nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

24
Nhóm 7 CHỦ ĐỀ 4: Thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam giai đoạn hiện nay. Thực trạng và giải pháp.

Upload: huong-nguyen

Post on 11-Jul-2015

3.747 views

Category:

Education


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

Nhóm7

CHỦ ĐỀ 4: Thâm hụt ngân sách nhà

nước tại Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Thực trạng và giải pháp.

Page 2: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM:

Page 3: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

I. Thâm hụt ngân sách – Nguyên nhân

Page 4: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

1. Thâm hụt ngân sách

a. Một số khái niệm.

Ngân sách nhà nước(NSNN) là quỹ tiền tệ tập trung

lớn nhất của nhà nước.

+ Về hình thức, NSNN là bảng tổng hợp các khoản thu,

chi của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định và

được cơ quan có thẩm quyền quyết định nhằm đáp ứng

các nhu cầu thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà

nước.

+ Về thực chất, ngân sách nhà nước phản ánh các

quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chue thể khác trong

xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài

chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.

Page 5: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

1.Thâm hụt ngân sáchThu NSNN được hình thành từ thuế, phí, lệ phí, các

khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước, thu từ bán,

cho thuê tài sản, tài nguyên của quốc gia; các khoản viện

trợ trong nước và nước ngoài; các khoản thu khác theo

quy định của pháp luật.

Chi NSNN theo lĩnh vực gồm chi cho kinh tế, văn hóa,

giáo dục, y tế, xã hội, quản lý nhà nước, quốc phòng, an

ninh, ngoại giao, viện trợ và các khoản chi khác theo quy

định của pháp luật.

Thâm hụt NSNN là tình trạng là các khoản chi

của ngân sách Nhà nước lớn hơn các khoản thu,

phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách.

Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn

các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách.

Page 6: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

1.Thâm hụt ngân sách

b. Phân loại thâm hụt NSNN

Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách

thành hai loại:

- Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết

định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như

quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô

chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,...

- Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi

tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao

hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi

nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến

thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân

sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.

Page 7: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

2. Nguyên nhân thâm hụt NSNN

* Nhóm nguyên nhân khách quan

- Tác động của chu kì kinh tế( còn gọi là thâm hụt chu kì).

- Hậu quả do các tác nhân gây ra.

Page 8: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

2. Nguyên nhân thâm hụt NSNN

* Nhóm nguyên nhân chủ quan

- Do cơ cấu thu, chi ngân sách thay đổi: Khi nhà nước

thực hiện chính sách

- Do điều hành ngân sách nhà nước không hợp lý:

+ Thất thu thuế nhà nước

+ Đầu tư công kém hiệu quả

+ Nhà nước huy động vốn để kích cầu

+ Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát

triển và chi thường xuyên

+ Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn.

Page 9: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

II. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam

hiện nay

THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Bảng thông kê tình hình thâm hụt ngân sách qua các năm (2000 – 2010)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chi tiêu

Năm

Tổng thu cân đối

NSNN

Tổng chi cân đối

NSNN

Thâm hụt NSNN Tỉ lệ bội chi NSNN

so với GDP

2000 90,749 108,961 22,000 4,7%

2002 123,860 148,208 25,597 4,5%

2003 177,409 197,573 29,936 4,9%

2004 224,776 248,615 34,703 4,85%

2005 283,847 313,479 40,746 4,86%

2006 272,877 321,377 48,500 5%

2007 311,840 368,340 56,500 5%

2008 408,080 474,280 66,200 4,95%

2009 442,340 584,695 115,900 6,9%

2010 528,100 588,210 113,110 5,8%

( Nguồn : Tổng hợp từ cổng TTĐT Bộ Tài chính )

Page 10: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
Page 11: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

Sáu tháng đầu năm 2014

CÂN ĐỐI THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

(nguồn http://www.mof.gov.vn Bộ tài chính)

( Đơn vị: tỉ đồng)

Stt Chỉ tiêu6 tháng năm2014

GDP 1,668,178

A Thu NSNN và viện trợ 413,560

1 Thu từ thuế và phí 395,233

2 Thu về vốn 16,817

3 Thu viện trợ không hoàn lại 1,510

BTổng chi ngân sách nhà nước (không bao gồm chi

trả nợ gốc)462,915

1 Chi đầu tư phát triển 77,800

2 Chi thường xuyên 385,115

C Chi trả nợ gốc 29,455

D Bội chi ngân sách (không gồm nợ gốc) -49,355

Bội chi so với GDP (%) 3.0%

E Bội chi ngân sách theo phân loại của Việt Nam -78,810

Bội chi so với GDP (%) 4.7%

Page 12: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

STT Chỉ tiêu 6 tháng năm 2014

Thu ngân sách nhà nước và viện trợ (I+II+III) 413,560

I Thu thường xuyên 395,233

I.1 Thu thuế 363,759

1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 116,158

2 Thuế thu nhập cá nhân 26,278

3 Thuế sử dụng phi nông nghiệp 708

4 Thuế môn bài 1,596

5 Lệ phí trước bạ 6,867

6 Thuế giá trị gia tăng 114,654

7 Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước 27,324

8 Thuế tài nguyên 19,905

9 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 25

10 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, TTĐB và BVMT hàng NK 44,353

11 Thuế bảo vệ môi trường 5,891

I.2 Thu phí, lệ phí và thu ngoài thuế 31,474

12 Thu phí, lệ phí 5,205

13 Thu tiền cho thuê đất 4,669

14 Thu khác ngân sách 21,600

II Thu về vốn (thu bán nhà ở, thu tiền sử dụng đất) 16,817

III Viện trợ không hoàn lại 1,510

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Đơn vị: Tỷ đồng

Page 13: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PHÂN THEO CHỨC NĂNG (Đơn vị: Tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2014

Tổng chi NSNN 462,915

I Chi thường xuyên 385,115

1 Chi quản lý hành chính 48,713

2 Chi sự nghiệp kinh tế 34,300

3 Chi sự nghiệp xã hội 180,753

3.1 Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề 86,227

3.2 Chi Y tế 30,600

3.3 Chi dân số và kế hoạch hoá gia đình 269

3.4 Chi khoa học công nghệ 3,778

3.5 Chi văn hoá thông tin 2,835

3.6 Chi phát thanh truyền hình 1,541

3.7 Chi thể dục thể thao 1,103

3.8 Chi lương hưu và đảm bảo xã hội 54,400

4 Chi trả nợ lãi 30,845

II Chi đầu tư phát triển 77,800

1 Chi xây dựng cơ bản 75,200

2 Chi về vốn khác 2,600

Page 14: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

III. Tác động & Giải pháp cải thiện tình trạng

thâm hụt ngân sách.

3.1 Tác động của thâm hụt ngân sách ở Việt Nam

Bội chi ngân sách nhà nước (hay còn gọi là thâm hụt

ngân sách nhà nước) có thể ảnh hưởng tích cực

hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỉ

lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt.

3.1.1 Tích cực

Sự thâm hụt ngân sách trong những năm qua

được sử dụng như là một công cụ của chính sách tài

khóa để tăng trưởng kinh tế.

Tác động

Page 15: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

3.1.2 Tiêu cực

- Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến

giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng

thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, giảm tăng trưởng

trong dài hạn.

- Gây thoái lui đầu tư với quy mô nhỏ nếu trong ngắn

hạn và quy mô lớn nếu trong dài hạn. Từ đó làm giảm sự

tăng trưởng kinh tế.

- Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn

niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mô của chính phủ.

Nó cũng làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân và

của các nhà đầu tư vì họ cho rằng chính phủ trước sau gì

cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt

Tác động của thâm hụt ngân sách ở Việt Nam

Page 16: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

Tác động của thâm hụt ngân sách ở Việt Nam

- Thâm hụt ngân sách cao và lâu dài tất yếu dẫn tới việc nhà nước

buộc phải phát hành thêm tiền để tài trợ thâm hụt từ đó gây ra lạm phát

cho nền kinh tế

- Gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng nợ quốc gia, khiến sự

tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại

- Thâm hụt còn làm cho các nhà hoạt động chính sách không thể

hoặc không sẵn sàng sử dụng các gói kích thích tài chính đúng thời

điểm.

- Để bù lại các khoản thâm hụt chính phủ buộc phải tăng thuế hoặc

vay nợ thông qua phát hành trái phiếu. Thuế làm méo mó nền kinh tế,

gây tổn thất vô ích phúc lợi xã hội. Đồng thời làm tăng CPSX của các

doanh nghiệp dẫn tới giảm động lực sản xuất & cạnh tranh => Giảm

tổng cung, tổng cầu.

Thâm hụt ngân sách cao, kéo dài đe dọa sự ổn định vĩ mô.

3.1.2 Tiêu cực

Page 17: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

3.2 Giải pháp cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách

Để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách, tùy theo bối

cảnh, tình hình kinh tế từng nước mà người ta có thể sử

dụng một, hai hay nhiều biện pháp cùng kết hợp với nhau

Giải pháp

Page 18: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

3.2.1 Biện pháp tăng thu giảm chi:

-Giảm chi tiêu công -> đây luôn là giải pháp hiệu quả nhất

dù thâm hụt ngân sách dài hạn hay ngắn hạn.

- Xây dựng cơ chế quản lý đầu tư công một cách có hiệu

quả.

-Tăng thuế và kiện toàn hệ thống thu: điều chỉnh thuế suất,

cải cách sắc thuế, mở rộng diện chịu thuế, kiện toàn và

nâng cao công tác hành thu nhằm chống thất thu thuế.

- Cải cách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân & thuế

bất động sản.

Page 19: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

3.2.2. Vay nợ

Vay nợ là biện pháp chủ yếu để tài trợ thâm hụt ngân

sách ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

Vay nợ

nước

ngoài

Vay nợ

trong

nước

Page 20: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

Vay nợ trong

nước

Thông qua việc phát hành: - Tín phiếu

- Trái phiếu kho bạc nhà nước

- Trái phiếu đầu tư

Ưu điểm Nhược điểm

- Tận dụng được

nguồn vốn tạm thời

nhàn rỗi trong xã

hội, hạn chế được

sự phụ thuộc vào

nước ngoài.

- Nếu vay nợ quá

lớn sẽ ảnh hưởng

đến hoạt động đầu

tư tư nhân và có

nguy cơ tiềm ẩn dẫn

đến lạm phát tiền tệ.

Page 21: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

Vay nợ nước

ngoài

Thực hiện vay từ chính phủ các nước, các tổ chức tài

chính quốc tế hoặc phát hành trái phiếu quốc tế.

Ưu điểm Nhược điểm

- Tận dụng được nguồn

vốnvới quy mô lớn, lãi

suất ưu đãi từ các nước,

đặc biệt từ các tổ chức tài

chính quốc tế. Không gây

lạm phát cho nền kinh tế

-Có thể chính phủ phải

nhượng bộ trước những

yêu cầu từ phái nhà tài

trợ, gánh nặng nợ nhà

nước tăng, ảnh hưởng uy

tín của nhà nước

Page 22: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

3.2.3. Sử dụng dự trữ ngoại tệ:

-Ưu điểm: dự trữ hợp lí có thể giúp quốc gia tránh

được khủng hoảng.

-Nhược điểm: tiềm ẩn nhiều rủi ro và phải hết sức

hạn chế sử dụng. Nó có thể dẫn đến một dòng vốn ồ ạt

chảy ra thế giới bên ngoài, làm cho đồng nội tệ giảm

mạnh giá và làm tăng sức ép lạm phát. Kết hợp với việc

vay nợ nước ngoài ở trên, việc giảm quỹ dự trữ ngoại tệ

cũng sẽ khiến cho tỷ giá hối đoái tăng, làm suy yếu sức

cạnh tranh quốc tế của hàng hoá trong nước.

Page 23: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

-Ưu điểm: nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách nhà

nước được đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời mà

không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng

nợ nần.

-Nhược điểm của biện pháp này lại lớn hơn rất nhiều

lần. Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho

cung tiền vượt cầu tiền. Nó đẩy cho việc lạm phát trở nên

không thể kiểm soát nổi. Đồng thời còn làm giảm uy tín

của nhà nước với công chúng.

3.2.4 Phát hành tiền:

Đây chỉ là biện pháp ngoại lệ và mang tính tình thế

Page 24: Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước

XIN CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC

BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!