m mục lục - ninh thuận province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và khách sạn,...

20
Mc lc m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-03 : Tin trong tỉnh Trang 04-08 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 09-12 : Xuất nhập khẩu Trang 13-16 : Sản xuất kinh doanh Trang 17 : Tin thế giới Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biết SOÁ 24 T12-2017

Upload: others

Post on 12-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Muc luc

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùngquan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-03 : Tin trong tỉnh

Trang 04-08 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm

Trang 09-12 : Xuất nhập khẩu

Trang 13-16 : Sản xuất kinh doanh

Trang 17 : Tin thế giới

Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biếtSOÁ 24

T12-2017

Page 2: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHHoạt động sản xuất

công nghiệp và kinh doanh thương mại Ninh Thuận năm 2017

Năm 2017, ngành Công Thương đã có nhiều nỗ lực triển khai nhiệm vụ được giao trên các lĩnh vực; nổi bật nhất là tập trung triển khai đột phá về năng lượng tái tạo, theo đó hoàn thành các Quy hoạch điện lực, điện mặt trời để làm cơ sở kêu gọi đầu tư và triển khai các dự án năng lượng đăng ký trên địa bàn tỉnh, tham mưu Chương trình phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh, đôn đốc 01 dự án hoàn thành đưa vào vận hành thương mại 3 trụ điện gió (công suất 7,8MW); song song đó hoạt động thương mại đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thành 01 mô hình thí điểm chợ đảm bảo an toàn (ngành hàng thịt, cá, rau) tại Chợ Cà Ná và hình thành 01 điểm bán hàng Việt với tên gọi ”Tự hào hàng Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận”. Mặc dù ngành cố gắng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, quyết tâm để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhưng kết quả đạt được không như mong muốn_lý giải chủ yếu do tình hình thời tiết diễn biến trong năm không thuận lợi nên ảnh hưởng chung đến nguyên

liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 5.740 tỷ đồng, tăng 9,38% so cùng kỳ năm 2016 và đạt 88,7% kế hoạch. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến tăng 11,9%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 10,2%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng nhẹ 0,3%; công nghiệp khai khoáng giảm 23,5% so cùng kỳ năm 2016. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2017 dự ước tăng 6,38% so cùng kỳ. Nhìn chung, hoạt động sản xuất công nghiệp tuy tiếp tục duy trì ổn định, nhưng do tình hình diễn biến thời tiết không thuận lợi, nguồn nguyên liệu thiếu,.. làm giảm giá trị sản xuất của ngành và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối mạnh, tốc độ tăng trưởng khu vực thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn định, tăng trên 13% so với năm 2016. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên toàn tỉnh năm 2017 ước đạt 17.586,9 tỷ đồng, tăng 13,34% so với năm 2016. Kết quả tổng thể tăng là do sự quyết tâm

đổi mới trong chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh; nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chung của các ngành quản lý theo phân cấp; tích cực thay đổi chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua các hoạt động cụ thể như: Kế hoạch bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017; Hội chợ thương mại; Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn thông qua các chuyến bán hàng lưu động; Hội nghị giao thương, kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp trong tỉnh và các tỉnh bạn, các hệ thống Siêu thị, Chợ trên địa bàn tỉnh; các Chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng vào dịp lễ Tết, hè,… nhằm kích cầu tiêu dùng. Điểm nổi bật là nguồn cung hàng hóa tại các chợ, cửa hàng, siêu thị... dồi dào, ổn định; đảm bảo lưu thông thông suốt, không có sự tăng giá đột biến làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hay tự ý nâng giá; mẫu mã hàng hóa đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũng như khách du lịch.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 không đạt kế hoạch đề ra, giảm 5,6% so cùng năm

Page 3: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

TIN TRONG TỈNH

2016. Cơ cấu mặt hàng chủ yếu vẫn là tôm đông lạnh và nhân điều; trong năm 2 mặt hàng này giảm cả về lượng và giá trị (do thiếu nguyên liệu và giá cao) nên tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giảm so cùng kỳ năm 2016.

Hoạt động khuyến công đã triển khai đạt kế hoạch giao, với tổng số 5 Đề án khuyến công quốc gia/tổng kinh phí 1000 triệu đồng hỗ trợ cho 05 doanh nghiệp cơ sở ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất-chế biến, bình quân 200 triệu đồng/cơ sở; triển khai 7 Đề án khuyến công địa phương/tổng kinh phí 380,872 triệu đồng. Hoạt động xúc tiến thương

mại trong năm đã triển khai thực hiện hiệu quả, đạt kế hoạch đề ra: tổ chức 4 hội chợ thương mại, 4 đợt tham gia kết nối cung-cầu cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, tổ chức được 62 chuyến bán hàng lưu động phục vụ người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; song song đó tổ chức 04 phiên chợ hàng Việt về nông thôn miền núi tại các huyện Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước và Thuận Nam.

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được Chi cục Quản lý thị trường tích cực triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo quan trọng từ

Trung ương đến địa phương; thực hiện một cách thường xuyên trên nhiều lĩnh vực, nhất là những vấn đề nổi cộm có ảnh hưởng xấu đến xã hội, người tiêu dùng; tập trung các mặt hàng thiết yếu để góp phần bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá....tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kết quả đã tiến hành kiểm tra và xử lý 802 vụ (tăng 0,6% so cùng kỳ), tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước trên 1.099 triệu đồng./.

PHÒNG KHTCTH

Một số hình ảnh hoạt động ngành Công Thương năm 2017

Page 4: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Giá cá tra cao hơn 5.000 - 6.500 đồng/kg so với năm trước

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, 9 tháng đầu năm 2017, tổng diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL đạt 5.142,9 ha, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thu hoạch tăng trưởng khá đạt 998 ngàn tấn, tăng 9,8%. Trong đó, các tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra lớn vẫn phát triển nuôi mạnh là Đồng Tháp với sản lượng 390 ngàn tấn, tăng 18,7% so với cùng kỳ, Cần Thơ với sản lượng đạt 133,9 ngàn tấn, tăng 13,5%. Ngược lại, tại một số địa phương khác, diện tích thả nuôi cá tra sụt giảm mạnh như: Tiền Giang giảm 60,8%; Bến Tre giảm 15,4%; Trà Vinh giảm 13% so với 9 tháng đầu năm 2016.

Tính đến cuối tháng 9/2017, Đồng Tháp có trên 1.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá tra, trong đó có 76 cơ sở sản xuất và 1.150 cơ sở ương giống, tập trung tại các huyện: Hồng Ngự, Cao Lãnh, Châu Thành. Trong 9 tháng năm 2017 sản xuất hơn 950 triệu con cá tra giống, 13 tỷ con cá tra bột, đáp ứng được nhu cầu con giống trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.

Tháng 9/2017, các ao nuôi cá tra đang tích cực thu hoạch phục vụ nhu cầu của các nhà máy chế biến dịp cuối năm. Giá cá tra thương phẩm vẫn ổn định ở mức 24.000 – 26.500 đồng/kg, tăng từ 19% - 23% so với cùng thời điểm năm 2016.

Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 9/2017 tăng khá mạnh do nguồn cung yếu, hiện dao động ở mức 25.000 - 27.000 đ/kg tùy theo chất lượng cá và phương thức thanh toán. Còn đối với cá tra nguyên liệu size lớn, trọng lượng trên 1 kg/con hiện cũng có giá 24.500 - 25.000 đồng/kg, tăng 2.000 - 2.500 đồng/kg so với tháng trước. Giá cá tra giống có xu hướng tăng giá do khan hàng và nhu cầu thả nuôi tăng

Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 8/2017 nhìn chung ổn định ở mức tương đối cao và có xu hướng tăng giá ở một số nơi, dao động 22.000 - 25.000 đ/kg tùy theo chất lượng cá và phương thức thanh toán. Nguồn cung cá vào size ở mức thấp. Tại Vĩnh Long, giá trung bình cá tra thịt trắng trong size so với tháng trước tăng 2.000 đ/kg lên mức 24.000 đ/kg, tại Đồng Tháp tăng 1.000 đ/kg lên 22.500-

23.500 đ/kg, tại An Giang ở mức 23.000-23.500 đ/kg. Giá cá tra giống có xu hướng tăng giá do nhu cầu thả nuôi tăng cao. Đặc biệt, cuối tháng 9/2017, giá cá tra tại An Giang tăng lên mức cao nhất trong quý từ 28.000 - 29.000 đồng/kg.

Vào cuối tháng 10, đầu tháng 11/2017, giá cá tra tại ĐBSCL tiếp tục tăng, trong đó, giá cá tra loại 1 tại Đồng Tháp đang dao động từ 28.000 - 30.500 đồng/kg. Tại An Giang, các DN mua tại hầm cá tra loại 1 với giá từ 28.000 - 28.500 đồng/kg. Như vậy, cho tới nay, giá cá tra đang giữ ở mức cao kỷ lục của năm và cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 5.000 - 6.500 đồng/kg.

Giá rau tại Đà Lạt và Đà Nẵng tăng mạnh sau bão

Sau cơn bão số 12, nhiều diện tích sản xuất rau tại Đà Lạt và các vùng phụ cận chịu thiệt hại khiến giá rau tăng mạnh.

So với thời điểm cuối tháng 10, hiện giá một số loại rau tại nhà vườn ở Đà Lạt tăng nhiều. Cụ thể, các loại rau xà lách tăng từ 25.000 đồng một kg lên 40.000 đồng, riêng xà lách mỡ tăng vọt lên 45.000 đồng một kg;

Page 5: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

súp lơ xanh tăng từ 30.000 đồng lên 40.000 đồng một kg; bí ngòi xanh tăng từ 4.000 đồng lên khoảng 15.000 đồng một kg; bắp cải tăng từ 10.000 đồng lên 25.000 đồng; các loại hành lá, rau mùi, cà chua cũng tăng trung bình khoảng 30-40%...

Dù giá rau, củ tăng mạnh nhưng hiện một số mặt hàng không đủ cung cấp ra thị trường do nhiều diện tích rau chuẩn bị thu hoạch bị cơn bão số 12 tàn phá.

Ngoài diện tích rau ngoài trời, nhiều loại rau trồng trong nhà kính cũng chịu thiệt hại nặng sau bão. Theo thống kê của tỉnh Lâm Đồng, địa phương có khoảng 400 ha cây trồng bị thiệt hại trong đợt thiên tai vừa qua, trong đó có khoảng 100 ha rau, hoa các loại.

Theo khảo sát tại các chợ Đà Nẵng, tùy vào chợ lớn, chợ nhỏ, xa hay gần trung tâm thành phố thì rau xanh đều tăng giá đột biến, từ 20 – 50%. Mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau cải xanh tùy loại giá từ 5.000 đồngtăng lên 10.000 đồng/ bó. Rau răm, răm mùi, diếp cá, từ 30.000 đồng/ 1kg tăng lên 50.000 đồng/ 1kg. Bắp cải tăng nhẹ với giá từ 12.000 đồng/ 1kg nhập vào bán ra 14.000 đồng/ 1kg. Các loại củ quả cũng tăng từ2.000 đồng – 5.000 đồng/1kg. Các mặt hàng khác như thịt, cá vẫn không thay đổi so với ngày thường.

Giá một số loại trái cây tăng mạnh

Hiện nay, giá một số loại trái cây chủ lực tại vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang như: mít Thái siêu sớm, sầu riêng… đang tăng mạnh.

Theo UBND xã Thanh Hòa, thị xã Cai Lậy, giá mít Thái siêu sớm được thương lái đến tận vườn thu mua từ 26.000 đến 28.000 đồng/kg loại I, tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước.

Xã Thanh Hòa có khoảng 500 ha mít Thái siêu sớm trồng dưới dạng chuyên canh hoặc xen canh với các loại cây ăn quả khác, lớn nhất vùng ven thị xã Cai Lậy. Mít Thái siêu sớm được mệnh danh là cây giảm nghèo nông thôn bởi dễ trồng, năng suất cao, thích hợp với những hộ nông dân ít đất canh tác và mang lại hiệu quả cao.

Xã Thanh Hòa có 4.000 m² đất trồng mít Thái siêu sớm tại xã Thanh Hòa trong năm nay nhờ trúng mùa và trúng giá, thu khoảng 400 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 300 triệu đồng.

Theo trại giống cây ăn quả ở xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy cho biết, mít Thái siêu sớm được nông dân trồng rất dày, từ 80 - 100 cây/ 1.000 m², cho năng suất 3 - 5 tấn/ 1.000 m², tương đương 30 - 50 tấn quả/ha. Mùa lũ năm nay, giá mít Thái siêu sớm tăng mạnh nên nông dân thu lợi nhuận cao.

Bên cạnh đó, sầu riêng trên địa bàn vùng ngập lũ

phía tây tỉnh Tiền Giang đang bắt đầu vào thời kỳ thu hoạch vụ nghịch với giá bán rất cao.

Theo UBND xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy cho biết, giá sầu riêng Ri6 hiện nay thương lái thu mua từ 80.000 đến 82.000 đồng/kg, còn sầu riêng Mong Thong có giá từ 85.000 đến 90.000 đồng/kg. Với năng suất bình quân 20 tấn/ha, mỗi ha đạt giá trị sản xuất 1,6 tỉ đồng trở lên, trừ chi phí còn thu lãi hàng tỉ đồng/ha sau vụ thu hoạch.

Vừa qua, thu hoạch đầu vụ được khoảng 4 tấn quả sầu riêng tại xã Long Tiên, bán với giá 85.000 đồng/kg, thu 340 triệu đồng. Nhờ trúng mùa và trúng giá các cây trồng đặc sản, nông dân vùng ngập lũ phía tây tỉnh Tiền Giang an tâm chuyển đổi sản xuất để “chung sống với lũ” và xây dựng nông thôn mới.

Giá cá lóc tăng mạnh

Sau nhiều tháng giảm sâu, cá lóc nuôi thương phẩm tại ĐBSCL hiện tăng trở lại. Cá loại 1 được thương lái mua tại ao từ 33.000 - 34.000 đồng/kg, loại 2 từ 30.000 - 31.000 đồng/kg.

Với giá này, người nuôi lãi từ 3.000 - 4.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nhiều hộ không dám tái đầu tư thả nuôi bởi giá cá lóc luôn biến động, 3 tháng trước chỉ còn dưới 28.000 đồng/kg khiến người nuôi lỗ nặng.

Page 6: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Chôm chôm nghịch vụ ‘trúng đậm’

Chôm chôm nghịch vụ tại 2 huyện Chợ Lách và Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) đã thu hoạch rộ gần một tuần qua, giá bán tại vườn trên 48.000 đồng/kg.

Nếu so với đầu vụ thuận (tháng 4 âm lịch) thì mức giá này cao hơn khoảng 42.000 đồng/kg. Ông Huỳnh Văn Minh (ấp Lộc Hiệp, xã Vĩnh Bình, H.Chợ Lách) cho biết mấy ngày qua gia đình ông đã thu hoạch 5 công chôm chôm đường và chôm chôm Thái với sản lượng hơn 12 tấn. Thương lái thu mua chôm chôm đường 48.000 đồng/kg, chôm chôm Thái 55.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, ông Minh thu lãi trên 400 triệu đồng. Gần vườn ông Minh, bà Nguyễn Kim Phấn cũng vừa bán trọn gói 3 công chôm chôm đường, lợi nhuận185 triệu đồng.

Lý giải nguyên nhân giá chôm chôm cao ngất ngưởng như vậy, các doanh nghiệp thu mua trái cây tại Bến Tre cho biết thời điểm này, chôm chôm không có “đối thủ” tại thị trường xuất khẩu lẫn thị trường nội địa. Hiện tại, các quốc gia sản xuất trái cây nhiệt đới đều đang trong mùa nghỉ dưỡng của cây và họ chưa từng xử lý cho trái nghịch. Trong khi đó ngay tại Việt Nam, do đặc thù điều kiện thổ nhưỡng,

thời tiết… nên chôm chôm tại các tỉnh miền Đông Nam bộ cũng không xử lý nghịch vụ được.

Cải xà lách xoong tăng giá 6 - 7 lần

Tại TX.Bình Minh (Vĩnh Long), cải xà lách xoong đang được thương lái thu mua với giá 40.000 - 55.000 đồng/kg, cao gấp 6 - 7 lần so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều nên năng suất thấp, chỉ từ 3 - 4 tấn/ha/vụ (mỗi năm thu hoạch khoảng 6 vụ). Cải xà lách xoong của TX.Bình Minh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu hàng hóa tập thể “Xà lách xoong Bình Minh” và giấy chứng nhận an toàn theo chuẩn VietGAP với quy mô 3,9 ha.

Đồng Tháp: Giá cá tra được dự báo sẽ tiếp tục tăng

Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp, tháng 10/2017, giá cá tra dao động mức 27.000 - 28.200 đồng/kg, cao hơn khoảng 4.000 đồng/kg so với tháng trước và cao hơn khoảng 6.500 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo giá cá tra trong những tháng tới sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu thị trường xuất khẩu đang hút hàng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp

đầu tư khép kín chuỗi giá trị ngành hàng cá tra từ khâu giống đến nuôi thương phẩm, chế biến, xuất khẩu.

Nguyên nhân được ngành hữu quan chỉ ra là do việc đầu tư con giống tốn nhiều chi phí, thời gian, rủi ro cao.

Để nâng cao chất lượng con giống, tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho đầu tư vùng sản xuất cá tra giống trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ban hành bộ tiêu chuẩn và chứng nhận về giống cá tra, cho tái thành lập Quỹ bảo vệ, phát triển thị trường đối với cá tra, thành lập trung tâm sản xuất cá tra giống, chủ động bố trí quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung, nghiên cứu mô hình liên kết sản xuất giống, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt.

Cá tra tăng giá, người nuôi hết hàng

Giá cá tra nguyên liệu và con giống đang ở mức rất cao trong nhiều năm trở lại đây do nguồn cung khan hiếm.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu cá tra tăng trưởng tốt nên giá cá nguyên liệu liên tục tăng, hiện đang ở mức 28.500 - 30.000 đồng/kg tùy loại và tùy theo phương thức thanh toán (trả nhanh hay chậm), cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 5.000 - 6.500

Page 7: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

đồng/kg. Các nhà chế biến cá tra xuất khẩu cho biết, sự tăng trưởng của ngành cá tra chủ yếu đến từ thị trường Trung Quốc. Nước này hiện nay cũng vượt Mỹ và EU trở thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 22% thị phần, Mỹ xếp thứ 2 với hơn 19%. Bên cạnh Trung Quốc, Bra-zil cũng có sự tăng trưởng đáng kể, trong 9 tháng đầu 2017 tăng 103% so với cùng kỳ 2016 và chiếm tỷ lệ 6%. Ngoài ra, vào thời điểm hiện tại, các thị trường nhập khẩu đang chuẩn bị nguồn hàng phục vụ cho những dịp lễ, tết sắp đến (Noel và Tết dương lịch, Tết Nguyên đán). Chính vì vậy, việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam thời gian gần đây gặp nhiều thuận lợi.

Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, diện tích nuôi cá tra của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đạt 5.410 ha, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch từ đầu năm đến hết tháng 10.2017 tăng hơn 11%, đạt 1,1 triệu tấn. Tình hình xuất khẩu thuận lợi kéo giá cá tra giống tăng cao. Loại 20 con/kg lên đến 40.000 - 60.000 đồng, tăng từ 15.000 - 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; loại 30 - 35 con/kg giá khoảng 40.000 - 45.000 đồng. Với mức giá này, người nhân giống cá có thể lãi đến 10 triệu đồng/tấn.

Tuy giá đang tăng cao nhưng người nuôi không mấy phấn khởi vì phần lớn cá đã bán khi giá đạt mức 24.000 - 25.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Hữu Nguyên, nông dân ở Châu Đốc (An Giang), cho biết: Giá cá tra hiện tại chỉ doanh nghiệp có lãi vì họ mới còn cá để bán. Bà con không dám neo lại vì không biết giá cả lên xuống thế nào, sợ rủi ro. Hiện nhiều hộ dân cũng không thể tái thả nuôi vì con giống khan hiếm và giá cao. Mặt khác, vì thời điểm này đang là trái vụ nên nhân giống không hiệu quả.

Giá trái cây có múi tại đồng bằng sông Cửu Long liên tục giảm

Thời gian gần đây tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các loại trái cây có múi như cam xoàn, cam sành, cam dây, quýt đường… liên tục giảm giá.

Theo Nguyễn Thành Đông, ở Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Gi-ang, từ giữa tháng 9, giá càm sành giảm mạnh chỉ còn 4.000-6.000 đồng/kg, giảm từ 10.000-12.000 đồng/kg (so với thời điểm đầu vụ, có giá từ 14.000-16.000 đồng/kg). Ông Đông lo lắng giá cam giảm nhưng không có thương lái đến mua, hiện tại vườn ông có hơn 1ha đến thời điểm thu hoạch nhưng chưa tìm được thương lái.

Theo ước tính với giá thị trường thấp như hiện nay, vụ cam này gia đình ông thất thu từ 100-120 triệu đồng so với mọi năm.

Cụ thể, cam sành loại I được thương lái mua tại vườn hiện giá chỉ từ 4.000-6.000 đồng/kg; các loại còn lại dao động từ 3.000 - 4.000 đồng/kg; giảm hơn 14.000 đồng/kg so với 4 tháng trước và giảm hơn 20.000 đồng/kg so với thời điểm này năm ngoái (có giá từ 22.000-27.000 đồng/kg).

Theo nhận định của một số thương lái, nguyên nhân cam sành rớt giá là do những năm gần đây, nông dân ở các tỉnh liên tục mở rộng diện tích, thêm vào đó cam sành chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa nên cung vượt cầu.

Tại ĐBSCL, cam sành trồng chủ yếu tập trung ở các tỉnh như Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Đồng Tháp. Theo ông Nguyễn Văn Đồng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh liên tục khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ các diện tích trồng lúa chuyển sang trồng cam sành sai quy hoạch, nhưng những năm gần đây, mỗi năm nhà vườn trong tỉnh trồng mới hơn 300ha cam sành.

Không riêng cam sành, cam xoàn và cam dây cũng

Page 8: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

rớt giá. Chị Nguyễn Thị Bích - xã Long Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long - cho biết, hiện thương lái thu mua cam dây chỉ còn 11.000 đồng/kg (giảm từ 9.000 - 12.000 đồng/kg so thời điểm đầu năm 2017), cam xoàn khá hơn một chút nhưng cũng chỉ khoảng 22.000 đồng/kg (hồi đầu năm có giá khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg).

Ngoài ra, giá quýt đường cũng liên tục giảm giá, theo ông Lâm Văn Trung, người dân trồng quýt đường ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, thương lái đến mua tại vườn giá chỉ còn 10.000 đồng/kg, (giảm từ 10.000-15.000đồng/kg) trước đó vào tháng 7 có giá từ 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Ông Lưu Văn Tín - Chủ nhiệm Hợp tác xã quýt hồng Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho rằng: Nguyên nhân giảm giá là do diện tích cây có múi, nhất là quýt đường và cam, được các nơi mở rộng quá nhiều, khiến cung vượt cầu dẫn đến giá giảm. Bởi sản lượng được thu hoạch liên tục, trong khi thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng nhiều, chủ yếu là tiêu thụ nội địa.

Sầu riêng trái vụ giá cao

Hiện giá sầu riêng trái vụ tại Bến Tre được các thương

lái đến tận vườn thu mua với giá từ 75.000 – 90.000 đồng/kg. Do thời tiết bất lợi nên năng suất trái trái vụ giảm phần nào làm cho giá loại trái cây này tăng cao trên thị trường. Hiện sầu riêng tại thị trường trong nước dao động ở mức giá 130.000 - 160.000 đồng/kg, cao hơn sầu riêng nhập khẩu từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Anh Trần Văn Út, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách (Bến Tre) cho biết: Anh đang thu hoạch diện tích sầu riêng hạt lép. Do thời tiết mưa nhiều trong thời gian xử lý ra hoa nên năng suất và chất lượng giảm so với năm trước, trung bình năng suất hơn 2 tấn/1.000 m². Trong đó, có hơn 1/3 số trái bạt được giá 90.000 đồng/kg, số còn lại bán được giá 70.000 đồng/kg. Theo anh Út, tuy năng suất, chất lượng trái không cao nhưng bù lại giá cao nên cũng cho lợi nhuận hơn 200 triệu đồng. Trong khi đó, rất nhiều vườn sầu riêng khác tại huyện Chợ Lách đã xử lý nghịch vụ bị thất bại, nên năng suất giảm.

Theo các thương lái thu mua sầu riêng, thị trường sầu riêng đầu vụ năm nay giá cao hơn so với năm trước từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, chủ yếu cung cấp cho thị trường Trung Quốc.

Chị Nguyễn Thị Thu,

thương lái thu mua sầu riêng tại huyện Chợ Lách nhận định: Với năng suất trái sầu riêng năm nay giảm có thể giá sẽ tăng cao trong thời gian tới. Bên cạnh đó, hiện Trung Quốc tìm kiếm nguồn hàng cũng làm cho giá tăng cao. Mặc khác, người tiêu dùng ưa chuộng sầu riêng nội địa hơn là sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan vì vậy thị trường trong nước tiêu thụ sầu riêng mạnh hơn.

Tiến sỹ Bùi Thanh Liêm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn huyện Chợ Lách cho biết: cách đây khoảng 4 - 5 tháng, lúc nhà vườn xử lý cho trái nghịch vụ thì bị mưa dầm, gió giật nên bông sầu riêng bị rụng nhiều, tỷ lệ đậu trái khá thấp. Các vườn không thoát nước tốt bị ngập, cây sẽ bị đâm chồi, việc xử lý nghịch vụ thất bại. Ngoài ra, việc thất mùa còn do ảnh hưởng kéo dài của đợt thiên tai xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2016 khiến cây đến nay vẫn chưa phục hồi thể trạng tốt, vì vậy ảnh hưởng khả năng đậu trái.

Hiện nay, tại 2 huyện Chợ Lách và Châu Thành (Bến Tre) có hơn 700 ha sầu riêng xử lý trái nghịch vụ (chiếm khoảng 40% tổng diện tích) sẽ cho trái rải đều đến đầu tháng 2 năm sau mới kết thúc.

Trung tâm TTCN&TM

Page 9: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

XUẤT NHẬP KHẨU

10 tháng năm 2017, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 15,62 tỷ USD

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp, 10 tháng năm 2017, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 15,62 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau:

Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 năm 2017 ước đạt 430 nghìn tấn với giá trị đạt 206 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 5,05 triệu tấn và 2,25 tỷ USD, tăng 22,3% về khối lượng và tăng 21,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng năm 2017 đạt 442,3 USD/tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017 với 39,3% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt gần 1,8 triệu tấn và 802,9 triệu USD, tăng 32,8% về khối lượng và tăng 31,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Philip-pin là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017

với 9,6% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 494,5 nghìn tấn và 196,4 triệu USD, tăng 46,4% về khối lượng và tăng 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Đứng thứ ba là thị trường Malaysia với 8% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 420,3 nghìn tấn và 163,56 triệu USD, tăng 97,1% về khối lượng và tăng 76,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Chín tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh là Hồng Kông (- 44,3%) và Gana (-19,4%).

Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 10 năm 2017 ước đạt 71 nghìn tấn với giá trị đạt 164 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,17 triệu tấn và 2,69 tỷ USD, giảm 22,7% về khối lượng và giảm 2,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2017 đạt 2.286,7 USD/tấn, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 14,6% và 13,1%. Các thị

trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là: Ita-lia (15,2%), Ấn Độ (15,2%) và Bỉ (14,5%).

Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 10 năm 2017 ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị đạt 20 triệu USD, đưa khối lượng xuât khẩu chè 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 114 nghìn tấn và 184 triệu USD, tăng 10,7% về khối lượng và tăng 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá chè xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2017 đạt 1.596.7 USD/tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong 9 tháng đầu năm 2017, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 28,1% thị phần – giảm 14,4% về khối lượng và giảm 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường có giá trị xuất khẩu chè trong 9 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (gấp 2,43 lần) %), Đài Loan (+63,7%), Ấn Độ (+40,8) và Ả Rập XêÚt (+38,5%).

Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 10 năm 2017 ước đạt 31 nghìn tấn với giá trị 309 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 289 nghìn tấn và 2,87 tỷ USD, giảm 0,4% về khối

Page 10: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

XUẤT NHẬP KHẨU

lượng nhưng tăng 23,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2017 đạt 9.908,5 USD/tấn, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 36,4%, 15,9% và 11,5% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Chín tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh là Nga (52,9%), Hà Lan (45,2%), Hoa Kỳ (34,7%), Thái Lan (34%), Anh (23,6%), Israen (22,1%) và Trung Quốc (9,1%).

Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 10 năm 2017 ước đạt 11 nghìn tấn, với giá trị đạt 49 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 192 nghìn tấn và 1,02 tỷ USD, tăng 20,7% về khối lượng nhưng giảm 21% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2017 đạt 5.340 USD/tấn, giảm 34,3% so với cùng kỳ năm 2016. Ba thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất với thị phần lần lượt là 19,3%, 6,8%, và 6,0%.

Hàng rau quả: Giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 10 năm 2017 ước đạt 209 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu hàng rau quả 10 tháng đầu

năm 2017 ước đạt 2,84 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 76%, 3,6%, 2,9%, và 2,6%. Trong 9 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hàng rau quả tăng mạnh là Nhật Bản (66,1%), Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (58%), và Trung Quốc (53,1%).

Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 10 năm 2017 ước đạt 212 nghìn tấn với giá trị đạt 60 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,11 triệu tấn và 788 triệu USD, tăng 3,3% về khối lượng nhưng giảm 3,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 9 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 86,7% thị phần, tăng 5,6% về khối lượng nhưng giảm 1,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 9 tháng đầu năm 2017, Các thị trường có giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn giảm mạnh là: Hàn Quốc (-21,7%) và Đài Loan (-11,4%).

Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng 53,5%

Liên tục từ đầu năm tới

nay, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 9/2017, tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 457,9 triệu USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị XK sang top 9 thị trường chính đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2016.Nguồn cung tăng nhờ sản lượng khai thác và lượng NK tăng cùng với sự linh hoạt của doanh nghiệp xuất khẩu trong việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và thị trường đã hỗ trợ XK mực, bạch tuộc Việt Nam trong 9 tháng đầu năm.

Các sản phẩm mực tiếp tục là sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam trong năm nay, chiếm 58,6% tổng giá trị XK trong 9 tháng đầu năm. Trong các dòng sản phẩm mực, bạch tuộc XK, mực tươi, sống và đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất 38,2%. Các sản phẩmbạch tuộc khô/muối/tươi sống và đông lạnh chiếm 34%.

Hiện thị trường XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang 65 thị trường, không thay đổi so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, tổng giá trị XK sang 9 thị trường chính chiếm 99% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay.

Hàn Quốc tiếp tục là thị trường NK mực, bạch tuộc hàng đầu của Việt Nam, chiếm 34% tổng giá trị XK dòng sản phẩm này của Việt Nam. Giá trị XK sang thị trường này

Page 11: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

XUẤT NHẬP KHẨU

liên tục tăng trưởng dương từ những tháng đầu năm, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc trong quý III đạt 60,7 triệu USD; tăng 39,8% so với quý III/2016. Lũy kế 9 tháng đầu năm, XK sang thị trường này đạt 155,3 triệu USD; tăng 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Nhật Bản, liên tục từ đầu năm XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này đều tăng trưởng tốt theo từng tháng. Giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang đây trong quý III đạt trên 44 triệu USD, tăng 43% so với quý III/2016, nâng tổng giá trị XK trong 9 tháng đầu năm lên trên 107 triệu USD, tăng 40,9% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ 2 về NK mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 23,4%. Sản lượng khai thác mực, bạch tuộc nguyên liệu trên thế giới giảm; tỷ giá đồng yên tăng một phần là nguyên nhân khiến các nhà NK Nhật Bản tăng cường NK mặt hàng này từ Việt Nam.

EU tiếp tục là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam trong giai đoạn nàyvới tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong 9 tháng đầu năm. Giá trị XK mực, bạch tuộc sang EU tính đến hết tháng 9 đạt trên 83 triệu USD, tăng 80% so với cùng kỳ. Italy, Pháp và Tây Ban Nha tiếp tục là 3 thị trường NK nhiều nhất mực, bạch tuộccủa Việt Nam trong khối EU. XK sang 3 thị

trường này hiện đều tăng trưởng tốt lần lượt 69,4%; 191,6% và 61,5%.

ASEAN tiếp tục giữ vững ở vị trí thứ 4. XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang đây trong 9 tháng đầu năm nay đạt 52,5 triệu USD, tăng 48,4% so với cùng kỳ năm trước.Thái Lan và Malay-sia là 2 thị trường NK chính mực, bạch tuộc của Việt Nam trong khối ASEAN tăng trưởng lần lượt 40,7% và 40,9% về NK mực, bạch tuộc của ViệtNam. NK mực, bạch tuộc của khối ASEAN từ Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trườngThái Lan. Hiện giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang khối thị trường nàyđang ngày càng tăng tốc.

TrungQuốc là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các thị trường chínhNK mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong giai đoạn này. XK mực, bạch tuộc của ViệtNam sang thị trường Trung Quốc và Hong Kong đạt trên 33 triệu USD, tăng 184% sovới cùng kỳ năm 2016. Trong đó, Hong Kong đạt giá trị trên 5 triệu USD, tăng42%.

Dự báo,sản lượng khai thác mực, bạch tuộc trên thế giới vẫn thấp, dẫn tới giá mặt hàngnày tăng. XK mặt hàng này của Việt Nam cũng sẽ được giá hơn. XK mực, bạch tuộccủa Việt Nam trong quý cuối cùng của năm nay vẫn sẽ tiếp tục khả quan, đặc biệtlà các mặt hàng giá trị gia tăng.

Nông sản xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc qua FTA

Trong những năm qua, Việt Nam đã thu được rất nhiều thành quả đáng khích lệ từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Điều này được thể hiện rõ rệt qua những con số về tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng, đặc biệt là nông sản.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề cập tới vấn đề phát triển thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam nói chụng và nông sản nói riêng trên cơ sở tận dụng các ưu đãi có được từ các cam kết đàm phán trong các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia.

Trong những năm qua, các Bộ, ngành nói chung cũng như Bộ Công Thương nói riêng - với vai trò là Thường trực Đoàn Đàm phán của Chính phủ - đã nỗ lực, kiên trì thực hiện nhiều biện pháp để mở rộng “sân chơi” cho hàng hóa của Việt Nam, trong đó có các mặt hàng nông lâm thủy sản, và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tính đến nay, Việt Nam đã ký và đưa vào thực hiện 10 FTA, qua đó tạo ra một khu vực thị trường rộng lớn cho hàng hóa nông sản của Việt Nam có cơ hội được tiếp cận và thâm nhập tốt hơn. Các FTA đã có tác động rõ rệt đến

Page 12: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

XUẤT NHẬP KHẨU

xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và đặc biệt là các mặt hàng nông lâm thủy sản nói riêng. Trong đó, nhiều thị trường có FTA đã được khai thác tốt, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu tích cực so với trước khi có FTA.

Cụ thể, xét trong giai đoạn 2010 - 2016, sau khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực vào năm 2010, với mức thuế suất thuế nhập khẩu về 0%, xuất khẩu hạt điều sang Australia tăng trưởng bình quân đạt 12,9%/năm, thủy sản đạt 6,9%/năm.

Ngoài ra, hạt tiêu xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng đạt 12,8%/năm, cà phê đạt 8,0%/năm sau khi Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA) có hiệu lực năm 2010. Hạt tiêu xuất khẩu sang Ấn Độ tăng trưởng đạt 14,3%/năm, thủy sản đạt 12,3% năm sau khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) có hiệu lực năm 2010...

Qua tổng hợp đánh giá chung của Bộ Công Thương cho thấy, tất cả các thị trường có FTA của Việt Nam đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao so với thời điểm trước khi có FTA. Trong đó, nhóm các thị trường tăng trưởng mạnh là Chi Lê (tăng gấp 3,7 lần sau 3 năm, tốc độ tăng bình quân 54,2%/năm), Ấn Độ (tăng gấp 6,4 lần sau 7 năm, tốc độ tăng bình quân 30,4%/năm), Hàn Quốc (tăng gấp 13,5 lần

sau 10 năm, tốc độ tăng bình quân là 29,8%/năm), Trung Quốc (tăng gấp 7,6 lần sau 12 năm, tốc độ tăng bình quân là 18,4%/năm). Nhóm các thị trường có mức tăng thấp hơn là ASEAN - tính từ khi có ATIGA (tăng gấp 2 lần sau 7 năm, tốc độ tăng 10,7%/năm), Nhật Bản (tăng gấp 1,7 lần sau 8 năm, tốc độ tăng 7,1%/năm), Australia (tăng gấp 1,3 lần sau 7 năm, tốc độ tăng bình quân 3,3%/năm). Số liệu thống kê cho thấy các doanh nghiệp của ta đã tận dụng được cơ hội do các FTA đem lại.

Trong công tác đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật và thương mại, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp tích cực với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động nắm bắt tình hình áp dụng các rào cản kỹ thuật, biện pháp bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu để đấu tranh có hiệu quả đối với các rào cản bất hợp lý trong các cuộc họp song phương, phiên họp của các Ủy ban liên Chính phủ, diễn đàn khu vực (ASEAN, APEC) và đa phương (WTO).

Quá trình đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật và thương mại đối với từng mặt hàng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian (thường từ 5 - 7 năm/mặt hàng). Tuy nhiên tính đến nay, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc mở cửa thị trường, tạo thêm “sân chơi” cho các mặt hàng nông thủy sản.

Cụ thể, Việt Nam đã kiện và thắng kiện Mỹ tại WTO trong vụ áp thuế chống bán phá giá bất hợp lý đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đã hoàn tất việc thâm nhập thị trường mới cho một số trái cây như thanh long, chôm chôm, nhãn, vải vào thị trường này. Hiện nay, hai Bộ vẫn đang tích cực tiếp tục đàm phán hỗ trợ mở cửa thị trường cho tôm tươi nguyên con vào Australia; thịt lợn vào Trung Quốc, Philippines, Singapore; thịt gà chế biến vào Nhật Bản; trứng gia cầm muối vào Hồng Kông, Singa-pore; xoài, vú sữa vào Mỹ....

Trước bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có xu hướng quay trở lại, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo hết sức chủ động, linh hoạt để Việt Nam có thể ứng phó và tra-nh thủ cơ hội để bảo đảm lợi ích cho đất nước trong tình hình mới. Một loạt các vấn đề về TPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và đàm phán FTA song phương với một số đối tác khác đã và đang được nghiên cứu, triển khai rất chủ động. Ngay tới đây, Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng cũng sẽ là cơ hội để Việt Nam thể hiện vai trò và vị trí ngày càng cao trong quá trình hợp tác và hội nhập này.

Trung tâm TTCN&TM

Page 13: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

Nhu cầu xuất khẩu gạo tăng mạnh, giá lúa tăng cao những tháng cuối năm

Nhu cầu xuất khẩu gạo những tháng cuối năm tăng mạnh khiến nhiều doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nguyên liệu để cung ứng cho các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết.

Trong khi đó, tại Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, vụ lúa Thu Đông 2017 chuẩn bị hoàn thành thu hoạch và hiện giá lúa tăng mạnh và rất khó tìm mua.

Tại thành phố Cần Thơ, tổng diện tích sản xuất vụ lúa Thu Đông là gần 74.000 ha, hiện nông dân cơ bản đã thu hoạch xong còn lại vài nghìn ha tại huyện Vĩnh Thạnh.

Nguồn cung khan hiếm nên hầu hết diện tích lúa hoàn thành thu hoạch đều được thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giá lúa tại thời điểm này tăng trên dưới 500 đồng/kg so với vụ trước.

Nhờ vậy, lợi nhuận vụ này đạt được khá cao, khoảng 20 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, những năm gần đây, nông dân có thói quen bán lúa tươi tại ruộng nên khi giá tăng cao nhiều nông

dân thu hoạch sớm không còn lúa để bán, những hộ thu hoạch muộn bán được giá cao và thu nhiều lợi nhuận hơn.

Tại các địa phương lân cận Cần Thơ như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Gi-ang.. phần lớn nông dân đều phấn khởi trước tình hình giá lúa tăng cao nhưng nhiều hộ cũng tiếc vì thu hoạch sớm, bán sớm.

Theo bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ, giá lúa gần đây tăng cao bởi phần lớn diện tích lúa trong vùng cơ bảnđã hoàn thàn thu hoạch, nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu tiêu thụ của các doanh nghiệp tăng cao.

Năm nay, ngoài việc ký được các hợp đồng xuất khẩu gạo chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn thành phố Cần Thơ còn ký kết xuất khẩu gạo sang các thị trường mới như Bangla-desh, Iran, Philippines...

Vì vậy,nhu cầu gạo nguyên liệu hiện tại cũng như trong thời gian tới sẽ còn tăng mạnh.

Nhu cầu gạo nguyên liệu tăng cao nên hiện tại các quận huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ cũng như các tỉnh lân cận, dù nông dân chưa xuống giống vụ lúa Đông xuân 2017 - 2018 nhưng thương lái đã tới địa phương để ký hợp đồng bao tiêu lúa hàng hóa cho nông dân với giá khá cao, cao hơn cùng kỳ năm trước từ 400 - 600 đồng/kg.

Cụ thể, giá lúa tươi giống IR 50404 được thương lái đặt cọc thu mua với giá trên dưới 5.000 đồng/kg, giống OM 5451 và Jasmine có giá từ 5.400 - 5.500 đồng/kg...

Việc các doanh nghiệp và thương lái đặt cọc thu mua lúa với giá cao từ sớm giúp nông dân phấn khởi và tích cực đầu tư sản xuất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thương lái và nông dân bởi từ trước đến nay, các hợp đồng trên thường ít được thực hiện nghiêm túc.

Khi giá lúa tăng cao hoặc giảm mạnh, thương lái hoặc nông dân sẵn sàng phá vỡ hợp đồng.

Theo các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, hiện trên 90% diện

Page 14: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

tích sản xuất lúa của nông dân trên địa bàn đã được các thương lái đặc cọc mua trước dù đếncuối tháng 10, các địa phương chưa thực hiện xuống giống.

Việc các doanh nghiệp ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo mới với giá tốt nên cạnh tranh thu mua nguyên liệu thời gian tới khả năng còn tiếp diễn và hơn ai hết người hưởng lợi là nông dân.

Tình hình sản xuất và nuôi trồng thủy sản 10 tháng 2017

Sản lượng thủy sản tháng 10 ước tính đạt 677,3 nghìn tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 476,5 nghìn tấn, tăng 3,7%; tôm đạt 93,9 nghìn tấn, tăng 8,7%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước tính đạt 366,9 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 242,5 nghìn tấn, tăng 2,9%; tôm đạt 80 nghìn tấn, tăng 9,9%.

Nuôi cá tra đang có xu hướng tăng cả về diện tích và sản lượng. Diện tích nuôi cá tra ước tính tăng từ 1%-2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng cá tra trong tháng ước tính đạt 100,2 nghìn tấn, tăng 2,8%, trong đó An Giang đạt 25,5 nghìn tấn, tăng 1%; Đồng Tháp 22,4 nghìn tấn, tăng 38%; Cần Thơ

12,4 nghìn tấn, tăng 24%.Nuôi tôm nước lợ khá

thuận lợi do thời tiết đang vào mùa mưa, độ mặn giảm giúp tôm phát triển tốt, các vùng sản xuất tôm - lúa đang tiếp tục thu hoạch để cải tạo rửa mặn chuẩn bị diện tích cho vụ lúa. Sản lượng tôm nước lợ trong tháng ước tính đạt 77,6 nghìn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:

Tôm sú đạt 22 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm thẻ chân trắng đạt 55,6 nghìn tấn, tăng 15,1%. Sản lượng thủy sản khai thác trong tháng của cả nước ước tính đạt 310,4 nghìn tấn, tăng 4,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 292,9 nghìn tấn, tăng 4,1%.

Tính chung 10 tháng, sản lượng thủy sản ước tính đạt 5.800,7 nghìn tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3.040,5 nghìn tấn, tăng 4,3%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.760,2 nghìn tấn, tăng 4,7% (sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 2.597 nghìn tấn, tăng 4,9%).

Hy vọng mới cho nguồn lợi cá ngừ toàn cầu

Theo một công bố mới đây, 78% sản lượng cá ngừ khai thác toàn cầu là từ các nguồn lợi ở mức “dồi dào”,

tăng 2%.Báo cáo Hiện trạng các

nguồn lợi cá ngừ của ổ chức Phát triển Thủy sản Bền vững Quốc tế (ISSF) công bố vào ngày 2/11/2017, cho thấy 11% sản lượng khai thác toàn cầu là từ các nguồn lợi bị đánh bắt quá mức, và 11% sản lượng đánh bắt khác là từ các nguồn lợi ở mức trung bình.

Báo cáo Hiện trạng các nguồn lợi cá ngừ, được cập nhật theo các giai đoạn trong năm, xếp hạng 23 loại cá ngừ thương mại lớn trên thế giới bằng cách sử dụng một phương pháp thống nhất. Báo cáo chỉ định xếp hạng màu sắc (xanh lá cây, vàng hoặc cam) đối với tình trạng của các nguồn lợi, được lưu ý lần lượt là “sự phong phú” và “sức sinh sản”; tỷ lệ chết do đánh bắt; và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Báo cáo mới đây cho thấy những thay đổi đáng khích lệ đối với tình trạng nguồn lợi cá ngừ so với Báo cáo Hiện trạng cá ngừ vào tháng 2/2017. Báo cáo tháng 11/2017 phản ánh các số liệu mới trong các cuộc họp của Tổ chức Quản lý Nghề cá ngừ khu vực 2017 (RFMO):

+ Xếp hạng về sự phong phú được cải thiện đối với cá ngừ mắt to của khu vực Đông Thái Bình Dương, cá ngừ mắt to của Tây và

Page 15: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung Bình Dương, cá ngừ vây dài Địa Trung Hải, và cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương.

+ Xếp hạng tỷ lệ chết do đánh bắt được cải thiện đối với cá ngừ mắt to ở Tây Bắc Thái Bình Dương, cá ngừ vây dài Bắc Thái Bình Dương và cá ngừ vây dài ở Ấn Độ Dương.

Ngược lại, hai nguồn lợi cá ngừ vây xanh (Nam và Thái Bình Dương), một nguồn lợi cá ngừ vây vàng (Ấn Độ Dương), và một nguồn lợi cá ngừ mắt to (Đại Tây Dương) vẫn trong tình trạng lạm thác.

Các biện pháp giám sát sản lượng đánh bắt không mong muốn và/hoặc các biện pháp giảm nhẹ không phù hợp, thể hiện bằng các điểm “Tác động Môi trường” riêng biệt, khu vực đánh giá thứ ba, vẫn là mối quan tâm trong các nghiên cứu.

Những phát hiện chính1. Tổng sản lượng khai

thác:Năm 2015, tổng sản

lượng đánh bắt cá ngừ thương mại là 4,8 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2014. Hơn một nửa sản lượng (58%) là cá ngừ vằn, tiếp đến là cá ngừ vây vàng (28%), cá ngừ mắt to (8%) và cá ngừ vây dài (4%). Cá ngừ vây xanh chỉ chiếm 1% sản lượng khai thác toàn cầu. Các tỷ lệ phần trăm

này không thay đổi so với báo cáo tháng 2/2017.

2. Độ phong phú hoặc “sức sinh sản”:

Trên phạm vi toàn cầu, 57% trong số 23 nguồn lợi cá ngừ có trữ lượng lớn (tăng 5% so với báo cáo trước), 17% bị đánh bắt quá mức, và 26% ở mức trung bình. Các nguồn lợi nhận điểm màu cam cho thấy tình trạng đánh bắt quá mức bao gồm cả cá ngừ vây xanh Nam bán cầu và Thái Bình Dương, cá ngừ vây vàng Ấn Độ Dương, và cá ngừ mắt to Đại Tây Dương.

3. Tỷ lệ chết do đánh bắt:

65% các nguồn lợi (tăng 8% so với báo cáo trước) đang có tỷ lệ tử vong do đánh bắt thấp, và 13% đang trải qua tình trạng lạm thác.

4. Nguồn lợi cá ngừ có sản lượng đánh bắt lớn nhất:

Ba loài cá ngừ có sản lượng khai thác lớn nhất là cá ngừ vằn Tây Thái Bình Dương, cá ngừ vây vàng Tây Thái Bình Dương và cá ngừ vây xanh Ấn Độ Dương.

5. Sản lượng cá ngừ đánh bắt bằng ngư cụ:

64% sản lượng cá ngừ được đánh bắt bằng lưới vây, tiếp theo là câu vàng (12%), câu cần (9%), lưới rê (4%) và các ngư cụ khác

(11%).Lần đầu tiên trong các

báo cáo Hiện trạng thái các nguồn lợi cá ngừ, báo cáo tháng 11/2017 đưa ra một phụ lục với một danh mục các nghề cá được chứng nhận bởi Hội đồng Quản lý Biển (MSC).

Theo Tiến sĩ Victor Re-strepo, Phó Chủ tịch Khoa học của ISSF, chương trình chứng nhận nghề cá MSC là chỉ số được công nhận rộng rãi nhất về tính bền vững của các sản phẩm thủy hải sản. Danh sách này giúp ISSF theo dõi các nguồn lợi cá ngừ và ngư cụ được chứng nhận.

Giá lúa gạo miền Bắc tăng mạnh

Theo khảo sát của Bộ NN&PTNT, từ giữa tháng 10 đến nay, giá lúa gạo tại thị trường miền Bắc tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là vụ mùa vừa qua, dịch bệnh hại cây trồng và mưa bão đã khiến sản lượng lúa ở các tỉnh phía Bắc giảm đáng kể.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, từ giữa tháng 10 đến nay, giá lúa gạo tại thị trường miền Bắc tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhất là các loại gạo chất lượng như Bắc thơm, tám thơm…

Theo khảo sát của bộ này, tại một số tỉnh như

Page 16: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

Nam Định, Hải Dương… giá thu mua lúa gạo đều tăng. Loại gạo có chất lượng trung bình như IR50404, Khang dân, BC15... tăng từ 800 đến 1.000 đồng/kg, hiện được bán với giá từ 12.000 -15.000 đồng/kg; giá gạo chất lượng như Bắc thơm, tám thơm Hải Hậu, nếp cái hoa vàng… tăng từ 2.000 đồng - 5.000 đồng/kg. Nhiều chủ cơ sở kinh doanh gạo trên địa bàn các tỉnh phía Bắc phải thu gom lúa gạo từ các tỉnh miền Trung và TP. Hồ Chí Minh.

Nguyên nhân, do ảnh hưởng mưa bão và dịch bệnh trong vụ mùa vừa qua nên năng suất lúa tại các tỉnh phía Bắc giảm, có địa phương giảm đến 40%. Ví dụ, tỉnh Nam Định có hơn 33 nghìn héc ta trồng lúa bị mất trắng do bệnh lùn sọc đen và mưa bão. Bên cạnh đó, khoảng 45 nghìn héc ta lúa thu hoạch được nhưng đã bị ngâm nước do ngập lụt, đa phần lại phải thu hoạch non khi lúa mới chớm đỏ đuôi để chạy lũ nên chất lượng gạo thấp.

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, năng suất lúa cả năm tại miền Bắc giảm khoảng 266 nghìn tấn, trong đó vụ mùa 2017 giảm khoảng 133 nghìn tấn so với năm ngoái. Ngoài mưa bão, việc sụt giảm sản lượng còn do giảm diện tích đất lúa trên phạm vi cả nước

chuyển đổi cơ cấu sang cây trồng khác năm 2017.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), dù sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc giảm đáng kể do dịch bệnh, thiên tai song khu vực Nam Trung bộ được mùa, sản lượng tăng khoảng 400 nghìn tấn và sản lượng lúa đồng bằng sông Cửu Long vẫn duy trì ở mức khá. Tổng sản lượng lúa trên phạm vi cả nước vẫn có thể được cân đối, không bị giảm quá sâu. Tuy nhiên, có thể có một số đơn hàng của doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng, nhất là đối với đơn hàng lúa gạo chất lượng cao.

Thủy sản là sản phẩm chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nghị quyết đưa ra các giải pháp tổng thể về tổ chức không gian lãnh thổ, hình thành các tiểu vùng sinh thái làm định hướng phát triển kinh tế, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng (vùng đồng bằng ngập lũ, vùng sinh thái nước ngọt, vùng sinh thái nước lợ, nước mặn…).

Giải pháp khác là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Theo đó, xây dựng cơ cấu

sản xuất nông nghiệp theo ba trọng tâm: Thuỷ sản-cây ăn quả-lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái, trong đó coi thủy sản (nước ngọt, nước lợ, nước mặn) là sản phẩm chủ lực.

Xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, bảo đảm gắn kết chuỗi sản phẩm hàng hoá, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ cho nền kinh tế nông nghiệp.

Phát triển công nghiệp xanh, ít phát thải, không gây tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên. Phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ rừng và bờ biển; phát triển dịch vụ-du lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế về đặc điểm tự nhiên, sinh thái, văn hoá, con người với hiệu quả kinh tế cao. Phát triển các loại hình du lịch miệt vườn, du lịch sông nước, du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều phối phát triển vùng và tiểu vùng sinh thái để nâng cao hiệu quả, thực chất, theo hướng thu gọn đầu mối, lấy quản lý thông minh tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long làm trọng tâm xuyên suốt.

Page 17: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

TIN THẾ GIỚI

Trung tâm TTCN&TM

Na Uy: Xuất khẩu thủy sản giảm trong tháng 10

Theo Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC), XK thủy sản của Na Uy trong tháng 10/2017 giảm 5% về khối lượng và 3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Tong tháng 10/2017, tổng XK thủy sản của quốc gia này đạt 275.000 tấn trị giá 9,1 tỷ NOK (1,1 tỷ USD). Tổng XK trong 10 tháng đầu năm nay đạt 2,1 triệu tấn, trị giá 77,6 tỷ NOK (9,5 tỷ USD), tăng tương ứng 3% và 5%.

Asbjørn Warvik Rørtveit, Giám đốc Market Insight thuộc Hội đồng Thủy sản Na Uy cho biết, với tổng XK thủy sản đạt 9,1 tỷ NOK, tháng 10/2017 là tháng XK tốt thứ hai đối với XK các mặt hàng thủy sản của Na Uy tính từ đầu năm đến nay. XK cá hồi salmon tăng 2% trong tháng 10, tổng lượng XK cá thịt trắng tăng 10%, trong khi XK cá thu và cá trích giảm 19%.

Trong tháng 10/2017, XK cá hồi salmon đạt 98.000 tấn, trị giá 5,7 tỷ NOK, tăng 10% về khối lượng và 2% về giá trị. Ba Lan và Pháp là những thị trường cá hồi salmon lớn nhất của Na Uy.

Trong 10 tháng đầu năm nay, tổng XK cá hồi salmon Na Uy đạt 807.000 tấn trị giá 53,4 tỷ NOK, tăng 1% về khối lượng và tăng 9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

XK cá hồi trout giảm 18% về khối lượng và 18% về giá trị so với tháng 10/2016. Belarus và Trung Quốc là các nhà NK cá hồi trout lớn nhất từ Nauy.

Tuy nhiên, tổng XK cá hồi trout trong 10 tháng đầu năm nay tăng 51% về khối lượng và 32% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, vào tháng 10/2017, XK cá tuyết cod tươi, bao gồm philê, tăng 29% về khối lượng và tăng 23% về giá trị so với tháng 10/2016. Đan Mạch và Thụy Điển là những thị trường NK lớn nhất.

Tổng XK cá tuyết cod tươi, bao gồm philê, trong 10 tháng đầu năm 2017 tăng 8% về khối lượng và tăng 10% về giá trị.

Đối với XK cá tuyết cod đông lạnh, bao gồm philê, trong tháng 10/2017 khối lượng XK ở mức tương đương với năm ngoái trong khi giá trị tăng 1%. Trung Quốc và Lithuania là những thị trường NK lớn nhất.

Trong 10 tháng đầu năm 2017, XK các mặt hàng này tăng 1% về khối lượng và 4% về giá trị.

XK cá clipfish nguyên con tăng 4% về khối lượng và 7% về giá trị so với tháng 10/2016. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2017, XK mặt hàng này tăng 12% về khối lượng và 10% về giá trị. Bồ Đào Nha và Brazil là những thị trường NK lớn nhất.

Trong tháng 10/2017, XK cá ướp muối của Na Uy tăng 7% về khối lượng và 28% về giá trị. Lũy kế 10 tháng đầu năm, XK mặt hàng này đã giảm 5% về khối lượng nhưng tăng 3% về giá trị. Italy và Bồ Đào Nha là những thị trường NK cá muối lớn nhất của Na Uy.

XK cá hồi phơi khô không có muối trong tháng 10/2017 giảm 19% về giá trị và 20% về khối lượng.

XK cá trích trong tháng 10/2017 giảm 34% về khối lượng và giảm 46% về giá trị. Trong giai đoạn 10 tháng đầu năm nay, XK tăng 8% về khối lượng nhưng giảm 13% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Ba Lan và Lithuania là những thị trường NK lớn nhất.

Vào tháng 10/2017, XK cá thu tăng 3% về khối lượng và giảm 13% về giá trị. Lũy kế 10 tháng đầu năm, XK cũng giảm về cả khối lượng và giá trị. Cho đến nay, Trung Quốc và Nhật Bản đã là những thị trường NK lớn nhất.

XK thủy sản có vỏ trong tháng 10/2017 tăng 25% về khối lượng và 7% về giá trị. Trong đó, XK cua huỳnh đế giảm về cả khối lượng và giá trị (giảm 20%).

XK tôm trong tháng 10/2017 tăng về cả khối lượng và giá trị. Thụy Điển và Đan Mạch là những nước NK chính.

(1 NOK = 0,12274 USD)

Page 18: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung Quốc - Thị trường khổng lồ của nông sản Việt

10 tháng đầu năm 2017, kim ngạch XK nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt trên 7,3 tỉ USD (so với 6,8 tỉ USD của cả năm 2016).

Cùng với rau quả, cao su, gạo, thủy sản, đồgỗ, nhiều mặt hàng nông sản mới của Việt Nam như sữa, thịt, cà phê, hạt khô...cũng đang có nhiều cơ hội tại thị trường trên 1,3 tỉ dân.

Trung Quốc đã và sẽ là đối tác thương mại hàng nông sản hàng đầu của Việt Nam trong thời gian tới.

Bạn hàng khổng lồTheo Cục Chế biến và Phát

triển thị trường nông sản (BộNN-PTNT), đến hết tháng 10/2017, rau quả là mặt hàng đã vươn lên dẫn đầu về kim ngạch XK sang thị trường Trung Quốc với gần 2,17 tỉ USD, tiếp theo là cao su với trên 1,13 tỉ USD, thủy sản (908 triệu USD) và gạo (909 triệu USD)...

Theo ông Đặng Minh Khôi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc: Tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc những năm gần đây tăng rất nhanh, đặc biệt là mặt hàng nông sản. Việt Nam hiện đã vượt qua Ma-laysia để trở thành đối tác thương mại lớn nhất Đông Nam Á với Trung Quốc, và là

đối tác thương mại lớn thứ 8 của nước này. Cùng với gạo, nhiều mặt hàng trái cây của Việt Nam hiện chiếm tỉ trọng đặc biệt lớn tại thị trường Trung Quốc, như thanh long, dưa hấu, vải. Thủy sản cũng là mặt hàng đã và đang khẳng định thị phần rất quan trọng tại thị trường Trung Quốc.

“Hiện nay, sữa Việt Nam là mặt hàng rất có triển vọng tại thị trường Trung Quốc bởi chất lượng tốt, người tiêu dùng Trung Quốc đánh giá rất cao. Sữa chua là sản phẩm mà khách du lịch nào sang Việt Nam cũng mua về dùng” – ông Khôi cho biết.

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Hiện tại, đã có 2 “ông lớn” trong ngành sữa của Việt Nam là TH True milk và Vinamilk xúc tiến việc XK sữa sang thị trường Trung Quốc. Công tác xúc tiến XK đã cơ bản giai đoạn sắp hoàn tất và sẽ sớm XK sữa sang thị trường này trongthời gian tới.

Với mặt hàng thủy sản, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởngCục Quản lí chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) cho biết: Việt Nam đã có thỏa thuận hợp tác, công nhận lẫn nhau về kiểm soát ATTP đối với sản phẩm thủy sản XK với Trung Quốc nên việc XK đang diễn ra hết sức thuận lợi. Cụ thể đến nay, phía Trung Quốc đã công

nhận đủ điều kiện XK thủy sản cho 646 cơ sở SX và DN của Việt Nam, trong đó số DN đang thường xuyên duy trì XK khoảng 100DN... Trong đó, có 5 cơ sở đã được Trung Quốc công nhận cho phép XK sản phẩm tôm sú sống.

Theo ông Tiệp, chỉ còn nghêu và cá rô phi là hai đối tượng chưa được phía Trung Quốc đưa vào danh mục cho phép NK từ Việt Nam. Hiện Nafiqad đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc để sớm đưa hai sản phẩm này vào danh mục.

“Đối với tôm sú sống, đây là sản phẩm rất có triển vọngvà XK tăng rất nhanh thời gian qua. Vì vậy thời gian tới, Nafiqad sẽ làm việcvới Trung Quốc để công nhận thêm cho nhiều cơ sở XK, bởi hiện mới chỉ có 5 cơ sở được XK và phải được phía bạn cấp hạn ngạch hàng năm nên dư địa còn rất lớn”– ông Tiệp cho biết thêm.

Rau quả là mặt hàng đang có bước bứt phá cực mạnh tại thị trường Trung Quốc trong thời gian qua, và theo đánh giá, đây sẽ là mặt hàng tiếp tục nhảy vọt về kim ngạch XK sang thị trường Trung Quốc. Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết: Việt Nam đã có 8 loại trái cây được XK chính ngạch sang Trung Quốc gồm thanh

Page 19: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

long, dưa hấu, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, chuối và mít. Ngoài ra, từ năm 2015 đến nay, Cục BVTV cũng đã làm việc với phía Trung Quốc để sớm cho phép XK thêm bưởi sang nước này.

“Đối với gạo, ngoài 23 DN đã được phía Trung Quốc kiểm tra và cho phép XK, Cục BVTV cũng đã mời cơ quan thẩm quyền Trung Quốc sang kiểm tra đánh giá để cấp phép thêm cho 9 doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu” – ông Dương cho biết.

Nỗi lo thương hiệuĐánh giá tiềm năng về

thương mại nông sản sang thị trường Trung Quốc còn vô cùng lớn, tuy nhiên ông Đặng Minh Khôi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc cũng bày tỏ nhiều bất cập và lo ngại cho các mặt hàng XK của Việt Nam sang thị trường này.

Về thủ tục cửa khẩu. Hiện nay, nhiều cửa khẩu của Trung Quốc đã áp dụng mô hình kiểm tra thông quan “3 trong 1” gồm hải quan, kiểm dịch và biên phòng. Do đó thời gian thông quan rất nhanh, chỉ mấy phút một chuyến xe. Cùng với hệ thống kho ngoại quan, mùa cao điểm về XK nông sản, phía Trung Quốc cũng đã tạo điều kiện tăng thời gian mở cửa khẩu. Tuy nhiên vấn đềlớn nhất vẫn là phía Việt Nam làm thế nào để tổ chức XK được thông thoáng vàthủ tục nhanh gọn, tránh ùn tắc cửa khẩu. Bởi vào mùa cao điểm XK nông sản, nhiều thời điểm ách tắc hàng nghìn xe ở phía Việt Nam.

“Việc tổ chức SX làm sao để chất lượng sản phẩm phải đảm bảo tốt cũng rất quan trọng. Nhiều lô hàng dưa hấu bổ ra ruột trắng toát thì không thể nào XK được. Đến dưa hấu là trồng dễ nhất mà cũng không đảm bảo chất lượng thì rất gay” – ông Khôi phản ánh.

Cũng theo ông Khôi, hiện các mặt hàng nông sản của Việt Nam chưa XK được sang thị trường Trung Quốc về cơ bản là do chưa hoàn thiện và đáp ứng được các yêu cầu về thủ tục pháp lý kỹ thuật theo thông lệ quốc tế, trong đó đặc biệt là các vướng mắc về kiểm dịch, kể cả kiểm dịch động và thực vật. Việc chúng ta chưa XK được thịt lợn chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là một ví dụ.

Ông Phạm Thanh Bình, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) thì lo ngại nhất về vấn đề thương hiệu. Theo ông Bình, mặc dù rất nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam có thị phần rất lớn tại Trung Quốc, tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu lại rất kém, trong đó kể cả những mặt hàng có tên tuổi của Việt Nam như cà phê.

“Người Trung Quốc rất ưa chuộng thương hiệu. Nhưng nhiều mặt hàng nông sản chúng ta không có thương hiệu ở Trung Quốc. Ví dụ hàng hoa quả của Việt Nam bán rất nhiều ở Quảng Tây, nhưng nhà phân phối lại lấy thươnghiệu khác như là của Thái Lan, hoặc thậm chí không có thương hiệu gì. Nhiều mặt hàng chúng ta XK rất lớn

sang Trung Quốc, nhưng đem lên cửa khẩu là xong. Có khi doanh nghiệp Trung Quốc đưa hàng về, đóng gói lại bằng bao bì và lấy nhãnhiệu khác. Đây là điều hết sức đáng tiếc” – ông Bình ái ngại.

Vi phạm trong lĩnh vực thủy sản sẽ phạt tối đa 1 tỷ đồng

Luật Thủy sản 2017 sửa đổi Luật Thủy sản 2003, với cách tiếp cận mới phù hợp với xu thế hội nhập, cải cách hành chính nhằm giảm bớt các thủ tục cũng như triển khai tái cơ cấu của ngành nông nghiệp nói chung, ngành thủy sản nói riêng.

Chiều 21/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám chủ trì buổi họp báo thông tin về Luật Thủy sản 2017 vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV vào chiều ngày 21/11.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, luật được thông qua có ý nghĩa quan trọng đối với ngành thủy sản trong hội nhập

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, Luật Thủy sản 2017 sửa đổi Luật Thủy sản 2003, với cách tiếp cận mới phù hợp với xu thế hội nhập, cải cách hành chính nhằm giảm bớt các thủ tục cũng như triển khai tái cơ cấu của ngành nông nghiệp nói chung, ngành thủy sản nói riêng. Đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong hoạt động sản

Page 20: m Mục lục - Ninh Thuận Province tin/2017/ky 24.pdf · thương nghiệp và Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành tiếp tục được duy trì ổn ... tạo môi

Soá 24 thaùng 12 naêm 2017

* Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh ThuậnĐc: Đường 16 tháng 4, Phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận * Trưởng Ban biên tập: Giám đốc sở* Phó Trưởng Ban biên tập: Phó Giám đốc sở phụ trách hoạt động Văn phòng* Thành viên thường trực: Chánh Văn phòng sở, Phó Chánh Văn phòng sở phụ trách công nghệ thông tin,

Chuyên viên quản trị mạng: Thư ký* Các Thành viên: Chánh Thanh tra sở, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp, Trưởng phòng

Quản lý công nghiệp, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường, Trưởng phòng Quản lý năng lượng.

Nơi in: Cty CP In Ninh Thuận. Giấy phép xuất bản số: 01/GP-XBBT, ngày cấp 24\11\2016 của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận. Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm, Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản. Là luật chuyên ngành chi tiết, những quy định trong luật khi luật thông qua có thể thực hiện ngay. Trong khoảng thời gian từ nay đến 1/1/2019 khi luật có hiệu lực, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định, nghị định, thông tư hướng dẫn.

Điểm mới đầu tiên là Quy định về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Theo quy định này, người dân, hội, hiệp hội… tham gia cùng với chính quyền cơ sở quản lý hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từng bước thực hiện chủ trương xã hội hóa, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, là giải pháp hữu hiệu giảm xung đột lợi ích trong cộng đồng và góp phần phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, Quy định về hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, là bước tiến mới so

với Luật Thủy sản năm 2003 nhằm phù hợp với pháp luật quốc tế về bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Luật quy định rõ căn cứ vào kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, cụ thể là căn cứ vào trữ lượng, sản lượng cho phép khai thác bền vững để xác định hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đồng thời phân cấp triệt để việc cấp phép khai thác thủy sản cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hạn ngạch giấy phép được công bố, điều chỉnh 60 tháng một lần.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, Bộ NN&PTNT xác định, giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản theo số lượng tàu cá và hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác theo loài của một số loài di cư và loài có tập tính kết đàn tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản và sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý. Như vậy, thông qua quản lý theo

hạn ngạch nhằm kiểm soát cường lực khai thác, quản lý phát triển tàu cá bền vững...

Đối với mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, luật quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thủy sản lên đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân vi phạm. Như vậy mức phạt đã được quy định tăng lên gấp 10 lần so với mức phạt tiền như quy định hiện hành. Theo đó, khi luật có hiệu là áp dụng được ngay không phải tiến hành sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Chia sẻ thêm về vấn đề mức xử phạt, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, đây là câu trả lời của chúng ta đối với EU. EU cho rằng chúng ta đã không đưa ra những quy định xử phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản. Nay chúng ta đã đưa mức xử phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực này và được thể hiện rõ ở Luật Thủy sản. Trong luật đề cập đến mức phạt cao nhất, sau này các mức phạt cụ thể sẽ được quy định chi tiết trong các nghị định, thông tư.