quẢn lÝ thu thuẾ tẠi chi cỤc thuẾ thÀnh phỐ vinh,...

14
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHAN MINH THÔNG QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội – Năm 2016

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

PHAN MINH THÔNG

QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI

CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM VĂN DŨNG

Hà Nội – Năm 2016

2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………Trang 8

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………Trang 9

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu…………………………Trang 10

4. Kết cấu của luận văn…………………………………….…Trang 10

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài….Trang 11

1.2. Khái luận về quản lý thu thuế ………………………...…Trang 12

1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về thuế……………………...….…Trang 12

1.2.1.1. Khái niệm về thuế……………………………………….…Trang 12

1.2.1.2. Đặc điểm của thuế…………………………………...…Trang 14

1.2.1.3. Phân loại thuế………………………………….……………Trang 15

1.2.2. Khái niệm quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp……..Trang 17

1.2.3. Nguyên tắc quản lý thu thuế………………………….…Trang 19

1.2.4. Nội dung quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp…….…Trang 20

3

1.2.5. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu

thuế……………………………………………………………………………Trang 27

1.3. Kinh nghiệm quản lý thu thuế của một số Chi cục

Thuế………………………………………………………………………Trang 29

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu…………………………………Trang 30

2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu…………………..Trang 30

2.3. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu……………………….Trang 31

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ

TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VINH

3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế

thành phố Vinh ……………………………………………………..Trang 34

3.1.1. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế thành phố Vinh……..Trang 34

3.1.2. Khái quát về tình hình thu thuế trên địa bàn Thành phố Vinh từ

năm 2012 đến năm 2015…………………………………………….Trang 34

3.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế thành phố

Vinh…………………………………………………………………..Trang 36

3.2.1. Tổ chức bộ máy thu thuế ………………………………….Trang 36

3.2.2. Quản lý đối tượng nộp thuế…………………………………Trang 46

3.2.3. Tuyên truyền về thuế và hỗ trợ doanh nghiệp…………...Trang 49

3.2.4. Quản lý kê khai và kế toán thuế……………………………Trang 52

4

3.2.5. Tổ chức thu thuế…………………………………………Trang 55

3.2.6. Kiểm tra, thanh tra thuế……………………………………..Trang 62

3.3. Đánh giá chung…………………………………………………Trang 66

3.3.1. Kết quả đạt được………………………………………………Trang 66

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân……………………………………..Trang 76

3.3.2.1. Hạn chế: …………………………………………………...Trang 77

3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế…………………………………Trang 78

CHƢƠNG 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ TP VINH

4.1. Những nhân tố mới ảnh hƣởng đến quản lý thu thuế của Chi cục

Thuế TP.Vinh ……………………………………………………….Trang 81

4.1.1. Triển vọng phát triển của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

…………………………………………………………………………………Trang 81

4.1.2. Định hướng chính sách thuế của Nhà nước…………….Trang 82

4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế……………….Trang 87

4.2.1. Hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế…………………….Trang 87

4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý thu thuế…….…Trang 89

4.2.3. Hoàn thiện quản lý ấn chỉ, hoá đơn, chứng từ……..….Trang 95

4.2.4. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, tư vấn hộ trợ người

nộp thuế……………………………………………………………………...Trang 96

4.2.5. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra…..…Trang 97

4.2.6. Tăng cường công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ

thuế………………………………………………………………………….Trang 100

4.2.7. Đẩy mạnh ứng dụng tin học vào quản lý thuế…………Trang 102

5

4.2.8. Kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao trình độ cán

bộ…………………………………………………………………………….Trang 103

4.2.9. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành liên quan…Trang 104

KẾT LUẬN…………………………………………...Trang 106

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, Thuế là nguồn thu chủ yếu của

NSNN mà thông qua đó Chính phủ chi tiêu cho các công trình công cộng, cải

thiện hệ thống an sinh xã hội; là một trong những công cụ hữu hiệu Nhà nƣớc

sử dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần phân phối lại thu nhập, thực

hiện công bằng xã hội. Vì vậy, một mặt để tăng nguồn thu cho ngân sách, mặt

khác đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ đóng góp của ngƣời dân, vấn đề

quản lý thu thuế sao cho thu đúng, thu đủ luôn đƣợc quan tâm hàng đầu.

Trong những năm gần đây, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế của đất

nƣớc nói chung vẫn còn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi

nguồn thu chủ yếu qua khai thác tài nguyên dầu thô vốn chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng thu ngân sách ngày một giảm xuống rõ rệt và dự báo sẽ giảm do

giá cả hàng hóa này ngày càng đi xuống thấp; việc Nhà nƣớc tiếp tục thực

hiện các chính sách thắt chặt về tài chính, tiền tệ ... từ đó đã làm cho hoạt

động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hộ kinh

doanh cá thể gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn thu

ngân sách. Năm 2016 và những năm tiếp theo, dự báo thu NSNN sẽ còn

nhiều khó khăn thách thức do tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hƣởng không tốt tới

hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Cùng với sự tác

động của một số chính sách của Nhà nƣớc, một số chính sách thuế đƣợc sửa

đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 nhằm cải thiện môi

6

trƣờng kinh doanh, đẩy nhanh lộ trình thực hiện cải cách thuế, nƣng cao năng

lực cạnh tranh quốc gia, giảm thời gian làm thủ tục hành chính về thuế sẽ tác

động trực tiếp tới khả năng thu ngân sách Nhà nƣớc trên từng địa bàn. Đứng

trƣớc tình hình đó, để thực hiện mục tiêu hoàn thành dự toán thu ngân sách

Nhà nƣớc năm 2016 và những năm tiếp sau, việc tăng cƣờng công tác quản lý

thu thuế nhằm đạt và vƣợt kế hoạch đề ra là một nhiệm vụ cấp thiết.

Thành phố Vinh là địa phƣơng có địa bàn rộng, có số lƣợng tổ chức cá

nhân nộp thuế nhiều, đa dạng va tính chất hoạt động của các tổ chức cá nhân

nộp thuế ngày càng diễn biến phức tạp. Công tac quan ly thuê trong suôt thơi

gian vƣa qua tai Chi cuc Thuê thành phố Vinh dù đa đƣơc nâng cao ro rêt, kết

quả thu ngân sách qua các năm ngày càng tăng, nhờ chính sách thuế đã phần

nào hợp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển; nuôi

dƣỡng đƣợc nguồn thu; hệ thống quản lý thu thuế đã từng bƣớc cải cách, hiện

đại hóa, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng cho đội ngũ công chức

thuế, tăng hiệu quả trong quản lý thu thuế; tuy nhiên, trong quá trình tổ chức

quản lý thu thuế vân con tôn tai nhiêu vân đê.

Qua quá trình học tập, nghiên cứu lý luận tại Trƣờng và đúc rút kinh

nghiệm thực tiễn từ công tác Quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế Thành phố

Vinh, tỉnh Nghệ An; hiểu những khó khăn, vƣớng mắc trong quản lý nguồn

thu thuế tại đây nên việc em chọn đề tài: “Quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế

thành phố Vinh, Nghệ An” để góp phần phắc phục những khó khăn, vƣớng

mắc nêu trên.

Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Những bất cập trong quản lý thu

thuế tại Chi cục Thuế thành phố Vinh? Chi cục cần phải làm gì và làm nhƣ

thế nào để hoàn thiện quản lý thu thuế trong thời gian tới?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích

7

Từ việc hệ thống hóa lý luận về quản lý thu thuế trên địa bàn thành phố

trực thuộc tỉnh; phân tích thực trạng, làm rõ ƣu, nhƣợc điểm của quản lý thu

thuế tại Chi cục Thuế thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An những năm vừa qua,

trong đó nhấn mạnh vào công tác quản lý thu thuế từ doanh nghiệp; luận văn

đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế ở Chi cục Thuế thành

phố Vinh trong thời gian tới.

* Nhiệm vụ

- Khái quát, hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về thuế và công tác quản

lý thuế ở Việt Nam.

- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế tai Chi cục

Thuế Thành phố Vinh.

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế tai Chi

cục Thuế Thành phố Vinh.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu:

+ Công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế thành phố Vinh; trong đó

nhấn mạnh vào thu thuế từ các Doanh nghiệp, nguồn thu chủ yếu của Chi cục

phần lớn là từ các doanh nghiệp ( thƣờng chiếm trên 75% số thu của toàn Chi

cục ) nên các khó khăn của Chi cục Thuế cũng tập trung ở khu vực này; Công

tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt địa điểm: Địa bàn thành phố Vinh.

+ Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015.

+ Về nội dung: Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, luận văn chỉ tập

trung nghiên cứu công tác quản lý thu thuế từ doanh nghiệp trên địa bàn

thành phố Vinh.

4. Kết cấu của luận văn

8

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

đƣợc bố cục làm 4 chƣơng:

- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý

thu thuế

- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu

- Chƣơng 3: Thực trạng quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế thành phố Vinh

- Chƣơng 4: Các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế

thành phố Vinh.

9

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Phan Thị Thanh Dƣơng (2010): Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật

thuế thu nhập doanh nghiệp, Khoa Luật Thƣơng Mại, trƣờng Đại học Luật

TPHCM (Đăng tải trên website http://www.hcmulaw.edu.vn). Trong đề tài,

tác giả đã tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của Luật thuế TNDN,

đi sâu, làm rõ chi tiết từng nội dung mà Luật chƣa đề cập đến, đề ra những

giải pháp hoàn thiện cho phù hợp với thực tế đòi hỏi.

- Hoàn thiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp nhóm tác giả đăng tải

trên website http://tanphu.org.vn. Bài viết đã phân tích đƣợc những ƣu nhƣợc

điểm của Thuế TNDN, đề ra các giải pháp hoàn thiện về mặt thuế suất, chi

phí đƣợc trừ, ƣu đãi thuế, vấn đề chống chuyển giá.

- Vũ Văn Trƣờng (2011): "Chiến lược cải cách hệ thống chính sách

thuế, phí giai đoạn 2011 - 2020", Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Bộ (Vụ

chính sách Thuế). Đề tài tập trung phân tích những ƣu điểm và đặc biệt là

những bất cập của hệ thống chính sách thuế, phí Việt Nam trƣớc năm 2010 và

đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới hệ thống chính sách thuế, phí cho giai

đoạn 2011 - 2020.

- Cục thuế TP Hồ Chí Minh (2010), “ Thuế TNCN đối với người có thu

nhập cao - thực trạng và việc hoàn thiện chính sách biện pháp quản lý thu”,

Đề tài nghiên cứu cấp Cục. Nội dung đề tài nghiên cứu là các nội dung cơ bản

của Luật thuế TNCN năm 2007 và một số biện pháp quản lý thu thuế TNCN

tại Cục thuế TP Hồ Chí Minh năm 2010.

- Lê Thị Kim Nhung (2011), “Thuế TNCN một số bất cập nảy sinh &

hƣớng giải quyết”, Đề tài khoa học, Đại học Thƣơng Mại Hà Nội. Đề tài đã

10

phân tích tình hình cấp mã số thuế TNCN trên địa bàn Hà Nội, việc kê khai

và quản lý thuế TNCN đối với cá nhân có từ 02 nguồn thu nhập trở lên, một

số bất cập trong quản lý thuế TNCN.

- Vụ chính sách thuế (2012): ”Đánh giá việc thực hiện luật thuế TNCN”,

Đề tài nghiên cứu cấp Tổng cục Thuế. Đề tài đã đánh giá chung về tình hình

quản lý các khoản thu nhập nhƣ thu nhập từ đầu tƣ vốn, chuyển nhƣợng vốn,

chứng khoán, thừa kế và nêu ra những nguyên nhân dẫn tới cần phải sửa đổi

luật thuế TNCN năm 2007.

- Lƣu Thị Thúy Quỳnh (2015): “Quản lý ngân sách nhà nước tại quận

Tây Hồ, Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế -

Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý

ngân sách nhà nƣớc cấp quận, huyện. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích thực

trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc quận Tây Hồ, chỉ ra những thành tựu, hạn

chế và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nƣớc

Quận Tây Hồ trong thời gian tới.

- Lê Hồng Liên (2015): “Quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế

quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế,

Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở hệ thống hóa

lý luận về quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn cấp quận, huyện, luận văn

đã phân tích thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận Cầu

Giấy, thành phố Hà Nội. Từ việc làm rõ ƣu nhƣợc điểm của hoạt động quản

lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận Cầu Giấy, luận văn đã đề xuất các

giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận

Cầu Giấy trong thời gian tới.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh

khác nhau liên quan đến thuế và quản lý thu thuế. Tuy nhiên, chƣa có công

trình nào bàn trực tiếp đến quản lý thu thuế trên địa bàn thành phố Vinh.

11

1.2. Khái luận về quản lý thu thuế

1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về thuế

1.2.1.1. Khái niệm về thuế

Lịch sử xã hội loài ngƣời chứng minh rằng, thuế ra đời là một tất yếu

khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của Nhà nƣớc. Để duy trì sự

tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, Nhà nƣớc cần có

nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền

lực chính trị, Nhà nƣớc thu một bộ phận của cải xã hội để có đƣợc nguồn vật

chất đó. Quan hệ thu nộp những nguồn vật chất này chính là thuế. Thu thuế

đƣợc thực hiện bằng hình thức thu bằng hiện vật chuyển dần sang thu dƣới

hình thức giá trị. Điều đó cũng có nghĩa thuế xuất hiện ban đầu có hình thức

biểu hiện rất đơn giản. Quan hệ thu phen, cống nạp là những loại thuế thể

hiện dƣới hình thức hiện vật dần có sự phức tạp hơn - hình thức sƣu, thuế

đƣợc cắt đặt một cách thống nhất trong phạm vi lãnh thổ. Đến khi tiền tệ ra

đời, hình thức thuế thu bằng tiền làm giảm nhẹ sự nghiệt ngã của các hình

thức cống nộp.

Nhƣ vậy, thuế là hiện tƣợng tất yếu xuất hiện và tồn tại cùng với các

hiện tƣợng kinh tế xã hội khác. Sự xuất hiện, phát triển của thuế gắn với mỗi

giai đoạn, lợi ích mà Nhà nƣớc sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu

của nền kinh tế xã hội ấy.

Thuế trên thực tế đã tồn tại từ khi các Nhà nƣớc hình thành, song các lý

luận về kinh tế của thế giới, cho đến nay vẫn chƣa có sự thống nhất tuyệt đối

khái niệm về thuế. Nhìn chung các quan điểm của các nhà kinh tế đƣa ra, mới

nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế, do đó không phản ánh đầy

đủ bản chất chung nhất của phạm trù này. Gần đây trong một số công trình

nghiên cứu về thuế các nhà kinh tế cho rằng, để vạch rõ bản chất của thuế thì

trong định nghĩa phải nêu bật đƣợc các khía cạnh sau: Nội dung kinh tế của

thuế đƣợc đặc trƣng bởi các quan hệ tiền tệ giữa Nhà nƣớc với các pháp nhân

12

và các thể nhân; những mối quan hệ dƣới dạng tiền tệ này đƣợc nảy sinh một

cách khách quan và có ý ‎‎‎nghĩa xã hội đặc biệt. Kết hợp những hạt nhân hợp

lý của các quan niệm về thuế kể trên, có thể nêu lên khái niệm tổng quát về

thuế nhƣ sau:

Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các thể nhân và

pháp nhân cho Nhà nước theo các mức độ mà pháp luật quy định. Khoản

chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế để phục vụ cho mục tiêu phục vụ

lợi ích công cộng. Nguồn thu về thuế không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân.

1.2.1.2. Đặc điểm của thuế

Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể đƣa ra

khái niệm riêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình về thuế. Tuy vậy,

thuế bao giờ cũng mang những đặc tính nhất định, việc xác định đặc tính của

thuế giúp cho chúng ta nhận diện thuế trong các hình thức thu nhập tài chính.

Trên phƣơng diện điều chỉnh pháp luật, việc nghiên cứu đặc tính của thuế

một mặt giúp nhà làm luật lựa chọn sự điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp

đối với thuế, mặt khác giúp cho các đối tƣợng có liên quan thực hiện đầy đủ

chức trách và nhiệm vụ của mình. Thuế có 3 đặc điểm chủ yếu sau:

* Thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc vào ngân sách Nhà nước

Tính bắt buộc thể hiện đó là đối với ngƣời nộp thuế, đây là nghĩa vụ

chuyển giao tài sản của họ cho Nhà nƣớc khi có đủ điều kiện mà không phải

là quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Đối với các cơ

quan thu thuế, khi thay mặt Nhà nƣớc thực hiện các hành vi nhất định cũng

không đƣợc phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có

sự phân biệt đối xử đối với ngƣời nộp thuế. Đặc tính bắt buộc của thuế là một

trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt thuế với các khoản thu trên cơ

sở tự nguyện hình thành ngân sách Nhà nƣớc.

13

* Thuế là một khoản thu của ngân sách Nhà nước mang tính chất không

hoàn trả trực tiếp

Thuế không phải là khoản phải trả khi ngƣời nộp thuế đã nhận đƣợc một

lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía Nhà nƣớc. Bất kỳ ai khi đủ điều kiện

đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc không phân biệt họ đã

nhận đƣợc những lợi ích công cộng nào. Điều này cho phép phân biệt thuế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính ( 2011 ), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn

2011- 2020 và kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-

2015, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

2. Chi cục Thuế thành phố Vinh: Báo cáo tổng kết công tác thuế các

năm 2012, 2013, 2014 và 2015.

3. Chính phủ: Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 và Nghị

định số: 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định

xử lý vi phạm pháp luật về Thuế.

4. Phan Thị Thanh Dƣơng (2010): Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật

thuế thu nhập doanh nghiệp.

5. Ngạc Thị Thanh Hà (2014): “Quản lý thu Thuế tại Chi cục Thuế hai

Bà Trưng”, luận án thạc sĩ.

6. Lê Hồng Liên (2015): “Quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế

quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh

tế, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN: Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11

ngày 29/11/2006.

14

8. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN: Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn

thi hành.

9. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN: Luật Thuế giá trị gia tăng số

13/2008/QH12.

10. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN: Luật số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng

6 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luât thuê gia tri gia

tăng.

11. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số

14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008.

12. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN: Luật số 32/2013/QH13 ngày 19

tháng 6 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu

nhập doanh nghiệp.

13. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN: Luật thuế thu nhập cá nhân số

04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.

14. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN: Luật số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng

11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

thuế thu nhập cá nhân.

15. Lƣu Thị Thúy Quỳnh (2015): “Quản lý ngân sách nhà nước tại quận

Tây Hồ, Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học

Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Tạp chí Thuế Nhà nƣớc (năm 2012 - 2013 – 2014 - 2015).

17. Vũ Văn Trƣờng (2011): "Chiến lược cải cách hệ thống chính sách

thuế, phí giai đoạn 2011 - 2020", Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp

Bộ (Vụ chính sách Thuế).