kinh tÕ y tÕ - y học dự phòng k39 - khoa y tế công cộng ... · web view... hình...

217
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG BỘ MÔN DỊCH TỄ KINH TẾ Y TẾ (Tài liệu giảng cho sinh viên Y tế công cộng và Y học dự phòng)

Upload: truongminh

Post on 24-May-2018

214 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠKHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

BỘ MÔN DỊCH TỄ

KINH TẾ Y TẾ(Tài liệu giảng cho sinh viên Y tế công cộng và Y học dự phòng)

LƯU HÀNH NỘI BỘNĂM 2015

Page 2: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

MỤC LỤC

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ VÀ KINH TẾ Y TẾ................................................2

2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ..........................................................................................15

3. ĐO LƯỜNG GÁNH NẶNG BỆNH TẬT CỦA CỘNG ĐỒNG

TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ Y TẾ...............................................................38

4. ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ, PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ.................45

5. PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH......................................................................55

6. PHÂN TÍCH CHI PHÍ THỎA DỤNG.................................................................68

7. TÀI CHÍNH Y TẾ.................................................................................................81

8. VIỆN PHÍ.............................................................................................................105

9. BẢO HIỂM Y TẾ................................................................................................114

10. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Y TẾ................................................................128

11. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Y TẾ............................................................................138

1

Page 3: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ VÀ KINH TẾ Y TẾMục tiêu:

1. Trình bày được các khái niệm kinh tế học, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô .2. N êu ra được khái niệm và chức năng kinh tế y tế.3. Trình bày được lý thuyết Cung - Cầu và vận dụng được lý thuyết Cung- Cầu

trong lĩnh vực y tế.

1. Đại cương về kinh tế 1.1. Khái niệm chung về kinh tế học:

Các vấn đề kinh tế - xã hội (KT-XH) luôn luôn nảy sinh trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Ngày nay các vấn đề KT-XH không còn bó hẹp trong một quốc gia, nó tác động đến mọi cá nhân, tầng lớp dân cư trong một nước và cộng đồng quốc tế. Nhiều vấn đề KT-XH rất nhỏ bé nhưng không có cách giải quyết thoả đáng sẽ làm đảo lộn sự phát triển xã hội, phải trả giá rất đắt cho những quyết định sai lầm...

Kinh tế học là một khoa học xã hội tập trung nghiên cứu hành vi ứng xử hợp lý của các cá nhân, chủ thể kinh doanh khi chúng quan hệ với nhau thông qua trao đổi trên thị trường. Ứng xử hợp lý là sự lựa chọn phù hợp các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu, điều đó đòi hỏi phải so sánh lợi ích với chi phí và cái lợi với cái bất lợi của các cách thức hành động loại trừ lẫn nhau.

Kinh tế học là một khoa học về việc ra quyết định quản lý, nghiên cứu cách xây dựng những phương án, lựa chọn việc sử dụng nguồn lực đang và ngày càng trở nên khan hiếm một cách có hiệu quả vào việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ phục vụ các nhu cầu của cá nhân hoặc cộng đồng.

Vậy: Kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn phương án tối ưu trong các phương án sử dụng các nguồn lực đang ngày càng trở nên khan hiếm, để thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của cá nhân và cộng đồng.

1.2 Kinh tế học thực chứng, kinh tế học chuẩn tắcMột đặc trưng quan trọng khác của các mô hình nghiên cứu kinh tế là sự phân

biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực chứng và các vấn đề chuẩn tắc. Lý thuyết kinh tế thực chứng xem thế giới hiện thực là chủ thể cần nghiên cứu và cố gắng giải thích các hiện tượng kinh tế xảy ra trong thực tế. Chẳng hạn, lý thuyết kinh tế thực chứng sẽ giải thích tại sao nguồn tài nguyên được phân bổ như vậy cho các bộ phận của nền kinh tế. Đối lập với lý thuyết kinh tế thực chứng là lý thuyết kinh tế chuẩn tắc. Lý thuyết kinh tế chuẩn tắc đưa ra các lập luận về việc những cái nên thực hiện. Trong các phân tích

2

Page 4: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

chuẩn tắc các nhà kinh tế sẽ nghiên cứu việc nguồn tài nguyên nên được phân bổ như thế nào.

Thí dụ, một nhà kinh tế tiến hành các nghiên cứu thực chứng có lẽ sẽ phân tích lý do và cách thức mà ngành y tế của một quốc gia sử dụng vốn, lao động, và đất đai vào lĩnh vực chăm sóc y tế. Nhà kinh tế học thực chứng cũng có lẽ sẽ đo lường chi phí và lợi ích của việc phân bổ thêm nguồn tài nguyên cho lĩnh vực chăm sóc y tế. Tuy nhiên, khi các nhà kinh tế đưa ra lập luận là có nên phân bổ thêm nguồn tài nguyên cho lĩnh vực chăm sóc y tế hay không thì họ đã chuyển sang lĩnh vực của phân tích chuẩn tắc. Nếu các nhà kinh tế sử dụng giả thiết tối đa hóa lợi nhuận do giả thiết này có thể giải thích thực tế một cách phù hợp thì họ đang phân tích thực chứng. Song, nếu các nhà kinh tế phân tích rằng các doanh nghiệp có nên tối đa hóa lợi nhuận hay không thì họ đang phân tích vấn đề trên quan điểm chuẩn tắc. 1.3. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.1.3.1. Kinh tế học vi mô:

Kinh tế học vi mô là môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quyết định hoạt động kinh tế và khoa học hành vi-ứng xử trong quản lý kinh tế của các đơn vị kinh tế cơ sở và cá nhân...

Hàng ngày con người luôn phải đưa ra các " Quyết định kinh tế vi mô" như:- Lựa chọn mua hàng hoá, dịch vụ phù hợp với cá nhân mình.- Các doanh nghiệp phải quyết định chủng loại mặt hàng, giá cả, tiếp thị...- Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải cân đối với các chi tiêu trong số kinh

phí hạn hẹp.

1.3.2. Kinh tế học vĩ mô: Kinh tế học vĩ mô là môn khoa học kinh tế tổng quát, nghiên cứu các qui luật

hoạt động kinh tế và khoa học hành vi-ứng xử trong quản lý kinh tế ở phạm vi quốc gia, quốc tế.

Các quyết định ở tầm kinh tế vĩ mô xử lý các vấn đề liên quan đến nền kinh tế quốc dân, các chính sách quốc gia về định hướng đầu tư và sản xuất, cung ứng tiền tệ, phân bổ ngân sách, thuế...

Quốc hội, Chính phủ là những người xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô, chịu trách nhiệm ra các quyết định và điều hành việc sử dụng các nguồn lực của quốc gia.

Nhìn chung, các nhà kinh tế đánh giá hoạt động kinh tế vĩ mô bằng cách đo lường mức độ thành công của nền kinh tế. Các biến số quan trọng là tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát.

3

Page 5: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

* Tổng sản phẩm trong nước(quốc nội) (GDP: Gross Domestic Product):GDP là tổng giá trị các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ được tạo ra bằng các yếu

tố sản xuất trong một phạm vi quốc gia, trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) không phân biệt sở hữu của người nước ngoài hay trong nước.

- Về phương diện sản xuất, GDP bằng tổng giá trị của các ngành sản xuất và dịch vụ trong nước; tức bằng tổng giá trị sản lượng trừ đi tổng chi phí đầu vào.

- Về phương diện phân phối, GDP bằng tiền công cộng với thu nhập hỗn hợp, tiền thuế, khấu hao và lợi nhuận.

- Về phương diện tiêu dùng, GDP bằng tiêu dùng cá nhân cộng với tích lũy gộp, tiêu dùng của Chính phủ, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trừ nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

4

Page 6: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

* Tổng sản phẩm quốc gia (GNP: Gross National Product):

Mô hình tính GNP và GDP.

GNP là tổng giá trị các hàng hoá và dịch vụ do công dân của một nước (kể cả công dân làm việc ở nước ngoài) tạo ra trong một thời kỳ nhất định.

(GNP = GDP + Thu nhập ròng từ nước ngoài gửi về - Thu nhập ròng từ trong nước gửi ra nước ngoài).

Thu nhập ròng từ nước ngoài gồm tiền công, tiền lương cộng với thu nhập do sở hữu tài sản (cho thuê tài sản); lợi nhuận đầu tư; lãi tín dụng.

Chỉ số tăng thêm của tổng thu nhập GDP hay GNP chưa phản ánh đầy đủ ý nghĩa của sự tăng trưởng kinh tế , bởi vì nó còn phụ thuộc vào dân số và tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm...

1.4 Thị trườngThị trường là tập hợp các thỏa thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp

cận nhau để mua bán hàng hóa và dịch vụ. Theo định nghĩa này, thị trường không phải là một địa điểm cụ thể và bị giới hạn trong một không gian cụ thể mà chính là những thỏa thuận giữa người mua và người bán. Nơi nào có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán để mua bán hàng hóa, dịch vụ thì nơi đó có là thị trường.

Điều chung nhất đối với các thành viên tham gia vào thị trường là tìm cách tối ưu sự lựa chọn của mình:

Bán hàng hoá/dịch vụ

Người sản xuất: Tối đa hóa lợi nhuận (Profit).

Mua hàng hoá/dịch vụ

Người tiêu dùng: Tối đa hoá lợi ích (Utility).

5

GNP

GDP

(+) Công ty nước đó bỏ vốn ra nước

ngoài đầu tư

(+) Do kiều dân nước đó sống ở nước ngoài

(-) Do công ty nước ngoài bỏ vốn vào

(-) Công ty nước đó bỏ vốn ra nước

ngoài đầu tư

(+) Do công ty nước ngoài bỏ vốn vào

(-) Do kiều dân nước đó sống ở nước ngoài

Page 7: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

“Lợi nhuận” thường được hiểu là tiền. Người sản xuất luôn luôn muốn bán sản phẩm của mình ở mức giá cao nhất có thể được.

“Lợi ích” có thể là tiền mà cũng có khi không biểu hiện dưới đơn vị tiền tệ mà là khái niệm rộng hơn, khái niệm thoả dụng. Thoả dụng khác nhau với các cá nhân khác nhau và với một người thì có thể cũng khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Ví dụ, có Phương và Linh đều có 100 000đ. Phương sẽ rất vui khi mua được 1 áo sơ mi đẹp với giá 100 000đ nhưng Linh chỉ vui khi có thể mua được một bộ quần áo với giá 100 000 đ, cho dù bộ quần áo không được tốt lắm.Thị trường có thể tổ chức dưới dạng:

Chợ: Người mua – người bán trực tiếp thoả thuận về giá cả Siêu thị: Người mua tự chọn hàng hoá và số lượng (Không thể thoả thuận về

giá cả). Đấu giá: Người mua tự định về giá, người bán đóng vai trò thụ động. Thị trường chứng khoán: Người mua người bán giao tiếp gián tiếp qua Fax,

điện thoại.Cơ chế thị trường : Giá cả thị trường được định ra giữa người mua và người bán là do qui luật cung cầu. “Cung” và “cầu” là những phạm trù kinh tế lớn nhất bao trùm lên thị trường. Khi thị trường có “cầu” thì sẽ có “cung”. 1.5 Lý thuyết Cung - Cầu1.5.1. Cầu (Demand-D)

Lượng cầu: Là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể trong một thời gian nhất định, với giả thiết các yếu tố khác như thị hiếu, thu nhập, và giá của các hàng hoá khác,... là giữ nguyên (Giả thuyết Ceteris Paribus - CP: Tất cả mọi thứ khác đều không thay đổi). Cầu: Là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (với giả thiết CP).

“Cầu”" không phải là con số cụ thể mà là sự mô tả toàn diện về lượng hàng hoá/dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có thể mua ở mọi giá. Nói cách khác, “cầu” là mối quan hệ hàm số giữa “lượng cầu” và “giá cả” của hàng hoá.

“Cầu” (Demand) khác “mong muốn” (Want) và “cần” (Need): “Mong muốn” là những nguyện vọng không mang tính chuyên môn. “Cần”, trong y tế mang tính chuyên môn, cần phải xử lý, sử dụng một hình thức dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nào đó

6

Page 8: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ. “Cầu” là sự sẵn sàng mua và có khả năng mua (chi trả). 1.5.2. Cung (Supply-S)

Lượng cung: Là số lượng hàng hoá/dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể trong một thời gian nhất định, với điều kiện khác như công nghệ, giá, yếu tố đầu vào, chính sách nhà nước,... là không thay đổi (giả thiết CP).

Cung: Là lượng hàng hoá/dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với giả thiết CP.Như vậy, “cung” khác với “lượng cung”. “Cung” không phải là một số lượng cụ thể mà là sự mô tả toàn diện mối quan hệ giữa giá cả và “lượng cung” hàng hoá. “Cung” là một hàm số thể hiện hành vi của người bán ở các mức giá khác nhau.

1.5.3 Giá cân bằng (cân bằng thị trường-Equilibrum)

Cung- cầu là khái quát 2 lực lượng cơ bản của thị trường đó là người mua và người bán. Nếu “cung” nhiều hơn “cầu” thì giá tăng và ngược lại, nếu “cung” ít hơn “cầu” thì giá giảm. Giá cân bằng là mức giá tại đó số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua muốn mua đúng bằng số lượng hàng hoá, dịch vụ người bán muốn bán. Nói cách khác, sự cân bằng của thị trường đạt được khi lượng cầu bằng lượng cung. Như vậy mức giá cân bằng của một loại hàng hoá không được xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ mà hình thành thông qua hoạt động của tất cả người mua và người bán mặt hàng đó.

Ví dụ Cầu và cung của vitamin C viên nén 0,1g.

Giá (1)( nghìn đồng / 100 viên)

Cầu (2)Triệu viên / năm

Cung (3)Triệu viên / năm

01245

200160 80 40 0

04080160200

1.5.4 Đường cầu và đường cung:Ở hình 1 đồ thị cung cầu, trục tung biểu hiện giá cả (P), trục hoành biểu diễn

khối lượng (Q).

7

Page 9: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Điểm giao nhau của đường cầu và đường cung xác định giá trị cân bằng của giá cả và số lượng. Điểm cân bằng này không nhất thiết đáng phải có, nó chỉ đơn thuần là dự đoán về mức giá và số lượng hàng hoá, dịch vụ sẽ xuất hiện trên thị trường.

D là đường cầu. Q2: giá cao hơn giá cân bằng, lượng cầu giảm.

P2: giá cao hơn giá cân bằng,do cung < cầu.

S là đường cung. Q0: cung - cầu cân bằng. P0: giá cân bằng, do cung = cầu.

E điểm cân bằng Q1: giá thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu tăng .

P1: giá thấp hơn giá cân bằng, do cung > cầu.

Đồ thị cung - cầu.2. Đại cương Kinh tế y tế2.1. Khái niệm về Kinh tế y tế.

Kinh tế y tế là một ngành khoa học kinh tế tương đối mới, ra đời trong những năm 60 của thế kỷ XX nhưng lại phát triển rất nhanh. Ngay từ nhưng năm 70, tất cả các nước phương Tây đều chú trọng đến việc tăng ngân sách cho y tế, mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này.

Kinh tế y tế là một lĩnh vực thuộc kinh tế công cộng, nó được hình thành và phát triển lâu năm ở các nước công nghiệp tiên tiến và đang được triển khai ở các nước đang phát triển.

KTYT là một lĩnh vực quản lý kinh tế trong ngành y tế, nó sử dụng lý thuyết kinh tế học nhằm nâng cao năng lực hoạch định chính sách, điều hành trong lĩnh vực y tế, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực của ngành y tế để chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cộng đồng, đảm bảo sự công bằng và phát triển xã hội.

8

E

SD

P

P2

P0P1

0 Q2 Q0 Q1 Q

Page 10: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

2.2. Chức năng kinh tế y tế.Quản lý kinh tế y tế có tất cả các chức năng của quản lý kinh tế, nhằm giải

quyết vấn đề công bằng và hiệu quả trong y tế, cụ thể là:- Tạo nguồn lực cho ngành Y tế- Thiết lập các mục tiêu chăm sóc sức khoẻ- Phân tích việc sử dụng các nguồn lực- Lựa chọn các vấn đề ưu tiên- Phân tích và đánh giá hiệu quả:- Nghiên cứu mô hình dịch vụ y tế- Nghiên cứu khoa học quản lý trong ngành Y tế- Đánh giá công nghệ y học - Chính sách quốc gia về thuốc

2.4. Kinh tế vi mô áp dụng trong lĩnh vực y tế

Trong phần 1, chúng ta đã đề cập đến các câu hỏi của Kinh tế y tế, bao gồm “Sản xuất cái gì”? “Sản xuất như thế nào?” và “Sản xuất cho ai?”. Chúng ta sẽ gùng nhau xem xét, trong lĩnh vực y tế, các câu hỏi này sẽ được thể hiện thế nào? Có gì khác với các lĩnh vực khác? Người dân đánh giá thế nào về chăm sóc sức khoẻ? Người dân sẵn lòng chi trả bao nhiêu cho chăm sóc sức khoẻ? Hành vi của người cung ứng như thế nào? Vấn đề cạnh tranh đối với những người cung ứng ra sao?

2.4.1. Cầu:Ví dụ: Chị Lan sống ở một làng nhỏ bé, xã X, huyện Y. ở trung tâm huyện có

bệnh viên Nhà nước. Bệnh viện này cách nhà cô 15 km. Khám chữa bệnh tại BV này không mất tiền, nhng thưng phải chờ đợi khá lâu. Khi trong nhà có người ốm, chị Lan đôi khi mua thuốc của những người bán thuốc khi họ đi qua làng cô. Mới đây, có một bác sỹ về hưu, mở một phòng mạch tư. Giá khám chữa bệnh ở đây cao, nhưng ông bác sĩ này lại thu hút được nhiều bệnh nhân. Lần này, con gái chị Lan sốt, chị chưa biết nên đến đâu để khám cho con.

Đoạn văn trên mô tả thị trường chăm sóc sức khoẻ. Những loại hình cung ứng khác nhau: Bệnh viện , người bán thuốc, phòng mạch tư. Cầu xuất phát từ người bệnh, người sẽ quyết định mua loại dịch vụ nào. Quyết định của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

9

Page 11: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Yếu tố đầu tiên là tính “sẵn có” liệu người cung ứng có cung cấp được dịch vụ thích hợp không? Yếu tố thứ 2 là “giá” giá của dịch vụ là bao nhiêu? Nếu những những cái khác là như nhau thì người mua sẽ lựa chọn loại dịch vụ rẻ nhất và như vậy sẽ dùng nhiều tiền cho những chi tiêu khác.

Nhưng nếu như “giá” là yếu tố quan trọng thì tại sau phòng mạch tư lại đông khách? Chúng ta phải xem xét đến tất cả các loại giá mà người bệnh phải chi trả. Đến bệnh viện công thì không phải trả tiền khám chữa bệnh nhưng phải trả tiền đi lại, rồi phải chờ đến vài tiếng đồng hồ. Ngoài ra có thể còn tiền cho người thầy thuốc để con mình có thể điều trị tốt hơn. Nếu so sánh tổng chi phí thì người bệnh sẽ chọn ngay điều trị bác sĩ tư hoặc mua thuốc sẽ không phải đi xa hoặc chờ đợi

Chị Lan mang con đến bệnh viện huyện. Chị ta muốn có thuốc để hạ sốt cho con. Nhưng người y sĩ lại nói, không phải dùng thuốc mà chỉ cần nghỉ ngơi và cho cháu uống nhiều nước. Thất vọng, chị ra chợ huyện mua một ít thuốc theo lời khuyên của người bán. "lần sau mình sẽ đến ông bác sĩ tư, ông ta thật là tốt bụng và lại biết nghe xem người bệnh nhân muốn gì", chị Lan nghĩ.

Nhà kinh tế cần phân biệt cái mà chị Lan và con gái chị cần (Need) cái mà chị và con gái muốn (Want) và cái mà chị bỏ tiền để có được (Demand: “cầu”).

? Cầu Cung

10

Page 12: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

“Need” là cái “cần”: cái mà do nhà chuyên môn quyết định (phụ thuộc vào chuyên môn, đạo đức và nhiều yếu khác như: giá, đòi hỏi bệnh nhân).,

“Want” là cái người mua cho là tốt nhất đối với họ, là cái họ mong muốn. Tuy nhiên muốn có thể không phù hợp với “cần”.

“Demand”: “Cầu” là cái cuối cùng người tiêu dùng mua. Cái mà họ mua trong thị trường sức khoẻ thường là do do ý kiến của nhà chuyên môn quyết định, nhưng đôi khi cũng do các yếu tố khác như có thể họ không chấp nhận phương thức điều trị do thấy thuốc đưa ra mà lại theo lời khuyên của người khác. Một lần nữa “Cầu” có thể không trùng với “cần”.

Sự phân biệt này rất quan trọng, mục tiêu của chúng ta đáp ứng được nhu cầu sức khoẻ của nhân dân ngày càng tốt hơn

Vài ngày sau con chị Lan vẫn còn sốt. Chị Lan quyết định mang con đến khám ông bác sỹ trong làng. Bác sĩ cho bé dùng kháng sinh và hẹn đến khám lại sau vài ngày. Phải trả nhiều tiền hơn nhưng chị Lan vẫn thấy tin tưởng vào người bác sỹ này.

Chị Lan đã hành động đúng hay sai? Nếu chị Lan mua thóc ngoài chợ, chị ta sẽ biết chính xác loại thóc chị muốn mua. Thóc là loại hàng mà chị rất quen thuộc, chị sản xuất ra nó, chị dùng nó hàng ngày, cũng như những người nông dân khác, chị có thể đánh giá chất lượng thóc một cách đúng đắn. Đối với loại hàng hoá này, chị là loại khách hàng có thông tin, vì thế chị có khả năng tự lựa chọn một cách hợp lý cái gì tốt nhất cho chị và gia đình chị. Đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì lại khác, nhiều vấn đề liên quan đến thông tin. Thứ nhất, phải biết được điều gì đã xảy ra với con gái chị. Ngay cả người thầy thuốc, mặc dù đã có thời gian được đào tạo và hành nghề chuyên môn cũng có khi không biết được. Thứ hai, phải biết được cách điều trị nào là hiệu quả nhất, mặc dù sau đó chúng ta cũng không giải thích chắc chắn được sự thành công. Nếu như sau khi điều trị, người bệnh khỏi, họ sẽ nghĩ là do đã dùng biện pháp điều trị, mặc dù trong thực tế thì họ có thể khỏi bệnh một cách tự nhiên, mà chẳng cần phương thuốc nào. So với thầy thuốc, người bệnh biết quá ít về tình trạng của họ. Đó là thông tin bất đối. Thay vì tự quyết định (như việc mua thóc

Want

Need

Demand

11

Vòng nhu cầu

Vòng đòi hỏi

Vòng đáp ứng

1 2

4

3

Hình 3: Mối quan hệ giữa nhu cầu, đòi hỏi và đáp ứng dich vụ chăm sóc sức khoẻ trong kinh tế y tế.

Page 13: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

ngoài chợ), chị Lan phải dựa trên lời khuyên của người cung ứng, giải quyết tốt nhất cái “cần” của chị. Trong trường hợp này người cung ứng là tác nhân rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua (Demand) loại hàng hoá, dịch vụ nào.

2.4.2. Cung Bác sĩ Hùng mở phòng mạch ở làng A. Ông ta đã vay tiền để sửa nhà và mua trang thiết bị. Mỗi tháng, ông phải trả ngân hàng tiền lãi suất 150.000đ; trả công cho người giúp việc 200.000đ; chi tiền điện, nước, nhà cửa,... hết 100.000đ. Nếu ông đặt giá 2.500đ/lần khám bệnh và mỗi ngày có trung bình 10 bệnh nhân, thì ông sẽ lãi bao nhiêu (giả sử tuần làm việc 6 ngày, và một tháng có 4 tuần), làm thế nào để tăng lợi nhuận?

Tổng chi : 150.000 + 200.000 + 100.000 = 450.000 (đ)Tổng thu : 10 x 25.000 x 6 x 4 = 600.000 (đ)

Như vậy, ông Hùng chỉ thu về 150.000đ/tháng, thấp hơn cả lương của người giúp việc. Muốn tăng lợi nhuận, ông Hùng có thể áp dụng 1 trong 3 cách sau:(1) Cắt, giảm chi phí (số sản phẩm giữ nguyên, nhưng sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn).(2) Tăng số lượng sản phẩm (giữ nguyên đầu vào, tăng đầu ra).(3) Tăng giá sản phẩm.

Để thực hiện cách thứ nhất, ông Hùng có thể không dùng người giúp việc nữa, mà tự mình làm tất cả các việc; hoặc thuê người giúp việc chỉ làm những công việc đơn giản với thù lao thấp hơn 200.000đ/tháng. Điều này những nhà kinh tế gọi là yếu tố thay thế trong sản xuất, khi mà một loại đầu vào rẻ hơn loại khác mà kết quả của việc đó là thay đổi phương pháp sản xuất. Để thực hiện cách thứ hai, ông Hùng cố gắng tăng số lượng bệnh nhân khám mỗi ngày. Cả hai cách trên đều chỉ làm tăng lợi nhuận một cách ngắn hạn (dù là giảm chi hay tăng thu), để tăng lợi một cách dài hơi, thì phải nghĩ đến chất lượng dịch vụ. Việc tăng giá khám bệnh chỉ có thể thực hiện được khi ông Hùng là người cung ứng duy nhất loại hàng hoá này trong vùng đó (hoặc ông ta có thể cấu kết với những người hành nghề tư khác thống nhất về giá).

Trong thị trường cạnh tranh, nếu như người cung ứng nào tăng giá, cao hơn giá thị trường thì sẽ bị mất khách. Tuy nhiên, nếu người cung ứng có thể làm cho sản phẩm của họ khác với của những người cung ứng khác (hiệu quả hơn, chất lượng hoặc thuận tiện hơn) thì họ vẫn có thể tăng giá và giữ được thị phần. Trong chăm sóc sức khỏe, sản phẩm là không đồng nhất. Đến khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện sẽ hoàn toàn không giống với đến khám chữa bệnh tại phòng mạch của bác sĩ Hùng. Chính vì

12

Page 14: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

vậy mà bác sĩ Hùng có thể hành nghề như một nhà độc quyền trong vùng của ông ta, bởi vì sản phẩm của ông ta cạnh tranh với những sản phẩm tương tự nhưng lại có điểm khác.

2.6 Đặc tính cơ bản của thị trường chăm sóc sức khỏeNếu chúng ta chấp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một loại hàng hóa thì sẽ

có một thị trường chăm sóc sức khỏe để thực hiện quá trình mua bán dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa người cung ứng và người sử dụng. Thị trường này sẽ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản giống như các thị trường khác. Tuy nhiên, do tính chất rất đặc biệt của dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà thị trường chăm sóc sức khỏe có những điểm đặc thù của nó.

Tính đặc thù đầu tiên, như đã có dịp nói đến ở trên đó là “thông tin bất đối”. Theo lý thuyết, một trong những yếu tố quan trọng để trị trường có thể trở nên hoàn hảo là người tiêu dùng phải có đầy đủ thông tin về sản phẩm không chỉ về giá thành mà còn cả về hiệu quả và sự thích hợp với quyết định cho việc sử dụng theo ưa thích của họ. Nhưng ở thị trường chúng ta đang bàn đến, thông tin về chăm sóc sức khoẻ ít khi đầy đủ, mất cân đối giữa người cung ứng và người sử dụng, trong đó người cung ứng hành động như là đại diện của người sử dụng với tất cả khả năng lạm dụng sử dụng. Tư cách đại diện này khiến cho mối quan hệ cung cầu không còn độc lập nữa. Cũng còn có những vấn đề liên quan đến “người tiêu thụ hợp lý” rằng họ có đưa ra sự lựa chọn xuất phát từ cá nhân họ không hay bị ảnh hưởng bởi xã hội? Sự lựa chọn này có phù hợp với họ không? Họ có tìm cách tối đa hoá lợi ích của mình không?

Đặc tính thứ hai là tính “không lường trước được”. “Không lường trước được” có thể thấy ở mọi nơi, mọi lúc. Người ta không biết được lúc nào thì bị gẫy chân, bị viêm ruột thừa, tai nạn ô tô, hay nhồi máu cơ tim. Vì thế, rất nhiều khi việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe được quyết định một cách đột ngột và ngẫu nhiên. Không chỉ bệnh nhân-người sử dụng dịch vụ mà cả phía người cung ứng cũng phải đối đầu với sự “không lường trước được”. Không phải bao giờ một bệnh cũng có các triệu chứng giống nhau ở tất cả mọi bệnh nhân. áp dụng cùng một phác đồ điều trị cho những bệnh nhân có bệnh giống nhau không chắc sẽ đem lại kết quả như nhau.

Một điểm nữa làm cho thị trường chăm sóc sức khoẻ khác với các thị trường khác là “tính ngoại biên”. Đôi khi người ta dùng từ “hàng hoá công cộng”thay cho từ “tính ngoại biên”. Thuật ngữ “ngoại biên” ở đây dùng để chỉ những tác dụng gây ra bởi người sử dụng hàng hoá/dịch vụ đối với những người không mua/sử dụng hàng hoá/dịch vụ đó. Tính ngoại biên có cả mặt dương tính và âm tính và bao hàm cả ý lợi ích và chi phí. Một ví dụ điển hình về tính ngoại biên là đối với bệnh nhân mắc các

13

Page 15: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

bệnh nhiễm trùng. Khi một người mắc bệnh sởi hay cúm thì không chỉ họ mắc mà họ còn có nguy cơ truyền bệnh cho người thân, bạn bè, hàng xóm,... Khi họ điều trị khỏi các bệnh này thì không chỉ có bản thân họ mà những người xung quanh họ cũng được hưởng ích lợi đó, vì khả năng mắc bệnh của những người lành sẽ giảm đi.

Nhiều hoạt động y tế ít hoặc không mang tính ngoại biên nhưng nếu phân tích theo khía cạnh xã hội thì rất nhiều các hoạt động liên quan đến y tế mang tính ngoại biên mà thực tế thì lại ít khi được biết đến, ví dụ việc làm sạch cống rãnh, việc ngủ màn, tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm,... Có những việc làm của cá nhân nhưng lại mang tính ngoại biên âm tính rất lớn, ví dụ như một người dùng thuốc kháng sinh không đúng sẽ làm tăng khả năng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn và khi các chủng này kháng thuốc thì không chỉ kháng đối với bản thân người dùng thuốc mà đối với cả cộng đồng.

Với những ý nêu trên, có nhiều tài liệu nói đến sự thất bại hay tính không hoàn hảo của thị trường chăm sóc sức khoẻ. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi chúng ta sống trong nền kinh tế thị trường, tuân theo qui luật “cung – cầu” thì dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng không phải lúc nào cũng mang tính hàng hoá sòng phẳng: có tiền thì mới mua đuợc. Bất kể nhà nước nào cũng luôn phải quan tâm đến loại hàng hoá đặc biệt này và tìm cách sử dụng nguồn lực của quốc gia, của ngành y tế cho hữu hiệu nhất. Không chỉ cứ chi phí nhiều là sức khoẻ sẽ tăng mà ngoài yếu tố nguồn lực còn yếu tố tổ chức hệ thống y tế, còn vấn đề phân bổ nguồn lực (chi bao nhiêu cho điều trị, cho dự phòng, cho vùng nghèo, vùng xa, vùng thành thị, nông thôn,...). Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về các hệ thống y tế trong bài “tài chính y tế”.

14

Page 16: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

PHÂN TÍCH CHI PHÍ

Mục tiêu học tập:Sau khi kết thúc phần này, học viên có khả năng:

1. Trình bày các khái niệm và phân loại chi phí.2. Phân tích các bước tính chi phí. 3. Giải thích vai trò của phân tích chi phí.4. Tính được chi phí cho một trường hợp mắc bệnh và cho một chương trình

chăm sóc sức khỏe.

1. Khái niệm chung về chi phí.Nguồn lực nói chung và nguồn lực cho y tế luôn hạn hẹp, ngoài việc xây dựng

mô hình cho phân bổ nguồn lực, các nhà kinh tế ứng dụng đã tiêu tốn rất nhiều thời gian vào việc đo lường việc sử dụng các nguồn lực. Thu thập và phân tích các số liệu về chi phí của một chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu hay một dịch vụ y tế nào đó sẽ cung cấp những thông tin có giá trị cho các nhà lập kế hoạch, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu để đạt được các mục đích sau:

- Lập kế hoạch kinh phí (việc lập kế hoạch kinh phí sẽ quan tâm nhiều hơn đến các nguồn kinh phí sẵn có khác nhau) thực sự cần thiết để tiếp tục triển khai chương trình hay hoạt động chăm sóc sức khỏe đặc biệt là ở các nước nghèo.

- Đánh giá việc sử dụng nhân sự, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực khác nhau trong triển khai chương trình hoặc trong cung cấp dịch vụ y tế đó bằng các sử dụng các phương pháp đánh giá phân tích chi phí hiệu quả, phân tích chi phí lợi ích để xem xét hiệu quả của các can thiệp y tế khác nhau. Đối với các nhà kinh tế thì chi phí là cơ hội sử dụng nguồn lực bị mất đi. Chi

phí của bất kì một hàng hoá dịch vụ nào đó chính là sự mất đi cơ hội sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ khác. Khái niệm này được gọi là chi phí cơ hội. Do vậy, chi phí kinh tế không chỉ đơn giản là chi phí tài chính (hay còn gọi là chi phí kế toán, là số tiền chi tiêu cho triển khai hoạt động) mà nó còn gồm cả các nguồn lực được sử dụng để tạo ra lợi ích của hoạt động đó. Những chi phí này có thể gồm cả các nguồn viện trợ, nguồn lực và thời gian của các hộ gia đình tham gia vào hoạt động đó và những tác dụng phụ có lợi và không có lợi của hoạt động đó. Như vậy, chi phí kinh tế là sự kết hợp cả chi phí kế toán và chi phí cơ hội.

15

Page 17: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Chi phí của một loại hàng hóa, dịch vụ là trị giá của nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ đó.

Nói cách khác, chi phí là giá trị của nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Trong lĩnh vực y tế, chi phí là giá trị của nguồn lực được sử dụng để tạo ra một dịch vụ y tế cụ thể hoặc một loạt các dịch vụ (như một chương trình y tế).

Để thuận tiện và cũng để có thể so sánh được, các chi phí thường được thể hiện dưới dạng tiền tệ, số tiền tệ đó có thể thể hiện nguồn lực thực được sử dụng. Tuy vậy điều này không nên được hiểu lầm rằng số tiền đó luôn thể hiện nguồn lực thực được sử dụng. Ví dụ: chương trình phòng chống tiêu chảy cần những nguồn lực sau: nhân sự, tiền, từ các nguồn hỗ trợ bên ngoài và từ thông tin đại chúng. Như vậy, nếu chỉ xem xét đến tiền để thực hiện chương trình phòng tiêu chảy thì các nguồn lực khác dùng cho chương trình đã bị bỏ sót.

Chi phí có phải là giá mua bán ở thị trường không? Chi phí không có nghĩa là giá bởi vì giá chỉ phản ánh sự trao đổi (tỷ lệ trao đổi) ở thị trường mà thôi. Một số hoạt động có chi phí nhưng lại không có giá và cũng không định được giá trị ở thị trường trong khi đó một số hoạt động khác lại có giá ở thị trường nhưng lại không phản ánh nguồn lực thực đối với xã hội của hoạt động đó. Chi phí không có nghĩa là chi tiêu, bởi vì chi tiêu chỉ là tiền được sử dụng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ.

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng giá cả là một chỉ số tốt để đo lường giá trị của hàng hoá và dịch vụ. Trong thực tế có rất nhiều thứ được sử dụng trong các can thiệp y tế mà không có giá rõ ràng do vậy khi ra một quyết định thì cần phải xem xét liệu có nên đưa cả những nguồn lực mà chúng ta không mua bán vào trong quá trình tính toán không.

Như vậy, chi phí kinh tế là giá trị của tất cả các nguồn lực (kế toán và phi kế toán).

Xuất phát từ khái niệm về sự khan hiếm của nguồn lực, các nhà kinh tế cho rằng chi phí cho một hoạt động là mất đi cơ hội sử dụng những nguồn lực đó cho những hoạt động tương đương khác.Ví dụ: xây một bệnh viện chuyên khoa thì mất đi cơ hội để xây một trường học. Hoặc những người làm công tác tình nguyện trong các chương trình phòng bệnh khi làm công tác xã hội sẽ mất đi cơ hội kiếm tiền bằng các công việc khác mà đem lại lợi nhuận cho bản thân họ hoặc mất đi cơ hội chăm sóc gia đình họ. Từ sự nhìn nhận đó, các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm về chi phí cơ hội của một hoạt động và chi phí cơ hội có thể được định nghĩa như sau:

Chi phí cơ hội của một hoạt động là thu nhập mất đi do sử dụng nguồn lực cho hoạt động này hơn là cho hoạt động khác.

16

Page 18: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Với quan niệm này, chi phí cơ hội có nghĩa là một hoạt động tương đương có thể xảy ra nếu như hoạt động đã được lựa chọn không được thực hiện trước. Ví dụ: chi phí cơ hội cho đào tạo một bác sĩ có thể là để đào tạo hai y tá, chi phí cơ hội để mở một phòng khám đa khoa khu vực có thể là để xây ba trạm y tế xã. Trong phân tích chi phí, chi phí cơ hội cũng không thể thay thế được chi phí kế toán, nhưng việc đưa chi phí cơ hội vào phân tích sẽ đưa thêm những thông tin rất hữu ích cho việc ra quyết định.

Ví dụ:Bệnh viện quyết định cử một cán bộ đi học CKI trong thời gian 2 năm. Bệnh

viện phải trả tiền học phí cho cả khoá học là 4.000.000 đ. Mỗi tháng anh ta cần phải được phụ cấp 1.000.000 đ cho ăn, ở và đi lại... Khi đang làm việc mỗi tháng anh ta làm lợi cho bệnh viện 2.500.000 đ. Ngoài ra, anh ta có một phòng mạch riêng đem lại mỗi tháng trung bình 2.000.000 đ thu nhập ròng.

- Chi phí kế toán 2 năm đi học của cán bộ nói trên là: 4.000.000 + 24 x 1.000.000 = 28.000.000 đ.

- Tổng thu nhập bị mất đi do đi học là:24 x (2.500.000 + 2.000.000) = 108.000.000 đ.

- Chi phí cơ hội của hai năm đi học là: 108.000.000 đ.

- Chi phí kinh tế của 2 năm đi học thực tế là:28.000.000 + 108.000.000 = 136.000.000 đ.

2. Phân loại chi phí:Phân loại các chi phí của một dự án là rất cần thiết. Một hệ thống phân loại chi

phí tốt tùy thuộc vào nhu cầu của một tình huống hoặc vấn đề cụ thể, nhưng có ba yếu tố cơ bản

- Sự phân loại chi phí phải hợp lý với tình huống cụ thể- Sự phân loại chi phí không được chồng chéo- Sự phân loại chi phí mà được lựa chọn phải che phủ toàn bộ các khả năng có

thể có được.2.1. Phân loại theo chi phí đầu vào (Liên quan mật thiết đến sản phẩm đầu ra)

Phương pháp phân loại này rất thuận tiện và được sử dung rộng rãi nhất. Các loại đầu vào được nhóm lại trong đó các (thành phần) có đặc tính tương tự như nhau. Nếu được sử dụng đúng, phương pháp này rất có giá trị2.1.1 Chi phí vốn và chi phí thường xuyên

17

Page 19: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Trước hết cần phân biệt giữa chi phí vốn và chi phí thường xuyên (chi phí cho hoạt động). Sự phân biệt hai loại chi phí này dựa trên thời gian sử dụng có thể có của hàng hóa hoặc dịch vụ được mua.

Chi phí vốn hay chi phí đầu tư là chi phí để mua hàng hóa có giá trị sử dụng 1 năm hoặc trên 1 năm, thường là chi phí cho trang thiết bị.

Ngược lại chi phí để mua hàng hóa có giá trị sử dụng dưới 1 năm thì gọi là chi phí thường xuyên hay chi phí cho triển khai.

Việc phân biệt giữa hai loại chi phí này rất quan trọng vì người ta phải sử dụng nhiều cách khác nhau để tính 2 loại chi phí này như chúng ta thấy ở bảng sau:

Bảng phân loại theo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và chi thường xuyên.

Loại chi phí Chí phi vốn Chi phí thường xuyên1. Nhà xưởng Chi phí mua đất và xây

dựngSửa chữa, tiền thuê nhà

2. Dụng cụ và trang bị nội thất

Chi phí mua các dụng cụ mới

Sửa chữa, thay thế các bộ phận

3. Đi lại và vận chuyển Xe cộ mới Sửa chữa, thay thế các bộ phận, nhiên liệu

4. Quan hệ qua đường bưu chính viễn thông

Đài, máy điện thoại Sửa chữa, tiền chi phí sử dụng

5. Năng lượng Máy phát điện Dầu, nhiên liệu, điện6. Nước, vệ sinh, nơi chứa

nước thảiHệ thống cống thải Chi phí duy trì

7. Ăn uống Dụng cụ nhà bếp Thức ăn cho bệnh nhân8. Nhà chứa đồ Dụng cụ và nhà xưởng Phương tiện giữ nhà9. Các phương tiện cho

khám chữa bệnh và xét nghiệm

Nhà, dụng cụ, khám chữa bệnh

Thuốc cho bệnh nhân ngoại và nội trú và hóa chất

10. Hành chính Máy tính, máy chữ, bàn viết

Văn phòng phẩm, hệ thống đĩa mềm, chi phí duy trì máy

11. Nhân lực Đào tạo ban đầu Lương, phụ phí, chi phí cho đào tạo lại

18

Page 20: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

2.1.2 Chi phí cố định và chi phí biến đổi:Chi phí cố định:Chi phí cố định là những khoản chi phí không biến đổi khi

mức hoạt động thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ thì định phí thay đổi. Khi mức độ hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ giảm và ngược lại. Ví dụ: Lương

Chi phí biến đổi:Chi phí biến đổi là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động, là chi phí thay đổi phụ thuộc vào mức sản lượng đầu ra của hàng hoá, dịch vụ.

Ví dụ: chi phí cho thuốc, bơm tiêm, bông băng... trong bệnh viện., chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì và văn phòng phẩm, chi phí các vật tư tiêu hao khác cho công tác vệ sinh trong khám chữa bệnh...

19

Page 21: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

2.2 Phân loại theo hoạt động chức năng (bản chất của chi phí)2.2.1 Chi phí trực tiếp:

Những chi phí có quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất ra từng loại sản phẩm và được tính trực tiếp vào giá của đơn vị sản phẩm, loại sản phẩm.

Tiền lương công nhân

Nguyên vật liệu, phụ dùng trong sản xuất.

Công cụ lao động nhỏ dùng vào sản xuất.

Mọi chi phí trực tiếp khác tính bằng tiền.Chi phí y tế trực tiếp là giá trị của các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện,

tiếp nhận và duy trì can thiệp y tế hoặc việc điều trị. Bệnh nhân, ngành Y tế, và xã hội đều có thể phải gánh chịu chi phí này.2.2.2. Chi phí gián tiếp:

Những chi phí có quan hệ đến hoạt động chung của của đơn vị, phân xưởng/doanh nghiệp mà được tính vào giá thành một cách gián tiếp bằng phương pháp phân bổ. Ví dụ chi phí cho những hoạt động quản lý doanh nghiệp, hoặc các bộ phận khác của doanh nghiệp.

Chi phí gián tiếp là giá trị của năng suất lao động bị mất hoặc bị giảm đi do vấn đề sức khoẻ hoặc do can thiệp. Năng suất lao động mất đi đồng nghĩa với thời gian bị mất đi.

Phân loại này rất có ích trong việc tính chi phí cho dịch vụ y tế. Phương pháp phân loại này được thể hiện như sau: trực tiếp / gián tiếp

trực tiếp gián tiếp

cho điều trị không cho điều trị tỉ lệ mắc bệnh tỉ lệ chết

- Nằm viện - Ăn uống - Nghỉ việc- Thuốc - Đi lại - Khả năng thu nhập- Phí khám chữa bệnh - Trọ - mất khả năng vận động

20

Page 22: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

- Chụp điện quang - Chăm sóc gia đình - Phục hồi chức năng

Chi phí không rõ ràng:

Khi xem xét gánh nặng bệnh tật của một bệnh nào đó, ngoài việc xem xét đến chi phí trực tiếp và gián tiếp các nhà kinh tế còn xem xét đến một loại chi phí khác đó là chi phí không rõ ràng. Thông thường đó là các chi phí do đau đớn, lo sợ, giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình, mất thời gian nghỉ ngơi. Tuy vậy, trong thực tế các chi phí này thường ít được xem xét đến trong đánh giá kinh tế gánh nặng của bệnh tật bởi vì nó mang tính chủ quan cao và nó phụ thuộc rất nhiều vào văn hoá. Do vậy, khó có thể định giá trị các chi phí này sang tiền tệ. Chi phí gián tiếp và chi phí không rõ ràng cần được xem xét đến khi xem xét đến gánh nặng kinh tế của một bệnh trên quan điểm xã hội hay quan điểm của người bệnh.2.3 Phân chi phí theo mức độ

Chi phí ở trung ương Chi phí ở mức độ tỉnh Chi phí ở mức độ vùng Chi phí ở mức độ huyện

2.4 Phân loại theo nguồn kinh phí Bộ y tế Tổ chức phi chính phủ Các nhà tài trợ

2.5 Phân loại theo ai chịu chi phí Chi phí bên trong / Chi phí bên ngoài Chi phí rõ ràng / Chi phí không rõ ràng

2.6 Tổng chi phí, chi phí trung bìnhTổng chi phí là tổng của tất cả các chi phí để sản xuất ra một mức sản phẩm nhất

định. Ví dụ: chi phí để cung cấp dịch vụ bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Vì chi phí biến đổi là hàm số của số của số mũi vắc-xin được tiêm, chi phí này sẽ bằng 0 khi số mũi tiêm bằng 0.

Chi phí trung bình (hay đơn vị chi phí) là chí cho một sản phẩm đầu ra. Chi phí trung bình được tính bằng tổng chi phí chia cho số lượng sản phẩm. Ví dụ: chi phí trung bình cho một trẻ được tiêm chủng đủ hoặc chi phí trung bình cho một đợt điều trị bệnh lỵ,... Các công thức tính chi phí:

Tổng chi phí(TC) = Chi phí cố định(FC) + chi phí thay đổi(VC)

21

Page 23: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

= Chi phí vốn + chi phí thường xuyên TCChi phí trung bình(AC) = -------- Q

Chi phí thay đổi trung bình (AV) =

- TVC tổng chi phí thay đổi - Q: Số lượng sản phẩm

Trong lĩnh vực y tế, sự hiểu biết về chi phí của dịch vụ y tế thì có thể mang lại những thông tin quan trọng cho cả những người làm kế hoạch và người quản lý. Nó giúp họ phân tích được những nguồn lực nào đang sử dụng cũng như những nguồn nào đang được sử dụng một cách có hiệu quả và công bằng. Ví dụ: chi phí một phòng năm giường bệnh và mối liên quan giữa các loại chi phí cho phòng bệnh đó được thể hiện trong bảng sau.

Chi phí cho một ngày điều trị của một phòng 5 giường bệnh.Số bệnh

nhânChi phí

cố định (1)Chi phí

thay đổi (2)Tổng chi phí (3)

Chi phí trung bình (4)

Chi phí biên (5)

1 20 10 30 30 302 20 15 35 17,5 53 20 20 40 13,3 54 20 35 55 13,8 155 20 55 75 15,0 206 30 78 108 18,0 33

1. Chi phí này gồm cả chi phí duy trì bảo dưỡng, điện đèn, hành chính.2. Bao gồm chi cho thuốc, thời gian của y tá.3. Tổng chi phí cố định và chi phí thay đổi.4. Chi phí cho một bệnh nhân trên một ngày.5. Chi phí cho thêm một bệnh nhân.

2.7. Chi phí biênChi phí biên (Cm) là chi phí thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm hàng

hóa nào đó nói cách khác đó là chi phí nảy sinh khi chuyển từ n sản phẩm sang n + 1 sản phẩm. Ví dụ: trong trường hợp chương trình tiêm chủng mở rộng, đó là chi phí nảy sinh từ n mũi tiêm sang n + 1 mũi tiêm.

Cmn+1 = TCn+1 –TCn

22

Page 24: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Trong đó: TC = tổng chi phí (Total cost)

Nói rộng hơn, chi phí biên thể hiện sự thay đổi về mối quan hệ giữa tổng chi phí với khối lượng hoạt động của một chương trình nào đó. Ví dụ: chi phí biên cho tiêm chủng có thể được tính theo 2 giai đoạn:

Cm 2.1= (TC2 –TC1) / (N2 – N1)Trong đó: TC1 = tổng chi phí cho trường hợp 1

TC2 = tổng chi phí cho trường hợp 2N1 = số mũi tiêm trường hợp 1N2 = số mũi tiêm trường hợp 2

Nếu tổng chi phí cho tiêm 200 mũi vắc-xin là 250 đơn vị tiền và tổng chi phí cho 240 mũi tiêm là 260 đơn vị tiền thì chi phí biên cho 40 mũi tiêm thêm sẽ là:

(260 – 250)/(240-200) = 0,25 đơn vị tiền/mũi tiêm.Khái niệm về chi phí biên rất có ích trong đánh giá kết quả rộng lớn của độ bao

phủ theo khu vực địa lý của chương trình tiêm chủng, hoặc của việc bổ sung thêm kháng nguyên vào chương trình.3. Tính chi phí.3.1. Tính chi phí cho người cung cấp dịch vụ

Cách tiếp cận trong tính chi phí các dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế là “cách tiếp cận theo thành phần” trong đó mỗi can thiệp y tế được mô tả theo cách nguồn lực cần thiết để tạo ra mỗi loại dịch vụ. Đơn vị sản phẩm sẽ là chi phí cho mỗi bệnh nhân được khám cho mỗi loại dịch vụ y tế đã được xác định.

Trước hết, chúng ta tính toàn bộ chi phí cho một loại dịch vụ được thực hiện tại cơ sở y tế. Cách tính này phản ánh khái niệm về những cần thiết ban đầu để đưa ra một dịch vụ y tế có đủ chất lượng. Tất nhiên chỉ có nguồn lực thì chưa đủ để đảm bảo chất lượng của dich vụ y tế, cách thức sử dụng và phối hợp nguồn lực này mới là cơ sở đảm bảo cho chất lượng của dịch vụ y tế. Điều này có thể được mô tả như một quá trình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Quá trình này phải đòi hỏi các khía cạnh về kiến thức, về kĩ năng và về hiệu quả của sử dụng nguồn lực.

Trong thực hiện tính chi phí, một số khái niệm kinh tế chung cần phải được xem xét. Những khái niệm quan trọng nhất được trình bày dưới đây:

- Chi phí toàn bộ, chi phí thay thế: theo qui định chung, chi phí cần được tính toán dựa trên cơ sở toàn bộ chi phí. Chi phí đó cần đại diện cho chi phí cho mua một vật gì đó trong thời điểm hiện tại chứ không phải giá ban đầu của vật đó.

23

Page 25: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

- Chi phí vốn, chi phí thường xuyên: sự phân biệt giữa chi phí vốn và chi phí thường xuyên dựa trên thời gian sử dụng của đồ vật đó

- Xử lý đối với những đồ vật viện trợ: Có những đồ vật không được mua trực tiếp từ Bộ Y tế nhưng chi phí cho đồ vật đó vẫn phải được tính đến và có như vậy thì toàn bộ giá trị nguồn lực cho một hoạt động mới được ước tính.

- Tính chi phí cho những phần chiếm chi phí lớn trước để tránh những sai chệch do tính toán.

Năm bước chính trong tính toán chi phí: Xác định nguồn lực được sử dụng để tạo ra dịch vụ y tế đang được tính toán. Ước tính số lượng mỗi nguồn lực đầu vào được sử dụng. Định rõ giá trị tiền tệ cho mỗi đơn vị đầu vào và tính tổng chi phí cho đầu

vào. Phân bổ chi phí cho các hoạt động trong đó chi phí được sử dụng. Sử dụng đo lường sản phẩm dịch vụ để tính chi phí trung bình.

3.1.1. Xác định nguồn lực được sử dụng để tạo ra dịch vụ y tế đang được tính toán.Để xác định được nguồn lực được sử dụng để tạo ra dịch vụ y tế đang được tính

toán, trước hết cần phải xác định các hoạt động tạo ra dịch vụ y tế đó.- Xác định hoạt động: Bước này xem ra có vẻ như không cần thiết, nhưng thực tế là rất cần. Nhiều nghiên cứu về ước tính chi phí đã bị đi chệch đường với mục tiêu cụ thể của tính toán bởi vì khi các hoạt động không được xác đinh đầy đủ thì sẽ có một số hoạt động có vẻ như nằm ngoài chương trình (dịch vụ) được tính chi phí.

Ví dụ: tính chi phí cho 1 trung tâm y tế (TTYT). Những sự phiên giải khác nhau cho một trường hợp lớn như vậy cần phải được hiểu như sau:

- Một số hoặc tất cả hoạt động ở TTYT.- Một số hoạt động khác không thực hiện ở TTYT nhưng do TTYT cung cấp như

đi chống dịch.- Một số hoạt động hỗ trợ khác cũng không thực hiện ở TTYT như giám sát, đào

tạo, thử xét nghiệm, hành chính...- Các hoạt động được thực hiện tại TTYT nhưng đại diện cho dịch vụ khác, như

giám sát y tế thôn, đội...Lựa chọn hoạt động nào trên đây để tính chi phí phần lớn sẽ phụ thuộc vào mục

đích của tính chi phí.- Xác định cách phân loại chi phí mà sẽ được sử dụng trong tính toán:

Để tính chi phí, trước hết cần phải xác định cách phân loại chi phí mà sẽ được sử dụng. Có sự khác biệt về phân loại chi phí giữa các nước, vậy việc lựa chọn cách

24

Page 26: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

phân loại chi phí sẽ phải tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có và hệ thống kế toán tại cơ sở định tính toán.

Một cách phân loại chi phí hữu ích và thường được sử dụng rộng rãi nhất là trong tính toán chi phí cho triển khai một chương trình là phân loại chi phí theo đầu vào. Sau đây là ví dụ về phân loại chi phí theo đầu vào cho chương trình tiêm chủng mở rộng:

25

Page 27: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Chi phí thường xuyên và chi phí vốn.

Chi phí thường xuyên Chi phí vốn+ Chi lương cán bộ gồm cả các phần

thưởng, trợ cấp. + Chi cho vác xin.+ Chi cho đi lại bao gồm nhiên liệu, phụ cấp

cho cán bộ, tiền duy trì bảo dưỡng, tiền lưu bến bãi.

+ Đào tạo lại ngắn hạn.+ Các chi phí thường xuyên khác:

Bơm tiêm và các vật tư tiêu hao Điện nước Duy trì bảo dưỡng nhà cửa Các loại chi khác

+ Chi mua xe hoặc các bộ phận phụ kiện của xe.

+ Xây nhà.+ Tủ lạnh. + Phích lạnh.+ Các loại trang thiết bị khác.+ Đào tạo.

Danh mục chi phí cần đáp ứng được nguồn lực và cách phân loại chi phí ở hệ thống y tế đang tính toán.

- Xác định nguồn lực được sử dụng: Giai đoạn tiếp theo là xác định nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động

cần được phân tích chi phí.Ví dụ: chi phí cho chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) do đội lưu động

thực hiện gồm có chi phí thời gian của cán bộ, chi phí đi lại, vác-xin, bơm kim tiêm, dụng cụ bảo quản vác-xin, điện máy nổ, mẫu ghi chép, đào tạo y tá,... Thêm vào những chi phí trên còn phải tính đến chi phí cho cộng đồng. Những chi phí lớn hơn cho xã hội thì khó xác định hơn, nhưng có thể tính đến như chi phí đi lại, chi phí do mất khả năng sản xuất hoặc mất thu nhập.

Có thể có thêm chi phí cho những tổ chức khác mà có nguồn gốc tương tự như dịch vụ y tế. Người ta thường sử dụng những bảng kiểm để xác định những nguồn lực. Với mỗi loại hoạt động, tốt nhất là chia ra chi phí ra thành Chi phí vốn và Chi phí thường xuyên. Chi phí vốn là những chi phí một lần, trong khi đó chi phí thường xuyên liên tục xuất hiện như là một phần trong quá trình hoạt động của hoạt động. Như vậy, chi phí xây dựng một toà nhà là cho phí vốn trong khi đó chi phí cho điện là chi phí thường xuyên. Với mỗi loại nguồn lực cho dù là chi phí vốn hay chi phí thường xuyên, xác định số lượng của mỗi nguồn lực là rất cần thiết. Càng phân chia nhỏ giá trị mỗi loại hoạt động thì càng có lợi. Đối với những loại hoạt động hoàn toàn mới, nguồn lực cần được ước tính dựa vào sự mô tả hoạt động đó.

26

Page 28: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

3.1.2. Ước tính số lượng mỗi đầu vào được sử dụngĐể tính chi phí cho một hoạt động, cần phải ước tính được số lượng của các

nguồn lực sử dụng cho hoạt động đó. Điều này có nghĩa là phải ước tính số lượng của mỗi đầu vào sử dụng cho hoạt động đó. Ví dụ trong triển khai 1 đợt tiêm chủng cần bao nhiêu y tá tham gia đợt tiêm chủng đó.3.1.3. Định rõ giá trị tiền tệ cho mỗi đơn vị đầu vào và tính tổng chi phí cho đầu vào

Bước này liên quan đến việc định giá trị tiền tệ cho mỗi nguồn lực đã được xác định. Giá báo trước hay giá thị trường sẽ được sử dụng tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như cho giai đoạn đánh giá hay lập dự toán. Những thông tin lúc này cũng rất khác nhau. Giá thị trường đối với các đơn vị nguồn lực có thể luôn có sẵn nhưng vẫn cần phân biệt rõ giữa giá thực và giá thị trường. Như chúng ta đã biết, tính chi phí là cách xác định nguồn lực thực được sử dụng cho một hoạt động cụ thể. Mặc dù giá đích thực của một nguồn lực là chi phí cơ hội (ví dụ như giá trị lợi ích của một phương án tốt nhất bị mất đi do nguồn lực không sẵn có), cách tiếp cận thực tế nhất để tính chi phí là sử dụng giá cả hiện đang tồn tại trên thị trường. Tuy vậy trong tính toán cũng không nên bỏ qua điểm thiết yếu của chi phí là nguồn lực thực được sử dụng bởi vì trong thực tế một số nguồn lực không có giá trên thị trường nhưng rất có giá trị xã hội như không khí trong khi đó có những nguồn lực được bán mua trên thị trường nhưng không có giá trị xã hội. Như vậy, giá thị trường (giá mà nguồn lực được mua và bán thực sự) phản ánh nguồn lực thực đối với xã hội trừ một vài lý do cụ thể nào đó. Một ví dụ ngoài lĩnh vực y tế sẽ giúp ta làm rõ vấn đề này:

Giả sử khi đưa phân đạm vào sử dụng trong trồng trọt, Nhà nước bù giá cho phân đạm từ 1400 đồng xuống 1000 đồng/1kg để động viên người dân sử dụng loại phân này. Như vậy, giá thị trường dưới mức giá thực là 400 đồng. Khi phải tính chi phí để ra quyết định trong lĩnh vực công cộng và trong những dự án mà có liên quan đến sử dụng loại phân đó thì cần tính chi phí cho phân bón ở giá thực chứ không phải ở giá thị trường mà đã được Nhà nước bù giá.

Đối với những dự án phát triển với tầm cỡ lớn trong lĩnh vực công cộng, cần phải có sự điều chỉnh tương tự như vậy đối với giá cả thị truờng trong giai đoạn đánh giá để lựa chọn phương án thích hợp. Người ta thấy rằng trong đánh giá để lựa chọn phương án thích hợp, do ảnh hưởng của tỷ lệ hối đoái, các hành viện trợ thường được đánh giá thấp so với mức thực tế và chi phí cho nhân sự thường được ước tình cao hơn mức thực tế do vậy người ta có thể sử dụng mức giá tương đương (giá mờ hay giá bóng, shadow price) để giảm bớt sự vượt quá hoặc dưới mức ước tính của các loại chi phí nay. Trong lĩnh vực y tế, giá mờ ít được sử dụng rộng rãi và việc sử dụng giá mờ một cách chi tiết cũng rất phức tạp. Tuy vậy có những hiểu biết về giá mờ thì cũng rất

27

Page 29: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

có ích trong quá trình tính toán và phân tích chi phí đặc biệt là với những dự án lớn trong lĩnh vực y tế công cộng, việc sử dụng giá mờ đối với những trang thiết bị đắt tiền mà phải nhập khẩu trong giai đoạn đánh giá để lựa chọn lại càng cần thiết.

Giai đoạn đánh giá để lựa chọn, giá mờ được sử dụng cho tính toán thì khi kế hoạch hoặc chương trình đã được phê duyệt, ngân sách cần cho thực hiện kế hoạch hoặc hoạt động đó phải được tính bằng giá thị trường bởi vì đó là lượng chi phí cần thiết để mua hàng hoá hoặc dịch vụ cho hoạt động hoặc chương trình đó. Như vậy, việc tính chi phí cho tất cả các nguồn lực là tương đối rõ (không mơ hồ), tuy vậy vẫn còn có những vấn đề thường nẩy sinh khi tính chi phí, đó là định giá trị như thế nào cho các nguồn lực không được mua bán trong thị trường.

Những đầu vào chủ yếu mà không được mua bán trong thị trường cho các chương trình sức khoẻ là thời gian của những đội viên tình nguyện, thời gian nghỉ ngơi (nhàn rỗi) của bệnh nhân và người nhà họ. Một cách để định giá trị cho những đầu vào này là sử dụng mức tiền công ở thị trường (ví dụ: đối với tình nguyện viên, người ta có thể sử dụng mức chi trả cho những người lao động chân tay). Tuy vậy, định giá trị cho thời gian nhàn rỗi thì khó hơn nhiều. Đã có nhiều cuộc tranh luận về việc tính toán chi phí cho thời gian rỗi của người bệnh và gia đình họ.

Có một cách hơi khác một chút là đo lường thời gian của những tình nguyện viên đó và lưu giữ lại cùng với những chi phí khác khi báo cáo kết quả. Điều này sẽ khiến cho nhà kế hoạch lưu ý rằng chương trình đó sử dụng nhiều tình nguyện viên và như vậy họ có thế dự tính được những nguồn lực cần thiết khi áp dụng chương trình mới.

Trong tính toán chi phí việc thu thập số liệu về chi phí có vai trò hết sức quan trọng. Nơi nào có hệ thống quản lý tài chính kế toán tốt thì nguồn thông tin sẽ đầy đủ và chính xác hơn.

Chi phí phát sinh nên được ước tính để dùng cho những chi phí không dự tính được. Việc ước tính chi phí phát sinh trong ước tính dự án là cần thiết nhưng không phải giai đoạn nào của tính chi phí cũng đưa vào. Tỷ lệ chi phí phát sinh thường thay đổi từ 5-10% trong tổng chi phí.

Vấn đề lạm phát, khi một hoạt động kéo dài trong nhiều năm thì cần thiết phải có 1 con số để có thể thích ứng đối với mọi trường hợp giá cả tăng lên vấn đề này sẽ được đề cập đến kĩ hơn trong phần sau.3.1.4. Phân phối chi phí cho các hoạt động

Để tính chi phí cho mỗi hoạt động hoặc mỗi dịch vụ y tế, cần phải tiến hành phân phối chi phí của các nguồn lực khác nhau cho mỗi hoạt động. Phân phối chi phí có nghĩa là xác định chi phí đó cho 1 hoặc nhiều loại hoạt động. Có nhiều cách phân phối chi phí:

28

Page 30: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

- Phân phối trực tiếp: Khi chi phí được sử dụng một cách rõ ràng cho 1 hoạt động đơn lẻ, thì phân phối thẳng cho hoạt động đó. Ví dụ, chi phí cho mua văc xin trong chương trình tiêm chủng, chi phí cho mua cân phục vụ cho cân trẻ em trong chương trình theo dõi sự phát triển của trẻ.

- Phân phối gián tiếp: Một số chi phí phải chia cho 2 hay nhiều hoạt động, ví dụ như chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em gồm 4 hoạt động. Cán bộ y tế của chương trình tham gia tất cả các hoạt động nhưng thời gian không hoàn toàn như nhau. Để tính chi phí cho từng hoạt động, cần phân phối chi phí của cán bộ đó cho các hoạt động theo mức thời gian cán bộ y tế đó giành cho từng hoạt động. Có 2 phương pháp cơ bản để phân phối chi phí:

+ Chia đều giữa các loại hoạt động;+ Chia theo tỷ lệ %.

- Phân phối lùi từng bước: Ví dụ một trung tâm y tế gồm có khối hoạt động trực tiếp và hoạt động gián tiếp. Để tính chi phí cho một dịch vụ nào đó thì cần phải lấy chi phí của từng phòng trong khối các hoạt động gián tiếp phân bổ cho các hoạt động trực tiếp. Trong khối các hoạt động gián tiếp, phòng Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm hỗ trợ cho các khoa phòng khác trong khối giản tiếp và các khoa thuộc khối trực tiếp, do vậy cần phân bổ chi phí của phòng Tổ chức cán bộ cho các phòng gián tiếp khác và các khoa phòng trực tiếp. Các khoa phòng còn lại cũng sẽ được phân bổ theo cách phân bổ chi phí của phòng Tổ chức cán bộ.

Sự phân phối chi phí có thể dựa trên cơ sở sau: Thời gian thường áp dụng trong phân bổ chi phí cho nhân sự; Khoảng không (diện tích) áp dụng trong phân bổ chi phí nhà xưởng; Thời gian sử dụng áp dụng trong phân bổ chi phí cho trang thiết bị; Số giường bệnh để phân bổ chi phí hành chính; Số cán bộ y tế để phân bổ chi phí hành chính.

Phân phối chi phí cho các hoạt động.Loại Đơn vị Ví dụ

Nhân sự Thời gian làm việc 60%thời gian tiêm chủng x lương

Thuốc và các vật tư tiêu hao

Trọng lượng được dùngThể tích được dùngĐơn vị được dùng

30% của văc xin x tổng chi phí của văc xin.

Nhà xưởng Khoảng diện tích sử dụngThời gian sử dụng

15% diện tích phòng khám x tiền thuê.

Dụng cụ Thời gian sử dụng 20% của dụng cụ x chiết khấu hàng năm.

Xe cộ Khoảng cách, thời gian 40% tổng khoảng cách x chi phí hoạt động của xe.

29

Page 31: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

3.1.5. Tính chi phí trung bình cho mỗi hoạt động Do chúng ta thường quan tâm đến chi phí cho các hoạt động khác nhau trong cơ

sở y tế hoặc trong chương trình y tế, bước tiếp theo sẽ là ước tính chi phí trung bình cho mỗi lần khám hoặc nhận dịch vụ. Khi chúng ta đã tính được tổng chi phí cho từng hoạt động, kết hợp số liệu này với số liệu về mức sử dụng hoạt động đó trong một khoảng thời gian sẽ cho phép chúng ta tính chi phí trung bình cho mỗi họat động.3.1.6. Lựa chọn thời gian và chiết khấu

Phần lớn các can thiệp y tế có chi phí và kết quả ở những thời điểm khác nhau. Có thể chi phí một lần hoặc nhiều lần riêng biệt cho các chương trình hoặc các hoạt động y tế. Câu hỏi đặt ra ở đây là chi phí ngày hôm nay và chi phí sau 20 năm nữa có nên được coi như nhau hay không?

Kết quả của cùng một can thiệp hoặc của các can thiệp khác nhau cũng xuất hiện vào những thời điểm khác nhau. Có nên coi kết quả ngày hôm nay và kết quả sau 20 năm nữa như nhau không?

Chi phí và hiệu quả của một can thiệp cũng xảy ra ở những thời điểm khác nhau. Trong các chương trình phòng bệnh người ta phải đầu tư kinh phí vào trước, nhưng hiệu quả của các chương trình đó xuất hiện rất lâu sau đó. Ví dụ như chương trình tiêm phòng viêm gan B bảo vệ cho người được tiêm chủng 10 năm sau đó. Như vậy chi phí là ngay từ đầu mà hiêu quả là những năm sau đó (số trường hợp dự phòng được nhờ tiêm chủng).

Vậy xử trí như thế nào với trường hợp chi phí và hiệu quả xảy ra ở những thời điểm khác nhau.

Giả sử bạn được nhận tiền thưởng do hoàn thành tốt công việc trong năm vừa qua, bạn sẽ được lựa chọn giữa hai phương án:

- Phương án 1: Nhận 1.000.000đ ngay;- Phương án 2: Nhận 1.000.000đ sau 10 năm nữa. Bạn sẽ lựa chọn phương án

nào?Tất nhiên, tất cả mọi người sẽ chọn phương án 1. Điều này xảy ra vì mọi người

đều đánh giá đồng tiền ngày hôm nay có giá trị hơn đồng tiền những năm sau này. Sự lựa chọn tiền ngày hôm nay chứ không phải vào những năm sau được gọi là “sự lựa chọn thời gian”. Sự lựa chọn thời gian để đo lường mức độ thích thú mà người ta có do được nhận tiền hoặc ích lợi vào những thời điểm khác nhau. Như vậy chi phí và hiệu quả diễn ra ở những thời điểm khác nhau, làm thế nào để ta có thể so sánh chúng một cách cân đối?

30

Page 32: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Phương pháp so sánh chi phí và hiệu quả ở các thời điểm khác nhau gọi là chiết khấu: Chiết khấu là phương pháp để điều chỉnh giá trị của chi phí và kết quả ở các thời điểm khác nhau về một thời điểm chung. Thông thường chiết khấu điều chỉnh đồng tiền trong tương lai thành giá trị hiện tại.

Như ví dụ trên đã đề cập, 1.000.000đ ngày hôm nay thì giá trị hơn 1.000.000đ 10 năm sau vậy bao nhiêu tiền ngày hôm nay thì có giá trị tương đương với 1.000.000đ 10 năm sau này. Nếu bạn được lựa chọn giữa 1.000.000đ mười năm sau với 990.000đ ngày hôm nay bạn sẽ chọn phương án nào? Với 980.000đ thì sao?

Trong tình huống này, chiết khấu là phương pháp để tìm ra giá trị của hiện tại của 1.000.000 đồng sau 10 năm nữa bằng cách điều chỉnh cho số tiền đó tương đương vào tiền hiện tại để người ta không còn phải cân nhắc giữa việc nhận 1.000.000đ sau 10 năm hay nhận một số tiền tương đương vào ngày hôm nay. Trước khi đi vào tính toán giá trị hiện tại, ta hãy xem xét một số yếu tố khiến cho người ta chọn lựa thời gian. Các yếu tố tạo nên những gì mà nhà kinh tế gọi là lựa chọn thời gian gồm:

- Lạm phát: đây là sự tăng lên mức giá thông thường các hàng hoá và dịch vụ. Giá cả ngày hôm nay thì cao hơn giá cả của những năm trước đây. Cùng một số lượng tiền nhưng năm nay mua được ít hàng hoá hơn năm ngoái. Như vậy tiền năm nay kém giá trị hơn tiền năm ngoái. Do vậy tiền những năm sau cần được chiết khấu.

- Cơ hội đầu tư: Người ta có thể tạm dừng tiêu dùng vào việc này để làm một việc khác mà kết quả là đạt được nhiều lợi nhuận hơn.

- Sự nôn nóng của người tiêu dùng: Người ta mong muốn có một vật ngay hơn là có vật đó trong tương lai. Giá trị tiêu dùng trong tương lai kém hơn giá trị tiêu dùng hiện tại. Điều đó chứng tỏ người ta luôn nôn nóng trong tiêu dùng.

Thông thường chiết khấu là quá trình chuyển chi phí và lợi ích tương lai thành giá trị hiện tại. Ví dụ sau sẽ cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa sử dụng chiết khấu và không sử dụng chiết khấu trong tính chi phí cho hai chương trình A và B:

Chi phí cho chương trình A và B.

Năm Chi phí chương trình A (Triệu đồng)

Chi phí chương trình B(Triệu đồng)

1 5 152 10 103 15 4

Tổng 30 29

31

Page 33: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Trong ví dụ trên, chương trình B cần chi phí nhiều trong năm đầu và chi phí ít hơn trong năm thứ 3. Đối với chương trình A thì ngược lại.

Để so sánh, (được điều chỉnh cho thời gian khác nhau của chi phí) các chương trình y tế phải được thực hiện cách tính chiết khấu chi phí sau này thành giá trị hiện tại.

Việc thực hiện sử dụng chiết khấu phải tuân thủ 2 điều kiện:- Mọi biến đưa vào tính toán phải có cùng 1 hệ đơn vị;- Sự thừa nhận giả định, giá trị 1 đơn vị chi phí hiện tại lớn hơn 1 đơn vị chi

phí trong tương lai.

Công thức để tính giá trị hiện tại của chi phí dựa vào tỷ lệ chiết khấu như sau:

PV = Fn(1+r) -n

Trong đó: PV = giá trị hiện tạiFn = chi phí tương lai cho năm nr = tỷ lệ chiết khấu (lãi suất hàng năm)n = thời gian (năm đầu tư

Với ví dụ trên, ta có kết quả như sau:- Giá trị hiện tại chi phí cho chương trình A: 26,79- Giá trị hiện tại chi phí cho chương trình B: 26,81

Phương pháp trên dựa trên giả thiết rằng tất cả các chi phí đều xảy ra vào cuối năm. Một giả thuyết khác mà thường được sử dụng cho rằng tất cả các chi phí đều

xảy ra đầu năm. Như vậy chi phí cho năm đầu tiên không cần chiết khấu. Theo cách này, công thức tính chi phí sẽ là:

PV = Fo + Fn(1+r)-n

Trong đó: PV = giá trị hiện tạiFo = Chi phí năm đầu tiênFn = chi phí tương lai cho năm n

r = tỷ lệ chiết khấu (lãi suất hàng năm) n = thời gian (năm n)

Với ví dụ trên, ta có kết quả như sau:- Giá trị hiện tại chi phí cho chương trình A là 28,13.- Giá trị hiện tại chi phí cho chương trình B là 28,15.

Mẫu số (1+r)n được coi là số chiết khấu cho năm “n” và chỉ số “r” có thể tra được trong bảng có sẵn.

32

Page 34: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Sau đây là ví dụ về tính giá trị hiện tại của chi phí:Giá trị hiện tại của chi phí.

Chi phí (đ) NămTỷ lệ

chiết khấuCông thức

Giá trịhiện tại (đ)

100.000 1 0,05 100.000/(1+0,05) 95.240 100.000 10 0,05 100.000/(1+0,05)10 61.390 100.000 1 0,20 100.000/ (1+0,20) 83.330 100.000 10 0,20 100.000/(1+0,20)10 16.150

Phương pháp này rất thuận tiện cho việc so sánh các chương trình với nhau. Thông thường tất cả các chi phí đều xảy ra hàng năm, chỉ có chi phí vốn thì có sự khác biệt giữa năm này sang năm khác. Người ta có thể thể hiện tất cả các chi phí trên cơ sở hàng năm, và tính chi phí vốn hàng năm như sau:Nếu chi phí một tài sản cố định là K, cần phải tìm chi phí hàng năm E, sao cho tổng E cho n năm (thời gian sử dụng của tài sản cố định) với lãi suất “r” thì bằng K. Từ đó có công thức:

K = E x (Chỉ số hàng năm, n năm, lãi suất r) Giá trị hiện tại của đồ vậtChi phí vốn hàng năm = ----------------------------------- Chỉ số hàng nămTrong đó:

Giá trị hiện tại: Ước tính giá trị hiện tại của đồ vật - số tiền mà phải trả để mua đồ vật đó vào thời điểm hiện tại.

Thời gian sử dụng: Ước tính số năm sử dụng của đồ vật đó trong thực tếTỉ lệ chiết khấu:Có thể tìm được tỉ lệ chiết khấu tại bộ tài chính (có thể tính

bằng cách ly lãi suất tiết kiệm trừ đi tỉ lệ lạm phát. Tỉ lệ chiết khấu cho phép thường là 10%, tỉ lệ chiết khấu từ Ngân hàng thế giới)

Chỉ số hàng năm: Từ bảng tính sẵn.3.2. Tính chi phí cho người sử dụng các dịch vụ y tế.

Chi phí do người sử dụng các dịch vụ y tế phải gánh chịu là tiền bệnh nhân và gia đình họ phải trả cho điều trị bệnh, cho đi tới bệnh viện, cho ăn uống và cho thu nhập mất đi do phải nằm viện và chi phí cho những người đi cùng. Những chi phí này sẽ được phân chia thành chi phí trực tiếp và gián tiếp cho điều trị; chi phí trực tiếp và gián tiếp không cho điều trị. Trong quá trình từ lúc mắc bệnh cho đến khi bệnh nhân khỏi bệnh, các chi phí sẽ gồm có chi phí trước khi vào viện chi phí trong khi khám hoặc nằm viện và chi phí sau khi ra viện.

33

Page 35: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

3.2.1. Chi phí trực tiếp do bệnh nhân gánh chịu3.2.1.1. Chi phí trực tiếp cho điều trị:Mỗi giai đoạn trong quá trình điều trị bệnh, chi phí trực tiếp cho điều trị do bệnh nhân gánh chịu gồm:

- Chi cho khám bệnh x giá 1 lần khám;- Chi cho ngày giường x số ngày nằm viện;- Chi cho thuốc: Số tiền trả cho thuốc trong thời gian bệnh nhân điều trị;- Chi cho các xét nghiệm: Tổng số tiền phải trả cho các xét nghiệm trong mỗi đợt điều trị.

Chi phí trực tiếp cho điều trị = chi phí khám bệnh + chi cho nằm viện + chi cho thuốc + chi cho xét nghiệm.3.2.1.2. Chi phí trực tiếp không cho điều trị:

Chi phí trực tiếp không cho điều trị gồm:- Chi phí cho đi từ nhà tới viện và từ viện về nhà.- Chi phí cho ăn uống.- Chi phí khác.

Tổng chi phí trực tiếp không cho điều trị = Chi phí đi lại + chi phí ăn uống + chi phí khác

3.2.2. Chi phí gián tiếp do bệnh nhân gánh chịu:Chi phí gián tiếp do bệnh nhân gánh chịu sẽ được tính bằng thu nhập mất đi do

bệnh nhân bị bệnh, thu nhập mất đi cho người nhà phải đi chăm sóc hoặc đi thăm bệnh nhân. Nếu bệnh nhân là người làm việc ở các công sở, 1 ngày mất thu nhập sẽ bằng tổng số lương và phụ cấp của bệnh nhân của một tháng (hay năm) chia cho số ngày làm việc.

Nếu bệnh nhân là nông dân, trước hết ước tính thu nhập hàng tháng của bệnh nhân đó bằng cách lấy tổng thu nhập của hộ gia đình trong một vụ chia cho số lao động trong gia đình và chia cho số tháng lao động của vụ đó. Nếu bệnh nhân là người làm các công việc ăn theo số lượng sản phẩm ước tính thu nhập của bệnh nhân theo ngày công. Sau đó ước tính số ngày làm việc và từ đó tính ra thu nhập của bệnh nhân/ngày.

Chi phí gián tiếp của bệnh nhân và người nhà do mất thu nhập = chi phí/ngày x số ngày.

Như vậy ta có:Chi phí cho người bệnh = Chi phí trực tiếp cho điều trị + Chi phí trực tiếp

không cho điều trị + thu nhập mất đi do mất đi khả năng sản xuất.

34

Page 36: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

4. Phân tích chi phí có thể được sử dụng như thế nào?4.1. Theo dõi giám sát

Phân tích chi phí nhằm lưu giữ những dữ liệu về chi phí để theo dõi sử dụng nguồn kinh phí qua đó người quản lý có thể:

- Biết được nguồn kinh phí sẵn có đã và đang dược sử dụng như thế nào. Điều này có vẻ giống như hoạt động tài chính nhưng trong thực tế những thất bại trong hoạt động này có thể dẫn đên những hậu quả đáng tiếc. Mỗi tổ chức dù nhà nước hay tư nhân đều có một hệ thống kế toán để giúp cho nguồn kinh phí của họ khỏi bị mất đi hoặc bị lãng phí. Để có thể biết đựơc nguồn kinh phí đang được sử dụng như thế nào, nhà quản lý cần phải hiểu rõ hệ thống kế toán nhằm lưu giữ những dữ liệu về chi tiêu và giảm thiểu sự lãng phí.

- So sánh được sự khác biệt giữa chi tiêu thực với dự trù ngân sách. Đảm bảo rằng những chi tiêu đều được sử dụng theo dự kiến. Ngân sách là kế hoạch tài chính, là tài liệu hướng dẫn cho việc chi tiêu cho các hoạt động. Nếu bỏ qua sự hướng dẫn chi tiêu từ ngân sách, những vấn đề đáng tiếc có thể xẩy ra. Khi chi tiêu vượt qua xa ngân sách, cần phải tìm kiếm thêm nguồn kinh phí. Việc làm này tốn rất nhiều thời gian và đôi khi không thành công khiến cho các hoạt động trở nên không có hiệu quả. Mặt khác việc chi tiêu vượt mức cho phép có thể khiến cho ngân sách bị cắt giảm đi ở những năm sau đó.

Lý tưởng nhất là ngân sách và chi tiêu thực tế khác nhau không đáng kể. Để có thể theo dõi được chi tiêu thực so với ngân sách, lưu giữ những dữ liệu về chi phí là rất quan trọng. Từ những dữ liệu đó, nhà quản lý có thể biết được phần chi tiêu trội lên và phần chi tiêu không hết và từ đó có thể có những điều chỉnh để tránh lãng phí. 4. 2. Đánh giá hiệu quả của chương trình

Phân tích chi phí có thể giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả của chương trình sức khỏe hoặc dịch vụ y tế đưa đến cho người dân. Vấn đề đặt ra ở đây là xác định tại sao nguồn lực chưa được sử dụng một cách hiệu quả và từ đó tìm ra biện pháp để giải quyết vấn đề đó. Việc đánh giá thường dựa trên chi phí trung bình cho một dịch vụ y tế ví dụ chi phí cho dịch vụ khám bệnh ngoại trú. Chi phí đó cao hay thấp, sự so sánh thường dưạ trên sự khác biệt về chi phí giữa các cơ sở y tế và dựa vào ngay chính tiêu chuẩn của cơ sở y tế đó. Xa hơn nữa, việc đánh giá hiệu quả còn dựa vào phân tích từng phần chi phí, cả số lượng chi và cả tỷ lệ phần trăm của từng phần chi so với tổng chi phí từ đó có thể xác định được phần chi nào có khả năng tiết kiệm được. Một chương trình hoặc một dich vụ có thể được coi là đạt hiệu quả cao khi chương trình hoặc dịch vụ đó đuợc cung cấp với chi phí thấp mà chất lượng vẫn giữ nguyên. Cách

35

Page 37: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

phân tích này thường dùng để so sánh giữa các dự án nhỏ trực thuộc dự án lớn hoặc các dịch vụ y tế tương đương nhau.

Sự xem xét này sẽ giúp cho nhà quản lý tâp trung vào những phần mà họ muốn tăng cường hơn nữa hiêụ quả. Việc phân tích kĩ lưỡng các phần chi sẽ giúp cho xác định phần chi phí có khả năng tiết kiệm được. 4.3. Lập kế hoạch, dự trù ngân sách và xác định thêm những nguồn lực cần thiết

Lập kế hoạch bằng cách lập ra các dự trù về chi phí tương lai và để ước tính hoạt động gì cần chi phí. Các số liệu về chi phí có thể được sử dụng trong:

- Lập dự trù kinh phí.- Ước tính những chi phí nào cần thiết để áp dụng một chương trình hoặc một

dịch vụ cần thiết vào một nơi khác, để duy trì chương trình hoặc dịch vụ đó ở cùng mức độ, mở rộng hoặc giảm mức độ - đây là những cái mà sẽ chi phí để duy trì chương trình đó.

Lập kế hoạch trong lĩnh vực công cộng là một công cụ để quyết định lựa chọn phương án tốt nhất cho toàn xã hội, đây là sự khác biệt hoàn toàn với lĩnh vực tư nhân. Do vậy, người ra quyết định thuộc lĩnh vực công cộng nên cố gắng đưa vào tính toán tất cả các hiệu quả cho toàn xã hội (không nên chỉ tính hiệu quả cho nơi thực hiện phương án nào đó). Điều này có nghĩa là cần phải đưa vào tính toán tất cả các chi phí của các phương án, và như thế là trái ngược với lĩnh vực tư nhân, chỉ quan tâm đến nơi họ đầu tư do vậy họ chỉ quan tâm đến chi phí bên trong.

Tóm lại: Nguồn lực cho y tế ngày càng trở nên khan hiếm. Việc quyết định nguồn lực đó sẽ được sử dụng như thế nào để đạt được công bằng và hiệu quả là một vần đề rất quan trọng. Kiến thức về chi phí, cũng như những kĩ năng phân tích về chi phí và khả năng dự kiến sự sẵn có của nguồn lực sẽ rất có ích cho những người lập kế hoạch, các nhà quản lý trong việc sử dụng nguồn lực khan hiếm đó.

36

Page 38: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

BÀI TẬP 1

1. Bạn hãy nhìn vào bức tranh trên và liệt kê các loại nguồn lực được sử dụng trong đó. Còn những đầu vào nào không nhìn thấy trong bức ảnh trên?

2. Phân loại các nguồn lực đầu vào theo: Chi phí vốn và chi phí thường xuyên

BÀI TẬP 2

Sau đây là tổng chi tiêu ghi chép được cho mỗi nguồn lực đầu vào của chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Hãy nghiên cứu những số liệu đó và trả lời câu hỏi?

Nguồn lực đầu vào Chi tiêu (bằng tiền)Y tá 900Vác xin 5000Tủ lạnh 0Xe đạp 0Ôtô 0Lái xe 600Cân 0Y tá trợ lý 700Phòng khám 0Thuốc 10.000Bơm tiêm 1.000Xăng dầu 3.000

Bạn sẽ cần những thông tin nào để xác định mỗi loại chi tiêu cho các hoạt động của chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em:

1. Theo dõi phát triển của trẻ từ 0-5 tuổi.2. Điều trị bệnh thông thường ở trẻ từ 0-5 tuổi. 3. Tiêm chủng.

37

Page 39: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

ĐO LƯỜNG GÁNH NẶNG BỆNH TẬT CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ Y TẾ

1. Khái niệm chỉ số y tế và DALYsCác chỉ số y tế “ Health Indicators” của cộng đồng là sự tổng hợp và khái quát

những thông số sức khoẻ của các cá nhân và có liên quan đến một số đặc điểm của hệ thống y tế. Phân tích các chỉ tiêu y tế nhằm mục đích xác định các vấn đề về sức khoẻ, so sánh tình hình sức khoẻ giữa các cộng đồng khác nhau, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và hỗ trợ cho việc thiết lập các chính sách cũng như đánh giá việc thực hiện các chính sách...

Có nhiều các chỉ tiêu được dùng để khái quát tình trạng sức khoẻ của cộng đồng như kỳ vọng sống, tỷ suất chết thô, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp, tỷ lệ mắc bệnh béo phì… Các chỉ tiêu này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá hiệu quả các chương trình can thiệp y tế ví dụ như chương trình can thiệp nào đó có tác dụng nâng cao kỳ vọng sống hay giảm thiểu tỷ lệ chết mẹ, tỷ lệ chết trẻ em… Tuy nhiên các chỉ tiêu này đều là các chỉ tiêu đơn lẻ, thể hiện được một cách “thô sơ” tình trạng sức khoẻ của cộng đồng và chỉ đưa ra thông tin về một mục tiêu của các chương trình can thiệp (kéo dài tuổi thọ hoặc phòng ngừa chết sớm).

Bên cạnh những chỉ tiêu đơn lẻ phản ánh tình trạng sức khoẻ của cộng đồng nêu trên còn có một số chỉ tiêu tổng hợp khác (các chỉ tiêu nhiều thuộc tính) cũng đã được đưa ra và được sử dụng như là phương tiện hữu ích trong việc so sánh tình trạng sức khoẻ chung giữa các cộng đồng khác nhau và hỗ trợ một cách đắc lực quá trình thiết lập ưu tiên, phân bổ nguồn lực y tế… Trong số các chỉ tiêu tổng hợp này DALY (số năm sống được điều chỉnh theo mức độ tàn tật- Disability Adjusted Life Years) thể hiện được những ưu điểm và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới.Khái niệm số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (Disability Adjusted Life Years-DALYs) được nhiều người biết đến kể từ khi nó được giới thiệu trên một báo cáo của Ngân hàng thế giới “The World Bank’s World Development report 1993: Investing in Health” và được áp dụng rộng rãi kể từ năm 1996. DALYs là đơn vị đo lường gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng thể hiện được sự mất đi những năm sống do tàn tật, bệnh tật (mất những năm sống khoẻ) và do chết sớm. DALYs cho phép so sánh tất cả các dạng đầu ra về sức khoẻ khác nhau. 1 DALY có nghĩa là mất đi một năm sống khoẻ mạnh.

38

Page 40: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

2. Các giá trị cấu thành chỉ số DALYsVề bản chất DALY là tổng số những năm sống bị mất đi do chết sớm (YLL-

Year Life Lost) và số năm sống mất đi vì tàn tật hoặc thương tích (YLD-Year Lived with Disability):

DALY = YLL + YLDCác thành tố cấu thành DALY mà chúng ta cần xem xét bao gồm:

2.1. Những năm sống bị mất đi do chết sớm (YLL)Khái niệm này được sử dụng để tính số năm sống mất đi do chết sớm. Để tính

được YLL chúng ta phải sử dụng kỳ vọng sống chuẩn. Kỳ vọng sống chuẩn thường được sử dụng là của người Nhật Bản (Nữ là 82,5 tuổi và nam là 82 tuổi).

Số năm sống mất đi vì chết sớm tính bằng hiệu số giữa kỳ vọng sống và tuổi lúc chết. Ví dụ, một trường hợp nam giới chết khi mới 20 tuổi nghĩa là anh ta mất 60 năm vì chết sớm.

Khi tính số năm mất đi vì chết sớm cho một cộng đồng, người ta dựa vào kỳ vọng sống trung bình cho từng nhóm tuổi và theo hai giới (thường chia là 21 nhóm tuổi: dưới 1, 1-4, 5-9... 95 +) và áp dụng công thức sau:

1 YLL = (1 - e -0,03L) x số chết của từng khoảng 0,03

Trong đó L là kỳ vọng sống (được tính dựa trên phương pháp phân tích bảng sống- life table) và mức khấu hao theo tuổi là 3% theo quy định chung của cách tính gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD).

Tuy nhiên ở một số nước như úc, người ta không tính khấu hao theo tuổi, nhờ đó cách tính YLL đơn giản hơn (cũng tính theo giới và nhóm tuổi, nhóm bệnh). Hơn nữa, thường là số liệu của điều tra nhân khẩu học không phải là luôn sẵn có (thông tin sử dụng để phân tích để tính kỳ vọng sống theo phương pháp phân tích bảng sống). Công thức tính YLL là:

YLL Nam = (80 - a) IYLL Nữ = (82,5 -a) II là số mới mắc hoặc chết trong một khoảng thời gian có thể tính chung cho cả cộng

đồng với mọi nguyên nhân gây chết, hoặc có thể tính riêng cho từng nguyên nhân chết.Ví dụ, theo dõi tình hình tử vong của một cộng đồng A gồm 10.000 người là nam

giới, trong một năm có 60 người chết. Số người chết phân bố theo nguyên nhân và tuổi như sau:

- 40 người chết trước 1 tuổi vì viêm phổi.- 10 người chết lúc 55 tuổi vì cao huyết áp.

39

Page 41: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

- 10 người chết lúc 79 tuổi vì ung thư.Nếu tính tính tuổi thọ trung bình của cộng đồng là 80 tuổi. Tỷ suất tử vong là

60/10.000. Số năm sống mất đi vì chết sớm ở cộng đồng này sẽ là:- Vì viêm phổi: (80-1) x 40 = 3160 năm- Vì cao huyết áp (80 - 55) x 10 = 250 năm- Vì ung thư: (80 - 79) x 10 = 10 năm

Cộng 3.420 nămCũng tương tự, đối với cộng đồng B gồm 10000 nam giới, trong 1 năm có 60 người chết. Số người chết phân bố theo nguyên nhân và tuổi như sau:

- 10 người chết trước 1 tuổi vì viêm phổi.- 10 người chết lúc 55 tuổi vì cao huyết áp.- 40 người chết lúc 79 tuổi vì ung thư.

Nếu tính tính tuổi thọ trung bình của cộng đồng là 80 tuổi. Tỷ suất tử vong là 60/10.000. Số năm sống mất đi vì chết sớm của cộng đồng này sẽ là:

- Vì viêm phổi: (80 - 1) x 10 = 790 năm- Vì cao huyết áp: (80 - 55) x 10 = 250 năm- Vì ung thư: (80 - 79) x 40 = 40 năm

Cộng 1.080 nămNhư vậy, với cùng tỷ suất tử vong thô là 60/00 nhưng nếu tính YLL sẽ thấy

cộng đồng A có gánh nặng bệnh tật lớn hơn hẳn cộng đồng B.Hiện nay để dễ dàng phân tích gánh nặng bệnh tật tử tủ vong theo nguyên nhân,

người ta chỉ tính theo 3 nhóm nguyên nhân sau đây:(1) Nhóm bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng và các trường hơp chết liên quan tới

chửa đẻ, chết chu sinh (gồm: tiêu chảy, lao, sốt rét, sốt xuất huyết, STD, giun sán, ARI, các tai biến sản khoa và chết mẹ).

(2) Nhóm các bệnh không lây nhiễm (gồm: các khối u, bệnh nội tiết, bệnh tim mạch, hen xuyễn và VFQ mãn, bệnh tiêu hoá như loét dạ dày, tá tràng, sơ gan, bệnh thận)

(3) Nhóm tai nạn, chấn thương, ngộ độc do hoá chất (gồm: tai nạn giao thông, lao động, bỏng, ngứa, chết đuối, ngộ độc hoá chất, tự tử, vết thương do bạo lực, chiến tranh)2.2. Số năm sống mất đi vì bệnh tật hoặc thương tích (YLD)

Số năm sống mất đi vì bệnh tật hoặc thương tích được tính theo công thức sau: YLD = I x D x L

Trong đó I là số trường hợp mới mắc trong một khoảng thời gian nhất định(Incidence); D (disability weight) là hệ số bệnh tật (mức độ nặng nhẹ của bệnh). L là thời gian mang bệnh trung bình.

40

Page 42: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Hệ số bệnh tật hay còn gọi là mức độ nặng nhẹ của bệnh liên quan đến những tình trạng bệnh tật khác nhau là yếu tố rất quan trọng để so sánh giữa các loại bệnh tật cũng như so sánh thời gian sống cùng bệnh tật với thời gian mất đi do chết sớm. Hệ số bệnh tật có giá trị chạy từ 0 (hoàn toàn khoẻ mạnh) tới 1(tử vong). Việc xác định hệ số bệnh tật là một trong những khâu khó khăn nhất và có gây nhiều bàn cãi nhất.

Hệ số D được xác định dựa trên các nguồn số liêu sẵn có trên thế giới như:- Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tậ ở úc: Victorian Burden of diseasse study

1999- Phân loại mức nặng mhẹ của bệnh tật theo theoMurray C JL và cộng sự,

Quantifying the burden of disease: The technical baisic for disability – adjusted life years, Bulletin of world health organization,1994

- Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu: Global burden of disease study 1996

a. Bảng tra sẵn hệ số D từ tài liệu Victorian Burden of diseasse study 1999).Các tình trạng bệnh

Bệnh DRụng răng 0,004Thiếu máu do thiếu sắt mức độ nhẹ 0,005Viêm khớp mức độ 2 chưa có triệu chứng lâm sàng 0,010Thiếu máu mức độ vừa 0,011Hạn chế thị giác 0,020Mất sức nghe mức độ nhẹ 0,020U da không phải ung thư 0,058Tiểu đường do tuỵ 0,070Hen 0,076Thiểu năng mạch vành 0,080Viêm khớp độ 2 có triệu chứng 0,140VPQ mãn 0,170Bệnh mạch máu ngoại vi 0,243Ung thư nhẹ và vừa 0,250Ung thư nặng 0,420Viêm khớp độ 3 có triệu chứng 0,420

41

Page 43: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Các thương tích do chấn thương tai nạnChấn thương D = GB D Thời gian mang bệnh

Tổn thương cột sống 0,725 Suốt đờiChấn thương sọ não 0,350 Suốt đờiBỏng trên 60% 0,255 Suốt đờiVỡ sọ 0,350 Suốt đờiGãy xương đùi 0,272 Suốt đờiTổn thương dây thần kinh 0,064 Suốt đời

b. Phân loại mức nặng nhẹ của bệnh tật theoMurray C JL và cộng sự, Quantifying the burden of disease: The technical baisic for disability – adjusted life years, Bulletin of world health organization,1994)

Hệ số mức độ mất khả năng do bệnh tật (D)Mô tả Hệ số D

Mức 1

Hạn chế khả năng thực hiện một hoạt động thuộc một trong những lĩnh vực sau: học tập, hoạt động sáng tạo, sinh sản và nghề nghiệp

0,096

Mức 2

Hạn chế khả năng thực hiện hầu hết các hoạt động của một trong những lĩnh vực sau: học tập, hoạt động sáng tạo, sinh sản và nghề nghiệp

0,220

Mức 3

Hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động của ít nhất 2 lĩnh vực sau: học tập và nghề nghiệp

0,400

Mức 4

Hạn chế khả năng thực hiện của hầu hết các hoạt động của các lĩnh vực sau: học tập và nghề nghiệp.

0,600

Mức 5

Cần được giúp đỡ bằng phương tiện cho các hoạt động sống hàng ngày như nấu ăn, mua sắm hoặc làm việc nhà

0,810

Mức 6

Cần được giúp đỡ đối với các hoạt động sống hàng ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân hoặc sử dụng toa lét

0,920

Mức độ trầm trọng của bệnh (levels of seriousness) tính một cách tương đối dựa trên cách xử trí.

Mức 1: không phải dùng thuốc hoặc nếu dùng thì chỉ ở mức tự mua thuốc về chữa hoặc dùng đông y.

Mức 2: Cần đến thầy thuốc khám chữa bệnh ở tuyến xã hoặc thày thuốc tư nhân trong xã.

Mức 3: phải khám chữa bệnh tại bệnh viện (từ huyện trở lên).

42

Page 44: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Bảng tra hệ số D và thời gian mang bệnh dựa trên ba mức trầm trọng của bệnh(Theo Murray CJL và cộng sự, theo Global Burden of diseases, 1996).

Triệu chứng Mức 1 Mức 2 Mức 3* Cao huyết áp D 0,00 0,05 0,10 L suốt đời suốt đời suốt đời* Bệnh tim D 0,10 0,20 0,40 L 1 tuần 8 tuần suốt đời* Ho D 0,05 0,10 0,20 L 1 tuần 2 tuần 3 tuần* Sốt D 0,05 0,10 0,20 L 1 tuần 2 tuần 3 tuần

Triệu chứng Mức 1 Mức 2 Mức 3* Hô hấp cấp D 0,10 0,20 0,40 L 1 tuần 2 tuần 3 tuần* Đau đầu D 0,05 0,10 0,20 L 1 tuần 2 tuần 3 tuần* Đau bụng không tiêu chảy D 0,10 0,2 0,4 L 1 tuần 2 tuần 3 tuần* Bệnh đường tiêu hoá D 0,075 0,15 0,30 L 1 tuần 2 tuần 3 tuần* Đau cơ /khớp D 0,05 0,10 0,20 L 1 tuần 2 tuần 3 tuần* Tai nạn, thương tích D 0,10 0,20 0,40 L 1 tuần 10 tuần 26 tuần* Bệnh khác

43

Page 45: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Triệu chứng Mức 1 Mức 2 Mức 3 D 0,05 0,10 0,20 L 1 tuần 2 tuần 4 tuần

Ví dụ: YLD của một người bị mắc bệnh cao huyết áp mức độ 3 trong khoảng thời gian 18 tháng sẽ là 0,1 * 18/12= 0,15. Giả sử người này chỉ bị bệnh này trong thời gian nói trên thì số DALY của họ sẽ là 0,15 (YLL=0)2.3. Ví dụ đơn giản về tính DALYs

Câu hỏi: Tính DALY cho cộng đồng có 6 người,với các dữ kiện sauMắc bệnh Tử vong

Nam, 56 tuổi Mắc Cao HA 1 năm (0,1) Chết lúc 60 tuổiNữ, 52 tuổi Ho trong 6 tháng (0,2) KhôngNữ, 50 tuổi Khoẻ mạnh KhôngNam, 40 tuổi Ho và cao HA 2 tháng

Cao HA 6 thángKhông

Nam, sinh ra chết ngay

-4 -

Nữ, 35 tuổi Viêm khớp 1 năm (0,272) Không

Trả lời:

YLD YLL DALYNam, 56 tuổi 1*0,1=0,1 80-56=24 20,1Nữ, 52 tuổi 6/12 * 0,2=0,1 0 0,1Nữ, 50 tuổi 0 0Nam, 40 tuổi 2/12*0,2=0,03

2/12*0,1=0,016/12*0,1=0,05

0 0,09

Nam, sinh ra chết ngay

0 80 80

Nữ, 35 tuổi 1* 0,272=0,272 0 0,272Tổng cộng 0,562 104 104,562

44

Page 46: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ

Mục tiêu học tập:Sau khi kết thúc phần này, học viên có khả năng:

1. Trình bày được định nghĩa đánh giá kinh tế y tế, công cụ đánh giá kinh tế y tế2. Nêu được tầm quan trọng và phân tích khó khăn khi đánh giá hoạt động y tế3. Trình bày khái niệm về phân tích chi phí hiệu quả4. Phân tích các buớc trong phân tích chi phí hiệu quả

1. Đánh giá kinh tế.1.1 Định nghĩa đánh giá kinh tế

Như chúng ta biết, nguồn lực nói chung và nguồn lực y tế nói riêng là luôn luôn luôn khan hiếm. Do vậy những người có trách nhiệm xây dựng kế hoạch định chính sách y tế thường phải đạt ra hai câu hỏi:

- Các nguồn lực hạn hẹp đã được sử dụng theo cách tốt nhất hay chưa?- Đồng tiền đã được sử dụng đúng với giá trị của nó hay chưa?

Hay nói cách khác là làm thế nào để để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực y tế hiện có. Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải tiến hành đánh giá kinh tế y tế.

Đánh giá kinh tế được định nghĩa như sau: Đánh giá kinh tế là là sự phiên giải về lượng và có hệ thống hiệu quả thực sự (hoặc giá trị thực sự) của các phương án can thiệp tương đương nhau bằng cách xem xét mối quan hệ chi phí và hiệu quả của can thiệp đó.

Nói cách khác đánh giá kinh tế là một kĩ thuật được các nhà kinh tế phát triển để giúp cho việc ra quyết định khi phải lựa chọn giữa một vài phương án. Về cơ bản, nó hoàn toàn đưa ra bản quyết toán về mối lợi (lợi ích) và bất lợi (chi phí) liên quan với mỗi phương án để mà sự lựa chọn có thể thực hiện được. 1.2 Công cụ kinh tế thường được sử dụng trong đánh giá kinh tế y tế

Để đánh giá kinh tế người ta dùng 4 kiểu phân tích sau:- Phân tích chi phí tối thiểu (Cost Minimuzation Analysis - CMA).

- Phân tích chi phí-hiệu quả (Cost Effectiveness Analysis - CEA).

- Phân tích chi phí-lợi ích (Cost Benefit Analysis - CBA).

- Phân tích chi phí-hữu dụng (hữu ích, thoả dụng) (Cost Utility Analysis - CUA).

Bốn kiểu phân tích trên nhằm đánh giá chi phí (đầu vào) và kết quả, lợi ích đạt được (đầu ra).

45

Page 47: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

1.3. So sánh các phương pháp đánh giá kinh tế y tếBốn phương pháp đánh giá kinh tế y tế có thể được tổng hợp ở bảng dưới đây.

Tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng phương pháp điều trị hay dự án can thiệp mà chúng ta cần lựa chọn phương án thích hợp

Phương pháp Đầu vào Đầu ra áp dụngPhân tích chi phí tối thiểu Tiền Không

quan tâmKhi có cùng kết quả đầu ra

Phân tích chi phí hiệu quả Tiền Đơn vị tự nhiên

So sánh 2 hay nhiều chương trình có cùng mục tiêu.

Phân tích chi phí lợi ích Tiền Tiền Đánh giá dự án có đáng thực hiện hay không- So sánh các loại chương trình can thiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Phân tích chi phí thoả dụng Tiền QALY Khi vấn đề chất lượng cuộc sống được đặt lên hàng đầu.

1.4 Tầm quan trọng của đánh giá kinh tế.Để giải quyết tình trạng nguồn lực khan hiếm chúng ta phải tiến hành đánh giá

khi nào việc sử dụng đồng tiền xứng đáng với giá trị của nó và tính đặc hiệu của sự lựa chọn. Không người nào lại có thể ở 2 nơi cùng một lúc và cũng không có nguồn lực nào có thể được cùng một lúc sử dụng ở 2 nơi. Do đó điều quan trọng là phải đạt được giá trị cao nhất của đồng tiền khi sử dụng những nguồn lực khan hiếm.

Các kỹ thuật đánh giá kinh tế cung cấp cho chúng ta một khung công việc trong đó xem xét ý những vấn đề này. Chúng phù hợp và có thể áp dụng tính toán cho bất kỳ vấn đề gì bạn quan tâm: nguồn gốc, tầm quan trọng của chi phí, hiệu quả, mối quan tâm của cộng đồng. Đặc biệt chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết lập những yếu tố quản lý chú trọng làm thế nào cung cấp các dịch vụ một cách tốt nhất chứ không phải chỉ xác định các ưu tiên cho đầu tư. Ví dụ: Liệu các dịch vụ sẽ được cung cấp vào ban ngày hay buổi tối? Những vấn đề như vậy chưa được đánh giá đúng mức mặc dù chúng ta hiểu rằng những chiến lược cung cấp dịch vụ tốt hơn sẽ sử dụng nguồn lực một cách tốt hơn.1.5 Các khó khăn gặp trong nghiên cứu đánh giá kinh tế. Ngoài những kỹ thuật đã sử dụng trong đánh giá kinh tế hãy quan tâm đến vấn đề thiếu hụt thông tin và tình trạng số lượng đơn vị thành quả là quá nhỏ. Những lời phê bình khác về mặt kỹ thuật tranh luận về nguồn gốc bản chất của công tác chăm sóc

46

Page 48: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

sức khỏe ban đầu. Các chiến dịch CSSKBĐ chọn lọc cung cấp những dịch vụ được coi là có chi phí hiệu quả cao nhất lại sử dụng kỹ thuật phân tích cho phí hiệu quả thô. Sử dụng phân tích chi phí hiệu quả theo cách này bị phàn nàn là đã dùng những số liệu “thiếu hiệu quả” để làm cơ sở ra quyết định, hoặc các chuyên gia sử dụng không hợp lý kỹ thuật đánh giá để đưa ra những hiệu quả đánh giá đối với toàn thể cộng đồng.

Lý do có sự thiếu hụt hiệu quả là do việc chọn một đơn vị duy nhất để đánh giá tình trạng y tế và đánh giá những chương trình y/dược hỗn hợp. Để dùng tỷ suất chi phí hiệu quả đánh giá can thiệp y tế, điều quan trọng là phải xem xét tất cả các nguồn thay đổi chỉ số. Bảng đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất này. Ví dụ khi giả thuyết (trên cơ sở những nghiên cứu thử nghiệm) rằng các can thiệp có chi phí trên ca phòng được bệnh thấp nhất sẽ cho phép tăng số lượng các ca bệnh phòng được tử vong, với những nguồn lực có sẵn, nhiều hơn các can thiệp khác, tức là chúng ta cũng giả thuyết rằng can thiệp này được quần thể sử dụng một cách thực sự.

Tuy nhiên, sự sử dụng phụ thuộc vào cả hai yếu tố khả năng chấp nhận và khả năng đạt được, nghĩa là bản chất sinh ra chiến lược thường không được xem xét đến trong các nghiên cứu thử nghiệm. Cũng vì lý do tương tự như vậy mà các hiệu quả phân tích chi phí hiệu quả không thể chuyển từ nước này sang nước khác.Một điều quan trọng trong phân tích chi phí hiệu quả là các can thiệp chúng ta xem xét phải tương đồng trên mọi phương tiện. Ví dụ tỷ suất chi phí hiệu quả sẽ bị ảnh hưởng bởi số lượng người tham gia vào chương trình, dự án. Một tỷ suất thấp hơn có thể phản ánh một điều đơn giản là số lượng người tham gia ít hơn chứ không phải hiệu quả thấp hơn. Do đó, khi 2 can thiệp có chung một tỷ suất chi phí hiệu quả nhưng có sự khác nhau lớn về kích cỡ quần thể tham gia, thì không thể xác định rõ ràng được can thiệp nào tốt hơn.

Các bước trong đánh giá kinh tế chỉ ra rằng đối với các phân tích chi phí hiệu quả cho dù đơn giản nhất cũng đòi hỏi nhiều đến suy xét định giá, cách chọn đối tượng thích hợp cho chương trình, cách tính giá trị thích hợp cho chi phí và hiệu quả, khả năng lựa chọn thời điểm của cộng đồng v.v... Thông thường các chuyên gia tiến hành các đánh giá này nhưng không xét đến mối quan tâm của cộng đồng và hiếm khi họ xác định rõ ràng trong các nghiên cứu đã tiến hành. Trong thực tế, kỹ thuật đánh giá kinh tế có thể sử dụng như những hộp đen vào các trường hợp khi giả thuyết đã được đặt ra và các trường hợp dựa trên đó xây dựng những cơ sở của việc ra quyết định. Ra quyết định mà không xem xét quan điểm của cộng đồng thì sẽ đi ngược lại với một trong những nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu.

47

Page 49: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

2. Phân tích chi phí-hiệu quả:Các bước cơ bản trong phân tích chi phí hiệu quả

- Xác định các mục tiêu của chương trình- Xác định các phương án để đạt được mục tiêu đó.

- Xác định các chi phí của từng phương án.- Xác định và đo lường hiệu quả của từng phương án.- So sánh chi phí và hiệu quả của từng phương án.

2.1 Xác định các mục tiêu của chương trình.Động cơ để tiến hành phân tích chi phí – hiệu quả bắt nguồn từ việc xác định

các vấn đề cụ thể, chẳn hạn như: Vấn đề thiếu thuốc ở vùng sâu vùng xa; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tại cộng đồng thấp, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em...Trong quản lý y tế do nguồn lực luôn bị hạn chế nên việc xác định ưu tiên đối với các vấn đề y tế là rất quan trọng. Việc xác định ưu tiên cần cân nhắc kỷ lưỡng các yếu tố gánh nặng bệnh tật, lợi ích, dự kiến của chương trình can thiệp, sự chấp thuận của cộng đồng xã hội, phù hợp với sự qui định mang tính pháp lý, khả năng nguồn lực hiện có.

Khi xác định được vấn đề rồi thì thông thường mục tiêu của chương trình sẽ thấy ngay. Ví dụ vấn đề “tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tại cộng đồng thấp”, mục tiêu của chương trình là “tăng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai”.

Việc xác định mục tiêu càng chính xác bao nhiên thì càng thuận lợi bấy nhiêu trong việc tiến hành phân tích chi phí - hiệu quả bởi lẽ chi phí và hiệu quả đều có thể dễ dàng xác định rõ cũng như đo lường. Nếu có thể thì cần nêu rõ mục tiêu một cách định lượng. Ví dụ: “giảm tỷ lệ tử vong do uốn ván xuống còn 25%”. Thường sẽ đơn giản hơn nếu mục tiêu % được chuyển đổi sang các con số. Một điểm lưu y là khi xác định mục tiêu thì tính thực tế mục tiêu. Nếu nguồn lực, tài chính hạn hẹp mà mục tiêu quá cao thì tính khả thi của phương án không cao.

Như vậy nghiên cứu chi phí hiệu quả thường khơi nguồn từ việc xác định một vấn đề nhất định. Tuy nhiên không phải bao giờ cũng vậy. Mục tiêu có thể được định sẵn cho bạn. Chẳng hạn bộ Y tế muốn xem các trong các biện pháp nhằm tăng cường việc sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp nào đạt hiệu quả nhất hoặc xem liệu có biện pháp nào tốt hơn cách đang thực hiện.

Mục tiêu cần đạt không chỉ phụ thuộc vào loại chương trình, hay các vấn đề nổi lên mà còn tuỳ thuộc vào phạm vi trách nhiệm của nhà quản lý. Các nhà quản lý ở các cấp khác nhau phải đối mặt với các vấn đề mục tiêu khác nhau. Người phụ trách chương trình quốc gia quyết định dùng loại tủ lạnh nào cho dây chuyền vắc xin lạnh.

48

Page 50: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Trong khi đó, phụ trách chương trình tuyến huyện lại quan tâm tới vấn đề nện tiêm phòng tập trung hay dùng đội tiêm phòng di động. 2.2 Xác định các phương án để đạt được mục tiêu đó.

Bạn cần xác định ít nhất là hai phương án để đạt mục tiêu đề ra. Kết quả chi phí hiệu quả của một phương án bản thân nó không nói nhiều về hiệu quả. Đối với mỗi phương án nếu ra cần mô tả chi tiết, có thể sau đó bạn không cần phân tích một số đặc điểm chứng minh là phương án này hiệu quả hơn phương án kia. Vậy Làm thế nào để xác định các phương án này? Điều này tuỳ thuộc vào mục tiêu của nghiên cứu một vấn để cụ thể hay nghiên cứu mang tính chất thăm dò.

Trong trường hợp thứ nhất, bạn cần xem xét tất cả các phương án có thể đạt được mục tiêu đề ra. Khi bạn đã có danh sách các phương án, bạn cần tiến hành chọn lọc vì việc tiến hành phân tích chi phì hiệu quả tất cả các phương án rất tốn kém vì thường là không cần thiết. Bạn có thể loại bỏ các phương án sau đây:

- Không thể thực hiện được do kinh phí không cho phép- Thấy rõ kém hiệu quả hơn các phương án khác trên cơ sở ước lượng chi phí,

hiệu quả.- Không khả thi về mặt kỹ thuật và chính trị- Khó khăn và tốn kém trong việc phân tích

Trong trường hợp thứ hai: So sánh hai hay nhiều phương thức hiện đang dùng để đạt được một số mục tiêu hoặc đánh giá hiệu quả của phương thức hoàn toàn mới, các phương án có vẽ không rõ ràng như trường hợp thứ nhất. Tuy vậy bạn cần giới hạn nghiên cứu vào một số phương thức. Tiêu chuẩn lựa chọn dựa vào thời gian và ngân sách.2. 3. Xác định các chi phí của từng phương án.

Để xác định chi phí của từng phương án cần áp dụng các nguyên tắc tính chi phí đã được đề cập ở bài trước. Tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý:

- Việc đo lường chi phí và hiệu quả của từng phương án phải gắn liền với nhau. Nguồn lực đang tính chi phí phải là nguồn lực dùng đề tạo ra các kết quả sẽ được đo lường trước đó. Điều này thường có nghĩa là hiệu quả và chi phí điều được tính toán cùng một khoảng thời gian.

- Phải tính toán đầy đủ toàn bộ chi phí đầu vào, có thể kiểm tra lại bằng cách điểm lại tất cả các chức năng liên quan, tất cả những người tham gia đóng góp, tất cả các tuyến mà nơi đó vận hành phương án. Các nguồn tài trợ cũng cần được tính đến. Tuy nhiên cần chú ý không lập lại trong việc tính toán chi phí. Thông thường chi phí được phân thành chi phí vốn và chi phí thường xuyên.

49

Page 51: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

- Cần chú ý các chương trình can thiệp nhiều khi chỉ cung cấp một phần tài chính, còn lại nhân lực, phương tiện và các chi phí khác không ít tốn kém lại lấy từ nguồn lực địa phương. Khi tính toán cần chú ý đến các chi phí này.2.3.1 Xác định các nguồn lực

Phân loại các nguồn lực: Cách phân loại cơ bản nhất là dựa trên đầu vàoChi phí vốn = chi phí cung cấp dịch vụ có thời hạn sử dụng kéo dài hơn một

năm (ví dụ nhà xưởng, xe cộ, trang thiết bị).Chi phí thường xuyên là chi phí để mua, dùng cho những mặt hàng phải thay

thế trong vòng một năm (ví dụ lương nhân viên, thuốc, nhiên liệu và điện). (xem bảng phân loại chi phí vốn và chi phí thường xuyên trong bài phân tích chi phí)2.3.2 Đo lường chi phí (giá trị của nguồn lực)

Đánh giá chi phí cho nguồn lực đã sử dụng (bao gồm cả tỷ lệ hao hụt), không phải là số lượng cho phép hoặc ngân sách. Các chi phí được xác định bằng số lượng sử dụng và đơn vị chi phí. Ví dụ, nếu 500 liều thuốc được dùng ở giá 0.5 USD một liều, khi đó chi phí cho thuốc sẽ là 250 USD, trong đó 10% hao hụt (25USD), chi phí tổng là 275 UDS.

Xây dựng thực đơn chi phí của các mặt hàng từ đó đơn vị chi phí và chất lượng của mỗi mặt hàng được đưa ra một cách chính xác (giúp cho bạn tin tưởng rằng đã tính đến mọi nguồn lực và cho phép xem xét đến mọi thay đổi trong đơn vị chi phí và số lượng).

Ví dụ: Bảng thực đơn các hạng mục chi phí cho những đội di động

Mặt hàng Đầu vào Đơn vị Chi phí Số lượng TổngNhân lực Lương người điều hành

Lương cán bộLương lái xeThù lao người điều hànhThù lao cán bộThù lao lái xe

ngày 2010551004

100100100100400100

2.0001.000

500500

400Các mặt hàng tiêu thụ

ThuốcĐiều trịXăng

/người

/km

0.50.050.5

10.00010.000500

5.000500250

Tiền thuê Thuê xe /km 5 500 2.500Tổng cộng 12.650

Khấu hao (10%) = 1265 USD,. Chi phí tổng = 13.915 USD

50

Page 52: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

2. 4. Xác định và đo lường hiệu quả của từng phương án.Để thực hiện phân tích chi phí-hiệu quả, có phương pháp đo lường hiệu quả

một cách thích hợp là rất cần thuyết. Vậy hiệu quả của một can thiệp là gì? Hiệu quả là thước đo mức độ đạt được mục tiêu. Điều này phụ thuộc vào mục tiêu của can thiệp cụ thể mà chúng ta xem xét đến. Tuy vậy trong phân tích chi phí-hiệu quả, đo lường hiệu quả nên được xác định bằng đơn vị thích hợp và lí tưởng nhất là hiệu quả được thể hiện bằng một loại đơn vị (hoặc kích thước).

Phương pháp đo lường chung mà một số nghiên cứu sử dụng là “năm sống tiết kiệm được” và “ năm sống đạt được” do có can thiệp. Nhưng đây là hiệu quả cuối cùng thường khó đo lường. Có một số loại chỉ tố khác để đo sự thay đổi trung gian thay cho hiệu quả cuối cùng.

Ví dụ: Trước khi chương trình giáo dục dinh dưỡng có thể thành công trong việc giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tỉ lệ tử vong, những thông điệp về giáo dục dinh dưỡng phải được đưa xuống cộng đồng. Hiệu quả trung gian ở đây sẽ là số người thu nhận chương trình, số người thay đổi hành vi.

Thông thường việc đo lường hiệu quả chỉ dựa theo một chỉ số. Tuy nhiên có nhiều trường hợp việc so sánh chỉ số này không bao hàm tất cả sự khác nhau giữa hai phương án can thiệp nên sử dụng một vài chỉ số khác. Tất nhiên việc so sánh và đo nhiều chỉ số cùng một lúc là công việc phức tạp.

Đơn vị đo lường phai mang tính định lượng. Nó có thể là con số như 500 trẻ em được tiêm chủng, 1200 cuộc khám thai hoặc là tỷ lệ như tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng. Tuy nhiên nếu dùng tỷ lệ này sẽ gây khó khăn khi so sánh chi phí. Do đó, chỉ nên dùng dưới dạng con số. 2.5. So sánh chi phí và hiệu quả của từng phương án.Tỷ suất chi phí - hiệu quả = chi phí chia cho hiệu quả

= chi phí trên một đơn vị hiệu quả đạt đượcVí dụ:

- Chi phí cho mỗi bệnh nhân được điều trị,- Chi phí cho mỗi ca phòng được bệnh,- So sánh tỷ suất chi phí hiệu quả của các phản ánh khác nhau.Bước tiếp theo là so sánh tỷ suất chi phí hiệu quả của các phương án khác nhau.

Phương án náo cho tỷ suất thấp hơn là phương án có chi phí hiệu quả cao hơn. Khi so sánh chi phí - hiệu quả phương án A đang được quan tâm và phương án O có 4 khả năng xảy ra:

51

Page 53: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Chi phí

Hiệu quả

IVCan thiệp có hiệu quả thấp hơn nhưng có chi phí cao hơn

ICan thiệp có hiệu quả cao hơn, chi phí cũng cao hơn A

OCan thiệp có hiệu quả thấp hơn, chi phí thấp hơn

III

Can thiệp có hiệu quả cao hơn, nhưng chi phí thấp hơn

IINếu điểm A nằm ở ô II hoặc IV thì sự lựa chọn giữa hai chương trình thật dễ

dàng. Trên thực tế, hấu hết các can thiệp rơi vào ô I, tức là can thiệp thêm, chi phí của chương trình cũng tăng thêm. Vì vậy ngoài chi phí - hiệu quả người ta còn sử dụng tỷ suất chi phí - hiệu quả, tức là chi phí gia tăng thêm để có thêm một đơn vị hiệu quả. Tỷ suất này còn được dùng để đánh giá cân nhắc về mức độ mở rộng can thiệp.Phân tích độ nhạy

- Phân tích độ nhạy là sự phân tích trong đó các giả thuyết then chốt và những ước tính được thay đổi để quyết định những hiệu quả và kết luận mạnh như thế nào đối với sự thay đổi như vậy

- Phân tích độ nhạy cho thấy giả thuyết cơ bản nào có ảnh hưởng ý nghĩa trên hiệu quả.

- Phân tích độ nhạy có thể được sử dụng để ước tính các tham số chắc chắn sẽ phải thay đổi bao nhiêu để thay đổi vị trí của các phương ánVí dụ: Đánh giá chi phí-hiệu quả của các can thiệp phòng chống bệnh tim mạch

ở Việt NamNhằm đánh giá chi phí, hiệu quả, và chi phí-hiệu quả của các can thiệp cá nhân

và cộng đồng nhằm phòng tránh bệnh tim mạch ở Việt Nam, gồm có các chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe trên các phương tiện thông tin đại chúng để giảm ăn muối và hút thuốc lá; điều trị bằng thuốc đối với bệnh nhân cao huyết áp và mỡ máu;

52

Page 54: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

và kết hợp giữa các thuốc điều trị cho những người có nguy cơ tuyệt đối về bệnh tim mạch ở các mức độ khác nhau.

Phương pháp WHO-CHOICE và các mô hình phân tích được ứng dụng, sử dụng số liệu của Việt Nam để ước tính chi phí, hiệu quả, và chi phí-hiệu quả của 12 can thiệp phòng chống bệnh tim mạch. Các chi phí được tính toán bằng tiền Đồng tại thời điểm năm 2007 (với tỷ lệ chiết khấu 3% năm), trong khi hiệu quả được ước lượng sử dụng năm sống điều chỉnh cho mức độ thương tật và tuổi thọ (DALYs) phòng tránh được.

Kết quả Chương trình truyền thông giảm ăn muối (1.945.002 đồng hay 118 đô la Mỹ cho 1 DALY phòng tránh được) và can thiệp điều trị cao huyết áp đối với những người có huyết áp tâm thu trên 160 mmHg (1.281.596 đồng hay 78 đô la Mỹ cho 1 DALY phòng tránh được) là những can thiệp hiệu quả nhất trong số những can thiệp cộng đồng và can thiệp cá nhân. Nếu ngân sách có hạn, chương trình truyền thông giảm ăn muối và chương trình truyền thông kết hợp giảm ăn muối, hút thuốc và giảm mỡ máu nên được ưu tiên triển khai trước. Khi ngân sách dồi dào hơn, hiệu quả lớn nhất đạt được nếu can thiệp điều trị cao huyết áp và điều trị các bệnh nhân tim mạch theo nguy cơ tuyệt đối được triển khai.

Tóm lại: Phân tích chi phí-hiệu quả là một hình thức đánh giá kinh tế trong đó chi phí

của các phương án được so sánh với hiệu quả mà được đo bằng đơn vị tự nhiên.Số liệu về hiệu quả lý tưởng nhất có thể lấy được từ đánh giá kinh tế mà được xây dưng theo thực tế lâm sàng

Phân tích độ nhạy nên được áp dụng khi chi phí và hiệu quả của các phương án không chắc chắn. Phân tích này thăm dò phạm vi mà đối với nó hiệu quả nhạy với các giả thuyết tương đương về các biến số chủ chốt.

53

Page 55: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Bài tập1Một nghiên cứu về chương trình tiêm phòng ngừa bệnh lao và chương trình tiêm phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà ước tính chi phí và hiệu quả của các chương trình trong thời gian 5 năm như sau:

Chi phí ($) Số tử vong tránh được Tiêm phòng lao 600.000 3000Tiêm phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà 1.200.00 20.000Kết hợp hai chương trình 1.300.000 23.000

1. Nếu chỉ thực hiện chương trình tiêm phòng lao thì chi phí/1 tử tránh được là bao nhiêu?

2. Nếu chỉ thực hiên chương trình tiêm phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà thì chi phí/1 tử tránh được là bao nhiêu?

3. Nếu thực hiện chương trình tiêm chủng lao ngoài chương trình tiêm chủng bạch hầu – uốn ván – ho gà đang tiến hành thì chi phí thêm (chi phí biên) đễ tránh thêm 1 trường hợp tử vong là bao nhiêu?

4. Nếu thực hiện chương trình tiêm chủng bạch hầu – uốn ván – ho gà ngoài chương trình tiêm chủng lao đang tiến hành thì chi phí thêm (chi phí biên) đễ tránh thêm 1 trường hợp tử vong là bao nhiêu? Nếu kết hợp hai chương trình thì chi phí/1 tử tránh được là bao nhiêu?

Bài tập 2 Hiện có hai phương pháp thực hiện tiêm phòng uốn ván: tiêm định kì trong

khuôn khổ chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ tiến hành thường ngày và tiêm theo chiến dịch thực hiện bởi các đội lưu động, nhằm mục đích tiêm chủng cho tất cả các phụ nữ trong khu vực.

Chi phí và hiệu quả của hai biện pháp như sau:Hạng mục chi phí Tiêm chủng định

kìTiêm theo chiến

dịchCơ quan y tế 17000 15600Chi quản lí 3500 7600Chi vắc xin 1250 1600Chi quảng cáo 0 2400Xe cộ, đi lại 250 2400Chi mua sắm tài sản cố định 2250 2800Chi khác 750 4000Tổng cộng 25000 40000Số lượt tiêm chủng 22000 45000Số phụ nữ được tiêm đủ hai mũi AT 8000 10000Số trường hợp chết sơ sinh do uốn ván cứu được (ước tính)

40 50

Câu hỏi 1. Phép đo kết quả (hiệu quả) nào trong bảng trên là tốt nhất, tại sao?2. Với phép đo mà anh chị cho là tốt nhất đó, hãy tính chi phí - hiệu quả của hai giải

pháp,3. Hãy bàn luận về chi phí - hiệu quả giữa hai giải pháp.

54

Page 56: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH

Mục Tiêu: Sau khi học bài này học viên có thể1. Trình bày được ý nghĩa của lợi ích và các tiếp cận đánh giá lợi ích2. Phân tích được chi phí lợi ích trong các trường hợp tổng quát và hạn chế,

trường hợp kết quả chắc chắn: trường hợp kết quả không chắc chắn và trường hợp không chắc chắn cá về kết quả và sử dụng

1. Mở ĐầuPhân tích chi phí lợi ích! à một phương pháp đánh giá kinh tế.Phương pháp này

khác với phương pháp phân tích chi phí hiệu quả và phương pháp phân tích chi phí thỏa dụng ở chỗ, phân tích lợi ích có thể phân lích ngay trong một chương trình còn phân tích hiệu quả và thỏa dụng phải so sánh các khả năng chương trình thay thế để lựa chọn. Phân tích chi phí lợi ích dựa trên việc so sánh trước sau (thời gian) chi phí và lợi ích bằng cách quy lợi ích thành tiền.Do đó, phương pháp đánh giá này chú yếu nhằm đo lường thành quả đến sức khỏe của chương trình y tế trên cơ sở quy những thành quả này ra giá trị tính bằng tiền.

Phân tích chi phí lợi ích so sánh lợi ích (đã được chiết khấu) tích lũy theo thời gian tăng dần của một chương trình vị chi phí tích lũy theo thời gian. Khoảng chênh lệch giữa lợi ích và chi phí được gọi là lợi ích xã hội cụ thể còn lại (phần xã hội thực sự được hưởng lợi)2. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH

Vậy lợi ích” trong “phân tích chi phí lợi ích” là gì” ? Lợi ích trong phân tích chi phí lợi ích có thề được định nghĩa là giá trị đầu ra của một chương trình quy thành tiền. Và, “phân tích chi phí lợi ích” có phải là một phương pháp đánh giá kinh tế không, hay chỉ là một cách tiếp cận? “Phân tích chi phí lợi ích” là một phương pháp đánh giá kinh tế vì đầu ra của chương trình phải được đo lường và định giá trị. Đo lường và định giá đầu ra chính là tính công thức lợi ích xã hội cụ thể sau một thời gian đã được khấu hao.

55

Phân tích chi phí lợi ích: Một công thức đòi hỏi số liệu để tính toán Cho i = 1... n, đầu tư có thể dựa theo công thức:

NSBi =

NSBi = Lợi ích xã hội cụ thể của chương trình i (đã chiết khấu)bi(t) = Lợi ích (tính bằng tiền) vào năm tci(t) = Chi phí (tính bằng tiền) vào năm t1/(1+r)t-1

= Chiết khấu theo mức lãi xuất rN = Số năm của chương trình

Page 57: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Mục đích chính của phân tích chi phí lợi ích là xác định xem NSB của chương trình có>0. Người ta có thể xếp hàng các chương trình có cùng mức chi phí theo NSB của chúng. Trong chăm sóc sức khỏe, phân tích chi phí lợi ích nhằm xác định chi phí tiền kết quả đầu ra về sức khỏe.

Song, phương pháp phân tích giá thành lợi ích không chi đơn thuần là so sánh chi phí. Việc so sánh chi phí đơn thuần đôi khi dẫn đến thái độ xử trí phân bổ kinh phí bị sai lệch vì cách so sánh này không kể tới kết quả đầu ra về sức khoẻ và định giá bằng tiền kết quả đầu ra này.

Phân tích chi phí lợi ích với ý nghĩa có nó có những ưu thế hơn so với phương pháp phân tích chi phí hiệu quả và chi phí thỏa dụng như sau:

Do khả năng quy thành tiền cả chi phí và lợi ích, phương pháp phân lích chi phí lợi ích không bị hạn chế trong việc so sánh các khả năng, các chương trình đồng thời để lựa chọn như phương pháp Phân tích chi phí hiệu quả hay phân tích chi phí thỏa dụng. Thường các chương trình không được đưa ra đồng thời để phân tích lựa chọn, \là chỉ xẩy ra theo từng thời gian nhất đính. Nhưng. người ta lại cần có quyết định ngay khi có một chương trình nào đó xem có nên hay không nên thực hiện.

56

So sánh chi phí: Vắc-xin ho gàTrong so sánh này người ta tính chi phí bao gồm chi phí cho vắc-xin, chi phí cho chữa trị những trường họp Phản ứng phụ do tiêm vắc-xin, và chi phí cho điều trị những trường hợp bị ho gà mặc dầu đã được tiêm vắc-x. Và, lợi ích được tính bàng số tiền người ta tiết kiệm được do không phải điều trị những trường hợp có thể bị mắc ho gà và biến chứng của bệnh này sinh ra nếu không có vắc-xin. Những chi phí này dược gọi là cái giá phải trả nếu không có vắc-xin. Một nghiên cứu của Koplan và cộng tác viên., (1979) cho số liệu như sau:

Giá phải trả nếu không có chương trình=

1 866 153 $= 2,6:1

Chi phí của chương trình 720 862 $Điều này có nghĩa là lợi ích cao hơn chi phí 2,6 lần. Nhưng, phân tích này

không đáp ứng định nghĩa hiện nay của phân tích chi phí lợi ích vì nó đã không đưa ra kết quả đầu ra về sức khỏe và định giá bằng tiền kết quả đầu ra này. Phân tích này chỉ đề cập tới số tiền tiết kiệm được nếu có chương trình. Nếu ta giả thiết rằng tỷ lệ trên lại dưới 1 nhưng chương trình vẫn có kết quả đối với sức khỏe thì sẽ phân tích như thế nào?

Page 58: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Cũng do khả năng quy thành tiền cả chi phí và lợi ích của phương pháp phân tích chi phí lợi ích nên người ta có thể so sánh các chương trình y tế với các chương trình không y tế. Các phương pháp phân tích chi phí hiệu quả hay phân tích chi phí thỏa dụng đòi hỏi đầu ra là kết quả liên quan đến sức khoẻ. Ngay cả trường hợp DALỴ hay QALY cũng chỉ là những mẫu số chung cho sức khoẻ, không thể đếm so sánh với các chương trình có đầu ra ngoài y tế.

Triết lý đằng sau phương pháp phân tích chi phí lợi ích dựa trên nguyên tắc kinh tế phúc lợi mà việc định giá chủ yếu dựa trên ý kiến của người sử dụng. Còn triết lý đằng sau phương pháp phân tích chi phí hiệu quả hay phân tích chi phí thỏa dụng dựa trên nguyên tắc ra quyết định. Nhưng người ra quyết định được bầu hay được cử ra phải dựa trên những bằng chứng so sánh xem cái nào lốt hơn cái nào để quyết định.

Phương pháp phân tích chi phí hiệu quả hay phân tích chi phí thỏa dụng bị hạn chế vào đối tượng cụ thể, thí dụ kết quả hồi phục sức khỏe của những đối tượng nhất định, không đánhgiá được kết quả này có tỏa ra những thành phần chung quanh đối tượng này không. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích có thể xem được kết quả của một chương trình tác động vào những thành phần chung quanh đối tượng như thế nào. Thí dụ ý muốn của xã hội chi trả cho một loại thuốc mới chữa AIDS được tính không chỉ dựa trên lợi ích trực tiếp của bệnh nhân AIDS mà còn dựa trên giá trị tính thành tiền của những người khác trong xã hội muốn chi trả cho việc này.3. BA CÁCH CẬN PHÂN TÍCH LỢI ÍCH

Có 3 Cách tiếp cận ác tính toán các kết quả đầu ra về sức khỏe bằng đơn vị tiền tệ Tiếp cận dựa trên giá trị lao động Tiếp cận dựa trên phát hiện ưa thích Tiếp cận dựa trên phát biểu ưa thíchTrước khi phân tích 3 cách tiếp cận này, người ta cần biết rằng việc quy tình trạng

sức khỏe (đầu ra sức khoẻ) thành tiền vẫn còn là một đề tài được thảo luận, và có nhiều ý kiến trái ngược nhau.

Weinstein và Fineberg l980: Điểm không thuận lợi chủ yếu của phân tích chi phí lợi ích là sự đòi hỏi phải định giá cuộc sống và chất lượng sống của con người thành tiền. Nhiều nhà quyết định đường lối thấy rằng đây là một việc khó khăn và không đạo đức hoặc không tin vào những quyết định xuất phát từ cách phân tích này

Mooney 1992: Được đào tạo trong ngành Y, ngành điều dưỡng hoặc một ngành phải liên quan đến sinh tử mà phải đối mặt với nhà kinh tế học khô khan, lạnh lùng đặt giá trị đồng tiền lên mạng sống con người thì thật là một sự kinh tởm cho nhiều người

57

Page 59: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

3.1. Phân tích lợi ích dưa trên giá trị lao động (human capital)Trong cách tiếp cận này, người ta nhìn nhận một chương trình y tế như là một

hành động đầu tư nâng vốn liếng về con người. Để đo lường kết quả của việc đầu tư này, thời gian mạnh khỏe có thể tính thành tiền do sức khoe được phục hồi hoặc dược cái thiện đã phục hồi sức lao động hoặc cải thiện sức lao động để sản xuất được của cải trong thị trường. Do đó, phương pháp phân tích dựa trên giá trị lao động quy thành tiền thời gian mạnh khỏe bằng cách tính mức thu nhập (tiền lương) chi trả cho thời gian mạnh khỏe này Và. trị giá bằng tiền của một chương trình được tính giá trị hiện tại của thu nhập tương lai. Có 2 cách sử dụng tiếp cận này (1) Coi tiếp cận này là cơ sở duy nhất để đánh giá tất cả các khía cạnh cải thiện sức khỏe, và (2) Coi tiếp cận này chỉ là một phương pháp đánh giá một phần lợi ích do can thiệp cải thiện sức khỏe mang lại: sư dụng các số liệu thu nhập để đo lường thay đổi năng xuất lao động.

Phân tích chi phí lợi ích bằng tiếp cận giá trị sức lao động: vắc-xin rubella Người ta phân tích chi phí và hậu quả của việc cung ứng vắc xin rubclla. Hậu

quả(kết quả) dược coi là chi phí mà người ta tránh được không phải chi phí nếu chương trình cung ứng vắc-xin dược thực hiện. Hiệu quả (kết quả không những chỉ bao gồm tiền phải bỏ rẻ để chi cho chữa chạy bệnh rubella cấp lính và hội chứng rubella di truyền, mà còn bao gồm tiền bị giảm đi do sức lao động sản xuất bị hạn chế bởi tàn phế hay tử vong sớm. Schoenbaum và CS., 1976 dã tính thời gian lao động và giá công lao động trung bình đồng thời ước tính số bị mất đi nếu không có một chương trình vắc-xin rubella được thực hiện. Các tác giả thay chi phí của chương trình lên tới 28 937 400S, và trị giá lao động sản xuất bị mất đi bằng 9 52 1 200$

Phân tích chi phí lợi ích dựa trên giá trị sức lao động có nhiều khó khăn. Trước hết, mức lương lý thuyết thật ra không hoàn chính vì còn phải kể đến kỳ thị chủng tộc, kỳ thị giới trong lao động. thứ hai, người phân tích phải kể đến giá tri của lao động không được bán trên thị trường, thí dụ thời gian ở nhà làm việc nhà trông nom con cáiTiếp cận phân tích lợi ích dựa trên giả trị sức lao động cần kể tới những khái niệm kinh tế phúc lợi được tóm tắt như sau

58

Page 60: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Tóm tắt các nguyên tắc ParetoVilfredo Pareto là một nhà xã hội học của thế kỷ thứ 19 được nhân loại biết đến do suy nghĩ của ông về những nguyên tắc chung trong đánh giá kinh tế chính trị. Ông hoạt động trong tư duy hiệu xuất truyền thống của chủ nghĩa thực dụng, tập trung vào vấn đề '(hàng hóa lớn nhất của số lượng lớn nhất”, không mấy chú lâm vào vấn đề phân bổ và công bằng. Câu hỏi lớn mà ông tìm cách để trả lời là: Làm cách nào chúng ta có thể phán xét xã hội trong cái tổng thể của nó được hưởng lợi từ một chính sách hay từ một chương trìnhGiả định chủ yếu

1 Phúc lợi xã hội được tính bằng tổng phúc lợi hoặc thoả dụng của mỗi thành viên trong xã hội

2. Các thành viên (cá thể) của xã hội là những người phán xét tốt nhất phúc lợi cho bản thân mình (khách hàng là thượng đế)Nguyên tắc

1 Cải thiện Pareto 111ện tại: Một chính sách làm cho một hoặc nhiều người đượchưởng lợi và không làm cho ai bị tồi tệ đi

2. Cải thiện Pareto tiết năng: Một chính sách làm cho có người được hưởng lợinhưng cũng có người bị thiệt, nhưng nếu người được hưởng lợi có thể bù trừ chongười bị thiệt mà mình vẫn tốt hơn trước thì xã hội về tổng thể được hưởng lợi. Vì sựbù trừ này không được thực hiện tức thời nên một số vấn đề về công bằng vẫn đượcnêu lên rằng ai hưởng lợi và ai bị thiệt.

Những nguyên tắc Parcto được coi là cơ sở của kinh tế phúc lợi. Nêu phần lớn các ngành kinh tế khác mang tính thực chứng thì kinh tế phúc lợi lại mang tính chuẩn tắc bởi lẽ kinh tế phúc lợi mang theo nó một số phán xét và phán xét luôn luôn đòi hỏi một phần chuẩn mực khi đó là một phán xét giá trị. Phán xét giá trị này dựa trên nguyên tắc của Pareto cho ráng phúc lợi xã hội phải bao gồm phúc lợi của các cá thể, và ý kiến của các cá thể là thông tin tốt nhất về phúc lợi của họ. Và. từ đó người ta cho rằng phân bổ nguồn lực được thực hiện theo sức cạnh tranh thị trường luôn phải ở trạng thái cân bằng. Như vậy, sự phân bổ hiện tại là hợp lý. Nguyên tắc Pareto trong phân tích lợi ích của chương trình sử dụng nghiệm pháp bù trừ và những nguyên tắc của ý muốn chi trả.

Phê phán cách tiếp cận dựa trên sức lao động, Mi sườn (1971) cho rằng phương pháp đánh giá trong tiếp cận này không phù hợp với nguyên tắc kinh tế phúc lợi vì cách nhìn về thỏa dụng bị thu hẹp vào tác động lén năng suất lao động. Điều cơ bản của kinh tế phúc lợi là sự hy sinh những hàng hóa và dịch vụ khác để thực hiện

59

Page 61: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

chương trình này. và trong việc thực hiện chương trình này có kẻ được người mất và đòi hỏi có sự bù trừ. Theo đuổi trường phái Pareto, nhiều nhà nghiên cứu khuyên nghị phải mở rộng biện pháp bù trừ không chỉ trong trường hợp chắc chắn mà cả trong trường hợp không chắc chắn.3.2. Phân tích lợi ích dựa trên phát hiện ưa thích (revealed preference)

Khái niệm phân tích lợi ích dựa trên phát hiện ưa thích” đã được phát triển cùng với khái niệm “trả thêm lương cho nguy cơ đối với sức khỏe”. Trong tiếp cận này, người ta phân tích mối tương quan giữa những nguy cơ có thì xảy ra trong m~ìl công việc nhất định, thí dụ ta nạn lao động trong một loại lao động nhất định và số liên lượng trả thêm cho người công nhân chấp nhận làm công việc đó. Tiếp cận này cũng phù hợp với triết lý của kinh tế phúc lợi, trong đó người công nhân chấp nhận thù lao tăng hay giảm tùy theo nguy cơ tăng hay giảm. Sự lựa chọn ớ đây là sự lựa chọn của có thể người công nhân. Thí dụ về tiếp cận này có thể là giá trị của một cuộc sống theo số liệu thống kê

Giá trị của cuộc sống dựa trên số liệu thống kêThí dụ của Fisher l989 về trả tiền lương cho nguy cơGiả thiết có 2 loại công việc A và B tương đối giống nhau ngoại trừ sự kiện là côngnhân làm công việc A hàng năm có 1/10 000 người bị tai nạn nhiều hơn so với côngnhân làm công việc B. Nhưng, công nhân làm công việc A hàng năm lại được lĩnh mộtsố tiền là 500$ nhiều hơn công nhân làm còng việc B. Điều này có nghĩa là giá trị mộtcuộc sống theo thống kê là 5 triệu $ cho công nhân làm công việc B khi họ không được hưởng 500$ hàng năm để không bị nguy cơ tử vong do tai nạn trên 10000 người.

Điểm mạnh của tiếp cận trả lương cho nguy cơ là ở chỗ nó dựa trên sự lựa chọn hiện tại của người sử dụng dôi sức khỏe lấy tiền chứ không phải dựa trên một hoàn cảnh giả định hay một phát biểu mong muốn. Song, điểm yếu của tiếp cán này là giá trị ước tính của nó thay đổi quá nhiều là phụ thuộc quá nhiều vào công việc nhất định nào đó.

3.3. Phân tích lợi ích dựa trên phát biểu ưa thích (stated preference)Trong phương pháp tiếp cận này, người ta cần sử dụng các cuộc diều tra để lấy số

liệu phân tích. Người đước phỏng vấn phải trả lời Câu hói về thái độ của họ trước một hoàn cảnh giá định nào đó. Họ phải “phát biểu” cho biết họ sẵn sàng chi trà tối đa là bao nhiêu tiền cho một chương trình hoặc một lợi ích y tế nào đó. Nói một cách khác

60

Page 62: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

là phát biểu “ý muốn chi trả tối đa”. Khoáng chênh lệch giữa giá hiện hành và ý muốn chi trả được coi là thặng dư lợi ích. Người dược phỏng vấn phát biểu về ý muốn chi trả và về sư sẵn lòng hy sinh những hàng hóa khác, những dịch vụ khác để đổi lấy lợi ích này. Trong việc thực hiện một chương trình chăm sóc sức khỏe nhất định có người lợi nhiều, có người lợi ít, có người mong muốn nhiều, có người mong muốn ít. Lấy ví dụ về an toàn giao thông để minh họa vấn đề này

Giá trị mà cuộc sống dựa trên số liệu thống kê: an toàn giao thôngThí dụ bạn mua một cái xe mới. Nếu cần, bạn có thể chọn mua một bộ phận an toàn gắn với cái xe mới của bạn và dĩ nhiên bạn phải trả thêm một số tiền. Câu hỏi tiếp theo là bạn có thể trả thêm bao nhiêu cho các loại phương tiện an toàn này. Dĩ nhiên phải tính xem bạn có khả năng trả bao nhiêu. Thí dụ, nếu không có phương tiện an toàn gắn thêm vào thì khả năng lái xe bị tai nạn chết người là 10/ 100 000 người. Giả thiết, phương tiện an toàn mới gắn vào xe của bạn có thê làm giảm khả năng bị tai nạn xuống 5/ 100000 người. Cứ cho rằng bạn có khả năng chi trả nào đó thì bạn sẵn lòng bỏ ra bao nhiêu tiền tối đa để mua loại phương tiện an toàn đó ?John Lee cho một thí dụ giả thiết sau đâyTỷ lệ nguy cơ tai nạn chết người = 10 trên 100000Nguy cơ với loại phương tiện an toàn mới = 5 trên 100000Mức giảm nguy cơ (dR) = 5 trên 100000Tối đa “mong muốn chi trả” (dR) =50Suy ra trị giá cuộc sống = dV/dR

= 50$/5x100000= 1m$

Thí vụ trên cho ta thấy sự khác nhau giữa tiếp cận “phát hiện ưa thích” và tiếp cận “phát biểu ưa thích”.

Tuy nhiên cả hai cách tiếp cận này đều được đo lường bằng phương pháp đo lường ý muốn chi trả (Wiilingess to bay- WTP).4. ĐO LƯỜNG Ý MUỐN CHI TRẢ (WILLINGESS To PAY' WTP)

Phương pháp tính lợi ích dựa trên mong muốn chi trả hay là kỹ thuật đo lường “mong muốn chi trả là một lĩnh vực đang phát triển trong đánh giá kinh tế chăm sóc sức khỏe. Trước khi trình bầy vào chi tiết cần nhấn mạnh một điều rằng đây chỉ là một kỹ thuật đo lường. Còn ý nghĩa sử dụng của đo lường này tùy thuộc nhiều vào cách ứng dụng và mục đích ứng dụng trong phân tích chi phí lợi ích. Ý nghĩa này được tóm tắt như sau

61

Page 63: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Ý nghĩa của đo lường mong muốn chi trả trong WTPƯớc tínhWTP

Ba cách xác định hàng hóa cho phân tích WTP dựa trên lợi ích sức khỏe

Những thành phần khác của lợi ích được đo lường có thể đưa vào phân tích WTP

W Một kết quả đầu ra về sức khỏe chắc chắn Tiết kiệm được

Chi phí chăm sóc sức khỏe trong tương lai

W* Một trị liệu mà đầu ra không chắc chắn

+/-

W** Việc sử dụng và kết quả đầu ra của một trị liệu đầu ra của một trị liệu đều không chắc chắn

Tăng năng suất lao động tăng thu nhập

Phân tích WTP bao gồm mô tả phân loại hàng hóa dựa trên tính chắc chắn hoặc không chắc chắn về kết quả mong muốn hay khả năng sử dụng, bao gồm những thành phần khác của lợi ích có thể được đưa vào phân tích4.1.WTP toàn bộ và WTP hạn chế

Có 3 loại lợi ích có thể được đề cập tới trong một chương trình y tế, bao gồm: (l) Những lợi ích gắn với bản thân sức khỏe được cải thiện, với bản thân người tiêu thụ một sản phẩm, một chương trình; (2) Những lợi ích gắn với việc tránh được những chi phí tương lai cho chăm sóc sức khỏe, và (3) Những lợi ích gắn với khả năng tăng năng suất lao động dẫn đến tăng thu nhập do tình trạng sức khỏe được cải thiện.

Phân tích WTP hạn chế là phân tích trong trường hợp các thành phần của lợi ích không có số liệu cụ thể từ nguồn thị trường. Trong trường hợp này người ta phải lượng giá những cải thiện về sức khỏe tính bằng tiền kết hợp với chi phí tiết kiệm được do không phải chi phí cho sức khỏe trong tương lai và thu nhập tăng thêm trong lao động do sức khỏe được cải thiện dựa trên giá có trong thị trường.

Một cách nhìn khác mang tính tổng thể (không hạn chê) của việc đo lường này lập luận răng việc đánh giá dựa trên tìm hiểu xem người sử dụng (cá thể) định giá một chương trình như thế nào trong một thị trường mà tín hiệu giá của mọi loại hàng hóa và dịch vụ đều có thể thực hiện được. 'run nhiên, người được phỏng vấn đề định giá lợi ích phải tính đến chi phí chăm sóc sức khoẻ trong tương lai mà họ dự kiến sẽ phải chi phí liên quan đến cóng việc mang lại thu nhập của họ có thể làm cho sức khỏe của họ

62

Page 64: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

lồi đi. Lấy một thí dụ để minh hoạ: Một người quyết đỉnh mua một loại thuốc đắt tiền hơn nhưng có hiệu quả hơn tại quầy thuốc tự do. Trong quyết định này, họ không những chỉ quan lâm đến lợi ích cho sức khỏe của họ, mà họ còn quan tâm đến việc không phải bỏ tiền mua một loại thuốc khác vì đã mua loại thuốc đắt tiền này. Họ cũng quan lâm đến thu nhập tăng do giảm nghỉ việc nếu dùng loại thuốc đắt tiền này Như vậy, người sử dụng quyết đính không chỉ dựa trên đầu ra sức khỏe mà còn dựa trên tiền tiết kiệm được hay thu nhập tăng lên do sức khỏe tốt hơn4.2. Các loại hàng hóa hoặc dịch vụ được đánh giá

Như trên đã nêu, có 3 loại hàng hóa được phân tích bao gồm (l) Hàng hóa chắc chắn mang lại kết quả mong đợi (W), (2) Hàng hóa không chắc chắn mang lại kết quả mong đợi (W*), và (3) hàng hóa không chắc chắn mang lại kết quả mong đợi cũng không chắc chắn được sử dụng (W~ Sự khác nhau giữa 3 loại hàng hóa này là ở tính chất không chắc chắn. Sự khác nhau giữa W và W* là tính không chắc chắn từ phía cung ứng (không chắc chắn cókết quát. Chuyển sang W** bao gồm cả lính không chắc chắn từ phía nhu cầu (không chắc chắn có sử dụng hay không sử dụng).

Hàng hóa chắc chắn mang lại kết quả mong đợi (W)Pauly (1995) cho rằng có thể gắn kết phân tích chi phí thỏa dụng với phân tích chi

phí lợi ích qua việc phát hiện ra ~l~ nít bóng giá': của khái niệm QALY. Một thí dụ cho loại hàng hóa này được minh họa bởi công trình của Thómpon (1986) khi ông phỏng vấn bằng câu hỏi mở những bệnh nhân bị ~icm khớp rằng họ đồng ý chi trả tối đa là bao nhiêu để chữa khỏi bệnh

Hàng hoa không chắc chắn mang lại két quả mong đợi (W*)Trong việc phân tích WTP các loại hàng hóa không chắc chắn mang lại kết quả,

người sử dụng thường được hỏi xem họ đồng ý chi trả tối đa là bao nhiêu cho một loại trị liệu không chắc chắn mang lại kết quả. nhưng có một khả năng mang lại kết quả nhất định. Người ta có thể nhân mót trị giá của đầu ra sức khỏe (h) nhất định với khả năng (%) hiệu quả của một trị liệu nhất định (hay một chương trình nhất định).

Hàng hóa không chắc chán mang lại kết quả mong đợi và cũng không chắc chắn được sử dụng (W**)

Nhiều quốc gia phát triển thường có các mó hình Bảo hiểm y tế. Những mô hình Bảo hiềm này phản ảnh tình trạng không chắc chắn của bệnh tật và sử dụng chăm sóc sức khỏe. Trong phương thức này, người sử dụng dịch vụ y tế không phải trả hoàn loàn giá dịch vụ khi sử dụng. Hàng hóa loại này và có yếu tố không chắc chắn từ phía cầu, vừa có yếu tố không chắc chắn từ phía cung. Lấy thí dụ ý muốn chi trả cho thụ thai trong ông nghiệm để minh hoạ.

63

Page 65: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Ý muốn chi trả cho thụ thai trong ống nghiệmDựa trên ý muốn người sử dụng

Giả thiết bạn vô sinh và muốn có conThụ thai trong ống nghiệm có 10% thành côngTrung bình WTP bằng 17730$ (nếu 10% thành công)Trung bình WTP bằng 28054$ (nếu 25% thành công)Trung bình WTP bằng 43576$ (nếu 50% thành công)

Dựa trên Bảo hiểmGiả thiết bạn có 10% khả năng bị vô sinhThụ thai trong ông nghiệm có 10% khả năng thành côngBạn có thể mua Bảo hiểm trả một lần mệnh giáTrung bình WTP bằng 865$

Suy ra WTP cho một trẻ theo thống kê177730$ (dựa trên ý muốn người sử dụng)1,8m$ (dựa trên Bảo hiểm)

Theo Neumann và Johanncson 1994Trong thí dụ trên, cách nhìn “ngoài và sau được dùng cho người sử dụng vào thời

điểm sử dụng, còn cách nhìn ngoài và trước” được ứng dụng cho người có đóng Bảo hiểm y tế. Phân tích này hô trợ cho việc phát triển Bảo hiểm chứng minh người có Bảo hiểm chỉ phải đóng một số tiện nhỏ trước đó, và khi không may phải sử dụng dịch vụ thì không phải trả một số tiền lớn cho dịch vụ này

64

Page 66: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

4.3. Kỹ thuật đo lường trong thực hànhCó 2 loại câu hỏi để lấy thông tin cho lượng giá: (l) Câu hỏi mở, và (2) Câu hỏi

đóng.Sau đây là ví du về câu hỏi đóng

Thí dụ (ấu hộ đóng phân tích WTP dưa trên Bảo hiểmTrường hợp l: dùng hóa tri Liệu chữa ung thư* Giả thiết bạn có 10% khả năng mắc ung thư trong 5 năm tới * Bạn đóng Bảo hiểm hàng tháng

Nên bị ung thu* Được dùng hóa trị liệu, không kèm GCSF*Sau 6 chu kỳ dùng hóa trị liệu khả năng bị giảm bạch cầu là 20 %* Không thể mua GCSF hoặc có nó bằng cách khác

Trường hợp l: dùng hóa tri liệu + thuốc GCSF* Giả thiết bạn có 1% khả năng mắc ung thư trong 5 năm tới * Bạn đóng Bảo hiểm hàng tháng cộng thêm Bảo hiểm cho GCSFNên bị ung thu* Được dùng hóa trị liệu kết hợp GCSF*Sau 6 chu kỳ dùng hóa trị liệu khả năng bị giảm bạch cầu là 10 %* Không thể mua GCSF hoặc có nó bằng cách khác

Loại câu hỏi đóng giúp người được phỏng vấn có thề trả lời chính xác hơn vì họ không được chuẩn bị trước để trả lời cho loại câu hỏi mở. Trong loại câu hỏi đóng. các điều kiện được đặt ra trước và người được phỏng \án có thể trả lời bằng cách liên hé với những kinh nghiệm mình đã có từ trước. Họ chỉ cần quyết định lựa chọn phương án nào phù hợp

65

Page 67: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

BÀI TẬPNêu trường hợp: Chính phủ xem xét để ra quyết định xem có chi trả bù cho một phương pháp mới điều trị ung thư buồng trứng. Người ta tiến hành một cuộc điều tra về ý muốn chi trả (WrP) cho phân lích chi phí lợi ích của phương pháp điều trị mới này. Giả thiết rằng những phụ nữ được điều trị có 5% khỏi bệnh hoàn toàn. nhưng phần lớn có phản ứng phụ do điều trị. Số liệu thống kê cho thấy nhiều phụ nữ có thể trở lại làm \tiệc bình thường sau điều trị. Cũng kể đến việc những phụ nữ này do được chữa bênh tốt sẽ không phải mất tiền trong tương lai để khám chữa về bệnh này.

Câu hỏi: 1) có những thành phàn nào của lợi ích được nêu tên trong chương trình điều trị

này mà người ta có thể đánh giá sử dụng WTP? Trong phân lích này, giả thiết có người chống, có người đồng tình phân tích chương trình theo phương pháp Wl~p lỏng quát thay vì phương pháp WTP hạn chế cho lợi ích sức khỏe, giá thị trường và những thành phần khác của lợi ích

2) Bạn có thể xác định như thế nào loại hàng hóa mà mà người được phỏng vấn được yêu cầu phải trả tiền? Trong phân tích này hãy nêu các công thức W, W* và W** được trình bầy ở trên. Đòng thời nêu khả năng có thể chi trả thế nào cho mỗi công thức

3) Tài liệu dự án nêu có phỏng vấn một số phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Bạn thấy có cầnphỏng vấn các đối lượng khác nữa không? Vì sao?

Gợi ý đáp án:1) Nếu sử dụng phương pháp tổng quát, người ta se đài “Y muốn chi trả” (WTP

cho loại thuốc mới trong khuân khổ thị trường mà người sử dụng hoàn toàn chịu trách nhiệm về chi trả về công việc. Song, nếu tính toán như vậy. người ta phải đề ra ngoài giá thị trường của việc liệt kiếm được không phải chi trả cho khám chữa bệnh trong tương lai hoặc thu nhập tăng lên do sức khoẻ được cải thiện. Bởi lẽ, nếu người ta đưa những thành phần này vào trong tính toán thì người ta coi như đã tính những cu tố này 2 lần. Cách này phức tạp cho đối tượng phải xử lý. Một cách đơn gián hơn là sử dụng phương pháp hạn chế. Trong phương pháp này, người ta chỉ dùng ấy muốn chi trả” (WTP) cho cho những lợi ích về sức khác có được mà thôi, còn liệt kiệm không phải chi trả cho chi phí chăm sóc sức khỏe trong tương lai hay thu nhập được lăng lên do sức khỏe được cải thiện cũng không được kẻ đến ở đây.

2) Sự khác nhau cơ bản giữa các loại W, W* và W** là bao gồm hay không bao gồm yếu tố không chắc chắn về phía cung cũng như về phía cầu. Có lẽ phương án đơn giản nhất là quy thành tiền một Số tình trạng sức khỏe. Một cách khác là đưa yếu tố

66

Page 68: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

không chắc chắn (tỷ lệ khả năng xảy ra) vào đầu ra để người được phỏng vấn trả lời. Cái khó ở đây là có quá nhiều yếu tố để cân nhắc. Cơ chế chi trả ở đây có thể là đồng chi trả. Song, nếu trước đây bệnh nhân không phải chi trả thì sẽ có sự phản ứng tử phía bệnh nhân. Trường hợp W** có nhiều phức tạp hơn vì người được hỏi phải tính toán cả khả năng khỏi bệnh lẫn khả năng sử dụng 3) Ngoài những phụ nữ bị ung thư buồng trong cũng có thể phỏng vấn thêm các phụ nữ khác là những người trong lương lai có nguy cơ bị bệnh này để xem họ có muốn duy trì chương trình này không. hơn nữa cũng có thể phỏng vấn cả nam giới v 'họ cũng muốn bảo vệ vợ và con gái của họ.

67

Page 69: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

PHÂN TÍCH CHI PHÍ THỎA DỤNG

Mục tiêuSau khi học xong bài này học viên có khả năng

1. Trình bài được khái niệm về phân tích chi phí thoả dụng2. Phân tích được sự khác nhau giữa chi phí hiệu quả và chi phí thoả dụng3. Trình bày được chỉ số đo lường trong phân tích chi phí thoả dụng (QALYs)4. Tính được chỉ số QALYs

Phương pháp đánh giá phân tích chi phí thoả dụng gần với phương pháp đánh giá chi phí và hiệu quả”. Một số người còn cho rằng phương pháp đánh giá chi phí và thỏa dụng chỉ là mót biến thể của phương pháp đánh giá chi phí và hiệu quả”. Song, phần lớn tài liệu kinh tế mô lả “hiệu quả” khác với “thỏa dụng”.

Hãy nghiên cứu một trường hợp thực tế: ông Nguyễn Văn A bị bệnh mạch vành, phải lựa chọn hoặc sống với tình trạng đau ngực không làm việc được bình thường, hoặc nhận phẫu thuật có thể khỏi nhưng cũng có thể tử vong. ông A muốn nhờ phân tích kinh tế giúp ông lựa chọn quyết định tốt nhất. Để giúp óng A có sự lựa chọn tốt nhất. chúng ta cần hiểu được khái niệm về thỏa dụng.

1. KHÁI NIỆM1.1 THỎA DỤNG LÀ GÌ?

Trên thực tế. người la thường hay sử dụng lẫn lộn) danh từ “thỏa dụng”. “giá trị” và “ưa thích lựa chọn Để định nghĩa thỏa dụng, người ta càn tìm hiểu rõ về 3 từ này. “ưa thích lựa chọn” được coi là khái niệm bao chùm cả 2 khái niệm “thỏa dụng” và “giá trị”.

Để phân biệt khái niêm “thỏa dụng” và “giá trị” người ta dựa trên 2 tiêu chí đo lường

- Một là đầu ra có chắc chắn hay không chắc chắn- Hai là hành động cuối cùng là một sự đánh giá theo thang điểm hay một sư lựa

chọn.Người ta dùng bảng sau đây để phân biệt “thỏa dụng” và “giá trị”

68

Page 70: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Đầu raChắc chắn (Giá trị) Không chắc chắn “thỏa

dụng”

Hành động

Đánh giáThang điểm

- Cho thang điểm- Phân nhóm thang điểm- Tỷ xuất thang điểm- Ước nhìn độ thang tương đương

Không áp dụng

Lựa chọn

- Thời gian hơn thiệt- Con người hơn thiệt- So sánh đôi một- So sánh tương đương

Hành trình lựa chọn

Đo lường mức ưa thích lựa chọn có thể thực hiện bằng thang điểm hoặc bằng số thập phân. Đo lường bàng số thập phân nổi lên trong lượng của sự ưa thích, còn đo lường bằng thang điểm nói lên mức độ ưa thích.

Tóm lại, ưa thích lựa chọn là đáp ứng thỏa mãn người sử dụng. Thỏa dụng là một khái niệm của ưa thích lựa chọn đáp ứng thỏa mãn người sử dụng.Thỏa dụng là một dạng đặt biệt của hiệu quả trong điều kiện lựa chọn mà đầu ra không đưa chắc chắn. Nó có thể là đơn vị chung cho cả mắc bệnh tật và tử vong.1.2.KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH CHI PHÍ-HỮU DỤNG (HỮU ÍCH, THOẢ DỤNG):

Ba loại phân tích trên: CMA, CEA, CBA thường đặt căn bản trên kết quả lâm sàng như chữa khỏi bệnh, dịch bệnh được phòng ngừa, tuổi thọ được kéo dài thêm. Còn phân tích chi phí-hữu ích tức là tính thêm cả chất lượng cuộc sống.

69

Kết quả Hiệu quả sức khoẻ

Đo lường, định dạng

Chất lượng cuộc sốngQUALY

Giá trị

Page 71: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Sự phân tích CUA.Khái niệm phân tích chi phí thoả dụng (Cost Utility Analysis-CUA)

Phân tích chi phí-thoả dụng là dạng đặc biệt của phân tích chi phí-hiệu quả và đơn vị đầu ra là QALYs (Quality Adjusted Life Years).

Ví dụ, chương trình dự phòng thấp tim cấp II nhằm ngăn ngừa không cho người bị thấp tái phát, nhưng người bị thấp không phục hồi chức năng tim một cách hoàn toàn, vì vậy những năm sống và mang theo bệnh có giá trị cuộc sống thấp hơn so với người không bị bệnh, ví dụ bằng 80%. Trường hợp này nếu sống thêm 10 năm mang bệnh tim thì giá trị cuộc sống quy ra QALY bằng 10 năm x 0,8 = 8 năm sống khoẻ mạnh.

Tỷ số chi phí-thoả dụng dùng để so sánh hiệu quả của các chương trình hay dự án y tế A và B khác nhau được tính bằng:

Chi phí cho chương trình A Chi phí cho chương trình BTỷ số chi phí/thoả dụng = Số QALY đạt thêm Số QALY đạt thêm

từ chương trình A từ chương trình B

2. SỐ KHÁC NHAU GIỮA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH “CHI PHÍ THỎA DỤNG” VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GÍA “CHI PHÍ VÀ HIỆU QUẢ”

Cả hai phương pháp đều có điểm tương đồng về chi phí”, nhưng khác nhau về 3 điểm cơ bản sau:

- CUA dựa trên số đo đầu ra chung cho mọi nghiên cứu còn CEA chỉ sử dụng số liệu đầu ra riêng cho một chương trình

- CUA phản ánh ưa thích của khách hàng còn CEA chỉ phản ánh bản thán giá trị hiệu quả

- CUA bao gồm đo lường số lượng và chất lượng cuộc sống còn CEA chỉ tiêu được hiệu quả hoặc số lượng hoặc chất lượng3. KHI NÀO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH “CHI PHÍ VÀ THỎA DỤNG” ĐƯỢC ÁP DỤNG KHI NÀO THÌ KHÔNG ĐUỢC ÁP DỤNG

Người ta sử dụng phương pháp phân tích “chi phí và thỏa dụng” trong các trường hợp sau đây:

(1) Khi đầu ra của nghiên cứu liên quan đến chất lượng cuộc sống. Ví dụ các chương trình điều trị thấp khớp, người ta không quan tâm đến lỷ lệ lử vong mà chỉ liên quan đến chức năng sinh lý, xã hội và tình trạng lâm lý.

70

Page 72: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

(2) Khi kết quả của chương trình đồng thời liên quan đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh. Ví dụ trong điều trị bệnh ung thư, người ta quan tâm đồng thời đến việc kéo dài tuổi thọ, đồng thời đến chất lượng cuộc sống lốt hơn về lâu dài, nhưng chất lượng cuộc sống lại giảm đi trong thời gian điều trị.

(3) Khi chương trình đòi hỏi nhiều đầu ra và người ta lại muốn những đầu ra này có chung.

(4) Khi người ta muốn so sánh các chương trình khác nhau bằng khái niệm của phân tíchchi phí thỏa dụng.

Còn trong các trường hợp sau thì người la không sử dụng phân tích chi phí thỏa dụng:

(l) Khi số liệu đầu ra chỉ là những kết quả trung gian: ít liên quan đến chất lượng cuộc sống.

(2) Khi đầu ra hiệu quả có tác dụng như nhau đối với người sử dụng.(3) Khi hiệu quả của một chương trình này rõ ràng hơn chương trình kia và chi

phí của nó cũng rõ ràng hơn chương trình kia.(4) Khi những chi phí để có được giá trị thỏa dụng mong muốn rõ ràng là không

có được ý nghĩa chi phí hiệu quả4. LỊCH SỬ PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ THỎA DỤNG VÀ LÝ THUYẾT THỎA DỤNG CỦA VON NEUMANN-MORGENSTEIN

Vào đầu những năm 70 phương pháp phân tích chi phí thỏa dụng đã được áp dụng trong rất nhiều nghiên cứu dưới các tên gọi khác nhau như: Chi phí hiệu quả khái quát hóa (Torrance, 1971); tối đa hóa thỏa dụng (TorTanCe, 1 972); Mô hình chỉ báo tình trạng sức khoẻ (Bush. 1 972; Torrance, l976)...

Đến năm 1994, sự ra đời của lý thuyết thỏa dụng của Von Neumann-morgenstem (lý thuyết cho lựa chọn quyết định) đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc áp dụng phương pháp phân tích này. Lý thuyết của Von Neumann-morgenstcm bao gồm 3 định lý cơ bán sau:Định lý 1: Ưa thích là có thực và có thể chuyển tiếp:y và y’ - > y > Y', hoặc y’ > y, hoặc y = y’y, y” và y”-> nếu y > y’ và y’ > y”Hoặc y = y’ và y’ = y” thì y = y”Định lý 2: Lựa chọn là độc lậpnên x1 có p1 và x2 có (1-p1)và nếu y = (p1, x1, x2); y ' = (p2, x1, x2)thì (p,y,y’) có {pp1 + (1 – p)p2, x1,x2}

71

Page 73: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Định lý 3: Ưa thích là liên tụcnêu x1 > x2 > x3thì với p nhất định px2 = px1 + (l - p)x35. ĐO LƯỜNG THỎA DỤNG

5.1. Phương pháp lựa chọn đo lường thỏa dụng (Phương pháp đo lường may rủi chuẩn mực)

Trở về ví dụ ban đầu, ông A có hai khả năng chữa bệnh. Khả năng thứ nhất là bệnh của ông A sẽ trở thành tình trạng mãn tính nhưng chắc chắn không chết. Khá năng thứ hai bệnh nhân có thế khỏi nhưng cũng có thé chết, nhưng nếu khỏi thì khỏi hoàn toàn.

Nếu hi = p thì chúng la khuyên ông A nên đi phẫu thuậtTuy nhiên tình trạng sức khỏe của ông A cũng có thể diễn biến như sau: Khả năng

thứ nhất bệnh chuyển sang trạng thái hi. Khả năng thứ hai bệnh nhân có thể khỏi bệnh hoàn toàn sức khỏe tốt hoặc tình trạng sức khỏe ở mức độ j. Và j tốt hơn i.

72

Đo lường ưa thích

Khả năng chắc chắn Khả năng có thể

Khả năng chắc chắn Khả năng có thể

Khả năng chắc chắn Khả năng có thể

Phương pháp đo lường

Khả năng 2

Khả năng 1 Tình trạng mãn tính h1

Chết = 0

Bệnh khỏi, sức khỏe tốt =1

Khả năng 2

Khả năng 1 Tình thái bệnh hi

Trạng thái bệnh hJ

Bệnh khỏi, sức khỏe tốt =1

Page 74: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Công thức phân tích là: hi = p + (l - p) hJ

5.2. Phương pháp lựa chọn đo lường giá trị (phương pháp bù trừ thời gian)Trong thí dụ thứ nhất có hai khả năng chữa bệnh. Khả năng thứ nhất bệnh nhân

khỏe trong thời gian x (x < t) cho đến chết. Khả năng thứ hai bệnh nhân ở trong trạng thái sức khỏe i trong thời gian t (tuổi thọ ước tính của một người tới tình trạng bệnh mạn tính cho đến chết).

Thí dụ thứ 2 có hai khả năng chữa bệnh. Khả năng thứ nhất bệnh có trạng thái bệnh mạn tính hi trong thời gian t, sau đó khỏi bệnh. Khả năng thứ hai có trạng thái bệnh trong thời gian x (x <t) sau đó khỏi bệnh.

X thay đổi đến khi cân đối hai khả năng lựa chọn. tại điểm đó công thức là:Hi = p + (1- hJ) x / t

5. 3. Phương pháp thang điểm đo lường giá trịPhương pháp đơn giản nhất để đo lường mức ưa thích lựa chọn là sắp hàng đầu ra

sức khỏe lừ mức ưa thích nhất đến mức ưa thích ít nhất. hoặc qu\/ định khoảng cách đầu ra sức khoẻ lầy theo độ ưa thích của người lựa chọn.

73

Khả năng 1

Khả năng 2

Mạnh khỏe 1

Mãn tính hi

0 x tChết

Mạnh khỏe 1

Trạng thái hi

Trạng thái hJ

Chết

0 x t

Page 75: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Có nhiều cách quá thang điểm- Cho điểm nhàng điếng là gắn cho mỗi đầu ra một con số nhất định (ví dụ từ 0

đến 100)- Phân nhóm điểm (thang điếng là thu nhỏ nhóm bậc thang điểm về từng nhóm

để số bậc thang điểm nhỏ đi (thay vì số 0 đến 100 thu nhỏ lại 10 nhóm).- Uớc nhìn bậc thang điểm là kẻ mót đường thẳng trên trang giấy với các điểm

trên đường kẻ biểu hiện độ thỏa mãn nhiều/ít dựa trên đường kẻ dài ngắn.Cho điểm trường hợp liên quan đến sức khỏe người la thường lấy giá trị 1 là khỏe

mạnh bình thường và 0 là chết. Tình trạng sức khoẻ được đánh giá giữa 0 và 1. Trongtrường hợp có linh trạng bệnh lý của người đánh giá là xấu hơn cả chết thì người ta dùng công thức (x – α)/(1 – α)5.4. Đo lường tình trạng.sức khỏe nhiều thuộc tính

Đầu ra sức khỏe có nhiều loại đơn vị khác nhau vì máy người ta phát triển các bảng điểm đê đánh giá đầu ra của các can thiệp. Đó là bảng đánh giá chất lượng cuộc sống

Có ba loại thường được nêu là:- Chất lượng thoải mái (QWB: Quality of Well Being)- Chất lượng cuộc sống châu Âu (Euro QOL = Euro Quality of Life)- Chỉ số thỏa dụng sức khỏe (HUI = Health Ulilities Index)QWB

Thang QWB do Kaplan và Anderson phát triển vào năm 1988 và điều chỉnh vào năm 1996, phần loại bệnh nhân dựa trên những thuộc tính: Khả năng chuyển dịch, hoạt động tác chất. hoạt động xã hội và hỗn hợp các vấn đề triệu chứng liên quan đến sức khỏe. Việc cho điểm dựa trên 2 nguyên tắc, một là phân nhóm cho điểm, hai là phỏng vấn mẫu quần thể. Kết quả cho điểm diễn biến theo một hàm mà số tối đa là 1 (mạnh khỏe hoàn toàn) và tối thiểu là 0 (chết).

Tính trọng lượng (W) QWB của một cá nhân ở một điểm thời gianW = 1 + (cpx wl) + (MOBwt) + (PAC\vt) + (SACwt)

Tính số năm manh khóc WP - số người x (CPXWI + Mol~wt + pACwl + SACwt) x thời gian CPX - Vấn đề/ triệu chứng; MOB = Di chuyển, PAC = Vận động. SAC = Hoạt động xã hội

Euro QOL: Dựa vào bảng Euro QOI của DOLAN, GUIDEX. KIND và WILLIAM. 1995

74

Page 76: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Công thức tính phụ thuộc vào 5 hệ số chức năng, 1 hệ số rối loạn chức năng bất kỳ (c) và 1 hệ số rối loạn chức năng cao nhất (n3)

Môi chức năng có 3 mức rối loạn và 3 hệ số Tính theo công thức: w t = {1 (hệ số c nếu có + hệ số chuyển đóng

+ Hệ số tự chăm sóc + hệ số hoạt động thống thường+ Hệ số đau/ khó chịu + hệ số lo làng suy sụp tinh thần+ Hệ số n3 (nếu có) }

HUI Dựa vào bảng HUI và hệ số của Torrance, 1996 có 6-7 chức năng, mỗi chức

năng có hệ số của 3-5 mức Công thức tính như sau U = 106 x (b1 x b2 x b3 x b4 x b5 x b6 x b7) - 06 Thỏa dụng âm = -0.03, sai số chuẩn = 0,015; sai số mô hình = 0,06

5.5. Khái niệm về số năm sống được điều chỉnh theo chất lượng (Quality adjusted life years - QALYs)Khái niệm QALYs được Herbert Klaman và cộng sự bắt đầu sử dụng từ năm

1968 trong một nghiên cứu về suy thận mạn. Khái niệm này được sử dụng rộng rãi kể từ năm 1977 khi có một số bài báo được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine của trường đại học Harvard.

QALYs là một đơn vị đo lường thể hiện được cả số lượng những năm sống (số năm sống tới khi tử vong-kỳ vọng sống) và cả chất lượng của những năm sống đó (mức độ ưa thích đối với các tình trạng sức khoẻ khác nhau).

Ngoài ra QALYs còn được sử dụng dưới các tên khác như: Year of Healthy Life (YHL), Health Adjusted Person Year (HAPY), Health Adjusted Life Expectancy (HALE). Đặc tính của QALYs- Phụ thuộc vào mức độ ưa thích (bao gồm thoả dụng và giá trị). Trạng thái sức khoẻ

tốt hơn có mức ưa thích cao hơn.- QALY nằm trong khoảng hoàn toàn khoẻ mạnh (ưa thích = 1) và tử vong (ưa thích = 0).- Đo lường dựa trên thang điểm (biến khoảng chia).Tính toán QALYs- Tính thời gian của mỗi trạng thái.- Tính hệ số cho mỗi trạng thái (đo lường mức ưa thích: thoả dụng hoặc giá trị).- Nhân và cộng.- Đưa hệ số chiết khấu (Discount rate).

75

Page 77: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

1 năm sống hoàn toàn khoẻ mạnh (thoả dụng = 1) tương đương 1 QALY

Ví dụ: một người có kỳ vọng sống là 10 năm trong đó 2 năm ông ta đạt trạng thái sức khoẻ là hoàn toàn khoẻ mạnh, 3 năm đạt trạng thái sức khoẻ có mức thoả dụng là 0,75, 4 năm đạt trạng thái sức khoẻ có mức thoả dụng là 0,5 và 1 năm có mức thoả dụng là 0,2. Khi đó QALYs sẽ được tính như sau (Với giả thiết là không quan tâm đến các hệ số chiết khấu):

QALYs= 2 x 1 + 3 x 0,75 + 4 x 0,5 + 1 x 0,2Có nhiều phương pháp xác định hệ số QALYs như cho thang điểm, đo lường

may rủi chuẩn mực, hành trình lựa chọn, bù trừ thời gian, bù trừ con người hoặc dựa trên bảng tra sẵn như EuroQOL....Một số nghiên cứu đã tiến hành và đưa thành bảng các bệnh hay gặp, với các hệ số khác nhau.

BÀI TẬP VỀ QALYNhững thông số cho trước

Thời gian Tình trạng sức khỏe Trọng lực3 tháng chạy thận nhân tạo tại bệnh viện 0,623 tháng Phải ở nhà do bị lao phổi 0,688 năm chạy thận nhân tạo tại nhà 0,658 năm Cắt vú do bị ung thư 0,48

76

Page 78: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

BÀI TẬP QALY SỐ 1Câu hỏiVẽ sơ đồ QALY và tính số DALY thu được nếu 1 người kéo dài cuộc sống thêm 8 năm do chạy thận nhân tạo tại nhà1) Nếu không trừ hao2) Nếu trừ hao 5% nămĐáp án

1) Không trừ hao: 0,65 x 8 = 5.2 QALY2) Có trừ hao: 0,65 x (5.7864 + 1,0000) - 4,4 QALYBàl Tập QALY Số 2Câu hỏiVẽ sơ đồ QALY và tính số QALY thu được nếu một người kéo dài được do chạy thận nhân tạo tại bệnh viện1) Nếu không trừ hao2) Nếu trừ hao 5% nămĐáp án:1) Không trừ hao: 0,62 x 0,25 - 0, 1 6 QALY2) Có trừ hao: 0,62 x 0,25 = 0,16 QALY

77

Thỏa dụng

1

0,65

08 Số năm

Page 79: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Bài Tập QALY Số 3Câu hỏi: Vẽ sơ đồ QALY và tính số QALY thu được khi phòng được bệnh lao cho một người nếu bị bệnh sẽ phải điều trị tại nhà trong thời gian 3 tháng.1) Không trừ hao2) Có trừ hao 5% hàng năm

1) Không trừ hao: (1,00 - 0,68) x 1/4 = 0,08 QAI Y2) Có trừ hao: (l.00 - 0,68) x 1/4 = 0.08 QALYBài tập QALY Số 4Câu hỏi: Giả thiết một bệnh nhân bị ung thư vu sắp bị di căn được cài vú và sống thêm 6 năm. Bằng phương pháp xét nghiệm sàng lọc, người ta phát hiện (lược ung thư trước 1 năm và cắt vú trước 1 năm để sau đó bệnh nhân được sống thêm 2 năm nữa. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân sống được 9 năm sau mổ thay vì 6 năm.

Hãy vẽ sơ đồ QALY \là tính QALY có thêm được do sàng tuyển1) Không trừ hao2) Có trừ hao 5%Đáp án:

78

Thỏa dụng

1

0,68

01/4 Số năm

Thỏa dụng1

0,48

00 1 2 3 4 5 6 7 8 9

+

Page 80: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

BÀI TẬP QALY SỐ 5Câu hỏi

Hãy vẽ sơ đồ QALY và tính số QALY thu được trong năm giả thiết một bệnh nhân có một năm thử nghiệm lâm sàng với tình trạng HUI ban đầu là 11211. rồi 6 tháng với tình trạng HUI là 122112. rồi 1 năm có tình trạng HUI là 112111.

Giả thiết sự thay đổi tình trạng HUI giữa các đo lường chuyển dần theo thời gian và điểm thỏa dụng có thể biểu diễn trên một đường thẳng.Đáp án

Thời gian Tình trạng sức khỏe Điểm HUI0 tháng 1,3,3,1,1,4 0,40166 tháng 1,2,2,1,1,2 0,867512 tháng 1,1,2,1,1,1 0,9258

Bài Tập QALY Số 6Câu hỏi:Giả thiết bệnh nhân trong bài tập 5 là trường hợp điển hình của nhóm can thiệp và một bệnh nhân điển hình của nhóm chứng có HUI lúc đầu là 133114, rồi HUI tháng thứ 6 là 132113, rồi HUI tháng 12 là 132113.

Vẽ sơ đồ OALY cho 2 trường hợp can thiệp và chứng,Tính số QALY thu được trong 1 năm của can thiệp so với chứng trường hợp

chứngĐáp án

Thời gian Tình trạng sức khỏe Điểm HUI0 tháng 1,3,3,1,1,4 0,40166 tháng 1,3,2,1,1,3 0,643912 tháng 1,3,2,1,1,3 0,6439

QALY chứng: 1 {0,5(0,4016+0,6439)6+0,5(0,6439+0,6439)6 }/12 = 0,583d QALY=QALY (can thiệp) - QALY (chứng) = 0,766 - 0,538 = 0,183

79

Thỏa dụng

1

0,4

0 0 1 2 3 4 6 5 6 7 8 12 Số tháng

0,930,87

Page 81: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

BÀI TẬP QALY SỐ 7Câu hỏi: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu HUI thử nghiệm lâm sàng bệnh nhân được hỏi về chất lượng cuộc sống liên quan dấn sức khỏe và yêu cầu nhớ lại một thời gian nhất định cho câu trả lời làm lại bài tập 5 và 6 giả thiết bệnh nhãn được hỏi vào các tháng 0,6 và 12 và yêu cầu nhớ lại 4 tuần để trả lời cho rằng câu trả lời đã là trung bình của giai đoạn nhớ lại.Đáp áp:

QALY (can thiệp) = {0,5(0,4016+0,8675)+0,8675x4+0,5(0,8675+0,9258)22+0,9258x4}/52 = 0,786QALY (chứng) = {0,5(0,4016+0,6439)+0,6439x4+0,5(0,6439+0,6439)22+0, 6439x4}/52 = 0,593d QALY = QALY (can thiệp) - QALY (chứng) = 0,786 – 0,593 =0,193

80

Thỏa dụng1

0,4

0

0 22 26 48 52 Tuần

0,87

0,64 0,64

+

0,93

Page 82: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

TÀI CHÍNH Y TẾ

Mục tiêu học tậpSau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Trình bày khái niệm về tài chính y tế, công bằng và hiệu suất trong tài chính y tế2. Phân tích sự khác biệt giữa các mô hình tài chính y tế.3. Phân tích tình hình tài chính y tế Việt Nam hiện nay.

1. Khái niệm về tài chính y tếDòng của nguồn tiền chi trả cho chăm sóc sức khoẻ hay cho hệ thống bảo hiểm

y tế (BHYT) bao gồm 3 nội dung:(1) Nguồn kinh phí để chi trả cho các hoạt động y tế. (2) Phân bổ kinh phí đã có cho các cơ sở y tế khác nhau của hệ thống y tế. (3) Việc trả tiền công, tiền lương lao động cho các cá nhân tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Khái niệm tài chính y tế, ở nơi này hay nơi khác chưa được thống nhất, mỗi một

nội dung nói trên đều có thể được hiểu là tài chính y tế. Trong tài liệu này, chúng tôi chỉ đề cập đến nội dung (1) nguồn kinh phí để chi trả cho các hoạt động y tế.

Dịch vụ y tế thường tiêu tốn rất nhiều tiền, trong khi đó người cần sử dụng dịch vụ y tế nhiều khi lại không có đủ khả năng về tài chính. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sử dụng dịch vụ này một cách không đầy đủ. Chính vì thế, các chính phủ đều tìm cách tạo nguồn kinh phí cho ngành y tế thích hợp nhất cho quốc gia của mình trong từng thời gian cụ thể.1.1. Các nguồn tài chính cho y tế

Có bốn nguồn tài chính y tế chính: chi trả trực tiếp, BHYT tư nhân, BHYT xã hội và thuế.

- Chi trả trực tiếp: Chi trả trực tiếp bao gồm các chi trả mà người sử dụng phải lấy tiền túi của mình để mua dịch vụ y tế. Người sử dụng có thể phải chi trả toàn bộ chi phí phải trả hay đồng chi trả với BHYT. Các chi trả này xảy ra ngay khi sử dụng dịch vụ. Ví dụ: một bệnh nhân nội trú khi ra viện, nếu không có BHYT sẽ phải trả toàn bộ phí khám, chữa bệnh (KCB), nếu có BHYT sẽ chi trả một tỷ lệ nào đó, hoặc chi trả thêm những phần thuốc không có trong danh mục của BHYT. Phần này sẽ được phân tích kỹ trong bài viện phí.

- Bảo hiểm y tế tư nhân: Người sử dụng dịch vụ y tế mua BHYT tư nhân theo mệnh giá nhất định. Mệnh giá - được quyết định tuỳ theo nguy cơ mắc bệnh của

81

Page 83: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

người mua bảo hiểm. Với mệnh giá này họ sẽ được cung cấp gói dịch vụ như đã thoả thuận với công ty BHYT tư nhân. Công ty bảo hiểm tư nhân là loại công ty hoạt động có lợi nhuận.

Ví dụ: một người 70 tuổi nghiện thuốc lá sẽ phải mua BHYT của công ty BHYT tư nhân với mệnh giá cao hơn người 25 tuổi không có bệnh và không có nguy cơ gì.

Tuy nhiên, công ty bảo hiểm tư nhân cũng có thể ban hành mệnh giá bảo hiểm chung, áp dụng cho mọi người ở một cộng đồng nào đó khi xác định được tỷ lệ mắc bệnh của cộng đồng đó. Điều này sẽ được phân tích kỹ hơn trong bài BHYT.

- Bảo hiểm xã hội (bảo hiểm y tế xã hội): Mọi người đều đóng BHYT xã hội dựa trên thu nhập, không kể người đó có sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hay không. BHYT xã hội cũng có thể được cắt từ thuế ra.

- Thuế: Có thể dưới hai hình thức:+ Trực tiếp: theo thu nhập, thông thường mức đóng thuế trực tiếp này theo

luỹ tiến, tức là thu nhập càng cao thì tỷ lệ thuế phải đóng càng nhiều.+ Gián tiếp: theo mức tiêu thụ (thuế VAT: Value Added Tax).

Người ta cũng có thể chia các nguồn tài chính y tế thành 3 nguồn: Nguồn Nhà nước, nguồn tư nhân và nguồn khác. Với các phân loại này, “nguồn khác” ít được quan tâm vì trên thực tế thường không chiếm tỷ lệ lớn và không ổn định. 1.2. Hiệu suất tài chính y tế 

Để đánh giá hiệu suất của một nền tài chính y tế, có hai khía cạnh cần quan tâm:- Chi phí hành chính liên quan đến việc tạo nguồn: Tạo nguồn thông qua

BHYT tư nhân sẽ tốn nhiều chi phí hành chính hơn là tạo nguồn bằng phương pháp thu thuế.

- Hiệu suất kinh tế liên quan đến chi phí hiệu suất. Về lý thuyết, BHYT tư nhân có hiệu suất hơn vì có mức mệnh giá phản ánh khả năng sẽ sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của các cá nhân. Quay lại ví dụ trên, người 70 tuổi, có nguy cơ ốm 4 lần cao hơn người 25 tuổi vì thế phải mua mệnh giá bảo hiểm cao hơn. Với nguồn tài chính từ thuế thì dù thu thuế theo hình thức nào (cố định hay luỹ tiến) cũng ảnh làm giảm tính hiệu suất vì nó không dựa trên phản ánh được mức sử dụng dịch vụ y tế của các đối tượng có tình trạng sức khoẻ khác nhau. 1.3. Công bằng trong tài chính y tế

Các nguồn tài chính y tế khác nhau có mức độ công bằng khác nhau. Hình thức tài chính trực tiếp và BHYT tư nhân có khuynh hướng dẫn đến gánh nặng cho nhóm người có thu nhập thấp hơn là cho nhóm có thu nhập cao. Ví dụ: nếu mệnh giá của bảo hiểm là 100.000 đ/năm thì đối với người có thu nhập 2.000.000đ/năm, con số này

82

Page 84: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

chiếm 5% nhưng nếu với người có thu nhập 20.000.000đ/năm thì chỉ là 0,5%. Người ta gọi hệ thống tài chính y tế trong đó người nghèo lại phải đóng góp cao hơn người giàu (theo tỷ lệ thu nhập) là hệ thống lạc hậu. Ngược lại, hệ thống tài chính y tế, trong đó người giàu đóng góp nhiều hơn người nghèo là hệ thống tiến bộ. Để đạt được điều này, người ta thường đánh thuế thu nhập theo luỹ tiến. Ví dụ: ở Cote d’Ivoire, thuế thu nhập đối với nhóm người nghèo nhất là 26% trong khi đó, nhóm người giàu nhất là 32%. Còn ở Peru, tỷ lệ tương ứng là 8 và 45%.

Về tổng thể, hình thức chi trả trực tiếp hay BHYT tư nhân đều được xem là các hình thức lạc hậu. Nghiên cứu tại các nước đang phát triển cho thấy chi trả trực tiếp lạc hậu hơn BHYT tư nhân và BHYT tư nhân lại lạc hậu hơn bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, BHYT tư nhân ở các nước nghèo lại được xem là tiến bộ vì chỉ có người giầu mới mua được.

Như vậy, mức độ công bằng của các hình thức tài chính y tế có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào tính thức hợp của hình thức, tỷ lệ đóng góp, tỷ lệ bao phủ.2. Các mô hình tài chính y tế chính

Trong 4 nguồn tài chính y tế chính đã được đề cập ở phần trên, chúng ta sẽ không đề cập kỹ chi trả trực tiếp (bao gồm chi trả viện phí, chi mua thuốc ngoài bệnh viện, chi phí tự điều trị,..) trong chương trình này. Tuy nhiên về viện phí sẽ được trình bày kỹ hơn các nội dung khác của chi trả trực tiếp ở bài tiếp theo. Phần này sẽ đưa ra một số mô hình, minh hoạ cho nguồn tài chính y tế từ thuế, từ BHYT xã hội và từ BHYT tư nhân. 2.1. Mô hình Beveridge

Mô hình này là nguồn chi cho y tế chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước (từ thuế). Vì tài chính y tế từ nguồn ngân sách Nhà nước nên mọi người dân đều được KCB miễn phí. Triết lý của mô hình này là “xã hội chăm sóc con người từ khi sinh ra đến khi chết đi” (từ cái nôi đến nấm mồ). Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế có thể là công hoặc tư. Anh là nước đại diện cho các quốc gia áp dụng mô hình tài chính này. Với mô hình này mức thuế thu nhập rất cao (30-50%) và tỷ lệ chi phí công cho y tế rất cao (60-90%)Điều kiện để thực hiện mô hình tài chính Beveridge:

- Ngân sách Nhà nước đủ lớn;- Nền kinh tế phát triển;- Hệ thống thu thuế hoàn thiện.

83

Page 85: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

2.2. Mô hình SemashkoSau Cách mạng Tháng Mười, theo đề nghị của Semashko, Chính phủ Liên bang

Xô viết đã quyết định mọi chăm sóc y tế cho nhân dân đều được Nhà nước bao cấp. Các nước trong phe xã hội chủ nghĩa cũng đi theo mô hình này.Mô hình Semashko có những đặc điểm sau:

- Mọi dịch vụ y tế đều mang tính xã hội. Mọi người dân đều không phải trả tiền khi sử dụng dịch vụ y tế.

- Chính quyền các cấp có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ y tế.- Phòng bệnh và chữa bệnh được lồng ghép với nhau, trong đó quan tâm hơn đến

phòng bệnh.- Mọi nguồn lực y tế và dịch vụ y tế đều được kế hoạch hoá trong hệ thống kinh

tế kế hoạch tập trung.- Nhân dân tham gia vào việc hoạch định chính sách y tế và quyết định các

chính sách này được thực hiện ở tuyến trung ương.- Do nguồn lực hạn chế nên ưu tiên cho công nhân của các xí nghiệp và cho trẻ em.- Mọi thành phần của hệ thống y tế đều đặt dưới sự điều khiển của Bộ Y tế và các

cơ quan hữu quan.- Y tế tư nhân tuy không bị cấm tuyệt đối nhưng được đặt dưới sự giám sát chặt

chẽ của Chính phủ.Mô hình này cũng dựa trên thuế nhưng khác mô hình Beveridge ở 3 điểm:

- Hệ thống này ở mô hình Semashko thì chịu sự quản lý của hệ thống hành chính trong khi hệ thống dịch vụ y tế ở mô hình Beveridge nằm độc lập với hệ thống hành chính.

- Tài chính y tế của Semashko dựa vào thuế nhưng là thuế chung, chứ không chỉ đánh vào thu nhập.

- Hệ thống cung ứng dịch vụ ở mô hình Semashko là công trong khi hệ thống ở mô hình Beveridge có cả công lẫn tư.

2.3. Mô hình BismarckMô hình này do Otto Von Bismarck (1815-1898), Thủ tướng đầu tiên của nước

Đức sáng lập, được thực hiện đầu tiên ở Đức. Sau đó, một số quốc gia khác như Pháp, Bỉ, Nhật, áo, Peru, Brazil,… cũng thực hiện. Với mô hình này, chính sách xã hội được áp dụng cho tất cả mọi người dân. Thành lập BHYT xã hội, trách nhiệm đóng góp là cả ba bên: cá nhân, chủ sở hữu lao động và Nhà nước. Đối với y tế, quyền lợi được hưởng là theo cái “cần” chứ không phải ngang bằng giữa mọi người. BHYT xã hội là các cơ quan hoạt động không lợi nhuận mặc dù việc cung ứng dịch vụ y tế, chủ yếu do tư nhân đảm nhiệm. Sau này, BHYT mở rộng ra cả các tổ chức tư nhân, hoạt động

84

Page 86: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

theo lợi nhuận. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm của BHYT xã hội tại Đức không ngừng tăng. Đến năm 1995, 100% người dân Đức có BHYT xã hội.2.4. Mô hình tài chính y tế dựa vào bảo hiểm tư nhân

Có thể nói, Mỹ là quốc gia đại diện cho mô hình tài chính y tế dựa vào BHYT tư nhân. Nước Mỹ cũng được coi là nước có chi phí cho y tế lớn nhất thế giới, cả về số tuyệt đối cũng như tỷ lệ từ tổng thu nhập quốc dân (khoảng 14% GDP). Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí cho y tế từ nguồn công thì thấp.

Tài chính chủ yếu thông qua BHYT thương mại nghĩa là các công tư BHYT tư nhân hoạt động vì lợi nhuận sẽ thay mặt bệnh nhân chi trả cho các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế. ở Mỹ, thực tế chỉ có những người có thu nhập trên trung bình mới có thể mua được BHYT. Với những người không có khả năng mua BHYT, khi cần sử dụng vụ y tế sẽ phải chi trả một khoản rất cao, đến mức dường như là không chịu đựng nổi. Số người không có khả năng mua BHYT ở Mỹ năm 2003 là 44 triệu người, chiếm khoảng 15% dân số Mỹ.

Quỹ BHYT của Mỹ chi trả cho 30 triệu người già (Medicare) và 30 triệu người nghèo (Medicaid).

Chi phí y tế ở Mỹ từ 1980-2002.3. Tài chính y tế Việt Nam

Từ trước 1986, nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế kế hoạch tập trung. Về tài chính y tế, chúng ta áp dụng mô hình Semashko, tức là nền tài chính y tế dựa vào thuế, mọi dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đều được cung cấp miễn phí. Trong thời kỳ này, ở Việt Nam không có y tế tư nhân hợp pháp. Công cuộc “Đổi mới” phát động từ năm 1986 đã đánh dấu sự chuyển đổi của Việt Nam từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về tài chính y tế, Việt Nam áp dụng mô hình hỗn

85

Tỷ USD

Page 87: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

hợp, bao gồm ngân sách Nhà nước, thu phí dịch vụ, bảo hiểm y tế và BHYT xã hội. Mặc dù tiến trình này đã đem lại những cải thiện về phúc lợi cho hầu hết người dân Việt Nam, nhưng cuộc sống của nhiều người vẫn có nguy cơ trở lại tình trạng nghèo khổ, đặc biệt là những gia đình chẳng may có người ốm đau nặng. 3.1. Tổng quan về những thách thức trong quá trình phát triển

Gần hai thập kỷ nay, Việt Nam đã và đang trải qua một thời kỳ chuyển đổi kinh tế và xã hội quan trọng. Công cuộc “Đổi mới” đã đánh dấu sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nước. Nhà nước Việt Nam đã phát triển các qui chế, luật pháp nhằm thực hiện một chính sách mở cửa với tất cả các nước. Những cải cách cơ bản bao gồm việc trở lại kinh tế nông nghiệp gia đình, xoá bỏ sự hạn chế trong các hoạt động tư nhân về thương mại và công nghiệp, hợp lý hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Nhìn chung quá trình này (khởi sự từ năm 1986) được đánh giá là đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao toàn diện đời sống của đại đa số người Việt Nam. Tăng trưởng bình quân tổng thu nhập quốc gia trên đầu người dân đạt hơn 6% hàng năm trong hơn một thập kỷ qua. Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Một trong những thành tựu nổi bật là Việt Nam đã giảm tỷ lệ đói nghèo từ 70% trong những năm 1980 xuống còn 36% trong năm 2001, theo số liệu tính toán sử dụng ngưỡng đói nghèo so sánh quốc tế của Ngân hàng thế giới.

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, với tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người là 400 USD trong năm 2000. Có đến 28 triệu người mà thu nhập của họ vẫn không đủ để đảm bảo một cuộc sống ổn định. Nhiều người vẫn sống ở mức cận ngèo và nguy cơ bị kéo trở lại đói nghèo vẫn rất cao. 48% dân số vẫn còn chưa có nước sạch và an toàn để sử dụng; tỷ lệ này tăng đến 56% ở khu vực nông thôn. Trong năm 1999, 33% trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng nhẹ hơn so với tuổi. Sự cách biệt về mức sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Các dân tôc ít người sống ở vùng núi cao và vùng sâu vùng xa chịu tác động và hưởng lợi rất ít từ tiến trình phát triển. Sự chênh lệch đang tăng nhanh, sự khác biệt về phân phối thu nhập giữa nhóm người giàu nhất và nghèo nhất đã tăng từ 4,9 trong năm 1992 lên 8,9 trong năm 1999.Rất nhiều việc sẽ cần phải làm để củng cố, duy trì và tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạt được. Nhưng Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Như đã được đề cập trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm của Việt Nam (từ 2001 đến 2010), để lấy lại nhịp độ tiếp tục đi lên của công cuộc đổi mới, đầu tư và tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng trong thập kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, thách thức cơ bản vẫn là làm sao để các khu vực, các tỉnh, các tầng lớp dân cư, các dân tộc ít người đều có cơ hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình phát triển và để đất nước

86

Page 88: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

đạt được sự công bằng cao trong phát triển con người. Bên cạnh sự cải cách kinh tế vĩ mô phù hợp, cần phải có một công cuộc cải cách hành chính Nhà nước, trong đó vấn đề nổi cộm là chi trả cho các dịch vụ công. Lương cho người cung cấp dịch vụ công còn quá thấp so với chi tiêu trung bình hàng tháng của hộ gia đình, dẫn đến việc cung cấp dịch vụ với chất lượng kém, và nhiều hiện tượng tiêu cực là điều hầu như không thể tránh. Hơn thế, cần phải củng cố pháp luật Nhà nước, cải thiện các biện pháp bảo trợ xã hội và tăng cường sự tham gia của các tầng lớp xã hội.3.2.Tình hình sức khoẻ

Mặc dù Việt Nam còn nghèo, nhưng các chỉ số sức khoẻ cơ bản của Việt Nam có thể so sánh với các nước có thu nhập ở bậc trung trên thế giới. Tuổi thọ trung bình của người phụ nữ Việt Nam dài hơn 10 năm so với mức tuổi thọ có thể có với một quốc gia ở mức độ phát triển như vậy. Tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh trong năm 2001 là 36,7 trên 1000 trẻ đẻ sống, ngang với tỷ lệ của một số nước khác như Brazil, Peru và Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam đã rất thành công ngay cả trước hội nghị Alma Ata (1978) trong công tác phòng chống dịch bệnh, trong công tác kiểm soát sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng và đạt được những thành tựu đáng kể trong chăm sóc sức khoẻ của toàn dân. Để đạt được điều đó, một phần nhờ Việt Nam có hệ thống chăm sóc sức khoẻ rộng với trọng tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu (có tất cả 9.806 trạm y tế xã và hơn 600 bệnh viện huyện, với một đội ngũ cán bộ y tế đông đảo, và các chương trình y tế quốc gia được tổ chức tốt như chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI)). Tỷ lệ biết chữ trong dân cư cao cũng là một yếu tố tạo nên thành công trong nền Y tế Việt Nam. Mặc dù đã có những thành tựu như vậy trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một tỷ lệ suy dinh dưỡng cao trong nhóm trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ đẻ non cao, tỷ lệ chết chu sinh khá cao (chủ yếu trong nhóm các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa) và tỷ lệ nạo phá thai cao. Vẫn còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết trong lĩnh vực các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, mặc dù những bệnh này chiếm dưới 30% các nguyên nhân tử vong (ví dụ: các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp ở trẻ em, viêm gan B, các vấn đề liên quan đến ngộ độc thực phẩm). Mặt khác, có một sự tăng liên tục những bệnh không thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng như bệnh về tim mạch, bênh ung thư, tiểu đường; và sự bắt đầu tăng hoặc tăng trở lại của các bệnh như bệnh lao, HIV/AIDS, sốt xuất huyết, và viêm não Nhật Bản. Bên cạnh đó còn có sự gia tăng của các bệnh liên quan đến lối sống như nghiện thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma tuý, tai nạn giao thông, bạo hành, tự tử, và các bệnh về tâm thần. Tử vong do tai nạn giao thông có xu hướng tăng lên, đến hơn 20% tổng số các trường hợp tử vong tại bệnh viện; trong khi đó, tử vong do các bệnh nhiễm trùng

87

Page 89: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

đang có xu hướng giảm đi. Tai nạn giao thông hiện đang chiếm hơn 20% các trường hợp tử vong, và là nguyên nhân chính gây tử vong trong những người chết trẻ.

Hơn nữa, có sự khác nhau đáng kể về tình trạng sức khoẻ giữa các khu vực địa lý hay giữa các nhóm dân cư. Nhìn chung, các chỉ số sức khoẻ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, khu vực miền núi miền Trung, miền núi phía Bắc thấp hơn đáng kể so với cả nước. Tỷ lệ chết mẹ và trẻ sơ sinh trong khu vực các dân tộc ít người cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của cả nước. Sự chênh lệch về thu nhập và xã hội đã tăng nhanh trong những năm 1990, điều đó đã có những tác động lên sức khoẻ, và các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh trong 20% dân số nghèo nhất đang tăng lên.

Việc chi tiêu thấp cho y tế công, việc chi trả phí khám bệnh ở các cơ sở dịch vụ công, việc chi trả phí ngầm và việc tăng nhanh của các nhà hành nghề y tế tư và bán thuốc tư dẫn đến việc chi trả trực tiếp từ túi người dân cho sức khoẻ rất cao. Ngày nay phần lớn người dân phải tự chi trả cho dịch vụ y tế, một cách chính thức hay không chính thức. Hệ thống miễn, giảm phí dịch vụ cho người nghèo không làm việc hiệu quả (hiện nay đã được cải thiện nhờ quyết định 139) và hệ thống BHYT xã hội chỉ bao phủ một phần nhỏ dân số (số này lại là những người có thu nhập cao hơn). Người nghèo không sử dụng các dịch vụ y tế một cách thường xuyên mà chủ yếu tự chữa bệnh khi ốm đau. Số liệu về việc sử dụng các dịch vụ y tế khẳng định rằng sự bất công bằng đang tăng lên giữa người giàu và người nghèo trong việc sử dụng dịch vụ y tế công (Hình 6).

Nguồn: Bộ Y tế 2001, UNDP 2001Tỷ lệ các nhóm nguyên nhân tử vong ở Việt Nam

88

Page 90: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Nguồn: Bộ Y tế, Ngân hàng Thế giới 2001

Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế theo các nhóm thu nhậpNhững người nghèo sử dụng các dịch vụ y tế công ít hơn, tiêu ít hơn cho sức

khoẻ, tiếp cận các dịch vụ có chất lượng kém hơn, và thường các dịch vụ này không đáp ứng nhu cầu của họ. Các trạm y tế xã ít được sử dụng cho các hoạt động chữa bệnh có lẽ vì được coi là nơi cung cấp các dịch vụ kém chất lượng trong khi lại có những người hành nghề y tế tư ngay ở địa phương. Các chương trình phòng bệnh tiếp tục hoạt động thành công thông qua các trạm y tế. Cuối cùng, việc thiếu một cơ chế pháp luật chặt chẽ đối với y tế tư, đặc biệt trong lĩnh vực dược, dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý và điều này mang lại những hậu quả lâu dài cho sức khoẻ cộng đồng. Hiện tượng kháng kháng sinh chủ yếu do sử dụng thuốc không hợp lý đã trở thành một vấn đề y tế công cộng đáng được quan tâm hiện nay ở Việt Nam. 3.3. Tài chính y tế ở Việt Nam

Chính sách tài chính y tế là một trong những lĩnh vực ưu tiên, luôn được Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, Ngành nghiên cứu, trình Chính phủ pháp chế hoá để áp dụng vào thực tiễn hoạt động của ngành Y tế. Thực tế hiện nay, Việt Nam vẫn tồn tại 3 nguồn tài chính cho y tế:3.3.1. Ngân sách Nhà nước: Mức chi cho y tế của Việt Nam năm 2001 từ ngân sách nhà nước (Bao gồm cả ngân sách trung ương và địa phương) khoảng 3 USD cho một đầu người, chiếm 20% tổng chi cho y tế. Đây là một trong những tỷ lệ thấp nhất trên thế giới và Việt Nam được xếp sau Trung Quốc, Thái Lan và Philippin). Nguồn ngân sách nhỏ đó lại được phân bổ từ cấp trung ương dựa trên số giường bệnh cho hoạt động chữa bệnh và trên dân số cho hoạt động phòng bệnh, điều này mang lại lợi ích nhiều hơn cho các bệnh viện ở thành thị, các khu vực giàu hơn và các tỉnh đông dân

89

Page 91: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

hơn (vì ở đó có các bệnh viện lớn, số giường bệnh nhiều hơn và số dân cũng đông hơn). Trong khi đó, ở các tỉnh giàu thì bản thân nguồn ngân sách của các tỉnh đó đã lớn hơn. Việc phân bổ ngân sách từ trung ương ít quan tâm đến sự chênh lệch kinh tế giữa các tỉnh và trong mỗi tỉnh. Việc thiếu tài trợ chéo giữa các xã trong một tỉnh dẫn đến sự chênh lệch giữa các xã về khả năng cung cấp dịch vụ cho những người nghèo ở địa phương. Việc kiểm soát sử dụng các công nghệ cao và sử dụng thuốc chưa đúng mực, làm hạn chế tác dụng và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực. Hơn thế, ngân sách Nhà nước hay nguồn vốn ODA (khoảng 0,5 USD/đầu người/năm) tập trung chủ yếu vào các chi phí đầu tư thay vì các chi phí thường xuyên. Chi phí thường xuyên, kể cả trả lương cho nhân viên y tế, chủ yếu do bệnh nhân chi trả.

Tỷ lệ chi phí y tế công và tư ở Vệt Nam.Nguồn: Các tổ chức liên hiệp quốc tại VN. Tài chính cho chăm sóc y tế VN. Hà Nội, 20033.3.2. Chi trả trực tiếp từ tiền túi là nguồn thứ hai để cung cấp tài chính cho y tế và đang là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài chính y tế Việt Nam hiện nay. Năm 2001, chi phí từ túi cá nhân là 23 USD/người/năm, bao gồm các chi trả chính thức và không chính thức cho các dịch vụ y tế công, y tế tư, tự kê đơn, tự mua thuốc hoặc tiền thuốc kê bởi thầy thuốc. Việc áp dụng hệ thống phí dịch vụ (viện phí) đã làm tăng nguồn thu nhập cho ngành y tế. Các tỉnh áp dụng các mức phí khác nhau. Phí cao hơn với các dịch vụ của bệnh viện ở các khu vực giàu hơn. Điều này dẫn đến hậu quả là các nhân viên y tế không muốn làm việc ở các khu vực nghèo vì thu nhập của họ tăng không đáng kể qua hệ thống phí. Hậu quả của sự xuống cấp này có thể được nhìn thấy qua sự thay đổi về mức độ sử dụng của các cơ sở y tế công theo thời gian. Một điều rõ ràng rằng việc đưa gánh nặng về tài chính trực tiếp sang người dân thông qua hệ thống phí cho dịch vụ đã làm giảm mức độ công bằng trong KCB, dẫn đến đói nghèo gây ra bởi một phần lớn thu nhập của hộ gia đình đã phải dành cho chi tiêu khi ốm đau. Mặc

90

Nguồn: ADB 2000

Page 92: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

dù vậy, phí dịch vụ là nguồn tài chính lớn và nghị định số 10 mới ban hành về cơ chế quản lý tài chính của những cơ sở cung cấp dịch vụ công có thu phí, sẽ củng cố thêm xu hướng đó nếu áp dụng vào ngành y tế. Ngoài khoản chi chính thức, thu nhập của bệnh viện và nhân viên y tế còn được nâng cao bởi những khoản thu không chính thức do bệnh nhân trả. Tiền túi đồng thời cũng dùng để chi trả phần lớn lượng thuốc tiêu thụ ở Việt Nam, ước lượng khoảng 15-20 USD/đầu người một năm. Rõ ràng chi phí cho thuốc là một trong những chi phí lớn cho y tế ở Việt Nam hiện nay. Để giảm cản trở (do hệ thống phí) đối với những người không có thẻ bảo hiểm đi khám bệnh (đặc biệt cho những người nghèo), Nhà nước đã áp dụng chính sách miễn, giảm phí cho người nghèo. Tuy nhiên, như trên đã đề cập, việc thực hiện chính sách miễn, giảm phí trong KCB có những bất cập làm cho người nghèo nhiều khi ngại không muốn thực hiện. Nhà nước đã ban hành quyết định 139 về KCB cho người nghèo, hoặc là theo thực thanh thực chi hoặc là mua thẻ BHYT cho người nghèo.3.3.3. Bảo hiểm y tế xã hội: Đây là phương thức được áp dụng cho các loại hình BHYT nhà nước. Nhà nước Việt Nam đã áp dụng BHYT bắt buộc và tự nguyện từ năm 1992. Những mô hình bảo hiểm này đã đóng góp 0,4 USD đầu người năm cho tài chính y tế. Mục tiêu của các loại hình bảo hiểm này là nhằm làm ổn định nguồn tài chính cho y tế, và nâng cao tính công bằng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. BHYT Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, là đơn vị chịu trách nhiệm về xây dựng và quản lý cả hai mô hình BHYT này. Hiện tại có các mô hình BHYT cơ bản sau:

- Bảo hiểm y tế bắt buộc: được áp dụng với tất cả cán bộ công nhân viên nhà nước đang còn công tác hoặc đã nghỉ hưu; cán bộ, công nhân viên các doanh nghiệp (nhà nước hoặc tư nhân), của tất cả các doanh nghiệp có từ 10 công nhân trở lên. Tuy nhiên, hiện tại, diện bao phủ của BHYT bắt buộc trong các doanh nghiệp tư nhân còn rất thấp. Năm 1997, chỉ có khoảng 13% số công nhân của các doanh nghiệp tư nhân có tham gia BHYT bắt buộc. Hiện tại, BHYT vẫn chưa bao phủ được một số nhóm lao động như: nhóm lao động hưởng lương của các doanh nghiệp tư nhân; nhóm lao động không chính qui (không đăng ký, lao động tự do, v.v) và các thành viên trong gia đình của họ. Khả năng để bao phủ được các doanh nghiệp tư nhân tuỳ thuộc nhiều vào việc đăng ký và sự ổn định của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn này, thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Với mệnh giá bảo hiểm là 3% lương (trong đó người thuê lao động trả 2% và người lao động trả 1%), nguồn thu từ khối lao động này là đáng kể nếu diện bao phủ cho khối doanh nghiệp tư nhân được mở rộng.

- Bảo hiểm y tế tự nguyện: mô hình này đang được nhân rộng, các đối tượng BHYT tự nguyện hiện nay đa dạng như học sinh, sinh viên, nông dân, buôn bán…Mô

91

Page 93: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

hình BHYT cho học sinh trong nhà trường đã góp phần mở rộng sự hiểu biết về ý nghĩa và giá trị bảo vệ của BHYT.

- Bảo hiểm y tế hoàn toàn được bao cấp bởi Nhà nước: Hình thức này được áp dụng cho những người có công với cách mạng, những người nghèo được cấp thẻ BHYT không mất tiền, v.v.

Tính đến tháng 6 năm 2002, tổng số thẻ bảo hiểm đã phát hành và sử dụng toàn quốc là khoảng 12,6 triệu, tương đương 16% dân số của Việt Nam. Trong đó, 62% số thẻ thuộc BHYT bắt buộc; 30% số thẻ thuộc BHYT học sinh; còn lại 8% là các đối tượng thuộc chính sách hỗ trợ xã hội cho người nghèo. Khái niệm về BHYT thực ra là còn mới đối với Việt Nam, và thái độ của cộng đồng đối với BHYT là rất khác nhau. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người có thẻ BHYT đánh giá cao lợi ích của BHYT vì họ chỉ phải chi trả rất ít mỗi khi vào bệnh viện. Tuy nhiên, người có thẻ bảo hiểm vẫn còn thất vọng, phàn nàn về việc sử dụng thẻ bảo hiểm, chủ yếu là về thời gian chờ đợi và thái độ của nhân viên y tế đối với họ. Vì thế, khi ốm đau nhỏ, người ta thường tự bỏ tiền túi để KCB, thay vì sử dụng thẻ BHYT.3.4. Chính sách tài chính y tế

Cơ chế mới đã cho phép ngành y tế có cơ hội khai thác các nguồn thu bổ sung cho ngân sách để cải thiện tình hình tài chính y tế, đồng thời môi trường mới cũng làm phát sinh những những thách thức cho các bước phát triển tiếp theo. Có thể nêu những tồn tại chính trong lĩnh vực sử dụng nguồn tài chính y tế và cơ chế tài chính trong giai đoạn hiện nay như sau:

(1) Các nguồn tài chính y tế hiện đang phân bổ không đều giữa các vùng kinh tế xã hội của đất nước. Chi cho điều trị còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi y tế của các địa phương, hiệu quả chi cho điều trị tại tuyến huyện chưa cao, chi đầu tư còn hạn chế. Kinh tế thị trường đã tạo sự phát triển nhanh ở một số vùng có điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi như các thành phố lớn, khu công nghiệp, trong khi các vùng khác chưa phát triển ngang tầm, tạo mức GDP bình quân chênh lệch giữa các địa phương. Ví dụ: thành phố Hồ Chí Minh (hơn 1200 USD/đầu người/năm) và Bình Phước (250 USD), Hà Nội (800 USD/đầu người/năm) với Hà Giang (150 USD)... Sự chênh lệch còn xảy ra ngay trong nội bộ một tỉnh, thành phố (Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh so với huyện Duyên Hải, Hóc Môn..).

Các địa phương có ngân sách kết dư đã có thể chi đầu tư cao hơn định mức cho hoạt động y tế, đặc biệt là lĩnh vực KCB, nơi đòi hỏi kinh phí rất lớn để trang bị thiết bị kỹ thuật cao và xây dựng bệnh viện hiện đại. Kết quả, chất lượng dịch vụ KCB ở tuyến trên được cải thiện rõ rệt, bệnh nhân đến rất đông, sử dụng nhiều dịch vụ kỹ

92

Page 94: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

thuật cao, trả viện phí nhiều, thậm chí số thu viện phí có nơi còn cao hơn số ngân sách cấp cho điều trị (khoảng 100-150% tại thành phố Hồ Chí Minh và một số bệnh viện tuyến trung ương).

Một yếu tố rất quan trọng nữa là số người có thẻ BHYT bắt buộc (cán bộ, công chức, công nhân,..) cũng tập trung phần lớn ở các vùng nói trên. Hiển nhiên, quỹ BHYT chi trả cho bệnh viện cũng chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách điều trị của các địa phương này. Do có nguồn thu bổ sung, cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn, tổng chi cho y tế năm sau thường cao hơn năm trước, người dân trong khu vực và người bệnh ở khu vực khác đến điều trị được hưởng chất lượng dịch vụ y tế tương đối cao. Các bệnh viện lớn tuyến tỉnh, thành phố trong vùng trở thành các trung tâm y tế điều trị bệnh nhân cho cả khu vực ở các quy mô khác nhau với các khoản thu lớn. Địa phương có thể dành kinh phí chi bổ sung cho các hoạt động y tế và phát triển màng lưới y tế cơ sở.

Trong khi đó ở các tỉnh nghèo, ngân sách tỉnh chủ yếu do Chính phủ trung ương trợ cấp, chỉ có thể chi cho hoạt động y tế theo định mức chi tối thiểu do Bộ Tài chính quy định. Viện phí thu được rất thấp do tỷ lệ miễn phí cao. Vì không đủ nguồn, địa phương phải tập trung kinh phí chi cho lĩnh vực điều trị (khoảng 80-85% tổng chi từ phần ngân sách nhà nước cấp), nên thiếu kinh phí đầu tư cho nâng cấp cơ sở vật chất. Chất lượng KCB chưa cao, nhất là ở tuyến huyện, xã, thôn, bản. Ví dụ: số nông dân có thẻ BHYT năm 1998 chỉ bằng 0,02% tổng số người có thẻ BHYT. Nghiên cứu của Vụ Điều trị - Bộ Y tế năm 1996 cho thấy vùng miền núi phía Bắc có dân số bằng 83,4% dân số đồng bằng sông Hồng, nhưng tổng chi y tế chỉ bằng 53%. Bệnh nhân nặng ở các vùng này thường phải chuyển lên tuyến tỉnh hoặc chuyển vùng để điều trị ở các tỉnh lân cận có bệnh viện tốt hơn. Chính quyền địa phương không có đủ kinh phí đầu tư thỏa đáng cho y tế dự phòng, hoạt động phòng dịch và phòng chống các bệnh xã hội chủ yếu do ngân sách trung ương cấp, công tác xã hội hóa y tế chưa phát triển tốt.

Mức chi cho y tế dự phòng với tỷ lệ 10-20% tổng chi y tế chưa đáp ứng được nhu cầu chi của các địa phương. Các khoản chi chủ yếu của công tác này do kinh phí của các chương trình mục tiêu y tế quốc gia (MTYTQG) đảm bảo. Các hoạt động không được nhận kinh phí từ các MTYTQG chưa triển khai trên phạm vi rộng (vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, chống vectơ truyền bệnh..), khi có dịch lớn xảy ra thường chờ kinh phí trung ương giúp đỡ. Các vùng cao, vùng sâu, hoạt động dự phòng hạn chế do còn thiếu nhân lực. Đây là một điểm tồn tại cần phải nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục.

Về chi cho đầu tư phát triển, tổng chi y tế từ phần ngân sách cấp mới chỉ dành được khoảng 20% cho mua sắm tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản,

93

Page 95: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

bởi phải dành 80% để chi cho việc duy trì hoạt động thường xuyên. Trong điều kiện tổng ngân sách còn khá thấp, tỷ lệ nêu trên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển lâu dài và bền vững của ngành y tế.

(2) Chi phí KCB có xu hướng tăng do tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật cao trong KCB; nên khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng cao của nhân dân vùng nghèo, vùng sâu còn hạn chế.

Các năm gần đây nhiều bệnh viện tuyến trên được trang bị các phương tiện kỹ thuật cao, áp dụng khoa học kỹ thuật mới, kết hợp với sử dụng các loại biệt dược mà nước ta chưa sản xuất được phải nhập khẩu trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Vì thế, chất lượng điều trị được nâng cao đáng kể, đồng thời, giá thành KCB có xu hướng tăng, kéo theo việc làm tăng mức chi trả của người bệnh. Do hạn chế về khả năng chi trả và điều kiện địa lý, đồng bào nghèo vùng sâu chưa có nhiều điều kiện tiếp cận với các dịch vụ KCB kỹ thuật cao.

(3) Chế độ tài chính để tạo điều kiện chuyển các cơ sở KCB sang thực hiện chế độ đơn vị sự nghiệp có thu theo định hướng của Chính phủ còn chưa hoàn chỉnh.

Để các cơ sở KCB công lập có đủ điều kiện hoạt động ổn định khi chuyển sang chế độ sự nghiệp có thu theo quy định của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, đơn vị cần có quyền hạn nhất định trong việc tự định mức các khoản thu chính để đảm bảo nguồn thu hợp lý đủ trang trải chi phí. Tuy nhiên điều này không quy định trong Nghị định 10, các khoản thu cơ bản của ngành y tế như phí, lệ phí, viện phí, học phí... đều do các cơ quan có thẩm quyền quy định mức thu.

Hiện tại chế độ thu viện phí chưa được sửa đổi. Theo đó mức thu quy định từ năm 1995 đã lạc hậu, không thể đảm bảo nguồn thu cho các bệnh viện, nhất là tuyến huyện, tỉnh, bệnh viện lao, phong, tâm thần..., nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang cơ chế mới cần trả lương cao hơn, các chi phí nhiều hơn nhưng đầu vào theo chế độ cũ còn thấp và không ổn định. Mặt khác bệnh viện còn phải miễn giảm viện phí cho người nghèo chưa có thẻ, đây là một đặc thù ngành y tế phải đảm nhiệm mà các ngành khác không có.

Ngoài ra chế độ định mức chi cho bệnh viện và định biên cũng không còn phù hợp, chưa đủ điều kiện đảm bảo kinh phí và nhân lực để chuyển sang cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu. (4) Chưa có chế độ tài chính phù hợp và đồng bộ mang tính pháp quy để đào tạo và khuyến khích cán bộ y tế về công tác ở vùng khó khăn.

Hiện tại, ngành y tế chưa có các cơ chế chi phù hợp làm đòn bẩy kinh tế để góp phần điều chỉnh cán bộ y tế về công tác tại các vùng khó khăn. Đây là một vấn đề tồn

94

Page 96: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

tại đã lâu, cần có sự phối hợp của các Bộ, Ngành để giải quyết, góp phần tăng cường cán bộ y tế cho vùng khó khăn.

Để thực hiện tốt chủ trương của ngành y tế là hướng về cơ sở, ưu tiên cho y tế dự phòng và y tế cộng đồng, cung cấp có hiệu quả và công bằng các dịch vụ y tế cho nhân dân; bên cạnh các điều kiện cần về cơ sở vật chất và đầu tư tài chính, môi trường kinh tế xã hội được cải thiện, cần có điều kiện đủ về số lượng cán bộ y tế được đào tạo chuyên môn phù hợp về công tác tại tuyến y tế cộng đồng. Hiện tại, cán bộ y tế đang tập trung làm việc với mật độ cao tại các vùng đô thị và vùng kinh tế phát triển, trong khi ở những tỉnh miền núi cao phía Bắc, có huyện chỉ có 4 bác sĩ đang công tác. Một trong những nguyên nhân của sự mất cân bằng này là điều kiện thu nhập thấp và chưa có chế độ thu hút cán bộ về những vùng khó khăn. Để từng bước khuyến khích cán bộ y tế về công tác tại tuyến y tế cơ sở và vùng khó khăn, bên cạnh những biện pháp giáo dục hoặc pháp chế, cần có mức đãi ngộ thỏa đáng. Công việc này cần có chế độ cụ thể được Nhà nước ban hành và nguồn kinh phí lớn để chi. Khó khăn khách quan là:

- Ngành y tế không thể đòi hỏi có một chế độ riêng thoát ly xa mặt bằng chung về chế độ lương, phụ cấp lương đang thực hiện cho cán bộ, công chức, viên chức;

- Điều kiện ngân sách dành cho y tế của các địa phương còn hạn chế. Thiếu cán bộ ở tuyến dưới làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đã ảnh

hưởng đến việc mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của nhân dân sống ở các vùng địa lý khó khăn và vùng nghèo. Đây là một tồn tại cần sớm giải quyết để thực hiện mục tiêu chiến lược hướng về cơ sở, ưu tiên cho vùng nghèo của ngành y tế.3.5. Định hướng cơ bản về chính sách tài chính y tế trong thời gian tới (1) Cần có chính sách đầu tư để đảm bảo tài chính công (Ngân sách Nhà nước, BHYT..) giữ vai trò chủ đạo; ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho vùng khó khăn và y tế cơ sở; đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dân số KHHGĐ, bảo vệ bà mẹ trẻ em. Ngân sách tiếp tục đầu tư cho y tế chuyên sâu, thiết bị KCB cho y tế cơ sở và đào tạo cán bộ y tế, trên cơ sở phải xem xét, đánh giá hiệu quả đầu tư. Trong đó:

- Chính phủ, các Bộ cần xây dựng cơ chế tài chính mang tính pháp lý, các định mức phân bổ ngân sách có tính đến đặc thù kinh tế-xã hội theo vùng và cơ cấu bệnh tật để phân phối lại một phần nguồn tài lực ở các vùng kinh tế phát triển để bổ sung chi y tế cho các tỉnh nghèo để từng bước nâng cao tính công bằng về khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế, trước hết là dịch vụ y tế cộng đồng ở tuyến y tế cơ sở.

95

Page 97: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Đồng thời, khi xây dựng cơ chế điều tiết, không làm triệt tiêu động lực và môi trường để khuyến khích tăng thu cho ngân sách y tế của các tỉnh “giàu”. Cơ chế vẫn phải đảm bảo cho các địa phương có điều kiện thì đi trước và phát triển nhanh, duy trì vai trò trung tâm y tế của khu vực để có điều kiện hỗ trợ cho các địa phương khác cả về chuyên môn và nguồn tài chính trong việc điều trị cho bệnh nhân chuyển tuyến, chuyển vùng.

- Ngân sách trung ương và địa phương tăng đầu tư chiều sâu, nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị cho y tế tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã để nâng cao một bước chất lượng KCB cho tuyến y tế cơ sở, góp phần thu hút cư dân ở cộng đồng vào điều trị, vừa tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của dân nghèo, vừa thu hút nguồn lực tài chính đầu tư cho y tế.

- Củng cố hệ thống quản lý thống nhất ngành y tế địa phương theo Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 3/1/1998 của Chính phủ quy định về hệ thống tổ chức y tế địa phương để tạo điều kiện chủ động điều hoà, phân bổ lại các nguồn kinh phí trong nội bộ tỉnh, tăng chi cho huyện nghèo để tăng số lượng dịch vụ y tế cung cấp cho vùng khó khăn.(2) Cải tiến cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng quyền tự chủ của đơn vị y tế công, xây dựng môi trường pháp lý về tài chính để xã hội hoá, đa dạng hoá các loại hình hoạt động y tế, khuyến khích y tế tư nhân và nước ngoài đầu tư nhằm góp phần tạo nguồn thu, bổ sung cho hoạt động cung cấp dịch vụ y tế thiết yếu và giảm quá tải cho cơ sở y tế công. Cần lưu ý:

- Chính sách xã hội hóa hoạt động y tế cần khuyến khích các vùng nghèo năng động hơn trong việc tạo nguồn thu cho ngành y tế.

- Cải tiến chế độ thu viện phí theo hướng tính toán mức thu hợp lý tại các cơ sở KCB tuyến trên và trung tâm kỹ thuật cao, thu mức phí thấp tại tuyến y tế cơ sở để khuyến khích người bệnh vào điều trị ở bệnh viện tuyến dưới.

- Khuyến khích y tế tư nhân và nước ngoài tham gia đầu tư cung cấp các dịch vụ y tế, kể cả trong lĩnh vực kỹ thuật cao, bệnh viện hiện đại và tại tuyến huyện, xã, thôn bản, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng tại nhà, dịch vụ phòng bệnh, dịch vụ phòng dịch, hành nghề y học dân tộc với mức phí phù hợp (3) Lập quỹ KCB cho người nghèo để trang trải một phần chi phí điều trị và mua BHYT cho người nghèo.

Vừa qua Chính phủ đã ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về công tác KCB cho người nghèo, trong đó có quy định về việc lập Quỹ KCB cho người nghèo.

96

Page 98: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

(4) Xây dựng lộ trình thực hiện BHYT toàn dân để hạn chế dần hình thức chi trả viện phí trực tiếp, chuyển sang hình thức chi trả trước thông qua hệ thống BHYT. Mở rộng quy mô hoạt động của BHYT ra các vùng nông thôn, vùng nghèo, tuyến y tế cơ sở tại huyện, xã. BHYT cần mở rộng quy mô hoạt động, tìm các biện pháp khả thi tăng số lượng người mua thẻ BHYT tự nguyện và thẻ BHYT học sinh, mở rộng khả năng bảo hiểm tại các vùng nông thôn, vùng nghèo, xây dựng đối tác cung cấp dịch vụ y tế cho người được bảo hiểm tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở xuống đến trạm y tế xã. (5) Xây dựng chính sách ưu đãi để khuyến khích cán bộ y tế làm việc ở vùng khó khăn, tuyến y tế cơ sở từ huyện xuống thôn bản, góp phần tăng cường cán bộ cho các đội y tế lưu động, y tế tuyến cộng đồng, có chính sách ưu đãi về tuyển chọn và trợ cấp gắn với chế độ phân công công tác cho học sinh là người địa phương vùng khó khăn.Cụ thể:

- Có phụ cấp ưu đãi cho bác sĩ về xã và cán bộ y tế về công tác ở huyện miền núi, vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo.

- Có định mức biên chế và chế độ lương cho cán bộ y tế xã, do trung tâm y tế huyện trả.

- Có chế độ trợ cấp ổn định cho cán bộ y tế thôn bản, bao gồm cả tiền mua thẻ BHYT.

- Có chính sách ưu đãi cho bác sĩ tình nguyện về vùng khó khăn công tác. - Nhà nước có chính sách cấp học bổng, ưu tiên tuyển chọn học sinh là người

vùng khó khăn và có chế tài ràng buộc để sau khi học xong họ phải về công tác tại địa phương cử đi học.

- Ngành y tế có quy định về việc luân phiên điều động cán bộ về tăng cường cho vùng khó khăn, giao quyền điều động cho giám đốc các Sở Y tế kết hợp với chế độ khuyến khích như nêu trên. Bên cạnh đó thành lập các đội y tế lưu động do Sở Y tế quản lý để triển khai công tác y tế cộng đồng tại tuyến dưới.

- Sử dụng lực lượng quân y để tăng cường cho công tác y tế cộng đồng. Các biện pháp nói trên cần được đảm bảo bằng một khoản kinh phí bổ sung cho

ngân sách hàng năm của các địa phương trong cả nước. Cụ thể: Các tỉnh có kết dư ngân sách phải bổ sung chi theo chế độ mới phát sinh để khuyến khích cán bộ về các huyện ngoại thành, vùng sâu, vùng xa; ngân sách trung ương bổ sung để chi cho các tỉnh nghèo trong diện thường xuyên phải nhận trợ cấp từ trung ương.

Cả năm định hướng nêu trên có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, nhưng phải đảm bảo yêu cầu chung là góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính y tế để cung cấp các dịch vụ thiết yếu về điều trị và dự phòng cho mọi tầng lớp nhân dân ở mọi vùng của đất nước.

97

Page 99: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

3.6 Tình hình đầu tư cho ngành y tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 20153.6.1. Nhận định tổng quan về tình hình đầu tư – ngành y tế:

Trong những năm qua thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư về Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Quyết định số 21/2001/QĐ-TTg ngày 02/02/2001 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010... Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống y tế tiếp tục được củng cố, mở rộng và phát triển; nhiều bệnh dịch mới, nguy hiểm đã được phát hiện, khống chế và đẩy lùi, không có dịch lớn xẩy ra; bước đầu ngăn chặn được sự xuống cấp các cơ sở y tế,  bước đầu cải thiện được tình trạng thiếu giường bệnh; dần dần kiểm soát tình trạng ngộ độc thực phẩm; nhiều kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại đã được nghiên cứu, ứng dụng thành công; một số kỹ thuật chuyên môn cao đã trở thành thường quy, được thực hiện tại nhiều bệnh viện tuyến tỉnh.

Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao; chính sách bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh đã được thực hiện tốt hơn. Mức độ thụ hưởng các dịch vụ y tế của người dân tăng lên rõ rệt. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản; góp phần cải thiện đáng kể các chỉ số sức khoẻ cộng đồng. Cụ thể, tuổi thọ bình quân dự kiến năm 2010 đạt 73 tuổi; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 18%. Các chỉ số về tử vong trẻ em, tỷ suất chết mẹ có nhiều chuyển biến tích cực.Tỷ suất tử vong của bà mẹ giảm xuống còn 68/100.000 ca đẻ sống. Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi năm 2010 còn 15‰, tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi là 24‰, đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 7 loại vắc xin đạt trên 90%. Số giường bệnh/10.000 dân đạt 27,5 giường; 100% xã có trạm y tế xã; 80% xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế, 75% xã có bác sỹ, 7 bác sỹ/10.000 dân (đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra).

Để đạt được những kết quả trên, ngoài sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của ngành y tế, còn có sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, trong đó có tăng cường nguồn lực đầu tư cho ngành Y tế, cụ thể:

98

Page 100: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

1.1. Vốn đầu tư phát triển tập trung giai đoạn 2006-2010 là 7.132 tỷ đồng:                                                                          (Đơn vị tính: triệu đồng)

 Năm 2006 2007 2008 2009 2010

 

 

  Tổng số 1.191.200 1.513.200 1.390.000 1.462.000  1.576.000  

  Trong nước 685.000 890.000 763.000 896.000 980.000  

  Nước ngoài 506.200 623.200 623.200 560.000 590.000  

  Chuẩn bị đầu tư     3.800 6.000 6.000  

I Bộ Y tế 760.200 932.200 811.200 856.000 1.054.000  

  Trong nước 410.000 528.000 510.000 521.000 614.000  

  Nước ngoài 350.200 404.200 301.200 335.000 440.000  

II Bộ, ngành khác 431.000 581.000 575.000 600.000 516.000  

  Trong nước 275.000 362.000 253.000 375.000 366.000  

  Nước ngoài 156.000 219.000 322.000 225.000 150.000  

1.2. Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc ngành Y tế:(Đơn vị tính: triệu đồng)

TT CHƯƠNG TRÌNH

2006 2007 2008 2009 20101.317.000 1.755.000 1.895.000 2.231.000 2.220.000

A

Phòng chống các bệnh xã hội,

bệnh dịch nguy hiểm và

HIV/AIDS

690.000 1.010.000 1.170.000 1.450.000 1.220.000

1 Vốn sự nghiệp 550.000   535.000   600.000   700.000   960.000  2 Vốn ĐTPT 140.000   170.000   180.000   230.000   260.000  3 Viện trợ      305.000   390.000   520.000    

B Vệ sinh an toàn thực phẩm 55.000 85.000 110.000 137.000 230.000

1 Vốn sự nghiệp    55.000   80.000   100.000   130.000   215.000  2 Vốn ĐTPT                            7.000      15.000   3 Viện trợ    5.000      10.000      

C Dân số - KHHGĐ 572.000 660.000 615.000 644.000 770.000

1 Vốn sự nghiệp 442.000   490.000   535.000   624.000   740.000   2 Vốn ĐTPT    60.000   70.000        3 Viện trợ    70.000   100.000      80.000      20.000      30.000  

99

Page 101: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

1.3. Vốn hỗ trợ mục tiêu Y tế: Tổng vốn hỗ cho y tế giai đoạn 2006-2010 là 3520 tỷ đồng (470 tỷ đồng năm

2006, 900 tỷ đồng năm 2007, 900 tỷ đồng năm 2008, 750 tỷ đồng năm 2009 và 500 tỷ đồng năm 2010). 1.4. Vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho ngành Y tế:

1.4.1. Các bệnh viện tuyến huyện và các phòng khám đa khoa khu vực theo Đề án phê duyệt tại Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg:

- Nguồn vốn đầu tư khoảng 17.000 tỷ đồng, gồm 14.000 tỷ đồng từ trái phiếu Chính phủ, 3.000 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác

1.4.2. Các bệnh viện tuyến tỉnh theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 930/QĐ-TTg:

Tổng số vốn đầu tư thực hiện Đề án giai đoạn 2009-2013 khoảng 45.280 tỷ đồng, trong đó: (1) Nguồn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ các địa phương khoảng 32.628 tỷ đồng; (2) Ngân sách hàng năm của các địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 10.002 tỷ đồng; (3) Từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khoảng 2.340 tỷ đồng...3.6.2. Nhu cầu  đầu tư giai đoạn 2011-2015:

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011 và Dự thảo Kế hoạch 5 năm 2011-2015 đã xác định nhiệm vụ trong tâm của ngành y tế là:

Nâng cao chất lượng, hiệu quả và cải thiện các dịch vụ y tế, mức sống và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Cải thiện đáng kể các chỉ số sức khoẻ cho người dân, nâng cao tầm vóc thanh niên. Tiếp tục phát triển nền văn hoá tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc; giải quyết có hiệu quả và cơ bản những vấn đề xã hội bức xúc, nhất là tình trạng tội phạm, ma tuý, HIV/AIDS và tai nạn giao thông. Tăng nhanh mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thực hiện tốt các Mục tiêu Thiên niên kỷ theo tiến trình cam kết, bảo đảm phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường), thực hiện xoá đói giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội.

Để thực hiện được các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhu cầu đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho lĩnh vực y tế là: 3.6.2.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế:

Chương trình MTQG về an toàn vệ sinh thực phẩm:Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt đề án “Quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006-2015”: Dự kiến nhu cầu đầu tư từ ngân sách trung ương trong giai đoạn 2011-2015 là 1.500 tỷ (trung bình 300 tỷ/năm).

100

Page 102: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Chương trình MTQG phòng chống HIV/AIDS:Củng cố hoàn thiện hệ thống phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương đối với các trung tâm phòng chống HIV/AIDS theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 28/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2010-2015. Tổng nhu cầu vốn của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 1590 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương khoảng 1064 tỷ. Tính đến hết kế hoạch năm 2010, ngân sách Trung ương đã bố trí khoảng 360 tỷ đồng. Như vậy trong thời gian tới cần tiếp tục được bố trí khoảng 704 tỷ đồng.

Chương trình MTQG phòng chống các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm: Đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp mua sắm trang thiết bị y tế các trung tâm có

chức năng nhiệm vụ liên quan tới thực hiện các mục tiêu của Chương trình như Trung tâm truyền thông, giáo dục sức khỏe, trung tâm sức khỏe sinh sản, trung tâm phòng chống các bệnh xã hội, trung tâm phòng chống phong, da liễu, trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, trung tâm phòng chống số rét, trung tâm nội tiết... Dự kiến nhu cầu đầu tư từ ngân sách trung ương trong giai đoạn 2011-2015 là 1.500 tỷ (trung bình 300 tỷ/năm).3.6.2.2. Nguồn vốn đầu tư tập trung:

Nguồn vốn này tập trung đầu tư cho các bệnh viện, các trường, các Viện trực thuộc Bộ Y tế. Tổng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2011-2015 khoảng 5.000 tỷ đồng vốn trong nước (trung bình 1000 tỷ/năm) và vốn nước ngoài khoảng 2.500 tỷ đồng (trung bình 500 tỷ/năm).3.6.2.3. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

Các bệnh viện tuyến huyện và các phòng khám đa khoa khu vực theo Đề án phê duyệt tại Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg: Tổng nguồn vốn TPCP để thực hiện Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 14.000 tỷ đồng. đến nay đã bố trí được 9.150 tỷ đồng.

Các bệnh viện tuyến tỉnh theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 930/QĐ-TTg: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nguồn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ các địa phương khoảng 32.628 tỷ đồng, tính đến nay đã bố trí được 5.200 tỷ đồng. 3.6.2.4. Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu

Các bệnh viện tuyến tỉnh không được đầu tư bằng nguồn vốn TPCP như Y học cổ truyền, phục hồi chức năng, chuyên khoa sản, mắt, tai mũi họng.v.v. Dự kiến nhu cầu đầu tư giai đoạn 2011-2015 khoảng 3.000 tỷ đồng (trung bình 600 tỷ/năm).

Các khó khăn, thách thức:

101

Page 103: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

- Trong thời gian qua, do nhu cầu thực tiễn, ngành y tế đã tổ chức, thành lập nhiều loại hình tổ chức mới nên nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị rất lớn, đặc biệt là khi thực hiện các dự án đầu tư chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng khá lớn nhưng khả năng cân đối ngân sách nhà nước không đáp ứng được nhu cầu.

- Theo Luật Ngân sách nhà nước, các địa phương phải chủ động bố trí ngân sách của địa phương để đầu tư cho các cơ sở y tế trên địa bàn nhưng thực tế thì nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác của các địa phương còn rất hạn chế

- Tình trạng đầu tư dàn trải chậm được khắc phục dẫn đến thời gian thực hiện các dự án đầu tư kéo dài, chậm đưa vào sử dụng dẫn tới kém hiệu quả.

- Việc chậm triển khai thực hiện đổi mới cơ chế tài chính theo Kết luận số 42-KL/TW của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương và giá dịch vụ y tế) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập dẫn đến các cơ sở không có nguồn thu để tái đầu tư, nên gần nhu hoàn toàn trông chờ nguồn vốn ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương). Mặt khác, trong phân bổ ngân sách đầu tư, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đầu tư cho y tế dự phòng.

- Một số địa phương phê duyệt các dự án đầu tư vượt quá quy hoạch phát triển hệ thống y tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 153/QĐ-TTg; vượt quá định suất đầu tư xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, vượt quá hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về thiết kế mẫu các cơ sở y tế, danh mục trang thiết bị theo từng tuyến của Bộ Y tế dẫn tới nhu cầu đầu tư tăng cao, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước.Giải pháp:

1. Tăng cường đầu tư cho Y tế:Rà soát, điều chỉnh, bổ sung  Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế giai

đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở y tế chuyên ngành làm căn cứ để các địa phương chủ động xây dựng các dự án đầu tư đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí.

Triển khai thực hiện có hiệu quả việc đầu tư, nâng cấp các bệnh viện huyện theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg

Tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp các trạm y tế xã theo Quyết định 950/QĐ-TTg, Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,

Tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho ngành y tế, đảm bảo mức đầu tư cho y tế tăng cao hơn tốc độ phát triển kinh tế xã hội theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12

Phân bổ vốn tập trung ưu tiên cho các vùng khó khăn, các địa phương có ảnh hưởng thiên tai bão lụt, các công trình ưu tiên, các công trình có khối lượng thực hiện

102

Page 104: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

lớn, các công trình có có khả năng sớm hoàn thành để sớm đưa các công trình y tế vào sử dụng, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế song phương, đa phương, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức Ngân hàng, tài chính nhằm tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, tiến tiến của Thế giới, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập trong lĩnh vực y dược.

Tổ chức triển khai có hiệu quả các dự án ODA, dự án NGO. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án hỗ trợ Y tế Đồng bằng Sông Cửu Long, Dự án hỗ trợ Y tế các tỉnh miền núi phía bắc; Dự án hỗ trợ Y tế Tây Nguyên; Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh nam trung bộ...

Xây dựng Đề án thí điểm thực hiện việc chữa bệnh theo nhu cầu bằng kỹ thuật tiên tiến ở một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Thực hiện tốt đề án luân phiên, cán bộ y tế tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới, tăng cường đào tạo cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ y tế có trình độ cao bảo đảm khai thác, sử dụng các cơ sở y tế, trang thiết bị có hiệu quả.

Tăng cường công tác quản l nhà nước đối với các dự án đầu tư cho y tế, đặc biệt là công tác kiểm tra giám sát, bảo đảm thực hiện các dự án đầu tư đúng quy định, tránh lãng phí.

2. Xã hội hóa: Huy động các các nguồn vốn đầu tư, tận dụng cơ sở vật chất hiện có để tăng số

giường bệnh; xây dựng thêm các bệnh viện mới; Phát triển y tế ngoài công lập: tạo điều kiện khuyến khích phát triển các bệnh viện tư nhân góp phần đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhân dân, chia sẻ gánh nặng đối với các cơ sở y tế Nhà nước

3. Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính: Khẩn trương xây dựng Nghị định đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính

trình Chính phủ ban hành theo hướng tăng cường tự chủ toàn diện cho các đơn vị. Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách. Triển khai khung giá dịch vụ y tế mới trên cơ sở tính đúng tính đủ, phần nào nhà nước chi thì không thu. Đẩy mạnh việc vay vốn tín dụng ưu đãi Ngân hàng Phát triển để đầu tư phát triển. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43 của Chính phủ, chuyển các bệnh viện từ loại hình tự đảm bảo một phần kinh phí thường xuyên sang tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên để phát huy quyền chủ động, sáng tạo trong việc sử dụng các nguồn tài chính, sắp xếp, bố trí nhân lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để tổ chức các hoạt động dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân, tăng thu nhập hợp pháp cho người lao động. Tập

103

Page 105: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

trung triển khai xây dựng kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các chuyên khoa, các đơn vị.

104

Page 106: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

VIỆN PHÍ

Mục tiêu học tậpSau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Trình bày được khái niệm viện phí2. Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của viện phí.3. Trình bày được các nguyên tắc xây dựng viện phí4. Phân tích được chính sách viện phí của Việt Nam

1. Khái niệm và bản chất viện phí1.1 Khái niệm

Tài chính y tế là một vấn đề vô cùng quan trọng ở tất cả các quốc gia, nhưng quan trọng hơn ở các nước nghèo, nơi các nguồn lực cho y tế đặc biệt khan hiếm. Như chúng ta đã biết ở phần tài chính y tế, thông thường, có bốn nguồn tài chính y tế chính, đó là từ thuế, bảo hiểm y tế tư nhân, bảo hiểm y tế xã hội và chi trả trực tiếp từ túi cá nhân. Phần chi trả trực tiếp cá nhân đối với hầu hết các nước đó là chi trả viện phí. ở Việt Nam, một phần lớn của chi trả trực tiếp là người dân tự đi mua thuốc để điều trị ốm đau. Tuy nhiên Viện phí vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí y tế của Việt Nam. Viện phí thường áp dụng đối với các dịch vụ chữa bệnh bởi tâm lý con người sẳn sàng chi trả dịch vụ khám chữa bệnh hơn là chi phí phòng bệnh, hay cải thiện môi trường. Hệ thống y tế tư nhân thường sử dụng phí khám chữa bệnh để tăng nguồn thu nhập, tái đầu tư và duy trì các hoạt động.

Viện phí là hình thức chi trả trực tiếp các chi phí khám chữa bệnh tại thời điểm người bệnh sử dụng dịch vụ y tế hay nói cách khác là khoản phí mà người bệnh phải trả từ tiền túi của mình khi sử dụng dịch vụ y tế. Phí phải trả có thể là chi phí khám bệnh, chi phí sử dụng thuốc, vật tư y tế hay các dịch vụ liên quan đến chẩn đoán và điều trị bệnh. Viện phí thường áp dụng đối với các dịch vụ khám chữa bệnh vì người dân thường chấp nhận chi trả cho việc sử dụng thuốc hay các biện pháp chẩn đoán, điều trị trực tiếp đối với họ hơn là đối với các dịch vụ có tính dự phòng, giáo dục sức khỏe.

Chính sách viện phí được hình thành và áp dụng từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX ở hầu hết các nước trên thế giới khi mà ngân sách Nhà nước không đủ để đảm bảo bao cấp cho y tế. Nguồn thu từ viện phí, tuy chiếm tỷ trọng khác nhau nhưng đã và đang là nguồn kinh phí bổ sung quan trọng cho ngân sách y tế

105

Page 107: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Tỷ trọng nguồn thu từ viện phí trong tổng chi của bệnh viện ở một số nước

TT Nước Tỷ lệ %1 Bolivia 38,42 Trung Quốc 85,63 Ghana 11,84 Indonexia 19,95 Jamaica 2,86 Thổ Nhĩ Kỳ 12,67 Thuỵ Sĩ 4,78 Ai Cập 78,99 Zimbabue 3,0

(Nguồn: Public hospitals in developing countries, H. Barnum and J. Kutzin, 1993)

1.2. Tác động tích cực của viện phí- Khi thu phí sẽ hạn chế được việc sử dụng những dịch vụ không cần thiết. Khi

người ta phải chi trả cho dịch vụ y tế thì người ta sẽ suy nghĩ thận trọng hơn trong việc sử dụng dịch vụ y tế.

- Củng cố hệ thống tuyến điều trị bằng cách đặt giá cao hơn ở các tuyến cao hơn. Ví dụ, cùng là mổ ruột thừa nhưng giá ở bệnh viện huyện sẽ thấp hơn giá ở bệnh tỉnh; Giá ở bệnh viện tỉnh sẽ thấp hơn giá ở bệnh viện Trung ương. Khi đó, người dân sẽ sử dụng dịch vụ tại tuyến cơ sở, hạn chế sự vượt tuyến gây quá tải tuyến trên và lãng phí vì những chi tiêu không cần thiết khác cho người bệnh (Chi phí đi lại, ăn ở trong quá trình khám chữa bệnh).

- Các cơ sở khám, chữa bệnh có nguồn kinh phí bổ sung, tạo điều kiện giải quyết sự thiếu hụt ngân sách, nâng cao khả năng đáp ứng của bệnh viện với các nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dân.

- Cải thiện chất lượng dịch vụ thông qua việc cung ứng đủ thuốc, vật tư tiêu hao và bù đắp được những chi phí khác của bệnh viện.

- Việc thu của các đối tượng có khả năng chi trả và miễn giảm hợp lý cho người nghèo không có khả năng chi trả sẽ tạo sự bao cấp chéo giữa các nhóm đối tượng người bệnh, giành sự bao cấp của ngân sách Nhà nước cho các đối tượng nghèo, thúc đẩy mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

106

Page 108: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Ba lý do đầu tiên mang tính hiệu quả của hệ thống y tế, hai lý do sau thể hiện tính công bằng và chất lượng dịch vụ. Đó chính là những mục tiêu cơ bản của ngành y tế.1.3. Tác động tiêu cực của viện phí

Tuy nhiên, vì trả ở thời điểm sử dụng dịch vụ nên viện phí cũng có những hạn chế như sau:

- Hạn chế sự tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ y tế, giảm sử dụng dịch vụ y tế (giảm cầu). Một nghiên cứu ở Việt Nam (Ensor and San, 1993) cho thấy: người nghèo thường đến bệnh viện chậm hơn so với người khá giả. Lý do trì hoãn là lo ngại không có tiền trả viện phí. Tuy nhiên sự giảm cầu có khác nhau trong từng trường hợp cụ thể và từng dịch vụ cụ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy là sự co giãn của cầu với tăng giá viện phí ở trong khoảng 0-1, điều này có nghĩa là khi tăng giá viện phí, việc thay đổi của cầu là rất nhỏ. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số dẫn chứng cho việc thay đổi về sử dụng dịch vụ y tế sau khi ban hành chính sách viện phí. Ví dụ như tổng số khám bệnh ngoại trú giảm 50% sau 12 tháng ban hành viện phí và giảm nhiều ở khu vực nông thôn (nghiên cứu ở Ghana); sau 4 năm, chỉ số khám bệnh ở khu vực thành thị tăng lại bằng mức trước khi thực hiện viện phí nhưng ở khu vực nông thôn vẫn giảm, trong khoảng 27-46% (Kenya). Ngược lại, ở Cameroon, số lượng đến khám bệnh lại tăng sau khi thực hiện chính sách thu phí vì chất lượng dịch vụ được cải thiện tốt hơn (M.Jowett and T. Ensor, 2000). Nhìn chung người nghèo chịu tác động của viện phí nhiều hơn. Tuy nhiên, trong vấn đề này vẫn còn nhiều nghiên cứu cho những kết quả trái ngược nhau, vẫn còn nhiều nội dung đang bàn cãi và cần được tiếp tục nghiên cứu thêm.

- Viện phí là nguyên nhân làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ một cách giả tạo. Điều này trong phần giới thiệu về kinh tế y tế đã đề cập đến, khi quyền lợi của thầy thuốc phụ thuộc vào chi trả trực tiếp của bệnh nhân, thầy thuốc có thể chỉ định những dịch vụ/thuốc có thể không thực sự cần thiết cho người bệnh để tăng phí (nhiều bằng chứng đã chứng minh điều này: kê đơn quá nhiều, chỉ định nhiều xét nghiệm..).

- Khó khăn trong việc xác định đối tượng thu-miễn, cơ chế miễn giảm phức tạp, mặc dù đã có nhiều biện pháp và hình thức được đưa ra nhằm thực hiện việc miễn giảm cho đúng đối tượng.

- Việc thực hiện thu và miễn giảm viện phí đòi hỏi một khoản chi phí hành chính lớn.

- Mâu thuẫn giữa việc tự nguyện chi trả và khả năng chi trả. Với những người nghèo thì viện phí có thể là nguyên nhân gây đói nghèo. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, để trả viện phí người bệnh phải giảm bớt chi tiêu cho các nhu cầu khác, phải vay

107

Page 109: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

mượn, bán tài sản, hoặc trì hoãn đến bệnh viện hoặc xin ra viện sớm... Những vấn đề này có thể gây ra hậu quả lâu dài về sức khỏe.

- Thu phí làm hạn chế sử dụng các dịch vụ mang tính dự phòng, nếu có thu phí cả những dịch vụ này. Người dân thường tự nguyện chi trả cho các dịch vụ mang tính chữa trị cá nhân khi đau ốm chứ không sẵn sàng trả cho các dịch vụ mà chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình (các dịch vụ mang tính dự phòng như tiêm chủng, chăm sóc trước đẻ, khám sức khỏe định kỳ, vệ sinh phòng bệnh...- những dịch vụ mang tính hàng hoá công cộng). Việc này gây tác hại không chỉ đến cá nhân mà đến lợi ích của cả cộng đồng. Vì vậy, cần có chính sách giá đối với dịch vụ dự phòng để khuyến khích sử dụng. Về nguyên tắc, không nên thu phí hoặc nếu thu thì chỉ nên ở một mức độ thấp ở những cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, để khuyến khích sử dụng dịch vụ ở tuyến này.

- Khi thực hiện thu viện phí, mối quan hệ thày thuốc - người bệnh sẽ thay đổi; người bệnh thường đòi hỏi sự phục vụ tốt hơn để nhìn thấy ngay lợi ích mà mình phải bỏ tiền chi trả.

Đó là những mặt tiêu cực của viện phí và là những lý do để cần phải nghiên cứu thay đổi chính sách viện phí bằng một cơ chế tài chính khác.2. Xây dựng chính sách giá viện phí2.1 Một số nguyên tắc khi xây dựng chính sách viện phí

Giá dịch vụ y tế phải: - Đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế và

chăm sóc sức khoẻ- Định hướng khuyến khích việc sử dụng dịch vụ y tế hợp lý và hiệu quả kinh tế

cao cho người bệnh cũng như toàn xã hội. Có nhiều vấn đề được đặt ra cho Nhà hoạch định chính sách khi xây dựng chính

sách viện phí:- Trước hết cần phải làm rõ thu đối tượng nào phải trả viện phí? Chính sách

miễn, giảm như thế nào cho đối tượng không có khả năng chi trả?- Giá viện phí được xác định như thế nào? Mức thu bao nhiêu là hợp lý? Cần

phải quan tâm đến:o Thu nhập và khả năng chi trả của người dân;o Chính sách định giá: thu một phần hay thu đủ toàn bộ chi phí?

- Hình thức và cách thức tổ chức thu phí như thế nào?o Thu theo hình thức điều trị ngoại trú/nội trú?o Thu theo dịch vụ/ca bệnh/ngày điều trị bình quân...?

108

Page 110: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

o Cấu trúc bảng giá như thế nào?o Chi phí hành chính để thu phí là bao nhiêu?

- Sử dụng nguồn thu như thế nào?o Cho phép giữ tại cơ sở bệnh viện hay chuyển nộp ngân sách? o Cho phép chi tiêu/phục hồi chi phí bệnh viện, chi thưởng nhân viên hay

không?o Phân bổ theo tỷ lệ nào là hợp lý?

- Điều chỉnh mức thu/giá như thế nào?o Khi nào cần điều chỉnh?o Mức điều chỉnh là bao nhiêu? (liên quan đến chính sách giá).

o Ai là người có thẩm quyền quyết định?

2.2. Một số phương thức thu phíVề nguyên tắc có thể áp dụng các phương pháp định mức và hình thức thu phí

như sau:- Thu theo dịch vụ: Định mức phí cho từng loại dịch vụ và thu theo thực tế sử

dụng dịch vụ của người bệnh.- Thu theo một mức phí cố định:

+ Theo ngày điều trị;+ Theo đợt điều trị/ca bệnh; + Theo bệnh hay nhóm bệnh.Mỗi phương thức đều có những ưu khuyết điểm riêng, kể cả những khó khăn

thuận lợi trong việc định giá, trong tổ chức thu và có những tác động nhất định đến hệ thống y tế.

Phương pháp thu theo dịch vụ: bao gồm toàn bộ chi phí sử dụng các dịch vụ thực tế + tỷ lệ tăng nhất định. Ví dụ, nếu sử dụng thuốc: tính giá thuốc thực tế + tỷ lệ tăng trên giá thực tế của thuốc.

Với cách thu này, người bệnh phải trả thực tế những gì họ nhận được, không có sự bao cấp về giá. Cách này có thể phù hợp với người bệnh vì dễ được chấp nhận. Tuy nhiên, nhược điểm của cách thu này là việc hạch toán phức tạp, chi phí hành chính để thu cao hơn so với các hình thức khác; người bệnh không biết trước được họ sẽ phải trả cho những gì và bao nhiêu cho điều trị bệnh của mình nên thiếu chủ động.

Phương pháp thu một mức phí cố định: Có 2 cách định giá thu: tính cùng một mức phí cho tất cả các loại bệnh hay chia các bệnh thành nhiều nhóm khác nhau và xây dựng giá cho từng nhóm bệnh. Nên phân nhóm nhỏ vì thực tế sự khác nhau về

109

Page 111: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

bệnh tật thường kéo theo sự khác nhau trong chi phí điều trị, có những bệnh sẽ phải chi phí lớn hơn rất nhiều so với các bệnh khác. Hai đơn vị tính có thể được chọn là:

- Ngày điều trị bình quân hay nhóm bệnh được xác định. Cách tính này đơn giản hơn vì có bảng giá được công khai trước; có thể bao cấp chéo từ nhóm bệnh nhẹ cho nhóm bệnh nặng hơn, có chi phí lớn hơn. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là những người bệnh nhẹ cũng phải chi trả cùng một mức phí như người bệnh nặng vì mức phí được xác định dựa trên chi phí bình quân.

- Thu giá cố định theo giai đoạn điều trị bệnh (thu theo lần vào viện của người bệnh): người bệnh chi trả một khoản phí cố định khi vào viện và không phải chi cho những lần vào viện tiếp sau có liên quan đến chẩn đoán và điều trị bệnh ban đầu. Cũng có thể áp dụng cùng một mức phí cho tất cả các bệnh hay có các mức khác nhau theo các nhóm bệnh khác nhau. Khi có những diễn biến đặc biệt không lường trước được, người bệnh có thể phải trả thêm cho những chẩn đoán hay điều trị cần thiết so với giá cố định ban đầu.

Cách này cũng cho phép bao cấp chéo giữa các nhóm người bệnh, đồng thời thúc đẩy người bệnh trở lại với cơ sở y tế ngay sau khi ra viện nếu có vấn đề liên quan đến sức khỏe mà không được cải thiện.

Cả ba cách trên đều có thể cho phép áp dụng chính sách giá khác nhau cho các nhóm đối tượng bệnh nhân cụ thể: theo nhóm tuổi (trẻ em thu thấp hay không thu); theo tính chất bệnh (các bệnh mạn tính hay cấp tính); nhóm dân tộc (quan tâm hơn đến đồng bào dân tộc thiểu số); nhóm thu nhập (ưu tiên cho người nghèo bằng mức phí thấp (giảm) hay miễn hoàn toàn (phí = 0)). Các cách thu khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sử dụng dịch vụ, sử dụng thuốc của bệnh nhân và hành vi của thầy thuốc.

110

Page 112: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

3. Những vấn đề thực tế cần quan tâm trong áp dụng chính sách viện phíKhung giá: Đây là vấn đề phải chú ý trong hệ thống viện phí, khi đưa ra khung

giá phải chú ý đến khả năng chi trả và sẵn sàng chi trả trong cộng độngSự sẵn sàng chi trả: Là sự ưu tiên của người dân trong việc chi trả dịch vụ y tế,

phụ thuộc vào các yếu tố:- Thị hiếu và sở thích cá nhân- Tính minh bạch trong sử dụng viện phí: Tiền viện phí sử dụng như thế nào- Chất lượng dịch vụ y tế (Thái độ phục vụ, trang thiết bị)- Kết quả điều trị dự kiến- Sự sẳn có của dịch vụ y tế- Giá tiền của dịch vụ chăm sóc y tế- Các khả năng chữa bệnh thay thế khác có thể có- Chi phí đi lại- Tổng chi phí cho việc điều trị

111

Page 113: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Khả năng chi trả: Thu nhập người dân liên quan đến giá của dịch vụ y tế. Bộ bộ phận dân chúng sẽ không có khả năng chi trả như:

- Bệnh tâm thần kinh- Các bệnh mãn tính- Những người nghèo

Khả năng chi trả liên quan chặt chẻ đến cơ chế miễn phí. Tuy nhiên việc xác định đối tượng miễn phí và cơ chế miễn phí là một vấn đề quan trọng. Các dịch vụ phòng bệnh nên được coi là dịch vụ miễn phí. Ngoài ra, giá cả được cộng thêm vào tỷ lệ lạm phát

Theo dõi và điều hành hệ thống viện phí: Trước khi đưa hệ thống viện phí vào sử dụng, chúng ta phải tính toán xem những vấn đề cần theo dõi, điều hành. Những công cụ quản lý phù hợp cần phải được thiết kế theo dõi (Ví dụ sổ kế toán, sổ ghi danh sách bệnh nhân..). Ví dụ các yếu tố cần phải đo điếm như:

- Lợi nhuận của mỗi dịch vụ- Số các dịch vụ được thực hiện- Số bệnh nhân được miễn phí và lý do miễn phí- Tổng chi phíViệc sử dụng tiền: Một việc quan trọng của chi phí liên quan đến tiền là việc chi

tiêu phải được ghi chép đầy đủ. Việc ghi chép này phải được kiểm tra sau cho tiền thu và chi phải khớp với nhau. Hệ thống này phải được đối chiếu chéo, ví dụ kiểm tra đơn thuốc của bệnh nhân. Khi thu tiền vào phải được bảo quản cẩn thận, gửi tiền ở ngân hang. Nên chi tiền nhanh chóng, ví dụ trả tiền lương cho những người làm việc4. Chính sách viện phí ở Việt Nam4.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Giai đoạn trước 1989: Không thực hiện chính sách thu viện phí, mọi người dân khi đến các cơ sở khám chữa bệnh đều không phải trả tiền.

- Giai đoạn 1989 đến 1995: Bắt đầu áp dụng chính sách thu một phần viện phí theo các văn bản:

+ Quyết định 45-HĐBT của hội đồng Bộ trưởng về việc thu một phần viện phí và qui định đối tượng thu, đối tượng miễn, …..+ Thông tư liên bộ 14-TTLB (Bộ Tài chính và Bộ Y tế) hướng dẫn cụ thể các nội dung của Quyết định 45.

- Từ 1995 đến nay: Việc thu viện phí được áp dụng theo:+ Nghị định 95-của Chính phủ thay thế QĐ 45-HĐBT: Quy định cụ thể các nội dung thu, các đối tượng, tỷ lệ hạch toán nguồn thu với 15% chi cho khen thưởng, 85% chi cho phục hồi chi phí.

112

Page 114: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

+ Thông tư liên bộ số 20 của 4 bộ (Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ tài chính) quy định thu phí bệnh nhân nội trú theo ngày điều trị trung bình.+ Thông tư liên bộ số 14 (Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Tài chính), huỷ thông tư 20, quay lại hình thức thu theo dịch vụ. + Nghị định 33 bổ sung cho Nghị định 95, quy định lại tỷ lệ 70% nguồn thu dùng cho phục hồi chi phí; 30% còn lại được sử dụng cho khen thưởng và các chi khác.+ Tiến hành các nghiên cứu để có cơ sở xây dựng cấu trúc giá (một phần hay toàn bộ), cách thu (theo nhóm bệnh hay dich vụ) cho phù hợp.

4.2. Nội dung chính sách- Đối tượng thu-miễn:Theo quy định của Nghị định 95 và Nghị định 33 của Chính phủ và Thông tư 14/TTLB của Liên Bộ Y tế Tài chính:+ Đối tượng phải nộp viện phí bao gồm:

Những người không có thẻ BHYT và không thuộc diện miễn nộp; Những người có thẻ BHYT hoặc thuộc diện miễn nộp nhưng muốn khám, chữa

bệnh theo yêu cầu; Những người bị tai nạn (tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông, tai nạn sinh

hoạt,..), tự tử, say rượu, đánh nhau,...+ Đối tượng miễn nộp viện phí bao gồm:

Trẻ từ 5 tuổi trở xuống; Bệnh nhân các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, phong, lao phổi BK dương

tính...; Người bệnh ở các xã vùng cao; Đồng bào khai hoang, xây dựng kinh tế mới trong 3 năm đầu; Người tàn tật, mồ côi, người già yếu không nơi nương tựa, người quá nghèo...; Người có công cách mạng; Thương binh hạng I-IV.

- Nội dung thu:+ Những khoản chi trực tiếp cho người bệnh;+ Giá viện phí chưa tính đến chi phí đầu tư (khấu hao).

- Hình thức thu: Thu theo dịch vụ:+ Ngoại trú: lần khám bệnh + dịch vụ sử dụng;+ Nội trú: tiền phòng + các dịch vụ kỹ thuật + thuốc dịch truyền.

- Quản lý và sử dụng nguồn thu:

113

Page 115: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

+ 70% phục hồi chi phí bệnh viện;+ 25-28% chi thưởng nhân viên bệnh viện;+ 2-5% điều tiết hỗ trợ thu nhập cán bộ bệnh viện khác không thu viện phí.

- Xây dựng và quản lý giá:+ Khung giá do Liên Bộ qui định.+ Uỷ ban nhân dân tỉnh qui định giá cụ thể dựa trên khung giá.

4.3. Một số kết quảNguồn thu từ viện phí: Nguồn thu từ viện phí (kể cả số thu 20% cùng chi trả

của bệnh nhân BHYT tự nguyện) chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng chi của các bệnh viện và dao động không lớn qua các năm, trong khoảng 25-36% tổng chi của bệnh viện.

Tỷ trọng các nguồn kinh phí trong tổng chi của bệnh viện (%)

NguồnNăm

1994 1996 1998 2000 2002 2005Ngân sách nhà nước 68,8 51,8 54,0 48,9 46,8 42,0Thu viện phí 23,2 34,6 24,9 32,8 32,8 36,0Bảo hiểm y tế 7,2 11,9 14,8 13,0 16,2 16,0Các nguồn khác 1,3 1,6 6,3 5,1 4,2 6,0

Tổng 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Kết quả kiểm tra bệnh viện qua các năm, Vụ Điều trị

Nguồn thu từ viện phí (và BHYT) ngày càng tăng đã hỗ trợ một phần quan trọng đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của các bệnh viện ở tất cả các tuyến và hỗ trợ một phần đời sống nhân viên bệnh viện.

Miễn giảm viện phí: Tổng số bệnh nhân ngoại trú được miễn giảm viện phí chiếm khoảng 3,4% số bệnh nhân điều trị ngoại trú với tổng số tiền miễn giảm khoảng 15-20 tỷ đồng/năm. Tỷ lệ bệnh nhân nội trú được miễn giảm viện phí cao hơn nhiều so với điều trị ngoại trú, dao động trong khoảng 23-29% tổng số bệnh nhân. Tổng số tiền miễn giảm bình quân hàng năm của các bệnh viện đối với bệnh nhân nội trú vào khoảng 90-110 tỷ đồng/ năm. Số tiền miễn giảm tính bình quân khoảng 85.000đ/bệnh nhân.

Để kết thúc phần trình bày về viện phí chúng tôi xin trích dẫn một số ý kiến của các nhà quản lý về vấn đề viện phí (có liên quan đến bảo hiểm y tế) trong nghiên cứu do Ban khoa giáo Trung ương phối hợp với Bộ Y tế tiến hành năm 2002.

114

Page 116: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

BẢO HIỂM Y TẾ

Mục tiêu học tậpSau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được khái niệm bảo hiểm y tế2. Trình bày được tình hình bảo hiểm trên thế giới .3. Trình bày dược các nguyên tắc để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.4. Phân tích dược tình hình Bảo hiểm y tế của Việt Nam

1. Khái niệm bảo hiểm và bảo hiểm y tếThế giới quanh ta đầy những nguy cơ không lường trước được. Lửa cháy có thể

làm hư hại hay phá huỷ ngôi nhà của bạn; kẻ cắp có thể lấy đi cái xe máy bạn vẫn dùng hay khi lái xe không cẩn thận, bạn có thể đâm vào đâu đấy,... “Bảo hiểm” là một từ được dùng rất rộng rãi, với khái niệm: Người sử dụng chi trả trước cho một dịch vụ nào đấy, mà người ta không dự đoán được khi nào sẽ sử dụng (có thể không bao giờ sử dụng) nhưng khi sử dụng thì chi phí rất lớn. Bất kể một cá nhân hay tập thể nào đó cũng có thể mua bảo hiểm để giảm bớt hậu quả tài chính gặp phải khi tai nạn xảy ra. Thông thường việc chi trả này không trực tiếp cho người cung ứng dịch vụ mà thông qua một cơ quan bảo hiểm. Khi người đóng bảo hiểm cần sử dụng loại dịch vụ đó, cơ quan bảo hiểm sẽ thay mặt họ thanh toán cho người cung ứng dịch vụ. Xã hội càng phát triển thì các hình thức bảo hiểm càng phong phú. Ví dụ, người ta có thể mua bảo hiểm thân thể, bảo hiểm nhà cửa, thậm chí bảo hiểm tài sản, tiền bạc,...

Cơ quan bảo hiểm có thể là cơ quan nhà nước hay tư nhân, có thể hoạt động không lợi nhuận hay có lợi nhuận. Người tham gia bảo hiểm có thể tự nguyện hay bắt buộc tuỳ theo loại bảo hiểm.

Tương tự như vậy, bệnh tật là một cái gì đó không mong muốn, có thể xảy ra với tất cả mọi người. Nói cách khác, ai cũng có một xác suất mắc bệnh nào đó. Khi mắc bệnh, ngoài việc phải chi trả phí để điều trị, người ta còn mất cả khả năng làm việc. Và như vậy về tổng thể là khi mắc bệnh, có thể khỏi bệnh, tàn phế hay tử vong nhưng bao giờ cũng tổn thất lớn về tài chính. Để giảm bớt tổn thất này, người ta mua BHYT.

Khác với một số loại hình bảo hiểm như bảo hiểm về hàng hoá, tài sản thông thường, BHYT mang tính chính trị và xã hội. Tính chất xã hội biểu hiện ở chỗ, gánh nặng tài chính cho chăm sóc sức khoẻ thường ảnh hưởng đến các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội nhiều hơn so với các nhóm khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: Tỷ lệ chi phí cho y tế trong tổng chi hộ gia đình của các hộ gia đình nghèo cao hơn các

115

Page 117: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

hộ giàu. Trong khi đó các hộ nghèo, người nghèo lại hay mắc ốm đau bệnh tật hơn. Gánh nặng chi phí cho việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng với mất thu nhập do bệnh tật có thể làm cho những người có mức sống trung bình trở thành nghèo. Tính chính trị của BHYT thể hiện ở chỗ nhiều người cho rằng chăm sóc sức khoẻ là quyền lợi hay phúc lợi xã hội.2. Bảo hiểm y tế ở một số nước trên thế giới

Bảo hiểm y tế trên thế giới được triển khai khá sớm, năm 1883 Quốc hội Đức đã đưa ra Luật Bảo hiểm y tế - đây là luật Bảo hiểm y tế đầu tiên trên thế giới. Toàn bộ hoạt động Bảo hiểm y tế được các nước vận dụng linh hoạt tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước mà Bảo hiểm y tế diễn ra rộng, hẹp đối với từng loại đối tượng

Cho đến nay đã có hàng trăm nước thực hiện Bảo hiểm y tế mặc dù có mức độ, hình thức, phạm vi khác nhau. Một số nước đã thực hiện Bảo hiểm y tế từ rất lâu như Pháp, Nhật Bản (70-80 năm), Hàn Quốc (30-40 năm). Do thời gian hoạt động lâu dài nên các nước này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý tài chính và các loại hình Bảo hiểm y tế 2.1 Bảo hiểm y tế ở Pháp

Hệ thống Bảo hiểm y tế ở Pháp nằm trong hệ thống chung về Bảo hiểm y tế và hoạt động rất có hiệu quả với sự tham gia của 99% đối tượng bắt buộc và 69,3% đối tượng tự nguyện, nhiệm vụ của Bảo hiểm y tế là thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí trong dịch vụ y tế cho người được bảo hiểm và bù lại phần lương bị mất khi người được bảo hiểm phải nghỉ làm việc để đi khám chữa bệnh (chế độ trợ cấp tiền lương).

Bảo hiểm y tế Pháp được thực hiện tốt nhất hiện nay, với mô hình như sau:* Thành lập tiểu ban Bảo hiểm y tế thuộc Bộ Y tế - Xã hội, tiểu ban này được

chia thành 4 bộ phận:- Bộ phận chỉ đạo các cơ sở y tế.- Bộ phận chỉ đạo quan hệ các đối tượng bảo hiểm, các hoạt động y tế xã hội và

bộ phận dự phòng.- Bộ phận chỉ đạo nhiệm vụ y dược.- Bộ phận chỉ đạo Bảo hiểm y tế không hưởng lương.

* Quỹ Bảo hiểm y tế được hình thành từ sự đóng góp của các đối tượng tham gia, quỹ này được phân thành 3 cấp:

- Quỹ Bảo hiểm y tế Trung ương: Đặt tại Paris (là cơ quan quản lý nhà nước), gồm có Hội đồng quản trị và Ban quản lý.

- Quỹ Bảo hiểm y tế địa phương: Tự hạch toán hoạt động nhưng theo quy chế của nhà nước, bao gồm: 16 khu vực (liên tỉnh), 129 quỹ cơ sở (cỡ tỉnh, thành), 4 quỹ Bảo hiểm y tế hải ngoại (4 vùng đảo).

116

Page 118: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

- Quỹ Bảo hiểm y tế cơ sở.Mỗi loại này đều phải được tổ chức quản lý chặt chẽ dưới sự điều hành của tiểu

ban Bảo hiểm y tế và được hạch toán theo cơ chế cân bằng thu chi.Tổ chức Bảo hiểm y tế ở Pháp quan tâm đến các vấn đề sau:

- Giáo dục sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng.- Dự phòng khi có những việc bất trắc trong xã hội xảy ra.- Tuyên truyền vận động tham gia Bảo hiểm y tế.- Thông tin y tế.

Bảo hiểm y tế ở Pháp cũng được thực hiện dưới hai hình thức bắt buộc (cơ bản) và bổ sung. Bắt buộc với mọi người dân khi đi khám chữa bệnh và điều trị đều bình đẳng ngang nhau. Vấn đề thanh toán được thực hiện theo phương thức thực thanh thực chi.

* Nguồn quỹ Bảo hiểm y tế:- Giới chủ và cơ quan đóng góp 66% tổng quỹ Bảo hiểm y tế.- Người tham gia Bảo hiểm y tế đóng 29,55% tổng quỹ.- Nhà nước cấp 1,9% và phần còn lại là 2,6% là thu từ nguồn khác.

Bảo hiểm y tế bổ sung được giao cho khu vực Bảo hiểm y tế tư nhân, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, mức hưởng tương xứng với mức đóng góp 2.2 Bảo hiểm y tế ở Nhật Bản

Bảo hiểm y tế ở Nhật Bản ra đời năm 1922 và Nhật Bản là quốc gia triển khai Bảo hiểm y tế bắt buộc theo luật sớm nhất ở Châu á. Bảo hiểm y tế ở Nhật rất phát triển với hiệu quả đáp ứng được ngày càng cao nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, thực sự góp phần tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong thập kỷ 80 và 90.

* Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế toàn dân.* Nguồn tài chính của Bảo hiểm y tế bao gồm tiền đóng Bảo hiểm y tế của những

người tham gia và tiền trợ cấp của Nhà nước. Mức đóng Bảo hiểm y tế do Chính phủ quản lý trong phạm vi từ 6,6%-9,1% thu nhập, trong đó: người lao động đóng 50%, người sử dụng lao động đóng 50%. Mức đóng Bảo hiểm y tế do nghiệp đoàn quản lý phạm vi từ 3-9,5% thu nhập, trong đó người lao động đóng 43%, người sử dụng lao động đóng 57%. Nhà nước hỗ trợ tài chính cho chi phí hành chính của Bảo hiểm y tế trong phạm vi từ 16,4-20% nhu cầu chăm sóc y tế. Đặc điểm của Bảo hiểm y tế Nhật Bản là sự đa dạng của các quỹ Bảo hiểm y tế: quỹ Bảo hiểm y tế Quốc gia Nhật Bản, quỹ Bảo hiểm y tế ngư dân, các quỹ do Chính phủ quản lý, các quỹ do tổ chức xã hội quản lý.

117

Page 119: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

* Quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế: Cơ quan Bảo hiểm y tế chi trả chi phí cho người tham gia Bảo hiểm y tế và người ăn theo khi họ ốm đau, thương tật, thất nghiệp. Họ được chăm sóc y tế theo mức đóng góp [44].2.3 Bảo hiểm y tế ở Hàn Quốc:

Hàn Quốc xây dựng Luật Bảo hiểm y tế từ năm 1963, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng chương trình Bảo hiểm y tế tự nguyện nhưng hầu như không có người tham gia nên Luật này bị vô hiệu hoá. Những năm sau đó, do sự thành công trong kinh tế, Hàn Quốc đã có khả năng thực sự để coi Bảo hiểm y tế là một công việc cần thiết phải làm một cách nghiêm túc. Bởi vì chính hoạt động Bảo hiểm y tế đã giải quyết các vấn đề như chi phí chăm sóc y tế quá tốn kém đối với kinh tế mỗi gia đình, đã cải thiện được chế độ chăm sóc y tế và chế độ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Vì vậy, tháng 12/1976 Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng Luật Bảo hiểm y tế mới trên cơ sở Bảo hiểm y tế bắt buộc. Từ tháng 7/1977, theo Luật mới này những doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên phải đóng Bảo hiểm y tế. Đến năm 1978 thì những doanh nghiệp có từ 5 lao động trở lên bắt buộc phải mua Bảo hiểm y tế. Năm 1981, Bảo hiểm y tế được mở rộng thí điểm đến những người lao động tự do ở nông thôn và thành thị, công việc này phải đến năm 1989 mới hoàn thành và cho đến năm 1992 Hàn Quốc đã có gần 100% số dân tham gia Bảo hiểm y tế. Về tổ chức, các quỹ Bảo hiểm y tế lúc đầu phân tán (gồm nhiều quỹ Bảo hiểm y tế cho từng doanh nghiệp lớn, quỹ Bảo hiểm y tế cho giáo viên, cho công chức, hàng hải, quỹ Bảo hiểm y tế trên các địa bàn cho người về hưu và người lao động tự do, cho nông dân..). Đến ngày 1/10/1998, Hàn Quốc đã thống nhất tất cả các quỹ Bảo hiểm y tế thành một quỹ quốc gia, thống nhất trong toàn quốc.

* Phương thức đóng bảo hiểm y tế: Nếu căn cứ vào mối quan hệ trong qúa trình lao động thì người lao động đóng góp từ 34-50%, phần còn lại người sử dụng lao động đóng góp. Tuỳ theo từng giai đoạn mà tỷ lệ đóng góp có sự thay đổi nhưng khung đóng góp như sau: Viên chức đóng từ 2-8% tiền lương hàng tháng hoặc thu nhập của mình, công nhân làm việc trong các doanh nghiệp đóng từ 5-7% thu nhập. Ngoài nguồn thu từ việc đóng phí Bảo hiểm y tế quỹ Bảo hiểm y tế trong thời kỳ đầu của Hàn Quốc còn được nhà nước cấp kinh phí cho một loạt các trường hợp sau: các đối tượng xã hội, thông tin y tế, giáo dục sức khoẻ và cho một số hình thức nhân đạo.

Chương trình Bảo hiểm y tế ở Hàn Quốc đã góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân dân bởi việc giảm gánh nặng về chi phí y tế và cải thiện dịch vụ chăm sóc y tế. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn tiếp tục cải tiến chương trình Bảo hiểm y tế để ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế của đất nước mình [5;44].

118

Page 120: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

2.4 Bảo hiểm y tế ở Thái LanThái Lan có 4 hệ thống chính về BHYT và phúc lợi

- Hỗ trợ công cộng cho học sinh, người già và những người ăn lương có thu nhập thấp- Hệ thống phúc lợi của Chính phủ cho các công chức và nhân viên xí nghiệp nhà nước- BHYT bắt buộc: Hệ thống BHXH và quỹ bồi thường của người lao động cho

nhân viên các ngành chính thức- BHYT tự nguyện (chương trình sức khoẻ và bảo hiểm tư nhân): hiện nay Thái

Lan có 14,6 triệu người có thu nhập thấp và người già được ngân sách thanh toán chi phí y tế.

Chính phủ đã tổ chức các trung tâm CSSK ban đầu ở các làng, bản có nhiệm vụ CSSK& KCB ban đầu cho người dân ở tuyến cơ sở. Ngân sách hoạt động của các trung tâm này huy động từ nhiều nguồn, trong đó BHYT chiếm từ 13 - 20%, quỹ này dùng cho các hoạt động KCB thông thường và các hoạt động phòng bệnh.

Qua nghiên cứu tìm hiểu hoạt động bảo hiểm y tế ở một số nước trên thế giới cho thấy:Mặc dù mỗi nước có các mức độ, phạm vi, hình thức tổ chức và hoạt động khác

nhau song tất cả đều chung mục đích là huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người dân trong cộng đồng, giảm bớt phần nào khó khăn với những gia đình nghèo có thu nhập thấp, trang bị thêm thiết bị y tế hiện đại góp phần nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh và điều trị...3. Các loại hình bảo hiểm y tế 3.1. Bảo hiểm y tế bắt buộc:

Các thành viên trong một tổ chức, cộng đồng nào đó, dù muốn hay không cũng phải mua BHYT, với một mức phí qui định. Ví dụ, ở Việt Nam, các cán bộ công nhân viên Nhà nước phải đóng (mua) BHYT bắt buộc là 4,5% lương, trong đó Nhà nước chi 3% và cá nhân chi 1,5%. Cũng có khi, BHYT nằm trong bảo hiểm xã hội nói chung, nhưng vẫn bắt buộc phải mua. Ví dụ, ở Đức, Thuỵ Điển, Pháp, .....mỗi cá nhân đều phải đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có BHYT) theo tỷ lệ luỹ tiến với mức thu nhập.Để đảm bảo độ bao phủ cao, bao giờ cũng phải áp dụng chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc. Điều nay khó thực hiện với các nước sản xuất chủ yếu dựa nông nghiệp và việc kiểm siát thu nhập không được chặt chẽ. 3.2 Bảo hiểm y tế tư nhân vì lợi nhuận: Những người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện có thể tự chọn công ty bảo hiểm y tế tư nhân. Với trường hợp này thì mệnh giá, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm sẽ là sự thoả thuận giữa công ty bảo hiểm và cá nhân người tham gia bảo hiểm. Những công ty bảo hiểm tư nhân do hoạt động vì lợi nhuận nên quyết định mệnh giá dựa trên tình trạng sức khoẻ của từng thành viên mua bảo hiểm chứ không phải tình trạng sức khỏe chung của cộng đồng. Thường

119

Page 121: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

những người khá giả mới áp dụng hình thức bảo hiểm này vì họ sẽ được nhận mức bảo hiểm cao khi họ đóng bảo hiểm nhiều.3.3. Bảo hiểm y tế nông thôn hay còn gọi là bảo hiểm y tế cộng đồng: Tự mỗi cộng đồng (xã hay huyện) đề ra mệnh giá bảo hiểm (bao nhiêu tiền trong thời gian bao lâu), hình thức bảo hiểm (bảo hiểm theo hộ gia đình hay cá nhân), mức độ bảo hiểm (Chi trả cho những dịch vụ ở tuyến xã, huyện, một phần tuyến tỉnh, trung ương,...); cách thức đóng góp (đóng tiền hay đóng thóc, đóng 1 lần hay 2 lần trong năm,..)

4. Cách tính phí bảo hiểm y tế Trên lý thuyết, để tính mức phí BHYT cho một năm, người ta dựa vào xác suất

ốm của cộng đồng trong một năm và chi phí trung bình cho 1 lần ốm rồi tính theo công thức sau:

K = P x C + MTrong đó: K = mức phí BHYT;

P = xác suất ốm;C = chi phí điều trị 1 lần ốm;M = phí quản lý quỹ bảo hiểm.

Giả sử có một cộng đồng dân cư gồm 100 thành viên với số lần mắc bệnh trung bình/năm của cộng đồng là 10 (xác suất 10%) và chi phí trung bình để điều trị bệnh là 1.000.000đ. Nếu phí quản lý là 5%, ta có: K = 10% x 1.000.000 + 5% = 100.000 + 5% x 100.000 = 105.000 (đ).

Tuy nhiên, trên thực tế để đưa ra được mức phí BHYT hợp lý là một việc làm rất khó khăn vì nó vừa phải bao phủ được chi phí khám chữa bệnh lại vừa phải phù hợp với khả năng chi trả của người dân.5. Nguyên lý căn bản của bảo hiểm y tế

Có hai nguyên lý căn bản của các mô hình BHYT trên thế giới là BHYT dựa trên “tỷ lệ cộng đồng” (community rating) và dựa trên “tỷ lệ nguy cơ” (risk rating). Theo nguyên lý thứ nhất, tất cả mọi người tham gia đều mua BHYT với 1 mức phí như nhau không phụ thuộc vào xác suất bị bệnh của họ cao hay thấp. Ngược lại, ở nguyên lý thứ hai, mức phí bảo hiểm phụ thuộc chặt chẽ vào xác suất bị bệnh. Những người có xác suất mắc bệnh cao như người già, trẻ em.... khi tham gia BHYT theo nguyên lý dựa trên tỷ lệ nguy cơ sẽ phải mua mức phí cao hơn những người có xác suất ốm thấp như thanh niên khoẻ mạnh.... Thông thường, các mô hình BHYT bắt buộc được dựa theo nguyên lý thứ nhất còn BHYT tự nguyện dựa theo nguyên lý thứ hai.

120

Page 122: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Bản chất của BHYT là chia sẻ, phân tán nguy cơ và huy động nguồn tài chính cho y tế. Do vậy, chính sách này có tác động hết sức tích cực đến xã hội. BHYT giúp tăng nguồn tài chính cho y tế rất lớn, góp phần tăng qui mô và chất lượng của các dịch vụ y tế phục vụ nhân dân, đồng thời giảm ngân sách đầu tư cho y tế để đầu tư cho các ngành quan trọng khác của đất nước. Với BHYT, người nghèo không phải lo lắng là không được chăm sóc sức khoẻ khi bị đau yếu vì lý do không có tiền. Nói cách khác BHYT đã làm tăng tính tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân, đặc biệt là trong nhóm nghèo và cận nghèo. Đây chính là biểu hiện của việc tăng tính công bằng trong chăm sóc sức khoẻ khi người giàu cũng như người nghèo đều có thể sử dụng các dịch vụ y tế lúc đau yếu. Ngoài ra, với việc chia sẻ nguy cơ tài chính giữa người khoẻ và người ốm; giữa người giàu và người nghèo, BHYT đã thể hiện một tính nhân văn vô cùng sâu sắc cần được khuyến khích phát triển tiến tới BHYT toàn dân. 6. Một số vấn đề gặp phải khi thực hiện bảo hiểm y tế

Lý thuyết về BHYT thì rất rõ ràng, nhưng để triển khai được một mô hình BHYT thật hiệu quả trên thực tế là một việc rất khó khăn vì sẽ gặp phải các vấn đề sau đây:

- Thứ nhất là mọi người không nhận ra lợi ích mà BHYT mang lại nên họ không muốn tham gia hoặc sau một thời gian thì không tiếp tục tham gia nữa.

- Thứ hai là tâm lý lạm dụng của thầy thuốc và của bệnh nhân tham gia BHYT. Sự lạm dụng của thầy thuốc xảy ra khi không có hợp đồng thoả thuận chi tiết giữa cơ quan BHYT và bệnh viện cũng như không có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan BHYT. Vì lợi ích của mình, cơ sở y tế có thể cho bệnh nhân làm những xét nghiệm, dùng những thuốc hay dịch vụ không cần thiết, thậm chí thanh toán khống với cơ quan BHYT. Tâm lý lạm dụng của bệnh nhân tham gia BHYT cũng vì mục đích tối đa hoá lợi ích của mình. Người tham gia BHYT sẽ đi khám và sử dụng các dịch vụ y tế quá nhiều và thậm chí là không cần thiết vì họ nghĩ BHYT sẽ thanh toán hết cho họ. Để hạn chế vấn đề này chính sách “đồng chi trả” đã ra đời và được áp dụng, nghĩa là cả bệnh nhân và cơ quan BHYT cùng chi trả cho phí khám chữa bệnh của bệnh nhân. Ví dụ như ở Việt Nam trước ngày 01/7/2005, bệnh nhân trả 20% còn cơ quan BHYT trả 80%. Khi phải chi trả dù là một khoản không lớn, người ta sẽ phải suy nghĩ xem có thật sự cần phải chi khoản đó không? Điều đó làm giảm đáng kể sử dụng dịch vụ y tế, nhất là khi chưa thật cần thiết.

- Thứ ba là “Sự lựa chọn ngược”: Chỉ những người yếu, biết mình sắp phải sử dụng dịch vụ y tế tự nguyện tham gia BHYT. Ví dụ, một người sắp phải vào viện để mổ thì trước đó anh ta sẽ đi mua BHYT.

121

Page 123: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

- Thứ tư là hiện tượng “Hớt váng kem”: Cơ quan BHYT chỉ bán bảo hiểm cho những người khoẻ. Như vậy có khả năng là số tiền thu được sẽ không chi trả hết cho những người mua bảo hiểm và cơ quan bảo hiểm được hưởng.

Hai điểm cuối chỉ xảy ra với hình thức BHYT tự nguyện và các công ty BHYT hoạt động vì lợi nhuận.7. Những nguyên tắc cơ bản của BHYT xã hội ở các nước thực hiện BHYT toàn dân

Ba nguyên tắc cơ bản của BHYT xã hội sau đây bảo đảm sự công bằng và hiệu quả, giúp phân biệt BHYT xã hội với các loại hình BHYT kinh doanh (BHYT thương mại)

- Mức phí đóng góp theo khả năng: BHYT xã hội có mức phí đóng theo khả năng, tức là theo thu nhập. Người có thu nhập cao, đóng phí cao; người có thu nhập thấp, đóng phí thấp, không phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người tham gia BHYT.

- Tham gia bắt buộc: BHYT xã hội là hình thức BHYT bắt buộc, đôi khi còn gọi là “thuế sức khỏe”. Tham gia là nhiệm vụ, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm đóng góp tạo quỹ, lo sức khoẻ cho cộng đồng, cho toàn xã hội, trong đó có bản thân mình. Kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ quá trình triển khai BHYT tự nguyện là tính không bền vững của các chương trình BHYT xã hội tự nguyện. Cơ chế tự nguyện tạo ra tình trạng chỉ người ốm mới tham gia dẫn đến hậu quả là càng có nhiều người tham gia BHYT tự nguyện thì nguy cơ vỡ quỹ càng lớn. Do đó, BHYT xã hội tự nguyện chỉ có thể phù hợp trong giai đoạn quá độ. Kinh nghiệm của tất cả các nước thực hiện BHYT toàn dân là phải ban hành luật tham gia BHYT bắt buộc. Trong giai đoạn chưa thể thực hiện BHYT bắt buộc cho toàn dân thì bên cạnh hình thức BHYT bắt buộc, cần triển khai các mô hình BHYT tự nguyện dựa trên cộng đồng đối với khu vực nông thôn cho nông dân.

- Quyền lợi theo tình trạng sức khoẻ: mặc dù đóng góp theo khả năng nhưng quyền lợi là theo yêu cầu cần sử dụng dịch vụ y tế, hoàn toàn không phụ thuộc vào số tiền đã đóng.

Cần nhấn mạnh rằng BHYT xã hội hoàn toàn khác với BHYT thương mại. Mức phí của BHYT thương mại căn cứ vào tình trạng sức khoẻ, xác suất bệnh tật, việc tham gia BHYT thương mại là sự tự nguyện theo hợp đồng bảo hiểm và quyền lợi của BHYT thương mại có giới hạn, phụ thuộc vào mức đóng góp. Thực hiện BHYT thương mại là thực hiện một hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận BHYT thương mại chưa bao giờ, chưa ở đâu trên thế giới mang lại sự công bằng, hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe.

122

Page 124: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Có thể nêu một ví dụ về một quốc gia có nền tài chính y tế dựa chủ yếu vào bảo hiểm y tế thương mai, đó là nước Mỹ. Y tế của Mỹ không đảm bảo sự công bằng, hiện nay có khoảng 45 triệu người Mỹ không có BHYT nên không được chăm sóc sức khỏe. Nền y tế nước này không hiệu quả vì chi phí y tế bình quân đầu người của Mỹ cao hơn gấp 2 lần so với các nước khác có thu nhập cao nhưng các chỉ số đầu ra về sức khỏe cũng chỉ tương đương. 8. Bảo hiểm y tế ở Việt Nam8.1. Sự hành thành và phát triển.

Ở Việt Nam, BHYT được hình thành và phát triển từ năm 1992 với mô hình BHYT bắt buộc cho những người làm công ăn lương. Mức phí BHYT là 3% lương, trong đó chủ lao động đóng 2% còn người lao động đóng 1%. Năm 1995, phương thức thanh toán phí dịch vụ y tế bảo hiểm đã được chuyển đổi từ “thu bình quân” sang “thu theo thực tế sử dụng”, phần kinh phí cơ quan BHYT thanh toán cho các bệnh viện được đồng nhất về mức phí và cơ chế sử dụng với viện phí mà bệnh viện thu trực tiếp từ bệnh nhân. Kết quả là trong 2 năm 1996-1997 mức kết dư quỹ BHYT sụt giảm mạnh xuống còn 73,6 tỷ năm 1996 và 22,2 tỷ năm 1997. Để tránh nguy cơ vỡ quỹ, Thông tư liên bộ số 11/TTLB ngày 19/9/1997 quy định khống chế trần chi trả của BHYT và từ năm 1998, thực hiện chế độ cùng chi trả 20% viện phí (co-payment) đối với người bệnh có thẻ BHYT theo Điều lệ BHYT mới. Kết quả là cuối năm 1998 quỹ BHYT kết dư 98 tỷ. Tuy nhiên, mức kết dư này không có nghĩa là tính an toàn quỹ được đảm bảo khi chế độ thanh toán BHYT mới quy định mức cùng chi trả của 1 bệnh nhân tối đa không quá 6 tháng lương cơ bản/năm. Điều này làm cho BHYT phải thanh toán nhiều hơn cho những bệnh nhân nặng, phải điều trị tốn kém như các bệnh máu, thận, đại phẫu thuật, ghép phủ tạng,....

Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ chuyển cơ quan BHYT từ Bộ Y tế sang Bảo hiểm Xã hội Việt Nam với mục tiêu tăng cường phát triển BHYT tiến tới BHYT toàn dân. Chúng ta hy vọng rằng mục tiêu này của Chính phủ sẽ sớm đạt được để tăng cường công bằng xã hội bằng việc công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Năm 2008, Quốc hội đã ban hành Luật bảo hiểm y tế và sửa đổi bổ sung vào năm 2014. Theo luật sửa đổi bổ sung năm 2014 : Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

123

Page 125: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

8.2 Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;e) Trẻ em dưới 6 tuổi;g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

124

Page 126: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;b) Học sinh, sinh viên.5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế: bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. 8.3. Mức phí bảo hiểm y tế

Bảng mức phí bảo hiểm y tế hiện tại của Việt NamĐối tượng Hiện tại Trách nhiệm đóng

1. Người lao động 4,5% tiền lương, tiền công Chủ sử dụng lao động đóng 2/3.Người lao động đóng 1/3.

2. Học sinh, sinh viên 3% lương tối thiểu Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng

3. Gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp

Người thứ nhất 4,5% lương tối thiểu. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Theo qui định của luật bảo hiểm sửa đổi bổ sung mức đóng tối đa là 6% lương, thu thập:8.4. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. 1. Người tham gia BHYT được cấp 1 thẻ BHYT.

125

Page 127: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

2. Người tham gia BHYT có quyền đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương ( trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở KCB tuyến tỉnh hoặc tuyến TW theo quy định của Bộ Y tế).3. Người tham gia BHYT phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được KCB tại cơ sở KCB phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó làm việc hoặc tạm trú.4. Người tham gia BHYT được thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu vào mỗi quý.5. Người có thẻ bảo hiểm y tế được quỹ BHYT chi trả các chi phí sau:

+ Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.

+ Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh.+ Thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật trong danh mục theo quy

định của Bộ Y tế.6. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh từ bệnh viện tuyến dưới lên bệnh viện tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú mà vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở y7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.”8. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.”8.5. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.3. Khám sức khỏe.4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút

thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.7. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính

mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

8. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

9. Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích.10. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện

khác.

126

Page 128: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

11. Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.

12. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.13. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

8.6. Mức hưởng bảo hiểm y tế1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

127

Page 129: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.7. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.”

128

Page 130: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Y TẾ

Mục tiêu học tập:Sau khi kết thúc phần này, học viên có khả năng:

1. Trình bày được các khái niệm cơ bản quá trình lập kế hoạch.2. Trình bày được khái niệm và tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính

y tế3. Nêu và phân tích các bước trong lập kế hoạch tài chính y tế.4. Lập được kế hoạch cho một hoạt động, một dự án hay một can thiệp y tế.

1. Những khái niệm cơ bản về quá trình lập kế hoạch.1.1. Định nghĩa:

Lập kế hoạch còn là quá trình tìm kiếm các giải đáp cho các câu hỏi sau:- Mục tiêu cần đạt là gì?- Nên làm cái gì, làm như thế nào dễ đạt được mục tiêu nhất?- Làm khi nào là tốt nhất?- Cần có những điều kiện gì? những yếu tố nào? bao nhiêu?- Ai làm?- Làm ở đâu?

Như vậy: “Lập kế hoạch là quá trình xây dựng một chương trình tiến độ tối ưu cho việc thực hiện các mục tiêu đã lựa chọn của hệ thống dựa trên cơ sở tính toán một cách đầy đủ và khoa học về các điều kiện, các phương tiện, các nguồn lực hiện có hoặc sẽ có trong tương lai”.

Đối với các hệ thống nói chung, các đơn vị nói riêng, các kế hoạch không những chỉ ra các mục tiêu của chúng mà còn vạch ra phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu.

Lập kế hoạch là quyết định trước xem trong tương lai phải làm gì ? Làm như thế nào ? Làm bằng công cụ gì ? Khi nào làm và ai làm ? Kinh phí đảm bảo cho kế hoạch cần bao nhiêu và ai cung cấp ?1.2. Qui trình xây dựng và nội dung cơ bản trong một văn bản kế hoạch:1.2.1. Qui trình xây dựng kế hoạch:

Mọi kế hoạch với tư cách là sản phẩm của quá trình lập kế hoạch, đều được soạn thảo theo qui trình gồm các bước cơ bản.

+ Bước thứ nhất: ấn định mục tiêu hoặc hệ mục tiêu.+ Bước thứ hai: xác định hoàn cảnh hiện tại.+ Bước thứ ba: nhận định những thuận lợi và những trở ngại cho các mục tiêu.

129

Page 131: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

+ Bước thứ tư: trình bày kế hoạch hay phương hướng hành động để đạt được các mục tiêu.1.2.2. Kết cấu nội dung của một văn bản kế hoạch: Sự thể hiện mục tiêu:

Phần đầu của một văn bản kế hoạch thường dành cho việc diễn đạt các mục tiêu: tổng thể, trung gian, chuyên biệt của tổ chức hay các bộ phận. Các mục tiêu này được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ kế hoạch, sẽ được giao cho các cá nhân hay các nhóm chịu trách nhiệm thực hiện. Vì vậy, chúng cần được diễn đạt một cách chính xác, rõ ràng, dễ hiểu và hiểu đúng. Vạch chiến lược thực hiện mục tiêu:

Lập kế hoạch chiến lược là quá trình lập kế hoạch dài hạn chiến lược chính thức để xác định và thực hiện các mục đích của tổ chức, bao gồm:

- Lựa chọn mục đích (Goals) của một tổ chức. Do các mục đích này mà một tổ chức được ra đời và tồn tại.

- Định ra chính sách và các chương trình cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu (Objectives) riêng biệt trên đường hướng tới các mục đích.

- Định ra các phương pháp cần thiết để đảm bảo rằng các chính sách và các chương trình chiến lược chắc chắn được thực hiện.

1.3. Các loại kế hoạch:Tuỳ thuộc vào tiêu thức, các kế hoạch được phân thành các loại khác nhau.- Kế hoạch dài hạn: thường được xây dựng cho 10 - 15 năm.- Kế hoạch trung hạn: thường là 3 - 7 năm, phổ biến là 5 năm.- Kế hoạch ngắn hạn: Dưới 3 năm, thường là 1 năm.

2. Lập kế hoạch tài chính:2.2. Khái niệm:

Kế hoạch tài chính (còn gọi là dự toán, bản dự trù tài chính/ kinh phí) là một bản kế hoạch về tài chính, là phác thảo những nguồn lực cần thiết của một hoạt động y tế, hoặc của một cơ sở y tế. Tài chính thể hiện kế hoạch thu, kế hoạch chi của một đơn vị, một chương trình hay một hoạt động. Tài chính thường được lập dựa trên kế hoạch một hoạt động hoặc kế hoạch của toàn đơn vị. Thông qua tài chính người ta có thể thấy được:

+ Dự kiến về chi tiêu.+ Dự kiến về các nguồn thu trong một khoảng thời gian nhất định, thường là

một năm.Lập kế hoạch tài chính (còn gọi là lập dự toán tài chính, dự trù kinh phí) là lập

kế hoạch về thu nhập và chi tiêu. Lập kế hoạch tài chính là một hoạt động quan trọng

130

Page 132: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

của người cán bộ quản lý trong công tác quản lý nói chung và trong công tác quản lý tài chính nói riêng. Lập tài chính tốt sẽ giúp cho người quản lý sử dụng tốt các tài nguyên, sử dụng tốt đồng tiền, khai thác triệt để các nguồn thu, phát hiện sớm những khó khăn và thuận lợi về tài chính để có kế hoạch chi tiêu và thực hiện đúng và tránh được những sai phạm về chế độ, qui định của Nhà nước về tài chính.2.2. Tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính:

Tài chính là một nguồn thông tin quan trọng cho lập kế hoạch và quản lý. Chuẩn bị nguồn lực: xác định được nguồn lực và các chi phí theo dõi, giám sát hiệu quả thực hiện kế hoạch/ chương trình, đánh giá tính duy trì của một kế hoạch, là cơ sở tiến hành điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết

131

Đánh giá

Phân tích tình huống

Lựa chọn giải pháp

Lập kế hoạch thực hiện và Kế họạch tài

chính

Giám sát

Tính mục tiêu, tính kế

hoạch, sự khan hiếm

Xác định ưu tiên, mục đích và mục tiêu

Lập kế hoạch tài chính

Theo dõi, giám sát KH

tài chính

Điều chỉnh, cân đối tài chính

Vị trí của lập tài chính trong chu trình quản lý.

Page 133: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

2.3. Các bước lập kế hoạch Để lập kế hoạch tài chính có hiệu quả cần tuân thủ các bước minh hoạ trong hình sau.

2.3.1 Bước 1: Rà soát lại kế hoạch và tài chính năm trước đóRà soát lại mục tiêu: mục tiêu năm trước đó có đạt hay không, mục tiêu nào đạt

được, mục tiêu nào chưa đạt. Liệu không đạt mục tiêu có phải do kế hoạch ngân sách chưa phù hợp.

So sánh chi tiêu thực tế và bảng dự toán ngân sách năm trước. Trước hết cần xem tổng chi tiêu với tổng thu so với kế hoạch có sự khác biệt như chi vượt quá hay chi không hết không. Nếu phát hiện có sự khác biệt thì, cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu và chi tiêu. sau đó xem xét từng mục cụ thể trong bản ngân sách, nếu có sự khác biệt cần tỉm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt đó.

2.3.2. Bước 2: Xem xét lại các kế hoạch tương laiKhi xem xét kế hoạch năm tới cần trả lời cho các câu hỏi sau:

- Kế hoạch năm nay làm gì? Mục tiêu kế hoạch là gì? Có gì thay đổi so với năm trước không? Những thay đổi vế kế hoạch có cần tay đổi về ngân sách không?

132

(6)-Hoàn chỉnh nộp bản tài chính cuối cùng, duyệt của các cơ quan có thẩm quyền.

(1)-Rà soát lại kế hoạch và tài chính

năm trước đó

(3)-Rà soát lại các văn bản hướng dẫn

về tài chính

(4)-Tính toán, lập dự thảo và thảo luận với

các cấp, các đối tác...

(5)- Điều chỉnh dự thảo và viết bản tài chính dự thảo.

(2)-Xem xét lại các kế hoạch tương lai

Các bước trong lập kế hoạch tài chính.

Page 134: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

- Để đạt những kết quả năm đó cần những hoạt động nào? Những hoạt động đó đòi hỏi những nguồn lực nào?

- Kế hoạch năm tới có thay đổi chi phí đầu tư không? Nếu có, những khoản đầu tư có đòi hỏi chi phí thương xuyên không, bao nhiêu?

- Nguồn kinh phí cho các hoạt động đó lấy từ đâu? Năm nay có những thay đổi gì về nguồn kinh phí?

2.3.3.Bước 3: Rà soát lại các văn bản hướng dẫn về tài chínhTrong bước ba này cần rà soát lại văn bản của nhà nước của nhà tài trợ từ đó

ước tính:- Các khoản chi bắt buộc, định mức chi tiêu.- Tổng chi phí cho đơn vị/ hoặc hoạt động.Các văn bản tài chính cần rà soát gồm:- Thông báo về kinh phí của cơ quan tài chính, dựa trên các văn bản của cơ quan

tài chính cần làm rỏ các giới hạn, tính linh hoạt của các mục chi.- Số lượng kinh phí được cấp năm trước.- Kế hoạch hoặc các thông báo về kinh phí của các chương trình y tế quốc gia

(hoặc các nhà tài trợ).Nguồn kinh phí của đơn vị y tế bao gồm các nguồn:

- Ngân sách nhà nước- Thu từ viện phí, BHYT- Nguồn kinh phí viện trợ hoặc các nguồn kinh phí khác

2.3.4. Bước 4: Tính toán, lập dự thảo và thảo luận với các cấp, các đối tác...Quá trình tính toán ngân sách cũng là quá trình phân bổ kinh phí cho từng hoạt

động. Khi thực hiện quá trình này cần có khoản kinh phí đề phòng cho những trường hợp chi tiêu đột xuất. Sau ki đã tính toán và dự thảo xong bàn ngân sách cần thảo luận bản dự thảo với các cấp khác nhau: cả cấp dưới và cấp chủ quản và cơ quan duyệt kinh phí. Trong quá trình thảo luận cần mô tả rõ bốn quan điểm:

- Sự thay đổi cung cấp dịch vụ- Yêu cầu về thay đổi nhân sự (nếu có).- Yêu cầu về thay đổi ngân sách thương xuyên.- Yêu cầu về phát triển hoặc đầu tư.

2.3.5. Bước 5: Điều chỉnh dự thảo và viết bản tài chính dự thảo.Sau khi đã thảo luận với các cấp khác nhau, bạn có thể viết bản kế hoạch nháp

đễ trình phê duyệt. Trong quá trình này cần phân bổ lại nguồn lực và tính toán lại gân sách đã dự thảo.

133

Page 135: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

2.3.6.Bước 6: Hoàn chỉnh nộp bản tài chính cuối cùng, duyệt của các cơ quan có thẩm quyền

Khi trình cấp trên phê duyệt, có thể bạn cần phải điều chỉnh một số khoản. Sau khi thảo luận và điều chỉnh lần cuối cùng với cấp trên, bạn cần phải nợp bản cuối cùng đễ phê duyệt. Chỉ sửa khi bản kế hoạch ngân sách được phê duyệt, bản ngân sách mớI có hiệu lực.2.4. Trình bày kế hoạch tài chính:

Nhìn chung, mỗi chương trình, mỗi kế hoạch hoạt động đều phải có một bản kế hoạch tài chính kèm theo. Vì vậy tùy theo nhu cầu của người quản lý mà người ta có thể trình bày các bản kế hoạch tài chính theo các cách khác nhau. Kế hoạch tài chính có thể được trình bày theo chu kỳ thời gian theo quy định của Nhà nước hay theo kỳ của kế hoạch. Tài chính có thể được trình bày theo các chương trình, hoạt động. Kế hoạch tài chính có thể được trình bày theo địa phương hoặc các đơn vị trực thuộc. Tất cả các kế hoạch tài chính dù dưới hình thức nào, cũng phải được phân biệt theo các mục chi-mục lục tài chính theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính.

Ngoài ra, tài chính còn được trình bày dưới dạng một số thể dạng khác. Mỗi nhà tài trợ có thể có những qui định riêng về định dạng của bản tài chính. Lựa chọn hình thức nào cho phù hợp, phụ thuộc vào mục đích của bản tài chính và yêu cầu của nhà tài trợ. Nếu là bản tài chính để trình nhà tài trợ để xin kinh phí, người lập tài chính cần tìm hiểu kỹ yêu cầu của nhà tài trợ về cách trình bày bản tài chính cho phù hợp. Nếu không có thoả thuận từ các nhà tài trợ nước ngoài, thì các kế hoạch tài chính phải được trình bày theo đúng quy định của các cơ quan quản lý tài chính có thẩm quyền của Việt Nam.3. Giám sát thực hiện kế hoạch tài chính.

Lập kế hoạch tài chính là một công việc quan trọng nhưng cũng chỉ là bước đầu tiên trong chu kì tài chính. Việc theo dõi và giám sát kế hoạch tài chính cũng không kém phần quan trọng. Theo dõi và kiểm soát kế hoạch tài chính càng tốt, càng sớm phát hiện và hạn chế được các vấn đề do tài chính gây ra.3.1. Mục tiêu của giám sát tài chính:

+ Theo dõi thu nhập và chi tiêu theo kế hoạch tài chính;+ Dự báo thu nhập và chi tiêu trong tương lai;+ Phát hiện các vấn đề về tài chính và kế hoạch để điều chỉnh kịp thời nếu cần

thiết.+ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính.

134

Page 136: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

+ Kiểm soát chi tiêu theo định mức của từng hạng mục.+ Tìm nguồn kinh phí bổ sung và điều chuyển khi cần.

3.2. Công cụ phục vụ giám sát tài chính:Kế toán là một công cụ đắc lực cho việc giám sát. Kế toán là công việc lưu trữ

các sự kiện tài chính xảy ra trong một tổ chức, một đơn vị, hoặc một chương trình. + Công cụ của công tác kế toán là hệ thống sổ sách kế toán, gồm có:- Sổ theo dõi tiền mặt.- Sổ kiểm kê kho, tài sản.- Bảng/ sổ theo dõi chi tiêu theo tài chính và chi tiêu thực tế.- Bảng theo dõi thu nhập.- Bảng cân đối tài chính, bảng cân đối tài sản...Mục đích của sổ sách kế toán là cung cấp bằng chứng cho cơ quan kiểm tra,

kiểm toán thấy các công việc giao dịch của cơ sở để chứng tỏ tiền đã được chi đúng mục đích.

+ Cung cấp thông tin phục vụ quản lý về:- Theo dõi thực hiện và chi tiêu cho kế hoạch.- Tính duy trì, tính bền vững của kế hoạch.- Khả năng sẵn có của luồng vốn, luồng tiền.- Bảng theo dõi chi tiêu theo tài chính và chi tiêu thực tế.

4. Đánh giá kế hoạch.Mục đích đánh giá để xem kế hoạch đề ra đã thực hiện được gì, mục tiêu đạt

được đến đâu, hiệu quả thu được có tương xứng với công sức và chi phí bỏ ra không, phát hiện chỗ mạnh, chỗ yếu, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ khuyết và nâng cao chất lượng kế hoạch cho chu kỳ sau.

Lập kế hoạch và đánh giá kế hoạch là hai quá trình nối tiếp nhau liên tục tác động lẫn nhau để chúng ta có thể thay đổi cả kế hoạch lẫn mục tiêu theo hướng phát triển.

Đánh giá tỉ mỉ các khâu trong tiến trình của kế hoạch sẽ giúp cho nghiệm thu chất lượng của kế hoạch đề ra, từ đó mới có thể xây dựng những mục tiêu mới cũng như lựa chọn các phương án mới cho giai đoạn tiếp theo một cách hợp lý hơn.

Việc đánh giá có thực hiện được hay không, có đem lại nhiều lợi ích cho các nhà quản lý và các nhà làm kế hoạch hay không phụ thuộc trước hết vào mục tiêu có được xác định cụ thể, rõ ràng không. Sau đó, phụ thuộc vào hệ thống đánh giá đã được chuẩn hoá như thế nào ngay từ khi thiết kế chương trình.

135

Page 137: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Thông tin thống kê có vai trò quan trọng đối với mọi khâu trong qui trình lập kế hoạch. Từ đánh giá thực trạng, lựa chọn ưu tiên, xác định mục tiêu, xác lập cân đối, đến theo dõi thực hiện và đánh giá hiệu quả... đều phải sử dụng đến thống kê.

Cần tổ chức một hệ thống thu thập số liệu thống kê cơ bản ban đầu đủ để có thể tính ra các chỉ số đánh giá thực trạng cũng như theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

Đánh giá các giải pháp cần phải đạt các yêu cầu:+ Rõ ràng cụ thể.+ Hiệu quả.+ Khả năng thực thi.+ Giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề trọng tâm.+ Phù hợp với điều kiện thực tại và đúng với pháp luật của Nhà nước về tài

chính hoặc các cam kết với các nhà cung cấp tài chính.

Bài tập lập kế hoạch tài chính

Gợi ý giúp chuẩn bị ngân sách cho đơn vị y tế:1. Xem xét lại ngân sách năm trước (hãy tập trung chú ý xem các mục nào thu -

chi có sự khác biệt so với kế hoạch. Các lý do đẫn đến khác biệt và cách khắc phục cho năm tới. Trên cơ sở đó, ước tính thu chi năm tới).

2. Xem xét lại kế hoạch hoạt động năm tới (kế hoạch năm nay có gì thay đổi về: mục tiêu, chương trình hoạt động...; những thay đổi đó có dẫn đến thay đổi về thu-chi của đơn vị hay không; nếu có, thay đổi bao nhiêu?)

3. Rà soát lại các hướng dẫn, quy định về định mức thu chi (những qui định nào cần tuân thủ? Nêu những định mức thu chi quan trọng đối với đơn vị. Gạch chân dưới những định mức có thay đổi so với năm trước)

4. Tính toán và dự thảo ngân sách (nháp),5. Điều chỉnh lại bản nháp ngân sách,6. Hoàn chỉnh bản ngân sách cuối cùng để được phê duyệt.

1. Yêu cầu: - Tính toán và điền các số liệu thực tế của ngân sách năm 2008 của đơn vị

anh/chị đang công tác; sau đó lập KH ngân sách của đơn vị cho năm 2009, kết hợp sử dụng các thông tin có sẵn.

- Trình bày kết quả trước lớp theo mẫu sau đây:

136

Page 138: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

2. Các bảng biểu:Bảng 1: Các nguồn thu ngân sách...................................................., năm 2010- 2011

Nguồn thu TYT Kế hoạch duyệt đầu năm 2010

Thực hiện năm 2010

Ước tính năm 2011

1- Ngân sách nhà nướcTrong đó:- NS TW- NS Tỉnh- NS Huyện- NS Xã

2- Thu dịch vụ phíTrong đó:- Thu KCB- Thu dịch vụ đỡ đẻ- Các dịch vụ khác

3- Bán thuốc4- Viện trợ nước ngoài5- NS từ các chương trình

y tế quốc gia6- Các nguồn khácTổng cộngThuyết minh cho các mục tăng/ giảm:

137

Page 139: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Bảng 2: Các khoản chi ngân sách của................................................. năm 2010 - 2011Các mục chi Kế hoạch

duyệt đầu năm 2010

Thực hiện năm 2010

Ước tính năm 2011

Các chi phí thường xuyên

1- Chi cho nhân lực:Trong đó:

- Lương + C.Bộ TYT+ YT thôn bản+ Cộng tác viên khác

- Phụ cấp và thù lao khác+ C.bộ TYT+ YT thôn bản+ Cộng tác viên khác

2- Mua sắmTrong đó:

- Thuốc

- Vật tư tiêu hao

3- Miễn giảm phí KCB

4- Sửa chữa, duy tu nhà trạm

5- Chi phí hành chính (tiền điện, nước, điện thoại..)

6- Chi cho hoạt động khác

7- Chi theo các chương trình YTQG khác

8- Chi đi cơ sở

9- Chi phí khác:Các chi phí vốnTổng cộngThuyết minh cho các mục tăng/ giảm:

138

Page 140: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Y TẾ

Mục tiêu học tập:Sau khi kết thúc phần này, học viên có khả năng:

1. Trình bày được định nghĩa, mục tiêu của quản lý tài chính2. Trình bày được công cụ quản lý tài chính3. Sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý tài chính phù trong việc lập kế

hoạch và thực hiện kế hoạch

1. Định nghĩa, mục tiêu1.1 Định nghĩa

Quản lý tài chính cơ sở y tế (CSYT) được định nghĩa là việc quản lý toàn bộ các nguồn vốn (vốn do ngân sách của Chính phủ cấp như viện phí, vốn viện trợ, vốn vay và các nguồn vốn khác), tài sản, vật tư của đơn vị để phục vụ nhiệm vụ phòng bệnh, khám bênh, chữa bệnh, chăm sóc y tế ban đầu và tuyên truyền huấn luyện.1.2. Mục tiêu:

Quản lý tài chính CSYT ở Việt Nam nhằm đạt các mục tiêu:- Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn coi

như là ngân sách Nhà nước cấp như viện phí, BHYT, phí dự phòng, viện trợ theo đúng chế độ, định mức qui định của Nhà nước.

- Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí thực hành tiết kiệm.

- Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng về khám, chữa bệnh, cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo.

- Từng bước tiến tới hạch toán chi phí và giá thành trong hoạt động của CSYT.1.3. Yêu cầu:

Quản lý tài chính trong CSYT phải đảm bảo các yêu cầu:- Nâng cao chất lượng kế hoạch hoá hoạt động của CSYT, kế hoạch hoá hoạt

động chuyên môn phải gắn với kế hoạch đảm bảo vật chất, hậu cần, với dự toán tài chính của CSYT, xác lập chính xác các ưu tiên trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế.

- Đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên về chuyên môn của CSYT, đồng thời tập trung kinh phí để từng bước giải quyết những hoạt động ưu tiên trong kế hoạch.

- Quản lý thu chi tài chính; thực hành tốt công tác kế toán, phân tích hoạt động kinh tế; xác lập vai trò công tác tài chính - kế toán là công cụ đắc lực để quản lý tài chính của CSYT

139

Page 141: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

2. Chu trình quản lý tài chínhTrong công tác quản lý tài chính bao gồm các yếu tố sau:

- Nghiên cứu tính khả thi- Phân bổ nguồn lực và lập ngân sách- Các nguồn tài chính và cơ chế tài chính- Báo cáo tài chính và kiểm soát tài chính- Phân tích tài chính

Các giai đoạn của chu trình quản lý

Mô tả sơ lược các giai đoạn Quản lý tài chính, các yếu tố và công cụ

Xác định vấn đề - Mô tả chung các vấn đề/nhu cầu đánh giá hiện trạng, mức độ an toàn..

Nghiên cứu khả thi: Đánh giá khả năng các nguồn tài chính.

Quy chế - Chi tiết hoá mọi hoạt động của đơn vị, dự án: Thiết kế dự án, can thiệp, kế hoạch tác nghiệp và kế hoạch hoạt động

Phân bổ nguồn lực và kế hoạch ngân sách: Ngân sách

Nguồn tài chính - Cơ chế chi trả cho dịch vụ y tế

- Làm gì để tăng doanh thu- Bản thảo kế hoạch tài

chính- Các thoả thuận về cung

cấp nguồn tài chính

Các nguồn và cơ chế tài chính,  Kế hoạch tiền mặt

Thực hiện - Thực thi các hoạt động của đơn vị/dự án bằng cách đưa ra/sử dụng nguồn lực để đạt được các kết quả và mục tiêu đề ra

Báo cáo và kiểm toán tài chínhBảng cân đối thu chiBảng cân đối tài khoảnKiểm toán nội bộ

Đánh giá/lượng giá - Theo dõi, giám sát và nghiên cứu nhằm xác định hiệu lực và hiệu quả của can thiệp.

- Điều chỉnh hoạt động: Không thay đổi hay có điều chỉnh, lập lại kế hoạch hay không tiếp tục thực hiện chu kỳ khác

Phân tích tài chínhPhân tích chi phí hiệu quảKiểm toán độc lập

140

Page 142: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

3. Công cụ quản lý tài chínhCác công cụ quản lý tài chính và câu hỏi cần trả lời trong quá trình quản lý:

Công cụ Kết quả Câu hỏi cần trả lờiKết hoạch ngân sách

- Thông qua hoạt động và chi phí cho các hoạt động

- Với nguồn lực như thế nào để đạt mục tiêu đề ra ?

- Chi phí là bao nhiêu ?- Có phù hợp không ?- Cân đối ngân sách giữa các mục/hoạt

động ?- Cần đầu tư bao nhiêu, trong thời gian

bao lâu ?- Những đầu tư vốn nào có ý nghĩa như

những chi phí thường xuyênKế hoạch lưu thông tiền mặt

- Kế hoạch thu chi của các giai đoạn

- Có đủ tiền mặt để hoàn thành nhiệm vụ không ?

- Khi nào đặt vấn đề đầu tư hay mua bán lớn là tốt nhất

- Khả năng trả nợ các khoản vayBảng cân đối thu - chi

- Xem xét từng hoạt động thu chi của từng giai đoạn (Tháng, Quí, Năm)

- Bảng doanh thu- Báo cáo chi tiêu

từng giai đoạn, thời kỳ nhất định

- Kết quả hoạt động đơn vị ra sao ?- Thu nhập có tăng không ?- Có thể giảm loại chi phí nào ?- Sử dụng nguồn tài chính nào và cơ chế

tài chính nào ?- Chi tiêu quá hay dưới định mức không ?

Tại sao ? Cách giải quyết

Bảng cân đối tài khoản

- Tình hình tài chính của dơn vị tại một thời điểm nhất định

- Đơn vị nhận và sử dụng nguồn vốn như thế nào ?

- Có yếu tố nguy cơ nào không ?- Khả năng bổ sung nguồn vốn- Cải thiện kế hoạch tiền mặt

Kiểm toán nội bộ

- Qui trình quản lý nội bộ, phù hợp và hiệu quả

- Tách biệt các nhiệm vụ và hiệu quả trong quá trình quản lý

- Làm thế nào để tránh khả năng rủi ro tài chính cho đơn vị ?

Phân tích chi phí - Hiệu quả

- Xem xét chi phí, giá trung bình của đơn vị sản phẩm/dịch vụ

- Những sản phẩm, dịch vụ nào mang lại kết quả và lợi nhuận/lợi ích cao nhất cho đơn vị ?

- Những loại chi phí nào cao nhất ?- Làm gì để xác định giá bán và đối

tượng

141

Page 143: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

3.1. Kế hoạch ngân sáchKế hoạch tài chính (còn gọi là dự toán, bản dự trù tài chính/ kinh phí) là một

bản kế hoạch về tài chính, là phác thảo những nguồn lực cần thiết của một hoạt động y tế, hoặc của một cơ sở y tế. Tài chính thể hiện kế hoạch thu, kế hoạch chi của một đơn vị, một chương trình hay một hoạt động.

Một bản kế hoạch ngân sách cung cấp những hướng dẫn về sử dụng nguồn lực với những chức năng là điểm khởi đầu của công cụ quản lý cho việc triển khai thực hiện dự án, chương trình:

Ngân sách

Kế hoạch

Đề nghị các nguồn lực (Các nguồn kinh phí)

Phân bổ nguồn lực (Xét ưu tiên trong lập kế hoạch)

Thực hiện các hoạt động

Theo dõi, giám sát/báo cáo

3.2 Kế hoạch lưu thông tiền mặtKhi đơn vị, cơ sở y tế không có khả năng thực hiện nhiệm vụ ngắn hạn hoặc

không có khả năng tài chính cho các hoạt động hiện tại thì có thể dẫn đến phá sản hoặc gián đoạn các hoạt động hay sự vận hành của một chuỗi các hoạt động (trong khi lương vẫn phải chi trả). Cần xem xét kế hoạch tiền mặt coi đây là vấn đề vì:

- Đầu tư quá nhiều- Dự trữ quá cao- Nhiều loại phí còn tồn động- Trường hợp nhà nước và tổ chức chậm chuyển các khoản, quỹ chi lươngĐể dự toán và có thể phòng tránh các vấn đề này nên xây dựng kế hoạch thanh

toán, lưu thông tiền mặt – là sản phẩm của quá trình phân tích định kỳ lưu thông tiền tệ. Lưu thông tiền tệ thệ hiện sự khác biệt giữa nhận và chi ra trong thời kỳ nhất định

142

Page 144: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

(Ví dụ 1 tháng). Lưu chuyển tiền phản ánh khả năng thanh toán, tính sẵn có trong tài khoản hay tiền mặt. Điều này nên thể hiện qua các hạng mục trong kế hoạch ngân sách càng cụ thể càng tốt.3.3 Bảng cân đối thu – chi

Phân tích: - Xác định các cơ hội để giảm chi phí/chi tiêu. Hiệu quả là mối quan hệ giữa

các kết quả đầu ra và chi chi phí đầu vào.- Xác định cơ hội để tăng doanh thu- Tổng lợi nhuận/kết quả = doanh thu – chi phí/chi tiêu.Công cụ báo cáo:- Chi tiêu: Cơ sở báo cáo theo từng nguồn tiền hay nhà tài trợ- Tiền mặt và tài khoản: Điều chỉnh theo các kỳ chuyển, trả tiền- Phân bổ chi phí quản lý chung vào các chi phí trực tiếp của chương trình

hay các hoạt độngThu nhập: Các nguồn tài chính và cơ chế tài chínhNguồn tài chính- Vốn, cơ sở vật chất, nhân lực- Tài trợ- Liên doanh, liên kết- Công cộng- Thu nhập của dự án- Chính phủ: Ngân khố nhà nước, ngân sách cho từng ngành, địa phươngCơ chế tài chính: - Vay- Viện trợ không hoàn lại, quà tặng- Tạo quỹ công- Lợi nhuận thu được từ dự án- Đóng góp của các nhóm cộng đồng, phí dịch vụ

143

Page 145: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Bảng cân đối thu chi

Tháng 1 2 ... 11 12 Tổng cộng

Số thu dự đoán- Viện trợ, hổ trợ của các tổ chức- Nhà nước- Viện phí- Các khoản từ cho thuê- Khoản khácTổng số thu (a)Nội dung chi- Đầu tư- Lương- Chi quản lý, điều hành- Chi phí khác

Tổng số chi (b)Cân đối thu chi hàng tháng (a-b)Số dư cộng dồn

Bảng tóm tắt ghi chú về nhóm tài sản Có, Nợ và Cầm cố tại ngân hàng

Tài sản có = Những tài sản mà đơn vị là chủ sở hữuTài sản cố định (Trên 1 năm) - Đất đai

- Nhà xưởng- Máy móc, dụng cụ- Phương tiện vận chuyển- Thiết bị văn phòng

Tài sản lưu động (Dưới 1 năm, nợ phải đòi)

- Dự trữ: Thuốc, văn phòng phẩm- Nợ, phí- Tạm ứng tiền mặt- Các khoản trả trước- Chuyển nhượng vay- Chứng khoán, cổ phần- Tiền gửi ngân hàng

Tiền - Tiền mặt quỹ và tại tài khoản

144

Page 146: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

3.4 Bảng cân đối tài khoảnLà công cụ sống còn quản lý và xác định tình trạng tài chính và tổ chức, đơn vị

(hay các bộ phận nhỏ hơn). Nếu không có tình trạng tài chính của tổ chức, đơn vị. Nếu không có việc phân tích tài chính của đơn vị thì sẽ phải đối mặt với các vấn đề phức tạp trong công tác thanh toán và quản lý tài chính. Bảng cân đối tài khoản là công cụ quan trọng để xem xét khả năng tài chính. Được miêu tả:

- Tình trạng vốn cố định của đơn vị vào thời điểm cuối năm tài chính- Tài sản (có): Đơn vị hiện đang sở hữu loại tài sản nào- Nợ: Sử dụng nguồn vốn nào cho hoạt động của đơn vị Bảng cân đối cho thấy tài sản cho thấy tài sản Có và Nợ tại một thời điểm nhất

định thông thường là cuối giai đoạn và nhất định phải có ở cuối năm. Bảng cân đối tài sản gồm có 2 thành phần: Tài sản ghi Có và tài sản ghi Nợ. Tài sản bên Có cho thấy tiền vốn đã sử dụng vào mục đích gì, đầu tư mua tài sản nào. Tài sản bên Nợ cho thấy nguồn hình thành nên vốn. Tài sản bên Có luôn bằng tài sản bên Nợ.3.4.1 Tài sản ghi có

Tài sản ghi Có gồm:- Tài sản cố định: Là những tài sản sử dụng trên 1 năm. Ví dụ: Đất đai, nhà

xưởng, Xe cộ, Trang thiết bị...- Tài sản lưu động: Là tài sản sử dụng ít hơn 1 năm- Tiền mặt và tiền trong tài khoản: Không chỉ bao gồm tiền quỹ mà còn bao

gồm cả sự cân đối của các tài khoản ngân hàng khác nhau, tài khoản tiền gửi ngân hàng.

- Nợ phải đòi, phải thu: Tạm ứng cho khách hàng nhưng chưa mua hàng, tạm ứng cho nhân viên.

3.4.2 Tài sản ghi nợNợ phải trả

- Nợ dài hạn phải trả: Là những khoảng nợ thời hạn hơn 1 năm, ví dụ: các khoảng vay dài hạn.

- Nợ ngắn hạn phải trả: Tài sản vay chưa trả, nợ rút quá tiền trong ngân hàngVốn chủ sở hữu: Là số chênh lệch giữa tài sản hiện Có và Nợ phải trả. Ví dụ:

- Những khoản tài trợ, hiến tặng mà bệnh viện nhận được- Kết quả luỹ kế mà từ thời trước (năm trước) chuyển sang.

Phân tích và xem xét tỷ suất- Tăng hay giảm nguồn vốn chủ sở hữu

145

Page 147: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

- Các nguy cơ nguy hiểm, ảnh hưởng đến các hoạt động: Dự trữ ít, ít tiền mặt, tình trạng tài chính kém

- Các nguy cơ tài chính (chi trả lương quá nhiều, nhiều nợ khó đòi, dự trữ tài chính nhiều)

Tỷ suất- Tiền trong tài khoản và tiền trong ngân sách không phù hợp ngân sách, quỹ

dự trữ- Xem xét đơn vị có chi các nguồn quỹ khác cho các mục đích khác không

đúng thoả thuận không.- Tài sản ghi nợ = tài sản hiện có 1 năm- Vốn luân chuyển = Tài sản Có hiện tại - Nợ ngắn hạn hiện tại- Khả năng thanh toán = Tổng số Nợ (ngắn + dài hạn)/Tổng số cóCó nhiều cách xem xét bảng cân đối tài sản. Điều quan trọng là tình trạng quỹ tiền mặt, những quỹ tiền nào hiện có. Ví dụ:

Bảng cân đối tài sản bệnh viện A, tỉnh X tính đến ngày 31/12/2008(Đơn vị: 1.000VNĐ)

Bên có Bên nợ (Nguồn vốn)Tài sản cố định Nợ phải trả- Nhà xưởng- Xe, phương tiện

50.00040.000

- Nợ dài hạno Các khoản vay dài hạno Nợ cầm cố ngân hàng

- Nợ ngắn hạn:o Các khoản vay ngắn hạn

12.00020.000

7.500

Tài sản lưu động Vốn chủ sở hữu- Nợ phải đòi- Thuốc trong kho- Tiềno Tài khoản ngân

hàngo Tiền mặt tại quỹ

4.50015.500

3.0001.000

- Khoản tài trợ- Luỹ kế năm trước

65.5009.000

Tổng tài sản hiện có 114.000 114.000

146

Page 148: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Bảng tóm tắt ghi chú về các nhóm tài sản Có, Nợ và cầm cố tại ngân hàng

Tài sản có = Những loại tài sản mà đơn vị là chủ sỏ hữuTài sản cố định (trên 1 năm) - Đất đai

- Nhà xưởng- Máy móc, dụng cụ- Phương tiện vận chuyển- Thiết bị văn phòng- Nội thất, thiết bị

Tài sản lưu động (Dưới 1 năm, nợ phải đòi)

- Dự trữ: Thuốc, văn phòng phẩm- Nợ phí- Tiền tạm ứng, tiền mặt- Các khoản trả trước- Chuyển nhượng vay- Chứng khoán, cổ phần- Tiền gửi ngân hàng

Tiền - Tiền mặt tại quỹ và tại tài khoản

Tài sản ghi nợ phản ánh hình thức mà đơn vị thực hiện thanh toán cho các hoạt động, tài sản ghi nợ được chia thành tài sản ngắn hạn và dài hạn

Bảng tài sản ghi nợ

Tài sản ghi nợ = Những loại tài sản mà đơn vị là chủ sỏ hữu, cách thanh toán, nguồn vố + Nợ cầm cố = Vốn chủ sở hữu

Nợ cầm cố (=vốn chủ sở hữu, tài sản)

- Vốn hoặc quỹ phát triển (Của tổ chức phi chính phủ)

- Vốn cổ phần (Công ty liên doanh)Nợ dài hạn: Trên 1 năm - Vay dài hạn, thời gian đáo hạn, trả trên 1 năm

- Dự trữ tài sản thay thế (Quỹ khấu hao)- Dự trữ, cải tạo (quỹ phát triển)- Dự phòng nguy cơ trong những năm tới, lạm phát

cao, tố tụng, môi trường. (Quỹ dự phòng)Nợ ngắn hạn: Trong vòng 1 năm

- Tiền rút trội- Tính dụng- Dự phòng các khoản thuế, an ninh xã hội trong

vòng 1 năm- Các quỹ viện trợ chưa sử dụng

147

Page 149: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

3.5 Kiểm toán nội bộHệ thống kiểm toán nội bộ là một quy trình được thiết lập nhằm tăng cường và

bảo vệ công tác quản lý trong thực tế cả quản lý chung và quản lý tài chính. Công cụ quản lý này giúp cho tăng tính hiệu quả sử dụng các nguồn lực.Một số khía cạnh chính: (1) Cấu trúc hệ thống

Hệ thống kiểm toán nội bộ của đơn vị có thể được định nghĩa như toàn bộ chính sách, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được thiết lặp nhằm điều hành các hoạt động của đơn vị. Mục đích của hệ thống kiểm soát của đơn vị

- Điều khiển và quản lý kinh doanh có hiệu quả- Đảm bảo các quyết định và chế độ quản lý được thực hiện đúng và giám sát

hiệu quả các chế độ và quyết định đó.- Phát hiện kịp thời các rắc rối trong kinh doanh để hoạch định và thực hiện

các biện pháp đối phó.- Ngăn chặn và phát hiện ra các sai phạm và gian lận trong kinh doanh.- Ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác và đúng thể thức về các nghiệp vụ và

hoạt động.- Lập báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ và tuân thủ theo các yêu cầu pháp

định có liên quan.- Bảo vệ tài sản và thông tin không bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích

(2) Các nguồn vốn/quỹ- Vốn/quỹ được sử dụng cho các mục đích trước, được thể hiện qua văn kiện của

dự án- Các khoản chi tiêu được quyết toán hay xuất toán, đối chiếu phân biệt với các

hạng mục chi khác- Số dư còn lại so với cam kết trong đề cương của dự án

(3) Báo cáo- Báo cáo phù hợp với số liệu tài chính thực lưu giữ

(4) Chung- Mọi báo cáo trong hệ thống kế toán phải phù hợp với các chứng từ: Đối với

từng chứng từ đã có chữ ký xác nhận- Lưu giữ chứng từ phải đầy đủ và chính xác tối thiểu trong 5 năm, gọn gàng

ngăn nắp với từng loại tài liệu.- Bản chụp tấm séc đã phát hành hay tấm séc huỷ

148

Page 150: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

Trong thực tế sẽ thuận lợi nếu hệ thống kiểm toán được kiểm toán 1 năm 1 lần bởi những kiểm toán viên hay công ty kiểm toán được công nhận và có danh tiếng.

Tóm tắt:- Biểu mẫu báo cáo chuẩn và quy trình thực hiện

o Chi trả tiền mặt: Các hoá đơn chứng từ có sốo Séc: Số séc, các chữ ký

o Mua bán: Hoá đơn chứng từ theo qui địnho Vận chuyển: Nhật ký lộ trình

o Thời gian: Bảng hoạt động theo thời gian.- Viết và ký xác nhận từng tài chính của mỗi hoạt động- Ghi chép/theo dõi thu chi của đơn vị theo từng mục trong kế hoạch ngân sách- Sổ theo dõi tiền mặt, theo dõi tài khoản ngân hàng.- Tỷ giá và các giấy tờ liên quan đến quy đổ ngoại tệ

Chất lượng của thông tin và theo dõi sổ sách: Để theo dõi và phân tích số liệu và thông tin (tài chính) việc quan trọng là kiểm tra từng bước của quá trình một cách đầy đủ, chính xác hoàn chỉnh của các số liệu trình bày.

Bảng chất lượng thông tin tài chính:Tính chính xác Tính hoàn chỉnh

Thu nhập Số liệu có chính xác không Mọi số liệu có sẵn không ?Thiếu thông tin nào ? (Do các mẫu hiện có không hoàn chỉnh, hay không có mẫu thu thập ?)

Đăng ký/sổ cái (sổ kho)

Có số liệu thu thập được đang ký quản lý đúng chổ chưa

Mọi số liệu thu thập được đăng ký chưa ?

Xử lý số liệu Trong quá trình xử lý số liệu có chính xác không ?

Những số liệu cần thiết sẵn có không, ngay cả trong quá trình xử lý ?

Báo cáo Các thông tin trình bày có trả lời các câu hỏi của người nhận tiền và người quản lý không ?

Các câu hỏi và sự quan tâm của người nhận có thực sự và được trả lời không ?

149

Page 151: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

3.6 Phân tích chi phí - Hiệu quả tài chínhTính duy trì

- Tiếp tục các hoạt động của tổ chức- Đạt được các mức độ lợi ích phù hợp- Thời gian- Sau khi kết thúc các trợ giúp của bên ngoài về tài chính, kỹ thuật và quản lý

Cơ chế kiểm soát tài chính1. Tăng thu nhập2. Giảm chi phí3. Giảm các yếu tố nguy cơ4. Quản lý tiền mặt

Các khía cạnh của đánh giá, thẩm định

Lập kế hoạch Thực hiện/hiệu quả Khía cạnh đánh giáMục tiêu chung Tác động Chính sách hiệu quả, duy trìKết quả dự án (Mục tiêu cụ thể)

Kết quả cuối cùng Hiệu quả (Effectiveness)

Các kết quả Đầu ra trung gian Hiệu suất (Efficency)Các hoạt động Đầu vào

3.7. Phân tích và kiểm soát tài chính 3.7.1 Chu trình kiểm soát tài chính

1. Kế hoạch: Kế hoạch ngân sách bao gồm các khoản thu chi trong kế hoạch2. Đo và báo: Tình hình thu – chi thực tế; lưu thông tiền mặt, mối liên quan thu -

chi và kết hoạch ngân sách (số thực và tỷ lệ %).

150

KẾ HOẠCHKế hoạch ngân sách (Thu,

chi trong tương lai)

ĐO LƯỜNG VÀ BÁO CÁOThu chi thực tế

KIỂM SOÁTThực hiện khi cần thiết

THEO DÕIPhân tích và phiên giải

Page 152: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

3. Giám sát theo dõi: Phân tích và diễn giải (Chi tiêu dưới hoặc trên hạn mức, nợ).4. Kiểm soát: Thực hiện khi cần thiết (Bao gồm kiểm toán nội bộ/ kiểm soát của

tuyến trên)3.7.2 Cơ chế kiểm soát tài chính

Các thành tố của tổ chức thúc đẩy tính rõ ràng minh bạch và trách nhiệm- Cấu trúc:

o Tình trạng và các qui định.o Cấu trúc của tổ chức rõ ràng minh bạch

o Vai trò của ban lãnh đạo, quản lý và kiểm toán nội bộ/ dưới sự kiểm soát của cấp trên.

o Vai trò của mỗi thành viên, nhân viên rõ ràng.- Hệ thống

o Tách biệt giữa người bị kiểm soát và kiểm soát

o Chịu trách nhiệm chung trong một vấn đề (Nguyên tắc giám sát nhau)o Viết hướng dẫn, động viên nhân viên

- Động viên nhân viêno Chính sách và sử dụng nhân lực phù hợpo Tạo điều kiện lao động tốt

o Cam kết với người lao động qua bảng lương và những qui định của nhà nước

o Tăng cường các hình thức khuyến khích và giảm các hình thức tiêu cực- Phong cách quản lý

o Đưa ra các ví dụ, phong cách mẫu

o Cung cấp và hướng dẫn chuẩn mực đạo đức- Văn hoá

o Các giá trị đạo đức và chính trực

o Cam kết về năng lựco Khuyến khích tự giác

o Tính trách nhiệm3.7.3 Sổ sách, chứng từ kế toán và quản trị tài chínhBáo cáo kế toán

- Có sổ theo dõi tiền mặt (theo dõi thu chi).- Có sổ theo dõi tài sản có và nợ của các hoạt động, chi cho các hoạt động như

thế nào ?

151

Page 153: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

- Sổ phụ ứng của mỗi chương trình hay nguồn tài trợ, thuận tiện cho việc theo dõi thu chi báo cáo.

- Sổ nhật ký.Kết thúc chương trình/dự án phải báo cáo tài chính cuối cùng và lưu trữ mọi sổ

sách tài chính kế toán và chứng từ kèm theo trong vòng 7 năm.Thu và chi:

Thông thường các cơ quan tài trợ/ hay nhà cung cấp tài chính sẽ cần xem xét mọi hoá đơn, chứng từ gốc của toàn bộ kinh phí và nguồn kinh phí nhận được và chứng từ của các hoạt động mua bán và chi phí.

Lưu ý, đảm bảo phiếu nhận và chi tiền điều hợp lệQuyết định ai là người trong đơn vị có quyền xét duyệt chi tiêu và mức chi tiêu

là bao nhiêu. Mỗi hoạt động chi tiêu đều được quyết định và ký bởi 1 người phù hợp.Kế hoạch ngân sách và báo cáo tài chính.

Thông lệ, chỉ được phép chi tiền trong các hạng mục đã được phê duyệt trong kế hoạch ngân sách. Nhưng khó có thể chuẩn bị kế hoạch ngân sách đảm bảo thực hiện đúng 100% như kế hoạch, thông thường có thể chấp nhận sự khác biệt 10% giữa thực tế và kế hoạch với mỗi hạng mục. Nếu khác biệt trên 10% với mỗi hạng mục thì phải có sự đồng ý của nhà tài trợ hay cơ quan cấp kinh phí.

Do vậy, luôn phải so sánh chi tiêu thực tế với từng hạng mục trong kế hoạch ngân sách được duyệt. Khi báo cáo tài chính với cơ quan cấp trên hay nhà tài trợ, đều bao gồm cả so sánh chi tiêu thực tế đến ngày báo cáo so với kế hoạch, kèm theo giải thích nếu chi tiêu này vượt quá 10%.

Các cơ quan tài trợ thường yêu cầu báo cáo tài chính cuối mỗi 3 hoặc 6 tháng. Yêu cầu kèm theo báo cáo chứng từ gốc. Các nhà tài trợ chỉ kiểm tra, đối chiếu các chứng từ này, sau đó sẽ trả cho đơn vị, nhưng lưu ý phải chụp lại toàn bộ chứng từ gốc.

152

Page 154: kinh tÕ y tÕ - Y Học Dự Phòng K39 - Khoa Y Tế Công Cộng ... · Web view... hình nghiên cứu kinh tế là sự phân biệt rạch ròi giữa các vấn đề thực

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Kinh tế học vĩ mô, Robert J Gordon, 20002. Kinh tế học vi mô, Pindyck. R. S, 2000.3. Vũ Xuân Phú, Kinh tế y tế, sách đào tạo cho Cữ nhân YTCC, 20084. Bài giảng Kinh tế Y tế, nhà xuất bản Y học năm 20025. Kinh tế y tế, Bộ y tế và tổ chức y tế thế giới, nhà xuất bản y học hà nội 20016. Kinh tế y tế ứng dụng, nhà xuất bản Y học quốc gia TP HCM, 20017. Bộ Y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2008, Tài chính y tế Việt

Nam, 2008.8. Các văn kiện chính sách của Đảng và Chính phủ, Bộ y tế9. Bộ y tế, Niên giám thống kê Y tế năm 2007.10. Introduction Health Economics. David Wonderling, Reinholld Gruen & Nick

Black, 2005.11. Health Economics: An Introduction for health professionals. Ceri J. Philip 12. Applied Health Economics. Andrew M.Jone, Nigel Rice, Teresa Bago d’Uva &

Silvia Balia, 2007.13. Advances in Health Economics. John Wiley & Sons, 2005.14. Health care Economic. Stepphen J. William, 199315. The Economics of the public sector, Robert H. Haveman, 197616. Fisher, A., Chestnut, L.G., and Violette, D.M. (l989) The value of reducing risks

of death: A no te im ncw cvidcnce. J Policy and lvlanagemcnt. 8, 88-00017. Mishan, E.J. (l971). Evalualion oi loè and lưng: A theoretical approach, J.

Political Economy, 79. 687-70618. Mooney,G.(l977). the valuation of human life. MacMillan. London19. Mooney,G.(l992). The economics of hcalth and medicine. Wheatheaf20. Neumann, P. and Johannesson. M. (1994). The willingness to bay for in vitro

fertilization: A pilot study using contingent valuation. Medical care 32, 686-9921. Pauly, M.V.. (]995). Valuing health care benefits in money terms. in Valuing

health care (Ed. F.A. sloan). Cambridge University Press, Cambridge.22. Thompson. M.S., (l986). Willingness to pay and accepts risks to cure chronic

disease. Am. J. Public Health, 76, 392-9623. Weinstein. M.C., Fineberg, H.V., et ai. (1980). Clinical decision analysis, WB

Saunders Company. Philadelphia.24. WHO.(1996). Health policy and systems development An agenda for research.25. WHO. (1997). ARA paper N.13. Methods for evaluating effects of health

reforms.26. WB- (1997). Health sector reform and Sustainable financing - Các Module 1, 2,

3, 4,

153