phẦn dẪn nhẬpworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · web viewhiệu quả...

139
Bộ môn Tài chính – Ngân hàng Chương 1 KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Cho đến thời điểm hiện tại, khu vực công nói chung và chính phủ nói riêng có vai trò như thế nào trong nền kinh tế vẫn là một trong những chủ đề gây ra nhiều tranh luận nhất trong các học thuyết kinh tế cổ điển và hiện đại. Chương này cung cấp một đánh giá tổng quan về lĩnh vực công, tài chính công và giải thích tại sao nó là lĩnh vực nghiên cứu quan trọng. Cụ thể: - Khu vực công là gì ? khái niệm, đặc điểm và lý do để khu vực công tồn tại. - Tài chính công và vai trò của chính phủ. - Sự phát triển của tài chính công. - Bản chất và chức năng tài chính công. II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1.1 Khu vực công 1.1.1 Khái niệm khu vực công Trong đời sống hàng ngày, mỗi chúng ta đều rất cần đến những loại hàng hoá do khu vực công cung cấp như: y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng,… Vậy, khu vực công là gì? Từ khi nhà nước ra đời, nền kinh tế - xã hội được chia thành hai khu vực: khu vực tư nhân và khu vực công ( khu vực nhà nước, khu vực chính phủ). Sự khác biệt giữa hai khu vực ở đây là gì? Tài chính công 1

Upload: others

Post on 03-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

Chương 1

KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNGI. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Cho đến thời điểm hiện tại, khu vực công nói chung và chính phủ nói riêng có vai trò như thế nào trong nền kinh tế vẫn là một trong những chủ đề gây ra nhiều tranh luận nhất trong các học thuyết kinh tế cổ điển và hiện đại. Chương này cung cấp một đánh giá tổng quan về lĩnh vực công, tài chính công và giải thích tại sao nó là lĩnh vực nghiên cứu quan trọng. Cụ thể:

- Khu vực công là gì ? khái niệm, đặc điểm và lý do để khu vực công tồn tại.

- Tài chính công và vai trò của chính phủ.

- Sự phát triển của tài chính công.

- Bản chất và chức năng tài chính công.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1

1.1 Khu vực công

1.1.1 Khái niệm khu vực công

Trong đời sống hàng ngày, mỗi chúng ta đều rất cần đến những loại hàng hoá do khu vực công cung cấp như: y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng,… Vậy, khu vực công là gì?

Từ khi nhà nước ra đời, nền kinh tế - xã hội được chia thành hai khu vực: khu vực tư nhân và khu vực công ( khu vực nhà nước, khu vực chính phủ).

Sự khác biệt giữa hai khu vực ở đây là gì?

- KV công là khu vực phản ánh hoạt động kinh tế chính trị, xã hội do nhà nước quyết định.

- KV tư là khu vực phản ánh các hoạt động do tư nhân quyết định.

Như vậy, sự phân biệt giữa khu vực tư và khu vực công là hoàn toàn dựa vào tính chất sở hữu và quyền lực chính trị.

* Hiện nay, có 2 khái niệm về khu vực công:

- Khái niệm 1: khu vực công = khu vực nhà nước: mọi thứ, mọi sự đều được quyết định bởi nhà nước (gắn liền với Việt Nam).

Ví dụ: ở Việt Nam các đơn vị thuộc khu vực công như quỹ tín dụng nhân dân, kho bạc nhà nước, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân,...

Tài chính công1

Page 2: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng- Khái niệm 2: Theo Joseph E. Stiglitz (nhà Kinh tế học người Mỹ, giáo sư Trường Đại học

Columbia), một cơ quan hay đơn vị được xếp vào khu vực công khi có 2 đặc điểm sau:

+ Phương diện lãnh đạo: trong 1 chế độ dân chủ, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan công lập đều được công chúng bầu ra hoặc được chỉ định (trực tiếp hoặc gián tiếp). Ví dụ: Quốc hội do nhân dân bầu ra sau đó Quốc hội lại chỉ định ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng,...

đặc điểm này hàm ý rằng, hoạt động của khu vực công phải phục vụ cho đại đa số lợi ích của cộng đồng tức là khu vực công là khu vực phi lợi nhuận.

+ Quyền lực hoạt động: các đơn vị trong khu vực công được giao 1 số quyền hạn nhất định có tính chất bắt buộc, cưỡng chế mà các cơ quan tư nhân không thể có được. Chẳng hạn, chính phủ có quyền buộc công chúng phải nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự,…

Theo đó, có thể nêu ra 1 số hoạt động thuộc khu vực công sau đây:

- Hệ thống các cơ quan công quyền:

+ Hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước gồm các cơ quan lập pháp (quốc hội), hành pháp (chính phủ), tư pháp (tòa án và viện kiểm sát).

+ Hệ thống quốc phòng và các cơ quan an ninh (thực chất đây cũng là 1 bộ phận của chính phủ làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và đảm bảo trật tự xã hội).

+ Hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ công ( giáo dục, y tế, thể dục thể thao,…trong đó: giáo dục và y tế là 2 dịch vụ công phổ biến nhất)

+ Hệ thống các cơ quan cung cấp an sinh xã hội.

- Hệ thống các đơn vị kinh tế nhà nước:

+ Các doanh nghiệp nhà nước.

+ Các định chế tài chính trung gian.

+ Ngân hàng Nhà nước.

+ Các đơn vị được nhà nước cấp vốn hoạt động.

1.1.2 Khu vực công và những vấn đề kinh tế cơ bản (lý do tồn tại khu vực công)

Chúng ta đã biết đến quy luật khan hiếm như sau: trên thế giới, một số quốc gia may mắn được sở hữu nhiều nguồn tài nguyên như dầu mỏ, kim loại quý hiếm hoặc với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến mà những quốc gia này giàu có hơn nhiều so với quốc gia khác. Cũng tương tự như vậy đối với các cá nhân, nước nào cũng có người giàu, kẻ nghèo. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia, các cá nhân đều "nghèo" trước nhu cầu của chính họ, đó chính là quy luật khan hiếm.

Tài chính công2

Page 3: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngQuy luật khan hiếm là mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn và nguồn lực hữu hạn của mỗi quốc

gia, mỗi cá nhân.

Mặc dù sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực lên nhiều lần nhưng quy luật khan hiếm vẫn tồn tại vì nhu cầu mới luôn nảy sinh, hay nói cách khác là nhu cầu không có giới hạn và không có điểm dừng.

Chính sự luôn tồn tại của quy luật khan hiếm ở mọi quốc gia, mọi chế độ chính trị mà kinh tế học đã chỉ ra các vấn đề cơ bản mà nền kinh tế phải giải quyết để phân bổ tối ưu nguồn lực khan hiếm của mình, đó là:

- Sản xuất cái gì ? Với số lượng bao nhiêu ?

- Sản xuất như thế nào ?

- Sản xuất cho ai ?

Như mọi lĩnh vực của kinh tế học, khu vực công cũng liên quan trực tiếp đến việc giải quyết các vấn đề cơ bản trên trong quá trình phân bổ nguồn lực công. Phân bổ nguồn lực của khu vực công liên quan đến sự lựa chọn công, vai trò của Chính phủ và cách thức can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế. Trong khi đó, phân phối của khu vực tư hoàn toàn chịu sự chi phối của cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường với quy luật khan hiếm, quy luật cung cầu, quy luật giá trị,…yêu cầu sự phân bổ nguồn lực tối ưu là phải: “ tối đa hoá lợi nhuận”. Dù là vậy, cơ chế thị trường cũng không thể chi phối hết mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội. Có những hoạt động không thể lấy sự tối đa hoá lợi nhuận làm mục tiêu phân bổ, chẳng hạn như công bằng và ổn định nền kinh tế. Trong trường hợp này cần phải áp dụng cơ chế phi thị trường để điều tiết cách thức phân bổ, khắc phục những thất bại của thị trường.

Như vậy đối với khu vực công khi nghiên cứu giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh tế học trong phân bổ nguồn lực cần chú ý đến các vấn đề cơ bản sau:

- Xác định các hoạt động mà khu vực công có thể tham gia và cách thức tổ chức các hoạt động đó.

- Dự đoán và tiên liệu các tác động hay hậu quả mà các hoạt động kinh tế của Chính phủ có thể gây ra cho nền kinh tế và khu vực tư nhân.

- Đánh giá các kịch bản của chính sách công. Có thể dựa vào phương pháp thực chứng hay phương pháp chuẩn tắc.

1.2 Tài chính công và vai trò của Chính phủ

1.2.1 Khái niệm tài chính công

Tài chính công3

Page 4: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngKhái niệm TCC có quan hệ chặt chẽ với khu vực công và được sử dụng để đối lập với khái

niệm tài chính tư.

Thật vậy, nhìn lại lịch sử phát triển của phạm trù Tài chính có thể thấy, khi nhà nước xuất hiện thì đồng thời cũng xuất hiện các khoản chi tiêu về quản lý hành chính, tư pháp, quốc phòng nhằm duy trì quyền lực chính trị của nhà nước và những khoản chi tiêu này được tài trợ từ các nguồn tài chính đóng góp của xã hội như: thuế, công trái,…Từ đây, phạm trù TCC đã bắt đầu xuất hiện như là 1 khái niệm để phản ánh những hoạt động tài chính gắn liền với chủ thể nhà nước. Theo dòng thời gian, sự tiếp cận khái niệm TCC cũng có sự khác nhau giữa các nhà kinh tế, sở dĩ như vậy, là vì bối cảnh kinh tế xã hội đã làm thay đổi quan niệm về vai trò của nhà nước.

Quan điểm của các nhà kinh tế cổ điển (Adam Smith: cha đẻ của kinh tế thị trường) cho rằng: TCC là khoa học nghiên cứu sự tài trợ cho các khoản chi tiêu công.

Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, Giáo sư Harvey Rosen cho rằng TCC là “ lĩnh vực kinh tế học phân tích thuế và chính sách chi tiêu của chính phủ” Với cách tiếp cận này, TCC không những là khoa học nghiên cứu việc sử dụng các công cụ tài chính để tài trợ chi tiêu công, mà còn phân tích các chính sách thu công, chi tiêu công nhằm mục đích thực hiện vai trò can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế (đây là quan điểm tổng quát hơn).

Theo các nhà kinh tế Pháp (Francoi Adam- Oliver ferrand- Rémy Rioux), TCC là lĩnh vực nghiên cứu quản lý tài chính của các tổ chức công quyền.

Như vậy, cho dù có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng điểm chung của các nhà kinh tế khi định nghĩa phạm trù này là: TCC là một nhánh của kinh tế học nghiên cứu vai trò của chính phủ thông qua phân tích tác động thu, chi ngân sách đến các hoạt động kinh tế xã hội. Hay nói cách khác, TCC cũng được hiểu như kinh tế học của khu vực công hay kinh tế công, chủ yếu đề cập đến các hoạt động thu thuế và chi tiêu của chính phủ và những ảnh hưởng của nó trong việc phân bổ các nguồn lực và phân phối thu nhập.

1.2.2 Vai trò của Chính phủ ( phạm vi ảnh hưởng của TCC)

Quá trình phát triển và hoàn thiện chức năng của nhà nước gắn liền với sự phát triển của xã hội từ nền kinh tế hàng hoá giản đơn, tự do cạnh tranh đến thị trường hiện đại.

Trong nền kinh tế hàng hoá giản đơn và kinh tế thị trường tự do cạnh tranh thì nhà nước chỉ có chức năng cai trị với những hoạt động cơ bản: quản lý hành chính, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. Các hoạt động kinh tế nằm ngoài chức năng của nhà nước. Quy mô kinh tế lúc bấy giờ còn nhỏ bé và chịu sự chi phối hoàn toàn bởi cơ chế tự điều tiết của thị trường. (đại diện của tư tưởng này là W Petty, F Quesnay, nổi bật là A. Smith với lý thuyết “bàn tay vô hình”).

Tài chính công4

Page 5: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngTuy nhiên, vào đầu thế kỷ XX tư tưởng tự do hoá kinh tế mất dần chỗ đứng và thay vào đó là

một quan điểm mới: nền kinh tế cần có sự can thiệp của nhà nước, nhà nước phải trở thành 1 chủ thể kinh tế và phải có vai trò tích cực hơn. Sở dĩ như vậy là do trong thực tiễn, hàng loạt sự kiện cho thấy nền kinh tế tự do cạnh tranh mất dần tính ổn định tự thân của nó: khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ, thất nghiệp lạm phát đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực đối với nền kinh tế tư bản, đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là dấu hiệu rõ nét cho thấy kinh tế thị trường tự do với cơ chế tự điều chỉnh của nó không còn đủ để duy trì sự phát triển ổn định nền kinh tế. Theo Keynes, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp là do thiếu sự can thiệp của nhà nước.

Trong tác phẩm kinh tế học của mình, Samuelson cũng khẳng định nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì giống như chỉ vỗ tay bằng 1 bàn tay. Nhà nước trong giai đoạn hiện đại có nhiều chức năng với nhiều sứ mệnh khác nhau. Lúc này nhà nước không chỉ là một hệ thống cai trị với các cơ quan quản lý hành chính và an ninh mà còn là một hệ thống phục vụ, một hệ thống điều chỉnh chủ động và có quyền lực tồn tại bên cạnh cơ chế thị trường để khắc phục những khiếm khuyết của thị trường. Đây là mô hình kinh tế hỗn hợp: chính phủ - khu vực công và khu vực tư.

* Trong thực tiễn, tuy cùng là mô hình kinh tế hỗn hợp nhưng vai trò của chính phủ ở mỗi nền kinh tế trong mỗi giai đoạn có khác nhau. Nhìn chung, có thể khái quát sự thay đổi vai trò của chính phủ từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 cho đến nay như sau:

- Giai đoạn 1950-1970

Từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các nền kinh tế đều cho rằng chính phủ đóng 1 vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội thiết lập chính sách phát triển kinh tế theo mô hình hướng nội.

+ Chính phủ quyết định phân bổ mọi nguồn lực trong xã hội thông qua các chương trình kế hoạch hoá sản xuất kinh doanh.

+ Khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng bành trướng trong hệ thống kinh tế và lấn át hoạt động kinh doanh của khu vực tư.

Liên hệ Việt Nam: trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế được hoạch định từ một trung tâm chỉ huy thống nhất, đó là ủy ban kế hoạch nhà nước các cấp. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu là theo chỉ tiêu mệnh lệnh từ cấp trên, các yếu tố đầu vào cho sản xuất được cấp phát theo định mức và sản phẩm làm ra phải giao nộp theo địa chỉ xác định. Nói cách khác, ba vấn đề cơ bản được giải quyết bởi "bàn tay hữu hình" của chính phủ.

Tài chính công5

Page 6: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngTuy nhiên, xét về kết quả thì mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung không mang lại thành

quả đáng khích lệ, nền kinh tế mất cân đối, thiếu hụt ngoại tệ, công nghiệp què quặt, mà nguyên nhân thất bại là do:

+ Hiệu quả về kinh tế kém do các áp đặt có tính chất chính trị gây ra.

+ Thiếu thông tin về thị trường và các tác động của chính sách vĩ mô.

+ Năng lực giám sát đối với các phản ứng của khu vực tư…

- Giai đoạn 1970-1990

Từ thực tiễn các cuộc khủng hoảng dầu lửa vào những năm 1972, 1979: giá dầu leo thang đã khiến thâm hụt thương mại ở các nước đang phát triển ngày càng lớn, họ cần một khoản tiền vay lớn từ bên ngoài để bù đắp, với việc các quốc gia đi vay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi giá dầu ở mức cao đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ ở nhiều nước 1982; ngoài ra quan điểm về vai trò của chính phủ đã có những thay đổi nhất định ở các nền kinh tế thị trường theo hướng: giảm bớt sự can thiệp của chính phủ, thu hẹp khu vực công, đồng thời đẩy mạnh các chính sách tự do hoá kinh tế và tài chính phù hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu. Mô hình này có những tác động nhất định trong việc khuyến khích khu vực tư phát triển, theo đó các nguồn lực trong nền kinh tế được khai thác, sử dụng và phân bổ có hiệu quả hơn. Thế nhưng, chính sự thu hẹp khu vực công đã làm giảm sút việc cung cấp các hàng hoá công thiết yếu cho người nghèo, kéo theo là gia tăng bất bình đẳng trong xã hội về phân phối thu nhập.

- Giai đoạn từ 1990 đến nay

Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ nhanh, thêm vào đó là các cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ liên tiếp xảy ra ở những nền kinh tế mới nổi Châu Á trong các năm giữa thập kỷ 90 đã dấy lên làn sóng chỉ trích sự yếu kém về vai trò điều tiết vĩ mô của chính phủ. Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự tác động giữa lực lượng thị trường và chính phủ không chỉ đơn thuần là vấn đề can thiệp và sự tự do của khu vực tư, mà cả 2 khu vực đều có vai trò quan trọng như nhau trong quá trình phát triển kinh tế. Khu vực tư có tính năng động của nó trong cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho xã hội, thì chính phủ phải có vai trò khắc phục thất bại của thị trường, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của khu vực tư phát triển, đảm bảo tái phân phối và cung cấp những dịch vụ công cần thiết cho người nghèo.

1.2.3 Tài chính công - những vấn đề lớn

Liên quan đến vai trò của chính phủ, nghiên cứu TCC phải trả lời 4 câu hỏi lớn sau:

- Khi nào chính phủ can thiệp vào nền kinh tế?

Tài chính công6

Page 7: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng+ Khi thị trường thất bại. Ví dụ: hàng ngày bạn đi trên những con đường và không phải trả

tiền tư nhân sẽ không làm đường, có cầu và không có cung, thị trường thất bại chính phủ sẽ làm đường.

+ Tái phân phối thu nhập: theo nguyên tắc phân bổ nguồn lực từ nhóm người mà xã hội cho là "quá tốt" đến nhóm người mà xã hội cho là "không đủ tốt". Ví dụ: một người tạo ra thu nhập 20 triệu đồng/ tháng và một người tạo ra 500 ngàn đồng/ tháng, chẳng hạn chính phủ lấy đi của người có thu nhập cao 1 triệu đồng/ tháng (bằng cách đánh thuế) và đem số tiền đó trợ cấp cho người có thu nhập thấp, lúc này phần lợi ích mà người giàu giảm đi là không đáng kể so với phần lợi ích mà người nghèo nhận được điều này khiến xã hội công bằng hơn.

- Chính phủ can thiệp như thế nào? (đây là câu hỏi chuẩn tắc) Chính phủ can thiệp vào thị trường bằng 2 cách:

+ Can thiệp trực tiếp: quy định mức giá cụ thể đối với sản phẩm và dịch vụ độc quyền như giá điện, nước,... quy định giá trần (giá tối đa) như giá thuê nhà tối đa, lãi suất tối đa,...giá sàn (giá tối thiểu) như tiền lương tối thiểu, giá nông sản tối thiểu để bảo hộ sản xuất nông nghiệp,...

+ Can thiệp gián tiếp: đánh thuế, trợ giá,...

- Tác động của sự can thiệp là gì? Bao gồm tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.

Ví dụ: Để hạn chế tình trạng ùn tắc trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông nước ta chưa phát triển Chính phủ đánh thuế rất cao vào mặt hàng ôtô. Điều này dẫn đến tác động trực tiếp: chính phủ có thêm nguồn thu, giá ôtô cao hơn, người dân ít mua ôtô hơn, tình trạng giao thông được cải thiện; tác động gián tiếp là: kìm hãm sự phát triển của công nghiệp sản xuất ôtô trong nước, giảm ô nhiễm môi trường,...

- Tại sao lại lựa chọn như vậy ? bản chất chính trị của sự lựa chọn.

Trên thực tế, chính phủ thường gặp phải khó khăn rất lớn trong việc tổng hợp sở thích của công chúng để ra các quyết định chính sách hợp lý. Chính vì thế đã nảy sinh là câu hỏi thứ 4 (đây là câu hỏi thực chứng), theo đó 1 quyết định được chính phủ đưa ra phải thỏa mãn 2 điều kiện: Chính trị: được lòng dân chúng, tức là phản ánh được nguyện vọng của đại đa số nhân dân; Kinh tế: chi phí tối thiểu.

Ví dụ: Bảo hiểm y tế: Ở Mỹ, chủ yếu do khu vực tư đảm trách, ở Anh cung cấp chăm sóc y tế miễn phí.

1.3 Sự phát triển tài chính công

Tài chính công7

Page 8: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngBắt nguồn từ sự phát triển kinh tế xã hội, hơn một thế kỷ qua, tài chính công đã có nhiều

biến đổi đáng kể. Sự biến đổi này diễn ra trên 2 phương diện: quan điểm và nhận thức về tài chính công; cơ chế vận hành của tài chính công. Chúng ta có thể chia tiến trình phát triển của tài chính công thành 2 giai đoạn:

1.3.1 Tài chính công cổ điển

Đây là thuật ngữ dùng để phản ánh hoạt động của tài chính công gắn liền với bối cảnh kinh tế - xã hội cuối thế kỷ 19 trở về trước. Trong các nền kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế hàng hoá giản đơn và kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, chức năng cơ bản của nhà nước là thực hiện các nhiệm vụ truyền thống như: cảnh sát, tư pháp, quốc phòng và ngoại giao. Còn các hoạt động kinh tế thì để mặc cho khu vực tư nhân quyết định, nhà nước không can thiệp hay nói khác đi là nhà nước đứng ngoài các hoạt động kinh tế.

* Những đặc trưng cơ bản của tài chính công cổ điển:

- TCC có tính trung lập: thể hiện

+ TCC không can thiệp, không gây ảnh hưởng đối với các hoạt động kinh tế, không làm thay đổi thực trạng kinh tế. Nói khác đi, mọi khoản thu chi của nhà nước không theo đuổi bất kỳ mục đích kinh tế- xã hội nào.

Thuế và các khoản thu công chỉ thực hiện mục đích cơ bản là tạo nguồn thu cho nhà nước. Khi đặt ra 1 sắc thuế thì mối quan tâm hàng đầu của nhà nước là hiệu quả của nó đối với quỹ ngân sách. Thuế phải đơn giản, dễ thu để tập trung được nhiều nguồn lực nhất cho nhà nước. Chi tiêu công chỉ có 1 đối tượng duy nhất là đáp ứng nhu cầu tài chính của nhà nước, không có mục đích can thiệp vào đời sống kinh tế xã hội.

+ Tính độc lập của TCC. Thật ra thời bấy giờ, lý thuyết kế hoạch hoá nền kinh tế chưa được hình thành do vậy các nhà hoạch định chính sách TCC không quan tâm đến việc gắn kết giữa kế hoạch ngân sách với kế hoạch kinh tế; giữa kế hoạch ngân sách với chu kỳ kinh kế. Hiểu cách khác, kế hoạch TCC được lập trong khuôn khổ ngắn hạn 1 năm và hoàn toàn chỉ chú trọng đến khía cạnh tài chính chứ không bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế - xã hội.

Nguyên tắc quan trọng nhất của tài chính cổ điển là phải thăng bằng thu chi. Nguyên tổng thống Pháp, ông G. Doumergue, trong bài diễn văn đọc năm 1934 đã nói:" Người đàn bà nội trợ đi chợ không được tiêu quá số tiền có trong túi. Nhà nước cũng trong tình trạng y hệt: không được chi tiêu quá số thu". Điều này hàm ý: nhà nước chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi số thu thuế và chỉ được khai thác nguồn thu thuế để trang trải chi tiêu; số thu thuế cũng không được lớn hơn số chi của NSNN.

Tài chính công8

Page 9: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng- Thuế là nguồn thu quan trọng nhất của TCC: để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước,

TCC sử dụng các nguồn thu cơ bản sau:

+ Thu nhập từ việc nhà nước cho khu vực tư thuê công sản ( nhà, đất). Ở thời kỳ đầu của phương thức sản xuất phong kiến, thu nhập từ cho thuê công sản là nguồn thu quan trọng để nhà nước tài trợ cho bộ máy hành chính. Trong khi đó, thuế là nguồn thu không ổn định, chỉ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của nhà nước. Nhưng đến thế kỷ 18, với việc gia tăng chi tiêu công và sự suy giảm về công sản mà nhà nước sở hữu, nên nguồn thu nhập từ cho thuê công sản ngày càng giảm dần trong tổng số thu của nhà nước.

Ví dụ: Việt Nam đã cho Nga thuê cảng quân sự Cam Ranh (Khánh Hòa) từ 1978 với thời hạn thuê là 25 năm. Hết 25 năm Việt Nam tiếp tục cho Nga thuê 200 triệu $/ năm Nga rút đi từ năm 2004 và hiện nay nơi đây được sử dụng làm cơ sở dân sự.

+ Nguồn thu từ công trái. Nhà nước có thể đi vay để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu công. Học thuyết về công trái của TCC cổ điển lập luận rằng:

Công trái là hình thức thu có tính liên thế hệ - khoản thu trong hiện tại nhưng thế hệ tương lai phải trả. Nghĩa là qua việc sử dụng công trái, nhà nước đã chuyển gánh nặng chi tiêu trong thế hệ hiện tại sang thế hệ tương lai.

Công trái là một khoản thuế thu trước. Nhà nước đi vay, tất nhiên là phải trả nợ sau 1 kỳ hạn nhất định. Nguồn để nhà nước trả lãi cho chủ nợ chủ yếu là lấy từ thuế.

Từ lập luận trên, học thuyết kinh tế cổ điển cho rằng, công trái không phải là công cụ lâu dài để tài trợ các khoản chi tiêu công mà chỉ là công cụ tạm thời.

+ Nguồn thu từ thuế. Vì những hạn chế của những nguồn thu trên, kinh tế học cổ điển cho rằng, thuế là công cụ tài chính chủ yếu để tạo nguồn thu cho nhà nước. Thuế là nguồn thu có tính cưỡng chế và không hoàn lại. Bằng quyền lực của mình, nhà nước quy định bắt buộc mọi người dân phải có nghĩa vụ nộp thuế.

Nói tóm lại, TCC cổ điển, theo các nhà kinh tế, là môn khoa học nghiên cứu những công cụ tài chính mà nhà nước sử dụng để tạo lập nguồn lực qua đó tài trợ cho chi tiêu công. Công cụ NSNN được thiết lập là nhằm mục đích ấn định con số chi tiêu công trong 1 năm mà nhà nước phải tìm kiếm nguồn thu để tài trợ. Đồng thời, NSNN đưa ra những nguyên tắc về kế toán để theo dõi chi tiết và chặt chẽ các khoản chi tiêu công, tránh được sự phí phạm nguồn lực TCC để sao cho chi tiêu công của nhà nước được hợp pháp và có thể được tài trợ bằng những nguồn thu ổn định.

1.3.2 Tài chính công hiện đại

Tài chính công9

Page 10: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngTCC hiện đại phát triển gắn liền với bối cảnh kinh tế xã hội:

Nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường có sự can thiệp của nhà nước.

Hệ thống tiền tệ không ổn định.

Nền kinh tế phát triển theo xu hướng quốc tế hóa.

Trong bối cảnh đó, TCC hiện đại có những đặc trưng sau:

- Quy mô TCC có xu hướng ngày càng tăng so với GDP

Nếu như trước những năm 1914, tỷ lệ chi tiêu công ở hầu hết các nước tư bản là vào khoảng 10% so với GDP thì sau chiến tranh thế giới thứ 1 tỷ lệ này đã tăng nhanh. Ở Pháp, năm 1958 chi tiêu công chiếm 33%GDP; Mỹ la 33%; Anh 32%,…

Sự gia tăng quy mô chi tiêu công làm cho chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát thâm hụt ngân sách. Đây là lý do giải thích tại sao chính phủ phải đẩy mạnh chính sách phi tập trung hoá tài chính giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương nhằm giảm bớt gánh nặng chi tiêu. Theo đó, quyền lực của chính quyền địa phương được lớn dần và có nhiều quyền hơn trong quyết định ngân sách.

-Tính phi trung lập của TCC

Với những vấn đề kinh tế xã hội xảy ra sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 1, nhà nước không thể đứng ngoài các hoạt động kinh tế mà phải tham gia để khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh nhằm bằng phẳng hoá chu kỳ kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định. Sự can thiệp của nhà nước được thực hiện thông qua hệ thống luật pháp và các công cụ kinh tế.

Trong bối cảnh đó, TCC không những là công cụ để nhà nước huy động các nguồn lực của xã hội để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước mà còn là công cụ để nhà nước can thiệp vào các hoạt động kinh tế xã hội.

+ Về phương diện kinh tế, bằng việc thực hiện chính sách thuế có phân biệt ưu đãi đối với các loại hàng hoá, ngành nghề, các địa phương để điều chỉnh cơ cấu kinh tế, ổn định giá cả thị trường, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển cân đối. Đồng thời, thông qua các khoản chi tiêu công nhà nước tiến hành trợ cấp và chia sẽ rủi ro với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong các lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh.

+ Về phương diện xã hội, nhà nước thực hiện phối hợp chính sách thuế và chính sách chi tiêu công để điều tiết và phân phối thu nhập công bằng giữa các đối tượng trong xã hội.

Tài chính công10

Page 11: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng+ Về phương diện quản lý, TCC hiện đại không nhất thiết luôn phải có sự cân bằng thu chi,

mà có thể hy sinh sự cân bằng này để góp phần điều chỉnh nền kinh tế vận hành theo định hướng của nhà nước. Theo đó, khuôn khổ quản lý thu chi ngân sách không bị giới hạn trong 1 năm mà phải gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế trung và dài hạn.

- TCC sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tạo lập nguồn thu cho nhà nước, do quy mô chi tiêu công ngày càng tăng nên nhà nước sử dụng nhiều công cụ để tạo lập nguồn lực tài chính. Thuế không còn là công cụ duy nhất như trong thời kỳ tài chính cổ điển. Bên cạnh thuế nhà nước thường xuyên sử dụng công cụ công trái.

- Cải cách TCC không còn xuất phát từ quan điểm của từng quốc gia riêng rẽ mà phải tính đến những yêu cầu của quá trình toàn cầu hoá. Sự hội nhập yêu cầu các quốc gia phải cải cách và tổ chức lại thể chế TCC ngày càng phải đạt được quy chuẩn của quốc tế về chính sách thuế, chính sách quản lý nợ quốc gia; chi tiêu công phải hướng đến kết quả - đầu ra nhằm nâng cao hiệu quả của khu vực công; kế toán và sự minh bạch thông tin về NSNN. Hơn nữa, hội nhập sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế dễ dàng tiếp cận và khai thác các khoản vay trên thị trường tài chính quốc tế, nhưng cũng chính điều này đặt ra cho TCC của quốc gia phải gánh chịu nhiều rủi ro không chỉ bao gồm các khoản nợ trực tiếp, rõ ràng mà còn cả các khoản nợ bất thường ngầm định.

1.4. Bản chất và chức năng của tài chính công

1.4.1 Bản chất TCC

Bản chất kinh tế

TCC phản ánh tổng thể mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính. Bản chất kinh tế của TCC bắt nguồn từ sự quan tâm của chính phủ đến quy mô chiếc bánh kinh tế. Hoạt động thu, chi của chính phủ phải hướng đến sao cho tối đa hoá hiệu quả của nền kinh tế.

Xét về hiện tượng, TCC phản ánh hoạt động thu chi bằng tiền của nhà nước. Nhưng đằng sau hiện tượng đó là ẩn dấu mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa nhà nước với xã hội trong quan hệ phân phối nguồn lực tài chính, biểu hiện là : mâu thuẫn giữa khả năng đóng góp nguồn lực tài chính của xã hội với nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Trong 1 nền kinh tế, nguồn lực tài chính luôn có sự giới hạn nhất định về quy mô và khả năng tạo lập. Điều này có nghĩa là, khu vực tư cũng không có nhiều khả năng để cung cấp nguồn lực tài chính dồi dào cho nhà nước. Bản thân khu vực này luôn cần có nguồn lực tài chính ở quy mô nhất định để trang trải cho các nhu cầu thường xuyên và đầu tư. Vả lại, đây là những nhu cầu rất cần thiết để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, trong chính sách huy động nguồn lực của mình, nhà nước cần chú trọng sử dụng các công

Tài chính công11

Page 12: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngcụ tài chính công ở chừng mực sao cho tạo lập nguồn lực tài chính với quy mô thích hợp trong sự cân bằng về lợi ích kinh tế với khu vực tư để nhằm tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Nếu vì nhu cầu chi tiêu công ngày càng tăng, nhà nước lại thực hiện chính sách tập trung cao độ nguồn lực tài chính của xã hội, thì điều này không những làm triệt tiêu động lực kinh tế của khu vực tư mà còn tăng thêm gánh nặng cho xã hội. Cũng cần thấy rằng, việc khu vực tư đóng nộp thuế cho nhà nước thể hiện 1 sự hy sinh 1 phần thu nhập của họ trong tiêu dùng hay đầu tư. Vì vậy, chi tiêu công và sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế cần phải tạo ra những lợi ích nhất định hay ít ra là phải đủ bù đắp lại sự hy sinh của khu vực này.

Bản chất chính trị

Nguồn gốc xa xưa của TCC đã gắn bó chặt chẽ với quyền lực chính trị của nhà nước. Thực tiễn hệ thống chính trị là yếu tố cơ bản và chi phối toàn bộ hoạt động của TCC. TCC không thể vận hành bên ngoài khuôn khổ chính trị, vì không có chính trị thì không thể nào thoã mãn được các mục tiêu có tính xã hội. Nói khác đi, với quyền lực chính trị của mình giúp cho chính phủ có được nguồn lực TCC, qua đó trang trải các nhu cầu chi tiêu công nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu xã hội.

TCC thuộc sở hữu nhà nước và là công cụ để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước đảm nhận, trong đó tái phân phối và đảm bảo công bằng là nhiệm vụ trọng tâm. Trong nền kinh tế hiện đại, các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng giai đoạn phát triển được quyết định bởi cơ quan quyền lực cao nhất đó là quốc hội. Quốc hội là chủ thể duy nhất quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản thu chi của TCC tương ứng với các nhiệm vụ của nhà nước theo chiến lược đã hoạch định nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhất các nhiệm vụ đó.

Như vậy, chính trị là nền tảng tổ chức các mặt hoạt động của xã hội, cho nên khi nghiên cứu TCC phải chú trọng mối quan hệ chặt chẽ với toàn bộ hệ thống quyền lực chính trị của quốc gia.

1.4.2 Chức năng của TCC

TCC có các chức năng sau đây:

1.4.2.1 Chức năng huy động nguồn lực tài chính

Sự tồn tại khu vực công đòi hỏi cần phải có 1 nguồn lực tài chính tương ứng nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu và phát triển của khu vực này. Do vậy, TCC phải có chức năng tổ chức huy động nguồn lực.

Tài chính công12

Page 13: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngThực hiện chức năng này, nhà nước thiết lập hệ thống các công cụ tài chính với nhiều hình

thức huy động khác nhau: huy động cưỡng chế, huy động tự nguyện,… từ các chủ thể kinh tế - xã hội để tập trung nguồn lực tài chính tài trợ cho nhu cầu chi tiêu công.

Huy động nguồn lực của TCC phải đặt trên nền tảng:

- Đánh giá tiềm năng nguồn lực tài chính trong nền kinh tế.

- Tính toán nhu cầu chi tiêu công và quan hệ giữa chính sách thu công với các biến số vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng kinh tế, việc làm,...).

- Lựa chọn công cụ phù hợp (thuế, phí, lệ phí, vay nợ,...).

- Đánh giá hiệu quả chính sách huy động nguồn lực.

Tuy nhiên, chính sách huy động nguồn lực của TCC có sự giới hạn về quy mô, bởi lẽ: thuế chỉ có thể tăng khi GDP tăng, ngược lại nếu GDP không tăng thuế tăng sẽ làm giảm tăng trưởng, tác động làm lấn áp đầu tư tư nhân.

1.4.2.2 Chức năng phân bổ nguồn lực tài chính

Chức năng phân bổ nguồn lực của TCC thể hiện qua việc sắp xếp, lựa chọn và đánh đổi giữa các nhu cầu chi tiêu công của nhà nước trong sự giới hạn của nguồn lực TCC để hướng vào thực hiện theo những ưu tiên chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đã được hoạch định.

Về mặt kỹ thuật, chức năng phân bổ nguồn lực của TCC thể hiện qua việc lập kế hoạch và chiến lược chi tiêu. Kế hoạch này gồm 2 phần:

+ Quyết định phân bổ cơ bản ( mục tiêu cơ bản).

+ Xác lập các khoản mục theo thứ tự ưu tiên trong sự so sánh với các nguồn lực sẵn có.

Tài chính công13

Page 14: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

1.4.2.3 Chức năng tái phân phối thu nhập

Chức năng này của TCC được hiểu như sau:

Tái phân phối = phân phối lại thông qua:

(i) thu thuế từ các chủ thể trong xã hội;

(ii) thực hiện phân bổ và chuyển giao nguồn thu này trở lại cho xã hội.

Cơ chế chuyển giao:

- Cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho mọi đối tượng trong xã hội. Cơ chế này không phân biệt đối tượng là có nộp hay không nộp thuế mà mọi đối tượng trong xã hội đều có cơ hội như nhau trong việc thụ hưởng những lợi ích từ hàng hoá công do nhà nước cung cấp.

- Hỗ trợ để ổn định giá cả của những mặt hàng thiết yếu trong đời sống kinh tế - xã hội.

- Hỗ trợ trực tiếp cho 1 số đối tượng được sàng lọc qua các chương trình chi tiêu. Ví dụ: các chương trình tín dụng chỉ định của nhà nước, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em,…

Tài chính công

Nguồn lực tài chính công

Nguồn lực tài chính của khu

vực doanh nghiệp và hộ

gia đình

Các quỹ tiền tệ chuyên dùng của tài

chính công

Hàng hoá, dịch vụ công

Huy động

Phân bổ

Chi tiêu công

14

Page 15: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

Chức năng tái phân phối thu nhập của TCC hướng đến mục tiêu là công bằng xã hội. Tuy vậy, hiệu ứng của chức năng này có những giới hạn nhất định bởi lẽ:

- Trong 1 xã hội mà dân cư có thu nhập trung bình và thấp chiếm đại bộ phận thì không gây ra hiệu ứng tái phân phối đối với mục tiêu công bằng.

- Hiện tượng trốn thuế, đẩy gánh nặng thuế sang cho người tiêu dùng gánh chịu thông qua cơ chế giá cũng làm hạn chế hiệu ứng tái phân phối.

- Nền kinh tế lạm phát, giá cả hàng hoá tăng thì sự tái phân phối cũng không làm cải thiện đời sống hay phúc lợi của những người có thu nhập thấp trong xã hội.

- Đánh thuế cao vào khu vực kinh doanh sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư phát triển kinh doanh kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ít được cải thiện.

1.4.2.4 Chức năng giám sát

Mục đích của chức năng này là để nâng cao hiệu quả hoạt động của TCC qua đó thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế xã hội của nhà nước. Chức năng giám sát của TCC được thực hiện xuyên suốt trong quá trình huy động và phân bổ nguồn lực. Nội dung kiểm tra của TCC bao gồm:

- Kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc sử dụng nguồn lực TCC, bao gồm kiểm tra tính tuân thủ/ chấp hành luật pháp và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.

Tài chính công

Nhóm người có thu nhập trung bình

Nhóm người có thu nhập thấp và nghèo

Thu thuếQuỹ ngân

sách

Nhóm người có thu nhập cao

15

Tái phân phối thu

nhập thông qua các khoản

chi chuyển

giao

Page 16: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng- Cung cấp thông tin cho người quản lý để đưa ra các giải pháp điều chỉnh hoạt động của

TCC.

- Đo lường hành vi phản ứng của thị trường đối với các chính sách can thiệp và tái phân phối của chính phủ.

Chú ý: - Mọi thứ đều phải quy ra tiền.

- Người chi tiêu và người giám sát là 2 người khác nhau.

- Các chương trình chi tiêu của chính phủ đều phải có thời gian.

Kết luận: Việc thực hiện các chức năng cơ bản của TCC giúp cho cơ chế quản lý tài chính đáp ứng đúng mục tiêu và nhiệm vụ của Chính phủ đối với nền kinh tế. Đảm bảo được cơ chế minh bạch, chống được sự lãng phí và tham nhũng.

Tài chính công16

Page 17: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

Chương 2

HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘII. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Theo quy luật khan hiếm, nguồn lực của quốc gia là hữu hạn, vì vậy để phân phối có hiệu quả yêu cầu nền kinh tế phải chấp nhận thị trường cạnh tranh. Khi các điều kiện cần thiết không được thị trường đảm bảo thì đó chính là căn cứ để chính phủ can thiệp vào thị trường. Chương này trước hết đi vào nghiên cứu tối đa hoá thoả dụng trong điều kiện giới hạn nguồn lực làm nền tảng cho việc phân bổ nguồn lực và lựa chọn chính sách chi tiêu công; tiếp đến đi vào thảo luận các định lý phúc lợi xã hội làm căn cứ cơ bản cho sự hoạch định chính sách công của chính phủ. Cụ thể:

- Lựa chọn tối ưu trong điều kiện giới hạn nguồn lực

- Các định lý về hiệu quả xã hội của kinh tế học phúc lợi

- Thất bại thị trường trong phân bổ nguồn lực

II. NỘI DUNG CHƯƠNG 2

2.1 Lựa chọn tối ưu trong điều kiện giới hạn nguồn lực

Đây là vấn đề cơ bản của TCC. Nghiên cứu nó trước hết chúng ta sử dụng các công cụ lý thuyết để qua đó hiểu được cơ chế ra quyết định chính sách công. Đó là các công cụ đồ thị và mô hình toán học (các công cụ đồ thị như là đường cung, đường cầu, đường bàng quan, đường ngân sách,… và các mô hình toán). Sau đó, công cụ thực nghiệm cũng được thực hiện. Đây là những công cụ cho phép chúng ta phân tích dữ liệu và trả lời câu hỏi đặt ra từ phân tích lý thuyết.

2.1.1 Mở đầu: trước hết chúng ta trả lời 2 câu hỏi:

- Đâu là giá trị của cuộc sống ? (1)

- Yếu tố kinh tế và yếu tố phi kinh tế ? (2)

2.1.2 Quy luật sở thích

* Xét 1 người tiêu dùng hợp lý: tức là người tiêu dùng luôn xác định được sở thích của mình, thích nhiều hơn thích ít và sở thích có tính chất bắc cầu (thích A hơn thích B; thích B hơn thích C thì người đó thích A hơn thích C).

Tài chính công17

Page 18: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngGiả sử trong 1 xã hội gồm có 2 hàng hoá X (lương thực) và Y (quần áo) thì người tiêu dùng

sẽ tiêu dùng 2 hàng hóa X và Y. Họ sẽ cho điểm các giỏ hàng hóa gồm X, Y khác nhau phụ thuộc vào mức độ thỏa mãn mà họ cảm nhận được (điểm càng lớn thì độ thỏa mãn càng cao). Lúc này, hàm thỏa dụng của người tiêu dùng sẽ có dạng:

TU = f ( X, Y )

( Hàm thoả dụng (TU): là 1 hàm số toán học phản ánh tập hợp sở thích của cá nhân; cá nhân thích nhiều hơn thích ít: X, Y tăng thì TU tăng)

Hàm số này có đặc điểm sau: giả sử đây là hàm liên tục thì có đạo hàm riêng

dTU/dX > 0 và dTU/dY > 0

* Nếu, tất cả các giá trị X và Y làm cho hàm TU const ta có đường bàng quan. Hay đường bàng quan ( IC: indifference curve ) phản ánh tập hợp tất cả các nhóm tiêu dùng hàng hoá mà cá nhân có cùng mức thoả dụng. ( bàng quan: sao cũng được)

Đường bàng quan có các tính chất sau:

+ Đây là các đường dốc xuống

+ Lồi về góc toạ độ

+ Đường bàng quan càng xa gốc toạ độ thì mức thoả dụng đạt được càng lớn.

+ Các đường bàng quan không cắt nhau

* Thoả dụng biên: (MU: marginal utility) là mức độ thoả mãn tăng thêm khi người ta tăng sử dụng 1 đơn vị hàng hoá.

MU = TU/Q

MUX = TU/X = dTU/dX > 0 ; MUY = TU/Y = dTU/dY > 0.

Tuy nhiên, khi tiêu dùng càng nhiều một loại sản phẩm nào đó thì thoả dụng biên của sản phẩm về sau sẽ nhỏ hơn thoả dụng biên của các sản phẩm trước. Điều này là vì nhu cầu của con người đã được thoả mãn 1 phần do vậy mức độ thoả mãn thêm sẽ không còn như lúc đầu. Đây chính là quy luật thoả dụng biên giảm dần. Hay: dMUX/ dX2 < 0 ; dMUY/ dY2 < 0

* Độ dốc của đường bàng quan

Do đường bàng quan không phải là đường thẳng cho nên độ dốc của đường bàng quan không ổn định. Cho nên người ta tính độ dốc của đường bàng quan trên 1 đoạn AB nào đó (đoạn đủ nhỏ để xem như tuyến tính - đường thẳng).

Tài chính công18

Page 19: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

Y

O X XTg α = - Y/ X

Mà MUX = TU/X X = TU/ MUX

Tương tự : Y = TU/ MUY

tg α =- TU/MUY

TU/MUX

tgα =- MUX

MUY

Đặt - MUX / MUY là tỷ lệ thay thế biên (MRS)

Về mặt đại số thì độ dốc của đường bàng quan chính là tỷ lệ thay thế biên giữa 2 hàng hoá, đây chính là tỷ lệ đánh đổi giữa 2 hàng hóa trong điều kiện duy trì mức thoả dụng không đổi.

* Giới hạn ngân sách

Giả định: 1, TU = f (X,Y ) max

2, Người tiêu dùng đó có thu nhập là I đồng.

Giá cả của hàng hoá X là PX và giá cả của hàng hoá Y là PY.

Ông ta dùng hết thu nhập của mình chi tiêu cho hàng hoá X và Y.

Ta có: I = X. PX + Y. PY (Phương trình của đường ngân sách)

Y = I/PY – X. PX/ PY = - (PX/PY).X + I/PY ( Phương trình dạng y = ax +b)

Độ dốc của đường ngân sách là – (PX / PY)

Ta có: 2 điểm chặn của đường ngân sách

Tài chính công19

Page 20: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng Y

X= 0 thì Y= I/PY I/PY

Y=0 thì X= I/PX

O I/PX X

* Kết hợp giữa đường bàng quan và đường ngân sách

Khi kết hợp giữa đường bàng quan và đường giới hạn ngân sách trên 1 hệ trục toạ độ sẽ hình thành nên cơ chế lựa chọn sở thích trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn. Nguồn lực là có hạn nên câu hỏi đặt ra là : lựa chọn nhóm hàng hoá nào là tối ưu hoá mức thoả dụng? Sở thích nói lên cái gì chúng ta muốn, còn giới hạn ngân sách nói lên cái mà người tiêu dùng thực tế có thể mua.

Y

M

IC3

IC2

N IC1

O X

Trường hợp 1: đường bàng quan cắt đường ngân sách tại hai điểm. Với thu nhập cho trước người tiêu dùng có khả năng đạt được mức thoả dụng này, tuy nhiên đây là trường hợp người tiêu dùng sử dụng thu nhập chưa hiệu quả bởi vẫn có khả năng đạt được IC2.

Trường hợp 3: đường bàng quan và đường ngân sách không có điểm chung. Trường hợp này là trường hợp không đạt được trong tiêu dùng vì vượt quá khả năng ngân sách.

Trường hợp 2: đường bàng quan và đường ngân sách tiếp xúc tại 1 điểm duy nhất. Do không còn phương án nào tốt hơn nên điểm tiếp xúc là phương án hiệu quả.

Tài chính công20

Page 21: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngĐiều kiện để đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách là độ dốc của chúng bằng nhau.

Tức là:

- MUX/MUY = - PX/PY

Hay: MUX/ PX = MUY/PY

Phương án tối ưu hoá tiêu dùng sẽ đạt được khi tỷ lệ thay thế biên giữa 2 loại hàng hoá bằng tỷ lệ giá cả giữa chúng hay nói cách khác 1 đồng tiêu thêm cho hàng hoá X và Y đều mang lại độ thoả dụng như nhau.

Có người sẽ hỏi, ngoài điểm tối ưu trên, còn điểm nào khác làm cho ông A tốt hơn hay không ? Xét điểm M, độ dốc của đường IC1 lớn hơn độ dốc của đường ngân sách. MRS lớn hơn tỷ lệ giá cả. Hay nói cách khác, mức thoả dụng biên của hàng hoá X so với hàng hoá Y cao hơn tỷ lệ giá cả của 2 loại hàng hoá X so với hàng hoá Y. Điều này có nghĩa là cá nhân đã từ bỏ Y để đổi lấy X nhiều hơn mức mà thị trường yêu cầu. Điểm N, ngược lại cá nhân đã từ bỏ Y để đổi lấy X ít hơn mức thị trường yêu cầu. không hiệu quả.

Ứng dụng vào bài tập: I = X.PX + Y.PY X, Y ? (Đây là phương án hiệu quả)

MUX/ PX = MUY/PY

* Tác động của thu nhập.

Thu nhập tăng (I tăng) I/ PX và I/PY tăng đường ngân sách dịch chuyển song song ra xa gốc toạ độ, độ dốc không đổi. Người tiêu dùng có cơ hội đạt được điểm tiếp xúc với đường bàng quan xa gốc toạ độ hơn độ thoả dụng lớn hơn.

Y Y

TU1 TU1

TU2 TU2

O X O X

* Tác động của giá cả.

Giá PX giảm, X được tiêu dùng nhiều hơn I/PX tăng, đường ngân sách thoải hơn về phía X. Điểm tiếp xúc đạt được ở đường bàng quan xa hơn độ thoả dụng lớn hơn.

* Trên giác độ nền kinh tế

Tài chính công21

Page 22: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngMô hình tối ưu hoá tiêu dùng hàm ý hiệu quả kinh tế nếu đường bàng quan là của cả xã hội;

X và Y là hai loại hàng hoá đối lập nhau ( giả sử là hàng xa xỉ và hàng thiết yếu ). Khi đó thị trường luôn tìm được hiệu quả, luôn xác định được là: sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu, sản xuất cho ai… Tuy nhiên, điểm tối ưu của thị trường không nhất thiết là điểm tối ưu của xã hội. Chính phủ sẽ can thiệp vào nền kinh tế để đạt được điểm tối ưu như mong muốn.

Chẳng hạn: Chính phủ nhận thấy đối với nền kinh tế Việt Nam đang nghèo nàn tức là dân chúng sử dụng nhiều hàng thiết yếu và ít hàng xa xỉ. ( điểm A: tối ưu thị trường )

Hàng thiết yếu

TU1 TU2

A B

O Hàng xa xỉ

Lúc này: Khu vực công (hay Chính phủ ) sẽ điều chỉnh sao cho làm cho giá các loại hàng xa xỉ giảm xuống. Theo cơ chế tác động của giá cả thì người tiêu dùng sẽ có cơ hội đạt được độ thoả dụng lớn hơn (điểm B: điểm tiếp xúc giữa đường bàng quan TU2 và đường ngân sách mới), người tiêu dùng có thể sử dụng nhiều hàng xa xỉ hơn trong cuộc sống của mình.

2.2 Các định lý về hiệu quả xã hội của kinh tế học phúc lợi

2.2.1 Hiệu quả Pareto (Wilfredo Pareto (1848-1923) là một nhà toán học người Ý)

Hiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế học phúc lợi và là tiêu chí chuẩn tắc.

Ở đây chúng ta phân biệt 2 thuật ngữ: thực chứng và chuẩn tắc.

+ Thực chứng hiểu nôm na là kiểm chứng các vấn đề lý luận vào thực tiễn. Ví dụ: Dự án cải tạo 1 con đường đất nâng cấp thành đường nhựa thì cư dân trong vùng sẽ được lợi như thế nào khi thời gian và chi phí lưu thông giảm đi. Tất cả các giả thuyết đều có thể kiểm định lại bằng thực tiễn.

+ Chuẩn tắc là gì? tiêu chí được đưa ra dựa trên nhận định chủ quan cơ bản về điều gì đáng có hoặc cần làm để đạt được kết quả mong muốn, ví dụ: với dự án mở đường trên thì liệu có còn phương án nào khác có hiệu quả hơn hay không). Mục đích trọng tâm của kinh tế học phúc lợi là đưa ra 1 khuôn khổ đánh giá các nhận định mang tính chuẩn tắc về phúc lợi kinh tế. Thực tế cho

Tài chính công22

Page 23: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngthấy, không có 1 chính sách nào được coi là hoàn hảo. Điều quan trọng là người hoạch định chính sách cần phải biết lựa chọn những chuẩn mực rõ ràng để làm cơ sở cho việc ra quyết định chính sách của họ.

Kinh tế học phúc lợi lấy phúc lợi xã hội làm trung tâm nghiên cứu thông qua đánh giá về độ thoả dụng. Nhà nước phải quan tâm đến việc nâng cao phúc lợi của người dân; theo đó, mọi chính sách công của nhà nước phải phản ánh được sự lựa chọn chung của toàn thể công chúng.

Hiệu quả là tiêu chí dùng để đánh giá tình trạng sử dụng nguồn lực của các cá nhân. Theo nghĩa thông thường thì hiệu quả là tạo ra kết quả mong đợi với chi phí thấp nhất.

Trong khi, kinh tế học phúc lợi lại sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto để xác lập tính hiệu quả trong phân bổ đạt được khi không còn cách nào tổ chức lại quá trình sản xuất hay tiêu dùng để có thể tăng thêm độ thoả dụng của người này mà không làm giảm mức độ thoả dụng của người khác. Như vậy, 1 phương án được đánh giá là đạt được hiệu quả Pareto khi ngoài phương án đó ra không có sự phân bổ nguồn lực nào để ít nhất 1 người có lợi hơn mà lại không làm giảm đi lợi ích của người khác.

Theo quan điểm hiệu quả của Pareto thì:

+ Mỗi cá nhân là người đánh giá tốt nhất độ thoả dụng của mình.

+ Xã hội là tổng thoả dụng của các cá nhân trong cộng đồng.

+ Nếu xã hội có thể tái phân bổ các nguồn lực để làm tăng độ thoả dụng của một cá nhân mà không làm giảm độ thoả dụng của các cá nhân còn lại thì phúc lợi xã hội sẽ tăng thêm.

Xây dựng mô hình hiệu quả Pareto

- Hộp Edgeworth

Để đơn giản hoá cho việc phân tích, chúng ta giả định nền kinh tế chỉ có 2 người (Adam và Eva), tiêu dùng hai mặt hàng (lương thực và quần áo) với mức cung cố định. Chiều dài hộp Edgeworth (đoạn thẳng Os) thể hiện tổng số lương thực của nền kinh tế; chiều cao Or đo lường tổng số quần áo. Lượng hàng hoá mà người A tiêu thụ được đo bằng các khoảng cách từ điểm O; lượng hàng hoá tiêu thụ của người E được đo bằng khoảng cách O’. Chẳng hạn, ở điểm v, người A tiêu thụ Ox quần áo và Oy lương thực, còn người E tiêu thụ O’z lương thực và O’w quần áo. Như vậy, bất kỳ điểm nào trong hộp Edgeworth cũng biểu thị cách thức phân phối hàng hoá lương thực và quần áo giữa người A và người E.

O’

A3 z E

Tài chính công23

Page 24: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngA1 A2

Quần áo/ năm

v w

x E1

E2

y E3

O A Lương thực/ năm s

Do nhu cầu của mỗi người là khác nhau nên người A và người E có một tập hợp các đường đẳng dụng biểu thị những sở thích của họ đối với lương thực và quần áo. Hình trên đây thể hiện tập hợp những đường đẳng dụng của cả 2 người cùng đặt trong hộp Edgeworth. Tập hợp các đường đẳng dụng của A gọi là Ai ; tập hợp các đường đẳng dụng của E là Ej. Các đường đẳng dụng có chỉ số càng lớn biểu thị độ thoả dụng càng cao. Độ thoả dụng của người A trên đường A 3

cao hơn đường A2, A1. Tương tự, độ thỏa dụng của người E trên đường E3 cao hơn E2 và E1. Nói chung, độ thoả dụng của người A tăng lên khi đường đẳng dụng dịch chuyển ra xa góc toạ độ theo hướng đông bắc, độ thoả dụng của người E tăng lên khi đường đẳng dụng dịch ra xa theo hướng tây nam.

- Hiệu quả Pareto và sự cải thiện Pareto

Với điểm g trên hình dưới đây - điểm bất kỳ sự phân phối giữa hàng hoá lương thực và quần áo biểu thị đường đẳng dụng Ag của người A cắt đường đẳng dụng Eg của người E. Câu hỏi đặt ra là: liệu có thể phân phối lại hàng hoá lương thực và quần áo giữa người A và người E theo cách nào khác để sao cho người A tốt hơn mà không làm cho người E bị thiệt đi hay không? Trả lời: là có thể tìm ra một sự phân phối như thế. Thật vậy, xét điểm h, người A sẽ ở trong trạng thái phân phối tốt hơn bởi vì đường đẳng dụng Ah thể hiện độ thoả dụng cao hơn đường Ag; trong khi người E cũng không bị thiệt hơn tại điểm h vì đường đẳng dụng gốc hay ban đầu của người E là Eg. Ngoài điểm g, liệu phúc lợi của người A có thể gia tăng được hơn nữa hay không mà không làm tổn hại đến lợi ích của người E? Dễ dàng nhận thấy, nếu như người A di chuyển đường đẳng dụng thêm nữa theo hướng ra xa gốc toạ độ (đông bắc) mà vẫn còn cắt đường E g thì điều này có thể xảy ra. Cứ lập lại tiến trình này cho đến khi đường đẳng dụng của người A tiếp cận đường đẳng dụng Eg của người E tại điểm p. Cách này sẽ đặt cho người A trên đường đẳng dụng cao hơn và không di chuyển người E xuống đường đẳng dụng thấp hơn. Điểm p chính là điểm đạt hiệu quả Pareto. Đó là điểm duy nhất để làm cho một người nào đó trở nên có lợi hơn nhưng không làm cho người khác bị thiệt đi. Cơ chế tái phân phối nguồn lực miêu tả sự dịch chuyển các điểm phân phối và

Tài chính công24

Page 25: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngtheo đó tạo ra sự cải thiện hiệu quả Pareto, cụ thể từ g →h→p. Cơ chế này được gọi là sự cải thiện Pareto trong phân phối.

Ah O’

Eg

Phân phối đạt hiệu

quần áo/ p quả Pareto

năm Ap

Ag

O

lương thực/ năm

- Đường liên kết

Điểm p không phải là điểm phân phối đạt hiệu quả Pareto duy nhất. Chúng ta có thể tìm ra điểm phân phối khác làm cho người E tốt hơn mà không làm giảm đi độ thoả dụng của người A. Chúng ta có thể di chuyển người E đến đường đẳng dụng hướng về hướng tây nam sao cho sự phân phối vẫn nằm trên đường Ag. Kết quả là ta có được điểm p1: là cách duy nhất để cải thiện phúc lợi cho người E mà không di chuyển đường đẳng dụng của người A về vị trí thấp hơn.

O’ O’

Eg g Eg g

Ep1 Quần Ep2

p1 p áo p2 p

phân phối p1

đạt hiệu quả Ap2

Pareto Ag Ag

O OLương thực/ năm Lương thực/ năm

Ở trên, chúng ta chỉ xem xét những sự di chuyển đường đẳng dụng sao cho một người nào đó trở nên tốt hơn nhưng vẫn giữ nguyên mức thoả dụng của người khác. Còn trong hình trên (bên phải), từ điểm g (phân phối ban đầu) chúng ta có thể thiết lập cơ chế tái phân phối làm cho cả người A và E đều tốt hơn. Thật vậy, tại điểm p2 ta thấy: (i) đường Ap2 dịch ra xa gốc toạ độ theo hướng đông bắc so với đường Ag, ở vị trí này người A tốt hơn so với đường Ag; (ii) người E có vị

Tài chính công25

Page 26: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngtrí tốt hơn vì đường EP2 dịch ra xa góc toạ độ theo hướng tây nam so với đường Eg. P2 là điểm đạt hiệu quả Pareto vì tại điểm đó không có thể làm cho cả 2 đều tốt hơn mà không làm cho người khác bị thiệt đi. Nói tóm lại, từ điểm g, chúng ta có thể tìm ra được tập hợp các điểm đạt hiệu quả Pareto, nhưng câu hỏi đặt ra là mỗi cá nhân sẽ nhận được bao nhiêu điểm phân phối đạt hiệu quả Pareto trong mỗi cách phân phối nguồn lực như thế.

Chúng ta có thể tìm kiếm các điểm phân phối đạt hiệu quả Pareto trong hộp Edgeworth: bên cạnh điểm p2, nếu điểm k là phân phối ban đầu, có thể tìm ra các phân phối đạt hiệu quả Pareto là điểm p3 và p4. Bằng cách làm như vậy, chúng ta sẽ xác định được tập hợp các điểm phân phối đạt hiệu quả Pareto trong hộp Edgeworth. Kết nối tất cả các điểm đạt hiệu quả Pareto ta có được đường liên kết. biểu thị bằng đường mn trong hình dưới đây.

k O’g n

p4

Quần áo/ p p3

năm p2

p1

m O Lương thực / năm

2.2.2 Định lý thứ nhất

Phát biểu: trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, người sản xuất và người tiêu dùng chấp nhận giá cả giao dịch thị trường, thì phân phối nguồn lực của nền kinh tế đều đạt hiệu quả Pareto, tức là tối đa hiệu quả xã hội. Hay, tối ưu Pareto đạt được khi và chỉ khi tồn tại thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

mọi sự can thiệp vào giá cả thị trường đều dẫn đến tổn thất xã hội (1).

Để đo lường quy mô hiệu quả xã hội, người ta dùng phương pháp thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.( Xem hình)

Nhắc lại:

- Cầu: là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong 1 thời gian nhất định. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu: thu nhập của người tiêu dùng, giá cả của các loại hàng hoá liên quan, dân số, thị hiếu, kỳ vọng.

Tài chính công26

Page 27: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng- Cung: là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các

mức giá khác nhau trong 1 thời gian nhất định. Các yếu tố làm đường cung dịch chuyển: công nghệ, giá các yếu tố đầu vào, chính sách thuế, số lượng người sản xuất, các kỳ vọng.

P

CS S

E

Po

PS

D

O Qo Q

Giao điểm của cung và cầu sẽ xác định giá cả và sản lượng cân bằng thị trường.

Thặng dư tiêu dùng: trên thị trường, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn mức giá cân bằng sẽ mua được hàng hoá và sẽ cảm thấy thoả mãn nhiều hơn người ta gọi đó là thặng dư tiêu dùng. (consummer surplus: CS). CS được giới hạn bởi diện tích tạo bởi đường cầu, đường giá cả và trục tung.

Tương tự như vậy, 1 số người sản xuất sẵn sàng bán với mức giá nhỏ hơn giá cân bằng nhưng họ lại bán được với giá cân bằng cho nên họ sẽ được lợi. Đây là phúc lợi của người sản xuất Thặng dư sản xuất. (production surplus: PS). PS được xác định bởi đường cung, đường giá cả và trục tung.

Vậy, Tổng phúc lợi của nền kinh tế (hiệu quả xã hội hay thặng dư xã hội ) bằng thặng dư sản xuất cộng thặng dư tiêu dùng. Hay

EW (economic Welfare) = CS + PS

* (1) Giả sử chính phủ muốn bảo vệ người tiêu dùng bằng cách quy định giá tối đa được bán thấp hơn mức giá cân bằng. Lúc này thì người sản xuất sẽ phản ứng lại bằng cách cắt giảm sản lượng đến QS thị trường rơi vào tình trạng thiếu hụt.

P w

S

Tài chính công27

Page 28: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng A

Po I E

Pmax B C

D K

O QS QO QD Q

Lúc này:

PS = diện tích KBPmax

CS = diện tích WAIPo + PoIBPmax

EW= WABK và Tổn thất xã hội là diện tích tam giác ABE (đây chính là sự mất mát về phúc lợi hay lợi ích kinh tế so với điều kiện cạnh tranh).

Lưu ý rằng, định lý này về cơ bản thể hiện luận điểm “bàn tay vô hình” của Adam Smith. Do vậy, tiêu chuẩn Pareto và định lý 1 của kinh tế học phúc lợi bộc lộ hai hạn chế: (1) nền kinh tế không phải lúc nào cũng hoạt động trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo.(2) Hiệu quả chỉ là một tiêu thức phân bổ nguồn lực cụ thể là tốt hay xấu. Bản thân tiêu chuẩn hiệu quả Pareto chỉ mang đặc tính cá nhân chủ nghĩa. Nó chỉ quan tâm đến mức lợi ích tuyệt đối của từng cá nhân chứ không quan tâm đến mức lợi ích tương đối giữa các cá nhân với nhau. Nói cách khác, nó không quan tâm đến sự bất bình đẳng. Một sự thay đổi làm cho người giàu càng giàu thêm nhưng không giúp gì cho người nghèo vẫn được coi là hoàn thiện Pareto, tuy nó làm sự bất bình đẳng trong xã hội thêm sâu sắc.

2.2.3 Định lý thứ 2 (là định lý nghịch đảo của định lý thứ nhất)

Định lý 2 phát biểu rằng: trong một nền kinh tế tuân thủ các quy luật kinh tế thông thường và với những quy luật nhất định, Chính phủ có thể đạt tới bất kỳ một cách phân bổ hiệu quả nào bằng cách tiến hành phân phối lại thu nhập ban đầu (bằng các công cụ phân phối lý tưởng, không gây tổn thất cho xã hội), sau đó để nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo tự hướng dẫn nền kinh tế đi tới điểm mong muốn của nó.

Định lý này cho rằng vấn đề hiệu quả và công bằng có thể giải quyết một cách độc lập. Để chứng minh cho điều này chúng ta sử dụng mô hình đơn giản với giả định tổng lượng mỗi hàng hoá là cố định. Từ hình dưới đây, trên đường liên kết mn, chúng ta so sánh 2 điểm phân phối: p5 (ở góc trái của hộp) và điểm q gần trung tâm. Câu hỏi đặt ra là liệu phân phối ở điểm p5 có tốt hơn so với điểm q hay không?

Tài chính công28

Page 29: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngE

n

p5 q

m

A

Câu trả lời còn tuỳ thuộc vào quan điểm thế nào là tốt hơn. Nếu xã hội có thiên hướng lựa chọn tính công bằng trong phân phối thu nhập làm mục tiêu cho chính sách thì điểm phân phối q (công bằng) có thể được ưa thích hơn p5 (hiệu quả), cho dù q không đạt hiệu quả Pareto. Còn nếu xã hội coi trọng lợi ích người E hơn người A thì p5 sẽ được ưa chuộng hơn.

Từ lập luận trên, ta thấy tiêu chuẩn hiệu quả Pareto bản thân nó không đủ để bao quát các cách thức phân phối nguồn lực. Bên cạnh tiêu thức hiệu quả, xã hội còn quan tâm đến tính công bằng trong phân phối mức thoả dụng. Hay nói cách khác, xã hội không chỉ quan tâm thặng dư bao nhiêu mà còn quan tâm đến thặng dư đó được phân phối như thế nào trong cộng đồng xã hội, tức là phúc lợi xã hội. Phúc lợi xã hội là khái niệm phản ánh mức độ trạng thái cuộc sống trong xã hội được quyết định bởi hiệu quả xã hội và phân phối công bằng nguồn lực của xã hội.

Mục tiêu của tái phân phối là công bằng. Vậy công bằng là gì? Công bằng là khái niệm mang tính chuẩn tắc. Nó tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi người trong sự so sánh về lợi ích thông qua đánh giá mức độ thoả dụng của họ về các loại hàng hoá và dịch vụ mà họ nhận được từ sự cung cấp của xã hội. Có 2 quan niệm về công bằng:

- Công bằng theo chiều dọc: các chủ thể với điều kiện khác nhau phải được đối xử khác nhau (ví dụ: người giàu phải nộp thuế nhiều hơn người nghèo).

- Công bằng theo chiều ngang: các chủ thể trong điều kiện như nhau phải được đối xử như nhau. ( ví dụ: trẻ em thành thị và nông thôn thôn đều được uống vacxin miễn phí ).

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là như thế nào là các chủ thể có điều kiện như nhau, các chủ thể có điều kiện khác nhau? Ta xem xét ví dụ sau:

Tài chính công29

Page 30: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngXét 2 cá nhân A và B cùng có khả năng kiếm được 50000đ/ ngày. Ông A làm việc 5 ngày/

tuần (mỗi tháng thu nhập được 1 triệu) , ông B làm việc 6 ngày/ tuần (mỗi tháng thu nhập được 1,2 triệu). Như vậy 2 cá nhân này được coi là có điều kiện (kinh tế) như nhau hay khác nhau ?

Nếu chỉ nhìn vào thu nhập hàng tháng thì rõ ràng ông B có thu nhập cao hơn nên theo nguyên tắc công bằng dọc ông B sẽ nộp nhiều thuế hơn. Nhưng phần chênh lệch thu nhập này là do ông B đã làm việc chăm chỉ hơn, còn khả năng kiếm thu nhập của họ là như nhau. Do đó, nếu lấy mức lương giờ làm chuẩn thì 2 người này phải được đối xử như nhau theo nguyên tắc công bằng ngang. Những khó khăn đến đây chưa hết, vì mức giờ công chưa phản ánh được gia cảnh, mức độ đầu tư vào vốn con người của các cá nhân,... Giả sử, ông A học 2 bằng đại học, nuôi 3 con trong khi ông B chỉ tốt nghiệp THPT và sống độc thân thì việc đánh thuế như nhau giữa ông A và ông B xem ra lại không công bằng ngang rõ ràng như thế nào là công bằng là một vấn đề rất mơ hồ.

Nhìn chung, phân biệt công bằng theo quan điểm trên chỉ có ý nghĩa trong nhận thức, khi vận dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề chính sách công là rất khó. Bởi lẽ, nó đòi hỏi phải có khối lượng lớn các thông tin để đánh giá chính xác tình trạng của các chủ thể và đối tượng tác động của chính sách công. Cho nên, vấn đề công bằng trong chính sách công vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi.

* Quan hệ giữa hiệu quả và công bằng: quan hệ đánh đổi lẫn nhau: nếu chính sách phân phối đạt được hiệu quả nhiều hơn thì phải chấp nhận một sự mất công bằng nhất định và ngược lại. (Có thể mô tả sự đánh đổi này qua hình dưới đây).

Công bằng

Hiệu quả

2.3 Thất bại thị trường trong phân bổ nguồn lực

Thất bại thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ ở mức hiệu quả xã hội.

Tài chính công30

Page 31: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngCó 2 nguyên nhân cơ bản để giải thích vì sao cơ chế thị trường không thể phân bổ nguồn lực

có hiệu quả, đó là do: độc quyền và sự không tồn tại thị trường.

2.3.1 Độc quyền thị trường

* Độc quyền là gì ? là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất 1 người bán và sản xuất ra sản phẩm nhưng lại có nhiều người mua. (định nghĩa độc quyền bán)

* Nguyên nhân xuất hiện độc quyền ? độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào những nguyên nhân dưới đây:

- Do được Chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường. Nhiều hãng trở thành độc quyền là nhờ được Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó. Ví dụ các địa phương thường cho phép một công ty duy nhất cung cấp nước sạch trên địa bàn địa phương mình. Ngoài ra, đối với những ngành được xem là chủ đạo của quốc gia, Chính phủ thường tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước. Có lẽ không có ai phản đối rằng quốc phòng hay công nghiệp sản xuất vũ khí nên do Chính phủ nắm giữ, vì nó liên quan đến an ninh của đất nước.

- Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ. Chế độ bản quyền là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của những nhà phát minh, khuyến khích họ đầu tư công sức, thời gian và tiền của vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động và đời sống tinh thần cho xã hội. Nhưng cũng chính những quy định này đã tạo cho người có bản quyền một vị thế độc quyền lớn, tuy vị thế không phải là vĩnh viễn (vì còn tuỳ thuộc vào thời hạn được nắm giữ bản quyền của từng nước).

- Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt. Việc nắm giữ được một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó sẽ giúp người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường. Chẳng hạn, vì những mỏ kim cương lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi nên quốc gia này có một lợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương mà các quốc gia khác không thể có.

- Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất. Do tính chất đặc biệt của ngành có hiệu suất tăng dần theo quy mô đã khiến việc có nhiều hãng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất, biến nó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những hãng. Trường hợp này còn được gọi là độc quyền tự nhiên thường xuất hiện trong các ngành dịch vụ công cộng như điện, nước sạch, đường sắt,…

* Tổn thất lợi ích xã hội do độc quyền.

Tài chính công31

Page 32: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngCác định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi dựa trên giả định là các doanh nghiệp và người

tiêu dùng đều phải chấp nhận quy luật cạnh tranh của giá cả. Nếu 1 doanh nghiệp có khả năng tác động đến giá cả thì việc phân bổ nguồn lực thường sẽ không hiệu quả.

Giả sử: chi phí biên của hãng độc quyền phản ánh giá trị của tất cả các yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất thêm 1 đơn vị đầu ra. Ta có, chi phí biên của hãng độc quyền cũng bằng chi phí biên xã hội (MSC) do chỉ có 1 hãng duy nhất sản xuất.

Đối với hãng độc quyền thì đường cầu có dạng: P= a+bQ (b<0 do đường cầu dốc xuống).

Doanh thu TR = P.Q = Q.( a+b.Q ) = a.Q + b.Q2

(TR)’ = MR = a +2bQ đường doanh thu biên sẽ có hệ số góc gấp đôi đường cầu (nằm dưới đường cầu ).

- Thị trường cạnh tranh: MSC = MSB (D), cân bằng thị trường tại E(Q*, P*).

- Hãng độc quyền: (mục tiêu) Lợi nhuận = TR – TC max (cực trị)

tức là (Lợi nhuận)’= (TR-TC)’= 0 TR’ = TC’ hay MR = MC= MSC

do đó hãng độc quyền sẽ quyết định sản xuất tại P0 và Q0

P MSC

Po A

P* E

B

MR MSB(D)

O Q0 Q* Q

Ta thấy: Q0<Q* và P0> P*. Như vậy, hãng độc quyền đã sản xuất tại mức sản lượng ít hơn mức xã hội yêu cầu và đặt giá cao hơn mức giá cân bằng thị trường. Tổn thất vô ích do độc quyền gây ra là diện tích ABE.

2.3.2 Sự không tồn tại một số thị trường

Trong các định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi đều đưa ra giả định là nền kinh tế tồn tại thị trường cho mọi loại hàng hoá. Nếu thị trường đối với 1 loại hàng hoá nào đó không tồn tại thì

Tài chính công32

Page 33: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngta không thể hy vọng vào một sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả. Tuy vậy nhưng trên thực tế, vẫn có 1 số thị trường hàng hoá không tồn tại do 1 số nguyên nhân cơ bản sau:

- Thông tin bất cân xứng

Chúng ta xem xét thị trường bảo hiểm

Ngày nay thì bảo hiểm được xem là một hàng hoá có vai trò quan trọng trong 1 xã hội đầy rủi ro.Thị trường bảo hiểm cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ bảo hiểm cho xã hội như BH tài sản, bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm nhân thọ,…thế nhưng có công ty bảo hiểm nào “dám” cung cấp bảo hiểm “nghèo” hay không?

Trả lời: hoàn toàn không. Bởi vì:

- Về phía khách hàng, người tham gia bảo hiểm: khi bạn mua loại bảo hiểm này thì bạn sẽ không có động cơ hay nổ lực làm việc nữa.

- Về phía công ty bảo hiểm, để ngăn chặn các hành vi xấu của bạn, công ty bảo hiểm sẽ phải tăng cường giám sát mọi hành động của bạn để xem xem việc bạn nghèo là do tai nạn hay là do lười biếng điều này rất khó và rất tốn kém chi phí không có công ty nào bán loại bảo hiểm này thị trường bảo hiểm nghèo không tồn tại.

Nguyên nhân cơ bản ở đây là do tình trạng thông tin không cân xứng: một bên khi tham gia giao dịch thì có đầy đủ thông tin trong khi đối tác còn lại thì không có đầy đủ thông tin.

Do tư nhân không cung cấp loại hàng hoá này nên chính phủ phải hình thành thị trường bảo hiểm nghèo thông qua chương trình hỗ trợ thu nhập của chính phủ. Phí để trang trải cho loại bảo hiểm này chính là số tiền thuế mà bạn phải trả khi có thu nhập. Khi xảy ra rủi ro nghèo bạn nhận được thu nhập dưới hình thức chi trả phúc lợi từ phía chính phủ. (Việt Nam sắp tới sẽ áp dụng bởi đã có Luật thuế Thu nhập cá nhân).

- Ngoại tác :Là hành vi của chủ thể này tác động tốt hay xấu đến chủ thể khác mà chủ thể bị tác động không nhận được bất kì sự hoàn trả hay bồi thường nào.

Ngoại tác tác động tốt đến chủ thể thì gọi là ngoại tác tích cực, ví dụ: hoạt động tiêm chủng phòng bệnh: không những người được tiêm chủng được lợi mà những người xung quanh cũng được lợi, 1 nhà kinh doanh dịch vụ giặt sấy quần áo hoạt động bên cạnh 1 lò mỳ thì hơi nóng toả ra từ lò mỳ sẽ là giúp quần áo khô nhanh hơn..

Ngoại tác tác động xấu đến chủ thể thì gọi là ngoại tác tiêu cực, ví dụ: nuôi cá xả chất thải xuống sông, (Việt Nam bị Mỹ kiện bán phá giá cá tra, cá basa) 1 người hút thuốc lá và khói thuốc gây ảnh hưởng đến những người xung quanh,…

Tài chính công33

Page 34: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngVậy ảnh hưởng của ngoại tác như thế nào? Xem hình sau:

P P

MSC=MPC+MEC MSB

MPCMPB

MPC

MEC MEB

MB

O Q* Q1 Q O Q1 Q* Q

Tính phi hiệu quả của ngoại tác: sản xuất quá nhiều hay quá ít: hãng sản xuất nhiều hơn mức sản lượng tối ưu xã hội (ngoại tác tiêu cực) và hãng sản xuất ít hơn mức sản lượng tối ưu xã hội (ngoại tác tích cực).

(Nguyên tắc xuyên suốt: điều kiện đạt hiệu quả Pareto: chi phí biên đồng nghĩa với chi phí xã hội biên và lợi ích biên đồng nghĩa với lợi ích xã hội biên).

Liên quan chặt chẽ với ngoại tác là tính chất hàng hoá công, là loại hàng hoá không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng ( có nhiều người tiêu dùng hàng hoá này và sự tiêu dùng của người này là không ảnh hưởng đến sự tiêu dùng của người khác).

Ví dụ: ngọn đèn hải đăng, khi nó thắp sáng thì tất cả các tàu đi lại trên biển đều được thụ hưởng lợi ích từ ngọn đèn này (biết đâu là bờ). Dĩ nhiên, ở đây thì mức độ thụ hưởng của mỗi tàu là khác nhau (những tàu chở hàng hoá có giá trị sẽ đánh giá lợi ích của ngọn hải đăng cao hơn so với những tàu nhỏ). ngọn hải đăng tạo ra ngoại tác tích cực nhưng không có ai chịu trả tiền cho sự tiêu dùng của mình không ai chịu bỏ tiền bỏ tiền ra xây dựng ngọn hải đăng thị trường đã thất bại hoàn toàn.

Bài đọc thêm: Những cơ sở khác cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế.

Những nguyên nhân trên đây về các dạng thất bại của thị trường cho thấy, bản thân thị trường có thể đưa đến những kết cụ phi hiệu quả nếu không có sự can thiệp của Chính phủ. Nhưng ngay cả khi nền kinh tế đã vận hành có hiệu quả thì vẫn có những lý do khác nữa để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế:

Tài chính công34

Phần xã hội bị thiệt

Phần xã hội bị thiệt

Page 35: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng-Bất ổn định kinh tế: sự vận hành mang tính chất chu kỳ của nền kinh tế khiến lạm phát và

thất nghiệp trở thành những căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường và gây ra nhiều tổn thất cho xã hội. Việc chính phủ chủ động sử dụng các chính sách tài khoá và tiền tệ để cố gắng ổn định hoá nền kinh tế chính là những nổ lực để đạt đến trạng thái toàn dụng nhân công. Mặc dù các chính sách ổn định hoá của chính phủ nhiều khi làm tiêu hao nhiều nguồn lực của xã hội nhưng đó lại là sự trợ giúp rất đắc lực để giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn.

-Phân phối lại thu nhập và cơ hội kinh tế cho mọi người. Nhiều người cho rằng, sự không hoàn hảo của thị trường thường dẫn đến những kết cục thiếu công bằng. Chính phủ phải có trách nhiệm phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giúp cho các đối tượng dễ tổn thương như người già, người nghèo, trẻ em, người tàn tật. Thông thường, chính phủ có thể tiến hành các chương trình trợ cấp trực tiếp cho từng cá nhân để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nhiều khi, các chương trình phân phối lại còn được thực hiện dưới dạng cung cấp các phương tiện, dịch vụ cho cả cộng đồng như chương trình xây dựng điện, đường, trường, trạm ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Tương tự, việc sử dụng quyền lực của chính phủ để tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho mọi công dân, không phân biệt tình trạng cá nhân, có thế làm lợi cho xã hội nói chung vì nó sẽ giúp các cá nhân có nhiều cơ hội hơn để đặt năng lực của mình vào công việc phù hợp nhất, có năng suất cao nhất.

-Hàng hoá khuyến dụng: Lý do tiếp theo để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế có hiệu quả Pareto nảy sinh từ việc cá nhân có thể không hành động vì mục tiêu tốt nhất của mình. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, cá nhân nói chung đôi khi khá thiển cận, không nhận thức được đầy đủ lợi ích hoặc tác hại của việc tiêu dùng một hàng hoá hay dịch vụ nào đó, ngay cả khi họ có đầy đủ thông tin. Chẳng hạn, ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ nhưng rất nhiều người vẫn tiếp tục hút thuốc. Nhiều người biết đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy sẽ giảm bớt nguy cơ tử vong khi không may gặp tai nạn, nhưng không thiếu người vẫn tiếp tục lái xe đầu trần. Vậy, hàng hoá khuyến dụng là gì? Đây là những hàng hoá hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu dùng, khiến chính phủ phải bắt buộc họ sử dụng gọi là hàng hoá khuyến dụng (merit goods).

Cơ sở ủng hộ sự can thiệp của Chính phủ trong trường hợp hàng hoá khuyến dụng bắt nguồn từ một chức năng được gọi là chức năng phụ quyền của chính phủ. Nhiều người cho rằng, vai trò của chính phủ ở đây giống như vai trò của người cha trong gia đình. Khi người cha thấy con cái mình chỉ hành động vì lợi ích trước mắt mà không nghĩ gì đến tương lai lâu dài, thì người cha

Tài chính công35

Page 36: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngphải can thiệp để điều chỉnh hành vi của con cái. Sự can thiệp này có thể chỉ ở mức độ giáo dục, giải thích, nhưng nếu cần thì có thể biến thành mệnh lệnh bắt buộc.

Mặc dù vai trò phụ quyền của chính phủ trong một số trường hợp tỏ ra hoạt động tốt như đối với thị trường dược phẩm hay giáo dục, nhưng việc lạm dụng chức năng này có thể khiến chính phủ trở thành độc đoán hoặc vi phạm thô bạo vào quyền tự do cá nhân. Vì thế, nhiều nhà kinh tế cho rằng, cần giới hạn phạm vi thực hành vai trò phụ quyền của chính phủ./.

Tài chính công36

Page 37: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

Chương 3

HÀNG HOÁ CÔNG VÀ CHI TIÊU CÔNGI. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đồng thời phải tiêu dùng 2 loại hàng hoá: hàng hoá công: pháo hoa, an ninh quốc phòng, đường xá, cầu cống,... và hàng hoá tư: xe máy, điện thoại, sách, … Vậy câu hỏi đặt ra là: hàng hoá công là gì ? khu vực nào cung cấp hàng hoá công sẽ hiệu quả nhất ?

Trong chương này thì chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các nội dung sau:

- Định nghĩa hàng hoá công

- Xác định mức cung cấp hàng hoá công tối ưu

- Bàn luận vấn đề: là liệu chính phủ có nên tham gia cung cấp hàng hoá công hay không? Và khi mà chính phủ tham gia cung cấp hàng hoá công thì quản lý theo phương thức nào?

II. NỘI DUNG CHƯƠNG 3

3.1 Hàng hoá công

* Những hàng hoá và dịch vụ (gọi chung là hàng hoá) được sản xuất và cung cấp trong xã hội có thể được chia làm 2 loại chính: hàng hoá công cộng và hàng hoá cá nhân. Ta xét 2 ví dụ sau đây:

- Hàng hoá cá nhân: ví dụ: xe máy Honda Lead

Xe Lead xuất hiện đầu 2009, số lượng xe cung cấp tại các cửa hàng là có giới hạn trong khi nhu cầu mua là rất lớn. Giả sử, còn 1 chiếc xe mà có 2 người muốn mua thì sẽ có 1 người không mua được xe. Rõ ràng, chỉ có 1 người có được lợi ích tăng thêm từ việc có được xe máy.

Vậy, HHCN có tính cạnh tranh trong tiêu dùng.

- Hàng hoá công: ví dụ: dịch vụ an ninh

Một ông cảnh sát khu vực cung cấp dịch vụ bảo vệ an ninh cho 1 khu phố. Giả định có 1 người đến tạm trú tại khu phố đó thì:

+ Những người trong khu phố không vì thế mà giảm đi mức độ được bảo vệ an ninh.

+ Người mới đến cũng được hưởng dịch vụ bảo vệ như những người khác.

Tài chính công37

Page 38: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng+ Ông cảnh sát cũng không mất thêm chi phí ( thời gian hay tiền bạc ) để đảm bảo mức độ

cung cấp an ninh không giảm đi.

Vậy, HHCC là những hàng hoá không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng; việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hoá đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó.

* Đặc tính của hàng hoá công: có 2 đặc tính:

- Tính tiêu dùng chung hay tính không cạnh tranh (ví dụ trên). Tuy nhiên, với mỗi hàng hoá công nhất định, mỗi người có thể nhận định khác nhau về giá trị của nó: lợi ích nhiều hay ít, tích cực hay tiêu cực.

Ví dụ 1: một con đường quốc lộ được trải nhựa đạt tiêu chuẩn đường đồng bằng cấp 1, đi trên con đường đó:

Người chạy xe SH sẽ có thể chạy với tốc độ lớn hơn, êm ái hơn họ sẽ đánh giá giá trị của con đường cao.

Người đi xe đạp đang chạy: có rất ít sự khác biệt giữa đi trên con đường này với đi trên những con đường khác họ sẽ đánh giá thấp hơn về giá trị của con đường.

Ví dụ 2: Xét 1 tên lửa mang đầu đạt hạt nhân do bộ quốc phòng chế tạo thì:

Đối với những người xem hệ thống tên lửa như là sự tăng cường an ninh của họ, thì họ cho rằng tên lửa có giá trị tích cực. Còn đối với những người xem tên lửa làm leo thang cuộc chạy đua vũ trang, làm giảm đi sự an toàn cho an ninh quốc gia, thì họ xem tên lửa có giá trị tiêu cực. (CH DCND Triều Tiên).

- Tính không loại trừ trong tiêu dùng; hoặc chi phí loại trừ rất tốn kém. Có nghĩa là, sẽ rất tốn kém hay hoàn toàn không thực hiện được việc ngăn cản người khác sử dụng hàng hoá công cộng.

Ví dụ 1: các chương trình phát thanh và truyền hình của đài truyền hình: VTV1, VTV2,… khi đã phát thì rất khó có thể ngăn cấm họ không thưởng thức những chương trình đó, không thể cấm được 1 người không được hưởng dịch vụ an ninh,…

Ví dụ 2: Một công viên, để loại trừ những người không trả tiền cần: thuê người bảo vệ, người bán vé, xây dựng tường rào,…tốn kém, mất mỹ quan (tốn kém phi tiền tệ). Vậy nên để sử dụng miễn phí.

* Phân loại hàng hoá công: dựa vào tiêu thức phân loại là các thuộc tính của hàng hoá công, người ta phân hàng hoá công thành 2 loại:

Tài chính công38

Page 39: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng- Hàng hoá công thuần tuý: là nhóm hàng hoá mang đầy đủ hai thuộc tính: tính không cạnh

tranh trong tiêu dùng và tính không loại trừ trong tiêu dùng. Ví dụ: các chương trình truyền hình miễn phí VTV1, VTV2,3, quốc phòng,…

- Hàng hoá công không thuần tuý: là những hàng hoá mang một trong hai thuộc tính của hàng hoá công. Ví dụ: đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu: có tính cạnh tranh (nhiều người cùng đi sẽ làm giảm đi sự thưởng thức của bạn) nhưng không thể loại trừ, truyền hình cáp Huế HTC không có tính cạnh tranh nhưng vẫn có thể có tính loại trừ (HTC có thể từ chối lắp cáp cho bạn vì hết cáp),… 1

Chú ý: -mức 0: hoàn toàn không thể B

-mức 1: hoàn toàn có thể

mức độ C

loại trừ

A

O mức tiêu dùng chung 1

Đối với hàng hoá tư nhân thì để tiêu dùng người ta sẵn sàng trả tiền và trả theo giá thị trường nhưng đối với hàng hoá công thuần tuý thì người ta sẽ không trả tiền khi tiêu dùng. Còn đối với hàng hoá công không thuần tuý thì người ta sẽ trả tiền theo một mức độ nào đó mà thôi và giá cả của nó không phải là giá cả thị trường mà chỉ mang ý nghĩa: (1) bù đắp 1 phần chi phí sản xuất hàng hoá công đó (2) là cơ sở để loại trừ một số trường hợp ra khỏi việc sử dụng.

Trên thực tế, việc phân loại HHC thuần tuý và HHC không thuần tuý không có tính tuyệt đối. Có những trường hợp hàng hoá công thuần tuý trở thành hàng hoá công không thuần tuý và có những trường hợp hàng hoá công sẽ trở thành hàng hoá tư nhân. Chẳng hạn:

(1) phòng đọc sách của thư viện tổng hợp quốc gia là một loại hàng hoá công thuần tuý khi số người đọc sách có mặt vừa đủ trên diện tích của phòng. Nhưng khi số lượng người đọc sách tăng lên thì sẽ gây ra vấn đề tắc nghẽn. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến những người đọc sách tại thư viện nên giá trị của nó sẽ giảm. tính không cạnh tranh không còn đúng 1 cách tuyệt đối nữa HHCC không thuần tuý.

(2) chương trình truyền hình phát đó là HHCC thuần tuý, nhưng khi truyền hình bằng cáp có thể dễ dàng buộc những gia đình nào muốn sử dụng dịch vụ này phải trả tiền HHCC không thuần tuý.

3.2 Cung cấp hàng hoá công tối ưu

Tài chính công39

Hoàn toàn có thể loại trừ và hoàn toàn không thể tiêu dùng chung

B là hàng hoá tư nhân thuần tuý

Có thể loại trừ với 1 chi phí nào đó. Có thể tiêu dùng chung.C là HHCC không thuần tuý

Không thể loại trừ và hoàn toàn có thể tiêu dùng chung. A là hàng hoá

công thuần tuýâ

Page 40: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngCả hàng hoá công và hàng hoá cá nhân đều được sử dụng để thoả mãn lợi ích của con người.

Khi tiêu dùng nó thì cái mà người ta nhận được là lợi ích tăng thêm và cái giá mà người ta sẵn lòng trả để có được hàng hoá phụ thuộc lợi ích tăng thêm mà người ta nhận được. Khi khối lượng hàng hoá tăng thêm thì lợi ích tăng thêm của mỗi đơn vị hàng hoá giảm đi, do vậy cái giá mà người ta sẵn lòng trả cũng giảm đi. Điều này lý giải quan hệ nghịch biến giá cả và sản lượng (quy luật cầu).

* Đường cầu xã hội về hàng hoá công

Đường cầu về hàng hoá công được phân biệt với đường cầu hàng hoá cá nhân như sau:

- Do tính chất phân chia hay cạnh tranh trong tiêu dùng khiến đường cầu đối với hàng hoá cá nhân thể hiện số lượng hàng hoá mà thị trường sẵn sàng mua ở mỗi mức giá nhất định. Như vậy, đường cầu thị trường đối với hàng hoá cá nhân là tổng hợp các đường cầu cá nhân theo sản lượng.

Ví dụ: chẳng hạn, đói muốn ăn bánh bao, anh X ăn 2 cái, anh Y anh 4 cái thì cầu thị trường về bánh bao là 6 cái.

Giả sử: thị trường có n người tiêu dùng đối với hàng hoá cá nhân, thì đường cầu thị trường đối với hàng hoá đó được xác định như sau:

p = p0 n

q = qi QD = qi

i = 1

- Đường cầu đối với hàng hoá công: do tính chất sử dụng chung nên đường cầu thể hiện giá cả mà xã hội sẵn lòng chi trả để có được hàng hoá công ấy. Ví dụ: 2 bạn nhà ở cạnh nhau thì chỉ cần 1 con đường để đi đến trường và để có được con đường để đi đến trường thì 2 bạn phải cùng phải trả tiền.

Do vậy, đường cầu xã hội đối với hàng hoá công được thiết lập bằng cách cộng các đường cầu cá nhân theo giá cả.

q = q0 n

p = pi P = pi

i=1

* Đường cung xã hội về hàng hoá công

Tài chính công40

Page 41: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngBất kể hàng hoá công do ai cung cấp thì xã hội đều phải tiêu tốn một khoảng chi phí nhất

định. Khi lượng hàng hoá công tăng thêm thì chi phí xã hội cũng tăng thêm. Suy ra: đường cung xã hội đối với hàng hoá công đó chính là đường chi phí xã hội biên MSC (marginal of social cost)

Ví dụ: Pháo hoa là một hàng hoá công. Xét xã hội chỉ có 2 cá nhân

P P 6 SMB= DA+B

4 DA 4 MSC

2 DB 2

1 1

O 1 5 Q O 1 5 Q

Ông A sẵn lòng trả 4$ và ông B trả 2$ để có được 1 quả pháo hoa đầu tiên tức là 2 ông sẵn lòng chi trả 6$ để có 1 đơn vị quả pháo hoa đầu tiên. Nhưng sự sẵn lòng chi trả của họ sẽ giảm đi khi số lượng pháo hoa gia tăng ( do lợi ích cận biên giảm dần và lợi ích của hàng hoá công mà mỗi người cảm nhận được là khác nhau). Chẳng hạn, để có được 5 đơn vị pháo hoa, ông A trả 2$ và ông B trả 1$ ( tổng 3$). Xem hình:

Giả sử, đường cung hàng hoá pháo hoa cũng chính bằng với chi phí sản xuất xã hội biên (MSC). Mức sản xuất tối ưu của xã hội là giao điểm của đường cung và đường cầu cộng theo chiều dọc. Nghĩa là, với bất kì số lượng pháo hoa được cung cấp để phục vụ cho A và B thì nhà sản xuất ( chính phủ) nên xem xét tổng cộng giá trị ( sự sẵn lòng thanh toán của A và B) khi ra quyết định sản xuất. Mức sản xuất tối ưu trong trường hợp này là 5 đơn vị pháo hoa.

* Ai nên cung cấp hàng hoá công ?

▪ Đối với hàng hoá công thuần tuý thì chính phủ nên cung cấp cho xã hội hơn là để cho tư nhân cung cấp mặc dù vì lợi ích của mình thì người tiêu dùng vẫn sẵn sàng trả tiền do bởi: nếu tư nhân cung cấp hàng hoá công thì hiệu quả xã hội đạt được là nhỏ hơn so với việc chính phủ cung cấp vả lại những người nghèo nhất trong xã hội là những người cần sử dụng hàng hoá công nhiều hơn nhưng lại có khả năng chi trả ít hơn → chính phủ cung cấp làm cho họ có cơ hội sử dụng hàng hoá công để cải thiện cuộc sống của mình.

▪ Đối với hàng hoá công không thuần tuý

Xét ví dụ: trên 1 con đường có một con sông chạy ngang → phải xây dựng cầu. Câu hỏi đặt ra ở đây là ai nên xây dựng ?

Tài chính công41

Page 42: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng P

E Đường cầu về đi lại

A

P

O Q2 Q1 Q

- Trường hợp 1: Nếu để cho tư nhân cung cấp thì họ sẽ bán dịch vụ qua cầu và mỗi người qua cầu phải trả một mức phí. Giả sử đường cầu của dân chúng là EQ 1; với mức giá P thì điểm cân bằng là điểm A và sẽ có Q2 người qua cầu. Thu nhập của khu vực tư nhân (thu nhập được coi là lợi ích) là P*Q2 = diện tích OPAQ2; thặng dư tiêu dùng trong trường hợp này là diện tích PEA → tổng lợi ích kinh tế đạt được chính là diện tích OEAQ2.

Nhắc lại: mục đích của tiêu dùng là hữu dụng (các gì mang lại lợi ích cho người sử dụng thì sẽ được tiêu dùng). Thặng dư tiêu dùng là sự biểu thị của hữu dụng được đo bằng mức chênh lệch giữa mức giá sẵn lòng trả và mức giá phải trả. Kinh tế công gọi đây là phúc lợi xã hội.

- Trường hợp 2: Nếu để chính phủ cung cấp

+ Nếu khả năng chịu tải của cây cầu lớn hơn nhu cầu đi lại thì chính phủ sẽ cung cấp miễn phí ( tức là để dân chúng qua lại tự do ). Trong trường hợp này, lượng qua cầu là Q1; lợi ích kinh tế = thặng dư tiêu dùng = diện tích OEQ1.

So sánh với trường hợp tư nhân cung cấp ta có: lợi ích kinh tế tăng thêm một lượng bằng diện tích AQ1Q2. Hay nói cách khác: nếu so sánh tư nhân so với chính phủ thì diện tích AQ 1Q2

chính là phúc lợi kinh tế bị mất đi và người ta còn gọi là tổn thất kinh tế.

Vậy, trong trường hợp này chính phủ cung cấp hàng hoá công làm cho hàng hoá công được khai thác hiệu quả hơn và không gây ra tổn thất phúc lợi kinh tế.

+ Nếu năng lực cung cấp của hàng hoá công nhỏ hơn nhu cầu tối đa của việc sử dụng hàng hoá công khi đó chính phủ sẽ tiến hành thu phí sử dụng.

Giả sử khả năng chịu tải của cây cầu chỉ cho phép tại mức Q2 lượng người qua lại. Khi đó, chính phủ sẽ tiến hành thu phí với mức phí là P được xác định bởi điểm cân bằng giữa nhu cầu và đường chi phí biên.

Mức phí P này bao gồm 2 ý nghĩa:

Tài chính công42

Khả năng cung cấp

Tổn thất phúc lợi

Page 43: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng ▪ P mang tính chất hạn chế để việc cung cấp hàng hoá công được hiệu quả chứ không mang

ý nghĩa thu hồi chi phí cung cấp hàng hoá công (P bằng 1 chi phí biên nào đó, tương đối nhỏ).

▪ Trong nhiều trường hợp thì mức thu phí mang ý nghĩa khuyến khích tiết kiệm sử dụng hàng hoá công để việc cung cấp trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhiều đối tượng trong cộng đồng hơn.

Giá cả E

MC

P

O Q2 Q1 số lượng

* Lưu ý: Nếu tư nhân cung cấp hàng hoá công thì chi phí cung cấp của khu vực tư nhân sẽ tăng lên do bởi tư nhân phải tốn thêm một khoản chi phí gọi là chi phí giao dịch.

Chi phí giao dịch là chi phí cần thiết để hoàn thành một giao dịch kinh tế; đó là các khoản chi phí công khai hoặc chi phí ẩn.

Để giành được đặc quyền cung cấp hàng hoá công thì các cá nhân (trong khu vực tư nhân) phải cạnh tranh với nhau nhưng sự cạnh tranh này đôi khi là không công bằng. Thường thì các tư nhân phải bỏ ra những khoản chi phí ẩn rất lớn để có được đặc quyền.

Chi phí giao dịch được khu vực tư nhân cộng vào giá cả của việc cung cấp hàng hoá công làm cho giá cả này tăng lên (lớn hơn giá cung cấp của chính phủ).

Giá cả

Công suất thiết kế

Tài chính công43

Khả năng cung cấp

Page 44: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

MC

P B C F

A D E

O Q2 Qc Q0 Q1 số lượng

(Trở lại ví dụ) Việc đi lại trên cầu có thể gây tắc nghẽn, tức là chi phí biên của việc cung cấp sẽ lớn hơn 0 trước khi đạt mức tiêu dùng tối đa. Điều này được mô tả bằng việc Q c (công suất thiết kế của cây cầu) nhỏ hơn Q1 (mức tiêu dùng tối đa khi việc đi lại trên cầu là miễn phí). Như vậy, lượng tiêu dùng hiệu quả nhất nên dừng lại ở mức Q0 khi chi phí biên bằng lợi ích biên. Mức lệ phí sử dụng tối ưu là OA.

Nếu chính phủ cung cấp miễn phí (P=0) thì sản lượng cung cấp sẽ là Q1 và lúc này xã hội sẽ phải gánh chịu một khoản tổn thất do tiêu dùng quá mức bằng diện tích EFQ1. Để tránh tổn thất này, cần áp dụng một cơ chế loại trừ nào đó bằng giá, chẳng hạn đặt các trạm thu phí tại 2 đầu cây cầu. Tuy nhiên, chi phí giao dịch để làm điều đó rất cao (AB), làm mức lệ phí tăng lên thành OB (OB=P= OA+AB) và số lượt đi lại trên cây cầu sẽ giảm xuống đến Q2.

Việc loại trừ bằng lệ phí sử dụng đã áp đặt thêm cho xã hội một khoản tổn thất. Đó là diện tích CEQcQ2. Đây là phần lợi ích xã hội có thể tăng thêm nếu tiêu dùng tăng từ Q2 lên Q0 vì chi phí biên đối với xã hội vẫn còn thấp hơn lợi ích biên mà người tiêu dùng nhận được.

Như vậy, để quyết định xem nên cung cấp HHCC này theo hình thức nào, cung cấp miễn phí (cung cấp công cộng) hay thu phí (cung cấp tư nhân), đòi hỏi phải so sánh giữa những tổn thất khi cung cấp công cộng (diện tích EFQ1) và tổn thất khi cung cấp tư nhân (CEQcQ2). Nếu EFQ1 nhỏ hơn thì với HHCC này, cung cấp công cộng có thể là một hình thức cung cấp hiệu quả hơn.

* Tư nhân có cung cấp hàng hoá công hay không? trả lời

- Hàng hoá công không nhất thiết là chỉ do chính phủ cung cấp. Ví dụ: các đội thu gom rác dân lập do tư nhân thực hiện, một người hiến đất để làm nhà hay

công viên, các trường học dân lập, tư thục…Cơ chế: tư nhân thực hiện dịch vụ công khi dịch vụ đó gắn trực tiếp với quyền lợi của người

tiêu dùng và tất cả mọi người vì quyền lợi của mình sẵn lòng trả một số tiền nhất định ( họ không né tránh việc trả tiền).

Tài chính công44

Page 45: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng- Chính phủ cũng cung cấp hàng hoá tư nhân: trong một số trường hợp chính phủ cũng cung

cấp hàng hoá tư nhân khi hàng hoá ấy có tính chất giống hàng hoá công nhưng gắn liền với nhu cầu trực tiếp của con người cho nên họ sẵn sàng trả tiền theo giá thị trường. Ví dụ: nhà ở cho người nghèo, phòng dịch vụ trong các cơ sở y tế,…

3.3 Chi tiêu công

3.3.1 Chi tiêu công- khái niệm, đặc điểm và vai trò

* Khái niệm

Theo phạm trù tài chính công, chi tiêu công là chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được kiểm soát và tài trợ bởi chính phủ.

Nguồn tài trợ cho chi tiêu công:

- Ngân sách

- Quỹ ngoài ngân sách. Ví dụ: các đơn vị sự nghiệp như bệnh viện, trường học,… thì lương trả cho các thầy cô giáo được lấy từ 2 nguồn: ngân sách nhà nước cấp (nhằm bảo đảm duy trì hoạt động thường xuyên cho nhà trường); quỹ sự nghiệp.

Mục đích sử dụng:

- Mua hàng hoá để cung cấp cho xã hội.

- Thực hiện các chức năng của nhà nước.

* Chi tiêu công và mức độ hợp lý

Mức độ chi tiêu công ở mỗi giai đoạn khác nhau là không giống nhau phụ thuộc vào vai trò của nhà nước.

- Kinh tế học cổ điển:

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển, hoạt động của chính phủ là không mang lại lợi ích cho quốc gia về mặt kinh tế. Cho nên, chi tiêu công là những khoản chi có tính chất tiêu dùng. Theo họ, chính phủ chỉ biết lấy đi của cải của xã hội (dưới hình thức nộp thuế bắt buộc) chứ không trả lại cho xã hội, vì vậy cần phải giới hạn tối đa mọi khoản chi tiêu của chính phủ để tránh làm lãng phí nguồn lực của đất nước.

Ví dụ: dưới thời phong kiến thì chi tiêu công là do vua quyết định, thời kỳ này nhà nước đứng ngoài các hoạt động kinh tế nên các khoản chi tiêu công chủ yếu là các khoản chi cho tiêu dùng của vua: yến tiệc, cung phi,…

- Kinh tế học hiện đại:

Tài chính công45

Page 46: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngSự phát triển của xã hội trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại đã cho thấy chi tiêu công

hoàn toàn không mất đi mà trái lại nó tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế. Chính phủ đóng vai trò là một trung tâm của quá trình tái phân phối thu nhập; thông qua các khoản chi tiêu công chính phủ “bơm ra” lại cho xã hội những khoản thu nhập đã lấy đi của xã hội từ các khoản nộp thuế: bằng việc cung cấp những hàng hoá công cần thiết mà khu vực tư không có khả năng cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả. Với cơ chế này, chính phủ thực hiện tái phân phối thu nhập của xã hội công bằng hơn, khắc phục những khiếm khuyết của thị trường, bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định.

do vậy, chi tiêu công là khoản chi đáng kể phục vụ cho mục tiêu công bằng và ổn định.

* Đặc điểm của chi tiêu công. Chi tiêu công là những khoản chi:

- Phục vụ lợi ích chúng của cộng đồng ( theo vùng hay trên phạm vi quốc gia). Ví dụ: xây dựng thêm 1 cây cầu bắc qua sông Hương: phục vụ lợi ích của tỉnh Thừa Thiên Huế; Việt Nam phóng vệ tinh viễn thông Vinasat 1 lên quỹ đạo (dự án 200triệu $): phục vụ lợi ích của quốc gia.

- Gắn liền với bộ máy và những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước thực hiện. Các khoản chi tiêu công do chính quyền nhà nước các cấp đảm nhận theo nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý, phát triển kinh tế xã hội. Song song đó, các cấp của cơ quan quyền lực nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu công nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia.

- Hoàn toàn mang tính chất công cộng, mọi người sử dụng chung. (khi làm 1 con đường thì mọi người đều được sử dụng chung không phân biệt giàu hay nghèo hay ai nộp thuế nhiều hơn).Chi tiêu công tương ứng với những đơn đặt hàng của chính phủ về mua hàng hoá dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời đó cũng là những khoản chi cần thiết, phát sinh tương đối ổn định như: chi lương cho viên chức bộ máy nhà nước, chi mua hàng hoá và dịch vụ công đáp ứng nhu cầu chi tiêu công cộng của các tầng lớp dân cư,…

- Mang tính không hoàn trả hoặc hoàn trả không trực tiếp. Điều này thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công cộng. Điều này được quyết định bởi những chức năng tổng hợp về kinh tế xã hội của nhà nước.

* Phân loại chi tiêu công.

- Việc phân loại chi tiêu công nhằm các mục đích sau đây:

+ Giúp cho chính phủ thiết lập được các chương trình hành động.

Tài chính công46

Page 47: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng+ Tăng cường tính hiệu quả trong việc thi hành ngân sách nói chung và chi tiêu công nói

riêng.

+ Quy định tính trách nhiệm trong việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước.

+ Cho phép phân tích ảnh hưởng từ những hoạt động tài chính của chính phủ đối với nền kinh tế.

- Căn cứ vào chức năng vĩ mô của nhà nước, chi tiêu công được chi cho các hoạt động:

+ Chi quản lý hành chính

+ Chi cho hệ thống quân đội và an ninh xã hội

+ Chi cho các chính sách đặc biệt: thương binh liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, viện trợ nước ngoài, ngoại giao, chính trị,...

+ Chi giáo dục y tế

+ Chi xây dựng hạ tầng

+ Chi khác

- Căn cứ vào tính chất kinh tế, chi tiêu công được chia ra thành:

+ Chi thường xuyên: đây là nhóm chi phát sinh thường xuyên, cần thiết cho hoạt động của các đơn vị khu vực công. Nó bao gồm các khoản chi lương, chi nghiệp vụ, chi quản lý cho các hoạt động:

▪ Sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao.

▪ Chi hành chính: bao gồm các khoản chi lương cho đội ngũ công chức nhà nước; các khoản chi lương cho đội ngũ công chức nhà nước, các khoản chi hàng hoá để đáp ứng nhu cầu hoạt động của bộ máy nhà nước.

▪ Chi chuyển giao: bao gồm các khoản chi cứu tế xã hội, an sinh xã hội, bảo hiểm xã hôi, các khoản trợ cấp.

▪ An ninh, quốc phòng,…

+ Chi đầu tư phát triển: đây là nhóm các khoản chi gắn liền với chức năng kinh tế của nhà nước. Bao gồm:

▪ Chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên cho những công trình không có khả năng thu hồi vốn.

Tài chính công47

Page 48: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng▪ Đầu tư, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần có sự tham gia quản lý và điều

tiết của nhà nước.

▪ Chi hỗ trợ cho các quỹ hỗ trợ tài chính của chính phủ.

▪ Chi dự trữ nhà nước.

Công dụng của phâ loại theo tính chất kinh tế là cung cấp những thông tin hữu ích về ảnh hưởng của chính sách chi tiêu công đối với mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội. Cách phân loại này là điều kiện tất yếu giúp cho chính phủ thiết lập các chương trình chi tiêu và kết hợp hài hoà giữa các nhóm chi đầu tư và chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu công.

- Căn cứ vào quy trình lập ngân sách: chi tiêu công được phân chia ra thành

+ Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào: cách phân chia này sẽ dựa vào sự liệt kê các khoản mục mua sắm các phương tiện cần thiết cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị để qua đó chính phủ xác lập mức kinh phí tài trợ. Thông thường có các khoản mục cơ bản như là: chi mua tài sản cố định; chi mua tài sản lưu động, chi tiền lương và các khoản phụ cấp, chi bằng tiền khác.

+ Chi tiêu công theo các yếu tố đầu ra: mức kinh phí phân bổ cho một cơ quan, đơn vị không căn cứ vào các yếu tố đầu vào mà dựa vào khối lượng công việc kết quả đầu ra và kết quả tác động đến mục tiêu hoạt động của đơn vị.

* Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự gia tăng chi tiêu công

Năm Mỹ Anh Pháp Đức OECD

1913 2,2 12,4 14 / /

1965 25,6 33,5 37,6 35,3 26,9

1980 31,3 43 45,4 46,5 35,5

1995 32,9 44,4 53,6 46,3 39,4

2000 29,3 38,4 51,2 43 36,5

Bảng thể hiện tổng chi tiêu của chính phủ/GDP (đơn vị tính : %)

Nguồn: -Tài chính công, Đại học Sài Gòn, trang 104, năm 1974.

-OECD (www.oecd. org).

Sự gia tăng chi tiêu công được đặt trên hai nền tảng sau:

- Sự phát triển về vai trò của chính phủ trong nền kinh tế.

Sở dĩ chi tiêu công có sự tăng lên nhanh chóng là vì vai trò của chính phủ ngày càng được mở rộng. Sự mở rộng này là do chính phủ phải gánh vác thêm những nhiệm vụ mới. Thật là khó

Tài chính công48

Page 49: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngtin rằng khu vực tư nhân sẽ cung cấp những hàng hoá công cho xã hội với cơ chế “ người hưởng tự do không phải trả tiền”. Thêm vào đó, sự phát triển của nền kinh tế sẽ có nhu cầu mới xuất hiện mà khu vực tư sẽ không thể tham gia vì không có lời hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện hoạt động sản xuất. Vì vậy, chính phủ cần có sự can thiệp và tham gia vào việc sản xuất những loại hàng hoá đó.

Sự gia tăng chi tiêu công còn bắt nguồn từ sự thay đổi phong tục và tư tưởng mà các nhà kinh tế gọi đó là sự “xã hội hoá các rủi ro”. Đáng lý ra mỗi cá nhân trong xã hội phải cố gắng đối phó với mọi rủi ro bằng cách phòng ngừa, lo xa của riêng mình, nhưng do không đủ khả năng hoặc không nhận thức được đầy đủ trách nhiệm, nên dần dần người ta đã chuyển sang vai của nhà nước. Nghĩa là, chính phủ phải đứng ra bảo hiểm, phụ cấp lương và tái phân phối các gánh nặng đó cho toàn thể xã hội để đảm bảo mức sống tối thiểu cho mỗi công dân.

- Sự thay đổi quan niệm tổng quát về tài chính công

Sự thay đổi quan niệm về tài chính công đã làm thay đổi không nhỏ quy mô chi tiêu công. Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển thì mục đích cơ bản nhất của tài chính công là cung cấp cho chính phủ đủ tiền để duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý hành chính, an ninh, quân đội. Trái lại, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các nhà kinh tế cho rằng tài chính công là công cụ để chính phủ quản lý kinh tế, khắc phục những khuyết tật của thị trường. Chi tiêu công không chỉ đơn thuần tài trợ cho các hoạt động hành chính mà còn tài trợ cho các hoạt động kinh tế, đảm bảo sự cân bằng kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội. Sự gia tăng chi tiêu công có thể là một giải pháp hữu hiệu để vực dậy một nền kinh tế đang suy thoái.

Sự gia tăng chi tiêu công có ảnh hưởng đến sự tái phân phối nguồn lực giữa khu vực công và khu vực tư. Vấn đề đặt ra là có nên giới hạn quy mô chi tiêu công hay không?

Các nhà kinh tế cổ điển đưa ra chủ trương là cần đặt một giới hạn tối đa cho chi tiêu công.

Theo họ, bất kỳ một khoản phí nào nộp cho khu vực công cũng là một gánh nặng cho quốc gia.

Thật ra quan điểm này hoàn toàn không đúng. Người dân nộp thuế cho nhà nước, đáp lại họ được

hưởng thụ rất nhiều lợi ích mà chi tiêu công mang lại như chăm sóc y tế, giáo dục, bảo hiểm xã

hội, các tiện ích từ cơ sở hạ tầng, đó là còn chưa kể đến những khoản thu nhập mà chính phủ

chuyển giao cho người nghèo, góp phần cải thiện cuộc sống xã hội. Nói như vậy không có nghĩa

là chi tiêu công không giới hạn. Chính phủ cũng không thể mở rộng quy mô chi tiêu công đến

100% GDP. Sự thất bại của cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây ở các nước thuộc khối xã hội

chủ nghĩa là một minh chứng điển hình. Lý thuyết kinh tế học hiện đại cho rằng nền kinh tế muốn

Tài chính công49

Page 50: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngphát triển ổn định cần có sự phối hợp giữa bàn tay chính phủ và bàn tay thị trường trong quá trình

tái phân phối thu nhập. Điều đó có nghĩa là, quy mô chi tiêu công nên có sự giới hạn nhất định.

Nhưng giới hạn ở quy mô nào thì cho đến nay các nhà kinh tế cũng chưa đưa ra câu trả lời chính

xác. Thay vào đó các nhà kinh tế thường nêu ra sự giới hạn chi tiêu công trên các khía cạnh: trong

chi tiêu công có một vài khoản chi cần phải được tiết kiệm và hạn chế như chi phí hành chính

thuần tuý hoặc những hoạt động của khu vực công mà sự quản lý không hiệu quả so với hoạt động

của khu vực tư tương đương thì những hoạt động này nên chuyển giao sang cho khu vực tư. Bên

cạnh đó, họ cho rằng sự giới hạn chi tiêu công cần có linh hoạt theo chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh

tế bị suy thoái, cần tăng chi tiêu để thúc đẩy kinh tế phát triển; ngược lại nền kinh tế trong giai

đoạn hưng thịnh thì cần phải cắt giảm quy mô chi tiêu công.

* Vai trò của chi tiêu công

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của chính phủ được biểu hiện rõ nét qua tính chất chi

tiêu công. Cho đến hiện tại, qua chiều dài lịch sử hơn 60 năm, các nhà kinh tế thị trường hiện đại

đã khẳng định chi tiêu công là nhằm cung ứng những hàng hoá công mà ở đó chính khu vực kinh

tế tư nhân bị thất bại; hay nói cách khác, kinh tế thị trường đã hình thành rõ ràng quy luật là hàng

hoá công và sự cung ứng nó thuộc về trách nhiệm tối cao của chính phủ. Đối với những nền kinh

tế đang chuyển đổi, chính phủ phải tiến hành đẩy mạnh chính sách thị trường hoá các quan hệ tài

chính của chi tiêu công, một mặt là nhằm cải thiện tính minh bạch, rõ ràng về tài chính và điều

chỉnh lại chức năng quản lý sao cho phù hợp với cơ chế thị trường; mặt khác, là để tối ưu hoá sự

phân bổ chi tiêu công trong sự gắn kết với sự giới hạn về nguồn lực tài chính.

Trong nền kinh tế thị trường chi tiêu công có các vai trò cơ bản sau:

- Chi tiêu công ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư

và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Vai trò này được thể hiện rõ nét thông qua các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

như: điện, đường, sân bay, kênh đập tưới tiêu nước, viễn thông, nước sạch,… Chất lượng của

hàng hoá công này giúp cho người ta hiểu được tại sao quốc gia này thành công trong sự nghiệp

phát triển kinh tế, quốc gia khác lại thất bại trong việc tạo ra nhiều nguồn vốn và đa dạng hoá sản

xuất, phát triển mậu dịch, khống chế dân số, đẩy lùi nghèo đói hoặc làm trong sạch môi trường.

Hơn thế nữa, quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường đều gắn chặt với quá

Tài chính công50

Page 51: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngtrình phân công lao động từ thấp đến cao, cũng chính trong quá trình đó đã làm rạng đông hay xế

chiều nhiều ngành kinh tế. Tuy vậy, ở bất cứ giai đoạn nào, để cho nền kinh tế phát triển cân đối

thì giữa các ngành trong tổng thể kinh tế phải được duy trì theo một cơ cấu thích hợp, và do vậy,

cần phải có cú huých trọn gói ban đầu của chính phủ vào các ngành công nghiệp mới, công

nghiệp mũi nhọn thuộc bề nổi nhưng không thu hút được vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư

nhân… Sự đầu tư của chính phủ vào những lĩnh vực ưu tiên này sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển hay

công nghiệp hoá cho phần còn lại của nền. Phối hợp với chính sách đầu tư trọn gói là chính sách

hỗ trợ trực tiếp của chính phủ cho các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau như: trợ giá,

đầu tư và hỗ trợ vốn, góp vốn liên doanh, cổ phần,… Sự hỗ trợ của chính phủ thường tập trung

vào các lĩnh vực quan trọng với mục đích là ổn định thị trường và bù đắp thua thiệt cho các doanh

nghiệp phải hoạt động theo chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Đó là chưa kể chưa kể chính

sách hỗ trợ vô cùng quan trọng và thiết thực của chính phủ về nguồn nhân lực thông qua các chính

sách phát triển hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế,…

- Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế.

Chi tiêu công đã hình thành nên một thị trường đặc biệt. Với một khối lượng hàng hoá to lớn

do chính phủ tiêu thụ làm tổng cầu của xã hội được mở rộng. Đến lượt mình, tổng cầu mở rộng lại

tác động nâng cao khả năng thu hút vốn và kích thích sản xuất phát triển hơn nữa. Trên góc độ

này mà nói, thị trường chính phủ lại trở thành công cụ kinh tế quan trọng của chính phủ nhằm tích

cực tái tạo lại cân bằng của thị trường hàng hoá bị mất cân đối bằng cách tác động vào các quan

hệ cung cầu thông qua việc tăng hay giảm mức độ chi tiêu công ở thị trường này.

- Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện

công bằng xã hội.

Đứng trên phương diện xã hội, tài chính công góp phần điều tiết công bằng thu nhập giữa

các tầng lớp dân cư bằng cả hai công cụ: thuế và chi tiêu công. Trong khi thuế là công cụ mang

tính chất động viên nguồn thu cho nhà nước, thì chi tiêu công mang tính chất chuyển giao thu

nhập đó đến những người có thu nhập thấp thông qua các khoản chi an sinh xã hội, chi cho các

chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo,…Như Samuel Johnson nói: “Cung cấp tử

tế cho người nghèo là đánh giá sự thật về nền văn minh”. Nghệ thuật của chính phủ thể hiện ở

Tài chính công51

Page 52: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngchỗ lấy nhiều tiền nhất có thể được từ một giai cấp trong xã hội để chuyển cho một giai cấp khác

nhằm tạo ra sự công bằng trong xã hội.

Chương 4

TỔNG QUAN VỀ THUẾI. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách quốc gia. Ngân sách có thể huy động nguồn thu bằng nhiều cách khác nhau như đi vay, bán tài nguyên hay tài sản quốc doanh, nhận

Tài chính công52

Page 53: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngviện trợ, in tiền,…nhưng không có một nguồn thu nào mang tính chất bền vững như thuế. Với ý nghĩa như vậy, trong ba chương tiếp theo của môn học này sẽ giới thiệu và đi sâu phân tích về thuế “nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách quốc gia”. Trước hết, trong phạm vi chương này chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề sau:

- Thuế trong luồng lưu chuyển thu nhập và chi tiêu xã hội nhằm làm rõ cơ sở kinh tế của hệ thống thuế.

- Phạm vi ảnh hưởng của thuế: ảnh hưởng pháp lý và ảnh hưởng kinh tế. (đây chính là nền tảng để nghiên cứu về thuế và phân phối thu nhập xã hội ở chương 6).

- Lý thuyết thuế chuẩn tắc làm cơ sở để xây dựng hệ thống thuế tốt.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG 4

Lịch sử hình thành và phát triển

- Cho đến nay thì chưa xác định rõ vùng quốc gia hay lãnh thổ nào trên thế giới khai sinh ra thuế nhưng có 1 điều không thể phủ nhận được đó là thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Hay nói cách khác thuế là một sản phẩm hay công cụ của nhà nước.

- Khi một sắc thuế được ấn định, thu nhập được chuyển dịch từ phía dân chúng về phía chính phủ mà không có bất kỳ sự đối giá (hoàn trả) trực tiếp nào. Đánh thuế là đặc quyền của nhà nước (đặc quyền này được quy định bằng luật pháp). Nhưng không phải lúc quyền đánh thuế này cũng theo đúng mong muốn của dân chúng. thường xuyên xảy ra xung đột giữa chính phủ và công dân của mình trong quá trình thu thuế. (Có thể hiểu như sau, do thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp (cái người nộp thuế nhận được không tương thích với cái mà họ nộp vào ngân sách) → người nộp thuế không cảm nhận được lợi ích từ việc nộp thuế → không muốn nộp → nhà nước cưỡng chế bằng pháp luật → thường xuyên xảy ra xung đột và tranh luận giữa công dân và chính phủ).

- Ở Việt Nam, thời phong kiến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại chế độ thuế hà khắc của triều đình. Đến cao trào cách mạng 1930-1940, "chống sưu cao thuế nặng" là một trong những khẩu hiệu để Đảng tập hợp quần chúng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền năm 1975. Tại Mỹ, nhiều cuộc nổi loạn của Đảng "Boston Tea" xoay quanh động cơ chính là phản đối chế độ thuế bất công tại thuộc địa và thuế trở thành nguyên nhân trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh giành độc lập. (thuế được đặt ra nhiều đến mức mà khẩu hiệu: "không được đặt ra thuế mà người dân không biết" trở nên phổ biến trong giai đoạn này).

- Ngày nay, thuế hiện đại mang những đặc điểm sau:

Tài chính công53

Page 54: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng+ Thuế trong xã hội dân chủ được quốc hội quyết định cách thu và sử dụng nguồn thu (chỉ có

quốc hội được quyết định bởi cách thu, mức thu và sử dụng nguồn thu như thế nào).

+ Thuế ngày càng mang tính phổ biến trên phạm vi toàn cầu.

+ Thuế còn gây tranh luận nhưng ít gây xung đột: thuế thu có căn cứ cũng như đã có sự minh bạch giữa chi tiêu công và chi tiêu tư, cho nên dù công dân có kêu, trốn thuế nhưng người ta không gây xung đột, không gây chiến tranh vì thuế.

+ Thuế ngày càng đa dạng với tỷ trọng thu ngày càng cao trong ngân sách nhà nước.

+ Thuế không chỉ là nguồn thu cho ngân sách mà còn mang ý nghĩa kinh tế xã hội. Chẳng hạn, thuế là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội. Thông qua thuế thu nhập, chính phủ sẽ khấu trừ thu nhập của các cá nhân theo những tỷ lệ khác nhau. Sau đó, doanh thu thuế lại được sử dụng một phần cho các chương trình thanh toán chuyển nhượng nhằm trợ giúp cho người nghèo. Bằng cách này, chính phủ có thể phần nào giảm bớt những bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội.

Vậy, thuế là gì? thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc (bởi vì nếu không bắt buộc thì không ai muốn nộp thuế) được quy định bằng pháp luật để tập trung nguồn lực vào tay chính phủ, giúp chính phủ có công cụ để can thiệp vào nền kinh tế nhằm đảm bảo hiệu quả xã hội.

4.1 Thuế trong luồng lưu chuyển thu nhập và chi tiêu của xã hội

Khi đặt sự phân tích chính sách thuế vào quá trình luân chuyển thu nhập và chi tiêu trong nền kinh tế, có thể nhận thấy rằng về nguyên tắc, chính sách thuế với nhiều loại thuế khác nhau tác động bao trùm toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội. Chúng ta có thể minh họa 1 cách giản đơn như sau:

Tài chính công54

Thị trường hàng hóa và dịch vụ

Hộ gia đìnhDoanh nghiệp

Thuế TNDNThuế hàng hoá

Page 55: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

1 phần thu nhập để

hình thành tài sản

thuế tài sản

Nguồn gốc sâu xa của thuế chính là thu nhập. Hệ thống thuế với nhiều sắc thuế khác nhau lấy thu nhập làm căn cứ cuối cùng. Thuế đánh từ khi thu nhập được hình thành cho đến khi nó được sử dụng bằng hình thức này hay hình thức khác:

+ Hình thành thu nhập: thuế này gọi chung là thuế thu nhập.

+ Sử dụng thu nhập: thuế hàng hoá.

+ Chuyển hoá thu nhập: thuế tài sản. Chẳng hạn: thuế trước bạ: đánh trên quyền sở hữu tài sản hoặc sở hữu pháp nhân nào đó….

* Chúng ta đã nhắc nhiều đến thu nhập, vậy thu nhập là gì? (Khái niệm)

Có thể khái niệm thu nhập trên hai góc độ: góc độ kinh tế và góc độ thu thuế.

- Thu nhập trên giác độ kinh tế:

+ Tổng giá trị của cải hàng năm bổ sung cho từng cá nhân hay doanh nghiệp, từ nguồn hoạt động kinh doanh hay lao động (theo lý thuyết về nguồn tài sản). Ví dụ: năm ngoái có 1 tỷ năm nay có 1,5 tỷ thu nhập năm nay là 0,5 tỷ.

+ Tổng các giá trị trên thị trường của các lợi ích được hưởng dưới dạng tiêu dùng và giá trị tăng thêm trong tổng các quyền sở hữu của 1 chủ thể trong 1 khoảng thời gian nhất định. (lý thuyết về tăng tài sản thuần túy). Ví dụ: tranh, đồ cổ càng để lâu càng có giá.

- Thu nhập trên góc độ thu thuế: đây chính là khoản tiền hay hiện vật mà một chủ thể nhận được do hoạt động sản xuất kinh doanh hay do 1 quan hệ xã hội nào đó mang lại. Có hai nguồn phát sinh thu nhập: sản xuất kinh doanh (sản xuất, thương mại, dịch vụ,...) và quan hệ xã hội ( thừa kế, chuyển nhượng, lao động, cho thuê, tặng,...).

* Lưu ý: + theo thông lệ chung thì các chủ thể trong nền kinh tế được phân biệt thành pháp nhân (là một thực thể không tồn tại thực nhưng tồn tại theo sự thừa nhận của pháp luật) và thể

Tài chính công55

Thị trường các yếu tố sản xuất

Tài sản

Thuế TNCN Thuế hàng hoá

Page 56: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngnhân (là một thực thể tồn tại trước pháp luật, tồn tại thực trong xã hội và tự mình chịu trách nhiệm về hoạt động của mình) → do điều kiện và tính chất của pháp nhân và thể nhân không giống nhau nên thu nhập cũng được phân biệt theo pháp nhân và thể nhân.

+ nhìn chung trên quan điểm của chính phủ thì đánh thuế trên cơ sở trực tiếp hay gián tiếp vào thu nhập đều là nhằm đảm bảo công bằng xã hội (thuế thu nhập là loại thuế thể hiện tính công bằng xã hội), tuy nhiên cách tính thuế như thế nào lại tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia → chính sách thuế của các nước ít nhiều sẽ có sự phân biệt. Ví dụ:

Kết luận: trong luồng luân chuyển thu nhập các loại thuế khác nhau được đánh xen lẫn vào nhau. Do vậy:

- Thuế chính là công cụ mạnh nhất của nhà nước. Đặc biệt là thuế gián thu (hay thuế hàng hoá) do bởi thuế hàng hoá thường ít thể hiện ra bên ngoài mà được cộng vào giá bán do vậy công cụ này ít gây ra phản ứng trong dân chúng.

- Thuế tác động lên tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất.

→ Chính phủ hoàn toàn có thể sử dụng công cụ này để điều tiết nền kinh tế xã hội.

Trên đây thì chúng ta đã làm rõ cơ sở kinh tế của hệ thống thuế. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu phạm vi ảnh hưởng của thuế. Đây chính là nền tảng để nghiên cứu thuế và phân phối thu nhập xã hội (chương 6).

4.2 Phạm vi ảnh hưởng của thuế

4.2.1 Các khái niệm cơ bản

Khi một sắc thuế được ấn định, chắc chắn rằng sẽ có sự dịch chuyển 1 phần thu nhập từ người chịu thuế về phía chính phủ. Trong các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế thu nhập doanh nghiệp thì đối tượng nộp thuế được quy định là cơ sở kinh doanh nhưng có phải thực sự chủ cơ sở kinh doanh gánh chịu thuế hay không hay họ chỉ là người nộp thuế thay cho người khác ? Ai là người chịu thuế hoặc gánh nặng thuế dồn lên vai ai ? Khi công dân gánh chịu thuế thì ngoài ý nghĩa thực thi trách nhiệm đối với quốc gia còn mang ý nghĩa nào khác nữa không ?... đây là những câu hỏi mà các nhà xây dựng chính sách phải phân tích và trả lời.

Khi đưa 1 luật thuế vào áp dụng cần xác định rõ phạm vi tác động của thuế. Để xác định phạm vi tác động của thuế cần phân biệt các khái niệm:

- Phạm vi ảnh hưởng luật định của thuế: xác định chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý về nghĩa vụ nộp thuế.

Tài chính công56

Page 57: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngVí dụ 1: Phạm vi ảnh hưởng pháp lý của thuế GTGT là người tiêu dùng; thuế TNDN là

Doanh nghiệp;….

Ví dụ 2: giả sử chính phủ quyết định đánh thuế vào mỗi chai rượu xuất xưởng là 30000đ. Khi đó, người sản xuất rượu là người chịu thuế theo luật định. Tuy nhiên, nếu sau khi có thuế giá rượu trên thị trường chỉ tăng 20000đ/chai thì trong trường hợp này người tiêu dùng đã chịu 2/3 của thuế dưới hình thức phải trả giá cao hơn cho rượu, còn người sản xuất chỉ chịu 1/3 gánh nặng thuế. Như vậy, thực chất gánh nặng thuế đã được san sẽ cho cả hai bên: người sản xuất và người tiêu dùng.

- Phạm vi ảnh hưởng kinh tế: thể hiện mức thay đổi trong thu nhập thực tế của các cá nhân do thuế gây ra. Như vậy, chỉ có phạm vi ảnh hưởng kinh tế, chứ không phải phạm vi ảnh hưởng theo luật định mới cho chúng ta biết thực chất gánh nặng thuế được phân chia như thế nào giữa các cá nhân trong xã hội. Từ đây, khi nói đến phạm vi ảnh hưởng của thuế có nghĩa là chúng ta đã ngầm định về phạm vi ảnh hưởng kinh tế.

- Sự khác nhau giữa phạm vi ảnh hưởng do luật định và phạm vi ảnh hưởng kinh tế phản ánh cơ chế dịch chuyển thuế. Có thể có hai dạng chuyển thuế:

+ Chuyển thuế thuận chiều là sự chuyển thuế từ người sản xuất, khi họ là người chịu thuế theo luật định, sang cho người tiêu dùng dưới dạng nâng cao giá hàng. Ví dụ đánh thuế rượu ở trên chính là sự chuyển thuế thuận chiều.

+ Sự chuyển thuế ngược chiều là sự chuyển thuế từ người tiêu dùng, khi họ là đối tượng chịu thuế theo luật định sang cho người sản xuất hay người bán hàng bằng cách giảm giá hàng hóa chịu thuế. Chẳng hạn, nếu các hãng có thể phản ứng với việc chính phủ bắt họ trả tiền bảo hiểm xã hội cho công nhân bằng cách giảm tiền lương của công nhân thì đó là ví dụ về chuyển thuế ngược chiều.

liên quan đến phạm vi ảnh hưởng kinh tế, theo quan điểm của các nhà kinh tế học, cho dù phạm vi ảnh hưởng của các loại thuế có khác nhau, nhưng suy cho cùng chỉ con người mới thực sự gánh chịu thuế, trong khi các công ty thì không. Người gánh chịu thuế ở đây bao gồm: người lao động, người tiêu dùng, các cổ đông. Xác định người gánh chịu thuế phục vụ cho mục đích phân tích tác động của thuế, đặc biệt là phân tích sự tác động của thuế đến mức độ phân phối thu nhập của xã hội.

4.2.2 Phạm vi ảnh hưởng của thuế đối với phân phối thu nhập

Khi xem xét phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế người ta thường phân tích sự ảnh hưởng của thuế trong phân phối thu nhập theo các nguyên tắc sau đây:

Tài chính công57

Page 58: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng- Xem xét nguồn hình thành và sử dụng thu nhập

Chẳng hạn: khi thuế đánh vào hàng hoá có thể làm cho giá cả hàng hoá tăng.

+ Nếu người tiêu dùng lại tiêu dùng hàng hoá đó nhiều hơn thì mức độ thu nhập của họ bị phân phối càng cao (đây là cách tiếp cận trên giác độ sử dụng thu nhập).

+ Nếu người tiêu dùng giảm tiêu dùng hàng hoá đó thì người bán sẽ nhận được thu nhập nhỏ hơn tức là thu nhập của họ bị giảm đi → nguồn hình thành thu nhập bị thay đổi (đây là cách tiếp cận trên giác độ nguồn thu nhập).

Tuy nhiên trên thực tế, các nhà kinh tế học lại thường bỏ qua những ảnh hưởng đến nguồn thu nhập khi xem xét thuế đánh vào các loại hàng hóa và họ cũng bỏ qua khía cạnh này khi phân tích thuế đánh vào các yếu tố đầu vào vì: việc phân tích theo hướng này rất khó vì không dễ gì đo lường được phản ứng của người bán.

- Tác động của thuế phụ thuộc vào sự thay đổi giá thị trường

Phạm vi tác động của thuế phụ thuộc mức độ ảnh hưởng của thuế đến thay đổi giá cả thị trường. Một vấn đề có liên quan trực tiếp đó là chuỗi thời gian được chọn để phân tích. Phạm vi tác động của thuế phụ thuộc vào sự thay đổi giá cả nhưng thay đổi cần có thời gian. Sự tác động của thuế trong ngắn hạn và dài hạn có thể khác nhau. Có thể hiểu như sau: phạm vi ảnh hưởng phải được xem xét trên nguyên tắc sự thay đổi giữa giá trước thuế và sau thuế nếu phân tích trong ngắn hạn (bởi lúc đó mọi người chưa đủ thời gian để thay đổi hành vi của mình) hoặc xem xét thay đổi của cơ sở đánh thuế nếu phân tích trong dài hạn (vì lúc này người ta đã có đủ thời gian để phản ứng lại và thay đổi hành vi của mình).→ trong phân tích thuế cần lập một khung thời gian thích hợp.

- Kết hợp giữa thuế và các công cụ chính sách khác

Thuế là công cụ của chính sách tài khóa (fiscal policy).

Thực tế tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới cho thấy: chính sách thuế gắn liền với chính sách chi tiêu công và chính sách đầu tư công. Mở rộng hơn, chúng gắn với chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Có những thay đổi bên trong chính sách thuế ảnh hưởng đến động thái tiêu dùng. Ví dụ: điều chỉnh thuế suất, mở rộng diện chịu thuế, thay đổi phương pháp xác định giá tính thuế của thuế tiêu thụ,... ảnh hưởng đến những thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng của toàn dân. (phân tích ảnh hưởng của thuế như vậy gọi là phân tích ảnh hưởng của thuế khác biệt ). Thoát ra khỏi 1 sắc thuế cụ thể, chúng ta xem toàn bộ những sắc thuế như 1 chỉnh thể, thì thay đổi thuế ảnh hưởng đến cân đối

Tài chính công58

Page 59: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngngân sách, bội chi hay thặng dư ngân sách,... (phân tích ảnh hưởng của thuế đến cán cân ngân sách).

- Trình độ dân trí và tỷ trọng người nộp thuế trong dân số

Nếu những hiểu biết của dân chúng về thuế tăng lên sự gia tăng tỷ trọng người nộp thuế trong dân số làm khuyếch đại ảnh hưởng của thuế đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. Lúc này, 1 sự điều chỉnh dù là nhỏ nhất trong VAT, TNDN, TNCN cũng sẽ ảnh hưởng rộng khắp đến thu nhập khả dụng và động thái tiêu dùng của nhân dân. Ở đây, thuế mới hoàn thiện vai trò là công cụ điều chỉnh và điều tiết của mình.

Ảnh hưởng phân phối của thuế phụ thuộc vào cách thức chi tiêu tiền của chính phủ. Nếu tiêu tiền thuế hợp lý sẽ tạo ra sự chuyển giao gián tiếp thu nhập cho khu vực tư tương đương số tiền thuế họ đã nộpnhận thức tốt tỷ trọng nộp thuế cao, khuyếch đại lớn, ảnh hưởng của thuế rộng.

4.3 Lý thuyết thuế chuẩn tắc

4.3.1 Quan điểm về lý thuyết thuế chuẩn tắc

Các nhà kinh tế thường tiếp cận chính sách thuế trên 2 giác độ:

- Người ta miêu tả khách quan rồi dùng những mối liện hệ logic và nhân quả để đưa ra kết luận cách tiếp cận thực chứng. Ví dụ: miêu tả tóc dài, da trắng trẻo, mềm mại,...→ con gái.

- Trước 1 vấn đề kinh tế người ta thường xem xét và so sánh với những chuẩn mực hay mục tiêu đề ra để đưa ra kết luận cách tiếp cận chuẩn tắc, nó mang tính chủ quan của người tiếp cận (do đó kết luận chuẩn tắc đúng hay không đúng đều mang tính chủ quan của người nói)

Ví dụ: Thuế đánh vào ôtô tăng thì:

- Giá ôtô tăng lên cầu ôtô giảm đi tình hình giao thông được cải thiện, nhà nước thu được tiền, mức độ ô nhiễm môi trường sẽ giảm đi,...cách tiếp cận thực chứng.

- Nên hay không nên tăng thuế, mục tiêu khi nhà nước tăng thuế đánh vào ôtô là gì? (nhà nước có nguồn thu, hạn chế sử dụng ôtô,...), ai thực sự phải gánh chịu thuế? để thực hiện các mục tiêu trên có chính sách nào tốt hơn hay không?...đây là cách tiếp cận chuẩn tắc.

Ví dụ khác: 1 miếng thịt tươi hay ôi : thực chứng ; ngon hay không ngon: chuẩn tắc.

Vậy, lý thuyết thuế chuẩn tắc nghiên cứu những mục tiêu mong muốn khi chính phủ đưa ra hoặc thay đổi chính sách thuế đồng thời đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu (nhiều loại) của sự thay đổi.

Tài chính công59

Page 60: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngCó nhiều cách phân loại mục tiêu chẳng hạn: phân theo lĩnh vực: mục tiêu kinh tế, chính trị,

xã hội; phân theo tính minh bạch: mục tiêu biểu hiện, mục tiêu tiềm ẩn;...

Ngoài ra, lý thuyết thuế chuẩn tắc còn xem xét tình trạng mâu thuẫn và mức độ mâu thuẫn giữa các chỉ tiêu. Cụ thể, nó phải chỉ rõ mục tiêu nào là mục tiêu cơ bản, mục tiêu nào là mục tiêu phái sinh. Ví dụ: nhà nước theo đuổi 2 mục tiêu: có nguồn thu và điều tiết thị trường. Giả sử:

Cá nhân A Cá nhân B

Thu 5 10

Điều tiết 10 5

Ông A xem điều tiết là mục tiêu cơ bản và nguồn thu là mục tiêu phái sinh và ngược lại Ông A và ông B sẽ có những cách hành xử khác nhau.

Chú ý: Trong hệ thống các mục tiêu (tiêu chuẩn) của 1 chính sách thuế bao giờ cũng hàm chứa sự

mâu thuẫn, cho nên đối với cách tiếp cận chuẩn tắc thì: KHÔNG CÓ MỘT HỆ THỐNG THUẾ HOÀN HẢO VĨNH CỬU, CHỈ CÓ HỆ THỐNG THUẾ HỢP LÝ (HỆ THỐNG THUẾ TỐT) THEO TỪNG ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ (ví dụ đầu mục).

4.3.2 Những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế tốt

Adam Smith là một trong những nhà kinh tế đầu tiên đưa ra các tiêu chuẩn cho một hệ thống thuế tốt. Bốn tiêu chuẩn của Adam Smith là: tính công bằng, dễ áp dụng, thuận tiện cho người nộp thuế, tính kinh tế trong việc thu thuế của chính phủ (chi phí thu phải nhỏ và người ta không trốn được). Ba tiêu chuẩn 2,3,4 gọi chung là thuế hiệu quả.

Sau đó, có nhiều nhà kinh tế đề cập đến các tiêu thức của một hệ thống thuế tốt (Stiglitz, 1988), (Sally M. John, 2004)… Thật ra, do các quan niệm về giá trị cơ bản xã hội có khác nhau và thay đổi theo thời gian nên các tiêu chuẩn đánh giá hệ thống thuế tốt cũng có thay đổi nhất định. Dưới đây có thể khái quát các tiêu thức của hệ thống thuế tốt như sau:

* Tính hiệu quả ( thuế hiệu quả)

Thuế được coi là một loại giá của hàng hóa công cộng mà chúng ta được hưởng.

Vậy, câu hỏi là: đánh thuế như thế nào để "cái bánh thu nhập" có khả năng to ra?, mọi người có được phúc lợi lớn hơn sau quá trình thu thuế. Liệu chính sách thuế có làm kìm hãm tiết kiệm và việc làm hay không? Và nó có bóp méo hành vi kinh tế hay không?

Muốn cái bánh thu nhập to ra có 2 quan điểm (thuế hiệu quả là thuế):

- Không gây ảnh hưởng đến hành vi kinh tế của người nộp thuế.

Tài chính công60

Page 61: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng- Không gây ra phản ứng của tổ chức hay cá nhân bằng việc thay đổi hành vi kinh tế của họ.

Tuy nhiên, thật sự có phải như vậy không, khi chính phủ đánh thuế sẽ gây ra: (1) tác động thu nhập và (2) tác động thay thế.

(1) tác động thu nhập xuất hiện do thuế làm cho người ta nghèo đi và người ta sẽ giảm tiêu dùng tất cả các loại hàng hóa. Thuế đánh vào thu nhập tiết kiệm có thể làm giảm cung tiết kiệm nguồn vốn tài trợ cho các dự án giảm năng suất lao động và tiền lương của công nhân giảm.

(2) tác động thay thế là tác động khi chính phủ đánh thuế vào một hàng hóa nào đó thì làm cho mức sử dụng các hàng hóa khác tăng lên. Ví dụ: khi thuế đánh vào ôtô quá cao thì người ta không mua ôtô nữa mà mua xe máy.

Kết luận: đánh thuế sẽ gây ra gánh nặng phụ trội (tổn thất không đáng có) bởi lẽ các cá nhân đã phải tiêu dùng những thứ hàng hóa hoặc phải làm những việc mà họ " ít ưa thích" hơn so với trước khi có thuế hoặc thuế suất cao để trốn thuế, do đó phúc lợi của họ bị giảm sút ( không có hệ thống thuế hoàn hảo).

- Tiêu chuẩn hiệu quả cổ điển

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, để đảm bảo phân bổ tối ưu nguồn lực xã hội yêu cầu thuế hiệu quả phải có tính trung lập trong các tác động của nó đến thị trường tự do. Theo quan điểm này, chính sách thuế mà làm cho các tác nhân thị trường điều chỉnh hành vi kinh tế của họ là không hiệu quả bởi vì nó bóp méo thị trường và có thể dẫn đến sự phân bổ dưới mức tối ưu về hàng hóa và dịch vụ. Trong tác phẩm “Của cải quốc gia”, Adam Smith đã kết luận rằng: “Thuế có thể ngăn cản việc kinh doanh của mọi người và không khuyến khích họ tập trung, mở rộng kinh doanh. Trong khi đó, thuế bắt mọi người phải nộp, vì thế nó làm thu hẹp hoặc phá hoại nguồn lực tài chính mà đáng lý ra mọi người có thể dễ dàng hơn để thực hiện kinh doanh”. Theo Adam Smith thì hệ thống laissez – faire tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các cá nhân và tổ chức, hoạt động theo lợi ích của riêng họ. Khi chính phủ can thiệp vào hệ thống bằng việc đánh thuế vào các hoạt động kinh tế, thì sân chơi sẽ bị cản trở khiến các doanh nghiệp sẽ không tăng cường đầu tư. Như vậy, hoạt động kinh doanh bị thu hẹp và kinh tế không phát triển.

- Thuế là công cụ của chính sách tài khóa

Keynes là nhà kinh tế học người Anh ông đưa ra quan điểm sau khủng hoảng. Ông không đồng ý quan điểm truyền thống: một hệ thống thuế tốt nên trung lập. Ông khẳng định thị trường tự do có ảnh hưởng đến việc tổ chức và phân bổ nguồn lực khan hiếm nhưng lại thiếu cơ chế tự điều chỉnh nhằm duy trì ổn định kinh tế biểu hiện: lạm phát thất nghiệp có tính chu kỳ, tăng trưởng kinh tế không ổn định. Keynes cho rằng chính phủ có thể khắc phục những vấn đề này thông qua

Tài chính công61

Page 62: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngchính sách tài khóa. Thay vì thiết kế 1 hệ thống thuế trung lập chính phủ nên sử dụng thuế để dịch chuyển nền kinh tế theo định hướng mong muốn. Chẳng hạn:

+ Nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp và thất nghiệp cao (Việt Nam cuối 2008 và đầu năm 2009: Y(GDP thực tế) < YP (tiềm năng)) chính phủ có thể giảm thuế để vừa kích thích nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ vừa gia tăng đầu tư kinh tế mở rộng và tạo việc làm.

P AS

AD

AD'

Y

+ Nếu nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, tiền lương và giá. cả rơi vào vòng xoáy lạm phát, chính phủ có thể tăng thuế thu nhập của xã hội giảm, nhu cầu hàng hóa tiêu dùng và đầu tư giảm, sức ép tăng tiền lương và giá cả cũng giảm. (Lạm phát: tăng thuế. Ta có Yd = Y - T mà C € Yd AD = AE = C + I + G + X - M

P AS-LR AS

P

P' AD

AD'

YD < Y YĐẩy lùi sự tăng giá, kiểm soát lạm phát

- Thuế và sự thay đổi hành vi

Chính phủ hiện đại không những sử dụng chính sách thuế để giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô mà còn giải quyết các vấn đề đặc biệt khác. Chính phủ có thể khuyến khích thay đổi hành vi bằng việc ban hành luật thuế phạt những hành vi không mong muốn hoặc thưởng những hành vi

Tài chính công62

Page 63: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngmong muốn. Hình thức phạt là hình thức đánh thuế cao trong khi thưởng là một hình thức giảm thuế.

Ví dụ:

Doanh nghiệp trồng rừng bảo vệ môi trường thì sẽ được miễn thuế thu nhập trong 5 năm đầu tiên giảm thuế 50% trong 5 năm tiếp theo chuyển lỗ trong 5 năm nữa.

Theo quyết định 53/2006/ Nđ CP ban hành ngày 25/2/2006 nêu rõ chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ giáo dục ngoài công lập: miễn thuế TNDN trong 2 năm đầu (mầm non, phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học ngoài công lập); giảm 50% thuế trong 3 năm tiếp theo; sau đó sẽ chịu thuế TNDN 10%.

* Tính công bằng

Công bằng là đòi hỏi khách quan từ phía người nộp thuế vì đây chính là giá mà họ phải trả có tính chất bắt buộc cho những hàng hóa và dịch vụ công. Một hệ thống thuế bất công có thể gây ra xung đột, mức độ thấp hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng là xu hướng trốn, lậu thuế. Trên thực tế, khi bàn về công bằng trong đánh thuế có người ta hàm ý 2 nguyên lý: lợi ích (đánh thuế dựa vào cái mà cá nhân lấy đi từ xã hội) và khả năng nộp thuế.

- Công bằng theo nguyên lý về lợi ích: Thuế được coi như giá của hàng hóa, dịch vụ cá nhân "thuận mua vừa bán", ai là người hưởng lợi nhiều từ hàng hóa và dịch vụ công cộng thì sẽ phải nộp thuế nhiều hơn và ngược lại. Lý thuyết này làm hài lòng người nộp thuế vì người tiêu dùng cảm nhận được lợi ích trực tiếp từ đồng tiền mà họ đóng góp. Tuy nhiên, thực tế việc đánh thuế theo nguyên tắc lợi ích gặp phải 2 khó khăn rất lớn:

+ Không thể xác định được lợi ích mà mỗi cá nhân nhận được, điều này xuất phát từ tính chất không thể loại trừ của hàng hóa công cộng và khiến các cá nhân có động cơ trở thành kẻ ăn không. Chẳng hạn: không thể phân định được mỗi người dân nhận được bao nhiêu lợi ích từ an ninh quốc phòng.

+ Thuế dựa vào lợi ích có thể gây ra méo mó. Lấy mức sử dụng dịch vụ công làm cơ sở đánh thuế làm giảm mức cầu của công chúng về dịch vụ công phân bổ nguồn lực kém hiệu quả.

Như vậy, chính phủ đánh thuế dựa trên lợi ích như thế nào? Trong 1 số trường hợp, lợi ích từ các hàng hóa do chính phủ cung cấp có mối quan hệ với một hoạt động kinh tế cụ thể nào đó, mà cường độ của hoạt động kinh tế này là 1 sự phản ánh tương đối tốt cho lợi ích mà các cá nhân nhận được. Khi đó, chính phủ có thể áp dụng nguyên tắc lợi ích bằng cách đánh thuế vào các hoạt động kinh tế đó. Ví dụ: việc đánh thuế vào xăng dầu để lấy kinh phí tài trợ cho việc xây dựng và bảo dưỡng đường xá có thể coi là 1 cố gắng nhằm áp dụng nguyên tắc đánh thuế theo lợi ích, vì

Tài chính công63

Page 64: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngchính phủ coi lợi ích từ việc sử dụng đường xá của cá nhân có quan hệ trực tiếp và tỷ lệ với mức độ sử dụng xăng dầu. Hầu hết các loại phí, vé sử dụng cầu đường, vé các phương tiện giao thông công cộng đều dựa trên nguyên tắc lợi ích.

- Công bằng theo nguyên lý khả năng nộp thuế

Khả năng nộp thuế ám chỉ nguồn lực kinh tế đặt dưới sự kiểm soát của chủ thể. Mỗi loại thuế được áp dụng trong quốc gia phải dựa vào quy mô khả năng nộp thuế. Ví dụ: thuế thu nhập dựa vào nguồn lực kinh tế của cá nhân trong năm, thuế hàng hóa dựa vào mức tiêu thụ nguồn lực của cá nhân về hàng hóa và dịch vụ...

Theo nguyên lý này thì những công dân có khả năng chi trả nhiều hơn nên bị đánh thuế nhiều hơn những người có ít khả năng. Liên quan đến nguyên lý này có hai khái niệm là công bằng ngang và công bằng dọc. Công bằng theo chiều ngang đạt được khi các cá nhân có khả năng kinh tế như nhau phải trả 1 lượng thuế như nhau cho nhà nước trong 1 thời kì nào đó. Công bằng theo chiều dọc đạt được khi các cá nhân có năng lực kinh tế khác nhau phải trả 1 lượng thuế khác nhau cho nhà nước.

Một hệ thống thuế công bằng phải bao gồm nhiều sắc thuế trong đó có những sắc thuế là lũy tiến và cũng có những sắc thuế là lũy thoái. Liên quan đến vấn đề này chúng ta tìm hiểu 2 khái niệm: thuế suất trung bình (ATR average tax rate) và thuế suất biên (MTR marginal tax rate).

ATR = Tổng số tiền thuế phải trả/ giá trị của cơ sở tính thuế

MTR = Doanh thu thuế thu được thêm trên giá trị của cơ sở tính thuế tăng thêm.Thuế lũy tiến là loại thuế mà thuế suất trung bình tăng lên khi giá trị của cơ sở tính thuế tăng

thêm (hay có thể hiểu thuế luỹ tiến là thuế mà khi thu nhập tăng thì nghĩa vụ nộp thuế cũng tăng và tốc độ tăng của số tiền nộp thuế sẽ lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập). Ví dụ: thuế suất thuế thu nhập cá nhân là thuế luỹ tiến từng phần.

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/ tháng Thuế suất (%/tháng)1 Đến 5 triệu 52 5 < X ≤ 10 103 10 < X ≤ 18 154 18 < X ≤ 32 205 32< X ≤ 52 25

Tài chính công64

Page 65: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng6 52 < X ≤ 80 307 Trên 80 triệu 35

Giả sử 1 người có thu nhập 20 triệu đồng/tháng; mức giảm trừ đối với bản thân người nộp thuế là 4 triệu đồng/ tháng. Thu nhập chịu thuế của anh ta là: 20 triệu – 4 triệu = 16 triệu đồng. Số thuế mà anh ta phải nộp là: 5triệu*5% + 5triệu*10% + 6triệu*15% = 1.650.000 đồng. Thuế suất trung bình là: 1.650.000/20.000.000 = 8,25%.

Thu nhập của người đó tăng lên 28 triệu đồng/ tháng; Số thuế phải nộp là 3.150.000 đồng. Thuế suất trung bình là: 3.150.000/28.000.000= 11,25%.

Thuế lũy thoái là loại thuế mà thuế suất trung bình giảm xuống khi giá trị cơ sở tính thuế tăng lên (hay có thể hiểu đây là loại thuế mà khi thu nhập tăng thì số tiền nộp thuế sẽ tăng nhưng với tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập hoặc giảm đi). Hiện nay thì đa số các nhà kinh tế coi thuế hàng hóa là thuế lũy thoái ngay cả khi nó được đánh 1 thuế suất đồng đều như nhau đối với mọi loại hàng hóa. Lý do là tỷ trọng của tiêu dùng trong tổng thu nhập có xu hướng giảm dần khi thu nhập tăng lên. Ví dụ: giả sử thuế GTGT đánh vào xôi.

Chị X thu nhập 1,8 trđ/ tháng ăn xôi 5 lần nộp thuế 1000đ

18 trđ/ tháng ăn xôi 0 lần 0đ

Như vậy, thu nhập tăng số thuế phải nộp giảm (đây là 1 ví dụ về thuế lũy thoái).

Vậy, lựa chọn cơ sở đánh thuế như thế nào để đảm bảo công bằng?: có nhiều quan điểm

- Có quan điểm cho rằng lấy sự tiêu dùng làm cơ sở đánh thuế sẽ công bằng hơn. họ lập luận rằng tất cả các khoản thu nhập khó kiểm soát trong nền kinh tế mở suy cho cùng sẽ được đem đi tiêu dùng. Thuế nên được lấy từ sự tiêu dùng- tức là đánh vào những gì người ta lấy đi của xã hội coi như trả lại 1 phần cho những gì mà người ta đã lấy đi thuế tiêu dùng là thuế công bằng. Những người ủng hộ thuế chi tiêu thay vì thuế thu nhập còn phân tích rằng: đứng trên góc độ hiệu quả, thuế thu nhập không khuyến khích tiết kiệm từ đó làm ảnh hưởng đến đầu tư; khi đó có thể xảy ra việc đánh thuế trùng đối với tiết kiệm: lần thứ 1, khi đánh thuế vào thu nhập sẽ làm giảm khả năng tiết kiệm của các cá nhân; lần thứ 2, thu thuế từ tiền lãi tiết kiệm trong thuế thu nhập cá nhân → thuế thu nhập không hiệu quả. Tuy nhiên, lập luận trên chịu sự phản bác của những người có quan điểm ủng hộ thuế thu nhập bởi họ cho rằng tiết kiệm tiết kiệm chẳng qua là sự trì hoãn tiêu dùng mà thôi. Mặc dù, thuế chi tiêu làm tăng thu nhập từ tiết kiệm nhưng không nhất thiết làm tăng mức tiết kiệm. Do đó, ảnh hưởng của thuế thu nhập đến đầu tư và tăng trưởng kinh tế không hoàn toàn như những điều phỏng đoán ở trên. Keynes đã từng chứng minh rằng thậm chí tiết kiệm quá mức có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.

Tài chính công65

Page 66: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng- Cũng có quan điểm cho rằng lấy tài sản làm cơ sở tính thuế sẽ công bằng hơn. người có tài

sản được coi là người giàu. Tài sản là nguồn gốc dẫn đến thu nhập và người có nhiều tài sản là người có nhiều địa vị xã hội. Chính phủ khi giữ vai trò là người bảo vệ tài sản thì người giàu sẽ là người nhận được lợi ích nhiều hơn thuế tài sản là thuế công bằng.

Xét từ khía cạnh hiệu quả, thuế tài sản ít gây ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc hơn thuế thu nhập bởi nó đánh vào thu nhập trong quá khứ chứ không phải là thu nhập hiện tại. Mặc dù, có những ưu điểm xét từ góc độ công bằng, nhưng trên thực tế thuế tài sản không dễ dàng áp dụng. Khó khăn lớn nhất ở đây là vấn đề định giá tài sản. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, định giá quyền được hưởng những tài sản tài chính như: quyền được hưởng lương hưu, bảo hiểm nhân thọ,… hay giá trị những mặt hàng như tem, tiền xu, tranh, đồ cổ và những thứ tương tự khác là không hề dễ dàng.

- Một quan điểm khác lại đặt vấn đề xây dựng hệ thống thuế dựa vào các tiêu chuẩn về kinh tế học phúc lợi. Với điều kiện chính phủ có đầy đủ thông tin và công cụ thì tính tổng thể của hệ thống thuế đạt được hiệu quả Pareto tức là: không có ai được lợi hơn mà làm cho người khác bị thiệt đi. Có lẽ mọi người đều đồng ý rằng, nếu có một cơ cấu thuế trong đó mọi người cùng có lợi nhưng không làm cho người khác bị thiệt thì nên được áp dụng. Tuy nhiên, trên thực tế để tồn tại một cơ cấu thuế như vậy là rất khó, nên chính phủ thường lựa chọn một cơ cấu thuế mà trong đó không có người nào đạt được hiệu quả Pareto vượt trội hơn người khác. Ở hệ thống thuế này thì người nghèo được lợi và người giàu bị thiệt hơn một chút.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: liệu lợi ích mà người nghèo nhận được có đủ để so sánh với mức thiệt thòi của người giàu hay không? Câu trả lời: phụ thuộc vào các đánh giá giá trị của mỗi người. Liên quan đến vấn đề này, các nhà kinh tế đã sử dụng hai hàm số để đánh giá: hàm vị lợi -tổng lợi ích xã hội bằng tổng các lợi ích cá nhân và hàm Raw – phúc lợi xã hội bằng độ thoả dụng của các cá nhân bị thiệt nhất. Thuyết vị lợi là cơ sở để đánh thuế luỹ tiến, tức là thuế suất của người giàu cao hơn thuế suất đánh vào người nghèo. Theo thuyết này, thuế thể hiện độ thoả dụng biên của thu nhập (thu nhập càng tăng thì độ thoả dụng càng lớn và thuế phải nộp càng nhiều), đó là phần mất đi do lấy bớt 1$ của các cá nhân và không thay đổi đối với mọi cá nhân. Nếu độ thoả dụng biên thu nhập của người giàu cao hơn người nghèo, thì việc tăng thuế làm giảm thu nhập của người giàu 1$ và tăng thu nhập cho người nghèo 1$ sẽ làm tăng tổng độ thoả dụng. Do việc lấy đi 1$ của người giàu làm cho anh ta mất ít hơn về lợi ích so với việc lấy đi 1$ của người nghèo nên thuyết vị lợi được coi là cơ sở để đánh thuế luỹ tiến. Tuy nhiên, thuế luỹ tiến không tính đến một điều là thu nhập của mỗi cá nhân phụ thuộc vào nỗ lực của anh ta. Cho nên việc tăng thuế có thể làm giảm nỗ lực của cá nhân. Chính vì vậy, một số nhà kinh tế và triết học cho rằng thuyết vị lợi không chú ý đầy đủ đến sự công bằng.

Tài chính công66

Page 67: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngLưu ý: một hệ thống công bằng phải đảm bảo tính chất luỹ tiến của cả hệ thống chứ không

chỉ đơn giản chỉ là tính luỹ tiến của một loại thuế đơn lẻ.

* Tính đơn giản

Thuế đơn giản là thuế mà chi phí thu thuế là nhỏ nhất. Chi phí liên quan đến thu thuế gồm:

+ Chi phí quản lý hành chính thuế (chi phí trực tiếp). Đây là toàn bộ chi phí mà chính phủ phải bỏ ra để thu thuế. Chi phí này bao gồm: chi phí của cơ quan trực tiếp liên quan đến việc thu thuế: tổng cục, chi cục, các đội thuế liên phường,... và chi phí của những cơ quan liên quan khác như tòa án, viện kiểm sát, công an, quản lý thị trường,...

+ Chi phí tuân thủ (chi phí gián tiếp). Gồm các chi phí có liên quan đến những người nộp thuế phải bỏ ra để có thể thực thi hoặc không thực thi nghĩa vụ thuế. Chi phí này bao gồm chi phí đi lại, chi cho kế toán viên, thời gian hoàn thành nghĩa vụ thuế,...(nếu thực thi nghĩa vụ thuế);

Từ quan điểm của chính phủ, một hệ thống thuế tốt nên tiết kiệm chi phí hành thu cho chính phủ. Chi phí quản lý thu thuế và tuân thủ thuế nên hợp lý trong sự so sánh với tổng thu được phát sinh.

Từ quan điểm của người nộp thuế, một hệ thống thuế tốt nên tạo thuận lợi cho việc nộp thuế. Thuận lợi ở đây ám chỉ người nộp thuế có thể tính thuế với sự tin cậy nhất định. Hơn nữa, họ cũng không phải mất nhiều thời gian và chi phí trong việc tuân thủ.

- Một hệ thống thuế đơn giản góp phần khắc phục đáng kể tình trạng trốn thuế. Có thể nói, vấn đề quan trọng nhất mà hệ thống quản trị thuế phải đối mặt là hiện tượng trốn thuế hay gian lận thuế. Ở đây, chúng ta phân biệt tránh thuế và trốn thuế.

+ Tránh thuế là thay đổi hành vi để làm giảm nghĩa vụ thuế một cách hợp pháp. Ví dụ: một người có ý định mua xe hơi nhập khẩu nhưng người đó biết được thuế đánh vào loại hàng này lên đến gần 300% nên quyết định không mua xe nữa để tránh né nghĩa vụ thuế.

+ Trốn thuế là hiện tượng không trả thuế và là hành vi bất hợp pháp. Xác định việc trốn thuế là cực kỳ khó khăn. Nhìn chung, có thể khái quát một số cách phổ biến để gian lận thuế của nhà nước sau: (1) làm hai bộ sổ sách kê khai hoạt động kinh doanh để đối phó với cơ quan thuế (2) các khoản thu nhập làm ngoài giờ không khai báo với cơ quan thuế (3) thực hiện cơ chế giao dịch hàng đổi hàng; về nguyên tắc khi doanh nghiệp nhận thanh toán bằng một loại hàng hoá nào đó thay cho tiền, thì đó là một giao dịch hợp pháp và phải nộp thuế; tuy nhiên, khoản thu nhập từ trao đổi hàng hiếm khi được báo cáo đầy đủ (4) thoả thuận thanh toán bằng tiền mặt; thanh toán tiền mặt cho những hàng hoá và dịch vụ gây khó khăn rất nhiều cho cơ quan thu thuế kiểm tra doanh thu và thu nhập từ các hoạt động kinh doanh.

Tài chính công67

Page 68: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng- Phân tích khía cạnh chuẩn tắc của trốn thuế

Giả sử ông X có 1 số thu nhập và muốn tối đa hóa bằng cách cố gắng chọn R- một khoản thu nhập giấu cơ quan thuế. Giả sử thuế suất biên đánh vào thu nhập của ông X là t thì lợi ích biên của việc trốn thuế là t đôla trên 1 đồng thu nhập.

Thu nhập

MC

MB=t

O R* Thu nhập không khai báo

Cơ quan thuế không biết thu nhập thực sự của những người nộp thuế nhưng họ có thể kiểm tra ngẫu nhiên để xác định thu nhập của những người nộp thuế. Kết quả là ông X có thể bị kiểm tra với xác suất là ŋ. Nếu ông X bị phát hiện trốn thuế thì ông X phải nộp phạt. Số tiền mà ông ta nộp phạt tính trên mỗi đồng thu nhập trốn thuế là chi phí biên của việc trốn thuế, chi phí biên này tăng lên theo thu nhập trốn thuế và phụ thuộc vào xác suất bị kiểm tra. (giả sử ông A biết được giá trị xác suất ŋ và mức phạt). Câu hỏi đặt ra là, ông ta có quyết định trốn thuế hay không? bằng việc so sánh chi phí biên và lợi ích biên của việc trốn thuế.

Nếu ông ta hành động theo hành vi tiêu dùng thì thu nhập trốn thuế sẽ được xác định bởi công thức: MB=MC (R*: là điểm tối ưu hóa thu nhập của ông X) chi phí tuân thủ thuế: t*R*.

Hình dưới cho thấy, đối với người có chi phí biên của việc trốn thuế vượt quá lợi ích biên tương ứng với mọi giá trị của R, thì trốn thuế tối ưu nên là 0 (tức là không nên trốn thuế).

Thu nhập MC

MB

Tài chính công68

Page 69: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

Thu nhập không khai báo

Để tối thiểu hóa chi phí tuân thủ thì MB phải thấp và MC phải cao.

Hàm ý: 1 hệ thống thuế tối thiểu hóa chi phí tuân thủ là một hệ thống thuế với

+ thuế suất thấp

+ mức phạt phải rất cao

* Tính linh hoạt của thuế

Một hệ thống thuế được coi là linh hoạt khi nó gắn chặt với hoạt động kinh tế, phản ánh thực sự những biến động của chu kỳ kinh tế.

Tính linh hoạt thể hiện qua độ nổi và độ co giãn của thuế (floating and tax elasticity)

- Độ nổi của thuế: là tỷ số giữa phần trăm thay đổi tổng số thuế thu được với phần trăm thay đổi GDP. Gọi %ΔT là phần trăm thay đổi của tổng thu thuế năm nay so với năm trước tính theo giá hiện hành và %ΔY là phần trăm thay đổi tổng sản phẩm trong nước tính theo giá hiện hành năm nay so với năm trước. Độ nổi của thuế được tính như sau:

Độ nổi của thuế (Ft) = %ΔT/%ΔY

Một hệ thống thuế linh hoạt là 1 hệ thống không chìm hoặc không nổi quá.

+ Hệ thống thuế chìm (độ nổi <1: số thu thuế không thể tăng kịp cùng 1 tỷ lệ so với GDP): Thu nhập tăng thuế giảm thuế lũy thoái xói mòn căn bản thuế: không công bằng, gây ra tình trạng bất bình đẳng thuế.

+ Quá nổi (Ft quá lớn) : năng suất kinh tế tăng lên bị chính phủ điều tiết hết. Ví dụ: tỷ trọng T/Y = 10%

Năm 2007: Y=1000 T= 100 Ft = 10

Năm 2008: Y tăng 10% Y= 1100 và T= 200

Theo kinh nghiệm: độ nổi của thuế thường rơi vào khoảng 0,8 – 1,5 là chấp nhận được. Nếu độ nổi quá lớn → sự chiếm dụng GDP của chính phủ lớn → giảm khả năng làm giàu của dân chúng. Nếu độ nổi quá nhỏ → dân chúng mặc sức làm giàu (phân tích ở trên). Cả hai trường hợp đều không tốt.

- Độ co giãn của thuế là tỷ số giữa phần trăm thay đổi tổng thu thuế với phần trăm thay đổi GDP. Tổng thu thuế dùng để tính độ co giãn không bao gồm các khoản thu do thay đổi cơ sở thuế

Tài chính công69

Page 70: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hànghoặc thuế suất hoặc cả hai. Độ co giãn của thuế là một số đo độ nhạy cảm của thuế trước những thay đổi của nền kinh tế. Gọi %ΔT* là phần trăm thay đổi của tổng thu thuế với điều kiện không có thay đổi về chính sách thuế. Độ co giãn của thuế được tính như sau:

Độ co giãn của thuế = %ΔT*/%ΔY

Độ co giãn của thuế khó tính hơn hơn độ nổi của thuế bởi phải loại trừ thay đổi cơ sở thuế, thuế suất hoặc cả hai. Độ co giãn thuế thường nhỏ dưới độ nổi của thuế. Suy ra, độ nổi của thuế là chỉ số thông dụng nhất để đánh giá sự linh hoạt của một hệ thống thuế.

Như vậy, để hệ thống thuế có thể đạt được tính linh hoạt thì đòi hỏi khi tiến hành điều chỉnh chính sách thuế phải tiên liệu được tất cả những phát sinh làm thay đổi căn bản đánh thuế, duy trì sự ổn định của hệ thống thuế, làm cho số thu về thuế tăng hoặc giảm ổn định theo nhịp độ của nền kinh tế.

Kết luận: Hệ thống thuế đáp ứng cả bốn tiêu chuẩn trên là hệ thống thuế hoàn hảo và là một hệ thống thuế lý tưởng. Trên thực tế, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà chính phủ điều chỉnh nhấn mạnh đến từng tiêu chí giúp cho hệ thống thuế trở thành hợp lý nhất.

Chương 5

THUẾ VÀ SỰ PHÂN PHỐI THU NHẬPI. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Vấn đề trọng tâm thường được bàn luận trong chính sách thuế đó là: thuế tác động như thế nào đến phân phối thu nhập? khi phân tích thuế và sự phân phối thu nhập thì người ta xem xét tác

Tài chính công70

Page 71: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngđộng của thuế đến giá cả thị trường, nếu thuế ảnh hưởng đến giá cả thị trường thì thuế cũng ảnh hưởng đến thu nhập bởi vì thu nhập xét cho cùng cũng dùng để mua hàng hóa và dịch vụ.

Khởi đầu cho sự nghiên cứu, các nhà kinh tế đi từ xây dựng mô hình phân tích cân bằng cục bộ - chỉ chú trọng xem xét một thị trường đang chịu tác động của thuế mà bỏ qua những ảnh hưởng lan truyền có thể có của thị trường này sang thị trường khác. Sau đó, phần tiếp theo sẽ phân tích đến mô hình cân bằng tổng thể - tính đến sự tương tác lẫn nhau giữa các thị trường có liên quan.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG 5

5.1 Mô hình cân bằng cục bộ

- Phân tích cân bằng cục bộ thích hợp cho thị trường mua bán các loại hàng hóa bị đánh thuế có quy mô tương đối nhỏ so với toàn bộ nền kinh tế.

- Cơ chế phân tích dựa vào mô hình cung và cầu trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo

Chú ý: thuế gián thu: thuế hàng hóa

thuế trực thu: thuế thu nhập và thuế tài sản.

5.1.1 Thuế gián thu

Để đơn giản cho việc phân tích, chúng ta xem xét thuế gián thu là thuế đơn vị. Thuế đơn vị (thuế tuyệt đối) là loại thuế được tính theo một lượng cố định trên mỗi đơn vị hàng hóa bán ra và không phụ thuộc vào giá bán của hàng hóa; ví dụ: chính phủ đánh thuế vào rượu là 3$/ 1 lít; thuế thuốc lá là 0,2$/ 1 bao,...

Giả sử thị trường của 1 hàng hóa nào đó là thị trường cạnh tranh hoàn hảo và đang trong trạng thái cân bằng. (E: Q0; P0)

Xét 1 chính sách thuế là thuế tuyệt đối là T đơn vị tiền/ đơn vị hàng hóa đánh vào hàng hóa X được mua trên thị trường. Điều này có nghĩa là, người mua (người tiêu dùng) là người chịu thuế theo luật định. Nhưng liệu trong thực tế, có phải bao giờ người tiêu dùng cũng phải trả giá cao hơn cho mỗi đơn vị hàng hóa X là T đồng hay không?

Sau khi áp thuế T, đường cầu dịch chuyển song song xuống dưới 1 khoảng đúng bằng T trở thành D'. Vì sao? Chú ý rằng, đường cầu D của người tiêu dùng là đường thể hiện mức giá tối đa mà các cá nhân sẵn sàng trả cho mỗi đơn vị hàng hóa X, không cần biết số tiền phải trả đó là cho ai: nhà sản xuất hay chính phủ. Khi không có thuế, người tiêu dùng chỉ phải trả tiền cho người sản xuất cho nên đường cầu D phản ánh đầy đủ mức độ sẵn sàng chi trả cho việc tiêu dùng của họ cho nhà sản xuất. Tuy nhiên, khi có thuế, người tiêu dùng phải trả cho chính phủ 1 khoản thuế T/mỗi

Tài chính công71

Page 72: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngđơn vị hàng hóa tiêu dùng, do vậy khả năng chi trả tối đa cho nhà sản xuất đối với mỗi đơn vị hàng hóa giảm đi 1 khoản T. Cứ như vậy mọi điểm trên đường cầu D, khả năng sẵn sàng chi trả cho mỗi đơn vị hàng hóa giảm xuống T, kết quả là đường cầu dịch chuyển song song xuống dưới trở thành đường D'.

Giao điểm của đường cầu mới và đường cung xác lập điểm cân bằng mới của thị trường. (F).

P S PTD= P'1 H

P0 E

PSX = P1 F

T D

D' O Q1 Q0 Q

So sánh:

- Sản lượng cân bằng Q1 < Q0

- Giá P1 là giá mà người tiêu dùng trả cho người sản xuất, tức là giá mà người sản xuất nhận được. Giá này chưa bao gồm thuế.

- Tổng số tiền mà người tiêu dùng phải trả để có được mỗi đơn vị hàng hóa X (bao gồm cả thuế) là P1' ( được xác định chính là hình chiếu của điểm cân bằng mới xuống đường cầu ban đầu theo chiều giá cả.

Nhận xét:

- Thuế làm cho giá cả bị phân biệt trong đó người tiêu dùng phải trả giá cao hơn (thu nhập của họ sẽ bị giảm đi); người sản xuất nhận được giá thấp hơn (thu nhập của họ cũng bị giảm đi).

- Thuế làm cho quy mô thị trường bị thu hẹp: Q1<Q0.

Lưu ý: các giá trị sau thuế được xác định như sau:

T= PTD - PSX

QD(PTD) = QS(PSX) Q1 = QD(PTD) or QS(PSX)

Tổng số tiền thuế mà chính phủ thu được: Q1*T

Số thuế mà người tiêu dùng phải chịu: TTD = Q1*(PTD - P0)

Số thuế mà nhà sản xuất phải gánh chịu: TSX = Q1*(P0 - PSX)

Tài chính công72

Page 73: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngKết luận: về ảnh hưởng pháp lý thì người tiêu dùng là người chịu ảnh hưởng nhưng thực tế

cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đều phải chịu thuế. Tức là, thuế hàng hóa điều tiết thu nhập của cả người bán và người mua.

* Đến đây, có người sẽ hỏi nếu người trả thuế theo luật định là người sản xuất thì phân tích trên có gì thay đổi không ? Giả sử Chính phủ vẫn đánh thuế T/ mỗi đơn vị hàng hóa X nhưng không thu thuế này ở khâu tiêu thụ nữa mà thu ngay ở khâu sản xuất (khi xuất xưởng) người bán là người chịu thuế theo luật định.

- Cân bằng thị trường trước thuế vẫn tại điểm E.

- Đường cung S thể hiện mức giá tối thiểu mà người sản xuất sẵn sàng bán hàng hóa của mình cho người tiêu dùng. Sau khi có thuế, người sản xuất biết rằng họ không được giữ lại toàn bộ số tiền mà người tiêu dùng trả cho họ mà phải trích Tđ/ mỗi đơn vị hàng hóa để trả thuế cho chính phủ. Vì thế, tại mọi điểm dọc theo đường cung bây giờ người sản xuất chỉ sẵn sàng bán cho người tiêu dùng với mức giá cao hơn trước khi có thuế một khoản bằng T.

P

S'

F T S

PTD

Psx E

D

O Q1 Qo Q

Phân tích tương tự, ta thấy:

- Thuế đánh vào hàng hóa sẽ làm giá cả mà người tiêu dùng phải trả cao hơn và giá mà người sản xuất nhận được thấp hơn. Quy mô thị trường cũng bị thu hẹp.

Tác động của thuế đánh vào hàng hóa không phụ thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của thuế. Tức là, xét về ảnh hưởng kinh tế thuế đánh vào người bán và người mua đều gây ra tác động như nhau (cả người bán và người mua đều bị thiệt).

Còn về phạm vi ảnh hưởng pháp lý (tức là ai sẽ là người chịu trách nhiệm nộp thuế) thì sao? Tổ chức thu thuế ở nhà sản xuất hay người tiêu dùng sẽ hiệu quả hơn? Thực tế cho thấy, tổ chức thu thuế ở người sản xuất sẽ hiệu quả hơn so với tổ chức thu thuế ở người tiêu dùng. Điều này được ví như: bắt gà trong chuồng sẽ dễ dàng hơn là thả gà ra rồi bắt lại.

Tài chính công73

Page 74: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng* Tác động của thuế phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu hàng hóa.

Khi cả người sản xuất và người tiêu dùng đều chịu thuế, ai chịu thuế nhiều hơn sẽ phụ thuộc vào tương quan co giãn cung cầu. (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi)

TTD/ TSX = [(PTD- P0)*Q1]/[(P0 - PSX)*Q1] = - ΔPTD/ΔPSX

= - [ΔPTD/ΔQ*Q/P] / [ΔPSX/ΔQ*Q/P] = - [ΔQ/ΔPSX*P/Q] / [ ΔQ/ΔPTD*P/Q] = - ES/ED

( Ta có: Độ co giãn E= % thay đổi Q/ % thay đổi P = [ΔQ/Q] / [ΔP/P] = [ΔQ/ΔP]*[P/Q] )

Vậy, ta có công thức xác định mối quan hệ giữa việc phân chia gánh nặng thuế với tương quan co giãn của cung và cầu như sau:

TTD/ TSX = - ES/ED = ES / |ED|

Nhắc lại: E = 1, co giãn đơn vị; E = ∞ co giãn hoàn toàn (nằm ngang), trong trường hợp này, khi tăng giá lượng cầu sẽ giảm tới 0, có nghĩa là không bán được một sản phẩm nào; E = 0, hoàn toàn không co giãn (nằm dọc), dù giá tăng nhưng lượng cầu luôn không thay đổi.

Ví dụ minh họa:

- ES > |ED|: Cung co giãn nhiều hơn cầu TTD/ TSX >1 gánh nặng thuế rơi vào người tiêu dùng nhiều hơn.

- ES < |ED|: Cung ít co giãn hơn cầu → TTD/ TSX < 1 → gánh nặng thuế rơi vào nhà sản xuất nhiều hơn.

P P S

PTD

S PTD

PSX

D PSX D

D' D'

Tài chính công74

Page 75: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngKết luận: Cầu càng co giãn và cung càng ít co giãn thì gánh nặng thuế chủ yếu sẽ rơi vào

nhà sản suất và ngược lại cầu càng ít co giãn và cung càng co giãn thì gánh nặng thuế chủ yếu rơi vào người tiêu dùng.

Các trường hợp đặc biệt: Trên đây, chúng ta mới khảo sát các trường hợp tổng quát. Trong một số trường hợp cụ thể, cầu (hoặc cung) có thể hoàn toàn co giãn hoặc hoàn toàn không co giãn, có nghĩa là các đường này có dạng nằm ngang hoặc thẳng đứng. Khi đó, toàn bộ gánh nặng thuế sẽ rơi vào hoặc người sản xuất hoặc người tiêu dùng. Chúng ta sẽ minh hoạ lần lượt các trường hợp đó trong các hình dưới đây:

(a) cầu hoàn toàn co giãn (b) cầu hoàn toàn không co giãn

P S P D ≡ D’

S

Po= PTD D PTD

PSX D’ Po=PSX

O Q1 Q0 Q O Q1 = Q0 Q

- Khi đường cầu nằm ngang (cầu co giãn hoàn toàn ED = ∞ ) → TTD/ TSX = ES/ ∞ = 0 → TTD = TSX*0 → T = TSX Nhà sản xuất gánh chịu toàn bộ thuế.

- Khi đường cầu thẳng đứng (cầu hoàn toàn không co giãn ED = 0) → TTD/ TSX = ES/ 0 → TSX/ TTD = 0/ ES = 0 → TSX = TTD*0 → TTD =T : Người tiêu dùng gánh chịu toàn bộ thuế.

(c) Cung hoàn toàn co giãn (d) cung hoàn toàn không co giãn

PTD P P S

P0=PTD

P0=PSX S

PSX

D’ D D’ D

O Q1 Q0 Q O Q1= Q0 Q

Tài chính công75

Page 76: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng- Khi đường cung nằm ngang (cung hoàn toàn co giãn ES = ∞) → TTD/ TSX = ∞/ ׀ED׀ →

TSX/ TTD = ׀ED 0/ ∞ = ׀ → TSX = TTD *0 → TTD = T : người tiêu dùng chịu toàn bộ gánh nặng thuế.

- Khi đường cung thẳng đứng (cung hoàn toàn không co giãn ES = 0) → TTD/ TSX = 0/ ׀ED׀

→ TTD = TSX* 0 → T = TSX: nhà sản xuất chịu toàn bộ gánh nặng thuế.

* Phần đọc thêm:

Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong môi trường cạnh trạnh không hoàn hảo.

Tác động của việc đánh thuế phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu của thị trường. Trong phần

trước, chúng ta đã nghiên cứu tác động của thuế trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên,

nếu thị trường là độc quyền thì tác động của thuế lại có nhiều điểm khác biệt.

Hãng độc quyền luôn tối đa hoá lợi nhuận bằng việc chọn sản xuất ở mức sản lượng mà tại

đó: chi phí biên (MC) bằng doanh thu biên (MR). Trong hình dưới đây, điểm cân bằng của thị

trường độc quyền đạt tại điểm E, tại đó hãng độc quyền định giá bằng P1 và sản xuất Q1. Nếu đây

là thị trường cạnh tranh thì thị trường sẽ cân bằng tại F với sản lượng cân bằng là P0 và sản lượng

cung cấp là Q0.

Nếu chính phủ quyết định đánh thuế T vào từng đơn vị hàng hoá do hãng độc quyền sản xuất

thì đường chi phí biên sẽ tăng lên thành MC + T. Nếu là thị trường cạnh tranh thì điểm cân bằng

mới sẽ là F’. Sản lượng cân bằng giảm xuống Q’0 và giá cân bằng sẽ tăng lên đến P’0. Nhưng nếu

đây là thị trường độc quyền thì điểm cân bằng mới là E’ đạt tại mức giá P’1 và sản lưọng Q1’.

P

E MC+T

P1’ E’ MC

P1 P0’ F’

P0 F

O Q’1 Q1 Q0’ Q0 Q

Tài chính công76

Page 77: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngCó thể nhận thấy, thuế trong thị trường độc quyền sẽ làm giá tăng ít hơn và sản lượng giảm ít

hơn so với trong thị trường cạnh tranh. Sở dĩ như vậy là vì đường doanh thu biên dốc hơn đường cầu, khiến cho cùng một mức thuế sẽ làm sản lượng trong thị trường độc quyền giảm ít hơn so với thị trường cạnh tranh. Điều này có nghĩa là, người tiêu dùng trong thị trường độc quyền sẽ chịu gánh nặng thuế thấp hơn so với trong thị trường cạnh tranh. Nói khác đi, sự chuyển thuế thuận chiều trong môi trường độc quyền ít hơn trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã là điều tốt đối với người tiêu dùng, vì ngay khi chưa có thuế, họ đã phải trả mức giá độc quyền cao hơn nhiều so với giá cạnh tranh.

Nếu như trong thị trường cạnh tranh, phạm vi ảnh hưởng của thuế phụ thuộc vào độ co giãn của đường cung và cầu, thì trong thị trường độc quyền, nó cũng sẽ sẽ phụ thuộc vào độ dốc của đường chi phí biện và đường cầu.

Nếu các yếu tố khác không đổi, nếu đường chi phí biên càng dốc tức là tốc độ tăng chi phí biên khi sản lượng tăng càng cao, thì khả năng chuyển thuế thuận chiều của hãng độc quyền càng nhỏ. P MC1+T MC1

P2 MC2+T

P0

MC2

A

O Q2Q1Q0 Q

Điều này có thể thấy rõ khi chúng ta so sánh ảnh hưởng của thuế đơn vị tương ứng với hai đường MC có độ dốc khác nhau. Hình trên minh hoạ, hai hãng độc quyền có đường chi phí biên khác nhau, lần lượt là MC1 và MC2. Để dễ dàng cho việc so sánh, giả sử cả hai hãng này đều đứng trước một đường cầu thị trường như nhau, và tối đa hoá lợi nhuận độc quyền tại một mức giá và lượng ban đầu (khi chưa có thuế giá cả và sản lượng như nhau). Bây giờ, chính phủ đánh thuế T vào cả hai hãng độc quyền. Khi đó, mức độ dịch chuyển dọc lên trên của cả hai đường MC này đều phải như nhau. Vì thế, nếu như khi chưa có thuế, hai đường này đều phải đi qua điểm A thì có nghĩa là sau thuế, chúng đều phải đi qua điểm B.

Một điều hiển nhiên có thể thấy rõ là đường MC1 dốc hơn đường MC2, điều này có nghĩa là: mức độ tăng giá thị trường ít hơn, hay nói cách khác, hãng độc quyền thứ nhất ít có khả năng dịch

Tài chính công77

Page 78: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngchuyển thuế thuận chiều hơn so với hãng độc quyền thứ hai. Như vậy, khi đường chi phí biên thẳng đứng thì không có sự thay đổi về giá và sản lượng do thuế, hãng độc quyền sẽ chịu toàn bộ gánh nặng thuế. Trái lại, khi đường chi phí biên nằm ngang, giống như trong nhiều trường hợp mà các nhà kinh tế hay giả định để đơn giản hoá việc phân tích, thì khả năng hãng độc quyền sẽ tăng giá hàng hoá sau thuế là cao nhất. Nhưng khi đó có phải người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu phần lớn gánh nặng thuế hay không? Câu trả lời là còn phụ thuộc vào hình dáng của đường cầu.

(a) thuế đánh vào hãng độc quyền khi đường cầu tuyến tính đều.

(b) thuế đánh vào hãng độc quyền khi đường cầu có độ co giãn đều.

P (a) P (b)

P1

P1

P0 P0

MC+T MC+T

MC MC

O Q1 Q0 Q O Q1 Q0 Q

Hình trên minh hoạ 2 khả năng. Với đường cầu tuyến tính như trong hình (a) thì giá sẽ tăng đúng nhưng không bằng mức thuế; người tiêu dùng và hãng độc quyền sẽ chia nhau gánh nặng thuế. Trái lại, với đường cầu co giãn đều như trong hình (b) (tức là giá cứ tăng 1% thì lượng cầu giảm đi theo đúng một tỷ lệ % cố định) thì giá luôn là cấp số nhân của doanh thu biên. Do đó, thuế sẽ làm giá tăng nhiều hơn mức thuế, và người tiêu dùng sẽ phải chịu nhiều hơn 100% thuế./.

5.1.2 Thuế trực thu (thuế đơn vị)

A, Thuế đánh vào yếu tố sản xuất (thực chất là thuế đánh vào lao động: thể nhân)

- Xét thị trường lao động, giả sử đường cung lao động là hoàn toàn không co giãn.

Ví dụ: thời điểm năm 1998 lương căn bản là 120000đ; 2008 lương căn bản là 540000đ dù mức lương là bao nhiêu thì người lao động cũng phải làm việc.

Đường cầu lao động vẫn vận hành theo quy luật cung cầu với giá cả là tiền lương.

Giả sử thị trường lao động đang cân bằng, chính phủ đánh thuế lao động theo tỷ lệ trên tiền lương. Xét về nghĩa vụ pháp lý thì doanh nghiệp vẫn là người nộp thuế nhưng bản chất của thuế

Tài chính công78

Page 79: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngthu nhập là thuế khấu trừ tại nguồn (with holding tax: tức là khi thu nhập phát sinh thì lập tức bị khấu trừ thuế trước khi nó được chuyển đến tay người sở hữu thu nhập). Cho nên khi đánh thuế lao động thì đường cầu lao động sẽ dịch chuyển nhưng không song song. Giao điểm của đường cầu lao động mới và đường cung lao động sẽ giúp xác định tiền lương sau thuế.

Tiền lương SL

Tiền lương trước thuế

Tiền lương Sau thuế

D

D'

O L1=L0

Lao động

Tiền lương của người lao động nhận được sau thuế sẽ thấp hơn.

Ta có: Tcầu / Tcung = 0/ |ED| Tcung*0 = Tcầu*|ED| = 0 Tcung = T : Người lao động sẽ chịu toàn bộ thuế (nhà sản xuất tiêu dùng lao động và người lao động cung lao động).

B, Thuế thu nhập công ty (pháp nhân)

Lợi nhuận = doanh thu - chi phí

- Doanh thu: là số tiền mà doanh nghiệp thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác.

- Chi phí là số tiền mà doanh nghiệp ứng trước để mua các đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Chi phí bao gồm: chi phí bằng tiền (chi phí kế toán) + chi phí ẩn (chi phí cơ hội) = chi phí kinh tế.

Lợi nhuận kinh tế = doanh thu - chi phí kinh tế các hãng theo đuổi lợi nhuận kinh tế trước thuế.

Thuế thu nhập công ty đánh vào lợi nhuận kinh tế đạt được hàng năm của doanh nghiệp. Dưới đây thì chúng ta sẽ chứng minh vấn đề: chừng nào các hãng còn theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và thuế đánh vào lợi nhuận kinh tế không thể dịch chuyển thì người chủ của doanh nghiệp sẽ phải chịu hoàn toàn gánh nặng thuế.

Trong ngắn hạn với mô hình cạnh tranh hoàn hảo, đầu ra của doanh nghiệp được xác định tại điểm giao nhau của đường chi phí biên và đường thu nhập biên (MR=MC). Thuế tỷ lệ đánh vào

Tài chính công79

Page 80: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hànglợi nhuận kinh tế không làm thay đổi chi phí biên lẫn thu nhập biên. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không có động cơ thay đổi sản lượng của họ (giá cả và sản lượng không thay đổi) nên người tiêu dùng cũng không bị thiệt đi và các doanh nghiệp phải gánh chịu thuế hoàn toàn. (Cũng có thể hiểu thuế Thu nhập doanh nghiệp là tác động xảy ra sau quyết định của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp không thể đẩy gánh nặng thuế cho người khác và doanh nghiệp sẽ chịu hoàn toàn gánh nặng về thuế TNDN).

Trong dài hạn, với cân bằng cạnh tranh, thuế đánh vào lợi nhuận kinh tế sẽ không mang lại nguồn thu nhập cho chính phủ, vì lợi nhuận kinh tế trong dài hạn sẽ là zero (do cạnh tranh làm lợi nhuận dần bị triệt tiêu). Tức là, lợi nhuận kinh tế = doanh thu – chi phí kinh tế = 0 → doanh thu = chi phí kinh tế = chi phí bằng tiền + chi phí cơ hội → chi phí cơ hội = doanh thu – chi phí bằng tiền → lợi nhuận bằng tiền = chi phí cơ hội. Điều này có nghĩa là, cái mà doanh nghiệp nhận được bằng cái mà nó đã bỏ qua; lúc này doanh nghiệp bàng quan giữa các cơ hội nhưng vẫn sản xuất. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp độc quyền, với lợi thế của mình (doanh nghiệp cũng là thị trường), họ vẫn có thể thu được lợi nhuận kinh tế trong dài hạn. Tương tự như cách lập luận ở trên, thuế thu nhập cũng là vấn đề xảy ra sau quyết định sản xuất của doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp không thể dịch chuyển gánh nặng thuế cho người khác. Nhưng doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp: gia tăng giá cả để bù đắp phần thuế thu nhập phải nộp, đẩy mạnh bán hàng càng nhiều càng tốt để tối đa hóa thu nhập.

5.2 Mô hình cân bằng tổng thể

Mặc dù rất hấp dẫn các nhà kinh tế vì tính chất đơn giãn của mình, nhưng mô hình cân bằng cục bộ lại bỏ qua phản ứng lan tỏa sang các thị trường khác của thuế, do đó đã đưa ra 1 bức tranh chưa hoàn chỉnh về tác động của thuế. Thông thường, khi thuế đánh vào một ngành tương đối "lớn" có nhiều mối quan hệ qua lại với các ngành khác trong nền kinh tế thì việc xem xét một thị trường duy nhất là không đầy đủ. Phân tích cân bằng tổng thể sẽ tính đến sự tương tác lẫn nhau của các thị trường có liên quan.

Khởi đầu để minh họa mô hình cân bằng tổng thể của thuế, giả sử chúng ta lấy ví dụ thuế đánh vào thị trường cafe. Vì thị trường cafe là một thị trường cạnh tranh nên đường cầu sẽ co giãn hoàn toàn. Khi chính phủ đánh thuế thì đường cung sẽ dịch chuyển sang trái, điểm cân bằng mới của doanh nghiệp là E’. So sánh cân bằng trước và sau thuế ta có, giá bán cafe của doanh nghiệp không thay đổi, doanh nghiệp chịu toàn bộ gánh nặng thuế (TTD/ TSx = ES/ |ED| = ES/ ∞ =0 TTD = TSX*0 TSX = T)

Giá cả S1 S0

Tài chính công80

Page 81: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

PTD = P0 E’ E D

Bữa ăn

O Q1 Q0

Kết quả trên cho thấy đây là tác động cục bộ của chính sách thuế đánh vào doanh nghiệp kinh doanh café. Tuy nhiên, phân tích tổng thể lại phải nhìn đến mối tương quan giữa các thị trường.

Trong thực tế thì doanh nghiệp kinh doanh cafe không thể một mình vận hành mà phải gắn kết với sự cung cấp lao động, vốn để hoạt động (đối với doanh nghiệp, vốn dùng để đầu tư xây dựng và mua các công cụ, dụng cụ lao động,... ). Khi đánh thuế thì doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn gánh nặng thuế, đồng nghĩa là các yếu tố lao động và vốn đều phải gánh chịu thuế. (Doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất đồng nghĩa với việc giảm nhu cầu về lao động, vốn).

- Xét thị trường lao động ở quy mô nhỏ, khi chính phủ đánh thuế vào doanh nghiệp kinh doanh cafe, doanh nghiệp phải gánh chịu thuế hoàn toàn. Điều này làm cho đường cầu D dịch trái sang thành D'. Giả sử đường cung lao động co giãn hoàn toàn (các nhân viên của doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm công việc ở những chỗ khác/ địa phương khác), nên tiền lương không giảm và người lao động không gánh chịu thuế.

P rS

r0

W Sr1

D D

D' D'

O L1 L0 Q O K Q

- Xét thị trường vốn (thị trường cung cấp vốn cho doanh nghiệp). Trong ngắn hạn, các chủ

doanh nghiệp bị "kẹt vốn" do đã đầu tư vào các tài sản như nhà cửa, dụng cụ phục vụ cho việc

kinh doanh cafe, trong khi cung vốn trên thị trường là cố định. Bởi vì doanh nghiệp gánh chịu

Tài chính công81

Page 82: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hànggánh nặng thuế toàn bộ nên họ sẽ giảm nhu cầu sử dụng vốn. Đường cầu về vốn dịch trái, tỷ suất

sinh lợi giảm. Trong trường hợp này ta thấy, thuế đánh vào doanh nghiệp (cafe) tác động đến thu

nhập của chủ doanh nghiệp đồng thời tác động đến thu nhập của người có vốn. Đây là sự liên hệ

giữa ít nhất 2 thị trường khi có sự tác động của chính sách thuế.

Kết luận: - nếu phân tích cục bộ thì thuế đánh vào café làm cho người bán cafe phải chịu

hoàn toàn gánh nặng thuế.

- phân tích tổng thể cho thấy: người bán cafe sẽ chủ động đẩy gánh nặng thuế cho

người lao động và người cho vay: vì tiền lương không thay đổi nên người lao động không chịu

gánh nặng thuế nhưng lãi suất lại thay đổi theo hướng giảm xuống, do vậy người cho vay sẽ chia

sẽ một phần gánh nặng thuế đánh vào café với doanh nghiệp bán café.

* Các vấn đề cần chú ý trong mô hình phân tích cân bằng tổng thể

- Yếu tố thời gian đối với phạm vi ảnh hưởng của thuế: tác động ngắn hạn có thể khác tác

động dài hạn.

Sự phân tích tác động của thuế đến hoạt động kinh doanh cafe của doanh nghiệp được giả

định diễn ra trong thời gian ngắn (1 năm). Tuy nhiên, trong dài hạn giả định có thể không hợp lý.

Theo thời gian, vốn đầu tư để kinh doanh cafe co giãn: các nhà đầu tư có thể đóng cửa hoặc bán

doanh nghiệp và đầu tư vào nơi khác. Như vậy, người chủ sở hữu vốn sẽ không chịu bất kỳ gánh

nặng thuế nào. Trong dài hạn, vốn có thể co giãn hoàn toàn như là có sự thay thế trong đầu tư:

vốn di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Về lao động cũng tương tự, cung lao động co giãn hoàn

toàn trong ngắn hạn nhưng có thể sẽ co giãn hơn trong dài hạn khi mà những người lao động có

tay nghề cao di chuyển sang địa phương khác, ở những nơi không bị đánh thuế và được trả lương

cao. Tóm lại, nếu trên phương diện điều tiết sản xuất thì thuế đánh vào cafe thành công; tuy nhiên,

nhìn trên phương diện về số thu thuế thì chính sách thuế này thất bại.

- Phạm vi đánh thuế tác động đến ảnh hưởng của thuế.

Chẳng hạn, thuế địa phương sẽ kém hiệu quả hơn thuế quốc gia. Ví dụ: nhằm hạn chế tình

trạng tắc nghẽn giao thông và khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng ở

thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến sẽ đánh thuế 5 triệu đồng/ xe máy trung bình; 10 triệu đồng/ xe

máy cao cấp và 60 triệu đồng/ ôtô để giảm lượng xe mới đưa vào lưu thông xin ý kiến chính

Tài chính công82

Page 83: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngphủ ? trả lời: đây là 1 dạng thuế tài sản nhưng phạm vi quá hẹp cho nên chính phủ không chấp

nhận vì chính sách thuế này chỉ tác động đến xe cộ của thành phố Hồ Chí Minh (người ta có thể

tránh thuế bằng cách đem xe về các tỉnh lân cận đăng ký) → chính sách thuế đề ra không có tác

động điều tiết thậm chí còn gây ra sự xáo trộn nhiều hơn → đề ra sẽ chỉ làm xói mòn quyền lực

của chính phủ.

Phạm vi của thuế có ý nghĩa đối với phân tích phạm vi bởi nó quyết định mức co giãn trong

phân tích thuế: thuế có cơ sở càng rộng thì khó mà tránh thuế. Phản ứng của người sản xuất và

người tiêu dùng đối với thuế sẽ rất nhỏ và không co giãn.

- Sự lan tỏa giữa các thị trường hàng hóa.

Sự lan tỏa đến các thị trường hàng hóa khác nghĩa là thuế đánh vào một thị trường có thể tạo

ra gánh nặng hay lợi ích đối với người tiêu dùng và người sản xuất ở thị trường khác. Thị trường

càng lan tỏa thì phạm vi ảnh hưởng càng lớn. Ví dụ: thuế đánh vào gạo sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn

của các gia đình, ảnh hưởng đến những người nấu rượu, làm bánh phở, bánh bèo, nậm,...thuế đánh

vào vé máy bay thì sẽ ít tác động hơn vì chỉ có những người đi công tác, những người có thu nhập

cao mới bị tác động.

Khi đánh thuế vào một thị trường hàng hoá, có thể liệt kê ba ảnh hưởng đến hàng hoá khác

như sau:

+ Tác động thu nhập: đánh thuế làm giảm thu nhập của đối tượng phải chịu gánh nặng thuế

do vậy họ sẽ mua ít hàng hoá hơn (trong trường hợp này đường ngân sách sẽ dịch chuyển song

song về gần gốc toạ độ hơn).

+ Tác động thay thế: trong trường hợp này vì giá cả của hàng hoá bị đánh thuế tăng cho nên

người tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu dùng những hàng hoá khác.

+ Tác động bổ sung: đánh thuế làm cho hàng hoá bị đánh thuế tăng giá, người tiêu dùng

muốn duy trì mức tiêu dùng hàng hoá đó như cũ buộc phải giảm tiêu dùng các hàng hoá khác.

Tài chính công83

Page 84: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

Chương 6

THUẾ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾI. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Như đã phân tích ở chương 5 cho thấy, khi đánh thuế vào một thị trường thì có thể gây tác động lan tỏa đến nhiều thị trường khác. Điều này gợi lên một vấn đề thực tế là thị trường không dễ dàng chấp nhận sự đánh thuế của chính phủ. Nếu như những người tham gia thị trường có thể thực hiện một việc gì đó để giảm thiểu gánh nặng thuế mà họ phải nộp thì họ sẽ làm. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu những nội dung sau:

- Nghiên cứu tác động của thuế làm thay đổi đường ngân sách và tiêu dùng của xã hội (đây là nền tảng để nghiên cứu gánh nặng phụ trội của thuế).

Tài chính công84

Page 85: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng- Tiếp đến chúng ta sẽ nghiên cứu thuế và hiệu quả kinh tế: lý giải việc khi chính phủ đánh

thuế vào những người tham gia thị trường thì họ sẽ thay đổi hành vi để trốn thuế, làm thị trường dịch ra xa điểm cân bằng vì thế làm giảm hiệu quả xã hội.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG 6

6.1 Tác động của thuế đến đường giới hạn ngân sách và tiêu dùng

Trong trường hợp khi không có thuế hay ngoại tác hoặc độc quyền: giá cả hàng hóa phản ánh chi phí xã hội biên. Để đơn giản cho phân tích, chúng ta giả định chi phí xã hội biên không đổi so với sản lượng. Một người tiêu dùng K có I đồng thu nhập để mua hai loại hàng hóa đó là: lương thực (LT) và quần áo (QA).

Người này sẽ tiêu dùng tối ưu tại điểm mà đường bàng quan tiếp xúc với đường giới hạn ngân sách. I = X.PLT + Y.PQA

MULT/PLT = MUQA/PQA

Quần áo I/PQA TU0

E0 QQA

O Lương thựcQLT I/PLT

Lựa chọn tiêu dùng tối ưu trước thuế là E0.

Giả sử chính phủ đánh thuế tỷ lệ vào hàng hóa lương thực, khi đó giá lương thực mà người tiêu dùng K phải trả là (1+t)*PLT. Nghĩa là, thuế làm thay đổi đường giới hạn ngân sách của ông K. QA

I/PQA

QA A

QB B

E0

IC0

IC1

LTa Lương thựcO I/(1+t)*PLT I/PLT

Với bất kỳ mức tiêu dùng lương thực cho trước, khoảng cách thẳng giữa đường ngân sách biểu thị số thuế mà người tiêu dùng K phải trả và được đo lường bằng số lượng quần áo. Thật vậy,

Tài chính công85

Page 86: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngchúng ta hãy xem xét một số lượng lương thực tùy ý LTa. Trước khi đánh thuế, người tiêu dùng tiêu thụ LTa và QA. Sau khi có thuế, nếu ông ta vẫn tiêu dùng LTa thì ông ta chỉ đủ tiền để tiêu thụ QB. Chênh lệch giữa QA và QB phản ánh số thuế mà chính phủ thu được. Chúng ta có thể quy số thuế thu được (T) thành tiền bằng việc nhân khoảng cách (QA - QB) với PQA.

Hình dưới đây, biểu thị tập hợp điểm ưa chuộng nhất của người tiêu dùng K là điểm E 1 trên đường bàng quan IC1, ở đó mức tiêu dùng lương thực của ông ta là LT1 và quần áo Q1 và số thuế mà ông ta phải nộp là (Q2-Q1). Rõ ràng tại điểm E1 người tiêu dùng K bị thiệt hơn so với điểm E0

QA

Q2

Q1 E1

Q0 E0

IC1

IC0

O LTLT1 LT0

Như vậy, bất kỳ một khoản thu thuế nào cũng đặt người tiêu dùng K trên đường bàng quan thấp hơn người tiêu dùng bị thiệt thòi hơn.

6.2 Thuế và hiệu quả kinh tế

Khi xem xét thuế và hiệu quả kinh tế thì gánh nặng phụ trội là một trong những đặc tính cơ bản để các nhà kinh tế phân tích. Tính hiệu quả của thuế thể hiện gánh nặng phụ trội do thuế tạo ra phải ở mức thấp nhất.

6.2.1 Định nghĩa gánh nặng phụ trội

Nền kinh tế sẽ bao gồm: Chính phủ và thị trường (người mua và người bán)

* Chính phủ đánh thuế vào thị trường thì thị trường phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho chính phủ lợi ích của thị trường bị giảm đi.

- Nếu lợi ích bị giảm đi ấy đúng bằng số thuế phải nộp thì không có tổn thất xảy ra.

- Nếu thị trường nộp thuế cho chính phủ mà phần lợi ích của thị trường giảm đi lớn hơn số thuế đã nộp cho chính phủ điều này làm cho nền kinh tế bị thiệt hại và các nhà kinh tế gọi đây là khoản mất trắng (DWL: death weight lost).

Đối với người nộp thuế thì việc nộp thuế cho chính phủ là một gánh nặng, như vậy khi họ mất mát lớn hơn số thuế phải nộp thì gánh nặng của họ tăng lên phần tăng lên này gọi là gánh

Tài chính công86

Page 87: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngnặng phụ trội của thuế. Gánh nặng phụ trội là phần tổn thất phúc lợi xã hội vượt quá số thuế mà chính phủ thu được (tổn thất vô ích - mất trắng).

* Xác định gánh nặng phụ trội của thuế bằng hành vi tiêu dùng

- Một người đang tối đa hóa thỏa dụng của họ bằng điểm tiếp xúc giữa đường bàng quan và đường ngân sách. (điểm tiêu dùng tối ưu là E1: là điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách AD và đường tổng lợi ích là TU0).

Quần áo A

G

H M

Q2 E2 TU0

Q3 N E3

TU1 E1

O LT2 LT3 I D Lương thực

- Chính phủ đánh thuế lên 1 hàng hóa nào đó làm cho đường ngân sách dịch chuyển về gần góc tọa độ về phía hàng hóa ấy.

- Đường ngân sách mới tiếp xúc với đường bàng quan thấp hơn. Như vậy, người tiêu dùng sẽ bị thiệt thòi vì độ thỏa mãn giảm đi. Điểm tiêu dùng sẽ là E2 và mức thỏa mãn là TU1. GE2 chính là khoản thuế tính bằng hàng hóa còn lại mà người đó phải nộp cho chính phủ.

- Để xác định phần tổn thất xã hội như đã định nghĩa, chúng ta có thể tìm ra một khoản tổn thất tương đương bằng cách: với đường bàng quan TU1 khi dịch chuyển đường ngân sách song song với đường ngân sách ban đầu ta có điểm tiếp xúc là E3. Người tiêu dùng sẽ bàng quan giữa E2 và E3 (E2 và E3 cùng nằm trên 1 đường bàng quan).

- Như vậy, trường hợp chính phủ đánh thuế vào 1 hàng hóa sẽ tương đương với trường hợp thu nhập giảm làm cho đường ngân sách dịch chuyển từ AD HI.

- Xét đường HI và đường TU1 tại điểm E2: GN là lượng hàng hóa còn lại bị giảm đi do thu nhập của người tiêu dùng bị giảm (tương đương với việc chính phủ đánh thuế lên hàng hóa) trong đó GE2 là lượng hàng hóa còn lại phải nộp cho chính phủ dưới dạng thuế. Gánh nặng phụ trội của thuế là E2N chính là lượng hàng hóa còn lại bị mất trắng.

* Có phải tất cả các loại thuế đều gây ra gánh nặng phụ trội hay không? Có thể xem xét trường hợp thuế khoán có mức thu cố định bất chấp hành vi của người nộp thuế (thuế tỷ lệ đánh

Tài chính công87

Page 88: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngvào hàng lương thực phụ thuộc vào mức tiêu dùng của ông K). Từ hình trên, chúng ta vẽ thêm đường ngân sách phụ. Đường ngân sách này có hai đặc tính: (1) song song với AD (bởi vì thuế khoán chỉ điều tiết số tiền của ông K, nó không làm thay đổi giá cả của hàng hoá, hai đường ngân sách có cùng một tỷ số giá cả nên song song với nhau); (2) do điều kiện ràng buộc ông K vẫn phải đạt được mức thoả dụng như trong điều kiện đánh thuế vào lương thực, nên đường ngân sách tiếp tuyến với đường đẳng dụng TU1.

Trên hình, có thể thấy đường ngân sách HI tiếp tuyến với đường TU1 tại điểm E3 đáp ứng được hai tính chất trên. Ở đường ngân sách HI, ông K tiêu thụ LT3 lương thực và Q3 quần áo. Tiền thu thuế khoán là khoảng cách thẳng đứng giữa E3 và đường ngân sách trước thuế, tức là ME3. ME3 cũng là phép biến đổi tương đương của sự dịch chuyển đường đẳng dụng từ TU 0 đến TU1. Bởi vì số thu thuế khoán bằng phép biến đổi tương đương, nên thuế khoán không gây nên gánh nặng phụ trội.

Như vậy, nếu chính sách thuế khoán làm cho ông A nằm trên đường đẳng dụng như là đánh thuế vào lương thực thì thuế khoán mang lại cho chính phủ nguồn thu nhập từ thuế nhiều hơn.

6.2.2 Đo lường gánh nặng phụ trội bằng phương pháp thặng dư người tiêu dùng

Có thể phân tích gánh nặng phụ trội bằng cách dựa vào khái niệm thặng dư người tiêu dùng. Đây là khái niệm dùng để phản ánh chênh lệch giữa số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để mua hàng hoá và số tiền mà họ thực sự phải chi trả. Thặng dư tiêu dùng được đo lường bởi diện tích giữa đường cầu và đường nằm ngang tại mức giá thị trường.

* Xét thuế hàng hóa đánh vào thị trường lương thực

Hình dưới đây, đường cầu lương thực là DLT. Để đơn giản trong phân tích, chúng ta giả sử chi phí biên xã hội của lương thực là cố định (PLT) và vì thế đường cung SLT là đường nằm ngang. Tại điểm cân bằng, sản lượng Q0 được tiêu thụ và giá cả P0.

P B

P1 A E1 S'

t%*P0

P0 C D E0 S

DO Q1 Q0 Q

Tài chính công88

Page 89: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngVới thuế tỷ lệ đánh vào lương thực t%, đường cung lương thực sẽ dịch chuyển lên trên (S')

và cách đường cung cũ 1 khoản t%*P0. Khi đó, cung và cầu cắt nhau tại mức sản lượng là Q1 và mức giá cân bằng mới là (1+t)*P0.

- Khi chưa có thuế: PS = 0 và CS = diện tích tam giác BCE0 (1)- Sau thuế: PS = 0 và CS = diện tích tam giác BAE1 (2)So sánh: (2) - (1) = - (diện tích ACE1E0)= - ( diện tích ACDE1 + diện tích E1DE0 )Trong đó: + số thuế mà chính phủ thu được = diện tích ACDE1

+ DWL = diện tích E1DE0 Mô hình trên đã thiết lập một khuôn khổ khá dễ dàng để tính toán số tiền của gánh nặng phụ

trội theo đó:

DWL = SE1DE0 = 1/2 E1D * DE0 = 1/2 ΔQ * ΔP = 1/2 ΔQ * (t%*P)

= 1/2 ΔQ/ΔP (ΔP)2 *P.Q/P.Q = 1/2 ΔQ/ΔP * P/Q * t2*P2 * Q/P = 1/2 |ED|*P*Q*t2

Trong đó: + ED là độ co giãn của cầu theo giá, nếu như ED có trị tuyệt đối càng cao thì số lượng cầu

hoàn toàn nhạy cảm đối với những thay đổi của giá cả. Với sự hiện diện của ED ta thấy, thuế càng làm bóp méo những quyết định tiêu dùng, giá cả càng thay đổi thì gánh nặng phụ trội càng lớn.

+ t2 hàm ý: khi thuế suất tăng thì gánh nặng phụ trội tăng theo số bình phương (chẳng hạn: gấp đôi thuế thì gấp 4 lần gánh nặng phụ trội (với điều kiện là các yếu tố khác không đổi).

+ P và Q là giá cả và sản lượng cân bằng trước thuế. Nếu như chi tiêu ban đầu cho hàng hóa bị đánh thuế càng lớn thì gánh nặng phụ trội càng nhiều.

* Xét thuế thu nhập đánh vào thị trường lao độngCó thể vận dụng lý thuyết về gánh nặng phụ trội đối với thuế hàng hóa vào trong nghiên cứu

thuế đánh trên các yếu tố sản xuất (lao động). Tiền lương

(W) S

W0 B E

W1 C

AGiờ lao động

L1 L0

Tài chính công89

Page 90: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngHình trên, trục hoành thể hiện số giờ làm việc của ông A và trục tung thể hiện tiền lương trả

theo giờ làm việc. Đường cung lao động của ông A (S) phản ánh mức tiền lương thấp nhất để đòi hỏi ông A phải làm việc thêm mỗi giờ. Đường cầu lao động nằm ngang thể hiện việc ông A có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc khác với mức lương tương tự.

Xét tiền lương lúc đầu của ông A là W0 và tương ứng số giờ làm việc là L0. Có thể suy luận hợp lý rằng, nếu thặng dư của người tiêu dùng là diện tích giới hạn giữa đường cầu với giá cả thị trường thì thặng dư của người lao động là diện tích giữa đường cung lao động và giá cả tiền lương theo cơ chế giá thị trường. Với tiền lương là W0, thặng dư của ông A là diện tích W0AE.

Giả sử chính phủ đánh thuế vào thu nhập với thuế suất (t), tiền lương sau thuế (1-t)*W0. Với đường cung cho trước (S) thì số giờ lao động cung ứng giảm xuống ở mức L1. Như vậy, thặng dư sau thuế của ông A là diện tích W1AC và số thuế mà chính phủ thu được bằng W0W1CB. Thuế bóp méo quyết định lựa chọn việc làm và gánh nặng phụ trội của thuế có thể đo lường bằng diện tích BCE. Diện tích BCE (DWL) có thể tính bằng công thức 1/2 ES*t2*W*L (chứng minh tương tự như công thức ở trên) Trong đó, ES là độ co giãn giữa số giờ làm việc với tiền lương.

Ví dụ: có 1 công trình nghiên cứu ở Mỹ đã tính toán ES của một người đàn ông Mỹ lập gia đình vào khoảng 0,2 (Browing, 1985). Giả sử ông A làm việc 2000 giờ mỗi năm với đơn giá tiền lương trước thuế 20$/ giờ; thuế TN 40%. Từ phương trình trên ta tính được gánh nặng phụ trội của thuế khoảng 640$/năm (DWL= ½*0,2*(0,4)2*2000*20), vào khoảng 4% số thu thuế (640/16000). Như vậy, trung bình mỗi $ thuế thu được tạo ra 1 gánh nặng phụ trội là 4 xu.

Kết luận: tính hiệu quả kinh tế được đánh giá bởi gánh nặng phụ trội do thuế tạo ra. Thuế được coi là đạt hiệu quả kinh tế khi gánh nặng phụ trội tiến tới min.

6.3 Tối thiểu hoá gánh nặng phụ trội khi đánh thuế Tối thiểu hóa gánh nặng phụ trội của đánh thuế đồng nghĩa là xây dựng cơ cấu thuế làm tối

đa hóa phúc lợi xã hội. Đây là một vấn đề trọng yếu của chế độ thuế tối ưu. Thuế tối ưu giải thích làm thế nào để giảm thiểu gánh nặng phụ trội nhưng vẫn đảm bảo được nguồn thu thuế nhất định cho chính phủ.

* Vấn đề 1: Cùng một thuế suất (t) đánh trên hai thị trường (co giãn của cung là giống nhau)P (a) P (b) D

D

S' S't t

S S

Q Q

Tài chính công90

DWLADWLB

Page 91: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàngNếu hàm cầu Q = f(P) = a + bP P = Q/b - a/bĐộ dốc = dP/dQ = 1/bĐường cầu càng dốc 1/b lớn b nhỏ ED nhỏ.Nhận xét: Cùng 1 thuế suất đánh trên 2 thị trường, thị trường nào mà đường cầu co giãn

nhiều hơn thì gánh nặng phụ trội sẽ lớn hơn.- Quy tắc Ramsey cho rằng:Để tối thiểu hóa gánh nặng phụ trội của đánh thuế, thuế nên đánh vào hàng hóa theo tỷ lệ

nghịch đảo với độ co giãn của cầu hàng hóa đó. Nói cách khác, nếu gọi thuế đánh vào hàng hóa là t và độ co giãn của cầu hàng hóa đó là E, thì điều kiện để xác định thuế tối ưu đánh vào hàng hóa 1 và 2 để tối thiểu gánh nặng phụ trội được tính như sau:

t1/t2 = E2/E1

Việc chứng minh công thức trên rất phức tạp, nhưng bằng suy luận logic dưới đây có thể nhận thấy rõ vấn đề nghiên cứu.

Đối với hàng hóa có cầu càng co giãn thì gánh nặng phụ trội từ việc đánh thuế vào hàng hóa đó càng lớn. Điều này hàm ý, thuế nên đánh vào những hàng hóa có cầu không co giãn (với giả thiết độ co giãn của cung là giống nhau) vì khi đó số thuế thu được sẽ lớn và gánh nặng phụ trội là nhỏ nhất. Tuy nhiên, hàng hóa ít co giãn phần lớn là hàng hóa thiết yếu nếu đánh thuế cao để phục vụ nguyên tắc hiệu quả kinh tế thì sẽ không đáp ứng được mục tiêu công bằng.

- Vấn đề 2 thuế nên được phân bổ giữa các loại hàng hóa hay chỉ tập trung đánh vào hầu hết hàng hóa không co giãn để tối thiểu hóa gánh nặng phụ trội

Giả sử có 2 thị trường với tính chất và quy mô giống hệt nhau, để thu được cùng 1 lượng thuế chính phủ sẽ có 2 cách:

+ Cách 1: đánh thuế trên mỗi thị trường với thuế suất là t+ Cách 2: đánh thuế trên 1 thị trường với thuế suất là 2t và thị trường còn lại đánh thuế bằng

0.Chính phủ nên chọn cách nào để tối thiểu gánh nặng phụ trội?

P

C S''t

F A S't

P0 E SD B

Q

Tài chính công91

Page 92: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

Với cách 1: DWL1 = 2 Diện tích tam giác ABEVới cách 2: DWL2 = Diện tích tam giác ECDTa có gánh nặng phụ trội DWL2 = SABDF + SCFA + SABE = SABDF + 2SABE = SABDF + DWL1

Vậy, DWL2>DWL1

Nhận xét: - để hiệu quả thì thuế nên được phân bổ giữa các loại hàng hóa chứ không nên tập trung vào những hàng hóa ít co giãn.

- khi đánh thuế trên diện rộng thì DWL là nhỏ nhất.* Lưu ý: quy tắc Ramsey cũng hàm ý như sau:- Để chi tiêu cho dự án công thì số tiền mà nền kinh tế phải trả hoặc tổng chi phí dưới dạng

này hay dạng khác vượt quá số tiền cần thiết để có được dự án công. Do vậy, nếu chính phủ chi tiêu càng lớn thì chi phí của việc chi tiêu chính phủ ngày càng tăng lên.

Ví dụ: cần 10 tỷ để làm đường thu thuế 10 tỷ tổng chi phí xã hội mất đi lớn hơn 10 tỷ do DWL của thuế.

- Việc đưa gánh nặng phụ trội của thuế vào đánh giá dự án công với mục đích để chi phí dự án công phản ánh càng chính xác chi phí xã hội biên.

Vậy, khi chính phủ chi tiêu thì mục đích chi tiêu phải được cân nhắc thật kỹ bởi chi phí của việc chi tiêu sẽ vượt quá số tiền dùng để chi tiêu.

Tài chính công92

Page 93: PHẦN DẪN NHẬPworldforall.weebly.com/uploads/5/7/4/5/5745593/tcc.doc · Web viewHiệu quả và công bằng là 2 mặt thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

Tài chính công93