qlnn thychih

27
I. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY • Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang cố gắng hội nhập với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên Thế giới. • Năm 2007 VN gia nhập WTO đã kết thúc một cách căn bản thời kỳ Đổi Mới, đưa VN thực sự hòa nhập vào cộng đồng thế giới, mở ra cho VN và giáo dục VN những cơ hội và thách thức mới. • Hội nhập là cơ hội để biết thế giới đang đi đến đâu và cũng là cơ hội để nhận ra mình. Biết người, biết mình - đó chính là cái lõi của giáo dục so sánh (GDSS).

Upload: tranthaong

Post on 24-Jun-2015

933 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Qlnn thychih

I. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

• Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang cố gắng hội nhập với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên Thế giới.

• Năm 2007 VN gia nhập WTO đã kết thúc một cách căn bản thời kỳ Đổi Mới, đưa VN thực sự hòa nhập vào cộng đồng thế giới, mở ra cho VN và giáo dục VN những cơ hội và thách thức mới.

• Hội nhập là cơ hội để biết thế giới đang đi đến đâu và cũng là cơ hội để nhận ra mình. Biết người, biết mình - đó chính là cái lõi của giáo dục so sánh (GDSS).

Page 2: Qlnn thychih

I. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

• Hệ thống giáo dục ở nước ta đã khá hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến sau đại học. Đến nay, hầu hết người dân trong độ tuổi đi học đều được đến trường.

• Về nền giáo dục bậc đại học, hiện nay Việt Nam có tổng số 376 trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Tổng số sinh viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.700.000 người, số lượng tuyển sinh hằng năm trong những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ thi.

Page 3: Qlnn thychih

• Chất lượng đào tạo giáo dục bậc đại học ở Việt Nam còn thấp, chưa tạo được sự đồng hướng giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục, người sử dụng lao động và xã hội. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn nhiều trì trệ là nguyên nhân cơ bản của việc chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ngày càng tụt hậu trước đòi hỏi của phát triển đất nước.

• Từ năm 2000-2007, nhiều học sinh Việt Nam đã đi du học ở các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Đức, Nhật... Riêng năm 2007 đã có 39.700 học sinh đi du học.

I. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

Page 4: Qlnn thychih

1. Các thành tựu:a. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội

• Mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trong toàn quốc.

• Hiện nay, cả nước có trên 9.000 trung tâm học tập cộng đồng, gần 700 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và huyện, 1.300 trung tâm tin học, nhiều trường đại học triển khai các chương trình đào tạo từ xa. Ngoài ra, có nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có yếu tố nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Một xã hội học tập đã hình thành rõ nét ở Việt Nam.

Page 5: Qlnn thychih

1. Các thành tựu: b. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có tiến bộ.

• Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh phổ thông đã toàn diện hơn. Chất lượng đào tạo của một số ngành đào tạo khoa học và công nghệ đã được nâng cao một bước.

• Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng đã đặc biệt được chú trọng. Đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lượng.

Page 6: Qlnn thychih

• Tới tháng 12/2008 có 23 chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế đang được thực hiện ở 17 trường đại học giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh.

• Phương pháp giáo dục ở các nhà trường đã bước đầu được đổi mới theo tinh thần phát huy tính năng động, chủ động và tích cực của người học, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học.

• Chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở các cấp học và trình độ đào tạo đã và đang được xây dựng làm cơ sở cho việc đánh giá và bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn.

1. Các thành tựu: b. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có tiến bộ.

Page 7: Qlnn thychih

1. Các thành tựu: c. Tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được công nhận chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở.

• Đến 12/2008 đã có 42/63 tỉnh, thành phố (67%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 47/63 tỉnh (74,6%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của cả nước là 94%; số năm học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên là 9,6.

• Sự khác biệt về trình độ học vấn giữa nam và nữ ngày càng được thu hẹp. Về cơ bản nước ta đã đạt được sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục.

Page 8: Qlnn thychih

1. Các thành tựu: d. Công tác xã hội hoá giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt được những kết quả bước đầu.

• Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường, giám sát, đánh giá và hiến kế cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau.

• Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng liên tục

• Các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày càng phát triển.

Học sinh vùng cao Mường Khương trong giờ tự học. Ảnh: Thu Phương

Hiệu quả từ công tác xã hội hoá giáo dục ở Lùng Vai

Page 9: Qlnn thychih

• Tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc, con em các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật.

• Ví dụ: Hành trình “ Triệu quyển vở đến với vùng sâu – vùng xa” do

báo Dân trí và Chi nhánh Mobifone tổ chức đã đến Trường TH Mỹ Phước Tây (tỉnh Tiền Giang) để trao vở cho các em học sinh nghèo.

1. Các thành tựu: e. Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện

Page 10: Qlnn thychih

• Việc miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chính sách được học tập

• Từ năm học 2007-2008, học sinh học nghề, sinh viên cao đẳng, đại học có hoàn cảnh khó khăn được vay để chi trả cho việc học hành (752.000 người được vay với mức tối đa 800.000 đồng/tháng).

• Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt.

1. Các thành tựu: e. Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện

Page 11: Qlnn thychih

1. Các thành tựu: f. Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến.

• Công tác quản lý chất lượng đã được chú trọng với việc tăng cường hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng.

• Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc xây dựng đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục đào tạo, trong đó có đề án học phí.

• Việc phân cấp quản lý giáo dục cho các địa phương và sở giáo dục được đẩy mạnh

• Cải cách hành chính trong toàn ngành giáo dục được đẩy mạnh.

Page 12: Qlnn thychih

• Ví dụ:

Ngày 17/10/2011 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La tổ chức lớp tập huấn phần mềm “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi” và phần mềm “Dinh dưỡng”.

Tại lớp tập huấn các học viên đã được cung cấp các kỹ năng cập nhật dữ liệu, cách trao đổi, xử lý thông tin trong quá trình lập hồ sơ phổ cập; Việc thiết kế thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ trong trường mầm non có tổ chức bán trú nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

1. Các thành tựu: f. Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến.

Page 13: Qlnn thychih

Nhận xét:

• Những thành tựu của giáo dục nước ta đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

• Chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta theo bảng xếp loại của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc trong những năm gần đây có những tiến bộ đáng kể

• Những thành tựu của giáo dục đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị của đất nước trong hơn 20 năm đổi mới, tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.

Page 14: Qlnn thychih

Nguyên nhân của những thành tựu:• Sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của

Chính phủ và chính quyền các cấp, sự quan tâm, tham gia đóng góp của các tổ chức kinh tế-xã hội và toàn dân đối với giáo dục

• Sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân của thời kỳ đổi mới

• Đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước đã liên tục tăng qua các năm.

• Lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và quyết tâm đổi mới của ngành giáo dục đào tạo

Page 15: Qlnn thychih

• Các giáo viên và cản bộ quản lý công tác ở mọi miền tổ quốc đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách to lớn, đóng góp công sức vào sự nghiệp trồng người.

• Truyền thống hiếu học của dân tộc được phát huy mạnh mẽ, thể hiện trong từng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng dân cư. Nhân dân đã không tiếc công sức, tiền của đầu tư và khuyến khích động viên con em vượt khó, chăm chỉ học tập, hỗ trợ và tạo điều kiện dạy tốt, học tốt cho các nhà trường.

• Video : http://www.youtube.com/watch?v=INB9mgXmVus&feature=related

Nguyên nhân của những thành tựu:

Page 16: Qlnn thychih

2) Những yếu kém

a. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp học và các trình độ đào tạo, trong đó giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.

Cách thức tổ chức phân luồng trong hệ thống giáo dục còn thể hiện nhiều lúng túng.

Tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực của xã hội.

Page 17: Qlnn thychih

Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 là lúc những quan ngại vì sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các nhóm ngành nghề tiếp tục diễn ra. Trong khi nhóm ngành kinh tế tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước luôn quá tải hồ sơ đăng ký dự thi, áp đảo cả trong “cuộc đua” xét tuyển nguyện vọng 2, 3 thì một số ngành thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, văn hóa - xã hội vẫn không “lần” ra người học.

2) Những yếu kém Ví dụ :

Page 18: Qlnn thychih

b. Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Trong giáo dục chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng.

Quy mô giáo dục đại học phát triển, số lượng các trường cao đẳng, đại học tăng mạnh trong khi các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường chưa phát triển đủ để đảm bảo được chất lượng đào tạo của các cơ sở này.

2) Những yếu kém

Giáo dục ở ĐBSCL: Chất lượng thấp

Page 19: Qlnn thychih

• Trên 70% nhân lực CNTT không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Số lượng nhiều mà chất còn thiếu. Theo thống kê của Hội tin hoc TP HCM (HCA), hiện 390 trường trong cả nước có những chuyên ngành đào tao liên quan đến lĩnh vực CNTT. Nhưng trên thực tế, số lượng sinh viên ra trường được tuyển dụng có thể làm việc được ngay lại rất ít. Ða số các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng đều phải đào tạo lại.

2) Những yếu kém Ví dụ :

Page 20: Qlnn thychih

c. Nội dung, phương pháp giáo dục từ mầm non đến phổ thông đã được đổi mới nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế; chương trình giáo dục đại học chậm đổi mới, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục.

• Còn có những nội dung trong chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo không thiết thực, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa gắn với yêu cầu xã hội, chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của mọi đối tượng học sinh.

• Phương pháp dạy học về cơ bản vẫn theo lối truyền thụ một chiều

• Video: http://forum.zing.vn/van-hoa-%20xa%20hoi/nhung-bat-cap-trong-nen-giao-duc-hien-nay/t850644.html

2) Những yếu kém

Page 21: Qlnn thychih

d. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới.

• Phương thức đào tạo chậm đổi mới, chất lượng đào tạo còn thấp dẫn đến tình trạng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng.

• Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo còn thiếu hiệu quả. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo chưa thỏa đáng, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong bản thân mỗi người thầy.

• Video: http://www.youtube.com/watch?v=OFiTFKzAamo

2) Những yếu kém

ph ần ch ữ đ ỏ n ày,,MC s ẽ n ói d ẫn v ào video,,,,c ái video n ày c ó đo ạn GV ch ửi HS,,,m ình ch ỉ m ở đo ạn đ ó thui,,

Page 22: Qlnn thychih

• Trong giới y học lại xảy ra việc một Tiến Sĩ đã mượn công trình của người khác để nộp hồ sơ xin phong danh hiệu phó Giáo Sư cho mình, đó là trường hợp của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hoài An đang công tác tại Bệnh Viện Trung Ương Tai Mũi Họng. Bà An khai tăng thêm số năm trong vai trò Tiến Sĩ, khai tham gia giảng dạy tại trường Đại Học Y Khoa Hà Nội nơi mà bà không hề có một giờ lên lớp nào, đồng thời bà còn tiếm danh trên ba quyển sách y học, cũng như kê khai một số sách của bà chưa hề dược xuất bản từ trước đến nay.

• Hội Ðồng Chức Danh mới đây đã ra quyết định thu hồi học hàm Phó Giáo Sư đối với ông Trịnh Xuân Dũng, Hiệu Trưởng Trường Cao Ðẳng Du Lịch Hà Nội do không trung thực và vi phạm tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo.

2) Những yếu kém Ví dụ:

Page 23: Qlnn thychih

Mặc dù tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường trong những năm gần đây đã có nhiều cải thiện rõ rệt nhưng tính đến năm 2007 vẫn còn 11% số lớp học ở tình trạng lớp học tạm, phòng học cấp 4 cũ nát, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và các phương tiện dạy học còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở các trường đại học.

2) Những yếu kém e. Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu.

Page 24: Qlnn thychih

Nguyên nhân của những yếu kém • Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa thực sự

được quán triệt đúng mức ở các cấp quản lý và chỉ đạo giáo dục.

Ví dụ:• Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa thích ứng với nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế.

• Chưa nhận thức đúng mức sự cần thiết phải tập trung quản lý nhà nước đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

• Nhận thức về những tác động của nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ nên chưa tạo được sự phù hợp của cơ chế quản lý giáo dục với cơ chế thị trường.

• Tư tưởng trọng bằng cấp dẫn đến những thành tích giả tạo trong giáo dục

Page 25: Qlnn thychih

Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập

• Quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn nặng tính quan liêu bao cấp

• Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục chưa hoàn chỉnh.

• Việc tách rời quản lý nhà nước về chuyên môn với quản lý nhân sự, tài chính đã làm giảm tính thống nhất trong chỉ đạo, điều hành đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và làm cho bộ máy quản lý giáo dục trở nên cồng kềnh, nặng nề.

Nguyên nhân của những yếu kém

Page 26: Qlnn thychih

• Năng lực của các cơ quan quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý trong tình hình mới.

• Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lý, chưa quan tâm đúng mức đến các địa phương khó khăn.

• Đầu tư của nhà nước cho giáo dục còn thiếu hiệu quả, chưa tập trung cao cho những mục tiêu ưu tiên. Cơ cấu chi ngân sách giáo dục chưa hợp lý, trong đó phần chi cho hoạt động chuyên môn là không đáng kể.

Nguyên nhân của những yếu kém

Page 27: Qlnn thychih

• Quá trình hội nhập quốc tế đã mang đến nhiều thách thức lớn đối với giáo dục. Trong xã hội, chủ nghĩa hình thức, hám danh vọng còn nặng nề; tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối mạnh việc dạy, học và thi cử.

• Mặt trái của kinh tế thị trường đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục.

• Khả năng đáp ứng của ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn hạn chế. Sức đón nhận của thị trường lao động còn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu việc làm của người lao động đã qua đào tạo.

Nguyên nhân của những yếu kémNhững tác động khách quan làm tăng thêm những yếu kém bất cập của giáo dục