phÒng trÁnh mỘt sỐ bỆnh vÀ tai nẠn thƯỜng gẶp …

21
PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH 1. Các bệnh truyền nhiễm 1.1. Bệnh viêm gan Virut Bệnh viêm gan do virut là một vấn đề y tế toàn cầu, rất nghiêm trọng, nhất là viêm gan B được xem là một bệnh truyền nhiễm hay gặp và nguy hiểm nhất hiện nay, khả năng lây nhiễm rất cao, hơn HIV 100 lần. Tất cả những người chưa mắc bệnh đều có khả năng bị lây nhiễm. Theo HWO, trên thế giới có khoảng 300 - 350 triệu người mang virut viêm gan B mãn tính, trong đó có khoảng 1 triệu người hàng năm chuyển sang viêm gan mãn xơ, xơ gan, ung thư gan và tử vong. Ở Việt Nam đã thấy 5 loại virut viêm gan là: A, B, C, D và E. Trong gia đoạn cấp tính có triệu chứng giống nhau nhưng đường lây truyền và diễn biến khác nhau. Hiện nay tỷ lệ viêm gan B ở Việt Nam là 20%. a) Nguồn bệnh và đường lây truyền Virut viêm gan A, E lây qua đường tiêu hóa. Mầm bệnh có trong phân người lành mang trùng hoặc trong phân người bệnh. Bệnh lây cho người khác qua nước uống hay thực phẩm bị ô nhiễm. Bệnh hay gặp ở trẻ em và thường không chuyển thành mãn tính. Virut viêm gan B, C, D lây qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Bệnh có thể chuyển sang mãn tính. b) Triệu chứng lâm sàng Viêm gan do virut trong giai đoạn cấp tính thường có triệu chứng giống nhau và trải qua các giai đoạn như sau: - Thời kỳ nung bệnh: thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng. - Thời kỳ khởi phát (tiền vàng da hay tiền hoàng đản): kéo dài 3 đến 5 ngày, biểu hiện mấy ngày đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, lao động giảm, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ỉa chảy hoặc táo bón, buồn nôn, đau tức vùng gan, nước tiểu sẫm màu. Các triệu chứng trên ngày càng nặng, kéo dài đến thời kỳ hoàng đản, có khi đến thời kỳ lui bệnh. - Thời kỳ toàn phát (hoàng đản): kéo dài từ 10 đến 40 ngày, khi xuất hiện vàng da, vàng mắt thì hết sốt. Đau tức vùng gan, có thể sờ thấy gan to, nước tiểu ít và sẫm màu, có

Upload: others

Post on 17-Nov-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH

1. Các bệnh truyền nhiễm

1.1. Bệnh viêm gan Virut

Bệnh viêm gan do virut là một vấn đề y tế toàn cầu, rất nghiêm trọng, nhất là viêm gan

B được xem là một bệnh truyền nhiễm hay gặp và nguy hiểm nhất hiện nay, khả năng lây

nhiễm rất cao, hơn HIV 100 lần. Tất cả những người chưa mắc bệnh đều có khả năng bị

lây nhiễm.

Theo HWO, trên thế giới có khoảng 300 - 350 triệu người mang virut viêm gan B mãn

tính, trong đó có khoảng 1 triệu người hàng năm chuyển sang viêm gan mãn xơ, xơ gan,

ung thư gan và tử vong.

Ở Việt Nam đã thấy 5 loại virut viêm gan là: A, B, C, D và E. Trong gia đoạn cấp tính

có triệu chứng giống nhau nhưng đường lây truyền và diễn biến khác nhau. Hiện nay tỷ lệ

viêm gan B ở Việt Nam là 20%.

a) Nguồn bệnh và đường lây truyền

Virut viêm gan A, E lây qua đường tiêu hóa. Mầm bệnh có trong phân người lành

mang trùng hoặc trong phân người bệnh. Bệnh lây cho người khác qua nước uống hay

thực phẩm bị ô nhiễm. Bệnh hay gặp ở trẻ em và thường không chuyển thành mãn tính.

Virut viêm gan B, C, D lây qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Bệnh có thể

chuyển sang mãn tính.

b) Triệu chứng lâm sàng

Viêm gan do virut trong giai đoạn cấp tính thường có triệu chứng giống nhau và trải

qua các giai đoạn như sau:

- Thời kỳ nung bệnh: thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng.

- Thời kỳ khởi phát (tiền vàng da hay tiền hoàng đản): kéo dài 3 đến 5 ngày, biểu hiện

mấy ngày đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, lao động giảm, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ỉa

chảy hoặc táo bón, buồn nôn, đau tức vùng gan, nước tiểu sẫm màu. Các triệu chứng trên

ngày càng nặng, kéo dài đến thời kỳ hoàng đản, có khi đến thời kỳ lui bệnh.

- Thời kỳ toàn phát (hoàng đản): kéo dài từ 10 đến 40 ngày, khi xuất hiện vàng da,

vàng mắt thì hết sốt. Đau tức vùng gan, có thể sờ thấy gan to, nước tiểu ít và sẫm màu, có

Page 2: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

khi phân bạc màu. Một số trường hợp trở nên nặng do tế bào gan bị hoại tử lan rộng, gây

teo gan cấp dẫn tới hôn mê, xuất huyết và tử vong.

- Thời kỳ lại sức: các triệu chứng giảm dần trong vòng 2 đến 6 tuần, người bệnh hết

vàng da, ăn ngon miệng, đái nhiều, cảm giác mệt mỏi giảm rõ.

Riêng đối với viêm gan B, C, D ngoài thể cấp nó còn chuyển sang mãn tính, thường

xuất hiện sau 6 tháng. Bệnh biểu hiện triệu chứng của một viêm gan mãn, xơ gan, ung

thư gan.

c) Phòng bệnh và điều trị

* Phòng bệnh

Vì không có kháng sinh đặc hiệu nên các biện pháp phòng chống là quan trọng nhất.

Đối với viêm gan lây qua tiêu hóa cần chú ý: Quản lý và xử lý tốt phân người bệnh, khám

và phát hiện sớm người lành mang trùng để có biện pháp phòng. Đối với viêm gan huyết

thanh: thận trọng khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể. Trong gia đình không dùng chung các

vật dụng như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dùng bơm kim tiêm một lần, các dịch vụ

liên quan đến máu, sản phẩm của máu phải kiểm soát được.

Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng viêm gan B là:

- Phòng dịch thụ động: Dùng Globulin miễn dịch đặc hiệu kháng HbsAg.

- Phòng dịch chủ động bằng tiêm vacxin viêm gan B cho mọi lứa tuổi, kể cả những

người xét nghiệm trong máu có HbsAg(+), với phụ nữ có thai tác dụng của kháng

nguyên này đối với thai nhi chưa được biết.

Lịch tiêm:

Lần tiêm Thời gian

Lần tiêm thứ 1 Tính từ lần đầu đến tiêm

Lần thứ thứ 2 1 tháng sau mũi thứ nhất

Lần tiêm thứ 3 5 tháng sau mũi thứ 2

Lần tiêm thứ 4 5 năm sau mũi thứ 3

Page 3: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

Với khả năng ngăn ngừa nhiễm và mang HbsAg mãn tính, người ta hy vọng làm giảm

ung thư gan và như vậy đây là vacxin đầu tiên được xem là vacxin phòng ung thư (theo

khuyến cáo của HWO năm 1995).

* Điều trị: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cách điều trị chủ yếu là bảo vệ

gan, nâng cao thể trạng cơ thể. Trường hợp nặng kéo dài có thể sử dụng kháng sinh và

corticoit. Chế độ nghỉ ngơi và chế độ ăn uống rất quan trọng.

1.2. Bệnh sốt xuất huyết

a) Nguyên nhân

Do virut Abo týp đăng (Dengue) các loại gây nên, do muỗi Aedes truyền. có thể lây

lan rộng thành dịch. Nhất là những nước nhiệt đới. Dịch thường xảy ra đầu mùa mưa, hay

xảy ra ở đô thị, trước đây người ta gọi là sốt đô thị.

Nguồn bệnh là huyết thanh có virut và đường lây truyền là do muỗi Aedes, loại muỗi

thường thích ở nơi kín đáo, kín gió, không bay được xa. Muỗi thường thích hơi người,

thích tối và đốt cả ngày.

b) Triệu chứng lâm sàng

Sốt cao đột ngột liên tục và kéo dài 2 đến 7 ngày.

Những biểu hiện xuất huyết:

- Xuất huyết dưới da: Điểm xuất huyết, ban xuất huyết và vết bầm máu.

- Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu cam, chảy máu chân răng.

- Xuất huyết phủ tạng: Nôn ra máu, ỉa ra máu.

Tổn thương gan: Khám thấy gan to, tuy nhiên trường hợp này không điển hình.

Rối loạn tuần hoàn: Khi nhiệt độ hạ thì huyết áp cũng hà, mạch nhanh, khó bắt, chân

tay lạnh, toát mồ hôi. Nếu điều trị không đúng dễ đi vào choáng.

Ngoài ra còn có biểu hiện mỏi cơ, nhức cơ.

c) Phòng chống và điều trị

* Phòng bệnh: Chống muỗi đốt bằng cách diệt loăng quăng, bọ gậy. Xua muỗi, diệt

muỗi. Vệ sinh môi trường. Phát hiện nguồn bệnh và cách ly.

Page 4: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

* Điều trị: Hiện nay chưa có thuốc diệt virut nên chủ yếu là điều trị triệu chứng. Bù

nước và điện giải sớm và đầy đủ. Nếu sốt cao thì hạ nhiệt, tránh dùng chất có Aspirin, tốt

nhất là chườm lạnh, dùng thuốc chống dị ứng, trợ tim mạch, nghỉ ngơi và nuôi dưỡng tốt.

Điều trị theo Đông y: Y học cổ truyền xếp sốt xuất huyết vào nhóm ôn bệnh và ôn

dịch. Phép điều trị là thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, giải độc nâng cao thể trạng.

1.3. Bệnh viêm não Nhật Bản

a) Khái niệm

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm đường máu cấp tính, có ổ bệnh thiên nhiên,

do virut Asbor gây nên, muỗi là vật trung gian truyền bệnh, bệnh nhân có tổn thương ở

não, thường có hội chứng thần kinh khu trú, khỏi hay để lại di chứng.

Bệnh viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh nhiễm virut nguy hiểm nhất nước

ta, có tỷ lệ tử vong cao (14%), để lại những di chứng nặng nề ở hệ thần kinh (31,2%).

Bệnh thường lưu hành quanh năm và gây dịch trong mùa hè. Bệnh thường xảy ra ở

những vùng đông dân cư, mọi lứa tuổi đều bị mắc nhưng chủ yếu dưới 15 tuổi (từ 1 - 4

tuổi chiếm 44,4%, từ 5 - 9 tuổi chiếm 35,5%).

b) Nguồn bệnh và đường lây bệnh

Người ta xác định rằng lợn và chim là những ổ chứa virut. Muỗi culex là môi giới

truyền bệnh, nó truyền từ ổ chứa sang người. Muỗi có khả năng truyền bệnh suốt đời và

truyền virut sang thế hệ sau qua trứng của nó, như vậy muỗi vừa là môi giới truyền bệnh

vừa là ổ chứa virut trong thiên nhiên. Đặc điểm của muỗi thường đốt là từ 18 - 22 giờ,

hoạt động cả trong nhà và ngoài trời.

c) Triệu chứng lâm sàng: Thể điển hình thường diễn biến qua 4 giai đoạn

* Thời kỳ khởi phát

Thường 1 - 2 ngày, là giai đoạn virut vào máu, nó biểu hiện 2 hội chứng chính: Hội

chứng nhiễm khuẩn độc, biểu hiện sốt 38 - 390C, nhức đầu, buồn nôn hay nôn.

Hội chứng thần kinh: biểu hiện trẻ mất ngủ hay quấy khóc, vật vã, mê sảng, co giật,

tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật (da lúc đỏ, lúc xám ngắt, vã mồ hôi, mạch

nhanh). Dấu hiệu màng não (+), kèm theo dịch não tủy.

* Thời kỳ toàn phát

Page 5: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

Virut đến vào tế bào thần kinh và gây tổn thương ở đó, 2 hội chứng trên biểu hiện một

các rầm rộ. Biểu hiện, sốt 40 – 410C, liêm miên, mạch có khi tăng nhanh 160 lần/phút,

vật vã, hôn mê. Tổn thương thần kinh khu trú, tổn thương tháp, liệt ½ người, phản xạ gân

xương tăng, tổn thương ngoại tháp như múa vờn, múa dật, tổn thương các dây thần kinh

sọ não.

* Giai đoạn bán cấp

Tuần thứ 2 của bệnh, các hội chứng giảm dần, nhưng thường có biến chứng như viêm

phổi phế quản, viêm màng não.

* Giai đoạn hồi phục

Ngày thứ 10 trở đi, bệnh nhân tỉnh hẳn, hết sốt, thường 30% có di chứng như liệt ½

người, múa vờn múa giật, câm, ngu đần, giảm trí nhớ. Nếu muộn gây động kinh

parkinson.

d) Phòng và trị bệnh

Phòng muỗi đốt, loại trừ các ổ chứa mầm bệnh cho các súc vật nuôi gần nhà như gây

miễn dịch cho lợn. Gây miễn dịch chủ động cho người bằng vacxin viêm não Nhật Bản B

là biện pháp tích cực và hữu hiệu nhất.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng.

1.4. Bệnh sốt rét

a) Khái niệm

Bệnh sốt rét còn gọi là bệnh sốt rét cơn, bệnh sốt rét rừng, bệnh sốt rét ngã nước.

Trong Đông y còn gọi là “ngược tật” hay “nghịch tật”.

Bệnh sốt rét được phát hiện từ thời cổ xưa và được coi là bệnh do khí hậu xấu; ở Việt

Nam được coi là bệnh vùng rừng núi do “rừng thiêng nước độc” (bệnh sốt rét ngã nước).

Năm 1880, Laveran đã tìm thấy ký sinh trùng sốt rét ở máu ngoại vị của một bệnh nhân.

Năm 1897-1898, Ross xác định được vai trò truyền bệnh của muỗi và chu kỳ phát triển

của ký sinh trùng sốt rét trong người.

Từ thế kỷ XVII, người ta đã biết dùng vỏ cây Canhkina để chữa bệnh sốt rét, đặc biệt

là những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX người ta tìm thấy nhiều thuốc điều trị đặc

hiệu và hóa chất diệt muỗi, người ta hy vọng có thể diệt được bệnh. Song từ năm 1970

trở lại đây có hiện tượng kháng thuốc và bệnh có xu thế phát triển.

Page 6: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

b) Nguyên nhân

Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, lưu hành ở địa phương, có thể gây thành dịch,

bệnh do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây nên. Bệnh truyền qua đường máu, chủ yếu

do muỗi Anophen truyền, biểu hiện điển hình bằng những cơn sốt rét. Bệnh phát triển có

chu kỳ: sơ phát, tái phát và có hạn định (1 - 5 năm tùy theo loại) nếu không có tái nhiễm.

bệnh gây miễn dịch đặc hiệu nhưng không tuyệt đối và có thuốc điều trị đặc hiệu.

c) Triệu chứng

Bệnh sốt rét sơ phát, thường sốt liên tục, có rét run và vã mồ hôi. Không có triệu

chứng đặc hiệu của bệnh sốt rét dễ nhầm với bệnh nhiễm trùng khác.

Cơn sốt điển hình với 3 triệu chứng cơ bản: rét run, sốt nóng và ra mồ hôi, chỉ xuất

hiện sau một thời gian hoặc ở những cơn tái phát. Giữa những cơn sốt rét, bệnh nhân cảm

thấy bình thường. Mỗi cơn sốt rét thường kéo dài 8 - 12 giờ, thường về chiều trùng với

các đợt hồng cầu bị phá vỡ.

Sốt rét làm ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể: thiếu máu, tỷ lệ huyết cầu tố

giảm, bạch cầu giảm ít, gan và lách to. Ngoài thể thông thường ra còn có thể huyết cầu tố

- niệu và thể sốt rét ác tính hay gọi là thể não.

d) Phòng bệnh và điều trị

Diệt muỗi, nâng cao sức đề kháng bằng chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi, chế độ tập

luyện, chế độ sinh hoạt hợp lý. Có thể phòng bệnh bằng thuốc nhưng hiện nay rất hạn chế

do ký sinh trùng đã kháng thuốc và nếu dùng lâu sẽ có tác dụng phụ. Phòng bệnh sốt rét

cho những đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ có thai vì khi bị bệnh dễ chuyển từ thể

nhẹ sang thể nặng gây tử vong.

Nên điều trị sớm và kết hợp điều trị đặc hiệu với điều trị toàn thân; nâng cao sức đề

kháng của cơ thể; điều trị cơ chế, nhất là những thể sốt rét nặng.

Chú trọng nâng đỡ sức cơ thể bằng dinh dưỡng như ăn lỏng, đủ đạm, đủ sinh tố, dùng

các chất kích thích ăn uống và bổ máu. Khi có thể hoạt động thì luyện tập thích hợp.

Cần tiên đoán và xử lý các dịch sốt rét kịp thời.

1.5. Bệnh lao

Đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, khi các nhà dược học tìm ra một số thuốc chống lao

hiệu quả, thì nỗi sợ hãi về căn bệnh được gọi là “tứ chứng nan y” này mới tạm lắng

Page 7: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

xuống. Nhưng chỉ vài chục năm sau, ở nhiều quốc gia đã xuất hiện chủng vi khuẩn kháng

thuốc, khiến cho số người mắc và chết do bệnh lao tăng vọt lên.

Ngày nay bệnh lao là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm chết người nhiều

nhất trên thế giới, mỗi năm có khoảng 3 triệu người chết, hầu hết ở các nước đang phát

triển (98%) và ở độ tuổi lao động (15 - 45 tuổi).

a) Nguyên nhân

Bệnh do vi khuẩn lao gây nên ở nhiều bộ phận trong cơ thể nhưng hay gặp và nan giải

nhất là lao phổi (chiếm 70 - 80%). Vi khuẩn lao là loại ái khí nên phát triển mạnh ở phổi.

Tất cả các chất người bệnh thải ra mang vi khuẩn lao đều là nguồn lây cho người xung

quanh. Trong nước bọt người bệnh cứ 1ml có khoảng 100 triệu vi khuẩn các loại, đối với

bệnh lao khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc khạc nhổ chứa vi khuẩn, khi khô nó bay theo

bụi và lơ lửng trong không khí. Vi khuẩn lao có thẻ theo đường hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc

(qua da, niêm mạc mắt), một số tác giả còn cho qua đường tiêm (dụng cụ tiêm nhiễm vi

khuẩn). Lây qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất.

Vi khuẩn lao sống rất lâu nơi ẩm ướt, tối tăm, rất sợ ánh sáng mặt trời, ở bụi đường nó

có thể sống được 3 - 14 ngày, dễ bị diệt bởi hóa chất diệt khuẩn, vôi bột. Vi khuẩn lao dễ

bị diệt ở nhiệt độ sôi 600C trong vòng 15 phút.

b) Triệu chứng lâm sàng

Sốt nhẹ hâm hấp về chiều, tối (khoảng 37,2 - 37,50C)

Ho kéo dài trên một tháng không rõ nguyên nhân (ho húng hắng), lúc đầu ho khan, sau

ho có đờm dính màu trắng hoặc vàng, lổn nhổn đôi khi có vài tia máu, ho ra máu. Gầy sút

cân nhanh, mệt mỏi, đau tức ngực tương ứng với bên bị lao. Ngoài ra hay ra mồ hôi trộm,

nổi hạch nhiều nơi.

Lao sơ nhiễm ở trẻ em có biểu hiện lâm sàng tùy theo tính chất tiếp xúc: Do chủng

ngừa BCG (khi chế biến vắc xin sống chưa mất hoàn toàn tính chất gây bệnh; do tiếp xúc

với nguồn lây (trẻ chưa được tiêm chủng hoặc có nhưng kháng thể không đủ bảo vệ).

c) Phòng chống và điều trị

* Phòng bệnh lao

Tiêm chủng lao theo lịch quy định. Phát hiện sớm nguồn lây. Không cho trẻ tiếp xúc

với người bị lao. Những người bị lao phải ngủ riêng, dùng riêng khăn mặt, ly, tách, chén,

Page 8: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

đũa, … khi ho phải dùng khăn che miệng, không khạc nhổ bừa bãi. Người bệnh phải có

chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tránh làm việc nặng nhọc, không uống rượu, không hút thuốc,

tránh thức khuya.

Tuyên truyền, vệ sinh môi trường sống, vệ sinh ăn uống. Phát động chương trình

phòng chống lao, vận động sự đóng góp của xã hội.

* Điều trị

Phát hiện sớm, chữa sớm để khỏi tổn thương lao thành hang hốc rất khó chữa khỏi.

Phải tuân thủ theo nguyên tắc: Đúng - Đủ - Đều.

Đúng: Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng phác đồ, dùng thuốc đúng cách (dùng một

lần trong ngày, lúc đói).

Đủ: Điều trị đủ thời thời gian quy định, thường là 8 tháng. Phối hợp với các kháng

sinh chống lao mạnh, đủ thời gian, đủ liều lượng.

Đều: Dùng thuốc đều đặn, không bỏ một cữ nào.

2. Phòng chống HIV/AIDS

Tính đến ngày 30/9/2010, cả nước có trên 180.000 người nhiễm HIV đang còn sống

được báo cáo, trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do AIDS được

báo cáo từ trước tới nay là 48.368 người.

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số người nhiễm HIV được báo cáo cao

nhất, chiếm khoảng 23% số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo trong cả nước.

Đến hết ngày 30/6/2010 cả nước có trên 138.00 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý,

so với cuối năm 2009 giảm 7.880 người (5,38%).

2.1. Cơ sở sinh học của AIDS

a) HIV là gì?

HIV là một loại vi rút; tên đầy đủ của nó là vi rút suy giảm miễn dịch ở người (H:

Human, I: Immuno deficiency, V: Virut). Vi rút này tấn công hệ thống bảo vệ cơ thể và

làm cho hệ thống này suy yếu dần đi.

b) Điều kiện sống

HIV là loại virut yếu, không có khả năng sống lâu khi ra khỏi cơ thể, trong nước bị

diệt ở 1000C/15 phút. Các chất diệt khuẩn thông thường cũng làm bất hoạt được HIV.

Tuy nhiên nhiệt độ thấp dưới 00C, sự khô ráo, tia X, tia gâm, tia cực tím không diệt được

Page 9: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

HIV. HIV có thể sống được trên xác người trong vài ngày và trên giọt máu khô từ 2 - 7

ngày.

c) Cơ chế hoạt động của vi rút HIV

Virut HIV phá huỷ các tế bào bạch cầu (tế bào T), là một phần của hệ thống miễn dịch

của cơ thể. Các tế bào CD4 + T-lymphocyte đóng một vai trò thiết yếu đối với sự hoạt

động của hệ thống miễn dịch và là mục tiêu chính của virut HIV. Một khi vi rút xâm

nhập vào các tế bào máu của cơ thể, nó sẽ gây nhiễm trùng hoặc bị ung thư mà nếu không

bị nhiễm virut này nó có thể chống lại được. Những nhiễm trùng này gọi là nhiễm trùng

cơ hội. Sự phá huỷ này diễn ra trong một thời gian dài, khoảng từ ½ đến 10 năm. Hầu hết

những người bị nhiễm HIV đều có vẻ ngoài khoẻ mạnh, không có triệu chứng gì trong

nhiều năm. Không thể biết được ai bị nhiễm HIV/AIDS qua vẻ bề ngoài của họ. Thử máu

là cách duy nhất để biết được một người có bị nhiễm HIV hay không.

d) AIDS là gì?

Tên đầy đủ của AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (A: Acquired, I:

Immuno deficiency, D: deficiency, S: Syndromme). AIDS chính là giai đoạn cuối của

nhiễm HIV. Nó là một căn bệnh nghiêm trọng từ từ tấn công và phá hoại hệ thống miễn

dịch của cơ thể (hay đơn giản hơn là cơ chế phòng thủ của cơ thể), làm cho cơ thể dễ bị

nhiễm trùng và mắc bệnh ung thư mà nếu là một người khoẻ mạnh thì rất khó nhiễm.

Những nhiễm trùng này, hay còn gọi là nhiễm trùng cơ hội, cuối cùng sẽ dẫn đến tử

vong.

2.2. Con đường lây nhiễm

Khi cơ thể bị lây nhiễm, HIV có nhiều trong máu (1000 - 10.000 virut/ml) kế đến là

trong tinh dịch, dịch âm đạo. Ngoài ra còn tìm thấy virut trong sữa mẹ, nước bọt, đờm,

nước mắt nhưng số lượng ít không đủ gây bệnh. Vì vậy, HIV chủ yếu lây nhiễm qua 3

con đường sau:

Qua quan hệ tình dục, qua đường máu và từ mẹ sang con. Vì các các đường lây đó hội

tụ đủ hai điều kiện: Số lượng HIV đủ ngưỡng; Tạo ngõ vào thẳng trong máu.

* Lây nhiễm qua quan hệ tình dục

Là đường lây nhiễm chủ yếu, chiếm 70 - 80%. Quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác

giới đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, nếu đã có một trong hai người nhiễm HIV. Giao hợp

Page 10: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

qua đường âm đạo, hậu môn, mồm với người nhiễm HIV đều là con đường lây nhiễm

HIV.

* Lây nhiễm qua đường máu

Đây là con đường nguy hiểm nhất, có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, tiến triển nhanh

nhất, vì HIV trực tiếp nhiễm vào máu, tấn công thẳng vào bạch cầu Limpho T mà không

vấp phải hàng rào cản nào.

Truyền máu và các chế phẩm của máu, thụ tinh nhân tạo, ghép tổ chức hay cơ quan

của người cho nhiễm HIV. Dùng nhiều lần trang thiết bị truyền máu như chai đựng máu,

ống dẫn, kim lấy máu, dùng chung kim tiêm, những dụng cụ rạch chính da, những người

tiêm chích ma túy, xăm da, xâu lỗ tai, … mà dụng cụ không được khử trùng kỹ cũng dễ

nhiễm HIV.

Những nghề phục vụ đông đối tượng và phải sử dụng các vật sắc nhọn như cắt tóc, sửa

móng tay, móng chân, đặc biệt là nha sỹ thường xuyên tiếp xúc với máu hoặc những chất

dịch của bệnh nhân (tinh dịch, dịch âm đạo, các chất tiết ra từ vết thương, dịch não tủy,

dịch màng phổi, …) nếu bị xước rách da trong lúc hành nghề cũng bị nhiễm HIV.

* Lây nhiễm từ mẹ sang con

Đây là phương thức lây chủ yếu ở trẻ em. Qua nghiên cứu cho thấy phụ nữ có thai và

cho con bú bị nhiễm HIV thì truyền cho con qua rau thai vào bào thai. Ngoài ra thai nhi

bị nhiễm Hiv trong thời kỳ chu sinh (trước, trong và sau khi sinh) chiếm khoảng 80%,

hoặc lây trong giai đoạn cho con bú chiếm 14%.

* Các con đường không lây nhiễm HIV: Ho, hắt hơi, sổ mũi; bắt tay, sờ mó, hôn, ôm

ấp; dùng chung cốc, chén, bát, đĩa; Thức ăn nước uống; Tiếp xúc thông thường tại nơi

làm việc; Dùng lại quần áo cũ; Bơi chung trong bể tắm công cộng; Dùng chung nhà vệ

sinh; Sâu bọ hay muỗi đốt (nếu dưới 2000 con đốt một lúc).

2.3. Triệu chứng

Người nhiễm HIV có thể có hay không có dấu hiệu và triệu chứng. Khi có biểu hiện

lâm sàng thường là của các nhiễm trùng cơ hội, không có nét đặc trưng. Quá trình diễn

biến qua 4 giai đoạn sau:

a) Sơ nhiễm

Sau khi nhiễm từ 2 - 8 tuần bệnh nhân xuất hiện: sốt cao, vã mồ hôi, nhức đầu, đau cơ

khớp, viêm họng, mệt mỏi tăng dần, sưng hạch cổ, nách và lách to, phát ban dạng sởi, sẩn

Page 11: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

ngứa trên da, tăng bạch cầu lympho. Sau 6 - 12 tuần có hay không có triệu chứng sẽ xuất

hiện kháng thể đặc hiệu là có huyết thanh HIV (+).

b) Nhiễm trùng không có triệu chứng

Người bị nhiễm HIV không có triệu chứng, thời gian từ 6 tháng đến 10 năm.

c) Giai đoạn sưng hạch dai dẳng toàn thân

Thời gian sưng hạch kéo dài trên 3 tháng và có thể tồn tại nhiều năm.

d) Giai đoạn toàn phát (AIDS)

Xuất hiện các nhiễm trùng cơ hội. Những triệu chứng có thể là:

- Giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng;

- Sốt kéo dài hơn một tháng mà không rõ nguyên nhân;

- Ỉa chảy kéo dài hơn một tháng mà không rõ nguyên nhân;

Các triệu chứng phụ: Lở loét da niêm mạc; Mệt mỏi kéo dài; Ra nhiều mồ hôi khi ngủ;

Ho khan kéo dài.

Ở giai đoạn cuối cùng là AIDS, người nhiễm có thể sẽ mắc ho lao, viêm phổi, ỉa chảy

và các truyền nhiễm mãn tính, thường được gọi là các nhiễm trùng cơ hội. Người nhiễm

thường chết vì các bệnh này.

2.4. Điều trị

a) Điều trị trực tiếp với HIV

Hiện nay đã có hai loại thuốc đã được công nhận điều trị HIV. Cả hai loại này đều là

thuốc uống và vượt qua hàng rào máu - não, tuy nhiên có nhược điểm: Giá thành quá đắt

(ngày uống 6 - 10 viên giá 10 - 20 USD); Phải dùng suốt đời và gây thiếu máu nặng.

b) Điều trị suy giảm miễn dịch

Tìm thuốc phục hồi chức năng của hệ thống miễn dịch đã bị tổn thương. Interferon.

Tìm những phương pháp thay thế miễn dịch: Tiêm truyền Lympho, ghép tủy, ghép tuyến

ức.

c) Điều trị nhiễm trùng cơ hội

Cho đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người ta dùng các thuốc để chữa các

nhiễm trùng như: viêm phổi, nhiễm nấm da, nấm men, ỉa chảy. Mặt khác bệnh nhân cần

Page 12: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

lạc quan tinh thần, bảo vệ tăng cường sức khỏe bằng luyện tập đều đặn và ăn uống theo

chế độ bồi dưỡng, nghỉ ngơi tránh sang chấn tinh thần.

Cần tránh các yếu tố suy giảm miễn dịch thêm như: Các bệnh nhiễm trùng, các bệnh

lây qua đường tình dục khác, ma túy, thuốc lá, rượu.

2.5. Phòng bệnh

a) Tránh lây nhiễm qua đường tình dục

Giáo dục, khuyến khích các hành vi tình dục an toàn. Không quan hệ tình dục với

nhiều người, nên chỉ có một bạn tình và tốt nhất là chung thủy. Sử dụng bao cao su khi

cần, phải đảm bảo an toàn trong quan hệ tình dục.

b) Tránh lây do tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu

Chỉ tiếp nhận máu, mô,bộ phận cơ thể khi chúng không bị nhiễm HIV. Sử dụng bơm

kim tiêm, kim châm cứu khi chúng không bị nhiễm HIV. Khử HIV đúng cách các dụng

cụ xuyên da, rạch da. Ngăn ngừa các hành vi nghiện, tiêm chích ma túy không an toàn.

c) Tránh lây từ mẹ sang con

Phụ nữ hết sức phòng, nếu chẳng may bị nhiễm HIV thì không nên sinh con, vì hơn

50% số trẻ khi sinh ra bị nhiễm HIV và chúng sẽ chết trước 5 tuổi.

3. Các bệnh học đường

3.1. Bệnh cong vẹo cột sống

a) Nhắc lại giải phẫu - sinh lý

Cột sống được ví như cái trụ chính của căn nhà thân thể. Cột sống có 33 - 34 đốt sống

xếp chồng lên nhau gồm: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt cùng, 4 -

5 đốt cụt.

Cột sống kết hợp với xương đầu, xương sườn, xương chậu hông thành bộ xương. Bộ

xương che phủ các phủ tạng, giảm xóc khi va chạm hoặc rung chuyển lúc đi, chạy, nhảy.

Nếu nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong sinh lý, đoạn cổ cong ra sau nó được hình

thành khi trẻ biết lẫy, đoạn sống lưng cong ra trước hình thành khi trẻ biết ngồi, đoạn thắt

lưng cong ra sau và đoạn cùng cụt cong ra trước hình thành khi trẻ biết đi.

Các đoạn cong ở cổ và ngực ổn định khi trẻ được 7 tuổi, đoạn cong thắt lưng đến 12

tuổi mới hoàn thiện. Nam giới từ 13 tuổi trở đi là giai đoạn cột sống dài ra nhanh nhất và

kết thúc năm 25 tuổi, còn ở nữ giới giai đoạn này từ 8 - 18 tuổi.

Page 13: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

Giai đoạn này cột sống vừa phát triển chiều dài, vừa biến đổi các cấu trúc bên trong

nhưng các khối cơ, dây chằng và các đốt sống còn yếu nên trẻ dễ bị tật gù (1 -2%) và

cong, ưỡn, vẹo cột sống (27,6%).

b) Nguyên nhân

Do tính mềm dẻo đàn hồi lớn và xương có nhiều chất sụn nên bộ xương của trẻ em dễ

uốn theo các tư thế sai như gù lưng, lệch vai, vẹo lưng.

Nguyên nhân gây ra các sai lệch tư thế do trẻ phải duy trì một tư thế ngồi hay đi đứng

lệch lạc quá lâu: ngồi học ở bàn ghế không phù hợp, đeo cặp lệch vai, thiếu ánh sáng bắt

trẻ phải nghiêng người. Ngoài ra do lao động quá sớm, do bệnh tật, còi xương hoặc suy

dinh dưỡng.

c) Tác hại của cong vẹo cột sống

Tật cong vẹo cột sống khá phổ biến ở tuổi học đường do không được phát hiện và

chậm sữa chữa nên càng ở lớp trên tỷ lệ bệnh càng cao và càng nặng.

Cong vẹo cột sống gây ra lệch hình thân thể nên cơ thể chóng mỏi, không giữ được cơ

thể ngay ngắn, cản trở việc đọc và viết, căng thẳng thị giác, giảm độ tập trung trí não.

Cong vẹo cột sống làm bẹt lồng ngực (ảnh hưởng đến hoạt động của tim và phổi), chân

vòng kiềng, chân chữ X, bàn chân bẹt. Vẹo cột sống phần lưng làm méo xương chậu, nếu

là nữ sẽ gây trở ngại cho ca đẻ sau này.

Thể lực chung của học sinh cong vẹo cột sống thường kém các nhóm học sinh khác

cùng lứa tuổi. Như vậy, cong vẹo cột sống không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, vẻ đẹp mà

còn ảnh hưởng đến hạnh phúc của các em.

d) Phòng cong vẹo cột sống

Muốn phòng thế lệch lạc cần thực hiện các biện pháp: Bàn ghế phải phù hợp với lứa

tuổi học sinh và đúng quy cách quy định. Lớp học, chỗ ngồi học phải đủ ánh sáng; Cha

mẹ và giáo viên luôn uốn nắn tư thế ngòi, đi đứng cho trẻ; Không để tẻ mang cặp lệch

vai; Phòng chống các bệnh truyền nhiễm để nâng cao thể trạng; Không để trẻ lao động

nặng quá sớm; Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.

Page 14: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

3.2. Bệnh cận thị

a) Khái niệm

Cận thị là tật khúc xạ làm cho mắt chỉ nhìn thấy rõ vật ở gần trước mắt mà không nhìn

thấy vật ở xa. Thường do trục trước sau của nhãn cầu dài hơn bình thường (hơn 24 mm)

nên hình ảnh của vật hiện lên trước võng mạc, bệnh nhân không điều tiết được, để hình

ảnh của vật rơi đúng võng mạc phải cho bệnh nhân đeo kính phân kỳ.

Cận thị trong học sinh là một vấn đề không mới, nhưng vẫn là mối quan tâm đặc biệt

của ngành nhãn khoa nói riêng và ngành Y tế, Giáo dục nói chung. Tỷ lệ học sinh mắc

bệnh cận thị trường học ở tiểu học là 1%, trung học cơ sở là 2%, trung học phổ thông là

8% và có xu thế tăng lên, nhất là học sinh thành phố.

Cận thị ảnh hưởng tới học tập, ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai, cận thị nặng

có thể gây biến chứng như: thoái hóa võng mạc, đục dịch kính, bong võng mạc, …

b) Nguyên nhân

Chưa rõ nguyên nhân nhưng người ta đưa ra nhiều giả thuyết:

* Yếu tố di truyền

Gần đây có những công trình nghiên cứu trên 361 cặp song sinh cùng tuổi từ 10 - 15

bị cận thị cho thấy: Những cặp giống nhau (cùng trứng) có độ cận thị phù hợp cao hơn

(89.9%); Các cặp khác nhau (khác trứng) chỉ có 51.2%. Hoặc công trình khác nhận xét

tần suất ảnh hưởng giữa các thế hệ như sau: Nếu cha mẹ không cận thị thì con bị cận thị

là 7.3%; Nếu một trong hai người bị cận thị thì con bị cận thị là 26.2%; Nếu cả bố và mẹ

bị cận thị thì tỷ lệ con bị cận thị là 45%.

Từ 6 - 12 tháng tuổi, những trẻ bị ảnh hưởng di truyền bắt đầu cận thị, tuy nhiên cận

thị thường được phát hiện khi trẻ bắt đầu đi học.

* Yếu tố môi trường

Ở trường học, thường thấy các lớp càng cao thì tỷ lệ cận thị càng tăng, ngoài yếu tố

tuổi còn phải đề cập đến các yếu tố:

- Yếu tố ánh sáng: Thị lực phụ thuộc vào độ chiếu sáng, nếu tăng độ chiếu sáng thì khả

năng phân biệt những vật nhỏ sẽ tăng. Khi trẻ đọc sác, học tập ở lớp cũng như ở nhà

không đủ ánh sáng, chiếu sáng không hợp lý sẽ gây mệt mỏi thị lực. là một trong những

nguyên nhân gây bệnh cận thị học đường.

Page 15: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

- Yếu tố bàn ghế: Bàn ghế không phù hợp, không đúng với tầm vóc lứa tuổi học sinh

(quá cao hoặc quá thấp), sắp xếp không đúng quy cách.

- Yếu tố tư thế ngồi học: Khi đọc sách, trẻ em để sách quá gần, tư thế ngồi học không

đúng (nghiêng hoặc cúi quá).

- Một số yếu tố bất lợi khác: Ở thành thị bị cận thị nhiều hơn ở nông thôn do mật độ

dân số cao. Môi trường sống nhiều sách báo, tivi, điện tử, vi tính thì cận thị nhiều hơn.

Ngoài ra, sách vở không đúng quy cách cũng gây ra bệnh cận thị.

c) Dự phòng và hạn chế tác hại

Muốn đề phòng bệnh cận thị học đường phải có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình

và chính bản thân học sinh.

Yếu tố môi trường: Xây dựng góc học tập thoáng mát, đủ ánh sáng (không dưới 100

Lux và không quá 500 Lux). Bàn ghế vừa tầm, khi ngồi học phải ngay ngắn; Không để

sách quá sát mắt (giữ khoảng cách 35 - 40 cm); không đọc sách liên tục nhiều giờ (cứ 30

- 45 phút cần ngừng lại cho mắt nhìn xa, nghỉ vài phút). Không đọc sách trên xe, tàu hỏa

đang chạy; không mê trò chơi điện tử, nghiện tivi nhiều giờ liền. Chữ viết trên bảng và

trong vở phải đủ to và rõ nét, chiều cao của chữ viết phải bằng 1/200 khoảng cách từ mắt

đến chữ viết.

Đối với người bị cận thị phải chú ý thêm: Phải khám và phát hiện sớm để điều chỉnh

kính đúng độ đẻ phục hồi thị lực cần thiết; tránh lao động nặng nhọc, tránh các môn thể

thao mạnh như đá bóng, quần vợt, quyền anh, đánh võ, vật nhau; Tăng cường dinh dưỡng

cho tế bào thần kinh võng mạc và các môi trường trong suốt của mắt; Đi khám mắt định

kỳ để theo dõi diễn biến và xử lý kịp thời.

3.3. Bệnh sâu răng

a) Định nghĩa

Sâu răng là bệnh ở tổ chức cứng của răng, tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men ngà

răng làm thành lỗ sâu. Đặc điểm lỗ sâu không tự tái tạo phục hồi được.

b) Yếu tố gây sâu răng

- Chất lượng tổ chức cứng của răng có sự khác nhau ở mỗi người, trong một môi

trường điều kiện sinh hoạt ăn uống như nhau, có người bị ít, có người bị nhiều, có người

không bị sâu răng. Như vậy, tổ chức cứng của răng đóng vai trò rất quan trọng.

Page 16: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

- Thức ăn: Kẹo bánh bám dính làm cho sâu răng dễ phát triển.

- Vi khuẩn: Tập trung hoạt động dưới chất bám dính tạo thành mảng bám vi khuẩn phá

hoại răng.

c) Sự hình thành của sâu răng

Trong miệng chúng ta luôn có nước bọt, trong nước bọt có nhiều loại gây sâu răng. Vi

khuẩn thường sống dưới mảng bám răng phân hủy chất đường lên men tạo thành axit.

Axit phá hủy men răng, ngà răng thành lỗ sâu răng, ngày càng sâu và rộng.

Vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng gây nhiễm khuẩn dẫn tới chết tủy. Vi khuẩn lan tới

cuống răng gây nhiễm khuẩn cuống răng và đi xa hơn như: họng, mũi, xoang, tim, thận,

khớp, …

Vi khuẩn + Đường -> axit -> sâu răng.

d) Diễn biến của sâu răng

- Giai đoạn 1: Sâu men

Axit hòa tan các chất khoáng tạo thành những đốm đục và dần phá hủy, ăn mòn bề mặt

men răng. Giai đoạn này chưa có triệu chứng đau. Điều trị giai đoạn này bằn cách giảm

đường trong chế độ ăn vặt, dùng kem đánh răng có Fluor, lấy sạch mảng bám, luôn giữ

răng sạch sẽ, trám bít các hố rãnh mới chớm sâu.

- Giai đoạn 2: Sâu ngà

Một khi lớp bọc bên ngoài bị phá vỡ thì tốc độ phát triển lỗ sâu răng rất nhanh. Giai

đoạn này không thể phục hồi được, lỗ sâu ngày càng ăn sâu vào trong ngà. Giai đoạn này

bệnh nhân thấy đau khi ăn, nhai, uống nước nóng, lạnh, chua, ngọt có cảm giác ê buốt.

Cần điều trị ngay bằng cách trám răng.

- Giai đoạn 3: Viêm tủy

Nếu viêm ngà không được điều trị, vi khuẩn theo các ống ngà vào mô tủy mềm trong

trung tâm răng. Vi khuẩn nhanh chóng phá hủy thần kinh, mạch máu gây đau dữ dội, nhất

là khi ăn thức ăn nóng. Đau tự nhiên, không ăn cũng đau, nhất là ban đêm, đau nhức

không ngủ được.

Giai đoạn này nếu kịp thời có thể điều trị được nhưng mất nhiều thời gian và tốn tiền

của. Điều trị bảo tồn thử, nếu vẫn còn đau thì đặt thuốc diệt tủy, lấy sạch tủy và hàn.

- Giai đoạn 4: Tủy chết

Page 17: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

Nếu viêm tủy không được điều trị, tủy nhiễm trùng lan vào chân răng. Một số bệnh

nhân không thấy đau, đa số đau khi nhai, răng có màu xám, có cảm giác răng trồi lên, có

thể sưng mặt do viêm lan tỏa các tổ chức xung quanh, có mùi hôi thối.

Điều trị lấy hết tủy buồng tủy chân đã thối mủn, làm sạch buồng tủy, ống tủy nhiều

lần, hàn thử rồi hàn vĩnh viễn mong bảo tồn răng và giữ được sức nhai, thường phức tạp

có khi phải nhổ.

e) Phòng ngừa bệnh sâu răng

Nếu thiếu một trong 3 yếu tố gây sâu răng thì sâu răng không phát sinh được, vì vậy ta

có thể phòng ngừa bằng những biện pháp sau:

* Chế độ ăn thích hợp

- Đối với sự phát triển toàn bộ cơ thể

Sự phát triển của răng cũng quan trọng như sự phát triển của toàn bộ cơ thể. Mầm răng

sữa ngấm canxi từ tháng thứ tư trong thời kỳ bào thai, mầm răng vĩnh viễn ngấm canxi từ

khi trẻ được sinh ra, cho nên cần chú ý đến chế độ ăn uống từ khi còn trong bụng mẹ.

Chế độ ăn uống của mẹ từ khi có thai đến khi cho con bú phải được đầy đủ cả về số

lượng và chất lượng, tránh kiêng khem, tăng cường các thức ăn giàu vitamin và canxi,

hạn chế dùng đường trong khẩu phần ăn.

Chế độ ăn của trẻ trong 9 tháng đầu sau khi sinh cần có nhiều canxi (có trong sữa mẹ

và thức ăn bổ sung) tạo điều kiện cho quá trình mọc răng sữa và sự phát triển của mầm

răng vĩnh viễn.

Giai đoạn trẻ từ 9 tháng trở đi, trẻ đã mọc răng sữa và ăn thức ăn đặc hơn nên chọn

thức ăn cho trẻ rất quan trọng. Mặt khác, lúc này trẻ đã có răng sữa, ngoài việc chọn thức

ăn còn chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Các chất vi lượng: Thiếu vitamin ảnh hưởng đến răng lợi, đặc biệt là vitamin D và trẻ

còi xương không điều trị ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của răng.

Fluor: Fluor có trong nước uống và thức ăn, nếu thiếu fluor thì bệnh sâu răng tăng.

Fluor có tác dụng, khi răng đang phát triển, fluor cùng canxi, photpho kết tủa ở men răng

làm tăng độ bền của men răng. Khi răng đã mọc, fluor trong nước bọt hạn chế sự phát

triển của vi khuẩn, làm giảm sâu răng, viêm lợi.

- Tại chỗ

Page 18: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

Hạn chế đối với mọi người, nên ăn thức ăn có chất xơ để làm sạch răng, ăn quả quả

tươi, mía vừa cung cấp dinh dưỡng vừa làm cho răng sạch.

Đối với trẻ em không nên ăn bánh kẹo trước khi đi ngủ, không ăn lătk vặt mà phải ăn

thành bữa, ăn xong phải súc miệng.

* Vệ sinh răng miệng

Sau khi ăn nên chải răng bằng bàn chải, chải đúng phương pháp là tốt nhất, ở nông

thôn người ta hay dùng tăm, xơ cau cọ sạch mặt ngoài . Tối thiểu súc miệng kỹ khi uống

nước. Nên chải răng bằng bàn chải với thuốc trước lúc đi ngủ. Súc miệng bằng nước

muối trước lúc đi ngủ nhằm sát khuẩn tránh viêm lợi. Trẻ nhỏ sau khi ăn xong nên dùng

khăn cuộn vào ngón tay lau sạch răng.

* Làm chắc răng bằng Fluor

Muốn men răng được tốt ta có thể cho Fluor vào thức ăn và nước uống, đặc biệt là trẻ

em từ khi sinh đến 8 tuổi.

Từ 6 - 15 tuổi có thể súc miệng bằng Fluor, mỗi tuần một lần trong 2 phút. Mỗi lần súc

miệng cho một trẻ cần 5 - 7ml NaF 0,2%.

* Khám răng định kỳ: Nên 6 tháng khám răng một lần, phát hiện răng chớm sâu hoặc

viêm lợi để điều trị kịp thời.

4. Một số cấp cứu thường gặp ở học sinh

4.1. Cấp cứu khi trẻ bị ngộ độc

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc cho trẻ em (thức ăn, thuốc men, hóa chất) và

biểu hiện nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đứng trước một trường hợp ngộ độc có thể

rất dễ chẩn đoán (người nhà của trẻ đưa đến khai rất rõ ràng và có tang vật cụ thể), việc

xác định lượng thiếu hụt để để dự đoán số lượng trẻ đã uống. Cũng có trường hợp khó

chẩn đoán, trẻ không biết nói, người nhà hốt hoảng không biết, các triệu chứng thường

nặng (hôn mê, li bì, nôn, ỉa lỏng), có thể xuất hiện đột ngột trên một trẻ.

a) Biểu hiện chính của ngộ độc

* Biểu hiện ở thần kinh: Hôn mê, nếu xử lý kịp thời sẽ hồi phục nhanh nếu không sẽ

khó hồi phục. Các rối loạn thần kinh khác: ảo giác, lẫn lộn, điếc, viêm thần kinh thị giác.

Page 19: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

* Biểu hiện ở hô hấp: Thiếu oxy do ngộ độc các chất đặc biệt; suy hô hấp do: ức chế

thần kinh trung ương, tắc đường hô hấp trên do ứ đờm giải, do xẹp phổi; phù phổi cấp;

hội chứng Mendelson do hít phải dịch vị; Tắc động mạch phổi.

* Biểu hiện ở tuần hoàn: Rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn cấp.

* Biểu hiện ở thận: Suy thận chức năng do sốc, suy thận thực thể do chất độc.

* Hội chứng huyết học: Methemoglobin máu; tan hồng cầu, rối loạn máu đông máu

chảy.

b) Nguyên tắc xử lý ngộ độc

* Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể

- Những chất độc qua da và niêm mạc: rửa sạch bằng nước nhiều lần và các dung dịch

thích hợp.

- Loại chất độc qua đường tiêu hóa: gây nôn, rửa dạ dày, tẩy ruột.

- Loại chất độc ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu: truyền dịch và lợi tiểu

- Loại chất độc ra khỏi cơ thể qua đường lọc ngoài thận: chạy thận nhân tạo, phẩm

phân phúc mạc.

- Loại chất độc qua đường thay máu, qua đường hô hấp.

* Phá hủy, trung hòa chất độc bằng các chất chống độc đặc hiệu

Đưa vào một chất để kết hợp với chất độc thành một chất không độc và đào thải qua

đường tiết niệu ra ngoài. Hoặc đưa vào một chất có tác dụng sinh lý ngược lại với chất

gây độc.

Có hai phương pháp giải độc không đặc hiệu và giải độc đặc hiệu:

- Phương pháp giải độc không đặc hiệu:

Dùng phương pháp hấp thụ bằng than hoạt, hoặc chất sữa (không dùng cho chất độc

tan trong dầu). Hoặc dùng phương pháp trung hòa:

+ Ngộ độc axit thì dùng Magie

+ Ngộ độc kiềm thì dùng nước chanh hoặc dấm pha loãng

+ Ngộ độc muối kim loại thì dùng lòng trắng trứng.

- Phương pháp giải độc đặc hiệu

Page 20: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

Nói chung phải cẩn thận khi dùng cho trẻ em, vì bản thân chất giải độc đặc hiệu cũng

có thể gây độc, chỉ dùng khi biết chắc chắn chất độc.

* Giải quyết hậu quả của ngộ độc

Khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc thì sử dụng các biện pháp hồi sức để cứu sống nạn

nhân. Trước hết cần điều trị các rối loạn hô hấp, suy tuần hoàn, sốc, rối loạn chuyển hóa

nước, điện giải và cân bằng kiềm toan, tình trạng nhiễm độc thần kinh (kích thích, co

giật, rối loạn thân nhiệt, …), các tổn thương nhu mô gan, thận và điều trị rối loạn đông

máu.

4.2. Cấp cứu khi trẻ bị đuối nước

a) Nguyên nhân gây ngừng tim

Chết đuối có thể xảy ra trong 4 trường hợp:

* Do ngạt nước: sau 2 - 3 phút vùng vẫy nạn nhân hít phải nước rồi ngừng thở sau đó

ngừng tim. Nạn nhân xanh tím, bọt hồng đầy mồm, khi vớt lên thì trào ra.

* Do ngất đột ngột khi tiếp xúc với nước: Ngất đột ngột trong khi bơi, nạn nhân chìm

luôn không giãy giụa và kêu cứu được một tiếng nào.

* Do lặn quá sâu dưới nước rồi ngạt

* Do bơi quá mệt rồi ngất đi. Có 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chấn thương do nước (lạnh, kiệt sức, hốt hoảng)

- Giai đoạn 2: Thiếu oxy ít biểu hiện ứ đọng ở phế quản

- Giai đoạn 3: Thiếu oxy nhiều biểu hiện rối loạn tri giác (lơ mơ, hột hoảng, vật vã)

- Giai đoạn 4: Không có oxy, ngừng tim, ngừng thở.

b. Cấp cứu

* Cấp cứu ngay dưới nước

Nắm tóc nạn nhân để đầu nhô lên khỏi mặt nước. Tát 2 - 3 cái mạnh vào má nạn nhân

để gây phản xạ hồi tỉnh và thở trở lại. Quàng tay qua nách và lôi vào bờ.

* Khi đã đưa được vào bờ

Khẩn trương xác định ngay tim còn đập không, nếu tim ngừng đập thì ngay khi chân

người đi cứu vừa chạm đất phải hô hấp nhân tạo miệng - miệng.

Page 21: PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP …

Khi đã đưa được lên bờ, làm thông đường hô hấp, dốc ngược đầu thấp lắc mạnh, ép ở

lồng ngực để nước ở đường hô hấp ra ngoài, rồi tiến hành ngay hô hấp nhân tạo kết hợp

với bóp tim ngoài lồng ngực.

* Khi đã có kíp cấp cứu đến

Có thể thay hô hấp nhân tạo bằng dụng cụ hô hấp xách tay và hút đờm giải và hút

nước dạ dày.

Nếu tình trạng thiếu oxy đã bớt, có thể đặt nội khí quản và cho thở oxy. Chích máu tại

chỗ nếu có đe dọa phù phổi cấp, nếu điều kiện huyết áp còn tốt.

* Vận chuyển

Vận chuyển đến một đơn vị hồi sức khi bệnh nhân đã thở lại, giãy giụa, kêu la hoặc

bệnh nhân vẫn còn hôn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở.