lời nói đầui.vietnamdoc.net/data/file/2015/thang05/18/day-manh-hoat... · web viewkhi đánh...

123
Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lời nói đầu Khi đánh giá các thành tựu kinh tế đã đạt được trong vòng 15 năm qua kể từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới và áp dụng chính sách mở cửa, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng và những đóng góp to lớn của ngành Nông nghiệp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Từ mục tiêu ban đầu là sản xuất lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất nông nghiệp của ta đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những nguồn thu ngoại tệ quan trọng phục vụ công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Các sản phẩm nông sản xuất khẩu đã có vị trí vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, cụ thể là có tới 4 mặt hàng nông sản liên tục được xếp trong 10 sản phẩm xuất khẩu hàng đầu các năm 2000 và 2001. Trong hơn 10 năm đổi mới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên: Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1986-1990 đạt 7031,7 triệu USD; giai đoạn 1991-1995 đạt 37403 triệu USD, tăng 5,32 lần so với giai đoạn 1986-1990. Đạt được kết quả đáng khích lệ trờn cú sự đóng góp không nhỏ của mặt hàng cao su xuất khẩu. Với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) phù hợp với việc trồng cao su trên quy mô lớn, lực lượng lao động dồi dào và vị trí địa lý thuận lợi cho giao dịch xuất khẩu, Việt Nam có đủ lợi thế để phát triển ngành cao su. Trên cơ sở các điều kiện thuận lợi đó, 1

Upload: truongtuyen

Post on 29-Apr-2018

216 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Lời nói đầu

Khi đánh giá các thành tựu kinh tế đã đạt được trong vòng 15 năm qua kể từ khi

Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới và áp dụng chính sách mở cửa, chúng

ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng và những đóng góp to lớn của ngành Nông

nghiệp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Từ mục tiêu ban đầu là sản xuất

lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đảm bảo an ninh lương thực, sản

xuất nông nghiệp của ta đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những nguồn

thu ngoại tệ quan trọng phục vụ công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Các

sản phẩm nông sản xuất khẩu đã có vị trí vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta,

cụ thể là có tới 4 mặt hàng nông sản liên tục được xếp trong 10 sản phẩm xuất khẩu hàng

đầu các năm 2000 và 2001.

Trong hơn 10 năm đổi mới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng

lên: Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1986-1990 đạt 7031,7 triệu USD; giai đoạn

1991-1995 đạt 37403 triệu USD, tăng 5,32 lần so với giai đoạn 1986-1990.

Đạt được kết quả đáng khích lệ trờn cú sự đóng góp không nhỏ của mặt hàng cao su

xuất khẩu. Với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) phù hợp với việc trồng cao su trên quy

mô lớn, lực lượng lao động dồi dào và vị trí địa lý thuận lợi cho giao dịch xuất khẩu, Việt

Nam có đủ lợi thế để phát triển ngành cao su. Trên cơ sở các điều kiện thuận lợi đó, hàng

năm ngành cao su Việt Nam tạo ra doanh thu khoảng 2000-2500 tỷ đồng từ mức sản

lượng xấp xỉ 200 nghìn tấn, trong đó 80% dành cho xuất khẩu. Lượng giá trị xuất khẩu

khá ổn định, khoảng 120-150 triệu USD/năm đã đưa cao su trở thành một trong 4 mặt

hàng cây công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ở nước ta. Từ năm 1995 tới nay,

xuất khẩu cao su luôn chiếm tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cây công

nghiệp. Thị trường xuất khẩu của ngành cũng ngày càng được củng cố và mở rộng. Vị thế

của Việt Nam trên thị trường cao su thế giới ngày càng được nâng cao. Trong những năm

tới đây Việt Nam có khả năng trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu

cao su.

Trong thời gian qua, thực tiễn sản xuất và xuất khẩu cao su đã bộc lé một số khó

khăn, tồn tại như: quy mô xuất khẩu còn hạn chế, trình độ sản xuất yếu kém, chất lượng

sản phẩm xuất khẩu chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp... và đặc biệt là công tác phát triển 1

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

thị trường còn chưa được chú ý đúng mức dẫn đến việc các doanh nghiệp xuất khẩu của ta

thua thiệt nhiều trên thương trường, làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu. Do vậy, việc

phân tích đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với mặt hàng

cao su xuất khẩu là hết sức cần thiết, mang tính thời sự và cần được nghiên cứu một cách

kỹ lưỡng và nghiêm túc. Xuất phát từ quan điểm này, nên em đã mạnh dạn lùa chọn viết

khoá luận tốt nghiệp với đề tài:

“THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM”

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tập trung phân tích, đánh giá tình hình sản xuất

và xuất khẩu cao su của Việt Nam trong những năm qua và triển vọng sản xuất và xuất

khẩu cao su trong thời gian tới. Thông qua đó đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy

mạnh hoạt động sản xuất cao su và phát huy hơn nữa thế mạnh trong hoạt động xuất khẩu

cao su.

Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về thị trường và vai trò của hoạt động xuất khẩu cao su trong

nền kinh tế quốc dân. Lý luận chung về thị trường và vai trò của hoạt động

xuất khẩu cao su trong nền kinh tế quốc dân.

Chương 2: Đánh giá thị trường cao su thế giới và thực trạng sản xuất, xuất khẩu cao su

của Việt Nam. Đánh giá thị trường cao su thế giới và thực trạng sản xuất,

xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Chương 3:Tiềm năng, định hướng phát triển và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản

xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam. Tiềm năng, định hướng phát triển

và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của

Việt Nam.

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trường Đại học Ngoại

thương đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích về kinh tế ngoại thương trong những

năm tháng em được học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

thầy giáo-tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều để em

hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

Do kiến thức thực tế còn chưa sâu, thời gian nghiên cứu không dài và lĩnh vực nghiên

cứu khá rộng, bài khoá luận tốt nghiệp này chắc chắn không khỏi nhiều thiếu sót và còn ít

2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn.

3

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

CHƯƠNG I

LÍ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT

KHẨU CAO SU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG

1. Khái quát về thị trường và thị trường xuất khẩu

1.1. Khái niệm chung về thị trường

Thị trường gắn liền với nền kinh tế hàng hoá có lịch sử hình thành và phát triển

hàng trăm năm nay. Tuy vậy, việc tìm ra được quan điểm thống nhất để định nghĩa và khái

quát về thị trường vẫn còn là vấn đề đang được tranh luận của các nhà kinh tế học. Các

nhà kinh tế đã đưa ra rất nhiều khái niệm về thị trường trong đó thị trường được xem xét

đánh giá dưới nhiều hình thức, nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau:

*/ Quan điểm 1: Theo quan điểm của các nhà kinh tế chính trị học Mác - Lênin thì “thị

trường là một phạm trù kinh tế, nó tồn tại một cách khách quan cùng với sự tồn tại và phát

triển của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thị trường luôn gắn liền với nền sản

xuất hàng hoá và hình thái phân công lao động xã hội. Thị trường được coi là sự tổng hoà

các điều kiện để thực hiện việc lưu thông hàng hoá.

*/ Quan điểm 2: Theo Hiệp hội các nhà quản trị Hoa Kỳ thì thị trường là “môi trường

hợp tác giữa nhiều tác nhân, lực lượng và điều kiện khác nhau trong đó người mua và

người bán đưa ra các quyết định chuyển hàng hoá và dịch vụ tới tay người mua”. Quan

điểm này cho rằng thị trường là một môi trường bao gồm nhiều yếu tố, lực lượng và các

tác nhân khác nhau cùng tác động và tham gia vào tiến trình tiến trình chuyển hàng hoá và

dịch vụ từ người bán tới người mua. Ở đây thị trường được gắn với một khoảng thời gian

và không gian nhất định và nhất thiết phải có đủ hai yếu tố là: người bán và người mua.

*/ Quan điểm 3: Theo quan điểm marketing thì “thị trường bao gồm tất cả các khách

hàng tiềm tàng cựng cú một mong muốn hay nhu cầu cụ thể, sẵn sàng và có khả năng

tham gia trao đổi để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn đú”. Quan điểm này đặc biệt

chú trọng tới vai trò của người mua, coi người mua là yếu tố quyết định thị trường.

Như vậy, mỗi quan điểm được nêu ra ở trên đều tiếp cận khái niệm thị trường trên

một phương diện khác nhau, song cả ba quan điểm trên đều cho thấy rất rõ mối quan hệ

4

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

hữu cơ giữa các yếu tố như sản phẩm, lưu thông hàng hoá và thị trường. Nếu không có thị

trường thì không có sản xuất hàng hoá và ngược lại thị trường chỉ hình thành, tồn tại và

phát triển trong nền sản xuất hàng hoá. Người bán và người mua được coi là các yếu tố

không thể thiếu được của thị trường và đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nên

thị trường. Ngoài ra, các quan điểm còn cho ta thấy khái niệm thị trường cũng không thể

tách rời phân công lao động xã hội, bởi lẽ phân công lao động xã hội là cơ sở chung của

mọi nền sản xuất hàng hoá; ở bất kỳ đâu và bất cứ khi nào có phân công lao động xã hội

và sản xuất hàng hoá thi có sự tồn tại của thị trường. Hơn nữa, trình độ chuyên môn hoá

của lực lượng sản xuất và phân công lao động còn có ảnh hưởng quyết định tới quy mô thị

trường.

1.2. Khái niệm thị trường xuất khẩu:

Cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về thị trường xuất khẩu tuỳ

theo mục đích và cách tiếp cận. Dưới đây xin đưa ra hai khái niệm chung nhất về thị

trường xuất khẩu ở hai cấp độ khác nhau:

*/ Khái niệm 1: Thị trường xuất khẩu là lĩnh vực trao đổi hàng hoá giữa các đối tác, bạn

hàng thuộc các quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới dựa trờn phân công lao động

quốc tế.

*/ Khái niệm 2: Thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp là thị trường mà tại đó doanh

nghiệp thực hiện các hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình nhằm đạt được mục đích

thu lợi nhuận.

Như vậy, cho dù được định nghĩa một cách tổng quát như ở khái niệm 1 hay trên bình

diện một doanh nghiệp xuất khẩu như ở khái niệm 2, thì nhìn chung thị trường xuất khẩu

trước hết vẫn phải là một “thị trường” với đầy đủ các đặc trưng của một thị trường như:

cung - cầu, giá cả, cạnh tranh... Nhưng bên cạnh đó thị trường xuất khẩu cũng có những

nét đặc trưng riêng biệt mà các thị trường khác không có, ví dụ như tính “quốc tế”, nghĩa

là thị trường nằm ngoài phạm vi một quốc gia hoặc phụ thuộc và phân công lao động quốc

tế... Suy cho cùng, vấn đề thực chất của thị trường xuất khẩu chính là khả năng trao đổi

sản phẩm xã hội của một quốc gia này v ớ i một quốc gia khác về mặt giá trị và giá trị sử

dụng.

1.3. Đặc điểm của thị trường xuất nhập khẩu thế giới Trong vòng nửa thế kỷ qua, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang làm

5

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

thay đổi sâu sắc bộ mặt nền kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng này đã tạo ra một lực lượng

sản xuất hùng hậu và nguồn của cải vật chất dồi dào, đồng thời nó cũng thúc đẩy sự phát

triển của các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia và khu vực trên giới. Hiện

nay, trên thế giới đang hình thành và phát triển quá trình xã hội hoá sản xuất, khu vực hoá

và toàn cầu hoá thị trường. Trong bối cảnh biến động không ngừng của nền kinh tế thế

giới, thị trường thế giới nói chung và thị trường xuất nhập khẩu nói riêng có một số đặc

điểm nổi bật sau:

*/ Thị trường toàn cầu đang được mở rộng và phát triển mạnh mẽ với xu hướng chủ động

hội nhập của các quốc gia. Nhiều quốc gia xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến

hành tự do hoá thương mại và tham gia vào các định chế, liên kết khu vực và toàn cầu. Tất

cả các yếu tố này đã góp phần làm cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn thế giới tăng

nhanh, thậm chí còn tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tự do hoá thương mại

đang dần dần thu hẹp ranh giới giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế.

*/ Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng các mặt hàng nông sản

và nguyên liệu truyền thống, tăng tỷ trọng các mặt hàng trang thiết bị máy móc và công

nghệ: Trên thị trường thế giới, tuy nhu cầu về nguyên nhiên liệu, lương thực thực phẩm

vẫn tăng nhưng tỷ trọng của các mặt hàng này trong tổng kim ngạch buôn bán toàn cầu lại

có xu hướng giảm. Các nước đang phát triển và kém phát triển đã và đang đưa ra nhiều

chính sách và mô hình phát triển kinh tế nhằm hạn chế sự lệ thuộc vào nước ngoài mà ưu

tiên hàng đầu là phát triển và hiện đại hoá ngành nông nghiệp. Nhưng phần lớn các quốc

gia này lại thiếu ngoại tệ để nhập khẩu trang thiết bị, máy móc cần thiết để tiến hành công

nghiệp hoá trong khi các nước phát triển lại tiếp tục duy trì chính sách bảo trợ nông

nghiệp ở mức cao.

Tỷ trọng buôn bán của các mặt hàng nguyên liệu truyền thống và có nguồn gốc tự

nhiên giảm mạnh, do sự xuất hiện của các nguyên liệu thay thế và các quốc gia cấm hoặc

hạn chế xuất khẩu các loại nguyên liệu này. Trong khi đó tình hình buôn bán các mặt hàng

dầu mỏ, khí đốt tương đối ổn định, giá cả có xu hướng tăng nhưng không có đột biến.

Hiện nay, khoa học kỹ thuật chưa tìm ra được nguồn năng lượng khác có thể thay thế hai

mặt hàng này, trong khi nhu cầu tiêu thụ khí đốt và các sản phẩm hoá dầu tăng mà trữ

lượng lại có hạn. Do vậy, giá cả sẽ tăng để điều chỉnh cân bằng cung-cầu của nhóm mặt

hàng này. Tỷ trọng buôn bán của các mặt hàng trang thiết bị, máy móc tăng mạnh trong

vòng hai thập kỷ qua và có chiều hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới nhưng với tốc độ

6

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

chậm hơn.

Ba trung tâm kinh tế lớn trên thế giới là Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản sẽ vẫn đi đầu

trong lĩnh vực xuất khẩu công nghệ nguồn. Một số nước phát triển khỏc, các nước Đông

Âu và nhóm NICs sẽ chiếm thị phần đáng kể trong hoạt động xuất khẩu các công nghệ

trung gian. Bên cạnh đó, hoạt động chuyển giao công nghệ đã qua sử dụng hoặc công

nghệ sử dụng nhiều lao động sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Đây là cơ hội

nhưng cũng là một thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

*/ Khoa học - công nghệ phát triển nhanh ảnh hưởng tới vòng đời của các sản phẩm trên

thị trường. Khoảng cách về thời gian từ khâu nghiên cứu tới ứng dụng vào thực tiễn được

rút ngắn, và hàng loạt công nghệ và sản phẩm mới xuất hiện. Vòng đời sản phẩm hàng

hoỏ trờn thị trường thế giới tăng lên có tác động đến việc tính toán cơ cấu và quy mô sản

xuất cũng như công tác marketing và tổ chức thị trường của các doanh nghiệp xuất nhập

khẩu, đặc biệt là ở các nước thực hiện chính sách kinh tế mở.

*/ Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh và không đồng đều giữa các quốc

gia, một số quốc gia thực hiện cải cách cơ cấu kinh tế gắn với tiến trình chuyển giao công

nghệ, quá trình này cũng góp phần làm chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu giữa các quốc

gia. Tuy vậy, muốn nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu để vượt

lên trình độ phát triển đòi hỏi các quốc gia phải tính toán, lùa chọn lĩnh vực đầu tư phát

triển sao cho vừa có thể khai thác được nguồn nội lực sẵn có trong nước lại vừa tận dụng

được các nguồn lực từ bên ngoài.

*/ Trong trào lưu hội nhập, quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra khá nhanh

và phức tạp, các nước phải vận động theo trào lưu chung đó là tự do hoá thương mại trên

thị trường quốc tế, điều này tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt.

Từng quốc gia cụ thể phải tự xác định cho mình một lộ trình phù hợp nhằm bảo vệ một

cách tối đa các lợi ích quốc gia và chủ quyền dân tộc. Tự do hoá thương mại không loại

trừ việc áp dụng các chính sách bảo hộ thị trường và nền kinh tế trong nước. Quá trình

quốc tế hoá tuy mở ra một thị trường toàn cầu rộng lớn nhưng đồng thời cũng tạo ra một

môi trường cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là các sản phẩm kỹ thuật và địa vị tiền tệ quốc tế.

*/ Xuất hiện và phát triển xu hướng liên kết, hợp tác giữa các công ty nhằm đáp ứng các

yêu cầu tích tụ và tập trung tư bản, các yêu cầu về nghiên cứu, phát triển và áp dụng các

công nghệ mới, cũng như việc tổ chức và phát triển thị trường để giành ưu thế cạnh tranh.

Từ đây tạo ra sự hình thành và phát triển của rất nhiều các công ty xuyên quốc gia lớn đi

7

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

kèm với sự ra đời của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các yêu cầu về nghiên cứu, phát triển

và áp dụng các công nghệ mới, cũng như việc tổ chức và phát triển thị trường để giành ưu

thế cạnh tranh. Điều này đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của các tập đoàn xuyên

quốc gia lớn, hoạt động trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế hoặc các lĩnh vực

có dung lượng thị trường hay doanh thu lớn. Mới chỉ ba thập kỷ kể từ khi khái niệm

“Công ty đa quốc gia” ra đời, đến nay đó có khoảng 30.000 công ty thuộc loại này đang

hoạt động trên thị trường thế giới, khống chế gần hết thị trường công nghệ cao cũng như

một số hoạt động quan trọng trong thương mại và đầu tư. Tuy vậy, cùng với xu hướng

hình thành và phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia là sự ra đời và phát triển rất

nhanh của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia một cách rất năng động vào thị

trường thế giới. Loại hình doanh nghiệp này là nhân tố chính tạo nên các mạng lưới nối

liền dòng thương mại giữa các quốc gia.

*/ Cuối cùng là lĩnh vực thông tin: trong thời gian qua công nghệ thông tin đó cú những

bước phát triển vượt bậc, nó không chỉ làm biến đổi sâu sắc nội dung của hoạt động

thương mại mà còn làm cho hình thái tổ chức và nghiệp vụ thương mại trên thị trường thế

giới ngày càng hoàn thiện và phát triển. Có thể kể ra một vài ứng dụng của công nghệ

thông tin trong mậu dịch quốc tế ngày nay nh E-commerce, các tiện Ých của Internet, ứng

dụng tin học trong hoạt động ngân hàng, thanh toán quốc tế, các dịch vụ viễn thông...

2.Quan điểm của đảng và Nhà nước về mở rộng hoạt động ngoại thương của nước ta trong thời gian qua. Quan điểm của đảng và Nhà nước về mở rộng hoạt động ngoại thương của nước ta trong thời gian qua.

2.1. Ý nghĩa của chính sách phát triển thị trường Không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại độc lập tách rời khỏi các quốc gia

khác, đặc biệt là trên bình diện kinh tế. Chính vì vậy, việc mở rộng quan hệ kinh tế đối

ngoại (nhất là trong lĩnh vực ngoại thương) là vấn đề hết sức quan trọng trong các chính

sách và chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế

toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đã được cải thiện và diễn ra

tương đối sôi động với mức tăng trưởng khá cao. Công tác tìm kiếm, thâm nhập và mở

rộng thị trường đã được coi trọng và có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển

của ngành ngoại thương. Có được chính sách thị trường đúng đắn có nghĩa là ta đã đảm

bảo được đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện khuyến khích và đẩy mạnh hoạt

8

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

động sản xuất và xuất khẩu, qua đó đảm bảo được kim ngạch nhập khẩu phục vụ cho quá

trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ góp phần

tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân và đảm

bảo việc khai thác một cách có hiệu quả các lợi thế so sánh của sản phẩm. Bên cạnh đó,

xuất khẩu cũng kớnh thớch cỏc ngành kinh tế phát triển từ đó cải thiện đời sống nhân dân

thông qua việc tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập. Ngoài ra, chính sách phát

triển thị trường còn là hướng đi quan trọng giỳp cỏc doanh nghiệp xuất khẩu trong nước

nắm bắt và cập nhật thông tin về thị trường thế giới để từ đó có thể xây dựng được chiến

lược tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế và nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoại

thương.

Mục tiêu của chính sách phát triển thị trường không chỉ dừng lại ở việc tạo ra bước

phát triển mang tính đột phá cho nền kinh tế trong nước mà cũn cú vai trò hết sức quan

trọng trong việc tăng cường các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và vị thế của Việt Nam trên

trường quốc tế. Nhờ có chính sách phát triển quan hệ thương mại đúng đắn trong thời gian

qua, Việt Nam đã thiết lập và phát triển được các mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực và ở

các cấp độ khác nhau với hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như với

nhiều tổ chức quốc tế. Tất cả những thành công này đã được thể hiện rất rõ nét bằng

thành tựu phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian qua.

2.2. Quan điểm của Đảng và NN về phát triển thị trường XK hàng hoá Xu hướng hoà nhập và quốc tế hoá đời sống kinh tế là một yêu cầu tất yếu đang diễn

ra trên phạm vi toàn cầu. Nhận thức rõ và đáp ứng nhu cầu của thời đại, Đảng và Nhà

nước Việt Nam đã nhanh chóng xác định chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với quan

điểm tự do hoá và mở cửa nhằm hội nhập nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế thế giới.

Quan điểm hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta (như đã được thể hiện rõ trong các

văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI-VIII) là “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả

các nước trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,

hợp tác đôi bên cùng có lợi, và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. Về quan

hệ kinh tế đối ngoại ta cũng đề ra phương châm “đa phương hoá quan hệ buôn bán và đa

dạng hoá thị trường”, nhằm tăng cường quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới. Mục

tiêu của phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá là khai thác mọi tiềm năng sẵn có,

tạo ra đối trọng cạnh tranh nhiều chiều, nhiều mặt giữa các đối tác nước ngoài trong quan

hệ làm ăn với Việt Nam. Để thực hiện phương châm này một cách có hiệu quả cần lưu ý

9

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

các điểm sau:

*/ Thứ nhất: Quá trình đa dạng hoá và đa phương hoá phải được thực hiện với quy mô

ngày càng lớn và trên phạm vi ngày càng rộng. Tuy nhiên, cần phải phát triển cú lùa chọn

các sản phẩm mòi nhọn và các mặt hàng chủ lực; định hướng và ưu tiên phát triển các thị

trường trọng điểm; đồng thời cần phải chọn các đối tác làm ăn có tiềm lực về vốn, công

nghệ, thị trường... và thật sự muốn đầu tư và phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam.

*/ Thứ hai: Luôn chú trọng đến hiệu quả, coi hiệu quả là chuẩn mực để lùa chọn đối tác

và lĩnh vực hợp tác. Khi đánh giá hiệu quả, cần xem xét đánh giá một cách đồng bộ trên

tắt cả các mặt: kinh tế, xã hội, kỹ thuật, tài chính... Trong điều kiện trước mắt, chúng ta ưu

tiên đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội trước sau đó mới xét đến các hiệu quả khác. Tuy

vậy, tuỳ theo tình hình thực tế của từng hoạt động hợp tác kinh doanh hay chương trình,

dự án cụ thể chúng ta có thể đưa ra cỏc tiờu chí đánh giá hiệu quả hợp lý và toàn diện, phù

hợp với mục tiêu đã đề ra.

*/ Thứ ba: Phải luôn nắm thế chủ động khi tiến hành thực hiện đa dạng hoá, đa phương

hoá. Chủ động trong phương hướng phát triển, trong việc xác định giải pháp và tính toán

lợi Ých, còng nh chủ động trong việc ứng phó với những biến động phức tạp của thị

trường thế giới.

Năm 2001, Nhà nước đã có nhiều thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu thể hiện

qua việc mở rộng quyền xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần

làm cho thị trường hàng hoá thông thoáng hơn. Trước đây, chỉ một số doanh nghiệp xuất

khẩu đầu mối do Nhà nước quản lý được phép xuất khẩu và tất cả hàng hoá xuất nhập

khẩu đều phải xin giấy phép của Bộ thương mại. Nhưng hiện nay, Nhà nước đã cho phép

mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà nước cũng mới ban

hành một số chính sách và cơ chế mới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh

hoạt động xuất khẩu.

Các động thái này là một phần trong cố gắng nhằm giảm thiểu hàng rào thuế quan hay

nói cách khác là sẽ áp dụng các loại thuế và phí hợp lý đối với các mặt hàng xuất nhập

khẩu. Đây được coi là một phần quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế. Hiện nay

Chính phủ có chủ trương bỏ dần các hàng rào bảo hộ đối với một số hàng hoá sản xuất

trong nước, ví dụ như việc điều chỉnh lại thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu, máy

móc và trang thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu.

10

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

II. VAI TRÒ CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.

Hoạt động sản xuất, xuất khẩu có một vai trò hết sức quan trọng trong bất kỳ nền

kinh tế nào, nhất là đối với các nước đang phát triển nh nước ta. Xuất phát từ một nền

kinh tế dựa trờn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên hoạt động xuất khẩu các mặt hàng

nông sản nh cao su là một trong những nội dung chính trong quan hệ thương mại quốc tế

của Việt Nam.

Bên cạnh việc thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm, hoạt động xuất khẩu cũn cú

cỏc vai trò không kém phần quan trọng khác như: tạo nguồn thu ngoại tệ để tái đầu tư và

thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thức đẩy quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế; tham gia vào quá trình phân công lao động, tạo công ăn việc làm và

cải thiện đời sống nhân dân; và góp phần thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối

ngoại...

Dưới đây, chúng ta sẽ nghiên cứu từng vai trò này của hoạt động xuất khẩu các

mặt hàng nông sản nhằm xác định và đánh giá được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của

hoạt động này trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế quốc dân.

1. Sản xuất cây cao su góp phần cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc

biệt là công nghiệp chế biến.

Ở nước ta hiện nay, cây cao su là một trong số các cây công nghiệp chủ lực, việc phát

triển cao su từ trước tới nay vẫn góp một phần rất quan trọng vào việc cung cấp nguyên

liệu cho các ngành công nghiệp nước ta, nhất là các ngành công nghiệp chế biến, vốn vẫn

chiếm tới 80% giá trị sản xuất công nghiệp (năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp là

133685,1 tỷ đồng trong đó công nghiệp chế biến là 107220,3 tỷ tương đương với 80,2%).

Nguyên liệu cao su vốn rất cần thiết để sản xuất nhựa, săm lốp xe, đồng thời nó còn là một

trong bốn loại nguyên liệu xây dựng nền công nghệ hiện đại (cùng với dầu mỏ, than đá,

gang thép), sản xuất ra khoảng 5 vạn mặt hàng phục vụ đời sống.

2. Tích luỹ ngoại tệ cho việc nhập khẩu phục vụ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại

hoá đất nước.

Vừa qua, đại hội Đảng VIII cũng đã đề ra mục tiêu “ra sức phấn đấu đưa nước ta

về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”. Nh vậy, công nghiệp hoá, hiện

đại hoỏ luụn là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-

xã hội của nước ta. Để thực hiện thành công nhiệm vụ to lớn này, chúng ta cần có được

11

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

một nguồn ngoại tệ hết sức lớn để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị và tư liệu sản xuất

phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp trong nước. Trong khi đó, hoạt động xuất

khẩu cao su của Việt Nam thời gian qua đã đem về một lượng ngoại tệ lớn. Chỉ riêng năm

2001 vừa qua , ta đã xuất khẩu được 301 nghìn tấn cao su, trị giá 174,3 triệu USD, chiếm

tới 23,6% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cây công nghiệp của cả nước.

Hơn thế, đẩy mạnh xuất khẩu cũng góp phần làm tăng các nguồn vốn ngoại tệ khác từ

bên ngoài. Trong việc hoàn trả các khoản nợ nước ngoài đã đáo hạn, đẩy mạnh xuất khẩu

giúp bảo đảm được uy tín của nước ta để có thể tiếp tục được nhận các khoản vay mới.

Thêm nữa, các chủ nợ và các nhà đầu tư thường nhìn vào khả năng xuất khẩu của ta để

đánh giá khả năng hoàn trả nợ, cũng như tiềm năng phát triển thương mại. Gần đây, ngành

cao su Việt Nam rất được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển nhằm khôi phục hoạt động

sản xuất và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Vì vậy hoạt động xuất khẩu cao su thực sự sẽ

đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tích luỹ đầu tư phục vụ quá trình thực hiện

công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam.

3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

thúc đẩy sản xuất phát triển:

Trước tiên, xuất khẩu mặt hàng cao su cũng chính là tạo điều kiện thực hiện công

nghiệp hoá, hiện đại hoá ngay chính ngành sản xuất cây cao su và một phần hiện đại hoá

nền nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Một mặt, xuất khẩu cao su sẽ khuyến khích phát

triển các diện tích trồng cao su, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo

hướng tăng diện tích và tăng tỷ trọng mặt hàng cao su trong giá trị sản phẩm ngành trồng

trọt. Mặt khác xuất khẩu tăng và có hiệu quả sẽ thu hót được các nguồn vốn, kỹ thuật,

công nghệ từ nước ngoài vào chính lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su góp

phần nâng cao năng lực sản xuất trong nước, hiện đại hoá nền sản xuất .

Xuất khẩu cao su tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi: xuất

khẩu cao su không những kéo theo các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu phát triển như

vận tải, bảo hiểm, thanh toán quốc tế... mà còn tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp

chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như săm lốp, nhựa... và các ngành công

nghiệp sản xuất bao gãi, bao bì phát triển. Xuất khẩu cao su còn kích thích các ngành công

nghiệp cơ khí, hoá chất... trong nước phát triển cung cấp máy móc, thiết bị, vật tư, phân

bón, thuốc trừ sâu... cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Ngoài ra, như đã đề cập ở phần

trên, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn ngoại tệ nhập khẩu thiết bị, công nghệ hiện đại phát

12

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

triển các ngành kinh tế thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xuất khẩu các sản phẩm lấy từ cây cao su tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ

góp phần cho ngành sản xuất cao su trong nước phát triển và ổn định. Các sản phẩm được

xuất khẩu có nghĩa là chúng không chỉ được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà cả thị

trường thế giới. Đến lượt nó, thị trường được mở rộng sẽ lại duy trì cho sản xuất phát

triển. Vậy, xuất khẩu là biện pháp tốt nhất để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với

mặt hàng cao su.

Ngoài ra, thông qua xuất khẩu, các mặt hàng của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh

trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Điều này tạo ra áp lực đòi hỏi chúng ta

phải đổi mới, tổ chức lại sản xuất nhằm tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt hơn với

giá cả hợp lý hơn để có thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới. Qua

đó, nền sản xuất nông nghiệp của ta sẽ được cải thiện và có những bước phát triển nhảy

vọt về mọi mặt.

4. Sản xuất và xuất khẩu cao su góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm, xoá bỏ

các tệ nạn xã hội, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Sản xuất cao su trứơc nay vốn đã là ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao

động thủ công. Hiện nay, ngành sản xuất cao su đã đào tạo và tạo việc làm cho trên 150

nghìn lao động. Đó là chưa kể tới việc nếu xuất khẩu cao su được đẩy mạnh sẽ thu hút

thờm một số lượng lớn lao động trong các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu như dịch

vụ vận tải biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng... Sản xuất và xuất khẩu cao su cũng

còn thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển như lắp ráp điện tử, sản xuất và lắp

ráp ụ-tụ, xe máy, các ngành công nghiệp chế biến và dịch vô... giải quyết công ăn việc làm

cho hàng triệu lao động trong các ngành này, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và

nâng cao mức sống cho nhân dân.

Bên cạnh đó, việc sản xuất và xuất khẩu cao su cũng giúp tạo ra thu nhập không phải

là nhỏ cho những người lao động hoạt động trong ngành, góp phần cải thiện đời sống cho

hơn nửa triệu lao động, thể hiện ở chỗ: phát triển cây cao su góp phần xoá đói giảm nghèo

ở các vùng nông thôn, phân bố lại dân cư, tạo ra các vùng trồng cao su tập trung nhằm

định canh định cư đồng bào các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, xoá bỏ

được tệ đốt rừng làm nương rẫy; đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ

thuật hạ tầng như giao thông, điện tử, các khu dân cư, khu kinh tế mới... đưa nền văn minh

đến cỏc vùng dân tộc cũng nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh

13

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

thần của người dân.

5. Xuất khẩu cao su góp phần củng cố mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế,

thương mại

Trước khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam ít có quan hệ với bên ngoài, đặc biệt là quan

hệ kinh tế đối ngoại, cao su nước ta hầu như chỉ được xuất sang Liên Xô (cũ) hoặc các

nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sau đại hội VI, với chính sách mở cửa và chủ

trương làm bạn với tất cả các nước, hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng

cao su xuất khẩu nói riêng đã nhanh chóng có mặt ở một số nước khác, chủ yếu là thị

trường Trung Quốc và các nước Nam Á thể hiện những mối quan hệ buôn bán, hợp tác

kinh tế mới với bên ngoài. Năm 1995, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 100 nước,

trong năm đó mặt hàng cao su của Việt Nam đã bắt đầu được xuất sang thị trường Châu

Âu. Đến năm 1997, hàng hoá Việt Nam đã được xuất sang 106 nước, trong đó cao su xuất

sang hơn 30 nước. Như vậy, mặt hàng cao su xuất khẩu cùng với các mặt hàng cây công

nghiệp khỏc đó làm phong phú thị trường xuất khẩu, củng cố và phát triển các quan hệ với

các nước nhập khẩu.

6. Phát triển cao su thiên nhiên góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi

trường sinh thái.

Cao su là loại cây công nghiệp dài ngày thường được trồng thành những vùng

chuyên canh rộng lớn trên những vựng cú độ dốc cao. Trong khi đó, đất đồi núi nước ta lại

chiếm tỉ lệ lớn (3/4 diện tích tự nhiên) và 1/ 2diện tích này không có rừng bao phủ. Vì vậy,

cây cao su tá ra phù hợp và đang được chọn để phủ xanh đất trống, đồi trọc. Không chỉ

thế, theo kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế môi trường, trồng cao su sẽ là một giải

pháp bảo vệ môi trường sinh thái vì loại cây này tăng cường giữ ẩm, cải thiện nhiệt độ

trong không khí và trong đất; chống xói mòn, rửa trôi đất; hạn chế tốc độ gió do hình

thành các hệ đai rừng, cây che bóng; bảo vệ được nguồn nước; tận dụng được điều kiện

thiên nhiên ưu đãi để tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế .

14

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

CHƯƠNG IIĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI VÀ THỰC

TRẠNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM

I. THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI

1. Tình hình sản xuất cao su trên thế giới

Có thể nói, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cao su có nhiều đặc điểm

khác biệt so với các loại cây công nghiệp khác. Những đặc điểm đó ảnh hưởng rất lớn đến

công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm cao su xuất khẩu cũng như

việc đề ra những phương hướng và giải pháp đối với việc phát triển cây cao su, thể hiện ở

một số điểm sau:

Sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su tuân theo mét chu kỳ đặc trưng cũng

như các quy luật riêng nhưng vẫn chịu sự chi phối của qui luật tự nhiên. Năng suất của

cây chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên như khí hậu và đất, và phụ thuộc vào

sự thay đổi của các yếu tố đó. Cây chỉ phát triển tốt trong một số điều kiện nhất định về

khí hậu và đất, nếu không đủ các điều kiện thích hợp đó cây sẽ cho năng suất thấp.

Sản xuất cao su mang tính thời vụ lớn. Trong quá trình sản xuất cây cao su, có

thời kì nhu cầu tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn rất căng thẳng (như thời kỳ gieo

trồng, thu hoạch mủ và chế biến). Ngược lại có thời kì rất nhàn rỗi (thời kì chăm sóc).

Chu kỳ của cây cao su khá dài (30 năm) và phải đợi tới năm thứ 5-7 mới có thể

tiến hành cạo mủ được, song sau thời gian đó thì có thể thu hoạch liên tục trong 20-30

năm liền.

Trong sản xuất cây cao su, thời gian lao động không khớp với thời gian tạo ra

sản phẩm. Nghĩa là khi kết thúc một quá trình lao động cụ thể như làm đất, gieo trồng,

chăm sóc... chưa có sản phẩm ngay mà phải chờ đến khi thu hoạch.

Cây cao su sinh trưởng rất tốt trên đất đỏ bazan hoặc đất xám, thật sâu, không

quá cao so với mặt nước biển, bằng phẳng và có độ dốc dưới 8o.

Sản phẩm thu được từ cây cao su bao gồm: mủ cao su, gỗ cao su, dầu cao su, ...

nhìn chung là đa dạng, khó chuyên chở và bảo quản; hơn thế còn dễ hư hao, dễ giảm

phẩm chất, cần đòi hỏi cần được chế biến kịp thời.

15

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Còng như việc sản xuất các cây công nghiệp khác, sản xuất cây cao su có tính

chất liên ngành, diễn ra trên phạm vi không gian rộng và phức tạp: Sản xuất cây cao su ở

đây không chỉ đơn thuần là sản xuất trồng trọt, mà nú cũn bao hàm cả công nghiệp chế

biến. Các hoạt động đó phân bổ trên một không gian rộng lớn, ở nhiều vùng lãnh thổ có

những điều kiện về tự nhiên, kinh tế-xó hội cũng như lịch sử, truyền thống rất khác nhau.

Vậy, muốn sản xuất và xuất khẩu cao su đạt hiệu quả cao, cần tạo ra sự liên kết

chặt chẽ giữa các ngành có liên quan từ sản xuất đến chế biến đến tiêu thụ và xuất khẩu

sản phẩm.

1.1. Diện tích

Hầu hết cao su thiên nhiên đều được lấy từ cây cao su Hevea Brasiliensis, chính vì

vậy loại cây này hiện nay được trồng rất phổ biến. Cây cao su Hevea Brasiliensis có

nguồn gốc từ Nam Mỹ, từng mọc hoang dại trên một địa bàn rộng lớn từ 5-6 km2, trên lưu

vực sụng Amazon. Năm 1876, cây cao su hoang dại được đưa về trồng ở vườn bách thảo

Kew (London) và Srilanka, từ đó phát tán sang nhiều nước khác, đặc biệt là các nước ở

vùng nhiệt đới nóng và ẩm như Đông Nam Á, châu Phi, châu Mĩ la tinh... Đến nay, cao su

được trồng ở nhiều nước và diện tích cao su trên thế giới đã vượt quá 9,4 triệu ha

(9.434.800) trong đó:

Châu Á: 86711,1 nghìn ha, chiếm 91,8%

Châu Phi: 529 nghìn ha, chiếm 5,6%

Châu Mỹ la tinh : 248,7 nghìn ha, chiếm 2,6%

(Nguồn : IRSG, vol 52 , sè 3 , tháng 12/1997).

16

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Bảng 1: Diện tích cao su các nước (tính đến năm 1996)

Đơn vị: nghìn ha

Tên nước Diện tích Tên nước Diện tíchThái Lan 1957 Cote d’ivoire 150Indonesia 3374 Cameroune 100Malaixia 1649 Nigeria 260Trung Quốc 592 Brasil 200Ấn Độ 543 Liberia 110Việt Nam 400 Campuchia 52Srilanka 162 Papua New Guinea 20Philipin 110 Các nước khác 247(Nguồn: ANRPC, Hiệp hội cao su thiên nhiên thế giới).

1.2. Sản lượng:

Từ năm 1990 tới nay, sản lượng cao su có nhiều biến động, bình quân tăng 3,4%

/năm. Riờng năm 2001 tổng sản lượng cao su thế giới ước đạt 7006 nghìn tấn, tăng 4,7%

so với năm trước. Trong đó, Thái Lan - nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới vẫn duy trì

được sản lượng trên 2300 nghìn tấn. Trong năm 2001, sản lượng của Thái Lan đã tăng 2%

so với năm 2000. Tiếp tục đà tăng trưởng 7% năm 2000, năm 2001 sản lượng cao su của

Indonesia tiếp tục tăng 3% so với cùng kỳ năm trước đạt trên 1500 nghìn tấn. Cũng trong

năm nay, ở Malaixia, do nhiều công ty và hộ tiểu điền đã chuyển sang trồng cọ, sản lượng

cao su tiếp tục giảm xuống. Trong năm 2001, sản lượng cao su ở đây chỉ là 560 nghìn tấn,

giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2000. Sản lượng cao su của Malaixia những năm gần

đây liên tục giảm mạnh cho thấy hoạt động sản xuất cao su bắt đầu yếu dần đi ở nước này.

Trong khi đó, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục tăng sản lượng do những diện tích trồng

cao su đã đến thời kỳ khai thác. Năm 2001, Việt Nam đạt sản lượng 282 nghìn tấn, tăng

4% và Trung Quốc đạt sản lượng 465 nghìn tấn tăng 2% so với năm 2000.

Tới năm 2002, dự kiến sản lượng cao su toàn thế giới sẽ tăng lên mức 7760 nghìn tấn,

trong đó châu Á chiếm 94%, châu Phi chiếm 4,5%, châu Mĩ la tinh chiếm 1,5%. Thái Lan

và Indonesia vẫn sẽ là những nước có sản lượng cao su lớn nhất, chiếm khoảng 50%-60%

sản lượng thế giới.

Bảng 2: Sản lượng của các nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới.

Đơn vị : 1000 tấn1999 2000 Ước 2001

Tổng cộng: 6811 6743 7060

17

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Thái lan 2155 2355 2392Inđônêxia 1599 1510 1556Ấn Độ 620 631 650Malaysia 769 609 560Trung Quốc 460 455 465Việt Nam 230 271 282Bờ biển Ngà 120 112 112Srilanka 97 86 85Braxin 70 73 75Nigeria 78 65 63Các nước khác 613 576 820

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam sè 40 ngày 3 tháng 4 năm 2002)

18

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

1.3. Năng suất:

Năng suất cao su bình quân trên thế giới ở mức 10-12 tạ/ha. Ở những nước trồng

nhiều cao su nh Malaixia, Thái Lan, do đầu tư mạnh vào nghiên cứu khoa học kỹ thuật

nhằm nâng cao năng suất các cây trồng nên năng suất cao su khá cao, trung bình 15-20

tạ/ha.

1.4. Một số nước sản xuất cao su chủ yếu trên thế giới:

/ Thái Lan:

Thái Lan là nước có tốc độ sản lượng cao su tăng nhanh và hiện nay đứng đầu thế

giới. Tuy mới bắt đầu trồng cao su cách đây 75 năm, nhưng Thái Lan tiến bộ rất nhanh.

Tốc độ trồng cao su trong những năm đầu của Thái Lan là 50000 ha/năm, sau đó giảm

xuống 30000 ha/năm vào năm 1979, từ năm 1985 tới nay tốc độ trồng chỉ còn 12000-

13000 ha/năm. Nhờ vậy, tới năm 1991, diện tích trồng cao su ở Thái Lan đã là 1866000

ha. 90% diện tích trồng cao su phân bố ở miền Nam và phần còn lại ở các tỉnh miền Đông

Thái Lan.

Thời kỳ 1970-1990, tốc độ tăng sản lượng là 7,41%/năm, tức là mỗi năm bình quân

sản lượng tăng 46,55 nghìn tấn, bằng 45,2% sản lượng cao su tăng hàng năm trong cựng

kỡ của thế giới. Từ năm 1991 tới nay, sản lượng bình quân hàng năm là 1800 nghìn tấn.

Nguyên nhân chủ yếu của sự thành công trong phát triển ngành cao su là Chính Phủ đó cú

chính sách ưu đãi cho các chủ đầu tư sản xuất kể cả khâu trồng trọt và chế biến, công nghệ

sản xuất hiện đại phù hợp với tập quán tiêu dùng của thế giới. Điều quan trọng khác là

Thái lan đã tạo dựng được thị trường tiêu thụ ổn định, không bị chèn Ðp về giá so với các

nước cùng xuất khẩu cao su.

/ Inđ o n e xia :Inđonexia hiện là nước đứng thứ hai về sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên

trên thế giới. Đất nước này gồm 13667 đảo lớn nhỏ với diện tích tổng cộng là 1.904.569

km2 trong đó diện tích trồng cao su là 2.327.000 ha. Phần lớn diện tích trồng cao su là ở

đảo Samatra, Java, Mađa.

Về sản lượng, từ năm 1984 sản lượng cao su ở Indonexia đó đạt trên 1 triệu tấn. Từ

năm 1990 tới nay, sản lượng bình quân là 1600 nghìn tấn /năm. Giá trị xuất khẩu cao su

của Indonexia chiếm 31% giá trị sản lượng nông nghiệp xuất khẩu hàng năm của cả nước.

/ Ấn Độ :

Trước năm 1999, Ấn Độ còn là nước đứng thứ tư trên thế giới về sản lượng cao su,

19

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

nhờ nỗ lực vượt bậc nhằm phát triển ngành nông nghiệp này, hiện nay Ấn Độ đã vươn lên

đứng ở vị trí thứ ba trên thế giới sau Thái lan và Indonexia.

Về sản lượng, thời kỳ 1970-1990, sản lượng cao su của Ấn Độ tăng nhanh, bình quân

6,77%/năm. Từ đó tới nay, sản lượng của Ấn Độ vẫn tăng đều với tốc độ bình quân

khoảng 3,67%. Ấn Độ đang cố gắng hết mình để chẳng những tự túc được về nguyên liệu

tối cần này cho sự phát triển công nghiệp và cũng có hi vọng tiến đến đủ cao su xuất khẩu

ra nước ngoài.

/ Malaixia:

Cho đến năm 1984, Malaixia vẫn còn dẫn đầu thế giới về sản xuất cao su thiên nhiên.

Thời kỳ đó, Malaixia là nước có diện tích trồng cao su lớn nhất thế giới, trên 2 triệu ha.

Sản lượng cao su lúc bấy giê tăng bình quân 0.56%/năm trong suốt thời kì 1979-1990.

Năm 1990, sản lượng cao su của Malaixia là 1420 nghìn tấn, chiếm tới 27,5% sản lượng

thế giới, 30,72% sản lượng cao su của châu Á; còn sản lượng xuất khẩu cũng chiếm tới

95% sản lượng sản xuất hàng năm.

Những năm gần đây Thái lan, Indonexia, và đặc biệt Malayxia đã chủ trương bỏ bớt

diện tích cao su chuyển sang trồng cọ dầu. Sản phẩm cọ dầu dễ tiêu thụ hơn và được giá

hơn cao su, sản lượng cọ dầu của Malaixia đã đạt 4 triệu tấn/ năm, trở thành nước xuất

khẩu cọ dầu nhiều nhất trên thế giới. Cũng chính vì vậy, sản lượng cao su của Malaixia sụt

giảm mạnh. Từ năm 1992 trở đi, sản lượng có 1255 nghìn tấn và Malaixia tụt xuống hàng

thứ ba, nhường địa vị số 1 và số 2 cho Thái Lan và Indonexia. Tuy không còn giữ vị trí

hàng đầu về sản lượng cao su, Malaixia vẫn còn là nước có nền công nghiệp và khoa học

kỹ thuật cao su tiên tiến so với các nước sản xuất cao su khu vực Châu á.

/ Việt Nam :

Đầu thế kỷ XX, người Pháp bắt đầu kinh doanh cao su ở Đông Nam Bé. Trong những

năm 1923-1929, họ đã tiến hành trồng thử nghiệm tại Tây Nguyên và đến 1945 đã trồng

thăm dò rải rác ở Phủ Quỳ, Nghệ An. Dưới thời Pháp, cây cao su được các nhà tư bản tập

trung đầu tư lớn hơn các loại cây trồng khác; diện tích cao su vì thế phát triển rất nhanh:

năm 1921-1932 là 8200 ha, năm 1945: 138000ha, tới năm 1963-1965 diện tích cao su ở

Việt Nam là 297000ha, đứng thứ 8 trong số 18 quốc gia trồng cao su.

Ngay từ khi thống nhất đất nước, Đảng và chính phủ ta đã có chủ trương khai hoang,

đầu tư lớn, phát triển mạnh cây cao su có giá trị này. Đến nay, diện tích cao su không

ngừng tăng. Năm 2001, cả nước có khoảng 400 nghìn ha cao su trong đó cao su do quốc

20

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

doanh trung ương (Tổng công ty cao su) quản lý là 200 nghìn ha, quốc doanh địa phương

và quân đội là 52 nghìn ha , còn lại là cao su thuộc thành phần tư nhân. Ngành cao su Việt

Nam cũng là thành viên của hiệp hội cao su thiên nhiên thế giới (ARNPC).

/ Trung Quốc :

Trung Quốc đã bắt đầu trồng cao su từ năm 1952 và cho tới nay nước này đang đứng

ở vị trí thứ 5 thế giới về sản xuất cao su. Trong khoảng những năm từ 1952 tới 1984, cây

cao su đã được phát triển lên một diện tích 430000 ha. Dù điều kiện thiên nhiên là rất khó

khăn (đất không lấy gì làm tốt, khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ xuống rất thấp, giá lạnh vào

mùa đông lại hay có bão lớn), Trung Quốc vẫn có một diện tích khai thác cao su xấp xỉ

400000 ha, chủ yếu là thuộc các nông trường nhà nước hoặc của các tỉnh.

Về sản lượng, thời kỳ 1970-1990, Trung Quốc nổi tiếng là nước tăng sản lượng nhanh

nhất thế giới với tốc độ tăng sản lượng 17,99% (từ 15 nghìn tấn năm 1973 lên 250 nghìn

tấn năm 1990). Trung Quốc cũng đã thành công trong cải cách nông nghiệp, tạo được

giống cao su chịu lạnh tốt, có năng suất khá cao. Nhờ vậy, từ năm 1990 trở lại đây, sản

lượng cao su của Trung Quốc ổn định hẳn ở mức khá cao, bình quân 455000 tấn /năm.

/ Các nước châu Phi:

Trước đây, thời kỳ 1970-1990 ở châu Phi có hai nước sản xuất cao su chủ yếu là

Liberia và Nigeria, mỗi nước có sản lượng trên dưới 100 nghìn tấn. Nhưng sản lượng ở

Liberia lại nhanh chóng giảm với tốc độ -9,85%/năm và cho tới đầu những năm 90 thì chỉ

còn 20-30 ngàn tấn /năm. Trong khi đó, Nigeria lại tăng sản lượng cao su đều đặn với tốc

độ 2,13% /năm. Dù vậy, trong thời gian gần đây, theo xu hướng chung của sản xuất cao su

thế giới, Nigeria cũng đang giảm dần sản lượng.

2. Tình hình cung cầu cao su trên thế giới

2.1. Xuất khẩu:

Cao su xuất khẩu trên thế giới chủ yếu là từ các nước đang phát triển Châu Á như

Thái lan, Indonexia, Malaixia, Việt Nam, Campuchia... Sản lượng xuất khẩu của các nước

này chiếm tới 95-97% sản lượng xuất khẩu của thế giới, trong đó 90% là từ Thái lan,

Indonexia, Malaixia, Ấn Độ. Ngoài ra, cũn cú một số nước châu Phi như Nigeria,

Liberia, ... còng tham gia xuất khẩu cao su.

Suốt từ năm 1990 tới năm 1999, xuất khẩu cao su thế giới nhìn chung là tăng nhưng

rất chậm, trung bình chỉ tăng lên 1,1%/năm, cho nên đến năm 1999, sản lượng xuất khẩu

21

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

thế giới chỉ ở mức 4670 nghìn tấn.

Năm 2000, xuất khẩu cao su thế giới đạt 4970, tương đương mức xuất khẩu cao su

năm 1999.

Sang năm 2001 xuất khẩu cao su thế giới giảm 3,4% so với năm 2000. Trong đó

xuất khẩu giảm chủ yếu ở Malaixia, giảm 23,4% so với năm 2000, nhưng tăng 3,8% ở

Thái lan và 1,4% ở Inđụnexia. Malaixia, và Srilanka đều giảm sản lượng xuất khẩu, song

lượng xuất khẩu tăng lên ở Thái lan, Indonexia, Việt Nam và các nước châu Phi đã đủ để

bù cho lượng xuất khẩu giảm đi ở Malaixia và Srilanka. Về Việt Nam, xuất khẩu cao su

tiếp tục tăng lên với 260 nghìn tấn xuất khẩu thuần, đưa nước này lên vị trí thứ ba trên thế

giới. Cũng trong năm này, xu hướng giảm sút về xuất khẩu ở Malaixia càng rõ dệt chỉ còn

ở mức 150 ngàn tấn.

Bảng 3 : Xuất khẩu cao su của các nước trên thế giới .

Đơn vị : 1000 tấn 1999 2000 2001

Xuất khẩu 4670 4970 4800Thái lan 1886 2166 2250Inđônêxia 1495 1380 1400Việt Nam 230 256 260Malaixia 436 196 150Các nước khác 623 972 740

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam số 11 năm 2002)

2.2. Tình hình tiêu thụ cao su thiờn nhiên trờn thế giới

Trên thế giới, những nước tiêu thụ nhiều cao su nhất là các nước sản xuất và tiêu thụ

xe hơi như Mĩ, Nhật, Trung quốc do công nghiệp sản xuất ụtụ là ngành tiêu dùng nhiều

cao su nhất so với các ngành khác

Thời gian gần đây, do kinh tế của nhiều nước suy thoái dẫn đến sản xuất săm lốp đình

đốn, sức mua cao su giảm sút. Đặc biệt sau biến cố 11/9 tại Mỹ, các thị trường hầu như bị

chững lại. Mức tiêu thụ cao su toàn thế giới năm 2001 giảm 8,5% so với năm 2000. Trong

đó, mức tiêu thụ giảm mạnh nhất ở Mỹ, giảm 17,7% so với năm 2000, các nước khác

giảm khoảng 2-7%. Riêng Trung Quốc lượng cao su tiêu thụ vẫn tiếp tục tăng. Trong năm

2001, tiêu thụ cao su thiên nhiên ở Trung Quốc đã tăng 4,8% so với năm 2000.Như vậy,

tiêu thụ cao su thế giới trong năm qua nhìn chung là hơi suy giảm, xuất hiện tình trạng

thừa cung. Tổng nhu cầu tiêu thụ cao su thế giới ước đạt 17,57 triệu tấn, giảm 3,1% so với

năm 2000 và thấp hơn sản lượng 210 ngàn tấn. Như vậy, tiêu thụ cao su thế giới trong

22

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

năm qua nhìn chung là hơi suy giảm, xuất hiện tình trạng thừa cung. Tổng nhu cầu tiêu

thụ cao su thế giới ước đạt 17,57 triệu tấn, giảm 3,1% so với năm 2000 và thấp hơn sản

lượng 210 ngàn tấn.

Dự đoán tiêu thụ cao su các loại năm 2002 sẽ đạt 18,42 triệu tấn tăng hơn 5% so

với năm trước và thấp hơn sản lượng 290 ngàn tấn. Trong đó tiêu thụ cao su thiên nhiên

năm 2002 đạt 7,49 triệu tấn, tăng 6,3% so với năm 2001.

Bảng 4: Cung và cầu cao su thiên nhiên toàn thế giới .

Đơn vị: triệu tấn Năm Cung Cầ u1995 6,05 5,991996 6,37 6,141997 6,4 6,51998 6,54 6,621999 6,7 6,752000 6,715 6,8052001 7,06 6,85

Ước 2002 7,76 7,49 (Nguồn : Vụ nông sản-Ban Vật giá Chính Phủ )

2.3. Tình hình nhập khẩu cao su trên thế giới

Các nước nhập khẩu cao su chủ yếu là những nước công nghiệp phát triển. Sản lượng

nhập khẩu cao su của họ chiếm tới 70% sản lượng cao su trên thế giới. Trong số các nước

này, Mĩ hiện nay là nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới với lượng nhập khẩu hàng

năm trên 1 triệu tấn. Nhật bản và Trung Quốc là những nước nhập khẩu cao su thứ 2 thế

giới với sản lượng nhập khẩu hàng năm khoảng 760 nghìn tấn. Trung Quốc tuy là nước

sản xuất cao su nhưng hàng năm vẫn phải tiến hành nhập khẩu thêm 500-600 nghìn tấn,

nguyên nhân chính là do hàng năm nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc là 900 nghìn tấn,

trong khi đó họ chỉ sản xuất được gần một nửa (450 nghìn tấn), còn lại phải nhập khẩu tới

430 nghìn tấn. Bên cạnh Trung Quốc, các nước Tây Âu như Pháp, Đức, Tây ba nha,...

hàng năm cũng nhập khẩu một lượng lớn cao su thiên nhiên lên tới 1000-1300 nghìn tấn.

Ngoài ra, trong số các nước nhập khẩu cao su cũn cú Hàn Quốc với sản lượng trung bình

330 nghìn tấn/ năm.

Còng giống như xu hướng tiêu thụ cao su thiên nhiên trên toàn thế giới, sản lượng

nhập khẩu cao su thế giới trong năm qua có xu hướng giảm. Nếu như năm 2000, nhập

khẩu cao su trên thế giới tăng nhẹ khoảng 6%, thì sang năm 2001 nhập khẩu cao su lại

giảm. Nguyên nhân là do lượng nhập khẩu vào Mĩ giảm mạnh, bên cạnh đó Trung quốc 23

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

cũng đang nỗ lực để hạ thấp lượng nhập khẩu cao su nhằm giảm bớt áp lực cho sản xuất

nội địa, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước. Nhìn chung do suy thoái kinh tế và

một số đột biến về chính trị ở một số nước lớn trên thế giới, tình hình nhập khẩu cao su

cũng bị ảnh hưởng và giảm đều ở các nước chuyên nhập khẩu loại sản phẩm này.

Bảng 4: Nhập khẩu cao su thiên nhiên của các nước trên thế giới Đơn vị: 1000 tấn

1999 2000 2001Nhập khẩu 4699 5300 4850Mỹ 1116 1192 980Trung quốc 402 820 760Nhật bản 755 802 760Hàn Quốc 332 331 330Pháp 253 309 301Đức 226 250 245Tây Ban Nha 161 171 168Các nước khác 1454 1425 1306

(Nguồn: FAO-Commodity Market Review 2000-2001)

3. Giá cao su trên thị trường thế giới

/ Thế giới có các thị trường cao su là Luân đôn, Xingapo và Tokyo.. Dung lượng trao

đổi ở các thị trường này chiếm 4/5 khối lượng cao su trao đổi trên thị trường thế giới. Đây

cũng là những thị trường quyết định giá cả cao su trao đổi của thế giới .

/ Có thể nói năm 2001 là một năm u ám nhất trong lịch sử ngành cao su thế giới vì giá

cao su đã chạm xuống mức thấp nhất do cung nhiều cầu ít, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ

thấp tại các nền kinh tế Châu Á như Nhật - một trong những nước nhập khẩu cao su hàng

đầu Thế giới.

/ Sang 3 tháng đầu năm 2002, tuy bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ lễ hội năm mới tại các nước

Châu Á, nhưng giá cao su đang có xu hướng phục hồi, đặc biệt là thị trường kỳ hạn tại

Tokyo.

Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo đầu tháng tới tăng 95 yên/ kg kéo theo sự tăng giá tại các

thị trường khác do hoạt động mua bù thiếu và đầu cơ. Tuy nhiên, tình trạng nhu cầu yếu

vẫn chi phối thị trường, làm hạn chế sự tăng giá. Thị trường Châu á chỉ biết trông chờ vào

khách hàng lớn nhất là Trung Quốc, song đến nay nước này vẫn chưa cấp hạn ngạch nhập

khẩu, Trung Quốc là nước nhập khẩu cao su lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ.

24

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Bảng 5: Giá cả cao su Quốc tế cuối năm 2001 và 3 tháng đầu năm 2002Thị trường Loại cao su Kỳ hạn Đơn vị tính C 2001 Đ 2002Thái lan RSS3 T3 US cent/ kg 50-52 50,5-62Inđônêxia SIR20 T4 “ 50-50,75 58-58,3Malaixia SMR20 T3 “ 51 58,4-59Xingapo RSS3 T3 “ 46,75 61,25Nhật bản RSS3 T6 Yên/ kg 74,4 88,5Trung quốc RSS3 T3 NDT/ tấn 6370 6550

(Nguồn : Thời báo Kinh tế Việt Nam năm 2002)

Thời kỳ 1990-1996 giá liên tục tăng nhờ vào nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng đều,

đặc biệt ở các nước châu Á. Thêm vào đó năm 1996 việc Trung Quốc chuẩn bị nhận bàn

giao Hồng Kông vào năm 1997 đã làm gia tăng mức nhập khẩu thông thường giao động

trên dưới 350000 tấn lên 502000 tấn. Giá cao su RSS2 cú lỳc đã đạt tới 2150 USD/tấn tại

Singapore. Điều này cũng làm thị trường sôi động . Thời kỳ 1997-2000, giá cao su bắt đầu

xuống khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra vào tháng 6/1997 tại Thái lan và sau đó nhanh

chóng lan sang các nước trong khu vực. Cuộc khủng hoảng tiền tệ này đã đưa đến khủng

hoảng tài chính toàn thế giới và giá cao su thiên nhiờn cú lỳc đó xuống đến mức thấp nhất

trong 30 năm qua ở mức dưới 1000 USD/tấn (mức giá chung 1995/1998 giảm tới 56%

trong vòng 3 năm). INRO (Tổ chức Cao su Thiên nhiên Quốc tế ) cũng đành bó tay không

thể can thiệp vào thị trường khi các thành viên sản xuất của INRO trì trệ không nộp phần

đóng góp của mình vào Kho đệm.

Khi giá cao su trên thị trường quốc tế giảm thấp, vì quyền lợi của những người trồng

cao su họ phải tìm mọi cách để nâng giá cao su lên trên 1 USD/kg. Hội nghị hợp tác về

cao su giữa 3 nước Thái lan, Indonexia và Malaixia họp tháng 11/2000 đã thoả thuận sẽ

cùng hợp tác xuất khẩu cao su với giá tối thiểu 68 cents/kg, bắt đầu từ tháng 3/2001, tăng

10-12% so với giá hiện thời. Đây sẽ là một nhân tố nâng đỡ giá cao su thiên nhiên trong

dài hạn. Cho tới tháng 8/1999, giá cao su đã phục hồi trên một số thị trường cao su chính

trên thế giới. Giá cao su RSSI đạt mức 0,53 USD/kg trên thị trường London vào tháng

8/2000 và 2,5 Ringgit/kg trên thị trường cao su Malaixia vào tháng 7/2000, tăng khoảng

20% so với giá cùng kỳ năm 1999. Dự đoán giá sẽ tăng lên, song trong tình hình hiện nay

cung thị trường có khả năng tăng mạnh còn cầu thị trường lại bị cắt giảm, trong khi đó

INRO lại quyết định bán ra thị trường tới 138 nghìn tấn cao su, thì sự tăng giá sẽ bị hạn

chế rất lớn .

25

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Trước năm 2001 Thái lan, Indonexia, và Malaixia kiểm soát 80% thị trường cao su

thế giới nhưng lại không có sức kiểm soát giá cao su. Đến tháng 12 năm 2001 ba nước này

đã nhất trí thành lập Tổ chức cao su Quốc tế ba bên để ứng phó với tình trạng cung cấp

thừa và giá cả hạ bằng cách cắt giảm sản lượng khoảng 4% từ tháng 2 năm 2002 đến năm

2003 và giảm xuất khẩu đi 10%.

Sang năm 2002 giá bắt đầu ổn định dần và có xu hướng được phục hồi, nhưng khó

trở lại được mức cao như trước, tốc độ phục hồi chỉ khoảng 1,2-2% /năm trong vòng 5

năm tới.

4. Dự báo xu thế phát triển của thị trường cao su trên thế giới

Đến đầu thế kỷ 21, sản lượng cao su nhập khẩu của những nước tiêu thụ cao su chủ

yếu trên thế giới sẽ tăng 1-2%. Riêng các nước Tây Âu ổn định ở mức hiện nay và tăng

không nhiều. Việc tăng sản lượng cao su nhập khẩu này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng

cao su thiên nhiên ngày càng tăng của ngành công nghiệp chế biến săm lốp oto và các sản

phẩm từ cao su thiên nhiên khác. Trung Quốc cũng có kế hoạch tăng khối lượng nhập

khẩu cao su thiên nhiên (chủ yếu ở dạng thô) trong thời gian tới. Nhu cầu về cao su thiên

nhiên của Nhật Bản và một số nước công nghiệp phát triển cũng có chiều hướng tăng.

Những nước sản xuất và xuất khẩu cao su chủ yếu vẫn là Thái lan, Indonexia,

Malaixia và tổng khối lượng xuất khẩu của ba nước này vẫn chiếm tới 80% thị trường

xuất khẩu cao su thế giới. Thời gian gần đây, Việt Nam đã nổi lên trở thành một nước xuất

khẩu cao su lớn, hiện đứng thứ tư thế giới và có khả năng chiếm vị trí số 3 của Malaixia.

Dự kiến trong thời gian tới, sản lượng sản xuất và xuất khẩu cao su của các nước này có

tốc độ tăng trưởng từ 2,5-3%/năm.

Thị trường trao đổi cao su của thế giới đã được phân định từ nhiều năm nay. Bên

bán, bên mua, điều kiện trao đổi, số lượng, giá cả trao đổi ... đều đã được quy định chặt

chẽ, vì vậy đã hình thành nên một sè kênh xuất nhập khẩu khá chặt chẽ, ví dụ: cao su Thái

lan chủ yếu bán cho Nhật, Malaixia bán cho Tây Âu, Indonexia bán cho Mĩ, Sri Lanka và

Việt Nam bán cho Trung Quốc... Những nước mới bắt đầu xuất khẩu cao su, nhất là xuất

khẩu với khối lượng lớn, bước vào thị trường trao đổi cao su của thế giới chắc chắn sẽ gặp

nhiều khó khăn.

Giá cao su trên thị trường thế giới sẽ tương đối ổn định do chi phí sản xuất cao su

tổng hợp tăng mạnh. Nhưng giá cao su cáng ít triển vọng tăng trong ngắn hạn, do nhu cầu

26

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

về cao su có thể giảm xuống nếu một số nước nhập khẩu cao su truyền thống có thể sẽ cắt

giảm lượng nhập khẩu do tăng trưởng kinh tế chậm hoặc nếu một số hãng sản xuất ô tô có

kế hoạch thu hẹp sản xuất, trong khi đó dự báo sản lượng cao su thế giới cũng sẽ tăng

mạnh bởi một số nước sản xuất cao su mở rộng diện tích trồng cao su và một số diện tích

trồng mới được đầu tư trong mấy năm qua ở các nước này nay đã đến lúc thu hoạch. Theo

Ngân hàng thế giới, thời gian tới, giá cao su sẽ tăng từ mức giá hiện tại là khoảng 650

USD/tấn lên tới 948 USD/tấn vào năm 2005 và 1036 USD/tấn vào năm 2010. Một số dự

báo lạc quan hơn còn dự đoán giá cao su trên thế giới sẽ lên tới trên 3000 Đola Singapore/

tấn vào năm 2020.

Cung và cầu cao su trên thị trường thế giới đến cuối thế kỷ XX sẽ không có những

biến động hay sự mất cân đối lớn. Sản lượng cao su sản xuất của thế giới đến hết năm

2001 sẽ đạt khoảng 6,8 triệu tấn, sản lượng cao su tiờu dùng sẽ đạt xấp xỉ mức sản xuất,

sản lượng cao su buôn bán sẽ khoảng 6,7 triệu tấn. Đến năm 2005 ước tính sản lượng cao

su thế giới sẽ đạt khoảng 7 triệu tấn, mức sản xuất sẽ đạt xấp xỉ mức tiêu dùng.

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU CỦA VN

1. Tình hình phát triển sản xuất cao su ở Việt Nam từ năm 1991-2001:

Năm 1997, cây cao su đỳng trũn 100 năm có mặt tại Việt Nam. Từ chỗ chỉ là những

cây cao su được trồng thực nghiệm ban đầu, đến nay cả nước có khoảng 300.000 ha cao

su ở miền Đông Nam Bộ, Tây nguyên, vùng Duyên hải miền Trung và khu 4 cũ. Phát triển

được cao su là góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội, an

ninh quốc phòng và môi sinh. Vì lẽ đó, mục tiêu phát triển cao su đã được chính phủ định

hướng không chỉ cho trước mắt mà cả thời gian dài, từ đây đến năm 2005 và xa hơn nữa.

1.1. Hiện trạng sản xuất cao su thiên nhiên

Diện tích trồng cao su không ngừng được mở rộng, trong 20 năm (1976-1996), diện

tích tăng lên 4,6 lần, sản lượng tăng lên 4,8 lần, năng xuất tăng lên 1,5 lần. Trong đó riêng

diện tích của 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên chiếm tới 76% diện tích của cả nước.

Nhưng so với các nước trên thế giới và trong khu vực thì diện tích và sản lượng của Việt

Nam là rất nhỏ bé. Sản lượng cao su Việt Nam chỉ bằng 2,6% tổng sản lượng các nước

trong khu vực. Trong khu vực Châu Á, 3 nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất là

Malaixia, Indonexia, Thái Lan. Sản lượng của 3 nước này khoảng 3700-3800 nghìn tấn,

gấp 25 lần sản lượng cao su Việt Nam. Tuy vậy mặt hàng cao su vẫn được xác định là mặt

27

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn của Việt Nam.

Bảng 7: Sản xuất cao su ở Việt NamĐơn vị:DT: nghìn ha,NS: kg/ha,SL: nghìn tấn.

Năm Diện tích trồng Diện tích thu hoạch Năng suất Sản lượng

1990 221,7 81,1 713,9 57,91991 220,6 89,9 718,6 64,61992 212,4 87,3 767,5 67,01993 242,5 112,8 859,0 96,91994 258,4 137,6 936,0 128,81995 278,4 146,9 848,9 124,71996 303,4 161,9 880,2 142,51997 347,5 173,1 1077,4 186,51998 382,0 193,4 999,5 193,31999 393,4 202,7 1059,7 214,82000 399,8 216,4 1177,0 254,72001 400,2 280,1 1511,0 273,8

(Nguồn: Niên giám thống kê)

28

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

1.2. Diện tích:

Cho đến nay, tổng diện tích vườn cao su ở nước ta là khoản 400 nghìn ha và tăng rất

nhanh qua từng năm, bình quân mỗi năm trồng mới trên 3000 ha. Với phương thức nhà

nước và nhân dân cùng làm, đặc biệt là phương thức phát triển cao su tư nhân và cao su

tiểu điền nhằm phát huy lợi thế nguồn nhân lực và nguồn vốn trong nhân dân nên Việt

Nam đã tăng nhanh diện tích trồng cao su. Diện tích cao su năm 2000 đã tăng gấp đôi năm

1986 (202,1 nghìn ha). Nếu lấy thời điểm 1995 là năm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Tổng quan phát triển cao su để so sánh thì hiện nay diện tích cao su toàn quốc đã tăng gần

128 nghìn ha (đạt tốc độ tăng bình quân 7,9% /năm).

/ Nếu phân loại 400,2 nghìn ha cao su ở nước ta theo loại hình sản xuất thì cao su tư

nhân chiếm khoảng 15%, cao su quốc doanh do Tổng công ty cao su quản lý là 62,5% và

22,5 % còn lại do các đơn vị quốc phòng làm kinh tế, các nông, lâm trường quản lý.

cao su tư nhân chiếm khoảng 15%, cao su quốc doanh do Tổng công ty cao su quản lý là

62,5% và 22,5 % còn lại do các đơn vị quốc phòng làm kinh tế, các nông, lâm trường

quản lý.

Bảng 8: Diện tích cao su toàn quốc năm 2001 (theo loại hình sản xuất)

Đơn vị: ha

Vùng Tư nhân Quốc doanh Đơn vị Tổng cộng

Cả nước 60.030,00 250.125,00 90.045,00 400.200,00DH Miền Trung 195,44 814,33 293,16 1302,92Tây Nguyên 13394,18 55809,09 20091,27 89294,55Đông Nam Bé 42593,67 177473,61 63890,50 283957,78Khu IV 3846,71 16027,96 5770,07 25644,74

(Nguồn : Tổng công ty cao su , Tổng cục thống kê)

Tổng diện tích vườn cây do Tổng Công Ty quản lý hiện nay là 250125 ha, trong đó

có 173200 ha cao su kinh doanh (chiếm 69,25%) và 76925 ha cao su kiến thiết cơ bản.

Diện tích cao su của Tổng công ty chiếm 63% tổng diện tích cao su toàn quốc nhưng riêng

diện tích cao su kinh doanh ước tính chiếm khoảng 62% tổng diện tích cao su đang kinh

doanh toàn quốc. Diện tích cao su phân bổ trên các địa bàn như sau:

Bảng 9: Hiện trạng diện tích cao su tại các vùng thuộc Tổng công ty Đơn vị: diện tích : ha, tỷ lệ: %

Các vùng Kinh doanh Kiến thiết cơ bản Tổng diện tích

29

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Tổng cộng 173,200 76,925 250,125Đông Nam Bé 127,959 37,522 165,481Tây Nguyên 26,651 13,058 39,709Khu IV 15,442 22,529 37,971Duyên hải MT 3,148 3,816 6,964(Nguồn : Tổng công ty cao su )

/ Xét theo vùng sản xuất thì cao su được trồng tập trung ở Đông Nam Bộ với 283957 ha,

chiếm 70,95% diện tích cao su cả nước, ở 3 tỉnh Tây Nguyên là 89294,55 ha chiếm

22,31%, các tỉnh khu IV là 25644,74 chiếm 6%, các tỉnh Duyên hải Trung bộ chỉ chiếm

1302,92 ha.

Ơ’ vùng Đông nam bé, cõy cao su vẫn được coi là cây truyền thống trong lịch sử

phát triển của vùng từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Năm 1990, diện tích cao

su của vựng đó đạt 182,9 nghìn ha, sản lượng 50,9 nghìn tấn. Thời kỳ 1990-2000, mặc dù

không còn nguồn vốn nước ngoài trong chương trình hợp tác đầu tư trồng cao su nữa

nhưng diện tích cao su của vùng vẫn tăng bình quân 5,7% /năm giai đoạn 1995-2000, đạt

283,9 nghìn ha vào năm 2001 (chiếm 71% so với cả nước) tăng 101 nghìn ha so với năm

1995, nhờ vào vốn trong nước, chủ yếu là vốn của các tổ chức như Quân đội phát triển

cao su. Theo thống kê, diện tích cao su quản lý bằng các đơn vị khác của vùng đạt 177,5

nghìn ha (2001), chiếm hơn 44% tổng diện tích cao su của vùng.

Trong khi đó, Tây Nguyên được đánh giá là vùng có tiềm năng phát triển cây công

nghiệp lâu năm của nước ta, nhất là cà phê và cao su. Trong nhiều năm qua do được nhà

nước đầu tư quan tâm khai thác lợi thế của vùng, diện tích cao su đã phát triển với tốc độ

khá nhanh, tăng bình quân 11,2%/ năm giai đoạn 1995-2000. Trong sè 89,3 nghìn ha cao

su hiện có ở Tây Nguyên, Tổng công ty cao su quản lý 55809,09 ha, đây là diện tích được

trồng tập trung. Diện tích còn lại là cao su do quân đội quản lý (20091,27 ha), do các

doanh nghiệp địa phương quản lý (13394,18 ha), diện tích này chủ yếu được trồng trong

giai đoạn từ 1993-1994 đến nay. Các mô hình phát triển cao su nhân dân ở Đắc Lắc, Gia

lai đã và đang tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các tổ chức, các thành phần kinh tế và

các hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển cao su.

Tuy không phải là vùng lý tưởng để phát triển cao su trên quy mô lớn và tập trung

như vựng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ nhưng các Khu IV đã khai thác triệt để những

vùng đất có điều kiện thích hợp để trồng cao su nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và

tăng cường các cây trồng có giá trị sản xuất hàng hoá. Diện tích cao su toàn vùng tính đến

30

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

năm 2001 là 25,6 nghìn ha, diện tích kinh doanh 15,4 nghìn ha, sản lượng khoảng 6,9

nghìn tấn. Trong đó chủ yếu tập trung ở các tỉnh Nghệ An 5220 ha, Thanh Hoá 6656 ha ...

Nhìn chung, diện tích cao su vùng khu IV chủ yếu được trồng trong giai đoạn từ sau năm

1990 đến nay nhờ có phong trào phát triển cao su tiểu điền. Đến năm 2001, diện tích cao

su tiểu điền đạt 25,6 ha (chiếm 15% diện tích cao su của vùng). Do diện tích cao su trải

rộng trên nhiều tỉnh và do nhiều vườn cây mới trồng nên chưa có sản lượng lớn để xuất

khẩu, dẫn đến việc thu mua, tiêu thụ kém, hiệu quả sản xuất chưa cao.

/ Nếu căn cứ vào cơ cấu vườn cây, thì diện tích kinh doanh cao su toàn quốc chiếm 280

nghìn ha (70% tổng diện tích ) còn 120,2 nghìn ha đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Điều này cho thấy diện tích cao su được trồng mới ở Việt Nam là khá lớn. Trong vòng 5

năm từ 1986-1990 phát triển trồng mới để thay thế dần vườn cây già cỗi ước khoảng 45-

50%.

Trong vườn cây kinh doanh, nếu xét về độ tuổi của cây có thể thấy rằng tốc độ trẻ hoá

là khá nhanh. Vườn cây tơ từ 8-14 tuổi chiếm hơn 50% diện tích trong khi vườn cây trung

niên chỉ chiếm chưa tới 10% tổng diện tích trồng cao su.

Bảng 11 : Cơ cấu vườn cây Đơn vị: diện tích : ha , tỷ lệ : %

Nhóm cây Diện tích Tỷ lệNhóm cây tơ (8-14 tuổi) 95 930 54,62Nhóm cây trung (15-30) 12 830 7,30Nhóm cây già(trên 30) 66 840 30,08

(Nguồn : Tổng Công ty Cao su)

Một đặc điểm của vườn cây là diện tích vườn cây phân theo năm trồng có biến động

rất lớn, vườn cây trồng năm 1976 của toàn ngành chỉ có 1500 ha trong khi đó, diện tích

vườn cây trồng năm 1984 lên đến 33186 ha, cụ thể trong giai đoạn 1975-1982 bình quân

trồng mới khoảng 3000 ha/năm, giai đoạn 1983-1986 trồng mới gần 29000 ha/năm (cao

nhất là 33186 ha năm 1983), giai đoạn 1987-1995 khoảng 9000 ha/năm và 1995-2000

trung bình 25561 ha/năm (năm cao nhất là 44000 ha, năm 1996). Với đặc điểm sinh lý của

cây cao su là năng suất thay đổi theo hình parabol, tính từ năm bắt đầu khai thác sản lượng

tăng dần và đạt cực đại từ năm 8 đến năm 15 và sau đó có xu hướng giảm dần, thì với cơ

cấu năm trồng như trên sẽ có những năm sản lượng tăng đột biến và ngược lại, điều này sẽ

dẫn đến việc khó bố trí đầu tư công suất nhà máy phù hợp (nếu bố trí công suất theo đỉnh

cao sản lượng sẽ dẫn đến thừa công suất). Ngoài ra, diện tích vườn cây cần thanh lý cũng

31

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

như trồng lại trong tương lai cũng không đều nhau dễ làm bị động trong khâu luân chuyển

vốn. Đây là một đặc điểm cần phải được điều chỉnh để trong tương lai, hàng năm trong

toàn ngành cao su sẽ có sản lượng và diện tích khai thác, chăm sóc, tái canh và thanh lý

không có chênh lệch quá lớn.

1.3. Sản lượng:

Tổng sản lượng cao su toàn quốc năm 1994 đạt 105 nghìn tấn và có xu hướng tăng

dần cho đến nay do vườn cây trồng mới từ những năm 89-90 đến tuổi được đưa vào khai

thác. Đây là vườn cây được đầu tư khá tốt, đảm bảo được những yêu cầu về mặt kỹ thuật

và do đó cho năng suất cao. Sau thời gian thay lá, năm nay 2002 khoảng 280 nghìn ha cao

su kinh doanh trong tổng số 400 nghìn ha trên cả nước đang bắt đầu cho khai thác mủ trở

lại.

Sản lượng cao su tăng lên với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây. Năm 2001,

sản lượng đạt 282 nghìn tấn, tăng 4% so với năm 2000, tốc độ tăng bình quân thời kỳ

1990-2000 là 33,9% /năm. Năm 1990, sản lượng cao su của Việt Nam chiếm 1,5% sản

lượng thế giới thì năm 2000 chiếm 5,6%. Việt Nam hiện đứng thứ tư thế giới về sản

lượng.

1.4. Năng suất:

Tốc độ tăng năng suất bình quân của toàn ngành cao su được thể hiện ở đồ thị sau:

TỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT BÌNH QUÂN CỦA TOÀN NGÀNH CAO SU (TẤN/HA)

Qua đồ thị cho thấy từ năm 1996 năng suất cao su vùng Đông Nam Bộ đã vượt 1

tấn/ha, trong đú có những vườn cây đạt sự tăng trưởng năng suất rất cao như Phước Hoà

32

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

có năng suất năm 1996 tăng 35% so với năm 1995 và vượt 1,3 tấn/ha năm 1999, việc tăng

năng suất của Phước Hoà là nhờ thâm canh và các biện pháp quản lý kỹ thuật vì chất

lượng vườn cây Phước hoà khá thấp. Một số vườn cây khác như Tây Ninh, Dầu Tiếng có

chất lượng tốt, có khả năng năng suất vượt 1,4 tấn/ha, đó cú những nông trường đạt trên

1,6 tấn/ha. Tuy nhiên có một số vườn cây trên nền đất rất tốt, trong những năm kiến thiết

cơ bản vườn cây phát triển khá nhưng năng suất lại thấp như Léc ninh. Ngoài ra, trong

thực tế cũng có một số vườn cây có chất lượng quá thấp hoặc đã được khai thác quá mức

trong những năm trước (Đồng Nai). Với khu vực Tây Nguyên năng suất bình quân hiện tại

chưa cao vì đa số các vườn cây mới được đưa vào khai thác nhưng đó cú những công ty

năng suất đã vượt mức 1 tấn /ha (Chư Sê).

Năm 2001 năng suất bình quân các vườn cao su kinh doanh đạt 1,411 tấn/ ha,

nhiều công ty nông trường đạt năng suất 1,6-1,8 tấn/ ha, ngang ngửa với các nước sản

xuất cao su hàng đầu Thế giới. Tuy nhiên trong đIều kiện hiện nay, năng suất sản lượng

cao phải gắn liền với một chiến lược thị trường mới thì mới đảm bảo tiêu thụ hết sản

phẩm, có lãi.

1.5. Giá thành sản phẩm mủ cao su:

Theo báo cáo của Tổng công ty cao su và kết quả điều tra của Viện kinh tế nông

nghiệp về tình hình chớ phớ và giá thành sản phẩm cao su của một số hộ sản xuất cao su

tiểu điền tại tỉnh Đồng nai và Bình phước thì giá thành sản xuất cao su của nước ta có sự

khác biệt giữa khu vực sản xuất cao su tiểu điền và các nông trường quốc doanh.

Bảng 12: Chi phí SX và giá thành của một số hộ SX cao su năm 1998.

Hạng mục Đơn vịTỉnh Đồng nai

Diện tích cao su của hộ(ha)Tỉnh Bình Phước

Diện tích cao su của hộ(ha)2-3 3-4 >4 2-3 3-4 >4

Năng suất Tạ/ha 9,21 9,32 9,19 10,04 9,63 9,74S.lượng Tạ 27,42 32,42 47,53 30,50 31,53 56,09Giá thành n.đ/kg 22454,1 27955,3 35025,1 30554,9 3152,7 47099,1Giá bán n.đ/tấn 8190 8622 7369 9988 10000 8398Chi phí/ha n.đ 6754,62 6767,14 5825,08 8208,79 7952 6913,29Chi phí/tấn n.đ 7333,29 7264,26 6338,84 8173 88255 7096Quy ra USD USD 523 518 452 583 589 506Giá thành BQ

488 USD/tấn 576 USD/tấnLãi/kg n.đ 0,86 1,36 1,03 1,81 1,74 1,30Quy ra USD USD 0,06 0,09 0,07 0,13 0,12 0,09

(Nguồn: Viện kinh tế nông nghiệp, 1998) - (1 USD = 14014 VNĐ)

33

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Qua bảng trên cho thấy: giá thành sản xuất cao su ở tỉnh Đồng Nai là thấp nhất, chỉ

khoảng 6417 nghìn đồng/tấn cao su mủ khô (tương đương 457 USD/tấn), cao nhất cũng

chỉ khoảng 523 USD/tấn, bình quân đạt 448 USD/tấn (6,84 triệu đồng). Với tỉnh Bình

Phước giá thành bình quân là 576 USD/tấn (8,5 triệu đồng).

Theo báo cáo của Tổng công ty cao su thì giá thành bình quân giai đoạn 1996-2000

của Tổng công ty là 8,17 triệu đồng. Giá thành sản xuất mủ cao su của Tổng công ty năm

2001 đã giảm xuống chỉ còn khoảng 7 triệu đồng (tương đương 528 USD).

Như vậy, với mức năng suất còn dưới 1 tấn/ha thì giá thành sản xuất cao su dưới 600

USD/tấn, chưa phải là cao. Khi cây cao su càng lớn tuổi (khai thác trên 10 năm) năng suất

sẽ cao hơn 1 tấn/ha, thậm chí 1,5 tấn/ha thì giá thành sản xuất càng thấp hơn.

Nếu so sánh với một số nước sản xuất cao su chớnh trờn thế giới thì giá thành sản

xuất cao su thiên nhiên nước ta thấp hơn từ 11,8%-86%. Đõy chớnh là một lợi thế cạnh

tranh của sản phẩm cao su Việt Nam trên thị trường thế giới .

Bảng 13: Giá thành sản xuất cao su tự nhiên một số nước chính.

Đơn vị: USD/tấn, tỷ lệ : %

Năm Việt

Nam

Inđônêxia Malaixia

QD

Thái lan

Tiểu điền

Ấn ĐộQD Tiểu điền QD Tiểu điền

1996 717,7 951,6 883,2 1191,9 - 1137 907,9So với VN 100,00 132,5 123,06 116,07 - 158,4 126,5

1997 705 856,3 788,4 1138,8 940 1071 1043,9So với VN 100,00 121,4 111,83 161,53 133,33 151,9 148,07

(Nguồn: ANRPC-1999, tạp chí kinh tế thống kê của ANRPC, tập 14)

2. Công nghiệp sơ chế mủ cao su:

Công nghiệp khai thác và chế biến cao su trên thực tế đó cú những đổi mới đáng kể

cơ bản đáp ứng được yêu cầu chế biến mủ hiện nay. Trước những năm 1994, có thể nói

công nghệ khai thác và chế biến mủ rất lạc hậu, toàn ngành có 21 nhà máy chế biến mủ,

tổng công suất thiết kế 70 ngàn tấn/ năm. Sản lượng thực tế chế biến chỉ đạt 45 ngàn tấn

(65% so với công suất thiết kế) chế biến mủ, gần 60% số xưởng chế biến lại nằm trong

tình trạng công nghệ lạc hậu, giá thành chế biến cao và mới sử dụng được 20% sản lượng

mủ, còn lại 80% sản lượng dưới dạng sơ chế. Nhưng hiện nay, do đổi mới công nghệ chế

biến cao su theo yêu cầu thị trường, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là thị trường Trung Quốc

(cần cao su chế biến cao cấp như CSV5; CSV5L;ICSV5;...) và các thị trường khác ở châu

Âu, châu Mỹ, lại cần cao su loại tốt, để sản xuất trong công nghiệp ô tô..., chúng ta đó có

34

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

một số nhà máy hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến, các nhà máy chế biến có tổng

công suất lên tới 170 ngàn tấn mủ chế biến /năm, đảm bảo sơ chế hết toàn bộ sản lượng

mủ cao su khai thác. Các nhà máy chế biến cỡ vừa và nhỏ công suất 1,2-1,5 ngàn tấn

/năm, đang được sử dụng ở mức độ cơ khí hoá và tự động hoá cao, có sản phẩm chất

lượng tốt và đồng đều được ưa chuộng trên thị trường thế giới .

Đến cuối năm 2000, tổng công suất của toàn ngành cao su là 294100 tấn. Trong đó,

Tổng công ty có 34 nhà máy với công suất thiết kế 244100 tấn, ngoài ra tại các địa

phương còn một số nhà máy chế biến khác không thuộc quản lý của Tổng công ty cao su

với tổng công suất khoảng 50000 tấn. Công suất này bằng 120% sản lượng sản xuất đủ

đáp ứng nhu cầu chế biến và có dự phòng cũng như chế biến gia công cho mọi thành phần

kinh tế. Mủ nước thu ngoài vườn cây được chế biến dưới 4 dạng như sau:

- Cao su khối kỹ thuật: SVR3L, 5L, SVC CV50, SWVR CV60: chiếm 60%.

- Cao su khối CVR 10, 20: chiếm 20%

- Mủ ly tâm: 15-17%

- Mủ crep, mủ tờ xông khói: 3-5%

Các nhà máy phân bố đều theo vùng nguyên liệu, các nhà máy khu vực Đông Nam

Bộ chủ yếu có công suất trên 6000 tấn /năm. Khu vực Tây Nguyên và Duyên Hải Miền

Trung có công suất nhỏ, chủ yếu dưới 3000 tấn /năm. Tuy nhiên, sau 10 năm, tổng sản

lượng chế biến đã tăng lên từ mức 50 nghìn tấn năm 1990 lên 282 nghìn tấn năm 2001.

Bảng 14: Công suất chế biến năm 2001 của toàn ngành cao suĐơn vị: tấn/năm

Đơn vị Số nhà máy Công suất thiết kếToàn ngành 294 100Đông Nam Bé 26 224 900Tây Nguyên 9 19 200Duyên hải Miền Trung 5 6 900Các cơ sở khác (chủ yếu thuộc ĐNB) 26 000

(Nguồn: Viện QH và TKNN)

Trong sự án phục hồi cao su ở Đông Nam Bộ với nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới,

ngoài phục hồi 161 nghìn ha cao su kinh doanh, Tổng công ty cao su Việt Nam đã nâng

cấp 4 nhà máy chế biến cũ và xây dựng thêm 5 nhà máy chế biến mới với tổng công suất

70 nghìn tấn sản phẩm /năm. Đặc biệt có 4 công ty thuộc Tổng công ty cao su Việt Nam ở

Đồng nai và Dầu tiếng đã được cấp chứng chỉ ISO 9002.

Về chất lượng thiết bị, hiện nay một số nhà máy của ngành được đầu tư hoàn chỉnh và 35

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

được đánh giá hiện đại vào bậc nhất nhì Đông nam á, sản phẩm có chất lượng khá đồng

đều ở một số công ty như Dầu Tiếng, Đồng Nai, Đồng Phó ... Tuy nhiên, trong toàn ngành

tính đồng đều còn thấp, giữa 2 khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cũn cú khoảng

cách khá lớn về chất lượng sản phẩm, trong từng công ty sản phẩm cũng chưa thật đồng

đều, sự khác biệt xảy ra trong từng nhà máy, theo từng mùa và thậm chí trong từng lô

hàng. Chất lượng sản phẩm không đồng đều cũng là yếu tố làm khó tiêu thụ sản phẩm và

yếu tố chính là do khâu quản lý chất lượng nguyên liệu, khâu này vẫn còn yếu và chưa có

sự quan tâm đúng mức ở tất cả các công ty trong ngành.

Bên cạnh vấn đề chất lượng, sản phẩm chế biến trong ngành cao su cũng chưa đa

dạng, nhiều loại mẫu mã chưa hấp dẫn đối với người tiêu dùng, cần có chiến lược linh

hoạt hơn, nhằm nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường .

3. Cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất

Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và khai thác cao su, trong thời gian qua ngành cao su

cũng như Tổng công ty đã đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật hạ tầng

khá phát triển, có thể chia làm 2 nhúm chớnh:

- Các công trình phục vụ sản xuất: bao gồm các loại thiết bị phục vụ công tác quản lý,

thiết bị vận chuyển mủ, thiết bị chăm sóc vườn cây cao su, các thiết bị điện nước, cỏc

cụng trình kiến trúc như kho tàng, nhà làm việc các nông trường, cấc đội , hệ thống đường

vận chuyển mủ... Các công trình đó khá hoàn chỉnh ở khu vực Đông Nam Bộ, trong

những năm tới chủ yếu là duy tu, bảo dưỡng, đầu tư nâng cấp ở những hạng mục cần thiết

và theo mức tăng năng lực sản xuất. Riêng khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền trung

chủ yếu là các công ty và diện tích tiểu điền mới mở, nằm ở cỏc vựng cú địa hình phức tạp

và hầu như chưa phát triển cơ sở hạ tầng, hiện nay dự đó được đầu tư nhưng mức độ chưa

đủ đáp ứng cả về chất lẫn về lượng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai đây là

khu vực cần đầu tư chính.

- Các công trình phóc lợi công cộng: theo báo cáo của Tổng công ty cao su, tổng giá

trị đầu tư đến năm 1999 khoảng 500 tỷ đồng, bằng 10% tổng giá trị tài sản cố định, các

công trình phục vụ phúc lợi công cộng gồm bệnh viện, trường học, nhà ở công nhân, các

tuyến đường liên huyện-xó, các hệ thống đường điện đến các khu dân cư, hệ thống cấp

nước công cộng... đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật

chất cho người lao động cũng như dân cư các vựng phát triển cao su. Nhiều vùng thị tứ đã

36

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

hình thành và phát triển trên cơ sở những đóng góp này của ngành cao su. Đây là một

thành quả lớn của ngành cao su Việt Nam.

4. Tổ chức quản lý và lao động cuả ngành cao su

4.1. Lao động và thu nhập:

/ Tình hình lao động: Tính đến tháng 6/1999 tổng số lao động toàn ngành khoảng

150000 người với 380000 nhân khẩu, trong đó ở Đông Nam Bộ có 116000 lao động

chiếm 77%, ở Tây Nguyên có 24600 lao động chiếm 16,4%, chi phí lao động cho chế biến

là 15-20%. Trong sè 150000 lao động của toàn ngành, 90000 người trực thuộc Tổng công

ty cao su Việt Nam, còn lại 60000 lao động trực thuộc các ngành và địa phương khác.

Tài liệu điều tra của Tổng công ty cao su cho thấy cơ cấu lao động theo ngành nghề

như sau:

Bảng 15: Tình hình lao động của Tổng công ty cao suĐơn vị : người

Ngành nghề Lao động Tỷ trọng Trực tiếp sản xuất ở TCT cao su 87 434 97,1 Phục vụ sản xuất 2 600 2,9 Quản lý 160 0,1

Tổng cộng90 000 100,0

(Nguồn : Tổng công ty cao su)

Về chất lượng lao động: chỉ riêng ở Tổng công ty cao su, tỷ lệ cán bộ trên đại học

là 0,43%, cán bộ đại học và cao đẳng chiếm 40,17%, cán bộ trung cấp là 59,4%. Số cán bộ

bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như: nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế, tài chính,

địa chất, cơ khí, xây dựng, hoá sinh, y tế, giáo viên... 60% trong số này làm nhiệm vụ trực

tiếp sản xuất, 40% làm công tác quản lý. Công nhân trong nông nghiệp bình quân tay nghề

đạt 3-4/6, trong công nghiệp 3-4/7, Trình độ văn hoá phổ biến hết cấp II, III. Ơ’ những

vùng xa xôi hẻo lánh, trình độ văn hoá thấp hơn.

Về năng suất lao động: theo thống kê của Tổng công ty, năng suất lao động bình quân

toàn ngành là 1,85 ha/lao động, của việc trồng cao su ở cỏc cụng ty-1,9 ha/lao động, khai

thác-2,59 ha/lao động. Tỷ lệ lao động gián tiếp (quản lý và phục vụ) là 7% so với tổng số.

/ Thu nhập và đời sống: Thu nhập từ lương của ngành năm 1994 như sau: bình quân thu

nhập của toàn ngành trong nông nghiệp: 400000-500000 đ/tháng/người; bình quân thu

nhập của toàn ngành trong công nghiệp là 500000-550000 đ/tháng/người, các công ty

37

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

phục vụ tại thành phố 600000 đ/tháng/người; bình quân thu nhập của các công ty ở Tây

Nguyên 240000 đ/tháng/người.

4.2. Tổ chức quản lý lao động của ngành cao su:

Ngành cao su Việt Nam gồm Tổng công ty cao su, các doanh nghiệp trồng cao su

thuộc các địa phương, lực lượng quốc phòng và cao su nhân dân.

/ Hệ thống tổ chức của Tổng công ty cao su:

Hệ thống tổ chức của Tổng công ty ngoài bộ phận cơ quan văn phòng (gồm Hội

đồng Quản trị, Ban Giám đốc và 9 Ban nghiệp vụ), cũn có 23 doanh nghiệp trồng, chăm

sóc và khai thác cao su, 10 doanh nghiệp dịch vụ và phục vụ sản xuất, 4 đơn vị sự nghiệp .

Các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty tuỳ vào quy mô trực thuộc có thể là

một trong 2 loại hình sau:

Công ty-nông trường, xí nghiệp-đội-tổ: đây là mô hình truyền thống và phổ biến

nhất chiếm 9/17 công ty của ngành cao su, phù hợp với việc quản lý trên địa bàn

rộng và hệ thống cơ sở hạ tầng phúc lợi công cộng.

Công ty-đội- tổ, công ty-nông trường-tổ: được áp dụng cho các Công ty có quy mô

nhỏ và đang được mở rộng cho các Công ty ở Tây Nguyên, duyên hải miền Trung

và Khu 4 cũ.

Đối với lao động trong ngành, hình thức tổ chức và quản lý là hình thức khoán, tuỳ

vào đặc điểm của từng loại công việc mà có hình thức giao khoán khác nhau:

Vườn cây khai thác: lao động được nhận khoán theo phần cây, giao định mức sản

lượng cả năm, quý, tháng, cho từng phần cây, công nhân quản lý phần cây khai

thác ổn định, công ty kiểm tra hàng tháng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của quy

trình. Phần công ty giao khoán cho công nhân là: tiền lương, dụng cụ sản xuất, bảo

hộ lao động.

Vườn cây kiến thiết cơ bản: mỗi công nhân phụ trách 3-4 ha (bình quân chung),

quản lý theo quy trình kỹ thuật-kiểm tra đánh giá chất lượng vườn cây ở từng điểm

dừng kỹ thuật. Vườn cây được giao ổn định trong 3 năm hoặc trong suốt thời kỳ

kiến thiết cơ bản. Công nhân được nhận phần tiền lương, bảo hộ lao động và dụng

cụ sản xuất.

Trồng mới: khoán theo khối lượng công việc.

Nhà máy chế biến: thực hiện khoán quỹ lương và một số vật liệu phụ theo sản

lượng sản phẩm chế biến.

38

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

/ Các doanh nghiệp sản xuất cao su thuộc các địa phương: bao gồm 3 loại hình:

+ Liên hiệp các xí nghiệp: cũng gần giống các Cụng ty thuộc Tổng công ty cao su, tức

là cũng tổ chức các nông trường, các xí nghiệp chế biến và phục vụ. Công ty là cấp được

hạch toán đầy đủ, các đơn vị cấp dưới được hạch toán từng phần.

+ Công ty.

+ Nông trường.

Từ năm 1985 tới nay, các đơn vị này đã tiến hành khoán sản phẩm vườn cây cho hộ

công nhân, với cách khoán này vườn cây đã thực sự có người làm chủ, từ đó vườn cây

được bảo vệ, chăm sóc tốt hơn, giảm thất thoát vật tư, phân bón, tạo điều kiện sử dụng lao

động tại chỗ của các hộ gia đình công nhân nên biên chế không phình ra.

/ Doanh nghiệp quân đội trồng cao su:

Hình thức tổ chức của các doanh nghiệp này cũng giống như các công ty cao su mà

trong đó các chiến sỹ bộ đội tham gia sản xuất cao su, tổ chức cho nhân dân trong vùng

trồng cao su theo sự đầu tư hướng dẫn kỹ thuật của các doanh nghiệp quân đội. Ngoài ra

cũng có hình thức khoán công việc cho các hộ dân trong khu vực doanh nghiệp quản lý.

/ Cao su nhân dân:

Đây là loại hình được phát triển trở lại trong những năm gần đây, có thể chia hình

thức sản xuất thành 3 loại:

Hộ nông dân hoàn toàn tự bỏ vốn để trồng cao su, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản

xuất và đóng thuế.

Hộ nông dân nhận uỷ thác trồng cao su từ nguồn vốn của địa phương hoặc của Tổng

công ty: hoàn trả lại vốn bằng sản phẩm trong một số năm, sau khi hoàn trả xong vốn

thì vườn cây hoàn toàn thuộc sở hữu của hộ nông dân.

Hộ nông dân vay vốn từ các chương trình 327, xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất

trống đồi trọc, chương trình đa dạng hoá cây trồng ..

5. Vốn đầu tư và hiệu quả của ngành cao su:

5.1. Vốn đầu tư:

/ Vốn đầu tư của Tổng công ty cao su.

Bảng 16: Vốn đầu tư của Tổng công ty cao su.

Đơn vị: tỷ đồngHạng mục 1995 1996 1997 1998

I. Giá trị tài sản cố định 2907 3980 4438 45521. Nông nghiệp 2849 3902 4334 4396

39

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Tốc độ tăng (%) 37 11 1-Đông Nam Bé 2684 3628 3966 3937-Tây Nguyên và Duyên Hải MT 165 274 368 4592. Công nghiệp và dịch vụ 58 78 104 156 Tốc độ tăng(%) 34 33 50II. Đầu tư dở dang 658 754 861 972Nông nghiệp 658 754 861 972Đông Nam Bé 472 490 497 488Tây Nguyên và Duyên Hải MT 186 264 364 484Tổng cộng 3565 4734 5299 5524Tốc độ tăng (%) 33 12 4

(Nguồn: Tổng công ty cao su)

Theo báo cáo của Tổng công ty cao su, tổng vốn đầu tư tính đến 31/12/1998 là 5500

tỷ đồng, trong đó khu vực nông nghiệp 5368 tỷ đồng chiếm 97% tổng vốn đầu tư. Lĩnh

vực công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm 3% tổng vốn. Trong lĩnh vực nông nghiệp, phần

chủ yếu cũng tập trung ở Đông Nam Bộ với tổng vốn là 4425 tỷ đồng chiếm 80% tổng

vốn. Các số liệu này cho thấy, trong những năm qua việc đầu tư chính là tập trung cho khu

vực nông nghiệp ở Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, khu vực Tây Nguyên và công nghiệp dịch

vụ tuy giá trị đầu tư nhỏ nhưng tốc độ tăng nhanh trong những năm qua, cụ thể tốc độ tăng

khu vực công nghiệp và dịch vụ là 34%, 33%, và 50% tương ứng với các năm 1996, 1997,

1998, tương tự khu vực nông nghiệp Tây Nguyên có tốc độ tăng là 53%, 55%, 60% trong

3 năm qua. Điều này cho thấy sự chuyển dịch đầu tư theo vùng và theo ngành nghề của

Tổng công ty cao su Việt Nam.

Về nguồn vốn, trong tổng nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ lệ 54% và

nguồn vốn này có xu hướng giảm dần qua các năm do trong những năm gần đây nhà nước

không cấp thêm vốn, vốn ngân sách chỉ được luân chuyển thông qua khấu hao tài sản cố

định và tăng do điều chỉnh vốn theo mặt bằng giá ở từng thời điểm. Trong tổng nguồn,

vốn tự bổ sung và tín dụng tăng dần qua các năm và chỉ chiếm 14%, chỉ số này khá an

toàn, tuy nhiên cơ cấu cho từng khu vực có thay đổi khá lớn. Nếu nguồn vốn vay ở khu

vực Đông Nam Bộ chỉ chiếm 7% thì khu vực Tây Nguyên chiếm đến 22% và lĩnh vực

công nghiệp và dịch vụ chiếm 13% tổng nguồn. Như vậy sẽ hình thành một nghịch lý: các

công ty Đông Nam Bộ đã định hình sản xuất và đang trong giai đoạn thu hồi vốn là giai

đoạn thuận lợi về vốn sẽ ngày càng mạnh lên, và ngược lại khu vực Tây Nguyên và dịch

vụ sẽ ngày càng khó khăn vì khả năng tự tích luỹ chưa nhiều, việc đầu tư trong tương lai

chủ yếu vẫn là vốn vay.

40

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

/ Vốn đầu tư của các thành phần khác:

Các doanh nghiệp cao su thuộc địa phương và doanh nghiệp quân đội chủ yếu đầu tư

phát triển sản xuất cao su từ các nguồn vốn vay của địa phương, vốn phát triển kinh tế của

bộ Quốc phòng, một phần từ nguồn vốn ngân sách. Đối với phát triển cao su tiểu điền

nguồn vốn chủ yếu là vốn vay, vốn ứng trước của các công ty cao su, vốn chương trình ...

và vốn tự có của nhân dân. Ước tính trong giai đoạn 1995-2000, tổng vốn đầu tư của các

doanh nghiệp cao su địa phương và doanh nghiệp cao su quốc phòng là khoảng 1230 tỷ

đồng, vốn đầu tư cho nông nghiệp phát triển cao su tiểu điền là 1155,146 tỷ đồng.

5.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành cao su:

Tình hình kinh doanh của Tổng công ty cao su:

Bảng 17: Tổng hợp tình hình kinh doanh của Tổng công ty cao suĐơn vị : tỷ đồng

Tổng cộng 1990 1995 1997 1998 1999Vốn kinh doanh 2925 4020 4200 4350Doanh thu 167 1891 1796 1811 1945Chi phí 151 1239 1549 1724 1801LãI trước thuế 16 652 247 87 143LãI sau thuế 11 423 185 64 63Lãi/doanh thu (%) 10 34 14 5 7Lãi/vốn(%) 22 6 2 3

(Nguồn: Tổng công ty cao su)

Do tác động của giá tiêu thụ trên thị trường thế giới nên kết quả kinh doanh trong năm

1998, 1999 đã giảm rất lớn so với năm 1997 và 1995, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

bình quân năm 1998-1999 chỉ đạt 6% doanh thu và doanh lợi đầu tư chỉ đạt 2,3%. Tuy

nhiên, có một điểm cần lưu ý là giá mủ cao su trong 2 năm 1998 và 1999 đã giảm rất lớn,

đầu năm 1999 mức giá xuất khẩu thấp nhất trong khoảng 2 thập niên qua. Ngoài ra, dù

tình hình kinh doanh khó khăn, nguồn vốn kinh doanh vẫn không ngừng tăng lên, nếu so

từ 1995 là thời điểm lập Tổng công ty thì trong vòng 5 năm, vốn kinh doanh đã tăng 1425

tỷ đồng tương đương 47% tổng vốn ban đầu (mức tăng bình quân 10%/năm), với tình hình

sản xuất kinh doanh nhiều biến động trong những năm qua đây là mức tăng trưởng chấp

nhận được.

Mặt khác, một điểm mạnh là hiện tại xu hướng giá thành đang giảm xuống vì những

lý do: năng suất tăng và quản lý chặt các định mức, hợp lý hoá các chi phí. Nếu giá thành

bình quân năm 1997 là 9,2 triệu đồng/tấn thì giá thành năm 1998 là 8,25 triệu đồng/tấn và

41

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

năm 1999 là 7,40 triệu đồng/tấn, tỷ lệ giảm giá thành 19,5%, trong khi đó tỷ lệ tăng năng

suất chỉ là 12% (năng suất 1997 là 1,068 tấn/ha, năm 1999 là 1,28 tấn/ha). Việc giảm giá

thành trong điều kiện các chi phí cố định như khấu hao tài sản cố định, lãi vay ngân hàng

tăng (chi phí khấu hao 1997: 1,215 triệu đồng/tấn, năm 1999: 1,26 triệu đồng/tấn) là một

tiền đề quan trọng trong việc tăng hiệu quả kinh doanh trong những năm tới.

Hiệu quả sản xuất của các thành phần ngoài Tổng công ty:

- Đối với cao su tiểu điền:

Sản xuất cao su đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Theo kết quả điều tra phân tích của

Viện kinh tế nông nghiệp thì giá thành sản xuất 1 tấn cao su mủ kho năm 1998 thấp hơn so

với cao su quốc doanh, bình quân tổng giá thành cả sản xuất và chế biến là 533-621

USD/tấn. Trong khi đó lãi của Tổng công ty cao su chỉ ở mức 48-79 USD/tấn. Nếu tính

năm 1999 là năm có giá xuất khẩu cao su xuống thấp nhất trong vòng 20 năm qua, giá

xuất khẩu bình quân toàn Tổng công ty cao su là 642 USD/tấn thì sản xuất cao su tiểu điền

vẫn có lãi từ 21-109 USD/tấn.

Về hiệu quả xã hội, môi trường: phát triển sản xuất cao su tiểu điền đã tạo ra nhiều

việc làm cho nhân dân trong vùng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa

(bình quân 2 ha cao su sử dụng 1 lao động trực tiếp, chế biến 1 tấn mủ cao su cần 6 công

lao động). Ngoài ra còn tận dụng lao động phụ để canh tác các cây trồng xen trong vườn

cây kiến thiết cơ bản và thu lượm hạt cao su trong các vườn cây kinh doanh để tăng thu

nhập. Bên cạnh đó, thảm cao su có khả năng chống xói mòn bảo vệ đất (nhất là các vung

đất dốc) tốt hơn so với một số thảm thực vật trồng khác và cũng không cần nước tưới nên

có khả năng bố trí để phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo được cân bằng về mặt sinh thái, bảo

vệ môi trường tự nhiên.

- Đối với các doanh nghiệp cao su địa phương và cao su quốc phòng:

Sản xuất cao su có khả năng tạo ra một tuyến phòng thủ hữu hiệu dọc tuyến biên

giới đối với an ninh quốc phòng của đất nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho đồng bào

dân tộc các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hình thành nên những thị

trấn, thị tứ tại nhiều vùng kinh tế mới góp phần phát triển đô thị hoá, đưa văn minh đô thị

hoá lan toả vào nông thôn và vùng đồng bào dõn tộc ít người, tạo điều kiện phủ xanh đất

trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường tự nhiên.

III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM

42

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

1. Quy mô xuất khẩu

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam không ngừng tăng lên trong

một thập kỷ trở lại đây, tỷ lệ tăng bình quân vào khoảng 15%/năm. Năm 2001 chóng ta

xuất khẩu được 260 nghìn tấn, bằng 3,8 lần mức xuất khẩu năm 1990 và tăng 13% so với

cùng kỳ năm 1999. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2001 là 85 triệu USD, gấp 3,6 lần

kim ngạch năm 1990 và tăng 18,35 so với năm 1999.

Tuy nhiên, sản lượng và giá trị cao su xuất khẩu của nước ta còn kém xa so với các

nước trong khu vực. Năm 1997, Thái Lan xuất khẩu được gần 2 triệu tấn cao su, lượng

xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 10%. Song cao su vẫn là một mặt hàng xuất khẩu quan

trọng đối với nước ta. Từ năm 1994, cao su đã nằm trong danh sách những mặt hàng xuất

khẩu Việt Nam vượt qua ngưỡng cửa 100 triệu USD/năm.

Bảng 18: Sản lượng xuất khẩu cao su Việt Nam thời kỳ 1991-2001Đơn vị: SL:1000 tấn, KN: triệu USD

Năm Sản lượng Lượng xuất khẩu Kim ngạch XK1991 84,5 62,9 511992 86,1 81,9 641993 96,9 96,7 711994 138,7 135,5 1431995 142,7 138,1 1941996 202,5 195 2531997 225,7 194 1911998 193 191 1271999 209 195 1472000 220 200 1752001 282 260 185

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

2. Cơ cấu xuất khẩu

Việt Nam sản xuất cao su chủ yếu để xuất khẩu. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu

khoảng 80% sản lượng cao su sản xuất được và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên trong

những năm gần đây. Những năm 1990-1994, sản lượng cao su thiờn nhiên của Việt Nam

là 355,4 nghìn tấn, trên 80% đã được xuất khẩu (307 nghìn tấn). Từ năm 1995 tới nay, tỷ

lệ xuất khẩu trên tổng sản lượng đã tăng lên trên mức 90%. Năm 2000, mức xuất khẩu đạt

253,5 nghìn tấn, chiếm tới 99% sản lượng sản xuất. Trong khi đó, thị trường trong nước

43

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

tiêu thụ kém. Việt Nam cũng giống như nhiều nước sản xuất cao su khác ở châu Á như

Thái lan, Indonexia, Malaixia, chỉ tiêu thụ nội địa bình quân khoảng 10% sản lượng hàng

năm, tức là khoảng 30-40 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ nội địa vẫn gia tăng

đều đặn nhờ ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su luôn phát triển, dù tỷ lệ tăng là

không đáng kể so với tốc độ tăng lên của sản lượng.

Về các sản phẩm xuất khẩu, mủ cao su chế biến xuất khẩu ở Việt Nam có 4 chủng

loại sản phẩm chủ yếu, gồm:

Cao su khối (SVR-Standard Vietnamesse Rubber): là cao su định chuẩn kỹ thuật của

Việt Nam hay còn gọi là loại cao su kỹ thuật đặc biệt TSR(Technically Specified

Rubber). Ngoài loại cao su trờn cũn cú loại cao su bán cốm. Trong loại cao su mủ khối

(SVR) này, chiếm tỷ lệ cao nhất thường thuộc loại SVRL, 3L, 5. Theo báo cáo của

Tổng công ty cao su thì tỷ lệ loại SVRL, 3L, 5 năm 1995-1996 chiếm trên 80%, tuy

nhiên trong thời gian gần đây đã có xu hướng giảm xuống, năm 1999 và 2000 tỷ lệ

này là 70% (bảng 17). Mủ khối cú cỏc hạng 3L, 5, 10, 20, 50, CV50, CV60.

Loại mủ cô đặc (mủ kem, mủ ly tâm): thường được dùng làm các mặt hàng cao su như

găng tay, bóng.. chiếm tỷ lệ khoảng 1,5-5,8%.

Loại cao su tờ xông khói (RSS hoặc ICR) chiếm khoảng 1,4%.

Cao su Crếp: chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 0,2%.

3. Tiêu chuẩn chất lượng:

Để quản lý chất lượng của cao su xuất khẩu, ngày 1/1/1995 hệ thống các đặc tính kỹ

thuật của cao su tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-3769-95 tương ứng với hệ tiêu chuẩn

ISO2000 đã được ban hành trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN-3769-83 để phù hợp với yêu cầu

ngày càng khắt khe của người tiêu thụ. Kể từ 1/1/1996, cao su định chuẩn kỹ thuật của

Việt Nam được bán ra thị trường theo tiêu chuẩn này.

Trong những năm qua, cao su xuất khẩu ở nước ta chủ yếu thuộc loại SVR L,3L.

Theo hệ thống tiêu chuẩn, đây là loại cao su mủ nước phẩm cấp cao, chỉ thích hợp cho

việc sản xuất săm lốp chất lượng tốt, song nhu cầu tiêu thụ đối với loại này trên thế giới

không lớn. Tình hình chế biến và cơ cấu các sản phẩm cao su xuất khẩu ở Việt Nam được

thể hiện qua bảng sau:

44

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Bảng19: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩuĐơn vị: %

Năm Loại sản phẩm và cơ cấuTổng sè SVRL,3L,5 SVR10,20 CV Li tâm SP khác

1990 100 72,56 9,19 0 1,58 16,671995 100 82,11 7,45 4,61 2,42 3,411996 100 80,23 7,98 5,65 2,99 3,151997 100 75,47 12,03 7,79 1,83 2,891998 100 74,88 11,05 9,28 1,99 2,801999 100 69,18 11 10,6

0

3,77 5,472000 100 67,38 12,86 12 5,81 1,90

(Nguồn: Tổng công ty cao su)

Qua bảng trên cho thấy, từ năm 1990 tới năm 2000 trong tổng sản lượng chế biến tỷ lệ

sản phẩm SVR L, 3L có xu hướng tăng dần cả về số lượng lẫn tỷ trọng, giai đoạn 1990-

1996 từ 73% (1990) đã lên đến 80% (1996). Giai đoạn 1996 đến nay do nhu cầu tiêu thụ

của thị trường thế giới sử dụng sản phẩm cao su cao cấp không còn lớn nên cơ cấu loại

sản phẩm này đã giảm dần từ 80% năm 1996 xuống còn 67,3% năm 2000.

Trong khi đó, thị trường thế giới sử dụng cao su thiên nhiên chủ yếu cho công nghiệp

sản xuất vá xe (tiêu thụ 70% sản lượng cao su thiên nhiên). Ngành công nghiệp này sử

dụng loại cao su SVR 10, 20, theo hệ thống TCVN là loại cao su mủ đông chất lượng thấp

hơn. Trong khi đó, ở nước ta, sản xuất cao su lại chủ yếu là sản xuất đại điền, thu mủ nước

thuận lợi nên 75% sản phẩm sơ chế là chủng loại mủ nước SVR L, 3L, 5 có nhu cầu tiêu

thụ thấp trên thị trường thế giới. Trong 25% còn lại loại cao su SVR 10, 20 cũng chỉ

chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng trên 10% sản lượng chế biến. Đây là một trong những yếu tố

làm việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Hàng năm, các nước có ngành công nghiệp chế tạo

ụtụ phát triển như Nhật bản, Mỹ đều có nhu cầu tiêu thụ một lượng cao su lớn, chủ yếu là

loại SVR 10,20. Nhật bản hàng năm mua của Thái lan trên 500 nghìn tấn SVR 10, 20,

chiếm khoảng 27-28% tổng nhu cầu đối với loại này, trong khi đó họ chỉ có thể mua của

Việt Nam 5 nghìn tấn loại này (3% nhu cầu). Mỹ cũng nhập từ Thái lan khoảng 250 nghìn

tấn SVR 10, 20/năm, trong khi chỉ nhập từ Việt Nam 1-2 nghìn tấn. Nếu Việt Nam tập

trung đầu tư hơn nữa vào nghiên cứu, cải tiến dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ chế

biến, để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tăng tỷ lệ loại cao su SVR10, 20 mà

các nước đang có nhu cầu lớn thì sẽ có khả năng mở rộng thị trường cho xuất khẩu.

Về quy trình kiểm tra chất lượng cao su, biện pháp chủ yếu để quản lý chất lượng sản

45

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

phẩm là quản lý nguồn nguyên liệu bao gồm từ khâu khai thác. Vận chuyển đến xử lý

trong nhà máy và cuối cùng là khâu KCS. Khâu KCS đã được quan tâm với hình thức là

hầu hết các công ty đều có bộ phận KCS với tổng công suất kiểm phẩm là 750-800

mẫu/ca, đủ để kiểm tra toàn bộ sản phẩm SVR sản xuất. Riêng khu vực Tây Nguyên tình

hình quản lý chất lượng cũn kộm, hiện tại các bộ phận KCS chỉ kiểm tra bằng quang

lượng. Đến nay, tình hình này được cải thiện phần nào nhờ vào việc xây dựng một phòng

kiểm phẩm chung do Viện Nghiên cứu cao su quản lý. Tuy nhiên, khâu KCS chỉ là một

công đoạn đo lượng trong bảo đảm chất lượng sản phẩm, chủ yếu là khâu quản lý chất

lượng nguyên liệu để đảm bảo độ đồng đều của các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Khâu

này vẫn còn yếu và chưa có sự quan tâm đúng mức ở tất cả các Công ty trong ngành.

4. Giá cao su xuất khẩu

Thời kỳ 1997-2000: giá cao su bắt đầu xuống khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra vào

tháng 6/1997. Giá cao su thiên nhiên cú lỳc đó xuống đến mức thấp nhất trong 30 năm qua

(xấp xỉ 500 USD/tấn). Hai năm 1997 và 1998 là những năm giá thấp nhất từ trước tới nay.

Mức giá thấp kéo dài cho đến cuối năm 1999 mới có chiều hướng khôi phục. Một mặt vì

nền kinh tế của các nước châu Á đã hồi phục tương đối nhanh, mặt khác thời tiết mưa

nhiều cũng làm cho sản lượng của các nước trồng cao su như Thái lan, Malaixia sụt giảm.

Đặc biệt, tình hình của Indonexia thỡ nghiêm trọng hơn do trong những năm vừa qua do

giá cao su thấp, các nhà trồng cao su đã khai thác quá mức cây cao su do đó sản lượng đã

có dấu hiệu sụt giảm.

Bảng 20: Giá cả cao su Việt Nam so với thị trường thế giới.

(Loại sản phẩm CSR 5L và RRSS2)

Đơn vị: USD/tấn, tỷ lệ: %

Các mốc thời gian Giá thị trường thế giới Giá xuất khẩu Việt Nam So sánh VN/TG

Thời kỳ 1990-1993 800-900 700-850 90,1Đầu năm 1994 850-1100 725-925 77,5Cuối năm 1994 1500-1600 1400-1500 93,4Đầu năm 1995 1600-2000 1400-1800 88,5Cuối năm 1995 1400-1700 1200-1400 83,8Đầu năm 1996 1850-2079 1350-1650 77,8Cuối năm 1996 1700-1784 1250-1420 77,2Đầu năm 1997 1018-1020 850-900 85,6Cuối năm 1997 750-760 625-650 83,4Đầu năm 1998 750-780 660-667 86,1Cuối năm 1998 680-700 650-670 95,0Đầu năm 1999 630-650 552-570 86,5

46

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Cuối năm 1999 650-680 554-580 83,5Đầu năm 2000 650-750 600-605 83,1Cuối năm 2000 750-770 610-615 80,0

(Nguồn: Bộ thương mại)

Năm 2001 là một năm đầy biến động với thị trường cao su Thế giới, điều này có ảnh

hưởng rất lớn đến Việt Nam. Thời gian qua giá cao su trên thị trường đã biến động không

thể dự đoán được. Thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam là Trung Quốc, tháng

12 năm 2001 giá giao dịch mậu biên tại các cửa khẩu Trung quốc chỉ còn 6,8 triệu đồng/

tấn (tương đương với 480USD). Sang đầu năm 2002, giá cao su bắt đầu ổn định hơn và

bắt đầu tăng, khoảng 580USD/ tấn, tuy nhiên vẫn chưa được vững chắc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gi á quá thấp , nhưng nguyên nhân chủ yếu

là do chủng loại. Các chủng loại cao su được sản xuất từ nguyên liệu mủ nước (L,3L,CV)

của Việt Nam chiếm xấp xỉ 80% tổng sản lượng cao su sản xuất ra. Trong khi đó thị

trường cho các chủng loại này rất hạn chế và dễ bão hoà khi có nhiều nguồn cung cấp.

Cũng vì lý do đó, giá cao su của chủng loại từ mủ tạp đã được nâng lên cao một cách đáng

kể hoặc có thể núi giỏ của chủng loại từ mủ nước bị kéo xuống rõ rệt để khoảng cách giữa

hai nhóm chủng loại lớn này càng ngày càng hẹp.

Trong khi đó, thị phần của Việt Nam đối với chủng loại này chưa ổn định, chưa có

những khách hàng truyền thống mua với khối lượng lớn. Đại bộ phận được đưa ra mậu

biên, chịu sự thăng trầm của thị trường này và các quy chế về nhập khẩu qua mậu biên của

Trung Quốc. Cụ thể là trong những năm 1995-1996, để dần dần chiếm được thị phần thế

giới, giá cao su thiên nhiên Việt Nam thường đã giảm khoảng 7,5% so với giá cao su

Malaixia cùng chủng loại. Nhưng đến các năm 1997-1998, tỷ lệ này lại tăng lên từ 7,5-

8,5%. Khi giá cao su thế giới bị khủng hoảng trong năm 1999, khoảng cách giảm so với

giá cao su của Malaixia đã tăng lên có khi đến 15%.

5. Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam

Thị trường xuất khẩu trước đây của Việt Nam là Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu,

là những thị trường truyền thống, nhưng sau đó có những biến động về chính trị ở Liên Xô

(cũ) và các nước Đông Âu, thị trường cao su Việt Nam tiếp cận và chuyển sang thị trường

mới, nhất là các nước trong khu vực. Hiện nay cao su Việt Nam đã có mặt ở 30 nước trên

thế giới, trong đó nước nhập nhiều như: Pháp, Đức , Ý, Hà Lan, Anh, Ai len, Nhật, Hàn

Quốc, Trung Quốc...

Trong khoảng thời gian từ 1990-1994, tổng số lượng cao su thiên nhiên Việt Nam

47

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

được xuất khẩu lên đến 346000 tấn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc và Nam

Á.

Từ năm 1995, cao su Việt Nam được xuất nhiều sang châu Âu nhưng tỷ lệ vẫn ở

mức dưới 2% nếu so với tổng nhập khẩu của khu vực châu Âu. Thị trường Bắc á bao gồm

Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Hồng Kông là một thị trường có tiềm năng lớn nhưng ta

chỉ mới cung cấp được 1,5% tổng nhu cầu. Riêng đối với thị trường Bắc Mỹ, với tổng nhu

cầu luôn luôn giữ ở mức trên 1 triệu tấn cao su thiên nhiên, cao su Việt Nam chỉ mới

chiếm khoảng 0,02%. Nam Á với sự tiến triển ngày càng vững chắc của ngành công

nghiệp cao su của Malaixia đã tăng mức tiêu thụ lên trên 700000 tấn nhưng tỷ lệ xuất

khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn chưa đến 4%.

Bảng 21: Thị trường tiêu thụ cao su xuất khẩu của Việt NamĐơn vị: %

Thị trường 1995 1996 1997 1998 1999 20001.Châu á 92,76 93,12 85,22 78,90 77,24 70,17 Đông nam á 7,63 78,7 19,61 12,42 26,61 12,79 Bắc á 85,12 85,25 65,61 66,48 50,63 57,392.Châu Âu 7,08 6,80 14,13 19,11 21,28 27,17 Đông Âu 0,79 1,66 0,47 0,33 3,14 10,76 Tây Âu 6,29 5,15 13,66 18,78 18,13 16,413.Châu Mỹ 0,16 0,07 0,46 0,87 1,14 1,164.Châu óc 0,00 0,00 0,02 0,48 0,25 0,185.Trung Đông 0,00 0,00 0,17 0,64 0,08 1,32Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Vô NS-Ban Vật giá Chính phủ)

Trong thời gian qua, xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu là sang thị trường

Trung quốc (trung bình trong 5 năm qua thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 58,6% tổng

lượng xuất khẩu, trong đó năm 1995, 1996 tỷ lệ này chiếm tới trên 75%). Chính vì vậy,

giá cao su Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thị trường nhập khẩu cao su của Trung Quốc.

Trước đây việc buôn bán cao su giữa Việt Nam và Trung quốc chỉ thông qua con

đường tiểu ngạch nên giá cao su của Việt Nam ở thị trường này rất không ổn định vì

thường bị phía Trung Quốc Ðp giá và thấp hơn giá xuất khẩu của Thái lan và Indonexia

tới 70-100 USD/tấn. Hiện nay chính phủ hai nước đó có Hiệp định thương mại chính thức,

việc mua bán cao su đã có thể thông qua con đường chính ngạch, do đó xuất khẩu cao su

sang thị trường này có nhiều thuận lợi, giá cả ổn định hơn.

Singapore hiện cũng tiêu thụ khoảng 10-15% sản lượng cao su Việt Nam, xuất khẩu

cao su của ta ở thị trường Singapore theo phương thức xuất khẩu thông qua trung gian,

48

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

hơn nữa chất lượng cao su của ta cũn kộm nờn bị xuống cấp so với cao su cùng loại tương

đương cuả các nước khác. Do vậy, xuất khẩu cao su của Việt Nam bao giờ cũng thấp hơn

giá bình quân thị trường 10-20%.

6. Biện pháp đã thực hiện nhằm mở rộng thị trường

Sản lượng sản xuất và xuất khẩu cao su gia tăng nhanh kể từ năm 1994, trong khi đó

thị trường truyền thống của ta là khối SNG lại sụt giảm mức nhập khẩu hàng năm từ trên

100000 tấn xuống còn 13000 tấn. Từ năm 1995, ngành cao su đã cố gắng mở rộng thị

trường sang châu Âu và Nam Á, duy trì và đẩy mạnh thị trường Trung Quốc nhờ có lợi thế

mậu biên. Chất lượng sản phẩm đã được đặc biệt chú trọng. Kể từ 1/1/1996, cao su định

chuẩn kỹ thuật của Việt Nam được bán ra thị trường theo tiêu chuẩn TCVN-3769-95 được

duyệt lại trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN-3769-83 để phù hợp với yêu cầu ngày càng khắt khe

của người tiêu thụ. Một phần kinh phí trong dự án khôi phục nông nghiệp lên đến khoảng

gần 15 triệu USD đã được dành ra để xây dựng 5 nhà máy hiện đại nhằm sản xuất ra sản

phẩm đúng chất lượng người tiêu thụ yêu cầu. Về vấn đề giá cả, ngành cao su đã áp dụng

một chính sách giá ưu đãi khuyến mãi nhằm dần dần chiếm thị phần trên thị trường thế

giới.

IV. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO

SU CỦA VIỆT NAM

1. Thành tựu:

Sau 10 năm sản xuất và kinh doanh ngành sản xuất cao su thiên nhiên Việt Nam đã

đạt được những thành tựu đáng kể:

Về sản xuất, ngành đã mở rộng diện tích cao su với tốc độ tăng trưởng bình quân

trong những năm qua khá cao, tăng bình quân 7,9%/năm (giai đoạn 1995-2000), trong đó

cao su quốc doanh tăng bình quân 3,8%/năm và cao su tiểu điền tăng bình quân

25,4%/năm, đưa cao su trở thành một ngành mòi nhọn của nền nông nghiệp đất nước.

Hiện nay, do vườn cây đang độ sung sức nên năng suất đạt khá cao. Năng suất bình quân

không ngừng tăng lên, đến nay đạt bình quân 11,8 tạ/ha. Vườn cao su mới trồng có chất

lượng khá tốt.

Về lĩnh vực công nghiệp chế biến, ngành đã phục hồi và xây dựng mới nhiều nhà máy

chế biến nõng cụng suất từ 150000 tấn/năm (1994) lên 294000 tấn/năm(2000). Một số sản

phẩm đã đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngoài ra ngành còn tổ chức có hiệu

49

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

quả các ngành sản xuất và dịch vụ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, có thể đảm nhận

toàn bộ khối lượng công việc của ngành và mở rộng phạm vi ra một số ngành khác. Sản

phẩm sơ chế có chất lượng phù hợp và từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Cho tới nay đó cú 6 công ty thành viên được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn ISO-9002.

Về xã hội, ngành cao su đó cú đóng góp đáng kể trong việc hình thành những thị tứ,

cụm dân cư kinh tế-xã hội ở những vùng sâu, vùng xa. Cùng với phát triển những vùng

cao su tập trung, ngành đã đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật hạ tầng

khá hoàn chỉnh, đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống vật chất, văn

hoá, giáo dục cho đồng bào các dân tộc địa phương. Toàn ngành cũng đã đào tạo và tạo

việc làm cho trên 150000 lao động với nhiều ngành nghề và đảm bảo cuộc sống cho hơn

nửa triệu dân, đây cũng là một tiền đề quan trọng trong phát triển.

Về tổ chức sản xuất, cùng Tổng công ty là doanh nghiệp phát triển cao su chủ yếu của

quốc gia, các thành phần kinh tế ở các vùng có lợi thế cũng được khuyến khích phát triển

cao su, đặc biệt là hình thức phát triển cao su nhân dân theo mô hình trang trại. Do vậy đã

động viên được các nguồn lực để phát triển cao su thành ngành sản xuất hàng hoá xuất

khẩu có hiệu quả.

Về mặt kinh tế, quá trình phát triển đã khẳng định ngành cao su nước ta là ngành có

hiệu quả kinh tế. Hàng năm tạo giá trị doanh thu khoảng 2000-2500 tỷ đồng, tỷ lệ lãi /

doanh thu khoảng 8-15%, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt 120-150 triệu USD, năm cao

nhất đạt 192 triệu USD (1995).

Trong xuất khẩu, được sự hỗ trợ của Chính phủ, Tổng công ty cao su đã ký hiệp định

xuất khẩu theo con đường chính ngạch cho thị trường Trung Quốc, đây là một thị trường

tiêu thụ sản lượng khá lớn khoảng trên dưới 40% sản lượng trong tổng số xuất khẩu.

Đối với môi trường, phát triển cao su nước ta đã góp phần vào việc phủ xanh đất

trống đồi trọc, tạo nên vùng cao su 40 vạn ha xanh tốt ở các vùng của đất nước, những

vựng có diện tích cao su tập trung đã góp phần đáng kể vào việc cải tạo đất, giữ nguồn

nước tạo nên vùng có không khí trong lành, môi trường sinh thái được cải thiện rõ rệt,

nhiều nơi đã kết hợp việc phát triển cao su với du lịch sinh thái.

2. Khó khăn:

Trong công tác điều tra cơ bản, do không được chuẩn bị kỹ lưỡng, tài liệu thiếu chính

xác dẫn tới việc bố trí một số diện tích cao su trên đất tầng mỏng, bị ngập úng làm ảnh

50

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

hưởng tới sinh trưởng và phát triển của vườn cây, giảm hiệu quả kinh doanh.

Về kỹ thuật nông nghiệp, vườn cây chưa được thâm canh đúng mức và ngay từ đầu,

nhất là đối với cao su tiểu điền (chủ yếu là cao su phát triển theo chương trình 327), một

số nơi chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu được hướng dẫn trong quy trình kỹ thuật do

Tổng công ty ban hành dẫn tới việc kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản, số cây đủ tiêu

chuẩn cạo mủ đạt thấp (30-40% trong những năm đầu).

So với các nước trong khu vực, năng suất và chất lượng của ta còn thấp, chủ yếu

do áp dụng các biện pháp canh tác lạc hậu hoặc do giống kém hiệu quả. Điều này chứng

tỏ việc đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất còn chậm hoặc chưa được chú ý đúng mức.

Cũng chớnh do năng suất và chất lượng còn thấp mà tính cạnh tranh của cao su xuất khẩu

nước ta còn thấp, khi có biến động giảm giá, sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra,

yếu kém trong khâu đầu tư giống chất lượng cao và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xuất

khẩu sẽ hạn chế quá trình nâng cao chất lượng, làm tăng chi phí kinh doanh từ khâu thu

mua đến khâu xuất khẩu và ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu cũng như giá thu mua sản

phẩm từ người sản xuất.

Về công nghiệp sơ chế mủ, thiết bị và công nghệ còn phải tiếp tục hiện đại hoá, cơ

cấu sản phẩm chưa được xác định đúng và kịp thời với sự biến động tiêu dùng của thị

trường thế giới, chủ yếu vẫn xuất khẩu dạng nguyên liệu (75-80%), tỷ trọng chế biến sâu

mới đạt 25%. Mặt khác, nguyên liệu thu gom là chính, sản xuất lại phân tán trên nhiều

vùng khác nhau, nên chất lượng nguyên liệu thấp và không đồng đều. Các xí nghiệp, kho

tàng, bến bãi, máy móc thiết bị chắp vá. Nhìn chung công nghiệp chế biến cao su nước ta

hoạt động chưa có hiệu quả, vì vậy cần chú trọng việc hướng ra xuất khẩu để tăng hơn nữa

hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên và khai thác được hết thế mạnh của cây cao su là sự

kết hợp giữa 2 sản phẩm mủ và gỗ.

Về đầu tư, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất còn eo hẹp, nhất là đối với các hộ sản xuất

trung bình hoặc nghèo. Tuy rằng có nhiều nguồn vốn tín dụng nông thôn như “Quỹ xoá

đói giảm nghèo”, “Ngân hàng cho người nghèo”, “Quỹ phát triển sản xuất”... nhưng việc

tiếp cận và hưởng lợi từ các nguồn tín dụng này không phải là điều dễ dàng đối với một

bộ phận không nhỏ người sản xuất. Ngay cả khi vay được vốn nhưng do thời hạn cho vay

quá ngắn và quy mô của khoản vay quá nhỏ nên rất khó đầu tư vào sản xuất. Ngoài ra,

một số vùng chưa cân đối và dự báo được khả năng đầu tư dẫn tới việc trồng mới ồ ạt, sau

đó không có vốn để chăm sóc gây tổn hại về kinh tế do phải thanh lý các vườn cây không

51

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Cơ cấu đầu tư chưa được cân đối hợp lý, quá tập trung

vào việc phát triển vườn cây, xem nhẹ đầu tư cho nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng,

ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và đời sống của người lao động. Trong khi

đó, ta vẫn chưa tận dụng khai thác được nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác, kể cả

vốn của cán bộ công nhân trong ngành vào việc phát triển diện tích dưới những hình thức

liên kết kinh tế thích hợp.

Về tổ chức và quản lý, tuy đã có những cải tiến nhất định song còn nhiều lúng túng và

chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong tình hình mới, nhất là những chủ trương: khoán

vườn cây cho hộ công nhân, cổ phần hoá doanh nghiệp quốc doanh, phát triển kinh tế cao

su tiểu điền. Còn nhiều vướng mắc về chức năng quản lý kinh doanh và quản lý nhà nước,

quản lý ngành và lãnh thổ, quan hệ giữa Tổng công ty với các công ty trực thuộc. Nhà

nước chưa có một hệ thống chính sách đồng bộ cho chiến lược phát triển cao su từ đầu tư,

bảo hiểm đến những chính sách ưu đãi khác nhằm thu hót vốn đầu tư ở trong nước cũng

như nước ngoài. Cần ban hành những chế độ đặc biệt với những vùng xa xôi, khó khăn

(Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung) nhằm khuyến khích người dân đầu tư bỏ vốn xây

dựng vườn cây, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành.

Đối với xuất khẩu, thị trường xuất khẩu còn hẹp, chiếm 3% thị phần thế giới. Trong

khi đó 3 nước Thái Lan, Malaixia, Indonexia chiếm tới 70% thị phần. Cao su Việt Nam

tuy có lợi thế là giá thành sản xuất thấp nhưng lại hạn chế về số lượng và cơ cấu sản phẩm

nên việc thâm nhập thị trường gặp khó khăn hơn Thái lan và Indonexia. Từ đó, chưa tạo

dựng được thị trường tiêu thụ ổn định với dung lượng tiêu thụ lớn, nên thường bị động

phụ thuộc vào thị trường tiểu ngạch biên giới Trung Quốc. Đồng thời, công tác thông tin

tiếp thị mở rộng thị trường xuất khẩu cao su chưa được đầu tư đúng mức. Thị trường xuất

khẩu cao su không ổn định, công nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su của nước ta để phục

vụ tiêu dùng và xuất khẩu phát triển chậm, tỷ lệ cao su dùng làm nguyên liệu cho các

ngành công nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ nhỏ trong sản lượng cao su sản xuất ở nước ta,

chỉ chiếm từ 10-15%. Thêm vào đó, các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất và xuất khẩu

vẫn còn nhiều bất cập. Ví dụ như mức thuế nông nghiệp của ta còn khá cao. Hệ thống

quản lý cũng như thủ tục giấy tờ trong hoạt động xuất khẩu tuy đã được đơn giản hoá

nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được xem xét cải thiện. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ làm

công tác ngoại thương còn thiếu hay yếu về chuyên môn nên làm giảm đáng kể hiệu quả

xuất khẩu.

52

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

CHƯƠNG III

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM

I. TIỀM NĂNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU

1. Về quỹ đất có khả năng trồng cao su:

Quỹ đất trồng cao su của nước ta trong giai đoạn 2000-2010: chủ yếu khai thác đất

trống đồi trọc và chuyển đổi một phần đất hiện nay là nương rẫy ổn định, không ổn định

phù hợp với điều kiện sinh thái cao su, hiện nay đang trồng loại cây ngắn ngày kém hiệu

quả sang trồng cao su. Theo kết quả điều tra diện tích đất đai toàn quốc năm 2000, kết hợp

với phân vùng sinh thái cây cao su, xác định quỹ đất có khả năng trồng cao su của nước ta

ở các vùng như sau: Theo kết quả điều tra diện tích đất đai toàn quốc năm 2000, kết hợp

với phân vùng sinh thái cây cao su, xác định quỹ đất có khả năng trồng cao su của nước ta

ở các vùng như sau:

Bảng 22: Quỹ đất có khả năng trồng cao su ở các vùng

Đơn vị: 1000 haĐất trống đồi núi trọc Đất nương rẫy

TổngĐất có KN trồng CS

TổngĐất có KN trồng CS

Tổng Thích hợp

Ýt t/hợp Tổng Thích

hợpÝt

t/hợpToàn quốc 4463 340 90 250 253 70 25 451.DH Bắc Trung Bé 1809 50 20 30 20 5 - 52.DH Nam Trung Bé 1551 65 25 40 81 15 5 103.Tây Nguyên 983 195 40 155 144 50 20 304.Đông Nam Bé 120 30 5 25 8 - - -

(Nguồn: Viên Quy hoạch và TKNN)

Quỹ đất thích hợp cho trồng cao su của toàn quốc còn 115 nghìn ha, trong đó trên

53

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

đất trống đồi trọc 90 nghìn ha, trên đất nương rẫy là 25 nghìn ha. Đất ít thích hợp cho

trồng cao su ở 4 vùng là 295 nghìn ha, trong đó trên đất trống đồi trọc 250 nghìn ha và

trên đất nương rẫy là 45 nghìn ha. Đất có khả năng mở rộng cao su ở các vùng của nước ta

hiện nay chủ yếu phân bố ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém. Do vậy để khai thác

đưa vào trồng cao su yêu cầu phải đầu tư cao và đồng bộ, tốt nhất là loại đất nâu đỏ, nâu

vàng trên đất đá bazan, đất xám trên phù sa cổ với tầng dầy hơn 100cm, độ dốc địa hình

nhỏ hơn 15 độ, có khả năng thoát nước tốt.

Hiện nay Nhà nước có kế hoạch phát triển thêm 300.000 ha cao su để đạt 700.000

ha định hình vào năm 2005, chủ yếu các vùng ngoài truyền thống (Tây Nguyên, Duyên

hải Miền trung và Bắc bộ đến vĩ tuyến 20 độ Bắc) và dưới hình thức tiểu điền.

2. Về tiến bộ kỹ thuật có khả năng ứng dụng

/ Giống:

Cùng với việc phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là những tiến bộ về sinh học

những năm qua về giống cây trồng nói chung, giống cao su nói riêng đó cú những tiến bộ

vượt bậc. Malaixia là nước đi đầu với những thành tựu trong việc sản xuất các giống ưu tó

như RRIM 2023, 2024, 2025, 2026 có sản lượng gỗ cao, năm thứ 14 đạt đến 1,87 m 3/ cây

và sản lượng trong 5 năm đầu tiên có thể đạt từ 2,2-2,8 tấn/ ha. Việt Nam đứng hàng thứ 2,

hiện đã sử dụng các giống PB235, PB260 là những giống mủ - gỗ và đưa vào các giống

LH82/156, 82/158, 82/198, các giống có triển vọng như LH 83/85, 83/283, 83/732 và các

giống ưu thế lai trong giai đoạn tuyển non. Khả năng áp dụng những giống có năng suất

mủ cao, kết hợp giữa lấy mủ và gỗ phù hợp với từng vùng sinh thái ở nước ta là thuận lợi.

54

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Bảng 23: Cơ cấu bộ giống cao su cho các vùng

Đơn vị: %

Dòng vô tính Đông Nam Bé Tây nguyên Miền trungĐất đỏ Đất xám

Bảng I- GT 1- PB 235- RRIM 600- PB 311Bảng IIPB 310, 255, RRIC 101, 102, 110, 123 ...Bảng IIICác dòng vô tính PB, RRIC, RRIM

7515-2530-350-5

10-1515-20

2-10

7515-2025-3510-1510-1515-20

5-10

6520-2520-25

1010

25-30

5-10

6525-3015-20

1010

25-30

5-10

(Nguồn: Tổng Công ty Cao su, Viện QH và TK Nông nghiệp)

/ Kỹ thuật canh tác:

Những tiến bộ về kỹ thuật canh tác: phân bón, thảm phủ, mật độ trồng, quy trình

chăm sóc, khai thác đó có tiến triển, được áp dụng vào sản xuất đưa năng suất cao su lên

cao, nhất là kỹ thuật Rimflower nếu áp dụng sẽ cho phép nâng năng suất cạo mủ lên 1,5

lần, giảm chi phí lao động 50%, mật độ trồng có thể từ 800-1000 cây/ha, sau 15 năm khai

thác gỗ đảm bảo đưa hiệu quả trồng cao su lên cao.

/ Công nghệ chế biến

Những công nghệ chế biến sản phẩm cao su mủ khô, cao su thành phẩm, những sản

phẩm từ gỗ cao su đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước. Nước ta cũng đó có một số cơ

sở áp dụng đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả cao. Trong những năm tới kỹ thuật chế

biến luôn luôn được đổi mới với kỹ thuật hoàn hảo mang lại lợi ích kinh tế lớn.

/ Thị trường:

Cùng với việc phát triển khoa học thông tin, mạng Internet ngày càng phổ cập, hoàn

chỉnh, thông tin về thị trường, giá cả tiêu thụ, giá thành sản phẩm, thị trường tiêu thụ...

đảm bảo cho người sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm nắm bắt thông tin chính xác,

thuận tiện, tạo điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ cao su.

Tóm lại, khoa học kỹ thuật trong thập kỷ tới là yếu tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả

sản xuất của ngành cao su, vấn đề là cần có chính sách thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ

thuật trong tất cả các khâu sản xuất - vận chuyển - chế biến - tiêu thụ sản phẩm và chỉ có

như vậy mới nâng được hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành.

55

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

3. Về lao động:

Việt Nam là nước có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công của nước ta hiện nay

so với các nước trong khu vực cùng sản xuất cao su còn thấp. Nước ta đã có lực lượng lao

động trồng cao su có kinh nghiệm, truyền thống và được đào tạo kỹ thuật khoảng 120

nghìn người. Nước ta cũng đã có hệ thống trường đào tạo nghiệp vụ, công nhân phục vụ

cho yêu cầu phát triển của ngành cao su (thuộc Tổng công ty cao su). Đây là yếu tố thuận

lợi để nâng cao năng suất lao động cho ngành.

Với dự kiến nâng tổng diện tích cao su lên 500.000-700.000 ha vào năm 2005, nhu

cầu về lao động của ngành sẽ lên đến 250.000-300.000 người.

4.Về đường lối, chủ trương chính sách phát triển:

Cùng với chính sách đổi mới, chú trọng phát triển kinh tế nước ta đã có đường lối mới

phát triển kinh tế tạo mọi điều kiện thu hút cỏc nguồn vốn đầu tư phát triển của các nước,

các tổ chức trong nước và quốc tế phát triển kinh tế Việt Nam trong đó có phát triển cao

su.

Hiện nay đó cú dự án đa dạng hoá cây trồng với nguồn vốn 84,28 triệu USD, trong đó

cho phát triển cao su tiểu điền 54 triệu USD của ADB và WB. Tổng công ty cao su đó có

dự án được duyệt vay vốn AFD để mở rộng diện tích cao su thêm 26 nghìn ha với nguồn

vốn vay 38 triệu USD. Chính phủ triển khai các chương trình 5 triệu ha rừng, quyết định

09/2000/QĐ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã góp phần đưa diện tích

cao su nước ta tăng lên nhanh chóng... là điều kiện thuận lợi để cho ngành cao su nước ta

phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao.

5. Về thị trường tiêu thụ:

5.1. Tiềm năng về thị trường tiêu thụ nội địa:

Các sản phẩm trong nước có nhu cầu phát triển khá nhanh bao gồm:

- Cao su nguyên liệu: trong nước sẽ tăng xấp xỉ 15%/ năm đạt mức 70.000 tấn vào năm

2005 và khoảng 100 nghìn tấn vào năm 2010, xấp xỉ 20% sản lượng sản xuất (tỷ lệ

này không đổi so với hiện nay). Đối với sản phẩm này nước ta có nhiều lợi thế như có

nguồn sản phẩm dồi dào, đã có quan hệ với những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp,

và trong tương lai giữa ngành cao su với các nước trong khu vực và thế giới, từ đó sẽ

nâng cao sức cạnh tranh.

- Sản phẩm cơ khí: sẽ tăng tương ứng với mức tăng sản lượng. Với giá trị thiết bị hiện

56

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

nay khoảng 25 triệu USD, trong tương lai các chi phí thay thế trung bình khoảng 2

triệu USD/ năm và hàng năm phải đầu tư mới trung bình từ 2-2,5 triệu USD thì tổng

nhu cầu thiết bị chế biến cao su sẽ lên đến trên 4 triệu USD/năm. Nhu cầu khá lớn

nhưng hiện nay phần lớn sản phẩm phải nhập khẩu do các đơn vị cơ khí trong nước

chưa sản xuất được các chi tiết có yêu cầu kỹ thuật cao.

- Sản phẩm dịch vụ: tăng trưởng tương ứng với tốc độ đầu tư phát triển trong ngành và

cả nước. Với tốc độ tăng trưởng là 10%/ăm và tốc độ đầu tư phát triển duy trì như hiện

nay thì tốc độ phát triển của ngành dịch vụ xây dựng sẽ không dưới 10%/ năm. Các

doanh nghiệp dịch vụ trong ngành cao su có điều kiện để cạnh tranh nếu có cơ chế

quản lý phù hợp, hiện nay các doanh nghiệp dịch vụ đang ở dạng nhỏ lẻ, phân tán nên

chưa đủ sức tham gia vào các công trình lớn. Yếu tố giới hạn chủ yếu là trang bị kỹ

thuật và vốn đầu tư.

5.2. Tiềm năng về xuất khẩu:

Lợi thế cạnh tranh trong sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam:

Cây cao su phát triển chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Do đó điều kiện đất đai, khí

hậu Việt Nam là lợi thế so sánh đầu tiờn của đầu tiên của việc trồng cao su ở Việt

Nam.

Lợi thế thứ hai là nguồn lao động: cây cao su đòi hỏi lượng lao động lớn, giá rẻ. Giá

lao động của Việt Nam vào loại thấp nhất so với các nước trong khu vực là ưu thế cho

việc phát triển cao su thiên nhiên.

Lợi thế thứ ba là vị trí địa lý của Việt Nam: Việt Nam nằm ở vị trí khá thuận lợi để bán

cao su cho Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... là những nước tiêu thụ cao su thiên

nhiên với sản lượng lớn. Ngoài ra, thị trường Bắc và Trung Mỹ cũng là các thị trường

có nhu cầu cao về cao su và đang tiếp tục gia tăng.

Lợi thế thứ tư là về giá thành sản xuất cao su: Do giá nhân công của nước ta thấp,

đồng thời với việc đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng và có sự ưu đãi của nhà

nước trong việc phát triển cao su thiên nhiên nờn giá thành cao su sản phẩm của nước

ta thấp hơn nhiều so với các nước sản xuất cao su chớnh trờn thế giới. Đây là một

trong những lợi thế trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam.

Tóm lại, khả năng cạnh tranh của cao su thiên nhiên Việt Nam nằm ở điều kiện đất

đai, khí hậu, lực lượng lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi cho giao dịch và giá thành

sản phẩm thấp.

57

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Tiềm năng về thị trường xuất khẩu :

Vấn đề tìm thị trường tiêu thụ không khó khăn lắm, mà có thể núi đó có lối thoát ra

cho ngành xuất khẩu cao su. Hiệp định thương mại ký với Trung Quốc về buôn bán cao su

cho thấy trước mắt cũng như lâu dài Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn của

Việt Nam trong thời gian tới.

Thị trường truyền thống trước đây là Liên bang Nga một thời bị đóng băng do khó

khăn về thanh toán, nay đã có dấu hiệu trở lại bằng việc bán hàng thông qua một số Công

ty Việt kiều tại Nga. Thị trường Nga-Belarut có thể mua của Việt Nam 30000 tấn.

Một tín hiệu tốt lành khác là Hàn Quốc đã bắt đầu chuyển qua mua cao su mủ kem

(latex) của Việt Nam vì chất lượng tốt hơn, giá cả cạnh tranh hơn so với sản phẩm cùng

loại của Malaixia và Thái lan. Nhu cầu của Hàn Quốc mỗi năm nhập khoảng 50000 tấn.

Một số doanh nghiệp của nước này như tập đoàn Samsung, công ty thương mại TeiJoung

đã ký hợp đồng mua tổng số khoảng 25-30 nghìn tấn mủ kem.

Ngoài ra, cao su Việt Nam còn có thể bán tại các thị trường Iraq, EU, Singapore,

Đài loan...

II. ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU

1. Định hướng chung về sản xuất và xuất khẩu cây công nghiệp

/ Định hướng sản xuất các mặt hàng cây công nghiệp trong nước:

Tầm quan trọng của các loại cây công nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội đã được

Đảng và nhà nước ta nhìn nhận và đánh giá một cách đúng đắn. Đại hội Đảng VIII đã đề

ra phương hướng: “Phát triển mạnh các loại cây công nghiệp... có hiệu quả kinh tế cao;

hình thành những vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến tại chỗ. Trồng cây

công nghiệp kết hợp với chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc theo hình thức nông

lâm kết hợp, coi trọng các biện pháp thâm canh tăng năng suất; áp dụng công nghệ sinh

học... Đến năm 2000 đưa tỷ trọng cây công nghiệp chiếm khoảng 45% giá trị sản phẩm

ngành trồng trọt”.

Như vậy đến năm 2010, chúng ta phải đưa ngành sản xuất cây công nghiệp trở thành

sản xuất nông nghiệp lớn của đất nước, mở rộng diện tích lên 3,5-4 triệu ha, tăng tỉ trọng

trong giá trị ngành trồng trọt lên mức 40-45%. Sản lượng một số cây công nghiệp chính sẽ

như sau:

58

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Bảng 24: Dự báo sản lượng một số cõy cụng nghiệp vào năm 2010Đơn vị: sản lượng: tấn, diện tích: ha

Các ngành sản xuất

Diện tích Sản lượng Các ngành sản xuất

Diện tích Sản lượng

Cà phê 350000 431000 Lạc 300000 450000Cao su 700000 400000 Mía đường 300000 1 200 000Hạt điều 300000 30000 Dâu tằm 500000 500000Chè 100000 85000 Đậu tương 100000 120000Dừa 300000 1 600 000 Hồ tiêu 10000 15000

(Nguồn: Tổng hợp các dự án phát triển cây công nghiệp của Bộ NN và PTNT)

Bên cạnh việc tăng diện tích, sản lượng và giá trị cây công nghiệp, cần chú trọng nâng

cao và ổn định năng suất, chất lượng cây công nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng

và sản xuất trong nước, mở rộng thị trường nội địa, đồng thời phục vụ tốt cho xuất khẩu.

/ Định hướng xuất khẩu mặt hàng cây công nghiệp:

Về cơ cấu xuất khẩu, để nâng cao uy tín của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế,

định hướng quan trọng đối với ngành sản xuất cây công nghiệp là cải tiến cơ cấu xuất

khẩu theo hướng tăng tỉ trọng các mặt hàng chế biến, giảm tỉ trọng xuất khẩu các sản

phẩm thô, nguyên liệu. Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông

sản nhằm tăng khối lượng và chất lượng hàng chế biến xuất khẩu là hướng đi cần thiết của

đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nó góp phần biến nước ta từ một

nước xuất khẩu 70% hàng thô và sơ chế thành nước chủ yếu xuất khẩu hàng đã qua chế

biến; nâng tỉ trọng hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh đó, do đặc điểm của cây công nghiệp là mỗi loại cây phù hợp với thổ

nhưỡng, khí hậu của mỗi vùng khác nhau. Để mặt hàng cây công nghiệp đạt chất lượng và

hiệu quả cao cần tiếp tục hình thành các vựng chuyên môn hoá sản xuất cây công nghiệp

xuất khẩu. Bên canh việc xác định các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, việc tìm ra một cơ cấu

thị trường thích hợp cũng không kém phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt

động xuất khẩu. Thị trường Việt Nam trong thời gian tới có xu hướng chuyển dịch từ

Đông sang Tây, từ châu Á sang châu Âu và Bắc Mĩ. Theo số liệu của Bộ Thương mại, dự

báo cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo châu lục đến năm 2010 sẽ như sau:

Bảng 25: Thị trường xuất khẩu Việt Nam đến năm 2010Đơn vị:%

Châu lục 1991-1995 2000 2010Châu á-TBD 80 50 45Châu Âu 15 25 25

59

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Châu Mỹ 2 20 25Châu Phi 3 5 5

(Nguồn: Điểm tin kinh tế-số 232 ngày 24/10/1998)

2. Định hướng về sản xuất và xuất khẩu cao su:

2.1. Định hướng sản xuất:

Tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2005 đã được phê duyệt ngày

5/2/1996 trong đó có đề ta những định hướng về sản xuất cao su ở Việt Nam. Đến năm

2000, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tiến hành rà soát lại tổng quan cao su.

Báo cáo rà soát tổng quan cao su của Viện đã đưa ra một số thay đổi trong định hướng

phát triển cao su ở nước ta.

Nghị quyết 09/2000/NQ-CP cũng đã chỉ rõ quan điểm chung để phát triển cao su đến

năm 2010 là: “Tập trung thâm canh 400 nghìn ha cao su hiện có đạt năng suất cao, tiếp tục

phát triển cao su ở những nơi thích hợp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chủ

yếu ở Miền Trung và Tây Nguyên, nhất là vùng biên giới, trong tương lai sản lượng cao su

mủ khô đạt khoảng 600 nghìn tấn vào năm 2010, phát triển ngành công nghiệp chế biến

các sản phẩm từ mủ cao su và ngành công nghiệp gỗ cao su nhằm nâng cao hiệu quả của

cây cao su”.

Cụ thể, về bố trí diện tích cao su, căn cứ vào Báo cáo rà soát tổng quan, có 2

phương án thực thi đến năm 2010:

Bảng 26: Bố trí sản xuất cao su đến 2010Đơn vị: ha

Vùng Hiện trạng 2000 2005(PAI) 2010(PAII)Cả nước 402 755 500 000 700 000Duyên hải miền Trung 42 609 90 000 120 000Tây Nguyên 89 321 140 000 280 000Đông Nam Bé 270 845 270 000 300 000

(Nguồn: Viện Quy hoạch và TKNN, 2000)

Trong phương án I, cao su tư nhân và tiểu điền chiếm tỉ trọng 35,4%, trong phương án

II chiếm tỉ trong 50%, bình quân phượng án I phải trồng mới 98 nghìn ha, ở phương án II

là 200 nghìn ha. Tổng diện tích trồng mới và tái canh trong phương án I là 130,6 nghìn ha,

trong phương án II là 226 nghìn ha. Để thực hiện định hướng này, từ nay đến năm 2005

cần phấn đấu đạt diện tích vườn cao su là 500 nghìn ha, còn diện tích 700 nghìn ha là qui

mô khung của cao su Việt Nam và sẽ phấn đấu đạt được mức này vào năm 2010.

Hiện nay, năng suất cao su Việt Nam ở mức 10-11 tạ/ha thấp hơn nhiều so với các

60

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

nước sản xuất cao su chính như Thái lan, Malaixia, Indonexia. Để nâng cao hơn nữa năng

suất và chất lượng cao su chóng ta sẽ phải ứng dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật về sinh học

trước hết là giống, tập trung thâm canh vườn cây hiện có, mở rộng diện tích phù hợp với

khả năng của vốn và với phương châm vườn cây phải được thâm canh ngay từ đầu. Dự

kiến đến năm 2010, năng suất cao su bình quân cả nước đạt 15 tạ/ha.

Về sản lượng, năm 2000 Việt Nam đạt sản lượng 220 nghìn tấn, chiếm hơn 3% sản

lượng thế giới. Dự kiến đến năm 2005 sản lượng sẽ đạt 320 nghìn tấn và năm 2010 đạt

400 nghìn tấn.

Trong công nghiệp mục tiêu của ngành công nghiệp sơ chế mủ cao su là tạo ra sản

phẩm có chất lượng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời với việc đầu tư mới

cho các cơ sở sản xuất hiện đại, cần phát triển các xưởng sản xuất nhở với các loại sản

phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Để đảm bảo cho mủ được khai thác từ

vườn cây được sơ chế hết, công suất thiết kế các nhà máy phải cao hơn nhu cầu sơ chế từ

10-20%. Dự kiến bố trí việc xây dựng thờm cỏc nhà máy ở các vùng như sau:

Bảng 27: Dự kiến xây dựng các nhà máy chế biến Đơn vị: nhà máy

Vùng Số nhà máyPhương án I Phương án II

1. Khu bốn cũ 9 142. Duyên hảI Trung Bé 5 73. Tây nguyên 7 124. Đông nam bé 17 17Tổng cộng 38 50

(Nguồn: Tổng quan PT cao su đến năm 2005-2010, Viện QHTKNN)

Ngoài việc xây dựng mới cần tích cực cải tạo, nâng cấp và tận dụng hết công suất các

nhà máy hiện có để giảm bớt chi phí đầu tư. Ước tính tổng công suất thiết kế của các nhà

máy và xưởng sơ chế năm 2005 đạt 338-386 nghìn tấn , 2010 đạt 400-450 nghìn tấn. Bên

cạnh đó cần quan tâm đến việc lùa chọn thiết bị công nghệ phù hợp cho từng giai đoạn,

hoàn thiện từng bước cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến và bảo đảm chất lượng nguyên liệu.

2.2. Định hướng xuất khẩu:

Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cao su nguyên liệu hay còn gọi là cao su sống (mủ) ở trong

nước vẫn còn thấp, chỉ vào khoảng 20% sản lượng cao su sản xuất hàng năm. Vậy chúng

ta còn phải xuất khẩu tới 80% sản lượng sản xuất hàng năm. Vào năm 1998, hoạt động

xuất khẩu cao su đạt kim ngạch 134 triệu USD. Trong khi đó, nước ta cũng phải bỏ ra

61

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

nhiều triệu USD để nhập khẩu các sản phẩm làm từ cao su như săm lốp xe ụtụ, xe máy, và

các thiết bị khác... Trong thời gian tới, ta sẽ phải xây dựng được ngành chế biến cao su đủ

mạnh để tận dụng nguồn nguyên liệu cao su trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ

các sản phẩm làm từ cao su trên thị trường nội địa và giảm tỷ trọng cao su sống trong cơ

cấu xuất khẩu cao su. Theo dự báo đến năm 2010, nước ta sẽ xuất khẩu khoảng 250 nghìn

tấn cao su, đạt kim ngạch xuất khẩu vào khoảng trên 500 triệu USD.

Trong những năm qua, Trung Quốc chính là thị trường tiêu thụ chính cho cao su

nguyên liệu của ta. Gần đây, Trung Quốc lại xây dựng thêm 5 cơ sở chế biến cao su tại các

tỉnh giỏp biờn với nước ta, nhằm khai thác nguồn nguyên liệu cao su sống bán qua biên

giới qua con đường tiểu ngạch. Việc Hiệp định Thương mại Việt-Trung đã được ký kết tạo

điều kiện cho chóng ta có thể xuất khẩu cao su theo con đường chính ngạch, giảm được

rủi ro trong quan hệ giao dịch mậu biên. Như vậy, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường đầy

tiềm năng cho mặt hàng cao su của ta. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, mục tiêu lâu dài của

chúng ta là xuất khẩu cao su thành phẩm chứ không phải là cao su nguyên liệu. Bên cạnh

đó, ta cũng cần nghiên cứu thị trường tiêu thụ cao su của các nước công nghiệp phát triển

vỡ cỏc nước này thường có nhu cầu tiêu thụ cao su rất lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ và

Nhật bản (là hai nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới). Do giá dầu lên cao, nên giá cao su

tổng hợp (nhân tạo) cũng tăng mạnh và đõy chớnh là cơ hội cho cao su thiên nhiên chiếm

lĩnh thị trường. Đồng thời, ta cũng cần khôi phục lại các thị trường truyền thống của mặt

hàng cao su, đó là Liên bang Nga và các nước thuộc Liên Xô (cũ) cũng như các nước

XHCN ở Đông Âu. Các thị trường này đã quen thuộc và dễ chấp nhận sản phẩm cao su

của ta, không quá khắt khe như các thị trường mới tiếp cận.

Giá cao su quốc tế trong thời gian gần đây liên tục giảm, tuy có dấu hiệu hồi phục

nhưng chắc chắn không thể tăng trong ngắn hạn. Hơn nữa, giá cao su xuất khẩu của ta lại

thường thấp hơn giá quốc tế khoảng 15-20%. Như vậy, vấn đề thị trường và giá xuất khẩu

sẽ là những vấn đề chính trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của ngành cao su. Chỉ có

việc thực hiện thành công các biện pháp này mới đảm bảo được quyền lợi cho người sản

xuất và doanh nghiệp xuất khẩu cũng như sự phát triển bền vững của ngành cao su Việt

Nam.

III. MỘT SỐ BIỆP PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KHẨU

CAO SU Ở Việt Nam:

1. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mặt hàng cao su xuất khẩu:

62

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

1.1. Giải pháp khoa học công nghệ:

Theo đánh giá của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì khoa học công nghệ đã

đóng góp tới 30-40% tăng trưởng sản lượng nông nghiệp trong thời gian vừa qua và ngày

càng khẳng định rõ vai trò, vị trí quan trọng như là yếu tố động lực trực tiếp của quá trình

công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới, ngành cao

su cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông, áp dụng những tiến bộ

khoa học công nghệ vào sản xuất cây cao su:

- Tập trung đầu tư cho nghiên cứu cơ bản và ứng dụng nhằm tạo một bước có tính “đột

phá” về năng suất, chất lượng cho cây cao su, đồng thời tiến hành nghiên cứu kinh tế,

nghiên cứu thị trường. Để thực hiện mục tiêu này cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt

động của Viện nghiên cứu cao su theo hướng bám sát các ứng dụng thực tế trong

ngành bao gồm từ lĩnh vực giống, phân bón, chế độ khai thác, công nghệ chế biến sản

phẩm (chuẩn hoá quy trình và tạo ra sản phẩm mới)...

- Có cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào sản xuất: như nâng dần tỷ trọng của nguồn vốn quỹ dành cho khoa học kỹ thuật

trong tổng doanh thu của ngành; đầu tư mở rộng mạng lưới thí nghiệm cỏc vựng

duyên hải miền Trung hiện nay vẫn còn khá mỏng để làm cơ sở cho việc phát triển

vững chắc cao su ở trong vùng.

- Tăng cường công tác khuyến nông, đưa nhanh và trực tiếp đến người sản xuất (hộ

nông dân).

- Kiện toàn và sắp xếp hệ thống nghiên cứu khoa học để huy động và phát huy được sức

mạnh trí tuệ của đội ngò cán bộ khoa học kỹ thuật. Tăng cường đầu tư trang thiết bị và

cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học.

1.2 . Các giải pháp về mặt kỹ thuật:

Để sản xuất cao su đạt hiệu quả cao, chóng ta không chỉ cần đầu tư cho việc

nghiên cứu mà vấn đề quan trọng là chúng ta phải biết áp dụng những biện pháp hợp lý,

đồng bộ và toàn diện trong suốt quá trình sản xuất từ khâu gieo trồng, chăm sóc tới thu

hoạch, bảo quản và chế biến để có thể nâng cao năng suất trong khi vẫn đảm bảo được

chất lượng sản phẩm. Các biện pháp có thể áp dụng là:

/ Về giống cây trồng:

- Tập trung nghiên cứu và quản lý chương trình giống của ngành. Trong 3-5 năm phải

xác định được một cơ cấu bộ giống mới để đưa vào sản xuất.

63

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

- Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cây địa phương có phẩm chất tốt, lai tạo các

giống cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với từng vùng sinh thái

nông nghiệp, có khả năng tạo ra được các loại cây tốt, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu

người tiờu dùng.

- Hợp tác trao đổi với các nước khỏc trờn thế giới nhằm học hỏi các kỹ thuật tiên tiến

cũng như nhập khẩu các giống có hiệu quả kinh tế cao đưa vào trồng thử nghiệm và

nhân rộng nếu có hiệu quả.

- Cải tạo các vườn cao su đã già cần thanh lọc giống, cõy kém chất lượng, đồng thời

tuyển chọn giống cao su cho cỏc vựng mới.

- Nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản và tăng cường tính đồng

đều để phát huy ưu thế của giống mới.

/ Về chăm sóc và thu hoạch:

- Nghiên cứu và ban hành khuyến cáo cho từng vùng trong việc sử dụng phân xanh,

phân hữu cơ, với chế độ bón phân theo hướng tận dụng những thành tựu về công nghệ

sinh học và bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng. Mục tiêu bón phân không chỉ làm

ổn định sản lượng, không ảnh hưởng đến sinh thái mà còn gia tăng sản lượng gỗ.

- Nghiên cứu xác định chế độ khai thác với từng bộ giống để tối ưu hoá chu kỳ khai

thác. Nghiên cứu xác định quy trình chuẩn đoán sinh lý để có cơ sở điều chỉnh chế độ

cạo và kích thích; nghiên cứu sâu bệnh ảnh hưởng đến sản lượng.

/ Về chế biến:

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chế biến cho từng loại sản phẩm, tận dụng mọi nguồn

vốn sẵn có trong nước như từ ngân sách nhà nước, của các ngành hữu quan hay nguồn

vốn nhàn rỗi trong dân...

- Đối với các nhà máy chế biến, cần áp dụng khoa học công nghệ thích hợp, tiên tiến

nhằm nâng cấp và hiện đại hoá các nhà máy chế biến hiện có trên cơ sở lấy hiệu quả

làm mục tiêu, xây mới một số nhà máy tại vùng nguyên liệu, đồng thời trong mỗi nhà

máy cần cải tiến công nghệ, đổi mới thiết bị để nõng công suất các nhà máy chế biến.

- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình đỏnh đụng tại lô, tồn trữ nguyên liệu mủ đông và chế

biến mủ SVR 10, 20 từ nguyên liệu mủ đông.

- Đa dạng hoá sản phẩm chế biến, tăng sản phẩm chế biến loại SVR 10 và SVR 20 để

tiện tiêu thu vì thị trường thế giới hiện nay phần lớn tập trung tiêu thụ 2 loại sản phẩm

này, hạn chế chế biến các sản phẩm cao cấp như SVR 3L và 5L vì khó tiêu thụ.

64

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

- Áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng xuất khẩu, để

vừa thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến vấn đề công nghệ (đặc biệt công

nghệ sạch) vừa nâng cao uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến bằng cách đưa ra các chính

sách ưu đãi và đơn giản hoá các thủ tục hành chính.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kỹ thuật và chuyển giao công nghệ với các hiệp

hội, nước sản xuất và xuất khẩu cao su trong khu vực và trên thế giới.

/ Về bảo quản:

- Cần phải tổ chức lại công tác bảo quản hàng hoá như sửa chữa, nâng cấp và xây dựng

một hệ thống kho tàng an toàn và đảm bảo yêu cầu vệ sinh nhằm phục vụ công tác

bảo quản và cất trữ cao su, khi giá cả trên thị trường thế giới biến động theo hướng

xấu hoặc khi sản xuất trong nước được mùa nhưng lại gặp giá bán bất lợi.

- Đồng thời, cần hoàn thiện và hiện đại hoá quy trình bảo quản nhằm nâng cao điều

kiện cất trữ và bảo quản hiện vẫn còn rất thiếu và lạc hậu ở nước ta, tránh tình trạng

các doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu bằng mọi giá bất kể giá cao hay thấp, do thiếu

hệ thống kho tàng cất trữ, bảo quản.

/ Trong vận chuyển:

- Tổ chức lại hệ thống vận tải cho phù hợp để đảm bảo an toàn, tránh gây nên hư hỏng

làm giảm số lượng cũng như chất lượng thành phẩm hoặc sản phẩm xuất khẩu, tránh

tình trạng phải tái chế lại hàng ở các cảng hoặc cửa khẩu sau khi chuyên chở.

- Tập huấn về kiến thức thương phẩm học cho lái xe và đội ngò cán bộ giao nhận.

- Trang bị một cách đồng bộ từ khâu chuyên chở hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi chế

biến, từ nơi chế biến đến các nhà máy sản xuất ra các sản phẩm hoặc đến kho cảng để

xuất khẩu.

1.3. Giải pháp về chính sách sử dụng đất:

Một trong những khó khăn của chương trình phát triển cao su nước ta là vấn đề cấp

quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, các chủ trang trại để làm cơ sở vay vốn phát triển cao

su tiểu điền còn chậm, gây ảnh hưởng tới tiến độ phát triển cao su. Bên cạnh đó, thủ tục

giao đất giữa các địa phương với các doanh nghiệp nhà nước còn chưa nhất quán dẫn đến

hiện tượng các hộ nông dân bao chiếm đất trống trọc xảy ra tương đối phổ biến ở một số

vùng, chủ yếu là Tây Nguyên gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp, các tổ chức

mở rộng diện tích cao su. Giải pháp của vấn đề này là:

65

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

- Các địa phương đẩy nhanh tốc độ cấp sổ đỏ cho hộ nông dân.

- Có chính sách tạo điều kiện cho các chủ trang trại có quyền sử dụng đất theo Luật đất

đai để hộ nông dân và chủ trang trại có cơ sở pháp lý để vay vốn trồng cao su.

- Có chính sách khuyến khích về lãi suất ngân hàng, thuế đất, thuế vốn... đối với các

doanh nghiệp và các chủ đầu tư phát triển cao su vì đất mở rộng diện tích cao su hiện

nay chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng khó khăn.

1.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất:

Để đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn, nhà nước cũng cần tiến hành hoàn thiện

hơn nữa các mô hình tổ chức quản lý sản xuất cao su.

Đối với Tổng công ty cao su, điểm chưa thật hợp lý còn tồn tại chính là mối quan

hệ giữa tổng công ty và các đơn vị thành viên. Tổng công ty chưa thực hiện được vai trò

quản lý toàn bộ nguồn vốn được nhà nước giao. Trách nhiệm quản lý của Tổng công ty

hiện tại nặng về quản lý đầu tư và hành chính nhưng nhẹ về quản lý kinh doanh, các Công

ty là các chủ thể độc lập được quyền quyết định kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết

quả kinh doanh của mình. Để giải quyết được vấn đề, cần tăng cường thêm một số chức

năng về tổ chức kinh doanh ở Tổng công ty, đồng thời đẩy nhanh cổ phần hoá các doanh

nghiệp thành viên, lúc đó Tổng công ty là người thay mặt nhà nước quản lý số vốn ở các

doanh nghiệp này, có trách nhiệm quản lý phần vốn góp, sử dụng hiệu quả cổ tức thu được

để không làm giảm vốn, việc đầu tư không chỉ dừng lại ở đầu tư cho các doanh nghiệp

thành viên mà sẽ mở rộng đầu tư vào những ngành có liên quan hoặc cho hiệu quả cao.

Trong tương lai, các tiểu điền và trang trại trong xu thế chung sẽ hình thành các

hợp tác xã hoặc các hiệp hội để tự bảo vệ quyền lợi của mình trước doanh nghiệp, nhưng

trước mắt các doanh nghiệp địa phương và đơn vị cơ sở sẽ là động lực thúc đẩy phát triển

chính và khi có chủ trương, cơ chế cho phép, các doanh nghiệp có thể bỏ vốn để cao su

tiểu điền phát triển. Từ những nhận định trên, việc giữ nguyên hình thức phát triển đại

điền như hiện tại, trước mắt sẽ có hiệu quả hơn; đối với các công ty mới thành lập, tuỳ

theo quy hoạch về đất đai của địa phương sẽ có một cơ cấu quy mô hợp lý cho từng doanh

nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ không phát triển với quy mô quá lớn nhưng phải vừa đủ lớn

để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến ở quy mô có hiệu quả. Quy mô này

tối thiểu là 3 nghìn ha ở những công ty nhỏ và không vượt quá 10 nghìn ha ở khu vực Tây

Nguyên.

Bên cạnh đó, cũng cần thiết phải hoàn thiện việc khoán vườn cây cao su: có những

66

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

phương án khoán trên từng loại vườn cây cụ thể như: khoán vườn cây trồng lại trên đất

thanh lý, khoán vườn cây kiến thiết cơ bản hiện có, khoán vườn cây khai thác.

1.5. Giải pháp về đầu tư:

Để đạt được mục tiêu sản xuất, xuất khẩu đã đề ra, Nhà nước cần có chính sách đầu tư

hợp lý vào tất cả cỏc khõu trong quá trình sản xuất, chế biến nông sản. Vốn để thực hiện

chiến lược đầu tư có thể được huy động từ nhiều nguồn như:

- Tạo vốn và thu hót đầu tư trong nước, trong đó huy động vốn tự có của các doanh

nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, huy động vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng, sản xuất, chế biến... Cụ thể là tiến hành thu hót cổ phần cho các

dự án công nghiệp có hiệu quả bằng cách thông qua công ty tài chính cao su phát

hành trái phiếu công trình.

- Vay vốn tín dụng nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng phát triển nông thôn và

ngân hàng thương mại.

- Huy động vốn nước ngoài và tham gia hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh.

Theo thoả thuận giữa TCty cao su và quỹ ADF về dự án phát triển cao su ở các công

ty cao su, phía ADF sẽ tài trợ cho dù án với tổng mức vốn khoảng 38 triệu USD với

lãi suất thấp cho trồng mới 26000 ha và chăm sóc các vườn cây hiện có. Tổng công ty

sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để có thể tiếp nhận nguồn vốn này trong năm

2001.

Tuy vậy, trước hết cần xây dựng được định hướng đúng đắn và phù hợp xuất phát từ

thực trạng của nền nông nghiệp nước ta, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí. Trong thời

gian tới, đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nên chú trọng vào

các khâu sau:

/ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (như thuỷ lợi, điện lực, đường giao thông

nông thôn, hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp...) nhằm tạo điều kiện đẩy

nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá nông thôn và thu hót vốn đầu tư nước

ngoài.

/ Đầu tư xây dựng hệ thống các nhà máy, cơ sở chế biến cao su với trang thiết bị hiện

đại và đồng bộ nhằm tạo ra sự đa dạng về chủng loại cũng như cải thiện chất lượng cao su

xuất khẩu. Từ đó tăng hàm lượng sản phẩm đã qua chế biến trong cơ cấu xuất khẩu cao su

và nâng cao được hiệu quả kinh doanh.

/ Đầu tư xây dựng dịch vụ thị trường từ khâu thu mua, vận chuyển bảo quản cao su

67

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

nguyên liệu đến khâu nghiên cứu, tiếp cận và thâm nhập các thị trường xuất khẩu tiềm

năng.

/ Đầu tư đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp nhằm cải thiện được năng

suất và chất lượng, tạo ưu thế cho hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam khi thâm nhập thị

trường thế giới.

/ Đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực, nhằm xây dựng được đội ngò cán bộ kỹ

thuật và quản lý sản xuất kinh doanh có trình độ để đưa nền nông nghiệp của ta bắt kịp

nhịp phát triển của các nền nông nghiệp trên thế giới.

2. Nhóm biện pháp hỗ trợ về chính sách của Nhà nước

2.1. Nhóm biện pháp hỗ trợ về tài chính - tớn dụng 2.1.1. Chính sách trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp hàng xuất khẩu là những ưu đãi tài chính mà Nhà nước dành cho doanh

nghiệp xuất khẩu khi họ xuất khẩu được hàng ra nước ngoài.

Chính sách này nhằm giúp cho các đơn vị xuất khẩu tăng doanh thu, nâng cao khả

năng cạnh tranh, và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Chính sách trợ cấp hiện nay tồn tại

duới hai hình thức chủ yếu là:

-Trợ cấp trực tiếp: như áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu, miễn hoặc giảm

thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hoàn lại thuế, cung cấp

miễn phí các dịch vụ như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trực tiếp thưởng một

khoản tiền nào đó cho các doanh nghiệp nếu thực hiện được một thương vụ tốt có kim

ngạch cao hoặc xuất sang một thị trường mới. Trợ cấp trực tiếp: như áp dụng thuế suất

ưu đãi đối với hàng xuất khẩu, miễn hoặc giảm thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để

sản xuất hàng xuất khẩu, hoàn lại thuế, cung cấp miễn phí các dịch vụ như điện, nước,

vận tải, thông tin liên lạc, trực tiếp thưởng một khoản tiền nào đó cho các doanh nghiệp

nếu thực hiện được một thương vụ tốt có kim ngạch cao hoặc xuất sang một thị trường

mới.

- Trợ cấp gián tiếp: Là hoạt động mà Nhà nước dùng ngân sách của mình để hỗ trợ gián

tiếp cho các nhà sản xuất, xuất khẩu như các hoạt động giới thiệu sản phẩm thông qua

triển lãm, quảng cáo, hội chợ, hay đào tạo chuyên môn, đào tạo kỹ thuật và quản lý

miễn phí. Cũng có thể Nhà nước đứng ra ký kết các hiệp định thương mại với các nước

để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhằm mục đích đẩy mạnh và nâng cao hiệu 68

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

quả xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Trợ cấp xuất khẩu đối với mặt hàng

nào, mức độ ra sao là tuỳ thuộc vào chính sách của từng Nhà nước. Các mặt hàng nông

sản trong đó có cao su thường là đối tượng hay được các nước trợ cấp.

Ở Việt Nam biện pháp này đã được áp dụng, như việc Nhà nước cho các doanh nghiệp

sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng mức thuế xuất khẩu ưu đãi bằng 0%,

hay nhập khẩu thiết bị toàn bộ thì được miễn thuế. Mặt khác, việc ký kết các hiệp định

giữa Nhà nước với nước ngoài cũng đó giỳp cỏc doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm được

thị trường. Ví dụ: năm 2000 nhà nước ta đã ký Hiệp định thương mại Việt-Trung, mở ra

một thị trường lớn và ổn định là Trung quốc cho cao su xuất khẩu của Việt Nam, tránh

được tình trạng của cao su Việt Nam trước kia phải xuất sang Trung quốc theo con đường

tiểu ngạch nên thường bị Ðp giá và sản lượng xuất khẩu không ổn định.

Để đẩy mạnh xuất khẩu cao su, Nhà nước nên nghiên cứu áp dụng linh hoạt và đa

dạng các hình thức trợ cấp như sau:

- Khuyến khích, thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngoài

hoặc các doanh nghiệp tìm được thị trường xuất khẩu mới, hoặc các doanh nghiệp

xuất khẩu được với số lượng lớn... để khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tăng

cường hoạt động xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

- Tổ chức các triển lãm, hội chợ quốc tế nhằm giỳp cỏc doanh nghiệp giới thiệu sản

phẩm và trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài.

- Tổ chức hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia các triển lãm,

hội chợ ở nước ngoài, giúp họ có cơ hội tìm hiểu thị trường mới và tìm kiếm đối tác

mới.

- Tích cực đàm phán, kí kết các hiệp định thương mại với nước ngoài nhằm mở ra các

thị trường mới lớn và ổn định hơn cho doanh nghiệp trong nước.

2.1.2. Chính sách trợ giá xuất khẩu

Trong một vài năm gần đây, chính sách trợ giỏ đó được áp dụng cho sản xuất lương

thực ở nước ta, ví dụ như khi giá lương thực giảm xuống dưới mức giá sàn quy định thì

Nhà nước có biện pháp bù giá hay mua tạm trữ để bình ổn giá, điều này đó giỳp cho sản

xuất lương thực của Việt Nam không ngừng phát triển. Hiện nay chóng ta đang soạn thảo

quy chế thành lập quỹ bình ổn giá, và sẽ thực hiện chính sách bù giá xuất khẩu cho các

mặt hàng nông sản chính, bao gồm cả cao su. Nhà nước nên áp dụng biện pháp này, đặc

biệt là khi thị trường nước ngoài có biến động bất lợi về giá cả. Khi đó, người sản xuất và

69

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có thể tránh được rủi ro, thiệt hại khi thị trường biến động.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng đây là biện pháp mà các tổ chức thương mại quốc tế và WTO

cho là biện pháp tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy khi áp dụng biện pháp này

cần phải rất thận trọng và khéo léo làm sao có thể dung hoà được lợi Ých của quốc gia với

các quy định và tập quán mậu dịch quốc tế.

2.1.3. Chính sách áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt

“Tỷ giá hối đoái là giá cả một loại tiền tệ được biểu hiện qua một loại tiền tệ

khỏc”. Sự thay đổi tỷ giá nhìn chung có ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu và sản xuất hàng

xuất khẩu, cũng như nhập khẩu, đầu tư và du lịch. Khi đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ

sẽ làm cho hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn, có điều kiện để cạnh tranh, xâm nhập vào thị

trường nước ngoài dẫn đến xuất khẩu tăng. Nhưng hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, vì

người nhập khẩu phải dùng số tiền nội tệ nhiều hơn để quy đổi ra ngoại tệ dùng cho việc

nhập khẩu. Ngược lại, khi đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ thì sẽ làm cho hàng

nhập khẩu trở nên rẻ hơn, có sức cạnh tranh cao hơn so với hàng nội. Điều này sẽ dẫn đến

nhập khẩu tăng nhưng xuất khẩu giảm.

Liên quan đến việc điều chỉnh tỷ giá hàng hối đoái, ở nước ta đến ngày 1/1/1989,

ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố xoá bỏ tỷ giá hối đoái nội bộ vốn vẫn được áp

dụng từ trước năm 1989 và đưa ra hệ thống một tỷ giá sát với giá thị trường. Đõy chớnh là

một biện pháp phá giá mạnh đồng tiền của mình nhằm kích thích sản xuất, đẩy mạnh xuất

khẩu. Việc Chính phủ thực hiện cải cách trong cơ chế điều hành tỷ giá, điều chỉnh linh

hoạt hơn tỷ giá giữa “USD-đồng tiền Việt Nam”, phần nào đó khộp dần khoảng cách giữa

tỷ giá qui định của Ngân hàng trung ương với thị trường tự do; song cần linh hoạt hơn nữa

(không nên định giá quá cao đồng nội tệ), tuy nhiên không nên áp dụng biện pháp đột ngột

(tạo nên các cú xúc), mà cần sát với thị trường, nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế

nhập khẩu và đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng kinh tế.

2.1.4. Biện pháp tín dụng và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Trong những năm qua, chóng ta cũng đã quan tâm đến nhóm biện pháp này để kích

thích sản xuất và xuất khẩu phát triển bằng việc Nhà nước đứng ra ký các hiệp định vay

nợ cho phát triển sản xuất hoặc lãi suất cho vay liên tục được hạ thấp. Nguồn vốn vay

phục vụ sản xuất và xuất khẩu cao su cũng phải chịu lãi suất tương tự, trừ các trường hợp

đặc biệt như vay vốn để thực hiện các dự án/ chương trình xoỏ đúi giảm nghèo hay

chương trình 135 chẳng hạn. Thường thời hạn vay vốn là ngắn hạn nên rất khó cho người

70

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

sản xuất cao su đầu tư phát triển lâu dài, đặc biệt là khi cây cao su đòi hỏi một thời gian

sinh trưởng tới hơn 30 năm. Do vậy, chính sách tín dụng thời gian tới cần cải tiến để đẩy

mạnh sản xuất và xuất khẩu cao su theo hướng sau:

- Áp dụng chính sách cho vay tín dụng trung và dài hạn để người sản xuất có thể đầu tư

cho sản xuất cao su phù hợp với thời kỳ sinh trưởng trên 30 năm của nó và đảm bảo

hiệu quả kinh tế lâu dài.

- Quy mô của các khoản vay tín dụng cần phải lớn hơn và tập trung hơn, tránh tình

trạng vốn vay bị chia cắt phân đều hoặc phân nhỏ giọt cho các ngành hay các địa

phương. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng nơi cần vốn thì thiếu, còn nơi chưa cần hoặc

cần ít thì lại thừa hay sử dụng vốn không hiệu quả.

- Ngoài nguồn vốn tín dụng trong nước, cũng cần tận dụng nguồn vốn vay từ bên ngoài

(các chương trình viện trợ phát triển hay từ các TC tín dụng quốc tế) để đẩy mạnh hoạt

động xuất khẩu. Trong những năm qua, nước ta nhận được những khoản vốn tín dụng

khá lớn từ ADB, WB, IMF, từ các Chương trình viện trợ phát triển song phương... đầu

tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và cho phát triển sản

xuất, nhất là đối với các mặt hàng nông sản tiềm năng như cao su.

- Bên cạnh việc áp dụng chính sách tín dụng phù hợp, Chính phủ cũng cần chú ý đến

thực hiện biện pháp bảo đảm và bảo hiểm tín dụng. Vì trong cơ chế thị trường, các

ngân hàng đều rất thận trọng trong việc cấp vốn vay và chỉ cho vay nếu có bảo đảm

hay thế chấp. Do vậy, Nhà nước cần dùng uy tín hay nguồn vốn của mình (ngân sách)

đứng ra bảo lãnh cho các đơn vị vay vốn trong và ngoài nước nếu có rủi ro xảy ra.

Biện pháp này đã, đang và sẽ góp phần kích thích sản xuất và xuất khẩu cao su phát

triển.

2.2. Chính sách thuế

Thuế có vai trò vô cùng quan trọng trong điều tiết, hướng dẫn và quản lí nền kinh tế

chính vì vậy sự điều chỉnh về thuế sẽ có tác dụng làm cho ngành sản xuất này tăng, ngành

sản xuất khác giảm. Hiện nay, một đơn vị sản xuất, kinh doanh xuất khẩu thường phải

chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các loại thuế như: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế giá

trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu... Ngoài ra, người sản xuất

còn phải chịu hàng loạt các loại phí như: điện, thuỷ lợi, an ninh... Nhiều khi các loại phí

này lại còn cao hơn cả thuế, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp thu mua xuất khẩu. Do

vậy, Nhà nước nên:

71

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

- Có chính sách thu thuế và phí rõ ràng, thống nhất, không trùng lặp hay chồng chéo.

- Giảm thuế cho những doanh nghiệp xuất khẩu tìm được thị trường mới, hoặc có kim

ngạch xuất khẩu cao, vì chi phí thuế sẽ được tính vào vào giá bán làm tăng giá xuất

khẩu và giảm khả năng cạnh tranh của cao su nước ta, trong khi đó, chính sách của

nhà nước ta là đặc biệt ưu tiên đầu tư nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu và tạo điều

kiện xâm nhập vào thị trường mới ở nước ngoài.

- Bỏ chế độ thu một số loại thuế đánh vào hàng cao su xuất khẩu, hành động này trước

mắt có thể không có lợi cho việc thu ngân sách nhưng về lâu dài sẽ mang lại lợi Ých

lớn hơn nhiều cả về mặt hiệu quả kinh tế và phát triển xã hội vì việc phát triển sản

xuất xuất khẩu cũng đã góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá nông thôn ở

Việt Nam.

- Miễn thuế nhập khẩu các loại tư liệu sản xuất quan trọng để nhập khẩu được những

loại giống tốt, những công nghệ chế biến tiên tiến, tạo sức chuyển biến mới cho mặt

hàng cao su xuất khẩu.

- Đánh thuế nhập khẩu cao vào những sản phẩm cao su từ nước khác như săm, lốp các

loại xe, đệm mót,... hiện đang xuất hiện rất nhiều trên thị trường Việt Nam nhằm bảo

vệ cho sản phẩm nội địa, đồng thời phải có biện pháp quản lý thị trường và chống

buôn lậu có hiệu quả, không để những mặt hàng nhập lậu trèn thuế này đánh bại sản

phẩm nội địa trờn chớnh thị trường của chúng ta.

2.3. Đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương là cần

thiết và cấp bách vì cần thống nhất quan điểm cho phù hợp với hệ thống kinh tế mở, với

xu thế "tự do hoá hoạt động thương mại" đang diễn ra với mức độ khác nhau ở nhiều nước

trên thế giới. Trong khuôn khổ pháp luật nước ta, Nhà nước có khả năng tiến hành các

biện pháp và chính sách xúc tiến sản xuất và xuất khẩu, xoá bỏ các rào cản, nhất là về tổ

chức, cơ chế, thể chế và các thủ tục đang tác động đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu

vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất và chế biến, đồng thời cần hoàn thiện lại chính sách và

cơ chế quản lý thương mại, phù hợp với yêu cầu của AFTA/ ASEAN, của APEC và của

WTO... để khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu.

Trong cơ chế xuất khẩu hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài quốc doanh đang

phải chịu những một số bất lợi so với các doanh nghiệp xuất khẩu quốc doanh. Các hợp

đồng xuất khẩu lớn và thuận lợi hoặc hợp đồng trả nợ bằng sản phẩm đều do các doanh

72

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

nghiệp Nhà nước thực hiện. Trong thời gian tới, Nhà nước nên tổ chức đấu thầu đối với

các hợp đồng xuất khẩu để vừa có thể tăng nguồn thu cho Nhà nước vừa đảm bảo tính

công bằng trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, theo luật thương mại và các văn bản

quy phạm pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp trong nước được phép kinh doanh với

nước ngoài không bị ràng buộc như trước nữa nên cũng không cần phải duy trì chế độ

quản lý xuất khẩu theo đầu mối. Tuy vậy, việc dành nhiều tự do hơn cho các doanh nghiệp

xuất khẩu cũng dễ dẫn đến tình trạng có quá nhiều các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

trong một lĩnh vực tạo hiện tượng lộn xộn và khó kiểm soát cho các cơ quan chức năng.

Điều này cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết, làm giảm hiệu quả xuất khẩu không

cao.

3. Nhóm biện pháp hỗ trợ hoạt động xúc tiến xuất khẩu

3.1. Về tổ chức, thể chế và hợp tác

*/ Thành lập và kiện toàn các cơ quan chức năng trong việc xúc tiến thương mại nhằm

giỳp cỏc doanh nghiệp nâng cao năng lực “marketing”, tiếp cận và tìm hiểu các thị trường

tiềm năng và nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thị trường thế giới. Bộ Thương mại và

Bộ nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cần chỉ đạo các ban ngành liên quan phối hợp

chặt chẽ trong công tác quản lý và điều hành xuất khẩu. Đồng thời, các cơ quan này cũng

đóng vai trò tham mưu cho cơ quan Bộ hữu quan và Chính phủ đưa ra các biện pháp và

chính sách phù hợp trong từng tình huống nhất định để có thể bảo vệ được quyền lợi cho

người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu.

*/ Hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội ngành cao su trong nước, giúp tổ chức

này trở thành chất xúc tác gắn kết các cá nhân, đơn vị cùng tham gia sản xuất cao su. Chỉ

có làm được như vậy mới tạo ra được sự đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của ngành hàng

và tạo đà cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su phát triển, nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, tránh việc

hàng xuất khẩu của ta bị Ðp giá như hiện nay.

*/ Phát huy vai trò của Hiệp hội ngành cao su trong việc hướng dẫn, phối hợp và tổ chức

một cách có hiệu quả cho các hội viên của mình tham gia tích cực vào các chương

trỡnh/hoạt động phát triển xuất khẩu cao su; hợp tác với các cơ quan hữu quan tổ chức tốt

hệ thống thông tin thị trường, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu và nắm bắt các cơ

hội mở rộng thị trường; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ của các doanh

nghiệp thành viên, cung cấp các dịch vụ tư vấn và trợ giúp kỹ thuật...

73

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

*/ Khi xúc tiến hoạt động thương mại vào thị trường nước ngoài cần triệt để sử dụng lợi

Ých của mạng Internet bằng cách gửi e-mail, khai thác dữ liệu, tìm kiếm bạn hàng, quảng

cáo và bán hàng trên mạng. Việc tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài

tìm hiểu thị trường cần thu xếp chu đáo vì chi phí khá tốn kém. Tốt nhất là nên kết hợp đi

thăm các hội chợ triển lãm ngành hàng. Hàng trong nước và hàng nhập khẩu có thể trình

bày thông qua các công ty và đại lý ở ở trên các thị trường tiềm năng, không nhất thiết

phải sang tận nơi. Có thể tổ chức các đoàn tham quan hội chợ triển lãm, đồng thời mang

catalogue, hàng mẫu sang tiếp thị vì thường các công ty trưng bày chính là các công ty

nhập khẩu.

*/ Ngoài ra, cũng cần mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế từ cấp Chính phủ, Hiệp hội hay

chớnh cỏc doanh nghiệp xuất khẩu. Thông qua các Hiệp định thương mại cấp Chính phủ,

cao su xuất khẩu sẽ có điều kiện tiếp cận và thâm nhập thị trường tốt hơn, nhất là đối với

các thị trường cao cấp giàu tiềm năng. Hiệp hội cao su cũng có thể mở rộng quan hệ hợp

tác quốc tế, qua đó có thể thiết lập các mối quan hệ làm ăn, hợp tác hay trao đổi thông tin

với các tổ chức, hiệp hội cao su quốc tế hoặc của các quốc gia khác khác trên thế giới.

Bằng cách này các Hiệp hội sẽ có thể giúp cáp doanh nghiệp thành viên tiếp cận được với

các thị trường bên ngoài và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. Bản thân các doanh

nghiệp cũng phải chủ động tìm kiếm và thiết lập quan hệ bạn hàng lâu dài với các đối tác

nước ngoài, đồng thời tìm kiếmkhả năng mở rộng thị trường và đẩy mạnh hoạt động xuất

khẩu bằng cách khai thác các mối quan hệ hợp tác này.

3.2. Về thị trường:

*/ Biện pháp mở rộng thị trường cao su nội địa:

- Cần nắm rõ thông tin về nhu cầu sử dụng cao su nguyên liệu cả về số lượng, chất

lượng, phương thức mua hàng... của các doanh nghiệp sử dụng cao su nguyên liệu

trong cả nước, có kế hoạch phân chia thị phần cho các công ty trong nội bộ ngành,

tránh trường hợp tranh bán giữa các công ty.

- Nghiên cứu và tìm hiểu các dự án công nghiệp cao su có triển vọng để tham gia góp

vốn bằng sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất.

- Tài trợ hoặc trực tiếp nghiên cứu những đề tài ứng dụng sử dụng cao su thiên nhiên để

gián tiếp kích thích nhu cầu sử dụng cao su nguyên liệu.

*/ Tổ chức lại đầu mối xuất khẩu trong nội bộ ngành:

Để phát huy tính nhất quán trong giao dịch, sức mạnh tổng hợp của ngành cao su, cần

74

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

tổ chức lại khâu xuất, nhập khẩu trong ngành cao su. Công tác xuất, nhập khẩu vật tư,

nguyên liệu, thiết bị, nói chung tất cả các loại phục vụ cho sản xuất và kinh doanh đều

phải tập trung vào một đầu mối.

*/ Đa dạng hoá sản phẩm, chuyển đổi chủng loại:

Là vấn đề cốt yếu cho sự vững bền của ngành cao su. Ngành vá xe sẽ tiếp tục sử dụng

một phần rất lớn khoảng 70% sản lượng cao su thiên nhiên được sản xuất ra vì tính chất

kỹ thuật sẵn có của cao su thiên nhiên so với cao su tổng hợp. Nhu cầu của ngành vá xe là

loại TSR10, 20 & RSS3. Khuynh hướng tương lai là tỷ trọng RSS3 sẽ giảm xuống và

được thay bằng TSR 20 & 10.

*/ Cải thiện phương thức mua bán:

Sản lượng cao su thiên nhiên sẽ gia tăng với tốc độ 15%/năm do đó mở rộng thị

trường xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu của ngành trong những năm tới. Bên cạnh việc bảo

đảm chất lượng, sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, cần cải thiện các biện

pháp mua bán. Các phương thức cần được xem xét là:

- Lập văn phòng, trạm giao dịch tại các nước mua hàng, trên quan điểm chủ đạo là thâm

nhập vào các thị trường mới như Mỹ, Trung đông, nối lại quan hệ với thị trường cũ

Nga, Đông âu, và củng cố các thị trường đó cú.

- Xúc tiến quảng bá và tiếp thị.

- Bảo đảm sự tin cậy của khách hàng bằng việc quản lý chất lượng: Các đơn vị cần làm

chủ được khâu quản lý của mình và công cụ chứng minh với bên ngoài là chứng chỉ

ISO 9000.

Ngoài ra cần có kế hoạch thâm nhập thị trường kỳ hạn: hiện nay cao su thiên nhiên chỉ

mới được giao dịch tại thị trường hàng hoá, người sản xuất chưa được bảo vệ trước sự

thăng trầm và rủi ro của giá cả. Trong tương lai gần, ta phải tìm cách bảo vệ hoặc với ngân

hàng hoặc tại thị trường kỳ hạn.

Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường: nhà nước cần tăng cường đầu

tư hệ thống thông tin hiện đại để nắm bắt giá cả hàng ngày tại các thị trường xuất nhập

khẩu trên thế giới.

3.3. Đẩy mạnh hoạt động “marketing” Quốc tế

Khi xúc tiến các hoạt động xuất khẩu cao su, đặc biệt là vào thời điểm hiện nay,

doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng cả hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đó là: các yếu

tố hạn chế và các yếu tố kích thích trao đổi quốc tế. Nhóm yếu tố hạn chế bao gồm các

75

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

vấn đề nh: thuế xuất nhập khẩu tại nước xuất và nước nhập, hạn ngạch và cấm vận, kiểm

soát tỷ giá, hàng rào phi thuế quan, tính đa dạng của thị trường bờn ngoài... Nhóm nhân tố

thúc đẩy trao đổi quốc tế bao gồm: các tổ chức quốc tế, nhất là các tổ chức có liên quan

đến cao su trên thế giới như Hội đồng Cao su Quốc tế, Tổ chức Cao su Thiên nhiên Quốc

tế (INRC, INRO)..., các thực thể kinh tế (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, EU,

ASEAN...), các chính sách và qui định của từng quốc gia, xu hướng phát triển của nhu cầu

thị trường, công nghệ mới, thông tin và vận tải...

Để củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, việc nghiên cứu kỹ môi trường kinh

tế của nước nhập khẩu là quan trọng. Môi trường này quyết định sức hấp dẫn của thị

trường xuất khẩu thông qua việc phản ánh tiềm năng thị trường và hệ thống hạ tầng cơ sở

thương mại của một quốc gia. Việc xác định và đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường có

thể căn cứ vào ba yếu tố là dân số, cơ cấu kinh tế và mức sống của dân cư, Những đặc

trưng này của môi trường kinh tế có thể được sử dụng là tiêu thức phân nhóm các thị

trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó môi trường luật pháp chính trị cũng có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng tới

cả nước nhập và xuất khẩu. Hiện nay các nước nhập khẩu cao su chủ yếu trên thế giới như

Mỹ, Hàn quốc đang bắt đầu ổn định lại sau cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế -

chính trị, tuy nhiên dư âm của nó vẫn còn ảnh hưởng nặng nề đến thị trường xuất nhập

khẩu cao su thế giới. Vậy để có được nguồn xuất khẩu cao su ổn định, các doanh nghiệp

cần lưu ý:

- Tìm hiểu môi trường luật pháp - chính trị tại nước XK: Môi trường này có ảnh hưởng

thông qua việc tạo cơ hội xuất khẩu, áp dụng các chính sách và biện pháp bảo vệ xuất

khẩu, hình thành các khu chế xuất. Từ đó học hỏi, rút kinh nghiệm và áp dụng vào thực

tiễn của nước mình/ doanh nghiệp mình.

- Môi trường luật pháp - chính trị tại nước nhập khẩu: Môi trường này có ảnh hưởng rất

khác nhau đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước nhập khõủ khác nhau. Khi

nghiên cứu môi trường này cần chú ý tới các yếu tố sau:

+ Thái độ đối với các nhà đầu tư, xuất khẩu nước ngoài

+ Sù ổn định về hệ thống chính trị.

+ Quy định về tỷ giá chuyển đổi

+ Thủ tục và quy định hành chính.

- Môi trường luật pháp quốc tế: Cần nghiên cứu và nắm vững các nguyên tắc pháp lý chi

76

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

phối các hoạt động thương mại quốc tế. Hầu hết các nguồn luật quốc tế đều xuất phát từ

các công ước, hiệp định hay tập quán, thông lệ buôn bán quốc tế.

Việc lùa chọn thị trường xuất khẩu là vấn đề hết sức phức tạp và quan trọng trong quá

trình quyết định chiến lược xúc tiến xuất khẩu. Đây là khâu then chốt liên quan trực tiếp

đến sự thành công của doanh nghiệp cũng như cho phép tiết kiệm thời gian, kinh phí để

thâm nhập và phát triển thị trường bên ngoài. Mục đích của việc lùa chọn thị trường xuất

khẩu là xác định các thị trường có triển vọng và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp

cũng như xác định được các đặc điểm của từng thị trường để có thể đề ra được chiến lược

tiếp cận một cách có hiệu quả nhất.

Các chiến lược marketing đóng góp một phần không nhỏ vào việc thu hút sự chú ý

cùng nh đầu tư của các nước nhập khẩu nh các chính sách về sản phẩm, về giá, chính sách

phân phối hoặc các chính sách xúc tiến bán hàng...

Cao su là loại sản phẩm mang tính đặc thù, vì vậy tính đa dạng và tiện lợi của sản

phẩm là cần thiết. Bên cạnh đó giá cả cũng quyết định một phần lớn vào việc thâm nhập

thị trường quốc tế, phát triển thị phần và doanh số bán, hay tối đa hoá lợi nhuận. Chiến

lược giá cũng có thể được sử dụng nhằm kích thích tiêu dùng đối với các nhóm đối tượng

tiêu dùng khác nhau trên thị trường.

Có thể thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua việc tham gia và giới

thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm quốc tế, ra nhập các Hiệp hội ngành hàng ở cấp

quốc tế, tận dụng quan hệ hợp tác thương mại của Nhà nước... Ngoài ra, trong thời đại

phát triển về công nghệ thông tin như hiện nay mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp thị

sản phẩm của mình một cách có hiệu quả thông qua việc sử dụng các công nghệ mạng

điện tử như: Internet, E-commerce, E-mail, xây dựng trang web riêng của doanh nghiệp...

KẾT LUẬN

77

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

Cho đến nay chóng ta có quyền tự hào về những thành tựu đáng phấn khởi của

ngành cao su Việt Nam: tiềm lực cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có của ngành gấp khoảng

15 lần so với năm 1975; nhiều vùng đất hoang hoá trước đây trở thành vùng kinh tế mới;

đã góp phần giải quyết tốt công tác định canh định cư của đồng bào các dân tộc ít người

trên địa bàn và điều động, phân bổ dân cư trong phạm vi cả nước; đã sử dụng trên 15 vạn

lao động, đảm bảo đời sống cho 30 vạn khẩu trong nông nghiệp; đã góp phần tích cực vào

việc phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ đất; đời sống vật chất và tinh thần

cho công nhân cao su không ngừng được cải thiện, đó xoỏ bỏ cảnh “cao su đi dễ khó về”

đối với người công nhân trong các đồn điền cao su của chế độ cò.

Trong những năm qua, cây cao su đã khẳng định được vị trí của mình trong tập đoàn

cây công nghiệp dài ngày và ngành sản xuất cao su thiên nhiên đã trở thành ngành sản

xuất có hiệu quả toàn diện. Cây cao su và công nghiệp chế biến các sản phẩm của cây cao

su đã trở thành một trong những ngành kinh tế mòi nhọn của đất nước. Cùng với một số

mặt hàng khác cao su Việt Nam đã và đang trở thành mặt hàng chủ lực có sức cạnh tranh

lớn trên thị trường quốc tế.

Từ khi Tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2010 được phê duyệt

tháng 2/1995, sản xuất cao su trong nước không ngừng lớn mạnh: diện tích cao su tăng

7,9%/năm, sản lượng mủ tăng 15,8%/năm, và năng suất tăng 8,4%/năm. Bên cạnh đó,

công nghiệp sơ chế mủ cao su cũng đã được đầu tư cải tiến công nghệ, hiện đại hoá dây

chuyền sản xuất, đưa công suất chế biến tăng nhanh từ 180 nghìn tấn năm 1994 lên 294

nghìn tấn năm 2000 để đảm bảo chế biến hết lượng mủ sản xuất ra. Đặc biệt, chủng loại

sản phẩm có nhiều chuyển biến, trong đó tỷ lệ loại mủ SVR 10,20 tăng từ 9% lên 13-15%

để phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới.

Trên thế giới, mặt hàng cao su của Việt Nam cũng bước đầu tạo được vị thế vững

chắc. Hàng năm giá trị xuất khẩu đạt 120-180 triệu USD, có năm lên tới 190 triệu USD.

Sản phẩm cao su đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường, từ những thị trường truyền

thống nh Nga và các nước Đông Âu, tới những thị trường trong khu vực nh Trung Quốc,

Malaixia, hay những thị trường có tiềm năng lớn nh Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc ỏ. Trờn cỏc thị

trường này, sản phẩm cao su Việt Nam được ưa chuộng bởi giá thành khá rẻ. Song cũng

còn những vấn đề như: chủng loại sản phẩm chưa phù hợp, phải đối mặt với hàng rào thuế

quan, phi thuế quan và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cao su thế giới đang làm xuất

78

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn thÞ hång h¹nh a

khẩu cao su của Việt Nam gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong việc tiếp cận và mở rộng

thị trường.

Tuy còn muôn vàn khó khăn trước mắt trong việc ổn định, phát triển và tìm được

hướng đi đúng, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và nhà nước, được hỗ trợ và

khích lệ nhiều mặt từ các chính sách tài chính, tín dụng, thuế, xúc tiến thương mại ...

Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng mục tiêu sản xuất và xuất khẩu cao su tới năm 2010 đề

ra trong Tổng quan phát triển sẽ được hoàn thành xuất sắc. Trong tương lai, ngành cao su

vẫn sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng cao và trở thành ngành mũi nhọn của nền nông công

nghiệp Việt Nam.

79