lý thuyết sửa chữa Điện thoại di Động

34
Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động Các Phương Pháp Sữa Chữa máy di động : Nhân dịp em được mở nick ,quay trở lại với diễn đàn không có gì thôi tặng anh em cái tài liệu này ,anh em lấy về mà dùng nha: Các Phương Pháp Sữa Chữa máy di động : 1. Tìm hiểu máy hư qua cách "phỏng vấn" chủ máy Khi bạn nhận sửa một máy hỏng, việc trước tiên là phải khéo léo "phỏng vấn" người dùng máy để nhanh chóng xác định tình trạng của máy. Các câu hỏi đại thể như : Anh biết máy hư lúc nào? Nó có dấu hiệu gì khác thường không? Có cho ai "đụng" đến máy chưa? Máy có bị vô nước không? Bị rớt không? máy có hao pin không? Trước đó sóng có mạnh không? Tiếng nghe có lớn không?... Bạn càng biết cách "khai thác thông tinlấy được từ người dùng máy", công việc tìm hư hỏng của bạn sẽ chính xác hơn và nhanh hơn. Bạn nhớ "Người dùng máy hiểu tình trạng của máy nhiều hơn bạn và họ sẽ sẵn sàng giúp bạn nhiều thông tin để bạn sửa máy". 2. Quan sát trực tiếp trên máy Khi cầm trên tay một máy hỏng, bạn hãy chú tâm quan sát và phát hiện các dấu vết bất thường trên máy. Các chỗ cần chú ý là chỗ ghép vỏ máy có vết trầy không? Các tiếp điểm kết nối với pin, với thẻ SIM có bị rỉ sét không? Màn hình có bị vết đen không? Có vết nứt trên vỏ máy không? Máy có bị vô nước không? Khi quan sát bo mạch in, bạn chú ý đến các IC, xem các IC có bị thay thế chưa? Có mất linh kiện gì không? Bảng mạch in nhiều lớp có bị cong không? Các phím đông có bị ố, rỉ sét không? Có vết nứt trên bo mạch không? Trước hết bạn phải tìm pan bằng mắt (nhiều khi cần đến kính lúp), rất nhiều trường hợp bạn thấy chỗ hỏng chỉ nhờ quan sát kỹ các bộ phận của máy mà không cần phải "dùng đến đao to búa lơn". Như vậy vừa ít lao tâm, tốn sức mà đã sửa được máy. 3. Dùng phép đo điện trở Đo điện trở, gọi là phép đo Ohm. Khi đo Ohm, máy không được cấp điện, đây là cách đo dùng để phát hiện các linh kiện trên bo bị hư rất hiệu quả. Bình thường bạn nên đo Ohm trên các máy còn tốt để lấy mẫu, ghi vào sổ tay. Thí dụ : bạn đo Ohm trên các chấu nguồn pin, Mass, trên các chấu thẻ SIM, trên các chấu kết nối (thường đặt bên dưới máy), đo trên các chân của IC thường hư hỏng. Khi kiểm tra một máy hư, bạn dùng phép đo Ohm như trước để lấy kết quả đo và so sánh kết quả này với các dữ liệu mẫu đã có ghi trong sổ tay. Nếu số Ohm đo được quá nhỏ so với mẫu, có lẽ mạch đã bị chạm, rỉ, dính, nếu số Ohm quá lớn so với mẫu, có lẽ đã có chỗ bị đứt trên mạch, điện trở tăng Ohm... Ghi chú : bạn nhớ khi đo Ohm phải lập lại cùng cách đo, cùng một máy đo Ohm, và trên cùng một thang đo, lúc đó các kết quả lấy được từ phép đo Ohm mới có thể so sánh đ][cj với các mẫu đã có và cho kết luận chính xác.

Upload: sanghn87

Post on 28-Jul-2015

188 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

Các Phương Pháp Sữa Chữa máy di động :Nhân dịp em được mở nick ,quay trở lại với diễn đàn không có gì thôi tặng anh em cái tài liệu này ,anh em lấy về mà dùng nha:Các Phương Pháp Sữa Chữa máy di động :1. Tìm hiểu máy hư qua cách "phỏng vấn" chủ máy

Khi bạn nhận sửa một máy hỏng, việc trước tiên là phải khéo léo "phỏng vấn" người dùng máy để nhanh chóng xác định tình trạng của máy. Các câu hỏi đại thể như : Anh biết máy hư lúc nào? Nó có dấu hiệu gì khác thường không? Có cho ai "đụng" đến máy chưa? Máy có bị vô nước không? Bị rớt không? máy có hao pin không? Trước đó sóng có mạnh không? Tiếng nghe có lớn không?... Bạn càng biết cách "khai thác thông tinlấy được từ người dùng máy", công việc tìm hư hỏng của bạn sẽ chính xác hơn và nhanh hơn. Bạn nhớ "Người dùng máy hiểu tình trạng của máy nhiều hơn bạn và họ sẽ sẵn sàng giúp bạn nhiều thông tin để bạn sửa máy".

2. Quan sát trực tiếp trên máy

Khi cầm trên tay một máy hỏng, bạn hãy chú tâm quan sát và phát hiện các dấu vết bất thường trên máy. Các chỗ cần chú ý là chỗ ghép vỏ máy có vết trầy không? Các tiếp điểm kết nối với pin, với thẻ SIM có bị rỉ sét không? Màn hình có bị vết đen không? Có vết nứt trên vỏ máy không? Máy có bị vô nước không? Khi quan sát bo mạch in, bạn chú ý đến các IC, xem các IC có bị thay thế chưa? Có mất linh kiện gì không? Bảng mạch in nhiều lớp có bị cong không? Các phím đông có bị ố, rỉ sét không? Có vết nứt trên bo mạch không?Trước hết bạn phải tìm pan bằng mắt (nhiều khi cần đến kính lúp), rất nhiều trường hợp bạn thấy chỗ hỏng chỉ nhờ quan sát kỹ các bộ phận của máy mà không cần phải "dùng đến đao to búa lơn". Như vậy vừa ít lao tâm, tốn sức mà đã sửa được máy.

3. Dùng phép đo điện trở

Đo điện trở, gọi là phép đo Ohm. Khi đo Ohm, máy không được cấp điện, đây là cách đo dùng để phát hiện các linh kiện trên bo bị hư rất hiệu quả. Bình thường bạn nên đo Ohm trên các máy còn tốt để lấy mẫu, ghi vào sổ tay. Thí dụ : bạn đo Ohm trên các chấu nguồn pin, Mass, trên các chấu thẻ SIM, trên các chấu kết nối (thường đặt bên dưới máy), đo trên các chân của IC thường hư hỏng. Khi kiểm tra một máy hư, bạn dùng phép đo Ohm như trước để lấy kết quả đo và so sánh kết quả này với các dữ liệu mẫu đã có ghi trong sổ tay. Nếu số Ohm đo được quá nhỏ so với mẫu, có lẽ mạch đã bị chạm, rỉ, dính, nếu số Ohm quá lớn so với mẫu, có lẽ đã có chỗ bị đứt trên mạch, điện trở tăng Ohm...Ghi chú : bạn nhớ khi đo Ohm phải lập lại cùng cách đo, cùng một máy đo Ohm, và trên cùng một thang đo, lúc đó các kết quả lấy được từ phép đo Ohm mới có thể so sánh đ][cj với các mẫu đã có và cho kết luận chính xác.

4. Dùng phép đo điện áp

Điện áp là sức ép đặt trên các chân của linh kiện thường so với đường Mass (Mass là đường lập mức áp chuẩn 0V). Trong máy thường có rất nhiều tầng, nhiều khối khác nhau, mức áp trên các tầng, các khối thường có tính độc lập, ít ảnh hưởng lên nhau, do đó người thợ thường dùng phép đo Volt để khảo sát tính bình thường hay không bình thường của các mạch điện.Trước hết, bạn hãy kiểm tra mức áp của mạch nguồn nuôi. Nếu mất áp, nguyên do có thể do có chạm trong tải, khiến cho mất áp hay do mất lệnh mở nguồn hay đo đứt đường nguồn, hay như IC đóng mở cửa nguồn.Đo áp trên các chân của IC, nếu thấy mất áp, trước hết hãy kiểm tra các linh kiện chung

Page 2: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

quanh, nếu thấy các linh kiện này đều bình thường, nguyen do có thể có hư hỏng trong IC. Khi máy đang có tín hiệu, lúc này có thể kiểm tra biên độ tín hiệu bằng phép đo áp với một Volt kế AC đủ nhạy.Ghi chú : mức áp phân cực DC của các tầng thường ít liên đới ảnh hưởng nhau, sự khác thường ở mức áp DC thường cho bạn biết vùng có linh kiện bị hỏng. Mức áp tín hiệu AC, luôn có tính định hướng, nó có điểm khởi phát và lần lượt đi qua các điểm trên mạch và sau cùng sẽ đến tải. Mất tín hiệu thường do hư các linh kiện AC, như tụ điện liên lạc bị hở mạch, các cuộn cảm bị chạm hay bị đứt...

5. Dùng phép đo dòng điện

Dòng điện là một đại lượng rất quan trọng của máy hay của mạch, nó phản ánh trạng thái làm việc của mạch một cách rất chính xác. Điều bất tiện là khi đo dòng, bạn phải tìm cách làm hở mạch để chèn máy đo vào.Khi cấp điện cho máy với một nguồn DC ngoài (thay cho pin), trên hộp nguồn thường có điện kế đo dòng, bạn hãy làm quen với các động thái của dòng điện trên máy đo dòng để biết các trạng thái khởi động của máy có bình thường hay không.- Nếu máy bình thường, khi nhấn nút mở máy, khởi đầu dòng tăng lên vài chục mA, rồi đột nhiên tăng lên rất lớn (khoang 200mA), lúc này máy đang cho phát sóng về các trạm để xin kết nối với mạng, khi kết nối xong, máy sẽ trở về trạng thái chờ, vào mode WatchDog, lúc đó dòng nuôi máy trở về vài chục mA và thỉnh thoảng nhích lên để quét phím.- Một máy ăn dòng quá lớn, trên 500mA, dấu hiệu này cho biết trong máy đã có linh kiện bị chạm, như các tụ lọc chạm hay rỉ nặng. Các IC công suất bị chạm sẽ ăn dòng rất lớn. Bạn có thể cho cách ly các mạch điện để xác định vùng có chạm, khi tháo một đường mạch ra mà dòng trở về mức thấp, như vậy sẽ xác định được vùng có chạm.- Một máy ăn dòng quá nhỏ, hay không ăn dòng, dấu hiệu này cho biết trong máy có chỗ bị hở mạch.Trong các sơ đồ mạch điện của nhà sản xuất, người ta thường có ghi dòng điện tiêu thụ chảy trong các nhánh để bạn có thể kiểm tra sự hoạt động của mạch điện này.

6. Dùng phép đo đối chứng

Khi bạn có trong tay một máy tốt và một máy hỏng của cùng một Model, lúc đó bạn có thể dùng phép đo đối chứng để nhanh chóng tìm ra chỗ hư.Phép đo đối chứng rất đa dạng : Đối chứng theo phép đo Ohm, đối chứng theo phép đo Volt DC, theo Volt AC, đối chứng theo phép đo dòng, đối chứng theo phép đo dạng sóng...Trường hợp bạn không có 2 máy giống nhau thì sao ? Luca đó bạn có thể cho đo đối chứng theo các dữ liệu đã có trên sơ đồ mạch điện của máy hay đã có trong sổ tay thợ (mà trước đây bạn đã ghi lại). Tìm hư hỏng với phép đo đối chứng là một cách làm rất hiệu quả, bạn nên làm quen với phép đo này.

7. Dùng phép thay thử

Một trong các cách sửa mà người thợ rất hay dùng là cho "dọn nhà", tức thay thế ngay các linh kiện nghi hư. Chúng ta biết một IC dùng trong máy này, nó còn được dùng trong nhiều máy khác. Khi nghi hư IC, bạn hãy tìm nó có trong các máy khác và lấy ra cho thay thử. Khi thay linh kiện tốt vào, máy trở lại hoạt động tốt là đã tìm ra linh kiện hư, nếu thay vào máy vẫn không có gì thay đổi vẫn còn pan. Kết luận linh kiện đó không hư và thay tiếp.Ghi chú : bạn nhớ khi trong tay bạn đang có 2 IC của cùng một mã số, trước khi cho thay thử IC tốt vào máy, bạn nên dùng phép đo Ohm đối chứng giữa 2 IC này, nếu khi đó có sự khác nhau lớn, dấu hiệu này cho thấy IC tháo ra trong máy đã bị hư, nếu đo đối chứng và không thấy có sự khác nhau nhiều, điều này chưa chắc linh kiện tháo ra trong máy bị hư (như vậy, thay vào sẽ vẫn không có kết quả)

8. Dùng phép đo dòng nóng

Page 3: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

Với các máy có linh kiện bị chạm, ăn dòng lớn, bạn có thể dùng phép đo nóng để nhanh chóng xác định được các vùng hư hay tìm ra được linh kiện hư. Bạn hãy cho cấp dòng điện vào mạch, chờ một lúc, tắt nguồn, dùng chỗ nhạy cảm với nóng trên cơ thể bạn, như đầu ngón tay hay da mặc…, để dò xem linh kiện nào bị quá nóng. Nếu chỗ quá nóng là trên IC nguồn, hãy kiểm tra tải nối trên đường nguồn này. Nóng trên các IC công suất, có thể trong IC đã có chỗ chạm.Ghi chú : với một máy ăn dòng quá lớn, trên 500mA, bạn hãy cho tắt nguồn, vì để lâu sẽ có hại cho máy, có thể cháy máy, làm hư thêm nhiều chỗ khác. Lúc này bạn hãy giảm mức áp của nguồn nuôi xuống, chỉ duy trì dòng điện khoảng 200mA chảy vào máy, ở mức dòng này, bạn có thể yên tâm để thời gian cấp dòng đủ dài để chờ các chỗ bị quá nóng sẽ bị đốt nóng mà không làm hư thêm các chỗ khác.

9. Dùng phép Đè & Nhấn

Với các máy hư hỏng có dấu hiệu chập chờn, nguyên do thường là chỗ tiếp xúc xấu, khi có ý nghĩ này xuất hiện trong đầu, bạn hãy dùng phép sửa “Đè & Nhấn”. Bạn dùng đầu ngón tay nhấn mạnh lên các linh kiện nghi hở chân , hay dùng 2 ngón tay bóp mạnh lên linh kiện nghi có chỗ hàn bị hở.- Khi đè & Nhấn lên 1 IC mà máy đang hư trở lại hoạt động bình thường là nghi hở chân ở IC này, gia cố các chân hàn.- Khi máy đang hoạt động, dùng phép Đè & Nhấn lên 1 IC, máy ngưng hoạt động, nghi hở chân hay có chỗ chạm ở IC này, cho làm lại các chân hàn.Ghi chú : khi dùng ngón tay Đè & Nhấn lên thân các IC này, bạn phải chọn đùng tư thế để làm, nhằm tránh làm gãy bo, như vậy càng làm cho máy hư nặng hơn.

10. Dùng phép bắt cầu cho ngắn mạch

Nếu bạn hiểu rõ cấu trúc của máy, khi sửa các máy bị mất tín hiệu, bạn có thể dùng cách bắt cầu cho ngắn mạch, để tín hiệu đi qua đường nối tắt để đến các phần khác, dùng cách thử này, nhanh chóng tìm ra vùng có hư.Với các mạch điện bị mất, bạn có thể dùng dây cho nối tắt, đem nguồn từ một chỗ đã chọn đến cấp cho vùng mạch bị mất điện để thử nhanh.

11. Dùng phép hở mạch

Với các máy có dấu hiệu bị chạm. ăn dòng lớn, việc xác định vùng có linh kiện bị chạm, người ta thường dùng phép hở mạch để tìm hư hỏng trên máy.Nếu có chạm mạch ở tầng công suất PA, hãy tháo điện trở đặt trên nguồn DC cho hở mạch. Nếu dòng nuôi trở lại bình thường thì đã xác định được vùng có linh kiện bị chạm.Nếu có chạm ở mạch điện trên nắp màn hình, thì rút dây kết nối giữa bo mạch chính và mạch điện màn hình ra, nếu dòng nuôi trở về mức bình thường thì sẽ tìm ra chỗ chạm.Nếu có chạm mạch ở thẻ SIM thì cho làm hở mạch đường nguồn cấp cho thẻ SIM, nếu dòng nuôi trở về mức bình thường là đã xác định chỗ chạm.Tóm lại, phép hở mạch rất hữu ích cho việc xác định vùng có linh kiện bị chạm.

12. Dùng phép làm sạch

ĐTDĐ thường bị bụi, khi bị ẩm hay bị nước vào, nhiều chỗ trong máy bị rỉ sét, ren. Do đó khi có máy hư hỏng trước hết cần phải quan sát bo mạch và nếu có những dấu hiệu trên thì trước hết cần làm vệ sinh ngay. Nếu có thể thì hãy rửa bo mạch với máng siêu âm. Các chỗ rất dễ bị ten, rỉ nhất là các điểm đặt ở phần dưới của máy, các tiếp điểm với thẻ SIM, với nguồn pin và với ống nói, ống nghe…

Page 4: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

13. Dùng máy hiện sóng

Nếu có máy hiện sóng thì ta nên sử dụng để quan sát các tín hiệu trên bo mạch. Các dạng tín hiệu thường gặp :-Xung data trên các đường truyền, tín hiệu xung đồng hồ Clock Pulse.-Tín hiệu âm thoại ở các ống nói, ống nghe.-Tín hiệu xung nhịp chính 13 MHz, tín hiệu xung đồng hồ 32768 Hz.-Tín hiệu dao động ngoại sai LO, tín hiệu RF, tín hiệu IF.Đây là 1 phương pháp chủ yếu, rất được sử dụng.

14. Dùng cách dò tín hiệu

Bạn có thể ráp 1 mạch điện khuếch đại – Amplifier hay 1 mạch điện dao động – Oscillator để làm thiết bị truy tìm tín hiệu trên bo mạch.-Mạch khuếch đại tín hiệu sẽ được dùng để truy tìm tín hiệu có trên mạch – Signal Tracer.-Mạch dao động tạo ra tín hiệu – Signal Generator dùng để xem tín hiệu có đi qua được các tầng trong máy để đến tải hay không.Đây là thiết bị gọi là Signal Generator/ Tracer rất hữu dụng để nhanh chóng xác định vùng pan của máy. Có thể lấy các linh kiện trong các máy đời cũ và biến nó thành các mạch Signal Generator phát ra các tín hiệu thường dùng trong ĐTDĐ để thử máy.

15. Dùng dây Jump

Máy cần rất nhiều đường nối mạch, đồng thời phải gọn nhẹ do đó nhiều đường nối phải đặt trong các lớp Inner. Bo mạch in dùng trong các điện thoại có đến 8 lớp. Ngoài ra trên Top và lớp dưới Bottom, chúng ta thấy ở giữa là các lớp Inner. Khi các đường nối nằm trong các lớp Inner bị đứt, cần phải dùng các dây Jump để thay thế các đường dây nối này.Dây Jump là dây đồng rất nhỏ bên ngoài có tráng lớp men cách điện. Ta dùng dây này để tạo các đường Jump cho nối các chỗ bị đứt. Sau khi nối hãy đè dây nối Jump xuống dùng lớp sơn cách điện cố định các dây nối này để tăng được độ bền vững của nó.

16. Dùng phép giả dây Anten

Khi sửa chữa điện thoại bị sóng quá mạnh hay quá yếu, có thể dùng một đoạn dây nhỏ giả làm Anten. Anten là 1 mạck tải cao tần, có liên quan đến điều kiện hoạt động của khối cao tầng RF. Nếu thêm 1 Anten đúng vào khối RF., ta có thể tăng được mức sóng cho các máy yếu. Dây Anten là 1 đoạn dây dài khoảng 1 cm, đặt nó đúng chỗ sẽ cải thiện được chức năng thu phát sóng của máy. Dùng dây giả Anten để điều chỉnh lại điều kiện tải ở cao tần RF.

17. Dùng phép điều chỉnh

Trong mạch có các mạch điều chỉnh như :- Điều chỉnh APC – Automatic Power Control, điều chỉnh mức công suất phát ở khối khuếch đại PA – FR Power Amplifier. Ta có thể thay đổi trị số linh kiện ở mạch này như tăng giảm các điện trở để thay đổi mức điện áp VAPC qua đó chỉnh lại công suất làm việc của khối khuếch đại PA.- Điều chỉnh AFC – Automatic Frequency Control, điều chỉnh độ lệch tần cho tín hiệu 13MHz.Ta có thể thay đổi trị số linh kiện ở mạch này, như tăng giảm các điện trở, các tụ lọc ở mạch lọc thấp qua để thay đổi mức điện áp VAFC qua đó chỉnh lại mức ổn tần cho tín hiệu 13MHZ.Ở tầng khuếch đại LNA cũng có mạch điều chỉnh ổn biên. Ở tầng khuếch đại **m trư ớc khi vào tầng giải mã tách sóng tín hi ệu I/Q cũng có mạch chỉnh biên AGC. Ta thử thay đổi trị

Page 5: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

số các linh kiện ở các mạch điều chỉnh tự động để tìm được điều kiện hoạt động tốt hơn cho máy.

18. Dùng phép phân tích để sữa máy Đây là phương pháp tối ưu, trước hết hãy quan sát để phân vùng, sau đó tìm hồ sơ mạch điện của máy để xác định mạch điện từng vùng, từ sơ đồ ta sẽ thấy nguyên lý vận hành của mạch điện rồi tìm ra phép đo để nhanh chóng tìm chỗ hư hỏng. Đây gọi là phương pháp sửa máy có cơ sở lý thuyết. Nếu sửa máy không theo sơ đồ thường chỉ có 3 cách : một là thổi nóng gia cố các chân hàn, hai là vệ sinh rửa sạch bo mạch và ba là dọn nhà thay thử các linh kiện bị hư hỏng .

Định Nghĩa 1 Số Từ Chuyên Ngành Dtdd

1. Firmware : Gọi là phần mềm cho máy điện thoại. Là hệ điều hành trên máy điện thoại. Chính là chương trình chính để máy hoạt động không có nó thì máy sẽ là cục sắt.

2. Flash : Là con IC bộ nhớ nằm trên máy điện thoại dùng lưu trữ firmware cũng như lưu trữ các ứng dụng do người sử dụng cài đặt thêm và các thông tin khác như danh bạ, tin nhắn...Do firmware lưu trữ trong IC nhớ Flash cho nên trong giới thợ thường gọi các file firmware là file flash. Và quá trình nạp firmware vào máy gọi là "Quá trình Flash".

3. Unlock mạng : Nếu máy do một số mạng khác làm chương trình khuyến mãi để tăng thuê bao. Họ sẽ trợ giá làm cho giá máy thấp hơn thị trường tuy nhiên các máy này đã bị khóa chỉ có thể sử dụng với SIM card của mạng đó ví dụ : T Mobile, Vodafone...không sử dụng với các sim ở việt nam như Mobi, Vina hay Viettel. Để sử dụng được thì phải thực hiện việc can thiệp sâu vào hệ điều hành tức là Unlock máy. Sau khi unlock thì máy sẽ giống như các máy bán bình thường không phải máy khuyến mãi nữa.

4. Unlock user code : Nếu một số máy người sử dụng khóa lại bằng chức năng Phone lock nhưng do một lý do gì đó quên mất mật mã để mở ra thì cũng phải dùng thiết bị xóa vùng nhớ này và chuyển mật mã về lại như ban đầu. Gọi là quá trình mở lock người sử dụng.

5. Driver : Thường khi kết nối với máy tính các máy điện thoại hay thiết bị phụ trợ của máy tính cần có các file thông báo thông tin với windows để nhận dạng và điều khiển.

6. Phần cứng (Hardware) : Bao gồm toàn bộ máy điện thoại ví dụ như mạch điện , màn hình, pin, mạch xạc...

Page 6: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

7. CPU : Thường do quen dùng nên hay gọi là CPU nó chính là con vi xử lý chính trên máy thực hiện việc điều khiển toàn bộ hoạt động của máy.

8. RAM : Là IC bộ nhớ tạm để load một số dữ liệu khi chạy chương trình RAM sẽ mất toàn bộ dữ liệu khi mất điện cho nên có một số dòng máy các thông tin tạm không quan trọng sẽ lưu trên RAM và khi tháo PIN ra sẽ mất toàn bộ.

9. ROM của Pocket PC : ROM chính là firmware hay hệ điều hành của các máy Pocket PC tuy nhiên do quen dùng hiện nay nó tên là ROM là các chương trình. Nếu đúng nghĩa nó là bộ nhớ chỉ đọc : Read Only Memory.

10. EEPROM : Nó cũng là một IC nhớ gần giống ROM tuy nhiên nó không chỉ đọc mà còn có thể ghi, khi mất điện nuôi dữ liệu vẫn còn. trước kia các dòng máy đời cũ sử dụng chip này để lưu các thông tin cần thay đổi như danh bạ, số Imei, các thông số tunning để điều chỉnh sóng...Do đó mới xuất hiện là các file lưu trữ trong này với cái tên là file EEPROM. Sau này các dòng máy đời mới lưu các thông tin này vào IC Flash nhưng chia thành 1 vùng gọi là vùng EEPROM giả lập.

11. Mất Nguồn : Theo ý của từ này trong giới sửa chữa là máy không thể khởi động lên được. Nguyên nhân thực sự có rất nhiều nguyên nhân để máy không bật lên được ví dụ như mất hệ điều hành (firmware) hay chép sai hệ điều hành, cháy CPU, mất dao động...chứ Nguồn đúng nghĩa (Power) có thể vẫn còn không hư.

12. Dây nguồn (LCD Flat cable) : Đúng ra nó sẽ là tên dây cáp màn hình nhưng nguyên nhân do hồi ngày đầu tiên các máy Motorola StarTaX sử dụng chung dây màn hình và dây để nối Pin gắn trên đó xuống nếu dây này đứt thì mất nguồn nên nó có tên là dây nguồn. Sau này các máy gập nấp người ta vẫn quen gọi là dây nguồn dù thực sự nó chỉ là dây màn hình.

13. Gửi file : Thực sự từ này chỉ có dùng cho máy NOKIA khi cần đồng bộ hóa giữa IC bảo mật ( UEM) và chương trình trong flash. Nguyên nhân có từ gửi file là do phải đọc thông tin từ UEM ra thành 1 file sau đó gửi file này vô hãng Nokia họ tính ra 1 cái file đồng bộ và gửi về. Dùng file này để đồng bộ hóa giữa flash và IC bảo mật.Hiện nay có thể làm tự động bằng cách mua LOG và gửi qua mạng internet tới server trực tiếp.

14. Soft Reset : Hay còn gọi là reset mềm cái này chỉ thực hiện trên các máy Pocket PC do pin gắn liền trong máy và một số đặc tính khác

Page 7: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

nên nhà sản xuất không thiết kế dạng nút power mà ở các máy này nút power chỉ có tác dụng vô chế độ chờ hoặc dùng tắt đèn màn hình. Để tắt máy và khởi động lại phải thực hiện việc reset mềm này. Nó gần giống việc restart lại máy tính thôi. Các chương trình còn nguyên hết.

15. Hard Reset : Đây là công việc xóa toàn bộ máy và cài lại nguyên bản như trong nhà máy mới xuất xưởng ra. Mỗi dòng máy sẽ có một cách Hard Reset khác nhau. Sau khi reset xong toàn bộ thông tin hay chương trình do người dùng cài đặt sẽ biến mất.

16. UpROM : đây giống như là quá trình flash cho máy điện thoại thường nhưng khi làm với PDA lại dùng từ là UpROM chả hiểu vì sao luôn nhưng nó là từ thông dụng nói ra ai cũng hiểu.

17. SET NAM : Hay có người dùng từ Namming hay NAM. Việc này chỉ có khi thực hiện đối với các máy CDMA. Một máy từ mạng khác khi muốn sử dụng trong một mạng mới ví dụ SKtelecom muốn xài với Sfone thì phải thực hiện quá trình này. Quá trình này bao gồm gán số thuê bao vào bộ nhớ của máy, kênh sóng, mã quốc gia, mã mạng...thì khi đó máy mới có sóng. Do đó đối với máy CDMA nếu mà mất sóng nên thực hiện việc này trước khi đụng tới dao kéo nhé.

18. Sê ma phiên âm từ tiếng anh là Schematic) đây chính là các sơ đồ mạch điện của máy điện thoại giống TV thôi.

19. Test Point : Một số máy đời mới thường nhà sản xuất sử dụng cách boot máy bằng một đoạn boot trong bộ nhớ. Nếu trong trường hợp đoạn boot này toi mạng khi đó máy điện thoại sẽ giống như cục gạch máy tính và điện thoại không hiểu gì nhau hết để đề phòng trường hợp này phải tháo flash rời ra chép bằng Labtool thì nhà sản xâất chíp đã đề phòng có chế ra thêm 1 điểm để có gì thì kết nối với máy tính trực tiếp bằng CPU luôn cho gọn cái điểm này gọi là TestPoint. thường sẽ nối xuống đất hay lên VCC hay nối tắt hay tháo ra...tùy theo dòng máy.

]20 .BT ( Bluetooth ) : Là 1 loại mạch điện được lắp trực tiếp trong 1 số đời máy dtdđ . Nó thường cho làm việc với tín hiệu 13MHZ , công dụng của mạch bluetooth là tạo kết nối qua sóng vô tuyến giữa máy điện thoại với các thiết bị khác cùng hổ trợ bluetooth. Tầm liên lạc của bluetooth thường khoảng 20 mét và có đặc điểm là không cần nhìn thấy nhau.

21.Block diagram : Sơ đồ khối của máy . Công dụng của sơ đồ khối là cho thấy việc tổ chức của các loại máy đtdđ , qua sự trình bày của sơ đồ khối người thợ sẽ biết trong máy có các khối chức năng nào , các

Page 8: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

khối nào liên kết với nhau,tín hiệu sẽ khởi phát từ đâu và sẽ lần lượt qua những khối nào ...nói chung sơ đồ khối rất hữu ích vì nó giúp người thợ có cái nhìn nhanh về tổng quan của máy .22.COM ( Cổng COM ) : viết tắt của từ communication -> là cổng kết nối đặt ở mặt sau của các máy tính PC , nó dùng để trao đổi dữ liệu với các thiết bị khác , cổng COM có 9 chân ..

Các linh kiện điện tử cơ bản trong đtdđ

1. Điện trở : Là một linh kiện có khả năng hạn chế được dòng điện chạy qua nóKý hiệu : R ( )Đơn vị : WCông dụng : Hạn chế và giảm thếVí dụ : Trong điện thoại R có thể làm tăng giảm độ sáng tối của LedCách kiểm tra : + Màu đen bóng+ Muốn xác định chính xác của R phải đối chiều với lược đồ máy2. Tụ điện (C): Gồm 2 miếng kim loại đạt song song nhau, ở giữa là 1 chất cách điện. Đơn vị đo F (Farad)Đặc tính: Chỉ cho dòng điện xoay chiều đi quaCó 2 loại tụ điện:- Tụ không phân cực: Không phân biệt chiều lắp vào board- Tụ có phân cực: Phải lắp đúng cực đã được định sẵnCách nhận biết: Những con nhỏ li ti màu vàng hoặc màu xám xanhCông dụng: Tụ dùng để giữ điện hoặc khi có dòng điện chạy qua thì nó sẽ lọc nguồn.Tụ có thể kiểm tra trên board mạch chạm hay không chạm. Không xác định được giá trị3. Cuộn dây (L): Đơn vị đo H ( Henry)Cấu tạo: 1 cuộn dây dẫn quấn quanh lõiĐặc tính:- Đối với dòng điện 1 chiều thì cuộn dây không cản điện- Đối với dòng điện xoay chiều nếu có tần số càng cao thì cuộn dây cản điện càng nhiềuCách kiểm tra: Cuộn dây như dây dẫn nên khi dùng VOM chỉnh thang đo điện trở (W). Nếu cuộn dây không đứt à kết quả Ohm nhỏNếu cuộn dây đứt à kết quả Ohm lớn4. Chất bán dẫn: 2 loại P và NCấu tạo: khi pha vào nguyên chất một ít chất (là chất cách điện hay dẫn điện) thì ta được 2 loại bán dẫn khác nhau:- Bán dẫn dương (Loại P)- Bán dẫn âm (Loại N)Công dụng: Hai loại bán dẫn này dùng để chế tạo linh kiện điện tử và được gọi là linh kiện bán dẫn.

Page 9: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

5. DIODE : Gồm 1 miếng bán dẫn loại P tiếp xúc 1 miếng bán dẫn loại NKý hiệu:

Công dụng: TảI dòng điện tử (+) sang (-) không cho phép đi ngược lạIDiode phát quang (Led): Là diode khi có dòng điện chạy qua nó sẽ phát sang.

6. TRANSISTOR: Gồm 3 miếng bán dẫn loại P và N ghép xen kẽ nhau

Ký hiệu Transistor: VĐể phân biệt ta chú ý đến mũi tên cực phát (E). Mũi tên chỉ vào là PNP; mũi tên chỉ vào là PNP; mũi tên chỉ ra là NPNCông dụng:- Khuyếch đại tín hiệu, làm cho tín hiệu lớn lên- Khóa đóng mở (xem Schematic 8310)7. Cách đọc chân IC các loại”a. Dạng IC “chân rệp”

Căn cứ từ dấu chấm đọc ngược chiều kim đồng hồb. Dạng IC “chân gián”

8. Đồng hồ đo (VOM)a. Thường đo ohm (W)X1: giá trị nhỏ nhất (X1 àX10k)Giá trị qui đổi1000 W = 1kW1000k W = 1mWGiá trị cần đo R = giá trị đo được X giá trị thay đổiĐể X1 (VOM) lên 10 W = 10 WĐể X10 (VOM) lên 10 W = 10 x 10 = 10k WĐể X100(VOM) lên 10 W = 10 x 100 = 1000kWChú ý:- Khi đo để bất ký ở thang đo X1, X10, X100 ta đều chỉnh về 0- Khi đo giá trị của linh kiện ta nên tính trong khoảng từ 2 à 30W (vì đó là thang đo được chia đều và dễ tính giá trị)b. Thang đo thông mạch:Có 2 cách đo:- để thang đo tại Buzz đồng hồ phát ra tiếng kêu là tốt- để thang đo tại X1 khi đo kim đồng gồ sẽ lên bằng vị trí lúc chập 2 que đo với nhau là chính xác nhất.c. Thang đo DCVĐối với ĐTDĐ thang đo V: thường là chỉnh thang đo về 10VDùng để đo áp của điện thoại, kích hoạt pin, đo pin…d. Thang đo ACV: Dùng để đo điện xoay chiều9. Bộ nguồn cấp:

Page 10: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

Dùng để test (kiểm tra) nguồn, test sóng, kích pin,….

Tổng quát và các phương pháp sửa chữa điện thoại di động

TỔNG QUÁT VỀ MẠNG

MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT:• IMEI : International Mobile Equipment Identity(Mã số nhận dạng tiêu chuẩn Quốc tế)• Cách xem số IMEI : *#06#• SIM : Subriber Identijication Module.( Nhận dạng hòa mạng )• Hiện nay có 3 băng tần 900 MHZ, 1800 MHZ,1900 MHZ dành cho mạng GSM (2 và 2,5G). Trong đó băng tần 900MHZ được sử dụng phổ biết ở VN.• Các mạng GSM ở VN: Vinaphone, Mobiphone, Viettel.• Mã Pin : Perasonal Identijication Number.(Mã số nhận dạng cá nhân) mục đích là bảo vệ simMã Pin mặc định : 1234 or 1111. Nếu nhập quá nhiều lần thì sẽ chuyển qua mã PUK ® Liên hệ Tổng đài.• Mã PUK : Pin unlooking KKK (Mã khóa nhận dạng cá nhân).Mã PUK gồm 8 số.Chú ý: Mã Pin thì thay đổi được còn mã PUK thì không thay đổi được vì mã. PUK do Tổng đài quản lý.• CDMA : Thế hệ 3G (Code Division Mutiphe Access).Các mạng di động sử dụng hệ 3G: S-phone, Hanoitelecom, E-Mobile.• GSM : Thế hệ 2G : Global Sytem for Mobile Communication (Hệ thống giao tiếp toàn cầu của ĐTDĐ)• Thế hệ 2G chỉ truyền được âm thanh, không truyền được hình ảnh.• Thế hệ 3G truyền được âm thanh, truyền được hình ảnh.• Trong Schematic:ü Đường GSM : Thường kí hiệu cho băng tần 900 MHZ.ü Đường DCS : Thường kí hiệu cho băng tần 1800, 1900 MHZ.• Dualband : Băng tần kép (gồm 900 MHZ và 1800 MHZ)• Triband : 3 băng tần gồm (gồm 900,1800, 1900 MHZ)Trong tất cả ĐTDĐ có một số máy sử dụng 2 băng tần 900MHZ và 1800MHZ.Có một số máy dùng được luôn cả 3 băng tần (900MHZ, 1800MHZ, 1900MHZ)

CÁC LỆNH RESET, TEST MÁY ĐT

I. NOKIAü Xem phiên bản phần mềm: *#0000#ü Dòng DCT4:

Page 11: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

ü Mã để kiểm tra thông tin máy: (Gồm IMEI, ngày SX): *#92702689#ü Mã khôi phục cài đặt gốc của nhà sản xuất: *#7780# hoặc *#7370#( Mã bảo vệ 12345)ü Dòng WD2 và BB5ü Lệnh format máy: Ấn giữ phím * + số 3 + phím gọi và nút nguồn .Khi dùng lệnh này thì các số danh bạ trong máy sẽ bị mất hết .

II. SAM SUNGü Thử chế độ rung của máy: *#0482# hoặc *#9998*842# hoặc *#8999*842#ü Khôi phục lại sắc màu màn hình : *#0523# hoặc *#9998*523 hoặc *#8999*523#ü Xem phiên bản phần mềm: *#9999# hoặc *#1234#.ü Mã Reset: *2767*2828#( Chú ý khi dùng lệnh này danh bạ lưu trong máy sẽ bị mất đi, mọi cài đặt sẽ trở về mặc định.

III. MOTO, SONY VÀ SIEMENü Xem số IMEI: *#06#ü Reset lại máy: Vào Mater Rết hoặc cài đặt ban đầu.Nếu hỏi nhập mã.§ Sony: 0000 hoặc 000000§ Siemen: 0000 hoặc 000000§ Moto: 0000 hoặc 0000000 hoặc 1234.Sau đó OK. Máy sẽ trở về mặc định.

MỘT SỐ THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG DÙNG TRONG SCHEMATIC

BUZZER (BUZZ) : ChuôngVIBBRATOR (VIB) : RungLCD (Liquid Crystal Display) : Màn hìnhKBD (Keyboard) : Bàn phímLCD-LED : Đèn màn hìnhKBD-LED : Đèn phímCNT (Control) : Điều khiểnKýKý hiệu nối mass : , GND, ,No supply : Không cung cấp điệnBackup : Điện dự phòngPower off/ Power on : Ngắt điện / Mở điệnOn / Off : Tắt / MởReset (RST) : Khởi động lạiProtection : Bảo vệOSC (Occuslator) : Dao độngD/C : Dòng điện 1 chiều

Page 12: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

VBB : Điện ápCharg : SạcRX : Thu sóngTX : Phát sóngSupply Power Line : Nguồn dây ổn địnhRFCLK : Đường dao độngIR (Infrared) : Hồng ngoạiMCU (Micro Controller Unit) : Bộ vi xử lýPPM (Post Programmable Memory) : Bộ nhớ lập trình trướcSW (Software) : Phần mêmHW (Hardware) : Phần cứngUEM (Universal Energy Management) : Xử lý bộ nguồnCS (Chip select) : Điểm để đo áp Chip

KHÁI QUÁT CÁC LINH KIỆN TRONG SƠ ĐỒ KHỐI NGUỒN

1. IC Nguồn : Có nhiệm vụ cấp nguồn cho các IC khác trên Board mạch2. CPU : Là con IC xử lý trung tâm3. Flash : IC bộ nhớ chương trình. Nó cho phép viết dữ liệu từ bên ngoài vào và lấy từ nó ra. Khi mất điện dữ liệu trong nó không mất đi.Ví dụ : Danh bạ được lưu trong bộ nhớ máy.4. Ram : Là 1 IC bộ nhớ xử lý tín hiệu trung gian. Nó cho phép viết dữ liệu từ bên ngoài vào và lấy ra. Nhưng nếu mất điện dữ liệu trong nó cũng mất đi.Ví dụ : những cuộc gọi: nhỡ, gọi đến, gọi đi5. Rom : IC bộ nhớ chương trình. Nó cho phép lấy dữ liệu từ trong nó ra, không cho phép viết dữ liệu vào.Ví dụ : Số IMEI6. IC giao tiếp ngoại vi: Chỉ giao tiếp với các thiết bị bên ngoàiVí dụ : Chuông, rung, đèn hình, đèn phím7. Dao động : cấp, dao động cho CPU§ Điều kiện cần để máy bật nguồn: Các linh kiện (IC) phải có điện áp và dao động 13MHz§ Điều kiện đủ: Là các IC phải còn tốt. Nếu vậy mà không có nguồn thì do FlashFlash thường hỏng do nhiều hợp: hỏng vật lý và hỏng chương trình.§ Hỏng vật lý: là phải thay IC chứa Flash§ Hỏng chương trình: là chương trình bị lỗi (có thể chạy lại là tốt)

SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MÁY THU VÀ PHÁT SÓNGA. Sơ đồ máy thu

b. Sơ đồ máy phát (ngược lại sơ đồ máy thu)Từ Mic à KĐ tín hiệu âm tần à Tín hiệu âm tần à Bộ trộn à KĐ tín hiệu

Page 13: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

trung tần à Tín hiệu trung tần à Bộ trộn àKĐ tín hiệu cao tần à Tín hiệu cao tần à Ăngten.

phân tích pan Nokia: 8210 – 8250 – 8850 – 8890 vvvvv

I/ KHÁI QUÁT LINH KIỆND200 : CPUN101 : IC sạcN310 : IC giao tiếp hồng ngoại vi(rung, chuông, đèn màn hình, bàn phím)N505 : IC trung tần (Haga) (quản lý sóng + nguồn)N250 : COBBA (quản lý sóng và âm thanh)D210 : Flash, Ram, RomN400 : Cổng hồng ngoạiX302 : Tiếp xúc ổ simX300 : Tiếp xúc màn hìnhV350 : Diot (bảo vệ)B301 : ChuôngN702 : Công suất (PA)G502 : Dao động 26 MHzG800 : Vco (tạo dao động đồng bộ cho phần sóng)N100 : IC nguồnKý hiệu:Supply power line : đường nguồnRX signal : Đường thu sóngTX signal plow : Đường phát sóngLO signal line : Đường dao động

II/ KHÔNG RUNG1. Dùng Vom hoặc bộ nguồn kiểm tra rung2. Vệ sinh nâng cao tiếp xúc rung3. Kiểm tra điện áp VBAT tại chân số 1 của rung. Nếu không có điện áp ta nối tới cuộn dây L1034. Kiểm tra đường mạch in từ chân số (2) của rung tới V350 à R352 à R350, R3517 à Chân số 16 (N310)Để phát ra tín hiệu báo cuộc gọi dạng rung IC CPU D200 sẽ cho ra 1 lệnh Vbri PWM trên chân số G12. Lệnh này đưa đến chân 19 của N310. Lúc này rung sẽ được cấp điện qua chân 16 và qua các R trên. Như vậy hoạt động của rung điều khiển đóng mở bởi CPU D2005. Hàn lại IC N3106. Thay IC N3107. Kiểm tra từ đường mạch in từ chân 19 (N310) à G12 (D200)

III/ KHÔNG CHUÔNG

Page 14: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

1. Dùng vom kiểm tra chuông ≈ 30 Ω2. Hàn lại chân chuông3. Kiểm tra điện áp VBAT tại chân số 1. Nếu không có điện áp ta nối tới cuộn dây L103.4. Kiểm tra đường mạch in từ chân số 2 của ( chuông) đến chân số 6 (N310). Nếu đứt thì nối lại5. Hàn lại N310.6. Thay N310.7. Kiểm tra đường mạch in từ chân số 3 (N310) đến chân D9 (D200)8. Hàn lại CPU và thay CPU.

IV/ KHÔNG ĐÈN MÀN HÌNH1. Dùng VOM kiểm tra các Led2. Hàn lại chân các đèn Led3. Kiểm tra điện áp của VBAT tại cực dương của các bóng đèn. Nếu một trong các bóng đèn không có điện áp thì ta nối tới cuộn day L103.4. Kiểm tra đường mạch in từ chân số 2 (bóng đèn) ® đến chân số 9 (N310). Nếu đứt thì nối lại.5. Kiểm tra đường mạch in từ chân số 8 (N310) ® (R310).(R310 chỉnh độ sáng tối của đèn, muốn chỉnh sáng hơn thì thay điện trở 12k xuống 10k hoặc 5k. Nếu tháo bỏ sẻ bị cháy6. Hàn lại N3107. Thay N3108. Kiểm tra đường mạch in chân số 7 (N310) ®C12 (CPU)9. Hàn lại CPU và thay CPU

V/ KHÔNG ĐÈN BÀN PHÍM1. Dùng vom kiểm tra các Led.2. Hàn lại chân các Led3. Kiểm tra điện áp tại cực (+) của các Led. Nếu không có điện áp thì ta nối tới cuộn dây L103 hoặc tụ C3104. Kiểm tra đường mạch in từ cực âm ( - ) của các Led đến chân số 13(N310). Nếu đứt thì ta nối lại5. Kiểm tra điện trở R311 nằm trong khoảng 10k ® 12k6. Kiểm tra đường mạch in từ chân 14 (N310) ® R3117. Kiểm tra đường mạch từ chân số 15 (N310) ® C12 (CPU)8. Hàn lại N310 và thay N3109. Hàn lại CPU - Thay CPU

VI/ NÓI KHÔNG NGHE1. Dùng Vom kiểm tra mic ≈ 1,2k2. Vệ sinh và nâng cao chấu mic.3. Kiểm tra đường mạch in từ chân số 2 (mic) → mass.4. Kiểm tra chân số 1 của mic →L287→R268→C263→A3(N250)5. Kiểm tra chân số 1 của mic →L287→R267→C262→B3(N250)6. Kiểm tra và hàn lại L287, R268, C287, C276, C278, C274, C263,

Page 15: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

C262, R2677. Tháo bỏ các tụ lọc C276, C278, C274.8. Hàn lai CoBBa9. Thay CoBBa ( giải mã)

VII/ NGHE KHÔNG ĐƯỢC1. Dùng Vom kiểm tra Loa ≈ 30 Ω2. Vệ sinh và nâng cao tiếp xúc Loa3. Kiểm tra đường mạch từ chân số 1, 2 ( Loa) tới L271, L272→C291, C2924. Kiểm tra và hàn lại L271, L272, C291, C292.5. Hàn lại CoBBa6. Kiểm tra đường mạch in từ C292→chân D2(N250)7. Kiểm tra đường mạch in từ C291→chân D1(N250)8. Thay CoBBa(giải mã)

VIII/ MÀN HÌNH KHÔNG HIỂN THỊ1. Vệ sinh tiếp xúc màn hình2. Vệ sinh màn hình và vệ sinh tiếp board3. Thay tiếp xúc màn hình và thay thử màn hình4. Kiểm tra đường mạch của các chân màn hình : LCD-RST, VOUT, GND, OSC, LCD-CS, LCDD/C, GENS-I/O, GENS-CLK, VBB.5. Chạy lại chương trình6. Hàn lại CPU7. Thay CPU

IX/ INSERT SIMCARD1. Vệ sinh sim2. Vệ sinh tiếp xúc ổ sim và nâng cao chấu sim3. Kiểm tra R125, R124, R126, C127, C128, V1044. Kiểm tra đường mach in từ:§ Chân 2 (X302) → R124§ Chân 3(X302) → R126§ Chân 4 (X302) →GND§ Chân 5 (X302) → C127,C128→ chân 1(X302)§ Chân 6 (X302) → R1255. Hàn lại ổ sim6. Tháo bỏ V1047. Hàn lại ic nguồn, thay ic nguồn8. Chạy lại chương trình9. Hàn lại CPU. Kiểm tra đường mạch từ ic nguồn qua CPU10. Thay CPU

X/ SẠC KHÔNG VÀO1. Thay thử sạc và vệ sinh chấu cắm sạc

Page 16: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

2. Nâng cao tiếp xúc sạc3. Kiểm tra F101,L104,V100,C103,C1044. Kiểm tra đường mạch từ chân số 1( tiếp xúc sạc ) → mass5. Kiểm tra đường mạch từ chân số 2( tiếp xúc sạc ) → F101 → L104 → C103 → C104 → A5,A4,A3,A2(N101)6. Tháo bỏ V100 (bảo vệ),C103,C1047. Hàn lại Ic sạc N101, thay N1018. Thay Ic sạc N1019. Hàn lại Ic nguồn10. Kiểm tra đường mạch in từ chân C1,D1(N101) →B1(N100)11.Thay Ic nguồn

XI/ MẤT NGUỒNKhái quát: Nhiệm vụ của IC nguồn là cung cấp nguồn cho các bộ phận khác trong máy . Nó phải cần có điện áp cấp cho nó (Chính là pin).§ IC nguồn cần điện áp VBAT để chạy§ CPU cần điện áp VBB, VCORE§ Flash cần điện áp VBB§ Haga cần điện áp : VCXO, VRX, VSYN1, VSYN2, VREFĐiện áp vào: VBAT ≥ 3,6vĐiện áp ra:§ VBB = 2.8v§ VCORE=1,9v§ VCXO =2,8v1. Kiểm tra điện áp pin ≥ 3,6v2. Vệ sinh và nâng cao tiếp xúc pin3. Dùng Vom kiểm tra nút nguồn4. Kiểm tra điện áp ngõ vào VBAT ≥ 3,6v5. Kiểm tra điện áp ngõ ra§ VBB = 2.8v=C159§ VCORE=1,9v=C158§ VCXO =2,8v =C156Nếu một trong các áp trên không đúng => Hàn lại IC nguồn N1006. Thay IC nguồn N1007. Kiểm tra dao động 13MHZ ( tại L800)8. Kiểm tra dao động 26MHZ ( tại C833 = C830 = 26MHz), nếu không có hàn lại G502 hoặc G830 (khác sima 8210…)9. Thay G502 hoặc G830 (sima 5210)10. Hàn lại N505 (Haga)11. Thay Haga12. Chạy lại chương trình13. Hàn lại CPU14. Hàn lại Flash15. Thay CPU, thay FlashXIII/ MẤT SÓNGPHẦN THU SÓNG

Page 17: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

PHẦN PHÁT SÓNG

G3, F3 (N250) ® H3, J3, H4, G3 (N605) ® A1, B1 (chạy đường 900) ® L504 ® T700 ® R712 ® Z700 ® R710 ® T750 ® R758 ® C863 ® V801 ® L506 ® C860 ® R723 ® N702 ® L553 ® C744 ® Z670 ® Anten

1. Vệ sinh tiếp xúc Anten2. Nâng cao tiếp xúc Anten3. Kiểm tra điện áp§ VREF = C155 = 2,8 V§ Vcobba = C154 = 2,8V§ VTX = C152 = 2,8 V§ VRX = C153 = 2,8V§ VSYN1 = C151 = 2,8V§ VSYN2 = C150 =2.8V§ VCP = C157 = 5V = C108 (5210)Khi mà máy tìm sóng không có thì sẽ có được 5 áp trên. Máy tìm sóng rất nhanh nên đo tụ rất nhanh4. Hàn lại Haga (N505), hàn Duplex5. Hàn Cobba (N250)6. Thay Haga, Duplex7. Hàn công suất8. Thay Cobba (đồng bộ chạy lại chương trình)

XIV/ PHÍM BẤM KHÔNG ĂNKý hiệu: Row: vòng trong / Col: vòng ngoài1. Vệ sinh tiếp xúc phím2. Kiểm tra đường mạch vòng trong của phím:Send, end ® F1 (D200); Left *¯ Right ® F2 (D200); 1,4,7,* ® F3(D200) 2,5,8,0 ® F4 (D200); 3,6,9,# ® E2 (D200)3. Kiểm tra đường mạch vòng ngoài của phímLeft ,1,2,3 ® C4(D200); Send ,* ,4,5,6 ® D4(D200); end ,¯, 7,8,9 ® D3(D200); Right ,*, 0, # ® D2(D200)Nếu đường mạch vòng trong, vòng ngoài nào đứt ta nối lại4. Hàn lại CPU - Thay CPU

NOKIA: 8310, 6500, 6510, 8910

I/ KHÁI QUÁT CHỨC NĂNG LINH KIỆND200 : IC Nguồn ( Gồm nguồn, CoBBa, Sạc, ngoại vi)D450 : FlashD400 : CPUX303 : Tiếp xúc bàn phím

Page 18: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

X300 : Tiếp xúc màn hìnhB301 : ChuôngB300 : Pin BackupS300 : Nút nguồnB200 : Tạo dao động cho IC nguồnZ301 : IC đệm bàn phímX101 : Tiếp xúc bàn phímX386 : Tiếp xúc ổ simG650 : Tạo dao động cho phần sóngG660 : Dao động 26MHZN356 : Điều khiển RadioN600 : IC trung tần ( Haga)N700 : Công suấtZ500 : DuplexX100 : Tiếp xúc sạc, rung, mic.

II/ KHÔNG RUNG1. Dùng vom kiểm tra rung2. Vệ sinh nâng cao tiếp xúc rung3. Kiểm tra điện áp tại chân số 1(Tx rung)Nếu không có ta nối tới tụ C2024. Kiểm tra đường mạch in từ chân số 2 (Tx rung) đến C115 đến C114,C108 đến G3(D200)5. Hàn lại IC nguồn D200.6. Chạy lại chương trình7. Thay IC D200 ( phải giải mã vì có CoBBa)

III. KHÔNG CHUÔNG1. Dùng Vom kiểm tra chuông2. Kiểm tra VBAT tại chân 1 của chuông.Nếu tại chân 1 không có điện áp thì ta nối tới R200.3. Kiểm tra đường mạch từchân 2( chuông) → C308 → C307 → C306 → G2 (D200).4. Hàn lại chân chuông5. Chạy lại chương trình6. Hàn lại IC nguồn7. Thay IC nguồn (Giải mã)

IV/ KHÔNG ĐÈN MÀN HÌNH1. Dùng Vom kiểm tra các bóng đèn2. Hàn lại chân Led3. Hàn lại V329, V301, V300, R305, R306, R304, R3074. Kiểm tra điện áp VBAT tại V329, R307, R304Nếu đứt ta nối tới tụ C202

Page 19: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

5. Kiểm tra đường mạch in từ V301 → chân (+) của đèn6. Kiểm tra đường mạch từ chân số 5(V301) → R305 → F3(D200)7. Chay lại chương trình8. Hàn lại D2009. Thay D200 (Giải mã)

V/ NÓI KHÔNG NGHE1. Dùng Vom kiểm tra mic2. Vệ sinh và nâng cao chấu mic3. Hàn lại linh kiện C105, Z100, L105, R157, C151(Tụ đôi)4. Kiểm tra đường mạch in từ§ chân số 1 mic đến L105 → R157 → C151 → j1,j2 (D200)§ chân số 2 mic →Z100 → GND5. Kiểm tra các linh kiện C105, L105, R157, C1516. Hàn IC nguồn7. Chạy lại chương trình8. Thay IC nguồn (giải mã)

VI/ NGHE KHÔNG ĐƯỢC1. Dùng Vom kiểm tra Loa2. Vệ sinh và nâng cao tiếp xúc Loa3. Hàn lại linh kiện L151(đôi), C160(đôi), C152, C156, R164(Trở đôi)4. Kiểm tra đường mạch in từ:§ Chân 1 → L151 → C160 → R164§ Chân 2 → L151 → C160 → C156, C152, C160 → R1645. Kiểm tra các linh kiện L151, R164, C160, C152, C1566. Tháo bỏ lần lượt các tụ lọc C160, C1567. Kiểm tra đường mạch từ R164 → M1, M2(D200)8. Chạy lại chương trình9. Hàn lai IC nguồn (D200)10. Thay D200 ( giải mã)

VII/ SẠC KHÔNG ĐƯỢC1. Vệ sinh tiếp xúc và nâng cao chấu sạc2. Hàn lại linh kiện: C100, C103, V100, L100, F1003. Kiểm tra đường mạch in từ:§ Chân 1 → F100 → L100 → C100 → C103 → V100§ Chân 2 → mass4. Kiểm tra đương mạch in từ:V100 → M9, P9, L6 (D200) → N10, P10, L9 → R200 → VBAT5. Tháo bỏ C100, C103, V1006. Chạy lại chương trình7. Hàn lại D200.8. Thay D200 (giải mã).

Page 20: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

VIII/ MÀN HÌNH KHÔNG HIỂN THỊ1. Vệ sinh và nâng cao tiếp xúc màn hình2. Hàn laị chấu tiếp xúc3. Thay thử màn hình4. Kiểm tra các tụ C832, C303 và hàn lạI X300 (Dùng mỏ hàn)5. Kiểm tra đường mạch in từ:§ Chân 8(Tx màn hình) ® C382§ Chân 7(Tx màn hình) ® C303 (Tụ đôi) = VIO= 1.8 V§ Chân 6(Tx màn hình) ®C303(Tụ đôi) = VFLASH 1 = 2.8 V§ Chân 5(Tx màn hình) ®C6 (D400)§ Chân 4(Tx màn hình) ®B6 D400)§ Chân 3(Tx màn hình) ®GND§ Chân 2(Tx màn hình) ®C7 (D400)§ Chân 1(Tx màn hình) ®A7 (D400)6. Chạy lạị chương trình7. Hàn lạị CPU8. Thay CPUChú ý: Nếu chọn file chạy không đúng cũng có thể trắng màn hình

IX/ INSERT SIMCARD1. Vệ sinh sim card2. Vệ sinh và nâng cao ổ sim3. Hàn lại các chân ổ sim4. Hàn lại R3885. Kiểm tra đường mach in từ :§ Chân 1 (X386) ® J389® C389§ Chân 2 (X386) ® J387® R1(R388) ® A2(D200)§ Chân 3 (X386) ® J388® R2(R388) ® B3(D200)§ Chân 4 (X386) ® C386® J386 ® R3(R388) ® B2(D200)§ Chân 5 (X386) không dùng§ Chân 6 (X386) ® GND6. Nối dây R388 (Từ dấu chấm của R388 ta nối dây theo chiều kim đồng hồ :

7. Hàn lại D2008. Thay D200 (Giải mã)

X/ RADIO (N356)1. Kiểm tra rack cắm phone2. Kiểm tra áp:Vflash 2 = C367 =2.8V cấp cho N356 tại chân 8, 23, 25.Nếu không có thì ta nối dây tới tụ C204 do IC nguồn cấp ra áp . Nếu tại C204 ko có áp Vflash 2 thì hàn lại hoặc thay IC nguồn.3. Dao động Z357, Z358, Z356 quản lý và phân chia kênh.4. Kiểm tra đường mạch in tại:§ Chân 47(N356) ® ANT

Page 21: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

§ Chân 42(N356) ® R380®GND5. Hàn lại các tụ điện và điện trở.6. Hàn lại N356, thay N356.

XI/ PHÍM BẤM KHÔNG ĂN1. Vệ sinh board tiếp xúc bàn phím2. Vệ sinh tiếp xúc X3033. Hàn lại Z3014. Kiểm tra đường mạch từ tiếp xúc X303 ® Z301® D4005. Thay Z3016. Hàn lại D4007. Thay D400XII/ MẤT NGUỒN1. Kiểm tra điện áp viên pin ³ 3.6 v2. Vệ sinh tiếp xúc pin và nâng cao tiếp xúc3. Kiểm tra nút nguồn và đường mạch:§ Chân 1(S300) ® GND§ Chân 2(S300) ®C312®R301®P7(D200)4. Kiểm tra điện áp ngõ vào C202 ³ 3,6v5. Kiểm tra điện áp ngõ ra:§ VIO = C207 = 1.8V§ VCORE = C208 = 1.8 V§ VR3 = C227 = 2.8 VNếu 1 trong 3 điện áp trên không đúng thì hàn lại IC nguồn6. Thay IC nguồn7. Kiểm tra dao động 26MHZ tại C660. Nếu không có dao động 26MHZ thì hàn lại G660 , thay G660.8. Kiểm tra dao động 26MHZ tại chân M5 (D400). Nếu không có thì hàn lại trung tần N600.9. Thay trung tần N60010. Chạy lại chương trình cho Flash11. Hàn lại CPU12. Hàn lại Flash13. Thay CPU14. Thay Flash

XIII/ MẤT SÓNGPHẦN THU SÓNGAnten ® Z500 ® Z520 ® L502 ® C501 ® V500 ® C502 ® Z501 ® C506,C505 ® C9,B9 (N600) ® G5,G6 ® C13,D12 (D200) M1,M2 ® LoaPHẦN PHÁT SÓNG:Mic®J1,J2 (D200) ®E11, G14, E12, E14®R607, R608 ®H3,J3,G3, H4 (N600)A1,B1®R706, R701 ®C701,C702 ®Z700 ®4 (N700)21®1 (L750)7®C716®16(Z500)12 ®anten1. Vệ sinh và nâng cao tiếp xúc anten2. Kiểm tra các điện áp:

Page 22: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

§ VRIA = C221 ≈ 5v§ VR4 = C222 = 2.8v§ VR5 = C226 = 2.8v§ VR6 = C225 = 2.8v§ VRT=VR7 = C224 = 2.8v3. Nếu một trong các áp trên không đúng thì hàn lại D2004. Thay D200 (giải mã)5. Hàn lại trung tần6. Thay trung tần7. Kiểm tra và thay Duplex8. Nếu không có sóng ra thì thường hư công suất. Kiểm tra và thay công suất..

Kinh nghiệm : Máy mất áp Vsim - cách khắc phục và không phải thay IC nguồn

Kinh nghiệm : Máy mất áp Vsim - cách khắc phục và không phải thay IC nguồn

Sưu tầm cho anh em nghiêm cứu

dành cho dct4 và wd2 - Một số trường hợp máy ko nhận sim do ic nguồn ko đưa ra được điện áp 2,8-3v DC (khi đã lắp sim vào máy). Thì thường phải thay ic nguồn = mất công gửi file hoặc thay cặp có cả Flash. Nhưng khi ic nguồn không đưa ra được áp 2,8-3v DC cho sim thường ko phải là nó bị chết đường đó đâu nha, mà nó chỉ bị kẹt thôi.

Cách khắc phục như sau :

Cách 1: Lấy đồng hồ đo để ở thang đo x1 que đỏ để ở GND que đen quẹt vào đầu con tụ xả GND cho đường cấp áp 2.8-3v từ ic nguồn cho sim để kích nó mở khoá đường đó ra nếu ko được tiếp tục làm cách 2 (cách này ít khi được )

Cách 2: Hàn vào con tụ xả GND cho đường cấp áp cho sim đó một cọng dây đồng dài ra ngoài, sau đó lắp sim, gắn pin vào máy. Mở đồng hồ kẹp nguồn lên chỉnh khoảng 3v dây GND của bộ đồng hồ cấp nguồn kẹp vào điểm GND của máy còn dây dương (+) của bộ đồng hồ cấp nguồn kẹp vào cọng dây đồng mà hồi nãy mới câu. Tiến hành mở máy lúc này máy chắc chắn đã nhận sim vì sim đã được cấp áp. khi đã nhận sim rồi thì gỡ bỏ điện áp cấp từ đồng hồ kẹp nguồn ra lúc này đảm bảo máy vẫn đang nhận sim và có sóng vì ic nguồn đã mở được đường

Page 23: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

áp cấp cho sim rồi vậy là ok. đây là kinh nghiệm bản thân mình đã làm nhiều rồi. kinh nghiệm bản thân tặng ae có gì sai sót mong ae thông cảm

Cách 3 : Trường hợp mất áp VSim thì ta cách ly đường cấp áp này luôn, có thể dùng dao cắt mạch ngầm của nó cũng được sau đó nối chân Vsim trên khe sim và chân Vbat luôn và sài OK và chạy phà phà:zan::zan:

Kinh nghiệm : Máy mất áp Vsim - cách khắc phục và không phải thay IC nguồn

Sưu tầm cho anh em nghiêm cứu

dành cho dct4 và wd2 - Một số trường hợp máy ko nhận sim do ic nguồn ko đưa ra được điện áp 2,8-3v DC (khi đã lắp sim vào máy). Thì thường phải thay ic nguồn = mất công gửi file hoặc thay cặp có cả Flash. Nhưng khi ic nguồn không đưa ra được áp 2,8-3v DC cho sim thường ko phải là nó bị chết đường đó đâu nha, mà nó chỉ bị kẹt thôi.

Cách khắc phục như sau :

Cách 1: Lấy đồng hồ đo để ở thang đo x1 que đỏ để ở GND que đen quẹt vào đầu con tụ xả GND cho đường cấp áp 2.8-3v từ ic nguồn cho sim để kích nó mở khoá đường đó ra nếu ko được tiếp tục làm cách 2 (cách này ít khi được )

Cách 2: Hàn vào con tụ xả GND cho đường cấp áp cho sim đó một cọng dây đồng dài ra ngoài, sau đó lắp sim, gắn pin vào máy. Mở đồng hồ kẹp nguồn lên chỉnh khoảng 3v dây GND của bộ đồng hồ cấp nguồn kẹp vào điểm GND của máy còn dây dương (+) của bộ đồng hồ cấp nguồn kẹp vào cọng dây đồng mà hồi nãy mới câu. Tiến hành mở máy lúc này máy chắc chắn đã nhận sim vì sim đã được cấp áp. khi đã nhận sim rồi thì gỡ bỏ điện áp cấp từ đồng hồ kẹp nguồn ra lúc này đảm bảo máy vẫn đang nhận sim và có sóng vì ic nguồn đã mở được đường áp cấp cho sim rồi vậy là ok. đây là kinh nghiệm bản thân mình đã làm nhiều rồi. kinh nghiệm bản thân tặng ae có gì sai sót mong ae thông cảm

Cách 3 : Trường hợp mất áp VSim thì ta cách ly đường cấp áp này luôn, có thể dùng dao cắt mạch ngầm của nó cũng được sau đó nối chân Vsim trên khe sim và chân Vbat luôn và sài OK và chạy phà phà:zan::zan.

Page 24: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

Chế sạc TQ mình thường làm theo cách này!

có gì anh em gớp ý nhaNhư ae đã biết nhiều vị khách rất khó chịu và ko cho ae thợ mình mở máy ra để chế sạc,và nếu mở máy ra thì cũng mất thời gian,nên mình thường làm theo cách sau mong có thể giúp ae mới vào nghề đỡ phải mất thời gian mong ae đừng chê cười nha. đầu tiên mình mua cục sạc có thể gỡ chân ra được và đủ chân đồng,sau đó mình hàn chân (-) của cục sạc vào chân nối mas của máy,kẹp (-)và(+) của bộ nguồn vào máy.chỉnh b ộ nguồn về 0v .ch ân(+) của cục sạc hàn vào 1 cây kim và rà thử các chân sạc.mình rà chân (+) n ào mà bộ ồn báo kho ảng 2.5v>3v thì thư ờng đó là chân sạc và nhớ lấy chân này.sau đ ó m ình b ỏ pin vào m ở nguồn lên và hàn vào chân nào khoảng 2.5v>3v thấy máy báo nạp điện đã nắp là ok rồi

nhiều ae đã bị trắng màn hình bởi bỏ pin vào và rà chân.nên tốt nhất các bạn nên k ẹp vào bộ nguồn là an toàn nhấtchút kinh nghiệm vặt mong ae đừng chê cư ời.

Hướng dẫn cách sử dụng máy khò:

1. Hướng dẫn cách sử dụng máy khò:

Máy khò được cấu tạo từ 2 bộ phận có quan hệ hữu cơ :

1- Bộ sinh nhiệt có nhiệm vụ tạo ra sức nóng phù hợp để làm chảy thiếc giúp tách và gắn linh kiện trên main máy an toàn. Nếu chỉ có bộ sinh nhiệt hoạt động thì chính nó sẽ nhanh chóng bị hỏng.

2- Bộ sinh gió có nhiệm vụ cung cấp áp lực thích hợp để đẩy nhiệt vào gầm linh kiện để thời gian lấy linh kiện ra sẽ ngắn và thuận lợi.

Nếu kết hợp tốt giữa nhiệt và gió sẽ đảm bảo cho việc gỡ và hàn linh kiện an toàn cho cả chính linh kiện và mạch in giảm thiểu tối đa sự cố và giá thành sửa chữa máy.

· Giữa nhiệt và gió là mối quan hệ nghịch nhưng hữu cơ: N ếu cùng chỉ số nhiệt, khi gió tăng thì nhiệt giảm, và ngược lại khi gió giảm thì nhiệt tăng. Để giảm thời gian IC ngậm nhiệt, người thợ còn dùng hỗn hợp nhựa thông lỏng như một chất xúc

Page 25: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

tác vừa làm sạch mối hàn vừa đNy nhiệt “cộng hưởng” nhanh vào thiếc. N hư vậy muốn khò thành công một IC bạn phải có đủ 3 thứ: Gió, nhiệt và nhựa thông lỏng.

· Việc chỉnh nhiệt và gió là tuỳ thuộc vào thể tích IC ( chú ý đến diện tích bề mặt) và thông thường linh kiên có diện tích bề mặt càng rộng thì lùa nhiệt vào sâu càng khó khăn-nhiệt nhiều thì dễ chết IC; gió nhiều thì tuy có thể lùa nhiệt sâu hơn nhưng phải bắt IC ngậm nhiệt lâu. N ếu qúa nhiều gió sẽ làm “rung” linh kiện, chân linh kiện sẽ bị lệch định vị, thậm chí còn làm “bay” cả linh kiện…

· Đường kính đầu khò quyết định lượng nhiệt và gió. Tùy thuộc kích cỡ linh kiện lớn hay nhỏ mà ta chọn đường kính đầu khò cho thích hợp, tránh quá to hoặc quá nhỏ: N ếu cùng một lượng nhiệt và gió, đầu khò có đường kính nhỏthì đẩy nhiệt sâu hơn, tập trung nhiệt gọn hơn, đỡ “loang” nhiệt hơn đầu to, nhưng lượng nhiệt ra ít hơn, thời gian khò lâu hơn. Còn đầu to thì cho ra lượng nhiệt lớn nhưng lại đNy nhiệt nông hơn, và đặc biệt nhiệt bị loang làm ảnh hưởng sang các linh kiện lận cận nhiều hơn.

Trước khi khò nhiệt ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

· Phải che chắn các linh kiện gần điểm khò kín sát tới mặt main để tránh lọtnhiệt vào.

· N ên cố gắng cách ly các chi tiết bằng nhựa ra khỏi mainboard. · N ếu trên mainboard có CAMERA thì phải bỏ chúng ra bảo quản riêng. N ếu vô ý để vật kính CAMERA tiếp cận với nhiệt và hoá chất thì nó sẽ bị biến tính.· Tuyệt đối không được tập trung nhiệt đột ngột và lâu ở một vùng, cũng không nên giải nhiệt quá nhanh sẽ xảy ra hiện tượng giãn nở đột ngột làm mạch in bị “rộp”.· N ếu nặng thì mainboard còn bị cong, vênh dẫn đến “rạn” ngầm mạch in.· Khi định vị main bằng bộ gá, không được ép quá chặt, khi khò nhiệt độ sẽ làm cho main bị biến dạng.· N ếu thay cáp, chỉ khò vào cáp khi bề mặt cáp đã nằm đồng nhất trên mặt phẳng. N ếu phải uốn trong khi khò thì không được để cáp cong quá 45 độ.

Page 26: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

2. Giai đoạn khò linh kiện được chia làm 2 giai đoạn :

Giai đoạn lấy linh kiện ra:

· Phải giữ bằng được sự toàn vẹn của chân IC và mạch in bằng cách phải định đủ mức nhiệt và gió, khò phải đủ cảm nhận là thiếc đã “chín” hết.

· Gầm của IC phải thông thoáng, muốn vậy phải vệ sinh sạch xung quanh và tạo “hành lang” cho nhựa thông thuận lợi chui vào.

· N hựa thông lỏng phải ngấm sâu vào gầm IC , muốn vậy dung dịch nhựa thông phải đủ “loãng”- Đây chính là nguy cơ thường gặp đối với nhiều kỹ thuật viên ít kinh nghiệm.

· Khi khò lấy linh kiện chúng ta thường phạm phải sai lầm để nhiệt thNm thấu qua thân IC rồi mới xuống main. N ếu chờ để thiếc chảy thì linh kiện trong IC đã phải “chịu trận” quá lâu làm chúng biến tính trước khi ta gắpra.

· Để khắc phục nhược điểm chí tử này, ta làm như sau: Dùng nhựa thông lỏng quét vừa đủ quanh IC , nhớ là không quét lên bề mặt và làm loang sang các linh kiện lân cận. Theo linh cảm, các bạn chỉnh gió đủ mạnh “thúc” nhựa thông và nhiệt vào gầm IC-Chú ý là phải khò vát nghiêng đều xung quanh IC để dung dịch nhựa thông dẫn nhiệt sâu vào trong.

3. Giai đoạn gắn linh kiện vào:

· Trước tiên làm vệ sinh thật sạch các mối chân trên main, quét vừa đủ mộtlớp nhựa thông mỏng lên đó. Xin nhắc lại: N hựa thông chỉ vừa đủ tạo một lớp màng mỏng trên mặt main. N ếu quá nhiều , nhựa thông sôi sẽ “đội” linh kiện lên làm sai định vị. Chỉnh nhiệt và gió vừa đủ → khò ủ nhiệt tạivị trí gắn IC. Sau đó ta chỉnh gió yếu hơn (để sức gió không đủ lực làm saiđịnh vị). N ếu điều kiên cho phép, lật bụng IC khò ủ nhiệt tiếp vào các vịtrí vừa làm chân cho nóng già→ đặt IC đúng vị trí (nếu có thể ta dùng dùi giữ định vị) và quay dần đều mỏ khò từ cạnh ngoài vào giữa mặt linh kiện.

Page 27: Lý thuyết Sửa Chữa Điện Thoại Di Động

· Nên nhớ là tất cả các chất bán dẫn hiện nay chỉ có thể chịu được nhiệt độ khuyến cáo (tối đa cho phép) trong thời gian ngắn (có tài liệu nói nếu để nhiệt cao hơn nhiệt độ khuyến cáo 10 % thì tuổi thọ và thông số của linh kiện giảm hơn 30%). Chính vì vậy cho dù nhiệt độ chưa tới hạn làm biến chất bán dẫn nhưng nếu ta khò nhiều lần và khò lâu thì linh kiện vẫn bị chết.Trong trường hợp bất khả kháng (do lệch định vị, nhầm chiều chân…) ta nên khò lấy chúng ra ngay trước khi chúng kịp nguội.

Tóm lại khi dùng máy khò ta phải lưu ý:

· Nhiệt độ làm chảy thiếc phụ thuộc vào thể tích của linh kiện, linh kiện càng rộng và dày thì nhiệt độ khò càng lớn-nhưng nếu lớn quá sẽ làm chết linh kiện.

· Gió là phương tiện đNy nhiệt tác động vào chân linh kiện bên trong gầm,để tạo thuận lợi cho chúng dễ lùa sâu, ta phải tạo cho xung quanh chúng thông thoáng nhất là các linh kiện có diện tích lớn.Gió càng lớn thì càng lùa nhiệt vào sâu nhưng càng làm giảm nhiệt độ, và dễ làm các linh kiện lân cận bị ảnh hưởng. Do vậy luôn phải rèn luyện cách điều phối nhiệt-gió sao cho hài hoà.

· Nhựa thông vừa là chất làm sạch vừa là chất xúc tác giúp nhiệt “cộng hưởng” thNm thấu sâu vào gầm linh kiện, nên có 2 lọ nhựa thông với tỷ lệ loãng khác nhau. Khi lấy linh kiện thì phải quét nhiều hơn khi gắn linh kiện, tránh cho linh kiện bị “đội” do nhựa thông sôi đùn lên, nếu là IC thì nên dùng loại pha loãng để chung dễ thẩm thấu sâu.

· Trước khi thao tác phải suy luận xem nhiệt tại điểm khò sẽ tác động tới các vùng linh kiện nào để che chắn chúng lại, nhất là các linh kiện bằng nhựa và nhỏ.

· Các linh kiện dễ bị nhiệt làm chết hoặc biến tính theo thứ tự là : Tụ điện, nhất là tụ một chiều; điốt; IC; bóng bán dẫn; điện trở….