ngµy so¹n: · web view- gv hướng dẫn quy trình tiến hành: lấy một đồng tiền kim...

249
Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack Phần I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CHƯƠNG I : CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN TIẾT 1: MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. 1. Kiến thức - HS trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học, hiểu được công lao và trình bày được những phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. - Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, phát triển tư duy, phân tích so sánh. 3. Thái độ : - Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học. II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ TBDH : GV: Tranh phóng to hình 1.2 Tranh các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Men Đen. HS: Tìm hiểu trước bài PHT theo mẫu 1 SGV III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1. Ổ n định tổ chức : 9A: 9C: 9B: 9D: 2. Kiểm tra bài cũ : GV giới thiệu chương trình SH lớp 9 3. Dạy và học bài mới : * Đặt vấn đề: Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học. Men đen- người đặt nền móng cho di truyền học. Để hiểu được vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài hôm nay 1

Upload: others

Post on 08-Aug-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Phần I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐENTIẾT 1: MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.1. Kiến thức- HS trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học, hiểu được công lao và trình bày được những phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. - Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, phát triển tư duy, phân tích so sánh.3. Thái độ: - Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ TBDH: GV: Tranh phóng to hình 1.2

Tranh các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Men Đen. HS: Tìm hiểu trước bài

PHT theo mẫu 1 SGV

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1. Ổ n định tổ chức: 9A: 9C:9B: 9D: 2. Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu chương trình SH lớp 93. Dạy và học bài mới:* Đặt vấn đề: Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học. Men đen- người đặt nền móng cho di truyền học. Để hiểu được vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài hôm nay

Hoạt động của thầy & trò

Hoạt động 1:- GV Y/C học sinh tìm hiểu thông tin mục I và hoàn thiện bài tập lệnh SGK (T5): ? Liên hệ với bản thân mình có những đặc điểm giống và khác bố mẹ.(Hoàn thành PHT)- GV gọi HS trình bày bài tập, bổ sung- GV giải thích: + Đặc điểm giống bố mẹ: Hiện tượng di truyền

Nội dung

I. Di truyền học.

1

Page 2: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

+ Đặc điểm khác bố mẹ: Hiện tượng biến dị.? Thế nào là di truyền và biến dị.- HS trả lời.- HS khác bổ sung- GV chốt lại kiến thức- GV giải thích: Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản. - GV Y/C Học sinh trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học. - HS trả lời, bổ sung- GV chốt lại kiến thức Hoạt động 2- GVY/c 1 hs đọc tiểu sử của MenĐen SGK (T7)- GV giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ XIX và phương pháp nghiên cứu của MenĐen.- GV Y/C học sinh quan sát hình 1.2 cho biết: ? Hãy nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai.- GV Y/C học sinh nghiên cứu thông tin Nêu phương pháp nghiên cứu của MenĐen- GV gọi học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung.- GV chốt lại kiến thức- GV nhấn mạnh: Tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của MenĐen và giải thích vì sao Menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu?

Hoạt động 3: - GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu một số thuật ngữ (HS tự thu nhận thông tin SGK)- GV Y/C HS nêu từng thuật ngữ và lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ.

- GV giới thiệu một số kí hiệuVD: SGK

- GV mở rộng:

- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.- Biến dị là con sinh ra khác bố mẹ và khác về nhiều chi tiết.

- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luận của hiện tượng di truyền và biến dị.

II. Men Đen -Người đặt nền móng cho di truyền học.

- Phương pháp phân tích các thế hệ lai + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản. + Theo dõi sự biểu hiện các tính trạng ở đời con + Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được

III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học.

1. Thuật ngữ: + Tính trạng: Đặc điểm hình thái cấu tạo sinh lí của một cơ thể + Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. + Nhân tố di truyền: Qui định các tính trạng của sinh vật + Giống (dòng), thuần chủng: Có đặc tính di truyền đồng nhất, các

2

Page 3: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Kí hiệu giao tử cái là chiếc gương soi của thần vệ nữ - Kí hiệu giao tử đực là cái khiên và ngọn giáo của thần chiến tranh- GV lưu ý: Khi viết công thức lai Mẹ viết bên trái dấu x còn Bố viết bên phải*Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài

thế hệ sau giống thế hệ trước.2. Kí hiệu:+ P: Cặp bố mẹ xuất phát+ X: Kí hiệu phép lai+ G: Giao tử

+ ♂: Giao tử đực ( Cơ thể đực) + ♀: Giao tử cái ( Cơ thể cái)

+ F: Thế hệ con

4. Củng cố và luyện tập:? Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen gồm những điểm nào?? Tại sao Men Đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai?

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:- Học bài và làm bài tập SGK vào vở- Kẻ bảng 2 (T8) vào vở, xem trước bài 2.

Tiết 2:LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG

I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức:- HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. - Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li, giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.2. Kĩ năng:- Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình, phân tích số liệu, tư duy lôgíc.- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ TBDH GV: Tranh hình 2.1 & 2.3 SGK. Tranh sơ đồ sự di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan HS: Tìm hiểu trước bài và kẻ bảng 2 T8 SGK

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:1. Ổn định tổ chức : 9A: 9C:

3

Page 4: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

9B: 9D:1. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học?? Tại sao Men Đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai?

3. Dạy và học bài mới: * Đặt vấn đề: Yêu cầu HS trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen? Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào? Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay:

Hoạt động của thầy & trò

Hoạt động 1: - GV hướng dẫn HS quan sát H 2.1 SGK - GV giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan - GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn. - GV Y/C HS nghiên cứu bảng 2 SGK - HS các nhóm thảo luận theo câu hỏi:? Nhận xét kiểu hình ở F1.? Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp. - HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung.- F1 mang tính trạng trội (bố hoặc mẹ)- Tỉ lệ kiểu hình F2:

Hoađỏ: Hoa trắng 705 : 224 3 : 1Thân cao: T. lùn 787 : 277 3 : 1Quả lục: Q.vàng 428 : 152 3 : 1

=> Từ kết quả trên yêu cầu HS nhận xét về tỷ lệ F2? - GV chốt lại kiến thức - Y/C học sinh trình bày TN của Menđen? - GV nhấn mạnh: sự thay đổi giống làm mẹ thì kết quả thu được không thay đổi ->Vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ - Y/C HS làm bài tập điền từ (T9) - HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung? Nêu qui luật phân li.

Hoạt động 2: - GV giải thích quan niệm đương thời của

Nội dung

I. Thí nghiệm của menđen:

1. Các khái niệm :- Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.- Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1- Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện

2. Thí nghiệm: Lai hai giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.VD: P: Hoa đỏ X Hoa trắng F1: Hoa đỏ F2: 3 hoa đỏ; 1 hoa trắng

(Kiểu hình có tỉ lệ 3 trội: 1 lặn)

3. Quy luật phân li:Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp trính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về cặp tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.

II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm:

4

Page 5: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Menđen về di truyền hoà hợp ( SGK) - Nêu quan niệm của Menđen về giao tử thuần khiết - GV Y/C HS quan sát hình 2.3 SGK và làm bài tập lệnh SGK (T9)? Do đâu mà tất cả các cây F1 đều cho hoa đỏ?- Do F1 có NTDT trội A lấn át hoàn toàn NTDT a.- GV nhấn mạnh: Trong cặp NTDT Aa cho dù A đi cạnh a nhưng vẫn biểu hiện tính trạng của a.....Chúng tồn tại cạnh nhau nhưng không hoà trộn vào nhau.

? Tỉ lệ các loại g.tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2?

? Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng?HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung + G.tử F1: 1A; 1a

+ H.tử F2: 1AA: 2Aa: 1aa+ Vì tỉ lệ H.tử Aa biểu hiện kiểu hình trội giống H.tử AA

- GV chốt lại kiến thức và yêu cầu HS giải thích kết quả TNo của Menđen.- GV giải thích kết quả: Là sự phân li mỗi nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P. - GV yêu cầu HS viết sơ đồ lai - GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK

- Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định.

- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền. Các nhân tố di truyền vẫn giữ nguyên như ở cơ thể thuần chủng.

- Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.Tạo ra tỉ lệ kiểu gen F2: 1AA : 2Aa : 1aa - Tỉ lệ kiểu hình: 3 trội: 1 lặn( Sơ đồ lai như hình 2.3 SGK)

4. Củng cố và luyện tập ? Trình bày TNo lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả TNo theo Menđen. ? Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho ví dụ minh hoạ.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài - Làm bài tập 4 SGK (GV hướng dẫn cách quy ước gen và viết sơ đồ lai)

5

Page 6: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 3:LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TT)

I.MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.1. Kiến thức: - HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích. - Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định. Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.- Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn với di truyền hội hoàn toàn.2. Kĩ năng:Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, so sánh, hoạt động nhóm và viết sơ đồ lai.3.Thái độ: Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu quy luật của hiện tượng di truyền

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ TBDH: GV: Tranh minh hoạ lai phân tích, tranh hình 3 SGK

Tranh trội không hoàn toàn HS: Tìm hiểu trước bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức:9A : 9C :9B : 9D :

2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu khái niệm tính trạng trội, tính trạng lặn, kiểu gen, kiểu hình....? Phát biểu nội dung quy luật phân li?? HS chữa bài tập 4 trang 10 SGK

3. Dạy và học bài mới: *Đặt vấn đề: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy luật phân li. Vậy làm thế nào chúng ta xác định được kiểu gen của bố mẹ khi lai phân tích -> Vào bài.

Hoạt động của thầy & trò

Hoạt động 1:- GV Y/C HS nêu tỉ lệ các loại tổ hợp ở F2 trong TNo của Menđen.- GV Y/c 2 hS lên bảng viết sơ đồ lai - HS dự đoán kết quả:

Nội dung

III. Lai phân tích.

1. Một số khái niệm.- Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong TB của cơ thể.

6

Page 7: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

? Kết quả lai như thế nào thì kết luận đậu đỏ F2 là thuần chủng? ? Trường hợp không thuần chủng kết quả lai như thế nào?- GV Y/C HS các nhóm thực hiện lệnh 3 SGK (T11). HS các nhóm thảo luận trả lời- GV chốt lại và nêu vấn đề: Hoa đỏ có 2 kiểu gen AA và Aa? Kiểu gen là gì?? Thể đồng hợp là gì? Thể dị hợp là gì?? Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.- HS trả lời: Đem lai với cá thể mang tính trạng lặn => đó là phép lai phân tích- GV Y/C HS làm bài tập điền từ- HS điều từ: 1: trội; 2: kiểu gen; 3: lặn; 4: đồng hợp; 5: dị hợp.- GV nhận xét, chốt lại kiến thức, minh họa bằng sơ đồ ( Như SGK)- GV nhấn mạnh: ? Tại sao trong phép lai phân tích nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (hoặc ngược lại....)- Con lai đồng tính tức là có một kiểu hình -> cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho một loại giao tử-> có kiểu gen đồng hợp tử -> Thuần chủng

Hoạt động 2- GV Y/C HS nghiên cứu thông tin SGK, các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: ? Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên. ? Xác định tính trạng trội & tính trạng lặn nhằm mục đích gì. ? Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất. ? Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần thực hiện phép lai nào.- HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung- GV chốt lại kiến thức

Hoạt động 3: - GV Y/C HS quan sát hình 3 SGK & thực hiện lệnh SGK cho biết:

- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.- Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen khác nhau

2. Lai phân tích.- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.- Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA)- Nếu kết quả phép lai phân tích theo tỉ lệ 1: 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp(Aa)

IV.Ýnghĩa của tương quan trội - lăn.- Trong tự nhiên mối tương quan trội lặn là phổ biến- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt, cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế.- Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạnh phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.

V. Trội không hoàn toàn.

7

Page 8: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

? Em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn.- HS trội không hoàn toàn có kiểu hình:

- F1: Tính trạng trung gian- F2: 1 trội: 2 trội trung gian: 1 lặn.

- Từ cần điền “ tính trạng trung gian”- GV chốt lại kiến thức.

* GV gọi HS đọc kết luận cuối bài.

- Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn tỉ lệ kiểu hình F2

là: 1:2:1

4. Củng cố và luyện tậpKhoanh tròn các chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:1. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Kết quả thu được:

A. Toàn quả vàng B. Toàn quả đỏ C. 1quả đỏ: 1quả vàng D. 3quả đỏ: 1quả vàng

2. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao, gen a quuy định thân thấp. Cho lai cây thân cao với cây thân thấp, F1 thu được 51% cây thân cao: 49% thân thấp. Kiểu gen của phép lai trên là: a. P: AA x aa

b. P: AA x Aac. P: Aa x Aad. P: Aa x aa

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK - Làm bài tập 3 và kẻ bảng 4 vào vở.

8

Page 9: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 4:

LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG

I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:- HS mô tả được TNo lai hai cặp tính trạng của Menđen, phân tích kết quả TNo.- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen, giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp.2. Kĩ năng:Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sátR, phân tích kênh hình và phân tích kết quả TNo3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của Menđen.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ TBDH: GV: Tranh hình 4, bảng phụ ghi nội dung bảng 4 SGK. HS: Tìm hiểu trước bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:1. Ổn định tổ chức:9A : 9C :9B : 9D : 2. Kiểm tra bài cũ:

? Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?

? Tương quan trội lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?? HS làm bài tập 3 Trang 13 SGK

GV chữa Đặc điểm Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn

Kiểu hình F1 Đồng tính tính trạng trội (Trội át lặn )

Biểu hiện tính trạng trung gian

Tỉ lệ kiểu hình ở F2 Phân li 3 trội: 1 lặn 1 trội: 2 trung gian: 1 lặnPhép lai phân tích được dùng trong trường hợp

3. Dạy và học bài mới: * Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu lai một cặp tính trạng. Vậy khi lai hai cặp tính trạng thì ở F2 có tỉ lệ như thế nào? Đó là vấn đề mà hôm nay chúng ta tìm hiểu.

9

Page 10: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Hoạt động của thầy & trò Nội dungHoạt động 1

- GV Y/C HS quan sát hình 4, tìm hiểu thông tin SGK.? trình bày TNo của Menđen?

- HS: P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn F1: 100% Vàng, trơnF1 x F1: F2 có 4 kiểu hình

HS các nhóm thảo luận hoàn thành bảng 4- GV gọi HS đại diện nhóm, trả lời

I. Thí nghiệm của Menđen.1. Thí nghiệm.- Lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản:P: vàng trơn x xanh nhănF1: 100% vàng trơnCho F1 tự thụ phấnF2 : thu được:

9 V-T; 3 V-N; 3 X-T; 1 X-N

Kiểu hình F2 Số hạt

TL kiểu hình Tỉ lệ cặp tính trạng của F2

Vàng, trơnVàng, nhănXanh, trơnXanh, nhăn

31510110832

9331

Vàng 315 + 101 416 3Xanh 108 + 32 140 1 Trơn 315 + 108 423 3Nhăn 101 + 32 133 1

- Y/c 1h/s nhắc lại TNo từ kết quả bảng 4.- GV phân tích cho HS thấy rõ tỉ lệ của từng cặp tính trạng có mối tương quan với tỉ lệ kiểu hình ở F2.- Y/C HS lấy VD:

Vàng, trơn = 3/4 vàng x 3/4 trơn = 9/16- GV phân tích cho HS hiểu các tính trạng di truyền độc lập với nhau => có tỉ lệ: (3 vàng: 1xanh) x (3trơn: 1nhăn) = 9:3:3:1(HS cần vận dụng kiến thức m?c 1 để giải thích tỉ lệ)- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập - HS trả lời, bổ sung ? Căn cứ vào đâu Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập với nhau.- HS nêu được: căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

Hoạt động 2: - GV Y/C HS nghiên cứu lại kết quả TNo ở F2 cho biết:? Kiểu hình nào ở F2 khác bố mẹ.- HS: 2 kiểu hình vàng, nhăn & xanh, trơn

2.Quy luật phân li độc lập.2

- Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tưeơng phản di truyền độc lập với nhau thì F2có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ tính trạng hợp thành nó

II. Biến dị tổ hợp.

- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.- Nguyên nhân: có sự phân li độc lập & tổ hợp lại các tính trạng làm xuất

10

Page 11: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

khác bố mẹ, chiếm tỉ lệ 6/16- GV nhấn mạnh: Khái niệm biến dị tổ hợp được xác định dựa vào kiểu hình của P.

* GV gọi HS đọc kết luận cuối bài.

hiện lại các kiểu hình khác bố mẹ.

4. Củng cố và luyện tập

? Phát biểu nội dung quy luật phân li? Biến dị tổ hợp là gì. Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà : Học bài và làm các câu hỏi theo nội dung SGKĐọc trước bài 5: Lai 2 cặp tính trạng (TT)Kẻ bảng 5 vào vở bài tập

Tiết 5:

LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (TT)

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.1. Kiến thức:- HS hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan niệm của Menđen. - Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.2. Kĩ năng:- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm3. Thái độ:- Giáo dục cho HS ý thức nghiên cứu khoa học.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ TBDH: GV: Tranh hình 5 SGK và bảng phụ ghi nội dung bảng 5 HS: Tìm hiểu trước bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức:9A 9C9B 9D 2. Kiểm tra bài cũ:

11

Page 12: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

GV chép bài tập lên bảng: Cặp tính trạng thứ nhất có tỉ lệ phân li: 3: 1. Cặp tính trạng thứ 2 có tỉ lệ phân li: 1: 1. Sự di truyền độc lập 2 cặp tính trạng này sẽ cho tỉ lệ phân li như thế nào?- GV bổ xung: Vì 2 cặp tính trạng này phân li độc lập với nhau nên F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó: ( 3: 1) ( 1: 1) = 3 : 3: 1: 1.

3. Dạy và học bài mới: * Đặt vấn đề: GV Y/C HS nhắc lại quy luật phân li. Vậy Menđen giải thích kết quả TNo và quy luật phân li độc lập có ý nghĩa như thế nào? Hoạt động của thầy & trò Nội dung

Hoạt động 1GV Y/C HS nhắc lại tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F2 ?HS nêu tỉ lệ: Vàng 3 Trơn 3 Xanh 1 Nhăn 1? Từ kết quả trên cho ta biết điều gì.HS trả lời.- GV chốt lại kiến thức.- GV Y/C HS nghiên cứu thông tin, giải thích kết quả thí nghiệm theo quan niệm của MenđenHS các nhóm thực hiện lệnh SGK (T17)HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung

- GV gọi 1HS lên bảng điền nội dung vào bảng 5 SGK ( GV đưa ra bảng phụ )- GV chốt lại kiến thức

Hoạt động 2

GV Y/C HS tìm hiểu thông tin, các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:? Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính biến dị lại phong phú.

? Nêu ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.HS trả lời:- F2 có sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền, đã hình thành các kiểu gen khác P- Có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá của sinh vật.GV mở rộng: Nếu gọi n là số cặp gen dị hợp (phân li độc lập)

I II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm.

- Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định. - Ở cơ thể lai F1 khi hình thành giao tử do khả năng tổ hợp tự do giữa A và a với B và b như nhau => tạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau.- Do sự kết hợp ngẫu nhiên 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái => F2 có 16 tổ hợp giao tử.

- Sơ đồ lai SGK (T17)

II.Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.

- Quy luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp, đó là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen.- Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá.

12

Page 13: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

thì:+ Số loại giao tử: 2n

+ Số loại kiểu hình: 2n

+ Số hợp tử :4n

+ Tỉ lệ phân li kiểu gen: (1+2+1)n

+ Số loại k.gen :3n + Tỉ lệ phân li kiểu hình : (3+1)n

* GV gọi HS đọc kết luận cuối bài

4. Củng cố và luyện tập: ? Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào.

? Kết quả một phép lai có tỉ lệ kiểu hình 3:3:1: 1. Hãy xác định kiểu gen của phép lai trên. ? Cơ thể Aa cho 2 loại giao tử; Cơ thể AaBb cho 4 loại giao tử.Vậy cơ thể AaBbCc cho mấy loại giao tử?Đ/án :

- 8 loại giao tử- Vì 1 cặp gen dị hợp tử cho 2 giao tử nên sự tổ hợp tự do của 3 cặp gen dị hợp

tử sẽ cho : 2 x 2 x 2 = 8 giao tử.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 SGK- Các nhóm làm trước TNo:

+ Gieo 1 đồng xu và gieo 2 đồng xu, gieo 25 lần.+ Thống kê kết quả.

Tiết 6:THỰC HÀNH: TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT

CỦA ĐỒNG TIỀN KIM LOẠI

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm: 1. Kiến thức:- HS biết cách xác định xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng tiền kim loại.- Biết vận dụng xác suất để hiểu dược tỉ lệ các giao tử và tỉ lệ kiểu gen trong hai cặp tính trạng.2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành nhận biết.- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.3. Thái độ : - Có ý thức vận dụng các tri thức vào bài tập, thực hành.

13

Page 14: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ TBDH GV: - Đồng kim loại - Bảng ghi thống kê kết quả của các nhóm( Bảng phụ)HS: - Kẻ bảng 6.1- 2 vào vở

III. Tiến trình tổ chức dạy và học :

1. Ổ n định tổ chứ c: 9A 9C9B 9D

2. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu nội dung qui luật phân li độc lập?? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?

3. Dạy và học bài mới : * Đặt vấn đề : Để xác định xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại, qua đó chúng ta vận dụng xác xuất để hiểu được các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng.

Hoạt động của thày & trò Nội dung Hoạt động 1- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định.- GV Y /C các nhóm tiến hành gieo 25 lần, rồi thống kê kết quả vào bảng 6.1 - HS đại diện các nhóm lên bảng điền vào bảng phụ- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận

Hoạt động 2 - GV hướng dẫn HS cách gieo hai đồng kim loại (giống gieo một đồng KL), có thể xảy ra 3 trường hợp:

+ Hai đồng đều sấp (SS)+ Một đồng sấp, một đồng ngủa (SN)+ Hai đồng đều ngửa (NN)

I. Gieo một đồng kim loại: - GV hướng dẫn mặt sấp ngửa của đồng kim loại: mặt sấp là có chữ S còn mặt ngửa có chữ N

TT lần gieo S N12........Cộng SL

%

II. Gieo hai đồng tiền kim loại.

TT lần gieo

SS SN NN

1

14

Page 15: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV Y /C các nhóm gieo 25 lần, sau đó thống kê kết quả vào bảng.- HS đại diện nhóm báo cáo kết quả.- HS nhóm khác, bổ sung.- GV nhận xét, bổ xung và kết luận:

GV nhấn mạnh: ? Kết quả bảng 6.1 với tỉ lệ các giao tử sinh ra từ con lai F1: Aa như thế nào?- Cơ thể lai F1 có kiểu gen Aa khi giảm phân có 2 loại giao tử mang A & a với xác suất ngang nhau? Kết quả bảng 6.2 với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai một cặp tính trạng.- Kết quả gieo 2 đồng tiền kim loại có tỉ lệ: 1SS: 2SN: 1NN, với tỉ lệ kiểu gen F2 là: 1AA: 2Aa: 1aa*GV lưu ý: số lượng thống kê càng lớn thì càng đảm bảo độ chính xác. - P(AB) = P(A).P(B) = 1/2.1/2 = 1/4 - 1 xu = P(S).P(N) = 1/2. - 2 xu = P(SS) = P(S).P(S) = 1/4 = P(NN) = P(N).P(N) = 1/4 = P(SN) = 1/2 ==> P = 1/4SS: 1/2SN: 1/4NN ==> Trong các điều kiện nghiệm đúng của các quy luật Menđen là số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn

23........Cộng SL

%

4. Củng cố và luyện tập :

- GV nhận xét tinh thần thái độ và kết quả của mỗi nhóm. - ? Để xác định một tính trạng là trội hoàn toàn hay lặn, người ta thực hiện phép lai nào sau đây:

a. Lai phân tích: Kết quả lai là đồng tính thì cơ thể đem lai là tính trạng trội.b. Lai thuận nghịch: Kết quả lai giống nhau thì cá thể đem lai là tính trạng trội.c. Lai 2 cơ thể khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản tính trạng được

biểu hiện ở F1 là tính trạng trội.d.Cho các cá thể F1 lai với nhau, F2 tính trạng chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội.

(§áp án: Cả c và d đúng)

15

Page 16: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

5. Hướng dẫn HS học ở nhà : - Tiếp tục hoàn thành nốt bài thực hành.- Làm các bài tập (T 22 & 23) SGK- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 trang 19 SGK

Tiết 7: BÀI TẬP CHƯƠNG I

I.Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1. Kiến thức : - Củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền.- Biết vận dụng lý thuyết để giải thích các bài tập.2. Kĩ năng : - Rèn luyện cho Hs kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan và giải bài tập di truyền3. Thái độ : Giáo dục cho HS ý thức tự giác nghiêm túc làm bài tậpII. Chuẩn bị tài liệu và TBDH : GV: Các dạng kiến thức đã học HS: Làm bài tập của chương IIII.Tiến trình tổ chức daỵ và học : 1. Ổn định tổ chức:9A: 9C:9B: 9D:

2. Kiểm tra bài cũ : Chọn câu trả lời đúng nhất:1. Thế nào là kiểu gen?a. Là tổ hợp toàn bộ các gen trong cơ thể SV.b.Là tổ hợp các gen trong tế bào của cơ thể thường chỉ xét một vài cặp gen đang được quan tâm.c. Kiểu gen là toàn bộ các gen trội được biểu hiện ra kiểu hình.d. Cả a và b đúng.2. Thế nào là kiểu hình?a. Kiểu hình là tất cả các tính trạng được biểu hiện trên hình dạng cơ thể.b. Kiểu hình bao gồm toàn bộ các đặc điểm hình thái của cơ thể.c. Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể thường chỉ nói tới một vài tính trạng đng được quan tâm.d. Cả b và c đúng.3. Chọn câu sai trong các câu sau?a. Thể đồng hợp là 2gen nằm trong cặp NST tương đồng ở TB sinh dưỡng giống nhau.b. Thể dị hợp là 2 gen trong một cặp NST tương đồng ở TB sinh dưỡng khác nhau.

16

Page 17: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

c. Thể đồng hợp là các gen trong TB giống nhau.d. Thể đồng hợp trội là 2 gen trong cặp tương ứng ở TB sinh dưỡng đều là gen trội.

Câu hỏi 1 2 3Đáp án b c c

3. Dạy và học bài mới : * §ặt vấn đề : - GV Y/C HS nhắc lại nội dungcơ bản của chương I. - Để củng cố các quy luật di truyền và ứng dụng các quy luật đó. Hôm nay chúng ta cùng áp dụng làm bài tập. Hoạt động 1: I. Hướng dẫn cách giải bài tập

1. Lai một cặp tính trạng.* Dạng 1 : Biết kiểu hình của P ta có thể xác định tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen của

F1 và F2 - Cách giải : + Bước 1: Quy ước gen

+ Bước 2: Xác định kiểu gen của P + Bước 3: Viết sơ đồ lai

- Ví dụ : Cho đậu thân cao lai với đậu thân thấp, F1 thu được toàn đậu thân cao, cho biết F1 tự thụ phấn. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình F1 & F2, biết rằng tính trạng chiều cao do một gen quy định.

* Dạng 2 : Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con thì sẽ xác định kiểu gen, kiểu hình của P. - Cách giải : + Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con

F: (3 :1) ==> P: Aa x Aa F: (1:1) ==> P: Aa x aa F: (1:2:1) ==> P: Aa x Aa(trội không hoàn toàn)

- Ví dụ : ở cá kiếm tính trạng mắt đen (quy định bởi gen A) là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ (quy định gen a)

P: Cá mắt đen lai cá mắt đỏ thu được F1: 51% cá mắt đen; 49% cá mắt đỏ. Kiểu gen của P trong phép lai trên sẽ như thế nào?

2. Lai hai cặp tính trạng. * Giải bài tập trắc nghiệm khách quan * Dạng 1 : Biết kiểu gen, kiểu hình của P thì xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1 (F2) - Cách giải: Căn cứ vào từng cặp tính trạng (theo các quy luật di truyền) tích tỉ lệ của các cặp tính trạng ở F1 & F2

(3 : 1)(3 : 1) = 9 : 3: 3: 1(3 : 1)(1 : 1) = 3 : 3: 1: 1(3 : 1)( 1 : 2 : 1) = 6 : 3: 3: 1 : 2 :1

- Ví dụ : Gen A quy định hoa kép Gen a quy định hoa đơn

BB hoa đỏ; Bb hoa hồng; bb hoa trắng

17

Page 18: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Các gen quy định hình dạng và màu hoa di truyền độc lập P(t/c): Hoa kép trắng x hoa đơn đỏ thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào? * Dạng 2 : Biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở đời con thì xác định kiểu gen của P - Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con ta suy ra kiểu gen của P F2: 9 : 3: 3: 1 = (3 : 1)(3 : 1) ==> F2 dị hợp về 2 cặp gen ==> P(t/c) về 2 cặp gen F2: 3 : 3: 1: 1= (3 : 1)(1 : 1) ==> P: AaBb x Aabb F2: 1:1:1:1 = (1:1)(1:1) ==> P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aabb

Hoạt động 2: II. Bài tập vận dụng.

GV Y/C hs làm bài tập SGK

Bài 1: P lông ngắn thuần chủng x lông dài F1: 100% lông ngắn ( F1 đồng tính mang tính trạng trội)

(Đáp án: a)Bài 2: Từ kết quả F1: 75% đỏ thẩm : 25% xanh lục

F1: 3đỏ thẫm : 1 xanh lục ==> theo quy luật phân li ==> P: Aa x Aa

(Đáp án: d)Bài 3: F1: 25,1% hoa đỏ : 49,9% hoa hồng : 25% hoa trắng F1: 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng Tỉ lệ kiểu hình của trội không hoàn toàn

(Đáp án: b, d)Bài 4: Để sinh ra người con mắt xanh (aa) ==> bố cho 1 giao tử a và mẹ cho 1 giao tử a

Để sinh ra người con có mắt đen (A- ) ==> bố hoặc mẹ cho giao tử A ==> kiểu gen, kiểu hình P là:

Mẹ mắt đen( Aa) x bố mắt đen (Aa) Hoặc Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (Aa)

(Đáp án: b hoặc c)Bài 5: F2 có 901 cây quả đỏ, tròn : 299 cây quả đỏ, bầu dục

301 cây quả vàng, tròn : 103 vàng, bầu dụcTỉ lệ kiểu hình của F2 là: 9 đỏ tròn: 3 đỏ bầu dục: 3 vàng tròn : 1 vàng bầu dụcP(t/c) về 2 cặp genP : quả đỏ, bầu dục x quả vàng, trßnKiểu gen: AAbb x aaBB

(Đáp án: d )

4. Củng cố và luyện tập- GV chốt lại các bước để giải một bài tập.- HS chữ bài tập 1 -> 5 vào vở

18

Page 19: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

5. Hướng dẫn HS học ở nhà. - Ôn lại toàn bộ kiến thức chương I- GV cho HS chép bài tập:

Ở cà chua cây cao (A) là trội hoàn toàn so với cây thấp ( a) a, Tìm hiểu gen của dạng cây cao?b, Cho cây cao thuần chủng lai với cây thấp Hãy xác định kiểu gen, kiểu

hình của F1 & F2

- Tìm hiểu trước bài NST Tiết 8: CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

NHIỄM SẮC THỂ

I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.1. Kiến thức : - HS nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.- Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền của các tính trạng.- HS nắm được các khái niệm: NST tương đồng, bộ NST lưỡng bội.2. Kĩ năng : - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.3. Thái độ :

- Giáo dục cho HS ý thức nghiên cứu khoa học - Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác.

II.Chuẩn bị tài liệu và TBDH : GV: - Tranh hình 8.1-5 SGK

- Tranh NST ở kì giữa và chu kì tế bào. HS: Tìm hiểu trước bàiIII. Tiến trình tổ chức dạy và học : 1. Ổn định tổ chứ c: 9A 9C9B 9D 2. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS làm bài tập chép.- GV chữa. 3. Dạy và học bài mới : * Đặt vấn đề: Sự di truyền các tính trạng thường có liên quan NST có trong nhân TB. Vậy NST là gì? ==> Vào bài hôm nay.

Hoạt động của thầy & trò Nội dung Họat động 1- GV Y/C hs tìm hiểu thông tin SGK và

quan sát hình 8.1-2 SGK I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể.

19

Page 20: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:? Thế nào là cặp NST tương đồng.? Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội

- HS đại nhóm trả lời, bổ sung GV nhấn mạnh: Trong cặp NST tương đồng: 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ- GV Y /C hs đọc bảng 8 SGK và thực hiện lệnh mục I SGK (T24)- HS so sánh bộ NST lưỡng bội của người với các loài còn lại? (nêu được số lượng NST không phản ánh trình độ tiến hoá của loài)- HS các nhóm quan sát hình 8.2 SGK, cho biết:? Ruồi giấm có mấy NST? Mô tả hình dạng bộ NST?- HS trả lời được: Có 8 NST gồm 1 đôi hình hạt, 2 đôi hình chữ V, 1 đôi hình que (con cái) còn con đực có 1 chiếc hình que 1 chiếc hình móc. GV phân tích: cặp NST giới tính có thể tương đồng (XX), không tương đồng (XY) hoặc chỉ có 1 chiếc (XO). Qua quá trình tìm hiểu cho biết:? Đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật?* Mỗi loài bộ NST giống nhau: + Số lượng NST + Hình dạng các cặp NST

Hoạt động 2- GV Y /C hs tìm hiểu thông tin SGK và các nhóm thực hiện lệnh SGK (T25)- GV Y /C hs quan sát H 8.4-5 SGK rồi cho biết:? Nêu hình dạng và kích thước của NST.

- HS trả lời, bổ sung- Các nhóm hoàn thành bài tập điền từ.- GV chốt lại kiến thức.

- Trong TB sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp NST tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước- Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng- Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng

- Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở cặp NST giới tính- Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình dạng, số lượng.

II. Cấu trúc nhiễm sắc thể.* Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa+ Hình dạng: hình hạt, hình que hoặc hình chữ V+ Dài: 0,5 50Mm+ Đường kính: 0,2 2Mm+ Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 crômatid (NS tử chị em) gắn với nhau ở tâm động

20

Page 21: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Hoạt động 3- GV gọi 1hs đọc thông tin SGK.- GV phân tích thông tin SGK- Ị/C hs rút ra kết luận: NST có chức năng gì?- HS trả lời, GV chốt lại kiến thức

* GV gọi HS đọc kết luận cuối bài.

+ Mỗi crômatid gồm 1 phân tử AND & Prôtêin loaị histôn

III. Chức năng của nhiễm sắc thể.- NST là cấu trúc mang gen trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. - NST có đặc tính tự nhân đôi, các tnh trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ TB và cơ thể.

4. Củng cố và luyện tập : 1. Hãy ghép các chữ cái a,b, c ở cột B cho phù hợp với các số 1,2, 3 ở cột A.

Cột A Cột B T.lời1. Cặp NST tương đồng2. Bộ NST lưỡng bội3. Bộ NST đơn bội

a. là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng

b.là bộ NST chứa 1 NST của mỗi cặp tươngđồngc.là cặp NST giống nhau về hình thái, kích thước

1: .......2: .......

3: ........

2. NST có đặc điểm gì khiến ta nói NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?- Cấu trúc mang gen- Mỗi loài có bộ NST đặc trưng- NST có khả năng tự nhân đôi.- NST có khả năng biến đổi.5. Hướng dẫn HS học ở nhà. - Học bài cũ và trả lời câu hỏi cuối bài

- Tìm hiểu trước bài : Nguyên phân- Kẻ bảng 9.2 vào vở.

Tiết 9NGUYÊN PHÂN

I.Mục tiêu:1. Kiến thức:- HS trình bày được sự biến đổi hình thái NST chủ yếu là sự đóng duỗi xoắn trong chu kì tế bào.- Trình bày được những diến biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.2. Kĩ năng:- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

21

Page 22: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.3. Thái độ:- Giáo dục cho HS thái độ học tập tích cực, hợp tác.- Giáo dục cho HS ý thức nghiên cứu khoa họcII. Chuản bị tài liệu & TBDH:+ GV: Tranh Nhiễm sắc thể ở kì giữa và chu kì tế bào + tranh H 9.1 – 9.3 SGK - Ảnh NST hành tây.- Bảng phụ ghi nội dung bảng 9.1 & 9.2+ HS: Kẻ bảng 9.2 vào vở.III. Tiến trình tổ chức dạy & học:1. Ổn định tổ chức:9A: 9C:9B: 9D:2. Kiểm tra bài cũ:? Nêu ví dụ về tính đặc trưng bộ NST của mỗi loài? Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội?? Cấu trúc điển hình của NST biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? Mô tả cấu trúc đó? NST có chức năng gì?3. Dạy và học bài mới:* Đặt vấn đề: Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định. TUy nhiên hình thái của NST lại biến đổi qua các kì của chu kì tế bào? Vậy NST đã biến đổi như thế nào ta nghiên cứu bài hôm nay:

Hoạt động của thầy và trò Nội dungHoạt động 1:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin I và quan sát tranh H9.1 SGK

- HS thảo luận nhóm:? Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào?? Kì trung gian tế bào và NST có hiện tượng gì?

- Tế bào ,lớn lên & NST nhân đôi? Nguyên phân là gì?

GV yêu cầu HS quan sát H9.2 SGK và thảo luận nhóm để hoàn thiện bảng 9.1 - Đại diện HS trình bày, HS khác bổ xung- GV kết luận.- GV nhấn mạnh:+ Sự đóng duỗi xoắn thành chu kì.+ Dạng sợi( Duỗi xoắn ) ở kì trung gian+ Dạng đặc trưng( Đóng xoắn cực đại) ở kì giữa.? Tại sao NST đóng duỗi xoắn có tính chất chu kì? ( GV giảng theo bảng 9.1)

I. Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.

- Chu kì tế bào gồm: + Kì trung gian: Tế bào lớn lên và có sự nhân đôi NST+ Nguyên phân: Có sự phân chia NST và chất tế bào tạo ra 2 tế bào mới.

- Mức độ đóng, duỗi xoắn của NSt diễn ra các kì của chu kì tế bào :

Hình thái NST

Trug gian

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Duỗi xoắn

Nhiều nhất

ít Nhiều

Đóg xoắn

ít Cực đại

- Sau mỗi chu kì tế bào hoạt động đóng

22

Page 23: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

? Ý nghĩa của sự đóng duỗi xoắn này?- Sự duỗi xoắn cực đại giúp NST tự nhân đôi- Sự đóng xoắn cực đại giúp NST phân li =>Quá trình nguyên phân mới xảy ra.Hoạt động 2:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh “ NST ở kì giữa và chu kì tế bào” Hoặc HS quan sát tranh H 9.2 & H 9.3.

- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

? Nêu diễn biến cơ bản của nguyên phân?? Mô tả hình thái của NST ở các kì.... hoàn thành bảng 9.2- Đại diện nhóm trình bày- Nhóm khác bổ xung- GV nhận xét và chốt kiens thức ( GV đưa ra đáp án trên bảng phụ)

duỗi xoắn lại lặp lại giúp NST tự nhân đôi và phân li

II. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân1. Kì trung gian:- NST dài mảnh, duỗi xoắn- NST nhân đôi thành NST kép.- Trung tử cũng nhân đôi thành 2 trung tử2. Nguyên phân:

Đáp án bảng 9.2

Các kì Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thểKì đầu - NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt

- NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào tại tâm độngKì giữa - NST đóng xoắn cực đại ( hình thái đặc trưng)

- Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạoKì sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành NST đơn phân li về

hai cực của tế bàoKì cuối - Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh trở về dạng

ban đầu ( Như kì trung gian )GV nhấn mạnh:- Trong qua trình phân bào nhâ phân chia trước.- Màng nhân biến mất ở kì đầu và xuất hiện ở kì cuối.Thoi phân bòa xuất hiện ở kì đầu và tiêu biến ở kì cuối-Sự co rút các sợi tơ => NST phân li về 2 cực? Kết quả của quá trình nguyên phân là gì?- GV cho HS quan sát Ảnh NST hành tây ở các kì chụp dưới kính hiển vi quang học.Hoạt động 3:

* Kết quả: Nhờ sự tự nhân đôi của NST và phân li đồng đều về hai cực của tế bào mà từ một tế bào ban đầu tạo ra 2 tế bào con coa bộ NST giống nhau và giống mẹIII.Ý nghĩa của nguyên phân:

23

Page 24: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- HS tự nghiên cứu thông tin III SGK- HS thảo luận nhóm để trả lời:

? Do đâu mà số lượng NST của tế bào con giống mẹ?- NST nhân đôi thành NST kép sau đó NST phân li thành NST đơn ( NST nhân đôi một lần và chia đôi một lần) ? Trong nguyên phân số lượng tê bào tăng mà bộ NSt không thay đổi điều đó có ý nghĩa gì?

- Đại diện HS trình bày, HS khác bổ xung.

- GV chốt kiến thức: + NP có vai trò đối với quá trình sinh sản và sinh trưởng+ Duy trì bộ NST ổn định của loài.

- Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.

- Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

4. Củng cố và luyện tập:- HS đọc ghi nhớ cuối bài.- HS trả lời câu hỏi cuối bài:? Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào:a. Kì đầub. Kì giữac. Kì saud. Kì trung gian.? Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì:a. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào conb. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.c. Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con.d. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học kĩ bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.- Nghiên cứu trước bài Giảm phân- Kẻ bảng 10 SGK vào vở

24

Page 25: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 10 Giảm phân

I. Mục tiêu- Gi¸o dôc ý thøc nghiªn cøu khoa häc- ý thøc tÝch cùc tù gi¸c vµ hîp t¸c.II. ChuÈn bÞ tµi liÖu vµ TBDH: GV: Tranh phãng to h×nh 10 SGK, b¶ng phô ghi néi dung b¶ng 10 HS: T×m hiÓu tríc bµi.

KÎ b¶ng 10 vµo vë.III.TiÕn tr×nh tæ chøcc d¹y vµ häc:1.æ n ®Þnh tæ chøc :9A 9C9B 9D2.KiÓm tra bµi cò: ? Nh÷ng biÕn ®æi hÝnh th¸i cña NST ®îc biÓu hiÖn qua sù ®ãng vµ duçi xo¾n ®iÓn h×nh ë c¸c k× nµo? ? T¹i sao nãi sù ®ãng vµ duçi xo¾n cña NST cã tÝnh chÊt chu k×?? HS tr¶ lêi c¸c c©u hái 2, 4, 5 SGK ( §/a: 2.d; 4.b; 5.c) 3.D¹y vµ häc bµi míi: * §Æt vÊn ®Ò: Gi¶m ph©n còng lµ h×nh thøc ph©n bµo cã thoi ph©n bµo nh nguyªn ph©n, diÔn ra vµo thêi k× chÝn cña TB sinh dôc

Ho¹t ®éng cña thÇy & trß Néi dung Ho¹t ®éng 1GV Y/C hs nghiªn cøu th«ng tin SGK vµ cho biÕt:? Gi¶m ph©n lµ g×?? Gi¶m ph©n diÔn ra nh thÕ nµo?? K× trung gian NST cã h×nh th¸i nh thÕ nµo.HS ph¸t biÓu, bæ sung (NST duæi xo¾n vµ nh©n ®«i)- GV Y/C c¸c nhãm t×m hiÓu th«ng môc I vµ quan s¸t h×nh 10.- C¸c nhãm th¶o luËn hoµn thµnh b¶ng 10- GV gäi HS lªn b¶ng ®iÒn vµo b¶ng, bæ sung- GV chèt l¹i kiÕn thøc.

I. Nh÷ng diÓn biÕn c¬ b¶n cña nhiÔm s¾c thÓ trong gi¶m ph©n I- Gi¶m ph©n lµ qu¸ tr×nh ph©n bµo x¶y ra vµo thêi k× chÝn cña tÕ bµo sinh dôc.- Gi¶m ph©n gåm hai lÇn ph©n bµo liªn tiÕp nhng NST chØ nh©n ®«i cã mét lÇn ë k× TG1. K× trung gian.

- NhiÔm s¾c thÓ ë d¹ng sîi m¶nh- Cuèi k× NST nh©n ®æi thµnh NST kÐp dÝnh nhau ë t©m ®éng2. DiÔn biÕn c¬ b¶n cña nhiÔm s¾c thÓ trong gi¶m

25

Page 26: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

ph©n.(Häc thuéc b¶ng 10 SGK ®· hoµn thµnh.)

GV nhÊn m¹nh:- K× ®Çu cña gi¶m ph©n 1 cã sù tiÕp hîp NST vµ sù b¾t chÐo NST (nguyªn ph©n kh«ng cã)- K× gi÷a gi¶m ph©n 1: NST xÕp 2 hµng trªn mÆt ph¼ng xÝch ®¹o( NP xÕp 1 hµng)- K× sau gi¶m ph©n 1 cã sù ph©n li cña NST kÐp ( NP lµ sù ph©n li NST ®¬n)- K× cuèi cña gi¶m ph©n 1 lµ NST ®¬n béi kÐp ( NP lµ NST ®¬n béi) Ho¹t ®éng 2- HS nghiªn cøu th«ng tin II SGK- HS th¶o luËn nhãm ®Ó tr¶ lêi:? Ho¹t ®éng cña NST ë gi¶m ph©n II nh thÕ nµo?? Cã k× trung gian 2 kh«ng? T¹i sao?- Kh«ng ,v× NST kh«ng tù nh©n ®«i n÷a- X¶y ra k× trung gian rÊt ng¾n? K× ®Çu II diÔn ra nh thÕ nµo?? Ho¹t ®éng cña k× gi÷a II vµ k× sau II cã g× kh¸c k× gi÷a I vµ k× sau I?

- HS hoµn thiÖn b¶ng 10 SGK. - §¹i diÖn nhãm b¸o c¸o- Nhãm kh¸c bæ xung

- GV nhËn xÐt, bæ xung vµ ®a ra ®¸p ¸n ®óng trªn b¶ng phô.

II. Nh÷ng diÕn biÕn c¬ b¶n cña NST trong gi¶m ph©n II

-(Häc thuéc b¶ng 10 SGK ®· hoµn thµnh)

B¶ng 10: Nh÷ng diÔn biÕn c¬ b¶n cña NST ë c¸c k× cña gi¶m ph©n

C¸c k×

Nh÷ng diÓn biÕn c¬ b¶n cña NST ë c¸c k×

LÇn ph©n bµo I LÇn ph©n bµo II

26

Page 27: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

K× ®Çu

- C¸c NST xo¾n, co l¹i- C¸c cÆp NST kÐp trong cÆp t¬ng ®ång tiÕp hîp vµ cã thÓ b¾t chÐo, sau ®ã t¸ch rêi nhau

- NST co l¹i cho thÊy sè lîng NST kÐp trong bé ®¬n béi

K× gi÷a

- C¸c cÆp NST t¬ng ®ång tËp trung vµ xÕp song song thµnh 2 hµng ë mÆp ph¶ng xÝch ®¹o cña thoi ph©n bµo

-NST kÐp xÕp thµnh 1 hµng ë mÆt ph¼ng xÝch ®¹o cña thoi ph©n bµo

K× sau

- CÆp NST kÐp t¬ng ®ång ph©n li ®éc lËp víi nhau vÒ 2 cùc cña TB

- Tõng NST kÐp chÎ däc ë t©m ®éng thµnh 2 NST ®¬n ph©n li vÌ 2 cùc TB

K× cuèi

- C¸c NST kÐp n»m gän trong 2 nh©n míi ®îc t¹o thµnh víi sè lîng lµ ®¬n béi (n)

- C¸c NST ®¬n n»m gän trong nh©n míi t¹o thµnh víi sè lîng lµ ®¬n béi

GV Y/C c¸c nhãm th¶o luËn:? V× sao trong gi¶m ph©n c¸c TB con l¹i cã bé NST gi¶m ®i mét n÷a.HS: gi¶m ph©n gåm 2 lÇn ph©n bµo liªn tiÕp nhng NST chØ nh©n ®«i 1 lÇn ë k× trung gian tríc lÇn ph©n bµo I

GV nhÊn m¹nh: Sù ph©n li ®éc lËp cña c¸c NST kÐp t¬ng ®ång, ®©y lµ c¬ chÕ t¹o ra c¸c giao tö kh¸c nhau vÒ tæ hîp NST.

* GV gäi HS ®äc kÕt luËn cuèi bµi.

* KÕt qu¶: Tõ mét TB mÑ (2nNST) qua 2 lÇn ph©n bµo liªn tiÕp t¹o ra 4 TB con mang bé NST ®¬n béi (n NST)

* ý nghÜa cña gi¶m ph©n:- C¬ së ®Ó t¹o giao tö - T¹o ra c¸c TB con cã bé NST ®¬n béi kh¸c nhau vÒ nguån gèc NST.

4. Cñng cè vµ luyÖn tËp:? T¹i sao nh÷ng diÔn biÕn cña NST trong k× sau cña gi¶m ph©n I lµ c¬ chÕ t¹o nªn sù kh¸c nhau vÒ nguån gèc cña NST trong bé ®¬n béi (n NST) ë c¸c TB con ?- Trong TB cña 1 loµi giao phèi, 2 cÆp NST t¬ng ®ång kÝ hiÖu lµ Aa & Bb khi gi¶m ph©n sÏ cho ra c¸c tæ hîp NST ë TB con (gtö) ( khi gi¶m ph©n t¹o ra 4 lo¹i giao tö AB, Ab, aB, ab)? Hoµn thµnh b¶ng sau:

27

Page 28: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Nguyªn ph©n Gi¶m ph©n

- X¶y ra ë TB sinh dìng-...............................................- T¹o ra......TB con cã bé NST nh TB mÑ

-...................................................- Gåm 2 lÇn ph©n bµo liªn tiÕp- T¹o ra.....TB con cã bé nhiÔm s¾c thÓ ..........

5. H íng dÉn HS häc ë nhµ :- Häc bµi cò & lµm bµi tËp SGK- §äc tríc bµi míi: “Ph¸t sinh giao tö vµ thô tinh.”

28

Page 29: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 11: phát sinh giao tử và thụ tinh

I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1.Kiến thức: - HS trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật.- Xác định thực chất của quá trình thụ tinh.- Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và hoạt động nhóm3. Thái độ:- Giáo dục cho HS ý thức nghiên cứu khoa học.- Tích cực, tự giác và hợp tác.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: Tranh phóng to hình 11 SGK HS: Tìm hiểu trước bài

III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.ổn định tổ chức:

9A 9C9B 9D

2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân? và làm câu hỏi 4 SGK ( đ/a: c)? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân?GV bổ xung:

Nguyên phân Giảm phân- Là quá trình phân bào ở tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dưỡng- Chỉ qua một lần phân bào- Kết quả: Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống me ( 2n)

- Là quá trình phân bào của tế bào sinh dục vào thời kì chín.- Trải qua 2 lần phân bào liên tiếp- Kết quả: Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa( n)

3.Dạy và học bài mới:*Đặt vấn đề: Các TB con được tạo thành qua quá trình giảm phân sẽ phát triển thành các giao tử, nhưng có sự khác nhau ở sự hình thành giao tử đực và giao tử cái.

Hoạt động của thầy & trò Nôi dungHoạt động 1

- GV Y/C hs tìm hiểu thông tin mục I và quan sát hình 11 SGK để trả lời :

I. Sự phát sinh giao tử.

* Giống nhau:

29

Page 30: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

? Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và cái.- HS trả lời, bổ sung- GV chốt lại kiến thức- GV Y/C các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi? Nêu những điểm khác nhau và giống nhau cơ bản của 2 quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái.- HS đại diện nhóm trả lời- Nhóm khác bổ sung- GV chốt kiến thức

Hoạt động 2- GV Y/C hs nghiên cứu thông tin SGK rồi trả lời câu hỏi:? Nêu khái niệm thụ tinh.? Bản chất của quá trình thụ tinh.

- HS trả lời- HS bổ sung - GV kết luận

? Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc.- HS nêu được: 4 tinh trùng chứa bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc hợp tử có các tổ hợp NST khác nhau. Hoạt động 3- GV Y/C hs nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về các mặt di truyền, biến dị và

- Các TB mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.- Noãn bào bậc I và tinh bào bậc I đều thực hiện giảm phân đểu tạo ra giao tử.* Khác nhau:Phát sinh gtử cái Phát sinh gtử

đực- Noãn bào bậc I qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất(kích thứơc nhỏ) và noãn bào bậc II (kích thước lớn)- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho thể cực thứ 2 (kt nhỏ) và 1 TB trứng(kt lớn)

* Kết quả: Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 TB trứng.

- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2

- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho 2 tinh tử, các tinh tử phát sinh thành tinh trùng

- Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh tử phát sinh thành tinh trùng.

II. Thụ tinh.- Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái- Bản chất là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử.

III. ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.

- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể.

30

Page 31: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

thực tiễn.- HS: - Về mặt di truyền:

+ Giảm phân: tạo bộ NST đơn bội+ Thụ tinh khôi phục bộ NST lưỡng bội.

- Về mặt biến dị: + Tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau (biến dị tổ hợp)* Gọi HS đọc kết luận cuối bài

- Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hoá.

4. Củng cố và luyện tập:Khoanh tròn vào các chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:1. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:a. Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bộib. Sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực và 1 giao tử cáic. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cáid. Sự tạo thành hợp tử

(Đ/ a : a)2.Trong TB của một loài giao phối, hai cặp NST tương đồng Aa & Bb khi giảm phân và thụ tinh sẽ cho ra số tổ hợp NST trong hợp tử là:a. 4 tổ hợp NSTb. 8 tổ hợp NSTc. 9 tổ hợp NSTd. 16 tổ hợp NST

( Đ/a: c)

5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK, làm bài tập vào vở.- GV hướng dẫn HS làm bài tập 5: + Tổ hợp NST trong giao tử bao gồm :giao tử ♀ & ♂ đều có AB, Ab, aB, ab=> tổ hợp NST trong hợp tử sẽ là: AABB, AABb, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, AaBB, AAbb, aabb.( 9 tổ hợp ) + Tỷ lệ kiểu hình sẽ là 9: 3: 3: 1- Đọc mục “Em có biết’’

- Nghiên cứu trước bài “Cơ chế xác định giới tính’’

31

Page 32: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 12 : cơ chế xác định giới tính

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1. Kiến thức:- HS mô tả được một số NST giới tính, trình bày được cơ chế NST xác định ở người, nêu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hoá giới tính.2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm.3. Thái độ:- Giáo dục cho HS có quan niệm đúng về sinh con trai, con gáiII. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: Tranh hình 12.1-2 SGK HS: Tìm hiểu trước bàiIII.Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.ổn định tổ chức:9A 9C9B 9D2.Kiểm tra bài cũ:

? So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và cái? và Câu hỏi 4 và 5 SGK.3. Dạy và học bài mới:*Đặt vấn đề: Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ. Cơ chế nào xác định giới tính của loài.Hoạt động thầy trò Nội dung

Hoạt động 1- GV Y/C HS quan sát hình 8.2 SGK (T24) cho biết:? Nêu những điểm giống nhau và khác nhau ở bộ NST của ruồi đực và ruồi cái.- HS: + Giống nhau:

- Số lượng: 8 NST- Hình dạng: 1 cặp hình hạt 2 cặp hình chữ V + Khác nhau: - Đực: 1 hình que, 1 hình móc - Cái : 1 cặp hình que

-> Từ đặc điểm giống nhau và khác nhau đó gv phân tích đăc điểm của NST thường, NST giới tính.- GV Y/C HS quan sát hình 12 .1 cho biết:? Cặp NST nào là cặp NST giới tính.(cặp 23)?

I. Nhiễm sắc thể giới tính.

* ở TB lưỡng bội: + Có các cặp NST thường + 1 cặp NST giới tính Tương đồng (XX) Không tương đồng (XY)* NST giới tính mang gen quy định: + Tính đực cái

32

Page 33: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

?NST giới tính có ở TB nào(TB lưỡng bội)GV đưa ví dụ ở người.

44A + XX nữ44A + XY namGV Y/ c HS so sánh điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.Hoạt động 2

- GV giới thiệu cơ chế xác định giới tính ở người.- GV Y/C các nhóm thực hiện lệnh SGK T39

- HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung- GV phân tích khái niệm: đồng giao tử (XX), dị giao tử (XY) và sự thay đổi tỉ lệ nam, nữ theo lứa tuổi.

+ Mẹ sinh ra 1 loại trứng: 22A + X+ Bố sinh ra 2 loại tinh trùng: (22A + X ) , (22A + Y)+ Sự thụ tinh giữa trứng với: * Tinh trùng X XX ( con gái) * Tinh trùng Y XY( con trai)+ 2 loại tinh trùng tạo ra tỉ lệ ngang nhau, khi tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau.

? Sinh con trai hay con gái có phải là do người mẹ quyết đinh không?

Hoạt động 3- GV giới thiệu: bên cạnh NST giới tính có các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.- GV Y/C HS tìm hiểu SGK cho biết? Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính. :( hoóc môn, nhiệt độ, cường độ ánh sáng...)? Sự hiểu biết về cơ chế xác định giới tính có ý nghĩa như thế nào trong sản suất?- HS trả lời, bổ sung- GV chốt lại kiến thức và liên hệ thực tế( vấn đề đồng tính luyến ái, chuyển đổi giới tính ở người...)

*GV gọi HS đọc kết luận cuối bài.

+ Tính trạng liên quan giới tính

II. Cơ chế xác định nhễm sắc thể giới tính.

* Sơ đồ:

P: (44A +XX) x (44A + XY)GP: 22A + X 22A + X, 22A + YF1: 44A +XX( gái), 44A +XY(trai) Giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh nhờ phân li và tổ hợp của các cặp NST giới tính.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính:

- ảnh hưởng của môi trường trong do rối loạn tiết hoocmon sinh dục làm biến đổi giới tính.- ảnh hưởng của môi trường ngoài: To, nồng độ CO2, ánh sáng...-> biến đổi giới tính- ý nghĩa: chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái phù hợp với mục đích sản xuất.

33

Page 34: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

4. Củng cố và luyện tâp:Hoàn thành bảng sau:NST giới tính NST thường1. Tồn tại trong TB đơn bội2............................................................

3............................................................

1............................................................2. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau giữa cá thế đực và cái3. Mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể

? Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực, cái ở vật nuôi. Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn.5. Hướng dẫn HS học ở nhà.- Học bài, trả lời câu hỏi SGK, ôn lại bài Lai 2 cặp tính trạng của Menđen- Nghiên cứu trước bài ‘’Di truyền liên kết giới tính’’

Tiết 13: di truyền liên kết

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1. Kiến thức:- HS hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.- Mô tả được và giải thích thí nghiệm của Moocgan. - Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng hoạt động nhóm.- Phát triển tư duy thực nghiệm qui nạp.3. Thái độ:- Giáo dục cho học sinh ý thức nghiên cứu khoa họcII. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: Tranh hình 13 SGK (T42) HS: Tìm hiểu trước bàiIII. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.ổn định tổ chức: 9A 9C9B 9D2.Kiểm tra bài cũ: ?Trình bày cơ chế sinh con trai con gái ở người? Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái đúng hay sai?? Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?GV bổ xung:

NST giới tính NST thường1. Tồn tại trong TB đơn bội2. Có thể tương đồng hoặc không tương đồng phụ thuộc vào giới tính nhóm loài.3.Mang gen qui định giới tính hoặc có

1.Tồn tại trongTB lưỡng bội2. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau giữa cá thể đực và cái3. Mang gen quy định tính trạng thường của

34

Page 35: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

liên quan đến giới tính cơ thể

3. Dạy và học bài mới:*Đặt vấn đề: ? Vì sao Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền ?(vì nó dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, có nhiều biến dị dễ quan sát, số lượng NST ít).

Hoạt động thầy trò

Hoạt động 1- GV Y/C hs nghiên cứu thông tin và trình bày TNo của Moócgan ?- HS trình bày TNo:

P: xám, dài x đen, cụt F1: 100% xám, dài Lai phân tích: F1 x đen, cụt FB: 1 xám, dài; 1 đen, cụt

HS thảo luận nhóm để thực hiện lệnh SGK (T42)-Đại diện nhóm trình bày.- Nhóm khác bổ xung- GV nhận xét và bổ xung:? Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen cánh cụt được gọi là phép lai phân tích?+ Vì phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn.? Mooc gan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?+ Nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực F1?? Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moócgan lại cho rằng các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST ( liên kết gen)+ Kết quả lai phân tích có 2 tổ hợp, mà ruồi thân đen, cánh cụt cho 1 loại gtử (bv). Còn F1 cho 2 loại gtử các gen cùng nằm trên 1 NST cùng phân li về gtử.( chúng lên kết với nhau)? Hiện tượng di truyền liên kết là gì?

Nội dung

I. Thí nghiệm của Moocgan. P: xám, dài x đen, cụt F1: 100% xám, dài Lai phân tích: F1 x đen, cụt

FB: 1 xám, dài; 1 đen, cụtSơ đồ lai SGK T42

Di truyền liên kết là trường hợp các gen quy định nhóm tính trạng nằm trên 1 NST cùng phân li về giao tử và cùng tổ hợp qua thụ tinh

35

Page 36: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Hoạt động 2 GV nêu tình huống: ở ruồi giấm 2n = 8 nhưng TB có khoảng 4000 gen ? Sự phân bố gen trên NST như thế nào.GV Y/C hs các nhóm thảo luận:? So sánh kiểu hình F2 trong trường hợp phân li độc lập và di truyền liên kết.+ F2: phân li độc lập xuất hiện biến dị tổ hợp+ F2: DTLK không xuất hiện biến ndị tổ hợp.? ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.- HS trả lời, bổ sung- GV chốt lại kiến thức* GV gọi hs đọc ghi nhớ sgk

II. ý nghĩa của di truyền liên kết .

- Trong TB mỗi NST mang gen tạo thành nhóm gen liên kết.( Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường ứng với số NST trong bộ dơn bội của loài)

- Liên kết gen đảm bảo sự DT bền vững của từng nhóm tính trạng mà các gen qui định chúng nằm trên 1 NST -->Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.

4.Củng cố và luyện tập: ?Thế nào là di truyền liên kết .? Hiện tượng nào đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?.( Các gen nừm trên các cặp NST khác nhau thì DT PLĐL, còn các gen nằm trên 1 NST thì DT liên kết)

Hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm s.sánh Di truyền độc lập Di truyền liên kết

PaVàng, trơn x Xanh, nhăn AaBb x aabb

Xám, dài x Đen, cụt BV x bv bv bv

G ........................ ab ................. bv

Fa Kiểu gen Kiểu hình

...........................................1 vàng, trơn; 1 vàng, nhăn1 xanh, trơn; 1 xanh, nhăn

1BV 1bv bv bv

.................................Tỉ lệ KG và KH ........................................... 1 : 1Biến dị tổ hợp Không xuất hiện BD tổ hợp

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài theo câu hỏi SGK và làm bài tập- Ôn lại sự biến đổi hình thái NST qua nguyên phân và giảm phân.

36

Page 37: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 14: Thực hành: quan sát hình thái nhiễm sắc thểI. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1. Kiến thức:- HS biết nhận dạng hình thái NST ở các kì2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi .- Rèn kĩ năng vẽ hình.3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh biết bảo vệ, giữ gìn dụng cụ, tự giác trong học tậpII. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: Kính hiển vi, bộ tiêu bản NST, tranh các kì của nguyên phân HS: Xem lại những bài đã họcIII. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức : 9A 9C9B 9D2. Kiểm tra bài cũ:? Trình bày những biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào ?? Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ xung cho qui luật PLĐL của

Men Đen như thế nào?? Trình bày cấu trúc NST? NST có chức năng gì mà được xem là cơ sở vật chất

của hiện tượng di truyền.? bài tập 4 SGK ( Đ/a c)

? Các bước sử dụng kính hiển vi:- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ

tiêu bản- Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo

chiều kim đồng hồ cho tới khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.

3. Dạy và học bài mới:*Đặt vấn đề: (GV nêu yêu cầu của bài thực hành) Hoạt động thầy

Hoạt động 1- GV Y/C hs nêu các bước tiến hành quan sát tiêu bản NSTHS trình bày các thao tác+ Đặt tiêu bản lên bàn kính: quan sát ở bội giác bé rồi chuyển sang bội giác lớn

==> Nhận dạng TB đang ở dạng nào

Hoạt động trò

I. Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể. HS ghi chú từ : a đến f

a. NST ở kì TG: Dài mảnh duỗi xoắnb. Kì đầu: NST kép bắt đầu xoắn và

co ngắnc. Kì giữa: NST đóng xoắn cực đạid. Kì sau: NST kép tách nhau ở tâm

37

Page 38: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Cần lưu ý:+ Kĩ năng sử dụng kính hiển vi+ Mỗi tiêu bản gồm nhiều TB, cần tìm TB mang NST nhìn rõ nhất

- Các nhóm quan sát lần lượt các tiêu bản- Các nhóm hoàn thành mục ghi chú từ : a đến f

- GV chốt lại kiến thức- GV Y/C các nhóm thực hiện theo quy trình đã hướng dân

- GV quan sát tiêu bản ==> xác nhận kết quả của từng nhóm Hoạt động 2

GV treo tranh các kì của nguyên phân

GV cung câp thêm thông tin+ Kì trung gian: TB có nhân+ Các kì khác căn cứ vào vị trí NST trong TBVD: Kì giữ NST tập trung ở giữa TB thành hàng, có hình thái rõ nhất

*Nếu hộp tiêu bản NST để lâu hỏng ==> dùng tranh câm các kì của nguyên phân để học sinh nhận dạng hình thái NST ở các kì

độnge. Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắnf. 2 tế bào con được hình thành có

bộ NST giống mẹ

II. Báo cáo thu hoạch.- Học sinh quan sát tranh, đối chiếu với hình vẽ của nhóm ==> nhận dạng NST đang ở kì nào

- Từng thành viên vẽ và chú thích các hình đã quan sát được vào vở.

4. Củng cố và luyện tập: - Các nhóm tự nhận xét về thao tác sử dụng kính hiển vi.- Báo cáo kết quả quan sát tiêu bản.- GV đánh giá chung về ý thức và kết quả của các nhóm- Đánh giá kết quả của nhóm qua bản thu hoạch

5. Hướng dẫn HS học ở nhà- Ôn lại toàn bộ kiến thức chương II- Nhiên cứu trước bài AND

Tiết 15: Chương III: and và gen

ADN

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1. Kiến thức:

38

Page 39: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- HS phân tích được thành phần hoá học của AND, đặc biệt là tính đa dạng và tính đặc thù của nó. - Mô tả được cấu trúc không gian của AND theo mô hình của J. Oatxơn và F. Crick.2. Kĩ năng:- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, hoạt động nhóm3. Thái độ:- Giáo dục cho HS tinh thần học tập tích cực và hợp tác.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: Tranh, mô hình cấu trúc phân tử AND, bảng gắn mô hình HS: Tìm hiểu trước bàiIII. Tiến trình tổ chức dạy và học:1.ổn định tổ chức:9A 9C9B 9D 2. Kiểm tra bài cũ:? Chọn phương án đúng:Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp tế bào là gì?a. Bộ NST trong tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡngb. Sự kết hợp NST, chất tế bào của hợp tử.c. Chất nhân của giao tửd. Cả a, b và c đúng( Đ/a : a) 3. Dạy và học bài mới: *Đặt vấn đề: AND không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất hoá học của gen. Vì vậy nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cáp độ phân tử. Hoạt động của thầy & trò

Hoạt động 1- GV Y/c HS tìm hiểu thông tin và quan sát hình 15 SGK, các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:? AND có những thành phần hoá học nào.? Vì sao AND có đặc tính đặc thù và đa dạng- HS đại diện nhóm trả lời,- HS khác bổ sung

+ Tính đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit + Tính đặc thù do số lượng, trình tự, thành phần của các nuclêôtit. * GV mở rộng:

Nội dung kiến thức cần đạt

I. Cấu tạo hoá học của phân tử AND.

- Phân tử AND được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.- AND là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X)

- Phân tử AND có cấu tạo đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit

- Tính đa dạng và đặc thù của AND là cơ sơ phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.

39

Page 40: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Nếu coi mỗi nuclêôtit là một chữ cái thì với 4 chữ cái khác nhau ta có thể sắp xếp được nhiều từ, nhiều câu, (câu ngắn câu dài) khác nhau... - VD : Một đoan ADN có 20 nuclêôtit thì sẽ có 420 cách sắp xếp khác nhau. - GV hoàn thành kiến thức và nhấn mạnh: Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân khác nhau là yếu tố tạo thành tính đa dạng và đặc thù của AND.

Hoạt động 2- GV Y/C hs tìm hiểu thông tin và quan sát hình 15 và mô hình AND cho biết:? Mô tả cấu trúc không gian của phân tử AND.

- GV gọi 1 hs lên trình bày trên tranh, mô hình, cả lớp theo dõi bổ sung- GV yêu cầu hs thảo luận:

? Các loại Nu nào liên kết với nhau thành từng cặp? Tại sao phải liên kết theo kiểu đó?+ Các cặp Nu liên kết với nhau: A-T; G-X+ A bắt buộc phải liên kết với T, G phải liên kết với X vì số liên kết H2( A – T bởi 2 liên kết H2, G – X bởi 3liên kết H2)? GV cho trình tự một mạch đơn, yêu cầu hs lên xác định trình tự các Nu ở mạch còn lại.+ Dưạ vào NTBS ghép các Nu ở mạch 2.? Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung

- HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung- GV Y/c HS sử dụng tư liệu SGK : ? Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ xung? *GV nhấn mạnh: Tỉ số A + T / G + X trong các phân tử AND thì khác nhau và đặc trưng cho loài * GV giới thiệu một số công thức liên quan đến ADN: N L = x 3,4 ( N = A + T +G + X) 2C = N/20 hoặc = L/ 34 A0

Ghi chú: L là chiều dài phân tử ADN

II. Cấu trúc không gian của phân tử AND

- Phân tử AND là chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn đều đặn quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.- Mỗi vòng xoắn có đường kính 20 A0 chiều cao 34 A0 gồm 10 cặp nuclêôtit.

- Hệ quả của NTBS:+ Do tính chất bổ sung của 2 mạch, nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại+ Về tỉ lệ của các loại đơn phân trong AND: A = T; G = X ==> A + G = T + X (A + G) ==> = 1 (T + X)

40

Page 41: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

C là số vòng xoắn của phân tử ADN N là tổng số nuclêôtit của phân tử ADN- Gọi hs đọc kết luận sgk

4. Củng cố và luyện tập: ? Vì sao mô hình của J. Oatxơn và F. Crick.được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỉ 20?- Với cấu trúc kiểu này 2 mạch đơn ADN có thể dễ dàng tách nhau ra, mỗi mạch

đơn lại lắp ghép với các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ xung để tạo ra 2 phân tử ADN con giống hệt nhau và giống mẹ ==> Đó chính là cơ sở của sự sao chép các tính trạng của đời trước cho đời sau.

* Khoanh tròn chữ cái chỉ ý trả lời đúng. 1. Tính đa dạng của phân tử AND là do:

a, Số lượng, hành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtitb, Hàm lượng AND trong nhân tế bàoc, Tỉ lệ A + T / G + Xd, Chỉ b và c đúng

2. Theo NTBS thì:a, A = T; G = Xb, A + T = G + Xc, A + X + T = G + X + Td, Chỉ b và c đúng

5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài cũ và làm bài tập cuối bài- Đọc mục em có biết- Nghiên cứu trước bài “ ADN và bản chất của gen’’

Tiết 16: adn và bản chất của gen

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1.Kiến thức: - HS trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của AND. - Nêu được bản chất hoá học của gen. - Phân tích đựơc các chức năng của AND2. Kĩ năng:- Phát triển được kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm3. Thái độ:- Giaó dục ý thức học tập cho học sinhII. Chuẩn bị tài liệu và TBDH:

41

Page 42: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

GV: - Tranh phóng to hình 16 SGK- Mô hình cấu trúc nhân đôi của ADN

HS: Tìm hiểu trước bàiIII.Tiến trình tổ chức dạy và học:1.ổn định tổ chức:9A 9C9B 9D2. Kiểm tra bài cũ:? Nêu đặc điểm cấu tạo của ADN? Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?? Làm bài tập 4,5,6 SGK 3. Dạy và học bài mới:*. Đặt vấn đề: Thông tin di truyền được lưu trữ và truyền đạt được là nhờ ADN. Gen nằm trên NST mà bản chất hoá học là ADN , mỗi gen cấu trúc là 1 đoạn mạch của phân tử ADN. Vởy ADN tự sao theo nguyên tắc nào? ==> Vào bài hôm nay

Hoạt động của thầy & trò

Hoạt động 1- GV Y/C hs tìm hiểu thông tin đoạn 1-2 ==> thông tin trên cho em biết điều gì ? - HS: nêu được không gian, thời gian, của quá trình tự nhân đôi AND- GV Y/C hs tiếp tục tìm hiểu thông tin, qs hình 16 SGK , các nhóm thảo luận:? Hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi.

- HS: Ptử AND tháo xoắn, 2 mạch tách dần

? Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN.

- HS: Diễn ra trên 2 mạch? Các Nu nào liên kết với nhau thành từng cặp.

- HS: các Nu trên mạch khuôn và môi trường nội bào liên kết theo NTBS

? Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào.

- HS: Mạch mới hình thành theo mạch khuôn của mẹ

? Nhận xét về cấu tạọ của ADN mẹ và 2 ADN con.

- HS: cấu tạo 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.- HS đại diện các nhóm nhận xét, bổ

Nội dung kiến thức cần đạt

I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ?

- ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian - ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu.

- Quá trình tự nhân đôi:+ Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc+ Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo NTBS, 2 mạch mới của ADN con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau

==> Kết quả: Hai phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.

Nguyên tắc: SGK (T 49)

42

Page 43: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

sung- GV hoàn chỉnh kiến thức

=> Từ ý kiến đã thảo luận trên HS mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN ?

- GV cho HS làm bài tập vận dụng: Một đoạn mạch có cấu trúc: - A - G - T - X - X - A - - T - X - A - G - G - T - ==>Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN được tạo thành từ đoạn ADN trên- GV hỏi tiếp:? Qúa trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào.- HS: Có 3 nguyên tắc: Khuôn mẫu, bổ sung và giữ lại một nửa.

Hoạt động 2- GV Y/C hs tìm hiểu thông tin SGK cho biết: ? Bản chất hoá học của gen

? Gen có chức năng gì- HS trả lời, gv nhấn mạnh mối liên quan 3 chương đã học ==> Gen nằm trên NST ==> Bản chất hoá học là ADN ==> Một phân tử ADN gồm nhiều genHoạt động 3- HS nghiên cứu thông tin SGK? ADN có chức năng gì?- GV phân tích và chốt lại hai chức năng của ADN

*GV nhấn mạnh: Sự nhân đôi của ADN==> nhân đôi NST ==> đặc tính di truyền ổn định qua các thế hệ. ? Vì sao nói sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của sự sinh sản đảm bảo sự sinh sôi của sinh vật.

- Vì: Sinh sản vô tính được thực hiện nhờ quá trình phân bào nguyên phân

- Sinh sản hữu tính nhờ phân bào giảm phân và thụ tinh. Mà hai quá trình này thực hiện được nhờ sự tự nhân đôi của NST.

II. Bản chất của gen .

- Gen là 1 đoạn của ADN, có chức năng di truyền xác định.- Bản chất hoá học của gen là ADN - Chức năng: Gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc phân tử protein

III. Chức năng của ADN.Gồm 2 chức năng:- Lưu giữ thông tin di truyền- Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

=> Qúa trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của sự sinh sản đảm bảo sự sinh sôi của sinh vật.

43

Page 44: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

4. Củng cố và luyện tập. - HS đọc kết luận cuối bài.- Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng:?1. Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở:a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa

d. Kì sau e. Kì cuối ( Đ/a: a)

?2. Phân tử ADN nhân đôi theo nguyên tắc: a. Khuôn mẫu b. Bổ sung c. Giữ lại một nữa d. Chỉ a và b đúng e. Cả a, b và c ( Đ/a: e)5. Hướng dẫn HS ở nhà: - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.- GV hướng dẫn làm bài tập 2,4 - Nghiên cứu trước bài 17.- Kẻ bảng 17 SGK vào vở bài tập

Tiết 17:mối liên hệ giữa gen và ARN

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1.Kiến thức:- HS mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN.- Biết xác định những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN.- Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp ARN và nguyên tắc tổng hợp của quá trình này.2. Kĩ năng:- Phát triển kĩ năng quan sát phân tích kênh hình, rèn luyện tư duy phân tích so sánh.3. Thái độ:- Giáo dục cho HS ý thức học tập bộ mônII. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: Tranh hình 17.1-2.- Mô hình tổng hợp ARN.- Mô hình cấu trúc ARN. HS: Tìm hiểu trước bài và kẻ bảng 17 SGK vào vở.III. Tiến trình tổ chức dạy và học:

44

Page 45: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

1. ổn định tổ chức:9A 9C9B 9D2. Kiểm tra bài cũ:? Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN? Nêu bản chất hoá học và chức năng của gen?? Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?? Một HS làm bài tập số 4 SGK?3. Dạy và học bài mới:*Đặt vấn đề Mô tả được cấu tạo và chức năng của ARN, trình bày được những điểm giống nhau và khác nhau trong cấu trúc giữa ARN và ADNHoạt động thầy trò Nội dung

Hoạt động 1GV Y/C hs đọc thông tin, quan sát hình 17.1 cho biết:? ARN có thành phần hoá học như thế nào.? Trình bày cấu tạo ARN.HS trả lời, bổ sungGV nhận xét, giúp học sinh hoàn chỉnh kiến thức.GV Y/C hs làm bài tập lệnh (T 51)? So sánh cấu tạo ADN và ARN?HS vận dụng kiến thức so sánh cấu tạo của ARN và ADN hoàn thành bảng 17Đại diện nhóm lên làm trên bảng, các nhóm khác bổ sung GV chốt lại kiến thức

Đặc điểm ARN ADN- Số mạch đơn- Các loại đơn phân- Kích thước, khối lượng

1A, U, G, X

Nhỏ

2A,T, G, X

Lớn

- GV phân tích: Tuỳ theo các chức năng mà ARN chia thành các loại khác nhau.

? Trình bày chức năng của từng loại ARN?

Hoạt động 2- GV Y/C hs tìm hiểu thông tin cho biết? ARN được tổng hợp ở kì nào của chu kì TB.

HS: ARN được tổng hợp ở kì trung gian tại

I. ARN.

- ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P- ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X- ARN cũng thuộc loại đại phân tử nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN.- ARN chỉ có một mạch đơn.

- ARN gồm:+ m ARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của P+ t ARN: Vận chuyển axít amin+ r ARN: Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm

II. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào ?

- Quá trình tổng hợp ARN tại NST ở kì trung gian

45

Page 46: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

NST, ARN được tổng hợp từ ADN - GV Y/C hs quan sát hình 17.2 các nhóm thảo luận trả lời 3 câu hỏi SGK:

? ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2 mạch đơn của gen?? Các loại nu nào liên kết với nhau để tạo cặp trong quá trình hình thành mạch ARN?? Có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN so với mỗi mchj đơn của gen?

- HS đại diện nhóm trả lời:+ ARN được tổng hợp dựa vào 1 mạch đơn+ Liên kết theo NSBS: A-U; T-A; G-X; X-G+ ARN có trình tự tương ứng với mạch khuôn theo NTBS trong đó T được thay băng U

- GV mô tả quá trình tổng hợp ARN dựa vào hình 17.2 và mô hình ==>GV chốt lại kiến thức- GV sử dụng mục thông tin em có biết phân tích tARN và rARN sau khi được tổng hợp sẽ tiếp tục tạo thành cấu trúc bậc cao hơn- GV yêu cầu học sinh thảo luận:

? Quá trình tổng hợp ARN theo những nguyên tắc nào.? Nêu mối quan hệ giữa gen với ARN.HS đại diện nhóm trả lời, bổ sungGV chốt lại kiến thức

- Quá trình tổng hợp ARN:+ Gen tháo xoắn tách thành 2 mạch đơn+ Các Nu ở mạch khuôn liên kết với Nu tự do theo NTBS+ Khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen đi ra chất TB

- Nguyên tắc tổng hợp:+ Khuôn mẫu: dựa trên một mạch đơn của gen+ Bổ sung: A-U; T-A; G-X; X-G

- Mối quan hệ giữa gen và ARN: trình tự các Nu trên ,mạch khuôn quy định trình tự các Nu trên ARN.

4. Củng cố và luyện tập:Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau đây ??1. Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở:

a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa d. Kì sau e. Kì cuối?2. Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền:

a. t ARN b. m ARN c. r ARN d. Cả a, b, c?3. Một đoạn ARN có trình tự:

- A - U - G - X - U - U - G - A -a) Xác định trình tự các Nu trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trênb) Nêu bản chất mối quan hệ gen - ARN5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

Học bài cũ theo câu hỏi sgkLàm bài tập 1, 2, 3 SGKĐọc mục em có biết

46

Page 47: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Xem trước bài mới

Tiết 18:

prôtêin

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1.Kiến thức:- HS nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó. - Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó. Trình bày được các chức năng của prôtêin2. Kĩ năng:- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, tư duy và hệ thống hoá kiến thức.3. Thái độ:- Giáo dục cho HS ý thức học tập bôn mônII. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: Tranh phóng to hình 18 SGK HS: Tìm hiểu trước bàiIII. Tiến trình tổ cức dạy và học: 1. ổn định tổ chức : 9A 9C9B 9D2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những điểm kkhác nhau cơ bản trong cấu truc ARN và ADN?? ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào?? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ : Gen --> ARN? 3 .Dạy và học bài mới: * Đặt vấn đề: Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ cấu trúc và hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. Vây Prôtêin có cấu trúc và chức năng gì ==> ta vào bài ngày hôm nay.

Hoạt động của thầy & trò

Hoạt động 1GV Y/C hs tìm hiểu thông tin trả lời câu hỏi:? Nêu thành phần hoá học và cấu tạo của prôtêin.

Nội dung kiến thức

I. Cấu trúc của prôtêin.- Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O, N- Prôtêin là đại phân tử được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân

là axitamin

47

Page 48: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV Y/C hs thảo luận trả lời câu hỏi? Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện như thế nào.? Yếu tố nào xác định sự đa dạng của prôtêin.? Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù.

HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung+ Tính đặc thù thể hiện ở số lượng, thành phần và trinhd tự sắp xếp của axít amin + Sự đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 20 loại axít amin

- GV Y/C hs quan sát hình 18, thông báo: tính đa dạng và đặc thù còn biểu hiệu ở cấu trúc không gian? Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào.- HS xác định được tính đặc trưng thể hiện ở cấu trúc bậc 3 và 4.

GV chốt lại kiến thứcHoạt động 2GV Y/C hs tìm hiểu thông tin SGK, thông báo cho học sinh 3 chức năng của prôtêinVD: prôtêin dạng sợi là thành phần chủ yếu của da, mô hình liên kếtGV phân tích thêm các chức năng:+ Là thành phần tạo nên kháng thể+ prôtêin phân giải cung cấp năng lượng+ Truyền xung thần kinh…GV Y/C học sinh trả lời 3 câu hỏi mục lệnh (T 55)? Vì sao P dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt?+ Vì các vòng xoắn dạng sợi, bện lại kiểu dây thừng chịu lực kéo? Nêu vai trò một số enzim đối với sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày?+ Các loại enzim:* Amilaza biến tinh bột thành đường* Pepsin Cắt prôtêin chuỗi dài prôtêin chuỗi ngắn? GIải thích nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

- Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự các axít amin.

- Các bậc cấu trúc:+ Cấu trúc bậc 1: là chuỗi axít amin có trình tự xác định+ Cấu trúc bậc 2: Là chuỗi axít amin tạo vòng xoắn lò xo+ Cấu trúc bậc 3: Do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng+ Cấu trúc bậc 4: Gồm 2 hay nhiều chuỗi axít amin kết hợp với nhau

II. Chức năng của prôtêin.1. Chức năng cấu trúc: Là thành phần quan trọng xây dựng các bào quan và màng sinh chất hình thành các đặc điểm của mô, cơ quan, cơ thể2. Vai trò xúc tác các quá trình trao đổi chất.Bản chất enzim là prôtêin, tham gia các phản ứng sinh hoá.3. Vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất.Các hoocmôn phần lớn là prôtêin điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể.VD: Insulin điều hoà lượng đường trong máu.- Ngoài ra Prôtêin còn có các chức

năng khác như:+ Bảo vệ cơ thể.+ Vận động tế bào và cơ thể+ Sinh trưởng, sinh sản, sinh năng lượng....

* Tóm lại: Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng,

48

Page 49: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

+ Do thay đổi tỷ lệ bất thường của insulin ==> Hạn chế quá trình chuyển hoá Glucôzơ thành glicôgen==> tăng lượng đường trong máu.+ Do các tế bào không tiếp nhận ínulin mặc dù tế bào õ của đảo tuỵ hoạt động bình thường ==> cản trở hấp thụ Glucôzơ để chuyển thành Glicôgen==> lượng đường tăng cao phải đào thải ra ngoài qua nước tiểu.GV chốt lại kiến thức

liên quan đến hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.

4.Củng cố và luyện tập : Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng trong các câu sau:1. Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin là do:

a. Số lượng thành phần các loại axít aminb. Trật tự sắp xếp các axít aminc. Cấu trúc không gian của prôtêind. Chỉ a và b đúnge. Cả a, b và c

2. Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêina. Cấu trúc bậc 1 b. Cấu trúc bậc 2c. Cấu trúc bậc 3 d. Cấu trúc bậc 4

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài cũ theo nội dung SGK- Làm bài tập 2, 3, 4 vào vở bài tập - Ôn lại ADN và ARN - Xem trước bài mới.

Tiết 19mối quan hệ giữa gen và tính trạng

I . Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1. Kiến thức:- Giúp hs hiểu được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi aa. - Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: Gen ( 1đoạn ADN) mARN prôtêin tính trạng.2. Kĩ năng:- Phát triển cho hs kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, rèn luyện tư duy phân tích, hệ thống hoá kiến thức.3. Thái độ:

49

Page 50: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Giáo dục cho hs ý thức nghiên cứu khoa học.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: Tranh hình 19.1, 19.2, 19.3 SGK Mô hình động về sự hình thành chuỗi aa.HS: : Nghiên cứu SGKIII. Tiến trình tổ chức dạy và học :

1. ổn định tổ chức : 9A 9C9B 9D

2. Kiểm tra bài cũ: ? Tính đa dạng và đặc thù của P do những yếu tố nào xác định? Vì sao nói P có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?? Vì sao P không thể tự duy trì cấu trúc đặc thù của mình qua các thế hệ?( Vì P không có khả năng tự nhân đôi)

3. Dạy và học bài mới:*Đặt vấn đề: Gen mang thông tin cấu trúc của prôtêin ở trong nhân TB là chủ yếu còn prôtêin chỉ được hình thành ở chất TB. Như vậy, chứng tỏ giữa gen và prôtêin phải có mối quan hệ với nhau thông qua một cấu trúc trung gian nào đó.

Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 - GV y/c hs nghiên cứu thông tin đoạn1 sgk và thực hiện lệnh 1 sgk ( T57) .- HS: + Dạng trung gian: mARN+ Vai trò: Mang thông tin tổng hợp prôtêin.- GV chốt lại kiến thức.- GV y/c hs qs hình 16.1 và thảo luận: ? Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi aa.( HS: mARN , tARN, ribôxôm.? Câu hỏi lệnh 2 SGK ( T57)-HS: + Các loại Nu liên kết theo NTBS: A-U, G-X + Tương quan: 3 Nu 1aa - GV hoàn thiện kiến thức.? Trình bày quá trình hình thành chuỗi aa.

- GV phân tích:+ Số lượng, TP, trình

I. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin.

- mARN là dạng trung gian có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất TB

- Sự hình thành chuỗi aa.+ mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.+ Các tARN mang aa vào ribôxôm khớp với mARN theo NTBS đặt aa vào đúng vị trí.+ Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN 1aa được nối tiếp.+ Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN chuỗi aa được tổng hợp xong.- Nguyên tắc:+ Khuôn mẫu: Trình tự

50

Page 51: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

tự sắp xếp các aa tạo nên tính đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.+ Sự tạo thành chuỗi aa dựa trên khuôn mẫu ARN.

Hoạt động 2 - GV y/c hs qs hình 19.2, 19.3 ng/cứu thông tin mục II ( T58) và thực hiện lệnh sgk .? - GV y/c hs trả lời.

các Nu trên mARN trình tự các aa của P.+ Bổ sung: ( A- U; G-X)

II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.

- Mối liên hệ: ADN là khuôn mẫu để tổng hợp mARN .+ mARN là khuôn mẫu dể tổng hợp chuỗi aa ( cấu trúc bậc 1 của prôtêin)+ Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của TB biểu hiện thành tính trạng.- Bản chất mối quan hệ gen- tính trạng: Trình tự các Nu trong ADN qui định trình tự các Nu trong ARN , qua đó qui định trình tự các aa của prôtêin.P tham gia vào các hoạt động của TB biểu hiện thành tính trạng.

4 Củng cố và luyện tập: . - Gọi hs đọc kết luận sgk ? Trình bày sự hình thành chuỗi aa trên sơ đồ.? Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài cũ và trả lời câu hỏi sgk.- Ôn lại cấu trúc không gian của ADN, tiết sau thực hành

Tiết 20

Thực hành quan sát và lắp ráp mô hình ADN

I . Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1. Kiến thức:- Giúp hs củng cố lại kiến thức về cấu trúc không gian của ADN.2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN.- Rèn thao tác lắp ráp mô hình ADN.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức cẩn thận, say mê nghiên cứu.II. Chuẩn bị tài liều và TBDH:

51

Page 52: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV: Mô hình phân tử ADN, đĩa CD, băng hình về cấu trúc, cơ chế tự sao, cơ chế tổng hợp ARN, cơ chế tổng hợp prôtêin ( nếu có) - HS: Kiến thức cấu trúc không gian của ADN.III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức:9A 9C9B 9D2.Kiểm tra bài cũ: ? Mô tả cấu trúc không gian của ADN ?? NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?

Gen ( 1 đoạn ADN) (1) mARN (2) Prôtêin? Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Gen ( 1 đoạn ADN) mARN Prôtêin Tính trạngGV bổ xung: Trình tự các nuclêôtít trong gen qui định trình tự các nuclêôtít trong phân tử ARN qua đó qui định trình tự các aa của phân tử Prôtêin. Prôtêin tham gia vào hoạt động tế bào ==> biểu hiện thành tính trạng.

3. Dạy và học bài mới:

Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1

- GV hướng dẫn qs mô hình ptử ADN, thảo luận: ? Vị trí tương đối của 2 mạch Nu. Chiều xoắn của 2 mạch.( HS: ADN gồm 2 mạch song song , xoắn phải)? Đường kính vòng xoắn. chiều cao vòng xoắn. Số cặp Nu trong 1 chu kì xoắn.( hs: Đường kính 20A0, chiều cao 34A0, gồm 10 cặp Nu ( 1 chu kì xoắn) ? Các loại Nu nào liên kết với nhau thành cặp.( hs: Các Nu liên kết thành cặp theo NTBS: A-T, G-X)- GV gọi 1 hs lên trình bày trên mô hình. (hs: chỉ trên mô hình: đếm số cặp, chỉ rõ loại Nu nào liên kết với nhau) - HS qs hình, đối chiếu hình 15 rút ra nhận xét.Hoạt động 2- GV hướng dẫn cách lắp ráp mô hình.+ Lắp mạch 1: Theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh xuống.- Chú ý: Lựa chọn chiều cong của đoạn

I.Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.

- ADN gồm 2 mạch song song , xoắn theo chiều từ trái sang phải

- Đường kính 20A0, chiều cao 34A0, gồm 10 cặp Nu ( 1 chu kì xoắn)

- Các Nu liên kết thành cặp theo NTBS : A-T, G-X

II. Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.

52

Page 53: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

cho hợp lí, đảm bảo khoảng cách với trục giữa.+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang Nu theo NTBS với đoạn 1.- HS thực hành lắp ráp mô hình ADN - GV y/c các nhóm cử đại diện, đánh giá chéo kết quả lắp mô hình.- GV kiểm tra tổng thể 2 mạch, nhận xét đánh giá.- GV lưu ý:

- Lựa chọn chiều cong cho hợp lí.- Đảm bảo khoảng cách trục giữa.

- Tổng thể 2 mạch trên mô hình:+ Chiều xoắn 2 mạch+ Số cặp của mỗi chu kì xoắn+ Sự liên kết theo NTBS.

4 . Củng cố và luyện tập: - GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành.- GV căn cứ vào phần trình bày của hs và kết quả lắp ráp mô hình ADN để cho điểm. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Vẽ hình 15 SGK vào vở.- Ôn tập 3 chương: 1, 2, 3 - Tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tiết 21: kiểm tra 1 tiết

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1. Kiến thức:- Giúp hs củng cố, bổ sung, chỉnh hoá kiến thức đã học.- Gv đánh giá trình độ, kết quả học tập chung của lớp cũng như từng cá nhân và điều chỉnh được phương pháp dạy học.2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho hs kĩ năng điều chỉnh phương pháp học tập, có ý thức trong học tập đặc biệt là tự học, tự nghiên cứu. 3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức nghiêm túc, tự giác trong giờ kiểm tra.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: Đề kiểm tra.HS: Kiến thức đã họcIII. Tiến trình tổ chức dạy và học:1.ổn định tổ chức: 9A 9B9C 9D2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

53

Page 54: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

3. Dạy và học bài mới: Đề kiểm tra: Phần I : Trắc nghiệm khách quan (4đ) Câu 1: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1. Đối tượng của di truyền học là:a. Bản chất và quy luật của hiện tượng di truyền, biến dị.b. Cây đậu Hà lan có hoa lưỡng tính c. Tất cả động thực vật và vi sinh vật d. Cả a và b.2. Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen là:a. Phương pháp phân tích các thế hệ lai b. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được c. Thí nghiệm nhiều lần trên đậu Hàlan d. Cả a và b.3. Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cằp tính trạng tương phản thì:a. Sự phân li của các cặp tính trạng độc lập với nhau.b. F1 phân li kiểu hình 3 trội: 1 lặn.c. F2 có tỉ lệ mỗi kiếu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.d. Cả a và cCâu 2: Chọn các cụm từ: Các loài, đặc thù, nuclêotit, cơ sở phân tử, tính đa dạng. Điền vào chỗ trống trong các câu sau: ADN của mỗi loài được (1)……….. bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các (2)………Do cách sắp xếp khác nhau của 4loại Nu đã tạo nên (3)…………của ADN. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là (4)………….cho tính đa dạng và tính đặc thù của(5)………………..Phần II: Tự luận:( 6đ)

Câu 1: Một đoạn ARN có trình tự các Nu như sau: -A - U - G - X- U - U - G - A - X - Hãy xác định trình tự các Nu trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên.Câu 2: ở gà, màu lông đen là trội hoàn toàn so với màu lông trắng.a. Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1 và F2 khi cho lai gà màu lông đen thuần chủng với gà màu lông trắng ?b. Cho gà màu lông đen ở F1 giao phối với gà lông trắng thì kết quả như thế nào ?

Đáp án: Phần I: Trắc nghiệm khách quan Câu 1: 1a; 2a; 3d; ( 0,5 điểm x 3 = 1,5 điểm) Câu 2: 1- Đặc thù; 2- Nuclêotit; 3- Tính đa dạng; 4-Cơ sở phân tử; 5- Các loài. ( 0,5 điểm x 5 = 2,5 điểm) Phần II: Tự luận Câu 3: Mạch khuôn - T- A - X - G - A- A - X - T - G - ( 1 điểm) Mạch bổ sung: - A - T - G - X - T - T - G - G - X - ( 1 điểm)

54

Page 55: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Câu 4: a. Gọi A là gen qui định màu lông đen (tính trội) - Gọi a là gen qui định màu lông trắng ( tính lặn) ( 0, 25 điểm) - Kiểu gen của gà lông đen thuần chủng: AA, gà lông trắng aa Ta có sơ đồ sau: Pt/c: AA x aa

GP: A a F1: Aa

Kết quả: - Kiểu gen: 100% Aa - Kiểu hình: 100% gà lông đen ( 1 điểm) F1 x F1: Aa x Aa

GF1: A: a A: a F2: ( 1 điểm)

A a A AA Aa a Aa aa

Kết quả: Kiểu gen: 25% AA : 50% Aa : 25% aa Kiểu hình: 75% gà lông đen: 25% gà lông trắng ( 0,25 điểm)b. Kiểu gen gà lông đen F1 : Aa Kiểu gen gà lông trắng : aa ( 0,25 điểm) Ta có sơ đồ : P: Aa x aa GP : A: a a F1: Aa aa Kết quả: Kiểu gen: 50% Aa : 50% aa Kiểu hình: 50% gà lông đen : 50% gà lông trắng ( 0,25 điểm) 4. Củng cố và luyện tập:- GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học.

- Đọc trước bài: Đột biến gen

chương IV: biến dịTiết 22: Đột biến gen

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1. Kiến thức:- HS trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen.- Hiểu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người.2. Kĩ năng:- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và hoạt động nhóm.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức nghiên cứu khoa học.

55

Page 56: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: Tranh hình 21.1sgk, tranh đột biến gen có lợi, có hại cho sv.HS: Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen.III.. Tiến trình tổ chức dạy và học : 1. ổn định tổ chức:9A 9B9C 9D2. Bài cũ: GV chữa bài kiểm tra một tiêts3. Bài mới:Đặt vấn đề: GV giới thiệu hiện tượng biến dị: Biến dị có thể di truyền hoặc không di truyền. Biến dị di truyền có các biến đổi trong NST & ADN.Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: - GV y/c hs qs hình 21.1 thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.- HS: chú ý trình tự các cặp Nu thống nhất điền vào phiếu.- GV kẻ nhanh phiếu lên bảng gọi hs lên làm.- GV hoàn chỉnh phiếu kiến thức. - Đoạn ADN bị biến đổi

Đoạn AND

Số cặp Nu

Điểm khác đoạn a

Đặt tên dạng biến đổi

B 4 Mất cặp: X-G Mất 1 cặp Nu

C 6 Thêm cặp:T-A Thêm 1 cặp Nu

D 5 Thay cặp A-T bằng cặp G-X

Thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác.

? Vậy đột biến gen là gì. Gồm những dạng đột biến nào. ? Tại sao không nói mất ,thêm...1nuclêôtit mà lại nói mất, thêm...1cặp nuclêôtit?- ADN có cấu trúc hai mạch bổ xung cho nhau --> Sự biến đổi ở 1 nuclêôtít nào đó phải xảy ra trên cả hai mạch thì mới gọi là đột biến.GV mở rộng: Có thể quan sát đột biến gen trên kính hiển vi không? - Không. Vì đây là những biến đổi rất nhỏ ở cấp phân tử.

Hoạt động 2: - Hs nghiên cứu thông tin SGK và trả lời:? Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen.

I. Đột biến gen là gì ?

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.

- Các dạng đột biến gen: Mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêotic.

II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen.

- Tự nhiên: Do rối loạn trong

56

Page 57: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV y/c 1 - 2 hs trình bày, lớp bổ sung.- GV nhấn mạnh: Trong điều kiện tự nhiên do sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động của môi trường.- GV mở rộng : Các tác nhân bên ngoài gây đột biến gen như tác nhân lí hoá học, tia phóng xạ.... VD: Bom nguyên tử Mĩ thả xuống 2 thành phố của Nhật Bản ( Hiroosima, Nagasaki) hoặc chất độc da cam Mĩ thả xuống Miền Nam VN -->Làm chết hàng vạn người và để lại di chứng cho nhiều thế hệ sau.

Hoạt động 3 - GV y/c hs qs hình 21.2, 21.3, 21.4, và trả lời câu hỏi lệnh sgk ( T63)- HS:+ ĐB có lợi: Cây cứng, nhiều bông ở lúa+ ĐB có hại: lá mạ mùa trắng, đầu và chân sau của lợn dị dạng.- GV cho hs tiếp tục thảo luận:? Tại sao đột biến gen biến đổi kiểu hình. ? Vì sao đa số đột biến Gen thường có hại?(hs: biến đổi ADN làm thay đổi trình tự các aa nên biến đổi kiểu hình; ĐB gen thường có hại vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời)? Nêu vai trò của đột biến gen trong sản xuất?* GV mở rộng : ĐB tự nhiên Cừu chân ngắn ở Anh --> cừu không nhảy qua hàng rào để phá vườn.- ĐB lúa Tám thơm Hải Hậu trồng được 2vụ/năm.

quá trình tự sao chép của ADN.Dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể.- Thực nghiệm: Con người gây ra các đột biến bằng tác nhân vật lí, hoá học.

III. Vai trò của đột biến gen.

- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật.

- Đột biến gen đôi khi có lợi cho con người vì có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt.Là nguồn nguyên liệu quan trọng của quá trình tiến hoá và chọn giống.

4. Củng cố và luyện tập: - Gọi hs đọc ghi nhớ sgk .

- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu mà em cho là đúng trong các câu sau: Câu 1: Đột biến gen phát sinh có những dạng thường gặp nào? a. Mất đi 1 cặp Nu b. Thêm 1 cặp Nu c. Thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác d. Mất đi 1 đoạn NST e. Cả a, b, và c g. Cả b, c và d Câu 2: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen trong tự nhiên là do:a. Rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin b. Rối loạn trong quá trình tổng hợp mARN c. Rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài.

57

Page 58: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Đáp án: 1e; 2c 5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Về nhà học bài theo câu hỏi sgk- Xem trước bài: Đột biến cấu trúc NST.- Bài tập chép: Một đoạn gen có cấu trúc như sau: ....XGG - AAT – GXX – TTA – XGX – TAT....

....GXX – TTA – XGG – AAT – GXG – ATA....a. Đoạn gen này qui định bao nhiêu aa trong cấu trúc bậc 1 của Prb. Nếu đoạn gen này bị mất 3cặp nuclêôtit kế tiếp nhau thì số aa thay đổi ntn?

Tiết 23

đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:1. Kiến thức:- Giúp HS trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST, giải thích được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với bản thân SV và con người.2. Kĩ năng:- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, hoạt động nhóm.3. Thái độ:- Thái độ hợp tác khi hoạt động nhóm.- Giáo dục cho HS ý thức nghiên cứu khoa học.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH:+ GV: Tranh các dạng đột biến cấu trúc NST + HS: Phiếu học tập: Các dạng đột biến cấu trúc NST III.Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.ổn định tổ chức: 9A 9B9C 9D2.Kiểm tra bài cũ :? ĐB gen là gì? Kể tên các dạng ĐB gen? ? Tại sao ĐB gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?? Gọi 1 HS làm bài tập chép. ( GV đưa ra đáp án: a. 6 aa trong cấu trúc bậc 1 của Pr

b. Vì ĐB mất 3 cặp nu liên tiếp, tức là mất 6 nu.. do đó mất 2 aa trong phân tử Pr. Vì vậy phân tử Pr mới có 4 aa. ) 3. Dạy và học bài mới : * Đặt vấn đề:

58

Page 59: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Đột biến cấu trúc NST có gì khác so với đột biến gen và chúng có những dạng nào?

Hoạt động của thầy và trò Nội dụng kiến thức

Hoạt động 1: - GV y/c hs qs hình 22 hoàn thành phiếu học tập.

- GV kẻ phiếu lên bảng gọi hs lên điền - GV chốt lại đáp án đúng.- Phiếu học tập: Các dạng ĐB cấu trúc NST.

STT NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi

Tên dạng ĐB

A Gồm các đoạn: ABCDEFGH

Mất đoạn H Mất đoạn

B Gồm các đoạn: ABCDEFGH

Lặp lại đoạn BC

Lặp đoạn

C Gồm các đoạn: ABCDEFGH

Trình tự đoạn BCD đổi lại thành DCB

Đảo đoạn

? ĐB cấu trúc NST là gì. Gồm những đoạn nào.- GV thông báo: Ngoài 3 dạng trên còn có dạng đột biến: chuyển đoạn.

Hoạt động 2: - GV y/c hs ng/cứu thông tin đoạn 1 sgk ( mục II T 65): ? Có những nguyên nhân nào gây ĐB cấu trúc NST. - GV HD hs tìm hiểu ví dụ1, ví dụ2 sgk.? Ví dụ1 là dạng ĐB nào.( HS: Dạng mất đoạn) ? Ví dụ nào có hại, ví dụ nào có lợi cho SV và con người.( HS: vd1 có hại cho con người, vd2 có lợi cho SV) ? Hãy cho biết tính chất ( lợi, hại ) của đột biến cấu trúc NST.

- HS tự rút ra kết luận.- GV mở rộng: Trong chọn giống người ta có thể gây ĐB mất đoạn để loại bỏ các gen xấu, không mong muốn ra khỏi NST hoặc chuyển nhóm gen mong muốn từ NST của loài này

I. Đột biến cấu trúc NST là gì?

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. - Các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn

II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST

* Nguyên nhân phát sinh. - Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người.- Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí, hoá học phá vỡ cấu trúc NST. * Vai trò của đột biến cấu trúc NST.

- Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân SV. - Một số đột biến có lợi có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.

59

Page 60: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

sang NST của loài khác.4.Củng cố và luyện tập:- Gọi hs đọc kết luận sgk. - ? ĐB NST là gì? Nêu một số dạng ĐB NST và mô tả từng dạng ĐB đó. - ? Nguyên nhân gây ĐB cấu trúc NST? Tại sao ĐB cấu trúc NST thường gây hại cho SV. ( Trên NST các gen được phân bố theo 1 trật tự xác định biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi tổ hợp các gen biến đổi kiểu gen với kiểu hình ) 5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Học bài theo nội dung SGK - Làm câu 3 vào vở BT - Đọc trước bài: Đột biến số lượng NST.

Tiết 24 đột biến số lượng nhiễm sắc thể

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được:1. Kiến thức:- Giúp hs trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở 1 cặp NST .- Giải thích được cơ chế hình thành thể ( 2n + 1) và thể ( 2n - 1) và nêu hậu quả biến đổi số lượng ở từng cặp NST.2. Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng quan sát hình và phát hiện kiến thức, phát triển tư duy phân tích so sánh.- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.3. Thái độ:- ý thức học tập bộ môn.- Giáo dục cho hs ý thức nghiên cứu khoa học.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: + GV: Tranh hình 23.1 và 23.2 sgk + HS: Nghiên cứu sgkIII. Tiến trình tổ chức dạy và học : 1. ổn định tổ chức : 9A 9B9C 9D2. Kiểm tra bài cũ? ĐB cấu trúc NST là gì? Cho VD? Nêu những nguyên nhân gây ĐB? ? Vì sao ĐB cấu trúc NST thường có hại?GV bổ sung và nhấn mạnh: ĐB phá vỡ cấu trúc NST --> thay đổi số lượng và cácg sắp xếp gen trên đó--> gây rối loạn trong hoạt động cơ thể--> gây bệnh tật thậm trí gây chếtVD: Mất 1 đoạn NST 21 ở người gây ung thư máu.

3. Dạy và học bài mới:

60

Page 61: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

* Đặt vấn đề: Đột biến NST xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST : Hiện tượng dị bội thể. Xảy ra ở tất cả bộ NST: Hiện tượng đa bội thể.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:- GV kiểm tra kiến thức cũ: ? Nhiễm sắc thể tương đồng.? Bộ NST lưỡng bội. Bộ NST đơn bội.- GV y/c hs nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi: ? Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST thấy ở những dạng nào.- HS: Các dạng: 2n + 1 và 2n - 1 ? Thế nào là hiện tượng dị bội thể.- GV hoàn chỉnh kiến thức. - GV phân tích thêm: Có thể có 1 số cặp NST thêm hoặc mất 1 NST. GV yêu cầu HS làm bài tập sgk ( T67): - HS: QS hình đối với các quả từ II XI với nhau và với quả I rút ra nhận xét: + Kích thước: lớn ( VI), nhỏ ( V, XI) + Gai dài hơn: ( IX) ........... - GV lưu ý cho hs ---------> Hoạt động 2: - GV y/c hs qs hình 23.2 nhận xét: * Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong giảm phân. ? Trường hợp bình thường .(hs: mỗi gtử có 1 NST) ? Trường hợp bị rối loạn phân bào. ( hs: 1 gtử có 2 NST; 1 gtử không có NST nào.) ? Các gtử nói trên tham gia thụ tinh hợp tử có số lượng NST ntn.(hs: htử có 3 NST hoặc có 1 NST của cặp tương đồng) - GV treo tranh hình 23.2 gọi hs lên trình bàycơ chế phát sinh các thể dị bội.- GV thông báo ở người tặng thêm 1 NST ở cặp NST số 21 gây bệnh đao. ? Nêu hậu quả hiện tượng dị bội thể.

I. Hiện tượng dị bội thể.

- Hiện tượng dị bội thể: Là đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó.- Các dạng: 2n + 1, 2n – 1- VD: Cà độc dược bộ NST bình thường : 2n = 24. Trong thực tế có 2n = 25 hoặc 2n = 23.( ĐB dị bội thể)

- Hiện tượng dị bội thể gây ra những biến đổi về hình thái, kích thước, hình dạng.....II. Sự phát sinh thể dị bội.

* Cơ chế phát sinh thể dị bội: + Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li tạo thành 1 giao tử mang 2 NST và 1 giao tử không mang NST nào.+ Qua thụ tinh tạo thành hợp tử : 2n + 1 hoặc 2n – 1 NST.

61

Page 62: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

* Hậu quả: Gây biến đổi hình thái ( hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST ở người.

4.Củng cố và luyện tập: - Gọi 1 hs đọc kết luận sgk.

- Viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể ( 2n + 1) - Phân biệt hiện tượng dị bội thể và thể dị bội.5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài theo câu hỏi sgk - Sưu tầm tư liệu và mô tả 1 giống cây trồng đa bội.- Đọc trước bài: Đột biến số lượng NST ( tiếp theo)

Tiết :25 đột biến số lượng nhiễm sắc thể ( tt)

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- HS trả lời được thể đa bội là gì.- HS phân được hiện tượng đa bội và hiện tượng dị bội thể.- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên. Các dấu hiệu nhận biết thể đa bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống.2. Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.- Kĩ năng hoạt động nhóm.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức học tập bộ môn và tích cực tựh giác trong học tập

II Chuẩn bị tài liệu và TBDH: * GV: Tranh hình 24.1, 24.2, 24.3, 24.4 sgk; Tranh sự hình thành thể đa bội. * HS: phiếu học tập.

Đối tượng quan sát

Đặc điểmMức bội thể Kích thước cơ quan

1. TB rêu2. Cà độc dược3……….

III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.ổn định tổ chức.9A 9B

62

Page 63: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

9C 9D2. Kiểm tra bài cũ.? Sự biến đổi số lượng NST ở 1 cặp NST thường thấy ở dạng nào/ Cho VD? Nêu khái niệm thể dị bội?? Cơ chế nào dẫn đến sự hình thànhthể dị bội có số lượng NST của bộ NST 2n + 1 & 2n – 1.? Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể?3. Dạy và học bài mới.* Đặt vấn đề: ? Nhắc lại nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dị bội thể? - Do sự không phân li của 1 cặp NST. Vởy nếu toàn bộ các cặp NST không phân

li dẫn đến hiện tươịng gì?--> Vào bài...

Hoạt động thầy trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: ? Thế nào là thể lưỡng bội.( HS: Có bộ NST chứa các cặp NST tương đồng) - GV y/c hs thảo luận: ? Các cơ thể có bộ NST 3n, 4n, 5n….có chỉ số n khác thể lưỡng bội ntn.( HS: Các cơ thể đó có bộ NST là bội số của n) ? Thể đa bội là gì.- GV y/c đại diện nhóm trình bày và chốt kiến thức.- GV y/c hs qs hình 24.1 24.4 và hoàn thành phiếu học tập. - GV cho đại diện nhóm lên trình bày phiếu học tập. - Từ phiếu học tập đã hoàn chỉnh y/c hs thảo luận theo câu hỏi sgk ( T 70 phần I)? Sự tương quan giữa mức bội thể ( số n) và kích thước của CQSDưỡng , CQSS của các cây nói trên ntn? ( kích thước lớn hơn so với cây lưỡng bội) - Đại diện nhóm trình bày:

+ Tăng số lượng NST tăng rõ rệt kích thước TB , cơ quan.+ Nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây. + Làm tăng kích thước cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản năng suất cao.

? Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt

I. Hiện tượng đa bội thể

- Hiện tượng đa bội thể là trường hợp bộ NST trong TB sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n ( lớn hơn 2n) - Tế bào đa bội có số lượng NST, ADN tăng gấp bội --> quá trình TĐC tăng --> Tăng kích thước tế bào, cơ quan....--> tăng sức chống chịu, phát triển tốt..

- Dấu hiệu nhận biết: Tăng kích thước các cơ quan.

63

Page 64: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

thường? Việc nhận biết này có thật chính xác không? Tại sao? ( Việc phân biệt này chưa chính xác vì: Có thể chỉ do ảnh hưởng của môi trường cũng có thể tạo nên sự khác nhau đó.)Biện pháp nào giúp ta phân biệt chính xác?

- Làm tiêu bản NST, đếm số NST.? Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống cây trồng?Hoạt động 2:

- GV y/c hs nhắc lại: ? kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân.(HS: NP: 1TB mẹ 2TB con ( có bộ NST giống nhau và giống TB mẹ. GP: 1TB mẹ ( 2n) 4TB con( n). - GV y/c hs ng/cứu thông tin và qs hình 24.5 trả lời lệnh SGK ( T 70) - GV cho đại diện nhóm trình bày:+ Hình a: GP bình thường, Hợp tử NP lần đầu bị rối loạn. + Hình b: GP bị rối loạn thụ tinh tạo hợp tử có bộ NST lớn hơn 2n.+ Hình a do rối loạn NP, hình b do rối loạn GP.=> Nêu cơ chế hình thành thể đa bội?

? Thể đa bội có ý nghĩa gì?

GV mở rộng: ? Có những cách nào để tạo thể tứ bội ( 4n )- Tác động vào quá trình nguyên phân của hợp tử lúc hợp thử bắt đầu phân chia giai đoạn từ 2 -> 8 tế bào.- Tác động vào quá trình nguyên phân để tạo giao tử có 2n NST và sau đó cho các giao tử 2n kết hợp với nhau để tạo hợp tử 4n.

- ứng dụng: + Tăng kích thước thân cành, cành --> tăng sản lượng gỗ. + Tăng kích thước thân, lá, cũ--> tăng sản lượng rau, màu + Tạo giống có năng suất cao.

II. Sự hình thành thể đa bội.

- Cơ chế hình thành thể đa bội: Do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thường --> không phân li tất cả các cặp NST --> tạo thể đa bội.

- ý nghĩa: ĐB đa bội thể ở thực vật được xem là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống và tiến hoá.

4. Củng cố và luyện tập:- Thể đa bội là gì ? cho ví dụ? - GV treo tranhhình 24.5 gọi hs lên trình bày sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân không bình thường.? Đột biến là gì. Kể tên các dạng đột biến.- HS đọc ghi nhớ cuối bài.5, Hướng dẫn HS học ở nhà::

64

Page 65: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Học bài theo nội dung sgk - Làm câu 3 vào vở bài tập. - Sưu tầm tranh, ảnh sự biến đổi kiểu hình theo môi trường sống và nghiên cứu trướcc bài 25

Tiết 26 thường biến

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được: 1. Kiến thức:- Giúp hs trình bày được khái niệm thường biến. Phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến về hai phương diện khả năng di truyền và sự biểu hiện kiểu hình.- Trình bày được khái niệm mứu phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt.- Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.2. Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức tìm hiểu khoa học, giải thích hiện tượng tự nhiên.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: Tranh thường biến. HS: Phiếu học tập: Tìm hiểu sự biến đổi kiểu hình.Đối tượng quan sát Điều kiện môi trường Mô tả kiểu hình tương ứngLá cây rau mác - Mọc trên mặt nước

- Mọc trong nước- Mọc trên cạn

Cây rau dừa nước ...........................

III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức: 9A 9B9C 9D2. Kiểm tra bài cũ: ? Thể đa bội là gì? Cho ví dụ?? Cơ chế hình thành thể đa bội? ý nghĩa? 3. Dạy và học bài mới: *. Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết kiểu gen qui định tính trạng. Trong thực tế người ta gặp hiện tượng 1 kiểu gen cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống trong nhiều điều kiện khác nhau.

65

Page 66: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 - GV y/c hs quan sát tranh 25 sgk( T72) tìm hiểu các ví dụ hoàn thành phiếu học tập.- GV y/c đại diện các nhóm lên hoàn thành phiếu.- GV chốt lại đáp án đúng .

Đối tượng qs

ĐK môi trường Mô tả kiểu hình tương ứng.

H25: Lá cây mác

-Mọc trong nước

- Trên mặt nước

- Lá hình dải tránh sống ngầm.- Phiến rộng nổi trên mặt nước

VD1: Cây rau dừa nước

- Mọc trên bờ

- Mọc ven bờ

- Mọc trên mặt nước

- Thân: đk nhỏ, chắc, lá nhỏ.- Thân và lá lớn hơn(mọc trên bờ) - Thân có đk lớn, mỗi đốt 1 phần rễ-> phao.

VD2: Luống xu hào

-Trồng đúng qui trình -Trồng không đúng qui trình

- Củ to, đều

- Củ nhỏ, không đều

? Nhận biết kiểu gen của cây rau mác mọc trong 3 môi trường trên ntn?(kiểu gen giống nhau) ? Tại sao lá cây mác có sự biến đổi kiểu hình?( sự biến đổi kiểu hình dễ thích nghi với điều kiện sống)

- GV y/c hs thảo luận: ? Sự biến đổi kiểu hình trong các ví dụ trên do nguyên nhân nào.(do tác động của môi trường)? Thường biến là gì. ? Sự biểu hiện ra kiểu hình của 1 kiểu gen

phụ Thuộc vào những yếu tố nào? Trong các yếu

t tố nào đuợc xem là không đổi?? Phân biệt thường biến và đột biến?Hoạt động 2 - GV y/c hs nghiên cứu thông tin sgk thảo luận: ? Sự biểu hiện ra kiểu hình của 1 gen phụ

I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường.

- Thường biến: Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

- Sự biểu hiện ra kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc vào cả kiểu gen và môi trường trong đó yếu tố kiểu gen coi như không đổi

- Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định tương ứng với điều kiện ngọai cảnh, không di truyền được. Thường biến có lợi cho SV giúp SV thích nghi ĐKS

II. Mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

66

Page 67: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

thuộc những yếu tố nào.( hs: do tương tác giữa kiểu gen với môi trường) ? Nhận xét mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.? Những tính trạng loại nào chịu ảnh hưởng của môi trường. ( HS: tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường) - GVgọi đại diện nhóm phát biểu. ? Tính dễ biến dị của tính trạng số lượng liên quan đến năng suất vật nuôi và cây trồng có ý nghĩa gì?- Trong SX cần chú ý ảnh hưởng khác nhau của môi truờng đối với loại tính trạng số lương --> Tạo ĐK thuận lợi nhất để đạt kiểu hình tối đa--> tăng NS và hạn chế ĐK ảnh hưởng xấu làm giảm NS.

Hoạt động 3:- GV thông báo: Mức phản ứng đề cập đến giới hạn thường biến của tính trạng số lượng.- GV y/c hs tìm hiểu ví dụ sgk.? Sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống DR2 do đâu và câu hỏi lệnh sgk ( T73).(hs: do kĩ thuật chăm sóc, do kiểu gen qui định) - HS tự rút ra kết luận. - GV nhấn mạnh: Khi môi trường thay đổi-> kiểu hình của SV bị thay đổi( T.Biến)tuy nhiên sự biến đổi này không phải là vô hầnm chỉ đến một giới hạn nhất định-> Mức phản ứng.

- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.- Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. - Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường.

III. Mức phản ứng.

- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của 1 gen trước môi trường khác nhau. - Mức phản ứng do kiểu gen qui định.

- Tính trạng số lượng là mức phản ứng rộng. Tính trạng chất lượng :mức phản ứng hẹp.

4. Củng cố và luyện tập:- Gọi hs đọc kết luận sgk

? Hoàn thành bảng sau: So sánh thường biến và đột biến.( GV đưa ra bảng phụ)? Ông cha ta tổng kết: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Theo em tổng kết trên đúng hay sai. Tại sao? 5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài theo câu hỏi sgk - Làm câu hỏi 1, 3 vào vở BT và sưu tầm tranh, ảnh về các đột biến ở vật nuôi, cây trồng. Tiết 27

thực hành

67

Page 68: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

nhận biết một vài dạng đột biến

I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được: 1. Kiến thức:- Giúp hs nhận biết được một số đột biến hình thái ở TV & phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, quả, hạt giữa thể lưỡng bội & thể đa bội trên tranh ảnh. - Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh hiển vi hoặc trên tiêu bản.2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát tranh và tiêu bản.- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức cẩn thận, say mê nghiên cứu.II.Chuẩn bị tài liệu và TBDH: *GV: Tranh (ảnh) các ĐB hình thái ở TV, kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây( hành ta), đột biến số lượng NST ở hành tây, dau tằm, dưa hấu. + Tiêu bản hiển vi: Bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn. Bộ NST ( 2n), (3n), (4n) ở dưa hấu. + Kính hiển vi quang học.*HS: Kiến thức đã học: III.Tiến trình tổ chức dạy và học:1.ổn định tổ chức:9A 9B9C 9D2. Kiểm tra bài cũ: ? Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến?? Trong SX các yếu tố sau: Giống, kĩ thuật SXvà NS thì yếu tố nào là kiểu gen, yếu tố nào là kiểu hình và yếu tố nào là môi trường?3. Dạy và học bài mới: * Đặt vấn đề GV nêu y/c của bài thực hành.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 - GV HD hs qs tranh, ảnh đối chiếu dạng gốc và dạng đột biến nhận biết các dạng đột biến gen.- GV y/c các nhóm điền bảng 26 SGK ( T75) phần I ( Đột biến hình thái)

I.Nhận biết các đột biến gen gây ra biến đổi hình thái .

Đối tượng QS

Dạng gốc Dạng đột biến

Chuột Lông màu đen ĐB bạch tạngLá mạ Lá màu xanh ĐB mât k/n TH

diệp lụcCây lúa Cây mềm ít

bôngCây cứng và nhiều bông

68

Page 69: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Hoạt động 2 - GV y/c hs nhận biết qua tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST .- GVy/c 1 hs lên chỉ tranh câm từng dạng đột biến.- GVy/c các nhóm nhận biết qua tiêu bản hiển vi về đột biến cấu trúc NST ( hs: qs ở bội giác bé rồi chuyển sang bội giác lớn) & vẽ hình quan sát được hoàn thành phần2 bảng 26.- GV kiểm tra trên tiêu bản xác nhận kết quả của các nhóm.

Hoạt động 3: - GV y/c hs qs tranh : Bộ NST người bình

thường và của bệnh nhân đao.(hs: Người bệnh đao thể dị bội ( 2n+ 1) có 3 NST 21 ( các dấu hiệu thể hiện trên tranh)

- GV HD các nhóm qs tiêu bản hiển vi bộ NST ở người bình thường và bệnh nhân đao.( hs: Các nhóm qs tiêu bản đối chiiêú ảnh chụp nhận biết cặp NST bị đột biến) ? So sánh ảnh chụp hiển vi bộ NST dưa hấu. ? So sánh hình thái thể đa bội với thể lưỡng bội.+ HS: TV đa bội ( lá tằm, quả dưa hấu) thường to hơn , dày hơn dạng bình thường( dấu hiệu thể hiện trên hình vẽ

Lợn con Đầu và chân Bình thường

Đầu & chân dị dạng

II. Nhận biết các đột biến cấu trúc NST.

- Các dạng ĐB: Mất , đảo, lặp đoạn NST- VD: + Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 -> gây ung thư máu ở người.

+ Enzim thuỷ phân tinh bột ở 1 giống lúa mạchcó hoạt tính cao hơn nhờ hiện tượng lặp đoạn NST mang gen qui định Enzim này( ứng dụng vào SX đường rượu bia....)

III. Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST.

Đối tượng QS Thể 2n Thể ĐBNgười 2n = 46 2n = 47Người 2n = 46 2n= 45Táo 2n 4n....Cà độc dược 2n = 24 2n= 25,36, 72Cây rêu 2n 3n, 4n

**Viết thu hoạch: Hoàn thành các câu hỏi trong SGK ( bảng 26)

4. Củng cố và luyện tập: - GVnhận xét tinh thần thái độ thực hành của các nhóm.- Nhận xét chung kết quả thực hành.- GV cho điểm 1 số nhóm có bộ sưu tập và két quả thực hành tốt.5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Viết báo cáo thu hoạch theo mâũ bảng 26- Sưu tầm: Tranh ảnh minh hoạ thường biến. Mẫu vật: Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng. Thân cây rau dừa nước mọc ở mô đất cao và trãi trên mặt nướ

69

Page 70: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 28: Thực hành

quan sát thường biến.

I. Mục tiêu: Sau khi thực hiện xong tiết thực hành hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs nhận biết được một số thường biến phát sinh ở các đối tượng trước tác động trực tiếp của điều kiện sống. - Phân được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.- Qua tranh ảnh và mẫu vật sống rút ra được: Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen , tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, phân tích thông qua tranh và mẫu vật.- Rèn kĩ năng thực hành.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức cẩn thận, làm việc khoa học.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: + GV: Tranh ( ảnh) minh hoạ thường biến: ảnh chụp chứng minh thường biến không di truyền( mầm khoai lang tách từ 1 cũ: 1 mầm đặt trong bóng tối, 1 mầm đặt ngoài ánh sáng) + HS: Mẫu vật: Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài ánh sáng, 1 thân cây rau dừa nước mọc từ mô đất bò xuống ven bờ và trãi trên mặt nước.III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.ổn định tổ chức:9A 9B9C 9D2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài thu hoạch của giờ thực hành trước.- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS3. Bài mới : * Đặt vấn đề: GV nêu yêu cầu của bài thực hành.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: GV y/c hs qs tranh, ảnh ,mẫu vật các đối tượng: mầm khoai, cây rau dừa nước thảo luận:? Nhận biết thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.? Nêu các nhân tố tác động gây thường biến.GV yêu cầu HS quan sát H25

I.Nhận biết 1 số thường biến.

70

Page 71: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Các nhóm thảo luận ghi vào bảng báo cáo thu hoạch.- GV y/c đại diện các nhóm trình bày.- Nhóm khác bổ sung- GV chốt lại đáp án đúng:

Đối tượng ĐKmôi trường

Kiểu hình tương ứng

Nhân tố tác động

1. Mầm khoai

-Có ánh sáng. - Trong tối

- Mầm có màu xanh. - Mầm lá có màu vàng

- ánh sáng

2. Cây rau dừa nước

- Trêncạn. - Ven bờ - Trên mặt nước

- Thân lá nhỏ - Thân lá lớn - Thân lá lớn hơn, rễ biến thành phao

Độ ẩm

3……. ........ ............ ...? Nhận xét về ảnh hưởng khác nhau của cùng ĐKS đối với tính trạng chất lượng và số lượng.Hoạt động 2: - GV HD hs qs tranh lá mạ mọc ven bờ và trong ruộng - HS thảo luận: ? Sự sai khác giữa hai cây mạ? Các cây lúa được gieo từ hạt của hai cây trên có khác nhau không. Rút ra nhận xét. ( hs: Con của chúng giống nhau: biến dị không di truyền được) ? Tại sao cây mạ ở ven bờ phát triển tốt hơn cây mạ ở trong ruộng.(hs: Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau) - GV y/c hs phân biệt thường biến và đột biến.

Hoạt động 3:- GV y/c hs qs ảnh 2 luống xu hào của cùng 1 giống nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau.? Hình dạng củ của 2 luống có khác nhau không.( hs: Hình dạng giống nhau: t trạng chất lượng) ? Kích thước của các củ su hào ở 2 luống khác nhau ntn.( hs: chăm sóc tốt: củ to; ít chăm sóc: củ nhỏ) - GV y/c hs rút ra nhận xét.

+ Cùng một kiểu gen dưới điều kiện sống khác nhau biểu hiện thành những kiểu hình khác nhau.II. Phân biệt thường biến và đột biến Thường biến Đột biến- Là những biến đổi ở kiểu hình không liên quan đến CSVCDT

Là những biến đổi trong CSVCDT ( ADN, NST)

- Không DT được

-DT được

Xuất hiện đồng lọat theo hướng xác định

- Xuất hiện ngẫu nhiên, cá thể, không xác định

- Có lợi cho SV giúp SV thích nghi điều kiện sống.

- Có hại cho SV, làm cho SV có sức sống kem, dị dạng thậm chí là chết

III. Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.

- Tính trạng chất lượng phụ

71

Page 72: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

thuộc kiểu gen.- Tính trạng số lượng phụ thuộc vào đk sống.

4. Củng cố và luyện tập:- GV rút kinh nghiệm giờ thực hành. - GV căn cứ vào bản thu hoạch để đánh giá.- GV cho điểm 1 số nhóm chuẩn bị chu đáo và bản thu hoạch có chất lượng.- GV cho hs dọn vệ sinh5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Ôn lại toàn bộ kiến thức chương IV- Đọc trước bài: Phương pháp nghiên cứu di truyền người.

chương V: di truyền học người Tiết29 : phương pháp nghiên cứu

di truyền học người.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:1. Kiến thức: - Giúp hs hiểu và sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích một vài tính trạng hay đột biến ở người.- Phân biệt được 2 trường hợp: Sinh cùng trứng và khác trứng. Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong ng/cứu di truyền, từ đó giải thích được 1 số trường hợp thường gặp.2. Kĩ năng:- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức ng/cứu khoa học để giải thích các hiện tượng gặp phải.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: + GV: Tranh hình 28.1 & 28.2 sgk và ảnh về trường hợp sinh đôi. +HS: -Nghiên cứu sgk. - Kẻ PHT theo mẫuIII. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.ổn định tổ chức:9A 9B9C 9D2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS3. Bài mới: * Đặt vấn đề: ở người cũng có hiện tượng di truyền và biến dị. Việc ng/cứu di truyền người gặp 2 khó khăn chính: Sinh sản chậm, đẻ ít con và vì lí do XH không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Do đó người ta phải đưa ra 1 số phương pháp nghiên cứu thích hợp.

72

Page 73: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk trả lời: + Giải thích các kí hiệu: ; ; ;

( 1 hs lên bảng giải thích kí hiệu) ? Tại sao người ta dùng 4 kí hiệu biểu thị sự kết hôn giữa hai người khác nhau về 1 tính trạng.( 1 tính trạng 2 trạng thái đối lập 4 kiểu kết hợp)

+ Cùng trạng thái:

+ 2 trạng thái đối lập:

- GV y/c hs ng/cứu VD1 thảo luận theo câu hỏi lệnh sgk ( T 79) - HS: + Màu mắt nâu là trội + Sự di truyền màu mắt không liên quan đến giới tính ( vì trong 2 gia đình được lập phả hệ: F2 có tỉ lệ nam: nữ ( màu mắt nâu hoặc đen) 1:1 gen qui định tính trạng này không nằm trên NST giới tính.) - GV giải thích: Với 2 phả hệ trên thì chưa thể trả lời được màu mắt người do bao nhiêu gen qui định. Vì vậy không thể viết sơ đồ lai.- GV y/c hs tìm hiểu VD2 yêu cầu: ? Lập phả hệ từ P F1 ( hs: lên bảng lập phả hệ.+ Qui ước: gen a gây bệnh, gây A không gây bệnh.+ Sơ đồ P: XAXa x XAY

GP: XA; Xa XA ; Y

F1: XAXA : XAXa : XAY : XaY (bị bệnh)

+ Sơ đồ phả hệ ▀ Con trai mắc bệnh

? Trả lời câu hỏi lệnh sgk ( T79) + Sự di truyền máu khó đông liên quan đến giới tính( vì gen lặn qui định và thường xuất hiện bệnh ở nam giới)

I. Nghiên cứu phả hệ.

- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó. - Dùng phương pháp này để nghiên cứu vì:

+ Người sinh sản chậm đẻ ít+ Không áp dụng được phương pháp lai hoặc gây đột biến.+ Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện.

73

Page 74: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

+Trạng thái mắc bệnh do gen lặn qui định: nam dễ mắc bệnh gây bệnh nằm trên NST X.- GV chốt lại kiến thức: ? Phương pháp ng/cứu phả hệ là gì.? Tại sao người ta dùng phương pháp đó để ng/cứu sự di truyền 1 số tính trạng ở người.

Hoạt động 2: - GV y/c hs qs sơ đồ hình 28.2 thảo luận theo câu hỏi sgk ( T80):- HS:+ Số lượng trứng & t.trùng tgia thụ tinh( lần nguyên phân đầu tiên) + Vì chúng được phát triển từ 1 hợp tử, có chung bộ NST trong đó có cặp NST gtính qui định gtính cũng giống nhau( kiểu gen) + 2 trứng + 2 ttrùng 2hợp tử 2 cơ thể( khác nhau kiểu gen) chỉ giống nhau như anh chị có chung bố mẹ có thể khác nhau về gtính.+ Khác nhau cơ bản ở điểm: đồng sinh cùng trứng có bộ NST giống hệt nhau, đồng sinh khác trứng có bộ NST khác nhau.- GV y/c các nhóm phát biểu. - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk ? Nêu ý nghĩa của trẻ đồng sinh.

II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.a. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng

- Trẻ đồng sinh: Trẻ sinh ra cùng 1 lần sinh.+ Có 2 trường hợp: cùng trứng và khác trứng.

+ Sự khác nhau: * Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen cùng giới. * Đồng sinh khác trứng khác nhau kiểu gen cùng giới hoặc khác giới.

b. ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh.- Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò kiểu gen và vai trò môi trường đối với sự hình thành tính trạng.

- Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng.

4.Củng cố và luyện tập: - Gọi hs đọc kết luận sgk.- ? Phương pháp ng/cứu phả hệ là gì. cho VD về ứng dụng của p2 trên? So sánh đặc điểm( số trứng tgia thụ tinh, kgen, kiểu hình, giới tính) của trẻ ĐS cùng Trứng & khác trứng.( HS làm ra PHT)- GV đưa ra đáp án đúng

Đặcđiểm so sánh

Trẻ đồng sinh cùng trứng Trẻ đồng sinh khác trứng

Số trứng tg t.tinh 1 trứng + 1tinh trùng ->1htử 2trứng +2t inh trùng-> 2h.tửKiểu gen Cùng một kiểu gen Khác kiểu genKiểu hình Giống hệt nhau Chỉ giống nhau như anh chị em

trong một gia đìnhGiới tính Cùng giới tính Có thể cùng hoặckhác giới tính

5.Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài và trả lời câu hỏi sgk

74

Page 75: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Tìm hiểu 1 số bệnh tật di truyền ở người và đọc mục “ Em có biết”

Tiết 30

bệnh và tật di truyền ở người I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau 1.Kiến thức:- Giúp hs nhận biết được bệnh nhân đao & bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái. - Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.- Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được 1 số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.2. Kĩ năng:- Phát triển cho hs kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, hoạt động nhóm.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: +GV: Tranh hình 29.1& 29.2 SGK , Tranh các tật di truyền.+ HS: Phiếu học tập: Tìm hiểu bệnh di truyền.III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.ổn định tổ chức: 9A 9B9C 9D

2.Kiểm tra bài cũ : ? ? Phương pháp ng/cứu phả hệ là gì. cho VD về ứng dụng của p2 trên? Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng? Vai trò của phương

pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trông nghiên cứu di truyền?

3.Dạy và học bài mới: *Đặt vấn đềCác đột biến gen, đột biến NST xảy ra ở người do ảnh hưởng cảu tác nhân vật lí và hoá học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường và do rối loạn trong quá trình TĐC trong TB đã gây ra các bệnh và tật di truyền.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

HĐ 1: ( 10’) - GV y/c hs đọc thông tin sgk, qs hình 29.1 & 29.2 hoàn thành phiếu học tập.

I. Một vài bệnh di truyền ở người.

Tên bệnh Đ2 di truyền Biểu hiện bên ngoài

75

Page 76: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV gọi đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.- GV chốt lại kiến thức chuẩn.* GV yêu cầu 1 HS viết sơ đồ thể hiện cơ chế xuất hiện bệnh Đao

Hoạt động 2: GV y/c hs qs hình 29.3 SGK

( T84)? Trình bày các đặc điểm của một

số dị tật ở người.- GV y/c 1 hs trình bày.- GV chốt lại kiến thức.Hoạt động 3: - GV y/c hs ng/ cứu thông tin sgk thảo luận và trả lời: ? Các bệnh và tật di truyền phát sinh do những nguyên nhân nào.(hs: tự nhiên và con người) ? Đề xuất các biện pháp han chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền.( GV giới thiệu: Năm 1990 phát hiện 5000 bệnh DT trong đó có gần 200 bệnh liên quan đến giới tính)- GV y/c đại diện các nhóm trình bày.- GV chốt kiến thức cơ bản.- GV liên hệ thực tế: Mĩ thả chất diệt cỏ, rụng lá xuống VN -> Con người nhiễm độc -> Sinh con -> Mắc các bệnh tật di truyền.VD: Môi hở khe hàm, lác mắt, khèo chân, thừa ngón chân ngón tay.....

1.Bệnh Đao

- Cặp NST số 21 có 3 NST

- Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn.

2. Bệnh Tơcnơ

- Cặp NST số 23 chỉ có 1 NST

- lùn, cổ ngắn,là nữ.- Tuyến vú không phát triển, thường mất trí và không có con.

3. Bệnh bạch tạng

- Đột biến gen lặn

- Da và tóc màu trắng.- Mắt màu hồng.

4. Bệnh câm điếc bẩm sinh

- Đột biến gen lặn

- Câm điếc bẩm sinh

II. Một số tật di truyền ở người.

- Đột biến NST & đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người: + Tật khe hở môi - hàm.+ Tật bàn tay, bàn chân mất 1 số ngón.+ Tật bàn chân tay nhiều ngón.III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền- Nguyên nhân: + Do các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên.+ Do ô nhiễm môi trường.+ Do rối loạn trao đổi chất nội bào.- Biện pháp hạn chế: + Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.+ Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật.+ Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vủ khí hoá học, vủ khí hạt nhân.+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh di truyền

4.Củng cố và luyện tập: - Gọi hs đọc kết luận sgk

- ? Có thể nhận biết bệnh Đao qua các đặc điểm hình thái nào.

76

Page 77: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

? Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và 1 số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó.5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục: “ Em có biết” - Đọc trước bài: Di truyền học với con người.

Tiết 31 di truyền học với con người

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- HS thấy được mối quan hệ giữa DT y học với DT y học tư vấn.- Giúp hs hiểu được di truyền học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực khoa học này. - Giải thích được cơ sở di truyền học của “ Hôn nhân một vợ một chồng” và những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau. - Hiểu được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 và hậu qủa di truyền của ô nhiễm môi trường đối với con người.2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho hs tư duy phân tích tổng hợp.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn sức khoẻ.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: + GV: Bảng số liệu: Bảng 30.1 và bảng 30.2 SGK + HS: Ng/cứu SGK III.Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức: 9A 9B9C 9D2. Kiểm tra bài cũ: ? Phân biệt bệnh Đao với bệnh Tơc nơ?? Nguyên nhân và cách hạn chế các bệnh tật DT ở người?3. Bài mới: * Đặt vấn đề:? Có thể chuẩn đoán bệnh di truyền ở giai đoạn nào?( Trước khi sinh) - >Những hiểu biết về di truyền học người giúp con người bảo vệ mình và bảo vệ tương lai di truyền loài người thông qua những lĩnh vực nào -> ta nghiên cứu bài hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức.

Hoạt động 1 I. Di truyền học tư vấn.

77

Page 78: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và làm BT ( T86) - HS: + Đây là bệnh di truyền

+ Bệnh do gen lặn qui định và có người trong gia đình đã mắc bệnh. + Không nên sinh con vì ở họ có gen gây bệnh( vì cả 2 người đều có gen lặn gây bệnh câm điếc bẩm sinh ở trạng thái dị hợp)

- GV y/c đại diện nhóm trình bày.- GV hoàn chỉnh đáp án, tổ chức thảo luận toàn lớp.? Di truyền học tư vấn là gì?? Theo em DT y học tư vấn khác DT y học ở điểm nào?( DT y học chuẩn đoán phát hiện bệnh DT, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, cách phòng và phần nào chữa một số bệnh DT; DT y học tư vấn: Chẩn đoán, phát hiện bệnh và cho lời khuyên đối với người nghi ngờ bị bệnh D. Y học tư vấn ra đời dựa trên cơ sở phát triển cao của DT y học)? DT tư vấn gồm những nội dung nào?HĐ 2: (16’) - GV y/c hs đọc thông tin sgk thảo luận vấn đề 1 theo lệnh sgk ( T86) ? Kết hôn gần là gì?( Kết hôn với những người có quan hệ huyết thống trong vòng 5 đời trở lại)? Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ 5 đời trở lên thì được phép kết hôn?+ Kết hôn gần làm suy thoái nòi giống vì làm đột biến genlặn , có hại biểu hiện dị tật bẩm sinh tăng.+ Từ đời thứ 5 có sự sai khác về mặt di truyền.- GV y/c đại diện phát biểu.- GV y/c hs phân tích bảng 30.1 và thảo luận vấn đề 2 BT SGK phần 1 ( T87) + Luật hôn nhân và gia đình qui định: Hôn nhân 1 vợ 1 chồng vì tỉ lệ nam: nữ tuổi trưởng thành là 1: 1.+ Cấm chẩn đoán giới tính thai nhi để hạn

- Di truyền y học tư vấn là 1 lĩnh vực của di truyền học kết hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền kết hợp phương pháp nghiên cứu phả hệ.- Nội dung: + Chuẩn đoán

+ Cung cấp thông tin + Cho lời khuyên liên quan đến bệnh, tật di truyền.

II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình.

a. Di truyền học với hôn nhân.

- Di truyền học đã giải thích được cơ sở khoa học của các qui đinh: + Hôn nhân: 1 vợ 1 chồng + Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn. + Cấm chẩn đoán giới tính thai nhi sớm.

78

Page 79: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

chế việc sinh con trai theo tư tưởng “ trọng nam kinh nữ”làm mất cân bằng tỉ lệ nam:nữ ở tuổi trưởng thành.- GV chốt lại kiến thức. - GV HD hs ng/cứu thông tin sgk và bảng 30.2 và trả lời câu hỏi: ? Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi quá áơm và ngoài tuổi 35.

- Phụ nữ sinh con quá sớm--> chưa đủ điều kiện vật chất cũng như tâm sinh lí để nuôi con khoẻ dạy con ngoan.

- Phụ nữ sinh sau tuổi 35-> TB đã bắt đầu lão hoá, quá trình sinh lí sinh hoá bị rối loạn -> con dễ mắc bệnh Đao

GV mở rộng: Ngoài ra khi PN sinh con quá muôn có thể gây thể 3 nhiễm ở cặp NST 13 -> Gây chết sơ sinh, gây teo não, mất trí và nhiều dị hình khác.... ? Phụ nữ nên sinh con ở lứa tuổi nào để đảm bảo học tập và công tác.(hs: từ 25-34) - GV y/c các nhóm báo cáo kết quả .- GV chốt lại đáp án.

Hoạt động 3: - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và thông tin mục: “ Em có biết” sgk( T85) ? Các tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền- Chất đồng vị phóng xạ do các vụ nổ vũ khí hạt nhân hoặc do có trong tự nhiên -> qua thức ăn nước uống vào cơ thể người-> gây ung thư hoắc các bệnh tật di truyền. - Các tác nhân vật lí, hoá học đặc là chất phóng xạ, chất độc hoá học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu, thuộc diệt cỏ sử dụng quá mức gây đột biến gen, đột biến NST.? Cần làm gì để bảo vệ môi trường?- GV tổng kết kiến thức.

b. Di truyền học và kế hoạch hoá gia đình.

- Phụ nữ sinh con trong độ tuổi 25 đến 34 là hợp lí.- Khoảng cách giữa các lần sinh không quá gần nhau. - Chỉ sinh từ 1 – 2 con.- Từ độ tuổi trên 35 tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh Đao tăng rõ.

III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường - Các tác nhân vật lí, hoá học đặc biệt là chất phóng xạ, thuốc trừ sâu thuốc diệt cỏ... sử dụng quá mức -> gây ô nhiễm môi trường -> làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền.

- Cần đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học, chống gây ô nhiễm môi trường.

4.Củng cố và luyện tập:- Gọi hs đọc kết luận sgk

? Di truyền y học tư vấn có chức năng gì.? Một cặp vợ chồng bình thường, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh. Em hãy đưa lời khuyên (tư vấn di truyền) cho cặp vợ chồng này.

79

Page 80: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường.5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Học bài, trả lời câu hỏi sgk - Tìm hiểu các thông tin về công nghệ tế bào

chương VI: ứng dụng di truyền học.Tiết 32: công nghệ tế bào

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:1. Kiến thức:- Giúp hs hiểu được khái niệm công nghệ tế bào, những công đoạn chính của công nghệ TB, vai trò của từng công đoạn. Hs thấy được những ưu điểm của việc nhân giống vô tính ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và TB trong chọn giống.2. Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, khái quát hoá và vận dụng thực tế.3. Thái độ:- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên và trân trọng thành tựu KH. II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH : + GV: Tranh hình 31 SGK ( T90) và tư liệu về nhân bản vô tính trong và ngoài nước.+ HS: Nghiên cứu SGKIII.Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.ổn định tổ chức: 9A 9B9C 9D2.Kiểm tra bài cũ: ? DT y học tư vấn là gì?Chức năng gì??Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh phòng chống ô nhiễm môi trường?3. Bài mới: * . Đặt vấn đề: Người nông dân để giống khoai tây từ vụ này sang vụ khác bằng cách chọn những củ tốt giữ lại, sau đó mỗi củ sẽ tạo được 1 cây mới và phải giữ lại rất nhiều củ khoai tây. Nhưng với việc nhân bản vô tính thì từ 1 củ khoai tây có thể thu được 2000tr mầm giống đủ để trồng cho 40 ha. Đó là thành tựu vô cùng quan trọng của di truyền học.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

80

Page 81: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Hoạt động 1: - GV y/c hs ng/cứu thông tin và thực hiện lệnh sgk ( T89).- HS: + Khái niệm

+ Công nghệ TB gồm 2 giai đoạn. + Cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen như kiểu gốc vì ở cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ 1TB của dạng gốc có bộ gen nằm trong nhân TB và được sao chép.

- GV y/c hs trả lời, lớp bổ sung.- GV giúp hs hoàn thiện kiến thức.Hoạt động 2: - GV y/c hs nghiên cứu thông tin và trả lời: ? Hãy cho biết thành tựu công nghệ tế bào trong sản xuất.- HS: + Nhân giống vô tính ở cây trồng.

+ Nuôi cấy TB và mô trong chọn giống cây trồng.+ Nhân bản vô tính ở động vật.

- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và qs hình 31 ( T90) trả lời: ? Cho biết các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm.? Nêu ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.? Cho ví dụ minh hoạ.- GV y/c các nhóm trình bày và cả lớp bổ sung.

- Có thể hs hỏi: ? Tại sao trong nhân giống vô tính ở TV, người ta không tách TB già hay mô đã già.

- GV thông báo các khâu chính trong tạo giống cây trồng: ? Tạo vật liệu mới để chọn lọc.? Chọn lọc, đánh giá tạo giống mới.- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời? Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bằng cách nào. Cho ví dụ.- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk & trả lời câu hỏi: ? Nhân bản vô tính thành công ở động vật có ý nghĩa ntn.? Cho biết những thành tựu nhân bản ở VN & thế giới.- GV cho đại diẹn các nhóm trình bày.

I. Khái niệm công nghệ tế bào

- Công nghệ TB là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nghiên cứu TB hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

- Công nghệ TB gồm 2 giai đoạn: + Tách TB từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo ra mô sẹo.+ Dùng hooc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

II. ứng dụng công nghệ tế bào .1.Nhân giống VT trong ống nghiệm ở cây trồng.Quy trình nhân giống vô tính ( SGK T89) - Ưu điểm: + Tăng nhanh số lượng cây trồng.

+ Rút ngắn thời gian tạo cây con. + Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quí hiếm

- Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây, mía, hoa phong lan, cây gỗ quí. 2. ứng dụng nuôi cấy TB và mô trong chọn giống cây. - Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn TB xôma biến dị.- Ví dụ: + Chọn dòng TB chịu nóng và khô từ TB phôi của giống CR 203.+ Nuôi cấy để tạo ra giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu nóng tốt.

3. Nhân bản vô tính ở động vật. - ý nghĩa:

+ Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.+ Tạo cơ quan nội tạng của ĐV đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các

81

Page 82: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV thông báo thêm: + Đại học Texas ở Mỹ nhân bản thành công ở hươu sao,lợn

+ Italy nhân bản thành công ở ngựa+ T.Quốc tháng 8/2001 dê nhân bản đã đẻ sinh đôi.

bệnh nhân bị hỏng cơ quan.+ Ví dụ: Nhân bản ở cừu, bò…

4.Củng cố và luyện tập:- GV gọi hs đọc kết luận sgk ? Công nghệ TB là gì. Thành tựu của công nghệ TB có ý nghĩa như thế nào? 5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Đọc mục “ Em có biết “ - Đọc trước bài: Công nghệ gen.

Tiết 33 công nghệ gen.I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen, hiểu được công nghệ gen, công nghệ sinh học. Từ đó biết được ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng tư duy logic tổng hợp, khat năng khái quát và nắm bắt quy trình công nghệ, kĩ năng vận dụng thực tế.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức, lòng yêu thích bộ môn, quý trọng thành tựu sinh học. II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: -Tranh hình 32 sgk ( T92) HS: - Tư liệu ứng dụng công nghệ sinh họcIII.Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức: 9A 9B9C 9D2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới: * Đặt vấn đề: (Công nghệ gen đã đạt thành công nhiều lĩnh vực khác nhau: Trong trồng trọt, y học…Vậy công nghệ gen là gì? Nó có những chức năng như thế nào?

82

Page 83: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 - GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin sgk và qs hình 32 thảo luận các câu hỏi sau: ? Kĩ thuật gen là gì. Mục đích của kĩ thuật gen.? Kĩ thuật gen gồm những khâu nào.(hs:3 khâu)? Công nghệ gen là gì.- GV y/c đại diện các nhóm trình bày trên sơ đồ hình 32 phóng to, chỉ rõ ADN tái tổ hợp.- GV nhận xét nội dung trình bày của nhóm và y/c hs nắm được 3 khâu của kĩ thuật gen.- GV giải thích: Việc chỉ huy tổng hợp prôtêin đã mã hoá trong đoạn đó để sang phần ứng dụng.

Hoạt động 2 - GV giới thiệu khái quát 3 lĩnh vựu chính.- GV y/c hs ngh/cứu thông tin sgk ->trả lời

I. Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen - Kĩ thuật gen: Là các thao tác tác động lên ADN để chuyển 1 đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ TB của loài cho sang TB của loài nhận, Nhờ thể truyền.- Các khâu của kĩ thuật gen: + Tách ADN gồm tách ADN NST của TB cho và ADN làm thể truyền từ vi khuẩn, virus…+ Tạo ADN tái tổ hợp ( ADN lai) nhờ enzim.+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận.- Công nghệ gen: Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

II. ứng dụng công nghệ gen.

các câu hỏi sau: ? Mục đích tạo ra chủng vi SVmới là gì.? Nêu ví dụ cụ thể.

- GV cho đại diện các nhóm trình bày.- GV y/c hs ngh/cứu thông tin sgk và trả lời:

? Công việc tạo giống cây trồng biến đổi gen là gì.

? Cho ví dụ cụ thể.- GV gọi 1 vài hs trả lời.

1.Tạo ra các chủng vi sinh vật mới.- Các chủng vsv mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết ( Như aa, prôtêin, kháng sinh) với số lượng lớn và giá thành rẻ.

- Ví dụ: Dùng E.coli và nấm men cấy gen mã.hoá sản ra kháng sinh và hoocmon Insulin. 2. Tạo giống cây trồng phổ biến đổi gen.- Tạo giống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng.- Ví dụ: Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp ò- Caroten ( tiền vitamin A) vào TB cây lúa tạo ra giống lúa giàu Vitamin A.- ở Việt Nam: Chuyển gen kháng sâu

83

Page 84: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời:

? ứng dụng công nghệ gen để tạo ra động vật biến đổi gen thu được kết quả như thế nào.(hs: Nêu được hạn chế và thành tựu)

Họat động 3 - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi theo lệnh sgk ( T94) - GV cho đại diện các nhóm trình bày.

kháng bệnh, tổng hợp Vitamin A, gen chín sớm vào cây lúa, ngô, khoai tây, đu đủ. 3. Tạo giống động vật biến đổi gen.- Trên thế giới: Đã chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn.- ở Việt Nam: Chuyển gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng của người vào cá trạch.

III. Khái niệm công nghệ gen.- Khái niệm công nghệ sinh học: Là ngành công nghệ sử dụng TB sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.- Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học: + Công nghệ lên men… + Công nghệ tế bào… + Công nghệ chuyển nhân phôi.

4.Củng cố và luyện tập:- Gọi hs đọc kết luận sgk

- GV y/c hs nhắc lại khái niệm: kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Đọc mục: “ Em có biết” - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học để tiết sau ôn tập học kì I.

Tiết 34: gây đột biến nhân tạo

trong chọn giống.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1.Kiến thức:- Giúp hs trình bày được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến. Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí, hoá học để gây đột biến.HS giải thích được sự giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng các thể gây đột biến.2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho hs kĩ năng nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức, so sánh tổng hợp, khái quát hoá kiến thức.3. Thái độ

84

Page 85: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học, tạo lòng yêi thích môn học.

II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: + GV: Tư liệu về chọn giống, thành tựu khoa học + HS: Phiếu học tập:

Tác nhân Tiến hành Kết quả ứng dụng

Tia phóng xạ ò

Tia tử ngoại

Sốc nhiệt

III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức:

9A 9B9C 9D

2.Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: *Đặt vấn đề: (1’) Thế nào là đột biến và đột biến có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn ?

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: - GV y/c hs ghi nhớ thông tin và hoàn thành nội dung phiếu học tập.- GV kẻ phiếu trên bảng y/c đại diện các nhóm lên điền.

- GV đánh giá hoạt động và kết quả các nhóm giúp hs hoàn thiện kiến thức.

I. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí.

Tác nhân Tiến hành Kết quả ứng dụng1.Tia phóng xạ ò…

- Chiếu tia, các tia xuyên qua màng, mô ( xuyên sâu)- Tác động lên ADN

- Gây đột biến gen.- Chấn thương gây ĐB ở NST

- Chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng.- Mô thực vật nuôi cây.

2.Tia tử ngoại - Chiếu tia, các tia xuyên qua màng

- Gây ĐB gen - Xử lí VSV bào tử và hạt phấn.

85

Page 86: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

( xuyên nông) 3.Sốc nhiệt - Tăng giảm nhiệt

độ môi trường đột ngột

- Mất cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng.- Tổn thương thoi phân bào rối loạn phân bào.- Đột biến số lượng NST.

- Gây hiện tượng đa bội ở 1 số cây trồng ( đặc biệt là họ cà)

Hoạt động 2 - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk TĐN và trả lời câu hỏi lệnh sgk ( T97) - GV y/c đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét và giúp hs hoàn thiên kiến thức.

Họat động 3 - GV giới thiệu sử dụng ĐB trong chọn giống gồm:+ Chọn giống VSV + Chọn giống cây trồng+ Chọn giống vật nuôi.- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và kết hợp tư liệu sưu tầm.- GV y/c hs trả lời câu hỏi mục sgk ( T 98) - GV Chốt lại kiến thức.

- GV y/c hs đưa tong ví dụ trong tong trường hợp trên.

II. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học.- Hóa chất: EMS, NMU, NEU, Cônrixin.- Phương pháp: Ngâm hạt khô, hạt nảy mầm vào dung dịch hóa chất, tiêm dung dịch vào bầu nhụy, tẩm dung dịch vào bầu nhụy…+ Dung dịch hóa chất tác động lên phân tử AND làm thay thế cặp nuclêic, mất cặp nuclêic, hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc.III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống.* Trong chọn giống vi sinh vật: ( phổ biến là gây ĐB và chọn lọc)- Chọn các cá thể ĐB tạo ra chất có hoạt tính cao.- Chọn thể ĐB sinh trưởng mạnh, để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.* Trong chọn giống cây trồng:- Chọn ĐB có lợi, nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống.- Chú ý các đột biến: Kháng bệnh, khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian sinh trưởng.* Đối với vật nuôi:- Chỉ sử dụng các nhóm ĐV bậc thấp.- Các ĐV bậc cao: Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lí bằng tác nhân lí hóa.

4. Củng cố và luyện tập:- Gọi hs đọc kết luận sgk

? Con người đã gây ĐB nhân tạo bằng loài tác nhân nào và tiến hành như thế nào. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

86

Page 87: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Đọc mục “Em có biết” - Ôn luyện các bài đã học( Theo bài 40 SGK)

Tiết 35

ôn tập học kì I.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs tự hệ thống hoá các kiến thức cơ bảnvề di truyền và biến dị và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.2. Kĩ năng:- Rèn luyệnkĩ năng tư duy, tổng hợp hệ thống hoá kiến thức, hoạt động nhóm.3. Thái độ:- Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống.II.Chuẩn bị tài liệu và TBDH: + GV: - Tranh ảnh liên quan đến phần di truyền. - Hệ thống kiến thức phần di truyền và biến dị.+ HS: Phiếu học tập bảng 40.1 - 40.5 sgk ( T116- 117) III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức:

9A 9B9C 9D

2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS- Kiểm tra lồng vào bài

3. Bài mới: * Đặt vấn đề: (Chúng ta đã nghiên cứu xong phần Di truyền và biến dị. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại kiến thức đó.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1

- GV phân chia lớp thành 10 nhóm: 2 nhóm nghiên cứu 1 bảng.( bảng 40.1 - 40.5 sgk) - GV quan sát các nhóm ghi những kiến thức cơ bản.- GV chữa bài cách: y/c các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.- GV lấy kiến thức trong SGV làm chuẩn trong các bảng từ 40.1 - 40.5 sgk( T129- 131)

I. Hệ thống hoá kiến thức.

- Kiến thức chuẩn ( Bảng 40.1 - 40.5 sgk)

87

Page 88: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Hoạt động 2 - GV cho hs thảo luận toàn lớp theo câu hỏi sgk ( T 117) để hs được trao đổi bổ sung kiến thức cho nhau.- GV viết sơ đồ:ADN->mARN->Prôtêin->t.trạngY/c HS giải thích.

?Giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình/

? Vì sao n/c DT người cần có những phương pháp thích hợp

? Chức năng của DT y học tư vấn là gì?

? Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào?

? Vì sao kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong SH hiện đại?

? Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hoá giống

? Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?

II. Câu hỏi ôn tập.

Câu 1: Sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa gen và tính trạng.+ Cụ thể: Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu thành nên prôtêin.+ P chịu tác động của môi trường biểu hiện thành tính trạng.

Câu 2: Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.+ Vận dụng: Bất kì 1 giông nào( kiểu gen) muốn có năng suất( số lượng- kiểu hình) cần được chăm sóc tốt( ngoại cảnh)

Câu 3: Nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp vì:+ ở người sinh sản muộn và đẻ ít con.+ Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến vì lí do XH.Câu 4: Sự hiểu biết về DT y học tư vấn có tác dụng gì?DT yhọc tư vấn giúp chuẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.

Câu 5:Ưu thế của công nghệ TB.+ Chỉ nuôi cấy TB, mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo tạo ra cơ quan hoàn chỉnh.+ Rút ngắn thời gian tạo giống.+ Chủ động tạo các cơ quan thay thế các cơ quan bị hỏng ở người.

Câu 6: Vì sao nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong Sinh học hiện đại:- Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể loài khác.Câu 7:Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hoá giống?- Là do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp gây hạiCâu 8: Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1

sau đó giảm dần qua các thế hệ?- Vì có hiện tượng phân li tạo các cặp gen đồng hợp vì vậy số cặp gen dị hợp giảm.Trong

88

Page 89: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV nhận xét hoạt động của hs và giúp hs hoàn thiện kiến thức.

các gen đồng hợp có đồng hợp gen lặn( có hại)

4. Củng cố và luyện tập- GV đánh giá sự chuẩn bị và các hoạt động nhóm. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Hoàn thành các câu hỏi còn lại ở sgk( T117) .

Tiết 36

kiểm tra học kì I.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs củng cố, bổ sung, chính xác hoá kiến thức đã học : Di truyền và biến dị.2.Kĩ năng:- Rèn luyện cho hs kĩ năng điều chỉnh phương pháp học tập, xây dựng ý thức trách nhiệm trong học tập.3. Thái độ:- GV đánh giá trình độ, kết quả học tập của hs đồng thời điều chỉnh phương pháp học tập và dạy học.II.Chuẩn bị tài liệu và TBDH : + GV: Đề kiểm tra+ HS: Giấy bút...III. Tiến trình tổ chức dạy và học:

1. ổn định tổ chức: 9A 9B9C 9D

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Đề kiểm tra: Phần I: TNKQ: (4 đ)Câu 1: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:1. Nguyên nhân gây đột biến gen là gì ? a. Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên.b. Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí và hoá học.c. Do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loàid. Cả a và b.2. Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở những dạng nào ? a. Thể tam nhiễm b. Thể 1 nhiễm c. Thể không nhiễm d. Cả a, b và c 3. Mức phản ứng là gì ? a. Mức phản ứng là giới hạn thường biếncủa 1 kiểu gen ( hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

89

Page 90: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

b. Mức phản ứng do kiểu gen qui định và được biểu hiện ra kiểu hình trong những môi trường nhất định.c. Kiểu gen qui định mức phản ứng, môi trường qui định sự biểu hiện tính trạng.d. Cả a & b 4. Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống ? a. Do con cái sinh ra mang cặp gen dị hợp với tỉ cao.b. Do làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện trên thể đồng hợp ở đời con.c. Do làm tăng tỉ lệ đồng hợp trội ở đời con.d. Do bố mẹ không thích ứng với điều kiện sống.Câu 2: Chọn những cụm từ: Độ ô nhiễm, chống vủ khí, môi trường, hoá chất, tật di truyền. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: Các chất phóng xạ, các………..có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng ……môi trường & làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, ………..nên cần phải đấu tranh………hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi trườngPhần II: Tự luận: ( 6 đ)Câu 3: Cho sơ đồ phả hệ với sự di truyền màu mắt ở người như: - Với qui ước: + Mắt nâu: ở nam ; ở nữ + Mắt đen: ở nam ; ở nữ

- Đời P: F1: F2: Dựa vào sơ đồ phả hệ trên cho biết: a. Màu mắt đen và nâu, màu mắt nào là trội ? b. Sự di truyền của màu mắt này có liên quan đến giới tính hay không? Tính trạng màu mắt do bao nhiêu kiểu gen qui định? Câu 4: Thế nào là trẻ đồng sinh cùng trứng? Đặc điểm di truyền của trẻ đồng sinh cùng trứng?

Đáp án:- Câu 1: 1d; 2d; 3a; 4b; ( 0,5 x 4 = 2 điểm) - Câu 2: Trình tự là: Hoá chất, độ ô nhiễm, tật di truyền, chống vũ khí. ( 0,5 x 4 = 2)- Câu 3: a. Qua sơ đồ phả hệ ta thấy: ở đời con: F1 chỉ có màu mắt nâu được biểu hiện. Như vậy màu mắt nâu là tính trạng trội so với màu mắt đen ( 1,5 điểm) b. ở đời F2, màu mắt nâu và màu mắt đen đều xuất hiện ở cả nam lẫn nữ với tỉ lệ 1: 1 chứng tỏ Sự di truyền màu mắt không liên quan đến giới tính và sự di truyền màu mắt này chỉ di 1 cặp gen kiểm soát. ( 1,5 điểm) - Câu 4: Trẻ đồng sinh cùng trứng là: Từ 1 trứng thụ tinh cùng với 1 tinh trùng tạo thành 1 hợp tử, trong các lần nguyên phân từ thứ 1 đến thứ 3 của hợp tử, các TB con tách riêng, có thể phát triển thành các trẻ đồng sinh cùng trứng (1điểm) - Đặc điểm di truyền của trẻ đồng sinh cùng trứng: ( 2 điểm) + Có kiểu gen giống nhau cùng giới tính.

90

Page 91: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

+ Nếu được nuôi dưỡng trong cùng điều kiện giống nhau thì các tính trạng biểu hiện thường giống nhau. + Khi nuôi dưỡng trong những điều kiện khác nhau thì kiểu hình biểu hiện cũng có thể khác nhau. + Trong quá trình phát triển cá thể, kiểu gen có thể đột biến khác nhau dẫn đến kiểu hình biểu hiện khác nhau.

4. Củng cố và luyện tập- Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Về nhà đọc trước bài: Gây đột biến nhân tạo.

Tiết 37 thoái hóa

do tự thụ phấn và do giao phối gần.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs nắm được khái niệm thái hóa giống, trình bày được nguyên nhân thái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phối và giao phối gần ở ĐV, vai trò trong chọn giống, trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô.2. Kĩ năng- Rèn cho hs kĩ năng quan sát hình phát hiện kiến thức, tổng hợp và hoạt động nhóm.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức, lòng yêu thích bộ môn.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: + GV: -Tranh hình 34( 1,3) sgk ( T100) + HS: - Tư liệu về hiện tượng thái hóa giống.III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức:

9A 9B9C 9D

2. Kiểm tra bài cũ:? Hãy nêu những thành tựu của việc sử dụng ĐB nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật.3.Bài mới: * Đặt vấn đề: Các giống cây trồng, vật nuôi qua nhiều đời sẽ có hiện tượng giãm sức sống. Vậy hiện tượng đó xảy ra do nguyên nhân nào?

91

Page 92: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:- GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin sgk và qs hình 34.1 thảo luận các câu hỏi sgk (T99) - GV y/c hs tìm ví dụ về hiện tượng thoái hóa .VD: ở một giống ngô có chiều cao cây là 2,93m, Ns 47,5 tạ/ha. Bị tự thụ phấn bắt buộc qua 15 thế hệ-> Chiều cao của cây chỉ còn là 2,46m và NS chỉ còn 24,1 tạ/ha.Nếu tiếp tục tự thụ phấn qua 30 thế hệ-> chiều cao của cây chỉ còn là2,34m và NS là 15,2 tạ/ha- GV y/c đại diện các nhóm phát biểu và chốt kiến thức.- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và qs hình 34.2 sgk ( T100) và trả lời câu hỏi sgk .? Giao phối gần là gì?? Giao phối gần có những hậu quả xấu nào?- GV y/c đại diện nhóm trình bày.

Hoạt động 2: - GV y/c các nhóm qs hình 34.3 sgk và thực hiện lệnhsgk ( T100)

- HS: Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giãm( tỉ lệ đồng hợp trội và đồng hợp lặn = nhau)+Các gen lặn khi gặp nhau(thể đồng hợp) thì biểu hiện ra kiểu hình. Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện(thường tt xấu )- GV giải thích hình 34.3: Màu xanh biểu thị đồng hợp trội và lặn.- GV y/c đại diện các nhóm trình bày đáp ánằng cách giải thích hình 34.3 phóng to và giúp hs hoàn thiện kiến thức.- GV mở rộng: ở 1 số loài ĐV, TV cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hóa do vậy vẫn

I. Hiện tượng thoái hóa.1. Hiện tượng thoái hóa giống ở thực vật- Thoái hoá là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm- VD:Hiện tượng thoái hóa (ở ngô) do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện: Cá thể có sức sống kém dần, phát triển chậm, chiều cao và năng suất giãm.

2. Hiện tượng thoái hóa do giao phối ở động vật.a. Giao phối gần: Là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.b. Thoái hóa do giao phối gần: Thế hệ con cháu sinh trưởng, phát triển yếu, xuất hiện quái thai, dị tật bẩm sinh hoặc chết non. II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa.- Nguyên nhân hiện thoái hóa do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

III. Vai trò của phương pháp tự thụ

92

Page 93: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

tiến hành giao phối gần.Hoạt động 3 - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi sgk ( T101) .- HS: + Do xuất hiện cặp gen đồng hợp + Xuất hiện tính trạng xấu + Con người dẽ dàng loại bỏ tính trạng xấu. + Giữ lại tính trạng mong muốn nên tạo được giống thuần chủng.- GV nhắc lại khái niệm: thuần chủng, dòng thuần…- GV giúp hs hoàn thiệnkiến thức: GV lấy VD giúp hs dễ hiểu.

phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống.- Củng cố và duy trì đặc tính mong muốn- Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp- Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.- Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.

4.Củng cố và luyện tập: - Gọi hs đọc kết luận sgk ? Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng gì. Giải thích nguyên nhân. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Đọc trước bài: Ưu thế lai.

Tiết 38

ưu thế laiI. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs nắm được 1số khái niệm: Ưu thế lai, lai kinh tế và trình bày được cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không ding cơ thể lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai, phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng quan sát hình phát hiện kiến thức, giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa họcII. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: +GV: -Tranh hình 35.Tranh 1 số giống ĐV: bò, lợn, dê, kết quả phép lai kinh tế.

93

Page 94: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

+ HS: - Nghiên cứu sgkIII. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức:

9A 9B9C 9D2. Kiểm tra bài cũ:? Trong chọn giống người ta thường dùng 2 phương pháp: tự thụ phấp bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì.

3 . Bài mới: * Đặt vấn đề: Từ ý trả lời của học sinh GV dẫn dắt: Người ta nhằm tạo ra ưu thế lai.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 - GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin SGK và qs hình 35 thảo luận các câu hỏi sau:? So sánh sự tương quan giữa cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn (a&c) với cây & bắp ngô ở cơ thể lai F1 (b).(hs: Chiều cao thân ngô, chiều dài bắp, số lượng hạt) - GV y/c đại diện các nhóm so sánh.(hs: ở cơ thể F1 có nhiều đặc điểm trội hơn so với cây bố mẹ)- GV nhận xét ý kiến của hs: Hiện tượng trên được gọi là ưu thế lai.? Vậy ưu thế lai là gì. Cho ví dụ về ưu thế lai ở ĐV & TV.- GV y/c hs lấy ví dụ minh họa.- GV giúp hs hoàn thiện kiến thức.? Hiện tượng ưu thế lai khác thoái hoá giống ở điểm nào?( Trái ngược nhau)

I. Hiện tượng ưu thế lai.

- Khái niệm: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng.VD: SGK

Hoạt động 2 - GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin phần II & thực hiện lệnh sgk ( T103).- GV lưu ý cho hs: lai 1 dòng thuần có gen trội và 1 dòng thuần có 1 gen trội.- HS: +Ưu thế lai rõ nhất vì xuất hiện nhiều gen trội ở con lai F1.

+ Các thế hệ sau giãm do tỉ lệ dị hợp giãm( hiện tượng thoái hóa)

II. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.- Lai 2 dòng thuần( kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.- Tính trạng số lượng ( hình thái, năng suất) do nhiều gen trội qui định.- VD: P AAbbcc X aaBBCC F1: AaBbCc

94

Page 95: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV y/c đại diện nhóm trình bày, GV đánh giá kết quả và bổ sung thêm kiến thức về hiện tượng nhiều gen qui định 1 tính trạng để giải thích.? Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì.

Hoạt động 3: - GV giới thiệu: Người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi.- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời : ? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng cách nào.(hs: 2 phương pháp)? Nêu ví dụ cụ thể.- GV giải thích: Lai khác dòng và lai khác thứ- GV giúp hs hoàn thiệnkiến thức: GV lấy VD giúp hs dễ hiểu. - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk T103, 104 kết hợp tranh ảnh: ? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào. Cho ví dụ .- Cho hs trả lời câu hỏi lệnh .- GV y/c các nhóm trình bày, lớp bổ sung.- GV mở rộng: Lai kinh tế thường dùng con cái thuộc giống trong nước.+áp dụng kĩ thuật giữ tính đông lạnh.+ Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hônsten Hà Lan con lai F1 chịu được nóng, lượng sữa tăng.

III. Các phương pháp tạo ưu thế lai. 1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng.

- Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phối với nhau.- VD: ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 - 30% so với giống hiện có.- Lai khác thứ: Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai vào tạo giống mới.2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi.- Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi ding con lai F1 làm sản phẩm.- VD: Lợn ỉ Móng cái x Lợn Đại Bạch Lợn con mới sinh nặng 0,8 kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.

4. Củng cố và luyện tập:- Gọi hs đọc kết luận sgk? Ưu thế lai là gì. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.? Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Tìm hiểu thêm về các thành tựu ưu thế lai và lai kinh tế ở Việt Nam

Tiết 39

các phương pháp chọn lọc.

95

Page 96: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần thích hợp cho sử dụng với đối tượng nào, những ưu điểm của phương pháp chọn lọc này. Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức và hoạt động nhóm.-3. Thái độ:Giáo dục cho hs ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học

II. Chuẩn bị tài lại và TBDH:: GV: -Tranh hình 36.1& 36.2 SGKHS: - Nghiên cứu sgk

III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức:

9A 9B9C 9D

2.Kiểm tra bài cũ ? Ưu thế lai là gì. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai. ? Lai kinh tế là gì. ở nước ta lai kinh tế được thực hiện như thế nào. 3. Dạy và học bài mới: * Đặt vấn đề: Để tạo ra những giống mới, tốt phù hợp với nhu cầu cần sử dụng người ta dựa vào những phương pháp nào cho thích hợp.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: - GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin sgk thảo luận các câu hỏi sau:? Hãy cho biết vai trò của chọn lọc trong chọn giống.- HS: + Nhu cầu của con người. + Tránh thoái hóa. - GV y/c đại diện các trình bày.Hoạt động 2: - GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin phần IIThảo luận nhóm để hoàn thành lệnh SGK? Chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần giống và khác nhau ntn?- CLHL một lần bắt đầu thực hiện ở năm 1, trên đối tượng ban đầu; CLHL 2 lần bắt đầu ở năm 2trên đối tượng đã qua chọn lọc ở năm 1.

I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống.- Chọn lọc giống phù hợp với nhu cầu nhiều mặt và luôn thay đổi của người tiêu ding.- Tạo ra giống mới cải tạo giống cũ.

II. Chọn lọc hàng loạt

96

Page 97: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

? Có 2 giống lúa......Giống A bắt đầu giảm đồng đều về độ cao, tgian sinh trưởng còn giống B có sự sai khác rõ rệt giữa các cá thể về 2 tính trạng nói trên? Sử dụng phương pháp và hình thức chọn lọc nào?- CLHL 1 lần thích hợp với giống lúa A. Còn CLHL 2 lần hay nhiều lần thích hợp với giống lúa B.Hoạt động 3:- HS n/cứu thông tin III -> thảo luận nhóm để : So sánh chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể về: Khái niệm, cách tiến hành, ưu nhược điểm.( hoàn thành trên PHT)- GV gọi hs lên bảng hoàn thành.- HS khác bổ sung- GV chốt lại đáp án đúng.

III. Chọn lọc cá thể.

Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thểKhái niệm

- Trong 1 quần thể vật nuôi hay cây trồng dựa vào kiểu hình người ta chọn 1 nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống.

- Trong quần thể khởi đầu chọn lấy 1 số ít cá thể tốt nhất rồi nhân lên 1 cách riêng lẻ theo từng dòng.

Tiến hành - Gieo giống khởi đầu chọn những cây ưu tú và hạt thu hoạch chung để giống cho vụ sau rồi so sánh với giống ban đầu và giống đối chứng.

- Trên ruộng giống khởi đầu chọn những cá thể tốt nhất, hạt của cây được gieo riêng so sánh với giống đối chứng và giống khởi đầu chọn được dòng tốt nhất

Ưu điểm - Đơn giản, dễ làm ít tốn kém - Kết hợp được việc đánh giá dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen nhanh chóng đạt hiệu quả.

Nhược điểm

- Không kiểm tra được K.gen, không củng cố tích lũy được b. dị

- Theo dõi công phu, khó áp dụng rộng rải.

- GV y/c hs so sánh phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần với phương pháp chọn hàng loạt 2lần.+ Chọn lọc hàng loạt (CLHL) và chọn lọc cá thể(CLCT) giống nhau ở điểm nào?

- Đều lựa chọn giống tốt .- chọn một lần hoặc nhiều lần.

+ CLHL và CLCT khác nhau ntn?* CLCT: Cá thể con cháu gieo riêng để đánh

97

Page 98: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

giá. Thích hợp với cây tự thụ phấn, nhân giống vô tính.- Với cây giao phấn phải chọn lọc nhiều lần.- Với vật nuôi dùng phương pháp kiểm tra đực giống qua đời sau.* CLHL: Cá thể con cháu gieo chung, thích nghi với cây giao phấn, tự thụ phấn và cả vật nuôi

4.Củng cố và luyện tập: - Gọi hs đọc kết luận sgk ? Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Đọc trước bài: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam. - Kẻ phiếu học tập:

Nội dung

Thành tựu

Phương pháp Ví dụ

Chọn giống vật nuôi

Chọn giống cây trồng

Tiết 40 thành tựu chọn giống ở việt nam.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng, phương pháp chủ yếu dùng trong chọn giống vật nuôi và các thành tựu nổi bật.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng nghiên cứu tài liệu , khái quát hóa kiến thức và hoạt động nhóm.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học

II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH:

98

Page 99: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

GV: - Bảng phụ: ghi sẵn nội dung phiếu học tập HS: - Nghiên cứu sgk và kẻ PHT theo mẫuIII . Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.ổn định tổ chức:

9A 9B9C 9D2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu vai trò của chọn lọc trong chọn giống?? Phương pháp CLHL và CLCT có gì giống và khác nhau?? CLHL được tiến hành ntn? Có ưu nhược điểm gì và thích hợp với đối tượng nào?

3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Gây đột biến nhân tạo, tạo ưu thế lai, các phương pháp chọn lọc cho đến nay đã thu được thành tựu đáng kể đó là các thành ở Việt Nam.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 - GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin sgk hoàn thành phiếu học tập.- GV kẻ phiếu lên bảng và gọi đại diện nhóm lên hoàn thành.- GV đánh giá hoạt động của các nhóm & y/c hs tổng hợp kiến thức.

I. Thành tựu chọn giống cây trồng.

Phương pháp Ví dụ1.Gây đột biến nhân tạo.a. Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể tạo giống mới.b. Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến. c. Chọn giống bằng dòng tế bào

- ở Lúa: Tạo giống lúa tẻ có nhiều mùi thơm như gạo tám thơm. - Đậu tương: Sinh trưởng ngắn, chịu rét, hạt to vàng. - Giống lúa DT10 x giống lúa ĐB A20 giống lúa DT16.

- Giống táo đào vàng: do xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc.

2. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn cá thể từ các giống hiện có.a. Tạo biến dị tổ hợp.b. Chọn lọc cá thể

- Giống lúa DT10 ( năng suất cao) x giống lúa OM80 giống lúa DT17.- Từ giống cà chua Đài Loan chọn giống cà chua P375.

3. Tạo giống ưu thế lai ( ở F1) - Giống ngô lai đơn ngắn ngày LVN20 thích hợp ví vụ đông xuân chân đất lầy thụt.- Giống ngô lai LVN10( thuộc giống dài ngày) thời gian sinh trưởng 125 ngày, chịu hạn kháng sâu.

99

Page 100: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Hoạt động 2 - GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin sgk thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.- GV y/c đại diện nhóm trình bày trên bảng sẵn.- GV treo phiếu chuẩn.

II. Thành tựu chọn giống vật nuôi.

Phương pháp Ví dụ1. Tạo giống mới. - Giống lợn Đại Bạch x Giống lợn ỉ 81

ĐB ỉ 81.- Giống lợn Bơcsai x giống lợn ỉ 81 BS ỉ 81. Hai giống ĐB ỉ -81 & BS ỉ -81 lưng thẳng, bụng gọn, thịt nạc nhiều.

2. Cải tạo giống địa phương: Dùng con cái tốt nhất của giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống nhập ngoại.

- Giống trâu Mura x trâu nội Giống trâu mới lấy sữa.- Giống bò vàng Việt Nam x bò sữa Hà Lan Giống bò sữa.

3. Tạo giống ưu thế lai. - Giống vịt bầu Bắc Kinh x vịt cỏ giống vịt lớn nhanh, đẻ trứng nhiều, to.- Giống cá chép Việt Nam x cá chép Hunggari.- Giống gà ri Việt Nam x gà Tam Hoàng.

4. Nuôi thích nghi các giống nhập nội. - Giống cá chim trắng, gà Tam Hoàng, bò sữa nuôi thích nghi với khí hậu và chăm sóc ở VN cho năng suất thịt, trứng, sữa cao.

5. ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống: - Cấy chuyển phôi - Thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế. - Công nghệ gen.

- Từ 1 con bò mẹ tạo được 10 - 500 con/ năm

- Phát hiện sớm giới tính của phôi chủ động điều chỉnh đực cái theo mục đích sản xuất.

4.Củng cố và luyện tập:- Gọi hs đọc kết luận sgk

- ? Y/c hs nêu các phương pháp chủ yếu trong việc chọn giống cây trồng và vật nuôi. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị hoa bầu bí, cây ngô, cây lúa. - Tiết sau thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn.

100

Page 101: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 41 thực hành: tập dượt thao tác giao phấn.

I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- HS nắm được thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn.- Giúp hs củng cố lí thuyết lai giống.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức nghiên cứu sgk.II. Phương tiện, chuẩn bị: GV: - Tranh hình 38sgk( T112); kéo, kẹp, bao cách li, cọc cắm, chậu cây, bông

HS: - Hoa bầu bí.III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức:

9A 9B9C 9D

2. Kiểm tra bài cũ: ? Trong chọn giống vật nuôi người ta dùng phương pháp nào là chủ yếu? Tại sao?- GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs.3. Dạy và học bài mới:

* Đặt vấn đề: Hôm nay chúng ta cùng thực hành thao tác giao phấn.Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1- GV y/c các nhóm ng/cứu cách tiến hành giao phấn và xem băng hình( néu có) thảo luận: ? Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây lúa.- HS: + Cắt vỏ trấu khử nhị.+ Rắc nhẹ phấn lên nhụy+ Bao nilong bảo vệ.- GV y/c đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác theo dõi nhận xét

I. Tìm hiểu các thao tác giao phấn.

- Giao phấn gồm các bước.+ Bước 1: Chọn cây mẹ: Chỉ giữ lại 1 số bông và hoa phải chưa vỡ không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ.+ Bước 2: Khử đực ở cây mẹ. Cắt chéo vở trấu ở phía bụng lộ rõ nhị Dùng kẹp gắp 6 nhị ( cả bao phấn) ra ngoài. Bao lúa lại ghi rõ ngày tháng.

+ Bước 3: Thụ phấn. Cấy phấn từ hoa đực rắc lên nhụy của hoa từ cây mẹ ( Lấy kẹp đặt cả bao phấn lên đầu nhụy hoặc rắc nhẹ hoa chưa khử đực để phấn rơi lên nhụy) Bao nilong ngày tháng.II. Báo cáo thu hoạch.

101

Page 102: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Hoạt động 2:- GV y/c hs: ? Trình bày được các thao tác giao phấn.? Phân tích nguyên nhân thành công và chưa thành công từ bài thu hoạch.- HS: Do thao tác, điều kiện tự nhiên, lựa chọn cây mẹ và hạt phấn.- GV y/c hs trình bày thuyết minh trên băng hình hoặc tranh.

Đại diện nhóm trình bày.+ Thụ phấn cho ngô. - Lấy hạt phấn vào phễu giấy

- Rắc hạt phấn từ phễu lên cụm hoa cái.

+ Thụ phấn cho bầu bí- Lấy phấn ở hoa đực- Rũ phấn vào hoa cái.

4. Củng cố và luyện tập - GV nhận xét buổi thực hành. - Khen các nhóm thực hành tốt. - Nhắc nhở nhóm làm chưa tốt. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Sưu tầm các tranh ảnh về các giống bò, lợn, gà, cá.....có năng suất cao ở VN. - Mỗi tổ chuẩn bị một tờ giấy troky, hồ dán để dán tranh ảnh đã sưu tầm. - HS nghiên cứu nội dung bài thực hành. - Chuẩn bị bảng phụ.

Tiết 42

thực hành: tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng.

I. Mục tiêu: Sau khi thực hành xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Biết cách sưu tầm tư liệu, biết cách trưng bày tư liệu theo chủ đề.- Giúp hs củng cố kiến thức thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng sưu tầm tư liệu, biết phân tích so sánh và báo cáo những điều rút ra từ tư liệu.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức thực hành.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH:

102

Page 103: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

+ GV: - Tư liệu sgk T 114 + HS: - Kẻ bảng T 39 SGK T 115.III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức:

9A 9B9C 9D

2. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng.Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 - GV chia lớp thành 4 nhóm: + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu thành tựu chọn giống VN.+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu thành tựu giống cây trồng.- GV y/c : ? Hãy sắp xếp tranh ảnh theo chủ đề.? Ghi nhận xét vào bảng 39, 40.- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm hoàn thành công việc. Hoạt động 2 - GV y/c các nhóm báo cáo kết quả.- HS: Các nhóm treo tranh và cử 1 đại diện thuyết minh.- GV nhận xét và đánh giá kết quả nhóm.- GV bổ sung kiến thức vào bảng 39, 40.

I. Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng. - Các nhóm tiến hành thảo luận theo chủ đề.

- 1 số nhóm dán tranh theo chủ đề.

II. Báo cáo thu hoạch.1. Thành tựu chọn giống vật nuôi

TT Tên giống Hướng dẫn sử dụng Tính trạng nổi bật1 Giống bò:

Bò sữa HàLan.- Bò Sin

- Lấy thịt - Có khả năng chịu nóng.- Cho nhiều sữa, tỉ bơ cao.

2 Giống LợnLợn ỉ Móng cái - Lợn Bớc sai

- Lấy con giống- Lấy thịt - Phát dục sớm, đẻ nhiều con,

nhiều nạc, tăng trọng nhanh.3 Giống gà

- Gà rốt ri - Lấy thịt và trứng - Tăng trọng nhanh

103

Page 104: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Gà Tam hoàng - Đẻ trứng nhiều 4 Giống vịt

- Vịt bầu - Vịt cỏ…

- Lấy thịt và trứng- Dễ thích nghi- Tăng trọng nhanh- Đẻ trứng nhiều

5 Giống cá - Rô phi đơn tính - Chép lai- Cá chim trắng.

- Lấy thịt - Dễ thích nghi- Tăng trọng nhanh

2. Thành tựu chọn giống cây trồng

TT Tên giống Tính trạng nổi bật1 Giống lúa: CR 203

CM 2 BIR 352

- Ngắn ngày năng suất cao- Chống chịu được rầy nâu- Không cảm quang.

2 Giống ngô: Ngô lai LVN 4 Ngô lai LVN 20

- Khả năng thích ứng rộng- Chống đổ tốt - Năng suất từ 8 - 12 tấn/ha

3 Giống cà chua:Cà chua hồnglan Cà chua P375

- Thích hợp với vùng thâm canh - Năng suất cao.

4 Giống Đậu tương ( DT55 và AK02 )

- Sinh trưởng ngắn ngày, chống đổ, chịu rét tốt,hạt to màu vàng

4. Củng cố và luyện tập: - GV nhận xét buổi thực hành. - Khen các nhóm thực hành tốt. - Nhắc nhở nhóm làm chưa tốt. - HS thu dọn vệ sinh lớp học.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học. - Nghiên cứu trước: Phần Sinh vật và môi trường

Phần II: sinh vật và môi trường Chương i: sinh vật và môi trường

Tiết 43:môi trường và các nhân tố sinh thái

104

Page 105: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, nhận biết các lọai môi trường sống của SV.- Phân biệt được các nhân tố sinh thái: nhân tố vô sinh, hữu sinh, đặc biệt là nhân tố con người. - Trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng quan sát hình nhận biết kiến thức, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế, phát huy tư duy logic, khái quát hóa.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ môi trường

II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: -Tranh hình 41.1 SGK& 1 Số tranh ảnh sinh vật trong tự nhiên. HS: - Sưu tầm tranh ảnh SV trong tự nhiên.III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức:

9A 9B 9C 9D

2 . Kiểm tra bài cũ: ? Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hoá mà chúng vẫn được dùng trong chọn giống?? Vì sao ưu thế lai thể hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Từ khi sự sống được hình thành SV đầu tiên xuất hiện cho đến ngày nay thì SV luôn có mối quan hệ với môi trường, chịu tác động từ môi trường và SV đã thích nghi với môi trường, đó là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:- GV viết sơ đồ lên bảng:

thỏ

? Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào. (ás, độ ẩm, thức ăn, thú dữ.....)- GV y/c đại diện nhóm điền từ.- GV tổng kết: Tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ.

I. Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật.

- Môi trường sống: Là nơi sinh sống của sinh vật, bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.- Các loại môi trường:

+ Môi trường nước+ Môi trường trên mặt đất.

105

Page 106: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

? Vậy môi trường sống là gì.? Sinh vật sống trong những môi trường nào.

Hoạt động 2: - GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin SGK T119.? Nhân tố sinh thái là gì?? Thế nào là nhân tố vô sinh ? Cho VD?- GV y/c hs hoàn thành bảng 41.1 sgk.( Nhận biết nhân tố vô sinh và hữu sinh)? Thế nào là nhân tố hữu sinh? Cho VD?? Nhân tố con người tăc động đến môi trường như thế nào?- Đại diện nhóm trình bày và nhóm khác bổ sung.- GV đánh giá hoạt động của nhóm & rút KL- GV mở rộng: ? Trong 1 ngày ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt đất đổi thay như thế nào.(hs: ás trong ngày tăng dần vào buổi trưa rồi lại giảm dần)? ở nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau.( hs: mùa hè ngày dài hơn mùa đông)? Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào.(hs: Mùa hè nhiệt độ cao, mùa đông nhiệt độ xuống thấp)- GV giúp hs nêu nhận xét chung về tác động của nhân tố sinh thái.

Hoạt động 3- GV y/c hs qs hình 41.2 sgk T120.? Cá Rô phi Việt Nam sống và phát triển ở nhiệt độ nào? (hs: từ 50C - 420C )? Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất.(hs: Từ 200C - 350C )?Tại sao ngoài t0 50C và 420C thì cá rô sẽ chết.(hs: Vì quá giới hạn chịu đựng)- GV giới thiệu thêm 1 số ví dụ:

+ Cây mắm biển sống và phát triển trong giới hạn độ mặn từ 0,36% - 0,5% NaCl.+ Cây thông đuôi ngựa không sống nơi có nồng độ muối trên 0,4%.

- Từ các ví dụ trên em có nhận xét gì về

+ Môi trường trong đất.+ Môi trường sinh vật.

II. Các nhân tố sinh thái của môi trường.- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới SV. Bao gồm:* Nhân tố vô sinh:

- Khí hậu: Nhiệt độ, ánh sáng, gió…- Nước: ngọt, mặn, lợ.- Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, loại đất…

* Nhân tố hữu sinh: - Nhân tố sinh vật: Các vsv, nấm, ĐV.- Nhân tố con người: + Tác đông tích cực: Cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép+ Tác động tiêu cực: Săn bắn, đốt phá.

- Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian.

III. Giới hạn sinh thái.

106

Page 107: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

khả năng chịu đựng của sinh vật với mỗi nhân tố sinh thái.(hs: Mỗi loài chịu được 1 giới hạn nhất định

- GV đưa ra khái niệm.- ? Các SV có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả các nhân tố sinh thái thì khả năng phân bố của chúng như thế nào.( Thường phân bố rộng dễ thích nghi)? Nắm được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp.(hs: Gieo trồng đúng thời vụ, tạo đk sống tốt cho vật nuôi và cây trồng)

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.

- ứng dụng: Gieo trồng đúng thời vụ, phù hợp điều kiện đất đai và giới hạn sinh thái; tạo đk sống tốt cho vật nuôi và cây trồng phát triển.

4. Củng cố và luyện tập: - Gọi hs đọc kết luận sgk

? Môi trường là gì. Phân biệt các nhân tố sinh thái.? Thế nào là giới hạn sinh thái. Cho ví dụ. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài và trả lời câu hỏi sgk- Nghiên cứu kĩ bài 42

- Ôn tập lại kiến thức sinh thái lớp 6, kẻ bảng 42.1 sgk.

Tiết 44 ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống

sinh vật.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái giải phẩu sinh lí và tập tính của sinh vật, giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng qs hình nhận biết kiến thức, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế, phát huy tư duy logic, khái quát hóa.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thực vật.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: -Tranh hình 42.1, 42.2 SGK& Bảng 42.1 sgk ( T123), Cây lá lốt trồng trong chậu để ngoài ánh sáng lâu.HS: - 1 số cây: lá lốt, vạn niên thanh, cây lúa.III.Tiến trình tổ chức dạy và học:

107

Page 108: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

1. ổn định tổ chức 9A 9B 9C 9D 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái trong câu 1SGK vào từng nhóm nhân tố sinh

thái.? Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:+ Loài vi khuẩn suối nước nóng Câu hỏi 4 trang 121 SGK+ Loài sương rồng sa mạc

3. Dạy và học bài mới: Đặt vấn đề: Khi chuyển một cây trồng từ nơi có cường độ ánh sáng yếu đến nơi có ánh sáng mạnh( hoặc ngược lại) thì khả năng sống của chúng như thế nào? Vậy nhân tố ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như thế nào? --> vào bài...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Họat động 1 - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk - GV cho hs qs cây lá lốt, vạn niên thanh, cây lúa. - HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 42.1 sgk- GV chốt lại kiến thức.

Đ2củacây Câysống nơi quang đãng

Cây sống trong bóng râm

Đặc điểm h.thái- Lá- Thân

-Phiến lá nhỏ hẹp,màu xanh nhạt- Thân thấp số cành cây nhiều

- phiến lá lớn hơn và có màu xanh sẫm- Chiều cao cây bị hạn chế.......

Đặc điểm sinh lí

- Cường độ quang hợp cao trong điều kiện AS mạnh- Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.....

- Quang hợp yếu trong điều kiện AS mạnh- Cây điều tiết thoát hơi nước kém......

- GV yêu cầu HS quan sát lá lúa, lá lốt, lá vạn niên thanh -> Nhận xét: Cách sắp xếp lá?Màu sắc của lá( Cách sắp xếp lá khác nhau, màu sắc lá khác nhau)? Giải thích cách sắp xếp lá trên thân của cây lúa và cây lá lốt.(hs:Cây lá lốt: lá xếp ngang nhận nhiều ánh sáng+ Cây lúa: lá xép nghiêng tránh tía nắng chiếu

I. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.

- ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước

108

Page 109: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

thẳng gốc) ? Sự khác nhau giữa 2 cách xếp lá này nói lên điều gì (hs: Giúp thích nghi với môi trường)? Người ta dựa vào chuẩn nào để phân biệt cây ưa bóng và cây sáng. (hs: Dựa và khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường.) ? ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây như thế nào.(hs: ảnh hưởng đén quang hợp)- HS quan sát H42.2 SGK -> Rút ra nhận xét gì?- Cây có tính hướng sáng.- GV liên hệ: ? Em hãy kể tên cây ưa sáng và cây ưa bóng mà em biết?

của cây.- Thực vật được chia làm 2 nhóm: + Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãngVD: Cây xà cừ, cây thông.... + Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi thiếu ánh sángVD: Cây vạn niên thanh, cây lá lốt.....

? Trong nông nghiệp người dân đã ứng dụng điều này vào sản xuất như thế nào và có ý nghĩa gì?( Trồng xen kẻ cây tăng năng suất và tiết kiệm đất. VD: trồng đỗ dưới cây ngô)

Hoạt động 2 - GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin SGK và chọn phương án đúng ( thực hiện lệnh sgk)- Đại diện nhóm trình bày- GV nhận xét -> đưa ra đáp án đúng ( Đ/án : 3)- GV y/c : ? Kể tên những động vật thường kiếm ăn lúc chập choạng tối, ban đêm, buổi sáng sớm, ban ngày.- VD: Chập choạng tối: Dơi dơi ; ban đêm: Cú mèo; ban ngày: ong........? Tập tính kiếm ăn và nơi ở của động vật liên quan với nhau như thế nào.( Nơi ở phù hợp với tập tính kiếm ăn, vd: loài ăn đêm hay ở hang tối)GV thông báo:

+ Gà thường đẻ trứng ban ngày, vịt đẻ trứng ban đêm.

+ Mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng cá chép đẻ trứng sớm hơn.

? Từ ví dụ trên en hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng đến động vật.- GV liên hệ: ? Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng.- Chiếu sáng để cá đẻ.- Tạo ngày nhân tạo để gà, vịt đẻ trứng nhiều hơn

II. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của động vật.

- ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: Nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản…- Người ta chia ĐV thành 2 nhóm: + Nhóm động vật ưa sáng: Gồm những động vật hoạt động ban ngày. + Nhóm động vật ưa tối:Gồm những động vật hoạt động về

109

Page 110: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

ban đêm, sống trong hang, hốc đất…

4. Củng cố và luyện tập:- Gọi hs đọc kết luận sgk? Nêu sự khác nhau giữa ưa bóng và ưa sáng.? Sắp xếp các cây sau vào nhóm ưa bóng và ưa sáng cho phù hợp: Cây bàng, cây ổi, cây ngải cứu, cây thài lài, phong lan, hoa sữa, diếp cá, táo…5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài và trả lời câu hỏi sgk

- Đọc mục: Em có biết.- Đọc trước bài: ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.

Tiết 45

ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức : - Giúp hs nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật. - Giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp.2. Kĩ năng: - Rèn cho hs tư duy tổng hợp, hoạt động nhóm,- Vận dụng kiến thức giải thích thực tế 3. Thái độ: - Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thực vật.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: -Tranh hình 43.1, 43.2, 43.3 SGKHS: - Bảng 43.1, 43.2 sgkIII. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức:

9A 9B 9C 9D

2. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu sự khác nhau giữa ưa bóng và ưa sáng.

110

Page 111: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

GV bổ sung:Cây ưa sáng Cây ưa bóng- Bao gồm những cây sống nơi quang đãng, thảo nguyên, rừng thưa, đồng ruộng.....

- Có cường độ quang hợp cao dưới ánh sáng mạnh- Hô hấp mạnh- Thoát hơi nước cao trong điều kiện ánh sáng mạnh và ngược lại

- Gồm những cây sống nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu như ở tán rừng, hang động....- Có cường độ quang hợp yếu

- Hô hấp yếu- Thoát hơi nứơc kém.

3. Dạy và học bài mới: * Đặt vấn đề: Chim cánh cụt sống ở Bắc cực không thể sống được ở vùng khí hậu nhiệt đới, điều đó cho em suy nghĩ gì ?

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

- HS nghiên cứu thông tin I SGK- HS quan sát tranh H 43 SGK- HS nghiên cứu VD 1,2,3 ? Nhiệt độ đã ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật như thế nào?

- GV y/c các nhóm trình bày:- GV chốt kiến thức cơ bản:

+ Đối với TV: - ảnh hưởng tới hình thái: phiến lá, mô giậu, tầng cutin dày.... - ảnh hưởng tới đặc điểm sinh : Rụng lá vào mùa khô..... + Đối với ĐV: - ảnh hưởng tới hình thái: Lông dày,kích thước lớn - ảnh hưởng tới tập tính: di cư, ngủ đông....* GV mở rộng:- Nhiệt độ là yếu tố giới hạn quyết định vùng phân bố của SV ( VD: Gấu trắng sống ở Bắc Cực; Lạc Đà sống ở hoang mạc khô- Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự sinh sản.VD Cá Chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ thấp hơn 150C; Chuột Nhắt sinh sản mạnh ở t0 180C và ngừng sinh sản ở t0 300C? ảnh hưởng của nhiệt độ đã hình thành nên các nhóm SV như thế nào?? Thế nào là SV biến nhiệt? Thế nào là SV Hằng

I. ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật.

- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.- VD : SGKVD khác: Mọt bột ăn nhiều ở t0

250C và ngừng ăn ở t0 80C

- Hình thành nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.+ Nhóm SV biến nhiệt: Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

111

Page 112: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

nhiệt? GV mở rộng: - SV biến nhiệt thích nghi sự thay đổi của t0 bằng cách: Thay đổi t0 cơ thể theo t0 môi trường hoặc điều chỉnh t0 ở mức nhất định.VD: Châu chấu khi không hoạt động t0 cơ thể là: 170C đến 200C; khi bay có t0 cơ thể là: 300C đến 370C- SV hằng nhiệt thích nghi sự thay đổi nhiệt độ bằng cách: điêù hoà thân nhiệt ( sinh nhiệt = toả nhiệt)- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK -> Nhận xét.- Đv hằng nhiệt sống ở nơi có t0 thấp thì các phần: tai, đuôi, mỏ có kích thước nhỏ hơn các phần đó của ĐV sống ở nơi nóng==> Để góp phần hạn chế sự toả nhiệt của ĐV và ngược lại.

Hoạt động 2- HS nghiên cứu thông tin II SGK- Quan sát tranh H 43.3 SGK - HS thảo luận nhóm ==> Trả lời các câu hỏi

? Độ ẩm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật như thế nào?- Đại diện nhóm trình bày- Yêu cầu nêu được:+ ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái; sinh lí; quá trình sinh trưởng và sinh sản.+ VD: TV vùng sa mạc: - có bộ rễ phát triển ( Lan rộng: 30m, ăn sâu 16m để hút nước ) - Lá biến thành gai, lá hình kim... - Thân mọng nước...+ HS tìm các VD khác....- GV liên hệ: ? Trong sản xuất người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.(hs: Cung cấp điều kiện sống, Đảm bảo thời vụ)- HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 43.2 SGK- Đại diện nhóm trình bày- Nhóm khác bổ sung- GV chốt kiến thức.

Các nhóm SV Tên SV Nơi sốngTV ưa ẩm

TV chịu hạn

- Cây:lúa nước, đước,cói....- Cây:xương rồng,

Ruộng nước, bãi ngập ven biển....- Sa mạc, bãi cát

+ Nhóm SV hằng nhiệt: Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

II. ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật.

- TV và ĐV đều mang nhiều đặc điểm hình thái, sinh lí thích nghi môi trường có độ ẩm khác nhau.- Hình thành các nhóm sinh vật:

+ TV: Nhóm ưa ẩm Nhóm ưa hạn+ ĐV: Nhóm ưa ẩm Nhóm ưa khô.

112

Page 113: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

ĐV ưa ẩmĐv ưa khô

phi lao....- ếch, giun đất.......- Thằn lằn,lạc đà...

ven biển, đồi....- Hồ ao, trong đất...- Cát khô, sa mạc....

4. Củng cố và luyện tập:- Gọi hs đọc kết luận sgk ? Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống SV ntn. Cho ví dụ. ? Tập tính của ĐV và phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào.5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Đọc mục: EM có biết. - Sưu tầm tư liệu về rừng cây, nốt rễ đậu, địa y. Đọc trước bài: ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Tiết 46 ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.

I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:

- Giúp hs hiểu và trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật, nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài, tháy rõ được lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật.2. Kĩ năng :- Rèn cho hs tư duy tổng hợp, hoạt động nhóm, quan sát hình.3. Thái độ: - Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: GV: -Tranh hình SGK, tranh quần thể ngựa, bò, cá, chim cánh cụt, hải quì.....HS: - Tranh ảnh sưu tầm về rừng tre, trúc, thông, bach đàn.III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức:

9A 9B 9C 9D

2. Kiểm tra bài cũ: ? Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái và đặc điểm sinh lí của SV như thế nào?? Trong hai nhóm SV: SV hằng nhiệt và SV biến nhiệt SV thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?( SV hằng nhiệt vì: SV hằng nhiệt có khả năng duy trì t0 cơ thể ổn định bằng quá trình sinh nhiệt = quá trình toả nhệt)3. Dạy và học bài mới:

113

Page 114: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

* Đặt vấn đề: (GV cho hs quan sát 1 số tranh: Đàn bò, đàn trâu, khóm tre, rừng thông, hổ đang ngoạm thỏ. Những bức tranh này cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các sinh vật ?

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: - GV y/c hs thực hiện lệnh thứ 1 sgk(T131)? Khi có gió bão TV sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ? + Gío bão cây sống thành nhóm ít bị đỗ gãy hơn sống riêng lẻ? Trong tự nhiên ĐV sống thành bầy đàn có lợi gì? + Điều kiện sống bầy đàn kiếm ăn nhiều hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và bảo vệ được nhau hơn.VD: Chim kiếm ăn theo đàn, đàn trâu rừng khi ngủ thường cho các con non nằm trong, các con trưởng thành nằm ngoài......- GV y/c hs làm BT SGK (T131), chọn câu trả lời đúng và giải thích.(hs: Câu thứ 3)? Vậy sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào.(hs: Hỗ trợ, cạnh tranh)? Mối quan hệ đó có ý nghĩa như thế nào.GV mở rộng: SV Cùng loài có xu hướng quần tụ bên nhau có lợi như:+ ở TV: còn chống được sự mất nước.+ ở ĐV: Chịu được nồng độ cao hơn sống lẻ, bảo vệ được những con non và yếu.- Liên hệ: ? Trong chăn nuôi người dân đã lợi dụng mối quan hệ hổ trợ cùng loài để làm gì.(hs: Nuôi vịt đàn, lợn đàn để tranh nhau ăn và sẽ nhanh hơn)- Tuy nhiên khi số lượng cá thể trong đàn tăng cao quágiới hạn==> Cạnh tranh==> Phải tách bầy đàn( ĐV) tỉa thưa ( TV)- Hoạt động 2 - GV y/c hs qs tranh ảnh đã sưu tầm.- HS quan sát H44.2 và H44.3 SGK? Nêu các dạng quan hệ cụ thể?- Quan hệ cộng sinh ( H44.3)- Quan hệ hội sinh ( H44.2)

I. Quan hệ cùng loài.

- Các sinh vật cùng sống cùng nhau, liên hệ với nhau, hình thành lên nhóm cá thể.- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ:

+ Hỗ trợ: SV được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.+ Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.

II.Quan hệ khác loài.

- GV y/c hs phân tích và gọi tên mối quan

114

Page 115: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

hệ của các SV trong tranh.- GV đánh giá hoạt động của hs, giúp hs hoàn thiện kiến thức.

- GV y/c hs thực hiện lệnh sgk (T123) -GV y/c đại diện các nhóm trình bày.- GV mở rộng: 1 số SV tiết ra chất đặc biệt kìm hãm sự phát triển của sinh vật xung quanh gọi là mối quan hệ ức chế- cảm nhiễm.- GV đọc mục: SV ăn SV khác ( SGV T 152)- GV liên hệ: ? Trong nông nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ giữa các SV khac loài để làm gì. ? Điều đó có ý nghĩa ntn.(hs: Dùng SV có ích tiêu diệt SV có hại)- GV giảng giải: Việc dùng SV có ích tiêu diệt SV có hại còn gọi là biện pháp Sinh học và không gây ô nhiễm môi trường.

Học thuộc- Nội dung bảng 44 SGK (T123)

4.Củng cố và luyện tập:- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK- ? Trong nông nghiệp người ta lợi dụng mối quan hệ giữa các SV khác loài để

làm gì? Có ý nghĩa ntn? Cho VD?- ? SV cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những ĐK nào?- GV củng cố kiến thức bằng bảng phụ:

Quan hệ giữa các SV Quan hệ hỗ trợ Quan hệ hỗ trợ Quan hệ đối địch Quan hệ đốiCùng có lợi( + +) 1bên có lợi & bên 1bên có lợi &bên địch 2bên

kia ko bị hại(+ 0) kia bị hại(+ - ) đều có hại(--) Cộng sinh Hội sinh - SV ăn SV khác

Có lợi về thức ăn - Kí sinh Cạnh tranh

Có lợi về nơi ở - Nửa kí sinh (GV giải thích kí hiệu: + : có lợi; - bị hại ; 0 không bị hại)

5 . Hướng dẫn HS học ở nhà:

115

Page 116: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Đọc mục Em có biết- Học kĩ bài trả lời câu hỏi SGK- Sưu tầm tranh ảnh về SV ở các môi trường sống khác nhau- Chuẩn bị cho giờ sau thực hành.

Tiết 47 :

thực hành: tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố

sinh thái lên đời sống sinh vật

I. Mục tiêu: Sau tiết thực hành hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.2.Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng thực hành3. Thái độ:- Giáo dục cho hs lòng yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH: + GV: - Dụng cụ: Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây, giấy kẻ li, bút chì, vợt

bắt côn trùng, lọ, túi nilong đựng ĐV, dụng cụ đào đất. - Tranh: Mẫu lá cây. + HS: - Nghiên cứu thông tin sgk.III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1.ổn định tổ chức:

9A 9B 9C 9D

2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra 15 phút)Câu hỏi:C1: Các SV cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? Trong sản xuất cần làm gì để tránh cạnh tranh giữa các cá thể làm giảm năng suất?C2: Giải thích tại sao các cành phía dưới của các cây sống trong rừng rậm lại sớm bị rụng?Đáp án:C1: + Hỗ trợ : Khi các sinh vật sống với nhau thành từng nhóm tại nơi có diện tích hoặc thể tích thích hợp, có nguồn thức ăn đầy đủ....

116

Page 117: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

+ Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao => thiếu thức ăn, nơi ở, thiếu con đực, cái.... ==> Trong sản xuất cần chú ý : Tròng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật và tách đàn đối với động vật khi cần thiết. Đồng thời phải cung cấp thức ăn đầy đủ và thường xuyên vệ sinh môi trường sạch sẽ.C2: Cây mọc trong rừng có ASMT chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu => Tạo được ít chất hữu cơ => lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém => cành pjía dưói bị khô, héo dần và sớm bị rụng. 3 . Bài mới: * Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên đời sống sinh vật. Vậy hôm nay chúng ta cùng chứng minh điều này.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 - GV y/c hs kẻ bảng 45.1 sgk ( T135) “ Các loại sinh vật sống trong môi trường” - GV cho HS quan sát khu vực quanh truờng học.- GV yêu cầu HS quan sát về: Đv, TV, nấm.....Sau khi quan sát yêu cầu HS báo cáo: ? Em đã quan sát được những sinh vật nào. Số lượng như thế nào.Nêu môi trường sống của chúng.? Theo em có những môi trường sống nào ? Môi trường nào có số lượng sinh vật nhiều nhất. Môi trường nào có số lượng loài ít nhất. Vì sao?- HS hoàn thành bảng tổng hợp vào vở.

- Hoạt động 2 - GV y/c hs kẻ bảng 45.2 vào vở - GV cho hs quan sát 10 lá cây ở những điều kiện sống khác nhau trong khu vực vừa quan sát.- GV lưu ý: Nên chon các cây ở môi trường sống khác nhau có kiểu hình khác nhau như cây rau dừa nước, cây rau mác....? Từ những đặc điểm của phién lá cây quan sát được là loại lá cây nào.( Ưa sáng

I. Môi trường sống của sinh vật.

(HS hoàn thành bảng 45.1 )

+ Kết luận:- Môi trường có điều kiện sống về

nhiệt độ, ánh sáng…thì số lượng sinh vật nhiều, số loài phong phú.- Môi trường sống có điều kiện không

thuận lợi thì số lượng sinh vật ít hơn.

II. ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái lá cây.

* ( HS hoàn thành bảng 45.2 )

117

Page 118: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

hay ưa bóng)- HS: thảo luận theo nhóm theo gợi ý sgk T137 sắp xếp cho phù hợp vào cột 5 trong bảng 45.2- GV yêu cầu HS so sánh các lá cây đã quan sát với H45 SGK? Lá cây quan sát được có giống lá nào trong hình vẽ không?GV yêu cầu HS ép các lá cây đã thu thập được trong giờ thực hành..

* HS vẽ lá cây H14, 15 SGK vào vở

4. Củng cố và luyện tập:- GV thu vở hs để kiểm tra- GV nhận xét thái độ học tập của học sinh.5. Hướng dẫn HS học học ở nhà:- Cá nhân báo cáo thu hoạch theo nội dung sgk - Sưu tầm tranh ảnh: ĐV, TV.

Tiết 48 : thực hành:( tiêp theo) tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của 1 số nhân tố sinh

thái lên đời sống sinh vật.

I. Mục tiêu: Sau tiết thực hành hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức: - Giúp hs tìm được dẫn chứng vè ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng thực hành3. Thái độ:- Giáo dục cho hs lòng yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.II. Phương tiện, chuẩn bị: + GV: - Dụng cụ: Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây, giấy kẻ li, bút chì, vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilong đựng ĐV, dụng cụ đào đất. - Tranh: Mẫu lá cây. + HS: - Nghiên cứu thông tin sgk.III. Tiến trình lên lớp: 1ổn định tổ chức:

9A 9B 9C 9D

2. Kiểm tra bài cũ:

118

Page 119: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

? Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa của TV là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.? Trong thực tiễn cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể SV làm giảm năng suất vật nuôi cây trồng?3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên đời sống sinh vật. Vậy hôm nay chúng ta cùng chứng minh điều này.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 - GV cho hs quan sát môi trường xung quanh trường học.- GV chia nhóm HS:+ Nhóm 1: Đào đất tìm những ĐV sống trong đất => để những ĐV đào bắt được vào túi nilon.+ Nhóm 2: Dùng vợt bắt các loại côn trùng.+ Nhóm 3: Tìm bắt các loại sâu bọ trên cây hoặc trên rau.- GV y/c các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng 45.3? Em đã quan sát được những loài động vật nào.? Loài động vật đó có đặc điểm như thế nào thích nghi với môi trường sống?- GV lưu ý: Y/C hs điền bảng 45.3 1 số sinh vật gần gũi với đời sống như: Sâu, ruồi, giun đất, châu chấu…- GV đánh giá hoạt động của hs - GV cho hs liên hệ: Em hãy nêu một số tác động tiêu cực, tích cực của con người tới thiên nhiên?

? Bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên ( Đối với Thực vật và động vật)

Hoạt động 2GV hướng dẫn HS làm báo báo:? Có mấy loại môi trường sống của SV? ? Hãy kể tên những nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống SV?? Các lá cây mà em quan sát được có những đặc điểm hình thái như thế nào?

III.Môi trường sống của động vật ( HS hoàn thành bảng 45.3 )

IV. Viết thu hoạch ( GV yêu cầu HS viết thu hoạch theo mẫu ) 1. Lí thuyết : 2. Liên hệ thực tế:

119

Page 120: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

thuộc loại cây ưa bóng hay ưa sáng?? Các loài động vật mà em quan sát được thuộc nhóm động vật nào? ưa ẩm hay ưa khô? ? EM hãy nhận xét về môi trường hiện nay nói chung và môi trường nơi em sống nói riêng?? Là HS em thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi trường?

4. Củng cố và luyện tập:- GV thu vở hs để kiểm tra- GV nhận xét thái độ học tập của học sinh.- Vệ sinh lớp học sau giờ thực hành.5. Hướng dẫn HS học ở nhà- Cá nhân báo cáo thu hoạch theo nội dung sgk - Sưu tầm tranh ảnh: ĐV, TV.- Nghiên cứu kĩ bài 47- Kẻ bảng 47.1 SGK vào vở.

120

Page 121: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

chương ii: hệ sinh thái.Tiêt 49 quần thể sinh vật. I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:

1. Kiến thức- Giúp hs hiểu được khái niệm quần thể.- Biết cách nhận biết quần thể SV và lấy ví dụ minh họa.- HS chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.- Thấy được ảnh hưởng của môi trường tới số lượng cá thể trong quần thể, sự thích nghi của quần thể đối với sự thay đổi này.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng khái quát hóa, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, phát huy tư duy logic.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên.II. Phương tiện, chuẩn bị: + GV: -Tranh hình quần thể thực vật, động vật+ HS: - Nghiên cứu sgkIII. Tiến trình lên lớp: 1.ổn định tổ chức9A 9B

9C 9D2. Kiểm tra bài cũ: ? Chọn đáp án đúng trong câu sau:Em hãy cho biết quan hệ nào dưới đây là quan hệ nửa kí sinh:a. Địa y b. Giun sán sống trong ruột ngườic. Tầm gửi trên cây sung d. Dây tơ hồng (Đ/a: c)? Tại sao tầm gửi trên cây sung lại là quan hệ nửa kí sinh?- Vì : Tầm gửi dùng rễ của nó để hút nước và muối khoáng của cây sung, sau đó nhờ lá của nó tổng hợp thành chất hữu cơ nuôi nó.3. Bài mới: * Đặt vấn đề: ? Các SV hỗ trợ nhau khi nào? ( Các SV cùng loài sống gần nhau tạo nên nhóm cá thể. Trong nhóm cá thể có mối quan hệ hỗ trợ để được bảo vệ tốt và kiếm được nhiều thức ăn) Vậy những cá thể cùng loài cùng sống trong một điều kiện sống và có quan hệ với nhau được gọi là gì? ==> Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 - GV cho hs quan sát tranh đàn bò, đàn kiến, bụi tre, rừng dừa chúng được gọi là quần thể.

I. Thế nào là một quần thể sinh vật.

121

Page 122: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV y/c hs hoàn thành bảng 47.1sgk(T139) ư- GV đánh giá kết quả của hs & thông báo đáp án đúng+ Không phải quần thể SV: 1,3,4+ Là quần thể SV: 2,5.- GV y/c hs kể thêm 1 số quần thể khác mà em biết GV cho hs phát biểu khái niệm quần thể.- GV nhận xét và giúp hs hoàn chỉnh khái niệm.GV đưa VD khác trên bảng phụ: ? Trong những tập hợp SV dưới đây tập hợp nào là quần thể?a. Các con voi sống trong vườn bách thúb. Các cá thể tôm sú sống trong đầm.c. Một bầy Voi sống trong rừng rậm Châu Phid. Các cá thể cá( trôi, mè, chép) sống trong hồe. Các cá thể chim sống trong rừng.Đáp án:+ a,d,e không phải quần thể vì: Không có mối quan hệ về mặt sinh sản( a) và thuộc nhiều loài khác nhau( d,e)+ b & c là quần thể SV vì: Cùng loài cùng sống trong một nơi và có mối quan hệ về mặt sinh sản.

GV mở rộng: 1 lồng gà, 1 chậu cá chép có phải là quần thể không? Tại sao- Không phải nó mới chỉ có biểu hiện bên ngoài của quần thể( cùng loài, cùng sống một nơi)GV thông báo:Để nhận biết 1 quần thể cần có dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bên trong( quan hệ sinh sản)- Hoạt động 2- GV giới thiệu 3 đặc trưng cơ bản của qthể: Tỉ lệ giới tính, TP nhóm tuổi, Mật độ qthể- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk trả lời: ? Tỉ lệ giới tính là gì? tỉ lệ này ảnh hưởng tới quần thể ntn? Cho ví dụ?? Người ta xác định giới tính ở những giai đoạn nào?

- ở 3 giai đoạn: Gđ trứng mới thụ tinh; gđ trứng mới nở hoặc con non; gđ trưởng thành.

- GV đưa ra các dẫn chứng về tỉ lệ giới tính ở con người: Gđ bào thai: 114 nam: 100 nữ; gđ lọt lòng: 105 nam: 100 nữ; gđ 10 tuổi: 101 nam:100 nữ.

? Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào những yếu tố nào?? ? Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này ntn.(hs:

- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản.- Ví dụ: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én…

II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể.

1. Tỉ lệ giới tính.- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái.

- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi và phụ thuộc vào tỉ lệ tử vong.

- Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản.

122

Page 123: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tùy từng loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp)- GV mở rông:( như SGV)- Đa số các loài tỉ lệ đực: cái là 1:1. Tuy nhiên trong thực tế cũng có một số oài tỉ lệ đực > cái hoặc ngược lại. VD: ở gà số lượng con trống thường ít hơn số lượng con mái rất nhiều. Hoặc ở dê dê cái nhiều hơn dê đực.* Tỉ lệ đực cái phụ thuộc vào cách tham gia sinh sảncủa các cá thể trong quần thể VD như kiểu ‘’1vợ- 1 chồng’’( Chim cánh cụt; chim yến) hay kiểu ‘’ đa phu- đa thê’’ ( như ong; dê...) ==>Cấu trúc giới tính là đặc điểm thích nghi của loài đảm bảo cho sự sinh sản đạt hiệu quả cao nhất==>được ứng dụng trong SX GV nêu vấn đề: So sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể hình 47 sgk( T141) - HS: Hình A: Tỉ lệ sinh cao, SL cá thể tăng Hình B: Tỉ lệ sinh TB, SL cá thể ổn định Hình C: Tỉ lệ sinh thấp, SL cá thể giảm- GV y/c hs nhận xét phần trả lời của bạn.- GV hỏi: ? Trong quần thể có những nhóm tuổi nào. nhóm tuổi có ý nghĩa gì.(hs: 3 nhóm tuổi, liên quan đến số lượng cá thể sự tồn tại của quần thể.* GV mở rông: Có 2 khái niệm tuổi:+ Tuổi thời gian: tính theo năm , tháng....

+ Tuổi sinh thái: tính theo giai đoạn sông ( trước S2 ; sau S2 ; gđ S2 )? Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi cho ta biết điều gì?

- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk T 141 trả lời câu hỏi hs khác bổ sung.? Mật độ là gì. Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể.(hs: Mật độ liên quan đến thức ăn, chu kì sống......)- GV liên hệ: Trong SXNN cần có biện pháp kĩ thuật gì để luôn giữ mật độ thích hợp?(hs: trồng dày hợp lí, loại bỏ cá thể yếu, cung cấp thức ăn)- GV mở rộng: Trong các đặc trưng trên thì các đặc trưng nào là cơ bản nhất. Vì sao.(Mật độ , vì mật độ quyết định các dặc trưng khác)- GV gợi ý:Tỉ lệ gtính cũng phụ thuộc vào mật độ

Hoạt động 3

2. Thành phần nhóm tuổi.

- Bảng 47.2 sgk T 140

- Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi cho ta thấy sự phát triển của quần thể trong tương lai.3. Mật độ quần thể

- Mật độ là số lượng hay khối lượng SV có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.- VD: Mật độ muỗi: 10 con/ 1m2

Mật độ rau cải: 40 cây/ 1m2

- Mật độ quần thể phụ thuộc vào: + chu kì sống SV, nguồn thức ăn của quần thể, yếu tố thời tiết, hạn hán, lũ lụt

III. ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật.

- Môi trường ( nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới

123

Page 124: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi sgk T141.? Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể.- Đại diện nhóm trình bày.- GV mở rộng: Số lượng cá thể trong quần thể có thể bị biến động lớn do nguyên nhân nào( Do những biến cố bất thường như lũ lụt, cháy rừng…) - GV liên hệ: Trong SX việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩa ntn.(hs: trồng dày hợp lí, thả cá phù hợp với diện tích

số lượng cá thể trong quần thể.

- Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh

ở mức cân bằng.

4.Củng cố và luyện tập:- Gọi hs đọc kết luận sgk- GV sử dụng câu hỏi SGK.5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài và trả lời câu hỏi sgk. -Tìm hiểu; Độ tuổi, dân số, kinh tế xh, gthông... và nghiên cứu kĩ bài 48- Sưu tầm các tranh ảnh nói về dân số. Kẻ bảng 48 vào vở

124

Page 125: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 50 quần thể người .

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1.Kiến thức:- Giúp hs hiểu và trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số, từ đó thay đổi nhận thức về dân số và XH, giúp các em sau này cùng với mọi người thực hiện tốt pháp lệnh dân số.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs 1 số kĩ năng biểu đồ, tháp dân số tìm kiếm kiến thức, khái quát và liên hệ thực tế3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức nhận thức về dân số và chất lượng cuộc sống.II. Phương tiện, chuẩn bị: + GV: -Tranh hình SGK, tranh quần thể SV, tranh về 1 nhóm người, Tư liệu ds VN 2000- 2006+ HS: - Tranh ảnh về tuyên truyền dân số.III. Tiến trình tổ chức dạy và học : 1. ổn định tổ chức:9A 9B

9C 9D2. Kiểm tra bài cũ: ?Hãy lấy ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau?? Vẽ tháp tuổi của 3 loài: Chuột đồng, chim Trĩ, Nai. Các tháp đó thuộc dạng tháp gì?3. Dạy và học bài mới: * Đặt vấn đề: Quần thể người theo quan niệm SH nó mang những đặc điểm của quần thể và về mặt XH có đầy đủ dặc trưng về pháp luật, chế độ kinh tế, chính trị…

Hoạt động thầy và trũ Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 - GV y/c hs hoàn thành bảng 48.1sgk (T143) - GV y/c đại diện các nhóm trình bày.- GV thông báo: Đặc điểm chỉ có ở quần thể người là pháp luật, kinh tế, hôn nhân, gdục, vhóa, chính trị…? ở quần thể ĐV hay có con đầu đàn & hđộng của bầy đàn theo con đầu đàn Vậy có phải là trong quần thể ĐV có pháp luật không?(hs: Sự cạnh tranh ngôi

I. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác.

- Quần thể người có những đặc điểm sinh học giống quần thể sinh vật khác.- Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác: kinh tế, xã hội…

125

Page 126: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

thứ ở ĐV khác với pháp luật những điều qui định) ? Tại sao có sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác.? Sự khác nhau đó nói lên điều gì.- Sự khác nhau giữa quần thể người với qthể SV khác thể hiện sự tiến hóa và hoàn thiện trong qthể người.- Hoạt động 2 - GV y/c hs ng/cứu sgk ? Trong qthể người nhóm tuổi được phân chia ntn.(hs: 3 nhóm tuổi) ? Tại sao đặc trưng về N/tuổi trong QT người có vai trò quan trọng?- Liên quan đến tỉ lệ sinh, tử, nguồn nhân lực lao động trong sản xuất.- HS quan sát H48 SGK. GV giới thiệu như chú thích SGK- HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 48.2 SGK- GV kẻ sẳn bảng 48.2 gọi hs lên chữa trên bảng- GV đánh giá và treo bảng chuẩn.? Hãy cho biết thế nào là 1 nước có dạng tháp DS trẻ và nước có dạng tháp DS già.- Tháp DS trẻ: tỉ lệ tăng trưởng DS cao; Tháp DS già: tỉ lệ người già nhiều, tỉ lệ sơ sinh ít)? Việc ng/cứu tháp tuổi ở quần thể người có ý nghĩa ntn?- Để có kế hoạch điều chỉnh mức tăng giảm DS GV mở rộng: Theo thống kê năm 2002 nước đang chiếm vị trí có dân số già nhất thế giới là Nhật bản( người già chiếm tỉ lệ: 36,5%) Tiếp đến là Tây Ban Nha (35 %) Tiếp theo là ý ( 34,4%) và Hà Lan ( 33,2%)- Đến năm 2050 Nhật Bản sẽ nhường ngôi cho Hàn Quốc( 40 % người già)

? Thế nào thì được gọi là 1 quốc gia có dân số già?- Theo qui ước quốc tế một nước được xem là già nếu những người ở độ tuổi > 65

- Con người có lao động và tư duy có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể.

II. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người.

- Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi:+ Nhóm tuổi trước sinh sản + Nhóm tuổi lao động và sinh sản + Nhóm tuổi hết lao động nặng

- Có 2 dạng tháp dân số:+ Tháp dân số trẻ ( dạng phát triển) + Tháp dân số già ( dạng ổn định)

- Tháp dân số ( tháp tuổi) thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước.

- Nghiên cứu tháp tuổi để điều chỉnh dân số.

III. Sự tăng dân số và phát triển xã hội.

126

Page 127: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

chiểm 14% d.sốHoạt động 3 ?Em hiểu tăng dân số là thế nào.- GV y/c hs làm BT mục sgk ( T 145) - GV Gọi đại diện nhóm lên trình bày.- GV thông baó đáp án đúng ( từ a -> g)- GV hỏi: ? Sự tăng DS có liên quan ntn đến chát lượng cuộc sống.(hs: Nguồn tài nguyên cạn kiệt, tài nguyên tái sinh không cung cấp đủ) - GV khắc sâu bằng sơ đồ: Nghèo DS

tăng nhanh Dốt Đói

ốm yếu

SX kém

- GV liên hệ: VN đã có biện pháp gì để giảm sự gia tăng DS và nâng cao chất lượng cuộc sống.(hs: Tuyên truyền bằng tờ rơi, panô, gdục ssản vị thành niên…)

- Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.

- Phát triển DS hợp lí tạo được hài hòa giữa kinh tế và XH đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

4.Củng cố và luyện tập- Gọi hs đọc kết luận sgk

? Em hãy trình bày hiểu biết của mình về quần thể người, dân số, phát triển xã hội5. Hướng dẫn HS học ở nhà- Học bài và trả lời câu hỏi sgk- Đọc trước bài: Quần xã sinh vật.

Tiết 51 quần xã sinh vật .

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức;- Giúp hs hiểu và trình bày được của quần xã, chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã đó cũng là để phân biệt với quần thể, nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, tạo sự ổn định và cân bằng SH trong quần xã.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs 1 số kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.

127

Page 128: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

3. Thái độ:- Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.II.Chuẩn bị: 1. GV: -Tranh khu rừng ( có cả ĐV & nhiều loài cây). Tài liệu về quần xã sinh thái.2: HS: - Nghiên cứu SGK.III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ: Vì sao quần thể người lại có 1 số đặc trưng mà quần thể khác không có. ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì.3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Quần xã khác quần thể ở điểm nào. Và q xã có những dấu hiệu nào đặc trưng.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1: - GV nêu vấn đề: ? Cho biết trong 1 cái ao tự nhiên có những quần thể sinh vật nào.(hs: cá, tôm…) ? Thứ tự xuất hiện các quần thể trong ao đó ntn.( hs: quần thể TV xuất hiện trước) ? Các quần thể có mối quan hệ sinh thái ntn (hs: Quan hệ cùng loài, khác loài)- GV đánh giá hoạt động của các nhóm.- GV y/c hs tìm các ví dụ khác tương tự và phân tích.(hs: Rừng nhiệt đới, đầm…) ? Ao cá, rừng được gọi là quần xã. Vậy quần xã sinh vật là gì.? Trong 1 bể cá người ta thả 1 số loài cá: cá chép, cá mè, cá trắm…Vậy bể cá này có phải là quần xã hay không.(hs: Đúng vì có nhiều QTSV khác loài, Sai: vì chỉ là ngẩu nhiên nhốt chung, không có mối quan hệ thống nhất)GV mở rộng: Nhận biết quần xã cần có dấu hiệu bên ngoài lẫn bên trong.

I. Thế nào là một quần xã sinh vật.

- Quần xã sinh vật: Là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong 1 không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như 1 thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.- Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.- VD: Rừng cúc phương, ao cá tự nhiênII. Dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật.

128

Page 129: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

? Trong sản xuất mô hình VAC có phải là Quần xã SV hay không(VAC là QX ntạo)HĐ 2: (10’) - GV y/c hs ng/cứu bảng 49( T147) ? Trình bày đặc điểm cơ bản của 1 quần xã sinh vật( hs: độ đa dạng và độ nhiều…)- GV gọi 1 hs trình bày.- GV lưu ý cách gọi loài ưu thế, loài đặc trưng tương tự qthể ưu thế, qthể đặc trưng.+ TV có hạt là qthể ưu thế ở quần xã SV trên cạn.+ Quần thể cây cọ tiêu biểu ( đặc trưng) nhất cho quần xã sinh vật đồi ở Phú Thọ.HĐ 3: (10’) GV giảng giải: Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là kết quả tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể.? Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới quần thể ntn.(hs: Sự thay đổi chu ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến hoạt động theo chu kì của SV: ĐK thuận lợi TV phát triển ĐV phát triển; Số lượng loài ĐV này không hạn chế số lượng loài ĐV khác) - GV y/c hs lấy thêm các ví dụ khác để thể hiện ảnh hưởng của ngoại cảnh tới qxã, đặc biệt là số lượng.(hs: VD: Thời tiết ẩm muỗi phát triển nhiều Dơi và thạch sùng nhiều)GV đặt tình huống: Nếu cây phát triển sâu ăn lá tăng chim ăn sâu tăng sâu ăn lá lại giảm. ? Vậy nếu sâu ăn mà hết thì chim ăn sâu sẽ ăn thức ăn gì (hs: Nếu số lượng sâu giãm do chim ăn sâu thì cây lại phát triển và sâu

- Bảng 49 SGK ( T 147)

III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã.

- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường.- Cân bằng SH là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.

129

Page 130: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

lại phát triển)- GV giúp hs hình thành khái niệm sinh học? Tại sao QX luôn có cấu trúc ổn định.(hs: do có sự cân bằng các qthể trong quần xã)- GV y/c hs khái quát hóa kiến thức về quan hệ giữa ngoại cảnh và qxã, cân bằng SH.GV liên hệ: ? Tác động nào của con người gây mất cân bằng SH trong quần xã.(hs:Săn bắn bừa bải, gây cháy rừng)? Chúng ta đã và sẽ làm gì để bảo vệ thiên nhiên(hs:NN có pháp lệnh,t truyền)

4. Củng cố & luyện tập:Gọi hs đọc kết luận sgk? GV cho hs làm BT trắc nghiệm.5. Hướng dẫn HS học ở nhà;- Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Tìm hiểu về lưới, chuỗi thức ăn.

130

Page 131: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 52

hệ sinh thái .

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs hiểu được khái niệm HST, nhận biết được HST trong tự nhiên, hiểu chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và vận dụng giải thích ý nghĩa của biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rải hiện nay.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs 1 số kĩ năng quan sát tranh, tổng hợp, khái quát hóa, giải thích hiện tượng thực tế.3. Thái độ- Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.II. chuẩn bị: 1. GV: -Tranh 50.1,50.2( cắt rời từng con một…)2: HS: - Nghiên cứu SGK.III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là qxã SV. Khác với quần thể ở điểm nào. Cho ví dụ.3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Giữa các loài SV với nhau có qhệ với nhau ntn.ảhưởng giửa chúng xảy ra ntn?

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1: - GV y/c hs ng/cứu thông tin & qs h 50.1 & trả lời câu hỏi ( T150) GV cho hs thảo luận toàn lớp.(hs:+TP vô sinh,+TP hữu sinh,+ lá mục cây rừng,+ĐV ăn TV thụ phấn và bón phân cho TV,+ rừng cháy: mất nguồn t/ăn, nơi ở…)- GV cho đại diện các nhóm trình bày.? Một HST rừng nhiệt đới(h.50.1) có đ2 gì.(hs: Nhân tố VS, HS, nguồn t/ăn(TV), giữa SV có mối qhệ dinh dưỡng tạo vòng khép kín vật chất)? Thế nào là HST. Em hãy kể tên các HST mà em biết.? HST hchỉnh gồm những TP chủ

I. Thế nào là một hệ sinh thái.

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã SV và khu vực sống( Sinh cảnh), trong đó các SV luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.- VD: Rừng nhiệt đới.- Các thành phần của hệ sinh thái: + Nhân tố vô sinh+ Sinh vật sản xuất ( là TV ) + Sinh vật tiêu thụ ( ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV) + Sinh vật phân giải ( VK, Nấm…)

131

Page 132: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

yếu nào.- GV gthiệu 1 số HST: Hoang mạc nhiệt đới , rừng lá rộng ôn đới, thảo nguyên…Hoạt động 2: - GV y/c hs qs h T151 sgk và kể 1 vài chuỗi thức ăn đơn giản.- GV gợi ý: Nhìn theo chiều mũi tên: SV đứng trước là thức ăn cho SV đứng sau.- GV cho hs làm BT mục sgk T152- GV gọi nhiều hs viết chuỗi t/ăn, hs còn lại ở dưới viết ra giấy.- GV gthiệu chuỗi t/ăn điển hình: Cây Sâu ăn lá Cầy Đại Bàng SV phân hủy.- GV phân tích: Cây là SV sản xuất; sâu, cầy, Đại bàng là SV tiêu thụ bậc 1, 2, 3; SV phân hủy: Nấm, Vk? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa 1 mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn.(hs: qhệ t/ăn)- GV y/c hs làm BT sgk T 152 - GV thông báo đáp án đúng: Trước, sau.? Vậy thế nào là chuỗi thức ăn.- GV cho hs qs lại hình 50.2 ? Sâu ăn lá tham gia vào những chuỗi thức ăn nào.(hs: Chỉ chuỗi t/ăn có mặt sâu(ít nhất 5 chuỗi)? Một chuỗi t/ăn gồm những TP SV nào (3- 5)- GV khẳng định: Chuỗi t/ăn gồm 3 loại sv tiêu thụ bậc 1, 2, 3 đều gọi là sv tiêu thụ. - GV: Chuỗi t/ăn có thể bắt đầu từ TV hay từ SV bị phân giải.? Sự TĐC trong HST tạo thành chu kì kín nghĩa là: TV ĐV Mùn,mkhoáng TV? Sự TĐC & NL trong HST tức là dòng NL trong chuỗi t/ănbị tiêu

II. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. 1. Chuỗi thức ăn.- Chuỗi thức ăn là 1 dãy nhiều loài SV có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là 1 mắt xích vừa là SV tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là SV bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ.

2. Lưới thức ăn.

- Lưới thức ăn: Bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.- Lưới thức ăn gồm 3 TP chủ yếu: + SV sản xuất + SV tiêu thụ + SV phân hủy

132

Page 133: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

hao rất nhiều thể hiện qua tháp sinh thái.? Lưới t/ăn là gì. Nó gồm những TP nào.- GV liên hệ: Trong thực tiễn sản xuất người Nông dân có biện pháp kĩ thuật gì để tận dụng nguồn thức ăn của sinh vật. (hs: Thả nhiều loại cá trong ao, dự trữ t/ăn cho ĐV trong mùa khô hạn)

4. Củng cố & luyện tập: Gọi hs đọc kết luận sgk GV cho hs chơi trò chơi: Đi tìm các mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn.- Gọi hs lên chọn các mãnh bìacó hình con vật dán lên bảng và sau đó điền mũi tên thành chuỗi và lưới thức ăn.- Sau 2’ nhóm nào nhiều chuỗi thức ăn sẽ thắng trong trò chơi.5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài và trả lời câu hỏi sgk- Kiểm tra 1 tiết vào tiết sau.

Ngày soạn: Tiết 53

kiểm tra 1 tiết .

I. Mục tiêu: Sau tiết kiểm tra hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs củng cố, bổ sung, chính xác hóa hóa kiến thức đã học.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs 1 số kĩ năng điều chỉnh phương pháp học tập, xây dựng ý thức trách nhiệm trong học tập.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs có ý thức tự học, tự bồi dưỡng kiến thức.II chuẩn bị: 1. GV: - Đề kiểm tra - đáp án

133

Page 134: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

2: HS: - Kiến thức đã họcIII. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Đề kiểm tra: A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ()I. Hóy khoanh trũn cõu trả lời đúng nhất(mổi câu trả lời đúng 0,5điểm)1. Quần thể ưu thế trong quần xó là quần thể cú. a. số lượng nhiều b. vai trũ quan trọng c. Khả năng cạnh tranh cao d. Sinh sản mạnh2. Độ đa dạng của một quần xó được thể hiện a. Số lượng cá thể nhiều b. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau c. Cú thành phần loài phong phỳ d. Có cả động vật và thực vật3. Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống được áp dụng cho những đối tượng nào? a. Tất cả các loài động, thực vật và vi sinh vật b. Vi sinh vật và thực vật c. Vi sinh vật, thực vạt và động bậc thấp4. Thế nào là lai xa? a. là phép lai mà trong đó bố và mẹ thuộc hai loại khác nhau b. là phép lai mà trong đó bố và mẹ thuộc hai dũng hoặc hai thứ khỏc nhau. c. cả a và b 5. Vỡ sao giao phối gần cú hiện tượng thoái hoá giống? a. vỡ giao phối gần giảm tỉ lệ cỏc cặp gen dị hợp trong kiểu gen khiến ưu thế bị suy giảm b. Vỡ giao phối gần làm giảm tỉ lệ cỏc cặp gen đồng hợp trong số đó có một số đồng hợp lặn được biểu hiện ra ngoài. c. Cả a và b6. Trong quần xó , quần thể đặc trưng là quần thể sinh vật . a. Chỉ của riờng quần xó b. Cú giới hạn sinh thỏi hẹp c. Có số lượng lớn d. Cả a, b, c7. Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là . a. Đơn giản,dể tiến hành , ít tốn kém b. Chỉ quan tâm đến kiểu hỡnh c. Tạo được giống mới có năng suất cao d. Bổ sung cho phương pháp chọn lọc cá thể.8. Ưu điểm của chọn lọc cá thể là gỡ? a. Chọn lọc dựa trên kiểu gen nên chính xác và nhanh chống đạt kết quả. b. Chỉ quan tâm đến kiểu hỡnh, khụng quan tõm đến kiểu gen. c. Cỏch thực hiện phức tạp, thớch hợp với cỏc thung tõm nghiờn cứu. d. Bổ sung cho phương pháp chon lọc cá thể.9. Cỏc tập hợp sau, tập hợp nào khụng phải là quần thể sinh vật? a. Bầy khỉ mắt đỏ sống trong rừng b. Đàn cá sống dưới song c. Đàn chim sẻ sống trong rừng cây. d. Các cây thông trong rừng10. Quần thể cõn bằng khụng phụ thuộc vào yếu tố nào? a. Sức sinh sản tử vong b. Tính đa dạng c. Hiện tượng khống chế sinh học d. Thời gian tồn tạiII. Hóy khoanh trũn cõu trả lời đúng nhất (mổi câu 0,25điểm) 1. Yếu tố quyết định số lượng cá thể các quần thể sâu hại cây trồng là. a. Dinh dưỡng . b. Nhiệt độ . c. Ánh sang. d. Thổ nhưỡng 2. Nguyờn nhõn chủ yếu của đấu tranh cùng loài là? a. Do có cùng nhu cầu sống. b. Do chống lại điều kiện bất lợi

134

Page 135: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

c. Do đối phó với kẻ thù d. Do mật độ cao3. Trường hợp nào thường tiêu diệt lẫn nhau. a. Kớ sinh - vật chủ b. Vật ăn thịt - con mồi c. Giành đẳng cấp d. Xâm chiếm lónh thổ4. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể? a. Mật độ b. tỉ lệ đực cái c. Sức sinh sản d. Độ đa dạng5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể? a. Nhúm cỏ thể cựng loài cú lịch sử phỏt triển chung: b. Tập hợp ngẫu nhiờn nhất thời c. Kiểu gen đặc trưng ổn định d. Có khả năng sinh sản6. Trong tự nhiờn, khi quần thể chỉ cũn một số cỏ thể sống sút thỡ khả năng nào sẽ xảy ra nhiều nhất? a. Sinh sản với tốc độ nhanh. b. Diệt vong . c. Phân tán d. Hồi phục7. Sự biến động của quần xó là do. a. Môi trường biến đổi b. Sự phát triển của quần xó c. Tác động của con người d. Đặc tính của quần xó8. Các quần thể ưu thế của quần xó thực vật cạn là. a. Thực vật thõn gổ cú hoa. b. Thực vật thõn bũ cú hoa c. Thực vật hạt trần d. RờuB. TRẮC NGHIỆM ĐIỀN KHUYẾT (3điểm) Hoàn thành sơ đồ lưới thức ăn sau (Mổi từ hoặc cụm từ điền đúng 0,5điểm) … (1)…. Chim ăn sâu

Cõy xanh …(2)…….. …(3)….. đại bàng (6)….

…(4)…….. …(5)………

Đáp án A/ Trắc nghiệm khỏch quan I. Mổi câu trả lời đúng (0,5điểm)1 2 3 4 5 6 7 8 9 10a c c c a c a a b b

II. Mổi câu trả lời đúng (0,25điểm)1 2 3 4 5 6 7 8b a d d b d a A

B/ Trắc nghiệm điền khuyết (mổi câu trả lời đúng 0,5diểm) 1 - Sõu 4 - Chõu chấu 2 - Chuột 5 - Gà 3 - Rắn 6 - Vi khuẩn (VSV)

4. Củng cố & luyện tập:- Thu bài và nhận xét thái độ làm bài của hs.5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Chuẩn bị tiết sau thực hành.

Tiết 54

thực hành: hệ sinh thái .

135

Page 136: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs trình bày được các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.- Rèn cho hs 1 số kĩ năng lấy mẫu vật, quan sát, vẽ hình.- Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.II. Chuẩn bị: 1. GV: -Tranh 51.1,51.2, 51.3 sgk. Băng hình hệ sinh thái2: HS: - Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng, túi nilong nhặt mẫu, kính lúp, giấy, bút chì.III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu về hệ sinh thái. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thực tế về hệ sinh thái.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1 - GV chọn môi trường: Sườn đồi- GV chia nhóm ( mỗi nhóm 5 hs) - GV y/c các nhóm tiến hành điều tra các thành phần của hệ sinh thái theo lệnh SGK.- GV y/c các nhóm kẻ bảng 51.1, 51.2, 51.3 và điền kết quả quan sát vào bảng.- GV có thể đưa ra bảng 51.1 sgk.

I. Hệ sinh thái.

Các nhân tố vô sinh Các nhân tố hữu sinh- Những nhân tố tự nhiên: Đất, đá, cát, sỏi, độ dốc…

- Trong tự nhiên: Cây cỏ, cây bụi, cây gỗ, giun đất, châu chấu, sâu, bọ ngựa, nấm…

- Những nhân tố do hoạt động của con người tạo nên: Thác nước nhân tạo ( Rãnh nước, ao, mái che nắng…)

- Do con người: ( Chăn nuôi, trồng trọt) + Cây trồng: Chuối, dưa, mít, cải, cafê…+ Vật nuôi: Gà, trâu, bò, dê…

Hoạt động 2 - GV y/c các nhóm quan sát thực tế thiên nhiên và hoàn thành các bảng 51.1, 51.2, 51.3 SGK.- GV nhắc nhở các nhóm hs chưa tích cực quan sát và chú ý đến an toàn của tiết thực hành.- GV có thể hướng dẫn cách quan sát và hoàn thành bài tập cho các nhóm.- GV chấm điểm ý thức của các nhóm

II. Thực hành.

136

Page 137: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

trong tiết thực hành.

4. Củng cố & luyện tập: - GV nhận xét ý thức của từng nhóm trong tiết thực hành.5. Hướng dẫn HS học ở nhà;

- Hoàn thành báo cáo thực hành - Đọc trước bài: Tác động của con người đối với môi trường.

Tiết 55 thực hành: hệ sinh thái (tiếp theo)

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs trình bày được các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs 1 số kĩ năng lấy mẫu vật, quan sát, vẽ hình.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.II. Chuẩn bị: 1. GV: -Tranh 51.1,51.2, 51.3 sgk. Băng hình hệ sinh thái2: HS: - Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng, túi nilong nhặt mẫu, kính lúp, giấy, bút chì.III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2 . Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu về hệ sinh thái. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thực tế về hệ sinh thái.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1; - GV y/c hs hoàn thành bảng 51.4 SGK- GV y/c đại diện hs lên hoàn thành bảng 51.4 SGK.- GV cho hs làm BT sau: Trong HST gồm có các sinh vật: TV, sâu, ếch, dê. Thỏ, hổ, báo, đại bàng, rắn, gà, chấu chấu, SV phân hủy.- GV gọi đại diện lên lớp viết.- GV đưa bảng chuẩn:

I. Thực hành

137

Page 138: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV y/c hs thảo luận theo chủ đề: Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới.- HS: + Số lượng SV trong HST + Các loài SV có bị tiêu diệt không ? + HST này có được bảo vệ hay không ? - Biện pháp bảo vệ: + Nghiêm cấm chặt phá rừng bừa bãi. + Nghiêm cấm săn bắt ĐV,đặc biệt là loài quí + Bảo vệ những loài ĐV và TV có số lượng ít . + Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng đến tận người dân.Hoạt động 2 - GV cho các nhóm viết thu hoạch theo mẫu SGK.

II. Thu hoạch.

4. Củng cố & luyện tập: - GV nhận xét ý thức của từng nhóm trong tiết thực hành.5. Hướng dẫn HS học ở nhà - Hoàn thành báo cáo thực hành - Đọc trước bài: Tác động của con người đối với môi trường.

138

Page 139: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

chươngiii: con người, dân số và môi trường.

Tiết 56: tác động của con người đối với môI trường

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs chi ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường cho hiện tại và tương lai.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng thu thập thông tin từ sách báo, hoạt động nhóm, khái quát kiến thức.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.II Chuẩn bị1. GV: -Tư liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường.2: HS: - Nghiên cứu SGK.III. Tiến trình tổ chức dạy & học:1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Đặt vấn đềMôi trường càng ngày càng bị thay đổi dưới sự tác động của con người. Vậy con người đã tác độngnhư thế nào đến môi trường tự nhiên.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1 - GV y/c hs ng/cứu thông tin & qs h 53.1 & mô tả sự tác động của con người.- GV cho đại diện nhóm lên chỉ tranh:( HS: Hình C: Con người đốt lửa cháy rừng thú bị nướng chín từ đó con người chuyển sang ăn thịt chín.- Thời kì CN: CN hóa gây hậu quả mất diện tích đất trồng.? Vậy nếu không tiến hành CN hóa thì sao.- GV gọi 1 hs tóm tắt ý chính.

Hoạt động 2

I. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội. * Tác động của con người: - Thời kì nguyên thủy: Đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữgiãm diện tích rừng.- Xã hội nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi. + Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất Thay đổi đất và tầng nước mặt.- Xã hội công nghiệp: Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu công nghiệp đất càng thu hẹp. + Rác thải rất lớn.

139

Page 140: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV y/c hs ng/cứu sgk hoàn thành bảng 53.1 sgk ( T159) - GV thông báo đáp án đúng: 1a, 2:ah, 3tất cả, 4:abcdgh, 5:abcdgh, 6:abcdgh, 7tất cả.? Ngoài những hoạt động của con người ( bảng 53.1) em hãy cho biết còn hoạt động nào của con người gây suy thoái môi trường.(hs: xdựng nhà máylớn, chất thải CN nhiều)- GV nếu vấn đề: Trình bày hậu quả của Việc chặt phá rừng bừa bãi & gây cháyrừng(hs: Cây rừng: Đất, nước ngầm, đời sống)- GV liên hệ: Em hãy cho biết tác hại của việc chặt phá rừng và đốt rừng trong những năm gần đây.(hs: Lũ quét ở Hà Giang, lở đất, sạt lở bờ Sông Hồng) HĐ 3 ( 10’) - GV y/c hs trả lời câu hỏi Sgk ( T 160) - GV liên hệ: ? Em hãy cho biết thành tựu con người đã đạt được trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường.

II. Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên.

- Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu:+ Mất cân bằng sinh thái.+ Xói mòn đất Gây lũ lụt diện rộng, hạn hán, kéo dài, ảnh hưởng mạch nước ngầm.+ Nhiều loài SV bị mất, đặc biệt nhiều loài ĐV quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.

III. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. - Hạn chế sự gia tăng dân số: + Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.+ Pháp lệnh bảo vệ SV+ Phục hồi trồng rừng+ Xử lí rác thải + Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt.

4. Củng cố & luyện tập:Gọi hs đọc kết luận sgk

? Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài và làm bài tập số 2 sgk ( T160) - Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

140

Page 141: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

141

Page 142: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 57

ô nhiễm môi trường.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống và hiểu được hiệu quả cảu việc phát triển môi trường bền vững.2. Kĩ năng - Rèn cho hs kĩ năng quan sát hình, hoạt động nhóm, khái quát kiến thức.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.II chuẩn bị: 1. GV: -Tranh hình sgk, tư liệu về ô nhiễm môi trường.2: HS: - Nghiên cứu thông tin về ô nhiễm môi trường.III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:

* Đặt vấn đề:? Em hãy nêu những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và biện pháp khắc phục.( Săn bắt ĐV hoang dã, đốt rừng lấy đất trồng trọt, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản… làm sói mòn và thoái hóa đất, cháy rừng, hạn hán, ô nhiễm môi trường). Vậy ô nhiễm môi trường do nhứng những tác nhân chủ yếu nào gây ra và tác hại của nó là gì.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1 ? Theo em thế nào là ô nhiễm môi trường.(hs: môi trường bị bẩn, thay đổi bầu không khí, độc hại)? Em thấy ở đâu bị ô nhiễm môi trường. Do đâu môi trường bị ô nhiễm.- GV gọi hs đọc thông tin sgk- Qua đó em hãy nêu khái niệm ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm.Hoạt động 2 - GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.- GV y/c hs thảo luận hoàn thành phiếu và câu hỏi lệnh ( 5’)- GV y/c hs lên trình bày: chỉ tranh và nội dung của phiếu.- GV gọi hs khác trả lời câu hỏi lệnh.? Em sẽ làm gì trước tình hình đó.- GV chốt kiến thức và treo bảng chuẩn.

I. Ô nhiễm môi trường là gì.- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác.- Nguyên nhân:+ Do hoạt động của tự nhiên: Núi lửa, lũ lụt…+ Do hoạt động của con người.II. Các tác nhân chủ yéu gây ô nhiễm.

1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. - Nguồn gốc: Qúa trình đốt cháy nhiên liệu, hoạt động của phương tiện vận tải, nhà máy khí độc CO, CO2 ,SO2, NO2,

142

Page 143: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV phân tích: Việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình như: than củi, gas..sinh ra lượng CO2 chất này tích tụ gây ô nhiễm đo đó phải có phương pháp thông thoáng khí.- GV gọi đại diện nhóm 2 lên trình bày: chỉ tranh và trình bày nội dung phiếu lệnh sgk. - GV cho nhóm khác bổ sung( nếu cần) - GV treo bảng chuẩn.- GV chỉ vào phiếu chuẩn mở rộng kiến thức cho hs.

- GV y/c đại diện nhóm 3 lên bảng thuyết trình theo nội dung phiếu và tranh 54.4.- GV chốt lại kiến thức chuẩn.- GV mở rộng: Chỉ phiếu chuẩn và mở rộng kiến thức.- GV y/c đại diện nhóm 4 lên trình bày.- GV treo bảng chuẩn và mở rộng kiến thức.

- GV y/c địa nhóm 5 lên bảng trình bày tranh và nội dung phiếu.- GV y/c 1 hs khác nêu cách phòng tránh bệnh do SV gây nên chúng ta cần có biện pháp gi? - GV treo bảng chuẩn.

bụi… - Tác hại: Gây 1 số bệnh về đường hô hấp: Lao phổi, ung thư..2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. - Nguồn gốc: + Thuốc bảo vệ thực vật: Trừ sâu, diệt cỏ…+ Chiến tranh: Chất độc hóa học làm rụng lá cây.- Tác hại: Tác động bất lợi tới toàn bộ HST và ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Dị tật bẩm sinh.3. Ô nhiễm do chất phóng xạ. - Nguồn gốc: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vủ khí hạt nhân.- Tác hại: Gây đột biến ở người và sinh vật, gây 1 số bệnh di truyền và ung thư.4. Ô nhiễm do các chất thải rắn. - Nguồn gốc: Các vật liệu thải trong công nghịêp, nông nghiệp, sinh hoạt và y tế…- Tác hại: Tạo điều kiện cho nhiều loài VSV gây bệnh phát triển, làm mất mĩ quan…5. Ô nhiễm do VSV gây bệnh. - Nguồn gốc: Chất thải sinh hoạt, bệnh viện, xác chết VSV, rác…- Tác hại: Gây bệnh tả, lị, sốt rét, giun sán…

4. Củng cố & luyện tâp:? Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường.Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì.GV cho hs làm sau: Chọn các cụm từ: Chống ô nhiễm, diệt cỏ, phát triển, không đúng cách, sinh vật gây bệnh, hệ sinh thái điền vào chỗ trống ….để hoàn chỉnh các câu sau: Các loại thuốc trừ sâu, thuốc….., diệt nấm…..dùng trong nông nghiệp, khi sử dụng….và ding quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ…..và ảnh hưởng tơisức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài….cho người và động vật…..Mỗi chúng ta cần phải tích cực…..môi trường để phòng bệnh.5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài và làm bài tập số 3, 4 sgk ( T165)

143

Page 144: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Tìm hiểu phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

144

Page 145: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 58

ô nhiễm môi trường (tt)

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức- Giúp hs hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống và hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của hs.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng quan sát hình, hoạt động nhóm, khái quát kiến thức.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.II. Chuẩn bị1. GV: - Tư liệu về ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững2: HS: - Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, xử lí rác thải, trồng rừng, trồng rau sạch.III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Đặt vấn đề:? Em hãy cho biết các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ? Vậy có những biện pháp nào hạn chế gây ô nhiễm.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức- Vấn đề 1: - GV y/c hs ng/cứu các tác nhân gây ô nhiễm.? Nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí…Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí…là gì ? Bản thân em đã làm gì để góp phần giãm ô nhiễm không khí…? - HS: + Nguyên nhân

+ Biện pháp + Đóng góp của bản thân.

- GV cho thảo luận toàn lớp.- GV chốt lại đáp án đúng.- Vấn đề 2: - GV cho hs hoàn thành bảng 55 SGK ( T 168) - GV gọi đại diện các nhóm trình bày, cho nhómkhác bổ sung ( nếu cần )

- GV chốt lại đáp án đúng: + 1( a, b, d, e, g, i, k, l, m) + 2 ( c, d, e, g, i, k, l, m, ) + 3 ( g, k, l, n, )

Hạn chế ô nhiễm môi trường. 1. Thảo luận.

2. Kết luận: - Bảng 55 ( SGK )

145

Page 146: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

+ 4 ( e, g, h, k, l, m ) + 5 ( g, k, l, n )+ 6 ( d, e, g, k, l, m, n) + 7 ( g, k )- GV y/c các nhóm sữa chữa (nếu cần

4. Củng cố & luyện tập:

? GV y/c hs nhắc lại biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà; - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Tiết sau thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

Tiết 59 - 60 thực hành:

tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.

A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó dề xuất các biện pháp khắc phục, nâmg cao nhận thức của hs đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.- Rèn cho hs kĩ năng thực hành.- Giáo dục cho hs ý thức phònh chống ô nhiễm môi trường.B. Phương tiện, chuẩn bị: 1. GV: - Bảng 56.1 và 56.32: HS: - Giấy, bút, phiếu học tập.C. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: (1’)II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1’) Môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Vậy thực tế ô nhiễm diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.2. Phát triển bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1 - GV y/c hs tìm hiểu tình hình ô nhiễm diễn ra nơi sinh sống ( quanh nơi ở) - GV hướng dẫn nội dung bảng 56.1 SGK ( 170) ? Tìm hiểu nhân tố vô sinh, hữu sinh.? Con người đã có hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường. Lấy ví dụ.- GV hướng dẫn bảng 56.2 SGK ( 171)

I. Hướng dẫn điều tra môi trường. 1. Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường.

146

Page 147: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

+ Tác nhân gây ô nhiễm : Rác, phân ĐV…+ Mức độ: Thải nhiều hay ít+ Nguyên nhân: Rác chưa xử lí, phân ĐV chưa ủ thải trực tiếp…+ Biện pháp khắc phục: Làm gì để ngăn chặn các tác nhân.- GV cho hs ng/ cứu: Tình hình chặt phá. đốt rừng, trồng lại rừng - Cách điều gồm 4 bước theo SGK và theo nôi dung bảng 56.3 - GV y/c hs: + Xác định rõ thành phần hệ sinh thái đang có.+ Xu hướng biến đổi các thành phần trong lai có thể theo xu hướng tốt hay xấu.- HS: điều tra theo nhóm vào ngày nghỉ và ghi lại kết quả.

- Nội dung bảng 56.1 & 56.2. 2. Điều tra tác động của con người tới môi trường.

4. Củng cố & luyện tập ? GV nhắc nhở các nhóm hoàn thành tốt báo cáo thực hành. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà; - Các nhóm tích cực điều tra để có số liệu báo cáo. - Tiết sau thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương( tiếp theo)

Tiết 60 thực hành (tiếp theo)

tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó dề xuất các biện pháp khắc phục, nâmg cao nhận thức của hs đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.2. Kĩ năng- Rèn cho hs kĩ năng thực hành.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức phònh chống ô nhiễm môi trường.II chuẩn bị: 1. GV: - Bảng 56.1 và 56.32: HS: - Giấy, bút, phiếu học tập.III. Tiến trình lên lớp:

147

Page 148: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

1. ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Vậy thực tế ô nhiễm diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 2 - GV y/c các nhóm báo cáo kết quả kiểm tra.- HS: Các nhóm viết nội dung đã điều tra được vào giấy khổ to và trình bày trên bảng.- GV cho các nhóm thảo luận kết quả ( HS: Trình bày bảng 56.1 - 56.3 sgk) ( Các nhóm có cùng nội dung nên sẽ có vấn đề trùng nhau) - GV y/c các nhóm rút ra nhận xét về vấn đề thực tế ô nhiễm ở địa phương Đưa ra phương pháp cải tạo môi trường ở địa phương.- GV cho các nhóm thảo luận về vấn đề này.- GV y/c hs nhận xét ý kiến của bạn và bàn về vấn đề thực hiện.- GV nhận xét, đánh giá đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục.- GV đồng ý với biện pháp mà hs đã thảo luận và thống nhất.

Nội dung kiến thức

II. Báo cáo kết quả điều tra về môi trường ở địa phương.

4. Củng cố & luyện tập: ? GV nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm.- Khen các nhóm làm tốt, nhắc nhở các nhóm còn thiếu sót.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Nghiên cứu trước chương IV: Bảo vệ môi trường.

148

Page 149: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

chươngiv: bảo vệ môi trường.Tiêt 61: sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức;- Giúp hs phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên, nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và khái niệm phát triển bền vững.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng hoạt động nhóm, tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tế.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên.II. Chuẩn bị1. GV: -Tư liệu tài nguyên thiên nhiên. Tranh các mỏ khai thác, cánh rừng, ruộng bậc thang.2: HS: - Nghiên cứu SGK.III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: * Đặt vấn đề? Tài nguyên thiên nhiên là gì ? Kể tên những tài nguyên thiên nhiên mà em biết ? Vậy hôm nay chúng ta cùng làm rõ điều này.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHĐ 1: ( 16’) - GV y/c hs ng/cứu thông tin & trả lời câu hỏi:? Em hãy kể tên và cho biết đặc điểm của các dạng tài nguyên thiên nhiên.(hs: 3 dạng tài nguyên)- GV y/c các nhóm hoàn thành bảng 58.1 - GV y/c đại diện các nhóm trình bày.- GV y/c hs dựa vào bảng 58.1 và khái

I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu.

- Có 3 dạng tài nguyên:+ Tài nguyên tái sinh: Có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí.+ Tài nguyên không tái sinh: Là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ

149

Page 150: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

quát kiến thức.HĐ 2: (20’) - GV y/c hs làm BT SGK T 174 - 176.- GV thông báo đáp án đúng trong các BT.- GV nếu vấn đề: Những nội dung chúng ta vừa ng/cứu thấy rõ hậu quả của việc sử song không hợp lí nguồn tài nguyên đất, nước, rừng Vậy cần có biện pháp gì để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này ? - GV y/c hs hoàn thành phiếu học tập.- GV treo phiếu chuẩn.

bị cạn kiệt.+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường.II. Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên.

Tài nguyên đất Tài nguyên nước Tài nguyên rừng

1. Đặc điểm

Đất là nơi ở, nơi sản xuất Nước là nhu cầu không thể thiếu của tất cả các SV trên trái đất

Rừng là nguồn cung cấp lâm sản, thuốc, gỗRừng điều hòa kh hậu

2. Loại t.nguyên Tái sinh Tái sinh Tái sinh

3. Cách sử dụng

Cải tạo đất, bón phân hợp líChống xói mòn đất, chống khô cạn, chống ô nhiễm.

Khơi thông dòng chảy, không xả rác, chất thải CNTiết kiệm nguồn nước ngọt.

Khai thác hợp lí kết hợp trồng bổ sung.Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.

- GV liên hệ: ? Em hãy cho biết tình hình sử dụng nguồn tài nguyên rừng, nước, đất ở VN hiện nay.( hs: Chủ trương của Đảng, Nhà nước: phủ xanh đất trống đồi trọc, ruộng bậc thang, khử mặn, hạ mạch nước ngầm)- GV thông báo thêm: Trái đất có khoảng 1400000tr tỉ lít nước và chỉ có 0,0001% lượng nước ngọt được sử dụng.Hàng năm ở VN bị xói mòn là 200 tấn/ 1ha đất trong đó có 6 tấn mùn.- GV đưa thêm khái niệm bền vững.- GV liên hệ: ? Bản thân em làm gì để góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí.

- Khái niện phát triển bền vững: Phát triển bèn vững là sự phát triển không chỉ nhằn đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến thế hệ tương lai đáp ứng lại các nhu cầu của họ. Sự pháp triển bền vững là mối liên hệ giữa CN hóa và thiên nhiên.

4. Củng cố & luyện tập:? Sử dụng câu hỏi SGK

150

Page 151: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Đọc trước bài: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.

Tiết 62

khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã, nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng hoạt động tư duy logic, khả năng tổng hợp kiến thức.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thiên nhiên.II. Chuẩn bị: 1. GV: -Tư liệu về công việc bảo tồn gen động vật, tranh ảnh bảo vệ rừng.2: HS: - Tranh ảnh: Trồng rừng, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đầu nguồn…III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết thế nào là tài nguyên thiên nhiên và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Hôm nay chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của việc khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã và các biện pháp bảo vệ thiên nhiên.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1: - GV y/c hs ng/cứu thông tin SGK và trao đổi nhóm thực hiện lệnh SGK.- GV y/c đại diện các nhóm trình bày.- Qua đó GV y/c hs rút ra kết luận.

HĐ 2: (20’)

I. ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.

- Môi trường đang bị suy thoái: + Gĩư gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán.

II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên.

151

Page 152: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV y/c hs quan sát hình 59 SGK ( T 178) Và thực hiện lệnh SGK.- GV gọi đại diện nhóm trình bày - GV cho nhóm khác bổ sung và sửa chữa ( nếu cần) - GV cho hs tự rút ra kết luận.

- GV y/c hs qua thông tin sgk, hoàn thành bảng 59 SGK ( T179) - Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng.- GV gọi đại diện các nhóm trình bày HĐ 3: ( 10’) - GV y/c hs ng/cứu thông tin SGK và thực hiện lệnh SGK.- GV y/c các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.- GV cho hs thảo luận toàn lớp.- GV y/c hs rút ra kết luận.Gọi hs đọc kết luận sgk

1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật.

- Bảo vệ tài nguyên sinh vật gồm: + Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.+ Trồng cây gây rừng+ Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quí+ Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi.3. Cải tạo các hệ sinh thái bị thái hóa.

- Bảng 59 SGK .III. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

- Tham gia tuyên truyền.- Nâng cao ý thức và trách nhiệm cho mỗi người.

4. Cugr cố & luyện tập:? Sử dụng câu hỏi SGK5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Đọc trước bài: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.

152

Page 153: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 63 bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

luật bảo vệ môI trườngI. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức:- Giúp hs đưa ra ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái và đề xuất biện pháp bảo vệ.2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng hoạt động nhóm, khái quát kiến thức.3. Thái độ:- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ môi trường.II chuẩn bị: 1. GV: -Tranh ảnh hệ sinh thái.2: HS: - Tư liệu môi trường và hệ sinh thái.III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết thế nào là hệ sinh thái. Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu các kiểu hệ sinh thái chủ yếu và các biện pháp bảo vệ chúng.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHĐ 1: - GV y/c hs ng/cứu thông tin SGK và bảng 60.1 SGK ( T180) - GV y/c hs trình bày đặc điểm của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.- Qua đó GV y/c hs rút ra kết luận.

HĐ 2: - GV y/c hs ng/cứu thông tin SGK và thực hiện lệnh sgk.- GV gọi đại diện nhóm trình bày - GV cho nhóm khác bổ sung và sửa chữa ( nếu cần) - GV cho hs tự rút ra kết luận.- GV y/c hs ng/cứu thông tin SGK và

I. Sự đa dạng của các hệ sinh thái.

- Có 3 hệ sinh thái chủ yếu: + HST trên cạn: Rừng, Savan… + HST nước mặn: Rừng ngập mặn + HST nước ngọt: ao, hồ…

II. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. 1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng.- Xây dung kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên rừng để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.+ XD khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen.

153

Page 154: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

thực hiện lệnh SGK.- GV y/c các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.- GV cho hs thảo luận toàn lớp.- GV y/c hs rút ra kết luận.

- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và bảng 60.4? Tại sao phải bảo vệ HST nông nghiệp. Có các biện pháp nào để bảo vệ HST NN.- GV y/c hs rút ra kết luận.

HĐ 3: - GV nêu câu hỏi: ? Vì sao phải ban hành Luật bảo vệ môi trường.? Nếu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ ntn.- GV y/c hs TĐN hoàn thành cột 3 bảng 61 SGK ( T 184) - GV cho các nhóm ghi ý kiến lên bảng.- GV đánh giá, nhận xét các ý kiến đúng và chưa đúng.- Qua đó GV y/c hs rút ra kết luận.

HĐ 4: - GV giới thiệu sơ lược về nội dung Luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương( bài học chỉ ng/cứu chương II và III) - GV y/c: 1 - 2 hs đọc các điều 13 - 16,19, 20, 29, 31, 34, 36 tại chương II và III.- Trình bày sơ lược 2 nội dung về phòng chống suy thoái ô nhiễm môi trường. Khắc phục ô nhiễm.

+ Trồng rừng phục hồi HST, chống xói mòn.+ Vận động định cư bảo vệ rừng đầu nguồn+ Phát triển dân số hợp lí giảm lực về tài nguyên.+ Tuyên truyền bảo vệ rừng toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng. 2. Bảo vệ hệ sinh thái biển.- Bảo vệ bãi cát và không săn bắt tự do.- Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng.- Xử lí các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển.- Làm sạch bãi biển. 3. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp. - HST NN cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.- Bảo vệ HST NN: + Duy trì HST NN chủ yếu: Lúa nước, cây CN + Cải tạo HST đưa giống mới để có năng suất caoIII. Sự cần thiết ban hành luật .

- Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu của con người cho môi trường.- Luật bảo vệ mội trường điều chỉnh việc khai thác sử dụng các thành phần môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.IV. Một số nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

* Phòng chống suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường: + Cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm giữ cho môi trường sạch và xanh.+ Cá nhân, tập thể có trách nhiệm xử lí

154

Page 155: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- GV cho hs tự rút ra kết luận.- GV liên hệ: ? Em đã thấy sự cố môi trường chưa và em đã làm gì.- GV lưu ý thêm: Tất cả các hành vi làm tổn hại đến mội trường của cá nhân, tập thể đều phải bồi thường thiệt hại.

HĐ 5: - GV y/c hs trả lời 2 câu hỏi mục SGK ( T185)- HS: + Tìm hiểu luật; Việc cần thiết phải chấp hành luật; Tuyên truyền dưới nhiều hình thức; Vứt rác bừa bãi là hành vi phạm luật.- GV cho hs trình bày, gv nhận xét bổ sung.- GV liên hệ: ở các nước phát triển mỗi người dân đều rất hiểu luật và thực hiện tốt dẫn đến môi trường được bảo vệ và bền vững.+ VD: ở Singapore vứt mẫu thuốc lá ra đường bị phạt 5 USD và tăng ở lần sau đối với bất kể công dân nào.- GV giáo dục hs phải biết chấp hành luật ngay từ lúc còn nhỏ.

chất thải đúng qui trình để chống suy thoái và ô nhiễm môi trường.+ Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam.+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên* Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường:+ Khi có sự cố về môi trường thì cá nhân, tổ chức phải khắc phục kịp thời và báo cáo với cơ quan quản lí cấp trên ( nếu ở mức quan trọng để xử lí)

V. Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường.

- Mỗi người dân phải tìm hiểu và nắm vững Luật bảo vệ môi trường.- Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường.

4. Củng cố & luyện tập? Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm mục đích gì.? Bản thân em đã chấp hành luật như thế nào.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị cho bài thực hành.

155

Page 156: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

156

Page 157: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

Tiết 64

thực hành: vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi

trường ở địa phương.

A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương và nâng cao ý thức của HS trong việc môi trường ở địa phương.- Rèn cho hs kĩ năng tư duy logic, khái quát kiến thức.- Giáo dục cho hs nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành luật.B. Phương tiện, chuẩn bị: 1. GV: - Tài liệu: Luật bảo vệ môi trường và Hỏi đáp về môi trường và sinh thái.2: HS: - Giấy trắng khổ to, Bút dạ. C. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: (1’)II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1’) Tình hình môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, vậy ở địa phương chúng ta việc bảo vệ môi trường và ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch như thế nào.2. Phát triển bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHĐ 1: ( 36’) - GV chia lớp thành 8 nhóm. Mỗi chủ đề có 2 nhóm cùng thảo luận theo câu hỏi cho mỗi chủ đề SGK ( T 187) - GV cho đại diện nhóm trình bày và cho nhóm khác bổ sung thêm.- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng.

- Tương tự GV cho hs thảo luận

- HS: Chủ đề: Không đổ rác bừa bãi: + Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp chưa đúng luật.+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra qui định đối với từng hộ, từng tổ dân phố.+ Tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.+ HS phải tham gia tích cực vào việc thực hiện luật bảo vệ môi trường.

157

Page 158: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

3 chủ đề còn lại.- GV y/c các nhóm cần đưa ra những vấn đề thực tiễn của địa phương.- GV có thể hướng dẫn các nhóm theo gợi ý để hs có định hướng thảo luận.

3. Kết luận chung, tóm tắt: IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) - GV nhận xét buổi thực hành về ưu và tồn tại của các nhóm.V. Dặn dò: (1’) - GV hướng dẫn hs chuẩn bị viết bản thu hoạch.

Tiết 65- 66 Bài tập và ôn tập cuối học ky ii (phần sinh vật và môi trường)

A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs hệ thống hóa kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường, biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.- Rèn cho hs kĩ năng so sánh tổng hợp, khái quát kiến thức, hoạt động nhóm.- Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.B. Phương tiện, chuẩn bị: 1. GV: - Bảng 63.1 - 63.5.2: HS: - Kiến thức đã học.C. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: (1’)II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1’) Sinh vật và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau. Vậy mối quan hệ đó thể hiện như thế nào? 2. Phát triển bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

158

Page 159: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

HĐ 1: ( 20’)

- GV chia 2 hs thành 1 nhóm.- GV phát phiếu( theo nội dung của bảng sgk) và yêu cầu hs hoàn thành.- GV cho đại diện nhóm trình bày và cho nhóm khác bổ sung thêm.- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng.- GV thông báo nội dung đầy đủ của các bảng kiến thức.- GV y/c hs nêu các khái niệm đã học về sinh vật và môi trường.

HĐ 2: ( 16’) - GV y/c hs ng/cứu các câu hỏi ở sgk T 190.- GV cho các nhóm thảo luận để trả lời.- GV cho các nhóm trả lời , nhóm khác bổ sung ( nếu cần) - GV nhận xét và bổ sung.

1. Hoàn thành phiếu học tập.

2. Các khái niệm. - Quần thể:- Quần xã:- Cân bằng sinh học: - Hệ sinh thái: - Chuỗi thức ăn:- Lưới thức ăn:

II. Một số câu hỏi ôn tập.

3. Kết luận chung, tóm tắt: IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) - GV nhận xét buổi ôn tập tại của các nhóm.V. Dặn dò: (1’) - Ôn tập lại toàn bộ chương trình kiến thức sinh học đã học. - Tiết sau kiểm tra học kì II

Tiết 68

TổNG KếT CHƯƠNG TRìNH toàn cấp.

A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:

159

Page 160: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Giúp hs hệ thống hóa kiến thức thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.- Rèn cho hs kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, tư duy so sánh và khái quát hóa kiến thức.- Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên và ý thức nghiên cứu bộ môn.B. Phương tiện, chuẩn bị: 1. GV: - Bảng 64.1 - 64.5.2: HS: - Kiến thức đã học.C. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: (1’)II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1’) Hôm nay chúng ta cùng ôn lại kiến thức sinh học của chương trình toàn cấp.2. Phát triển bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHĐ 1: ( 20’) - GV chia lớp thành 5 nhóm.- GV giao việc cho từng nhóm và y/c hs hoàn thành nôi dung của các bảng.- GV cho đại diện nhóm trình bày và cho nhóm khác bổ sung thêm.- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng.- GV thông báo nội dung đầy đủ của các bảng kiến thức.HĐ 2: ( 16’) - GV y/c hs hoàn thành BT ở sgk ( T 192, 193) .- GV cho các nhóm thảo luận để trả lời.- GV cho các nhóm trả lời bằng cách gọi đại diện từng nhóm lên viết trên bảng.- GV nhận xét và thông báo đáp án đúng.- GV y/c hs lấy ví dụ đại diện cho các ngành động vật và thực vật.

1. Đa dạng sinh học.

- Nội dung các bảng kiến thức.

II. Sự tiến hóa của thực vật và động vật.

- Thực vật: Tảo xoắn, tảo vòng, cây thông, cây cải, cây bưởi, cây bàng…- Động vật: Trùng roi, trùng biến hình, sán dây, thủy tức, sứa, giun đất, trai sông, châu chấu, sâu bọ, cá, ếch…gấu, chó, mèo.- Sự phát triển của thực vật: Sinh học 6

160

Page 161: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

- Tiến hóa của giới động vật: 1d; 2b; 3a; 4e; 5c; 6i; 7g; 8h.

3. Kết luận chung, tóm tắt: IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) - GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.V. Dặn dò: (1’) - Ôn tập các nôi dung ở bảng 65.1 - 65.5 sgk

Tiết 69 TổNG KếT CHƯƠNG TRìNH toàn cấp (tt)

A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs hệ thống hóa kiến thức thức sinh học cá thể và sinh học tế bào, vận dụng kiến thức vào thực tế.- Rèn cho hs kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp và khái quát hóa kiến thức.- Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên và ý thức nghiên cứu bộ môn.B. Phương tiện, chuẩn bị: 1. GV: - Bảng 65.1 - 65.5.2: HS: - Kiến thức đã học.C. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: (1’)II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1’) Hôm nay chúng ta cùng ôn lại kiến thức sinh học của chương trình toàn cấp.2. Phát triển bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHĐ 1: ( 20’) - GV y/c hs hoàn thành bảng 65.1 và 65.2 sgk ( T194) ? Cho biết những chức năng của các hệ cơ quan ở thực vật và người.- GV theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yếu.- GV cho đại diện nhóm trình

1. Sinh học cá thể.

161

Page 162: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

bằng cách dán lên bảng và đại diện trình bày.- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng.- GV thông báo nội dung đầy đủ của các bảng kiến thức.- GV hỏi thêm: ? Em hãy lấy ví dụ chứng minh sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau.

HĐ 2: ( 16’) - GV y/c hs hoàn thành nội dung các bảng 65.3 - 65.5.? Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô

- ở thực vật: Lá làm nhiệm vụ quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.Nhưng lá chỉ quang hợp được khi rễ hút nước, muối khoáng và nhờ hệ mạch trong thân vận chuyển lên lá.- ở người: Hệ vận động có chức năng giúp cơ thể vận động, lao động, di chuyển. Để thực hiện được chức năng này cần năng lượng lấy từ thức ăn do hệ tiêu hóa cung cấp, oxi do hệ hô hấp và được vận chuyển tới từng TB nhờ hệ tuần hoàn.II. Sinh học tế bào.

hấp và quang hợp ở tế bào thực vật.- GV cho đại diện các nhóm trình bày- GV đánh giá kết quả và giúp hs hoàn thiện kiến thức.- GV lưu ý hs: Nhắc nhở hs khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào, đặc điểm các quá trình nguyên phân, giảm phân.

3. Kết luận chung, tóm tắt: IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) - GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.V. Dặn dò: (1’) - Ôn tập các nôi dung ở bảng 66.1 - 66.5 sgk

Tiết 70

TổNG KếT CHƯƠNG TRìNH toàn cấp (tt)

162

Page 163: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs hệ thống hóa kiến thức thức sinh học cơ bản toàn cấp THCS, vận dụng kiến thức vào thực tế.- Rèn cho hs kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp và khái quát hóa kiến thức.- Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên và ý thức nghiên cứu bộ môn.B. Phương tiện, chuẩn bị: 1. GV: - Bảng 66.1 - 66.5.2: HS: - Kiến thức đã học.C. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: (1’)II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1’) Hôm nay chúng ta cùng ôn lại kiến thức sinh học của chương trình toàn cấp.2. Phát triển bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHĐ 1: ( 20’) - GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận chung 1 nội dung - GV cho hs chữa bài và trao đổi toàn lớp.- GV theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yếu.- GV cho đại diện nhóm trình bằng cách dán lên bảng và đại diện trình bày.- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng.- GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3.- GV y/c hs phân biệt được đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST, nhận biết được dạng ĐB.HĐ 2: ( 16’) - GV y/c hs giải thích sơ đồ hình 66 sgk ( T197) - GV chữa bằng cách cho hs thuyết minh sơ đồ trên bảng.- GV tổng kết những ý kiến của hs và đưa nhận xét đánh giá nội dung chưa hoàn chỉnh để bổ

1. Di truyền và biến dị.

- Kiến thức ở bảng

II. Sinh vật và môi trường.

- Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại.- Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độ…có mối quan hệ sinh sản Quần thể.- Nhiều quần thể khác loài có quan

163

Page 164: Ngµy so¹n: · Web view- GV hướng dẫn quy trình tiến hành: Lấy một đồng tiền kim loại, cầm đứng cạnh và thả sơi tự do từ độ cao xác định

Tài liệu Giáo án chuẩn tại VietJack.com FB: Học Cùng VietJack

sung.- GV lưu ý: HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên.

hệ dinh dưỡng.

- Kiến thức ở bảng.

3. Kết luận chung, tóm tắt: IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) ? Trong chương trình sinh học THCS em đã học được những gì.- GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.V. Dặn dò: (1’) - Ghi nhớ kiến thức đã học để chuẩn bị cho việc học kiến thức sinh học THPT.

164