kinh doanh (hoẠt ĐỘng thƯƠng mẠi)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/law201/bai giang... ·...

22
Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động thương mại) LAW201_Bai3_v2.0018105230 53 Bài 3 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI) Nội dung Mục tiêu Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận các nội dung: Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng trong kinh doanh: khái niệm, đặc điểm, hình thức của hợp đồng, giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, thực hiện, sửa đổi và chấm dứt hợp đồng. Các cách thức phân loại hợp đồng trong kinh doanh và nội dung cơ bản của hợp đồng trong kinh doanh. Quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và xử lý hợp đồng thương mại vô hiệu. Quy định pháp luật về nguyên tắc, chế tài áp dụng do vi phạm hợp đồng và các trường hợp miễn trách nhiệm. Chỉ ra được khái niệm hợp đồng, hình thức, nội dung của hợp đồng, giao kết hợp đồng. Xác định được các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, nguyên tắc cơ bản thực hiện hợp đồng và các trường hợp sửa đổi và chấm dứt hợp đồng. Phân tích được các nội dung cơ bản của hợp đồng trong kinh doanh. Chỉ ra được quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và xử lý hợp đồng thương mại vô hiệu. Phân tích được nguyên tắc áp dụng chế tài thương mại và các trường hợp miễn trách nhiệm. Hướng dẫn học Để học tốt bài này sinh viên cần: Nắm vững kiến thức chung về đề nghị giao kết hợp đồng, hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, xử lý hợp đồng vô hiệu, chế tài áp dụng do vi phạm hợp đồng và các trường hợp miễn trách nhiệm thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự. Nắm vững các kiến thức về hành vi thương mại của thương nhân.

Upload: others

Post on 22-Jul-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

53

Bài 3 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG

KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)

Nội dung Mục tiêu

Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận

các nội dung:

• Những vấn đề lý luận chung về hợp

đồng trong kinh doanh: khái niệm, đặc

điểm, hình thức của hợp đồng, giao kết

hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, thực

hiện, sửa đổi và chấm dứt hợp đồng.

• Các cách thức phân loại hợp đồng

trong kinh doanh và nội dung cơ bản

của hợp đồng trong kinh doanh.

• Quy định pháp luật về điều kiện có

hiệu lực của hợp đồng và xử lý hợp

đồng thương mại vô hiệu.

• Quy định pháp luật về nguyên tắc, chế

tài áp dụng do vi phạm hợp đồng và

các trường hợp miễn trách nhiệm.

• Chỉ ra được khái niệm hợp đồng, hình thức,

nội dung của hợp đồng, giao kết hợp đồng.

• Xác định được các điều kiện có hiệu lực của

hợp đồng, nguyên tắc cơ bản thực hiện hợp

đồng và các trường hợp sửa đổi và chấm dứt

hợp đồng.

• Phân tích được các nội dung cơ bản của hợp

đồng trong kinh doanh.

• Chỉ ra được quy định về điều kiện có hiệu lực

của hợp đồng và xử lý hợp đồng thương mại

vô hiệu.

• Phân tích được nguyên tắc áp dụng chế tài

thương mại và các trường hợp miễn trách nhiệm.

Hướng dẫn học

Để học tốt bài này sinh viên cần:

• Nắm vững kiến thức chung về đề nghị giao

kết hợp đồng, hợp đồng, điều kiện có hiệu lực

của hợp đồng, xử lý hợp đồng vô hiệu, chế tài

áp dụng do vi phạm hợp đồng và các trường

hợp miễn trách nhiệm thuộc phạm vi điều

chỉnh của pháp luật dân sự.

• Nắm vững các kiến thức về hành vi thương

mại của thương nhân.

Page 2: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

54

ợp đồng nói chung, trong đó có hợp đồng trong kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng

trong đời sống xã hội, trong khoa học pháp lý và ngay cả trong tư duy của con người.

Hợp đồng cho phép chúng ta dự kiến nhiều hoạt động, kể cả những hoạt động mạo hiểm

như đầu tư trong một tương lai không xác định. Vì vậy, hợp đồng là lĩnh vực được đặc biệt quan

tâm trong khoa học pháp lý ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu về luật nói chung và các nhà làm luật nói riêng đều có xu hướng muốn tìm

hiểu và hoàn thiện mảng pháp luật này nhằm bảo vệ thỏa đáng lợi ích của các nhà đầu tư trong

quan hệ hợp đồng. Luật về hợp đồng trong kinh doanh có thể được coi là “cẩm nang” cho các

doanh nghiệp trong một thế giới cạnh tranh công bằng và tìm kiếm cơ hội.

Mặc dù pháp luật thực định của Việt Nam hiện nay chưa đưa ra định nghĩa về hợp đồng trong

kinh doanh, tuy nhiên, nói đến hợp đồng trong kinh doanh hay hợp đồng trong hoạt động thương

mại người ta nghĩ ngay đến sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục đích xác lập, thay

đổi, chấm dứt nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thương mại.

3.1. Tổng quan về hợp đồng trong hoạt động thương mại

3.1.1. Khái niệm hợp đồng trong hoạt động thương mại

Hợp đồng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền

và nghĩa vụ giữa các chủ thể. Hợp đồng là hình thức pháp lý chủ yếu để ghi nhận việc

thiết lập các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự trong nền kinh tế thị trường.

Sự ra đời của Luật Thương mại 2005 là sự khởi đầu hình thành xu hướng nghiên cứu

khái niệm về hợp đồng trong kinh doanh với ít nhất một bên chủ thể là thương nhân

chuyên thực hiện hoạt động thương mại. Cho đến thời điểm hiện nay, ở góc độ luật thực

định thì pháp luật Việt Nam vẫn chưa đưa ra định nghĩa về hợp đồng trong kinh doanh.

Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, khái niệm hợp đồng trong kinh doanh vẫn được sử

dụng khá phổ biến với ý nghĩa là hợp đồng trong lĩnh vực thương mại với sự tham gia

của ít nhất một bên chủ thể là thương nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm tìm

kiếm lợi nhuận. Khi nói đến hợp đồng trong kinh doanh, người ta nghĩ ngay đến sự thỏa

thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục đích xác lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của

các bên. Hợp đồng trong kinh doanh là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các

bên để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận bằng các điều khoản hay cam

kết trong hợp đồng trong kinh doanh và mang tính phổ biến trong giao dịch thương mại

của đời sống xã hội, nhất là đối với các thương nhân. Từ nhận thức đến ý chí và đi đến

hành động của thương nhân trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng là

một quá trình mang tính logic và có giá trị to lớn khi đảm bảo rằng mục đích cao nhất

trong hợp đồng là lợi nhuận tối ưu của các bên sẽ được thực hiện trên thực tế.

Ở góc độ khoa học pháp lý, khái quát nhất, có thể hiểu: Hợp đồng trong hoạt động

thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay

nhiều bên (ít nhất một bên chủ thể là thương nhân) để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt

các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện các hoạt động thương mại.

3.1.2. Đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại

Hợp đồng trong hoạt động thương mại có bản chất pháp lý chung của một hợp đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung đó, hợp đồng trong hoạt động thương mại sẽ có

H

Page 3: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

55

những điểm khác biệt riêng so với các loại hợp đồng khác. Sự khác biệt thể hiện trên

những phương diện từ chủ thể, đối tượng, mục đích đến việc áp dụng cho từng loại hợp

đồng trong nước và hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Hợp đồng được xác lập trên cơ sở

sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của chủ thể kinh doanh về việc xác lập, thay đổi, hoặc

chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Hợp đồng trong hoạt động

thương mại có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng trong hoạt động thương mại được thiết lập chủ yếu giữa

các thương nhân với nhau. Thương nhân bao gồm các tổ chức, cá nhân với tư cách là

nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các quy định về năng lực pháp

luật, năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi thương mại. Hợp đồng trong hoạt động

thương mại có thể đòi hỏi các bên chủ thể hợp đồng đều phải là thương nhân (hợp đồng

đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương

mại...). Tuy nhiên, có những hợp đồng trong hoạt động thương mại chỉ đòi hỏi một bên

chủ thể là thương nhân, bên còn lại không phải là thương nhân (hợp đồng ủy thác mua

bán hàng hóa, hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hóa,

hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng cho thuê hàng hóa, hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư như

hợp đồng BOT, BTO...). Đối với hợp đồng BOT, BTO thì một bên chủ thể bắt buộc là

cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không phải là thương nhân). Như vậy, thực tế cho

thấy có những chủ thể không phải là thương nhân nhưng vẫn có thể trở thành chủ thể của

hợp đồng trong hoạt động thương mại khi họ lựa chọn Luật Thương mại là căn cứ để ký

kết hợp đồng, mục đích của hành vi ký kết có tính chất thương mại hoặc trong những

tranh chấp có liên quan đến thương mại.

Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng trong hoạt động thương mại có thể và không chỉ bao

gồm hàng hóa hay công việc mà các bên thực hiện tùy thuộc vào từng loại hợp đồng.

Đối tượng của hợp đồng trong hoạt động thương mại là hàng hóa được phép lưu thông

trên thị trường hoặc công việc cung ứng dịch vụ được phép kinh doanh. Hàng hóa là đối

tượng của hợp đồng trong hoạt động thương mại là những sản phẩm lao động của con

người, được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Hàng hóa có thể thể

hiện ở các phương diện hữu hình hay vô hình như bất động sản, động sản, các quyền về

tài sản, tài sản hình thành trong tương lai. Đối với các loại hợp đồng thương mại dịch vụ

như hợp đồng dịch vụ pháp lý thì đối tượng của hợp đồng là công việc mà các bên thỏa

thuận, thống nhất để thực hiện trong hợp đồng. Trong một số trường hợp đặc biệt thì đối

tượng của hợp đồng thương mại được xác định cụ thể, ví dụ như đối tượng của hợp đồng

mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hàng hóa nhưng không phải là tất cả

hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường mà chỉ là hàng hóa trong Danh mục hàng

hóa do Bộ trưởng Bộ Công thương quy định. Một vấn đề cần được các bên quan tâm

trong hợp đồng thương mại là trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng các bên có

thể thay đổi đối tượng của hợp đồng hay không và việc thay đổi đó phải đáp ứng những

quy định như thế nào?

Thứ ba, về hình thức của hợp đồng: Hình thức của hợp đồng là cách thức biểu hiện ra

bên ngoài của những nội dung của nó dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định. Theo

đó, những điều khoản mà các bên đã cam kết, thỏa thuận phải được thể hiện ra bên ngoài

dưới một hình thức nhất định, hay nói cách khác hình thức của hợp đồng là phương tiện

để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Tùy thuộc vào nội dung và tính chất

Page 4: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

56

của từng hợp đồng cũng như tùy thuộc vào uy tín, độ tin cậy lẫn nhau mà các bên có thể

lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng đối với từng trường hợp

cụ thể. Hình thức hợp đồng có thể do các bên lựa chọn hoặc theo quy định của pháp luật

hay theo quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Về nguyên tắc

chung, hình thức của hợp đồng trong hoạt động thương mại do các bên lựa chọn có thể

bằng một hình thức nào đó mà các bên cho là phù hợp như bằng văn bản, bằng lời nói

hay hành vi cụ thể. Trong đó, hình thức văn bản có thể được thay thế bằng hình thức có

giá trị pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và

các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo nâng cao tính

chặt chẽ của hợp đồng, lợi ích của các bên và hạn chế những rủi ro có nguy cơ xảy ra,

đối với một số hợp đồng, pháp luật quy định hình thức hợp đồng phải thể hiện dưới dạng

văn bản (hợp đồng tín dụng, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán

hàng hóa hay hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài...). Nguyên tắc về hình

thức của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam về cơ bản thể hiện sự tương

đồng với pháp luật quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên công ước Viên

năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), việc tham khảo những quy định của

Công ước này có vị trí rất quan trọng khi các bên thiết lập quan hệ hợp đồng mua bán

hàng hóa trong kinh doanh. Theo đó, nguyên tắc mà CISG quan tâm đó là việc công nhận

nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng, nghĩa là một hợp đồng mua bán hàng hóa không

nhất thiết phải bằng văn bản mà có thể được thành lập bằng lời nói, bằng hành vi và có thể

được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng nhân chứng. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa

CISG và pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng. Tuy nhiên, sự khác biệt này không

cản trở việc Việt Nam tham gia CISG vì Việt Nam có quyền bảo lưu sự khác biệt đó.

Thứ tư, về mục đích giao kết hợp đồng trong hoạt động thương mại mà các bên chủ thể

chủ yếu hướng tới là sinh lợi. Sinh lợi ở đây được ghi nhận là lợi nhuận mà các bên có

thể đạt được không chỉ về vật chất, tài sản mà còn bao gồm cả những lợi ích phi tài sản

như uy tín, thương hiệu doanh nghiệp hay niềm tin của khách hàng.

Mục đích của việc giao kết hợp đồng thương mại là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt

được khi xác lập hợp đồng, đó là mục đích lợi nhuận vì gắn với nghề nghiệp của ít nhất

một bên trong hợp đồng thương mại là thương nhân. Nói cụ thể hơn, lợi ích kinh tế

chính là đích đến cuối cùng và cao nhất của các thương nhân khi thực hiện hoạt động

thương mại thông qua việc giao kết các hợp đồng thương mại. Mục đích của việc giao

kết hợp đồng thương mại là lợi ích mà thương nhân “mong muốn” đạt được từ thời điểm

xác lập hợp đồng chứ không phụ thuộc vào thực tế sau khi giao kết, thực hiện hợp đồng

các chủ thể phải thu được lợi nhuận trên thực tiễn.

Ví dụ: Tập đoàn Tôn Hoa Sen đã chi hơn 36 tỷ đồng để mời Nick Vujicic (chàng trai

khuyết tật có nghị lực sống phi thường) về Việt Nam diễn thuyết cũng được coi là một

hoạt động thương mại bởi tuy Tập đoàn Tôn Hoa Sen không thu được nhiều lợi nhuận

nhưng lợi ích từ việc mời Nick Vujicic là rất lớn, đó là sự tăng vọt về giá cổ phiếu so với

trước khi chưa mời Nick Vujicic sang Việt Nam, sự quảng bá rộng về thương hiệu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên của hợp đồng trong hoạt động thương mại

không có mục đích lợi nhuận. Những hợp đồng này về nguyên tắc không chịu sự điều

Page 5: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

57

chỉnh của pháp luật thương mại mà do bên không có mục đích lợi nhuận quyết định lựa

chọn luật để áp dụng cho quan hệ hợp đồng đã thiết lập.

Thứ năm, nội dung của hợp đồng trong hoạt động thương mại: thể hiện sự thỏa thuận,

thống nhất hay cam kết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng.

Thỏa thuận đó có thể bằng các điều khoản trong hợp đồng chính hoặc điều khoản bổ

sung tại hợp đồng phụ hoặc phụ lục hợp đồng. Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động

thương mại không quy định cụ thể các loại điều khoản trong hợp đồng. Điều này có thể

nhằm đảm bảo phát huy tối đa quyền tự do lựa chọn hoặc tính “năng động” của các bên

trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, thông thường điều khoản trong hợp đồng thường

gồm các điều khoản cơ bản (điều khoản về đối tượng, điều khoản về giá cả, chất

lượng...) và điều khoản không cơ bản (những điều khoản mà giá trị pháp lý của nó

không ảnh hưởng nhiều tới hiệu lực hợp đồng). Như vậy, pháp luật về hợp đồng trong

hoạt động thương mại không quy định cụ thể từng điều khoản trong hợp đồng nhưng giá

trị pháp lý của từng loại điều khoản có ảnh hưởng khác nhau tới hiệu lực của hợp đồng,

ví dụ: sự vô hiệu của các điều khoản cơ bản có thể dẫn tới sự vô hiệu toàn bộ hợp đồng.

3.1.3. Phân loại hợp đồng trong hoạt động thương mại

Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng, hợp đồng trong hoạt động thương mại gồm có hợp

đồng liên quan đến hàng hóa, hợp đồng liên quan đến dịch vụ và hợp đồng liên quan đến

hoạt động đầu tư.

Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng trong hoạt động thương mại giữa một bên chủ thể là

thương nhân với các chủ thể khác, một số hợp đồng trong hoạt động thương mại thông

dụng có thể kể đến như:

• Hợp đồng mua bán hàng hóa;

• Hợp đồng mua bán doanh nghiệp;

• Hợp đồng đại lý thương mại;

• Hợp đồng đại diện cho thương nhân;

• Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

• Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

3.2. Các yếu tố cấu thành hợp đồng

3.2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng bản chất là ý chí của một bên chủ thể, mong muốn xác lập

hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác định. Từ quy định tại Điều 386 Bộ

luật Dân sự 2015, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng

và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc

tới công chúng (gọi chung là bên được đề nghị). Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có

thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến

trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết

hợp đồng.

Bộ luật Dân sự 2015 cũng như Luật Thương mại 2005 đều không quy định về hình thức

của đề nghị giao kết hợp đồng nhưng về nguyên tắc, hình thức của đề nghị giao kết hợp

Page 6: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

58

đồng phải phù hợp với hình thức của hợp đồng. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng

do bên đề nghị ấn định. Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có

hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó trừ trường hợp luật có liên

quan có quy định khác. Theo đó, đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thể hiện bằng

văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này.

Ý chí của một bên chủ thể chỉ được coi là đề nghị giao kết hợp đồng khi thỏa mãn những

dấu hiệu chủ yếu sau:

• Đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện ý chí mong muốn giao kết của bên đề nghị

gửi tới bên được đề nghị. Nội dung của đề nghị cần mang tính xác định, mô tả những

nội dung chủ yếu của hợp đồng.

• Đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi đến chủ thể xác định hoặc gửi đến công

chúng. Nếu theo Bộ luật Dân sự năm 2005, đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi

đến một bên xác định cụ thể thì hiện nay, đề nghị giao kết hợp đồng cũng có hiệu lực

nếu được gửi tới công chúng. Điều này làm cho ranh giới giữa đề nghị giao kết hợp

đồng với những quảng cáo thông thường trở nên khó xác định hơn. Và đây là căn cứ

để xác định lời đề nghị giao kết hợp đồng của cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo bằng

tờ rơi, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên điện thoại di động hoặc qua

email của cá nhân nếu nội dung quảng cáo đó chứa đựng các dấu hiệu của lời đề nghị

thì tổ chức, cá nhân đã đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu trách nhiệm về

nội dung cam kết đó. Trường hợp này tương đồng với quy định của một số nước trên

thế giới liên quan đến đề nghị giao kết đối với công chúng.

• Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Sự ràng buộc của đề nghị

được hiểu rằng trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực, nếu bên đề nghị

giao kết hợp đồng với người thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại cho người được đề

nghị mà không được giao kết hợp đồng khi có thiệt hại phát sinh.

Thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng thông thường được các bên đề nghị

ấn định. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thì hiệu lực của đề nghị giao kết hợp

đồng được xác định khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp pháp

luật chuyên ngành có quy định khác. Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề

nghị giao kết được quy định khác nhau: (i) đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên

được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở nếu bên được đề nghị là tổ chức; (ii) đề

nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; (iii) bên được đề

nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

3.2.2. Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng

Sau khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, bên được đề nghị có thể: (i) chấp nhận;

(ii) từ chối; (iii) sửa đổi hợp đồng.

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời, là hành vi thể hiện ý chí của bên được

đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Sự im lặng của bên được đề

nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa

thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. Theo đó, được coi là chấp nhận

đề nghị giao kết hợp đồng khi thỏa mãn các dấu hiệu sau:

• Thứ nhất, bên được đề nghị phải chấp nhận toàn bộ nội dung lời đề nghị;

Page 7: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

59

• Thứ hai, bên được đề nghị trả lời trong thời gian do bên đề nghị ấn định hoặc hai bên

thỏa thuận hoặc theo thói quen giao kết chung giữa hai bên.

o Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu

lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận

được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới

của bên chậm trả lời. Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời

chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời gian hợp lý. Ngoài

ra, trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do

khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông

báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trử trường hợp bên đề nghị trả

lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

o Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại

hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận

hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.

Cần lưu ý trên thực tế, trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể dưới nhiều

hình thức như gặp trực tiếp, gửi thông báo...; sự im lặng của bên đề nghị sau khi nhận

được đề nghị giao kết thường không được coi là chấp nhận, trừ trường hợp giữa các bên

đã có thỏa thuận hoặc là thói quen kinh doanh được xác lập giữa các bên.

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết

hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề

nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

3.2.3. Chấm dứt đề nghị giao kết

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp: (i) Bên được đề nghị

trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; (ii) Hết thời hạn trả

lời chấp nhận; (iii) Thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; (iv)

Thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; (v) Theo thỏa thuận của bên đề nghị và

bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

Ngay cả trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng chưa chấm dứt hiệu lực, bên đề

nghị giao kết cũng không bị rằng buộc trách nhiệm với lời đề nghị giao kết nếu có quyết

định thay đổi hoặc rút lại hoặc hủy bỏ đề nghị. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp

đồng được sử dụng trong trường hợp thu hồi lại đề nghị giao kết hợp đồng được sử dụng

trong trường hợp thu hồi lại đề nghị giao kết hợp đồng khi đề nghị này chưa phát sinh

hiệu lực. Tuy nhiên, đề nghị giao kết hợp đồng được rút lại hoặc thay đổi một cách hợp

pháp khi thuộc một trong hai trường hợp: (i) bên được đề nghị nhận được thông báo về

việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; (ii)

điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ

về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

Vì một số lý do nhất định, bên đề nghị cũng có thể hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng đã

gửi đi. Tuy nhiên, để hủy bỏ đề nghị, bên đề nghị giao kết hợp đồng phải nêu rõ quyền

này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị

trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Nếu không đáp

Page 8: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

60

ứng một trong hai điều kiện trên, bên đề nghị sẽ không thể hủy bỏ đề nghị giao kết

của mình.

3.3. Hiệu lực của hợp đồng

3.3.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh

Có thể thấy, giao kết hợp đồng trong kinh doanh giữa một bên là thương nhân với các tổ

chức hoặc cá nhân trong xã hội, do đó, giao kết hợp đồng trong kinh doanh cũng được

coi là một giao dịch dân sự và chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại và Bộ luật

Dân sự.

Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch

dân sự:

• Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng

được xác lập.

• Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện;

• Mục đích và nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật hoặc không trái

đạo đức xã hội;

• Hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định pháp luật.

Do Luật Thương mại không quy định cụ thể về điều kiện có hiệu lực của giao kết hợp

đồng trong kinh doanh nên các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao kết hợp đồng

trong Bộ luật Dân sự cũng chính là những điều kiện để một hợp đồng trong kinh doanh

có hiệu lực.

3.3.2. Hợp đồng trong kinh doanh vô hiệu và xử lý hợp đồng trong kinh doanh

vô hiệu

Hợp đồng trong kinh doanh vô hiệu là hợp đồng được ký kết trái với các quy định của

pháp luật hiện hành. Nguyên tắc chung về hợp đồng vô hiệu trong quy định của Bộ luật

Dân sự được áp dụng cho việc xem xét hợp đồng trong kinh doanh bị coi là vô hiệu

trong những trường hợp sau:

• Nội dung các điều khoản của hợp đồng trái pháp luật. Vi phạm pháp luật trong

trường hợp này có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu toàn bộ hoặc một phần hợp đồng

tùy thuộc vào nội dung, tính chất của điều khoản vô hiệu trong hợp đồng.

• Người đại diện giao kết hợp đồng không phải là đại diện hợp pháp (không phải là đại

diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của chủ thể hợp đồng.

Hiện nay, theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì người đại diện theo pháp luật

của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể là nhiều người. Đây là điểm

khác biệt so với Luật Doanh nghiệp năm 2005. Vì vậy, điều lệ công ty phải phân công

cụ thể, rõ ràng về lĩnh vực mà từng người đại diện theo pháp luật được nhân danh công

ty giao kết hợp đồng.

• Hợp đồng vô hiệu do vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng: Đó là trường hợp các

bên chủ thể hợp đồng không tự nguyện ý chí để giao kết hợp đồng mà có sự đe dọa,

ép buộc để giao kết hợp đồng.

• Hợp đồng vô hiệu do trái quy định về hình thức của hợp đồng.

Page 9: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

61

• Hợp đồng vô hiệu do không đảm bảo tư cách chủ thể của hợp đồng: theo Điều 24 và

Điều 33 Luật Doanh nghiệp năm 2014, các thương nhân chỉ được giao kết hợp đồng

phù hợp với các ngành nghề kinh doanh đã được ghi trong Đề nghị đăng ký kinh

doanh và được công bố kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thông

thường, đối với hợp đồng trong kinh doanh thì tư cách chủ thể thường đặt ra đối với

bên bán hàng, bên cung ứng dịch vụ. Ví dụ: Trong quan hệ mua bán hàng hóa thì bên

bán phải có đăng ký kinh doanh về hàng hóa mà họ đang kinh doanh; trong hợp đồng

quảng cáo thương mại thì bên thực hiện dịch vụ quảng cáo phải có đăng ký kinh

doanh về dịch vụ quảng cáo thương mại.

• Ngoài các trường hợp hợp đồng vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự cần lưu ý

các trường hợp hợp đồng vô hiệu theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đó là các

trường hợp Luật Doanh nghiệp quy định nhằm kiểm soát các giao dịch có nguy cơ

phát sinh tư lợi trong công ty tại các Điều 67, 86, 162 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Tùy thuộc vào mức độ của sự vô hiệu, hợp đồng vô hiệu được chia làm hai loại: hợp

đồng vô hiệu toàn bộ và hợp đồng vô hiệu từng phần. Hợp đồng vô hiệu toàn bộ là hợp

đồng mà tất cả các nội dung của hợp đồng không có giá trị pháp lý, các bên không phải

thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Hợp đồng vô hiệu từng phần là những

hợp đồng có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng không làm ảnh hưởng đến

các nội dung còn lại của hợp đồng.

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân

sự của các bên từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các

bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp

không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá bằng tiền để hoàn trả. Bên có lỗi gây

thiệt hại thì phải bồi thường.

3.4. Chế tài do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh

3.4.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện

đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi

phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi

phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

• Căn cứ để áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là có hành vi vi phạm hợp

đồng trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm.

• Mục đích áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là nhằm bảo đảm thực hiện

hợp đồng đã ký kết.

• Cách thức thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng:

o Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp

đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong

hợp đồng.

o Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì

phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác

thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng

Page 10: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

62

tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự

chấp thuận của bên bị vi phạm.

Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ,

nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nêu trên.

• Áp dụng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện nếu bên vi phạm không

thực hiện các nghĩa vụ trên như: Bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng

dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp

đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có;

có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm

phải trả các chi phí thực tế hợp lý.

• Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền,

nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp

đồng và trong Luật này.

Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác.

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng

hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng

không được áp dụng các chế tài khác. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài

buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm

được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

3.4.2. Phạt hợp đồng

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi

phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm

quy định tại Điều 294 của Luật này.

• Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng là có hành vi vi phạm hợp đồng trừ

các trường hợp miễn trách nhiệm.

• Điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm là trong hợp đồng phải có thỏa thuận phạt

vi phạm.

• Về mức phạt vi phạm do các bên tự do thỏa thuận nhưng mức phạt đối với vi phạm

nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận

trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ

trường hợp mức phạt tối đa trong hợp đồng dịch vụ giám định được phép thỏa thuận

đến 10 lần thù lao dịch vụ giám định quy định tại Điều 266 của Luật này.

3.4.3. Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm

hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

• Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách

nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

o Có hành vi vi phạm hợp đồng;

o Có thiệt hại thực tế;

Page 11: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

63

o Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

• Mục đích áp dụng chế tài này là nhằm bù đắp thiệt hại cho bên bị vi phạm. Vì vậy,

để áp dụng chế tài này phải có thiệt hại xảy ra.

• Mức tiền bồi thường thiệt hại: Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất

thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi

trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán

thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu

cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị

trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có

thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành

vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu

không có hành vi vi phạm.

• Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất trực tiếp cho bên bị vi phạm

nếu bên bị vi phạm chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm

hợp đồng và thiệt hại thực tế xảy ra. Tuy nhiên, để nâng cao tinh thần hợp tác giữa

các chủ thể hợp đồng, Điều 305 Luật Thương mại năm 2005 đã quy định về nghĩa vụ

hạn chế tổn thất của bên yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo đó, bên yêu cầu bồi

thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất

đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra;

nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm

hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất

đáng lẽ có thể hạn chế được.

• Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại và các chế tài

thương mại khác.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có

quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại có quy định

khác. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp

dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật

Thương mại có quy định khác.

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác: Một bên không

bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của

bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.

3.4.4. Tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng

a. Tạm ngừng hợp đồng

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật Thương mại, tạm

ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong

hợp đồng.

Page 12: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

64

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng có thể là quyền của các bên cùng thỏa thuận tạm ngừng

thực hiện hợp đồng vì những biến động trên thị trường có thể không đem lại lợi ích kinh

tế cho các bên chủ thể hợp đồng. Trường hợp các bên chủ thể hợp đồng cùng tạm ngừng

thực hiện hợp đồng thì không được coi là chế tài thương mại. Tạm ngừng thực hiện hợp

đồng được coi là chế tài thương mại khi việc tạm thời không thực hiện các nghĩa vụ

trong hợp đồng trong kinh doanh là theo quyết định của một bên phù hợp với các căn cứ

tạm ngừng thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của

pháp luật.

• Căn cứ áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật Thương mại, chế

tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

o Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực

hiện hợp đồng;

o Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp

đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt

được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

Như vậy, trừ trường hợp có thỏa thuận tại hợp đồng, bên bị vi phạm không được áp

dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.

• Thủ tục tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm

ngừng thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại

cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

• Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng

o Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

o Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

b. Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật Thương mại, đình chỉ

thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Tương tự như tạm ngừng thực hiện hợp đồng thì đình chỉ thực hiện hộp đồng có thể là

quyền thay đổi hoặc chấm dứt thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng của các chủ thể

hợp đồng. Đình chỉ thực hiện hợp đồng chỉ được coi là chế tài thương mại khi đó là

quyết định chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của một bên chủ thể phù hợp với các

căn cứ áp dụng chế tài đình chỉ hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy

định của pháp luật.

• Căn cứ để áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật Thương mại, chế

tài đình chỉ thực hiện hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

o Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ

hợp đồng;

Page 13: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

65

o Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp

đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt

được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

Như vậy, trừ trường hợp có thỏa thuận trong hợp đồng, bên bị vi phạm không được

áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.

• Thủ tục đình chỉ thực hiện hợp đồng

Bên đình chỉ thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc đình

chỉ thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại

cho bên kia thì bên đình chỉ thực hiện hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

• Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng

o Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên

nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc

thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

o Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

c. Huỷ bỏ hợp đồng

Hủy bỏ hợp đồng là việc chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng có

thể là quyền thỏa thuận thống nhất hủy bỏ thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng của các

bên chủ thể hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng được hiểu là chế tài thương mại khi việc hủy bỏ

thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng được tiến hành theo ý chí của một bên chủ thể hợp

đồng khi có đủ căn cứ để hủy bỏ hợp đồng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc

theo quy định của pháp luật.

• Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng

Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.

Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ

hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực

hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

• Căn cứ hủy bỏ hợp đồng

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật Thương mại, chế

tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

o Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ

hợp đồng;

o Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp

đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt

được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

Như vậy, trừ trường hợp có thỏa thuận trong hợp đồng, bên bị vi phạm không được

áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.

• Thủ tục huỷ bỏ hợp đồng

Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ hợp đồng.

Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì huỷ bỏ hợp

đồng phải bồi thường thiệt hại.

Page 14: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

66

• Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng

o Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 Luật Thương mại, sau khi huỷ bỏ hợp đồng,

hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục

thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền

và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

o Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo

hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được

thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì

bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

o Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật

Thương mại 2005.

3.4.5. Các trường hợp miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng trong hợp đồng

kinh doanh

Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là việc không buộc bên có hành vi vi phạm hợp

đồng phải chịu chế tài thương mại trong những trường hợp do các bên thỏa thuận trong

hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Bản chất các trường hợp miễn trách nhiệm là những trường hợp được loại trừ yếu tố lỗi

của bên có hành vi vi phạm hợp đồng do hành vi vi phạm này diễn ra trong hoàn cảnh

sau khi giao kết hợp đồng thay đổi cơ bản và bên có hành vi vi phạm không thể kiểm

soát được.

• Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm được quy định trong Luật

Thương mại năm 2005:

Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

o Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;

o Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

o Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

o Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà

nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết

hợp đồng.

• Thủ tục để được miễn trách nhiệm trong hợp đồng trong kinh doanh được quy định

tại Điều 295 về thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm

o Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường

hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.

o Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông

báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo

không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

o Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn

trách nhiệm của mình.

• Hệ quả của việc miễn trách nhiệm

o Bên vi phạm hợp đồng được miễn chịu các chế tài thương mại;

Page 15: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

67

o Tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng theo quy định sau:

▪ Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn

thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không

thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một

thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian

hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn

sau đây:

Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch

vụ được thỏa thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;

Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ

được thỏa thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

o Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 294 Luật Thương

mại, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu

cầu bên kia bồi thường thiệt hại.

o Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày,

kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại, bên

từ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các

nghĩa vụ hợp đồng.

o Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này

không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn

cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.

Page 16: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

68

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

• Hợp đồng trong hoạt động thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự

thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một bên chủ thể là thương nhân) để xác lập, thay

đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh

thương mại.

• Đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh: (i) về chủ thể, hợp đồng trong kinh doanh được

thiết lập chủ yếu giữa các thương nhân với nhau; (ii) về đối tượng của hợp đồng trong kinh

doanh có thể và không chỉ bao gồm hàng hóa hay công việc mà các bên thực hiện tùy thuộc

vào từng loại hợp đồng; (iii) về hình thức của hợp đồng: Hình thức của hợp đồng là cách

thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung của nó dưới một dạng vật chất hữu hình nhất

định như bằng văn bản, bằng lời nói hay hành vi cụ thể; (iv) về mục đích giao kết hợp đồng

trong kinh doanh mà các bên chủ thể chủ yếu hướng tới là sinh lợi; (v) nội dung của hợp

đồng: thể hiện sự thỏa thuận, thống nhất hay cam kết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của

các bên trong hợp đồng.

• Chế tài do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh gồm có:

o Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện

đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi

phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi

phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

o Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi

phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm

theo quy định của pháp luật.

o Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm

hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

o Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong

hợp đồng.

• Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh:

o Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;

o Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

o Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

o Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có

thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Page 17: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

69

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu khái niệm hợp đồng trong kinh doanh.

2. Trình bày các đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh.

3. Trình bày các điều kiện để Hợp đồng trong kinh doanh có hiệu lực.

4. Trình bày các chế tài do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh.

5. Nêu các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh.

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Trường hợp pháp luật không quy định loại hợp đồng phải được giao kết bằng một hình thức

nhất định thì hợp đồng trong kinh doanh có thể được giao kết bằng văn bản có công chứng

hoặc chứng thực, đăng ký hoặc xin phép.

2. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ

phải chấm dứt hợp đồng.

3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời đồng ý giao kết hợp đồng của bên được

đề nghị.

4. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên bắt đầu thực hiện hợp đồng.

5. Bên vi phạm hợp đồng KHÔNG được miễn trách nhiệm trong trường hợp hành vi vi phạm

của một bên hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Bên vi phạm hợp đồng KHÔNG được miễn trách nhiệm trong trường hợp nào?

A. Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận hoặc hành vi vi phạm của

một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.

B. Xảy ra sự kiện bất khả kháng.

C. Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có

thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

D. Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba.

2. Khi một nội dung của hợp đồng trong kinh doanh có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì

phải chọn nghĩa nào?

A. Theo nghĩa mà khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.

B. Theo nghĩa phù hợp với lợi ích của bên đề nghị giao kết hợp đồng.

C. Theo tập quán nơi có tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng.

D. Theo nghĩa phù hợp với lợi ích của bên chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

3. Trong trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng trong kinh doanh chết hoặc mất năng

lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng với nội dung giao kết không

gắn liền với nhân thân bên được đề nghị thì:

A. việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng không có giá trị.

Page 18: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

70

B. việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị.

C. hợp đồng vô hiệu.

D. hợp đồng vô hiệu tương đối.

4. Đâu KHÔNG phải là nguyên tắc phải tuân theo trong mọi trường hợp giao kết hợp đồng dân

sự?

A. Tự do giao kết hợp đồng.

B. Không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

C. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng.

D. Phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyển.

5. Nếu trong đề nghị giao kết hợp đồng không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị này thì

đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi đề nghị được:

A. trả lời chấp nhận.

B. chuyển đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị.

C. đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.

D. chuyển đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị hoặc đề nghị được đưa vào hệ

thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.

6. Trong hợp đồng mẫu công ty N đưa cho doanh nghiệp H có một số điều khoản được doanh

nghiệp H sửa đổi không đáng kể. Đây là:

A. rút lại đề nghị giao kết hợp đồng.

B. huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng.

C. đề nghị mới.

D. chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng.

7. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là:

A. sự trả lời đồng ý giao kết hợp đồng của bên được đề nghị.

B. sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị.

C. sự trả lời chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

D. sự im lặng của bên được đề nghị trong suốt thời hạn trả lời.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập 1

Chị A mua rau trong siêu thị X với giá niêm yết là 3.000 đồng/kg. Chị A đã thanh toán tiền

tại quầy thu ngân. Hãy xác định đề nghị giao kết hợp đồng trong hợp đồng mua bán rau

nói trên.

Bài tập 2

Ngày 25 tháng 5 năm 2017, công ty X đã vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá với công ty

N. Thời hiệu khởi kiện để công ty N yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là

bao lâu? Vì sao?

Bài tập 3

Khi thực hiện hợp đồng mua bán thương mại trị giá 350 triệu đồng với đối tác, công ty D đã

không trả 100 triệu tiền hàng đúng hạn như đã cam kết. Đối tác của công ty D có thể phạt

Page 19: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

71

mức phạt tối đa (trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận phạt vi phạm) là bao nhiêu?

Vì sao?

Bài tập 4

Thời hạn giao hàng theo hợp đồng giữa công ty Y và công ty K là đúng ngày 10/11/2015. Do

tiện đường vận chuyển, công ty K đã chuyển số hàng này tới vào ngày 03/11/2015. Công ty

Y có bắt buộc phải nhận lô hàng hay không? Vì sao?

Bài tập 5

Công ty A và Công ty B thực hiện hợp đồng mua bán số 68/HĐMB. Trong quá trình thực

hiện hợp đồng, công ty A vi phạm hợp đồng. Điều kiện để công ty B áp dụng mức phạt vi

phạm đối với công ty A là gì?

Page 20: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

72

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Theo Điều 24, Điều 74 Luật Thương mại năm 2005, Hợp đồng kinh doanh thương mại có

thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không

quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Theo Điều 300 Luật Thương mại 2005, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong

hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

3. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Theo Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015, nguyên tắc trả lời của bên được đề nghị mà chấp

nhận toàn bộ nội dung đề nghị giao kết hợp đồng thì được coi là chấp nhận đề nghị giao kết;

nếu có sửa đổi thì được coi là đề nghị giao kết mới.

4. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Theo Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là

thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

5. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Theo quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005.

Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có

thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đáp án đúng là: D. Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba.

Vì: Theo quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005.

Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có

thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Đáp án đúng là: A. Theo nghĩa mà khi thực nghĩa mà khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.

Page 21: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

73

Vì: Theo Điều 404 Bộ luật Dân sự 2015, khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu

theo nhiều nghĩa thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho

các bên.

3. Đáp án đúng là: B. việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị.

Vì: Theo quy định tại Điều 393 và Điều 396 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc trả lời chấp nhận

giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên

được đề nghị. Người thừa kế sẽ có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng này.

4. Đáp án đúng là: D. Phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vì: Theo quy định tại Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015, việc giao kết hợp đồng dân sự phải

tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;

2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

5. Đáp án đúng là: D. chuyển đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị và đề nghị được

đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.

Vì: Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015.

6. Đáp án đúng là: C. đề nghị mới.

Vì: Theo nguyên tắc trả lời của bên được đề nghị mà chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị

giao kết hợp đồng thì được coi là chấp nhận đề nghị giao kết; nếu có sửa đổi thì được coi là

đề nghị giao kết mới.

7. Đáp án đúng là: C. sự trả lời chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

Vì: Theo nguyên tắc trả lời của bên được đề nghị mà chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị

giao kết hợp đồng thì được coi là chấp nhận đề nghị giao kết; nếu có sửa đổi thì được coi là

đề nghị giao kết mới.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập 1

Hành vi đề nghị thanh toán tiền của chị A.

Vì: Bảng niêm yết giá bán rau chỉ là lời mời xem hàng. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, đề

nghị giao kết hợp đồng có thể tồn tại dưới dạng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Hành vi đề

nghị thanh toán tiền của chị A là đề nghị mua hàng, đề nghị thiết lập giao dịch mua bán rau và

chính là lời đề nghị giao kết hợp đồng.

Bài tập 2

Thời hiệu để khởi kiện là hai năm, kể từ ngày công ty X vi phạm hợp đồng.

Vì: Theo quy định tại Điều 319 Luật Thương mại 2005: Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với

các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm

phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.

Bài tập 3

Mức phạt tối đa là 8 triệu đồng.

Page 22: KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI)eldata10.topica.edu.vn/v2.02017/LAW201/Bai giang... · 10/11/2015  · Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (hoạt động

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

(hoạt động thương mại)

LAW201_Bai3_v2.0018105230

74

Vì: Theo Điều 301 Luật Thương mại 2005, đối với hợp đồng trong kinh doanh, mức phạt do

vi phạm hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 8% phần giá trị hợp

đồng bị vi phạm.

Bài tập 4

Công ty Y có quyền nhận hoặc không nhận hàng.

Vì: Trường hợp giao hàng trước thời điểm thỏa thuận thì bên nhận hàng có quyền nhận hoặc

từ chối tiếp nhận theo Điều 38 Luật Thương mại 2005.

Bài tập 5

Điều kiện để Công ty B áp dụng mức phạt đối với Công ty A là: Có thỏa thuận phạt vi phạm

trong hợp đồng.

Vì: Theo Điều 300 Luật Thương mại 2005, phạt vi phạm được áp dụng nếu trong hợp đồng

có thỏa thuận.