quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

32
QUAN HỆ NGANG BẰNG TRONG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NHÓM PIKACHU-LỚP ĐH28KT04

Upload: pikachukt04

Post on 24-Jun-2015

384 views

Category:

Economy & Finance


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

QUAN HỆ NGANG BẰNG TRONG TÀI CHÍNH

QUỐC TẾ

NHÓM PIKACHU-LỚP ĐH28KT04

Page 2: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

NỘI DUNG CHÍNH

Mối quan hệ giữa

giá cả và tỷ giá

Trạng thái cân bằng thị trường

1 2

Page 3: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

1. Trạng thái cân bằng thị trường

A. Giả định về môi trường thị trường

B. Dạng cân bằng thị trường

C. Arbitrage và Quy luật một giá (LOP)

D. Kiểm định thực nghiệm LOP

Page 4: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

A. Giả định về môi trường thị trường

THỊ

TRƯỜNG

CẠNH

TRANH

HOÀN

HẢO

Numerous: Nhiều chủ thể buôn/bán có quy mô nhỏ

No Transaction Cost: Chi phí giao dịch bằng 0

No Barrier: Tự do giao dịch và cạnh tranh

No Intervention: Chính phủ không can thiệp

Page 5: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

THỊ TRƯỜNG HỮU HIỆU VỀ PHƯƠNG DIỆN

THÔNG TIN

Thông tin thị trường dễ tiếp cận và không tốn phí

Toàn bộ thông tin liên quan đều được tích hợp vào trong

mức giá thị trường

Page 6: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

B. Dạng cân bằng thị trường

Dạng cân bằng thị trường

- Cân bằng thị trường cục bộ

- Cân bằng thị trường tổng thể

Trạng thái cân bằng thị trường

- Tương tác cung cầu trên thị trường

- Mức giá cân bằng thị trường

Động cơ thúc đẩy thị trường cân bằng

- Hoạt động Arbitrage

Page 7: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

C. Arbitrage và Quy luật một giá (LOP)

Kiếm lời chênh lệch giá (Arbitrage) được hiểu là hoạt động đầu cơ kiếm lời do có sự chênh lệch giá giữa hai thị trường: nhà đầu cơ mua hàng ở nơi giá rẻ và bán ngay tức khắc ở nơi giá cao, hưởng chênh lệch với rủi ro hầu như không có. Hoạt động mua và bán phải diễn ra đồng thời cùng số lượng ngay cùng một thời điểm.

Arbitrage

Page 8: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Quy luật một giá (Law of One Price-LOP)

Khi thị trường là cạnh tranh hoàn hảo và bỏ qua các rào cản thương mại, chi phí vận chuyển, bảo hiểm,… thì các hàng hóa giống hệt nhau trên các thị trường khác nhau sẽ có giá giống nhau khi quy về cùng một đồng tiền

Page 9: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Ví dụ:

Một kí gạo ở Ấn Độ sẽ có giá bằng với giá bán một kí gạo ở Việt NamMột lượng vàng ở Nhật sẽ có giá bằng một lượng vàng ở Việt NamMột chai Pepsi ở Mỹ sẽ có giá bằng một chai Pepsi ở Việt Nam

Page 10: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Công thức luật một giá:

iP = S iP *

iP : Giá của hàng hóa i ở trong nước

S: Tỷ giá giao ngay

iP *: Giá của hàng hóa i ở nước ngoài

(1)

Page 11: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Nguyên nhân “kinh doanh chênh lệch giá

=> Giúp tạo lập trạng thái cân bằng và duy trì quy luật một giá (LOP)

Page 12: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

D. Kiểm định thực nghiệm LOP

Kết quả kiểm định thực nghiệm LOP- LOP tồn tại ở nhiều mức độ:• Tài sản tài chính >>>> Hàng hóa và dịch vụ• Hàng khả mại >>>>>> Hàng bất khả mại- Nguyên nhân chủ yếu gây ra sai lệch LOP:•Thị trường thực tế không hoàn hảo và hữu hiệu như mội trường giả định•Mặt hàng (tài sản) so sánh không thuần nhất•Thị hiếu tiêu dùng và đầu tư có sự khác biệt giữa các thị trường khác nhau

Page 13: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

2. Mối quan hệ giữa giá cả và tỷ giá

A. Mức giá chung và lạm phát

B. Quan hệ ngang bằng sức mua (PPP)

C. Kiểm định thực nghiệm PPP

D. Ứng dụng PPP

Page 14: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

A. Mức giá chung và lạm phát

Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian•Giá danh nghĩa: là mức giá cả quan sát được trên thị trường, hay còn gọi là giá cả hiện hành•Giá thực: là mức giá tương đối so với một năm gốc sau khi đã loại bỏ sự thay đổi giá do lạm phát trong giá danh nghĩa•Giá cố định: không thay đổi theo thời gian

Page 15: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

•Mức giá chung- Rổ hàng: ig và iw-Chỉ số giá (Price Index): P= ip iw•Sự thay đổi múc giá chung-Lạm phát-Phương pháp tính 0

0

tP P

P

P =

Page 16: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

B. Quan hệ ngang bằng sức mua (PPP)

Ngang giá sức mua

Ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền, theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và nước ngoài khi chuyển đổi một đơn vị ngoại tệ ra nội tệ và ngược lại

Page 17: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Ví dụ: 1 USD tại Hoa Kì và 2 nhân dân tệ tại Trung Quốc đều mua được cùng một lượng hàng hoá như nhau; trong trường hợp này, đối với thứ hàng hoá đó, PPP của nhân dân tệ so với USD là 2 (tức 2:1) hoặc PPP của USD so với nhân dân tệ là 0,5 (tức 1:2). Tỉ giá của đồng tiền hai nước trên một thứ hàng hoá nào đó (chẳng hạn là gạo) là PPP của thứ hàng hoá đó; tỉ giá trên toàn bộ hàng hoá và dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) là PPP trên ý nghĩa GDP.

Page 18: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

PPP tuyệt đối•Giả định:+Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hữu hiệu+Chung rổ hàng (g) và cơ cấu (w)•Nếu công thức (1) đúng cho tất cả các hàng hóa dịch vụ thì quy luật ngang giá sức mua tuyệt đối đối với rổ hàng hóa và dịch vụ trong nước và nước ngoài được biểu diễn như sau:

S=

iwiw

i

i

P

P*

Page 19: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Ý nghĩa của PPP tuyệt đối: Cho phép giải thích tại sao tại một thời điểm, tỷ giá của một đồng tiền nhất định so với đồng tiền này là cao, còn đối với đồng kia lại thấp

Ví dụ: Nếu giá của một rổ hàng hóa tiêu chuẩn ở Mỹ là 1.000USD, cũng rổ hàng hóa đó ở Việt Nam có giá là 20.520.000VND và ở Trung Quốc là 6.226,2CNY. Theo quy luật PPP ta tính được: S(USD/VND)=

20.520.000

1.000= 20.520

S(USD/CNY)=6.226,2

1.000= 6,2262

Page 20: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Hạn chế của PPP tuyệt đối:PPP tuyệt đối chỉ tồn tại và có ý nghĩa trên mặt lý thuyết, không có khả năng kiểm chứng mối quan hệ giữa tỷ giá và ngang giá sức mua trong thực tế. Điều này là vì:Giữa các nước không tồn tại một rổ hàng hóa tiêu chuẩn nàoCác nước không thống kê và không công bố mặt bằng giá của một rổ hàng hóa nàoVì là trạng thái tĩnh nên ta không quan sát được sự vận động của PPP, tức sự vận động của tỷ giá.

Page 21: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

PPP tương đối•Giả định:+Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hữu hiệu+Chung rổ hàng (g) và cơ cấu (w)•Tương quan lạm phát giữa hai quốc gia trong một thời kỳ phải ngang bằng mức thay đổi tỷ giá trong cùng kỳ ấy:

*

1 *

P PS

P

=> *S P P

Page 22: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Trong đó:

S : Tỷ lệ % tỷ giá thay đổi sau 1 năm

P :Tỷ lệ % thay đổi giá cả trong nước

*P : Tỷ lệ % thay đổi giá cả ở nước ngoài

Page 23: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Ví dụ: Nếu tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam là 7%/năm, ở Mỹ là 10%/năm, S là tỷ giá giao ngay:

*

1 *

P PS

P

=

0,07 0,1

1 0,1

= -0,027= -2,7%

=> Đồng USD tính bằng VND mất giá 2,7%

Ước lượng gần đúng:

*S P P = 0,07-0,1= -0.03= -3%

Page 24: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

PPP kỳ vọng

•Giả định:+Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hữu hiệu+Chung rổ hàng (g) và cơ cấu (w)•Tương quan giữa lạm phát kỳ vọng giữa hai quốc gia trong một thời kỳ dự báo phải ngang bằng mức thay đổi kỳ vọng của tỷ giá trong cùng kỳ ấy:

*

1 *

e ee

e

P PS

P

=> *e e eS P P

Page 25: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

So sánh các mẫu PPP

PPP tuyệt đối

• Mô tả mối quan hệ giữa các mức giá cả và tỷ giá tại một thời điểm

• Mẫu này cứng nhắc, bởi cần có những điều kiện giả định khó tồn tại trong thực tế

PPP tương đối

• Mô tả sự thay đổi của tỷ giá dưới tác động của lạm phát ở 2 quốc gia trong một thời kỳ

• Mẫu này mềm dẻo hơn PPP tuyệt đối

PPP kỳ vọng

• Cho biết với kỳ vọng hợp lý, ta có thể dự báo sự thay đổi của tỷ giá trong dài hạn từ tương quan tỷ lệ lạm phát kỳ vọng giữa 2 quốc gia

Page 26: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

C. Kiểm định thực nghiệm PPP

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm:PPP có khuynh hướng duy trì trong dài hạn và hầu như không tồn tại trong ngắn hạnĐộ biến động của tỷ giá cao hơn nhiều so với mức giá chungPPP của nhóm hàng tham gia thương mại quốc tế có khuynh hướng duy trì tốt hơn so với nhóm hàng chỉ trao đổi trong nướcPPP tồn tại rõ nét ở những quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao

Page 27: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Nguyên nhân chủ

yếu của sai lệch PPP là

gì???

Page 28: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Nguyên nhân chủ yếu của sai lệch PPP:

-Tương tự LOP: Rổ hàng không thuần nhất nên tỷ giá giao dịch trên thị trường có thể lệch khỏi đáng kể so với ngang giá sức mua mà các hành vi kinh doanhchênh lệch giá vẫn không thể vào cuộc-Về cơ bản, tiền tệ là tài sản tài chính >< hàng hóa

Page 29: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

D. Một số ứng dụng PPP

Hiệu ứng Balassa-Samuelson-Hiện tượng:Mức giá chung ở các nước công nghiệp thường cao hơn so với các nước nghèo đang phát triển-Giải thích bằng chênh lệch năng suất lao độngGiả định: Năng suất khu vực TG cao hơn NTGLập luận:-Tiền lương khu vực TG tăng cao do năng suất cao hơnÞ Tiền lương khu vực NTG cũng phải tăngÞ Giá NTG tăng theo => Mức giá chung của NTG tăngÞ Mức giá chung của NTG và TG tăng

Page 30: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

PHỤ LỤC•Tỷ giá hối đoái giao ngay là tỷ giá yết cho những giao dịch thực tế diễn ra tại thời điểm yết giá và việc thanh toán được thực hiện chậm nhất sau 2 ngày.

•Đầu cơ là việc lợi dụng cơ chế tự phát của thị trường để hoạt động mua bán thu lãi mau chóng và dễ dàng.•Hàng hóa khả mại (Tradiable goods-TG) là loại hàng hóa bám sát quy luật một giá, có tính thanh khoản cao

Page 31: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

•Hàng hóa bất khả mại (Non-tradiable goods – NTG) là những mặt hàng ít giao dịch trên thị trường, kém thanh khoản

•Tài sản tài chính là những tài sản có giá trị không dựa vào nội dung vật chất của nó (giống như bất động sản gồm nhà cửa, đất đai) mà dựa vào các quan hệ trên thị trường. Nó bao gồm các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, tiền tệ và các giấy tờ có giá khác.

Page 32: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế