sau 5 năm thực hiện nghị quyết số 29-nq/tw · thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2018 3...

1
3 Thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2018 Q ua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác giáo dục, đào tạo trên địa bàn huyện Thái Thụy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 29, Ban Thường vụ Huyện ủy Thái Thụy đã xây dựng kế hoạch và triển khai quán triệt đến đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng chương trình hành động chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên các đơn vị trường học trên địa bàn. Định kỳ hàng năm, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành xây dựng các văn bản để thực hiện hiệu quả nội dung đổi mới phương pháp quản lý, dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; chấn chỉnh, khắc phục các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục, đào tạo; xây dựng nền nếp, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm trong trường học. Cùng với đó, Huyện G ần 50.000 bài dự thi của cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên, hội viên, học sinh, sinh viên trong tỉnh tham gia là kết quả ấn tượng của cuộc thi tìm hiểu biên giới và Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Tỉnh đoàn phối hợp tổ chức. Có dịp gặp gỡ thầy giáo Nguyễn Hữu Chi, Trường THCS Thái Xuyên (Thái Thụy) chúng tôi càng thấu hiểu tình yêu của anh dành cho những người lính quân hàm xanh. Vốn là giáo viên dạy nhạc lại sinh ra trên quê hương miền biển Thái Thụy nên anh luôn ấp ủ sáng tác một ca khúc về BĐBP. Và rồi, sau vài tháng chắp bút, soạn lời, anh đã cho ra đời nhạc phẩm đầu tay “Màu xanh tôi yêu”. Thầy giáo Nguyễn Hữu Chi tâm sự: Ý nghĩa hơn cả là tôi sáng tác bài hát đúng dịp 60 năm ngày truyền thống BĐBP. Đây là món quà tâm huyết tôi gửi tặng BĐBP Thái Bình nói riêng, BĐBP Việt Nam nói chung. Không chỉ sáng tác nhạc, trong khoảng thời gian 3 tháng nghỉ hè, tôi đã viết bài dự thi tìm hiểu biên giới và BĐBP hơn 600 trang. Và bài hát “Màu xanh tôi yêu” là điểm nhấn trong tác phẩm dự thi của tôi. Để đầu tư cho bài viết một cách công phu, anh không chỉ H ọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Phú Châu (Đông Hưng) có nhiều mô hình hiệu quả, có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần không nhỏ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó nổi bật là mô hình “Tiết kiệm theo gương Bác”. Theo chị Phạm Thị Mai Luyên, Chủ tịch Hội LHPN xã: Hội LHPN xã hiện có 1.345 hội viên, sinh hoạt tại 4 chi hội, 14 tổ hội. Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Hội LHPN xã đẩy mạnh công Đào Quyên Phụ nữ xã Phú Châu Tiết kiệm theo gương Bác tác tuyên truyền để cán bộ, hội viên ý thức sâu sắc được nội dung, ý nghĩa của việc học và làm theo gương Bác từ những việc nhỏ nhất, thiết thực nhất; đồng thời chỉ đạo các chi hội xây dựng các mô hình hoạt động sáng tạo, có hiệu quả thu hút đông đảo hội viên tham gia. Mô hình “Tiết kiệm theo gương Bác” được Hội LHPN xã chủ động xây dựng với mục đích giúp đỡ những hội viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được vay vốn để phát triển kinh tế. Hội LHPN xã đã xây dựng mô hình điểm tại tổ phụ nữ xóm 7 và xóm 13. Lúc đầu khi thành lập mới chỉ vận động được 20 hội viên tổ phụ nữ xóm 7 và 30 hội viên tổ phụ nữ xóm 13 tham gia. Nhờ sự nhiệt tình, kho lo trong tuyên truyền, vận động của đồng chí tổ trưởng, số hội viên tham gia tổ tiết kiệm đã tăng lên và số tiền tiết kiệm trong tháng cũng đã tăng dần lên, cụ thể: tổ phụ nữ tiết kiệm xóm 7 sau 1 năm đã có 30 hội viên tham gia; tổ phụ nữ tiết kiệm xóm 13 có 50 hội viên tham gia. Số tiền mỗi hội viên tiết kiệm là 50.000 đồng/tháng, có hội viên tiết kiệm 100.000 đồng/tháng. Tổng số tiền tiết kiệm được là 65 triệu đồng. Với số tiền trên, các tổ đã họp và quyết định giúp đỡ các hội viên trong tổ có hoàn cảnh khó khăn vay từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng để mua con giống phát triển chăn nuôi. Thông qua việc làm điểm 2 tổ phụ nữ tiết kiệm đạt hiệu quả và hoạt động đi vào nền nếp, Ban Thường vụ Hội LHPN xã tiếp tục triển khai nhân rộng ra các tổ phụ nữ còn lại của 4 thôn. Ngoài số tiền các chị tham gia tiết kiệm hàng tháng từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng, một số chị em thành đạt, kinh tế khá giả đã gửi thêm từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng/tháng tiết kiệm không lấy lãi để hàng năm tặng quà cho các cháu khó khăn nhân dịp khai giảng năm học mới. Đến nay, Hội LHPN xã đã có 15 tổ “Tiết kiệm theo gương Bác”, 479 hội viên tham gia với số tiền là 455 triệu đồng. Đã giúp 50 lượt hội viên nghèo, cận nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, cải thiện đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, nhiều chị được vay vốn từ nguồn tiết kiệm của các tổ từ 10 triệu đồng đến 40 triệu đồng để bổ sung vốn phát triển trang trại, gia trại hay kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng mức sống trong gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc như chị Phạm Thị Nhàn, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Cốc, chủ doanh nghiệp mây tre đan; chị Nguyễn Thị Gái, Chi hội Phụ nữ thôn Tăng, chủ gia trại chăn nuôi... Được vay 30 triệu đồng từ tổ tiết kiệm của Chi hội Phụ nữ thôn Cốc, chị Trần Thị Huế đã dùng số tiền này để đầu tư đào ao, xây chuồng trại chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. Chị cho biết: Hiện tại gia đình tôi có hơn 2.000m 2 ao nuôi cá và chuồng trại để chăn nuôi vịt đẻ, mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Với số tiền thu nhập từ gia trại, gia đình tôi đã tiến hành sửa sang nhà cửa, mua sắm nhiều tiện nghi và nuôi 2 con ăn học đại học. Tôi đánh giá rất cao mô hình tiết kiệm của Hội LHPN xã, không chỉ mang ý nghĩa thiết thực mà còn khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách giữa các hội viên. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Hội LHPN xã Phú Châu tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo gương Bác bằng những việc làm, mô hình cụ thể, từ đó ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của phụ nữ trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp. Mỗi năm gia đình chị Trần Thị Huế, thôn Cốc, xã Phú Châu thu nhập trên 100 triệu đồng từ gia trại. giáo dụC Thái Thụy Sau 5 năm thực hiện nghị quyết số 29-nQ/TW ủy đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29. Quá trình triển khai Nghị quyết số 29 đã làm thay đổi nhận thức về mục tiêu giáo dục và đào tạo, nội dung, phương pháp quản lý giáo dục, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục. Đồng chí Đỗ Trường Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chia sẻ: Đến nay, đối với giáo dục mầm non đã triển khai học 2 buổi/ngày, tổ chức ăn bán trú tại 100% trường học. 48 xã, thị trấn đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, THCS mức độ 3 và đạt mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Hàng năm, tỷ lệ huy động trẻ học mẫu giáo đạt trên 99%, huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1. Đối với bậc tiểu học, thực hiện đổi mới đồng bộ thông qua phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua đổi mới mô hình VNEN, phương pháp “bàn tay nặn bột”, dạy mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch. Việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện nghiêm túc. Đối với bậc THCS, việc đổi mới thể hiện rõ ở nội dung chương trình được thiết kế lồng ghp những nội dung liên quan của một số lĩnh vực, một số môn tạo sự tích hợp. Ngành Giáo dục đã triển khai việc tổ chức và quản lý sinh hoạt chuyên môn trên website: truonghocketnoi. edu.vn, có 100% cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh được cấp tài khoản để truy cập. Đặc biệt, huyện Thái Thụy đã chú trọng tổ chức cho học sinh, giáo viên nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn... đã tác động tích cực đến việc đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên, học sinh. Hiện nay, toàn huyện đã cơ bản đủ về số lượng cán bộ, giáo viên, 100% cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia của huyện đạt 86,2%. Trường THPT Diêm Điền là trường tư thục duy nhất nằm trên địa bàn huyện Thái Thụy. 5 năm qua, nhà trường đã thực hiện nhiều đổi mới theo nội dung Nghị quyết số 29, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá. Cô giáo Lê Thị Phương, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Căn cứ vào đặc điểm riêng của học sinh trường ngoài công lập, các giáo viên đã xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh, chú trọng giáo dục đạo đức, pháp luật, giá trị và kỹ năng sống. Bên cạnh đó, tăng cường kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong trường học. Ngoài ra, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để bảo đảm nguyên tắc “học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên”. Về công tác đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá, nhà trường đã thành lập bộ phận khảo thí, ra đề và biểu điểm theo đúng kế hoạch chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kết hợp đánh giá của giáo viên với việc học sinh tự đánh giá lẫn nhau nhằm khắc phục tình trạng tiêu cực trong đánh giá chất lượng dạy và thi cử. Đặc biệt, nhà trường đã tăng thời gian hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới hình thức chuyên đề ngoại khóa, sân khấu hóa, hội thi để nhằm tuyên truyền giáo dục pháp luật, đạo đức, nhân cách cho học sinh. Nhờ thế, những năm qua, trường là một trong những trường tư thục có số lượng học sinh đầu vào cao nhất tỉnh, đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 luôn ở tốp đầu trường ngoài công lập, chất lượng kỳ thi THPT quốc gia đạt tỷ lệ vượt bình quân chung của tỉnh. Thời gian tới, để tiếp tục triển khai hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 29, Thái Thụy tiếp tục tập trung cao các nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ về giáo dục và đào tạo trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đặng Anh Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu biên giới và Bộ đội Biên phòng đến Đồn Biên phòng Trà Lý, Hải đội 2 để tìm hiểu thực tế mà anh còn sưu tầm, chắt lọc những thông tin tài liệu, hình ảnh quý về BĐBP trên internet, sách báo và qua chính những câu chuyện của anh trai mình là một sĩ quan biên phòng. Đối với anh Chi, tham gia cuộc thi không chỉ là cơ hội để anh hiểu hơn về người lính biên phòng mà qua những tác phẩm của mình, anh muốn truyền tải đến học sinh của trường những kiến thức lịch sử truyền thống của BĐBP, về cuộc sống, công việc của những người lính đang ngày đêm canh giữ biên cương để thêm yêu, thêm hiểu họ hơn. Đại tá Nguyễn Đình Hân, Phó Chính ủy BĐBP tỉnh, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh cho biết: Cuộc thi có ý nghĩa chính trị sâu sắc, nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật, ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia cho mọi cán bộ, công nhân, viên chức, đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và nhân dân trong tỉnh. Qua chấm sơ khảo, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bài dự thi được đầu tư công phu cả về công sức, trí tuệ, sưu tầm nhiều tài liệu, hình ảnh giá trị, trình bày logic và có nhiều sáng tạo. Tính đến ngày 20/9/2018, Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh đã nhận được trên 51.000 bài dự thi. Trong đó, có hơn 31.000 bài dự thi của đoàn viên, thanh niên và học sinh, sinh viên. Đơn vị đã lựa chọn ra 100 bài chất lượng cao để chấm chung khảo và trao giải. Dự kiến việc trao giải cuộc thi tìm hiểu biên giới và BĐBP sẽ diễn ra vào cuối tháng 10/2018. Để làm nên thành công, tạo sức lan tỏa của cuộc thi, các cơ quan chuyên môn thuộc BĐBP và Tỉnh đoàn cùng với các đơn vị phối hợp đã chủ động nghiên cứu, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị về nội dung, hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến trên các trang mạng, cổng thông tin điện tử cũng như phương pháp viết bài dự thi. Bên cạnh đó, các đơn vị đã làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ về cuộc thi thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, học tập truyền thống, triển khai nhiệm vụ tuần, tháng. Riêng với cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh, do điều kiện phải thường xuyên trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa bàn, một số đơn vị đứng chân trên địa bàn hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải ít có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin nên từng đơn vị đã tổ chức cho bộ đội tham gia cuộc thi một cách khoa học, tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để viết bài dự thi. Chị Nguyễn Thị Thơm, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Phó Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh khẳng định: Tỉnh đoàn đã kịp thời xây dựng kế hoạch triển khai cuộc thi đến 100% cơ sở đoàn, đội. Đến nay, 100% tổ chức, cơ sở đoàn, đội đều có bài tham gia. Nhiều bài thi viết tay được đánh giá cao. Thông qua cuộc thi đã khơi dậy lòng tự hào, cổ vũ động viên thế hệ trẻ hôm nay phát huy truyền thống cách mạng, giữ vững niềm tin, tinh thần độc lập, ý chí tự cường, tích cực đóng góp sức lực, trí tuệ của tuổi trẻ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Ông Nguyễn Văn Hán, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh cho biết: Đến thời điểm nộp bài, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã nhận được gần 6.000 bài dự thi của hội viên, trong đó, Hội đã lựa chọn 2.000 bài chất lượng cao gửi về Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh. Đại đức Thích Minh Thái, trụ trì chùa Long Hưng, xã Nam Hưng (Tiền Hải) chia sẻ: Nhà chùa tham gia cuộc thi với mong muốn gắn kết tình nghĩa quân dân, là dịp thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc giữa bà con Phật tử với cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh. Thành công của cuộc thi không chỉ ở số lượng người tham gia, số lượng bài Ban tổ chức nhận được mà đã củng cố niềm tin, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, thêm tin yêu hình ảnh người chiến sĩ BĐBP trong đoàn viên, thanh niên và nhân dân trong tỉnh. Qua đó, thôi thúc mỗi cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh, các tầng lớp nhân dân nâng cao trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. TấT ĐạT Ứng dụng công nghệ đá tuyết bảo quản hải sản Tỷ lệ thất thoát khai thác thủy sản xa bờ hiện nay vẫn khá cao, lên tới 20 - 30% sản lượng khai thác. Nguyên nhân chính là do phần lớn tàu khai thác thủy sản có công suất nhỏ, thiếu trang thiết bị bảo quản sản phẩm, chủ yếu được bảo quản bằng nước đá xay. Để giảm tổn thất sau khai thác thủy sản, Trung tâm Phát triển công nghệ cao (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy sản xuất đá tuyết từ nước biển. Sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất trong nước, với các tính năng phù hợp điều kiện thực tế của tàu cá Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng bảo quản hải sản, giảm bớt nhân công, tiết kiệm không gian sử dụng trên tàu. Sản phẩm đã được thử nghiệm thực tế tại cảng biển và trên tàu cá tại vùng biển Hải Phòng. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu và sản xuất máy làm đá tuyết với công suất lớn hơn, đáp ứng nhu cầu của ngư dân. Chẩn đoán bệnh qua giọng nói Mạng nơ-ron do các chuyên gia của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) phát triển có thể xác định chính xác tới 80% bệnh trầm cảm của một người qua giọng nói và chữ viết. Các chuyên gia nạp cơ sở dữ liệu với những mẫu lời nói và văn bản vào máy tính. Nhiều mẫu trong số đó thuộc về những người đã bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. Dữ liệu cho php hệ thống phân biệt các bài phát biểu, những từ riêng lẻ bị lệch chuẩn. Nếu toàn bộ lời nói khá đơn điệu, chậm rãi và với một ngữ điệu chùng xuống, những đoạn tạm dừng giữa các từ dài, ngắt quãng thì rất có thể người đó bị trầm cảm. Theo chuyên gia, kết quả nghiên cứu có thể trở thành cơ sở của một ứng dụng di động, giúp phân tích giọng nói để đưa ra cảnh báo, phát hiện người bị trầm cảm. Thiết bị bay không người lái cứu hộ trên biển Các nhà khoa học I-xra-en đã phát triển một loại thiết bị bay không người lái được sử dụng để cứu hộ những trường hợp bị đuối nước trên biển. Thiết bị được trang bị 3 phao cứu sinh. Khi nhân viên cứu hộ xác định được một người bị nạn dưới nước ở khoảng cách 200m, thiết bị bay không người lái có thể thả các phao cứu sinh xuống chỉ trong 15 giây. Nhân viên cứu hộ hướng dẫn người bị đuối nước thông qua một hệ thống gắn trên thiết bị bay. Thiết bị bay được chế tạo bằng sợi các-bon và có thể hoạt động trong bán kính 2km. (theo nhandan.com.vn) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp nhận bài dự thi cuộc thi tìm hiểu biên giới và Bộ đội Biên phòng. Trường Tiểu học Thụy Ninh (Thái Thụy) tổ chức cho học sinh thi rung chuông vàng.

Upload: hoangquynh

Post on 29-Aug-2019

249 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sau 5 năm thực hiện nghị quyết số 29-nQ/TW · Thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2018 3 Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban

3Thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2018

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác giáo dục, đào tạo trên địa bàn huyện Thái Thụy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 29, Ban Thường vụ Huyện ủy Thái Thụy đã xây dựng kế hoạch và triển khai quán triệt đến đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng chương trình hành động chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên các đơn vị trường học trên địa bàn. Định kỳ hàng năm, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành xây dựng các văn bản để thực hiện hiệu quả nội dung đổi mới phương pháp quản lý, dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; chấn chỉnh, khắc phục các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục, đào tạo; xây dựng nền nếp, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm trong trường học. Cùng với đó, Huyện

Gần 50.000 bài dự thi của cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên, hội

viên, học sinh, sinh viên trong tỉnh tham gia là kết quả ấn tượng của cuộc thi tìm hiểu biên giới và Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Tỉnh đoàn phối hợp tổ chức.

Có dịp gặp gỡ thầy giáo Nguyễn Hữu Chi, Trường THCS Thái Xuyên (Thái Thụy) chúng tôi càng thấu hiểu tình yêu của anh dành cho những người lính quân hàm xanh. Vốn là giáo viên dạy nhạc lại sinh ra trên quê hương miền biển Thái Thụy nên anh luôn ấp ủ sáng tác một ca khúc về BĐBP. Và rồi, sau vài tháng chắp bút, soạn lời, anh đã cho ra đời nhạc phẩm đầu tay “Màu xanh tôi yêu”. Thầy giáo Nguyễn Hữu Chi tâm sự: Ý nghĩa hơn cả là tôi sáng tác bài hát đúng dịp 60 năm ngày truyền thống BĐBP. Đây là món quà tâm huyết tôi gửi tặng BĐBP Thái Bình nói riêng, BĐBP Việt Nam nói chung. Không chỉ sáng tác nhạc, trong khoảng thời gian 3 tháng nghỉ hè, tôi đã viết bài dự thi tìm hiểu biên giới và BĐBP hơn 600 trang. Và bài hát “Màu xanh tôi yêu” là điểm nhấn trong tác phẩm dự thi của tôi.

Để đầu tư cho bài viết một cách công phu, anh không chỉ

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời

gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Phú Châu (Đông Hưng) có nhiều mô hình hiệu quả, có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần không nhỏ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó nổi bật là mô hình “Tiết kiệm theo gương Bác”.

Theo chị Phạm Thị Mai Luyên, Chủ tịch Hội LHPN xã: Hội LHPN xã hiện có 1.345 hội viên, sinh hoạt tại 4 chi hội, 14 tổ hội. Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Hội LHPN xã đẩy mạnh công Đào Quyên

Phụ nữ xã Phú Châu

Tiết kiệm theo gương Báctác tuyên truyền để cán bộ, hội viên ý thức sâu sắc được nội dung, ý nghĩa của việc học và làm theo gương Bác từ những việc nhỏ nhất, thiết thực nhất; đồng thời chỉ đạo các chi hội xây dựng các mô hình hoạt động sáng tạo, có hiệu quả thu hút đông đảo hội viên tham gia. Mô hình “Tiết kiệm theo gương Bác” được Hội LHPN xã chủ động xây dựng với mục đích giúp đỡ những hội viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được vay vốn để phát triển kinh tế. Hội LHPN xã đã xây dựng mô hình điểm tại tổ phụ nữ xóm 7 và xóm 13. Lúc đầu khi thành lập mới chỉ vận động được 20 hội viên tổ phụ nữ xóm 7 và 30 hội viên tổ phụ nữ xóm 13 tham

gia. Nhờ sự nhiệt tình, kheo leo trong tuyên truyền, vận động của đồng chí tổ trưởng, số hội viên tham gia tổ tiết kiệm đã tăng lên và số tiền tiết kiệm trong tháng cũng đã tăng dần lên, cụ thể: tổ phụ nữ tiết kiệm xóm 7 sau 1 năm đã có 30 hội viên tham gia; tổ phụ nữ tiết kiệm xóm 13 có 50 hội viên tham gia. Số tiền mỗi hội viên tiết kiệm là 50.000 đồng/tháng, có hội viên tiết kiệm 100.000 đồng/tháng. Tổng số tiền tiết kiệm được là 65 triệu đồng. Với số tiền trên, các tổ đã họp và quyết định giúp đỡ các hội viên trong tổ có hoàn cảnh khó khăn vay từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng để mua con giống phát triển chăn nuôi.

Thông qua việc làm điểm 2 tổ phụ nữ tiết kiệm đạt hiệu quả và hoạt động đi vào nền nếp, Ban Thường vụ Hội LHPN xã tiếp tục triển khai nhân rộng ra các tổ phụ nữ còn lại của 4 thôn. Ngoài số tiền các chị tham gia

tiết kiệm hàng tháng từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng, một số chị em thành đạt, kinh tế khá giả đã gửi thêm từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng/tháng tiết kiệm không lấy lãi để hàng năm tặng quà cho các cháu khó

khăn nhân dịp khai giảng năm học mới. Đến nay, Hội LHPN xã đã có 15 tổ “Tiết kiệm theo gương Bác”, 479 hội viên tham gia với số tiền là 455 triệu đồng. Đã giúp 50 lượt hội viên nghèo, cận nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, cải thiện đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, nhiều chị được vay vốn từ nguồn tiết kiệm của các tổ từ 10 triệu đồng đến 40 triệu đồng để bổ sung vốn phát triển trang trại, gia trại hay kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng mức sống trong gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc như chị Phạm Thị Nhàn, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Cốc, chủ doanh nghiệp mây tre đan; chị Nguyễn Thị Gái, Chi hội Phụ nữ thôn Tăng, chủ gia trại chăn nuôi... Được vay 30 triệu đồng từ tổ tiết kiệm của Chi hội Phụ nữ thôn Cốc, chị Trần Thị Huế đã dùng số tiền này để đầu tư đào ao,

xây chuồng trại chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. Chị cho biết: Hiện tại gia đình tôi có hơn 2.000m2 ao nuôi cá và chuồng trại để chăn nuôi vịt đẻ, mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Với số tiền thu nhập từ gia trại, gia đình tôi đã tiến hành sửa sang nhà cửa, mua sắm nhiều tiện nghi và nuôi 2 con ăn học đại học. Tôi đánh giá rất cao mô hình tiết kiệm của Hội LHPN xã, không chỉ mang ý nghĩa thiết thực mà còn khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách giữa các hội viên.

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Hội LHPN xã Phú Châu tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo gương Bác bằng những việc làm, mô hình cụ thể, từ đó ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của phụ nữ trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Mỗi năm gia đình chị Trần Thị Huế, thôn Cốc, xã Phú Châu thu nhập trên 100 triệu đồng từ gia trại.

giáo dụC Thái Thụy

Sau 5 năm thực hiệnnghị quyết số 29-nQ/TW

ủy đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29. Quá trình triển khai Nghị quyết số 29 đã làm thay đổi nhận thức về mục tiêu giáo dục và đào tạo, nội dung, phương pháp quản lý giáo dục, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục.

Đồng chí Đỗ Trường Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chia sẻ: Đến nay, đối với giáo dục mầm non đã triển khai học 2 buổi/ngày, tổ chức ăn bán trú tại 100% trường học. 48 xã, thị trấn đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, THCS mức độ 3 và đạt mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Hàng năm, tỷ lệ huy động trẻ học mẫu giáo đạt trên 99%, huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1. Đối với bậc tiểu học, thực hiện đổi mới đồng bộ thông qua phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua đổi mới mô hình VNEN, phương pháp “bàn tay nặn bột”, dạy mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch. Việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện nghiêm túc. Đối với bậc THCS, việc đổi mới thể hiện rõ ở nội dung chương trình được thiết kế

lồng ghep những nội dung liên quan của một số lĩnh vực, một số môn tạo sự tích hợp. Ngành Giáo dục đã triển khai việc tổ chức và quản lý sinh hoạt chuyên môn trên website: truonghocketnoi.edu.vn, có 100% cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh được cấp tài khoản để truy cập. Đặc biệt, huyện Thái Thụy đã chú trọng tổ chức cho học sinh, giáo viên nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn... đã tác động tích cực đến việc đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên, học sinh. Hiện nay, toàn huyện đã cơ bản đủ về số lượng cán bộ, giáo viên, 100% cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Tỷ lệ

trường học đạt chuẩn quốc gia của huyện đạt 86,2%.

Trường THPT Diêm Điền là trường tư thục duy nhất nằm trên địa bàn huyện Thái Thụy. 5 năm qua, nhà trường đã thực hiện nhiều đổi mới theo nội dung Nghị quyết số 29, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá. Cô giáo Lê Thị Phương, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Căn cứ vào đặc điểm riêng của học sinh trường ngoài công lập, các giáo viên đã xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh, chú trọng giáo dục đạo đức, pháp luật, giá trị và kỹ năng sống. Bên cạnh đó, tăng cường

kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong trường học. Ngoài ra, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để bảo đảm nguyên tắc “học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên”. Về công tác đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá, nhà trường đã thành lập bộ phận khảo thí, ra đề và biểu điểm theo đúng kế hoạch chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kết hợp đánh giá của giáo viên với việc học sinh tự đánh giá lẫn nhau nhằm khắc phục tình trạng tiêu cực trong đánh giá chất lượng dạy và thi cử. Đặc biệt, nhà trường đã tăng thời gian hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới hình thức chuyên đề ngoại khóa, sân khấu hóa, hội thi để nhằm tuyên truyền giáo dục pháp luật, đạo đức, nhân cách cho học sinh. Nhờ thế, những năm qua, trường là một trong những trường tư thục có số lượng học sinh đầu vào cao nhất tỉnh, đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 luôn ở tốp đầu trường ngoài công lập, chất lượng kỳ thi THPT quốc gia đạt tỷ lệ vượt bình quân chung của tỉnh.

Thời gian tới, để tiếp tục triển khai hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 29, Thái Thụy tiếp tục tập trung cao các nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ về giáo dục và đào tạo trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Đặng Anh

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểubiên giới và Bộ đội Biên phòng

đến Đồn Biên phòng Trà Lý, Hải đội 2 để tìm hiểu thực tế mà anh còn sưu tầm, chắt lọc những thông tin tài liệu, hình ảnh quý về BĐBP trên internet, sách báo và qua chính những câu chuyện của anh trai mình là một sĩ quan biên phòng. Đối với anh Chi, tham gia cuộc thi không chỉ là cơ hội để anh hiểu hơn về người lính biên phòng mà qua những tác phẩm của mình, anh muốn truyền tải đến học sinh của trường những kiến thức lịch sử truyền thống của BĐBP, về cuộc sống, công việc của những người lính đang ngày đêm canh giữ biên cương để thêm yêu, thêm hiểu họ hơn.

Đại tá Nguyễn Đình Hân, Phó Chính ủy BĐBP tỉnh, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh cho biết: Cuộc thi có ý nghĩa chính trị sâu sắc, nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật, ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia cho mọi cán bộ, công nhân, viên chức, đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và nhân dân trong tỉnh. Qua chấm sơ khảo, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bài dự thi được đầu tư công phu cả về công sức, trí tuệ, sưu tầm nhiều tài liệu,

hình ảnh giá trị, trình bày logic và có nhiều sáng tạo.

Tính đến ngày 20/9/2018, Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh đã nhận được trên 51.000 bài dự thi. Trong đó, có hơn 31.000 bài dự thi của đoàn viên, thanh niên và học sinh, sinh viên. Đơn vị đã lựa chọn ra 100 bài chất lượng cao để chấm chung khảo và trao giải. Dự kiến việc trao giải cuộc thi tìm hiểu biên giới và BĐBP sẽ diễn ra vào cuối tháng 10/2018.

Để làm nên thành công, tạo sức lan tỏa của cuộc thi, các cơ quan chuyên môn thuộc BĐBP và Tỉnh đoàn cùng với các đơn vị phối hợp đã chủ động nghiên cứu, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị về nội dung, hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến trên các trang mạng, cổng thông tin điện tử cũng như phương pháp viết bài dự thi. Bên cạnh đó, các đơn vị đã làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ về cuộc thi thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, học tập truyền thống, triển khai nhiệm vụ tuần, tháng. Riêng với cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh, do điều kiện phải thường xuyên trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa bàn, một số đơn vị đứng chân trên địa bàn hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải ít có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin nên từng đơn vị đã tổ chức cho bộ đội tham gia cuộc thi một cách khoa học, tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để viết bài dự thi.

Chị Nguyễn Thị Thơm, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Phó Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh khẳng định: Tỉnh đoàn đã kịp thời xây dựng kế hoạch triển

khai cuộc thi đến 100% cơ sở đoàn, đội. Đến nay, 100% tổ chức, cơ sở đoàn, đội đều có bài tham gia. Nhiều bài thi viết tay được đánh giá cao. Thông qua cuộc thi đã khơi dậy lòng tự hào, cổ vũ động viên thế hệ trẻ hôm nay phát huy truyền thống cách mạng, giữ vững niềm tin, tinh thần độc lập, ý chí tự cường, tích cực đóng góp sức lực, trí tuệ của tuổi trẻ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Hán, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh cho biết: Đến thời điểm nộp bài, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã nhận được gần 6.000 bài dự thi của hội viên, trong đó, Hội đã lựa chọn 2.000 bài chất lượng cao gửi về Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh. Đại đức Thích Minh Thái, trụ trì chùa Long Hưng, xã Nam Hưng (Tiền Hải) chia sẻ: Nhà chùa tham gia cuộc thi với mong muốn gắn kết tình nghĩa quân dân, là dịp thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc giữa bà con Phật tử với cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh.

Thành công của cuộc thi không chỉ ở số lượng người tham gia, số lượng bài Ban tổ chức nhận được mà đã củng cố niềm tin, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, thêm tin yêu hình ảnh người chiến sĩ BĐBP trong đoàn viên, thanh niên và nhân dân trong tỉnh. Qua đó, thôi thúc mỗi cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh, các tầng lớp nhân dân nâng cao trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

TấT ĐạT

Ứng dụng công nghệ đá tuyếtbảo quản hải sảnTỷ lệ thất thoát khai thác thủy sản xa bờ hiện nay vẫn khá

cao, lên tới 20 - 30% sản lượng khai thác. Nguyên nhân chính là do phần lớn tàu khai thác thủy sản có công suất nhỏ, thiếu trang thiết bị bảo quản sản phẩm, chủ yếu được bảo quản bằng nước đá xay.

Để giảm tổn thất sau khai thác thủy sản, Trung tâm Phát triển công nghệ cao (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy sản xuất đá tuyết từ nước biển. Sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất trong nước, với các tính năng phù hợp điều kiện thực tế của tàu cá Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng bảo quản hải sản, giảm bớt nhân công, tiết kiệm không gian sử dụng trên tàu.

Sản phẩm đã được thử nghiệm thực tế tại cảng biển và trên tàu cá tại vùng biển Hải Phòng. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu và sản xuất máy làm đá tuyết với công suất lớn hơn, đáp ứng nhu cầu của ngư dân.

Chẩn đoán bệnh qua giọng nóiMạng nơ-ron do các chuyên gia của Viện Công nghệ

Massachusetts (Mỹ) phát triển có thể xác định chính xác tới 80% bệnh trầm cảm của một người qua giọng nói và chữ viết. Các chuyên gia nạp cơ sở dữ liệu với những mẫu lời nói và văn bản vào máy tính. Nhiều mẫu trong số đó thuộc về những người đã bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. Dữ liệu cho phep hệ thống phân biệt các bài phát biểu, những từ riêng lẻ bị lệch chuẩn. Nếu toàn bộ lời nói khá đơn điệu, chậm rãi và với một ngữ điệu chùng xuống, những đoạn tạm dừng giữa các từ dài, ngắt quãng thì rất có thể người đó bị trầm cảm.

Theo chuyên gia, kết quả nghiên cứu có thể trở thành cơ sở của một ứng dụng di động, giúp phân tích giọng nói để đưa ra cảnh báo, phát hiện người bị trầm cảm.

Thiết bị bay không người láicứu hộ trên biểnCác nhà khoa học I-xra-en đã phát triển một loại thiết bị

bay không người lái được sử dụng để cứu hộ những trường hợp bị đuối nước trên biển. Thiết bị được trang bị 3 phao cứu sinh.

Khi nhân viên cứu hộ xác định được một người bị nạn dưới nước ở khoảng cách 200m, thiết bị bay không người lái có thể thả các phao cứu sinh xuống chỉ trong 15 giây. Nhân viên cứu hộ hướng dẫn người bị đuối nước thông qua một hệ thống gắn trên thiết bị bay. Thiết bị bay được chế tạo bằng sợi các-bon và có thể hoạt động trong bán kính 2km.

(theo nhandan.com.vn)

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp nhận bài dự thi cuộc thi tìm hiểu biên giới và Bộ đội Biên phòng.

Trường Tiểu học Thụy Ninh (Thái Thụy) tổ chức cho học sinh thi rung chuông vàng.