mỘt sỐ Ý kiẾn, ĐỀ xuẤt cỦa bỘ lao ĐỘng, thƯƠng binh...

12
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected] Website: www.hawking.edu.vn MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 1. Xu thế phát triển công nghiệp trên thế giới và khu vực, tác động của nó đến phát triển chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển của công nghiệp đất nước thời gian tới * Xu thế phát triển công nghiệp trên thế giới và khu vực Bước sang thế kỷ XXI, thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển tới mức bất kỳ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế - xã hội nào cũng phải chịu sự tác động ấy. Đây là thời kỳ nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Trước đây, nền kinh tế thế giới hoạt động chủ yếu dựa vào những cơ sở vật chất – kỹ thuật truyền thống. Tuy nhiên, cơ sở này ngày càng tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu phát triển của giai đoạn mới. Tại các nước công nghiệp phát triển, kỹ thuật cơ khí hóa đã đạt trình độ cao và phổ biến các nguồn năng lượng dựa trên cơ sở sử dụng nguyên liệu rắn và lỏng, các vật liệu kim khí… đều đã được tận dung cao độ và nguồn cung cấp chúng ngày càng hạn chế. Các quá trình công nghệ không liên tục ngày càng không đáp ứng được các yêu cầu phát triển, không gian lục địa đã tỏ ra không đủ cho một nền kinh tế thế giới trong tương lai… Đây cũng là thời kỳ mà nền kinh tế tri thức đang bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Đó là những người máy sẽ thay thế cho những người lao động. Các nguồn năng lượng mặt trời và nhiệt hạch… sẽ phổ biến và thay thế cho các nguồn năng lượng hiện có. Các chất siêu dẫn, siêu bền… sẽ thay thế các vật liệu truyền thống. Công nghệ vi sinh, công nghệ gen sẽ phát triển… Các công nghệ liên tục sẽ được sử dụng rộng rãi. Khi đó, nền sản xuất thế giới sẽ đảm bảo cung cấp hàng hóa dồi dào với chi phí rất thấp, các khu vực sản xuất vật chất sẽ thu hẹp lại nhỏ bé so với các khu vực kinh tế tri thức. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ công nghiệp hóa cao coi khoa học công nghệ là cốt lõi của biến đổi nền kinh tế. Các nước này áp dụng nhiều biện pháp để dành được các ưu thế trong sáng tạo kỹ thuật công nghệ như: tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ và tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, cải cách và chấn hưng giáo dục, bồi dưỡng và thu hút nhân tài, thành lập các thành phố khoa học kỹ thuật cao. Để duy trì phát triển công nghiệp và thu được lợi thế, các nước phát triển thực hiện chuyển nhượng kỹ thuật cho các nước kém phát triển hơn. Cũng nhờ đó mà các nước nghèo rút ngắn được chu kỳ đổi mới kỹ thuật và thời gian hoàn vốn cho những kỹ thuật nhập khẩu

Upload: others

Post on 09-Oct-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH …congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA...Đây là thời kỳ

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT

CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

1. Xu thế phát triển công nghiệp trên thế giới và khu vực, tác động của nó đến

phát triển chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển của công nghiệp đất

nước thời gian tới

* Xu thế phát triển công nghiệp trên thế giới và khu vực

Bước sang thế kỷ XXI, thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển tới mức bất kỳ

quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế - xã hội nào cũng phải chịu sự tác

động ấy. Đây là thời kỳ nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ phát triển theo chiều rộng sang

phát triển theo chiều sâu. Trước đây, nền kinh tế thế giới hoạt động chủ yếu dựa vào những

cơ sở vật chất – kỹ thuật truyền thống. Tuy nhiên, cơ sở này ngày càng tỏ ra không đáp ứng

được yêu cầu phát triển của giai đoạn mới. Tại các nước công nghiệp phát triển, kỹ thuật cơ

khí hóa đã đạt trình độ cao và phổ biến các nguồn năng lượng dựa trên cơ sở sử dụng nguyên

liệu rắn và lỏng, các vật liệu kim khí… đều đã được tận dung cao độ và nguồn cung cấp

chúng ngày càng hạn chế. Các quá trình công nghệ không liên tục ngày càng không đáp

ứng được các yêu cầu phát triển, không gian lục địa đã tỏ ra không đủ cho một nền kinh tế

thế giới trong tương lai…

Đây cũng là thời kỳ mà nền kinh tế tri thức đang bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Đó là

những người máy sẽ thay thế cho những người lao động. Các nguồn năng lượng mặt trời và

nhiệt hạch… sẽ phổ biến và thay thế cho các nguồn năng lượng hiện có. Các chất siêu dẫn,

siêu bền… sẽ thay thế các vật liệu truyền thống. Công nghệ vi sinh, công nghệ gen sẽ phát

triển… Các công nghệ liên tục sẽ được sử dụng rộng rãi. Khi đó, nền sản xuất thế giới sẽ

đảm bảo cung cấp hàng hóa dồi dào với chi phí rất thấp, các khu vực sản xuất vật chất sẽ

thu hẹp lại nhỏ bé so với các khu vực kinh tế tri thức.

Các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ công nghiệp hóa cao coi khoa học

công nghệ là cốt lõi của biến đổi nền kinh tế. Các nước này áp dụng nhiều biện pháp để

dành được các ưu thế trong sáng tạo kỹ thuật công nghệ như: tăng cường quản lý Nhà nước

về lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học công

nghệ và tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, cải cách và chấn hưng giáo dục, bồi dưỡng

và thu hút nhân tài, thành lập các thành phố khoa học kỹ thuật cao.

Để duy trì phát triển công nghiệp và thu được lợi thế, các nước phát triển thực hiện

chuyển nhượng kỹ thuật cho các nước kém phát triển hơn. Cũng nhờ đó mà các nước nghèo

rút ngắn được chu kỳ đổi mới kỹ thuật và thời gian hoàn vốn cho những kỹ thuật nhập khẩu

Page 2: MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH …congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA...Đây là thời kỳ

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

để xây dựng những ngành công nghiệp hiện đại cho nền kinh tế của mình. Bên cạnh đó,

nguồn nguyên liệu hay lao động thường là những lợi thế của các nước đang phát triển nhằm

thu hút đầu tư của nước phát triển. Để tận dụng được lợi thế này, các nước đang phát triển

phải áp dụng chính sách kinh tế mới, thực hiện chính sách mở cửa với bên ngoài, tham gia

cạnh tranh quốc tế, sử dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và dịch vụ quốc tế.

Để thấy được xu thế phát triển công nghiệp mới theo từng ngành cụ thể, nghiên cứu

của McKinsey dựa trên những đặc điểm chung về cầu sản phẩm đầu ra, nhu cầu các yếu tố

đầu vào (nhân lực, vốn, nguyên liệu…)… đã chia các ngành công nghiệp sản xuất thành 5

nhóm ngành công nghiệp toàn cầu như sau:

Nhóm ngành công nghiệp Đặc điểm Ngành công nghiệp

Công nghiệp nặng

Cạnh tranh dựa trên sáng tạo và

chất lượng, đòi hỏi nghiên cứu và

phát triển sâu

Hóa học

Một số thành phần được trao

đổi trên toàn cầu với nhiều khu

vực lắp ráp và sản xuất

Xe có động cơ, rơ mooc, phụ

tùng

Thiết bị vận tải khác

Máy móc thiết bị điện

Máy móc, thiết bị, dụng cụ

Khu vực chế biến/gia công

Mức độ thương mại thấp Cao su và các sản phẩm nhựa

Rất phức tạp và logistic tốn

kém Sản xuất sản phẩm từ kim loại

Yêu cầu mới và gần nơi có nhu

cầu cao

Thực phẩm, đồ uống và thuốc

Tính tự động hóa cao, không

đòi hỏi nhiều về nghiên cứu và

sáng tạo

In ấn và xuất bản

Công nghiệp khai thác năng lượng/tài nguyên

Cung cấp hàng hóa đầu vào

cho các ngành khác

Sản xuất các sản phẩm gỗ

Xăng dầu, than, hạt nhân

Có năng lượng hoặc nguồn tài

nguyên dồi dào Giấy và bột giấy

Sản phẩm cạnh tranh, nguồn tài

nguyên đa dạng

Các sản phẩm từ khoáng sản

Các sản phẩm kim loại cơ bản

Công nghiệp sáng chế/sáng tạo

Cạnh tranh dựa trên nghiên cứu

và phát triển công nghệ tiên tiến Máy tính và thiết bị văn phòng

Có thể là sản phẩm cuối cùng

hoặc là đầu vào cho ngành công

nghiệp khác

Chất bán dẫn và điện tử

Y tế và quang học

Cường độ lao động cao (30-35

giờ trên 1000$ giá trị gia tăng) May mặc, da giày

1

2

3

4

5

Page 3: MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH …congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA...Đây là thời kỳ

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

Nhóm ngành công nghiệp Đặc điểm Ngành công nghiệp

Ngành thâm dụng lao động

Khả năng phơi nhiễm cao với

giá cả cạnh tranh

Đồ đạc, đồ trang sức, đồ chơi,

khác

Được giao dịch trên toàn thế

giới, nhu cầu thấp

Trong đó, nhóm ngành công nghiệp nặng và công nghiệp sáng chế/sáng tạo với đặc thù

là nhu cầu nhân lực chất lượng cao, vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại… nên đây là hai nhóm

ngành tập trung chủ yếu ở các nước tiên tiến phát triển như Mỹ, các nước khu vực châu Âu,

một số rất ít các nước ở khu vực châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Đối với nhóm ngành công nghiệp nặng, một số ngành như hóa học, sản xuất xe có

động cơ, đặc biệt là công nghiệp chế tạo máy bay… tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước

phát triển. Đây cũng là những ngành tạo ra nhiều giá trị nhất đối với nền kinh tế. Một số

ngành công nghiệp còn lại như sản xuất thiết bị, dụng cụ hay sản xuất các loại thiết bị vận

tải khác tạo ra giá trị thấp, đang có xu hướng được chuyển dần đến các nước kém phát triển

hơn.

Hiện nay, các công ty trong nhóm công nghiệp nặng đang phải thu hút nhiều kỹ sư và

công nhân lành nghề ở các khu vực để duy trì năng lực cạnh tranh. Họ dự kiến sẽ chỉ tuyển

dụng được những lao động như vậy trong ngắn hạn, đặc biệt ở Nhật Bản và các nền kinh tế đối

mặt với vấn đề già hóa dân số (lao động sẽ nghỉ hưu với quy mô lớn). Trong khi đó, đội ngũ

lao động tài năng trong các nền kinh tế đang phát triển ngày càng tăng. Châu Á cũng là một

trong những thị trường lao động tiềm năng sẽ bổ sung nhân lực cho nhóm nước công nghiệp

này. Một số lĩnh vực được dự báo sẽ thiếu lao động kỹ năng trầm trọng như: sản xuất thuốc,

sản xuất máy móc thiết bị tiêu chuẩn, sản xuất hóa chất (thuốc trừ sâu, thực phẩm, ngành nhựa)

và các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất phụ tùng…

Đối với nhóm công nghiệp sáng chế/sáng tạo: Nhóm được tạo thành từ 3 ngành công

nghiệp: chất bán dẫn và thiết bị điện tử; y tế và thiết bị quang học; máy tính và thiết bị văn

phòng. Trong đó, tạo ra nhiều giá trị nhất là công nghiệp bán dẫn và thiết bị điện tử. Tạo ra

ít giá trị nhất là công nghiệp máy tính và thiết bị văn phòng. Nhóm này có mức độ thương

mại khá cao, đạt tới 55-90% tổng giá trị sản xuất, bao gồm cả để làm sản phẩm trung gian

hay sản phẩm cuối cùng. Theo truyền thống, nhóm công nghiệp sáng chế/sáng tạo này tập

trung ở các nền kinh tế tiên tiến như Apple và Hewlett_Packard tại Hoa Kỳ; Fujitsu, Hitachi

và Toshiba tại Nhật Bản; Ericsson, Nokia, Philips, Siemens ở Châu Âu. Một số các nước ở

Châu Á như Hàn Quốc hay Trung Quốc cũng có một số công ty khá mạnh sản xuất sản

phẩm thuộc nhóm này và thị phần cũng tăng khá nhanh thời gian qua. Tuy nhiên, các sản

phẩm cũng chỉ tập trung vào sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng và máy tính. Trong khi, các

nền kinh tế tiên tiến tiếp tục thống trị về y tế, các thiết bị quang học và xuất khẩu mạnh các

Page 4: MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH …congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA...Đây là thời kỳ

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

sản phẩm này.

Trong nhóm ngành công nghiệp này, chi phí lao động đóng góp khá quan trọng trong

khâu lắp ráp. Vì chi phí lao động ở Trung Quốc tăng nên các nước kém phát triển khác có

khả năng sẽ trở thành nước thay thế thu hút các công ty nước ngoài đến đầu tư. Việt Nam

vẫn tiếp tục là một quốc gia tiềm năng thu hút các công ty nước ngoài.

Giai đoạn 2015-2025, với việc chuyển nhượng mạnh mẽ một số ngành công nghiệp

sản xuất tới các nước kém phát triển hơn, sẽ là cơ hội cho khu vực ASEAN phát triển mạnh

mẽ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công

nghiệp và dịch vụ. Với đặc trưng là một trong những khu vực giàu có về tài nguyên thiên

nhiên, nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ, trình độ chuyên môn của người lao

động đang được nâng cao, nhóm ngành công nghiệp thâm dụng lao động và nhóm ngành

chế biến/chế tạo đang tập trung chủ yếu ở khu vực ASEAN.

Đối với nhóm công nghiệp chế biến: nhóm này có 4 ngành công nghiệp lớn: (i) thực phẩm,

đồ uống, thuốc lá; (ii) các sản phẩm được sản xuất từ kim loại; (iii) in ấn và xuất bản; (iv) các sản

phẩm từ cao su và nhựa. Trong đó, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá tạo ra nhiều giá trị gia tăng

nhất, cũng như tạo ra nhiều việc làm nhất. Ngược lại, nhóm sản xuất sản phẩm từ nhựa và cao su

là tạo ra ít giá trị nhất cũng như tạo thêm ít việc làm nhất.

Nhóm này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Các ngành

công nghiệp thuộc nhóm này, yêu cầu đổi mới công nghệ thấp và nhu cầu vốn cao. Mức độ

thương mại thấp, ví dụ thực phẩm và đồ uống được sản xuất ra phải tươi và đáp ứng nhu cầu/sở

thích của người dân địa phương đó. Hơn nữa, một số sản phẩm sản xuất từ kim loại đúc sẵn thì

tốn kém trong khâu vận chuyển và phức tạp trong logistic.

Nhóm ngành thâm dụng lao động: nhóm này được tạo thành từ các ngành công

nghiệp như dệt, may mặc, da; đồ nội thất, đồ trang sức, đồ chơi và hàng hóa khác. Trong số

này, dệt may và da là có giá trị gia tăng lớn nhất và tạo ra nhiều việc làm nhất.

Hầu hết các nước ở thời kỳ đầu phát triển đều hướng tới phát triển ngành dệt may, da

giày này như một cách đến tận dụng lợi thế về lao động và cũng là bước để chuyển đổi từ

nông thôn nông nghiệp sang công nghiệp. Hiện nay, nhóm ngành này đang tập trung chủ

yếu ở Mỹ Latinh và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.

Trong sự trỗi dậy của tự do hóa thương mại, chi phí lao động thấp đã trở thành một

yếu tố quan trọng hơn trong hầu hết các ngành thâm dụng lao động. Đó cũng là lý do mà

hầu hết các nền kinh tế tiên tiến đã mất đi thị phần của ngành này. Ngoài ra, các sản phẩm

có giá trị gia tăng cao cũng không phải nhất thiết đặt tại nơi được thiết kế ra hoặc tại thị

trường tiêu thụ chính. Chính vì thế, các công ty có thể đặt trụ sở tại nơi có chi phí nhân công

giá rẻ để tận dụng thời kỳ thương mại hóa toàn cầu này. Trung Quốc vẫn là nước thu hút

được nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài nhờ chi phí lao động tương đối thấp, vận chuyển

Page 5: MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH …congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA...Đây là thời kỳ

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

tốt và thị trường trong nước rộng lớn. Tuy nhiên, vấn đề chính trị trên Biển Đông và mong

muốn của nhà sản xuất đa dạng hóa địa điểm để giảm thiểu rủi ro chính trị và chuỗi cung

cấp được các công ty đẩy mạnh tìm kiếm địa điểm mới. Sản xuất và gia công quần áo đã

được chuyển đến Campuchia và Việt Nam và một số nước khác. Bên cạnh đó, một số quốc

gia như Nhật Bản cũng bày tỏ quan điểm rõ ràng sẽ giảm sự phụ thuộc của mình vào Trung

Quốc trong lĩnh vực dệt may.

Trong bối cảnh của cuộc Đại suy thoái, nền kinh tế toàn cầu đã bước vào một giai

đoạn mới với nhiều biến động và công ty sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả khi nền

kinh tế toàn cầu phục hồi, sản xuất vẫn phải đối mặt với những thay đổi dài hạn về môi

trường, nhu cầu của người tiêu dùng, chi phí sản xuất tăng, thiếu hụt tài nguyên và tài năng,

sự lay lan của công nghệ mới và những tác động của chính sách Chính phủ để thúc đẩy và

hỗ trợ sản xuất trong nước.

Hiện nay, thiếu hụt lao động kỹ năng vẫn là một vấn đề lớn của các quốc gia. Trong một

cuộc khảo sát năm 2011, 26% người sử dụng lao động từ châu Âu, Trung Đông và các quốc gia

châu Phi báo cáo là họ có khó khăn trong tìm kiếm lao động có trình độ kỹ năng cao, đặc biệt

là kỹ thuật viên và kỹ sư; 80% các công ty của Nhật Bản cũng báo cáo vấn đề tương tự. Trong

cùng năm đó, khi tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ vượt quá 9%, một cuộc khảo sát 2000 công ty

Mỹ cho thấy 30% của các công ty nói chung và 43% các công ty sản xuất không lấp được chỗ

làm việc trống trong vòng 6 tháng.

Dựa trên các xu hướng hiện tại, nghiên cứu của McKinsey ho thấy ở các nước có tốc

độ tăng trưởng nhanh chóng như Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ, công nhân lành nghề và

công nhân kỹ thuật bậc trung sẽ bị thiếu hụt lớn vào năm 2030. Ba trong số 5 loại lao động

tìm kiếm khó khăn nhất vào năm 2011 là kỹ thuật viên, lao động lành nghề và kỹ sư liên

quan trực tiếp đến sản xuất. Trong một số ngành công nghiệp thì lao động là động lực chính

để cạnh tranh. Điều này tạo cơ hội cho các nền kinh tế mới nổi sẽ là thị trường lao động

chính. Trong hai thập kỷ tới, sự phát triển của lực lượng lao động toàn cầu sẽ chậm lại, trong

nhiều nền kinh tế tiên tiến, sự tăng trưởng kinh tế sẽ không đáng kể. Một số nước như Nhật

Bản, lực lượng lao động dự đoán sẽ giảm do lão hóa và tỷ lệ sinh thấp. Tại Hoa Kỳ, công

nhân lớn tuổi (từ 55 tuổi trở lên) chiếm 40% lực lượng lao động trong sản xuất hóa chất

nông nghiệp, hơn 1/3 lực lượng lao động trong gốm và trong một số ngành sản xuất kim

loại và hơn ¼ của hàng không vũ trụ, động cơ, tua bin và thiết bị chế tạo chính xác. Bao

gồm cả công nhân ở nhóm 45-55 tuổi, số lượng lao động trung niên và lao động lớn tuổi

chiếm lần lượt 60% và 70% lao động trong các ngành công nghiệp.

Trong 20 năm tới, thị trường tài nguyên có khả năng sẽ thay đổi rất nhiều. Trên tất cả

các mặt hàng chủ lực, nhu cầu dự kiến tăng từ 30%-80% bởi việc bổ sung khoảng 1,8 tỷ

thành viên mới vào lớp tiêu thụ toàn cầu trong 15 năm tới, chủ yếu ở Châu Á. Đến năm

2030, nhu cầu về xe hơi toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi, năng lượng dự kiến tăng 20%,

Page 6: MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH …congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA...Đây là thời kỳ

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

nhu cầu về cơ sở hạ tầng đô thị sẽ tăng cao.

* Cơ hội và thách thưc của Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự

phát triển của công nghiệp đất nước thời gian tới

- Về cơ hội

Với việc tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, sự hình thành cộng đồng

ASEAN, Việt Nam có cơ hội tham gia ngày càng nhiều hơn vào chuỗi giá trị gia tăng và

mạng phân phối toàn cầu, vào phân công lao động quốc tế và điều này sẽ tác động tích cực

đến thị trường lao động, đào tạo NNL trình độ cao ở các ngành/nghề cụ thể như sau:

+ Với việc tham gia hội nhập ASEAN, Việt Nam sẽ tham gia sản xuất và cung ứng

các sản phẩm thuộc 12 ngành ưu tiên bao gồm: 7 ngành sản xuất hàng hóa là nông sản, thủy

sản, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, ô tô; 2 ngành dịch vụ là hàng không

và thương mại điện tử; và 3 ngành vừa hàng hóa vừa dịch vụ là y tế và công nghệ thông tin,

ngành hậu cần. Trong quá trình này, nguồn nhân lực Việt Nam sẽ được đào tạo và trải

nghiệm nhiều hơn, đầy đủ hơn, chất lượng nguồn nhân lực sẽ được nâng cao và tiến gần

hơn với chuẩn chất lượng nhân lực thế giới trong những ngành này.

+ Với việc tham gia ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam

sẽ tham gia xuất khẩu các mặt hàng dệt may, nông sản và sản phẩm công nghệ sinh học hiện

đại, ngành khai khoáng (dầu khí, khoáng sản).

+ Theo dự báo của ILO&ADB trong báo cáo “Hội nhập AEC:…”: đến 2025”, Việt

Nam sẽ tăng thêm 6 triệu việc làm, hơn 50% thuộc ngành thương mại và vận tải, may mặc,

chế biến LTTP; Đồng thời, cũng theo dự báo này thì 10 nghề có nhu cầu lao động tăng cao

là: Thợ thủ công và các hoạt động liên quan, Lái xe tải, xe buyt; Nấu ăn; Dịch vụ KD; nhân

viên bán hàng, vận hành, chế biến thực phẩm, ngư dân, LĐ giản đơn khác. Nếu nắm bắt tốt

xu thế này để đào tạo nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội vàng nhằm nâng

cao năng suất và chất lượng lao động.

+ Bên cạnh tạo việc làm trong nước, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các nước sẽ

có cơ hội đưa lao động chất lượng cao tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Tham gia hội nhập ASEAN, lao động chất lượng cao trong một số ngành của Việt Nam

cũng sẽ có nhiều cơ hội đi làm việc ở nước ngoài như: bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ sư, kiểm

toán, kiến trúc sư, nha sĩ, nhân viên vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Đây sẽ là cơ

hội tốt cho lao động nâng cao trình độ, tay nghề khi được tiếp xúc và làm việc ở môi trường

hiện đại, tiên tiến. Sau khi trở về nước, họ sẽ truyền đạt lại kinh nghiệm giúp nâng cao chất

lượng lao động trong nước.

- Về thách thưc

Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh các cơ hội do hội nhập mang lại, Việt

Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức xuất phát từ điểm yếu của nền kinh tế và

thị trường lao động như: nguồn nhân lực Việt Nam sẽ bị cạnh tranh gay gắt trong các ngành

/nghề: (i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc LĐKT (các vị trí được cấp

Page 7: MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH …congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA...Đây là thời kỳ

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

phép theo NĐ 102); (ii) tám lĩnh vực nghề được tự do di chuyển trong ASEAN: Kiểm toán,

kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ sư, nhân viên vận chuyển và nhân viên

ngành du lịch.

Đồng thời, do tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam còn thấp, đó là chưa kể đến

tình trạng thiếu các kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, tin học, tác phong làm

việc… sẽ làm tăng nguy cơ mất việc làm của lao động Việt Nam ở một số lĩnh vực như: (i)

lao động trong các doanh nghiệp và ngành có sức cạnh tranh thấp (doanh nghiệp nhỏ và

vừa, ngành chăn nuôi, ngành dệt may…,); (ii) Lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước

được bảo hộ nhiều sẽ có nguy cơ bị mất việc hàng loạt; (iii) lao động trong chuỗi cung ứng

hàng hóa dịch vụ bán buôn, bán lẻ (Trung tâm mua sắm, chợ, siêu thị …hướng vào bán

hàng nhập khẩu).

* Tác động của các xu thế phát triển công nghiệp tới việc chuyển dịch lao động từ

nông nghiệp sang công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Những phân tích trên đây cho thấy rằng tham gia vào chuỗi giá trị và cung ứng toàn

cầu là điều tất yếu đối với mỗi quốc gia. Tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày

càng rõ nét. Tiến bộ khoa học và công nghệ, điển hình là công nghệ thông tin, công nghệ

chế tạo và tự động hóa, công nghệ sinh học,... và chuyển sang kinh tế tri thức, kinh tế

số/mạng đưa lại một khuôn mẫu phát triển kinh tế mới cho thế giới, làm thay đổi cơ bản tư

duy và chiến lược tăng trưởng hướng tới chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, quá trình này lại

đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao hơn, cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp hơn, linh

hoạt hơn.

Tính đến hết năm 2015, dân số Việt Nam đạt 91,7 triệu người và đang trong thời kỳ

“dân số vàng”. Lực lượng lao động Việt Nam là 53,98 triệu người Tỷ lệ lực lượng lao động

từ 15 tuổi trở lên không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 58%. Hàng năm trung bình có

khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân

lực đã được cải thiện và từng bước được nâng cao. Lao động Việt Nam được đánh giá là

thông minh, khéo léo, cần cù.... Đây là những điều kiện khá tốt để việc chuyển dịch lao

động từ nông nghiệp sang công nghiệp nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Để thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch, hai mục tiêu phát triển công nghiệp mà

Đảng và Chính phủ đã đề ra là:

(i) Đến năm 2025, công nghiệp Việt Nam phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và

lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công nghệ hiện đại và

tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, có khả năng đáp ứng cơ

bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu; đội ngũ lao động có đủ trình độ đáp ứng nhu

cầu của nền sản xuất hiện đại.

(ii) Đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành

có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi

Page 8: MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH …congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA...Đây là thời kỳ

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội

nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động

trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.

Để đạt được các mục tiêu phát triển công nghiệp đã đề ra, nhằm thực hiện hiệu quả

chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực nên

được ưu tiên ở một số nhóm ngành chính sau:

Nhóm ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo, bao gồm các ngành/lĩnh vực nhỏ như: (i)

ngành Cơ khí và Luyện kim: giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực và

phát triển các sản phẩm: máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, ô tô và phụ tùng cơ khí,

thép chế tạo. Sau năm 2025, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các sản phẩm:

đóng tàu, kim loại màu và vật liệu mới; (ii) ngành hóa chất: giai đoạn đến năm 2025, ưu

tiên đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các sản phẩm: hóa chất cơ bản, hóa dầu và sản

xuất linh kiện nhựa – cao su kỹ thuật; Giai đoạn sau 2025, ưu tiên phát triển nhóm ngành

hóa dược; (iii) ngành chế biến nông, lâm, thủy sản: giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên đào tạo

nguồn nhân lực và phát triển các sản phẩm: nông sản, thủy sản chủ lực và chế biến gỗ phù

hợp với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá

trình sản xuất, chế biến nông sản, xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh của nông sản

Việt Nam; (iv) ngành Dệt may, da giầy: giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên đào tạo nguồn

nhân lực và phát triển các sản phẩm: phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu;

giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các sản phẩm: quần

áo thời trang, giầy cao cấp.

Nhóm ngành Điện tử và Viễn thông: giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên đào tạo nguồn

nhân lực và phát triển các sản phẩm: thiết bị máy tính, điện thoại và linh kiện. Giai đoạn

sau năm 2025, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các sản phẩm: phần mềm, nội

dung số, dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử y tế.

Nhóm ngành Năng lượng mới và năng lượng tái tạo: giai đoạn đến năm 2025, thúc

đẩy phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo như gió, mặt trời, biomass; giai đoạn sau

2025, phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, ưu tiên phát triển các dạng

năng lượng tái tạo như địa nhiệt, sóng biển…

2. Mục tiêu và những định hướng lớn về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo

nghề phục vụ sự phát triển công nghiệp đất nước giai đoạn 2016-2025

* Mục tiêu:

- Mục tiêu tổng quát: Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu về số lượng, cơ cấu và

trình độ nhân lực, đảm bảo yêu cầu nhân lực thực hiện thành công đường lối công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế

Page 9: MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH …congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA...Đây là thời kỳ

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

so sánh quốc tế; đồng thời nêu ra các giải pháp phát triển nhân lực, hình thành đội ngũ nhân

lực chất lượng cao theo chuẩn khu vực và từng bước tiến tới chuẩn quốc tế

- Mục tiêu cụ thể:

+ Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các hình thức, trình

độ khác nhau, đạt mức 70,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành đạt tới

92,0%.

+ Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở mọi lĩnh

vực, đồng thời tập trung ưu tiên những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.

+ Xây dựng được đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ

cho đất nước.

* Những định hướng lớn về đào tạo nguồn nhân lực:

- Định hướng phát triển chung là chuyển mạnh mẽ đào tạo nguồn nhân lực từ mở

rộng quy mô sang nâng cao chất lượng. Đến năm 2020, đào tạo nguồn nhân lực nói chung

và dạy nghề nói riêng đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất

lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các

nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành

nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử

dụng lao động.

- Hoàn thiện thể chế, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; đổi mới và phát

triển đào tạo nguồn nhân lực theo hướng cầu của thị trường lao động, gắn với chiến lược

phát triển KT-XH của cả nước và gắn với giải quyết nhu cầu việc làm của người lao động

ở trong nước và nhu cầu xuất khẩu lao động.

- Đổi mới và phát triển đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuẩn hóa, công nghiệp

hóa và hội nhập một cách toàn diện, đồng bộ từ mục tiêu đến nội dung chương trình, phương

pháp đào tạo, phương pháp đánh giá kết quả học tập và các điều kiện đảm bảo chất lượng

đào tạo khác; thực hiện sự công nhận, liên thông lẫn nhau giữa các trình độ đào tạo trong

đào tạo nghề và giữa đào tạo nghề với với các phân hệ giáo dục khác cũng như với các nước

trong khu vực và quốc tế.

- Lựa chọn lĩnh vực ưu tiên trong đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phù

hợp với mục tiêu phát triển công nghiệp thời gian tới.

- Đẩy mạnh đào tạo tại doanh nghiệp; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các

tổ chức, cá nhân và toàn xã hội, nhất là các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp, cơ sở sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia phát triển dạy nghề. Nhà nước bảo đảm thực hiện công

bằng xã hội về cơ hội học nghề thường xuyên và suốt đời cho mọi người, góp phần xây

dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong những thập niên tới.

Page 10: MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH …congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA...Đây là thời kỳ

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

3. Những đề xuất mới về chính sách đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát

triển công nghiệp đất nước giai đoạn 2016-2025

Thư nhất, ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp,

đặc biệt chú trọng một số ngành công nghiệp ưu tiên đến năm 2025 như: cơ khí và luyện

kim, ngành hóa chất, ngành chế biến nông, lâm, thủy sản, ngành dệt may, da giầy, ngành

điện tử-viễn thông, ngành năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Hai là, đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói

chung và nhân lực công nghiệp nói riêng. Trước mắt, cần tập trung vào một số nội dung sau

đây:

- Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng,

khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Tổ chức lại mạng lưới giáo dục đào

tạo, sắp xếp lại hệ thống giáo dục quốc dân cả ở quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề, cơ sở đào

tạo, quy hoạch lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng, miền và địa phương.

- Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, khung chương trình đào tạo ở bậc

đại học và giáo dục nghề nghiệp theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự

nghiên cứu, tăng thời gian thực hành, tập trung vào những nội dung, kỹ năng người học,

doanh nghiệp và xã hội cần, đảm bảo liên thông giữa các bậc học, cấp học, giữa giáo dục

nghề nghiệp và giáo dục đại học. Đa dạng hoá các phương thức đào tạo. Có cơ chế để tổ

chức, cá nhân người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương

trình đào tạo và đánh giá năng lực người học.

- Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Cải cách mục tiêu,

nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh ứng

dụng công nghệ thông tin. Từng bước áp dụng kiểm định, đánh giá theo kết quả đầu ra của

giáo dục và đào tạo.

Đổi mới chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; nâng cao chất lượng

nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào giáo dục và đào tạo. Đặc biệt chú trọng

việc tổ chức sắp xếp lại và hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các trường sư phạm trên

phạm vi cả nước.

Ba là, đổi mới và nâng cao chất lượng dạy nghề. Phát triển dạy nghề theo hướng

chuẩn hoá và hiện đại hóa; đổi mới, hiện đại hóa chương trình, nội dung đào tạo theo hướng

linh hoạt, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với

những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo

chủ động gắn đào tạo với yêu cầu của sản xuất, tạo thuận lợi cho người học. Xác định rõ

ràng các lĩnh vực, ngành nghề hiện đang thiếu nhân công, thiếu người lao động có trình độ

chuyên môn cao; Tiêu chuẩn hóa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng,

Page 11: MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH …congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA...Đây là thời kỳ

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

với những chỉ tiêu chất lượng được quy định chặt chẽ; Khuyến khích phát triển tất cả các

hình thức đào tạo tập trung và phân tán, đào tạo kèm cặp tại chỗ, truyền nghề ở các cơ sở

sản xuất kinh doanh, gia đình truyền thống; Tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng

nghề theo khung trình độ quốc gia.

Bốn là, chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Xây dựng, thường xuyên cập nhật hệ thống pháp luật về phát triển nguồn nhân lực

Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam nhưng không trái với thông lệ và

luật pháp quốc tế về lĩnh vực này mà Việt Nam tham gia, ký kết, cam kết thực hiện.

Thiết lập khung trình độ quốc gia phù hợp với khu vực và thế giới. Xây dựng nội dung,

chương trình và phương pháp giáo dục và đào tạo theo định hướng phù hợp chuẩn quốc tế và

đặc thù Việt Nam; tăng cường quan hệ liên thông chương trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục

và các ngành đào tạo của Việt Nam và quốc tế; thực hiên công nhận lẫn nhau chương trình đào

tạo giữa các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam và của thế giới; thỏa thuận về việc công

nhận văn bằng, chứng chỉ đào tạo giữa Việt Nam với các nước.

Tham gia kiểm định quốc tế chương trình đào tạo. Thực hiện đánh giá và quản lý chất

lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết, trao đổi về giáo dục và đào tạo đại học, sau đại học

và các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt

Nam và thế giới.

Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài

năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình

đào tạo nhân lực đại học và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học

Việt Nam.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn

lực xã hội, kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng một số trường đại học, cao đẳng và

dạy nghề đạt chuẩn quốc tế. Thu hút các trường đại học, dạy nghề có đẳng cấp quốc tế vào

Việt Nam hoạt động.

Tăng cường dạy và bồi dưỡng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), văn hoá thế giới, kỹ

năng thích ứng trong môi trường cạnh tranh quốc tế cho người Việt Nam.

Năm là, bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực

Ngân sách Nhà nước là nguồn lực chủ yếu để phát triển nhân lực quốc gia đến năm

2020. Tăng đầu tư phát triển nhân lực cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn

vốn đầu tư toàn xã hội. Cần xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách Nhà nước theo hướng

tập trung chi để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên

và thực hiện công bằng xã hội (hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực ở các vùng sâu, vùng xa,

cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách,…). Nghiên cứu đổi mới

cơ chế phân bổ và hỗ trợ bằng ngân sách Nhà nước cho phát triển nhân lực từ hỗ trợ cho

Page 12: MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH …congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/MỘT SỐ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA...Đây là thời kỳ

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

các đơn vị cung ứng sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng và bảo đảm công bằng

giữa các cơ sở công lập và ngoài công lập.

Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực.

Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư và đóng

góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức: Trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục,

đào tạo, cơ sở y tế, văn hoá, thể dục thể thao; Góp vốn, mua công trái, hình thành các quỹ

hỗ trợ phát triển nhân lực. Cần quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sự phát triển

nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế, chính sách mạnh để doanh nghiệp thuộc mọi

thành phần kinh tế tăng đầu tư phát triển nhân lực nói chung và đào tạo, bồi dưỡng, dạy

nghề nói riêng. Mở rộng các hình thức tín dụng ưu đãi cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và

cho học sinh, sinh viên để học nghề, học đại học, cao đẳng, hỗ trợ người lao động học tập

bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Đẩy mạnh và tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho phát triển

nhân lực Việt Nam; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ trợ phát triển nhân lực

(ODA); thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài cho phát triển nhân lực (đầu tư trực tiếp

xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo, bệnh viện, trung tâm thể thao..).

Tài liệu tham khảo

1. Manufacturing the future: The next era of global growth and innovation,

McKinsey&Company, November 2012.

2. https://www.nist.gov/sites/default/files/documents/mep/data/Manufacturing-

the-Future.pdf.

3. Chiến lược hội nhập lao động và xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

2015.

4. Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đảy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

5. Quyết định số 879/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát

triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

6. Quyết định số 1216/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt

Nam giai đoạn 2011-2020.

7. Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới lĩnh vực dạy nghề, Tổng Cục dạy nghề, 2014.