kinh tẾ vi mÔ · web viewthực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình...

36
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỰC TẬP KỸ THUẬT (KINH TẾ XÂY DỰNG) Biên soạn: ThS. Trương Công Thuận

Upload: duongxuyen

Post on 25-Apr-2018

214 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TH C T P KỸ THU TỰ Ậ Ậ

(KINH T XÂY D NG) Ế Ự

Biên soạn: ThS. Trương Công Thuận

Page 2: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

THỰC TẬP KỸ THUẬT (KINH TẾ XÂY DỰNG)

Ấn bản 2014

Page 3: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

I HƯỚNG DẪN

MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................. IHƯỚNG DẪN....................................................................................................... II

BÀI 1: CHUẨN BỊ THỰC TẬP.....................................................................................11.1 CHUẨN BỊ VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG.............................................................1

1.1.1 Kiến thức......................................................................................................................11.1.2 Kỹ năng........................................................................................................................1

1.2 TRANG BỊ CẦN THIẾT KHI THỰC TẬP................................................................2TÓM TẮT.............................................................................................................3

BÀI 2: MÔ TẢ CÔNG TRÌNH......................................................................................42.1 THÔNG TIN CHUNG........................................................................................42.2 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ.............................................................4

2.2.1 Về kiến trúc..................................................................................................................42.2.2 Về kết cấu....................................................................................................................5

2.3 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN THI CÔNG............................................................5TÓM TẮT.............................................................................................................6

BÀI 3: CÁC VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT THI CÔNG.............................................................73.1 KỸ THUẬT THI CÔNG CÔNG TRÌNH..................................................................7

3.1.1 Công tác đất và nền móng...........................................................................................73.1.2 Công tác bê tông cốt thép..........................................................................................103.1.3 Công tác xây-công tác hoàn thiện..............................................................................14

3.2 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG..............................................163.2.1 An toàn lao động........................................................................................................163.2.2 Vệ sinh môi trường.....................................................................................................17

TÓM TẮT...........................................................................................................18BÀI 4: LẬP DỰ TOÁN MỘT SỐ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH............................................19

4.1 THU THẬP SỐ LIỆU.......................................................................................194.2 ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG...................................................................................19

4.2.1 Công tác đất và nền móng.........................................................................................204.2.2 Công tác bê tông cốt thép..........................................................................................204.2.3 Công tác hoàn thiện...................................................................................................20

4.3 LẬP DỰ TOÁN..............................................................................................20TÓM TẮT...........................................................................................................21

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP.........................................................225.1 NHỮNG YÊU CẦU CHUNG..............................................................................22

5.1.1 Nội dung....................................................................................................................225.1.2 Hình thức trình bày....................................................................................................23

5.2 NHỮNG YÊU CẦU RIÊNG................................................................................24TÓM TẮT...........................................................................................................24TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................25

Page 4: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

HƯỚNG DẪN II

HƯỚNG DẪNMÔ TẢ MÔN HỌC

Thực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây dựng xin thực tập, thu thập số liệu về kỹ thuật và từ các số liệu thu thập được, học viên lập dự toán cho một vài hạng mục thi công xây dựng. Ngoài việc thu nhận thêm nhiều kiến thức thực tế từ quá trình sản xuất của doanh nghiệp xây dựng, học viên còn được áp dụng các kiến thức và kỹ năng đã học để tạo được một bảng dự toán từ các số liệu thực tế.

Quá trình thực tập kỹ thuật là môi trường cho học viên hoàn thiện kiến thức đã học, chuẩn bị tư liệu để làm đồ án tốt nghiệp và rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cơ bản để tiếp cận với nghề nghiệp sau này.

NỘI DUNG MÔN HỌC Nội dung của môn học là học viên tìm hiểu một cách hoàn chỉnh về một quá trình

thi công công trình xây dựng, thu thập các số liệu thực tế cần thiết để lập dự toán cho một hạng mục công trình. Ngoài ra, trong thời gian thực tập, học viên được vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học tập ở trường vào công việc thực tế; được tiếp cận với những kiến thức và kỹ năng từ môi trường doanh nghiệp.

Giáo trình này cung cấp phần nội dung kiến thức lý thuyết về các công tác thi công phổ biến trong xây dựng để làm tư liệu cho học viên tham khảo trước khi đi thực tập, đồng thời hướng dẫn học viên các nội dung cần trình bày trong báo cáo thực tập. Nội dung các bài học gồm:

Bài 1- Chuẩn bị thực tập: Bài này trình bày những nội dung học viên cần chuẩn bị trước khi đi thực tập.

Bài 2- Mô tả công trình: Bài này trình bày các nội dung học viên cần mô tả công trình thực tập.

Bài 3- Các vấn đề về kỹ thuật thi công: Bài này trình bày các những nội dung về kiến thức thi công học viên cần quan sát và ghi nhận tùy vào hiện trạng công trình thực tập.

Page 5: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

III HƯỚNG DẪN

Bài 4- Lập dự toán một số hạng mục công trình: Bài này trình bày các nội dung liên quan đến công tác đo bác khối lượng và lập dự toán chi phí xây dựng cho một hoặc vài hạng mục công trình mà học viên thu thập được, sau đó lập thành một bảng dự toán.

Bài 5- Hướng dẫn viết báo cáo thực tập: Bài này trình bày các yêu cầu của một báo cáo thực tập về mặt nội dung và hình thức.

KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ Môn học Kỹ thuật thi công, Định mức kinh tế kỹ thuật và định giá xây dựng công

trình.

YÊU CẦU MÔN HỌC Học viên phải tham gia đầy đủ các buổi thực tập đã đăng ký với đơn vị tiếp nhận,

thực hiện đúng các yêu cầu của doanh nghiệp đề ra. Học viên nộp báo cáo thực tập đúng hạn theo các nội dung được Giảng viên hướng dẫn yêu cầu.

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC Để hoàn thành tốt đợt thực tập, học viên cần nắm rõ lý thuyết về Kỹ thuật thi công

và Dự toán. Học viên cũng cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp tiếp nhận và công trường thực tập để sớm hòa nhập vào môi trường công việc.

Ngoài ra, học viên còn phải biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng khác đã được trang bị trong quá trình học khi trực tiếp tham gia vào công việc thực tế; chủ động học hỏi những kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng từ đơn vị thực tập.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Môn học được đánh giá bằng điểm bảo vệ bài báo cáo thực tập được học viên nộp

cho Giảng viên sau đợt thực tập.

Page 6: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP 4

BÀI 1: CHUẨN BỊ THỰC TẬP

Trong bài này, học viên nắm được:

- Những mảng kiến thức cần chuẩn bị trước khi thực tập;

- Các trang bị cần thiết khi thực tập;

1.1 CHUẨN BỊ VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG1.1.1 Kiến thức

Trước khi đi thực tập, học viên cần có những kiến thức nhất định để đáp ứng các yêu cầu của đơn vị tiếp nhận, và thuận tiện cho việc thu nhận kiến thức cũng như trực tiếp tham gia vào một số công việc được giao. Các mảng kiến thức cần chuẩn bị nên phù hợp với các nội dung công việc cụ thể mà học viên sẽ trực tiếp tham gia, do đó, trong suốt quá trình thực tập, học viên cần liên tục ôn tập kiến thức và trau dồi những kiến thức, kỹ năng mới. Các kiến thức cần chuẩn bị trước và trong khi thực tập có thể là:

- Kiến thức về tính chất của một số loại vật liệu;

- Kiến thức cơ bản về một số dạng kết cấu bê tông cốt thép, thép;

- Quy trình công nghệ sản xuất một cấu kiện cụ thể;

- Biện pháp thi công một số hạng mục;

- Tiêu chuẩn kỹ thuật của một số quá trình thi công;

- Nội dung và phương pháp đo bóc khối lượng và lập dự toán;

- Các yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

1.1.2 Kỹ năngKhi thực tập, học viên cần có một số kỹ năng để quá trình thực tập đạt hiệu quả

cao, ví dụ:

Page 7: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

5 BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

- Đọc hiểu bản vẽ kiến trúc và kết cấu;

- Đo bóc khối lượng;

- Sử dụng một số phần mềm chuyên ngành và văn phòng;

- Sử dụng một số dụng cụ máy móc trong thi công;

- Quan sát và đặt câu hỏi phù hợp;

- Ghi chép và chụp hình ảnh minh họa (nếu được phép);

- Vận dụng các kỹ năng phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi đi thực tập.

Ngoài ra, sinh viên cũng cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập khi được yêu cầu.

1.2 TRANG BỊ CẦN THIẾT KHI THỰC TẬPHọc viên khi đi thực tập cần trang bị một số vật dụng sau:

- Giày và nón bảo hộ;

- Tập và bút để ghi chép;

- Bản vẽ kết cấu, biện pháp thi công, tài liệu liên quan đến công trình thực tập (nếu được các đơn vị tiếp nhận thực tập cung cấp).

- Máy ảnh (nếu được phép chụp hình).

Ngoài ra, học viên cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu khác từ đơn vị tiếp nhận thực tập về bảo hộ và trang bị khi đi thực tập.

Page 8: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP 6

TÓM TẮTTrong bài này, học viên nắm được những nội dung cần chuẩn bị về mặt kiến thức,

kỹ năng và trang bị phương tiện để phục vụ cho việc đi thực tập. Sự chuẩn bị tốt sẽ giúp tạo thuận lợi cho việc vận dụng tốt các kiến thức và kỹ năng vào công việc được giao và học hỏi từ môi trường doanh nghiệp.

Page 9: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

7 BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

BÀI 2: MÔ TẢ CÔNG TRÌNH

Trong bài này, học viên nắm được những thông tin cần thu thập về công trình thực tập, bao gồm:

- Thông tin chung về công trình thực tập;

- Thông tin liên quan đến thiết kế công trình;

- Thông tin liên quan đến thi công công trình;

2.1 THÔNG TIN CHUNGHọc viên mô tả các thông tin sau của công trình thực tập:

- Tên công trình;

- Loại công trình;

- Vị trí xây dựng;

- Chủ đầu tư;

- Đơn vị tư vấn thiết kế;

- Đơn vị thi công;

- Tổng mức đầu tư;

- Ngày khởi công;

- Hiện trạng thi công công trình vào thời điểm học viên đi thực tập.

2.2 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ2.2.1 Về kiến trúc

Học viên mô tả những đặc điểm chính về kiến trúc công trình như:

- Đặc điểm về hình dáng, qui mô, kích thước công trình, mật độ xây dựng ;

Page 10: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP 8

- Công năng của công trình;

- Đặc trưng nổi bật về ý tưởng kiến trúc.

2.2.2 Về kết cấuHọc viên mô tả những đặc điểm chính về kết cấu công trình như:

- Giải pháp nền móng của công trình;

- Giải pháp kết cấu của công trình;

- Đặc trưng về vật liệu.

2.3 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN THI CÔNGHọc viên mô tả những đặc điểm chính về quá trình thi công công trình như:

- Mô tả các đặc điểm chính trong biện pháp thi công công trình;

- Liệt kê các loại máy móc thiết bị chính tham gia vào quá trình thi công;

- Mô tả tình hình thực tế thi công tại công trình vào thời điểm học viên thực tập.

Page 11: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

9 BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

TÓM TẮTTrong bài này học viên biết được những thông tin cần thu thập về công trình thực

tập để chuẩn bị trước khi thực tập và làm nội dung báo cáo. Những thông tin này giúp học viên nắm được thông tin về công trình một cách tổng quát.

Page 12: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP 10

BÀI 3: CÁC VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT THI CÔNG

Trong bài này, học viên nắm được các nội dung chính mà học viên quan sát và thu thập thông tin cũng như có thể được trực tiếp tham gia làm một số công đoạn tại công trình thực tập. Cụ thể là:

- Kỹ thuật thi công một số hạng mục của công trình;

- Phương pháp đo bóc khối lượng;

Tùy vào hiện trạng của công trình thực tập mà học viên quan sát, thu thập thông tin về những hạng mục công việc đang diễn ra tại công trình. Dưới đây là những hạng mục thi công cơ bản, học viên cần tham khảo thêm các nội dung liên quan về Kỹ thuật thi công trong các giáo trình/ tài liệu khác và các tài liệu liên quan do đơn vị tiếp nhận cung cấp.

3.1 KỸ THUẬT THI CÔNG CÔNG TRÌNHTùy vào giai đoạn thi công thực tế trên công trình, học viên quan sát và thu thập

thông tin về quá trình thi công hạng mục đang diễn ra. Dưới đây là hướng dẫn về nội dung mà học viên cần thu tập số liệu của một số công tác trong quá trình thực tập.

3.1.1 Công tác đất và nền móng

3.1.1.1 Công tác đất

Học viên quan sát và ghi nhận các thông tin về công tác đất trên công trường. Cụ thể như sau:

- Công tác chuẩn bị thi công nền đất;

- Công tác đào đất và vận chuyển đất;

Page 13: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

11 BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

- Công tác đắp và đầm đất;

Ở mỗi công tác, học viên ghi nhận những nội dung sau:

- Đặc điểm, hiện trạng công trường và đặc điểm đất nền;

- Các thiết bị thi công;

- Trình tự kỹ thuật của biện pháp thi công;

- Phương pháp đo bóc, xác định khối lượng thi công.

3.1.1.2 Thi công cọc

Học viên quan sát và ghi nhận các thông tin về công tác thi công các loại cọc như đóng cọc, ép cọc và cọc khoan nhồi. Cụ thể như sau:

- Đặc điểm kết cấu của cọc: tiết diện, cốt thép, độ sâu cọc…;

- Thiết bị thi công cọc;

- Biện pháp thi công cọc;

- Các biện pháp xử lý khi có sự cố diễn ra trong quá trình thi công cọc;

- Phương pháp đo bóc, xác định khối lượng thi công;

- Sự đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công tác thi công cọc tại công trình và so sánh với lý thuyết.

Hình 3.1: Thi công cọc khoan nhồi

Page 14: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP 12

3.1.1.3 Thi công tường vây

Học viên quan sát và ghi nhận các thông tin về công tác thi công các loại tường vây. Cụ thể như sau:

- Đặc điểm kết cấu của tường vây;

- Thiết bị thi công tường vây;

- Biện pháp thi công tường vây;

- Các biện pháp xử lý khi có sự cố diễn ra trong quá trình thi công tường vây;

- Sự đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công tác thi công tường vây và so sánh với lý thuyết.

- Phương pháp đo bóc, xác định khối lượng thi công;

Ngoài ra học viên cần thu thập thông tin và quan sát tại công trình thực tập về biện pháp thi công hệ thống chống đỡ tường vây. Học viên mô tả chi tiết biện pháp, chỉ ra ưu nhược điểm của biện pháp áp dụng. Một số biện pháp chống đỡ tường vây:

- Chống đỡ bằng hệ dầm sản xuất tại chỗ;

- Chống đỡ bằng thanh chống tiêu chuẩn;

- Ổn định tường chắn bằng neo đất

Hình 3.2: Hệ chống đỡ tường vây

Page 15: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

13 BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

3.1.2 Công tác bê tông cốt thép

3.1.2.1 Công tác cốp pha

Học viên quan sát và ghi nhận các thông tin về công tác cốp pha như sau:

- Vật liệu của cốp pha tại công trình. Dưới đây là một số vật liệu thông dụng:

Cốp pha làm từ gỗ xẻ;

Cốp pha gỗ dán, gỗ ván ép;

Cốp pha kim loại (thép, hợp kim nhôm);

Cốp pha bê tông cốt thép;

Cốp pha gỗ thép kết hợp;

Cốp pha sản xuất từ chất dẻo (nhựa);

Cốp pha cao su.

- Phương pháp sử dụng cốp pha tại công trình. Dưới đây là một số cách phân loại cốp pha theo phương pháp sử dụng:

Cốp pha định hình;

Cốp pha di chuyển: theo phương đứng và phương ngang;

Cốp pha tấm lớn.

Hình 3.3: Cốp pha trượt

Page 16: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP 14

- Loại cột chống sử dụng tại công trình. Dưới đây là một số loại cột chống:

Cột chống sản xuất từ gỗ tròn và gỗ xẻ;

Cột chống công cụ như: cột chống đơn, Cột chống tam giác tiêu chuẩn (Pal); Cột chống tai liên kết ; Cột chống rời khóa liên kết;

Giáo thao tác.

- Học viên ghi nhận cấu tạo cốp pha của các cấu kiện quan sát được, so sánh với lý thuyết đã học. Cốp pha các cấu kiện quan sát có thể là:

Cốp pha móng;

Cốp pha tường;

Cốp pha cột;

Cốp pha dầm-sàn;

Cốp pha cầu thang.

Hình 3.4: Cốp pha tường

- Đánh giá sự đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của công tác cốp pha mà học viên quan sát và so sánh với lý thuyết. Dưới đây là tham khảo một số yêu cầu kỹ thuật của công tác cốp pha:

Cốp pha phải được chế tạo đúng hình dạng và kích thước của bộ phận kết cấu công trình. Cốp pha phải đủ khả năng chịu lực yêu cầu;

Page 17: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

15 BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

Cốp pha phải đảm bảo yêu cầu tháo lắp dễ dàng;

Cốp pha phải kín khít để không gây mất nước xi măng;

Cốp pha phải phù hợp với việc vận chuyển, lắp đặt trên công trường;

Cốp pha phải có khả năng sử dụng lại nhiều lần.

Học viên cần ghi nhận và thu thập thông tin về phương pháp đo bóc, xác định khối lượng công tác cốp pha tại công trình thực tập.

3.1.2.2 Công tác cốt thép

Học viên quan sát và ghi nhận các thông tin về công tác cốp thép như sau:

- Loại thép được sử dụng tại công trường thực tập; xuất xứ, đặc điểm về tiêu chuẩn chất lượng;

- Công tác gia công cốt thép như cắt, uốn và hàn; các dụng cụ gia công;

- Vị trí kho bãi gia công, tập kết cốt thép;

- Phương pháp vận chuyển cốt thép lên cao;

- Cấu tạo cốt thép của các cấu kiện;

- Kỹ thuật thi công lắp dựng cốt thép cho các loại cấu kiện.

Học viên so sánh các nội dung quan sát được với lý thuyết đã được học. Học viên cần ghi nhận và thu thập thông tin về phương pháp đo bóc, xác định khối lượng công tác cốp pha tại công trình thực tập.

Hình 3.5: Thi công cốt thép tường

Page 18: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP 16

3.1.2.3 Công tác bê tông

Đối với công tác bê tông, học viên quan sát và ghi nhận những thông tin sau:

- Loại bê tông sử dụng: trộn tại chỗ, thương phẩm…;

- Các thông số chính của bê tông sử dụng cho hạng mục công việc đang quan sát: cấp phối, cấp độ bền, độ sụt;

- Cách thức kiểm tra chất lượng, công tác lấy mẫu bê tông;

- Phương pháp vận chuyển bê tông;

- Biện pháp và phương tiện đổ bê tông cho kết cấu đang quan sát;

- Vị trí mạch ngừng;

- Biện pháp và phương tiện đầm bê tông như:

Đầm thủ công

Đầm cơ giới: đầm dùi, đầm cạnh, đầm bàn.

- Biện pháp bảo dưỡng bê tông;

- Các khuyết tật trong thi công bê tông và biện pháp khắc phục. Những khuyết tật thường gặp là:

Nứt chân chim;

Bê tông trắng mặt;

Rỗ trong bê tông.

Học viên so sánh những thông tin thu thập được với những nội dung lý thuyết và nhận xét. Học viên cần ghi nhận và thu thập thông tin về phương pháp đo bóc, xác định khối lượng công tác bê tông tại công trình thực tập.

Page 19: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

17 BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

Hình 3.6: Đổ bê tông

3.1.3 Công tác xây-công tác hoàn thiện

3.1.3.1 Công tác xây

Đối với công tác xây, học viên quan sát và ghi nhận những thông tin sau:

- Thông tin về vật liệu trong công tác xây (bao gồm gạch và vữa xây);

- Quan sát, tìm hiểu kỹ thuật xây và so sánh với lý thuyết;

- Đánh giá sự đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của khối xây mà học viên quan sát và so sánh với lý thuyết. Dưới đây là một số yêu cầu kỹ thuật của công tác xây:

Mạch vữa trong khối xây phải đặc chắc;

Từng lớp xây phải ngang bằng;

Khối xây phải thẳng đứng;

Mặt khối xây phải phẳng;

Góc xây phải vuông;

Khối xây không được trùng mạch.

Page 20: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP 18

Hình 3.7: Công tác xâyHọc viên cần ghi nhận và thu thập thông tin về phương pháp đo bóc, xác định khối

lượng công tác xây tại công trình thực tập.

3.1.3.2 Công tác trát

Học viên quan sát và ghi nhận những thông tin sau:

- Phân loại công tác trát đang quan sát. Dưới đây là một số loại công tác trát:

Trát lót,

Trát bình thường,

Trát chống thấm,

Trát trang trí;

- Vật liệu sử dụng trong công tác trát;

- Quan sát, tìm hiểu kỹ thuật trát và so sánh với lý thuyết;

- Sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công tác trát học viên quan sát; so sánh với lý thuyết đã học.

Học viên cần ghi nhận và thu thập thông tin về phương pháp đo bóc, xác định khối lượng công tác trát tại công trình thực tập.

Page 21: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

19 BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

3.1.3.3 Công tác lát, ốp và trần

Học viên quan sát và ghi nhận những thông tin sau:

- Vật liệu sử dụng;

- Quan sát, tìm hiểu kỹ thuật thi công và so sánh với lý thuyết;

- Sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; so sánh với lý thuyết đã học.

Học viên cần ghi nhận và thu thập thông tin về phương pháp đo bóc, xác định khối lượng công tác lát, ốp và trần tại công trình thực tập.

3.1.3.4 Công tác bả ma tít và sơn

Học viên quan sát và ghi nhận những thông tin sau:

- Vật liệu trong công tác bả ma tít và sơn;

- Kỹ thuật bả ma tít và sơn;

- Sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công tác bả ma tít và sơn học viên quan sát; so sánh với lý thuyết đã học.

Học viên cần ghi nhận và thu thập thông tin về phương pháp đo bóc, xác định khối lượng công tác bả ma tít và sơn tại công trình thực tập.

3.2 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

3.2.1 An toàn lao động Học viên quan sát và ghi nhận tình hình đảm bảo an toàn lao động trên công

trường. Chú ý những điểm sau:

- Vấn đề bảo hộ lao động;

- Hệ thống biển báo chỉ dẫn an toàn, cảnh báo nguy hiểm;

- Hệ thống lan can can, dàn giáo an toàn;

- Bố trí hệ thống đường dây điện, máy móc…

- Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường.

Page 22: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP 20

Hình 3.8: Trang bị bảo hộ lao động cơ bản

3.2.2 Vệ sinh môi trườngVấn đề vệ sinh môi trường trên công trình xây dựng cũng cần được quan tâm đúng

mức. Học viên quan sát và ghi nhận thông tin ở những điểm sau:

- Vật tư, thiết bị có được xắp xếp gọn gàng, ít nguy cơ gây đổ vỡ hoặc tai nạn không?

- Rác thải do sản xuất và sinh hoạt;

- Bụi và tiếng ồn

- Các biện pháp giảm tác hại đến môi trường do thi công mà công trường áp dụng;

Page 23: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

21 BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

TÓM TẮTTrong bài này học viên biết được những nội dung cần thu thập thông tin khi đi thực

tập tại công trình đang thi công. Tùy vào giai đoạn thi công mà học viên sẽ thu thập những thông tin liên quan về quá trình thi công các hạng mục và cấu kiện, từ phần ngầm, khung đến hoàn thiện. Ngoài biện pháp kỹ thuật thi công, học viên cũng cần thu thập thông tin về biện pháp tổ chức thi công và bố trí tổng mặt bằng xây dựng tại công trình.

Page 24: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP 22

BÀI 4: LẬP DỰ TOÁN MỘT SỐ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

- Nắm được các nội dung cần phải thu thập số liệu để phục vụ cho việc lập dự toán chi phí xây dựng trong báo cáo thực tập;

4.1 THU THẬP SỐ LIỆUHọc viên thu thập số liệu công trình thực tập để phục vụ cho công tác đo bóc khối

lượng và lập dự toán.

Những số liệu học viên phải thu thập được bao gồm:

- Bản vẽ thiết kế của các hạng mục mà học viên làm bảng dự toán trong báo cáo thực tập và các chỉ cẫn kỹ thuật kèm theo (nếu có);

- Bản vẽ và thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công của hạng mục mà học viên làm bảng dự toán trong báo cáo thực tập và các chỉ cẫn kỹ thuật kèm theo (nếu có);

- Đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công phục vụ cho các hạng mục mà học viên thu thập số liệu trên công trường;

- Danh mục các văn bản làm căn cứ pháp cho dự toán;

4.2 ĐO BÓC KHỐI LƯỢNGTùy vào tình hình thực tế tại công trường thực tập và các tài liệu học viên thu thập

được, học viên có thể tiến hành đo bóc khối lượng của một hoặc một số công tác/ hạng mục thi công. Học viên cần vận dụng các nội dung lý thuyết và thực hành đã được trang bị ở các học phần trước để hoàn thành nội dung đo bóc khối lượng trong báo cáo thực tập.

Dưới đây là một số công tác mà học viên có thể lựa chọn để thực hiện:

Page 25: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

23 BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

4.2.1 Công tác đất và nền móngTrong công tác đất và nền móng, học viên thực hiện những công việc sau:

- Tính khối lượng thi công công tác đào đất;

- Tính khối lượng thi công công tác đắp đất;

- Tính khối lượng công tác cọc và cừ;

4.2.2 Công tác bê tông cốt thépTrong công tác bê tông cốt thép, học viên thực hiện những công việc sau:

- Tính khối lượng thi công công tác cốp pha;

- Tính khối lượng thi công công tác cốt thép;

- Tính khối lượng công tác bê tông;

4.2.3 Công tác hoàn thiệnTrong công tác hoàn thiện, học viên thực hiện những công việc sau:

- Tính khối lượng thi công công xây;

- Tính khối lượng thi công công tác tô trát;

- Tính khối lượng công tác láng;

- Tính khối lượng công tác ốp, lát;

- Tính khối lượng công tác sơn;

- Tính khối lượng công tác trần;

4.3 LẬP DỰ TOÁNSau khi tiến hành xong công việc đo bóc khối lượng, học viên lập bảng dự toán để

xác định chi phí xây dựng. Một số điểm học viên cần lưu ý trong nội dung này là:

- Học viên cần áp dụng phù hợp, đầy đủ các căn cứ cần thiết cho công tác lập dự toán chi phí xây dựng.

Page 26: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP 24

- Học viên phải vận dụng những kiến thức đã học về dự toán để lập bảng dự toán chi phí xây dựng cho một hoặc một số hạng mục mà học viên đã thu thập số liệu tại công trường thực tập;

- Bảng dự toán có thể được lập bằng Exel hoặc vận dụng bất cứ một phần mềm Dự toán nào đã được phát hành chính thức trên thị trường.

TÓM TẮTTrong bài này, học viên nắm được các vấn đề cần phải thực hiện trong nội dung lập

dự toán chi phí xây dựng cho một hoặc một số hạng mục thi công mà học viên đã thu thập được số liệu tại công trình thực tập.Học viên cần vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị trong các học phần trước đây để hoàn thành khối lượng của phần này trong báo cáo thực tập.

Page 27: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

25 BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

- Nắm được các yêu cầu đối với một báo cáo thực tập;

- Trình bày được một báo cáo hoàn chỉnh sau khi thực tập.

Sau đợt thực tập, học viên được ấn định thời điểm nộp báo cáo thực tập cho Giảng viên hướng dẫn. Một báo cáo cần đạt được yêu cầu chung của Khoa Xây dựng đề ra cho môn học, ngoài ra còn phải đáp ứng một số yêu cầu riêng của Giảng viên hướng dẫn (nếu có). Một báo cáo cần:

- Đúng thời hạn;

- Đạt nội dung;

- Đạt hình thức.

5.1 NHỮNG YÊU CẦU CHUNG5.1.1 Nội dung

Một báo cáo cần hoàn thành toàn bộ các nội dung thực tập mà Giảng viên hướng dẫn phổ biến đầu đợt thực tập.

Trong phần thông tin chung, nội dung thường gồm:

- Mô tả công trình;

- Mô tả hiện trạng công trình vào thời điểm học viên đi thực tập;

Trong phần thực tập kỹ thuật thi công, nội dung thông thường gồm:

- Ghi nhận lại các hạng mục thi công chính diễn ra tại công trình khi học viên thực tập. Trong mỗi hạng mục, học viên cần thể hiện các điểm sau:

Page 28: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP 26

Vật liệu, máy móc, phương tiện sử dụng;

Biện pháp thi công thực tế và so sánh với các kiến thức liên quan mà học viên được biết;

Các yêu cầu kỹ thuật của công tác học viên quan sát và đưa ra nhận xét cho công việc thực tế học viên ghi nhận được;

Cách tổ chức công việc, bố trí các máy móc, thiết bị, vật liệu…;

Công tác đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh.

Ghi nhận các biễu mẫu trên công trường, cập nhật nhật ký công trường (nếu được phép từ đơn vị tiếp nhận).

Trong phần lập dự toán chi phí xây dựng, báo cáo cần hoàn thành những nội dung sau:

- Các căn cứ kèm để lập dự toán;

- Bảng dự toán chi phí xây dựng hoàn chỉnh cho một hoặc một số hạng mục thi công;

- File mềm dự toán đính kèm với báo cáo thực tập.

Một phần đặc biệt quan trọng trong nội dung báo cáo là học viên mô tả lịch trình thực tập của học viên, bao gồm:

- Lịch thực tập, kèm theo bộ phận và địa điểm học viên tham gia thực tập vào các ngày;

- Khối lượng công việc học viên được giao từ đơn vị thực tập và tình hình thực hiện của học viên;

- Các minh chứng cần thiết.

5.1.2 Hình thức trình bàyBáo cáo cần đạt được những yêu cầu sau về mặt trình bày:

- Bìa giấy cứng, ghi đầy đủ thông tin về:

Logo, tên Trường, Khoa;

Tên báo cáo: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT ( KINH TẾ XÂY DỰNG)

Page 29: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

27 BÀI 5: HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP

Tên, mã số sinh viên và lớp của học viên thực hiện;

Tên Giảng viên hướng dẫn;

Khoảng thời gian thực tập.

- Báo cáo viết tay, riêng các hình ảnh, biểu đồ, bản vẽ…học viên in và dán vào báo cáo hoặc viết trực tiếp vào các trang giấy có in hình; riêng phần dự toán học viên nộp bản in.

- Các mục, phần cần được đánh số hoặc chữ cái rõ ràng;

- Phải đánh số trang;

- Phải có mục lục;

- Phải có các minh chứng cho nội dung báo cáo;

- Những nội dung nào học viên tham khảo từ các nguồn tài liệu khác, học viên cần trích dẫn và phải trình bày danh mục tài liệu tham khảo.

5.2 NHỮNG YÊU CẦU RIÊNGTùy vào đặc điểm của công trình học viên thực tập mà Giảng viên hướng dẫn có

những yêu cầu riêng cho báo cáo. Các yêu cầu này được Giảng viên hướng dẫn đưa ra trong đợt thực tập và học viên cần phải tuân thủ.

TÓM TẮTTrong bài này học viên biết được các yêu cầu của một báo cáo thực tập về mặt nội

dung lẫn hình thức. Ngoài những yêu cầu chung, học viên cần tuân thủ các yêu cầu riêng (nếu có) của Giảng viên hướng dẫn cho bài báo cáo.

Page 30: KINH TẾ VI MÔ · Web viewThực tập kỹ thuật là môn học nằm trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Học viên đến các công trình xây

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Đình Đức, Lê Kiều (chủ biên) (2004, 2006). Giáo trình Kỹ thuật thi công tập 1 và

2. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ Xây Dựng. TCVN 9395: 2012 – Cọc khoan nhồi- Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.

3. Bộ Xây Dựng. TCVN 286: 2003 – Cọc đóng, cọc ép- Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.

4. Bộ Xây Dựng (1995). TCVN 4453:1995 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

5. Bộ Xây Dựng. TCVN. Các Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu liên quan đến các công tác: xây, hoàn thiện (tô, trát, ốp, lát, sơn, đóng trần…).

6. Bộ Xây Dựng (2010). Giáo trình dự toán xây dựng cơ bản.