của thân râu có hình gần dạng côn, gốc rộng hơn một ít so với đốt vòng thứ ba,

phần roi râu có 1~2 hàng dọc cơ quan cảm giác. Râu đầu và các đốt vòng của râu

đầu có màu nâu xám đen ở phần mặt trên. Đốt vòng thứ nhất và thứ hai nằm ngang

(Hình 3.11).

Page 79: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

65

a - Râu đầu ong cái b - Hình vẽ theo quan sát

c - Đốt gốc, đốt cuống, các đốt vòng và đốt

ngọn 1, 2, 3 râu đầu ong cái,

mũi tên chỉ các đốt vòng

d - Đốt gốc, đốt cuống, các đốt vòng

và đốt ngọn 1, 2, 3 râu đầu ong cái,

mũi tên chỉ các đốt vòng

(hình vẽ theo quan sát)

Hình 3.11. Râu đầu của trƣởng thành ong cái A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Cánh trước có lông cứng, trên đĩa cánh màu tối. Mắt cánh không có lông

(trọc). Mắt cánh gần tròn đến hình bầu dục (Hình 3.12a, b).

a - Cánh trước b- Dưới mắt cánh trước

không có lông (vị trí mũi tên)

c - Cánh sau

Hình 3.12. Cánh của trƣởng thành ong cái A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Page 80: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

66

Chân có đốt háng màu đen, đốt chuyển màu nâu vàng, đốt đùi màu nâu hoặc

đen, đốt ống màu vàng và bàn chân có 5 đốt (Hình 3.13).

Hình 3.13. Cặp chân thứ 3 của trƣởng thành ong cái A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Đặc điểm hình thái ong đực

Nhìn chung, cơ thể ong đực có cấu tạo giống ong cái, ngoại trừ phần gốc

bụng (từ đốt 2, 3 và 4) có màu vàng đục (Hình 3.14 - a). Kích thước cơ thể ong đực

nhỏ hơn ong cái, râu đầu ong đực có hai đốt vòng (Hình 3.14 - b, c, d).

a - Phần bụng ong đực, mặt lưng (mũi

tên chỉ đốt 2, 3 và 4 có màu trắng sữa) b - Râu đầu ong đực

c - Đốt gốc, đốt cuống, các đốt vòng và

đốt ngọn 1, 2, 3 và 4 râu đầu

ong đực (mũi tên chỉ các đốt vòng)

d - Đốt gốc, đốt cuống, các đốt vòng

và đốt ngọn 1, 2, 3 và 4 râu đầu ong

đực, mũi tên chỉ các đốt vòng (hình vẽ

theo quan sát)

Hình 3.14. Bụng và râu đầu của trƣởng thành ong đực A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Page 81: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

67

Thực nghiệm tách mẫu vật đối với 30 ong cái như tách phần râu, phần đầu,

ngực, bụng, cánh và chân. Tiến hành chụp hình từng bộ phận cơ thể bằng kính lúp soi

nổi và kính hiển vi có gắn camera. Sử dụng phần mềm Lumenera INFINITY1-3C để

đo các thông số trên mỗi bộ phận đã tách. Dựa theo nghiên cứu của Baur et al. (2014)

[29], tính tỷ lệ kích thước để định loại tên loài. Kết quả được thống kê ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tỷ lệ số đo kích thƣớc các bộ phận của trƣởng thành ong ký sinh A.

calandrae

TT Tỷ lệ kích thƣớc Ký hiệu

tỷ lệ

Tỷ lệ theo

mẫu vật X ± SD

(n=30)

Tỷ lệ theo

Baur et al.

(2014)

1 Chiều rộng đầu/chiều dài đốt

ống chân sau hea.b/tb3.l 1,40 ± 0,07 1,24~1,51

2 Chiều rộng đầu/khoảng cách

hai mắt kép hea.b/eye.d 1,43 ± 0,04 1,38~1,52

3 Chiều cao đầu/chiều rộng mắt

kép hea.h/eye.b 2,88 ± 0,19 2,46~3,39

4 Chiều cao đầu/chiều dài tấm mai eye.h/sct.l 1,18 ± 0,08 1,09~1,30

5 Đốt cuống râu đầu cộng với

phần ngọn râu đầu/chiều cao

mắt kép

pdl.flg/eye.h 1,81 ± 0,11 1,77~2,25

6 Chiều dài phần ngực/khoảng

cách mắt kép - mắt đơn (OOL) mss.l/OOL 7,38 ± 0,39 5,96~8,14

7 Chiều dài tấm mai/chiều dài

gân mắt cánh sct.l/stv.l 1,72 ± 0,21 1,48~1,96

8 Chiều dài đốt ống chân

sau/chiều dài gân mép cánh tb3.l/mv.l 2,02 ± 0,12 1,66~2,21

9 Chiều dài phần bụng/OOL gst.l/OOL 11,60 ± 1,51 7,78~12,02

10 Đầu nhìn từ phía trước, chiều

rộng đầu/chiều cao đầu hea.b/hea.h 1,15 ± 0,05 1,10~1,30

11 Chiều rộng đầu/chiều rộng tấm

lưng ngực giữa hea.b/msc.b 1,11 ± 0,05 1,06~1,19

12 Khoảng cách mắt đơn - mắt

đơn/khoảng cách mắt đơn -

mắt kép (POL/OOL)

POL/OOL 1,61 ± 0,13 1,22~1,87

13 Chiều cao mắt kép/chiều rộng

mắt kép eye.h/eye.b 1,65 ± 0,08 1,42~1,80

14 Khoảng cách mắt kép/chiều

cao mắt kép eye.d/eye.h 1,40 ± 0,06 1,29~1,59

15 Khoảng cách má/chiều cao

mắt kép msp.l/eye.h 0,41 ± 0,06 0,46~0,63

Page 82: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

68

TT Tỷ lệ kích thƣớc Ký hiệu

tỷ lệ

Tỷ lệ theo

mẫu vật X ± SD

(n=30)

Tỷ lệ theo

Baur et al.

(2014)

16 Chiều dài đốt gốc râu

đầu/chiều cao mắt kép scp.l/eye.h 0,86 ± 0,05 0,77~1,00

17 Chiều dài đốt cuống râu đầu

cộng với phần ngọn râu

đầu/chiều rộng đầu

pdl.flg/hea.b 0,91 ± 0,05 0,86~1,03

18 Chiều dài phần ngực/chiều

rộng phần ngực mss.l/msc.b 1,25 ± 0,05 1,16~1,36

19 Chiều rộng tấm lưng ngực

giữa/chiều dài tấm lưng ngực

giữa

msc.b/msc.l 2,15 ± 0,24 1,84~2,42

20 Chiều dài gân mép cánh/chiều

dài gân mắt cánh mv.l/stv.l 1,44 ± 0,14 1,35~1,96

21 Chiều dài phần bụng/chiều

rộng phần bụng gst.l/gst.b 2,24 ± 0,35 1,41~2,54

22 Chiều dài phần bụng/chiều dài

phần ngực gst.l/mss.l 1,57 ± 0,18 1,13~1,66

23 Chiều dài phần bụng/chiều dài

tấm lưng ngực giữa gst.l/msc.l 4,26 ± 0,86 0,69~1,22

24 Chiều dài đốt trước cuống

bụng/chiều dài tấm mai ppd.l/sct.l 0,78 ± 0,13 0,42~0,60

Từ số liệu ở bảng 3.3 có thể thấy, hầu hết các tỷ lệ kích thước đo thực tế trên

mẫu vật chúng tôi thu được đều nằm trong khoảng giá trị so với nghiên cứu của

Baur et al. (2014) [29]. Tuy nhiên, có hai tỷ lệ: chiều dài bụng/chiều dài tấm lưng

ngực giữa và chiều dài đốt trước cuống bụng/chiều dài tấm mai cho kết quả sai khác

theo thực tế mẫu vật đã đo. Cụ thể, chiều dài bụng/chiều dài tấm lưng ngực giữa,

kết quả thực tế mẫu vật đo được là 4,26 so với 0,69~1,22 của Baur et al. (2014) và

chiều dài đốt trước cuống bụng/chiều dài tấm mai là 0,78 so với 0,42~0,60 của Baur

et al. (2014) [29]. Theo chúng tôi chiều dài phần bụng không thể ngắn hơn chiều

dài tấm lưng ngực giữa, nên tỷ lệ này phải là số lớn hơn 1.

Như vậy, loài ong ký sinh Anisopteromalus calandrae đã thể hiện nhiều đặc

điểm của họ ong Pteromalidae thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera).

3.2.2.2. Đặc điểm hình thái trứng

Trứng của ong ký sinh A. calandrae được đẻ ở vị trí bất kỳ trên cơ thể sâu

non vật chủ, không phân biệt vị trí đẻ ở các đốt thân. Trứng có hình elip thuôn dài

Page 83: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

69

hơi cong, giống hình quả chuối, kích thước nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt

thường. Trứng mới đẻ có màu trắng hoặc không màu, gần như trong suốt. Vỏ trứng

phía ngoài bóng, mịn màng và được phủ một lớp chất dính hỗ trợ để gắn trứng vào

bề mặt của vật chủ (Hình 3.15). Trứng ong có kích thước trung bình dài: 0,6 ± 0,1

mm, rộng: 0,2 ± 0,04 mm (Bảng 3.5).

a. Trứng ong b. Trứng ong trên sâu non mọt

L. serricorne

Hình 3.15. Trứng ong ký sinh A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

3.2.2.3. Đặc điểm hình thái ấu trùng

Sau khi trứng nở, bước sang giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng của ong ký sinh A.

calandrae lớn lên rất nhanh mỗi ngày và rất khó quan sát quá trình lột xác diễn ra.

Ấu trùng là dạng không có chân (apodous), cơ thể có sự phân đốt rõ rệt.

Có thể nhìn thấy rõ sự chuyển động thức ăn từ dạng màu trắng sữa đến màu

vàng đục trong cơ thể ấu trùng ong ký sinh.

Tuổi ấu trùng ong được xác định bằng cách đo kích thước chiều rộng đầu kết

hợp kích thước chiều dài cơ thể và chiều rộng cơ thể ấu trùng. Kết quả quan trắc

cho phép chúng tôi xác nhận giai đoạn phát triển ấu trùng của ong A. calandrae trải

qua 4 tuổi.

Ấu trùng tuổi 1

Hình thái ngoài: Ấu trùng tuổi 1 có hình hơi thuôn nhọn về hai đầu và có

màu trắng trong, sau đó trở nên đục dần. Có thể nhìn rõ hai gốc anten trên phần đầu

ấu trùng. Kích thước trung bình của ấu trùng tuổi 1 so với giai đoạn trứng thì không

thay đổi nhiều. Ấu trùng tuổi 1 có các vân ngang hình thành 13 đốt cơ thể (không

tính phần đầu) (Hình 3.16). Ấu trùng tuổi 1 có chiều rộng đầu là 0,15 ± 0,02 mm;

chiều dài cơ thể: 0,70 ± 0,09 mm và chiều rộng cơ thể: 0,21 ± 0,02 mm.

Page 84: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

70

a. Ấu trùng tuổi 1 b. Hình vẽ theo quan sát

Hình 3.16. Hình thái ấu trùng tuổi 1 ong ký sinh A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Ấu trùng tuổi 2

Hình thái ngoài: Ấu trùng tuổi 2 có 13 đốt với 8 đôi lỗ thở ở phía hai bên

sườn, tuy nhiên lỗ thở lúc này rất khó quan sát. Ấu trùng tuổi 2 có kích thước lớn

hơn ấu trùng tuổi 1, lúc này có thể nhìn thấy rõ sự chuyển động thức ăn từ dạng

màu trắng sữa đến màu vàng đục trong cơ thể ấu trùng. Kích thước trung bình của

ấu trùng tuổi 2 gấp đôi ấu trùng tuổi 1 (Hình 3.17). Ấu trùng tuổi 2 có chiều rộng

đầu: 0,28 ± 0,03 mm; chiều dài cơ thể: 1,44 ± 0,10 mm và chiều rộng cơ thể: 0,48 ±

0,06 mm.

a. Ấu trùng tuổi 2 (nhìn từ mặt lưng) b. Ấu trùng tuổi 2 (vẽ theo quan sát)

c. Ấu trùng tuổi 2 (nhìn từ mặt bên) d. Ấu trùng tuổi 2 nhìn bên (vẽ theo quan sát)

Hình 3.17. Hình thái ấu trùng tuổi 2 ong ký sinh A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Page 85: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

71

Ấu trùng tuổi 3

Hình thái ngoài: Có kích thước lớn hơn rõ rệt so với ấu trùng tuổi 2, dịch

thức ăn trong cơ thể ở giai đoạn này chuyển sang màu vàng đậm hơn. Một số ấu

trùng có thể nhìn thấy rõ các đôi lỗ thở trên hình ảnh mẫu vật do phần giữa có màu

vàng nâu hoặc vàng đậm của dịch thức ăn trong cơ thể. Kích thước trung bình gần

gấp đôi ấu trùng tuổi 2 (Hình 3.18). Ấu trùng tuổi 3 có chiều rộng đầu: 0,48 ± 0,03

mm; chiều dài cơ thể: 2,48 ± 0,14 mm và chiều rộng cơ thể: 0,85 ± 0,08 mm.

a. Ấu trùng tuổi 3

(nhìn từ mặt lưng) b. Ấu trùng tuổi 3 (vẽ theo quan sát)

Hình 3.18. Hình thái ấu trùng tuổi 3 ong ký sinh A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Ấu trùng tuổi 4

Hình thái ngoài: Cơ thể ấu trùng tuổi 4 chuyển sang màu vàng nâu hoặc

vàng đục do sự chuyển màu của dịch thức ăn trong cơ thể hoàn toàn từ màu vàng

nhạt sang màu vàng nâu hoặc vàng đục. Lúc này có thể nhìn thấy rất rõ 8 đôi lỗ thở.

Cuối tuổi 4, ấu trùng tự nhả sâu non, vì lúc này dinh dưỡng đã đủ cho sự phát triển

hoàn thành giai đoạn ấu trùng ong. Trong giai đoạn này, những sâu non vật chủ bị

ấu trùng ong ký sinh nhả ra, chủ yếu đã chết chỉ còn lại lớp vỏ xác của cơ thể. Cuối

cùng ấu trùng thải phân ra khỏi cơ thể để bắt đầu hoá nhộng (Hình 3.19). Ấu trùng

tuổi 4 lớn hơn ấu trùng tuổi 3 và lớn gấp 4 - 6 lần ấu trùng tuổi 1. Ấu trùng tuổi 4 có

chiều rộng đầu: 0,66 ± 0,04 mm; chiều dài cơ thể: 3,82 ± 0,22 mm và chiều rộng cơ

thể: 1,48 ± 0,10 mm.

Page 86: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

72

a. Ấu trùng tuổi 4 (nhìn từ mặt bên) b. Ấu trùng tuổi 4 (vẽ theo quan sát)

Hình 3.19. Hình thái ấu trùng tuổi 4 ong ký sinh A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Kích thước chiều rộng đầu và cơ thể các giai đoạn của ấu trùng được trình

bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kích thƣớc các tuổi của ấu trùng ong ký sinh A. calandrae

Ấu trùng Kích thước X ± SD (mm), n = 30

Chiều rộng đầu Chiều dài cơ thể Chiều rộng cơ thể

Tuổi 1 0,15 ± 0,02a

0,70 ± 0,09a

0,21 ± 0,02a

Tuổi 2 0,28 ± 0,03b

1,44 ± 0,10b

0,48 ± 0,06b

Tuổi 3 0,48 ± 0,03c

2,48 ± 0,14c

0,85 ± 0,08c

Tuổi 4 0,66 ± 0,04d

3,82 ± 0,22d

1,48 ± 0,10d

Ghi chú: Trong cùng 1 cột, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê với p < 0,05 (sử dụng Duncan Test).

- Cấu tạo trong: Hệ thống khí quản phát triển mạnh với 8 đôi lỗ thở mở và

các nhánh chằng chịt. Một đầu có vòi dài xẻ thùy để bắt đầu hình thành miệng. Một

đầu nhọn như mũi kim để bắt đầu hình thành bộ phận sinh dục.

- Kích thước chiều rộng đầu, chiều dài, chiều rộng cơ thể các tuổi ấu trùng

ong ký sinh A. calandrae

Kích thước chiều rộng đầu là chỉ tiêu để đánh giá tuổi của ấu trùng. Tuy

nhiên đối với ấu trùng ong ký sinh A. calandrae thì chỉ tiêu chiều dài cơ thể và

chiều rộng cơ thể ấu trùng cũng thể hiện rõ sự khác biệt đáng kể ở các giai đoạn tuổi

ấu trùng.

Page 87: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

73

Hình 3.20. Chiều rộng đầu

các tuổi ấu trùng ong ký sinh A. calandrae

Hình 3.21. Chiều dài cơ thể các tuổi

ấu trùng ong ký sinh

A. calandrae

Hình 3.22. Chiều rộng cơ thể các tuổi

ấu trùng ong ký sinh

A. calandrae

Qua số liệu ở bảng 3.4 và các hình 3.20; 3.21 và 3.22 có thể thấy, ở cả ba chỉ

tiêu về kích thước ấu trùng, trong từng tuổi ấu trùng có kích thước chiều rộng đầu,

chiều dài và chiều rộng cơ thể tương đối ổn định (sự khác biệt không đáng kể). Tuy

nhiên giữa các tuổi ấu trùng lại có bước nhảy vọt về kích thước. Điều này giúp việc

xác định được số tuổi của ấu trùng ong ký sinh trải qua 4 tuổi. Dẫn liệu này tương

đương với kết quả trước đây của Onagbola và Fadamiro (2008) [78] hay Tormos et

al. (2009) [79] khi nghiên cứu tuổi ấu trùng của hai loài ong thuộc họ Pteromalidae

là Pteromalus cerealellae (Ashmead) ký sinh sâu non mọt đậu đỏ (Callosobruchus

maculatus) và ong Spalangia cameroni Perkins ký sinh nhộng loài ruồi Ceratitis

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1 2 3 4

Ch

iều

rộ

ng

đầ

u ấ

u t

rùn

g (

mm

)

Tuổi ấu trùng

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

1 2 3 4

Ch

iều

i cơ

th

ể ấ

u t

rùn

g (

mm

)

Tuổi ấu trùng

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

1 2 3 4

Ch

iều

rộ

ng

th

ể ấ

u t

rùn

g

(mm

)

Tuổi ấu trùng

Page 88: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

74

capitata (Wiedemann). Với cách xác định các bước phát triển của ấu trùng ong như

xác định kích thước chiều rộng đầu, chiều dài và chiều rộng cơ thể các tác giả cũng

ghi nhận ấu trùng loài ong Pteromalus cerealellae có 4 tuổi còn ấu trùng ong

Ceratitis capitata có 3 tuổi. Trong nghiên cứu của các tác giả, ngoài việc xác định

kích thước 3 chỉ tiêu nói trên của giai đoạn ấu trùng ong, nhóm tác giả còn tiến hành

xử lý mẫu để xác định vị trí hàm của ấu trùng trên phần đầu của chúng. Tuy nhiên,

tùy thuộc vào điều kiện thí nghiệm, kết quả của chúng tôi mới thực hiện ở mức đo

kích thước chiều rộng đầu và chiều dài, chiều rộng của cơ thể ấu trùng để xác định

tuổi của chúng. Việc đo một số chỉ tiêu khác liên quan cần được nghiên cứu thêm.

Những nghiên cứu khác trước đây đã đề cập đến thời gian phát triển ở giai đoạn ấu

trùng ong ký sinh A. calandrae. Tuy nhiên, việc xác định cụ thể từng mức tuổi trong

pha ấu trùng (hay tuổi ấu trùng) của ong ký sinh A. calandrae thì chưa có nghiên

cứu nào đánh giá.

3.2.2.4. Đặc điểm hình thái tiền nhộng và nhộng

Tiền nhộng

Thời kỳ tiền nhộng là giai đoạn biến đổi sinh lý, xảy ra ở hầu hết các loài côn

trùng có biến thái hoàn toàn. Thời gian tiền nhộng của ong ký sinh A. calandrae

diễn ra ngắn hơn so với các pha còn lại.

Hình thái ngoài: Cơ thể có màu trắng trong do không dinh dưỡng, mà thực

hiện quá trình tiêu thải thức ăn. Chiều dài cơ thể luôn ở trạng thái co ngắn, hệ cơ

hoạt động mạnh để thải phân và chuẩn bị hình thành nhộng. Chiều rộng đầu và

chiều rộng cơ thể hầu như không thay đổi so với ấu trùng tuổi 4 (Hình 3.23).

a. Tiền nhộng

(nhìn từ mặt bên)

b. Tiền nhộng

(nhìn từ mặt bụng)

c. Tiền nhộng

(vẽ theo quan sát)

Hình 3.23. Giai đoạn tiền nhộng của ong ký sinh A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Page 89: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

75

Nhộng

Hình thái ngoài: Đây là giai đoạn có sự thay đổi khác biệt hoàn toàn về hình

thái từ giai đoạn ấu trùng đến trưởng thành. Sau khi tiền nhộng thực hiện tiêu thải

phân xong thì chuyển qua hình thành nhộng. Nhộng của ong ký sinh A. calandrae là

nhộng trần. Giữa phần đầu và ngực, cũng như giữa phần ngực và bụng có khoảng

lõm, gần cuối pha nhộng khoảng lõm này càng rõ làm tách biệt các phần đầu, ngực

và bụng. Các bộ phận khác của ong ký sinh đã được hình thành như mầm chân,

mầm râu đầu và mầm cánh xếp dọc theo cơ thể nhộng. Giai đoạn đầu của nhộng có

màu trắng trong, sau chuyển sang vàng nhạt rồi màu vàng đậm hơn. Mắt được hình

thành từ màu đỏ chuyển sang màu nâu đỏ, tiếp đến đầu và ngực chuyển thành màu

đen trước, sau đó đến phần bụng. Vào giai đoạn sắp vũ hoá, nhộng cái có màu xanh

đen (Hình 3.24). Nhộng đực ở phần gốc bụng (đốt bụng thứ 2, 3 và 4) có màu vàng

đục hoặc màu trắng sữa.

Hình 3.24. Các giai đoạn phát triển của nhộng

ong ký sinh A. calandrae

(theo thời gian từ trái sang phải) (Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Page 90: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

76

Kích thước các pha phát triển của ong ký sinh A. calandrae được hệ thống

bằng giá trị các số đo biểu thị ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kích thƣớc các pha phát triển của ong ký sinh A. calandrae

Pha phát triển Chỉ

tiêu

Kích thƣớc (mm) (n = 30)

Phạm vi biến động Trung bình

X ± SD

Trứng Dài 0,43 - 0,85 0,59 ± 0,10

Rộng 0,15 - 0,30 0,20 ± 0,04

Ấu trùng tuổi 1 Dài 0,54 - 0,85 0,70 ± 0,09

Rộng 0,16 - 0,26 0,21 ± 0,02

Ấu trùng tuổi 2 Dài 1,26 - 1,59 1,44 ± 0,10

Rộng 0,39 - 0,62 0,48 ± 0,06

Ấu trùng tuổi 3 Dài 2,25 - 2,77 2,48 ± 0,14

Rộng 0,73 - 0,98 0,85 ± 0,08

Ấu trùng tuổi 4 Dài 3,37 - 4,30 3,82 ± 0,22

Rộng 1,70 - 1,36 1,48 ± 0,10

Nhộng cái Dài 3,13 - 3,79 3,40 ± 0,13

Rộng 1,19 - 1,48 1,33 ± 0,08

Nhộng đực Dài 2,54 - 2,72 2,64 ± 0,05

Rộng 1,01 - 1,13 1,05 ± 0,04

Trưởng thành cái Dài 2,43 - 4,0 3,55 ± 0,34

Rộng 0,69 - 1,33 1,06 ± 0,13

Trưởng thành đực Dài 1,14 - 3,07 2,38 ± 0,46

Rộng 0,54 - 0,99 0,77 ± 0,10

Nghiên cứu trước đây của Chaisaeng (2007) [28], Narongplian et al. (2011)

[41] đã đề cập đến hình ảnh các pha từ trứng đến trưởng thành, tuy nhiên các tác giả

chưa mô tả chi tiết đặc điểm hình thái cũng như kích thước các pha phát triển của

ong ký sinh A. calandrae.

3.2.3. Đặc điểm sinh học ong ký sinh A. calandrae

Về đặc điểm sinh học của ong ký sinh, bên cạnh quá trình phát triển như sự

phát triển các pha, vòng đời, tuổi thọ và hoạt động sinh sản thì tập tính hoạt động là

một phần quan trọng. Kết quả nghiên cứu đã theo dõi một số tập tính như tập tính hoạt

động của ong trưởng thành bao gồm giao phối, tìm kiếm vật chủ và đẻ trứng, lựa chọn

tuổi sâu non để đẻ trứng và tập tính hoạt động của ấu trùng.

Page 91: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

77

3.2.3.1. Tập tính hoạt động của ong trưởng thành

Số lượng trứng ở một vật chủ sâu non mọt thuốc lá và khả năng vũ hóa

Khi theo dõi số trứng ong ký sinh trên vật chủ sâu mọt thuốc lá, kết quả cho

thấy, trưởng thành ong cái A. calandrae có thể đẻ từ 1 trứng đến 5 trứng vào một

vật chủ sâu non. Tuy nhiên, ong cái thường chỉ đẻ 1 trứng trên một sâu non. Đặc

điểm này trước đây cũng đã được Chaisaeng (2007) ghi nhận ở loài ong ký sinh A.

calandrae [28]. Những trường hợp ong ký sinh đẻ từ 2 đến 5 trứng trên một sâu

non, mặc dù tất cả các trứng đều nở thành ấu trùng, nhưng kết quả cuối cùng chỉ

duy nhất có một ấu trùng ong ký sinh tồn tại và phát triển đến thành thục để hóa

nhộng. Ở đây, có sự chọn lọc tự nhiên của loài ong ký sinh A. calandrae trong quá

trình tiến hóa thích nghi, đảm bảo trong mọi trường hợp, cơ thể của một vật chủ chỉ

đủ nuôi sống một ấu trùng ong ký sinh phát triển đến thành thục. Việc theo dõi tỷ lệ

chết tự nhiên của ấu trùng ong ký sinh ở các tuổi vật chủ khác nhau có thể giải thích

rõ hơn về ảnh hưởng tới sự lựa chọn vật chủ ở ong ký sinh A. calandrae.

Hình 3.25. Tỷ lệ số trứng ong ký sinh A. calandrae đƣợc đẻ

trên một vật chủ sâu non

Kết quả nghiên cứu còn thấy rằng, số sâu non vật chủ mọt thuốc lá chỉ có 1

trứng ong chiếm tỷ lệ vượt trội là 82,47%. Điều này phản ánh gián tiếp loài ong A.

calandrae có tập tính rõ rệt thích lựa chọn đẻ 1 trứng lên cơ thể vật chủ để đmả bảo cho

ấu trùng ký sinh phát triển thuận lợi. Còn các trường hợp đẻ trứng trùng lặp (từ 2 đến 5

quản trứng) có thể do ong cái nhầm lẫn, không phân biệt được vật chủ đã bị đẻ trứng

ký sinh hoặc phải đẻ trứng trong điều kiện bí bách (Hình 3.25).

82.47

10.31 5.62

1.12 0.47 0

20

40

60

80

100

1 2 3 4 5

Tỷ

lệ

%

Số trứng trên một vật chủ sâu non

1

2

3

4

5

(1): 1 trứng/1 vật chủ sâu non

(2): 2 trứng/1 vật chủ sâu non

(3): 3 trứng/1 vật chủ sâu non

(4): 4 trứng/1 vật chủ sâu non

(5): 5 trứng/1 vật chủ sâu non

Page 92: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

78

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, tỷ lệ ong ký sinh vũ hóa từ vật chủ có 1 -

5 trứng ký sinh giảm dần, tương ứng là 85,45%; 47,27%; 28,33%; 25,0% và 20,0%.

Tỷ lệ ong ký sinh vũ hóa trung bình 77,32% (825 trong tổng số 1.067 trứng). Kết

quả này cũng cho thấy, khi số trứng ký sinh được đẻ trên một vật chủ tăng lên, tỷ lệ

chết trong quá trình phát triển của ong cũng tăng lên. Qui luật này cũng được ghi

nhận ở nhiều loài ong nội ký sinh và ngoại ký sinh thuộc các họ khác của bộ Cánh

màng (Hymenoptera). De Bach (1964) [84], Vũ Quang Côn và Khuất Đăng Long

(1989) [85] đều có nhận xét, khi ong ký sinh đẻ nhiều trứng vào một cơ thể sâu non,

nhưng chỉ duy nhất một ấu trùng ký sinh phát triển đến thành thục. Phạm Bình

Quyền (2005) cũng cho rằng, trong quan hệ ký sinh - vật chủ, ở một số loài ký sinh,

mỗi vật chủ có thể bị nhiễm với số lượng nhiều hơn một trứng, cuối cùng chỉ có thể

có một vật ký sinh hoàn thành được quá trình phát triển, còn lại đều bị chết do thiếu

thức ăn [86].

Kết quả nghiên cứu nói trên cũng tương đồng với đánh giá của Lebreton et

al. (2010) khi theo dõi sự thành công của ong ký sinh A. calandrae sau khi đẻ quả

trứng đầu tiên lên vật chủ mọt đậu đỏ (C. maculatus) ở giai đoạn sâu non tuổi 4. Vật

chủ và ong ký sinh được nuôi trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 29oC và 22

oC thời

gian chiếu sáng 12 giờ/ngày, độ ẩm 65% là nhiệt độ và độ ẩm tương đương tại địa

điểm thu mẫu của chúng. Thí nghiệm sử dụng hạt nhân tạo là viên nang gelatine (kích

thước dài 1,5 cm, đường kính 0,6 cm) để theo dõi tập tính đẻ trứng và sự phát triển

thành công của các ấu trùng ong từ những quả trứng được đẻ trên cùng một vật chủ.

Kết quả nhóm tác giả cũng ghi nhận thường chỉ một ong trưởng thành phát triển hoàn

thành vòng đời từ một vật chủ sâu non nhất định. Ở ong ký sinh A. calandrae khi có

nhiều hơn một trứng được đẻ trên một vật chủ, các ấu trùng nở ra cũng tự tiêu diệt lẫn

nhau để giành sự sống. Theo các tác giả, thông thường những ấu trùng được đẻ từ quả

trứng đầu tiên của trưởng thành ong cái có cơ hội chiến thắng hơn trong việc giành sự

sống và hoàn thành vòng đời [87].

Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ chết của ấu trùng ong ký sinh trên vật chủ cùng

tuổi nhiễm từ 1 đến 5 trứng ký sinh tương ứng là 14,55%; 52,73%; 71,67%; 75% và

80%. Trong quá trình phát triển, tỷ lệ chết ở giai đoạn nhộng ong chiếm 3,09%, còn

tỷ lệ chết của trứng và giai đoạn ấu trùng ong chiếm tới 19,59%.

Page 93: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

79

Cũng như sự phát triển của giai đoạn ấu trùng ở loài Euplectrus laphygmae

(Ferriere) ký sinh trên sâu non vật chủ Spodoptera littoralis (Boisduval), có 30% ấu

trùng ong ký sinh chết trong quá trình phát triển khi có một trứng ký sinh trên cơ thể

vật chủ và có tới 46% ấu trùng ong ký sinh chết khi có từ 7 trứng ký sinh trên cơ thể

vật chủ (Gerling và Limon, 1976) [88].

Tập tính ghép đôi giao phối của ong ký sinh A. calandrae

Đối với sinh vật nói chung và côn trùng nói riêng, hai chức năng quan trọng

nhất của trưởng thành là sản sinh thế hệ sau và mở rộng vùng phân bố. Sau khi vũ

hóa từ nhộng, ong cái và ong đực tiến hành các hoạt động tìm kiếm ghép đôi và giao

phối, có nghĩa tập tính ghép đôi giao phối xảy ra ngay sau khi ong vũ hóa từ nhộng.

Tập tính của ong đực và ong cái khi ghép đôi và giao phối có những hành vi

khác nhau. Ong đực sau khi vũ hóa tiến hành ve vãn ong cái, nhưng ong cái thường

chưa cho giao phối ngay. Thực nghiệm cho thấy, sau khi thả ghép đôi, ong đực tiến

hành ve vãn ong cái sau một khoảng thời gian mới có thể xảy ra sự giao phối.

- Tập tính ve vãn của ong đực và phản ứng của ong cái

Khi ong đực phát hiện thấy ong cái, nó tiến lại gần và đối đầu với ong cái.

Lúc này, cặp râu đầu của ong đực cụp lên cụp xuống, hai đôi cánh vỗ và đập mạnh

vào nhau, bụng cử động liên tục bằng cách nâng lên hạ xuống, đồng thời ong đực

chạy xoay tròn xung quanh ong cái, hai chân sau cùng đạp mạnh vào nhau ở phía

dưới cánh. Ong đực lúc này chạy vòng quanh ong cái giống như trò “đuổi bắt”, ong

cái đứng yên tại chỗ rồi cũng phải quay tròn theo ong đực (Hình 3.26; 3.27). Sau đó

ong đực giang rộng đôi cánh đập tới tấp, toàn thân rung lên để báo hiệu sự mong

muốn của nó và ong cái có vẻ như đồng ý, nó đứng yên tại chỗ. Tổng thời gian ong

đực vừa chạy vừa vỗ cánh và cử động bụng trung bình kéo dài 44,8 ± 10,4 giây,

trong đó thời gian cho một lần ong đực nâng bụng lên trung bình 2,8 ± 0,77 giây.

Ong cái khi được ong đực ve vãn, ban đầu nó đứng yên, sau đó nó bắt đầu có

các phản ứng trả lời, như râu đầu rung mạnh, bụng cử động mạnh. Một số ong cái

còn đập đôi cánh. Sau cùng, nó đứng yên để ong đực nhảy lên lưng nó. Sau khi

nhảy lên lưng ong cái, ong đực vuốt ve đôi râu ong cái. Một số ong đực còn cúi

xuống chạm đầu vào nhau, ong đực vươn mình lên phía trước để tiếp cận bằng

được, vuốt ve phần đầu và dường như trao “nụ hôn” với bạn tình. Sau đó, ong đực

vẫn tiếp tục vuốt ve đôi râu, còn ong cái bắt đầu hạ thấp cơ quan sinh dục phía dưới

Page 94: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

80

bụng. Thời gian ong đực vuốt ve râu ong cái kéo dài 16,45 ± 2,21 giây. Ong đực

nhảy xuống, ong cái lúc này dùng cặp chân thứ nhất vệ sinh, vuốt ve đôi râu của

mình đồng thời dùng đôi chân thứ ba vệ sinh bụng và cơ quan giao phối.

- Quá trình giao phối

Ong đực lại tiếp tục nhảy lên lưng ong cái và trườn lùi về phía sau bụng để thực

hiện động tác giao phối khi ong cái đồng ý và cơ quan giao phối của ong cái được

mở rộng ra. Thời gian ong đực đưa cơ quan sinh dục đực vào cơ quan sinh dục cái

của ong cái trung bình kéo dài 22 ± 2,7 giây.

Ong đực chạy vòng quanh ong cái

Ong đực vuốt ve râu

ong cái

Ong đực vuốt ve râu ong

cái, ong cái hạ cơ quan

sinh dục

Thực hiện giao phối

Hình 3.26. Tập tính giao phối của ong ký sinh A. calandrae

(hình ảnh được cắt từ video) (Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Page 95: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

81

Hình 3.27. Một số hành vi trong quá trình giao phối

của ong ký sinh A. calandrae (Hình vẽ: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Page 96: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

82

- Sau khi giao phối

Khi giao phối xong, hầu hết các con ong đực trượt xuống khỏi lưng ong cái,

vừa chạy vòng quanh ong cái vừa vỗ và đập cánh và sau đó lại tiếp tục tiến lên phía

đầu để lặp lại các động tác ve vãn ong cái như trước khi giao phối. Nhưng lúc này,

ong cái không đồng ý và nó quay đầu bỏ đi. Động tác này của ong đực thường lặp

đi lặp lại 3 đến 4 lần, sau đó nó mới rời khỏi vị trí giao phối một đoạn và dừng lại

làm sạch cơ thể bằng cách dùng hai chân sau rồi đến hai chân trước đạp mạnh vào

nhau. Ở đây, mặc dầu ong đực đã thực hiện xong động tác giao phối, nhưng nó

không rời đi ngay khỏi bạn tình, mà thực hiện động tác nói trên, bởi lẽ có thể nó

không muốn bạn tình rơi vào tay của một ong đực khác. Trong khi nó lại khá

“thoáng” với bản thân mình. Thực nghiệm đã cho thấy, khi thả ong đực đã giao phối

với một ong cái khác thì nó vẫn thực hiện động tác ve vãn như chưa từng được giao

phối. Những hành vi giao phối này có thể là điển hình cho một số loài côn trùng,

điều này cũng đã được Nguyễn Viết Tùng (2008) mô tả đối với loài chuồn chuồn

Plathemis lydia [89].

Để đánh giá số lần giao phối của ong cái A. calandrae, khi tiến hành thực

nghiệm và theo dõi thả riêng ong cái đã giao phối vào vật chủ để đẻ trứng, sau 1

ngày, 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày và 5 ngày. Lần lượt mỗi ngày cho ong đực khác vừa

vũ hóa ghép cặp thì ong cái không đồng ý thực hiện giao phối. Có thể ong cái A.

calandrae chỉ thực hiện giao phối một lần trong đời, trong khi quan sát theo dõi thả

các ong đực đã giao phối sau 1 ngày với ong cái vừa vũ hóa thì ong đực vẫn thực

hiện quá trình giao phối với ong cái còn “trinh”. Như vậy, ong đực có khả năng giao

phối với nhiều ong cái khác nhau, nhưng ong cái chỉ giao phối một lần. Rất có thể

cấu tạo cơ quan sinh dục của ong cái có túi chứa tinh để thụ tinh cho trứng khi đã

chín. Do điều kiện trang thiết bị, trong nghiên cứu này chúng tôi chưa giải phẫu

được cơ quan sinh dục của ong để xác minh.

- Tỷ lệ giao phối thành công và thời gian giao phối của ong ký sinh A. calandrae

Cũng như một số loài ong ký sinh khác, hành vi ve vãn của ong đực A.

calandrae có thể xảy ra nhiều lần mới diễn ra quá trình giao phối. Bởi vì khi không

có tín hiệu đồng ý của ong cái thì ong đực không bao giờ nhảy được lên lưng ong

cái để giao phối. Thực nghiệm theo dõi quá trình này của 30 cặp ong đực và ong cái

bằng cách ghép đôi riêng rẽ từng cặp ong đực và ong cái ngay sau khi vũ hóa, cho

Page 97: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

83

vào ống nghiệm nhỏ và quay camera, ghi hình trên máy tính và quan sát, phân tích

thu được kết quả ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tỷ lệ giao phối thành công và thời gian giao phối của các cặp ong

ký sinh A. calandrae

TT

Số lƣợng

cặp ong

Tỷ lệ giao phối sau ve vãn (%) Thời gian

giao phối

trung bình (giây) Lần 1 Lần 2 Lần 3

1 16 53,33 87,50 ± 3,10

2 8 26,67 68,25 ± 5,31

3 6 20,00 56,67 ± 3,98

Số liệu thực nghiệm (Bảng 3.6) cho thấy, để có được sự giao phối xảy ra, ong

đực không chỉ phải thực hiện các hành vi ve vãn ong cái 1 lần mà có khi phải đến lần

thứ ba. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công chủ yếu đạt được ở lần ve vãn thứ nhất với tỷ lệ

53,33%, sau đó là ở lần thứ hai 26,67% và thấp nhất ở lần ve vãn thứ 3 với 20,0%.

Thời gian thực hiện hành vi của các lần ve vãn để giao phối thành công giảm dần từ

lần thứ nhất (87,50 giây) đến lần thứ ba (56,67 giây).

Tổng thời gian từ khi ong đực ve vãn ong cái lần thứ nhất đến khi giao phối

xong và ong đực rời đi khỏi ong cái trung bình kéo dài 6 phút 34 giây.

Tập tính tìm kiếm vật chủ và đẻ trứng của ong ký sinh A. calandrae

Theo Vũ Quang Côn (2007), toàn bộ quá trình ong cái tìm kiếm vật chủ cho

đến khi kết thúc quá trình đẻ trứng có thể chia làm 4 giai đoạn: Tìm kiếm vật chủ,

thăm dò tín hiệu vật chủ, xác định vật chủ thích hợp và quá trình đẻ trứng [90].

- Tập tính tìm kiếm vật chủ

Sau khi giao phối khoảng hơn 1 ngày, ong cái A. calandrae tiến hành tìm

kiếm vật chủ. Khả năng tìm kiếm vật chủ của ong ký sinh A. calandrae giảm khi

tăng khối lượng nông sản chứa vật chủ và thể tích không gian hộp nuôi.

- Thăm dò tín hiệu vật chủ

Thực nghiệm cho thấy, sau khi giao phối cho tiếp xúc với vật chủ, ong cái A.

calandrae chưa đẻ trứng ngay, thường ít di chuyển và hoạt động một cách chậm

chạp. Sau khoảng hơn 1 ngày, ong cái có biểu hiện rất tích cực. Nó chạy liên tục

trên bề mặt loại thức ăn có vật chủ như (hạt đậu, hạt ngô, bột thức ăn nuôi cá), đồng

thời râu đầu rung mạnh và cụp lên cụp xuống, bụng cử động liên tục. Vật chủ của

ong ký sinh A. calandrae thường nằm ẩn trong hạt nông sản, nên để tìm kiếm được

Page 98: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

84

vật chủ luôn ẩn mình trong đó, ong cái thường sử dụng miệng và đôi râu, dường

như nó “ngửi” nhận biết sâu mọt và “nghe” sâu mọt nhai thức ăn.

- Xác định vật chủ thích hợp, châm chích và đẻ trứng

Khi phát hiện được vị trí có sâu non vật chủ, ong cái lại tiếp tục sử dụng đôi

râu cử động giống như dùi trống, chạy xung quanh vật chủ và “gõ” hay “đánh

trống” vào hạt nông sản hay ổ bột thức ăn nhằm nhận biết vật chủ phù hợp. Sau đó

lựa chọn vật chủ có kích cỡ thích hợp cho việc đẻ trứng. Hành vi này hình như có

thể giúp ong cái nhận biết khoang chứa vật chủ là rỗng hay đặc, từ đó xác định kích

cỡ vật chủ ưa thích để đẻ trứng.

Sau khi xác định được vật chủ ưa thích, đối với sâu non mọt ngô và mọt

thuốc lá (thường là sâu non tuổi 3 và tuổi 4), ong cái bắt đầu dùng máng đẻ trứng

khoan vào khoang hạt hay ổ bột thức ăn của vật chủ, châm chích chất độc làm tê liệt

vật chủ. Sau đó đẻ trứng ký sinh lên vật chủ (Hình 3.27). Thời gian châm chích và

đẻ trứng trung bình kéo dài khoảng 6 phút 30 giây. Vật chủ từ khi bị ong gây tê thì

đờ đẫn, không hoạt động, không ăn thêm, ngừng lột xác nhưng không chết.

Ong cái sau khi đẻ trứng xong thường dùng miệng và đôi chân thứ nhất thực

hiện động tác vùi lấp hay che khuất vị trí khoan vào vật chủ đã đẻ trứng rất kỹ

lưỡng. Hành vi này, dường như để đánh dấu không cho ong cái khác tìm đến và bảo

vệ quả trứng đã đẻ. Sau đó ong cái bắt đầu nghỉ ngơi và dùng đôi chân thứ ba chạm

vào nhau vệ sinh cơ thể và rời khỏi vật chủ (Hình 3.28).

Sayaboc và Dungan (1994) quan sát thấy rằng, ong cái A. calandrae di

chuyển trên bề mặt hạt; đánh trống bằng đôi râu; tìm kiếm vật chủ; khoan vào hạt;

châm chích vật chủ, đẻ trứng; nghỉ ngơi và vệ sinh cơ thể. Trung bình trong một

ngày, ong cái dành 87% thời gian cho việc đẻ trứng và các hoạt động liên quan, còn

lại là nghỉ ngơi và ăn thêm [30].

Qua thực nghiệm chúng tôi cũng nhận thấy, ong cái có thể tìm kiếm tốt sâu

non vật chủ mọt đậu đỏ (C. maculatus) trên hạt đậu trắng, sâu non mọt ngô (S.

zeamais) trên hạt ngô và sâu non mọt thuốc lá (L. serricorne) trên hạt thức ăn nuôi

cá ở độ sâu trung bình 10 cm và 22 cm. Ong ký sinh có thể khống chế mọt ở độ sâu

này đạt tỷ lệ từ 73% đến 85%. Để kiểm chứng việc tìm kiếm vật chủ của ong ký

sinh A. calandrae, Sitthichaiyakul và Amornsak (2014) đã bố trí các silo hạt gạo

nâu nhiễm ấu trùng mọt ngô. Kết quả ong ký sinh A. calandrae đã phân bố và kiểm

Page 99: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

85

soát tốt sự phát triển của mọt ngô ở cả 4 tầng silo nhưng ong ưa thích đẻ trứng ký

sinh ở tầng trên cùng với độ cao 14,5 cm [35].

Tìm kiếm vật chủ Châm chích và đẻ trứng Bảo vệ vị trí đẻ trứng

Hình 3.28. Một số hành vi trong quá trình tìm kiếm vật chủ

và đẻ trứng của ong ký sinh A. calandrae

(hình ảnh được cắt từ video) (Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2017)

Tập tính đẻ trứng ký sinh lên vật chủ của ong cái A. calandrae

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, sau 24 giờ thả ấu trùng mọt

thuốc lá vào bột thức ăn nuôi cá, hầu hết các ấu trùng đều tạo ra những ổ trong thức ăn

và ẩn mình trong đó (Hình 3.29).

Hình 3.29. Bột thức ăn nuôi cá có sâu non mọt thuốc lá (a1);

sâu non mọt thuốc lá nằm trong ổ thức ăn (a2);

trứng ong ký sinh A. calandrae trên sâu non mọt thuốc lá (b)

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2017)

Quá trình quan sát thấy rằng, ong cái A. calandrae thường chỉ đẻ trứng trên cơ

thể ấu trùng vật chủ nằm trong ổ thức ăn. Còn những ấu trùng di chuyển tự do bên

ngoài các ổ trên bột thức ăn không có trứng ong ký sinh. Tương tự, với sâu non mọt

ngô và mọt đậu đỏ nuôi tương ứng trên bột ngô và bột đậu, không ghi nhận trứng ong

ký sinh A. calandrae ký sinh trên vật chủ. Thêm vào đó, với thí nghiệm ở 2 loại thức ăn

này, không thấy hiện tượng sâu non tạo ổ thức ăn như ở dạng bột thức ăn nuôi cá. Tuy

nhiên, kiểm tra sâu non ở những hộp nuôi ngô và đậu dạng hạt đều phát hiện có trứng

và ấu trùng ong ký sinh trên cơ thể sâu non nằm trong hạt. Điều này chứng tỏ ong cái

Page 100: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

86

A. calandrae có tập tính tìm kiếm sâu non bên trong hạt hoặc nằm trong các ổ thức ăn.

Tập tính chọn lọc vật chủ của ong ký sinh có thể nhằm đảm bảo cho thế hệ con cháu có

tỷ lệ sống sót cao hơn. Ngoài ra, quá trình quan sát chúng tôi còn nhận thấy, dường như

ong cái sau khi đẻ trứng vào vật chủ đã để lại một chất nào đó nhằm đánh dấu để ong

không tiếp tục đẻ trứng vào nữa. Những sâu non đã có trứng ký sinh, có thể ong cái

nhận biết bằng khứu giác và tìm kiếm vật chủ phù hợp để đẻ trứng. Trong một số

trường hợp khi quan sát cũng ghi nhận có một số vật chủ có nhiều hơn một trứng ký

sinh (2, 3, 4 có thể 5 trứng). Điều này có thể giải thích khi số lượng vật chủ phù hợp

(chất lượng hay kích thước của vật chủ) khan hiếm ong cái có thể đẻ nhiều hơn một

trứng trên một sâu non vật chủ. Tuy nhiên tỷ lệ số lượng vật chủ có nhiều hơn một

trứng ký sinh là thấp và hiếm gặp, điều này được chúng tôi ghi nhận trong phần số

trứng đẻ trên một vật chủ và tỷ lệ vũ hóa của ong ký sinh A. calandrae. Cũng có thể

thông tin có trứng ong ký sinh ở vật chủ, do nguyên nhân nào đó mà ong cái tiếp tục đẻ

trứng vào vật chủ đã bị ký sinh. Điều này cần được thực nghiệm theo hướng “loại trừ

yếu tố có thể” để xác minh.

Khả năng lựa chọn tuổi sâu non vật chủ để đẻ trứng của ong cái A.

calandrae

Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi được tiếp xúc với vật chủ ở các sâu non có

tuổi khác nhau (tuổi 1 - tuổi 5), tiền nhộng và nhộng của mọt thuốc lá, ong cái A.

calandrae có xu hướng lựa chọn sâu non tuổi 2, 3 và 4 hoặc giai đoạn tiền nhộng và

nhộng. Không gặp trứng được đẻ vào sâu non tuổi 1 và tuổi 5. Sâu non tuổi 3 và

tuổi 4 có thể do được dinh dưỡng đầy đủ phù hợp cho ong cái ký sinh lựa chọn đẻ

trứng, trong đó sâu non tuổi 4 bị nhiễm ký sinh chiếm cao nhất, tới 76,03%; còn sâu

non tuổi 3 bị nhiễm ký sinh với tỷ lệ thấp hơn, đạt 18,90%; sâu non tuổi 2 bị ký sinh

rất ít, chỉ đạt 1,90%. Với vật chủ ở giai đoạn tiền nhộng và nhộng, tỷ lệ tương ứng

bị nhiễm ký sinh tương ứng cũng chỉ đạt 2,01% và 1,16%. Riêng sâu non tuổi 1 và

tuổi 5 quan sát không thấy bị nhiễm ký sinh (Hình 3.30). Ngoài ra, quá trình theo

dõi ghi nhận những ấu trùng ong ký sinh trên nhộng vật chủ mọt thuốc lá hầu hết

đều bị chết và không hoàn thành được vòng đời. Có thể dinh dưỡng của nhộng vật

chủ không đủ để ấu trùng ong phát triển đến thành thục.

Page 101: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

87

Hình 3.30. Tỷ lệ sâu non các tuổi và nhộng của vật chủ bị

ong ký sinh

Kết quả thí nghiệm trên cũng cho thấy, mỗi giai đoạn phát triển của sâu non vật

chủ (tuổi ấu trùng vật chủ) bị nhiễm ký sinh không giống nhau. Về tập tính của ong ký

sinh A. calandrae trong lựa chọn kích thước vật chủ sâu non mọt ngô (S. zeamais) đã

được một số tác giả đề cập đến (Smith, 1993) [32]. Tác giả đã đưa ra nhận định, ở vật

chủ mọt ngô có 87% sâu non với đường kính ngang thân từ 0,9 đến 1,8 mm bị nhiễm

ký sinh, còn tiền nhộng và nhộng chỉ có 6% bị nhiễm ký sinh. Ong ký sinh A.

calandrae có xu hướng lựa chọn vật chủ để đẻ trứng nhiều nhất trên những sâu non có

đường kính ngang thân 0,6 mm, mức trung bình với sự lựa chọn để đẻ trứng trên vật

chủ là những sâu non đường kính dao động 0,9 - 1,8 mm và ít nhất là sự lựa chọn đẻ

trứng trên những sâu non có kích thước nhỏ hơn. Choi et al. (2001) khi thực nghiệm

trên sâu non mọt gạo (Sitophilus oryzae), cũng kết luận rằng, ong ký sinh A. calandrae

có sự ưu tiên trong việc đẻ trứng trên vật chủ có kích thước cơ thể lớn [91].

3.2.3.2. Tập tính hoạt động sống của ấu trùng

Khả năng bám vào vật chủ của trứng ong, quá trình trứng nở và hoạt động

của ấu trùng

Theo dõi ong cái A. calandrae đẻ trứng ký sinh trên cơ thể sâu non mọt thuốc lá

chúng tôi thấy, trứng của ong ký sinh A. calandrae được đẻ ở vị trí bất kỳ trên cơ thể

sâu non vật chủ, không phân biệt vị trí đẻ ở các đốt thân. Vỏ trứng phía ngoài mịn

màng và được phủ một lớp chất dính hỗ trợ để gắn cố định trứng vào bề mặt của vật

chủ. Vị trí đính của trứng hầu như không thay đổi từ khi trứng được đẻ cho đến khi nở

thành ấu trùng tuổi 1. Trứng ong sau khi đẻ khoảng 1 đến 2 ngày thì nở. Vỏ trứng nứt

0.00 1.90

18.90

76.03

0.00 2.01 1.16 0

20

40

60

80

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tiền

nhộng

Nhộng

Tỷ

lệ

sâu

no

n b

ị k

ý s

inh

(%

)

Tuổi sâu non

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tiền nhộng Nhộng

Page 102: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

88

tách một đường dọc theo phía mặt lưng của quả trứng. Vỏ trứng được tách đôi dồn về

hai bên và xuống phía dưới. Ấu trùng từ từ chui ra khỏi vỏ trứng. Ấu trùng tuổi 1 có

hình hơi thuôn nhọn về hai đầu và có màu trắng trong, sau đó trở nên đục dần. Ấu

trùng tuổi 1 di chuyển tìm chỗ bám thích hợp để bám vào vật chủ và hút dịch huyết của

vật chủ cho đến khi đủ dinh dưỡng và chuyển qua tuổi 4 để hóa nhộng. Kích thước cơ

thể ấu trùng tăng nhanh mỗi ngày từ tuổi 1 đến tuổi 4.

Từ khi bị ong ký sinh A. calandrae đẻ trứng ký sinh, sâu non mọt thuốc lá bị

tê liệt, không ăn, không hoạt động và không lột xác thêm lần nào nữa, vì vậy kích

thước cơ thể sâu non vật chủ không tăng thêm.

Hoạt động của vật chủ và sự hóa nhộng dưới tác động của ong ký sinh

Trước khi đẻ trứng, ong cái A. calandrae châm chích gây tê vật chủ. Từ đó

sâu non vật chủ bị tê liệt, không ăn hạt nông sản, không di chuyển được, nhưng

không chết. Sau đó ong đẻ trứng và trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng bắt đầu hút

dịch huyết của sâu non vật chủ cho đến khi cơ thể sâu non vật chủ chỉ còn lớp vỏ

xác vỡ vụn.

Sự phát triển của ấu trùng ong ký sinh ảnh hưởng rõ rệt đến việc chuyển hóa

(hoàn thành sự phát triển) của vật chủ. Những ấu trùng ký sinh sống trên vật chủ lấy

chất dinh dưỡng từ vật chủ, đồng thời tiết ra một chất nào đó, kìm hãm sự phát triển

và lột xác của sâu non vật chủ. Đặc tính thích nghi này đã đảm bảo cho ký sinh tồn

tại bên ngoài cơ thể vật chủ, nó sẽ không bị rơi ra khỏi vật chủ. Tính chất này của

ong ký sinh khác hẳn với nội ký sinh bởi vì các sâu non vật chủ bị nhiễm nội ký

sinh vẫn lột xác bình thường cho tới khi ấu trùng nội ký sinh chui ra khỏi cơ thể của

chúng (Vũ Quang Côn, 2007) [90].

Theo Vũ Quang Côn (2007), việc ngừng sự lột xác từ sâu non là đặc điểm mới

của tập tính vật chủ, nó đặc trưng chỉ ở những sâu non bị nhiễm ngoại ký sinh như

ong Euplectrus xanthocephalus. Nhờ có những tập tính đó của vật chủ đã tạo ra

những điều kiện tốt cho ngoại ký sinh tồn tại. Hiện tượng này chỉ xuất hiện dưới ảnh

hưởng hoạt động của ấu trùng ong ngoại ký sinh, nó chứng minh thêm cho những

quan điểm là những phản ứng mới của các vật chủ bị nhiễm ký sinh đã được tạo

thành trong quá trình tiến hóa thích nghi của ký sinh chứ không phải của vật chủ [90].

Page 103: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

89

3.2.3.3. Thời gian phát triển vòng đời ong ký sinh A. calandrae với vật chủ mọt

thuốc lá trong phòng thí nghiệm

Vòng đời của ong cái ký sinh A. calandrae được tính từ khi trứng được đẻ ra

cho đến khi trưởng thành vũ hóa từ nhộng và đẻ quả trứng đầu tiên. Độ dài thời gian

phát triển một vòng đời của ong ký sinh A. calandrae là yếu tố quan trọng trong

mối quan hệ ký sinh - vật chủ, như là sự tương thích của ký sinh với vật chủ và sự

gia tăng quần thể ký sinh.

Giống như các loài Cánh màng ký sinh khác, vòng đời của ong ký sinh

A. calandrae (họ Pteromalidae) sống trên vật chủ sâu non mọt thuốc lá có 4 pha

phát triển: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành, trong đó sự khác biệt của

các loài thường ở pha ấu trùng (Hình 3.31).

Hình 3.31. Hình thái các pha phát triển trong vòng đời

của ong ký sinh A. calandrae

(Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2018)

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 30 ± 1,0oC, độ ẩm 75

± 3,1%, vòng đời của ong ký sinh A. calandrae ngắn, trung bình 17,32 ± 2,72 ngày.

Thời gian phát triển trung bình của pha trứng 1,22 ± 0,42 ngày, pha ấu trùng (tuổi 1, 2,

♂ ♀

Page 104: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

90

3 và 4) là 5,39 ± 0,69 ngày; tiền nhộng trung bình 0,49 ± 0,09 và pha nhộng 8,58 ±

0,75 ngày. Trưởng thành giao phối ngay sau khi vũ hoá và sau đó trưởng thành cái bắt

đầu đẻ trứng. Thời gian từ sau vũ hóa đến đẻ quả trứng đầu tiên là 1,64 ± 0,77 ngày

(Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Thời gian phát triển các pha của ong ký sinh A. calandrae trên sâu non

mọt thuốc lá (nhiệt độ 30 ± 1,0oC, độ ẩm 75 ± 3,1%)

Giai đoạn phát triển Số lƣợng

mẫu

(cá thể)

Thời gian phát triển (ngày)

Phạm vi biến động Trung bình

Pha trứng 45 1,00 - 2,00 1,22 ± 0,42

Ấu trùng tuổi 1 115 1,00 - 1,40 1,08 ± 0,12

Ấu trùng tuổi 2 102 1,00 - 1,50 1,21 ± 0,17

Ấu trùng tuổi 3 104 1,00 - 1,70 1,30 ± 0,16

Ấu trùng tuổi 4 106 1,20 - 2,20 1,80 ± 0,24

Pha ấu trùng 427 4,20 - 6,80 5,39 ± 0,69

Tiền nhộng 48 0,30 - 0,70 0,49 ± 0,09

Pha nhộng 45 7,00 - 10,00 8,58 ± 0,75

Tiền đẻ trứng 45 1,00 - 4,00 1,64 ± 0,77

Thời gian vòng đời 13,50 - 23,60 17,32 ± 2,72

Nghiên cứu của Ahmed et al. (1996) đã đề cập đến thời gian phát triển các

pha của ong ký sinh A. calandrae trên vật chủ sâu non mọt đục hạt (R. dominica).

Các tác giả chỉ ra rằng, ở nhiệt độ 30oC: thời gian trứng là 27 giờ; giai đoạn ấu trùng

kéo dài 5,4 ngày; tiền nhộng 17,8 giờ và giai đoạn nhộng là 4,6 ngày; vòng đời của

ong ký sinh A. calandrae là 14,6 ngày [37]. Một nghiên cứu khác của

Visarathanonth et al. (2010) về ong ký sinh A. calandrae ký sinh sâu non mọt ngô

(S. zeamais) cho thấy, ở nhiệt độ 32,5oC và độ ẩm 70%: giai đoạn trứng là 1 ngày,

ấu trùng 4,1 ± 0,7 ngày, nhộng 6,3 ± 0,9 ngày và trưởng thành 9,6 ± 1,0 ngày. Vòng

đời của ong ký sinh A. calandrae là 11,4 ngày. Số liệu kết quả nghiên cứu ở bảng

3.6 có đôi chút khác biệt so với kết quả của các tác giả nêu trên ở một số giai đoạn

phát triển của ong ký sinh A. calandrae như giai đoạn ấu trùng, nhộng và cả thời

gian của một vòng đời [39]. Theo chúng tôi, yếu tố dẫn đến sự khác biệt có thể là

điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, loại vật chủ ký sinh và nguồn thức ăn của vật chủ.

Page 105: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

91

3.2.3.4. Tuổi thọ, khả năng ký sinh và sức đẻ trứng của ong ký sinh A. calandrae

trên sâu non mọt thuốc lá

Tuổi thọ, khả năng ký sinh và sức đẻ trứng của ong ký sinh A. calandrae

Thực nghiệm nuôi 15 cặp ong cái và ong đực với tương quan giới tính cái/đực

là 1/1, số lượng vật chủ là 30 sâu non mọt thuốc lá tuổi 3 và tuổi 4 trong hộp nuôi

sâu. Hàng ngày thu vật chủ bị ký sinh nuôi riêng trong đĩa Petri để trong hộp nhựa

(đường kính dưới 9 cm, cao 7 cm, đường kính trên 12 cm) và bổ sung thêm sâu non,

thay thức ăn cho sâu (bột thức ăn nuôi cá) và dung dịch mật ong 30%. Kết quả cho

thấy, khi cho ăn dung dịch mật ong 30% trung bình ong cái sống được 27,07 ± 2,89

ngày, ong đực sống được 24,33 ± 2,64 ngày (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Tuổi thọ, khả năng ký sinh và sức đẻ trứng của ong ký sinh A.

calandrae trên sâu non mọt thuốc lá

TT Chỉ tiêu theo dõi

Giá trị các chỉ tiêu theo dõi

Phạm vi

biến động

Trung bình

(X ± SD)

1 Tuổi thọ của ong cái (ngày) 23,00 - 32,00 27,07 ± 2,89

2 Tuổi thọ của ong đực (ngày) 20,00 - 29,00 24,33 ± 2,64

3 Số sâu non vật chủ bị ký sinh/ong cái 48,00 - 73,00 63,20 ± 6,32

4 Số sâu non vật chủ bị ký sinh/ong cái/ngày 1,85 - 3,17 2,36 ± 0,32

5 Số trứng được đẻ/ong cái (tổng số) 65,00 - 78,00 71,13 ± 4,24

6 Số trứng được đẻ/ong cái/ngày 2,36 - 3,39 2,65 ± 0,28

7 Số ong trưởng thành sinh ra (cá thể)/ong cái mẹ 47,00 - 63,00 55,00 ± 4,94

8 Tỷ lệ (%) sống sót (trưởng thành/số trứng) 68,57 - 85,51 77,30 ± 4,88

9 Số ong cái sinh ra (cá thể)/ong cái mẹ 30,00 - 44,00 37,00 ± 4,12

10 Số ong đực sinh ra (cá thể)/ong cái mẹ 16,00 - 20,00 18,00 ± 1,46

11 Tương quan giới tính cái:đực ở thế hệ con 1,74 - 2,44 2,06 ± 0,22

Kết quả bảng 3.8 cũng cho thấy, một ong cái đẻ trứng ký sinh trung bình

63,20 ± 6,32 vào sâu non mọt thuốc lá tuổi 3 và tuổi 4 trong suốt thời gian sống. Số

sâu non vật chủ bị ký sinh/ngày/ong cái trung bình là 2,36 ± 0,32 sâu non; trung

bình tổng số trứng một ong cái đẻ được 71,13 ± 4,24 quả trứng và trung bình ong đẻ

được 2,65 ± 0,28 quả trứng/ngày. Một ong cái sinh ra thế hệ con trung bình 37,0 ±

4,12 cá thể cái trong tổng số 55,0 ± 4,94 cá thể con.

Page 106: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

92

Số lượng sâu non mọt thuốc lá bị ký sinh bởi trưởng thành ong cái

Thực nghiệm cho thấy, ong ký sinh A. calandrae có tập tính thường đẻ 1

trứng trên 1 sâu non vật chủ. Vì thế số sâu non mọt thuốc lá bị ký sinh bởi một ong

cái tỷ lệ thuận với tuổi thọ của nó và diễn biến tương quan với nhịp điệu đẻ trứng

của ong cái (Hình 3.32). Số sâu non vật chủ mọt thuốc lá bị ký sinh trung bình mỗi

ngày bởi một ong cái dao động từ 0 đến 6,2 sâu non.

Hình 3.32. Tỷ lệ (%) số sâu non vật chủ bị ký sinh hàng ngày

bởi trƣởng thành ong cái A. calandrae

Số sâu non bị ký sinh ở ngày thứ 1 trung bình là 0,07 cá thể, chiếm 0,10%

trong tổng số sâu non bị ký sinh. Trong đời của một ong cái, số sâu non bị ong cái

ký sinh đẻ trứng tăng dần và đạt cao nhất ở ngày thứ 9, với trung bình có 6,2 sâu

non bị ký sinh, chiếm 9,67%; sau đó giảm dần cho tới không có sâu non nào bị ký

sinh ở ngày sống cuối cùng của ong cái (Hình 3.32).

Nhịp điệu đẻ trứng của ong ký sinh A. calandrae trên sâu non mọt thuốc lá

Nhịp điệu đẻ trứng của ong cái A. calandrae trên vật chủ sâu non mọt thuốc

lá tuổi 3 và tuổi 4, được tính bằng số trứng được đẻ hàng ngày theo thời gian sống

(hay tuổi thọ) của một ong cái trên vật chủ sâu non mọt thuốc lá.

Thực nghiệm theo dõi thời gian sống của 15 cặp ong trưởng thành loài A.

calandrae cho thấy, ở nhiệt độ 30 ± 1,0oC, độ ẩm 75 ± 3,1%, khi được ăn dung dịch

mật ong 30%, trưởng thành ong cái A. calandrae có thể sống tới 32 ngày, trung bình

27,07 ± 2,89 ngày. Trong suốt thời gian sống, trung bình số trứng ong cái đẻ mỗi

ngày tăng từ 0,07 quả trứng ở ngày thứ nhất đến nhiều nhất là 7,4 quả trứng ở ngày

0

2

4

6

8

10

12

1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31

Tỷ l

ệ (%

) sâ

u n

on

bị

sin

h

hằn

g n

gày/o

ng c

ái

Ngày tuổi của ong cái

Page 107: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

93

thứ 9 và sau đó thì giảm dần cho đến khi ong cái chết (Hình 3.33). Thực tế, khi cho

ăn thức ăn bổ sung là dung dịch mật ong thì ong cái thường kết thúc quá trình đẻ

trứng khoảng 2 đến 3 ngày trước khi chết.

Hình 3.33. Nhịp điệu đẻ trứng của ong cái A. calandrae

Một ong cái trong thời gian sống đẻ trung bình 71,13 quả trứng. Khi nghiên

cứu sức đẻ trứng của ong ký sinh A. calandrae ở nhiệt độ 30oC, độ ẩm 60 ± 5%,

trên sâu non vật chủ là mọt đục hạt (R. dominica), Ahmed (1996) đã ghi nhận, số

trứng đẻ trung bình trong ngày của một ong cái A. calandrae đạt 8,3 trứng; tổng số

trứng đẻ được của một ong cái là 132,6 trứng [37]. Kết quả nghiên cứu của

Visarathanonth et al. (2010) trên sâu non mọt ngô (S. zeamais) cho thấy, ở nhiệt độ

32,5oC và độ ẩm 70%, thời gian đẻ trứng của ong ký sinh A. calandrae kéo dài 11

ngày, trong đó số trứng đạt cao nhất vào ngày thứ 5, đạt trung bình 12 ± 5 quả. Số

liệu nghiên cứu nói trên có sai khác với kết quả các tác giả, điều này có thể do khác

loài vật chủ và thức ăn của vật chủ đem nuôi [39].

Nếu khái quát quá trình đẻ trứng thực tế của ong cái A. calandrae theo tỷ lệ %

số trứng được đẻ mỗi ngày so với % tổng số trứng có thể đẻ được thì nhịp điệu đẻ

trứng của ong cái có thể được biểu diễn như hình 3.34.

Thật vậy, thời gian sống của ong A. calandrae kéo dài trung bình tới 32 ngày,

tỷ lệ trứng đẻ theo ngày của một ong cái A. calandrae trên vật chủ sâu non mọt thuốc

lá (L. serricorne) được biểu diễn bằng đường cong parabol: Y = -0.15 X2 + 2.61 X -

2.71; (R = 0,95; X=1, 2, 3, ... 15). Sau đó, từ ngày thứ 16 đến ngày 32, tỷ lệ trứng đẻ

được biểu diễn bằng đường thẳng hồi quy nghịch: Y = -0.16 X + 4.86 (R = 0,94; X =

0

2

4

6

8

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31

Số t

rứn

g đ

ẻ/n

gày/o

ng c

ái

(qu

ả)

Tuổi của trƣởng thành ong cái (ngày)

Page 108: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

94

16,... 32). Ở đây Y là tỷ lệ (%) trứng đẻ được trong ngày của một ong cái; X là thời

gian (ngày), (Hình 3.34). Nhịp điệu đẻ trứng được khái quát dưới dạng lý thuyết

tương tự cũng được tác giả Khuất Đăng Long (1986) đánh giá trên một loài sâu hại là

sâu đo xanh hại đay Anomis flava Fabricius [92]. Ở đây tuy ong A. calandrae là loài

thiên địch nhưng từ phương trình lý thuyết có thể đánh giá cụ thể ong cái có thể đẻ

trứng tập trung vào khoảng thời gian nào trong suốt thời gian sống của nó.

Hình 3.34. Nhịp điệu đẻ trứng của ong cái A. calandrae

theo phƣơng trình lý thuyết

Từ hình 3.34 có thể thấy, trong 15 ngày đầu của quá trình đẻ trứng, lượng

trứng đẻ của một ong cái chiếm tới 81,95% tổng số trứng có thể đẻ được. Trong đó

số lượng trứng đẻ tập trung từ ngày thứ 7 đến 11 và cao nhất vào ngày thứ 9, trung

bình đạt 7,4 quả trứng (chiếm 10,25%).

Nếu so sánh về thời gian đẻ trứng tập trung, kết quả nói trên tương tự với

loài ong ký sinh Lariophagus distinguendus Forster trên vật chủ mọt đậu đỏ (C.

maculatus) ở giai đoạn sâu non tuổi 4. Nghiên cứu này được Bellow (1985) ghi

nhận rằng ở nhiệt độ 30oC, độ ẩm 70%, chu kỳ chiếu sáng L:D là 16:8 giờ ong ký

sinh L. distinguendus đẻ trứng tập trung vào khoảng 6 ngày đầu tiên của thời gian

sống, trung bình đẻ 7,9 quả trứng/ngày sau đó ong đẻ trứng ít hơn. Từ ngày thứ 9

tới ngày thứ 14 ong đẻ trung bình 2,6 quả trứng/ngày [93].

y = -0.15x2 + 2.61x - 2.71

R² = 0.91

y = -0.16x + 4.86

R² = 0.88

0

2

4

6

8

10

12

0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33

Tỷ l

ệ số

trứ

ng đ

ẻ/n

gày/o

ng c

ái

(%)

Tuổi của trƣởng thành ong cái (ngày)

Page 109: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

95

3.2.3.5. Ngưỡng khởi điểm phát dục của ong ký sinh A. calandrae

Để xác định ngưỡng khởi điểm phát dục có thể tiến hành nuôi theo dõi lặp lại

2 đến 3 thế hệ. Tuy nhiên do điều kiện thiết bị thí nghiệm, trong nghiên cứu này

mới chỉ dừng lại theo dõi ở 1 thế hệ.

Thực nghiệm nuôi ong trên vật chủ sâu non mọt thuốc lá (L. serricorne)

trong tủ định ôn ở hai ngưỡng nhiệt độ 20oC và 25

oC cho thấy, trong tất cả các pha

phát triển của ong ký sinh A. calandrae, ngưỡng phát dục của pha ấu trùng là cao

nhất 12,96oC, tiếp đến pha nhộng 12,54

oC; pha trứng 8,77

oC; tiền nhộng 6,85

oC và

thấp nhất pha ong cái trước đẻ trứng lần đầu là 5,78oC. Ngưỡng phát dục tính cho cả

vòng đời của ong ký sinh A. calandrae là 12,09oC (Bảng 3.9).

Đối với tổng nhiệt hữu hiệu thì pha nhộng cao nhất 207,1 độ.ngày, tiếp đến

pha ấu trùng 77,8 độ.ngày, ong cái trước đẻ trứng lần đầu là 42,1 độ.ngày, pha trứng

29,5 độ.ngày và thấp nhất là giai đoạn tiền nhộng 12,9 độ.ngày.

Tổng nhiệt hữu hiệu cho cả vòng đời của ong ký sinh A. calandrae là 358,9

độ.ngày.

Xác định tổng nhiệt hữu hiệu và ngưỡng phát dục của ong ký sinh có ý nghĩa

thực tiễn. Trong nhân nuôi, căn cứ vào ngưỡng phát dục có thể tiến hành lưu giữ

một pha nào đó. Đối với ong ký sinh như A. calandrae có thể lưu giữ ở pha nhộng.

Nhờ đó, có thể chủ động duy trì được nguồn ong trong thực nghiệm và có thể nhân

nuôi loài ong này khi cần thiết.

Bảng 3.9. Ngƣỡng phát dục và tổng nhiệt hữu hiệu của ong ký sinh A.

calandrae

Pha phát dục

Ngưỡng

phát dục

(oC)

Tổng nhiệt

hữu hiệu

(độ.ngày)

Trứng 8,77 29,5

Ấu trùng 12,96 77,8

Tiền nhộng 6,85 12,9

Nhộng 12,54 207,1

Con cái trước đẻ quả trứng đầu tiên 5,78 42,1

Vòng đời 12,09 358,9

Như vậy, đối với ong ký sinh A. calandrae ký sinh sâu non mọt thuốc lá có

ngưỡng nhiệt phát dục là 12,09oC với tổng nhiệt hữu hiệu cho cả vòng đời là 358,9

Page 110: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

96

độ.ngày. Nghiên cứu của Mobarakian et al. (2014) xác định ngưỡng phát dục và tổng

nhiệt hữu hiệu thấp nhất của ong ký sinh A. calandrae là 11,5oC và 263,2 độ.ngày khi

nuôi với vật chủ sâu non mọt đậu đỏ (C. maculatus) [42]. Sự khác biệt này có thể do

khác nhau về vật chủ và nguồn thức ăn của vật chủ đem nuôi.

3.2.4. Đặc điểm sinh thái của ong ký sinh A. calandrae

3.2.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của ong ký sinh A. calandrae

Thời gian phát triển cá thể ong ký sinh A. calandrae ở 20oC, độ ẩm 75%

Thực nghiệm nuôi ong trong điều kiện tủ định ôn với nhiệt độ 20oC, độ ẩm

75%, kết quả theo dõi được ghi nhận ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Thời gian phát triển của ong ký sinh A. calandrae trên sâu non mọt

thuốc lá (nhiệt độ 20oC, độ ẩm 75%)

Giai đoạn phát triển Số lƣợng

mẫu

(cá thể)

Thời gian phát triển (ngày)

Phạm vi biến động Trung bình

Pha trứng 45 2,00 - 3,00 2,63 ± 0,34

Ấu trùng tuổi 1 112 1,80 - 2,90 2,32 ± 0,30

Ấu trùng tuổi 2 106 1,90 - 3,50 2,58 ± 0,41

Ấu trùng tuổi 3 108 2,40 - 3,50 2,95 ± 0,33

Ấu trùng tuổi 4 109 2,60 - 4,00 3,20 ± 0,31

Pha ấu trùng 435 8,70 - 13,90 11,05 ± 0,35

Tiền nhộng 55 0,50 - 1,60 0,98± 0,23

Pha nhộng 45 25,00 - 32,00 27,76 ± 1,19

Tiền đẻ trứng 45 2,30 - 4,00 2,96 ± 0,34

Thời gian vòng đời 38,50 - 54,50 45,38 ± 3,45

Kết quả bảng 3.10 cho thấy, ở điều kiện nhiệt độ 20oC, độ ẩm 75% vòng đời

của ong ký sinh A. calandrae kéo dài hơn đáng kể so với ở điều kiện nhiệt độ phòng thí

nghiệm. Cụ thể tới 45,38 ± 3,45 ngày so với 17,32 ± 2,72 ngày, tức kéo dài gần gấp 3

lần. Trong đó, thời gian phát triển trung bình của pha trứng là 2,63 ± 0,34 ngày; pha ấu

trùng (tuổi 1, 2, 3 và tuổi 4) là 11,05 ± 0,35 ngày; tiền nhộng 0,98± 0,23 ngày; pha

nhộng 27,76 ± 1,19; thời gian từ vũ hóa đến đẻ trứng lần thứ nhất là 2,96 ± 0,34 ngày.

Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Smith (1992), khi theo dõi quá trình phát

triển của ong ký sinh A. calandrae trên vật chủ sâu non mọt ngô (S. zeamais) ở 20oC,

độ ẩm 63%, vòng đời của ong cái là 44 ngày [46]. Nhưng kết quả nghiên cứu khác của

Ahmed et al. (2013) [50] lại thấy rằng, vòng đời của ong cái A.calandrae với vật chủ

sâu non mọt đục hạt (R. dominica) là 28,4 ngày ở 20oC, độ ẩm 70%. El-Aw et al.

Page 111: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

97

(2016) [52] theo dõi vòng đời của ong ký sinh A. calandrae trên vật chủ mọt Sitophilus

granarius, mọt gạo (S. oryzae) và mọt ngô (S. zeamais) ở nhiệt độ 20oC, độ ẩm 70%

trung bình là 26,89 ± 0,02 ngày. Sở dĩ có sự khác biệt với kết quả nói trên có thể do vật

chủ và nguồn thức ăn của vật chủ đem nuôi không giống nhau.

Thời gian phát triển cá thể ong ký sinh A. calandrae ở 25oC, độ ẩm 75%

Khi nuôi theo dõi ong ký sinh A. calandrae trong điều kiện nhiệt độ 25oC, độ

ẩm 75%, vòng đời của ong ngắn hơn so với ở điều kiện nhiệt độ 20oC, độ ẩm 75%.

Kết quả được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Thời gian phát triển của ong ký sinh A. calandrae trên sâu non mọt

thuốc lá (nhiệt độ 25oC, độ ẩm 75%)

Giai đoạn phát triển Số lƣợng

mẫu

(cá thể)

Thời gian phát triển (ngày)

Phạm vi biến động Trung bình

Pha trứng 45 1,00 - 2,50 1,82 ± 0,48

Ấu trùng tuổi 1 105 1,00 - 1,60 1,32 ± 0,16

Ấu trùng tuổi 2 106 1,00 - 2,00 1,37 ± 0,23

Ấu trùng tuổi 3 108 1,30 - 2,40 1,69 ± 0,22

Ấu trùng tuổi 4 109 1,50 - 2,50 2,09 ± 0,21

Pha ấu trùng 428 4,80 - 8,50 6,47 ± 0,82

Tiền nhộng 51 0,50 - 1,00 0,71± 0,16

Pha nhộng 45 14,00 - 20,00 16,62 ± 1,50

Tiền đẻ trứng 45 1,00 - 4,00 2,19 ± 0,55

Thời gian vòng đời 17,50 - 34,50 27,80 ± 3,51

Thực nghiệm trong điều kiện nhiệt độ 25oC, độ ẩm 75%, vòng đời của ong

ký sinh A. calandrae trung bình là 27,80 ± 3,51 ngày. Trong đó, pha trứng 1,82 ±

0,48 ngày; tổng thời gian phát triển của pha ấu trùng 6,47 ± 0,82 ngày; giai đoạn

tiền nhộng 0,71± 0,16 ngày; dài nhất là giai đoạn nhộng 16,62 ± 1,50 ngày và thời

gian trước khi ong cái đẻ quả trứng đầu tiên là 2,19 ± 0,55 ngày. Ở cùng điều kiện

nhiệt độ là 25oC và độ ẩm tương đương, nghiên cứu của Ahmed et al. (2013) cho

thấy, vòng đời của ong ký sinh A.calandrae với vật chủ sâu non mọt đục hạt (R.

dominica) là 16,2 ngày [50]; còn El-Aw et al. (2016) ghi nhận rằng, vòng đời của

ong ký sinh A. calandrae trung bình là 15,79 ± 0,04 ngày với ba loài vật chủ mọt

Sitophilus granarius, mọt gạo (S. oryzae) và mọt ngô (S. zeamais) [52]. Kết quả

nghiên cứu của chúng tôi có sai khác đôi chút so với kết quả nghiên cứu của các tác

Page 112: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

98

giả khác cũng có thể do vật chủ trong nghiên cứu đem nuôi theo dõi là mọt thuốc lá

và nguồn thức ăn của vật chủ là bột thức ăn nuôi cá.

Khi so sánh ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau, kết quả cho thấy, yếu tố

nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển các pha của ong ký sinh A. calandrae

ký sinh trên sâu non mọt thuốc lá.

Thực nghiệm trong điều kiện tủ định ôn ở hai mức nhiệt độ 20oC, 25

oC, độ ẩm

75% và điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ trung bình 30 ± 1,0oC, độ ẩm 75 ±

3,1% để xác định ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến độ dài thời gian phát triển vòng

đời của ong ký sinh A. calandrae.

Ở điều kiện nhiệt độ 20oC, độ ẩm 75%, thời gian phát triển trong vòng đời của

ong ký sinh A. calandrae là 45,38 ± 3,45 ngày; trong đó pha trứng 2,63 ± 0,34 ngày,

pha ấu trùng (tuổi 1, 2, 3 và tuổi 4) là 11,05 ± 0,39 ngày, pha nhộng là 27,76 ± 1,19

ngày; trưởng thành vũ hóa từ nhộng đến đẻ quả trứng đầu tiên là 2,96 ± 0,34 ngày.

Thời gian phát triển vòng đời của ong ký sinh A. calandrae trong điều kiện

nhiệt độ 25oC, độ ẩm 75% là 27,80 ± 3,51 ngày; trong đó pha trứng là 1,82 ± 0,48

ngày, pha ấu trùng (tuổi 1, 2, 3 và tuổi 4) là 6,46 ± 0,36 ngày, pha nhộng là 16,62 ±

1,50 ngày, trưởng thành vũ hóa từ nhộng đến đẻ quả trứng đầu tiên là 2,19 ± 0,55 ngày.

Thời gian phát triển vòng đời của ong ký sinh A. calandrae trong điều kiện phòng

thí nghiệm (nhiệt độ trung bình 30 ± 1,0oC, độ ẩm 75 ± 3,1%): Thời gian vòng đời của

ong ký sinh A. calandrae là 17,32 ± 2,72 ngày; trong đó pha trứng là 1,22 ± 0,42 ngày,

pha ấu trùng (tuổi 1, 2, 3 và 4) là 5,39 ± 0,31 ngày, pha nhộng là 8,58 ± 0,75 ngày,

trưởng thành vũ hóa từ nhộng và đẻ quả trứng đầu tiên là 1,64 ± 0,77 ngày.

Như vậy, với điều kiện nhiệt độ 20oC, 25

oC và 30

oC; độ ẩm 75%, khi nhiệt độ

càng cao thì độ dài thời gian vòng đời của ong ký sinh A. calandrae càng ngắn. Vòng

đời của ong ký sinh A. calandrae là 17,32 ± 2,72 ngày; 27,80 ± 3,51 ngày và 45,38 ±

3,45 ngày tương ứng ở các điều kiện nhiệt độ 30oC; 25

oC và 20

oC.

Imamura et al. (2004) cũng có kết quả nghiên cứu tương tự được ghi nhận ở

loài ong Theocolax elegans (Westwood) ký sinh trên sâu non mọt ngô (S. zeamais)

gây hại hạt gạo nâu. Nhóm tác giả tiến hành thí nghiệm ở 6 mức nhiệt độ gồm 20oC,

25oC; 28

oC, 30

oC và 35

oC, độ ẩm 70 - 80%, chu kỳ chiếu sáng L:D là 16:8 giờ. Kết quả

cho thấy với vật chủ sâu non mọt ngô khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 35

oC thời gian phát

triển của ong cái ký sinh T. elegans giảm từ 54,4 ngày xuống 16,2 ngày; còn ong đực

1 6

1 6

1 6

1 6

1 6

1 6

1 6

1 6

1 6

1 6

1 6

1 6

1 6

1 6

Page 113: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

99

giảm từ 53,8 ngày xuống còn 15,6 ngày. Điều này nói lên rằng nhiệt độ ảnh hưởng

đáng kể đến sự phát triển không chỉ đối với ong ký sinh A. calandrae mà cả đối với

loài ong ký sinh mọt Cánh cứng tương tự như là loài T. elegan [94].

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng vũ hóa, tương quan giới tính đời con

của ong ký sinh A. calandrae

Thực nghiệm theo dõi khả năng vũ hóa và tương quan giới tính đời con của

ong ký sinh A. calandrae ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau và cùng độ ẩm cho

thấy, tỷ lệ vũ hóa của ong ký sinh A. calandrae tăng tỷ lệ thuận theo chiều tăng của

nhiệt độ môi trường (Bảng 3.12).

Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến tỷ lệ vũ hóa và giới tính đời con của ong

ký sinh A. calandrae (thức ăn bổ sung: dung dịch mật ong 30%)

Nhiệt độ, độ

ẩm (oC, %)

Tỷ lệ vũ hóa

(%), X ± SD

Giới tính đời con ( X ± SD)

Cái Đực Cái:Đực

20oC, 75% 44,28 ± 5,60

a 10,33 ± 1,91

a 5,73 ± 0,96

a 1,82 ± 0,27

ab

25oC, 75% 59,21 ± 2,81

b 19,40 ± 2,53

b 9,67 ± 1,45

b 2,02 ± 1,13

a

30oC, 75% 77,30 ± 4,88

c 37,00 ± 4,12

c 18,00 ± 1,46

c 2,06 ± 0,22

a

Ghi chú: - Trong cùng 1 cột, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê với p < 0,05 (sử dụng Duncan Test).

- Số cặp ong nuôi theo dõi cho mỗi mức điều kiện môi trường là 15 cặp.

Ở nhiệt độ 20oC, độ ẩm 75% tỷ lệ vũ hóa của ong thấp nhất là 44,28% và

cao nhất ở điều kiện nhiệt độ 30oC, độ ẩm 75%, đạt 77,30%. Kết quả nghiên cứu

của El-Aw et al. (2016) cho thấy, ở điều kiện nhiệt độ 20oC, 25

oC, 30

oC và 35

oC, độ

ẩm 70% thì tỷ lệ vũ hóa của ong ký sinh A. calandrae lần lượt là 46,67%; 54,33%;

67,67% và 62,67%. Kết quả của nhóm tác giả cũng cho thấy, tỷ lệ vũ hóa tăng dần

theo chiều tăng của nhiệt độ từ 20oC, 25

oC và 30

oC. Tuy nhiên tỷ lệ này lại giảm

xuống ở 35oC. Nhóm nghiên cứu cũng khẳng định, ở nhiệt độ 30

oC là nhiệt độ tối

ưu cho sự phát triển của ong ký sinh A. calandrae [52].

Trong nghiên cứu nói trên (Bảng 3.12), khi cho ăn dung dịch mật ong 30%,

tương quan giới tính đời con ở ba điều kiện nhiệt độ khác nhau, độ ẩm 75% thì không

có sự khác biệt đáng kể. Ở nhiệt độ 20oC, tỷ lệ giới tính cái:đực trung bình là 1,82;

với điều kiện nhiệt độ 25oC, tỷ số này là 2,02 và ở nhiệt độ 30,06

oC là 2,06. Tương

quan giới tính đời con của ong ở các nhiệt độ khác nhau cũng được Ahmed et al.

(2013) nghiên cứu trên vật chủ là sâu non mọt gạo (S. oryzae). Kết quả của nhóm tác

1 6

1 6

Page 114: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

100

giả thấy rằng, ở nhiệt độ 20

oC, 25

oC, 30

oC và 35

oC, độ ẩm 70% tương quan giới tính

cái:đực lần lượt là 1,95; 1,60; 0,78 và 2,66 [50]. Trong nghiên cứu của El-Aw et al.

(2016) cho thấy, có sự khác biệt đáng kể trong tương quan giới tính giữa nhiệt độ từ

20°C đến 35°C, độ ẩm 70%. Ở nhiệt độ 20°C, tương quan giới tính là 2,0; ở 25°C là

2,17 và 30°C là 2,23. Trong khi ở 35°C, tỷ số giới tính là 2,3. Như vậy, tương quan

giới tính được quan sát thấy giữa nhiệt độ 20°C, 25°C và 30°C không có sự khác biệt

đáng kể [52]. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.12 khác với nghiên cứu của Ahmed et al.

(2013) [50] có thể do khác loài vật chủ ký sinh hoặc do nguồn dinh dưỡng của vật

chủ ký sinh (kích thước cơ thể vật chủ) cũng là một trong những yếu tố dẫn đến sự

thay đổi về giới tính đời con. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu nói trên lại tương đồng

với nghiên cứu của El-Aw et al. (2016) [52], trong đó có sự tăng lên về tỷ số giới tính

theo chiều tăng của nhiệt độ nhưng sự khác nhau về tỷ số này là không đáng kể.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tuổi thọ ong cái A. calandrae

Thực nghiệm cho thấy, ngoài thức ăn bổ sung là dung dịch mật ong, nhiệt độ

cũng có ảnh hưởng đến tuổi thọ của trưởng thành ong cái A. calandrae. Kết quả

nghiên cứu ở 3 mức nhiệt độ khác nhau thấy rằng, ở nhiệt độ càng cao thì thời gian

sống của trưởng thành ong cái càng giảm.

Hình 3.35. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến tuổi thọ ong cái A. calandrae

Kết quả nghiên cứu (Hình 3.35) thấy rằng, tuổi thọ của ong cái cao nhất ở

nhiệt độ 20oC trung bình là 39,07 ± 1,94 ngày. Ở nhiệt độ 25

oC và 30

oC, ong cái lần

lượt sống được trung bình 30,93 ± 2,06 và 27,07 ± 2,89 ngày. Như vậy, tuổi thọ của

ong cái A. calandrae có sự khác biệt giữa mức nhiệt độ 20oC và 25

oC, 30

oC, nhưng

không có sự khác biệt đáng kể giữa hai mức nhiệt độ là 25oC và 30

oC (Hình 3.35).

0

10

20

30

40

50

20 25 30

Tu

ổi

thọ c

ủa t

rƣở

ng t

hàn

h

on

g c

ái

(ng

ày)

Nhiệt độ (oC)

1 6

1 6

1 6

1 6

Page 115: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

101

Smith (1992) đã theo dõi tuổi thọ của ong cái A. calandrae trong điều kiện không

có thức ăn bổ sung ở 4 mức nhiệt độ 20oC, 25

oC, 30

oC và 35

oC, độ ẩm 63%. Kết

quả cho thấy, tuổi thọ của ong cái có sự khác biệt ở mức nhiệt độ 20oC, 25

oC (ong

cái sống trung bình lần lượt là 14,5 và 10 ngày) so với mức nhiệt độ 30oC và 35

oC

(ong cái đều sống trung bình được 6 ngày) [46]. Ahmed et al. (2013) tiếp tục đánh

giá tuổi thọ của ong cái A. calandrae ở 4 mức nhiệt độ 20oC, 25

oC, 30

oC và 35

oC và

độ ẩm khác nhau trong điều kiện cho ăn dung dịch mật ong 50%. Trong đó với độ

ẩm 70% và 4 mức nhiệt độ này, tuổi thọ của ong cái A. calandrae lần lượt là 30,2;

18,4; 15,7 và 7,2 ngày [50]. Còn nghiên cứu của El-Aw et al. (2016) đánh giá tuổi

thọ của ong cái A. calandrae cũng tại các mức nhiệt độ 20oC, 25

oC, 30

oC và 35

oC,

độ ẩm 70% trong hai điều kiện có thức ăn bổ sung (dung dịch mật ong 50%) và

không cho ăn thức ăn bổ sung. Trong trường hợp có thức ăn bổ sung, ong cái sống

trung bình được 37,14; 19,35; 14,22 và 10,45 ngày tương ứng với 4 mức nhiệt độ

20oC, 25

oC, 30

oC và 35

oC [52]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tuy thời

gian sống của ong cái có khác so với các nghiên cứu khác, nhưng nhìn chung đều có

điểm tương đồng. Điều này thể hiện ở chỗ, khi nhiệt độ càng tăng thì tuổi thọ của

trưởng thành ong cái giảm, trong đó tuổi thọ cao nhất của ong cái là ở nhiệt độ 20oC

cho cả trường hợp có thức ăn bổ sung và không có thức ăn bổ sung.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sống sót của nhộng ong ký sinh A.

calandrae

Ong ký sinh A. calandrae là loài ong có khả năng nhân thả bổ sung vào kho để

kiểm soát sâu mọt hại nông sản bảo quản. Lợi thế của ong ký sinh A. calandrae là có

vòng đời ngắn, do vậy khả năng nhân nuôi ong rất nhanh. Tuy nhiên để có thể chủ

động có một số lượng lớn ong bổ sung thả vào kho cùng một thời điểm thích hợp là

khó khăn, biện pháp lưu giữ nhộng ong có thể giải quyết cho khó khăn này.

Từ số liệu (Bảng 3.13) cho biết nhiệt độ ngưỡng phát dục của nhộng ong ký

sinh A. calandrae là 12,54oC. Căn cứ vào kết quả này tiến hành lưu giữ (bảo quản)

nhộng ong ở nhiệt độ 12,5oC, độ ẩm 75% trong tủ định ôn, sau thời gian 5, 10, 15,

20, 25 và 30 ngày, rồi đưa ra theo dõi khả năng sống sót của ong trong điều kiện phòng

thí nghiệm ở nhiệt độ 30oC, độ ẩm 75%.

Page 116: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

102

Bảng 3.13. Tỷ lệ ong ký sinh vũ hóa sau khi lƣu giữ ở nhiệt độ 12,5

oC, độ ẩm 75%

Thời gian

lưu giữ

nhộng

(ngày)

Số ong

vũ hóa

(cá thể)

Tỷ lệ

vũ hóa

(%)

Số ong

cái

(cá thể)

Số ong

đực

(cá thể)

Tương quan

giới tính

(cái:đực)

5 25 83,33 16 9 1,78

10 17 56,67 10 7 1,43

15 11 36,67 6 5 1,20

20 4 13,33 2 2 1,00

25 0 0,00 0 0 0,00

30 0 0,00 0 0 0,00 Ghi chú: Số nhộng theo dõi cho mỗi mốc thời gian lưu giữ là 30 nhộng

Số lượng nhộng ong lưu giữ ở điều kiện nhiệt độ 12,5oC, độ ẩm 75% trong tủ

định ôn với khoảng thời gian 25 và 30 ngày. Sau đó đưa ra điều kiện phòng thí

nghiệm, nhộng ong không còn khả năng vũ hóa trưởng thành.

Tỷ lệ vũ hóa của ong ký sinh A. calandrae sau một thời gian lưu giữ ở nhiệt

độ 12,5oC, độ ẩm 75% và đưa ra theo dõi tiếp ở điều kiện phòng thí nghiệm cho

thấy, tỷ lệ vũ hóa có xu hướng tỷ lệ nghịch với độ dài của thời gian lưu giữ nhộng.

Thời gian lưu giữ ngắn (5 ngày) có tỷ lệ vũ hóa cao (83,33%), thời gian lưu giữ dài

(20 ngày) có tỷ lệ vũ hóa thấp (13,33%). Như vậy thời gian lưu giữ nhộng trong

điều kiện (nhiệt độ 12,5oC, độ ẩm 75%) có ảnh hưởng đến tỷ lệ vũ hóa của ong ký

sinh A. calandrae.

3.2.4.2. Ảnh hưởng của vật chủ và thức ăn bổ sung đến tuổi thọ, thời gian và nhịp điệu

đẻ trứng của ong ký sinh A. calandrae

Tuổi thọ của ong ở điều kiện không có vật chủ và có thức ăn bổ sung

Thức ăn bổ sung là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ của ong ký sinh A.

calandrae. Thực nghiệm với 5 công thức thức ăn bổ sung và 1 công thức cho ăn nước

cất (đối chứng). Kết quả đánh giá tuổi thọ của ong cái và ong đực được ghi nhận ở

bảng 3.14.

Số liệu bảng 3.14 cho thấy, thức ăn bổ sung là dung dịch mật ong có ảnh

hưởng rõ rệt đến tuổi thọ của ong ký sinh A. calandrae. Trong điều kiện chỉ cho ăn

nước cất, trưởng thành ong cái trung bình sống được 10,73 ± 1,72 ngày và trưởng

thành ong đực chỉ sống được 10,52 ± 1,98 ngày. Trong khi, tuổi thọ của ong ký sinh

A. calandrae được ăn dung dịch mật ong (10% - 50%) dài hơn. Trong 5 mức dung

dịch mật ong từ 10% đến 50%, dung dịch mật ong 30% cho tuổi thọ ong dài nhất,

Page 117: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

103

ong cái sống trung bình 25,27 ± 2,13 ngày, ong đực sống trung bình 24,14 ± 1,10

ngày. Tiếp đến là thức ăn bổ sung dung dịch mật ong 20% cho tuổi thọ trung bình

của ong cái là 21,63 ± 2,30 ngày và tuổi thọ trung bình của ong đực 20,02 ± 1,71

ngày. Sau đó tuổi thọ của ong ký sinh giảm dần ở các mức thức ăn bổ sung với

dung dịch mật ong 40%, 50% và thấp nhất là dung dịch mật ong 10%, tuổi thọ trung

bình của ong cái chỉ đạt 16,57 ± 1,43 ngày và ong đực chỉ có 14,22 ± 2,09 ngày.

Tuổi thọ của ong cái đều dài hơn so với tuổi thọ của ong đực trong thức ăn bổ sung

với dung dịch mật ong ở tất cả các mức từ 10% đến 50%.

Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung đến tuổi thọ ong ký sinh A.

calandrae

Thức ăn bổ sung

Giới tính

(cái, đực)

n = 30

Thời gian sống

trung bình của 1

ong (ngày)

Phạm vi

biến động

(ngày)

Nước cất ♀ 10,73 ± 1,72 8 -14

♂ 8,43 ± 1,98 6 -11

Dung dịch mật ong 10% ♀ 16,57 ± 1,43 10 -24

♂ 14,22 ± 2,09 7 -21

Dung dịch mật ong 20% ♀ 21,63 ± 2,30 10 -29

♂ 20,02 ± 1,71 9 -27

Dung dịch mật ong 30% ♀ 25,27 ± 2,13 19 -31

♂ 24,14 ± 1,10 18 -29

Dung dịch mật ong 40% ♀ 18,80 ± 1,82 9 -28

♂ 17,06 ± 1,43 7 -27

Dung dịch mật ong 50% ♀ 18,57 ± 2,19 9 -27

♂ 16,36 ± 1,71 7 -26

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, với thức ăn bổ sung là mật ong đã làm

tăng tuổi thọ của ong ký sinh A. calandrae. Điều này cũng phù hợp với báo cáo của

Ahmed (1996), thấy rằng ong ký sinh A. calandrae khi cho ăn thức ăn bổ sung là mật

ong, ong cái sống được 32,6 ngày và ong đực sống được 25,5 ngày ở nhiệt độ 26oC

[37]. Schmale et al. (2001) cũng có nhận xét tương tự, khi nghiên cứu tuổi thọ của ong

ký sinh A. calandrae với thức ăn bổ sung là nước đường, mật ong và không thức ăn bổ

sung ở nhiệt độ 20 - 25oC độ ẩm 70%. Kết quả thấy rằng, đối với công thức nuôi có

cho ăn mật ong, ong cái sống trung bình 49,8 ngày, trong khi ở hai trường hợp cho ăn

nước đường và không thức ăn bổ sung trung bình ong chỉ sống được 10,4 ngày [95].

Page 118: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

104

Các dẫn liệu về thời gian sống của trưởng thành ong ký sinh A. calandrae ở

các nghiên cứu không giống nhau, có thể do điều kiện nuôi khác nhau bởi nhiều yếu

tố, nhưng đều thừa nhận rằng, thức ăn bổ sung có ảnh hưởng rõ rệt đến tuổi thọ của

ong trưởng thành, với thức ăn thích hợp sẽ giúp trưởng thành kéo dài tuổi thọ. Điều

này rất có ý nghĩa trong nhân nuôi ong để sử dụng vào biện pháp phòng trừ sinh học.

Tuổi thọ của ong ký sinh A. calandrae ở điều kiện có vật chủ và dung dịch

mật ong 30%

Trong thực nghiệm, để nghiên cứu đặc điểm sinh học của ong ký sinh trên

sâu non mọt thuốc lá (L. serricorne), quá trình nuôi cho ong sử dụng thức ăn bổ

sung là dung dịch mật ong 30%, nuôi theo dõi 15 cá thể ong cái và 15 cá thể ong

đực. Số liệu thực nghiệm thấy rằng, ong ký sinh A. calandrae sử dụng thức ăn bổ

sung là dung dịch mật ong 30% trong điều kiện có vật chủ là sâu non mọt thuốc lá,

ong cái sống trung bình được 27,13 ± 2,45 ngày, phạm vi biến động từ 23 đến 32

ngày; ong đực sống trung bình được 24,20 ± 2,38 ngày, phạm vi biến động từ 20

đến 29 ngày.

Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến tuổi thọ và thời gian đẻ trứng của ong cái

A. calandrae

Kết quả thực nghiệm cho thấy, khi nuôi ong trưởng thành có ghép đôi

(1♀:1♂) trong trường hợp cho ăn nước cất thì thời gian sống (tuổi thọ) của ong cái

trung bình là 16,10 ± 1,52 ngày. Trong trường hợp này thực chất thời gian sống

tương đương với thời gian đẻ trứng của ong cái. Vì trong quá trình theo dõi cho

thấy, ong cái thường chết sau vài giờ hoặc nhiều nhất là 1 ngày sau khi kết thúc thời

kỳ đẻ trứng. Hay nói cách khác, thời kỳ đẻ trứng chính là tuổi thọ của ong cái trong

trường hợp cho ăn bằng nước cất (Bảng 3.15). Điều này cũng phù hợp với nhận xét

của Vũ Quang Côn và cs. (2011), cho rằng thời gian sống của ong trưởng thành

Eupletrus xanthocephalus tương đương với thời gian đẻ trứng [96].

Khi tiến hành nuôi với thức ăn bổ sung là dung dịch mật ong 30%, thời gian

sống của ong cái dài gần gấp đôi so với cho ăn nước cất với trung bình là 27,07 ±

2,89 ngày và thường chết 3 đến 4 ngày sau khi ngừng đẻ trứng (Bảng 3.15).

Page 119: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

105

Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung đến tuổi thọ và thời gian đẻ trứng

của ong cái A. calandrae

Thức ăn bổ sung Thời gian đẻ trứng (ngày),

( X ± SD)

Tuổi thọ (ngày),

( X ± SD)

Nƣớc cất 15,50 ± 1,43 16,10 ± 1,52

Dung dịch mật ong 30% 24,33 ± 2,87 27,07 ± 2,89

Nghiên cứu trước đây của Ahmed (1996) khi nuôi ong ký sinh A. calandrae

bằng dung dịch mật ong thì tuổi thọ của ong cái trung bình là 32,6 ngày [37].

Schmale et al. (2001) cho rằng, tuổi thọ của ong ký sinh A. calandrae cao gấp 2 đến 3

lần khi nuôi có cho ăn dung dịch mật ong so với nuôi không cho thức ăn bổ sung

[95]. Kết quả này cho thấy, khi nuôi có thức ăn dung dịch mật ong thì tuổi thọ của

ong cái cao hơn kết quả của chúng tôi. Điều này có thể do điều kiện nuôi khác nhau

và khác về loài sâu non vật chủ.

Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến nhịp điệu đẻ trứng của ong ký sinh A.

calandrae

Tổng số trứng đẻ của một ong cái trong trường hợp nuôi cho ăn nước cất ít

hơn, trung bình đạt 62,9 ± 2,08 quả trứng so với nuôi cho ăn dung dịch mật ong

30%, ong cái đẻ trung bình là 71,13 ± 4,24 quả trứng (sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê với p < 0,05).

Hình 3.36. Ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung đến nhịp điệu đẻ trứng

của ong cái A. calandrae

0

2

4

6

8

10

12

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31Tỷ l

ệ (%

) số

trứ

ng đ

ẻ/n

gày/o

ng c

ái

Ngày tuổi của ong cái

Nuôi bằng nước cất

Nuôi bằng dd mật ong

Page 120: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

106

Thời gian đẻ trứng trong hai trường hợp nuôi là khác nhau và số trứng đẻ

trung bình/ngày/ong cái cũng khác nhau (Hình 3.36). Ở trường hợp nuôi cho ăn

nước cất, trung bình một ong cái đẻ 3,94 trứng/ngày cao hơn đáng kể so với trường

hợp nuôi cho ăn dung dịch mật ong là 2,65 trứng/ngày. Ở đây, do thời gian sống

trong trường hợp nuôi cho ăn nước cất ngắn hơn so với trường hợp nuôi cho ăn

dung dịch mật ong. Mặt khác, tổng số trứng đẻ của một ong cái ở cả hai trường hợp

nuôi chênh lệch nhau không nhiều, nên có thể ong cái có cơ chế tự điều chỉnh sức

đẻ trứng cho phù hợp với số trứng có thể đẻ được. Điều này cho thấy, số lượng

trứng đẻ trong đời một ong cái không ổn định, phụ thuộc vào nguồn thức ăn bổ sung

trong quá trình sống. Như vậy, sự khác nhau của thức ăn bổ sung có ảnh hưởng rõ

rệt đến tuổi thọ cũng như số lượng trứng được đẻ trong đời của một ong cái và số

lượng trứng đẻ trung bình/ngày (nhịp điệu đẻ trứng). Tuy nhiên, số trứng đẻ nhiều

nhất ở trường hợp nuôi cho ăn bằng nước cất trung bình là 7,1 trứng (chiếm

11,29%) vào ngày thứ 7 lại tương đương với trường hợp nuôi có dung dịch mật ong,

trung bình 7,4 trứng (chiếm 10,25%) vào ngày thứ 9 của thời gian đẻ trứng (Hình

3.26). Số trứng ong cái đẻ trung bình mỗi ngày trong hai trường hợp nuôi nói trên

tương tự với kết quả của Schmale et al. (2001) [95]. Các tác giả cho rằng tỷ lệ sản

sinh trung bình của ong cái A. calandrae hàng ngày giảm từ 0,9% (nuôi không có

thức ăn bổ sung) xuống 0,5% (nuôi có nước đường) và 0,4% (nuôi có mật ong).

Nhóm tác giả cũng cho rằng ong cái sản sinh thế hệ con ở đời thứ nhất cao hơn

đáng kể khi nuôi có cho ăn mật ong so với nuôi không cho thức ăn bổ sung.

3.2.4.3. Ảnh hưởng của mật độ vật chủ đến sức đẻ trứng của ong cái A. calandrae

Kết quả thực nghiệm nuôi ong với số lượng sâu non vật chủ ở các mật độ khác

nhau là 20, 25 và 30 sâu non mọt thuốc lá tuổi 3 và tuổi 4 trong mỗi hộp nuôi. Ghi nhận số

lượng sâu non bị ký sinh và số trứng ký sinh trên mỗi vật chủ được trình bày ở bảng 3.16.

Page 121: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

107

Bảng 3.16. Tƣơng quan giữa mật độ sâu non vật chủ mọt thuốc lá với số vật chủ

bị ký sinh, số trứng ký sinh/vật chủ

TT Mật độ sâu non

(cá thể)/hộp

Số lƣợng sâu non bị

ký sinh trung bình

(cá thể)/ngày

Số trứng

trung bình

(quả)/vật chủ/ngày

1 20 3,87 2,67

2 25 2,64 1,53

3 30 2,51 1,08

Ghi chú: Các cặp ong được nuôi trong điều kiện nhiệt độ 30oC, độ ẩm 75% và chỉ

cho ăn nước cất.

Số liệu thí nghiệm (Bảng 3.16) cho thấy, sự tăng mật độ sâu non mọt thuốc lá

kéo theo sự thay đổi hoạt động ký sinh của ong cái. Mật độ thả vật chủ sâu non càng

cao thì số sâu non vật chủ bị ký sinh/ngày càng giảm, đồng thời số trứng ký sinh/vật

chủ/ngày cũng giảm. Thực nghiệm cũng đã cho thấy, tập tính đẻ trứng ký sinh của ong

ký sinh A. calandrae chủ yếu đẻ 1 trứng/1 vật chủ. Những sâu non có nhiều hơn 1

trứng/1 vật chủ thì thường cuối cùng trứng nở cũng chỉ 1 ấu trùng tồn tại và phát triển

hoàn thành vòng đời. Do vậy, dựa vào kết quả bảng 3.14 nói trên, có thể nói số lượng

sâu non mọt thuốc lá phù hợp nuôi 1 cặp ong là khoảng 25 - 30 sâu non vật chủ. Mặt

khác, kết quả nghiên cứu nhịp điệu đẻ trứng của ong cái cũng đã cho thấy, vào khoảng

những ngày giữa chu kỳ sống, ong cái có thể đẻ nhiều nhất là 12 quả trứng/ngày (trung

bình 7,4 quả trứng/ngày). Hơn nữa, gắn với tập tính đẻ trứng ký sinh của ong ký sinh A.

calandrae thì số lượng trứng ký sinh trên 1 sâu non vật chủ càng ít thì hiệu quả trứng

nở thành ấu trùng và ấu trùng hoàn thành vòng đời càng cao. Nếu số lượng sâu non vật

chủ bị hạn chế thì mỗi ngày ong cái có thể phải đẻ nhiều hơn 1 trứng trên 1 vật chủ,

điều đó có nghĩa đời con sinh ra bị hạn chế do không đủ nguồn dinh dưỡng chúng sẽ tự

tiêu diệt lẫn nhau để tồn tại. Trong khi số trứng mà một ong cái mẹ có thể đẻ trong suốt

thời gian sống là có giới hạn (trung bình 71,13 quả).

Kết quả nói trên tương đồng với ghi nhận của Zilch et al. (2017) khi đánh giá

ảnh hưởng của mật độ vật chủ mọt thuốc lá trên các loại thức ăn khác nhau đến sự phát

triển của ong ký sinh A. calandrae. Nhóm tác giả tiến hành thí nghiệm bố trí các mật

độ vật chủ mọt thuốc lá gồm 10, 20, 50 và 100 sâu non trên các loại thức ăn khác

nhau gồm bột mì, hỗn hợp bột mì và men bia, hỗn hợp bột mì và thuốc lá khô ở điều

kiện nhiệt độ 28 ± 2˚C, độ ẩm 60 ± 10%. Kết quả cho thấy ở mật độ thả 50 sâu non

vật chủ tỷ lệ ong ký sinh xuất hiện là cao nhất (96,34%) còn ở mật độ 100 sâu non

Page 122: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

108

tỷ lệ này là 92,91% trong khi ở mật độ thả 10 và 20 sâu non tỷ lệ ong ký sinh xuất

hiện dao động từ 20% - 73% tùy vào loại thức ăn [53].

Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.16) cũng phù hợp với đánh giá của Mbata et al.

(2005) khi tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ vật chủ mọt đậu đỏ (C.

maculatus) gây hại hạt đậu đũa lên sự phát triển của ong ký sinh P. cerealellae. Nhóm

tác giả tiến hành thả ong ký sinh lên vật chủ mọt đậu đỏ ở giai đoạn sâu non tuổi 4 với

các mật độ vật chủ là 3, 5, 6, 9, 10, 15, 25 và 50 cá thể sâu non. Kết quả cho thấy ong

ký sinh P. cerealellae xuất hiện nhiều nhất ở mật độ 25 vật chủ sâu non [97].

Điều này có thể giải thích rằng loài ong ký sinh A. calandrae cũng như P.

cerealellae mật độ vật chủ phù hợp cho sự phát triển của chúng là từ 25 cá thể sâu non

trở lên. Tuy nhiên tỷ lệ xuất hiện ong ký sinh trong việc khống chế quần thể mọt gây

hại cao hay thấp có thể còn liên quan đến nguồn thức ăn của vật chủ.

3.2.4.4. Ảnh hưởng của mật độ thả ong đến tỷ lệ giới tính đời con của chúng trên vật

chủ mọt ngô và mọt thuốc lá

Thí nghiệm được tiến hành kết hợp với việc theo dõi khả năng khống chế mọt

ngô trên hạt đậu trắng và mọt thuốc lá trên thức ăn nuôi cá của ong ký sinh A.

calandrae trong phòng thí nghiệm. Các công thức được bố trí thả mật độ ong ký sinh

lần lượt là 0 cặp, 2 cặp, 4 cặp, 6 cặp, 8 cặp và 10 cặp ong (nhiệt độ 28,8 ± 1,4˚C, độ

ẩm 78,1 ± 1,6%, chu kỳ chiếu sáng tự nhiên). Mỗi công thức chứa hạt đậu trắng và

hạt thức ăn nuôi cá lần lượt đã được thả mọt ngô sau 21 ngày và mọt thuốc lá sau 25

ngày. Quá trình theo dõi sau 6 tháng đối với vật chủ mọt ngô và sau 3 tháng đối với vật

chủ mọt thuốc lá. Vào cuối mỗi tháng kiểm tra sự xuất hiện trưởng thành ong ký sinh

và đếm số ong cái, ong đực để xác định tỷ lệ giới tính ở mỗi công thức nuôi.

Kết quả cho thấy, trong cả hai trường hợp nuôi theo dõi sự khống chế mọt ngô

và mọt thuốc lá của ong ký sinh A. calandrae, mật độ ký sinh trên mỗi hộp nuôi ảnh

hưởng đáng kể đến tương quan giới tính ở thế hệ con của ong ký sinh (Bảng 3.17,

3.18). Tương quan giới tính (cái:đực) ở thế hệ con của ong ký sinh nhìn chung giảm

với sự gia tăng mật độ thả ong và cũng giảm dần theo thời gian thí nghiệm. Vào cuối

tháng thứ 1, ở công thức thả mật độ 2 cặp ong trên mỗi hộp nuôi, tỷ lệ giới tính của số

ong xuất hiện là 1,92 (tương đương tỷ lệ 2 cái : 1 đực); còn ở công thức thả 10 cặp ong

tỷ lệ này giảm xuống còn 0,64 (tương đương tỷ lệ 0,64 cái : 1 đực) (Bảng 3.17, 3.18).

Vào tháng cuối cùng của đợt thí nghiệm, tỷ lệ giới tính của số ong xuất hiện ở công

Page 123: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

109

thức thả 2 cặp ong là 1,25 (tương đương 1,25 cái : 1 đực); đối với công thức thả 10 cặp

ong, tỷ lệ này là 0,72 (tương đương 0,72 cái : 1 đực), ở đây tỷ lệ có tăng lên so với cuối

tháng thứ nhất nhưng không đáng kể.

Page 124: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

110

Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của mật độ thả ong ký sinh A. calandrae đến tƣơng quan giới tính (cái:đực) ở thế hệ con của chúng trên vật

chủ mọt ngô

Số cặp ong

ký sinh/ hộp

Tỷ lệ giới tính ong ký sinh của thế hệ con ở cuối mỗi tháng trên vật chủ mọt ngô

sau khi thả ong ký sinh (cái:đực), X ± SD

Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Tháng thứ 4 Tháng thứ 5 Tháng thứ 6

2 1,92 ± 0,15d

1,43 ± 0,12e

1,27 ± 0,13d

1,18 ± 0,08d

1,33 ± 0,14e

1,25 ± 0,14d

4 1,45 ± 0,09c

1,19 ± 0,14d

1,23 ± 0,09d

1,04 ± 0,09c

1,15 ± 0,12d

1,11 ± 0,12c

6 1,18 ± 0,13b

1,05 ± 0,11c

1,03 ± 0,07c

0,96 ± 0,12a

1,05 ± 0,11c

1,23 ± 0,14d

8 1,21 ± 0,09b

0,91 ± 0,11b

0,81 ± 0,05a

0,98 ± 0,06ab

0,88 ± 0,08b

0,85 ± 0,08b

10 0,64 ± 0,07a

0,64 ± 0,07a

0,91 ± 0,09b

0,92 ± 0,05a

0,68 ± 0,07a

0,72 ± 0,07a

Ghi chú: Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 28,8 ± 1,4oC, độ ẩm 78,1 ± 1,6%.

Trong cùng 1 cột, các giá trị có cùng chữ cái thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (sử dụng Duncan Test).

Page 125: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

111

Tương tự, đối với thí nghiệm trên vật chủ mọt thuốc lá (L. serricorne). Ở công

thức thả mật độ 2 cặp ong trên mỗi hộp nuôi, vào cuối tháng thứ nhất, số ong xuất

hiện với tỷ số giới tính được kiểm tra là 2,1 (tương đương tỷ lệ 2 cái : 1 đực); còn ở

công thức thả 10 cặp ong, tỷ số này là 0,92 (tương đương tỷ lệ gần 1 cái : 1 đực). Vào

cuối tháng thứ 3, tỷ số giới tính của ong xuất hiện ở công thức thả 2 cặp ong là 1,22,

còn công thức thả 10 cặp ong, tỷ số này giảm còn 0,65. Điều này có nghĩa là, theo

chiều tăng của mật độ thả các cặp ong và theo thời gian theo dõi thí nghiệm, số lượng

con cái ở thế hệ con của ong ký sinh giảm dần so với số lượng ong đực.

Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của mật độ thả ong ký sinh A. calandrae đến tƣơng quan

giới tính (cái:đực) ở thế hệ con của chúng trên vật chủ mọt thuốc lá

Số cặp ong

ký sinh/ hộp

Tỷ lệ giới tính ong ký sinh của thế hệ con ở cuối mỗi tháng

trên vật chủ mọt thuốc lá sau khi thả ong ký sinh

(cái:đực), X ± SD

Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3

2 2,10 ± 0,17e

1,72 ± 0,12e

1,22 ± 0,12d

4 1,83 ± 0,20d

1,43 ± 0,07d

1,12 ± 0,09c

6 1,46 ± 0,11c

1,14 ± 0,10b

1,25 ± 0,10d

8 1,12 ± 0,09b

1,23 ± 0,11c

0,91 ± 0,06b

10 0,92 ± 0,09a

0,93 ± 0,07a

0,65 ± 0,05a

Ghi chú: Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 28,8 ±

1,4oC, độ ẩm 78,1 ± 1,6%. Trong cùng 1 cột, các giá trị có cùng chữ cái thì sự khác biệt

không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (sử dụng Duncan Test).

Việc giảm tỷ lệ ong cái ở thế hệ con sau mỗi đợt quan sát có thể do cả sự tử

vong tự nhiên trong quá trình phát triển lẫn siêu nhiên. Giải thích dựa trên hai lý do.

Thứ nhất, ong cái thường có tập tính tránh đẻ trứng trên vật chủ đã bị ký sinh trước

đó vì có thể dấu hiệu hóa học đã để lại bởi các ong cái đẻ trứng trên vật chủ đã bị ký

sinh. Thứ hai, khi mật độ ong cái cao đồng thời kéo theo số lượng vật chủ phù hợp

hạn hẹp, sự cạnh tranh vật chủ diễn ra làm cho ong cái gia tăng quá trình đẻ trứng

không được thụ tinh. Kết quả làm cho tỷ lệ cá thể đực trong quần thể tăng lên rất

cao, nên mật độ quần thể trong các thế hệ kế tiếp giảm sút. Đây là cơ chế điều chỉnh

số lượng cá thể trong quần thể, điều chỉnh tỷ lệ giới tính của ong ký sinh A.

calandrae. Hiện tượng này đặc biệt gặp nhiều ở các đại diện thuộc họ Pteromalidae

(Nguyễn Văn Đĩnh và cs., 2007) [98], trong khi ong ký sinh A. calandrae là một đại

Page 126: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

112

diện trong số đó. Hassell (1978) cũng trình bày dữ liệu từ một số nghiên cứu trong

phòng thí nghiệm cho thấy tỷ lệ giới tính giảm dần là một chức năng làm giảm mật

độ cá thể cái ký sinh trong quần thể [99].

Một ý kiến khác như Assem et al. (1984) cho rằng ong ký sinh A. calandrae

ký sinh trên vật chủ mọt Sitophilus granarius đã phân phối giới tính con cái dựa

trên kích cỡ của vật chủ đối với ba quy trình cơ bản: một số cá thể đực được sinh ra

từ một ong cái; hoặc một ong cái đẻ trứng phát triển cho ra hoàn toàn cá thể đực;

hoặc ong cái không đẻ trứng ký sinh khi chất lượng vật chủ thấp [36]. Nghiên cứu

của Ryoo và Choi (2002) thấy rằng mặc dù ong ký sinh A. calandrae ưa thích sâu

non vật chủ mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis có kích thước lớn (sâu non tuổi

3), còn tỷ lệ giới tính của ong ký sinh A. calandrae không liên quan đến mật độ của

chúng [100].

Như vậy, ảnh hưởng của ong ký sinh A. calandrae lên tỷ lệ giới tính ở giai

đoạn sinh sản vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, Choi et al. (2001) nhận thấy, tỷ lệ

giới tính ở thế hệ con của ong ký sinh A. calandrae là phụ thuộc vào kích cỡ của vật

chủ. Loài ong ký sinh này ưa thích đẻ trứng ký sinh trên các vật chủ có kích thước

cơ thể lớn nhiều hơn so với vật chủ có kích thước cơ thể nhỏ hơn [91].

Để biết được ong cái ký sinh A. calandrae điều chỉnh tỷ lệ giới tính ở thế hệ đời

con của nó người ta còn xác định bằng cách dựa vào kích cỡ của vật chủ; những trứng

nở ra ong cái thường được đẻ trên vật chủ cỡ lớn (sâu non tuổi lớn) và những trứng nở

ra ong đực được đẻ trên vật chủ nhỏ (sâu non tuổi nhỏ) (Choi et al., 2001) [91]. Dưới

điều kiện mà các vật chủ ưa thích là khan hiếm, ong ký sinh A. calandrae không có lựa

chọn nào cho việc ký sinh, khi đó chúng sẽ đẻ trứng trên các vật chủ sâu non tuổi nhỏ

mà chúng không ưa thích. Do đó, tỷ số giới tính ở đời con giảm ở mật độ ký sinh tăng

lên có thể là do thiếu vật chủ lưu trữ hơn là do mật độ ký sinh cao.

Thí nghiệm dài hạn này cũng chỉ ra rằng, ong ký sinh A. calandrae có thể

được sử dụng như là một tác nhân kiểm soát đối với mọt ngô và mọt thuốc lá. Số

lượng ong ký sinh được thả lúc bắt đầu thử nghiệm là một yếu tố quan trọng để giữ

cho quần thể mọt được khống chế ở ngưỡng cho phép và đưa đến sự thành công

trong việc thiết kế thả ong.

Trong thí nghiệm, tỷ lệ ký sinh và vật chủ thích hợp cũng rất quan trọng đối

với việc khống chế sâu mọt. Trong khoảng một thời gian ngắn, hiệu quả của việc

Page 127: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

113

thả ong ký sinh sẽ thấp nếu số ong được thả là quá cao. Nguyên nhân là do hiện

tượng bội ký sinh có thể xảy ra dẫn đến sự suy giảm số lượng ong ký sinh A.

calandrae xuất hiện ở thế hệ sau. Kết quả là, ong ký sinh ở thế hệ con sẽ biến mất

trước khi sâu mọt bị tiêu diệt. Ngoài mật độ thả ong ký sinh, yếu tố bên ngoài như

nhiệt độ cũng quan trọng đối với sự phát triển của quần thể mọt. Flinn (1998)

nghiên cứu tính hiệu quả của ong ký sinh Chetospila elegans (Westwood) để kiểm

soát mọt đục hạt Rhyzopertha dominica trên hạt lúa mì ở 25 và 32°C. Ông thấy

rằng, tỷ lệ giảm mật độ R. dominica bởi ong C. elegans tại 25°C lớn hơn ở 32°C. Ở

nhiệt độ ấm hơn, mọt đẻ nhiều trứng và phát triển nhanh hơn ở nhiệt độ thấp hơn.

Vì vậy, ong C. elegan gây nhiễm bắt đầu được giới thiệu cho thử nghiệm để có hiệu

quả ngăn chặn quần thể sâu mọt đục hạt [101].

Tuy nhiên, ảnh hưởng tiềm tàng của ong ký sinh trên quần thể vật chủ của nó

còn dựa vào các yếu tố khác như tuổi thọ của ký sinh, sức đẻ trứng và khả năng tìm

kiếm vật chủ. Phần lớn các loài ký sinh trưởng thành cần bổ sung thức ăn, như mật

hoa hoặc mật ong, đây như là nguồn năng lượng chính của chúng (Wacker, 2001)

[102]. Việc cho ăn đường có thể làm tăng tuổi thọ của ong ký sinh (Wacker, 2001)

[102] cũng như tăng khả năng đẻ trứng của chúng (Olson và Andrew, 1998 [103];

Schmale et al., 2001 [95]; Wacker, 2001[102]). Thêm vào đó, ong ký sinh được ăn

thêm chúng sẽ tập trung nhiều hơn vào việc tìm kiếm các vật chủ của chúng. Một

trong những loại thức ăn bổ sung nói trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng vật

chủ mà ong ký sinh có thể tấn công. Do đó, khả năng tiếp cận nguồn thức ăn bổ

sung có thể là một yếu tố quan trọng trong việc tăng trưởng quần thể của hệ thống

ký sinh và vật chủ. Wacker (2001) cũng cho rằng, trong trường hợp không bổ sung

thức ăn thêm, ong ký sinh A. calandrae sẽ trở nên yếu trong mối quan hệ ký sinh và

vật chủ. Việc cung cấp thức ăn bổ sung như mật ong sẽ làm tăng đáng kể về hiệu

quả ký sinh. Sự kéo dài tuổi thọ có thể làm tăng khoảng thời gian tìm kiếm các lỗ

hổng trên hạt đậu đũa khi đó ấu trùng mọt C. chinensis sẽ bị tấn công bởi ong ký

sinh. Mặt khác, thông qua sự kéo dài thời gian này, ong ký sinh A. calandrae sống

lâu hơn để có thể gặp các ấu trùng lớn tuổi hơn được ưu tiên cho việc đẻ trứng sản

sinh con cái [102].

Page 128: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

114

3.3. Khả năng khống chế sâu mọt của ong ký sinh A. calandrae trong phòng thí

nghiệm

3.3.1. Khả năng khống chế mọt ngô (S. zeamais) trên hạt đậu trắng của ong ký

sinh A. calandrae

3.3.1.1. Sự xuất hiện mọt ngô trưởng thành theo thời gian sau khi thả ong ký sinh ở

các mật độ khác nhau

Kết quả thử nghiệm thả các mật độ ong là 0 cặp, 2 cặp, 4 cặp, 6 cặp, 8 cặp và

10 cặp trên mỗi hộp nuôi chứa hạt đậu trắng có nhiễm mọt ngô sau 21 ngày. Quá

trình được theo dõi trong phòng thí nghiệm sau 6 tháng. Vào cuối mỗi tháng kiểm

tra sự xuất hiện mọt trưởng thành ở mỗi hộp nuôi.

Kết quả trình bày ở bảng 3.19 cho thấy, số lượng mọt ngô trưởng thành trung

bình xuất hiện trong các hộp nuôi không thả ong ký sinh (đối chứng) từ tháng thứ nhất

tới tháng thứ 6 lần lượt là 302,8 ± 27,4; 568,9 ± 70,4; 694,7 ± 49,9; 757,4 ± 19,8; 863,8 ±

86,7 và 1293,8 ± 72,8 con/hộp. Như vậy, ở công thức không thả ong ký sinh (đối

chứng) mật độ quần thể mọt ngô tăng dần, tháng thứ 2 so với tháng thứ nhất (sau 1

tháng) là 568,9 cá thể/hộp so với 302,8 cá thể/hộp (tăng 266,1 cá thể) và sau 6 tháng

mật độ quần thể mọt ngô đã tăng lên 1293,8 cá thể (tăng 991 cá thể) so với cuối

tháng thứ nhất.

Page 129: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

115

Bảng 3.19. Số lƣợng mọt ngô xuất hiện theo thời gian thí nghiệm sau khi thả ong ký sinh A. calandrae

Số cặp ong

ký sinh/ hộp

Số lượng mọt ngô xuất hiện ở cuối mỗi tháng sau khi thả ong ký sinh (con), X ± SD

Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Tháng thứ 4 Tháng thứ 5 Tháng thứ 6

0 302,8 ± 27,4f

568,9 ± 70,4f

694,7 ± 49,9f

757,4 ± 19,8f

863,8 ± 86,7f

1293,8 ± 72,8f

2 199,2 ± 36,8e

411,3 ± 64,7c

518,3 ± 55,8d

546,3 ± 17,4e

578,0 ± 19,4d

600,8 ± 3,1d

4 175,5 ± 17,3d

365,6 ± 12,4b

349,3 ± 11,4c

417,3 ± 43,8d

395,2 ± 3,7c

422,3 ± 8,1c

6 160,2 ± 11,9c

354,9 ± 13,3b

333,3 ± 14,3bc

387,5 ± 34,8c

381,5 ± 2,7bc

387,0 ± 12,3b

8 125,3 ± 11,7b

158,0 ± 6,3a

312,8 ± 17,3b

350,0 ± 18,3b

354,2 ± 3,5b

370,8 ± 10,1b

10 106,0 ± 12,3a

140,0 ± 8,4a

269,8 ± 8,2a

281,3 ± 36,1a

276,3 ± 21,2a

297,8 ± 17,2a

Ghi chú: Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 28,8 ± 1,4oC, độ ẩm 78,1 ± 1,6%.

Trong cùng 1 cột, các giá trị có cùng chữ cái thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (sử dụng Duncan Test).

Page 130: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

116

Ảnh hưởng của mật độ ong ký sinh đối với tỷ lệ % xuất hiện của mọt ngô vào

cuối mỗi tháng được trình bày ở bảng 3.20. Ở công thức thả 2 cặp ong trên mỗi hộp

nuôi, tỷ lệ mọt ngô xuất hiện đã tăng lên vào cuối tháng thứ 2 (từ 65,4% tăng lên

77,7%). Vào cuối tháng thứ 3 tỷ lệ này lại giảm sau đó tăng lên ở cuối tháng thứ 4 và

giảm dần ở cuối tháng thứ 5 và 6 (74,7% vào cuối tháng thứ 3 và 46,6% ở cuối tháng

thứ 6). Xu hướng biến động tương tự được quan sát thấy ở công thức thả 4 và 6 cặp

ong trên mỗi hộp. Ở công thức thả 8 và 10 cặp ong, tỷ lệ xuất hiện mọt ngô giảm vào

cuối tháng thứ 2 (từ 41,5% xuống 28,2% ở công thức thả 8 cặp ong và từ 35,1%

xuống còn 24,8% ở công thức thả 10 cặp ong), sau đó tăng lên ở cuối tháng thứ 3

(45,2% ở công thức thả 8 cặp ong; 39,0% ở nghệm thức thả 10 cặp ong). Tỷ lệ này

sau đó giảm dần vào cuối tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 sau khi thả phóng thích ong ký

sinh vào cuối mỗi tháng ở công thức thả 8 và 10 cặp ong còn lần lượt tương ứng

28,7% và 23,1% (Bảng 3.20).

Page 131: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

117

Bảng 3.20. Tỷ lệ mọt ngô trƣởng thành xuất hiện theo thời gian sau khi thả ong ký sinh A. calandrae

Số cặp ong

ký sinh/ hộp Tỷ lệ mọt ngô xuất hiện ở cuối mỗi tháng sau khi thả ong ký sinh (%) X ± SD

Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Tháng thứ 4 Tháng thứ 5 Tháng thứ 6

2 65,4 ± 7,6e

77,7 ± 8,6c

74,7 ± 8,0d

72,2 ± 3,8e

67,4 ± 5,1d

46,6 ± 2,9d

4 58,0 ± 3,4d

65,3 ± 9,4b

50,5 ± 3,6c

55,2 ± 6,5d

46,2 ± 4,6c

32,8 ± 2,3c

6 53,1 ± 3,4c

63,5 ± 9,7b

48,2 ± 3,2bc

51,3 ± 5,5c

44,6 ± 4,6bc

30,0 ± 2,1b

8 41,5 ± 2,9b

28,2 ± 4,0a

45,2 ± 3,3b

46,2 ± 2,7b

41,4 ± 4,1b

28,7 ± 1,7b

10 35,1 ± 4,4a

24,8 ± 2,1a

39,0 ± 2,9a

37,1 ± 4,4a

32,2 ± 2,7a

23,1 ± 2,0a

Ghi chú: Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 28,8 ± 1,4oC, độ ẩm 78,1 ± 1,6%.

Trong cùng 1 cột, các giá trị có cùng chữ cái thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (sử dụng Duncan Test).

Page 132: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

118

Cuối tháng thứ 1 sau khi thả ong ký sinh, số lượng và tỷ lệ xuất hiện mọt ngô

giảm khi mật độ thả ong ký sinh tăng lên. Trong tháng thử nghiệm cuối cùng, tháng

thứ 6 sau khi thả phóng thích ong ký sinh, tỷ lệ mọt ngô xuất hiện là 23,1 ± 2,0%

(công thức thả 10 cặp ong). Kết quả này cho thấy ong ký sinh A. calandrae đã

khống chế tương đương 77% mọt ngô ở mật độ thả 10 cặp ong trên mỗi hộp nuôi.

Tỷ lệ mọt ngô xuất hiện ở mật độ thả 8 và 6 cặp ong trên mỗi hộp lần lượt tương

ứng là 28,7 ± 1,7% và 30,0 ± 2,1%. Do đó, vật chủ sâu non của quần thể mọt ngô đã

bị khống chế gần 70%. Ở mật độ thả 4 cặp ong ký sinh trên mỗi hộp, tỷ lệ xuất hiện

mọt ngô là 32,8 ± 2,3% tương ứng với tỷ lệ mọt ngô bị khống chế hơn 67%; ở mật

độ thả ít nhất là 2 cặp ong thì tỷ lệ khống chế mọt của ong gần 54% và tỷ lệ xuất

hiện mọt ngô là 46,6 ± 2,9%.

So với kết quả của Chaisaeng (2007) khi nuôi kiểm soát của ong ký sinh A.

calandrae đối với mọt ngô trên hạt gạo xay thì kết quả của chúng tôi thấp hơn. Theo

tác giả, ở mật độ 10 cặp ong trên mỗi chai nuôi, ong ký sinh A. calandrae khống

chế gần 80% quần thể mọt ngô sau 6 tháng bảo quản [28], trong khi kết quả trong

thí nghiệm này với cùng thời gian ong ký sinh A. calandrae đã khống chế được

77% quần thể mọt ngô trên hạt đậu trắng. Sự khác biệt này có thể do điều kiện nuôi

khác nhau và khác về loại nông sản thí nghiệm.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ thả ong ký sinh đối với tỷ lệ xuất hiện ong ký sinh

trên vật chủ mọt ngô

Tỷ lệ xuất hiện ong ký sinh khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 6 tháng theo dõi

(Bảng 3.21). Vào cuối tháng thứ nhất sau khi thả ong, tỷ lệ xuất hiện ong ký sinh tăng

lên cùng với sự tăng mật độ thả ong. Ở cuối tháng thứ 2 sau khi thả phóng thích ong ký

sinh, tỷ lệ xuất hiện của ong có xu hướng tăng từ công thức thả 2 đến 8 cặp ong trên

mỗi hộp nuôi và sau đó giảm.

Vào cuối tháng thứ 3 đến cuối tháng thứ 6 sau khi thả phóng thích ong ký

sinh, tỷ lệ xuất hiện ong ký sinh có xu hướng giảm từ công thức thả 2 cặp ong

xuống công thức thả 4 cặp ong, sau đó tăng lên ở công thức thả 6 và 8 cặp ong và

giảm xuống ở công thức thả mật độ 10 cặp ong trên mỗi hộp nuôi.

Page 133: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

119

Bảng 3.21. Tỷ lệ ong ký sinh A. calandrae trƣởng thành xuất hiện trên vật chủ mọt ngô theo thời gian

Số cặp ong

ký sinh/ hộp

Tỷ lệ xuất hiện ong ký sinh A. calandrae ở cuối mỗi tháng

trên vật chủ mọt ngô sau khi thả ong (%) X ± SD

Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Tháng thứ 4 Tháng thứ 5 Tháng thứ 6

2 33,7 ± 3,7a

21,0 ± 2,1a

14,1 ± 0,9c

10,3 ± 0,7b

6,2 ± 0,5b

1,9 ± 0,2a

4 38,9 ± 3,5b

23,9 ± 1,8b

7,3 ± 0,6a

9,9 ± 0,6b

7,2 ± 0,7c

4,2 ± 0,3b

6 45,5 ± 4,7c

27,2 ± 2,5c

18,6 ± 1,9d

15,9 ± 0,9d

6,0 ± 0,5b

4,8 ± 0,3c

8 54,5 ± 4,5d

31,7 ± 2,3d

22,3 ± 1,8e

14,7 ± 1,5c

9,9 ± 0,9d

6,0 ± 0,3d

10 57,2 ± 6,1d

27,2 ± 2,0c

11,2 ± 0,9b

7,9 ± 0,5a

5,3 ± 0,5a

4,1 ± 0,2b

Ghi chú: Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 28,8 ± 1,4oC, độ ẩm 78,1 ± 1,6%.

Trong cùng 1 cột, các giá trị có cùng chữ cái thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (sử dụng Duncan Test).

Page 134: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

120

Ở mật độ thả 10 cặp ong ký sinh trên mỗi hộp nuôi được xem như là mật độ

ký sinh tốt nhất để khống chế sự tăng trưởng quần thể của mọt ngô vì số mọt ngô

xuất hiện thấp nhất là 23,1% (Bảng 3.20). Tuy nhiên, mật độ này không phải là mật

độ tốt nhất cho sự xuất hiện của ong ký sinh bởi vì tỷ lệ xuất hiện ong ký sinh ở mật

độ này thấp hơn mật độ thả 8 cặp ong ký sinh vào thời gian từ 2 đến 6 tháng sau khi

thả phóng thích ong (27,2% so với 31,7% vào cuối tháng thứ 2; 5,3% so với 9,9%

vào cuối tháng thứ 5 và 4,1% so với 6,0% ở cuối tháng thứ 6 (Bảng 3.21).

Kết quả này có thể nói lên rằng, việc suy giảm sự xuất hiện ong ký sinh ở mật

độ thả ong cao hơn có thể là do hiện tượng bội ký sinh, vì số lượng vật chủ bị khống

chế bởi ong ký sinh A. calandrae ở mật độ thả 10 cặp ong trên mỗi hộp nuôi không

giảm. Số lượng ong ký sinh xuất hiện giảm do tỷ lệ tử vong cao trong quá trình phát

triển ở giai đoạn ấu trùng thay vì sự khống chế của ong ký sinh A. calandrae. Tương

ứng với số lần xuất hiện ong ký sinh vào cuối tháng thứ 2, thứ 3 và thứ 4 sau khi thả

phóng thích ong, số ong ký sinh xuất hiện ở công thức thả 10 cặp ong trên mỗi hộp

thấp hơn đáng kể so với công thức thả 8 cặp ong. Chaisaeng (2007) cũng đã đánh giá

điều này khi nuôi theo dõi ong ký sinh A. calandrae với vật chủ mọt ngô trên thức ăn

là gạo xay ở Thái Lan [28]. Một nghiên cứu khác cũng liên quan đến mật độ ký sinh

có kết quả tương tự được đánh giá bởi Pawson et al. (1987) đối với loài ong

Musicidofurax zarapter Kogan và Legener. Ong M. zarapter là một loài ký sinh đơn

độc trên nhộng của ruồi nhà Musca domestica L.. Tác giả cũng cho rằng, sự xuất hiện

của ong M. zarapter bị suy giảm ở mật độ ký sinh cao hơn so với các mật độ khác là

do hiện tượng bội ký sinh gây ra [104].

3.3.2. Khả năng khống chế mọt thuốc lá (L. serricorne) trên thức ăn nuôi cá của

ong ký sinh A. calandrae

Đối với thử nghiệm thả ong khống chế mọt thuốc lá trên thức ăn nuôi cá

dạng viên, có thể do kết cấu hạt khác với hạt đậu trắng nên khả năng gây hại của

mọt diễn ra nhanh hơn, thời gian nuôi theo dõi chỉ sau 3 tháng sau khi thả mọt

trưởng thành vào hạt khoảng 25 ngày.

3.3.2.1. Sự xuất hiện mọt thuốc lá trưởng thành theo thời gian sau khi thả ong ký

sinh ở các mật độ khác nhau

Thực nghiệm cho thấy, trong các hộp nuôi mọt thuốc lá trên hạt thức ăn nuôi

cá, số lượng mọt trưởng thành xuất hiện sau mỗi tháng nhiều hơn so với kết quả thí

Page 135: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

121

nghiệm nuôi khống chế mọt ngô nói trên. Số lượng mọt thuốc lá xuất hiện sau mỗi

tháng thí nghiệm được ghi nhận ở bảng 3.22. Ở công thức không thả ong (đối

chứng), trung bình số lượng mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện sau tháng thứ nhất

đến cuối tháng thứ 3 lần lượt là 337,17 ± 31,48; 615,92 ± 47,57 và 1002,42 ± 93,01

con/hộp. Các công thức thả ong ký sinh còn lại, số lượng mọt trưởng thành xuất

hiện ít hơn theo thời gian và theo chiều tăng mật độ thả ong (Bảng 3.22).

Bảng 3.22. Số lƣợng mọt thuốc lá trƣởng thành xuất hiện theo thời gian sau khi

thả ong ký sinh A. calandrae

Số cặp ong ký

sinh/hộp nuôi

Số lượng mọt thuốc lá trưởng thành ở cuối mỗi tháng sau khi

thả ong ký sinh (con), X ± SD

Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3

0 337,2 ± 31,5f

615,9 ± 47,6f

1002,4 ± 93,0f

2 219,9 ± 34,2e

437,3 ± 32,8e

661,5 ± 79,2e

4 176,8 ± 22,1d

373,0 ± 23,1d

588,7 ± 24,5d

6 163,9 ± 16,4c 305,5 ± 18,9

c 476,8 ± 32,4

c

8 135,7 ± 13,9b

238,3 ± 18,6b

278,6 ± 17,5b

10 86,9 ± 7,5a

145,1 ± 7,5a

150,0 ± 8,5a

Ghi chú: Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 28,8 ±

1,4oC, độ ẩm 78,1 ± 1,6%. Trong cùng 1 cột, các giá trị có cùng chữ cái thì sự khác biệt

không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (sử dụng Duncan Test).

Khi đánh giá tỷ lệ xuất hiện mọt trưởng thành sau 3 tháng thả ong ký sinh,

kết quả được ghi nhận ở bảng 3.23.

Ở công thức thả 2 cặp ong trên mỗi hộp nuôi, tỷ lệ xuất hiện mọt thuốc lá đã

tăng lên vào cuối tháng thứ 2, từ 64,9% cuối tháng thứ nhất tăng lên 71,3% (tăng 6,4%)

sau đó giảm xuống ở cuối tháng thứ 3 (66%) tức là giảm 5,3% so với cuối tháng thứ 2.

Kết quả biến động tương tự được ghi nhận ở công thức thả 4 và 6 cặp ong trên mỗi hộp

(Bảng 3.23). Ở công thức thả 8 và 10 cặp ong, tỷ lệ xuất hiện mọt thuốc lá giảm vào

cuối tháng thứ 2 và cuối tháng thứ 3 khi kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ mọt xuất hiện cuối

tháng thứ 3 chỉ còn 28,0% ở công thức thả 8 cặp ong và 15,0% ở công thức thả 10 cặp

ong (Bảng 3.23).

Page 136: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

122

Bảng 3.23. Tỷ lệ mọt thuốc lá trƣởng thành xuất hiện theo thời gian sau khi thả

ong ký sinh A. calandrae

Số cặp ong ký

sinh/hộp nuôi

Tỷ lệ xuất hiện mọt thuốc lá trưởng thành ở cuối mỗi tháng

sau khi thả ong ký sinh (%), X ± SD

Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3

2 64,9 ± 4,9e

71,3 ± 5,9e

66,0 ± 5,1e

4 52,4 ± 3,2d

60,7 ± 4,4d

59,1 ± 4,7d

6 48,7 ± 2,9c 49,8 ± 3,5

c 47,8 ± 3,7

c

8 40,3 ± 2,5b

38,8 ± 3,7b

28,0 ± 3,3b

10 25,9 ± 2,3a

23,9 ± 2,2a

15,0 ± 1,2a

Ghi chú: Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 28,8 ±

1,4oC, độ ẩm 78,1 ± 1,6%. Trong cùng 1 cột, các giá trị có cùng chữ cái thì sự khác biệt

không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (sử dụng Duncan Test).

Tương tự với kết quả nuôi ong ký sinh A. calandrae khống chế mọt ngô trên

hạt đậu trắng, đối với mọt thuốc lá, sau 3 tháng nuôi thử nghiệm trên thức ăn của

mọt là hạt thức ăn nuôi cá, tỷ lệ xuất hiện mọt trưởng thành vào cuối mỗi tháng sau

khi thả phóng thích ong nhìn chung đều giảm theo thời gian thử nghiệm và giảm

theo chiều tăng của mật độ thả ong.

Vào cuối tháng thứ 3 là cuối cùng của quá trình thử nghiệm, ở công thức thả 2

cặp ong trên mỗi hộp nuôi, tỷ lệ mọt thuốc lá xuất hiện là 66,0 ± 5,1%, có nghĩa là

quần thể mọt bị ong ký sinh A. calandrae khống chế được gần 34%. Đối với công thức

thả 4 cặp ong, tỷ lệ mọt thuốc lá xuất hiện chiếm 59,1 ± 4,7% tương ứng quần thể mọt

bị tiêu diệt gần 41%. Ở công thức thả 6 cặp ong, quần thể mọt bị khống chế gần 53% vì

tỷ lệ xuất hiện mọt được quan sát là 47,8 ± 3,7%. Với mật độ thả ong ký sinh cao hơn

là 8 cặp trên mỗi hộp nuôi, quần thể mọt bị khống chế gần 72% tương ứng với tỷ lệ

xuất hiện mọt là 28,0 ± 3,3%. Công thức thả ong với mật độ cao nhất là 10 cặp trên

mỗi hộp nuôi sau 3 tháng, ong ký sinh A. calandrae đã khống chế được gần 85% quần

thể mọt với tỷ lệ xuất hiện mọt thấp nhất là 15,0 ± 1,2%.

Như vậy, trên hai đối tượng vật chủ là mọt ngô và mọt thuốc lá, ong ký sinh A.

calandrae được xem là có khả năng khống chế tốt quần thể mọt gây hại. Nhìn chung,

trong cả hai trường hợp nói trên, khi thả ong ở các mật độ khác nhau, theo thời gian thì

tỷ lệ xuất hiện mọt giảm dần và đồng thời giảm theo chiều tăng của mật độ thả ong là

2, 4, 6, 8 và 10 cặp trên mỗi hộp nuôi, trong đó mật độ thả 10 cặp ong có hiệu quả

Page 137: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

123

khống chế tốt nhất. Đối với mọt ngô trên hạt đậu trắng, sau 6 tháng thử nghiệm, ong ký

sinh A. calandrae đã khống chế được 77% quần thể mọt thấp hơn so với sự khống chế

mọt thuốc lá trên hạt thức ăn nuôi cá là gần 85% sau 3 tháng thử nghiệm. Sự khác nhau

về thời gian và khả năng khống chế có thể do loài vật chủ khác nhau và thử nghiệm

trên 2 loại nông sản khác nhau là hạt đậu trắng và hạt thức ăn nuôi cá.

Tóm lại, mật độ thả ong ký sinh tốt để khống chế quần thể mọt ngô và mọt

thuốc lá trong hai thí nghiệm nói trên là 10 cặp ong trên mỗi hộp nuôi. Để tối đa hóa sự

khống chế quần thể mọt, cần phải có một số lượng ong ký sinh A. calandrae đủ lớn.

Nghiên cứu khác của Lucas và Riudavest (2002) về sự ảnh hưởng của hai

loài ong A. calandrae và L. distinguendus đối với mọt gạo S. oryzae trên hạt gạo

chưa lau bóng. Kết quả ghi nhận, ở điều kiện nhiệt độ 25 ± 1oC, độ ẩm 70 ± 10%,

chu kỳ chiếu sáng L:D là 16:8 giờ hai loài ong ký sinh nói trên có khả năng khống

chế tốt mọt gây hại trên gạo chưa lau bóng. Trong đó A. calandrae khống chế được

79% và L. distinguendus đã khống chế được 98% số lượng mọt xuất hiện. Nhóm tác

giả khẳng định, việc sử dụng ong ký sinh kiểm soát mọt trên gạo trước khi lau bóng

có hiệu quả đáng kể [105].

Theo Mahal et al. (2005) khi đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ khác nhau trong

việc kiểm soát quần thể mọt đục hạt (R. dominica) trên hạt lúa mì được bảo quản

với khối lượng lớn trong phòng 46 m2, với các thử nghiệm ở 6 mật độ 5, 10, 20, 30,

40 và 50 cặp ong. Kết quả của nhóm tác giả ghi nhận rằng, ở mật độ 50 cặp ong,

ong ký sinh A. calandrae khống chế được 83% mọt đục hạt trong tháng 6 - 7 và

74% trong tháng 8 - 9. Nhóm tác giả cũng nhận xét, tỷ lệ tử vong do ký sinh gây ra

có tương quan dương với mật độ thả ong [59]. Một nghiên cứu khác của Gredilha et

al. (2006), nhóm tác đã đánh giá, có 84,6% sâu mọt thuốc lá L. serricorne trên thức

ăn vật nuôi tại cửa hàng bán lẻ ở Rio de Janeiro bị ký sinh bởi ong ký sinh A.

calandrae [60].

Đối với loài mọt đục hạt (R. dominica) và mọt gạo (S. oryzae) trên hạt lúa mì tại

Ai Cập, Hany et al. (2009) đã đưa ra kết quả rằng ong ký sinh A. calandrae đã làm

giảm quần thể mọt nói trên tương ứng lần lượt là 31,51% và 47,98% vào cuối thời gian

bảo quản là 6 tháng [63]. Nghiên cứu dài hạn của Chaisaeng (2007) cho thấy, ong ký

sinh A. calandrae đã khống chế gần 80% quần thể mọt ngô sau 6 tháng [28]. Các kết

Page 138: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

124

quả này thấp hơn kết quả của chúng tôi có thể do mật độ phóng thả ong ký sinh, điều

kiện nuôi theo dõi khác nhau cũng như khác về loài vật chủ và thức ăn của vật chủ.

Kết quả thực nghiệm của Visarathanonth et al. (2010) cho thấy, thả ong ký sinh

A. calandrae với 1.000 và 800 con vào 25 kg gạo mang lại kết quả kiểm soát tốt loài

mọt ngô và chất lượng gạo bảo quản tốt [39].

Như vậy, khi so sánh với kết quả của các tác giả, kết quả trong nghiên cứu này

cho thấy khả năng khống chế mọt gây hại của ong ký sinh A. calandrae là tương

đương và đều đạt tỷ lệ làm giảm số lượng mọt xuất hiện cao là trên 75%.

3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ thả ong ký sinh đối với tỷ lệ xuất hiện ong trưởng

thành trên vật chủ mọt thuốc lá

Thực nghiệm cho thấy, vào cuối tháng thứ 1 và tháng thứ 2, tỷ lệ xuất hiện

ong ký sinh ở các mật độ thả 2, 4, 6 và 8 cặp ong trên mỗi hộp nuôi không có sự

khác biệt đáng kể. Riêng ở mật độ thả 10 cặp ong trên mỗi hộp nuôi, tỷ lệ xuất hiện

ong ký sinh có sự khác biệt và giảm từ 65,6 ± 5,1% vào cuối tháng thứ 1 xuống 48,6

± 3,4% ở cuối tháng thứ 2, với P<0,05 (Bảng 3.24).

Bảng 3.24. Tỷ lệ ong ký sinh A. calandrae trƣởng thành xuất hiện trên vật chủ

mọt thuốc lá theo thời gian

Số cặp ong

ký sinh/hộp nuôi

Tỷ lệ xuất hiện ong ký sinh A. calandrae trưởng thành ở

cuối mỗi tháng sau khi thả ong ký sinh (%), X ± SD

Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3

2 32,5 ± 1,7a

32,2 ± 1,7a

19,6 ± 1,7c

4 41,3 ± 3,5b

40,3 ± 3,4b

15,8 ± 1,9b

6 54,8 ± 2,8c

52,3 ± 3,2d

28,6 ± 3,2d

8 63,7 ± 4,1d

60,5 ± 3,7e

35,7 ± 3,4e

10 65,6 ± 5,1d

48,6 ± 3,4c

12,7 ± 1,5a

Ghi chú: Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 28,8 ± 1,4oC, độ

ẩm 78,1 ± 1,6%. Trong cùng 1 cột, các giá trị có cùng chữ cái thì sự khác biệt không có ý

nghĩa thống kê với p < 0,05 (sử dụng Duncan Test).

Kết quả bảng 3.24 cũng cho thấy, tỷ lệ xuất hiện ong ký sinh ở tất cả các mật

độ thả các cặp ong đều giảm vào cuối tháng thứ 3 sau khi thả phóng thích ong. Đặc

biệt, ở công thức với mật độ thả 10 cặp ong trên mỗi hộp nuôi, tỷ lệ xuất hiện ong

ký sinh giảm mạnh so với 4 mật độ thả ít hơn và chỉ còn 12,7 ± 1,5%. Điều này nói

lên rằng, lượng sâu mọt cũng giảm theo thời gian một mặt do sự khống chế của ong

Page 139: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

125

ký sinh, mặt khác chất lượng và trọng lượng của hạt thức ăn nuôi cá ngày càng

giảm. Ngoài ra, tương tự thí nghiệm theo dõi sự khống chế mọt của ong ký sinh A.

calandrae đối với mọt ngô, có thể do hiện tượng bội ký sinh cao của ong ký sinh

dẫn đến sự xuất hiện ong ký sinh trong các công thức ngày càng giảm.

Trong hệ thống kiểm soát, việc thả ong ký sinh thường xuyên là một trong

những yếu tố quan trọng cho sự thành công của kiểm soát sâu mọt. Với kết quả thí

nghiệm nói trên, nếu ong ký sinh A. calandrae được thả ra hàng tuần, chúng sẽ

khống chế được nhiều sâu mọt ở mọi mật độ. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi mới thử

nghiệm so sánh trong phạm vi mật độ thả ong ký sinh còn về tần suất thả ong cần

được tiếp tục nghiên cứu thêm.

3.3.3. Khả năng của ong ký sinh A. calandrae khống chế mọt thuốc lá gây hại

thức ăn nuôi cá theo khối lượng hạt trong phòng thí nghiệm

3.3.3.1. Khả năng của ong ký sinh khống chế mọt thuốc lá có trong hộp nhựa đựng

100 g thức ăn nuôi cá được đặt vào mỗi thùng giấy carton sau khi thả ong

Số liệu thực nghiệm cho thấy, số lượng mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện

trong hộp nhựa đựng 100 g thức ăn nuôi cá được đặt vào thùng giấy carton ở các công

thức thả thức thả 40 cặp và 50 cặp trưởng thành ong ký sinh là tương đương nhau và

giảm từ tháng thứ nhất đến cuối tháng thứ 3. Theo thời gian (sau 1, 2 và 3 tháng), ở

công thức thả 40 cặp trưởng thành ong ký sinh có số lượng mọt thuốc lá trưởng thành

trung bình xuất hiện lần lượt là 120,75 con; 112,00 con và 115,75 con. Ở công thức thả

50 cặp trưởng thành ong ký sinh, chỉ tiêu này tương ứng là 112,75; 81,25 và 80,25 con.

Đối với công thức không thả ong (đối chứng), số mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện

nhiều, tăng mạnh từ tháng thứ nhất đến cuối tháng thứ 3 và lần lượt 268,50 con; 340,0

con và 423,50 con (Hình 3.37).

Page 140: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

126

Hình 3.37. Số lƣợng mọt thuốc lá trƣởng thành xuất hiện trong hộp nhựa đựng

100 g thức ăn nuôi cá đƣợc đặt vào mỗi thùng giấy carton sau khi

thả ong ký sinh

Kết quả vào tháng cuối cùng của đợt thử nghiệm, ở công thức thả 40 cặp

trưởng thành ong ký sinh có số lượng mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện đạt tỷ lệ

trung bình là 27,8% so với công thức đối chứng, tức là ong ký sinh A. calandrae đã

khống chế được 72,2% quần thể của mọt thuốc lá. Còn ở công thức thả 50 cặp

trưởng thành ong ký sinh có số lượng mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện đạt tỷ lệ

là 19,1% so với đối chứng, tức là ong ký sinh A. calandrae đã khống chế được

80,9% quần thể của mọt thuốc lá. Như vậy, kết quả này cũng tương đồng với kết

quả của Visarathanonth et al. (2010) [39]. Theo tác giả này, số lượng trưởng thành

mọt ngô trong chai đựng 200 g gạo đặt vào bao đựng 25 kg mỗi tháng giảm mạnh ở

các công thức thả ong ký sinh với số lượng 800 và 1000 con ong/25 kg gạo so với

công thức không thả ong ký sinh. Ở tháng thứ 12 của quá trình thử nghiệm, số lượng

trưởng thành mọt ngô xuất hiện tương ứng là 24, 25 và 1465 con/200 g gạo đã đặt

vào bao gạo 25 kg của các công thức thả 1000, 800 trưởng thành ong ký sinh và

không thả ong ký sinh. Trong nghiên cứu, tác giả cũng khẳng định, ong ký sinh A.

calandrae có thể kiểm soát tốt mọt ngô trên mẫu gạo với khối lượng nhỏ và cả mẫu

gạo với khối lượng lớn [39].

Kết quả của các thí nghiệm trên đã chỉ ra rằng sự hạn chế không gian ít nhiều

ảnh hưởng tới tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh A. calandrae. Mặt khác ong ký sinh A.

0

150

300

450

1 2 3Số

ợn

g t

rƣở

ng

th

àn

h m

ọt

thu

ốc

ở t

hế

hệ

sa

u x

uấ

t h

iện

(co

n)

Thời gian sau khi thả ong ký sinh (tháng)

Không thả ong ký sinh

Thả 40 cặp trưởng thành ong ký sinh

Thả 50 cặp trưởng thành ong ký sinh

Page 141: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

127

calandrae có thể kiểm soát tốt mọt thuốc lá gây hại nông sản được bảo quản trong

những bao bì nhỏ mà không cần dùng thuốc hóa học.

3.3.3.2. Khả năng của ong ký sinh khống chế mọt thuốc lá trong 5 kg thức ăn nuôi

cá ở thùng giấy carton sau khi thả ong

Thử nghiệm thả ong ký sinh vào thùng carton đựng 5 kg hạt thức ăn nuôi cá

sau thời gian 3 tháng. Kết quả cho thấy, trung bình số lượng mọt thuốc lá trưởng

thành xuất hiện ở công thức không thả ong (đối chứng) tăng lên liên tục trong 3

tháng thử nghiệm và lần lượt là 119,50 ± 12,1 con; 233,7 ± 28,1 con và 301,2 ± 21,3

con (Bảng 3.25).

Bảng 3.25. Số lƣợng mọt thuốc lá trƣởng thành xuất hiện trong 5 kg thức ăn

nuôi cá sau khi thả ong ký sinh

Số cặp ong ký

sinh/thùng carton

Số lượng mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện theo thời gian

ở cuối mỗi tháng sau khi thả ong ký sinh vào

thùng carton (con), X ± SD

Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3

0 119,5 ± 12,1a

233,7 ± 28,1a

301,2 ± 21,3a

40 75,5 ± 9,2b

111,7 ± 10,4b

76,2 ± 16,7b

50 72,2 ± 9,6b

94,5 ± 5,2b

53,2 ± 10,2b

Ghi chú: Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 28,8 ± 1,4oC, độ

ẩm 78,1 ± 1,6%. Trong cùng 1 cột, các giá trị có cùng chữ cái thì sự khác biệt không có ý

nghĩa thống kê với p < 0,05 (sử dụng Duncan Test).

Trong khi đó, ở công thức thả 40 cặp và 50 cặp trưởng thành ong ký sinh thì số

lượng mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện tương đương nhau và ít hơn đáng kể. Theo

thời gian, ở công thức thả 40 cặp trưởng thành ong ký sinh trung bình số lượng mọt

thuốc lá trưởng thành xuất hiện lần lượt là 75,5 con; 111,7 và 76,2 con. Còn ở công

thức thả 50 cặp trưởng thành ong ký sinh có số mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện lần

lượt tương ứng là 72,2 con; 94,5 con và 53,2 con (Bảng 3.25, Hình 3.38).

Page 142: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

128

Hình 3.38. Số lƣợng mọt thuốc lá trƣởng thành có trong

100 g thức ăn nuôi cá đƣợc lấy ra từ 5 kg thức ăn ở thùng carton sau khi thả

ong ký sinh A. calandrae

Như vậy, vào tháng cuối cùng của quá trình thử nghiệm ở công thức thả 40 cặp

trưởng thành ong ký sinh, số lượng mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện chỉ đạt tỷ lệ

25,2% so với công thức đối chứng. Điều này đồng nghĩa với việc ong ký sinh A.

calandrae đã khống chế được 74,8% số lượng mọt thuốc lá trong thí nghiệm. Còn ở

công thức thả 50 cặp trưởng thành ong ký sinh thì tỷ lệ khống chế mọt thuốc lá xuất

hiện là 82,3% vì số mọt thuốc lá trưởng thành xuất hiện chỉ đạt tỷ lệ là 17,6% so với

đối chứng.

Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Visarathanonth et al.

(2010). Theo tác giả này, sau 6 tháng đến 1 năm, ở công thức thả ong ký sinh A.

calandrae với số lượng 1000 ong/25 kg gạo đã làm giảm số mọt ngô lớn hơn so với

ở công thức thả 800 ong/25 kg gạo khi kiểm tra trong 250 g gạo được lấy ra vào

cuối mỗi tháng và công thức không thả ong có số lượng trưởng thành mọt ngô đạt

cao nhất. Vào tháng cuối cùng của một năm thử nghiệm, số mọt ngô trưởng thành

xuất hiện là 3, 6 và 111 con/250 g tương ứng với công thức thả 1000, 800 và không

thả ong ký sinh [39].

Tương tự báo cáo của Chaisaeng (2007) [28] và kết quả nghiên cứu của

Visarathanonth et al. (2010) [39], những kết quả nghiên cứu nói trên cũng khẳng

định rằng, ong ký sinh A. calandrae có khả năng khống chế quần thể mọt ngô và

0

100

200

300

400

1 2 3

Số

ợn

g t

rƣở

ng

th

àn

h m

ọt

thu

ốc

lá ở

th

ế h

ệ s

au

xu

ất

hiệ

n (

con

)

Thời gian sau khi thả ong ký sinh (tháng)

Không thả ong ký sinh

Thả 40 cặp trưởng thành ong ký sinh

Thả 50 cặp trưởng thành ong ký sinh

Page 143: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

129

mọt thuốc lá. Khả năng khống chế tốt có thể áp dụng ở một số kho nông hộ hay kho

kinh doanh với quy mô nhỏ, với điều kiện các kho đó hoàn toàn không dùng biện

pháp khử trùng bằng thuốc hóa học; đồng thời các nông sản trong kho như lúa, gạo,

ngô, đậu và thức ăn chăn nuôi không phải là mặt hàng bảo quản lâu dài. Mặt khác,

việc sử dụng phương pháp kiểm soát sinh học có thể bị giới hạn bởi nhiều yếu tố.

Thứ nhất, có thể làm tăng chi phí trong việc sử dụng ong ký sinh A. calandrae để

ngăn chặn sâu mọt. Thứ hai, nếu thả phóng thích quần thể ong ký sinh cao trong

kho với các bao bì làm bằng chất polypropylene, polythene hoặc nylon đựng nông

sản; các bao bì này nếu được xếp chồng nhau theo mặt phẳng thẳng đứng có thể sẽ

gặp khó khăn cho hiệu quả kiểm soát và khả năng khống chế sâu mọt vì thế mà có

thể bị giảm. Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm ngắn hạn của Chaisaeng (2007)

cho thấy, tỷ lệ mọt ngô bị khống chế bởi ong ký sinh A. calandrae trong túi

polypropylene là 51% thấp hơn so với trong túi vải là 81% [28]. Press (1992) đã

nghiên cứu hiệu quả thâm nhập lúa mì và so sánh giữa hai loài ong ký sinh A.

calandrae và C. elegans. Ông phát hiện ra rằng cả hai loài ong ký sinh đều có hiệu

quả kiểm soát mọt như nhau trên phần hạt lúa ở gần bề mặt. Trong đó, ong ký sinh

A. calandrae khó khăn trong việc di chuyển xuống dưới để ngăn chặn vật chủ mọt

gạo S. oryzae nằm ở mặt đáy cách 2,2 m trong cột chứa hạt lúa mì. Ngoài ra, còn có

rất nhiều loại sâu bệnh có liên quan đến lúa mì mà không phải tất cả đều dễ bị tấn

công bởi ong ký sinh [106]. Nghiên cứu tiếp theo của Press (1998) cũng khẳng định

lại rằng ong ký sinh A. calandrae di chuyển tốt nhất trên bề mặt hạt, do đó ông đã

đề xuất, trong phòng trừ côn trùng hại nông sản nên thả phóng thích ong ký sinh A.

calandrae ở mặt đáy đối với các loại hình bảo quản hạt [107].

Page 144: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

130

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

1. Xác định được 13 loài thiên địch thuộc 10 họ của 5 bộ, trong đó có 5 loài

bắt mồi ăn thịt và 8 loài ong ký sinh. Ghi nhận mới 11 loài thiên địch ở vùng nghiên

cứu, trong đó có 8 loài bổ sung vào danh sách thành phần loài thiên địch trong kho

ở Việt Nam. Loài ong A. calandrae được xác định với tỷ lệ bắt gặp trên 80% ở 5/7

loại nông sản và thức ăn nuôi cá.

2. Trên vật chủ sâu non mọt thuốc lá, vòng đời của ong ký sinh A. calandrae là

17,3 ngày (ở nhiệt độ 30oC, độ ẩm 75%). Một ong cái A. calandrae đẻ trung bình 71,1

quả trứng và ký sinh được 63,2 sâu non mọt thuốc lá. Trung bình mỗi ong cái sinh ra

được 55,0 con, trong đó có 37,0 ong cái thế hệ con. Nhộng ong ký sinh A. calandrae có

tỷ lệ vũ hóa trung bình 77,3%. Ong cái có thể đẻ ít nhất là 1 quả trứng/ngày và nhiều nhất

là 12 quả trứng/ngày. Ong đẻ từ 1 đến 5 quả trứng/vật chủ sâu non. Số lượng trứng đẻ

trên một vật chủ sâu non chủ yếu là 1 trứng (chiếm 82,5%).

3. Ong ký sinh A. calandrae có tập tính đẻ trứng ký sinh trên vật chủ nằm trong

ổ thức ăn hoặc ẩn mình trong hạt nông sản. Không gặp đẻ trứng trên những sâu non di

chuyển tự do bên ngoài hạt. Ong cái ưa thích đẻ trứng trên sâu non từ tuổi 3 đến tuổi

4, chưa gặp đẻ trứng trên sâu non tuổi 1 và tuổi 5.

4. Ong ký sinh A. calandrae có nhiệt độ hữu hiệu K = 358,9 độ.ngày và nhiệt

độ ngưỡng phát dục t0 = 12,09oC. Trung bình vòng đời của ong trên sâu non mọt

thuốc lá lần lượt là 17,3 ngày; 27,8 ngày và 45,4 ngày, tương ứng ở điều kiện nhiệt

độ 30oC; 25

oC và 20

oC. Dung dịch mật ong 30% là thức ăn bổ sung thích hợp cho ong

ký sinh A. calandrae. Nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng đến tuổi thọ của ong cái.

Thời gian sống của ong cái cao nhất ở nhiệt độ 20oC, trung bình 39,1 ngày. Ở nhiệt

độ 25oC và 30

oC, ong cái lần lượt sống được trung bình 30,9 và 27,1 ngày.

5. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, ong ký sinh A. calandrae có thể làm

giảm mật độ quần thể mọt ngô trên hạt đậu trắng là 77% sau 6 tháng và mọt thuốc

lá trên hạt thức ăn nuôi cá tới 85% sau 3 tháng phóng thả.

Page 145: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

131

Kiến nghị

1. Cần có một nghiên cứu tiếp theo về quy trình nhân nuôi, sản xuất ong ký

sinh A. calandrae ở quy mô công nghiệp hoặc bán công nghiệp. Đồng thời tiếp tục

nghiên cứu triển khai xây dựng mô hình cụ thể nhân nuôi và sử dụng ong ký sinh ở

cấp độ kho nông hộ, kho kinh doanh vừa và nhỏ.

2. Sử dụng các dẫn liệu về hình thái, đặc điểm sinh học, sinh thái của ong ký

sinh A. calandrae để làm tài liệu tập huấn cho các cá nhân quản lý hộ kinh doanh,

quản lý công ty lương thực và cán bộ kỹ thuật trong hệ thống bảo quản nông sản và

điều tra sâu hại.

3. Sử dụng những dẫn liệu về khả năng kiểm soát sâu mọt của ong ký sinh A.

calandrae đã nghiên cứu để tiến hành phòng trừ sâu hại nông sản trong thời gian

bảo quản cho phép.

Page 146: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

132

DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyen Thi Oanh, Tran Ngoc Lan, Truong Xuan Lam, 2017. Egg-lying

behavior of Anisopteromalus calandrae (Howard), an ectoparasitoid of Lasioderma

serricorne (Fabricius). Tap chi Sinh hoc, Vol 39, No 4, pp. 416-420.

2. Nguyễn Thị Oanh, Trần Ngọc Lân và Trương Xuân Lam, 2017. Đặc

điểm hình thái và một số tập tính ký sinh của ong Anisopteromalus calandrae

(Howard) trên sâu non mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (Fabricius). Tạp chí Bảo

vệ thực vật, số 4(273), tr. 6-12.

3. Nguyễn Thị Oanh, Trần Ngọc Lân, Trương Xuân Lam, 2017. Ảnh hưởng

của thức ăn bổ sung đến sự sinh sản, tuổi thọ và khả năng ký sinh của ong

Anisopteromalus calandrae (Howard) ký sinh sâu non mọt thuốc lá. Tạp chí Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 21(324), tr. 73-76.

4. Nguyễn Thị Oanh, 2017. Khả năng kiểm soát mọt thuốc lá Lasioderma

serricorne gây hại thức ăn nuôi cá của ong Anisopteromalus calandrae (Howard).

Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 6(275), tr. 18-23.

5. Nguyễn Thị Oanh, 2017. Kết quả bước đầu thử nghiệm sử dụng ong ký

sinh Anisopteromalus calandrae (Howard) để khống chế mọt thuốc lá gây hại thức

ăn nuôi cá bảo quản trong kho. Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 6(275), tr. 39-44.

6. Nguyễn Thị Oanh, 2018. Dẫn liệu bước đầu về khả năng khống chế mọt

ngô Sitophilus zeamais Motschulsky hại hạt đậu trắng của ong ký sinh sâu non

Anisopteromalus calandrae (Howard). Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 4(279), tr. 28-32.

7. Nguyễn Thị Oanh, 2016. Nghiên cứu thành phần loài thiên địch của sâu

mọt hại nông sản và thức ăn thuỷ sản trong kho tại tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre. Tạp

chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 20(299), tr. 57-63.

8. Nguyễn Thị Oanh, Trần Ngọc Lân, Trương Xuân Lam, 2017. Dẫn liệu

bước đầu về loài ong Anisopteromalus calandrae (Howard) ngoại ký sinh sâu non

mọt Lasioderma serricorne gây hại hạt đậu đỗ và thức ăn thuỷ sản trong kho. Báo

cáo Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ 9, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tr.

592-596.

Page 147: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

133

9. Nguyễn Thị Oanh, Trần Ngọc Lân, Trương Xuân Lam, 2017. Đặc điểm

hình thái loài ong Anisopteromalus calandrae (Howard) ký sinh sâu non mọt Cánh

cứng gây hại nông sản trong kho. Báo cáo Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ

9, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 933-939.

10. Nguyễn Thị Oanh, 2017. Một số đặc điểm sinh học của mọt thuốc lá

Lasioderma serricorne (Fabricius) gây hại thức ăn cám cá viên trong kho tại vùng

Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và

Tài nguyên sinh vật lần thứ 7, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội,

2017, tr. 1841-1846.

Page 148: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

134

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. R. Hodges, M. Bernard and F. Rembold, Postharvest cereal losses in Sub-Saharan

Africa, their estimation, assessment and reduction, Natural Resources Institute,

2014, 177 pp.

2. Nghị quyết về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản,

thủy sản, Số 48/NQ-CP, ngày 23/09/2009, http://vbpl.vn/bonongnghiep.

3. Cổng thông tin điện tử - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giảm tổn

thất nông sản sau thu hoạch, https://www.mard.gov.vn (Truy cập ngày

15/12/2009).

4. Tổng cục Thống kê, “Sản lượng lương thực có hạt theo địa phương năm 2017”.

www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717. Truy cập ngày 10/12/2018.

5. Hoàng Trung, Bùi Công Hiển, Nguyễn Viết Tùng, Mức độ kháng thuốc

Phosphinne và DDVP của ba loài mọt gây hại ở 6 tỉnh miền Trung Việt Nam,

Tạp chí Bảo vệ thực vật, 2004, 2: 10-15.

6. I. Kraaz, Beneficial insects against pests in stored products, Andermatt

Biocontrol, Switzerland, 2008, 17pp.

7. J.L.M. Steidle, A. Steppuhn, J. Reinhard, Volatile cues from different host

complexes used for host location by the generalist parasitoid Lariophagus

distinguendus (Hymenoptera: Pteromalidae), Basic and Applied Ecology, 2001,

2: 45-51.

8. S. Niedermayer, L. Krogmann, J.L.M. Steidle, Lost in space? Host-finding ability

of the parasitoids Lariophagus distinguendus and Anisopteromalus calandrae in

empty grain storage facilities to control residual pest populations, BioControl,

2016, 61: 379-386.

9. Bùi Công Hiển, Côn trùng hại kho, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội,

1995, 216 tr..

10. Bùi Công Hiển, Trần Huy Thọ, Côn trùng học ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa

học và Kỹ thuật Hà Nội, 2003, 165 tr..

Page 149: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

135

11. Nguyễn Thị Oanh, Hà Danh Đức, Trần Ngọc Lân và Trương Xuân Lam, Thành

phần loài côn trùng, nhện hại nông sản và thức ăn thủy sản trong kho tại tỉnh

Đồng Tháp và Bến Tre, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 2016, Số 5(268), tr. 30-36.

12. L.M. Lebeck, A review of the hymenopterous natural enemies of cockroaches

with emphasis on biological control, Entomophaga, 1991, 36(3): 335-352.

13. J.D. Sedlacek, B.D. Price, M.J. Sharkey, S.J. Hill and P.A. Weston, Parasitoids

Found in On-Farm Shelled Corn in Kentucky, Journal of Agricultural

Entomology, 1998, 15(3): 223-230.

14. J. Helbig, Ability of Naturally Occurring Parasitoids to Suppress the Introduced

Pest Prostephanus truncatus (Horn) (Coleoptera, Bostrichidae) in Traditional

Maize Stores in Togo, Journal of Stored Products Research, 1998, 34(4): 287-295.

15. P.A. Eliopoulos, C.G. Athanasiou and C.H. Buchelos, Occurrence of

Hymeopterous parasitoids of stored product pests in Greece, Integrated

Protection of Stored Products IOBC Bulletin, 2002, 25(3): 127-139.

16. T. Hayashi, S. Nakamura, P. Visarathanonth, J. Uraichuen and R.

Kengkarnpanich, eds., Stored Rice Insect Pests and their Natural Enemies in

Thailand. 1st

ed. Funny Publishing Co. Ltd., Bangkok Thailand, 2004, 52pp.

17. M.H.A. Asl, A.A. Telebi, H. Kamali, S. Kazemi, Stored product pests and their

parasitoid wasps in Mashhad, Iran, Advances in Environmental Biology,

2009, 3(3): 239-243.

18. H. Lotfalizadeh, F. Hosseini, A survey of storage pests parasitoids

(Hymenoptera) in Iran, 23rd

International Scientific-Experts Congress on

Agriculture and Food Industry, 2012, 1: 113-120.

19. K. Eyidozehi, S. Khormali, S. Ravan, H. Barahoei, Introduction of seven wasps

parasitoid species associated with stored food product pests in Golestan

Province, Plant Pests Research, 2013, 3(1): 4-8.

20. T. Imamura, A. Miyanoshita, S. Furui, K. Miyatake, Y. Hirai, Y. Tai, H.

Nakakita, Investigation of stored-product insect pests and their natural

enemies by traps baited with brown rice in grain drying and conditioning

facilities and grain warehouses, Rep. Nat. Food Res., 2014, 78: 1-9.

Page 150: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

136

21. E.A. Benitez Diaz and V.A. Costa, First record of Anisopteromalus calandrae

(Howard, 1881) (Hymenoptera: Chalcidoidea: Pteromalidae) from Paraguay,

Bol. Mus. Nac. Hist. Nat. Parag., 2014, 18(1): 133-134.

22. J.R. Ashworth, The biology of Lasioderma serricorne, Journal of Stored

Products Research, 1993, 29(40): 291-303.

23. L. Ryan, Postharvest tobacco infestation control, Kluwer Academic Publishers.

Printed in the Netherlands, 1999, 155 pp.

24. B.J. Cabrera, Cigarette Beetle, Lasioderma serricorne (F.) (Insecta:

Coleoptera: Anobiidae), Entomology and Nematology Department, UF/IFAS

Extension University of Florida, 2001, pp:1-5.

25. R.T. Arbogast, P.E. Kendra, R.W. Mankin and J.E. Mcgovern, Insect infestation

of a botanicals warehouse in north-central Florida, Journal of Stored Products

Research, 2002, 38: 349-363.

26. P. Visarathanonth, Food Preference Studies of the Cigarette Beetle (Lasioderma

serricorne Fabricius) and Fumigation by Phosphine, MSc. thesis, 1985,

Kasetsart University, Bangkok, Thailand.

27. R.M. Mahroof and T.W. Phillips, Orientation of the cigarette beetle Lasioderma

serricorne (F.) (Coleoptera: Anobiidae) to plant derived volatiles, Journal of

Insect Behavior, 2008, 20: 99-115.

28. P. Chaisaeng, Effect of parasitoid Anisopteromalus calandrae (Howard)

(Hymenoptera: Pteromalidae) Density on the Population of Maize Weevil,

Sitophilus zeamais (Motsculsky) (Coleoptera: Curculionidae) in Milled Rice.

Master of Science (Zoology), Major Field: Zoology, Department of Zoology,

2007, 56 pp.

29. H. Baur, Y. Kranz-Baltensperger, A. Cruaud, J-Y. Rasplus, A.V. Timokhov

and V.E. Gokhman, Morphometric analysis and taxonomic revision

of Anisopteromalus Ruschka (Hymenoptera: Chalcidoidea: Pteromalidae) - an

integrative approach, Systematic Entomology, 2014, 39: 691-709.

30. Sayaboc, P. Dungan, Investigation of the behaviour and host relationships of

Anisopteromalus Calandrae (Howard) (Hymenoptera: Pteromalidae), a

parasitoid of stored grain beetles, Master's Thesis, School of Biological

Sciences, The University of Queensland, 1994.

Page 151: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

137

31. J. Onodera, S. Matsuyama, T. Suzuki, K. Fujii, Host-Recognizing

Kairomones for Parasitic Wasp, Anisopteromalus calandrae, from Larvae

of Azuki Bean Weevil, Callosobruchus chinensis (L.),Journal of Chemical

Ecology, 2002, 28(6): 1209-1220.

32. L. Smith, Host-size preference of the parasitoid Anisopteromalus calandrae

(Hym: Pteromalidae) on Sitophilus zeamais Motschulsky (Col.:

Curculionidae) larvae with a uniform age distribution, Entomophaga,

1993, 38(2), 225-233.

33. F. Kazemi, A.A. Talebi, Y. Fathipour, A Study on the Biological and Behavioural

Parameters of Anisopteromalus calandrae (Hym.: Pteromalidae), a Parasitoid

of Callosobruchus maculatus (Col.: Bruchidae) on Chickpeai, JCPP, 2008,

12(45): 313-322.

34. C. Belda, J. Riudavets, Attraction of the parasitoid Anisopteromalus calandrae

(Howard) (Hymenoptera: Pteromalidae) to odors from grain and stored product

pests in a Y-tube olfactometer, Biological Control, 2010, 54: 29-34.

35. S. Sitthichaiyakul, W. Amornsak, Host location and distribution of

Anisopteromalus calandrae (Howard) (Hymenoptera:Pteromalidae), a larval

parasitoid of maize weevil, Sitophiluszeamais Motschulsky (Coleoptera:

Curculionidae), 11th

International Working Conference on Stored Product

Protection, 2014, pp. 143-148.

36. J.V.D. Assem, F.A. Putters and Th.C. Prins, Host Quality Effects on Sex Ratio

of the Parasitic Wasp Anisopteromalus calandrae (Chalcidoidea,

Pteromalidae), Netherlands Journal of Zoology, 1984, 34(1): 33-62.

37. K.S. Ahmed, Studies on the ectoparasitoid, Anisopteromalus calandrae (How.)

(Hymenoptera: Pteromalidae) as a biocontrol agent against the lesser grain

borer, Rhyzopertha dominica (Fab.) in Saudi Arabia, Journal of Stored

Products Research, 1996, 32(2): 137-140.

38. J. Jungyoun, W.I. Choi, M.I. Ryoo, Fitness and Sex Allocation of

Anisopteromalus calandrae (Hymenoptera: Pteromalidae): Relative Fitness of

Large Females and Males in a Multi-Patch System, Annals of the

Entomological Society of America, 2004, 97(4): 825-830.

Page 152: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

138

39. P. Visarathanonth, R. Kengkanpanich, J. Uraichuen, J. Thongpan, Suppression

of Sitophilus zeamais Motschulsky by the ectoparasitoid, Anisopteromalus

calandrae (Howard), 10th

International Working Conference on Stored

Product Protection, 2010, pp.755-759.

40. F. Kazemi, A.A. Talebi and Y. Fathipour, The reproduction and population

growth parameters of Anisopteromalus calandrae (Hym.: Pteromalidae), a

parasitoid of Callosobruchus maculatus (Col.: Bruchidae), College of

Agriculture, Tarbiat Modares University, Tehran, Iran, 2010, pp.1-10.

41. N. Narongplian, P. Visarathanonth, W. Amornsak, Life cycle of Anisopteromalus

calandrae (Howard) (Hymenoptera: Pteromalidae) on the maize

weevil, Sitophilus zeamais Motschulsky (Coleoptera: Curculionidae).

Proceedings of the 49th Kasetsart University Annual Conference, Kasetsart

University, Thailand, February, 2011, 1(1-4): 232-238.

42. M. Mobarakian, A.A. Zamani, J. Karmizadeh, N. Moeeny Naghadeh and M.S.

Emami, Modelling development of Callosobruchus maculatus and

Anisopteromalus calandrae at various constant temperatures using linear and non-

linear models, Biocontrol Science and Technology, 2014, 24(11): 1308-1320.

43. R.T. Arbogast and M.A. Mullen, Interaction of Maize Weevil (Coleoptera:

Curculionidae) and Parasitoid Anisopteromalus calandrae (Hymenoptera:

Pteromalidae) in a Small Bulk of Stored Corn, Journal of Economic

Entomology, 1990, 83(6): 2462-2468.

44. B. Wen and J.H. Brower, Competition between Anisopteromalus calandrae and

Choetospila elegans (Hymenoptera: Pteromalidae) at different parasitoid

densities on immature rice weevils (Coleoptera: Curculionidae) in wheat, Biol.

Control., 1995, pp. 151-157.

45. R.N. Williams and E.H. Floyd, Effect of two parasites, Anisopteromalus

calandrae and Choetospila elegans, upon populations of the maize weevil under

laboratory and natural conditions (Hymenoptera: Pteromalidae), Journal of

Economic Entomology, 1971, 64: 1407-1408.

46. L. Smith, Effect of Temperature on Life History Characteristics of Anisopteromalus

calandrae (Hymenoptera: Pteromalidae) Parasitizing Maize Weevil Larvae in

Corn Kernels, Environmental Entomology, 1992, 21(4): 877-887.

Page 153: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

139

47. C.S. Burks, D.W. Hagstrum, and J.E. Baker, Selection of Cold Injury

Treatments to Facilitate Release of the ParasitoidAnisopteromalus

calandrae(Hymenoptera: Pteromalidae) Reared on the Rice Weevil

(Coleoptera: Curculionidae), Journal of Economic Entomology, 1999, 92(2):

473-479.

48. A. Menon, P.W. Flinn, B.A. Dover, Influence of temperature on the functional

response of Anisopteromalus calandrae (Hymenoptera: Pteromalidae), a

parasitoid of Rhyzopertha dominica (Coleoptera: Bostrichidae), Journal of

Stored Products Research, 2002, 38: 463-469.

49. M. Mobarakian, A.A. Zamani, J. Karimzadeh, N.M. Naghadeh, M.S. Emami,

Temperature-dependent development of the parasitoid Anisopteromalus

calandrae on Callosobruchus maculates, AGRIS: International Information

System for the Agricultural Science and Technology, 2010, pp. 79.

50. K.N. Ahmed, M.R. Hasan, H. Ahmed, M.A. Hannan1and S.K. Ghose, Effects of

temperature, relative humidity and host on the Biology of Anisopteromalus

calandrae (hymenoptera: Pteromalidae), Bangladesh J. Zool. 2013, 41(1): 87-96.

51. S. Niedermayer, E. Obermaier & J.L.M. Steidle, Some like it hot, some not: influence

of extreme temperatures on Lariophagus distinguendus and Anisopteromalus

calandrae, Journal of Applied Entomology, 2013, 137(1-2): 146-152.

52. M.A. El-Aw, S.I.S. Askar, A.M. Abd El-Latif and M.S. Al-Assaal, Effect of

different temperatures on some biological Parameters of Anisopteromalus

calandrae, (Howard) (Hymenoptera: Pteromalidae) and Population

fluctuation of The parasitoid and Their insect hosts of the genus Sitophilus

(Coleoptera: Curculionidae), International Journal of Entomology and

Nematology Research, 2016, 1(1): 1-12.

53. K.C.F. Zilch, S.M. Jahnke, A. Köhler, E. Bender, Effect of Diet, Photoperiod

and Host Density on Parasitism of Anisopteromalus calandrae on the Tobacco

Beetle and Biological Parameters of the Parasitoid, American Journal of Plant

Sciences, 2017, 8: 3218-3232.

54. J.E. Baker and D.K. Weaver, Resistance in field strains of the parasitoid

Anisopteromalus calandrae (Hymenoptera: Pteromalidae) and its host, Sitophilus

Page 154: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

140

oryzae (Coleoptera: Curculionidae), to malathion, chlorpyrifosmethyl, and

pirimiphos-methyl, Biological Control, 1993, 3: 233-242.

55. J.E. Baker and J.E. Throne, Evaluation of a resistant parasitoid for biological

control of rice weevils in insecticide treated wheat, Journal of Economic

Entomology, 1995, 88: 1570-1579.

56. J.E. Baker, J. Perez-Mendoza, R.W. Beeman and J.E. Throne, Fitness of a

Malathion-Resistant Strain of the Parasitoid Anisopteromalus

calandrae(Hymenoptera: Pteromalidae), Journal of Economic Entomology,

1998, 91(1): 50-55.

57. X. Hou, P. Fields, P. Flinn, J. Perez-Mendoza and J. Baker, Efficacy of Pea

Protein and Combinations of Pea Protein and Wasps Against Stored-Grain

Insects in Large Scale Tests, Proceedings of theEighth International Working

Conference of Stored-Product Protection, York, U.K., July, 2002, pp. 1-9.

58. X. Hou. Control of stored-product insects with protein-rich pea flour and its

extract, A Thesis of Doctor of Philosophy, Winnipeg, Manitoba, Canada,

2003, 248 pp..

59. N. Mahal, W. Islam, S. Parween and K.A.M.S.H. Mondal, Effect

of Anisopteromalus calandrae (Hymenoptera: Pteromalidae) in controlling

residual populations of Rhyzopertha dominica (Coleoptera: Bostrichidae) in

wheat store, International Journal of Tropical Insect Science, 2005, 25(04):

245-250.

60. R. Gredilha, A.R. Carvalho, A.F. Lima, R.P. Mello, Parasitismo de

Anisopteromalus calandrae (Howard) (Hymenoptera: Pteromalidae) sobre

formas imaturas de Lasioderma serricorne (Fabricius) (Coleoptera:

Anobiidae) Na Cidade Do Rio De Janeiro, RJ. Brazil, Arquivos do Instituto

Biológico, 2006, 73(4): 489-491.

61. T.S.L. Ngamo, H. Kouninki, Y.D. Ladang, M.B. Ngassoum, P.M.

Mapongmestsem and T. Hance, Potential of Anisopteromalus calandrae

(Hymenoptera: Pteromalidae) as biocontrol agent of Callosobruchus

maculatus (F.) (Coleopetera: Bruchidae), African Journal of Agricultural

Research, 2007, 2(4): 168-172.

Page 155: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

141

62. L.S. Hansen, T. Steenberg, Combining larval parasitoids and an

entomopathogenic fungus for biological control of Sitophilus granarius

(Coleoptera: Curculionidae) in stored grain, Biological Control, 2007, 40:

237-242.

63. A.S. Hany, A. El-Gawad, E.A. El-Aziz and A.M.M. Sayed, Effect of releasing

the parasitoid Anisopteromalus calandrae (Hymenoptera: Pteromalidae) on

certain Coleopteran stored products beetles in Egypt, Egyptian Academic

Journal of Biological Sciences, 2009, 2(2): 211-219.

64. Dương Minh Tú, Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền

Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trừ, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông

nghiệp, Hà Nội, 2005, 131 tr.

65. Trần Văn Hai, Trần Văn Mì và Trần Văn Trưa, Điều tra thành phần côn trùng

hại kho bảo quản nông sản sau thu hoạch tại TP. Cần Thơ và An Giang, Tạp

chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 2008, 9: 92-100.

66. Nguyễn Quý Dương, Nghiên cứu thành phần mọt hại đậu bảo quản, đặc điểm

hình thái, sinh vật học, sinh thái học của loài mọt đậu cô ve (mọt đậu nành)

(Acanthoscelides obtectus Say) và biện pháp phòng trừ chúng ở Việt Nam,

Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp, 2010, 124 tr.

67. Nguyễn Văn Dương, Khuất Đăng Long, Kết quả điều tra bước đầu về các loài

ong ký sinh ở mọt hại ngô hạt bảo quản trong kho ở Sơn La, Hội nghị Khoa học

toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 7, 2017, tr. 625 - 630.

68. Cục Bảo vệ thực vật, Tiêu chuẩn Việt Nam - Kiểm dịch thực vật - Phương pháp

lấy mẫu, 1989, TCVN 4731-89.

69. V.M.W.R. Graham, The pteromalidae of north-western Europe

(hymenoptera:chalcidoidea), Bulletin of the British Museum (Natural History)

Entomology, 1969, I4, 909 pp.

70. C.M. Yoshimoto, The insects and arachnids of canada, part 12. The Families

and subfamilies of Canadian Chalcidoid wasps Hymenoptera: Chalcidoidea.

Agriculture, Canada, 1984, 154 pp.

71. L.A. Janzon, Morphometric studies of some Pteromalus Swederus species

(Hymenoptera: Chalcidoidea) with emphasis on allometric relationships, or: Are

ratios reliable in chalcid taxonomi. Systematic Entomology, 1986, 11: 75-82.

Page 156: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

142

72. Z. Boucek, J.Y. Rasplus, Illustrated key to West-Palearctic Genera of

Pteromalidae (Hymenoptera: Chalcidoidea, INRA Editions, 1991, 140 pp.

73. J.S. Noyes, Universal Chalcidoidea Database, Natural History Museum

London, 2003, http://www.nhm.ac.uk/entomology/chalcidoids/.

74. J. Lim, M. Oh, J. Lee and S. Lee, Cephalonomia gallicola (Hymenoptera:

Bethylidae). New to Korea, an Ectoparasitoid of the Cigarette Beetle,

Lasioderma serricorne (Coleoptera: Anobiidae), Journal of Asia-Pacific

Entomology, 2007, 10 (4): 335-338.

75. B.A. Fayaz, M. Khanjani and H. Rahmani, Tyrophagus putrescentiae (Schrank)

(Acari: Acaridae) from western Iran with a key to Iranian species of the

genus, Acarina, 24(1): 61-76.

76. C.P. Haines, Insects and Arachnids of tropical stored products, Their biology

and identification (A Training manual), Natural Resources Institute, Chatham,

Kent, United Kingdom, 1991, 246 pp.

77. P.M. Sureshan, Taxonomic studies on Pteromalidae (Hymenoptera:

Chalcidoidea) of Southeast Asia based on collections of Bohart Museum of

Entomology, University of Califonia, Davis, USA.. Rec. zool. Surv. India, Occ.

Paper No., 2007, 268: 1-42.

78. E.O. Onagbola and H.Y. Fadamiro, Morphology and development of

Pteromalus cerealellae (Ashmead) (Hymenoptera: Pteromalidae) on

Callosobruchus maculatus (F.) (Coleoptera: Chrysomelidae), BioControl,

2008, 53:737-750.

79. J. Tormos, F. Beitia, A. Elias, E.A. Bockmann and J.D. Asis, The preimaginal

stages and development of Spalangia cameroni Perkins (Hymenoptera:

Pteromalidae) on Ceratitis capitata (Wiedemann) (Diptera: Tephritidae),

Micron, 2009, 40: 646-658.

80. Nguyễn Viết Tùng, Côn trùng học đại cương, Nxb. Trường Đại học Nông

nghiệp 1, Hà Nội, 2006, 239 tr..

81. B. Wen and J.H. Brower, Competition between Anisopteromalus calandrae and

Choetospila elegansat different parasitoid densities on immature rice weevils

in corn. Journal of Entomology and Zoology Studies, 1994, 23: 367-373.

Page 157: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

143

82. M.I. Ryoo, T.J. Yoon and S.S. Shin, Intra-and interspecific competition among

the parasitoids of the rice weevil (Coleoptera: Curculionidae), Environmental

Entomology, 1996, 25: 1101-1108.

83. Phạm Văn Lầm, Biện pháp sinh học phòng chống dịch hại nông nghiệp, Nhà

xuất bản Nông nghiệp, 1995, 234 tr..

84. P. De Bach, (ed.), Biological Control of Insect Pests and Weeds, Chapman and

Hall Ltd., 1964, 844 pp.

85. Vũ Quang Côn, Khuất Đăng Long, Sự phát triển và tập tính các pha non của

một số loài ong nội ký sinh giống Apanteles (Braconidae, Hymenoptera) trong

sâu non bướm hại lúa, Tạp chí Sinh học, 1989, 11(4): 10-14.

86. Phạm Bình Quyền, Sinh thái học côn trùng, Nxb. Giáo dục, 2005, 164 tr..

87. S. Lebreton, J.-P. Christidès, A.-G.Bagnères, C. Chevrier and E. Darrouzet,

Modifications of the chemical profile of hosts after parasitism allow parasitoid

females to assess the time elapsed since the first attack. Journal of Chemical

Ecology, 2010, 36: 513-521.

88. D. Gerling and S. Limon, A biological review of the genus Euplectrus (Hym.:

Eulophidae) with special emphasis on E. laphygmae as a parasite of

Spodoptera littoralis (Lep.: Noctuidae), Entomophaga, 1976, 2I (2): 179-187.

89. Nguyễn Viết Tùng, Những điều kỳ lạ về sinh sản ở côn trùng, Nxb. Khoa học

kỹ thuật, Hà Nội, 2008, 181 tr..

90. Vũ Quang Côn, Mối quan hệ ký sinh - vật chủ ở côn trùng trên điển hình các loài ký

sinh của Cánh vẩy hại lúa ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 2007, 255 tr.

91. W.I. Choi, T.J. Yoon and M.I. Ryoo, Host-size-dependent feeding behaviour

and progeny sex ratio of Anisopteromalus calandrae (Hym., Pteromalidae),

Journal of Applied Entomology, 2001, 125(1-2): 71-77.

92. Khuất Đăng Long, Tập tính ghép đôi và nhịp điệu đẻ trứng của sâu đo xanh hại đay

Anomis flava Fabricius (Lepidoptera, Noctuidae), Tạp chí Sinh học, 1986, Số 2(2):

15-12-17, 21.

93. T.S. Bellow, Effects of host and parasitoid age on search behaviour and

oviposition rates in Lariophagus distinguendus Forster (Hymenoptera:

Pteromalidae), Researches on Population Ecology, 1985, 27: 65-76.

Page 158: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

144

94. T. Imamura, J. Uraichuen, P. Visarathanonth, S. Morimoto and A. Miyanoshita,

Effect of temperature on development of Theocolax elegans (Westwood)

(Hymenoptera: Pteromalidae) parasitizing larvae of the maize weevil

Sitophilus zeamais (Coleoptera: Curculionidae) in brown rice, Applied

Entomology and Zoology, 2004, 39 (3): 497-503.

95. I. Schmale, L.W. Felix, C. Cardona and S. Dorn, Control potential of three

Hymenopteran parasitoid species against the Bean Weevil in stored Beans:

The effect of adult parasitoid nutrition on longevity and progeny production.

Biological Control, 2001, 21(2):134-139.

96. Vũ Quang Côn, Nguyễn Thị Thu, Trần Ngọc Lân, Ảnh hưởng của tỷ lệ giới tính

của trưởng thành đời mẹ bố ở ong ký sinh Eupletrus xanthocephalus Girault

đến chỉ số sinh học của chúng trên sâu non sâu khoang Spodoptera litura

Fabricius, Hội nghị côn trùng học Quốc gia lần thứ 7, Nxb. Nông nghiệp,

2011, tr. 16-23.

97. G.N. Mbata, A. Thomas, H.F. Fadamiro, Parasitism by Pteromalus

cerealellae(Hymenoptera: Pteromalidae) on the Cowpea weevil,

Callosbruchus maculatus (Coleoptera: Bruchidae): Host density, temperature

effects, and host Wnding ability, Biological Control, 2005, 33: 286-292.

98. Nguyễn Văn Đĩnh, Đỗ Tấn Dũng, Hà Quang Hùng, Phạm Văn Lầm, Phạm Bình

Quyền, Ngô Thị Xuyên, Giáo trình Biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật,

Nxb. Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2007, 208 tr.

99. M.P. Hassell, The dynamics of arthropod predator-prey systems,

Monographs in Population Biology, 1978, (13): III-VII, 1-237.

100. M.I. Ryoo and W. Choi, Regulation of progeny sex by Anisopteromalus calandrae

(Hymenoptera: Pteromalidae) in relation to host preference, host vulnerability and

host size, Journal Asia Pacific Entomology, 2002, 5(2): 193-200.

101. P.W. Flinn, Temperature effects on efficacy of Choetophila elegans

(Hymenoptera: Pteromalidae) to suppress Rhyzopertha dominica (Coleoptera:

Bostrichidae) in stored wheat, Journal of Economic Entomology, 1998, 91(1):

320-323.

Page 159: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

145

102. F.L. Wacker, The effect of food supplements on parasitoid host dynamic, 1st

International Symposium on Biological Control of Arthopods. n.p., 2001, pp.

226-231.

103. D.M. Olson and D.A. Andrew, Larva crowding and adult nutrition effects on

longevity and fecundity of female Trichogramma nubilale Ertle and Davis

(Hymenopteraa: Trichogrammatidae), Environmental Entomology, 1998, 27:

508-514.

104. B.M. Pawson, J.J. Peterson and T.O. Holzer, Competitive parasitism of house fly

pupae (Diptera: Muscidae) by Muscidofurax zaratorand Urolepis rufipes

(Hymenoptera: Pteromalidae), Journal of Medical Entomology, 1987, 24: 66-70.

105. E. Lucas, J. Riudavets, Biological and mechanical control of Sitophilus oryzae

(Coleoptera: Curculionidae) in rice, Journal of Stored Products Research,

2002, 38: 293-304.

106. J.W. Press, Comparative penetration efficacy in wheat between the weevil

parasitoids Anisopteromalus calandrae and Choetophilus elegans

(Hymenoptera: Pteromalidae), Journal of Entomological Sciences, 1992, 27:

154-157.

107. J.W. Press, Movement of a weevil parasitoid, Anisopteromalus calandrae

(Howard), within a column of wheat in relation to host location, Journal of

Agricultural Entomology, 1988, 5: 205-208.

Page 160: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P1

PHỤ LỤC HÌNH

Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu

Hình 1. Một số hình ảnh thu mẫu và nông sản trong kho

Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2016

Hình 2. Nông sản được xử lý Phosphine trong kho bằng cách tủ bạt

Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2016

Page 161: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P2

Hình 3. Mẫu nông sản sau khi thu được nuôi theo dõi trong phòng thí nghiệm

phục vụ việc xác định thành phần loài gây hại và thiên địch

Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2016

Hình 4. Quan sát và phân tích mẫu

Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2016

Hình 5. Trứng ong ký sinh A. calandrae trên sâu mon mọt thuốc lá

Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2017

Page 162: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P3

Ấu trùng ong trên sâu mon mọt thuốc lá Ấu trùng ong trên sâu mon mọt đậu đỏ

Hình 6. Ấu trùng ong ký sinh A. calandrae trên vật chủ sâu non

Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2017

Hình 7. Nhộng ong ký sinh A. calandrae

Nguồn: Nguyễn Thị Oanh, 2017

Page 163: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P4

PHỤ LỤC: DANH SÁCH VÀ ĐỊA CHỈ CÁC KHO THU MẪU

TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

TT Tên kho Loại hình nông sản Hình thức bảo quản Địa chỉ

Tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp

1 Công ty chế biến thức ăn Sông Tiền Lúa, cám, gạo, tấm,

ngô, đậu nành

Đổ rời, bao bì Phường 11, Trần Quốc

Toản, TP. Cao Lãnh

3 Công ty chế biến thức ăn thủy sản Tô

Châu

Lúa, gạo, tấm, cám,

ngô, lúa mì, sắn, đậu

nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì 1553 Quốc lộ 30, Khóm

4, Phường 11, TP Cao

Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

Tại huyện Thanh Bình, Đồng Tháp

1 Công ty Hùng Cá Lúa, gạo, tấm, cám,

ngô, lúa mì, sắn, đậu

nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì QL30, Huyện Thanh

Bình, Đồng Tháp

2 Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn Lúa, gạo, tấm, cám,

ngô, lúa mì, sắn, đậu

nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì QL30, khu Công nghiệp

Thanh Bình, xã Bình

Thành, Huyện Thanh

Bình

Tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp

1 Công ty chế biến TATS Đông Á Lúa, gạo, tấm, cám,

ngô, lúa mì, sắn, đậu

nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì Ấp Mỹ Phú Đất Liền,

Thị Trấn Mỹ Thọ,

Huyện Cao Lãnh, Tỉnh

Đồng Tháp

Page 164: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P5

TT Tên kho Loại hình nông sản Hình thức bảo quản Địa chỉ

Tại huyện Châu Thành, Đồng Tháp

1 Công ty TNHH XNK và lau bóng gạo Tân

Hiệp Thành

Lúa, gạo, tấm, cám Đổ rời, bao bì Quốc lộ 80, ấp Thạnh

Phú, xã Tân Bình, huyện

Châu Thành, Đồng Tháp

Tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp

1 Công ty TNHH lương thực Ngọc Đồng Lúa, gạo, tấm, cám Đổ rời, bao bì Ấp An Hòa, xã Định An,

huyện Lấp Vò, Đồng

Tháp

Tại thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp

1 Xí nghiệp chế biến lương thực 1 Gạo, tấm, Bao bì Số 21/6 QL80, Phường 2,

Tp Sa Đéc

2 Tổng Công Ty lương thực Miền Bắc tại

Sa Đéc

Gạo, tấm Bao bì Ấp Tân Thành, xã Tân

Quy Tây, TP. Sa Đéc

3 Công ty lương thực Hà Bắc Lúa, cám, gạo, tấm Đổ rời, bao bì Ấp Tân Lập, xã Tân Quy

Tây, TP. Sa Đéc

4 Công ty TNHH Hữ Thành Lúa, gạo, tấm, cám Đổ rời, bao bì Số 86, khóm Tân Hòa,

Phường An Hòa, Thị xã

Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp

5 Công ty TNHH Ngọc Đài Lúa, gạo, tấm, cám Đổ rời, bao bì 648, Trần Hưng Đạo,

Khóm 3, Phường 1, TP.

Sa Đéc

6 DNTN Vạn Phúc Lúa, gạo, tấm, cám Đổ rời, bao bì 626 Trần Hưng Đạo,

Khóm 3, Phường 1, TP.

Sa Đéc

7 Công ty TNHH một thành viên Vân Nam Lúa, gạo, tấm, cám Đổ rời, bao bì 634 Trần Hưng Đạo,

Phường 1, TP. Sa Đéc

Page 165: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P6

TT Tên kho Loại hình nông sản Hình thức bảo quản Địa chỉ

Tại thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp

8 Công Ty cổ phần lương thực Cao Lạng Lúa, gạo, tấm, cám Đổ rời, bao bì 64K Nguyễn Sinh Sắc,

Khóm Hòa An, Phường

2, TP. Sa Đéc

9 Công Ty TNHH Ngân Tài Lúa, cám, gạo, tấm Đổ rời, bao bì Ấp Tân Lập, xã Tân Quy

Tây, TP. Sa Đéc

10 Công ty TNHH Đức Thành Lúa, cám, gạo, tấm Bao bì Đường 852, Tân Hòa, An

Hòa, TP. Sa Đéc

11 Công ty TNHH một thành viên Khánh

Huy

Lúa, gạo, tấm, cám Bao bì 64-66, Khóm Tân Hòa,

Phường An Hòa, TP. Sa

Đéc

12 DNTN Phước Cường Lúa, gạo, tấm, cám Đổ rời, bao bì 612, Trần Hưng Đạo,

Khóm 3, Phường 1, TP.

Sa Đéc

3 Công Ty cổ phần thực phẩm Bích Chi Lúa, gạo, ngô, đậu đen,

đậu đỏ, đậu xanh, đậu

nành

Bao bì 45X1, Nguyễn Sinh Sắc

Phường 2, TP. Sa Đéc

14 DNTN Cỏ May Lúa, gạo, tấm, cám,

ngô, lúa mì, sắn, đậu

nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì Khu Công nghiệp C, TP.

Sa Đéc

15 Công ty cổ phần TM Con Heo Vàng Lúa, gạo, tấm, cám,

ngô, lúa mì, sắn, đậu

nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì Khu A1, Khu Công

nghiệp, TP. Sa Đéc

16 Công Ty cổ phần thủy sản Hùng Vương -

Tây Nam

Lúa, gạo, tấm, cám,

ngô, lúa mì, sắn, đậu

nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì Lô II5-II6-II7, Khu Công

nghiệp C mở rộng, TP.

Sa Đéc

Page 166: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P7

TT Tên kho Loại hình nông sản Hình thức bảo

quản

Địa chỉ

Tại thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp

17 Công Ty cổ phần thức ăn

thủy sản Việt Thắng

Lúa, gạo, tấm, cám, ngô, lúa mì,

sắn, đậu nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì Lô II-1, II-2,II-3, Khu C

mở rộng, KCN Sa Đéc,

xã Tân Khánh Đông, tp

Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

18 Công Ty cổ phần thủy sản

Cửu Long

Lúa, gạo, tấm, cám, ngô, lúa mì,

sắn, đậu nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì Lô II9, Khu Công

nghiệp C mở rộng, TP.

Sa Đéc

19 Công Ty cổ phần thức ăn chăn nuôi

Spotlight

Lúa, gạo, tấm, cám, ngô, lúa mì,

sắn, đậu nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì Khu công nghiệp C, xã

Tân Khánh Đông, TP.

Sa Đéc

20 Công Ty TNHH thức ăn

thủy sản New Hope Đồng Tháp

Lúa, gạo, tấm, cám, ngô, lúa mì,

sắn, đậu nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì Khu Công nghiệp C, TP.

Sa Đéc

21 Công ty Wilmar Agro Việt Nam Lúa, gạo, tấm, cám, ngô, lúa mì,

sắn, đậu nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì Khu Công nghiệp C mở

rộng, TP. Sa Đéc

22 Công Ty cổ phần thức ăn

thủy sản Vina

Lúa, gạo, tấm, cám, ngô, lúa mì,

sắn, đậu nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì Khu A1, Khu Công

nghiệp, TP. Sa Đéc

23 Xí nghiệp Sa Giang 2 Gạo, đậu trắng, đậu đen, đậu đỏ Đổ rời, bao bì Khu A1, Khu Công

nghiệp, TP. Sa Đéc

24 Công Ty cổ phần thức ăn

thủy sản Cagill

Lúa, gạo, tấm, cám, ngô, lúa mì,

đậu nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì Khu công nghiệp C Sa

Đéc, Xã Tân Khánh

Đông, TP. Sa Đéc

25 Công Ty cổ phần thức ăn thủy sản

USFeed

Lúa, gạo, tấm, cám, ngô, lúa mì,

sắn, đậu nành, thức ăn thủy sản

Đổ rời, bao bì Khu A1, Khu Công

nghiệp, TP. Sa Đéc

Page 167: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P8

PHỤ LỤC DANH SÁCH THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG HẠI NÔNG SẢN TRONG KHO

Bảng 1. Danh sách thành phần loài côn trùng hại nông sản trong kho ở một số tỉnh vùng ĐBSCL (2015 - 2016)

TT

Đơn vị phân loại

Tên tiếng Việt

Độ thường gặp

Đồng

Tháp

Tiền

Giang

Trà

Vinh

Bến

Tre

I. BLATTOPTERA Bộ Gián

Blattidae Họ gián nhà

1 Periplaneta americana (Linnaeus, 1758) Gián mỹ ++ ++ ++ +

II. COLEOPTERA Bộ Cánh cứng

Anobiidae Họ mọt phấn

2 Lasioderma serricorne (Fabricius, 1792) Mọt thuốc lá +++ +++ ++ +++

Anthribidae Họ mọt nấm

3 Araecerus fasciculatus (de Geer, 1775) Mọt cà phê ++ ++ + ++

Bostrichidae Họ mọt đục thân

4 Rhizopertha dominica (Fabricius, 1792) Mọt đục hạt nhỏ ++ ++ ++ ++

Bruchidae Họ mọt đậu

5 Callosobruchus maculatus (Fabricius, 1975) Mọt đậu đỏ +++ ++ + +

6 Callosobruchus chinensis (Linnaeus, 1758) Mọt đậu xanh + + - -

7 Acanthoscelides obtectus Say, 1831 Mọt đậu nành + - - -

Cleridae Họ mọt ca rô

8 Nercrobia rufipes (de Geer, 1775) Mọt xương chân đỏ ++ ++ + +++

Cucujidae Họ mọt râu dài

9 Cryptolestes pusillus (Schonherr, 1817) Mọt râu dài +++ +++ ++ +++

10 Cryptolestes ferrugineus (Stephens, 1831) Mọt râu dài +++ +++ +++ +++

Page 168: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P9

TT

Đơn vị phân loại

Tên tiếng Việt

Độ thường gặp

Đồng

Tháp

Tiền

Giang

Trà

Vinh

Bến

Tre

Curculionidae Họ vòi voi

11 Sitophilus oryzae (Linnaeus, 1763) Mọt gạo +++ +++ +++ +++

12 Sitophilus zeamais Motschulsky, 1855 Mọt ngô +++ +++ ++ +++

Dermestidae Họ mọt cứng đốt

13 Attagenus fasciatus (Thunberg, 1795) Mọt da + ++ + -

14 Dermestes maculatus (de Geer, 1774) Mọt da bụng trắng + + + +

15 Dermestes ater de Geer, 1774 Mọt da đen + + - -

16 Thorictodes heydeni Reitter, 1875 Mọt da nâu +++ ++ - +

17 Thaumaglossa rufocapillata Redtenbacher, 1867 * Mọt da đen tròn ++ - + -

18 Evorinea indica (Arrow, 1915)* Mọt da Ấn Độ ++ - - -

Nitidulidae Họ mọt thò đuôi

19 Carpophilus dimidiatus (Fabricius, 1792) Mọt gạo thò đuôi ++ ++ - +

20 Carpophilus hemipterus (Linnaeus, 1758) Mọt thò đuôi điểm vàng ++ - + -

21 Carpophilus obsoletus Erichson, 1843 Mọt bếp thò đuôi + + - -

Silvanidae Họ mọt răng cưa

22 Ahasverus advena (Waltl, 1832) Mọt gạo dẹt +++ +++ ++ +++

23 Oryzaephilus surinamensis (Linnaeus, 1758) Mọt răng cưa +++ +++ ++ +++

Tenebrionidae Họ mọt chân chạy

24 Tribolium castaneum (Herbst, 1797) Mọt thóc đỏ +++ +++ +++ +++

25 Alphitobius diaperinus (Panzer, 1797) Mọt khuẩn đen +++ ++ +++ +++

Page 169: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P10

TT

Đơn vị phân loại

Tên tiếng Việt

Độ thường gặp

Đồng

Tháp

Tiền

Giang

Trà

Vinh

Bến

Tre

26 Alphitobius laevigatus (Fabricius, 1781) Mọt khuẩn đen + + + -

27 Latheticus oryzae Waterhouse, 1880 Mọt đầu dài ++ ++ ++ ++

28 Palorus ratzeburgi (Wissmann, 1848) Mọt mắt nhỏ ++ ++ ++ ++

29 Leichenum pictum (Fabricius, 1801)* + + - -

Trogossitidae Họ mọt thóc

30 Lophocateres pusillus (Klug, 1832) Mọt thóc Thái Lan ++ ++ + -

31 Tenebroides mauritanicus (Linnaeus, 1758) Mọt thóc lớn +++ ++ +++ +++

III. LEPIDOPTERA Bộ Cánh vảy

Pyralidae Họ ngài sáng

32 Corcyra cephalonica (Stainton, 1866) Ngài gạo +++ +++ ++ ++

IV. PSOCOPTERA Bộ Rệp sách

Liposcelididae Họ rệp sách

33 Liposcelis sp. Rệp sách +++ +++ ++ +++

V. THYSANURA Bộ Nhậy ba đuôi

Lepismatidae Họ nhậy sách

34 Acrotelsa collaris (Fabricius, 1793) Nhậy sách ba đuôi +++ ++ + +++

Tổng cộng 34 30 26 23

Ghi chú: (-): không gặp; (+): gặp ít (<25%); (++): thường gặp (25% - 50%); (+++): gặp nhiều (>50%).

(*): Loài mới bổ sung vào khu hệ côn trùng hại kho ở Việt Nam.

Page 170: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P11

Bảng 2. Tỷ lệ bắt gặp các loài côn trùng hại theo chủng loại nông sản trong kho tại một số tỉnh vùng ĐBSCL (2015 - 2016)

TT

Tên loài Tỷ lệ bắt gặp (%)

Tên khoa học Tên tiếng Việt Thóc, gạo Cám gạo Hạt lúa

mì Ngô Đậu Sắn TATS

1 Periplaneta americana Gián mỹ 17,22 28,15 22,19 0 0 18,25 19,04

2 Lasioderma serricorne Mọt thuốc lá 0 37,11 0 11,24 48,26 0 96,72

3 Araecerus fasciculatus Mọt cà phê 0 10,21 0 0 32,55 67,53 20,14

4 Rhizopertha dominica Mọt đục hạt nhỏ 45,68 24,55 43,76 12,43 8,25 24,56 87,53

5 Callosobruchus maculatus Mọt đậu đỏ 0 0 0 0 88,21 0 0

6 Callosobruchus chinensis Mọt đậu xanh 0 0 0 0 20,14 0 0

7 Acanthoscelides obtectus Mọt đậu nành 0 0 0 0 18,36 0 0

8 Nercrobia rufipes Mọt xương chân đỏ 39,55 24,11 0 15,23 0 28,09 33,21

9 Cryptolestes pusillus Mọt râu dài 49,65 45,61 86,25 85,24 23,09 18,26 24,11

10 Cryptolestes ferrugineus Mọt râu dài 41,24 38,43 79,17 83,22 35,51 22,14 15,02

11 Sitophilus oryzae Mọt gạo 79,54 48,26 82,15 41,37 20,05 78,48 0

12 Sitophilus zeamais Mọt ngô 93,17 23,15 38,21 87,46 85,22 11,09 0

13 Attagenus fasciatus Mọt da 4,51 6,12 8,06 0 0 5,24 7,11

14 Dermestes maculatus Mọt da bụng trắng 0 0 0 0 0 3,41 5,23

15 Dermestes ater Mọt da đen 3,22 5,31 4,02 0 0 4,74 4,12

16 Thorictodes heydeni Mọt da nâu 0 0 0 0 0 0 78,56

17 Thaumaglossa rufocapillata Mọt da đen tròn 5,15 4,06 4,18 0 0 0 0

Page 171: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P12

TT

Tên loài Tỷ lệ (%) bắt gặp

Tên khoa học Tên tiếng Việt Thóc, gạo Cám gạo Hạt lúa

mì Ngô Đậu Sắn TATS

18 Evorinea indica Mọt da ấn độ 3,24 3,58 2,17 0 0 0 0

19 Carpophilus dimidiatus Mọt gạo thò đuôi 16,31 14,25 0 9,07 12,33 0 0

20 Carpophilus hemipterus Mọt thò đuôi điểm vàng 27,16 0 31,11 35,07 16,22 0 14,45

21 Carpophilus obsoletus Mọt bếp thò đuôi 12,47 0 15,03 9,65 0 0 0

22 Ahasverus advena Mọt gạo dẹt 25,16 17,04 31,08 0 8,45 0 36,13

23 Oryzaephilus surinamensis Mọt răng cưa 82,11 16,02 27,19 0 21,05 0 35,18

24 Tribolium castaneum Mọt thóc đỏ 95,45 92,13 47,14 24,09 0 22,16 89,37

25 Alphitobius diaperinus Mọt khuẩn đen 20,34 27,89 21,12 36,05 19,26 23,14 82,51

26 Alphitobius laevigatus Mọt khuẩn đen 14,05 10,24 13,21 0 0 8,35 6,53

27 Latheticus oryzae Mọt đầu dài 15,02 20,11 17,24 0 14,28 27,19 78,02

28 Palorus ratzeburgi Mọt mắt nhỏ 13,65 15,14 26,02 17,16 0 12,04 25,15

29 Leichenum pictum 26,05 0 28,13 0 0 0 0

30 Lophocateres pusillus Mọt thóc thái lan 10,22 8,15 11,03 0 0 0 0

31 Tenebroides mauritanicus Mọt thóc lớn 31,25 42,11 0 9,15 0 0 5,02

32 Corcyra cephalonica Ngài gạo 87,36 23,19 81,28 26,12 0 0 3,47

33 Liposcelis sp. Rệp sách 88,14 32,21 72,35 2,49 0 25,24 26,08

34 Acrotelsa collaris Nhậy sách ba đuôi 0 24,05 0 0 0 25,12 74,51

Ghi chú: TATS - thức ăn thủy sản; chữ viết đậm thể hiện loài phổ biến, gặp nhiều.

Page 172: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P13

Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần loài của bộ Cánh cứng (Coleoptera) trong kho

bảo quản nông sản ở ĐBSCL (2015 - 2016)

TT Tên họ Giống Loài

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1 Anobiidae 1 4,3 1 3,3

2 Anthribidae 1 4,3 1 3,3

3 Bostrichidae 1 4,3 1 3,3

4 Bruchidae 2 8,7 3 10,0

5 Cleridae 1 4,3 1 3,3

6 Cucujidae 1 4,3 2 6,6

7 Curculionidae 1 4,3 2 6,6

8 Dermestidae 5 21,7 6 20,0

9 Nitidulidae 1 4,3 3 10,0

10 Silvanidae 2 8,7 2 6,6

11 Tenebrionidae 5 21,7 6 20,0

12 Trogossitidae 2 8,7 2 6,6

Tổng số 23 100 30 100

Page 173: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P14

PHỤ LỤC SỐ LIỆU

Bảng 1. Số liệu thô kích thước chiều rộng đầu sâu non mọt thuốc lá (đơn vị: mm)

TT Sâu non

tuổi 1

Sâu non

tuổi 2

Sâu non

tuổi 3

Sâu non

tuổi 4

Sâu non

tuổi 5

1 0.25 0.39 0.46 0.68 0.79

2 0.26 0.38 0.47 0.72 0.8

3 0.26 0.4 0.47 0.7 0.93

4 0.27 0.41 0.49 0.73 0.86

5 0.28 0.42 0.5 0.64 0.8

6 0.29 0.37 0.51 0.63 0.78

7 0.26 0.36 0.48 0.71 0.82

8 0.24 0.35 0.47 0.72 0.83

9 0.25 0.38 0.52 0.74 0.79

10 0.26 0.39 0.46 0.65 0.84

11 0.27 0.38 0.45 0.71 0.82

12 0.27 0.41 0.49 0.74 0.88

13 0.28 0.42 0.48 0.63 0.83

14 0.24 0.4 0.47 0.69 0.82

15 0.27 0.39 0.51 0.68 0.79

16 0.25 0.43 0.52 0.67 0.81

17 0.24 0.42 0.46 0.73 0.9

18 0.26 0.41 0.48 0.71 0.84

19 0.25 0.4 0.47 0.74 0.92

20 0.25 0.42 0.51 0.69 0.79

21 0.23 0.39 0.49 0.71 0.81

22 0.22 0.38 0.53 0.69 0.83

23 0.24 0.37 0.52 0.74 0.82

24 0.24 0.39 0.5 0.67 0.78

25 0.25 0.4 0.48 0.68 0.82

26 0.21 0.42 0.51 0.71 0.87

27 0.26 0.43 0.54 0.69 0.79

28 0.25 0.41 0.52 0.73 0.88

29 0.27 0.38 0.51 0.71 0.87

30 0.26 0.37 0.48 0.68 0.82

TB 0.25 0.40 0.49 0.70 0.83

SD 0.02 0.02 0.02 0.03 0.04

Page 174: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P15

* Phân tích số liệu kích thước chiều rộng sâu non mọt thuốc lá bằng SPSS

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

1 30 0.2543 0.01755 0.00321 0.2478 0.2609 0.21 0.29

2 30 0.3957 0.02112 0.00386 0.3878 0.4036 0.35 0.43

3 30 0.4917 0.02394 0.00437 0.4827 0.5006 0.45 0.54

4 30 0.6973 0.03216 0.00587 0.6853 0.7093 0.63 0.74

5 30 0.831 0.04088 0.00746 0.8157 0.8463 0.78 0.93

Total 150 0.534 0.20947 0.0171 0.5002 0.5678 0.21 0.93

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

5.942 4 145 0.000

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares

df Mean

Square F Sig.

Between Groups

6.421 4 1.605 1990.274 0.000

Within Groups 0.117 145 0.001

Total 6.538 149

VAR00002 _Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

1 30 0.2543

2 30 0.3957

3 30 0.4917

4 30 0.6973

5 30 0.831

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 30.000.

Page 175: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P16

Bảng 2. Số liệu thô kích thước pha trưởng thành và pha trứng ong ngoại ký sinh

A. calandrae (đơn vị: mm)

TT Trưởng thành cái Trưởng thành đực Trứng

Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng

1 3.62 1.13 2.91 0.92 0.61 0.2

2 4 1.26 2.41 0.86 0.59 0.18

3 3.28 1.11 3.07 0.84 0.63 0.21

4 2.43 0.69 2.54 0.83 0.52 0.19

5 3.21 1.15 2.89 0.84 0.55 0.2

6 3.5 0.94 2.4 0.74 0.49 0.19

7 3.46 1.05 2.3 0.73 0.66 0.22

8 3.9 1.09 2.35 0.8 0.49 0.18

9 3.07 0.92 2.72 0.69 0.45 0.16

10 3.69 1 2.29 0.7 0.43 0.16

11 3.33 0.95 2.15 0.54 0.47 0.15

12 3.98 1.33 1.83 0.59 0.75 0.29

13 3.86 1.12 1.14 0.98 0.72 0.28

14 3.17 0.92 2.75 0.71 0.81 0.3

15 3.22 0.94 2.17 0.68 0.85 0.29

16 3.29 1.06 2.37 0.99 0.64 0.23

17 3.63 1.1 2.95 0.83 0.58 0.19

18 3.68 1.05 2.35 0.84 0.67 0.2

19 3.76 1.2 2.64 0.73 0.57 0.18

20 3.73 1.1 2.29 0.71 0.59 0.21

21 3.8 1.05 2.42 0.67 0.49 0.17

22 3.64 1 1.78 0.81 0.62 0.23

23 3.42 0.92 2.41 0.65 0.66 0.23

24 3.59 1.03 2.74 0.68 0.56 0.19

25 3.94 1.13 3.01 0.79 0.55 0.17

26 3.38 0.94 2.13 0.82 0.54 0.18

27 3.41 1.03 2.16 0.84 0.53 0.15

28 3.95 1.19 1.19 0.83 0.63 0.22

29 3.84 1.24 2.53 0.78 0.58 0.19

30 3.68 1.12 2.47 0.76 0.59 0.2

TB 3.55 1.06 2.38 0.77 0.59 0.20

SD 0.34 0.13 0.46 0.10 0.10 0.04

Page 176: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P17

Bảng 3. Số liệu thô kích thước pha ấu trùng và pha nhộng ong ngoại ký sinh A. calandrae (đơn vị: mm)

T

T

Ấu trùng tuổi 1 Ấu trùng tuổi 2 Ấu trùng tuổi 3 Ấu trùng tuổi 4 Nhộng cái Nhộng đực

Chiều

dài

thể

Chiều

rộng

cơ thể

Chiều

rộng

đầu

Chiều

dài

thể

Chiều

rộng

thể

Chiều

rộng

đầu

Chiều

dài

thể

Chiều

rộng

thể

Chiều

rộng

đầu

Chiều

dài

thể

Chiều

rộng

thể

Chiều

rộng

đầu

Dài Rộng Dài Rộng

1 0.63 0.19 0.15 1.27 0.48 0.27 2.34 0.86 0.48 3.54 1.61 0.69 3.57 1.37 2.62 1.04

2 0.67 0.21 0.16 1.45 0.76 0.35 2.27 0.96 0.45 4.3 1.64 0.82 3.33 1.28 2.71 1.01

3 0.71 0.19 0.16 1.47 0.63 0.33 2.57 0.92 0.51 3.66 1.51 0.64 3.36 1.24 2.63 1.09

4 0.71 0.21 0.15 1.39 0.5 0.28 2.65 0.87 0.48 3.95 1.53 0.64 3.25 1.24 2.59 1.01

5 0.65 0.22 0.16 1.33 0.53 0.35 2.37 0.78 0.48 3.82 1.49 0.62 3.49 1.31 2.6 1.03

6 0.73 0.23 0.16 1.53 0.53 0.26 2.52 0.76 0.44 3.56 1.47 0.63 3.36 1.37 2.65 1.05

7 0.63 0.18 0.13 1.49 0.53 0.3 2.27 0.96 0.45 3.91 1.46 0.67 3.13 1.19 2.68 1.12

8 0.59 0.21 0.14 1.36 0.45 0.26 2.48 0.84 0.52 3.66 1.36 0.71 3.22 1.25 2.61 1.08

9 0.8 0.23 0.16 1.53 0.49 0.28 2.28 0.84 0.48 3.74 1.41 0.63 3.36 1.24 2.65 1.11

10 0.76 0.21 0.16 1.54 0.44 0.26 2.49 0.75 0.51 4.11 1.55 0.68 3.27 1.31 2.7 1.13

11 0.6 0.18 0.12 1.42 0.62 0.31 2.61 0.72 0.49 3.88 1.5 0.6 3.32 1.37 2.63 1.03

12 0.6 0.17 0.13 1.29 0.49 0.23 2.67 0.86 0.43 3.37 1.44 0.68 3.45 1.35 2.72 1.01

13 0.68 0.17 0.16 1.34 0.5 0.26 2.38 0.86 0.45 3.68 1.38 0.57 3.38 1.34 2.64 1.04

14 0.54 0.19 0.15 1.38 0.48 0.3 2.25 0.89 0.46 4.07 1.7 0.61 3.79 1.48 2.67 1.05

15 0.79 0.22 0.18 1.51 0.66 0.38 2.63 0.8 0.46 3.63 1.47 0.61 3.25 1.32 2.58 1.06

16 0.57 0.19 0.17 1.55 0.43 0.26 2.54 0.97 0.52 4.22 1.44 0.72 3.34 1.37 2.64 1.09

17 0.73 0.22 0.13 1.54 0.39 0.27 2.33 0.92 0.47 3.84 1.62 0.67 3.32 1.42 2.63 1.11

18 0.85 0.23 0.16 1.28 0.42 0.26 2.47 0.75 0.44 3.7 1.37 0.63 3.37 1.46 2.7 1.02

19 0.62 0.18 0.16 1.52 0.42 0.27 2.54 0.78 0.48 3.84 1.58 0.6 3.48 1.26 2.63 1.01

20 0.62 0.16 0.16 1.49 0.33 0.25 2.39 0.97 0.49 3.92 1.37 0.65 3.45 1.32 2.68 1.04

21 0.69 0.21 0.18 1.49 0.4 0.23 2.58 0.77 0.53 3.81 1.43 0.62 3.31 1.45 2.64 1.03

22 0.61 0.23 0.17 1.37 0.44 0.28 2.61 0.76 0.44 3.79 1.4 0.67 3.52 1.34 2.67 1.06

Page 177: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P18

T

T

Ấu trùng tuổi 1 Ấu trùng tuổi 2 Ấu trùng tuổi 3 Ấu trùng tuổi 4 Nhộng cái Nhộng đực

Chiều

dài

thể

Chiều

rộng

cơ thể

Chiều

rộng

đầu

Chiều

dài

thể

Chiều

rộng

thể

Chiều

rộng

đầu

Chiều

dài

thể

Chiều

rộng

thể

Chiều

rộng

đầu

Chiều

dài

thể

Chiều

rộng

thể

Chiều

rộng

đầu

Dài Rộng Dài Rộng

23 0.82 0.21 0.13 1.38 0.51 0.24 2.47 0.87 0.47 3.75 1.39 0.65 3.45 1.38 2.62 1.09

24 0.81 0.23 0.15 1.55 0.49 0.35 2.68 0.73 0.48 4.21 1.45 0.68 3.47 1.28 2.65 1.1

25 0.75 0.23 0.14 1.27 0.45 0.32 2.47 0.85 0.47 3.94 1.46 0.61 3.38 1.34 2.72 1.04

26 0.84 0.25 0.17 1.42 0.56 0.3 2.61 0.8 0.48 3.77 1.39 0.67 3.29 1.33 2.56 1.03

27 0.77 0.19 0.14 1.48 0.39 0.23 2.77 0.89 0.53 4.07 1.51 0.65 3.5 1.47 2.54 1.02

28 0.65 0.28 0.16 1.58 0.49 0.37 2.32 0.91 0.47 3.47 1.36 0.62 3.41 1.26 2.6 1.02

29 0.78 0.22 0.15 1.26 0.52 0.31 2.49 0.98 0.46 3.62 1.67 0.65 3.54 1.29 2.59 1.04

30 0.83 0.23 0.16 1.59 0.43 0.29 2.48 0.92 0.53 3.79 1.39 0.64 3.49 1.24 2.58 1.01

TB 0.70 0.21 0.15 1.44 0.49 0.29 2.48 0.85 0.48 3.82 1.48 0.65 3.40 1.33 2.64 1.05

SD 0.09 0.03 0.02 0.10 0.09 0.04 0.14 0.08 0.03 0.22 0.10 0.05 0.13 0.08 0.05 0.04

Page 178: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P19

* Phân tích số liệu kích thước chiều dài cơ thể ấu trùng ong ngoại ký sinh A.

calandrae bằng SPSS Descriptives

VAR00002

N Mean Std. Deviation Std. Erro

r

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

1 30 0.701 0.09 0.01

64 0.6674 0.7346 0.54 0.85

2 30 1.436 0.1026 0.01

87 1.3973 1.474 1.26 1.59

3 30 2.484 0.14 0.02

56 2.4321 2.5366 2.25 2.77

4 30 3.821 0.2239 0.04

09 3.7371 3.9043 3.37 4.30

Total 120

2.11 1.1873 0.10

84 1.8958 2.325 0.54 4.30

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

7.232 3 116 0.000

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares

df Mean Square F Sig.

Between Groups 165.2 3 55.065 2493.5 0.000

Within Groups 2.562 116 0.022

Total 167.76 119

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

1 30 0.701

2 30 1.436

3 30 2.484

4 30 3.821

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 30.000.

Page 179: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P20

* Phân tích số liệu kích thước chiều rộng cơ thể ấu trùng ong ngoại ký sinh A.

calandrae bằng SPSS Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

1 30 0.2083 0.02465 0.0045 0.1991 0.2175 0.16 0.26

2 30 0.4843 0.06061 0.0111 0.4617 0.507 0.39 0.62

3 30 0.8527 0.0771 0.0141 0.8239 0.8815 0.73 0.98

4 30 1.4783 0.09692 0.0177 1.4421 1.5145 1.36 1.70

Total 120 0.7559 0.48259 0.0441 0.6687 0.8431 0.16 1.70

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

11.985 3 116 0.000

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares

df Mean

Square F Sig.

Between Groups 27.146 3 9.049 1844.8 0.000

Within Groups 0.569 116 0.005

Total 27.714 119

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

1 30 0.2083

2 30 0.4843

3 30 0.8527

4 30 1.4783

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 30.000.

Page 180: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P21

* Phân tích số liệu kích thước chiều rộng đầu cơ thể ấu trùng ong ngoại ký sinh A.

calandrae bằng SPSS Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

1 30 0.1533 0.01516 0.0028 0.1477 0.159 0.12 0.18

2 30 0.2793 0.03383 0.0062 0.2667 0.292 0.23 0.35

3 30 0.4783 0.0289 0.0053 0.4675 0.4891 0.43 0.53

4 30 0.658 0.04468 0.0082 0.6413 0.6747 0.6 0.82

Total 120 0.3923 0.19571 0.0179 0.3569 0.4276 0.12 0.82

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

5.319 3 116 0.002

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 4.436 3 1.479 1406.5 0.000

Within Groups 0.122 116 0.001

Total 4.558 119

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

1 30 0.1533

2 30 0.2793

3 30 0.4783

4 30 0.658

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 30.000.

Page 181: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P22

Bảng 4. Số liệu thô về số lượng trứng được đẻ bởi ong ngoại ký sinh A. calandrae trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 30 ± 1,0oC,

ẩm độ 75 ± 3,1%)

Tuổi thọ

(ngày)

Số trứng được đẻ bởi ong cái ngoại ký sinh A. calandrae

TN 1 TN 2 TN 3 TN 4 TN 5 TN 6 TN 7 TN 8 TN 9 TN 10 TN 11 TN 12 TN 13 TN 14 TN 15

1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

2 2 0 0 1 2 3 3 2 0 1 2 2 2 2 3

3 4 1 0 1 5 2 5 1 0 5 3 4 3 1 2

4 6 0 4 0 3 7 0 2 4 1 1 2 1 3 4

5 5 6 3 7 2 4 6 5 3 9 6 3 5 4 3

6 6 7 7 6 3 5 5 7 8 8 5 6 6 5 4

7 3 5 6 10 5 4 5 6 12 5 9 4 4 8 7

8 5 7 6 8 7 5 4 4 7 8 4 7 3 6 6

9 6 10 11 7 10 7 7 8 5 3 11 3 9 5 9

10 10 7 5 3 5 4 4 5 5 5 3 9 5 6 5

11 6 4 10 5 8 3 6 6 4 4 5 2 6 4 3

12 4 3 8 1 4 4 8 5 7 3 4 3 7 3 2

13 3 5 4 5 5 3 6 3 3 1 0 4 4 2 1

14 2 3 2 4 3 2 0 3 0 2 3 1 2 3 3

15 1 2 3 3 2 2 3 0 3 1 2 6 1 1 1

16 2 2 3 0 1 2 3 2 2 0 3 4 2 2 2

17 0 2 0 1 0 3 2 2 3 2 1 2 1 2 2

18 2 0 2 1 2 1 2 3 0 1 2 1 2 3 2

19 1 1 1 2 1 2 0 0 3 0 1 2 0 0 1

20 1 2 0 0 0 1 2 3 0 2 2 3 2 2 3

21 2 1 0 0 0 1 1 1 2 1 1 1 1 1 1

Page 182: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P23

Tuổi thọ

(ngày)

Số trứng được đẻ bởi ong cái ngoại ký sinh A. calandrae

TN 1 TN 2 TN 3 TN 4 TN 5 TN 6 TN 7 TN 8 TN 9 TN 10 TN 11 TN 12 TN 13 TN 14 TN 15

22 0 0 2 0 0 0 0 2 0 2 2 2 0 2 2

23 0 2 0 1 0 0 1 0 2 0 1 0 1 0 1

24 0 1 0 0 0 0 0 0 0 2 2 1 0

25 0 0 0 0 0 2 2 1 1 2 1

26 0 0 0 0 1 0 0 2 2 1 0

27 0 0 0 1 0 1 0 0

28 0 2 0 1 1 0 0

29 0 1 0 0 0

30 0 0 0

31 0 0 0

32 0

Tổng 71 71 78 66 68 65 73 70 76 66 76 77 73 69 68

Số

trứng/ong

cái/ngày

2.96 2.73 3.39 2.54 2.96 2.71 2.81 2.5 2.45 2.36 2.38 2.48 2.52 2.46 2.52

Page 183: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P24

Bảng 5. Số liệu thô về số trứng được đẻ bởi ong cái ngoại ký sinh A. calandrae

và tỷ lệ vũ hóa đời con (điều kiện nhiệt độ 30 ± 1,0oC, ẩm độ 75 ± 3,1%)

Cặp

ong TN

Tổng số

trứng

Vũ hóa đời con

Tổng vũ

hóa

Tỷ lệ % Số Ong

cái

Tỷ lệ % Số Ong

đực

Tỷ lệ %

TN 1 71 55 77.46 37 52.11 18 25.35

TN 1 71 54 76.06 35 49.30 19 26.76

TN 3 78 63 80.77 43 55.13 20 25.64

TN 4 66 51 77.27 35 53.03 16 24.24

TN 5 68 47 69.12 30 44.12 17 25.00

TN 6 65 51 78.46 34 52.31 17 26.15

TN 7 73 60 82.19 40 54.79 20 27.40

TN 8 70 48 68.57 31 44.29 17 24.29

TN 9 76 53 69.74 37 48.68 16 21.05

TN 10 66 52 78.79 33 50.00 19 28.79

TN 11 76 58 76.32 38 50.00 20 26.32

TN 12 77 62 80.52 44 57.14 18 23.38

TN 13 73 59 80.82 41 56.16 18 24.66

TN 14 69 59 85.51 40 57.97 19 27.54

TN 15 68 53 77.94 37 54.41 16 23.53

Bảng 6. Số liệu thô về số trứng được đẻ bởi ong cái ngoại ký sinh A. calandrae

và tỷ lệ vũ hóa đời con (điều kiện nhiệt độ 20oC, ẩm độ 75%)

Cặp

ong TN

Tổng số

trứng

Vũ hóa đời con

Tổng vũ

hóa

Tỷ lệ % Số Ong

cái

Tỷ lệ % Số Ong

đực

Tỷ lệ

%

TN 1 35 11 31.43 7 63.64 4 36.36

TN 1 40 18 45.00 12 66.67 6 33.33

TN 3 41 14 34.15 9 64.29 5 35.71

TN 4 37 17 45.95 10 58.82 7 41.18

TN 5 33 15 45.45 9 60.00 6 40.00

TN 6 28 11 39.29 7 63.64 4 36.36

TN 7 39 17 43.59 10 58.82 7 41.18

TN 8 37 18 48.65 11 61.11 7 38.89

TN 9 35 17 48.57 11 64.71 6 35.29

TN 10 31 16 51.61 11 68.75 5 31.25

TN 11 42 18 42.86 12 66.67 6 33.33

TN 12 34 17 50.00 11 64.71 6 35.29

TN 13 38 18 47.37 12 66.67 6 33.33

TN 14 32 14 43.75 9 64.29 5 35.71

TN 15 43 20 46.51 14 70.00 6 30.00

Page 184: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P25

Bảng 7. Số liệu thô về số trứng được đẻ bởi ong cái ngoại ký sinh A. calandrae

và tỷ lệ vũ hóa đời con (điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 75%)

Cặp

ong TN

Tổng số

trứng

Vũ hóa đời con

Tổng vũ

hóa

Tỷ lệ % Số Ong

cái

Tỷ lệ % Số Ong

đực

Tỷ lệ

%

TN 1 46 26 56.52 18 69.23 8 30.77

TN 1 54 32 59.26 21 65.63 11 34.38

TN 3 57 33 57.89 22 66.67 11 33.33

TN 4 45 26 57.78 18 69.23 8 30.77

TN 5 53 34 64.15 23 67.65 11 32.35

TN 6 38 23 60.53 15 65.22 8 34.78

TN 7 51 33 64.71 22 66.67 11 33.33

TN 8 49 27 55.10 18 66.67 9 33.33

TN 9 54 31 57.41 20 64.52 11 35.48

TN 10 48 28 58.33 19 67.86 9 32.14

TN 11 35 22 62.86 15 68.18 7 31.82

TN 12 50 30 60.00 20 66.67 10 33.33

TN 13 56 33 58.93 22 66.67 11 33.33

TN 14 46 26 56.52 17 65.38 9 34.62

TN 15 55 32 58.18 21 65.63 11 34.38

Page 185: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P26

* Phân tích số liệu về tỷ lệ mọt ngô xuất hiện sau khi thả ong ngoại ký sinh A.

calandrae bằng SPSS

- Tỷ lệ % mọt ngô xuất hiện ở cuối tháng thứ nhất:

Descriptives

VAR00002

N Mean

Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for

Mean

Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound

2 cặp 12 65.3508 7.64238 2.20616 60.4951 70.2066 52.30 75.94

4 cặp 12 58.0008 3.38683 .97769 55.8489 60.1527 54.30 63.28

6 cặp 12 53.0625 3.42293 .98812 50.8877 55.2373 49.42 59.77

8 cặp 12 41.4608 2.84768 .82205 39.6515 43.2702 37.55 47.66

10 cặp 12 35.0608 3.44049 .99318 32.8748 37.2468 30.60 40.63

Total 60 50.5872 11.90206 1.53655 47.5125 53.6618 30.60 75.94

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

5.142 4 55 .001

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 7240.951 4 1810.238 89.140 .000

Within Groups 1116.931 55 20.308

Total 8357.882 59

VAR00002

Duncana

VAR00001 N

Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

10 cặp 12 35.0608

8 cặp 12 41.4608

6 cặp 12 53.0625

4 cặp 12 58.0008

2 cặp 12 65.3508

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 186: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P27

- Tỷ lệ % mọt ngô xuất hiện ở cuối tháng thứ hai:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 77.7417 8.56266 2.47183 72.3012 83.1821 63.24 98.85

4 cặp 12 65.3025 9.44227 2.72575 59.3032 71.3018 51.79 80.22

6 cặp 12 63.4633 9.71126 2.8034 57.2931 69.6336 51.49 77.99

8 cặp 12 28.2067 4.04347 1.16725 25.6376 30.7758 22.92 36.26

10 cặp 12 24.8258 2.10178 0.60673 23.4904 26.1612 21.13 28.85

Total 60 51.908 22.68399 2.92849 46.0481 57.7679 21.13 98.85

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

6.083 4 55 0.000

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares df Mean

Square F Sig.

Between Groups 27306.164 4 6826.541 122.978 0.000

Within Groups 3053.064 55 55.51

Total 30359.228 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3

10 cặp 12 24.8258

8 cặp 12 28.2067

6 cặp 12 63.4633

4 cặp 12 65.3025

2 cặp 12 77.7417

Sig. 0.271 0.548 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 187: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P28

- Tỷ lệ % mọt ngô xuất hiện ở cuối tháng thứ ba:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 74.7392 8.03821 2.32043 69.6319 79.8464 67.82 96.9

4 cặp 12 50.4967 3.64205 1.05137 48.1826 52.8107 45.39 58.13

6 cặp 12 48.1525 3.23069 0.93262 46.0998 50.2052 42.82 54

8 cặp 12 45.1817 3.31724 0.9576 43.074 47.2893 42.26 51.73

10 cặp 12 39.0267 2.97091 0.85763 37.139 40.9143 36.28 45.16

Total 60 51.5193 13.1245 1.69437 48.1289 54.9098 36.28 96.9

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

2.502 4 55 0.053

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 8973.298 4 2243.324 103.718 0.000

Within Groups 1189.596 55 21.629

Total 10162.894 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

10 cặp 12 39.0267

8 cặp 12 45.1817

6 cặp 12 48.1525 48.1525

4 cặp 12 50.4967

2 cặp 12 74.7392

Sig. 1.000 0.123 0.222 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 188: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P29

- Tỷ lệ % mọt ngô xuất hiện ở cuối tháng thứ tư:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 72.2117 3.84037 1.10862 69.7716 74.6517 67.84 81.23

4 cặp 12 55.18 6.52602 1.8839 51.0336 59.3264 45.29 64.04

6 cặp 12 51.2483 5.45847 1.57572 47.7802 54.7165 42.02 61.75

8 cặp 12 46.2375 2.67945 0.77349 44.5351 47.9399 42.19 52.44

10 cặp 12 37.0917 4.3797 1.26431 34.3089 39.8744 27.23 42.16

Total 60 52.3938 12.57854 1.62388 49.1445 55.6432 27.23 81.23

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

2.382 4 55 0.063

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares

df Mean

Square F Sig.

Between Groups

8086.538 4 2021.634 89.064 0.000

Within Groups 1248.429 55 22.699

Total 9334.967 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

10 cặp 12 37.0917

8 cặp 12 46.2375

6 cặp 12 51.2483

4 cặp 12 55.18

2 cặp 12 72.2117

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 189: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P30

- Tỷ lệ % mọt ngô xuất hiện ở cuối tháng thứ năm:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 67.37 5.12041 1.47813 64.1166 70.6234 60.36 75.30

4 cặp 12 46.165 4.57921 1.32191 43.2555 49.0745 40.34 53.30

6 cặp 12 44.5875 4.63735 1.33869 41.6411 47.5339 38.93 51.62

8 cặp 12 41.3775 4.11629 1.18827 38.7621 43.9929 36.00 47.52

10 cặp 12 32.1608 2.86097 0.82589 30.3431 33.9786 28.24 38.12

Total 60 46.3322 12.40864 1.60195 43.1267 49.5377 28.24 75.30

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

2.524 4 55 0.051

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares

df Mean

Square F Sig.

Between Groups

8052.452 4 2013.113 107.284 0.000

Within Groups 1032.04 55 18.764

Total 9084.491 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

10 cặp 12 32.1608

8 cặp 12 41.3775

6 cặp 12 44.5875 44.5875

4 cặp 12 46.165

2 cặp 12 67.37

Sig. 1.000 0.075 0.376 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 190: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P31

- Tỷ lệ % mọt ngô xuất hiện ở cuối tháng thứ sáu:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 46.5858 2.92115 0.84326 44.7298 48.4418 44.79 54.46

4 cặp 12 32.75 2.27714 0.65735 31.3032 34.1968 30.67 39.34

6 cặp 12 30.0108 2.13416 0.61608 28.6549 31.3668 27.70 35.70

8 cặp 12 28.7417 1.69173 0.48836 27.6668 29.8165 27.43 33.52

10 cặp 12 23.0908 2.03134 0.5864 21.8002 24.3815 20.68 28.60

Total 60 32.2358 8.19426 1.05787 30.119 34.3526 20.68 54.46

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

0.547 4 55 0.702

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares

df Mean

Square F Sig.

Between Groups 3683.733 4 920.933 182.281 0.000

Within Groups 277.875 55 5.052

Total 3961.608 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

10 cặp 12 23.0908

8 cặp 12 28.7417

6 cặp 12 30.0108

4 cặp 12 32.75

2 cặp 12 46.5858

Sig. 1.000 0.172 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 191: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P32

* Phân tích số liệu về tỷ lệ mọt thuốc lá xuất hiện sau khi thả ong ngoại ký sinh A.

calandrae bằng SPSS

- Tỷ lệ % mọt thuốc lá xuất hiện ở cuối tháng thứ nhất:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 64.8683 4.87354 1.40687 61.7718 67.9648 54.33 70.03

4 cặp 12 52.3475 3.2024 0.92445 50.3128 54.3822 47.32 57.83

6 cặp 12 48.68 2.99355 0.86416 46.778 50.582 42.86 53.36

8 cặp 12 40.2875 2.52438 0.72873 38.6836 41.8914 34.71 43.19

10 cặp 12 25.8942 2.29229 0.66173 24.4377 27.3506 22.87 29.45

Total 60 46.4155 13.45083 1.73649 42.9408 49.8902 22.87 70.03

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.264 4 55 0.295

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares

df Mean

Square F Sig.

Between Groups 10074.01 4 2518.503 230.652 0.000

Within Groups 600.547 55 10.919

Total 10674.56 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

10 cặp 12 25.8942

8 cặp 12 40.2875

6 cặp 12 48.68

4 cặp 12 52.3475

2 cặp 12 64.8683

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 192: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P33

- Tỷ lệ % mọt thuốc lá xuất hiện ở cuối tháng thứ hai:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 71.255 5.85971 1.69155 67.5319 74.9781 54.65 77.26

4 cặp 12 60.7667 4.41685 1.27503 57.9603 63.573 52.86 71.70

6 cặp 12 49.7642 3.5274 1.01827 47.523 52.0054 43.75 56.56

8 cặp 12 38.8442 3.70282 1.06891 36.4915 41.1968 33.18 46.51

10 cặp 12 23.6833 2.17557 0.62803 22.301 25.0656 20.93 28.47

Total 60 48.8627 17.20844 2.2216 44.4173 53.3081 20.93 77.26

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

0.729 4 55 0.576

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares

df Mean

Square F Sig.

Between Groups 16539.64 4 4134.911 244.001 0.000

Within Groups 932.044 55 16.946

Total 17471.69 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

10 cặp 12 23.6833

8 cặp 12 38.8442

6 cặp 12 49.7642

4 cặp 12 60.7667

2 cặp 12 71.255

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 193: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P34

- Tỷ lệ % mọt thuốc lá xuất hiện ở cuối tháng thứ ba:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 66.0425 5.06861 1.46318 62.8221 69.2629 57.39 77.98

4 cặp 12 59.0808 4.68987 1.35385 56.101 62.0606 52.64 67.92

6 cặp 12 47.785 3.71559 1.0726 45.4242 50.1458 40.70 53.37

8 cặp 12 28.0167 3.29873 0.95226 25.9208 30.1126 24.71 34.90

10 cặp 12 15.0442 1.2101 0.34933 14.2753 15.813 13.12 17.60

Total 60 43.1938 19.58539 2.52846 38.1344 48.2533 13.12 77.98

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

2.938 4 55 0.028

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares

df Mean

Square F Sig.

Between Groups 21819.45 4 5454.862 369.384 0.000

Within Groups 812.209 55 14.767

Total 22631.66 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

10 cặp 12 15.0442

8 cặp 12 28.0167

6 cặp 12 47.785

4 cặp 12 59.0808

2 cặp 12 66.0425

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 194: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P35

* Phân tích số liệu về tỷ lệ ong trưởng thành xuất hiện sau khi thả ong ngoại ký

sinh A. calandrae kiểm soát mọt ngô bằng SPSS

- Tỷ lệ % số ong xuất hiện ở cuối tháng thứ nhất:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 33.7033 3.64007 1.0508 31.3905 36.0161 28.65 41.42

4 cặp 12 38.9083 3.49921 1.01013 36.685 41.1316 33.53 44.92

6 cặp 12 45.495 4.69659 1.35579 42.5109 48.4791 40.06 53.13

8 cặp 12 54.455 4.52337 1.30579 51.581 57.329 49.26 61.48

10 cặp 12 57.2375 6.12266 1.76746 53.3474 61.1276 48.54 66.04

Total 60 45.9598 10.04624 1.29696 43.3646 48.5551 28.65 66.04

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.942 4 55 0.116

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares

df Mean

Square F Sig.

Between Groups 4794.182 4 1198.545 56.803 0.000

Within Groups 1160.503 55 21.100

Total 5954.685 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

2 cặp 12 33.7033

4 cặp 12 38.9083

6 cặp 12 45.495

8 cặp 12 54.455

10 cặp 12 57.2375

Sig. 1.000 1.000 1.000 0.144

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 195: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P36

- Tỷ lệ % số ong xuất hiện ở cuối tháng thứ hai:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 21.035 2.11986 0.61195 19.6881 22.3819 17.41 25.1

4 cặp 12 23.8517 1.66621 0.48099 22.793 24.9103 21.73 26.63

6 cặp 12 27.1717 2.45316 0.70817 25.613 28.7303 23.66 32.44

8 cặp 12 31.7175 2.31471 0.6682 30.2468 33.1882 28.48 37.99

10 cặp 12 27.2242 2.01701 0.58226 25.9426 28.5057 23.36 30.26

Total 60 26.2 4.16887 0.5382 25.1231 27.2769 17.41 37.99

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

0.165 4 55 0.955

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 775.533 4 193.883 42.679 0.000

Within Groups 249.857 55 4.543

Total 1025.39 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

2 cặp 12 21.035

4 cặp 12 23.8517

6 cặp 12 27.1717

10 cặp 12 27.2242

8 cặp 12 31.7175

Sig. 1.000 1.000 0.952 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 196: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P37

- Tỷ lệ % số ong xuất hiện ở cuối tháng thứ ba:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 14.1075 0.94095 0.27163 13.5096 14.7054 12.96 15.82

4 cặp 12 7.32 0.56446 0.16295 6.9614 7.6786 6.45 8.35

6 cặp 12 18.5933 1.90954 0.55124 17.3801 19.8066 16.33 22.84

8 cặp 12 22.325 1.77785 0.51322 21.1954 23.4546 20.00 25.61

10 cặp 12 11.1692 0.96932 0.27982 10.5533 11.785 10.07 12.92

Total 60 14.703 5.50104 0.71018 13.2819 16.1241 6.45 25.61

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

4.825 4 55 0.002

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares

df Mean

Square F Sig.

Between Groups 1686.97 4 421.743 235.592 0.000

Within Groups 98.457 55 1.790

Total 1785.428 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

4 cặp 12 7.32

10 cặp 12 11.1692

2 cặp 12 14.1075

6 cặp 12 18.5933

8 cặp 12 22.325

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 197: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P38

- Tỷ lệ % số ong xuất hiện ở cuối tháng thứ tư:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 10.3033 0.65279 0.18844 9.8886 10.7181 9.61 11.85

4 cặp 12 9.9083 0.5584 0.1612 9.5535 10.2631 8.84 10.46

6 cặp 12 15.99 0.92194 0.26614 15.4042 16.5758 13.93 16.96

8 cặp 12 14.6767 1.53315 0.44258 13.7025 15.6508 11.62 16.60

10 cặp 12 7.9825 0.51216 0.14785 7.6571 8.3079 7.08 8.87

Total 60 11.7722 3.19119 0.41198 10.9478 12.5965 7.08 16.96

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

5.15 4 55 0.001

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 554.63 4 138.657 165.037 0.000

Within Groups 46.209 55 0.84

Total 600.839 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

10 cặp 12 7.9825

4 cặp 12 9.9083

2 cặp 12 10.3033

8 cặp 12 14.6767

6 cặp 12 15.99

Sig. 1.000 0.296 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 198: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P39

- Tỷ lệ % số ong xuất hiện ở cuối tháng thứ năm:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 6.215 0.53122 0.15335 5.8775 6.5525 5.46 6.99

4 cặp 12 7.2383 0.65381 0.18874 6.8229 7.6537 6.04 8.01

6 cặp 12 6.0142 0.48553 0.14016 5.7057 6.3227 5.16 6.86

8 cặp 12 9.95 0.85035 0.24547 9.4097 10.4903 8.40 11.28

10 cặp 12 5.2467 0.51697 0.14924 4.9182 5.5751 4.25 6.01

Total 60 6.9328 1.75674 0.22679 6.479 7.3866 4.25 11.28

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.836 4 55 0.135

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 160.788 4 40.197 103.828 0.000

Within Groups 21.293 55 0.387

Total 182.081 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

10 cặp 12 5.2467

6 cặp 12 6.0142

2 cặp 12 6.215

4 cặp 12 7.2383

8 cặp 12 9.95

Sig. 1.000 0.433 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 199: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P40

- Tỷ lệ % số ong xuất hiện ở cuối tháng thứ sáu:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 1.8683 0.17745 0.05122 1.7556 1.9811 1.60 2.28

4 cặp 12 4.205 0.34456 0.09946 3.9861 4.4239 3.75 4.74

6 cặp 12 4.8408 0.27461 0.07927 4.6664 5.0153 4.30 5.17

8 cặp 12 6.0317 0.32744 0.09452 5.8236 6.2397 5.48 6.47

10 cặp 12 4.1117 0.23625 0.0682 3.9616 4.2618 3.85 4.64

Total 60 4.2115 1.39484 0.18007 3.8512 4.5718 1.60 6.47

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

2.312 4 55 0.069

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 110.514 4 27.629 355.447 0.000

Within Groups 4.275 55 0.078

Total 114.789 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

2 cặp 12 1.8683

10 cặp 12 4.1117

4 cặp 12 4.205

6 cặp 12 4.8408

8 cặp 12 6.0317

Sig. 1.000 0.416 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 200: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P41

* Phân tích số liệu về tỷ lệ ong trưởng thành xuất hiện sau khi thả ong ngoại ký

sinh A. calandrae kiểm soát mọt thuốc lá bằng SPSS

- Tỷ lệ % số ong xuất hiện ở cuối tháng thứ nhất:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 32.5108 1.65022 0.47638 31.4623 33.5593 28.85 34.26

4 cặp 12 41.3233 3.49298 1.00834 39.104 43.5427 34.19 45.8

6 cặp 12 54.8392 2.80497 0.80973 53.057 56.6214 49.13 58.84

8 cặp 12 63.7117 4.07827 1.1773 61.1205 66.3029 53.05 70.75

10 cặp 12 65.5892 5.13621 1.4827 62.3258 68.8526 58.86 77.85

Total 60 51.5948 13.40282 1.7303 48.1325 55.0571 28.85 77.85

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.242 4 55 0.304

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 9874.65 4 2468.662 187.574 0.000

Within Groups 723.854 55 13.161

Total 10598.5 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

2 cặp 12 32.5108

4 cặp 12 41.3233

6 cặp 12 54.8392

8 cặp 12 63.7117

10 cặp 12 65.5892

Sig. 1.000 1.000 1.000 0.210

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 201: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P42

- Tỷ lệ % số ong xuất hiện ở cuối tháng thứ hai:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 32.1617 1.69354 0.48888 31.0856 33.2377 28.63 34.08

4 cặp 12 40.3275 3.36582 0.97163 38.189 42.466 35.61 46.85

6 cặp 12 52.3242 3.23594 0.93413 50.2682 54.3802 46.66 58.23

8 cặp 12 60.5008 3.66483 1.05794 58.1723 62.8294 54.94 67.69

10 cặp 12 48.6283 3.43497 0.99159 46.4459 50.8108 44.33 56.02

Total 60 46.7885 10.31851 1.33211 44.1229 49.4541 28.63 67.69

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

0.77 4 55 0.549

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares

df Mean

Square F Sig.

Between Groups 5732.945 4 1433.236 143.616 0.000

Within Groups 548.879 55 9.98

Total 6281.824 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

2 cặp 12 32.1617

4 cặp 12 40.3275

10 cặp 12 48.6283

6 cặp 12 52.3242

8 cặp 12 60.5008

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 202: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P43

- Tỷ lệ % số ong xuất hiện ở cuối tháng thứ ba:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 19.6425 1.64757 0.47561 18.5957 20.6893 16.61 22.21

4 cặp 12 15.8075 1.84684 0.53314 14.6341 16.9809 13.29 20.21

6 cặp 12 28.5967 3.20616 0.92554 26.5596 30.6338 22.82 33.73

8 cặp 12 35.6942 3.40531 0.98303 33.5305 37.8578 29.75 40.91

10 cặp 12 12.7075 1.52036 0.43889 11.7415 13.6735 10.21 16.22

Total 60 22.4897 8.88216 1.14668 20.1952 24.7842 10.21 40.91

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

3.03 4 55 0.025

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares

df Mean

Square F Sig.

Between Groups 4321.233 4 1080.308 178.196 0.000

Within Groups 333.436 55 6.062

Total 4654.669 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

10 cặp 12 12.7075

4 cặp 12 15.8075

2 cặp 12 19.6425

6 cặp 12 28.5967

8 cặp 12 35.6942

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 203: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P44

* Phân tích số liệu về tỷ lệ giới tính ong xuất hiện sau khi thả ong ngoại ký sinh A.

calandrae kiểm soát mọt ngô bằng SPSS

- Tỷ lệ giới tính ong xuất hiện vào cuối tháng thứ nhất:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 1.915 0.1486 0.0429 1.8206 2.0094 1.64 2.16

4 cặp 12 1.4483 0.09379 0.02708 1.3887 1.5079 1.21 1.53

6 cặp 12 1.1792 0.13561 0.03915 1.093 1.2653 0.96 1.46

8 cặp 12 1.2142 0.0918 0.0265 1.1558 1.2725 1.08 1.40

10 cặp 12 0.6383 0.0712 0.02055 0.5931 0.6836 0.49 0.75

Total 60 1.279 0.43147 0.0557 1.1675 1.3905 0.49 2.16

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

1.477 4 55 0.222

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 10.294 4 2.573 205.001 0.000

Within Groups 0.69 55 0.013

Total 10.984 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

10 cặp 12 0.6383

6 cặp 12 1.1792

8 cặp 12 1.2142

4 cặp 12 1.4483

2 cặp 12 1.915

Sig. 1.000 0.447 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 204: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P45

- Tỷ lệ giới tính ong xuất hiện vào cuối tháng thứ hai:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 1.4258 0.12266 0.03541 1.3479 1.5038 1.27 1.73

4 cặp 12 1.1883 0.14115 0.04075 1.0986 1.278 1.01 1.55

6 cặp 12 1.0458 0.10783 0.03113 0.9773 1.1143 0.95 1.35

8 cặp 12 0.9058 0.10875 0.03139 0.8367 0.9749 0.80 1.13

10 cặp 12 0.6283 0.05323 0.01537 0.5945 0.6622 0.50 0.68

Total 60 1.0388 0.29036 0.03749 0.9638 1.1138 0.50 1.73

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

0.967 4 55 0.433

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 4.3 4 1.075 87.756 0.000

Within Groups 0.674 55 0.012

Total 4.974 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

10 cặp 12 0.6283

8 cặp 12 0.9058

6 cặp 12 1.0458

4 cặp 12 1.1883

2 cặp 12 1.4258

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 205: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P46

- Tỷ lệ giới tính ong xuất hiện vào cuối tháng thứ ba:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 1.2708 0.1271 0.03669 1.1901 1.3516 0.96 1.46

4 cặp 12 1.2292 0.08618 0.02488 1.1744 1.2839 1.14 1.45

6 cặp 12 1.0308 0.06694 0.01932 0.9883 1.0734 0.92 1.13

8 cặp 12 0.8083 0.04859 0.01403 0.7775 0.8392 0.74 0.88

10 cặp 12 0.9092 0.09307 0.02687 0.85 0.9683 0.79 1.12

Total 60 1.0497 0.1993 0.02573 0.9982 1.1012 0.74 1.46

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

1.409 4 55 0.243

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 1.914 4 0.478 61.202 0.000

Within Groups 0.43 55 0.008

Total 2.344 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

8 cặp 12 0.8083

10 cặp 12 0.9092

6 cặp 12 1.0308

4 cặp 12 1.2292

2 cặp 12 1.2708

Sig. 1.000 1.000 1.000 0.253

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 206: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P47

- Tỷ lệ giới tính ong xuất hiện vào cuối tháng thứ tư:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 1.1825 0.07771 0.02243 1.1331 1.2319 1.08 1.34

4 cặp 12 1.0367 0.08467 0.02444 0.9829 1.0905 0.84 1.17

6 cặp 12 0.9592 0.12124 0.035 0.8821 1.0362 0.70 1.13

8 cặp 12 0.9783 0.05813 0.01678 0.9414 1.0153 0.91 1.12

10 cặp 12 0.9233 0.05245 0.01514 0.89 0.9567 0.85 1.04

Total 60 1.016 0.1215 0.01569 0.9846 1.0474 0.70 1.34

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

2.853 4 55 0.032

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 0.497 4 0.124 18.238 0.000

Within Groups 0.374 55 0.007

Total 0.871 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3

10 cặp 12 0.9233

6 cặp 12 0.9592

8 cặp 12 0.9783 0.9783

4 cặp 12 1.0367

2 cặp 12 1.1825

Sig. 0.129 0.089 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 207: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P48

- Tỷ lệ giới tính ong xuất hiện vào cuối tháng thứ năm:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 1.3258 0.14494 0.04184 1.2337 1.4179 1.13 1.64

4 cặp 12 1.1508 0.11905 0.03437 1.0752 1.2265 0.97 1.42

6 cặp 12 1.0525 0.11387 0.03287 0.9802 1.1248 0.81 1.22

8 cặp 12 0.8775 0.07747 0.02236 0.8283 0.9267 0.73 1.02

10 cặp 12 0.6825 0.06497 0.01875 0.6412 0.7238 0.54 0.75

Total 60 1.0178 0.24677 0.03186 0.9541 1.0816 0.54 1.64

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

1.755 4 55 0.151

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 2.951 4 0.738 63.192 0.000

Within Groups 0.642 55 0.012

Total 3.593 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

10 cặp 12 0.6825

8 cặp 12 0.8775

6 cặp 12 1.0525

4 cặp 12 1.1508

2 cặp 12 1.3258

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 208: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P49

- Tỷ lệ giới tính ong xuất hiện vào cuối tháng thứ sáu:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 1.2467 0.13819 0.03989 1.1589 1.3345 1.00 1.50

4 cặp 12 1.1083 0.12328 0.03559 1.03 1.1867 0.90 1.27

6 cặp 12 1.2292 0.13787 0.0398 1.1416 1.3168 1.00 1.54

8 cặp 12 0.8542 0.08152 0.02353 0.8024 0.906 0.76 1.06

10 cặp 12 0.7258 0.06345 0.01832 0.6855 0.7662 0.65 0.85

Total 60 1.0328 0.23641 0.03052 0.9718 1.0939 0.65 1.54

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

1.702 4 55 0.163

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 2.594 4 0.648 50.679 0.000

Within Groups 0.704 55 0.013

Total 3.297 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

10 cặp 12 0.7258

8 cặp 12 0.8542

4 cặp 12 1.1083

6 cặp 12 1.2292

2 cặp 12 1.2467

Sig. 1.000 1.000 1.000 0.706

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 209: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P50

* Phân tích số liệu về tỷ lệ giới tính ong xuất hiện sau khi thả ong ngoại ký sinh A.

calandrae kiểm soát mọt thuốc lá bằng SPSS

- Tỷ lệ giới tính ong xuất hiện vào cuối tháng thứ nhất:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 2.1025 0.17089 0.04933 1.9939 2.2111 1.83 2.36

4 cặp 12 1.8317 0.19678 0.05681 1.7066 1.9567 1.60 2.30

6 cặp 12 1.4625 0.11137 0.03215 1.3917 1.5333 1.24 1.74

8 cặp 12 1.1208 0.0915 0.02641 1.0627 1.179 0.94 1.31

10 cặp 12 0.925 0.09298 0.02684 0.8659 0.9841 0.72 1.07

Total 60 1.4885 0.45934 0.0593 1.3698 1.6072 0.72 2.36

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

3.286 4 55 0.017

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 11.378 4 2.844 146.099 0.000

Within Groups 1.071 55 0.019

Total 12.449 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

10 cặp 12 0.925

8 cặp 12 1.1208

6 cặp 12 1.4625

4 cặp 12 1.8317

2 cặp 12 2.1025

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 210: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P51

- Tỷ lệ giới tính ong xuất hiện vào cuối tháng thứ hai:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 1.72 0.12285 0.03546 1.6419 1.7981 1.40 1.92

4 cặp 12 1.4317 0.07171 0.0207 1.3861 1.4772 1.28 1.56

6 cặp 12 1.1458 0.10211 0.02948 1.081 1.2107 1.01 1.33

8 cặp 12 1.2342 0.11261 0.03251 1.1626 1.3057 1.10 1.55

10 cặp 12 0.9325 0.0735 0.02122 0.8858 0.9792 0.82 1.06

Total 60 1.2928 0.2857 0.03688 1.219 1.3666 0.82 1.92

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

0.358 4 55 0.837

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 4.28 4 1.07 109.75 0.000

Within Groups 0.536 55 0.01

Total 4.816 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

10 cặp 12 0.9325

6 cặp 12 1.1458

8 cặp 12 1.2342

4 cặp 12 1.4317

2 cặp 12 1.72

Sig. 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 211: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P52

- Tỷ lệ giới tính ong xuất hiện vào cuối tháng thứ hai:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound

Upper Bound

2 cặp 12 1.22 0.11824 0.03413 1.1449 1.2951 0.91 1.43

4 cặp 12 1.125 0.09279 0.02678 1.066 1.184 0.93 1.36

6 cặp 12 1.2492 0.10449 0.03016 1.1828 1.3156 1.07 1.53

8 cặp 12 0.9083 0.05859 0.01691 0.8711 0.9456 0.78 1.00

10 cặp 12 0.6533 0.04774 0.01378 0.623 0.6837 0.60 0.79

Total 60 1.0312 0.24109 0.03112 0.9689 1.0934 0.60 1.53

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

0.445 4 55 0.776

ANOVA

VAR00002

Sum of

Squares df

Mean Square

F Sig.

Between Groups 2.998 4 0.749 95.549 0.000

Within Groups 0.431 55 0.008

Total 3.429 59

VAR00002

Duncana

a N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

10 cặp 12 0.6533

8 cặp 12 0.9083

4 cặp 12 1.125

2 cặp 12 1.22

6 cặp 12 1.2492

Sig. 1.000 1.000 1.000 0.423

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12.000.

Page 212: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P53

* Phân tích số liệu về mọt thuốc lá xuất hiện sau khi thả ong ngoại ký sinh A.

calandrae vào thùng carton đựng 5 kg hạt thức ăn nuôi cá bằng SPSS

- Số lượng mọt thuốc lá xuất hiện vào cuối tháng thứ nhất:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std. Deviation Std. Error

95% Confidence

Interval for Mean

Minimum Maximum

Lower

Bound

Upper

Bound

0 cap 4 119.5000 12.12436 6.06218 100.2074

138.79

26 109.00 136.00

40 cap 4 75.5000 9.29157 4.64579 60.7150

90.285

0 67.00 87.00

50 cap 4 72.2500 9.63933 4.81966 56.9117

87.588

3 62.00 85.00

Total 12 89.0833 24.40364 7.04473 73.5780

104.58

87 62.00 136.00

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.191 2 9 .829

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 5572.167 2 2786.083 25.619 .000

Within Groups 978.750 9 108.750

Total 6550.917 11

VAR00002

Duncana

VAR00001 N

Subset for alpha = 0.05

1 2

50 cap 4 72.2500

40 cap 4 75.5000

0 cap 4 119.5000

Sig. .670 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are

displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 4.000.

Page 213: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P54

- Số lượng mọt thuốc lá xuất hiện vào cuối tháng thứ hai:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std. Deviation Std. Error

95% Confidence

Interval for Mean

Minimum Maximum

Lower

Bound

Upper

Bound

0 cap 4 233.7500 28.13509 14.06755 188.9808 278.5192 211.00 273.00

40 cap 4 111.7500 10.40433 5.20216 95.1944 128.3056 98.00 122.00

50 cap 4 94.5000 5.25991 2.62996 86.1303 102.8697 87.00 99.00

Total 12 146.6667 66.65970 19.24300 104.3131 189.0202 87.00 273.00

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

3.153 2 9 .092

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 46096.167 2 23048.083 74.549 .000

Within Groups 2782.500 9 309.167

Total 48878.667 11

VAR00002

Duncana

VAR00001 N

Subset for alpha = 0.05

1 2

50 cap 4 94.5000

40 cap 4 111.7500

0 cap 4 233.7500

Sig. .199 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are

displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 4.000.

Page 214: KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHOgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26982.pdf · ong ký sinh ở các mật độ khác nhau..... 120 3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật

P55

- Số lượng mọt thuốc lá xuất hiện vào cuối tháng thứ hai:

Descriptives

VAR00002

N Mean Std. Deviation Std. Error

95% Confidence Interval

for Mean

Minimum Maximum

Lower

Bound

Upper

Bound

0 cap 4 301.2500 21.36001 10.68000 267.2615 335.2385 279.00 321.00

40 cap 4 76.2500 16.72075 8.36037 49.6436 102.8564 58.00 97.00

50 cap 4 53.2500 10.21029 5.10514 37.0032 69.4968 43.00 67.00

Total 12 143.5833 117.83305 34.01547 68.7158 218.4509 43.00 321.00

Test of Homogeneity of Variances

VAR00002

Levene Statistic df1 df2 Sig.

3.325 2 9 .083

ANOVA

VAR00002

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 150210.667 2 75105.333 268.207 .000

Within Groups 2520.250 9 280.028

Total 152730.917 11

VAR00002

Duncana

VAR00001 N

Subset for alpha = 0.05

1 2

50 cap 4 53.2500

40 cap 4 76.2500

0 cap 4 301.2500

Sig. .084 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are

displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 4.000.