quẢng ninh - vietnam.vvob.org

48
1 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NỘI BCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DC CA VVOB Tháng 4-5/2013 QUẢNG NINH Tóm tắt báo cáo Báo cáo này mô tviệc đánh giá nội bchương tr ình giáo dc trong khuôn khhp tác gia VVOB Việt Nam và các đối tác ti Qung Ninh. Các đối tượng được mời tham gia trao đổi, phng vn: - Lãnh đạo các đối tác ca VVOB: SGiáo dục và Đào tạo, Hi Liên hip phnvà trường Cao đẳng sư phạm; - Ti mỗi trường THCS (Nam Hòa-Qung Yên, Bãi Cháy – HLong, Lê Li - Hoành B): Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, 02 ttrưởng tchuyên môn và la chn ngu nhiên 08 em hc sinh (04 nam, 04 nữ) đại din cho 04 khi lp. Các chđề chính được đoàn công tác đưa ra để trao đổi, làm vic với các đối tác - Tm nhìn, kế hoạch và giám sát đánh giá; - Cơ sở vt cht, tài nguyên phc vdy và hc; - Các hoạt động phát trin chuyên môn tại các cơ sở giáo dc. Tại các trường THCS, đoàn được quan sát tình hình c ơ s ở vt cht phc vdy và hc của nhà trường, được thăm lớp và dgiđược 07 tiết hc (la chn ngu nhiên da trên thi khóa biu làm vic). Qua là vic cho thy: - Lãnh đ ạo các đơn vị (SGD&ĐT, Hội LHPN, trường CĐSP và các trường THCS) đều nhn thc rõ và có trách nhiệm cao đối vi giáo dc nói chung và vi DHTC nói riêng. Hđều tin tưởng, ng hvà quyết tâm chđạo thc hin DHTC mặc dù trong điều kin ngân sách còn hn chế, còn có mt srào cn vmt kthut ảnh hưởng đến chất lượng cũng như kết quDHTC ti các nhà trường. - Shp tác, vào cuc ca cha mhc sinh (CMHS) có vai trò rt quan trng trong việc thúc đẩy công tác giáo dc hc sinh các nhà trường. Bên cạnh đó, sđóng góp của CMHS và các đoàn thể xã hi vào vic xây dựng cơ sở vt chất nhà trường được lãnh đạo các đơn vị đánh giá rất cao. - Có skhác nhau vchất lượng DHTC giữa các nhà trường, điều này phc thuc vào slãnh đạo, chđạo của các nhà trường cũng như những động lc sdng các kthut DHTC của đội ngũ giáo viên.

Upload: others

Post on 15-Oct-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CỦA VVOB

Tháng 4-5/2013

QUẢNG NINH

Tóm tắt báo cáo Báo cáo này mô tả việc đánh giá nội bộ chương trình giáo dục trong khuôn khổ hợp tác giữa VVOB Việt Nam và các đối tác tại Quảng Ninh. Các đối tượng được mời tham gia trao đổi, phỏng vấn:

- Lãnh đạo các đối tác của VVOB: Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ và trường Cao đẳng sư phạm;

- Tại mỗi trường THCS (Nam Hòa-Quảng Yên, Bãi Cháy – Hạ Long, Lê Lợi - Hoành Bồ): Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, 02 tổ trưởng tổ chuyên môn và lựa chọn ngẫu nhiên 08 em học sinh (04 nam, 04 nữ) đại diện cho 04 khối lớp.

Các chủ đề chính được đoàn công tác đưa ra để trao đổi, làm việc với các đối tác - Tầm nhìn, kế hoạch và giám sát đánh giá; - Cơ sở vật chất, tài nguyên phục vụ dạy và học; - Các hoạt động phát triển chuyên môn tại các cơ sở giáo dục.

Tại các trường THCS, đoàn được quan sát tình hình cơ s ở vật chất phục vụ dạy và học của nhà trường, được thăm lớp và dự giờ được 07 tiết học (lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên thời khóa biểu làm việc). Qua là việc cho thấy:

- Lãnh đạo các đơn vị (Sở GD&ĐT, Hội LHPN, trường CĐSP và các trường THCS) đều nhận thức rõ và có trách nhiệm cao đối với giáo dục nói chung và với DHTC nói riêng. Họ đều tin tưởng, ủng hộ và quyết tâm chỉ đạo thực hiện DHTC mặc dù trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, còn có một số rào cản về mặt kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng cũng như kết quả DHTC tại các nhà trường.

- Sự hợp tác, vào cuộc của cha mẹ học sinh (CMHS) có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy công tác giáo dục học sinh ở các nhà trường. Bên cạnh đó, sự đóng góp của CMHS và các đoàn thể xã hội vào việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường được lãnh đạo các đơn vị đánh giá rất cao.

- Có sự khác nhau về chất lượng DHTC giữa các nhà trường, điều này phục thuộc vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của các nhà trường cũng như những động lực sử dụng các kỹ thuật DHTC của đội ngũ giáo viên.

2

Mục lục

Từ viết tắt ........................................................................................................................................................... 3

MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ ...................................................................................................................................... 6

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ............................................................................................................................ 6

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ...................................................................................................................................... 7

A. Về Phát triển năng lực tại đơn vị ................................................................................................................ 7

B. Tác động của hoạt động phát triển bồi dưỡng chuyên môn...................................................................... 11

C. Tác động tới các trường THCS ................................................................................................................ 11

THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN (bài học kinh nghiệm) ................................................................................... 16

PHỤ LỤC ......................................................................................................................................................... 18

3

Từ viết tắt

DHTC Dạy học tích cực PPDH Phương pháp dạy học THCS Trung học cơ sở LHPN Liên hiệp phụ nữ CĐSP Cao đẳng sư phạm PPDH Phương pháp dạy học Sở GD&ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo UBND Ủy ban nhân dân SV Sinh viên CMHS Cha mẹ học sinh UBND Ủy ban nhân dân

4

Giới thiệu Chương trình Giáo dục của VVOB (2008 -2013) tại Việt Nam được triển khai tập trung vào các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở (THCS) tại 5 tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam thông qua việc hỗ trợ quá trình thay đổi hướng tới Dạy và học tích cực (DHTC) cấp THCS. Tại Quảng Ninh, các đối tác của VVOB Việt Nam:

1) Sở Giáo dục và Đào tạo: Sở GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo. Sở GD&ĐT Quảng Ninh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ GD&ĐT.

2) Trường CĐSP Quảng Ninh: là một trường CĐSP đa hệ, một trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của tỉnh Quảng Ninh và là môi trường sư phạm thân thiện. Ở đó, SV được nghiên cứu và học tập trong môi trường giáo dục thuận lợi, đượ

: - Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, THCS; bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục của tỉnh; liên kết đào tạo trình độ đại học một số chuyên ngành sư phạm và ngoài sư phạm;

- Đào tạo cử nhân một số ngành ngoài sư phạm phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (Tin học ứng dụng, Công tác xã hội,...);

3) Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh: Cơ quan Hội LHPN tỉnh có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức, hoạt động của Hội và phong trào phụ nữ trong toàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Nhiệm vụ chính:

- Nghiên cứu, tham mưu với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh về chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Hội và phong trào phụ nữ trong tỉnh và tổ chức thực hiện. Hướng dẫn, kiểm tra các huyện, thị, thành Hội và đơn vị trực thuộc thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Ban chấp hành và các chương trình, kế hoạch công tác của TW Hội và tỉnh.

- Xây dựng, quản lý CSVC, kỹ thuật cơ quan Hội LHPN tỉnh, đảm bảo điều kiện hoạt động của Ban chấp hành, Ban thường vụ Hội LHPN tỉnh. Tham mưu quản lý nhân sự, thực hiện chính sách đối với cán bộ, hội viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

5

Mô hình 1: Đối tác hoạt động và các nhóm hưởng lợi

Tổng số trường có cấp THCS: 191 trường Tổng số học sinh: 66.289 học sinh

Trong đó, Lớp 6: 17.384; Lớp 7: 15.901; Lớp 8: 16.270; Lớp 9: 16.374 Tổng số cán bộ, giáo viên cấp THCS: 4.794 người

Trong đó, Cán bộ quản lý: 437, giáo viên: 4537 (Nguồn số liệu: số liệu báo cáo thống kê đầu năm học 2012-2013

của Sở GD&ĐT Quảng Ninh)

6

MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ Mục tiêu của hoạt động này là đánh giá sự thay đổi trong năng lực tại các đơn vị đối tác Sở GD&ĐT, trường ĐH/CĐSP và Hội LHPN tỉnh (bước 1) liên quan tới quá trình hỗ trợ DHTC; tác động của hoạt động phát triển, bồi dưỡng chuyên môn thông qua tập huấn cho Hiệu trưởng trường THCS, giáo viên, giảng viên sư phạm, sinh viên sư phạm và cha mẹ học sinh (bước 2) về các khía cạnh liên quan tới DHTC; và tác động tới nhóm hưởng lợi cuối cùng là học sinh các trường THCS (bước 3) tại tỉnh Quảng Ninh khi tham gia chương trình. Đồng thời, đợt đánh giá nội bộ này cũng đóng góp những ví dụ điển hình cho hoạt động phát triển nâng cao năng lực tại các đơn vị.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Nhằm mục đích chia sẻ những bài học, kinh nghiệm, VVOB đã áp dụng phương pháp đánh giá lẫn nhau giữa các đơn vị đối tác khác nhau ở cấp tỉnh cho đợt đánh giá nội bộ này. Tại Quảng Ninh, nhóm gồm 6 cán bộ Giám sát & Đánh giá (tiến hành đợt đánh giá, thu thập thông tin, phân tích và hoàn thành báo cáo). Cụ thể:

- Sở GD&ĐT: o Ông Đinh Quốc Vương, Điều phối viên chương trình. o Ông Phạm Đức Hiển, cán bộ phòng Giáo dục trung học.

- Trường CĐSP Quảng Ninh: o Bà Nguyễn Kim Xứng, Điều phối viên chương trình. o Ông Nguyễn Mai Hùng, giảng viên trường CĐSP.

- Hội LHPN Quảng Ninh o Bà Ngô Thị Thúy Hằng, Điều phối viên chương trình. o Bà Hoàng Thị Như Hoa, cán bộ Hội.

Một số phương pháp được sử dụng trong đợt đánh giá nội bộ:

Cấp độ và lĩnh vực Phương pháp Bước 1: Đánh giá thay đổi về Năng lực của các đối tác thực hiện

Báo cáo tiến độ (4-5 chỉ số) . Phân tích SWOT.

Bước 2: Đánh giá tác động phát triển chuyên môn cho nhóm hưởng lợi trực tiếp bao gồm Đánh giá tác động tập huấn Đánh giá tài liệu tập huấn

Khảo sát (trực tuyển) dành cho hợp phần 1, 2 về tác động lên học viên. Nghiên cứu điển hình đối với các sinh viên sư phạm đã ra trường đang giảng dạy tại các trường

Bước 3: Đánh giá tác động nhóm hưởng lợi cuối cùng

Thực địa dự giờ tại 03 trường THCS (dự giờ và phỏng vấn nhóm tập trung).

Nhóm 6 cán bộ GS&ĐG của Quảng Ninh đã được tham dự Hội thảo trù bị cho hoạt động Đánh giá nội bộ đã được tổ chức ngày 5-6/4/2013 tại Đà Nẵng. Tại hội thảo, các cán bộ GS&ĐG đã được giới thiệu mục tiêu chính của hoạt động này cũng như cùng nhau làm việc xây dựng một số công cụ và thống nhất quy trình tiến hành đánh giá.

7

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

A. Về Phát triển năng lực tại đơn vị

Mô hình 2: Các khía cạnh phát triển năng lực tại đơn vị

1) SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH Tham gia buổi trao đổi, phỏng vấn ngày 23/4/2013, tại Sở GD&DT: 1. Ông Ngô Văn Hợi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT 2. Ông Nguyễn Văn Tuế, trưởng phòng giáo dục trung học. 3. Các thành viên của nhóm đánh giá

Các kết quả có thể tóm tắt như sau: - Sở GD&ĐT đã làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh để tạo điều kiện

thuận lợi cho việc triển khai các nhiệm vụ của từng năm học. Đã tổ chức quán triệt và hướng dẫn triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT (VD: Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012-2013) và các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT. Sở GD&ĐT đã ban hành các văn b ản hướng dẫn nhiệm vụ năm học đối với từng cấp học thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở GD&ĐT; chỉ đạo kịp thời về các hoạt động đổi mới PPDH, về đổi mới hoạt động chuyên môn; chỉ đạo

8

thực hiện chương trình giáo dục các cấp học; thực hiện phân cấp quản lý giáo dục.

- Sở GD&ĐT chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; tập trung chỉ đạo tốt chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình SGK; th ực hiện đổi mới PPDH: dạy học sát đối tượng, dạy học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng. Thực hiện có hiệu quả các chương trình dạy học lồng ghép, dạy học tích hợp.

- Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên (ngoài những cuộc tập huấn nhân rộng theo chương trình phối hợp với VVOB):

o Hàng năm tổ chức các hoạt động chuyên đề theo bộ môn hoặc các lớp tập huấn cho đội ngũ cốt cán các bộ môn (cán bộ quản lý và giáo viên), mỗi môn học từ 01 đến 02 đợt tập huấn về việc đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong hỗ trợ đổi mới PPDH,…đội ngũ cốt cán này tiếp tục tập huấn nhân rộng tại địa phương theo các cách phù hợp.

o Tổ chức các hoạt động chuyên môn: thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng dạy học, thi soạn kế hoạch bài học,….

o Đánh giá xếp loại theo Chuẩn Hiệu trưởng và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học; Nội dung phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, tổ chức hội thảo, báo cáo rút kinh nghiệm và từng bước nhân rộng đến tất cả GV&CBQLGD của đơn vị.

- Đổi mới công tác kiểm tra, thi và đánh giá học sinh. - Chỉ đạo xây dựng “nguồn học liệu mở” câu hỏi, bài tập, kế hoạch bài học, tài

liệu tham khảo, tư liệu dạy học trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; tiếp tục mở rộng và phát huy hiệu quả của Trung tâm học liệu mở phục vụ cho việc trao đổi tài liệu, giáo án, tra cứu thông tin liên quan đến GD&ĐT. Sở GD&ĐT đã có công văn ch ỉ đạo các cơ sở giáo dục tích cực trong việc đưa bài giảng, chuyên đề, bài thi giáo viên để làm nguồn tư liệu.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc vân động và các phong trào thi đua lớn của ngành với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tại mỗi cơ sở gióa dục, tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục.

- Một số ý kiến của lãnh đạo Sở về DHTC o Mặc dù hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về DHTC đã cơ b ản đầy

đủ nhưng vẫn còn nhiều rào cản làm cho quá trình thúc đẩy DHTC ở các cơ sở giáo dục chưa được như mong muốn. Các rào cản thường được nhắc tới đó khả năng ngân sách hạn hẹp, nhiều cán bộ quản lý và giáo viên vẫn còn băn khoăn về việc thực hiện DHTC như thế nào.

o Để thúc đẩy DHTC ở các cấp, trong đó có cấp THCS thì cần phải tiếp tục tập huấn cho giáo viên và các cán bộ quản lý về DHTC hơn nữa để giúp họ trang bị thêm kiến thức cũng như trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.

o Sự hợp tác của cha mẹ học sinh có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy công tác giáo dục học sinh. Sự đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của CMHS và các tổ chức đoàn thể khác trên thực tế còn hạn chế.

9

2) TRƯỜNG CĐSP Quảng Ninh Ngày 25 tháng 4 năm 2013, nhóm khảo sát chúng tôi có cuộc làm việc với ông Bùi Văn Tân (Hiệu trưởng trường CĐSP Quảng Ninh), qua phỏng vấn và quan sát một số hoạt động của nhà trường chúng tôi nhận thấy:

- Tầm nhìn và kế hoạch đổi mới giáo dục của nhà trường đã được thay đổi: Nhà trường luôn hướng tới chất lượng để khẳng định thương hiệu (là trung tâm giáo dục chất lượng cao của tỉnh Quảng Ninh), đang vươn lên thành trường đại học đa ngành. Nhà trường chú trọng hơn đến giáo dục toàn diện cho sinh viên như giáo dục môi trường; giáo dục kĩ năng s ống; áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,... Thay đổi quan trọng nhất của nhà trường từ năm 2008 đến nay là đã tích hợp các nội dung: Đổi mới PPDH, giáo dục môi trường và ứng dụng công nghệ thông tin vào chính hoạt động dạy và học trong chương trình nội khóa của nhà trường.

- Cơ sở vật chất và nguồn tài nguyên học tập: Với nguồn kinh phí hạn chế do nhà nước cấp, nhà trường đã tự trang bị được 3 phòng máy vi tính, xây mới được một nhà thư viện, lắp đặt được hệ thống máy chiếu đa năng tại các phòng học nhà A; trang bị hệ thống máy vi tính và máy in phục vụ làm việc tại các Phòng, Ban, Khoa. Với sự hỗ trợ của Dự án VVOB, nhà trường được trang bị thêm 5 máy tính xách tay, một bàn phím và chuột không dây, máy ảnh kĩ thuật số,...và hỗ trợ kinh phí để hàng năm nhà trường mua sắm thêm một số thiết bị phục vụ dạy học. Với nhu cầu sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại ngày càng tăng, nhà trường đã trang b ị mạng Internet (mạng cố định và wifi phủ sóng toàn trường), lắp đặt thêm máy chiếu đa năng cho các phòng h ọc lí thuyết, động viên giảng viên và sinh viên tự trang bị máy tính xách tay, đang xúc tiến xây dựng thư viện điện tử.

- Nhà trường đã đư ợc VVOB cung cấp nhiều tài liệu (Bản in và đĩa CD) liên quan đến giáo dục môi trường và đổi mới phương pháp dạy học, ngoài ra còn được hỗ trợ để thực hiện 3 tiểu dự án viết tài liệu và làm đồ dùng phục vụ dạy học, hỗ trợ một phần kinh phí tổ chức hội thảo khoa học, xuất bản thông tin khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH. Được VVOB hỗ trợ về chuyên môn, nhà trường đã xây dựng và đang hoàn thiện hình thức học tập trên Moodle.

- Phát triển chuyên môn: Nhà trường đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn nhân rộng để hướng dẫn giảng viên và sinh viên làm quen với các PPDH mới (Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy theo góc, theo hợp đồng, DH theo dự án,...); bổ sung kiến thức tin học cơ bản và tin học nâng cao; tập huấn giáo dục môi trường cơ bản và các kĩ năng d ạy học hỗ trợ khác. Từ chỗ giảng viên và sinh viên còn lúng túng sử dụng máy tính, hiểu cho rõ về dạy học tích cực thì nay đa số giảng viên sử dụng được, một số sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ dạy học, thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng các PPDH tích cực. Đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học về dạy học tích cực, ứng dụng ICT trong dạy học, đặc biệt đã tổ chức được 1 hội thảo khoa học cấp trường về dạy học tích cực dành riêng cho SV; tổ chức cuộc thi thiết kế bài

10

giảng có ứng dụng công nghệ thông tin cho SV năm thứ 2 và năm thứ 3 trong Hội thi nghiệp vụ sư phạm lần 2; tổ chức cho SV báo cáo (dạy lại) các bài giảng đã được xếp loại cao trong đợt thực tập sư phạm tập trung lần 2.

- Giám sát đánh giá: Phòng Thanh tra, đảm bảo chất lượng với chức năng nhiệm vụ chính là giám sát, đánh giá các hoạt động dạy học của nhà trường (với vai trò đánh giá ngoài) kết hợp với việc tự giám sát đánh giá của Phòng Đào tạo, các Khoa và tổ chuyên môn. Được tham gia các khóa tập huấn nòng cốt về giám sát đánh giá và đánh giá trong đổi mới giáo dục do VVOB tổ chức, nhà trường đã điều chỉnh và xây dựng lại bộ công cụ đánh giá chất lượng Dạy- Học để hoạt động giám sát đánh giá thực sự khách quan; giám sát đánh giá cung cấp dữ liệu chính xác nhằm điều chỉnh để nâng cao chất lượng dạy học.

- Mạng lưới và hợp tác: Giảng viên các nhóm nòng cốt đã phát huy được vai trò trong việc tập huấn nhân rộng cho giảng viên, SV không chỉ qua các lớp tập huấn mà họ còn chủ động tổ chức các buổi tọa đàm ở tổ chuyên môn và tiên phong trong việc áp dụng các PPHD tích cực, ứng dụng ICT và tích hợp giáo dục môi trường. Đặc biệt giảng viên chú trọng tập huấn cho sinh viên trong các giờ chính khóa và hướng dẫn SV thiết kế bài giảng sử dụng các PPDH tích cực và có ứng dụng ICT; hướng dẫn SV nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm. Giảng viên và SV chia sẻ kinh nghiệm Dạy-Học qua Email, Moodle,... khá thường xuyên.

3) HỘI LHPN QUẢNG NINH

Ngày 24 tháng 4 năm 2013, nhóm khảo sát chúng tôi có cuộc làm việc với bà Huỳnh Thị Mai Anh (Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh), qua phỏng vấn và quan sát một số hoạt động của nhà trường chúng tôi nhận thấy:

- Từ năm 2009 đến nay, thực hiện sự chỉ đạo của TW Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh đã ký kết Chương trình phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở VHTT&DL…về việc thực hiện Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm nâng cao nhận thức của cán hộ, hội viên phụ nữ về hỗ trợ con học tập tích cực.

- Hội LHPN các cấp đã triển khai thực hiện Phong trào thi đua đảm bảo 3 đủ cho trẻ đến trường, không có trẻ bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở. Năm 2011, 2012 giao chỉ tiêu cụ thể cho Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị trực thuộc, CLB Doanh nhân nữ. Các cấp Hội lồng ghép thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" với các hoạt động của Hội; hỗ trợ trẻ em khó khăn được đi học là một trong những tiêu chí thi đua bình xét cuối năm của các Chi, tổ phụ nữ.

- Hội LHPN tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn cho hội viên phụ nữ để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho hội viên phụ nữ các kỹ năng sống, các chủ đề sinh hoạt CLB Giáo dục và đời sống, CLB "Cha mẹ nuôi, dạy con tốt"… Sự thay đổi nhận thức của một bộ phận hội viên phụ nữ về vai trò của gia đình đối với nhà trường và sự quan tâm của cha mẹ học sinh tới việc nâng cao chất lượng toàn

11

diện về kỹ năng cho học sinh đó là thành công, ý nghĩa mà dự án "Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác giáo dục" đem lại.

- Hội LHPN tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn về: Kỹ năng điều hành CLB, Kỹ năng sống, 12 chủ đề sinh hoạt CLB tập huấn về hướng nghiệp, đổi mới đánh giá học sinh và 04 chủ đề sinh hoạt CLB mới. Mỗi một nội dung có ý nghĩa và kỹ năng đã giúp cho thành viên CLB có kiến thức và kỹ năng khi giao tiếp với con trong độ tuổi vị thành niên. Trong các chủ đề trên chủ đề vè Kỹ năng sống, 12 chủ đề sinh hoạt CLB được áp dụng có hiệu quả cho các thành viên CLB Giáo dục & đời sống, CLB "Gia đình nuôi, dạy con tốt", "Phụ nữ nuôi, dạy con tốt".

- Các thành viên tham gia CLB Giáo dục và đời sống đã có sự thay đổi về nhận thức khi giao tiếp, giúp con học tập tích cực. Nếu như trước khi tham gia sinh hoạt CLB cá thành viên rất nhút nhát, rụt rè không tự tin khi tham gia các hoạt động. Nhưng sau khi tham gia các thành viên đã s ử dụng thành thạo các trò chơi, phương pháp, kỹ năng mà được cung cấp thông qua các buổi sinh hoạt. Trong việc giáo dục con tại gia đình, các thành viên cũng đã áp dụng được các kiến thức về kỹ năng sống, trò chuyện với con về tình bạn, tình yêu, giới tính… cùng con tham gia các hoạt động cộng đồng tại khu dân cư như chị Tiếp, chị Hoa CLB GĐ&ĐS số 1,2 phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, chị Nhung CL GĐ&ĐS xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ.

- Qua quá trình triển khai thực hiện dự án VVOB, bài học kinh nghiệm rút ra: o Nội dung tổ chức các hoạt động phải phù hợp với nhu cầu của thành

viên tham gia dự án. o Thường xuyên đổi mới về nội dung, hình thức tập huấn, sinh hoạt CLB. o Có đội ngũ nòng cốt nhiệt tình, có trình độ để tổ chức các hoạt động. o Có cơ sở vật chất đảm bảo như: Kinh phí tập huấn, sinh hoạt CLB… o Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng các hoạt

động như: Tập huấn, sinh hoạt CLB… o Tổ chức học tập, giao lưu với các CLB GD&ĐS khác để học tập, trao

đổi kinh nghiệm.

B. Tác động của hoạt động phát triển bồi dưỡng chuyên môn C. Tác động tới các trường THCS

Nhóm giám sát đánh giá đã tới thăm, làm việc tại 3 trường THCS (THCS Nam Hòa, THCS Bãi Cháy, THCS Lê Lợi) chúng tôi đã phỏng vấn 2 nhóm đối tượng của mỗi trường (Nhóm CBQL: Hiệu trưởng, Hiệu phó và tổ trưởng chuyên môn và Học sinh) và dự giờ các tiết dạy.

1. Quan sát chung tại các trường

Chúng tôi đã dự giờ các tiết học sau:

TT Trường Phòng GD - ĐT

Dự giờ môn

Lớp Giáo viên dạy

12

TT Trường Phòng GD - ĐT

Dự giờ môn

Lớp Giáo viên dạy

1 THCS Nam Hòa Quảng Yên Hóa 8 Nguyễn Đình Tuấn Tiếng Anh

7 Phí Thị Thanh Thủy

2 TH&THCS Bãi Cháy 2 Hạ Long Lịch sử 9 Nguyễn Thị Thúy

Văn 9 Nguyễn Thị Hường

3 THCS Lê Lợi Hoành Bồ Sinh học 9 Trần Thu Phượng Địa lý 7 Đỗ Thị Thơ Lịch sử 9 Dương Thị Tâm

1.1. Thực tế dạy và học tại các trường

Nhìn chung các trư ờng THCS đã tri ển khai khá tốt các hoạt động dạy và học theo hướng dạy học tích cực, các tiết học được quan sát đều không còn tình trạng thày đọc trò chép, HS được tham gia các hoạt động. Trong giờ học, HS được làm việc theo nhóm, theo cặp, được thực hành và đàm thoại với giáo viên. Các phòng học đều có máy chiếu đa năng, các giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giảng khá thành thạo. Một số giáo viên vận dụng khá tốt các phương pháp dạy học mới: DH dựa trên giải quyêt vấn đề, Hợp tác nhóm,... và thực hiện khá tốt các kĩ năng thúc đẩy (đặt câu hỏi, phản hồi, quản lí nhóm, kĩ năng trình bày,..).

Mặc dù tất cả các giáo viên và hiệu trưởng được hỏi đều mong muốn áp dụng các kỹ thuật DHTC để giảng bài trên lớp nhưng thực tế quan sát tại các giờ dạy thì phần lớn các hoạt động trên lớp đều do giáo viên làm “trung tâm”, học sinh ít chủ động. Các PPDH được sử dụng nhiều vẫn là giáo viên “đặt câu hỏi” và học sinh “trả lời”. Làm việc nhóm là một trong những kỹ thuật mà giáo viên ở các giờ dạy áp dụng để thúc đẩy việc “học tích cực”, tuy nhiên các nhóm chủ yếu lại quá lớn và chưa được cấu trúc hợp lý cũng như sự bố trí bàn, ghế trong lớp học là một rào cản lớn đến hoạt động của các nhóm.

Nhìn chung, trong các giờ học giáo viên đã có nh ững động thái hướng dẫn rõ ràng và tạo môi trường học tập thoải mái cho học sinh nhưng mức độ tập trung của các học sinh trong lớp học rất khác nhau, học sinh rất ít trong việc chủ động hợp tác với nhau trong học tập, điều này có nghĩa nhiều em học sinh không thể phát triển theo đúng khả năng trình độ của các em một cách tự nhiên. Nếu PPDH chưa thực sự được đổi mới theo hướng DHTC mà vẫn dạy theo cùng một tiến độ cộng với khả năng tiếp thu bài của mỗi học sinh khác nhau thì hiện tượng học sinh không hiểu bài diễn ra sẽ thường xuyên.

13

1.2. Những thay đổi trong công tác quản lý, khuyến khích DHTC tại các trường THCS

- Việc ứng dụng CNTT trong dạy học đều được các trường quan tâm, các trường đều chỉ đạo ứng dụng CNTT nhưng không được lạm dụng. Các giáo viên được tập huấn về DHTC ở các buổi sinh hoạt chuyên môn do lãnh đ ạo trường, tổ trưởng chuyên môn tập huấn lại.

- Các giáo viên tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Trường THCS Bãi Cháy đã có gi ờ dạy trực tuyến môn Lịch sử thể hiện sự tích cực áp dụng CNTT trong giảng dạy; Trường THCS Nam Hòa, trường THCS Lê Lợi là những trường nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nên việc trang bị các thiết bị dạy học hiện đại chưa được như mong muốn, số phòng học có máy tính và Projector còn ít nhưng giáo viên khắc phục khó khăn để áp dụng CNTT trong giảng dạy,

- Việc giáo dục môi trường và các hoạt động giáo dục khác (giáo dục địa phương, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả,…) được lồng ghép trong các môn học theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT và trong các chương trình ngo ại khóa như Bảo vệ môi trường biển, tham gia chương trình làm s ạch bờ biển, đồng muối… Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khóa, và tư vấn của thầy cô giáo.

- Hạn chế chung là việc áp dụng CNTT với các giáo viên lớn tuổi gặp nhiều khó khăn cần sự hỗ trợ nhiều từ các giáo viên trẻ.

- Lãnh đạo các trường đều hiểu về DHTC và tầm quan trọng của DHTC nên đã chỉ đạo giáo viên tích cực áp dụng DHTC. Theo lãnh đ ạo các trường từ năm 2008 đến nay việc áp dụng DHTC của giáo viên yêu cầu của nhà trường và việc giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là khá phổ biến. Qua phỏng vấn và dự giờ chúng tôi thấy giáo viên thường chọn phương pháp làm việc nhóm áp dụng trong dạy học, nên cần khuyến khích giáo viên sử dụng nhiều phương pháp DHTC để phong phú hơn trong dạy học.

1.3. Nhận thức của học sinh về DHTC

Học sinh tích cực tham gia trao đổi, thảo luận trong các nhóm khi giáo viên áp dụng DHTC. Các học sinh được phỏng vấn đều tự tin khi đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Học sinh hứng thú với các giờ dạy mà thầy cô áp dụng DHTC và có sử dụng CNTT. 2 Các yếu tố tác động

2.1. Điểm chung

14

- Lãnh đạo các trường đều quan tâm chỉ đạo giáo viên áp dụng DHTC trong dạy học, giáo viên tích cực tham gia, học sinh hứng thú với cách học tích cực.

- Quy mô (sĩ s ố học sinh, số lượng cán bộ giáo viên) của 03 trường tương đương nhau.

-

- Các nhà trường đều tuân thủ đúng, đầy đủ những văn bản chỉ đạo của cấp trên trong việc triển khai các nhiệm vụ năm học.

- Tất cả lãnh đạo và giáo viên các nhà trường đều đã đư ợc tập huấn đầy đủ DHTC nhưng họ cho rằng vẫn còn nhiều khó khăn khi áp dụng những kiến thức đã được tập huấn vào trong thực tiễn chỉ đạo, giảng dạy đồng thời họ luôn mong muốn được thấy những ví dụ cụ thể hơn về việc áp dụng các kỹ thuật DHTC.

2.2. Khác biệt ở các trường

Điều kiện cơ sở vật chất khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến việc áp dụng DHTC và ứng dụng CNTT ở mỗi trường. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến DHTC ở các địa phương cũng khác nhau đã ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ và hiệu quả áp dụng dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Cụ thể:

- Trường THCS Bãi cháy 2: Có cơ s ở hạ tầng tốt, có đội ngũ giáo viên mạnh. Nhà trường làm tốt cuộc vận động xã hội hóa giáo dục nên cơ sở vật chất của nhà trường tương đối hoàn thiện. Gia đình HS có đi ều kiện về kinh tế và quan tâm nhiều hơn đến việc học của HS vì vậy khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học học cũng tốt hơn. HS có thể được hướng dẫn và nộp bài tập ở nhà cho GV thông quan email, GV và phụ huynh thường xuyên liên lạc để nắm bắt tình hình học tập của HS qua thư điện tử. Nhà trường chú trọng hơn đến giáo dục kĩ năng sống cho HS. Đặc biệt trường THCS Bãi Cháy 2 có phòng tư v ấn tâm lý để chia sẻ những băn khoăn, thắc mắc của HS và phụ huynh khi HS gặp khó khăn trong học tập, cuộc sống.

- Trường THCS Nam hòa, THCS Lê Lợi: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, đa số gia đình HS không có máy tính, trư ờng cũng không có phòng

STT Trường THCS

Lớp Sĩ số HS Giáo viên

1 Nam Hòa 10 368 23

2 Bãi Cháy 11 371 28

3 Lê Lợi 9 254 20

15

máy tính. Tuy nhiên các GV vẫn áp dụng thành công dạy học tích cực với các phương tiện dạy học thô sơ (giấy Ao, bảng phụ,...). GV đã sử dụng phần mềm Power point để soạn giảng nhưng chưa khai thác hết thế mạnh của công nghệ thông tin, mới chỉ dừng ở trình chiếu, thay viết bảng.

- Tại 02 trường THCS Nam Hòa và Lê lợi, do có sự phối hợp của Hội LHPN xã với nhà trường thông qua hoạt động của các câu lạc bộ nên sự kết hợp của CMHS và nhà trường trong việc giáo dục học sinh nên chất lượng giáo dục của các nhà trường có sự tiến bộ, đặc biệt là nhận thức và sự quan tâm của CMHS đối với việc học tập của con em học có nhiều chuyển biến tích cực.

16

THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN (bài học kinh nghiệm)

Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT chúng ta đã và đang dạy học theo hướng DHTC lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Tuy vậy khi nói đến vấn đề này không phải cán bộ quản lý, giáo viên nào cũng có sự nhìn nhận thấu đáo, đúng đắn.

Vậy dạy học theo hướng tích cực cần chú ý điều gì?

- Trước hết người giáo viên cần có suy nghĩ rằng mọi học sinh ở trong lớp đều có quyền được học tập như nhau theo khả năng của mình và được thầy cô giúp đỡ khi gặp khó khăn. Đồng nghĩa với việc giáo viên quan tâm đều tới tất cả học sinh trong lớp, giao nhiệm vụ học tập phù hợp với nhận thức của từng em, tránh hiện tượng “bỏ rơi” một vài em (nhất là số học sinh gặp khó khăn trong học tập học sinh đây là những học sinh có trình độ nhận thức chậm hơn so với bạn cùng lớp), không những thế giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh này để giúp các em hoàn thành nội dung bài học ít nhất ở mức đạt chuẩn kiến thức kỹ năng.

- Thứ hai dạy học sinh dựa trên những trải nghiệm từ thực tế của các em, có sự liên kết giữa kiến thức đã học và kiến thức mới. Học sinh có thể chủ động tìm ra nội dung bài học nhờ sự hướng dẫn giúp đỡ, hợp tác của giáo viên và bạn bè, biến những kiến thức khó thành dễ qua các hoạt động của học sinh như trả lời câu hỏi, thí nghiệm, thực hành, làm bài tập, hoạt động nhóm v…v…

- Thứ ba để học sinh sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau và dám nói những băn khoăn, những điều mình chưa hiểu thì giáo viên cần xây dựng một môi trường học tập hết sức thân thiện và biết lắng nghe nhau. Sao cho tiết học sôi nổi nhưng không ồn ào theo kiểu mất trật tự, thầy trò gần gũi nhưng vẫn nghiêm túc, với phương châm “ tôn trọng, giúp đỡ, lắng nghe”.

- Thứ tư giáo viên cần lựa chọn những nội dung kiến thức phù hợp với đặc điểm địa phương, tập quán của học sinh mình phụ trách. Tránh dập khuôn máy móc theo sách thiết kế, sách giáo viên.

- Thứ năm trong quá trình lên lớp người giáo viên cần có sự quan sát tinh tế thái độ học tập của học sinh xem các em có hứng thú tham gia các hoạt động, các nhiệm vụ mà mình đưa ra không? Nếu các em không hứng thú thì cần điều chỉnh ngay, tránh tình trạng kế hoạch bài dạy như thế nào dạy như thế. Cần lựa chọn những hoạt động chủ đạo có ý nghĩa với học sinh giúp các em hứng thú trong quá trình lĩnh hội kiến thức, bởi một tiết học chỉ có 45 phút và thời gian đó phù hợp với khả năng tập trung chú ý của học sinh THCS cho nên không quá “ôm đồm” nhiều hoạt động, nhiều nội dung kiến thức trong 1 tiết học làm cho tiết học kéo dài mà nội dung nào các em cũng “ lơ mơ ”.

17

Việc quan sát kỹ lưỡng ngôn ngữ cơ thể của học sinh như: cử chỉ, nụ cười, ánh mắt là vô cùng quan trọng vì chỉ có quan sát học sinh mới biết các em có học thật sự hay không? Chính vì thế sinh hoạt chuyên môn mới theo hướng nghiên cứu bài học người dự thay vì quan sát giáo viên sẽ quan sát học sinh học như thế nào? Các em hứng thú học tập khi nào? Vì sao? Không hứng thú khi nào? Vì sao? Kết quả học tập của học sinh như thế nào?

KẾT LUẬN: Để thay đổi một thói quen đã ăn sâu vào mỗi giáo viên không dễ thay đổi một sớm một chiều mà cần có thời gian, có sự kiên trì và quyết tâm của những người làm công tác chỉ đạo chuyên môn, đặc biệt là của CBQL các cấp và của của các nhà trường. Cũng không thể nóng vội, hãy bắt đầu từ việc thay đổi việc quan sát giáo viên bằng học sinh trong khi dự giờ và giáo viên xuống dưới lớp nhiều hơn quan sát xem học sinh họ c như thế nào để có thể giúp đỡ các em khi gặp khó khăn đặc biệt là những học sinh yếu trong khi dạy (việc này có thể là 1 đến 2 năm mới thành công). Sau đó là những việc tiếp theo như suy ngẫm áp dụng thay đổi bài học thể nghiệm, bài học hằng ngày... nâng cao chất lượng học tập chất lượng mũi nhọn, đẩy mạnh văn hóa nhà trường, tình đồng nghiệp, sự thân thiện thương yêu học sinh… góp phần vào việc thực hiện phong trào trường học thân thiên học sinh tích cực.

Bản chất của việc dạy và học tích cực là mối quan hệ tương hỗ của cả thầy giáo và học sinh trong một “môi trường học tập an toàn”; đáp ứng các hoạt động của quá trình dạy và học chủ động, sáng tạo, tích cực. Vì vậy, để dạy và học tích cực có hiệu quả thì cả ba chủ thể (gia đình - nhà trường -cộng đồng) đều phải phối hợp thực hiện đồng bộ vai trò của mình trên cơ sở xã hội hoá cao công tác giáo dục tại địa phương. Chính vì vậy cần thiết lập và duy trì mối liên hệ với CMHS và gia đình, tăng cường sự tham gia của CMHS và gia đình vào các hoạt động của trường lớp dưới nhiều hình thức.

18

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Lịch công tác của chuyến đánh giá

Stt Đơn vị Địa điểm Thành phần Thời gian 1

Trường THCS Nam Hòa Quảng Yên Nhóm GSĐG (6 thành viên)

16/4

2 Trường THCS Lê Lợi Hoành Bồ

Nhóm GSĐG (6 thành viên)

18/4

3 Trường TH&THCS Bãi Cháy

TP Hạ Long Nhóm GSĐG (6 thành viên)

20/4

4 Sở GD và ĐT Quảng Ninh TP Hạ Long

Nhóm GSĐG (6 thành viên)

24/4

5 Hội liên hiệp phụ nữ TP Hạ Long

Nhóm GSĐG (6 thành viên)

25/4

6 Trường CĐSP Quảng Ninh TP Uông Bí

Nhóm GSĐG (6 thành viên)

26/4

Phụ lục 2: Danh sách nhóm lãnh đạo được phỏng vấn tại các Sở GD&ĐT, trường ĐH/CĐSP, Hội LHPN tỉnh Sở Giáo dục và Đào tạo

- Ông Ngô Văn Hợi, phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; - Ông Nguyễn Văn Tuế, trưởng phòng Giáo dục trung học. Hội Liên hiệp phụ nữ - Bà Huỳnh Thị Mai Anh, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh. Trường CĐSP Quảng Ninh - Ông Bùi Văn Tân, Hiệu trưởng

Phụ lục 3: Danh mục các chủ đề (câu hỏi phỏng vấn) và các ghi chú trong buổi phỏng vấn với các nhóm lãnh đạo của Sở GD&ĐT, trường ĐH/CĐSP, Hội LHPN. 1) Sở Giáo dục và Đào tạo

(Kèm theo báo cáo). 2) Hội Liên hiệp phụ nữ

(Kèm theo báo cáo). 3) Trường Cao đẳng sư phạm

(Kèm theo báo cáo).

19

Phụ lục 4: Danh sách người trả lời phỏng vấn tại các trường THCS 1) Trường THCS Nam Hòa

- Bà Hoàng Thị Thoa, Hiệu trưởng; - Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng; - Bà Đỗ Thị Hiền, Tổ trưởng chuyên môn; - Bà Dương Thị Hoa, Tổ trưởng chuyên môn.

2) Trường TH, THCS Bãi Cháy 2 - Bà Lê Thị Minh Chính, Phó Hiệu trưởng; - Bà Trần Thị Hoài, Tổ trưởng CM Ngoại ngữ; - Bà Nguyễn Thị Thúy, Tổ trưởng CM Xã Hội; - Bà Phạm Thị Vân, Tổ trưởng CM Tự Nhiên.

3) Trường THCS Lê Lợi - Bà Vũ Thị Hồng Hà, Hiệu trưởng; - Ông Nguyễn ĐÌnh Trọng, Phó Hiệu trưởng; - Ông Hoàng Văn Hòa, Tổ trưởng tổ tự nhiên; - Bà Đoàn Thị Minh Hường, tổ trưởng tổ xã hội.

DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Trường THCS Nam Hòa

TT Họ và tên Học sinh lớp Ghi chú 1 Đỗ Việt Anh HS lớp 6C 2 Vũ Thị Mai HS lớp 6C 3 Ngô Đông Hải HS lớp 7A 4 Lê Thị Quyên HS lớp 7A 5 Phạm Thị Hằng Hạnh HS lớp 8A 6 Vũ Văn Cảnh HS lớp 8A 7 Nguyễn Thị Ánh HS lớp 9A 8 Vĩ Thị Ninh HS lớp 9A Trường THCS Bãi Cháy 2

TT Họ và tên Học sinh lớp Ghi chú 1 Đỗ Khánh Linh HS lớp 6A1 2 Dương Đức Duy HS lớp 6A3 3 Đỗ Thị Nguyệt Hà HS lớp 7A1 4 Nguyễn Minh Chính HS lớp 7A1 5 Đỗ Hà My HS lớp 8A3 6 Phạm Minh Tuấn HS lớp 8A1 7 Nguyễn Thị Thanh Ngân HS lớp 9A1 8 Trần Đức Thái sơn HS lớp 9A1

20

Trường THCS Lê Lợi

TT Họ và tên Học sinh lớp Ghi chú 1 Hoàng Đức Lâm 6a 2 Nguyễn Thị Vinh 6a 3 PhạmThị Trà Mi 7b 4 Hoàng Tú Quỳnh 7a 5 Hoàng Thảo Vân 8a 6 Lê Khánh Linh 8b 7 Hoàng Thị Huệ 9a 8 Hoàng Hồng Thư 9b

Phụ lục 5: Các ghi chú khi dự giờ tại các trường THCS.

Phụ lục 6: Danh mục các chủ đề và các ghi chú trong buổi phỏng vấn lãnh đạo và học sinh các trường THCS (Kèm theo báo cáo).

21

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT NỘI BỘ TẠI QUẢNG NINH (VVOB)

Stt Đơn vị Địa điểm Thành phần Thời gian đi khảo sát

1 Trường THCS Nam Hòa TX Quảng Yên - Nhóm GSĐG (6 thành viên) - CBQL, TTCM, GV và 08 học sinh

16/4

2 Trường THCS Lê Lợi Huyện Hoành Bồ - Nhóm GSĐG (6 thành viên) CBQL, TTCM, GV và 08 học sinh

18/4

3 Trường TH&THCS Bãi Cháy TP Hạ Long - Nhóm GSĐG (6 thành viên) - CBQL, TTCM, GV và 08 học sinh

20/4

4 Sở GD và ĐT Quảng Ninh TP Hạ Long - Nhóm GSĐG (6 thành viên) - Lãnh đạo Sở GD&ĐT

24/4

5 Hội liên hiệp phụ nữ TP Hạ Long - Nhóm GSĐG (6 thành viên) - Lãnh đạo Hội LHPN

25/4

6 Trường CĐSP Quảng Ninh TP Uông Bí - Nhóm GSĐG (6 thành viên) - Lãnh đạo trường CĐSP

26/4

22

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ QUẢNG NINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG NINH

Ngày 24/4/2013

Phụ lục kèm theo báo cáo

HOẠT ĐỘNG PHỎNG VẤN TẠI SỞ GD&ĐT Thành phần tham gia trả lời phỏng vấn gồm có: - Lãnh đạo đơn vị: Ông Ngô Văn Hợi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT; - Trưởng phòng: Ông Nguyễn Văn Tuế Trưởng phòng Giáo dục trung học.

I. Câu hỏi đánh giá năng lực Quý vị cho rằng có sự thay đổi nào từ năm 2008 liên quan tới năng lực của đơn vị mình trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao nhận thức cho giáo viên không? Thay đổi nào quý vị cho rằng quan trọng nhất? Khía cạnh nào của những thay đổi về năng lực này là kết quả của quá trình hợp tác với tổ chức VVOB? - Có sự thay đổi nhận thức của giáo viên về sự thay đổi mục tiêu, chương trình giáo d ục và phương pháp dạy học. - Thay đổi quan trọng nhất là sự thay đổi nhận thức về mục tiêu giáo dục.

II. Câu hỏi về tầm nhìn, kế hoạch, giám sát và đánh giá 1. Kế hoạch đổi mới giáo dục của đơn vị được xây dựng như thế nào? Ai là người liên

quan tới việc xây dựng kế hoạch này? Tầm nhìn và kế hoạch này có được phổ biến tới các cán bộ của đơn vị không?

- Được xây dựng qua công tác xây dựng và quy hoạch nguồn nhân lực cho ngành, địa phương qua từng giai đoạn.

- Các đ/c lãnh đ ạo Sở, phòng KH-TC và các lãnh đ ạo của các phòng, ban của Sở đều tham gia xây dựng kế hoạch.

- Kế hoạch khi xây dựng xong sẽ được phổ biến tới toàn thể các cán bộ, nhân viên trong đơn vị.

2. Sở có xây dựng kế hoạch cụ thể về đối mới giáo dục và thay đổi trong tỉnh mình

không? Những quy định của Bộ GD&ĐT được cụ thể hóa theo thực tế của tỉnh như thế nào? Kế hoạch này có đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời gian tới không? Kế hoạch này có đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh không? Kế hoạch này được xây dựng và triển khai như thế nào?

3. Quý vị vui lòng cho biết về kế hoạch bồi dưỡng chung của đơn vị trong một năm?

Kế hoạch đó có đáp ứng nội dung đổi mới giáo dục trong thời gian tới không?

23

4. Quý Sở có xây dựng kế hoạch nào liên quan tới DHTC cho cán bộ của đơn vị mình không? - Có xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về đổi mới phương pháp

dạy học, nâng cao tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Kế hoạch này được xây dựng và thực hiện hàng năm qua sự chỉ đạo của các phòng, ban chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo và triển khai tới tất cả các đơn vị trong ngành giáo dục toàn tỉnh.

5. Hoạt động GS&ĐG nào được thực hiện ở đơn vị? Đơn vị tiến hành GS&ĐG với

phương pháp và cách tiếp cận nào? Hàng năm, ngoài các đợt thanh tra theo kế hoạch Sở GD&ĐT tổ chức các đoàn kiểm tra

triển khai nhiệm vụ năm học tạo các đơn vị. Qua các đợt thanh, kiểm tra các hoạt động giáo dục được đánh giá, giám sát và hướng dẫn thực hiện.

6.Quý Sở sử dụng các thông tin GS&ĐG như thế nào? Những thông tin này có được sử

dụng cho hoạt động lập kế hoạch không? - Các thông tin GS&ĐG được sử dụng để xác định tính hiệu quả của hoạt động chuyên

môn cũng như năng lực và ý thức trong công việc của cán bộ, giáo viên. - Các thông tin GS&ĐG được sử dụng trong việc lập kế hoạch để điều chỉnh các mục

tiêu và phương pháp thực hiện. III. Câu hỏi về Cơ sở vật chất và Tài nguyên học tập 1. Trong khoảng 5-6 năm gần đây (từ năm 2008), có sự thay đổi nào đáng kể về cơ sở

vật chất dành cho hoạt động phát triển chuyên môn trong đơn vị không? Đơn vị có kế hoạch đầu tư cho cơ sở vật chất cụ thể nào không?

- Có sự thay đổi lớn do sự phát triển áp dụng CNTT tạo nên hệ thống cơ sở dữ liệu cho nguồn tài nguyên rất lớn sử dụng cho hoạt động phát triển chuyên môn.

- Sở luôn có kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn tài nguyên này qua việc tổ chức xây dựng các ngân hàng đề thi, đề kiểm tra, các tư liệu dùng cho hoạt động chuyên môn trong thư viện học liệu mở.

2. Tài liệu dành cho tập huấn và phát triển chuyên môn hoặc nâng cao nhận thức cho cán

bộ trong đơn vị được phát triển như thế nào? Cán bộ của đơn vị có khả năng tìm kiếm và/hoặc phát triển các tài liệu này không?

- Được phát triển thường xuyên qua việc đăng tải các tài liệu chuyên môn, tư liệu giảng dạy, học tập trên cổng thông tin điện tử với các chuyên mục như: tài liệu chuyên môn, thư viện học liệu mở…

- Mọi người đều có thể tìm kiếm, sử dụng và phát triển thêm các tài liệu trên các chuyên mục đó.

3. Đơn vị có trung tâm học liệu sẵn có để các cán bộ có thể tiếp cận những tài liệu học

tập và tập huấn được cập nhật không? Trung tâm học liệu này đóng vai trò gì? Trung tâm h ọc liệu phát triển và được cập nhật như thế nào?

- Có trung tâm học liệu với vai trò cung cấp các tài liệu chuyên môn, tư liệu giảng dạy, học tập cho mọi người đều có thể tìm kiếm, sử dụng và phát triển thêm các tài liệu trên đó.

- Trung tâm học liệu phát triển với phạm vi không hạn chế qua cổng thông tin điện tử và được cập nhật thường xuyên mọi tài liệu liên quan đến tất cả các hoạt động chuyên môn của ngành giáo dục toàn tỉnh.

24

4. Trung tâm học liệu mở hoạt động như thế nào? Việc thành lập Trung tập học liệu mở có đem lại thay đổi gì đáng kể trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn tài liệu cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên không? Trung tâm học liệu mở được các cán bộ, giáo viên sử dụng như thế nào? Chất lượng của của tài liệu tập huấn mới được phát triển như thế nào?

5. Các nguồn tài nguyên (học tập và tập huấn) của đơn vị được sử dụng như thế nào? - Sử dụng thường xuyên trong các hoạt động chuyên môn, học tập và giảng dạy. IV. Câu hỏi về hoạt động Phát triển chuyên môn 1. Kể từ 2008, tại Sở có sự thay đổi nào trong việc nâng cao năng lực tập huấn về bồi

dưỡng chuyên môn cho giáo viên không? Có sự thay đổi nào đáng kể về chất lượng tập huấn không?

- Việc nâng cao năng lực tập huấn chuyên môn cho giáo viên luôn có sự thay đổi về hình thức tổ chức, nội dung và đội ngũ báo cáo viên nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.

- Sự thay đổi đáng kể về chất lượng tập huấn được thể hiện qua sự phát triển về chất lượng giáo dục, giảm khoảng cách giữa các vùng miền, các đối tượng học sinh và giáo viên.

2. Các giáo viên đã áp dụng kiến thức và kỹ năng sau khi tập huấn vào thực tế giảng dạy

như thế nào? Sở giám sát và đánh giá hoạt động này như thế nào? - Đã áp dụng thường xuyên và tích cực trong thực tế như việc lập kế hoạch chuyên môn,

soạn, giảng theo các phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng CNTT trong giảng dạy và các hoạt động chuyên môn khác.

- Sở thực hiện giám sát, đánh giá bằng cách đưa vào các tiêu chí đánh giá giáo viên trong quá trình thanh tra, kiểm tra và hội thi giáo viên giỏi các cấp.

3. Các tập huấn viên nòng cốt có khả năng phát triển và/hoặc tìm kiếm các tài liệu tập

huấn liên quan không? - Tất cả các tập huấn viên nòng cốt đều có khả năng và có trách nhiệm tìm kiếm và phát

triển các tài liệu tập huấn liên quan để nâng cao hiệu quả công tác tập huấn. 4. Hoạt động phát triển chuyên môn và tập huấn cho giáo viên được giám sát và đánh giá

ở mức độ nào? - Đánh giá với mức độ thường xuyên, liên tục và chi tiết từ các đơn vị cơ sở giáo dục đến

trong phạm vi toàn ngành qua việc xây dựng kế hoạch, giám sát việc thực hiện và kiểm tra đánh giá.

- Giám sát qua việc kiểm tra công tác lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động phát triển chuyên môn của các bộ phận chuyên môn trong đơn vị.

5. Quý Sở đã tổ chức một số hội thảo/tập huấn về Dạy học tích cực (DHTC) cho các cán bộ giáo viên, Quý vị vui lòng cho biết trong số những chủ đề tập huấn đó, chủ đề nào được áp dụng có hiệu quả nhất? Chủ đề nào khó áp dụng nhất?

- Hàng năm tổ chức các hoạt động chuyên đề theo bộ môn hoặc các lớp tập huấn cho đội ngũ cốt cán các bộ môn (cán bộ quản lý và giáo viên), mỗi môn học từ 01 đến 02 đợt tập huấn

25

về việc đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong hỗ trợ đổi mới PPDH,…đội ngũ cốt cán này tiếp tục tập huấn nhân rộng tại địa phương theo các cách phù hợp.

- Tổ chức các hoạt động chuyên môn: thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng dạy học, thi soạn kế hoạch bài học,….

- Đánh giá xếp loại theo Chuẩn Hiệu trưởng và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học; Nội dung phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, tổ chức hội thảo, báo cáo rút kinh nghiệm và từng bước nhân rộng đến tất cả GV&CBQLGD của đơn vị.

6. Chủ đề DHTC được ưu tiên trong chương trình bồi dưỡng giáo viên như thế nào? - Đây là một trong những chủ đề chính trong các hoạt động tập huấn chuyên môn cho

giáo viên nhằm mục đích đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục. 7. Quý vị đánh giá như thế nào về vai trò của CNTT trong việc đổi mới công tác

giảng dạy của giáo viên? Khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên trong trường hiện nay như thế nào, so với 5 năm trước như thế nào?

- CNTT có một vai trò hết sức quan trọng và là một trong những động lực cơ bản trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, phát huy tính tích cực tự giác của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

- So với 5 năm trước thì hiện nay khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên đã được nâng cao rất nhiều. Có thể nói gần như 100% giáo viên hiện nay đều có khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

8. Như chúng ta đã biết, việc giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường đã trở

thành một nhiệm vụ cấp bách, quý vị vui lòng cho biết Sở đã lồng ghép nội dung này vào hoạt động bồi dưỡng giáo viên như thế nào?

- Nội dung giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trườngđược lồng ghép trong nhiều hoạt động bồi dưỡng giáo viên như các hội thảo, tập huấn về giáo dục ngoài giờ lên lớp, dạy học tích hợp, sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường…

9. Bên cạnh những nguồn lực nội tại ảnh hưởng tới sự tiến bộ của các giáo viên, Sở có

phối hợp với các bên khác để phục vụ cho kế hoạch nâng cao năng lực cho giáo viên không? - Sở Giáo dục và Đào tạo luôn mong muốn và sẵn sàng phối hợp với mọi tổ chức, cá

nhân, đơn vị trong mọi lĩnh vực nhằm mục đích nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và phát triển giáo dục.

V.Câu hỏi về Mạng lưới và Hợp tác 1. Đơn vị có phối hợp/hợp tác với các bên (cá nhân/tổ chức/cơ quan) khác trong hoạt

động đổi mới giáo dục cũng như những thay đổi mà đơn vị muốn hướng tới không? Nếu có vui lòng nêu tên và nội dung hợp tác.

- Luôn có sự hợp tác giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với nhiều tổ chức, cơ quan, cá nhân… trong các hoạt động đổi mới giáo dục của đơn vị.

-VD: Hợp tác với Sở KH&CN trong công tác nghiên cứu khoa học, với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch trong công tác giáo dục thể chất, với Hội LHPN trong công tác phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội….

26

2. Có sự thay đổi nào đáng kể trong quan hệ hợp tác giữa đơn vị với các bên khác trong vài năm trở lại đây không?

- Quan hệ hợp tác trong những năm gần đây ngày càng chặt chẽ do chủ trương coi Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng và nhà nước ta, cũng như chủ trương xây dựng xã hội học tập đòi hỏi sự phối kết hợp của mọi lực lượng trong xã hội chung tay làm giáo dục.

3. Đơn vị hợp tác với các đối tác (trường ĐH/CĐSP/Hội LHPN) trong tỉnh về DHTC ở

mức độ nào? Có sự thay đổi nào đáng kể trong quan hệ hợp tác này không? - Sở Giáo dục và Đào tạo hợp tác thường xuyên với trường CĐSP và Hội LHPN trong

các hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng giáo viên, phối hợp giữa gia đình -nhà trường-xã hội trong giáo dục học sinh.

- Sự hợp tác này có thay đổi đáng kể thông qua các hoạt động do dự án VVOB thực hiện. 4. Việc hợp tác mang lại lợi ích gì với đơn vị? 5. Quý vị có thể vui lòng nêu một vài ví dụ cụ thể về sự hợp tác giữa Sở GD&ĐT, Hội

LHPN và trường ĐH/CĐ trong năm ngoái không?

(Hết)

27

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ QUẢNG NINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG NINH

PHỎNG VẤN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CĐSP QUẢNG NINH

(Ngày 26/4/2013)

Phụ lục kèm theo báo cáo

Lãnh đạo đơn vị: Ông Bùi Văn Tân, Hiệu trưởng nhà trường.

NỘI DUNG CUỘC PHỎNG VẤN

H1. Quý vị cho rằng có sự thay đổi nào từ năm 2008 liên quan tới năng lực của đơn vị mình trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao nhận thức cho sinh viên sư phạm. Thay đổi nào quý vị cho rằng quan trọng nhất? Khía cạnh nào của những thay đổi về năng lực này là kết quả của quá trình hợp tác với tổ chức VVOB (trong Chương trình Giáo dục)?

Trả lời: Chúng tôi nhận thấy, từ 2008 đến nay năng lực của nhà trường trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao nhận thức cho SV có nhiều thay đổi. Chúng tôi chú trọng hơn đến giáo dục toàn diện cho SV như GDMT, GD kĩ năng sống, các phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,... Ngoài chương trình đào tạo chính khóa, chúng tôi còn tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn SV làm quen với các PPDH mới hoặc bổ sung kiến thức tin học. Đặc biệt đã tổ chức được 1 hội thảo khoa học cấp trường về DH tích cực dành riêng cho SV, tổ chức thi thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin,...

- Thay đổi quan trọng nhất là đã tích h ợp các nội dung trên PPDH mới và ứng dụng công nghệ thông tin vào chính hoạt động dạy và học trong chương trình nội khóa của nhà trường.

- Những thay đổi đó đều có liên quan đến quá trình hợp tác với VVOB những thay đổi rõ nhất là trong đổi mới PPDH và ứng dụng công Khía cạnh thay đổi

H 2. Trường CĐSP Quảng Ninh có chức các khóa tập huấn về dạy học tích cực cho giảng viên và SV không?, Ông có thể cho biết tên một số khóa tập huấn đó? Theo ông chủ đề nào dễ áp dụng nhất, chủ đề nào khó áp dụng nhất?

Trả lời: Nhà trường đã tổ chức nhiều khóa tập huấn nhân rộng cho giảng viên và SV như khoa công nghệ thông tin cơ bản; tin học nâng cao; dạy học dựa trên giải quyết vấn đề; GD môi trường cơ bản; dạy học theo hợp đồng,...

28

Chúng tôi thấy ứng dụng công nghệ thông tin, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, giáo dục môi trường là dễ áp dụng nhất. Các phương pháp dạy học theo góc: lí thuyết rất hay nhưng khó chọn được bài phù hợp nên khó áp dụng hơn.

H3. Quý trư ờng có xây dựng kế hoạch nào liên quan tới DHTC cho cán bộ của đ ơn vị mình không?

Trả lời: Hàng năm chúng tôi có xây dựng kế hoạt hoạt động chuyên môn của nhà trường và cùng VVOB xây dựng Kế hoạch đổi mới giáo dục.

H4. Đâu là bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cho nhóm cán bộ hưởng lợi trực tiếp (như giáo viên, sinh viên sư phạm)?

Trả lời: Chúng tôi đã nh ận thấy GV và SV có thay đổi trong PP dạy và học theo hướng tích cực hơn.

H5. Các Giảng viên và Sinh viên đã áp dụng vào dạy học như thế nào?

Trả lời: GV: Hầu như chấm dứt tình trạng thuyết trình trong cả tiết học mà đã t ổ chức nhiều hoạt động học tập hấp dẫn để SV tham gia, nhiều GV giao nhiệm vụ cho SV chuẩn bị trước khi tới lớp và tổ chức tốt khâu hướng dẫn và chia sẻ kết quả ở trên lớp.

SV: Đã chủ động, tích cực hơn trong học tập. SV năm cuối đã áp dụng dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tập soạn, giảng và thực tập sư phạm.

H6. Trong khoảng 5-6 năm gần đây (từ năm 2008), có sự thay đổi nào đáng kể về thiết bị dành cho hoạt động phát triển chuyên môn trong đơn vị không?

Trả lời: Chúng tôi đã có 3 phòng máy tính ph ục vụ SV học, mạng Internet phủ sóng toàn khuôn viên nhà trường.

H: Đơn vị có kế hoạch đầu tư cho cơ sở vật chất cụ thể nào không?

Chúng tôi đã mua sắm thêm máy tính, máy chiếu cho các phòng học.

H7. Các nguồn tài nguyên (học tập và tập huấn) của đơn vị được sử dụng như thế nào?

Trả lời: Các GV và SV tham gia tập huấn đều được phát tài liệu in hoặc File mềm, sau đó họ lại chia sẻ tài liệu với các GV và SV khác.

H8. Ông vui lòng cho biết tầm nhìn của nhà trường về đổi mới giáo dục và những thay đổi trong thời gian tới?

Trả lời: Chúng tôi cần thúc đẩy hoạt động đổi mới toàn diện giáo dục để nâng cao chất lượng, không lâu nữa nhà trường sẽ phát triển thành trường đai học đa ngành.

H: Có một kế hoạch cụ thể nào cho hoạt động tập huấn và/hoặc nâng cao nhận thức cho nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp không (giáo viên, sinh viên sư phạm)?

29

Trả lời: Chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì tập huấn nhân rộng cho SV, còn tập huấn cho GV sẽ không có những khóa quy mô lớn nữa mà tổ chức sinh hoạt ở tổ chuyên môn hoặc hội thảo chuyên đề.

H9. Kế hoạch đổi mới giáo dục của đơn vị được xây dựng như thế nào? Ai là người liên quan tới việc xây dựng kế hoạch này? Tầm nhìn và kế hoạch này có được phổ biến tới các cán bộ của đơn vị không? (nhóm đối tượng hưởng lợi như các giáo viên, sinh viên sư phạm và cha mẹ học sinh).

Trả lời: Chúng tôi có một nhóm cán bộ (cốt cán của các đơn vị) tham gia xây dựng Kế hoạch đổi mới giáo dục. Kế họach được xây dựng dựa vào mẫu do VVOB hướng dẫn, nội dung sẽ lồng những hoạt động với VVOB với hoạt động hàng năm của nhà trường.

H10. Quý vị giám sát tiến trình các hoạt động phát triển chuyên môn/tập huấn/nâng cao nhận thức như thế nào? Có sự thay đổi nào đáng kể trong cách thức tiến hành đánh giá này không?

Trả lời: Chúng tôi giám sát từ khâu lập kế hoạch tới khi triển khai. Chúng tôi cử Phòng Thanh tra đ ảm bảo chất lượng trực tiếp giám sát. Ngoài việc theo dõi các lớp tập huấn, chúng tôi quan tâm đến những chia sẻ của GV và SV sau khi tập huấn (các trao đổi ngắn bên ngoài khóa tập huấn có ý nghĩa không nhỏ)

H: Quý vị sử dụng các thông tin GS&ĐG như thế nào? Những thông tin này có được sử dụng cho hoạt động lập kế hoạch không?

Trả lời: Chúng tôi sẽ có những thông tin trở lại với ngừơi được đánh giá và trao đổi với họ cách cải thiện nếu có điểm nào chưa tốt.

H11. Trường CĐSP Quảng Ninh có hợp tác với các đối tác nào trong hoạt động đổi mới giáo dục?

Trả lời: Chúng tôi hợp tác với dự án VVOB, với Sở GD tỉnh Quảng Ninh và với một số trường CĐSP, ĐHSP khác.

H: Họat động hợp tác chính là gì? Ông hãy cho một vài ví dụ?

Trả lời: Chúng tôi trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học: chia sẻ thông tin, tài liệu tập huấn, viết bài hội thảo về đổi mới PPDH.

H12. Xin ông vui lòng cho biết thêm một số thông tin sau:

H: Kế hoạch đào tạo của đơn vị? Kế hoạch đó có đáp ứng nội dung đổi mới giáo dục trong thời gian tới không? Có đáp ứng nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh nhà không?

Trả lời: Hiện tại Kế hoạch đào tạo của chúng tôi vẫn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu, xong chúng tôi cần điều chỉnh và đổi mới theo hướng đào tạo tín chỉ để thích ứng khi trường lên đại học.

H: Kể từ 2008, có sự chuyển biến nào trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cho nhóm cán bộ hưởng lợi trực tiếp (như giáo viên, sinh viên sư phạm)

Trả lời: Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng các PPDH tích cực được của họ đã nâng lên rõ rệt.

30

H: Liệu rằng khi chương trình của VVOB kết thúc, đơn vị sẽ vẫn xây dựng một bản kế hoạch tương tự như Kế hoạch đổi mới giáo dục không? Trả lời: Cái gì cũng có tính lịch sử của nó, khi không còn hợp tác trược tiếp với VVOB nữa chúng tôi không xây dựng riêng 1 bản Kế hoạch đổi mới giáo dục mà đưa các nội dung trong đó vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường để tránh cồng kềnh và dễ thực hiện hơn. H: Ông có nhất trí với câu nói: “Để nâng cao chất lượng đào tạo, trước tiên Khoa sư phạm của trường cần phải tập trung vào công tác tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại giáo viên, đặc biệt là trang bị những phương pháp kỹ thuật DHTC” không? H: Ông vui lòng cho biết nhà trường đã lồng ghép nội dung giáo dục môi trường như thế nào trong quá trình đào tạo các thầy cô giáo tương lai để làm tốt nhiệm vụ này? Trả lời: Chúng tôi yêu cầu các giảng viên lựa chọn những cơ hội thích hợp của các bài trên lớp để tích hợp GDMT, các giảng viên áp dụng khá thường xuyên tích hợp GDMT. Chúng tôi đã nghiên cứu thành công đề tài cấp tỉnh Nâng cao chất lượng GDMT biển đảo, một trong những nhiệm vụ quan trọng của đề tài này là viết tài liệu hướng dẫn GDMT biển đảo cho GV THCS, GV tiểu học và cho SV. H: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một trong những nhiệm vụ của các cán bộ/giảng viên trường ĐH/CĐSP. Có sự thay đổi nào đáng kể về năng lực nghiên cứu của các cán bộ/giảng viên trong trường không? Các chủ đề nghiên cứu nào được tiến hành? Kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm có được chia sẻ không? Trả lời: Nhiều GV nhà trường đã tập huấn về NCKHSPƯD nhưng thực tế còn ít GV áp dụng đầy đủ các bước của NCKHSPƯD mà thường kết hợp với PP truyền thống. Một số GV đã nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hay Báo cáo kết quả ứng dụng 1 PPDH mới. H: Hoạt động phát triển chuyên môn và tập huấn cho sinh viên sư phạm trong trường được giám sát và đánh giá ở mức độ nào? Trả lời: Chúng tôi kết hợp giữa giám sát đánh giá thường xuyên và định kì và tự đánh giá. Vài nămmgần đây đã có sự điều chỉnh các tiêu chí đánh giá cho phù hợp hơn, chúng tôi đang hoàn thiện bộ công cụ để SV tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Xin cảm ơn ông đã tham gia cuộc phỏng vấn này!

31

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ QUẢNG NINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG NINH

HOẠT ĐỘNG PHỎNG VẤN TẠI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ Ngày 25/4/2013

Phụ lục kèm theo báo cáo

Thành phần tham gia trả lời phỏng vấn gồm có:

- Lãnh đạo đơn vị: bà Huỳnh Thị Mai Anh

Câu hỏi chung: Xin bà vui lòng cho biết có sự thay đổi nào từ năm 2008 liên quan tới năng lực của đơn vị mình trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh (đối với Hội LHPN) không? Thay đổi nào quý vị cho rằng quan trọng nhất

Trả lời:

Từ năm 2009 đến nay, thực hiện sự chỉ đạo của TW Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh đã ký kết Chương trình ph ối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở VHTT&DL…về việc thực hiện Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm nâng cao nhận thức của cán hộ, hội viên phụ nữ về hỗ trợ con học tập tích cực.

Hội LHPN các cấp đã triển khai thực hiện Phong trào thi đua đảm bảo 3 đủ cho trẻ đến trường, không có trẻ bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở. Năm 2011, 2012 giao chỉ tiêu cụ

thể cho Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị trực thuộc, CLB Doanh nhân nữ. Các cấp Hội lồng ghép

thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" với các hoạt động của Hội;

hỗ trợ trẻ em khó khăn được đi học là một trong những tiêu chí thi đua bình xét cu ối năm của các Chi, tổ phụ

nữ.

Hội LHPN tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn cho hội viên phụ nữ để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho hội

viên phụ nữ các kỹ năng sống, các chủ đề sinh hoạt CLB Giáo dục và đời sống, CLB "Cha mẹ nuôi, dạy con

tốt"… Sự thay đổi nhận thức của một bộ phận hội viên phụ nữ về vai trò của gia đình đối với nhà trường và sự

quan tâm của cha mẹ học sinh tới việc nâng cao chất lượng toàn diện về kỹ năng cho học sinh đó là thành công,

ý nghĩa mà dự án "Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác giáo dục" đem lại.

1. Câu hỏi về hoạt động Phát triển chuyên môn: - Hội LHPN đã tổ chức một số hội thảo/tập huấn về Dạy học tích cực (DHTC) cho các cán

bộ của Hội và nâng cao nhận thức về DHTC cho phụ huynh học sinh (thông qua CLB

32

của Hội LHPN). Quý vị vui lòng cho biết trong số những chủ đề tập huấn đó, chủ đề nào được áp dụng có hiệu quả nhất? Chủ đề nào khó áp dụng nhất?

Trả lời: Hội LHPN tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn về: Kỹ năng điều hành CLB, Kỹ năng sống,

12 chủ đề sinh hoạt CLB tập huấn về hướng nghiệp, đổi mới đánh giá học sinh và 04 chủ đề sinh hoạt CLB mới. Mỗi một nội dung có ý nghĩa và k ỹ năng đã giúp cho thành viên CLB có kiến thức và kỹ năng khi giao tiếp với con trong độ tuổi vị thành niên. Trong các chủ đề trên chủ đề vè Kỹ năng sống, 12 chủ đề sinh hoạt CLB được áp dụng có hiệu quả cho các thành viên CLB Giáo dục & đời sống, CLB "Gia đình nuôi, dạy con tốt", "Phụ nữ nuôi, dạy con tốt".

Nội dung tập huấn khó áp dụng nhất đó là Hướng nghiệp cho con vì đó là n ội dung khó, trình độ của thành viên CLB không đồng đều do vậy áp dụng các kiến thức hướng nghiệp chưa đạt được như mong muốn. Nhiều thành viên CLB chưa áp dụng được cho bản thân và hướng dẫn cho các thành viên khác trong cộng đồng.

- Hội LHPN có xây dựng kế hoạch nào liên quan tới DHTC cho cán bộ của đơn vị mình không? Trả lời:

Hội LHPN tỉnh đã xây dựng Chương trình ph ối hợp liên ngành với Sở Giáo dục & Đào tạo và các ngành có liên quan đã tri ển khai chỉ đạo tới Hội LHPN các cấp xây dựng chương trình phối hợp tại các địa phương và lồng ghép vào thực hiện Đề án "Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt".

- Đâu là bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cho nhóm cán bộ hưởng lợi trực tiếp (như giáo viên, sinh viên sư phạm và cha mẹ học sinh)? Trả lời:

Việc đào tạo cho cán bộ nòng cốt để học hướng dẫn cho các thành viên CLB và người dân trong cộng đồng là bước đột phá của dự án.

- Các kiến thức, kỹ năng thu được từ hội thảo/tập huấn được áp dụng vào thực tế như thế nào (của giáo viên và phụ huynh học sinh)? Quý Sở/Trường/Hội có hoạt động giám sât gì không? (Tham khảo thêm câu hỏi phần GS&ĐG).

Hội LHPN tỉnh phân công cán bộ thm gia dự án VVOB giám sát các hoạt động của dự án triển khai tại địa phương, hoạt động CLB phân công cho cán bộ cấp huyện tham gia giám sát.

2. Câu hỏi về Cơ sở vật chất và Tài nguyên học tập - Trong khoảng 5-6 năm gần đây (từ năm 2008), có sự thay đổi nào đáng kể về cơ sở vật

chất dành cho hoạt động phát triển chuyên môn trong đơn vị không? Đơn vị có kế hoạch đầu tư cho cơ sở vật chất cụ thể nào không? Hàng năm Hội LHPN tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình đ ộ nghiệp vụ chuyên môn

cho cán bộ cơ sở, đặc biệt các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn c ủa tỉnh. Ngoài ra, Hội LHPN các cấp tổ chức các lớp tập huấn nângc ao kiến thức mọi mặt cho hội viên phụ nữ như: Kiến thức về chăm sóc sức khỏe, về pháp luật, phát triển kinh tế, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, dạy nghề nông thôn cho hội viên phụ nữ.

33

- Tài liệu dành cho tập huấn và phát triển chuyên môn hoặc nâng cao nhận thức cho cán bộ trong đơn vị được phát triển như thế nào? Cán bộ của đơn vị có khả năng tìm kiếm và/hoặc phát triển các tài liệu này không?

Các tài liệu này do cán bộ Hội LHPN tỉnh biên tập hoặc sưu tầm. Tuy nhiên khả năng của cán bộ trong việc phát triển tài liệu còn mức độ.

- Đơn vị có trung tâm học liệu sẵn có để các cán bộ có thể tiếp cận những tài liệu học tập

và tập huấn được cập nhật không (ví dụ các áp phích tuyên truyền nâng cao nhận thức)? Trung tâm học liệu này đóng vai trò gì? Trung tâm h ọc liệu phát triển và được cập nhật như thế nào?

- Các nguồn tài nguyên (học tập và tập huấn) của đơn vị được sử dụng như thế nào? Hội LHPN tỉnh nhân bản tài liệu, có tài liệu phát đến tận tay hội viên phụ nữ những cũng

có tài liệu pgát để cán ộ Hội làm tài liệu tuyên truyền cho hội viên phụ nữ và cộng đồng dân cư.

3. Câu hỏi về Mạng lưới và Hợp tác

- Đơn vị có phối hợp/hợp tác với các bên (cá nhân/tổ chức/cơ quan) khác trong hoạt động đổi mới giáo dục cũng như những thay đổi mà đơn vị muốn hướng tới không? Nếu có vui lòng nêu tên và nội dung hợp tác.

Về Hợp tác trong lĩnh vực Giáo dục Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh chỉ hợp tác với tổ chức VVOB Câu hỏi chuyên đề:

- Quý Hội có một kế hoạch cụ thể nào để tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường hỗ trợ con học tích cực không? Kế hoạch đó được xây dựng và phổ biến như thế nào trong các cấp Hội ?

Hội LHPN các cấp đều xây dựng Kế hoạch phối hợp với ngành Giáo dục và đào tạo trong việc thực hiện phong trào thi đua "Trường học thân thiện, học sinh tích cực". Kế hoạch này đã được các cấp Hội đưa vào nhiệm vụ công tác năm của đơn vị và có báo cáo hành năm về kết quả Chương trình phối hợp.

- Để kế hoạch trên đạt hiệu quả thì cần điều kiện gì? Để Kế hoạch trên có hiệu quả cần sự nhiệt tình tham gia của ngành Giáo dục & đào tạo.

- Có ý kiến cho rằng “Hội LHPN không hiểu rõ về công việc của nhà trường và dạy học tích cực thì không thể hỗ trợ hiệu quả được”. Chị có đồng ý với ý kiến này không?

Tôi không đồng tình với quan điểm trên bởi vì Hội phụ nữ đã vận động cha mẹ học sinh cho con đi học đúng độ tuổi; vận động cha, mẹ phụ huynh học sinh không cho con nghie học vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở… hội viên phụ nữ là mẹ của học sinh, họ có vai trò và trách nhiệm rất lớn trong việc hôc trợ, giúp con học tập tích cực và cùng với nhà trường giáo dục trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt nên họ đã hỗ trợ nhà trường rất nhiều trong việc dạy và học tích cực.

- Làm thế nào để Hội đưa được kế hoạch này đến với các bậc cha mẹ học sinh? Có sự thay đổi nào đáng kể về việc nâng cao năng lực cho cán bộ Hội ở các cấp và Ban chủ nhiệm CLB trong việc tổ chức các hoạt động này không?

34

Các kế hoạch này được tuyên truyền, vân động đến hội viên phụ nữ thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ, CLB của phụ nữ. Hoạt động này sẽ tăng thêm các kiến thức cho cán bộ Hội và Ban chủ nhiệm CLB.

- Việc triển khai kế hoạch này tại cấp cơ sở như thế nào? Có sự thay đổi đáng kể trong nhận thức và thực hành của cha mẹ trong việc hỗ trợ học tập tích cực không?

Việc triển khai này được cán bộ Hội cơ sở triểnkhai trong các cuộc học Ban chấp hành, Ban thường vụ. Sau đó Chi trưởng phụ nữ là ủy viên BCH Hội phụ nữ cơ sở sẽ triển khai đến tổ phụ nữ hoặc trực tiếp đến hội viên phụ nữ. Việc thay đổi nhận thức của cha, mẹ học sinh tại các xã đư ợc tham gia dự án sẽ tốt hơn những xã không dư ợc tham gia dự án bới vì đư ợc tập huấn, được sinh hoạt các chủ đề thiết thực, gần gũi và đặc biệt có sự tham gia của giáo viên nhà trường là thành viên BCN hoặc tha dự buổi sinh hoạt cũng đã làm cho thành viên các CLB hiểu được vai trò của Nhà trường, gia đình, cộng đồng trong việc day, học tích cực.

- Có cán bộ nào phụ trách giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch trên không? Công tác nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh và sự hợp tác với nhà trường được giám sát như thế nào? Phương pháp và cách tiếp cận GS&ĐG là gì?

Cán bộ phụ trách chuên đề đồng thời cũng là cán bộ giám sát các hoạt động đó. Công tác nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh và sự hợp tác với nhà trường được phân công cho thành viên Ban hỗ trợ giáo dục xã, thành viên nòng cốt của CLB, thành viênCLB tự giám sát các thành viên khác và cộng đồng dân cư. Cách tiếp cận qua văn bản, tham dự trực tiếp các hoạt động, thực địa thăm họ gia đình,

- Hội phối hợp với các bên khác (cá nhân/cơ quan/tổ chức) để tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh cũng như m ối liên kết giữa gia đình và nhà trường ở mức độ như thế nào? Hợp tác có hiệu quả không?

Hiện nay hoạt động phối hợp với các ngành chức năng để để tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh cũng như mối liên kết giữa gia đình và nhà trường ở mức độ. Đơn vị nào được phân cộng ở lĩnh vực nào thì tập trung vào lĩnh v ực đó, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ hoặc đánh giá chéo.

35

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ QUẢNG NINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG NINH

ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VVOB 2013 CÂU HỎI PHỎNG VẤN NHÓM

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI CÁC TRƯỜNG THCS

PHỎNG VẤN LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG THCS NAM HÒA Thành phần đoàn công tác:

- VVOB Việt Nam: Bà Đinh Phương Thảo - Nhóm đánh giá nội bộ Quảng Ninh

Thành phần tham gia trả lời phỏng vấn gồm có: - Lãnh đạo nhà trường: Hiệu trưởng: Hoàng Thị Thoa

Phó Hiệu trưởng: Nguyễn Minh Tuấn - Tổ trưởng bộ môn: Đỗ Thị Hiền Câu hỏi chung: Quý vị cho rằng có sự thay đổi liên quan tới chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học của học sinh trong trường diễn ra từ năm 2008 không? Nếu có, đâu là sự thay đổi quan trọng nhất? Hiệu trưởng trả lời: Chất lượng giảng dạy của trường có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ học sinh giỏi tăng, học sinh không còn bỏ học nhiều. Nhà trường xây dựng được môi trường thân thiện. 1. Quan điểm về DHTC - Ông/bà hiểu thế nào về DHTC? Ý kiến của ông/bà về sự cần thiết và tầm quan trọng của DHTC? Ông Tuấn trả lời: Dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh do đó cần phải áp dụng DHTC trong nhà trường hiện nay. DHTC làm cho GV thể hiện được hết khả năng trong giảng dạy, rèn kỹ năng cho HS. - Kể từ 2008 tới nay, trường của ông/bà có sự thay đổi gì liên quan tới DHTC không? Ông Tuấn: Từ năm 2008 trường đã chỉ đạo GV tham gia các lớp tập huấn về tập huấn lại cho GV của trường để áp dụng trong dạy học. Tập huấn lại cho GV ở trường thông qua các cuộc họp chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề. Bà Thoa: Có thay đổi rõ trong việc áp dụng DHTC. - Theo ý kiến của ông/bà, DHTC có ảnh hưởng như thế nào tới kết quả học tập của học sinh? Bà Thoa: DHTC cụ thể là hoạt động nhóm đã có ảnh hưởng tích cực tới HS, làm cho HS hứng thú, tự giác trong quá trình học tập, một số HS chậm hơn được sự giúp đỡ của các bạn nên hòa đồng hơn. - Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện DHTC ở trường của ông/bà là gì? Bà Thoa: Khó khăn về cơ sở vật chất là trường không có phòng máy tính, GV phải mang máy xách tay của cá nhân lên lớp dạy.

36

GV lớn tuổi bị hạn chế trong việc ứng dụng CNTT. 2. Đánh giá về hoạt động tập huấn và thực tế áp dụng - Ông/bà đã tham gia tập huấn chuyên đề nào? Ông/bà tâm đắc nhất chuyên đề nào? Các tập huấn này có được tổ chức cho các đồng nghiệp, giáo viên khác trong trường của ông/bà không? Nếu có thì tổ chức như thế nào và hiệu quả của hoạt động tập huấn đem lại như thế nào? Ông Tuấn: đã tham gia nhiều đợt tập huấn do Sở GD-ĐT tổ chức, do các dự án tồ chức và đã tập huấn lại cho giáo viên của trường Nam Hòa. Bà Thoa: Đã tham gia nhiều tập huấn do Sở GD-ĐT tổ chức, do các dự án tồ chức và đã tập huấn lại cho giáo viên của trường Nam Hòa. Bà Hiền: Đã tham gia nhiều tập huấn do Sở GD-ĐT tổ chức, do các dự án tồ chức và đã tập huấn lại cho giáo viên của tổ bộ môn như ứng dụng CNTT trong dạy học - PPDHTC nào hay sử dụng nhất ở trường của Ông ( Bà)? Bà Thoa: PP hoạt động nhóm, dạy học tích hợp, tổ chgức dạy học ngoài giờ lên lớp. - Những nội dung được tập huấn đã được triển khai vào các hoạt động của trường như thế nào? Bà Thoa: Triển khai trong các cuộc họp chuyên môn, hội thi giảng. Bà Hiền: Triển khai ở tổ chuyên môn trong các cuộc họp tổ, sinh hoạt chuyên đề, thảo luận chuyên môn, thao giảng - Các giáo viên trong trường của ông/bà có thường xuyên áp dụng phương pháp DHTC trong giảng dạy không? Các phương pháp mới họ thường sử dụng là gì? Bà Hiền: Đa phần GV đã tri ển khai áp dụng DHTC, từ năm 2008 việc áp dụng CNTT tăng rõ rệt. PP thường sử dụng là hoạt động nhóm, đa số GV đã thực hiện PP này tốt tuy nhiên vẫn còn một số GV thực hiên chưa tốt. - GV có nhu cầu được tập huấn PP mới? Bà Hiền: GV rất muốn được tập huấn nhất là CNTT. 3. Ứng dụng CNTT

- Giáo viên trong trường có kỹ năng và tự tin ứng dụng CNTT trong giảng dạy không? Hiệu quả ứng dụng CNTT như thế nào?

Bà Hiền: GV được tập huấn về CNTT tự tin khi áp dụng trong giảng dạy và giúp đỡ GV khác, VD Bà Hiền đã thực hiện các giờ dạy áp dụng CNTT và giúp đỡ GV trong tổ bộ môn thực hiện. - Việc ứng dụng CNTT trong dạy học có gây hứng thú cho học sinh không? Nếu

có, tại sao? Ông/bà có thể cho ví dụ không? - Bà Thoa: Có gây hứng thú cho HS như trình chiếu các hình ảnh của môn sinh học, các video - GV gặp Khó khăn với việc ứng dụng CNTT thì giải quyết thế nào? Bà Hiền: GV biết về CNTT giúp người chưa biết nhất là với các GV lớn tuổi cần hỗ trợ nhiều. - Có tình trạng lạm dụng CNTT trong dạy học ở trường ông/bà không?

Bà Thoa: Xác định CNTT là hỗ trợ cho dạy học, vẫn phải viết bảng cùng với máy chiếu. 4. Giáo dục môi trường

37

- Giáo viên trong trường của ông/bà tích hợp môi trường vào các môn học ở mức độ nào?

- Bà Thoa: Tích hợp lồng ghép vào các môn học theo chỉ đạo của Sở, Phòng Giáo dục, trong các hoạt động ngoại khóa.

5. Tác động tới việc học của học sinh

- Khả năng của học sinh tiếp cận nhanh với PP học tập theo nhóm? Bà Thoa: HS có khả năng tiếp cận PP học tập nhóm, hứng thú với kiểu học này. - Có sự thay đổi nào đáng kể trong kết quả của học sinh không? DHTC có đem lại thay đổi đáng kể nào trong kết quả học tập của học sinh không? Bà Thoa: Kết quả HS giỏi trong trường tăng

6. Sự tham gia của cộng đồng trong giáo dục

- Theo ông/bà, cha mẹ có vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ Dạy và học tích cực Bà Thoa: Tùy điều kiện của từng gia đình mà sự quan tâm khác nhau, có gia đình rất quan tâm đến việc học của con có gia đình “trăm sự nhờ thầy cô” - Trường của ông/bà phối hợp với cha mẹ học sinh hỗ trợ học sinh học tích cực như thế nào? Bà Thoa: Cùng với gia đình động viên HS học tập. Với địa bàn chủ yếu là con em nông dân nhà trường không trông chờ sự giúp đỡ về cơ sổ vật chất để áp dụng tốt hơn DHTC. - Việc giáo dục bị kỹ năng sống này cho các em được thực hiện thế nào? Bà Thoa: Thông qua hoạt động ngoại khóa. VD cắm trại, rung chuông vàng, nảy dây đôi. Một năm làm từ 2-3 hoạt động ngoại khóa.

PHỎNG VẤN HỌC SINH Thành phần tham gia trả lời phỏng vấn gồm có:

- Học sinh bậc THCS (các lớp 6, 7, 8 và 9). - Mỗi lớp mời hai em học sinh, một nam và một nữ.

1. Phương pháp dạy học tích cực của giáo viên

- Trên lớp, thầy cô giáo có thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm? + HS: Có phân các nhóm hoạt động nhất là ở các môn Sinh, Lí, Toán. - Cách học như vậy em có thích không? + HS: Có thích. - Các em có được trình bày trước nhóm không? + HS: Cả 8 em đều đã được trình bày kết quả của nhóm bằng giấy A0 ở môn Sinh, Toán… - Nhóm học tập là cố định hay có đảo nhóm?

38

+ HS: Có đảo nhóm và đảo vai trò của các thành viên trong các giào học. Có 3 HS trả lời là nhóm cố định nhưng các thành viên đổi vai trò. - Ngoài học lý thuyết, các em có thường xuyên được thực hành trên lớp không?

Hãy nêu ví dụ với một vài mộn học cụ thể. + HS: Có được thực hành trên lớp các môn Toán , Địa, Sinh, Lí, Hóa.. - Nếu em gặp khó khăn trong một môn học hoặc giờ học nào đó, các em được các

thầy cô hướng dẫn giúp đỡ như thế nào? HS: Hỏi bạn không được thì hỏi cô. VD môn Tiếng anh, môn Toán em thường hỏi cô giáo.

2. Hoạt động học và tự học của học sinh

- Em có tự tin thảo luận và trình bày các vấn đề không? + HS: Đều trả lời tự tin khi trình bày các vấn đề của nhóm - Em tự học ở nhà như thế nào? + HS: Từ 2g-4g, tối từ 7g – 9g nhiều HS có thời gian học tập ở nhà như trên - Em có gặp khó khăn gì trong học tập không? Nếu có bài tập khó em không thể tự

giải quyết được, em chia sẻ với ai? + HS: Gặp bài khó hỏi anh chị, hỏi Thầy cô. - Em có thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường không? + HS: Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa VD - Em thích học môn nào nhất? Tại sao? (Em thích môn đó vì em quý mến thầy cô

giáo, hay cách thầy cô giáo giảng bài hay tính hữu ích và thú vị của môn học). + HS Linh: Thích môn Hóa vì bản thân môn học hứng thú và cô giáo dạy môn đó hay, điểm trung bình môn Hóa của Linh thường >8,5

3. Ứng dụng CNTT trong dạy và học của giáo viên và học sinh - Em đã sử dụng máy tính bao giờ chưa? + HS Ánh: Đã sử dụng, sử dụng trong học tập ví dụ thi Olimpic, tìm hiểu lịch sử… - Em có hứng thú với các giờ học trên lớp giáo viên sử dụng máy tính hoặc CNTT để giảng bài không? + HS: Có hứng thú - Thầy cô giáo có hướng dẫn em sử dụng máy tính? + HS: Trường không có phòng máy, chỉ khi chuẩn bị thi Olimpic Thầy cô mới hướng dẫn.

- Khi GV sử dụng bài giảng trình chiếu em có ghi được bài không? + HS: Có ghi được bài vì thầy cô vẫn viết bảng, và chiếu đủ để HS ghi.

- Các em có chơi Games không? Chơi ở đâu? + HS: Có, chơi ở nhà, Bố mẹ cho chơi nhưng khống chế thời gian,

- Có học sinh nào trong lớp của em mê chơi Game bỏ bê việc học không? + HS: trước đây có, bây giờ không có.

4. Giáo dục môi trường

39

- Trong trường, em được học về môi trường và cách bảo vệ môi trường như thế nào?

+ HS: Có được học trong các môn học - Có các hoạt động ngoại khóa về môi trường ở trường và xung quanh nơi em sống

không? Em có được khuyến khích việc quan tâm và bảo vệ môi trường ở trường không?

+ HS: Có, như tham quan đồng muối, giữ vệ sinh nhà trường, trồng cây … 5. Sự tham gia của gia đình

- Cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình em có quan tâm đ ến việc học tập của em không? Nếu có, như thế nào?

+ HS: Bố mẹ kiểm tra vở, xem bài kiểm tra và ký vào bài kiểm tra. - Cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình em có giúp em h ọc tập không? Nếu

có, xin nêu ví dụ cụ thể ? - Em có hay tâm sự với cha mẹ về việc học, bạn bè, thầy cô không? Theo em cha

mẹ có hiểu em không? Em có cảm thấy e ngại khi nói chuyện với cha mẹ không? - Em có góc học tập riêng ở nhà không? + HS: Cả 8 em đều có góc học tập riêng - Gia đình em có thường xuyên liên lạc, trao đổi với giáo viên và tham gia họp phụ

huynh đầy đủ không? + HS: Dùng sổ liên lạc, họp phụ huynh 1kỳ 1 lần

- Em có hài lòng với môi trường học tập không, để học tập tốt hơn em có kiến nghị gì? + HS: Hài lòng với môi trường học tập, kiến nghị tăng cơ sở vật chất như phòng máy tính, phòng thí nghiệm các môn học. PHỎNG VẤN LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG THCS BÃI CHÁY 2 Thành phần đoàn công tác:

- VVOB Việt Nam: Bà Đinh Phương Thảo - Nhóm đánh giá nội bộ Quảng Ninh

Thành phần tham gia trả lời phỏng vấn gồm có: - Lãnh đạo nhà trường: P Hiệu trưởng: Lê Thị Minh Chính - Tổ trưởng bộ môn: Trần Thị Hoài tổ Ngoại ngữ Nguyễn Thị Thúy tổ Xã Hội Phạm Thị Vân tổ Tự Nhiên Câu hỏi chung: Quý vị cho rằng có sự thay đổi liên quan tới chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học của học sinh trong trường diễn ra từ năm 2008 không? Nếu có, đâu là sự thay đổi quan trọng nhất? Bà Chính (P Hiệu trưởng) trả lời: Chất lượng đội ngũ GV của trường có thay đổi rõ rệt. Chất lượng học sinh thay đổi hàng năm cà đại trà và mũi nhọn. 1. Quan điểm về DHTC - Ông/bà hiểu thế nào về DHTC? Ý kiến của ông/bà về sự cần thiết và tầm quan trọng của DHTC?

40

Bà Chính: Dạy học tích cực là lấy HS làm trung tâm GV đóng vai trò hư ớng dẫn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh do đó cần phải áp dụng DHTC trong nhà trường hiện nay. - Kể từ 2008 tới nay, trường của ông/bà có sự thay đổi gì liên quan tới DHTC không? Bà Chính: Từ năm 2008 trường đã chỉ đạo GV tham gia các lớp tập huấn về tập huấn lại cho GV của trường để áp dụng trong dạy học. DHTC được áp dụng rộng hơn, GV sử dụng thành thạo hơn, chất lượng dạy học tăng. - Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện DHTC ở trường của ông/bà là gì? Bà Chính: GV lớn tuổi bị hạn chế trong việc ứng dụng CNTT. Cơ sở vật chất của trường vẫn chưa đáp ứng được do đó GV phải khắc phục bằng việc làm các mô hình trực quan. 2. Đánh giá về hoạt động tập huấn và thực tế áp dụng - Ông/bà đã tham gia tập huấn chuyên đề nào? Ông/bà tâm đắc nhất chuyên đề nào? Các tập huấn này có được tổ chức cho các đồng nghiệp, giáo viên khác trong trường của ông/bà không? Nếu có thì tổ chức như thế nào và hiệu quả của hoạt động tập huấn đem lại như thế nào? Bà Chính: đã tham gia nhiều đợt tập huấn do Sở GD-ĐT tổ chức, do các dự án tồ chức và đã tập huấn lại cho giáo viên của trường Bãi Cháy 2. Các tổ trưởng chuyên môn đều được tham gia các tập huấn về DHTC và đã tập huấn lại cho GV trong tổ. - PPDHTC nào hay sử dụng nhất ở trường của Ông ( Bà)? Bà Chính: PP hoạt động nhóm, dạy học tích hợp, GD kỹ năng sống. - Những nội dung được tập huấn đã được triển khai vào các hoạt động của trường như thế nào? Bà Chính: Triển khai trong các cuộc họp chuyên môn, hội thi giảng. Bà Hoài: Khi được tập huấn về triển khai tập huấn lại cho GV trong tổ thông qua họp tổ chuyên môn tháng 2 lần. Sau đó cử GV dạy mẫu rồi góp ý rút kinh nghiệm khi sử dụng DHTC. - Triển khai DHTC chất lượng có thay đổi không? Bà Hoài: Chất lượng HS thay đổi rõ, số HS khá giỏi tăng, đã xóa mù ngoại ngữ trong HS. - Các giáo viên trong tổ của ông/bà có thường xuyên áp dụng phương pháp DHTC trong giảng dạy không? Các phương pháp mới họ thường sử dụng là gì? Bà Hoài: Đa phần GV đã tri ển khai áp dụng DHTC, từ năm 2008 việc áp dụng CNTT tăng rõ rệt. PP thường sử dụng là hoạt động nhóm. Bà Thúy: Tổ Xã hội có đặc thù riêng, việc áp dụng CNTT vào dạy học có khó khăn hơn tổ Ngoại ngữ. Tuy nhiên một số bài có thể áp dụng CNTT để tăng hứng thú của bài dạy đối với HS và GV cũng d ễ truyền tải cho HS. Ngoài việc ứng dụng CNTT GV tiếp cận các PPDH mới để áp dụng. Bà Vân: Với tổ Tự nhiên GV thường cho HS chuẩn bị ở nhà những kiến thức cần học, đến lớp trao đổi với bạn và thầy cô. Việc hợp tác nhóm của HS sẽ làm cho HS có thể hỗ trợ nhau để tìm ra những vấn đề cần giải quyết. - Nhà trường có quy đinh bắt buộc phải DHTC?

41

Bà Chính: Nhà trường không có qui định bắt buộc, nhưng động viên khuyến khích GV thực hiện 3. Ứng dụng CNTT

- Giáo viên trong trường có kỹ năng và tự tin ứng dụng CNTT trong giảng dạy không? Hiệu quả ứng dụng CNTT như thế nào?

Bà Hoài: Đa phần GV đã tri ển khai áp dụng DHTC, từ năm 2008 việc áp dụng CNTT tăng rõ rệt, GV được tập huấn về CNTT tự tin khi áp dụng trong giảng dạy và giúp đỡ GV khác - Việc ứng dụng CNTT trong dạy học có gây hứng thú cho học sinh không? Nếu có, tại sao? Ông/bà có thể cho ví dụ không? - Bà Thúy: Có gây hứng thú cho HS như dạy học trực tuyến môn sử, chiếu các video phục vụ cho bài học…. - GV gặp Khó khăn với việc ứng dụng CNTT thì giải quyết thế nào? Bà Hoài: GV biết về CNTT giúp người chưa biết nhất là với các GV lớn tuổi cần hỗ trợ nhiều. - Có tình trạng lạm dụng CNTT trong dạy học ở trường ông/bà không?

Bà Chính: Trường chỉ đạo không lạm dụng CNTT trong dạy học 4. Giáo dục môi trường

- Giáo viên trong trường của ông/bà tích hợp môi trường vào các môn học ở mức độ nào?

- Bà Chính: Tích hợp lồng ghép vào các môn học theo chỉ đạo của Sở, Phòng Giáo dục, trong các hoạt động ngoại khóa.

5. Tác động tới việc học của học sinh

- Khả năng của học sinh tiếp cận nhanh với PP học tập theo nhóm? Bà Vân: HS có khả năng tiếp cận PP học tập nhóm, hứng thú với kiểu học này. - Có sự thay đổi nào đáng kể trong kết quả của học sinh không? DHTC có đem lại thay đổi đáng kể nào trong kết quả học tập của học sinh không? Bà Chính: Kết quả HS giỏi trong trường tăng

6. Sự tham gia của cộng đồng trong giáo dục

- Theo ông/bà, cha mẹ có vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ Dạy và học tích cực Bà Chính: Vai trò của phụ huynh rất lớn đối với DHTC. Phụ huynh ủng hộ cả vật chất và tinh thần VD góp tiền mua máy chiếu cho tất cả các phòng. - Trường của ông/bà phối hợp với cha mẹ học sinh hỗ trợ học sinh học tích cực như thế nào? Bà Chính: Cùng với gia đình động viên HS học tập. - Việc giáo dục bị kỹ năng sống này cho các em được thực hiện thế nào? Bà Chính: Thông qua hoạt động ngoại khóa. VD rèn kỹ năng vào dịp 8/3, tìm hiểu pháp luật … Các ngoại khóa này thường làm theo khối. Trường có một phòng tư vấn do 1 GV văn phụ trách nhằm tư vấn cho HS có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ.

42

PHỎNG VẤN HỌC SINH TRƯỜNG THCS BÃI CHÁY 2 Thành phần tham gia trả lời phỏng vấn gồm có:

- Học sinh bậc THCS (các lớp 6, 7, 8 và 9). - Mỗi lớp mời hai em học sinh, một nam và một nữ.

1. Phương pháp dạy học tích cực của giáo viên

- Trên lớp, thầy cô giáo có thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm? + HS: Thường xuyên hoạt động nhóm - Cách học như vậy em có thích không? + HS: Có thích. - Các em có được trình bày trước nhóm không? + HS: Cả 8 em đều đã được trình bày kết quả của nhóm - Nhóm học tập là cố định hay có đảo nhóm? + HS: Có đảo nhóm và đảo vai trò của các thành viên trong các giờ học. - Ngoài học lý thuyết, các em có thường xuyên được thực hành trên lớp không? Hãy nêu ví dụ với một vài môn học cụ thể. + HS: Có được thực hành trên lớp các môn Lí, Hóa, Tiếng anh, Sinh - Nếu em gặp khó khăn trong một môn học hoặc giờ học nào đó, các em được các

thầy cô hướng dẫn giúp đỡ như thế nào? HS: Hỏi bạn không được thì hỏi cô. Hỏi cô giáo vào giờ ra chơi.

2. Hoạt động học và tự học của học sinh

- Em có tự tin thảo luận và trình bày các vấn đề không? + HS: Đều trả lời tự tin khi trình bày các vấn đề của nhóm - Em tự học ở nhà như thế nào? + HS: Từ 2g-4g, tối từ 7g – 9g nhiều HS có thời gian học tập ở nhà như trên - Em có gặp khó khăn gì trong học tập không? Nếu có bài tập khó em không thể tự

giải quyết được, em chia sẻ với ai? + HS: Gặp bài khó hỏi anh chị, hỏi Thầy cô. - Em có thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường không? + HS: Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa VD ngoại khóa nhân kỷ niệm các ngày lễ 20/11, 8/3, 26/3. Tham gia hoạt động nhặt rác ở bãi biển…

- Các em còn tham gia các ngoại khóa nào nữa? + HS: Ngoại khoa giáo dục giới tính, kỹ năng sống…

- Em thích học môn nào nhất? Tại sao? (Em thích môn đó vì em quý mến thầy cô giáo, hay cách thầy cô giáo giảng bài hay tính hữu ích và thú vị của môn học).

+ HS Hà: Thích môn Tiếng anh vì thích tìm hiểu văn hóa Anh và cô giáo dạy môn đó dễ hiểu,

3. Ứng dụng CNTT trong dạy và học của giáo viên và học sinh

43

- Em đã sử dụng máy tính vào internet để học bài chưa? + HS: Đã sử dụng, sử dụng trong học tập ví dụ tìm hiểu lịch sử, địa lí - Em có hứng thú với các giờ học trên lớp giáo viên sử dụng máy tính hoặc CNTT để giảng bài không? + HS: Có hứng thú VD môn Lịch sử cô giáo dạy trực tuyến - Thầy cô giáo có hướng dẫn em sử dụng máy tính? + HS: Có hướng dẫn ở phòng máy của trường.

- Khi GV sử dụng bài giảng trình chiếu em có ghi được bài không? + HS: Có ghi được bài vì thầy cô vẫn viết bảng, và chiếu đủ để HS ghi.

- Các em có chơi Games không? Chơi ở đâu? + HS: Có, chơi ở nhà, Bố mẹ cho chơi nhưng khống chế thời gian,

- Có học sinh nào trong lớp của em mê chơi Game bỏ bê việc học không? + HS: trước đây có, bây giờ hạn chế.

4. Giáo dục môi trường

- Trong trường, em được học về môi trường và cách bảo vệ môi trường như thế nào?

+ HS: Có được học trong các môn học - Có các hoạt động ngoại khóa về môi trường ở trường và xung quanh nơi em sống

không? Em có được khuyến khích việc quan tâm và bảo vệ môi trường ở trường không?

+ HS: Có, như nhặt rác ở bãi biển, giữ vệ sinh nhà trường,… 5. Sự tham gia của gia đình

- Cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình em có quan tâm đ ến việc học tập của em không? Nếu có, như thế nào?

+ HS: Bố mẹ kiểm tra vở, xem bài kiểm tra và ký vào bài kiểm tra. - Em có góc học tập riêng ở nhà không? + HS: Cả 8 em đều có góc học tập riêng - Gia đình em có thường xuyên liên lạc, trao đổi với giáo viên và tham gia họp phụ

huynh đầy đủ không? + HS: Dùng sổ liên lạc, họp phụ huynh 1kỳ 1 lần

PHỎNG VẤN LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG THCS LÊ LỢI Thành phần đoàn công tác:

- Nhóm đánh giá nội bộ Quảng Ninh Thành phần tham gia trả lời phỏng vấn gồm có: - Lãnh đạo nhà trường: Bà Vũ Thị Hồng Hà, Hiệu trưởng; Ông Nguyễn Đình Trọng, Phó Hiệu trưởng. - Ông Hoàng Văn Hòa, Tổ trưởng tổ tự nhiên; - Bà Đoàn Thị Minh Hường, tổ trưởng tổ xã hội.

44

Câu hỏi chung: Với trách nhiệm là Hiệu trưởng, chị có cho rằng có sự thay đổi liên quan tới chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học của học sinh trong trường diễn ra từ năm 2008 không? Nếu có, đâu là sự thay đổi quan trọng nhất?

+ Chất lượng đội ngũ GV của trường có thay đổi rõ rệt. Chất lượng học sinh thay đổi hàng năm cà đại trà và mũi nhọn. 1. Quan điểm về DHTC - Chị hiểu thế nào về DHTC? Quan điểm của nhà trường về sự cần thiết và tầm quan trọng của DHTC?

+ Dạy học tích cực là lấy HS làm trung tâm GV đóng vai trò hư ớng dẫn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh do đó cần phải áp dụng DHTC trong nhà trường hiện nay. - Kể từ 2008 tới nay, trường THCS Lê Lợi có sự thay đổi gì liên quan tới DHTC?

+ Từ năm 2008 trường đã chỉ đạo GV tham gia các lớp tập huấn về tập huấn lại cho GV của trường để áp dụng trong dạy học. DHTC được áp dụng rộng hơn, GV sử dụng thành thạo hơn, chất lượng dạy học tăng. - Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện DHTC ở trường của chị là gì?

+ GV lớn tuổi bị hạn chế trong việc ứng dụng CNTT. CSVC của trường vẫn chưa đáp ứng được do đó GV phải khắc phục bằng việc làm các mô hình trực quan. 2. Đánh giá về hoạt động tập huấn và thực tế áp dụng - Lãnh đạo nhà trường đã tham gia tập huấn chuyên đề nào? Chị tâm đắc nhất chuyên đề nào? Các tập huấn này có được tổ chức cho các đồng nghiệp, giáo viên khác trong trường THCS Lê Lợi không? Nếu có thì tổ chức như thế nào và hiệu quả của hoạt động tập huấn đem lại như thế nào?

+ đã tham gia nhiều đợt tập huấn do Sở GD-ĐT tổ chức, do các dự án tồ chức và đã tập huấn lại cho giáo viên của trường Bãi Cháy 2.

+ Các tổ trưởng chuyên môn đều được tham gia các tập huấn về DHTC và đã tập huấn lại cho GV trong tổ. - PPDHTC nào hay sử dụng nhất ở trường của Ông ( Bà)?

+ PP hoạt động nhóm, dạy học tích hợp, GD kỹ năng sống. - Những nội dung được tập huấn đã được triển khai vào các hoạt động của trường như thế nào?

+ Triển khai trong các cuộc họp chuyên môn, hội thi giảng. + Khi được tập huấn về triển khai tập huấn lại cho GV trong tổ thông qua họp tổ

chuyên môn tháng 2 lần. Sau đó cử GV dạy mẫu rồi góp ý rút kinh nghiệm khi sử dụng DHTC. - Triển khai DHTC chất lượng có thay đổi không?

+ Chất lượng HS thay đổi rõ, số HS khá giỏi tăng, đã xóa mù ngo ại ngữ trong HS. - Các giáo viên trong tổ của nhà trường có thường xuyên áp dụng phương pháp DHTC trong giảng dạy không? Các phương pháp mới họ thường sử dụng là gì?

+ Đa phần GV đã triển khai áp dụng DHTC, từ năm 2008 việc áp dụng CNTT tăng rõ rệt. PP thường sử dụng là hoạt động nhóm.

45

+ Tổ Xã hội có đặc thù riêng, việc áp dụng CNTT vào dạy học có khó khăn hơn tổ Ngoại ngữ. Tuy nhiên một số bài có thể áp dụng CNTT để tăng hứng thú của bài dạy đối với HS và GV cũng d ễ truyền tải cho HS. Ngoài việc ứng dụng CNTT GV tiếp cận các PPDH mới để áp dụng.

+ Với tổ Tự nhiên GV thường cho HS chuẩn bị ở nhà những kiến thức cần học, đến lớp trao đổi với bạn và thầy cô. Việc hợp tác nhóm của HS sẽ làm cho HS có thể hỗ trợ nhau để tìm ra những vấn đề cần giải quyết. - Nhà trường có quy đinh bắt buộc phải DHTC?

+ Nhà trường không có qui định bắt buộc, nhưng động viên khuyến khích GV thực hiện. 3. Ứng dụng CNTT

- Giáo viên trong trường có kỹ năng và tự tin ứng dụng CNTT trong giảng dạy không? Hiệu quả ứng dụng CNTT như thế nào? + Đa phần GV đã tri ển khai áp dụng DHTC, từ năm 2008 việc áp dụng CNTT

tăng rõ rệt, GV được tập huấn về CNTT tự tin khi áp dụng trong giảng dạy và giúp đỡ GV khác - Việc ứng dụng CNTT trong dạy học có gây hứng thú cho học sinh không? Nếu có, tại sao? Xin cho ví dụ?

+ Có gây hứng thú cho HS như dạy học trực tuyến môn sử, chiếu các video phục vụ cho bài học…. - GV gặp Khó khăn với việc ứng dụng CNTT thì giải quyết thế nào?

+ GV biết về CNTT giúp người chưa biết nhất là với các GV lớn tuổi cần hỗ trợ nhiều. - Có tình trạng lạm dụng CNTT trong dạy học ở trường ông/bà không?

+ Trường chỉ đạo không lạm dụng CNTT trong dạy học 4. Giáo dục môi trường

- Giáo viên trường THCS Lê Lợi tích hợp môi trường vào các môn học ở mức độ nào? + Tích hợp lồng ghép vào các môn học theo chỉ đạo của Sở, Phòng Giáo dục, trong các hoạt động ngoại khóa.

5. Tác động tới việc học của học sinh - Khả năng của học sinh tiếp cận nhanh với PP học tập theo nhóm?

+ HS có khả năng tiếp cận PP học tập nhóm, hứng thú với kiểu học này. - Có sự thay đổi nào đáng kể trong kết quả của học sinh không? DHTC có đem lại thay đổi đáng kể nào trong kết quả học tập của học sinh không?

+ Kết quả HS giỏi trong trường tăng 6. Sự tham gia của cộng đồng trong giáo dục

- Theo ông/bà, cha mẹ có vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ Dạy và học tích cực + Vai trò của phụ huynh rất lớn đối với DHTC. Phụ huynh ủng hộ cả vật chất và

tinh thần VD góp tiền mua máy chiếu cho tất cả các phòng. + Muốn sự nghiệp “trồng người” tốt cần phải có sự kết hợp giáo dục chặt chẽ

giữa gia đ.nh - nhà trường - cộng đồng. Giáo dục trong gia đình có vai trò quan trọng đầu tiên. Cha mẹ là những người gieo mầm và mái ấm gia đình là mảnh đất để cho

46

mầm cây phát triển. Bên cạnh (đó) môi trường xã hội, vai trò của cộng đồng, đặc biệt là các cơ quan đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học… cũng góp phần quan trọng trong việc tác động, hỗ trợ các em học tập và phát triển toàn diện. - Trường THCS Lê Lợi phối hợp với cha mẹ học sinh hỗ trợ học sinh học tích cực như thế nào?

+ Cùng với gia đình động viên HS học tập. - Việc giáo dục bị kỹ năng sống này cho các em được thực hiện thế nào?

+ Thông qua hoạt động ngoại khóa. VD rèn kỹ năng vào dịp 8/3, tìm hiểu pháp luật … Các ngoại khóa này thường làm theo khối. Trường có một phòng tư vấn do 1 GV văn phụ trách nhằm tư vấn cho HS có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ.

+ Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - cộng đồng đã và đang được thực hiện với phong trào “Dạy tốt học tốt”, cụ thể là cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, trong đó khuyến khích dạy và học theo phương pháp đổi mới, tích cực. - Chị Hà có thể cho biết một số nhận định mang tính cá nhân của mình về những khó khăn, cản trở hiện nay của nhà trường trong Dạy và học tích cực.

+ “Môi trường học tập”: điều kiện trường lớp, phương tiện dạy và học của nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu của Dạy và học tích cực.

+ Năng lực đội ngũ giảng viên chưa được tập huấn đầy đủ về dạy và học tích cực; nhiều giáo viên do hoàn cảnh kinh tế, thời gian… nên chưa sẵn sàng “đầu tư” đổi mới phương pháp dạy học.

+ Công tác giáo dục chưa thực sự được xã hội hoá nên chưa thu hút được sự tham gia nhiệt tình của gia đình và cộng đồng. - Xin đồng chí Hiệu trưởng cho biết một số giải pháp quan trọng nhất để tăng cường vai trò, trách nhiệm của nhà trường hỗ trợ việc “Dạy và học tích cực” trong thời gian sắp tới?

+ Thứ nhất, vận động gia đìn h, cộng đồng cùng tham gia xây dựng trường lớp, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện; trường có đủ lớp học, phòng chức năng với các trang thiết bị đầy đủ;…

+ Thứ hai, Coi trọng vai trò và tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong với tư cách là người tổ chức việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh trong và ngoài nhà trường.

+ Thứ ba, Tăng cường giáo dục kỹ năng sống để học sinh thích ứng với những hoàn cảnh, tình huống và điều kiện khác nhau của đời sống xã hội; cung cấp, tư vấn cho học sinh các định hướng về nghề nghiệp…

+ Thứ tư, Nhà trường cần xây dựng chương tr.nh dạy học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh; nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên; khuyến khích học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, có suy nghĩ và biết phản biện.

+ Thứ năm, Nhà trường rèn luyện cho học sinh có kỹ năng vận dụng tri thức từ sách vở vào đời sống; có biện pháp hướng dẫn cho học sinh đọc sách, tra cứu tài liệu và xử trí thông tin trên mạng phù hợp với lứa tuổi; cập nhật tri thức mới, giúp nâng cao chất lượng học tập.

47

+ Thứ sáu, Thiết lập và duy trì mối liên hệ với phụ huynh và gia đình, tăng cường sự tham gia của phụ huynh và gia đình vào các ho ạt động của trường lớp dưới các hình thức khác nhau. - Vừa là Tổ trưởng tổ chuyên môn, vừa là giáo viên chủ nhiệm, chị Hường có thể vui lòng cho biết quan điểm của mình về vai trò và trách nhiệm của gia đình trong giáo dục, dạy dỗ học sinh?

+ Gia đình là môi trường xã hội, là trường học đầu tiên giáo dục, dạy dỗ, giúp trẻ nên người. Từ gia đình, các em dần tiếp xúc với thế giới xung quanh, tạo các mối quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội, hình thành nhân cách đ ộc lập và có khả năng tự nuôi sống và bảo vệ mình; tham gia vào đ ời sống văn hoá xã h ội, có lòng nhân ái và biết cảm thông, sẻ chia…

+ Gia đình có vai trò đ ặc biệt quan trọng trong việc giáo dục hình thành nhân cách thế hệ trẻ. - Chị có thể giải thích rõ hơn thông qua ví dụ được không?

+ Các yếu tố tích cực của gia đình ảnh hưởng đến phát triển nhân cách tốt của trẻ: Gia đình hoà thuận sẽ giúp trẻ có môi trường phát triển tốt cả về tâm lí, tình cảm và thể chất; kinh tế gia đình ổn định sẽ giúp trẻ phát triển thể chất, sức khoẻ tốt; cha mẹ có công ăn việc làm ổn định sẽ đem lại thu nhập ổn định, có thời gian dành cho con cái nhiều hơn; cha mẹ có nhận thức và kỹ năng tốt trong việc nuôi dạy con cái sẽ giúp trẻ phát triển nhân cách tốt hơn.

+ Các yếu tố tiêu cực của gia đình ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách xấu của trẻ: Bố mẹ bất hoà thường xuyên sẽ gây trẻ sống thiếu tình cảm và không cởi mở giao tiếp với cha mẹ, người thân; những áp đặt cứng nhắc, nuông chiều con quá mức là những phương pháp giáo dục không tốt, không phù hợp cho việc phát triển tính độc lập của trẻ; kinh tế gia đình không ổn định sẽ gây bất hoà trong gia đình, trẻ không được chăm sóc tốt về thể chất và tình cảm, lớn lên trẻ thiếu tư tin và mặc cảm trong cuộc sống. - Với tư cách là Phó Hiệu trưởng, được giao phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường, anh Trọng có thể cho biết quan điểm của mình về Những khó khăn cản trở của gia đình trong việc giáo dục, dạy dỗ con cái hiện nay?

+ Một số gia đình, cha mẹ nghèo phải tập trung lo việc kiếm sống nên không có thời gian để chăm sóc và giáo dục con cái. Mặt khác, kinh tế khó khăn không có tiền để mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, đóng học phí, trẻ em thậm chí phải đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ…

+ Trên địa bàn trường đóng, nhiều gia đình làm nông nghi ệp, dân tộc vùng sâu, vùng xa không biết chữ hoặc trình độ học vấn thấp; không có hoặc thiếu kiến thức, kỹ năng, phương pháp hỗ trợ con trong quá trình học tập cũng như giáo dục con em mình.

+ Một số gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, thì cha mẹ lại cung cấp quá mức nhu cầu của trẻ, tạo thói quen cho trẻ lệ thuộc vào vật chất; số khác lại chỉ quan tâm đến chăm sóc nuôi dưỡng thể chất không chú ý đúng mức chăm sóc tinh thần và giáo dục con cái nên người.

48

+ Một số gia đình khác lại coi việc đạt điểm cao và có nhiều thành tích tốt trong học tập là quan trọng, không khuyến khích trẻ tham gia mọi hoạt động giáo dục, văn hoá xã hội, văn thể mỹ với ý thức chủ động, tự giác, tự tin và sáng tạo, làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ.