những “bông hoa” 5 tốt -...

8
Học sinh hào hứng với Tuần lễ nói tiếng Anh Ngày 26/10, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức Lễ Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của tỉnh (lớp thứ hai) năm 2018. Tham dự Lễ Bế giảng lớp bồi dưỡng có đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các học viên tham gia khóa học. Sau thời gian 4 ngày học tập, 52 học viên là các cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của tỉnh đã hoàn thành chương trình học với 7 chuyên đề cơ bản, gồm: Xây dựng chỉnh đốn Đảng, đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình hiện nay; Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân trong tình hình mới; Công tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong tình hình mới và chiến lược đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới; Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốc phòng và chiến lược quân sự trong tình hình mới;... Trọng sau nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết của tỉnh và huyện “về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025”. Phát triển nông nghiệp đã có bước đột phá. Đấy là nhận định của Huyện ủy Đức Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5168 - THỨ HAI, NGÀY 29/10/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY CHÍNH TRỊ “Giữ nghiêm kỷ luật, làm đúng quy định nhưng cũng cần cả tính nhân văn” TRANG 2 VĂN HÓA - XÃ HỘI Phát huy vai trò giám sát của Hội Phụ nữ TRANG 5 XEM TIẾP TRANG 4 “Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?” (BÁO CỨU QUỐC, 6/1949) Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý Đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu bế mạc lớp bồi dưỡng. TRANG 4 TRANG 3 TRANG 5 Những “bông hoa” 5 tốt BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Đấu giá tài sản không đúng thẩm quyền TRANG 7 TRANG 6 Lén lút chôn gần 100 tấn chất thải rắn sinh hoạt trái phép trong nhiều ngày Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo tinh thần của Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 1/7/2016 của Huyện ủy Lạc Dương luôn được Đảng ủy xã Đưng K’Nớ chú trọng thực hiện. Nhờ làm tốt công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần tạo ra sự kế thừa, phát triển liên tục của Đảng, tạo động lực quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. TRANG2 Bước đột phá sản xuất nông nghiệp ở Đức Trọng Đưng K’Nớ quan tâm phát triển đảng viên là người đồng bào dân tộc thiểu số Nguyễn Thị Thắm. Phan Ngọc Bảo Tâm. Trần Thị Bích Kiều.

Upload: others

Post on 09-Oct-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Những “bông hoa” 5 tốt - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201810/28954_BLD_ngay_29.10.2018.pdf · viên tham gia khóa học. Sau thời gian 4 ngày học tập,

Học sinh hào hứng với Tuần lễ nói tiếng Anh

Ngày 26/10, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức Lễ Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của tỉnh (lớp thứ hai) năm 2018. Tham dự Lễ Bế giảng lớp bồi dưỡng có đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các học viên tham gia khóa học.

Sau thời gian 4 ngày học tập, 52 học viên là các cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của tỉnh đã hoàn thành chương trình học với 7 chuyên đề cơ bản, gồm: Xây dựng chỉnh đốn Đảng, đổi mới sắp xếp tổ chức

bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình hiện nay; Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân trong tình hình mới; Công tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong tình hình mới và chiến lược đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới; Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốc phòng và chiến lược quân sự trong tình hình mới;...

Trọng sau nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết của tỉnh và huyện “về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025”.

Phát triển nông nghiệp đã có bước đột phá. Đấy là nhận định của Huyện ủy Đức

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5168 - THỨ HAI, NGÀY 29/10/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

CHÍNH TRỊ“Giữ nghiêm kỷ luật,

làm đúng quy định nhưng cũng cần cả tính nhân văn”

TRANG 2

VĂN HÓA - XÃ HỘIPhát huy vai trò giám sát

của Hội Phụ nữTRANG 5

XEM TIẾP TRANG 4

“Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”

(BÁO CỨU QUỐC, 6/1949)

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý

Đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu bế mạc lớp bồi dưỡng.

TRANG 4

TRANG 3

TRANG 5

Những “bông hoa” 5 tốt

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCĐấu giá tài sản

không đúng thẩm quyềnTRANG 7

TRANG 6

Lén lút chôn gần 100 tấn chất thải rắn sinh hoạt

trái phép trong nhiều ngày

Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo tinh thần của Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 1/7/2016 của Huyện ủy Lạc Dương luôn được Đảng ủy xã Đưng K’Nớ chú trọng thực hiện. Nhờ làm tốt công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần tạo ra sự kế thừa, phát triển liên tục của Đảng, tạo động lực quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

TRANG2

Bước đột phá sản xuất nông nghiệp ở Đức Trọng

Đưng K’Nớ quan tâm phát triển đảng viên là người đồng bào dân tộc thiểu số

Nguyễn Thị Thắm. Phan Ngọc Bảo Tâm. Trần Thị Bích Kiều.

Page 2: Những “bông hoa” 5 tốt - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201810/28954_BLD_ngay_29.10.2018.pdf · viên tham gia khóa học. Sau thời gian 4 ngày học tập,

2 THỨ HAI 29 - 10 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

“Giữ nghiêm kỷ luật, làm đúng quy định nhưng cũng cần cả tính nhân văn”“Phát triển được một đảng viên đã khó nhưng duy trì một đảng viên còn khó hơn. Trong công tác kiểm tra, việc giữ nghiêm kỷ luật, làm đúng quy định là điều chắc chắn nhưng cũng rất cần cả tính nhân văn. Hội tụ đủ những điều đó mới đi đến được kết luận kiểm tra chính xác, hợp tình hợp lý, mới giúp đảng viên nhận ra lỗi sai mà phấn đấu đứng lên ngay từ vị trí mình sai lầm, vấp ngã” - Đó là những điều mà đồng chí Đào Đức Oai, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Đam Rông tâm sự với chúng tôi về nghề.

10 năm chưa hẳn đã là dài so với cuộc đời một con người. Nhưng 10 năm là quãng thời gian đủ dài

để một người từng trẻ nhất trong đội ngũ làm cán bộ kiểm tra Đảng ở Lâm Đồng xuất hiện màu bạc trên mái đầu và trải qua đủ những cảm xúc yêu thương, trăn trở, khó khăn khi làm công tác kiểm tra Đảng. Năm 2018, đồng chí Đào Đức Oai (SN 1976) được điều động từ Huyện Đoàn Đam Rông qua làm công tác Đảng và được giao nhiệm vụ Phó Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy. Đối với anh, những ngày đầu bước vào ngành kiểm tra là chuỗi ngày của những đổi thay và trăn trở. Đó không chỉ là sự thay đổi môi trường làm việc hoàn toàn từ cán bộ Đoàn đầy năng động, sôi nổi đến cán bộ ngành kiểm tra Đảng với nhiều áp lực để hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhạy cảm, phức tạp. Mà còn bởi, đối với Đoàn người ta hồ hởi, vui vẻ bao nhiêu, thì đối với cán bộ kiểm tra thì dường như ai cũng có chút “e ngại”. “Với tuổi đời còn trẻ

Đồng chí Đào Đức Oai - Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Đam Rông. Ảnh: N.Ngà

nên những ngày đầu được điều động qua làm cán bộ kiểm tra Đảng tôi không tránh khỏi những khó khăn khi làm việc với các đảng viên lớn tuổi, các tổ chức đảng, nhất là trong nội dung kiểm tra dấu hiệu vi phạm… Đó là thời điểm tôi thật sự thấy “chông chênh””, đồng chí Đào Đức Oai nhớ lại.

Và để vượt qua sự “chông chênh” ấy không cách nào khác ngoài việc trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Người đi trước dạy người đi sau, nghề dạy nghề và nhất là việc tự học… là những cách mà người cán bộ ngành kiểm tra Đảng Đào Đức Oai trải qua để thực sự bước vào nghề. Để rồi, sau nhiều nỗ lực cố gắng, với tinh thần trách nhiệm cao, năm 2010, anh trở thành Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Đam Rông.

Chia sẻ về nghề, đồng chí Đào Đức Oai cho rằng: “Kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng nếu làm tốt là “liều thuốc đắng giã tật”. Các kết luận chính xác, kịp thời của UBKT là cơ sở quan trọng để cấp ủy xử lý vi

phạm đối với tổ chức đảng và đảng viên. Để các cá nhân cũng như tổ chức sau khi nhận ra khuyết điểm, thiếu sót của mình, tích cực khắc phục, sửa chữa hoặc tự giác nhận hình thức kỷ luật”.

Trong muôn hình vạn trạng các vụ việc xảy ra đòi hỏi ngành kiểm tra Đảng phải vào cuộc. Theo đồng chí Đào Đức Oai, muốn làm tốt công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, cần nắm tình hình để chủ động ngăn ngừa, phát hiện sai phạm từ khi còn manh nha, tránh để những sai phạm nhỏ trở thành những sai phạm lớn, từ sai phạm cá nhân trở thành sai phạm của tổ chức; không ngại va chạm, không có vùng cấm.

Là người đứng đầu UBKT Huyện ủy nên đồng chí Đào Đức Oai phải chịu rất nhiều áp lực; trong đó có cả áp lực của sự cám dỗ về cả vật chất và tinh thần, thậm chí cả sự đe dọa. “Là con người nên khó tránh khỏi có những lúc cũng bị phân tâm nhưng giữa nhiều giằng

xé cuối cùng mình chọn cách “cứ theo đúng quy định mà làm, phải kiên định lập trường bởi nếu một kết quả kiểm tra sai lệch sẽ làm mất uy tín của bản thân nói riêng, của ngành kiểm tra Đảng nói chung”, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Đam Rông bộc bạch.

Lại nói về việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Đam Rông Đào Đức Oai nhắc tới trường hợp kiểm tra dấu hiệu vi phạm của một đảng viên phải kéo dài cả 6 tháng trời do đối tượng kiểm tra không hợp tác. Tuy nhiên, cán bộ ngành kiểm tra vẫn kiên nhẫn và tiến hành các bước trong sự mềm mỏng, khéo léo, nhẹ nhàng và tìm ra nguyên nhân sâu xa của vụ việc để đưa ra kết luận kiểm tra chính xác nhất trong sự “tâm phục khẩu phục của chính đối tượng”.

Đánh giá về việc thực hiện vai trò người đứng đầu ngành kiểm tra Đảng của huyện, đồng chí Trần Minh Thức - Bí thư Huyện ủy Đam Rông khẳng định: “Trong những năm qua, UBKT Huyện ủy luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Bám sát thực tế tình hình của địa phương để tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm. Và chưa có tình trạng tổ chức đảng, đảng viên kiến nghị, khiếu nại về kết quả kiểm tra. Kết quả đó có được nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ ngành kiểm tra huyện, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu”.

Cũng theo đánh giá của lãnh đạo huyện này, trong những năm qua, UBKT Huyện ủy Đam Rông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp tích cực vào thành công chung trong công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

HOÀNG MY

Đưng K’Nớ quan tâm phát triển đảng viên là người đồng bào dân tộc thiểu số

Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) theo tinh thần của Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 1/7/2016 của Huyện ủy Lạc Dương luôn được Đảng ủy xã Đưng K’Nớ chú trọng thực hiện. Nhờ làm tốt công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS đã góp phần tạo ra sự kế thừa, phát triển liên tục của Đảng, tạo động lực quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Xã Đưng K’Nớ có 4 thôn với 494 hộ/2.171 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc anh em chung sống

hòa thuận, đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ nhau trong cuộc sống và phát triển kinh tế. Đảng bộ xã hiện có 8 chi bộ trực thuộc (4 chi bộ thôn, 3 chi bộ đơn vị sự nghiệp, 1 chi bộ Quân sự) với 76 đảng viên, trong đó đảng viên là đồng bào DTTS có 55 đồng chí.

Ngay sau khi BTV Huyện ủy Lạc Dương ban hành Nghị quyết số 04 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS”, Đảng ủy xã Đưng K’Nớ đã xây dựng Kế hoạch số 05-KH/ĐU để thực hiện nghị quyết này và quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ trực thuộc xây dựng kế hoạch thực hiện.

Đồng chí Phi SRỗn Ha Nràng - Phó Bí thư Đảng ủy xã Đưng K’Nớ cho biết: Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS, các cấp ủy, tổ chức đảng tại địa phương đã đặc biệt quan tâm tới công tác tạo nguồn, tổ chức bồi dưỡng quần chúng ưu tú là người đồng bào DTTS đúng về tiêu chuẩn chính trị, đảm bảo chất lượng,

hiệu quả. Cụ thể, đã có 43 quần chúng ưu tú được cư đi tham gia học lớp nhận thức về Đảng, trong đó 32 quần chúng là người đồng bào DTTS, chiếm 74,2%.

Để tạo nguồn phát triển đảng viên, nhất là đảng viên vùng đồng bào DTTS, Đảng ủy xã Đưng K’Nớ đã phân công các đảng ủy viên, trưởng các đoàn thể trong xã quan tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tạo điều kiện giúp đỡ các quần chúng ưu tú, đoàn viên, hội viên nỗ lực phấn đấu để sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Cùng đó, Đảng ủy xã còn chỉ đạo các chi bộ chủ động đổi mới về nội dung sinh hoạt, hình thức sinh hoạt phải cụ thể, không chung chung, đồng thời phải đưa nội dung phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS vào các buổi sinh hoạt hằng tháng, tổ chức sinh hoạt chuyên đề về công tác tạo nguồn kết nạp và phát triển đảng viên, nhất là vùng đồng bào DTTS đến với từng

chi bộ, từng đảng viên. Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số

04, đến nay Đảng ủy xã Đưng K’Nớ đã kết nạp được 14 đảng viên là người đồng bào DTTS, chiếm 69,87% tổng số đảng viên kết nạp. Trong số 14 đồng chí được kết nạp trên có 4 đồng chí ở chi bộ thôn, 5 đồng chí ở các chi bộ trường học, 5 đồng chí ở chi bộ quân sự. Những đồng chí được kết nạp đều đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định, có ảnh hưởng tích cực trong quần chúng nhân dân; tích cực tham gia các phong trào của địa phương…

Kết quả bước đầu trong công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS ở Đưng K’Nớ trong thời gian qua rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, theo nhận định của Đảng ủy xã Đưng K’Nớ thì công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS ở địa phương cũng còn gặp nhiều khó khăn như: chất lượng của một số đảng viên người

đồng bào DTTS về trình độ chưa đồng đều, công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên trong vùng đồng bào DTTS ở một số chi bộ vẫn còn hạn chế...

Để khắc phục những hạn chế này, Đảng ủy xã Đưng K’Nớ đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, triển khai bám sát tinh thần chỉ đạo của Huyện ủy Lạc Dương về phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS. Tạo điều kiện cho đảng viên mới kết nạp tiếp tục nâng cao trình độ, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn chi bộ. Tiếp tục chú trọng công tác bồi dưỡng, giới thiệu kết nạp những quần chúng ưu tú là đoàn viên, thanh niên người đồng bào DTTS có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, tích cực tham gia các phong trào của các đoàn thể, quần chúng địa phương…

Là một địa phương có đến 94,56% dân số là người đồng bào DTTS, việc nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 04 của Huyện ủy Lạc Dương đã giúp người dân ở Đưng K’Nớ nâng cao hơn nhận thức về Đảng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo ra “nhịp cầu nối” giữa ý Đảng, lòng dân. ĐỨC TÚ

Page 3: Những “bông hoa” 5 tốt - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201810/28954_BLD_ngay_29.10.2018.pdf · viên tham gia khóa học. Sau thời gian 4 ngày học tập,

3 THỨ HAI 29 - 10 - 2018KINH TẾ

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và Nghị quyết của Tỉnh ủy, đầu năm 2017, Huyện ủy

Đức Trọng đã ban hành chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy “về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, hiện đại giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025”. Qua đó, Đức Trọng đã tập trung chỉ đạo khâu đột phá trong quá trình phát triển nền nông nghiệp của huyện và lấy chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện, tận dụng tốt đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực... để từ đó thúc đẩy sản xuất, từng bước nâng cao sản lượng cũng như chất lượng nông sản. Theo thống kê, đến nay, toàn huyện Đức Trọng có tổng diện tích đất nông nghiệp 35.538 ha. Con số này đã vượt 104,5% về diện tích và hệ số sư dụng đất đạt bình quân 1,39 lần, vượt mục tiêu nghị quyết của huyện đề ra vào năm 2020. Không chỉ tăng diện tích đất nông nghiệp và hệ số sư dụng đất, khâu đột phá mà Đức Trọng lựa chọn để tập trung vào phát triển cũng có đà tăng cao vượt bậc về quy mô sản xuất. Nếu như vào cuối năm 2015, Đức Trọng mới có 5.265 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đến thời điểm hiện tại đã đạt 7.367 ha, tăng 2.101 ha và vượt 140% so với mục tiêu nghị quyết. Trong tổng số diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, diện tích nhà kính 215,49 ha, nhà lưới 103,51 ha,

Bước đột phá sản xuất nông nghiệp ở Đức Trọng

bên cạnh thí điểm một số mô hình nông nghiệp thủy canh, trồng trong giá thể, trồng rau an toàn; nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã được nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất nên đã tạo được sự chuyển biến ro rệt trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Thông qua việc tăng cường liên doanh, liên kết, đến nay toàn huyện có 2.831/26.232 hô, đạt tỷ lệ 10,9% hô dân tham gia các hình thức liên kết, các hợp tác xã, góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông sản.

Kinh tế tập thể cũng luôn được địa phương chú trọng và có bước phát triển với 22 hợp tác xã và 27 tổ hợp tác đã đi vào hoạt động, tạo chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Song song đó, Đức Trọng còn bắt tay vào đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là chuyển đổi diện tích lúa một vụ sang trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời thực hiện tốt kế hoạch tái canh cây cà phê. Tính đến nay, giá trị sản xuất bình quân của huyện đạt 215 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà kính mang lại giá trị sản xuất đạt từ 1 đến 2 tỷ đồng/ha/năm, góp phần nâng cao giá trị thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân.

Bên cạnh lĩnh vực trồng trọt, ngành chăn nuôi của huyện tiếp tục được duy trì, hiện có 157 trang trại, gia trại chăn nuôi, tăng 89 trại so với năm 2015. Trong đó có 92 trang trại chăn nuôi heo có quy mô trên 2.000 con/trại; 65 trại gà có quy mô trên 2.000 con/trại. Tổng đàn bò gần 20.500 con, trong đó có 4.272 con bò sữa, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo báo cáo đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đức Trọng lần thứ XII (nhiệm kỳ 2015-2020), giá trị sản xuất nông nghiệp là 18.746 tỷ đồng, đạt 56,6% so với nghị quyết đề ra. Tuy nhiên, mặc dù đạt được bước phát triển tương đối cao, tạo bước đột phát trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhưng Huyện ủy Đức Trọng cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế đó

Phát triển nông nghiệp đã có bước đột phá. Đấy là nhận định của Huyện ủy Đức Trọng sau nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết của tỉnh và huyện “về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025”.

là: Sự chênh lệch giữa các vùng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, bởi mới chỉ tập trung phát triển mạnh tại các xã thuận lợi, trái lại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phát triển chậm. Chăn nuôi chưa đúng quy hoạch nên gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư...

Theo Huyện ủy Đức Trọng, để tạo ra giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 33.092 tỷ đồng, tăng trưởng 106% vào năm 2020 mà mục tiêu nghị quyết của huyện đề ra, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao gắn với phát triển thương mại - dịch vụ và công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp; kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn và liên kết với nông dân, mở rộng liên kết giữa các hộ sản xuất, giữa hộ sản xuất với doanh nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã. Qua đó, hàng năm có thêm 30% số hộ nông dân tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp so với năm trước và phấn đấu giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt 250 triệu đồng/ha/năm. Đồng thời, thực hiện đề án xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và triển khai thành lập trung tâm sau thu hoạch; đặc biệt, triển khai thực hiện tốt một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020 cũng như phát triển sản xuất vùng nguyên liệu rau, hoa cao cấp tại các xã, thị trấn.

KHẢI NHIÊN

Những năm gần đây, cùng với việc trồng thử nghiệm nhiều cây trồng mới, nông dân Đông Thanh trồng cả thêm dược liệu, loài cây trồng khá đặc hữu và đã phát triển hình thành vùng dược liệu, nhưng nông dân vẫn đang loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này.

Có thể nói, ngoài cà phê và dâu tằm, dược liệu đang là xu thế phát triển mới của xã

Đông Thanh, Lâm Hà. Ông Đào Văn Tám, Phó Chủ tịch xã Đông Thanh cung cấp: “Hiện nông dân xã chúng tôi đang trồng nhiều loại dược liệu có giá trị cao, được sư dụng rộng rãi trong Đông y. Cụ thể như cây đương quy, đan sâm, hà thủ ô đỏ, đinh lăng, sâm bố chính, sâm đại hành... cung cấp cho thị trường. Trong đó, diện tích đương quy là lớn nhất với hàng chục ha và các loại cây dược liệu khác cũng đang phát triển nhanh chóng”.

Về chất lượng dược liệu, theo ông Nguyễn Văn Diện, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, người rất tha thiết với cây dược liệu cho biết, Trung tâm đã thư nghiệm lấy một số

Cần tìm đầu ra cho dược liệu Đông Thanh mẫu dược liệu trồng tại Đông Thanh đi kiểm tra đã cho kết quả rất tốt, dược chất đảm bảo và dược phẩm an toàn, canh tác đúng quy trình. Cụ thể, cây đan sâm, dược liệu chuyên chữa các bệnh tim mạch, qua kiểm tra phân tích cho thấy hàm lượng hoạt chất Tanshinon IIA, hoạt chất chính trong củ đan sâm được kết quả đạt từ 0,48% tới 0,72%, cao hơn quy định trong Dược điển Việt Nam là từ 0,2% trở lên. Tương tự, đinh lăng lá nhỏ, hà thủ ô đỏ, sâm đại hành, sâm bố chính trồng trên đất Đông Thanh đều có hàm lượng hoạt chất hữu hiệu cao hơn so với quy định.

Trồng cây dược liệu đã trở thành nghề của không ít nông dân Đông Thanh. Anh Đào Minh Hương, thôn Trung Hà, xã Đông Thanh chia sẻ: Trồng dược liệu cho thu nhập cao hơn nhiều so với cà phê. Canh tác 1 sào dược liệu như đan sâm, đương quy có thể thu từ 40 - 45 triệu đồng, lại không cần nhà kính, nhà lưới như trồng hoa. Tuy nhiên, trồng dược liệu đòi hỏi nông dân phải tuân thủ chặt chẽ quy trình canh tác, không thể phun, bón phân, thuốc BVTV bừa bãi vì dược liệu yêu cầu rất nghiêm khắc về độ an toàn sản phẩm. Chính vì vậy, muốn trồng dược liệu, người nông dân đòi hỏi phải tâm huyết và học hỏi kỹ thuật

tốt. Qua thực tế, hầu hết nông dân Đông Thanh có thể tiếp cận được kỹ thuật trồng dược liệu, quan trọng là đầu ra cho sản phẩm.

Ông Trần Văn Kỷ, Chủ tịch UBND xã Đông Thanh cho hay: Xã luôn động viên bà con canh tác thêm nhiều cây trồng mới có hiệu quả kinh tế, trong đó có cây dược liệu. Tuy nhiên, vấn đề đầu ra cho sản phẩm dược liệu là chuyện khó khăn do thị trường dược liệu còn hẹp, không dễ bán như hạt cà phê hay rau, hoa. Trên thực tế, nhu cầu sư dụng Đông dược trồng tại địa

phương là có nhưng “cung chưa gặp cầu”, người mua chưa gặp người bán. Ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Công ty Hải Tám (thôn Trung Hà, xã Tân Thanh) chuyên thu mua dược liệu cho biết, chất lượng dược liệu Đông Thanh tốt nhưng nông dân chưa biết sơ chế đúng cách để bảo quản dược liệu lâu dài. Hầu hết nông dân chỉ bán tươi và công ty thu mua cũng mua tươi nên vào mùa thu rộ khó thu mua với số lượng lớn. Theo ông Hải, cần có sự liên kết giữa các công ty dược với nông dân để sản xuất theo

kế hoạch, xuống giống gối đầu, thu hoạch xen kẽ cũng như hướng dẫn nông dân cách sơ chế để bảo quản dược liệu. Tương tự Công ty Hải Tám, đại diện HTX Dược liệu Biết Lộc Thành (thôn Tầm Xá, xã Đông Thanh) cũng chia sẻ, việc canh tác tự phát, không có sự liên kết giữa doanh nghiệp dược - nông dân sẽ khiến cây dược liêu không thể phát triển bền vững. Đồng hành cùng nông dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã có dự án hỗ trợ dàn máy sấy dược liệu đúng chuẩn cho doanh nghiệp, HTX thu mua dược liệu để sơ chế đúng kỹ thuật, giúp tiêu thụ hết dược liệu trong nông dân.

Thêm một điều rất khó với dược liệu Đông Thanh nói riêng và dược liệu Việt Nam nói chung là hiện chủ yếu nguồn dược liệu nhập từ nước ngoài. Vì vậy, dược liệu trong nước càng thêm “hẹp cưa” tiêu thụ vì người tiêu dùng chưa biết nhiều tới dược liệu bản địa, dù chất lượng rất tốt. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền càng cần rộng rãi để người tiêu dùng biết đến dược liệu địa phương, giúp nguồn dược liệu trong nước được biết đến và sư dụng nhiều hơn, theo đúng lời dạy của Hải Thượng Lãn Ông “Nam dược chữa Nam nhân”.

DIỆP QUỲNH

Vườn đương quy. Ảnh: D.Quỳnh

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Đức Trọng tăng 140%. Ảnh: H.Y

Page 4: Những “bông hoa” 5 tốt - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201810/28954_BLD_ngay_29.10.2018.pdf · viên tham gia khóa học. Sau thời gian 4 ngày học tập,

4 THỨ HAI 29 - 10 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THẮMSV năm 4 Lớp QTKD K12, Khoa Quản trịkinh doanh, Trường ĐH Yersin Đà Lạt

“SV 5 tốt” là chứng nhậncho sự nỗ lực không ngừng

Thành tích học tập của Thắm gây chú ý ngay từ những ngày đầu em bước chân vào cổng trường đại học với điểm thi đầu vào khá cao - 24,5 điểm. Việc duy trì tốt thành tích đó trong suốt 3 năm học vừa rồi giúp cô gái đến từ Đồng Nai nhận được học bổng TTC cho 4 năm miễn học phí, và học bổng “SACOMBANK” cho top 3 sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Điểm trung bình của Thắm trong năm học 2017 - 2018 đạt 3.64/4, xếp loại Xuất sắc, và hiện đang là Lớp phó học tập của Lớp Quản trị kinh doanh K12. Chia sẻ về bí quyết học tập, Thắm bảo rằng chỉ cần đam mê ngành học, mọi sự cố gắng sẽ đem về kết quả xứng đáng.

Hiện là Phó Bí thư Chi đoàn, Thắm vẫn sắp xếp, cân đối thời gian để tham gia vào các hoạt động Đoàn, Hội và các hoạt động thể thao. Với lịch học dày đặc của SV năm cuối, Thắm chủ động lựa chọn các chương trình phù hợp với thời gian của mình, cũng như để trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết như Cuộc thi: “Rung chuông Vàng”, Ngày hội An toàn giao thông 2018, tham gia dự khán chương trình “Japanese musical show” tại Đại học Yersin Đà Lạt,...

Không chỉ học tập và rèn luyện tốt, Thắm còn sở hữu nhan sắc xinh đẹp khi từng lọt vào Bán kết Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2017. Cô gái này cũng thể hiện quan điểm rất ro ràng: “Trong thời đại 4.0, chỉ những người có kiến thức và nắm bắt nhanh công nghệ thông tin thì mới có thể cạnh tranh và chiến thắng được. Ngoại hình cũng là một lợi thế khi mang đến cho mình nhiều cơ hội và sự thu hút ban đầu. Tuy nhiên, về lâu dài thì kiến thức vẫn quan trọng hơn, điều này khiến mọi người tôn trọng, nể phục mình”. Ngoài danh hiệu “SV 5 tốt” vừa được Tỉnh Đoàn trao tặng, Thắm còn được Hội SV Trường Đại học Yersin Đà Lạt trao tặng danh hiệu: “SV 5 tốt tiêu biểu” năm học 2016 - 2017. Em chia sẻ: “SV 5 tốt” là danh hiệu cao quý mà bất cứ SV nào cũng mong muốn

Những “bông hoa” 5 tốtHọ đều là những nữ sinh viên (SV) không những học tập giỏi mà còn năng nổ tham gia vào các hoạt động Đoàn, Hội, là đại diện cho thế hệ SV trong thời đại mới: phấn đấu toàn diện trên các mặt đạo đức, học tập, thể lực, tình nguyện, hội nhập. Danh hiệu “SV 5 tốt” do Tỉnh Đoàn vừa trao tặng như một sự ghi nhận cho những nỗ lực xây dựng hình mẫu thanh niên Việt Nam “Tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn” của những cô gái này, ngay trong tháng 10 - tháng của những “bông hoa”.

Nguyễn Thị Thắm. Phan Ngọc Bảo Tâm. Trần Thị Bích Kiều.

nhận được. Đối với em, đó cũng là mục tiêu em đặt ra để nỗ lực, cố gắng trong học tập và rèn luyện. Điều quan trọng nhất của một SV là nỗ lực toàn diện để tạo giá trị và chứng tỏ bản thân mình, danh hiệu “SV 5 tốt” là một “tấm vé” chứng nhận điều này”.

PHAN NGỌC BẢO TÂMSV năm 4 Lớp LHK39A, Khoa Luật học,Trường ĐH Đà Lạt

Ngoại ngữ là điều kiện cầnđể hôi nhập

Kết quả năm học 2017 - 2018 đạt loại Xuất sắc (3,63/4) và điểm trung bình tiếng Pháp đạt 8,9 điểm là những dấu ấn về thành tích của cô gái đến từ Lâm Hà này. Tâm cho biết: “Khi bước chân vào giảng đường đại học, em luôn xác định rằng việc học tập là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, vì vậy em dành nhiều thời gian và công sức cho việc học tập, tìm hiểu. Ngoài giờ học, em tìm tới các hiệu sách để tự tìm thêm tài liệu, bổ trợ thêm kiến thức của các bộ môn đang theo học. Ngoài ra, em tham gia các hoạt động ngoại khóa để có thêm những trải nghiệm mới, giao lưu kết bạn và tìm hiểu môi trường xung quanh, trở thành một người sống tích cực”.

Với suy nghĩ trong bối cảnh hiện

nay, ngoại ngữ như một chiếc cầu nối kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với thế giới bên ngoài - Tâm khá chú trọng vào việc trau dồi tiếng Anh và tiếng Pháp. Bởi theo Tâm, chỉ khi thành thạo khả năng ngoại ngữ, SV mới có thể nghĩ tới việc tiếp cận các nguồn tài liệu nước ngoài, giao lưu học hỏi các nền văn hóa, tiếp thu tri thức nhân loại. Ngoại ngữ giúp SV khi ra trường nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động, đồng thời có thể giúp mỗi người tự tin hơn trong cuộc sống.

Học tập, rèn luyện, tham gia vào các câu lạc bộ tình nguyện và thể thao trong trường, Tâm còn dành thời gian tham gia Cuộc thi “Ý tưởng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2017” với ý tưởng làm đồ Hanmade từ len. Cô gái nhỏ nhắn có sẵn búa, đục, kéo, máy may... trong nhà, kiếm tiền học phí từ học bổng và chi phí sinh hoạt từ niềm đam mê với những sản phẩm làm từ len của mình - tâm niệm rằng: Những cô gái hiện đại biết cách độc lập, mạnh mẽ, và đều có thể tự làm mọi thứ.

“Mỗi người trong chúng ta đều chỉ có 24h để phân bổ thực hiện công việc và nhu cầu sinh hoạt chung. Em quan niệm rằng mình không nên ôm đồm quá nhiều việc trong ngày vì như vậy sẽ không đạt hiệu quả cao.

Thay vì vậy, em chia những việc cần làm cho các ngày trong tuần, cân đối sao cho hợp lý, đảm bảo đúng thời hạn và chất lượng. Ngoài ra, em có thể tận dụng thời gian trống để học ngoại ngữ hoặc thực hiện những đam mê khác của mình. Thời gian của tuổi trẻ thực sự quý báu, em không muốn bỏ phí bất cứ khoảnh khắc nào” - Bảo Tâm chia sẻ về cách sư dụng thời gian của mình.

TRẦN THỊ BÍCH KIỀUSV năm 4, Lớp Quản trị Nhà hàng -Khách sạn K12, Khoa Quản trị kinh doanh,Trường Đại học Yersin Đà Lạt

Học để thay đổi bản thân

Hiện là Phó Bí thư chi đoàn, Ủy viên BCH Đoàn khoa, Ủy viên BCH Hội SV trường, Bích Kiều không chỉ là một cán bộ Đoàn năng nổ và nhiệt huyết, mà còn sở hữu thành tích học tập “khủng”, với điểm học tập trung bình năm học 2017 - 2018 đạt 3.93/4, xếp loại Xuất sắc, điểm rèn luyện đạt 100/100. Và rất nhiều những giấy khen của Đoàn Thanh niên, những giải và huy chương trong các cuộc thi thể thao mà Kiều đạt được trong bảng thành tích của mình như là minh chứng ro nhất cho sự nỗ lực toàn diện của cô gái người Khánh Hòa.

Kiều sinh ra và lớn lên trong một

gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố mẹ tuổi cao, sức yếu, cuộc sống cả gia đình chỉ dựa vào những đồng lương ba cọc ba đồng của bố mẹ. Kiều đã từng phải giằng xé nội tâm dữ dội khi chọn giữa việc tiếp tục học đại học thay vì dừng lại sau những năm tháng cấp 3, và chọn Đà Lạt là nơi nuôi dưỡng ước mơ cho quãng đời SV thay vì Nha Trang. Sớm nhận thức kinh tế gia đình gặp khó khăn, học phí đại học lại cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ,...; Kiều đã nỗ lực không mệt mỏi. Chính ở ngôi trường đại học, Kiều nhận được học bổng Alexander Yersin miễn phí suốt 4 năm học, học bổng “Tiếp sức đến trường”, học bổng của Trung ương Hội SV Việt Nam,...

“Bên cạnh giá trị vật chất mà những học bổng mang lại, giá trị tinh thần mà em nhận được cũng vô cùng to lớn. Để đáp lại điều đó, em đã luôn đặt ra cho mình những mục tiêu và không ngừng cố gắng để đạt được nó, để không phụ lòng mong mỏi của mọi người đã dành cho em” - Và hai lần Kiều đạt số điểm tuyệt đối (4.0/4.0) như một minh chứng ro nhất cho điều đó.

Là một SV có sức trẻ, có sức khỏe, luôn đam mê công tác xã hội và yêu màu áo xanh tình nguyện, Bích Kiều tham gia nhiều hoạt động tình nguyện xã hội, như: tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh, đạp xe vì cuộc sống tươi đẹp, giờ trái đất, làm bánh tặng trẻ em nghèo nhân dịp trung thu, hay tổ chức trung thu cho trẻ em ở Bệnh viện nhi, Trường thiểu năng Hoa phong lan, Hội Người mù,...

Ngoài giờ học và hoạt động Đoàn, Kiều tranh thủ làm part-time vào thời gian rảnh, công việc chủ yếu như phục vụ, buồng phòng, nhập liệu,... để đỡ đần một chút cho gia đình và phần nào trang trải được những sinh hoạt phí cá nhân. “Em đã, đang và sẽ từng bước tiếp tục cố gắng, để chứng minh cho mọi người thấy rằng: “Học tập là con đường ngắn nhất để thoát nghèo” - Kiều chia sẻ. Sắp xếp thời gian hợp lý, tự đặt ra deadline cho mình trước mỗi kỳ thi và đặt mục tiêu cho mỗi công việc đang là cách mà Kiều vẫn đang thực hiện hàng ngày để hoàn thành tốt tất cả mọi việc.

VIỆT QUỲNH

Hôi thi Công chức Tư pháp - Hô tịch giỏi năm 2018Bế giảng Lớp bồi dưỡng... TIẾP TRANG 1

... Chiến lược an ninh quốc gia trong tình hình mới; Xây dựng chính phủ liêm chính, phục vụ và hành động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay.

Phát biểu tại Lễ Bế giảng lớp bồi dưỡng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận đã đánh giá, đây là lần đầu tiên Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của tỉnh nhưng đội ngũ báo cáo viên đã có sự chuẩn bị chu đáo, nội dung trình bày ro ràng, dễ hiểu, sát thực tế; tinh thần học tập của học viên nghiêm túc, đạt mục đích yêu cầu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra. Qua lớp học đã trang bị cho học viên một số thông tin mới về những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trên tất cả các lĩnh vực; từ đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong toàn tỉnh củng cố thông tin và thống nhất trong hành động để đưa các nghị quyết của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống.

Thay mặt Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Trần Đức Quận đề nghị các cán bộ lãnh đạo, quản lý đã tham gia lớp bồi dưỡng này cần nắm chắc nội dung, vận dụng sáng tạo trong lãnh, chỉ đạo tại địa phương, đơn vị để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

DUY NGUYỄN

Ngày 26/10, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã tổ chức Hội thi Công chức Tư pháp - Hộ tịch giỏi tỉnh Lâm Đồng năm 2018.

Hội thi thu hút 12 đội thi là Công chức Tư pháp - Hộ tịch đang công tác tại UBND các xã, phường, thị trấn đến từ 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tham gia tranh tài ở 3 phần: Thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, phần xư lý tình huống và tiểu phẩm. Các nội dung thi chủ yếu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công chức Tư pháp - Hộ tịch, công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở,...

Kết thúc hội thi, đội thi Công chức Tư pháp - Hộ tịch huyện Bảo Lâm

đã xuất sắc giành giải nhất; giải nhì thuộc về TP Đà Lạt và huyện Đạ Huoai; đơn vị huyện Lâm Hà, Đam Rông và Đơn Dương xếp thứ 3.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải khuyến khích, giải tiểu phẩm hay nhất, xư lý tình huống hay nhất.

C.PHONG

Ban tổ chức hội thi trao giải cho các đội thi chiều 26/10.

Page 5: Những “bông hoa” 5 tốt - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201810/28954_BLD_ngay_29.10.2018.pdf · viên tham gia khóa học. Sau thời gian 4 ngày học tập,

5 THỨ HAI 29 - 10 - 2018VĂN HÓA - XÃ HỘI

Những năm gần đây, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp đã phát huy vai trò giám sát các vấn đề xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ. Năm 2018, Hội đã giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) và hỗ trợ phụ nữ DTTS phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo bình đẳng giới.

Bà Phạm Thị Mỹ Huyền - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Đây là năm thứ tư Hội thực hiện quy

định về giám sát, phản biện xã hội nên đã tiếp cận dần phương pháp, cách làm việc để thực hiện hiệu quả công tác này. Ngay từ đầu năm, Trung ương Hội hướng dẫn chủ đề, trên cơ sở chủ đề đó Hội đăng ký với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh để tổng hợp chung thành chương trình giám sát của UBMTTQVN tỉnh và đoàn thể. Việc giám sát có tính hệ thống, theo quy trình nên không trùng lắp nội dung. Năm 2019, chuẩn bị Đại hội Đảng và nhân sự cho HĐND các cấp, Trung ương Hội đã hướng dẫn nội dung giám sát tập trung vào công tác cán bộ nữ, do đó, Hội đã đăng ký nội dung này với UBMTTQVN tỉnh để năm tới tiến hành giám sát.

Trước đó, năm 2017, Hội đã giám sát về thực hiện vấn đề giới trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, cụ thể giám sát hoạt

Phát huy vai trò giám sát của Hội Phụ nữ

động khai thác cát làm biến đổi dòng chảy các dòng sông trên địa bàn tỉnh. Sau khi giám sát, Hội đã có đề xuất, kiến nghị các cấp để có giải pháp khắc phục các tồn tại.

Năm 2018, Hội LHPN tỉnh chủ trì thành lập đoàn giám sát liên ngành theo chủ đề trên. Đoàn đã giám sát 18 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống theo Luật ATTP. Qua giám sát, phát hiện còn một số cơ sở sản xuất chả giò sư dụng chất phụ gia chưa đảm bảo ATTP (có 3 cơ sở ở Lâm Hà và 6 cơ sở ở Bảo Lâm). Giám sát ATTP tại 3 chợ huyện ghi nhận một số tồn tại như chưa vận động tiểu thương ký cam kết thực hiện vệ sinh ATTP và tổ chức tập huấn kiến thức ATTP, chưa thiết lập đường dây nóng để người tiêu dùng giám sát việc thực hiện ATTP và báo tin về hàng giả, hàng lậu lưu hành tại chợ.

Giám sát công tác quản lý chỉ đạo

về ATTP tại 3 địa phương: Lâm Hà, Bảo Lâm, Đạ Huoai; đoàn ghi nhận các huyện đều thành lập đoàn thanh, kiểm tra liên ngành hoạt động đúng quy định, trung bình 4 đợt/năm. Tại Đạ Huoai, đã kiểm tra 1.146 cơ sở, phát hiện 454 cơ sở vi phạm và bị nhắc nhở. Qua kiểm tra, đã tiêu hủy sản phẩm của 319 cơ sở vi phạm trị giá hơn 26 triệu đồng và phạt 15 cơ sở 32,5 triệu đồng. Huyện Bảo Lâm kiểm tra 414 cơ sở, nhắc nhở 155 cơ sở khắc phục tồn tại, 21 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm. Huyện Lâm Hà kiểm tra 849 cơ sở, có 101 cơ sở vi phạm ATTP bị nhắc nhở, xư lý vi phạm 7 cơ sở. Nhận định của đoàn giám sát về công tác xư lý của các địa phương đối với các cơ sở vi phạm ATTP chưa nghiêm, chủ yếu nhắc nhở, việc xư phạt còn hạn chế nên hầu hết các cơ sở chưa chấp hành tốt việc đảm bảo ATTP.

Năm 2018, Hội cũng đã thành lập

đoàn giám sát về công tác hỗ trợ phụ nữ DTTS phát triển kinh tế, đảm bảo bình đẳng giới. Nội dung giám sát về việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, giải quyết tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao năng lực phát triển kinh tế cho phụ nữ DTTS, một số chính sách hỗ trợ các hộ DTTS ở xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn.

Đoàn giám sát ghi nhận huyện Đạ Huoai đã hỗ trợ giống, vật nuôi cho 233 hộ DTTS, xây 6 căn nhà cho phụ nữ DTTS, tín chấp cho hộ DTTS vay Ngân hàng Chính sách Xã hội gần 44 tỷ đồng; giải quyết đất sản xuất cho 669 hộ thiếu đất sản xuất. Hiện nay còn 75 hộ thiếu đất sản xuất do mới tách hộ, di cư từ nơi khác đến mà huyện không có quỹ đất để bố trí. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sư dụng đất cho các hộ được hỗ trợ đất đúng quy định, cấp thẻ BHYT hộ nghèo, cận nghèo, vùng khó khăn đạt 100%, cấp 1.592 thẻ BHYT cho người dân vùng khó khăn. Hỗ trợ 10 triệu đồng cho 5 phụ nữ DTTS thuộc hộ nghèo sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định 39 của Chính phủ tại xã Đạ Ploa, xã Đoàn Kết.

Huyện Bảo Lâm thực hiện tốt việc hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào, hỗ trợ mua sắm máy móc công cụ sản xuất cho 165 hộ hơn 1,1 tỷ đồng do Trung ương đầu tư, còn 285 triệu đồng tỉnh cho chuyển vốn để sưa chữa giếng Thôn 2, xã Lộc Bảo. Cấp giấy chứng nhận quyền sư dụng đất cho 644 hộ với 258,73 ha tại các xã Lộc Bảo, B’Lá, Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc Ngãi, Lộc Thắng. UBND huyện Bảo Lâm kiến nghị tỉnh chấp nhận vị

trí, diện tích, ranh giới toàn bộ diện tích đã khảo sát, khoanh vẽ (137,59 ha) và giao cho huyện bố trí đất sản xuất cho hộ nghèo, thiếu đất và 176 hộ DTTS đang sinh sống tại Thôn 2 và Thôn 3, xã Lộc Bảo theo chỉ đạo của tỉnh tại Văn bản số 2885/UBND ngày 16/5/2018.

UBND huyện Lâm Hà hỗ trợ đất sản xuất cho 132 hộ thiếu đất tại xã Mê Linh, được cấp giấy chứng nhận sư dụng đất theo quy định. Hỗ trợ nước sinh hoạt cho 614 hộ DTTS các xã Phúc Thọ, Tân Thanh, Đạ Đờn, Mê Linh, Đan Phượng, Đinh Văn với kinh phí hơn 5,4 tỷ đồng. Hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo cho 22 hộ, có 5 mô hình nuôi nấm Linh chi tại các xã Đạ Đờn, Mê Linh, Đinh Văn với 330 triệu đồng (66 triệu đồng/mô hình). Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, mua sắm máy móc, nông cụ phục vụ sản xuất cho 100 hộ DTTS với 270 triệu đồng.

Qua giám sát, Hội LHPN tỉnh nhận thấy địa phương chưa có chính sách cụ thể hỗ trợ phụ nữ DTTS phát huy vai trò giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; vai trò cán bộ nữ DTTS chưa được phát huy, chưa quan tâm đúng mức tỉ lệ cán bộ DTTS và cán bộ nữ DTTS. Công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ DTTS xóa bỏ cách thức canh tác, sản xuất lạc hậu, áp dụng KHKT vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình còn hạn chế. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, trở về làng cũ, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp ở Lâm Hà và tình trạng tảo hôn, bạo lực gia đình, ly hôn vẫn còn diễn ra ở Bảo Lâm.

AN NHIÊN

Việc tiểu thương phân chia thịt heo dưới sàn chợ không đảm bảo ATTP. Ảnh: A.Nhiên

Tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi vang lên, chẳng ai bảo ai, tất cả học sinh Trường

THPT Bùi Thị Xuân (TP Đà Lạt) tập trung dưới sân trường cùng xem các tiết mục dân vũ do 200 bạn biểu diễn. Vào các ngày hôm trước là hát, khiêu vũ... đều do chính các bạn học sinh thể hiện. Đặc biệt hơn, tất cả đều sư dụng tiếng Anh trong hoạt động English Speaking Weeks (Tuần lễ nói tiếng Anh).

Năm nay là năm thứ 4 liên tiếp học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân được trải nghiệm Tuần lễ nói tiếng Anh. Với riêng Nguyễn Thị Thu Tuyết (lớp 12A2), đã là lần thứ 3 được tham gia nhưng em vẫn vô cùng hào hứng với từng chương trình. Theo Thu Tuyết, không chỉ riêng em mà gần như tất cả học sinh của trường đều rất thích thú, đợi chờ. Thay vì xuống căn tin hoặc ngồi trong lớp ôn bài như mọi khi thì riêng trong Tuần lễ nói tiếng Anh, các hoạt động khác đi nhiều. “Năm nay chúng em được học môn Tin hoàn toàn bằng tiếng Anh, một trải nghiệm vô cùng mới mẻ. Không ít thì nhiều, thông qua những buổi học như thế này, chúng em được học thêm được nhiều từ mới, đặc biệt là các từ vựng chuyên

Học sinh hào hứng với Tuần lễ nói tiếng Anh

ngành. Thỉnh thoảng khi ra chơi, chúng em còn tập giao tiếp hay vui đùa bằng những câu tiếng Anh, thực sự rất vui và bổ ích”, Thu Tuyết chia sẻ.

Bùi Thị Xuân là một trong ba trường THPT đầu tiên của tỉnh áp dụng dạy tiếng Anh theo chương trình 10 năm cho học sinh từ năm học 2013 - 2014. English Speaking Weeks là một trong những hoạt động ngoại khóa thu hút đông đảo học sinh tham gia với nội dung

được đổi mới liên tục, đa dạng về hình thức triển khai. Ngoài môn ngoại ngữ, có 5 tiết học khác được giáo viên dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh cũng tạo cảm giác mới lạ cho học sinh.

Năm nay, với chủ đề Tình bạn, tình yêu và gia đình, tổ Ngoại ngữ phụ trách lên kế hoạch thông qua sự đồng ý của Ban giám hiệu triển khai đến tất cả các em học sinh. Mục đích xuyên suốt không gì khác ngoài việc khuyến khích các em học sinh sư

dụng tiếng Anh trong và ngoài lớp học. Các hoạt động khiêu vũ, hát các ca khúc tiếng Anh, trò chơi đố vui bằng tiếng Anh... đã kích thích sự sáng tạo của học trò, đem đến nhiều bất ngờ cho cả giáo viên. Đồng thời, cuộc thi hùng biện tiếng Anh cũng kết hợp tổ chức nhằm tuyển chọn thí sinh xuất sắc nhất đại diện tham gia cuộc thi cấp tỉnh.

“Mặc dù đây mới chỉ là bước đầu thôi nhưng nó sẽ là tiền đề giúp các em học sinh tự tin hơn trong giao

tiếp và sư dụng tiếng Anh trong tương lai. Thay đổi cách dạy, cách học khác với những giờ lên lớp thông thường đã tạo ra sân chơi và cơ hội trao đổi, trau dồi ngoại ngữ cho học sinh”, cô Trần Phan Ngọc Tú, Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ cho hay.

Theo cô Vo Thị Thanh Hiếu, Phó Hiệu trưởng nhà trường, đây cũng là một trong những nội dung thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Hiện nay, thời lượng phân bổ môn tiếng Anh mỗi tuần còn ít vì các em phải dành thời gian hoàn tất các môn học khác nên chưa có nhiều thời gian thực hành, đặc biệt là kỹ năng nghe - nói. Bên cạnh đó, trong các môn học khác, các thầy cô cũng chủ động sư dụng một số câu tiếng Anh đơn giản, trình chiếu những video clip bằng tiếng Anh, hoặc cung cấp cho học sinh những từ mới chuyên ngành... Chính những hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong việc học ngoại ngữ, từ đó góp phần cải thiện khả năng giao tiếp của mình.

HỒNG THẮM

Tuần lễ nói tiếng Anh là cơ hội giúp các em học sinh rèn luyện các kỹ năng, trau dồi thêm kiến thức và là sân chơi lành mạnh để giúp các em tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh ngoài nhà trường.

Tất cả các tiết mục văn nghệ đều do chính các bạn học sinh dàn dựng và biểu diễn. Ảnh: H.Thắm

Page 6: Những “bông hoa” 5 tốt - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201810/28954_BLD_ngay_29.10.2018.pdf · viên tham gia khóa học. Sau thời gian 4 ngày học tập,

6 THỨ HAI 29 - 10 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Thời gian qua, trong khi một số địa phương còn để xảy ra tình trạng thiệt hại lớn tài nguyên rừng thì huyện Di Linh vốn là địa bàn “nóng”, giáp ranh nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh nhưng đang giảm sâu cả ba tiêu chí: Số vụ vi phạm, diện tích và khối lượng lâm sản thiệt hại.

Giải pháp đồng bộ, hành động quyết liệtTheo kiểm kê năm 2014, huyện

Di Linh có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 94.988 ha; trong đó, đất có rừng 82.109 ha và đất chưa có rừng 12.889 ha. Là địa bàn có rừng giáp ranh với nhiều địa phương trong tỉnh và các tỉnh có các trục đường quốc lộ đi qua, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) luôn là thách thức khó khăn đối với Di Linh. Xác định được vấn đề này, trong 10 tháng đầu năm 2018, công tác chỉ đạo tiếp tục tăng cường, UBND huyện ban hành 38 văn bản, Hạt Kiểm lâm (KL) xây dựng 38 kế hoạch để triển khai. Dĩ nhiên, từ văn bản đến hiện thực là quá trình không chỉ chuyển biến sâu về nhận thức, mà còn là ý thức mạnh mẽ, hành động quyết liệt thì mới đạt hiệu quả. Cả hệ thống chính trị từ huyện đến thôn, khu phố và người dân của 14 xã có rừng thường xuyên được tuyên truyền công tác BVR bằng nhiều hình thức đa dạng. Ngoài ra, công tác phối hợp giữa KL địa bàn, Ban Lâm nghiệp xã, đơn vị chủ rừng tham gia trực chốt chặn tại các khu vực như Kà Tường, các tuyến xung yếu tại Gia Bắc, Sơn Điền, Gung Ré, Hòa Bắc và Đinh Trang Thượng; tuần tra, kiểm tra ngăn chặn chặt phá rừng, lấn chiếm, tái lấn chiếm, giải tỏa các diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. Nhờ vậy mà KL địa bàn đã tham mưu cho UBND xã xử lý vi phạm hành chính 2 vụ phá rừng trái pháp luật, 4 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp với số tiền hơn 14,6 triệu đồng.

Các trọng điểm về phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, săn bắt, buôn bán động vật rừng trái phép, lấn chiếm đất lâm nghiệp, san ủi đất, đào đãi khoáng sản trái phép là địa chỉ thường xuyên được lực lượng chức năng kiểm tra, truy quét. Đặc biệt là tại khu vực giáp ranh với xã Ninh Loan, huyện

Di Linh giảm sâu về vi phạm Luật BV&PTR

Đức Trọng; xã Phan Sơn, Phan Tiến, huyện Bắc Bình; xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận; khu vực Đinh Trang Thượng giáp ranh huyện Bảo Lâm và huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Cùng đó, Đội 12 của huyện tăng cường hoạt động vào các giờ cao điểm trong ngày, kể cả ban đêm, các ngày nghỉ để ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trên địa bàn huyện, chú trọng tại các điểm nóng, khu vực giáp ranh các xã Tam Bố, Bảo Thuận, Gia Bắc, Sơn Điền, Đinh Trang Thượng…

Kết quả trong 10 tháng đầu năm 2018, địa bàn huyện Di Linh không để xảy ra vụ cháy rừng nào; tình hình vi phạm QLBVR đều giảm rất rõ.

Lực lượng KL, đơn vị chủ rừng và các ngành chức năng đã kiểm tra phát hiện, lập biên bản và xử lý 58 vụ vi phạm hành chính, giảm 63 vụ, tương đương 52%; khối lượng lâm sản thiệt hại giảm 132,558 m3, tương đương 59,9% và diện tích phá rừng 6.145 m2, giảm 22.197 m2, tương đương 78,3% so cùng kỳ năm 2017.

KL địa bàn và chủ rừng cũng đã lập biên bản và chuyển UBND xã xử lý

16 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép với diện tích 42.180 m2, xảy ra tại lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh, Tam Hiệp, Ban QLR Tân Thượng, Ban QLR Hòa Bắc - Hòa Nam và Ban QLR NLG Bảo Liên. Cùng đó, các đơn vị chủ rừng phối hợp với Hạt KL, chính quyền địa phương đã giải tỏa được 33,784 ha diện tích cây trồng lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép của năm 2018 và các năm trước...

Luôn xác định tiềm ẩn điểm “nóng”Tuy giảm mạnh các tiêu chí như

nêu trên nhưng Hạt trưởng Hạt KL Di Linh Nguyễn Đình Thắng cũng xác định “tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp và các hành vi vi phạm Luật BV&PTR vẫn còn diễn ra, nguy cơ tiềm ẩn trở thành điểm nóng”. Để giảm 20% về số vụ vi phạm trên địa bàn huyện như Kế hoạch đặt ra từ đầu năm, huyện Di Linh đang phát huy những thành quả đạt được và khắc phục những tồn tại ngay trong 2 tháng còn lại của năm 2018. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh Trần Nhật Thi, huyện đã quán triệt trong toàn huyện với những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện. Đó là tiếp tục công tác tuyên truyền; củng cố Ban Lâm nghiệp xã; giám sát, đôn đốc QLBVR tận gốc của các đơn vị chủ rừng. Đó là tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các

lực lượng KL, chủ rừng, chính quyền; tăng cường tuần tra, kiểm tra, nắm bắt thông tin kịp thời; rà soát diện tích rừng bị lấn chiếm; tiếp tục kiểm tra, truy quét và xử lý kịp thời, nghiêm những vi phạm xâm hại đến tài nguyên rừng bằng mọi hình thức.

Ghi nhận, đánh giá rất cao kết quả của huyện Di Linh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đề nghị: UBND huyện Di Linh tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong thời gian qua và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các quy định của pháp luật về công tác QLBVR đến người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện quyết liệt, kịp thời, đầy đủ, có hiệu quả các nội dung của Chỉ thị số 13-CT/TW, Chỉ thị số 30-CT/TU, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh; Kế hoạch của Huyện ủy, UBND huyện về công tác QLBVR và phát triển rừng; không lơ là, chủ quan trong công tác QLBVR”. Ông Phạm S cũng đề nghị UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc hoàn thành các nhiệm vụ QLBV&PTR; thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh về hàng tháng, lãnh đạo UBND huyện, xã tiếp tục duy trì chế độ đi kiểm tra rừng tại hiện trường để nắm bắt tình hình, từ đó có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn và xử 1ý dứt điểm những vụ việc phát sinh trên địa bàn… MINH ĐẠO

Bình yên cánh rừng Di Linh. Ảnh: M.Đ

Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường (PC49) - Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, mới đây đơn vị vừa phát hiện gần 100 tấn chất thải rắn sinh hoạt do Công ty TNHH Môi trường Năng Lượng Xanh chôn lấp trái phép tại Nhà máy xử lý chất thải rắn TP Đà Lạt (Tiểu khu 163B, xã Xuân Trường).

Theo đó, qua kiểm tra, Phòng PC49 Công an tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện công ty trên có hành vi chôn, lấp chất thải rắn sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường với số lượng lớn lên tới gần 100

tấn. Được biết Công ty TNHH Môi trường Năng Lượng Xanh được hưởng chính sách hỗ trợ từ ngân sách, có công suất xử lý rác thải rắn 70.000 m3/ngày. Tuy nhiên, thực tế hệ thống lò đốt và băng chuyền của Công ty hoạt động yếu, có lúc không hoạt động. Nhiều tháng qua, công ty đã liên tục lén lút chôn rác thải rắn dưới lòng đất. Đây là việc làm sai với quy định của pháp luật cũng như trái với cam kết xử lý rác thải rắn bằng lò đốt, chế biến phân bón hữu cơ và nhiều sản phẩm khác từ rác thải trên địa bàn TP Đà Lạt.

Lén lút chôn gần 100 tấn chất thải rắn sinh hoạt trái phép trong nhiều ngày

Ngày 24/10, UBND tỉnh Lâm Đồng căn cứ vào kết quả kiểm tra,

biên bản lập tại hiện trường… của Công an tỉnh, đã ra quyết định xử

phạt hành chính 350 triệu đồng đối với Công ty TNHH Môi trường Năng Lượng Xanh do vi phạm các quy định về xử lý các loại chất thải rắn. Cụ thể, UBND tỉnh phạt Công ty TNHH Môi trường Năng Lượng Xanh 175 triệu đồng đối với hành vi chôn, lấp chất thải rắn sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường từ 80.000 kg đến dưới 100.000 kg. Đồng thời, đối với tổ chức, mức phạt bằng hai lần với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.

C.PHONG

Phê duyệt Dự án đường vành đai sông Đồng Nai gần 4 km

UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường vành đai ven sông Đồng Nai, huyện Cát Tiên là giao thông đô thị, cấp III. Tổng chiều dài tuyến đường này gần 3.752 m; trong đó, đoạn 1 dài hơn 3.000 m, rộng 7,5 m; đoạn 2 dài hơn 698 m, rộng 5,0 m. Kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa nóng hạt, dày 7 cm; lớp móng cấp phối đá dăm dày 36 cm… Hệ thống thoát nước dọc lắp dựng mương hình thang bằng bê tông đúc sẵn, kết hợp cống hộp bằng bê tông cốt thép; hệ thống thoát nước ngang là cống tròn bằng bê tông cốt thép D100-D150. Tổng mức đầu tư của công trình đường ven đai này gần 40 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng gần 28,9 tỷ đồng; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng hơn 12,8 tỷ đồng… Chủ đầu tư dự án là Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện Cát Tiên và thời gian thực hiện dự án từ năm 2019-2021. M.ĐẠO

Khai thác gần 1.440 m3 cát/năm ở Liêng Srônh

Công ty TNHH Khoáng sản Song Long Đà Lạt vừa được cấp phép khai thác gần 1.440 m3 cát mỗi năm làm vật liệu xây dựng thông thường tại lòng suối thuộc xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông.

Cụ thể, trong thời hạn 20 năm, Công ty TNHH Khoáng sản Song Long được phép khai thác bằng phương pháp lộ thiên với chiều sâu hơn 1 m, nằm trong khu vực giới hạn gần 4,3 ha, tương đương chiều dài 1,5 km lòng suối Liêng Srônh. Trong đó, bên cạnh khối lượng cát vừa nêu, công ty còn có thể khai thác sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường, đạt công suất hơn 660 m3 nguyên khối mỗi năm.

Được biết, trữ lượng khoáng sản tại lòng suối thuộc xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông được đưa vào thiết kế khai thác gồm: gần 28.370 m3 cát và 13.120 m3 sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường. MẠC KHẢI

Phòng PC49 Công an tỉnh phát hiện gần 100 tấn chất thải rắn sinh hoạt được chôn dưới đất thay vì được công ty xử lý đúng quy định.

Page 7: Những “bông hoa” 5 tốt - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201810/28954_BLD_ngay_29.10.2018.pdf · viên tham gia khóa học. Sau thời gian 4 ngày học tập,

7 THỨ HAI 29 - 10 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Bất ngờ bị cưỡng chếTháng 10/2012, vợ chồng ông

Tạ Hữu Bằng và bà Vũ Thị Lượt (ngụ tại Thôn 2, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) có mua một mảnh đất tại thửa 17, tờ bản đồ 4 (xã Hòa Bắc, huyện Di Linh) với diện tích gần 16.000 m2. Thửa đất này là của vợ chồng ông Mai Văn Bình và bà Bùi Thị Thanh (ngụ tại xã Lộc Nga, TP Bảo Lộc) thế chấp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hòa Ninh (Chi nhánh NHNo Hòa Ninh) nhưng không có khả năng trả nợ nên ngân hàng bán phát mãi. Việc mua bán này có sự thống nhất bằng văn bản giữa Chi nhánh NHNo Hòa Ninh, vợ chồng ông Bình, bà Thanh và vợ chồng ông Bằng, bà Lượt. Theo đó, vợ chồng bà Thanh đồng ý bán cho vợ chồng ông Bằng thửa đất nói trên với giá 700 triệu đồng. Vợ chồng ông Bằng có nghĩa vụ thanh toán cho Chi nhánh NHNo Hòa Ninh số tiền 700 triệu đồng để giải chấp tài sản. Sau đó, hợp đồng chuyển nhượng thửa đất đã được thực hiện và vợ chồng ông Bằng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) mới vào ngày 3/11/2012.

Mọi việc phát sinh khi ông Bằng đang canh tác ổn định trên diện tích đất mình mua được thì ngày 12/8/2013, Chi cục THADS Bảo Lộc tiến hành cưỡng chế thửa đất của ông để bàn giao cho người khác đã mua trúng đấu giá. Trên giấy tờ, thửa đất mà Chi cục THADS tiến hành cưỡng chế thi hành án vẫn mang tên vợ chồng ông Bình, bà Thanh nhưng trên thực tế thì thửa đất này đã được sang nhượng cho vợ chồng ông Bằng, bà Lượt. Theo hồ sơ chúng tôi có được, Chi cục THADS Bảo Lộc cho rằng do ông Bình, bà Thanh phải thi hành một quyết định của TAND TP Bảo Lộc ngày 12/12/2011 nên Chi cục THADS Bảo Lộc mới tiến hành kê biên tài sản, hợp đồng bán đấu giá và cưỡng chế thi hành án đối với lô đất nói trên của vợ chồng ông Bình, bà Thanh. Việc vợ chồng ông Bình, bà Thanh sang nhượng lô đất sau khi đã bị kê biên tài sản vào ngày 20/9/2012 là vi phạm Luật Đất đai vì “tài sản đã kê biên không được chuyển nhượng”. Hành vi của ông Bình, bà Thanh là cố tình tẩu tán tài sản, trốn nghĩa vụ thi hành án. Do đó, Chi cục THADS Bảo Lộc đã khởi kiện ông Bình, bà Thanh ra TAND huyện Di Linh yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

Trong khi đó, ông Tạ Hữu Bằng lại khẳng định: “Trong suốt quá trình giao dịch, chuyển nhượng lô đất nói trên thì mọi thủ tục được tiến hành bình thường, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Việc Chi cục THADS Bảo Lộc bán đấu giá tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng tôi để thi hành án là không đúng đối tượng”.

Đấu giá tài sản không đúng thẩm quyềnDù tài sản đã được ngân hàng phát mãi để giải chấp hợp đồng vay nhưng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) Bảo Lộc vẫn tiến hành đấu giá đối với tài sản trên. Hậu quả, cùng một tài sản nhưng đang có 2 chủ sở hữu và phát sinh những tranh chấp pháp lý. Vụ việc đã kéo dài hơn 5 năm nhưng vẫn chưa được giải quyết thấu đáo.

Thi hành án “dài tay”Nếu xem xét toàn bộ hồ sơ

vụ việc thì việc cưỡng chế thi hành án của Chi cục THADS Bảo Lộc bộc lộ nhiều điểm bất cập. Thứ nhất, quyết định của TAND TP Bảo Lộc về việc công nhận sự thỏa thuận của ông Bình, bà Thanh đồng ý trả cho bà Phạm Thị Hồng số tiền 350 triệu đồng và tài sản đảm bảo của việc thực hiện thỏa thuận này là một GCNQSDĐ tại huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận). Do đó, Chi cục THADS Bảo Lộc lấy một tài sản khác của ông Bình, bà Thanh (ngoài quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự của TAND Bảo Lộc) để thi hành án là không đúng. Thứ hai, Chi nhánh NHNo Hòa Ninh khi giải chấp tài sản để thu hồi nợ đã thông báo bằng văn bản nhiều lần đến Chi cục THADS Bảo Lộc để yêu cầu “hủy bỏ việc ngăn chặn tài sản đối với thửa đất 17, tờ bản đồ 4 để các bên làm thủ tục chuyển quyền và tạo điều kiện để bà Thanh trả nợ ngân hàng”. Phía Chi nhánh NHNo Hòa Ninh cũng đề nghị Chi cục THADS Bảo Lộc tiếp tục phối hợp kê biên những tài sản khác của bà Thanh để làm cơ sở trả nợ ngân hàng và thi hành án. Tuy nhiên, tất cả những đề nghị này của Chi nhánh NHNo Hòa Ninh đều bị Chi cục THADS Bảo Lộc phớt lờ. Thứ ba, Chi cục THADS Bảo Lộc cho rằng ông Bình, bà Thanh bán tài sản sau khi đã kê biên là vi phạm pháp luật. Trong khi đó, chính Chi cục THADS Bảo Lộc lại “dài tay” kê biên tài sản không đúng thẩm quyền, dẫn đến việc bán đấu giá tài sản không đúng thẩm quyền. Điều này được khẳng định trong kết luật xác minh của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Di Linh. Theo đó, “Việc Chi cục THADS Bảo Lộc ra quyết định thi hành án là chưa đúng, vì theo quy định tại Điều 55 Luật THADS năm 2008 thì khi xác định người phải thi hành án có

tài sản, nơi ở tại địa phương khác thì phải ủy thác thi hành án. Cụ thể, trong trường hợp này phải ủy thác cho Chi cục THADS Di Linh để thực hiện theo đúng thẩm quyền”. Ngoài ra, kết luận của Công an huyện Di Linh cũng nêu rõ vợ chồng ông Bình, bà Thanh có tài sản khác để thi hành án thì Chi nhánh NHNo Hòa Ninh có quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo quy định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo. Việc xử lý tài sản tại thửa 17, tờ bản đồ 4 (xã Hòa Bắc) và tài sản gắn liền trên đất thực hiện theo phương thức xử lý tài sản đảm bảo, thỏa thuận hợp đồng giao dịch đảm bảo, do đó, ông Bình, bà Thanh được quyền bán tài sản thế chấp để trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, Chi cục THADS Bảo Lộc chưa xác định tài sản đang thế chấp tại ngân hàng có lớn hơn nghĩa vụ đang thế chấp hay không mà đã ra quyết định kê biên đối với tài sản đang thế chấp là không đúng quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 27/7/2010 của Bộ Tư pháp, TAND tối cao, Viện KSND tối cao.

Trong quá trình diễn ra vụ việc, ông Bình, bà Thanh là người trực tiếp bị thi hành án cũng đã có đơn khiếu nại Chi cục THADS Bảo Lộc. Ông bà cho rằng, Chi cục THADS Bảo Lộc cưỡng chế thi hành án không đúng với trình tự, quy định mà cụ thể là ông bà không nhận được quyết định cưỡng chế cũng như bất cứ thông báo, văn bản nào khác của Chi cục THADS Bảo Lộc. Khi Chi cục THADS Bảo Lộc tiến hành kê biên tài sản không có mặt ông bà nên đã gây thiệt hại lớn về tài sản. Đồng thời, ông bà đang khiếu nại quyết định của TAND TP Bảo Lộc theo trình tự giám đốc thẩm đến TAND tối cao và mọi việc chưa được giải quyết dứt điểm nhưng Chi cục THADS đã cho thi hành án là không đúng và ảnh

hưởng đến quyền lợi của ông bà. Quá trình thi hành án, ông Bình, bà Thanh có yêu cầu Chi cục THADS Bảo Lộc tiến hành kê biên tài sản là diện tích đất được cấp GCNQSDĐ tại huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) - là tài sản thể hiện trong quyết định của TAND TP Bảo Lộc - để thi hành án nhưng Chi cục THADS Bảo Lộc không chấp nhận mà không có lý do (?!).

Theo ông Tạ Hữu Bằng, việc cưỡng chế thi hành án của Chi cục THADS Bảo Lộc có rất nhiều điểm khuất tất. Quá trình diễn ra đấu giá chỉ thực hiện trên giấy tờ, cả người mua lẫn người bán đều không xem xét thực địa lô đất trên thực tế. Thời điểm bán đấu giá, lô đất đã được sang tên cho vợ chồng ông và toàn bộ tài sản đã bị thay đổi nhưng Chi cục THADS Bảo Lộc không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hậu quả pháp lý mà vẫn tiến hành bán đấu giá tài sản. Tất cả những điều này được ghi nhận tại biên bản ghi nhận lời khai đối chất giữa các bên liên quan tại TAND huyện Di Linh. “Từ khi chuyển nhượng tài sản cho đến nay, gia đình tôi đã cải tạo, trồng nhiều loại cây trên diện tích đất này. Hiện, Chi cục THADS Bảo Lộc vẫn tiến hành khởi kiện với yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu. Điều này đã gây phiền hà không nhỏ đến việc kinh doanh, canh tác trên diện tích đất mà vợ chồng tôi đã mua, được cấp quyền sở hữu và sử dụng ổn định trong hơn 5 năm qua” - ông Bằng khẳng định.

Liên quan đến vấn đề này, Báo Lâm Đồng đã có văn bản gửi Chi cục Trưởng Chi cục THADS Bảo Lộc đề nghị trả lời các nội dung liên quan theo đơn thư bạn đọc. Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng, đến nay Báo Lâm Đồng vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía Chi cục THADS Bảo Lộc (?!). ĐÔNG ANH

Hiện tại, ông Tạ Hữu Bằng đã trồng nhiều loại cây trên diện tích đất ông đã mua từ năm 2012. Ảnh: Đ.A

Phê duyệt đánh giá môi trường dự án điện gió Cầu Đất

DI LINH: Thêm 1 dự án mới được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư

Dự án điện gió Cầu Đất tại xã Trạm Hành, Đà Lạt vừa được cơ quan thẩm

quyền Lâm Đồng phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường, chủ đầu tư là

Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Đại Dương.

Theo đó, yêu cầu đối với hoạt động dự án phải giảm thiểu tình trạng sạt lở

đất trong quá trình tổ chức thi công, chủ động phòng ngừa và kịp thời ứng

phó với sự cố môi trường; các thành phần đất, nước, không khí đều phù

hợp quy chuẩn chất lượng. Tuyệt đối không sử dụng các vật liệu, máy móc

thiết bị, hóa chất đã bị cấm tại Việt Nam. Tổ chức thu gom, vận chuyển,

xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Giám sát chất lượng môi trường theo đúng vị trí, tần suất, cập

nhật, lưu giữ số liệu diễn biến về chất lượng môi trường.

Dự án điện gió hoạt động trên tổng diện tích 23,4 ha tại xã Trạm Hành

nói trên, gồm 17 tuabin, đấu nối tuyến đường dây gần 2 km, công suất đạt

28,8MW.VŨ VĂN

UBND huyện Di Linh cho biết, UBND tỉnh vừa ký quyết định phê

duyệt chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH Zenca (trụ sở tại Thôn 9, xã Tân Châu, huyện Di

Linh) đầu tư Dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du

lịch canh nông hồ Thanh Bạch (tại thôn Tân Phú, xã Đinh Lạc, huyện

Di Linh). Mục tiêu của Dự án là sản xuất

rau, củ, quả, hoa, cây dược liệu… công nghệ cao kết hợp du lịch

canh nông, với quy mô tổng diện tích đất sử dụng gần 12 ha. Mỗi năm, Công ty TNHH Zenca dự kiến sản xuất 60 tấn sản phẩm

rau, củ, quả; 300 ngàn cành hoa các loại; 15 tấn dược liệu; 80 tấn

trái cây; 2 triệu cây giống rau, hoa, quả, củ; phục vụ từ 15 đến

30 ngàn lượt khách tham quan du lịch. Tổng mức vốn Công ty đầu tư

(kể cả tiền đền bù giải phóng mặt bằng) là 22,5 tỷ đồng. Công ty bắt

đầu triển khai Dự án từ nay đến cuối năm 2020 sẽ hoàn thành và

đưa vào hoạt động. Ngoài việc sản xuất các sản

phẩm nông nghiệp công nghệ cao và phục vụ du lịch canh nông, Công ty TNHH Zenca còn xây

dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và chuyển

giao cho các tổ chức, cá nhân; tham gia vào chuỗi liên kết sản

xuất, tiêu thụ sản phẩm với các hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp hiện hữu; tiến tới hình thành chuỗi

liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại huyện Di Linh và các khu

vực lân cận. Mặt khác, thông qua dịch vụ du lịch canh nông, Công ty TNHH Zenca sẽ giới thiệu các sản

phẩm nông nghiệp thế mạnh và khai thác lợi thế của địa phương.

XL

Page 8: Những “bông hoa” 5 tốt - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201810/28954_BLD_ngay_29.10.2018.pdf · viên tham gia khóa học. Sau thời gian 4 ngày học tập,

8 THỨ HAI 29 - 10 - 2018

THẾ GIỚI

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

Vừa qua, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc có tiếp nhận hồ sơ nhận QSD đất của ông Trần Văn Sung cùng với vợ bà Đào Thị Thắm đối với thửa đất số 63, tờ bản đồ số 32, diện tích 63m2 (trong đó 400m2 đất ở + 2.149m2 đất nông nghiệp) xã Đại Lào (Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận QSD đất số Q 606803 do UBND thị xã Bảo Lộc cấp ngày 22/12/1999). Thửa đất này được ông Trần Văn Sung cùng với vợ bà Đào Thị Thắm nhận sang nhượng của hộ bà Lê Thị Liên năm 2001 bằng giấy tay (có giao GCN), tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định.

Nay Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc thông báo: hộ bà Lê Thị Liên đang ở đâu đề nghị liên hệ Chi nhánh để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Căn cứ vào điểm b, khoản 2, Điều 82, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của thủ Tướng Chính Phủ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo này trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc, UBND xã Đại Lào, nếu hộ bà Lê Thị Liên, các tổ chức, cá nhân không đến liên hệ cũng như không có bất kỳ khiếu nại, phản ánh nào liên quan đến thửa đất nói trên thì Chi nhánh sẽ tiến hành lập thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất cho ông Trần Văn Sung cùng với vợ bà Đào Thị Thắm theo quy định.

Mọi thắc mắc, kiến nghị về sau Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc không giải quyết.

THÔNG BÁO V/v mất giấy chứng nhận QSD đất

THÔNG BÁO V/v mất giấy chứng nhận QSD đất

Trường Tiểu học Hòa Bắc, trú tại Thôn 7, xã Hòa Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng xin thông báo:

Do quá trình quản lý hồ sơ, giấy tờ, nhà trường làm thất lạc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T4 18788 tại tờ bản đồ số 29, số thửa 564, diện tích 588m2 cấp ngày 12/9/2003 do ông Hoàng Sỹ Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký .

Vậy nhà trường xin thông báo đến quý cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được biết.

Sau 30 ngày đăng thông báo, nếu không có đơn vị, cá nhân nào khiếu nại, nhà trường sẽ tiến hành làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trường Tiểu học Hòa Bắc theo quy định của pháp luật.

Tôi tên Đoàn Văn Hùng, trú tại 1A-C5 Đào Duy Từ, Phường 4, TP Đà Lạt, Lâm Đồng

Xin thông báo:Do quá trình quản lý hồ sơ, giấy tờ tôi làm thất lạc Giấy chứng

nhận QSD đất số CHO1387 tại tờ bản đồ số D93-II-D-a thửa đất số 1, thửa 81, diện tích 53.41m2 cấp ngày 22/4/2013 do ông Trần Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt ký.

Vậy tôi xin thông báo đến quý cơ quan, đơn vị, tổ chức, các nhân được biết.

Sau 30 ngày đăng thông báo, nếu không có cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nào khiếu nại, tôi sẽ tiến hành làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi theo quy định pháp luật.

Mỹ - Hàn Quốc đối thoại quân sự cấp cao tại WashingtonNgày 26/10, Hội đồng Tham

mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JSC) cho biết trong tuần này, các quan chức quân sự cấp cao của quốc gia này và Mỹ đã tổ chức đối thoại thường niên tại Washington để thảo luận về hàng loạt vấn đề, trong đó bao gồm chuyển giao Quyền Chỉ huy tác chiến thời chiến (OPCON).

Ngày 25/10, Chủ tịch JSC, Tướng Park Han-ki đã gặp người đồng cấp Mỹ, Tướng Joseph Dunford trong khuôn khổ Hội nghị Ủy ban quân sự (MCM).

Tham gia MCM còn có các quan chức quân sự hàng đầu của hai đồng minh. Tại đây, các quan chức Mỹ và Hàn Quốc đã tập trung vào các vấn đề thực hiện chuyển giao OPCON theo các điều kiện cụ thể và duy trì hợp tác quốc phòng song phương chặt chẽ.

Thời gian qua, Hàn Quốc và Mỹ đã thúc đẩy chuyển giao OPCON, cân nhắc nhiều yếu tố như các thách thức an ninh trong khu vực

Kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Anh tại TP.HCM

Sáng 26/10, tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam -Vương quốc Anh (1973-2018).

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ song phương Việt Nam-Vương quốc Anh đã không ngừng lớn mạnh, phát triển nhanh chóng trên mọi lĩnh vực, nhất là sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược vào năm 2010.

Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam -Vương quốc Anh trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, hợp tác văn hóa, du lịch, khoa học, giáo dục… đang phát triển tốt đẹp, quan hệ giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Vương quốc Anh đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực trao đổi đoàn, thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch và trao đổi văn hóa.

Hiện Vương quốc Anh có 146 dự

án đầu tư tại Thành phố với tổng vốn đạt 555 triệu USD, xếp thứ 11 trong tổng số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Thành phố. Năm 2017, kim ngạch thương mại giữa thành phố và Anh đạt 795 triệu USD; Thành phố Hồ Chí Minh đã đón hơn 125.000 lượt du khách Anh đến thăm thành phố, cao nhất trong vòng 3 năm gần đây.

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, việc tăng cường các hoạt động giao lưu chính trị - ngoại giao, hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, văn hóa-giáo dục giữa hai nước cũng như sự hợp tác ngày càng chặt chẽ, hiệu quả trong các vấn đề toàn cầu và khu vực sẽ góp phần hiện thực hóa và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Anh, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hữu nghị hợp tác tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.

Cảm ơn Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm một dấu mốc quan trọng trong quan hệ Anh và Việt Nam, ông Ian Gibbons, Tổng Lãnh sự Liên hiệp

Vương quốc Anh và Bắc Ailen tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, 45 năm qua, Việt Nam đã bỏ lại sau lưng toàn bộ những tàn phá của chiến tranh để tái thiết đất nước bất chấp mọi gian lao, khó khăn và nước Anh tự hào đã đồng hành cùng Việt Nam trong chặng đường này.

Tổng Lãnh sự Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, quan hệ giữa Anh và Việt Nam đã đi từ những khởi đầu khiêm tốn với những hợp tác ban đầu trong những năm 1990 và mở lại Lãnh sự Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1994, đã tạo tiền đề quan trọng cho hai bên xây dựng lòng tin và củng cố những hợp tác sâu rộng sau này.

Mối quan hệ giữa hai nước đã có bước đột phá quan trọng và phát triển mạnh mẽ sau khi được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược trên 7 lĩnh vực chính trị, các vấn đề toàn cầu và khu vực, thương mại và đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội bền vững, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, an ninh, quốc phòng và ngoại giao nhân dân.

Ông Ian Gibbons nhấn mạnh, Lãnh sự quán Anh và Hội doanh nghiệp Anh tại Việt Nam hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh để ngày càng có nhiều doanh nghiệp Anh không chỉ đến để buôn bán mà sẽ đặt văn phòng, cơ sở sản xuất tại thành phố. Bên cạnh đó, Hội đồng Anh cũng cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực giới thiệu nghệ thuật, văn hóa và ngôn ngữ cùng sự sáng tạo của Anh quốc tới công chúng Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và đông đảo người dân Việt Nam nói chung.

TTXVN

và khả năng dẫn dắt các chiến dịch thời chiến của Hàn Quốc.

Thông báo của JSC nêu rõ hai bên đã thống nhất và ký kết một loạt thỏa thuận nhằm đảm bảo quá trình chuyển giao OPCON. Kết quả của hội nghị này sẽ được báo cáo tới Hội nghị Cố vấn an ninh (SCM) dự kiến diễn ra vào tuần tới, với sự tham dự của các Bộ trưởng Quốc phòng hai bên.

Trong ngày 26/10, tướng Park tham dự cuộc họp ba bên với người đồng cấp Mỹ Dunford

và Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano tại Washington.

Tại cuộc họp này, Tướng Park sẽ kêu gọi sự ủng hộ của các bên nhằm triển khai kết quả của các hội nghị thượng đỉnh liên Triều trong năm qua, cũng như thỏa thuận quân sự liên Triều đạt được hồi tháng trước nhằm giảm căng thẳng và ngăn chặn xung đột không mong muốn giữa hai miền Triều Tiên. TTXVN

Các đại biểu tại lễ kỷ niệm.

Chủ tịch JSC, Tướng Park Han-ki và người đồng cấp Mỹ, Tướng Joseph Dunford.