chƯƠng trÌnh ĐÀo tẠo tên ngành, nghề: tin học ứng dụng …

192
6 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng Mã ngành, nghề: 6480206 Trình độ đào tạo: Cao đẳng Hình thức đào tạo: Chính quy Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương Thời gian đào tạo: 3 năm (36 tháng) 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1.1 Mục tiêu chung: Đào tạo Kỹ sư thực hành ngành Công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có năng lực phát triển toàn diện, hoạt động có hiệu quả trên các lĩnh vực thuộc ngành đào tạo. Học viên tốt nghiệp được cấp "Bằng tốt nghiệp cao đẳng" hệ chính qui, có khả năng làm việc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng máy tính và viễn thông. 1.2. Mục tiêu cụ thể: 1.2.1. Đạo đức cá nhân - Hiểu được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân. - Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp. - Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất. 1.2.2. Kiến thức chung - Có hiểu biết về kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. - Có kiến thức cơ bản về toán học để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn. - Có trình độ Tiếng anh đạt chuẩn A2. - Có trình độ tin học IC3. 1.2.3. Kiến thức chuyên môn - Trình bày được kiến thức nền tảng về nguyên lý hoạt động của máy tính - Mô tả được quy trình tháo, lắp, bảo trì hệ thống máy tính và sử dụng các thiết bị văn phòng phổ biến.

Upload: others

Post on 26-Oct-2021

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

6

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng

Mã ngành, nghề: 6480206

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 3 năm (36 tháng)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1 Mục tiêu chung: Đào tạo Kỹ sư thực hành ngành Công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị,

đạo đức và sức khoẻ tốt; có năng lực phát triển toàn diện, hoạt động có hiệu quả

trên các lĩnh vực thuộc ngành đào tạo.

Học viên tốt nghiệp được cấp "Bằng tốt nghiệp cao đẳng" hệ chính qui, có khả

năng làm việc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng máy tính và viễn thông.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Đạo đức cá nhân

- Hiểu được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân.

- Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công

nghiệp, tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.

- Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ,

đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

1.2.2. Kiến thức chung

- Có hiểu biết về kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

- Có kiến thức cơ bản về toán học để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên

nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

- Có trình độ Tiếng anh đạt chuẩn A2.

- Có trình độ tin học IC3.

1.2.3. Kiến thức chuyên môn

- Trình bày được kiến thức nền tảng về nguyên lý hoạt động của máy tính

- Mô tả được quy trình tháo, lắp, bảo trì hệ thống máy tính và sử dụng các thiết

bị văn phòng phổ biến.

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

7

- Trình bày được cách phân vùng ổ đĩa cứng, cài đặt hệ điều hành và các chương

trình ứng dụng trên máy tính.

- Giải thích được cơ chế hoạt động, khả năng lây lan của Virus và cách phòng

chống Virus trên máy tính.

- Trình bày được cách xây dựng hệ thống mạng LAN, chia sẻ và cấp quyền truy

cập tài nguyên dùng chung.

- Trình bày được các khái niệm cơ bản về màu sắc, quy tắc thiết kế và nghệ

thuật trang trí đồ hoạ.

- Trình bày được và phân tích được các dịch vụ marketing online.

- Liệt kê được các bước thiết kế và quản trị trang web với mã nguồn mở.

- Trình bày được các quy tắc soạn thảo, trình bày văn bản, bảng tính, trình chiếu

và một số phần mềm văn phòng thông dụng.

- Có kiến thức để tư vấn mua bán máy tính, linh kiện máy tính, cho doanh

nghiệp sử dụng các phần mềm hiệu quả, chi phí hợp lý.

- Có kiến thức để tự học nâng cao chuyên môn, đáp ứng tốt với sự thay đổi công

nghệ

- Có trình độ tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin để hiểu được các từ,

thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành thông dụng.

- Trình bày được các giải thuật và cấu trúc dữ liệu cơ bản thường dùng trong

Công nghệ thông tin.

- Trình bày được các ngôn ngữ lập trình căn bản, ngôn ngữ lập trình .NET và

ngôn ngữ lập trình di động.

- Trình bày được các khái niệm về quản trị Windows Server, quản trị hệ thống

mạng Server/Client.

1.2.4. Kỹ năng thực hành

- Sử dụng thành thạo các chức năng cơ bản trên hệ điều hành Windows.

- Sử dụng thành thạo các chức năng của các phần mềm soạn thảo văn bản, bảng

tính, trình chiếu điện tử và một số phần mềm văn phòng thông dụng.

- Có khả năng tháo, lắp các linh kiện máy tính theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Xây dựng được cấu hình máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng cho cá nhân,

tổ chức, tư vấn, mua bán linh kiện máy tính, thiết bị mạng cho các tổ chức, doanh

nghiệp.

Page 3: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

8

- Có khả năng phân vùng được ổ đĩa cứng, cài đặt hệ điều hành và các chương

trình ứng dụng, các trình điều kiển máy tính và các thiết bị ngoại vi thông dụng.

- Khắc phục được các lỗi cơ bản về phần cứng, phần mềm máy tính.

- Thiết kế và lắp đặt được hệ thống hạ tầng LAN, hệ thống mạng Client/Server

cho tổ chức doanh nghiệp, công ty có sử dụng công nghệ thông tin.

- Có khả năng sử dụng các chức năng cơ bản của hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

- Có kỹ năng về thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh số, thiết kế video quảng cáo.

- Có khả năng sử dụng các công cụ để thực hiện dịch vụ marketing online.

- Có khả năng xây dựng cấu trúc dữ liệu và giải thuật phù hợp đối với các bài

toán đặt ra trong thực tế, với mức độ phức tạp trung bình.

- Có khả năng lập trình các ứng dụng với độ phức tạp trung bình trên môi

trường Windows, Web và thiết bị di động.

- Có khả năng cấu hình các thiết bị mạng, cấu hình hệ thống máy chủ

- Có khả năng thiết kế, lập trình và quản trị trang Web.

1.2.5. Năng lực sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề

- Giải thích được các vấn đề liên quan đến công việc cần giải quyết như phán

đoán sự cố phần cứng, phần mềm, sự cố mạng

- Đưa ra được giải pháp xử lý công việc cụ thể liên quan đến công việc được

giao như các phương án sửa chữa, nâng cấp phần cứng, máy chủ, xây dựng hệ thống

phần mềm, website

- Thể hiện được các năng lực khác của cá nhân như khả năng hoạt động ngoại

khoá, khả năng thu hút, triệu tập quần chúng

- Tuân thủ các quy tắc về an toàn vào bảo mật thông tin đối với các tổ chức, cá

nhân.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp người học sẽ:

- Làm được công việc thiết kế đồ họa cho các hoạt động quảng bá doanh

nghiệp, thiết kế và quản trị website sử dụng mã nguồn mở;

- Thực hiện lắp đặt và bảo trì, sửa chữa, khắc phục các sự cố về phần cứng

và phần mềm máy tính.

- Thực hiện các chiến dịch truyền thông sử dụng mạng xã hội và các công

cụ trực tuyến.

- Tự mở doanh nghiệp.

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

9

3. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 30

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2430 giờ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 525 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1905 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 770 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1660

giờ

- Thời gian khóa học: 36 tháng

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

10

3. Nội dung chương trình:

Mã MH, MĐ Tên môn học/mô-đun

Số

tín

chỉ

Thời

lượn

g

thuyế

t

Thực

hành

Kiể

m

tra

I Các môn học chung/đại

cương 25 525 236 255 34

MHCC2001001

1 Chính trị 5 90 60 24 6

MHCC2001002

1 Pháp luật 2 30 22 6 2

MHCC2004001

1 Giáo dục thể chất 2 60 4 52 4

MHCC2004002

1

Giáo dục quốc phòng và

An ninh 4 75 58 13 4

MHCC13020011 Tin học 3 75 17 54 4

MHCC2005001

1 Ngoại ngữ 6 120 60 50 10

MHCC2001003

1 Kỹ năng mềm 3 75 15 56 4

II Các môn học, mô đun

chuyên môn ngành,

nghề

76 1905 535 1286 84

II.1 Môn học, mô đun cơ sở 17 375 135 222 18 MĐCC13020021 Tin học văn phòng 2 60 0 57 3

MHCC13010001 Cơ bản phần cứng và

mạng máy tính 3 60 30 27 3

MĐCC13020031 Hệ CSDL 4 90 30 54 6

MĐCC13010021 Xử lý sự cố máy tính và

thiết bị văn phòng 4 90 30 57 3

MĐCC13020041 Cấu trúc dữ liệu và toán

học rời rạc 4 75 45 27 3

II.2 Môn học, mô đun

chuyên môn ngành,

nghề

59 1530 400 1064 66

MĐCC13020051 Đồ họa căn bản 3 60 30 27 3

MĐCC13020061 Lập trình C 3 60 30 27 3

MĐCC13020071 Lập trình Windows Form 4 90 30 54 6

MĐCC13010041 Lắp đặt và quản trị mạng 4 90 30 57 3

MĐCC13020081 Xây dựng nhận diện 2 45 15 27 3

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

11

thương hiệu

MĐCC13020091 Thiết kế đa phương tiện 2 45 15 27 3

MĐCC13020101 Thiết kế web 3 75 15 57 3

MĐCC13020111 Phần mềm mã nguồn mở 3 75 15 57 3

MĐCC13020121 Truyền thông thời đại số

(Digital Marketing) 3 60 30 27 3

MĐCC13010121 Lắp đặt bảo trì và sửa

chữa máy tính 3 75 15 57 3

MĐCC13020131 Lập trình ứng dụng Web 3 60 30 27 3

MĐCC13020141 Thực tập xử lý đồ họa 3 90 0 87 3

MHCC20050021 Tiếng Anh chuyên ngành 3 45 15 28 2

MĐCC13020151 Lập trình Java 3 60 30 27 3

MĐCC13020161 Lập trình cho thiết bị di

động 4 90 30 57 3

MĐCC13020171 Kiểm thử phần mềm 4 90 30 57 3

MĐCC13020181 Thực tập tốt nghiệp 4 180 10 165 5

MĐCC13020191 Đồ án Tốt nghiệp 5 225 15 200 10

Tổng cộng 101 2430 771 1541 118

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa: - Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào

tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp: Số TT

Nội dung Thời gian

1 Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2 Văn hoá, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3 Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5 Thăm quan, dã ngoại Mỗi học kỳ 1 lần

- Nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành thực tế tại doanh nghiệp, giúp sinh viên

tiếp cận với văn hóa doanh nghiệp, công việc thực tế sản xuất, nhà trường có thể

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

12

mời giảng viên doanh nghiệp hoặc cử sinh viên học tập tại, thực tập tại doanh nghiệp những học phần, môn học, mô đun sau:

Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun

Số

tín

chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng

số

Trong đó

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

MĐCC13020081 Xây dựng nhận diện

thương hiệu 3 60 30 27 3

MĐCC13020111 Phần mềm mã nguồn mở 3 75 15 57 3

MĐCC13020121 Truyền thông thời đại số 3 60 30 27 3

MĐCC13020131 Lập trình ứng dụng Web 3 60 30 27 3

MĐCC13020141 Thực tập xử lý đồ họa 3 75 15 57 3

MĐCC13020181 Thực tập tốt nghiệp 4 195 15 180

MĐCC13020191 Đồ án Tốt nghiệp 5 250 15 240 10

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun: Thực hiện theo Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ

trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun

hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp ban hành theo Thông tư

09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017.

4.3. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp: Thực hiện theo Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ

trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun

hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp ban hành theo Thông tư

09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017.

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

13

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

14

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

15

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Chính trị

Mã môn học: MHCC20010011

Thời gian thực hiện môn học: 90 tiết; (Lý thuyết: 60 tiết; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 24 tiết; Kiểm tra: 6 tiết)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí của môn học: Môn học Chính trị là môn học bắt buộc trong chương

trình dạy nghề trình độ cao đẳng nghề và là một trong những môn thi tốt nghiệp.

- Tính chất của môn học: Môn học Chính trị là một trong những nội dung

quan trọng của đào tạo nghề nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện người lao

động.

II. Mục tiêu môn học:

- Kiến thức:

+ Nhận thức được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Hiểu biết cơ bản về truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp công

nhân và Công đoàn Việt Nam.

- Kỹ năng: Vận dụng được những kiến thức đã học để rèn luyện trở thành

người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt và năng lực hoàn thành

nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm thực hiện đường

lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được

giao.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT Nội dung môn học

Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thảo

luận

Kiểm

tra

1

Mở đầu. Đối tượng, nhiệm vụ môn học

Chính trị

1 1

1 2 Bài 1. Khái quát về sự hình thành chủ

nghĩa Mác- Lênin

5 4 1

3 Bài 2. Những nguyên lý và quy luật cơ

bản của phép biện chứng duy vật

6 4 2

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

16

4 Bài 3. Những quy luật cơ bản về sự phát

triển xã hội

6 4 1

5 Bài 4. Bản chất và các giai đoạn phát triển

của chủ nghĩa tư bản

5 4 1

1 6 Bài 5. Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

6 4 1

7 Bài 6. Truyền thống yêu nước của dân tộc

Việt Nam

6 4 2

1 8 Bài 7. Đảng Cộng sản Việt Nam - người

tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của

cách mạng Việt Nam

7 5 1

9 Bài 8. Tư tưởng và tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh

10 5 4 1

10 Bài 9. Đường lối phát triển kinh tế của

Đảng

7 5 2

1 11 Bài10. Đường lối xây dựng và phát triển

văn hoá, xã hội, con người

6 4 2

12 Bài 11. Đường lối quốc phòng, an ninh và

mở rộng quan hệ đối ngoại

6 4 1

13 Bài 12. Quan điểm cơ bản về đoàn kết dân

tộc và tôn giáo

6 4 2

1 14 Bài 13. Xây dựng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6 4 2

15 Bài 14. Giai cấp công nhân và Công đoàn

Việt Nam

7 4 2

Cộng 90 60 24 6

2. Nội dung chi tiết: Mở đầu. Đối tượng, nhiệm vụ môn học Chính trị

Mục tiêu của bài

Hiểu được đối tượng nghiên cứu và học tập của môn học; chức năng, nhiệm vụ

nghiên cứu, phương pháp và ý nghĩa học tập môn học Chính trị.

Nội dung của bài Thời gian: 1h

1. Đối tượng nghiên cứu, học tập

2. Chức năng, nhiệm vụ

3. Phương pháp và ý nghĩa học tập

Bài 1. Khái quát về sự hình thành chủ nghĩa Mác-Lênin

Mục tiêu của bài

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

17

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của Chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Hiểu được sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội và triển vọng của chủ nghĩa xã hội.

- Nhận thức được sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung của bài Thời gian: 5h (LT:4; TL:1)

1. C.Mác, Ph.Ăngghen sáng lập học thuyết

1.1. Các tiền đề hình thành

1.2. Sự ra đời và phát triển học thuyết (1848-1895)

2. V.I Lênin phát triển học thuyết Mác (1895- 1924)

2.1. Sự phát triển về lý luận cách mạng

2.2. Chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực

3. Chủ nghĩa Mác - Lênin từ 1924 đến nay

3.1. Sự phát triển về lý luận cách mạng

3.2. Đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực

Bài 2. Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Mục tiêu của bài

- Trình bày được nội dung của phạm trù vật chất và phạm trù ý thức; mối quan hệ

biện chứng giữa vật chất và ý thức; ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này.

- Phân tích được nội dung những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng

duy vật và vận dụng được những nguyên lý, quy luật đó vào thực tiễn.

- Trình bày được bản chất của nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Nội dung của bài Thời gian: 6h (LT:4; TL:2)

1. Chủ nghĩa duy vật khoa học

1.1. Các phương thức tồn tại của vật chất

1.2. Nguồn gốc và bản chất của ý thức

2. Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

2.1. Những nguyên lý tổng quát

2.2. Những quy luật cơ bản

3. Nhận thức và hoạt động thực tiễn

3.1. Bản chất của nhận thức

3.2. Vai trò của thực tiễn với nhận thức

Bài 3. Những quy luật cơ bản về sự phát triển xã hội

Mục tiêu của bài

- Hiểu được vai trò của sản xuất và phương thức sản xuất đối với sự vận động và phát

triển của xã hội.

- Trình bày được nội dung của những quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển

của xã hội.

- Hiểu được các vấn đề về giai cấp và đấu tranh giai cấp; nhà nước và dân tộc; gia

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

18

đình và xã hội.

- Phân tích được bản chất của ý thức xã hội và một số hình thái ý thức xã hội cơ bản.

Nội dung của bài Thời gian:6h (LT:4; TL:1; KT:1)

1. Sản xuất và phương thức sản xuất

1.1. Những quy luật cơ bản

1.2. Sự biến đổi của phương thức sản xuất

2. Đấu tranh giai cấp, nhà nước và dân tộc, gia đình và xã hội

2.1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp

2.2. Nhà nước và dân tộc

2.3. Gia đình và xã hội

3. Ý thức xã hội

3.1. Tính chất của ý thức xã hội

3.2. Một số hình thái ý thức xã hội

Bài 4. Bản chất và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản

Mục tiêu của bài

- Trình bày được quá trình hình thành của chủ nghĩa tư bản.

- Phân tích được bản chất của chủ nghĩa tư bản.

- Hiểu rõ được vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản.

Nội dung của bài Thời gian: 5h (LT:4; TL:1)

1. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản

1.1. Những tiền đề hình thành

1.2. Giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản

2. Giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản

2.1. Bản chất của chủ nghĩa đế quốc

2.2. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản

Bài 5. Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Mục tiêu của bài

- Trình bày được tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội; các giai đoạn phát

triển của chủ nghĩa xã hội.

- Phân tích được cơ sở khách quan và nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội.

- Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn Việt Nam.

Nội dung của bài Thời gian: 6h (LT:4; TL:1; KT:1)

1. Chủ nghĩa xã hội

1.1. Tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội

1.2. Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội

2. Quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Page 14: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

19

2.1. Cơ sở khách quan của thời kỳ quá độ

2.2. Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Bài 6. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

Mục tiêu của bài

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam; dân tộc

Việt Nam trong tiến trình lịch sử.

- Hiểu rõ được truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Nội dung của bài Thời gian: 6h (LT:4; TL:2)

1. Sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam

1.1. Sự hình thành dân tộc Việt Nam

1.2. Dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử

2. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

2.1. Cơ sở hình thành truyền thống yêu nước

2.2. Biểu hiện nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam

Bài 7. Đảng Cộng sản Việt Nam - người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của

cách mạng Việt Nam

Mục tiêu của bài

- Phân tích được công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình sáng lập

và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Trình bày được những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hiểu được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam.

Nội dung của bài Thời gian:7h (LT:5,TL:1; KT:1)

1. Thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

1.1. Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam

1.2. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước

2.1.Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị

2.2. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách

mạng Việt Nam

Bài 8. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Mục tiêu của bài

- Trình bày được nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Phân tích được những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nội dung của bài Thời gian:10h (LT:5; TL:4; KT:1)

Page 15: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

20

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh

1.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành

1.2. Nội dung cơ bản

2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

2.1. Hồ Chí Minh, tấm gương tiêu biểu của truyền thống đạo đức của dân tộc Việt

Nam

2.2. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bài 9. Đường lối phát triển kinh tế của Đảng

Mục tiêu của bài

- Hiểu được tính khách quan, tầm quan trọng và quan điểm của Đảng ta về phát triển

kinh tế.

- Phân tích được nội dung cơ bản của đường lối phát triển kinh tế.

- Vận dụng những kiến thức đã học và thực tiễn hiện nay.

Nội dung của bài Thời gian: 7h (LT:5; TL:2)

1. Đổi mới lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm

1.1. Tính khách quan và tầm quan trọng của phát triển kinh tế

1.2. Quan điểm cơ bản của Đảng về phát triển kinh tế

2. Nội dung cơ bản đường lối phát triển kinh tế

2.1. Hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

2.2. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

2.3. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Bài 10. Đường lối xây dựng và phát triển văn hoá, xã hội, con người

Mục tiêu của bài

- Trình bày được vị trí và vai trò của văn hóa, quan điểm và phương hướng phát triển

văn hóa của Đảng ta.

- Phân tích được những quan điểm cơ bản của Đảng ta về chính sách xã hội; chủ

trương và giải pháp thực hiện chính sách xã hội hiện nay.

Nội dung của bài Thời gian: 6h (LT:4; TL:2)

1. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

1.1. Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội

1.2. Quan điểm và phương hướng phát triển văn hoá

2. Thực hiện các chính sách xã hội vì con người

2.1. Những quan điểm cơ bản của Đảng

2.2. Chủ trương và giải pháp thực hiện

Bài 11. Đường lối quốc phòng, an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại

Mục tiêu của bài

- Hiểu được đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng ta.

Page 16: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

21

- Trình bày được sự cần thiết mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế.

Nội dung của bài Thời gian: 6h (LT:4; TL:1; KT:1)

1. Đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng

1.1. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo

1.2. Nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

2. Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

2.1. Mở rộng quan hệ đối ngoại

2.2. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Bài 12. Quan điểm cơ bản về đoàn kết dân tộc và tôn giáo

Mục tiêu của bài

- Trình bày được tầm quan trọng và quan điểm của Đảng ta về đoàn kết dân tộc và

đoàn kết tôn giáo.

- Vận dụng được những kiến thức đã học để lý giải những vấn đề dân tộc và tôn giáo

hiện nay.

Nội dung của bài Thời gian: 6h (LT:4,TL:2)

1. Tầm quan trọng và quan điểm của Đảng về đoàn kết dân tộc

1.1. Tầm quan trọng của đoàn kết toàn dân tộc

1.2. Quan điểm và chủ trương lớn của Đảng

2. Tầm quan trọng và quan điểm của Đảng về đoàn kết tôn giáo

2.1. Tầm quan trọng của đoàn kết tôn giáo

2.2. Quan điểm và chủ trương lớn của Đảng

Bài 13. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mục tiêu của bài

- Trình bày được tầm quan trọng của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam.

- Hiểu được phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Nội dung của bài (Thời gian: 6h (LT:4; TL:2)

1. Tầm quan trọng của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.1. Sự cần thiết xây dựng nhà nước pháp quyền

1.2. Bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam

2.1. Phương hướng, nhiệm vụ

2.2.Giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 14. Giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam

Page 17: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

22

Mục tiêu của bài

- Trình bày được quá trình hình thành, phát triển của giai cấp công nhân và công đoàn

Việt Nam

- Hiểu được những truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam và quan

điểm của Đảng ta về phát triển giai cấp công nhân.

- Phân tích được vị trí và tính chất của công đoàn Việt Nam.

Nội dung của bài Thời gian:7h (LT:4; TL:2; KT:1)

1. Giai cấp công nhân Việt Nam

1.1. Sự hình thành và quá trình phát triển

1.2. Những truyền thống tốt đẹp

1.3. Quan điểm của Đảng về phát triển giai cấp công nhân

2. Công đoàn Việt Nam

2.1. Sự ra đời và quá trình phát triển

2.2. Vị trí, vai trò và tính chất hoạt động

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn

2. Trang thiết bị máy móc: máy chiếu, loa.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc(Các kỳ ĐH)

Toàn tập Mác – Ăngghen, Toàn tập Lênin; Toàn tập Hồ Chí Minh

V. Nội dung và phương pháp đánh giá:

1. Nội dung

- Về kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm khách quan đạt

được các yêu cầu:

+ Nhận thức được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Hiểu biết cơ bản về truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp công nhân và

Công đoàn Việt Nam.

- Về kỹ năng: Đánh giá khả năng vận dụng được những kiến thức đã học để rèn

luyện trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt và năng

lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, tự giác, tích cực, chủ động...

2. Phương pháp đánh giá:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết và đầy đủ các bài học tích hợp, bài

học thực hành, thực tập và các yêu cầu của môn học.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và thi.

- Đánh giá trong quá trình học:

Page 18: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

23

+ Hình thức kiểm tra: Tự luận

+ Bài kiểm tra: 01 bài kiểm tra thường xuyên; 06 bài kiểm tra định kỳ

- Đánh giá cuối môn học:

+ Hình thức thi: Tự luận

+ Bài thi: 01 bài

- Thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học Chính trị được sử dụng để

giảng dạy cho trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học

- Tuỳ theo nội dung của mỗi bài mà giáo viên có thể sử dụng những phương pháp

mang tính chất vừa truyền thống vừa hiện đại như: thuyết trình, trực quan, sử dụng

văn, thơ, ca dao, tục ngữ, xêmina, các hoạt động ngoại khoá… Giáo viên giảng dạy

chính trị có thể là giáo viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Có thể kết hợp giảng

dạy môn chính trị với các phong trào của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,

phong trào địa phương và các hoạt động của ngành chủ quản hoặc mời các báo cáo

viên nói chuyện thời sự trong nước, quốc tế… gắn “lý luận với thực tiễn” để định

hướng nhận thức và rèn luyện chính trị cho người học nghề.

- Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của môn học Chính trị rất cần có sự

đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học như: phòng học chính trị, máy

chiếu đa năng, sách, báo, băng, đĩa hình…Đồng thời, tổ chức cho học sinh đi thực tế

(thăm các khu di tích lịch sử, các nhà bảo tàng, nhà truyền thống…)

- Đối với người học nghề đã tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề học lên Cao đẳng

nghề, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào nội dung chương trình và phân phối thời

gian môn học Chính trị để quyết định những nội dung người học nghề không phải

học lại.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Những truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp công nhân và công đoàn

Việt Nam.

4. Tài liệu tham khảo:

+ Giáo trình chính:

[1] Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Giáo trình môn học Chính trị, (Dùng

cho học sinh các trường dạy nghề), Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

Page 19: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

24

+ Tài liệu tham khảo:

[1] Hội đồng Trung ương, (1999), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB. CTQG,

Hà Nội.

[2] Hội đồng Trung ương, (2003), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB. CTQG,

Hà Nội.

[3] Hội đồng Trung ương, (2004), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học", NXB.

CTQG, Hà Nội.

[4] Hội đồng Trung ương, (2004), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,

NXB. CTQG, Hà Nội.

[5] Hội đồng Trung ương, (2004), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, NXB.

CTQG, Hà Nội.

[6] Các tài liệu tham khảo khác: Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng,

tạp chí Triết học, tạp chí Cộng sản, báo Nhân dân, Thông tin trên mạng Internet...

Page 20: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

25

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Pháp luật

Mã môn học: MHCC20010021

Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 22 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 6 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Môn học được phân bố từ đầu khóa học, sau môn học Chính trị. - Tính chất: Môn học có tính chất bắt buộc II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được những nội dung cơ bản trong các bài học;

+ Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản về hệ thống pháp luật

Việt Nam.

- Về kỹ năng:Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong

sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức tôn trọng và thực hiện theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật.

+ Có ý thức bảo vệ Hiến Pháp, Pháp luật.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Số

TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành,

thí

nghiệm,

thảo

luận,

bài tập

Kiểm

tra

1

Bài 1: Một số vấn đề chung về nhà

nước và pháp luật

1.1. Nguồn gốc, bản chất, chức năng

của nhà nước

1.1.1.Nguồn gốc của nhà nước

1.1.2. Bản chất của nhà nước

1.1.3. Chức năng của nhà nước

1.2. Nguồn gốc, bản chất và vai trò

2

1.5

0.5

Page 21: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

26

2

3

4

của pháp luật

1.2.1. Nguồn gốc của pháp luật

1.2.2. Bản chất của pháp luật

1.2.3. Vai trò của pháp luật

Bài 2: Nhà nước và hệ thống pháp

luật Việt Nam

2.1.Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam

2.1.1. Bản chất, chức năng Nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.2. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt

động cơ bản của Nhà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam

2.2.1. Các thành tố của hệ thống pháp

luật

2.2.2. Hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật

Bài 3: Luật Nhà nước (Luật Hiến

pháp)

3.1. Luật Nhà nước trong hệ thống pháp

luật Việt Nam

3.1.1. Khái niệm Luật Nhà nước

3.1.2. Vị trí của Hiến pháp trong hệ

thống pháp luật Việt Nam

3.2. Một số nội dung cơ bản của Hiến

pháp2013

3.2.1. Chế độ chính trị và chế độ kinh

tế

3.2.2. Chính sách xã hội, văn hóa,

giáo dục, khoa học - công nghệ, môi

trường

3.2.3. Quyền con người, quyền và

nghĩa vụ cơ bản của công dân

Bài 4: Luật Dạy nghề

3

2

2

2.5

1.5

1.5

0.5

0.5

0.5

Page 22: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

27

5

6

7

4.1. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản

của Luật Dạy nghề

4.1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối

tượng áp dụng của Luật Dạy nghề

4.1.2. Một số nguyên tắc của Luật

Dạy nghề

4.2. Các trình độ dạy nghề và văn bằng

chứng chỉ nghề

4.2.1. Dạy nghề trình độ sơ cấp

4.2.2. Dạy nghề trình độ trung cấp

4.2.3. Dạy nghề trình độ cao đẳng

4.3. Nhiệm vụ và quyền của người học nghề

4.3.1. Nhiệm vụ của người học nghề

4.3.2. Quyền của người học nghề

4.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở dạy

nghề

4.4.1. Nhiệm vụ của cơ sở dạy nghề

4.4.2. Quyền hạn của cơ sở dạy nghề

Bài 5: Pháp luật Lao động

5.1. Khái niệm và các nguyên tắc cơ

bản của pháp luật Lao động

5.1.1. Khái niệm và đối tượng điều

chỉnh của pháp luật Lao động

5.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của

pháp luật Lao động

5.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của

người lao động và người sử dụng lao

động

5.2.1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của

người lao động

5.2.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của

người sử dụng lao động

5.3. Một số nội dung của Bộ luật Lao động

5.3.1. Hợp đồng lao động

5.3.2. Tiền lương và bảo hiểm xã hội

5.3.3. Thời gian làm việc, thời gian

nghỉ ngơi

6.5

1

1.5

5.5

1

1

0.5

1

Page 23: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

28

8

9

10

Kiểm tra

Bài 6: Pháp luật Kinh doanh

6.1. Khái niệm pháp luật Kinh doanh

6.2. Một số nội dung cơ bản về các loại h

6.2.1. Doanh nghiệp nhà nước

6.2.2. Doanh nghiệp tư nhân

6.2.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn

6.2.4. Công ty cổ phần

6.2.5. Công ty hợp danh

6.2.6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài

Bài 7: Pháp luật Dân sự và Luật Hôn

nhân gia đình

7.1. Pháp luật Dân sự

7.1.1. Khái niệm và đối tượng điều

chỉnh của pháp luật Dân sự

7.1.2. Một số nội dung của Bộ luật

Dân sự

7.1.3. Trình tự, thủ tục xét xử và giải

quyết các vụ án dân sự

7.2. Luật hôn nhân gia đình

7.2.1. Khái niệm và đối tượng điều

chỉnh

7.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật

Hôn nhân gia đình

7.2.3. Một số nội dung cơ bản của

Luật Hôn nhân gia đình

Bài 8: Luật Hành chính và pháp luật

Hình sự

8.1. Luật Hành chính

8.1.1. Khái niệm và đối tượng điều

chỉnh

8.1.2. Vi phạm hành chính và xử lý vi

phạm hành chính

8.2. Pháp luật hình sự

8.2.1. Khái niệm và vai trò của luật

Hình sự

3

3

5

2.5

2

4

0.5

1

1

Page 24: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

29

2. Nội dung chi tiết: Bài 1. Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật Thời gian: 2 giờ

* Mục tiêu:

- Trình bày được nguyên nhân kinh tế và xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước và

pháp luật

- Nêu được bản chất, chức năng của nhà nước; bản chất vai trò của pháp luật

- Có thái độ ủng hộ sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã

hội

* Nội dung chương:

1.1. Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước

1.1.1. Nguồn gốc của nhà nước

1.1.2. Bản chất của nhà nước

11

8.2.2. Tội phạm và hình phạt

8.2.3. Các giai đoạn tố tụng hình sự

Bài 9: Luật Phòng, chống tham nhũng

9.1. Khái niệm về tham nhũng

9.1.1. Khái niệm và những đặc điểm

cơ bản

9.1.2. Các hành vi tham nhũng theo

quy định của pháp luật

9.2. Nguyên nhân và tác hại của tham

nhũng

9.2.1. Nguyên nhân của tham nhũng

9.2.2. Tác hại của tham nhũng

9.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác

phòng, chống tham nhũng

9.4. Trách nhiệm của công dân trong

phòng chống tham nhũng

9.4.1. Trách nhiệm của công dân tham

gia phòng, chống tham nhũng

9.4.2. Trách nhiệm của công dân

trong tố cáo hành vi tham nhũng

9.4.3. Tham gia phòng chống tham

nhũng thông qua ban thanh tra nhân

dân tổ chức mà mình là thành viên.

Kiểm tra

1

1

Tổng 30 22 6 2

Page 25: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

30

1.1.3. Chức năng của nhà nước

1.2. Nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật

1.2.1. Nguồn gốc của pháp luật

1.2.2. Bản chất của pháp luật

1.2.3. Vai trò của pháp luật

Bài 2. Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam Thời gian: 3 giờ

* Mục tiêu:

- Phân tích được bản chất, chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam

- Nêu được hệ thống, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy

Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay.

- Nêu được cấu trúc của hệ thống pháp luật Việt Nam

- Ủng hộ việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

* Nội dung chương:

2.1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.1. Bản chất, chức năng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.2. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam

2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam

2.2.1. Các thành tố của hệ thống pháp luật

2.2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Bài 3. Luật Nhà nước (Luật Hiến pháp) Thời gian: 2 giờ

* Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm Luật Nhà nước và xác định được vị trí của Hiến Pháp trong

hệ thống pháp luật Việt Nam

- Nêu được nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị, kinh tế, chính sách

văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Tôn trọng và thực hiện Hiến pháp

* Nội dung chương:

3.1. Luật Nhà nước trong hệ thống pháp luật Việt Nam

3.1.1. Khái niệm Luật Nhà nước

3.1.2. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

3.2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013

3.2.1. Chế độ chính trị và chế độ kinh tế

3.2.2. Chính sách xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, môi trường

3.2.3. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Bài 4. Luật Dạy nghề Thời gian: 2 giờ

Page 26: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

31

* Mục tiêu:

-Nêu được khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Dạy nghề

- Trình bày được nhiệm vụ và quyền của người học nghề, cơ sở dạy nghề

- Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người học nghề

* Nội dung chương:

4.1. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của Luật Dạy nghề

4.1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Dạy nghề

4.1.2. Một số nguyên tắc của Luật Dạy nghề

4.2. Các trình độ dạy nghề và văn bằng chứng chỉ nghề

4.2.1. Dạy nghề trình độ sơ cấp

4.2.2. Dạy nghề trình độ trung cấp

4.2.3. Dạy nghề trình độ cao đẳng

4.3. Nhiệm vụ và quyền của người học nghề

4.3.1. Nhiệm vụ của người học nghề

4.3.2. Quyền của người học nghề

4.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở dạy nghề

4.4.1. Nhiệm vụ của cơ sở dạy nghề

4.4.2. Quyền hạn của cơ sở dạy nghề

Bài 5. Pháp luật Lao động Thời gian: 6.5 giờ

* Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phân tích được các nguyên tắc cơ

bản của Pháp luật Lao động.

- Nêu được quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động, người sử dụng lao động

- Nêu được một số nội dung của Bộ luật Lao động: hợp đồng lao động, tiền lương,

bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.

- Vận dụng được các kiến thức trên vào tình huống pháp luật cụ thể

- Nghiêm túc thực hiện quy định khi tham gia vào quan hệ pháp luật Lao động

* Nội dung chương:

5.1. Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Lao động

5.1.1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh của pháp luật Lao động

5.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Lao động

5.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động

5.2.1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động

5.2.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng lao động

5.3. Một số nội dung của Bộ luật Lao động

5.3.1. Hợp đồng lao động

5.3.2. Tiền lương và bảo hiểm xã hội

Page 27: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

32

5.3.3. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

Bài 6. Pháp luật Kinh doanh Thời gian: 1.5 giờ

* Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp.

- Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp

- Nhận ra tính hợp lý của pháp luật doanh nghiệp với từng loại hình doanh nghiệp

* Nội dung chương:

6.1. Khái niệm pháp luật Kinh doanh

6.2. Một số nội dung cơ bản về các loại hình doanh nghiệp

6.2.1. Doanh nghiệp nhà nước

6.2.2. Doanh nghiệp tư nhân

6.2.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn

6.2.4. Công ty cổ phần

6.2.5. Công ty hợp danh

6.2.6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bài 7. Pháp luật Dân sự và Luật Hôn nhân gia đình Thời gian: 3 giờ

* Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm và đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự

- Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật Dân sự về quyền sở hữu,

hợp đồng dân sự và các giai đoạn của tố tụng dân sự

- Nêu được khái niệm và đối tượng điều chỉnh, các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn

nhân và gia đình

- Trình bày được một số nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình

- Vận dụng các kiến thức vào trong tình huống pháp luật cụ thể

- Tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật Dân sự và Luật Hôn nhân

gia đình

* Nội dung

7.1. Pháp luật Dân sự

7.1.1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh của pháp luật Dân sự

7.1.2. Một số nội dung của Bộ luật Dân sự

7.1.3. Trình tự, thủ tục xét xử và giải quyết các vụ án dân sự

7.2. Luật hôn nhân gia đình

7.2.1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh

7.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân gia đình

7.2.3. Một số nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân gia đình

Bài 8. Luật Hành chính và pháp luật Hình sự Thời gian: 3 giờ

* Mục tiêu:

Page 28: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

33

- Nêu được khái niệm, đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính, các dấu hiệu của

vi phạm hành chính và các hình thức xử lý vi phạm hành chính

- Nêu được khái niệm và vai trò của luật Hình sự, khái niệm tội phạm, phân loại

được các loại tội phạm và các loại hình phạt, các giai đoạn của tố tụng hình sự

- Tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật Hành chính và pháp luật

Hình sự

* Nội dung

8.1. Luật Hành chính

8.1.1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh

8.1.2. Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính

8.2. Pháp luật hình sự

8.2.1. Khái niệm và vai trò của luật Hình sự

8.2.2. Tội phạm và hình phạt

8.2.3. Các giai đoạn tố tụng hình sự

Bài 9. Luật Phòng, chống tham nhũng Thời gian: 5 giờ

* Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của tham nhũng

- Nhận biết được các hành vi tham nhũng, nguyên nhân và tác hại của tham nhũng

- Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng

- Xác định được trách nhiệm của công dân trong đấu tranh phòng, chống tham

nhũng

- Tích cực tham gia phát hiện và đấu tranh phòng, chống tham nhũng

* Nội dung

9.1. Khái niệm về tham nhũng

9.1.1. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản

9.1.2. Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật

9.2. Nguyên nhân và tác hại của tham nhũng

9.2.1. Nguyên nhân của tham nhũng

9.2.2 Tác hại của tham nhũng

9.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng

9.4. Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng

9.4.1. Trách nhiệm của công dân tham gia phòng, chống tham nhũng

9.4.2. Trách nhiệm của công dân trong tố cáo hành vi tham nhũng

9.4.3. Tham gia phòng chống tham nhũng thông qua ban thanh tra nhân dân tổ

chức mà mình là thành viên.

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:

Page 29: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

34

STT

Loại

phòng

học

Số

lượng

Diện

tích

(m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ

giảng dạy

Tên thiết bị Số lượng Phục vụ môn

học

1 Giảng

đường 1 60

- Bàn ghế 40 Bộ

Phần học lý

thuyết

- Bảng 1 Chiếc

- Máy chiếu 1 Chiếc

- Màn chiếu 1Chiếc

- Quạt 5Chiếc

2. Trang thiết bị máy móc:

STT Tên thiết bị đào tạo Đơn vị Số lượng

1 Máy vi tính Bộ 1

2 Máy chiếu

(Projector) Bộ 1

3 Loa máy tính Bộ 1

4 Bảng Chiếc 1

3.Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Phim, tranh ảnh minh họa các tình huống pháp

luật, tài liệu phát tay cho người học, tài liệu tham khảo

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Đánh giá thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, sinh viên cần đạt các yêu

cầu sau:

+ Trình bày đầy đủ hệ thống kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật

+ Trình bày được đầy đủ kiến thức pháp luật chuyên ngành liên quan trực tiếp đến

quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động

- Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng của người học thông qua việc thực hành các bài tập

tình huống pháp luật.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Chuyên cần, say mê môn học

2. Phương pháp:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết và đầy đủ các bài học tích hợp, bài

học thực hành, thực tập và các yêu cầu của môn học.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và thi.

+ Kiểm tra thường xuyên: 01 bài

+ Kiểm tra định kỳ: 02 bài

+ Thi kết thúc môn học: 01 bài. Hình thức tự luận.

Page 30: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

35

- Thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên trình độ cao

đẳng trong nhà trường.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy và học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:

+ Chuẩn bị tốt về nội dung và các phương tiện cho từng bài học trước khi lên lớp.

+ Phương pháp giảng dạy: giảng giải, trực quan, phân tích, kiểm tra đánh giá.

- Đối với học sinh: Đọc trước bài học. Trong quá trình học tích cực tham gia xây dựng

bài. Tích cực chủ động rèn luyện kỹ năng. Tuân thủ theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Nội dung của Luật Hiến pháp là quan trọng nên khi giảng dạy các bài khác cần

trích dẫn và làm rõ vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Về phân bổ thời gian: Căn cứ vào thực tế của nơi đào tạo, giáo viên có thể thay đổi

nội dung, nhưng vẫn phải đảm bảo số giờ qui định.

- Tạo môi trường an toàn cho học viên và giáo viên cũng như tuân thủ các thủ tục an

toàn liên quan đến các hoạt động dạy và học.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Bộ Luật Lao động

[2] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp 2013

[3] Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật,

NXB Tư pháp

[4] Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình Luật hành chính

[5] Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng (1996), NXB Giáo dục...

Page 31: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

36

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Giáo dục thể chất

Mã môn học: MHCC20040011

Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 4 giờ; Thực hành: 52 giờ; Kiểm

tra: 4 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Giáo dục thể chất (GDTC) là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo

trình độ cao đẳng.

- Tính chất: Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo

nghề nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện người lao động.

II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: Trình bày được vị trí, mục tiêu, yêu cầu môn học.

+ Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của GDTC đối với sức khoẻ con người.

+ Khái quát lịch sử ra đời, sự phát triển của các môn thể thao có trong

chương trình.

- Về kỹ năng: Thực hành tốt các kỹ thuật cơ bản của các môn thể thao được học.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nêu và áp dụng được Luật vào thi đấu.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Số

TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực hành,

thí nghiệm,

thảo luận, bài

tập

Kiểm

tra

1 Bài 1. Lý thuyết nhập môn 2 2

2 Bài 2. Thể dục cơ bản 5 5

3 Bài 3. Điền kinh 23 1 20 2

4 Bài 4. Thể dục dụng cụ 9 9

5 Bài 5. Bóng chuyền 21 1 18 2

Tổng cộng 60 4 52 4 2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu: Bài 1. Lý thuyết nhập môn

* Mục tiêu:

- Nêu được một số khái niệm cơ bản về GDTC và sức khoẻ.

- Nêu được nguồn gốc ra đời của TDTT và các bài tập GDTC.

- Nêu được vị trí, mục tiêu, yêu cầu môn học.

- Nêu được ý nghĩa, tác dụng của GDTC đối với sức khoẻ con người.

Page 32: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

37

- Nêu được nội dung chương trình, những tiêu chuẩn và yêu cầu về kiến thức,

kỹ năng và rèn luyện thân thể cần phải đạt được đối với bản thân khi kết thúc môn

học.

* Nội dung của bài Thời gian: 2h (LT:2; TH:0)

1. Một số khái niệm cơ bản

1.1. Giáo dục thể chất

1.2. Sức khoẻ

2. Nguồn gốc ra đời của TDTT và bài tập GDTC

3. Vị trí, mục tiêu, yêu cầu của môn GDTC

4. Ý nghĩa, tác dụng của GDTC đối với sức khoẻ con người

5. Nội dung chương trình, các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thân thể

mà học sinh cần đạt được khi kết thúc môn học

Bài 2. Thể dục cơ bản - Bài thể dục phát triển chung tay không

* Mục tiêu:

- Thực hiện được kỹ thuật các động tác thể dục cơ bản.

- Biết cách tập luyện môn thể dục.

- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.

* Nội dung của bài Thời gian: 5h (LT:0; TH:5; KT:0)

1. Bài thể dục phát triển chung tay không

2. Kiểm tra

- Thuộc bài, tư thế động tác chuẩn đẹp, đúng nhịp độ động tác, tác phong ý

thức tốt: 10 điểm.

Bài 3. Điền kinh

* Mục tiêu:

- Thực hiện được những động tác kỹ thuật cơ bản của môn điền kinh.

- Vận dụng được phương pháp tập luyện môn điền kinh.

- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.

* Nội dung của bài Thời gian: 23h (LT:1; TH:20; KT:2)

1. Chạy cự ly ngắn

1.1. Giới thiệu môn chạy cự ly ngắn

1.2. Tác dụng của các bài tập cự ly ngắn đối với việc rèn luyện sức khoẻ con

người

1.3. Thực hành các động tác kỹ thuật

2. Chạy cự ly trung bình

2.1. Sự giống và khác nhau giữa chạy cự ly trung bình và chạy ngắn

2.2. Tác dụng của các bài tập chạy cự ly trung bình đối với việc rèn luyện sức

khoẻ con người

2.3. Thực hành các động tác kỹ thuật

Page 33: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

38

3. Nhảy cao

3.1. Giới thiệu các kiểu nhảy cao

3.2. Tác dụng của các bài tập nhảy cao đối với việc rèn luyện sức khoẻ con người

3.3. Thực hành động tác kỹ thuật nhảy cao úp bụng

4. Kiểm tra

- Chạy CLN (100m)

Bài 4. Thể dục dụng cụ:

* Mục tiêu:

- Thực hiện được kỹ thuật các động tác thể dục cơ bản.

- Biết cách tập luyện môn thể dục.

- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.

* Nội dung của bài Thời gian: 9h (LT:0; TH:9; KT: 0)

1. Lý thuyết

1.1. Khái niệm

1.2. Ý nghĩa và đặc điểm của thể dục dụng cụ

1.3. Nhiệm vụ của thể dục dụng cụ

2. Thực hành

2.1. Xà kép (dành cho nam)

2.2. Bài thể dục liên hoàn với gậy 32 nhịp (dành cho nữ)

3. Kiểm tra

Thuộc bài, tư thế động tác chuẩn đẹp, đúng nhịp độ động tác, tác phong ý thức tốt

: 10 điểm.

Bài 5. Bóng chuyền

* Mục tiêu:

- Thực hiện được những kỹ thuật cơ bản của môn bóng chuyền.

- Biết được phương pháp tập luyện và thi đấu

- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.

* Nội dung của bài Thời gian: 21h (LT:1; TH:18; KT: 2)

1. Lý thuyết chuyên môn về môn bóng chuyền

1.1. Lịch sử phát triển môn bóng chuyền

1.2. Ảnh hưởng và tác dụng của môn bóng chuyền đối với cơ thể

2. Thực hành

2.1. Kỹ thuật chuyền bóng

2.2.Kỹ thuật đệm bóng

2.3. Kỹ thuật phát bóng

3. Kiểm tra

- Kỹ thuật đệm bóng.

- Kỹ thuật chuyền bóng.

Page 34: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

39

- Kỹ thuật phát bóng.

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Sân bãi:

+ Đường chạy ngắn (từ 30m -100m) và trung bình (từ 800-1500m) thoáng

mát, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện.

+ Sân bóng chuyềnđúng kích thước, luật

+ Sân bãi nhảy cao thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn trong quá

trình tập luyện.

2. Trang thiết bị máy học

- Dụng cụ:

+ Bàn đạp chạy cự ly ngắn, đồng hồ bấm giây, vạch xuất phát, đích

+ Cột nhảy cao, xà, đệm, thước mét dùng cho nhảy cao.

+ Xà kép, gậy (ống nhựa phi27) 60cm- 80cm.

+ Bóng chuyền 02 HS/quả, lưới bóng chuyền.

V. Nội dung và phương pháp đánh giá:

1. Nội dung

- Kiến thức:

Được đánh giá bằng các bài kiểm tra về thao tác kỹ thuật chuyên môn.

+ 03 bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ.

- Kỹ năng:

Đánh giá kỹ năng thực hành chuyên môn.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Học sinh tự làm, học sinh làm nhưng có người bảo hiểm, giúp đỡ.

+ Đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình tập luyện

2. Phương pháp:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết và đầy đủ các bài học tích hợp, bài

học thực hành, thực tập và các yêu cầu của môn học.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và thi.

- Được đánh giá bằng phương pháp kiểm tra thực hành.

+ Kiểm tra thường xuyên: 01 bài

+ Kiểm tra định kỳ: 02 bài

+ Thi kết thúc môn học: 01 bài, thực hành.

- Thang điểm: 10

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học

1. Phạm vi áp dụng chương trình

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên: Cách tổ chức giảng dạy:

Page 35: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

40

+ Hướng dẫn ban đầu: Cả lớp

+ Hướng dẫn thường xuyên: Theo nhóm, cá nhân.

+ Hướng dẫn kết thúc: Theo nhóm.

- Các yêu cầu đối với cơ sở thực tập, trang thiết bị:

+ Đường chạy, sân bãi tập luyện phải bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ và đảm

bảo an toàn.

+ Dụng cụ (bàn đạp…) phải đầy đủ và đảm bảo chất lượng.

+ Xà kép đảm bảo chất lượng, gậy (ống nhựa).

+ Sân bóng chuyền đúng quy định, luật.

+ Bóng chuyền 02HS/01 bóng .

3. Những trọng tâm cần chú ý

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Chạy tiếp sức, cự ly trung bình, cự ly dài, việt dã, (1999), Nxb. Giáo dục, Hà

Nội.

[2] Điền kinh, (2000), Nxb. TDTT, Hà Nội.

[3] Luật Điền kinh, (2000), Nxb. TDTT, Hà Nội.

[4] Phạm Thuý Lan, (2002), Giáo trình thể dục, Hà Nội.

[5] Hướng dẫn sử dụng luật một số môn thể dục thể thao, (1997), Nxb. GD, Hà Nội.

[6] Hướng dẫn tập luyện cầu lông, (2000), Nxb. TDTT, Hà Nội.

[7] Nguyễn Thiệt Tình, (1997), Huấn luyện và giảng dạy bóng đá, Nxb. TDTT, Hà

Nội.

[8] Trường ĐHSP Hà nội, (2004), Bài giảng môn bóng chuyền, Hà Nội.

Page 36: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

41

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Giáo dục quốc phòng - an ninh

Mã môn học: MHCC20040021

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 58 giờ; Thực hành: 13 giờ;

Kiểm tra: 4 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Giáo dục quốc phòng và an ninh là một bộ phận của nền giáo dục

quốc dân, là môn học chính khoá, thuộc nhóm các môn học chung trong chương

trình dạy nghề trình độ cao đẳng.

- Tính chất: Giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm nâng cao dân trí quốc

phòng, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được nội dung cơ bản về: Phòng, chống chiến lược "Diễn biến

hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam; xây dựng và

bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; vấn đề cơ bản về dân tộc, tôn giáo,

về bảo vệ an ninh quốc gia;

+ Đào tạo con người phát triển toàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về

đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước ta về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc;

+ Nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thế hệ trẻ, có kiến thức

cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh và công tác quản lý nhà nước về quốc

phòng, an ninh;

- Về kỹ năng:

+ Xác định được những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá

Việt Nam;

+ Thực hiện được đội ngũ đơn vị (tiểu đội, trung đội); các kỹ năng cơ bản

của kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, súng trường CKC và một số loại vũ khí thông

thường;

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

III. Nội dung môn học:

3. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực hành,

thí nghiệm,

thảo luận,

bài tập

Kiểm

tra

1 Bài 1. Phòng, chống chiến lược

"Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật 5 5

Page 37: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

42

đổ của các thế lực thù địch đối với

Việt Nam

2 Bài 2. Xây dựng lực lượng dân

quân tự vệ, lực lượng dự bị động

viên và động viên công nghiệp

phục vụ quốc phòng

5 5

3 Bài 3. Xây dựng và bảo vệ chủ

quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia 6 5 1

4 Bài 4. Một số vấn đề cơ bản về dân

tộc và tôn giáo 5 5

5 Bài 5. Những vấn đề cơ bản về bảo

vệ an ninh quốc gia 5 5

6 Bài 6. Đội ngũ đơn vị (tiểu đội,

trung đội) 5 1 4

7 Bài 7. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên

AK, súng trường CKC 8 2 6

8 Bài 8. Kỹ thuật sử dụng lựu đạn 5 1 3 1

9 Bài 9. Đường lối quan điểm của

Đảng, chính sách, pháp luật của nhà

nước Việt Nam về bảo vệ an ninh

chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

5 5

10 Bài 10. Chiến tranh nhân dân bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa

5 5

11 Bài 11. Kết hợp phát triển kinh tế -

xã hội với tăng cường củng cố

quốc phòng và an ninh

6 5 1

12 Bài 12. Biển đảo Việt Nam, bảo vệ

chủ quyền biển đảo Việt Nam 5 5

13 Bài 13. Giới thiệu một số loại vũ

khí bộ binh RPĐ, B40, B41, cối

60mm

5 4 1

14 Bài 14. Giới thiệu ba môn quân sự

phối hợp 5 5

CỘNG 75 58 13 4

4. Nội dung chi tiết: Bài 1: Phòng, chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các

thế lực thù địch đối với Việt Nam

* Mục tiêu:

Page 38: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

43

-Trình bày được những âm mưu, thủ đoạn chiến lược “Diễn biến hoà bình”,

bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt

Nam;

- Cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật

đổ của các thế lực thù địch chống, phá các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam;

- Thực hiện tốt trách nhiệm người học sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

* Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù

địch chống phá chủ nghĩa xã hội

2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù

địch chống phá Việt Nam

1 giờ

3. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và phương châm của

Đảng, Nhà nước ta về phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo

loạn lật đổ

1 giờ

4. Những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo

loạn lật đổ của các thế lực thù địch ở Việt Nam

1 giờ

5. Thảo luận 2 giờ

Bài 2: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động

viên công nghiệp phục vụ quốc phòng

* Mục tiêu:

-Trình bày được những nội dung, biện pháp cơ bản về xây dựng lực lượng dân

quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp phục vụ quốc

phòng;

- Vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân nơi cư trú;

- Nâng cao trách nhiệm của người học sinh, chấp hành tốt các qui định về quốc

phòng và an ninh, sẵn sàng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang.

*Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ 1 giờ

2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên 1 giờ

3. Động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng 1 giờ

4. Thảo luận 2 giờ

Bài 3:Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

* Mục tiêu:

- Trình bày những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia,

xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam;

- Nâng cao lòng tự hào yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân trong việc

góp phần xây dựng, bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc

Page 39: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

44

gia của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Sẵn sàng thực hiện tốt trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và bảo vệ

chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.

* Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia 1 giờ

2. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia 1 giờ

3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền

lãnh thổ, biên giới quốc gia

1 giờ

4. Thảo luận 2 giờ

Bài 4:Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo

* Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về dân tộc, tôn giáo; vấn đề dân tộc,

tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan

điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước;

- Nhận thức rõ chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở

Việt Nam;

- Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội góp phần xây dựng khối đại

đoàn kết toàn dân tộc.

* Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc 1 giờ

2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo 1 giờ

3. Quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, tôn

giáo Việt Nam

1 giờ

4. Thảo luận 2 giờ

Bài 5: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia

* Mục tiêu:

- Trình bày những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia;

- Phân tích được quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ an ninh

quốc gia;

- Vận dụng vào thực tiễn để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.

* Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Các khái niệm và nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia

2. Tình hình an ninh quốc gia

1 giờ

3. Dự báo tình hình an ninh quốc gia trong thời gian tới

4. Đối tác và đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia

1 giờ

5. Một số quan điểm của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia

1 giờ

Page 40: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

45

6. Trách nhiệm của học sinh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia

7. Thảo luận 2 giờ

Bài 6: Đội ngũ đơn vị (tiểu đội, trung đội)

* Mục tiêu:

- Trình bày được thứ tự, nội dung cách thực hành các động tác của từng

người trong đội ngũ đơn vị;

- Thực hiện được động tác đội ngũ đơn vị làm cơ sở vận dụng trong học tập

quân sự và các hoạt động khác của nhà trường;

- Chấp hành tốt kỷ luật nơi luyện tập.

* Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 1, thực hành: 4)

1. Đội hình tiểu đội

2. Đội hình trung đội

3. Đổi hướng đội hình

1 giờ

4. Thực hành 4 giờ

Bài 7:Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK - súng trường CKC

* Mục tiêu:

- Trình bày được lý thuyết bắn, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bắn;

- Vận dụng để ngắm bắn, ngắm chụm và trúng; bắn, bắn và thôi bắn súng

tiểu liên AK, tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK;

- Đảm bảo an toàn trong tập luyện.

* Nội dung: Thời gian: 8 giờ (Lý thuyết: 2, thực hành: 6)

1. Ngắm bắn

2. Ngắm chụm và trúng

1 giờ

3. Tư thế động tác bắn, bắn và thôi bắn súng tiểu liên AK (cho động tác

nằm bắn)

1 giờ

4. Thực hành 6 giờ

Bài 8:Kỹ thuật sử dụng lựu đạn

* Mục tiêu:

- Trình bày được tính năng, cấu tạo, chuyển động gây nổ, quy tắc sử dụng

lựu đạn;

- Thực hiện đúng tư thế động tác và ném lựu đạn được xa, đúng hướng;

- Đảm bảo an toàn trong luyện tập.

* Nội dung: Thời gian: 4 giờ (Lý thuyết: 1, thực hành: 3)

1. Một số loại lựu đạn phổ biến

2. Quy tắc chung sử dụng lựu đạn

3. Tư thế động tác ném

4. Một số động tác bổ trợ cho tập ném lựu đạn

1 giờ

Page 41: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

46

5. Thực hành 3 giờ

Bài 9: Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt

Nam về an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

* Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về đường lối quan điểm của Đảng; chính

sách, pháp luật của nhà nước về an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;

- Vận dụng phù hợp vào quá trình học tập và rèn luyện của bản thân;

- Nâng cao ý thức công dân, chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước.

* Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị,

kinh tế, văn hóa tư tưởng

1 giờ

2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng 1 giờ

3. Những giải pháp cơ bản về an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng 1 giờ

4. Thảo luận 2 giờ

Bài 10: Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Mục tiêu:

- Trình bày được những nội dung cơ bản về bản chất, tính chất, điều kiện

của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Xác định những giải pháp cơ bản để giành thắng lợi trong chiến tranh nhân

dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Nâng cao trách nhiệm trong nhận thức và hành động đối với sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Bản chất, tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa

1 giờ

2. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 2 giờ

3. Thảo luận 2 giờ

Bài 11: Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng

và an ninh

* Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về tính tất yếu khách quan của việc

kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;

- Vận dụng phù hợp vào quá trình học tập và rèn luyện của bản thân;

- Sẵn sàng tham gia phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng và an ninh.

* Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

Page 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

47

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng

cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam

1 giờ

2. Nội dung kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc

phòng và an ninh với đối ngoại ở nước ta hiện nay

1 giờ

3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng

cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam hiện nay

1 giờ

4. Thảo luận 2 giờ

Bài 12: Biển đảo Việt Nam, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam

* Mục tiêu:

- Trình bày được một số quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về bảo vệ

chủ quyền biển đảo và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam;

- Phân tích được những diễn biến tình hình, thời cơ và thách thức trong công

tác bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam;

- Nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và trách nhiệm của sinh viên trong công

tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

* Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia Việt Nam

2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về biển đảo

1 giờ

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cơ bản của Đảng, Nhà nước về

xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia

1 giờ

4. Trách nhiệm của sinh viên, các tổ chức trong việc bảo vệ chủ quyền

biển đảo Việt Nam

1 giờ

5. Thảo luận 2 giờ

Bài 13: Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh RPĐ, B40, B41, cối 60mm

* Mục tiêu:

- Trình bày được tác dụng tính năng chiến đấu, cấu tạo của một số loại súng,

đạn thông thường;

- Giữ gìn, bảo quản và sử dụng vũ khí trong luyện tập, chiến đấu.

- Vận dụng kiến thức đã học vào trong luyện tập, chiến đấu khi có chiến

tranh xảy ra.

* Nội dung: Thời gian: 4 giờ (Lý thuyết: 2, thảo luận: 2)

1. Súng trung liên RPD cỡ 7,62 mm

2. Súng diệt tăng B40

1 giờ

3. Súng diệt tăng B41

4. Súng cối 60mm

1 giờ

5. Thảo luận 2 giờ

Page 43: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

48

Bài 14: Giới thiệu ba môn quân sự phối hợp

* Mục tiêu:

- Trình bày được những nội dung cơ bản về quy tắc, điều lệ thi đấu ba môn

quân sự phối hợp;

- Xác định được cách tổ chức, phương pháp luyện tập và thi đấu ba môn

quân sự phối hợp;

- Vận dụng phù hợp vào quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.

* Nội dung: Thời gian: 5 giờ (Lý thuyết: 3, thảo luận: 2)

1. Điều lệ

2. Quy tắc thi đấu

3 giờ

3. Thảo luận 2 giờ

IV. Điều kiện thực hiện môn học

1. Lớp học/phòng thực hành:

- Phần lí thuyết được giảng dạy trên lớp học.

- Phần thực hành được giảng dạy tại bãi tập, thao trường đảm bảo theo quy

định.

2. Trang thiết bị, máy móc:

- Máy tính, phông chiếu, projecter.

- Mô hình vũ khí:

Súng AK-47, CKC; (20 khẩu) Lựu đạn tập. (10 quả)

- Máy bắn tập: (01 bộ)

Máy bắn MBT-03; Máy bắn điện tử; Thiết bị theo dõi đường ngắm.

- Thiết bị khác: 01 bộ

Bao đạn, túi đựng lựu đạn; Bộ bia (khung + mặt bia số 4) ; Bao cát ứng dụng; Giá đặt bia đa năng; Kính kiểm tra ngắm; Đồng tiền di động; Mô hình đường đạn trong không khí; Hộp dụng cụ huấn luyện; Dụng cụ băng bó cứu thương; Cáng cứu thương; Thiết bị hỗ trợ huấn luyện kỹ, chiến thuật bộ binh; Tủ đựng súng và thiết bị, giá súng và bàn thao tác.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu

- Tài liệu:

Page 44: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

49

Giáo trình giáo dục quốc phòng và an ninh trình độ cao đẳng nghề; Đĩa hình huấn luyện.

- Tranh in: 01 bộ

Súng tiểu liên AK; Súng trường CKC; Các tư thế, động tác bắn súng AK, CKC; Cấu tạo và động tác sử dụng lựu đạn; Các động tác vận động trong chiến đấu.

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt

Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;

- Một số nội dung về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân;

- Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và

an ninh;

- Phòng, chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế

lực thù địch đối với Việt Nam;

- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động

viên công nghiệp phục vụ quốc phòng;

- Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia;

- Biển đảo Việt Nam, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam;

- Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, súng trường CKC.

2. Phương pháp:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết và đầy đủ các bài học tích hợp, bài

học thực hành, thực tập và các yêu cầu của môn học.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và thi.

- Được đánh giá bằng phương pháp kiểm tra tự luận, thực hành:

+ Kiểm tra định kỳ: 04 bài

+ Kiểm tra thường xuyên: 01 bài.

+ Thi kết thúc môn học: 01 bài

- Thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học

1. Phạm vi áp dụng chương trình môn học:

- Môn học được sử dụng trong giảng dạy cho trình độ cao đẳng, đối tượng là

học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

Page 45: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

50

- Khi giảng dạy nên sử dụng các hình ảnh trực quan, máy tính, máy chiếu để

mô tả một cách tỉ mỉ, chính xác các kiến thức môn học;

- Sử dụng các thiết bị của môn học;

- Khi hướng dẫn thực hành cần sử dụng các mô hình thật, giáo viên phải bám

sát hỗ trợ người học kĩ năng, uốn nắn các thao tác cơ bản.

3. Tài liệu tham khảo:

[1]. Bộ giáo dục đào tạo, Cục giáo dục quốc phòng,“Giáo trình giáo dục quốc

phòng” tập I,II,III, Nxb QĐND, Hà Nội 2005.

[2]. “Diễn biến hoà bình” và cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” ở Việt

Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà nội, 2005.

[3]. Hỏi và đáp “Diễn biến hoà bình và đấu tranh chống diễn biến hoà bình”, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà nội, 2005.

[4]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Dân quân tự vệ,

2009.

[5]. Nghị định 116/2006/CP về động viên Quốc phòng.

[6]. Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng (đồng chủ biên), Những vấn đề cơ bản về

chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006.

[7]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Biên giới quốc gia,

Nxb Chính trị quốc gia,, Hà Nội, 2004.

[8]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật nghĩa vụ quân sự,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

[9]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

[10]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Quốc phòng, Nxb

Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2006.

[11]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục quốc

phòng và an ninh, 2013.

[12]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật biển Việt Nam,

2012.

[13]. Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục quân huấn, BTTM, năm 1997.

[14]. Sách dạy bắn súng trung liên RPĐ, Cục quân huấn, BTTM, năm 2000.

[15]. Sách dạy bắn súng diệt tăng B40, Cục quân huấn, BTTM, năm 2000.

[16]. Sách dạy bắn súng diệt tăng B41, Cục quân huấn, BTTM, năm 2002.

Page 46: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

51

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Tin học

Mã môn học: MHCC13020011

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 17 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 54 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học

- Vị trí của môn học: Môn học được bố trí sau khi sinh viên học các môn học

chung, trước các môn học/mô-đun đào tạo chuyên môn nghề.

- Tính chất của môn học: Là môn học cơ sở bắt buộc

II. Mục tiêu của môn học

+ Kiến thức: Hiểu các khái niệm cơ bản và kiến thức nhập môn tin học; Nắm

rõ tầm quan trọng và cách sử dụng các chức năng cơ bản của hệ điều hành

Windows, ý nghĩa của soạn thảo văn bản, ý nghĩa của Internet đối với đời sống.

+ Kỹ năng: Sử dụng hệ điều hành windows và các công cụ hổ trợ cho những

thao tác thường xuyên sử dụng khi làm việc với máy tính: soạn thảo văn bản, bảng

tính, internet..

+ Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Cẩn thận, cầu thị, chịu khó tìm tòi,

học hỏi.

III. Nội dung của môn học :

1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

STT TÊN CHƯƠNG MỤC

Thời gian(h)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm tra

1 Chương 1: Điện toán cơ bản 6 2 4

2 Chương2: Hệ điều hành Windows 18 4 14

3 Chương3: Khai thác và sử dụng

Internet 15 3 10 2

4 Chương4: Soạn thảo văn bản 21 5 16

5 Chương 5. Trình chiếu với

Powerpoint 15 3 10 2

Tổng cộng 75 17 54 4

2. Nội dung chi tiết :

Chương 1. Điện toán cơ bản Thời gian: 6 giờ

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được sự phát triển và tầm quan trọng của máy tính, tác dụng của các thành phần cơ bản của máy tính. Hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin học trong đời sống.

Page 47: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

52

- Kỹ năng: Nhận biết được các thành phần cơ bản của máy tính. - Thái độ: Cần thận, cầu thị, chú ý lắng nghe, quan sát.

Nội dung:

1.1. Các thành phần cơ bản của máy tính

1.2. Phần cứng, phần mềm

1.3. Ứng dụng của tin học trong đời sống

Chương 2. Hệ điều hành Windows

Thời gian: 18 giờ

Mục tiêu:

- Kiến thức: Hiểu ý nghĩa, tác dụng của Hệ điều hành Windows, cách sử dụng một số chức năng cơ bản của hệ điều hành Windows; Hiểu các nguy cơ từ phần mềm độc hại và cách phòng chống phần mềm độc hại.

- Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các chức năng cơ bản của hệ điều hành Windows để quản lý và khai thác máy tính một cách hiệu quả.

- Thái độ: Cần thận, cầu thị, chú ý lắng nghe, quan sát. Nội dung:

2.1.Tổng quan về Windows

2.2.Làm việc với windows

2.3.Windows explorer

2.4. Tiếng Việt trên Windows

2.5.Cảnh giác với các phần mềm độc hại

Chương 3: Khai thác và sử dụng Internet Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Kiến thức: Hiểu ý nghĩa, tác dụng của một số dịch vụ cơ bản trên Internet; một số chức năng thông dụng của trình duyệt, các nguy cơ từ Internet và cách ứng xử khi sử dụng các dịch vụ trên Internet.

- Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dịch vụ cơ bản của Internet như tìm kiếm, web, email, mạng xã hội; ứng xử phù hợp với các tình huống thường gặp trên Internet.

- Thái độ: Cần thận, cầu thị, chú ý lắng nghe, quan sát, có thái độ đúng đắn khi sử dụng các dịch vụ trên Internet

Nội dung:

3.1. Sử dụng trình duyệt Web

3.2. Một số dịch vụ trên Internet: tìm kiếm, web, email, mạng xã hội,

ecommerce, elearning,..

3.3. Cảnh giác với các nguy cơ từ Internet

3.4. Ứng xử trên Internet

Chương 4: Soạn thảo văn bản Thời gian: 21 giờ

Mục tiêu:

- Kiến thức: Hiểu ý nghĩa, tác dụng của một số tùy chọn thông dụng trong Microsoft Word, biết các quy tắc soạn thảo văn bản; quy tắc gõ tiếng Việt.

Page 48: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

53

- Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các chức năng cơ bản của Microsoft Word để soạn thảo và định dạng các mẫu văn bản thông dụng.

- Thái độ: Cần thận, cầu thị, chú ý lắng nghe, quan sát Nội dung:

4.1. Các thao tác với tệp tin văn bản

4.2. Soạn thảo văn bản, chọn văn bản - làm việc với vùng chọn

4.3. Định dạng văn bản

4.4. Chèn các đối tượng vào văn bản

4.5. Sử dụng bảng biểu

4.6. In ấn văn bản

Chương 5. Trình chiếu với PowerPoint Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Kiến thức: Hiểu ý nghĩa, tác dụng của một số tùy chọn thông dụng trong Microsoft PowerPoint, biết các quy tắc khi trình chiếu.

- Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các chức năng cơ bản của Microsoft PowerPoint để soạn thảo và trình bày một bài thuyết trình.

- Thái độ: Cần thận, cầu thị, chú ý lắng nghe, quan sát Nội dung:

5.1. Các quy tắc thuyết trình, trình chiếu

5.2. Soạn thảo bài thuyết trình

5.3. Sử dụng Slide Master

5.4. Thiết lập các hiệu ứng chuyển trang

5.5. Thiết lập hiệu ứng cho đối tượng

5.6. Biểu đồ, in ấn

IV. Điều kiện thực hiện chương trình:

1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng máy tính có kết nối Internet

2. Trang thiết bị máy móc: 01 máy chiếu đa năng, máy in

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giấy in, bút, phấn, bảng

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức: Đánh giá kiến thức về các thành phần cơ bản của máy tính, tác

dụng và các chức năng cơ bản trong Windows, Microsoft Word, trình duyệt và các

dịch vụ trên Internet.

- Kỹ năng: Kỹ năng sử dụng, khai thác các dịch vụ trên Internet và sử dụng

Windows, soạn thảo văn bản

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tính tích cực tham gia trong quá trình học

tập, chủ động giải quyết vấn đề và trách nhiệm cộng tác trong học tập

2. Phương pháp:

Page 49: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

54

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết và đầy đủ các bài học tích hợp, bài

học thực hành, thực tập và các yêu cầu của môn học.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và thi.

- Đánh giá thông qua quá trình học tập và các bài kiểm tra, thi

+ Đánh giá thường xuyên: 01 bài

+ Đánh giá định kỳ: 02 bài

+ Kiểm tra, thi kết thúc môn học: 01 bài

- Hình thức đánh giá: Trắc nghiệm và thực hành

- Thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học được sử dụng để giảng

dạy cho trình độ trung cấp

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giáo viên, giảng viên: Cần chuẩn bị slide đề cương bài giảng, câu hỏi

và bài tập thực hành cho mỗi buổi học.

- Đối với người học: Tích cực trao đổi với giáo viên, người học khác, thực

hiện các bài thực hành và trình bày theo nhóm; Thực hiện các bài tập thực hành

được giao

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Nhận biết các thành phần bên ngoài của máy tính

- Sử dụng các chức năng thông dụng của hệ điều hành Windows: Windows

Explorer, Control Panel, Tìm kiếm, Desktop, Start menu và Taskbar.

- Soạn thảo và định dạng văn bản

- Thiết lập cho bài trình chiếu

- Khai thác các dịch vụ trên Internet, ứng xử trên Internet

4. Tài liệu tham khảo:

- Tin học đại cương – Nguyễn Hồng Sơn , Hoàng Đức Hải

- Các sách, Ebook về hệ điều hành Windows, sử dụng các dịch vụ Internet,

soạn thảo văn bản, trình diễn điện tử.

Page 50: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

55

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Tiếng Anh

Mã môn học: MHCC20050011

Thời gian thực hiện môn học: 120 giờ; (Lý thuyết: 60 giờ; Thảo luận, bài tập: 50

giờ; Kiểm tra: 10 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Là môn học thuộc khối học phần chung trong chương trình đào tạo trình

độcao đẳng. Được giảng dạy vào năm thứ nhất.

- Tính chất: Đây là môn học bắt buộc

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

+ Nhớ và sử dụng được vốn từ vựng khoảng 1000- 1500 từ.

+ Nắm vững được một số thì tiếng Anh cơ bản như các thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp

diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn… và một số các mẫu câu

như câu so sánh, câu điều kiện…

- Về kỹ năng:Có khả năng viết, nghe, nói ở trình độ A2.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự giác, tích cực, cẩn thận trong quá trình học

tập. Có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm.

III. Nội dung môn học:

1.Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực hành,

thí nghiệm,

thảo luận,

bài tập

Kiểm

tra

1 Unit 1: Everyday life 7 4 3

2 Unit 2. Appearances 8 4 4

3 Unit 3. Life stories 10 4 4 2

4 Unit 4. The future 7 4 3

5 Unit 5. Comparisons 8 4 4

6 Unit 6. People and places 10 4 4 2

7 Unit 7. In your life 8 4 4

8 Unit 8. Food and health 8 5 3

9 Unit 9. Possibilities 10 4 4 2

10 Unit 10. Activities 8 5 3

11 Unit 11. The media 8 5 3

Page 51: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

56

12 Unit 12. Planet Earth 10 4 4 2

13 Unit 13. Times 8 4 4

14 Unit 14. Work 10 4 4 2

Cộng 120 60 50 10

2.Nội dung chi tiết:

Unit 1. Everyday life Thời gian: 7 giờ

* Mục tiêu:

- Kiến thức

+ Nhớ và sử dụng được thì hiện tại đơn.

+ Vận dụng được thì hiện tại đơn vào việc nói và viết về hoạt động hàng ngày của

mình

+ Hỏi và trả lời được về thời gian

+ Ghi nhớ được bảng phiên âm quốc tế IPA

- Kỹ năng:

+ Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói về chủ đề “ Các hoạt

động hàng ngày”.

- Thái độ:Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài liệu.

* Nội dung bài:

1.1. Grammar: Routines

1.2. Vocabulary: Collocations

1.3. Listening and speaking: Telling the time

1.4. Pronunciation: The IPA

Unit 2. Appearances Thời gian: 8 giờ

* Mục tiêu :

- Kiến thức:

+ Sử dụng được thì hiện tại tiếp diễn.Vận dụng được thì hiện tại tiếp diễn vào việc

nói và viết miêu tả tranh.

+ Vận dụng được từ vựng và cấu trúc câu phù hợp vào miêu tả người.

+ Rèn luyện kỹ năng nghe, nói về sắp xếp lịch hẹn trong công việc.

+ Ghi nhớ được cách phát âm các phụ âm tiếng Anh.

- Kỹ năng:Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói về chủ đề

“Miêu tả người” và sắp xếp lịch hẹn trong công việc.

- Thái độ:Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài liệu.

* Nội dung:

2.1. Grammar: People - watching

2.2. Vocabulary: Physical appearance

Page 52: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

57

2.3. Listening and speaking: Making arrangements

2.4. Pronunciation: Consonants; intonation

Unit 3. Life stories Thời gian: 8 giờ

* Mục tiêu :

- Kiến thức:

+ Hiểu và sủ dụng được thì quá khứ đơn.Vận dụng được thì quá khứ đơn vào việc kể

lại các câu truyện xảy ra trong quá khứ

+ Sử dụng được từ vựng chủ đề money

+ Rèn luyện nghe, nói thuật lại các sự kiện trong cuộc đời

+ Ghi nhớ được cách đọc đuôi ed trong tiếng Anh; trọng âm từ

- Kỹ năng:Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói về chủ đề

“thuật lại các sự kiện trong cuộc đời ”.

- Thái độ:Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài liệu.

* Nội dung bài:

3.1. Grammar: The past simple tense

3.2. Vocabulary: Money

3.3. Listening and speaking: Telling your life story

3.4. Pronunciation: -ed ending, word stress

Unit 4. The future Thời gian: 7 giờ

* Mục tiêu :

- Kiến thức:

+ Hiểu và sủ dụng được động từ “will” và câu điều kiện loại 1

+ Sử dụng được từ vựng chủ đề Country adjectives

+ Rèn luyện nghe, nói về tình huống giao tiếp qua điện thoại

+ Phân biệt và đọc đúng được hai âm / i /; / i: /; trọng âm câu

- Kỹ năng:Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói về chủ đề

“tình huống giao tiếp qua điện thoại ”.

- Thái độ: Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài

liệu.

* Nội dung bài:

4.1. Grammar: Will; first conditional

4.2. Vocabulary: Country adjectives

4.3. Listening and speaking: Messages

4.4. Pronunciation: / i /; / i: /, sentence stress..

Unit 5. Comparisons Thời gian: 8 giờ

Page 53: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

58

* Mục tiêu :

- Kiến thức :

+ Hiểu và sủ dụng được câu so sánh

+ Sử dụng được từ vựng chủ đề eyes contact

+ Rèn luyện nghe, nói về tình huống giao tiếp khi đi mua sắm

+ Phân biệt và đọc đúng được hai âm / / , / :/

- Kỹ năng:Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói về chủ đề

“mua sắm ”.

- Thái độ:Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài liệu.

* Nội dung:

5.1. Grammar: Comparatives and superlatives

5.2. Vocabulary: Eye to eye

5.3. Listening and speaking: In a clothes shop

5.4. Pronunciation: / / , / :/; reduced vowels

Unit 6. People and places Thời gian: 8 giờ

* Mục tiêu :

- Kiến thức :

+ Hiểu và sủ dụng được thì quá khứ tiếp diễn

+ Sử dụng được từ vựng chủ đề Places and buildings

+ Luyện nghe, nói về chủ đề hỏi và chỉ dẫn đường đi

+ Ghi nhớ được cách đọc âm –a-, xác định trọng âm của từ ba âm tiết

- Kỹ năng:Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói về chủ đề

“chỉ dẫn đường”.

- Thái độ:Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài liệu.

* Nội dung bài:

6.1. Grammar: The past continuous tense

6.2. Vocabulary: Places and buildings

6.3. Listening and speaking: Asking the way

6.4. Pronunciation: / a /, word stress with three syllables

Unit 7. In your life Thời gian: 8 giờ

* Mục tiêu :

- Kiến thức:

+ Hiểu và sủ dụng được câu sử dụng thì hiện tại hoàn thành

+ Sử dụng được từ vựng về Homophones and hononyms

+ Rèn luyện nghe, nói về tình huống giao tiếp

Page 54: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

59

+ Phân biệt và đọc đúng được hai âm /θ/; /δ/

- Kỹ năng: Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói về chủ đề

“những sự kiện trong cuộc sống ”.

- Thái độ:Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài liệu.

* Nội dung bài:

7.1. Grammar: The present perfect tense

7. 2. Vocabulary: Homophones and hononyms

7.3. Listening and speaking: Meeting visitors

7.4. Pronunciation: The sounds /θ/; /δ/; auxiliary verbs

Unit 8. Food and health Thời gian: 8 giờ

* Mục tiêu :

- Kiến thức :

+ Hiểu và sủ dụng đúng được danh từ đếm được , không đếm được, some và any

+ Sử dụng được từ vựng chủ đề food and drink

+ Luyện nghe, nói về chủ đề trong nhà hàng ăn

+ Phát hiện và đọc đúng các âm câm, trọng âm của câu

- Kỹ năng: Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói về chủ đề “

food and drink ”.

- Thái độ:Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài liệu.

* Nội dung bài:

8.1. Grammar: The pyramid

8.2. Vocabulary: Food and drink

8.3. Listening and speaking: In a restaurant

8.4. Pronunciation: Silent letters; sentence stress

Unit 9. Possibilities Thời gian: 8 giờ

* Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Sử dụng được câu điều kiện loại 2,

+Sử dụng được vốn từ về các loại tội phạm

+ Giao tiếp được trong bối cảnh đăng ký ở khách sạn

- Kỹ năng: Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói về chủ đề

“đi du lịch”.

- Thái độ:Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài

liệu.

* Nội dung bài:

Page 55: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

60

Part1. Grammar:

Part2. Vocabulary: Crime

Part3. Listening and speaking: Checking into a hotel

Part4. Pronunciation: Emphatic stress.

Unit 10. Activities Thời gian: 8 giờ

* Mục tiêu:

- Kiến thức :

+ Sử dụng được cấu trúc “ Be Going to” , danh động từ

+Giao tiếp được trong bối cảnh đưa ra lời yêu cầu, đề nghị

+Phát âm được các âm / t∫ /, / ∫/,

- Kỹ năng:Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói về chủ đề

“lập kế hoạch cho tương lai ”.

- Thái độ:Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài

liệu.

* Nội dung bài:

Part1. Grammar:

Part2. Vocabulary: Gerunds activities

Part3. Listening and speaking: Making suggestions

Part4. Pronunciation: / t∫ /, / ∫/

Unit 11. The media Thời gian: 8 giờ

* Mục tiêu :

- Kiến thức:

+Sử dụng các động từ have to, can,

+Sử dụng được vốn từ vựng về các phượng tiện truyền thông,

+ Giao tiếp tốt trong bối cảnh nói chuyện điên thoại

+Sử dụng tốt ngữ điệu khi nói

- Kỹ năng: Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói về chủ đề

“ media ”.

- Thái độ:Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài

liệu.

* Nội dung bài:

Part1. Grammar:

Part2. Vocabulary: The media

Part3. Listening and speaking: Getting through

Part4. Pronunciation: Consonant clusters

Page 56: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

61

Unit 12. Planet Earth Thời gian: 8 giờ

* Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Sử dụng được câu bị động, từ vựng về hành tinh, trái đất,

+ Giao tiếp được trong bối cảnh đáp lại lời mời, lời chia buồn, lời chúc

+ Phát âm chính xác từ khi nối âm.

- Kỹ năng: Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói.

- Thái độ:Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài

liệu.

* Nội dung bài:

Part1. Grammar: The passive

Part2. Vocabulary: The natural world

Part3. Listening and speaking: Oh, really?

Part4. Pronunciation: Word linhking (1)

Unit 13. Times Thời gian: 8 giờ

* Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Sử dụng được thì quá khứ hoàn thành, cách diễn đạt về diễn tả thời gian

+ Giao tiếp được trong bối cảnh sắp xếp cuộc hẹn .

- Kỹ năng: Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói.

- Thái độ:Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài

liệu.

* Nội dung bài:

Part1. Grammar: The past perfect tense

Part2. Vocabulary: Time expressions

Part3. Listening and speaking: Arranging a time

Part4. Pronunciation: Word linking ( 2 )

Unit 14. Work Thời gian: 8 giờ

* Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Củng cố lại các thì trong tiếng anh,

+ Sử dụng được danh từ , tính từ

Page 57: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

62

+ Giao tiếp được trong bối cảnh khi gặp gỡ nhau lần đầu, so sánh với các nền văn

hóa khác nhau về chủ đề thường đề cập khi gặp nhau như thời tiết, sức khỏe, gia

đình…

- Kỹ năng: Có khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp trong thực hành nói về chủ đề

“small talk”.

- Thái độ:Tự giác, tích cự tham gia bài giảng và tựi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài

liệu.

* Nội dung bài:

Part1. Grammar:

Part2. Vocabulary: Adjectives and nouns

Part3. Listening and speaking: Small talk

Part4. Pronunciation: Revision

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng nghe

2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Tài liệu học tập, đĩa nghe

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:Bằng các bài kiểm tra viết, học viên cần đạt các yêu cầu sau:

+ Nhớ và sử dụng được vốn từ vựng khoảng 1000- 1500 từ

+ Nắm vững được một số thì tiếng Anh cơ bản như các thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp

diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn… và một số các mẫu câu

như câu so sánh, câu điều kiện…

- Kỹ năng:Có khả năng nghe, nói, viết ở trình độ A2

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá tính tự giác, tích cực, cẩn thận trong

quá trình học tập.

2. Phương pháp:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết và đầy đủ các bài học tích hợp, bài

học thực hành, thực tập và các yêu cầu của môn học.

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và thi.

- Đánh giá trong quá trình học:

+ Kiểm tra thường xuyên: 02 bài

+ Kiểm tra định kỳ: 05 bài

- Đánh giá cuối môn học: Thi vấn đáp

- Thang điểm: 10

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

Page 58: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

63

1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học được giảng dạy cho trình độ

cao đẳng.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ

bản cần thiết, sau mỗi chương cần giao các câu hỏi, bài tập để người học tự làm

ngoài giờ. Các câu hỏi, bài tập chỉ cần ở mức độ đơn giản, trung bình phù hợp với

phần lý thuyết đã học.Giáo viên có thể sử dụng kết hợp máy vi tính, máy chiếu, áp

dụng các loại giáo án điện tử;

- Đối với người học: Tham gia đầy đủ các buổi học; tích cực trong hoạt động nhóm;

tự giác trong học tập ( 80%)

3. Những trọng tâm cần chú ý:

4. Tài liệu tham khảo:

(1) Ngữ pháp tiếng Anh - Nguyễn Khuê, NXB Đồng Nai 2004 (2) Grammar in use - Raymond Murphy, NXB Thế giới 2000 (3) New English File - Christina Latham, Clive Oxenden, Oxford University Press (4) Englishexecices.org (5) Studyenglish.com (6) Englishteststore.net

Page 59: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

64

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Kỹ năng mềm

Mã số môn học: MHCC20010031

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 56 giờ; Kiểm

tra: 4 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Là môn học thuộc khối học phần chung trong chương trình đào tạo hệ Cao

đẳng. Đối với hệ tuyển THPT học vào kỳ thứnhất đối với hệ Cao đẳng.

- Tính chất:Là môn học có tính chất quan trọng bởi môn học góp phần cho sự thành

công của học sinh trong quá trình học tập và làm việc sau này.

II. Mục tiêu môn học:

Sau khi học xong học phần Kỹ năng mềm, học sinh có khả năng đạt được

các mục tiêu sau:

- Về kiến thức:

Định nghĩa được khái niệm giao tiếp; xác định được vai trò của giao tiếp, các

hình thức và phương tiện giao tiếp; nêu được các nguyên tắc giao tiếp và ý nghĩa

của các nguyên tắc đó trong giao tiếp.

Trình bày được một số kỹ năng mềm trong cuộc sống, cách thức giải quyết các

xung đột khi gặp phải và khắc phục những trở ngại trong giao tiếp, thuyết trình, làm

việc nhóm.

Xác định được các kỹ năng mềm cơ bản trong tìm kiếm việc làm, tại nơi làm việc

và cộng đồng.

- Về kỹ năng:

Thực hiện được một số kỹ năng giao tiếp: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết

trình, Làm việc nhóm, Viết CV và phỏng vấn xin việc.

Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp trong gia đình, nhà trường, xã hội,

trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Người học có thái độ giao tiếp đúng mực, luôn chủ động và tích cực rèn luyện kỹ

năng mềm trong cuộc sống.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT Nội dung học phần Thời gian (giờ)

Tổng LT TH BT/KT

1 Chương 1.Khái quát chung về kỹ

năng mềm

06 06 0 0

Page 60: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

65

2 Chương 2.Một số kỹ năng mềm 39 06 31 02

3 Chương 3.Kỹ năng viết CV và

phỏng vấn xin việc

30 03 25 02

Tổng 75 15 56 4

2. Nội dung chi tiết

Chương 1. Khái quát chung về kỹ năng mềm Thời gian: 06 giờ

* Mục tiêu:

Định nghĩa được khái niệm kỹ năng mềm; nêu được đặc điểm của kỹ năng mềm,

phân loại được các loại kỹ năng mềm, xác định được tầm quan trọng của Kỹ năng

mềm và biết được một số kỹ năng mềm quan trọng đối với học sinh- sinh viên.

* Nội dung chương:

1.1. Khái niệm Kỹ năng mềm

1.1.1. Đặc điểm của Kỹ năng mềm

a. Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc

b. Kỹ năng mềm không thuộc yếu tố bẩm sinh

c. Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm

d.Kỹ năng mềm góp phần hỗ trợ cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

1.1.2. Phân loại Kỹ năng mềm

a. Nhóm Kỹ năng tương tác với con người (Cá nhân với cá nhân; cá nhân

với tổ chức).

b. Nhóm Kỹ năng hỗ trợ cho qua trình làm việc của cá nhân tại một thời

điểm, địa bàn và vị trí cụ thể trong nhóm, tổ chức.

c. Nhóm Kỹ năng trong quan hệ với con người.

d. Nhóm Kỹ năng thuộc về sự tự chủ trong công việc và những hành vi tích

cực trong nghề nghiệp.

e. Nhóm Kỹ năng hướng vào bản thân.

f. Nhóm Kỹ năng hướng vào người khác.

1.1.3. Tầm quan trọng của Kỹ năng mềm

1.2. Những kỹ năng mềm quan trọng đối với HS - SV

1.2.1. Kỹ năng lắng nghe

1.2.2. Kỹ năng làm việc nhóm

1.2.3. Kỹ năng thuyết trình

1.2.4. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

1.2.5. Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc

1.2.6. Kỹ năng quản lỹ thời gian và lập kế hoạch trong công việc

Chương 2. Một số kỹ năng mềm Thời gian: 39 giờ

Page 61: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

66

* Mục tiêu:

Hình thành và thực hiện được một số kỹ năng mềm: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng

thuyết trình, làm việc nhóm.

* Nội dung chương:

2.1. Kỹ năng lắng nghe

2.1.1. Lợi ích của việc lắng nghe

2.1.2. Những yếu tố cản trở việc lắng nghe

a.Tốc độ tư duy

b. Sự phức tạp của vấn đề

c. Sự thiếu kiên nhẫn

d.Sự thiếu quan sát bằng mắt

e. Những thành kiến, định kiến tiêu cực

f.Những thói quen xấu khi lắng nghe

2.1.3. Các mức độ lắng nghe và kỹ năng lắng nghe có hiệu quả

a. Các mức độ lắng nghe

b. Kỹ năng lắng nghe có hiệu quả

2.2. Kỹ năng thuyết trình

2.2.1. Thuyết trình là gì?

2.2.2. Các bước thuyết trình

2.2.3. Chuẩn bị thuyết trình

2.2.4. Đánh giá đúng bản thân

2.2.5. Tìm hiểu người nghe

2.2.6. Xác định mục đích và mục tiêu của bài nói chuyện

2.2.7. Chuẩn bị bài nói chuyện

2.2.8. Tiến hành thuyết trình

2.2.9. Kết thúc thuyêt trình

2.3. Kỹ năng làm việc nhóm

2.3.1. Khái niệm

a. Nhóm

b. Nhóm làm việc

c. Quá trình phát triển nhóm

d. Lợi ích của làm việc nhóm

2.3.2. Các nguyên tắc làm việc nhóm

2.3.3. Các kỹ năng làm việc nhóm

a. Kỹ năng giải quyết vấn đề

b. Kỹ năng xử lý mâu thuẫn

c. Kỹ năng lãnh đạo nhóm

Page 62: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

67

* Thực hành kỹ năng lắng nghe, thuyết trình, làm việc nhóm thông qua bài tập

và tình huống bốc thăm ( 31 giờ)

* Kiểm tra đánh giá: 02 giờ

Chương 3. Kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc Thời gian: 30 giờ

* Mục tiêu:

SV thực hành được kỹ năng viết CV và tham dự thành công buổi phỏng vấn giả

định. Ap dụng được kiến thức và kỹ năng vào thực tế trong việc tìm kiếm, viết CV và

phỏng vấn xin việc làm.

* Nội dung chương:

3.1 . Kỹ năng giao tiếp trong tìm kiếm việc làm

3.1.1. Chuẩn bị khi tìm kiếm việc làm

a. Chuẩn bị khi tìm việc làm

b. Xác định cơ hội việc làm

c. Phân tích yêu cầu công việc và năng lực bản thân

3.1.2. Cách thức làm hồ sơ dự tuyển

a. Cách thức làm hồ sơ

b. Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ

c. Hướng dẫn cách trình bày CV gây ấn tượng

d. Những điều tối kỵ khi viết CV

3.2. Kỹ năng trả lời phỏng vấn khi dự tuyển

3.1.1. Ý nghĩa của cuộc phóng vấn xin việc

3.1.2. Các bước của một cuộc phỏng vấn

3.1.3. Một số lưu ý trong quá trình phỏng vấn

3.1.4. Các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

* Thực hành kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc thông qua viết CV, đánh

giá chéo giữa các SV; Thực hiện cuộc phỏng vấn giả định theo nhóm

(25 giờ)

* Kiểm tra đánh giá: 02 giờ

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học: Lớp học thường

2. Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu, phông chiếu

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài giảng, Hồ sơ mẫu, giấy A0, bút dạ, nam

châm...

4. Các điều kiện khác: Tùy vào kỹ năng mà giáo viên tự chuẩn bị.

V. Nội dung và phương pháp đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

Page 63: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

68

Định nghĩa được khái niệm giao tiếp; xác định được vai trò của giao tiếp, các

hình thức và phương tiện giao tiếp; nêu được các nguyên tắc giao tiếp và ý nghĩa

của các nguyên tắc đó trong giao tiếp.

Trình bày được một số kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, cách thức giải

quyết các xung đột khi gặp phải và khắc phục những trở ngại trong giao tiếp.

Xác định được các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong tìm kiếm việc làm, tại nơi

làm việc và cộng đồng.

- Kỹ năng:

Thực hiện được một số kỹ năng giao tiếp: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết

trình, Làm việc nhóm, Viết CV và phỏng vấn xin việc.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ giao tiếp đúng mực, luôn chủ động

và tích cực rèn luyện kỹ năng .

2. Phương pháp:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết và đầy đủ các bài học tích hợp, bài

học thực hành, thực tập và các yêu cầu của môn học.

- Tham gia kiểm tra và thi kết thúc môn học.

- Điểm đánh giá quá trình gồm có:

+ Kiểm tra thường xuyên: 1 bài

+ Kiểm tra định kỳ: 2 bài

+ Thi kết thúc môn học: 01 bài.

- Thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1.Phạm vi áp dụng môn học: Áp dụng cho sinh viên các ngành học.

2.Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học

- Đối với giáo viên:Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, tình huống giả định, hướng dẫn

sinh viên hoạt động theo nhóm...

- Đối với người học: Tham dự lớp đầy đủ, nghiên cứu bài ở nhà, trên lớp tích cực

tham gia các hoạt động giáo viên đưa ra.

3. Những trọng tâm cần chú ý:Kỹ năng quan trọng: Lằng nghe, thuyết trình, làm

việc nhóm, Viết CV và phỏng vấn xin việc.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, TS. Thái Trí Dũng, NXB Thống kê, 2005; [2] Giao tiếp trong kinh doanh, TS. Vũ Thị Phượng, Dương Quang Huy, NXB Tài chính, 2006; [3] Bài giảng Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, Bộ môn Phát triển kỹ năng, Trường Đại học Thủy lợi, 2008; [4] Tài liệu đào tạo Kỹ năng mềm cho Sinh viên – Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2016.

Page 64: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

69

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Tin học văn phòng

Mã mô đun: MĐCC13020021

Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 0 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học xong các môn chung và trước các

mô đun đào tạo nghề chuyên nghiệp

- Tính chất: là mô đun cơ sở bắt buộc

II. Mục tiêu mô đun: Sau khi học xong mô đun Tin học văn phòng, sinh viên phải

đạt được

- Kiến thức: Các kiến thức về một số dịch vụ internet như email, google

driver, onedriver, chat, talk, diễn đàn, mạng xã hội; Các kiến thức về phần mềm

soạn thảo MS Word 2016, MS Excel 2016, MS PowerPoint 2016

- Kỹ năng: Sử dụng thành thạo một số dịch vụ internet và các phần mềm văn

phòng trong bộ MS Office 2016 để thực hiện các công việc trên internet và để tạo

các tài liệu đạt tiêu chuẩn theo qui định, để tạo lập, biểu diễn các kiểu dữ liệu: số,

chuỗi ký tự, thời gian, dữ liệu khác, biểu đồ và lập được các bảng tính, thiết kế các

bài báo cáo, chuyên đề một cách chuyên nghiệp

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực phân tích, thiết kế để giải

quyết vấn đề, lựa chọn công cụ phù hợp thực hiện theo phân tích đã có

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô

đun Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực hành, thí

nghiệm, thảo

luận, bài tập

Kiểm

tra

1

2

3

4

Bài 1. Một số dịch vụ trực

tuyến

Bài 2. Soạn thảo văn bản

với MS Word 2016

Bài 3. Xử lý bảng tính dữ

liệu với MS Excel 2016

Bài 4. Thiết kế trình diễn

với MS PowerPoint 2016

10

18

20

12

0

0

0

10

17

19

11

1

1

1

Cộng 60 57 3

Page 65: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

70

2. Nội dung chi tiết

Bài 1. Một số dịch vụ trực tuyến Thời gian: 10 giờ

1.Mục tiêu của bài:

- Kiến thức: Sinh viên phải trình bày được các dịch vụ trực tuyến, ý nghĩa,

cách thức sử dụng, cài đặt và khai thác các dịch vụ trực truyến như: email,

google driver, onedriver, chat, talk, diễn đàn, mạng xã hội

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các chức năng của email để quản lý và khai thác dịch

vụ email trong công việc và trong học tập

+ Sử dụng một số dịch vụ trực tuyến để trao đổi thông tin, lưu trữ và cộng

tác qua mạng internet

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, sử dụng dịch vụ

internet đúng quy định của pháp luật và các nhà cung cấp dịch vụ.

2. Nội dung bài:

2.1. Khai thác và quản lý email

2.2. Khai thác các dịch vụ lưu trữ: google driver, onedriver

2.3. Khai thác các dịch vụ tin nhắn văn bản, tin nhắn thoại

2.4. Khai thác, sử dụng các diễn đàn, mạng xã hội

Bài 2. Soạn thảo văn bản với MS Word 2016 Thời gian: 18 giờ

1. Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải trình bày được các chức năng của phần mềm soạn

thảo văn bản, hệ thống Ribbon, những thao tác căn bản khi soạn thảo một tài

liệu, cách thức in, xuất định dạng khác đối với văn bản

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được phần mềm MS Word 2016 để soạn thảo văn bản theo yêu

cầu

+ Sử dụng các chức năng nâng cao của MS Word 2016 để thực hành trộn văn

bản, thảo luận, góp ý trên cùng văn bản với người khác

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.

2. Nội dung bài:

2.1. Soạn thảo văn bản với Tab, Columns, DropCab

2.2. Soạn thảo văn bản với bảng biểu

2.3. Soạn thảo văn bản với đối tượng đồ họa, hình ảnh, Shapes, Smart Art,...

2.4. Trộn văn bản

2.5. Làm việc với tham chiếu: mục lục, danh mục hình vẽ, bảng biểu, công

thức,..

Page 66: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

71

2.6. Làm việc với Track Changes, Review, Comment

2.7. Định dạng trang in, in ấn văn bản

Bài 3. Xử lý bảng tính dữ liệu với MS Excel 2016 Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải trình bày được các chức năng của phần mềm bảng

tính điện tử, hệ thống Ribbon, những thao tác căn bản khi soạn thảo, tính

toán, sắp xếp, tổ chức dữ liệu, cách thức in, xuất định dạng khác đối với sổ

tính

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được phần mềm MS Excel 2016 để soạn thảo, tính toán, quản lý,

tổ chức dữ liệu theo yêu cầu

+ Sử dụng các chức năng nâng cao và các hàm thống kê của MS Excel 2016

để thực hành tính toán, quản lý dữ liệu

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.

2. Nội dung bài:

2.1. Nhập dữ liệu và định dạng bảng tính với một số chức năng nâng cao

2.2. Các hàm xử lý với kiểu dữ liệu chuỗi ký tự, ngày tháng, thời gian

2.3. Lọc dữ liệu, trích rút dữ liệu

2.4. Các hàm tìm kiếm, thống kê

2.5. Đồ thị, biểu đồ

2.6. Phân tích dữ liệu với PivotTable, PivotChart

2.7. Định dạng trang in, in ấn bảng tính

Bài 4. Bài 4. Thiết kế trình diễn với MS PowerPoint 2016 Thời gian: 12 giờ

1. Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải trình bày được các chức năng của phần mềm trình

diễn PowerPoint, hệ thống Ribbon, những thao tác căn bản khi soạn thảo,

thiết kế bài thuyết trình

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được phần mềm MS PowerPoint 2016 để soạn thảo, thiết kế bài

thuyết trình theo yêu cầu

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.

2. Nội dung bài:

2.1. Nhập dữ liệu và định dạng nội dung trên Slide

2.2. Thiết kế các hiệu ứng chuyển Slide

2.3. Thiết kế các hiệu ứng của các đối tượng trên Slide

2.4. Liên kết giữa các Slide, liên kết với các ứng dụng bên ngoài

2.5. Thiết lập ghi chú, tạo bản phát tay

Page 67: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

72

2.6. Đóng gói, xuất bản bài thuyết trình

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng máy tính có kết nối Internet

2. Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu đa năng, máy in

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giấy in, bút

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức: Đánh giá kiến thức về các dịch vụ trực tuyến, các phần mềm

trong bộ MS Office: MS Word, MS Exel, MS PowerPoint

- Kỹ năng: Kỹ năng sử dụng, khai thác các dịch vụ trực tuyến và các phần

mềm MS Word, MS Exel, MS PowerPoint

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tính tích cực tham gia trong quá trình học

tập, chủ động giải quyết vấn đề và trách nhiệm cộng tác trong học tập

2. Phương pháp: Đánh giá thông qua quá trình học tập và các bài kiểm tra, thi

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học được sử dụng để giảng

dạy cho trình độ cao đẳng

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giáo viên, giảng viên: Giải thích các câu lệnh; Trình bày đầy đủ các

lệnh trong nội dung bài học; Cho sinh viên thực hiện các câu lệnh trên máy tính và

đặt các câu hỏi để sinh viên trả lời; Phân nhóm cho các sinh viên thực hiện tính

toán trên máy tính

- Đối với người học: Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện các bài thực hành

và trình bày theo nhóm; Thực hiện các bài tập thực hành được giao

3. Những trọng tâm cần chú ý: Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ

vào nội dung của từng bài học; Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để

đảm bảo chất lượng giảng dạy

4. Tài liệu tham khảo: Các sách Ebook và các tài liệu khác.

Page 68: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

73

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Cơ bản phần cứng và mạng máy tính

Mã môn học: MHCC13010001

Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Môn học được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung,

các môn học cơ sở chuyên ngành đào tạo chuyên môn nghề.

- Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc.

II. Mục tiêu môn học:

Môn học này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về phần cứng máy

tính, mạng máy tính

- Về kiến thức:

+ Trình bày được các kiến thức nền tảng về cấu trúc phần cứng máy tính.

+ Trình bày được các đặc điểm kỹ thuật của một số thành phần cơ bản của

máy tính

+ Trình bày được các khái niệm cơ bản về mạng máy tính.

+ Mô tả được đặc điểm và nguyên lý hoạt động của các thiết bị LAN.

+ Trình bày được các thành phần của mô hình mạng.

+ Liệt kê các thành phần trong mạng LAN

+ Nhận dạng chính xác các thành phần trên mạng

- Về kỹ năng:

+ Xây dựng được cấu hình cho máy tính PC

+ Nhận biết được các chuẩn giao tiếp của máy tính

+ Thiết kế được một mạng nội bộ đơn giản.

+ Triển khai lắp đặt máy tính và các thiết bị mạng.

+ Cài đặt và cấu hình các phần mềm dịch vụ mạng cho máy chủ và các máy

trạm.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức

kỷ luật tốt, tích cực tiếp thu kiến thức mới.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Page 69: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

74

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Chương 1. Các thành phần phần cứng

máy tính

6 6 0

2 Chương 2. Bo mạch chủ (Mainboard) 6 3 3

3 Chương 3. Bộ vi xử lý 6 3 3

4 Chương 4. Bộ nhớ chính 6 3 2 1

5 Chương 5. Thiết bị lưu trữ 6 3 3

6

Chương 6. Thiết bị ngoại vi và chuẩn

giao tiếp 9 4 4 1

7 Chương 7. Tổng quan về mạng máy tính 9 5 4

8

Chương 8. Thiết bị mạng LAN và kỹ

thuật lắp đặt 12 6 5 1

Tổng cộng 60 30 27 3

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1. Các thành phần phần cứng máy tính

Mục tiêu:

- Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh các thành phần cơ bản của phần cứng

máy tính, phân loại được các thiết bị, hiểu rõ về các loại Case và Nguồn

tương ứng..

- Kỹ năng:

+ Giải thích được các đặc điểm kỹ thuật của phần cứng máy tính

+ Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của từng thành phần phần cứng máy

tính

- Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các thành phần phần cứng của máy tính.

Nội dung chương: Thời gian: 6 giờ (LT: 6; TH: 0)

1.1. Sơ đồ khối máy tính

1.2. Nguyên lý hoạt động của máy tính

1.3. Phân loại các thành phần phần cứng máy tính

1.4. Các loại Case và Nguồn tương ứng, thông số ghi trên nguồn

1.5. Các dây tín hiệu và đèn báo tín hiệu

1.6. Chẩn đoán và khắc phục sự cố về nguồn máy tính

Chương 2. Bo mạch chủ (Mainboard)

Mục tiêu:

Page 70: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

75

- Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh các thành phần cơ bản của bo mạch chủ.

- Kỹ năng:

+ Giải thích được các đặc điểm kỹ thuật của các thành phần trên bo mạch

chủ

+ Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của từng thành phần trên bo mạch

chủ

- Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các thành phần phần trên bo mạch chủ.

Nội dung chương: Thời gian: 6 giờ (LT: 3; TH: 3)

2.1. Tổng quan về bo mạch chủ

2.2. Các thành phần gắn kết trên bo mạch chủ

2.3. Hệ thống chipset trên bo mạch

2.4. Hệ thống ghép nối bus

2.5. Giới thiệu về công nghệ tích hợp

2.6. Chẩn đoán và khắc phục sự cố về bo mạch chủ

Chương 3. Bộ vi xử lý (CPU – Central Processor Unit)

Mục tiêu:

- Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh các dòng vi xử lý đã và đang sử dụng,

cũng như công nghệ phát triển bộ vi xử lý trong tương lai.

- Kỹ năng:

+ Giải thích được các đặc điểm kỹ thuật của từng dòng vi xử lý

+ Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của bộ vi xử lý

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các dòng vi xử lý.

Nội dung chương: Thời gian: 6 giờ (LT: 3; TH: 3)

3.1. Tổng quan về vi xử lý

3.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động

3.3. Đặc trưng của vi xử lý

3.4. Công nghệ vi xử lý

3.5. Chẩn đoán và xử lí sự cố

Chương 4. Bộ nhớ chính (Main Memory)

Mục tiêu:

- Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh các đặc điểm kỹ thuật, phân loại bộ nhớ

máy tính, tổ chức lưu trữ thông tin trên các chip nhớ.

- Kỹ năng:

+ Giải thích được các đặc điểm kỹ thuật của từng loại bộ nhớ

+ Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của bộ nhớ

+ Phân loại được bộ nhớ trong và các thiết bị lưu trữ khác

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các dòng vi xử lý.

Nội dung chương: Thời gian: 6 giờ (LT: 3; TH: 3)

4.1. Tổng quan về bộ nhớ

4.2. Chủng loại và thông số kỹ thuật

Page 71: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

76

4.3. Chuẩn giao tiếp

4.4. Chẩn đoán và xử lý sự cố

4.5. Bài tập tình huống

Chương 5. Thiết bị lưu trữ

Mục tiêu:

- Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh các đặc điểm kỹ thuật, phân loại được

các thiết bị lưu trữ.

- Kỹ năng:

+ Giải thích được các đặc điểm kỹ thuật của từng loại thiết bị lưu trữ

+ Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của thiết bị lưu trữ

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các thiết bị lưu trữ.

Nội dung chương: Thời gian: 6 giờ (LT: 3; TH: 3)

5.1. Tổng quan thiết bị lưu trữ

5.2. Ổ đĩa cứng - HDD

5.3. Ổ đĩa quang học

5.4. Một số thiết bị lưu trữ khác

5.5. Bài tập tình huống

Chương 6. Thiết bị ngoại vi và chuẩn giao tiếp

Mục tiêu:

- Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh các đặc điểm kỹ thuật, phân loại được

các thiết bị ngoại vi, chuẩn giao tiếp

- Kỹ năng:

+ Giải thích được các đặc điểm kỹ thuật của thiết bị ngoại vi, chuẩn giao tiếp

+ Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của thiết bị ngoại vi, chuẩn giao tiếp

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các thiết bị ngoại vi, chuẩn giao tiếp

Nội dung chương: Thời gian: 9 giờ (LT: 4; TH: 4, KT:1)

6.1. Giới thiệu

6.2. Màn hình – Monitor

6.3. Chuột – Mouse

6.4. Bàn phím – Keyboard

6.5. Card mở rộng

6.6. Cổng và cáp nối

6.7. Máy in, scanner

6.8. Chẩn đoán và xử lý sự cố

Chương 7. Tổng quan về mạng máy tính

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được các khái niệm cơ bản về mạng, cấu trúc mạng,

địa chie IP

- Kỹ năng:

+ Mô tả được đặc điểm và nguyên lý hoạt động của các thiết bị mạng

Page 72: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

77

+ Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của mô hình mạng

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về mạng máy tính

Nội dung chương: Thời gian: 9 giờ (LT: 5; TH: 4, KT:1)

7.1. Các khái niệm cơ bản

7.1.1. Các khái niệm và thuật ngữ

7.1.2. Lợi ích của mạng

7.1.3. Phân loại mạng

7.2. Cấu trúc mạng (Topology)

7.2.1. Topology vật lý

7.2.2. Topology logic

7.3. Địa chỉ IP

7.3.1. Chức năng

7.3.2. Các lớp địa chỉ IP, khái niệm Subnetmask, Default Gateway

7.3.3. Cách thiết lập địa chỉ IP cho Card mạng

Chương. Thiết bị mạng LAN và kỹ thuật lắp đặt

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được các khái niệm cơ bản về mạng LAN, sơ đồ kết

nối mạng LAN

- Kỹ năng:

+ Thiết kế được một mạng nội bộ đơn giản.

+ Triển khai lắp đặt máy tính và các thiết bị mạng.

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về mạng máy tính

Nội dung chương: Thời gian: 12 giờ (LT: 6; TH: 5, KT:1)

8.1. Thiết bị truyền dẫn

8.1.1. Môi trường truyền hữu tuyến và vô tuyến

8.1.2. Đặc điểm của Wireless và khả năng truyền dẫn

8.1.3. Đặc điểm của cáp UTP

8.1.4. Sử dụng kìm kẹp mạng

8.1.5. Đặc điểm của cáp đồng trục, cáp quang

8.1.6. Kỹ thuật kẹp dây Cable UTP

8.1.7. Chuẩn bị dụng cụ, sơ đồ kẹp dây

8.1.8. Kết nối và kiểm tra

8.1.9. Lắp cable và kiểm tra

8.2. Chức năng và hoạt động của các thiết bị mạng

8.2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Card mạng

8.2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Repeater

8.2.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Hub

8.2.4. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Bridge

8.2.5. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Switch

8.3. Lập sơ đồ bố trí mạng

Page 73: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

78

8.3.1. Sơ đồ mạng và vai trò của sơ đồ mạng

8.3.2. Các loại sơ đồ mạng

8.4. Công cụ thiết kế sơ đồ mạng

8.4.1. Giới thiệu các cộng cụ

8.4.2. Thiết kế sơ đồ mạng bằng phần mềm Visio

8.5. Khảo sát và lắp đặt mạng

8.5.1. Khảo sát mặt bằng lắp đặt

8.5.2. Xác định vị trí lắp đặt máy tính

8.5.3. Xác định vị trí lắp đặt Hub, Switch

8.5.4. Tính toán dây cable

8.5.6. Xác định nhu cầu và khả năng tài chính

8.5.7. Lập bản dự trù thiết bị

8.5.8. Tính giá thành thiết bị

8.5.9. Dự tính nhân công

IV. Điều kiện thực hiện chương trình:

Đầy đủ tài liệu học tập như: Giáo án, giáo trình về môn học Cơ bản phần

cứng và mạng máy tính cho hệ Trung cấp nghề

V. Phương pháp và nội dung đánh giá:

1. Nội dung

- Về kiến thức:

+ Trình bày được các kiến thức nền tảng về cấu trúc phần cứng máy tính.

+ Trình bày được các đặc điểm kỹ thuật của một số thành phần cơ bản của

máy tính

+ Trình bày được các khái niệm cơ bản về mạng máy tính.

+ Mô tả được đặc điểm và nguyên lý hoạt động của các thiết bị LAN.

+ Trình bày được các thành phần của mô hình mạng.

+ Liệt kê các thành phần trong mạng LAN

+ Nhận dạng chính xác các thành phần trên mạng

- Về kỹ năng:

+ Xây dựng được cấu hình cho máy tính PC

+ Nhận biết được các chuẩn giao tiếp của máy tính

+ Thiết kế được một mạng nội bộ đơn giản.

+ Triển khai lắp đặt máy tính và các thiết bị mạng.

+ Cài đặt và cấu hình các phần mềm dịch vụ mạng cho máy chủ và các máy

trạm.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý

thức kỷ luật tốt, tích cực tiếp thu kiến thức mới.

2. Phương pháp

- Học sinh tham gia học ít nhất 80% tổng số tiết môn học, tham gia kiểm tra và

thi kết thúc môn học theo quy chế hiện hành.

Page 74: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

79

- Điểm đánh giá quá trình gồm có:

+ Kiểm tra thường xuyên: 01 bài kiểm tra (Điểm hệ số 1)

+ Kiểm tra định kỳ: 03 bài kiểm tra (Điểm hệ số 2)

+ Thi kết thúc môn học: 01 bài

- Thang điểm: thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học xử lý ảnh được sử dụng để giảng dạy cho trình độ

trung cấp từ năm 2017.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Tuỳ theo nội dung của mỗi bài mà giáo viên có thể sử dụng những phương

pháp mang tính chất vừa truyền thống vừa hiện đại như: thuyết trình, trực quan,

hoạt động nhóm..

- Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của môn học rất cần có sự đầu

tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học như: phòng học thực hành máy

tính, máy chiếu đa năng, giáo trình, các Video trực quan, Các thiết bị phần cứng và

thiết bị mạng máy tính

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. “ Giáo trình cấu trúc máy tính”

[2]. Khương Anh và Nguyễn Hồng Sơn. “Giáo trình hệ thống mạng máy

tính CCNA”. NXB Lao động Xã hội, 2006.

[3]. Tống Văn Ôn. “Mạng máy tính”. NXB Thống kê, 2006

[4]. Trương Cẩm Hồng. “Các kỹ thuật kết nối mạng không dây”. NXB

Thống kê, 2006

Page 75: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

80

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Hệ cơ sở dữ liệu

Mã môn học: MĐCC13020031

Thời gian thực hiện môn học: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 54 giờ; Kiểm tra: 6 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Môn học được bố trí sau khi học sinh học xong môn Tin học.

- Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc.

II. Mục tiêu môn học:

Môn học giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ.

Nắm được các khái niệm, các phép toán quan hệ, các mô hình dữ liệu mà đặc biệt là

mô hình dữ liệu quan hệ và các dạng chuẩn của lược đồ. Đồng thời môn học giúp

sinh viên sử dụng hiệu quả hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access 2010 để có

thể: Thống kê dữ liệu, lập biểu mẫu,… và có thể lập trình quản lý với nhiều loại bài

toán có liên quan.

- Về kiến thức:

+ Trình bày được các khái niệm cơ bản của cơ sở dữ liệu quan hệ, các phép

toán đại số quan hệ, các phép chuẩn hóa lược đồ quan hệ.

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về hệ quản trị CSDL Microsoft

Access 2010 như tạo lập bảng, thực hiện các truy vấn, xây dựng các hàm, tạo biểu

mẫu và báo cáo.

- Về kỹ năng:

+ Viết được các câu truy vấn SQL để thực hiện truy vấn trên mô hình cơ sở

dữ liệu quan hệ.

+ Xây dựng được các mô hình quan hệ

+ Thiết kế được cơ sở dữ liệu

+ Hiểu các đặc tính và chức năng của phần mềm Access

+ Thao tác thành thạo với phần mềm Access

+ Thực hiện được các truy vấn dữ liệu với các bảng, thiết kế được các dạng

biểu mẫu và báo biểu.

+ Biết cách thiết kế và quản trị với các cơ sở dữ liệu trên Access.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có thái độ cẩn thận, ý thức kỷ luật tốt, tích cực tiếp thu kiến thức mới, rèn

luyện tư duy logic để phân tích, tổng hợp.

III. Nội dung môn học:

Page 76: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

81

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu 6 6 0

2 Bài 2: Ngôn ngữ đại số quan hệ 6 6 0

3 Bài 3. Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu SQL 7 6 0 1

4 Bài 4. Lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu 9 8 0 1

5 Bài 5. Thiết cơ sở dữ liệu Microsoft Access

– Tạo bảng dữ liệu 15 2 12 1

6 Bài 6. Truy vấn dữ liệu 17 2 14 1

7 Bài 7: Thiết kế biểu mẫu 15 0 14 1

8 Bài 8: Thiết kế báo cáo 15 0 14 1

Tổng cộng 90 30 54 6

3. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Tổng quan về cơ sở dữ liệu Thời gian: 6giờ (LT: 6; TH: 0)

1. Mục tiêu:

- Nắm được các khái niệm về cơ sở dữ liệu;

- Hiểu được kiến trúc của 1 hệ cơ sở dữ liệu;

- Phân tích được các đặc điểm chung của dữ liệu,thông tin và tính độc lập dữ liệu;

- Phân loại được người dùng CSDL.

- Nắm được tầm quan trọng của các mô hình dữ liệu quan hệ;

- Trình bày được các khái niệm về cơ sở dữ liệu dạng quan hệ;

- Vận dụng được các phép tính trên cơ sở dữ liệu quan hệ;

- Áp dụng các phép tính, sự ràng buộc dữ liệu trên các bài toán thực tế một cách

chính xác.

2. Nội dung:

1.1. Dữ liệu - thông tin

1.2. Các hệ thống xử lý truyền thống

1.3. Phương pháp cơ sở dữ liệu

1.4. Phân loại người dùng CSDL

1.5. Các mô hình dữ liệu

1.6. Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ

Bài 2: Ngôn ngữ đại số quan hệ Thời gian: 6 giờ (LT: 6; TH: 0)

1. Mục tiêu:

Hiểu được các phép toán đại số quan hệ;

Page 77: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

82

Vận dụng được các phép tính trên cơ sở dữ liệu quan hệ;

Áp dụng các phép tính, sự ràng buộc dữ liệu trên các bài toán thực tế một cách

chính xác.

2. Nội dung:

2.1. Các phép toán tập hợp

2.2. Các phép toán quan hệ

Bài 3. Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu SQL Thời gian: 7 giờ (LT: 6; TH: 0; KT:

1)

1. Mục tiêu:

Hiểu được các khái niệm về bảng và thành phần của bảng;

Nắm được cách tạo, xoá bảng và tầm quan trọng khi sử dụng các mệnh đề trong

SQL.

Viết được các biểu thức truy vấn SQL đối với từng yêu cầu truy vấn cho từng bài

toán cụ thể.

2. Nội dung:

3.1. Tổng quan, các qui ước biểu diễn câu lệnh SQL

3.2. Ngôn ngữ cập nhật dữ liệu

3.3. Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu

3.4. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu

Bài 4. Lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu Thời gian: 9 giờ (LT: 8; TH: 0; KT:

1)

1. Mục tiêu:

Hiểu được tính chất, trọng tâm, để thiết kế một cơ sở dữ liệu;

Nắm được các phép tách các lược đồ quan hệ;

Xây dựng các quan hệ chuẩn hoá đảm bảo không làm mất mát thông tin

2. Nội dung:

4.1. Phụ thuộc hàm

4.2. Phép tách các lược đồ quan hệ

4.3. Các dạng chuẩn

4.4. Chuẩn hoá lược đồ quan hệ

Bài 5. Thiết cơ sở dữ liệu Microsoft Access – Tạo bảng dữ liệu

Thời gian: 15 giờ (LT: 2; TH: 12; KT:1)

1. Mục tiêu:

- Biết được những khái niệm cơ bản của Access;

- Hiểu được những thao tác cơ bản với các đối tượng trên Access;

- Biết cách tra cứu và sử dụng các trợ giúp trên Access;

Page 78: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

83

- Cài đặt được phần mềm Access;

- Hiểu được cấu trúc và cách thiết kế bảng;

- Hiểu cách tạo quan hệ giữa các bảng;

- Hiểu cách nhập dữ liệu cho các bản ghi;

- Thiết kế hoàn chỉnh được một cơ sở dữ liệu;

- Nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình thiết kế các bảng.

2. Nội dung:

5.1. Khởi động ACCESS và mở CSDL

5.2. Quan sát cửa sổ CSDL

5.3. Duyệt các bản ghi

5.4. Nhập các bản ghi

5.5. Soạn thảo bản ghi

5.6. Sử dụng trợ giúp và kết thúc ACCES

5.7. Tạo bảng

5.8. Tạo liên kết bảng

5.9. Chỉnh sửa bảng

5.9. Sắp xếp, lọc và tìm kiếm

Bài 6. Truy vấn dữ liệu Thời gian: 17 giờ (LT: 2; TH: 14; KT: 1)

1. Mục tiêu:

- Biết được khái niệm và phân loại truy vấn dữ liệu;

- Hiểu các cách tạo truy vấn;

- Sử dụng được công cụ QBE và ngôn ngữ SQL để tạo ra các truy vấn;

- Nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình thiết kế truy vấn.

2. Nội dung:

6.1. Khái niệm

6.2. Tạo mới, xem kết quả một truy vấn

6.3. Đặt điều kiện trong truy vấn

6.4. Các phép toán sử dụng trong truy vấn

6.5. Các loại truy vấn

6.5.1. Select Query

6.5.2. Total Query

6.5.3. Crosstab Query

6.5.4. Make table Query

6.5.5. Update Query

6.5.6. Delete Query

Bài 7. Thiết kế biểu mẫu Thời gian: 15 giờ (LT: 0; TH: 14, KT: 1)

1. Mục tiêu:

Page 79: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

84

- Hiểu được chức năng và đặc trưng của mẫu biểu;

- Biết các dạng mẫu biểu thông dụng;

- Hiểu được chức năng và thuộc tính của các đối tượng trên mẫu biểu;

- Biết được các cách thiết kế mẫu biểu: Form Winzard, DesignView,...;

- Thiết kế được các form nhập liệu, form tra cứu dữ liệu cơ bản làm tiền đề

cho việc tạo ra các sản phẩm phần mềm hoàn thiện;

- Nghiêm túc, sáng tạo trong việc tạo ra các biểu mẫu.

2. Nội dung:

7.1. Mẫu biểu và ứng dụng

7.2. Phân loại mẫu biểu

7.3. Các phương pháp tạo mẫu biểu

7.4. Các đối tượng và thuộc tính

7.5. Tạo các biểu mẫu con

7.6. Trang trí biểu mẫu

Bài 8. Thiết kế báo cáo Thời gian: 15 giờ (LT: 0; TH: 14, KT: 1)

1. Mục tiêu:

- Biết được chức năng và các cách tạo báo biểu trên Access;

- Thiết kế chỉnh sửa được các báo biểu với từng yêu cầu cụ thể;

- Nghiêm túc, tỉ mỉ trong quá trình tạo các báo biểu

2. Nội dung:

8.1 Báo cáo và ứng dụng

8.2 Các bước tạo báo cáo

8.3 Các thành phần của báo cáo

8.4 Định dạng và trang trí báo cáo

IV. Điều kiện thực hiện chương trình:

+ Vật liệu, học liệu: Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập, giáo trình môn cơ sở

dữ liệu, môn hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access.

+ Dụng cụ và trang thiết bị: Máy chiếu, phòng máy tính đầy đủ các phần mềm

ứng dụng.

V. Phương pháp và nội dung đánh giá:

1. Nội dung

- Kiến thức: Đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm, thực hành đạt được các

yêu cầu sau:

+ Hiểu rõ vài bài toán quản lý thực tế;

+ Xác định các điều khiển áp dụng cho việc nhập dữ liệu đảm bảo chính xác,

có chu trình xử lý dữ liệu;

+ Hiểu và phân tích được các mô hình csdl;

Page 80: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

85

+ Thiết kế được cơ sở dữ liệu.

+ Phân tích đúng bài toán ứng dụng thành các bảng dữ liệu và các chức năng

thực hiện;

+ Trình bày được cách thức xây dựng mối liên hệ giữa các bảng;

+ Hiểu được công dụng và cách tạo các truy vấn bằng QBE;

+ Hiểu được các phương pháp tạo, chỉnh sửa mẫu biểu và báo biểu.

- Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành của sinh viên trong bài thực hành môn hệ

cơ sở dữ liệu đạt được các yêu cầu sau:

+ Xây dựng được các mô hình quan hệ;

+ Xác định được hoạt động của csdl (các mô hình, cách thiết kế, các ngôn

ngữ).

+ Thực hiện cài đặt được hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên môi trường Windows;

+ Tạo được bảng, thiết lập các thuộc tính cho các field và tạo liên kết bảng

chính xác;

+ Thực hiện chính xác truy vấn và kết xuất dữ liệu theo các biểu thức logic;

+ Tạo form, report đúng kỹ thuật và yêu cầu của giáo viên.

2. Phương pháp

Phương pháp đánh giá:

+ Trắc nghiệm;

+ Thực hành trên máy tính.

Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết, đầy đủ các bài học tích hợp, thực

hành, thực tập theo quy chế;

- Điểm đánh giá quá trình gồm có:

+ Kiểm tra thường xuyên: 02 bài kiểm tra (Điểm hệ số 1 )

+ Kiểm tra định kỳ: 04 bài kiểm tra (Điểm hệ số 2)

+ Thi kết thúc môn học: 1 bài

- Thang điểm: thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học Hệ cơ sở dữ liệu được sử dụng để giảng dạy cho trình

độ cao đẳng từ năm 2017.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Giải thích các khái niệm về thông tin, dữ liệu …;

- Trình bày các mô hình dữ liệu quan hệ;

- Xây dựng được các mô hình quan hệ;

- Thiết kế được cơ sở dữ liệu;

Page 81: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

86

- Phát vấn các câu hỏi; Cho sinh viên nghe một nội dung cụ thể và nêu câu hỏi

để sinh viên trả lời;

- Phân nhóm cho các sinh viên trao đổi với nhau, trình bày theo nhóm;

- Thực hiện các phép tính trên cơ sở dữ liệu quan hệ;

- Xây dựng, thực hiện các bài toán bằng Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu.

- Khi thực hiện chương trình mô đun cần xác định những điểm kiến thức cơ

bản, xác định rõ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng ở từng nội dung;

- Cần liên hệ kiến thức với thực tế sản xuất và đời sống, đặc biệt là các phần

mềm thực tế sử dụng ngôn ngữ Access.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài

học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng

dạy.

- Hướng dẫn sinh viên áp dụng các kiến thức bài học để thực hiện từng bước

thiết kế một số ứng dụng cụ thể.

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. Nguyễn Xuân Huy (2000), Giáo trình về cơ sở dữ liệu, ĐH Quốc Gia Hà Nội.

[2]. Nguyễn Xuân Huy- Lê Hoài Bắc (2003), Bài tập cơ sở dữ liệu, NXB Thống

kê.

[3]. Đỗ Trung Tuấn, Cơ sở dữ liệu, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.

[4]. Lê Tiến Vương (2000), Nhập môn cơ sở dữ liệu quan hệ, NXB Thống kê.

[5]. Phạm Văn Ất, Kỹ thuật lập trình Access trên Windows, NXB Hà Nội, 2002;

[6]. Dương Thùy Trang, Tham khảo nhanh Microsoft Access 2003, NXB Giao

thông vận tải, 2006;

[7]. Trương Công Phúc, Tự học và ứng dụng Microsoft Access 2007, NXB Hồng

Đức, 2008.

[8]. Ngọc Anh Thư (2002), MicroSoft Access 2000, NXB Minh Khai.

Page 82: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

87

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Xử lý sự cố máy tính và thiết bị văn phòng

Mã mô đun: MĐCC13010021

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí:

+ Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học /mô đun:

Tin học, Tin học văn phòng, Lắp đặt bảo trì và sửa chữa máy tính

- Tính chất:

+ Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc.

II. Mục tiêu mô đun:

- Về kiến thức: Mô đun này cung cấp cho học sinh khái niệm, chức năng, phân

loại, cấu tạo, các hỏng hóc thông thường của máy tính, cách cài đặt và sử dụng

một số trang thiết bị văn phòng phổ biến thường dùng trong công tác văn

phòng.

- Về kỹ năng: Sau khi học xong mô đun này, học sinh sử dụng thành thạo các

trang thiết bị trong văn phòng như Máy tính, Máy in, Máy Fax, Máy quét ảnh

(Scan), Máy Photocopy, xử lý các hỏng học thông thường từ máy tính cũng như

thiết bị văn phòng.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý

thức kỷ luật tốt, tích cực tiếp thu kiến thức mới.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun Thời gian

1.

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

2. Bài 1. Khắc phục các lỗi thường gặp đối với máy tính

24 9 14 1

3. Bài 2. Máy in 18 3 15

4. Bài 3. Máy quét (Scan) 18 6 11 1

5. Bài 4. Máy fax 12 6 6

6. Bài 5. Máy photocopy 18 6 11 1

Tổng cộng: 90 30 57 3

Page 83: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

88

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Khắc phục các lỗi thường gặp đối với máy tính

Mục tiêu:

- Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh các thành phần cơ bản của phần cứng

máy tính, phân loại được các thiết bị, hiểu rõ về các hỏng hóc thường gắp đối

với máy tính.

- Kỹ năng:

+ Xác định được các nguyên nhân gây ra hỏng hóc thiết bị

+ Xử lý được các lỗi cơ bản về phần cứng của máy tính

+ Xử lý được các lỗi cơ bản về OS và các chương trình ứng dụng

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các thành phần phần cứng của máy tính.

Nội dung bài 1: Thời gian: 24 giờ (LT: 9; TH: 14, KT: 1)

1.1. Phương pháp phát hiện, phân biệt các lỗi

1.1.1. Các qui tắc cơ bản

1.1.2. Phương pháp phát hiện, phân biệt lỗi

1.2. Các lỗi thường gặp đối với Bo mạch chính

1.2.1. Đặc điểm chung

1..2.2. Các lỗi hay gặp

1.3. Các lỗi thường gặp đối với bộ nhớ chính

1.3.1. Đặc điểm chung

1..3.2. Các lỗi hay gặp

1.4. Các lỗi thường gặp đối với bộ vi xử lý

1.4.1. Đặc điểm chung

1..4.2. Các lỗi hay gặp

1.5. Các lỗi thường gặp đối với ổ cứng, ổ mềm, ổ CD

1.4.1. Đặc điểm chung

1.4.2. Các lỗi hay gặp

1.6. Lỗi liên quan đến thiết bị ngoại vi và các lỗi khác

1.7. Lỗi liên quan đến OS và các chương trình ứng dụng

Bài 2. Máy In

Mục tiêu:

- Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh các thành phần cơ bản của máy in, phân

loại được các thiết bị, hiểu rõ về các hỏng hóc thường gắp đối với máy in

- Kỹ năng:

Page 84: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

89

+ Xác định được các nguyên nhân gây ra hỏng hóc thiết bị

+ Xử lý được các lỗi cơ bản về phần cứng của máy in

+ Xử lý được các lỗi cơ bản về cài đặt máy in

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các thành phần phần cứng của máy tính.

Nội dung bài 2: Thời gian: 18 giờ (LT: 3; TH: 15)

1.Máy in Laser

1.1.Đặc điểm

1. 2. Nguyên tắc hoạt động

2. Máy in phun

2.1. Đặc điểm

2.2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:

2.2.1. Thermal Drop-On-Demand.

2.2.2. Piezo Drop-On-Demand.

3. Máy in kim

3.1. Nguyên tắc hoạt động của máy Serial Dot Matrix Printers

3.2. Nguyên tắc hoạt động của máy line dot matrix printers

4. Kết nối và cài đặt máy in

4.1. Các bước kết nối máy in

4.2. Các bước cài đặt

4.3. Cài đặt trực tiếp

4.4. Cài đặt từ đĩa CD-ROM

4.5. Cài đặt máy in mạng

4.5.1. Đã cài một máy cục bộ và chia sẻ máy in

4.5.2. Cài đặt máy khách (đứng từ máy khách)

5.Các lỗi thường gặp và cách khắc phục

- Máy in chưa được cài đặt hay cài đặt không đúng

- Giao tiếp giữa máy in và máy tính

- Sự cố do bản thân máy in

- Chọn sai cổng máy in trong quá trình cài đặt

- Không chọn đúng máy in đang giao kết nối với máy tính

- Bản in bị mờ theo chiều dọc

- Đang in thì bị kẹt giấy

- Khi in có vết lốm đốm trên giấy

- Khi in máy báo đèn vàng:

Page 85: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

90

Bài 3. Máy quét (Scaner)

Mục tiêu:

- Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh các thành phần cơ bản của máy Scaner, phân

loại được các thiết bị, hiểu rõ về các hỏng hóc thường gắp đối với máy Scaner

- Kỹ năng:

+ Xác định được các nguyên nhân gây ra hỏng hóc thiết bị

+ Xử lý được các lỗi cơ bản về phần cứng của máy Scaner

+ Xử lý được các lỗi cơ bản về cài đặt máy Scaner

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các thành phần phần cứng của máy tính.

Nội dung bài 3: Thời gian: 18 giờ (LT: 3; TH: 15)

3.1. Khái niệm

3. 2. Phân loại máy quét

3. 3. Máy quét cầm tay

3. 4. Máy quét nạp giấy

3. 5. Máy quét phẳng

3. 6 . Kết nối, cài đặt máy quét và Scan tài liệu

3. 7. Cách sử dụng và bảo quản máy quét

Bài 4. Máy Fax

Mục tiêu:

- Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh các thành phần cơ bản của máy Fax, phân loại

được các thiết bị, hiểu rõ về các hỏng hóc thường gắp đối với máy Fax

- Kỹ năng:

+ Xác định được các nguyên nhân gây ra hỏng hóc thiết bị

+ Xử lý được các lỗi cơ bản về phần cứng của máy Fax

+ Xử lý được các lỗi cơ bản về cài đặt máy Fax

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các thành phần phần cứng của máy tính.

Nội dung bài 3: Thời gian: 18 giờ (LT: 3; TH: 15)

4.1. Chức năng và phân loại máy fax

4.2. Sử dụng và tính năng tác dụng máy fax KXFT-73

4.3. Sử dụng máy fax

4.4. Một số tính năng tác dụng của máy fax KX-FT-73

4.5 Các phím chức năng của mặt máy

4.6. Lắp đặt, kết nối và cài đặt máy fax

- Lắp đặt hoặc thay giấy fax

- Kết nối

Page 86: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

91

Bài 5. Máy Photocopy

Mục tiêu:

- Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh các thành phần cơ bản của máy Máy

Photocopy, phân loại được các thiết bị, hiểu rõ về các hỏng hóc thường

gắp đối với máy Máy Photocopy

- Kỹ năng:

+ Xác định được các nguyên nhân gây ra hỏng hóc thiết bị

+ Xử lý được các lỗi cơ bản về phần cứng của máy Máy Photocopy

+ Xử lý được các lỗi cơ bản về cài đặt máy Máy Photocopy

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các thành phần phần cứng của máy tính.

Nội dung bài 55: Thời gian: 18 giờ (LT: 3; TH: 15)

5.1. Chức năng và phân loại máy photocopy

5.2 Cấu tạo, sơ đồ chức năng và nguyên tắc hoạt động

5.2. 1. Cấu tạo tổng thể

5.2.2. Sơ đồ chức năng

5.2.3.Nguyên tắc hoạt động (7 công đoạn)

5.3. Lưu trình làm việc của máy photocopy

5.4. Quá trình làm việc trong hệ thống quang học

5.5. Quá trình hình thành hình ảnh

5.6. Các quá trình liên quan đến hiện ảnh

5.7 Những hỏng hóc thông thường và cách khắc phục

5.7.1. Lỗi kẹt giấy

5.7.2. Những hỏng hóc về cơ khí

5.7.3. Những khiếm khuyết về bản sao chép

5.7.4. Bản sao chép bị mờ toàn bộ

5.7.5. Bản sao chép không có hình ảnh

6. Các thao tác sử dụng máy cơ bản

6. 1. Màn hình cảm ứng:

6. 2. Phím Access:

6. 3. Phím Box:

6. 4. Phím Extra Scan:

6. 5. Phím Fax/Scan:

6. 6. Phím Copy:

6. 7. Phím RESET:

6. 8. Phím Interrupt :

6. 9. Công tắc nguồn phụ:

6. 10. Phím STOP:

Page 87: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

92

6. 11. Phím START:

6. 12. Đèn báo Main Power:

6. 13. Phím Proof Copy:

6. 14. Khung phím số:

6. 15. Phím CLEAR (C):

6. 16. Phím MODE CHECK:

6. 17. Phím Utility/Counter:

6. 18. Phím Mode Memory :

6. 19. Phím Contrast:

6. 20. Phím Enlarg Display:

6. 21. Phím Accessibility:

6. Các phím trên màn hình cảm ứng:

IV. Điều kiện thực hiện chương trình:

Đầy đủ tài liệu học tập như: Giáo án, giáo trình về mô đun Cơ bản phần

cứng và mạng máy tính cho hệ Trung cấp nghề

V. Phương pháp và nội dung đánh giá:

1. Nội dung

- Về kiến thức: Môn học này cung cấp cho học sinh khái niệm, chức năng,

phân loại, cấu tạo, các hỏng hóc thông thường của máy tính, cách cài đặt và

sử dụng một số trang thiết bị văn phòng phổ biến thường dùng trong công

tác văn phòng.

- Về kỹ năng: Sau khi học xong mô đun này, học sinh sử dụng thành thạo các

trang thiết bị trong văn phòng như Máy tính, Máy in, Máy Fax, Máy quét

ảnh (Scan), Máy Photocopy, xử lý các hỏng học thông thường từ máy tính

cũng như thiết bị văn phòng.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:: Có đạo đức và lương tâm nghề

nghiệp, ý thức kỷ luật tốt, tích cực tiếp thu kiến thức mới.

2. Phương pháp

- Học sinh tham gia học ít nhất 80% tổng số tiết mô đun, tham gia kiểm tra

và thi kết thúc mô đun theo quy chế hiện hành.

- Điểm đánh giá quá trình gồm có:

+ Kiểm tra thường xuyên: 01 bài kiểm tra (Điểm hệ số 1)

+ Kiểm tra định kỳ: 03 bài kiểm tra (Điểm hệ số 2)

+ Thi kết thúc mô đun: 1 bài

- Thang điểm: thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Page 88: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

93

Chương trình mô đun xử lý ảnh được sử dụng để giảng dạy cho trình độ

trung cấp năm 2017.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Tuỳ theo nội dung của mỗi bài mà giáo viên có thể sử dụng những

phương pháp mang tính chất vừa truyền thống vừa hiện đại như: thuyết trình,

trực quan, hoạt động nhóm..

- Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của mô đun rất cần có sự

đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học như: phòng học thực hành

máy tính, máy chiếu đa năng, giáo trình, các Video trực quan, Các thiết bị phần

cứng và thiết bị mạng máy tính

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

4. Tài liệu tham khảo:

Page 89: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

94

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Cấu trúc dữ liệu và Toán học rời rạc

Mã môn học: MHCC13020041

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Cấu trúc dữ liệu và Toán học rời rạc được bố trí sau mô đun Lập

trình C để có thể minh họa các thuật toán và cấu trúc dữ liệu bởi ngôn ngữ C

- Tính chất: Cấu trúc dữ liệu và Toán học rời rạc là môn học bắt buộc trong

chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng, là một môn thuộc nhóm chuyên môn

nghề; cung cấp cho người học một số cấu trúc dữ liệu và thuật toán tiêu biểu trong

tin học.

II. Mục tiêu môn học:

- Kiến thức: Trình bày được mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc dữ liệu và

giải thuật, các cấu trúc dữ liệu cơ bản và các giải thuật cơ bản để xây dựng

các cấu trúc dữ liệu và các giải thuật hợp lý cho các bài toán thực tế, các bài

toán tối ưu.

- Kỹ năng: Mô hình hóa được các bài toán thực tế sử dụng các cấu trúc dữ

liệu; giải quyết các bài toán bằng toán học rời rạc. Có khả năng viết mã tổ

chức dữ liệu và mô phỏng các thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình.

- Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Cẩn thận, chịu khó tìm hiểu

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Chương 1. Khái niệm cấu trúc dữ liệu, giải

thuật và lý thuyết độ phức tạp tính toán 6 6 0

2 Chương 2. Mảng và danh sách 15 9 6

3 Chương 3. Giải thuật đệ quy, phương pháp

sinh và một số bài toán tổ hợp 18 9 8 1

4 Chương 4. Đồ thị, một số bài toán trên đồ

thị 21 12 8 1

Page 90: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

95

5 Chương 5. Giải thuật sắp xếp và tìm kiếm 15 9 5 1

Cộng 75 45 27 3

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1. Một số cấu trúc dữ liệu, lý thuyết độ phức tạp tính

toán

Thời gian: 6

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các khái niệm về cấu trúc dữ liệu, giải thuật, các

kiểu dữ liệu cơ bản và phương pháp đánh giá độ phức tạp của giải thuật.

+ Kỹ năng: Đánh giá độ phức tạp của các giải thuật đơn giản, lặp và tuần tự

+ Thái độ: Cẩn thận, tỷ mỷ, chịu khó tìm tòi, tra cứu.

Nội dung:

1.1. Giải thuật và cấu trúc dữ liệu

1.2. Cấu trúc dữ liệu và các vấn đề liên quan.

1.3. Ngôn ngữ diễn đạt thuật giải

1.4. Thiết kế giải thuật

1.5. Phân tích và đánh giá giải thuật

Chương 2. Mảng và danh sách Thời gian: 15

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các khái niệm, cấu trúc lưu trữ và các thao tác cơ

bản của mảng, danh sách tuyến tính, ngăn xếp và hàng đợi; phương pháp lưu trữ

mảng, danh sách.

+ Kỹ năng: Khai báo, sử dụng mảng, danh sách để tổ chức dữ liệu.

+ Thái độ: Cẩn thận, tỷ mỷ, chịu khó tìm tòi, tra cứu

Nội dung:

2.1. Khái niệm về danh sách

2.2. Các phép toán trên danh sách

2.3. Biểu diễn danh sách trên máy tính

2.4. Ngăn xếp và hàng đợi

Chương 3. Giải thuật đệ quy, phương pháp sinh và một số

bài toán tổ hợp

Thời gian: 18

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các khái niệm về đệ quy, bài toán và giải thuật đệ

quy; trình bày được giải thuật và chương trình sử dụng giải thuật đệ quy. So sánh

giải thuật đệ quy với các giải thuật khác để rút ra tính ưu việt hoặc nhược điểm của

giải thuật đệ quy. Hiểu phương pháp sinh và một số bài toán tổ hợp;

Page 91: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

96

+ Kỹ năng: Áp dụng được giải thuật đệ quy và không đệ quy để giải quyết một

số bài toán, bao gồm các bài toán về tổ hợp.

+ Thái độ: Cẩn thận, tỷ mỷ, chịu khó tìm tòi, tra cứu

Nội dung:

3.1. Giải thuật đệ quy và thủ tục đệ quy

3.2. Thiết kế giải thuật đệ quy

3.3. Lý thuyết tổ hợp và một số bài toán

3.4. Phương pháp sinh

Chương 4. Đồ thị, một số bài toán trên đồ thị Thời gian: 21

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được khái niệm và các tính chất của đồ thị

+ Kỹ năng: Biểu diễn được đồ thị bằng các phương pháp mô hình trên máy

tính, giải quyết được các bài toán tối ưu trên đồ thị nhờ các thuật toán cơ bản

+ Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỷ, cần cù, chịu khó tìm hiểu, tra cứu.

Nội dung:

4.1. Các khái niệm về đồ thị

4.2. Một số dạng đồ thị đặc biệt.

4.3. Phương pháp duyệt đồ thị

4.4. Bài toán đường đi ngắn nhất, cây khung nhỏ nhất

4.5. Cây, một số giải thuật trên cây

Bài 5. Chỉnh sửa, tùy biến giao diện, chức năng Thời gian: 15

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được bài toán sắp xếp, tìm kiếm, giải thuật, cách cài

đặt cách đánh giá giải thuật của một số phương pháp sắp xếp, tìm kiếm cơ bản.

+ Kỹ năng: Vận dụng các phương pháp sắp xếp, tìm kiếm để giải các bài toán

sử dụng giải thuật sắp xếp, tìm kiếm.

+ Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỷ, cần cù, chịu khó tìm hiểu, tra cứu.

Nội dung:

5.1. Các giải thuật sắp xếp cơ bản

5.2. Các giải thuật sắp xếp nâng cao

5.3. Tìm kiếm tuần tự

5.4. Tìm kiếm nhị phân

5.5. Tìm kiếm trên cây nhị phân

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC.

Page 92: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

97

1. Lớp học.

STT

Loại

phòng

học

Số

lượng

Diện

tích

(m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng

dạy

Tên thiết bị Số

lượng Phục vụ

1 Giảng

đường 1 60

- Bàn ghế 30 Bộ

Phần lý thuyết

- Bảng 1 Chiếc

- Máy chiếu 1 Chiếc

- Màn chiếu 1 Chiếc

- Đèn điện 5 Chiếc

- Quạt 5 Chiếc

2 Phòng

thực

hành,

thực tập

1 60 - Bàn ghế 40 Bộ

Phần thực hành,

thực tập

- Máy chiếu 1 Bộ

- Quạt 6 Chiếc

- Đèn điện 8 Chiếc

- Máy tính 40 bộ

2. Trang thiết bị dạy học.

STT Tên thiết bị đào tạo Đơn vị Số lượng

1 Máy vi tính Bộ 1

2 Máy chiếu

(Projector) Bộ 1

3 Loa máy tính Bộ 1

3. Học liệu.

- Đề cương bài giảng, giáo án;

- Câu hỏi, bài tập thực hành.

4. Nguồn lực khác.

- Tài liệu phát tay, video hướng dẫn.

V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.

1. Nội dung đánh giá:

- Kiến thức: Đánh giá kiến thức về các thành phần cơ bản về các cấu trúc dữ

liệu mảng, danh sách, phương pháp cài đặt cây, đồ thị.

- Kỹ năng: Kỹ năng sử dụng các cấu trúc dữ liệu và các giải thuật giải quyết

một số mô hình bài toán trong thực tế; cài đặt thuật toán thành chương trình máy

tính.

Page 93: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

98

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tính tích cực tham gia trong quá trình học

tập, chủ động giải quyết vấn đề và trách nhiệm cộng tác trong học tập

2. Phương pháp đánh giá:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết, đầy đủ các bài học tích hợp,

thực hành, thực tập theo quy chế;

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và các bài thực hành.

- Đánh giá trong quá trình học:

+ Bài kiểm tra thường xuyên: 01 bài;

+ Bài kiểm tra định kỳ: 02 bài

- Đánh giá cuối môn học: 01 bài (Hình thức thi, kiểm tra: Tự luận)

- Thang điểm 10.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC.

1. Phạm vi áp dụng:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng từ

khóa tuyển sinh từ năm 2017

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập:

+ Đối với giáo viên:

- Hình thức giảng dạy chính của môn học: lý thuyết kết hợp với thực hành;

- Trước khi giảng dạy cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị

đầy đủ các điều kiện môn học để đảm bảo chất lượng giảng dạy

- Chuẩn bị tốt các tài liệu minh hoạ và áp dụng linh hoạt các phương pháp

giảng dạy để phát huy tính chủ động, tích cực cho người học;

- Tổ chức lớp thành các nhóm thực hành.

- Một số kỹ năng thực hành nên tổ chức đóng vai và hướng dẫn thực hiện.

+ Đối với người học:

- Mỗi bài đều được cấu trúc: mục tiêu, nội dung chính và cuối mỗi bài đều có

các câu hỏi ôn tập, như vậy người học cần nắm bắt được mục tiêu và nội dung cơ

bản của bài trước khi đi sâu vào các nội dung cụ thể

- Thường xuyên đọc các tài liệu tham khảo, cập nhật thông tin những tài liệu

liên quan như: sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, các trang thông tin điện tử

(website) để mở rộng thêm kiến thức và thực hành các nội dung có liên quan nhằm

tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng nghề nghiệp;

- Hoàn thành các bài tập thực hành theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Mảng và danh sách.

- Phương pháp sinh, các bài toán tổ hợp.

- Các bài toán trên đồ thị: đường đi ngắn nhất, cây khung nhỏ nhất.

Page 94: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

99

- Các phương pháp sắp xếp và tìm kiếm.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Lê Minh Hoàng, Bài giảng chuyên đề Cấu trúc dữ liệu & Giải thuật

(ebook)

[2] Đỗ Xuân Lôi, Cấu trúc dữ liệu & Giải thuật, NXB Giáo dục, 2006

[3] Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyễn Tô Thành, Toán rời rạc, NXB Giáo dục, 2002

Page 95: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

100

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Đồ họa căn bản

Mã mô đun: MĐCC13020051

Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Môn học Đồ họa căn bản là môn học bắt buộc trong chương trình

dạy nghề trình độ trung cấp nghề và là một trong những môn thuộc nhóm môn học/

mô đun chuyên môn ngành/ nghề.

- Tính chất: Môn học Đồ họa căn bản là một trong những nội dung quan

trọng của đào tạo nghề nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng nghề cho người

lao động.

II. Mục tiêu mô đun:

Mô đun này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về đồ hoạ vector,

về các công cụ thiết kế một đối tượng, các kỹ năng tô màu đối tượng, các thao

tác xử lý các đối tượng hình học, xử lý ảnh bitmap.

- Kiến thức: Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên nắm vững các kiến thức thiết

kế đối tượng, kiến thức xử lý ảnh, có khả năng sáng tạo những tác phẩm

nghệ thuật mới trong thiết kế đồ họa.

- Kỹ năng: Thực hiện được các thao tác xử lý ảnh vector, bitmap và các công

cụ thiết kế đồ họa.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý

thức kỷ luật tốt, tích cực tiếp thu kiến thức mới.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1. Các thao tác cơ bản trong

CORELDRAW 6 3 3

2 Bài 2. Công cụ hiệu chỉnh và lệnh biến đổi 12 6 6

3 Bài 3. Công cụ màu tô – Tạo văn bản 12 6 5 1

4 Bài 4. Tạo hiệu ứng trong CorelDraw 6 3 2 1

Page 96: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

101

5 Bài 5. Các thao tác cơ bản của ADOBE

PHOTOSHOP 6 3 3

6 Bài 6. Các thao tác nâng cao của ADOBE

PHOTOSHOP 6 3 2 1

7

Bài 7. Công cụ tô vẽ - Tạo văn bản – Biên

tập 6 3 3

8 Bài 8. Hiệu chỉnh và phục chế hình ảnh 6 3 3

Cộng 60 30 27 3

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Các thao tác cơ bản trong CORELDRAW

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về CorelDraw và các

thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm CorelDraw để thực hiện xử lý các đối tượng

đồ họa véc tơ.

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các vẽ cơ bản trong nhóm các công cụ tạo

hình cơ bản.

+ Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các phương pháp tạo các đối tượng đồ họa cơ

bản.

Nội dung bài: Thời gian: 6 giờ (LT: 3; TH: 3)

2.1. Khái niệm về CorelDraw

2.2. Khởi động CorelDraw

2. 3. Giới thiệu về màn hình thiết kế

2.4. Các thao tác thường sử dụng trên tập tin

2.5. Thoát khỏi chương trình CorelDraw

2.6. Nhóm công cụ tạo hình cơ bản

2.7. Nhóm công cụ hỗ trợ vẽ chính xác

2.8. Kết xuất hình ảnh trong CorelDraw

2.8.1 Thao tác IMPORT

2.8.2 Thao tác EXPORT

Bài 2. Công cụ hiệu chỉnh và lệnh biến đổi

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các kiến thức cơ bản về nhóm công cụ hiệu

chỉnh và biến đổi đối tượng trong CorelDraw..

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các thao tác hiệu chỉnh và biến đổi đối tượng.

+ Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các phương pháp hiệu chỉnh và biến đổi đối

tượng trong CorelDraw.

Page 97: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

102

Tài liệu học tập: KS.Quang Huy – Phương Hoa (2005), CorelDraw 12 dành cho

người chuyên nghiệp, NXB Giao thông vận tải.

Nội dung bài: Thời gian: 12 giờ (LT: 6; TH: 6; KT: 0)

3.1. Công cụ Pick Tool

3.2. Lệnh Group

3.3. Lệnh UnGroup

3.4. Lệnh UnGroup All

3.5. Lệnh Combine

3.6. Lệnh Break Apart

3.7. Lệnh Convert To Curve

3.8. Công cụ Outline Tool

3.9. Lệnh Order

3.10. Lệnh Align And Distribute

3.11. Công cụ Shape Tool.

3.12. Nhóm lệnh Tranformation

Bài 3. Công cụ màu tô – Tạo văn bản

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các kiến thức cơ bản về nhóm công cụ tô màu

và tạo văn bản trong CorelDraw..

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các thao tác hiệu chỉnh màu cho đối tượng,

thao tác tạo văn bản trong phần mềm CorelDraw.

+ Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các công cụ tô màu và tạo văn bản trong

CorelDraw.

Nội dung bài: Thời gian: 12 giờ (LT: 6; TH: 5; KT: 1)

4.1. Sơ lược về mô hình màu

4.2. Các phương pháp tô màu

4.3. Tạo và xử văn bản trong CorelDraw

Bài 4. Tạo hiệu ứng và kỹ thuật in ấn trong CorelDraw

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các kiến thức cơ bản về nhóm công cụtạo hiệu

ứng trong CorelDraw..

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các công cụ tạo hiệu ứng cho đối tượng trong

phần mềm CorelDraw.

+ Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các công cụ tạo hiệu ứng trong CorelDraw.

Nội dung bài: Thời gian: 6 giờ (LT: 3; TH: 2; KT: 1)

5.1. Các phương pháp tạo hiệu ứng

5.2. Hiệu ứng Drop Shadow

Page 98: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

103

5.3. Hiệu ứng Extrude

5.4. Hiệu ứng ADD PERSPECTIVE

5.5 Hiệu ứng BLEND

5.6. Hiệu ứng ENVELOPE

5.7. Hiệu ứng DISTORTION

5.8. Hiệu ứng CONTOUR

5.9. Hiệu ứng LENS

5.10. Hiệu ứng TRANSPARANCY

5.11. Hiệu ứng POWER CLIP

5.10. Kỹ thuật in ấn trong CorelDraw

Bài 5. Các thao tác cơ bản của ADOBE PHOTOSHOP

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về Adobe PhotoShop

và các thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm Adobe PhotoShop để thực hiện xử lý

hình ảnh.

+ Kỹ năng: Sử dụng các lệnh đã học để xử lý hình ảnh

+ Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các phương pháp xử lý hình ảnh.

Nội dung bài: Thời gian: 6 giờ (LT: 6; TH: 3)

1.1. Giới thiệu về ADOBE PHOTOSHOP

1. 2. Khởi động chương trình Adobe Photoshop.

1.3. Giao diện của Adobe Photoshop.

1.4. Các thao tác trên tập tin

1.5. Thoát khỏi chương trình Adobe PhotoShop

1.6. Các thao tác trên cửa sổ giao diện

1.7. Các thao tác trên vùng chọn

Bài 6. Các thao tác nâng cao của ADOBE PHOTOSHOP

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về lớp đối tượng,

kênh màu, chế độ mặt nạ và hiệu ứng định sẵn trong Adobe PhotoShop .

+ Kỹ năng: Sử dụng các lệnh đã học để xử lý các đối tượng, xử lý màu trong

Adobe PhotoShop

+ Thái độ: Tích cực tiếp nhận các kiến thức; rèn luyện đức tính cẩn thận, tự

tìm tòi kiến thức mới.

Nội dung bài: Thời gian: 6 giờ (LT: 3; TH: 2; KT: 1)

2.1. Lớp đối tượng

2.2. Kênh màu – Channel

Page 99: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

104

2.3. Chế độ mặt nạ - Mask

2.4. Hiệu ứng định sẵn

Bài 7. Công cụ tô vẽ - Tạo văn bản – Biên tập

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các kiến thức cơ bản về các công cụ tô vẽ, tạo

văn bản, biên tập hình ảnh trong Adobe PhotoShop.

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các nhóm công cụ lấy màu, tô màu, trộn màu,

công cụ tô vẽ và biên tập hình ảnh.

+ Thái độ:Tích cực tìm hiểu về các công cụ được sử dụng trong Adobe

PhotoShop.

Nội dung bài: Thời gian: 6 giờ (LT: 3; TH: 3; KT: 0)

3.1. Khái niệm về mô hình màu trong PhotoShop

3.2. Nhóm công cụ lấy màu

3.3. Các thao tác tô màu

3.4. Chế độ trộn màu

3.5. Công cụ tô vẽ, biên tập hình ảnh

3.6. Mối quan hệ giữa đường Path và vùng chọn

3.7. Tạo văn bản trong PhotoShop

Bài 8. Hiệu chỉnh và phục chế hình ảnh

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các kiến thức cơ bản về các công cụ hiệu chỉnh

ảnh màu và ảnh đen trắng trong Adobe PhotoShop.

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các nhóm công cụ chỉnh sửa hình ảnh.

+ Thái độ:Tích cực tìm hiểu về các công cụ được sử dụng trong Adobe

PhotoShop.

Nội dung bài: Thời gian: 6 giờ (LT: 3; TH: 3; KT: 0)

4.1. Sử dụng công cụ hiệu chỉnh hình ảnh

4.2. Sử dụng lệnh hiệu chỉnh ảnh đen trắng

4.3. Các lệnh hiệu chỉnh ảnh màu

IV. Điều kiện thực hiện chương trình:

Đầy đủ tài liệu học tập như: Giáo án, giáo trình về môn học đồ họa căn bản

cho hệ Trung cấp nghề

V. Phương pháp và nội dung đánh giá:

1. Nội dung

Page 100: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

105

- Kiến thức: Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên nắm vững các kiến thức thiết

kế đối tượng, kiến thức xử lý ảnh, có khả năng sáng tạo những tác phẩm

nghệ thuật mới trong thiết kế đồ họa.

- Kỹ năng: Thực hiện được các thao tác xử lý ảnh vector, bitmap và các công

cụ thiết kế đồ họa.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý

thức kỷ luật tốt, tích cực tiếp thu kiến thức mới.

2. Phương pháp

- Học sinh tham gia học ít nhất 80% tổng số tiết môn học, tham gia kiểm tra và

thi kết thúc môn học theo quy chế hiện hành.

- Điểm đánh giá quá trình gồm có:

+ Kiểm tra thường xuyên: 01 bài kiểm tra (Điểm hệ số 1)

+ Kiểm tra định kỳ: 03 bài kiểm tra (Điểm hệ số 2)

+ Thi kết thúc môn học: 1 bài

- Thang điểm: thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học Đồ họa căn bản được sử dụng để giảng dạy cho trình

độ trung cấp năm 2017.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Tuỳ theo nội dung của mỗi bài mà giáo viên có thể sử dụng những phương

pháp mang tính chất vừa truyền thống vừa hiện đại như: thuyết trình, trực quan,

hoạt động nhóm..

- Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của môn học rất cần có sự đầu

tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học như: phòng học thực hành về đồ

họa máy tính, máy chiếu đa năng, giáo trình, các Video trực quan, Máy in màu, máy

in 3D, Giấy in ảnh, bàn cắt, kéo, dao dọc giấy, thước ..

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Công cụ hiệu chỉnh và lệnh biến đổi lệnh trong CorelDraw

- Công cụ màu tô – Tạo văn bản

- Kỹ thuật in ấn đồ họa

4. Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Việt Dũng (2003), CorelDraw 11, Nhà xuất bản thống kê

Page 101: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

106

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Lập trình C

Mã môn học: MĐCC13020061

Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Môn học được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung.

- Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc.

II. Mục tiêu môn học:

Môn học này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản ngôn ngữ lập trình C

giúp học sinh nâng cao khả năng lập trình trong các bài toán cụ thể. Sau khi học

xong học phần, sinh viên hiểu được cú pháp, cách sử dụng, công dụng của các câu

lệnh dùng trong ngôn ngữ C và có khả năng phân tích được các bài toán làm cơ sở

cho việc thiết kế chương trình, từ đó viết được các chương trình bằng ngôn ngữ C,

là cơ sở cho sinh viên học các môn học khác như: Lập trình C#, Lập trìnhVB.net,

Lập trình PHP, Lập trình trên Windows, Thực tập lập trình ứng dụng, ...

- Về kiến thức:

Trình bày được các khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ lập trình C, các kiểu dữ

liệu, cú pháp câu lệnh, các điều khiển, công dụng của các câu lệnh dùng trong ngôn

ngữ lập trình C.

- Về kỹ năng:

+ Sử dụng được các điều khiển, các cú pháp câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình

C để xây dựng các ứng dụng đơn giản.

+ Có khả năng phân tích bài toán và viết được các chương trình bằng ngôn

ngữ C.

+ Sử dụng thành thạo môi trường và các thành phần của ngôn ngữ lập trình C

để viết chương trình và thực hiện chương trình trong máy tính.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có thái độ cẩn thận, ý thức kỷ luật tốt, tích cực tiếp thu kiến thức mới, tỷ mỷ,

cầu thị trong lập trình.

III. Nội dung môn học:

Page 102: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

107

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình

C

3 3 0

2 Bài 2: Các thành phần cơ bản 9 3 6

3 Bài 3. Các lệnh cấu trúc 15 9 5 1

4 Bài 4. Hàm 6 3 3

5 Bài 5. Mảng 9 4 4 1

6 Bài 6. Con trỏ 9 4 5

7 Bài 7: Chuỗi ký tự 9 4 4 1

Tổng cộng 60 30 27 3

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C Thời gian: 3giờ (LT: 3; TH: 0)

1. Mục tiêu:

- Hiểu được lịch sử phát triển của ngôn ngữ C;

- Biết được những ứng dụng thực tế của ngôn ngữ lập trình C;

- Thực hiện được việc chạy chương trình, thao tác thành thạo trên môi trường

phát triển C;

- Sử dụng được hệ thống trợ giúp của phần mềm C;

- Chủ động tìm hiểu các tính năng của ngôn ngữ C.

2. Nội dung:

1.1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình và phương pháp lập trình

1.2. Dùng môi trường Turbo C

1.2.1. Vào/ ra Turbo C

1.2.2. Môi trường Turbo C

1.2.3. Hệ soạn thảo Turo C

1.2.4. Vận hành chương trình trên máy tính

Bài 2: Các thành phần cơ bản Thời gian: 9 giờ (LT: 3; TH: 6)

1. Mục tiêu:

- Hiểu được các khái niệm: Tập kí tự, từ khóa, kiểu dữ liệu, biến, hằng, biểu

thức, câu lệnh, khối lệnh trong ngôn ngữ C;

- Hiểu và sử dụng được khuân dạng, ký tự đặc biệt, ký tự điều khiển trong hàm

printf, scanf.

- Hiểu được cấu trúc, phương thức thực thi của một chương trình C;

- Viết được một số đoạn chương trình cụ thể để thực hiện các yêu cầu đơn giản.

Page 103: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

108

- Nghiêm túc, tỉ mỉ trong việc tiếp nhận các kiến thức và áp dụng vào thực

hành.

2. Nội dung:

2.1. Tập kí tự, từ khóa và tên gọi

2.2. Các kiểu dữ liệu sơ cấp

2.3. Biến, hằng, biểu thức

2.3.1. Hằng

2.3.2. Biến, biến ngoài, biến tĩnh

2.3.3. Định nghĩa biểu thức

2.3.4. Các phép toán số học

2.3.5. Các phép thao tác bit

2.3.6. Các phép toán quan hệ và logic

2.3.7. Phép toán tăng, giảm

2.3.8. Thứ tự ưu tiên giữa các phép toán

2.3.9. Chuyển đổi kiểu giá trị

2.3.10. Câu lệnh gán và biểu thức

2.3.11. Biểu thức điều kiện

2.4. Cấu trúc một chương trình

2.5. Câu lệnh

2.5.1. Định nghĩa

2.5.2. Khai báo ở đầu khối lệnh

2.5.3. Sự lồng nhau của các khối lệnh

2.5.4. Phạm vi hoạt động của các biến, mảng trong khối lệnh.

2.6. Lệnh nhập, xuất dữ liệu

2.6.1. Hàm scanf

2.6.2. Hàm printf

Bài 3. Các lệnh cấu trúc Thời gian: 15 giờ (LT: 9; TH: 5; KT: 1)

1. Mục tiêu:

Hiểu được ý nghĩa, cú pháp của các cấu trúc lệnh;

Vận dụng được các câu lệnh điều khiển, các lệnh kết thúc vòng lặp để viết được

một số đoạn chương trình cụ thể để thực hiện các yêu cầu;

2. Nội dung:

3.1. Cấu trúc rẽ nhánh

3.2. Cấu trúc lựa chọn

3.3. Cấu trúc lặp

3.3.1. Vòng lặp for

3.3.2. Vòng lặp while

3.3.3. Vòng lặp do … while …

3.4. Các lệnh đặc biệt

Bài 4. Hàm Thời gian: 6 giờ (LT: 3; TH: 3)

Page 104: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

109

1. Mục tiêu:

Hiểu được khái niệm, phân loại hàm;

Hiểu được qui tắc xây dụng hàm, cách sử dụng hàm trong một chương trình;

Hiểu được khái niệm tham số, tham trị và cách truyền tham số;

Viết được một số hàm đơn giản và sử dụng các hàm đó trong các chương trình

cụ thể;

Nghiêm túc, tỉ mỉ, sáng tạo trong quá trình học và vận dụng vào thực hành.

2. Nội dung:

4.1. Khái niệm hàm

4.2. Xây dựng hàm

4.3. Các tham số của hàm

Bài 5. Mảng Thời gian: 9 giờ (LT: 4; TH: 4; KT:1)

1. Mục tiêu:

Hiểu khái niệm mảng, phân loại, cách khai báo mảng;

Biết cách truy xuất với các phần tử của mảng;

Viết được các chương trình thực hiện các thao tác truy xuất trên mảng;

Nghiêm túc, tỉ mỉ, sáng tạo trong quá trình học và vận dụng vào thực hành.

2. Nội dung:

5.1. Khái niệm mảng

5.2. Khai bảo mảng

5.3. Truy xuất mảng

Bài 6. Con trỏ Thời gian: 9 giờ (LT: 4; TH: 5)

1. Mục tiêu:

Hiểu được khái niệm về con trỏ và địa chỉ của con trỏ;

Hiểu cách khai báo con trỏ, cách truy xuất giá trị cho các nút;

Viết được các chương trình thực hiện các thao tác truy xuất trên đối tượng kiểu

con trỏ, kết hợp được con trỏ với mảng và hàm;

Nghiêm túc, tỉ mỉ, sáng tạo trong quá trình học và vận dụng vào thực hành.

2. Nội dung:

6.1. Khái niệm về con trỏ và địa chỉ

6.2. Khai báo và sử dụng biến con trỏ

6.3. Con trỏ và mảng 1 chiều

6.4. Con trỏ và hàm

Bài 7. Chuỗi ký tự Thời gian: 9 giờ (LT: 4; TH: 4, KT: 1)

1. Mục tiêu:

Hiểu được khái niệm về kiểu dữ liệu chuỗi ký tự;

Hiểu cách khai báo biến chuỗi, cách thao tác trên chuỗi;

Viết được các chương trình thực hiện một số thao tác xử lý các chuỗi ký tự ;

Nghiêm túc, tỉ mỉ, sáng tạo trong quá trình học và vận dụng vào thực hành

2. Nội dung:

Page 105: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

110

7.1. Khái niệm

7.2. Khai báo

7.2.1. Khai báo theo mảng

7.2.2. Khai báo theo con trỏ

7.3. Các thao tác trên chuỗi

7.3.1. Nhập chuỗi từ bàn phím

7.3.2. Xuất chuỗi ra màn hình

7.3.3. Một số hàm xử lý chuỗi

IV. Điều kiện thực hiện chương trình:

Vật liệu, học liệu: Giáo trình, tài liệu lập trình C, bài tập thực hành môn lập

trình C;

Dụng cụ và trang thiết bị: Máy chiếu, phòng máy tính cài đặt phần mềm C.

V. Phương pháp và nội dung đánh giá:

1. Nội dung

Kiến thức: Đánh giá qua bài kiểm tra thực hành đạt được các yêu cầu sau:

+ Nền tảng của ngôn ngữ C: cấu trúc chương trình, kiểu dữ liệu, toán

tử,...;

+ Câu lệnh có cấu trúc: Rẽ nhánh, lựa chọn, lặp;

+ Cấu trúc hàm, xây dựng hàm, truyền tham số;

+ Khai báo, truy xuất các phần tử mảng;

+ Khai báo biến con trỏ, thao tác trên con trỏ;

+ Xử lý chuỗi ký tự.

Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành của sinh viên trong bài thực hành Lập

trình C đạt được các yêu cầu sau:

+ Tạo và thực thi các chương trình ứng dụng C;

+ Áp dụng các cấu trúc lệnh để viết được một số chương trình xử lý

yêu cầu đơn giản;

+ Viết được một số hàm đơn giản và sử dụng trong các ứng dụng;

+ Viết được các ứng dụng nhỏ với con trỏ;

+ Xử lý được dữ liệu trên mảng và xâu ký tự.

2. Phương pháp

- Phương pháp đánh giá:

+ Trắc nghiệm;

+ Thực hành trên máy tính.

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết, đầy đủ các bài học tích hợp, thực

hành, thực tập theo quy chế;

- Điểm đánh giá quá trình gồm có:

+ Kiểm tra thường xuyên: 01 bài kiểm tra (Điểm hệ số 1 )

+ Kiểm tra định kỳ: 02 bài kiểm tra (Điểm hệ số 2)

+ Thi kết thúc môn học: 1 bài

Page 106: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

111

- Thang điểm: thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học lập trình C được sử dụng để giảng dạy cho trình độ

cao đẳng từ năm 2017.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Tuỳ theo nội dung của mỗi bài mà giáo viên có thể sử dụng những phương

pháp mang tính chất vừa truyền thống vừa hiện đại như: thuyết trình, trực quan,

hoạt động nhóm..

- Sử dụng phương pháp phát vấn;

- Phân nhóm cho các sinh viên trao đổi với nhau, trình bày theo nhóm;

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài

học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng

dạy.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Công dụng của ngôn ngữ lập trình C, hiểu cú pháp, công dụng của các câu

lệnh dùng trong ngôn ngữ lập trình C;

- Phân tích được chương trình: Xác định nhiệm vụ chương trình;

- Vận dụng điều kiện, trợ giúp môi trường của ngôn ngữ lập trình: Các thao tác

biên tập chương trình, các công cụ, điều khiển, trợ giúp, gỡ rối, bẫy lỗi;

- Viết chương trình và thực hiện chương trình trong máy tính.

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. Nguyễn Đình Tê, Hoàng Đức Hải; Giáo trình lý thuyết và bài tập ngôn

ngữ C; Nhà xuất bản giáo dục.

[2]. GS Phạm Văn Ất; Kỹ thuật lập trình C; Nhà xuất bản: Khoa học và Kỹ

thuật.

[3]. Lê Mạnh Thạnh, Giáo trình môn lập trình C, NXB Giáo dục, 2000;

[4]. Nguyễn Linh Giang, Nguyễn Xuân Thực, Lê Văn Thái, Giáo trình kỹ

thuật lập trình C, NXB Giáo dục, 2005;

[5]. Ngô Trung việt, Giáo trình ngôn ngữ lập trình C và C++ , NXB Giao

thông vận tải, 1995;

[6]. B. Kernighan and D. Ritchie, The C programming language, Prentice

Hall, 1990.

Page 107: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

112

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Lập trình Windows Form

Mã mô đun: MĐCC13020071

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 54 giờ; Kiểm tra: 6 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí:Lập trình Windows Form là một mô đun quan trọng thuộc nhóm môn

học/mô đun chuyên môn nghề, được bố trí sau khi học Lập trình C.

- Tính chất:Lập trình Windows Form là một trong những nội dung quan

trọng của đào tạo nghề nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng nghề cho người

lao động.

II. Mục tiêu mô đun:

+ Kiến thức: Trình bày được các khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ lập trình

C#.NET, các kiểu dữ liệu, cú pháp câu lệnh, các điều khiển, thuộc tính, phương

thức và sự kiện của các điều khiển trong lập trình C#.NET, các kiến thức về lập

trình hướng sự kiện, hướng đối tượng và lập trình thao tác cơ sở dữ liệu.

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo môi trường và các thành phần của ngôn ngữ

lập trình C#.NET để xây dựng các ứng dụng đơn giản, các ứng dụng thao tác cơ sở

dữ liệu.

+ Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Có thái độ cầu tiến, cẩn thận, tỷ mỷ

trong lập trình.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1. Giới thiệu về .Net Frameword và

C# 9 3 6

2 Bài 2. Lập trình Windows Form 21 9 10 2

3 Bài 3. Lập trình hướng đối tượng với C# 15 6 9

4

Bài 4. ADO.NET và một số điều khiển

làm việc với dữ liệu. 24 6 16 2

Page 108: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

113

5 Bài 5. Report 21 6 13 2

Cộng 90 30 54 6

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Thời gian: 6

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các khái niệm, các thành phần và đặc điểm của

.NET Framework, C#. Trình bày được các kiểu dữ liệu, biểu thức, biến hằng, mảng

và các cú pháp câu lệnh lập trình trong C#; cú pháp xây dựng chương trình con, sử

dụng biến toàn cục, các khái niệm tham trị, tham biến trong việc truyền tham số cho

chương trình con.

+ Kỹ năng: Sử dụng .NET Framework và cú pháp câu lệnh của C# để thiết kế,

chạy một chương trình đơn giản, xây dựng các ứng dụng có sử dụng chương trình

con.

+ Thái độ: Chuyên cần, cẩn thận, tỉ mỉ.

Nội dung:

1.1 Giới thiệu về .Net FrameWordvà C#.NET

1.2. Các thành phần của ngôn ngữ C#.NET

1.3. Các câu lệnh trong C#.NET

1.4. Các kểu dữ liệu có cấu trúc

1.5. Chương trình con

1.6. Bài tập thực hành

Bài 2. Lựa chọn và sử dụng các chức năng cơ bản của mã

nguồn mở tạo Website

Thời gian: 6

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Liệt kê một số mã nguồn mở tạo Website thông dụng; điểm

mạnh, điểm yếu và tính phổ biến của các mã nguồn mở tạo website. Cách cài đặt và

ý nghĩa các chức năng của mã nguồn mở.

+ Kỹ năng: Cài đặt được mã nguồn mở tạo Website như Nukeviet, Wordpress,

Joomla.. Sử dụng được các tính năng quản trị cơ bản của Website.

+ Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các chức năng trong Website sau khi cài đặt

Nội dung:

2.1. Các khái niệm

2.2. Các control trên toolbox

2.3. Sự liên kết giữa các Form trong ứng dụng

2.4. Hộp thoại

2.8. Thực đơn ( Menu )

Page 109: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

114

2.9. Bài tập thực hành

Bài 3. Lập trình hướng đối tượng với C# Thời gian: 6

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các khái niệm về lớp, đối tượng, methord, thừa

kế, nạp chồng và thao tác với lớp, đối tượng.

+ Kỹ năng: Sử dụng lớp để lập trình các ứng dụng với c#.net theo lập trình

hướng đối tượng

+ Thái độ: Chuyên cần, cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo

Nội dung:

3.1. Giới thiệu lập trình hướng đối tượng

3.1.1. Các khái niệm cơ bản

3.1.2. Các tính chất của lập trình hướng đối tượng

3.2. Lập trình hướng đối tượng với C#.NET

3.2.1. Lớp

3.2.2. Phương thức

3.2.3.Thuộc tính

3.2.4. Thí dụ về thiết kế lớp

3.2.5. Nạp chồng

3.2.6. Thừa kế

3.3. Bài tập thực hành

Bài 4. ADO.NET và một số điều khiển làm việc với dữ liệu Thời gian: 15

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được cấu trúc ADO.NET, các đối tượng có sẵn trong

không gian tên systems.data và các phương thức thuộc tính thường dùng trong các

đối tượng đó.

+ Kỹ năng: Sử dụng các đối tượng trong không gian tên systems.data để lập

trình các ứng dụng quản lý.

+ Thái độ: Chuyên cần, tự tìm hiểu chuyên sâu về cách lập trình trong

ADO.NET

Nội dung:

4.1 Giới thiệu ado.net

4.2. Các thành phần của ADO.NET

4.2.1. Trình cung cấp dữ liệu .NET (.NET Data Provider)

4.2.2. Đối tượng Connection, Command, DataReader, DataSet, DataAdapter ,

DataTable.

4.2.3. Datagridview

Page 110: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

115

4.3. Bài tập

Bài 5. Report Thời gian: 21

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Hiểu ý nghĩa và phương pháp xây dựng report, các loại report

+ Kỹ năng: Tạo được các report đáp ứng yêu cầu hiển thị dữ liệu để in, report

với dữ liệu động

+ Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỷ, cần cù, chịu khó tìm hiểu, tra cứu.

Nội dung:

5.1. Data Report

5.2. Crystal Report

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.

1. Lớp học.

STT

Loại

phòng

học

Số

lượng

Diện

tích

(m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng

dạy

Tên thiết bị Số

lượng Phục vụ mô đun

1 Giảng

đường 1 60

- Bàn ghế 30 Bộ

Phần lý thuyết

- Bảng 1 Chiếc

- Máy chiếu 1 Chiếc

- Màn chiếu 1 Chiếc

- Đèn điện 5 Chiếc

- Quạt 5 Chiếc

2 Phòng

thực

hành,

thực tập

1 60 - Bàn ghế 40 Bộ

Phần thực hành,

thực tập

- Máy chiếu 1 Bộ

- Quạt 6 Chiếc

- Đèn điện 8 Chiếc

- Máy tính 40 bộ

2. Trang thiết bị dạy học.

STT Tên thiết bị đào tạo Đơn vị Số lượng

1 Máy vi tính Bộ 1

2 Máy chiếu

(Projector) Bộ 1

3 Loa máy tính Bộ 1

Page 111: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

116

3. Học liệu.

- Đề cương bài giảng, giáo án;

- Câu hỏi, bài tập thực hành.

4. Nguồn lực khác.

- Tài liệu phát tay, video hướng dẫn.

V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.

1. Nội dung đánh giá:

- Kiến thức: Trình bày được các khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ lập trình

C#, các kiểu dữ liệu, cú pháp câu lệnh, các điều khiển, thuộc tính, phương

thức và sự kiện của các điều khiển trong lập trình C#, các kiến thức về lập

trình hướng sự kiện, hướng đối tượng và lập trình thao tác cơ sở dữ liệu.

- Kỹ năng: Sử dụng thành thạo môi trường và các thành phần của ngôn ngữ

lập trình C# để xây dựng các ứng dụng đơn giản, các ứng dụng thao tác cơ sở

dữ liệu.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ cẩn thận, tỷ mỹ, cầu thị trong

lập trình.

2. Phương pháp đánh giá:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết, đầy đủ các bài học tích hợp,

thực hành, thực tập theo quy chế;

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và các bài thực hành.

- Đánh giá trong quá trình học:

+ Bài kiểm tra thường xuyên: 01 bài;

+ Bài kiểm tra định kỳ: 02 bài

- Đánh giá cuối môn học: Thực hành,

- Thang điểm 10.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.

1. Phạm vi áp dụng:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng từ

khóa tuyển sinh từ năm 2017

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập:

+ Đối với giáo viên:

- Hình thức giảng dạy chính của mô đun: lý thuyết kết hợp với thực hành;

- Trước khi giảng dạy cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị

đầy đủ các điều kiện mô đun để đảm bảo chất lượng giảng dạy

Page 112: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

117

- Chuẩn bị tốt các tài liệu minh hoạ và áp dụng linh hoạt các phương pháp

giảng dạy để phát huy tính chủ động, tích cực cho người học;

- Tổ chức lớp thành các nhóm thực hành.

- Một số kỹ năng thực hành nên tổ chức đóng vai và hướng dẫn thực hiện.

+ Đối với người học:

- Mỗi bài đều được cấu trúc: mục tiêu, nội dung chính và cuối mỗi bài đều có

các câu hỏi ôn tập, như vậy người học cần nắm bắt được mục tiêu và nội dung cơ

bản của bài trước khi đi sâu vào các nội dung cụ thể

- Thường xuyên đọc các tài liệu tham khảo, cập nhật thông tin những tài liệu

liên quan như: sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, các trang thông tin điện tử

(website) để mở rộng thêm kiến thức và thực hành các nội dung có liên quan nhằm

tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng nghề nghiệp;

- Hoàn thành các bài tập thực hành theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Lập trình Windows Form

- Làm việc với CSDL

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Ngọc Bình Phương, Các giải pháp lập trình C#

[2] Tài liệu MSDN

[3] Các dự án tham khảo tại CodeProject.com

5. Ghi chú và giải thích:

Page 113: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

118

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Lắp đặt và quản trị mạng Mã mô đun: MĐCC13010041

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô đun chung,

các mô đun cơ sở chuyên ngành đào tạo chuyên môn nghề.

- Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc.

II. Mục tiêu mô đun:

Mô đun này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về phần cứng máy

tính, mạng máy tính

- Kiến thức:

+ Mô tả được một vài thiết bị mạng như Modem, Switch.

+ Trình bày được ý nghĩa của hệ điều hành mạng và một vài dịch vụ của hệ

điều hành mạng.

+ Có khả năng phân biệt, lựa chọn các thiết bị mạng phù hợp.

- Kỹ năng:

+ Thiết lập được mạng ngang hàng, nhận biết và cấu hình được modem..

+ Xây dựng được các địa chỉ IP cho một liên mạng

+ Cài đặt được hệ điều hành mạng và một vài dịch vụ của hệ điều hành mạng

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ cẩn thận, chủ động trong việc

lĩnh hội kiến thức

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung mô đun Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1: Nhận biết và cấu hình một số thiết

bị mạng

12 6 6

2 Bài 2. Lắp đặt mạng LAN 24 9 14 1

3 Bài 3. Kết nối mạng ngang hàng 24 6 17 1

4 Bài 4. Cài đặt Windows Server 2016 và

một vài dịch vụ

30 9 20 1

Tổng cộng 90 30 57 3

Page 114: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

119

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Nhận biết và cấu hình một số thiết bị mạng

Mục tiêu :

+ Kiến thức: Nhận biết được một vài thiết bị mạng

+ Kỹ năng: Cấu hình được modem

+ Thái độ: Cẩn thận, chịu khó tìm hiểu

Nội dung bài: Thời gian: 12h(LT: 6h; TH: 6h; KT: 0h)

1.1.Nhận dạng thiết bị mạng và dụng cụ thao tác mạng

1.2.Lắp ráp thiết bị mạng

Bài 2. Lắp đặt mạng LAN

Mục tiêu:

- Kiến thức: Phát biểu được tiến trình thiết kế mạng LAN, Lập được sơ đồ

thiết kế mạng trong thời gian nhất định, lập được hồ sơ về mạng

- Kỹ năng: Lắp đặt được hệ thống mạng LAN hoàn chỉnh

- Thái độ: Tích cực tìm hiểu về hệ thống mạng LAN.

Nội dung của bài: Thời gian: 24h(LT: 9h; TH: 14h; KT: 1h)

2. 1. Tiến trình thiết kế mạng LAN

2.2. Lập sơ đồ thiết kế mạng LAN

2.3. Cách làm tài liệu hồ sơ mạng

Bài 3: Kết nối mạng ngang hàng

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được ý nghĩa và những lợi ích của việc kết nối mạng

ngang hàng

+ Kỹ năng: Thực hiện kết nối được mạng ngang hàng và chia sẻ được tài

nguyên trên mạng

+ Thái độ: Cẩn thận, chịu khó tìm hiểu

Nội dung bài: Thời gian: 24h(LT: 6h; TH: 17h; KT: 1h)

3.1.Chuẩn bị kết nối mạng LAN

3.2.Thiết lập các tham số cho mạng

3.3.Khai thác tài nguyên trên mạng

3.4.Thiết lập và khai thác mạng Ad-hoc

3.5.Cấu hình modem và Access Point

Bài 4. Cài đặt Windows Server 2016 và một vài dịch vụ

Mục tiêu:

Page 115: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

120

+ Kiến thức: Trình bày được vai trò và chức năng của hệ điều hành Windows

Server 2016, trình bày được vai trò của Domain Controller, trình bày được các

khái niệm về client, DC, user, group và OU, DNS, DHCP, FSRM, DFS.

+ Kỹ năng: Cài đặt được hệ điều hành Windows Server 2016 và Active

Directory Domain Services, nâng cấp và hạ cấp DC, join được client vào DC,

tạo và thao tác được với user, group và OU, DNS, DHCP, FSRM, DFS.

+ Thái độ: Tuân thủ nguyên tắc phong thực hành

Nội dung bài: Thời gian: 30h(LT: 9h; TH: 20h; KT: 1h)

4.1.Cài đặt Windows Server 2016

4.2.Cài đặt Active Directory Domain Services

4.3.Nâng cấp và hạ cấp DC

4.4.Join Client vào Domain

4.5.Các thao tác trên User, Group, OU

4.6.Chia sẻ tài nguyên và phân quyền

4.7.Quản lý đĩa cứng

4.8.Dịch vụ DHCP Server

4.9.Dịch vụ File Server, FSRM, DFS

4.10.Backup Windows Server 2016

IV. Điều kiện thực hiện chương trình:

Đầy đủ tài liệu học tập như: Giáo án, giáo trình về mô đun Cơ bản phần cứng

và mạng máy tính cho hệ Trung cấp nghề

V. Phương pháp và nội dung đánh giá:

1. Nội dung

- Kiến thức:

+ Mô tả được một vài thiết bị mạng như Modem, Switch.

+ Trình bày được ý nghĩa của hệ điều hành mạng và một vài dịch vụ của hệ

điều hành mạng.

+ Có khả năng phân biệt, lựa chọn các thiết bị mạng phù hợp.

- Kỹ năng:

+ Thiết lập được mạng ngang hàng, nhận biết và cấu hình được modem..

+ Xây dựng được các địa chỉ IP cho một liên mạng

+ Cài đặt được hệ điều hành mạng và một vài dịch vụ của hệ điều hành mạng

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ cẩn thận, chủ động trong việc

lĩnh hội kiến thức

2. Phương pháp

- Học sinh tham gia học ít nhất 80% tổng số tiết mô đun, tham gia kiểm tra và

thi kết thúc mô đun theo quy chế hiện hành.

Page 116: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

121

- Điểm đánh giá quá trình gồm có:

+ Kiểm tra thường xuyên: 01 bài kiểm tra (Điểm hệ số 1)

+ Kiểm tra định kỳ: 03 bài kiểm tra (Điểm hệ số 2)

+ Thi kết thúc mô đun: 1 bài

- Thang điểm: thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình mô đun xử lý ảnh được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung

cấp từ năm 2017.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Tuỳ theo nội dung của mỗi bài mà giáo viên có thể sử dụng những phương

pháp mang tính chất vừa truyền thống vừa hiện đại như: thuyết trình, trực quan,

hoạt động nhóm..

- Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của mô đun rất cần có sự đầu

tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học như: phòng học thực hành máy

tính, máy chiếu đa năng, giáo trình, các Video trực quan, Các thiết bị phần cứng và

thiết bị mạng máy tính

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

4. Tài liệu tham khảo:

[1].Tô Thanh Hải (2009), Quản trị Windows Server 2008 – tập 1, NXB

Phương Đông

[2.].Tô Thanh Hải (2009), Quản trị Windows Server 2008 – tập 2, NXB

Phương Đông

[3.]. Châu Nguyễn Quốc Tâm (2008), Tự học quản trị mạng Windows Server

2008, NXB thanh niên.

[4]. Khương Anh và Nguyễn Hồng Sơn. “Giáo trình hệ thống mạng máy tính

CCNA”. NXB Lao động Xã hội, 2006.

Page 117: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

122

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Xây dựng nhận diện thương hiệu

Mã mô đun: MĐCC13020081

Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học xong các môn chung và các môn

học, mô đun cơ sở và song song các mô đun đào tạo chuyên môn ngành, nghề

- Tính chất: là mô đun chuyên môn ngành, nghề

II. Mục tiêu mô đun: Sau khi học xong mô đun Tin học văn phòng, sinh viên phải

đạt được:

- Kiến thức: Hiểu biết được ý nghĩa, vai trò của nhận diện thương hiệu, sự

nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp, nhắm đến việc tác

động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô của doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp

của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng

- Kỹ năng: Biết cách lên ý tưởng và triển khai ý tưởng thành sản phẩm thiết

kế, thiết kế hoàn thiện 1 bộ sản phẩm và thực hiện in ấn sản phẩm, hiểu được các

hình thức truyền thông quảng cáo qua ấn phẩm thiết kế, Biết cách làm việc và

thuyết phục khách hàng cũng như trình bày ý tưởng với khách hàng

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực phân tích, thiết kế để giải

quyết vấn đề, lựa chọn công cụ phù hợp thực hiện theo phân tích đã có

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

2

Bài 1. Xây dựng Hệ thống nhận diện Văn phòng (ID)

Bài 2. Xây dựng Hệ thống ấn phẩm truyền thông (AD)

20

25

7

8

12

15

1

2

Cộng 45 15 27 3

2. Nội dung chi tiết

Bài 1. Xây dựng Hệ thống nhận diện Văn phòng (ID) Thời gian: 20 giờ

Page 118: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

123

1.Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải trình bày được quy cách thiết kế các ấm phẩm văn

phòng, cách thức sử dụng, cài đặt và khai thác các phần mềm hỗ trợ thiết kế hệ

thống nhận diện văn phòng.

- Kỹ năng: Thiết kế được các ấn phẩm: Biểu tượng ( Logo); Danh thiếp; Giấy

viết thư; Bì thư (A5 và A4) và nhãn thư tín; Bì thư A5; Bì thư A4; Folder; Hóa đơn;

Bản tin nội bộ; Thẻ nhân viên; Tài liệu thuyết trình; Đồng phục; Email Signature

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tỉ mỉ, cầu thị, cẩn

thận, chu đáo khi làm việc với khách hàng.

2. Nội dung bài:

1.1. Tìm kiếm và khai thác khách hàng

1.2. Giao dịch và tìm hiểu nhu cầu khách hàng, lên nội dung yêu cầu cụ thể

1.3. Triển khai thiết kế logo

1.4. Triển khai bộ nhận diện văn phòng

1.5. Xuất file trình chiếu và in ấn, gia công thành phẩm

1.6. Thuyết trình và phản biện với khách hàng

Bài 2. Xây dựng Hệ thống ấn phẩm truyền thông (AD) Thời gian: 25 giờ

1. Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải trình bày được các bước lên ý tưởng và thông điệp

cho chiến dịch truyền thông, triền khai được các ứng dụng để truyền thông cho

doanh nghiệp.

- Kỹ năng: Thiết kế được các ấn phẩm: B Poster; Standee; Banner ngang;

Banner dọc; Backdrop; Flyer; Quảng cáo online; Landing Page; Banner online

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tỉ mỉ, cầu thị, cẩn

thận, chu đáo khi làm việc với khách hàng.

2. Nội dung bài:

2.1. Lên ý tưởng và thông điệp cho chiến dịch truyển thông cụ thể.

2.2. Thực hiện Master concept

2.3. Triển khai các ứng dụng direct

2.4. Triển khai các ứng dụng online

2.5. Xuất file trình chiếu và in ấn, gia công thành phẩm

2.6. Thuyết trình và phản biện với khách hàng

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng máy tính có kết nối Internet

2. Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu đa năng, máy in màu

Page 119: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

124

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giấy in A4, Giấy in màu, bút, thước kẻ,

kéo, hồ dán

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức: Đánh giá kiến thức về mức độ hiểu biết các khái niệm nhận diện

thương hiệu, các công cụ thiết kế và triển khai nhận diện thương hiệu.

- Kỹ năng: Kỹ năng sử dụng, khai thác các phần mềm để thiết kế bộ nhận diện

văn phòng và nhận diện thương hiệu truyền thông

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tính tích cực tham gia trong quá trình học

tập, chủ động giải quyết vấn đề và trách nhiệm cộng tác trong học tập

2. Phương pháp:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết, đầy đủ các bài học tích hợp,

thực hành, thực tập theo quy chế;

- Số bài kiểm tra thường xuyên: 01

- Số bài kiểm tra định kỳ: 02

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học được sử dụng để giảng

dạy cho trình độ cao đẳng

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giáo viên, giảng viên: Giải thích dịch vụ và khía cạnh nhận diện

thương hiệu; Trình bày đầy đủ các phần, mục trong nội dung bài học; Cho sinh viên

thực hiện các nhiệm vụ trên máy tính và đặt các câu hỏi để sinh viên trả lời; Phân

nhóm cho các sinh viên thực hiện xây dựng bộ sản phẩm trên máy tính

- Đối với người học: Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện các bài thực hành

và trình bày theo nhóm; Thực hiện các bài tập thực hành được giao

3. Những trọng tâm cần chú ý: Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ

vào nội dung của từng bài học; Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để

đảm bảo chất lượng giảng dạy

4. Tài liệu tham khảo: Các sách Ebook và các tài liệu khác

Page 120: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

125

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Thiết kế đa phương tiện

Mã môn học: MĐCC13020091

Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Môn học được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung.

- Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc.

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

Trình bày được về nội dung các công cụ trong các phần mềm multimedia như:

SnagIt, Goldware, Ulead Video Studio...và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

- Về kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm đã học từ đó tạo kỹ năng trong các bài

tập thực hành cũng như các sản phẩm phần mềm xuất hiện trên thị trường, có thể áp

dụng vào thực tiễn.

+ Sử dụng tốt các phần mềm như: SnagIt, Goldware, Ulead Video Studio để

xây dựng dự án từ mức quy mô nhỏ đến mức vừa và lớn.

+ Ứng dụng công nghệ đa phương tiện vào cuộc sống hàng ngày.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có thái độ cẩn thận, ý thức kỷ luật tốt, rèn luyện tính chính xác, khoa học và

tác phong công nghiệp.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1. Tổng quan về đa phương tiện 3 3 0

2 Bài 2: Tổng quan về các phần mềm

Capture

5 2 3

3 Bài 3. Các chức năng chính trong SnagIt 6 2 3 1

4 Bài 4. Tổng quan về các phần mềm ghi

âm

3 1 2

5 Bài 5. Phần mềm Goldware 9 3 5 1

6 Bài 6. Phần mềm Ulead Video Studio 19 4 14 1

Tổng cộng 45 15 27 3

Page 121: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

126

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Tổng quan về đa phương tiện Thời gian: 3giờ (LT: 3; TH: 0)

1. Mục tiêu:

- Biết về quá trình phát triển đa phương tiện, lịch sử hình thành;

- Hiểu về luật bản quyền đối với tác phẩm;

- Biết viết kịch bản đơn giản hoặc dựa theo mẫu

- Làm thành thạo các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tùy

chọn.

- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

2. Nội dung:

2.1. Giới thiệu về đa phương tiện và các ứng dụng

2.1.1. Khái niệm về đa phương tiện

2.1.2. Các sản phẩm ứng dụng của đa phương tiện

2.2. Quá trình phát triển

2.3. Bản quyền

2.4. Pha lập kế hoạch và quyết định các nét chính

2.5. Pha viết kịch bản và lên kế hoạch dữ liệu, sản xuất đa phương tiện

2.5.1. Pha viết kịch bản và lên kế hoạch dữ liệu

2.5.2. Pha sản xuất đa phương tiện

2.5.3. Thiết bị và hạ tầng đa phương tiện

2.6. Bài tập áp dụng

Bài 2: Tổng quan về các phần mềm Capture Thời gian: 5 giờ (LT: 2; TH:

3)

1. Mục tiêu:

Hiểu về phần mềm chụp màn hình trong windows

Vận dụng các chức năng có sẵn trong windows, tổ chức và quản lý các đối

tượng

Làm được các bài tập mẫu một cách thành thạo chuyên nghiệp

Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

2. Nội dung:

2.1. Tổng quan về các trình Capture

2.2. Sử dụng chức năng Capture có sẵn trong Windows

2.3. Một số phần mềm Capture khác

Bài 3. Các chức năng chính trong SnagIt Thời gian: 6 giờ (LT: 2; TH: 3;

KT:1)

1. Mục tiêu:

Biết sử dụng thành thạo phần mềm SnagIt;

Page 122: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

127

Sử dụng được các chức năng chụp hình ảnh, chụp text, chụp Web và quay

video;

Áp dụng hiệu ứng vào đối tượng và thêm các chú thích cho đối tượng;

Tổ chức và quản lý được các đối tượng

Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm và

sáng tạo.

2. Nội dung:

3.1. Giới thiệu tổng quan về SnagIt

3.2. Chức năng Capture trong SnagIt

3.3. Chức năng Edit trong SnagIt

3.4. Chức năng Organize trong SnagIt

Bài 4. Tổng quan về các phần mềm ghi âm Thời gian: 3 giờ (LT: 2; TH:

2)

1. Mục tiêu:

Biết sử dụng thành thạo phần mềm Recorder;

Sử dụng phần mềm để xây dựng tác phẩm được thể hiện dưới dạng Multimedia;

Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm và

sáng tạo.

2. Nội dung:

4.1. Giới thiệu về phần mềm ghi âm

4.2. Sử dụng Sound Recorder

4.3. Sử dụng các chương trình để chuyển đổi dữ liệu

Bài 5. Phần mềm Goldware Thời gian: 9 giờ (LT: 3; TH: 5; KT:1)

1. Mục tiêu:

Biết được các ứng dụng và sử dụng được phần mềm Goldware;

Sử dụng phần mềm này để xây dựng tác phẩm được thể hiện dưới dạng

Multimedia;

Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm và

sáng tạo.

2. Nội dung:

5.1. Giới thiệu phần mềm Goldware

5.2. Cài đặt Goldware

5.3. Giao diện chính trong Goldware

5.4. Các chức năng trên Menu

5.5. Các chức năng trên Control

5.6. Bài tập áp dụng

Bài 6. Phần mềm Ulead Video Studio Thời gian: 19 giờ (LT: 4; TH: 14;

KT:1)

Page 123: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

128

1. Mục tiêu:

Biết sử dụng phần mềm Ulead Video Studio;

Làm được phim trên phần mềm Ulead Video Studio và xuất ra các định dạng

như MPG;

Hiệu chỉnh được đoạn film, tạo được hiệu ứng đối với ảnh cũng như film ;

Thao tác chuyên nghiệp với các hiệu ứng trồng phủ, hiệu ứng chữ cũng như các

đối tượng trong Ulead Video Studio.

Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm và

sáng tạo.

2. Nội dung:

6.1. Giới thiệu chung

6.1.1. Giới thiệu phần mềm Ulead Video Studio

6.1.2. Cài đặt phần mềm Ulead Video Studio version 9.0

6.2. Các thành phần của Ulead Video Studio

6.2.1. Thanh Menu

6.2.2. Các nút điều khiển

6.2.3. Các tùy chọn

6.4. Thư viện

6.3. Các thao tác biên tập Ulead Video Studio

6.3.1. Hiệu chỉnh đoạn film

6.3.2. Tạo hiệu ứng cho đoạn film

6.3.3. Trồng phủ lớp các đoạn film

6.3.4. Tạo tiêu đề cho đoạn film

6.3.5. Chèn âm thanh vào đoạn film

6.3.6. Xuất ra VCD – DVD

6.4. Bài tập áp dụng

IV. Điều kiện thực hiện chương trình:

Vật liệu, học liệu: Giáo trình, bài tập, tài liệu hướng dẫn thực hành mô đun

Thiết kế đa phương tiện;

Dụng cụ và trang thiết bị: Máy chiếu, phòng máy tính cài đặt các phần mềm sử

dụng trong mô đun.

V. Phương pháp và nội dung đánh giá:

1. Nội dung

Kiến thức: Đánh giá qua bài kiểm tra vấn đáp, thực hành đạt được các yêu cầu

sau:

+ Cài đặt các phần mềm thông dụng

+ Biết về nội dung các công cụ trong các phần mềm multimedia như: SnagIt,

Goldware, Ulead Video Studio...và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày;

Page 124: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

129

+ Xây dựng được các dự án ở mức quy mô vừa.

Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành của sinh viên trong bài thực hành cài đặt

và sử dụng các phần mềm đa phương tiện thông dụng và đạt được các yêu cầu

sau:

+ Biết cài đặt các phần mềm thông dụng;

+ Áp dụng việc chiếu, chụp, ghi âm, biên tập video ở nhiều môi trường, nhiều

hệ điều hành khác nhau;

+ Xây dựng được các dự án phục vụ trong bài học cũng như mô hình trong

thực tiễn sản xuất;

2. Phương pháp

Phương pháp đánh giá:

+ Vấn đáp;

+ Thực hành trên máy tính.

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết, đầy đủ các bài học tích hợp, thực

hành, thực tập theo quy chế;

- Điểm đánh giá quá trình gồm có:

+ Kiểm tra thường xuyên: 01 bài kiểm tra (Điểm hệ số 1 )

+ Kiểm tra định kỳ: 02 bài kiểm tra (Điểm hệ số 2)

+ Thi kết thúc môn học: 1 bài

- Thang điểm: thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình mô đun Thiết kế đa phương tiện được sử dụng để giảng dạy cho

trình độ cao đẳng năm 2017.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Tuỳ theo nội dung của mỗi bài mà giáo viên có thể sử dụng những phương

pháp mang tính chất vừa truyền thống vừa hiện đại như: thuyết trình, trực quan,

hoạt động nhóm..

- Sử dụng máy chiếu để bài giảng sinh động, sinh viên dễ tiếp thu;

- Kết hợp với công nghệ đa phương tiện như quay lại các thao tác mà giáo

viên làm thành video sau đó sinh viên có thể copy về thực hiện lại nội dung bài học.

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài

học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng

dạy.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Sử dụng các thiết bị phần cứng cần thiết lập với các tùy chọn phần mềm cho

kết quả tốt.

Page 125: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

130

- Khi quay video trong máy tính cần thiết lập số hình/khung để có được chất

lượng ảnh tốt.

- Thực hiện xong film trong Ulead Video Studio cần xuất dưới định dạng DVD

hoặc tương đương để cho chất lượng hình ảnh tốt.

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. Đỗ Trung Tuấn; Giáo trình Công nghệ đa phương tiện; Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội.

Page 126: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

131

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Thiết kế web

Mã mô đun: MĐCC13020101

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Thiết kế web là mô đun bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình

độ Cao đẳng Công nghệ thông tin; được bố trí sau mô đun Lập trình C và mô đun

Tin học.

- Tính chất: Thiết kế web là một trong những nội dung quan trọng của nghề

nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng nghề cho người học.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức: Người học hiểu ý nghĩa của các thẻ HTML, các thuộc tính CSS, ý

nghĩa của Javascript và Jquery trong thiết kế Web hiện nay.

- Kỹ năng: Sử dụng được công cụ biên soạn mã nguồn như Notepad++,

Adobe Dreamwaver, Sublime Text để thiết kế trang Web responsive

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, chịu khó tìm hiểu

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1. Một số thẻ HTML cơ bản 15 3 12

2 Bài 2. Định dạng trang với CSS 15 3 11 1

3 Bài 3. Javascript 12 3 9

4 Bài 4. Jquery 15 3 11 1

5 Bài 5. Từ Photoshop tới HTML/CSS/JS 18 3 14 1

Cộng 75 15 57 3

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Một số thẻ HTML cơ bản Thời gian: 15

Mục tiêu:

Page 127: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

132

+ Kiến thức: Trình bày được cấu trúc của trang HTML, các thẻ và các thuộc tính

quan trọng của thẻ HTML

+ Kỹ năng: Sử dụng các thẻ HTML để thiết kế các trang web từ đơn giản tới các

trang web sử dụng các thẻ Form, bảng biểu, đối tượng Multimedia.

+ Thái độ: Chuyên cần, cẩn thận, tỷ mỉ

Nội dung:

1.1. Một số khái niệm cơ bản.

1.1.1. Trang web, website, Website tĩnh , website động.

1.1.2. Các bước thiết kế website

1.1.3. Trình duyệt

1.1.4. Địa chỉ trang web, địa chỉ website

1.1.5. Giới thiệu các công cụ thiết kế WEB

1.2. Ngôn ngữ HTML

1.2.1. Giới thiệu ngôn ngữ HTML

1.2.2. Các thành phần của một trang HTML

1.2.3. Tạo lập một trang web mới

1.2.4. Hiển thị trang web trong trình duyệt

1.2.5. Các thẻ HTML

1.2.6. Bài tập thực hành

Bài 2. Định dạng trang với CSS Thời gian: 15

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được khái niệm CSS, các định nghĩa về CSS, nhúng CSS

vào trang web.

+ Kỹ năng: Sử dụng CSS để thiết kế các trang web theo mẫu, sử dung CSS tạo lập

các site theo yêu cầu cho trước.

+ Thái độ: Chuyên cần, cẩn thận, tỷ mỉ

Nội dung:

2.1. Khái niệm, tác dụng của CSS

2.2. Xây dựng CSS trong tài liệu HTML

2.3. Xây dựng CSS bên ngoài tài liệu HTML

2.4. Các Selector trong StyleSheet

2.5. Độ ưu tiên khi sử dụng StyleSheet và thuộc tính của thẻ HTML

2.6. Bài tập thực hành

Bài 3. Javascript Thời gian: 12

Mục tiêu:

Page 128: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

133

+ Kiến thức: Trình bày được các khái niệm về JavaScript, cú pháp và mã lệnh

JavaScript, các câu lệnh JavaScript để thiết kế trang web có đáp ứng sự kiện từ phía

clients.

+ Kỹ năng: Sử dụng JavaScript để thiết kế các trang web sử dụng JavaScript đáp

ứng các sự kiện thao tác trên trang web.

+ Thái độ: Chuyên cần, cẩn thận, tỷ mỉ

Nội dung:

4.1. JavaScript

4.1.1. Giới thiệu về JavaScript

4.1.2. Thẻ mở/đóng

4.1.3. Các cấu trúc lệnh trong JavaScrpit

4.1.4. Chèn mã nguồn Java Script vào HTML

4.2. Sử dụng một số hiệu ứng có sẵn tạo bởi JavaScript

4.3. Các đối tượng trong JavaScript.

4.4. Bài tập thực hành.

Bài 4. JQuery Thời gian: 15

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Ý nghĩa, tác dụng của thư viện javascript JQuery.

+ Kỹ năng: Sử dụng các hàm trong thư viện JQuery để thực hiện bổ sung các chức

năng vào website làm cho website tương tác tốt hơn với người sử dụng

+ Thái độ: Chủ động tìm hiểu thêm tài liệu, tích cực, cẩn thận, tỷ mỉ trong thực

hành.

Nội dung:

4.1. Giới thiệu về JQuery.

4.2. Sử dụng JQuery selector.

4.3. Thiết kế các hiệu ứng với JQuery.

4.4. Lập trình ứng dụng Web client

Bài 5. Photoshop tới HTML/CSS/JS Thời gian: 18

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Chuyển đổi từ giao diện ảnh sang HTML/CSS

+ Kỹ năng: Vận dụng các thẻ HTML, các thuộc tính CSS để chuyển đổi giao

diện từ ảnh sang giao diện Web

+ Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỷ, cần cù, chịu khó tìm hiểu, tra cứu.

Nội dung:

5.1. Xây dựng bố cục trang Web

5.2. Hoàn thiện bố cục trang

Page 129: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

134

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.

1. Lớp học.

STT

Loại

phòng

học

Số

lượng

Diện

tích

(m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng

dạy

Tên thiết bị Số

lượng Phục vụ mô đun

1 Giảng

đường 1 60

- Bàn ghế 30 Bộ

Phần lý thuyết

- Bảng 1 Chiếc

- Máy chiếu 1 Chiếc

- Màn chiếu 1 Chiếc

- Đèn điện 5 Chiếc

- Quạt 5 Chiếc

2 Phòng

thực

hành,

thực tập

1 60 - Bàn ghế 40 Bộ

Phần thực hành,

thực tập

- Máy chiếu 1 Bộ

- Quạt 6 Chiếc

- Đèn điện 8 Chiếc

- Máy tính 40 bộ -

2. Trang thiết bị dạy học.

STT Tên thiết bị đào tạo Đơn vị Số lượng

1 Máy vi tính Bộ 1

2 Máy chiếu

(Projector) Bộ 1

3 Loa máy tính Bộ 1

3. Học liệu.

- Đề cương bài giảng, giáo án;

- Câu hỏi, bài tập thực hành.

4. Nguồn lực khác.

- Tài liệu phát tay, video hướng dẫn.

V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.

1. Nội dung đánh giá:

- Kiến thức: Đánh giá kiến thức về HTML, CSS, Javascript, JQuery.

- Kỹ năng: Kỹ năng sử dụng các trình soạn thảo tạo trang Web theo yêu cầu từ

giao diện Photoshop.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tính tích cực tham gia trong quá trình học

tập, chủ động giải quyết vấn đề và trách nhiệm cộng tác trong học tập

2. Phương pháp đánh giá:

Page 130: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

135

- Tham gia ít nhất 80% thời gian học lý thuyết, 70% giờ thực hành, thực tập

theo quy định của môn học;

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và các bài thực hành.

- Đánh giá trong quá trình học:

+ Bài kiểm tra thường xuyên: 01 bài;

+ Bài kiểm tra định kỳ: 02 bài

- Đánh giá cuối môn học: Thực hành,

- Thang điểm 10.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.

1. Phạm vi áp dụng:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng từ

khóa tuyển sinh từ năm 2017

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập:

+ Đối với giáo viên:

- Hình thức giảng dạy chính của mô đun: lý thuyết kết hợp với thực hành;

- Trước khi giảng dạy cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị

đầy đủ các điều kiện mô đun để đảm bảo chất lượng giảng dạy

- Chuẩn bị tốt các tài liệu minh hoạ và áp dụng linh hoạt các phương pháp

giảng dạy để phát huy tính chủ động, tích cực cho người học;

- Tổ chức lớp thành các nhóm thực hành.

- Một số kỹ năng thực hành nên tổ chức đóng vai và hướng dẫn thực hiện.

+ Đối với người học:

- Mỗi bài đều được cấu trúc: mục tiêu, nội dung chính và cuối mỗi bài đều có

các câu hỏi ôn tập, như vậy người học cần nắm bắt được mục tiêu và nội dung cơ

bản của bài trước khi đi sâu vào các nội dung cụ thể

- Thường xuyên đọc các tài liệu tham khảo, cập nhật thông tin những tài liệu

liên quan như: sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, các trang thông tin điện tử

(website) để mở rộng thêm kiến thức và thực hành các nội dung có liên quan nhằm

tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng nghề nghiệp;

- Hoàn thành các bài tập thực hành theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Các thẻ HTML cơ bản.

- Các thuộc tính CSS, các loại CSS; một số tính năng trong CSS3.

- Javascript, JQuery, các đối tượng, thuộc tính và phương thức.

- Cắt giao diện từ Photoshop tới HTML/CSS.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] w3shools.com

Page 131: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

136

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Phần mềm mã nguồn mở

Mã mô đun: MĐCC13020111

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Phần mềm mã nguồn mở là mô đun bắt buộc trong chương trình dạy

nghề, cung cấp cho

- Tính chất: Phần mềm mã nguồn mở là một mô đun đào tạo nghề nhằm

thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng nghề cho người lao động.

II. Mục tiêu mô đun:

+ Kiến thức: Cách cài đặt hệ điều hành, quản lý tài nguyên trên hệ điều hành mã

nguồn mở, cách sử dụng các phần mềm mã nguồn mở thông dụng.

+ Kỹ năng: Khai thác hệ điều hành mã nguồn mở; soạn thảo văn bản, xử lý bảng

tính, tạo trình diễn... sử dụng các phần mềm mã nguồn mở.

+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, thẩm mỹ,

chính xác trong học tập và làm việc

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1. Cài đặt và sử dụng hệ điều hành mã

nguồn mở (Ubuntu) 21 3 3

2 Bài 2. Mã nguồn mở tạo Website 24 9 15

3 Bài 3. Thiết lập các chức năng nâng cao 24 6 16 2

4

Bài 4. Chỉnh sửa, tùy biến giao diện, chức

năng 21 6 14 1

Cộng 90 30 57 3

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Cài đặt và sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở

(Ubuntu)

Thời gian: 24

Page 132: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

137

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Cách cài đặt hệ điều hành, quản lý tài nguyên trên hệ điều hành mã

nguồn mở, cài đặt bộ gõ tiếng Việt.

+ Kỹ năng: Khai thác hệ điều hành mã nguồn mở sử dụng các công cụ trong giao

diện đồ họa và từ cửa sổ dòng lệnh.

+ Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác trong học tập

Nội dung:

1.1. Cài đặt hệ điều hành (như một phần mềm trên windows)

1.2. Sơ đồ hệ thống quản lý (hệ thống thư mục)

1.3. Một số lệnh trên hệ điều hành, terminal

1.4. Quản lý file, folder.

1.5. Gõ tiếng Việt.

1.6. Cài đặt máy in

1.7. Thiết lập ngày giờ, màn hình nền..

Bài 2. Lựa chọn và sử dụng các chức năng cơ bản của mã

nguồn mở tạo Website

Thời gian: 6

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Liệt kê một số mã nguồn mở tạo Website thông dụng; điểm

mạnh, điểm yếu và tính phổ biến của các mã nguồn mở tạo website. Cách cài đặt và

ý nghĩa các chức năng của mã nguồn mở.

+ Kỹ năng: Cài đặt được mã nguồn mở tạo Website như Nukeviet, Wordpress,

Joomla.. Sử dụng được các tính năng quản trị cơ bản của Website.

+ Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các chức năng trong Website sau khi cài đặt

Nội dung:

2.1. Một số mã nguồn mở tạo Website thông dụng

2.2. Cài đặt mã nguồn mở Wordpress

2.3. Sử dụng các chức năng cơ bản của trang quản trị Wordpress.

2.4. Tùy biến giao diện, cài đặt và sử dụng một số plugin thông dụng

Bài 3. Thiết lập các chức năng nâng cao Thời gian: 6

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Người học hiểu được chức năng của một số thành phần nâng cao

trong Wordpress, tính năng và cách cấu hình, sử dụng một số giao diện và plugin

nâng cao và trả phí thông dụng;

+ Kỹ năng: Người học cài đặt và thiết lập được một số giao diện và phần mở

rộng nâng cao, bao gồm cả phần trả phí để xây dựng website tin tức, bán hàng,..

Page 133: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

138

+ Thái độ:

Nội dung:

3.1. Tạo website bán hàng, plugin woocommerce

3.2. Tối ưu hóa bài viết, SEO plugin

3.3. List building, email marketing

3.4. Một số giải pháp tăng tốc độ Website.

Bài 4. HTML/CSS và PHP Thời gian: 15

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Người học hiểu ý nghĩa, tác dụng của một số thẻ HTML thông

dụng; cách viết, kiểm tra và chỉnh sửa CSS, từ đó áp dụng chỉnh sửa giao diện

website đã tạo bằng mã nguồn mở.

+ Kỹ năng: Vận dụng được các thẻ HTML, các thuộc tính CSS để chỉnh sửa

giao diện Website.

+ Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỷ, cần cù, chịu khó tìm hiểu, tra cứu.

Nội dung:

4.1. Các thẻ HTML cơ bản

4.2. CSS, các thuộc tính cơ bản.

4.3. Sử dụng công cụ kiểm tra HTML, CSS

4.4. Một số lệnh PHP cơ bản

Bài 5. Chỉnh sửa, tùy biến giao diện, chức năng Thời gian: 21

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Hiểu phương pháp và tác dụng của một số tiện ích kiểm tra, hiệu

chỉnh mã nguồn website.

+ Kỹ năng: Vận dụng được các công cụ tiện ích để kiểm tra, chỉnh sửa giao

diện website, tùy biến cách hiển thị của các phần mở rộng.

+ Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỷ, cần cù, chịu khó tìm hiểu, tra cứu.

Nội dung:

5.1. Chỉnh sửa giao diện Website

5.2. Chỉnh sửa phần mở rộng (plugin)

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.

1. Lớp học.

STT

Loại

phòng

học

Số

lượng

Diện

tích

(m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng

dạy

Tên thiết bị Số Phục vụ mô đun

Page 134: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

139

lượng

1 Giảng

đường 1 60

- Bàn ghế 30 Bộ

Phần lý thuyết

- Bảng 1 Chiếc

- Máy chiếu 1 Chiếc

- Màn chiếu 1 Chiếc

- Đèn điện 5 Chiếc

- Quạt 5 Chiếc

2 Phòng

thực

hành,

thực tập

1 60 - Bàn ghế 40 Bộ

Phần thực hành,

thực tập

- Máy chiếu 1 Bộ

- Quạt 6 Chiếc

- Đèn điện 8 Chiếc

- Máy tính 40 bộ

2. Trang thiết bị dạy học.

STT Tên thiết bị đào tạo Đơn vị Số lượng

1 Máy vi tính Bộ 1

2 Máy chiếu

(Projector) Bộ 1

3 Loa máy tính Bộ 1

3. Học liệu.

- Đề cương bài giảng, giáo án;

- Câu hỏi, bài tập thực hành.

4. Nguồn lực khác.

- Tài liệu phát tay, video hướng dẫn.

V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.

1. Nội dung đánh giá:

- Kiến thức: Đánh giá kiến thức về cách cài đặt và phương pháp sử dụng, quản

lý phần mềm trên Ubuntu; cách cài đặt và tùy chỉnh website sử dụng mã nguồn mở.

- Kỹ năng: Cài.đặt và sử dụng hệ điều hành Ubuntu cùng một số phần mềm

thông dụng; Tạo và tùy chỉnh website sử dụng mã nguồn mở.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tính tích cực tham gia trong quá trình học

tập, chủ động giải quyết vấn đề và trách nhiệm cộng tác trong học tập

2. Phương pháp đánh giá:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết, đầy đủ các bài học tích hợp,

thực hành, thực tập theo quy chế;

Page 135: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

140

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và các bài thực hành.

- Đánh giá trong quá trình học:

+ Bài kiểm tra thường xuyên: 01 bài;

+ Bài kiểm tra định kỳ: 02 bài

- Đánh giá cuối môn học: Thực hành,

- Thang điểm 10.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.

1. Phạm vi áp dụng:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng từ

khóa tuyển sinh từ năm 2017

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập:

+ Đối với giáo viên:

- Hình thức giảng dạy chính của mô đun: lý thuyết kết hợp với thực hành;

- Trước khi giảng dạy cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị

đầy đủ các điều kiện mô đun để đảm bảo chất lượng giảng dạy

- Chuẩn bị tốt các tài liệu minh hoạ và áp dụng linh hoạt các phương pháp

giảng dạy để phát huy tính chủ động, tích cực cho người học;

- Tổ chức lớp thành các nhóm thực hành.

- Một số kỹ năng thực hành nên tổ chức đóng vai và hướng dẫn thực hiện.

+ Đối với người học:

- Mỗi bài đều được cấu trúc: mục tiêu, nội dung chính và cuối mỗi bài đều có

các câu hỏi ôn tập, như vậy người học cần nắm bắt được mục tiêu và nội dung cơ

bản của bài trước khi đi sâu vào các nội dung cụ thể

- Thường xuyên đọc các tài liệu tham khảo, cập nhật thông tin những tài liệu

liên quan như: sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, các trang thông tin điện tử

(website) để mở rộng thêm kiến thức và thực hành các nội dung có liên quan nhằm

tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng nghề nghiệp;

- Hoàn thành các bài tập thực hành theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Cài đặt và sử dụng Ubuntu cùng các phần mềm thông dụng liên quan.

- Cài đặt website mã nguồn mở Wordpress

- Tùy chỉnh giao diện, phần mở rộng cho website

4. Tài liệu tham khảo:

[1] ubuntu.org

[2] wordpress.org

[3] thachpham.com

5. Ghi chú và giải thích:

Page 136: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

141

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Truyền thông thời đại số (Digital Marketing)

Mã mô đun: MĐCC13020121

Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học xong các môn chung và các môn

học, mô đun cơ sở và song song các mô đun đào tạo chuyên môn ngành, nghề

- Tính chất: là mô đun chuyên môn ngành, nghề

II. Mục tiêu mô đun: Sau khi học xong mô đun Tin học văn phòng, sinh viên phải

đạt được:

- Kiến thức: Trình bày được các khái niệm về truyền thông online, Digital

Marketing, các cách thức, dịch vụ internet marketing.

- Kỹ năng: Biết cách lên ý tưởng và triển khai ý tưởng marketing online, sử

dụng các công cụ để thiết kế các dữ liệu, sản phẩm thực hiện marketing online. Sử

dụng thành thạo các dịch vụ internet để triển khai marketing online.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực phân tích, thiết kế để giải

quyết vấn đề, lựa chọn công cụ phù hợp thực hiện theo phân tích đã có

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

2

3

4

5

Bài 1. Một số khái niệm cơ bản

Bài 2. Lập kế hoạch truyền thông

Bài 3. Truyền thông trên Youtube, Facebook

Bài 4. Truyền thông qua email, tin nhắn

Bài 5. Chiến lược SEO, tích hợp SEO trong Internet Marketing

5

5

15

15

20

5

5

5

7

8

0

0

9

7

11

1

1

1

Cộng 60 30 27 3

Page 137: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

142

2. Nội dung chi tiết

Bài 1. Một số khái niệm cơ bản Thời gian: 5 giờ

1.Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải trình bày được các khái niệm truyền thông số,

marketing online và các khái niệm liên quan tới triển khai internet marketing.

- Kỹ năng: Trình bày được kế hoạch, ý tưởng rõ ràng, lên được kịch bản

truyền thông và marketing oline

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tỉ mỉ, cầu thị, cẩn

thận.

2. Nội dung bài:

1.1. Khái niệm về marketing, digittal marketing

1.2. Tìm hiểu về làm thương hiệu (Branding), PR, truyền thông quảng cáo

1.3. Giới thiệu 18 kênh Digital Marketing

Bài 2. Lập kế hoạch truyền thông Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải trình bày được quy trình lập kế hoạch truyền

thông, một số tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung nghiên cứu, phân tích đánh giá

đối thủ, đánh giá sản phẩm.

- Kỹ năng: Phân tích được thị trường thực tế, customer insights, nghiên cứu

sản phẩm, đối thủ, media plan của các nhóm thực tế. Hướng dẫn khai thác

Media Plan của đối thủ, tìm kiếm thông điệp và Concept của đối thủ và của

doanh nghiệp, lập Marketing Plan và Media Plan cũng như Branding Plan.

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tỉ mỉ, cầu thị, cẩn

thận.

2. Nội dung bài:

2.1. Nghiên cứu thị trường thực tế

2.2. Nghiên cứu sản phẩm

2.3. Phân tích đối thủ và kế hoạch marketing của đối thủ

2.4. Tìm kiếm thông điệp

2.5. Lập kế hoạch

Bài 3. Truyền thông trên Youtube, Facebook Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải trình bày được các bước triển khai truyền thông

trên Youtube, Facebook, nêu được các vấn đề cần chú ý trong quá trình triển

khai truyền thông trên Youtube, Facebook.

- Kỹ năng: Triển khai được truyền thông, marketing trên youtube, facebook

theo kế hoạch đã phân tích.

Page 138: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

143

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tỉ mỉ, cầu thị, cẩn

thận.

2. Nội dung bài:

3.1. Youtube Marketing, Seo video, Viral video và sản xuất video

3.2. Facebook marketing và tạo dựng cộng đồng

3.3. Cách tăng like facebook

3.4. Bí quyết tăng hàng trăm ngàn Fan trên Facebook

Bài 4. Truyền thông qua email, tin nhắn Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải trình bày được các bước triển khai truyền thông

trên Email, tin nhắn, nêu được các vấn đề cần chú ý trong quá trình triển khai

truyền thông trên Email, tin nhắn.

- Kỹ năng: Triển khai được truyền thông, marketing trên email, tin nhắn theo

kế hoạch đã phân tích.

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tỉ mỉ, cầu thị, cẩn

thận.

2. Nội dung bài:

4.1. Email marketing

4.2. SMS marketing

4.3. Sử dụng email, tin nhắn thương hiệu

Bài 5. Chiến lược SEO, tích hợp SEO trong Internet Marketing Thời gian: 20

giờ

1. Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải trình bày được các bước triển khai SEO, tích hợp

SEO trong truyền thông, nêu được các vấn đề cần chú ý trong quá trình triển

khai SEO.

- Kỹ năng: Lập kế hoạch, tổ chức triển khai SEO theo kế hoạch đã phân tích.

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tỉ mỉ, cầu thị, cẩn

thận.

2. Nội dung bài:

5.1. Khái niệm về SEO

5.2. Tạo Landing Page theo chuẩn SEO

5.3. Viết bài chuẩn SEO, Get Link, Back Link

5.4. Sử dụng các dịch vụ để triển khai SEO

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng máy tính có kết nối Internet

2. Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu đa năng, máy in

Page 139: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

144

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giấy in, bút

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức: Đánh giá kiến thức về các dịch vụ truyền thông trực tuyến, các

công cụ thực hiện truyền thông

- Kỹ năng: Kỹ năng sử dụng, khai thác các dịch vụ trực tuyến và làm truyền

thông kỹ thuật số

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tính tích cực tham gia trong quá trình học

tập, chủ động giải quyết vấn đề và trách nhiệm cộng tác trong học tập

2. Phương pháp:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết, đầy đủ các bài học tích hợp,

thực hành, thực tập theo quy chế;

- Số bài kiểm tra thường xuyên: 01

- Số bài kiểm tra định kỳ: 02

- Bài kiểm tra kết thúc: 01

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môn học được sử dụng để giảng

dạy cho trình độ cao đẳng

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giáo viên, giảng viên: Giải thích các dịch vụ; Trình bày đầy đủ các

thao tác truyền thông kỹ thuật số trong nội dung bài học; Cho sinh viên thực hiện

các bài tập trên máy tính và đặt các câu hỏi để sinh viên trả lời; Phân nhóm cho các

sinh viên thực hiện các bài tập truyền thông trên máy tính

- Đối với người học: Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện các bài thực hành

và trình bày theo nhóm; Thực hiện các bài tập thực hành được giao

3. Những trọng tâm cần chú ý: Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ

vào nội dung của từng bài học; Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để

đảm bảo chất lượng giảng dạy

4. Tài liệu tham khảo: Các sách Ebook và các tài liệu khác

Page 140: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

145

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Lắp đặt bảo trì và sửa chữa máy tính

Mã mô đun: MĐCC13010121

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung,

các môn học cơ sở chuyên ngành đào tạo chuyên môn nghề.

- Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc.

II. Mục tiêu mô đun:

Mô đun này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về phần cứng máy

tính, mạng máy tính

- Về kiến thức:

+ Trình bày được được tổng quan về máy tính.

+ Hiểu được chức năng của các thành phần chính trên hệ thống máy tính.

+ Xây dựng được cấu hình cho máy tính PC

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản khi bảo trì máy tính

+ Khắc phục được các lỗi thường gặp trên máy tính.

- Về kỹ năng:

+ Thành thạo kỹ năng phân vùng ổ đĩa cứng

+ Thành thạo kỹ năng cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng cho

máy tính.

+ Thành thạo khả năng tháo, lắp ráp máy vi tính PC.

+ Cẩn thận trong thao tác tháo lắp linh kiện máy tính.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý

thức kỷ luật tốt, tích cực tiếp thu kiến thức mới.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1. Các thành phần cơ bản của máy

tính

3 1 2

2 Bài 2. Qui trình lắp ráp 12 3 9

Page 141: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

146

3 Bài 3. Thiết lập CMOS 3 0 3

4 Bài 4. Kỹ thuật phân vùng ổ đĩa cứng 12 3 9 1

5

Bài 5. Cài đặt hệ điều hành và các trình

điều khiển 12 2 8

6 Bài 6. Cài đặt các phần mềm ứng dụng 6 1 5

7 Bài 7. Sao lưu phục hồi hệ thống 15 2 12 1

8 Bài 8. Bảo trì máy tính 6 2 3 1

9 Bài 9. Xử lý các lỗi cơ bản thường gặp

của máy tính 6 1 5

Tổng cộng 75 15 57 3

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Các thành cơ bản của máy tính

Mục tiêu:

- Kiến thức: Giới thiệu cho học sinh các thành phần cơ bản của phần cứng

máy tính, phân loại được các thiết bị, hiểu rõ về các loại Case và Nguồn

tương ứng..

- Kỹ năng:

+ Giải thích được các đặc điểm kỹ thuật của phần cứng máy tính

+ Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của từng thành phần phần cứng máy

tính

- Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các thành phần phần cứng của máy tính.

Nội dung bài 1: Thời gian: 3 giờ (LT: 3; TH: 0)

1.1. Giới thiệu tổng quan

1.2. Các thành phần chính bên trong máy PC

1.3. Vỏ máy (Case)

1.4. Bộ nguồn (PSU)

1.5. Bo mạch chính (Mainboard)

1.6. Bộ xử lý (CPU)

1.7. Bộ nhớ trong (RAM, ROM)

1.8. Bộ nhớ ngoài (ổ cứng, CDROM, DVD, flash.. )

1.9. Ổ đĩa quang

1.10. Bo mạch mở rộng (VGA card, Sound card... )

1.11. Các thiết bi ngoại vi

1.12. Màn hình (Monitor)

1.13. Bàn phím (Keyboard)

Page 142: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

147

1.14. Chuột (Mouse)

1.15. Máy in

1.13. Scanner...

Bài 2. Qui trình lắp ráp

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Giới thiệu cho học sinh các thành phần cơ bản của máy tính, vị trí lắp đặt

các thành phần trong máy tính.

+ Biết lựa chọn thiết bị để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Kỹ năng:

+ Trình bày được quy trình lắp ráp máy tính PC

+ Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của từng thành phần kết nối trên bo

mạch chủ, kết nối ngoại vi.

+ Lắp ráp được một máy vi tính hoàn chỉnh và giải quyết các sự cố khi lắp ráp.

- Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các thành phần phần trên máy tính PC.

Nội dung bài 2: Thời gian: 12 giờ (LT: 3; TH: 9)

2.7. Lựa chọn thiết bị

2.8. Kiểm tra thiết bị

2.9. Qui trình lắp ráp máy vi tính

2.9.1. Chuẩn bị vị trí lắp đặt

2.9.2. Chuẩn bị Case và lắp bộ nguồn

2.3.4. Lắp đặt bo mạch chủ

2.3.5. Lắp đặt RAM, CPU

2.3.6. Lắp đặt đĩa cứng, DVD

2.3.7. Lắp đặt card màn hình

2.3.8. Lắp đặt card âm thanh

2.3.9. Lắp đặt card mở rộng

2.4. Giải quyết lỗi khi lắp ráp

Bài 3. Thiết lập CMOS

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được các thông tin chính của CMOS

- Kỹ năng: Biết thiết lập các thông số theo đúng yêu cầu

- Thái độ: Tích cực tìm hiểu vềchương trình CMOS

Nội dung bài 3: Thời gian: 3 giờ (LT: 0; TH: 3)

3.1. Giới thiệu CMOS

3.2. Vai trò của CMOS

3.3. Truy cập CMOS

Page 143: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

148

3.4. Thiết lập các thông số

3.5. Ngày giờ hệ thống

3.6. Thông tin đĩa cứng

3.7. Thứ tự khởi động

3.8. Thiết lập cho thiết bị ngoại vi

3.9. Cài đặt mật khẩu bảo vệ

Bài 4. Kỹ thuật phân vùng ổ đĩa cứng

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được các kiến thức cơ bản về phân vùng ổ đĩa cứng

- Kỹ năng: Thành thạo kỹ năng phân vùng ổ đĩa cứng HDD, sử dụng thành

thạo các phần mềm phân vùng ổ đĩa cứng.

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về phần mềm phân vùng ổ đĩa.

Nội dung bài 4: Thời gian: 12 giờ (LT: 3; TH: 9, KT: 1)

4.6. Giới thiệu về phân vùng ổ đĩa cứng

4.7. Giới thiệu về hệ thống tệp tin FAT 32 và NTFS

4.8. Hướng dẫn sử dụng đĩa Hiren’t Boot

4.9. Tạo các phân vùng ổ đĩa

4.10. Định dạng phân vùng, thay đổi kích thước phân vùng

4.11. Bài tập tình huống

Bài 5. Cài đặt hệ điều hành và các trình điều khiển

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Hiểu được các phân vùng của ổ cứng khi cài đặt

+ Biết được quá trình cài đặt một hệ điều hành

+ Biết cách cài đặt các trình điều khiển thiết bị

+ Biết tìm kiếm trình điều khiển máy tình phù hợp với từng dòng máy

- Kỹ năng:

+ Thành thạo các kỹ năng cài đặt hệ điều hành Windows cho máy tính

+ Thành thạo các kỹ năng cài đặt các chương trình điều khiên

+ Giải quyết được các sự cố thường gặp

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về cài đặt hệ điều hành và trình điều khiển cho PC.

Nội dung bài 5: Thời gian: 12 giờ (LT: 2; TH: 8)

5.6. Cài đặt hệ điều hành MS Windows

5.7. Cài đặt các trình điều khiển

5.8. Giải quyết sự cố khi cài đặt

5.9. Bài tập tình huống

Page 144: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

149

Bài 6. Cài đặt các phần mềm ứng dụng

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được nguyên tắc cơ bản khi cài đặt phần mềm ứng

dụng

- Kỹ năng: Thành thạo các kỹ năng cài đặt phần mềm ứng dụng, giải quyết

được sự cố khi gặp

Thái độ: Tích cực tìm hiểu về cài đặt phần mềm

Nội dung bài 6: Thời gian: 6giờ (LT: 5; TH: 1, KT:0)

6.1. Qui trình cài đặt phần mềm ứng dụng

6.2. Cài đặt phần mềm ứng dụng

6.3. Các bước cài đặt

6.4. Vị trí cài đặt phần mềm

6.5. Gỡ bỏ các ứng dụng

6.6. Giải quyết sự cố khi cài phần mềm ứng dụng

Bài 7. Sao lưu phục hồi hệ thống

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được các kiến thức về sao lưu dữ liệu, hiểu được mục

đích của việc sao lưu và phục hồi dữ liệu

- Kỹ năng: Thành thạo kỹ năng sao lưu và phục hồi dữ liệu

- Thái độ: Tích cực tìm hiểu về sao lưu và phục hồi dữ liệu

Nội dung bài 7: Thời gian: 15 giờ (LT: 2; TH: 12, KT:1)

7.1. Ý nghĩa của việc sao lưu/phục hồi

7.2. Sao lưu dữ liệu

7.3. Sao lưu hệ thống

7.4. Sao lưu drivers

7.5. Phục hồi dữ liệu

7.6. Phục hồi hệ thống

7.7. Phục hồi drivers

7.8 Nhân bản OS

Bài 8. Bảo trì máy tính

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được các khái niệm cơ bản về bảo trì máy tính

- Kỹ năng: Thành thạo kỹ năng bảo trì máy tính PC

- Thái độ: Tích cực tìm hiểu về bảo trì máy tính

Nội dung bài 8: Thời gian: 6 giờ (LT: 2; TH: 3, KT:1)

4.1. Bảo dưỡng phần cứng định kỳ.

4.2. Sử dụng chương trình chuẩn đoán thông dụng.

Page 145: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

150

4.3. Một số sự cố thường gặp và cách giải quyết.

4.4. Phòng chống Virus máy tính.

Bài 9. Xử lý các lỗi cơ bản thường gặp của máy tính

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được các khái niệm cơ bản về xuwrlys lỗi máy tính

- Kỹ năng: Thành thạo kỹ năng xử lý lỗ máy tính PC

- Thái độ: Tích cực tìm hiểu về bảo trì máy tính

Nội dung bài: Thời gian: 6 giờ (LT: 1; TH: 5, KT:0)

8.1. Phương pháp phát hiện, phân biệt các lỗi

8.1.1. Các qui tắc cơ bản

8.1.2. Phương pháp phát hiện, phân biệt lỗi

8.2. Các lỗi thường gặp đối với màn hình Main Case

8.2.1. Đặc điểm chung

8.2.2. Các lỗi hay gặp

8.3. Các lỗi thường gặp liên quan đến CMOS Ram

8.3.1. Đặc điểm chung

8.3.2. Các lỗi hay gặp

8.4. Các lỗi thường gặp đối với ổ cứng, ổ mềm, ổ CD

8.4.1. Đặc điểm chung

8.4.2. Các lỗi hay gặp

8.5. Lỗi liên quan đến thiết bị ngoại vi và các lỗi khác

IV. Điều kiện thực hiện chương trình:

Đầy đủ tài liệu học tập như: Giáo án, giáo trình về môn học Cơ bản phần

cứng và mạng máy tính cho hệ Trung cấp nghề

V. Phương pháp và nội dung đánh giá:

1. Nội dung

- Về kiến thức:

+ Trình bày được được tổng quan về máy tính.

+ Hiểu được chức năng của các thành phần chính trên hệ thống máy tính.

+ Xây dựng được cấu hình cho máy tính PC

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản khi bảo trì máy tính

+ Khắc phục được các lỗi thường gặp trên máy tính.

- Về kỹ năng:

+ Thành thạo kỹ năng phân vùng ổ đĩa cứng

+ Thành thạo kỹ năng cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng cho

máy tính.

Page 146: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

151

+ Thành thạo khả năng tháo, lắp ráp máy vi tính PC.

+ Cẩn thận trong thao tác tháo lắp linh kiện máy tính.

- Về thái độ: Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật tốt, tích cực

tiếp thu kiến thức mới.

2. Phương pháp

- Học sinh tham gia học ít nhất 80% tổng số tiết môn học, tham gia kiểm tra và

thi kết thúc môn học theo quy chế hiện hành.

- Điểm đánh giá quá trình gồm có:

+ Kiểm tra thường xuyên: 01 bài kiểm tra (Điểm hệ số 1)

+ Kiểm tra định kỳ: 03 bài kiểm tra (Điểm hệ số 2)

+ Thi kết thúc môn học:

- Thang điểm: thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học xử lý ảnh được sử dụng để giảng dạy cho trình độ

trung cấp năm 2017.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Tuỳ theo nội dung của mỗi bài mà giáo viên có thể sử dụng những phương

pháp mang tính chất vừa truyền thống vừa hiện đại như: thuyết trình, trực quan,

hoạt động nhóm..

- Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của môn học rất cần có sự đầu

tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học như: phòng học thực hành máy

tính, máy chiếu đa năng, giáo trình, các Video trực quan, Các thiết bị phần cứng và

thiết bị mạng máy tính

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. “ Giáo trình láp ráp máy tính PC”

[2]. Khương Anh và Nguyễn Hồng Sơn. “Giáo trình hệ thống mạng máy

tính CCNA”. NXB Lao động Xã hội, 2006.

[3]. Tống Văn Ôn. “Mạng máy tính”. NXB Thống kê, 2006

[4]. Trương Cẩm Hồng. “Các kỹ thuật kết nối mạng không dây”. NXB

Thống kê, 2006

Page 147: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

152

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Lập trình ứng dụng Web

Mã mô đun: MĐCC13020071

Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Lập trình ứng dụng Web giúp người học có thể tạo ra trang web

động, được bố trí sau mô đun Thiết kế Web.

- Tính chất: Lập trình ứng dụng Web là một trong những nội dung quan

trọng của đào tạo nghề nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng nghề cho người

học.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức: Ngôn ngữ lập trình PHP, hệ quản trị CSDL MySQL để thiết kế

Website động.

- Kỹ năng: Sử dụng các công cụ hỗ trợ để xây dựng website động bằng PHP,

MySQL và thực thi trên máy chủ localhost; Khai thác mã nguồn, các script

PHP trên internet phục vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, khoa học

trong học tập, tính thẩm mỹ trong việc viết và tổ chức mã lệnh, tạo website.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1. Giới thiệu về ứng dụng Web 6 3 3

2 Bài 2. PHP & MySQL cơ bản 21 10 9 1

3 Bài 3. Thiết kế và lập trình giao diện

người dùng 18 9 8 1

4

Bài 4. Giao diện và các chức năng quản

trị 15 8 7 1

Cộng 60 30 27 3

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Giới thiệu Thời gian: 6

Mục tiêu:

Page 148: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

153

+ Kiến thức: Giới thiệu về ngôn ngữ PHP, hệ quản trị CSDL MySQL và

máy chủ Web Apache, cách sử dụng công cụ Dreamweaver để tổ chức website.

+ Kỹ năng: Sử dụng các phần mềm như XAMPP, Wamp, Dreamweaver

+ Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

Nội dung:

1.1. Giới thiệu về lập trình Web.

1.2. Giới thiệu các công cụ hỗ trợ lập trình.

1.3. Cài đặt và cấu hình Web server.

1.4. Giới thiệu về các thành phần trong ứng dụng Web.

Bài 2. PHP & MySQL cơ bản Thời gian: 21

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Những kiến thức cơ bản về PHP và MySQL để tạo ứng dụng

web động.

+ Kỹ năng: Sử dụng được HTML, PHP và MySQL thực hiện được giao diện

trang Web và các thao tác khai thác, cập nhật dữ liệu đơn giản.

+ Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các chức năng trong Website sau khi cài đặt

Nội dung:

2.1. Chèn PHP vào trang HTML

2.2. Khai báo và sử dụng biến

2.3. Xuất dữ liệu

2.4. Các câu lệnh điều khiển

2.5. Các biến, hằng của PHP

2.6. MySQL, bảng và kiểu dữ liệu

2.7. Câu hỏi và bài tập

Bài 3. Thiết kế và lập trình giao diện người dùng Thời gian: 28

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Xây dựng và lập trình phần giao diện người dùng trong ứng

dụng web

+ Kỹ năng: Sử dụng các hàm, các biến môi trường trong PHP để thực hiện

tương tác dữ liệu từ giao diện của người dùng Web.

+ Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong lập trình.

Nội dung:

3.1. Hiển thị dữ liệu theo nhóm

3.2. Hiển thị dữ liệu chi tiết

3.3. Phân trang và bài liên quan

Page 149: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

154

3.4. Chức năng đăng ký, liên hệ

3.5. Câu hỏi và bài tập.

Bài 4. Thiết kế và lập trình giao diện quản trị Thời gian: 15

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Thiết kế và lập trình thực thi giao diện và các tính năng quản trị.

+ Kỹ năng: Lập trình tương tác với CSDL từ giao diện của người quản trị

+ Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỷ, cần cù, chịu khó tìm hiểu, tra cứu.

Nội dung:

4.1. Quản trị người dùng

4.2. Quản trị nhóm tin, menu.

4.3. Quản trị tin tức, bài viết

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.

1. Lớp học.

STT

Loại

phòng

học

Số

lượng

Diện

tích

(m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng

dạy

Tên thiết bị Số

lượng Phục vụ mô đun

1 Giảng

đường 1 60

- Bàn ghế 30 Bộ

Phần lý thuyết

- Bảng 1 Chiếc

- Máy chiếu 1 Chiếc

- Màn chiếu 1 Chiếc

- Đèn điện 5 Chiếc

- Quạt 5 Chiếc

2 Phòng

thực

hành,

thực tập

1 60 - Bàn ghế 40 Bộ

Phần thực hành,

thực tập

- Máy chiếu 1 Bộ

- Quạt 6 Chiếc

- Đèn điện 8 Chiếc

- Máy tính 40 bộ

2. Trang thiết bị dạy học.

STT Tên thiết bị đào tạo Đơn vị Số lượng

1 Máy vi tính Bộ 1

2 Máy chiếu

(Projector) Bộ 1

Page 150: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

155

3 Loa máy tính Bộ 1

3. Học liệu.

- Đề cương bài giảng, giáo án;

- Câu hỏi, bài tập thực hành.

4. Nguồn lực khác.

- Tài liệu phát tay, video hướng dẫn.

V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.

1. Nội dung đánh giá:

- Kiến thức: Đánh giá kiến thức về ngôn ngữ lập trình PHP & MySQL; quy

tắc xây dựng giao diện và lập trình.

- Kỹ năng: Kỹ năng xây dựng và thực thi các thành phần trong giao diện người

dùng, giao diện và các chức năng quản trị.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tính tích cực tham gia trong quá trình học

tập, chủ động giải quyết vấn đề và trách nhiệm cộng tác trong học tập

2. Phương pháp đánh giá:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết, đầy đủ các bài học tích hợp,

thực hành, thực tập theo quy chế;

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và các bài thực hành.

- Đánh giá trong quá trình học:

+ Bài kiểm tra thường xuyên: 01 bài;

+ Bài kiểm tra định kỳ: 02 bài

- Đánh giá cuối môn học: Thực hành,

- Thang điểm 10.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.

1. Phạm vi áp dụng:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng từ

khóa tuyển sinh từ năm 2017

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập:

+ Đối với giáo viên:

- Hình thức giảng dạy chính của mô đun: lý thuyết kết hợp với thực hành;

- Trước khi giảng dạy cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị

đầy đủ các điều kiện mô đun để đảm bảo chất lượng giảng dạy

- Chuẩn bị tốt các tài liệu minh hoạ và áp dụng linh hoạt các phương pháp

giảng dạy để phát huy tính chủ động, tích cực cho người học;

- Tổ chức lớp thành các nhóm thực hành.

- Một số kỹ năng thực hành nên tổ chức đóng vai và hướng dẫn thực hiện.

Page 151: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

156

+ Đối với người học:

- Mỗi bài đều được cấu trúc: mục tiêu, nội dung chính và cuối mỗi bài đều có

các câu hỏi ôn tập, như vậy người học cần nắm bắt được mục tiêu và nội dung cơ

bản của bài trước khi đi sâu vào các nội dung cụ thể

- Thường xuyên đọc các tài liệu tham khảo, cập nhật thông tin những tài liệu

liên quan như: sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, các trang thông tin điện tử

(website) để mở rộng thêm kiến thức và thực hành các nội dung có liên quan nhằm

tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng nghề nghiệp;

- Hoàn thành các bài tập thực hành theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- PHP & MySQL cơ bản.

- Phân tích giao diện, CSDL

- Lập trình tương tác với CSDL

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Bài giảng Lập trình PHP.

[2] w3schools.com

5. Ghi chú và giải thích:

Page 152: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

157

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên mô đun: Thực tập xử lý đồ họa

Mã mô đun: MĐTC13020111

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 0 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 87 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung,

các môn học cơ sở chuyên ngành đào tạo chuyên môn nghề.

- Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc.

II. Mục tiêu mô đun:

Mô đun này nhằm rèn luyện kỹ năng cho người học, khả năng thiết kế các sản

phẩm đồ họa, xử lý hình ảnh, xử lý video quảng cáo

- Về kiến thức:

+ Vận dụng kiến thức về đồ hoạ căn bản, xử lý hình ảnh bằng các phần

mềm Adobe Illustrator CS và Adobe Photoshop CS để thiết kế các ấn phẩm

đồ họa vector, xử lý các ảnh bitmap.

+Biết quy trình làm các ấn phẩm đồ họa, đồng thời hiểu và phân tích được

mẫu sản phẩm.

- Về kỹ năng:

+ Thiết kế và vẽ biểu tượng, logo, trang trí, quảng cáo... theo yêu cầu cụ

thể, từ đó có thể tự học các phần mềm thiết kế đồ hoạ khác.

+ Thành thạo các công cụ cắt ghép ảnh, xử lý màu và tạo hiệu ứng nghệ

thuật cho các ảnh đó.

+Kết hợp hai mảng kiến thức và các phần mềm hỗ trợ để tạo nên các sản

phẩm có tính nghệ thuật và ứng dụng cao.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Cẩn thận, sáng tạo, đảm bảo tính nghệ thuật

+ Nghiêm túc, khoa học, tỉ mỉ, ham học hỏi

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1. Làm việc với công cụ của Adobe

Illustrator CS

6 0 6

Page 153: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

158

2 Bài 2: Các công cụ xây dựng đối tượng cơ

bản trong illustrator CS

9 9

3 Bài 3. Các công cụ hiệu chỉnh và lệnh

biến đổi đối tượng

15 0 14 1

4 Bài 4. Công cụ tô màu sắc, đường viền và

công cụ xử lý văn bản TEXT, Symbol

12 0 12

5 Bài 5. Thiết kế một số mẫu ấn phẩm đồ

họa

15 0 15

6 Bài 6. Thiết kế Poster quảng cáo 15 0 14 1

7 Bài 7. Thiết kế mẫu quảng cáo ngoài trời 12 0 11 1

8 Bài 8. Kỹ thuật in ấn sản phẩm đồ họa 6 0 6

Tổng cộng 90 0 87 3

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Làm việc với công cụ của Adobe Illustrator CS

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về Adobe Illustrator

và các thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm Adobe Illustrator để thực hiện

xử lý các đối tượng đồ họa véc tơ.

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các vẽ cơ bản trong nhóm các công cụ tạo

hình cơ bản.

+ Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các phương pháp tạo các đối tượng đồ họa

cơ bản.

Nội dung bài: Thời gian: 6 giờ

1.1.Giao diện chương trình Illustrator

1.2. Hộp công cụ ToolBox

1.3. Giới thiệu các Palette, thao tác với Palette

1.4. Hiển thị hộp công cụ

1.5. Chọn công cụ

1.6. Tùy biến trong công cụ người dùng

Bài 2: Các công cụ xây dựng đối tượng cơ bản trong illustrator CS

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về Adobe Illustrator

và các công cụ xây dựng đối tượng cơ bản, cũng như các công cụ tạo hình để thực

hiện xử lý các đối tượng đồ họa véc tơ.

Page 154: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

159

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các phương pháp vẽ cơ bản trong nhóm các

công cụ tạo hình cơ bản.

+ Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các phương pháp tạo các đối tượng đồ họa cơ

bản.

Nội dung bài: Thời gian: 9 giờ

2.1. Chọn đối tượng bằng công cụ.

2.2. Chọn đối tượng bằng menu Select

2.3. Vẽ đối tượng hình học.

2.4. Nhóm công cụ vẽ hình tự do

Bài 3. Các công cụ hiệu chỉnh và lệnh biến đổi đối tượng

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các kiến thức cơ bản về nhóm công cụ hiệu

chỉnh và biến đổi đối tượng trong Adobe Illustrator.

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các thao tác hiệu chỉnh và biến đổi đối tượng.

+ Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các phương pháp hiệu chỉnh và biến đổi đối

tượng trong Adobe Illustrator.

Nội dung bài: Thời gian: 15 giờ

3.1. Đối tượng Group, Compound

3.2. Khóa đối tượng, ẩn hiện đối tượng.

3.3. Thay đổi thứ tự trên dưới của đối tượng.

3.4. Di chuyển, sao chép đối tượng

3.5. Canh chỉnh vị trí, phân bố đối tượng.

3.6. Sử dụng palette Pathfinder

3. 7. Sử dụng đường lưới, đường hướng dẫn

3.8. Biến dạng đối tượng - Transform

3.8.1. Sử dụng palette Transform.

3.8.2. Di chuyển đối tượng.

3.8.3. Quay đối tượng

3.8.4. Co dãn đối tượng

3.8.5. Lật đối tượng.

3.8.6. Xô nghiêng đối tượng.

3.8.7. Sử dụng lệnh Transform Each (Alt + Shift + Ctrl + D)

3.8.8. Sử dụng công cụ Free Transform

Bài 4. Công cụ tô màu sắc, đường viền và công cụ xử lý văn bản TEXT,

Symbol

Mục tiêu:

Page 155: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

160

+ Kiến thức: Trình bày được các kiến thức cơ bản về nhóm công cụ tô màu và tạo

đường nétn trong Adobe Illustrator CS.

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các thao tác hiệu chỉnh màu cho đối tượng, thao tác

hiệu chỉnh đường viền cho đối tượng trong phần mềm Adobe Illustrator CS

+ Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các công cụ tô màu và tạo đường viền cho đối

tượng trong Adobe Illustrator.

Nội dung bài: Thời gian: 12 giờ

4.1. Thuộc tính màu

4.2. Tô màu đối tượng.

4.3. Tô chuyển sắc

4.4. Tô theo mẫu tô

4.5. Đuờng viên.

4.6. Tô màu đặc biệt Mesh

4.7. Công cụ xử lý văn bản.

4.8. Xây dựng đối tượng text.

4.9. Symbol

Bài 5. Thiết kế một số mẫu ấn phẩm đồ họa

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Kết hợp các kiến thức về phần mềm Adobe Illustrator CS và

Adobe Photoshop CS để thiết kế các mẫu ấn phẩm đồ họa.

+ Kỹ năng: Thành thạo thao tác thiết kế và trang trí các ấn phẩm

+ Thái độ: Cẩn thận, có sáng tạo và đảm bảo tính khoa học trong các mẫu vẽ

Nội dung bài: Thời gian: 15 giờ

5.1. Thiết kế mẫu logo

5.2. Thiết kế bộ Office Kits

5.3 Thiết kế một số mẫu thẻ

5.4 Thiết kế bìa sách vở

5.5 Thiết kế bao bì sản phẩm

Bài 6. Thiết kế Poster quảng cáo

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Kết hợp các kiến thức về đồ họa ứng dụng thiết kế minh họa

một số Poster quảng cáo cho các sản phẩm.

+ Kỹ năng: Thành thạo thao tác cắt ghép ảnh và tạo hiệu ứng cho ảnh, xác

định bố cục cho một Poster quảng cáo.

+ Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong quá trình phân tích và làm ảnh

Nội dung bài: Thời gian: 15 giờ

6.1. Thiết kế mẫu Poster

Page 156: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

161

6.2 Thiết kế một số ấn phẩm Poster quảng cáo

Bài 7. Thiết kế mẫu quảng cáo ngoài trời

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Kết hợp các kiến thức vẽ, viết chữ và tạo hiệu ứng

+ Kỹ năng: Thành thạo thao tác thiết kế và trang trí các pano, apphic, poster

và biển quảng cáo ngoài trời

+ Thái độ: Cẩn thận, có sáng tạo và đảm bảo tính khoa học trong các mẫu vẽ

Nội dung bài: Thời gian: 12 giờ

7.1 Thiết kế biển quảng cáo

7.2 Thiết kế bạt treo quảng cáo

Bài 8: Kỹ thuật in ấn sản phẩm đồ họa

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Kết hợp các kiến thức về in ấn, dàn trang, xuất bản

+ Kỹ năng: Thành thạo thao tác các kỹ năng ghép trang, dàn trang, kỹ thuật

in ấn các sản phẩm đồ họa pano, apphic, poster và biển quảng cáo ngoài trời

+ Thái độ: Cẩn thận, có sáng tạo và đảm bảo tính khoa học trong các mẫu vẽ

Nội dung bài: Thời gian: 6 giờ

8.1 Thiết kế trang in

8.2 Kỹ thuật ghép trang in

8.3 Xuất bản trang in

IV. Điều kiện thực hiện chương trình:

Đầy đủ tài liệu học tập như: Giáo án, giáo trình về môn học thực tập xử lý đồ

họa cho hệ Trung cấp nghề

V. Phương pháp và nội dung đánh giá:

1. Nội dung

- Về kiến thức:

+ Vận dụng kiến thức về đồ hoạ căn bản, xử lý hình ảnh bằng các phần

mềm Adobe Illustrator CS và Adobe PhotoshopCS để thiết kế các ấn phẩm

đồ họa vector, xử lý các ảnh bitmap.

+Biết quy trình làm các ấn phẩm đồ họa, đồng thời hiểu và phân tích được

mẫu sản phẩm.

- Về kỹ năng:

+ Thiết kế và vẽ biểu tượng, logo, trang trí, quảng cáo... theo yêu cầu cụ

thể, từ đó có thể tự học các phần mềm thiết kế đồ hoạ khác.

+ Thành thạo các công cụ cắt ghép ảnh, xử lý màu và tạo hiệu ứng nghệ

thuật cho các ảnh đó.

Page 157: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

162

+Kết hợp hai mảng kiến thức và các phần mềm hỗ trợ để tạo nên các sản

phẩm có tính nghệ thuật và ứng dụng cao.

- Về thái độ:

+ Cẩn thận, sáng tạo, đảm bảo tính nghệ thuật

+ Nghiêm túc, khoa học, tỉ mỉ, ham học hỏi

2. Phương pháp

- Người học tham gia học đầy đủ các bài học, tham gia kiểm tra và thi kết thúc

môn học theo quy chế hiện hành.

- Điểm đánh giá quá trình gồm có:

+ Kiểm tra thường xuyên: 02 bài kiểm tra (Điểm hệ số 1)

+ Kiểm tra định kỳ: 03 bài kiểm tra (Điểm hệ số 2)

+ Thi kết thúc môn học: 1 bài

- Thang điểm: thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học xử lý ảnh được sử dụng để giảng dạy cho trình độ

trung cấp từ năm 2017.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Tuỳ theo nội dung của mỗi bài mà giáo viên có thể sử dụng những phương

pháp mang tính chất vừa truyền thống vừa hiện đại như: thuyết trình, trực quan,

hoạt động nhóm..

- Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của môn học rất cần có sự đầu

tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học như: phòng học thực hành máy

tính, máy chiếu đa năng, giáo trình, các Video trực quan.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. Phạm Quang Huy –Quang Huấn (2003), Thiết kế với CorelDraw 11,

Nhà xuất bản giao thông vận tải.

[2]. Lê Đức Hùng (2003), PhotoShop toàn tập 7.0, Nhà xuất bản thống kê.

[3]. Nguyễn Đức Hiếu (2013), Tự học Illustrator CS6 trong thiết kế đồ họa,

Nhà xuất bản Hồng Đức

Page 158: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

163

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Tiếng Anh chuyên ngành (Công nghệ thông tin)

Mã môn học: MHCC20050021

Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 28 giờ, Kiểm

tra: 2 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Là môn học về chuyên nghành Công nghệ thông tin sau khi sinh viên đã

hoàn thành xong chương trình tiếng Anh cơ bản theo chương trình đào tạo của hệ

Cao đẳng. Được giảng dạy vào năm thứ hai.

- Tính chất: Đây là môn học bắt buộc.

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

+ Nhớ và sử dụng được vốn từ vựng về tiếng anh chuyên ngành Tin học khoảng

1000 từ.

+ Áp dụng các cấu trúc, kiến thức ngữ pháp cơ bản tiếng Anh như mệnh đề quan

hệ, phân từ,câu bị động, câu điều kiện, dạng so sánh, giới từ, thì hiện tại đơn, quá

khứ đơn, quá khứ hoàn thành, hiện tại tiếp diễn, vào việc đọc hiểu tài liệu chuyên

ngành.

- Về kỹ năng:

+ Đọc dịch được các tài liệu tiếng Anh về chuyên ngành Công nghệ thông tin

+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu.

+ Có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm

- Về thái độ: Tích cực, chủ động trong quá trình học tập.

III. Nội dung môn học:

5. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Số

TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Unit 1.Computer Application 9 3 6

2 Unit 2. Configuration 9 3 5 1

3 Unit 3. Inside the system 9 3 6

4 Unit 4: Operating system 9 3 5 1

5 Unit 5: The Graphical User Interface 9 3 6

Cộng 45 15 28 2

6. Nội dung chi tiết:

Page 159: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

164

Unit 1. Computer Application. Thời gian: 9 giờ

* Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Sử dụng được vốn từ vựng thuật ngữ chuyên ngành trong chủ đề ứng dụng của

máy tính.

+ Sử dụng được cấu trúc bị động ở thời hiện tại đơn giản.

+ Rèn được kỹ năng đọc dịch tài liệu.

- Kỹ năng: Đọc dịch được tài liệu liên quan, làm việc độc lập, làm việc nhóm.

- Thái độ: Tự tìm tòi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài liệu.

* Nội dung bài:

I. Warm up

II. Reading: What can computer do?

III. Grammar: Passive voice

Unit 2. Configuration Thời gian: 9 giờ

* Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Sử dụng được thuật ngữ chuyên ngành trong chủ đề cấu hình của máy tính.

+ Sử dụng được mệnh đề quan hệ.

+ Rèn được kỹ năng đọc dich bài khoá, tài liệu liên quan .

- Kỹ năng: Đọc dịch được tài liệu liên quan, làm việc độc lập, làm việc nhóm.

- Thái độ: Tự tìm tòi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài liệu.

* Nội dung bài:

I. Warm up

II. Reading: What is a computer?

III. Grammar: Relative clauses

Extra reading

Unit 3. Inside the system Thời gian: 9 giờ

* Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Sử dụng được các thuật ngữ chuyên ngành về chủ đề bên trong hệ thống máy

tính.

+ Sử dụng được cấu trúc mệnh đề quan hệ xác định và không xác định.

+ Rèn được kỹ năng đọc dịch bài khoá và tài liệu liên quan.

- Kỹ năng: Đọc dịch được tài liệu liên quan, làm việc độc lập, làm việc nhóm.

- Thái độ: Tự tìm tòi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài liệu.

Page 160: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

165

* Nội dung bài:

I. Warm up

II. Reading: What is inside a microcomputer?

III. Grammar: Defining Relative Clause and Non-defining Relative Clauses.

Extra readingTest 1

Unit 4: Operating system Thời gian: 9 giờ

* Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Sử dụng được các thuật ngữ chuyên ngành về chủ đề hệ điều hành.

+ Sử dụng được trạng từ quan hệ.

+ Rèn được kỹ năng đọc dịch bài khoá và tài liệu liên quan.

- Kỹ năng: Đọc dịch được tài liệu liên quan, làm việc độc lập, làm việc nhóm.

- Thái độ: Tự tìm tòi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài liệu.

* Nội dung bài:

I. Warm up

II. Reading : Operating system.

III. Grammar: Relative Adverbs

Extra reading: RAM and ROM

Unit 5: The Graphical User Interface Thời gian: 9 giờ

* Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Sử dụng được các thuật ngữ chuyên ngành về chủ đề giao diện người dùng đồ

họa.

+ Sử dụng được các phương pháp giản lược câu.

+ Rèn được kỹ năng đọc dich bài khoá và tài liệu liên quan.

- Kỹ năng: Đọc dịch được tài liệu liên quan, làm việc độc lập, làm việc nhóm.

-Thái độ: Tự tìm tòi học hỏi, đọc, nghiên cứu tài liệu.

* Nội dung bài:

I. Warm up

II. Reading: GUIs

III. Grammar: Ways of reducing sentences

Extra reading

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học: Bàn ghế, bảng, quạt 2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy chiếu, loa máy tính, bảng, tranh ảnh 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

Page 161: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

166

- Đề cương bài giảng, giáo án

- Câu hỏi, bài tập thực hành

- Giáo trình, tài liệu đọc dịch thêm

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức: Bằng các bài kiểm tra viết, học viên cần đạt các yêu cầu sau:

+ Nhớ và sử dụng được vốn từ vựng tiếng anh chuyên ngành Công nghệ thông tin

khoảng 1000 từ.

+ Áp dụng các cấu trúc, kiến thức ngữ pháp cơ bản tiếng Anh như mệnh đề quan

hệ, phân từ, các thì, câu điều kiện, dạng so sánh, thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, quá

khứ hoàn thành, hiện tại tiếp diễn, tương lai với will, be going to để đọc hiểu tài

liệu.

- Kỹ năng:

+ Đọc dịch được các tài liệu tiếng Anh về chuyên ngành Công nghệ thông tin.

+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu.

+ Có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm

- Thái độ: Tích cực, chủ động trong quá trình học tập

2. Phương pháp:

- Tham gia ít nhất 80% giờ học

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra.

- Đánh giá trong quá trình học:

+ Kiểm tra thường xuyên : 01 bài kiểm tra viết

+Kiểm tra định kỳ: 02 bài kiểm tra viết

+ Bài đánh giá cuối kỳ: 01 bài kiểm tra viết

- Thang điểm 10

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học: áp dụng cho trình độ cao đẳng

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học

- Đối với giáo viên:

+ Hình thức giảng dạy chính: lý thuyết, luyện đọc hiểu tài liệu chuyên ngành.

+ Trước khi giảng dạy cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy

đủ kiến thức, tài liệu, phương tiện giảng dạy để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản cần thiết, giáo viên cần sử

dụng phương pháp giảng dạy khoa học, tiếp cận phương pháp giảng dạy mới phù

hợp đối tượng, xây dựng các hoạt động dạy và học để sinh viên hứng thú tích cực

tham gia nhằm đạt mục tiêu của môn học. Sau mỗi buổi cần giao các câu hỏi, bài

Page 162: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

167

tập, bài đọc thêm để sinh viên tự học. Các câu hỏi, bài tập chỉ cần ở mức độ đơn

giản, trung bình phù hợp với phần lý thuyết đã học.

- Đối với người học:

+ Tham gia đầy đủ các buổi học; tích cực trong hoạt động dạy và học, tự giác trong

học tập

+ Hoàn thành bài tập dược giao, chuẩn bị kỹ bài trước khi đến lớp.

+ Thường xuyên đọc các tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành tiếng Anh

và tiếng Việt, cập nhật thông tin những tài liệu liên quan như: sách tham khảo, tạp

chí chuyên ngành, các trang thông tin điện tử (website) để mở rộng thêm kiến

thức.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra của môn học cũng như mục tiêu của từng bài

trong chương trình.

4. Tài liệu tham khảo:

(7) Ngữ pháp tiếng Anh – Nguyễn Khuê, NXB Đồng Nai 2004 (8) Grammar in use – Raymond Murphy, NXB Thế giới 2000 (9) New English File – Christina Latham, Clive Oxenden, Oxford University Press (10) Englishexecices.org (11) Studyenglish.com (12) Englishteststore.net (13) Từ điển chuyên ngành Công nghệ thong tin. (14) Infortech English for Computer Use.

Page 163: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

168

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Lập trình JAVA

Mã mô đun: MĐCC13020071

Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Lập trình Java là một mô đun quan trọng thuộc nhóm môn học/mô

đun chuyên môn nghề, được bố trí sau khi học Lập trình C.

- Tính chất: Lập trình Java là một trong những nội dung quan trọng của đào

tạo nghề nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng nghề cho người lao động.

II. Mục tiêu mô đun:

+ Kiến thức: Trình bày được các khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ lập trình

Java, các kiểu dữ liệu, cú pháp câu lệnh, các điều khiển, thuộc tính, phương thức và

sự kiện của các điều khiển trong lập trình Java, các kiến thức về lập trình hướng sự

kiện, hướng đối tượng và lập trình thao tác cơ sở dữ liệu, xử lý file.

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo môi trường và các thành phần của ngôn ngữ

lập trình Java để xây dựng các ứng dụng đơn giản, các ứng dụng thao tác cơ sở dữ

liệu, xử lý tệp văn bản.

+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ cẩn thận, tỷ mỹ, cầu thị trong

lập trình.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1. Mở đầu về Java 6 3 3

2 Bài 2. Cú pháp và ngôn ngữ JAVA 12 6 5 1

3 Bài 3. Lập trình hướng đối tượng trong

JAVA 12 6 6

4

Bài 4. Các thành phần tương tác bằng giao

diện. 12 6 5 1

5 Bài 5. Lập trình với cơ sở dữ liệu 12 6 5 1

6 Bài 6: Làm việc với File 6 3 3

Cộng 60 30 27 3

Page 164: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

169

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Thời gian: 6

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các khái niệm cơ bản về môi trường phát triển

ứng dụng của Java và Ngôn ngữ lập trình java, các thao tác thiết lập biến môi

trường và cài đặt Netbeans và JDK, các thao tác trên môi trường giao diện

Netbeans.

+ Kỹ năng: Sử dụng gói Jdk, bộ cài Netbbeen để cài đặt môi trường phát triển

ứng dụng Java và chạy một ứng dụng đơn giản.

+ Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỷ mỹ, cầu thị trong lập trình.

Nội dung:

1.1 Giới thiệu.

1.2 Cài đặt JAVA

1.3 Thiết lập biến môi trường

1.4 Tìm hiểu môi trường Netbeans 6.9.1

1.5 Các loại ứng dụng với Java

1.6 Bài tập thực hành

Bài 2. Cú pháp và ngôn ngữ JAVA Thời gian: 12

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được cú pháp câu lệnh, hàm, toán tử, các câu lệnh có

cấu trúc, mảng, chương trình con.

+ Kỹ năng: Sử dụng cú pháp câu lệnh để lập trình các bài toàn với ứng dụng

java Application

+ Thái độ: Chuyên cần, chịu khó, sáng tạo, tỉ mỉ.

Nội dung:

2.1. Cú pháp câu lệnh cơ bản trong JAVA

2.2.1. Dấu ngoặc và khối.

2.2.2. Chú thích mã.

2.2.3. Dữ liệu và biến.

2.2.4. Câu lệnh, biểu thức

2.2.5. Câu lệnh điều kiện

2.3. Vòng lặp

2.3.1 Vòng lặp xác định.

2.3.2 Vòng lặp không xác định.

2.5. Mảng

3.1.1 Mảng một chiều.

3.2 Một số ứng dụng trên mảng.

Page 165: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

170

2.6. Chương trình con

Bài 3. Lập trình hướng đối tượng trong JAVA Thời gian: 12

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các khái niệm về lập trình OOP, lớp, đối tượng,

các thao tác xây dựng lớp và khai báo sử dụng lớp.

+ Kỹ năng: Sử dụng lớp để lập trình các bài toán theo phương pháp hướng đối

tượng và sử dụng tính kế thừa để xây dựng lớp thừa kế.

+ Thái độ: Chuyên cần, có ý thức tìm hiểu chuyên sâu về cách lập trình theo

OOP, cầu thị.

Nội dung:

3.1. Tạo lớp.

3.2. Khởi tạo và sử dụng đối tượng.

3.3. Phương thức.

3.4. Kế thừa.

3.5. Tổ chức quản lý mã

3.6. Bài tập thực hành

Bài 4. Các thành phần tương tác bằng giao diện Thời gian: 12

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các khái niệm về sử AWT, form, các đối tượng

trên form, các thao tác với các điều khiển cơ bản trên thanh toolbox

+ Kỹ năng: Sử dụng các control để Lập trình các ứng dụng trên trên window.

+ Thái độ: Chuyên cần, say mê học hỏi nghiên cứu, tỉ mỷ, cầu thị trong lập

trình.

Nội dung:

4.1. Nút nhấn.

4.1.1. Tạo nút.

4.1.2. Sử dụng.

4.2. Nhãn.

4.3. Nút Radio và Checkbox

4.3.1. Tạo Checkbox.

4.3.2. Kiểm tra và thiết lập trạng thái cho checkbox

4.3.3. Xử lý tình huống với checkbox

4.3.4. tạo nút Radio

4.3.5. Cách sử dụng nút Radio.

4.4. Choice

4.5. List.

Page 166: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

171

4.6. Ô nhập liệu Textfield và TextArea

4.7. Scrollbar

4.8. Container

4.9. Bài tập thực hành

Bài 5. Lập trình với cơ sở dữ liệu Thời gian: 12

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được cấu trúc trình điều khiển JDBC, các thao tác kết

nối cơ sở dữ liệu, các thao tác với gói java.SQL.

+ Kỹ năng: Sử dụng các API có sẵn, các lớp và đối tượng trong gói java.sql để

lập trình với cơ sở dữ liệu.

+ Thái độ: Chuyên cần, cẩn thận, tỉ mỉ.

Nội dung:

5.1 Gới thiệu về JDBC

5.2 Kết nối cơ sở dữ liệu với JDBC

5.3. Java.SQL

5.3 Xây dựng ứng dụng quản lý với JDBC

5.4. Bài tập thực hành

Bài 6. Làm việc với File Thời gian: 6

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các khái niệm về file, các thao tác trên file

+ Kỹ năng: Sử dụng các phương thức có sẵn trong không gian systems.out để

lập trình các bài toán xử lý file văn bản.

+ Thái độ: Chuyên cần, say mê , sáng tạo.

Nội dung:

6.1. Tương tác giao tiếp với người dùng.

6.2. Đọc số.

6.3 .Đọc dữ liệu đã định dạng.

6.4. Các thao tác trên file

6.4.1. Ghi nội dung ra một file văn bản.

6.4.2. Đọc một file văn bản.

6.5. Bài tập thực hành

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.

1. Lớp học.

STT Loại

phòng

Số

lượng

Diện

tích

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng

dạy

Page 167: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

172

học (m2) Tên thiết bị

Số

lượng Phục vụ mô đun

1 Giảng

đường 1 60

- Bàn ghế 30 Bộ

Phần lý thuyết

- Bảng 1 Chiếc

- Máy chiếu 1 Chiếc

- Màn chiếu 1 Chiếc

- Đèn điện 5 Chiếc

- Quạt 5 Chiếc

2 Phòng

thực

hành,

thực tập

1 60 - Bàn ghế 40 Bộ

Phần thực hành,

thực tập

- Máy chiếu 1 Bộ

- Quạt 6 Chiếc

- Đèn điện 8 Chiếc

- Máy tính 40 bộ

2. Trang thiết bị dạy học.

STT Tên thiết bị đào tạo Đơn vị Số lượng

1 Máy vi tính Bộ 1

2 Máy chiếu

(Projector) Bộ 1

3 Loa máy tính Bộ 1

3. Học liệu.

- Đề cương bài giảng, giáo án;

- Câu hỏi, bài tập thực hành.

4. Nguồn lực khác.

- Tài liệu phát tay, video hướng dẫn.

V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.

1. Nội dung đánh giá:

- Kiến thức: Đánh giá kiến thức về ngôn ngữ lập trình Java; quy tắc xây dựng

giao diện và lập trình, tương tác CSDL.

- Kỹ năng: Kỹ năng xây dựng và thực thi các thành phần trong thiết kế ứng

dụng, giao diện người dùng, tương tác với CSDL.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tính tích cực tham gia trong quá trình học

tập, chủ động giải quyết vấn đề và trách nhiệm cộng tác trong học tập

2. Phương pháp đánh giá:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết, đầy đủ các bài học tích hợp,

thực hành, thực tập theo quy chế;

Page 168: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

173

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và các bài thực hành.

- Đánh giá trong quá trình học:

+ Bài kiểm tra thường xuyên: 01 bài;

+ Bài kiểm tra định kỳ: 02 bài

- Đánh giá cuối môn học: Thực hành,

- Thang điểm 10.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.

1. Phạm vi áp dụng:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng từ

khóa tuyển sinh từ năm 2017

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập:

+ Đối với giáo viên:

- Hình thức giảng dạy chính của mô đun: lý thuyết kết hợp với thực hành;

- Trước khi giảng dạy cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị

đầy đủ các điều kiện mô đun để đảm bảo chất lượng giảng dạy

- Chuẩn bị tốt các tài liệu minh hoạ và áp dụng linh hoạt các phương pháp

giảng dạy để phát huy tính chủ động, tích cực cho người học;

- Tổ chức lớp thành các nhóm thực hành.

- Một số kỹ năng thực hành nên tổ chức đóng vai và hướng dẫn thực hiện.

+ Đối với người học:

- Mỗi bài đều được cấu trúc: mục tiêu, nội dung chính và cuối mỗi bài đều có

các câu hỏi ôn tập, như vậy người học cần nắm bắt được mục tiêu và nội dung cơ

bản của bài trước khi đi sâu vào các nội dung cụ thể

- Thường xuyên đọc các tài liệu tham khảo, cập nhật thông tin những tài liệu

liên quan như: sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, các trang thông tin điện tử

(website) để mở rộng thêm kiến thức và thực hành các nội dung có liên quan nhằm

tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng nghề nghiệp;

- Hoàn thành các bài tập thực hành theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Lập trình hướng đối tượng trong Java.

- Thiết kế giao diện người dùng với AWT, Swing

- Lập trình tương tác với CSDL với JDBC

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Bài giảng Lập trình Java.

[2] http://w3schools.com

[3] https://www.tutorialspoint.com/

Page 169: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

174

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Lập trình cho thiết bị di động

Mã mô đun: MĐCC13020161

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Lập trình cho thiết bị di động là một mô đun quan trọng thuộc nhóm

môn học/mô đun chuyên môn nghề, được bố trí sau khi học Lập trình Java.

- Tính chất: Lập trình cho thiết bị di động là một trong những nội dung quan

trọng của đào tạo nghề nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng nghề cho người

lao động.

II. Mục tiêu mô đun:

+ Kiến thức: Trình bày được các khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ lập trình

Java trong Android, các kiểu dữ liệu, cú pháp câu lệnh, các điều khiển, thuộc tính,

phương thức và sự kiện của các điều khiển trong lập trình để xây dựng ứng dụng

trên hệ điều hành Android, các kiến thức về lập trình hướng sự kiện, hướng đối

tượng và lập trình thao tác cơ sở dữ liệu, xử lý file.

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo môi trường và các thành phần của ngôn ngữ

lập trình Java để xây dựng các ứng dụng đơn giản trên hệ điều hành Android, làm

nền tảng để tiếp cận và xây dựng các ứng dụng có tính ứng dụng cao trên hệ điều

hành Android.

+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ cẩn thận, tỷ mỹ, cầu thị trong

lập trình.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1. Tổng quan về công nghệ di động

Android 9 3 6

2 Bài 2. Các thành phần giao diện trong

Android 21 7 14

3 Bài 3. Activity, Intent 12 3 8 1

4 Bài 4. Vấn đề lưu trữ, cơ sở dữ liệu 18 6 11 1

Page 170: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

175

SQLite

5

Bài 5. Content Provider, Shared

References 18 6 11 1

6 Bài 6. Services 12 5 7

Cộng 90 30 57 3

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Thời gian: 9

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được tổng quan về lịch sử phát triển của điện thoại di

động, hệ điều hành Android, đặc điểm của một số công cụ phát triển ứng dụng cho

Android.

+ Kỹ năng: Thiết lập được môi trường lập trình ứng dụng cho thiết bị Android

như Eclipse, Android Studio..

+ Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỷ mỹ, cầu thị trong lập trình.

2. Nội dung bài:

1.8. Lịch sử của điện thoại di động

1.9. Giới thiệu về hệ điều hành Android

1.10. Khái quát về công cụ lập trình Eclipse, Android Studio

Bài 2. Các thành phần giao diện trong Android Thời gian: 21

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được ý nghĩa, tác dụng của các thành phần trong giao

diện của Android, các thuộc tính, phương thức, sự kiện cơ bản, thông dụng của các

đối tượng.

+ Kỹ năng: Sử dụng được các dạng layout, view để thiết kế giao diện cho ứng

dụng, viết mã lệnh xử lý các sự kiện cơ bản của các đối tượng trên giao diện.

+ Thái độ: Chuyên cần, chịu khó, sáng tạo, tỉ mỉ.

Nội dung:

2.1. Các view cơ bản trong Android

2.2. Sử dụng Widget

2.3. Các dạng layout trong Android

Bài 3. Activity, Intent Thời gian: 12

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được ý nghĩa, chu trình hoạt động ứng dụng Android,

của Activity, cách sử dụng Intent.

+ Kỹ năng: Sử dụng Intent để truyền dữ liệu giữa các Activity, xây dựng ứng

dụng với nhiều Activity.

Page 171: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

176

+ Thái độ: Chuyên cần, có ý thức tìm hiểu về cách lập trình Android, cầu thị

trong học tập.

Nội dung:

3.1. Nguyên tắc hoạt động của Activity

3.2. Cơ bản về Intent

3.3. Truyền dữ liệu giữa các Activity

Bài 4. Vấn đề lưu trữ, cơ sở dữ liệu SQLite Thời gian: 18

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các phương pháp lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ và

sử dụng cơ sở dữ liệu trong Android.

+ Kỹ năng: Sử dụng các lớp có sẵn và xây dựng các lớp mới để thực hiện thao

tác với file dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ và dữ liệu lưu trữ trong CSDL.

+ Thái độ: Chuyên cần, say mê học hỏi nghiên cứu, tỉ mỷ, cầu thị trong lập

trình.

Nội dung:

4.1. Lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ

4.2. Tạo database

4.3. Các lệnh SQL cơ bản

4.4. Các thao tác trên CSDL

Bài 5. Content Provider, Shared References Thời gian: 18

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được các phương pháp lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trong

ứng dụng và giữa các ứng dụng của Android.

+ Kỹ năng: Sử dụng các lớp có sẵn và xây dựng các lớp mới đáp ứng yêu cầu

chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng.

+ Thái độ: Chuyên cần, cẩn thận, tỉ mỉ.

Nội dung:

5.1. Chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng

5.2. Sử dụng Content Provider

Bài 6. Services Thời gian: 12

Mục tiêu:

+ Kiến thức: Trình bày được cách thức làm việc của Services trong các hệ

điều hành.

+ Kỹ năng: Sử dụng các dịch vụ có sẵn hoặc viết mới để thêm vào các tính

năng cho ứng dụng như gửi nhận tin nhắn, gọi điện, email....

+ Thái độ: Chuyên cần, say mê, sáng tạo.

Nội dung:

Page 172: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

177

6.1. Giới thiệu về Services.

6.2. Các dịch vụ của hệ thống.

6.3. Đọc dữ liệu đã định dạng.

6.4. Kết nối tới services

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.

1. Lớp học.

STT

Loại

phòng

học

Số

lượng

Diện

tích

(m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng

dạy

Tên thiết bị Số

lượng Phục vụ mô đun

1 Giảng

đường 1 60

- Bàn ghế 30 Bộ

Phần lý thuyết

- Bảng 1 Chiếc

- Máy chiếu 1 Chiếc

- Màn chiếu 1 Chiếc

- Đèn điện 5 Chiếc

- Quạt 5 Chiếc

2 Phòng

thực

hành,

thực tập

1 60 - Bàn ghế 40 Bộ

Phần thực hành,

thực tập

- Máy chiếu 1 Bộ

- Quạt 6 Chiếc

- Đèn điện 8 Chiếc

- Máy tính 40 bộ

2. Trang thiết bị dạy học.

STT Tên thiết bị đào tạo Đơn vị Số lượng

1 Máy vi tính Bộ 1

2 Máy chiếu

(Projector) Bộ 1

3 Loa máy tính Bộ 1

3. Học liệu.

- Đề cương bài giảng;

- Câu hỏi, bài tập thực hành.

4. Nguồn lực khác.

- Tài liệu phát tay, video hướng dẫn.

V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.

1. Nội dung đánh giá:

- Kiến thức: Đánh giá kiến thức về ngôn ngữ lập trình; quy tắc xây dựng giao

diện và lập trình, tương tác CSDL, chia sẻ dữ liệu trong Android.

- Kỹ năng: Sử dụng IDE để xây dựng và thực thi các thành phần trong thiết kế

ứng dụng, giao diện người dùng, tương tác với CSDL trên hệ điều hành Android.

Page 173: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

178

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tính tích cực tham gia trong quá trình học

tập, chủ động giải quyết vấn đề và trách nhiệm cộng tác trong học tập

2. Phương pháp đánh giá:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết, đầy đủ các bài học tích hợp,

thực hành, thực tập theo quy chế;

- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và các bài thực hành.

- Đánh giá trong quá trình học:

+ Bài kiểm tra thường xuyên: 01 bài;

+ Bài kiểm tra định kỳ: 02 bài

- Đánh giá cuối môn học: Thực hành,

- Thang điểm 10.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.

1. Phạm vi áp dụng:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng từ

khóa tuyển sinh từ năm 2017

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập:

+ Đối với giáo viên:

- Hình thức giảng dạy chính của mô đun: lý thuyết kết hợp với thực hành;

- Trước khi giảng dạy cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị

đầy đủ các điều kiện mô đun để đảm bảo chất lượng giảng dạy

- Chuẩn bị tốt các tài liệu minh hoạ và áp dụng linh hoạt các phương pháp

giảng dạy để phát huy tính chủ động, tích cực cho người học;

- Tổ chức lớp thành các nhóm thực hành.

- Một số kỹ năng thực hành nên tổ chức đóng vai và hướng dẫn thực hiện.

+ Đối với người học:

- Mỗi bài đều được cấu trúc: mục tiêu, nội dung chính và cuối mỗi bài đều có

các câu hỏi ôn tập, như vậy người học cần nắm bắt được mục tiêu và nội dung cơ

bản của bài trước khi đi sâu vào các nội dung cụ thể

- Thường xuyên đọc các tài liệu tham khảo, cập nhật thông tin những tài liệu

liên quan như: sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, các trang thông tin điện tử

(website) để mở rộng thêm kiến thức và thực hành các nội dung có liên quan nhằm

tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng nghề nghiệp;

- Hoàn thành các bài tập thực hành theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Lập trình hướng đối tượng trong Java.

- Thiết kế giao diện người dùng trong Android

- Sử dụng Activity và Intent

- Lập trình tương tác với CSDL

Page 174: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

179

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Bài giảng Lập trình cho thiết bị di động Android.

[2] https://www.tutorialspoint.com/

Page 175: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

180

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Kiểm thử phần mềm

Mã mô đun: MĐCC13020171

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Đây là mô đun chứa đựng kiến thức nền tảng về kiểm thử phần

mềm, là mô đun hỗ trợ cho các mô đun lập trình và thực tập lập trình

- Tính chất: Mô đun này yêu cầu đã học qua các kiến thức về lập trình, công

nghệ phần mềm

II. Mục tiêu mô đun: Sau khi học xong mô đun Tin học văn phòng, sinh viên phải

đạt được:

- Kiến thức: Hiểu được các kiến thức về kiểm thử phần mềm, các qui trình

kiểm thử phần mềm và các kỹ thuật cơ bản trong thiết kế và cài đặt kiểm thử, Hiểu

được và sử dụng được một số công cụ hỗ trợ quản lý lỗi, một số công cụ hỗ trợ

kiểm thử tự động

- Kỹ năng: Có khả năng tiến hành thiết kế, kiểm thử và đánh giá hiệu quả

kiểm thử một phần mềm cụ thể trong thực tế

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực phân tích, thiết kế để giải

quyết vấn đề, lựa chọn công cụ phù hợp thực hiện theo phân tích đã có

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô

đun

Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực hành, thí

nghiệm, thảo

luận, bài tập

Kiểm

tra

1

2

3

4

5

Bài 1. Các khái niệm

chung

Bài 2. Chiến lược kiểm

thử (Testing Strategy)

Bài 3. Các kỹ thuật kiểm

thử (Testing Techniques)

Bài 4. Các kiểu kiểm thử

(Testing Types)

Bài 5. Qui trình báo cáo

4

9

12

12

9

4

3

4

4

3

0

6

8

7

6

1

Page 176: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

181

6

7

8

9

lỗi (Bug and Defect

Reporting Process)

Bài 6. Công cụ quản lý

chất lượng

Bài 7. Công cụ kiểm thử

tự động

Bài 8. Công cụ quản lý

Lỗi (Jira Bug Tracker)

Bài 9. Công cụ Snagit để

ghi lại màn hình

12

12

10

10

4

4

2

2

8

7

8

7

1

1

Cộng 90 30 57 3

2. Nội dung chi tiết

Bài 1. Các khái niệm chung Thời gian: 4 giờ

1.Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải nắm được các khái niệm về kiểm thử phần mềm

và các mô hình ứng dụng, hiểu được quy trình phát triển phần mềm, biết

được các tài liệu cần thiết chuẩn bị cho kiểm thử.

- Kỹ năng:

+ Lập được quy trình kiểm thử phần mềm, tạo được các tài liệu cần thiết để

chuẩn bị, lập kế hoạch kiểm thử

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.

2. Nội dung bài:

2.1. Khái niệm về kiểm thử phần mềm

2.2. Mô hình ứng dụng

2.3. Quy trình phát triển phần mềm (Software Development Life Cycle –

SDLC)

2.4. Tài liệu mô tả yêu cầu

2.5. Tài liệu thiết kế hệ thống

Bài 2. Chiến lược kiểm thử (Testing Strategy) Thời gian: 9 giờ

1.Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải hiểu được các chiến lược kiểm thử, nắm được

mức độ ưu tiên và nghiêm trọng trong quá trình kiểm thử, liệt kê được một

số công cụ kiểm thử tự động

- Kỹ năng:

+ Có khả năng kiểm thử bẳng tay

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.

2. Nội dung bài:

Page 177: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

182

2.1. Kế hoạch kiểm thử (Test Plan)

2.2. Kịch bản kiểm thử (Test Scnerio)

2.3. Trường hợp kiểm thử (Test Case)

2.4. Mã kiểm thử (Test Script)

2.5. Các loại kiểm thử, kiểm thử chủ động, Kiểm thử bị động

2.6. Báo cáo tóm tắt về kiểm thử

2.7. Quy trình kiểm thử phần mềm (Software Testing Life Cycle – STLC)

2.8. Mô hình chữ V (V-Model)

2.9. Ma trận truy nguyên (Traceability Matrix)

2.10. Mô hình phát triển phần mềm AGILE, RUP

2.11. Chuẩn kiểm thử (Testing Standards)

2.12. Tái hiện lại lỗi (Production)

2.13. Hoạch định, chiến lược kiểm thử (Test Strategy, Planning)

2.14. Dữ liệu kiểm thử (Test Data)

2.15. Thực hiện kiểm thử (Test Execution)

2.16. Báo cáo và ghi lại lịch sử kiểm thử (Test Logs/Reports)

2.17. Mức độ ưu tiên và nghiêm trọng (Severity Vs. Priority)

2.18. Kiểm thử bằng tay và kiểm thử tự động (Manual Testing Ver Automated

Testing)

2.19. Các công cụ sử dụng kiểm thử (Testing Tools)

Bài 3. Các kỹ thuật kiểm thử (Testing Techniques) Thời gian: 12 giờ

1.Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải trình bày được các kỹ thuật kiểm thử thông dụng,

phân biệt được các kỹ thuật kiểm thử

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn được các kỹ thuật kiểm thử phù hợp

+ Sử dụng được các kỹ thuật kiểm thử

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.

2. Nội dung bài:

2.1. Kiểm thử hộp đen (Black Box Testing)

2.2. Kiểm thử hộp trắng (White Box Testing)

2.3. Kiểm thử theo đường dẫn (Path Testing)

Bài 4. Các kiểu kiểm thử (Testing Types) Thời gian: 12 giờ

1.Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải trình bày được các kiểu kiểm thử, hiểu được ưu

nhược điểm và những quy tắc trong từng kiểu kiểm thử

- Kỹ năng:

Page 178: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

183

+ Lựa chọn được các kiểu kiểm thử phù hợp

+ Sử dụng được các kiểu kiểm thử

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.

2. Nội dung bài:

2.1. Kiểm thử đơn vị (Unit Testing)

2.2. Kiểm thử tích hợp (Integration Testing)

2.3. Kiểm thử hệ thống (System Testing)

2.4. Kiểm thử hồi qui (Regression Testing)

2.5. Kiểm thử chức năng (Functionality Testing)

2.6. Kiểm thử hiệu năng (Load / Performance Testing)

2.7. Kiểm thử tương thích (Compatibility Testing )

2.8. Kiểm thức chấp nhận (User Acceptance Testing )

2.9. Kiểm thử bốc mẫu (Smoke Testing)

2.10. Kiểm thử bảo mật (Security Testing)

Bài 5. Qui trình báo cáo lỗi (Bug and Defect Reporting Process) Thời gian: 9

giờ

1.Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải nắm được quy trình của lỗi, quản lý lỗi và giám

sát lỗi, nắm được mức độ ưu tiên các lỗi, báo cáo lỗi.

- Kỹ năng:

+ Phân tích được các tác động ảnh hưởng tới lỗi

+ Lập được báo cáo lỗi

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.

2. Nội dung bài:

2.1. Qui trình của lỗi (Defect Life Cycle -DLC)

2.2. Quản lý lỗi (Defect Management)

2.3. Giám sát lỗi (Defect Tracking)

2.4. Mức độ ưu tiên của lỗi (Defect Priority)

2.5. Báo cáo lỗi (Defect Report)

2.6. Phân tích tác động (Impact Analysis)

Bài 6. Công cụ quản lý chất lượng Thời gian: 12 giờ

1.Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải nắm được ý nghĩa và nguyên tăc làm việc của các

công cụ quản lý chất lượng

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được một số công cụ quản lý chất lượng.

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.

Page 179: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

184

2. Nội dung bài:

2.1. Tổng quan về công cụ quản lý chất lượng

2.2. Làm việc với công cụ quản lý chất lượng

Bài 7. Công cụ kiểm thử tự động Thời gian: 12 giờ

1.Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải biết cách sử dụng công cụ kiểm thử để kiểm thử

đồng bộ, kiểm tra văn bản, kiểm thử tham số, hướng dữ liệu

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được phần mềm Selenium

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.

2. Nội dung bài:

2.1. Tại sao cần phải tự động hóa?

2.2. Tổng quan về Selenium

2.3. Cài đặt

2.4. Ghi lại và thực hiện scripts

2.5. Định nghĩa đối tượng

2.6. Kiểm thử đồng bộ

2.7. Các điểm kiểm tra văn bản và tiêu chuẩn (Standard and Text Checkpoints)

2.8. Kiểm thử tham số (Parameterize Test)

2.9. Kiểm thử hướng dữ liệu (Data Driven Tests)

2.10. Các bảng dữ liệu toàn cụ và cục bộ (Local and Global Data Tables)

2.11. Các kiến thức liên quan khác

Bài 8. Công cụ quản lý Lỗi (Jira Bug Tracker) Thời gian: 10 giờ

1.Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải biết cách sử dụng được công cụ Jira Bug Tracker

để quản lý lỗi

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được công cụ Jira Bug Tracker để quản lý lỗi

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.

2. Nội dung bài:

2.1. Cơ bản về Jira Bug Tracker

2.2. Cách sử dụng

Bài 9. Công cụ Snagit để ghi lại màn hình Thời gian: 10 giờ

1.Mục tiêu của bài

- Kiến thức: Sinh viên phải biết cách cài đặt và sử dụng được công cụ Snagit

trong kiểm thử

- Kỹ năng:

Page 180: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

185

+ Cài đặt và sử dụng được công cụ Snagit trong kiểm thử

- Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.

2. Nội dung bài:

2.1. Tổng quan về Snagit

2.2. Cài đặt

2.3. Sử dụng Snagit trong kiểm thử

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng máy tính có kết nối

Internet

2. Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu đa năng, máy in

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giấy in, bút

4. Các điều kiện khác: Đã học xong môn học lập trình căn bản, lập trình

Windows,...., Công nghệ phần mềm

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức: Đánh giá thông qua bài thực hành trên máy hoặc thông qua trắc

nghiệm để đánh giá kiến thức và kỹ năng của học viên theo các nội dung trong

chương trình học sau:

+ Kiếm thức về kiểm thử phần mềm

+ Sử dụng các công cụ trong kiểm thử phần mềm

+ Kiểm thử phần mềm bằng tay

- Kỹ năng: Xây dựng chiến lược, kỹ thuật kiểm thử phần mềm phù hợp với

yêu cầu thực tế

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tính tích cực tham gia trong quá trình học

tập, chủ động giải quyết vấn đề và trách nhiệm cộng tác trong học tập

2. Phương pháp:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết, đầy đủ các bài học tích hợp,

thực hành, thực tập theo quy chế;

- Số bài kiểm tra thường xuyên: 01

- Số bài kiểm tra định kỳ: 03

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình được áp dụng cho chương trình đào

tạo bậc cao đẳng.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giáo viên, giảng viên: Sử dụng phương pháp thuyết trình, đồng thời

kết hợp minh họa bằng chương trình hoặc bằng mô hình. Người giảng dạy có thể sử

dụng máy chiếu để hướng dẫn học sinh về các bài tập. Người giảng dạy dùng máy

Page 181: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

186

chiếu giải các ví dụ mẫu trong nội dung chương trình học. Người giảng dạy có thể

chia nhóm học sinh để thực hiện các bài tập

- Đối với người học: Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện các bài thực hành

và trình bày theo nhóm; Thực hiện các bài tập thực hành được giao

3. Những trọng tâm cần chú ý: Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ

vào nội dung của từng bài học; Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để

đảm bảo chất lượng giảng dạy. Kiếm thức về kiểm thử phần mềm; Sử dụng các

công cụ trong kiểm thử phần mềm; Kiểm thử phần mềm bằng tay

4. Tài liệu tham khảo: Các sách Ebook và các tài liệu khác

[1] LogiGear, LCTPI: Basic Software Testing Skills, LogiGear

Corporation, 2009.

[2] Paul Ammann, Jeff Offutt, Introduction to Software Testing,

Cambridge University Press, 2008. - Sách (TLTK) tham khảo: [1] Hung

Q.Nguyen, Testing Application on the Web: Test planning for mobile and

Internet - based System, Wiley publishing, 2003. [2] Glenford J. Myers,

The art of Software Testing, John Wiley & Sons, 2004

[3] Elfriede Dustin, Effective Software Testing: 50 Specific ways to

improve your testing , Wiley publishing, 2002.

Page 182: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

187

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Thực tập tốt nghiệp

Mã môn học: MĐCC13020181

Thời gian thực hiện môn học: 180 giờ; (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 165 giờ; Kiểm tra: 5 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi người học học xong các môn học, mô

đun chuyên môn của ngành.

- Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc, thông qua đợt thực tập tốt

nghiệp, người học tiếp cận với công việc chuyên ngành như : sử dụng thành thạo

các thiết bị văn phòng, thiết kế hệ thống mạng, cài đặt hệ thống mạng máy tính, bảo

trì hệ thống máy tính, cài đặt hệ thống Windows và xử lý sự cố máy tính, an toàn và

bảo mật hệ thống thông tin, lập trình, thiết kế web, thiết kế đồ họa..., nâng cao nhận

thức về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo kỹ năng thực hành các công việc để sau

khi tốt nghiệp người học có thể ứng dụng vào thực tế.

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

Củng cố kiến thức lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường và vận dụng

những kiến thức đó vào thực tế.

- Chuẩn bị hướng nghiên cứu, xác định tên và đề cương, số liệu (nếu cần) cho

đồ án tốt nghiệp.

- Về kỹ năng:

+ Rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua các công việc thực tiễn mà cơ quan

tiếp nhận sinh viên thực tập giao cho.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Rèn luyện ý thức chấp hành kỷ luật lao động, thái độ giao tiếp với mọi

người, phát huy tinh thần học hỏi, tìm hiểu cách thức giải quyết các vấn đề của thực

tiễn sản xuất, lao động và cuộc sống.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT

Nội dung môn học Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra

1 Bài 1. Tổng quan về thực tập tốt nghiệp 10 10 0

Page 183: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

188

2 Bài 2: Tổng quan về đơn vị thực tập 20 19 1

3 Bài 3. Tình trạng ứng dụng công nghệ

thông tin tại đơn vị thực tập

25 24 1

4 Bài 4. Các chuyên đề thực tập tốt nghiệp 95 93 2

5 Bài 5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 30 29 1

Tổng cộng 180 10 165 5

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Tổng quan về thực tập tốt nghiệp Thời gian: 10 giờ (LT: 10; TH: 0)

1. Mục tiêu:

Biết được các thông tin chung về thực tập tốt nghiệp;

Biết được ý nghĩa của chuyên đề thực tập tốt nghiệp;

Hiểu được các yêu cầu chính của thực tập tốt nghiệp;

Chủ động tìm hiểu các nguồn tài liệu hỗ trợ cho chuyên đề thực tập, tích cực,

nghiêm túc thực hiện.

2. Nội dung:

1.1. Mục đích của thực tập tốt nghiệp

1.2. Nội dung của thực tập tốt nghiệp

1.2.1. Tổng quan về đơn vị thực tập

1.2.2. Tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị

1.2.3. Các chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.2.4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bài 2: Tổng quan về đơn vị thực tập Thời gian: 20 giờ (LT: 0; TH: 19;

KT:1)

1. Mục tiêu:

Biết được thông tin chung về đơn vị như vị trí, đặc điểm, cơ cấu tổ chức quản

lý, sản xuất, kinh doanh, các phương thức hoạt động chuyên môn của đơn vị;

Biết được khái quát cấu trúc, qui mô, qui trình ứng dụng công nghệ thông tin và

các trang thiết bị phục vụ trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh tại đơn

vị;

Thu thập được các số liệu, tài liệu liên quan;

Lập được hồ sơ khảo sát khái quát về qui trình hoạt động của đơn vị thực tập;

Nghiêm túc, tích cực tìm hiểu. Trung thực, hòa nhã trong giao tiếp.

2. Nội dung:

2.1. Vị trí, đặc điểm, tình hình của đơn vị

2.1.1. Tên đơn vị, địa chỉ liên hệ

2.1.2. Quá trình hình thành phát triển

Page 184: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

189

2.1.3. Lĩnh vực, phạm vi hoạt động

2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

2.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất

2.2.2. Quy trình công nghệ

2.2.3. Các hoạt động chức năng chủ yếu của đơn vị

Bài 3. Tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị thực tập

Thời gian: 25 giờ (LT: 0; TH: 24; KT: 1)

1. Mục tiêu:

Hiểu được chi tiết về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và các trang thiết

bị trong các lĩnh vực quản lý, hoạt động chuyên môn;

Biết được qui mô ứng dụng công nghệ thông tin, các công nghệ sử dụng, các

phương thức xử lý;

Biết được tính năng, công dụng, cách sử dụng của một số phần mềm ứng dụng;

Biết được các phương pháp xử lý thông tin hiệu quả;

Căn cứ vào các đánh giá sơ bộ để đưa ra được giải pháp khắc phục;

Nghiêm túc, tích cực tìm hiểu, phân tích, khi đánh giá cần sáng tạo, cẩn thận và

tư duy khách quan. Tự tin đưa ra các giải pháp, lắng nghe, tham khảo các ý kiến

đóng góp.

2. Nội dung:

3.1. Quy mô ứng dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị tại đơn vị

3.2. Các chức năng có ứng dụng công nghệ thông tin

3.2.1. Các ranh giới giữa máy tính và thủ công

3.2.2. Phương thức xử lý

3.2.3. Công nghệ xử lý

3.2.4. Cách thiết bị sử dụng – cách vận hành

3.3. Đánh giá sơ bộ

3.3.1. Đánh giá chung

3.3.2. Đánh giá về các chức năng đã ứng dụng công nghệ thông tin

3.4. Giải pháp khắc phục

3.4.1. Giải pháp về mô hình, phương thức ứng dụng, công nghệ, phần cứng

và trang thiết bị.

3.4.2. Giải pháp về nâng cấp, thay thế các phần mềm, các trang thiết ứng

dụng đã lạc hậu.

3.4.3. Giải pháp xây dựng các ứng dụng mới cho các hoạt động.

Bài 4. Các chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thời gian: 95 giờ (LT:0; TH: 93;

KT:2)

1. Mục tiêu:

Page 185: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

190

Biết được ý nghĩa các chuyên đề thực tập;

Hiểu được các yêu cầu chính của chuyên đề thực tập;

Tập hợp các số liệu, công thức, qui trình xử lý,.. đã khảo sát được, kết hợp với

các kiến thức đã học để thực hiện chuyên đề thực tập mang tính cụ thể hóa;

Thiết kế được sản phẩm demo cho chuyên đề;

Viết được báo cáo sơ bộ đúng cấu trúc, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn;

Nghiêm túc, tỉ mỉ, tích cực, chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu hỗ trợ cho

chuyên đề.

2. Nội dung:

4.1. Thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin

4.1.1. Viết các trang web giới thiệu về cơ quan và các lĩnh vực hoạt động của

cơ quan đó.

4.1.2. Viết chương trình cỡ vừa phục vụ nhu cầu cụ thể của cơ quan.

4.1.3. Thiết kế, xây dựng các bài giảng điện tử phục vụ công tác đào tạo.

4.2. Tìm hiểu cấu trúc hệ thống máy tính và mạng máy tính (phần cứng)

4.2.1. Tham gia lắp ráp, cài đặt và cấu hình các máy tính.

4.2.2. Tham gia thiết kế, lắp đặt và cấu hình các mạng nội bộ (Server và

Client).

4.2.3. Cấu hình các Server (Web server, Mail server…)

4.3. Tìm hiểu và tiếp cận công nghệ

4.3.1. Tìm hiểu các phần mềm mã nguồn mở (Linux, Việt Key Linux...).

4.3.2. Tìm hiểu và tiếp cận các hệ quản trị cơ sở dữ liệu lớn như (Oracle,

DB2, SQL Server, MySQL...)

4.3.3. Tìm hiểu các công nghệ như XML, UML...

4.4 . Tham gia nghiên cứu lý lụân một trong các lĩnh vực sau:

4.4.1. Kỹ thuật máy tính

4.4.2. Đồ hoạ

4.4.3. Mạng máy tính và truyền thông

4.4.4. Hệ thống thông tin

4.4.5. Công nghệ phần mềm

4.4.6. Khoa học máy tính

4.4.7. Các hệ cơ sở tri thức

Ngoài ra sinh viên tin học còn có thể tham gia tin học hóa công tác văn phòng như:

● Soạn thảo văn bản bằng Microsoft Word.

● Xử lý số liệu bảng tính bằng Microsoft Excel.

● Soạn thảo báo cáo bằng Microsoft PowerPoint.

● Các chương trình và những vấn đề khác đã được đào tạo

Page 186: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

191

Bài 5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thời gian: 30 giờ (LT: 0; TH: 29;

KT:1)

1. Mục tiêu:

Biết được cấu trúc chung của báo cáo, nội dung chi tiết của mỗi phần báo cáo;

Hiểu rõ những nội dung sẽ được trình bày trong báo cáo;

Hiểu rõ nội dung, cách xây dựng sản phẩm demo;

Biết cách xử lý dữ liệu, thông tin đã thu thập được tại đơn vị để minh họa cho

chuyên đề thực tập ;

Chuẩn bị đầy đủ cac điều kiện đảm bảo để bảo vệ thực tập ;

Nghiêm túc, tỉ mỉ, sáng tạo trong quá trình học và vận dụng vào thực hành.

2. Nội dung:

5.1.1. Hình thức của báo cáo tốt nghiệp : Báo cáo tốt nghiệp được trình bày

với cỡ chữ 13 trên giấy A4 (một mặt).

- Trang bìa (theo mẫu)

- Trang 1 như trang bìa.

- Trang 2 nhận xét của cơ quan thực tập (có ký tên và đóng dấu của người chịu trách

nhiệm).

- Trang 3 nhận xét, đánh giá của giáo viên hướng dẫn.

- Trang 4 nhận xét đánh giá của khoa (người chấm báo cáo thực tập).

- Trang 5 mục lục báo cáo thực tập.

- Từ trang 6 trở đi là nội dung báo cáo thực tập.

- Trang cuối cùng tài liệu tham khảo

5.1.2. Nội dung của báo cáo thực tập :

Bao gồm các phần sau được phân bổ số trang một cách hợp lý.

Phần I:

- Giới thiệu tổng quan về đơn vị thực tập

- Tóm tắt lịch sử hình thành

- Mô hình tổ chức bộ máy đơn vị thực tập

- Đặc điểm những thuận lợi, khó khăn của đơn vị thực tập (nói về hệ thống máy

tính)

- Tổ chức bộ máy quản lý bằng máy tính (tổ chức quản lý nhân sự, hình thức vận

dụng công nghệ thông tin trong đơn vị, các đặc điểm khác về công nghệ thông tin.

Phần II:

Nội dung đề tài thực tập tốt nghiệp

- Những công việc học sinh đã tham gia trực tiếp ( mô tả những công việc cụ thể mà

bản thân tham gia trong thời gian thực tập tại đơn vị).

- Trình bày về nội dung cụ thể theo chuyên đề đã chọn.

Page 187: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

192

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của chuyên đề đã trình bày (nếu có).

Phần III

Kết luận :

- Đánh giá về tính khả thi của chuyên đề khi áp dụng vào thực tế.

- Kiến nghị trong chương trình đào tạo có gì bổ sung cho phù hợp với thực tế, tham

gia ý kiến cho đơn vị thực tập công tác quản lý, về ứng dụng công nghệ thông tin

vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tóm tắt và tự đánh giá bản báo cáo chuyên đề đạt được đến đâu so với yêu cầu

mục

đích yêu cầu đã đặt ra, giá trị thực tiễn bản báo cáo thực tập.

+ Các loại tài liệu tham khảo (nếu có).

+ Cuối bản báo cáo thực tập có xác nhận của đơn vị thực tập, ký tên, đóng dấu.

* Đóng thành quyển, đánh máy, in ra giấy khổ A4, số lượng trang từ 50 – 100

(không kể phụ lục)

IV. Điều kiện thực hiện chương trình:

Vật liệu, học liệu: Nội dung thực tập, đề cương thực tập;

Dụng cụ và trang thiết bị: Cơ sở thực tập, máy tính, các phần mềm cần thiết, các

tài liệu tham khảo.

V. Phương pháp và nội dung đánh giá:

1. Nội dung

+ Ý thức thực tập tại cơ sở

+ Kết quả của báo cáo thực tập tốt nghiệp với trọng tâm là thực hiện chuyên đề

tốt nghiệp với sản phẩm demo.

2. Phương pháp

- Phương pháp đánh giá:

- Tham gia ít nhất 70% thời gian học lý thuyết, đầy đủ các bài học tích hợp, thực

hành, thực tập theo quy chế;

- Điểm đánh giá quá trình gồm có:

+ Kiểm tra thường xuyên: 02 bài kiểm tra (Điểm hệ số 1 )

+ Kiểm tra định kỳ: 02 bài kiểm tra (Điểm hệ số 2)

+ Điểm đánh giá của cơ sở thực tập: 01 bài kiểm tra (Điểm hệ số 2)

+ Thi kết thúc môn học: Là điểm đánh giá của báo cáo thực tập

- Thang điểm: thang điểm 10.

VI. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình mô đun thực tập tốt nghiệp được sử dụng cho người học rình độ

cao đẳng năm 2017.

Page 188: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

193

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Giáo viên hướng dẫn phương pháp, người học thực tập cụ thể tại nơi thực

tập;

- Giáo viên cần có chương trình hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Các nội dung thực

tập cần căn cứ vào bài hướng dẫn này và thực tế nơi thực tập;

- Khi thực tập, giáo viên hướng dẫn hoặc nhờ các cán bộ nơi thực tập hướng

dẫn;

- Giáo viên cần có kiểm tra định kỳ để chỉnh sửa, định hướng cho người học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung yêu cầu chính là các chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

4. Tài liệu tham khảo:

- Các tài liệu về sản xuất kinh doanh, về hệ thống phần mềm ứng dụng của các

đơn vị kinh doanh, sản xuất.

- Các giáo trình về ngôn ngữ lập trình, quản trị cơ sở dữ liệu, mạng máy tính,

đồ họa, thiết kế web, tin học văn phòng.

- Các tài liệu hướng dẫn thực tập tốt nghiệp của các trường, trung tâm dạy

nghề,…

- Các tài liệu tham khảo khác.

Page 189: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

194

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Đồ án Tốt nghiệp

Mã mô đun: MĐCC13020191

Thời gian thực hiện mô đun: 225 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập: 200 giờ; Kiểm tra: 10 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Là mô đun đào tạo nghề bắt buộc, nằm cuối chương trình khóa học

để đánh giá kiến thức, kỹ năng tổng thể của sinh viên.

- Tính chất: Đây là mô đun tổng hợp các kiến thức, kỹ năng đã học, thông

qua mô đun này sinh viên trình bày và hệ thống được kiến thức, kỹ năng trên cơ sở

xây dựng sản phẩm, đồ án cụ thể.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên cơ hội đọc và tìm hiểu các kiến thức cần

thiết để xây dựng Đồ án tốt nghiệp của mình. Kết thúc môn học, sinh viên sẽ hình

thành được Đề cương của đồ án tốt nghiệp.

- Kỹ năng: Rèn luyên cho sinh viên các kỹ năng tự nghiên cứu các vấn đề cụ

thể để làm cơ sở cho giải quyết một bài toán được giáo viên giao cho

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Lên lớp đầy đủ và chuẩn bị cho giờ lên

lớp theo yêu cầu của giáo viên, chủ động, tích cực hoàn thiện công việc của mình.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Học phần được thiết kế riêng với mục đích giúp cho sinh viên thu nhận các

kiến thức liên quan trực tiếp với đồ án tốt nghiệp về sau này. Trong quá trình thực

hiện, sinh viên sẽ được giáo viên hướng dẫn các nội dung cụ thể; đồng thời đề

cương đồ án tốt nghiệp cũng sẽ được xác định trong thời gian này. Nội dung đề

cương gồm các phần sau:

1. TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG

2. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3. CÁC ĐỀ TÀI LIÊN QUAN

4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI NÀY DỰ ĐỊNH ĐẠT ĐƯỢC

5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

6. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO

8. CHỮ KÝ

2. Nộp đề cương

Page 190: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

195

Sau khi đăng ký thành công vào lớp tín chỉ Đồ án tốt nghiệp, sinh viên sẽ khai

báo trực tuyến các thông tin này; sau đó in trực tiếp đề cương từ hệ thống, lấy chữ

ký của giáo viên mời hướng dẫn rồi nộp cho khoa.

Với những đề tài đăng ký theo nhóm, chỉ cần nộp 01 quyển đề cương cho mỗi

nhóm.

3. Ý nghĩa các phần nội dung trong đề cương

Từng nội dung trong đề cương có ý nghĩa và yêu cầu như sau:

3.1. Tóm tắt đề cương

Đề cương này mô tả thông tin ban đầu về cái gì, gồm những phần nào?

VD: “đề tài đồ án tốt nghiệp đại học ngành … về lĩnh vực ……, gồm những

phần …….”

3.2. Giới thiệu đề tài (400-800 từ)

Phần này nhằm trả lời những câu hỏi sau:

- Đề tài thuộc lĩnh vực nào, giải quyết bài toán nào (nói rõ đặc điểm) thuộc

lĩnh vực/ngành nghề nào trong thực tế?

- Vấn đề mà đề tài quan tâm có ý nghĩa gì/đóng góp gì cho cộng đồng và

xã hội hay ứng dụng ở địa chỉ cụ thể nào?

3.3. Các đề tài liên quan (400-800 từ)

- Phần này cần chỉ rõ những đề tài khác trước đó mà có liên quan tới cùng

vấn đề của đề tài mà (nhóm) sinh viên định thực hiện.

- Các đề tài liên quan trên phải được sắp xếp theo một trật tự nào đó theo ý

tác giả (theo thời gian, theo vấn đề, theo công nghệ, ….)

- Với mỗi đề tài liên quan cần nêu được những gì mà các tác giả trước đó

đã đạt được hay còn hạn chế

3.4. Nội dung đề tài này dự định đạt được (400-800 từ)

- Cần chỉ rõ đề tài này sẽ giải quyết được những phần nào của bài toán đã

nêu trong phần 2

- Cần chỉ rõ đề tài này có gì phân biệt với các đề tài đã nêu trong phần 3

- Để giải quyết các yêu cầu trên, các tác giả sẽ sử dụng những công nghệ,

kĩ thuật, giải pháp gì (chi tiết) – tại sao lại lựa chọn như vậy?

3.5. Kế hoạch thực hiện

- Phần này trình bày chi tiết những phần việc sẽ làm được tính đến từng

tuần (từ tuần 1-bắt đầu đến tuần 15 – bảo vệ).

3.6. Phân công công việc

- Phần này dành cho đề tài đăng ký theo nhóm , cần chỉ rõ ai sẽ đảm nhiệm

phần việc nào.

3.7. Tài liệu tham khảo

Page 191: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

196

- Phần này chỉ liệt kê những tài liệu tham khảo về các nội dung đã đề cập

trong mục 3.3, 3.4

- Qui tắc trích dẫn và trình bày danh mục tài liệu tham khảo theo IEEE

Citation Reference

3.8. Chữ ký

Phần này cần chữ ký của từng sinh viên đăng ký cùng với ý kiến nhận hướng

dẫn của giáo viên hướng dẫn

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng máy tính có kết nối

Internet

3. Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu đa năng, máy in

4. Các biểu mẫu

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức: Đánh giá mức độ hiểu biết về vấn đề nghiên cứu thực hiện, cách

thức trình bày và năng lực thuyết trình

- Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng tay nghề chuyên môn thông qua kết quả, sản

phầm, đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tính sáng tạo, thẩm mỹ, thực tế

2. Phương pháp: Đánh giá dự trên Báo cáo kết quả đọc và tìm hiểu các kiến

thức bổ trợ theo chủ đề đã thống nhất với giáo viên (dạng báo cáo tiểu luận) và Đề

cương Đồ án TN (Xây dựng đề cương cho đồ án tốt nghiệp. Nội dung đề cương bao

gồm: Tên đề tài, mục đích nghiên cứu, nội dung thuyết minh và tính toán, sản phẩm

dự kiến, tài liệu tham khảo,…)

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun: Thực hiện vào cuối khóa, kết hợp giữa học tập

trên trường, khảo sát và triển khai thực tế

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

Các bộ môn sẽ giao cho từng giáo viên việc hướng dẫn các sinh viên (cần có

kế hoạch trước). Sau khi thống nhất với sinh viên, giáo viên sẽ giao chủ đề đọc bổ

sung kiến thức và hướng dẫn sinh viên xây dựng đề cương cho đề tài tốt nghiệp.

Cuối thời hạn làm đồ án, sinh viên sẽ phải làm báo cáo về các nội dung nghiên

cứu và đề cương đề tài của đồ án tốt nghiệp để trên cơ sơ đó các giáo viên đánh giá

cho điểm.

Giaó viên cần có kế hoạch gặp và trao đổi với sinh viên cụ thể trong cả 4 tuần

thực hiện

Page 192: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Tin học ứng dụng …

197

3. Những trọng tâm cần chú ý: Các bộ môn có thể mời giáo viên hướng dẫn

ngoài bộ môn; hoặc sinh viên có thể đề xuất giáo viên hướng dẫn