phụ lục 06: · web viewbỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn nÔng thÔn chƯƠng trÌnh dẠy...

85
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN PHẨM THEO CÔNG NGHỆ MỚI ĐỐI VỚI TÀU CÓ TỔNG CÔNG SUẤT MÁY CHÍNH TỪ 400CV TRỞ LÊN (Phê duyệt tại Quyết định số 984 /QĐ-BNN-KTHT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Upload: others

Post on 05-Mar-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀTRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN PHẨM THEO CÔNG NGHỆ MỚI ĐỐI VỚI TÀU

CÓ TỔNG CÔNG SUẤT MÁY CHÍNH TỪ 400CV TRỞ LÊN

(Phê duyệt tại Quyết định số 984 /QĐ-BNN-KTHT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Hà Nội, năm 2015

Page 2: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

BỘ NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Phê duyệt tại Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 201 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên nghề: Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối

với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên.Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghềĐối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức

khoẻ, có trình độ tiểu học trở lên. Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đunBằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghềI. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức: + Trình bày được nội dung các công việc của từng nhiệm vụ khai thác và

bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương; khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương; khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê; khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây; khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp.

+ Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương, tàu câu tay cá ngừ đại dương, tàu lưới rê, tàu lưới vây và tàu lưới chụp.

- Kỹ năng: + Thực hiện được các công việc khai thác và bảo quản thủy sản theo công

nghệ mới trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương; trên tàu câu tay cá ngừ đại dương; trên tàu lưới rê; trên tàu lưới vây và trên tàu lưới chụp.

+ Sử dụng được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương; trên tàu câu tay cá ngừ đại dương; trên tàu lưới rê; trên tàu lưới vây và trên tàu lưới chụp.

- Thái độ: + Luôn tuân thủ đúng quy trình và yêu cầu về kỹ thuật khai thác, xử lý và

bảo quản thủy sản;

1

Page 3: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

+ Luôn luôn chấp hành theo hướng dẫn của Thuyền trưởng;+ Có tinh thần trách nhiệm và hợp tác với nhau.2. Cơ hội việc làm: Sau khi hoàn thành khóa học, người học có thể làm thuyền viên trên tàu cá,

làm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực của nghề “Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên”.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu- Thời gian đào tạo: 3 tháng (13 tuần)- Thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ - Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khoá học: 40 giờ

(trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 20 giờ)2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học tập: 480 giờ. - Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:+ Thời gian học lý thuyết: 70 giờ + Thời gian học thực hành: 370 giờ.III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN

BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP:

Mã MĐ(MH) Tên mô đun/môn học

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đóLý

thuyếtThực hành

Kiểm tra*

MĐ 01 Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương

88 14 66 8

MĐ 02 Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương

88 14 66 8

MĐ 03 Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê

100 15 77 8

MĐ 04 Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây

100 15 77 8

MĐ 05 Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp

84 12 64 8

Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học 20 20Tổng cộng 480 70 350 60

2

Page 4: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (60 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (20 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: (Nội dung chi tiết tại các chương trình môn học/mô đun kèm theo)V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH

ĐỘ SƠ CẤP: 1. Hướng dẫn thực hiện các môn học, mô đun đào tạo nghề:Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Kỹ thuật khai thác, bảo quản

sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên” được dùng để dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể chọn dạy độc lập từng mô đun hoặc dạy kết hợp một số mô đun với nhau. Sau khi kết thúc, cơ sở dạy nghề cấp cho người học: Giấy chứng nhận học nghề (đã hoàn thành các mô đun đã học).

Chương trình dạy nghề “Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên” bao gồm 05 mô đun với các mục tiêu như sau:

- Mô đun 01: “Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương” có thời gian học tập là 88 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị; thả câu; ngâm câu; thu câu; xử lý cá; bảo quản cá trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương.

- Mô đun 02: “Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương” có thời gian học tập là 88 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị; Chong đèn; Câu mồi; Thả câu; Ngâm câu; Thu câu; Xử lý cá; Bảo quản cá trên tàu câu tay cá ngừ đại dương.

- Mô đun 03: “Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê” có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 15 giờ lý thuyết, 77 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị; thả lưới; ngâm lưới; thu lưới; xử lý cá; bảo quản cá trên tàu lưới rê.

- Mô đun 04: “Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây” có thời gian học là 100 giờ, trong đó có 15 giờ lý thuyết, 77 giờ thực hành, và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến

3

Page 5: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị; Thăm dò, phát hiện đàn cá; Tập trung đàn cá; Thả lưới; Thu lưới; Xử lý cá; Xử lý sản phẩm ngoài cá; Bảo quản cá; Bảo quản sản phẩm ngoài cá trên tàu lưới vây.

- Mô đun 05: “Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp” có thời gian học là 84 giờ, trong đó 12 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị; Thăm dò, phát hiện đàn cá; Tập trung đàn cá; Thả lưới; Thu lưới; Xử lý cá; Xử lý sản phẩm ngoài cá; Bảo quản cá; Bảo quản sản phẩm ngoài cá trên tàu lưới chụp.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khoá học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khoá học, được thực hiện theo“Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học

Số TT

Nội dung kiểm tra Hình thứckiểm tra

Thời gian kiểm tra

1

2

Kiểm tra kiến thức, kỹ năng nghề: - Kiến thức nghề

- Kỹ năng nghề

- Trắc nghiệm hoặc vấn đáp- Bài thực hành kỹ năng nghề

- Không quá 60 phút

- Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác:

- Nên tổ chức lớp học ngay tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm thích hợp, thời gian học tập nên bố trí phù hợp với chu kỳ hoạt động của chuyến biển để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Trong quá trình dạy nghề có thể mời các chuyên gia, người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá người học.

- Cố gắng bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất, các đội tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên có uy tín, áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong khai thác và bảo quản thủy sản, tạo điều kiện cho học viên được học tập mô hình thực tiễn và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề.

- Có thể tổ chức lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khóa liên quan đến chuyên môn và các hoạt động văn hoá, thể thao phù hợp với điều kiện của lớp học, hoạt động của cơ sở sản xuất và phong tục tập quán của địa phương.

4

Page 6: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương Mã số mô đun: MĐ 01 Nghề: Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên

5

Page 7: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUNKHAI THÁC VÀ BẢO QUẢN THỦY SẢN

TRÊN TÀU CÂU VÀNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNGMã số mô đun: MĐ 01Thời gian mô đun: 88 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 70 giờ;

Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ)I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ

đại dương là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên. Mô đun này có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Đây là mô đun quan trọng, giúp người học tiếp cận với kiến thức và làm quen với kỹ năng khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương; Mô đun này có thể thực hiện tại cơ sở đào tạo và tại thực địa, thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy là ban ngày hoặc ban đêm theo thời gian cụ thể của từng bài học.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

Học xong mô đun này người học có:- Kiến thức:+ Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị, thả câu, ngâm câu, thu câu,

xử lý cá và bảo quản cá.+ Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy

sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương.- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị, thả câu, ngâm câu, thu câu, xử lý cá và bảo quản cá.

+ Sử dụng được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương.

+ Xử lý được các sự cố trong quá trình thả câu, ngâm câu, thu câu và bảo quản cá.

- Thái độ: Nghiêm túc học tập, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và các quy định, có tinh

thần trách nhiệm và hợp tác.III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

6

Page 8: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

SốTT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng

sốLý

thuyếtThực hành

Kiểm tra*

1 Bài mở đầu 01 012 Chuẩn bị 19 03 15 013 Thả câu 16 02 13 014 Ngâm câu 08 02 065 Thu câu 16 02 13 016 Xử lý cá 12 02 107 Bảo quản cá 12 02 09 01

Kiểm tra hết mô đun 04 04

Cộng 88 14 66 08

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu: Giới thiệu về nghề câu vàng cá ngừ đại dương Thời gian: 01 giờ

1. Khát quát về nghề câu vàng cá ngừ đại dương2. Đối tượng đánh bắt của nghề câu vàng cá ngừ đại dương2.1. Cá ngừ mắt to2.2. Cá ngừ vây vàng2.3. Các đối tượng đánh bắt khác3. Tàu thuyền nghề câu vàng cá ngừ đại dương4. Giới thiệu vàng câu vàng cá ngừ đại dương

Bài 1: Chuẩn bị Thời gian: 19 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung chuẩn bị ngư cụ, chuẩn bị kiểm tra trang thiết bị khai thác, chuẩn bị mồi câu.

- Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản cá.- Chuẩn bị được ngư cụ, trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo

quản, mồi câu.1. Chuẩn bị ngư cụ1.1. Kiểm tra và sửa chữa vàng câu1.1.1. Tìm hiểu việc kiểm tra và sửa chữa vàng câu1.1.2. Quy trình kiểm tra và sửa chữa vàng câu1.2. Sắp xếp vàng câu vào vị trí thả

7

Page 9: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

1.2.1. Đưa dây chính vào vị trí thả câu1.2.2. Đưa dây nhánh vào vị trí thả câu1.2.3. Đưa dây ganh và phao vào vị trí thả2. Chuẩn bị kiểm tra trang thiết bị khai thác2.1. Giới thiệu trang thiết bị khai thác2.2. Quy trình kiểm tra trang thiết bị khai thác3. Chuẩn bị dụng cụ xử lý và bảo quản cá3.1. Kiểm tra dụng cụ xử lý và bảo quản cá3.1.1. Giới thiệu dụng cụ xử lý và bảo quản cá3.1.2. Quy trình kiểm tra3.2. Xay đá để bảo quản lạnh3.2.1. Tìm hiểu về đá dùng bảo quản lạnh3.2.2. Quy trình xay đá4. Chuẩn bị mồi câu4.1. Tìm hiểu mồi câu cá ngừ đại dương4.2. Chuẩn bị mồi câu cá ngừ đại dương

Bài 2: Thả câu Thời gian: 16 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung công việc thả phao đầu vàng câu, thả dây chính, liên kết dây nhánh và dây ganh với dây chính, móc mồi và thả lưỡi câu, xử lý sự cố khi thả câu.

- Thực hiện được thả phao đầu vàng câu, thả dây chính, liên kết dây nhánh và dây ganh với dây chính, móc mồi và thả lưỡi câu.

- Vận hành được máy tời, máy thả dây chính.- Xử lý được các sự cố khi thả câu.1. Thả các phao đầu vàng câu1.1. Liên kết phao đầu vàng câu vào dây chính 1.2. Thả phao đầu vàng câu 1.2.1. Chọn thời điểm thả câu 1.2.2. Quy trình thả câu 2. Thả dây chính3. Liên kết dây nhánh và dây ganh với dây chính3.1. Liên kết dây nhánh với dây chính3.2. Liên kết dây ganh với dây chính4. Móc mồi và thả lưỡi câu4.1. Móc mồi

8

Page 10: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

4.1.1. Kỹ thuật móc mồi4.1.2. Thao tác móc mồi4.2. Thả lưỡi câu5. Phát hiện và xử lý sự cố khi thả câu5.1. Xử lý sự cố dây chính khi thả câu5.2. Xử lý sự cố dây nhánh khi thả câu5.3. Xử lý sự cố khác khi thả câu

Bài 3: Ngâm câu Thời gian: 08 giờMục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo neo dù, tác dụng neo dù, cách trưng tín hiệu tàu câu và phương pháp kiểm soát hoạt động của vàng câu.

- Thực hiện được công việc thả neo dù; trưng các loại đèn hiệu, dấu hiệu tàu câu.

- Sử dụng được radar, máy vô tuyến tầm phương để quan sát vàng câu.1. Thả neo dù1.1. Cấu tạo neo dù1.2. Tác dụng của neo dù1.3. Quy trình thả neo dù2. Trưng tín hiệu tàu câu2.1. Đèn hiệu2.2. Dấu hiệu3. Kiểm soát hoạt động của vàng câu3.1. Quan sát vàng câu bằng mắt thường3.2. Quan sát vàng câu bằng máy móc thiết bị4. Duy trì thời gian ngâm câu

Bài 4: Thu câu Thời gian: 16 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung công việc thu phao đầu vàng câu, thu dây chính, thu dây nhánh, thu dây ganh và phao, đưa cá lên boong tàu.

- Thực hiện được thu phao đầu vàng câu, thu dây chính, thu dây nhánh, thu dây ganh và phao, đưa cá lên boong tàu.

- Vận hành được các máy thu dây câu.- Xử lý được các sự cố khi thu câu. 1. Thu phao đầu vàng câu

9

Page 11: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

1.1. Dò tìm phao đầu vàng câu1.2. Vớt phao đầu vàng câu2. Thu dây chính2.1. Bố trí nhân lực thu dây chính2.2. Trình tự công việc thu dây chính3. Thu dây nhánh3.1. Bố trí nhân lực thu dây nhánh3.2. Trình tự công việc thu dây nhánh4. Thu dây ganh và phao4.1. Thu dây ganh4.2. Thu phao5. Đưa cá lên boong tàu5.1. Thu dây nhánh có cá5.2. Bắt cá lên boong tàu5.3. Tháo lưỡi câu6. Phát hiện và xử lý sự cố khi thu câu6.1. Xử lý sự cố dây chính khi thu câu6.2. Xử lý sự cố dây nhánh quấn vào dây chính6.3. Xử lý sự cố khi cá còn quá mạnhBài 5: Xử lý cá Thời gian: 12 giờMục tiêu: - Trình bày được quy trình xử lý cá. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình xử lý cá đúng yêu cầu kỹ thuật.1. Làm choáng cá1.1. Ý nghĩa của việc đập cho cá bị choáng1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có1.3. Những yêu cầu khi thực hiện1.4. Quy trình thực hiện2. Xả máu cá2.1. Ý nghĩa của việc làm sạch máu cá 2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có2.3. Những yêu cầu khi thực hiện2.4. Quy trình thực hiện

3. Giết cá 3.1. Đặt que thăm 3.2. Ấn que thăm

10

Page 12: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

3.3. Dịch chuyển que thăm 4. Lấy mang và nội tạng 4.1. Cắt ruột gần hậu môn 4.2. Cắt mở rộng nắp mang

4.3. Cắt, tách phần trước mang với đầu cá 4.4. Cắt, tách phần sau mang với đầu cá 4.5. Cắt, tách phần trên mang với đầu cá 4.6. Móc mang và nội tạng ra ngoài5. Làm sạch cá5.1. Móc bỏ máu đông và nội tạng còn sót 5.2. Chà sạch nắp mang, khoang bụng5.3. Cắt bỏ phần da dư, mang, màng kết nối còn sót5.4. Dội nước lạnh làm sạch5.5. Cắt bỏ vây và đuôi cá6. Ngâm hạ nhiệt6.1. Kiến thức liên quan6.2. Quy trình thực hiện

Bài 6: Bảo quản cá Thời gian: 12 giờMục tiêu: - Trình bày được quy trình chuẩn bị bảo quản. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình chuẩn bị bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật. 1. Đưa cá xuống hầm bảo quản1.1. Kiến thức liên quan1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có 1.3. Những yêu cầu khi thực hiện 1.4. Quy trình thực hiện 2. Bảo quản cá trong hầm 2.1. Kiến thức liên quan 2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có 2.3. Những yêu cầu khi thực hiện 2.4. Quy trình thực hiện 3. Kiểm tra và xử lý trong quá trình bảo quản 3.1. Kiểm tra nhiệt độ 3.1.1. Kiến thức liên quan 3.1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

11

Page 13: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

3.1.3. Những yêu cầu khi thực hiện 3.1.4. Quy trình thực hiện 3.2. Kiểm soát bảo quản bằng đá xay 3.2.1. Kiến thức liên quan 3.2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có 3.2.3. Những yêu cầu khi thực hiện 3.2.4. Quy trình thực hiện IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun Khai thác và bảo quản

thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên.

2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu; phim tài liệu về nghề câu vàng cá ngừ đại dương; băng đĩa, tranh ảnh về kỹ thuật khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương.

3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30-35 học

viên;- Phòng thực hành có diện tích tối thiểu là 60 m2;- Tàu câu vàng cá ngừ đại dương;- Trang thiết bị, dụng cụ:Bảng 1: Thống kê trang thiết bị, dụng cụ, thực hành mô đun Khai thác

và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương

TT Tên dụng cụ, trang thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chúA. Ngư cụ và trang thiết bị:

1 Vàng câu cá ngừ đại dương Bộ 032 Máy thả dây câu Chiếc 033 Máy thu dây chính Chiếc 034 Máy thu dây nhánh Chiếc 035 Máy tời Chiếc 036 Neo dù Chiếc 037 Radar Bộ 038 Máy vô tuyến tầm phương Bộ 039 Phao vô tuyến tầm phương Bộ 03

B. Dụng cụ xử lý cá:1 Dùi nhọn Chiếc 062 Dây inox ø2 Chiếc 063 Cưa Chiếc 064 Dao các loại Chiếc 06

12

Page 14: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

5 Móc cá cán ngắn Chiếc 066 Móc cá cán dài Chiếc 067 Bàn chải Chiếc 068 Đệm lót cá Chiếc 069 Chụp cá Chiếc 0610 Máy bơm Chiếc 0311 Vòi xịt Chiếc 03

C. Dụng cụ bảo quản cá:1 Máy xay đá Chiếc 032 Khay nhựa Chiếc 303 Xẻng Chiếc 064 Túi chứa cá Chiếc 305 Nhiệt kế Chiếc 066 Đèn pin Chiếc 067 Cáng khiêng Chiếc 068 Ròng rọc Chiếc 069 Vải bạt Chiếc 0610 Thùng xử lý nhiệt Chiếc 0611 Hầm bảo quản cá Chiếc 06

D. Dụng cụ câu mồi1 Vàng lưới chuồn Bộ 032 Thúng chai Chiếc 033 Câu mực (thẻ mực) Bộ 104 Mái chèo Chiếc 10

E. Dụng cụ bảo hộ và an toàn:1 Dụng cụ bảo hộ lao động cá

nhânBộ 30

2 Đèn tín hiệu tàu câu Bộ 063 Dấu hiệu tàu câu Bộ 064 Áo phao cá nhân Chiếc 065 Phao tròn Chiếc 06

4. Điều kiện khác: 01 chuyên gia hướng dẫn tối thiểu có trình độ trung cấp chuyên ngành khai thác hàng hải thủy sản, có kinh nghiệm giảng dạy và công tác thực tiễn.

V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp thi (trắc nghiệm hoặc vấn đáp).- Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua

bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát kết hợp kiểm tra chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm học viên thực hiện.

- Kiểm tra kết thúc mô đun:

13

Page 15: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân:+ Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực

hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.+ Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực

hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát kết hợp kiểm tra chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm học viên thực hiện. 2. Nội dung đánh giá

- Kiến thức: kiểm tra trắc nghiệm/ vấn đáp về: + Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị, thả câu, ngâm câu, thu câu, xử lý cá và bảo quản cá.

+ Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương.

- Kỹ năng: được đánh giá qua các bài kiểm tra thực hành về: + Thực hiện được các công việc chuẩn bị, thả câu, ngâm câu, thu câu, xử lý cá và bảo quản cá.

+ Sử dụng được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương.

+ Xử lý được các sự cố trong quá trình thả câu, ngâm câu, thu câu và bảo quản cá.

- Thái độ: Nghiêm túc học tập, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và các quy định, có tinh

thần trách nhiệm.VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Chương trình mô đun Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng.

- Chương trình áp dụng cho cả nước, đặc biệt là miền Trung, miền Đông Nam Bộ.

- Ngoài đối tượng học chính là người lao động nông thôn, chương trình có thể sử dụng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.

14

Page 16: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

- Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận..., tránh các nguy hiểm: người rơi xuống biển, lưỡi câu móc vào người, tay kẹp vào máy thu câu.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:

Mô đun này gồm phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết, vừa học thực hành để người học dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập.

* Phần lý thuyết: - Giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú

trọng phương pháp dạy học tích cực (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại...) để phát huy tính tích cực của người học.

- Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình trong giảng dạy lý thuyết để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng.

* Phần thực hành:- Giáo viên mời một hoặc một số người học trong lớp thực hiện làm mẫu

các thao tác trong bài thực hành và mời các người học khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét tình huống thực hành. Sau đó chia người học của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;

- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của người học trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân;

- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của người học, nêu ra những khó khăn và sai sót có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:- Kiến thức:Mô tả được nội dung công việc chuẩn bị, thả câu, ngâm câu, thu câu, xử lý

cá và bảo quản cá theo công nghệ mới trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương.- Kỹ năng:

Thực hiện được các công việc chuẩn bị, thả câu, ngâm câu, thu câu, xử lý cá và bảo quản cá theo công nghệ mới trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Huỳnh Hữu Lịnh, Nguyên Duy Bân, Trần Ngọc Sơn, Bộ giáo trình nghề câu vàng cá ngừ đại dương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012.

[2] Nguyễn Việt Thắng, Bách khoa thủy sản, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2007.

15

Page 17: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương Mã số mô đun: MĐ 02

Nghề: Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng

công suất máy chính từ 400cv trở lên

16

Page 18: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN KHAI THÁC VÀ BẢO QUẢN THỦY SẢN

TRÊN TÀU CÂU TAY CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNGMã số mô đun: MĐ 02Thời gian mô đun: 88 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 70 giờ;

Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ)I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu tay cá ngừ đại

dương là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên. Mô đun này có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Đây là mô đun quan trọng, giúp người học tiếp cận với kiến thức và làm quen với kỹ năng khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương; Mô đun này có thể thực hiện tại cơ sở đào tạo và tại thực địa, thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy là ban ngày hoặc ban đêm theo thời gian cụ thể của từng bài học.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

Học xong mô đun này người học có:- Kiến thức:+ Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị, chong đèn, câu mồi, thả

câu, ngâm câu, thu câu, xử lý cá và bảo quản cá.+ Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy

sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương.- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị, chong đèn, câu mồi, thả câu, ngâm câu, thu câu, xử lý cá và bảo quản cá.

+ Sử dụng được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương.

+ Xử lý được các sự cố trong quá trình thả câu, ngâm câu, thu câu và bảo quản cá.

- Thái độ: + Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và theo hướng dẫn của thuyền trưởng;+ Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động;+ Có tinh thần trách nhiệm và hợp tác.III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

17

Page 19: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

SốTT

Tên các bài trong mô đunThời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1 Bài mở đầu 01 012 Chuẩn bị 15 02 12 013 Chong đèn 08 01 074 Câu mồi 08 01 075 Thả câu 12 02 09 016 Ngâm câu 08 01 077 Thu câu 12 02 09 018 Xử lý cá 08 02 069 Bảo quản cá 12 02 09 01

Kiểm tra hết mô đun 04 04

Cộng 88 14 66 08

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu: Giới thiệu về nghề câu tay cá ngừ đại dương Thời gian: 01 giờ

1. Khái quát về nghề câu tay cá ngừ đại dương2. Đối tượng đánh bắt của nghề câu tay cá ngừ đại dương2.1. Cá ngừ mắt to2.2. Cá ngừ vây vàng2.3. Các đối tượng đánh bắt khác3. Tàu thuyền nghề câu tay cá ngừ đại dương4. Tìm hiểu kết cấu ngư cụ

Bài 1: Chuẩn bị Thời gian: 15 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung chuẩn bị ngư cụ, chuẩn bị kiểm tra trang thiết bị khai thác, Chuẩn bị dụng cụ xử lý và bảo quản cá, chuẩn bị mồi câu.

- Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản cá.- Chuẩn bị được ngư cụ, trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo

quản, mồi câu.1. Chuẩn bị ngư cụ1.1. Tìm hiểu về các bộ phận của câu tay cá ngừ đại dương1.2. Thi công các bộ phận của câu tay cá ngừ đại dương

18

Page 20: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

1.3. Lắp ráp các bộ phận của câu tay cá ngừ đại dương2. Chuẩn bị kiểm tra trang thiết bị khai thác2.1. Giới thiệu trang thiết bị khai thác2.2. Quy trình kiểm tra trang thiết bị khai thác3. Chuẩn bị dụng cụ xử lý và bảo quản cá3.1. Kiểm tra dụng cụ xử lý và bảo quản cá3.1.1. Giới thiệu dụng cụ xử lý và bảo quản cá3.1.2. Quy trình kiểm tra3.2. Xay đá để bảo quản lạnh3.2.1. Tìm hiểu về đá dùng bảo quản lạnh3.2.2. Quy trình xay đá 4. Chuẩn bị mồi câu4.1. Tìm hiểu mồi câu cá ngừ đại dương4.2. Chuẩn bị mồi câu cá ngừ đại dương

Bài 2: Chong đèn Thời gian: 08 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung các công việc khi chong đèn.- Thực hiện được các công việc khi chong đèn.1. Thả neo dù1.1. Cấu tạo neo dù1.2. Tác dụng của neo dù1.3. Quy trình thả neo dù2. Kiểm tra trước khi chong đèn2.1. Giới thiệu các thiết bị để chong đèn2.2. Các bước kiểm tra trước khi chong đèn3. Cấp điện cho hệ thống chiếu sáng3.1. Ý nghĩa3.2. Các bước cấp điện cho hệ thống chiếu sáng4. Phát sáng4.1. Ý nghĩa của việc phát sáng4.2. Các bước phát sáng5. Theo dõi nguồn sáng5.1. Ý nghĩa của việc theo dõi nguồn sáng5.2. Các bước theo dõi nguồn sáng6. Báo cáo thuyền trưởng kết quả theo dõi6.1. Ý nghĩa

19

Page 21: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

6.2. Các bước báo cáo Thuyền trưởng kết quả theo dõi

Bài 3: Câu mồi Thời gian: 08 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị, tiến hành câu mồi, bảo quản mồi câu.

- Thực hiện được công việc chuẩn bị, câu mồi, bảo quản mồi câu.1. Chuẩn bị1.1. Tìm hiểu về câu mực1.2. Kiểm tra trước khi câu mồi2. Tiến hành câu mồi2.1. Điều khiển thuyền thúng câu mực2.2. Quy trình khai thác mực bằng câu3. Bảo quản mồi câu3.1. Tìm hiểu ý nghĩa việc bảo quản mồi câu3.2. Cách bảo quản mồi câu

Bài 4: Thả câu Thời gian: 12 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung công việc móc mồi, thả dây nhánh, liên kết dây nhánh với dây chính, thả dây chính.

- Thực hiện được công việc móc mồi, thả dây nhánh, liên kết dây nhánh với dây chính, thả dây chính.

- Xử lý được các sự cố trong quá trình thả câu.1. Móc mồi1.1. Kỹ thuật móc mồi1.2. Thao tác móc mồi2. Thả dây nhánh2.1. Các bước thả dây nhánh2.2. An toàn khi thả dây nhánh3. Liên kết dây nhánh với dây chính4. Thả dây chính5. Phát hiện và xử lý sự cố khi thả câu5.1. Xử lý sự cố dây nhánh quấn vào dây chính5.2. Xử lý các sự cố khác

20

Page 22: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

Bài 5: Ngâm câu Thời gian: 08 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung công việc theo dõi câu, duy trì thời gian ngâm câu.

- Thực hiện được công việc theo dõi câu.- Xử lý được các sự cố trong quá trình ngâm câu.1. Theo dõi câu1.1. Trực ca theo dõi hoạt động của câu1.2. Thu câu để thay mồi2. Trưng tín hiệu tàu câu2.1. Đèn hiệu2.2. Dấu hiệu3. Duy trì thời gian ngâm câu4. Phát hiện và xử lý sự cố trong quá trình ngâm câu4.1. Xử lý sự cố dây chính quấn vào nhau4.2. Xử lý các sự cố khác

Bài 6: Thu câu Thời gian: 12 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung công việc thu dây chính, thu dây nhánh, làm choáng cá, thu cá lên boong tàu.

- Thực hiện được công việc thu dây chính, thu dây nhánh, làm choáng cá, thu cá lên boong tàu.

- Vận hành được máy thu câu.- Xử lý được các sự cố trong quá trình thu câu.1. Thu dây chính1.1. Chọn thời điểm thu dây chính1.2. Vị trí thao tác khi thu dây chính1.3. Quy trình thu dây chính2. Thu dây nhánh3. Làm choáng cá4. Thu cá lên boong tàu4.1. Bắt cá lên boong tàu4.2. Tháo lưỡi câu5. Phát hiện và xử lý các sự cố khi thu câu5.1. Xử lý sự cố dây chính khi thu câu

21

Page 23: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

5.2. Xử lý sự cố dây nhánh quấn vào dây chính

Bài 7: Xử lý cá Thời gian: 08 giờMục tiêu: - Trình bày được quy trình xử lý cá. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình xử lý cá đúng yêu cầu kỹ thuật.1. Xả máu cá1.1. Ý nghĩa của việc làm sạch máu cá 1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có1.3. Những yêu cầu khi thực hiện1.4. Quy trình thực hiện2. Giết cá

3.1. Đặt que thăm 3.2. Ấn que thăm 3.3. Dịch chuyển que thăm

3. Lấy mang và nội tạng 3.1. Cắt ruột gần hậu môn 3.2. Cắt mở rộng nắp mang

3.3. Cắt, tách phần trước mang với đầu cá 3.4. Cắt, tách phần sau mang với đầu cá 3.5. Cắt, tách phần trên mang với đầu cá

3.6. Móc mang và nội tạng ra ngoài 4. Làm sạch cá4.1. Móc bỏ máu đông và nội tạng còn sót 4.2. Chà sạch nắp mang, khoang bụng4.3. Cắt bỏ phần da dư, mang, màng kết nối còn sót4.4. Dội nước lạnh làm sạch4.5. Cắt bỏ vây và đuôi cá5. Ngâm hạ nhiệt5.1. Kiến thức liên quan5.2. Quy trình thực hiện

Bài 8: Bảo quản cá Thời gian: 12 giờMục tiêu: - Trình bày được quy trình chuẩn bị bảo quản.

22

Page 24: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

- Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình chuẩn bị bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật. 1. Đưa cá xuống hầm bảo quản1.1. Kiến thức liên quan1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có 1.3. Những yêu cầu khi thực hiện 1.4. Quy trình thực hiện 2. Bảo quản cá trong hầm 2.1. Kiến thức liên quan 2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có 2.3. Những yêu cầu khi thực hiện 2.4. Quy trình thực hiện 3. Kiểm tra và xử lý trong quá trình bảo quản 3.1. Kiểm tra nhiệt độ 3.1.1. Kiến thức liên quan 3.1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có 3.1.3. Những yêu cầu khi thực hiện 3.1.4. Quy trình thực hiện 3.2. Kiểm soát bảo quản bằng đá xay 3.2.1. Kiến thức liên quan 3.2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có 3.2.3. Những yêu cầu khi thực hiện 3.2.4. Quy trình thực hiện IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun khai thác và bảo quản

thủy sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên.

2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu; phim tài liệu về nghề câu tay cá ngừ đại dương; băng đĩa, tranh ảnh về kỹ thuật khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương.

3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30-35 học

viên;- Phòng thực hành có diện tích tối thiểu là 60 m2;- Tàu câu tay cá ngừ đại dương;- Trang thiết bị, dụng cụ:

23

Page 25: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

Bảng 1: Thống kê trang thiết bị, dụng cụ, thực hành mô đun Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương

TT Tên dụng cụ, trang thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chúA. Ngư cụ và trang thiết bị:

1 Câu tay cá ngừ đại dương Bộ 122 Máy thu dây câu Chiếc 033 Máy tời Chiếc 034 Neo dù Chiếc 035 Bộ tạo xung tuna shocker Bộ 03

B. Dụng cụ xử lý cá:1 Dùi nhọn Chiếc 062 Dây inox ø2 Chiếc 063 Cưa Chiếc 064 Dao các loại Chiếc 065 Móc cá cán ngắn Chiếc 066 Móc cá cán dài Chiếc 067 Bàn chải Chiếc 068 Đệm lót cá Chiếc 069 Chụp cá Chiếc 0610 Máy bơm Chiếc 0311 Vòi xịt Chiếc 03

C. Dụng cụ bảo quản cá:1 Máy xay đá Chiếc 032 Khay nhựa Chiếc 303 Xẻng Chiếc 064 Túi chứa cá Chiếc 305 Nhiệt kế Chiếc 066 Đèn pin Chiếc 067 Cáng khiêng Chiếc 068 Ròng rọc Chiếc 069 Vải bạt Chiếc 0610 Thùng xử lý nhiệt Chiếc 0611 Hầm bảo quản cá Chiếc 06

D. Dụng cụ câu mồi1 Vàng lưới chuồn Bộ 032 Thúng chai Chiếc 033 Câu mực (thẻ mực) Bộ 104 Mái chèo Chiếc 10

E. Dụng cụ bảo hộ và an toàn:1 Dụng cụ bảo hộ lao động cá

nhânBộ 30

2 Đèn tín hiệu tàu câu Bộ 063 Dấu hiệu tàu câu Bộ 06

24

Page 26: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

4 Áo phao cá nhân Chiếc 065 Phao tròn Chiếc 06

4. Điều kiện khác: 01 chuyên gia hướng dẫn tối thiểu có trình độ trung cấp chuyên ngành khai thác hàng hải thủy sản, có kinh nghiệm giảng dạy và công tác thực tiễn.

V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp thi (trắc nghiệm hoặc vấn đáp).- Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua

bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát kết hợp kiểm tra chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm học viên thực hiện.

- Kiểm tra kết thúc mô đun:Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân:+ Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực

hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.+ Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực

hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát kết hợp kiểm tra chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm học viên thực hiện. 2. Nội dung đánh giá

- Kiến thức: kiểm tra trắc nghiệm/ vấn đáp về:+ Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị, chong đèn, câu mồi, thả

câu, ngâm câu, thu câu, xử lý cá và bảo quản cá.+ Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy

sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương.- Kỹ năng: được đánh giá qua các bài kiểm tra thực hành về:

+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị, chong đèn, câu mồi, thả câu, ngâm câu, thu câu, xử lý cá và bảo quản cá.

+ Sử dụng được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương.

+ Xử lý được các sự cố trong quá trình thả câu, ngâm câu, thu câu và bảo quản cá.

- Thái độ: + Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và theo hướng dẫn của thuyền trưởng;+ Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động;+ Có tinh thần trách nhiệm.VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

25

Page 27: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Chương trình mô đun khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng.

- Chương trình áp dụng cho cả nước, đặc biệt là miền Trung.- Ngoài đối tượng học chính là người lao động nông thôn, chương trình có

thể sử dụng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.

- Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận..., tránh các nguy hiểm: người rơi xuống biển, lưỡi câu móc vào người, tay kẹp vào máy thu câu.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:

Mô đun này gồm phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết, vừa học thực hành để người học dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập.

Giáo viên cần cập nhật các thông tin về nghề khai thác và bảo quản thủy sản theo công nghệ mới trên tàu câu tay cá ngừ đại dương trong nước và trên thế giới (đặc biệt là công nghệ của Nhật Bản), tránh tình trạng giới thiệu kiến thức đã lạc hậu, hoặc không phù hợp với thực tế.

* Phần lý thuyết: - Giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú

trọng phương pháp dạy học tích cực (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại...) để phát huy tính tích cực của người học.

- Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình trong giảng dạy lý thuyết để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng.

* Phần thực hành:- Giáo viên mời một hoặc một số người học trong lớp thực hiện làm mẫu

các thao tác trong bài thực hành và mời các người học khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét tình huống thực hành. Sau đó chia ngưòi học của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;

- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của người học trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân;

- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của người học, nêu ra những khó

26

Page 28: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

khăn và sai sót có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:- Kiến thức:Mô tả được nội dung công việc chuẩn bị, chong đèn, câu mồi, thả câu,

ngâm câu, thu câu, xử lý cá và bảo quản cá theo công nghệ mới trên tàu câu tay cá ngừ đại dương.

- Kỹ năng: Thực hiện được các công việc chuẩn bị, chong đèn, câu mồi, thả câu, ngâm câu, thu câu, xử lý cá và bảo quản cá theo công nghệ mới trên tàu câu tay cá ngừ đại dương.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Việt Thắng, Bách khoa thủy sản, nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007.

[2] Trần Văn Vinh, Khai thác và bảo quản cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản. Thông tin thủy sản, 8 , 9-11. 2014.

[3] Steve Beverly, Lindsay Chapman and William Sokimi, Horizontal Longline Fishing, Multipress, Noumea, New Caledonia, 2006.

[4] Michel Blanc Aymeric Desurmont and Steve Beverly, Onboard handling of sashimi - grade tuna, Secretariat of the Pacific Community, 2005.

[5] http://www.tunakillingmachine.com/

27

Page 29: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê Mã số mô đun: MĐ 03

Nghề: Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng

công suất máy chính từ 400cv trở lên

28

Page 30: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUNKHAI THÁC VÀ BẢO QUẢN THỦY SẢN TRÊN TÀU LƯỚI RÊ

Mã số mô đun: MĐ 03Thời gian mô đun: 100 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 81 giờ;

Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ)I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê là một mô

đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên. Mô đun này có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Đây là mô đun quan trọng, giúp người học tiếp cận với kiến thức và làm quen với kỹ năng khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê; Mô đun này có thể thực hiện tại cơ sở đào tạo và tại thực địa, thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy là ban ngày hoặc ban đêm theo thời gian cụ thể của từng bài học.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

Học xong mô đun này người học có:- Kiến thức:+ Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị; thả lưới; ngâm lưới; thu

lưới; xử lý cá; bảo quản cá.+ Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy

sản trên tàu lưới rê.- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị; thả lưới; ngâm lưới; thu lưới; xử lý cá; bảo quản cá.

+ Sử dụng được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê.

+ Xử lý được các sự cố trong quá trình thả lưới; ngâm lưới; thu lưới và bảo quản cá.

- Thái độ: Nghiêm túc học tập, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và các quy định, có tinh

thần trách nhiệm và hợp tác.III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

SốTT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng

sốLý

thuyếtThực hành

Kiểm tra*

29

Page 31: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

1 Bài mở đầu 01 012 Chuẩn bị 19 03 15 013 Thả lưới 20 02 17 014 Ngâm lưới 12 02 105 Thu lưới 20 03 16 016 Xử lý cá 12 02 107 Bảo quản cá 12 02 09 01

Kiểm tra hết mô đun 04 04

Cộng 100 15 77 08

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu: Giới thiệu về nghề lưới rê Thời gian: 01 giờ1. Khái quát về nghề lưới rê 2. Đối tượng đánh bắt của nghề lưới rê 3. Tàu thuyền nghề lưới rê Bài 1: Chuẩn bị Thời gian: 19 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung chuẩn bị ngư cụ, chuẩn bị kiểm tra trang thiết bị khai thác, chuẩn bị dụng cụ xử lý và bảo quản.

- Chuẩn bị được ngư cụ, trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản.

1. Chuẩn bị ngư cụ1.1. Tìm hiểu về vàng lưới rê 1.2. Tìm hiểu việc kiểm tra và sửa chữa vàng lưới rê1.3. Quy trình kiểm tra và sửa chữa vàng lưới rê2. Chuẩn bị kiểm tra trang thiết bị khai thác2.1. Tìm hiểu trang thiết bị khai thác2.2. Quy trình kiểm tra trang thiết bị khai thác3. Chuẩn bị dụng cụ xử lý và bảo quản3.1. Kiểm tra dụng cụ xử lý và bảo quản cá3.1.1. Tìm hiểu dụng cụ xử lý và bảo quản cá3.1.2. Quy trình kiểm tra3.2. Sửa chữa thay thế dụng cụ xử lý và bảo quản cá3.2.1. Ý nghĩa3.2.2. Quy trình sửa chữa thay thế

30

Page 32: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

Bài 2: Thả lưới Thời gian: 20 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung công việc thả phao đầu lưới; thả áo lưới, dây giềng và phao ganh; thả phao cờ.

- Thực hiện được thả phao đầu lưới; thả áo lưới, dây giềng và phao ganh; thả phao cờ.

- Xử lý được các sự cố trong quá trình thả lưới.1. Thả phao đầu lưới1.1. Liên kết phao đầu lưới với dây giềng phao1.2. Thả phao đầu vàng lưới2. Thả áo lưới, dây giềng và phao ganh2.1. Vị trí thao tác khi thả lưới2.2. Quy trình thả áo lưới, dây giềng và phao ganh3. Thả phao cờ3.1. Cấu tạo phao cờ3.2. Thả phao cờ xuống nước4. Phát hiện và xử lý sự cố khi thả lưới4.1. Xử lý sự cố lưới quấn chân vịt4.2. Xử lý sự cố phao ganh cuốn vào lưới4.3. Xử lý sự cố giềng chì đè lên giềng phao

Bài 3: Ngâm lưới Thời gian: 12 giờMục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo neo dù, tác dụng neo dù, cách cảnh giới tàu thuyền trên biển và phương pháp kiểm soát hoạt động của vàng lưới.

- Thực hiện được công việc thả neo dù; cảnh giới tàu thuyền trên biển và kiểm soát hoạt động của vàng lưới.

- Xử lý được các sự cố trong quá trình ngâm lưới.1. Thả neo dù1.1. Cấu tạo neo dù1.2. Tác dụng của neo dù1.3. Quy trình thả neo dù2. Cảnh giới tàu thuyền trên biển2.1. Cảnh giới bằng đèn hiệu2.2. Cảnh giới bằng dấu hiệu2.3. Cảnh giới bằng âm hiệu3. Kiểm soát hoạt động vàng lưới

31

Page 33: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

3.1. Quan sát vàng lưới bằng mắt thường3.2. Quan sát vàng lưới bằng máy móc thiết bị4. Phát hiện và xử lý sự cố trong quá trình ngâm lưới4.1. Xử lý sự cố khi lưới bị vướng chướng ngại vật4.2. Xử lý sự cố dây giềng dắt bị đứt

Bài 4: Thu lưới Thời gian: 20 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung công việc thu phao đầu lưới; thu áo lưới, dây giềng, phao và chì; gỡ cá; xếp lưới, dây giềng và phao.

- Thực hiện được thu phao đầu lưới; thu áo lưới, dây giềng, phao và chì; gỡ cá; xếp lưới, dây giềng và phao.

- Xử lý được các sự cố trong quá trình thu lưới.1. Thu phao đầu lưới1.1. Công tác chuẩn bị1.2. Vớt phao đầu lưới2. Thu áo lưới, dây giềng, phao và chì2.1. Vị trí thao tác khi thu lưới2.2. Quy trình thu lưới3. Gỡ cá4. Xếp lưới, dây giềng và phao 4.1. Xếp lưới trên boong tàu4.2. Xếp dây giềng4.3. Xếp phao 5. Phát hiện và xử lý sự cố trong quá trình thu lưới5.1. Xử lý sự cố khi rách lưới5.2. Xử lý sự cố khi xoắn lưới

Bài 5: Xử lý cá Thời gian: 12 giờMục tiêu:

- Trình bày được quy trình xử lý cá. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình xử lý cá đúng yêu cầu kỹ thuật.1. Chuẩn bị trước khi xử lý cá

32

Page 34: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

1.1. Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ làm sạch hải sản 1.2. Chuẩn bị làm sạch hải sản 1.2.1. Chuẩn bị boong thao tác

1.2.2. Chuẩn bị dụng cụ1.2.3. Vận hành máy bơm2. Phân loại cá

2.1. Chuẩn bị dụng cụ, bảo hộ lao động 2.2. Chọn từng loài cá để riêng

2.3. Chọn cá từ 5 kg từng loài để riêng 2.4. Phân loại

3. Rửa sạch cá3.1. Kiến thức liên quan3.2. Quy trình rửa sạch cá

Bài 6: Bảo quản cá Thời gian:12 giờMục tiêu:

- Trình bày được quy trình chuẩn bị bảo quản. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình chuẩn bị bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật. 1. Chuẩn bị bảo quản

1.1 Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ làm sạch hải sản1.2. Chuẩn bị đá 1.3. Chuẩn bị hầm bảo quản2. Đưa cá xuống hầm bảo quản2.1. Kiến thức liên quan2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có2.3. Những yêu cầu khi thực hiện2.4. Quy trình thực hiện

3. Bảo quản bằng nước đá xay 3.1. Kiến thức liên quan3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có3.3. Những yêu cầu khi thực hiện3.4. Quy trình thực hiện

4. Kiểm tra và xử lý sự cố trong quá trình bảo quản 4.1. Kiểm tra nhiệt độ 4.2. Kiểm soát bảo quản bằng đá xay 4.3 Xử lý sự cố trong quá trình bảo quản

33

Page 35: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun khai thác và bảo quản

thủy sản trên tàu lưới rê trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên.

2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu; phim tài liệu về nghề lưới rê; băng đĩa, tranh ảnh về kỹ thuật khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê.

3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30-35 học

viên;- Phòng thực hành có diện tích tối thiểu là 60 m2;- Tàu lưới rê;- Trang thiết bị, dụng cụ:

Bảng 1: Thống kê trang thiết bị, dụng cụ, thực hành mô đun Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê

TT Tên dụng cụ, trang thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chúA. Ngư cụ và trang thiết bị:

1 Vàng lưới rê Bộ 032 Máy thu lưới Chiếc 033 Máy tời Chiếc 034 Neo dù Chiếc 035 Radar Bộ 036 Máy vô tuyến tầm phương Bộ 037 Phao phản xạ sóng radar Chiếc 038 Ống nhòm Chiếc 03

B. Dụng cụ xử lý cá:1 Khay nhựa Chiếc 302 Máy bơm Chiếc 033 Vòi xịt Chiếc 03

C. Dụng cụ bảo quản cá:1 Máy xay đá Chiếc 032 Xẻng Chiếc 063 Túi PE Chiếc 304 Nhiệt kế Chiếc 065 Đèn pin Chiếc 066 Vải bạt Chiếc 067 Hầm bảo quản cá Chiếc 06

E. Dụng cụ bảo hộ và an toàn:1 Dụng cụ bảo hộ lao động cá Bộ 30

34

Page 36: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

nhân2 Đèn hiệu tàu đánh cá lưới rê Bộ 063 Dấu hiệu tàu đánh cá lưới rê Bộ 064 Còi Chiếc 065 Cồng Chiếc 066 Áo phao cá nhân Chiếc 067 Phao tròn Chiếc 06

4. Điều kiện khác: 01 chuyên gia hướng dẫn tối thiểu có trình độ trung cấp chuyên ngành khai thác hàng hải thủy sản, có kinh nghiệm giảng dạy và công tác thực tiễn.

V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp thi (trắc nghiệm hoặc vấn đáp).- Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua

bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát kết hợp kiểm tra chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm học viên thực hiện.

- Kiểm tra kết thúc mô đun:Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân:+ Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực

hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.+ Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực

hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát kết hợp kiểm tra chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm học viên thực hiện. 2. Nội dung đánh giá

- Kiến thức: kiểm tra trắc nghiệm/ vấn đáp về:+ Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị; thả lưới; ngâm lưới; thu

lưới; xử lý cá; bảo quản cá.+ Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy

sản trên tàu lưới rê.- Kỹ năng: được đánh giá qua các bài kiểm tra thực hành về:

+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị; thả lưới; ngâm lưới; thu lưới; xử lý cá; bảo quản cá.

+ Sử dụng được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê.

+ Xử lý được các sự cố trong quá trình thả lưới; ngâm lưới; thu lưới và bảo quản cá.

- Thái độ:

35

Page 37: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

Nghiêm túc học tập, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và các quy định, có tinh thần trách nhiệm.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Chương trình mô đun khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng.

- Chương trình áp dụng cho cả nước.- Ngoài đối tượng học chính là người lao động nông thôn, chương trình có

thể sử dụng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.

- Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận..., tránh các nguy hiểm: người rơi xuống biển, tay kẹp vào máy thu lưới, trượt ngã trên tàu...

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:

- Mô đun này gồm phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết, vừa học thực hành để người học dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập.

- Giáo viên cần cập nhật các thông tin về nghề khai thác và bảo quản thủy sản theo công nghệ mới trên tàu lưới rê trong nước và trên thế giới, tránh tình trạng giới thiệu kiến thức đã lạc hậu, hoặc không phù hợp với thực tế.

- Dạy lý thuyết phần nào thực hành ngay phần đó.- Cần cho học viên thực hành nhiều lần để đạt đến kỹ năng thành thạo.* Phần lý thuyết: - Giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú

trọng phương pháp dạy học tích cực (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại...) để phát huy tính tích cực của người học.

- Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình trong giảng dạy lý thuyết để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng.

* Phần thực hành:- Giáo viên mời một hoặc một số người học trong lớp thực hiện làm mẫu

các thao tác trong bài thực hành và mời các người học khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét tình huống thực hành. Sau đó chia

36

Page 38: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

người học của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;

- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của người học trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân;

- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của người học, nêu ra những khó khăn và sai sót có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:- Kiến thức:Mô tả được nội dung công việc chuẩn bị, thả lưới, ngâm lưới, thu lưới, xử

lý cá và bảo quản cá theo công nghệ mới trên tàu lưới rê.- Kỹ năng:

Thực hiện được các công việc chuẩn bị, thả lưới, ngâm lưới, thu lưới, xử lý cá và bảo quản cá theo công nghệ mới trên tàu lưới rê.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Việt Thắng, Bách khoa thủy sản, nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007.

[2] Đỗ Ngọc Thắng, Giáo trình đánh bắt cá thu ngừ bằng lưới rê trôi tầng mặt, trường Cao đẳng nghề Công nghệ Kinh tế và Thủy sản, 2012.

[3] Đỗ Ngọc Thắng, Giáo trình bảo quản hải sản sau thu hoạch, trường Cao đẳng nghề Công nghệ Kinh tế và Thủy sản, 2012.

[4] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10467:2014 về Lưới rê – Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt.

37

Page 39: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây Mã số mô đun: MĐ 04 Nghề: Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên

38

Page 40: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUNKHAI THÁC VÀ BẢO QUẢN THỦY SẢN TRÊN TÀU LƯỚI VÂY

Mã số mô đun: MĐ 04Thời gian mô đun: 100 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 81 giờ;

Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ)I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây là một mô

đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên. Mô đun này có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Đây là mô đun quan trọng, giúp người học tiếp cận với kiến thức và làm quen với kỹ năng khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây; Mô đun này có thể thực hiện tại cơ sở đào tạo và tại thực địa, thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy là ban ngày hoặc ban đêm theo thời gian cụ thể của từng bài học.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

Học xong mô đun này người học có:- Kiến thức:+ Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị; Thăm dò, phát hiện đàn cá;

tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; xử lý cá; xử lý sản phẩm ngoài cá; bảo quản cá; bảo quản sản phẩm ngoài cá.

+ Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây.

- Kỹ năng: + Thực hiện được các công việc chuẩn bị; Thăm dò, phát hiện đàn cá; tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; xử lý cá; xử lý sản phẩm ngoài cá; bảo quản cá; bảo quản sản phẩm ngoài cá.

+ Sử dụng được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây.

+ Xử lý được các sự cố trong quá trình tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; bảo quản cá; bảo quản sản phẩm ngoài cá.

- Thái độ: + Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và theo hướng dẫn của thuyền trưởng;+ Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động;+ Có tinh thần trách nhiệm và hợp tác.III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

39

Page 41: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

SốTT

Tên các bài trong mô đunThời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1 Bài mở đầu 01 012 Chuẩn bị 15 02 12 013 Thăm dò, phát hiện đàn cá 12 02 104 Tập trung đàn cá 12 01 115 Thả lưới 16 02 13 016 Thu lưới 16 02 13 017 Xử lý cá 04 01 038 Xử lý sản phẩm ngoài cá 04 01 039 Bảo quản cá 08 01 0710 Bảo quản sản phẩm ngoài cá 08 02 05 01

Kiểm tra hết mô đun 04 04

Cộng 100 15 77 08

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu: Giới thiệu về nghề lưới vây Thời gian: 01 giờ1. Khát quát về nghề lưới vây2. Đối tượng đánh bắt của nghề lưới vây3. Tàu thuyền nghề lưới vâyBài 1: Chuẩn bị Thời gian: 15 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung chuẩn bị ngư cụ, chuẩn bị kiểm tra trang thiết bị khai thác, chuẩn bị dụng cụ xử lý và bảo quản.

- Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản.- Chuẩn bị được ngư cụ, kiểm tra trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và

bảo quản.1. Chuẩn bị ngư cụ1.1. Tìm hiểu về vàng lưới vây1.2. Tìm hiểu việc kiểm tra và sửa chữa vàng lưới vây1.3. Quy trình kiểm tra và sửa chữa vàng lưới vây2. Chuẩn bị kiểm tra trang thiết bị khai thác2.1. Tìm hiểu trang thiết bị khai thác2.2. Quy trình kiểm tra trang thiết bị khai thác3. Chuẩn bị dụng cụ xử lý và bảo quản

40

Page 42: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

3.1. Kiểm tra dụng cụ xử lý và bảo quản cá3.1.1. Tìm hiểu dụng cụ xử lý và bảo quản cá3.1.2. Quy trình kiểm tra dụng cụ xử lý và bảo quản cá3.2. Sửa chữa thay thế dụng cụ xử lý và bảo quản cá3.2.1. Ý nghĩa3.2.2. Quy trình sửa chữa thay thế

Bài 2: Thăm dò, phát hiện đàn cá Thời gian: 12 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung công việc kiểm tra các thiết bị phát hiện đàn cá, dò tìm đàn cá, báo cáo kết quả với thuyền trưởng.

- Thực hiện được công việc kiểm tra các thiết bị phát hiện đàn cá, dò tìm đàn cá bằng mắt thường, dò tìm đàn cá bằng ống nhòm, dò tìm đàn cá bằng máy sonar.

1. Kiểm tra các thiết bị phát hiện đàn cá1.1. Tìm hiểu về các thiết bị phát hiện đàn cá1.2. Các bước kiểm tra các thiết bị phát hiện đàn cá2. Dò tìm đàn cá2.1. Dò tìm đàn cá bằng mắt thường2.1.1. Tìm hiểu về phương pháp dò tìm đàn cá bằng mắt thường2.1.2. Các bước dò tìm đàn cá bằng mắt thường2.2. Dò tìm đàn cá bằng ống nhòm2.2.1. Tìm hiểu về phương pháp dò tìm đàn cá bằng ống nhòm2.2.2. Các bước dò tìm đàn cá bằng ống nhòm2.3. Dò tìm đàn cá bằng máy dò ngang (sonar)2.3.1. Các bước dò tìm đàn cá bằng máy sonar2.3.2. Phân tích tín hiệu đàn cá trên máy sonar3. Báo cáo kết quả với thuyền trưởng3.1. Ý nghĩa3.2. Các bước báo cáo

Bài 3: Tập trung đàn cá Thời gian: 12 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung các công việc khi tập trung cá bằng ánh sáng.- Thực hiện được các công việc khi tập trung cá bằng ánh sáng.- Xử lý được các sự cố trong quá trình tập trung cá.1. Kiểm tra

41

Page 43: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

1.1. Tìm hiểu các thiết bị tập trung cá1.2. Các bước kiểm tra trước khi phát sáng tập trung cá2. Cấp điện cho hệ thống chiếu sáng2.1. Ý nghĩa2.2. Các bước cấp điện cho hệ thống chiếu sáng3. Phát sáng3.1. Ý nghĩa của việc phát sáng3.2. Các bước phát sáng4. Theo dõi nguồn sáng4.1. Ý nghĩa của việc theo dõi nguồn sáng4.2. Các bước theo dõi nguồn sáng4.4. Xác định đàn cá quanh nguồn sáng bằng máy sonar5. Thả bè đèn và tắt dần bóng đèn trên tàu5.1. Ý nghĩa của việc thả bè đèn và tắt dần bóng đèn trên tàu5.2. Các bước thả bè đèn và tắt dần bóng đèn trên tàu6. Phát hiện và xử lý sự cố trong quá trình tập trung cá6.1. Xử lý sự cố khi bóng đèn sáng không đều6.2. Xử lý sự cố bè đèn bị đứt dây nối với thuyền thúng

Bài 4: Thả lưới Thời gian: 16 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung công việc khi thả lưới và ngăn cá thoát khỏi cửa lưới.

- Thực hiện được công việc thả lưới, ngăn cá thoát khỏi cửa lưới.- Xử lý được các sự cố khi thả lưới.1. Thả phao đầu lưới1.1. Tìm hiểu phao đầu lưới1.2. Quy trình thả phao đầu lưới2. Thả áo lưới, phao chì, vòng khuyên và dây giềng rút2.1. Đặc điểm khai thác theo hình thức vây tự do và vây ánh sáng2.2. Vị trí thao tác khi thả lưới2.3. Quy trình thả áo lưới, phao chì, vòng khuyên và dây giềng rút3. Ngăn cá thoát khỏi cửa lưới3.1. Tìm hiểu các thiết bị ngăn cá thoát khỏi cửa lưới3.2. Quy trình thả thiết bị ngăn cá thoát khỏi cửa lưới4. Phát hiện và xử lý các sự cố khi thả lưới4.1. Xử lý sự cố khi rối lưới

42

Page 44: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

4.2. Xử lý sự cố lưới bị quấn chân vịt4.3. Xử lý các sự cố khác

Bài 5: Thu lưới Thời gian: 16 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung các công việc khi thu lưới và xúc cá đưa lên boong tàu.

- Thực hiện được các công việc khi thu lưới và xúc cá lên boong tàu.- Xử lý được các sự cố trong quá trình thu lưới.1. Vớt dây đầu lưới1.1. Chọn thời điểm vớt dây đầu lưới1.2. Quy trình vớt dây đầu lưới2. Thu giềng rút chính và vòng khuyên2.1. Vị trí thao tác khi thu giềng rút chính và vòng khuyên2.2. Quy trình thu giềng rút chính và vòng khuyên3. Thu áo lưới và giềng phao3.1. Vị trí thao tác khi thu áo lưới và giềng phao3.2. Quy trình thu áo lưới và giềng phao4. Gom cá về tùng lưới4.1. Ý nghĩa của việc gom cá về tùng lưới4.2. Quy trình gom cá về tùng lưới5. Xúc cá đưa lên boong tàu5.1. Ý nghĩa của việc xúc cá đưa lên boong tàu5.2. Quy trình xúc cá đưa lên boong tàu6. Phát hiện và xử lý sự cố trong quá trình thu lưới6.1. Xử lý sự cố rách lưới6.2. Xử lý sự cố đứt dây giềng rút

Bài 6: Xử lý cá Thời gian: 04 giờMục tiêu:

- Trình bày được quy trình xử lý cá. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình xử lý cá đúng yêu cầu kỹ thuật.1. Chuẩn bị trước khi xử lý cá

43

Page 45: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

1.1. Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ làm sạch hải sản 1.2. Chuẩn bị làm sạch hải sản 1.2.1. Chuẩn bị boong thao tác

1.2.2. Chuẩn bị dụng cụ1.2.3. Vận hành máy bơm2. Phân loại cá

2.1. Chuẩn bị dụng cụ, bảo hộ lao động 2.2. Phân loại theo đối tượng (loài) 2.3. Phân loại theo trọng lượng

3. Rửa sạch cá3.1. Kiến thức liên quan3.2. Quy trình rửa sạch cá

Bài 7: Xử lý sản phẩm ngoài cá Thời gian: 04 giờMục tiêu:

- Trình bày được quy trình xử lý các sản phẩm ngoài cá. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình xử lý các sản phẩm ngoài cá đúng yêu cầu kỹ thuật.1. Chuẩn bị trước khi xử lý sản phẩm ngoài cá

1.1. Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ làm sạch hải sản 1.2. Chuẩn bị làm sạch hải sản 1.2.1. Chuẩn bị boong thao tác

1.2.2. Chuẩn bị dụng cụ1.2.3. Vận hành máy bơm2. Phân loại sản phẩm ngoài cá

2.1. Chuẩn bị dụng cụ, bảo hộ lao động 2.2. Phân loại

3. Rửa sạch sản phẩm ngoài cá3.1. Kiến thức liên quan3.2. Quy trình rửa sạch

Bài 8: Bảo quản cá Thời gian:08 giờMục tiêu:

- Trình bày được quy trình chuẩn bị bảo quản. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình chuẩn bị bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật.

44

Page 46: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

1. Chuẩn bị bảo quản 1.1. Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ làm sạch hải sản

1.2. Chuẩn bị đá 1.3. Chuẩn bị hầm bảo quản2. Đưa cá xuống hầm bảo quản2.1. Kiến thức liên quan2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có2.3. Những yêu cầu khi thực hiện2.4. Quy trình thực hiện

3. Bảo quản bằng nước đá xay 3.1. Kiến thức liên quan3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có3.3. Những yêu cầu khi thực hiện3.4. Quy trình thực hiện

4. Kiểm tra và xử lý sự cố trong quá trình bảo quản 4.1. Kiểm tra nhiệt độ 4.2. Kiểm soát bảo quản bằng đá xay 4.3. Xử lý sự cố trong quá trình bảo quản

Bài 9: Bảo quản sản phẩm ngoài cá Thời gian: 08 giờMục tiêu:

- Trình bày được quy trình chuẩn bị bảo quản các sản phẩm ngoài cá. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình chuẩn bị bảo quản các sản phẩm ngoài cá đúng yêu

cầu kỹ thuật. 1. Chuẩn bị bảo quản

1.1. Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ làm sạch hải sản1.2. Chuẩn bị đá 1.3. Chuẩn bị hầm bảo quản2. Đưa sản phẩm ngoài cá xuống hầm bảo quản2.1. Kiến thức liên quan2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có2.3. Những yêu cầu khi thực hiện2.4. Quy trình thực hiện

3. Bảo quản lạnh bằng nước đá 3.1. Kiến thức liên quan3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

45

Page 47: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

3.3. Những yêu cầu khi thực hiện3.4. Quy trình thực hiện

4. Kiểm tra và xử lý sự cố trong quá trình bảo quản 4.1. Kiểm tra nhiệt độ 4.2. Kiểm soát bảo quản bằng đá xay 4.3. Xử lý sự cố trong quá trình bảo quản

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun khai thác và bảo quản

thủy sản trên tàu lưới vây trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên.

2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu; phim tài liệu về nghề lưới vây; băng đĩa, tranh ảnh về kỹ thuật khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây.

3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 - 35

học viên;- Phòng thực hành có diện tích tối thiểu là 60 m2;- Tàu lưới vây;- Trang thiết bị, dụng cụ:Bảng 1: Thống kê trang thiết bị, dụng cụ, thực hành mô đun Khai thác

và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây

TT Tên dụng cụ, trang thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chúA. Ngư cụ và trang thiết bị:

1 Vàng lưới vây Bộ 032 Máy thu lưới Chiếc 033 Máy tời Chiếc 034 Máy dò ngang (sonar) Bộ 035 Ống nhòm Chiếc 066 Bè đèn Chiếc 03

B. Dụng cụ xử lý cá:1 Khay nhựa Chiếc 302 Máy bơm Chiếc 033 Vòi xịt Chiếc 03

C. Dụng cụ bảo quản cá:1 Máy xay đá Chiếc 032 Xẻng Chiếc 063 Túi PE Chiếc 304 Nhiệt kế Chiếc 06

46

Page 48: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

5 Đèn pin Chiếc 066 Vải bạt Chiếc 067 Hầm bảo quản cá Chiếc 06

E. Dụng cụ bảo hộ và an toàn:1 Dụng cụ bảo hộ lao động cá

nhânBộ 30

2 Đèn hiệu tàu đánh cá lưới vây Bộ 063 Dấu hiệu tàu đánh cá lưới vây Bộ 064 Còi Chiếc 065 Cồng Chiếc 066 Áo phao cá nhân Chiếc 067 Phao tròn Chiếc 06

4. Điều kiện khác: 01 chuyên gia hướng dẫn tối thiểu có trình độ trung cấp chuyên ngành khai thác hàng hải thủy sản, có kinh nghiệm giảng dạy và công tác thực tiễn.

V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp thi (trắc nghiệm hoặc vấn đáp).- Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua

bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát kết hợp kiểm tra chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm học viên thực hiện.

- Kiểm tra kết thúc mô đun:Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân:+ Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực

hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.+ Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực

hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát kết hợp kiểm tra chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm học viên thực hiện. 2. Nội dung đánh giá

- Kiến thức: kiểm tra trắc nghiệm/ vấn đáp về:+ Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị; Thăm dò, phát hiện đàn cá;

tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; xử lý cá; xử lý sản phẩm ngoài cá; bảo quản cá; bảo quản sản phẩm ngoài cá.

+ Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây.

- Kỹ năng: được đánh giá qua các bài kiểm tra thực hành về:

47

Page 49: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị; Thăm dò, phát hiện đàn cá; tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; xử lý cá; xử lý sản phẩm ngoài cá; bảo quản cá; bảo quản sản phẩm ngoài cá.

+ Sử dụng được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây.

+ Xử lý được các sự cố trong quá trình tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; bảo quản cá; bảo quản sản phẩm ngoài cá.

- Thái độ: + Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và theo hướng dẫn của thuyền trưởng;+ Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động;+ Có tinh thần trách nhiệm.VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Chương trình mô đun khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới vây có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng.

- Chương trình áp dụng cho cả nước. Đặc biệt là vùng duyên hải Bắc Bộ, miền Trung, miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ.

- Ngoài đối tượng học chính là người lao động nông thôn, chương trình có thể sử dụng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.

- Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận..., tránh các nguy hiểm: người rơi xuống biển, tay kẹp vào máy thu lưới và máy tời, trượt ngã trên tàu, cần cẩu va vào người...

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:

Mô đun này gồm phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết, vừa học thực hành để người học dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập.

* Phần lý thuyết: - Giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú

trọng phương pháp dạy học tích cực (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại...) để phát huy tính tích cực của người học.

- Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình trong giảng dạy lý

48

Page 50: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

thuyết để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng.* Phần thực hành:- Giáo viên mời một hoặc một số người học trong lớp thực hiện làm mẫu

các thao tác trong bài thực hành và mời các người học khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét tình huống thực hành. Sau đó chia ngưòi học của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;

- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của người học trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân;

- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của người học, nêu ra những khó khăn và sai sót có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:- Kiến thức:Mô tả được nội dung công việc chuẩn bị; thăm dò, phát hiện đàn cá; tập

trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; xử lý cá; xử lý sản phẩm ngoài cá; bảo quản cá và bảo quản sản phẩm ngoài cá theo công nghệ mới trên tàu lưới vây.

- Kỹ năng: Thực hiện được các công việc chuẩn bị; thăm dò, phát hiện đàn cá; tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; xử lý cá; xử lý sản phẩm ngoài cá; bảo quản cá và bảo quản sản phẩm ngoài cá theo công nghệ mới trên tàu lưới vây.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Long, Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật khai thác cá ngừ bằng nghề lưới vây khơi, Viện Nghiên cứu Hải sản, 2003.

[2] Nguyễn Việt Thắng, Bách khoa thủy sản, nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007.

[3] Đỗ Ngọc Thắng, Giáo trình thực hiện quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới vây, trường Cao đẳng nghề Công nghệ Kinh tế và Thủy sản, 2012.

[4] Nguyễn Phi Toàn, Át lát ngư cụ khai thác hải sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản, 2009.

49

Page 51: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp Mã số mô đun: MĐ 05 Nghề: Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên

50

Page 52: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUNKHAI THÁC VÀ BẢO QUẢN THỦY SẢN TRÊN TÀU LƯỚI CHỤP

Mã số mô đun: MĐ 05Thời gian mô đun: 84 giờ; (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 68 giờ;

Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ)I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp là một

mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên. Mô đun này có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Đây là mô đun quan trọng, giúp người học tiếp cận với kiến thức và làm quen với kỹ năng khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp; Mô đun này có thể thực hiện tại cơ sở đào tạo và tại thực địa, thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy là ban ngày hoặc ban đêm theo thời gian cụ thể của từng bài học.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

Học xong mô đun này người học có:- Kiến thức:+ Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị; Thăm dò, phát hiện đàn cá;

tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; xử lý cá; xử lý sản phẩm ngoài cá; bảo quản cá; bảo quản sản phẩm ngoài cá.

+ Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp.

- Kỹ năng: + Thực hiện được các công việc chuẩn bị; Thăm dò, phát hiện đàn cá; tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; xử lý cá; xử lý sản phẩm ngoài cá; bảo quản cá; bảo quản sản phẩm ngoài cá.

+ Sử dụng được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp.

+ Xử lý được các sự cố trong quá trình tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; bảo quản cá; bảo quản sản phẩm ngoài cá.

- Thái độ: Nghiêm túc học tập, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và các quy định, có tinh

thần trách nhiệm và hợp tác.III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

51

Page 53: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

SốTT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng

sốLý

thuyếtThực hành

Kiểm tra*

1 Bài mở đầu 01 012 Chuẩn bị 15 02 12 013 Thăm dò, phát hiện đàn cá 08 01 074 Tập trung đàn cá 08 01 075 Thả lưới 12 01 10 016 Thu lưới 12 02 09 017 Xử lý cá 04 01 038 Xử lý sản phẩm ngoài cá 04 01 039 Bảo quản cá 08 01 0710 Bảo quản sản phẩm ngoài cá 08 01 06 01 Kiểm tra hết mô đun 04 04

Cộng 84 12 64 08

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu: Giới thiệu về nghề lưới chụp Thời gian: 01 giờ1. Khát quát về nghề lưới chụp2. Đối tượng đánh bắt của nghề lưới chụp3. Tàu thuyền nghề lưới chụpBài 1: Chuẩn bị Thời gian: 15 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung chuẩn bị ngư cụ, chuẩn bị kiểm tra trang thiết bị khai thác, chuẩn bị dụng cụ xử lý và bảo quản.

- Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản.- Chuẩn bị được ngư cụ, trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo

quản.1. Chuẩn bị ngư cụ1.1. Tìm hiểu về vàng lưới chụp1.2. Tìm hiểu việc kiểm tra và sửa chữa vàng lưới chụp1.3. Quy trình kiểm tra và sửa chữa vàng lưới chụp2. Chuẩn bị kiểm tra trang thiết bị khai thác2.1. Tìm hiểu trang thiết bị khai thác2.2. Quy trình kiểm tra trang thiết bị khai thác3. Chuẩn bị dụng cụ xử lý và bảo quản3.1. Tìm hiểu dụng cụ xử lý và bảo quản cá

52

Page 54: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

3.2. Quy trình kiểm tra dụng cụ xử lý và bảo quản cá Bài 2: Thăm dò, phát hiện đàn cá Thời gian: 08 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung công việc kiểm tra các thiết bị phát hiện đàn cá, dò tìm đàn cá, thả neo dù, báo cáo kết quả với thuyền trưởng.

- Thực hiện được công việc kiểm tra các thiết bị phát hiện đàn cá, dò tìm đàn cá bằng ống nhòm, dò tìm đàn cá bằng máy sonar, thả neo dù.

1. Kiểm tra các thiết bị phát hiện đàn cá1.1. Tìm hiểu về các thiết bị phát hiện đàn cá1.2. Các bước kiểm tra các thiết bị phát hiện đàn cá2. Dò tìm đàn cá2.1. Dò tìm đàn cá bằng ống nhòm2.1.1. Tìm hiểu về phương pháp dò tìm đàn cá bằng ống nhòm2.1.2. Các bước dò tìm đàn cá bằng ống nhòm2.2. Dò tìm đàn cá bằng máy dò ngang (sonar)2.2.1. Các bước dò tìm đàn cá bằng máy sonar2.2.2. Phân tích tín hiệu đàn cá trên máy sonar3. Báo cáo kết quả dò tìm với thuyền trưởng3.1. Ý nghĩa3.2. Các bước báo cáo4. Thả neo dù4.1. Cấu tạo neo dù4.2. Tác dụng của neo dù4.3. Quy trình thả neo dù

Bài 3: Tập trung đàn cá Thời gian: 08 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung các công việc khi tập trung cá.- Thực hiện được các công việc khi tập trung cá.- Xử lý được các sự cố trong quá trình tập trung cá.1. Kiểm tra1.1. Tìm hiểu các thiết bị tập trung cá1.2. Các bước kiểm tra trước khi phát sáng tập trung cá2. Cấp điện cho hệ thống chiếu sáng2.1. Ý nghĩa

53

Page 55: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

2.2. Các bước cấp điện cho hệ thống chiếu sáng3. Phát sáng3.1. Ý nghĩa của việc phát sáng3.2. Các bước phát sáng4. Theo dõi nguồn sáng4.1. Ý nghĩa của việc theo dõi nguồn sáng4.2. Các bước theo dõi nguồn sáng4.3. Xác định đàn cá quanh nguồn sáng bằng máy sonar5. Căng lưới và điều chỉnh ánh sáng 5.1. Ý nghĩa của việc căng lưới và điều chỉnh ánh sáng 5.2. Quy trình căng lưới và điều chỉnh ánh sáng6. Phát hiện và xử lý sự cố trong quá trình tập trung cá6.1. Xử lý sự cố khi bóng đèn sáng không đều6.2. Xử lý sự cố rối hoặc đứt dây giềng rút và dây căng lưới

Bài 4: Thả lưới Thời gian: 12 giờMục tiêu:

- Trình bày được nội dung công việc tháo liên kết giữa dây ganh với cọc bích; Thả áo lưới, giềng chì và vòng khuyên.

- Thực hiện được công việc tháo liên kết giữa dây ganh với cọc bích; Thả áo lưới, giềng chì và vòng khuyên.

- Xử lý được các sự cố trong quá trình thả lưới.1. Tháo liên kết giữa dây ganh với cọc bích1.1. Chọn thời điểm tháo liên kết giữa dây ganh với cọc bích1.2. Vị trí thao tác khi tháo liên kết giữa dây ganh với cọc bích2. Thả áo lưới, giềng chì và vòng khuyên2.1. Vị trí thao tác khi thả áo lưới, giềng chì và vòng khuyên2.2. Quy trình thả áo lưới, giềng chì và vòng khuyên3. Phát hiện và xử lý sự cố trong quá trình thả lưới3.1. Xử lý sự cố rối lưới3.2. Xử lý sự cố khi gãy tăng gông căng lưới

Bài 5: Thu lưới Thời gian: 12 giờMục tiêu: - Trình bày được nội dung công việc thu giềng rút và hệ thống giềng chì;

thu thân lưới; thu đụt lưới và lấy cá.

54

Page 56: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

- Thực hiện được công việc thu giềng rút và hệ thống giềng chì; thu thân lưới; thu đụt lưới và lấy cá.

- Xử lý được các sự cố trong quá trình thu lưới.1. Thu giềng rút và hệ thống giềng chì1.1. Vị trí thao tác khi thu giềng rút và hệ thống giềng chì1.2. Quy trình thu giềng rút và hệ thống giềng chì2. Thu thân lưới3. Thu đụt lưới và lấy cá4. Phát hiện và xử lý sự cố trong quá trình thu lưới4.1. Xử lý sự cố khi đứt dây giềng rút4.2. Xử lý sự cố khi số lượng sản phẩm trong đụt lưới nhiều

Bài 6: Xử lý cá Thời gian: 04 giờMục tiêu: - Trình bày được quy trình xử lý cá. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình xử lý cá đúng yêu cầu kỹ thuật.1. Chuẩn bị trước khi xử lý cá

1.1. Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ làm sạch hải sản 1.2. Chuẩn bị làm sạch hải sản 1.2.1. Chuẩn bị boong thao tác

1.2.2. Chuẩn bị dụng cụ1.2.3. Vận hành máy bơm2. Phân loại cá

2.1. Chuẩn bị dụng cụ, bảo hộ lao động 2.2. Phân loại theo đối tượng 2.3. Phân loại theo trọng lượng

3. Rửa sạch cá3.1. Kiến thức liên quan3.2. Quy trình rửa sạch cá

Bài 7: Xử lý sản phẩm ngoài cá Thời gian: 04 giờMục tiêu: - Trình bày được quy trình xử lý các sản phẩm ngoài cá. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.

55

Page 57: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

- Thực hiện quy trình xử lý các sản phẩm ngoài cá đúng yêu cầu kỹ thuật.1. Chuẩn bị trước khi xử lý sản phẩm ngoài cá

1.1. Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ làm sạch hải sản 1.2. Chuẩn bị làm sạch hải sản 1.2.1. Chuẩn bị boong thao tác

1.2.2. Chuẩn bị dụng cụ1.2.3. Vận hành máy bơm2. Phân loại sản phẩm ngoài cá

2.1. Chuẩn bị dụng cụ, bảo hộ lao động 2.2. Phân loại

3. Rửa sạch sản phẩm ngoài cá3.1. Kiến thức liên quan3.2. Quy trình rửa sạch

Bài 8: Bảo quản cá Thời gian: 08 giờMục tiêu: - Trình bày được quy trình chuẩn bị bảo quản. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình chuẩn bị bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật. 1. Đưa cá xuống hầm bảo quản1.1. Kiến thức liên quan1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có1.3. Những yêu cầu khi thực hiện1.4. Quy trình thực hiện

2. Bảo quản bằng nước đá xay 2.1. Kiến thức liên quan2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có2.3. Những yêu cầu khi thực hiện2.4. Quy trình thực hiện

3. Kiểm tra và xử lý sự cố trong quá trình bảo quản 3.1. Kiểm tra nhiệt độ 3.2. Kiểm soát bảo quản bằng đá xay 3.3. Xử lý sự cố trong quá trình bảo quản

Bài 9: Bảo quản sản phẩm ngoài cá Thời gian: 08 giờMục tiêu:

56

Page 58: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

- Trình bày được quy trình chuẩn bị bảo quản các sản phẩm ngoài cá. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình chuẩn bị bảo quản các sản phẩm ngoài cá đúng yêu

cầu kỹ thuật. 1. Đưa sản phẩm ngoài cá xuống hầm bảo quản1.1. Kiến thức liên quan1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có1.3. Những yêu cầu khi thực hiện1.4. Quy trình thực hiện2. Bảo quản bằng nước đá xay 2.1. Kiến thức liên quan2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có2.3. Những yêu cầu khi thực hiện2.4. Quy trình thực hiện

3. Bảo quản bằng dung dịch nước biển lạnh3.1. Kiến thức liên quan3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có3.3. Những yêu cầu khi thực hiện3.4. Quy trình thực hiện

4. Bảo quản khô4.1. Kiến thức liên quan4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có4.3. Những yêu cầu khi thực hiện4.4. Quy trình thực hiện

5. Kiểm tra và xử lý sự cố trong quá trình bảo quản 5.1. Kiểm tra nhiệt độ 5.2. Kiểm soát bảo quản bằng đá xay, nước biển lạnh 5.3. Xử lý sự cố trong quá trình bảo quản

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun khai thác và bảo quản

thủy sản trên tàu lưới chụp trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên.

2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu; phim tài liệu về nghề lưới chụp; băng đĩa, tranh ảnh về kỹ thuật khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp.

3. Điều kiện về cơ sở vật chất:

57

Page 59: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

- 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 - 35 học viên;

- Phòng thực hành có diện tích tối thiểu là 60 m2;- Tàu lưới chụp;- Trang thiết bị, dụng cụ:

Bảng 1: Thống kê trang thiết bị, dụng cụ, thực hành mô đun Khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp

TT Tên dụng cụ, trang thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chúA. Ngư cụ và trang thiết bị:

1 Vàng lưới chụp Bộ 032 Máy tời Chiếc 033 Neo dù Chiếc 034 Máy dò ngang (sonar) Bộ 035 Ống nhòm Chiếc 06

B. Dụng cụ xử lý cá:1 Khay nhựa Chiếc 302 Máy bơm Chiếc 033 Vòi xịt Chiếc 03

C. Dụng cụ bảo quản cá:1 Máy xay đá Chiếc 032 Xẻng Chiếc 063 Túi PE Chiếc 304 Nhiệt kế Chiếc 065 Đèn pin Chiếc 066 Vải bạt Chiếc 067 Hầm bảo quản cá Chiếc 06

E. Dụng cụ bảo hộ và an toàn:1 Dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân Bộ 302 Đèn hiệu tàu đánh cá lưới chụp Bộ 063 Dấu hiệu tàu đánh cá lưới chụp Bộ 064 Còi Chiếc 065 Cồng Chiếc 066 Áo phao cá nhân Chiếc 067 Phao tròn Chiếc 06

4. Điều kiện khác: 01 chuyên gia hướng dẫn tối thiểu có trình độ trung cấp chuyên ngành khai thác hàng hải thủy sản, có kinh nghiệm giảng dạy và công tác thực tiễn.

V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp thi (trắc nghiệm hoặc vấn đáp).

58

Page 60: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

- Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát kết hợp kiểm tra chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm học viên thực hiện.

- Kiểm tra kết thúc mô đun:Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân:+ Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực

hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.+ Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực

hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát kết hợp kiểm tra chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm học viên thực hiện. 2. Nội dung đánh giá

- Kiến thức: kiểm tra trắc nghiệm/ vấn đáp về:+ Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị; Thăm dò, phát hiện đàn cá;

tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; xử lý cá; xử lý sản phẩm ngoài cá; bảo quản cá; bảo quản sản phẩm ngoài cá.

+ Liệt kê được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp.

- Kỹ năng: được đánh giá qua các bài kiểm tra thực hành về: + Thực hiện được các công việc chuẩn bị; Thăm dò, phát hiện đàn cá; tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; xử lý cá; xử lý sản phẩm ngoài cá; bảo quản cá; bảo quản sản phẩm ngoài cá.

+ Sử dụng được các trang thiết bị khai thác, dụng cụ xử lý và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp.

+ Xử lý được các sự cố trong quá trình tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; bảo quản cá; bảo quản sản phẩm ngoài cá.

- Thái độ: Nghiêm túc học tập, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và các quy định, có tinh

thần trách nhiệm.VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Chương trình mô đun khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu lưới chụp có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng.

59

Page 61: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

- Chương trình áp dụng cho cả nước. Đặc biệt là vùng duyên hải Bắc Bộ, miền Trung, miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ.

- Ngoài đối tượng học chính là người lao động nông thôn, chương trình có thể sử dụng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.

- Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận..., tránh các nguy hiểm: người rơi xuống biển, tay kẹp vào máy tời, trượt ngã trên tàu, cần cẩu va vào người...

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:

- Mô đun này gồm phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết, vừa học thực hành để người học dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập.

- Giáo viên cần cập nhật các thông tin về nghề khai thác và bảo quản thủy sản theo công nghệ mới trên tàu lưới chụp trong nước và trên thế giới, tránh tình trạng giới thiệu kiến thức đã lạc hậu, hoặc không phù hợp với thực tế.

- Dạy lý thuyết phần nào thực hành ngay phần đó.- Cần cho học viên thực hành nhiều lần để đạt đến kỹ năng thành thạo.* Phần lý thuyết: - Giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú

trọng phương pháp dạy học tích cực (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại...) để phát huy tính tích cực của người học.

- Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình trong giảng dạy lý thuyết để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng.

* Phần thực hành:- Giáo viên mời một hoặc một số người học trong lớp thực hiện làm mẫu

các thao tác trong bài thực hành và mời các người học khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét tình huống thực hành. Sau đó chia người học của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;

- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của người học trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân;

- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của người học, nêu ra những khó khăn và sai sót có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:- Kiến thức:

60

Page 62: Phụ lục 06: · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT KHAI THÁC, BẢO QUẢN SẢN

Mô tả được nội dung công việc chuẩn bị; thăm dò, phát hiện đàn cá; tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; xử lý cá; xử lý sản phẩm ngoài cá; bảo quản cá và bảo quản sản phẩm ngoài cá theo công nghệ mới trên tàu lưới chụp.

- Kỹ năng: Thực hiện được các công việc chuẩn bị; thăm dò, phát hiện đàn cá; tập trung đàn cá; thả lưới; thu lưới; xử lý cá; xử lý sản phẩm ngoài cá; bảo quản cá và bảo quản sản phẩm ngoài cá theo công nghệ mới trên tàu lưới chụp.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Đoàn Văn Phụ, Nghiên cứu tính chọn lọc của một số loại thiết bị thoát mực ống cho nghề chụp mực ở Vịnh Bắc Bộ, Đại học Nha Trang, 2007.

[2] Nguyễn Việt Thắng, Bách khoa thủy sản, nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007.

[3] Nguyễn Phi Toàn, Át lát ngư cụ khai thác hải sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản, 2009.

[4] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8397:2012 về Lưới chụp mực – Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt.

61