phân tích môi trường bán hàng (slide)

17
Phân tích môi trường bán hàng 1. Nhận diện đối thủ cạnh tranh Có thể dễ nhìn thấy sự cạnh tranh gay gắt và toàn diện trên thị trường bia, trong đó có cuộc chiến giữa các nhãn hiệu trong và ngoài nước ở phân khúc trung và cao cấp. Không giống các thương hiệu truyền thống trong nước như bia Sài Gòn, 333, Hà Nội…các thương hiệu nước ngoài thâm nhập thị trường sau, cùng với việc kém lợi thế về chi phí (vì không có lợi thế qui mô) và định vị thương hiệu cao (nhất quán với định vị toàn cầu), họ tập trung chủ yếu vào các phân khúc trung và cao cấp. (Ngoại trừ nhãn hiệu Bivina của nhà máy bia Việt Nam định vị thấp, nhưng đã rút lui vì cạnh tranh không lại !). Hiển nhiên là các DN trong nước cũng không thể bỏ trống phân khúc béo bở, ngày càng phình to theo tăng trưởng thu nhập của người Việt, và cạnh tranh toàn diện diễn ra ở đây. Không giống như phân khúc thu nhập thấp, cạnh tranh chủ yếu trên sản phẩm và kênh phân phối. Sự cạnh tranh ở các phân khúc trung và cao cấp diễn ra toàn diện vì ngoài sản phẩm hợp gu và kênh phân phối tốt, cuộc chiến còn diễn ra gay gắt từ định vị thương hiệu, giá cả và hoạt động truyền thông quảng cáo. Cạnh tranh gay gắt thì đồng nghĩa với sự lên ngôi và đào thải, ngoài sự trụ vững và ngày càng lên ngôi của các thương hiệu 333, Heineken, bia Sài Gòn, bia Hà Nội… thị trường bia Việt Nam cũng chứng kiến sự đào thải của những thương hiệu bia cao cấp một thời vang bóng như Foster, BGI, Laser, san Miguel…Lý do thì nhiều, nhưng đúc kết là “không tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững” so với các đối thủ. Nếu như Heineken khẳng định lợi thế thương hiệu, 333/Sài gòn khẳng định lợi thế kênh phân

Upload: kien-trung-nguyen

Post on 02-Aug-2015

64 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phân tích môi trường bán hàng (slide)

Phân tích môi trường bán hàng

1. Nhận diện đối thủ cạnh tranh

Có thể dễ nhìn thấy sự cạnh tranh gay gắt và toàn diện trên thị trường bia, trong đó có cuộc chiến giữa các nhãn hiệu trong và ngoài nước ở phân khúc trung và cao cấp. Không giống các thương hiệu truyền thống trong nước như bia Sài Gòn, 333, Hà Nội…các thương hiệu nước ngoài thâm nhập thị trường sau, cùng với việc kém lợi thế về chi phí (vì không có lợi thế qui mô) và định vị thương hiệu cao (nhất quán với định vị toàn cầu), họ tập trung chủ yếu vào các phân khúc trung và cao cấp. (Ngoại trừ nhãn hiệu Bivina của nhà máy bia Việt Nam định vị thấp, nhưng đã rút lui vì cạnh tranh không lại !). Hiển nhiên là các DN trong nước cũng không thể bỏ trống phân khúc béo bở, ngày càng phình to theo tăng trưởng thu nhập của người Việt, và cạnh tranh toàn diện diễn ra ở đây. Không giống như phân khúc thu nhập thấp, cạnh tranh chủ yếu trên sản phẩm và kênh phân phối. Sự cạnh tranh ở các phân khúc trung và cao cấp diễn ra toàn diện vì ngoài sản phẩm hợp gu và kênh phân phối tốt, cuộc chiến còn diễn ra gay gắt từ định vị thương hiệu, giá cả và hoạt động truyền thông quảng cáo.

Cạnh tranh gay gắt thì đồng nghĩa với sự lên ngôi và đào thải, ngoài sự trụ vững và ngày càng lên ngôi của các thương hiệu 333, Heineken, bia Sài Gòn, bia Hà Nội…thị trường bia Việt Nam cũng chứng kiến sự đào thải của những thương hiệu bia cao cấp một thời vang bóng như Foster, BGI, Laser, san Miguel…Lý do thì nhiều, nhưng đúc kết là “không tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững” so với các đối thủ. Nếu như Heineken khẳng định lợi thế thương hiệu, 333/Sài gòn khẳng định lợi thế kênh phân phối và định vị sản phẩm hợp lý trong phân khúc trung/thấp, thì các đối thủ đã thất bại trong so sánh với họ. Foster đã không thành công trong phân khúc cao cấp như Heineken với định vị “uống bia kiểu Úc” và Laser đã không chuyển tải được lợi thế duy nhất “bia tươi đóng chai” đến người tiêu dùng cũng ở phân khúc này.

2. Nhận diện đối thủ cạnh tranh tiềm ẩnNgành Bia-Ruợu-Nuớc giải khát có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ðặc biệt từ nam 2000 dến nay, mặc dù kinh tế thế giới dang trong giai doạn khủng hoảng, trong nuớc thì tình hình lạm phát tang cao nhung ngành luôn duy trì tốc dộ tang truởng cao, trung bình khoảng 20%/nam, sản phẩm của ngành dã chiếm duợc một vị trí nhất dịnh ở thị truờng trong nuớc và từng buớc vuon rathị truờng ngoài. Ðóng góp của Ngành Bia-Ruợu-Nuớc giải khát về giá trị sản xuất, giá trị gia tang thêm

Page 2: Phân tích môi trường bán hàng (slide)

cung không ngừng tang lên. Bên cạnh dó, theo cam kết khi gia nhập WTO những hỗ trợ cho Ngành từ Nhà nuớc sẽ giảm xuống. Chính sách bảo hộ bằng hạn ngạch sẽ bị bãi bỏ, thuế nhập khẩu sẽ giảm theo lộ trình….. Ðây chính là những yếu tố thu hút không chỉ các doanh nghiệp lớn trong nuớc muốn gia nhập ngành, mà cả các thuong hiệu bia quốc tế cung sẽ muốn gia nhập ngành. Chính vì vậy, nguy co có các dối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là áp lực không chỉ với HABECO mà còn với cả Ngành Bia-Ruợu-Nuớc giải khát của Việt Nam. Và thực tế diều này dã bắt dầu diễn ra tại Việt Nam, diển hình là Liên doanh giữa Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập doàn bia hàng dầu của Mỹ là SABMiller dã cho ra dời nhãn hiệu bia mới ZoRok, bia nhẹ cho phụ nữ; hay Liên doanh hợp tác giữa Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) và Tập doàn Scottish&New Castle (S&N) của Anh dã ra dời Công ty TNHH Kronenbourg Việt Nam dể sản xuất bia cao cấp và thức uống có cồn

3. Phân tích nhu cầu thị trường và nhu cầu sản phẩm thay thế

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bia – Rượu VN:

Sabeco đang dẫn đầu dòng bia phổ thông và chiếm 35% lượng bia bán ra trên toàn thị trường. ) và tập trung ở phía Nam, Tây Nguyên và một số tỉnh thành khác trong cả nước.

VBL (liên doanh giữa Nhà máy bia Việt Nam và Tập đoàn APB) đang nắm giữ 70% thị trường ở phân khúc cao cấp với nhãn hàng Heineken.

Bia HABECO chủ yếu chiếm lĩnh ở các tỉnh phía Bắc (từ Quảng Trị trở ra)

Bia Huế chủ yếu dành cho thị trường Huế và các tỉnh miền Trung.

Thị trường bia hơi tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.

Công ty hướng đến việc tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu khách hàng

– tập trung vào khách hàng “Đàn ông” là chủ yếu và trong độ tuổi cho phép. Như

chúng ta nhận thấy khi thu nhập tăng lên, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo

tương ứng, mặt hàng bia rượu là một thức uống phổ biến trên thế giới và hàng

năm tiêu thụ với số lượng rất lớn. Do vậy yêu cầu đòi sản chất lượng sản phẩm

ngày càng cao, vị đậm đà mang đến sự thỏa mãn đầy đủ nhất cho khách hàng…

Page 3: Phân tích môi trường bán hàng (slide)

Cũng vì lí do ấy mà công ty xác định điều cốt lõi đầu tiên là phải phục vụ tốt nhất

nhu cầu của khách hàng, có vậy chúng ta mới có động lực để phát triển.

Bia rượu là sản phẩm chứa cồn, và nó cũng có nhiều tác dụng cho sức

khỏe và là thức uống được ưa thích không chỉ nam giới mà còn ở nữ giới. Việt

Nam là đất nước có nên văn hóa phương Đông coi trọng lễ nghi, hội họp, tình

cảm gia đình bè bạn…nên trong những dịp ấy khó có thể thiếu đi một “chum”

rượu nhạt hay một ly bia đầy men nồng. Bên cạnh đó thường thì người tiêu dùng

chủ yếu của sản phẩm này là đàn ông, cho nên công ty đặt ra vấn đề là tập trung

chủ yếu sản phẩm cho họ nhưng trong độ tuổi cho phép. Tức là độ tuổi đảm bảo

về có sức khỏe, có sự kiểm soát không quá lạm dụng bia rượu, sử dụng đúng

mức.

Tập trung chủ yếu tại thị trường miền nam – dần dần phát triển sang các thị

trường tiềm năng khác. Hiện nay có khá nhiều công ty kinh doanh bia rượu trên

thị trường với nhiều sản phẩm nhãn mác phong phú, từ giá cả bình dân đến loại

cao cấp. Với truyền thống xuất phát từ miền nam, Sabeco nhận định phải tập

trung phát triển thị trường này trước tiên, tạo chỗ đúng vững chắc và thế phòng

thủ chặt chẽ rồi mới tìm kiếm và mở rộng qua các thị trường khác có tiềm năng

cả trong và ngoài nước. Như ta thấy miền Bắc đã có Habeco, rồi các công ty

khac nữa cho nên để chen chân vào thị trường mới làm sao cho có hiệu quả là

một bài toán lớn mà công ty luôn tìm cách giải quyết nhằm mở rộng hơn nữa thị

trường hiện tại.

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu tương

đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.

Sản phẩm thay thế của Sabeco là sản phẩm của các công ty nhà máy bia

Việt Nam, Habeco, Công Ty Bia Huế, Tân Hiệp Phát…

4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng khác

4.1. Yếu tố kinh tế

Page 4: Phân tích môi trường bán hàng (slide)

Thu nhập người dân: Bia là sản phẩm đồ uống mà sản lượng tiêu thụ phụ

thuộc nhiều vào thu nhập của người dân cũng như sự phát triển của nền kinh tế.

Cùng với sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu và sự giảm sút của tốc độ

tăng trưởng kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn sản lượng tiêu thụ bia.

Thu nhập bình quân đầu người tăng cao. Khi mức sống của người dân tăng

lên thì nhu cầu thị trường bia rượu nước giải khát cũng sẽ tăng lên, đòi hỏi phải

thỏa mãn hơn về số lượng và chất lượng, mẫu mã phong phú hơn, phải đảm

bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự phân hóa thu nhập là một thách thức đối với

công ty, vì khi thu nhập thay đổi tương ứng với nó phải có sự thay đổi về sản

phẩm phù hợp với túi tiền của từng nhóm khách hàng

Về Thuế suất: Bia là sản phẩm chịu Thuế Tiêu thụ đặc biệt của Nhà nước.

Do đặc thù như vậy nên các Công ty sản xuất bia chịu ảnh hưởng lớn trong sự

thay đổi chính sách thuế của Chính Phủ. Hiện nay thuế tiêu thụ đặc biệt với bia

chai sản xuất trong nước và nhập khẩu là 75%, bia hơi và bia tươi năm 2006 -

2007 là 30% và từ năm 2008 là 40%(1). Ngày 14/11/2008 Quốc hội khóa XII kỳ

họp thứ 4 đã ban hành Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12. Theo đó

thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia được áp dụng ở mức thuế suất 45%

từ ngày 01/01/2010 đến 31/12/2012 và chịu mức thuế suất 50% kể từ ngày

01/01/2013. Mức thuế suất mới sẽ làm các doanh nghiệp bia địa phương gặp

khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư phát triển.

4.2. Yếu tố công nghệ.

Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe

doạ đối với doanh nghiệp. Những áp lực và đe doạ từ môi trường công nghệ có

thể là:

- Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh

tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành

hiện hữu.

Page 5: Phân tích môi trường bán hàng (slide)

- Sự bùng nổ của công nghệ mới làm công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo

áp lực cho các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng

cạnh tranh.

- Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những

người xâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe doạ các doanh nghiệp hiện

hữu trong ngành.

- Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời côg nghệ có xu

hướng ngắn lại, điều năng làm tăng áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so

với trước.

Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và tác động

đến hầu hết các quốc gia. Một trong những điểm nổi bậc của toàn cầu hoá là sự

định hình của nền kinh tế trí thức mà trọng tâm là sự phát triển của khoa học

công nghệ và vai trò của chúng trong đời sống. Nền kinh tế tri thức đang định

hình rõ nét hơn với những dấu hiệu cho thấy sự khác biệt của nó ở thời đại ngày

nay so với trước kia trong quá trình sản xuất như:

- Sự sáng tạo (sản xuất) ra tri thức diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn

hơn.

- Việc sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất trở thành nhu

cầu thường nhật của xã hội.

- Việc xử lý, chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra nhanh chóng, rộng

khắp nhờ vào sự phát triển của hệ thống công cụ hiện đại, trong đó công nghệ

thông tin có vai trò quyết định.

Sự phát triển trên đã thực sự tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giao

thương quốc tế về phương diện thời gian cũng như chi phí.

4.3. Yếu tố chính trị - pháp luật

Việc nắm bắt những quan điểm, những quy định, ưu tiên, những chương

trình chi tiêu của chính phủ cũng như thiết lập mối quan hệ tốt với chính phủ sẽ

Page 6: Phân tích môi trường bán hàng (slide)

giúp cho doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội và giảm thiểu những nguy

cơ do môi trường này gây ra.

Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo những quy

tắc, luật lệ chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương

mại như thủ tục hải quan, chính sách cạnh tranh.

Thể chế chính trị: Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ

nghĩa. Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng

chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo,

Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc

hội Việt Nam.

Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện

tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.

Chính sách đối ngoại: Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức

trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là

một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.

Vai trò trên trường quốc tế của Việt Nam được nâng cao là tiền đề tốt, tạo

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, trong

đó có Công ty Sabeco. Đồng thời cũng mang lại cho công ty Sabeco những

thách thức lớn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty

nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.

4.4.Yếu tố văn hóa - xã hội

Sự tác động của các yếu tố văn hoá thường có tính dài hạn và tinh tế hơn

so với các yếu tố khác và phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá thường rất

rộng. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh

mẽ đến các hoạt động kinh doanh như: những quan điểm đạo đức, thẩm mỹ, về

lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan

Page 7: Phân tích môi trường bán hàng (slide)

tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội…

những khía cạnh này cho thấy cách thức người ta sống, làm việc, hưởng thụ

cũng như sản xuất và cung cấp dịch vụ. Vấn đề đặt ra đối với nhà quản trị doanh

nghiệp là không chỉ nhận thấy sự hiện diện của nền văn hoá xã hội hiện tại mà

còn là dự đoán những xu hướng thay đổi của nó, từ đó chủ động hình thành

chiến lược thích ứng.

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn

hóa phương Đông vì thế người Việt Nam rất chú trọng đến quan hệ gia đình,

bạn bè. Thứ nữa là Việt Nam rất coi trọng tinh thần quốc gia nên việc tiêu dùng

sản phẩm của một công ty trong nước là một xu hướng mới nổi lên trong thời

gian gần đây và công ty cần phải nắm bắt được cơ hội mới này (người Việt nam

ưu tiên dùng hàng việt nam). Tuy nhiên tâm lý chuộng hàng ngoại của người dân

thì không thể nào một sớm một chiều khắc phục được. Do đó công ty phải tạo ra

những sản phẩm chất lượng, mẫu mã bắt mắt, tạo thương hiệu và uy tín trong

lòng người tiêu dùng. Với nét văn hóa đó thì thói quen dùng bia rượu trong các

dịp lễ tết, cưới hỏi...là không thể thiếu - mang đậm nét văn hóa phương đông tốt

đẹp.

Bia không phải là sản phẩm truyền thống của nước ta nhưng từ khi được du

nhập vào thì nó đã nhanh chóng được người dân Việt Nam chấp nhận và trở

thành thói quen sử dụng phổ biến nhất là với nam giới. Lối sống của từng vùng

cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm bia rượu. Ở các

vùng nông thôn người ta thường có thói quen sử dụng các loại rượu truyền

thống, tuy nhiên khi thu nhập tăng cao, sự du nhập của văn hóa phố thị dần tạo

ra xu hướng sử dụng bia.

Trước kia người dân nước ta chỉ biết đến rượu nhưng bây giờ thì số người

dân uống bia đã tăng cao cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội.

Page 8: Phân tích môi trường bán hàng (slide)

Dân số, lao động : Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu theo dân số trẻ

khoảng 86 triệu người, trong đó từ 15-64 tuổi chiếm 65% (nam 26.475.156; nữ

27.239.543) tổng số dân. Điều này là một lợi thế cho các doanh nghiệp của

chúng ta về nguồn cung ứng đội ngũ lao động. Ngoài ra lượng khách hàng mà

công ty bia đáp ứng là rất nhiều. Dân số tạo ra một cơ hội lớn mà công ty cần

nắm bắt và tận dụng triệt để cơ hội này.

Dân số đông , tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập dần cải thiện,

đời sống vật chất ngày càng cao ,nhu cầu tiêu dùng tăng lên, với một môi trường

được thiên nhiên ưu đãi, những chính sách hổ trợ của nhà nước trong việc

khuyến khích phát triển công nghiệp góp phần tạo nên một thị trường tiềm năng

cho ngành bia rượu Việt nam.

4.5. Yếu tố tự nhiên

Việt Nam nằm ở cửa ngõ của Đông Nam Á với khí hậu nhiệt đới gió mùa và

các ưu đãi về tự nhiên. Với bờ biến kéo dài, giáp biển Đông nên việc giao

thương giữa các nước rất thuận lợi, thu hút sự quan tâm đầu tư từ nước ngoài

vào. Đặc điểm về địa chất khá ổn định, tuy nhiên nước ta lại có bất lợi là thường

xuyên chịu thiên tai như bão lũ gây thiệt hại ngiêm trọng không chỉ cho các công

ty sản xuất nói riêng mà còn tới người dân – khách hàng của công ty. Khí hậu

Việt nam nhiệt đới nên nhu cầu bia cho giải khát là rất lớn. Theo thống kê cứ vào

hè thì hàng triệu lít bia được tiêu thụ.

Nguyên liệu chủ yếu sản xuất bia chúng ta phải nhập khẩu từ nước ngoài

còn số ít thì mua trong nước. Nên giá cả nguyên liệu trong nước phần nào tác

động đến việc kinh doanh của công ty, những năm mất mùa thiên tại, giá gạo

tăng lên cũng gây không ít thiệt hại cho công ty tuy nhiên xét về tỷ trọng thì

không đáng kể lắm. Thời tiết nước ta không phù hợp lắm để trồng Malt – nguyên

liệu chính trong sản xuất bia. Đây là bất lợi khá lớn khi ta luôn phải phụ thuộc

vào nguồn cung từ nước ngoài, yếu tố tỷ giá khi nhập khẩu...

Page 9: Phân tích môi trường bán hàng (slide)

Bên cạnh đó nguồn nước phục vụ cho quá trình sản xuất ở nước ta luôn dồi

dào với hệ thống sông ngòi dày đặc, tuy nhiên hiện nay vấn đề nước ô nhiễm là

vấn nạn lớn cho toàn xã hội, nhất là tại các khu công nghiệp. Cho nên phải có kế

hoạch bảo đảm nguồn nước sạch cho sản xuất lâu dài.

Ngày nay vấn đề môi trường và sức khỏe đang được quan tâm một cách

cẩn trọng. Trong thời gian qua đã có nhiều chế độ, quy tắc, hình thức xử lý vi

phạm đối với vấn đề bảo đảm môi trường. Là một nhà máy sản xuất bia rượu

nên nước thải ra hàng ngày rất lớn, với yêu cầu xả thải đúng quy trình không

chứa các chất độc hại. Điều này một mặt tạo uy tín về thượng hiệu, chất lượng

an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên xét trên khía cạnh đầu tư hệ thống xử lý

nước thải hiện đại thì doanh nghiệp phải bỏ ra khoản chi phí không nhỏ.

5. Phân tích môi trường nội bộ5.1. Phân tích chiến lược và chiến thuật đang áp dụng

Để giữ vững vị trí dẫn đầu của mình, SABECO đã tung ra chiến lược xây

dựng, phát triển thương hiệu mới, gắn với chiến lược kinh doanh và marketing

mạnh. Một loạt nhân sự giỏi, có nhiều kinh nghiệm marketing được tuyển dụng.

Hệ thống phân phối được cấu trúc lại trên cơ sở nghiên cứu mô hình hiện đại

của các tập đoàn bia hàng đầu thế giới. Phát triển đồng bộ với chiến lược

marketing và bán hàng là một chiến lược nâng cao năng lực sản xuất. SABECO

sẽ tiếp tục đầu tư vào hệ thống sản xuất trên toàn quốc, đặc biệt là xây dựng và

phát triển các trung tâm sản xuất, nhằm tiến tới cung cấp tại chỗ cho người tiêu

dùng các sản phẩm chất lượng với giá hợp lý. Đồng thời, công ty sẽ hoàn thiện

hơn hệ thống phân phối sản phẩm và tổ chức các chương trình tiếp thị sản

phẩm đến người tiêu dùng nhằm tạo sự thoải mái và vui vẻ khi sử dụng sản

phẩm. SABECO cũng tiếp tục tăng cường các hoạt động hỗ trợ và giúp đỡ cộng

đồng như lời cảm ơn đối với sự yêu mến và tự hào của người tiêu dùng đối với

thương hiệu Bia Sài Gòn. Sự thành công tại thị trường Việt Nam và trên thế giới

đã làm cho SABECO trở nên hấp dẫn với nhiều tập đoàn sản xuất bia nước

Page 10: Phân tích môi trường bán hàng (slide)

ngoài. Sức hấp dẫn của SABECO là năng lực sản xuất không ngừng tăng

trưởng chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu bia Sài Gòn đã được khẳng

định; và một hệ thống phân phối được phủ rộng trên 40 tỉnh trong cả nước

Và để thực hiện chiến lược đó công ty đã có sự kết hợp hài hòa giữa các

chiến lược chức năng sau:

5.2.Phân tích nguồn nhân lực

Theo thống kê của nhóm tổng lao động của công ty hiện tại hơn 4000

người, trình độ đại học trên 600 người, cao đẳng và trung cấp trên 300 người,

còn lại là lao động phổ thông. Và một số với trình độ cao hơn là tiến sĩ, thạc sĩ,

tuy nhiên con số này rất là hạn chế.

Với số lượng và trình độ bằng cấp như vậy công ty tự tin vào nguồn nhân

lực dồi dào để phát triển công ty hơn nữa.

Chất lượng đầu vào khá tốt nhưng công ty không ngừng kiểm tra, giám sát

chất lượng độ ngũ nhân viên. Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và năng

động, sáng tạo. Các khóa huấn luyện được tổ chức bài bản, khảo sát chất lượng

nhân viên có thể đáp ứng tốt công việc hay không, hơn thế là phát hiện ra khả

năng của nhân viên để đào tạo, bồi dưỡng, giúp nhân viên có thể phát huy khả

năng đóng góp vào sự phát triển của công ty. Vì công ty nhận thấy trong điều

kiện kinh tế toàn cầu như hiện nay “ thành công của một công ty phụ thuộc vào

trí tuệ và nguồn lực có tính hệ thống nhiều hơn các tài sản vật chất của nó”.

5.3.Phân tích kênh phân phối

Có thể ví khâu vận chuyển như là chiếc cầu nối vô cùng quan trọng giữa khâu sảnxuất và tiêu thụ bia. Mỗi năm,Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (Sabeco) đã cho rađời gần 700 triệu lít bia, mỗi tháng, Sabeco cần khoảng 40.000 chuyến xe để vận chuyểnsản phẩm. Để bia Sài Gòn đến tay người tiêu dùng khắp mọi miền đất nước một cách antoàn và chất lượng, có sự đóng góp không nhỏ của Công ty CP Vận tải và Giao nhận BiaSài Gòn…Bia Sài Gòn hiện tại có mạng lưới

Page 11: Phân tích môi trường bán hàng (slide)

gồm 39 chi nhánh và tổng kho tại nhiều vị tríkhác nhau, nên trong quá trình vận chuyển, thời tiết, địa hình đường xá xa xôi là những yếutố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của bia. Làm sao để chất lượng bia luôn đảm bảo,vỏ chai luôn nguyên vẹn, không bị trầy xước, là cả một quá trình không hề đơn giản. Vỏchai do Công ty Thủy tinh Sanmiguel sản xuất luôn đạt chất lượng cao, song Công ty còn phải chú ý đến khâu chăm lo cho xe vận chuyển. “Coi xe như con”, nên Công ty luôn chú trọng vệ sinh xe sạch sẽ, thùng xe, sàn xe luôn chắc chắn để đảm bảo cho quá trình vậnchuyển không xảy ra tình trạng đổ vỡ. Xe vận chuyển bia phải tuyệt đối không được chở sản phẩm nào khác. Những chiếc xe đã lên đường “ra trận”, phải luôn được che đậy cẩnthận, để sản phẩm không bị ảnh hưởng của thời tiết và sự va chạm bên ngoài làm giảm đichất lượng. Với cam kết mà Bia Sài Gòn đã đặt ra là, sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo tất cả các tiêu chuẩn của Sabeco về chất lượng, nên trong quá trình vận  chuyển, chỉ cần sơ ý làm trầy xước nhẹ thân chai và vỏ chai, xe của Công ty phải chuyển về chi nhánh hoặc tổng kho để hủy bỏ.Để làm tốt nhiệm vụ đặt ra, 140 CBCNV Công ty luôn ý thức được trách nhiệm củamình. Mấy ai hiểu rằng, để những chai bia Sài Gòn luôn sóng sánh màu vàng tươi vớihương vị đậm đà và hơi men luôn thơm nồng tỏa lan trong tay người tiêu dùng, là cả mộtquá trình vất vả, âm thầm lặng lẽ của đội ngũ CBCNV Công ty CP Vận chuyển và Giaonhận Bia Sài Gòn.Hệ thống kênh phân phối của Sabeco tổ chức theo hệ thống marketing truyền thống.Với hệ thống tổng kho ở nhiều vị trí khác nhau trên đất nước các sản phẩm của Sabecođược đưa tới tay người tiêu dung thông qua các đại lí, nhà bán lẻ trên khắp đất nước như hệthống nhà hàng, quán ăn

5.4.Thị trường và khách hàng

5.5. Danh mục sản phẩm hiện tại

5.6.Phân tích khả năng sản xuất và tồn kho

5.7.Phân tích khả năng tài chính

5.8.Phân tích các nguồn lực liên quan khác

Page 12: Phân tích môi trường bán hàng (slide)

6. Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh