luan van thac si kinh te (33).pdf

119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI GIANG LONG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2009

Upload: nguyen-cong-huy

Post on 21-Jul-2015

601 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI GIANG LONG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thái Nguyên, năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI GIANG LONG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP

TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60 – 31 – 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thái Nguyên, năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Quang Dực

Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thọ Đạt.

Phản biện 2: TS. Bùi Đình Hoà.

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn họp tại:

.............................................................................................................................................................

Vào hồi……..giờ………ngày........ tháng ...... năm 2009

Có thể tìm hiểu Luận văn tại Trung tâm Học liệu

Đại học Thái Nguyên và Thư viện Trường Đại học

Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học hàm, học vị nào.

Tôi xin cam đoan: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đều được chỉ rõ

nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2009

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Giang Long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày

tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế

và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của

nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong

suốt quá trình học tập.

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy

giáo,Tiến sĩ Lê Quang Dực, người Thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học

và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX tỉnh, UBND các cấp chính

quyền và các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã giúp đỡ tôi về thông tin, số

liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn.

Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp

đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể

tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các

thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2009

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Giang Long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU........................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................... 2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................. 3

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài........................................................ 3

5. Bố cục luận văn .......................................................................... 4

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................

5

1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.............................. 5

1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã..................... 5

1.1.2. Cơ sở thực tiễn, quá trình phát triển của kinh tế hợp tác và

hợp tác xã trên Thế giới và ở Việt Nam..........................................

18

1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 36

1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết........................... 36

1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................... 36

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................ 39

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỢP

TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI

NGUYÊN........................................................................................

40

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU................................... 40

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................. 40

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................ 43

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG

NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.......................

47

2.2.1. Quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên..... 47

2.2.2. Tình hình hoạt động của các tổ hợp tác................................ 56

2.2.3. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp........... 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

iv

2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT

TRIỂN CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI

NGUYÊN........................................................................................

71

2.3.1. Về tổ chức quản lý ở các hợp tác xã nông nghiệp................. 71

2.3.2. Về kết quả hoạt động của các HTX nông nghiệp.................. 72

2.3.3. Một số hạn chế......................................................................... 75

2.3.4. Những nguyên nhân của hạn chế............................................. 76

2.3.5. Bài học kinh nghiệm.............................................................. 77

Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP

TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI

ĐOẠN 2010-2015...........................................................................

79

3.1. ĐỊNH HƢỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ

NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN...................................

79

3.1.1. Cơ sở của những định hƣớng................................................ 79

3.1.2. Định hƣớng và mục tiêu nâng cao hoạt động của các hợp

tác xã nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên...........................................

81

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ

NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-

2015..................................................................................................

85

3.2.1. Giải pháp về phƣơng thức tổ chức và công tác cán bộ......... 85

3.2.2. Tăng cƣờng sự chỉ đạo của Nhà nƣớc đối với hợp tác xã...... 86

3.2.3. Giải pháp về thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển................ 92

3.2.4. Giải pháp quản lý tài chính trong các hợp tác xã nông

nghiệp..............................................................................................

93

3.2.5. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho

cán bộ quản lý hợp tác xã, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ hợp tác

xã......................................................................................................

93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................... 99

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH: Bảo hiểm xã hội

Bq: Bình quân

HTX: Hợp tác xã

TP: Thành phố

TX: Thị xã

UBND: Uỷ ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Các bảng Trang

Bảng 2.1 Tình hình chuyển đổi và thành lập mới hợp tác xã giai

đoạn 2001-2008...............................................................

55

Bảng 2.2 Tổng hợp số tổ hợp tác xã................................................ 57

Bảng 2.3 Tình hình chuyển đổi và thành lập mới hợp tác xã nông

nghiệp tính đến năm 2008..................................................

58

Bảng 2.4 Phân loại các hợp tác xã nông nghiệp điều tra theo loại

hình sản xuất kinh doanh...................................................

60

Bảng 2.5 Tổng hợp trình độ của cán bộ làm công tác quản lý hợp

tác xã nông nghiệp đến năm 2008......................................

61

Bảng 2.6 Năng lực điều hành của cán bộ quản lý và trình độ xã

viên của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra..................... 62

Bảng 2.7 Tình hình xếp loại các hợp tác xã nông nghiệp điều tra

năm 2008............................................................................

63

Bảng 2.8 Tình hình tài sản của các hợp tác xã nông nghiệp điều

tra........................................................................................

66

Bảng 2.9 Tình hình vốn quỹ của các hợp tác xã nông nghiệp điều

tra tính đến năm 2008.........................................................

67

Bảng 2.10 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác

xã nông nghiệp điều tra năm 2008.....................................

68

Bảng 2.11 Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội của các hợp tác xã

nông nghiệp điều tra tính đến năm 2008............................

69

Bảng 2.12 Tình hình công nợ của các hợp tác xã nông nghiệp điều

tra tính đến năm 2008.........................................................

70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế

nước ta đã có những bước tiến vượt bậc. Sang giai đoạn phát triển mới, đẩy

mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt đối với lĩnh

vực nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng được Đảng và

Nhà nước tập trung nguồn lực để tạo ra sự đột phá.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới là chủ trương lớn

của Đảng và Nhà nước. Song có nhiều vấn đề lớn sẽ đặt ra như: phát triển các

doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp theo hướng nào; việc phát

triển hoạt động nông nghiệp hiện nay; bảo vệ thành quả của cải cách ruộng đất…

Năm 2001 khu vực kinh tế HTX của tỉnh Thái Nguyên có giá trị GDP

là 30.294 triệu đồng, năm 2006 là 38.178 triệu đồng. Như vậy, nhịp độ tăng

trưởng bình quân hàng năm của khu vực này là gần 5%. Trong mấy năm qua,

năm đạt tăng trưởng cao nhất là năm 2005 với mức 43,4%, nhưng lại có năm

giảm tăng trưởng tới gần 32% (năm 2003). Điều đó chứng tỏ, khu vực kinh tế

hợp tác, HTX phát triển chưa thật sự ổn định. Xét về mặt đóng góp thì kinh tế

hợp tác, HTX mới chỉ cộng vào tổng GDP của tỉnh mỗi năm khoảng 1%.

Năm 2006 là năm có giá trị tăng thêm lớn nhất của các HTX với 78.606 triệu

đồng, bình quân mới đạt khoảng 250 triệu đồng giá trị tăng thêm của mỗi một

HTX và chiếm tỷ trọng 1,01% GDP toàn tỉnh [1].

Qua một vài con số chứng minh trên đây có thể thấy, những đóng góp

của kinh tế hợp tác, HTX cho địa phương còn chưa nhiều, chưa tương xứng

với vai trò là chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Có thể chỉ ra hàng loạt những

tồn tại cần phải tháo gỡ trong phát triển kinh tế hợp tác, HTX: tiềm lực kinh tế

khu vực này còn yếu, tài sản vốn, quỹ ít, đặc biệt là các HTX nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

2

Số HTX hoạt động hiệu quả chưa nhiều, trong khi số HTX yếu kém

chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, đáng lưu ý là còn một số HTX hoạt động mang tính

hình thức, chưa được củng cố hoặc phải giải thể. Tình trạng một số HTX thành

lập mới không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn mà ra đời với mục đích để được

hưởng chính sách vay vốn ưu đãi hoặc đón các chương trình tài trợ của tỉnh còn

khá nhiều. Vì thế, khi phải bước vào hạch toán độc lập thì các HTX này tỏ ra

lúng túng và bị rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng.

Từ thực tiễn trên tác giả lựa chọn Đề tài nghiên cứu: Thực trạng và

giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai

đoạn hiện nay .

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp nhằm tìm ra

những tiềm năng, ưu thế và những mặt hạn chế trong quá trình sản xuất kinh

doanh của các HTX. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động của các HTX nông nghiệp tại địa phương.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về kinh tế hợp tác, HTX nói chung và

HTX nông nghiệp nói riêng.

Đánh giá thực trạng về tổ chức và kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của các HTX nông nghiệp trước và sau Luật HTX năm 2003 trên cơ sở

phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của HTX nông nghiệp trên

địa bàn tỉnh.

Đưa ra các giải pháp chủ yếu, định hướng phát triển nhằm xây dựng mô

hình các HTX nông nghiệp trên địa bàn phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả hoạt động của các

HTX nông nghiệp.

Đối tượng khảo sát: các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung,

phương thức tổ chức hoạt động, phương thức tổ chức quản lý điều hành,

phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh…của các HTX nông nghiệp.

Về không gian: Đề tài nghiên cứu HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên.

Về thời gian: Đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp

trong thời gian từ năm 2006 - 2008 ở địa phương. Để từ đó có các định hướng

và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các HTX nông nghiệp trong giai

đoạn hiện nay.

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh

của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Đề ra các giải pháp có tính khoa học, thực tiễn về phát triển HTX nông

nghiệp tỉnh Thái Nguyên nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém trong

công tác tổ chức, điều hành hoạt động của các HTX nông nghiệp trong giai

đoạn hiện nay.

Đưa ra những nhận định chủ quan và những đề xuất về cơ chế, chính

sách nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội khu vực nông

thôn, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, phát huy lợi

thế, tiềm năng sản phẩm nông nghiệp của địa phương trên thị trường trong và

ngoài nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

4

5. Bố cục luận văn

Ngoài 2 phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp

ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010-2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

5

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã

1.1.1.1. Khái niệm về kinh tế hợp tác, hợp tác xã và hợp tác xã nông nghiệp

*Kinh tế hợp tác

Nông nghiệp đã ra đời và tồn tại cùng với lịch sử phát triển của con người,

nền sản xuất xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn với các trình độ phát triển ngày

càng cao. Chính vì thế sản xuất nông nghiệp cũng có những bước tiến đáng kể từ

nền sản xuất giản đơn đến hàng hoá đến hình thức thị trường. Hiện nay nền kinh

tế của nhân loại đã đạt trình độ cao và sản xuất nông nghiệp có cơ hội được áp

dụng nhiều thành tựu khoa học đạt hiệu quả ngày càng cao nhưng hoạt động sản

xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu gắn liền với các hộ gia đình. Đặc điểm sản xuất của

hộ gia đình trước đây phục vụ nhu cầu của gia đình sau đó mới đưa sản phẩm dư

thừa ra cung ứng trên thị trường. Nhưng trong nền kinh tế thị trường các hộ gia

đình từng bước gắn sản xuất với thị trường, từ việc lựa chọn các sản phẩm đầu vào

phục vụ sản xuất đến việc lựa chọn thị trường đầu ra cho sản phẩm.

Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất luôn gắn với cạnh

tranh. Sản phẩm luôn đòi hỏi sự đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày càng

nâng cao, giá cả phải hợp lý… chính vì thế đòi hỏi hoạt động sản xuất phải tiến

hành trên quy mô ngày càng mở rộng, áp dụng công nghệ mới, sử dụng nguồn

vốn lớn cũng như đội ngũ lao động có tay nghề. Điều đó các hộ gia đình không

thể đáp ứng được và đòi hỏi phải có sự hợp tác trong các khâu của quá trình sản

xuất cũng như phục vụ sản xuất. Chính lẽ đó các hộ gia đình cần phải hợp tác với

nhau để tạo ra khả năng sản xuất lớn hơn để mang lại hiệu quả kinh tế chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

6

Trong quá trình phát triển của các hình thức hợp tác, từ hình thức hợp tác

mang tính ngẫu nhiên, thời vụ đến việc hình thành sự liên kết giữa người sản

xuất với người phân phối, hay dựa trên cơ sở chuyên môn hoá và phân công lao

động ngày càng cao mà có sự liên kết, hợp tác giữa các khâu của quá trình sản

xuất. Cho đến ngày nay sự hợp tác không chỉ được thực hiện giữa các hộ gia

đình, các doanh nghiệp, các địa phương mà nó còn được thực hiện trên phạm vi

thế giới giữa các quốc gia với nhau gắn với quá trình toàn cầu hoá về kinh tế.

Hợp tác trong sản xuất cũng như trong phân phối lưu thông làm cho năng suất

lao động ngày càng tăng lên, thúc đẩy và mở rộng sản xuất, làm xuất hiện nhiều

ngành nghề mới và tăng cường sự giao lưu giữa các chủ thể kinh tế.

Có thể nói kinh tế hợp tác là phương thức hoạt động kinh tế, tồn tại khách

quan và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, có thể hiểu Kinh

tế hợp tác là hình thức tự nguyện của những người lao động, những người sản

xuất nhỏ dưới các hình thức đa dạng, để kết hợp sức mạnh của các thành viên

tạo nên sức mạnh tập thể để giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh và đời

sống tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và bền vững.

Ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều quan niệm mới về kinh tế

hợp tác đó là:

Thứ nhất, kinh tế hợp tác là sự liên kết tự nguyện của những chủ thể

độc lập trong sản xuất, lưu thông hoặc tiêu dùng.

Thứ hai, các chủ thể này hợp tác với nhau dưới nhiều cấp độ khác nhau

như: hợp tác trong từng công đoạn của quá trình sản xuất, liên kết nhau lại thành

tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm hoặc hợp tác với nhau ở một số khâu dịch vụ phục vụ sản xuất.

Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, hộ nông nghiệp ở nước ta nhỏ bé,

sản xuất tự cung tự cấp và hoạt động sản xuất chịu nhiều thiên tai. Trong điều

kiện hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt do đó kinh tế hộ nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

7

dân muốn tồn tại thì cần thiết phải có sự hợp tác để cùng phát triển. Bên cạnh

đó, sự hợp tác này còn giúp giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, tăng

thu nhập cho một bộ phận dân cư và tiềm lực kinh tế của địa phương.

* Hợp tác xã

Một trong những hình thức liên kết giữa các chủ thể đó là thành lập HTX.

HTX được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp

của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần. Mỗi xã viên có

quyền như nhau đối với công việc chung. HTX là phương thức tất yếu trong lao

động sản xuất và các hoạt động kinh tế, gắn liền với sự phát triển kinh tế và bị

ràng buộc và quy định bởi sự tiến triển trong quá trình xã hội hoá của hoạt động

kinh tế của con người và phải thích ứng với tiến trình phát triển kinh tế đó. HTX

phải tạo ra xung lực tăng năng suất lao động và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xuất phát từ thực tiễn nước ta kinh tế HTX sẽ tồn tại và phát triển dưới

nhiều hình thức đa dạng, từ thấp đến cao. Chẳng hạn, có những HTX trở thành

lĩnh vực hoạt động chính của các thành viên. Có những HTX chỉ nhằm đáp ứng

nhu cầu chung về một hay một số dịch vụ trong quá trình sản xuất hoặc chuyên

sản xuất kinh doanh một sản phẩm nhất định, thành viên tham gia chỉ đóng góp

một phần vốn và lao động, hộ gia đình vẫn là đơn vị kinh tế tự chủ. HTX là kết

qủa liên kết theo chiều dọc, chiều ngang hoặc hỗn hợp, không bị giới hạn bởi địa

giới hành chính và lĩnh vực kinh doanh. Mỗi người lao động, mỗi hộ gia đình có

thể tham gia đồng thời vào nhiều loại hình kinh tế hợp tác. HTX có tư cách pháp

nhân có thể nhân danh mình huy động vốn, lao động… ở bên ngoài dưới nhiều

hình thức khác nhau để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Xuất phát từ khái niệm kinh tế hợp tác, nhiều tổ chức và các nhà kinh tế

đã đưa nhiều khái niệm về HTX, cụ thể:

Liên minh HTX quốc tế đưa ra khái niệm như sau: “Hợp tác xã là một

tổ chức chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

8

cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một

xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ” [9].

Còn Tổ chức Lao động quốc tế cho rằng: “ Hợp tác xã là sự liên kết của

những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện

liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài

sản mà họ đã chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và

giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ chịu trách nhiệm và

bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ

cho lợi ích vật chất và tinh thần chung” [9].

Sự giống nhau ở hai khái niệm trên đều cho rằng HTX là một tổ chức

được hình thành trên cơ sở sự liên kết tự nguyện của các thành viên, được vận

hành và quản lý trên cơ sở dân chủ và sự đồng thuận nhằm đạt mục tiêu mang lại

lợi ích chung cho các thành viên. Tuy vậy, với khái niệm do Liên minh HTX

quốc tế nhấn mạnh đến yếu tố hợp tác giữa các thành viên trong quá trình thành

lập và điều hành các HTX để phục vụ lợi ích chung, còn với khái niệm HTX do

Tổ chức Lao động quốc tế lại nhấn mạnh cơ sở của sự hợp tác giữa các thành

viên là để khắc phục sự khó khăn khi hoạt động riêng lẻ, với sự liên kết này đã

mang lại lợi ích chung cho tập thể.

Với cách hiểu đơn giản hơn, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Chủ

tịch Hồ Chí Minh, Người cho rằng: “Trong chế độ dân chủ mới... các hợp tác

xã nó là nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hợp tác xã là

thành phần thứ hai trong năm thành phần kinh tế ở nước ta”[11]. Xét theo

hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, Người cho rằng: “Hợp tác xã tức là sở hữu

của tập thể nhân dân lao động…. Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu của

nhân dân lao động, Nhà nước đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ

cho nó phát triển”[11]. Người khẳng định hợp tác xã là khâu chính thúc đẩy

cải cách xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, Người cho rằng HTX có thể thành lập ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

9

cả trong công sở, hầm mỏ, xưởng máy, đồn điền... và nhất là ở nông thôn với

nhiều loại hình: Tín dụng, tiêu thụ, sản xuất, mua bán,…

Theo luật của các nước cũng cho thấy một số đặc điểm cơ bản của

HTX như sau:

Thứ nhất, HTX là sự liên kết của những người cùng tham gia.

Thứ hai, HTX là một tổ chức kinh doanh.

Thứ ba, HTX là một đơn vị kinh doanh được quản lý theo nguyên tắc

dân chủ.

Thứ tư, mục đích của HTX là phục vụ lợi ích chung của các xã viên và

lợi ích cộng đồng.

Ở nước ta, trong Luật HTX có định nghĩa như sau: “Hợp tác xã là tổ

chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích

chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát

huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau

thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời

sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước”[16].

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp

nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn

điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của

pháp luật [16].

Từ các khái niệm về HTX, có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản về

HTX như sau:

Hợp tác xã là hình thức thực hiện các quá trình hợp tác trong hoạt động

kinh tế. Mục tiêu của HTX là phát triển được sức sản xuất xã hội, tiết kiệm

lao động, tăng hiệu quả kinh tế, phải thích hợp với các mối quan hệ kinh tế

mới trong điều kiện mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

10

Việc thành lập HTX không làm mất đi tính tự chủ vốn có của các bên

tham gia, trái lại nó tăng thêm sức mạnh tổng lực và phát triển được những ưu

thế của phương thức HTX.

Thành lập HTX là tạo ra đòn bẩy để phát triển kinh tế các chủ thể kinh tế

tự chủ. HTX là việc liên kết nhau lại giữa các chủ thể kinh tế tự chủ tạo ra sức

mạnh mới, thông qua đó phát triển được kinh tế của mình. Như vậy khi thành

lập HTX mới không phải vì kinh tế HTX mà là sự phát triển kinh tế của các

thành viên. Do đó, kinh tế HTX là tổ chức kinh tế tự nguyện của các chủ thể

kinh tế tự chủ. Kinh tế HTX thể hiện được bản chất tự do lựa chọn phương

thức hoạt động kinh tế của họ trong điều kiện kinh tế thị trường vì kinh tế thị

trường thì các chủ thể kinh tế tự chủ họ có nhiều cách để đạt tới mục đích kinh

tế của mình. Như vậy, trong điều kiện mới, các chủ thể kinh tế tự chủ họ có thể

tham gia HTX hoặc không, khi HTX không đáp ứng yêu cầu của họ.

Từ các khái niệm trên chúng ta có thể nhận định rằng: Hợp tác xã là tổ

chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Hình thành HTX là một

quá trình hoàn toàn tự nhiên từ những đòi hỏi, nhu cầu thực tế của con người

trong các hoạt động kinh tế.

* Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp

Sự liên kết tự nguyện giữa các chủ thể kinh tế là nền tảng cơ bản hình

thành HTX. Sự liên kết được thực hiện ở tất cả các hoạt động sản xuất và kinh

doanh. Từ đó hình thành HTX ở hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc

dân trong đó phải kể đến sự liên kết tự nguyện trong lĩnh vực kinh tế nông

nghiệp và hình thành các HTX nông nghiệp.

Cũng giống như bất cứ quá trình sản xuất nào trong nền kinh tế thị

trường, hoạt động sản xuất nông nghiệp đều diễn ra các khâu như: bắt đầu từ

việc nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường, đến việc chuẩn bị và kết hợp các

yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, kết thúc bằng việc phân phối sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

11

phẩm để thu tiền về. Chính vì thế là đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ và độc

lập, các HTX nông nghiệp vẫn phải tiến hành đầy đủ các khâu trong quá trình

kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho mình. Tuy vậy, khi tham gia vào thị

trường để nâng cao sức cạnh tranh thì HTX phải phát huy thế mạnh của mình

từ sự liên kết và hợp tác. Do đó, xét về mặt tổ chức sản xuất các HTX sẽ phân

chia các khâu của qúa trình sản xuất để tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và

kinh doanh. Trên cơ sở chuyên môn hoá sẽ hình thành một hệ thống các HTX

nông nghiệp, trong đó bao gồm các HTX thực hiện một hoặc một số khâu

hoặc toàn bộ quá trình sản xuất để tạo ra lương thực - thực phẩm để đáp ứng

nhu cầu thị trường. Vì vậy, có thể có các HTX tiến hành nghiên cứu, dự báo

thị trường nông sản - thực phẩm, HTX cung ứng các yếu tố phục vụ sản xuất

như: vốn, máy móc thiết bị, điện, nước, phân bón, thuốc trừ sâu… và các

HTX phục vụ việc bán hàng và phân phối hàng hoá thậm chí cả các HTX

cung cấp lao động.

Như vậy ta có thể hiểu: Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế

tự chủ được các thành viên thành lập trên cơ sở tự nguyện, tiến hành các hoạt

động sản xuất hoặc cung ứng các yếu tố phục vụ hoạt động sản xuất nhằm tạo

ra các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chính vì vậy, sự liên kết để hình thành lên HTX là các thành viên đó là

các hộ gia đình nông nghiệp hoặc các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông

nghiệp. Do sự khó khăn vì hoạt động đơn lẻ đã tự nguyện tiến hành hợp tác để

có sức mạnh tổng hợp và mong muốn đạt được lợi ích lớn hơn. Từ đó làm phát

huy tinh thần đoàn kết làm giàu cho gia đình và địa phương.

1.1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã

Đối với việc tổ chức hoạt động của HTX nhiều quan điểm của các nhà

kinh tế và chính trị đều tập trung vào một số nguyên tắc cơ bản như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

12

Đầu tiên là nguyên tắc dân chủ và tự nguyện, đây là nguyên tắc quan

trọng nhất vì dựa trên tinh thần tự nguyện các hộ nông dân cá thể nhận thấy

lợi ích của việc gia nhập vào các HTX họ sẽ quyết định tham gia và nhiệt tình

đóng góp để xây dựng phát triển HTX, không chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn vì

lợi ích của các thành viên khác. Vì thế Các Mác, Ăng-ghen cũng như Lênin

đã nhấn mạnh rằng: “tuyệt đối không được cưỡng ép nông dân mà phải để cho

người nông dân tự suy nghĩ, thấy rõ lợi ích thiết thực của mình và tự nguyện

hợp tác với nhau”[3]. Tuy vậy, để đảm bảo duy trì nguyên tắc này thì điều cần

thiết là phải thực hiện dân chủ trong quản lý và phân chia lợi ích.

Cũng với nguyên tắc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Các HTX phải

làm như thế nào để các xã viên đều thấy rằng mình là người làm chủ tập thể

HTX. Có quyền bàn bạc và quyết định những công việc của HTX. Có như thế

thì xã viên mới đoàn kết chặt chẽ, phấn khởi sản xuất và HTX sẽ tiến bộ không

ngừng.” và “Mỗi xã viên phải làm chủ, HTX là nhà, xã viên làm chủ. Mình có

quyền làm chủ và tự nguyện vào, Đảng và Chính phủ không bắt buộc”[4].

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế dân chủ, do đó kinh tế hộ, tự nguyện liên

hợp lại vì mục tiêu lợi ích chung vì thế họ bình đẳng, cùng đồng tham gia

quyết định mọi hoạt động kinh tế chung. Để cùng có lợi, họ vào HTX là để

tăng sức sản xuất chung lên, tiết kiệm và ứng dụng thành tựu khoa học công

nghệ cao, chia sẻ rủi ro, do đó tăng hiệu quả kinh tế lên, lợi ích này sẽ là của

chung và sẽ được phân bổ tuỳ thuộc vào sự tham gia đóng góp của từng chủ

thể kinh tế tự chủ trong hợp tác.

Thứ hai, việc xây dựng và phát triển HTX: Theo quan điểm của Các Mác

và Ăng-ghen thì “Hợp tác xã phải tiến hành từng bước có tính đến bước đi và

sự chờ đợi và cần phải lôi cuốn được nông dân, cùng với giai cấp công nhân đi

lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, việc xây dựng các hợp tác xã phải có sự

giúp đỡ của Nhà nước chuyên chính vô sản để đảm bảo tính pháp lý cho sự ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

13

đời của kinh tế hợp tác xã. Đồng thời, Nhà nước sẽ giúp đỡ các hợp tác xã về

tài chính, khoa học kỹ thuật, lao động… thông qua các chính sách phát triển

kinh tế, xã hội” [4].

Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến việc xây dựng các HTX nông

nghiệp cần phải đi lên từ những tổ đổi công. Người cho rằng: “Gốc của thắng lợi

là tổ chức, trước hết là tổ đổi công cho tốt rồi tiến dần lên hợp tác xã nông

nghiệp”, “Phải phát triển tốt phong trào đổi công và hợp tác; phải thi đua tăng

gia sản xuất thực hành tiết kiệm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch

Nhà nước.” và “ Hiện nay phong trào tổ chức hợp tác xã nông nghiệp tiến bước

khá tốt; nhưng nhiều nơi còn lệch lạc. Chúng ta phải củng cố thật tốt các tổ đổi

công và các hợp tác xã đã có, tuyên truyền và giáo dục nông dân làm cho phong

trào phát triển vững chắc… Những nơi chưa có hợp tác xã thì phải củng cố tổ

đổi công thật tốt để tiến lên hợp tác xã. Các địa phương phải cố gắng làm cho

mỗi làng có một vài hợp tác xã thật tốt để làm kiểu mẫu cho những hợp tác xã sẽ

tổ chức sau. Trong việc củng cố và phát triển phong trào đổi công và hợp tác xã

phải chú trọng chất lượng tốt, không nên chỉ chú trọng con số”[12].

Hợp tác xã nông nghiệp cần phải tiến hành thận trọng từng bước, và phải

dựa trên hiệu quả hoạt động của các tổ đổi công. Việc xây dựng các HTX cần

chú trọng đến chất lượng. Trên cơ sở xây dựng thành công các HTX điển hình

thì mới nhân rộng để trở thành phong trào hợp tác hoá trong nông nghiệp.Như

vậy muốn tăng gia sản xuất được nhiều thì cần làm tập thể, nhưng vì từ trước tới

nay nông dân ta quen làm ăn riêng rẽ, từng nhà, không quen tập thể, không quen

tổ chức. Để tiến bộ thì đường đi của nông dân phải có mấy bước, bước ngắn,

bước dài tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi nước.

Theo Người, việc xây dựng và phát triển HTX không phải là sự áp đặt

theo lối chủ quan, duy ý chí mà phải được hình thành trên các cơ sở sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

14

1. Phải dựa trên cơ sở nhu cầu thực tiễn đòi hỏi mà tổ chức xây dựng

HTX cho phù hợp cả về tổ chức và qui mô.

2. Phải dựa trên các nguyên tắc: Tự nguyện, cùng có lợi, quản trị dân

chủ. Người viết: “Chuẩn bị tốt là làm cho xã viên tự nguyện, tự giác, không

được gò ép, mệnh lệnh và quản trị phải dân chủ”[12].

3. Phải dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế. Người viết: “Cần phải nêu cao

tính hơn hẳn của HTX bằng những kết quả thiết thực và gọi là HTX bậc cao

thì phải đoàn kết cao, sản xuất phải cao, thu nhập chung của HTX phải cao,

thu nhập riêng của xã viên phải cao”[12].

4. Để HTX tồn tại và phát triển thì cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước phải giúp HTX về vốn, về tiêu thụ sản

phẩm.... Người nêu: “HTX còn nghèo, thường thường Chính phủ phải giúp

đỡ, phải cho vay vốn” “Chính phủ phải cố gắng phục vụ lợi ích HTX” và “cái

gốc trong việc lãnh đạo HTX vẫn là Chi bộ Đảng ở cơ sở”[12].

Thực tiễn hiện nay cho thấy, địa phương nào được cấp ủy quan tâm lãnh

đạo, chính quyền quan tâm hỗ trợ, cán bộ HTX nhiệt tình, có tâm huyết, có năng

lực quản lý, các nguyên tắc tự nguyện dân chủ trong HTX được phát huy... thì

địa phương đó có phong trào HTX phát triển mạnh và có hiệu quả rõ rệt.

Thứ ba, về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh: theo quan điểm của

Các Mác và Ăng-ghen thì “Hình thức và biện pháp thực hiện hợp tác phải

thiết thực cụ thể, hết sức tránh những biện pháp và hình thức thiếu thực tế, mơ

hồ. Hợp tác được thực hiện ở nhiều lĩnh vực, hình thức và biện pháp, trong

mỗi lĩnh vực lại khác nhau. Trong lĩnh vực nông nghiệp, loại hình đất đai

khác nhau, cây trồng, vật nuôi khác nhau, quan hệ thị trường khác nhau…

ngoài ra phải tính đến nhiều yếu tố khác như phong tục, tập quán của mỗi

vùng”[4]. Vì vậy, biện pháp và hình thức hợp tác phải thiết thực, cụ thể phù

hợp với điều kiện cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

15

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: sản xuất cũng phải hợp tác với nhau

thì mới thành sức mạnh, mới khắc phục được khó khăn để phát triển. Người

nông dân không thể tiến lên ấm no, hạnh phúc nếu làm ăn cá thể, riêng rẽ: “

Nếu chúng ta đứng riêng rẽ, thì sức nhỏ làm không nên việc”[4]. Do đó, những

cá nhân hợp sức, hợp vốn với nhau để xây dựng hợp tác xã. Nhưng để ngôi nhà

chung đó ngày càng to, đẹp hơn thì Bác cũng dạy: “Mỗi hợp tác xã cần có

phương hướng sản xuất đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế trong hợp tác xã

và phù hợp với tình hình và yêu cầu chung của nền kinh tế quốc dân” và “ Kế

hoạch sản xuất của hợp tác xã phải đưa ra bàn bạc một cách dân chủ với xã viên.

Phải tuyên truyền giáo dục cho xã viên hiểu, xã viên tự nguyện làm, tuyệt đối

không được dùng cách gò ép, mệnh lệnh, quan liêu”[4].

Đây là những tư tưởng quản lý kinh tế rất tiến bộ không chỉ phù hợp

với hoạt động sản xuất kinh doanh của loại hình HTX lúc đó mà còn đúng đến

ngày nay với mọi tổ chức sản xuất kinh doanh.

Khâu cuối cùng của trong hoạt động của các HTX là phân phối thành

quả cho các xã viên. Tư tưởng của Người là:“ Sản xuất được nhiều, đồng thời

phải chú ý phân phối cho công bằng, cán bộ phải chí công, vô tư thậm chí có

khi cán bộ vì lợi ích chung mà phải chịu thiệt thòi phần nào. Chớ nên cái gì

tốt thì giành về cho mình, xấu để người khác”[4].

Người cũng đưa ra nguyên tắc trong thực hiện phân phối:“Không sợ

thiếu, chỉ sợ không công bằng”[4]. Đó là một trong những phương pháp quản

lý kinh tế hiệu quả, vì theo khoa học quản lý hiện nay thì yếu tố đảm bảo sự

công bằng trong phân phối là một trong những động lực giúp cho người lao

động gắn bó và nhiệt tình với công việc. Chính điều đó làm cho các HTX nói

riêng và các tổ chức khác nói chung vận hành hiệu quả và ngày càng phát triển.

Theo Luật HTX đưa ra quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động

của HTX cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

16

Thứ nhất: Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện

theo quy định của Luật này, tán thành Điều lệ HTX đều có quyền gia nhập hợp tác

xã; xã viên có quyền ra HTX theo quy định của Điều lệ HTX.

Thứ hai: Dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia

quản lý, kiểm tra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết;

thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối

và những vấn đề khác quy định trong Điều lệ HTX.

Thứ ba: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX tự chủ và tự

chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về

phân phối thu nhập.

Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của

HTX, lãi được trích một phần vào các quỹ của HTX, một phần chia theo vốn

góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo

mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.

Thứ tư: Hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát

huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong HTX, trong cộng

đồng xã hội; hợp tác giữa các HTX trong nước và ngoài nước theo quy định

của pháp luật[16].

1.1.1.3. Tính tất yếu khách quan phát triển hợp tác xã nông nghiệp nước ta

Thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam là nông nghiệp và hơn 70% lực lượng

lao động nước ta tập trung trong lĩnh vực này. Mặc dù nước ta đã tiến hành đổi

mới kinh tế được hơn 20 năm nhưng khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn

vẫn còn rất nhiều khó khăn do chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng này vì nhiều

lí do. Vì vậy, phát triển kinh tế HTX nông nghiệp là tất yếu khách quan.

Thứ nhất, do đặc điểm kinh tế nông nghiệp nước ta sản xuất manh mún, nhỏ

lẻ, kỹ thuật sản xuất thô sơ vì đất canh tác để sản xuất nông nghiệp được khoán cho

các hộ nông dân. Do đó, sản xuất lệ thuộc vào tự nhiên, năng suất lao động thấp, chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

17

có khả năng đáp ứng rất nhỏ nhu cầu thị trường. Muốn phát huy được lợi thế so

sánh của ngành nông nghiệp thì phải xây dựng nền sản xuất hàng hoá với quy mô

lớn. Vì vậy, để khắc phục tình trạng manh mún, các hộ nông dân phải tự nguyện

liên kết với nhau hình thành các HTX trong nông nghiệp và nông thôn.

Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn khách quan của hoạt động sản xuất nông

nghiệp của nước ta cũng như các hoạt động sản xuất khác. Sau năm 1945

chuyển từ quan hệ sản xuất lạc hậu ở chế độ phong kiến chuyển sang quan hệ

sản xuất của chế độ xã hội chủ nghĩa chính vì vậy quan hệ sản xuất trong

nông nghiệp thay đổi từ chỗ chiếm hữu ruộng đất và bóc lột lao động của

nông dân thành quan hệ người lao động làm chủ ruộng đất và hợp tác với

nhau trong sản xuất để mang lại lợi ích chung bằng việc hình thành các HTX

trong nông nghiệp. Từ lí do đó, xuất hiện sự tích tụ ruộng đất và hợp tác hoá

trong các khâu sản xuất nông nghiệp làm thay đổi căn bản lực lượng sản xuất

(bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động) trong nông nghiệp. Chính vì thế

tất yếu dẫn đến hình thành phương thức sản xuất tiến bộ của chủ nghĩa xã hội.

Thứ ba, về mặt xã hội: hình thành HTX nông nghịêp tạo việc làm, góp

phần tăng thu nhập cho thành viên và người lao động, cung cấp hàng hoá và

dịch vụ xã hội trong nông nghiệp và nông thôn. Thông qua việc đạt được lợi

ích chung về kinh tế, thành viên HTX tăng thu nhập, gắn kết hơn với nhau,

mở rộng các sinh hoạt cộng đồng, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong hoạt động

sản xuất - kinh doanh, cải thiện đời sống văn hoá.

Thứ tư, về mặt chính trị - văn hóa: Hoạt động sản xuất kinh doanh của

HTX hướng tới phát huy vai trò trong phát triển tinh thần “hợp tác”, cộng

đồng, từng bước hiện thực hoá các giá trị đạo đức cao đẹp và các nguyên tắc;

nâng cao trách nhiệm xã hội của từng công dân cũng như của cộng đồng; tạo

điều kiện cho cộng đồng ngày càng ổn định và gắn kết với nhau hơn. Thông

qua tổ chức HTX, thành viên của cộng đồng có thể cùng nhau giải quyết các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

18

vấn đề có liên quan đến cuộc sống của họ, góp phần giải quyết các mâu thuẫn

trong nội bộ dân cư, củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhất là

ở các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc.

Thứ năm, về mặt thể chế xây dựng HTX, một mặt tạo ra kênh mới trong

huy động nguồn lực để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác thúc đẩy

sự hợp tác giữa các thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng thành

viên; vừa góp phần tạo ra sự cạnh tranh trong nền kinh tế, vừa giảm sự khắc

nghiệt và cạnh tranh không cần thiết giữa các thành viên; vừa phát huy cao tính tự

chủ, tự chịu trách nhiệm của thành viên, vừa tạo ra sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

1.1.2. Cơ sở thực tiễn, quá trình phát triển của kinh tế hợp tác và hợp tác

xã trên Thế giới và ở Việt Nam

1.1.2.1. Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) được thành lập ngày 19/8/1895 tại

Vương quốc Anh. Trụ sở của ICA đóng tại Geneve (Thụy Sỹ)

ICA là một trong những tổ chức quốc tế lớn nhất trên thế giới, phần lớn

các nước có phong trào HTX đều là thành viên của ICA. Hiện nay, ICA đại diện

cho trên 800 triệu xã viên của 225 tổ chức HTX quốc gia của 96 nước [17].

ICA có vai trò và sứ mệnh quan trọng:

Phát triển giá trị và nguyên tắc HTX. HTX là tổ chức của những người tự

nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng các nhu cầu về kinh tế, xã hội và văn

hoá, tự chủ, tự chiụ trách nhiệm; HTX hoạt động dựa trên các giá trị tương trợ,

dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết.

Tuyên truyền về vai trò HTX trong phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu,

các giải pháp phát triển phong trào HTX trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do

hóa thương mại.

Hỗ trợ HTX thông qua các chương trình phát triển năng lực, hỗ trợ tài

chính, khuyến khích tạo việc làm, tham gia xoá đói nghèo, phòng chống HIV

và chương trình tài chính vi mô trên toàn thế giới...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

19

Công nhận vai trò quan trọng và những đóng góp to lớn của trào lưu HTX

quốc tế trong phát triển kinh tế - xã hội và củng cố hoà bình trên toàn thế giới,

ngày 16/12/1992, Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết 47/90 quyết định ngày thứ bảy

đầu tiên của tháng 7 hàng năm là "Ngày quốc tế HTX" của thế giới[17].

1.1.2.2. Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở một số nước trên thế giới

Ở những nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, HTX là công cụ hữu

hiệu điều chỉnh khiếm khuyết của thị trường tự do, hạn chế sự cản trở đến hầu

hết những người hoạt động trong khu vực tư nhân, đặc biệt đối với những người

hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống và ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng

xa, miền núi, hải đảo. Bởi vậy, cùng với các loại hình doanh nghiệp khác, HTX

có thể khuyến khích sự cạnh tranh bằng cách tạo môi trường kinh doanh cởi mở

để tiếp cận thông tin thông qua mạng lưới thị trường tốt hơn, giảm rào cản đối

với việc tiếp cận thị trường bằng cách huy động các nguồn lực và nâng cao khả

năng đàm phán của cá nhân thông qua họat động tập thể.

Trên thế giới, mọi người đang nỗ lực tạo ra những cơ hội kinh tế và cố

gắng kiểm soát số phận thông qua việc trở thành thành viên của các loại hình

HTX khác nhau. HTX cho phép cá nhân đạt được mục tiêu kinh tế từ cấp địa

phương đến toàn cầu mà không thể có được trong hoạt động đơn lẻ. Đối với các

nước đang phát triển, cơ hội này không chỉ là chìa khóa để xóa đói nghèo mà

còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và an ninh toàn cầu. Phát triển HTX

bằng việc tạo ra và củng cố hoạt động kinh doanh bền vững, giúp những hộ dân

thoát nghèo đồng thời cung cấp các dịch vụ đời sống xã viên và bảo vệ tài sản

của người nghèo. HTX có tác động kinh tế quan trọng ở những nước đang phát

triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

* Phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại Ấn độ:

Ấn Độ là một nước nông nghiệp, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ phụ

thuộc rất nhiều vào việc phát triển nông nghiệp. Người nông dân coi HTX là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

20

phương tiện để tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch

vụ. Khu vực HTX có cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tín

dụng, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng

nhà ở ... Những lĩnh vực hoạt động quan trọng của khu vực kinh tế HTX ở Ấn

Độ đang nổi lên là HTX tín dụng nông nghiệp, có tỷ trọng chiếm tới 43%

tổng số tín dụng trong cả nước, các HTX sản xuất đường chiếm tới 62,4%

tổng sản lượng đường của cả nước, HTX sản xuất phân bón chiếm 34% tổng

số phân bón của cả nước[18].

Nhận rõ vai trò của các HTX chiếm vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực

của nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát

triển HTX, thực hiện nhiều dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản,

tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác, đồng thời

thực hiện các dự án về phát triển những vùng nông thôn còn lạc hậu. Ngoài ra,

Chính phủ đã thực hiện chiến lược phát triển cho khu vực HTX như: xúc tiến

xuất khẩu; sửa đổi Luật HTX, tạo điều kiện cho các HTX tự chủ và năng động

hơn; chấn chỉnh hệ thống tín dụng HTX; thiết lập mạng lưới thông tin hai chiều

giữa những người nghèo nông thôn với các tổ chức HTX; bảo đảm trách nhiệm

của các liên đoàn HTX đối với các HTX thành viên.

* Phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức HTX Nhật Bản là nhân tố tích cực,

góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Các loại hình tổ chức HTX Nhật Bản bao gồm: HTX nông nghiệp, HTX tiêu dùng.

Hợp tác xã tiêu dùng Nhật Bản phát triển mạnh từ những năm 1960-

1970. Liên hiệp HTX tiêu dùng là tổ chức cấp cao của khu vực HTX ở Nhật

Bản đã sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau bao gồm lương thực, thực phẩm

và hàng hóa tiêu dùng. Liên hiệp HTX tiêu dùng có các chức năng và nhiệm

vụ như: tăng cường hướng dẫn quản lý và hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

21

các HTX thành viên; lập kế hoạch; phát triển và cung cấp sản phẩm, các

chương trình bảo hiểm và mạng lưới thông tin, đáp ứng nhu cầu của các xã

viên; tổ chức các khóa học và hội thảo về công tác quản lý và giáo dục cho

các HTX thành viên; xuất - nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng...

Hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản được đặc trưng bởi hệ thống 3 cấp:

các HTX nông nghiệp cơ sở, các liên hiệp và các liên đoàn quốc gia. Các tổ

chức HTX cơ sở được tổ chức ở cấp làng, thị trấn và thành phố trực thuộc

tỉnh, gồm những thành viên thường xuyên là nông dân và các thành viên liên

kết khác. HTX nông nghiệp cơ sở có 2 loại: HTX nông nghiệp đa chức năng

và HTX nông nghiệp đơn chức năng. HTX nông nghiệp đa chức năng có

nhiệm vụ hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiếp thị sản phẩm nông

nghiệp, cung cấp nguyên liệu sản xuất và các vật dụng thiết yếu hàng ngày;

Cho vay và đầu tư vốn, cung cấp bảo hiểm... HTX nông nghiệp đơn chức

năng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất cụ thể như chế biến sữa, nuôi gia

cầm và các nghề truyền thống khác. Ngoài ra, còn có chức năng tiếp thị sản

phẩm của các xã viên thành viên và cung cấp nguyên liệu sản xuất... [18].

Các tổ chức HTX cấp tỉnh: Các HTX nông nghiệp được điều hành,

quản lý thông qua các liên đoàn, các hiệp hội HTX nông nghiệp tỉnh và các

liên minh HTX nông nghiệp tỉnh. Các liên đoàn HTX cấp tỉnh điều phối các

hoạt động của các HTX trong phạm vi, quyền hạn của mình, đồng thời cung

cấp các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, tiếp thị cho các HTX thành viên. Các liên

hiệp HTX tỉnh chỉ đạo các vấn đề về tổ chức, quản lý, giáo dục, nghiên cứu

cũng như đưa các kiến nghị lên các cơ quan của Chính phủ. Các liên minh

HTX nông nghiệp tỉnh có nhiệm vụ giám sát và quản lý toàn bộ hoạt động của

các HTX nông nghiệp liên kết.

Để giúp các tổ chức HTX hoạt động, Chính phủ Nhật Bản đã tăng

cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi HTX nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

22

nghiệp là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất và yêu cầu

các cấp, các ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tổ chức

này. Đồng thời, Chính phủ còn yêu cầu các ngành tài chính, thương nghiệp

giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất v.v..., tuy nhiên, không làm ảnh

hưởng đến tính tự chủ và độc lập của các HTX này.

* Kinh nghiệm từ mô hình hợp tác xã nông nghiệp của Đức

Nước Đức được coi là một trong những chiếc nôi đầu tiên của mô hình

kinh tế HTX ở châu Âu. Tương tự như Việt Nam, số lượng các HTX nông

nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao với 3.188 HTX trong tổng số 5.324 HTX hiện có,

chiếm 60%. Tổng doanh thu của tất cả các HTX nông nghiệp và 26 liên hiệp

HTX nông nghiệp năm 2007 là hơn 38,3 tỷ Euro. Các HTX nông nghiệp đã

thu hút tổng cộng 2,2 triệu thành viên[15]. HTX nông nghiệp của Đức hoạt

động đa dạng ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khác nhau.

Ngoài ra còn có rất nhiều HTX nông nghiệp hoạt động kinh doanh,

dịch vụ ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như dịch vụ quản lý chợ,

dịch vụ vệ sinh, dịch vụ vật liệu xây dựng, dịch vụ sấy khô, đóng gói sản

phẩm, dịch vụ than, dầu đốt,...Trong số các HTX nông nghiệp hiện nay vẫn

còn có 214 HTX đang thực hiện đồng thời hoạt động tiết kiệm - tín dụng nội

bộ theo giấy phép của cơ quan chức năng ngành ngân hàng.

Ngoài dịch vụ cung cấp cho thành viên, các HTX nông nghiệp tạo ra

khoảng 150.000 việc làm trực tiếp. Tính trung bình mỗi HTX nông nghiệp sử

dụng 46 lao động[15].

Các HTX nông nghiệp của Đức đang nắm thị phần cao đối với rất nhiều

sản phẩm nông nghiệp quan trọng: 70% thị phần sản phẩm thịt chế biến, hơn

60% thị phần của các sản phẩm sữa, hơn 30% thị phần rượu nho[15].

So với các HTX nông nghiệp Việt Nam, các HTX nông nghiệp Đức không

có khó khăn về đất hay trụ sở. Các HTX vì vậy không quá chú trọng đến việc phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

23

mua đất hay sở hữu trụ sở riêng. Trên cơ sở nguồn đất do HTX quản lý hoặc thuê

dài hạn của xã viên, HTX được chính quyền địa phương cho phép xây dựng bán

kiên cố các nhà kho, cửa hàng, trụ sở của mình khi có nhu cầu cần thiết.

Hoàn toàn bình đẳng như các loại hình doanh nghiệp khác, các HTX

nông nghiệp ở Đức có thể vay vốn không khó khăn từ các ngân hàng thương

mại. Họ không nhất thiết phải có hay phải có đủ tài sản thế chấp mà quan

trọng hơn là dự án vay vốn khả thi và HTX có uy tín, hoạt động quản trị, điều

hành minh bạch, hiệu quả. Theo quy định của Luật HTX Đức, hàng năm các

HTX đều được kiểm toán định kỳ do Hiệp hội HTX thực hiện.

1.1.2.3. Sơ lược quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam

Thời kỳ (1946-1954) kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị

trí đặc biệt quan trọng nên cùng với việc động viên nông dân tích cực tăng gia

sản xuất, Chính phủ đã từng bước thực hiện các chính sách về ruộng đất, giảm

tô, giảm tức. Năm 1949, sắc lệnh giảm tô, giảm tức được ban hành, đồng thời

tạm cấp ruộng đất thu được của thực dân Pháp và địa chủ bỏ chạy vào vùng

địch tạm chiếm chia cho nông dân nghèo. Nhờ đó, trong các vùng giải phóng

sản xuất nông nghiệp phát triển, sản lượng lương thực năm 1954 đạt gần 3

triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, tốc độ tăng giá trị sản lượng nông

nghiệp ở miền Bắc trong 9 năm kháng chiến đạt 10%/năm [2].

Tháng 8 năm 1955, Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung

ương Đảng khoá II đã đề ra chủ trương xây dựng thí điểm 8 HTX nông

nghiệp tại các tỉnh (Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh

Hoá, Nghệ An) với 106 hộ và 59,56 ha đất canh tác, năm 1956 xây dựng

thêm 26 HTX. Đến tháng 10/1957, toàn miền Bắc có 42 HTX, trung bình mỗi

HTX có 46 xã viên. Năm 1958 hầu hết các tỉnh đều tiến hành thí điểm xây

dựng HTX trên cơ sở các tổ đổi công. Lúc này toàn miền Bắc đã có 4.832

HTX nông nghiệp với 126.082 hộ tham gia, chiếm 4,74% tổng số hộ dân[14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

24

Nhằm tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp phát triển đúng hướng,

tháng 4 năm 1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 khoá II đã chính thức

quyết định đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hoá nông nghiệp

nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hoá. Phong trào HTX nông nghiệp phát

triển mạnh hơn theo hướng xây dựng các HTX thành những đơn vị kinh tế

tập thể, các tư liệu sản xuất chủ yếu dần dần dược tập thể hoá, do HTX thống

nhất quản lý, sử dụng. Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã đưa đại bộ phận

nông dân tham gia vào HTX nông nghiệp và chủ yếu là HTX bậc thấp, quy

mô nhỏ. Phong trào HTX nông nghiệp thời kỳ này đã phát huy tác dụng tích

cực trong công tác thuỷ lợi, mở rộng diện tích gieo trồng, tăng năng suất nông

nghiệp, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 24,3%, năng suất lúa tăng

15,25%, gia súc trâu, bò, lợn tăng từ 15% đến 47%[14].

Bước sang giai đoạn thời kỳ 1961 - 1975: thời kỳ củng cố, phát triển,

tập trung chuyển HTX từ bậc thấp lên HTX bậc cao và mở rộng quy mô HTX

nông nghiệp. Thời kỳ này HTX nông nghiệp bộc lộ nhiều nhược điểm, thể

hiện rõ nét sự không phù hợp của HTX bậc cao ở quy mô với trình độ phát

triển lực lượng sản xuất, mô hình HTX tập thể hoá, toàn bộ tư liệu sản xuất đều

thuộc sở hữu tập thể, HTX quản lý và thống nhất sử dụng, ngày công là giá trị

cuối cùng của những người lao động, xã viên sau khi đã trừ đi các chi phí sản

xuất, thuế... do vậy không còn khả năng khuyến khích được người lao động.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những thành tựu kinh tế đạt được:

tốc độ phát triển bình quân hàng năm đạt 5,6%, công nghiệp đạt 13,6%, một

số ngành công nghiệp quan trọng đã hình thành và phát triển, HTX tiểu thủ

công nghiệp đã sản xuất và cung cấp tới 90% số lượng hàng tiêu dùng cho

nhân dân. Đánh giá được tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế

của đất nước và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn Trung ương đã

đề ra hai cuộc vận động lớn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

25

- Một là: xây dựng HTX theo tiêu chuẩn bốn tốt: “Đoàn kết tốt, sản xuất

tốt, tăng thu nhập xã viên, tích luỹ xây dựng HTX tốt, làm tốt nghĩa vụ với Nhà

nước”. Số HTX bậc cao, quy mô lớn tăng nhanh về số lượng nhưng trên thực

kết sản xuất vẫn trì trệ, thấp kém không thuyết phục, tạo ra sự tin tưởng ở các

hộ xã viên, nhất là sản lượng lương thực giảm sút nhiều, chính vì vậy số hộ xã

viên xin ra HTX ngày càng tăng thêm.

- Hai là: cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật trong các HTX và tăng đầu

tư cho HTX. Nhờ vậy mà giá trị tài sản cố định tăng nhanh, các công trình

phục vụ tưới tiêu, thuỷ lợi nội đồng được xây dựng, đồng ruộng được cải tạo

trên diện rộng tuy nhiên sản lượng lương thực vẫn không tăng. Quản lý

HTX bộc lộ nhiều yếu kém, hiện tượng tham ô, lãng phí diễn ra ngày càng

nhiều, vốn của HTX bị chiếm dụng…[8].

Chính vì vậy, bước vào giai đoạn 1966 - 1975, hội nghị Trung ương

11,12,15 (khoá III) đã có những quyết định chuyển hướng về tư tưởng, tổ chức

chỉ đạo kinh tế, quốc phòng trong điều kiện nhà nước có chiến tranh. Chế độ ba

khoán được cải tiến một bước nhưng vẫn mang nặng tính bình quân. Đối với

nông nghiệp, quy mô HTX được mở rộng, công tác quản lý trong nội bộ HTX

cũng được quan tâm cải tiến một bước. Đối với ngành thương mại, HTX tiếp

tục được củng cố và phát triển cả về tổ chức, phạm vi hoạt động và quy mô

kinh doanh. Tuy nhiên, tình trạng mất dân chủ, vi phạm các nguyên tắc quản lý

lại xuất hiện nhiều hơn. Đúng trước tình thế đó Đảng ta chủ trương mở cuộc

vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý từ cơ sở đưa nông nghiệp lên sản

xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Cuộc vận động này được thực hiện từ đầu năm 1970

đến năm 1980. Cuộc vận động này đã tổ chức lại sản xuất, nhiều phong trào

sản xuất được phát động, nhiều công trường thủ công được hình thành, máy

móc thiết bị được trang bị, tăng cường cho cấp huyện và các HTX. Nguồn vốn

đầu tư tăng đã tạo ra một số cơ sở vật chất và công trình phúc lợi mới cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

26

HTX. Nhưng về cơ bản vẫn không khắc phục được những mặt yếu kém của

HTX mà càng làm phát sinh thêm những khó khăn mới. Cụ thể là:

- Thái độ của người lao động đối với công việc chung của HTX ngày

càng thờ ơ với công việc, không tận tâm, tận lực với ruộng đất, tài sản, tư liệu

sản xuất chung.

- Quy mô của HTX ngày càng mở rộng nhưng lãng phí càng lớn,

hiệu quả kinh tế ngày một giảm sút, tài sản, vốn ngày càng thất thoát, diện

tích đất bỏ hoang ngày càng tăng phổ biến ở nhiều HTX.

- Sản xuất nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, mức thu nhập của xã viên

giảm dần.

Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và cả

nước bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng tháng 12 năm 1976 đã đề ra, ở miền Nam:

xoá bỏ triệt để quyền chiếm hữu phong kiến về ruộng đất, xây dựng kinh tế

quốc doanh lớn mạnh nhanh chóng, chiếm ưu thế trong sản xuất và phân phối,

còn ở miền Bắc tiếp tục mở rộng quy mô các HTX nông nghiệp tổ chức lại sản

xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hoá và cơ giới hoá. Tuy nhiên, do rập

khuôn và áp đặt mô hình HTX quy mô lớn của miền Bắc nên ngay từ đầu các

tỉnh phía Nam đã thực hiện tập thể hoá tư liệu sản xuất một cách triệt để mà

không tính đến công tác tổ chức quản lý. Chính vì vậy, các HTX nông nghiệp

trong giai đoạn này mang nặng tính chất của một tổ chức xã hội chứ không

phải là một tổ chức kinh tế. Với phương thức tổ chức mà người nông dân bị

tách rời đối tượng lao động và sản phẩm cuối cùng, do vậy động lực kinh tế bị

triệt tiêu, biến người nông dân làm chủ thành người lao động phụ thuộc, HTX

không còn là một đơn vị kinh tế tập thể như định hướng ban đầu.

Thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của nông nghiệp

nói riêng vào những năm 1979-1980 gặp nhiều khó khăn, sa sút nghiêm trọng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

27

nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra không đạt, sản lượng lương thực, chăn

nuôi giảm sút đứng trước những khó khăn lớn, tổng giá trị sản luợng giảm

mạnh, ruộng đất bị bỏ hoang, chiến tranh biên giới đã làm cho nền kinh tế rơi

vào trạng thái hết sức khó khăn, thiếu thốn trên nhiều mặt. Đứng trước tình

hình đó, Hội nghị Trung ương 6 khoá IV tháng 9 năm 1979 đã ra Nghị quyết về

những vẫn đề cấp bách về kinh tế- xã hội, thông qua đó, nhiều HTX đã thực

hiện khoán đến hộ xã viên, cho phép xã viên bỏ vốn, sức lao động đầu tư thâm

canh trên diện tích đất được khoán và được bà con xã viên nhiệt tình ủng hộ.

Đổi mới tư duy lý luận làm cơ sở cho đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn được đánh dấu bằng những mốc lịch sử

quan trọng, đó là Chỉ thị 100 CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung

ương Đảng; Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 5/4/1988; sự ra đời của Luật

HTX được thông qua ngày 20/3/1996 tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa IX.

Thực hiện đường lối đổi mới HTX nông nghiệp của Đảng và thi hành

Luật HTX, tất cả các địa phương đều đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi HTX nông

nghiệp kiểu cũ sang HTX nông nghiệp kiểu mới cho phù hợp với quy luật kinh

tế thị trường và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp dựa trên quyền tự chủ sản

xuất kinh doanh của hộ nông dân. Xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội của

từng địa phương, sự vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới HTX nông nghiệp của

cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, việc chuyển đổi HTX nông nghiệp đã diễn ra

hết sức đa dạng và phong phú. Đáng chú ý là đã xuất hiện nhiều mô hình HTX

nông nghiệp làm ăn có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của hộ nông

dân trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Có thể khái

quát thành hai cách làm chủ yếu: chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ sang

HTX nông nghiệp kiểu mới; thành lập mới HTX nông nghiệp.

- Trong cách thứ nhất, chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ thành

HTX nông nghiệp kiểu mới về cơ bản đã giữ nguyên HTX nông nghiệp cũ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

28

nhưng đổi mới phương thức tổ chức, quản lý HTX theo Luật HTX bao gồm

các nội dung: kiểm kê, xử lý tài sản, công nợ của HTX cũ, đăng ký lại danh

sách xã viên, xây dựng Điều lệ HTX, tổ chức lại hệ thống dịch vụ và bộ máy

quản lý của HTX nông nghiệp. Cách làm này khá phổ biến ở các tỉnh phía

Bắc và Bắc Trung Bộ. Chẳng hạn, ở tỉnh Thái Bình sau chuyển đổi theo Luật

HTX đã có 313 HTX nông nghiệp được chuyển đổi trong số 320 HTX nông

nghiệp cũ với số hộ nông dân tham gia HTX nông nghiệp kiểu mới đạt 98,9%

tổng số hộ của cả tỉnh; ở tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2000 đã có

379/382 HTX thực hiện chuyển đổi, đạt 99,2% số HTX nông nghiệp và hầu

hết số hộ nông dân đều tham gia HTX nông nghiệp kiểu mới; ở tỉnh Nam

Định có 445 ngàn hộ nông dân tham gia vào 313 HTX nông nghiệp kiểu mới,

chiếm gần 100% số hộ nông dân của cả tỉnh. Theo kết quả Tổng điều tra nông

thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001 của Tổng cục Thống kê, cả nước có

7.171 HTX trong nông nghiệp, trong đó riêng vùng đồng bằng sông Hồng có

3.311 HTX, chiếm tới 46% số HTX nông nghiệp cả nước, còn ở 5 tỉnh Bắc

Trung Bộ bao gồm từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có 1.114 HTX, chiếm

15,5% số HTX nông nghiệp của cả nước.Cách chuyển đổi này có nhiều hạn

chế, vẫn mang nặng tính hình thức; tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế lợi ích

chưa có sự đổi mới căn bản, chưa tạo được động lực phát triển mới và gắn bó

lợi ích của các hộ xã viên. Cụ thể số hộ nông dân tham gia HTX đông vì chủ

yếu vẫn theo cách "đánh trống ghi tên", nên họ không góp vốn hoặc góp

chiếu lệ, nơi thấp chỉ 30 - 50 ngàn đồng, nơi cao cũng chỉ trên dưới 100 ngàn

đồng/mỗi hộ, bản thân xã viên không có động lực kinh tế, HTX nông nghiệp

thì không có nhiều vốn để hoạt động kinh doanh[5].

- Cách làm thứ hai, thành lập HTX nông nghiệp kiểu mới bao gồm

thành lập HTX nông nghiệp mới hoàn toàn và thành lập HTX nông nghiệp

mới trên cơ sở giải thể HTX nông nghiệp kiểu cũ. Đây là cách làm chủ yếu ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

29

các tỉnh phía Nam bao gồm vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu

Long. Cách làm này có ưu điểm chính là xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh

tế hộ, bảo đảm tính tự chủ cao, nên nông dân tự nguyện góp vốn lớn để đáp

ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh của HTX. Phương thức hoạt động

cũng gắn được quyền lợi và trách nhiệm của từng hộ xã viên đối với HTX

nông nghiệp. Những người sáng lập thường có trình độ chuyên môn kỹ thuật

và trình độ kinh doanh và trở thành cán bộ quản lý HTX năng động, sáng tạo,

thích ứng được với cơ chế thị trường, phát triển vững chắc và có hiệu quả.

Ở các tỉnh phía Bắc, cũng xuất hiện một số HTX nông nghiệp thành lập mới

theo đúng nguyên tắc của Luật HTX thì kinh doanh phát triển và có hiệu quả.

Hạn chế cơ bản của cách làm này, trước hết, có lẽ ở số lượng HTX và số hộ

nông dân tham gia, số hộ nghèo tham gia HTX nông nghiệp còn quá ít. Chẳng

hạn, tại xã Xuân Tây, Xuân Lộc, Đồng Nai có trên 3.000 hộ nông dân, nhưng

chỉ có 1 HTX nông nghiệp với 21 xã viên[5]. Điều này không phù hợp với

bản chất và mục đích của HTX nông nghiệp là nơi để người nghèo, người ít

có những lợi thế có điều kiện để giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng góp sức, góp

của thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh,

thoát khỏi đói nghèo và từng bước vươn lên khá và giàu.

Điều đó hạn chế mở rộng kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nhất là đối

với các tỉnh Nam Bộ, nơi có điều kiện và truyền thống phát triển nông nghiệp

hàng hóa, nhưng số HTX nông nghiệp và số hộ nông dân tham gia HTX nông

nghiệp còn quá ít. Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy

sản năm 2001 của Tổng cục Thống kê, vùng Đông Nam Bộ tổng số có 191

HTX nông nghiệp, trong đó thành lập mới là 45 HTX; vùng đồng bằng sông

Cửu Long có 424 HTX nông nghiệp, trong đó có 383 HTX mới thành lập; số

lao động trong HTX nông nghiệp ở hai vùng này lại quá ít: Đông Nam Bộ có

6.978 người, bình quân 36 người/HTX, đồng bằng sông Cửu Long có 6.355

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

30

người, bình quân 15 người/HTX[5].

Do vậy HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế do những người nông dân

tự nguyện thành lập nhằm mục đích trợ giúp các hoạt động nông nghiệp của

họ thông qua việc cung cấp các dịch vụ giá rẻ do lợi thế về quy mô và phân

công chuyên môn hóa lao động, dựa trên nền tảng kinh tế của hộ nông dân,

mà đa số họ là những người yếu thế về trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật -

công nghệ và khả năng hạn hẹp về vốn, theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ,

cùng có lợi và cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Đây là nét khác cơ bản với kiểu

góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.

Mở rộng các hình thức hơp tác trong nông nghiệp nói chung và xây dựng

HTX nông nghiệp nói riêng là một bộ phận của xây dựng quan hệ sản xuất mới

bao gồm cả quan hệ sở hữu và hình thức tổ sản xuất và quản lý. Trong đường lối

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay, chúng ta thực

hiện chính sách đa dạng hóa hình thức sở hữu và tổ chức sản xuất - quản lý với

mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Do

đó, trong nông nghiệp, nông thôn tồn tại nhiều thành phần kinh tế có quyền bình

đẳng trước pháp luật, cùng hợp tác và cạnh tranh với nhau. Phát triển các loại

hình tổ chức sản xuất nông nghiệp đa dạng, từ hộ nông dân tự chủ đến HTX,

kinh tế trang trại, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, kể cả

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… trong tất cả các khâu của quá trình tái

sản xuất xã hội: sản xuất, dịch vụ, chế biến nông sản, thương mại… các doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế muốn tồn tại và phát triển đều phải có sự

hợp tác với nhau theo quan hệ thị trường.

Khác với trước đây, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn ngày nay được quan niệm rộng hơn, toàn diện hơn, chuyển đổi về lực

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất gắn với thị trường, xây dựng đời sống văn

hóa, tinh thần ở nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, bao gồm thủy lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

31

hóa, cơ khí hóa, điện khí hóa, sinh học hóa, thị trường hóa, hợp tác hóa, nhân

văn hóa… Nghĩa là, chuyển đổi nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông

nghiệp sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở công nghiệp và dịch vụ, xét cả

về tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động với phương thức và trình độ cao về

phân công và hợp tác lao động xã hội.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ưu

tiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển HTX

nông nghiệp vừa là nội dung quan trọng, vừa là tiền đề của công nghiệp hóa,

hiện đại hóa. Mối quan hệ tác động qua lại giữa HTX nông nghiệp và công

nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện trên những nét sau đây:

Thứ nhất: Phát triển HTX nông nghiệp sẽ tạo nên sự phân công lao

động và tổ chức lao động mới, vừa tạo ra năng suất lao động và năng suất

nông nghiệp cao, vừa tạo điều kiện để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp

sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ

trong nông thôn. Đó cũng là một nội dung quan trọng của công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.

Thứ hai: Nhờ phát triển HTX nông nghiệp với sự góp vốn của hộ xã

viên thỏa đáng mà HTX nông nghiệp đủ sức hoạt động kinh doanh và đầu tư

xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng và có điều kiện ứng dụng

tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. Đây cũng là một nội dung quan

trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba: Nhờ phát triển HTX nông nghiệp mới tạo ra quy mô sản xuất

hàng hóa lớn thích ứng với nhu cầu của thị trường, hạn chế và khắc phục dần

tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún, mang nặng tính tự cung, tự cấp

của kinh tế hộ còn đang phổ biến ở nước ta hiện nay.

Thứ tư: HTX nông nghiệp là một tổ chức kinh tế của nông dân đồng

thời là một trường học thực tế để nâng cao trình độ của người lao động và đào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

32

tạo, rèn luyện những cán bộ quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của kinh tế

thị trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ năm: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa đặt ra yêu cầu

của hợp tác hóa nói chung và phát triển HTX nông nghiệp nói riêng, vừa tạo

điều kiện để thúc đẩy và hỗ trợ HTX nông nghiệp, nhất là cung cấp phương

tiện kỹ thuật và công nghệ cho HTX nông nghiệp để tiến hành sản xuất kinh

doanh có hiệu quả.

Sự phát triển HTX nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ở nước ta đang gặp nhiều mâu thuẫn và khó khăn, trước hết là đang đứng

trước một nghịch lý giữa lý luận và thực tiễn. Về lý luận, ai cũng thấy hợp tác

nói chung và HTX nông nghiệp là cần thiết và có lợi cho chính người nông

dân, được Đảng và Nhà nước quan tâm (có Nghị quyết số 13-NQ/TW của Hội

nghị Trung ương 5 khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu

quả kinh tế tập thể và Quốc hội đã có Luật HTX năm 1996 và Luật HTX sửa

đổi bổ sung năm 2003), nhưng trên thực tế việc chuyển đổi HTX nông nghiệp

vẫn mang nặng tính hình thức, phát triển chậm và số hộ nông dân thực sự

tham gia còn quá ít. Theo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản

năm 2001, số lao động thực sự làm việc trong các HTX nông nghiệp chỉ bằng

0,68% tổng số lao động hiện có trong nông thôn[5]. Tuyệt đại đa số lao động

nông nghiệp và nông thôn làm việc trong các hộ nông dân tự chủ, tuy vẫn

được HTX cung ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhưng không

là xã viên và do đó thiếu mối quan hệ gắn bó giữa hộ tự chủ với HTX. Họ có

thể sử dụng hoặc không sử dụng dịch vụ của HTX là tùy thuộc vào giá cả và

tinh thần phục vụ. Như vậy, HTX nông nghiệp chưa tạo được một sức hút

mạnh mẽ các hộ nông dân tham gia hợp tác. Trước thực trạng đó, bước đầu,

xin được nêu một số nguyên nhân chủ yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

33

- Các hộ nông dân chưa có nhu cầu và động lực tham gia hợp tác. Do

đất chật người đông, lao động nông nghiệp dư thừa nhiều, thời gian nông

nhàn lớn, nhiều hộ nông dân chưa có nhu cầu hợp tác, cộng với tâm lý sợ mất

tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tâm lý mặc cảm, định kiến và hoài nghi

đối với mô hình HTX nông nghiệp kiểu cũ, trong khi nguyên tắc tham gia

HTX là tự nguyện, dân chủ, hộ nông dân chưa thấy rõ lợi ích kinh tế nên chưa

có động lực vào HTX nông nghiệp.

- Bản thân HTX nông nghiệp hoạt động kinh doanh còn nhiều hạn chế,

chưa thích ứng với sản xuất hàng hóa và chưa nêu gương về mô hình tổ chức

sản xuất tiên tiến và hiệu quả. Ngoại trừ một số mô hình HTX nông nghiệp

tiên tiến, năng động và kinh doanh có hiệu quả, đại bộ phận HTX nông

nghiệp còn lại vẫn hoạt động theo nếp cũ, chuyển sang làm dịch vụ được

chăng hay chớ, chưa quan tâm nhiều đến mục tiêu hiệu quả kinh tế, mà nặng

về mặt chính trị - xã hội.

- Còn thiếu những cán bộ cốt cán quản lý HTX nông nghiệp có trình độ,

kinh nghiệm và có tâm huyết vì lợi ích của HTX và xã viên. Chủ nhiệm HTX,

ban quản trị chưa được tuyển chọn, rèn luyện, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện

quản lý kinh doanh nông nghiệp trong kinh tế thị trường.

- Sự chỉ đạo chuyển đổi và phát triển HTX nông nghiệp còn nhiều mặt

hạn chế cả về tuyên truyền giáo dục, tổ chức, cơ chế chính sách, điều hành cụ

thể đối với phong trào hợp tác và HTX nông nghiệp. Chính quyền địa phương

nhiều nơi vẫn duy trì HTX nông nghiệp một cách hình thức với nhiều lý do

khác nhau và do đó tạo nên sự trì trệ đối với phát triển HTX nông nghiệp[5].

* Một số hợp tác xã nông nghiệp điển hình tiên tiến ở Việt Nam

- Hợp tác xã rau an toàn Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần

Thơ. “Sản xuất rau an toàn, nâng cao thu nhập cho xã viên, góp phần chuyển

dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

34

- Hợp tác xã nông nghiệp Tân An, xã Tân An, huyện Đăkpơ, tỉnh Gia

Lai. “Hợp tác xã làm tốt đầu ra cho xã viên”.

- Hợp tác xã chè Tân Lập, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

“HTX vực lại nghề trồng chè xuất khẩu, giúp bà con xoá đói, giảm nghèo,

hướng tới làm giàu”

- Hợp tác xã nông nghiệp Tân Dĩnh, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang,

tỉnh Bắc Giang. “4 dịch vụ - hàng trăm triệu đồng lãi”.

HTX nông nghiệp Tân Dĩnh thực hiện 4 dịch vụ chính: dịch vụ thuỷ lợi

tưới tiêu; dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật; dịch vụ cung ứng vật tư

nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm; dịch vụ cung ứng điện phục vụ sinh hoạt

và sản xuất. Nhìn chung các loại hình dịch vụ của HTX nông nghiệp Tân

Dĩnh đều có lãi, năm sau cao hơn năm trước: năm 2005 lãi 149 triệu đồng,

năm 2006 lãi 213 triệu đồng; 6 tháng đầu năm 2007 lãi gần 180 triệu đồng

(bằng 85% năm 2006); thu nhập bình quân của cán bộ HTX đạt từ 700.000

đến 1.000.000 đồng/người/tháng - mức lương khá so với các HTX dịch vụ

nông nghiệp khác[6].

1.1.2.4. Một số bài học để phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam

Thứ nhất, để giúp các hộ nông dân cải thiện điều kiện sống và phát

triển sản xuất, cần phải liên kết các hoạt động đầu ra, đầu vào cho họ dưới

hình thức tốt nhất là HTX nông nghiệp. Bởi vì theo tôn chỉ của HTX từ trước

đến nay thì HTX có thể mang đến nhiều điều lợi cho nông dân như:

+ Bán hàng cho nông dân với giá phải chăng, tiện lợi và đảm bảo chất lượng.

+ Giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá dễ dàng, có kế hoạch với chi phí giảm,

giá cả hợp lý, buôn bán văn minh, tiêu chuẩn hoá sản phẩm ở mức cao.

+ Tạo thế cạnh tranh tốt cho nông dân cả khi mua và khi bán hàng hoá.

+ Liên kết nông dân sử dụng hết công suất máy móc, chi phí sản xuất thấp.

+ Đào tạo năng lực tự quản lý, năng lực áp dụng kỹ thuật tiên tiến cho nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

35

Tuy nhiên, các giá trị trên chỉ có được khi HTX thực sự hoạt động theo

nguyên tắc tự lực tự chịu trách nhiệm, quản lý dân chủ, hiệu quả hoạt động

cao, có sự tương trợ lẫn nhau.

Thứ hai, để HTX nông nghiệp ra đời và phát triển tốt rất cần sự hỗ trợ của

Nhà nước về các mặt: tạo khuôn khổ luật pháp; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở

nông thôn nhất là đường giao thông, điện, nước; tuyên truyền, khuyến khích,

quảng bá cho các HTX. Nhà nước cần giúp đỡ HTX thực thi kiểm soát bằng các

chế định luật hạn chế ban lãnh đạo HTX lũng đoạn, trá hình doanh nghiệp tư

nhân dưới lốt HTX để hưởng ưu đãi.

Thứ ba, tiêu thụ được sản phẩm cho hộ nông dân với giá phải chăng và

chi phí thấp chính là sự hỗ trợ đáng giá mà các hộ nông dân Việt Nam đang

cần. Để làm được điều này các HTX nông nghiệp ở Việt Nam phải đáp ứng

được ba điều kiện:

+ Ban quản lý HTX phải có tâm huyết với mục tiêu giúp nông dân làm

giàu hơn là dùng HTX để làm giàu cho cá nhân mình hay để tích luỹ lợi

nhuận cho HTX.

+ Người nông dân hiểu được HTX chính là tổ chức tự họ giúp họ nên

hợp tác với ban quản lý nhằm thiết lập được chế độ hoạt động tối ưu cho HTX.

+ Chính quyền địa phương không được can thiệp vào công việc của

HTX nhưng phải tạo điều kiện cho các mục tiêu xã hội của HTX có thể thực

hiện dễ dàng nhất.

Thứ tư, HTX nông nghiệp phải được tổ chức ở những khâu nào mà

HTX làm thì tốt hơn hộ gia đình, tốt hơn tư nhân, thậm chí tốt hơn cả doanh

nghiệp Nhà nước.

Thứ năm, cần đề cao vấn đề giáo dục đào tạo nhân lực cho HTX. Các tổ

chức Liên minh HTX tỉnh, nhà nước đều phải coi trọng nhiệm vụ này. Nếu

làm tốt nhiệm vụ này thì phong trào HTX sẽ phát triển bền vững. Chú trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

36

đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ tư vấn cho HTX và nông dân.

Đặc biệt các HTX cần coi trọng hoạt động khuyến nông, coi đây là phương

tiện cơ bản giúp nông dân vượt khó, xoá nghèo để vươn lên làm giàu. HTX

nông nghiệp phải coi cải tạo tư tưởng phong cách, lề lối, tập quán sản xuất

của nông dân là mục tiêu của mình thì mới giúp ích nhiều cho nông dân và

giúp hộ nông dân phát triển lực lượng sản xuất để cạnh tranh hiệu quả với

nông dân thế giới trong nền kinh tế toàn cầu.

1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài

cần trả lời các câu hỏi sau:

- Cách thức tổ chức, quản lý, quy mô và năng lực của các HTX?

- Định hướng sản xuất kinh doanh, các loại hình sản xuất và dịch vụ

của các HTX nông nghiệp?

- Mô hình tổ chức kinh doanh của các HTX nông nghiệp?

- Vốn của các HTX nông nghiệp?

- Để nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển kinh tế HTX trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay cần giải quyết các vấn đề gì?

(Cơ chế, chính sách, vấn đề đào tạo nhân lực…)

1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Sau 5 năm thực hiện chương trình đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác,

HTX, giai đoạn 2001-2005 đã đạt được một số kết quả quan trọng, kinh tế hợp

tác, HTX từng bước phát triển, với nhiều loại hình phong phú, quy mô và hoạt

động có hiệu quả. Việc phát triển HTX đa ngành nghề đã từng bước đáp ứng của

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã

hội của địa phương. Tuy nhiên, so với mục tiêu yêu cầu còn một số yếu kém, đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

37

biệt là hệ thống các HTX nông nghiệp phát triển chậm so với các HTX phi nông

nghiệp, quy mô và khả năng mở rộng sản xuất còn hạn chế, trình độ quản lý còn

yếu, các HTX nông nghiệp chưa có sự liên kết giao lưu kinh tế giữa khu vực

thành thị và nông thôn, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, còn mang tính khép

kín, tự cung tự cấp nhất là ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa.

Để thực hiện luận văn này tác giả tiến hành thu thập số liệu theo

phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với 81 HTX đại diện cho 124 HTX

nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đó phân tích đánh giá tình hình hoạt động

của các HTX nông nghiệp, tìm ra những tồn tại vướng mắc và đưa ra các giải

pháp khắc phục những khó khăn, yếu kém; phát huy, nhân rộng những mô

hình sản xuất kinh doanh hiệu quả cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn.

1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Thu thập tài liệu thứ cấp: Từ các thông tin công bố chính thức của

các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về tình hình sản xuất

nông nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước.

- Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến

quá trình nghiên cứu của đề tài, được công bố chính thức ở các cấp, các ngành.

Thông tin số liệu chủ yếu là các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

- Các số liệu thứ cấp chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học

trong và ngoài nước có liên quan đến HTX, thông qua các tài liệu trong và

ngoài nước đã công bố như: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên; tài liệu

báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nước; UBND tỉnh, các Sở, ban,

ngành, tài liệu các trang Website trên internet, các báo cáo nghiên cứu chuyên

đề, các tài liệu khác...

- Để thu nhập số liệu thứ cấp, tác giả điều tra thông qua hệ thống sổ

sách, chứng từ, báo cáo đã được công bố, tham khảo ý kiến chuyên gia. Nhằm

làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng về phát triển HTX nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

38

nghiệp trên địa bàn tỉnh.

b. Thu thập tài liệu sơ cấp:

- Số liệu sơ cấp là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức,

phản ánh kết quả hoạt động của các HTX, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn

đề khác có liên quan.

- Số liệu thu thập từ các HTX nông nghiệp trong tỉnh.

- Để thu thập được số liệu sơ cấp, tác giả sử dụng các phương pháp:

+ Phương pháp gửi phiếu điều tra đến các HTX nông nghiệp trên địa

bàn tỉnh.

+ Phương pháp quan sát thực tế: là phương pháp quan trọng, liên quan

đến cách giải thích chính xác các kết quả nghiên cứu.

Thu nhập thông tin sơ cấp qua việc điều tra trực tiếp và gián tiếp thông

qua các phiếu điều tra, khảo sát gửi cho 81 HTX nông nghiệp.

1.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành chọn lọc, hệ

thống hoá để tính toán các chỉ tiêu cần nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hoá và tổng hợp tài

liệu, phân chia theo các nội dung, chỉ tiêu nhằm phù hợp với việc nghiên cứu.

Sử dụng các công cụ và kỹ thuật tính toán trong nghiên cứu là chương

trình Excel của Microsoft Window trên máy tính.

1.2.2.4. Phương pháp phân tích

Nhằm làm rõ các vấn đề của đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng các

phương pháp:

- Phương pháp thống kê kinh tế: chủ yếu để phân tích số liệu kết hợp

với phương pháp so sánh để thấy được tình hình biến động của các chỉ tiêu

nghiên cứu trong mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khác. Thông qua các chỉ tiêu

về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển… nhằm đưa ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

39

những kết luận và giải pháp có căn cứ khoa học.

- Phương pháp so sánh: so sánh kết quả của mỗi thời kỳ, hiệu quả sản

xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp trước và sau khi đổi mới.

- Phương pháp chuyên gia: trên cơ sở ý kiến đánh giá của những người

đại diện trong lĩnh vực chuyên ngành và các lĩnh vực nghiên cứu… Từ đó, rút

ra những nhận xét, đánh giá chung các vấn đề đang nghiên cứu, giúp cho quá

trình phân tích đánh giá được chính xác hơn.

- Phương pháp chuyên khảo: dùng để phân tích đánh giá lại một số

HTX nông nghiệp điển hình. Tìm hiểu chung hoạt động sản xuất kinh doanh

của 81 HTX nông nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh thông qua các chỉ tiêu nghiên

cứu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các HTX, trình độ của cán bộ chủ

chốt, vốn quỹ của HTX, các hoạt động dịch vụ và kết quả kinh doanh của

HTX nông nghiệp.

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Quy mô và các kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh mà các HTX nông

nghiệp đang thực hiện.

- Lĩnh vực tổ chức quản lý: bộ máy tổ chức hoạt động Ban quản trị

HTX; trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ HTX…

- Lĩnh vực kinh tế: chỉ tiêu vốn, mức tăng trưởng, doanh thu, lợi nhuận,

thu nhập bình quân…

- Chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể:

+ Mức vốn góp bình quân của 1 HTX.

+ Giá trị sản xuất kinh doanh thu được/HTX .

+ Lãi bình quân/HTX.

+ Kết quả hoạt động kinh doanh (doanh thu) của HTX.

+ Mức thu nhập bình quân/lao động/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

40

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG

NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là trung tâm chính trị , kinh tê , văn hoa cua vung Viêt Băc

nói riêng và vùng núi Đông Bắc nói chung . Vơi hê thông đương bô , đương

săt, đương sông hinh de quat ma thanh phô Thai Nguyên la đâu nut , nơi đây

trơ thanh cưa ngo giao lưu kinh tê - xã hội giữa vùng trung du miền núi với

vùng đồng bằng Bắc Bộ . Đo thưc sư la nhưng nhân tô quan trong , tạo nền

tảng để Thái Nguyên phát huy thế và lực mới trong sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiên đai hoa .

Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên 3.541,1 km2, chiêm 1,13% diên tich

cả nước[13]. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn , phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc , Tuyên

Quang, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Băc Giang, phía nam giáp thủ đô Hà Nội.

2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc - nam, thâp dân

xuông phia nam va kết thúc ơ Đeo Khê . Câu truc vung nui phia băc chu yêu la

đa phong hoa manh (castơ) tạo thành nhiều hang động, thung lung nho. Phía tây

nam co day Tam Đao vơi đinh cao nhât 1.590 m[13], các vách núi dưng đưng va

kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. Ngoài hai dãy núi kể trên , tỉnh còn có

dãy Ngân Sơn (băt đâu tư Băc Kan chay theo hương đông băc - tây nam đên

huyên Vo Nhai) và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

Là tỉnh trung du , miên nui , nhưng đia hinh tinh Thai Nguyên không

phưc tap lăm nêu so vơi cac tinh trung du , miên nui khac trong vung . Đây la

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

41

điêu kiên thuân lơi cho tinh trong qua trinh phat triên san xuât nông - lâm

nghiêp noi riêng va phat triên kinh tê - xã hội nói chung .

2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu của Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Lương

mưa trung binh khoang 2.000 mm/năm, cao nhât vao thang 8 (400 mm) và

thâp nhât vao thang 1 (dươi 50 mm).

Do đia hinh thâp dân tư vung nui cao xuông vung nui thâp , trung du ,

đông băng theo hương băc - nam, nên khi hâu Thai Nguyên vao mua đông

đươc chia thanh 3 vùng rõ rệt : vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ

Nhai; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hoá , Phú Lương và phía nam

huyên Vo Nhai ; vùng ấm gồm các huyện Đại Từ , Đồng Hỷ , Phú Bình , Phô

Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên [13].

Tông lương mưa kha lơn, khoảng 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, lương mưa

phân bô không đêu theo thơi gian va không gian .

Lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa , trong đo riêng thang

8 lương mưa chiêm gân 30% tông lương mưa ca năm , vì vậy thường gây ra

nhưng trân lu lơn . Vào mùa khô (đăc biêt la thang 12), lương mưa trong thang

chỉ bằng 0,5% lương mưa ca năm .

2.1.1.4. Tài nguyên, khoáng sản

- Tài nguyên đất:

+ Đất núi: chiêm 48,4% diên tich tư nhiên , năm ơ đô cao trên 200 m so

vơi mưc nươc biên , hình thành do sự phong hóa trên đá mácma , đa biên chât

và đá trầm tích . Đất núi thích hợp cho phát triển lâm nghiệp , trông rưng đâu

nguôn, rưng phong hô , rưng kinh doanh va trông cac cây đăc s ản, cây ăn qua,

cây lương thưc phuc vu nhân dân vung cao .

+ Đất đồi: chiêm 31,4% diên tich tư nhiên , chủ yếu hình thành trên cát

kêt, bôt kêt , phiên set va môt phân phu sa cô . Đất đồi tại một số vùng như :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

42

Đai Tư, Phú Lương,... năm ơ đô cao 150 - 200 m, đô dôc 5 - 200, phù hợp cho

sư sinh trương cua cây công nghiêp va cây ăn qua lâu năm [13].

+ Đất ruộng: chiêm 12,4% diên tich tư nhiên , đây la loai đât co sư phân

hoá phức tạp . Môt phân phân bô doc theo cac con suôi , rải rác không tập

trung, chịu tác động lớn của chế độ thuỷ văn khắc nghiệt (lũ đột ngột , hạn

hán,...), khó khăn cho việc canh tác .

Điêu đang lưu y , diên tich đât chưa sư dung ơ Thai Nguyên kha lơn,

chiêm 22,18% diên tich đât tư nhiên[13]. Diên tich đât nay co kha năng phat

triên lâm nghiêp , nhât la mô hinh trang trai vươn rưng . Đây la tiêm năng ,

đông thơi cung la nhiêm vu lơn đăt ra cho tinh trong viêc khai tha c, sư dung

hiêu qua nguôn tai nguyên nay .

- Tài nguyên rừng

Là tỉnh miền núi với diện tích đất lâm nghiệp 152 nghìn ha (chiêm 43%

diên tich đât tư nhiên toan tinh), Thái Nguyên có lợi thế trong khai thác và phát

triên kinh tê rưng.

- Tài nguyên khoáng sản

Trong long đât Thai Nguyên chưa đưng nhưng nguôn tai nguyên

khoáng sản phong phú , đa dang và phân bô tâp trung tai cac huyên Đai Tư ,

Phú Lương , Đồng Hỷ và Võ Nhai .

Khoáng sản nhiên liêu: sau Quang Ninh , Thái Nguyên được đánh giá là

tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong ca nươc, đap ưng nhu câu cho nganh san

xuât vât liêu xây dưng, nhiêt điên.

Khoáng sản kim loại : Thái Nguyên là tỉnh giàu tài nguyê n kim loai đen ,

kim loai mau , kim loai quy hiêm . Đên năm 2004, toàn tỉnh đã đăng ký 39 mỏ

và điểm quặng sắt , vơi tông trư lương trên 50 triêu tân , trong đo nhiêu mo co

trư lương 1 - 5 triêu tân[13].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

43

Kim loai mau cung kha phong phu vơi cac chung loai : chì kẽm , thiêc,

vonfram. Trong đo , chì kẽm có 19 mỏ và điểm quặng , tâp trung ơ 2 khu vưc :

vùng Lang Hít (Đồng Hỷ) trư lương trên 130 nghìn tấn ; vùng nam Đai Tư, trư

lương trên 23 nghìn tấn . Đặc biệt , vùng Hà Thượng (Núi Pháo - Đai Tư ) đa

phát hiện thấy mỏ đa kim với trữ lượng thăm dò khoảng 110 triêu tân , trong

đo co nhiêu loai như : WO3, CaF2, Au, Cu, Bi,... Mỏ đa kim này được đánh giá

là một trong các mỏ có trư lương lơn nhât thê giơi[13].

Kim loai quy hiêm co vang vơi 20 mỏ và điểm quặng , trong đo co 10

điêm quăng vang gôc .

Khoáng sản phi kim: Thái Nguyên có rất nhiều khoáng sản phi kim phục

vụ cho công nghiệp xây dựng như: đa vôi trư lương thăm do gân 200 triêu tân, dư

tính còn hàng trăm triệu tấn chưa được thăm dò. Sét cao lanh có ở nhiều nơi, trư

lương đa thăm do 356.937 tân, trong đo co môt mo set (cao lanh) trư lương lơn,

chât lương cao đươc phat hiên ơ Đai Tư, dư đoan trư lương trên 20 triêu tân[13].

Ngoài ra, Thái Nguyên còn có trữ lượng cát, cuôi, sỏi khá lớn, phân bô chu yêu

trên sông Câu va sông Công.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1. Dân số - lao động

Dân sô: Thái Nguyên có 1,150 triêu dân, gôm 8 dân tôc, chủ yếu là người

Kinh (chiêm khoang 75%)[13]. Mât đô dân sô khoang 325 ngươi/ km2, cao nhât

trong cac tinh miên nui phia băc. Tuy nhiên, dân cư phân bô không đêu, vùng cao

và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đo ơ vung thanh thi, đông băng dân cư

rât day đăc . Nơi co mât đô dân cư cao nhât la thanh phô Thai Nguyên (1.366

ngươi/km2), nơi co mât đô dân cư thâp nhât la huyên Vo Nhai (78 ngươi/km

2).

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Hê thông giao thông thuân lơi tao điêu kiên cho Thai Nguyên đây manh

giao lưu kinh tê , văn hoa - xã hội với các địa phương khác trong vùng và cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

44

nươc. Hê thông đương bô cua tinh co t ổng chiều dài 2.753 km[13]. Quôc lô 3

tư Ha Nôi đi Băc Kan , Cao Băng căt doc tinh Thai Nguyên , chạy qua thành

phô Thai Nguyên - cưa ngo phia nam nôi Thai Nguyên vơi Ha Nôi , các tỉnh

đông băng Băc Bô va cac tinh , thành phô trong ca nươc . Các quốc lộ 37, 1B,

279 cùng với hệ thống tỉnh lộ , huyên lô la nhưng mach mau quan trong nôi

Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng . Tuyên đương săt Ha Nôi - Quan Triêu

là đầu mối giao lưu quan trọng giữa vùng đồng bằng sông Hồng với Khu công

nghiêp Sông Công , Khu gang thep Thai Nguyên va thanh phô Thai Nguyên .

Hê thông đương thuy co 2 tuyên sông chinh đi Hai Phong va Hon Gai (Quảng

Ninh), rât thuân lơi cho viêc vân chuyên han g hoa tư Thai Nguyên đên hai

cảng lớn Hải Phòng và Cái Lân (Quảng Ninh ).

Vơi vi tri trung tâm vung Viêt Băc , Thái Nguyên còn là nơi hội tụ văn

hoá của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc , đâu môi hoat đông văn hoa ,

giáo dục của cả vùng núi phía Bắc . Vơi 7 trương đai hoc thuôc Đai hoc Thai

Nguyên và trên 20 trương cao đăng , trung hoc chuyên nghiêp va day nghê ,

Thái Nguyên là trung tâm đào tạo khoa học và giáo dục lớn thứ ba cả nước

(sau Ha Nôi va thanh phô Hô Chi Minh ). Đo la nhưng tiên đê , nhưng tiêm

năng quan trong đưa Thai Nguyên trơ thanh trung tâm chinh tri , kinh tê , văn

hoá của Việt Bắc và vùng núi Đông Bắc trong hiện tại và tương lai .

2.1.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế - xã hội qua 3 năm ổn định phát triển, năm 2008 tổng sản phẩm

trong tỉnh (GDP) năm 2008 (theo giá so sánh 1994) đạt 5.234,783 tỷ đồng,

tăng 11,47% so với năm 2007. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp thuỷ sản

1.252,769 tỷ đồng, tăng 4,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng 2.203,684 tỷ

đồng, tăng 14,04%; khu vực dịch vụ 1.778,330 tỷ đồng, tăng 12,2%; riêng các

ngành dịch vụ có tính chất kinh doanh 1.023,5 tỷ đồng, tăng 13,8% so với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

45

năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 (theo giá cố định năm

1994) 8.600 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2007, đạt 93,57% kế hoạch[19].

Trong năm 2008, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã và đang

nghiên cứu đầu tư vào Thái Nguyên, như: Tập đoàn ô tô Vinaxuki, Tập đoàn

Lệ Trạch - Đài Loan và các nhà đầu tư từ Mỹ, Hàn Quốc Trung Quốc,

Singapore, Malaixia, các tập đoàn kinh tế lớn trong nước như An Phú Long,

Lạc Việt, tập đoàn kinh tế Châu á - Thái Bình Dương... đến hợp tác, đầu tư

vào Thái Nguyên; đồng thời Thái Nguyên cũng chủ động tăng cường xúc tiến

thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư

tại tỉnh Gyeongsangbuk - Hàn Quốc, tổ chức giao lưu đêm doanh nhân gặp

gỡ, trao đổi và hợp tác trong sản xuất, kinh doanh.

Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp được Trung ương, các cấp chính

quyền và các nhà đầu tư quan tâm, lập và điều chỉnh quy hoạch, đẩy nhanh tiến

độ đầu tư xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả của các

khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Có 327 doanh nghiệp thành lập mới làm tăng

thêm năng lực sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm

thu hút nhiều lao động của địa phương. Tổng vốn đầu tư thuộc nhà nước quản lý

đạt 4.002,93 tỷ đồng, tăng 7,53%, giá trị sản xuất xây dựng cơ bản trên địa bàn

thực hiện đạt 3.170 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm trước[19].

Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 1.200 tỷ đồng, trong đó thu trong

cân đối đạt khoảng 1.100 tỷ đồng, đạt trên 140% so với dự toán đầu năm,

hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, về trước 2 năm so với chỉ tiêu Đại hội

tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII, nhìn chung các khoản thu đều cao so với cùng kỳ

và so với dự toán. Chi ngân sách địa phương, cơ bản đáp ứng được các yêu

cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn đáp ứng nhu

cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

46

thu dịch vụ xã hội năm 2008 đạt trên 6.300 tỷ đồng, tăng 25,8% so với năm

trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2008 tăng 19,45% so với tháng 12/2007.

Giá trị xuất khẩu trong năm đạt khoảng 121 triệu USD đạt giá trị vượt trội so

với kế hoạch bằng 178% kế hoạch; giá trị nhập khẩu trên 140 triệu USD, bằng

72% so với cùng kỳ năm trước[19].

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo

hướng tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có xu hướng tăng dần

và chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng chăn nuôi cả nước (cả nước gần 25%), lĩnh

vực dịch vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được các nhu cầu phục vụ và thúc đẩy sự

phát triển của sản xuất nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 417,2

nghìn tấn, đạt 104,3% kế hoạch, tăng 4,5% so với năm trước; giá trị sản xuất

trong ngành chăn nuôi vẫn tăng 9,88%, trong đó gia súc tăng 11,86%, gia cầm

tăng 4,05% so với năm trước[19].

Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến. Các chỉ tiêu về giáo

dục, tạo việc làm đạt kế hoạch đề ra, kết thúc năm học 2007 - 2008 chất lượng

giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Giáo dục mầm non phát triển tốt các

loại hình; công tác quản lý giáo dục - đào tạo từng bước được đổi mới, tăng

cường. Kết quả học sinh đã tốt nghiệp THPT qua 2 kỳ thi có số học sinh đỗ tốt

nghiệp đạt 88,4%[19], tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia tăng so với năm 2007.

Về y tế, các cơ sở y tế được đầu tư nâng cấp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ

em dưới 5 tuổi giảm dần trong thời gian qua; năm 2008 đạt 20,6%, giảm 1,5%

so với năm 2007, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm.

Công tác xoá đói giảm nghèo tiếp tục đạt được kết quả tốt. Số hộ thoát

nghèo trong 10 tháng đầu năm là 6.904 hộ, tỷ lệ hộ nghèo còn 17,87%, giảm

2,82% tổng số hộ nghèo; ước cả năm thực hiện tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn

tỉnh còn 17,8%, vượt kế hoạch chỉ tiêu giảm nghèo[19].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

47

Công tác dân số và gia đình đã được các cấp, các ngành và các địa

phương tăng cường quan tâm; tỷ suất sinh thô năm 2008, ước thực hiện là

0,17%o và không hoàn thành kế hoạch 0,2%o.

Bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình thực hiện các

chương trình, nhiệm vụ vẫn tồn tại một số khó khăn như: các cơ quan, đơn vị

có đề án, chương trình đăng ký nhưng triển khai thực hiện chậm, nội dung do

thiếu sự phối hợp chặt chẽ nên chất lượng chưa cao. Công tác kiểm tra thi hành

các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn còn hạn chế. Công tác giải phóng mặt bằng, lập

hồ sơ thu hồi đất, giao đất cho các chủ đầu tư dự án, chất lượng tư vấn, tiến độ

chuẩn bị các dự án đầu tư còn hạn chế, tiến độ các công trình trọng điểm, các

chương trình mục tiêu Quốc gia giải ngân còn chậm và để dồn vào những tháng

cuối năm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn do nội lực hạn chế và

huy động vốn vay với lãi suất cao cùng với sự cạnh tranh của nền kinh tế đã

làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

2.2.1. Quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên

Giai đoạn trước Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị 05/4/1958

Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên đã trải qua các

cuộc vận động đoàn kết tốt, sản xuất tốt, xây dựng HTX tốt, chấp hành chính

sách tốt. Năm 1961 - 1962, cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật

năm 1963, cuộc vận động thi hành Điều lệ HTX bậc cao 1966-1970, cuộc vận

động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý từ cơ sở gắn với xây dựng theo tinh

thần Chỉ thị số 33 của Bộ Chính trị và Quyết định số 61/CP (1974-1980). Qua

các cuộc vận động, phong trào HTX đã có những kết quả nhất định, đóng góp

sức người và của cải vật chất vào việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của cả

nước, đồng thời cũng xuất hiện những tồn tại mới[10].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

48

Nhằm khắc phục những tồn tại trong quản lý sản xuất nông nghiệp từ

thực tiễn tổng kết rút ra, Ban Bí thứ Trung ương đảng đã ra Chỉ thị số 100

ngày 13/01/1981 khẳng định chủ trương khoán sản phẩm đến nhóm và người

lao động trong một thời gian ngắn, nông dân tỉnh Bắc Thái (nay là Thái

Nguyên) đã đón nhận và tiếp thu tinh thần của Chỉ thị 100. Trong nông thôn

đã khôi dậy sinh khí mới và sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành

tích mới. Tuy nhiên Chỉ thị 100 cũng có những hạn chế và trong nông thôn lại

nảy sinh các mâu thuẫn và tồn tại mới. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn tháng

4/1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 "Về đổi mới quản lý kinh tế nông

nghiêp" với các nội dung cốt yếu.

Trước tình hình đó Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Thái đã ra Nghị quyết

05 và UBND tỉnh ra Quyết định số 151 thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh

tế HTX nông nghiệp trong tỉnh. Tuy Nghị quyết 05 của Ban Thường vụ Tỉnh

uỷ ra trước Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị một tháng nhưng về cơ bản nội

dung phù hợp với Nghị quyết 10, vì vậy việc triển khai thực hiện ở tỉnh đã có

những thuận lợi và từ đó nông thôn đã có những thay đổi to lớn. Năm 1988 là

năm phong trào HTX ở tỉnh phát triển cao nhất, có 1.008 HTX các loại, bao

gồm 605 HTX nông nghiệp, 72 HTX tiểu thủ công nghiệp (xây dựng, giao

thông vận tải), 173 HTX mua bán và 158 HTX tín dụng[20].

Giai đoạn từ Nghị quyết 10 đến khi có chủ trương chuyển đổi hợp tác

xã nông nghiệp:

Bên cạnh những kết quả đạt được khi thực hiện Nghị quyết 10 , còn

không ít những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại là về nhận thức,

công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn phải quan tâm. Đến năm 1991, toàn tỉnh còn

832 HTX nông nghiệp, trong đó có 44 HTX quy mô toàn xã, 15 HTX xã

đạt khá ( chiếm 1,9%), 512 HTX trung bình (61,1%) và 305 HTX yếu kém

(37%)[20].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

49

Để khắc phục những khó khăn và bất cập, UBND tỉnh Bắc Thái đã ra

Quyết định số 427/QĐ-UB ngày 20/11/1991 về đổi mới HTX nông nghiệp và sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn để thực hiện Quyết định này.

Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 427 của UBND tỉnh: toàn tỉnh có

437 HTX (giảm 48% so với năm 1990), thực hiện đổi mới HTX nông nghiệp

xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ thì vai trò của Ban quản trị cũng được

thay đổi: Chỉ tập trung vào làm dịch vụ trước và sau sản xuất, giải quyết

những việc từng hộ không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Ban quản

trị được tinh giảm gọn nhẹ, bình quân chỉ có 3 cán bộ /HTX, đã thực hiện làm

môi trường cho kinh tế hộ phát triển. Qua kết quả điều tra số HTX chuyển đổi

được nhiều khâu có hiệu quả chiếm 9%, số HTX chỉ chuyển đổi được 1-2

khâu chiếm 39%, số HTX không chuyển đổi được chiếm 52%. Các loại hình

hợp tác đa dạng của nông dân đã thay thế dần hình thức hợp tác kiểu cũ mà

nội dung chủ yếu dựa vào quản lý điều hành tập trung về tư liệu sản xuất, lao

động và phân phối sản phẩm[20].

Giai đoạn này chức năng chủ yếu của HTX là chuyển sang tập trung làm

các khâu dịch vụ để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất của các hộ trước, trong

và sau sản xuất, điểm chuyển đổi cơ bản nhất trong nội dung hoạt động của các

HTX nông nghiệp và được chia theo 3 hình thức:

+ Chuyển đổi có hiệu quả, tổ chức đảm nhiệm được nhiều khâu dịch vụ

tốt cho sản xuất của hộ.

+ Tổ chức dịch vụ được một vài khâu, vài việc nhưng hiệu quả thấp.

+ Tự nguyện lập ra với các quy mô khác nhau theo hướng đa dạng thay

thế hẳn HTX kiểu cũ.

Thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập

trung sang nền kinh tế thị trường, kinh tế hợp tác của tỉnh đã bộc lộ nhiều nhược

điểm: vừa nóng vội, vừa áp đặt cơ chế triệt để hoá tư liệu sản xuất, vừa áp dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

50

mô hình kinh tế cứng nhắc... Do vậy đến năm 1997 tổng số HTX chỉ còn lại 245

HTX, trong đó có 224 HTX nông nghiệp và 21 HTX phi nông nghiệp[21].

Trước tình hình trên, Ban kinh tế Tỉnh uỷ đã đặt vấn đề nghiên cứu

đánh giá lại thực trạng các loại hình HTX đang tồn tại, qua đó có những chủ

trương, chính sách cụ thể để từng bước củng cố quan hệ sản xuất mới tạo điều

kiện thúc đẩy kinh tế trong các loại hình HTX phát triển theo định hướng của

Đảng, Nhà nước và đặc biệt qua việc nghiên cứu đánh giá thực trạng sẽ giúp

cho việc chuyển đổi thực hiện theo chủ trương, Luật HTX mới ban hành của

Đảng và Nhà nước đạt được hiệu quả tốt hơn.

Thời kỳ chuyển đổi theo Luật hợp tác xã đến nay

Căn cứ Chỉ thị số 68/CT-TW ngày 24/5/1996 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng, Luật HTX và Nghị định số 16/CP của Chính phủ về việc

chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái

Nguyên đã có Chỉ thị số 06/CT-TU ngày 29/4/1997 về việc triển khai thực

hiện Luật HTX và UBND tỉnh có Kế hoạch số 24/KH-UB ngày 06/6/1997 về

triển khai thực hiện Luật HTX và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi

hành Luật HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chủ trương của tỉnh xác định rõ: "HTX thuộc phạm trù về quan hệ sản

xuất, do đó phải được phát triển từng bước từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ

đơn ngành đến nhiều ngành, nhiều chức năng củng cố quan hệ sản xuất, đổi mới

HTX là yêu cầu bức xúc, nhưng trong quá trình tiến hành phải thận trọng, phải

có phương án cụ thể, có kế hoạch đồng bộ và bước đi thích hợp”. "Khi thực hiện

phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, tự nguyện, hiệu quả gắn được sản

xuất với tiêu dùng, gắn sản xuất với giải quyết các vấn đề xã hội, đúng Luật, tuỳ

theo năng lực và đòi hỏi thực tế ở từng nơi mà chọn hình thức kinh tế hợp tác -

hợp tác xã trên lĩnh vực chuyên sâu, hoặc làm trên lĩnh vực tổng hợp"[22].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

51

UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ rõ: "Tập trung chỉ đạo thực hiện

triển khai với trọng tâm nhanh chóng chuyển đổi và kiện toàn các HTX có

đủ điều kiện sang loại hình HTX kiểu mới phù hợp với các loại hình HTX

theo các Nghị định của Chính phủ. Tiến hành tổ chức thành lập các HTX

ở tại những địa bàn mà ở đó thực sự có nguyện vọng đủ điều kiện. Đồng

thời tiến hành tổ chức thí điểm thành lập HTX theo Luật, tổ chức đánh giá

rút kinh nghiệm để đề ra phương hướng tổ chức, xây dựng các HTX trên

diện rộng thời kỳ 1998-2000. Trong quá trình thực hiện phải có phương

pháp thích hợp, không cầu toàn, nóng vội gò ép, đồng thời tổ chức tuyên

truyền, quán triệt nội dung Luật HTX và các Nghị định của Chính phủ cho

các đối tượng, các cấp, các ngành và các hộ nông dân, các thành viên

HTX hiểu và thấy rõ vai trò của HTX trong nền kinh tế hiện nay và sự cần

thiết phải chuyển đổi, kiện toàn các HTX cho phù hợp với sự phát triển

của xã hội"[22].

Hướng hoạt động cho các HTX. cụ thể là:

+ Tiếp tục đổi mới các HTX đã thành lập trước đây: Chỉ đạo chuyển

đổi các HTX đã đổi mới bước đầu có hiệu quả theo Luật HTX. Đăng ký và

quyết định thành lập, theo 2 loại: loại HTX dịch vụ tổng hợp và loại HTX

dịch vụ chuyên khâu.

+ Đối với các HTX còn hoạt động có hiệu quả tốt, có tư cách pháp

nhân, còn vốn quỹ, tài sản rõ ràng, hoạch toán từng năm, có ban quản trị, cán

bộ quản lý năng lực, nội bộ thống nhất, nông dân đồng tình thì chính quyền

huyện, xã hướng dẫn giúp đỡ HTX làm thủ tục đăng ký lại và xây dựng Điều

lệ HTX cho phù hợp với Điều lệ mẫu và Luật HTX.

+ Về quy mô HTX: Cơ bản giữ nguyên quy mô của HTX nông nghiệp

hiện nay, trường hợp đặc biệt có thể tách hoặc sát nhập cho phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

52

+ Về loại hình HTX: Thực hiện hoàn thiện các chức năng nhiệm vụ

theo mô hình HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ theo hướng cổ phần hoá đa sở

hữu về vốn và tư liệu sản xuất.

+ Về nội dung hoạt động của HTX: Hoạt động theo đúng Luật HTX và Điều

lệ HTX ban hành. Thiết lập quan hệ sản xuất mới, tạo động lực mới trong nông

nghiệp. Bảo đảm nguyên tắc tự nguyện gia nhập, quản lý dân chủ và bình đẳng, bảo

đảm HTX và xã viên cùng có lợi. Vốn quỹ HTX phải bảo toàn và sinh lời.

+ Về xác định cổ phần vốn: Khi xã viên quyết định chuyển đổi HTX và

đăng ký kinh doanh theo Luật HTX, Đại hội thông qua phương án xử lý tồn

đọng vốn quỹ, tài sản HTX và thông qua Quy chế Điều lệ HTX[22].

Kết quả thực hiện chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp:

Bước vào thời kỳ đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp

chuyển sang nền kinh tế thị trường, hạch toán kinh doanh theo định hướng xã

hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Phong trào HTX của tỉnh Thái

Nguyên bắt đầu giảm sút vì các cơ chế quản lý điều hành của đa số các HTX

cơ bản không phù hợp với nền kinh tế.

Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Nguyên ban hành Chỉ thị số 06

ngày 29/4/1997 về việc tổ chức triển khai thực hiện Luật HTX thì đến tháng

5/1997 Ban Chỉ đạo phong trào HTX tỉnh Thái Nguyên được thành lập do

đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Giám đốc sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó ban, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh

làm Phó Ban thường trực. Tiếp theo đến tháng 6/1997 Ban chỉ đạo phong trào

HTX tỉnh ban hành Kế hoạch số 24 về việc triển khai thực hiện Luật HTX ở

các huyện, trên cơ sở đó sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với cương vị

là Phó Ban đã chỉ đạo đôn đốc các huyện và các xã thành lập được Ban chỉ

đạo phong trào HTX. Để việc thực hiện từng bước được chắc chắn và có kết

quả sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi thống nhất với Huyện uỷ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

53

UBND huyện Đồng Hỷ đã chọn huyện Đồng Hỷ làm điểm thực hiện Luật

HTX đồng thời sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp với

huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên chọn và chỉ đạo 03 điểm HTX là Cù

Vân, huyện Đại Từ; Cam Giá, Đại Đồng, thành phố Thái Nguyên. Qua việc

chỉ đạo thực hiện Luật HTX ở các điểm chỉ đạo trên đã rút ra nhiều bài học bổ

ích và đã phổ biến kinh nghiệm cho các huyện, các cơ sở xã, HTX nắm được

các bước chuyển đổi thành lập mới theo Luật HTX và tổ chức triển khai thực

hiện được thuận lợi dễ dàng và có kết quả. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn đã ban hành văn bản số 596 vào tháng 7/1997 về việc hướng dẫn quy

trình chuyển đổi, nội dung chuyển đổi và thành lập mới HTX. Phối hợp với

Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên tổ chức nhiều lớp tập huấn về quy trình

chuyển đổi HTX thực hiện theo Luật HTX, tuyền truyền Luật cho hàng ngàn

lượt người ở các huyện và cơ sở xã, HTX. Đã soạn thảo, biên tập và ban hành

500 cuốn tài liệu giúp cho việc tuyên truyền Luật HTX, việc thực hiện các

bước chuyển đổi thành lập mới HTX ở các huyện, xã và các HTX[10].

Ngày 20/5/1998 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã họp với cán bộ chủ chốt

của các ngành và các huyện, thành phố, thị xã để đánh giá tình hình sau một

năm thực hiện Chỉ thị số 68/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá

VII), Luật HTX và Chỉ thị số 06/CT-TW về phát triển kinh kinh tế tập thể và

HTX trong các lĩnh vực kinh tế. Trong báo cáo của Ban chỉ đạo và ý kiến

tham gia của các địa phương, đơn vị đã có Nghị quyết, chuyên đề thành lập

Ban chỉ đạo, ra kế hoạch triển khai và chọn điểm chỉ đạo. Nhiều huyện, thành

thị đã phổ biến tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Kết quả đã có một số

HTX kiểu cũ được chuyển đổi sang hoạt động theo Luật HTX, một số ít được

thành lập mới còn lại chủ yếu là Ban quản trị của các HTX nông nghiệp chỉ

hoạt động làm dịch vụ cho hội xã viên ở một số khâu nhưng chưa được

chuyển đổi theo Luật HTX[10].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

54

Thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ

năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển

và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Đề án tiếp tục đổi mới, phát triển và

nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010.

Sau 2 năm thực hiện đã đạt được một số kết quả: số lượng tổ hợp tác, HTX

thành lập mới tăng; các HTX kiểu cũ cơ bản được chuyển đổi; HTX phát triển

đa dạng cả về ngành nghề, quy mô và trình độ; tình trạng yếu kém của khu

vực kinh tế tập thể từng bước được khắc phục. Một số mô hình làm ăn có hiệu

quả như HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, HTX vận tải, HTX dịch

vụ điện và kinh doanh tổng hợp... Bộ máy tổ chức HTX được củng cố, bước

đầu khẳng định kinh tế hợp tác, HTX là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo

an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã

hội trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, so với mục tiêu nhiệm vụ đề ra thì việc khắc phục những

hạn chế, yếu kém của khu vực kinh tế tập thể còn chậm: quy mô của các tổ

hợp tác, HTX còn nhỏ; trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ năng lực của đội

ngũ cán bộ quản lý còn yếu, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX, tổ

hợp tác còn thấp, việc thực hiện chính sách chưa nghiêm; nhiều HTX chưa tự

nỗ lực phấn đấu vươn lên, tỉ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh đạt thấp...Nguyên

nhân của những hạn chế, yếu kém của kinh tế tập thể là các cấp uỷ, chính

quyền các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên chưa quán triệt đầy đủ chủ

trương, quan điểm phát triển kinh tế tập thể đã xác định trong Nghị quyết; còn

lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể; một bộ phận người

dân chưa hiểu đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với

phát triển HTX, Luật HTX; hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập

thể ban hành chậm, chưa đồng bộ; một số nội dung chính sách chưa sát với

thực tế. Tỉnh chưa có bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

55

Sau khi có Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 25/7/2008 của Ban Thường vụ

Tỉnh uỷ Thái Nguyên về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết hội

nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về tiếp tục đổi

mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Chỉ thị số 20-CT/TW

ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư Trung ương khoá X. Các cấp uỷ chính quyền

các địa phương đã quan tâm hơn đến việc phát triển kinh tế tập thể, khuyến

khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX thành lập và hoạt động. Mặt khác

do làm tốt công tác tuyên truyền, hương dẫn, vận động, nên nhận thức của cán

bộ đảng viên và nhân dân về kinh tế hợp tác, HTX đã có chuyển biến tích cực,

họ thấy rõ lợi ích của việc hợp tác, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện

nay. Thực tế cho thấy địa phương nào cấp uỷ, chính quyền quan tâm lãnh đạo,

chỉ đạo sát sao thì địa phương đó có nhiều HTX được thành lập như: thành

phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương…

Kết quả thực hiện đến nay trên toàn tỉnh các HTX đã chuyển đổi và

thành lập mới đến 31/12/2008 là 355 HTX trong đó 124 HTX nông nghiệp

còn lại là HTX phi nông nghiệp.

Bảng 2.1. Tình hình chuyển đổi và thành lập mới hợp tác xã giai đoạn

2001-2008

STT Năm Tổng số HTX Số HTX nông

nghiệp

1 2001 129 86

2 2002 142 97

3 2003 289 108

4 2004 307 115

5 2005 314 118

6 2006 324 123

7 2007 330 120

8 2008 355 124

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

56

Như vậy trong quá trình triển khai chương trình, số HTX được chuyển

đổi, thành lập mới trên địa bàn tỉnh đến tháng 31/12/2008 gấp 2,75 lần so với

năm 2001, chủ yếu là các HTX dịch vụ điện năng được thành lập theo Quyết

định số 454/2003/QĐ-UBND ngày 05/3/2003 của UBND tỉnh Thái Nguyên

về mô hình tổ chức và quản lý điện nông thôn.

2.2.2. Tình hình hoạt động của các tổ hợp tác

Tổ hợp tác là tổ chức kinh tế giản đơn, các tổ hợp tác có hình thức tổ

chức, quy mô, nội dung hoạt động đa dạng phần lớn hoạt động mang tính thời

vụ, sử dụng lao động tại chỗ. Lĩnh vực hoạt động của tổ hợp tác chủ yếu là

dịch vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và dịch vụ tín dụng: như

tổ hợp tác hỗ trợ vay vốn người nghèo, tổ khuyến nông, tổ sửa chữa nhà dân

dụng, tổ sản xuất gạch ngói, tổ khai thác cát, sỏi…

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khoá IX về phát triển

kinh tế tập thể của tỉnh Thái Nguyên từ 2001-2005, tổ hợp tác nông nghiệp

liên tục phát triển nhất là ở những khu vực HTX cũ không còn phù hợp đã

giải thể, tổ hợp tác mới được thành lập và hoạt động tự phát với quy mô khác

nhau và nội dung hoạt động rất đa dạng như:

Hợp tác giúp nhau làm đất, gieo trồng thu hoạch, áp dụng tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc hợp tác vay

vốn để sản xuất. Các loại hình hợp tác hiện đang rất phổ biến ở khu vực nông

thông, hoạt động tự phát theo mùa vụ và theo công việc và giải tán khi kết

thúc cho nên khó thống kê, theo dõi .

Tổ hợp tác người nghèo thành lập theo hướng dẫn của sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn với Ngân hàng chính sách, từ năm 2001 đến 2005 có

524 tổ hợp tác người nghèo được thành lập, với quy mô từ 50-80 hộ thành

viên hoạt động tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp, lập

kế hoạch sản xuất, việc thành lập tổ hợp tác người nghèo đã giúp các hộ mạnh

dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

57

Ngoài ra, đến năm 2005 các tổ hợp tác cùng nhau tham gia chương

trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, có 248 tổ hợp tác thuỷ nông, trên cơ sở

tiếp nhận, quản lý và khai thác các công trình thuỷ nông do Nhà nước và nhân

dân cùng đầu tư.

Bảng 2.2. Tổng hợp số tổ hợp tác

Năm Tổng số tổ

hợp tác Số thành viên

Số lao

động

Tổ hợp tác

nông

nghiệp

Tổ hợp tác

nông nghiệp

/Tổng số tổ

hợp tác (%)

2005 613 13.719 6.199 98 15,98

2006 738 15.636 7.162 148 20,05

2007 690 14.619 6.696 170 24,63

2008 705 14.685 6.759 251 35,6

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên

Hoạt động của các tổ hợp tác đã khắc phục được một số mặt yếu kém

của kinh tế hộ như thiếu vốn, công cụ lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm sản

xuất. Nhờ đó thông qua tổ hợp tác đã nâng cao năng lực của kinh tế hộ, góp

phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ, mặt khác tổ hợp tác đã phát

huy tinh thần tương thân, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống góp

phần xoá đói, giảm nghèo.

Khi hiệu quả kinh tế của các tổ hợp tác ngày càng cao, nhu cầu gắn kết

giữa các thành viên ngày càng lớn và quy mô sản xuất – kinh doanh ngày

càng mở rộng trong khi đó tổ hợp tác không thể đáp ứng được, lúc này nhất

thiết phải hình thành các HTX mà ở đó khuôn khổ pháp lý thuận lợi hơn và

hiệu quả kinh tế mang lại sẽ lớn hơn.

2.2.3. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp

2.2.3.1. Việc chuyển đổi mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ và thành

lập mới hợp tác xã theo Luật hợp tác xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

58

Quá trình triển khai chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về

phát triển kinh tế hợp tác và HTX như: Luật HTX, Chỉ thị 68 của Ban chấp

hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX..

Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đưa ra chủ trương phát triển

kinh tế hộ, khuyến khích phát triển mạnh kinh tế trang trại, tích cực chuyển

đổi và thành lập mới các loại hình HTX. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận

lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đồng bộ cả ba khâu sản xuất,

bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp nhất là cây chè, cây

ăn quả và thực phẩm…

Với chủ trương đó, một loạt các HTX nông nghiệp được hình thành trên

cơ sở kiện toàn tổ chức, cơ cấu quy mô và nâng cấp từ các HTX kiểu cũ, một

số các HTX thành lập mới trên nhu cầu thực tế phát sinh của từng địa

phương và mong muốn của người lao động được tham gia vào một tổ chức

kinh tế hoạt động có hiệu quả.

Bảng 2.3. Tình hình chuyển đổi và thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp

tính đến năm 2008

STT Huyện, TP, TX Tổng số Chuyển đổi Thành lập mới

1 TP Thái Nguyên 33 25 8

2 Đồng Hỷ 23 12 11

3 Phổ Yên 17 12 5

4 Phú Bình 15 2 13

5 Phú Lương 10 5 5

6 Định Hoá 7 1 6

7 Đại Từ 8 1 7

8 Sông Công 7 3 4

9 Võ Nhai 4 4

Tổng cộng 124 61 63

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

59

Về quy mô: Trong 124 HTX nông nghiệp có 30 HTX quy mô toàn xã; 44

HTX xóm, bản và 50 HTX liên thôn. Nhìn chung, các HTX có quy mô toàn xã, liên

thôn hoạt động, thuận lợi, hiệu quả hơn các HTX quy mô xóm bản do các HTX này

có thị trường phục vụ lớn, quy mô tổ chức dịch vụ, sản xuất đa dạng hơn.

Về hình thức tổ chức sản xuất chỉ một số HTX chăn nuôi có cơ sở sản xuất

tập trung còn hầu hết các HTX chỉ làm dịch vụ một số khâu cho các hộ gia đình.

Qua thu thập số liệu của 81 HTX nông nghiệp, trong đó có tới 50 HTX

vẫn tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp, một lĩnh vực hoạt

động kinh doanh mang lại lợi nhuận thấp và đa số các HTX xã này làm khâu

trung gian cung cấp dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp để hưởng trích phần trăm

hoa hồng, có thể nói đây là một hạn chế, các HTX chưa mạnh dạn thay đổi

phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó các lĩnh vực sản xuất

nông nghiệp khác chiếm tỷ lệ thấp và rất thấp như: nông nghiệp trồng lúa và chế

biến nông sản 14 HTX chiếm 17,3%; nông nghiệp và chăn nuôi gia súc gia cầm

10 HTX chiếm 12,34%; nông nghiệp trồng rau và cây ăn quả 3 HTX chiếm

0,37%; nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản 01 HTX chiếm 0,12%. Tuy nhiên

các lĩnh vực này cũng còn tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên và khả năng hoạt

động sản xuất kinh doanh của các HTX. Đây là một trong những vấn đề mà các

HTX nông nghiệp cần phải xem xét, tuy là những lĩnh vực không mới nhưng nó

tạo ra mức lợi nhuận tốt hơn, là cầu nối để gắn kết quá trình sản xuất với quá

trình tiêu thụ và các yếu tố khác trong nền kinh tế thị trường và chính thông qua

các lĩnh vực này mà nông sản phẩm mới gia tăng giá trị, tạo ra những sản phẩm

mới phong phú và đa dạng để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

60

Bảng 2.4. Phân loại các hợp tác xã nông nghiệp điều tra theo loại hình

sản xuất kinh doanh

T

T Huyện, TP, TX

Số

HTX

Loại hình sản xuất kinh doanh

NN

DV

TH

NN

trồng

lúa

CB

nông

sản

NN

trồng

rau

cây

ăn

trái

NN và

chăn

nuôi

gia súc

gia

cầm

NN và

nuôi

trồng

thủy

hải

sản

NN và

DV

môi

trường

NN và

s/xuất

hàng

thủ

công

mỹ

nghệ

Loại

hình

khác

1 Phổ Yên 19 8 8 1 1 1

2 Phú Bình 6 2 4 1

3 Sông Công 2 1 1 1

4 TP Thái Nguyên 18 14 2 1 4

5 Định Hoá 4 3 1

6 Phú Lương 10 10

7 Đại từ 8 3 1 4

8 Đồng Hỷ 14 11 1 1 1

Tổng cộng 81 50 14 3 10 1 0 2 6

Nguồn số liệu điều tra

2.2.3.2. Về công tác tổ chức quản lý và trình độ cán bộ trong các hợp tác xã

nông nghiệp

Tuy có những chuyển biến tích cực nhưng cũng phải thừa nhận rằng

các HTX vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém, còn nhiều khó khăn và bất

cập lớn về chất lượng nguồn lực.

Phần lớn đội ngũ cán bộ trong các HTX nông nghiệp thiếu kiến thức

chuyên môn cần thiết để có thể quản lý điều hành HTX hoạt động một cách có

hiệu quả. Đa số cán bộ đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành của các HTX nông

nghiệp đều trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm tích luỹ từ những hoạt động thực tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

61

chứ chưa từng qua đào tạo, bồi dưỡng trước đó.

Bảng 2.5. Tổng hợp trình độ của cán bộ làm công tác quản lý hợp tác xã

nông nghiệp đến năm 2008

Đvt: người

Thành phần Đại học,

cao đẳng Trung cấp

Chƣa qua đào tạo

chuyên môn

Ban quản trị 13 26 226

Nguồn số liệu điều tra

Năng lực tổ chức, quản lý kinh tế và hoạt động của đội ngũ cán bộ quản

lý HTX nông nghiệp còn chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của HTX

trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó các HTX lại chưa chú trọng xây dựng kế

hoạch bồi dưỡng các đội ngũ kế cận và chưa cụ thể hoá các tiêu chuẩn, chức

danh cho đội ngũ cán bộ Ban quản trị, Ban kiểm soát, kế toán HTX và nguồn

tài chính để đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực.

Trong thời gian qua, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước, các cấp chính

quyền địa phương rất quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và

đặc biệt là cán bộ chủ chốt cho các HTX nông nghiệp, thông qua Chi cục

HTX và Phát triển nông thôn đã tổ chức mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến

thức về quản lý, điều hành và nghiệp vụ cho Ban quản trị, Ban kiểm soát, kế

toán HTX. Tuy nhiên số lượng cán bộ HTX tham gia các lớp tập huấn, bồi

dưỡng rất ít và hiệu quả thực tế không cao do các chính sách đào tạo chưa phù

hợp (thời gian tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày; về giáo trình; trình độ nhận

thức của cán bộ HTX còn hạn chế; chế độ đãi ngộ cho cán bộ đi học...) chưa

thực sự hấp dẫn, khuyến khích được cán bộ HTX yên tâm học tập, đào tạo.

Bên cạnh đó hầu hết đội ngũ giúp việc cho các HTX nông nghiệp chưa được

đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ do vậy mà công tác tham mưu, giúp

việc cho HTX gặp rất nhiều khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

62

Bảng 2.6. Năng lực điều hành của cán bộ quản lý và trình độ xã viên của các

hợp tác xã nông nghiệp điều tra

TT Huyện, TP, TX Số

HTX

Số

ngƣời

ban

quản

trị

Khả năng điều

hành của Ban

quản trị HTX

Trình độ cán bộ xã viên

tham gia hoạt động trực tiếp

HTX

Tốt Trung

bình Yếu

Đại

học CĐ

Trung

cấp

Chƣa

qua

đào

tạo

1 Phổ Yên 19 72 3 14 2 1 0 17 183

2 Phú Bình 6 18 3 2 1 0 0 0 0

3 Sông Công 2 6 1 0 1 16 0 4 10

4 TP Thái Nguyên 18 45 2 14 2 2 2 10 580

5 Định Hoá 4 12 1 3 0 0 2 4 3

6 Phú Lương 10 35 1 4 5 2 0 7 26

7 Đại từ 8 22 4 3 1 2 4 8 105

8 Đồng Hỷ 14 55 1 5 8 0 0 0 105

Tổng cộng 81 265 16 45 20 23 8 50 1012

Nguồn số liệu điều tra

Qua số liệu trên, tình hình nguồn nhân lực và đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ

chốt của các HTX trên địa bàn tỉnh có chất lượng thấp. Số lượng Ban quản trị

HTX có trình độ đại học là 13 người/265 người chiếm tỷ lệ thấp 0,49%; trung cấp

26 người/265 người chiếm 0,98%; chưa qua đào tạo chiếm đến 85,28%. Đặc biệt

trên hai địa bàn huyện Định Hoá và Đồng Hỷ không có cán bộ quản lý HTX có

trình độ đại học, đây là những con số phản ánh đội ngũ nguồn nhân lực của các

HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn yếu, chậm đổi mới, nó phản ánh thực chất

sự trì trệ yếu kém của hệ thống HTX nông nghiệp trong thời gian qua.

Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ

quản lý và cán bộ nghiệp vụ của các HTX nông nghiệp là rất cần thiết và cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

63

bách, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng những kiến thức mới về quản lý

kinh tế, tài chính và vận dụng một cách khoa học sáng tạo trong sản xuất kinh

doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

* Xếp loại hợp tác xã nông nghiệp

Bảng 2.7. Tình hình xếp loại các hợp tác xã nông nghiệp điều tra năm 2008

TT Huyện, TP, TX Số

HTX

HTX tự đánh giá xếp loại

Tốt Khá Trung

bình Yếu

Chƣa phân

loại

1 Phổ Yên 19 1 5 11 1 1

2 Phú Bình 6 1 4 1

3 Sông Công 2 1 1

4 TP Thái Nguyên 18 1 8 1 8

5 Định Hoá 4 1 3

6 Phú Lương 10 1 1 3 1 4

7 Đại từ 8 1 2 4 1

8 Đồng Hỷ 14 2 4 7 1

Tổng cộng 81 6 11 38 12 14

Nguồn số liệu điều tra

Hợp tác xã nông nghiệp xếp loại tốt chiếm tỷ lệ thấp 7,4% (6

HTX/81HTX), điển hình nhất trong các số HTX này là HTX dich vụ sản xuất

nông lâm nghiệp Liên Sơn (xóm Hiệp Lực, xã Sơn Cầm, huyện Phú Lương,

tỉnh Thái Nguyên) làm tốt qua các khâu :

+ Công tác chỉ đạo sản xuất và chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn kỹ

thuật trồng trọt, chăn nuôi đến các hộ xã viên.

+ Dịch vụ thủy lợi, HTX quản lý 5 trạm bơm với 7 máy bơm nước từ

sông Cầu, phục vụ cho sản xuất .

+ Dịch vụ điện, HTX quản lý toàn bộ lưới điện hạ thế phục vụ cho 5

trạm bơm nước và sinh họat của nhân dân 7 xóm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

64

+ Dịch vụ vật tư, HTX căn cứ mức tiêu thụ vật tư nông nghiệp của các

hộ gia đình năm trước, chủ động tổ chức nhập hàng về kho của HTX.

+ Tín dụng nội bộ, HTX hoạt động trên cơ sở vốn góp và tiền gửi của

xã viên. Giải quyết cho xã viên vay chủ yếu là vay ngắn hạn, phục vụ phát

triển sản xuất kinh doanh và nhu cầu cuộc sống.

+ HTX chủ động đứng ra xây dựng kế hoạch, tiếp nhận các dự án đầu

tư nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng ở địa phương.

Hợp tác xã nông nghiệp xếp loại khá cũng chiếm tỷ lệ thấp 13,58% là

những HTX làm những khâu dịch vụ hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả cho xã viên

và người dân phát triển sản xuất, cung ứng đảm bảo về chất lượng cũng như

giá cả các loại vật tư nông nghiệp như : cây giống, con giống, phân bón,

thuốc trừ sâu bệnh... đồng thời tìm thị trường đầu ra cho xã viên tiêu thụ sản

phẩm, tư vấn các ngành nghề cho xã viên và người dân, khôi phục lại những

nghề truyền thống của địa phương. Nhờ làm tốt các công tác này nên các HTX

đã hoạt động ngày một có hiệu quả, bảo toàn và dần phát triển nguồn vốn, đảm

bảo thu nhập ổn định cho xã viên và người lao động góp phần phát triển kinh tế xã

hội của địa phương

Hợp tác xã nông nghiệp xếp loại trung bình chiếm tỷ lệ 46,91% và chủ

yếu thực hiện hỗ trợ cho xã viên được một số khâu trong quá trình hoạt động

sản xuất kinh doanh của xã viên và người lao động như: hướng dẫn, chỉ đạo

sản xuất, dịch vụ thuỷ lợi, thuốc bảo vệ thực vật, khảo nghiệm một số giống

lúa và cung ứng một phần giống lúa. Các khâu dịch vụ này thu theo mức chi

và phân bổ theo diện tích sản xuất. Hoạt động dịch vụ của các HTX này cơ

bản đáp ứng được nhu cầu của xã viên và các hộ dân, nguồn vốn hoạt động

hạn chế, hiệu quả đồng vốn xoay vòng không cao và thường xuyên bị xã viên

và các hộ dân chiếm dụng hoặc HTX đã đầu tư cho các lĩnh vực khác... Một

số HTX đã chủ động vay ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

65

nhưng với số tiền nhỏ do đó chưa phát huy được hiệu quả cao. Lợi nhuận

trích được từ các khâu sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng năm chỉ đủ chi trả

lương cho cán bộ, chi trả lãi ngân hàng và hoạt động hành chính của HTX.

Hợp tác xã nông nghiệp xếp loại yếu thường chỉ làm được một đến hai

khâu chủ yếu là dịch vụ thuỷ lợi và bảo vệ thực vật, còn các khâu khác trong hoạt

động sản xuất nông nghiệp của xã viên và các hộ dân không quan tâm. Bên cạnh

đó công tác quản lý của HTX này yếu kém, mất niềm tin của xã viên và người

dân. Hầu hết vốn hoạt động của HTX bị xã viên và các hộ dân chiếm dụng. Công

nợ của các HTX này ngày một tăng. Đa số các HTX này chỉ còn tồn tại hình thức.

Đặc biệt trên địa bàn Đồng Hỷ qua số liệu 14 HTX thì có tới 7 HTX xếp loại yếu.

Bên cạnh đó số lượng HTX nông nghiệp chưa được xếp loại còn 14

HTX chiếm tới 17,28%. Những HTX này chưa đáp ứng được những đòi hỏi

về dịch vụ cung ứng cho xã viên và các hộ dân trong hoạt động sản xuất nông

nghiệp, chưa thích nghi với nền kinh tế thị trường và vấn đề cần phải quan

tâm nhất là đội ngũ, trình độ cán bộ chủ chốt quản lý HTX.

Qua phân tích số liệu trên cho chúng ta thấy các HTX nông nghiệp trên

địa bàn tỉnh chuyển biến chậm, đặc biệt là sự chủ động vươn lên trong quá trình

hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều HTX hiệu quả chưa cao. Phương thức

tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của các HTX chưa

đáp ứng với nhu cầu thực tiễn đề ra. Cơ bản còn nhiều HTX trông chờ ỷ lại vào

sự quan tâm đầu tư của nhà nước.

2.2.3.3. Tài sản vốn quỹ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các

hợp tác xã nông nghiệp

* Cơ sở hạ tầng

- Về đất đai: Hiện diện tích đất các HTX nông nghiệp đang quản lý sử

dụng là: 9.388ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 8.318ha; đất lâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

66

nghiệp là: 814ha; đất ao hồ 256 ha. Hầu hết số diện tích đất này chưa được

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Về tài sản:

Bảng 2.8. Tình hình tài sản của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra

T

T Huyện, TP, TX

Số

HT

X

Trụ sở Nhà xƣởng Cửa hàng Nhà kho

SL DTm2

SL DTm2

SL DTm2

SL DTm2

1 Phổ Yên 19 6 525 3 320 2 135 2 160

2 Phú Bình 6 2 145 0 1 40

3 Sông Công 2 1 600 9 3.000 1 100 1 150

4 TP Thái Nguyên 18 45 3.651 1 36 6 925 4 170

5 Định Hoá 4 0 0 0 0 0 0 0 0

6 Phú Lương 10 5 700 0 0 1 90 1 100

7 Đại Từ 8 2 150 3 3.000 1 30 2 120

8 Đồng Hỷ 14 3 213 1 130 2 38 2 190

Tổng cộng 81 34 5.984 17 6.486 13 1.318 13 930

Nguồn số liệu điều tra

Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có trụ sở riêng chỉ đạt 41,9%, còn lại phải

mượn tạm phòng làm việc trong trụ sở UBND xã, một số thuê địa điểm hoặc nhờ

địa điểm tại nhà của một cán bộ HTX để làm việc. Các tài sản gắn liền với quyền sử

dụng đất và có khả năng sinh lợi như các cửa hàng vật tư, cơ sở dịch vụ, ao hồ nuôi

trồng thuỷ sản… cơ bản chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do vậy

làm cho HTX phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, thiếu

tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

67

* Vốn quỹ của các hợp tác xã nông nghiệp

Bảng 2.9. Tình hình vốn quỹ của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra

tính đến năm 2008

Đvt: triệu đồng

TT Huyện, TP, TX Số

HTX

Tổng số vốn

của HTX

Vốn bq 1

HTX

Tổng số

vốn góp

của xã viên

Vốn góp

xã viên bq

1 HTX

1 Phổ Yên 19 1.953 102,79 1.275,7 67,14

2 Phú Bình 6 2.180 363,33 486,7 81,12

3 Sông Công 2 4.652 2.326 1.910 955

4 TP Thái Nguyên 18 4.781,55 265,642 1.720,93 95,6

5 Định Hoá 4 692,7 173,175 554,7 138,67

6 Phú Lương 10 3.551 355,1 635 63,5

7 Đại từ 8 500,623 62,58 134,56 16,82

8 Đồng Hỷ 14 1.105 78,93 384,15 27,44

Tổng cộng 81 19.416 239,7 7.101,744 87,676

Nguồn số liệu điều tra

Tổng số vốn của 81 HTX nông nghiệp là trên 19 tỷ đồng đồng và chủ

yếu là cơ sở vật chất như: nhà cửa, máy móc thiết bị, công trình thuỷ lợi...

Tổng số vốn góp của xã viên là 7,1 tỷ đồng chiếm 36,57% trên tổng số

vốn, như vậy tính bình quân với số vốn lưu động để phục vụ cho quá trình sản

xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp là tương đối đảm bảo trong việc

chủ đồng điều hành sản xuất kinh doanh.

Duy trì và phát triển của các HTX tất yếu phải cần một lượng vốn

đủ lớn để đáp ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu

quả trong nền kinh tế thị trường. Nhìn chung mức góp vốn của xã viên

chưa cao dù đã được bổ sung qua các năm, nguyên nhân là HTX chưa thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

68

sự tạo được niềm tin với xã viên và người lao động, kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh của HTX chưa thuyết phục do vậy việc huy động vốn

góp của xã viên chưa cao.

* Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.10. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác

xã nông nghiệp điều tra năm 2008

Đvt: triệu đồng

TT Huyện, TP, TX

Tổng

số

HTX

Tổng doanh

thu

Doanh

thu

Bq/1HTX

Lợi nhuận

Số HTX

có lãi Bq/HTX

1 Phổ Yên 19 1.271 66,895 8 40,168

2 Phú Bình 6 1.905 317,5 3 87,247

3 Sông Công 2 4.507 2.253,5 2 205,338

4 TP Thái Nguyên 18 1.846 102,556 7 55,697

5 Định Hoá 4 1.792 448 2 70,485

6 Phú Lương 10 5.425 542, 5 4 182,288

7 Đại Từ 8 1.366 170,75 3 53,582

8 Đồng Hỷ 14 985 70,357 4 25,327

Tổng cộng 81 19.097 33

Nguồn số liệu điều tra

Tổng doanh thu 19.097 triệu đồng tăng 17,13% so với năm 2003 (11.148

triệu đồng) thời điểm thực hiện theo Luật HTX năm 2003. Lợi nhuận đạt 2.500

triệu đồng tăng 45% so với năm 2003 (555,759 triệu đồng). Trong đó điển hình

nhất là HTX dich vụ sản xuất nông lâm nghiệp Liên Sơn và HTX dịch vụ sản

xuất nông nghiệp Sông Công, tổng doanh thu hàng năm của 2 HTX này đạt trên

3 tỷ đồng, lãi từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng. Hoạt động hiệu quả chỉ tập

chung ở 33 HTX có lãi chỉ chiếm có 40,7%. Còn lại 48 HTX hoạt động bảo toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

69

được nguồn vốn và có tình trạng thua lỗ (59,3%). Kết quả thu được như trên là

thấp, còn nhiều HTX chỉ làm được dịch vụ đầu vào, còn bỏ trống nhiều khâu

như: tiêu thụ, chế biến, cung cấp tín dụng cho xã viên..., chưa mạnh dạn liên

doanh liên kết để mở rộng thêm ngành nghề mới. Những HTX yếu kém chưa có

chuyển biến rõ rệt về nội dung và hiệu quả hoạt động. Do vậy khó khuyến khích

thu hút nguồn nhân lực có trình độ tham gia vào HTX đồng thời không tạo được

động lực để xã viên góp vốn, góp sức để cùng nhau phát triển HTX nông nghiệp

nói riêng và sự phát triển của kinh tế tập thể trên địa bàn nói chung.

Bên cạnh đó số HTX nông nghiệp tham gia đóng BHXH cũng chiếm tỷ lệ

thấp 12,34% và thường ở những HTX hoạt động có hiệu quả, duy trì ổn định

được hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.11. Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội của các hợp tác xã nông nghiệp

điều tra tính đến năm 2008

TT Huyện, TP, TX Tổng số

HTX

Trong đó

HTX tham gia

đóng BHXH

HTX chƣa tham

gia đóng BHXH

1 Phổ Yên 19 1 18

2 Phú Bình 6 1 5

3 Sông Công 2 1 1

4 TP Thái Nguyên 18 18

5 Định Hoá 4 2 2

6 Phú Lương 10 3 7

7 Đại từ 8 8

8 Đồng Hỷ 14 2 12

Tổng cộng 81 10 71

Nguồn số liệu điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

70

* Về công nợ của các hợp tác xã nông nghiệp

Bảng 2.12. Tình hình công nợ của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra

tính đến năm 2008

Đvt: triệu đồng

TT Huyện, TP, TX

Tổng

số

HTX

Tổng nợ

phải thu

Nợ phải

thu

Bq/HTX

Nợ phải

thu khó

đòi

Tổng nợ

phải trả

Nợ phải

trả Bq/1

HTX

1 Phổ Yên 19 1.100,482 57,920 202,268 350,241 18,434

2 Phú Bình 6 724,118 120,686 157,134 355,059 59,177

3 Sông Công 2 527,575 263,788 107,356 224,788 112,394

4 TP Thái Nguyên 18 489,298 27,183 110,243 234,649 13,036

5 Định Hoá 4 322,458 80,615 105,231 151,229 37,807

6 Phú lương 10 220,989 22,099 70,687 110,495 11,049

7 Đại Từ 8 235,245 29,406 90,101 107,623 13,453

8 Đồng Hỷ 14 246,357 17,597 101,338 108,179 7,727

Cộng 81 3.866,522 944,358 1.642,263

Nguồn số liệu điều tra

Qua thống kê công nợ của các HTX nông nghiệp tổng số nợ của các

HTX nông nghiệp là 3,8 tỷ đồng, trong đó số nợ phải trả của các HTX nông

nghiệp là 1,6 tỷ đồng và chủ yếu là số chiếm dụng vốn của nhà cung cấp,

nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chưa thu được nợ từ các hộ xã viên

trong khi đó vốn lưu động của đa số các HTX nông nghiệp thấp đã làm hạn

chế khả năng thanh toán của các HTX. Số nợ phải thu khó đòi là 944 triệu

đồng chiếm 24,4% tổng nợ phải thu và chủ yếu tồn đọng trong các hộ gia đình

xã viên: tiền cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ thuỷ lợi, phân bón, thuốc

trừ sâu... Do vậy cần phải có sự quan tâm của các cấp, ngành liên quan tạo

điều kiện giúp đỡ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

71

2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN

CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

2.3.1. Về tổ chức quản lý ở các hợp tác xã nông nghiệp

Bên cạnh một bộ phận HTX nông nghiệp chuyển đổi và thành lập mới

làm ăn có hiệu quả, được xã viên tin tưởng, còn nhiều HTX vẫn chưa thể hiện

được sự năng động đổi mới trong sản xuất kinh doanh để thích ứng với cơ chế

thị trường. Hiện vẫn còn nhiều những HTX yếu kém, các HTX này tuy xuất

phát từ nhu cầu của xã viên và phát huy được tính tự nguyện, dân chủ trong

HTX, tuy nhiên do năng lực quản lý yếu kém, vốn tài sản nhỏ bé do đó hoạt

động cầm chừng hiệu quả chưa cao. Nhiều HTX chưa xây dựng được kế

hoạch, chiến lược phát triển trung và dài hạn vì đa số các HTX nông nghiệp

do những người lao động, nông dân nghèo, thiếu vốn, thiếu kiến thức thành

lập nên vì vậy, số xã viên đông do vậy HTX hoạt động ít hiệu quả. Một số mô

hình HTX mới làm ăn có hiệu quả như HTX dịch vụ, sản xuất nông – lâm

nghiệp Liên Sơn; HTX dich vụ sản xuất nông nghiệp Sông Công; HTX chè

Tân Hương nhưng chưa được nhân rộng ra.

Đội ngũ cán bộ HTX có tâm huyết, làm việc vì lợi ích chung của HTX

và của người lao động. Đa số cán bộ quản lý HTX chưa qua tập huấn nghiệp

vụ chuyên môn trước khi đảm nhiệm các vị trí quản lý HTX, họ làm việc trên

cơ sở kinh nghiệm tích luỹ được. Việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trình độ

chuyên môn về quản lý còn chắp vá do vậy hiệu quả chất lượng chưa cao.

Tình trạng cán bộ chủ chốt HTX có trình độ chuyển sang làm công tác chính

quyền để có chế độ ổn định hơn đang diễn ra đã làm ảnh hưởng đến hoạt động

của HTX và tâm lý không ổn định của cán bộ xã viên, người lao động.

Thù lao cán bộ quản lý thấp cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng

công tác quản lý HTX và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều HTX

không trả đủ lương tối thiểu để mua bảo hiểm xã hội cho cán bộ quản lý HTX.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

72

2.3.2. Về kết quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp

Mặc dù có nhiều khó khăn song với sự nỗ lực của HTX, trong việc

củng cố tổ chức, quản lý và hoạt động đã đạt được một số kết quả, cụ thể là:

- Về cơ bản các HTX cũ đã chuyển đổi xong, nhiều HTX mới được

thành lập; giải thể các HTX hình thức không còn hoạt động.

- Các HTX chuyển đổi và thành lập mới bước đầu đã khắc phục được tình

trạng thua lỗ kéo dài và tính hình thức, không rõ ràng về xã viên và tài sản.

Để khắc phục tình trạng chuyển đổi hình thức các HTX cần phải có

phương án cụ thể để khắc phục như: xây dựng phương án xác định xã viên

đích thực khi chuyển đổi bằng cách làm rõ vốn góp xã viên sau đó tiến hành

cấp thẻ xã viên và thực hiện phân phối lãi hàng năm theo vốn góp để tạo niềm

tin và sự gắn bó của xã viên đối với HTX.

- Ở mức độ khác nhau, một số HTX nông nghiệp đã dần thể hiện được

vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

theo hướng sản xuất hàng hoá và hiệu quả kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá

và hiệu quả kinh tế thông qua hoạt động dịch vụ của HTX như hướng dẫn xã

viên đưa tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất; cung ứng giống cây trồng,

vật nuôi, đặc biệt là những giống mới có giá trị kinh tế cao; tổ chức tưới tiêu,

bảo vệ thực vật, thú y... từ đó HTX đã thống nhất được kế hoạch sản xuất với

xã viên, chỉ đạo hướng dẫn gieo trồng đúng thời vụ cụ thể như: HTX dịch vụ

sản xuất nông lâm nghiệp Liên Sơn, công tác chỉ đạo sản xuất và chuyển giao

kỹ thuật, hàng năm, căn cứ vào lịch gieo trồng, HTX triển khai kế hoạch đảm

bảo các khâu dịch vụ phục vụ cho sản xuất. Cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm

khuyến nông mở từ 2 đến 3 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn

nuôi đến các hộ xã viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

73

- Nhiều HTX đã tham gia cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho xã viên.

Một số HTX đã tổ chức được các hoạt động dịch vụ mới ngoài các dịch vụ

truyền thống.

Tuỳ theo điều kiện mỗi địa phương, năng lực của bộ máy quản lý mà HTX

tổ chức các hoạt động dịch vụ khác nhau. Điển hình là HTX dịch vụ sản xuất

nông lâm nghiệp Liên Sơn:

Dịch vụ thủy lợi, HTX quản lý 5 trạm bơm với 7 máy bơm nước từ sông

Cầu, phục vụ cho sản xuất 100 ha lúa (2 vụ) và hơn 70 ha cây mầu vụ đông.

Phương thức phục vụ là đến thời vụ, HTX ứng toàn bộ chi phí bơm nước, tưới

cho các hộ xã viên gieo cấy. Sau khi thu hoạch, căn cứ diện tích gieo cấy của các

hộ xã viên, đội trưởng thu tiền phí bơm nước (mức phí đã được Đại hội xã viên

thống nhất từng năm) nộp về cho HTX. Đối với việc tưới nước cho cây mầu vụ

đông, HTX thu phí theo tiền điện bơm của từng đội, mức thu phí theo tiền điện

sinh hoạt (700 đồng/kwh, theo số điện thực bơm của từng hộ xã viên) còn các

chi phí khác HTX hỗ trợ. Các hộ gia đình không phải là xã viên của HTX thì đều

phải có hợp đồng dịch vụ theo thỏa thuận với HTX.

Dịch vụ điện, HTX quản lý toàn bộ lưới điện hạ thế phục vụ cho 5 trạm

bơm nước và sinh họat của nhân dân 7 xóm. Do địa bàn nông thôn thưa dân cư,

đường điện về các khu dân cư quá yếu, không đáp ứng nhu cầu điện cho sản

xuất, sinh hoạt của nhân dân. Năm 2004 - 2005, HTX đã chủ động xây dựng đề

án cùng với nhân dân xây dựng nâng cấp 4 tuyến đường điện 3 pha, dài 2.650 m.

Tổng chi phí là 95 triệu đồng. HTX đầu tư vật tư (80 triệu đồng), nhân dân đóng

góp công xây dựng (khoảng 15 triệu đồng) và HTX lắp đặt các công tơ đo điện

tại gia đình. Do đó, giá bán điện trực tiếp đến các hộ xã viên là 700 đồng/kwh,

không có lũy tiến. Nếu bán qua nhóm, thì giá thành là 620 đồng/kwh.

Dịch vụ vật tư, HTX căn cứ mức tiêu thụ vật tư nông nghiệp của các hộ

gia đình năm trước, chủ động tổ chức nhập hàng về kho của HTX. Đến đầu vụ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

74

HTX tổ chức cung cấp cho các hộ xã viên. HTX thực hiện theo nhiều phương

thức: Bán trực tiếp tại kho của HTX và thanh toán ngay, nếu là xã viên được tính

chiết khấu %. Nếu hộ xã viên nào chưa có tiền thì làm đơn xin thanh toán chậm

(trả sau), đội trưởng duyệt vào đơn, lên kho làm phiếu và nhận hàng. Thời hạn

thanh toán là trong vòng 6 tháng, không tính lãi suất. Riêng thức ăn gia súc, thời

gian thanh toán trong thời hạn 3 tháng (quá hạn 3 tháng phải chịu lãi suất).

- Nhiều HTX thực hiện tốt chức năng xã hội thông qua việc tham gia các

hoạt động phát triển nông thôn như xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xoá đói

giảm nghèo như mô hình của HTX dịch vụ sản xuất nông lâm nghiệp Liên Sơn:

Tín dụng nội bộ, HTX hoạt động trên cơ sở vốn góp và tiền gửi của xã

viên. Giải quyết cho xã viên vay chủ yếu là vay ngắn hạn, phục vụ phát triển

sản xuất kinh doanh và nhu cầu cuộc sống. Thủ tục vay nhanh gọn, đơn giản.

Hộ xã viên có nhu cầu, làm đơn (nêu rõ số tiền vay, mục đích sử dụng và thời

gian thanh toán, lấy xác nhận của đội trưởng kiêm trưởng thôn), chủ nhiệm

HTX duyệt và đến kế toán làm hợp đồng nhận tiền. Hoạt động tín dụng của

HTX có tín nhiệm, nhiều người có tiền nhàn rỗi đã mang đến gửi, có lúc tiền

gửi của dân vào quỹ số dư lên tới 400 triệu đồng. Hoạt động tín dụng nội bộ

trong HTX, đã tạo nguồn vốn cho HTX hoạt động, giảm vay ngân hàng. Ngoài

ra, HTX tạo được nguồn vốn cho xã viên vay để đầu tư phát triển sản xuất,

kinh doanh cũng như giải quyết kịp thời các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Hợp tác xã chủ động đứng ra xây dựng kế hoạch, tiếp nhận các dự án

đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng ở địa phương. Trong những năm 2000-

2002, HTX đã tiếp nhận dự án tiếp nhận sự hỗ trợ của nhà nước và huy động

vốn góp đối ứng của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Kết quả:

HTX đã xây dựng được 3.800m kênh mương và 2 trạm bơm nước với 5 máy

bơm; năm 2004-2006 đã xây dựng, nâng cấp được 2.650 m đường điện hạ thế

về các xóm; năm 2007, HTX đã xây dựng kế hoạch xây lắp mới ba tuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

75

đường dây hạ thế, dài 1.800 m về các xóm và nâng cấp đường điện nhánh đến

các hộ xã viên (tổng vốn đầu tư trên 250 triệu. Trong đó, HTX đầu tư khoảng

170 triệu, còn lại nhân dân đóng góp). Đến nay, đã thực hiện xây lắp được một

tuyến hạ thế (dài 700 m) và đấu lắp bán điện trực tiếp đến 250 hộ.

- Thu nhập bình quân của người lao động trong các HTX nông nghiệp

đạt 450.000đ/người/tháng; thu nhập bình quân của một xã viên là

380.000đ/người/tháng. Thu nhập bình quân của một thành viên tổ hợp tác từ

350.000đ – 450.000đ/tháng. Đây là mức thu nhập rất thấp nếu chúng ta đem

so sánh với các lao động quản lý của doanh nghiệp tại các thành phần kinh tế

khác. Thu nhập của lao động xã viên và HTX còn thấp nên tính ưu việt của

mô hình HTX kiểu mới còn chưa được thể hiện rõ. Kết quả là HTX gặp nhiều

khó khăn trong con đường phát triển của mình. Tuy nhiên cũng có thể khẳng

định mô hình HTX kiểu mới đang từng bước giúp cho người dân có được

cuộc sống kinh tế ổn định hơn và dần tăng thu nhập, cụ thể như các HTX chè,

nếu như bình thường người dân làm chè chỉ bán được từ 40-60 ngàn đồng/kg

chè búp khô còn khi tham gia hoạt động sản xuất trong các HTX chè qua các

khâu chế biến, lên hương, đóng gói đã bán được với mức giá từ 100-170 ngàn

đồng/kg. Hiệu quả trước hết đó là ý thức người dân đã thay đổi, từ việc chế

biến chè sạch, đến đầu tư nhà xưởng và máy móc làm chè được người dân

quan tâm hơn. Chính vì vậy, giá trị mỗi kg chè đã tăng lên 20 đến 30%. Trung

bình mỗi kg chè người dân lãi thêm 10 đến 20 nghìn đồng. Thu nhập bình

quân của các xã viên từ 450 đến 500 ngàn đồng/tháng.

2.3.3. Một số hạn chế

Trong quá trình chuyển đổi một số HTX còn mang nặng tính hình thức,

vốn góp của xã viên được phân bổ từ vốn quỹ của HTX cũ chuyển sang do

vậy thiếu thực tế dẫn đến việc xã viên không ý thức được trách nhệm và

quyền lợi của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

76

Việc xác định phương hướng, xây dựng kế hoạch vẫn còn lúng túng, phụ

thuộc vào sự chỉ đạo của cấp chính quyền địa phương nên thiếu đi tính tự chủ,

độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Năng lực tổ chức quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ quản lý HTX vẫn

chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phát triển HTX trong nền kinh tế thị trường. Vấn

đề cán bộ quản lý HTX là điều đáng quan tâm lo ngại vì tỷ lệ cán bộ quản lý

chưa qua đào tạo còn cao 226 người/81 HTX.

Công tác quản lý tài chính cơ bản được thực hiện theo quy định của nhà

nước nhưng vẫn còn yếu.

Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích kinh tế tập thể của

Chính phủ và của địa phương vẫn còn nhiều hạn chế:

+ Chính sách đất đai: hầu hết diện tích đất các HTX quản lý chưa được

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.

+ Trên 50% số HTX chưa có trụ sở riêng để hoạt động.

+ Chính sách đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ HTX nông nghiệp là hết sức

cần thiết và phải được thường xuyên, song việc tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng

kiến thức còn gặp nhiều khó khăn vì đa số các cán bộ HTX và xã viên thu nhập rất

thấp bên cạnh đó HTX không có kinh phí để hỗ trợ cho cán bộ tham gia học tập.

+ Các chính sách khác như bảo hiểm xã hội, khuyến nông... vẫn còn

nhiều vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

2.3.4. Những nguyên nhân của hạn chế

Công tác tuyên truyền Luật HTX và các chính sách về phát triển kinh tế

tập thể của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm nhưng chưa

thực sự chú trọng.

Hệ thống quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể ở các huyện, thành

phố, thị xã và cấp cơ sở trong thời gian dài không được củng cố, đa số là cán

bộ kiêm nhiệm không có chuyên môn về phát triển kinh tế hợp tác, HTX nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

77

việc giúp đỡ các HTX gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh

doanh và dịch vụ.

Tình trạng can thiệp quá sâu của một số cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở

trong công việc nội bộ của HTX đã làm ảnh hưởng đến các hoạt động của HTX.

Việc phối hợp, cụ thể hóa các chính sách về phát triển kinh tế tập thể của

các ngành còn chậm, chưa chú trọng quan tâm hướng dẫn nên chưa thực sự là

động lực thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển, nhiều HTX chưa có đất làm trụ sở,

chính sách tài chính, tín dụng đối với các HTX là khó tiếp cận...

Hầu hết cán bộ HTX chưa qua đào tạo và việc nâng cao năng lực cho

cán bộ HTX mới chỉ thực hiện được ở mức độ bồi dưỡng kiến thức do vậy

hiệu quả bồi dưỡng và chất lượng cán bộ HTX không cao.

Kinh tế hộ phát triển chưa mạnh, sản xuất của hộ nông dân vẫn còn

mang tính tự cấp, tự túc, bên cạnh đó diện tích đất của các hộ sử dụng còn

manh mún, mô hình HTX kiểu cũ vẫn còn ảnh hưởng đến tâm lý người dân

đặc biệt là về công nợ dẫn đến nhu cầu hợp tác chưa cao.

2.3.5. Bài học kinh nghiệm

Một là muốn các HTX nông nghiệp phát triển phải thực sự tôn trọng và

thực hiện tốt các nguyên tắc của HTX, không nóng vội, gò ép và phải có lộ

trình. Các HTX phát huy tiềm năng, nội lực, tự vươn lên của chính mình, khai

thác các thế mạnh của địa phương trong các hoạt động sản xuất kinh doanh,

dịch vụ. Bên cạnh đó cán bộ quản lý HTX phải có năng lực, trình độ chuyên

môn nghiệp vụ trong quản lý và điều hành mọi hoạt động của HTX.

Hai là tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến những chủ trương,

chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác, HTX

nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và người dân trong quá trình

phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Ba là vai trò lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

78

kết hợp giữa các ngành, đoàn thể có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát

triển kinh tế hợp tác, HTX của địa phương.

Bốn là kinh tế hợp tác, HTX hiện nay với quy mô, tiềm lực còn nhỏ bé

do vậy cần phải có sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ hơn nữa của Chính phủ và địa

phương về nhân lực, nguồn lực bằng những chính sách và giải pháp cụ thể.

Năm là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính

sách về phát triển kinh tế hợp tác, HTX để các chính sách đó thực sự đi vào

cuộc sống và phát huy hiệu quả cao nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

79

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG

NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

3.1. ĐỊNH HƢỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN HTX NÔNG NGHIỆP Ở

TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1.1. Cơ sở của những định hƣớng

Hiện nay kinh tế nông thôn đang chịu áp lực chung cho cả 2 hướng:

chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp nông thôn lạc hậu, chậm phát triển sang

kinh tế thị trường phát triển và quá trình này thúc đẩy bởi tiến trình công

nghiệp hoá và hiện đại hoá. Hai quá trình này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế

đang trên đà phải hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và chịu sự tác động mạnh

mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ cao, hiện đại. Đây cũng là thời cơ

và thách thức và cũng là tác nhân góp sức, thúc đẩy kinh tế nông dân, nông

thôn có sự thay đổi sâu sắc cả trên bình diện rộng và sâu, làm thay đổi căn bản

trong phương thức sản xuất và nhận thức sản xuất kinh tế nông thôn đang hình

thành phương thức sản xuất công nghiệp, phương thức kinh doanh hướng thị

trường, theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao.

Xã hội nông thôn, nông dân đang bị phân hoá, tầng lớp giàu và nghèo.

Bên cạnh đó, tiến trình kinh tế nông thôn đang có sự phân hoá kinh tế nông

dân theo nghề nghiệp kinh tế nông dân chuyển theo hướng đa canh, đa ngành

và một phần chuyển mạnh sang hướng chuyên môn hoá và công nghiệp dịch

vụ, tức là hoạt động phi nông nghiệp tăng lên. Điểm nữa là, kinh tế nông thôn

đang trong quá trình thị trường hoá. Các hoạt động nông nghiệp nông thôn

càng ngày càng gắn vào thị trường và bị lôi cuốn vào thị trường. Các hộ nông

dân đã chuyển sang kinh doanh và hoạt động kinh tế đang gắn với nhu cầu thị

trường. Các vấn đề kinh tế đang được giải quyết trên nhu cầu thị trường (như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

80

vốn, vật tư nông nghiệp, lao động, thị trường hàng hoá, dịch vụ v.v…). Các

vấn đề này cho thấy hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế tự chủ chủ yếu

thiên về các quan hệ dịch vụ, hàng hoá, nếu họ tham gia HTX thì sẽ là các

loại hình HTX dịch vụ, mua bán, vật tư, hay các hiệp hội tiêu thụ nông sản,..

Chính vì thế, đổi mới hoạt động của các HTX nông nghiệp xuất phát từ

những sự thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn mà

tâm điểm đó lại bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. Cần phải đưa ra

các biện pháp để đẩy mạnh sự đi lên của kinh tế hộ, thay đổi cơ bản phương thức

sản xuất của loại hình này tạo đà chuyển đổi cách thức sản xuất theo hướng thị

trường và đây cũng là những hạt nhân để xây dựng những đơn vị sản xuất kinh

doanh tại nông thôn – đó chính là các HTX nông nghiệp.

Thực hiện Luật HTX năm 2003 và Nghị quyết số 13 NQ/TW hội nghị

Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể,

Chính phủ đã ban hành hệ thống các chính sách về phát triển kinh tế tập thể.

Các bộ, ngành cũng đã có thông tư hướng dẫn. Tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức

các hoạt động hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp trong khung khổ các

chương trình, dự án khuyến nông, khuyến công và phát triển ngành nghề nông

thôn; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; kiên cố hóa kênh mương;

đào tạo tập huấn cán bộ... Đồng thời, tổ chức các hội nghị quán triệt, sơ kết

Nghị quyết Trung ương về kinh tế tập thể, tổ chức hội thảo, diễn đàn bàn về

các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các HTX nông nghiệp.

Công tác tổ chức, quản lý HTX tiếp tục được củng cố và đổi mới theo

hướng nâng cao hiệu quả hoạt động; khắc phục tình trạng nhiều HTX thua lỗ

kéo dài; đưa số HTX làm ăn có lãi ngày một tăng. Đặc biệt đã có nhiều HTX

vươn lên, vượt qua khó khăn, mở rộng nhiều hoạt động và đa dạng lĩnh vực

sản xuất - kinh doanh, dịch vụ như: hoạt động tín dụng nội bộ; tiêu thụ sản

phẩm; phát triển ngành nghề; nước sạch nông thôn; vệ sinh môi trường...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

81

Số lượng HTX thành lập mới năm sau nhiều hơn năm trước và các HTX

đã đa dạng về tổ chức, cũng như nội dung hoạt động: HTX dịch vụ nông nghiệp,

HTX chuyên ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, HTX rau an toàn...

Trong phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết Trung ương về phát

triển kinh tế tập thể, đã xuất hiện nhiều HTX làm ăn giỏi, thực sự là những

nhân tố cho phong trào phát triển HTX ở mỗi địa phương. Sự thành công của

các HTX điển hình tiên tiến trước hết là sự cố gắng của xã viên HTX, sự nhiệt

tình, năng động của cán bộ quản lý HTX.

3.1.2. Định hƣớng và mục tiêu nâng cao hoạt động của các hợp tác xã

nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Định hướng

Phát triển HTX thời gian qua đang còn hạn chế và không đồng đều giữa

các vùng, còn có nhiều xã chưa có HTX, nhất là ở các vùng miền núi; các HTX

điển hình, tiên tiến, nhân tố mới chưa được nhân rộng; số hợp HTX trung bình,

yếu kém còn nhiều. Do vậy, để tháo gỡ khó khăn cho HTX và phát triển HTX

nông nghiệp trong thời gian tới cần có các giải pháp đồng bộ từ chính sách hỗ

trợ đến công tác chỉ đạo và định hướng xây dựng mô hình phát triển HTX nông

nghiệp chung cho cả tỉnh và mô hình cụ thể cho từng vùng.

Thứ nhất: Tiếp tục quán triệt và cụ thể hoá các nhiệm vụ của Nghị

quyết Trung ương 5 về kinh tế tập thể và Quyết định 272/2005/QĐ-TTg của

Thủ tướng chính phủ “Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm

2006-2010”. Đề án “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế

tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010”.

Thứ hai: Phát triển kinh tế hợp tác, HTX với các hình thức đa dạng, trình

độ phát triển từ thấp đến cao, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực địa bàn. Phát

triển các HTX, Liên hiệp HTX chuyên ngành và đa ngành. Hướng dẫn tạo điều

kiện để các HTX cùng ngành nghề, cùng địa bàn, quy mô nhỏ (nhất là các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

82

HTX trong nông nghiệp quy mô thôn, xóm, bản), liên kết, hợp nhất, sáp nhập

thành những HTX có quy mô lớn hơn, để tăng tiềm lực tài chính, quy mô hoạt

động của HTX nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm

bảo đúng các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX.

Thứ ba: Phát triển HTX phải trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh

tế trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển. Kinh tế

hợp tác, HTX lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành

viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên

góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên và phát

triển cộng đồng.

Thứ tư: Đẩy mạnh việc củng cố, nâng cao năng lực các HTX và phát triển

HTX mới. Chỉ đạo chuyển đổi dứt điểm các HTX kiểu cũ còn khả năng chuyển

đổi, còn những HTX nào không có khả năng chuyển đổi hoặc đã chuyển đổi mà

hoạt động hình thức không có hiệu quả thì chỉ đạo cho giải thể kịp thời.

Thứ năm: Quan tâm tạo điều kiện cho các tổ hợp tác phát triển như là

một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế tập thể, đồng thời hướng dẫn,

giúp đỡ các tổ hợp tác phát triển thành các HTX khi có đủ điều kiện.

Tùy theo điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương, việc xây dựng mô hình

HTX nông nghiệp theo các hướng cụ thể sau:

Phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX chủ yếu thực hiện các hoạt

động tổ chức và hướng dẫn xã viên thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thực

hiện dịch vụ đầu vào và hoạt động giúp đỡ nhau mang tính cộng đồng. Cụ thể:

+ Tổ chức hướng dẫn xã viên, nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu

sản xuất. Làm tốt việc tổ chức sản xuất, hướng dẫn nông dân, xã viên cùng

nhau hợp tác trồng cây gì, nuôi con gì, một cách có hiệu quả, xác định cơ cấu

mùa vụ, cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế hợp lý, ... tạo ra vùng sản xuất sản

phẩm tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

83

+ Tổ chức dịch vụ sản xuất kinh tế hộ. Tùy theo điều kiện cụ thể từng

vùng, từng HTX tổ chức các hoạt động dịch vụ như: tưới tiêu, vật tư, làm đất,

bảo vệ thực vật, thú y, giống cây trồng, vật nuôi, tiêu thụ nông sản phẩm...

+ Liên kết với doanh nghiệp chế biến trong việc tiêu thụ sản phẩm nông

nghiệp theo các mô hình liên kết.

+ Theo quy mô và phạm vi hoạt động của mình mà HTX tổ chức bộ

máy quản lý thích hợp (tổ dịch vụ làm đất, tổ dịch vụ vật tư, tổ dịch vụ tín

dụng, tổ khoa học - kỹ thuật, tổ tiêu thụ sản phẩm,...).

- Phát triển HTX nông nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp.

Ngoài việc HTX tổ chức, thực hiện những nội dung của mô hình HTX dịch vụ,

còn tổ chức sản xuất kinh doanh như: chế biến nông, lâm sản; sản xuất tiểu thủ

công nghiệp; cung cấp dịch vụ cho đời sống xã viên và người dân.

- Phát triển HTX nông nghiệp chuyên ngành như: HTX chăn nuôi bò,

chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản, trồng rau an toàn; HTX chế biến nông,

lâm sản... phát triển ở những vùng sản xuất tập trung, có phong trào, gần

thành phố và thị xã.

Phát triển HTX nông nghiệp trong thời gian tới phải gắn với việc đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; trong đó, HTX

đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ

kinh tế hộ phát triển sản xuất hàng hóa; phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ;

hướng dẫn công tác khuyến nông, khuyến lâm; phát triển thị trường, tạo điều

kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển. Trước mắt, thực hiện lồng ghép các

chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với mở rộng và nâng cao hiệu

quả hoạt động của kinh tế tập thể. Tập trung chỉ đạo giải quyết những tồn tại của

HTX sau chuyển đổi. Đây là biện pháp nhằm phát huy nội lực của HTX. Đồng

thời, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trong nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

84

nghiệp, nông thôn cùng với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò

của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với phát triển kinh tế tập thể.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian tới

Với mục tiêu tổng quát đề ra cho khu vực kinh tế tập thể là đẩy mạnh

việc đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể đồng thời nâng cao tốc

độ tăng trưởng, đưa kinh tế tập thể cùng các thành phần kinh tế khác và kinh

tế hộ xã viên đóng góp ngày càng cao trong tỷ trọng nền kinh tế, góp phần

xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống vật chất tinh thần

của các thành viên và cộng đồng dân cư địa phương nhất là vùng nông thôn.

Mục tiêu cụ thể:

Củng cố tổ chức ổn định bộ máy quản lý điều hành hoạt động nhằm

nâng cao hiệu quả của các HTX nông nghiệp. Giảm tỷ lệ HTX nông nghiệp

yếu kém bình quân từ 7-10%/năm, nâng tỷ lệ các hợp tác xã làm ăn khá giỏi

bình quân từ 10% lên 12%/năm.

Tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh

doanh dịch vụ để thu hút các hộ nông dân trên địa bàn nông thôn sử dụng các

hoạt động dịch vụ của HTX.

Khuyến khích các tổ hợp tác có đủ điều kiện đăng ký thành lập HTX,

phấn đấu bình quân mỗi năm phát triển từ 7 đến 10 HTX. Số xã viên HTX

mỗi năm tăng từ 500 đến 700 người. Số lượng tổ hợp tác tăng bình quân

4%/năm, số lượng thành viên tổ hợp tác tăng 5%/năm.

Phấn đấu đến năm 2010 mỗi huyện, thành phố, thị xã phát triển được ít

nhất từ 1- 2 HTX nông nghiệp điển hình vững mạnh toàn diện.

Đến năm 2010 nâng số cán bộ quản lý hợp tác xã có trình độ đại học

lên khoảng 5-7%, trung cấp 20%. 100% cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn

nghiệp vụ các HTX nông nghiệp được đào tạo các khoá tập huấn, bồi dưỡng

kiến thức quản lý kinh tế ít nhất 1 lần. Thu nhập bình quân của lao động trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

85

các HTX nông nghiệp tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005 (năm 2005 thu nhập

bình quân ở dưới 200.000đ/người/tháng[7]).

3.1.2.3. Nhiệm vụ phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Thái

Nguyên trong giai đoạn 2010-2015

Nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX nông nghiệp trong sản xuất kinh

doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ

sản phẩm hàng hoá nông nghiệp của xã viên và các hộ nông dân.

Tiếp tục xây dựng mới các tổ hợp tác, HTX nông nghiệp theo mô hình

kinh doanh đa ngành. Tạo điều kiện và cơ chế chính sách cho các HTX mở

rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Liên kết, sáp nhập các HTX quy mô nhỏ thành các HTX quy mô lớn.

Kết nạp xã viên, các hộ nông dân và nâng mức đóng góp vốn của xã

viên để có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng và đa dạng các dịch

vụ như: chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông khuyến lâm, khuyến

ngư, bảo vệ thực vật, thú y, vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, sản xuất và

cung ứng giống vật nuôi, cây trồng, tiêu thụ sản phẩm, chế biến nông sản,

cung ứng dịch vụ thuỷ lợi...

Mở rộng loại hình tín dụng nội bộ để tạo vốn cho xã viên và các hô

nông dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG

NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015

3.2.1. Giải pháp về phƣơng thức tổ chức và công tác cán bộ

Việc cải tổ phương thức hoạt động và kiện toàn nhân sự có ý nghĩa

quyết định đến việc tồn tại và phát triển của các đơn vị sản xuất kinh doanh

nói chung và các HTX nông nghiệp nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá hội nhập kinh tế quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

86

Đối với phương thức hoạt động, trước hết về mặt pháp lý yêu cầu tất cả các

HTX khi triển khai tổ chức cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, mà

trước hết là Luật HTX và các văn bản dưới luật khác có các quy định liên quan.

Về tổ chức hoạt động các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX do

Ban quản trị điều hành có dưới sự giám sát của Ban kiểm soát. Tuy nhiên, để

HTX hoạt động có hiệu quả mỗi HTX cần xây dựng bộ máy quản lý phù hợp

với quy mô và tình hình thực tế để phát huy thế mạnh. Do vậy, Ban quản trị

HTX cần nhận thức rõ vai trò của việc thiết kế cơ cấu tổ chức và sắp xếp đội

ngũ cán bộ quản lý cho phù hợp. Bởi vì hầu hết các HTX nông nghiệp đều có

quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động còn hạn chế cho nên việc cọ sát và cạnh tranh

trên thị trường còn rất yếu do đó công tác quản lý thiếu tính chuyên nghiệp.

Việc bố trí và sắp xếp công tác cho cán bộ còn tự phát trên cơ sở giao từng

việc như thế người lao động không thể phát huy sự năng động trong công tác.

Như vậy, nguồn lực quan trọng là con người chưa thể phát huy được thế

mạnh. Từ đó cho thấy các HTX nông nghiệp cần phải:

- Đẩy mạnh việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các HTX.

- Chủ động định hướng và liên kết nông dân với nhau trong sản xuất

kinh doanh.

- Đổi mới phương thức hoạt động, sản xuất theo quy trình chuyên canh,

mở rộng dịch vụ ngành nghề nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư và vốn góp

của xã viên ngày càng tăng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa

đói, giảm nghèo, khắc phục dần tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán.

- Bộ máy quản lý gọn nhẹ, tạo được sự tín nhiệm của xã viên và người

lao động.

3.2.2. Tăng cƣờng sự chỉ đạo của Nhà nƣớc đối với hợp tác xã

3.2.2.1. Về công tác tuyên truyền Luật hợp tác xã năm 2003, về phát triển kinh

tế hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

87

Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 43/CT-TW ngày 08/9/2004 của Ban Bí

thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 13 đến tất cả các cấp, ngành, các cơ sở

kinh tế tập thể và người dân. Đây là giải pháp quan trọng, là trách nhiệm của

các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

- Tập trung tuyên truyền vào cán bộ, đảng viên các cơ quan lãnh đạo

chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể ở các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp huyện

và cơ sở, HTX, các hộ nông dân và người lao động.

- Nội dung tuyên truyền đầy đủ, có hệ thống, khoa học, nhiều nội dung

phong phú đa dạng nhằm giúp cho các cấp, ngành, chính quyền địa phương, các

thành phần kinh tế và người dân... tiếp cận một cách nhanh nhất và có hiệu quả.

- Công tác tuyên truyền cần phải có tính chiến lược và phù hợp với

từng loại đối tượng cụ thể như: Luật HTX đưa nội dung giới thiệu Luật vào

trong giáo trình, chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo, hội thảo

chuyên đề về kinh tế tập thể, tổ chức tọa đàm, xây dựng các chuyên mục,

chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng...

3.2.2.2. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo của các

cấp chính quyền, đoàn thể

Các cấp ủy đảng tăng cường chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW

hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX về tiếp tục đổi mới,

phát triển nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể và việc triển khai thi hành

Luật HTX 2003.

Công tác củng cố, đổi mới phát triển kinh tế hợp tác và HTX nông

nghiệp là một trong những nhiệm vụ thường xuyên. Có chương trình hành

động cụ thể về đổi mới phát triển kinh tế tập thể ở địa phương, đặc biệt quan

tâm về lĩnh vực nông nghiệp.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể từ tỉnh đến

huyện, xã, phường, thị trấn. Tăng cường cán bộ chuyên trách theo dõi thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

88

hiện các chính sách, hướng dẫn nghiệp vụ về kinh tế hợp tác trong các ngành

chức năng, các phòng ban của huyện và xã.

Tăng cường sự phối hợp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế hợp tác, HTX

của các cấp chính quyền.

Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo đổi

mới phát triển kinh tế hợp tác, HTX ở tất cả các cấp chính quyền, tăng cường

công tác tham mưu của Ban chỉ đạo cho cấp ủy, chính quyền trong việc ban

hành các cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế hợp tác, HTX.

Các cấp chính quyền địa phương, các ngành chủ động trong việc xây

dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện phát triển kinh

tế hợp tác, HTX ở địa phương, ngành mình. Tăng cường công tác kiểm tra,

giám sát trong công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế tập thể của các

ngành, cấp địa phương.

Ban chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế hợp tác, HTX tỉnh, các ngành,

cấp chính quyền địa phương phối hợp phát triển mô hình HTX nông nghiệp

điển hình làm cơ sở để nhân rộng ra toàn tỉnh.

Tổ chức các diễn đàn về lĩnh vực kinh tế tập thể ở các địa phương, nghe

báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể đặc biệt là các đại biểu đại diện

cho những HTX nông nghiệp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và giải

quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc.

Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, tôn vinh những tập thể,

đơn vị, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phát triển kinh tế tập thể.

3.2.2.3. Cơ chế chính sách hỗ trợ công tác chuyển đổi và thành lập mới

hợp tác xã

Các cấp chính quyền, ngành chức năng tiếp tục chủ động hướng dẫn,

phổ biến, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

89

HTX của nhà nước đã ban hành, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của các

bộ, ngành trung ương, các văn bản của địa phương.

Chính sách hỗ trợ thành lập HTX, ngoài việc tư vấn pháp lý, cung cấp

thông tin kiến thức, hướng dẫn xây dựng Điều lệ HTX, các thủ tục thành lập,

đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 88/2005 và Thông tư số 66/2006/TT-

BTC ngày 17/7/2006 còn được hỗ trợ thêm kinh phí, mức hộ trợ tùy thuộc

vào điện kiện kinh tế xã hội của địa phương cho các HTX thành lập mới hoặc

chuyển đổi. Hiện tại tỉnh hỗ trợ 2 triệu đồng/1HTX nông nghiệp khi chuyển

đổi hoặc thành lập mới.

3.2.2.4. Chính sách về đất đai đối với hợp tác xã nông nghiệp

HTX có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở, nhà kho, sân bãi, cơ sở

dịch vụ trực tiếp phục vụ xã viên sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy

sản phải được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải

nộp tiền sử dụng đất. Trong trường hợp quỹ đất của các địa phương không còn

mà HTX tự tìm được đất phù hợp với quy hoạch, với sản xuất nông, lâm

nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì các cấp thẩm quyền xem xét chuyển mục đích

sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của nhà nước.

Đối với các HTX đang sử dụng diện tích đất vào mục đích xây dựng trụ

sở, nhà kho, sân bãi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ xã viên sản xuất nông lâm

nghiệp, nuôi trồng thủy sản được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không

phải nộp tiền sử dụng đất theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004.

Ngoài diện tích đất được giao không thu tiền sử dụng đất, HTX nông

nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất và được hưởng

chính sách ưu đãi về miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định

của nhà nước.

Có cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX nông nghiệp

thuê lại đất, sử dụng đất của các tổ chức cá nhân để phát triển sản xuất kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

90

3.2.2.5. Chính sách thuế

Thực hiện chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các

HTX thuộc sở hữu chung.

Các HTX được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với phần thu

nhập từ các hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh của xã viên theo quy định

của Luật thuế và các văn bản quy định khác của nhà nước.

Đối với HTX nông nghiệp, ngoài được hưởng ưu đãi theo quy định còn

được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tạo ra từ hoạt

động dịch vụ phục vụ trực tiếp đời sống xã viên.

3.2.2.6. Chính sách tín dụng

Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ tín dụng nhân dân nhằm hỗ

trợ nguồn vốn cho các HTX hoạt động đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho

các HTX được vay vốn trong các ngân hàng thương mại để đầu tư phát triển

dịch vụ, sản xuất, kinh doanh. Đối với các HTX nông nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vay vốn các tổ chức tín dụng theo chính sách

tín dụng nông nghiệp nông thôn của Nhà nước theo quy định. Cụ thể:

+ HTX có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh được

vay vốn tín dụng đầu tư phát triển theo quy định của nhà nước.

+ HTX có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu theo diện ưu

đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của nhà nước.

+ Các HTX có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư mới,

đầu tư nâng cấp, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ phát

triển kinh tế và đời sống xã viên, thì các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận

lợi cho vay vốn và áp dụng hình thức bảo hiểm tiền vay phù hợp với các quy

định của nhà nước.

3.2.2.7. Chính sách giải quyết nợ tồn đọng của các hợp tác xã

Chính phủ xem xét tiếp tục thực hiện việc xoá nợ như tại Quyết định số

146/2001/QĐ-TTg ngày 02/10/2001 về việc giải quyết xử lý nợ tồn đọng của

các HTX nông nghiệp. Cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

91

- Xoá nợ đối với các khoản nợ phải trả của HTX nông nghiệp đã giải thể.

- Xoá nợ đối với các khoản nợ phải trả của HTX nông nghiệp đã

chuyển đổi mà các HTX này quá khó khăn về tài chính do hoạt động sản xuất

kinh doanh thua lỗ hoặc do thiên tai dịch bệnh đem lại không có khả năng

thanh toán nợ.

- Xoá nợ đối với các khoản nợ phải trả của HTX nông nghiệp đang hoạt

động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mà số tiền vay lại đầu tư vào cơ sở hạ

tầng điện đường, trường, trạm nhưng nay các cơ sở hạ tầng đó bị thiệt hại do

thiên tai gây ra.

3.2.2.8. Xúc tiến thương mại

Có chính sách hỗ trợ kinh phí phù hợp theo quy định của chương trình

xúc tiến thương mại đối với các nội dung:

- Thông tin thương mại, tuyên truyền; tư vấn.

- Tham gia hội chợ triển lãm hàng.

- Quảng bá thương hiệu sản phẩm.

- Đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu.

3.2.2.9. Ứng dụng khoa học công nghệ

Tạo điều kiện cho các HTX ứng dụng các thành tựu khoa học công

nghệ về giống, công nghệ sinh học, bảo quản, chế biến nông sản. Hướng dẫn

các cơ quan nghiên cứu khoa học liên kết với các HTX để chuyển giao các

thành tựu khoa học công nghệ, công nghệ mới thông qua hệ thống khuyến

nông, khuyến công của tỉnh.

Hỗ trợ vay vốn trung hạn và dài hạn đối với HTX có dự án ứng dụng,

đổi mới nâng cao trình độ công nghệ...

Tăng cường công tác tập huấn cho các HTX và xã viên trong việc tiếp

thu công nghệ mới thuộc các chương trình ứng dụng và chuyển giao khoa học

và công nghệ phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn và miền núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

92

Tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến lâm,

khuyến ngư... cho phát triển nông nghiệp nông thôn, từ đó tạo điều kiện cho

các HTX nông nghiệp được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi trong sản

xuất nông nghiệp.

3.2.3. Giải pháp về thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển

Thứ nhất, tiêp tục đổi mới hoạt động của các HTX nông nghiệp,

khuyến khích các HTX mới thành lập chuyển sang hoạt động dịch vụ đầu vào,

đầu ra từ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ thành viên, đến

mở mang ngành nghề, vươn lên phát triển sản xuất, kinh doanh tổng hợp. Phát

triển mô hình liên kết giữa HTX nông nghiệp với các cơ sở chế biến nông sản,

với doanh nghiệp để tiếp nhận vốn, kỹ thuật, công nghệ mới, mở rộng các

ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, là đối với hệ thống dịch vụ tài chính phục vụ nông nghiệp và nông

thôn, cần tiếp tục cải thiện để tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Mở rộng các

đối tượng cho vay vốn nhất là quan tâm ưu đãi hơn cho nông dân. Có cơ chế lãi suất

và thời hạn vay hợp lý đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn nhằm phát

triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương.

Thứ ba, là phát triển mạng lưới các cơ sở thu mua, bảo quản, phân loại, sơ

chế, đóng gói, thu gom hàng hoá từ các hộ sản xuất cung cấp cho nhà máy chế

biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu… cung ứng vật tư, trang thiết bị

phục vụ nông nghiệp và hàng hoá công nghiệp tiêu dùng. Bên cạnh đó, quy

hoạch, đầu tư xây dựng phát triển hệ thống chợ từ thành thị đến nông thôn. Chợ

vẫn là hình thức tốt để thúc đẩy nền kinh tế thị trường, đặc biệt là ở các vùng

nông thôn. Mở rộng thị trường tiêu thụ. Mặt khác, cần nâng cao vai trò quản lý

Nhà nước, có chính sách khuyến khích tạo mọi điều kiện phát triển các vùng

nguyên liệu sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn từ sản

xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá với chất lượng ngày càng cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

93

3.2.4. Giải pháp quản lý tài chính trong các hợp tác xã nông nghiệp

3.2.4.1. Đổi mới công tác quản lý tài chính

Để công tác quản lý tài chính trong các HTX nông nghiệp đi vào nề

nếp, tạo cơ sở để thực hiện tốt hơn chức năng, đồng thời giải quyết những vấn

đề vướng mắc về quản lý tài chính: vốn, công nợ, tiền công cán bộ quản lý –

xã viên và người lao động, quản lý tài sản của HTX… Đây là một yêu cầu cần

thiết có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt

động của các HTX nông nghiệp. Xác định rõ tài sản của HTX gồm những gì;

việc góp vốn, huy động vốn, thế chấp tài sản vay vốn phục vụ sản xuất kinh

doanh như thế nào để từ đó có phương pháp quản lý. Đối với quản lý doanh

thu, chi phí, cần có phương pháp hạch toán rõ ràng doanh thu của các HTX

nông nghiệp từ đầu; các chi phí hợp lý gồm chi phí trực tiếp, gián tiếp, giá

thành sản phẩm, dịch vụ... Vấn đề phân phối lãi của HTX nông nghiệp. Cần

minh bạch, cụ thể đối với từng ngành kinh doanh.

3.2.4.2. Thực hiện tốt chế độ kế toán trong các hợp tác xã

Chế độ quản lý báo cáo tài chính cũng cần được nghiên cứu cụ thể để làm

sao cơ quan quản lý có thể kiểm tra giám sát được hoạt động tài chính của các

HTX nông nghiệp theo hướng tách bạch được các chỉ tiêu: bảng cân đối tài sản,

bảng cân đối kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của HTX,

bảng cân đối vốn, nguồn vốn của HTX. Các báo cáo cần được gửi cho cơ quan

quản lý tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và phải được đảm bảo minh

bạch, rõ ràng thể hiện rõ về nguồn vốn kinh doanh, quỹ HTX, công nợ, kết quả

kiểm tra tài sản cuối năm và được công bố trước Đại hội xã viên thường niên.

3.2.5. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ

quản lý hợp tác xã, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ hợp tác xã

Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn đối với các chức

danh Ban quản trị, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng và cán bộ nghiệp vụ HTX.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

94

Tiếp tục có cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

trình độ chuyên môn.

Tăng cường tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

cho cán bộ chuyên môn theo dõi phát triển kinh tế hợp tác, HTX ở các cấp,

ngành địa phương.

Có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, xã viên có đủ điều kiện đi học

tại các trường đại hoc, cao đẳng và trung học nghề chính quy hoặc tại chức.

Hỗ trợ kinh phí đào tạo tùy theo điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và

yêu cầu cán bộ xã viên đi học phải cam kết làm việc cho HTX ít nhất là 5 năm

sau khi tốt nghiệp ra trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Phát triển HTX cần phải tôn trọng những điều kiện thực tế, đồng thời

áp dụng những kinh nghiệm phát triển HTX phù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu

cụ thể: lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu chính; trong đổi mới và phát

triển kinh tế HTX cần hết sức coi trọng các nguyên tắc, giá trị của HTX, đặc

biệt là nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, cùng có lợi của những thành viên tham

gia, kết hợp hài hòa lợi ích của xã viên với lợi ích của HTX và cộng đồng;

bảo đảm và phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bản thân các HTX;

phát triển vững chắc các HTX kiểu mới, tổng kết thực tiễn và nhân rộng

những mô hình mới, điển hình tiên tiến, xuất sắc.

Phát triển HTX gắn bó mật thiết, phục vụ thực hiện thắng lợi đường lối

và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phát triển HTX đáp ứng được những nhu cầu kinh tế, văn hóa, xã hội

của đông đảo các tầng lớp xã hội, liên kết rộng rãi mọi loại hình và tổ chức

kinh tế, đặc biệt chú trọng đối tượng là người lao động, các hộ kinh tế cá thể,

những đối tượng yếu thế trong cạnh tranh thị trường.

Phát triển HTX cần được mở rộng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà

người dân có nhu cầu, trước hết tập trung phát triển HTX trong khu vực nông

nghiệp, nông thôn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và nội dung quan trọng

trong chiến lược phát triển HTX ở địa phương.

Phát triển HTX cũng cần phải quan tâm đến đặc điểm, điều kiện và thế

mạnh của từng vùng, từng khu vực của tỉnh.

Phát triển HTX linh hoạt, đa dạng về hình thức, với nhiều trình độ phát

triển từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ sản xuất, đời sống cho các hộ thành viên,

xã viên, đến mở mang ngành nghề, sản xuất kinh doanh tổng hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

96

Thông qua quá trình nghiên cứu, trên cơ sở đánh giá thực trạng tình

hình phát triển, những thuận lợi, khó khăn cũng như phân tích để chỉ ra những

điểm mạnh, điểm yếu của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên. Đề tài nêu ra một số giải pháp: về phương thức tổ chức và công tác

cán bộ; công tác tuyên truyền Luật HTX, về phát triển kinh tế hợp tác, đặc biệt

là trong lĩnh vực nông nghiệp; tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy

đảng, chỉ đạo của các cấp chính quyền, đoàn thể; chính sách hỗ trợ công tác

chuyển đổi và thành lập mới HTX; chính sách về đất đai đối với HTX nông

nghiệp; chính sách thuế; chính sách tín dụng; chính sách giải quyết nợ tồn

đọng của các HTX; xúc tiến thương mại; ứng dụng khoa học công nghệ; giải

pháp về thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển; giải pháp quản lý tài chính trong

các HTX nông nghiệp; giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn

cho cán bộ quản lý HTX, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ HTX... từ đó, nhằm

góp phần nhỏ vào sự phát triển của các HTX nông nghiệp và phát triển kinh tế

xã hội của địa phương.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Kiến nghị Trung ƣơng

- Tăng cường sự chỉ đạo đối với các cấp uỷ đảng trong việc triển khai

thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 hội nghị lần thứ 5, Ban

chấp hành Trung ương Đảng khoá IX nhằm chuyển biến và nâng cao nhận

thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vị trí vai trò của kinh

tế tập thể.

- Đề nghị Quốc hội tăng cường công tác giám sát việc thực hiện chính

sách phát triển kinh tế tập thể.

- Đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý, hỗ

trợ phát triển HTX; cơ chế hỗ trợ thông tin định hướng phát triển thị trường

tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

97

xây dựng hệ thống khuyến công, khuyến nông cơ sở và ban hành chính sách

hỗ trợ hệ thống này thực hiện thành công việc chuyển giao khoa học công

nghệ về nông thôn.

- Chính phủ tăng cường chỉ đạo các bộ ngành, các địa phương hướng dẫn

thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể đã ban hành.

- Đề nghị Liên minh HTX Việt Nam, trường cán bộ HTX tổ chức tập

huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, chuyên viên theo dõi về phát triển kinh

tế hợp tác, HTX của Liên minh HTX, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên

- Kịp thời rà soát các văn bản, sửa đổi các quy định chưa phù hợp trong

quá trình tổ chức thực hiện, điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trên

thực tế phù hợp với các văn bản quy định của hệ thống văn bản pháp luật về

phát triển kinh tế tập thể và chính sách đối với các HTX nông nghiệp, tính

nhất quán của chính sách, tính đồng bộ, khả thi trong tổ chức thực hiện.

- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể.

- Xác định rõ và phân nhiệm cụ thể cơ quan quản lý nhà nước về HTX

và các cơ quan khác đối với khu vực kinh tế hợp tác của địa phương.

- Chỉ đạo các ban ngành liên quan tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của

mình có những hoạt động cụ thể để hỗ trợ các HTX nông nghiệp của địa

phương. Phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện đề án “Tiếp tục đổi

mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, HTX tỉnh Thái Nguyên

giai đoạn 2006-2010”. Bố trí cán bộ, chuyên viên chuyên trách về phát triển

kinh tế hợp tác, HTX ở các huyện, thành phố, thị xã.

- Chú trọng trong việc tổ chức thực hiện các chính sách giao đất và cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTX; đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ

HTX và các hoạt động thông tin tuyên truyền về HTX; hướng dẫn bảo hiểm xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

98

hội; lồng ghép các chương trình, dự án; vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong nông

nghiệp…

- Thành lập “Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Thái Nguyên”, “Quỹ tín

dụng nhân dân” nhằm giúp các HTX nông nghiệp về vốn phát triển sản xuất

kinh doanh dịch vụ...

- Thường xuyên tổ chức các diễn đàn lắng nghe các khó khăn vướng

mắc của các HTX nông nghiệp và bàn các giải pháp tháo gỡ.

2.3. Kiến nghị với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh

HTX tỉnh Thái Nguyên

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt đề án “Tiếp tục đổi mới, phát triển và

nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010” đã

được UBND tỉnh phê duyệt.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ và

người dân về thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong

việc phát triển kinh tế tập thể.

Chủ động, thực hiện triệt để các chính sách về phát triển kinh tế hợp

tác, HTX đặc biệt chú trọng đối với các HTX nông nghiệp nhằm đảm bảo

quyền và lợi ích của HTX và xã viên, người lao động.

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương, thực hiện tốt việc lồng

ghép các chương trình dự án nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao của khu vực

kinh tế tập thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Thái Nguyên (06/9/2007), Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã

còn nhiều việc phải làm.

2. Bộ Ngoại giao (2005), 60 năm kinh tế xã hội Việt Nam.

3. Các Mác (1962) Bản thảo kinh tế triết học 1884, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội.

4. Học viện Nguyễn Ái Quốc (1993), Nhà xuất bản sự thật Hà Nội,

Những hình thức hợp tác trong nông nghiệp – Bước chuyển căn bản từ mô

hình cũ sang hình thức mới.

5. GS.TS. Hỗ Văn Vĩnh, Tạp chí cộng sản số 81 (2005), Phát triển HTX nông

nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.

6. Liên minh HTX Việt Nam (2008), Những HTX điển hình tiến tiến.

7. Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên (2005), Đánh giá tình hình kinh tế hợp tác,

hợp tác xã và hoạt động của Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên năm 2005,

phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2006.

8. Ngô Thị Cẩm Linh (2008), Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế HTX

nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

9. Nguyễn Văn Bích và tập thể tác giả, nghiệm thu tháng 6/2000 tại Hà Nội,

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học xã hội về lý luận,

chính sách và giải pháp đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác.

10. Nguyễn Quang Huân, Hà Nội (2003), Thực trạng và giải pháp phát triển

các hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên.

11. Nguyễn Thị Bích Hồng, Viện nghiên cứu phát triển thành phố HCM,

Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã.

12. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã.

13. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2005), Thái Nguyên – Thê va lưc mơi

trong thê ky XXI .

14. Phan Đức Cường (2006), Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

100

triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

15. Phạm Quang Vinh, Liên minh HTX Việt Nam (2008), Kinh nghiệm từ mô

hình HTX nông nghiệp của Đức.

16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003) Luật hợp tác xã,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX và doanh nghiệp vùng Đồng bằng Bắc bộ

TP Hải Phòng (2008), Vài nét về Liên minh HTX quốc tế (ICA).

18. Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX và doanh nghiệp vùng Đồng bằng Bắc bộ

TP Hải Phòng (2008), Mô hình kinh tế hợp tác xã của một số nước Châu á.

19. UBND tỉnh Thái Nguyên (2008), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2008.

20. UBND tỉnh Bắc Thái (1995), Phương án đổi mới HTX nông nghiệp theo

tinh thần Quyết định số 140/UB-QĐ ngày 15/3/1995.

21. UBND tỉnh Thái Nguyên (1998), Báo cáo khoa học đề tài điều tra đánh giá

các loại hình kinh tế HTX sau chuyển đổi và đề xuất các giải pháp phát

triển kinh tế xã hội và HTX ở tỉnh Thái Nguyên.

22. UBND tỉnh Thái Nguyên (1997), Kế hoạch số 24/KH-UB ngày 06/6/1997

về triển khai thực hiện Luật HTX và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn

thi hành Luật HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HTX NÔNG NGHIỆP

TỈNH THÁI NGUYÊN

Số phiếu……..

Hợp tác xã:……………………………………………………………………

Họ tên chủ nhiệm HTX……………………………………………………....

Xóm:………………………………………………………………………….

Xã:……………………………………………………………………………

Huyện:……………………………………………………....Tỉnh Thái Nguyên

Thực hiện năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 2

PHẦN I - TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HTX

1. Tên HTX:……………………………………………………………………

2. HTX thành lập mới (1)…………… HTX chuyên đổi (2)...………………...

3. Xã:…………………………………………..Huyện:…….…………………

Tỉnh Thái Nguyên.

4. Họ và tên chủ nhiệm HTX:…………………………………………………

5. Tổng số hộ………………….hộ. Tổng số đảng viên……….……đảng viên.

6. Tổng số khẩu:…………………………………………...khẩu.

7. Tổng số lao động:…………………………………...lao động.

8. Đại diện hộ xã viên:……………………………………….hộ.

9. Đại diện lao động là xã viên:……………………….lao động.

10. HTX xếp loại (Khá, Trung bình, Yếu):…………………............................

11. Quy mô HTX:…………………(1 - Toàn xã; 2 - Liên xóm; 3 - Xóm, bản)

12.Ngày tháng năm thành lập (Chuyển đổi):………………………………….

13. Ngày tháng năm được cấp phép đăng ký kinh doanh:…………………….

14. Nếu chưa được cấp lý do:…………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

15. Ngày tháng năm đi vào hoạt động…………………………………………

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 3

Biểu số 01

Tình hình đất đai của HTX

STT Danh mục Đvt 2006 2007 2008

I Tổng diện tích đất nông nghiệp m2

1 Diện tích trồng cây lâu năm m2

- Diện tích đất 1 vụ m2

- Diện tích đất 2 vụ m2

- Diện tích đất HTX quản lý cho đấu thầu m2

2 Diện tích trồng cây lâu năm m2

- Diện tích cây công nghiệp m2

- Diện tích cây ăn quả m2

- Diện tích cây lâu năm HTX quản lý đấu thầu m2

3 Diện tích ao hồ đầm m2

Diện tích HTX quản lý cho thầu m2

4

Tổng diện tích đất đã cấp Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất (bìa đỏ) m2

II Tổng diện tích đất lâm nghiệp m2

1 Diện tích rừng tự nhiên m2

2 Diện tích rừng trồng m2

3 Diện tích đất trống đồi núi trọc m2

4 Diện tích HTX quản lý cho đấu thầu m2

5

Diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền

sẻ dụng đất (bìa đỏ) m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 4

Biểu số 02

Bộ máy quản lý của HTX

1. Ban quản trị HTX:…………..người.

2. Ban kiểm soát HTX:…………người.

3. Đội trưởng đội sản xuất:……………………..người.

4. Tổ trưởng tổ dịch vụ:………….người.

5. Cán bộ giúp việc cho HTX:…………..người.

6. Hệ thống sổ sách kế toán HTX (Sổ đơn hay kép)………………..

STT Danh mục Ban quản

trị

Ban kiểm

soát

Đội trưởng

đội sản xuất

Tổ

trưởng

tổ dịch

vụ

viên

HTX

I Chính trị

Đảng viên

II Trình độ lý luận chính trị

1 Sơ cấp lý luận chính trị

2 Trung cấp lý luận chính trị

III Công việc kiêm nhiệm

IV Trình độ văn hoá

1 Tiểu học

2 Trung học cơ sở

3 Phổ thông trung học

V Trình độ nghiệp vụ

1

Chưa được bồi dưỡng, tập

huấn

2

Bồi dưỡng tập huấn ngắn

ngày

3 Sơ cấp

4 Trung cấp

5 Cao đẳng

6 Đại học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 5

PHẦN II - TÀI SẢN, VỐN QUỸ, CÔNG NỢ CỦA HTX

Biểu số 03

Tài sản của HTX

STT Tên tài sản

Số

lượng

Đơn

giá Thành tiền

Tổng giá trị TSCĐ của HTX

1 Vật kiến trúc

- Nhà làm việc

- Nhà kho

- Sân phơi

- Cửa hàng

- Các kiến trúc khác

2 Máy móc thiết bị

- Trạm điện

- Máy xay xát

- Trạm bơm (điện)

- Trạm bơm (xăng, dầu)

- Dây dẫn điện

- Máy móc thiết bị khác

3 Các công trình thuỷ lợi

- Hồ đập

- Kênh mương

- Đập

.......

4 Giá trị các tài sản khác

-

-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 6

Biểu số 04

Vốn quỹ của HTX

Đvt: Đồng

STT Danh mục nguồn vốn Số tiền Ghi chú

Tổng vốn của HTX

1 Tổng giá trị TSCĐ

- Vốn tự có

- Vốn đi vay

- Vốn khác

2 Tổng số vốn lưu động

- Vốn tự có

- Vốn đi vay

- Vốn khác

3 Tổng số vốn do xã viên đóng góp

- Vốn cũ của HTX

- Vốn góp cổ phần của xã viên

4 Tổng các quỹ của HTX

- Quỹ đầu tư phát triển sản xuất

- Quỹ khen thưởng

- Quỹ phúc lợi

- Quỹ dự phòng

- Quỹ khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 7

Biểu số 05

Công nợ của HTX

Đvt: ngàn đồng

STT Danh mục

Thời điểm nợ

Lý do

nợ

Ghi

chú

Số nợ

trước

chuyển

đổi hoặc

thành

lập mới

HTX

Số nợ

sau

chuyển

đổi hoặc

thành

lập mới

HTX

I Nợ HTX phải trả

1 Tổng số nợ HTX phái trả

- Nợ thuế nhà nước

- Nợ ngân hàng

- Nợ các doanh nghiệp NN khác

- Nợ xã viên

- Nợ khác

2 Đã được khoanh nợ

3 Khả năng thực tế trả nợ

II Nợ HTX phải thu

1 Tổng số nợ phải thu của HTX

- Xã viên nợ HTX

+ Xã viên nợ trước chuyển đổi

+ Xã viên nợ sau chuyển đổi

- Các đối tượng khác nợ HTX

+ Nợ cũ trước chuyển đổi

+ Nợ mới sau chuyển đổi

- Khả năng thực tế thu hồi nợ

- Đề nghị Nhà nước xoá nợ

+ Xoá nợ thuế

+ Xoá nợ ngân hàng

+ Xoá nợ doanh nghiệp nhà nước khác

Chi ra những nguyên nhân nợ đọng:…………………………………………………...

………………………………………………………………………………………….

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 8

PHẦN III - KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG HTX Biểu số 06

Kết quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ và phân phối trong HTX

Đvt: đồng

STT Danh mục Năm

2006 Năm 2007

Năm

2008

1 Tổng doanh thu

- Thu trích từ sản lượng lương thực

- Thu từ các diện tích cho đấu thầu

- Thu từ dịch vụ thuỷ lợi

- Thu từ dịch vụ vật tư nông nghiệp

- Thu từ dịch vụ làm đất

- Thu từ dịch vụ xay xát

- Thu từ dịch vụ bảo vệ đồng ruộng

- Thu bảo vệ thực vật

- Thu từ dịch vụ điện

- Thu khác

2 Tổng chi phí

- Chi phí trực tiếp

- Chi phí gián tiếp

3 Lãi hoặc lỗ

4 Phân phối

- Xử lý các khoản lỗ năm trước (nếu có)

- Trích các loại quỹ

- Chia vốn góp

- Chia mức độ sử dụng

- Chia cho mức độ sử dụng dịch vụ

5 Tham gia BHXH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 9

Biểu số 07

Thù lao cho cán bộ HTX

Đvt: đồng

STT Chức danh

Mức thù lao được hưởng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Chủ nhiệm

2 Phó chủ nhiệm

3 Uỷ viên Ban quản trị

4 Trưởng ban kiểm soát

5 Kế toán trưởng

6 Thủ quỹ

7 Thủ kho

8 Đội trưởng đội sản xuất

9 Đội phó đội sản xuất

10 Tổ trưởng tổ dịch vụ

11 Tổ phó tổ dịch vụ

12 Nhân viên bán hàng

Tổng cộng

CHỦ NHIỆM HTX NGƯỜI ĐIỀU TRA

(Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ học tên)