shhd

14
 Tài liu chia sti: wWw.SinhHoc.edu.vn PHN 1. MĐẦU 1.1. Lý do chn đề tài Đậu tương Glycine max (L.) Merrill là mt trong nhng cây lương thc có vtrí quan trng trong cơ cu cây trng nông nghip ca thế gii nói chung và Vit  Nam nói riêng. Trong các cây hđậu, đậu tương được coi là loi cây trng chiến lược ca nhiu quc gia trên thế gii vì là cây lương thc có tác dng nhiu mt, có hiu qukinh tế cao, có thi gian sinh trưởng ngn li dtrng. Sn phm tcây đậu tương được sdng cho người và gia súc do đáp ng nhu cu đạm trong khu phn ăn hàng ngày ca người cũng như gia súc [1], [2]. Trong ht đậu t ươ ng có hàm lượng dinh dưỡng cao,  protein (35 % - 40%), lipid (12-25%), glucid (10-15%), có các mui khoáng Ca, Fe, Mg, P,K , Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, các amino acid cơ bn như isoleucin , leucin, lysin, metionin,  phenylalanin, tryptophan, valin. Đặc bi t, protein ca đậu t ương được coi là mt ngun cung cp protein hoàn chnh vì cha mt l ượng đáng kcác amino acid không thay thế cn thiết cho cơ th, dtiêu hoá và không có các thành  phn t o thành cholesteron. Còn lipit ca đậu t ương cha t l l n các axit béo chưa no, có hsđồng hoá ln (98%), chsiot cao (120-137) có tác dng phòng chng bnh bướu ccho con người đặc bit đối vi trung du và min núi. Sdng  protein và lipit ca ht đậu tương còn có tác dng cha mt sbnh như đái tháo đường, béo phì huyết áp cao, chy máu não… [27].  Ngoài ra, rcây đậu tương còn có các nt sn cha vi khun cđịnh đạm  Rhizobium  japonicum có tác dng ci to đất, làm cây trng vsau phát trin tt hơn, góp phn phá vchu ksâu bnh, chng ô nhim môi trường do lm dng  phân bón và thuc trsâu [25]. Vi nhng giá trto ln đó, cây đậu tương được trng phbiến nhiu nơi t55 o vĩ Bc đến 55 o vĩ Nam, tvùng thp hơn mc nước bin đến vùng cao trên 2000m so vi mc nước bin vi din tích đạt khong hơn 74,7 triu ha. Hin nay, Vit Nam, cây đậu tương chiếm mt vtrí rt quan trng trong nn nông nghip nên được gieo trng c7 vùng nông nghip trên cnước vi mc đích gii quyết vn đề thiếu protein cho người và gia súc, xut khu và ci to đất. 1

Upload: nhoang375643

Post on 12-Jul-2015

137 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 1/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Đậu tương Glycine max (L.) Merrill là một trong những cây lương thực có vịtrí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của thế giới nói chung và Việt

 Nam nói riêng. Trong các cây họ đậu, đậu tương được coi là loại cây trồng chiến

lược của nhiều quốc gia trên thế giới vì là cây lương thực có tác dụng nhiều mặt,

có hiệu quả kinh tế cao, có thời gian sinh trưởng ngắn lại dễ trồng. Sản phẩm từ

cây đậu tương được sử dụng cho người và gia súc do đáp ứng nhu cầu đạm trong

khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc [1], [2].

Trong hạt đậu tương có hàm lượng dinh dưỡng cao, protein (35% - 40%),lipid (12-25%), glucid (10-15%), có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K , Na, S, các

vitamin A, B1, B2, D, E, các amino acid cơ bản như isoleucin, leucin, lysin,

metionin,  phenylalanin, tryptophan, valin. Đặc biệt, protein của đậu tương được

coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các

amino acid không thay thế cần thiết cho cơ thể, dễ tiêu hoá và không có các thành

 phần tạo thành cholesteron. Còn lipit của đậu tương chứa tỉ lệ lớn các axit béo

chưa no, có hệ số đồng hoá lớn (98%), chỉ số iot cao (120-137) có tác dụng phòng

chống bệnh bướu cổ cho con người đặc biệt đối với trung du và miền núi. Sử dụng

 protein và lipit của hạt đậu tương còn có tác dụng chữa một số bệnh như đái tháo

đường, béo phì huyết áp cao, chảy máu não… [27].

 Ngoài ra, rễ cây đậu tương còn có các nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm

 Rhizobium  japonicum có tác dụng cải tạo đất, làm cây trồng vụ sau phát triển tốt

hơn, góp phần phá vỡ chu kỳ sâu bệnh, chống ô nhiễm môi trường do lạm dụng

 phân bón và thuốc trừ sâu [25]. Với những giá trị to lớn đó, cây đậu tương được

trồng phổ biến ở nhiều nơi từ 55o vĩ Bắc đến 55o vĩ Nam, từ vùng thấp hơn mực

nước biển đến vùng cao trên 2000m so với mực nước biển với diện tích đạt khoảng

hơn 74,7 triệu ha. Hiện nay, ở Việt Nam, cây đậu tương chiếm một vị trí rất quan

trọng trong nền nông nghiệp nên được gieo trồng ở cả 7 vùng nông nghiệp trên cả

nước với mục đích giải quyết vấn đề thiếu protein cho người và gia súc, xuất khẩu

và cải tạo đất.

1

Page 2: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 2/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

Lượng hạt đậu tương xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 24-26 triệu tấn

hạt/năm và 2-4 triệu tấn dầu/năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây năng suất

đậu tương bình quân của thế giới và của nước ta bị giảm sút đáng kể do nhiều

nguyên nhân như tác động xấu của môi trường, sâu bệnh, chất lượng hạt giống, kỹthuật canh tác…

Trong những nguyên nhân trên thì sâu bệnh do virus là nguyên nhân rất

quan trọng làm năng suất đậu tương giảm sút. Đặc biệt là bệnh do  soybean mosaic

virus (SMV) gây khảm lá đậu tương đang gây thiệt hại nghiêm trọng và không thể

kiểm soát ở nhiều vùng trồng đậu tương trên thế giới và Việt Nam. Thiệt hại về

năng suất có thể lên đến 50%, cá biệt có thể lên đến 90%. Một trong những giải

 pháp để giải quyết vấn đề trên là tạo cây đậu tương chuyển gen kháng SMV. Trênthế giới đã có một số tác giả nghiên cứu tạo cây đậu tương chuyển gen kháng SMV

như: Noriyuki Furutani và cs (2006) đã tạo được cây đậu tương chuyển gen kháng

SMV, Saruta M. và cs (2005) đã phân lập gen CP mã hoá cho protein

vỏ của SMV… nhưng ở Việt Nam thì đây là một vấn đề hoàn toàn mới, chưa

được quan tâm nghiên cứu.

Xuất phát từ những lý do trên mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

“  Phân lập gen mã hoá protein vỏ của virus gây bệnh khảm lá đậu tương 

(soybean mosaic virus – SMV) ở Hà Nội ” làm cơ sở thiết kế vector tạo cây đậu

tương chuyển gen kháng SMV.

1.2. Mục tiêu của đề tài

Phân lập và đánh giá mức độ đa dạng trong cấu trúc gen CP mã hoá protein

vỏ của virus gây bệnh khảm lá đậu tương (soybean mosaic virus - SMV) ở các

dòng đậu tương tại một số địa phương ở Hà Nội.

1.3. Nội dung nghiên cứu

- Thu mẫu

- Tách RNA của soybean mosaic virus (SMV)

- Tổng hợp cDNA

- Nhân gen CP (Coat Protein) từ SMV

- Đọc trình tự gen, so sánh để tìm sai khác làm cơ sở thiết kế vector tạo

cây đậu tương chuyển gen kháng SMV.1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2

Page 3: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 3/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

Đây là đề tài đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu phân lập gen CP của SMV gây

 bệnh khảm lá đậu tương phục vụ nghiên cứu tạo cây đậu tương chuyển gen kháng

SMV ở Việt Nam. Vì vậy, đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

PHẦN 2. TỔNG QUAN

3

Page 4: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 4/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

2.1. Cây đậu tương

 Nguồn gốc: Đậu tương được thuần hoá đầu tiên ở Trung Quốc. Từ Trung

Quốc đậu tương được đưa đến Triều Tiên, Nhật Bản, Nga sang Nam Á và Đông NamÁ qua con đường tơ lụa. Ở Việt Nam, đậu tương được trồng từ lâu đời, sớm nhất là

các tỉnh thuộc khu vực trung du, miền núi phía Bắc và miền Đông Nam Bộ [2].

 Phân loại : Đậu tương hay đậu nành, tên khoa học Glycine max (L.) Merrill

(2n=40) thuộc giới Platae, bộ Fabales, họ đậu Lenguminoceae, họ phụ cánh bướm

 Papilionideae, loài G. max.

Đặc điểm sinh học:

+ Rễ đậu tương là rễ cọc gồm rễ cái và rễ bên. Khi hạt nảy mầm phôi pháttriển thành rễ cái. Rễ cái thường phát triển ăn sâu 20-30cm, xung quanh mọc ra các

rễ bên. Trên rễ có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn Rhizobium japonicum có khả năng

cố định đạm của không khí tạo thành đạm dễ tiêu.

+ Thân đậu tương có thân hình tròn, nhiều lông, mang nhiều đốt, thân

thường đứng, có khi bò hay nửa bò. Mỗi cây co khoảng 8-14 đốt tuỳ theo loại hình

sinh trưởng, chiều dài các đốt cũng thay đổi tuỳ theo giống, thời vụ, mật độ cây,

đất đai, phân bón…+ Cành mọc ra từ các đốt trên thân. Đốt đầu tiên của thân chính mang hai lá

mầm, đốt thứ hai mang hai lá đơn đối nhau, từ đốt thứ ba trở lên mỗi đốt mang một

lá kép.

+ Lá có hình dạng khác nhau: tròn, hẹp, bầu dục, lưỡi mác hoặc hình thoi…

nhưng thường quy thành hai loại là lá rộng và lá hẹp.

+ Hoa có màu trắng hoặc màu tím mọc ở ngọn hay nách lá. Thời kỳ cây ra

hoa sớm hay muộn, thời gian dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giống và thời vụ gieo dochịu ảnh hưởng phối hợp của ánh sáng và nhiệt độ.

+ Quả đậu tương thuộc loại quả ráp, đa số ngoài vỏ có lông bao phủ, khi

chín có màu vàng hoặc xám đen. Mỗi quả có 1 - 4 hạt, nhưng thường có 2 hạt.

+ Hạt đậu tương có hình dạng tròn hay bầu dục, tròn dài, tròn dẹt, vỏ hạt thường

nhẵn và có màu vàng nhạt, vàng đậm, xanh, nâu đen… nhưng đa số là hạt màu vàng.

Giá trị kinh tế của cây đậu tương :

4

Page 5: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 5/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

Đậu tương là cây trồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao khó có thể tìm thấy

cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương. Sản phẩm của nó làm thức ăn

cho con người, gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp, là hàng xuất khẩu, cải tạo đất tốt.

Giá trị về mặt thực phẩm: Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao,hàm lượng protein trung bình khoảng 35% - 40%. Trong khi đó hàm lượng protein

trong gạo chỉ chứa 6,2 - 12%, ngô 9,8 - 13,2%, thịt bò 21%, thịt gà 20%, cá 17

-20% và 13 - 14,8%. Hàm lượng lipit từ 12 - 25%, glucid từ 10 - 15%, có các muối

khoáng Ca, Fe, Mg, P, K , Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, các amino acid cơ 

  bản như isoleucin, leucin, lysin, metionin,  phenylalanin, tryptophan, valin. Đặc

 biệt, protein của đậu tương được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì

chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần thiết cho cơ thể, dễ

tiêu hoá và không có các thành phần tạo thành cholesteron. Chính vì thành phần

dinh dưỡng cao như vậy nên đậu tương có khả năng cung cấp năng lượng khá cao

khoảng 4700 cal/kg (Nguyễn Danh Đông, 1982). Hiện nay, từ hạt đậu tương người

ta đã chế biến ra được trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại làm

thực phẩm như đậu phụ, tương, xì dầu, cà phê đậu tương, bánh kẹo... Ngoài ra,

lipit của đậu tương chứa tỉ lệ lớn các axit béo chưa no, có hệ số đồng hoá lớn

(98%), chỉ số iot cao (120-137) có tác dụng phòng chống bệnh bướu cổ cho con

người đặc biệt đối với trung du và miền núi.

Giá trị về mặt công nghiệp: Đậu tương là nguyên liệu của nhiều ngành công

nghiệp khác nhau như chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo,

tơ nhân tạo, dầu bôi trơn trong ngành hàng không nhưng chủ yếu đậu tương được

dùng để ép dầu. Hiện nay, trên thế giới đậu tương là cây đứng đầu về cung cấp

nguyên liệu cho ép dầu. Dầu đậu tương chiếm 50% tổng lượng dầu thực vật. Từ

dầu đậu tương người ta chế biến ra hàng trăm sản phẩm công nghiệp khác như làm

nến, xà phòng, ni lông...

Giá trị về mặt nông nghiệp: Đậu tương là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. 1kg

hạt đạu tương tương đương với 1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Toàn cây đạu tương

có hàm lượng đạm khá cao nên các sản phẩm phụ như thân lá tươi có thể sử dụng

làm thức ăn cho gia súc. Đậu tương còn là cây luân canh cải tạo đất tốt. 1ha trồng

đậu tương nếu sinh trưởng phát triển tốt để lại trong đát từ 30 – 60kg Nitơ (Phạm

Gia Thiều, 2000). Trong hệ thống luân canh, nếu bố trí cây đậu tương vào cơ cấu

cây trồng hợp lý sẽ có tác dụng tốt đối với cây trồng sau, góp phần tăng năng suất

5

Page 6: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 6/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

cả hệ thống cây trồng mà giảm chi phí cho việc bón đạm. Thân và lá đậu tương

dùng bón ruộng thay phân hữu cơ rất tốt bởi hàm lượng Nitơ trong thân chiếm

0,05%, trong lá chiếm 0,19% (Nguyễn Danh Đông, 1982).

 Một số bệnh thường gặp ở cây đậu tương [24]:+ Rệp muội hại lạc, đậu tương ( Aphis medicaginis Koch)

+ Bệnh thán thư hại đậu tương (Colletotrichum lindemuthianum) 

+ Bệnh đốm lá hại lạc, đậu tương (Cercospora arachidicola)

+ Bệnh gỉ sắt hại đậu tương (Uromyces appendiculatus) 

+ Giòi đục lá hại đậu tương ( Phytomyza atricornis) 

+ Nhện đỏ hại đậu tương (Tetranychus sp.)

+ Sâu khoang hại đậu tương (Spodoptera litura)

+ Bệnh khảm vàng hại đậu tương ( Bean yellow mosaic virus)

2.2. Đặc điểm của soybean mosaic virus (SMV)

SMV được phát hiện lần đầu tiên bởi Clinton (1915), Gardener và Kendrick 

(1921) tại Hoa Kỳ.

SMV thuộc chi potyvirus, họ potyviridae gây bệnh khảm lá đậu tương.

Chúng có dạng hình sợi mềm với đường kính khoảng 750nm, chiều dài khoảng 11-

15nm. Axit nucleic là RNA dạng sợi đơn, phân tử lượng 3,25x106 KDa, tổng kích

thước bộ gen khoảng 10,4Kb. Thành phần bộ gen bao gồm 24,3% G; 29,9% A;

14,9% C và 30,9% U [6]. Virus sinh ra thể vùi trong tế bào cây bệnh. Thể vùi có

dạng hình múi khế hay hình chong chóng [3]. Thời gian tồn tại của virus trong cây

 bệnh là 2-5 ngày, nhiệt độ mất hoạt tính Q10 là 55-700C. Khi bị chiếu tia cực tím

virus bị mất hoạt tính trong hai giờ. Độ pH thích hợp là 6. Nhiệt độ thích hợp để

virus nhân lên trong tế bào cây bệnh là 21-260C. Tại Hoa Kỳ, SMV đã được

 phân thành chín chủng bằng cách sử dụng các phản ứng di truyền trên

tám giống cây trồng đậu tương. Các chủng hiện đang được biết đến là

từ G1 đến G7, G7a, và C14.

SMV có thể tồn tại và lan truyền qua hạt giống. Trong hạt giống virus có thể

tồn tại được hai năm. Ngoài ra, virus có thể lan truyền qua nhiều loài rệp muội

như:  Aphis gossypii, A. cracivora, A. citricola, Rhopalosiphum maydis theo kiểu

không bền vững.

SMV có phạm vi ký chủ rộng và gây hại trên 30 loài cây trồng đặc biệt là

những cây họ đậu. Bệnh phát triển mạnh trên những cây đậu tương trồng vào vụ

6

Page 7: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 7/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

đông vào giai đoạn cây ra hoa và hình thành quả. Bệnh gây hại nặng ở những

ruộng đậu tương chăm sóc kém, bón nhiều đạm hoặc bón phân không cân đối.

Khi bị bệnh lá đậu tương thường có những phần xanh nhạt, đậm và biến

vàng xen kẽ, lá nhăn nheo, mép lá cong xuống, các đốt thân co ngắn, cây chùn lại, phát triển chậm. Lá non ở ngọn khảm lá mạnh và biến dạng. Số lượng nốt sần trên

cây bệnh thường giảm so với cây khoẻ nên vai trò cố định đạm giảm, rễ cây bệnh

thường bị thối đen. Ở những giống mẫn cảm cây có thể chết. Bệnh gây hại trên quả

làm quả thường lép, vỏ mầu nâu, nhăn nheo biến dạng, sần sùi và có vị đắng. Cây

 bị nhiễm bệnh thể hiện triệu chứng rõ nhất ở nhiệt độ 10-20 0C còn dưới 150C và

trên 300C cây thường mất triệu chứng [3], [19], [26].

Một số biện pháp phòng trừ bệnh:- Chọn lọc cây sạch bệnh để làm giống. Trồng cách ly ruộng làm giống với

ruộng đậu thương phẩm.

- Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, thu dọn tàn dư cây bệnh trên

đồng ruộng.

- Nhổ bỏ những cây bị bệnh trên ruộng, tránh lây lan từ cây bệnh

sang cây khỏe.

- Diệt trừ côn trùng truyền bệnh (rệp, bọ trĩ) bằng các loại thuốc hoá học.- Bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc trị.

Tuy nhiên, các biện pháp nêu trên không mang lại hiệu quả cao trong việc

 phòng trừ đối với bệnh mà lại tốn nhiều thời gian, công sức. Vì thế, hướng giải

quyết tốt nhất để phòng và trừ bệnh là tạo ra những giống cây đậu tương kháng lại

loại virus này.

2.3. Sử dụng vật liệu di truyền của virus để tạo cây chuyển gen kháng virus

Việc sử dụng các vật liệu di truyền có nguồn gốc từ virus để tạo cây trồng

chuyển gen kháng virus là một trong những hướng nghiên cứu chính của công

nghệ sinh học trên đối tượng thực vật hiện nay. Các nhà khoa học đã sử dụng các

gen, các đoạn RNA, DNA có nguồn gốc từ virus gây bệnh, chuyển chúng vào cây

trồng, từ đó tạo cho cây tính kháng với bệnh virus. Một số gen mã hóa protein vỏ

của virus, gen mã hóa cho protein sao chép, gen mã hoá cho protein di chuyển...

Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng chiến lược này để tạo ra

các giống cây chuyển gen mang vật liệu di truyền có nguồn gốc từ virus có khả

7

Page 8: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 8/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

năng kháng virus như chuyển gen mã hoá cho protein vỏ của virus khảm thuốc lá

(tobacco mosaic virus – TMV) vào cây thuốc lá tạo cây thuốc lá chuyển gen kháng

virus khảm thuốc lá...

Cơ chế kháng bệnh virus của cây chuyển gen: Cây trồng có tính kháng khácnhau với các loại virus khác nhau và có thể là vật chủ hoặc không là vật chủ của

những loại virus xác định. Virus có thể xâm nhập vào cây chủ, lan truyền, gây

 bệnh làm cây chủ giảm hay mất khả năng sinh trưởng, phát triển, sinh sản. Trong

quá trình tiến hóa, virus dần hình thành những cơ chế tự bảo vệ khỏi tính kháng tự

nhiên của vật chủ, dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Thực vật có thể trở nên kháng

đối với các chủng virus gây bệnh nếu trước đó gây nhiễm với những virus cùng

loại. Với cây chuyển gen, chúng cũng tạo ra tính kháng tích cực và hiệu quả đốivới virus. Hình như protein vỏ của virus đóng vai trò quyết định tính kháng với

virus, bởi vì khi gen CP của nhiều loại virus RNA được thể hiện trong cây (cũng

không nhất thiết phải có sự biểu hiện gen mã hoá protein vỏ ở mức độ cao) thì tính

kháng với virus biểu hiện. Có nhiều cách giải thích về tính kháng của cây chuyển

gen. Theo Baulcombe (1996), tính kháng bệnh của cây chuyển gen gọi là tính

kháng có được nhờ chính yếu tố gây bệnh – PDR (pathogen derived resistance)

[20]. PDR có thể có cơ chế thông qua RNA sợi đôi cũng như sợi đơn ngắn. Năm1998, Fire và cs đã đưa ra thuật ngữ “RNA interference” (RNAi) để giải thích tính

kháng của cây chuyển gen đối với viris thông qua RNA sợi đôi. RNAi là một quá

trình bất hoạt gen đòi hỏi sự tham gia chủ động của bộ máy nội bào. Đầu tiên,

enzyme ribonuclease Dicer gắn và cắt các phân tử RNA sợi đôi thành những đoạn

sợi đôi ngắn (khoảng 21-23 cặp bazơ) với hai bazơ thymin ở cuối đầu dính sợi đơn

của mỗi đoạn, các đoạn này được gọi là các RNA ức chế nhỏ. Dưới tác động của

enzyme helicase, các RNA này bị phân táchvà gắn vào một phức hợp đa protein.

Sau đó, các RNA ức chế nhỏ gắn với các mRNA đích, làm giảm lượng khuôn

mRNA cho quá trình dịch mã dẫn đến ức chế sự biểu hiện của gen tương ứng [21],

[22]. Tính kháng của cây chuyển gen đối với virus thông qua RNA sợi đơn cũng

được dựa trên nguyên tắc bổ sung giữa RNA của virus và RNA do gen chuyển sao

mã ra. Gen của virus chuyển vào cây sẽ sử dụng bộ máy nội bào của cây chuyển

gen để sao mã ra RNA, các RNA này sẽ bắt cặp bổ sung với RNA genome của

virus khi virus xâm nhập vào tế bào cây chủ và tạo ra đoạn RNA sợi đôi. Ngay lập

8

Page 9: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 9/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

tức RNA sợi đôi này sẽ bị các ribonuclease nhận dạng là các biến dị và sẽ thuỷ

 phân chúng. Như thế virus không thể thực hiện quá trình nhân lên trong tế bào.

2.4. Một số thành tựu đã đạt được trong cải tiến giống cây trồng bằng công

nghệ genCho đến nay chuyển gen vào cây trồng đã trở thành kỹ thuật thông dụng

trong tạo giống cây trồng. Đã có hơn 50 loại gen được chuyển vào cây trồng và đã

có ít nhất khoảng 400 loài cây mang gen biến nạp được trồng thử trên đồng ruộng

như cà chua, bông, cải dầu, ngô, khoai tây... với các đặc tính như kháng virus,

kháng côn trùng, chín chậm, kháng chất diệt cỏ, tăng hàm lượng chất dinh dưỡng...

 Năm 2005, trên thế giới có đã có trên 90 triệu ha cây trồng chuyển gen được canh

tác, tập trung ở các quốc gia như: Mỹ, Achentina, úc, Canada, Trung Quốc,Mexico, Tây Ban Nha, Rumani, Nam Phi, Brazil, Urugoay, Pháp và Đức [23]. Bên

cạnh những vấn đề chưa rõ về cây chuyển gen như mối nguy cơ gen chuyển tạo ra

các chất gây dị ứng hoặc làm giảm dinh dưỡng sản phẩm, khả năng phát tán những

gen kháng kháng sinh có trong vector chuyển gen trong cây chuyển gen chuyển

sang họ hàng hoang dại... thì chúng ta không thể phủ nhận những giá trị kinh tế mà

cây trồng chuyển gen mang lại. Do các đặc tính ưu việt như tăng năng suất, giảm

đáng kể lượng thuốc trừ sâu và cải thiện môi trường nên cây chuyển gen ngày càngđược nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi.

2.5. Một số công trình liên quan đến SMV trong những năm gần đây

- Li D. và cs (2009) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự biểu hiện

triệu trứng của SMV trong cây đồng hợp tử và cây dị hợp tử [9].

- Seo J.K. và cs (2009) đã biến đổi cấu trúc phân tử và cấu trúc di truyền của

các chủng virus gây bệnh khảm lá đậu tương trên cơ sở phân tích trình tự bộ gen

hoàn chỉnh [15].- Seo J.K. và cs (2009) đã nghiên cứu được hệ thống chuyển gen vào cây

đậu tương bằng phương pháp vi tiêm DNA plasmid của SMV [16].

- Lim H.S. và cs (2007) đã tạo đậu tương kháng SMV trong các nhà máy

sản xuất hạt giống đậu tương chuyển gen [10].

- Domier L.L. và cs (2007) đã nghiên cứu những điểm giống nhau trong hạt

giống và sự lây truyền qua Aphis giữa các chủng SMV [5].

- Noriyuki Furutani và cs (2006) đã tạo được cây đậu tương chuyển genkháng SMV [18].

9

Page 10: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 10/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

- Wang Y. và cs (2006) đã đánh giá các giống đậu tương kháng SMV [12].

- Hajimorad M. và cs (2006) đã hoàn thành trình tự gen của SMV [8].

- Lim H.S. và cs (2005) đã nghiên cứu sự biểu hiện của đậu tương chuyển

gen kháng SMV trong giai đoạn phôi soma [11].- Wang Y. và cs (2005) đã đánh giá về nguồn gốc của giống đậu tương Hoa

Kỳ và bốn giống đậu tương kháng SMV [13].

- Saruta M. và cs (2005) đã phân lập gen CP mã hoá cho protein

vỏ của SMV [19].

- Gunduz I. và cs (2004) đã phân tích về kiểu gen và kiểu hình của giống

đậu tương PI 88788 có khả năng kháng lại SMV [7].

- Domier L.L. và cs (2003) đã nghiên cứu quá trình truyền SMV của Aphis

 phía Bắc nước Mỹ [4].

- Steinlage T.A. và cs (2002) đã tìm hiểu về thời gian và không gian lan

truyền của SMV ở cây đậu tương chuyển gen CP của SMV [17].

- Wang Y. và cs (2001) đã tạo cây đậu tương chuyển gen kháng SMV [14].

PHẦN 3. KẾT LUẬN

10

Page 11: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 11/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

 Nhìn chung tình hình nghiên cứu về virus nói chung và virus SMV nói riêng

trên thế giới diễn ra khá phổ biến và đã có rất nhiều công trình khoa học về SMV

được công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành như công trình của  Noriyuki

Furutani và cs (2006), Saruta M. và cs (2005)...Tuy nhiên, ở nước ta những nghiên cứu về bệnh virus nói chung và bệnh do

SMV nói riêng còn hạn chế. Việc nghiên cứu mới bắt đầu dừng lại ở phát hiện sự

xuất hiện của bệnh, sự phân bố của bệnh trên cánh đồng đậu tương, tỉ lệ nhiễm,

thiệt hại và phản ứng của cây bị nhiễm virus. Cũng có những nghiên cứu xác định

loại và chủng virus nhưng dựa trên các phương pháp quan sát bằng mắt thường,

cây chỉ thị, huyết thanh, kính hiển vi điện tử [3].

 Ngày nay với sự phát triển của công nghệ sinh học cần có những nghiên cứu

về SMV ở mức phân tử để có biện pháp khắc phục thiệt hại do SMV gây ra như

tạo cây đậu tương chuyển gen kháng SMV`.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:11

Page 12: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 12/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

1. Chu Hoàng Mậu (2008),  Phương pháp phân tích di truyền hiện đại trong 

chọn giống cây trồng , NXB Đại học Thái Nguyên.

2. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm Thị Đào

(1999), Cây đậu tương , NXB Nông nghiệp.3. Vũ Triệu Mân (2007), Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, NXB Nông nghiệp.

Tài liệu tiếng Anh:

4. Domier L.L., Latorre I.J., Steinlage T.A., McCoppin N.K. and Hartman G.L.

(2003), “Variability and transmission of  Aphis glycines of North American

and Asian soybean mosaic virus isolates”,  Archives of Virology, 148, pp:

1925-1941.

5. Domier L.L., Steinlage T.A., Hobbs H.A., Yang Y., Herrera-Rodriguez G.,

Haudenshield J.S., McCoppin N.K., and Hartman G.L. (2007), “Similarities

in seed and aphid transmission among Soybean mosaic viru s isolates”, Plant 

 Disease, 91, pp: 546-550.

6. Genetics and genomics of soybean – google ebook.

7. Gunduz I., Buss G.R ., Chen P. and Tolin S.A. (2004), “Genetic and

Phenotypic Analysis of Soybean mosaic virus Resistance in PI 88788

Soybean”, Phytopathology, 94(7), pp: 687-92.

8. Hajimorad M., Eggenberger A..L. and Hill J.H. (2006), “Soybean mosaic

virus strain G7, complete sequence”, Virology, 345(1), pp: 156-166.

9. Li D., Chen P., Shi A., Shakiba E., Gergerich R. and Chen Y. (2009),

“Temperature affects expression of symptoms induced by soybean mosaic

virus in homozygous and heterozygous plants”, Journal of Heredity , 100(3),

 pp: 348-354.

10. Lim H.S., Ko T.S., Hobbs H.A., Lambert K.N., Yu J.M., McCoppin N.K.,Korban S.S., Hartman G.L. and Domier L.L. (2007), “Soybean mosaic virus

helper component-protease alters leaf morphology and reduces seed

 production in transgenic soybean plants”, Phytopathology, 9, pp: 366-372.

11. Lim H.S., Ko T.S., Lambert K.N., Kim H.G., Korban S.S., Hartman G.L.

and Domier L.L (2005), “Soybean mosaic virus helper component-protease

enhances somatic embryo production and stabilizes transgene expression in

soybean”, Plant Physiology and Biochemistry, 43, pp: 1014-1021.

12

Page 13: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 13/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

12. Wang Y., Hobbs H.A., Bowen C.R., Bernard R.L., Hill C.B., Haudenshield

J.S., Domier L.L. and Hartman G.L (2006),  “Evaluation of soybean

cultivars, Williams isogenic lines, and other selected soybean lines for 

resistance to two Soybean mosaic virus strains”, Crop Science, 46, pp: 2649-2653.

13. Wang Y., H.A. Hobbs, C.B. Hill, L.L. Domier, G.L. Hartman and R.L.

 Nelson (2005), “Evaluation of ancestral lines of U.S. soybean cultivars for 

resistance to four soybean viruses”, Crop Science, 45, pp: 639-644.

14. Wang Y., Nutter Jr.F.W.and Hill J.H. (2001), “Pathogen-derived transgenic

resistance to soybean mosaic virus in soybean”,  Molecular Breeding , Volume

8, Number 2, pp: 119-127.

15. Seo J.K ., Ohshima K . , Lee H.G. , Son M. , Choi H.S., Lee S.H., Sohn S.H.

and Kim K.H. (2009), “Molecular variability and genetic structure of the

  population of soybean mosaic virus based on the analysis of complete

genome sequences”, Virology,  393(1), pp: 91-103.

16. Seo J.K ., Lee H.G. and Kim K.H. (2009), “Systemic gene delivery into

soybean by simple rub-inoculation with plasmid DNA of a Soybean mosaic

virus-based vector”, Arch Virol, 154 (1), pp:87-99.17. Steinlage T.A., Hill J.H. and  Nutter F.W. (2002), “Temporal and Spatial

Spread of Soybean mosaic virus (SMV) in Soybeans Transformed with the

Coat Protein Gene of SMV” , Phytopathology, 92(5), pp: 478-486.

18. Noriyuki Furutani, Soh Hidaka, Yoshitaka Kosaka, Yoshitaka Shizukawa

and Seiji Kanematsu (2006), “Coat protein gene-Mediate Resistance to

Soybean Mosaic Virus in Transgenic Soybean”,  Breeding Science, 56, pp:

119-124.19. Saruta M., Kikuchi A., Okabe A. and Sasaya T. (2005), “Soybean mosaic

virus CP gene for coat protein, partial cds, isolate: OK2”, Plant Virology.

20. Baulcombe D.C. (1996), “Mechanisms of pathogen derived resistance in

viruses in transgenic plants”, The plants cell , 8, pp: 1833-1844.

21. Baulcombe D.C. (2004), “RNA silencing in plants”, Nature, 431, pp: 356-363.

13

Page 14: shhd

5/11/2018 shhd - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/shhd 14/14

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

22. Fire A., Xu S., Montgomery M.K., Kostas S.A., Driver S.E. and Mello C.C.

(1998), “Potent DNA specific genetic interference by bouble – stranded

RNA in Caenorhabditis elegans”, Nature, 139, pp: 806-811.

23.Jame C. (2005), “Global Status of Biotech/GM Crops in 2005”, ISAAABriefs No, 34.

Một số trang web:

24. www.sonongnghiepvinhphuc.gov.vn.

25. http://vi.wikipedia.org

26. http://www.mekonginfo.org

27. http://www.khoe24.vn

14