sỞ lao ĐỘng tb&xh nghỆ an cỘng hÒa xà hỘi chỦ t...

287
1 SỞ LAO ĐỘNG TB&XH NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT - ANH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành, nghề: Điều dưỡng Mã ngành, nghề: 5720501 Trình độ đào tạo: Trung cấp Hình thức đào tạo: Chính quy Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT và tương đương Thời gian đào tạo: 02 năm 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung: Đào tạo Điều dưỡng có kiến thức, kỹ năng thực hành điều dưỡng bậc trung cấp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khỏe và tính mạng người bệnh, có đủ sức khỏe, không ngừng học tập để nâng cao trình độ. 1.2. Mục tiêu cụ thể: Các mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp mà người học sẽ đạt được sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng hệ trung cấp từ Trường Trung cấp Việt - Anh cụ thể như sau: a) Về kiến thức: - Trình bày được những nội dung cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý. - Phân tích được sự tác động của môi trường sống đối với sức khỏe con người, các biện pháp duy trì, cải thiện điều kiện để bảo vệ và nâng cao sức khỏe. - Phân tích được tâm lý người bệnh, người nhà người bệnh. - Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về quy trình chăm sóc điều dưỡng. - Mô tả được các triệu chứng chính và các biện pháp phòng bệnh của các bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản - phụ khoa và bệnh truyền nhiễm thường gặp. - Trình bày được luật pháp, chính sách của nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân. b) Về kỹ năng: - Thực hiện được các qui trình kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cơ bản. - Thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh theo đúng quy trình điều dưỡng. - Áp dụng được một số biện pháp chăm sóc điều dưỡng bằng Y học cổ truyền cho người bệnh. - Tham gia phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phương và phối hợp công tác phòng chống dịch. - Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng. - Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng. c) Về thái độ và đạo đức nghề nghiệp: - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh. - Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. - Khiêm tốn học hỏi, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Bảo đảm an toàn cho người bệnh. 2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

SỞ LAO ĐỘNG TB&XH NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT - ANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Tên ngành, nghề: Điều dưỡng Mã ngành, nghề: 5720501 Trình độ đào tạo: Trung cấp Hình thức đào tạo: Chính quy Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT và tương đương Thời gian đào tạo: 02 năm 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo Điều dưỡng có kiến thức, kỹ năng thực hành điều dưỡng bậc trung cấp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khỏe và tính mạng người bệnh, có đủ sức khỏe, không ngừng học tập để nâng cao trình độ. 1.2. Mục tiêu cụ thể:

Các mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp mà người học sẽ đạt được sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng hệ trung cấp từ Trường Trung cấp Việt - Anh cụ thể như sau:

a) Về kiến thức: - Trình bày được những nội dung cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ

thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý. - Phân tích được sự tác động của môi trường sống đối với sức khỏe con người, các

biện pháp duy trì, cải thiện điều kiện để bảo vệ và nâng cao sức khỏe. - Phân tích được tâm lý người bệnh, người nhà người bệnh. - Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về quy trình chăm sóc điều dưỡng. - Mô tả được các triệu chứng chính và các biện pháp phòng bệnh của các bệnh nội

khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản - phụ khoa và bệnh truyền nhiễm thường gặp. - Trình bày được luật pháp, chính sách của nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ

và nâng cao sức khỏe của nhân dân. b) Về kỹ năng: - Thực hiện được các qui trình kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cơ bản. - Thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh theo đúng quy trình điều dưỡng. - Áp dụng được một số biện pháp chăm sóc điều dưỡng bằng Y học cổ truyền cho

người bệnh. - Tham gia phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phương và phối hợp công tác phòng

chống dịch. - Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng. - Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kế hoạch hóa gia

đình, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng. c) Về thái độ và đạo đức nghề nghiệp: - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe

nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh. - Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt

đẹp của ngành. - Khiêm tốn học hỏi, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Bảo đảm an toàn cho người bệnh.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

2

- Số lượng môn học, mô đun: 32 - Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2460 giờ - Khối lượng các môn học chung /đại cương: 435 giờ - Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1710 giờ - Khối lượng lý thuyết: 855 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1590 giờ - Thời gian khóa học: 02 năm

3. Nội dung chương trình:

Mã MH/ MĐ/ HP

Tên môn học, mô đun Số tín

chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài

tập/thảo luận

Kiểm tra

I Các môn học chung/đại cương 23 435 225 210

A01 Chính trị 05 90 60 30

A08 Pháp luật 02 30 30 0

A05 Giáo dục thể chất 02 60 0 60

A06 Giáo dục Quốc phòng và An ninh 03 75 15 60

A04 Tin học 03 60 30 30

A02 Tiếng Anh 1 03 45 30 15

A03 Tiếng Anh 2 03 45 30 15

Học phần tự chọn (Một trong 2 học phần sau)

02 30 30 0

A09 Kỹ năng giao tiếp 02 30 30 0

A10 Khởi tạo doanh nghiệp 02 30 30 0

II Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề

II.1 Môn học, mô đun cơ sở 28 570 270 300

BDD01 Vi sinh - Ký sinh trùng 02 30 30 0

BDD02 Giải phẫu - sinh lý 04 75 45 30

BDD03 Dược lý 02 30 30 0

BDD04 Sức khỏe - môi trường 02 45 15 30

BDD05 Dinh dưỡng - tiết chế 02 45 15 30

BDD06 Nghề nghiệp và đạo đức người điều dưỡng

02 30 30 0

BDD07 Điều dưỡng cơ sở 1 05 105 45 60

BDD08 Điều dưỡng cơ sở 2 05 120 30 90

BDD09 Tâm lý - Giáo dục sức khoẻ 02 45 15 30

BDD10 Y học cổ truyền 02 45 15 30

II.2 Môn học, mô đun chuyên môn

ngành, nghề 21 330 300 30

CDD01 Kiểm soát nhiễm khuẩn 03 60 30 30

CDD02 Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực

02 30 30 0

CDD03 Chăm sóc người bệnh nội khoa 1 04 60 60 0

CDD04 Chăm sóc người bệnh nội khoa 2 05 75 75 0

CDD05 Chăm sóc người bệnh ngoại khoa 03 45 45 0

3

CDD06 Chăm sóc sức khoẻ trẻ em 02 30 30 0

CDD07 Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình

02 30 30 0

II.3 Môn học, mô đun tự chọn 05 90 60 30

CDD08 Phục hồi chức năng - VLTL 02 30 30 0

CDD09 Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 03 60 30 30

CDD10 Quản lý điều dưỡng 02 30 30 0

III Thực tập cơ bản 12 720 0 720

CDD11 Thực tập chăm sóc sức khoẻ người bệnh nội khoa 1

03 180 0 180

CDD12 Thực tập chăm sóc sức khoẻ người bệnh nội khoa 2

03 180 0 180

CDD13 Thực tập chăm sóc sức khoẻ người bệnh ngoại khoa

02 120 0 120

CDD14 Thực tập chăm sóc sức khoẻ trẻ em 02 120 0 120

CDD15 Thực tập chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình

02 120 0 120

IV Thực tập tốt nghiệp 05 300 0 300

Tổng cộng 94 2460 840 1620

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình 4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

TT Nội dung hoạt động Đơn vị tính Ghi chí

1 Sinh hoạt công dân 01 tuần

2 Lao động công ích 02 tuần

Tổng cộng 03 tuần

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun: Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun cần được xác định và có hướng

dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo. 4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

- Đối với đào tạo theo niên chế: + Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều

kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp. + Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp;

Thực hành nghề nghiệp.

TT Môn thi Hình thức thi

(Viết, vấn đáp, thực hành) Thời gian

(phút)

1 Chính trị Thi viết 120

2 Lý thuyết tổng hợp

Thi viết, câu hỏi truyền thống, trắc nghiệm; Nội dung ra đề tổng hợp các học phần cơ sở gồm: Điều dưỡng cơ sở 1, Điều dưỡng cơ sở 2. Học phần chuyên môn: Chăm sóc người bệnh nội khoa; Chăm sóc bệnh ngoại khoa; Chăm sóc sức khoẻ trẻ em; Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình (Chăm sóc sức khỏe sinh sản).

180

3 Thực hành nghề nghiệp

Thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh theo quy trình thực hành

180

4

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ: + Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo

từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

5

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Chính trị Mã môn học: A01 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 26 giờ; Kiểm tra 04giờ). I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí của môn học: Môn học được bố trí trong học kỳ 1 năm thứ nhất. - Tính chất của môn học: Là môn học chung đại cương bắt buộc. II. Mục tiêu môn học: * Về kiến thức: -Trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức căn bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tìm hiểu bản chất của Chủ nghĩa xã hội cũng như các giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa xã hội. - Những quan điểm và đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta. - Tìm hiểu về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam. * Về kỹ năng: - Góp phần đào tạo người lao động bổ sung vào đội ngũ giai cấp công nhân, tham gia vào tổ chức công đoàn Việt Nam. -Có khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế nghề nghiệp. * Về thái độ: - Giúp học sinh xây dựng được tình cảm và ý thức về yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, có tình cảm với giai cấp công nhân. - Học sinh yêu lao động, yêu nghề nghiệp. - Xây dựng nếp sống văn minh. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết Thực hành,

thínghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Chương mở đầu: Nhập môn Giáo dục chính trị I. Khái niệm và đối tượng học tập 1.1.Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu môn học. 1.2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, học tập. II. Phương pháp học tập 2.1. Áp dụng các phương pháp học tập tích cực. 2.2. Việc học tập cần liên hệ với nghề nghiệp tương lai và thực tiễn cuộc sống. III. Ý nghĩa học tập 3.1. Góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. 3.2. Bồi dưỡng nhận thức, năng lực hành động và rèn luyện đạo đức.

07 05 02

2 Chương 1: Chủ nghĩa Mác - Lê nin I. Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của chủ

14 08 05 01

6

nghĩa Mác - Lê nin 1.1. Khái niệm và các bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin 1.2. Cơ sở hình thành chủ nghĩa Mác 1.3. Quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin II. Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin 2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 2.2. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin III. Vai trò của chủ nghĩa Mác - Lê nin và ý nghĩa học tập chủ nghĩa Mác - Lê nin 3.1. Vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin 3.2. Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Kiểm tra 1 tiết.

3

Chương 2:Tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1. Khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh 1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1.3. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh 2.1. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội 2.2. Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh 2.3. Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc 2.4. Tư tưởng về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân 2.5. Tư tưởng về văn hóa đạo đức 3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh 3.1. Giá trị lý luận 3.2. Giá trị thực tiễn.

13 08 05

4

Chương 3:Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 1. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam 1.1. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 1.2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 2. Đường lối cách mạng của Đảng thời kỳ trước đổi mới năm 1986 2.1. Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) 2.2. Đường lối cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) 2.3. Đường lối cách mạng Việt Nam (1975 - 1986) 3. Đường lối đổi mới toàn diện đất (Từ 1986 đến

13 08 05

7

nay) 3.1. Khái quát tiến trình đổi mới (từ 1986 đến nay) 3.2. Đường lối đổi mới trên các lĩnh vực. Kiểm tra 15 phút.

5

Chương 4:Bổ trợ kiến thức giáo dục công dân 1. Môi trường và bảo vệ môi trường 1.1. Môi trường và thực trạng bảo vệ môi trường ở nước ta 1.2. Đường lối của Đảng về bảo vệ môi trường 2. Cá nhân, tập thể và xã hội 2.1. Cá nhân và tập thể 2.2. Cá nhân và xã hội 3. Chính sách dân số và giải quyết việc làm 3.1. Chính sách dân số 3.2. Chính sách giải quyết việc làm. Kiểm tra 1 tiết.

15 08 05 02

6

Chương 5:Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt 1. Quan niệm về người công dân tốt, người lao động tốt 1.1.Người công dân tốt và tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt 1.2. Người lao động tốt 2. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tu dưỡng, rèn luyện trở thành người công dân tốt, người lao động tốt 2.1. Sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2.2. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 3. Một số lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh Ôn tập kiểm tra kết thúc học phần.

13 08 05

Cộng 75 45 27 03

2. Nội dung chi tiết: Chương mở đầu: Nhập môn Giáo dục chính trị Thời gian: 7 giờ * Mục tiêu: - Nêu được mục tiêu và yêu cơ bản của môn học này - Giúp học sinh nắm bắt được phương pháp học tập tích cực để áp dụng cho môn học này * Nội dung chương: I. Khái niệm và đối tượng học tập 1.1.Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu môn học 1.2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, học tập II. Phương pháp học tập 2.1. Áp dụng các phương pháp học tập tích cực 2.2. Việc học tập cần liên hệ với nghề nghiệp tương lai và thực tiễn cuộc sống III. Ý nghĩa học tập 3.1. Góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học 3.2. Bồi dưỡng nhận thức, năng lực hành động và rèn luyện đạo đức.

8

Chương 1: Chủ nghĩa Mác - Lê nin Thời gian: 14 giờ. * Mục tiêu: - Trình bày được nội dung cơ bản nhất về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin. - Hình thành được nhân sinh quan, thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin. * Nội dung chương: I. Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lê nin 1.1. Khái niệm và các bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin 1.2. Cơ sở hình thành chủ nghĩa Mác 1.3. Quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin II. Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin 2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 2.2. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin III. Vai trò của chủ nghĩa Mác - Lê nin và ý nghĩa học tập chủ nghĩa Mác - Lê nin 3.1. Vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin 3.2. Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Kiểm tra 1 tiết. Chương 2:Tư tưởng Hồ Chí Minh Thời gian: 13 giờ * Mục tiêu: - Trình bày được nguồn gốc, nội dung cơ bản và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh. - Hình thành bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, phấn đấu trở thành người học sinh tốt, người công dân tốt. * Nội dung chương: 1. Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1. Khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh 1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1.3. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh 2.1. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội 2.2. Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh 2.3. Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc 2.4. Tư tưởng về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân 2.5. Tư tưởng về văn hóa đạo đức 3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh 3.1. Giá trị lý luận 3.2. Giá trị thực tiễn. Chương 3:Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Thời gian: 13 giờ * Mục tiêu: - Hiểu biết và trình bày được nội dung cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ, nhất là đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay. - Củng cố niềm tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn * Nội dung chương: 1. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam 1.1. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 1.2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 2. Đường lối cách mạng của Đảng thời kỳ trước đổi mới năm 1986

9

2.1. Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) 2.2. Đường lối cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) 2.3. Đường lối cách mạng Việt Nam (1975 - 1986) 3. Đường lối đổi mới toàn diện đất (Từ 1986 đến nay) 3.1. Khái quát tiến trình đổi mới (từ 1986 đến nay) 3.2. Đường lối đổi mới trên các lĩnh vực. Kiểm tra 15 phút. Chương 4:Bổ trợ kiến thức giáo dục công dân Thời gian: 15 giờ. * Mục tiêu: - Hình thành được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. - Ý nghĩa nhân sinh của chính sách dân số và giải quyết việc làm * Nội dung chương: 1. Môi trường và bảo vệ môi trường 1.1. Môi trường và thực trạng bảo vệ môi trường ở nước ta 1.2. Đường lối của Đảng về bảo vệ môi trường 2. Cá nhân, tập thể và xã hội 2.1. Cá nhân và tập thể 2.2. Cá nhân và xã hội 3. Chính sách dân số và giải quyết việc làm 3.1. Chính sách dân số 3.2. Chính sách giải quyết việc làm. Kiểm tra 1 tiết. Chương 5:Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt Thời gian: 13 giờ. * Mục tiêu: - Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu lao động, rèn luyện, đóng góp tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Rèn luyện được tác phong công nghiệp, lề lối làm việc của người lao động tốt, người kỹ thuật viên tốt. * Nội dung chương: 1. Quan niệm về người công dân tốt, người lao động tốt 1.1.Người công dân tốt và tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt 1.2. Người lao động tốt 2. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tu dưỡng, rèn luyện trở thành người công dân tốt, người lao động tốt 2.1. Sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2.2. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 3. Một số lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh Ôn tập kiểm tra kết thúc học phần. IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết có đầy đủ âm thanh, ánh sáng để thực hiện môn học. 2. Trang thiết bị máy móc: - Phấn bảng, máy chiếu, máy tính. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Các slide bài giảng, giáo án, bút vở. - Tài liệu, giáo trình. 4. Các điều kiện khác:

10

- Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng,có năng lực,phẩm chất đạo đức tốt. - Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy. V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: 1. Nội dung: Sau khi học xong môn này, người học có khả năng: * Về kiến thức: - Trình bày được nội dung cơ bản nhất về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin; nguồn gốc, nội dung cơ bản và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh người công dân tốt. - Hiểu biết và trình bày được nội dung cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ, nhất là đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay. * Về kỹ năng: - Bước đầu hình thành được nhân sinh quan, thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin. - Hình thành bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, phấn đấu trở thành người học sinh tốt, người công dân tốt. * Về thái độ: - Củng cố niềm tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. - Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu lao động, rèn luyện, đóng góp tích cực vào thắng lợi của sự. - Rèn luyện được tác phong công nghiệp, lề lối làm việc của người lao động tốt, người kỹ thuật viên tốt. 2. Phương pháp: - Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1). - Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2). - Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi lý thuyết. VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Đối với giáo viên, giảng viên:Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải,minh họa,phát vấn (nêu vấn đề). Phân nhóm cho người học trao đổi, thảo luận với nhau. Trình bày theo nhóm. - Đối với người học:Lắng nghe, ghi chép vàthảo luận. 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. 4. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Chính trị dùng trong các Trường Trung cấp chuyên nghiệp - Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Ghi chú và giải thích (nếu có): - Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.

11

HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Tên môn học:Pháp luật đại cương Mã môn học:A08 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 0 giờ; Kiểm tra 02 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí của môn học: Môn học được bố trí vào học kỳ 1 năm thứ nhất. - Tính chất của môn học: Là môn học chung đại cương bắt buộc. II. Mục tiêu môn học: * Về kiến thức: -Cung cấp cho sinh viên các khái niệm, phạm trù chung cơ bản về Nhà nước và Pháp luật dưới góc độ của khoa học quản lý. - Trên cơ sở đó, đi vào phân tích: cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam; - Tính chất pháp lý và cơ cấu của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; * Về kỹ năng: -Có khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. * Về thái độ: -Có thái độ văn minh, lịch sự. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết Thực hành,

thínghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Chương 1:Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật. I. Đại cương về Nhà nước 1.1. Nguồn gốc và bản chất Nhà nước 1.2. Đặc trưng - Kiểu và hình thức Nhà nước 1.3. Chức năng - Bộ máy của Nhà nước II. Đại cương về Pháp luật 2.1. Nguồn gốc, bản chất của Pháp luật 2.2. Đặc điểm của pháp luật 2.3. Vai trò của Pháp luật 2.4. Kiểu và hình thức pháp luật

4 4

Chương 2: Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam I. Giới thiệu về Hiến pháp Việt Nam 1.1. Lược sử 1.2. Các vấn đề cơ bản của Hiến pháp 1992 II.Bộ máy nhà nước Việt Nam theo Hiến Pháp 1992 2.1. Chủ tịch nước - Địa vị pháp lý của Chủ tịch nước 2.2. Quốc hội - Nguyên tắc tổ chức, hoạt động - Địa vị pháp lý 2.3. Chính phủ - Nguyên tắc tổ chức, hoạt động -

8 8

12

Địa vị pháp lý 2.4. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân - Địa vị pháp lý 2.5. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân - Địa vị pháp lý. Kiểm tra 15 phút.

Chương 3:Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật Xã hội chủ nghĩa I. Quy phạm pháp luật XHCN 1.1. Khái niệm, đặc điểm 1.2. Cấu trúc, phương pháp diễn đạt, vai trò của quy phạm pháp luật II. Quan hệ pháp luật 2.1. Khái niệm, đặc điểm 2.2. Cơ cấu của quan hệ pháp luật 2.3. Sự kiện pháp lý - Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Kiểm tra 1 tiết.

5 3 2

Chương 4: Vi phạm pháp luật, Trách nhiệm pháp lý, Thực hiện pháp luật I. Vi phạm pháp luật 1.1.Khái niệm 1.2.Căn cứ cấu thành vi phạm pháp luật II. Trách nhiệm pháp lý 2.1.Khái niệm - Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý 2.2.Công tác phòng chống vi phạm pháp luật III. Thực hiện pháp luật 3.1.Khái niệm - Các hình thức thực hiện pháp luật 3.2.Hoạt động áp dụng pháp luật - Đặc điểm 3.3.Văn bản áp dụng pháp luật

4 4

Chương 5: Hệ thống pháp luật, Ý thức pháp luật, Pháp chế XHCN I. Khái niệm - Các bộ phận cấu thành - Căn cứ để phân định các ngành luật 1.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam 1.2. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật 1.3. Các ngành luật tại Việt Nam 1.4. Công tác xây dựng pháp luật II. Ý thức pháp luật - Pháp chế XHCN 2.1.Ý thức pháp luật: Khái niệm - Đặc điểm - Vai trò 2.2. Pháp chế xã hội chủ nghĩa. Kiểm tra 15 phút.

5 5

Chương 6: Một số nội dung cơ bản của Luật Hành chính, Luật Dân sự,Luật Hình sự I. Luật Hành chính 1.1. Khái niệm chung

4 4

13

+ Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh + Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính + Chủ thể của luật hành chính 1.2. Vi phạm hành chính - Xử lý vi phạm hành chính II. Luật Dân sự 2.1.Khái niệm chung + Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh + Quan hệ pháp luật dân sự: Đặc điểm, nội dung + Các loại tài sản 2.2. Các hình thức sở hữu tài sản ở Việt Nam 2.3. Nghĩa vụ dân sự (Khái niệm, đối tượng, căn cứ làm phát sinh) - Thực hiện nghĩa vụ dân sự 2.4. Một số chế định cơ bản của Luật Dân sự + Quyền Dân sự (Quyền nhân thân, quyền sở hữu, quyền thừa kế) + Hợp đồng Dân sự III. Luật Hình sự 3.1.Khái niệm chung + Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh + Tội phạm, dấu hiệu nhận biết tội phạm 3.2. Các loại hình phạt 3.3. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt 3.4. Một vài loại tội phạm Ôn tập kiểm tra kết thúc học phần

Cộng 30 28 0 02

2. Nội dung chi tiết: Chương 1:Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật. Thời gian: 4 giờ * Mục tiêu: - Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật. * Nội dung chương: I. Đại cương về Nhà nước 1.1. Nguồn gốc và bản chất Nhà nước 1.2. Đặc trưng - Kiểu và hình thức Nhà nước 1.3. Chức năng - Bộ máy của Nhà nước II. Đại cương về Pháp luật 2.1. Nguồn gốc, bản chất của Pháp luật 2.2. Đặc điểm của pháp luật 2.3. Vai trò của Pháp luật 2.4. Kiểu và hình thức pháp luật Chương 2: Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Thời gian: 8 giờ * Mục tiêu: - Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam và Hiến pháp Việt Nam 1992. * Nội dung chương: I. Giới thiệu về Hiến pháp Việt Nam 1.1. Lược sử 1.2. Các vấn đề cơ bản của Hiến pháp 1992 II.Bộ máy nhà nước Việt Nam theo Hiến Pháp 1992

14

2.1. Chủ tịch nước - Địa vị pháp lý của Chủ tịch nước 2.2. Quốc hội - Nguyên tắc tổ chức, hoạt động - Địa vị pháp lý 2.3. Chính phủ - Nguyên tắc tổ chức, hoạt động - Địa vị pháp lý 2.4. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân - Địa vị pháp lý 2.5. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân - Địa vị pháp lý Kiểm tra 15 phút Chương 3:Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật Xã hội chủ nghĩa

Thời gian: 5 giờ * Mục tiêu: - Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật XHCN. * Nội dung chương: I. Quy phạm pháp luật XHCN 1.1. Khái niệm, đặc điểm 1.2. Cấu trúc, phương pháp diễn đạt, vai trò của quy phạm pháp luật II. Quan hệ pháp luật 1.1. Khái niệm, đặc điểm 1.2. Cơ cấu của quan hệ pháp luật 1.3. Sự kiện pháp lý - Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Kiểm tra 1 tiết. Chương 4: Vi phạm pháp luật, Trách nhiệm pháp lý, Thực hiện pháp luật

Thời gian: 4 giờ * Mục tiêu: - Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về hành vi vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý và một số văn bản áp dụng pháp luật. * Nội dung chương: I. Vi phạm pháp luật 1.1.Khái niệm 1.2.Căn cứ cấu thành vi phạm pháp luật II. Trách nhiệm pháp lý 2.1.Khái niệm - Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý 2.2.Công tác phòng chống vi phạm pháp luật III. Thực hiện pháp luật 3.1.Khái niệm - Các hình thức thực hiện pháp luật 3.2.Hoạt động áp dụng pháp luật - Đặc điểm 3.3.Văn bản áp dụng pháp luật Chương 5: Hệ thống pháp luật, Ý thức pháp luật, Pháp chế XHCN - Thời gian: 5 giờ * Mục tiêu: - Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật của nước CHXHCH Việt Nam. * Nội dung chương: I. Khái niệm - Các bộ phận cấu thành - Căn cứ để phân định các ngành luật 1.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam 1.2. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật 1.3. Các ngành luật tại Việt Nam 1.4. Công tác xây dựng pháp luật II. Ý thức pháp luật - Pháp chế XHCN 2.1.Ý thức pháp luật: Khái niệm - Đặc điểm - Vai trò

15

2.2. Pháp chế xã hội chủ nghĩa Kiểm tra 15 phút. Chương 6: Một số nội dung cơ bản của Luật Hành chính, Luật Dân sự,Luật Hình sự

Thời gian: 4 giờ * Mục tiêu: - Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về một số Luật trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam. * Nội dung chương: I. Luật Hành chính 1.1. Khái niệm chung + Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh + Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính + Chủ thể của luật hành chính 1.2. Vi phạm hành chính - Xử lý vi phạm hành chính II. Luật Dân sự 2.1.Khái niệm chung + Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh + Quan hệ pháp luật dân sự: Đặc điểm, nội dung + Các loại tài sản 2.2. Các hình thức sở hữu tài sản ở Việt Nam 2.3. Nghĩa vụ dân sự (Khái niệm, đối tượng, căn cứ làm phát sinh) - Thực hiện nghĩa vụ dân sự. 2.4. Một số chế định cơ bản của Luật Dân sự + Quyền Dân sự (Quyền nhân thân, quyền sở hữu, quyền thừa kế) + Hợp đồng Dân sự III. Luật Hình sự 3.1.Khái niệm chung + Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh + Tội phạm, dấu hiệu nhận biết tội phạm 3.2. Các loại hình phạt 3.3. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt 3.4. Một vài loại tội phạm Ôn tập kiểm tra kết thúc học phần IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết có đầy đủ âm thanh, ánh sáng để phục vụ giảng dạy. 2. Trang thiết bị máy móc: - Phấn bảng, máy chiếu, máy tính. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Các slide bài giảng, giáo án, bút vở. - Tài liệu, giáo trình. 4. Các điều kiện khác: - Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng,có năng lực,phẩm chất đạo đức tốt. - Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy. V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: 1. Nội dung: Sau khi học xong môn này, người học có khả năng:

16

* Về kiến thức: Được đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm hoặc tình huống và phải đạt được các yêu cầu sau: - Nắm được kiến thức căn bản về nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam. - Biết cách vận dụng vào tình huống cụ thể. * Về kỹ năng: - Đánh giá kỹ năng của người học thông qua các tình huống. * Về thái độ: - Thể hiện tính tự giác trong học tập. -Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 2. Phương pháp: - Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1). - Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2). - Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Trắc nghiệm, bài tập tình huống. VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Đối với giáo viên, giảng viên:Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải, cho tính huống. Phân nhóm cho người học trao đổi, thảo luận với nhau. Trình bày theo nhóm. - Đối với người học:Lắng nghe, ghi chép vàthảo luận. 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. 4. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Tập thể tác giả, Trường Đại học Luật Hà Nội 1995. - Pháp luật đại cương, Lê Minh Toàn (chủ biên), NXB Chính trị QG, Hà Nội 2004. 5. Ghi chú và giải thích (nếu có): - Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.

17

HỌC PHẦN:GIÁO DỤC THỂ CHẤT Tên môn học:Giáo dục thể chất Mã môn học:A05 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 42 giờ; Kiểm tra 03 giờ). I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí của môn học: Môn học được bố trí trong học kỳ 1. - Tính chất của môn học: Là môn học đại cương chung bắt buộc. II. Mục tiêu môn học:

Chương trình học phần Giáo dục thể chất giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện, đồng thời giúp học sinh có vốn kỹ năng vận động, tập luyện tăng cường sức khỏe. Mục tiêu cụ thể như sau: * Về kiến thức: - Biết được vị trí, ý nghĩa, tác dụng của giáo dục thể chất đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp; - Biết được cấu trúc bài thể dục phát triển chung buổi sang, cách chạy bền trên địa hình tự nhiện và khắc phục một số hiện tượng thường gặp trong khi chạy, kỹ thuật và luật thi đấu các môn: Chạy 100 m, nhảy xa và các môn thể thao tự chọn. * Về kỹ năng: - Thực hiện được bài thể dục buổi sang, chạy bền trên địa hình tự nhiên, các giai đoạn kỹ thuật chạy 100m, nhảy xa “ưỡn thân”. - Thực hành được kỹ thuật các môn thể thao tự chọn. * Về năng lực tự chủ: - Học sinh tập luyện nghiêm túc, chấp hành đúng theo bảng nội quy môn GDTC đã được bộ môn phổ biến tới từng lớp vào đầu mỗi học kỳ. Trang phục thể dục đúng quy định. Ý thức đạo đức tốt, không gây rối mất trật tự trong khu vực tập luyện. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết Thực hành,

thínghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Phần 1: Giáo dục thể chất chung I. Lý thuyết nhập môn 1.1. Nêu rõ vị trí, mục tiêu yêu cầu môn học. 1.2. Ý nghĩa, tác dụng của giáo dục thể chất đối với sức khỏe con người. II. Bài thể dục phát triển chung buổi sáng 2.1. Bài thể dục phát triển chung buổi sang dành cho nam và nữ. 2.2. Kiểm tra: kỹ thuật, lý thuyết bài tập phát triển chung. Kiểm tra 1 tiết. III. Điền kinh 3.1. Chạy cự ly ngắn Kiểm tra 1 tiết. 3.2. Chạy cự ly trung bình 3.3. Nhảy xa

30 09 18 03

18

Kiểm tra 1 tiết.

Phần 2: Môn thể thao tự chọn I. Cầu lông 1.1. Thực hành kỹ thuật môn Cầu lông 1.2.Kiểm tra II. Bóng chuyền 2.1. Thực hành kỹ thuật môn bóng chuyền 2.2.Kiểm tra III. Bóng đá 3.1. Thực hành kỹ thuật môn Cầu lông 3.2.Kiểm tra Ôn tập kiểm tra kết thúc học phần

30 06 24

Cộng 60 15 42 03

2. Nội dung chi tiết: Phần 1: Giáo dục thể chất chung Thời gian: 30 giờ * Mục tiêu: - Giúp người học biết được cấu trúc và thực hiện được bài thể dục phát triển chung buổi sáng; - Củng cố sức khỏe và tăng cường thể lực cho người học; - Giới thiệu những đặc điểm kỹ thuật và phương pháp tập luyện môn Điền kinh. - Trang bị cho học sinh những hiểu biết chung vềphương pháp tập luyện môn Điền kinh và ý nghĩa tác dụng của môn Điền kinh đối với sức khỏe con người. - Người học đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra. * Nội dung chương: I. Lý thuyết nhập môn 1.1. Nêu rõ vị trí, mục tiêu yêu cầu môn học. 1.2. Ý nghĩa, tác dụng của giáo dục thể chất đối với sức khỏe con người. II.Bài thể dục phát triển chung buổi sáng 2.1. Bài thể dục phát triển chung buổi sang dành cho nam và nữ. 2.2. Kiểm tra: kỹ thuật, lý thuyết bài tập phát triển chung. III. Điền kinh 3.1. Chạy cự ly ngắn 3.1.1. Giới thiệu môn chạy cự ly ngắn. 3.1.2. Tác dụng của các bài tập cự ly ngắn đối với việc rèn luyện sức khỏe con người. 3.1.3 Thực hành động tác kỹ thuật: - Các động tác bổ trợ chạy: chạy bước nhỏ, nâng cao đầu gối, chạy đạp sau, kỹ thuật đánh tay tại chỗ. - Kỹ thuật chạy giữa quãng: Giới thiệu kỹ thuật chạy đường thẳng; các bài tập chạy tốc độ cao cự ly đến 100m. - Kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát: Cách đóng bàn đạp và thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp theo khẩu lệnh; xuất phát và chạy lao sau xuất phát 10 – 30m. - Kỹ thuật về đích và đánh đích: Tại chỗ đánh đích, chạy tốc độ chậm đánh đích, chạy tốc độ nhanh đánh đích. 3.1.4. Một số bài tập và phương pháp tập và rèn luyện tập luyện với tốc độ nhanh. 3.2. Chạy cự ly trung bình (800 m, 1500 m): 3.2.1. Tác dụng của các bài tập chạy cự ly trung bình đối với việc rèn luyện sức khỏe con người. 3.2.2. Thực hành động tác kỹ thuật:

19

- Ôn tập các động tác bổ trợ chạy: chạy bước nhỏ, nâng cao đầu gối, chạy đạp sau, kỹ thuật đánh tay tại chỗ. - Kỹ thuật chạy giữa quãng: kỹ thuật chạy đường thẳng, đường vòng trong sân điền kinh, kỹ thuật chạy việt dã trên địa hình tự nhiên (lên dốc, xuống dốc, vượt các chướng ngại vật, vv…). - Kỹ thuật xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát: tư thế thân, chân, tay, đầu khi xuất phát cao, sự khác nhau giữa xuất phát thấp và xuất phát cao. - Phân phối tốc độ trong chạy cự ly trung bình và sự phối hợp giữa thở và bước chạy. 3.2.3. Một số phương pháp tập luyện và rèn luyện sức bền cự ly trung bình. 3.3. Nhảy xa 3.1.1. Giới thiệu các kiểu nhảy xa. 3.1.2. Tác dụng của các bài tập nhảy xa đối với việc rèn luyện sức khỏe con người. 3.1.3. Thực hành động tác kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi: chuẩn bị chạy đà, giậm nhảy, động tác trên không và rơi xuống đất. 3.1.4. Một số bài tập và phương pháp tập luyện sức mạnh tốc độ trong nhảy xa. 3.4. Kiểm tra: Kiểm tra thực hành một trong những nội dung đã học. Phần 2: Môn thể thao tự chọn Thời gian: 30 giờ * Mục tiêu: - Giới thiệu cho người học những kiến thức tổng quan về sự phát triển môn Cầu lông; - Trang bị những hiểu biết cơ bản về môn Cầu lông, kỹ thuật và phương pháp tập luyện môn Cầu lông; - Nêu được ý nghĩa và tác dụng của môn Cầu lông đối với việc rèn luyện sức khỏe và thể lực cho người học; - Nắm được những kỹ thuật cơ bản nhất của môn Cầu lông; - Giới thiệu lịch sử ra đời, sự phát triển của các môn bóng, những đặc điểm kỹ thuật và phương pháp tập luyện các môn bóng; - Trang bị những hiểu biết cơ bản về các môn bóng và ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện các môn bóng đối với sức khỏe con người; - Rèn luyện sức khỏe và thể lực cho người học; - Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra. * Nội dung chương: I. Cầu lông 1.1. Thực hành kỹ thuật môn Cầu lông - Tư thế cơ bản và cách cầm vợt - Các bước di chuyển (phải, trái, trước, sau, chếch), bước đơn, bước kép, bước đệm. - Kỹ thuật đánh cầu phải, trái cao tay - Kỹ thuật đánh cầu phải, trái thấp tay - Kỹ thuật đánh cầu sát lưới và bỏ nhỏ - Kỹ thuật phát cầu đơn, đôi (thấp gần, cao sâu) - Kỹ thuật đập cầu - Luật thi đấu, sân bãi dụng cụ, tổ chức thi đấu 1.2.Kiểm tra: Kiểm tra thực hành một trong những nội dung đã học II. Bóng chuyền 2.1. Thực hành kỹ thuật môn bóng chuyền - Tư thế cơ bản, các bước di chuyển - Kỹ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản (chuyền bước 2) - Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản (chuyền bước 1) - Kỹ thuật phát bóng thấp tay bên mình

20

- Kỹ thuật phát bóng cao tay bên mình - Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà - Luật thi đấu, sân bãi dụng cụ, tổ chức thi đấu 2.2. Kiểm tra: Kiểm tra thực hành một trong những nội dung đã học III. Các môn bóng (Bóng chuyền, Bóng đá) 3.1. Thực hành kỹ thuật môn bóng đá - Kỹ thuật di chuyển - Kỹ thuật dẫn bóng bằng má trong bàn chân - Kỹ thuật giữ bóng - Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân - Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân - Kỹ thuật ném biên - Luật thi đấu, sân bãi dụng cụ, tổ chức thi đấu 3.2. Kiểm tra: Kiểm tra thực hành một trong những nội dung đã học IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Đối với môn điền kinh: Sân bãi đảm bảo an toàn, đúng quy định về kích thước sân bãi. Đồng hồ bấm giờ, thước dây, … 2. Đối với môn thể thao tự chọn: Sân bãi đảm bảo an toàn, đúng quy định về kích thước sân bãi. Bóng chuyền, bóng đá, vợt cầu lông, lưới… 3. Các điều kiện khác: Người học phải trang bị trang phục thể dục đúng quy định: Quần áo thể thao, mang giày thể thao hoặc giày vải mềm. V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: 1. Nội dung: *Về kiến thức:Hiểu được luật thi đấu của môn học. Nhận biết đươc tên gọi các kỹ thuật cơ bản. Xác định đươc nguyên lý kỹ thuật cơ bản của môn học. * Về kỹ năng: - Thực hiện được các giai đoạn kỹ thuật cơ bản được giảng dạy trong chương trình, có thể áp dụng vào thực tế tập luyện và thi đấu; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:Phát triển các tố chất thể lực đảm bảo sức khỏe để học tập, làm việc và xây dựng đất nước. 2. Phương pháp: - Hình thức: Thi đánh giá kết quả học phần được tiến hành căn cứ vào sự hiểu biết về lý thuyết, khả năng thực hiện kỹ thuật động tác, thành tích đạt được ngoài ra còn căn cứ vào thái độ học tập của người học. Điểm tổng kết học phần là điểm trung bình cộng của các nội dung học, thang điểm đánh giá là thang điểm 10. - Nội dung gồm các kỹ thuật cơ bản được giới thiệu trong chương trình. VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp chuyên nghiệp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: * Đối với giáo viên, giảng viên: Môn học này là sự kết hợp giữa phần lý thuyết và thực hành ngoài trời. Do vậy, khi giảng dạy các chương giảng viên cần chú ý những vấn đề sau: - Giờ giấc học tập, công tác điểm danh và kỷ luật, cần chú trọng để đảm bảo nề nếp tập luyện và phòng tránh chấn thương cho người học. - Đảm bảo đầy đủ dụng cụ tập luyện. Chú ý vệ sinh sân bãi đảm bảo an toàn. - Chú ý cho người học khởi động chung và chuyên môn. - Với các chương lý thuyết chung cần bổ sung những ví dụ thực tiễn, luật thi đấu trình bày ngắn gọn, rõ rang và ví dụ cụ thể để người học nắm bắt nhanh vấn đề.

21

- Với các chương thực hành kỹ thuật cần phân tích rõ các giai đoạn kỹ thuật của động tác, kết hợp với thị phạm động tác. Nếu có điều kiện có thể sử dụng tranh ảnh miêu tả kỹ thuật hoặc xem băng hình thực tế. - Cho sinh viên thực hiện động tác theo trình tự từ dễ đến khó, từ động tác đơn giản đến phức tạp, từ động tác chậm đến động tác nhanh,… - Tiến hành giảng dạy và tập luyện theo các phương pháp phân chia nhóm lớn nhóm nhỏ, phương pháp xoay vòng… có thể sử dụng phương pháp tập luyện cá biệt và chuyên biệt trong các trường hợp cần thiết. - Tổ chức thi đấu giao hữu giữa các nhóm, các lớp vào cuối giờ học để người tập có thể áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế. - Trong các buổi tập cần nghiên cứu, phối hợp, đưa thêm các trò chơi vận động hoặc bài tập phát triển thể lực nhằm nâng cao thể chất cho sinh viên. - Khuyến khích sinh viên tập luyện ngoại khóa các môn thể thao đã được học trong chương trình giảng dạy nhằm nâng cao trình độ tập luyện, phát triển thể chất. * Đối với người học: - Dự lớp: tối thiểu 80% số tiết học. - Ghi nhớ những nội dung lý thuyết để áp dụng vào thực tế tập luyện và thi đấu. - Thực hiện đầy đủ các bài tập thực hành do giáo viên đề ra. - Thi cuối học phần. 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Môn điền kinh: Kỹ thuật xuất phát thấp, xuất phát cao; kỹ thuật đánh đích; kỹ thuật giậm nhảy; - Môn bóng chuyền: kỹ thuật phát bóng cao tay, phát bóng thấp tay; chuyền bóng; - Môn cầu lông: kỹ thuật phát cầu; kỹ thuật đánh cầu cao tay, thấp tay; - Môn bóng đá: kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, bằng mu giữa bàn chân. 4. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình giảng dạy Thể dục thể thao, NXB Giáo dục 2008; - Các luật thi đấu của các bộ môn bóng đá, bóng chuyền, cầu lông và điền kinh, NXB Thể dục thể thao 2008. 5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

22

HỌC PHẦN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Tên môn học:Giáo dục Quốc phòng và An ninh Mã môn học:A06 Thời gian thực hiện môn học: 75giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập:43 giờ; Kiểm tra 02 giờ). I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí của môn học: Môn học được bố trí trong học kỳ 1 năm thứ nhất. - Tính chất của môn học: Là môn học chung đại cương bắt buộc. II. Mục tiêu môn học: Mục tiêu chung: - Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước; những kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cụ thể: * Về kiến thức: - Có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân nhân, an ninh nhân dân; đấu tranh, phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam trong tình hình mới. * Về kỹ năng: Thuần thục trong thao tác các kỹ năng quân sự cần thiết, biết sử dụng một số loại vũ khí bộ binh, thành thạo trong sử dụng súng tiểu liên AK (CKC). * Về thái độ: Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu CNXH; xây dựng tác phong nhanh nhẹn; hình thành nếp sống có kỷ luật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở trường, lớp và khi ra công tác. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết Thực hành,

thínghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Phần 1: CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG AN NINH Bài 1. Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”,bạo loạn lật đổcủa các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. 1. Những vấn đề chung 1.1. Khái niệm 1.2. Sự hình thành và phát triển chiến lược “Diễn biến hòa bình” 1.3. Bạo loạn lật đổ 2. Phương thức chống phá 2.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam. 2.2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và phương châm

06

03

03

23

phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của Dảng, Nhà nước ta. 3.1. Mục tiêu 3.2. Nhiệm vụ 3.3. Quan điểm chỉ đạo 3.4. Phương châm tiến hành 4. Những giải pháp phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay. 4.1. Đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế. 4.2. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ. 4.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân. 4.4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt. 4.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh. 4.6. Xây dựng, luyện tập các phương án, tình huống chống “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của địch. 4.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động.

2

Bài 2: Phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao. 1. Khái niệm, đặc điểm, thủ đoạn dánh phá và khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch trong chiến tranh. 1.1. Khái niệm 1.2. Đặc điểm của vũ khí công nghệ cao 1.3. Thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch trong chiến tranh 2. Một số biện pháp phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao. 2.1. Biện pháp thụ động. 2.2. Biện pháp chủ động

06 03 03

3

Bài 3. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng. 1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ 1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ. 1.2. Nội dung xây dựng dân quân tự vệ. 1.3. Một số biện pháp xây dựng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay. 2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên.

06 03 03

24

2.1.Khái niệm, vị trí vai trò. 2.2. Những quan điểm nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên. 2.3. Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên. 2.4. Một số biện pháp xây dựng lực lượng dự bị động viên. 3. Động viên công nghiệp quốc phòng. 3.1. Khái niệm, nguyên tắc và yêu cầu động viên công nghiệp quốc phòng. 3.2. Một số nội dung động viên công nghiệp quốc phòng. 3.3. Thực hành động viên công nghiệp quốc phòng. 3.4. Một số biện pháp chinhsthwcj hiện động viên công nghiệp quốc phòng. Kiểm tra 15 phút.

4

Bài 4. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. 1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. 1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia. 1.2. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. 2. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. 2.1. Biên giới quốc gia. 2.2. Nội dung xây dựng biên giới quốc gia. 3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. 3.1. Quan điểm. 3.2. Trách nhiệm của công dân và học sinh trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Kiểm tra1 tiết.

06 03 02 01

5

Bài 5. Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam. 1.Một số vấn đề cơ bản về dân tộc. 1.1. Một số vấn đè chung về dân tộc. 1.2. Đặc điểm các dân tộc Việt Nam và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. 2. Một số vấn đè cơ bản về tôn giáo. 2.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo. 2.2. Nguồn gốc của tôn giáo. 2.3. Tình hình tôn giáo trên thế giới và quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. 2.4. Tình hình tôn giáo Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. 3. Đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của

06 03 03

25

thế lực thù địch. 3.1. Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của thế lực thù địch. 3.2. Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của thế lực thù địch. 3.3. Giai pháp đấu tranh phòng, chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của thế lực thù địch.

6

Bài 6. Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 1.Các khái niệm và nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 1.1. Các khái niệm cơ bản. 1.2. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 2. Tình hình an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. 2.1.Một số nét về tình hình an ninh quốc gia. 2.2. Tình hình về trật tự, an toàn xã hội. 3. Dự báo tình hình an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. 3.1. Tình hình quốc tế trong thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp hơn. 3.2. Tình hình khu vực Đông Nam Á vẫn còn tiềm ẩn nhieuf nhân tố mất ổn định. 3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam trong những năm tới. 4. Đối tác và đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. 4.1. Đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia. 4.2. Đối tượng xâm phạm về trật tự an toàn xã hội. 4.3. Các tai nạn, tệ nạn xã hội. 5. Một số quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. 5.1. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, nhân dân làm chủ, công an là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 5.2. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. 5.3. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

06 03 03

26

6. Vai trò, trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 6.1. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 6.2. Trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

7

Bài 7. Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. 1.Nhận thức chung về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. 1.1. Quan điểm về quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh tổ quốc. 1.2. Nhận thức chung về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 2. Nội dung, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 2.1. Nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 2.2. Phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 3. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong việc tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 3.1. Mỗi học sinh, sinh viên phải có nhận thức đúng đắn đầy đủ về trách nhiệm công dân đối với công cuộc bảo vệ an ninh - trật tự của Tổ quốc Đây là nhiệm vụ quan trọng để giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân và làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển đất nước. 3.2. Mỗi học sinh, sinh viên tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an ninh trật tự của nhà trường và của địa phương nơi cư trú. 3.3. Tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ an ninh trật tự của địa phương. 3.4. Luôn luôn nêu cao ý thức cảnh giác, tích cực tham gia hoạt động phòng chống tội phạm ở địa phương, phát hiện những hiện tượng tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong nhà trường và nơi cư trú kịp thời, cung cấp cho cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn và giải quyết.

06 03 03

8

Bài 8. Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. 1.Những vấn đè cơ bản về phòng chống tội phạm. 1.1. Khái niệm phòng chống tội phạm.

05 02 03

27

1.2. Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm. 1.3. Chủ thể và những nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm. 1.4. Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm. 1.5. Phòng chống tội phạm trong nhà trường. 2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội. 2.1. Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội. 2.2. Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. 2.3. Các loại tệ nạn xã hội phổ biến và phương pháp phòng chống. 2.4. Trách nhiệm của nhà trường và học sinh, sinh viên trong phòng chống tệ nạn xã hội.

9

Phần 2: CHIẾN THUẬT VÀ KỸ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK Bài 1. Từng người trong chiến đấu tiến công. 1.Khái quát chung. 1.1. Khái niệm. 1.2. Đặc điểm, thủ đoạn phòng ngự của địch. 2. Nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật. 2.1. Nhiệm vụ. 2.2. Yêu cầu chiến thuật. 3. Hành động của chiến sĩ sau khi nhận nhiệm vụ. 3.1. Nội dung nhận nhiệm vụ. 3.2. Làm công tác chuẩn bị.

08 02 06

10

Bài 2. Từng người trong chiến đấu phòng ngự. 1.Đặc điểm tiến công của địch. 1.1. Trước khi tiến công. 1.2. Khi tiến công. 1.3. Sau mỗi lần tiến công thất bại. 2. Nhiệm vụ và yêu cầu chiến thuật. 2.1. Nhiệm vụ. 2.2. Yêu cầu chiến thuật. 3. Hành động của từng người sau khi nhận nhiệm vụ. 3.1. Hiểu rõ nhiệm vụ. 3.2. Làm công tác chuẩn bị. 4. Hành động của từng người khi thực hành chiến đấu. 4.1. Khi địch chuẩn bị tiến công. 4.2. Khi địch tiến công. 4.3. Sau mỗi lần đánh địch tấn công.

09 02 07

11 Bài 3. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK 1.Ngắm bắn. 1.1. Khái niệm

09 02 06 01

28

1.2. Định nghĩa về ngắm bắn. 1.3. Ảnh hưởng của ngắm bắn đén kết quả bắn. 2. Động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK. 2.1. Trường hợp vận dụng. 2.2. Động tác nằm bắn. 3. Tập ngắm chụm và ngắm trúng, chụm. 3.1. Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu. 3.2. Cách tiến hành ngắm chụm và ngắm trúng, chụm. 4. Bắn mục tiêu cố định bằng súng tiểu liên AK 4.1. Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu. 4.2. Điều kiện bài bắn. 4.3. Cách chọn thước ngắm, điểm ngắm. 4.4. Cách thực hành tập ngắm. Kiểm tra 1 tiết. Ôn tập kiểm tra kết thúc học phần.

Cộng 75 29 44 02

2. Nội dung chi tiết: Phần 1: CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG AN NINH Bài 1. Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”,bạo loạn lật đổcủa các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Thời gian: 6 giờ. * Mục tiêu: - Bồi dưỡng cho sinh viên nhận rõ được âm mưu, thủ đoạn chiến lược Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, thấy được ảnh hưởng tác hại và tính chất phức tạp, quyết liệt của cuộc đấu tranh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Từ đó luôn nâng cao cảnh giác cách mạng, xác định trách nhiệm cùng toàn dân làm thất bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chúng. * Nội dung chương: 1. Những vấn đề chung 1.1. Khái niệm 1.2. Sự hình thành và phát triển chiến lược “Diễn biến hòa bình” 1.3. Bạo loạn lật đổ 2. Phương thức chống phá 2.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam. 2.2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và phương châm phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của Dảng, Nhà nước ta. 3.1. Mục tiêu 3.2. Nhiệm vụ 3.3. Quan điểm chỉ đạo 3.4. Phương châm tiến hành 4. Những giải pháp phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay. 4.1. Đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế. 4.2. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ. 4.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.

29

4.4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt. 4.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh. 4.6. Xây dựng, luyện tập các phương án, tình huống chống “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của địch. 4.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động. Bài 2: Phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao.

Thời gian: 6 giờ. * Mục tiêu: - Cung cấp một số kiến thức cơ bản về một số loại vũ khí công nghệ cao hiện nay và các biện pháp phòng tránh các âm mưu thủ đoạn của địch sử dung vũ khí công nghệ cao nếu chiến tranh xảy ra. * Nội dung chương: 1. Khái niệm, đặc điểm, thủ đoạn dánh phá và khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch trong chiến tranh. 1.1. Khái niệm 1.2. Đặc điểm của vũ khí công nghệ cao 1.3. Thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch trong chiến tranh 2. Một số biện pháp phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao. 2.1. Biện pháp thụ động. 2.2. Biện pháp chủ động Bài 3. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng. Thời gian: 6 giờ * Mục tiêu: - Là một nội dung rất cơ bản trong toàn bộ công tác quân sự của Đảng ta từ trước tới nay, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước và củng cố QP-AN lâu dài về sau, nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng để đánh bại chiến tranh xâm lược của kẻ thù. * Nội dung chương: 1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ 1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ. 1.2. Nội dung xây dựng dân quân tự vệ. 1.3. Một số biện pháp xây dựng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay. 2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên. 2.1.Khái niệm, vị trí vai trò. 2.2. Những quan điểm nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên. 2.3. Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên. 2.4. Một số biện pháp xây dựng lực lượng dự bị động viên. 3. Động viên công nghiệp quốc phòng. 3.1. Khái niệm, nguyên tắc và yêu cầu động viên công nghiệp quốc phòng. 3.2. Một số nội dung động viên công nghiệp quốc phòng. 3.3. Thực hành động viên công nghiệp quốc phòng. 3.4. Một số biện pháp chinhsthwcj hiện động viên công nghiệp quốc phòng. Kiểm tra 15 phút. Bài 4. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia - Thời gian: 6 giờ. * Mục tiêu:

30

- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những nội dung chủ yếu về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước ta trong tình hình hiện nay. * Nội dung chương: 1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. 1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia. 1.2. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. 2. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. 2.1. Biên giới quốc gia. 2.2. Nội dung xây dựng biên giới quốc gia. 3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. 3.1. Quan điểm. 3.2. Trách nhiệm của công dân và học sinh trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Kiểm tra1 tiết. Bài 5. Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam. Thời gian: 6 giờ. * Mục tiêu: - Trang bị cho học sinh những kiến thức chung, cơ bản nhất về dân tộc, tôn giáo, giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. * Nội dung chương: 1.Một số vấn đề cơ bản về dân tộc. 1.1. Một số vấn đè chung về dân tộc. 1.2. Đặc điểm các dân tộc Việt Nam và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. 2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo. 2.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo. 2.2. Nguồn gốc của tôn giáo. 2.3. Tình hình tôn giáo trên thế giới và quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. 2.4. Tình hình tôn giáo Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. 3. Đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của thế lực thù địch. 3.1. Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của thế lực thù địch. 3.2. Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của thế lực thù địch. 3.3. Giải pháp đấu tranh phòng, chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của thế lực thù địch. Bài 6. Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Thời gian: 6 giờ. * Mục tiêu: - Giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. * Nội dung chương:

31

1.Các khái niệm và nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 1.1. Các khái niệm cơ bản. 1.2. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 2. Tình hình an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. 2.1.Một số nét về tình hình an ninh quốc gia. 2.2. Tình hình về trật tự, an toàn xã hội. 3. Dự báo tình hình an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. 3.1. Tình hình quốc tế trong thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp hơn. 3.2. Tình hình khu vực Đông Nam Á vẫn còn tiềm ẩn nhieuf nhân tố mất ổn định. 3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam trong những năm tới. 4. Đối tác và đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. 4.1. Đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia. 4.2. Đối tượng xâm phạm về trật tự an toàn xã hội. 4.3. Các tai nạn, tệ nạn xã hội. 5. Một số quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. 5.1. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, nhân dân làm chủ, công an là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 5.2. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. 5.3. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 6. Vai trò, trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 6.1. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 6.2. Trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Bài 7. Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Thời gian: 6 giờ. * Mục tiêu: - Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giúp người học nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự ; có ý thức tự giác, tích cực tham gia vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh - trật tự, phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. * Nội dung chung: 1.Nhận thức chung về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. 1.1. Quan điểm về quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh tổ quốc. 1.2. Nhận thức chung về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 2. Nội dung, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 2.1. Nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 2.2. Phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 3. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong việc tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

32

3.1. Mỗi học sinh, sinh viên phải có nhận thức đúng đắn đầy đủ về trách nhiệm công dân đối với công cuộc bảo vệ an ninh – trật tự của Tổ quốc Đây là nhiệm vụ quan trọng để giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân và làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển đất nước. 3.2. Mỗi học sinh, sinh viên tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an ninh trật tự của nhà trường và của địa phương nơi cư trú. 3.3. Tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ an ninh trật tự của địa phương. 3.4. Luôn luôn nêu cao ý thức cảnh giác, tích cực tham gia hoạt động phòng chống tội phạm ở địa phương, phát hiện những hiện tượng tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong nhà trường và nơi cư trú kịp thời, cung cấp cho cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn và giải quyết. Bài 8. Những vấn đè cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Thời gian: 5 giờ. * Mục tiêu: - Thế nào là TNXH và tác hại của nó; một số quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống TNXH và ý nghĩa của nó. -Trách nhiệm của công dân nói chung, học sinh nói riêng trong việc phòng, chống TNXH và biện pháp phòng tránh. - Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội. - Biết phòng ngừa cho bản thân. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng,chống các TNXH ở trường và địa phương. * Nội dung chương: 1.Những vấn đè cơ bản về phòng chống tội phạm. 1.1. Khái niệm phòng chống tội phạm. 1.2. Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm. 1.3. Chủ thể và những nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm. 1.4. Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm. 1.5. Phòng chống tội phạm trong nhà trường. 2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội. 2.1. Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội. 2.2. Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. 2.3. Các loại tệ nạn xã hội phổ biến và phương pháp phòng chống. 2.4. Trách nhiệm của nhà trường và học sinh, sinh viên trong phòng chống tệ nạn xã hội. Phần 2: CHIẾN THUẬT VÀ KỸ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK Bài 1. Từng người trong chiến đấu tiến công Thời gian: 8 giờ. * Mục tiêu: - Giúp sinh viên nắm được đặc điểm cách đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và đơn vị. Đặc điểm mục tiêu, thủ đoạn đánh phá của địch trong chiến đấu tiến công. * Nội dung chung: 1.Khái quát chung. 1.1. Khái niệm. 1.2. Đặc điểm, thủ đoạn phòng ngự của địch. 2. Nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật. 2.1. Nhiệm vụ. 2.2. Yêu cầu chiến thuật. 3. Hành động của chiến sĩ sau khi nhận nhiệm vụ. 3.1. Nội dung nhận nhiệm vụ.

33

3.2. Làm công tác chuẩn bị. Bài 2. Từng người trong chiến đấu phòng ngự Thời gian: 9 giờ. * Mục tiêu: - Giúp sinh viên nắm được đặc điểm cách đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và đơn vị. Đặc điểm mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu chiến thuật trong chiến đấu phòng ngự. * Nội dung chương: 1.Đặc điểm tiến công của địch. 1.1. Trước khi tiến công. 1.2. Khi tiến công. 1.3. Sau mỗi lần tiến công thất bại. 2. Nhiệm vụ và yêu cầu chiến thuật. 2.1. Nhiệm vụ. 2.2. Yêu cầu chiến thuật. 3. Hành động của từng người sau khi nhận nhiệm vụ. 3.1. Hiểu rõ nhiệm vụ. 3.2. Làm công tác chuẩn bị. 4. Hành động của từng người khi thực hành chiến đấu. 4.1. Khi địch chuẩn bị tiến công. 4.2. Khi địch tiến công. 4.3. Sau mỗi lần đánh địch tấn công. Bài 3. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK Thời gian: 9 giờ. * Mục tiêu: - Giúp sinh viên hiểu được một số nội dung về lý thuyết bắn và biết cách tập bắn mục tiêu cố định bằng súng tiểu liên AK. * Nội dung chương: 1.Ngắm bắn. 1.1. Khái niệm 1.2. Định nghĩa về ngắm bắn. 1.3. Ảnh hưởng của ngắm bắn đén kết quả bắn. 2. Động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK. 2.1. Trường hợp vận dụng. 2.2. Động tác nằm bắn. 3. Tập ngắm chụm và ngắm trúng, chụm. 3.1. Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu. 3.2. Cách tiến hành ngắm chụm và ngắm trúng, chụm. 4. Bắn mục tiêu cố định bằng súng tiểu liên AK 4.1. Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu. 4.2. Điều kiện bài bắn. 4.3. Cách chọn thước ngắm, điểm ngắm. 4.4. Cách thực hành tập ngắm. Kiểm tra 1 tiết. Ôn tập kiểm tra kết thúc học phần IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học lý thuyết và sân thực hành: Phòng học lý thuyết có đầy đủ âm thanh, ánh sáng để thực hiện môn học. 2. Trang thiết bị máy móc: - Phấn bảng, máy chiếu, máy tính.

34

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Các slide bài giảng, giáo án, bút vở. - Tài liệu, giáo trình. - Áo, mũ, gậy, giày (dép quai hậu), ... 4. Các điều kiện khác: - Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng,có năng lực,phẩm chất đạo đức tốt. - Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy. V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: 1. Nội dung: Sau khi học xong môn này, người học có khả năng: * Về kiến thức: Được đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu sau: - Nắm được kiến thức căn bản về hệ thông bán hàng. - Hiểu được tâm lý khách hàng, những phẩm chất cần có của người bán hàng. - Biết cách tổ chức và áp dụng được trong tình huống cụ thể. * Về kỹ năng: - Đánh giá kỹ năng thực hành của người học trong các bài thực hành. - Biết quy trình bán hàng và sử dụng nghệ thuật trong bán hàng. * Về thái độ: - Thể hiện tính cẩn thận, thao tác nhanh, tự giác trong học tập. -Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 2. Phương pháp: - Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1). - Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2). - Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định. - Hình thức kiểm tra và thi: + Thi lý thuyết công tác quốc phòng, an ninh: Thi viết. + Thi kỹ năng quân sự: Thực hành động tác đội mũ, tháo lắp súng, bắn súng và các động tác vận động trong chiến đấu. - Thi kết thúc học phần: Thi vấn đáp (Vừa trả lời câu hỏi vừa thực hành các kỹ năng). - Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10/10. VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học này được áp dụng để giảng dạy cho học sinhụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: + Phần lý thuyết: - Đối với giáo viên, giảng viên:Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải, thuyết trình,phát vấn (nêu vấn đề). Phân nhóm cho người học trao đổi, thảo luận với nhau. - Đối với người học:Lắng nghe, ghi chép, thảo luận và thực hiện. + Thực hành: Kết hợp trình diễn với thực hiện động tác mẫu. 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. 4. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Giáo dục Quốc phòng do NXB Giao dục phát hành. - Giáo trình Giáo dục Quốc phòng THCN - Sách dùng cho giáo viên.

35

- Các báo, tạp chí, sách lịch sử có liên quan. 5. Ghi chú và giải thích (nếu có): - Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.

36

HỌC PHẦN: TIN HỌC Tên môn học:Tin học Mã môn học:A04 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 44 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 29 giờ; Kiểm tra 02giờ). I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí của môn học: Môn học được bố trí trong học kỳ 1 năm thứ nhất. - Tính chất của môn học: Là môn học chung đại cương bắt buộc. II. Mục tiêu môn học: * Về kiến thức: - Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản đầu tiên về máy tính và khả năng ứng dụng của máy tính trong đời sống, làm cơ sở để học sinh có thể tiếp tục học ở chương trình bậc cao hơn. - Hiểu được khái quát về cấu trúc bên trong và tiện ích của máy tính. - Biết cách sử dụng thành thạo các hệ điều hành của máy (Windows), hệ soạn thảo văn bản. - Bảo quản máy tính và dữ liệu trên máy… * Về kỹ năng: - Giúp người học có được một phương pháp học và hệ thống hóa kiến thức mới; * Về thái độ: - Tạo cho người học sự hăng say và đam mê tìm hiểu, tranh luận và học hỏi; - Có ý thức đúng đắn, nghiêm túc; - Phải hoàn thành đầy đủ hệ thống bài tập được giao và tự thực hành trên máy ngoài giờ học. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết Thực hành,

thínghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Chương 1: Window XP 1. Các khái niệm cơ bản về máy tính 2. Khởi động và thoát khỏi Windows XP 3. Menu Start và thanh Taskbar 4. Windows Explorer 5. Desktop và các biểu tượng 6. Paint 7. Control Panel 8. Các lệnh của MS - DOS 9. Các công cụ phụ trợ. Kiểm tra 1 tiết.

23 15 07 01

2

Chương 2: Word 2003 1. Các thao tác căn bản 2. Định dạng văn bản - Định dạng ký tự bằng hộp thoại Font 3. Định dạng trang và in ấn 4. Lập bảng biểu

24 14 10

37

5. Chèn hình ảnh và công thức toán 6. Các công cụ phụ trợ 7. Trộn văn bản Kiểm tra 15 phút.

3

Chương 3: Excel 2003 1. Các khái niệm cơ bản 2. Các hàm thường dùng 3. Định dạng dữ liệu 4. Biểu đồ bảng tính và chèn hình ảnh 5. Cơ sở dữ liệu trên bảng tính 6. In ấn 7. Các hàm tích tài chính Kiểm tra 1 tiết. Ôn tập kiểm tra kết thúc học phần.

15 12 01

Cộng 75 44 29 02

2. Nội dung chi tiết: Chương 1: Window XP Thời gian: 23 giờ * Mục tiêu: - Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Window. * Nội dung chương: 1. Các khái niệm cơ bản về máy tính - Máy tính - Cách lưu trữ trên máy tính - Phần cứng máy tính - Phần mềm máy tính - Các khái niệm tệp, thư mục và đường dẫn 2. Khởi động và thoát khỏi Windows XP - Khởi động Windows - Sử dụng chuột - Điều khiển của sổ - Hộp thoại trong Windows - Thoát khỏi Windows và tắt máy 3. Menu Start và thanh Taskbar - Menu Start - Khởi động một chương trình ứng dụng - Bổ sung một chương trình vào Menu Start - Các thao tác trên thanh Tasbar 4. Windows Explorer - Khởi động Windows Explorer - Sử dụng thanh nhớ USB - Tạo một thư mục con mới - Lựa chọn tệp và thư mục - Di chuyển hay sao chép các tệp và thư mục - Xóa tệp và thư mục - Sao chép tệp hay thư mục vào đĩa mềm - Tìm kiếm tệp hay thư mục - Chia sẻ thư mục và ổ đĩa trên mạng 5. Desktop và các biểu tượng

38

- Tạo một biểu đường tắt - Thay đổi màn hình nền - Biểu tượng My Computer - Biểu tượng Recycle Bin 6. Paint - Khởi động Paint - Sử dụng các công cụ vẽ của hộp công cụ chính - Làm việc với các mẫu cắt 7. Control Panel 8. Các lệnh của MS - DOS 9. Các công cụ phụ trợ - Xem thông tin hệ thống - Chống phân mảnh đĩa cứng - Chương trình soạn thảo văn bản Notepad - Internet Explorer - Microsoft Outlook Express 6. Kiểm tra 1 tiết. Chương 2: Word 2003 Thời gian: 24 giờ * Mục tiêu: - Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Word 2003. * Nội dung chương: 1. Các thao tác căn bản - Khởi động word 2003 và các thành phần của màn hình - Sử dụng các thanh công cụ - Sử dụng các Menu - Các phím thường dùng khi soạn thảo - Lựa chọn một khối văn bản - Sao chép và di chuyển khối - Định dạng nhanh bằng thanh công cụ - Trình bày tài liệu trên màn hình - Di chuyển trong một tài liệu - Xử lý các cửa sổ - Lưu trữ văn bản - Kết thúc làm việc với Word 2003 và trở về Windows 2. Định dạng văn bản - Định dạng ký tự bằng hộp thoại Font - Định dạng Paragrap - Tạo khung và làm nền - Định dạng khoảng cách Tab Stop - Định dạng cột cho văn bản - Điền các dấu hình tròn hay số tự động ở đầu mỗi đoạn - Tạo chữ cái lớn đầu dòng 3. Định dạng trang và in ấn - Khái niệm Section - Chọn cỡ giấy và đặt lề - Đặt tiêu đề đầu trang và cuối trang - Tạo các chú thích ở cuối trang hoặc ở cuối văn bản - Đánh số trang

39

- Xem trước trên màn hình cách bố trí các trang in 4. Lập bảng biểu - Tạo một bảng mới - Các thao tác sửa đổi trong bảng - Dùng thanh công cụ Tables and Borders khi tạo bảng - Sắp xếp các dữ liệu trên một bảng - Tính toán trong một bảng 5. Chèn hình ảnh và công thức toán - Chèn thêm các ký tự đặc biệt - Đánh công thức toán – Equation - Tạo một AutoShape - Điều chỉnh AutoShape bằng thanh công cụ Drawing - Điểu chỉnh AutoShape bằng Menu - Text Box - Tạo các dòng chữ nghệ thuật nhờ WordArt - Vẽ sơ đồ 6. Các công cụ phụ trợ - Tìm kiếm và thay thế - Cài đặt chế độ tự động - Auto Correct - Định dạng nhanh bằng Style - Tạo nhanh văn bản theo mẫu - Template 7. Trộn văn bản. Kiểm tra 15 phút. Chương 3: Excel 2003 Thời gian: 28 giờ * Mục tiêu: - Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Excel 2003. * Nội dung chương: 1. Các khái niệm cơ bản - Khởi động Excel và màn hình làm việc - Các kiểu dữ liệu và cách nhập - Nhập chú thích cho một ô - Các thao tác trên vùng - Thi dữ liệu khi nhập vào - Chèn và xóa các cột, các dòng, các ô - Điền dãy số tự động - Thao tác trên tệp - Bảo vệ các bảng tính - Bố trí cửa sổ làm việc - Thoát khỏi Excel 2. Các hàm thường dùng - Các hàm đơn giản - Các hàm tìm kiếm 3. Định dạng dữ liệu - Thay đổi độ rộng cột và chiêu cao dòng - Định dạng dữ liệu số - Định dạng dữ liệu chữ - Định dạng có điều kiện - Quy định vị trí của dữ liệu trong các ô

40

- Tạo các đường kẻ theo vùng ô đã chọn - Định dạng nền dữ liệu - Sắp xếp dữ liệu 4. Biểu đồ bảng tính và chèn hình ảnh - Các bước tạo biểu đồ - Hiệu chỉnh biểu đồ - Đưa các đối tượng hình ảnh vào bảng tính 5. Cơ sở dữ liệu trên bảng tính - Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu - Thao tác tìm kiếm, rút trích và xóa - Các dạng vùng tiêu chuẩn - Lọc các bản ghi nhờ AutoFilter - Sử dụng hộp thoại Data Form - Các hàm liên quan đến cơ sở dữ liệu - Tổng hợp số liệu theo nhóm: Subtotal 6. In ấn - Định dạng trang giấy in - In ra giấy 7. Các hàm tích tài chính Kiểm tra 1 tiết. Ôn tập kiểm tra kết thúc học phần. IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết có đầy đủ âm thanh, ánh sáng để thực hiện môn học. Phòng máy tính có 32 máy kết nối internet. 2. Trang thiết bị máy móc: - Phấn bảng, máy chiếu, máy tính. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Các slide bài giảng, giáo án, bút vở. - Tài liệu, giáo trình. 4. Các điều kiện khác: - Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng,có năng lực,phẩm chất đạo đức tốt. - Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy. V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: 1. Nội dung: Sau khi học xong môn này, người học có khả năng: * Về kiến thức: Được đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm và phải đạt được các yêu cầu sau: - Nắm được kiến thức cơ bản về tin học. - Biết cách tổ chức và áp dụng được trong những bài tập cụ thể. * Về kỹ năng: - Đánh giá kỹ năng của người học thông qua các bài tập cụ thể. * Về thái độ: - Thể hiện tính cẩn thận, thao tác nhanh, tự giác trong học tập. -Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 2. Phương pháp:

41

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1). - Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2). - Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định. VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Đối với giáo viên, giảng viên:Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải, thuyết trình,phát vấn (nêu vấn đề). Phân bài tập thực hành. - Đối với người học:Lắng nghe, ghi chép vàthảo luận. 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy 4. Tài liệu tham khảo: * Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Tin học đại cương - Dương Xuân Thành. - Hệ các chương trình ứng dụng (Windows, Word, Excel) - Trần Viết Thường, Tô Văn Nam. 5. Ghi chú và giải thích (nếu có): - Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.

42

HỌC PHẦN: TIẾNG ANH 1 Tên môn học:Tiếng anh 1 Mã môn học:A02 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 13 giờ; Kiểm tra 02giờ). I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí của môn học: Môn học được bố trí trong học kỳ 1 năm thứ nhất. - Tính chất của môn học: Là môn học chung đại cương bắt buộc. II. Mục tiêu môn học: * Về kiến thức: - Tạo điều kiện để học sinh tiếp tục hoàn thiện những kiến thức và kỹ năng sử dụng Tiếng Anh đã được hình thành và rèn luyện ở các cấp học trước. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập và ý thức sử dụng Tiếng Anh để tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, học tập và nghiên cứu các vấn đề chuyên ngành đang theo học và quan tâm. - Tiếp tục phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ để độc lập khai thác các nguồn thông tin bên ngoài lớp học nhằm hỗ trợ quá trình phát triển các phẩm chất trí tuệ, kỹ năng sống và nâng cao trình độ chuyên môn. - Tạo cơ hội cho học sinh nâng cao kiến thức và ý thức về các sự khác biệt văn hóa liên quan đến việc sử dụng Tiếng Anh nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau của các cộng đồng văn hóa khác, phát triển tình hữu nghị và hợp tác trong lao động. * Về kỹ năng: Sau khi học xong chương trình ngoại ngữ THCN người học sẽ đạt được những yêu cầu cơ bản sau: - Có kỹ năng sử dụng Tiếng anh để tham gia vào các hoạt động giao tiếp xã hội thông thường. - Có sự hiểu biết cần thiết về văn hóa giao tiếp khi sử dụng Tiếng Anh. * Về thái độ: - Tạo cho người học sự hăng say và đam mê tìm hiểu, tranh luận và học hỏi; - Có ý thức đúng đắn, nghiêm túc và khách quan trong việc nhìn nhận; - Có định hướng tích lũy kiến thức chuyên môn cho nghề nghiệp về sau. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có kỹ năng và phương pháp sử dụng Tiếng anh cần thiết để tiếp tục tự học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết Thực hành,

thínghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

UNIT 1: HELLO EVERY BODY I. Starter: 1. Say your name. 2. Stand up in alphabetical order and say your name. II. Introductions: 1. Read and listen. 2. Write the conversation

07 05 02

43

3. Stand up! Talk to the students in the class. 4. Listen and repeat. 5. Read about the people. III. Practice: 1. Talking about you 2. Listening and pronunciation 3. Check it. 4. Reading and writing 5. Complete the text about Yasmina. 6. Write about you. IV. Vocabulary: - Everyday objects. V. Everyday English 1. Say the numbers 1-20 round the class. 2. Read and listen to the telephone numbers. 3. Listen and write the numbers you hear. Practice them. 4. Ask and anwer the question with other students. Write alist.

5. Practice the conversation with other students.

2

UNIT 2: MEETING PEOPLE I. Starter: 1. Count from 10 - 100 round the class. 2. How old are you? Ask and answer in groups. II. Who is she? 1. Question and negative 2. Negatives and short answers III. Practice: 1. Who is he? 2. Talking about you. IV. Patrick’s family Possessive’s 1. Write these words in the correct place. 2. Read about Patrick Binchey. 3. Ask and answer questions about Patrick’s family. V. Practice 1. You and your family 2. Check it. VI. Vocabulary: Opposites. 1. Match the adjectives with their opposites. 2. Write about the pictures, using the adjectives. VII. Reading and Listening A letter from America. 1. Read and listen. 2. Match 3. Correct the false sentences 4. Write

07 05 02

44

5. Listen 6. Write a letter about your class. VIII. Everyday English. 1. Read and listen to the price. 2. Read the menu. Match food and pictures.

3

UNIT 3: THE WORLD OF WORK I. Starter: What are the jobs of the people in your family? Tell the class. II. Three jobs Present Simple he/she/it. 1. Listen and read about Ali and Bob. 2. Complete the sentences about Ali and Bob. 3. Listen and check. III. Practice: 1. Read the information about Philippe. 2. Talk about Philippe. 3. Write about a friend or a relative. IV. What does she do? Question and Negative 1. Read and listen 2. Complete the questions and answers. 3. Write. V. Reading and listening The man with thirteen jobs. 1. Look at the photograph. 2. Match a sentences with a photograph. 3. Read about the Seumas 4. Look and ask and answer question. 5. Listen four conversation. 6. Complete the conversation. VI. Vocabulary and pronunciation. 1. Macth the picture with a job. 2. Match. 3. Look at the phonetic spelling of some of the words. 4. Memorize the jobs. Close your books. Ask and answer questions with a partner. VII. Everyday English. What time is it? 1. Look at the clocks. Write the times. Practise saying them. 2. Look the time. 3. Listen. TEST: 45 MINUTES.

09 06 02 01

4 UNIT 4: TAKE IT EASY! I. Starter 1. What year is it? What month is it?

07 04 03

45

What day is it to day? 2. Say the day of the week. Which days are the weekend? II. Present Simple I/You/We?They. 1. Read and complete. 2. Read and listen 3. Complete the text 4. Questions and Negatives III. Practice: 1. Talking about you 2. Listening and pronunciation 3. Aquestionnaire. 4. Possessives and negatives IV. Reading and Listening My favourite season 1. Look at the photographs. Which season is it? What colours do you see? 2. Read and listen to three people from different countries. 3. Answer the question 4. What do you think? V. Vocabulary and Speaking Leisure activities 1. Match the words and the pictures 2. Discuss in group what you think your teacher like doing. 3. Tell the other students what you like doing and what you don’t like doing. VI. Everyday English Social expresstions 1. Complete the conversations with the expressions. 2. Practice the conversation with a partner.

5

UNIT 5: WHERE DO YOU LIVE? I. Starter 1. Write the words in the correct column. 2. What is in your living room? II. What’s in the living room? There is/are, prepositios 1. Helen has a new flat. Describe her living room on P37. 2. Read and listen. Complete the answers III. Practice: What is in your picture? 1. Work with a parner 2. Look at the complete picture together. Listen to some one discribing it. There are five mistakes in the discription. Say “stop” when you hear a

07 05 02

46

mistake. VI. What is in the kitchen? Some/any/this/that/these/those 1. This is the kitchen in Helen’s new flat. Describe it. 2. Listen and complete the conversation between Helen and her friend, Bob. 3. What is there in your kitchen? How is your kitchen difference from Helen’s? V. Practice: In our classroom. 1. Complete the sentences with some or any. 2. What is there in your class. 3. Talk about thing in your classroom. 4. Listen and tick. 5. Ask and answer question about your bags with a parner. 6. Tick (V) the correct sentence. VI. Reading and Speaking At home on a plane 1. Write the words in the correct place on the picture. 2. Read and answer the questions. 3. Are the sentences true or false? 4. Work with a partner. Ask and answer questions about Joan’s home. VII. Listening and speaking Homes around the world. 1. Match the places and the photos. What do you know about them? 2. Listene to some people from these places. Complete the chart. 3. Talk about where you live? 4. Write a paragraph about where you live. VII. Everyday English. Direction 1 1. Look at the street map. Where can you buy these things? 2. Listen and complete. 3. Make more conversation with your parner.

6

UNIT 6: CAN YOU SPEAK ENGLISH? I. Starter 1. Where do people speak these languages? 2. Which languages can you speak? 3.What can you do?Can/can’t 4. Match the sentences and pictures. 5. Listen and complete the sentences. II. Practice

08 05 02 01

47

1. Listen and complete the chart. 2. Complete the chart about you 3. Complete the chart about your parner 4. Talk about computer with a parner. What can they do? What can’t they do? 5. What can people do that computers can’t do? III. Where were you yesterday? Was/were, can/could. Read the questions. Complete the answers. IV. PRACTICE Talking about you 1. Ask and answer the questions with a partner. 2. Complete the conversation, using was,were, was’t, or couldn’t. 3. The people in the photos were all geniuses. Who are they? 4. Look at these sentences. 5. Ask and answer the questions with a partner about the geniuses 6. Work in groups. Ask and answer questions about you. 7. Check it. V. READING AND SPEAKING Super Kids 1. Look at the children in the photographs. How old are they? What can they do? 2. Work in two groups. 3. Answer the questions about Alexandra or Lukas. 4. Find a partner from the other group. Tell your partner about your child, using your answer. 5. What is the same about Alexandra and Lukas? What is differences? Discuss with your partner. 6. Work with apartner. VI. VOCABULARY AND PRONUNCIATION 1. Look at the sentences. What do you notice about these words? 2. Find the words in B that have the same pronunciation as the words in A. 3. Correct the two spelling mistakes in each sentence. 4. Look at the phonetic symbols. Write the two words with the same pronunciation. VII. EVERYDAY ENGLISH On the phone. 1. When do you not know someone’s telephone number, you can phone Directory Enquirries. 2. Work with apartner. 3. Read the line below. They are all from telephone

48

conversation. 4. Complete the conversations with a line from exercise 3. 4. Listen and check. REVIEW TEST: 45 MINUTES

Cộng 45 30 13 02

2. Nội dung chi tiết: UNIT 1: HELLO EVERY BODY Thời gian: 7 giờ * Teaching aims: After learning this unit, the students can: - Remember grammar structures and use of to be, possessive adjectives. - Introduce themselves about name/full name, age, hometown, job/occupation, marriage state, address, phone number… - Remember vocabulary to do exercises and practice. - Ask and answer some classroom language. - Have inspiration in learning. * Content: I. Starter: 1. Say your name. 2. Stand up in alphabetical order and say your name. II. Introductions: 1. Read and listen. 2. Write the conversation 3. Stand up! Talk to the students in the class. 4. Listen and repeat. 5. Read about the people. III. Practice: 1. Talking about you 2. Listening and pronunciation 3. Check it. 4. Reading and writing 5. Complete the text about Yasmina. 6. Write about you. IV. Vocabulary: - Everyday objects. V. Everyday English 1. Say the numbers 1-20 round the class. 2. Read and listen to the telephone numbers. 3. Listen and write the numbers you hear. Practice them. 4. Ask and anwer the question with other students. Write alist. 5. Practice the conversation with other students. UNIT 2: MEETING PEOPLE Thời gian: 7 giờ * Teaching aims: After learning this unit, the students can: - Remember grammar structures and use of possessive‘s. - Count number. - Remember vocabulary to do exercises and practice.

49

- Ask and answer about prices. - Have inspiration in learning. * Content: I. Starter: 1. Count from 10 - 100 round the class. 2. How old are you? Ask and answer in groups. II. Who is she? 1. Question and negative 2. Negatives and short answers III. Practice: 1. Who is he? 2. Talking about you. IV. Patrick’s family Possessive’s 1. Write these words in the correct place. 2. Read about Patrick Binchey. 3. Ask and answer questions about Patrick’s family. V. Practice 1. You and your family 2. Check it. VI. Vocabulary: Opposites. 1. Match the adjectives with their opposites. 2. Write about the pictures, using the adjectives. VII. Reading and Listening A letter from America. 1. Read and listen. 2. Match 3. Correct the false sentences 4. Write 5. Listen 6. Write a letter about your class. VIII. Everyday English. 1. Read and listen to the price. 2. Read the menu. Match food and pictures. UNIT 3: THE WORLD OF WORK Thời gian: 9 giờ * Teaching aims: After learning this unit, the students can: - Remember and speak the grammar structures and use of the present simple tense. - Tell the time. - Remember vocabulary to do exercises and practice. - Have inspiration in learning. * Content: I. Starter: What are the jobs of the people in your family? Tell the class. II. Three jobs Present Simple he/she/it. 1. Listen and read about Ali and Bob.

50

2. Complete the sentences about Ali and Bob. 3. Listen and check. III. Practice: 1. Read the information about Philippe. 2. Talk about Philippe. 3. Write about a friend or a relative. IV. What does she do? Question and Negative 1. Read and listen. 2. Complete the questions and answers. 3. Write. V. Reading and listening The man with thirteen jobs. 1. Look at the photograph. 2. Match a sentences with a photograph. 3. Read about the Seumas. 4. Look and ask and answer question. 5. Listen four conversation. 6. Complete the conversation. VI. Vocabulary and pronunciation. 1. Macth the picture with a job. 2. Match. 3. Look at the phonetic spelling of some of the words. 4. Memorize the jobs. Close your books. Ask and answer questions with a partner. VII. Everyday English. What time is it? 1. Look at the clocks. Write the times. Practise saying them. 2. Look the time. 3. Listen. TEST: 45 MINUTES. UNIT 4: TAKE IT EASY! Thời gian: 7 giờ *Teaching aims: After learning this unit, the students can: - Remember and speak the grammar structures and use of the present simple tense. - Tell about daily activities and hobbies. - Remember vocabulary to do exercises and practice. - Have inspiration in learning. * Content: I. Starter 1. What year is it? What month is it? What day is it to day? 2. Say the day of the week. Which days are the weekend? II. Present Simple I/You/We?They. 1. Read and complete. 2. Read and listen. 3. Complete the text. 4. Questions and Negatives III. Practice: 1. Talking about you.

51

2. Listening and pronunciation. 3. Aquestionnaire. 4. Possessives and negatives. IV. Reading and Listening My favourite season 1. Look at the photographs. Which season is it? What colours do you see? 2. Read and listen to three people from different countries. 3. Answer the question. 4. What do you think? V. Vocabulary and Speaking Leisure activities 1. Match the words and the pictures 2. Discuss in group what you think your teacher like doing. 3. Tell the other students what you like doing and what you don’t like doing. VI. Everyday English Social expresstions 1. Complete the conversations with the expressions. 2. Practice the conversation with a partner. UNIT 5: WHERE DO YOU LIVE? Thời gian: 7 giờ * Teaching aims: After learning this unit, the students can: - Speak the grammar structures and use of there is/ there are. - Tell directions and know how to use prepositions, this/that and some/any. - Remember vocabulary to do exercises and practice. - Have inspiration in learning. * Content: I. Starter 1. Write the words in the correct column. 2. What is in your living room? II. What’s in the living room? There is/are, prepositios 1. Helen has a new flat. Describe her living room on P37. 2. Read and listen. Complete the answers III. Practice: What is in your picture? 1. Work with a parner 2. Look at the complete picture together. Listen to some one discribing it. There are five mistakes in the discription. Say “stop” when you hear a mistake. VI. What is in the kitchen? Some/any/this/that/these/those 1. This is the kitchen in Helen’s new flat. Describe it. 2. Listen and complete the conversation between Helen and her friend, Bob. 3. What is there in your kitchen? How is your kitchen difference from Helen’s? V. Practice: In our classroom. 1. Complete the sentences with some or any. 2. What is there in your class. 3. Talk about thing in your classroom.

52

4. Listen and tick. 5. Ask and answer question about your bags with a parner. 6. Tick (V) the correct sentence. VI. Reading and Speaking At home on a plane 1. Write the words in the correct place on the picture. 2. Read and answer the questions. 3. Are the sentences true or false? 4. Work with a partner. Ask and answer questions about Joan’s home. VII. Listening and speaking Homes around the world. 1. Match the places and the photos. What do you know about them? 2. Listene to some people from these places. Complete the chart. 3. Talk about where you live? 4. Write a paragraph about where you live. VII. Everyday English. Direction 1 1. Look at the street map. Where can you buy these things? 2. Listen and complete. 3. Make more conversation with your parner. UNIT 6: CAN YOU SPEAK ENGLISH? Thời gian: 8 giờ * Teaching aims: After learning this unit, the students can: - Speak the grammar structures and use of CAN in the simple present and simple past to express the ability to do something; tobe in the simple past. - Know how to speak on the phone. - Remember vocabulary to do exercises and practice. - Have inspiration in learning. * Content: I. Starter 1. Where do people speak these languages? 2. Which languages can you speak? 3.What can you do?Can/can’t 4. Match the sentences and pictures. 5. Listen and complete the sentences. II. Practice 1. Listen and complete the chart. 2. Complete the chart about you 3. Complete the chart about your parner 4. Talk about computer with a parner. What can they do? What can’t they do? 5. What can people do that computers can’t do? III. Where were you yesterday? Was/were, can/could. Read the questions. Complete the answers. IV. PRACTICE Talking about you 1. Ask and answer the questions with a partner. 2. Complete the conversation, using was,were, was’t, or couldn’t.

53

3. The people in the photos were all geniuses. Who are they? 4. Look at these sentences. 5. Ask and answer the questions with a partner about the geniuses 6. Work in groups. Ask and answer questions about you. 7. Check it. V. READING AND SPEAKING Super Kids 1. Look at the children in the photographs. How old are they? What can they do? 2. Work in two groups. 3. Answer the questions about Alexandra or Lukas. 4. Find a partner from the other group. Tell your partner about your child, using your answer. 5. What is the same about Alexandra and Lukas? What is differences? Discuss with your partner. 6. Work with apartner. VI. VOCABULARY AND PRONUNCIATION 1. Look at the sentences. What do you notice about these words? 2. Find the words in B that have the same pronunciation as the words in A. 3. Correct the two spelling mistakes in each sentence. 4. Look at the phonetic symbols. Write the two words with the same pronunciation. VII. EVERYDAY ENGLISH On the phone. 1. When do you not know someone’s telephone number, you can phone Directory Enquirries. 2. Work with apartner. 3. Read the line below. They are all from telephone conversation. 4. Complete the conversations with a line from exercise 3. 4. Listen and check. REVIEW TEST: 45 MINUTES IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết có đầy đủ âm thanh, ánh sáng để thực hiện môn học. 2. Trang thiết bị máy móc: - Phấn bảng, máy chiếu, máy tính. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Các slide bài giảng, giáo án, bút vở. - Tài liệu, giáo trình. 4. Các điều kiện khác: - Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng,có năng lực,phẩm chất đạo đức tốt. - Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy. V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: 1. Nội dung: Sau khi học xong môn này, người học có khả năng: * Về kiến thức: Được đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm và phải đạt được các yêu cầu của giáo viên đề ra.

54

- Biết vận dụng thông qua chuyên ngành của mình. * Về kỹ năng: - Đánh giá kỹ năng của người học thông qua các bài tập cụ thể. * Về thái độ: - Thể hiện tính cẩn thận, thao tác nhanh, tự giác trong học tập. -Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 2. Phương pháp: - Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1). - Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2). - Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định. VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Đối với giáo viên, giảng viên:Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải, thuyết trình,phát vấn (nêu vấn đề). Phân nhóm cho người học trao đổi, thảo luận với nhau. - Đối với người học:Lắng nghe, ghi chép vàthảo luận. 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy 4. Tài liệu tham khảo: 5. Ghi chú và giải thích (nếu có): - Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.

55

HỌC PHẦN: TIẾNG ANH 2 Tên môn học: Tiếng anh 2 Mã môn học: A03 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 13 giờ; Kiểm tra 02giờ). I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí của môn học: Môn học được bố trí trong học kỳ 1 năm thứ hai, sau môn Tiếng anh 1. - Tính chất của môn học: Là môn học chung đại cương bắt buộc. II. Mục tiêu môn học: * Về kiến thức: - Tạo điều kiện để học sinh tiếp tục hoàn thiện những kiến thức và kỹ năng sử dụng Tiếng Anh đã được hình thành và rèn luyện ở các cấp học trước. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập và ý thức sử dụng Tiếng Anh để tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, học tập và nghiên cứu các vấn đề chuyên ngành đang theo học và quan tâm. - Tiếp tục phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ để độc lập khai thác các nguồn thông tin bên ngoài lớp học nhằm hỗ trợ quá trình phát triển các phẩm chất trí tuệ, kỹ năng sống và nâng cao trình độ chuyên môn. - Tạo cơ hội cho học sinh nâng cao kiến thức và ý thức về các sự khác biệt văn hóa liên quan đến việc sử dụng Tiếng Anh nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau của các cộng đồng văn hóa khác, phát triển tình hữu nghị và hợp tác trong lao động. * Về kỹ năng: Sau khi học xong chương trình ngoại ngữ THCN chuyên ngành Dược học sinh sẽ đạt được những yêu cầu cơ bản sau: - Có kiến thức và kỹ năng sử dụng Tiếng anh để tham gia vào các hoạt động giao tiếp xã hội thông thường. - Có kiến thức và sử dụng Tiếng Anh để hiểu được nội dung chính các yêu cầu của chuyên ngành Dược. - Có sự hiểu biết cần thiết về văn hóa giao tiếp khi sử dụng Tiếng Anh. * Về thái độ: - Tạo cho người học sự hăng say và đam mê tìm hiểu, tranh luận và học hỏi; - Có ý thức đúng đắn, nghiêm túc và khách quan trong việc nhìn nhận; - Có định hướng tích lũy kiến thức chuyên môn cho nghề nghiệp về sau. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có kỹ năng và phương pháp sử dụng Tiếng anh cần thiết để tiếp tục tự học tập nâng cao trình đội sau khi tốt nghiệp. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết Thực hành,

thínghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

UNIT 7: THEN AND NOW I. STARTER - When were your grandparents and great - grandparents born? Where were they born? - Do you know all their names? What were their jobs? If you know, tell the class.

07 04 03

56

II. WHEN I WAS YOUNG Past Simple - regular verbs 1. Read and listen to Mattie Smith’s life now. Complete text A with the verbs you hear. 2. Read and listen to text B about Mattie’s life a long time ago. 3. What’s the past form of these verbs? Listen and practise saying them. 4. Read and listen to Mattie talking about her past life. 5.Complete the questions about Mattie. II. PRACTICE: Talking about you 1. Complete the sentences with did, was,or were. 2. Stand up! Ask two or three students the questions in exercise 1. 3. Tell the class some of the information you learned. Pronunciation 4. The - ed ending of regular verbs has three different. III. THE END OF THE 20 TH CENTURY Irregular verbs 1. Look at the list of irregular verbs on p 142. Write the Past Simple form of the verbs in the box. Which verb isn’t irregular? 2. Listen and repeat the Past Simple forms. 3. How old were you in 2000? Simon was twenty - four.Listen to him and Complete the sentences. 4. Work with a partner. Ask and answer the questions about Simon. 5. What did you do in the last years of the century? IV. PRACTICE: When did it happen? 1.What important dates in the 20thcentury can you remember? What happened in the world? What happened in your country? 2. Look at these phrases. 3. Work with a partner. Ask and answer questions with When did you last…? Ask another question for more information. 4. Tick(V) the correct sentences. V. READING AND SPEAKING: Two famous firsts 1. Translate these words. 2. Look at the photographs and Complete these sentences. 3. Work in two groups.

57

4. Are the sentences true (V) or fasle (X) about your person? Correct the fasle sentences. 5. Find a partner from the other group. Compare Georgy Washington and Margaret Thatcher, using your answers. 6. Complete the questions about the other person. Then ask and answer them with your partner. VI. VOCABULARY AND PRONUCATION Spelling and silent letters 1. These are many silent letters in English words. Here are some words from the reading texts on p37. Practise saying them. 2. Look at the phonetic spelling of these words from exercise 1. Wrire the words. 3. Wrire the words. They all have silent letters. VII. EVERYDAY ENGLISH Special occations 1. Look at the list of days. Which are special? Match the special days with the pictures. Do you have the same customs in your country? 2. Complete the conversations. What are the occations? 3. Listen and answer.

2

UNIT 8: HOW LONG AGO? I. STARTER What is the Past Simple of these verbs: Most of them are irregular. II. FAMOUS INVENTIONS Past Simple negatives/ ago 1. Match the verbs from the Starter with the photographs. 2. Work in groups. What year was it one hundred years ogo? Ask and answer questions about the things in the pictures. What did people do? What didn’t they do? 3. Tell the class the things you think people did and didn’t do. 4. Your teacher knows the exact dates when these things were invented. Ask your teacher about them. Write down the dates. How many years ago was it? III. PRACTICE Three inventors 1. The dates in the texts are all incorrect. Read and listen, and correct the dates. 2. Match these sentences negative. Then give the correct answers. 3. Read and listen conversations. Then listen and

07 04 03

58

repeat. 4. Work with a partner. Look at the lists of more incredible information from your teacher. Have similar conversations. IV. TIME EXPRESSTIONS 1. Make correct time expressions. 2. Work with a partner. Ask and answer questions with When..? Use a time expression and ago in the answer. 3. Tell the class about your day so far. V. VOCABULARY AND PRONUCATION Which words is different? 1.Which words is different? Why? 2. Look at the phonetic spelling of these words from exercise 1. Practise saying them. 3. Complete the sentences with a word from exercise 1. VI.LISTENING AND SPEAKING How did you two meet? 1. Put the sentences in the correct order. There is more than one answer? 2. Look at the for people and discuss the questions. 3. Read the introductions to the stories of how they met. What do you think happened next? 4. Now listen to them talking. Were your ideas correct? 5. Answer the questions about Per and Debbie, and Vincent and Rosa. VII. SPEAKING 6. Imagine you are one of the people. Tell the story of how you met your husband/wife. 7. Look at the questions. Tell a partner about you and your family. VIII. EVERYDAY ENGLISH What’s the date? 1. Write the correct word next to the numbers. 2. Ask and answer questions with a partner about the months of a year. 3. Practise saying these dates: 4. Listen and write the dates you hear. 5. Ask and answer questions with your partner.

3

UNIT 9: FOOD YOU LIKE! I. STARTER What’s your favourite fruit? drink? Write your answers. II. FOOD AND DRINK Count and uncount nouns 1. Match the food and drink with the pictures.

08 04 03 01

59

2. Tick (V) the food and drink in the lists on p66 that they both like. 3. Talk about the lists of food and drink with a partner. III. PRACTICE A or some 1. Write a, an, or some. 2. Write a, an, or some. 3. Choose Would/Do you like…? Or I/I’d like… to complete conversations. 4. Listen to the questions and choose the correct answers. VI. GOING SHOPPING Some/any, much/many 1. Talk about the picture. Use some/any, and not much/not many. 2. Ask and answer questions about what there is in the shop with a partner. 3. Listen and tick (V) the things he buys. Why doesn’t he buy the other things? V. PRACTICE Much or many? 1. Complete the questions using much or many. 2. Choose an answer for each questions in ex 1. 3. Correct the sentences. 4. Make a shopping list each and roleplay conversations between Miss Potts and a customer. VI. READING AND SPEAKING Food around the world 1. Which food and drink comes from your coungtry? Which foreign food and drink is popular in your coungtry? 2. Can you identify any places or nationalities in the photographs? What else can you see? 3. Read the text. Write the correct question heading for each paragraph. 4. Answer the questions. Speaking 5. Work in small groups and discuss these questions about your coungtry. Writing 6. Write a paragraph about meals in your coungtry. VII.LISTENING AND SPEAKING My favourite food 1. Look at the photographs of different food. Where is it from? Which do you like? 2. Listen and match each person with their

60

favourite food. 3. Answer these questions about the people. 4. What’s your favourite food? Is it from your country or from other country. VIII. EVERYDAY ENGLISH Polite requests 1. What can you see in the photograph? 2. Match the questions and responses. 3. Complete these requests with Can/Could I…? or Can/Could you…? 4. Practise the requests with a partner. Give an answer for each request. TEST: 45 (MINUTES)

4

UNIT 10: BIGGER AND BETTER! I. STARTER Work in a partner. Who is taller? Who is older? II. CITY LIFE Comparative adjectives 1. Match an adjective with its opposite. 2. Make sentences comparing life in the city and country. 3. Listen and repeat. 4. What do you think? Tell the class. III. PRACTICE Much more than… 1. Complete the conversations with the correct form of the adj. 2. Compare two towns or cities that you know. III. COUTRY LIFE Have got 1. Read and listen to Mel’s conversation with her friend Tara. Complete it with the correct adj. 2. Practise the conversation with a partner. IV. PRACTICE Have/ Have got 1. Write the sentences again. 2. Ask and answer questions to find out who is richer! V. THE WORLD’S BEST HOTELS Superlative adj. 1. Read about the three hotels. 2. Correct the false sentences. 3. Which is the best hotel in or near your town? What has it got? VI. PRACTICE The bigger and best! 1. Complete the conversations using the superlative form of the adjective.

07 05 02

61

2. Listen to the first lines in exercise 1 and give the answers. 3. How well do you know the other students in your class? Describe them. 4. Write the name of your favourite film star. Read it to the class. Compare the people. 5. Tick (√) the correct sentence. VII. READING AND SPEAKING Three musical cities 1. Listen to the three types of music. 2. Where are these cities? What do you know about them? 3. Work in three groups. 4. Ask and answer questions about your city? 5. Compare the cities, using your answers. 6. Write some similar information about your city, town, or village. VIII. VOCABULARY AND PRONUCATION Town and country words. 1. Put the words into the correct columns. 2. Complete the sentences. 3. Write these words from exercise 1. 4. Do you prefer the town or the country? Divide into two groups. Play the game. IX. EVERYDAY ENGLISH Directions 2. 1. Listen to the directions to the lake. 2. Complete the text with the prepositions. 3. Look at the pictures and tell Norman’s story. 4. Work with a partner.

5

UNIT 11: LOOKING GOOD! I. STARTER 1. Look around the classrooom. Can you see any of these clothes? 2. What are you wearing? II. DESCRIBING PEOPLE Present Continuous 1. Look at the photographs. Describe the people. 2. What are they doing? 3. What are you wearing? III. PRACTICE Who is it? 1. Work with a partner. 2. Write sentences that are true for you at the moment. 3. Listen and write the names above the people. 4. Listen again and complete the table. 5. Work with a partner.

07 05 02

62

IV. A DAY IN THE PARK Who is it? 1. Find these things in the picture. 2. Listen to the questions. complete the answers. 3. Ask and answer questions the objects. V. PRACTICE Who’s or whose? 1. Choose the correct word. Compare your answers with a partner. 2. Listen to the sentences. 3. Complete the conversation. Listen and check. 4. Make more conversations with a partner. Check it 5. Correct the sentences. VI. LISTENING AND SPEAKING What a wonderful world! 1. Look out of the window. What can you see? Describe the scene. 2. These words often go together. Match them. 3. Read the song by Louis Armstrong. 4. Listen and complete the song. VII.VOCABULARY AND PRONUCATION Words that rhyme. 1. Match the words that rhyme. 2. Write two of the words on each line . 3. Practise saying the words in rhyming pairs. 4. Listen, then try saying these quickly to a partner. 5. Choose two tongue swisters and learn them. VIII. EVERYDAY ENGLISH In a clothes shop 1.Read the lines of conversation in a shop, the customer or the shop assistant? 2. Can you match any lines? 3. Listen and check 4. Practise the conversation with your partner.

6

UNIT 12: LIFE’S AN ADVENTURE! I. STARTER 1. How many sentences can you make? 2. Make similar true sentences about you. II. FUTURE PLANS Going to 1. Rosie and her teacher Miss Bishop both have plans for the future. Listen and check. 2. Talk first about Rosie, then about Miss Bishop. Use the ideas in exercise 1. 3. Listen and repeat the questions and anwers. III.PRACTICE Questions about Rosie

09 067 02 01

63

1. Make more questions and then match them. 2. Listen and check. 3. Ask and answer questions with a partner. 4. Tell the class some of the things you and your partner are/ are not going to do. I’m going to sneeze! 5. What is going to happen? Use these verbs. 6. Put the sentences. Listen and check. IV. I WANT TO TRAVEL THE WORLD. Infinitive of purpose 1. Match a country or a city with an activity.What can you see in the photos. 2. Read their conversation and complete the last sentence. Listen and check. V.PRACTICE Roleplay 1. Ask and answer questions about the places. 2. Talk about Miss Bishop’s journey. 3. Ask and answer questions about the places with a partner. 4. Write down the names of some places you are going to the future . Check it 5.Tick (V) the correct sentence. VI. READING AND SPEAKING Living dangerously 1. Match a verb with a noun or phrase. 2. Which of these sports do you think is the most dangerous? 3. Which of their sports would you most like to try?why? Ask and answer questions about your person. 4. Work with a partner from the other group. VII.VOCABULARY AND SPEAKING The weather 1. Match the words and symbols. 2. Listen and complete the answers. 3. Find out about the weather round the world yesterday. Work with a partner. 4. Which city was the hottest?coldest? VIII. EVERYDAY ENGLISH Making suggestions 1. Make a list of things you can do in good weather and bad weather. 2. Read and listen two conversations. 3. Match the lines with the two conversations. Correct order to complete the conversations. 4. Have more conversations suggesting what to do

64

when the weather is good or bad. REVIEW TEST: 45 (MINUTES)

Cộng 45 28 15 02

2. Nội dung chi tiết: UNIT 7: THEN AND NOW Thời gian: 07 giờ * Teaching aims: - After learning this unit, the students can: - Speak the grammar structures of regular verbs/irregular verbs in the simple past. - Know how to use the simple past tense to tell things/events happened in the past. - Know how to say congratulations on special occasions. - Remember vocabulary to do exercises and practice. - Have inspiration in learning. * Contents: I. STARTER - When were your grandparents and great - grandparents born? Where were they born? - Do you know all their names? What were their jobs? If you know, tell the class. II. WHEN I WAS YOUNG 1. Read and listen to Mattie Smith’s life now. Complete text A with the verbs you hear. 2. Read and listen to text B about Mattie’s life a long time ago. 3. What’s the past form of these verbs? Listen and practise saying them. 4. Read and listen to Mattie talking about her past life. 5. Complete the questions about Mattie. II. PRACTICE: Talking about you 1.Complete the sentences with did, was,or were. 2. Stand up! Ask two or three students the questions in exercise 1. 3. Tell the class some of the information you learned. Pronunciation 4. The - ed ending of regular verbs has three different. III. THE END OF THE 20 TH CENTURY 1. Look at the list of irregular verbs on p 142. Write the Past Simple form of the verbs in the box. Which verb isn’t irregular? 2. Listen and repeat the Past Simple forms. 3. How old were you in 2000? Simon was twenty - four.Listen to him and Complete the sentences. 4. Work with a partner. Ask and answer the questions about Simon. 5. What did you do in the last years of the century? IV. PRACTICE: WHEN DID IT HAPPEN? 1.What important dates in the 20thcentury can you remember? What happened in the world?What happened in your country? 2. Look at these phrases. 3. Work with a partner. Ask and answer questions with When did you last…? Ask another question for more information. 4. Tick(V) the correct sentences. V. READING AND SPEAKING: TWO FAMOUS FIRSTS 1. Translate these words.

65

2. Look at the photographs and Complete these sentences. 3. Work in two groups. 4. Are the sentences true (V) or fasle (X) about your person? Correct the fasle sentences. 5. Find a partner from the other group. Compare Georgy Washington and Margaret Thatcher, using your answers. 6. Complete the questions about the other person. Then ask and answer them with your partner. VI.VOCABULARY AND PRONUCATION 1. These are many silent letters in English words. Here are some words from the reading texts on p37. Practise saying them. 2. Look at the phonetic spelling of these words from exercise 1. Wrire the words. 3. Wrire the words. They all have silent letters. VII. EVERYDAY ENGLISH 1. Look at the list of days. Which are special? Match the special days with the pictures. Do you have the same customs in your country? 2. Complete the conversations. What are the occations? 3. Listen and answer. UNIT 8: HOW LONG AGO? Thời gian: 07 giờ Teaching aims: - After learning this unit, the students can: - Remember the grammar structures of regular verbs/irregular verbs in the simple past andhow to use the simple past tense to tell things/events happened in the past. - Know how to say the date. - Remember vocabulary to do exercises and practice. - Have inspiration in learning. * Contents: I. STARTER What is the Past Simple of these verbs: Most of them are irregular. II. FAMOUS INVENTIONS Past Simple negatives/ago 1. Match the verbs from the Starter with the photographs. 2. Work in groups. What year was it one hundred years ogo? Ask and answer questions about the things in the pictures. What did people do? What didn’t they do? 3. Tell the class the things you think people did and didn’t do. 4. Your teacher knows the exact dates when these things were invented. Ask your teacher about them. Write down the dates. How many years ago was it? III. PRACTICE Three inventors 1. The dates in the texts are all incorrect. Read and listen, and correct the dates. 2. Match these sentences negative. Then give the correct answers. 3. Read and listen conversations. Then listen and repeat. 4. Work with a partner. Look at the lists of more incredible information from your teacher. Have similar conversations. IV. TIME EXPRESSTIONS 1. Make correct time expressions. 2. Work with a partner. Ask and answer questions with When..? Use a time expression and ago in the answer. 3.Tell the class about your day so far.

66

V. VOCABULARY AND PRONUCATION Which words is different? 1.Which words is different? Why? 2. Look at the phonetic spelling of these words from exercise 1. Practise saying them. 3. Complete the sentences with a word from exercise 1. VI.LISTENING AND SPEAKING How did you two meet? 1. Put the sentences in the correct order. There is more than one answer? 2. Look at the for people and discuss the questions. 3. Read the introductions to the stories of how they met. What do you think happened next? 4. Now listen to them talking. Were your ideas correct? 5. Answer the questions about Per and Debbie, and Vincent and Rosa. VII. SPEAKING 6. Imagine you are one of the people. Tell the story of how you met your husband/wife. 7. Look at the questions. Tell a partner about you and your family. VIII. EVERYDAY ENGLISH What’s the date? 1. Write the correct word next to the numbers. 2. Ask and answer questions with a partner about the months of a year. 3. Practise saying these dates: 4. Listen and write the dates you hear. 5. Ask and answer questions with your partner. UNIT 9: FOOD YOU LIKE! Thời gian: 08 giờ Teaching aims: -After learning this unit, the students can: - Differentiate between countable and uncountable nouns; much and any; a and some. - Know how to use Do you like…?/ Would you like…?. - Remember vocabulary to do exercises and practice. - Have inspiration in learning. * Contents: I. STARTER What’s your favourite fruit? drink? Write your answers. II. FOOD AND DRINK Count and uncount nouns 1. Match the food and drink with the pictures. 2. Tick (V) the food and drink in the lists on p66 that they both like. 3. Talk about the lists of food and drink with a partner. III. PRACTICE 1. Write a, an, or some. 2. Write a, an, or some. 3. Choose Would/ Do you like…? Or I / I’d like…to complete conversations. 4. Listen to the questions and choose the correct answers. VI. GOING SHOPPING 1. Talk about the picture. Use some/any, and not much/not many. 2. Ask and answer questions about what there is in the shop with a partner. 3. Listen and tick (V) the things he buys.Why doesn’t he buy the other things?

67

V. PRACTICE Much or many? 1. Complete the questions using much or many. 2. Choose an answer for each questions in ex 1. 3. Correct the sentences. 4. Make a shopping list each and roleplay conversations between Miss Potts and a customer. VI. READING AND SPEAKING Food around the world 1. Which food and drink comes from your coungtry? Which foreign food and drink is popular in your coungtry? 2. Can you identify any places or nationalities in the photographs? What else can you see? 3. Read the text. Write the correct question heading for each paragraph. 4. Answer the questions. Speaking 5. Work in small groups and discuss these questions about your coungtry. Writing 6. Write a paragraph about meals in your coungtry. VII.LISTENING AND SPEAKING My favourite food 1. Look at the photographs of different food. Where is it from? Which do you like? 2. Listen and match each person with their favourite food. 3. Answer these questions about the people. 4. What’s your favourite food? Is it from your country or from other country. VIII. EVERYDAY ENGLISH 1. What can you see in the photograph? 2. Match the questions and responses. 3. Complete these requests with Can/Could I…? or Can/ Could you…? 4. Practise the requests with a partner. Give an answer for each request. TEST: 45 (MINUTES) UNIT 10: BIGGER AND BETTER! Thời gian: 07 giờ Teaching aims: - After learning this unit, the students can: - To remember grammar structures “the present continuous ” and “ Whose + possessive pronouns”. - To remember vocabulary to do exercises and practice. - To ask and answer some classroom language. - To have inspiration in learning. * Contents: I. STARTER Work in a partner. Who is taller? Who is older? II. CITY LIFE Comparative adjectives 1. Match an adjective with its opposite. 2. Make sentences comparing life in the city and country. 3. Listen and repeat. 4. What do you think? Tell the class. III. PRACTICE

68

Much more than… 1. Complete the conversations with the correct form of the adj. 2. Compare two towns or cities that you know. III. COUTRY LIFE Have got 1. Read and listen to Mel’s conversation with her friend Tara. Complete it with the correct adj. 2. Practise the conversation with a partner. IV. PRACTICE Have/ Have got 1. Write the sentences again. 2. Ask and answer questions to find out who is richer! V. THE WORLD’S BEST HOTELS Superlative adj. 1. Read about the three hotels. 2. Correct the false sentences. 3. Which is the best hotel in or near your town? What has it got? VI. PRACTICE The bigger and best! 1. Complete the conversations using the superlative form of the adjective. 2. Listen to the first lines in exercise 1 and give the answers. 3. How well do you know the other students in your class? Describe them. 4. Write the name of your favourite film star. Read it to the class. Compare the people. 5. Tick (√) the correct sentence. VII. READING AND SPEAKING Three musical cities 1. Listen to the three types of music. 2. Where are these cities? What do you know about them? 3. Work in three groups. 4. Ask and answer questions about your city? 5. Compare the cities, using your answers. 6. Write some similar information about your city, town, or village. VIII. VOCABULARY AND PRONUCATION Town and country words. 1. Put the words into the correct columns. 2. Complete the sentences. 3. Write these words from exercise 1. 4. Do you prefer the town or the country? Divide into two groups. Play the game. IX. EVERYDAY ENGLISH Directions 2. 1. Listen to the directions to the lake. 2. Complete the text with the prepositions. 3. Look at the pictures and tell Norman’s story. 4. Work with a partner. UNIT 11: LOOKING GOOD! Thời gian: 07 giờ Teaching aims:

69

- After learning this unit, the students can: - Remember sentence structures of verbs in the Present Continuous tense and know how to use the Present Continuous tense. - Know how to use Whose. - Remember the form and use of Possessive pronouns. - Remember vocabulary to do exercises and practice. - Have inspiration in learning. I. STARTER 1. Look around the classrooom. Can you see any of these clothes? 2. What are you wearing? II. DESCRIBING PEOPLE Present Continuos 1. Look at the photographs. Describe the people. 2. What are they doing? 3. What are you wearing? III. PRACTICE Who is it? 1. Work with a partner. 2. Write sentences that are true for you at the moment. 3. Listen and write the names above the people. 4. Listen again and complete the table. 5. Work with a partner. IV. A DAY IN THE PARK Who is it? 1. Find these things in the picture. 2. Listen to the questions. complete the answers. 3. Ask and answer questions the objects. V. PRACTICE Who’s or whose? 1. Choose the correct word. Compare your answers with a partner. 2. Listen to the sentences. 3. Complete the conversation. Listen and check. 4. Make more conversations with a partner. Check it 5. Correct the sentences. VI. LISTENING AND SPEAKING What a wonderful world! 1. Look out of the window. What can you see? Describe the scene. 2. These words often go together. Match them. 3. Read the song by Louis Armstrong. 4. Listen and complete the song. VII.VOCABULARY AND PRONUCATION Words that rhyme. 1. Match the words that rhyme. 2. Write two of the words on each line . 3. Practise saying the words in rhyming pairs. 4. Listen, then try saying these quickly to a partner. 5. Choose two tongue swisters and learn them.

70

VIII. EVERYDAY ENGLISH In a clothes shop 1.Read the lines of conversation in a shop, the customer or the shop assistant? 2. Can you match any lines? 3. Listen and check 4. Practise the conversation with your partner. UNIT 12: LIFE’S AN ADVENTURE! Thời gian: 09 giờ Teaching aims: - After learning this unit, the students can: - Remember and speak the grammar structures and use of the near future tense, infinitive of purpose, the weather and making suggestions. - Remember vocabulary to do exercises and practice. - Have inspiration in learning. * Contents: I. STARTER 1. How many sentences can you make? 2. Make similar true sentences about you. II. FUTURE PLANS Going to 1. Rosie and her teacher Miss Bishop both have plans for the future. Listen and check. 2. Talk first about Rosie, then about Miss Bishop. Use the ideas in exercise 1. 3. Listen and repeat the questions and anwers. III.PRACTICE Questions about Rosie 1. Make more questions and then match them. 2. Listen and check. 3. Ask and answer questions with a partner. 4. Tell the class some of the things you and your partner are/ are not going to do. I’m going to sneeze! 5. What is going to happen? Use these verbs. 6. Put the sentences. Listen and check. IV. I WANT TO TRAVEL THE WORLD. Infinitive of purpose 1. Match a country or a city with an activity.What can you see in the photos. 2. Read their conversation and complete the last sentence. Listen and check. V.PRACTICE Roleplay 1. Ask and answer questions about the places. 2. Talk about Miss Bishop’s journey. 3. Ask and answer questions about the places with a partner. 4. Write down the names of some places you are going to the future . Check it 5.Tick (V) the correct sentence. VI. READING AND SPEAKING Living dangerously 1. Match a verb with a noun or phrase. 2. Which of these sports do you think is the most dangerous?

71

3. Which of their sports would you most like to try?why? Ask and answer questions about your person. 4. Work with a partner from the other group. VII.VOCABULARY AND SPEAKING The weather 1. Match the words and symbols. 2. Listen and complete the answers. 3. Find out about the weather round the world yesterday. Work with a partner. 4. Which city was the hottest?coldest? VIII. EVERYDAY ENGLISH Making suggestions 1. Make a list of things you can do in good weather and bad weather. 2. Read and listen two conversations. 3. Match the lines with the two conversations. Correct order to complete the conversations. 4. Have more conversations suggesting what to do when the weather is good or bad. REVIEW TEST: 45 (MINUTES) IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết có đầy đủ âm thanh, ánh sáng để thực hiện môn học. 2. Trang thiết bị máy móc: - Phấn bảng, máy chiếu, máy tính. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Các slide bài giảng, giáo án, bút vở. - Tài liệu, giáo trình. 4. Các điều kiện khác: - Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng,có năng lực,phẩm chất đạo đức tốt. - Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy. V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: 1. Nội dung: Sau khi học xong môn này, người học có khả năng: * Về kiến thức: Được đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm và phải đạt được các yêu cầu sau: - Nắm được kiến thức cơ bản về. - Biết cách tổ chức và áp dụng được trong những bài tập cụ thể. * Về kỹ năng: - Đánh giá kỹ năng của người học thông qua các bài tập cụ thể. * Về thái độ: - Thể hiện tính cẩn thận, thao tác nhanh, tự giác trong học tập. -Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 2. Phương pháp: - Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1). - Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2). - Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định.

72

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Đối với giáo viên, giảng viên:Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải, thuyết trình,phát vấn (nêu vấn đề). Phân nhóm cho người học trao đổi, thảo luận với nhau. - Đối với người học:Lắng nghe, ghi chép vàthảo luận. 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy 4. Tài liệu tham khảo: 5. Ghi chú và giải thích (nếu có): - Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực hành được

tính vào giờ thực hành.

73

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Kỹ năng giao tiếp

Mã môn học: A09

Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành, thí

nghiệm, thảo luận, bài tập: 15 giờ; Kiểm tra 2 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Học kì 2 Năm thứ nhất

- Tính chất: Bắt buộc

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

+ Tr×nh bµy ®­îc mét sè kh¸i niÖm c¬ b¶n vÒ t©m lý vµ t©m lý y häc.

+ Tr×nh bµy ®­îc nh÷ng kiÕn thøc c¬ b¶n vÒ giao tiÕp, t­ vÊn vµ gi¸o dôc søc khoÎ.

- Về kỹ năng:

+ Thùc hiÖn ®­îc mét sè kü n¨ng giao tiÕp, t­ vÊn søc khoÎ cã hiÖu qu¶.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ LËp kÕ ho¹ch mét buæi truyÒn th«ng - gi¸o dôc søc khoÎ.

+VËn dông ®­îc nh÷ng kiÕn thøc vÒ giao tiÕp, t­ vÊn, truyÒn th«ng - gi¸o dôc

trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ hµnh nghÒ

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số Lý

thuyết

Thực hành,

thínghiệm, thảo

luận, bài tập

Kiểm tra

1 Kh¸i niÖm vÒ truyÒn

th«ng gi¸o dôc søc

kháe vµ n©ng cao søc

kháe

3

2 Nguyªn t¾c truyÒn

th«ng - GDSK vµ

n©ng cao søc kháe

3

2

1

3 Hµnh vi søc kháe, qu¸

tr×nh thay ®æi hµnh

vi søc kháe

2

2

4 Kü n¨ng truyÒn th«ng

- gi¸o dôc søc kháe 4

2 2

5 Néi dung truyÒn th«ng

- gi¸o dôc søc kháe 5 1 3 1

6

Ph­¬ng tiÖn vµ

ph­¬ng ph¸p truyÒn

th«ng - GDSK

5 2 3

7

LËp kÕ ho¹ch mét

buæi truyÒn th«ng-

gi¸o dôc søc khoÎ

8 1 6 1

Tổng số 30 13 15 2

2. Nội dung chi tiết:

74

Bài mở đầu:

Chương1: Kh¸i niÖm vÒ truyÒn th«ng gi¸o dôc søc kháe vµ n©ng cao søc

kháe

Thời gian: 3 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được định nghĩa về sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Phân biệt được khái niệm nâng cao sức khỏe và giáo dục sức khỏe.

- Mô tả được được 5 cách tiếp cận trong NCSK.

- Kể đúng 6 năng lực cơ bản trong NCSK.

2. Nội dung chương:

2.1. Khái niệm về sức khỏe

2.1.1. Sức khỏe là gì?

2.1.2. Các yếu tố tác động đến sức khỏe

2.2. Khái niệm về nâng cao sức khỏe

2.2.1. NCSK là gì?

2.2.2. Phân biệt NCSK và GDSK

2.2.3. Các hoạt động NCSK

2.2.4. Các cách tiếp cận NCSK

2.2.5. Năng lực cơ bản trong nâng cao sức khỏe.

Chương2: Nguyªn t¾c truyÒn th«ng - GDSK vµ n©ng cao søc kháe

Thời gian: 3giờ

1, Mục tiêu:

- Giải thích được bản chất của quá trình GDSK.

- Nêu được vị trí, vai trò của GDSK trong việc tạo ra, bảo vệ và nâng cáo sức khỏe

- Nêu được các nguyên tắc Truyền thông – Giáo dục sức khỏe và NCSK.

2. Nội dung chương:

2.1. Bản chất của quá trình GDSK

2.2. Vị trí, vai trò của GDSK trong việc tạo ra, bảo vệ và NCSK

Chương 3: Hµnh vi søc kháe, qu¸ tr×nh thay ®æi hµnh vi søc

kháe

Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm Hành vi sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi

sức khỏe.

- Trình bày được quá trình thay đổi hành vi sức khỏe.

2. Nội dung chương

2.1. Khái niệm hành vi sức khỏe.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sức khỏe.

2.3. Quá trình thay đổi hành vi sức khỏe.

Chương 4: Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe

Thời gian: 4 tiết

1.Mục tiêu

- Nêu được vị trí, tầm quan trọng của truyền thông trong công tác chăm sóc sức

khỏe.

- Thực hiện được kỹ năng truyền thông trực tiếp.

2. Nội dung chương

2.1. vị trí, vai trò của truyền thông trong công tác chăm sóc sức khỏe.

2.2. Các kỹ năng truyền thông GDSK

75

Chương 5: Néi dung truyÒn th«ng - gi¸o dôc søc kháe

Thời gian: 5 tiết

1.Mục tiêu

- Giải thích được mục đích và những nội dung chính cần TT-GDSK tại cộng đồng.

- Mô tả được 12 nội dung thực hành cơ bản tại gia đình

2. Nội dung

2.1. Những nội dung cần TTGDSK tại cộng đồng

2.2. 12 nội dung thực hành cơ bản tại gia đình

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa: đầy đủ

2. Trang thiết bị máy móc: đầy đủ

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: đầy đủ

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức: Vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận

- Kỹ năng: Thực hành

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2. Phương pháp:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi viÕt. Sö dông c©u hái thi truyÒn thèng,

c©u hái tr¾c nghiÖm, bµi tËp t×nh huèng

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học: toàn bộ học sinh

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Lý thuyÕt: ThuyÕt tr×nh. Thùc hiÖn ph­¬ng ph¸p d¹y-häc tÝch cùc

- Thùc hµnh: Th¶o luËn nhãm, ®ãng vai, bµi tËp t×nh huèng, thùc hµnh

giao tiÕp gi¸o dôc søc khoÎ.

PhÇn thùc hµnh cña m«n häc Kü n¨ng giao tiÕp vµ gi¸o dôc søc khoÎ cßn ®­îc

thùc hiÖn tiÕp tôc trong häc phÇn Thùc tËp céng ®ång vµ Thùc tËp tèt nghiÖp.

Gi¸o viªn gi¶ng d¹y häc phÇn Kü n¨ng giao tiÕp vµ gi¸o dôc søc khoÎ cÇn nghiªn

cøu néi dung thùc hµnh cña c¸c häc phÇn nãi trªn ®Ó gi¶ng d¹y vµ tham gia h­íng dÉn

häc sinh.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

4. Tài liệu tham khảo:

- Gi¸o dôc søc khoÎ, Tr­êng ®¹i häc Y Hµ Néi.

- Gi¸o dôc søc khoÎ, Tr­êng ®¹i häc Y tÕ c«ng céng. 2001

- Gi¸o dôc søc khoÎ, Tæ chøc Y tÕ thÕ giíi - 1988 (Tµi liÖu dÞch)

- C¸c kü n¨ng giao tiÕp cã hiÖu qu¶ cña c¸n bé y tÕ (tµi liÖu dÞch). Nhµ

xuÊt b¶n Y häc. 2001

- Gi¸o tr×nh t©m lý häc, Tr­êng ®¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi, Nhµ xuÊt b¶n

Gi¸o dôc. 1991.

- Gi¸o tr×nh m«n häc Kü n¨ng gi¸o tiÕp- Gi¸o dôc søc khoÎ cña nhµ tr­êng

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

76

77

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Khởi tạo Doanh nghiệp

Mã môn học: A10

Thời gian thực hiện môn học: 30 tiết; (Lý thuyết: 28 tiết; thảo luận, bài tập; Kiểm tra

02tiết)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí của môn học:Khởi tạo Doanh nghiệp là môn học được bố trí sau khi sinh viên học

xong các môn học đại cương và môn cơ sở ngành.

- Tính chất của môn học:Là môn học chuyên ngành tự chọn.

II. Mục tiêu môn học:

* Về kiến thức:

-Trình bày được một số kiến thức cơ bản về cơ sở khởi tạo doanh nghiệp và khởi nghiệp

kinh doanh.

- Xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cuả bản thân đối với việc

khởi nghiệp kinh doanh.

- Trình bày được các nội dung cơ bản của kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh

* Về kỹ năng:

Xây dựng và trình bày được 01 bản kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh cụ thể dựa trên ý

tưởng kinh doanh của người học.

* Về thái độ

-có ý tưởng và mong muốn khởi nghiệp kinh doanh

* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực hành,

thínghiệm,

thảo luận, bài

tập

Kiểm

tra

78

1 Bài mở đầu:

Chương 1: cơ sở của khởi tạo Doanh nghiệp

I. Một số khái niệm về kinh doanh,

doanh nghiệp và khởi tạo Doanh.

II. Các đặc trưng, tố chất và kỹ năng

cần thiết của người kinh doanh

2.1. Đặc trưng của người Kinh doanh

2.2. Tố chất của người kinh doanh

2.3.Kỹ năng cần thiết của người kinh doanh

2.4.Văn hóa và đạo đức kinh doanh

III.Những yêu cầu và điều kiện để khởi nghiệp

kinh doanh

3.1. Yêu cầu đối với khởi nghiệp kinh doanh

3.2. Điều kiện để khởi nghiệp kinh doanh

IV.Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến

sự phát triển doanh nghiệp

Kiểm tra 15 phút

Chương 2: Lập kế hoạch khởi nghiệp kinh

doanh

I. Ý tưởng kinh doanh và ra quyết định khởi

nghiệp kinh doanh

1.1. Xem xét nhu cầu và thị trường

1.2. Hình thành ý tưởng kinh doanh

1.3. Các vấn đề pháp lý và xác định, lựa chọn cơ

hội kinh doanh

1.4. Ra quyết định khởi nghiệp kinh doanh

II.Nội dung chính của kế hoạch khởi nghiệp

kinh doanh

2.1.Cấu trúc, nội dung và hình thức của bản kế

hoạch khơỉ nghiệp kinh doanh.

2.2. Kế hoạch về nhân sự, tổ chức

2.3.Kế hoạch về nhân sự, tổ chức.

2.4.Kế hoạch về tài chính, cơ sở vật chất

2.5.Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của kế

hoạch khởi nghiệp kinh doanh

2.6.Kế hoạch marketing

Kiểm tra 1 tiết

Chương 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch khởi

nghiệp kinh doanh

I. Tổ chức các hoạt động kinh doanh

II.Tổ chức bộ máy điều hành kinh doanh

III.Tạo lập và sử dụng các nguồn lực kinh

doanh

IV.Tổ chức mạng lưới thông tin trong kinh

doanh

Ôn tập kiểm tra kết thúc học phần

10

10

10

10

10

09

0

79

Cộng 30 28

02

2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu:

Chương 1: cơ sở của Khởi tạo Doanh nghiệp Thời gian: 10 tiết

* Mục tiêu:

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các yếu tốkinh doanh và khởi nghiệp

- Giúp người học hiểu rõ các đặc trưng và tố chất của người kinh doanh

* Nội dung chương:

I. Một số khái niệm về kinh doanh, doanh nghiệp và khởi tạo Doanh.

II. Các đặc trưng, tố chất và kỹ năng cần thiết của người kinh doanh

2.1. Đặc trưng của người Kinh doanh

2.2. Tố chất của người kinh doanh

2.3.Kỹ năng cần thiết của người kinh doanh

2.4.Văn hóa và đạo đức kinh doanh

III.Những yêu cầu và điều kiện để khởi nghiệp kinh doanh

3.1. Yêu cầu đối với khởi nghiệp kinh doanh

3.2. Điều kiện để khởi nghiệp kinh doanh

IV. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến sự phát triển doanh nghiệp

Kiểm tra 15 phút

Chương 2: Lập kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh Thời gian: 10 tiết

* Mục tiêu:

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản vềlập kế hoạch kinh doanh.

- Giúp người học nắm được một số yêu cầu cần thiết đối với người khởi nghiệp.

* Nội dung chương:

I. Ý tưởng kinh doanh và ra quyết định khởi nghiệp kinh doanh

1.1. Xem xét nhu cầu và thị trường

1.2. Hình thành ý tưởng kinh doanh

1.3. Các vấn đề pháp lý và xác định, lựa chọn cơ hội kinh doanh

1.4. Ra quyết định khởi nghiệp kinh doanh

II. Nội dung chính của kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh

2.1.Cấu trúc, nội dung và hình thức của bản kế hoạch khơỉ nghiệp kinh doanh.

2.2. Kế hoạch về nhân sự, tổ chức

2.3.Kế hoạch về nhân sự, tổ chức.

2.4.Kế hoạch về tài chính, cơ sở vật chất

2.5.Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh

2.6.Kế hoạch marketing

Kiểm tra 1 tiết

Chương 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh Thời

gian: 10 tiết

* Mục tiêu:

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về khơỉ nghiệp và những kỹ năng cần có

trong khởi nghiệp kinh doanh.

Nội dung chương:

I. Tổ chức các hoạt động kinh doanh

II.Tổ chức bộ máy điều hành kinh doanh

III.Tạo lập và sử dụng các nguồn lực kinh doanh

IV.Tổ chứcmạng lưới thông tin trong kinh doanh

Ôn tập kiểm tra kết thúc học phần

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

80

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết có đầy đủ âm thanh, ánh

sáng để thực hiện môn học.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Phấn bảng, máy chiếu, máy tính.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Các slide bài giảng, giáo án, bút vở.

- Tài liệu, giáo trình.

4. Các điều kiện khác:

- Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng,có năng lực,phẩm chất đạo

đức tốt.

- Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

Sau khi học xong môn này, người học có khả năng:

* Về kiến thức: Được đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra viết đạt được các yêu cầu sau:

- Nắm được kiến thức cơ bản về khởi nghiệp

- Hiểu được quy trình lập kế hoạch kinh doanh

- Biết cách tổ chức và áp dụng được trong những tình huống cụ thể.

* Về kỹ năng:

- Đánh giá kỹ năng thực hành của người học trong các bài thực hành.

- Biết quy trình lập kế hoạch kinh doanh trong khởi nghiệp

* Về thái độ:

- Thể hiện tính cẩn thận, thao tác nhanh, tự giác trong học tập.

-Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2. Phương pháp:

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1): 3 bài

- Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2): 2 bài

- Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi lý thuyết

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình

độ Cao đẳng và trung cấp.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải,minh họa,phát

vấn (nêu vấn đề). Phân nhóm cho người học trao đổi, thảo luận với nhau. Trình bày theo

nhóm.

- Đối với người học:Lắng nghe, ghi chép vàthảo luận.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chương

mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy

4. Tài liệu tham khảo:

-

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

- Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực hành

được tính vào giờ thực hành.

81

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

1. Tªn häc phÇn: Vi sinh - Ký sinh trïng

2. Sè ®¬n vÞ häc tr×nh: 2 §VHT/ 30 tiÕt

- Sè tiÕt lý thuyÕt: 30 tiÕt

- Sè tiÕt thùc hµnh: 0 tiÕt

3. Thêi ®iÓm thùc hiÖn: Häc kú I (N¨m thø nhÊt)

4. Thêi gian: Sè tiÕt/ tuÇn: 2 tiÕt; tæng sè: 12 tuÇn.

5. Môc tiªu häc phÇn:

- Tr×nh bµy mét sè kh¸i niÖm c¬ b¶n vÒ Vi sinh, Ký sinh trïng trong Y häc. Mèi liªn

quan gi÷a Vi sinh, Ký sinh trïng víi søc khoÎ vµ bÖnh tËt.

- Tr×nh bµy kh¸i niÖm c¬ b¶n vÒ kh¸ng nguyªn, kh¸ng thÓ qu¸ tr×nh ®¸p øng miÔn

dÞch cña c¬ thÓ, v¸c xin vµ huyÕt thanh

- Tr×nh bµy ®Æc ®iÓm cÊu tróc, sinh lý, sinh th¸i, chu kú ph¸t triÓn cña Vi sinh

vËt vµ Ký sinh trïng g©y bÖnh th­êng gÆp.

- NhËn d¹ng mét sè Vi sinh vËt, Ký sinh trïng g©y bÖnh.

6. Néi dung häc phÇn:

TT Tªn bµi häc

sè tiÕt Lý

thuyÕt

sè tiÕt

Thùc hµnh

1 §¹i c­¬ng vÒ vi sinh - ký sinh trïng y häc 2

2 §¹i c­¬ng vÒ miÔn dÞch vµ øng dông trong y häc 2

3 Mét sè vi khuÈn g©y bÖnh th­êng gÆp 2

4 Mét sè vi rót g©y bÖnh th­êng gÆp. 2

7 Ký sinh trïng sèt rÐt. 2

8 Giun ®òa, giun tãc, giun kim, giun mãc, giun chØ 2

9 A mÝp, trïng roi, trïng l«ng 2

10 S¸n l¸, s¸n d©y 2

11 Ph­¬ng ph¸p lÊy bÖnh phÈm, b¶o qu¶n bÖnh

phÈm ®Ó lµm xÐt nghiÖm vi sinh - ký sinh trïng 10

Tæng sè 30

7. H­íng dÉn thùc hiÖn häc phÇn:

* Gi¶ng d¹y:

- Lý thuyÕt: ThuyÕt tr×nh. Thùc hiÖn ph­¬ng ph¸p gi¶ng - d¹y tÝch cùc.

- Thùc tËp: T¹i phßng thùc tËp cña tr­êng, phßng xÐt nghiÖm cña ViÖn, BÖnh

viÖn, Trung t©m y tÕ dù phßng.... Sö dông kÝnh hiÓn vi, tranh, tiªu b¶n mÉu,

m« h×nh, Video, Slide ...., lµm thùc nghiÖm ®Ó h­íng dÉn häc sinh.

* §¸nh gi¸:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi viÕt, sö dông c©u hái thi truyÒn thèng kÕt hîp

c©u hái thi tr¾c nghiÖm

8. Tµi liÖu tham kh¶o:

- Bµi gi¶ng Vi sinh y häc cña Tr­êng ®¹i häc Y - Hµ Néi

- Tµi liÖu thùc tËp Vi sinh cña Tr­êng ®¹i häc Y - Hµ Néi.

- Ký sinh trïng y häc cña Tr­êng ®¹i häc Y-D­îc Tp. Hå ChÝ Minh

- Ký sinh trïng y häc - Nhµ xuÊt b¶n Y häc, n¨m 1996.

- Bµi gi¶ng Ký sinh trïng y häc - Nhµ xuÊt b¶n Y häc, n¨m 1985

82

- Gi¸o tr×nh m«n häc Vi sinh - Ký sinh trïng cña nhµ tr­êng

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Giải phẫu sinh lý

Mã môn học: BDD02

Thời gian thực hiện môn học: 90 giờ

Lý thuyết: 58 giờ;

Thực hành: 29 giờ;

Kiểm tra 3 giờ

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Được bố trí tại học kỳ 1 (năm thứ 1)

- Tính chất: Giải phẫu sinh lý là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo.

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

+ M« t¶ ®­îc h×nh thÓ ngoµi, h×nh thÓ trong vµ liªn quan cña c¸c c¬ quan trong

c¬ thÓ ng­êi trªn m« h×nh, tranh vÏ.

+ Tr×nh bµy ®­îc chøc n¨ng sinh lý cña tõng c¬ quan trong c¬ thÓ ng­êi vµ c¸c ho¹t

®éng ®iÒu hoµ chøc n¨ng c¸c c¬ quan ®ã.

- Về kỹ năng:

+ VËn dông ®­îc kiÕn thøc ®· häc vÒ gi¶i phÉu, sinh lý ¸p dông vµo nhËn ®Þnh

vµ ch¨m sãc ng­êi bÖnh

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có khả năng làm việc độc lập hiệu quả

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

TT Néi dung

Thời gian

(giờ)

Tổng số Lý

thuyÕt

Thùc

hµnh Kiểm tra

1

Bµi më ®Çu

1. Định nghĩa

2. Nội dung và phạm vi của giải

phẫu học

3. Tư thế giải phẫu

4. Các mặt phẳng giải phẫu

5. Các thuật ngữ sử dụng trong mô

tả

6. Động tác giải phẫu học

2 2

2

Ch­¬ng I: Da vµ sinh lý da

1. Cấu tạo của da

2. Các cấu trúc phụ thuộc của da

3. Chức năng sinh lý của da

2 2

3

Ch­¬ng II: HÖ C¬

1. Đại cương về mô cơ. Cấu trúc của

cơ xương. Các đầu bám của cơ. Các

kiểu sắp xếp bó sợi cơ. Sự phối hợp

giữa các cơ và nhóm cơ.

2. Các cơ của đầu

3. Các cơ của cổ

4. Các cơ của thân

5. Các cơ chi trên

6. Các cơ của chi dưới

10 6

4

83

Thùc hµnh: HÖ C¬

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i

phÉu

4

Ch­¬ng III: HÖ X­¬ng

1. Chức năng, Phân loại, Cấu của tạo chung các xương Sự hình thành và phát triển của xương Các mạch máu của xương, Số lượng và phân chia 2. Xương sọ 3. Xương thân(Cột sống, Các xương ngực và lồng ngực) 4. Các xương chi trên 5. Các xương của chi dưới Thùc hµnh: HÖ X­¬ng

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i

phÉu

8 4

4

5

Ch­¬ng IV: HÖ ThÇn kinh vµ

gi¸c quan

1. Cấu tạo và phân loại tế bào nơron

2. Các màng não tủy

3. Tủy sống (cấu tạo, chức năng)

4. Não bộ (chức năng của hành não,

cầu não, trung não, gian não, đại

não)

5. 12 đôi dây thần kinh sọ não

6. Các đôi dây thần kinh tủy sống

7. Sinh lý thần kinh cấp cao (phản

xạ và giấc ngủ. Đặc điểm của hệ

thần kinh người).

8. Các cơ quan phân tích (thị giác,

thính giác)

Thùc hµnh: HÖ ThÇn kinh vµ

gi¸c quan

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i

phÉu

11 7

4

6

Ch­¬ng V: HÖ TuÇn hoµn

1.Tim

2. Các mạch máu (Hình thể và chức

năng)

Thùc hµnh: HÖ TuÇn hoµn

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i

phÉu

8 6 2

7

Ch­¬ng VI: Sinh lý m¸u

1. CÊu t¹o m¸u (Hång cÇu, B¹ch

cÇu, tiÓu cÇu, huyÕt t­¬ng)

2. M¸u ®«ng

3. Nhãm m¸u vµ sù truyÒn m¸u

4. Chøc n¨ng cña m¸u.

Thùc hµnh: Xác định nhóm máu

7 4 3

8 KiÓm tra 1 tiÕt 1

9

Ch­¬ng VII: HÖ H« hÊp

1. Lång ngùc

2. Mòi

3. Häng

8 5 3

84

4. Thanh qu¶n

5. KhÝ qu¶n

6. PhÕ qu¶n

7. Phæi vµ mµng phæi

8. Sinh lý h« hÊp (hiÖn t­îng c¬

häc, hãa häc, lý häc trong h« hÊp.

Sù th«ng khÝ. Sù ®iÒu hßa h« hÊp.

)

Thùc hµnh: Hệ hô hấp

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i

phÉu

10

Ch­¬ng VIII: HÖ Tiªu hãa

1. MiÖng (CÊu t¹o vµ chøc n¨ng cña

r¨ng vµ l­ìi)

2. Thùc qu¶n

3. D¹ dµy

4. Ruét (CÊu t¹o vµ chøc n¨ng cña

c¸c ph©n ®o¹n cña ruét non, ruét

giµ).

5. CÊu t¹o vµ chøc n¨ng cña gan,

tôy.

6. HiÖn t­îng hãa häc trong tiªu hãa

ë c¸c ®o¹n cña èng tiªu hãa.

Thùc hµnh: HÖ Tiªu hãa

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i

phÉu

12 8 4

KiÓm tra 15 phót

11

Ch­¬ng IX: HÖ TiÕt niÖu

1. ThËn (CÊu t¹o ngoµi vµ vi thÓ)

2. NiÖu qu¶n (CÊu t¹o vµ chøc

n¨ng)

3. Bµng quang

4. NiÖu ®¹o

5. Sinh lý tiÕt niÖu

- Chøc n¨ng cña thËn

- C¬ chÕ bµi tiÕt cña thËn

- Nh÷ng yÕu tè ¶nh h­ëng

- §éng t¸c tiÓu tiÖn

Thùc hµnh: HÖ Bµi tiÕt

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i

phÉu

Test nhanh thử nước tiểu

6

4

2

012

Ch­¬ng X: HÖ Sinh dôc

1. C¬ quan sinh dôc nam (Tinh

hoµn. §­êng dÉn tinh. TuyÕn tiÒn

liÖt. D­¬ng vËt)

2. Sinh lý sinh dôc nam

3. C¬ quan sinh dôc n÷ (Buång

trøng. Vßi trøng. Tö cung. ©m ®¹o)

4. Sinh lý sinh dôc n÷

5. Sinh ®Î cã kÕ ho¹ch

Thùc hµnh: HÖ Sinh dôc

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i

phÉu

8 5 3 0

KiÓm tra 1 tiÕt (thực hành) 1

13 Ch­¬ng XI: Sinh lý néi tiÕt vµ ®iÒu 4 4 0 0

85

hßa th©n nhiÖt

1. TuyÕn yªn (VÞ trÝ, cÊu t¹o,

hoocmon néi tiÕt)

2. TuyÕn cËn gi¸p tr¹ng (VÞ trÝ, cÊu

t¹o, hoocmon néi tiÕt)

3. TuyÕn th­îng thËn (VÞ trÝ, cÊu t¹o,

hoocmon néi tiÕt)

4. TuyÕn tôy néi tiÕt (VÞ trÝ, cÊu t¹o,

hoocmon néi tiÕt)

5. ChuyÓn hãa vµ th©n nhiÖt

- ChuyÓn hãa G, L, P

- Th©n nhiÖt

14 KiÓm tra 1 tiÕt 1

Tổng 60 30

2. Nội dung chi tiết:

Bµi më ®Çu. Thời gian: 02 giờ

* Mục tiêu bài học:

Về kiến thức:

- Biết được định nghĩa giải phẫu, sinh lý học.

- Nắm vững tư thế giải phẫu, các mặt phẳng giải phẫu học.

- Biết được các thuật ngữ sử dụng trong giải phẫu và các động tác cơ bản của giải

phẫu học.

Về kỹ năng:

- Phát triển năng lực quan sát , phân tích, so sánh , khái quát hoá.

- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với giáo trình.

Về thái độ:

- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về Giải phẫu – sinh lý.

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu.

* Nội dung bài học

1. Định nghĩa

2. Nội dung và phạm vi của giải phẫu học

3. Tư thế giải phẫu

4. Các mặt phẳng giải phẫu

5. Các thuật ngữ sử dụng trong mô tả

6. Động tác giải phẫu học

Ch­¬ng I: Da vµ sinh lý da Thời gian: 02 giờ

*Mục tiêu:

Về kiến thức:

- Nêu được chức năng sinh lý của da và các cơ quan phụ thuộc.

- Mô tả được cấu tạo của da, lông, các tuyến của da và móng.

Về kỹ năng:

- Phát triển năng lực quan sát , phân tích, khái quát hoá.

Thái độ:

- Nhận thức đúng đắn và khoa học về da và hoạt động sinh lý của da.

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học, tìm tòi nghiên cứu. Liên hệ kiến thức đã

học với những trường hợp bệnh lý của da.

* Nội dung chương:

1. Cấu tạo của da

86

2. Các cấu trúc phụ thuộc của da

3. Chức năng sinh lý của da

Ch­¬ng II: HÖ C¬ Thời gian: 10 giờ

* Mục tiêu chương:

Về kiến thức:

- Mô tả được ở mức sơ lược các loại sợi cơ và các loại mô cơ.

- Trình bày được cấu trúc của cơ bám xương, các kiểu sắp xếp sợi cơ và các vai trò

của các cơ trong thực hiện một số cơ nào đó.

- Mô tả được các nhóm cơ chính ở đầu, cổ, thân và các chi: cách bám, sự sắp xếp,

động tác và thần kinh chi phối của mỗi nhóm.

- Gọi đúng được tên của các cơ trên phương tiện thực hành giải phẫu hệ cơ.

Về kỹ năng:

- Phát triển năng lực quan sát , phân tích, khái quát hoá.

- Rèn kỹ năng làm việc với mô hình.

Về thái độ:

- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về hệ cơ.

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu, liên hệ cấu trúc cơ dưới

da.

* Nội dung chương:

1. Đại cương về mô cơ. Cấu trúc của cơ xương. Các đầu bám của cơ. Các kiểu sắp

xếp bó sợi cơ. Sự phối hợp giữa các cơ và nhóm cơ.

2. Các cơ của đầu

3. Các cơ của cổ

4. Các cơ của thân

5. Các cơ chi trên

6. Các cơ của chi dưới

Thùc hµnh: HÖ C¬

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i phÉu

Ch­¬ng III: HÖ X­¬ng Thời gian: 08 giờ

* Mục tiêu chương:

Về kiến thức:

- Trình bày được những kiến thức chung nhất về hệ xương: sự phân chia, đặc điểm

cấu tạo của mỗi loại xương, sự hình thành và phát triển của các xương.

- Mô tả được những đặc điểm hình thể chính của các xương: các mặt khớp, các chỗ

bám của cơ, các mốc bề mặt.

- Gọi đúng được tên các chi tiết chính trên các phương tiện thực hành giải phẫu hệ

xương.

Về kỹ năng:

- Phát triển năng lực quan sát , phân tích, khái quát hoá.

- Rèn kỹ năng làm việc với mô hình.

Về thái độ:

- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu.

* Nội dung chương:

1. Chức năng, Phân loại, Cấu của tạo chung các xương Sự hình thành và phát triển

của xương

87

Các mạch máu của xương, Số lượng và phân chia

2. Xương sọ

3. Xương thân(Cột sống,Các xương ngực và lồng ngực)

4. Các xương chi trên

5. Các xương của chi dưới

Thùc hµnh: HÖ X­¬ng

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i phÉu

Ch­¬ng IV: HÖ ThÇn kinh vµ gi¸c quan Thời gian: 11 giờ

* Mục tiêu chương:

Về kiến thức:

- Mô tả được những nét chính về cấu tạo của nơron và mô thần kinh; hình thể, cấu

tạo và chức năng của các phần thuộc hệ thần kinh trung ương; sự phân bố của các

đám rối và các dây thần kinh ngoại vi.

- Gọi đúng tên của những chi tiết giải phẫu chính trên các phương tiện thực hành

giải phẫu hệ thần kinh.

- Trình bày được chức năng sinh lý của thần kinh thực vật và thần kinh cấp cao.

Về kỹ năng:

- Phát triển năng lực quan sát , phân tích, so sánh , khái quát hoá.

- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với giaó trình.

Về thái độ:

- Nhận thức đúng đắn và khoa học về cấu tạo hệ thần kinh và hoạt động sinh lý của

nó.

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu và liên hệ thực tiễn giải

phẫu lâm sàng.

* Nội dung chương:

1. Cấu tạo và phân loại tế bào nơron

2. Các màng não tủy

3. Tủy sống (cấu tạo, chức năng)

4. Não bộ (chức năng của hành não, cầu não, trung não, gian não, đại não)

5. 12 đôi dây thần kinh sọ não

6. Các đôi dây thần kinh tủy sống

7. Sinh lý thần kinh cấp cao (phản xạ và giấc ngủ. Đặc điểm của hệ thần kinh

người).

8. Các cơ quan phân tích (thị giác, thính giác)

Thùc hµnh: HÖ ThÇn kinh vµ gi¸c quan

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i phÉu

Ch­¬ng V: HÖ TuÇn hoµn. Thời gian 08 giờ * Mục tiêu chương:

Về kiến thức:

- Mô tả được hình thể và cấu tạo đại cương của tim, đường đi, liên quan và sự phân

nhánh của các mạch máu chính trong cơ thể.

- Gọi đúng được tên của các chi tiết gỉai phẫu trên các phương tiện thực hành gỉai

phẫu hệ tuần hòan.

- Trình bày được họat động sinh lý của tim và hệ mạch.

Về kỹ năng:

- Phát triển năng lực quan sát , phân tích, khái quát hoá.

88

- Rèn kỹ năng làm việc với mô hình.

Về thái độ:

- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu.

* Nội dung chương:

1.Tim

2. Các mạch máu (Hình thể và chức năng)

3. Sinh lý của tim và hệ mạch.

Thùc hµnh: HÖ TuÇn hoµn

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i phÉu

Ch­¬ng VI: Sinh lý m¸u . Thời gian: 07 giờ

* Mục tiêu chương:

Về kiến thức:

- Trình bày được công thức bình thường và quan hệ giữa huyết tương với huyết cầu.

- Nêu được cơ chế đông máu và thời gian máu đông, máu chảy bình thường và ứng

dụng trong bệnh lý về máu. Vẽ sơ đồ đông máu và ứng dụng trong học tập bệnh học.

- Kể tên các nhóm máu khác nhau để ứng dụng trong truyền máu. Làm được các thí

nghiệm để định nhóm máu.

- Nói rõ được các chức năng của máu trong hoạt động của cơ thể.

Về kỹ năng:

- Phát triển năng lực quan sát , phân tích, khái quát hoá.

- Rèn kỹ năng liên hệ thực tiễn.

Về thái độ:

- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về máu.

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu

* Nội dung chương:

1. CÊu t¹o m¸u (Hång cÇu, B¹ch cÇu, tiÓu cÇu, huyÕt t­¬ng)

2. M¸u ®«ng

3. Nhãm m¸u vµ sù truyÒn m¸u

4. Chøc n¨ng cña m¸u.

Thùc hµnh: Xác định nhóm máu

Ch­¬ng VII: HÖ H« hÊpThời gian: 08 giờ

* Mục tiêu chương:

VÒ kiÕn thøc:

- M« t¶ ®­îc c¸c ®Æc ®iÓm gi¶i phÉu chÝnh (vÞ trÝ, h×nh thÓ, liªn quan, cÊu t¹o)

cña mòi, hÇu, thanh qu¶n, khÝ qu¶n, c¸c phÕ qu¶n vµ c¸c phæi.

- Gäi ®­îc ®óng tªn cña nh÷ng chi tiÕt gi¶i phÉu chÝnh trªn c¸c ph­¬ng tiÖn thùc

hµnh gi¶i phÉu hÖ h« hÊp.

- Tr×nh bµy ®­îc c¸c ho¹t ®éng sinh lý b×nh th­êng vµ c¸c øng dông cña hÖ h« hÊp.

VÒ kü n¨ng:

Häc sinh häc tËp tÝch cùc, nghiªn cøu vµ ph¸t hiÖn kiÕn thøc, ¸p dông kiÕn

thøc liªn hÖ thùc tÕ.

VÒ th¸i ®é:

Hs cã nhËn thøc ®óng ®¾n vÒ tÇm quan träng cña hÖ h« hÊp. C¸c biÖn ph¸p

b¶o vÖ h« hÊp

* Nội dung chương:

89

1. Lång ngùc

2. Mòi

3. Häng

4. Thanh qu¶n

5. KhÝ qu¶n

6. PhÕ qu¶n

7. Phæi vµ mµng phæi

8. Sinh lý h« hÊp (hiÖn t­îng c¬ häc, hãa häc, lý häc trong h« hÊp. Sù th«ng khÝ.

Sù ®iÒu hßa h« hÊp. )

Thùc hµnh: Hệ hô hấp X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i phÉu

Ch­¬ng VIII: HÖ Tiªu hãa Thời gian: 12 giờ

* Mục tiêu chương:

Về kiến thức:

- Mô tả được những đặc điểm giải phẫu chính của các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.

- Gọi đúng được tên những chi tiết giải phẫu chính trên các phương tiện thực

hành giải phẫu hệ tiêu hóa.

- Trình bày được các hoạt động cơ học và hóa học ở các đoạn của ống tiêu hóa.

- Trình bày được sự hấp thu các sản phẩm tiêu hóa ở các ống tiêu hóa.

Về kỹ năng:

- Phát triển năng lực quan sát , phân tích, khái quát hoá, liên hệ thực tiễn.

Về thái độ:

- Nhận thức đúng đắn và khoa học về hệ tiêu hóa và hoạt động sinh lý của hệ tiêu

hóa.

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học, tìm tòi nghiên cứu. Liên hệ kiến thức đã

học với những trường hợp bệnh về tiêu hóa.

* Nội dung chương:

1. MiÖng (CÊu t¹o vµ chøc n¨ng cña r¨ng vµ l­ìi)

2. Thùc qu¶n

3. D¹ dµy

4. Ruét (CÊu t¹o vµ chøc n¨ng cña c¸c ph©n ®o¹n cña ruét non, ruét giµ).

5. CÊu t¹o vµ chøc n¨ng cña gan, tôy.

6. HiÖn t­îng hãa häc trong tiªu hãa ë c¸c ®o¹n cña èng tiªu hãa.

Thùc hµnh: HÖ Tiªu hãa

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i phÉu

Ch­¬ng IX: HÖ TiÕt niÖu Thời gian: 06 giờ

* Mục tiêu chương:

Về kiến thức:

- Mô tả được những nét chính về vị trí, hình thể, liên quan, cấu tạo và chức năng của

các cơ quan thuộc hệ tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

- Gọi đúng tên những chi tiết giải phẫu chính trên các phương tiện thực hành giải

phẫu hệ tiết niệu.

- Trình bày được quá trình lọc ở cầu thận, tái hấp thu và bài tiết ở ống thận.

- Trình bày được động tác tiểu tiện.

Về kỹ năng:

- Phát triển năng lực quan sát , phân tích, khái quát hoá, liên hệ thực tiễn.

90

Về thái độ:

- Nhận thức đúng đắn và khoa học về hệ tiết niệu và hoạt động sinh lý của hệ tiết

niệu.

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học, tìm tòi nghiên cứu. Liên hệ kiến thức đã

học với những trường hợp bệnh về tiết niệu.

* Nội dung chương:

1. ThËn (CÊu t¹o ngoµi vµ vi thÓ)

2. NiÖu qu¶n (CÊu t¹o vµ chøc n¨ng)

3. Bµng quang

4. NiÖu ®¹o

5. Sinh lý tiÕt niÖu

- Chøc n¨ng cña thËn

- C¬ chÕ bµi tiÕt cña thËn

- Nh÷ng yÕu tè ¶nh h­ëng

- §éng t¸c tiÓu tiÖn

Thùc hµnh: HÖ Bµi tiÕt

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i phÉu

Test nhanh thử nước tiểu

Ch­¬ng X: HÖ Sinh dôc Thời gian: 08

giờ

*Mục tiêu chương:

VÒ kiÕn thøc:

- M« t¶ ®­îc nh÷ng nÐt chÝnh vÒ vÞ trÝ, h×nh thÓ, liªn quan, cÊu t¹o vµ

chøc n¨ng cña c¸c c¬ quan thuéc hÖ sinh dôc nam vµ n÷.

- Tr×nh bµy ®­îc c¸c chøc n¨ng sinh lý sinh s¶n cña buång trøng vµ tinh

hoµn, c¸c giai ®o¹n cña chu kú kinh nguyÖt.

- Tr×nh bµy ®­îc c¸c biÖn ph¸p tr¸nh thai.

- Gäi ®óng tªn nh÷ng chi tiÕt gi¶i phÉu chÝnh trªn c¸c ph­¬ng tiÖn thùc

hµnh hÖ sinh dôc.

VÒ kü n¨ng:

- Phát triển năng lực quan sát , phân tích, so sánh, khái quát hoá.

- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với giaó trình.

Về thái độ:

- Nhận thức đúng đắn và khoa học về cấu tạo hệ sinh dục và hoạt động sinh lý của

nó.

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu và liên hệ thực tiễn giải

phẫu lâm sàng.

* Nội dung chương:

1. C¬ quan sinh dôc nam (Tinh hoµn. §­êng dÉn tinh. TuyÕn tiÒn liÖt. D­¬ng vËt)

2. Sinh lý sinh dôc nam

3. C¬ quan sinh dôc n÷ (Buång trøng. Vßi trøng. Tö cung. ©m ®¹o)

4. Sinh lý sinh dôc n÷

5. Sinh ®Î cã kÕ ho¹ch

Thùc hµnh: HÖ Sinh dôc

X¸c ®Þnh chi tiÕt trªn m« h×nh gi¶i phÉu

91

Ch­¬ng XI: Sinh lý néi tiÕt vµ ®iÒu hßa th©n nhiÖt Thời gian: 04

giờ

* Mục tiêu chương:

VÒ kiÕn thøc:

- Tr×nh bµy ®­îc vÞ trÝ, t¸c dông ®iÒu hßa cña c¸c hormon trong c¬ thÓ.

- Tr×nh bµy ®­îc ®Þnh nghÜa, gi¸ trÞ b×nh th­êng cña th©n nhiÖt trung t©m vµ

th©n nhiÖt ngo¹i vi.

- Tr×nh bµy ®­îc nh÷ng yÕu tè ¶nh h­ëng tíi th©n nhiÖt.

- Tr×nh bµy ®­îc c¸c c¬ chÕ chèng nãng vµ chèng l¹nh.

VÒ kü n¨ng:

Häc sinh häc tËp tÝch cùc, nghiªn cøu vµ ph¸t hiÖn kiÕn thøc, ¸p dông kiÕn

thøc liªn hÖ thùc tÕ.

VÒ th¸i ®é:

Nhận thức được tầm quan trọng của nội tiết tố trong cơ thể. Tìm các biện pháp

cân bằng chuyển hóa trong cơ thể.

* Nội dung chương:

1. TuyÕn yªn (VÞ trÝ, cÊu t¹o, hoocmon néi tiÕt)

2. TuyÕn cËn gi¸p tr¹ng (VÞ trÝ, cÊu t¹o, hoocmon néi tiÕt)

3. TuyÕn th­îng thËn (VÞ trÝ, cÊu t¹o, hoocmon néi tiÕt)

4. TuyÕn tôy néi tiÕt (VÞ trÝ, cÊu t¹o, hoocmon néi tiÕt)

5. ChuyÓn hãa vµ th©n nhiÖt

- ChuyÓn hãa G, L, P

- Th©n nhiÖt

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

+ Cơ sở vật chất đảm bảo phòng học lý thuyết, máy chiếu,

+ Phòng Thực hành có đầy đủ mô hình, dụng cụ

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Gi¶ng d¹y:

- Lý thuyÕt : ThuyÕt tr×nh. Thùc hiÖn ph­¬ng ph¸p d¹y - häc tÝch cùc.

- Thùc tËp: T¹i phßng thùc tËp Gi¶i phÉu - Sinh lý cña tr­êng. Sö dông m«

h×nh, tranh, tiªu b¶n mÉu...., lµm thùc nghiÖm ®Ó h­íng dÉn häc sinh.

2. §¸nh gi¸:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 3 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 3 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi viÕt, sö dông c©u hái thi truyÒn thèng

kÕt hîp c©u hái tr¾c nghiÖm; hoÆc thi vÊn ®¸p.

3. Tµi liÖu tham kh¶o:

- Gi¶i phÉu-Sinh lý - Tµi liÖu gi¶ng d¹y trong c¸c tr­êng trung häc y tÕ -

Nhµ xuÊt b¶n Y häc , n¨m 1994.

- Bµi gi¶ng Sinh lý - Tr­êng §¹i häc Y Hµ Néi.

- Bµi gi¶ng Gi¶i phÉu tËp I - II cña Tr­êng ®¹i häc Y - D­îc thµnh phè Hå ChÝ

Minh.

- Gi¸o tr×nh m«n häc Gi¶i phÉu - Sinh lý cña nhµ tr­êng

92

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: DƯỢC LÝ

Mã môn học: BDD03

Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành: 15 giờ, Kiểm

tra 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí của môn học: Môn học được bố trí trong học kỳ I năm thứ nhất, sau khi sinh

viên học xong các môn học đại cương và môn cơ sở ngành.

- Tính chất của môn học: Là môn học chuyên ngành bắt buộc.

II. Mục tiêu môn học:

* Về kiến thức:

- Trang bị cho học sinh kiến thức dược động học của thuốc.

- Học sinh biết được tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng những thuốc đã

học.

- Biết sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

* Về kỹ năng:

- Có khả giải thích cơ chế tác dụng của thuốc.

- Vận dụng được kiến thức đã học vào trong hoạt động nghề nghiệp .

* Về thái độ

- Môn dược lý là môn sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nên học sinh phải học tốt

môn học này mới sử dụng thuốc an toàn cho người bệnh.

* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Kết hợp tốt giữa học thực hành với học lý

thuyết mới có khả năng tự sử dụng thuốc.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực hành,

thí nghiệm

Kiểm

tra

1 Bài mở đầu:

1.Khái niệm về thuốc.

2.Quan niệm dùng thuốc đúng.

Bài 1: Dược động học của thuốc.

1.1.Hấp thu thuốc.

1.2.Phân bổ thuốc.

1.3.Chuyển hóa thuốc.

1.4. Thải trừ thuốc.

Bài 2. Các cách tác dụng của thuốc.

2.1.Tác dụng chính-tác dụng phụ.

2.2.Tác dụng tại chỗ-tác dụng toàn thân.

2.3.Tác dụng hồi phục- tác dụng không hồi

phục.

2.4. Tác dụng chọn lọc.

2.5.Tác dụng đặc trị- tác dụng trị triệu chứng.

2.5. Tác dụng hiệp đồng.

2.6. Tác dụng đối kháng.

Bài 3.Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng

của thuốc.

1

3

3

3

1

3

3

3

0

93

3.1. Yếu tố thuộc về thuốc.

3.2. Yếu tố thuộc về người bệnh.

-Kiểm tra định kỳ.

Bài 4: Thuốc gây mê.

1.Đại cương thuốc gây mê.

1.1. Khái niệm.

1.2. Phân loại.

1.3. Ưu nhực điểm của thuốc gây mê.

2.Các thuốc gây mê thông dụng.

2.1. Thuốc gây mê đường hô hấp.

2.2. Thuốc gây mê tĩnh mạch.

Bài 5. Thuốc gây tê.

1.Đại cương về thuốc tê.

1.1. Khái niệm thuốc tê.

1.2. phân loai thuốc tê.

2. Các loại thuốc gây tê.

2.1.Thuốc gây tê niêm mạc.

2.2. Thuốc gây tê thấm.

Bài 6.Thuốc an thần, gây ngủ và chống động

kinh.

1.Đại cương.

1.1.Khái niệm

1.2. Phân loại.

1.3.Nguyên tắc sử dụng thuốc an thần, gây

ngủ...

2.Các thuốc an thần gây ngủ thường dùng.

2.1. Thuốc an thần, gây ngủ.

2.2. Thuốc chống động kinh.

Bài 7. Thuốc giảm đau, gây nghiện.

1.Đại cương.

1.1.Khái niệm.

1.2.Những chú ý khi dùng thuốc giảm đau

trung ương.

2.Các thuốc giảm đau gây nghiện thường

dùng.

2.1.Các thuốc giảm đau tổng hợp.

2.2.Các opioid tự nhiên.

Bài 8.Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm.

1.Đại cương.

1.1.Định nghĩa.

1.2.Phân loại.

13.Nguyên tắc sử dụng.

2.Các thuốc thường dùng.

2.1.Các thuốc giảm đau phi steroid.

2.2. Thuốc giảm đau không thuộc nhân phi

steroid.

Kiểm tra 15 phút.

Bài 9: Thuốc tim mạch.

3

2

4

2

3

2

1

3

1

2

1

1

1

1

1

1

94

1.Đại cương.

1.1. Khái niệm .

1.2. Phân loại.

1.3.Những chú ý khi sử dụng thuốc tim mạch.

2. Các thuốc tim mạch thường dùng.

2.1.Thuốc trợ tim.

2.2.Thuốc điều trị tăng huyết áp.

2.3.Thuốc chống đau thắt ngực.

2.4.Thuốc chống loạn nhịp.

Bài 10. Thuốc chống co thắt cơ trơn.

1.Đại cương.

1.1.Cơ chế ác dụng

1.2. Phân loại.

2.Các thuốc thông dụng

2.1.Thuốc tác dụng trực tiếp.

2.2. Thuốc tác dụng gián tiếp.

Kiểm tra 1 tiết.

BÀI 11: Thuốc kháng sinh

1.Đại cương về kháng sinh.

1.1.Định nghĩa kháng sinh.

1.2.Phân loại kháng sinh.

1.3.Nguyên tắc sử dụng kháng sinh.

2.Các kháng sinh thông dụng.

2.1. Nhóm betalactamin.

2.2. Kháng sinh nhóm Aminosid.

2.3. Kháng sinh nóm cloramphenicol.

2.4. Kháng sinh nhóm Tetraxyclin.

2.5. Kháng sinh nhóm Macrold.

2.6. Kháng sinh nhóm Lincosamid.

2.7. Kháng sinh nóm Quinolon.

Bài 12. Thuốc Sulfamid.

1.Đại cương.

1.1. Khái niệm sulfamid.

1.2. Cơ chế tác dụng của sulfamid.

2. Các sulfamid thường dùng.

Bài 13. Thuốc điều trị lao-phong.

1. Đại cương.

1.1. Phân loại thuốc điều trị lao phông.

1.2. Nguyên tắc sử dụng.

2.Các thuốc thương dùng.

2.1. Thuốc điều trị lao.

2.2. Thuốc điều trị phong.

Bài 14.Thuốc điều trị sốt rét.

1.Đại cương .

1.1. Chu trình sinh học của KSTSR.

1.2. Định vị tác dụng của thuốc lên KSTSR.

2. Các thuốc trị sốt rét thông dụng.

Bài 15.Dịch truyền và ORS.

4

2

5

2

2

3

1

4

1

1

1

1

1

1

1

1

95

1.Đại cương.

2.Các lọai dung dịch tiêm truyền thường

dùng.

2.1. Dung dịch tiêm truyền.

2.2. Oresol.

Bài 16. Thuốc lợi tiểu.

1. Đại cương.

1.1. Cơ chế lợi tiểu.

1.2. Phân loai thuốc lợi tiểu.

2. Các thuốc lợi tiểu thường dùng.

2.1.Thuốc lợi tiểu tổng hợp.

2.2.Thuốc lợi tiểu nguồn gốc thảo dược.

Bài 17.Thuốc điều trị ho và hen phế quản.

1.Đại cương về thốc điều trị ho-hen.

1.1.Phân biệt ho-hen.

1.2.Tác dụng của thuốc chữa ho-hen.

2.Các thuốc thường dùng.

2.1.Thuốc chữa ho.

2.2.Thuốc chữa hen.

Bài 18. Thuốc điều trị viêm loét dạ dày.

1.Đại cương.

2. Các thuốc thông dụng.

Bài 19.Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa.

1.Đại cương.

1.1.Khái niệm tiêu chảy.

1.2.Khái niệm táo bón.

1.3.Cơ chế tác dụng của thuốc.

2. Các thuốc thường dùng.

2.1.Thuốc trị tiêu chảy.

2.2.Thuốc trị táo bón.

2.2.Thuốc điều trị tiêu chảy.

Bài 20. Thuốc chống dị ứng.

1.Đại cương dị ứng.

2. các thuốc dị ứng thường dùng.

2.1.Thuốc kháng Histamin tỏng hợp.

2.2. Thuốc chống dị ứng có nguồn gốc thực

vật.

Bài 21.Vitamin và thuốc bổ dưỡng.

1.Đại cương

2.Các thuốc thường dùng.

2.1.Vitamin.

2.2. Khóang chất.

Bài 22.Thuốc điều trị thiếu máu.

1.Đại cương.

2. Các thuốc chông thiếu máu thường dùng.

Bài 23.Thuốc trị giun sán.

1.Đại cương.

2.Các thuốc thường dùng.

3

2

3

2

2

1

2

1

2

1

2

1

1

1

1

1

96

2.1. thuốc trị giun.

2.2.Thuốc trị sán.

Bài 24.Thuốc nội tiết (Hormon).

1.Đại cương.

1.1. Định nghĩa.

1.2.Phân loại.

2.Các thuốc hormon thông dụng.

2.1. Hormon tuyến thượng thậnvà tuyến yên.

2.2.Hormon tuyến tụy và sinh dục

Ôn tập kiểm tra kết thúc học phần

2

3

1

2

1

1

Cộng 60 43 14 3

2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu: thời gian1 giờ.

Mục tiêu.

Học sinh phải định nghĩa được thuốc.

Học sinh trình bày được quan tiệm dung thuốc đúng.

Bài 1: Dược động học của thuốc Thời gian: 2 giờ

* Mục tiêu:

- Học sinh trình bày đươc các đường hấp thu thuốc và đường thải trừ thuố.

- Học sinh trình bày được ý nghĩa của liên kết protein –HT và ý nghĩa của nghiên

cứu đường thải trừ thuốc.

*Nội dung bài 1.

1. Hấp thu thuốc.

1.1.Hấp thu thuốc qua niêm mạc miệng.

1.2.Hấp thuốc qua đường tiêu hóa.

1.3. Hấp thu thuốc qua da.

1.4. Hấp thu thuốc qua trực tràng.

2. Phân bổ thuốc.

2.1. Phân bổ thuốc vào máu (liên kết thuốc với protein –HT)

2.2. Phân bổ thuốc đến các tổ chức..

3.Chuyển hóa thuốc.

3.1.Những thuốc không chuyển hóa..

3.2.Đa số thuốc đều qua chuyển hóa.

4. Thải trừ thuốc.

4.1. Các đường thải trừ thuốc.

4.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đường thải trừ thuốc.

Bài 2: Các cách tác dụng của thuốc Thời gian: 2 giờ

* Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh phải trình bày được các cách tác

dụng của thuốc.

- Vận dụng được vào trong công việc chuyên môn.

* Nội dung:

1.Tác dụng chính-tác dụng phụ.

1.1.Khái niệm.

1.2.Vận dụng vào dùng thuốc.

2.Tác dụng tại chỗ-tác dụng toàn thân.

97

1.1.Khái niệm.

1.2.Vận dụng vào dùng thuốc.

3.Tác dụng hồi phục- tác dụng không hồi phục.

1.1.Khái niệm.

1.2.Vận dụng vào dùng thuốc.

4. Tác dụng chọn lọc.

1.1.Khái niệm.

1.2.Vận dụng vào dùng thuốc.

5.Tác dụng đặc trị- tác dụng trị triệu chứng.

1.1.Khái niệm.

1.2.Vận dung vào dùng thuốc.

6. Tác dụng hiệp đồng.

1.1.Khái niệm.

1.2.Vận dụng vào dùng thuốc.

7. Tác dụng đối kháng.

1.1.Khái niệm.

1.2.Vận dụng vào dùng thuốc.

2. Bài 3.Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Thời gian 2 giờ

*Mục tiêu.

Sau khi học xong bài này . Học sinh phải trình bày được.

-Các yếu thuộc về thuốc ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

-Các yếu tố về phía người bệnh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

-Vận dụng được vào thực tế dùng thuốc.

*Nội dung.

1.Những yếu tố thuộc về thuốc.

1.1.Tính chất lý hóa của thuốc.

1.2.Dạng bào chế.

1.3.Liều lượng.

1.4.Bảo quản.

2.Yếu tố thuộc về người bệnh.

2.1. Tuổi người bệnh.

2.2.Giới.

2.3.Đồ ăn, nước uống.

2.4. Dị ứng thuốc.

Bài 4. Thuốc gây mê . Thời gian 2 giờ

*Mục tiêu.

-Học xong bài này học sinh phải.

Trình bày được định nghĩa thuốc gây mê, phân loại được thuốc mê và sử dụng được

các thuốc gây mê đã học.

*Nội dung.

1.Đại cương.

1.1.Khái niệm.

1.2.Ưu nhược điểm của các loại thuốc gây mê.

1.3.Phân loại.

2.Các thuốc mê thường dùng.

2.1. Thuốc gây mê đường hô hấp

2.2. Thuốc gay mê dường tĩnh mạch.

98

Bài 5. Thuốc gây tê. Thời gian 2 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa, phân loại thuốc gây tê.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc gây tê đã học.

-Sử dụng thành thạo trong thực hành nghề.

*Nội dung

1.Đại cương thuốc gây tê.

1.1.Định nghĩa.

1.2. Phân loại.

1.3. Các phương pháp gây tê.

2. Các thuốc gây tê thường sử dụng.

2.1.Thuốc gây te bề măt.

2.2.Thuốc gây tê thấm.

Bài 6. Thuốc an thần, gây ngủ, chống động kinh.

-Thời gian thực hiện 3 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa, phân loại thuốc an thần, gây ngủ, chống động kinh.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương thuốc an thần, gây ngủ, chống co giât.

1.1.Định nghĩa.

1.2. Phân loại.

1.3.Nguyên tắc sủ dụng.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc an thần.

2.2.Thuốc gây ngủ và chống co giật.

Bài 7. Thuốc giảm đau, gây nghiên. Thời gian thực hiện 2 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Đại cương thuốc giảm dau, gây nghiện.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương thuốc gây nghiện.

1.1.Định nghĩa.

1.2.Những chú ý khi sử dụng.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc opioid tổng hợp.

Bài 8. Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Thời gian: 3 giờ

-Thời gian thực hiện giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa, phân loại thuốc an thần, gây ngủ, chống động kinh.

99

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩa.

1.2. Phân loại.

1.3.Nguyên tắc sủ dụng.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc hạ sốt giảm đau, chống viêm.

2.2.Thuốc hạ sốt, giảm đau.

Bài 9. Thuốc tim mạch.

-Thời gian thực hiện 4 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa, phân loại, nguyên tắc sử dụng.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩa.

1.2. Phân loại.

1.3.Nguyên tắc sủ dụng.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc trợ tim.

2.2.Thuốc giảm đau thắt ngực.

2.3. Thuốc hạ huyết áp.

2.4.Thuốc chống loạn nhịp.

Bài 10. Thuốc chống co thắt cơ trơn.

-Thời gian thực hiện 1 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Vai trò của thuốc giảm co thắt cơ trơn.

1.3.Nguyên tắc sủ dụng.

2. Các thuốc thường sử dụng.

Bài 11. Thuốc kháng sinh.

-Thời gian thực hiện 5 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa, phân loại, nguyên tắc sử dụng.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

100

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩa.

1.2. Phân loại.

1.3.Nguyên tắc sủ dụng.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc kháng sinh họ betalactam

2.2.Thuốc kháng sinh họ Aminosid

2.3.Thuốc kháng sinh họ Macrolid.

2.4.Thuốc kháng sinh họ Tetraxyclin.

2.5.Thuốc kháng sinh Lincosamid

2.6.Thuốc kháng sinh Quinolon

2.7.Thuốc kháng sinh họ Cloramphenicol.

Bài 12. Sulfamid.

-Thời gian thực hiện 1 giờ

-Thời gian thực hiện 3 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa, phân loại, nguyên tắc sử dụng.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩa.

1.2. Phân loại.

1.3.Nguyên tắc sủ dụng.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc sulfamid đào thải nhanh.

2.2.Thuốc sulfamid đào thải chậm.

Bài 13. Thuốc điều trị lao-phong.

-Thời gian thực hiện 2 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa, phân loại, nguyên tắc sử dụng.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩa.

1.2. Phân loại.

1.3.Nguyên tắc sủ dụng.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc Trị lao

2.2.Thuốc trị phong

Bài 14. Thuốc điều trị sốt rét.

101

-Thời gian thực hiện 2 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa, phân loại, nguyên tắc sử dụng.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩa.

1.2. Phân loại.

1.3.Nguyên tắc sủ dụng.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc điều trị sốt rét.

2.2.Thuốc phòng bệnh.

Bài 15. Thuốc dịch truyền và ORS.

-Thời gian thực hiện 1 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa, phân loại, nguyên tắc sử dụng.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩa.

1.2. Phân loại.

1.3.Nguyên tắc sủ dụng.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc dung dịch tiêm truyền.

2.2.Thuốc oresol.

Bài 16. Thuốc lợi tiểu.

-Thời gian thực hiện 1 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa, phân loại.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩa.

1.2. Phân loại.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc lợi tiêu nhóm sulfamid.

2.2.Thuốc lợi tiểu nhóm xanthiln.

Bài 17. Thuốc điều trị bẹnh ho-hen phế quản.

-Thời gian thực hiện 2 giờ

102

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Phân biệt ho- hen,Phân loại thuốc, nguyên tắc sử dụng.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩa ho-hen.

1.2. Phân loại thuốc.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc giảm ho.

2.2.Thuốc điều trị hen.

Bài 18. Thuốc điều trị viêm loét dạ dày.

-Thời gian thực hiện 2 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Nguyên nhân bệnh, phân loại thuốc, nguyên tắc sử dụng thuốc.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Nguyên nhân bệnh sinh.

1.2. Phân loại thuốc.

1.3.Nguyên tắc sủ dụng.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc trung hòa acid dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

2.2.Thuốc diệt vi khuẩn HP.

Bài 19. Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa.

-Thời gian thực hiện 2 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa tiêu chảy, táo bón. Phân loại thuốc.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩa tiêu chảy, táo bón.

1.2. Phân loại thuốc chống táo bón.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc chống tiêu chảy và bù nước , điện giải.

2.2.Thuốc chống táo bón.

Bài 20. Thuốc chống dị ứng.

-Thời gian thực hiện 1 giờ

103

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Nguyên nhân dị ứng. Phân loại thuốc. Nguyên tắc dùng thuốc chống dị ứng.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩa dị ứng và thuốc kháng Histamin tổng hợp.

1.2. Phân loại thuốc chống dị ứng.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc chống dị ứng có nguồn gốc tổng hợp.

2.2.Thuốc chống dị ứng có nguồn gốc thực vật.

Bài 21. Thuốc Vitamin và thuốc bổ dưỡng.

-Thời gian thực hiện 3 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa được Vitamin. Phân loại thuốc. Nguyên tắc dùng thuốc vitamin.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩa Vitamin.

1.2. Phân loại thuốc vitamin và khoáng chất..

1.3.Nguyên tắc sử dụng vitamin.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc vitamin.

2.2.Thuốc bổ dưỡng.

Bài 22. Thuốc điêu trị thiếu máu.

-Thời gian thực hiện 1 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa được thiếu máu. Nguyên nhân thiếu máu.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học trong thực tế nghề nghiệp.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩã thiếu máu.

1.2.Nguyên nhân thiếu máu.

2. Các thuốc thường sử dụng.

Bài 23. Thuốc trị giun sán.

-Thời gian thực hiện 1 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

104

-Nguyên nhân bệnh giun sán.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương ..

1.1. Phân loại thuốc trị giun sán.

1.2.Nguyên nhân của bệnh giun sán.

2. Các thuốc thường sử dụng.

2.1.Thuốc trị giun.

2.2.Thuốc trị sán.

Bài 24. Thuốc nội tiết.

-Thời gian thực hiện 3 giờ

*Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được:

-Định nghĩa hormon. Phân loại thuốc. Nguyên tắc dùng thuốc hormon.

-Tên thuốc, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng-liều dùng

các thuốc đã học.

-Sử dụng được các thuốc đã học.

*Nội dung

1.Đại cương .

1.1.Định nghĩa hormon.

1.2. Phân loại thuốc hormon.

1.3.Nguyên tắc sử dụng hormon.

2.Các thuốc sử dụng.

2.1.Hormon tuyến thượng thận.

2.2. hormon tuyến tụy.

2.3.Hormon tuyến yên.

2.4. Hormon tuyến sinh dục.

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1.Phòng học lý thuyết:

1.1.có đầy đủ âm thanh, ánh sáng để thực hiện môn học.

1.2. Trang thiết bị máy móc:

- Phấn bảng, máy chiếu, máy tính.

1.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Các slide bài giảng, giáo án, bút vở.

- Tài liệu, giáo trình.

2. Phòng học thực hành. Có đủ trang bị thuốc , dụng cụ thí nghiệm.

3. Các điều kiện khác:

- Giáo viên phải có bằng tốt nghiệp DSĐH, có trình độ sư phạm và chuyên môn

vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

Sau khi học xong môn này, người học có khả năng:

* Về kiến thức:

105

Được đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu

sau:

- Nắm được kiến thức căn bản về môn dược lý.

- Sử dụng được các thuốc đã học.

- Biết cách tổ chức và áp dụng được kiến thức môn họ trong hoạt động nghề nghiệp.

* Về kỹ năng:

- Hướng dẫn sử dụng thuốc thành thạo, xử trí các tình huống xẩy ra trong quá trình

dung thuốc.

* Về thái độ:

- Môn học chuyên môn lien quan đến sức khỏe người bệnh nên học sinh phải có thái

độ học tập nghiêm túc, rèn luyên tác phong cẩn thận, tỷ mỹ trong khi học thực

hành.Thể hiện tính cẩn thận, thao tác nhanh, tự giác trong học tập.

- Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Xác định được nhiệm vụ của người thầy thuốc rất

cao cả và nặng nề. Nên để hoàn thành tốt trách nhiệm phải luôn cố gắng và thường

xuyên học tập.

2. Phương pháp:

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1): 2 bài (LT: 1; TH: 1).

- Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2): 2 bài (LT: 1; TH: 1)

- Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi kết hợp lý thuyết và thực hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được áp dụng để giảng dạy

cho học sinh co trình độ trung cấp.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên: Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải, minh

họa, phát vấn (nêu vấn đề). Phân nhóm cho người học trao đổi, thảo luận với nhau.

Trình bày theo nhóm.

- Đối với người học: Lắng nghe, ghi chép và thảo luận.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học,

chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng

giảng dạy

4. Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình Dược lý học NXBYH 2010.

- Bài giảng dược lý học ĐHY Hà Nội 2008.

- Bài giảng dược lý học ĐHD Hà Nội 2006.

- Bài giảng dược lý học cử học viện quân y 2004.

106

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIÊT MÔN HỌC

Tên môn học:

SƯC KHOE –MÔI TRƯƠNG-VÊ SINH NÂNG CAO SƯC KHOE VA HANH

VI CON NGƯƠI

Mã môn học: BDD04

Thời gian thựchiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 15giờ; Thực hành, thí

nghiệm, thảo luận, bài tập: 10 giờ; Kiểm tra 5 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí của môn học: Môn học được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học

cơ ban.

- Tính chất của môn học: Là môn học chuyên ngành bắt buộc.

II. Mục tiêu môn học:

* Về kiến thức:

- Trang bi nhưng kiên thưc va ky năng vê vê sinh phong chông môt sô bênh thông

thương , co biên phap chăm soc kip thơi va phong bênh.

* Về kỹ năng:

- Thưc hiên cac biên phap cơ ban nhăm bao vê va cai tao môi trương sông, đê phong

tai nan thương tich.

* Về thái độ:

-Có thái độ liên hê vân dung kiên thưc va thưc tiên.

* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số Lý thuyết

Thực

hành,

thínghiệm,

thảo luận,

bài tập

Kiểm tra

Bai 1: Môi trương va sưc khoe, cơ sơ sinh thai hoc va

bênh tât

I. Môi trương va sưc khoe

1. Đai cương

2. Môi trương

3. Sưc khoe

4. Anh hương cua môi trương đên sưc

khoe

II. Cơ sơ sinh thai hoc va bênh tât

1. Con ngươi va hê sinh thai

2. Nhưng thay đôi sinh thai hoc va môt

sô bênh phô biên lien quan đên môi

trương

2 2 0

Bai 2:Vê sinh môi trương không khi, nươc va đât

• Nôi dung

1. Vê sinh môi trương không khi

1.1 Tác đông cua ô nhiêm môi trương không khi

đên sưc khoe

2. Vê sinh môi trương nươc

2.1 Tac đông cua ô nhiêm môi trương nươc đên

sưc khoe

2.2 Anh hương cua môi trương nươc đên sưc

khoe

8 2 6

107

2.3 Môt sô biên phap bao vê môi trương nươc

3. Vê sinh môi trương đât

3.1 Tac đông cua ô nhiêm môi trương đât đên

sưc khoe

Bai 3: Vê sinh bênh viên

• Nôi dung:

A- Vê sinh bênh viên

1. Đai cương

2. Chê đô vê sinh ơ bênh viên

2.1 Quy đinh chung

2.2 Quy đinh cu thê

3. Công tac vê sinh trong cac khoa phong

cua bênh viên

3.1 Muc tiêu

3.2 Nguyên tăc

3.3 Phân loai khu vưc vê sinh

4. Quy trinh vê sinh ơ cac khoa phong

4.1 Nhưng vi tri, khu vưc va dung cu

khoa, phong phai đươc lam vê sinh

4.2 Chuân bi dung cu, hoa chât va cac

phương tiên phong hô ca nhân

4.3 Cac bươc tiên hanh lam vê sinh

5. Phương phap khư khuân, tiêt khuân trong

bênh viên

5.1 Môt sô vi sinh vât gây bênh thương

găp trong bênh viên

5.2 Phương phap khư khuân – tiêt khuân

B- Vê sinh tram y tê

1. Cơ sơ ha tâng

1.1 Ví tri cua tram

1.2 Diên tich quy đinh

1.3 Các công trinh cơ ban trong tram y tê

2. Trang thiêt bi trong tram y tê

3. Nhân lưc

4. Y tê thôn ban

7 1 6

Bai 4: Vê sinh nha ơ va cơ sơ hoc tâp

• Nôi dung:

1. Vê sinh nha ơ

1.1 Nhiêm vu chinh cua nha ơ

1.2 Một sô biên phap thông thương bao đam

vi khi hâu tôt cho nha ơ

1.3 Cung câp anh sang cho nha ơ

1.4 Cô lâp tiêng ôn trong nha

2. Vê sinh trương hoc

2.1 Đại cương

2.2 Yêu câu vê sinh xây dưng trương hoc

2.3 Yêu câu vê sinh cua môt trương hoc

2.4 Yêu câu vê sinh cua ban ghê bang

2.5 Bênh hoc đương – nguyên nhân va cac

biên phap phong tranh

5 1 4

Bai 5: Vi khi hâu, tiêng ôn trong lao đông, bui va

môt sô bênh bui phôi 6 2 3 1

108

• Nôi dung:

1. Vi khi hâu trong lao đông

1.1 Định nghia

1.2 Biên đôi sinh ly, bênh ly do lam viêc

trong điêu kiên vi khi hâu nong

1.3 Một sô bênh trong điêu kiên vi khi hâu

nong

1.4 Biên phap đê phong khi lao đông ngoai

trơi vê mua he

2. Tiêng ôn trong lao đông san xuât

2.1 Định nghia

2.2 Tác hai cua tiêng ôn vơi sưc khoe

2.3 Biên phap đê phong

3. Bui trong môi trương lao đông va môt sô

bênh bui phôi

3.1 Định nghia]

3.2 Phân loai bui

3.3 Tác hai do bui gây ra

Bai 6: Phong chông nhiêm đôc trong san xuât

• Nôi dung:

1. Đai cương

2. Đương xâm nhâp, phân bô, chuyên hoa va

đao thai chât đôc

2.1 Đương xâm nhâp cua chât đôc vao cơ thê

2.2 Sư phân bô cac chât đôc trong cơ thê

2.3 Chuyên hoa chât đôc trong cơ thê

2.4 Sư đao thai chât đôc

3. Triêu chưng lâm sang va qua trinh phat triên

nhiêm đôc trong san xuât

3.1 Nhiêm đôc câp tinh

3.2 Nhiêm đôc man tinh

3.3 Nhiêm đôc ban câp tinh

3.4 Trang thai mang chât đôc

4. Nguyên tăc phat hiên nhiêm đôc nghê nghiêp

4.1 Vơi nhiêm đôc câp tinh căn cư vao

4.2 Vơi nhiêm đôc man tinh

5. Biên phap phong chông nhiêm đôc nghê

nghiêp

5.1 Biên phap phôi hơp ky thuât va vê sinh

5.2 Biên phap y tê

6 2 3 1

Bai 7: Cac yêu tô sinh hoc trong môi trương lao

đông

• Nôi dung:

1. Đai cương

1.1 Bệnh lao nghê nghiêp

1.2 Bệnh viêm gan virut

1.3 Bệnh sôt do leptospira

3 1 1 1

Bai 8: Lao đông trong nganh y tê

• Nôi dung:

1. Đăc điêm điêu kiên lao đông trong nganh y tê

1.1 Đăc điêm nghê nghiêp

1.2 Điêu kiên lao đông năng nhoc, đôc hai, nguy

3 1 1 1

109

hiêm

2. Cac yêu tô tac hai nghê nghiêp trong nganh y

2.1 Cac yêu tô tâm ly

2.2 Cac yêu tô sinh hoc

2.3 Cac yêu tô vât ly, hoa hoc, cơ hoc

2.4 Môi trương lam viêc bi ô nhiêm va vân đê

chât thai đôc hai

3. Tai nan – chân thương lao đông va bênh nghê

nghiêp trong nganh y tê

3.1 Tai nan, chân thương lao đông

3.2 Bênh nghê nghiêp đăc hiêu va bênh nghê

nghiêp bao hiêm

3.3 Nhưng nghê hay công viêc co nguy cơ cao

vê TNLĐ va BNN

4. Biên phap an toan, bao vê sưc khoe ngươi lao

đông trong nganh y tê

Bai 9: Đaic cương vê sưc khoe – nâng cao sưc

khoe

• Nôi dung:

1. Đai cương vê sưc khoe

2. 1.1 Đinh nghia vê nâng cao sưc khoe

2.1 Nâng cao sưc khoe ơ cac nươc đang phat

triên

2.2 Nâng cao sưc khoe

3. Cac nguyên tăc chinh cua nâng cao sưc khoe

1 1 0

Bai 10: Hanh vi thay đôi hanh vi sưc khoe

• Nôi dung:

1. Khai niêm vê hanh vi va hanh vi sưc khoe

1.1 Hành vi la gi

1.2 Hành vi sưc khoe

2. Cac yêu tô anh hương đên hanh vi sưc khoe

2.1 Các yêu tô anh hương đên sưc khoe

2.2 Các yêu tô anh hương đên hanh vi sưc

khoe]

3. Qua trinh thay đôi hanh vi sưc khoe

3.1 Qua trinh thay đôi hanh vi

3.2 Các điêu kiên cân thiêt đê thay đôi hanh

vi

4 2 1 1

Công 45 15 25 5

2. Nội dung chi tiết:

Bai 1: Môi trương va sưc khoe, cơ sơ sinh thai hoc va bênh tât

• Muc tiêu:

1. Nêu đươc đinh nghia vê môi trương va sưc khoe

2. Trinh bay đươc phân loai môi trương

3. Trinh bay đươc nhưng tac đông cua thay đôi hê sinh thai lên sưc khoe con

ngươi va biên phap đê phong

1. Môi trương va sưc khoe

5. Đai cương

6. Môi trương

7. Sưc khoe

110

8. Anh hương cua môi trương đên sưc khoe

2. Cơ sơ sinh thai hoc va bênh tât

3. Con ngươi va hê sinh thai

4. Nhưng thay đôi sinh thai hoc va môt sô bênh phô biên lien quan đên

môi trương

5.

Bai 2:Vê sinh môi trương không khi, nươc va đât

• Muc tiêu:

1. Trinh bay đươc tac đông cua ô nhiêm môi trương không khi, đên sưc khoe con

ngươi va biên phap đê phong

2. Trinh bay đươc tac đông cua ô nhiêm môi trương nươc đên sưc khoe con

ngươi va biên phap đê phong

3. Trinh bay đươc tac đông cua ô nhiêm môi trương đât đên sưc khoe con ngươi

va biên phap đê phong

• Nôi dung:

1. Vê sinh môi trương không khi

1.1 Tác đông cua ô nhiêm môi trương không khi đên sưc khoe

2. Vê sinh môi trương nươc

2.1 Tac đông cua ô nhiêm môi trương nươc đên sưc khoe

2.2 Anh hương cua môi trương nươc đên sưc khoe

2.3 Môt sô biên phap bao vê môi trương nươc

3. Vê sinh môi trương đât

3.1 Tac đông cua ô nhiêm môi trương đât đên sưc khoe

Bai 3: Vê sinh bênh viên

• Muc tiêu:

1. Kê tên đươc môt sô sinh vât gây bênh thương găp trong bênh viên

2. Nêu đươc môt sô chê đô vê sinh ơ trong bênh viên

3. Trinh bay đươc nhưng công tac vê sinh trong cac khoa, phong ơ bênh viên

4. Trinh bay tom tăt đươc công tac khư khuân, diêt khuân ơ bênh viên

5. Trinh bay tom tăt đươc kiên truc va trang thiêt bi theo tiêu chuân quôc gia vê

tram y tê xa.

• Nôi dung:

C- Vê sinh bênh viên

1. Đai cương

2. Chê đô vê sinh ơ bênh viên

2.1 Quy đinh chung

2.2 Quy đinh cu thê

3. Công tac vê sinh trong cac khoa phong cua bênh viên

3.1 Muc tiêu

3.2 Nguyên tăc

3.3 Phân loai khu vưc vê sinh

4. Quy trinh vê sinh ơ cac khoa phong

4.1 Nhưng vi tri, khu vưc va dung cu khoa, phong phai đươc lam vê sinh

4.2 Chuân bi dung cu, hoa chât va cac phương tiên phong hô ca nhân

4.3 Cac bươc tiên hanh lam vê sinh

5. Phương phap khư khuân, tiêt khuân trong bênh viên

5.1 Môt sô vi sinh vât gây bênh thương găp trong bênh viên

111

5.2 Phương phap khư khuân – tiêt khuân

D- Vê sinh tram y tê

1. Cơ sơ ha tâng

1.1 Ví tri cua tram

1.2 Diên tich quy đinh

1.3 Các công trinh cơ ban trong tram y tê

2. Trang thiêt bi trong tram y tê

3. Nhân lưc

4. Y tê thôn ban

Bai 4: Vê sinh nha ơ va cơ sơ hoc tâp

• Muc tiêu:

1. Nêu đươc cac tiêu chuân vê sinh cua môi trương va lơp hoc

2. Trinh bay đươc cac tiêu chuân vê sinh cua cac phương tiên hoc tâp

3. Nêu đươc nhưng nguyên nhân va biên phap phong tranh cac bênh hoc đương

• Nôi dung:

1. Vê sinh nha ơ

1.5 Nhiêm vu chinh cua nha ơ

1.6 Một sô biên phap thông thương bao đam vi khi hâu tôt cho nha ơ

1.7 Cung câp anh sang cho nha ơ

1.8 Cô lâp tiêng ôn trong nha

2. Vê sinh trương hoc

2.6 Đại cương

2.7 Yêu câu vê sinh xây dưng trương hoc

2.8 Yêu câu vê sinh cua môt trương hoc

2.9 Yêu câu vê sinh cua ban ghê bang

2.10 Bệnh hoc đương – nguyên nhân va cac biên phap phong tranh

Bai 5: Vi khi hâu, tiêng ôn trong lao đông, bui va môt sô bênh bui phôi

• Nôi dung:

1. Trinh bay đươc nhưng yêu tô vi khi hâu trong lao đông san xuât anh hương tơi

sưc khoe con ngươi

2. Nêu tom tăt đươc môt sô yêu tô trong môi trương lao đông san xuât co anh

hương tơi sưc khoe ngươi công nhân (tiêng ôn, rung chuyên)

3. Nêu đươc tên môt sô bênh bui phôi thương găp

• Nôi dung:

4. Vi khi hâu trong lao đông

4.1 Định nghia

4.2 Biên đôi sinh ly, bênh ly do lam viêc trong điêu kiên vi khi hâu nong

4.3 Một sô bênh trong điêu kiên vi khi hâu nong

4.4 Biên phap đê phong khi lao đông ngoai trơi vê mua he

5. Tiêng ôn trong lao đông san xuât

5.1 Định nghia

5.2 Tác hai cua tiêng ôn vơi sưc khoe

5.3 Biên phap đê phong

6. Bui trong môi trương lao đông va môt sô bênh bui phôi

6.1 Định nghia]

6.2 Phân loai bui

6.3 Tác hai do bui gây ra

Bai 6: Phong chông nhiêm đôc trong san xuât

112

• Muc tiêu:

1. Trinh bay đươc qua trinh xâm nhâp, chuyên hoa va đao thai chât đôc khoi cơ

thê

2. Phân tich đươc đăc điêm cac yêu tô quyêt đinh tac hai cua chât đôc

3. Mô ta đươc cac biên phap phong va chông nhiêm đôc trong san xuât

• Nôi dung:

6. Đai cương

7. Đương xâm nhâp, phân bô, chuyên hoa va đao thai chât đôc

7.1 Đương xâm nhâp cua chât đôc vao cơ thê

7.2 Sư phân bô cac chât đôc trong cơ thê

7.3 Chuyên hoa chât đôc trong cơ thê

7.4 Sư đao thai chât đôc

8. Triêu chưng lâm sang va qua trinh phat triên nhiêm đôc trong san xuât

8.1 Nhiêm đôc câp tinh

8.2 Nhiêm đôc man tinh

8.3 Nhiêm đôc ban câp tinh

8.4 Trang thai mang chât đôc

9. Nguyên tăc phat hiên nhiêm đôc nghê nghiêp

9.1 Vơi nhiêm đôc câp tinh căn cư vao

9.2 Vơi nhiêm đôc man tinh

10. Biên phap phong chông nhiêm đôc nghê nghiêp

10.1 Biên phap phôi hơp ky thuât va vê sinh

10.2 Biên phap y tê

Bai 7: Cac yêu tô sinh hoc trong môi trương lao đông

• Muc tiêu:

1. Nhân thưc đươc cac yêu tô sinh hoc va tâm quan trong cua chung trong cac

môi trương lao đông nghê nghiêp khac nhau

2. Liêt kê đươc môt sô bênh nghê nghiêp do cac yêu tô sinh hoc trong môi

truwong sinh hoc

3. Mô ta đươc cac biên phap phong chông cac yêu tô sinh hoc, bao vê sưc khoe

cho ngươi công nhân

• Nôi dung:

2. Đai cương

2.1 Bệnh lao nghê nghiêp

2.2 Bệnh viêm gan virut

2.3 Bệnh sôt do leptospira

Bai 8: Lao đông trong nganh y tê

• Muc tiêu:

1. Mô ta đươc nhưng đăc điêm chinh cua điêu kiên lao đông trong nganh y tê

Viêt Nam

2. Phân tich đươc cac yêu tô nguy cơ vê an toan va sưc khoe trong nganh y tê

3. Liêt kê đươc môt sô biên phap cai thiên điêu kiên lam viêc, bao vê va nâng

cao sưc khoe ngươi lao đông trong nganh y tê

• Nôi dung:

5. Đăc điêm điêu kiên lao đông trong nganh y tê

5.1 Đăc điêm nghê nghiêp

5.2 Điêu kiên lao đông năng nhoc, đôc hai, nguy hiêm

113

6. Cac yêu tô tac hai nghê nghiêp trong nganh y tê

6.1 Cac yêu tô tâm ly

6.2 Cac yêu tô sinh hoc

6.3 Cac yêu tô vât ly, hoa hoc, cơ hoc

6.4 Môi trương lam viêc bi ô nhiêm va vân đê chât thai đôc hai

7. Tai nan – chân thương lao đông va bênh nghê nghiêp trong nganh y tê

7.1 Tai nan, chân thương lao đông

7.2 Bênh nghê nghiêp đăc hiêu va bênh nghê nghiêp bao hiêm

7.3 Nhưng nghê hay công viêc co nguy cơ cao vê TNLĐ va BNN

8. Biên phap an toan, bao vê sưc khoe ngươi lao đông trong nganh y tê

Bai 9: Đaic cương vê sưc khoe – nâng cao sưc khoe

• Nôi dung:

1. Nêu đươc cac khai niêm vê sưc khoe va nâng cao sưc khoe

2. Trinh bay đươc nguyên tăc chinh cua nâng cao sưc khoe

3. Trinh bay đươc nhưng chiên lươc hanh đông chinh cua nâng cao sưc khoe

• Nôi dung:

4. Đai cương vê sưc khoe

5. 1.1 Đinh nghia vê nâng cao sưc khoe

5.1 Nâng cao sưc khoe ơ cac nươc đang phat triên

5.2 Nâng cao sưc khoe

6. Cac nguyên tăc chinh cua nâng cao sưc khoe

Bai 10: Hanh vi thay đôi hanh vi sưc khoe

• Muc tiêu:

1. Trinh bay đươc khai niêm hanh vi, hanh vi sưc khoe va 5 yêu tô cơ ban anh

hương đên hanh vi sưc khoe

2. Phân tich đươc cac ly do vi sao ngươi dân không thay đôi hanh vi sưc khoe

3. Mô ta đươc 5 bươc trong qua trinh thay đôi hanh vi

4. Kê đươc 5 điêu kiên cân thiêt đê thay đôi hanh vi sưc khoe

• Nôi dung:

4. Khai niêm vê hanh vi va hanh vi sưc khoe

4.1 Hành vi la gi

4.2 Hành vi sưc khoe

5. Cac yêu tô anh hương đên hanh vi sưc khoe

5.1 Các yêu tô anh hương đên sưc khoe

5.2 Các yêu tô anh hương đên hanh vi sưc khoe]

6. Qua trinh thay đôi hanh vi sưc khoe

6.1 Qua trinh thay đôi hanh vi

6.2 Các điêu kiên cân thiêt đê thay đôi hanh vi

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết có đầy đủ âm thanh,

ánh sáng để thực hiện môn học.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Phấn bảng, máy chiếu, máy tính.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Các slide bài giảng, giáo án, bút vở.

- Tài liệu, giáo trình.

4. Các điều kiện khác:

114

- Giáo viên phải có trình độ đai hoc (sinh hoc, cư nhân y tê),có năng lực,phẩm chất

đạo đức tốt.

- Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

Sau khi học xong môn này, người học có khả năng:

* Về kiến thức:

Được đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu

sau:

- Nắm được kiến thức căn bản.

- Biết cách tổ chức và áp dụng được trong môi trương cụ thể.

* Về kỹ năng:

- Đánh giá kỹ năng thực hành của người học trong các bài thực hành.

* Về thái độ:

- Thể hiện tính cẩn thận, thao tác nhanh, tự giác trong học tập.

-Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2. Phương pháp:

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1): 2 bài (LT: 1; TH: 1).

- Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2): 1 bài (LT: 1; TH: 1)

- Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi kết hợp lý thuyết và thực hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học này được áp dụng để giảng dạy

cho học sinh để giảng dạy cho trình độ trung cấp.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải,minh

họa,phát vấn (nêu vấn đề). Phân nhóm cho người học trao đổi, thảo luận với nhau.

Trình bày theo nhóm.

- Đối với người học:Lắng nghe, ghi chép vàthảo luận.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học,

chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng

giảng dạy

4. Tài liệu tham khảo:

- Đao Ngoc Phong (chu biên), Vê sinh môi trương – dich tê, Nxb Y hoc 2001

- Bô Y tê, phong chông tai nan thương tich, thang 12 năm 2002

- Viên Y hoc lao đông va vê sinh môi trương, bênh nghê nghiêp đươc bao hiêm, Ha

nôi 2006.

5. Ghi chú và giải thích

- Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực

hành được tính vào giờ thực hành.

115

Ch­¬ng tr×nh m«n häc 1. Tªn häc phÇn: Dinh d­ìng tiÕt chÕ 2. Sè ®¬n vÞ häc tr×nh: 2 §VHT/ 45 tiÕt

- Sè tiÕt lý thuyÕt: 15 tiÕt

- Sè tiÕt thùc hµnh: 30 tiÕt

3. Thêi ®iÓm thùc hiÖn: Häc kú II (N¨m thø nhÊt)

4. Thêi gian: Sè tiÕt/ tuÇn: 3 tiÕt; tæng sè: 15 tuÇn.

5. Môc tiªu häc phÇn:

- Tr×nh bµy c¸c thµnh phÇn dinh d­ìng cña thùc phÈm; N¨ng l­îng vµ khÈu phÇn ¨n hîp lý.

- Gi¶i thÝch nguyªn nh©n c¸c bÖnh thiÕu dinh d­ìng vµ biÖn ph¸p phßng chèng.

-Tr×nh bµy c¸c biÖn ph¸p ®Ò phßng ngé ®éc thøc ¨n vµ vÖ sinh an toµn thùc phÈm.

- X©y dùng ý thøc vÖ sinh an toµn thùc phÈm

6. Néi dung häc phÇn:

Sè TT Tªn bµi häc sè tiÕt Lý

thuyÕt

sè tiÕt Thùc

hµnh

1 §¹i c­¬ng vÒ dinh d­ìng

C¸c thµnh phÇn dinh d­ìng cña thùc phÈm 2

2 Nhu cÇu n¨ng l­îng vµ khÈu phÇn ¨n hîp lý 2

3 Thùc phÈm nguån gèc ®éng vËt, thùc vËt 2

4 VÖ sinh an toµn thùc phÈm 1 5

5 Phßng, chèng ngé ®éc thøc ¨n 2 5

6 ChÕ ®é ¨n bÖnh lý 2

7 KiÓm tra vÖ sinh thùc phÈm 2 10

8 Ch­¬ng tr×nh dinh d­ìng 2 10

Tæng céng 15 30

7. §iÒu kiÖn tiªn quyÕt: Häc phÇn nµy ®­îc thùc hiÖn sau khi häc sinh ®· ®­îc

häc häc phÇn §iÒu d­ìng c¬ b¶n.

8. H­íng dÉn thùc hiÖn häc phÇn: * Gi¶ng d¹y:

- Lý thuyÕt: ThuyÕt tr×nh. Thùc hiÖn ph­¬ng ph¸p gi¶ng - d¹y tÝch cùc

- Thùc tËp: T¹i phßng thùc tËp cña tr­êng, Trung t©m y tÕ dù phßng, hoÆc côm d©n c­.

* §¸nh gi¸:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi viÕt, sö dông c©u hái thi truyÒn thèng vµ c©u hái tr¾c

nghiÖm.

9. Tµi liÖu tham kh¶o:

- Dinh d­ìng vµ an toµn thùc phÈm, Tr­êng ®¹i häc Y Hµ Néi, Nhµ xuÊt b¶n Y häc, 1996

- Dinh d­ìng vµ søc khoÎ trÎ em céng ®ång, Tr­êng ®¹i häc Y Th¸i B×nh, Nhµ xuÊt b¶n Y häc.

1999

- Nu«i d­ìng häc øng dông, Nhµ xuÊt b¶n Y häc. 1976

- VÖ sinh dinh d­ìng vµ vÖ sinh thùc phÈm, Nhµ xuÊt b¶n Y häc. 1977

- Ph¸p lÖnh VÖ sinh an toµn thùc phÈm, Uû ban Th­êng vô Quèc héi sè 12/2003/PL-

UBTVQH11 ngµy 26/7/2003.

- Gi¸o tr×nh m«n häc Dinh d­ìng cña nhµ tr­êng

116

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: NGHỀ NGHIỆP ĐẠO ĐỨC NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG

Mã môn học: BDD06

Thời gian thực hiện môn học: 30giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận,

bài tập:……giờ; Kiểm tra ……giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Môn học được bố trí sau môn học đại cương

- Tính chất: Môn học bắt buộc

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

+ Giới thiệu đặc điểm của ngành điều dưỡng

+ Trình bày tổ chức của ngành điều dưỡng, chức trách và chế độ của người điều dưỡng

+ Trình bày được khái niệm và nguyên tắc cơ bản về đạo đức điều dưỡng trong thực hành

nghề nghiệp

+ Trình bày trách nhiệm người điều dưỡng trong việc bảo vệ quyền lợi cho người bệnh khi

chăm sóc

- Về kỹ năng: Nắm vứng các kiến thức, nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp trong thực tế lâm

sàng

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có nhận thức đứng về vị trí, ý nghĩa của môn học đối

với bản thân trong thực hành nghề nghiệp

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số Lý

thuyết

Thực hành,

thínghiệm, thảo

luận, bài tập

Kiểm tra

1 Bài 1: Đặc điểm nghề nghiệp của

người điều dưỡng

1. Khái niệm về nghề nghiệp và chuyên

môn

1.1. Khái niệm nghề

1.2. Khái niệm chuyên môn

2. Nguyên tắc chọn nghề

2.1. Nguyên tắc thứ nhất

2.2. Nguyên tắc thứ hai

2.3. Nguyên tắc thứ ba

3. Phân loại nghề

3.1. Phân loại nghề theo hình thức lao

động

3.1.1 Lĩnh vực lãnh đạo, quản lý

3.1.2. Lĩnh vức sản xuất

3.2. Phân loại theo nghề đào tạo

3.2.1. Nghề được đào tạo

3.2.2. Nghề không được đào tạo

3.3. Phân loại nghề theo yêu cầu của

nghề đối với người lao động

3.3.1. Những nghề thuộc lĩnh vực hành

chính

4

4

117

3.3.2. Những nghề thuộc lĩnh vực tiếp

xức với con người

3.3.3. Những nghề thợ

3.3.4. Những nghề trong lĩnh vực kỹ

thuật

3.3.5. Những nghề trong lĩnh vực văn

hóa nghệ thuật

3.3.6. Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên

cứu khoa học

3.3.7. Những nghề tiếp xúc với thiên

nhiên

3.3.8. Những nghề có điều kiện lao động

đặc biệt

4. Nghề y

4.1. Một số nét sơ lược về nghề y

4.2. Những chuyên ngành đang được đào

tạo hiện nay

1. Tên mục:

1.1. Tên tiểu mục:....

Chương n:

1. Tên mục n:

1.1. Tên tiểu mục n:....

2 Bài 2: Các chứng bệnh y sinh

1. Tác động của tâm thần đến cơ thể

1.1. Những sự kiện chứng minh

1.1.1. Những sự kiện hàng ngày

1.1.2. Những sự kiện trong lâm sàng

1.2. Cơ chế tâm thần tác động lên cơ thể

1.2.1. Theo sinh lý thần kinh cao cấp

1.2.2. Theo lý thuyết về sự căng thẳng,

tâm chấn về mặt nội tiết

1.2.3. Theo sinh hóa não

2. Định nghĩa và giới hạn chứng bệnh y

sinh

2.1. Định nghĩa chứng bệnh y sinh

2.2. Giới hạn chứng bệnh y sinh

3. Những nhân tố thúc đẩy bệnh y sinh

3.1. Tác động tâm lý có hại của thầy

thuốc

3.2. Vai trò nhân cách của người bệnh

3.3. Các yếu tố thuận lợi khác

4. Tác hại của chứng bệnh y sinh

4.1. Bệnh biến chứng phức tạp

4.2. Xuất hiện các triệu chứng mới

4.3. Có thể xuất hiện các trạng thái phản

ứng tâm thần khác nhau

4.4. Bệnh y sinh không được phát hiện

kịp thời.

5

5

118

5. Cách phòng và điều trị các chứng bệnh

y sinh

5.1. Điều trị

5.2. Phòng bệnh

5.2.1. Đối với cán bộ y tế

5.2.2. Đối với người bệnh

3 Bài 3: Giáo tiếp giữa thầy thuốc và

người bệnh, gia đình người bệnh, đồng

nghiệp

1. Giao tiếp thầy thuốc với người bệnh

1.1. Diễn biến tâm lý của bệnh nhân khi

đến khám bệnh

1.1.1. Lo lắng về bệnh tật

1.1.2. Bệnh nhân sẳn sàng trình bày về

bệnh tật

1.1.3. Bệnh nhân rụt rè e thẹn

1.1.4. Bệnh nhân luôn quan sát, nhận xét

1.1.5. Lòng tin của bệnh nhân

1.1.6. Bệnh nhân phản ứng với thầy

thuốc

1.2. Tiếp xúc với người bệnh

1.3. Vấn đề chẩn đoán

1.4. Vấn đề tiên lượng bệnh

1.5. Tiếp xúc với người nhà bệnh nhân

2. Giao tiếp giữa thầy thuốc và đồng

nghiệp

2.1. Quan hệ đồng nghiệp

2.2. Nguyên tắc phê bình và tự phê bình

2.3. Quan hệ đồng nghiệp luôn vì mục

đích người bệnh đánh giá và nhận xét tư

cách thầy thuốc

2.4. Cần xây dựng tình bạn thân ái, là

chổ dựa của nhau trong công việc

2.5. Quan tâm giúp đở đểmọi người cùng

tiến bộ

2.6. Tránh thô bạo và tế nhị trong giao

tiếp với đồng nghiệp

2.7. Giáo dục rèn luyện

5

5

1

4

Bài 4: Khái niệm đạo đức và đạo đức

nghề nghiệp

1. Khái niệm đạo đức, chức năng, nhiệm

vụ của đạo đức

1.1. Đạo đức là gì? Sự hình thành đạo

đức

1.2. Chức năng của đạo đức

1.2.1. Chức năng định hướng giáo dục

1.2.2. Chức năng điều chỉnh hành vi

1.2.3. Chức năng kiểm tra đánh giá

5

5

119

1.3. Nhiệm vụ của đạo đức

2. Đạo đức nghề nghiệp

3. Giáo dục về đạo đức cho thầy thuốc

3.1. Nâng cao trình độ mọi mặt cho thầy

thuốc

3.2. Phải có kiến thức toàn diện

3.3. Tiếp xức rộng rãi với nhiều tầng lớp

3.4. Tổ chức học tập, làm việc tại cơ sở

3.5. Rèn luyện óc quan sát

3.6. Xây dựng tinh thần làm việc tập thể

3.7. Quan tâm và đối xử tốt với người già

3.8. Quan tâm hạnh phúc người bệnh

3.9. Nâng cao tinh thần trách nhiệm,

lương tâm nghề nghiệp

3.10. Giao tiếp với người bệnh

3.11. Bí mật nghề nghiệp

3.12. Rèn luyện người thầy thuốc để giữ

gìn tính chất nghề nghiệp

5

Bài 5: Thực trạng y đức hiện nay và 12

điều y đức

1. Thực trạng y đức hiện nay

1.1. Thực trạng đạo đức trong nghành y

tế hiện nay

1.2. Nguyên nhân làm giảm sút đạo đức

trong nghành y tế hiện nay

2. Tiêu chuẩn đạo đức của người làm

công tác ngành y

2.1. Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là

nghề cao quý

2.2. Tôn trọng pháp luật thực hiện

nghiêm quy chế chuyên môn

2.3. Tôn trọng quyền được khám và chữa

bệnh của nhân dân

2.4. Khi tiếp xức với người bệnh, người

nhà phải có thái độ niềm nở, tận tình...

2.5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn

đoán, xử trí

2.6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán

5 5

120

2.7. Không rời bỏ vị trí khi làm việc

2.8. Khi bệnh nhân ra viện dặn dò chu

đáo

2.9. Khi bệnh nhân tử vong phải thông

cảm sâu sắc

2.10. Thật thà đoàn kết tôn trọng đồng

nghiệp

2.11. Nhận khuyết điểm khi bản thân có

sai sót

2.12. Tham gia truyền thông giáo dục

sức khỏe

6

Bài 6: Chức năng, nhiệm vụ, vị trí

quyền hạn của y tá – Điều dưỡng

trưởng.

1. Chức năng, vị trí người điều dưỡng

trưởng

1.1. Chức năng quản lý

1.2. Chức năng của người điều dưỡng

viên

2. Nhiệm vụ người điều dưỡng trưởng

3. Quyền hạn người điều dưỡng trưởng

4

4

1

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Đặc điểm nghề nghiệp của người điều dưỡng

Thời gian: 4 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày khái niệm nghề nghiệp, chuyên môn

- Nêu bản chất nghề nghiệp từ đó trình bày được cách lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân

- Trình bày các nét sơ lược về nghành Y

2. Nội dung bài:

1. Khái niệm về nghề nghiệp và chuyên môn

1.1. Khái niệm nghề

1.2. Khái niệm chuyên môn

2. Nguyên tắc chọn nghề

2.1. Nguyên tắc thứ nhất

2.2. Nguyên tắc thứ hai

2.3. Nguyên tắc thứ ba

3. Phân loại nghề

3.1. Phân loại nghề theo hình thức lao động

3.1.1 Lĩnh vực lãnh đạo, quản lý

3.1.2. Lĩnh vức sản xuất

3.2. Phân loại theo nghề đào tạo

3.2.1. Nghề được đào tạo

3.2.2. Nghề không được đào tạo

3.3. Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động

3.3.1. Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính

3.3.2. Những nghề thuộc lĩnh vực tiếp xức với con người

3.3.3. Những nghề thợ

121

3.3.4. Những nghề trong lĩnh vực kỹ thuật

3.3.5. Những nghề trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

3.3.6. Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học

3.3.7. Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên

3.3.8. Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt

4. Nghề y

4.1. Một số nét sơ lược về nghề y

4.2. Những chuyên ngành đang được đào tạo hiện nay

Bài 2: Các chứng bệnh y sinh

Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được định nghĩa và giới hạn chứng bệnh Y sinh

- Mô tả được các nhân tố thúc đẩy chứng bệnh Y sinh

- Nêu được tác hại của chứng bệnh Y sinh

- Nêu cách điều trị, phòng bệnh Y sinh

2. Nội dung bài:

1. Tác động của tâm thần đến cơ thể

1.1. Những sự kiện chứng minh

1.1.1. Những sự kiện hàng ngày

1.1.2. Những sự kiện trong lâm sàng

1.2. Cơ chế tâm thần tác động lên cơ thể

1.2.1. Theo sinh lý thần kinh cao cấp

1.2.2. Theo lý thuyết về sự căng thẳng, tâm chấn về mặt nội tiết

1.2.3. Theo sinh hóa não

2. Định nghĩa và giới hạn chứng bệnh y sinh

2.1. Định nghĩa chứng bệnh y sinh

2.2. Giới hạn chứng bệnh y sinh

3. Những nhân tố thúc đẩy bệnh y sinh

3.1. Tác động tâm lý có hại của thầy thuốc

3.2. Vai trò nhân cách của người bệnh

3.3. Các yếu tố thuận lợi khác

4. Tác hại của chứng bệnh y sinh

4.1. Bệnh biến chứng phức tạp

4.2. Xuất hiện các triệu chứng mới

4.3. Có thể xuất hiện các trạng thái phản ứng tâm thần khác nhau

4.4. Bệnh y sinh không được phát hiện kịp thời.

5. Cách phòng và điều trị các chứng bệnh y sinh

5.1. Điều trị

5.2. Phòng bệnh

5.2.1. Đối với cán bộ y tế

5.2.2. Đối với người bệnh

Bài 3: Giáo tiếp giữa thầy thuốc và người bệnh, gia đình người bệnh, đồng nghiệp

Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu:

- Mô tả được những diến biến tâm lý của người bệnh khi đến khám bệnh

- Trình bày cách tiếp xúc cán bộ y tế với người bệnh, đồng nghiệp

2. Nội dung bài:

1. Giao tiếp thầy thuốc với người bệnh

122

1.1. Diễn biến tâm lý của bệnh nhân khi đến khám bệnh

1.1.1. Lo lắng về bệnh tật

1.1.2. Bệnh nhân sẳn sàng trình bày về bệnh tật

1.1.3. Bệnh nhân rụt rè e thẹn

1.1.4. Bệnh nhân luôn quan sát, nhận xét

1.1.5. Lòng tin của bệnh nhân

1.1.6. Bệnh nhân phản ứng với thầy thuốc

1.2. Tiếp xúc với người bệnh

1.3. Vấn đề chẩn đoán

1.4. Vấn đề tiên lượng bệnh

1.5. Tiếp xúc với người nhà bệnh nhân

2. Giao tiếp giữa thầy thuốc và đồng nghiệp

2.1. Quan hệ đồng nghiệp

2.2. Nguyên tắc phê bình và tự phê bình

2.3. Quan hệ đồng nghiệp luôn vì mục đích người bệnh đánh giá và nhận xét tư cách thầy

thuốc

2.4. Cần xây dựng tình bạn thân ái, là chổ dựa của nhau trong công việc

2.5. Quan tâm giúp đở đểmọi người cùng tiến bộ

2.6. Tránh thô bạo và tế nhị trong giao tiếp với đồng nghiệp

2.7. Giáo dục rèn luyện

Bài 4: Khái niệm đạo đức và đạo đức nghề nghiệp

1. Mục tiêu:

- Trình bày khái niệm về đạo đức

- Trình bày chức năng nhiệm vụ của đạo đức, đạo đức nghề Y

2. Nội dung bài:

1. Khái niệm đạo đức, chức năng, nhiệm vụ của đạo đức

1.1. Đạo đức là gì? Sự hình thành đạo đức

1.2. Chức năng của đạo đức

1.2.1. Chức năng định hướng giáo dục

1.2.2. Chức năng điều chỉnh hành vi

1.2.3. Chức năng kiểm tra đánh giá

1.3. Nhiệm vụ của đạo đức

2. Đạo đức nghề nghiệp

3. Giáo dục về đạo đức cho thầy thuốc

3.1. Nâng cao trình độ mọi mặt cho thầy thuốc

3.2. Phải có kiến thức toàn diện

3.3. Tiếp xức rộng rãi với nhiều tầng lớp

3.4. Tổ chức học tập, làm việc tại cơ sở

3.5. Rèn luyện óc quan sát

3.6. Xây dựng tinh thần làm việc tập thể

3.7. Quan tâm và đối xử tốt với người già

3.8. Quan tâm hạnh phúc người bệnh

3.9. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp

3.10. Giao tiếp với người bệnh

3.11. Bí mật nghề nghiệp

3.12. Rèn luyện người thầy thuốc để giữ gìn tính chất nghề nghiệp

Bài 5: Thực trạng y đức hiện nay và 12 điều y đức

1. Mục tiêu:

123

- Trình bày thực trạng y đức hiện nay, liệt kê 12 điều Y đức

- Phân tích được nội dung trong từng tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác Y tế

2. Nội dung bài:

1. Thực trạng y đức hiện nay

1.1. Thực trạng đạo đức trong nghành y tế hiện nay

1.2. Nguyên nhân làm giảm sút đạo đức trong nghành y tế hiện nay

2. Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác ngành y

2.1. Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý

2.2. Tôn trọng pháp luật thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn

2.3. Tôn trọng quyền được khám và chữa bệnh của nhân dân

2.4. Khi tiếp xức với người bệnh, người nhà phải có thái độ niềm nở, tận tình...

2.5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí

2.6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán

2.7. Không rời bỏ vị trí khi làm việc

2.8. Khi bệnh nhân ra viện dặn dò chu đáo

2.9. Khi bệnh nhân tử vong phải thông cảm sâu sắc

2.10. Thật thà đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp

2.11. Nhận khuyết điểm khi bản thân có sai sót

2.12. Tham gia truyền thông giáo dục sức khỏe

Bài 6: Chức năng, nhiệm vụ, vị trí quyền hạn của y tá – Điều dưỡng trưởng.

1. Mục tiêu:

- Trình bày chức năng, vị trí người điều dưỡng trưởng

- Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của người điều dưỡng trưởng

2. Nội dung bài:

1. Chức năng, vị trí người điều dưỡng trưởng

1.1. Chức năng quản lý

1.2. Chức năng của người điều dưỡng viên

2. Nhiệm vụ người điều dưỡng trưởng

3. Quyền hạn người điều dưỡng trưởng

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết có đầy đủ âm thanh, ánh

sáng để thực hiện môn học.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Phấn bảng, máy chiếu, máy tính.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Các slide bài giảng, giáo án, bút vở.

- Tài liệu, giáo trình.

4. Các điều kiện khác:

- Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng,có năng lực,phẩm chất

đạo đức tốt.

- Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Về kiến thức:

+ Giới thiệu đặc điểm của ngành điều dưỡng

+ Trình bày tổ chức của ngành điều dưỡng, chức trách và chế độ của người điều dưỡng

+ Trình bày được khái niệm và nguyên tắc cơ bản về đạo đức điều dưỡng trong thực hành

nghề nghiệp

124

+ Trình bày trách nhiệm người điều dưỡng trong việc bảo vệ quyền lợi cho người bệnh khi

chăm sóc

- Về kỹ năng: Nắm vứng các kiến thức, nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp trong thực tế

lâm sàng

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có nhận thức đúng về vị trí, ý nghĩa của môn học đối

với bản thân trong thực hành nghề nghiệp

2. Phương pháp:

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1): 2 bài (LT: 2).

- Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2): 1 bài (LT: 1)

- Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi lý thuyết tự luận

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học này được áp dụng để giảng dạy cho

học sinh trình độ trung cấp.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên: Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải,phát vấn (nêu

vấn đề). Phân nhóm cho học sinh thảo luận với nhau.

- Đối với người học:Lắng nghe, ghi chép vàchia nhóm thảo luận

3. Những trọng tâm cần chú ý: - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội

dung của từng bài học, chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để

đảm bảo chất lượng giảng dạy

4. Tài liệu tham khảo:

- Y x· héi häc vµ tæ chøc y tÕ, Trêng ®¹i häc Y Hµ Néi

- Gi¸o tr×nh m«n häc Qu¶n lý Y tÕ, Trêng ®¹i häc Y tÕ c«ng céng. 2001

- C¸c v¨n b¶n cña §¶ng, ChÝnh phñ, Bé Y tÕ vÒ c«ng t¸c y tÕ.

- 12 ®iÒu quy ®Þnh vÒ Y ®øc

- Qu¶n lý c¸c ch¬ng tr×nh y tÕ ë tuyÕn y tÕ c¬ së, Nhµ xuÊt b¶n Y häc. 1990

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

125

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 1

Mã môn học: BDD07

Thời gian thực hiện môn học: 105 giờ ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành: 60 giờ;

Kiểm tra: … giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: là môn học số ….. được thực hiện ở học kỳ I (năm thứ nhất)

- Tính chất: là môn học bắt buộc.

II. Mục tiêu môn học:

Saukhi học xong môn học, học sinh có thể:

* Về kiến thức:

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về điều dưỡng: lịch sử ngành điều dưỡng, vị

trí vai trò và chức năng của điều dưỡng, quy trình điều dưỡng

- Trình bày được các kỹ thuật chăm sóc cơ bản cho người bệnh: vệ sinh cá nhân, phụ

giúp bác sĩ khám bệnh…

* Về kỹ năng:

- Áp dụng được quy trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh

- Thực hiện được các kỹ thuật chăm sóc cơ bản trên người bệnh

* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Nghiêm túc, tập trung chú ý khi nghe giảng

- Tuân thủ đúng quy trình khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh, đảm bảo

an toàn cho bệnh nhân.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số Lý

thuyết

Thực hành,

thínghiệm, thảo

luận, bài tập

Kiểm tra

1 Bài: Lịch sử ngành

điều dưỡng

1. Sơ lược về lịch sử

ngành điều dưỡng thế

giới

2. Sơ lược lịch sử

ngành điều dưỡng Việt

Nam

2.1. Thời kỳ Pháp

thuộc

2.2. Thời kỳ chống Mỹ

3. Kết luận

2

2

2 Bài: Vai trò, chức năng

và nhiệm vụ của người

điều dưỡng

1. Khái niệm điều

dưỡng

2. Vai trò của điều

dưỡng

2 2

126

3. Chức năng của điều

dưỡng

3.1. Chức năng chủ

động

3.2. Chức năng phối

hợp

4. Nhiệm vụ điều

dưỡng trung học

3

Bài: Đạo đức và nghĩa

vụ của người điều

dưỡng

1.Phẩm chất đạo đức

của người điều dưỡng

1.1. Các phẩm chất về

đạo đức

1.2. Các phẩm chất mỹ

học

1.3. Các phẩm chất trí

tuệ

2. Nhiệm vụ nghề

nghiệp của người điều

dưỡng

2.1. Người điều dưỡng

đối với bệnh nhân

2.2. Người điều dưỡng

đối với đồng nghiệp

2.3. Điều dưỡng với sự

hành nghề

2 2

4 Bài: Nhu cầu cơ bản

của con người và mối

liên quan với công tác

điều dưỡng

1. Khái niệm

2. Nhu cầu của con

người

2.1. Nhu cầu về thể

chất và sinh lý

2.2. Nhu cầu an toàn

và được bảo vệ

2.3. Nhu cầu về tình

cảm và quan hệ

2.4. Nhu cầu được tôn

trọng

2.5. Nhu cầu tự hoàn

thiện

3. Sự liên kết giữa nhu

cầu và nguyên tắc điều

dưỡng

2 2

127

3.1. Nguyên tắc điều

dưỡng

3.2. Nhu cầu của con

người vừa có tính đồng

nhất, vừa có tính duy

nhất

3.3. Nhu cầu giống

nhau nhưng cách đáp

ứng có thể khác nhau

3.4. Sự tham gia của

người bệnh vào quá

trình chăm sóc

3.5. Điều dưỡng cần

tạo ra môi trường

chăm sóc thích hợp

4. Nhu cầu cơ bản của

người bệnh và chăm

sóc

5. Kết luận

5 Bài: Quyền lợi, nghĩa

vụ của người bệnh và

gia đình người bệnh

1. Quyền lợi

2. Nghĩa vụ

1 1

6 Bài: Quy trình điều

dưỡng

1. Định nghĩa

2. Bốn bước của quy

trình điều dưỡng

2.1. Nhận định

2.2. Lập kế hoạch

chăm sóc

2.3. Thực hiện kế

hoạch chăm sóc

2.4. Đánh giá

16 4 12

7 Bài: Hồ sơ người bệnh

và cách ghi chép

1.Mục đích và nguyên

tắc chung

1.1. Mục đích

1.2. Nguyên tắc chung

2. Giới thiệu các loại

giấy tờ hồ sơ bệnh

nhân và cách ghi chép

điều dưỡng

2.1. Các loại hồ sơ

giấy tờ

2.2. Cách theo dõi và

12 4 8

128

ghi chép

3. Bảo quản hồ sơ

bệnh nhân

8 Bài: Rửa tay, mang

găng, khẩu trang

1.Rửa tay

1.1. Mục đích

1.2. Quy trình kỹ thuật

rửa tay thường quy

1.3. Rửa tay ngoại

khoa

2. Mang găng vô

khuẩn

3. Mang và tháo khẩu

trang

6 2 4

9 Bài: Vô khuẩn, tiệt

khuẩn

1.Sơ đồ quy trình khử

khuẩn, tiệt khuẩn

2.Tẩy uế

3. Cọ rửa

4. Sát khuẩn

4.1. Nhân viên y tế cần

sát khuẩn

4.2. Sát khuẩn cho

bệnh nhân

5. Vô khuẩn và kỹ

thuật vô khuẩn

6. Khử khuẩn

6.1. Quy trình khử

khuẩn bằng luộc sôi

6.2. Quy trình khử

khuẩn bằng hóa chất

7. Tiệt khuẩn

7.1. Quy trình tiệt

khuẩn bằng sức nóng

7.2. Tiệt khuẩn bằng

hóa chất

8. Bảo quản

7 3 4

10 Bài: Thu gom phân

loại và xử lý chất thải

1.Thu gom chất thải tại

nơi phát sinh.

2. Phân loại chất thải

2.1. Chất thải trực tiếp

từ bệnh nhân

2.2. Chất thải từ dịch

vụ y tế

1 1

129

2.3. Chất thải qua sinh

hoạt hằng ngày của

bệnh nhân

11 Bài: Tiếp nhận người

bệnh vào viện, ra viện,

chuyển bệnh viện.

1.Tiếp nhận bệnh nhân

nhập viện

1.1. Mục đích

1.2. Các thủ tục hành

chính khi bệnh nhân

vào viện

1.3. Quy trình nhập

viện

2. Bệnh nhân ra viện

2.1. Các thủ tục cần

thiết của việc ra viện

2.2. Chuẩn bị dụng cụ

2.3. Kỹ thuật tiến hành

3. Chuyển bệnh nhân

3.1. Mục đích

3.2. Các thủ tục cần

thiết cho việc chuyển

khoa, chuyển viện

3.3. Quy trình chuyển

bệnh nhân

7 3 4

12 Bài: Dự phòng loét ép

1.Nguyên nhân gây

mảng mục

2. Nguyên tắc dự

phòng mảng mục

3. Các phương pháp

phòng ngừa và điều trị

mảng mục.

3.1. Triệu chứng

3.2. Phương pháp

phòng ngừa

4. Quy trình chăm sóc

điều trị mảng mục

6 2 4

13 Bài: Các tư thế nghỉ

ngơi, trị liệu thông

thường

1.Chuẩn bị người bệnh

2. Chuẩn bị điều

dưỡng

3. Chuẩn bị dụng cụ

4. Các tư thế nghỉ ngơi

trị liệu thông thường

7 3 4

130

4.1. Tư thế nằm ngửa

thẳng

4.2. Tư thế nằm ngửa

đầu thấp nghiêng một

bên.

4.3. Tư thế đầu ngửa

đầu hơi cao.

4.4. Tư thế nửa nằm

nửa ngồi

4.5. Tư thế nằm sấp

4.6.Tư thế nằm

nghiêng sang phải và

sang trái.

14 Bài: Phương pháp vận

chuyển bệnh nhân

1. Nguyên tắc

2. Chuẩn bị phương

tiện và bệnh nhân

2.1. Chuẩn bị phương

tiện

2.2. Chuẩn bị bệnh

nhân

3. Các phương pháp

vận chuyển bệnh nhân

3.1. Chuyển bệnh nhân

từ giường sang cáng

(xe lăn) và ngược lại

3.2. Phương pháp dìu

bệnh nhân

3.3. Phương pháp kiệu

bệnh nhân

3.4. Phương pháp vác

bệnh nhân

6 2 4

15 Bài: Vệ sinh cho người

bệnh

1.Tầm quan trọng của

việc vệ sinh cá nhân

2. Những kỹ thuật

chăm sóc, vệ sinh cá

nhân

2.1. Chăm sóc răng

miệng

2.2. Rửa mặt

2.3. Tắm cho bệnh

nhân tại giường

2.4. Chải đầu và gội

đầu

7 3 4

16 Bài: Chăm sóc người

131

bệnh hấp hối, tử vong

1.Mở đầu

2. Chăm sóc bệnh nhân

ở giai đoạn cuối

2.1. Những nguyên tắc

chăm sóc bệnh nhân

2.2. Đáp ứng những

nhu cầu cho bệnh nhân

2.3. Đối với thân nhân

3. Dấu hiệu dẫn đến sự

chết

4. Thực hiện các việc

cần làm khi bệnh nhân

tử vong

4.1. Chuẩn bị phương

tiện

4.2. Các bước tiến

hành

6

2

4

17 Bài: Chuẩn bị giường,

thay vải trải giường

1.Tầm quan trọng

2. Các loại giường và

phương tiện cơ học

2.1. Giường thông

thường

2.2. Giường hiện đại

2.3. Các phương tiện

kèm theo

3. Phân loại giường

3.1. Giường trống

3.2. Giường có bệnh

nhân

4. Nguyên tắc chuẩn bị

giường

4.1. Những quy định

chung

4.2. Nguyên tắc đảm

bảo vệ sinh

4.3. Nguyên tắc đảm

bảo kỹ thuật

5. Kỹ thuật trải giường

5.1. Chuẩn bị giường

kín

5.2. Chuẩn bị giường

mở

7 3 4

18 Bài: Trợ giúp thầy

thuốc khám bệnh

1.Đại cương

8 4 4 1

132

1.1.Tầm quan trọng

1.2. Chuẩn bị trước khi

thầy thuốc khám bệnh

2. Các tư thế

2.1. Tư thế nằm ngửa

thẳng

2.2. Tư thế nằm ngửa

chống chân

2.3. Tư thế Fowler

2.4. Tư thế chổng

mông

2.5. Tư thế nằm chống

chân và hơi dạng

2.6. Tư thế nằm sấp

2.7. Tư thế nằm

nghiêng trái

2.8. Tư thế đứng

2.9. Tư thế ngồi

3. Quy trình kỹ thuật

3.1. Chuẩn bị dụng cụ

3.2. Chuẩn bị bệnh

nhân

3.3. Kỹ thuật tiến hành

Cộng 105 45 60

3. Nội dung chi tiết:

Bài: Lịch sử ngành điều dưỡng Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày sơ lược lịch sử ngành điều dưỡng thế giới và Việt Nam

2. Nội dung

2.1. Sơ lược về lịch sử ngành điều dưỡng thế giới

2.2. Sơ lược lịch sử ngành điều dưỡng Việt Nam

2.2.1. Thời kỳ Pháp thuộc

2.2.2. Thời kỳ chống Mỹ

2.3. Kết luận

Bài: Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người điều dưỡng Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được vai trò, chức năng người điều dưỡng

- Trình bày được nhiệm vụ của người điều dưỡng trung học

2. Nội dung

2.1. Khái niệm điều dưỡng

2.2. Vai trò của điều dưỡng

2.3. Chức năng của điều dưỡng

2.3.1. Chức năng chủ động

2.3.2. Chức năng phối hợp

2.4. Nhiệm vụ điều dưỡng trung học

Bài: Đạo đức và nghĩa vụ của người điều dưỡngThời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

133

- Trình bày được phẩm chất đạo đức của người điều dưỡng

- Trình bày được nhiệm vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng

2. Nội dung

2.1.Phẩm chất đạo đức của người điều dưỡng

2.1.1. Các phẩm chất về đạo đức

2.1.2. Các phẩm chất mỹ học

2.1.3. Các phẩm chất trí tuệ

2.2. Nhiệm vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng

2.2.1. Người điều dưỡng đối với bệnh nhân

2.2.2. Người điều dưỡng đối với đồng nghiệp

2.2.3. Điều dưỡng với sự hành nghề

Bài: Nhu cầu cơ bản của con người và mối liên quan với công tác điều dưỡng

Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày các nhu cầu cơ bản của con người theo phân loại cuat Maslow

- Kể được các nhu cầu cơ bản của người bệnh

- Trình bày mối lien quan với công tác điều dưỡng

2. Nội dung

2.1. Khái niệm

2.2. Nhu cầu của con người

2.2.1. Nhu cầu về thể chất và sinh lý

2.2.2. Nhu cầu an toàn và được bảo vệ

2.2.3. Nhu cầu về tình cảm và quan hệ

2.2.4. Nhu cầu được tôn trọng

2.2.5. Nhu cầu tự hoàn thiện

2.3. Sự liên kết giữa nhu cầu và nguyên tắc điều dưỡng

2.3.1. Nguyên tắc điều dưỡng

2.3.2. Nhu cầu của con người vừa có tính đồng nhất, vừa có tính duy nhất

2.3.3. Nhu cầu giống nhau nhưng cách đáp ứng có thể khác nhau

2.3.4. Sự tham gia của người bệnh vào quá trình chăm sóc

2.3.5. Điều dưỡng cần tạo ra môi trường chăm sóc thích hợp

2.4. Nhu cầu cơ bản của người bệnh và chăm sóc

2.5. Kết luận

Bài: Quyền lợi, nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh Thời gian:1

giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày quyền lợi của người bệnh và gia đình người bệnh đối với bệnh viện

- Trình bày nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh đối với bệnh viện

2. Nội dung

2.1.Quyền lợi

2.2. Nghĩa vụ

Bài: Quy trình điều dưỡng Thời gian:16 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày nội dung 4 bước của quy trình điều dưỡng

- Ứng dụng được quy trình điều dưỡng để lập kế hoạch chăm sóc cho từng bệnh

nhân

2. Nội dung

2.1. Định nghĩa

134

2.2. Bốn bước của quy trình điều dưỡng

2.2.1. Nhận định

2.2.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.2.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.2.4. Đánh giá

Bài: Hồ sơ người bệnh và cách ghi chép Thời gian:12 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày mục đích, nguyên tắc của việc ghi chép hồ sơ

- Trình bày được các loại giấy tờ hồ sơ bệnh nhân và cách ghi chép điều dưỡng

- Trình bày được cách bảo quản hồ sơ

2. Nội dung

2.1.Mục đích và nguyên tắc chung

2.1.1. Mục đích

2.1.2. Nguyên tắc chung

2.2. Giới thiệu các loại giấy tờ hồ sơ bệnh nhân và cách ghi chép điều dưỡng

2.2.1. Các loại hồ sơ giấy tờ

2.2.2. Cách theo dõi và ghi chép

2.3. Bảo quản hồ sơ bệnh nhân

Bài: Rửa tay, mang găng, khẩu trangThời gian:6 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được mục đích của rửa tay, mang găng, mang khẩu trang

- Trình bày được các bước tiến hành rửa tay thường quy và rửa tay ngoại khoa, mang

găng và mang khẩu trang.

2. Nội dung

2.1.Rửa tay

2.1.1. Mục đích

2.1.2. Quy trình kỹ thuật rửa tay thường quy

2.1.3. Rửa tay ngoại khoa

2.2. Mang găng vô khuẩn

2.3. Mang và tháo khẩu trang

Bài: Vô khuẩn, tiệt khuẩn Thời gian:7 giờ

1. Mục tiêu

- Mô tả được sơ đồ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn

- Trình bày định nghĩa, quy trình của: Tẩy uế, cọ rửa, sát khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn

- Bảo quản dụng cụ sau khi đã khử khuẩn, tiệt khuẩn

2. Nội dung

2.1.Sơ đồ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn

2.2.Tẩy uế

2.3. Cọ rửa

2.4. Sát khuẩn

2.4.1. Nhân viên y tế cần sát khuẩn

2.4.2. Sát khuẩn cho bệnh nhân

2.5. Vô khuẩn và kỹ thuật vô khuẩn

2.6. Khử khuẩn

2.6.1. Quy trình khử khuẩn bằng luộc sôi

6.2. Quy trình khử khuẩn bằng hóa chất

2.7. Tiệt khuẩn

2.7.1. Quy trình tiệt khuẩn bằng sức nóng

135

2.7.2. Tiệt khuẩn bằng hóa chất

2.8. Bảo quản

Bài: Thu gom phân loại và xử lý chất thải Thời gian:1 giờ

1. Mục tiêu

- Nêu được tầm quan trọng của việc xử lý chất thải bệnh nhân

- Nêu được cách xử lý chất thải của bệnh nhân thường và bệnh nhân truyền nhiễm

2. Nội dung

2.1.Thu gom chất thải tại nơi phát sinh.

2.2. Phân loại chất thải

2.2.1. Chất thải trực tiếp từ bệnh nhân

2.2.2. Chất thải từ dịch vụ y tế

2.2.3. Chất thải qua sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân

Bài: Tiếp nhận người bệnh vào viện, ra viện, chuyển bệnh viện. Thời gian:7

giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được mục đích và các thủ tục cần thiết của việc nhập viện, ra viện, chuyển

viện

- Nhận định được tình trạng bệnh nhân khi vào viện

- Trình bày được các quy trình nhập viện, chuyển viện, ra viện

2. Nội dung

2.1.Tiếp nhận bệnh nhân nhập viện

2.1.1. Mục đích

2.1.2. Các thủ tục hành chính khi bệnh nhân vào viện

2.1.3. Quy trình nhập viện

2.2. Bệnh nhân ra viện

2.2.1. Các thủ tục cần thiết của việc ra viện

2.2.2. Chuẩn bị dụng cụ

2.2.3. Kỹ thuật tiến hành

2.3. Chuyển bệnh nhân

2.3.1. Mục đích

2.3.2. Các thủ tục cần thiết cho việc chuyển khoa, chuyển viện

2.3.3. Quy trình chuyển bệnh nhân

Bài: Dự phòng loét ép Thời gian:6 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được nguyên nhân gây mảng mục

- Kể được các nguyên tắc dự phòng loét ép

- Trình bày được quy trình chăm sóc, điều trị mảng mục

2. Nội dung

2.1.Nguyên nhân gây mảng mục

2.2. Nguyên tắc dự phòng mảng mục

2.3. Các phương pháp phòng ngừa và điều trị mảng mục.

2.3.1. Triệu chứng

2.3.2. Phương pháp phòng ngừa

2.4. Quy trình chăm sóc điều trị mảng mục

Bài: Các tư thế nghỉ ngơi, trị liệu thông thường Thời gian:7 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được một số tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường bệnh nhân

- Trình bày được cách đặt bệnh nhân ở các tư thế thích hợp với từng bệnh

136

2. Nội dung

2.1.Chuẩn bị người bệnh

2.2. Chuẩn bị điều dưỡng

2.3. Chuẩn bị dụng cụ

2.4. Các tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường

2.4.1. Tư thế nằm ngửa thẳng

2.4.2. Tư thế nằm ngửa đầu thấp nghiêng một bên.

2.4.3. Tư thế đầu ngửa đầu hơi cao.

2.4.4. Tư thế nửa nằm nửa ngồi

2.4.5. Tư thế nằm sấp

2.4.6.Tư thế nằm nghiêng sang phải và sang trái.

Bài: Phương pháp vận chuyển bệnh nhân Thời gian:6 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được nguyên tắc chung của việc vận chuyển bệnh nhân

- Trình bày được các phương pháp vận chuyển bệnh nhân

2. Nội dung

2.1. Nguyên tắc

2.2. Chuẩn bị phương tiện và bệnh nhân

2.2.1. Chuẩn bị phương tiện

2.2.2. Chuẩn bị bệnh nhân

2.3. Các phương pháp vận chuyển bệnh nhân

2.3.1. Chuyển bệnh nhân từ giường sang cáng (xe lăn) và ngược lại

2.3.2. Phương pháp dìu bệnh nhân

2.3.3. Phương pháp kiệu bệnh nhân

2.3.4. Phương pháp vác bệnh nhân

Bài: Vệ sinh cho người bệnh Thời gian:7 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân

- Trình bày được mục đích của chăm sóc răng miệng, gội đầu, tắm cho bệnh nhân tại

giường

- Trình bày được các bước tiến hành chăm sóc răng miệng, mắt, mũi, tắm gội đầu cho

bệnh nhân tại giường.

2. Nội dung

2.1.Tầm quan trọng của việc vệ sinh cá nhân

2.2. Những kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh cá nhân

2.1. Chăm sóc răng miệng

2.2.2. Rửa mặt

2.2.3. Tắm cho bệnh nhân tại giường

2.2.4. Chải đầu và gội đầu

Bài: Chăm sóc người bệnh hấp hối, tử vong Thời gian:6 giờ

1. Mục tiêu

- Nhận biết được 5 giai đoạn cuối của cuộc đời

- Chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối

- Nhận biết được những dấu hiệu dẫn đến sự chết

- Trình bày được cách tiến hành xử tí bệnh nhân đã tử vong

2. Nội dung

2.1.Mở đầu

2.2. Chăm sóc bệnh nhân ở giai đoạn cuối

137

2.2.1. Những nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân

2.2.2. Đáp ứng những nhu cầu cho bệnh nhân

2.2.3. Đối với thân nhân

2.3. Dấu hiệu dẫn đến sự chết

2.4. Thực hiện các việc cần làm khi bệnh nhân tử vong

2.4.1. Chuẩn bị phương tiện

2.4.2. Các bước tiến hành

Bài: Chuẩn bị giường, thay vải trải giường Thời gian:7 giờ

1. Mục tiêu

- Kể được nguyên tắc trải giường

- Trình bày được các bước tiến hành trải giường và thay vải trải giường đúng quy trình

kỹ thuật

2. Nội dung

2.1.Tầm quan trọng

2.2. Các loại giường và phương tiện cơ học

2.2.1. Giường thông thường

2.2.2. Giường hiện đại

2.2.3. Các phương tiện kèm theo

2.3. Phân loại giường

2.3.1. Giường trống

2.3.2. Giường có bệnh nhân

2.4. Nguyên tắc chuẩn bị giường

2.4.1. Những quy định chung

2.4.2. Nguyên tắc đảm bảo vệ sinh

2.4.3. Nguyên tắc đảm bảo kỹ thuật

2.5. Kỹ thuật trải giường

2.5.1. Chuẩn bị giường kín

2.5.2. Chuẩn bị giường mở

Bài: Trợ giúp thầy thuốc khám bệnh Thời gian: 8 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được tầm quan trọng của việc trợ giúp thầy thuốc khám bệnh

- Trình bày được các nội dung cần chuẩn bị khi thầy thuốc khám bệnh

- Mô tả được các tư thế của bệnh nhân khi thầy thuốc khám bệnh

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.1.1.Tầm quan trọng

2.1.2. Chuẩn bị trước khi thầy thuốc khám bệnh

2.2. Các tư thế

2.2.1. Tư thế nằm ngửa thẳng

2.2.2. Tư thế nằm ngửa chống chân

2.2.3. Tư thế Fowler

2.2.4. Tư thế chổng mông

2.2.5. Tư thế nằm chống chân và hơi dạng

2.2.6. Tư thế nằm sấp

2.2.7. Tư thế nằm nghiêng trái

2.2.8. Tư thế đứng

2.2.9. Tư thế ngồi

138

2.3. Quy trình kỹ thuật

2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ

2.3.2. Chuẩn bị bệnh nhân

2.3.3. Kỹ thuật tiến hành

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: - Phòng học lý thuyết có đủ diện tích, ánh sáng để thực hiện môn học.

- Phòng học thực hành có đủ diện tích, đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu để thực hiện môn

học.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Các slide bài giảng, giáo án, bút vở.

- Tài liệu, giáo trình.

- Mô hình, dụng cụ

4. Các điều kiện khác: - Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng,có năng lực,phẩm chất đạo

đức tốt.

- Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức: đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu sau:

+ Nắm được kiến thức căn bản về điều dưỡng.

+ Trình bày được các quy trình chăm sóc người bệnh

- Kỹ năng: đánh giá kỹ năng của người học trong các bài thực hành yêu cầu:

+ Thao tác thành thạo, chính xác, đủ các bước theo quy trình kỹ thuật.

+ Ứng dụng được quy trình điều dưỡng trong lập kế hoạch chăm sóc người bệnh

+ Viết đúng và chính xác các loại giấy tờ hồ sơ bệnh án.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá thông qua thái độ học tập, ý thức trách

nhiệm của người học khi học:

+Thể hiện tính cẩn thận, thao tác chính xác, tự giác trong học tập.

+ Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi.

2. Phương pháp:

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1): 2 bài (LT: 1; TH: 1).

- Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2): 2 bài (LT: 1; TH: 1)

- Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi lý thuyết + thực hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học này được áp dụng để giảng dạy cho

học sinh điều dưỡng hệ trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:Sử dụng phương pháp chủ yếu làthuyết trình,phát

vấn, trực quan,thảo luận nhóm, cầm tay chỉ việc.

- Đối với người học: lắng nghe, ghi chép, thảo luận, làm theo mẫu và quy trình.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

139

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học,

chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng

giảng dạy.

4. Tài liệu tham khảo:

- Điều dưỡng cơ bản, nhà xuất bản Y học, 1996

- Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học. 2002

- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học. 2001

- Giáo trình môn học Điều dưỡng cơ bản của nhà trường

5. Ghi chú và giải thích :

- Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực

hành được tính vào giờ thực hành.

140

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 2

Mã môn học: BDD08

Thời gian thực hiện môn học: 120 giờ ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 90 giờ;

Kiểm tra: … giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: là môn học số ….. được thực hiện ở học kỳ I (năm thứ nhất)

- Tính chất: là môn học bắt buộc.

II. Mục tiêu môn học:

Saukhi học xong môn học, học sinh có thể:

* Về kiến thức:

- Trình bày được mục đích, nguyên tắc áp dụng và không áp dụng các kỹ thuật

chăm sóc người bệnh

- Mô tả được quy trình của các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản.

- Trình bày được các tai biến và cách xử trí trong quy trình chăm sóc người bệnh.

- Giải thích, động viên người bệnh an tâm, hợp tác trong quá trình chăm sóc.

* Về kỹ năng:

- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh.

- Vận dụng các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản vào việc thực hiện qui trình chăm sóc

người bệnh cụ thể.

* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Nghiêm túc, tập trung chú ý khi nghe giảng

- Tuân thủ đúng quy trình khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh, đảm bảo

an toàn cho bệnh nhân.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số Lý

thuyết

Thực hành,

thínghiệm, thảo

luận, bài tập

Kiểm tra

1 Bài: Chăm sóc, theo dõi dấu hiệu

sinh tồn

1. Theo dõi mạch

1.1. Định nghĩa

1.2. Tần số mạch bình thường ở

các lứa tuổi trong 1 phút

1.3. Những yếu tố làm ảnh hưởng

tới tần số mạch

1.4. Nguyên tắc chung

1.5. Quy trình kỹ thuật

2. Theo dõi nhiệt độ cơ thể

2.1. Nhiệt độ bình thường

2.2. Nhiệt độ không bình thường

2.3. Nguyên tắc chung

2.4. Quy trình kỹ thuật đo nhiệt độ

2.5. Chăm sóc người bệnh rối loạn

thân nhiệt

6 2 4

141

3. Theo dõi huyết áp động mạch

3.1. Định nghĩa

3.2. Chỉ số huyết áp

3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến

huyết áp

3.4. Nguyên tắc chung

3.5. Quy trình kỹ thuật

4. Theo dõi nhịp thở

4.1. Nhịp thở bình thường

4.2. Thay đổi sinh lý

4.3. Thay đổi bệnh lý

4.4. Nguyên tắc chung

4.5. Quy trình kỹ thuật

4.6. Chăm sóc người bệnh khó thở

5. Ghi kết quả

2 Bài: Kỹ thuật chườm nóng,

chườm lạnh

1.Chườm nóng khô

1.1. Mục đích

1.2. Chỉ định và chống chỉ định

1.3. Dụng cụ

1.4. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ

1.5. Ghi hồ sơ

1.6. Những điểm cần lưu ý

2. Chườm nóng ướt

2.1. Mục đích

2.2. Chỉ định

2.3. Dụng cụ

2.4. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ

2.5. Ghi hồ sơ

2.6. Những điểm cần lưu ý

3. Chườm lạnh

3.1. Mục đích

3.2. Chỉ định và chống chỉ định

3.3. Dụng cụ

3.4. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ

3.5. Ghi hồ sơ

3.6. Những điểm cần lưu ý

5 1 4

3

Bài: Kỹ thuật băng bó vết thương

1.Mục đích

2. Nguyên tắc

3. Các loại băng

3.1. Băng cuộn

3.2. Băng dính

3.3. Băng tam giác

3.4. Băng dải

4. Các kiểu băng (băng cuộn)

4.1. Băng vòng khóa

6 2 4

142

4.2. Băng xoáy ốc

4.3. Băng chữ nhân

4.4. Băng số 8

4.5. Băng gấp lại (băng hồi quy)

5. Băng treo

6. Cách cố định băng khi kết thúc

4 Bài: Kỹ thuật thay băng rửa vết

thương

1.Mục đích

2. Phân loại vết thương

3. Nguyên tắc thay băng rửa vết

thương

4. Kỹ thuật thay băng rửa vết

thương

4.1. Thay băng rửa vết thương

sạch

4.2. Thay băng rửa vết thương

nhiễm khuẩn.

5 1 4

5 Bài: Kỹ thuật tiêm trong da, tiêm

dưới da

1.Tiêm trong da

1.1. Chỉ định

1.2. Vùng tiêm

1.3. Quy trình kỹ thuật

1.4. Tai biến , xử trí

2. Tiêm dưới da

2.1. Chỉ định

2.2. Chống chỉ định

2.3. Vùng tiêm

2.4. Quy trình kỹ thuật

2.5. Tai biến , cách phát hiên, xử

trí

6 2 4

6 Bài: Kỹ thuật tiêm bắp, tiêm tĩnh

mạch

1.Tiêm bắp thịt

1.1. Chỉ định

1.2. Chống chỉ định

1.3. Vùng tiêm

1.4. Quy trình kỹ thuật

1.4.1. Tiêm bắp nông

1.4.2. Tiêm bắp sâu

1.4. Tai biến , xử trí

2. Tiêm tĩnh mạch

2.1. Chỉ định

2.2. Chống chỉ định

2.3. Vùng tiêm

2.4. Quy trình kỹ thuật

10 2 8

143

2.5. Tai biến , cách phát hiên, xử

trí

7 Bài: Kỹ thuật truyền dịch tĩnh

mạch

1.Mục đích

2. Chỉ định – chống chỉ định

2.1. Chỉ định

2.2. Chống chỉ định

3. Các loại dung dịch thường dung

4. Vị trí truyền tĩnh mạch

5. Nguyên tắc

6. Quy trình kỹ thuật

7. Cách tính thời gian truyền dịch

5 1 4

8 Bài: Kỹ thuật truyền máu

1.Mục đích

2. Chỉ định – chống chỉ định

2.1. Chỉ định

2.2. Chống chỉ định

3. Hệ nhóm máu ABO và hồng

cầu hệ Rh

3.1. Hệ nhóm máu ABO

3.2. Nhóm hồng cầu hệ Rh

4. Nguyên tắc truyền máu

5. Quy trình kĩ thuật

6. Tai biến, cách xử trí

5 1 4

9 Bài: Kỹ thuật cho bệnh nhân dùng

thuốc bằng đường uống, nhỏ

thuốc

1.Chỉ định và chống chỉ định của

uống thuốc

1.1. Chỉ định

1.2. Chống chỉ định

2. Những điều cần biết khi cho

bệnh nhân uống thuốc đặc biệt

3. Những điểm cần lưu ý khi cho

bệnh nhân uống thuốc

4. Quy trình kỹ thuật

5. Nhỏ thuốc

5.1. Nhỏ tai

5.2. Nhỏ mắt

5.3. Nhỏ mũi

10 2 8

10 Bài: Kỹ thuật lấy bệnh phẩm làm

xét nghiệm

1.Mục đích lấy bệnh phẩm làm xét

nghiệm

2. Quy trình kỹ thật lấy bệnh

phẩm được tốt

6 2 4

144

2.1. Lấy máu làm xét nghiệm

2.2. Lấy đờm, phân, mủ làm xét

nghiệm

2.3. Lấy nước tiểu làm xét nghiệm

11 Bài: Kỹ thuật thông tiểu, lấy nước

tiểu, rửa bang quang.

1.Thông tiểu

1.1. Mục đích

1.2. Áp dụng, không áp dụng

1.3. Các điểm cần lưu ý khi thông

tiểu

1.4. Quy trình kỹ thuật khi thông

tiểu

1.4.1. Thông tiểu nam

1.4.2. Thông tiểu nữ

2. Lấy nước tiểu 24 giờ

2.1. Chuẩn bị

2.2. Tiến hành

3. Rửa bàng quang

3.1. Chuẩn bị

3.2. Tiến hành

10 2 8

12 Bài: Nuôi dưỡng người bệnh

1.Nhu cầu dinh dưỡng của con

người

1.1. Đại cương

1.2. Nhu cầu về năng lượng

1.3. Nhu cầu về thức ăn

2. Kỹ thuật cho ăn bằng đường

miệng

2.1. Chỉ định

2.2. Quy trình kỹ thuật

3. Kỹ thuật cho ăn bằng ống thông

3.1. Chỉ định

3.2. Quy trình kỹ thuật

6 2 4

13 Bài: Kỹ thuật hút dịch dạ dày, rửa

dạ dày

1. Hút dịch dạ dày

1.1.Mục đích

1.2. Áp dụng

1.3. Không áp dụng

1.4. Quy trình kỹ thuật

1.5. Theo dõi, chăm sóc người

bệnh trong và sau khi hút dịch

2. Rửa dạ dày

2.1. Đại cương

2.2. Mục đích

2.3. Áp dụng

2.4. Không áp dụng

10 2 8

145

2.5. Quy trình kỹ thuật

2.6. Tai biến và cách đề phòng

14 Bài: Kỹ thuật hút đờm dãi

1.Cơ sở lý thuyết

2. Mục đích, chỉ định hút đờm giải

2.1. Mục đích

2.2. Chỉ định

3. Quy trình kỹ thuật

3.1. Chuẩn bị

3.2. Tiến hành

3.3. Những điểm cần lưu ý

6 2 4

15 Bài: Kỹ thuật cho bệnh nhân thở

oxy

1.Đại cương

2. Nguy cơ thiếu oxy, dấu hiệu và

triệu chứng của thiếu oxy, những

lưu ý khi sử dụng

2.1. Bệnh nhân có nguy cơ thiếu

ôxy

2.2. Dấu hiệu và triệu chứng của

thiếu oxy

2.3. Lưu ý khi sử dụng oxy liệu

pháp

3. Nguyên tắc sử dụng oxy

3.1. Sử dụng đúng lưu lượng

3.2. Phòng tránh nhiễm khuẩn

3.3. Phòng tránh khô đường hô

hấp

3.4. Phòng tránh cháy nổ

4. Quy trình kỹ thuật

4.1. Thở oxy bằng ống thông mũi

hầu

4.2. Thở oxy qua mặt nạ

6 2 4

16 Bài: Kỹ thuật thụt tháo, thụt giữ

1.Thụt tháo

1.1. Mục đích

1.2. Chỉ định

1.3. Chống chỉ định

1.4. Quy trình kỹ thuật

2. Thụt giữ

2.1. Chỉ định

2.2. Chống chỉ định

2.3. Quy trình kỹ thuật

3. Tai biến, biến chứng

6 2 4

17 Bài: Phụ giúp thầy thuốc chọc

dịch não tủy, màng bụng, màng

phổi, màng tim

12 2 10

146

1.Đại cương

1.1. Để chẩn đoán

1.2. Để điều trị

2. Nguyên tắc trợ giúp

3. Các kỹ thuật chọc dò

3.1. Chọc dò màng tim

3.2. Chọc dò màng phổi

3.3. Chọc dò màng bụng

3.4. Chọc gò tủy sống

Cộng 120 30 90

2. Nội dung chi tiết:

Bài: Chăm sóc, theo dõi dấu hiệu sinh tồn Thời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được nguyên tắc đo mạch, thân nhiệt, nhịp thở, huyết áp cho bệnh nhân

- Xác định được giới hạn bình thường của mạch, thân nhiệt, nhịp thở, huyết áp của

người lớn và trẻ em.

- Trình bày được quy trình kỹ thuật đo mạch, thân nhiệt, nhịp thở, huyết áp cho bệnh

nhân.

- Biết cách đọc và ghi kết quả vào bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn

2. Nội dung

2.1. Theo dõi mạch

2.1.1. Định nghĩa

2.1.2. Tần số mạch bình thường ở các lứa tuổi trong 1 phút

2.1.3. Những yếu tố làm ảnh hưởng tới tần số mạch

2.1.4. Nguyên tắc chung

2.1.5. Quy trình kỹ thuật

2.2. Theo dõi nhiệt độ cơ thể

2.2.1. Nhiệt độ bình thường

2.2.2. Nhiệt độ không bình thường

2.2.3. Nguyên tắc chung

2.2.4. Quy trình kỹ thuật đo nhiệt độ

2.2.5. Chăm sóc người bệnh rối loạn thân nhiệt

2.3. Theo dõi huyết áp động mạch

2.3.1. Định nghĩa

2.3.2. Chỉ số huyết áp

2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

2.3.4. Nguyên tắc chung

2.3.5. Quy trình kỹ thuật

2.4. Theo dõi nhịp thở

2.4.1. Nhịp thở bình thường

2.4.2. Thay đổi sinh lý

2.4.3. Thay đổi bệnh lý

2.4.4. Nguyên tắc chung

2.4.5. Quy trình kỹ thuật

2.4.6. Chăm sóc người bệnh khó thở

2.5. Ghi kết quả

Bài: Kỹ thuật chườm nóng, chườm lạnh Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu

147

- Nêu được định nghĩa, chỉ định và chống chỉ định của từng phương pháp chườm.

- Tiến hành được kỹ thuật chườm đúng cách và an toàn.

- Kể các yếu tố quan trọng trong việc tiến hành kỹ thuật chườm đúng cách và an toàn.

2. Nội dung

2.1.Chườm nóng khô

2.1.1. Mục đích

2.1.2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1.3. Dụng cụ

2.1.4. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ

2.1.5. Ghi hồ sơ

2.1.6. Những điểm cần lưu ý

2.2. Chườm nóng ướt

2.2.1. Mục đích

2.2.2. Chỉ định

2.2.3. Dụng cụ

2.2.4. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ

2.5. Ghi hồ sơ

2.2.6. Những điểm cần lưu ý

2.3. Chườm lạnh

2.3.1. Mục đích

2.3.2. Chỉ định và chống chỉ định

2.3.3. Dụng cụ

2.3.4. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ

2.3.5. Ghi hồ sơ

2.3.6. Những điểm cần lưu ý

Bài: Kỹ thuật băng bó vết thương Thời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được mục đích, nguyên tắc của băng.

- Trình bày được 5 kiểu băng cơ bản.

- Trình bày được quy trình băng ở các vị trí thường gặp.

2. Nội dung

2.1.Mục đích

2.2. Nguyên tắc

2.3. Các loại băng

2.3.1. Băng cuộn

2.3.2. Băng dính

2.3.3. Băng tam giác

2.3.4. Băng dải

2.4. Các kiểu băng (băng cuộn)

2.4.1. Băng vòng khóa

2.4.2. Băng xoáy ốc

2.4.3. Băng chữ nhân

2.4.4. Băng số 8

2.4.5. Băng gấp lại (băng hồi quy)

2.5. Băng treo

2.6. Cách cố định băng khi kết thúc

Bài: Kỹ thuật thay băng rửa vết thương Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu

148

- Trình bày được nguyên tắc thay băng.

- Trình bày được quy trình thay băng rửa vết thương.

2. Nội dung

2.1.Mục đích

2.2. Phân loại vết thương

2.3. Nguyên tắc thay băng rửa vết thương

2.4. Kỹ thuật thay băng rửa vết thương

2.4.1. Thay băng rửa vết thương sạch

2.4.2. Thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn.

Bài: Kỹ thuật tiêm trong da, tiêm dưới da Thời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được chỉ định, chống chỉ định, vùng tiêm của tiêm trong da, tiêm dưới da.

- Trình bày tai biến, cách phát hiện và xử trí tai biến của tiêm trong da, tiêm dưới da .

- Trình bày được các bước tiến hành tiêm trong da, tiêm dưới da.

2. Nội dung

2.1.Tiêm trong da

2.1.1. Chỉ định

2.1.2. Vùng tiêm

2.1.3. Quy trình kỹ thuật

2.1.4. Tai biến , xử trí

2.2. Tiêm dưới da

2.2.1. Chỉ định

2.2.2. Chống chỉ định

2.2.3. Vùng tiêm

2.2.4. Quy trình kỹ thuật

2.2.5. Tai biến , cách phát hiên, xử trí

Bài: Kỹ thuật tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được chỉ định, chống chỉ định, vùng tiêm của tiêm bắp, tiêm tĩnh m ạch.

- Trình bày tai biến, cách phát hiện và xử trí tai biến của tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch .

- Trình bày được các bước tiến hành tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.

2. Nội dung

2.1.Tiêm bắp thịt

2.1.1. Chỉ định

2.1.2. Chống chỉ định

2.1.3. Vùng tiêm

2.1.4. Quy trình kỹ thuật

2.1.4.1. Tiêm bắp nông

2.1.4.2. Tiêm bắp sâu

2.1.4. Tai biến , xử trí

2.2. Tiêm tĩnh mạch

2.2.1. Chỉ định

2.2.2. Chống chỉ định

2.2.3. Vùng tiêm

2.2.4. Quy trình kỹ thuật

2.2.5. Tai biến , cách phát hiên, xử trí

Bài: Kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạchThời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu

149

- Trình bày được chỉ định, chống chỉ định của truyền dịch tĩnh mạch

- Trình bày được mục đích, nguyên tắc của truyền dịch tĩnh mạch.

- Trình bày được các bước của quy trình truyền dung dịch đường tĩnh mạch

- Nêu được các tai biến xảy ra tỏng và sau khi truyền dịch, cách phát hiện và xử trí.

2. Nội dung

2.1.Mục đích

2.2. Chỉ định – chống chỉ định

2.2.1. Chỉ định

2.2.2. Chống chỉ định

2.3. Các loại dung dịch thường dung

2.4. Vị trí truyền tĩnh mạch

2.5. Nguyên tắc

2.6. Quy trình kỹ thuật

2.7. Cách tính thời gian truyền dịch

Bài: Kỹ thuật truyền máuThời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được chỉ định, chống chỉ định của truyền máu

- Trình bày được mục đích, nguyên tắc của truyền máu.

- Trình bày được các bước của quy trình truyền máu

- Nêu được các tai biến xảy ra tỏng và sau khi truyền máu, cách phát hiện và xử trí.

2.2. Nội dung

2.1.Mục đích

2.2. Chỉ định – chống chỉ định

2.2.1. Chỉ định

2.2.2. Chống chỉ định

2.3. Hệ nhóm máu ABO và hồng cầu hệ Rh

2.3.1. Hệ nhóm máu ABO

2.3.2. Nhóm hồng cầu hệ Rh

2.4. Nguyên tắc truyền máu

2.5. Quy trình kĩ thuật

2.6. Tai biến, cách xử trí

Bài: Kỹ thuật cho bệnh nhân dùng thuốc bằng đường uống, nhỏ thuốc

Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày chỉ định, chống chỉ định của uống thuốc, những điều cần biết khi bệnh nhân

uống thuốc đặc biệt và những điểm cần lưu ý khi cho bệnh nhân uống thuốc.

- Trình bày được các bước tiến hành cho bệnh nhân uống thuốc, nhỏ thuốc.

2. Nội dung

2.1.Chỉ định và chống chỉ định của uống thuốc

2.1.1. Chỉ định

2.1.2. Chống chỉ định

2.2. Những điều cần biết khi cho bệnh nhân uống thuốc đặc biệt

2.3. Những điểm cần lưu ý khi cho bệnh nhân uống thuốc

2.4. Quy trình kỹ thuật

2.5. Nhỏ thuốc

2.5.1. Nhỏ tai

2.5.2. Nhỏ mắt

2.5.3. Nhỏ mũi

150

Bài: Kỹ thuật lấy bệnh phẩm làm xét nghiệmThời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày mục đích lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm.

- Trình bày quy trình lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm.

2. Nội dung

2.1.Mục đích lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm

2.2. Quy trình kỹ thật lấy bệnh phẩm được tốt

2.2.1. Lấy máu làm xét nghiệm

2.2.2. Lấy đờm, phân, mủ làm xét nghiệm

2.2.3. Lấy nước tiểu làm xét nghiệm

Bài: Kỹ thuật thông tiểu, lấy nước tiểu, rửa bang quang.Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày mục đích, áp dụng và không áp dụng của thông tiểu.

- Kể tên các điểm cần lưu ý khi thông tiểu.

- Trình bày được cách tiến hành thông tiểu, lấy nước tiểu 24h và rửa bàng quang.

2. Nội dung

2.1.Thông tiểu

2.1.1. Mục đích

2.1.2. Áp dụng, không áp dụng

2.1.3. Các điểm cần lưu ý khi thông tiểu

2.1.4. Quy trình kỹ thuật khi thông tiểu

2.1.4.1. Thông tiểu nam

2.1.4.2. Thông tiểu nữ

2.2. Lấy nước tiểu 24 giờ

2.2.1. Chuẩn bị

2.2.2. Tiến hành

2.3. Rửa bàng quang

2.3.1. Chuẩn bị

2.3.2. Tiến hành

Bài: Nuôi dưỡng người bệnhThời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng của con người.

- Trình bày được chỉ định của kỹ thuật cho ăn bằng đường miệng và ống thông

- Trình bày được các bước tiến hành cho bệnh nhân ăn bằng đường miệng và bằng ống

thông.

2. Nội dung

2.1.Nhu cầu dinh dưỡng của con người

2.1.1. Đại cương

2.1.2. Nhu cầu về năng lượng

2.1.3. Nhu cầu về thức ăn

2.2. Kỹ thuật cho ăn bằng đường miệng

2.2.1. Chỉ định

2.2.2. Quy trình kỹ thuật

2.2.3. Kỹ thuật cho ăn bằng ống thông

2.3.1. Chỉ định

2.3.2. Quy trình kỹ thuật

Bài: Kỹ thuật hút dịch dạ dày, rửa dạ dày Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu

151

- Trình bày được mục đích, các trường hợp áp dụng, không áp dụng hút dịch dạ dày, rửa

dạ dày.

- Trình bày được cách tiến hành hút dịch dạ dày, rửa dạ dày.

- Trình bày được các tai biến và cách đề phòng tai biến trong và sau khi huýt dịch dạ

dày, rửa dạ dày.

2. Nội dung

2.1. Hút dịch dạ dày

2.1.1.Mục đích

2.1.2. Áp dụng

2.1.3. Không áp dụng

2.1.4. Quy trình kỹ thuật

2.1.5. Theo dõi, chăm sóc người bệnh trong và sau khi hút dịch

2.2. Rửa dạ dày

2.2.1. Đại cương

2.2.2. Mục đích

2.2.3. Áp dụng

2.2.4. Không áp dụng

2.2.5. Quy trình kỹ thuật

2.2.6. Tai biến và cách đề phòng

Bài: Kỹ thuật hút đờm dãi Thời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được mục đích, chỉ định và tầm quan trọng của thủ thuật hút đờm giải.

- Trình bày được các bước tiến hành hút đờm giải đúng quy trình kỹ thuật.

2. Nội dung

2.1.Cơ sở lý thuyết

2.2. Mục đích, chỉ định hút đờm giải

2.2.1. Mục đích

2.2.2. Chỉ định

2.3. Quy trình kỹ thuật

2.3.1. Chuẩn bị

2.3.2. Tiến hành

2.3.3. Những điểm cần lưu ý

Bài: Kỹ thuật cho bệnh nhân thở oxy Thời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được nguy cơ thiếu oxy.

- Kể được dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nhân thiếu oxy.

- Trình bày được nguyên tắc, tai biến và hướng xử trí khi cho bệnh nhân thở oxy

- Trình bày được các bước tiến hành cho bệnh nhân thở oxy đúng quy trình kỹ thuật

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Nguy cơ thiếu oxy, dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy, những lưu ý khi sử dụng

2.2.1. Bệnh nhân có nguy cơ thiếu ôxy

2.2.2. Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy

2.2.3. Lưu ý khi sử dụng oxy liệu pháp

2.3. Nguyên tắc sử dụng oxy

2.3.1. Sử dụng đúng lưu lượng

2.3.2. Phòng tránh nhiễm khuẩn

2.3.3. Phòng tránh khô đường hô hấp

152

2.3.4. Phòng tránh cháy nổ

2.4. Quy trình kỹ thuật

2.4.1. Thở oxy bằng ống thông mũi hầu

2.4.2. Thở oxy qua mặt nạ

Bài: Kỹ thuật thụt tháo, thụt giữ Thời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được mục đích của thụt tháo.

- Trình bày được chỉ định, chống chỉ định của thụt tháo, thụt giữ

- Trình bày được các bước thụt tháo, thụt giữ đúng quy trình kỹ thuật.

2. Nội dung

2.1.Thụt tháo

2.1.1. Mục đích

2.1.2. Chỉ định

2.1.3. Chống chỉ định

2.1.4. Quy trình kỹ thuật

2.2. Thụt giữ

2.2.1. Chỉ định

2.2.2. Chống chỉ định

2.2.3. Quy trình kỹ thuật

2.3. Tai biến, biến chứng

Bài: Phụ giúp thầy thuốc chọc dịch não tủy, màng bụng, màng phổi, màng tim

Thời gian: 12 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được nguyên tắc khi tiến hành trợ giúp bác sĩ chọc dò màng phổi, màng

bụng, màng tim, tủy sống.

- Trình bày được các bước tiến hành kỹ thuật trợ giúp giúp bác sĩ chọc dò màng phổi,

màng bụng, màng tim, tủy sống.

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.1.1. Để chẩn đoán

2.1.2. Để điều trị

2.2. Nguyên tắc trợ giúp

2.3. Các kỹ thuật chọc dò

2.3.1. Chọc dò màng tim

2.3.2. Chọc dò màng phổi

2.3.3. Chọc dò màng bụng

2.3.4. Chọc gò tủy sống

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: - Phòng học lý thuyết có đủ diện tích, ánh sáng để thực hiện môn học.

- Phòng học thực hành có đủ diện tích, đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu để thực hiện môn

học.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Các slide bài giảng, giáo án, bút vở.

153

- Tài liệu, giáo trình.

- Mô hình, dụng cụ

4. Các điều kiện khác: - Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng,có năng lực,phẩm chất đạo

đức tốt.

- Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức: đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu sau:

+Trình bày được mục đích, nguyên tắc áp dụng và không áp dụng các kỹ thuật chăm sóc người bệnh + Mô tả được quy trình của các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản. + Trình bày được các tai biến và cách xử trí trong quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh. - Kỹ năng: đánh giá kỹ năng của người học trong các bài thực hành yêu cầu:

+ Thao tác thành thạo, chính xác, đủ các bước theo quy trình kỹ thuật.

+ Ghi chép chính xác vào hồ sơ bệnh án các kỹ thuật đã làm trên người bệnh

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá thông qua thái độ học tập, ý thức trách

nhiệm của người học khi học:

+Thể hiện tính cẩn thận, thao tác chính xác, tự giác trong học tập.

+ Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi.

2. Phương pháp:

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1): 2 bài (LT: 1; TH: 1).

- Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2): 2 bài (LT: 1; TH: 1)

- Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi thực hành. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, bảng kiểm (Checklist) để đánh giá học sinh. Có thể tổ chức hình thức thi chạy trạm (OSPE) để thi, thi kết thúc học phần.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học này được áp dụng để giảng dạy cho

học sinh điều dưỡng hệ trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:Sử dụng phương pháp chủ yếu làthuyết trình,phát

vấn, trực quan,thảo luận nhóm, cầm tay chỉ việc.

- Đối với người học: lắng nghe, ghi chép, thảo luận, làm theo mẫu và quy trình.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học,

chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng

giảng dạy.

4. Tài liệu tham khảo:

- Điều dưỡng cơ bản, Nhà xuất bản Y học. 1993 - Thực hành bệnh viện - Nhà xuất bản Y học - Hướng dẫn chống nhiễm khuẩn bệnh viện, Bộ Y tế. 2003 - Hướng dẫn quy trình chăm súc người bệnh, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2002 - Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2001 - Mẫu hồ sơ bệnh án dựng trong bệnh viện, Bộ Y tế 2002

154

- Clinical Nursing Skills and Techniques (MOSBY), 1998 - Giáo trình môn học Điều dưỡng cơ bản của nhà trường

5. Ghi chú và giải thích:

- Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực

hành được tính vào giờ thực hành.

155

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Truyền thông giáo dục sức khỏe

Mã môn học: BDD09

Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành, thí

nghiệm, thảo luận, bài tập: 15 giờ; Kiểm tra 2 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Học kì 2 Năm thứ nhất

- Tính chất: Bắt buộc

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

+ Tr×nh bµy ®­îc mét sè kh¸i niÖm c¬ b¶n vÒ t©m lý vµ t©m lý y häc.

+Tr×nh bµy ®­îc nh÷ng kiÕn thøc c¬ b¶n vÒ giao tiÕp, t­ vÊn vµ gi¸o dôc søc khoÎ.

- Về kỹ năng:

+ Thùc hiÖn ®­îc mét sè kü n¨ng giao tiÕp, t­ vÊn søc khoÎ cã hiÖu qu¶.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ LËp kÕ ho¹ch mét buæi truyÒn th«ng - gi¸o dôc søc khoÎ.

+VËn dông ®­îc nh÷ng kiÕn thøc vÒ giao tiÕp, t­ vÊn, truyÒn th«ng - gi¸o dôc

trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ hµnh nghÒ

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số Lý

thuyết

Thực hành,

thínghiệm, thảo

luận, bài tập

Kiểm tra

8 Kh¸i niÖm vÒ truyÒn

th«ng gi¸o dôc søc

kháe vµ n©ng cao søc

kháe

3

9 Nguyªn t¾c truyÒn

th«ng - GDSK vµ

n©ng cao søc kháe

3

2

1

10 Hµnh vi søc kháe, qu¸

tr×nh thay ®æi hµnh

vi søc kháe

2

2

11 Kü n¨ng truyÒn th«ng

- gi¸o dôc søc kháe 4

2 2

12 Néi dung truyÒn th«ng

- gi¸o dôc søc kháe 5 1 3 1

13

Ph­¬ng tiÖn vµ

ph­¬ng ph¸p truyÒn

th«ng - GDSK

5 2 3

14

LËp kÕ ho¹ch mét

buæi truyÒn th«ng-

gi¸o dôc søc khoÎ

8 1 6 1

Tổng số 30 13 15 2

2. Nội dung chi tiết:

156

Bài mở đầu:

Chương1: Kh¸i niÖm vÒ truyÒn th«ng gi¸o dôc søc kháe vµ n©ng cao

søckháe

Thời gian: 3 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được định nghĩa về sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Phân biệt được khái niệm nâng cao sức khỏe và giáo dục sức khỏe.

- Mô tả được được 5 cách tiếp cận trong NCSK.

- Kể đúng 6 năng lực cơ bản trong NCSK.

2. Nội dung chương:

2.1. Khái niệm về sức khỏe

2.1.1. Sức khỏe là gì?

2.1.2. Các yếu tố tác động đến sức khỏe

2.2. Khái niệm về nâng cao sức khỏe

2.2.1. NCSK là gì?

2.2.2. Phân biệt NCSK và GDSK

2.2.3. Các hoạt động NCSK

2.2.4. Các cách tiếp cận NCSK

2.2.5. Năng lực cơ bản trong nâng cao sức khỏe.

Chương2: Nguyªn t¾c truyÒn th«ng - GDSK vµ n©ng cao søc

kháe Thời gian: 3giờ

1, Mục tiêu:

- Giải thích được bản chất của quá trình GDSK.

- Nêu được vị trí, vai trò của GDSK trong việc tạo ra, bảo vệ và nâng cáo sức khỏe

- Nêu được các nguyên tắc Truyền thông – Giáo dục sức khỏe và NCSK.

2. Nội dung chương:

2.1. Bản chất của quá trình GDSK

2.2. Vị trí, vai trò của GDSK trong việc tạo ra, bảo vệ và NCSK

Chương 3: Hµnh vi søc kháe, qu¸ tr×nh thay ®æi hµnh vi søc

kháe Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm Hành vi sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi

sức khỏe.

- Trình bày được quá trình thay đổi hành vi sức khỏe.

2. Nội dung chương

2.1. Khái niệm hành vi sức khỏe.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sức khỏe.

2.3. Quá trình thay đổi hành vi sức khỏe.

Chương 4: Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe Thời gian: 4 tiết

1.Mục tiêu

- Nêu được vị trí, tầm quan trọng của truyền thông trong công tác chăm sóc sức

khỏe.

- Thực hiện được kỹ năng truyền thông trực tiếp.

2. Nội dung chương

2.1. vị trí, vai trò của truyền thông trong công tác chăm sóc sức khỏe.

2.2. Các kỹ năng truyền thông GDSK

Chương 5: Néi dung truyÒn th«ng - gi¸o dôc søc kháe Thời gian: 5 tiết

1.Mục tiêu

157

- Giải thích được mục đích và những nội dung chính cần TT-GDSK tại cộng đồng.

- Mô tả được 12 nội dung thực hành cơ bản tại gia đình

2. Nội dung

2.1. Những nội dung cần TTGDSK tại cộng đồng

2.2. 12 nội dung thực hành cơ bản tại gia đình

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa: đầy đủ

2. Trang thiết bị máy móc: đầy đủ

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: đầy đủ

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức: Vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận

- Kỹ năng: Thực hành

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2. Phương pháp:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi viÕt. Sö dông c©u hái thi truyÒn thèng,

c©u hái tr¾c nghiÖm, bµi tËp t×nh huèng

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học: toàn bộ học sinh

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Lý thuyÕt: ThuyÕt tr×nh. Thùc hiÖn ph­¬ng ph¸p d¹y-häc tÝch cùc

- Thùc hµnh: Th¶o luËn nhãm, ®ãng vai, bµi tËp t×nh huèng, thùc hµnh

giao tiÕp gi¸o dôc søc khoÎ.

PhÇn thùc hµnh cña m«n häc Kü n¨ng giao tiÕp vµ gi¸o dôc søc khoÎ cßn ®­îc

thùc hiÖn tiÕp tôc trong häc phÇn Thùc tËp céng ®ång vµ Thùc tËp tèt nghiÖp.

Gi¸o viªn gi¶ng d¹y häc phÇn Kü n¨ng giao tiÕp vµ gi¸o dôc søc khoÎ cÇn nghiªn

cøu néi dung thùc hµnh cña c¸c häc phÇn nãi trªn ®Ó gi¶ng d¹y vµ tham gia h­íng dÉn

häc sinh.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

4. Tài liệu tham khảo:

- Gi¸o dôc søc khoÎ, Tr­êng ®¹i häc Y Hµ Néi.

- Gi¸o dôc søc khoÎ, Tr­êng ®¹i häc Y tÕ c«ng céng. 2001

- Gi¸o dôc søc khoÎ, Tæ chøc Y tÕ thÕ giíi - 1988 (Tµi liÖu dÞch)

- C¸c kü n¨ng giao tiÕp cã hiÖu qu¶ cña c¸n bé y tÕ (tµi liÖu dÞch). Nhµ xuÊt b¶n

Y häc. 2001.

- Gi¸o tr×nh t©m lý häc, Tr­êng ®¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi, Nhµ xuÊt b¶n Gi¸o dôc.

1991.

- Gi¸o tr×nh m«n häc Kü n¨ng gi¸o tiÕp- Gi¸o dôc søc khoÎ cña nhµ tr­êng.

5. Ghi chú và giải thích (nếu có)

158

CH¦¥NG TR×NH M¤N HäC 1. Tªn häc phÇn: Y häc cæ truyÒn

2. Sè ®¬n vÞ häc tr×nh: 2 §VHT/ 45 tiÕt

- Sè tiÕt lý thuyÕt: 15 tiÕt

- Sè tiÕt thùc hµnh: 30 tiÕt

3. Thêi ®iÓm thùc hiÖn: Häc kú II (N¨m thø hai)

4. Thêi gian: Sè tiÕt/ tuÇn: 5 tiÕt; tæng sè: 9 tuÇn.

5. Môc tiªu häc phÇn:

- Tr×nh bµy ®­îc mét sè kh¸i niÖm c¬ b¶n vÒ lý luËn Y häc cæ truyÒn.

- NhËn ®Þnh ®­îc mét sè bÖnh, chøng th­êng gÆp theo Y häc cæ truyÒn.

- Sö dông thuèc nam, ch©m cøu vµ ph­¬ng ph¸p ch÷a bÖnh kh«ng dïng thuèc ®Ó

phßng vµ ch÷a mét sè bÖnh, chøng th­êng gÆp .

- X©y dùng niÒm tin vµ ý thøc ¸p dông Y häc cæ truyÒn cña ng­êi §iÒu d­ìng.

6. Néi dung häc phÇn: Sè

TT Tªn bµi häc

sè tiÕt Lý

thuyÕt

sè tiÕt

Thùc hµnh

1 Häc thuyªt ©m-d­¬ng ngò hµnh vµ øng dông trong Y

häc cæ truyÒn 1

2 Nguyªn nh©n g©y bÖnh theo Y häc cæ truyÒn 1

3 C¸c ph­¬ng ph¸p chÈn ®o¸n vµ ch÷a bÖnh theo Y häc

cæ truyÒn 1

4 §¹i c­¬ng vÒ hÖ kinh l¹c vµ kü thuËt ch©m cøu 1

5 HuyÖt, c¸ch x¸c ®Þnh mét sè huyÖt th«ng th­êng vµ

c«ng thøc ®iÒu trÞ 2 5

6 Xoa bãp, bÊm huyÖt ®Ó ch÷a mét sè bÖnh th­êng gÆp 1 10

7 TËp luyÖn d­ìng sinh 1 5

8 §¸nh c¶m, x«ng 1

9 Thuèc thanh nhiÖt 1

10 Thuèc trõ hµn 1

11 Thuèc lîi tiÓu 1

12 Thuèc hµnh khÝ ho¹t huyÕt 1

13 Thuèc cÇm m¸u, an thÇn, ho long ®êm, nhuËn trµng,

cÇm tiªu ch¶y 1

14 Thuèc bæ d­ìng 1

15 NhËn biÕt c¸c lo¹i thuèc nam 10

Tæng sè 15 30

7. §iÒu kiªn tiªn quyÕt: Häc phÇn nµy ®­îc häc sau khi häc sinh ®· häc xong häc

phÇn Vi sinh - ký sinh trïng; VÖ sinh phßng bÖnh.

8. H­íng dÉn thùc hiÖn häc phÇn: * Gi¶ng d¹y:

- Lý thuyÕt: ThuyÕt tr×nh, thùc hiÖn ph­¬ng ph¸p d¹y-häc tÝch cùc.

- Thùc hµnh: Thùc tËp t¹i phßng thùc tËp, v­ên c©y thuèc nam cña nhµ tr­êng, sö

dông qui tr×nh kü thuËt ®Ó d¹y thùc hµnh, xem Video, Slide. * §¸nh gi¸:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi viÕt, sö dông c©u hái thi truyÒn thèng c¶i

tiÕn vµ c©u hái thi tr¾c nghiÖm 8. Tµi liÖu tham kh¶o:

- Y häc cæ truyÒn, Nhµ xuÊt b¶n Y häc, 1992

- Ch©m cøu, Nhµ xuÊt b¶n Y häc, 1992

- Bµi gi¶ng Y häc cæ truyÒn, Nhµ xuÊt b¶n Y häc, 1993

159

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Kiểm soát nhiễm khuẩn

Mã môn học: CDD01

Thời gian thực hiện môn học: 20 giờ; (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành 4 giờ, thí

nghiệm, thảo luận, bài tập:……giờ; Kiểm tra 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí:Môn học được bố trí sau môn học đại cương

- Tính chất: Môn học bắt buộc

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

1. Liệt kê đủ và đúng các nội dung cơ bản trong các văn bản quy phạm pháp luật liên

quan đến KSNK. 2. Trình bày đúng khái niệm và nguy cơ nhiễm khuẩn mắc phải

trong các cơ sở y tế đối với người bệnh và nhân viên y tế.

3. Kể được hiện trạng và những hành vi nguy cơ liên quan đến KSNK của nhân viên

y tế trong các đơn vị khám, chữa bệnh và đề xuất được giải pháp thay đổi hành vi và

thực hành chuyên môn.

4. Trình bày được khái niệm, mục đích, nguyên tắc và nội dung phòng ngừa chuẩn.

5. Kể được các nguyên tắc chính trong phân loại, thu gom và quản lý chất thải y tế

nguy hại trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh.

- Về kỹ năng

Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chuyên môn cơ bản trong 3 phòng và kiểm soát

nhiễm khuẩn, bao gồm:

1. Vệ sinh tay thường quy.

2. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.

3. Sắp xếp người bệnh đảm bảo nguyên tắc phòng nhiễm khuẩn.

4. Vệ sinh môi trường, thu xếp buồng bệnh ngăn nắp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

5. Phân loại, thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại đơn vị.

6. Phân loại, làm sạch, khử nhiễm, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế sau sử dụng.

7. Thu gom, quản lý đồ vải.

8. Thực hiện cách ly, phòng ngừa nhiễm khuẩn theo đường truyền.

9. Xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp phơi nhiễm với máu, dịch tiết và vật sắc nhọn.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

1. Tự giác, nghiêm túc thực hiện đúng các nguyên tắc và các quy trình kỹ thuật trong

phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn.

2. Có ý thức thực hiện đúng các quy định hiện hành có liên quan đến kiểm soát

nhiễm khuẩn.

3. Tôn trọng, hợp tác và chia sẻ với các cán bộ, nhân viên trong đơn vị để thực hiện

tốt công tác phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, góp phần giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

bệnh viện. Học viên tham dự khoá học phải có đủ các điều kiện sau đây

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực hành,

thínghiệm, thảo

luận, bài tập

Kiểm

tra

1 Bài 1: Tổng quan chương trình kiểm 3

160

soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y

tế:

1 Khái niệm và các định nghĩa nhiễm

khuẩn bệnh viện.

2. Nguy cơ nhiễm khuẩn đối với người

bệnh và nhân viên y tế.

3. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn liên

quan đến chăm sóc y tế.

4. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện.

5. Mục tiêu và giải pháp tăng cường

kiểm soát nhiễm khuẩn.

6. Nhiễm khuẩn BV thường gặp và

phương pháp dự phòng

2 Bài 2: Phòng ngừa chuẩn và phòng

ngừa bổ sung dựa trên đường lây

truyền:

1. Phân loại và khái niệm các phương

pháp phòng ngừa:

1.1. Phòng ngừa lây truyền qua đường

tiếp xúc

1.2. Phòng ngừa qua đường giọt bắn

1.3. Phòng ngừa qua đường không khí

2. Mục đích, nguyên tắc và nội dung

Phòng ngừa chuẩn

3

3 Bài 3: Vệ sinh tay thường quy

1. Mục đích, vai trò, tầm quan trọng của

vệ sinh tay trong chăm sóc y tế, phân

loại vệ sinh tay

2. Phương tiện và vị trí rửa tay thường

quy

3. Năm thời điểm vệ sinh tay trong

chăm sóc y tế

4. Qui trình rửa tay bằng nước với xà

phòng

5. Quy trình vệ sinh tay bằng dung dịch

chứa

2

1

1

1

4

Bài 4:Sử dụng phương tiện phòng hộ

cá nhân

1. Mục đích và chỉ định sử dụng

phương tiện phòng hộ cá nhân

2. Sử dụng găng tay

3. Sử dụng khẩu trang

4. Sử dụng phương tiện che mặt & mắt

5. Sử dụng áo choàng

6. Sử dụng tạp dề

7. Sử dụng ủng

2

1

1

Bài 5: Nguyên tắc khử khuẩn - tiệt 2 2

161

khuẩn:

1. Khái niệm và nguyên tắc khử khuẩn,

tiệt khuẩn

2. Sơ đồ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn

3. Khử nhiễm, khử khuẩn, tiệt khuẩn

dụng cụ bằng hoá chất (mục đích, chuẩn

bị, qui trình, phương pháp)

4. Phương pháp khử khuẩn (mục đích,

chuẩn bị dụng cụ, qui trình, phương

pháp)

5. Tiệt khuẩn (mục đích, phương tiện,

qui trình, phương pháp, kiểm soát chất

lượng tiêt khuẩn, bảo quản và thời hạn

sử dụng

Bài 6: Phòng lây nhiễm trong tiêm và

xử trí phơi nhiễm nghề nghiệp:

1. Khái niệm tiêm an toàn

2. Mục đích, nguyên tắc phòng ngừa tai

nạn rủi ro nghề nghiệp do mũi kim tiêm

3. Các bước xử trí tai nạn rủi ro nghề

nghiệp 3

3

2

1

Bài 7: Hướng dẫn quản lý, xử lý đồ

vải

1. Mục đích, nguyên tắc quản lý đồ vải

2. Phương tiện và quy trình thu gom,

vận chuyển đồ vải tại buồng bệnh

3. Nguyên tắc xử lý đồ vải tại nhà giặt

4. Bảo quản đồ vải sạch 1

1

1

1

Bài 8: Vệ sinh môi trường bệnh viện

1. Mục đích vệ sinh môi trường trong

các cơ sở y tế

2. Thông khí môi trường

3. Các nguyên tắc làm vệ sinh môi

trường

4. Qui trình và kỹ thuật vệ sinh

2

2

Bài 9: Quản lý chất thải rắn y tế

1. Mục đích quản lý chất thải rắn y tế

2. Nguyên tắc phân loại chất thải

3. Phân nhóm chất thải rắn y tế

3.1. Xác định chất thải lây nhiễm

3.2. Xác định chất thải thông thường

4. Phân loại và nhận dạng các chất thải

5. Hệ thống mã mầu đựng chất thải rắn

y tế

6. Lưu giữ chất thải rắn trong cơ sở y tế

7. Vận chuyển chất thải trong cơ sở y tế

8. Các phương pháp tiêu huỷ chất thải y

2

1

1

1

162

tế

9. Tái chế, tái sử dụng chất thải thông

thường

Cộng 20 3

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Tổng quan chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế:

Thời gian: 3 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày khái niệm, định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện

- Trình bày nguyên nhân, nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện đối với nhân viên Y tế

- Trình bày hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện

- Trình mục tiêu, giải pháp tăng cương kiểm soát nhiễm khuẩn

- Trình bày nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp và dự phòng

2. Nội dung bài.

1 Khái niệm và các định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện.

2. Nguy cơ nhiễm khuẩn đối với người bệnh và nhân viên y tế.

3. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế.

4. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện.

5. Mục tiêu và giải pháp tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn.

6. Nhiễm khuẩn BV thường gặp và phương pháp dự phòng

Bài 2: Phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung dựa trên đường lây truyền:

Thời gian: 3 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bàyphân loại và khái niệm các phương pháp phòng ngừa

- Trình bày mục đích, nguyên tắc và nội dung Phòng ngừa chuẩn

2. Nội dung bài:

1. Phân loại và khái niệm các phương pháp phòng ngừa:

1.1. Phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc

1.2. Phòng ngừa qua đường giọt bắn

1.3. Phòng ngừa qua đường không khí

2. Mục đích, nguyên tắc và nội dung Phòng ngừa chuẩn

Bài 3: Vệ sinh tay thường quy

Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày mục đích, vai trò, tầm quan trọng của vệ sinh tay trong chăm sóc y tế,

phân loại vệ sinh tay

- Trình bày phương tiện và vị trí rửa tay thường quy

- Thực hiện quy trình rửa tay bằng nước xà phòng, bằng dung dịch

2. Nội dung bài:

1. Mục đích, vai trò, tầm quan trọng của vệ sinh tay trong chăm sóc y tế, phân loại

vệ sinh tay

2. Phương tiện và vị trí rửa tay thường quy

3. Năm thời điểm vệ sinh tay trong chăm sóc y tế

4. Qui trình rửa tay bằng nước với xà phòng

5. Quy trình vệ sinh tay bằng dung dịch chứa

Bài 4:Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

163

- Trình bày mục đích và chỉ định sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

- Trình bày cách sr dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

2. Nội dung bài:

1. Mục đích và chỉ định sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

2. Sử dụng găng tay

3. Sử dụng khẩu trang

4. Sử dụng phương tiện che mặt & mắt

5. Sử dụng áo choàng

6. Sử dụng tạp dề

7. Sử dụng ủng

Bài 5: Nguyên tắc khử khuẩn - tiệt khuẩn:

Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày khái niệm, nguyên tắc,sơ đồ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn

- Trình bày khử nhiễm, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ bằng hoá chất

- Trình bày mục đích, chuẩn bị dụng cụ, qui trình, phương pháp khủ khuẩn, tiệt

khuẩn

2. Nội dung bài:

1. Khái niệm và nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn

2. Sơ đồ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn

3. Khử nhiễm, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ bằng hoá chất (mục đích, chuẩn bị, qui

trình, phương pháp)

4. Phương pháp khử khuẩn (mục đích, chuẩn bị dụng cụ, qui trình, phương pháp)

5. Tiệt khuẩn (mục đích, phương tiện, qui trình, phương pháp, kiểm soát chất lượng

tiêt khuẩn, bảo quản và thời hạn sử dụng

Bài 6: Phòng lây nhiễm trong tiêm và xử trí phơi nhiễm nghề nghiệp:

Thời gian: 3 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày khái niệm, mục đích, nguyên tắc phòng ngừa tai nạn rủi ro nghề nghiệp

do mũi kim tiêm

- Trình bày các bước xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp

2. Nội dung bài:

1. Khái niệm tiêm an toàn

2. Mục đích, nguyên tắc phòng ngừa tai nạn rủi ro nghề nghiệp do mũi kim tiêm

3. Các bước xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Bài 7: Hướng dẫn quản lý, xử lý đồ vải Thời gian: 1 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày mục đích, nguyên tắc quản lý đồ vải

- Trình bày phương tiện và quy trình thu gom, vận chuyển đồ vải tại buồng bệnh

- Trình bàynguyên tắc xử lý, bảo quản đồ vải

2. Nội dung bài:

1. Mục đích, nguyên tắc quản lý đồ vải

2. Phương tiện và quy trình thu gom, vận chuyển đồ vải tại buồng bệnh

3. Nguyên tắc xử lý đồ vải tại nhà giặt

4. Bảo quản đồ vải sạch 1

Bài 8: Vệ sinh môi trường bệnh viện Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bàymục đích vệ sinh môi trường trong các cơ sở y tế

164

- Trình bày nguyên tắc làm vệ sinh môi trường, qui trình và kỹ thuật vệ sinh môi

trường bệnh viện

2. Nội dung bài:

1. Mục đích vệ sinh môi trường trong các cơ sở y tế

2. Thông khí môi trường

3. Các nguyên tắc làm vệ sinh môi trường

4. Qui trình và kỹ thuật vệ sinh

Bài 9: Quản lý chất thải rắn y tế Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày, mục đích,nguyên tắc phân loại chất thải

- Trình bày phân nhóm, phân loại các chất thải

- Trình bày được, lưu giữ, vận chuyển chất thải

- Trình bày các phương pháp tiêu huỷ,tái chế, tái sử dụng chất thải

2. Nội dung bài:

1. Mục đích quản lý chất thải rắn y tế

2. Nguyên tắc phân loại chất thải

3. Phân nhóm chất thải rắn y tế

3.1. Xác định chất thải lây nhiễm

3.2. Xác định chất thải thông thường

4. Phân loại và nhận dạng các chất thải

5. Hệ thống mã mầu đựng chất thải rắn y tế

6. Lưu giữ chất thải rắn trong cơ sở y tế

7. Vận chuyển chất thải trong cơ sở y tế

8. Các phương pháp tiêu huỷ chất thải y tế

9. Tái chế, tái sử dụng chất thải thông thường

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết có đầy đủ âm thanh,

ánh sáng để thực hiện môn học.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Phấn bảng, máy chiếu, máy tính.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Các slide bài giảng, giáo án, bút vở.

- Tài liệu, giáo trình.

4. Các điều kiện khác:

- Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng,có năng lực,phẩm

chất đạo đức tốt.

- Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Liệt kê đủ và đúng các nội dung cơ bản trong các văn bản quy phạm pháp luật liên

quan đến KSNK. 2. Trình bày đúng khái niệm và nguy cơ nhiễm khuẩn mắc phải

trong các cơ sở y tế đối với người bệnh và nhân viên y tế.

+ Kể được hiện trạng và những hành vi nguy cơ liên quan đến KSNK của nhân viên

y tế trong các đơn vị khám, chữa bệnh và đề xuất được giải pháp thay đổi hành vi và

thực hành chuyên môn.

+ Trình bày được khái niệm, mục đích, nguyên tắc và nội dung phòng ngừa chuẩn.

165

+ Kể được các nguyên tắc chính trong phân loại, thu gom và quản lý chất thải y tế

nguy hại trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh.

- Kỹ năng:

Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chuyên môn cơ bản trong 3 phòng và kiểm soát

nhiễm khuẩn, bao gồm:

+ Vệ sinh tay thường quy.

+ Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.

+ Sắp xếp người bệnh đảm bảo nguyên tắc phòng nhiễm khuẩn.

+ Vệ sinh môi trường, thu xếp buồng bệnh ngăn nắp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

+ Phân loại, thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại đơn vị.

+ Phân loại, làm sạch, khử nhiễm, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế sau sử dụng.

+ Thu gom, quản lý đồ vải.

+ Thực hiện cách ly, phòng ngừa nhiễm khuẩn theo đường truyền.

+ Xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp phơi nhiễm với máu, dịch tiết và vật sắc nhọn.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự giác, nghiêm túc thực hiện đúng các nguyên tắc và các quy trình kỹ thuật trong

phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn.

+ Có ý thức thực hiện đúng các quy định hiện hành có liên quan đến kiểm soát

nhiễm khuẩn.

+ Tôn trọng, hợp tác và chia sẻ với các cán bộ, nhân viên trong đơn vị để thực hiện

tốt công tác phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, góp phần giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

bệnh viện. Học viên tham dự khoá học phải có đủ các điều kiện sau đây

2. Phương pháp:

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1): 2 bài (LT: 2).

- Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2): 1 bài (LT: 1)

- Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi lý thuyết tự luận

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học này được áp dụng để giảng dạy

cho học sinh trình độ trung cấp.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên: Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải,phát vấn

(nêu vấn đề). Phân nhóm cho học sinh thảo luận với nhau thực hiện kỹ thuật.

- Đối với người học:Lắng nghe, ghi chép và chia nhóm thảo luận, thực hành

3. Những trọng tâm cần chú ý: - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào

nội dung của từng bài học, chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài

học để đảm bảo chất lượng giảng dạy

4. Tài liệu tham khảo:

1. Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 về Hướng dẫn công tác đào tạo liên

tục đối với cán bộ y tế.

2. Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 về Hướng dẫn tổ chức thực hiện

công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

3. Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ban hành Quy chế Quản lý chất thải Y tế.

4. Các chương trình tập huấn KSNK từ năm 2000-2010 của các bệnh viện Bạch mai,

Trung ương Huế, Chợ Rẫy

5. Chương trình đào tạo chống nhiễm khuẩn, Bộ Y tế, 2004

6. Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn, Bộ Y tế, 2011

7. Hướng dẫn Tiêm an toàn, Bộ Y tế, 2011

8. Chương trình đào tạo Phòng ngừa chuẩn, Bộ Y tế, 2010.

166

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

167

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: CS NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU VÀ CHĂM SÓC TÍCH CỰC

Mã môn học: CDD02

Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ ; (Lý thuyết: 29 giờ; Thực hành : 0 giờ; Kiểm

tra: 01 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: là môn học được thực hiện ở học kỳ II (năm thứ hai)

- Tính chất: là môn học bắt buộc.

II. Mục tiêu môn học:

Sau khi học xong môn học, học sinh có thể:

* Về kiến thức:

- Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, cách xử trí các trường hợp cấp cứu

- Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trong các trường hợp cấp cứu

* Về kỹ năng:

- Áp dụng được quy trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh cấp cứu

- Thực hiện được các kỹ thuật chăm sóc cơ bản trên người bệnh cấp cứu

- Xử trí nhanh các tình huống bệnh cập cứu

* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Nghiêm túc, tập trung chú ý khi nghe giảng

- Tuân thủ đúng quy trình khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh, đảm bảo

an toàn cho bệnh nhân.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số Lý

thuyết

Thực hành,

thí nghiệm,

thảo luận, bài

tập

Kiểm

tra

1 Bài: Chăm sóc bệnh nhân sốc

1. Sinh bệnh học

2. Các triệu chứng chung của sốc

3. Phân loại

3.1. Sốc giảm thể tích tuần hoàn

3.2. Sốc nhiễm khuẩn

3.3. Sốc tim

3.4. Sốc phản vệ

4. Chăm sóc

4

4

2 Bài: Chăm sóc bệnh nhân phù phổi

cấp

1. Định nghĩa

2. Cơ chế bệnh sinh

3. Nguyên nhân

3.1. Các bệnh tim mạch

3.2. Các bệnh thận

3.3. Ngộ độc cấp tính

3.4. Nhiễm vi khuẩn, virus

3.5. Một số nguyên nhân khác

3 3

168

4. Triệu chứng

4.1. Lâm sàng

4.2. Cận lâm sàng

5. Xử trí

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định chăm sóc

6.2. Chẩn đoán chăm sóc

6.3. Lập kế hoạch chăm sóc

6.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

6.5. Đánh giá

3

Bài: Chăm sóc bệnh nhân hôn mê

1. Định nghĩa

2. Phân biệt với hôn mê

3. Nguyên nhân

3.1. Hôn mê có triệu chứng thần kinh

điển hình

3.2. Hôn mê có sốt nhưng không có

triệu chứng thần kinh điển hình

3.3. Hôn mê không có sốt, không có

dấu hiệu thần kinh chỉ điểm

4. Đánh giá mức độ hôn mê trên lâm

sàng

4.1. Theo kinh điển

4.2. Bảng điểm Glasgow

5. Các biến chứng xảy ra ở bệnh nhân

hôn mê

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định chăm sóc

6.2. Chẩn đoán chăm sóc

6.3. Lập kế hoạch chăm sóc

6.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

6.5. Đánh giá

4 4

4 Bài: Nguyên tắc xử trí và chăm sóc

bệnh nhân ngộ độc cấp tính

1. Nguyên nhân gây độc

2. Đường xâm nhập của chất độc vào

cơ thể

3. Sự thải trừ của chất độc

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình

trạng ngộ độc

5. Chẩn đoán ngộ độc chung

6. Nguyên tắc xử trí và chăm sóc

6.1. Nguyên tắc

6.2. Các biện pháp xử trí và chăm sóc

4 4

5 Bài: Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc

thức ăn

1. Định nghĩa

2. Nguyên nhân

4 4

169

3.Các con đườn nhiễm độc vào thức

ăn

3.1. Các chất độc từ vi khuẩn vào thực

phẩm

3.2. Các đường vào cơ thể của chất

độc

4. Triệu chứng của ngộ độc thức ăn

4.1. Lâm sàng

4.2. Cận lâm sàng

5. Xử trí ngộ độc thức ăn

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định chăm sóc

6.2. Chẩn đoán chăm sóc

6.3. Lập kế hoạch chăm sóc

6.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

6.5. Đánh giá

6 Bài: Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc

thuốc ngủ

1. Triệu chứng

1.1.Hôn mê

1.2. Rối loạn hô hấp

1.3. Rối loạn tuần hoàn

1.4. Rối loạn thân nhiệt

1.5. Bội nhiễm

1.6. Suy thận cấp

2. Biến chứng

3. Xét nghiệm

4. Xử trí

4.1. Bệnh nhân tỉnh

4.2. Bệnh nhân hôn mê

5. Chăm sóc

5.1. Nhận định chăm sóc

5.2. Chẩn đoán chăm sóc

5.3. Lập kế hoạch chăm sóc

5.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

5.5. Đánh giá

4 4

7 Bài: Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc

thuốc trừ sâu

1. Ngộ độc thuốc trừ sâu phosphor

hữu cơ

1.1.Triệu chứng lâm sàng

1.2. Xét nghiệm

2. Ngộ độc thuốc trừ sâu clo hữu cơ

(DDT, 666)

3. Ngộ độc các hợp chất trừ sâu

carbamat

4. Xử trí

4.1. Ngộ độc phosphor hữu cơ

3 3 3

170

4.2. Ngộ độc clo hữu cơ

5. Chăm sóc

5.1. Nhận định chăm sóc

5.2. Chẩn đoán chăm sóc

5.3. Lập kế hoạch chăm sóc

5.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

5.5. Đánh giá

8 Bài: Chăm sóc bệnh nhân bị điện

giật

1. Đại cương

2. Triệu chứng

2.1. Tình huống khi bị điện giật

2.2. Ngừng tim, ngừng thở

2.3. Dòng điện cao thế có thể gây

3. Xử trí

3.1. Nguyên tắc

3.2. Xử trí cụ thể

4. Chăm sóc bệnh nhân bị điện giật

4.1. Nhận định chăm sóc

4.2. Chẩn đoán chăm sóc

4.3. Lập kế hoạch chăm sóc

4.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

4.5. Đánh giá

2 2

9 Bài: Chăm sóc bệnh nhân bị rắn

độc cắn

1. Đại cương

2. Triệu chứng

2.1. Khi bị nhóm rắn hổ, rắn biển cắn

2.2. Khi bị nhóm rắn lục cắn

3. Xử trí

3.1. Xử trí tại chỗ

3.2. Toàn thân

4. Chăm sóc

4.1. Nhận định chăm sóc

4.2. Chẩn đoán chăm sóc

4.3. Lập kế hoạch chăm sóc

4.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

4.5. Đánh giá

2 2 1

Cộng 30 30

1. Nội dung chi tiết:

Bài: Chăm sóc bệnh nhân sốc Thời gian: 4 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, phân loại và phương pháp,

nguyên tắc, xử trí các loại sốc

- Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốc

2. Nội dung

2.1. Sinh bệnh học

2.2. Các triệu chứng chung của sốc

171

2.3. Phân loại

2.3.1. Sốc giảm thể tích tuần hoàn

2.3.2. Sốc nhiễm khuẩn

2.3.3. Sốc tim

2.3.4. Sốc phản vệ

2.4. Chăm sóc

Bài: Chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp Thời gian: 3 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng của phù phổi cấp tính

- Trình bày được cách xử trí phù phổi cấp tính

- Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp tính

2. Nội dung

2.1. Định nghĩa

2.2. Cơ chế bệnh sinh

2.3. Nguyên nhân

2.3.1. Các bệnh tim mạch

2.3.2. Các bệnh thận

2.3.3. Ngộ độc cấp tính

2.3.4. Nhiễm vi khuẩn, virus

2.3.5. Một số nguyên nhân khác

2.4. Triệu chứng

2.4.1. Lâm sàng

2.4.2. Cận lâm sàng

2.5. Xử trí

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định chăm sóc

2.6.2. Chẩn đoán chăm sóc

2.6.3. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.6.5. Đánh giá

Bài: Chăm sóc bệnh nhân hôn mê Thời gian: 4 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân và các mức độ hôn mê

- Lập được kế hoạch chăm sóc và theo dõi bệnh nhân hôn mê

2. Nội dung

2.1. Định nghĩa

2.2. Phân biệt với hôn mê

2.3. Nguyên nhân

2.3.1. Hôn mê có triệu chứng thần kinh điển hình

2.3.2. Hôn mê có sốt nhưng không có triệu chứng thần kinh điển hình

2.3.3. Hôn mê không có sốt, không có dấu hiệu thần kinh chỉ điểm

2.4. Đánh giá mức độ hôn mê trên lâm sàng

2.4.1. Theo kinh điển

2.4.2. Bảng điểm Glasgow

2.5. Các biến chứng xảy ra ở bệnh nhân hôn mê

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định chăm sóc

172

2.6.2. Chẩn đoán chăm sóc

2.6.3. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.6.5. Đánh giá

Bài: Nguyên tắc xử trí và chăm sóc bệnh nhân ngộ độc cấp tính

Thời gian: 4 giờ

1. Mục tiêu:

- Liệt kê được các nguyên nhân chính gây ngộ độc cấp tính

- Kể được tên các con đường xâm nhập của các chất độc vào cơ thể

- Trình bày được nguyên tắc xử trí và chăm sóc bệnh nhân ngộ độc cấp tính

2. Nội dung

2.1. Nguyên nhân gây độc

2.2. Đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể

2.3. Sự thải trừ của chất độc

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng ngộ độc

2.5. Chẩn đoán ngộ độc chung

2.6. Nguyên tắc xử trí và chăm sóc

2.6.1. Nguyên tắc

2.6.2. Các biện pháp xử trí và chăm sóc

Bài: Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn Thời gian: 4 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được định nghĩa, triệu chứng và cách xử trí ngộ độc thức ăn

- Lập được kế hoạch chăm sóc và theo dõi bệnh nhân ngộ độc thức ăn

2. Nội dung

2.1. Định nghĩa

2.2. Nguyên nhân

2.3.Các con đườn nhiễm độc vào thức ăn

2.3.1. Các chất độc từ vi khuẩn vào thực phẩm

2.3.2. Các đường vào cơ thể của chất độc

2.4. Triệu chứng của ngộ độc thức ăn

2.4.1. Lâm sàng

2.4.2. Cận lâm sàng

2.5. Xử trí ngộ độc thức ăn

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định chăm sóc

2.6.2. Chẩn đoán chăm sóc

2.6.3. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.6.5. Đánh giá

Bài: Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thuốc ngủ Thời gian: 4 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được triệu chứng và cách xử trí bệnh nhân ngộ độc thuốc ngủ

- Lập được kế hoạch chăm sóc và theo dõi bệnh nhân ngộ độc thuốc ngủ

2. Nội dung

2.1. Triệu chứng

2.1.1.Hôn mê

173

2.1.2. Rối loạn hô hấp

2.1.3. Rối loạn tuần hoàn

2.1.4. Rối loạn thân nhiệt

2.1.5. Bội nhiễm

2.1.6. Suy thận cấp

2.2. Biến chứng

2.3. Xét nghiệm

2.4. Xử trí

2.4.1. Bệnh nhân tỉnh

2.4.2. Bệnh nhân hôn mê

2.5. Chăm sóc

2.5.1. Nhận định chăm sóc

2.5.2. Chẩn đoán chăm sóc

2.5.3. Lập kế hoạch chăm sóc

2.5.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.5.5. Đánh giá

Bài: Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu Thời gian: 3

giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được triệu chứng và cách xử trí bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu

- Lập được kế hoạch chăm sóc và theo dõi bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu

2. Nội dung

2.1. Ngộ độc thuốc trừ sâu phosphor hữu cơ

2.1.1.Triệu chứng lâm sàng

2.1.2. Xét nghiệm

2.2. Ngộ độc thuốc trừ sâu clo hữu cơ (DDT, 666)

2.3. Ngộ độc các hợp chất trừ sâu carbamat

2.4. Xử trí

2.4.1. Ngộ độc phosphor hữu cơ

2.4.2. Ngộ độc clo hữu cơ

2.5. Chăm sóc

2.5.1. Nhận định chăm sóc

2.5.2. Chẩn đoán chăm sóc

2.5.3. Lập kế hoạch chăm sóc

2.5.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.5.5. Đánh giá

Bài: Chăm sóc bệnh nhân bị điện giật Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí bệnh nhân bị điện giật

- Lập được kế hoạch chăm sóc và theo dõi bệnh nhân bị điện giật

2. Nội dung

2.1. Đại cương

2.2. Triệu chứng

2.2.1. Tình huống khi bị điện giật

2.2.2. Ngừng tim, ngừng thở

2.2.3. Dòng điện cao thế có thể gây

2.3. Xử trí

174

2.3.1. Nguyên tắc

2.3.2. Xử trí cụ thể

2.4. Chăm sóc bệnh nhân bị điện giật

2.4.1. Nhận định chăm sóc

2.4.2. Chẩn đoán chăm sóc

2.4.3. Lập kế hoạch chăm sóc

2.4.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.4.5. Đánh giá

Bài: Chăm sóc bệnh nhân bị rắn độc cắn Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Nêu được tên một số loại rắn độc có ở Việt Nam

- Mô tả được triệu chứng và cách xử trí bệnh nhân bị rắn độc cắn

- Lập được kế hoạch chăm sóc và theo dõi bệnh nhân bị rắn độc cắn

2. Nội dung

2.1. Đại cương

2.2. Triệu chứng

2.2.1. Khi bị nhóm rắn hổ, rắn biển cắn

2.2.2. Khi bị nhóm rắn lục cắn

2.3. Xử trí

2.3.1. Xử trí tại chỗ

2.3.2. Toàn thân

2.4. Chăm sóc

2.4.1. Nhận định chăm sóc

2.4.2. Chẩn đoán chăm sóc

2.4.3. Lập kế hoạch chăm sóc

2.4.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.4.5. Đánh giá

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:

- Phòng học lý thuyết có đủ diện tích, ánh sáng để thực hiện môn học.

- Học thực hành tại bệnh viện.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Các slide bài giảng, giáo án, bút vở.

- Tài liệu, giáo trình.

4. Các điều kiện khác:

- Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng, có năng lực, phẩm

chất đạo đức tốt.

- Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức: đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu sau:

+ Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, cách xử trí các trường hợp bệnh cấp

cứu.

+ Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh cấp cứu

175

- Kỹ năng: đánh giá kỹ năng của người học trong các buổi thực hành yêu cầu:

+ Thực hiện được các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản khi chăm sóc bệnh nhân.

+ Ứng dụng được quy trình điều dưỡng trong lập kế hoạch chăm sóc người bệnh

+ Xử trí nhanh, phối hợp cùng bác sĩ trong chăm sóc bệnh nhân.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá thông qua thái độ học tập, ý thức trách

nhiệm của người học khi học:

+ Thể hiện tính cẩn thận, thao tác chính xác, tự giác trong học tập.

+ Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi.

2. Phương pháp:

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1): 2 bài

- Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2): 1 bài

- Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi lý thuyết truyền thống cải tiến

hoặc trắc nghiệm.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được áp dụng để giảng dạy

cho học sinh điều dưỡng hệ trung cấp.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên: Sử dụng phương pháp chủ yếu là thuyết trình, phát

vấn, trực quan,thảo luận nhóm, cầm tay chỉ việc.

- Đối với người học: lắng nghe, ghi chép, thảo luận, làm theo mẫu và quy trình.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học,

chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng

giảng dạy.

4. Tài liệu tham khảo:

- Hồi sức cấp cứu, Trường đại học Y Hà nội. 1990.

- Kỹ thuật chăm sóc người bệnh, Vụ Khoa học đào tạo- Bộ Y tế.1993.

- Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật bệnh viện, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học. 2001

- Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học. 2002

- Giáo trình môn học Điều dưỡng cấp cứu của nhà trường

5. Ghi chú và giải thích :

- Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực

hành được tính vào giờ thực hành.

176

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA 1

Mã môn học: CDD03

Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ ; (Lý thuyết: 60 giờ; Thực hành: 0 giờ; Kiểm

tra: … giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: là môn học được thực hiện ở học kỳ II (năm thứ nhất)

- Tính chất: là môn học bắt buộc.

II. Mục tiêu môn học:

Saukhi học xong môn học, học sinh có thể:

* Về kiến thức:

- Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh nội khoa

thường gặp.

- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh nội khoa theo quy trình điều dưỡng

* Về kỹ năng:

- Thực hiện được các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cơ bản trên bệnh nhân nội

khoa.

* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Nghiêm túc, tập trung chú ý khi nghe giảng

- Tuân thủ đúng quy trình khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh, đảm bảo

an toàn cho bệnh nhân.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực hành,

thínghiệm, thảo

luận, bài tập

Kiểm

tra

1 Bài: Triệu chứng học bệnh tim

mạch

1. Đại cương

2. Triệu chứng cơ năng

2.1. Khó thở

2.2. Đau ngực

2.3. Đau ở các chi

2.4. Ngất

2.5. Trống ngực

2.6. Phù

2.7. Ho

2.8. Tím

2.9. Các triệu chứng khác

3. Triệu chứng thực thể

3.1. Toàn trạng

3.2. Khám đầu và cổ

3.3. Khám các chi

3.4. Khám lồng ngực và bụng

3.5. Khám tim

3.6. Khám động mạch

2 2

177

3.7. Khám tĩnh mạch

4. Triệu chứng khác

2 Bài: Chăm sóc người bệnh suy tim

1.Đại cương

2. Phân loại suy tim

2.1. Suy tim trái

2.2. Suy tim phải

2.3. Suy tim toàn bộ

3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Suy tim trái

3.2. Suy tim phải

3.3. Suy tim toàn bộ

4. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Nguyên tắc chung

5.2. Những nguyên tắc điều trị chung

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

2 2

3 Bài: Chăm sóc người bệnh tăng

huyết áp

1.Đại cương

2. Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết

áp

2.1. Tăng huyết áp nguyên phát

2.2. Tăng huyết áp thứ phát

3. Triệu chứng

3.1. Giai đoạn 1

3.2. Giai đoạn 2

3.3. Giai đoạn 3

3.4. Tăng huyết áp ác tính

4. Tiến triển, biến chứng

4.1. Tiến triển

4.2. Biến chứng

5. Điều trị

6. Phòng bệnh

7. Chăm sóc

7.1. Nhận định

7.2. Lập kế hoạch chăm sóc

7.3. Thực hiện chăm sóc

7.4. Đánh giá

2 2

4 Bài: Chăm sóc người bệnh van tim

1.Đại cương

2. Bệnh hẹp 2 lá

2.1. Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2 2

178

2.3. Hậu quả

2.4. Triệu chứng

2.5. Điều trị

2.6. Tiến triển và biến chứng

2.7. Phòng bệnh

2.8. Chăm sóc

3. Bệnh hở van 2 lá và hẹp hở van 2

3.1. Đại cương

3.2. Nguyên nhân

3.3. Triệu chứng

3.4. Điều trị

3.5. Biến chứng

3.6.Chăm sóc

5 Bài: Chăm sóc người bệnh bị cơn

đau thắt ngực

1.Đại cương

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân do bệnh động

mạch vành

2.2. Nguyên nhân do các bệnh van

tim

2.3. Nguyên nhân do cơ tim phì đại

2.4. Các yếu tố hỗ trợ

3. Triệu chứng

3.1. Triệu chứng lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển, biến chứng

4.1. Tiến triển

4.2. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Điều trị trong cơn đau

5.2. Điều trị ngoài cơn đau

5.3. Điều trị ngoại khoa

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

2 2

6 Bài: Triệu chứng học bộ máy hô

hấp

1. Đại cương

2. Triệu chứng cơ năng

2.1. Ho

2.2. Khó thở

2.3. Đau ngực

2.4. Các dấu hiệu cơ năng khác

2.5. Các dấu hiệu toàn thân khác

2 2

179

3. Triệu chứng thực thể

3.1. Nhìn

3.2. Sờ

3.3. Gõ

3.4. Nghe

3.5. Các triệu chứng khác

7 Bài: Chăm sóc người bệnh viêm

phế quản cấp

1.Đại cương

2. Nguyên nhân

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển, biến chứng

4.1. Tiến triển

4.2. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Viêm phế quản nhẹ

5.2. Viêm phế quản nặng

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

2 2

8 Bài: Chăm sóc người bệnh hen phế

quản

1.Đại cương

2. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi

2.1. Dị ứng

2.2. Nhiễm khuẩn

2.3. Yếu tố vật lý

2.4. Do gắng sức

2.5. Stress tinh thần

3. Phân loại hen phế quản

3.1. Hen ngoại sinh (hen dị ứng)

3.2. Hen nội sinh (hen nhiễm khuẩn)

3.3. Hen phối hợp

3.4. Hen ác tính (hen nặng)

3.5. Hen mãn tính

3.6. Hen gắng sức

3.7. Các thể hen khác

4. Triệu chứng

4.1. Triệu chứng lâm sàng

4.2. Cận lâm sàng

5. Tiến triển, biến chứng

5.1. Tiến triển

5.2. Biến chứng

6. Điều trị

2 2

180

6.1. Trong cơn hen nặng

6.2. Điều trị ở nhà

7. Chăm sóc

7.1. Nhận định

7.2. Lập kế hoạch chăm sóc

7.3. Thực hiện chăm sóc

7.4. Đánh giá

9 Bài: Chăm sóc người bệnh viêm

phổi

1.Đại cương

2. Nguyên nhân

3. Triệu chứng

3.1. Triệu chứng lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển, biến chứng

4.1. Tiến triển

4.2. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Điều trị theo nguyên nhân

5.2. Điều trị phối hợp

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

2 2

10 Bài: Triệu chứng học bộ máy tiêu

hóa

1. Đại cương

2. Các triệu chứng cơ năng của bộ

máy tiêu hóa

2.1. Đau bụng

2.2. Rối loạn về nuốt

2.3. Nôn và buồn nôn

2.4. Ợ

2.5. Rối loạn phân

2.6. Rối loạn đại tiện

2.7. Rối loạn sự thèm ăn

2.8. Hiện tượng sinh hơi trong ống

tiêu hóa

2.9. Chảy máu tiêu hóa

3. Triệu chứng thực thể hệ tiêu hóa

3.1. Miệng, lưỡi, răng họng, tuyến

nước bọt

3.2. Bụng

3.3. Khám hậu môn trực tràng

4. Các xét nghiệm bộ máy tiêu hóa

5. Các phương pháp thăm dò chức

năng

2 2

181

11 Bài: Chăm sóc người bệnh loét dạ

dày, tá tràng

1.Đại cương

2. Triệu chứng

2.1. Lâm sàng

2.2. Cận lâm sàng

3. Biến chứng

4. Điều trị

5. Chăm sóc

5.1. Nhận định

5.2. Lập kế hoạch chăm sóc

5.3. Thực hiện chăm sóc

5.4. Đánh giá

2 2

12 Bài: Chăm sóc người bệnh xuất

huyết đường tiêu hóa

1.Đại cương

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân bệnh lý tại dạ dày

tá tràng

2.2. Nguyên nhân do giãn vỡ tính

mạch thực quản

2.3. Một số nguyên nhân khác

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển

5. Điều trị

5.1. Nguyên tắc điều trị

5.2. Hồi sức cấp cứu

5.3. Điều trị theo nguyên nhân chảy

máu đường tiêu hóa

5.4. Điều trị ngoại khoa

5.5. Cấp cứu tại nhà

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

2 2

13 Bài: Chăm sóc người bệnh ung thư

gan

1.Đại cương

2. Yếu tố gây bệnh

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Ngoại khoa

2 2

182

5.2. Nội khoa

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

14 Bài: Chăm sóc người bệnh áp xe

gan

1.Đại cương

2. Nguyên nhân

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển và biến chứng

4.1. Tiến triển

4.2. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Điều trị thuốc

5.2. Chọc hút mủ phối hợp với dùng

thuốc

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

2 2

15 Bài: Chăm sóc người bệnh xơ gan

1.Đại cương

2. Nguyên nhân

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển và biến chứng

4.1. Tiến triển

4.2. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Chế độ nghỉ ngơi

5.2. Chế độ ăn uống

5.3. Thuốc

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

2 2 1

16 Bài: Chăm sóc người bệnh nhiễm

giun sán

1.Đại cương

2. Nguyên nhân

3. Triệu chứng

1 1

183

3.1. Lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển và biến chứng

5. Điều trị

5.1. Điều trị người bệnh bị nhiễm

giun

5.2. Điều trị người bệnh bị nhiễm

sán

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

17 Bài: Triệu chứng học bệnh hệ

thống tiết niệu

1. Đại cương

2. Những triệu chứng lâm sàng chính

2.1. Triệu chứng toàn thân

2.2. Đau

2.3. Đái ít, vô niệu, bí đái, đái nhiều

2.4.Đái buốt, đái dắt, đái nhiều lần

2.5. Đái dầm, đái không tự chủ

2.6. Đái máu

2.7. Đái hemoglobin

2.8. Đái mủ

2.9. Đái dưỡng chấp

2.10. Đái ra lipid

2.11. Đái hơi

3. Khám thận và đường dẫn niệu

4. Triệu chứng xét nghiệm

4.1. Protein niệu

4.2. Các xét nghiệm cặn nước tiểu

4.3. Xét nghiệm tìm vi khuẩn niệu và

làm kháng sinh đồ

4.4. Xét nghiệm máu

4.5. Siêu âm thận

4.6. Chụp XQ thận, chụp cắt lớp

4.7. Đo mức lọc cầu thận, khả năng

cô đặc của thận

5. Lấy bệnh phẩm

5.1. Lấy nước tiểu 24 giờ

5.2. Lấy nước tiểu giữa dòng

5.3. Lấy nước tiểu qua thông tiểu

5.4. Lấy nước tiểu buổi sáng

2 2

18 Bài: Chăm sóc người bệnh viêm

đường tiết niệu

1.Đại cương

2. Nguyên nhân

2 2

184

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển và biến chứng

4.1. Tiến triển

4.2. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Chế độ nghỉ ngơi

5.2. Chế độ ăn uống

5.3. Thuốc

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

19 Bài: Chăm sóc người bệnh viêm

cầu thận mạn

1.Đại cương

2. Nguyên nhân

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển và biến chứng

4.1. Tiến triển

4.2. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Chế độ nghỉ ngơi

5.2. Chế độ ăn uống

5.3. Thuốc

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

2 2

20 Bài: Chăm sóc người bệnh viêm

khớp dạng thấp

1.Đại cương

2. Cơ chế bệnh sinh

3. Nguyên nhân

4. Triệu chứng lâm sàng

4.1. Viêm khớp

4.2. Triệu chứng toàn thân

4.3. Biểu hiện ngoài da

4.4. Cơ, gân, gây chằng, bao khớp

4.5. Mắt, thần kinh, chuyển hóa

4.6. Cận lâm sàng

5. Tiến triển và biến chứng

5.1. Diễn biến

2 2

185

5.2. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Thuốc chống viêm

5.2. Các thuốc giảm đau

5.3. Các thuốc chống thấp khớp tác

dụng chậm

5.4. Điều trị tại chỗ

5.5. Điều trị vật lý

5.6. Điều trị ngoại khoa, chỉnh hình

kết hợp

7. Chăm sóc

7.1. Nhận định

7.2. Lập kế hoạch chăm sóc

7.3. Thực hiện chăm sóc

7.4. Đánh giá

21 Bài: Triệu chứng học các bệnh về

máu

1. Đại cương

2. Thiếu máu

2.1. Triệu chứng lâm sàng của thiếu

máu

2.2. Các xét nghiệm

2.3. Các xét nghiệm chẩn đoán

nguyên nhân

3. Hội chứng xuất huyết

3.1. Nguyên nhân

3.2. Triệu chứng lâm sàng

3.3. Xét nghiệm

4. Lách to

4.1. Triệu chứng lách to

5. Hạch to

6. Bệnh bạch cầu

7. Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm

2 2

22 Bài: Chăm sóc người bệnh thiếu

máu

1.Đại cương

2. Nguyên nhân

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển và biến chứng

4.1. Tiến triển

4.2. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Chế độ nghỉ ngơi

5.2. Chế độ ăn uống

5.3. Thuốc

6. Chăm sóc

2 2

186

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

23 Bài: Chăm sóc người bệnh bạch

cầu

1. Đại cương

1.1. Định nghĩa

1.2. Nguyên nhân

2. Triệu chứng

2.1. Triệu chứng của bệnh bạch cầu

kinh

2.2. Triệu chứng của bệnh bạch cầu

cấp

3. Tiến triển và biến chứng

3.1. Tiến triển

3.2. Biến chứng

4. Điều trị

5. Chăm sóc

5.1. Nhận định

5.2. Lập kế hoạch chăm sóc

5.3. Thực hiện chăm sóc

5.4. Đánh giá

2 2

24 Bài: Chăm sóc người bệnh bướu

cổ đơn thuần

1.Đại cương

1.1. Định nghĩa

1.2. Phân loại

1.3. Dịch tễ

2. Nguyên nhân

2.1. Thiếu hụt iod trong chế độ ăn

2.2. Ăn phải các chất gây bướu cổ

2.3. Rối loạn tổng hợp Hormon

2.4. Hormon tuyến giáp bị đào thải

quá mức

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển và biến chứng

4.1. Tiến triển

4.2. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Nguyên tắc

5.2. Điều trị nội khoa

5.3. Điều trị iod

5.4. Điều trị ngoại khoa

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

2 2

187

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

25 Bài: Chăm sóc người bệnh

Basedow

1.Đại cương

2. Bệnh sinh

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển và biến chứng

4.1. Tiến triển

4.2. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Chế độ nghỉ ngơi

5.2. Chế độ ăn uống

5.3. Thuốc

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

1 1

26 Bài: Chăm sóc người bệnh tiểu

đường

1.Đại cương

1.1. Nguyên nhân

1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu

đường

2. Phân loại tiểu đường

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển và biến chứng

4.1. Tiến triển

4.2. Biến chứng

5. Điều trị

5.1. Nguyên tắc điều trị

5.2. Nhóm thuốc kích thích tế bào

tụy sản xuất insulin

5.3. Nhóm thuốc thay đổi thay đổi

hoạt động của insulin

5.4. Nhóm ức chế men alpha

glucosiddase

5.5. Điều trị bằng insunlin

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

2 2

188

6.4. Đánh giá

27 Bài: Xử trí và chăm sóc người

bệnh ngộ độc cấp

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán người bệnh

bị ngộ độc cấp

1.1. Lâm sàng

1.2. Cận lâm sàng

2. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc

3. Xử trí, chăm sóc

3.1. Kế hoạch

3.2. Thực hiện

1 1

28 Bài: Xử trí và chăm sóc người

bệnh phù phổi cấp

1. Khái niệm

2. Nguyên nhân

2.1. Bệnh tim mạch

2. 2. Bệnh thận

2. 3. Nguyên nhân khác

3. Triệu chứng

3.1. Triệu chứng lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển và biến chứng

5. Xử trí cùng bác sĩ

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

6.4. Đánh giá

1 1

29 Bài: Xử trí và chăm sóc người

bệnh sốc phản vệ

1. Định nghĩa

2. Nguyên nhân

3. Biểu hiện

3.1. Toàn thân

3.2. Da, niêm mạc

3.3. Hô hấp

3.4. Tim mạch

3.5. Tiêu hóa

3.6. Thần kinh

4. Xử trí

5. Chăm sóc

5.1. Nhận định tình trạng người bệnh

5.2. Chăm sóc

6. Các biện pháp phòng ngừa

6.1. Hộp chống sốc

6.2. Dụng cụ

6.3. Đối với người bệnh

7. Đánh giá

2 2

189

30 Bài: Chăm sóc người bệnh bị tai

biến mạch máu não

1.Đại cương

2. Nguyên nhân

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

3.2. Cận lâm sàng

4. Tiến triển và biến chứng

5. Điều trị

5.1. Hô hấp

5.2. Chống phù não

5.3. Duy trì huyết áp ổn định

5.4. Thuốc chống đông

5.5. Thuốc làm tăng cường thêm

tuần hoàn não

5.6. Chăm sóc tích cực

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định

6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

6.3. Thực hiện chăm sóc

6.4. Đánh giá

2 2

31 Bài: Xử trí và chăm sóc người

bệnh say nắng, say nóng

1. Đại cương

2. Say nắng

1.1. Định nghĩa

1.2. Các dấu hiệu của say nắng

1.3. Tiến triển

3. Say nóng

3.1. Định nghĩa

3.2. Các trường hợp say nóng

4. Tiến triển

5. Xử trí

5.1. Xử trí ban đầu chăm sóc

5.2. Tại bệnh viện

1 1

32 Bài: Xử trí và chăm sóc bệnh nhân

rắn độc cắn

1. Đại cương

2. Triệu chứng

2.1. Họ rắn hổ

2.2. Họ rắn lục

3. Chẩn đoán

4. Chăm sóc

4.1. Nhận định bệnh nhân

4.2. Xử trí

1 1

33 Bài: Chăm sóc người bệnh ngạt

nước

1. Đại cương

1 1 1

190

2. Dấu hiệu và triệu chứng

3. Xử trí cấp cứu khi bị đuối nước

3.1. Khi nạn nhân còn ở dưới nước

3.2. Kỹ thuật cấp cứu

4. Chăm sóc

5. Giáo dục sức khỏe

Cộng 60 60

2. Nội dung chi tiết:

Bài: Triệu chứng học bệnh tim mạchThời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của bệnh tim mạch

- Trình bày các triệu chứng xét nghiệm bệnh tim mạch

- Thực hiện thăm khám người bệnh tim mạch trong phạm vi điều dưỡng

2. Nội dung

2.1. Đại cương

2.2. Triệu chứng cơ năng

2.2.1. Khó thở

2.2.2. Đau ngực

2.2.3. Đau ở các chi

2.2.4. Ngất

2.2.5. Trống ngực

2.2.6. Phù

2.2.7. Ho

2.2.8. Tím

2.2.9. Các triệu chứng khác

2.3. Triệu chứng thực thể

2.3.1. Toàn trạng

2.3.2. Khám đầu và cổ

2.3.3. Khám các chi

2.3.4. Khám lồng ngực và bụng

2.3.5. Khám tim

2.3.6. Khám động mạch

2.3.7. Khám tĩnh mạch

2.4. Triệu chứng khác

Bài: Chăm sóc người bệnh suy tim Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Áp dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh suy tim

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Phân loại suy tim

2.2.1. Suy tim trái

2.2.2. Suy tim phải

2.2.3. Suy tim toàn bộ

2.3. Triệu chứng lâm sàng

191

2.3.1. Suy tim trái

2.3.2. Suy tim phải

2.3.3. Suy tim toàn bộ

2.4. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Nguyên tắc chung

2.5.2. Những nguyên tắc điều trị chung

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Áp dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp

2.2.1. Tăng huyết áp nguyên phát

2.2.2. Tăng huyết áp thứ phát

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Giai đoạn 1

2.3.2. Giai đoạn 2

2.3.3. Giai đoạn 3

2.3.4. Tăng huyết áp ác tính

2.4. Tiến triển, biến chứng

2.4.1. Tiến triển

2.4.2. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.6. Phòng bệnh

2.7. Chăm sóc

2.7.1. Nhận định

2.7.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.7.3. Thực hiện chăm sóc

2.7.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh van tim Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh van

tim

- Áp dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh van tim

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Bệnh hẹp 2 lá

2.2.1. Đại cương

2.2.2. Nguyên nhân

2.2.3. Hậu quả

2.2.4. Triệu chứng

192

2.2.5. Điều trị

2.2.6. Tiến triển và biến chứng

2.2.7. Phòng bệnh

2.2.8. Chăm sóc

2.3. Bệnh hở van 2 lá và hẹp hở van 2 lá

2.3.1. Đại cương

2.3.2. Nguyên nhân

2.3.3. Triệu chứng

2.3.4. Điều trị

2.3.5. Biến chứng

2.3.6.Chăm sóc

Bài: Chăm sóc người bệnh bị cơn đau thắt ngực Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Áp dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh bị cơn đau thắt ngực

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2.2.1. Nguyên nhân do bệnh động mạch vành

2.2.2. Nguyên nhân do các bệnh van tim

2.2.3. Nguyên nhân do cơ tim phì đại

2.2.4. Các yếu tố hỗ trợ

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Triệu chứng lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển, biến chứng

2.4.1. Tiến triển

2.4.2. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Điều trị trong cơn đau

2.5.2. Điều trị ngoài cơn đau

2.5.3. Điều trị ngoại khoa

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Triệu chứng học bộ máy hô hấp Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của bộ máy hô hấp

- Trình bày các triệu chứng xét nghiệm của bộ máy hô hấp

- Thực hiện thăm khám người bệnh bị bệnh bộ máy hô hấp trong phạm vi điều

dưỡng

2. Nội dung

2.1. Đại cương

2.2. Triệu chứng cơ năng

2.2.1. Ho

2.2.2. Khó thở

193

2.2.3. Đau ngực

2.2.4. Các dấu hiệu cơ năng khác

2.2.5. Các dấu hiệu toàn thân khác

2.3. Triệu chứng thực thể

2.3.1. Nhìn

2.3.2. Sờ

2.3.3. Gõ

2.3.4. Nghe

2.3.5. Các triệu chứng khác

Bài: Chăm sóc người bệnh viêm phế quản cấp Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Trình bày được nguyên nhân và điều kiện thuận lợi dẫn đến viêm phế quản cấp

- Mô tả triệu chứng, tiến triển và biến chứng của viêm phế quản

- Áp dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh viêm phế quản

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển, biến chứng

2.4.1. Tiến triển

2.4.2. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Viêm phế quản nhẹ

2.5.2. Viêm phế quản nặng

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh hen phế quản Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Kể được nguyên nhân gây hen phế quản và các loại hen phế quản

- Mô tả triệu chứng, tiến triển và biến chứng của cơn hen phế quản

- Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh hen phế quản

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi

2.2.1. Dị ứng

2.2.2. Nhiễm khuẩn

2.2.3. Yếu tố vật lý

2.2.4. Do gắng sức

2.2.5. Stress tinh thần

2.3. Phân loại hen phế quản

2.3.1. Hen ngoại sinh (hen dị ứng)

2.3.2. Hen nội sinh (hen nhiễm khuẩn)

2.3.3. Hen phối hợp

194

2.3.4. Hen ác tính (hen nặng)

2.3.5. Hen mãn tính

2.3.6. Hen gắng sức

2.3.7. Các thể hen khác

2.4. Triệu chứng

2.4.1. Triệu chứng lâm sàng

2.4.2. Cận lâm sàng

2.5. Tiến triển, biến chứng

2.5.1. Tiến triển

2.5.2. Biến chứng

2.6. Điều trị

2.6.1. Trong cơn hen nặng

2.6.2. Điều trị ở nhà

2.7. Chăm sóc

2.7.1. Nhận định

2.7.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.7.3. Thực hiện chăm sóc

2.7.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh viêm phổi Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Kể được những nguyên nhân và yếu tố thuận lợi dãn đến viêm phổi

- Mô tả triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm phổi

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Triệu chứng lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển, biến chứng

2.4.1. Tiến triển

2.4.2. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Điều trị theo nguyên nhân

2.5.2. Điều trị phối hợp

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Triệu chứng học bộ máy tiêu hóa Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của bộ máy tiêu hóa

- Trình bày các triệu chứng xét nghiệm của bộ máy tiêu hóa

2. Nội dung

2.1. Đại cương

2.2. Các triệu chứng cơ năng của bộ máy tiêu hóa

2.2.1. Đau bụng

195

2.2.2. Rối loạn về nuốt

2.2.3. Nôn và buồn nôn

2.2.4. Ợ

2.2.5. Rối loạn phân

2.2.6. Rối loạn đại tiện

2.2.7. Rối loạn sự thèm ăn

2.2.8. Hiện tượng sinh hơi trong ống tiêu hóa

2.2.9. Chảy máu tiêu hóa

2.3. Triệu chứng thực thể hệ tiêu hóa

2.3.1. Miệng, lưỡi, răng họng, tuyến nước bọt

2.3.2. Bụng

2.3.3. Khám hậu môn trực tràng

2.4. Các xét nghiệm bộ máy tiêu hóa

2.5. Các phương pháp thăm dò chức năng

Bài: Chăm sóc người bệnh loét dạ dày, tá tràng Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Trình bày được các yếu tố gây loét dạ dày tá tràng

- Mô tả được triệu chứng và biến chứng của loét dạ dày tá tràng

- Áp dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh loét dạ dày tá tràng

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Triệu chứng

2.2.1. Lâm sàng

2.2.2. Cận lâm sàng

2.3. Biến chứng

2.4. Điều trị

2.5. Chăm sóc

2.5.1. Nhận định

2.5.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.5.3. Thực hiện chăm sóc

2.5.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh xuất huyết đường tiêu hóa Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Kể được các nguyên nhân gây nên xuất huyết tiêu hóa

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của người bệnh bị xuất huyết

đường tiêu hóa

- Ứng dụng quy trình điều dưỡng để thực hiện theo dõi, chăm sóc người bệnh bị xuất

huyết đường tiêu hóa

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2.2.1. Nguyên nhân bệnh lý tại dạ dày tá tràng

2.2.2. Nguyên nhân do giãn vỡ tính mạch thực quản

2.2.3. Một số nguyên nhân khác

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển

196

2.5. Điều trị

2.5.1. Nguyên tắc điều trị

2.5.2. Hồi sức cấp cứu

2.5.3. Điều trị theo nguyên nhân chảy máu đường tiêu hóa

2.5.4. Điều trị ngoại khoa

2.5.5. Cấp cứu tại nhà

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh ung thư gan Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Trình bày được các yếu tố gây ung thư gan

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Áp dụng quy trình chăm sóc để thực hiện chăm sóc người bệnh bị ung thư gan

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Yếu tố gây bệnh

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Ngoại khoa

2.5.2. Nội khoa

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh áp xe gan Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Trình bày được đại cương và nguyên nhân gây áp xe gan

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Áp dụng quy trình chăm sóc để thực hiện chăm sóc người bệnh bị áp xe gan

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển và biến chứng

2.4.1. Tiến triển

2.4.2. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Điều trị thuốc

2.5.2. Chọc hút mủ phối hợp với dùng thuốc

197

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh xơ gan Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Kể được các nguyên nhân gây xơ gan

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Áp dụng quy trình chăm sóc để thực hiện chăm sóc người bệnh bị xơ gan

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển và biến chứng

2.4.1. Tiến triển

2.4.2. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Chế độ nghỉ ngơi

2.5.2. Chế độ ăn uống

2.5.3. Thuốc

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh nhiễm giun sán Thời gian:1 giờ

1. Mục tiêu

-Trình bày được nguyên nhân gây nhiễm giun sán

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Áp dụng quy trình điều dưỡng để thực hiện theo dõi, chăm sóc người bệnh bị

nhiễm giun sán.

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển và biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Điều trị người bệnh bị nhiễm giun

2.5.2. Điều trị người bệnh bị nhiễm sán

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

198

2.6.4. Đánh giá

Bài: Triệu chứng học bệnh hệ thống tiết niệu Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của bệnh hệ thống tiết niệu

- Trình bày các triệu chứng xét nghiệm bệnh hệ thống tiết niệu

- Thực hiện thăm khám lâm sàng người bệnh bị bệnh thận trong phạm vi điều dưỡng

2. Nội dung

2.1. Đại cương

2.2. Những triệu chứng lâm sàng chính

2.2.1. Triệu chứng toàn thân

2.2.2. Đau

2.2.3. Đái ít, vô niệu, bí đái, đái nhiều

2.2.4.Đái buốt, đái dắt, đái nhiều lần

2.2.5. Đái dầm, đái không tự chủ

2.2.6. Đái máu

2.2.7. Đái hemoglobin

2.2.8. Đái mủ

2.2.9. Đái dưỡng chấp

2.2.10. Đái ra lipid

2.2.11. Đái hơi

2.3. Khám thận và đường dẫn niệu

2.4. Triệu chứng xét nghiệm

2.4.1. Protein niệu

2.4.2. Các xét nghiệm cặn nước tiểu

2.4.3. Xét nghiệm tìm vi khuẩn niệu và làm kháng sinh đồ

2.4.4. Xét nghiệm máu

2.4.5. Siêu âm thận

2.4.6. Chụp XQ thận, chụp cắt lớp

2.4.7. Đo mức lọc cầu thận, khả năng cô đặc của thận

2.5. Lấy bệnh phẩm

2.5.1. Lấy nước tiểu 24 giờ

2.5.2. Lấy nước tiểu giữa dòng

2.5.3. Lấy nước tiểu qua thông tiểu

2.5.4. Lấy nước tiểu buổi sáng

Bài: Chăm sóc người bệnh viêm đường tiết niệu Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Kể được nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Ứng dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh bị viêm đường tiết niệu

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển và biến chứng

2.4.1. Tiến triển

2.4.2. Biến chứng

199

2.5. Điều trị

2.5.1. Chế độ nghỉ ngơi

2.5.2. Chế độ ăn uống

2.5.3. Thuốc

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh viêm cầu thận mạn Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Áp dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh viêm cầu thận mạn.

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển và biến chứng

2.4.1. Tiến triển

2.4.2. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Chế độ nghỉ ngơi

2.5.2. Chế độ ăn uống

2.5.3. Thuốc

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Trình bày được cơ chế bệnh sinh, nguyên gây bệnh viêm khớp dạng thấp.

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của viêm khớp dạng thấp.

- Áp dụng quy trình điều dưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng

thấp.

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Cơ chế bệnh sinh

2.3. Nguyên nhân

2.4. Triệu chứng lâm sàng

2.4.1. Viêm khớp

2.4.2. Triệu chứng toàn thân

2.4.3. Biểu hiện ngoài da

2.4.4. Cơ, gân, gây chằng, bao khớp

2.4.5. Mắt, thần kinh, chuyển hóa

2.4.6. Cận lâm sàng

200

2.5. Tiến triển và biến chứng

2.5.1. Diễn biến

2.4.2. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Thuốc chống viêm

2.5.2. Các thuốc giảm đau

2.5.3. Các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm

2.5.4. Điều trị tại chỗ

2.5.5. Điều trị vật lý

2.5.6. Điều trị ngoại khoa, chỉnh hình kết hợp

2.7. Chăm sóc

2.7.1. Nhận định

2.7.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.7.3. Thực hiện chăm sóc

2.7.4. Đánh giá

Bài: Triệu chứng học các bệnh về máu Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được các triệu chứng lâm sàng các bệnh về máu

- Trình bày các triệu chứng xét nghiệm các bệnh về máu

- Thực hiện thăm khám lâm sàng người bệnh thiếu máu trong phạm vi điều dưỡng

2. Nội dung

2.1. Đại cương

2.2. Thiếu máu

2.2.1. Triệu chứng lâm sàng của thiếu máu

2.2.2. Các xét nghiệm

2.2.3. Các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân

2.3. Hội chứng xuất huyết

2.3.1. Nguyên nhân

2.3.2. Triệu chứng lâm sàng

2.3.3. Xét nghiệm

2.4. Lách to

2.4.1. Triệu chứng lách to

2.5. Hạch to

2.6. Bệnh bạch cầu

2.7. Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm

Bài: Chăm sóc người bệnh thiếu máu Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Trình bày được đại cương và nguyên nhân gây thiếu máu

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Ứng dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh bị viêm đường tiết niệu

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển và biến chứng

2.4.1. Tiến triển

201

2.4.2. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Chế độ nghỉ ngơi

2.5.2. Chế độ ăn uống

2.5.3. Thuốc

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh bạch cầu Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh bạch cầu

- Thực hiện chăm sóc người bệnh đúng các bước trong quy trình chăm sóc

2. Nội dung

2.1. Đại cương

2.1.1. Định nghĩa

2.1.2. Nguyên nhân

2.2. Triệu chứng

2.2.1. Triệu chứng của bệnh bạch cầu kinh

2.2.2. Triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp

2.3. Tiến triển và biến chứng

2.3.1. Tiến triển

2.3.2. Biến chứng

2.4. Điều trị

2.5. Chăm sóc

2.5.1. Nhận định

2.5.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.5.3. Thực hiện chăm sóc

2.5.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh bướu cổ đơn thuần Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Trình bày được định nghĩa, các nguyên nhân gây bệnh bướu cổ

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh bị bướu cổ đơn thuần

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.1.1. Định nghĩa

2.1.2. Phân loại

2.1.3. Dịch tễ

2.2. Nguyên nhân

2.2.1. Thiếu hụt iod trong chế độ ăn

2.2.2. Ăn phải các chất gây bướu cổ

2.2.3. Rối loạn tổng hợp Hormon

2.2.4. Hormon tuyến giáp bị đào thải quá mức

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Lâm sàng

202

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển và biến chứng

2.4.1. Tiến triển

2.4.2. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Nguyên tắc

2.5.2. Điều trị nội khoa

2.5.3. Điều trị iod

2.5.4. Điều trị ngoại khoa

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh Basedow Thời gian:1 giờ

1. Mục tiêu

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Áp dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh Basedow

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Bệnh sinh

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển và biến chứng

2.4.1. Tiến triển

2.4.2. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Chế độ nghỉ ngơi

2.5.2. Chế độ ăn uống

2.5.3. Thuốc

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh tiểu đường Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Trình bày được đại cương và nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của bệnh

- Áp dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh tiểu đường

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.1.1. Nguyên nhân

2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường

2.2. Phân loại tiểu đường

203

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển và biến chứng

2.4.1. Tiến triển

2.4.2. Biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Nguyên tắc điều trị

2.5.2. Nhóm thuốc kích thích tế bào tụy sản xuất insulin

2.5.3. Nhóm thuốc thay đổi thay đổi hoạt động của insulin

2.5.4. Nhóm ức chế men alpha glucosiddase

2.5.5. Điều trị bằng insunlin

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Xử trí và chăm sóc người bệnh ngộ độc cấp Thời gian:1 giờ

1. Mục tiêu

-Kể được nguyên nhân gây ngộ độc cấp, tiêu chuẩn chẩn đoán người bệnh ngộ độc

cấp

- Mô tả đặc điểm lâm sàng và trình bày được cách xử trí người bệnh ngộ độc cấp

- Áp dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh ngộ độc cấp

2. Nội dung

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán người bệnh bị ngộ độc cấp

2.1.1. Lâm sàng

2.1.2. Cận lâm sàng

2.2. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc

2.3. Xử trí, chăm sóc

2.3.1. Kế hoạch

2.3.2. Thực hiện

Bài: Xử trí và chăm sóc người bệnh phù phổi cấp Thời gian:1 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng của bệnh

- Trình bày được cách xử trí khi người bệnh phù phổi cấp

- Thực hiện được theo dõi, chăm sóc người bệnh khi đang có cơn phù phổi cấp và

khi người bệnh đã qua cơn phù phổi cấp.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm

2.2. Nguyên nhân

2.1.1. Bệnh tim mạch

2.1.2. Bệnh thận

2.1.3. Nguyên nhân khác

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Triệu chứng lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

204

2.4. Tiến triển và biến chứng

2.5. Xử trí cùng bác sĩ

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Xử trí và chăm sóc người bệnh sốc phản vệ Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được định nghĩa và nguyên nhân gây sốc phản vệ

- Nhận biết các biểu hiện của sốc phản vệ

- Xử trí và chăm sóc người bệnh bị sốc phản vệ

2. Nội dung

2.1. Định nghĩa

2.2. Nguyên nhân

2.3. Biểu hiện

2.3.1. Toàn thân

2.3.2. Da, niêm mạc

2.3.3. Hô hấp

2.3.4. Tim mạch

2.3.5. Tiêu hóa

2.3.6. Thần kinh

2.4. Xử trí

2.5. Chăm sóc

2.5.1. Nhận định tình trạng người bệnh

2.5.2. Chăm sóc

2.6. Các biện pháp phòng ngừa

2.6.1. Hộp chống sốc

2.6.2. Dụng cụ

2.6.3. Đối với người bệnh

2.7. Đánh giá

Bài: Chăm sóc người bệnh bị tai biến mạch máu não Thời gian:2 giờ

1. Mục tiêu

-Trình bày được đại cương và nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của tai biến mạch máu não

- Áp dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh bị tai biến mạch máu não

2. Nội dung

2.1.Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2.3. Triệu chứng

2.3.1. Lâm sàng

2.3.2. Cận lâm sàng

2.4. Tiến triển và biến chứng

2.5. Điều trị

2.5.1. Hô hấp

2.5.2. Chống phù não

205

2.5.3. Duy trì huyết áp ổn định

2.5.4. Thuốc chống đông

2.5.5. Thuốc làm tăng cường thêm tuần hoàn não

2.5.6. Chăm sóc tích cực

2.6. Chăm sóc

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.3. Thực hiện chăm sóc

2.6.4. Đánh giá

Bài: Xử trí và chăm sóc người bệnh say nắng, say nóng Thời gian:1 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biến chứng của người bệnh

bị say nắng say nóng.

- Thực hiện chăm sóc người bệnh say nóng, say nắng đúng quy trình điều dưỡng.

2. Nội dung

2.1. Đại cương

2.2. Say nắng

2.1.1. Định nghĩa

2.1.2. Các dấu hiệu của say nắng

2.1.3. Tiến triển

2.3. Say nóng

2.3.1. Định nghĩa

2.3.2. Các trường hợp say nóng

2.4. Tiến triển

2.5. Xử trí

2.5.1. Xử trí ban đầu chăm sóc

2.5.2. Tại bệnh viện

Bài: Xử trí và chăm sóc bệnh nhân rắn độc cắn Thời gian:1 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được hai loại rắn độc thường gặp ở Việt Nam

- Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng của người bệnh khi rắn độc cắn

- Áp dụng quy trình điều dưỡng người bệnh khi bị rắn độc cắn để chăm sóc người

bệnh bị rắn cắn

2. Nội dung

2.1. Đại cương

2.2. Triệu chứng

2.2.1. Họ rắn hổ

2.2.2. Họ rắn lục

2.3. Chẩn đoán

2.4. Chăm sóc

2.4.1. Nhận định bệnh nhân

2.4.2. Xử trí

Bài: Chăm sóc người bệnh ngạt nước Thời gian:1 giờ

1. Mục tiêu

- Trình bày được dấu hiệu, triệu chứng, cách cấp cứu nạn nhân bị ngạt nước

206

- Thực hiện chăm sóc người bệnh sau khi đã được cấp cứu ngạt nước

2. Nội dung

2.1. Đại cương

2.2. Dấu hiệu và triệu chứng

2.3. Xử trí cấp cứu khi bị đuối nước

2.3.1. Khi nạn nhân còn ở dưới nước

2.3.2. Kỹ thuật cấp cứu

2.4. Chăm sóc

2.5. Giáo dục sức khỏe

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: - Phòng học lý thuyết có đủ diện tích, ánh sáng để thực hiện môn học.

- Phòng học thực hành có đủ diện tích, đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu để thực hiện môn

học, học thực hành tại Khoa Nội của bệnh viện.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Các slide bài giảng, giáo án, bút vở.

- Tài liệu, giáo trình.

- Mô hình, dụng cụ

4. Các điều kiện khác: - Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng,có năng lực,phẩm chất đạo

đức tốt.

- Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức: đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu sau:

+ Nắm được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biến chứng của các bệnh nội

khoa.

+ Trình bày được các quy trình chăm sóc người bệnh nội khoa

- Kỹ năng: đánh giá kỹ năng của người học trong các buổi thực hành yêu cầu:

+ Nhận định được người bệnh nội khoa

+ Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh nội khoa

+ Thực hiện được các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản trên bệnh nhân nội khoa.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá thông qua thái độ học tập, ý thức trách

nhiệm của người học khi học:

+Thể hiện tính cẩn thận, thao tác chính xác, tự giác trong học tập.

+ Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi.

2. Phương pháp:

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1): 2 bài

- Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2): 2 bài

- Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống cải tiến và câu hỏi thi trắc nghiệm. VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học này được áp dụng để giảng dạy cho

học sinh điều dưỡng hệ trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

207

- Đối với giáo viên, giảng viên:Sử dụng phương pháp chủ yếu làthuyết trình,phát

vấn, trực quan,thảo luận nhóm, cầm tay chỉ việc.

- Đối với người học: lắng nghe, ghi chép, thảo luận, làm theo mẫu và quy trình.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học,

chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng

giảng dạy.

4. Tài liệu tham khảo:

- Nội khoa cơ sở, Nhà xuất bản Y học, 1993 - Triệu chứng học nội khoa, Nhà xuất bản Y học - Điều dưỡng nội ngoại - khoa, Nhà xuất bản Y học, 1996 - Điều dưỡng nội khoa, Nhà xuất bản Y học 1997. - Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh, Bộ Y tế - 2002 - Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện, Bộ Y tế - 2001 - Giáo trình môn học Điều dưỡng nội khoa của nhà trường 5. Ghi chú và giải thích :

- Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực

hành được tính vào giờ thực hành.

208

CHƯƠNG TRINH CHI TIÊT Tên môn học: BÊNH HOC NGOAI KHOA

Mã môn học: CDD05

Thời gian thực hiện môn học: 90giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành 30, thí nghiệm, thảo

luận, bài tập: giờ; Kiểm tra 15 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Môn hoc đươc bô tri sau khi sinh viên hoc xong cac môn đai cương va môn cơ sơ

nganh

- Tính chất: La môn hoc chuyên môn băt buôc

II. Mục tiêu môn học:

1. Vê kiên thưc: Mô ta đươc triêu chưng lâm sang cac bênh ngoai khoa

2. Vê ky năng: Năm vưng va khai thac cac triêu chưng đê chân đoan bênh

3. Vê thai đô: Niêm nơ ân cân vơi bênh nhân III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

TT Nôi dung hoc phân Thơi lương hoc phân

(giơ)

LT TH KT Tông

1 Bai mơ đâu 1 1

2 Bai 1: Vêt thương phân mêm

Nôi dung cua chương:

1. Đăc điêm cua vêt thương phân mêm

2. Triêu chưng cua vêt thương phân mêm

3. Tiên triên va biên chưng

4. Xư tri vêt thương phân mêm ơ tuyên cơ sơ

3 1 1 5

3 Bai 2: Vêt thương mach mau

Nô dung:

1. Nguyên nhân gây vêt thương mach mau

2. Triêu chưng lâm sang cua vêt thương mach mau

3. Tiên triên va biên chưng

4. Xư tri vêt thương mach mau

3 1 1 5

4 Bai 3: Vêt thương ngưc

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Triêu chưng vêt thương ngưc:

Vêt thương thanh ngưc đơn thuân

Vêt thuơng thâu ngưc: vêt thương ngưc

kin, vêt thương ngưc hơ, vêt thương ngưc co

van

3. Biên chưng

4. Xư tri ơ tuyên y tê cơ sơ

3 1 1 5

5 Bai 4: Vêt thương so nao hơ

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Triêu chưng vêt thương so nao hơ:

3 1 1 6

209

Ngươi bênh đên sơm

Ngươi bênh đên muôn

3. Biên chưng va di chưng

4. Xư tri:

Sơ cưu ơ tuyên y tê cơ sơ (không lam cac

viêc, cân lam cac viêc)

6 Bai 5: Chân thương bung

Nôi dung cua chương:

1. Nguyên nhân gây vêt thương bung

2. Phân loai vêt thương

3. Triêu chưng lâm sang:

Nêu bênh nhân đên sơm

Nêu bênh nhân đên muôn

4. Xư tri: Chông sôc, xư tri vêt thương (ơ tuyên y

tê cơ sơ)

3 1 1 5

7 Bai 6: Chân thương niêu đao

Nôi dung cua chương:

• Chân thương niêu đao trươc

1. Đai cương

2. Giai phâu bênh

3. Triêu chưng lâm sang

4. Biên chưng

5. Xư tri ơ tuyên y tê cơ sơ

3 1 1 5

8 Bai 7: Viêm ruôt thưa câp

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Nguyên nhân

3. Triêu chưng

4. Chân đoan

5. Biên chưng

6. Xư tri

3 1 1 5

9 Bai 8: Thung da day

Nôi dung cua chương:

1. Nguyên nhân

2. Giai phâu bênh

3. Triêu chưng

4. Chân đoan

5. Biên chưng

6. Xư tri: (nhưng viêc nên lam, nhưng viêc không

đươc lam)

4 1 1 6

10 Bai 9: Tăc ruôt

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2 1 1 4

210

2. Nguyên nhân:

Tăc ruôt cơ hoc (điêu tri băng ngoai khoa)

Tăc ruôt cơ năng (điêu tri băng nôi khoa)

3. Triêu chưng

4. Chân đoan

5. Xư tri ơ tuyên y tê cơ sơ

11 Bai 10: Nhiêm khuân ngoai khoa

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Cach gây bênh cua vi khuân trong cơ thê va sưc

đê khang cua cơ thê

3. Triêu chưng: Triêu chưng tai chô, triêu chưng

toan thân, triêu chưng cân lâm sang

4. Chân đoan nhiêm khuân ngoai khoa

5. Xư tri: nâng cao thê trang cho bênh nhân, điêu

tri tai chô cho bênh nhân, sư dung khang sinh,

dư phong

2 1 1 4

12 Bai 11: Viêm tây ban tay

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Triêu chưng lâm sang (Viêm tây khoang tê bao,

viêm tây cac mô ơ gan ban tay va mô tay)

*Viêm tây bao hoat dich (triêuc chưng toan

thân, tai ban tay)

3. Xư tri

2 1 1 4

13 Bai 12: Đai cương vê câp cưu ngoai khoa vung

bung

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Cach phân chia vung bung

3. Triêu chưng:

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

4. Xư tri ơ tuyên y tê cơ sơ (nhưng viêc không

lam, nhưng viêc cân lam).

2 1 1 4

14 Bai 13: Tăc ông mât chu do soi

Nôi dung cua chương:

1. Nguyên nhân gây tăc ông mât chu do soi

2. Triêu chưng:

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

3. Tiên triên va biên chưng

2 1 1 4

211

4. Xư tri va phong bênh

15 Bai 14: Soi thân

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Nguyên nhân soi thân:

Nguyên nhân tai chô

Nguyên nhân toan thân

3. Giai phâu bênh

4. Triêu chưng:

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

5. Tiên triên va biên chưng

6. Phong bênh va điêu tri

2 1 1 4

16 Bai 15: Đai cương gây xương

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

Đinh nghia, nguyên nhân

2. Giai phâu bênh:

Phân loai tôn thương

3. Triêu chưng:

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

4. Biên chưng:

Biên chưng ngay, biên chưng muôn

5. Xư ly gay xương ơ tuyên y tê cơ sơ

2 1 1 4

17 Bai 16: Gây thân xương đui

Nôi dung cua chương:

1. Nguyên nhân

2. Giai phâu bênh

3. Triêu chưng

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

4. Biên chưng:

Biên chưng ngay

Biên chưng sau

Biên chưng muôn

5. Xư tri

2 1 1 4

18 Bai 17: Gay thân 2 xương căng tay

Nôi dung cua chương:

3 1 1 5

212

1. Đai cương

2. Giai phâu bênh

3. Triêu chưng

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

4. Biên chưng:

Biên chưng sơm

Biên chưng muôn

5. Xư tri

19 Bai 18: Chăm soc phuc hôi chưc năng sau gây

xương

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Cac loai gay xương

3. Phuc hôi chưc năng

4. Phuc hôi chưc năng môt sô loai gay xương

5. Giao duc trong nhân dân biêt cach luyên tâp

3 1 1 5

20 Ôn tâp kiêm tra kêt thuc hoc phân

2. Nội dung chi tiết:

Nôi dung hoc phân

Bai mơ đâu

Bai 1: Vêt thương phân mêm

Muc đich cua chương:

1. Mô ta đươc đăc điêm cua vêt thương phân mêm

2. Xư tri đung vêt thương phân mêm

Nôi dung cua chương:

1. Đăc điêm cua vêt thương phân mêm

2. Triêu chưng cua vêt thương phân mêm

3. Tiên triên va biên chưng

4. Xư tri vêt thương phân mêm ơ tuyên cơ sơ

Bai 2: Vêt thương mach mau

Muc đich cua chương:

1. Kê đươc cac triêu chưng lâm sang cua vêt thương đông mach

2. Xư tri đươc bươc đâu vêt thương ĐM va TM ơ tuyên y tê cơ sơ

Nô dung:

1. Nguyên nhân gây vêt thương mach mau

2. Triêu chưng lâm sang cua vêt thương mach mau

3. Tiên triên va biên chưng

4. Xư tri vêt thương mach mau

Bai 3: Vêt thương ngưc

Muc đich cua chương

213

1. Mô ta đươc cac phân loai vêt thương lông ngưc

2. Trinh bay đươc triêu chưng lâm sang cua vêt thương ngưc kin, ngưc hơ va

ngưc co van

3. Xư tri bươc đâu cac vêt thương ngưc ơ tuyên y tê cơ sơ

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Triêu chưng vêt thương ngưc:

Vêt thương thanh ngưc đơn thuân

Vêt thuơng thâu ngưc: vêt thương ngưc kin, vêt thương ngưc hơ, vêt

thương ngưc co van

3. Biên chưng

4. Xư tri ơ tuyên y tê cơ sơ

Bai 4: Vêt thương so nao hơ

Muc đich cua chương:

1. Mô ta đươc cac triêu chưng lâm sang cua vêt thương so nao hơ

2. Trinh bay đươc nguyên tăc sơ cưu vêt thương so nao hơ ơ tuyên y tê cơ sơ

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Triêu chưng vêt thương so nao hơ:

Ngươi bênh đên sơm

Ngươi bênh đên muôn

3. Biên chưng va di chưng

4. Xư tri:

Sơ cưu ơ tuyên y tê cơ sơ (không lam cac viêc, cân lam cac viêc)

Bai 5: Chân thương bung

Muc đich cua chương:

1. Kê đươc 3 cach phân loai vêt thương bung

2. Trinh bay đươc cac triêu chưng lâm sang cua vêt thương bung đên sơm va đên

muôn

3. Xư tri đươc bươc đâu vêt thương bung ơ tuyên y tê cơ sơ

Nôi dung cua chương:

1. Nguyên nhân gây vêt thương bung

2. Phân loai vêt thương

3. Triêu chưng lâm sang:

Nêu bênh nhân đên sơm

Nêu bênh nhân đên muôn

4. Xư tri: Chông sôc, xư tri vêt thương (ơ tuyên y tê cơ sơ)

Bai 6: Chân thương niêu đao

Muc đich cua chương:

1. Phân biêt dươc chân thương niêu đao trươc va chân thương niêu đao sau

2. Kê đươc cac nguyên nhân chân thương niêu đao trươc va niêu đao sau

3. Xư tri bươc đâu chân thương niêu đao ơ tuyên y tê cơ sơ

Nôi dung cua chương:

• Chân thương niêu đao trươc

1. Đai cương

214

2. Giai phâu bênh

3. Triêu chưng lâm sang

4. Biên chưng

5. Xư tri ơ tuyên y tê cơ sơ

Bai 7: Viêm ruôt thưa câp

Muc đich cua chương:

1. Trinh bay đươc cac triêu chưng lâm sang cua viêm ruôt thưa câp

2. Nêu cac biên chưng nguy hiêm cua viêm ruôt thưa câp

3. Xư tri bươc đâu VRT ơ tuyên cơ sơ

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Nguyên nhân

3. Triêu chưng

4. Chân đoan

5. Biên chưng

6. Xư tri

Bai 8: Thung da day

Muc đich cua chương:

1. Trinh bay đươc triêu chưng lâm sang cua thung da day

2. Nêu đươc biên chưng nguy hiêm cua thung da day

3. Xư tri ban đâu thung da day ơ tuyên cơ sơ

Nôi dung cua chương:

1. Nguyên nhân

4. Giai phâu bênh

5. Triêu chưng

6. Chân đoan

7. Biên chưng

8. Xư tri: (nhưng viêc nên lam, nhưng viêc không đươc lam)

Bai 9: Tăc ruôt

Muc đich cua chương:

1. Kê đươc cac nguyên nhân gây tăc ruôt

2. Triêu chưng lâm sang cua tăc ruôt

3. Xư tri tăc ruôt ơ tuyên y tê cơ sơ

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Nguyên nhân:

Tăc ruôt cơ hoc (điêu tri băng ngoai khoa)

Tăc ruôt cơ năng (điêu tri băng nôi khoa)

3. Triêu chưng

4. Chân đoan

5. Xư tri ơ tuyên y tê cơ sơ

Bai 10: Nhiêm khuân ngoai khoa

Muc đich cua chương:

1. Mô ta đươc cac triêu chưng lâm sang cua nhiêm khuân

215

2. Trinh bay đươc cach gây bênh cua vi khuân va sưc đê khang cua cơ thê ma

phong bênh

3. Xư tri đươc ban đâu nhiêm khuân ngoai khoa

4. Hương dân đươc thân nhân va gia đinh hơp tac vơi thây thuôc trong qua trinh

điêu tri

Nôi dung cua chương:

5. Đai cương

6. Cach gây bênh cua vi khuân trong cơ thê va sưc đê khang cua cơ thê

7. Triêu chưng: Triêu chưng tai chô, triêu chưng toan thân, triêu chưng cân lâm

sang

8. Chân đoan nhiêm khuân ngoai khoa

9. Xư tri: nâng cao thê trang cho bênh nhân, điêu tri tai chô cho bênh nhân, sư

dung khang sinh, dư phong

Bai 11: Viêm tây ban tay

Muc đich cua chương:

10. Mô ta đươc cac triêu chưng lâm sang cua viêm tây ban tay

11. Xử tri viêm tây ban tay ơ tuyên y tê cơ sơ

Nôi dung cua chương:

12. Đại cương

13. Triêu chưng lâm sang (Viêm tây khoang tê bao, viêm tây cac mô ơ gan ban

tay va mô tay)

*Viêm tây bao hoat dich (triêuc chưng toan thân, tai ban tay)

- Xư tri

Bai 11: Đai cương vê câp cưu ngoai khoa vung bung

Muc đich cua chương:

1. Mô ta va ve đươc đinh khu vung bung

2. Kê dươc môt sô bênh thương găp trong câp cưu ngoai khoa vung bung

3. Mô ta đươc môt sô trieu chưng trong qua trinh thăm kham

4. Xư tri bươc đâu câp cưu ngoai khoa vung bung ơ cơ sơ

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Cach phân chia vung bung

3. Triêu chưng:

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

4. Xư tri ơ tuyên y tê cơ sơ (nhưng viêc không lam, nhưng viêc cân lam).

Bai 12: Tăc ông mât chu do soi

Muc đich cua chương:

1. Kê đươc cac nguyên nhân chu yêu gây soi ông mât chu

2. Trinh bay đươc cac triêu chungws lâm sang cua soi ông mât chu

3. Cach đê phong va xư tri soi ông mât chu ơ tuyên y tê cơ sơ

Nôi dung cua chương:

1. Nguyên nhân gây tăc ông mât chu do soi

2. Triêu chưng:

Triêu chưng cơ năng

216

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

3. Tiên triên va biên chưng

4. Xư tri va phong bênh

Bai 14: Soi thân

Muc đich cua chương:

1. Kê đươc cac nguyên nhân cua soi thân

2. Trinh bay đươc cac triêu chưng lâm sang cua soi thân

3. Kê đươc cac cach điêu tri cua soi thân

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Nguyên nhân soi thân:

Nguyên nhân tai chô

Nguyên nhân toan thân

3. Giai phâu bênh

4. Triêu chưng:

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

5. Tiên triên va biên chưng

6. Phong bênh va điêu tri

Chương 15: Đai cương gây xương

Muc đich cua chương:

1. Kê đươc 3 nguyên nhân cua gay xương

2. Trinh bay đươc triêu chưng lâm sang cua gay xương

3. Kê đươc 3 biên chưng cua gay xương

4. Xư tri gay xương ơ tuyên y tê cơ sơ

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

Đinh nghia, nguyên nhân

2. Giai phâu bênh:

Phân loai tôn thương

3. Triêu chưng:

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

4. Biên chưng:

Biên chưng ngay, biên chưng muôn

5. Xư ly gay xương ơ tuyên y tê cơ sơ

Bai 16: Gây thân xương đui

Muc đich cua chương:

1. Trinh bay đươc triêu chưng lâm sang

217

2. Trinh bay đươc 3 biên chưng sơm

3. Xư tri đươc gay thân xương đui

Nôi dung cua chương:

1. Nguyên nhân

2. Giai phâu bênh

3. Triêu chưng

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

4. Biên chưng:

Biên chưng ngay

Biên chưng sau

Biên chưng muôn

5. Xư tri

Bai 17: Gay thân 2 xương căng tay

Muc đich cua chương:

1. Trinh bay đươc triêu chưng lâm sang cua gay thân 2 xuwong căng tay

2. Xư tri bươc đâu gay thân 2 xương căng tay ơ tuyên y tê cơ

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Giai phâu bênh

3. Triêu chưng

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

4. Biên chưng:

Biên chưng sơm

Biên chưng muôn

5. Xư tri

Bai 18: Chăm soc phuc hôi chưc năng sau gây xương

Muc đich cua chương:

1. Tiên hanh đươc cach chăm soc, phuc hôi chưc năng cho bênh nhân sau điêu

tri gay xương

2. Giao duc trong nhân dân biêt cach luyên tâp sau điêu tri gay xương

Nôi dung cua chương:

3. Đai cương

4. Cac loai gay xương

5. Phuc hôi chưc năng

6. Phuc hôi chưc năng môt sô loai gay xương

7. Giao duc trong nhân dân biêt cach luyên tâp

IV. Điêu kiên thưc hiên môn hoc

1. Phong hoc chuyên môn/ nha xương

Phong hoc ly thuyêt co đây đu âm thanh, anh sang đê thưc hiên môn hoc1. Phòng

học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết có đầy đủ âm thanh, ánh sáng để

thực hiện môn học.

218

2. Trang thiết bị máy móc:

- Phấn bảng, máy chiếu, máy tính.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Các slide bài giảng, giáo án, bút vở.

- Tài liệu, giáo trình.

4. Các điều kiện khác:

- Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng, có năng lực, phẩm chất

đạo đức tốt.

- Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

Sau khi học xong môn này, người học có khả năng:

* Về kiến thức:

Được đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu sau:

- Nắm được kiến thức căn bản về hệ thông bán hàng.

- Hiểu được tâm lý khách hàng, những phẩm chất cần có của người bán hàng.

- Biết cách tổ chức và áp dụng được trong tình huống cụ thể.

* Về kỹ năng:

- Đánh giá kỹ năng thực hành của người học trong các bài thực hành.

- Biết quy trình bán hàng và sử dụng nghệ thuật trong bán hàng.

* Về thái độ:

- Thể hiện tính cẩn thận, thao tác nhanh, tự giác trong học tập.

- Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2. Phương pháp:

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1): 3 bài (LT: 2; TH: 1).

- Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2): 2 bài (LT: 1; TH: 1)

- Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi kết hợp lý thuyết và thực hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được áp dụng để giảng dạy cho

học sinh để giảng dạy cho trình độ trung cấp.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên: Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải, minh họa, phát

vấn (nêu vấn đề). Phân nhóm cho người học trao đổi, thảo luận với nhau. Trình bày theo

nhóm.

- Đối với người học: Lắng nghe, ghi chép và thảo luận.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chương

mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy

4. Tài liệu tham khảo:

- Bênh hoc ngaoi khoa-Nxb Y hoc 1993

- Bênh hoc va chăm soc ngoai khoa – Nxb Y hoc 1995

- Hương dân quy trinh chăm soc ngươi bênh – Bô Y tê 2002

- Giao trinh môn hoc bênh ngoai khoa cua nha trương

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

- Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực hành

được tính vào giờ thực hành.

219

1. Tªn häc phÇn: ch¨m sãc ng­êi bÖnh néi khoa 2 2. Sè ®¬n vÞ häc tr×nh: 5 §VHT/ 75 tiÕt

- Sè tiÕt lý thuyÕt: 75 tiÕt

3. Thêi ®iÓm thùc hiÖn: Häc kú I (N¨m thø hai)

4. Thêi gian: Sè tiÕt/ tuÇn: 5 tiÕt; tæng sè: 15 tuÇn.

5. Môc tiªu häc phÇn:

- M« t¶ triÖu chøng, tiÕn triÓn vµ biÕn chøng mét sè bÖnh th­êng gÆp thuéc

chuyªn khoa M¾t, R¨ng-Hµm-MÆt, Tai-Mòi-Häng, Da liÔu, Lao vµ ThÇn kinh.

- LËp kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh m¾c mét sè bÖnh chuyªn khoa th«ng th­êng.

- Phô gióp Thµy thuèc trong kh¸m vµ ®iÒu trÞ c¸c mét sè bÖnh chuyªn khoa

- Tuyªn truyÒn gi¸o dôc søc khoÎ cho ng­êi bÖnh vµ ng­êi nhµ cña hä vÒ phßng,

ch÷a c¸c bÖnh chuyªn khoa th­êng gÆp.

6. Néi dung häc phÇn:

TT Tªn bµi häc

Sè tiÕt Lý

thuyÕt

sè tiÕt

Thùc

hµnh

®iÒu d­ìng m¾t 15

1 Gi¶i phÉu vµ sinh lý m¾t vµ ph­¬ng ph¸p kh¸m c¸c chøc

n¨ng thÞ gi¸c 2

2 Nh÷ng ®Æc ®iÓm trong ch¨m sãc ng­êi bÖnh m¾t 2

3 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh viªm kÕt m¹c, viªm loÐt gi¸c m¹c 2

4 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh ch¾p, lÑo, méng m¾t 2

5 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh ®ôc thuû tinh thÓ, viªm mèng m¾t 1

6 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh m¾t hét 1

7 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh Gloc«m 1

8 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh sang chÊn, báng m¾t 2

9 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh sau phÉu thuËt m¾t 2 ®iÒu d­ìng RHM 12

1 Gi¶i phÉu-sinh lý r¨ng, miÖng 2

2 S©u r¨ng vµ dù phßng bÖnh s©u r¨ng 2

3 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh viªm quanh r¨ng 2

4 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh viªm tuû r¨ng 2

5 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh sau nhæ r¨ng 2

6 DÞ tËt bÈm sinh vµ chÊn th­¬ng vïng hµm-mÆt 2 ®iÒu d­ìng TMH 16

1 S¬ l­îc gi¶i phÉu- sinh lý Tai-Mòi-Häng vµ c¸ch kh¸m

Tai-Mòi-Häng 2

2 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh viªm mòi, viªm xoang, viªm VA 2

3 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh viªm häng, viªm Amidan 2

4 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh viªm thanh qu¶n 2

5 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh viªm tai gi÷a, viªm tai x­¬ng chòm 2

6 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh dÞ vËt ®­êng thë 2

7 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh ch¶y m¸u mòi 2

8 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh chÊn th­¬ng Tai-Mòi-Häng 2 ®iÒu d­ìng da liÔu 14

1 C¸c tæn th­¬ng c¬ b¶n 2

2 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh phong 2

3 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh giang mai 2

3 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh lËu 2

5 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh chµm, vÈy nÕn 2

6 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh ghÎ 2

7 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh h¾c lµo 2

220

®iÒu d­ìng Lao 6

1 BÖnh lao vµ Ch­¬ng tr×nh phßng chèng bÖnh lao 2

2 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh lao phæi vµ c¸c thÓ bÖnh lao

th­êng gÆp 2

3 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh lao t¹i céng ®ång 2 ®iÒu d­ìng ThÇn kinh- t©m thÇn 12

1 §¹i c­¬ng vÒ bÖnh thÇn kinh - t©m thÇn 2

2 C¸c triÖu chøng vµ héi chøng bÖnh thÇn kinh; c¸ch

kh¸m mét ng­êi bÖnh thÇn kinh 2

3 C¸c triÖu chøng vµ héi chøng bÖnh t©m thÇn; c¸ch

kh¸m mét ng­êi bÖnh t©m thÇn 2

4 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh ®éng kinh 1

5 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh t©m thÇn ph©n liÖt 1

6 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh tæn th­¬ng tuû sèng 1

7 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh ®au thÇn kinh to¹ 1

8 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh t©m thÇn t¹i céng ®ång 2

Tæng sè 75

7. H­íng dÉn thùc hiÖn häc phÇn: * Gi¶ng d¹y:

ThuyÕt tr×nh, thùc hiÖn ph­¬ng ph¸p d¹y-häc tÝch cùc. * §¸nh gi¸:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 2 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi viÕt, sö dông c©u hái thi truyÒn thèng c¶i tiÕn

vµ c©u hái thi tr¾c nghiÖm. Cã thÓ thi chung cho c¸c chuyªn khoa hoÆc thi kÕt thóc

tõng chuyªn khoa ®Ó lÊy ®iÓm trung b×nh céng ®iÓm thi kÕt thóc c¸c chuyªn khoa lµm

®iÓm thi kÕt thóc häc phÇn.

8. Tµi liÖu tham kh¶o: - Bµi gi¶ng M¾t - TMH, Nhµ xuÊt b¶n Y häc.1990

- Ch¨m sãc c¸c bÖnh chuyªn khoa, Bé Y tÕ, 1994

- Bµi gi¶ng thÇn kinh, PGS - PTS NguyÔn Ch­¬ng, Nhµ xuÊt b¶n Y häc. 1984.

- Bµi gi¶ng R¨ng-Hµm-MÆt, Tr­êng ®¹i häc Y Hµ Néi. 1987

- Ch¨m sãc TruyÒn nhiÔm - ThÇn kinh - T©m thÇn, Vô Khoa häc ®µo t¹o. 1994

- H­íng dÉn quy tr×nh ch¨m sãc ng­êi bÖnh, Bé Y tÕ, Nhµ xuÊt b¶n Y häc. 2002

- H­íng dÉn quy tr×nh kü thuËt bÖnh viÖn, Bé Y tÕ, Nhµ xuÊt b¶n Y häc. 2001

- Gi¸o tr×nh m«n häc §iÒu d­ìng chuyªn khoa cña nhµ tr­êng

221

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Chăm sóc sức khỏe trẻ em Mã môn học: CDD06 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 0 giờ; Kiểm tra 3 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được bố trí sau khi học đại cương và môn chuyên ngành - Tính chất: môn học bắt buộc II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được đặc điểm giải phẩu – sinh lý và sự phát triển cơ thể của trẻ em + Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển, biến chứng và biện pháp phòng các bệnh thường gặp ở trẻ em + Trình bày được chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em khỏe mạnh và trẻ em bị bệnh - Về kỹ năng: + Nhận biết được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển, biến chứng và biện pháp phòng các bệnh thường gặp ở trẻ em trên lâm sàng + Lập được kế hoạch và thực hiện chăm sóc trẻ bị bệnh trên lâm sàng + Hướng dẫn được chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em khỏe mạnh và trẻ em bị bệnh - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1 Bài 1: Sự pháp triển của trẻ qua 6 thời kỳ 1. Thời kỳ phát triển trong tử cung 1.1. Đặc điểm sinh lý 1.2. Bệnh lý 1.3. Phòng bệnh 2. Thời kỳ sơ sinh 2.1. Đặc điểm sinh lý 2.2. Đặc điểm bệnh lý 2.3. Phòng bệnh 3. Thời kỳ bú mẹ 3.1. Đặc điểm sinh lý 3.2. Đặc điểm bệnh lý 3.3. Phòng bệnh 4. Thời kỳ răng sữa 4.1. Đặc điểm sinh lý 4.2. Đặc điểm bệnh lý 4.3. Phòng bệnh 5. Thời kỳ thiếu niên. 5.1. Đặc điểm sinh lý 5.2. Đặc điểm bệnh lý 5.3. Phòng bệnh 6. Thời kỳ dậy thì 6.1. Đặc điểm sinh lý

2

2

222

6.2. Đặc điểm bệnh lý 6.3. Phòng bệnh

2 Bài 2: Đặc điểm giải phẩu sinh lý trẻ em 1. Da trẻ em 1.1. Đặc điểm cấu tạo 1.2. Đặc điểm sinh lý 1.2.1. Chức năng bảo vệ 1.2.2. Chức năng bài tiết 1.2.3. Chức năng điều nhiệt 1.2.4. Chức năng chuyển hóa dinh dưỡng 2. Hệ cơ. 2.1. Đặc điểm cấu tạo 2.2. Đặc điểm về phát triển cơ 3. Hệ xương. 3.1. Đặc điểm cẩu tạo 3.2. Đặc điểm của một số xương 3.2.1. Xương sọ 3.2.2. Xương sọ 3.2.3. Xương chi 3.2.3. Xương chi 3.2.4. Xương chậu 3.2.5. Răng 4. Hệ hô hấp 4.1. Đặc điểm giải phẩu 4.2. Đặc điểm sinh lý 5. Đặc điểm hệ tuần hoàn 5.1. Tuần hoàn rau thai 5.2. Tim 5.3. Mạch máu 5.4. Các chỉ số huyết động 6. Đặc điểm hệ máu 6.1. Sự tạo máu sau khi đẻ 6.2. Đặc điểm máu ngoại biên 7. Đặc điểm của bộ máy tiêu hóa ở trẻ em 7.1. Miêng 7.2. Thực quản 7.3. Dạ dày 7.4. Ruột 7.5. Phân 7.6. Gan,tụy 8. Đặc điểm bộ máy tiết niệu ở trẻ em 8.1. Đặc điểm giải phẩu 8.2. Đặc điểm sinh lý

1

1

3 Bài 3: Sự phát triển thể chất, tinh thần, vận động ở trẻ em 1. Sự tăng trưởng thể chất của trẻ em 1.1. Tăng trưởng cân nặng

1

1

223

1.2. Tăng trưởng chiều cao 1.3. Tăng trưởng vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng thể chất 1.4.1. Yếu tố bện trong 1.4.2. Yếu tố bên ngoài 1.5. Kết luận 2. Phát triển tinh thần và vận động ở trẻ em 2.1. Sự phát triển tinh thần và vận động ở trẻ em qua các lứa tuổi 2.2. Đánh giá sự phát triển của trẻ em bằng Test Denver 2.2.1. Mục đích và nội dung 2.2.2. Dụng cụ 2.2.3. Các khu vực đánh giá 2.2.4. Bảng đánh giá

4

Bài 4: Dinh dưỡng ở trẻ em. I. Nuôi con bằng sữa mẹ 1. Lợi ích việc nuôi con bằng sữa mẹ 2. Cách cho con bú 3. Bảo vệ nguồn sữa mẹ 4. Nuôi trẻ khi không có sữa mẹ II. Ăn bổ sung 1. Các loại thức ăn bổ sung 1.1. Ô vuông thức ăn 1.2. Thức ăn cơ bản 1.3. Thức ăn cung cấp Protein 1.4. Thức ăn cung cấp nhiệt lượng 1.5. Thức ăn cung cấp vitamin, muối khoáng 2. Chế độ ăn cho trẻ từ 0 – 12 tháng 3. Nguyên tắc cho ăn bổ sung. 3.1. Thời gian cho ăn bổ sung và chất lượng thức ăn 3.2. Cho ăn tăng dần 3.3. Giữ gìn vệ sinh ăn uống 4. Cách nấu thức ăn bổ sung 4.1. Bột lỏng cho trẻ 4 -5 tháng 4.2. Bột đặc cho trẻ 6 – 12 tháng

1

1

224

5

Bài 5: Thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt trẻ em 1. Vai trò của Vitamin A trong cơ thể 1.1. Đặc tính 1.2. Vai trò 2. Nguyên nhân gây thiếu Vitamin A 3. Biểu hiện lâm sàng bệnh khô mắt 3.1. Quáng gà 3.2. Khô kết mạc 3.3. Vệt Bitot 3.4. Khô mờ giác mạc 3.5. Loét nhuyễn giác mạc 3.6. Hoại tử toàn bộ giác mạc 3.7. Sẹo giác mạc 4. Điều trị 5. Lập kế hoạch chăm sóc 5.1. Nhận định 5.2. Lập kế hoạch 5.3 Thực hiện kế hoạch 5.4. Đánh giá

1

1

6

Bài 6: Chăm sóc trẻ còi xương do thiếu Vitamin D 1. Vai trò của Vitamin D 2. Các yếu tố nguy cơ 2.1. Ăn uống 2.2. Trẻ sống trong môi trường thiếu ánh sáng 2.3. Cơ địa trẻ 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Biểu hiện hệ thần kinh 3.2. Biểu hiện ở hệ xương 3.3. Hệ cơ 3.4. Các biểu hiện khác 4. Điều trị 5. Lập kế hoạch 5.1. Nhận định 5.2. Lập kế hoạch 5.3 Thực hiện kế hoạch

2

2

1

225

5.4. Đánh giá

7

Bài 7. Đặc điểm và chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhiểm khuẩn ở trẻ sơ sinh I. Đặc điểm và chăm sóc trẻ đẻ non 1. Định nghĩa 2. Đặc điểm 2.1. Đặc điểm hình thể 2.2. Đặc điểm sinh lý 2.3. Nhu cầu dinh dưỡng 3. Đánh giá tuổi thai 4. Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng 4.1. Nhận định 4.2. Lập kế hoạch 4.3 Thực hiện kế hoạch 4.4. Đánh giá II. Nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh 1. Đặc điểm sinh lý bệnh 1.1. Trẻ dưới 1 tuần tuổi 1.2. Trẻ trên 1 tuần tuổi 2. Nguyên nhân gây bệnh 2.1. Do vi khuẩn 2.2. Các tác nhân khác 3. Các yếu tố nguy cơ khác 4. Các bệnh nhiễm khuẩn nặng 4.1. Lâm sàng 4.2. Các triệu chứng lâm sàng chung 4.3. Các biểu hiện nhiễm khuẩn tại chổ 4. Các bệnh nhiễm khuẩn tại chổ 5.1. Lâm sàng 5.2. Điều trị 6. Bệnh uốn ván rốn 6.1. Nguyên nhân 6.2. Biểu hiện lâm sàng 6.3. Chắm sóc và điều trị 6.4. Phòng bệnh 7. Lập kế hoạch chăm sóc 7.1. Nhận định 7.2. Lập kế hoạch 7.3 Thực hiện kế hoạch 7.4. Đánh giá

1

1

8

Bài 8: Chăm sóc trẻ nôn trớ và táo bón I. Chăm sóc trẻ nôn trớ 1. Nguyên nhân. 1.1. Nôn do các bệnh ở ngoài đường tiêu hóa 1.2. Nôn do bệnh ở đường tiêu hóa 1.3. Do ngộ độc 1.4. Do sai lầm về ăn uống

1

1

226

2. Điều trị 3. Chăm sóc 3.1. Nhận định 3.2. Lập kế hoạch 3.3 Thực hiện kế hoạch 3.4. Đánh giá II. Chăm sóc trẻ táo bón 1. Sinh lý thải phân 1.1. Giai đoạn 1 1.2. Giai đoạn 2 1.3. Giai đoạn 3 1.4. Giai đoạn 4 2. Nguyên nhân 2.1. Nguyên nhân nội khoa 2.2. Nguyên nhân ngoại khoa 3. Điều trị 3.1. Điều chỉnh chế độ ăn 3.2. Luyện tập 3.3. Thuốc nhuận tràng 3.3. Thụt tháo 3.4. Phẫu thuật 4. Chăm sóc 4.1. Nhận định 4.2. Lập kế hoạch 4.3 Thực hiện kế hoạch 4.4. Đánh giá

9

Bài 9: Bệnh tiêu chảy và chương trình phòng chống tiêu chảy 1. Chương trình phòng chống tiêu chảy 1.1. Tầm quan trọng của bệnh và mục tiêu của chương trình 1.2. Những nội dung chủ yếu của chương trình 2. Nguyên nhân 2.1. Do virus 2.2. Do vi khuẩn 2.3. Do ký sinh trùng 3. Các yếu tố nguy cơ 4. Biểu hiện lâm sàng và đánh giá mất nước 4.1. Tiêu chuẩn trẻ bị tiêu chảy cấp 4.2. Biểu hiện lâm sàng 4.3. Đánh giá mức độ mất nước và chọn phác đồ điều trị 5. Xử trí và chăm sóc 5.1. Phác đồ A – Điều trị tiêu chảy tại nhà 5.2. Phác đồ B – Điều trị mất nước nhẹ hoặc trung bình 5.3. Phác đồ C – Mất nước nặng

1

1

227

6. Các thuốc kháng sinh trong điều trị tiêu chảy 7. Phòng bệnh 7.1. Nuôi con bằng sửa mẹ 7.2. Cải thiện tập quán ăn bổ sung 7.3. Rửa tay sạch 7.4. Sử dụng hố xí 7.5. Xử lý an toàn phân trẻ em 7.6. Sử dụng nguồn nước sạch cho ăn uống 7.7. Tiêm phòng sởi

10

Bài 10: Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy 1. Sinh lý bệnh 2. Xác định tiêu chảy 3. Hậu quả của tiêu chảy 4. Kế hoạch chăm sóc 4.1. Nhận định 4.2. Lập kế hoạch 4.3 Thực hiện kế hoạch 4.4. Đánh giá

2

2

12

Bài 12: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 1. Tầm quan trọng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 2. Mục tiêu chương trình 3. Biện pháp thực hiện 4. Nguyên nhân gây bệnh 5. Xử trí NKHHCT tại tuyến y tế cơ sở 5.1. Hỏi bệnh và thăm khám 5.2. Phân loại xử trí ho, khó thở cho trẻ 2 tháng – 5 tuổi 5.3. Phân loại xử trí trẻ NKHHCT cho trẻ đươi 2 tháng tuổi

2 2

13

Bài 13: Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 1. Nhận định bệnh nhân 2. Lập kế hoạch chăm sóc 3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc 4. Đánh giá

1

1

14

Bài 14: Chăm sóc trẻ bệnh thân và tiết niệu. 1. Viêm cầu thận cấp 1.1. Dịch tể học và nguyên nhân 1.2. Biệu hiện lâm sàng 1.3. Biến chứng 1.4. Chẩn đoán 1.5. Tiến triển và tiên lượng 1.6. Điều trị 1.7.Phòng bệnh 2. Hội chứng thận hư

1

1

228

2.1. Định nghĩa 2.2. Phân loại 2.3. Biểu hiện lâm sàng 2.4. Biến chứng 2.5. Điều trị 2.6. Tiến triển và tiên lượng 3. Nhiễm trùng tiết niệu 3.1. Đặc điểm dịch tể học 3.2. Nguyên nhân 3.3. Biểu hiện lâm sàng 3.4. Xét nghiệm 3.5. Điều trị 4. Chăm sóc 4.1. Nhận định 4.2. Lập kế hoạch 4.3 Thực hiện kế hoạch 4.4. Đánh giá

15

Bài 15: Chăm sóc trẻ co giật. 1. Nguyên nhân 1.1. Co giật tổn thương thực thể ở não và màng não 1.2. Co giật do rối loạn chứng năng não 1.3. Bệnh động kinh 2. Điều trị. 2.1. Điều trị cơn co giật 2.2. Điều trị nguyên nhân gây cơn giật 3. Lập kế hoạch chăm sóc 3.1. Nhận định 3.2. Lập kế hoạch 3.3 Thực hiện kế hoạch 3.4. Đánh giá

1

1

1

16

Bài 16: Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và chương trình phòng chống suy dinh dưỡng 1. Nguyên nhân 1.1. Nuôi dưỡng kém 1.2. Nhiễm trùng 1.3. Các yếu tố nguy cơ 2. Phân loại suy dinh dưỡng 2.1. Phân loại theo mức độ suy dinh dưỡng 2.2. Phân loại theo Waterlow 2.3. Phân loại theo các thể suy dinh dưỡng theo Wellcome 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Suy dinh dưỡng nhẹ 3.2. Suy dinh dưỡng vừa 3.3. Suy dinh dưỡng nặng 4. Chăm sóc 4.1. Nhận định

2

2

229

4.2. Lập kế hoạch 4.3 Thực hiện kế hoạch 4.4. Đánh giá

17

Bài 17: Chăm sóc trẻ dị tật bẩm sinh. 1. Những dị tật ở hậu môn, trực tràng 1.1. Hậu môn màng 1.2. Lỗ rò tầng sinh môn 1.3. Xử trí và chăm sóc 2. Teo thực quản 3. Tắc ruột sơ sinh 3.1. Triệu chứng 3.2. Nguyên nhân gây tắc ruột sơ sinh 4. Tật sứt môi, hở hàm ếch

2

2

18

Bài 18: Chăm sóc trẻ nhiễm giun 1. Đặc điểm và tác hại của một số giun thường gặp 1.1. Giun đũa 1.2. Giun kim 1.3. Giun móc 2. Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp 3. Điều trị 4. Phòng bệnh

2

2

19

Bài 19: Chương trình tiêm chủng mở rộng. 1. Mục tiêu và ý nghĩa của tiêm chủng 1.1. Mục tiêu của tiêm chủng 1.2. Ý nghĩa của tiêm chủng 1.3. Miễn dịch chủ động 1.4. Miễn dịch thụ động 2. Lịch tiêm chủng 2.1. Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi 2.2. Lịch tiêm chủng cho phụ nữ 3. Thực hiện tiêm chủng 3.1. Chuẩn bị 3.2. Tiến hành 4. Tai biến, các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm chủng, cách xử trí 4.1. Khi tiêm vaccin BCG 4.2. Khi uống vaccin Sabin 4.3. Khi tiêm vaccin BH, HG, UV 4.4. Khi tiêm vaccin sởi 5. Bảo quản vaccin

2

2

20

Bài 20: Xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em 1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của chiến lược xử trí lồng ghép 1.1. Sự ra đời của chiến lược 1.2. Mục tiêu của chiến lược 1.3. Nội dung của chiến lược

2

2

1

230

2. thăm khám, đánh giá, phân loại và xử trí trẻ bệnh từ 2 tháng – 5 tuổi 2.1. Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân 2.2. Ho hoặc khó thở 2.3. Tiêu chảy 2.4. Sốt 2.5. Bệnh ở tai 2.6. Kiểm tra suy dinh dưỡng và thiếu máu 2.7. Kiểm tra tiêm chủng 2.8. Kiểm tra đánh giá những bệnh khác 3. Thăm khám, đánh giá, phân loại và xử trí trẻ nhỏ bị bệnh 3.1. Đánh giá, phân loại trẻ nhỏ có khả năng nhiễm khuẩn 3.2. Đánh giá phân loại trẻ nhỏ bị tiêu chảy 3.3. Kiểm tra vấn đề dinh dưỡng hoặc nhẹ cân

Cộng 30 3

2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Sự pháp triển của trẻ qua 6 thời kỳ Thời gian: 2 giờ 1. Mục tiêu: - Trình bày đặc điểm sinh lý, bệnh lý qua các thời kỳ - Ứng dụng được đặc điểm sinh lý và bệnh lý của tường thời kỳ vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho trẻ 2. Nội dung bài: 1. Thời kỳ phát triển trong tử cung 1.1. Đặc điểm sinh lý 1.2. Bệnh lý 1.3. Phòng bệnh 2. Thời kỳ sơ sinh 2.1. Đặc điểm sinh lý 2.2. Đặc điểm bệnh lý 2.3. Phòng bệnh 3. Thời kỳ bú mẹ 3.1. Đặc điểm sinh lý 3.2. Đặc điểm bệnh lý 3.3. Phòng bệnh 4. Thời kỳ răng sữa 4.1. Đặc điểm sinh lý 4.2. Đặc điểm bệnh lý 4.3. Phòng bệnh 5. Thời kỳ thiếu niên. 5.1. Đặc điểm sinh lý 5.2. Đặc điểm bệnh lý 5.3. Phòng bệnh 6. Thời kỳ dậy thì

231

6.1. Đặc điểm sinh lý 6.2. Đặc điểm bệnh lý 6.3. Phòng bệnh Bài 2: Đặc điểm giải phẩu sinh lý trẻ em 1. Mục tiêu: Thời gian: 1 giờ - Trình bày đặc điểm cấu tạo giải phẩu, sinh lý và phát triển của các hệ cơ quan trẻ nhỏ 2. Nội dung bài: 1. Da trẻ em 1.1. Đặc điểm cấu tạo 1.2. Đặc điểm sinh lý 1.2.1. Chức năng bảo vệ 1.2.2. Chức năng bài tiết 1.2.3. Chức năng điều nhiệt 1.2.4. Chức năng chuyển hóa dinh dưỡng 2. Hệ cơ. 2.1. Đặc điểm cấu tạo 2.2. Đặc điểm về phát triển cơ 3. Hệ xương. 3.1. Đặc điểm cẩu tạo 3.2. Đặc điểm của một số xương 3.2.1. Xương sọ 3.2.2. Xương sọ 3.2.3. Xương chi 3.2.3. Xương chi 3.2.4. Xương chậu 3.2.5. Răng 4. Hệ hô hấp 4.1. Đặc điểm giải phẩu 4.2. Đặc điểm sinh lý 5. Đặc điểm hệ tuần hoàn 5.1. Tuần hoàn rau thai 5.2. Tim 5.3. Mạch máu 5.4. Các chỉ số huyết động 6. Đặc điểm hệ máu 6.1. Sự tạo máu sau khi đẻ 6.2. Đặc điểm máu ngoại biên 7. Đặc điểm của bộ máy tiêu hóa ở trẻ em 7.1. Miêng 7.2. Thực quản 7.3. Dạ dày 7.4. Ruột 7.5. Phân 7.6. Gan,tụy 8. Đặc điểm bộ máy tiết niệu ở trẻ em 8.1. Đặc điểm giải phẩu

232

8.2. Đặc điểm sinh lý Bài 3: Sự phát triển thể chất, tinh thần, vận động ở trẻ em Thời gian: 1 giờ 1. Mục tiêu: - Trình bày được sự phát tiển về thể chất của trẻ, các chỉ số tăng trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất - Trình bày đặc điểm phát triển tinh thần, vận động ở trẻ theo từng lứa tuổi - Ứng dụng các kiến thức trên vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục sức khỏe trẻ em 2. Nội dung bài: 1. Sự tăng trưởng thể chất của trẻ em 1.1. Tăng trưởng cân nặng 1.2. Tăng trưởng chiều cao 1.3. Tăng trưởng vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng thể chất 1.4.1. Yếu tố bện trong 1.4.2. Yếu tố bên ngoài 1.5. Kết luận 2. Phát triển tinh thần và vận động ở trẻ em 2.1. Sự phát triển tinh thần và vận động ở trẻ em qua các lứa tuổi 2.2. Đánh giá sự phát triển của trẻ em bằng Test Denver 2.2.1. Mục đích và nội dung 2.2.2. Dụng cụ 2.2.3. Các khu vực đánh giá 2.2.4. Bảng đánh giá Bài 4: Dinh dưỡng ở trẻ em. Thời gian: 1 giờ 1. Mục tiêu: - Trình bày lợi ích việc nuôi con bằng sữa mẹ - Trình bày cách cho con bú, bảo vệ nguồn sữa mẹ - Nêu cách chọn các loại sữa phù hợp khi không có sữa mẹ - Nêu ô vuông thức ăn cho trẻ - Trình bày chế độ ăn cho trẻ dưới 12 tháng, chế độ ăn bổ sung - Biết cách nấu một số loại bột cho trẻ 2. Nội dung bài: I. Nuôi con bằng sữa mẹ 1. Lợi ích việc nuôi con bằng sữa mẹ 2. Cách cho con bú 3. Bảo vệ nguồn sữa mẹ 4. Nuôi trẻ khi không có sữa mẹ II. Ăn bổ sung 1. Các loại thức ăn bổ sung 1.1. Ô vuông thức ăn 1.2. Thức ăn cơ bản 1.3. Thức ăn cung cấp Protein 1.4. Thức ăn cung cấp nhiệt lượng 1.5. Thức ăn cung cấp vitamin, muối khoáng 2. Chế độ ăn cho trẻ từ 0 – 12 tháng

233

3. Nguyên tắc cho ăn bổ sung. 3.1. Thời gian cho ăn bổ sung và chất lượng thức ăn 3.2. Cho ăn tăng dần 3.3. Giữ gìn vệ sinh ăn uống 4. Cách nấu thức ăn bổ sung 4.1. Bột lỏng cho trẻ 4 -5 tháng 4.2. Bột đặc cho trẻ 6 – 12 tháng Bài 5: Thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt trẻ em Thời gian: 1 giờ 1. Mục tiêu: - Trình bày vai trò của Vitamin A trong cơ thể, nguyên nhân gây thiếu Vitamin A - Kể được 6 biểu hiện lâm sàng theo các giai đoạn bệnh thiếu Vitamin A - Lập Kế hoạch chăm sóc và phòng bệnh thiếu Vitamin A 2. Nội dung bài. 1. Vai trò của Vitamin A trong cơ thể 1.1. Đặc tính 1.2. Vai trò 2. Nguyên nhân gây thiếu Vitamin A 3. Biểu hiện lâm sàng bệnh khô mắt 3.1. Quáng gà 3.2. Khô kết mạc 3.3. Vệt Bitot 3.4. Khô mờ giác mạc 3.5. Loét nhuyễn giác mạc 3.6. Hoại tử toàn bộ giác mạc 3.7. Sẹo giác mạc 4. Điều trị 5. Lập kế hoạch chăm sóc 5.1. Nhận định 5.2. Lập kế hoạch 5.3 Thực hiện kế hoạch 5.4. Đánh giá Bài 6: Chăm sóc trẻ còi xương do thiếu Vitamin D Thời gian: 2 giờ 1. Mục tiêu: - Trình bày vai trò Vitamin D đối với cơ thể trẻ em - Nêu 3 nhóm yếu tố nguy co đối với bệnh thiếu Vitamin D - Trình bày các triệu chứng lâm sàng và điều trị - Lập kế hoạch chăm sóc, phòng bệnh thiếu Vitamin D 2. Nội dung bài: 1. Vai trò của Vitamin D 2. Các yếu tố nguy cơ 2.1. Ăn uống 2.2. Trẻ sống trong môi trường thiếu ánh sáng 2.3. Cơ địa trẻ 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Biểu hiện hệ thần kinh 3.2. Biểu hiện ở hệ xương

234

3.3. Hệ cơ 3.4. Các biểu hiện khác 4. Điều trị 5. Lập kế hoạch 5.1. Nhận định 5.2. Lập kế hoạch 5.3 Thực hiện kế hoạch 5.4. Đánh giá Bài 7. Đặc điểm và chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhiểm khuẩn ở trẻ sơ sinh Thời gian: 1 giờ 1. Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm trẻ để non và cách đánh giá tuổi thai - Trình bày cách phân loại trẻ đẻ non và cách xử trí - Trình bày các biện pháp chăm sóc và dự phòng trẻ đẻ non - Nêu đặc điểm sinh lý bệnh, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh - Trình bày caccs biểu hiện lâm sàng của bệnh nhiễm khuẩn nặng và nhiễm khuẩn tại chổ - Lập kế hoạch chăm sóc trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn 2. Nội dung bài: I. Đặc điểm và chăm sóc trẻ đẻ non 1. Định nghĩa 2. Đặc điểm 2.1. Đặc điểm hình thể 2.2. Đặc điểm sinh lý 2.3. Nhu cầu dinh dưỡng 3. Đánh giá tuổi thai 4. Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng 4.1. Nhận định 4.2. Lập kế hoạch 4.3 Thực hiện kế hoạch 4.4. Đánh giá II. Nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh 1. Đặc điểm sinh lý bệnh 1.1. Trẻ dưới 1 tuần tuổi 1.2. Trẻ trên 1 tuần tuổi 2. Nguyên nhân gây bệnh 2.1. Do vi khuẩn 2.2. Các tác nhân khác 3. Các yếu tố nguy cơ khác 4. Các bệnh nhiễm khuẩn nặng 4.1. Lâm sàng 4.2. Các triệu chứng lâm sàng chung 4.3. Các biểu hiện nhiễm khuẩn tại chổ 4. Các bệnh nhiễm khuẩn tại chổ 5.1. Lâm sàng 5.2. Điều trị 6. Bệnh uốn ván rốn 6.1. Nguyên nhân

235

6.2. Biểu hiện lâm sàng 6.3. Chắm sóc và điều trị 6.4. Phòng bệnh 7. Lập kế hoạch chăm sóc 7.1. Nhận định 7.2. Lập kế hoạch 7.3 Thực hiện kế hoạch 7.4. Đánh giá Bài 8: Chăm sóc trẻ nôn trớ và táo bón Thời gian: 1 giờ 1. Mục tiêu: - Kể được 4 nhóm nguyên nhân gây nôn thường gặp ở trẻ - Mô tả được một số phương pháp điều trị nôn chủ yếu - Nêu được 3 giai đoạn của sinh lý thải phân - Trình bày nguyên nhân gây táo bón - Kể được 5 phương pháp điều trị táo bón - Lập kế hoạch chăm sóc 2. Nội dung bài: I. Chăm sóc trẻ nôn trớ 1. Nguyên nhân. 1.1. Nôn do các bệnh ở ngoài đường tiêu hóa 1.2. Nôn do bệnh ở đường tiêu hóa 1.3. Do ngộ độc 1.4. Do sai lầm về ăn uống 2. Điều trị 3. Chăm sóc 3.1. Nhận định 3.2. Lập kế hoạch 3.3 Thực hiện kế hoạch 3.4. Đánh giá II. Chăm sóc trẻ táo bón 1. Sinh lý thải phân 1.1. Giai đoạn 1 1.2. Giai đoạn 2 1.3. Giai đoạn 3 1.4. Giai đoạn 4 2. Nguyên nhân 2.1. Nguyên nhân nội khoa 2.2. Nguyên nhân ngoại khoa 3. Điều trị 3.1. Điều chỉnh chế độ ăn 3.2. Luyện tập 3.3. Thuốc nhuận tràng 3.3. Thụt tháo 3.4. Phẫu thuật 4. Chăm sóc 4.1. Nhận định 4.2. Lập kế hoạch

236

4.3 Thực hiện kế hoạch 4.4. Đánh giá Bài 9: Bệnh tiêu chảy và chương trình phòng chống tiêu chảy Thời gian: 1 giờ 1. Mục tiêu: - Nêu được tầm quan trọng, mục tiêu và những nội dung chính của chương trình phòng chống tiêu chảy - Biết nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ - Đánh giá, phân loại, xử trí và chăm sóc trẻ tiêu chẩy theo phác đồ A,B,C - Sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh và các thuốc khác trong điều trị tiêu chảy - Trình bày 7 biện pháp phòng bệnh 2. Nội dung bài: 1. Chương trình phòng chống tiêu chảy 1.1. Tầm quan trọng của bệnh và mục tiêu của chương trình 1.2. Những nội dung chủ yếu của chương trình 2. Nguyên nhân 2.1. Do virus 2.2. Do vi khuẩn 2.3. Do ký sinh trùng 3. Các yếu tố nguy cơ 4. Biểu hiện lâm sàng và đánh giá mất nước 4.1. Tiêu chuẩn trẻ bị tiêu chảy cấp 4.2. Biểu hiện lâm sàng 4.3. Đánh giá mức độ mất nước và chọn phác đồ điều trị 5. Xử trí và chăm sóc 5.1. Phác đồ A – Điều trị tiêu chảy tại nhà 5.2. Phác đồ B – Điều trị mất nước nhẹ hoặc trung bình 5.3. Phác đồ C – Mất nước nặng 6. Các thuốc kháng sinh trong điều trị tiêu chảy 7. Phòng bệnh 7.1. Nuôi con bằng sửa mẹ 7.2. Cải thiện tập quán ăn bổ sung 7.3. Rửa tay sạch 7.4. Sử dụng hố xí 7.5. Xử lý an toàn phân trẻ em 7.6. Sử dụng nguồn nước sạch cho ăn uống 7.7. Tiêm phòng sởi Bài 10: Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy Thời gian: 2 giờ 1. Mục tiêu: - Trình bày được sinh lý bệnh tiêu chảy - Xác định được một trẻ bị tiêu chảy và hậu quả của nó - Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhi tiêu chảy 2. Nội dung bài: 1. Sinh lý bệnh 2. Xác định tiêu chảy 3. Hậu quả của tiêu chảy 4. Kế hoạch chăm sóc

237

4.1. Nhận định 4.2. Lập kế hoạch 4.3 Thực hiện kế hoạch 4.4. Đánh giá Bài 11: Bệnh thấp tim và chăm sóc. Thời gian: 2 giờ 1. Mục tiêu: - Trình bày nguyên nhân, dịch tể học, cơ chế sinh bệnh của bệnh thấp tim - Nêu các đặc điểm lâm sàng và biến chứng - Trình bày tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh - Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thấp tim 2. Nội dung bài: 1. Nguyên nhân, dịch tể và cơ chế bệnh sinh 1.1. Nguyên nhân 1.2. Dịch tể học 1.3. Cơ chế sinh bệnh 2. Biểu hiện lâm sàng 2.1. Các tiêu chuẩn chính 2.2. Các tiêu chuẩn phụ 3. Biến chứng 4. Chẩn đoán 5. Điều trị 5.1. Điều trị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A 5.2. Khống chế các biểu hiện lâm sàng 5.3. Điều trị hỗ trợ 6. Phòng bệnh 6.1. Phòng bệnh tiên phát 6.2. Phòng bệnh thứ phát 7. Lập kế hoạch chăm sóc 7.1. Nhận định 7.2. Lập kế hoạch 7.3 Thực hiện kế hoạch 7.4. Đánh giá Bài 12: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em Thời gian: 2 giờ 1. Mục tiêu: - Nêu tầm quan trọng, mục tiêu, biện pháp thực hiện - Kể nguyên nhân gây bệnh NKHHCT - Xử trí cho trẻ dưới 5 tuổi NKHHCT 2. Nội dung bài. 1. Tầm quan trọng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 2. Mục tiêu chương trình 3. Biện pháp thực hiện 4. Nguyên nhân gây bệnh 5. Xử trí NKHHCT tại tuyến y tế cơ sở 5.1. Hỏi bệnh và thăm khám 5.2. Phân loại xử trí ho, khó thở cho trẻ 2 tháng – 5 tuổi 5.3. Phân loại xử trí trẻ NKHHCT cho trẻ đươi 2 tháng tuổi

238

Bài 13: Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Thời gian: 1 giờ 1. Mục tiêu: - Lập kế hoạch chăm sóc trẻ NKHHCT 2. Nội dung bài: 1. Nhận định bệnh nhân 2. Lập kế hoạch chăm sóc 3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc 4. Đánh giá Bài 14: Chăm sóc trẻ bệnh thân và tiết niệu. Thời gian: 1 tiết 1. Mục tiêu. - Mô tả đặc điểm dịch tể, lâm sàng, biến chứng, chẩn đoán, tiến triển, tiên lượng, điều trị và phòng bệnh viêm cầu thận cấp - Trình bày định nghĩa, phân loại, biểu hiện lâm sang, biến chứng, điều trị, tiến triển và tiên lượng hội chứng thận hư - Nêu được đặc điểm dịch tể học, nguyên nhân, lâm sàng, xét nghiệm và điều trị bệnh nhiễm trùng tiết niệu - Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị bị các bệnh thận và tiết niệu 2. Nội dung bài: 1. Viêm cầu thận cấp 1.1. Dịch tể học và nguyên nhân 1.2. Biệu hiện lâm sàng 1.3. Biến chứng 1.4. Chẩn đoán 1.5. Tiến triển và tiên lượng 1.6. Điều trị 1.7.Phòng bệnh 2. Hội chứng thận hư 2.1. Định nghĩa 2.2. Phân loại 2.3. Biểu hiện lâm sàng 2.4. Biến chứng 2.5. Điều trị 2.6. Tiến triển và tiên lượng 3. Nhiễm trùng tiết niệu 3.1. Đặc điểm dịch tể học 3.2. Nguyên nhân 3.3. Biểu hiện lâm sàng 3.4. Xét nghiệm 3.5. Điều trị 4. Chăm sóc 4.1. Nhận định 4.2. Lập kế hoạch 4.3 Thực hiện kế hoạch 4.4. Đánh giá Bài 15: Chăm sóc trẻ co giật. Thời gian: 1 giờ

239

1. Mục tiêu: - Trình bày nguyên nhân gây co giật ở trẻ em - Thực hiện đúng, nhanh chóng và chính xcs y lệnh dùng một số thuốc điều trị cắt cơn co giật ở trẻ em - Lập kế hoạch chăm sóc một bệnh nhi có hội chứng co giật 2. Nội dung bài: 1. Nguyên nhân 1.1. Co giật tổn thương thực thể ở não và màng não 1.2. Co giật do rối loạn chứng năng não 1.3. Bệnh động kinh 2. Điều trị. 2.1. Điều trị cơn co giật 2.2. Điều trị nguyên nhân gây cơn giật 3. Lập kế hoạch chăm sóc 3.1. Nhận định 3.2. Lập kế hoạch 3.3 Thực hiện kế hoạch 3.4. Đánh giá Bài 16: Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và chương trình phòng chống suy dinh dưỡng Thời gian: 2 giờ 1. Mục tiêu: - Trình bày được các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng - Phân biệt và nhận biết được các triệu chứng của từng loại suy dinh dưỡng - Thực hiện các biện pháp chăm sóc và điều trị - Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhi suy dinh dưỡng 2. Nội dung bài: 1. Nguyên nhân 1.1. Nuôi dưỡng kém 1.2. Nhiễm trùng 1.3. Các yếu tố nguy cơ 2. Phân loại suy dinh dưỡng 2.1. Phân loại theo mức độ suy dinh dưỡng 2.2. Phân loại theo Waterlow 2.3. Phân loại theo các thể suy dinh dưỡng theo Wellcome 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Suy dinh dưỡng nhẹ 3.2. Suy dinh dưỡng vừa 3.3. Suy dinh dưỡng nặng 4. Chăm sóc 4.1. Nhận định 4.2. Lập kế hoạch 4.3 Thực hiện kế hoạch 4.4. Đánh giá Bài 17: Chăm sóc trẻ dị tật bẩm sinh. Thời gian: 2 giờ 1. Mục tiêu: - Trình bày các dị tật bẩm sinh ở hậu môn trực tràng và cách chăm sóc - Kể đủ hai loại chính teo thực quản và cách chăm sóc

240

- Trình bày triệu chứng, nguyên nhân gây tắc ruột trẻ sơ sinh - Trình bày triệu chứng chăm sóc trẻ sứt môi, hở hàm ếch 2. Nội dung bài: 1. Những dị tật ở hậu môn, trực tràng 1.1. Hậu môn màng 1.2. Lỗ rò tầng sinh môn 1.3. Xử trí và chăm sóc 2. Teo thực quản 3. Tắc ruột sơ sinh 3.1. Triệu chứng 3.2. Nguyên nhân gây tắc ruột sơ sinh 4. Tật sứt môi, hở hàm ếch Bài 18: Chăm sóc trẻ nhiễm giun Thời gian: 2 giờ 1. Mục tiêu: - Trình bày những tác hại của bệnh nhiễm giun đối với sức khỏe trẻ em - Phát hiện dấu hiệu lâm sàng của bệnh để xử trí kịp thời - Thực hiện được một số biện pháp phòng chống bệnh nhiễm giun 2. Nội dung bài: 1. Đặc điểm và tác hại của một số giun thường gặp 1.1. Giun đũa 1.2. Giun kim 1.3. Giun móc 2. Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp 3. Điều trị 4. Phòng bệnh Bài 19: Chương trình tiêm chủng mở rộng. Thời gian: 2 giờ 1. Mục tiêu - Trình bày mục tiêu và ý nghĩa của tiêm chủng - Thực hiện được tiêm chủng phòng các bệnh theo đúng lịch của chương trình tiêm chủng đề ra - Phát hiện xử trí tai biến sau khi tiêm chủng 2. Nội dung bài: 1. Mục tiêu và ý nghĩa của tiêm chủng 1.1. Mục tiêu của tiêm chủng 1.2. Ý nghĩa của tiêm chủng 1.3. Miễn dịch chủ động 1.4. Miễn dịch thụ động 2. Lịch tiêm chủng 2.1. Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi 2.2. Lịch tiêm chủng cho phụ nữ 3. Thực hiện tiêm chủng 3.1. Chuẩn bị 3.2. Tiến hành 4. Tai biến, các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm chủng, cách xử trí 4.1. Khi tiêm vaccin BCG 4.2. Khi uống vaccin Sabin

241

4.3. Khi tiêm vaccin BH, HG, UV 4.4. Khi tiêm vaccin sởi 5. Bảo quản vaccin Bài 20: Xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em Thời gian: 2 giờ 1. Mục tiêu: - Nêu được tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và các nội dung của chiến lược lồng ghép - Thăm khám, đánh giá, phân loại và xử trí được trẻ bệnh dưới 5 tuổi - Tư vấn cho bà mẹ có trẻ bệnh dưới 5 tuổi về cách theo dõi chăm sóc tại nhà 2. Nội dung bài: 1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của chiến lược xử trí lồng ghép 1.1. Sự ra đời của chiến lược 1.2. Mục tiêu của chiến lược 1.3. Nội dung của chiến lược 2. thăm khám, đánh giá, phân loại và xử trí trẻ bệnh từ 2 tháng – 5 tuổi 2.1. Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân 2.2. Ho hoặc khó thở 2.3. Tiêu chảy 2.4. Sốt 2.5. Bệnh ở tai 2.6. Kiểm tra suy dinh dưỡng và thiếu máu 2.7. Kiểm tra tiêm chủng 2.8. Kiểm tra đánh giá những bệnh khác 3. Thăm khám, đánh giá, phân loại và xử trí trẻ nhỏ bị bệnh 3.1. Đánh giá, phân loại trẻ nhỏ có khả năng nhiễm khuẩn 3.2. Đánh giá phân loại trẻ nhỏ bị tiêu chảy 3.3. Kiểm tra vấn đề dinh dưỡng hoặc nhẹ cân IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết có đầy đủ âm thanh, ánh sáng để thực hiện môn học. 2. Trang thiết bị máy móc: - Phấn bảng, máy chiếu, máy tính. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Các slide bài giảng, giáo án, bút vở. - Tài liệu, giáo trình. 4. Các điều kiện khác: - Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt. - Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy. V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: - Về kiến thức + Trình bày được đặc điểm giải phẩu – sinh lý và sự phát triển cơ thể của trẻ em + Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển, biến chứng và biện pháp phòng các bệnh thường gặp ở trẻ em + Trình bày được chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em khỏe mạnh và trẻ em bị bệnh - Về kỹ năng: + Nhận biết được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển, biến chứng và biện pháp phòng các bệnh thường gặp ở trẻ em trên lâm sàng

242

+ Lập được kế hoạch và thực hiện chăm sóc trẻ bị bệnh trên lâm sàng + Hướng dẫn được chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em khỏe mạnh và trẻ em bị bệnh - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 2. Phương pháp: - Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1): 2 bài (LT: 1). - Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2): 1 bài (LT: 1) - Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi viết lý thuyết tự luận truyền thống VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học này được áp dụng để giảng dạy cho học sinh trình độ trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Đối với giáo viên, giảng viên: Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải, phát vấn (nêu vấn đề). Phân nhóm cho người học thảo luận với nhau. - Đối với người học: Lắng nghe, ghi chép và chia nhóm thảo luận 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy 4. Tài liệu tham khảo:

- Nhi khoa tËp 1&2, Trêng ®¹i häc Y Hµ Néi, Nhµ xuÊt b¶n Y häc 1999

- Bµi gi¶ng nhi khoa, §¹i häc Y- DîcTp. Hå ChÝ Minh. 1998

- CÈm nang ®iÒu trÞ nhi khoa, ViÖn B¶o vÖ søc khoÎ trÎ em. 2000

- CÊp cøu nhi.

- NhiÔm khuÈn h« hÊp cÊp tÝnh ë trÎ em. Bé Y tÕ - Chương tr×nh ARI. 1994

- Chương tr×nh phßng chèng bÖnh tiªu ch¶y.

- Gi¸o tr×nh m«n häc §iÒu dưỡng nhi khoa cña nhµ trêng 5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

243

CHƯƠNG TRINH CHI TIÊT Tên môn học: CHĂM SÓC SƯC KHOE SINH SAN

Mã môn học: CDD07

Thời gian thực hiện môn học: 90giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành 30, thí nghiệm, thảo

luận, bài tập: giờ; Kiểm tra 15 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Môn hoc đươc bô tri sau khi sinh viên hoc xong cac môn đai cương va môn cơ sơ

nganh

- Tính chất: La môn hoc chuyên môn băt buôc

II. Mục tiêu môn học:

4. Vê kiên thưc: Mô ta đươc triêu chưng lâm sang cac bênh san phu khoa

5. Vê ky năng: Năm vưng va khai thac cac triêu chưng đê chân đoan bênh

6. Vê thai đô: Niêm nơ ân cân vơi bênh nhân III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

TT Nôi dung hoc phân Thơi lương hoc phân

(giơ)

LT TH KT Tông

1 Bai mơ đâu 1 1

Chương I: Vêt thương phân mêm

Nôi dung cua chương:

1. Đăc điêm cua vêt thương phân mêm

2. Triêu chưng cua vêt thương phân mêm

3. Tiên triên va biên chưng

4. Xư tri vêt thương phân mêm ơ tuyên cơ sơ

3 1 1 5

Chương II: Vêt thương mach mau

Nô dung:

1. Nguyên nhân gây vêt thương mach mau

2. Triêu chưng lâm sang cua vêt thương mach mau

3. Tiên triên va biên chưng

4. Xư tri vêt thương mach mau

3 1 1 5

Chương III: Vêt thương ngưc

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Triêu chưng vêt thương ngưc:

Vêt thương thanh ngưc đơn thuân

Vêt thuơng thâu ngưc: vêt thương ngưc

kin, vêt thương ngưc hơ, vêt thương ngưc co

van

3. Biên chưng

4. Xư tri ơ tuyên y tê cơ sơ

3 1 1 5

Chương IV: Vêt thương so nao hơ

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Triêu chưng vêt thương so nao hơ:

3 1 1 6

244

Ngươi bênh đên sơm

Ngươi bênh đên muôn

3. Biên chưng va di chưng

4. Xư tri:

Sơ cưu ơ tuyên y tê cơ sơ (không lam cac

viêc, cân lam cac viêc)

Chương V: Chân thương bung

Nôi dung cua chương:

1. Nguyên nhân gây vêt thương bung

2. Phân loai vêt thương

3. Triêu chưng lâm sang:

Nêu bênh nhân đên sơm

Nêu bênh nhân đên muôn

4. Xư tri: Chông sôc, xư tri vêt thương (ơ tuyên y

tê cơ sơ)

3 1 1 5

Chương VI: Chân thương niêu đao

Nôi dung cua chương:

• Chân thương niêu đao trươc

1. Đai cương

2. Giai phâu bênh

3. Triêu chưng lâm sang

4. Biên chưng

5. Xư tri ơ tuyên y tê cơ sơ

3 1 1 5

Chương VII: Viêm ruôt thưa câp

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Nguyên nhân

3. Triêu chưng

4. Chân đoan

5. Biên chưng

6. Xư tri

3 1 1 5

Chương VIII: Thung da day

Nôi dung cua chương:

1. Nguyên nhân

2. Giai phâu bênh

3. Triêu chưng

4. Chân đoan

5. Biên chưng

6. Xư tri: (nhưng viêc nên lam, nhưng viêc không

đươc lam)

4 1 1 6

Chuong IX: Tăc ruôt

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2 1 1 4

245

2. Nguyên nhân:

Tăc ruôt cơ hoc (điêu tri băng ngoai khoa)

Tăc ruôt cơ năng (điêu tri băng nôi khoa)

3. Triêu chưng

4. Chân đoan

5. Xư tri ơ tuyên y tê cơ sơ

Chương X: Nhiêm khuân ngoai khoa

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Cach gây bênh cua vi khuân trong cơ thê va sưc

đê khang cua cơ thê

3. Triêu chưng: Triêu chưng tai chô, triêu chưng

toan thân, triêu chưng cân lâm sang

4. Chân đoan nhiêm khuân ngoai khoa

5. Xư tri: nâng cao thê trang cho bênh nhân, điêu

tri tai chô cho bênh nhân, sư dung khang sinh,

dư phong

2 1 1 4

Chương XI: Viêm tây ban tay

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Triêu chưng lâm sang (Viêm tây khoang tê bao,

viêm tây cac mô ơ gan ban tay va mô tay)

*Viêm tây bao hoat dich (triêuc chưng toan

thân, tai ban tay)

- Xư tri

2 1 1 4

Chương XII: Đai cương vê câp cưu ngoai khoa vung

bung

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Cach phân chia vung bung

3. Triêu chưng:

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

4. Xư tri ơ tuyên y tê cơ sơ (nhưng viêc không

lam, nhưng viêc cân lam).

2 1 1 4

Chương XIII: Tăc ông mât chu do soi

Nôi dung cua chương:

1. Nguyên nhân gây tăc ông mât chu do soi

2. Triêu chưng:

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

3. Tiên triên va biên chưng

2 1 1 4

246

4. Xư tri va phong bênh

Chương XIV: Soi thân

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Nguyên nhân soi thân:

Nguyên nhân tai chô

Nguyên nhân toan thân

3. Giai phâu bênh

4. Triêu chưng:

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

5. Tiên triên va biên chưng

6. Phong bênh va điêu tri

2 1 1 4

Chương XV: Đai cương gây xương

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

Đinh nghia, nguyên nhân

2. Giai phâu bênh:

Phân loai tôn thương

3. Triêu chưng:

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

4. Biên chưng:

Biên chưng ngay, biên chưng muôn

5. Xư ly gay xương ơ tuyên y tê cơ sơ

2 1 1 4

Chương XVI: Gây thân xương đui

Nôi dung cua chương:

1. Nguyên nhân

2. Giai phâu bênh

3. Triêu chưng

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

4. Biên chưng:

Biên chưng ngay

Biên chưng sau

Biên chưng muôn

5. Xư tri

2 1 1 4

Chương XVII: Gay thân 2 xương căng tay

Nôi dung cua chương:

3 1 1 5

247

1. Đai cương

2. Giai phâu bênh

3. Triêu chưng

Triêu chưng cơ năng

Triêu chưng thưc thê

Triêu chưng toan thân

Triêu chưng cân lâm sang

4. Biên chưng:

Biên chưng sơm

Biên chưng muôn

5. Xư tri

Chương XVIII: Chăm soc phuc hôi chưc năng sau gây

xương

Nôi dung cua chương:

1. Đai cương

2. Cac loai gay xương

3. Phuc hôi chưc năng

4. Phuc hôi chưc năng môt sô loai gay xương

5. Giao duc trong nhân dân biêt cach luyên tâp

3 1 1 5

19 Ôn tâp kiêm tra kêt thuc hoc phân

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Bô phân sinh duc nư va khung châu

*Muc tiêu:

- Kê tên va chi trên tranh hoăc mô hinh đây đu cac thanh phân cua bô phân sinh

duc nư va cac lien quan cua no

- Mô ta đươc câu truc va chưc năng cua tư cung

- Trinh bay đươc hơt đông nôi tiêt co chu ky cua buông trưng va kinh nguyêt

- Kê tên va sô đo cac đương kinh cua khung châu nư

*Nôi dung chương:

Phân 1: Giai phâu bô phân sinh duc nư

1. Âm hô

2. Âm đao

3. Mach mau

4. Tư cung

6. Hinh thê va câu truc

7. Thân tư cung

8. Eo tư cung

9. Cô tư cung

10. Mạch mau va thân kinh

11. Các vi tri lien quan

12. Các phương tiên giư tư cung tai chô

Phân 2: Sinh ly sinh duc nư

1. Chu ky kinh nguyêt va hoat đông cua buông trưng

1.1 Kinh nguyêt

1.2 Hoat đông cua buông trưng

248

2. Cô tư cung

3. Âm đao

Phân 3: Khung châu vê phương diên san khoa

1. Đai khung

2. Tiêu khung

2.1 Eo trên

2.2 Eo giưa

2.3 Eo dươi

2.4 Lòng tiêu khung

Bai 2: Chân đoan thai nghen

*Muc tiêu:

- Kê đươc cac triêu chưng đê chân đoan thai nghen ơ giai đoan đâu va giai đoan cuôi

- Tinh đươc tuôi thai va dư kiên đươc ngay sinh

*Nôi dung:

Phân 1: Chân đoan thai nghen

1. Chân đoan thai nghen trong 4,5 thang đâu

1.1 Tắt kinh

1.2 Tình trang thai nghen

1.3 Thay đôi ơ vu

1.4 Thân nhiêt

1.5 Rối loan tiêu tiên

Phân 2: Chân đoan thai nghen trong 4,5 thang cuôi

2.1 Thơi ky nay cac triêu chưng co thai đa ro rang

2.2 Chân đoan phân biêt

Phân 3: Cach tinh tuôi thai va dư đoan ngay sinh

3.1 Tính tuôi thai

3.2 Dư kiên ngay sinh

Bai 3: Theo doi chuyên da

*Muc tiêu:

- Mô ta đươc 10 nôi dung phai lam khi theo doi chuyên da ơ giai đoan 1

- Phat hiên đươc cac trương hơp chuyên da bât thương

- Tư vân cho thai phu va gia đinh cach chăm soc trong chuyên da

*Nôi dung:

Phân 1: Theo doi cơn co tư cung

1.1 Các yêu tô co thê nhân đinh trên lâm sang vê cơn co

1.2 Cach theo doi cơn co

1.3 Tần suât theo doi cơn co

Phân 2: Theo doi tim thai

2.1 Phương tiên

2.2 Tân suât

2.3 Cach nghe tim thai

Phân 3: Theo doi xoa mơ tư cung

a. Phương tiên

b. Tân suât

c. Cach ghi nhân xoa mơ cô tư cung

Phân 4: Theo doi ôi

4.1 Phương tiên

249

4.2 Tần suât

4.3 Các nhân đinh cân co khi theo doi ôi

Phân 5: Theo doi ngôi

Phân 6: Theo doi đô lot

6.1 Cach kham ngoai

6.2 Thăm kham trong

Phân 7: Theo doi cac dâu hiêu sinh tôn cua ngươi me

7. 1 Đo mach

7.2 Đô huyêt ap

7.3 Đo thân nhiêt

Phân 8: Theo doi chuyên da

Phân 9: Theo doi giai đoan sô thai

Phân 10: Theo doi giai đoan sô rau

Bai 4: Đơ đe ngôi chom

• Muc tiêu:

1. Kê đươc 6 nôi dung cân chuân bi cho đơ đe ngôi chom

2. Kê đươc 4 nooi dung cua đơ đe đung luc

3. Trinh bay đươc 5 đông tac cơ ban khi đơ đe tai ban đe

4. Trinh bay đươc 5 đông tac cơ ban khi đơ đe tai giương

• Nôi dung:

1. Chuân bi cho đơ đe ngôi chom theo cac nhom

2. Tư thê đe

2.1 Đẻ tai ban đe

2.2 Đẻ tai giương đe

2.3 Các tư thê khac

3. Tư thê ngươi đơ đe

4. Đơ đe đung luc

5. Đơ đe tai ban-kiêu sô châm sau

6. Đơ đe tai ban kiêu sô châm cung

7. Đơ đe tai giương

8. Cac hô trơ khac khi đơ đe ngôi chom

Bai 5: Chăm soc ba me sau đe

• Mục tiêu:

1. Trinh bay đươc cac biêu hiên sinh ly va biên cô cua ba me thơi ky sau đe

2. Mô ta cac công viêc chăm soc va theo doi ba me sau đe

3. Lâp va thưc hiên đươc kê hoach chăm soc cho san phu trong thơi ky sau đe

• Nôi dung:

1. Nhưng biêu hiên sinh ly cua ba me thơi ky sau đe

2. Cac biên cô dê găp trong thơi ky sau đe

3. Chăm soc cho ba me thơi ky sau đe

Bai 6: Suy thai va hôi sưc sơ sinh ngat sau đe

• Muc tiêu:

1. Kê 4 nhom nguyên nhân dân đên suy thai

2. Kê cac dâu hiêu bât thương vê tiêng tim thai va nươc ôi đê chân đoan suy thai

3. Chân đoan va phân loai ngat sơ sinh băng chi sô ap-ga

4. Kê trinh tư hôi sưc đôi vơi tre ngat

250

• Nôi dung:

1. Suy thai

2. Triêu chưng lâm sang

3. Phat hiên suy thai băng may ghi cơn co – suy thai

4. Sư tri suy thai

5. Chăm soc

5.1 Hồi sưc sơ sinh

5.2 Nội dung hôi sưc sơ sinh

Bai 7: Đai cương đe kho

• Muc tiêu:

1. Kê nhưng nguyên nhân chinh gây đe kho: vê phia me, vê phia thai va phân

phu

2. Kê đươc nhưng dâu hiêu dân tơi đe kho

• Nôi dung:

1. Nguyên nhân:

1.1 Nhưng nguyên nhân vê phia me

1.2 Nhưng nguyên nhân vê phia thai

1.3 Nhưng nguyên nhân do phân phu cua thai

1.4 Nhưng nguyên nhân do thây thuôc

2. Nhưng dâu hiêu đe kho

2.1 Nhưng dâu hiêu đe kho do tinh trang ngươi me

2.2 Nhưng dâu hiêu đe kho do cơn co tư cung

2.3 Nhưng dâu hiêu đe kho vê phia ngôi thai

2.4 Nhưng dâu hiêu đe kho do đô lot cua ngôi thai

2.5 Nhưng dâu hiêu đe kho do cô tư cung

2.6 Nhưng dâu hiêu đe kho do tinh trang sưc khoe cua thai

2.7 Nhưng dâu hiêu đe kho do ôi

2.8 Nhưng dâu hiêu đe kho do dây rau

Bai 8: Chưa ngoai tư cung

• Muc tiêu:

1. Đinh nghia va kê đươc 4 vi tri cua chưa ngoai tư cung

2. Kê đươc 3 nhom nguyên nhân thương dân đên chưa ngoai tư cung

3. Mô ta đươc 3 thê lâm ssang cua chưa ngoai tư cung

4. Trinh bay đươc cach xư tri khi nghi ngơ 1 trương hjơp chưa ngoai tư cung

5. Chân đoan phân biêt vơi 1sô bênh ly khac

• Nôi dung:

1. Đinh nghia va phân loai

2. Nguyên nhân

3. Lâm sang cac trương hơp chưa ngoai tư cung

3.1 Chưa ngoai tư cung chưa vơ

3.2 Triêu chưng cua chưa ngoai tư cung chưa vơ

3.3 Chưa ngoai tư cung thê huyêt tu thanh ngang

4. Chân đoan phân biêt

5. Xư tri chung

5.1 Tại tuyên y tê xa

5.2 Tai tuyên co kha năng mô

251

Bai 9: Rau tiên đao

• Muc tiêu:

1. Đinh nghia va phân loai đươc 2 loai rau tiên đao

2. Trinh bây đuwoc cac triêu chưng lâm sang cua rau tiên đo

3. Trinh bay đươc chân đoan phân biêt rau tiên đao vơi 1 sô bênh khac co chay

mau trong nưa cuôi ky thai

4. Trinh bay đươc cach xư tri đôi vơi rau tiên đao ơ cac tuyên khac nhau

• Nôi dung:

1. Đinh nghia va phân loai

1.1 Định nghia

1.2 Phân loai

2. Nguyên nhân cua rau tiên đao

3. Lâm sang cac trương hơp rau tiên đao

4. Thai đô xư tri đôi vơi rau tiên đao

4.1 Với rau tiên đao con chưa chuyên da

4.2 Rau tiên đoa đang chuyên da

Bai 10: Chay mau trong thơi ky sô rau va sau đe

• Muc tiêu:

1. Kê 4 nhom nguyên nhân chay mau sau đe

2. Nêu đươc cac dâu hiêu lâm sang cua tưng nguyên nhân

3. Trinh bay cach xư tri ban đâu vơi tưng nguyên nhân ơ cac tuyên

4. Nêu đươc cach phong ngưa chay mau sau đe

• Nôi dung:

1. Nguyên nhân cua chay mau sau đe

1.1 Bất thương vê bong rau, sô rau va cach xư tri ơ tuyên xa, tuyên huyên

1.2 Rau bong không hoan toan

2 Đơ tư cung

2.1 Nguyên nhân

2.2 Triêu chưng lâm sang

2.3 Thai đô xư tri

3 Chân thương đương sinh duc trong cuôc đe

4 Chay mau do bênh ly

5 Dư phong

Bai 11: Nhiêm HIV/AIDS vơi thai nghen va sinh đe

• Muc tiêu:

1. Mô ta đươc 4 đương lây va cac biên phap ưng dung đê phong HIV/AIDS

2. Trinh bay đươc cach xư tri thai vơi thai phu HIV (+)

3. Mô ta đươc cach điêu tri va chăm soc đê chông lây truyên HIV tue me sang

thai

4. Trinh bay đươc cac biên phpa xư trs va chăm socvơi tre sơ sinh co me HIV(+)

5. Mô ta đươc 5 viêc phai lam khi đơ đe cho san phu HiV(+)

• Nôi dung:

1. Cac đương lây cua HIV/AIDS va ưng dung đê phong khi cpo thai va sinh đe

2. Anh hương qua lai vơi thai nghen va sinh đe

3. Xư tri

Bai 12: Hôi chưng tăng huyêt ap, tiên san giât va san giât do thai nghen

252

• Muc tiêu:

1. Mô ta đươc hôi chưng tăng huyêt ap, tiên san giât va san giât khi co thai

nhưng thang cuôi

2. Phân biêt đươc cac hôi chưng trên vơi cac bênh ly khac đi kem vơi thai nghen

3. Kê đươc cac biên chưng thương găp cua cac hôi chưng trên

4. Trinh bay đươc xư tri va chăm soc cac hôi chưng trên tai cac tuyên điêu tri

khac nhau

5. Trinh bay đươc cach phong bênh đôi vơi cac hôi chưng kê trên

• Nôi dung:

1. Đai cương

2. Tăng huyêt sap do thai nghen

3. Tiên san giât

4. San giât

5. Chân đoan phân biêt

Bai 13: Chăm soc san phu nhiêm khuân sau đe

• Muc tiêu:

1. Trinh bay đươc cac dâu hiêu va triêu chưng cua cac hinh thai nhiêm khuân sau

đe

2. Mô ta cac yêu tô nguy cơ co lien quan đên cac nhiêm khuân sau đe va cach

phong ngưa

• Nôi dung:

1. Đai cương

2. Cac yêu tô nguy cơ

3. Cac hinh thai nhiêm khuân sau đe

Bai 14:Giao duc sưc khoe phu nư

• Muc tiêu:

1. Phân tich 3 nôi dung cân tư vân cho ngươi phu nư vê sưc khoe sinh san

2. Thưc hiên tư vân đây đu vê sưc khoe sinh san cho tưng đôi tương: vi thanh

niên, phu nư trong tuôi sinh san, phu nư tuôi man kinh

• Nôi dung:

1. Giao duc skss cho phu nư noi chung

2. Giao duc skss đôi vơi vi thanh niên

3. Giao duc skss cho phu nư ơ lưa tuôi sinh san

4. Giao duc skss cho phu nư trong thơi ky thai nghen

5. Giao duc skss cho phu nư tuôi man kinh

IV. Điêu kiên thưc hiên môn hoc

2. Phong hoc chuyên môn/ nha xương

Phong hoc ly thuyêt co đây đu âm thanh, anh sang đê thưc hiên môn hoc

2. Trang thiết bị máy móc:

- Phấn bảng, máy chiếu, máy tính.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Các slide bài giảng, giáo án, bút vở.

- Tài liệu, giáo trình.

4. Các điều kiện khác:

- Giáo viên phai co trinh đô đai hoc va sau đai hoc

- Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

253

1. Nội dung:

Sau khi học xong môn này, người học có khả năng:

* Về kiến thức:

Được đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu sau:

- Nắm được kiến thức căn bản vê ly thuyêt va thưc hanh chuyên môn bênh hoc san phu

khoa thông thương

- Hiểu được tâm lý cua ngươi bênh .

-Thai đô phuc vu ân cân niêm nơ đôi vơi bênh nhân va ngươi nha bênh nhân.

* Về kỹ năng:

- Đánh giá kỹ năng thực hành của người học trong các bài thực hành.

- Năm chăc phân ly thuyêt bai giang va phân thưc hanh tiên lâm sang, lâm sang thông

thương môn san phu khoa

* Về thái độ:

- Thể hiện tính cẩn thận, thao tác nhanh, tự giác trong học tập.

- Có thái độ học tập tích cực và ham học hỏi.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2. Phương pháp:

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1): 3 bài (LT: 2; TH: 1).

- Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2): 2 bài (LT: 1; TH: 1)

- Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi kết hợp lý thuyết và thực hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học này được áp dụng để giảng dạy cho

học sinh trình độ trung cấp.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên: Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải, minh họa, phát

vấn (nêu vấn đề). Phân nhóm cho người học trao đổi, thảo luận với nhau. Trình bày theo

nhóm.

- Đối với người học: Lắng nghe, ghi chép và thảo luận.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chương

mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy

4. Tài liệu tham khảo:

- Bênh hoc san phu khoa, nxb Y hoc

- Chăm soc sưc khoe sinh sna phu nư, Bô y tê –NXB y hoc 2005

- Bô y tê, dân sô- khh gia đinh, Nxb y hoc 2005

- Bô y tê chăm soc ba me trong thơi ky thai nghen, nxb y hoc 2005

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

- Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực hành

được tính vào giờ thực hành.

254

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu

Mã môn học: CDD08

Thời gian thực hiện môn học: 32 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận,

bài tập: 15 giờ; Kiểm tra 2 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Môn học được bố trí sau khi học đại cương và môn chuyên ngành

- Tính chất: Môn học bắt buộc

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

+ Trình bày một số khái niệm cơ bản về phục hồi chức năng/ Vật lý trị liệu

+ Xác định được mức độ khiếm khuyết, giảm chức năng và tàn tật thường gặp

- Về kỹ năng:

+ Thực hiện được một số kỹ thuật vật lý trị liệu, phục hồi chức năng thông thường cho người

bệnh

+ Hướng dẫn người bệnh và người nhà tự chăm sóc luyện tập phục hồi chức năng tại bệnh viện

và tại gia đình

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Học sinh có thái độ đúng về môn học trong áp dụng vào thực tế lâm sàng

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng

số

thuyết

Thực hành,

thínghiệm,

thảo luận, bài

tập

Kiểm

tra

1 Bài 1: Đại cương phục hồi chức năng – Vật

lý trị liệu

1. Vai trò của phục hồi chức năng trong hệ

thống chăm sóc sức khỏe

2. Khái niệm phục hồi chức năng – vật lý trị

liệu

2.1. Phục hồi chức năng

2.2. Vật lý trị liệu

3. Mục đích của phục hồi chức năng

4. Những nguyên tắc của phục hồi chức năng

5. Các hình thức phục hồi chức năng.

5.1. PHCN dựa vào bệnh viện và trung tâm

phục hồi chức năng

5.2. PHCN ngoại viện

5.3. PHCN dựa vào cộng đồng

2

2

0

2 Bài 2. Một số phương pháp phục hồi chức

năng – vật lý trị liệu

1. Các phương pháp phục hồi chức năng

1.1. Vận động trị liệu

1.2. Hoạt động trị liệu

1.3. Xoa bóp

2

1

1

255

1.4. Ngôn ngữ trị liệu

1.5. Giáo dục đặc biệt

1.6. Cung cấp chân, tay giả và các dụng cụ

chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp cho người tàn tật

1.7. Dạy nghề và hướng nghiệp

2. Các phương pháp vật lý trị liệu

2.1. Điện trị liệu

2.1.1. Kích thích điện

2.1.2. Điện dẫn thuốc

2.2. Ánh sáng trị liệu

2.2.1. Tia tử ngoại

2.2.2. Tia hồng ngoại

2.2.3. Tia lazer

3 Bài 3. Vai trò người điều dưỡng phục hồi

chức năng

1. Khái niệm về toán phục hồi

2. Định nghĩa và đặc điểm của điều dưỡng

phục hồi chức năng

2.1. Định nghĩa

2.2. Đặc điểm của điều dưỡng phục hồi chức

năng

3. Nhiệm vụ và vai trò của người điều dưỡng

phục hồi chức năng

3.1. Vai trò

3.2. Nhiệm vụ

1

1

0

4

Bài 4. Quá trình tàn tật và các biện pháp

phòng ngừa

1. Quá trình bệnh lý

2. Quá trình tàn tật

2.1. Khiếm khuyết

2.2. Giảm chức năng

2.3. Tàn tật

3. Nguyên nhân, phân loại và hậu quả của tàn

tật

3.1. Nguyên nhân của tàn tật

3.2. Phân loại tàn tật

3.3. Hậu quả của tàn tật

3.3.1. Đối với người tàn tật

3.3.2. Đối với gia đình

3.3.3. Đối với xã hội

4. Các biện pháp phòng ngừa tàn tật

2

2

0

1

5

Bài 5: Phục hồi chức năng cho người khó

khăn về vận động

A. Vận động trị liệu

1. Mục đích của vận động trị liệu

3

1

2

256

2. Chỉ định, chống chỉ định của tập vận động

2.1. Chỉ định

2.2. Chống chỉ định

3. Các bài tập vận động

3.1. Tập vận động chủ động

3.2. Tập vận động thụ động

3.3. Tập vận động có trợ giúp

3.4. Tập vận động có kháng trở

B. PHCN cho người khó khăn về vận động

1. Nguyên nhân gây khó khăn về vận động

2. Kỹ thuật chăm sóc, PHCN cho người khó

khăn về vận động

2.1. Tập lăn nghiêng

2.2. Tập ngồi dậy

2.3. Tập thăng bằng

2.4. Các bài tập đối với tay

2.5. Các bài tập đối với chân

2.6. Hướng dẫn tập đi

2.7. Hướng dẫn người tàn tật sử dụng các

dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp

2.8. Hướng dẫn người tàn tật trong sinh hoạt

hàng ngày

6

Bài 6: Phục hồi chức năng cho người tổn

thương thần kinh trung ương, thần kinh

ngoại biên

1. Đại cương

2. Triệu chứng tổn thương dây thần kinh

ngoại biên

3. Phục hồi chức năng cho tổn thương thần

kinh ngoại biên

3.1. Mục đích

3.2. Một số phương pháp phục hồi chức năng

3.2.1. Ngăn ngừa biến dạng chi

3.2.2. Giảm tình trạng sưng nề hoặc teo nhẽo

3.2.3. Duy trì tầm hoạt động tối đa của khớp

3.2.4. Gia tăng sức mạnh của các nhóm cơ bị

liệt

3.2.5. Rèn luyện chức năng vận động thông

qua các bài tập vận động và hoạt động trị liệu

3

1

2

7

Bài 7: Phục hồi chức năng cho người bệnh

bại não

1. Định nghĩa

2. Nguyên nhân

2.1. Trước khi sinh

2.2. Trong khi sinh

2.3. Sau khi sinh

3. Phân loại lâm sàng

3

1

2

257

3.1. Các dấu hiệu nhận biết bại não

3.2. Phân loại

3.2.1. Thể co cứng

3.2.2. Thể múa vờn

3.2.3. Thể thất điều

3.2.4. Thể phối hợp co cứng và múa vờn

4. Phục hồi chức năng

4.1. Nguyên tắc

4.2. Mục đích

4.3. Một số phương pháp cụ thể để PHCN trẻ

bại não

4.3.1. Tư thế năm

4.3.2. Tư thế đứng

5. Một số vấn đề chăm sóc trẻ bại não

5.1. Chăm sóc ăn uống

8

Bài 8: Phục hồi chức năng người bệnh gãy

xương.

1. Đại cương gãy xương.

2. Các biến chứng sau gãy xương và điều trị

gãy xương

2.1. Các biến chứng sau gãy xương

2.2. Các biến chứng sau điều trị gãy xương

3. Phục hồi chức năng gãy xương

3.1. Giai đoạn bất động

3.2. Giai đoạn sau bất động

3

1

2

9

Bài 9: Phục hồi chức năng cho người bệnh

hô hấp.

1. Đại cương

2. Mục đích phục hồi chức năng hệ hô hấp

3. Các kỹ thuật phục hồi chức năng hệ hô hấp

3.1. Các bài tập thở

3.1.1. Tập thở hoành

3.1.2. Tập thở qua vật cản

3.2. Các bài vận động ngực

3.2.1. Vận động một bên ngực

3.2.2. Vận động ngực trên và kéo duỗi các cơ

ngực

3.2.3. Vận động ngực trên và hai vai

3.3. Ho hữu hiệu.

3.4. Dẫn lưu tư thế

3

1

2

10

Bài 10: Phục hồi chức năng bệnh nhân

trước và sau phẩu thuật.

1. Đại cương

2. Chăm sóc, phục hồi chức năng cho bệnh

nhân phẩu thuật lồng ngực.

3. Chăm sóc, phục hồi chức năng cho bệnh

nhân phẩu thuật ổ bụng

3

1

2

258

11

Bài 11. Phục hồi chức năng chăm sóc điều

dưỡng bỏng.

1. Đại cương về bỏng

1.1. Nguyên nhân gây bỏng

2. Phân loại bỏng

2.1. Phân loại theo độ sâu

2.2. Phân loại theo diện tích

3. Tiến triển bỏng

3.1. Giai đoạn sốc bỏng

3.2. Giai đoạn nhiễm độc

3.3. Giai đoạn nhiễm khuẩn

3.4. Giai đoạn suy nhược

3.5. Giai đoạn phục hồi

4. Các biến chứng của bỏng

4.1. Tại chổ

4.2. Toàn thân

5. Điều trị, chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi

5.1. Toàn thân

5.1.1. Chống mất dịch và chống sốc

5.1.2. Chống đau

5.1.3. Chống nhiễm khuẩn

5.1.4. Dinh dưỡng

5.2. Chăm sóc và phục hồi chức năng vết

bỏng

5.2.1. Mục tiêu.

5.2.2. Vai trò của điều dưỡng trong phục hồi

chức năng bỏng

5.2.3. Chăm sóc điều dưỡng bỏng

3

1

2

12

Bài 12: Phục hồi chức năng cho bệnh nhân

liệt nữa người

I. Đại cương

1. Định nghĩa

2. Biểu hiện lâm sàng

3. Hậu quả của liệt nữa người.

II. Nguyên tắc và mục tiêu chăm sóc điều

dưỡng

1. Nguyên tắc PHCN

2. Mục đích

III. Chăm sóc phục hồi giai đoạn sớm.

1. Giáo dục.

2. Theo dõi.

3. Chăm sóc , trợ giúp

IV. Chăm sóc giai đoạn phục hồi tại bệnh

viện

1. Giáo dục

2. Chăm sóc, hướng dẫn, trợ giúp và vận động

2.1. Phục hồi chức năng vận động

2.2. Chăm sóc phục hồi cảm giác

2

2

1

259

2.3. Phục hồi ngôn ngữ, giao tiếp

2.4. Phục hồi tâm lý tinh thần

V. Hướng dẫn chăm sóc giai đoạn thích nghi

tại nhà

1. Phòng ngừa tái phát.

2. Tái hòa nhập gia đình, xã hội, hướng

nghiệp

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Đại cương phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu

Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được định nghĩa và mục đích của phục hồi chức năng.

- Mô tả ba hình thức phục hồi chức năng

2. Nội dung bài:

1. Vai trò của phục hồi chức năng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe

2. Khái niệm phục hồi chức năng – vật lý trị liệu

2.1. Phục hồi chức năng

2.2. Vật lý trị liệu

3. Mục đích của phục hồi chức năng

4. Những nguyên tắc của phục hồi chức năng

5. Các hình thức phục hồi chức năng.

5.1. PHCN dựa vào bệnh viện và trung tâm phục hồi chức năng

5.2. PHCN ngoại viện

5.3. PHCN dựa vào cộng đồng

Bài 2. Một số phương pháp phục hồi chức năng – vật lý trị liệu

Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được các phương pháp phục hồi chức năng

- Trình bày các phương pháp vật lý trị liệu

2. Nội dung bài:

1. Các phương pháp phục hồi chức năng

1.1. Vận động trị liệu

1.2. Hoạt động trị liệu

1.3. Xoa bóp

1.4. Ngôn ngữ trị liệu

1.5. Giáo dục đặc biệt

1.6. Cung cấp chân, tay giả và các dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp cho người tàn tật

1.7. Dạy nghề và hướng nghiệp

2. Các phương pháp vật lý trị liệu

2.1. Điện trị liệu

2.1.1. Kích thích điện

2.1.2. Điện dẫn thuốc

2.2. Ánh sáng trị liệu

2.2.1. Tia tử ngoại

2.2.2. Tia hồng ngoại

2.2.3. Tia lazer

Bài 3. Vai trò người điều dưỡng phục hồi chức năng

Thời gian: 1 giờ

260

1. Mục tiệu

- Trình bày được các thành viên trong nhóm phục hồi chức năng

- Trình bày nhiệm vụ, vai trò của điều dưỡng phục hồi chức năng

2. Nội dung Bài:

1. Khái niệm về toán phục hồi

2. Định nghĩa và đặc điểm của điều dưỡng phục hồi chức năng

2.1. Định nghĩa

2.2. Đặc điểm của điều dưỡng phục hồi chức năng

3. Nhiệm vụ và vai trò của người điều dưỡng phục hồi chức năng

3.1. Vai trò

3.2. Nhiệm vụ

Bài 4. Quá trình tàn tật và các biện pháp phòng ngừa

1. Mục tiêu:

- Trình bày diễn biến quá trình tàn tật

- Phân loại tàn tật theo 7 nhóm của tổ chức y tế thế giới

- Trình bày được hậu quả của tàn tật và các biện pháp phòng ngừa

2. Nội dung bài:

1. Quá trình bệnh lý

2. Quá trình tàn tật

2.1. Khiếm khuyết

2.2. Giảm chức năng

2.3. Tàn tật

3. Nguyên nhân, phân loại và hậu quả của tàn tật

3.1. Nguyên nhân của tàn tật

3.2. Phân loại tàn tật

3.3. Hậu quả của tàn tật

3.3.1. Đối với người tàn tật

3.3.2. Đối với gia đình

3.3.3. Đối với xã hội

4. Các biện pháp phòng ngừa tàn tật

Bài 5: Phục hồi chức năng cho người khó khăn về vận động

Thời gian: 2 giời

1. Mục tiêu:

- Trình bày các bài tập vận động trong phục hồi chức năng

- Trình bày một số kỹ thuật chăm sóc, phục hồi chức năng cho người khó khăn về vận

động

2. Nộ dung bài:

A. Vận động trị liệu

1. Mục đích của vận động trị liệu

2. Chỉ định, chống chỉ định của tập vận động

2.1. Chỉ định

2.2. Chống chỉ định

3. Các bài tập vận động

3.1. Tập vận động chủ động

3.2. Tập vận động thụ động

3.3. Tập vận động có trợ giúp

3.4. Tập vận động có kháng trở

B. PHCN cho người khó khăn về vận động

261

1. Nguyên nhân gây khó khăn về vận động

2. Kỹ thuật chăm sóc, PHCN cho người khó khăn về vận động

2.1. Tập lăn nghiêng

2.2. Tập ngồi dậy

2.3. Tập thăng bằng

2.4. Các bài tập đối với tay

2.5. Các bài tập đối với chân

2.6. Hướng dẫn tập đi

2.7. Hướng dẫn người tàn tật sử dụng các dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp

2.8. Hướng dẫn người tàn tật trong sinh hoạt hàng ngày

Bài 6: Phục hồi chức năng cho người tổn thương thần kinh trung ương, thần kinh ngoại

biên

Thời gian: 3 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được triệu chwngscuar tổn thương thần kinh ngoại biên

- Trình bày được các phương pháp phục hồi chức năng cho tổn thương thần kinh ngoại biên

2. Nội dung bài:

1. Đại cương

2. Triệu chứng tổn thương dây thần kinh ngoại biên

3. Phục hồi chức năng cho tổn thương thần kinh ngoại biên

3.1. Mục đích

3.2. Một số phương pháp phục hồi chức năng

3.2.1. Ngăn ngừa biến dạng chi

3.2.2. Giảm tình trạng sưng nề hoặc teo nhẽo

3.2.3. Duy trì tầm hoạt động tối đa của khớp

3.2.4. Gia tăng sức mạnh của các nhóm cơ bị liệt

3.2.5. Rèn luyện chức năng vận động thông qua các bài tập vận động và hoạt động trị liệu

Bài 7: Phục hồi chức năng cho người bệnh bại não

Thời gian: 3 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày nguyên nhân, cách phân loại bại não

- Nêu một số nguyên tắc và kỹ thuật phục hồi cho trẻ bại não

2. Nộ dung bài:

1. Định nghĩa

2. Nguyên nhân

2.1. Trước khi sinh

2.2. Trong khi sinh

2.3. Sau khi sinh

3. Phân loại lâm sàng

3.1. Các dấu hiệu nhận biết bại não

3.2. Phân loại

3.2.1. Thể co cứng

3.2.2. Thể múa vờn

3.2.3. Thể thất điều

3.2.4. Thể phối hợp co cứng và múa vờn

4. Phục hồi chức năng

4.1. Nguyên tắc

4.2. Mục đích

262

4.3. Một số phương pháp cụ thể để PHCN trẻ bại não

4.3.1. Tư thế năm

4.3.2. Tư thế đứng

5. Một số vấn đề chăm sóc trẻ bại não

5.1. Chăm sóc ăn uống

Bài 8: Phục hồi chức năng người bệnh gãy xương.

Thời gian: 3 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày nguyên nhân, biểu hiện và biến chứng của gãy xương

- Thực hiện được các biện pháp phục hồi chức năng của gãy xương

2. Nội dung bài:

1. Đại cương gãy xương.

2. Các biến chứng sau gãy xương và điều trị gãy xương

2.1. Các biến chứng sau gãy xương

2.2. Các biến chứng sau điều trị gãy xương

3. Phục hồi chức năng gãy xương

3.1. Giai đoạn bất động

3.2. Giai đoạn sau bất động

Bài 9: Phục hồi chức năng cho người bệnh hô hấp.

Thời gian: 3 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày mục đích phục hồi chức năng hệ hô hấp

- Trình bày các kỹ thuật phục hồi chức năng cho hệ hô hấp

2. Nội dung bài:

1. Đại cương

2. Mục đích phục hồi chức năng hệ hô hấp

3. Các kỹ thuật phục hồi chức năng hệ hô hấp

3.1. Các bài tập thở

3.1.1. Tập thở hoành

3.1.2. Tập thở qua vật cản

3.2. Các bài vận động ngực

3.2.1. Vận động một bên ngực

3.2.2. Vận động ngực trên và kéo duỗi các cơ ngực

3.2.3. Vận động ngực trên và hai vai

3.3. Ho hữu hiệu.

3.4. Dẫn lưu tư thế

Bài 10: Phục hồi chức năng bệnh nhân trước và sau phẩu thuật.

Thời gian: 3 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày mục đích của phục hồi chức năng trước và sau phẩu thuật

- Thực hiện được các kỹ thuật phục hồi chức năng cho bệnh nhân trước và sau phẩu thuật

2. Nội dung bài:

1. Đại cương

2. Chăm sóc, phục hồi chức năng cho bệnh nhân phẩu thuật lồng ngực.

3. Chăm sóc, phục hồi chức năng cho bệnh nhân phẩu thuật ổ bụng

Bài 11. Phục hồi chức năng chăm sóc điều dưỡng bỏng.

Thời gian: 3 giờ

1. Mục tiêu:

263

- Trình bày được nguyên nhân, phân loại và các giai đoạn diễn biến của bỏng

- Trình bày cách chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân bỏng

2. Nội dung bài:

1. Đại cương về bỏng

1.1. Nguyên nhân gây bỏng

2. Phân loại bỏng

2.1. Phân loại theo độ sâu

2.2. Phân loại theo diện tích

3. Tiến triển bỏng

3.1. Giai đoạn sốc bỏng

3.2. Giai đoạn nhiễm độc

3.3. Giai đoạn nhiễm khuẩn

3.4. Giai đoạn suy nhược

3.5. Giai đoạn phục hồi

4. Các biến chứng của bỏng

4.1. Tại chổ

4.2. Toàn thân

5. Điều trị, chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi

5.1. Toàn thân

5.1.1. Chống mất dịch và chống sốc

5.1.2. Chống đau

5.1.3. Chống nhiễm khuẩn

5.1.4. Dinh dưỡng

5.2. Chăm sóc và phục hồi chức năng vết bỏng

5.2.1. Mục tiêu.

5.2.2. Vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng bỏng

5.2.3. Chăm sóc điều dưỡng bỏng

Bài 12: Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nữa người

Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày định nghĩa, nguyên nhân, hậu quả liệt nữa người

- Trình bày phương pháp điều dưỡng phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nữa người theo

từng giai đoạn

2. Nội dung bài:

I. Đại cương

1. Định nghĩa

2. Biểu hiện lâm sàng

3. Hậu quả của liệt nữa người.

II. Nguyên tắc và mục tiêu chăm sóc điều dưỡng

1. Nguyên tắc PHCN

2. Mục đích

III. Chăm sóc phục hồi giai đoạn sớm.

1. Giáo dục.

2. Theo dõi.

3. Chăm sóc , trợ giúp

IV. Chăm sóc giai đoạn phục hồi tại bệnh viện

1. Giáo dục

2. Chăm sóc, hướng dẫn, trợ giúp và vận động

264

2.1. Phục hồi chức năng vận động

2.2. Chăm sóc phục hồi cảm giác

2.3. Phục hồi ngôn ngữ, giao tiếp

2.4. Phục hồi tâm lý tinh thần

V. Hướng dẫn chăm sóc giai đoạn thích nghi tại nhà

1. Phòng ngừa tái phát.

2. Tái hòa nhập gia đình, xã hội, hướng nghiệp

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết có đầy đủ âm thanh, ánh

sáng để thực hiện môn học.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Phấn bảng, máy chiếu, máy tính.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Các slide bài giảng, giáo án, bút vở.

- Tài liệu, giáo trình.

4. Các điều kiện khác:

- Giáo viên phải có trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng,có năng lực,phẩm chất

đạo đức tốt.

- Có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Trình bày một số khái niệm cơ bản về phục hồi chức năng/ Vật lý trị liệu

+ Xác định được mức độ khiếm khuyết, giảm chức năng và tàn tật ở các bệnh đã được học

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được một số kỹ thuật vật lý trị liệu, phục hồi chức năng thông thường cho người

bệnh

+ Hướng dẫn người bệnh và người nhà tự chăm sóc luyện tập phục hồi chức năng tại bệnh viện

và tại gia đình

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2. Phương pháp:

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên (lấy điểm hệ số 1): 2 bài (LT: 1; TH: 1).

- Kiểm tra định kỳ theo chương trình (lấy điểm hệ số 2): 1 bài (LT: 1)

- Kiểm tra kết thúc học phần theo quy định: Bài thi lý thuyết tự luận

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:Chương trình môn học này được áp dụng để giảng dạy cho học

sinh trình độ trung cấp.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên: Sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giải, làm

mẫuminh họa,phát vấn (nêu vấn đề). Phân nhóm cho người học để thực hành, thảo luận

với nhau.

- Đối với người học:Lắng nghe, ghi chép vàchia nhóm thực hành các kỹ thuật

3. Những trọng tâm cần chú ý: - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội

dung của từng bài học, chương mục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để

đảm bảo chất lượng giảng dạy

4. Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình phục hồi chức năng của nhà trường

- Phục hồi chức năng – vật lý trị liệu , Trường đại học Y Hà Nội

265

- Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, Hội phục hồi chức năng Việt Nam

Ch­¬ng tr×nh m«n häc Tªn häc phÇn: Ch¨m sãc søc khoÎ céng ®ång M· m«n häc: CDD09

Sè ®¬n vÞ häc tr×nh: 3 §VHT/ 60 tiÕt

- Sè tiÕt lý thuyÕt: 30 tiÕt

- Sè tiÕt thùc hµnh: 30 tiÕt

1. Thêi ®iÓm thùc hiÖn: Häc kú I (N¨m thø hai)

2. Thêi gian: Sè tiÕt/ tuÇn: 4 tiÕt; tæng sè: 15 tuÇn.

3. Môc tiªu häc phÇn: - Tr×nh bµy kh¸i niÖm vÒ ®iÒu d­ìng céng ®ång, chøc n¨ng vµ nhiÖm vô cña ng­êi

§iÒu d­ìng trong ch¨m sãc søc khoÎ céng ®ång.

- Tr×nh bµy qui tr×nh ®iÒu d­ìng céng ®ång vµ ¸p dông qui tr×nh ®Ó lËp kÕ ho¹ch

ch¨m sãc cho c¸ nh©n, gia ®×nh vµ céng ®ång.

- Thùc hiÖn ch¨m sãc søc khoÎ t¹i gia ®×nh vµ céng ®ång.

- Ghi chÐp vµ qu¶n lý hå s¬ søc khoÎ t¹i Tr¹m y tÕ.

6. Néi dung häc phÇn: sè

TT Tªn bµi häc

sè tiÕt Lý

thuyÕt

sè tiÕt Thùc

hµnh

1 Kh¸i niÖm vÒ ®iÒu d­ìng céng ®ång 6

2 L­îng gi¸ nhu cÇu vµ lËp kÕ ho¹ch ch¨m sãc søc

khoÎ cho côm d©n c­ 6

3 Qui tr×nh ®iÒu d­ìng céng ®ång 6 10

4 Th¨m vµ ch¨m sãc søc khoÎ t¹i gia ®×nh 6 10

5 Qu¶n lý søc khoÎ t¹i Tr¹m y tÕ 6 10

Tæng sè 30 30

7. H­íng dÉn thùc hiÖn häc phÇn: * Gi¶ng d¹y:

- Lý thuyÕt: ThuyÕt tr×nh, thùc hiÖn ph­¬ng ph¸p d¹y-häc tÝch cùc.

- Thùc hµnh: Thùc tËp t¹i phßng thùc tËp cña nhµ tr­êng, sö dông qui tr×nh kü

thuËt ®Ó d¹y thùc hµnh, xem Video, Slide. * §¸nh gi¸:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 2 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi viÕt, sö dông c©u hái thi truyÒn thèng c¶i tiÕn

vµ c©u hái thi tr¾c nghiÖm 8. Tµi liÖu tham kh¶o:

- Y tÕ céng ®ång, Nhµ xuÊt b¶n Y häc, 1995

- Sæ tay ®iÒu d­ìng céng ®éng ®ång vµ søc khoÎ gia ®×nh, Nhµ xuÊt b¶n Y häc, 1998

- Ch¨m sãc ®iÒu d­ìng ë céng ®ång, tËp I vµ II, Nhµ xuÊt b¶n Y häc, 1998

- Sæ tay gi¶ng d¹y ®iÒu d­ìng céng ®ång, Ch­¬ng tr×nh n©ng cao n¨ng lùc §iÒu

d­ìng- N÷ Hé sinh, 2000

- Sæ tay ®iÒu d­ìng céng ®ång, Nhµ xuÊt b¶n Y häc, 1998

266

Tªn häc phÇn: Qu¶n lý ®iÒu d­ìng

Sè §VHT: 2 §VHT/ 30 giê

M· m«n häc: CDD10

1. Thêi ®iÓm thùc hiÖn häc phÇn: Häc kú I (N¨m thø 2)

2. Thêi gian: Sè giê/ tuÇn: 3 giê, tæng sè: 10 tuÇn

3. Môc ®Ých cña häc phÇn:

VÒ th¸i ®é

- TËn tuþ víi sù nghiÖp ch¨m sãc, b¶o vÖ vµ n©ng cao søc khoÎ nh©n d©n, hÕt

lßng phôc vô ng­êi bÖnh.

- T«n träng vµ ch©n thµnh hîp t¸c víi ®ång nghiÖp, gi÷ g×n vµ ph¸t huy truyÒn

thèng tèt ®Ñp cña ngµnh.

- Khiªm tèn häc tËp v­¬n lªn.

VÒ kiÕn thøc:

- Nh÷ng quy luËt c¬ b¶n vÒ:

- CÊu t¹o, ho¹t ®éng vµ chøc n¨ng cña c¬ thÓ con ng­êi trong tr¹ng th¸i b×nh th­êng

vµ bÖnh lý.

- Sù t¸c ®éng qua l¹i gi÷a m«i tr­êng sèng vµ søc khoÎ con ng­êi, c¸c biÖn ph¸p duy

tr× vµ c¶i thiÖn ®iÒu kiÖn sèng ®Ó b¶o vÖ vµ n©ng cao søc khoÎ.

- Nh÷ng nguyªn t¾c c¬ b¶n vÒ ch¨m sãc, chÈn ®o¸n ®iÒu d­ìng vµ phßng bÖnh

- LuËt ph¸p, chÝnh s¸ch cña nhµ n­íc vÒ c«ng t¸c ch¨m sãc, b¶o vÖ vµ n©ng cao

søc khoÎ cña nh©n d©n.

- Ph­¬ng ph¸p luËn khoa häc trong c«ng t¸c ch¨m sãc, phßng bÖnh, ch÷a bÖnh vµ

nghiªn cøu khoa häc.

VÒ kü n¨ng:

- Tæ chøc thùc hiÖn tèt y lÖnh cña B¸c sü, ®Ò xuÊt c¸c biÖn ph¸p xö lý hîp lý, phèi

hîp víi B¸c sü ®Ó ch¨m sãc vµ n©ng cao søc khoÎ ng­êi bÖnh.

- Thùc hiÖn ®­îc ®Çy ®ñ vµ thµnh th¹o c¸c kü thuËt ch¨m sãc ®iÒu d­ìng.

- X©y dùng, lËp kÕ ho¹ch thùc hiÖn vµ tæ chøc thùc hiÖn quy tr×nh ®iÒu d­ìng.

- Lµm tèt c«ng t¸c qu¶n lý ngµnh, tham gia tæ chøc vµ ®µo t¹o c¸n bé ®iÒu d­ìng

vµ c¸c nh©n viªn Y tÕ.

- ¸p dông y häc cæ truyÒn trong c«ng t¸c ch¨m sãc, phßng vµ ch÷a bÖnh.

- Tham gia ph¸t hiÖn sím c¸c bÖnh dÞch t¹i ®Þa ph­¬ng vµ ®Ò xuÊt c¸c biÖn ph¸p

phèi hîp nh»m phßng chèng dÞch.

- T­ vÊn, gi¸o dôc søc khoÎ cho ng­êi bÖnh vµ céng ®ång.

- Phèi hîp thùc hiÖn tèt c«ng t¸c ch¨m sãc søc khoÎ ban ®Çu, kÕ ho¹ch ho¸ gia

®×nh, n©ng cao søc khoÎ céng ®ång vµ b¶o vÖ m«i tr­êng søc khoÎ.

- Sö dông ®­îc tèi thiÓu mét ngo¹i ng÷ ®Ó ®äc vµ hiÓu ®­îc tµi liÖu chuyªn m«n.

4. §iÒu kiÖn tiªn quyÕt:

Häc sinh cã tr×nh ®é v¨n hãa PTTH hoÆc t­¬ng ®­¬ng. §Ó häc tèt häc phÇn nµy

häc sinh cÇn kiÕn thøc vÒ x· héi vµ cÇn th­êng xuyªn cËp nhËt th«ng tin trªn s¸ch b¸o, ti

vi.

5. Néi dung tãm t¾t:

§µo t¹o ng­êi häc ®iÒu d­ìng cã phÈm chÊt ®¹o ®øc tèt, cã th¸i ®é ®óng ®¾n; cã

kiÕn thøc khoa häc c¬ b¶n v÷ng; cã kiÕn thøc vµ kü n¨ng vÒ chuyªn m«n, nghiÖp vô ë

tr×nh ®é ®¹i häc ®Ó thùc hiÖn ch¨m sãc, nu«i d­ìng, phßng bÖnh, phôc håi søc khoÎ

nh©n d©n, cã kh¶ n¨ng tæ chøc vµ qu¶n lý c¸c ho¹t ®éng ®iÒu d­ìng, nghiªn cøu khoa häc

vµ tù häc v­¬n lªn.

6. KÕ ho¹ch lªn líp:

Lý thuyÕt Th¶o luËn (Xemina) Tæng sè

30 tiÕt 0 tiÕt 30 tiÕt

267

7. Ph­¬ng ph¸p d¹y - häc

Gi¸o viªn kÕt hîp sö dông c¸c ph­¬ng ph¸p; thuyÕt tr×nh, diÔn gi¶ng cã minh häa,

ph¸t vÊn, th¶o luËn nhãm.

08. §¸nh gi¸:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Thi viÕt

- H×nh thøc kiÓm tra vµ thi: Sö dông ph­¬ng ph¸p ra c¸c c©u hái truyÒn thèng vµ

c¸c c©u hái tr¾c nghiÖm.

- Thang ®iÓm ®¸nh gi¸ thang ®iÓm 10/10.

09. §Ò c­¬ng chi tiÕt:

Ch­¬ng I: Thùc hµnh ch¨m sãc vµ gi¸o dôc søc khoÎ:

1.1. §ãn tiÕp, gi¸o dôc vµ t­ vÊn cho bÖnh nh©n, nh©n d©n ®Õn c¬ së y tÕ ®Ó kh¸m,

ch÷a bÖnh hoÆc yªu cÇu t­ vÊn.

1.2. X©y dùng vµ tæ chøc thùc hiÖn qui tr×nh ®iÒu d­ìng.

1.3. Theo dâi vµ ph¸t hiÖn nh÷ng diÔn biÕn cña bÖnh, ghi chÐp ®Çy ®ñ vµo phiÕu theo

dâi vµ trao ®æi víi B¸c sü ®iÒu trÞ.

1.4 Thùc hiÖn cÊp cøu ban ®Çu vµ tham gia cÊp cøu ng­êi bÖnh.

1.5 Thùc hiÖn vµ tæ chøc thùc hiÖn y lÖnh cña thÇy thuèc, hç trî b¸c sÜ tiÕn hµnh c¸c

thñ thuËt ®iÒu trÞ.

1.6 Ch¨m sãc bÖnh nh©n giai ®o¹n cuèi, thùc hiÖn tèt chÕ ®é tö vong.

1.7 Tham gia CSSK ban ®Çu cho céng ®ång trong ph¹m vi ®­îc ph©n c«ng.

Ch­¬ng II: Qu¶n lý ®iÒu d­ìng:

2.1. Qu¶n lý buång bÖnh, bÖnh nh©n, phßng kh¸m n¬i lµm viÖc.

2.2. Qu¶n lý trang thiÕt bÞ, thuèc, hå s¬ bÖnh ¸n vµ c¸c tµi s¶n kh¸c.

2.3. Qu¶n lý c«ng t¸c hµnh chÝnh t¹i khoa phßng viÖn, bÖnh viÖn.

2.4. Qu¶n lý, ®iÒu hµnh vµ sö dông nh©n lùc ®Ó ch¨m sãc, phôc vô ng­êi bÖnh.

2.5. §iÒu hµnh, gi¸m s¸t c¸c ho¹t ®éng ®iÒu d­ìng vµ thùc hiÖn c¸c chÕ ®é cña ®¬n vÞ.

Ch­¬ng III: Thùc hiÖn c«ng t¸c ®µo t¹o vµ nghiªn cøu khoa häc:

3.1. Gióp ®ì ®ång nghiÖp, tham gia ®µo t¹o, huÊn luyÖn c¸n bé, nh©n viªn y tÕ.

3.2. Tham gia nghiªn cøu vÒ ®iÒu d­ìng vµ c¸c NCKH kh¸c trong ph¹m vi cã thÓ.

3.3. Tham dù c¸c líp ®µo t¹o liªn tôc, n©ng cao tr×nh ®é chuyªn m«n vµ tù häc ®Ó n©ng

cao nghiÖp vô.

10. Trang thiÕt bÞ d¹y - häc:

Gi¸o tr×nh häc phÇn c¸c lo¹i ph­¬ng tiÖn vµ ®å dïng d¹y häc (m¸y chiÕu Overhead,

Mediajector, m¸y vi tÝnh, c¸c b¨ng t­ liÖu, c¸c ®Üa h×nh, giÊy chÞu nhiÖt,….) cã liªn

quan ®Õn néi dung ch­¬ng tr×nh m«n häc.

11. Yªu cÇu vÒ gi¸o viªn:

Gi¸o viªn cã tr×nh ®é §¹i häc trë lªn vÒ c¸c ngµnh/ chuyªn ngµnh §iÒu d­ìng, cã

kiÕn thøc vÒ khoa häc s­ ph¹m, cã thùc tiÔn c«ng t¸c vµ t­ c¸ch c«ng d©n tèt.

12. Tµi liÖu tham kh¶o:

+ TrÇn V¨n Tr¶n, Bïi Anh TuÊn, §Æng Hång Thuý, Phan Thuû Chi, CÈm nang

khëi sù kinh doanh & Qu¶n trÞ doanh nghiÖp, NXB §HQG Hµ Néi 2005.

+ §ç Minh C­¬ng, Ph­¬ng Kú S¬n, Vai trß con ng­êi trong qu¶n lý doanh nghiÖp,

NXB ChÝnh trÞ Quèc gia, 1995.

+ Ng« §×nh Giao, C«ng nghÖ qu¶n trÞ kinh doanh vµ qu¶n trÞ kinh doanh dÞch

vô cña doanh nghiÖp, NXB Gi¸o dôc, 1997.

+ Ph­¬ng Hµ, NghÖ thuËt ®iÒu hµnh doanh nghiÖp võa vµ nhá, NXB Thµnh phè

Hå ChÝ Minh, 1995.

268

CH¦¥NG TR×NH M¤N HäC

Thùc tËp ch¨m sãc Søc khoÎ ng­êi bÖnh néi khoa 1

1. Sè ®¬n vÞ häc tr×nh: 3 §VHT/ 180 giê

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng néi khoa I: 90

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng néi khoa II: 90

2. Thêi ®iÓm thùc hiÖn: Häc kú II n¨m thø nhÊt

3. Thêi gian: Sè giê/ tuÇn: 40 giê; tæng sè: 4,5 tuÇn.

4. Môc tiªu häc phÇn:

- Giao tiÕp, h­íng dÉn, gi¸o dôc søc khoÎ cho ng­êi bÖnh, ng­êi nhµ cña hä.

- NhËn ®Þnh triÖu chøng l©m sµng c¸c bÖnh néi khoa th­êng gÆp trªn ng­êi

bÖnh.

- LËp kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh néi khoa.

- Thùc hiÖn nh÷ng kü thuËt ch¨m sãc th«ng th­êng, kiÕn tËp mét sè kü thuËt

ch¨m sãc ®Æc biÖt trªn ng­êi bÖnh néi khoa.

- RÌn luyÖn ®¹o ®øc ng­êi ®iÒu d­ìng, t¸c phong thËn träng, chÝnh x¸c.

5. Néi dung häc phÇn:

- Thùc hµnh c¸c kiÕn thøc, kü n¨ng ®· häc cña m«n häc §iÒu d­ìng néi khoa

vµo thùc tÕ l©m sµng vµ ch¨m sãc ng­êi bÖnh

- Thùc hiÖn c¸c quy tr×nh ch¨m sãc ng­êi bÖnh néi khoa víi c¸c chØ tiªu tay

nghÒ ghi trong b¶ng d­íi ®©y:

Thùc tËp ®iÒu d­ìng néi khoa I:

TT néi dung thùc tËp GhØ tiªu tay nghÒ

Thùc hµnh

1 NhËn ®Þnh t×nh tr¹ng ng­êi bÖnh: tiªu ho¸, h« hÊp, tiÕt

niÖu, tim m¹ch 8

2 LËp kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh néi khoa 4

3 Thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh néi khoa 4

269

3 Tiªm b¾p 8

4 Tiªm tÜnh m¹ch 4

5 TruyÒn dÞch 4

6 §o m¹ch - nhiÖt ®é - huyÕt ¸p 15

7 Thay chiÕu, v¶i tr¶i gi­êng 8

8 Ch¨m sãc, phßng ngõa loÐt Ðp 2

9 Cho ng­êi bÖnh ¨n b»ng th×a 4

10 Cho ng­êi bÖnh thë Oxy 4

11 LÊy bÖnh phÈm lµm xÐt nghiÖm 8

12 Thôt th¸o, thôt gi÷ 2

13 Phô gióp B¸c sÜ chäc dß tuû sèng, mµng bông 2

14 T¾m, vÖ sinh th©n thÓ cho ng­êi bÖnh 2

15 Géi ®Çu cho ng­êi bÖnh 2

16 Gi¸o dôc søc khoÎ cho ng­êi bÖnh vµ th©n nh©n cña hä 4

17 Ghi chÐp hå s¬ bÖnh ¸n vµ biÓu mÉu ch¨m sãc néi khoa 8

KiÕn tËp

1 Th«ng tiÓu 2

2 Cho ¨n qua Sonde 2

3 Röa d¹ dµy. 1

4 Phô gióp B¸c sÜ chäc dß mµng tim 1

5 Phô gióp B¸c sÜ chäc dß mµng phæi. 1

6 Phô gióp B¸c sÜ néi soi. 1

7 Phô gióp B¸c sÜ lµm ®iÖn tim. 2

8 TruyÒn m¸u 1

Thùc tËp ®iÒu d­ìng néi khoa II:

TT néi dung thùc tËp ChØ tiªu tay nghÒ

270

1 NhËn ®Þnh t×nh tr¹ng ng­êi bÖnh: tiªu ho¸, h« hÊp, tiÕt

niÖu, tim m¹ch vµ c¸c bÖnh néi khoa kh¸c 8

2 LËp kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh néi khoa 8

3 Thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh néi khoa 8

4 VËn chuyÓn ng­êi bÖnh 3

5 Th«ng tiÓu nam, n÷ 3

6 Cho bÖnh nh©n ¨n qua Sonde 1

7 Thôt th¸o, thôt gi÷ 1

8 Röa d¹ dµy 1

9 Hót dÞch d¹ dµy - t¸ trµng 1

10 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh thë m¸y 1

11 Phô gióp B¸c sü chäc dß mµng phæi –mµng tim – mµng

bông – tuû sèng 1

12 T¾m cho ng­êi bÖnh t¹i gi­êng 2

13 Géi ®Çu cho ng­êi bÖnh 2

14 Phô gióp B¸c sü lµm néi soi 2

15 Phô gióp B¸c sü lµm ®iÖn t©m ®å 2

16 TruyÒn m¸u 1

17 Cho ng­êi bÖnh thë ¤ xy qua néi khÝ qu¶n vµ qua èng më

khÝ qu¶n 1

18 Hót ®êm r·i th«ng th­êng 3

19 Hót ®êm r·i qua èng néi khÝ qu¶n vµ èng më khÝ qu¶n 1

20 Phßng chèng vµ ch¨m sãc loÐt môc 2

21 Ghi chÐp hå s¬ bÖnh ¸n vµ biÓu mÉu ch¨m sãc néi khoa 3

22 T­ vÊn , gi¸o dôc søc khoÎ cho ng­êi bÖnh vµ th©n nh©n cña

hä 3

6. H­íng dÉn thùc hiÖn häc phÇn:

* Gi¶ng d¹y:

- §Þa ®iÓm: Häc sinh thùc tËp t¹i c¸c Khoa Néi, Khoa cÊp cøu håi søc, Phßng

kh¸m Néi, cña BÖnh viÖn tØnh, BÖnh viÖn trung ­¬ng.

271

- Ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y: Häc sinh thùc hiÖn c¸c kü thuËt ch¨m sãc néi khoa trªn

ng­êi bÖnh d­íi sù h­íng dÉn, gi¸m s¸t, gióp ®ì cña gi¸o viªn ®iÒu d­ìng.

* §¸nh gi¸:

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng néi khoa I:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi thùc hµnh (cã thÓ tæ chøc thi ch¹y tr¹m - OSPE),

kÕt hîp víi ®iÓm hoµn thµnh chØ tiªu thùc hµnh vµ ®iÓm thi sæ thùc tËp cña häc sinh.

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng néi khoa II:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi thùc hµnh (cã thÓ tæ chøc thi ch¹y tr¹m - OSPE),

kÕt hîp víi ®iÓm hoµn thµnh chØ tiªu thùc hµnh vµ ®iÓm thi sæ thùc tËp cña häc sinh

272

CH¦¥NG TR×NH M¤N HäC

Thùc tËp ch¨m sãc søc khoÎ Ng­êi bÖnh néi khoa 2

1. Sè ®¬n vÞ häc tr×nh: 3 §VHT/ 180 giê

- Khoa M¾t: 36 giê

- Khoa TMH: 36 giê

- Khoa RHM: 36 giê

- Khoa Da liÔu: 36 giê

- Khoa TK-TT: 36 giê

2. Thêi ®iÓm thùc hiÖn: Häc kú II (N¨m thø hai)

3. Môc tiªu häc phÇn:

- Giao tiÕp, h­íng dÉn, gi¸o dôc søc khoÎ cho ng­êi bÖnh chuyªn khoa vµ gia ®×nh

cña hä.

- NhËn ®Þnh ®­îc triÖu chøng l©m sµng mét sè bÖnh chuyªn khoa th­êng gÆp.

- LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh chuyªn khoa.

- Thùc hiÖn ®­îc mét sè kü thuËt ch¨m sãc ng­êi bÖnh chuyªn khoa.

- ChuÈn bÞ dông cô vµ trî gióp ThÇy thuèc kh¸m, ch÷a bÖnh chuyªn khoa.

- RÌn luyÖn ®¹o ®øc ng­êi ®iÒu d­ìng, t¸c phong thËn träng, chÝnh x¸c.

4. Néi dung häc phÇn:

- Thùc hµnh c¸c kiÕn thøc, kü n¨ng ®· häc cña m«n häc sè 21 §iÒu d­ìng bÖnh

chuyªn khoa vµo thùc tÕ l©m sµng vµ ch¨m sãc ®iÒu d­ìng trªn ng­êi bÖnh

- Thùc hiÖn c¸c quy tr×nh ch¨m sãc ng­êi bÖnh víi c¸c chØ tiªu tay nghÒ ghi trong

b¶ng d­íi ®©y:

TT néi dung thùc tËp chØ tiªu tay nghÒ

khoa m¾t:

1 TiÕp nhËn ng­êi bÖnh ®Õn kh¸m vµ ®iÒu trÞ bÖnh vÒ

m¾t

2

2 LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh m¾t 2

3 ChuÈn bÞ dông cô vµ trî gióp thÇy thuèc kh¸m m¾t. 2

273

4 §o thÞ lùc vµ thö c¸c lo¹i kÝnh cËn, viÔn thÞ cho ng­êi bÖnh 2

5 KiÕn tËp ®o nh·n ¸p vµ ®¸nh gi¸ ®­îc chØ sè nh·n ¸p b×nh

th­êng vµ bÖnh lý 1

6 ChuÈn bÞ dông cô vµ trî gióp thÇy thuèc chÝch ch¾p, lÑo

vµ ch¨m sãc bÖnh nh©n sau chÝch ch¾p, lÑo. 2

7 Tra nhá thuèc m¾t, lau m¾t, röa m¾t. 1

8 ChuÈn bÞ dông cô vµ trî gióp thÇy thuèc lÊy dÞ vËt ë m¾t. 1

9 Ch¨m sãc bÖnh nh©n sau phÉu thuËt m¾t. 1

10 Ghi chÐp bÖnh ¸n vµ biÓu mÉu ch¨m sãc ng­êi bÖnh m¾t 1

11 T­ vÊn, gi¸o dôc søc khoÎ cho ng­êi bÖnh m¾t vµ gia ®×nh

cña hä 2

khoa r¨ng-hµm-mÆt:

1 TiÕp nhËn ng­êi bÖnh ®Õn kh¸m vµ ®iÒu trÞ bÖnh RHM 2

2 LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh RHM 2

3 ChuÈn bÞ dông cô vµ trî gióp B¸c sü kh¸m r¨ng 2

4 ChuÈn bÞ dông cô vµ trî gióp B¸c sü nhæ r¨ng 2

5 ChuÈn bÞ dông cô vµ trî gióp B¸c sü s¬ cøu vÕt th­¬ng phÇn

mÒm vïng hµm-mÆt 1

6 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh sau phÉu thuËt RHM 1

7 Ghi chÐp bÖnh ¸n vµ biÓu mÉu ch¨m sãc ng­êi bÖnh RHM 1

8 T­ vÊn, gi¸o dôc søc khoÎ r¨ng-miÖng cho ng­êi bÖnh vµ gia

®×nh cña hä 1

Khoa Tai- mòi - häng:

1 TiÕp nhËn ng­êi bÖnh ®Õn kh¸m vµ ®iÒu trÞ bÖnh TMH 2

2 LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh TMH 2

3 ChuÈn bÞ dông cô vµ trî gióp B¸c sü kh¸m TMH 2

4 ChuÈn bÞ dông cô vµ trî gióp B¸c sü ®Æt Meche mòi 1

5 ChuÈn bÞ dông cô vµ trî gióp B¸c sü lÊy dÞ vËt ®­êng thë 1

6 TiÕn hµnh kü thuËt lµm thuèc tai. 1

274

7 Ch¨m sãc bÖnh nh©n sau mæ TMH 1

8 Ghi chÐp bÖnh ¸n vµ biÓu mÉu ch¨m sãc ng­êi bÖnh TMH 1

9 T­ vÊn, gi¸o dôc søc khoÎ cho ng­êi bÖnh TMH vµ gia ®×nh

cña hä 1

khoa da liÔu:

1 TiÕp nhËn ng­êi bÖnh ®Õn kh¸m vµ ®iÒu trÞ bÖnh da liÔu 2

2 LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc ®iÒu ng­êi bÖnh da liÔu 1

3 ChuÈn bÞ dông cô vµ trî gióp B¸c sü kh¸m, ®iÒu trÞ bÖnh da

liÔu 1

4 NhËn ®Þnh trªn l©m sµng c¸c bÖnh da th«ng th­êng 2

5 Thùc hiÖn c¸c kü thuËt b«i thuèc, ®¾p thuèc cho ng­êi bÖnh

ngoµi da vµ niªm m¹c. 1

6 LÊy bÖnh phÈm xÐt nghiÖm cho ng­êi bÖnh da liÔu 1

7 Gi¸o dôc søc khoÎ cho bÖnh nh©n bÞ bÖnh da liÔu. 1

8 Ghi chÐp bÖnh ¸n vµ biÓu mÉu ch¨m sãc ng­êi bÖnh da liÔu 1

9 T­ vÊn, gi¸o dôc søc khoÎ cho ng­êi bÖnh da liÔu vµ gia

®×nh cña hä 1

Khoa thÇn kinh - t©m thÇn

1 TiÕp nhËn ng­êi bÖnh ®Õn kh¸m vµ ®iÒu trÞ bÖnh thÇn

kinh, t©m thÇn 1

2 X¸c ®Þnh mét sè triÖu chøng chÝnh cña bÖnh thÇn kinh, t©m

thÇn 1

3 LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh thÇn kinh,

t©m thÇn 1

4 ChuÈn bÞ dông cô vµ trî gióp B¸c sü kh¸m, ®iÒu trÞ bÖnh

thÇn kinh, t©m thÇn. 1

5 ChuÈn bÞ dông cô vµ trî gióp thÊy thuèc lµm c¸c thñ thuËt

sèc ®iÖn vµ liÖu ph¸p t©m lý 1

6 Cho bÖnh nh©n t©m thÇn uèng thuèc. 2

275

7

Ch¨m sãc ng­êi bÖnh ®éng kinh, t©m thÇn ph©n liªt t¹i bÖnh

viÖn vµ h­íng dÉn ng­êi nhµ cña hä ch¨m sãc ng­êi bÖnh t¹i

céng ®ång.

1

8 Ghi chÐp bÖnh ¸n vµ biÓu mÉu ch¨m sãc ng­êi bÖnh thÇn

kinh, t©m thÇn 1

5. H­íng dÉn thùc hiÖn häc phÇn:

* Gi¶ng d¹y:

- §Þa ®iÓm: Häc sinh thùc tËp t¹i c¸c Khoa M¾t, Tai-Mòi-Häng, R¨ng-Hµm-MÆt,

Da liÔu, ThÇn kinh-t©m thÇn vµ Phßng kh¸m bÖnh cña BÖnh viÖn tØnh, BÖnh viÖn

trung ­¬ng.

- Ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y: Häc sinh thùc hiÖn c¸c kü thuËt ch¨m sãc ng­êi bÖnh

chuyªn khoa d­íi sù h­íng dÉn, gi¸m s¸t, gióp ®ì cña gi¸o viªn ®iÒu d­ìng.

* §¸nh gi¸:

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng M¾t:

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi thùc hµnh kÕt hîp víi ®iÓm hoµn thµnh

chØ tiªu thùc hµnh vµ ®iÓm thi sæ thùc tËp cña häc sinh

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng Tai-Mòi-Häng:

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi thùc hµnh kÕt hîp víi ®iÓm hoµn thµnh

chØ tiªu thùc hµnh vµ ®iÓm thi sæ thùc tËp cña häc sinh

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng R¨ng-Hµm-MÆt:

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi thùc hµnh kÕt hîp víi ®iÓm hoµn thµnh

chØ tiªu thùc hµnh vµ ®iÓm thi sæ thùc tËp cña häc sinh

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng Da liÔu:

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi thùc hµnh kÕt hîp víi ®iÓm hoµn thµnh

chØ tiªu thùc hµnh vµ ®iÓm thi sæ thùc tËp cña häc sinh

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng ThÇn kinh-T©m thÇn:

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

276

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi thùc hµnh kÕt hîp víi ®iÓm hoµn thµnh

chØ tiªu thùc hµnh vµ ®iÓm thi sæ thùc tËp cña häc sinh

§iÓm thi kÕt thóc häc phÇn §iÒu d­ìng chuyªn khoa lµ ®iÓm trung b×nh

céng cña ®iÓm thi kÕt thóc thùc tËp M¾t, TMH, RHM, Da liÔu vµ ThÇn kinh-

T©m thÇn

277

CH¦¥NG TR×NH M¤N HäC

Thùc tËp ch¨m sãc søc khoÎ BÖnh ngo¹i khoa

1. Sè ®¬n vÞ häc tr×nh: 2 §VHT/ 120 giê

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng ngo¹i khoa I: 60 giê

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng ngo¹i khoa II: 60 giê

3. Thêi ®iÓm thùc hiÖn: Häc kú I n¨m thø hai

4. Môc tiªu häc phÇn:

- Giao tiÕp, h­íng dÉn, gi¸o dôc søc khoÎ cho ng­êi bÖnh, th©n nh©n ng­êi

bÖnh.

- NhËn ®Þnh triÖu chøng l©m sµng mét sè bÖnh ngo¹i khoa trªn ng­êi bÖnh.

- LËp kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh ngo¹i khoa

- Thùc hiÖn ®­îc nh÷ng kü thuËt ch¨m sãc th«ng th­êng, kiÕn tËp mét sè kü

thuËt ch¨m sãc ®Æc biÖt trong ch¨m sãc ng­êi bÖnh ngo¹i khoa. - RÌn luyÖn ®¹o ®øc ng­êi ®iÒu d­ìng, t¸c phong thËn träng, chÝnh x¸c

5. Néi dung häc phÇn:

- Thùc hµnh c¸c kiÕn thøc, kü n¨ng ®· häc cña häc phÇn §iÒu d­ìng ngo¹i khoa

vµo thùc tÕ l©m sµng vµ ch¨m sãc ng­êi bÖnh

- Thùc hiÖn c¸c quy tr×nh ch¨m sãc ng­êi bÖnh ngo¹i khoa víi c¸c chØ tiªu tay

nghÒ ghi trong b¶ng d­íi ®©y:

Thùc tËp ch¨m sãc søc khoÎ ng­êi bÖnh ngo¹i khoa I:

TT néi dung thùc tËp

ChØ tiªu tay

nghÒ

1 TiÕp nhËn ng­êi bÖnh kh¸m bÖnh vµ vµo khoa ngo¹i ®iÒu

trÞ

8

2 NhËn ®Þnh t×nh tr¹ng ng­êi bÖnh ngo¹i khoa 8

3 LËp kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh ngo¹i khoa th«ng th­êng 4

4 Thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh ngo¹i khoa 4

5 VÖ sinh cho ng­êi bÖnh ngo¹i khoa 4

6 Röa tay ngo¹i khoa 10

7 VËn chuyÓn ng­êi bÖnh 2

8 §o vµ theo dâi m¹ch, nhiÖt ®é, huyÕt ¸p cho ng­êi bÖnh 15

278

9 TruyÒn dÞch 4

10 Cho ng­êi bÖnh thë oxy 4

11 Thay b¨ng vÕt mæ th«ng th­êng 8

12 Tiªm b¾p, tiªm tÜnh m¹ch 8

13 BÊt ®éng g·y x­¬ng 2

14 LÊy m¸u xÐt nghiÖm 2

15 Thôt th¸o, thôt th¸o hËu m«n nh©n t¹o 2

16 Ghi chÐp hå s¬ bÖnh ¸n vµ biÓu mÉu ch¨m sãc ngo¹i khoa 4

17 T­ vÊn, gi¸o dôc søc khoÎ cho ng­êi bÖnh vµ th©n nh©n cña hä 4

KiÕn tËp:

1 Thay b¨ng, c¾t chØ vÕt th­¬ng

2 Thay b¨ng cã èng dÉn l­u

4 Röa d¹ dµy

5 TruyÒn m¸u

6 Phô gióp B¸c sü, Kü thuËt viªn bã bét

Thùc tËp ch¨m sãc søc khoÎ ng­êi bÖnh ngo¹i khoa II:

Sè TT néi dung thùc tËp ChØ tiªu tay nghÒ

1 LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh tr­íc phÉu

thuËt. 6

2 LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh sau phÉu thuËt 6

3 Thay b¨ng, c¾t chØ vÕt th­¬ng 3

4 Thay b¨ng cã èng dÉn l­u 3

5 Thay b¨ng, ch¨m sãc vÕt th­¬ng ngo¹i khoa nhiÔm khuÈn. 3

6 Thay v¶i tr¶i gi­êng, thay quÇn ¸o cho ng­êi bÖnh sau phÉu thuËt 6

7 TruyÒn dÞch 3

8 TruyÒn m¸u 1

279

9 Phô gióp B¸c sü cè ®Þnh g·y x­¬ng, bã bét 3

10 Phô gióp B¸c sü trÝch nhät, ¸p xe, lµm tiÓu phÉu 3

11 Géi ®Çu, vÖ sinh cho ng­êi bÖnh ngo¹i khoa 3

12 §Æt Sonde d¹ dµy ®Ó dÉn l­u dÞch d¹ dµy sau phÉu thu©t 1

14 Ch¨m sãc ng­êi bÖnh bã bét, kÐo t¹ 3

14 Theo dâi, xö trÝ c¸c lo¹i èng dÉn l­u sau phÉu thuËt 1

15 Phô tiÕp dông cô phÉu thuËt ®¬n gi¶n 1

16 B¬m röa bµng quang 1

17 B¬m röa èng dÉn l­u æ bông, dÉn l­u mËt (Kehr) 1

18 Röa d¹ dµy 1

19 Ghi chÐp bÖnh ¸n vµ biÓu mÉu ch¨m sãc ngo¹i khoa 3

20 T­ vÊn, gi¸o dôc søc khoÎ cho ng­êi bÖnh vµ th©n nh©n cña

hä 3

6. H­íng dÉn thùc hiÖn häc phÇn:

* Gi¶ng d¹y:

- §Þa ®iÓm: Häc sinh thùc tËp t¹i c¸c Khoa vµ Phßng kh¸m Ngo¹i cña BÖnh viÖn

tØnh, BÖnh viÖn trung ­¬ng.

- Ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y: Häc sinh thùc hiÖn c¸c kü thuËt ch¨m sãc ng­êi bÖnh

ngo¹i khoa d­íi sù h­íng dÉn, gi¸m s¸t, gióp ®ì cña gi¸o viªn ®iÒu d­ìng.

* §¸nh gi¸:

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng ngo¹i khoa I:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi thùc hµnh (cã thÓ tæ chøc thi ch¹y tr¹m -

OSPE), kÕt hîp víi ®iÓm hoµn thµnh chØ tiªu thùc hµnh vµ ®iÓm thi sæ

thùc tËp cña häc sinh

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng ngo¹i khoa II:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

280

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi thùc hµnh kÕt hîp víi ®iÓm hoµn thµnh

chØ tiªu thùc hµnh vµ ®iÓm thi sæ thùc tËp cña häc sinh

281

CH¦¥NG TR×NH M¤N HäC

Thùc tËp ch¨m sãc Søc khoÎ trÎ em

1. Sè ®¬n vÞ häc tr×nh: 2 §VHT/ 120 giê

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng nhi khoa I: 60 giê

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng nhi khoa II: 60 giê

2. Thêi ®iÓm thùc hiÖn: Häc kú I n¨m thø hai

3. Môc tiªu häc phÇn:

- Giao tiÕp, h­íng dÉn, gi¸o dôc søc khoÎ cho trÎ em bÞ bÖnh vµ gia ®×nh cña trÎ.

- NhËn ®Þnh triÖu chøng l©m sµng mét sè bÖnh th­êng gÆp ë trÎ em.

- LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc trÎ em bÞ bÖnh.

- Thùc hiÖn nh÷ng kü thuËt ch¨m sãc trÎ bÞ bÖnh th«ng th­êng, kiÕn tËp mét sè kü

thuËt ch¨m sãc ®Æc biÖt trong nhi khoa.

- RÌn luyÖn ®¹o ®øc ng­êi ®iÒu d­ìng, t¸c phong thËn träng, chÝnh x¸c.

4. Néi dung häc phÇn:

1- Thùc hµnh c¸c kiÕn thøc, kü n¨ng ®· häc cña m«n häc sè 18 §iÒu d­ìng nhi khoa

vµo thùc tÕ l©m sµng vµ ch¨m sãc trÎ bÞ bÖnh

2- Thùc hiÖn c¸c quy tr×nh ch¨m sãc nhi khoa víi c¸c chØ tiªu tay nghÒ ghi trong

b¶ng d­íi ®©y:

Thùc tËp ch¨m sãc søc khoÎ trÎ em I:

TT néi dung thùc tËp

ChØ tiªu tay

nghÒ

1 TiÕp nhËn trÎ em ®Õn kh¸m bÖnh vµ vµo khoa nhi ®iÒu trÞ 8

2 NhËn ®Þnh triÖu chøng l©m sµng mét sè bÖnh th­êng gÆp ë

trÎ em 8

3 LËp kÕ ho¹ch ch¨m sãc trÎ em bÞ m¾c c¸c bÖnh th«ng th­êng 8

4 Thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc trÎ em bÞ bÖnh 8

5 §o vµ theo dâi m¹ch, nhiÖt ®é, huyÕt ¸p, nhÞp thë cho trÎ em 10

5 Pha Oreson 8

6 T¾m trÎ 4

282

7 Ch¨m sãc r¨ng, miÖng cho trÎ 8

8 Cho trÎ uèng thuèc 8

9 LÊy ph©n, n­íc tiÓu ®Ó xÐt nghiÖm 8

10 Tiªm d­íi da, tiªm trong da, tiªm b¾p 8

11 Tiªm tÜnh m¹ch 1

12 TruyÒn dÞch 1

13 Cho bÖnh nhi thë ¤ xy 2

14 Ghi chÐp bÖnh ¸n vµ biÓu mÉu ch¨m sãc nhi khoa 4

15 T­ vÊn nu«i con b»ng s÷a mÑ 2

16 Thùc hµnh Tiªm chñng më réng 2

16 T­ vÊn, gi¸o dôc søc khoÎ cho trÎ bÖnh vµ gia ®×nh cña trÎ 4

KiÕn tËp

1 Tiªm m«ng 2

2 Tiªm tÜnh m¹ch ®Çu 2

3 TruyÒn m¸u 1

4 Phô gióp B¸c sÜ chäc dß mµng phæi, tuû sèng 2

5 §Æt sonde mòi, d¹ dµy 1

5 Ch¨m sãc bÖnh nhi thë m¸y 1

7 Thôt röa ®¹i trµng 1

8 Cho trÎ ¨n qua sonde 2

283

Thùc tËp ch¨m sãc søc khoÎ trÎ em II:

sè TT néi dung thùc tËp ChØ tiªu tay

nghÒ

1 NhËn ®Þnh triÖu chøng l©m sµng c¸c bÖnh th­êng gÆp ë trÎ

em

6

2 LËp kÕ ho¹ch ch¨m sãc ®iÒu d­ìng trÎ em bÞ bÖnh 6

3 Thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc trÎ em bÞ bÖnh 6

4 §o vµ theo dâi m¹ch, nhiÖt ®é, huyÕt ¸p, nhÞp thë cho trÎ em 6

5 TruyÒn m¸u 1

6 TruyÒn dÞch 1

7 Cho ¨n qua sonde 1

8 Hót ®êm r·i 2

9 Tiªm b¾p ®ïi 1

10 Tiªm tÜnh m¹ch ®Çu 3

11 Tiªm m«ng 1

12 Cho trÎ thë Oxy 1

13 Ch¨m sãc trÎ thë m¸y 1

14 Ch¨m sãc vÕt th­¬ng dÉn l­u 1

15 LÊy m¸u xÐt nghiÖm 3

16 LÊy ph©n, n­íc tiÓu xÐt nghiÖm 3

17 Trî gióp B¸c sÜ chäc dß 1

18 Lång ghÐp ch¨m sãc trÎ bÖnh 2

19 Ghi chÐp bÖnh ¸n vµ biÓu mÉu ch¨m sãc nhi khoa 3

20 T­ vÊn, gi¸o dôc søc khoÎ cho trÎ bÖnh vµ gia ®×nh cña trÎ 3

KiÕn tËp

1 Bãp bãng gióp thë 2

2 CÊp cøu ngõng tim, ngõng thë 1

5. H­íng dÉn thùc hiÖn häc phÇn:

284

* Gi¶ng d¹y:

- §Þa ®iÓm: Häc sinh thùc tËp t¹i c¸c Khoa Nhi, Khoa s¬ sinh vµ Phßng kh¸m

bÖnh cho trÎ em cña BÖnh viÖn tØnh, BÖnh viÖn trung ­¬ng.

- Ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y: Häc sinh thùc hiÖn c¸c kü thuËt ch¨m sãc ®iÒu d­ìng nhi

khoa trªn ng­êi bÖnh d­íi sù h­íng dÉn, gi¸m s¸t, gióp ®ì cña gi¸o viªn ®iÒu d­ìng.

* §¸nh gi¸:

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng nhi khoa I:

- KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi thùc hµnh (cã thÓ tæ chøc thi ch¹y tr¹m –

OSPE), kÕt hîp víi ®iÓm hoµn thµnh chØ tiªu thùc hµnh vµ ®iÓm thi

sæ thùc tËp cña häc sinh.

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng nhi khoa II:

- KiÓm tra th­êng xuyªn:2 ®iÓm thi hÖ sè 1

- KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

- Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi thùc hµnh (cã thÓ tæ chøc thi ch¹y tr¹m –

OSPE), kÕt hîp víi ®iÓm hoµn thµnh chØ tiªu thùc hµnh vµ ®iÓm thi

sæ thùc tËp cña häc sinh.

285

CH¦¥NG TR×NH M¤N HäC

Thùc tËp ch¨m sãc søc khoÎ Phô n÷, bµ mÑ vµ gia ®×nh

1. Sè ®¬n vÞ häc tr×nh: 2 §VHT/ 120 giê

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng s¶n phô khoa I: 60

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng s¶n phô khoa II: 60

3. Thêi ®iÓm thùc hiÖn: Häc kú I n¨m thø hai

4. Môc tiªu häc phÇn:

- Giao tiÕp, h­íng dÉn, gi¸o dôc søc khoÎ cho s¶n phô vµ gia ®×nh cña hä.

- NhËn ®Þnh triÖu chøng l©m sµng mét sè bÖnh s¶n phô khoa th­êng gÆp.

- LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc s¶n phô.

- Thùc hiÖn nh÷ng kü thuËt ch¨m sãc s¶n - phô th«ng th­êng, ®ì ®Î th­êng, kiÕn tËp

mét sè kü thuËt ch¨m sãc ®Æc biÖt trong s¶n phô khoa.

- RÌn luyÖn ®¹o ®øc ng­êi ®iÒu d­ìng, t¸c phong thËn träng, chÝnh x¸c,

5. Néi dung häc phÇn:

- Thùc hµnh c¸c kiÕn thøc, kü n¨ng ®· häc cña m«n häc Ch¨m sãc søc kháe phô n÷,

bµ mÑ vµ gia ®×nh vµo thùc tÕ l©m sµng vµ ch¨m sãc s¶n phô, trÎ s¬ sinh.

- Thùc hiÖn c¸c quy tr×nh ch¨m sãc s¶n phô víi c¸c chØ tiªu tay nghÒ ghi trong b¶ng

d­íi ®©y:

Thùc tËp ch¨m sãc søc khoÎ phô n÷, bµ mÑ vµ gia ®×nh I:

Sè TT néi dung thùc tËp ChØ tiªu

tay nghÒ

1 TiÕp nhËn s¶n phô ®Õn kh¸m vµ vµo ®Î, ®iÒu trÞ ë Khoa

S¶n 8

2 Nghe tim thai, ®o chiÒu cao tö cung 8

3 NhËn ®Þnh t×nh tr¹ng cña s¶n phô chuyÓn d¹ ®Î 4

4 Theo dâi chuyÓn d¹ 4

5 VÖ sinh cho s¶n phô tr­íc ®Î 4

6 VÖ sinh cho s¶n phô sau ®Î 4

7 Theo dâi m¹ch, nhiÖt ®é, huyÕt ¸p cho s¶n phô 15

8 LÊy n­íc tiÓu, lÊy m¸u xÐt nghiÖm 4

9 NhËn ®Þnh thai nhi ®ñ th¸ng, thiÕu th¸ng 4

10 T¾m bÐ s¬ sinh vµ ch¨m sãc rèn 4

286

11 Ch¨m sãc trÎ ®Î thiÕu th¸ng trong lång Êp 1

12 Ch¨m sãc s¶n phô ngay sau ®Î 4

13 KiÕn tËp ®ì ®Î th­êng 2

14 Tiªm, truyÒn cho s¶n phô 4

15 LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc s¶n phô vµ trÎ s¬ sinh 4

16 Ghi chÐp bÖnh ¸n vµ biÓu mÉu ch¨m sãc s¶n phô khoa 4

17 T­ vÊn, gi¸o dôc søc khoÎ cho s¶n phô vµ gia ®×nh cña hä 4

Thùc tËp ch¨m sãc søc khoÎ phô n÷, bµ mÑ vµ gia ®×nh II:

Sè TT néi dung thùc tËp ChØ tiªu

tay nghÒ

1 LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc s¶n phô vµ trÎ s¬ sinh 6

2 Ch¨m sãc ©m hé 6

3 Ch¨m sãc tÇng sinh m«n 6

4 Ch¨m sãc rèn trÎ s¬ sinh 3

5 H­íng dÉn nu«i con b»ng s÷a mÑ 6

6 Gi¸o dôc dinh d­ìng cho mÑ vµ con 6

7 Phô gióp B¸c sü kh¸m bÖnh phô khoa 3

8 LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc bÖnh phô khoa

th«ng th­êng 3

9 LËp vµ thùc hiÖn kÕ ho¹ch ch¨m sãc ng­êi bÖnh mæ ®Î,

mæ phô khoa 3

10 §ì ®Î th­êng 1

11 Phô gióp thÇy thuèc ph¸ thai sím 1

12 H­íng dÉn c¸c biÖn ph¸p sinh ®Î kÕ ho¹ch 3

13 T­ vÊn kÕ ho¹ch ho¸ gia ®×nh 3

6. H­íng dÉn thùc hiÖn häc phÇn:

* Gi¶ng d¹y:

- §Þa ®iÓm: Häc sinh thùc tËp t¹i c¸c Khoa S¶n-phô, BÖnh viÖn Phô-s¶n vµ

Phßng kh¸m bÖnh cña BÖnh viÖn tØnh, BÖnh viÖn trung ­¬ng.

- Ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y: Häc sinh thùc hiÖn c¸c kü thuËt ch¨m sãc ng­êi bÖnh s¶n

phô khoa d­íi sù h­íng dÉn, gi¸m s¸t, gióp ®ì cña gi¸o viªn ®iÒu d­ìng.

* §¸nh gi¸:

287

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng s¶n phô khoa I:

KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi thùc hµnh (cã thÓ tæ chøc thi ch¹y tr¹m –

OSPE), kÕt hîp víi ®iÓm hoµn thµnh chØ tiªu thùc hµnh vµ ®iÓm thi sæ

thùc tËp cña häc sinh

- Thùc tËp ®iÒu d­ìng s¶n phô khoa II:

KiÓm tra th­êng xuyªn: 2 ®iÓm thi hÖ sè 1

KiÓm tra ®Þnh kú: 1 ®iÓm thi hÖ sè 2

Thi kÕt thóc häc phÇn: Bµi thi thùc hµnh (cã thÓ tæ chøc thi ch¹y tr¹m – OSPE),

kÕt hîp víi ®iÓm hoµn thµnh chØ tiªu thùc hµnh vµ ®iÓm thi sæ thùc tËp cña häc

sinh