sketch up 8 phan 1

133
Chương I SketchUp by [email protected] 1 Chương I. Tổng quan v Sketchup

Upload: anhvuprnt

Post on 22-Jan-2018

178 views

Category:

Engineering


0 download

TRANSCRIPT

Chương I SketchUp by [email protected]

1

Chương I. Tổng quan về Sketchup

Chương I SketchUp by [email protected]

2

Starting SketchUp

1. Kích đúp vào file chương trình SketchUp để bắt đầu nó, hoặc chọn nó từ menu Start ở

góc trái bên dưới màn hình cửa sổ. Hộp thoại bạn nhìn thấy trong hình 1.1 xuất hiện.

2. Nhấp vào nút Choose Template (Chọn mẫu). Các mẫu mà bạn chọn sẽ xác định các

nền bản vẽ ( nếu có) và các đơn vị dùng trong bản vẽ ( feet-đơn vị đo chiều dài của

Anh, meters-mét, vv ). Bạn cần phải chọn một mẫu trước khi SketchUp bắt đầu, và

các mẫu mà bạn chọn sẽ trở thành mẫu mặc định cho lần sau khi bạn mở SketchUp.

Khi bạn click vào nút Choose Template, một danh sách các mẫu xuất hiện, như trong

hình 1.2. (Nếu bạn tích vào hộp chọn Always show on startup thì cửa sổ “Welcome

to SketchUp” sẽ hiện lên khi lần sau bạn khởi động chương trình Sketch Up).

Hình 1.1: Bắt đầu SketchUp.

Hình 1.2: Lựa chọn một mẫu.

Chương I SketchUp by [email protected]

3

Chú ý: Hộp thoại Instructor-Hình 1.3.

Lưu ý hộp thoại dọc nằm dọc ở cạnh bên phải, nó hiển thị thông tin về các công cụ

được lựa chọn. Hộp thoại này được gọi là người hướng dẫn, và nó rất hữu ích để tìm

hiểu về các công cụ trong hộp công cụ, và nó xuất hiện ở phía trên của cửa sổ SketchUp.

Công cụ lựa chọn ( một mũi tên giống như con trỏ chuột mặc định ) là công cụ mặc

định trong SketchUp, hoạt động khi bạn bắt đầu SketchUp, đó là lý do tại sao Instructor

giải thích việc sử dụng nó trong việc lựa chọn các mục trong SketchUp.

Hãy để Instructor luôn luôn xuất hiện bởi vì nó thể hiện các hướng dẫn rất hữu ích

cho các công cụ trong hộp công cụ. Khi bạn đóng các hộp thoại Instructor,lần sau bạn

có thể làm cho nó xuất hiện trở lại bằng cách nhấp vào nút tròn dấu hỏi ở dưới cùng

của cửa sổ SketchUp.

Hình 1.3: Hộp thoại Instructor

Hiểu về các bộ phận của SketchUp

Như với hầu hết các ứng dụng, bạn cần phải trở nên biết rõ về các công cụ cơ bản.

Chúng ta hãy nhìn vào nhóm các công cụ cơ bản nhau của SketchUp, như trong hình 1.4

Chương I SketchUp by [email protected]

4

Hình 1.4: Các công cụ cơ bản

Như bạn mong đợi, SketchUp luôn xuất hiện các công cụ cơ bản thông thường như hầu

hết các ứng dụng khác về dựng mô hình mà bạn đang quen thuộc:

-Thanh menu chính (Menu bar) - bao gồm các menu quen thuộc như File, Edit... Và như

vậy, Chúng ta sẽ tìm hiểu các công cụ được sử dụng để làm việc trong thanh menu của SketchUp

trong suốt cuốn sách này.

Chú ý: Các thanh công cụ ban đầu.

Lưu ý rằng theo mặc định, SketchUp chỉ thể hiện thanh công cụ cơ bản ban đầu của

nó, đó là các thanh công cụ mà bạn nhìn thấy trong hình 1.4. Để thể hiện đầy đủ các

thanh công cụ, chọn trình đơn View, sau đó là mục Toolbars, sau đó chọn mục Large

Tool Set. Hoặc bạn muốn xuất hiện thêm thanh công cụ nào thì tích chọn vào các mục

bên dướ Large Tool Set.

Chương I SketchUp by [email protected]

5

- Thanh công cụ ( Tool bar) - Bao gồm các công cụ vẽ khác nhau, như bạn có thể

nhìn thấy nhãn trong hình 1.4.

- Thanh trạng thái ( Status bar) - Các nút ở đây thể hiện các thông tin về dự án hiện

hành đang được thiết kế trong SketchUp, thông tin về các công cụ hiện hành, và một nút Help

( nút có biểu tượng dấu hỏi ) có thể dùng để bật tắt hộp thoại hướng dẫn- Instructor .

Đó là tổng quan về SketchUp . Bây giờ hãy bắt đầu sử dụng một số công cụ.

Sử dụng công cụ xoay theo quỹ đạo Orbit

- Có ba công cụ chính quan trọng mà bạn cần phải làm quen với nó để bắt đầu làm việc

với SketchUp: Orbit, Pan và Zoom.

- Bằng cách quay công cụ Orbit, bạn có thể quan sát các mô hình bạn đang tạo ra từ mọi

góc độ.

Sau đây là cách sử dụng công cụ Orbit:

1. Khởi động SketchUp. hộp thoại Welcome to SketchUp xuất hiện. Đối với công cụ

này, chúng tôi sẽ làm việc với mẫu - Simple Template mà chúng ta sử dụng trong các công

việc trước đó.

2. Nhấp vào nút Start Using SketchUp. Điều này nghĩa là SketchUp sẽ sử dụng sử

dụng mẫu Simple Template từ lựa chọn trước đây là mẫu mặc định (xem phần trên), như thể

hiện trong hình 1.5.

Công cụ Orbit

Hình 1.5: Khởi động SketchUp và lựa chọn công cụ Orbit

3. Nhấp vào công cụ Orbit trên thanh công cụ ( như trong hình 1.6).

4. Giữ phím trái chuột và di chuyển công cụ Orbit theo nhiều hướng trong không gian

làm việc của SketchUp. Khi bạn thực hiện nó thì góc độ hiện tại mà bạn đang quan sát trong

cửa sổ không gian làm việc của SketchUp sẽ thay đổi như bạn có thể thấy trong hình 1.6.

Các công cụ Orbit cho phép bạn quan sát xung quanh các mô hình 3D của bạn bằng cách chỉ

cần giữ phím trái chuột và di chuyển công cụ Orbit trên màn hình.

Chương I SketchUp by [email protected]

6

Hình 1.6: Sử dụng công cụ Orbit

Sử dụng công cụ Pan

Công cụ Pan cho phép bạn di chuyển từ bên này sang bên kia và di chuyển lên xuống.

Biểu tượng của công cụ Pan là một bàn tay. Góc quan sát không thay đổi khi bạn sử dụng

công cụ Pan, không giống như khi bạn sử dụng công cụ Orbit. Đây là cách sử dụng công cụ

Pan:

1. Nhấp vào công cụ Pan trên thanh công cụ ( thể hiện như trong hình 1.7). Công cụ Pan

Hình 1.7: Sử dụng công cụ Pan

2. Nhấn phím trái chuột trên màn hình của SketchUp để " nắm lấy " các hiển thị.

3. Kéo chuột để di chuyển màn hình hiển thị. Khi bạn làm thế, toàn bộ màn hình hiển

thị di chuyển đi xung quanh mà góc quan sát không thay đổi hoặc cách quan sát không thay

đổi, như bạn có thể thấy trong hình 1.7 ( so sánh với hình 1.5).

Công cụ Pan cung cấp cho bạn một cách để quan sát các mô hình của bạn bằng cách di

Chương I SketchUp by [email protected]

7

chuyển chúng từ bên này sang bên kia và lên hoặc xuống.

Sử dụng công cụ Zoom ( phóng to hay thu nhỏ).

Các công cụ Zoom cho phép bạn phóng to hoặc thu nhỏ màn hình hiển thị, có nghĩa là

thay đổi tầm nhìn của bạn nếu bạn muốn. Đó là công cụ quan trọng để quan sát các chi tiết

nhỏ hơn của mô hình.

Đây là cách để đưa công cụ Zoom để làm việc:

1. Nhấp vào công cụ Zoom trên thanh công cụ ( hiển thị trong hình 1.8 ).

Công cụ Zoom

Hình 1.8: Sử dụng công cụ Zoom

3. Nhấn phím chuột trái lên trên màn hình của SketchUp.

4. Giữ nguyên phím trái và kéo theo hướng lên để phóng to màn hình hiển thị lên hoặc kéo

theo hướng xuống để thu nhỏ màn hình hiển thị. Khi bạn làm thế, các toàn bộ màn hình hiển

thị sẽ phóng to hoặc thu nhỏ mà không làm thay đổi góc độ quan sát hay cách quan sát, như

bạn có thể thấy trong hình 1.8 ( so sánh với hình 1.5).

Các công cụ Zoom cung cấp cho bạn một cách để phóng đại mô hình của bạn, rất tiện

dụng cho một lúc nào đó.

TIP: Sử dụng bánh xe trên chuột để Zoom.

Nếu chuột của bạn có một bánh xe trên đó, bạn có thể phóng to thu nhỏ chỉ bằng lăn

bánh xe về phía trước hoặc sau - ngay cả khi công cụ được chọn để sử dụng không phải là

công cụ Zoom.

Lựa chọn một mẫu làm việc

Cho đến nay, chúng ta đã sử dụng bản mẫu đầu tiên mà SketchUp đã cung cấp, đó là mẫu

đơn giản-Simple Template sử dụng đơn vị đo đo bằng feet và inch, với một hình người ở giữa

của nó, cùng với nền bầu trời màu xanh da trời và nền mặt đất màu xanh lá cây.

Tuy nhiên, bạn có thể không muốn có một hình người đứng ở giữa trong môi trường thiết

kế của riêng bạn. Và một số người muốn có một mẫu không có nền sẵn (background), không

Chương I SketchUp by [email protected]

8

có bầu trời, không có mặt đất mà chỉ có một thiết lập ba trục để cho bạn thấy ba chiều.

Trong phần này, chúng ta sẽ học cách làm thế nào để chọn một mẫu làm việc tốt mà

không cần thêm cái gì khác ngoài ba trục. Đây là cách để thiết lập mẫu trên:

1. Từ hộp thoại Welcome to SketchUp , nhấp vào nút Choose Template. Hộp thoại lựa

chọn mẫu sẽ hiện ra.

2. Nhấp vào mẫu Engineering–Feet để chọn nó ( như trong Hình 1.9 ).

3. Nhấp vào Start Using SketchUp. Điều này mở ra SketchUp với các mẫu làm việc là

Engineering–Feet.

4. Kích chuột trái vào hình người trong không gian làm việc của SketchUp. Bạn có thể thấy

hình người được lựa chọn như trong trong hình 1.10.

5. Xóa hình người bằng cách nhấn phím Del, hình người sẽ biến mất. Bây giờ bạn có một

không gian làm việc trong SketchUp để thiết kế các mô hình mà không bị mất tập trung bởi

hình nền.

Mẫu Engineering–Feet hoặc Engineering–Meter thường sử dụng bởi vì nó không cung

cấp cho bạn một nền-background có sẵn, do đó bạn có thể tự do thiết kế theo cách riêng của

bạn. Chúng ta sẽ sử dụng những mẫu này thường xuyên trong cuốn sách này.

Hình 1.9: Lựa chọn mẫu Engineering–Feet

Hình 1.10: Lựa chọn hình người

Chương I SketchUp by [email protected]

9

Hiểu về các trục trong SketchUp

Nếu bạn hãy xem hình 1.10, bạn sẽ thấy có ba trục tương ứng với trục x, y, và z trong hệ

tọa độ thông thường mà bạn biết. Trục x và trục y trong cùng mặt phẳng nằm ngang, và trục z

thẳng đứng nhô ra khỏi mặt phẳng nằm ngang.

Chúng ta sẽ gọi trục ở mặt trước và nó là gần nhất với phương nằm ngang là trục x, và

trục ngang khác, mà nó đi vào phía trong là trục y, và trục nằm dọc là trục z, như trong hình

1.11.

Hình 1.11: Ba trục x, y, z

Những gì bạn nhìn thấy trong hình 1.11 là ba trục có ba màu khác nhau:

- Trục x là màu đỏ.

- Trục y là màu xanh lá cây.

- Các trục z là màu xanh da trời.

Lý do các trục được tô màu là những đường thẳng mà bạn vẽ ( xem các phần tiếp theo )

thường song song với trục này hoặc trục khác của SketchUp, và SketchUp sẽ cho biết hình dạng

màu sắc trục mà nó song song với. Vì vậy, ví dụ khi bạn vẽ một cạnh của hình chữ nhật, một

ToolTip ( một ô cửa sổ nhỏ màu vàng với đoạn văn bản ) sẽ xuất hiện, nếu đường thẳng đang

vẽ có màu đỏ và ToolTip thể hiện là On Red Axis thì nghĩa là bạn đang vẽ đường thẳng song

song với trục x ( màu đỏ). Điều này là hữu ích bởi vì theo mặc định SketchUp tự động bắt

những đường song song với một trục nào đó để cho bạn vẽ hình dạng một cách dễ dàng mà

không tự hỏi làm thế nào để vẽ được các đường song song với các trục. Điều này sẽ trở nên rõ

ràng hơn khi chúng ta bắt đầu vẽ các hình dạng trong các phần sắp tới.

Hiểu về các cạnh (Edges) và bề mặt (Surfaces).

Một khái niệm quan trọng SketchUp là về các cạnh và bề mặt. Tất cả các mô hình đều

được xây dựng bằng cách sử dụng các cạnh và mặt trong SketchUp, như thể hiện trong hình

1.12.

Bề mặt luôn luôn bị bao quanh bởi các cạnh, và bạn cần phải tạo một hình khép kín từ

các cạnh để tạo ra một bề mặt. Ví dụ, bạn có thể sử dụng công cụ Line để vẽ hai đoạn thẳng

trong cùng một mặt phẳng và không song song nhau, như thể hiện trong hình 1.13.

Khi bạn kết nối hai đoạn thẳng này với một đoạn thẳng thứ ba để tạo ra một hình khép

Chương I SketchUp by [email protected]

10

kín, SketchUp sẽ tự động nhận ra rằng bạn đã vừa tạo ra một bề mặt, và màu sắc của bề mặt sẽ

thể hiện như trong hình 1.14.

MẸO: Xoá bỏ một cạnh của bề mặt mà bạn tạo

Nếu bạn xóa đi một trong các cạnh bao quanh của một bề mặt, thì bề mặt sẽ biến mất vì

nó không còn được coi là một bề mặt. Tuy nhiên, bạn có thể tái tạo bề mặt bằng cách vẽ lại

đường bao vừa xóa, phương pháp này được coi như là sửa chữa lại một bề mặt.

Hình 1.12: Cạnh và bề mặt

Hình 1.13: Vẽ hai đoạn thẳng

Chương I SketchUp by [email protected]

11

Hình 1.14: Mầu sắc khi tạo thành hình khép kín

Một điều khác cần biết là một bề mặt phải nằm trong cùng một mặt phẳng trong

SketchUp. Nghĩa là, bạn không chỉ có một bề mặt duy nhất duy nhất mà ngược lại bạn có

thể tạo bất kỳ bề mặt nào miễn là chúng phải được phẳng. Đó không phải là vấn đề khi vẽ

các mô hình cong, bởi vì bạn chỉ cần sử dụng rất nhiều các bề mặt phẳng khác nhau để tạo

ra mô hình cong.

MẸO: Khi một hình kín đóng mà không tạo ra được một bề mặt.

Bạn tạo bề mặt từ một hình khép kín bởi các cạnh, và màu sắc bề mặt trong nó được

SketchUp thể hiện như hình 1.14. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn vẽ một bề mặt và

SketchUp không coi nó như là một bề mặt và sẽ không có thể hiện màu trong bề mặt?

Thường thì vấn đề là các cạnh bạn đã vẽ ra không nằm trong cùng một mặt phẳng. Vì

SketchUp tự động truy bắt các đường bạn vẽ khi song song với các trục khác nhau hoặc

cạnh đã vẽ khác, và vì bạn đang vẽ trong môi trường 3D nên rất dễ dàng để nhầm lẫn khi

vẽ tất cả chúng không cùng một mặt phẳng. Tuy nhiên, thật khó để thấy rằng chúng đang

không ở trong cùng một mặt phẳng. Để kiểm tra xem một bề mặt mà tất cả các cạnh có

nằm trong cùng một mặt phẳng, sử dụng công cụ Orbit để xoay xung quanh nó trong không

gian 3D và kiểm tra.

Khi bạn vẽ một cạnh, mặc định là khi bạn vẽ nó song song với các trục x, y, z, thì

màu sắc của cạnh đó sẽ tương ứng với màu sắc của các trục mà nó song song ( x = màu đỏ,

y = màu xanh lá cây, z = màu xanh da trời). Nếu bạn không muốn vẽ một đường thẳng

song song với trục nào đó mà SketchUp đã chọn, chỉ cần thay đổi hướng khi bạn vẽ nó (

bằng cách kéo chuột trong khi bạn đang vẽ ) cho song song với trục bạn muốn, và

SketchUp sẽ điều chỉnh hướng theo trục đó.

Vẽ các cạnh

Hãy bắt đầu làm một số bản vẽ thực tế trong SketchUp bằng cách vẽ một vài cạnh sử

dụng công cụ Line. Đây là cách nó thực hiện.

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp. SketchUp bắt đầu với mẫu Engineering –

Feet mà chúng ta chọn là mặc định trong phần trước đó. Nhấp vào hình người xuất hiện

trong các mẫu để chọn nó và bấm phím Del để xóa nó.

2. Nhấp vào công cụ Line để chọn nó ( như trong hình 1,15).

3. Bấm phím trái chuột vào nơi bạn muốn nó là điểm đầu của đoạn thẳng để bắt đầu.

4. Kéo chuột đến một điểm khác để nó là điểm kết thúc của đoạn thẳng. Bạn có thể

Chương I SketchUp by [email protected]

12

thấy một đoạn thẳng được vẽ ra như trong hình 1,15.

Công cụ Line

Hình 1.15: Sử dụng chuột và công cụ Line để vẽ

5. Nhả phím chuột để hoàn thành đoạn thẳng. Khi bạn thả phím chuột đang giữ, đoạn

thẳng mới của bạn được vẽ và và trở thành một cạnh.

Để dễ dàng vẽ các cạnh khác liên kết với cạnh đã có, SketchUp tạo các điểm có các

nhãn khác nhau khi bạn di chuyển công cụ Line trên các cạnh đã có, như bạn có thể thấy

trong hình 1.16.

MẸO: Vẽ nối tiếp các cạnh

Khi bạn vẽ một cạnh mà bạn muốn nó nối tiếp với cạnh khác, bạn thường di chuyển

chuột xung quanh một điểm cuối của cạnh mà bạn muốn nối tiếp cho đến khi xuất hiện vòng

một tròn nhỏ có nhãn ToolTip là “Endpoint”. Nhấn phím trái chuột chuột lên trên điểm

cuối đó và sau vẽ các cạnh tiếp theo.

Hình 1.16: Một trung điểm của cạnh

Đặc biệt, khi bạn di chuyển công cụ Line lên trên điểm cuối của một cạnh ( nó cũng

là điểm cuối của đoạn thẳng), một vòng tròn nhỏ màu xanh lá cây xuất hiện trên điểm cuối

của các cạnh với các nhãn Tooltip là Endpoint. Khi bạn di chuyển công cụ Line tại một vị

trí bất kỳ bên trên một cạnh, một hình vuông màu đỏ nhỏ xuất hiện và ở cạnh vị trí con trỏ

Chương I SketchUp by [email protected]

13

chuột cũng xuất hiện một Tooltip có nhãn là On Edge. Khi bạn đưa công cụ Line lên trên

trung điểm của cạnh, một vòng tròn nhỏ màu xanh da trời xuất hiện và ở cạnh vị trí con trỏ

chuột cũng xuất hiện một Tooltip có nhãn là Midpoint ( như trong hình 1,16 ).

Cạnh suy luận

Hình 1.17: Sự cần thiết phải suy luận một cạnh

Có hai cạnh có sẵn - bây giờ yêu cầu bạn vẽ một cạnh thứ ba theo cách của bạn để

tạo thành một hình hình chữ nhật. Cạnh thứ ba sẽ được ở phía dưới hình, song song với

cạnh trên.

Nhưng làm thế nào để bạn vẽ được cạnh dưới sao cho điểm cuối của nó (điểm thứ 4

của hình chữ nhật) sẽ hoàn toàn tương ứng với điểm cuối của các cạnh trên? Bạn có thể

suy đoán trực quan nơi dừng lại khi vẽ đoạn thứ ba để có điểm kết thúc của nó sẽ kết thúc

ngay dưới điểm cuối cạnh trên, nhưng SketchUp cung cấp cho bạn một cách tốt hơn.

Bởi vì đây là một phép toán thông thường, điểm kết thúc một cạnh ở vị trí chính xác

để phù hợp với điểm cuối của cạnh khác. SketchUp có một cái tên đặc biệt cho nó: suy

luận. Khi bạn suy luận một cạnh, bạn gắn kết nó với một cạnh mà điểm kết thúc của nó là

đã sẵn sàng để được kết nối với điểm cuối của một cạnh khác với một cạnh mới song song

với một trục.

Cách thực hiện như sau:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp. SketchUp bắt đầu với mẫu Engineering –

Feet mà chúng ta chọn là mặc định trong phần trước đó. Nhấp vào hình người xuất hiện

trong các mẫu để chọn nó và bấm phím Del để xóa nó.

2. Nhấp vào công cụ Line để chọn nó.

3. Vẽ hai cạnh giống như trong hình 1.17.

4. Vẽ một cạnh mới từ điểm cuối của các cạnh thẳng đứng cho đến khi một đường

chấm chấm xuất hiện nối điểm cuối của cạnh mới tới điểm cuối của cạnh trên cùng, như

thể hiện trong hình 1.18. Đó đường chấm chấm xuất hiện tự động mà SketchUp suy luận

để hướng dẫn bạn có thể nối điểm cuối cạnh của hiện tại với điểm cuối của cạnh trên.

Chương I SketchUp by [email protected]

14

Hình 1.18: Suy luận một cạnh

5. Nếu không có đường chấm chấm xuất hiện, chỉ ra cho SketchUp biết cạnh mà

bạn muốn nó suy luận ra bằng cách di chuyển và để con trỏ chuột lên cạnh trên trong hai

giây. Điều đó nhằm xác minh chính xác cạnh mà bạn muốn SketchUp suy luận trong

trường hợp SketchUp không đoán đúng. Sau khi để di chuột và để lại trên cạnh bạn muốn

suy luận trong hai giây, vẽ lại cạnh thứ ba, và đường chấm chấm nối các điểm cuối sẽ xuất

hiện.

6. Nhả chuột để vẽ cạnh thứ ba, như trong Hình 1,19.

Hình 1.19: Cạnh mới

Bây giờ bạn đã có một vị trí chính xác để hoàn thành hình chữ nhật và tạo ra một bề

mặt (vì tất cả các cạnh đang trong cùng một mặt phẳng ). Để hoàn tất bề mặt, chỉ cần liên

kết các điểm cuối của cạnh trên và cạnh dưới, nhờ suy luận, các điểm cuối của cạnh trên và

cạnh dưới đã thẳng hàng.

Khi bạn liên kết hai điểm kết thúc cuối cùng, SketchUp nhận ra bạn đã tạo ra một bề

mặt và màu sắc nó như một bề mặt, như bạn có thể thấy trong hình 1,20.

Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu vẽ hình trong SketchUp.

Chương I SketchUp by [email protected]

15

Hình 1.20: Một bề mặt mới

.

Chương II SketchUp by [email protected]

16

Chương II. Vẽ hình học: Đường thẳng, hình chữ

nhật, đa giác và hình tròn

Chương II SketchUp by [email protected]

17

Bắt đầu Ghi nhớ rằng những gì bạn đã học về các cạnh và bề mặt trong chương trước áp dụng ở

đây. Trong đó, điều quan trọng để đảm bảo rằng bạn không thể vẽ bất kỳ cạnh nào bên trên bất

kỳ cạnh khác.

Vẽ đường thẳng bằng công cụ Line -lệnh tắt “L”

Đây là cách sử dụng công cụ Line để vẽ một cạnh cụ thể:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp trong cửa sổ Welcome to SketchUp .

2. Nhấp vào hình người xuất hiện trong các mẫu Engineering –Feet mà chúng ta

chọn là mặc định, chọn nó và bấm phím Del để xóa nó.

3. Nhấp vào công cụ Line trên thanh công cụ.

4. Di chuyển chuột đến điểm bắt đầu của các cạnh mới mà bạn đang định vẽ.

5. Nhấn nút chuột trái chuột. Làm như vậy để neo một đầu cạnh bạn đang vẽ tại vị

trí đó.

6. Giữ và kéo chuột đến điểm kết thúc của cạnh mới mà bạn đang vẽ.

Khi bạn làm thế, xuất hiện một đường thẳng duỗi dài từ điểm neo đầu tiên đến vị trí

hiện tại của chuột.

MẸO: Song song với trục

Khi bạn đang vẽ một đường song song với một trục, đường sẽ thay đổi màu sắc cho phù

hợp ( màu đỏ = trục x, màu xanh lá cây = trục y, màu xanh da trời= trục z ). Ngoài ra,

một Tooltip sẽ xuất hiện tại vị trí con trỏ chuột. Thông báo khi bạn vẽ đường thẳng này sẽ

song song với một trục nào đó để thuận tiện cho bạn. Và nếu bạn không muốn nó song

song với trục đó, chỉ cần giữ và kéo chuột sang hướng khác cho đến khi đường thẳng này

song song với trục mà bạn muốn. Khi đường thẳng bạn vẽ song song với một đoạn thẳng

bất kỳ đã vẽ trước đó thì nó sẽ có màu tím. Bạn có thể cố định trục mà bạn muốn vẽ đường

thẳng đó song song với nó bằng cách sử dụng phím mũi tên sang phải để vẽ song song với

trục x, phím mũi tên sang trái để vẽ song song với trục y, mũi tên lên xuống để song song

với trục z.

7. Nhả chuột. Khi bạn thực hiện xong, một đoạn thẳng xuất hiện từ điểm neo đầu tiên

đến vị trí hiện tại của chuột, như thể hiện trong hình 2.1.

Hình 2.1: Một cạnh mới

Chương II SketchUp by [email protected]

18

Vẽ hình gồm nhiều đoạn thẳng liên tiếp

Bạn thường không vẽ chỉ là một cạnh duy nhất khi bạn đang sử dụng SketchUp, thay

vào đó, bạn vẽ nhiều cạnh liên tiếp với nhau.

Nó không khó để vẽ một cạnh mới liên kết với một cạnh có trong SketchUp. Khi bạn

vẽ các cạnh mới và cách tiếp cận nó tới bất kỳ cạnh hiện có, bạn sẽ thấy một hình vuông

màu đỏ xuất hiện trên các cạnh đã có khi công cụ Line đang ở trên cạnh đó. Điều đó có

nghĩa là khi thả chuột nó sẽ liên kết cạnh mới của bạn tới cạnh hiện có tại điểm thả chuột.

Khi công cụ Line đang ở gần một điểm cuối của cạnh, một vòng tròn màu xanh lá cây sẽ

xuất hiện tại điểm cuối trên cạnh hiện có, và một vòng tròn màu xanh da trời sẽ xuất hiện

tại trung điểm của cạnh.

MẸO: Xem ToolTips

Không cần cố gắng để ghi nhớ sự không giống nhau của hình vuông màu đỏ, vòng

tròn màu xanh da trời hoặc vòng tròn màu xanh lá cây xuất hiện trên các cạnh khi bạn

đang liên kết các cạnh khác tới chúng- Khi đó thì ToolTips cũng sẽ xuất hiện với các nhãn

Endpoint, On Edge, và Midpoint.

Đây là cách sử dụng công cụ Line để vẽ hình gồm nhiều đoạn thẳng liên tiếp:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa hình người xuất hiện theo mặc định.

2. Nhấp vào công cụ Line trên thanh công cụ.

3. Di chuyển chuột đến điểm bắt đầu của cạnh mới mà bạn đang định vẽ và nhấn

chuột trái.

4. Di chuyển chuột đến điểm kết thúc của cạnh mới- đây cũng là điểm khởi đầu của

cạnh mới khác và nhấp vào nó.

5. Lặp lại bước 4 cho tất cả các cạnh mới trong bản vẽ của bạn. SketchUp sẽ tiếp tục

giữ nguyên lệnh vẽ các cạnh tới các điểm mà bạn kích trong bản vẽ của bạn.

6. Bấm Esc để SketchUp ngừng việc vẽ. SketchUp sẽ ngừng vẽ các cạnh, và hình

gồm nhiều cạnh liên tiếp của bạn đã hoàn thành, như thể hiện trong hình 2.2.

Hình 2.2: Vẽ hình gồm nhiều cạnh liên tiếp

Chương II SketchUp by [email protected]

19

Vẽ đoạn thẳng có chiều dài xác định

Bạn cũng có thể yêu cầu SketchUp vẽ các cạnh với chiều dài xác định được nhập từ

bàn phím.

Đây là cách vẽ với chiều dài cho trước:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp.

2. Nhấp vào công cụ Line trên thanh công cụ.

3. Di chuyển chuột đến điểm bắt đầu của cạnh mới mà bạn đang định vẽ và nhấn

chuột trái.

4. Di chuyển chuột theo hướng điểm cuối của cạnh mới.

5. Nhập chiều dài của các cạnh mới. Bạn có thể nhập như sau:

- Chiều dài cm để biểu thị đơn vị là cm

- Chiều dài m để biểu thị đơn vị là mét

- Chiều dài ' để biểu thị đơn vị là feet

- Chiều dài " Để biểu thị đơn vị là inch

Vì vậy, ví dụ, 5m có nghĩa là năm mét, 5 " có nghĩa là năm inch. Bạn nhập bằng cách

nhấn phím có số “ 5 ” và phím có chữ “ m ”. Việc nhập đơn vị phụ thuộc vào đơn vị của

bản vẽ được thiết lập ban đầu. Ví dụ bạn chọn mẫu Engineering –Feet thì đơn vị là feet,

còn chọn Engineering –meters thì đơn vị là mét...

6. Nhấn Enter. SketchUp sẽ vẽ cạnh mới có chiều dài mà bạn đã nhập.

Vẽ hình chữ nhật bằng công cụ Rectangle-Lệnh tắt “R”.

Bạn chỉ cần hai lần nhấp chuột để vẽ một hình chữ nhật trong SketchUp. Tất nhiên,

hình chữ nhật là một bề mặt, vì vậy khi bạn đang vẽ xong một hình chữ nhật, SketchUp sẽ

thể hiện màu sắc nó như mầu sắc của một bề mặt.

Đây là cách sử dụng công cụ Rectangle:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

2. Nhấp vào công cụ Rectangle trên thanh công cụ ( thể hiện trong hình 2.3).

3. Di chuyển chuột đến một góc của hình chữ nhật mới bạn dự định để vẽ và nhấn

chuột trái.

4. Di chuyển chuột đến góc đối diện của hình chữ nhật và nhấp vào nó. SketchUp sẽ

vẽ một hình chữ nhật, như thể hiện trong hình 2.3.

Công cụ Rectangle

Hình 2.3: Vẽ một hình chữ nhật

Chương II SketchUp by [email protected]

20

Mẹo: Kéo chuột để vẽ hình chữ nhật

Bạn cũng có thể nhấn nút chuột vào một góc của hình chữ nhật và sau đó kéo chuột

đến góc đối diện, sau đó thả chuột để vẽ các hình chữ nhật. Nếu bạn đang tạo ra một hình

chữ nhật có sẵn kích thước, thì nó dễ dàng hơn nếu click chuột vào một góc và sau đó lại

kích chuột ở góc đối diện.

Vẽ hình chữ nhật biết kích thước cho trước

Bạn cũng có thể cung cấp cho SketchUp các kích thước của hình hình chữ nhật mà

bạn muốn vẽ nó.

Đây là cách để tạo ra hình chữ nhật có kích thước cho trước:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa các con số của con người xuất hiện

trong mẫu Engineering –Feet.

2. Nhấp vào công cụ Rectangle trên thanh công cụ ( thể hiện trong hình 2.3).

3. Di chuyển chuột đến một góc của hình chữ nhật mới bạn đang dự định để vẽ và

nhấn chuột trái.

4. Di chuyển chuột sang góc đối diện của hình chữ nhật mới.

5. Nhập kích thước của hình chữ nhật mới, kích thước hai cạnh cách nhau bằng dấu

phẩy.

Bạn có thể nhập các đơn vị sau:

- Chiều dài cm để biểu thị đơn vị là cm

- Chiều dài m để biểu thị đơn vị là mét

- Chiều dài ' để biểu thị đơn vị là feet

- Chiều dài " Để biểu thị đơn vị là inch

Ví dụ, để vẽ một hình chữ nhật có kích thước 5 mét và 6 mét, nhập 5m, nhập 5m,6m.

Việc nhập đơn vị phụ thuộc vào đơn vị của bản vẽ được thiết lập ban đầu. Ví dụ bạn chọn

mẫu Engineering –Feet thì đơn vị là feet, còn chọn Engineering –meters thì đơn vị là

mét...

6. Nhấn Enter. SketchUp sẽ vẽ hình chữ nhật mới có chiều dài mà bạn đã yêu cầu.

Vẽ hình tròn bằng công cụ Circle-Lệnh tắt “C”

Công cụ Circle không giống như bạn mong muốn là nó vẽ ra các hình tròn. Nghĩa là,

tất cả những gì nó có thể vẽ là vẽ một hình đa giác có 24 cạnh và mặc định là hình tròn.

Tuy nhiên, bạn có thể thiết lập số lượng các cạnh của nó theo ý bạn muốn.

Mẹo: So sánh công cụ polygons và công cụ Circle

Vì vậy, các hình tròn thực sự là các đa giác trong SketchUp, và mặc định các cạnh

của nó là 24. Thật thú vị, SketchUp cũng có một công cụ vẽ đa giác - polygon, và nó

được mặc định là có 6 cạnh. Nhưng nếu bạn thiết lập số cạnh như nhau giữa hai công cụ

này thì nó sẽ vẽ các bề mặt giống hệt nhau. Vì vậy, sự khác biệt là gì? Sự khác biệt là khi

bạn sử dụng công cụ Push/Pull tác động lên hình tròn hoặc hình đa giác để tạo một mô

hình 3D. Không có vấn đề gì sảy ra với các cạnh, một hình tròn sẽ tạo ra cho bạn một

hình trụ tròn không thấy các đường sinh ( đường thẳng dọc trục nối liền hai mặt bên),

trong khi một đa giác sẽ tạo ra một hình lăng trụ có số mặt bên bằng số cạnh và thấy các

đường sinh. Đó là chỉ thực sự khác biệt giữa vòng tròn và đa giác (trừ số cạnh mặc định

của hình tròn là 24, và số lượng cạnh mặc định của đa giác là 6).

Đây là cách để tạo ra hình tròn bằng công cụ Circle:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

Chương II SketchUp by [email protected]

21

2. Nhấp vào công cụ Circle trên thanh công cụ ( thể hiện trong hình 2.4). Công cụ Circle

Hình 2.4: Vẽ một hình tròn

3. Di chuyển chuột đến vị trí của tâm của hình tròn bạn muốn vẽ và nhấn chuột trái.

4. Di chuyển chuột đến vị trí sẽ là bán kính của hình tròn. SketchUp vẽ vòng tròn khi

bạn di chuyển chuột.

5 Click chuột. SketchUp vẽ một hình tròn cố định (tất nhiên là trừ khi bạn xóa nó).

Và đó là SketchUp đã vẽ ra một hình tròn tròn. Khi hình tròn đã được vẽ ra, đó cũng

là một bề mặt, và SketchUp thể hiện màu sắc nó như một bề mặt, như bạn có thể thấy

trong Hình 2.4

Mẹo: Kéo chuột để vẽ hình tròn

Cũng như bạn đã làm với công cụ Rectangle, bạn cũng có thể nhấn chuột trái ở tâm

của một vòng tròn bạn muốn vẽ, kéo chuột đến vị trí là bán kính hình tròn, và sau đó thả

chuột để vẽ một hình tròn. Tuy nhiên nếu bạn vẽ một hình tròn có bán kính cho trước nó

sẽ dễ dàng hơn khi bạn click chuột một lần vào trung tâm và lại kích thêm lần nữa tại vị

trí bán kính.

Vẽ hình tròn với bán kính cho trước

Cũng như bạn có thể làm với các công cụ ở trên, bạn có thể cung cấp cho SketchUp

một kích thước cho trước cho hình tròn mà bạn đang vẽ.

Đây là cách để tạo ra hình tròn có bán kính cho trước:

1. Nhấp vào công cụ Circle ở thanh công cụ.

2. Di chuyển chuột đến vị trí của trung tâm của vòng tròn bạn muốn vẽ và nhấn chuột

trái.

3. Di chuyển chuột ra ngoài tâm của của hình tròn.

4. Nhập chiều dài bán kính của hình tròn mới.

Bạn có thể nhập các đơn vị sau:

- Chiều dài cm để biểu thị đơn vị là cm

- Chiều dài m để biểu thị đơn vị là mét

- Chiều dài ' để biểu thị đơn vị là feet

- Chiều dài " Để biểu thị đơn vị là inch

Ví dụ, để vẽ một hình tròn có bán kính là 5 mét, nhập 5m. Việc nhập đơn vị phụ

thuộc vào đơn vị của bản vẽ được thiết lập ban đầu. Ví dụ bạn chọn mẫu Engineering –Feet

thì đơn vị là feet, còn chọn Engineering –meters thì đơn vị là mét...

6. Nhấn Enter. SketchUp vẽ hình tròn mới có bán kính bạn đã yêu cầu.

Khi hình tròn đã được vẽ, đó là một bề mặt, và SketchUp sẽ thể hiện màu sác bên

Chương II SketchUp by [email protected]

22

trong hình tròn như một bề mặt.

Vẽ đa giác bằng công cụ Polygon

Bạn cũng có thể vẽ hình đa giác với SketchUp. Có lẽ bởi vì bạn có thể vẽ hình đa

giác với công cụ hình tròn-Circle ( xem phần trên ), công cụ Polygon không xuất hiện trên

thanh công cụ ban đầu với SketchUp. Do đó, chúng ta sẽ phải sử dụng thanh công cụ "lớn",

để truy cập vào công cụ Polygon (xem chương I).

Đây là cách sử dụng công cụ Polygon:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp.

2. Chọn View, Toolbars, menu Large Tool Set. Điều này sẽ xuất hiện các thanh

công cụ dọc mở rộng mà bạn nhìn thấy ở bên trái trong hình 2.5.

Công cụ Polygon

Hình 2.5: Thanh công cụ mở rộng chứa công cụ Polygon

3. Nhấn chọn công cụ Polygon trên thanh công cụ mở rộng ( thể hiện trong hình

2.5).

4. Di chuyển chuột đến vị trí tâm của đa giác mà bạn muốn vẽ và nhấn chuột.

5. Di chuyển chuột ra ngoài tâm của đa giác.

6. Click chuột. SketchUp vẽ ra các đa giác. Bạn có thể xem một ví dụ trong hình

2.6.

Hình 2.6: Vẽ một đa giác

Chương II SketchUp by [email protected]

23

Chú ý: Thiết lập số cạnh của đa giác

Theo mặc định, công cụ Polygon vẽ một hình đa giác đa giác có sáu cạnh, đây không

phải những gì bạn muốn - xem các phần tiếp theo để xem làm thế nào để thiết lập các số

cạnh của đa giác mà bạn vẽ.

MẸO: Gỡ bỏ thanh công cụ mở rộng Large Tool Set.

Nếu bạn muốn thoát khỏi thanh công cụ mở rộng Large Tool Set khi bạn đang thực

hiện với nó, chỉ cần chọn View, Toolbars, tích lại menu Large Tool Set.

Vẽ hình đa giác với số liệu cho sẵn

Cũng như bạn đã làm với các công cụ vẽ hình khác, bạn có thể thiết lập kích thước

của hình đa giác, có nghĩa là thiết lập chiều dài bán kính của đa giác, đây là đoạn thẳng nối

tâm của đa giác tới một đỉnh bất kì của đa giác. Hay nói cách khác đó là bán kính của

đường tròn ngoại tiếp đa giác.

Đay là cách để thiết lập kích thước của đa giác:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp.

2. Chọn View, Toolbars, menu Large Tool Set. Điều này sẽ xuất hiện các thanh

công cụ dọc mở rộng.

3. Nhấn chọn công cụ Polygon trên thanh công cụ mở rộng.

4. Di chuyển chuột đến vị trí tâm của đa giác mà bạn muốn vẽ và nhấn chuột.

5. Di chuyển chuột ra ngoài tâm của đa giác.

6. Nhập bán kính của đường tròn ngoại tiếp đa giác.

Bạn có thể nhập các đơn vị sau:

- Chiều dài cm để biểu thị đơn vị là cm

- Chiều dài m để biểu thị đơn vị là mét

- Chiều dài ' để biểu thị đơn vị là feet

- Chiều dài " Để biểu thị đơn vị là inch

Ví dụ, để vẽ một hình đa giác có bán kính là 5 mét, nhập 5m. Việc nhập đơn vị phụ

thuộc vào đơn vị của bản vẽ được thiết lập ban đầu. Ví dụ bạn chọn mẫu Engineering –Feet

thì đơn vị là feet, còn chọn Engineering –meters thì đơn vị là mét...

7. Nhấn Enter. SketchUp sẽ vẽ các đa giác mới có bán kính bạn đã yêu cầu.

Khi hình đa giác đã được vẽ, đó là một bề mặt, và SketchUp sẽ thể hiện màu sác bên

trong đa giác như một bề mặt.

Thiết lập số cạch cho đa giác và hình tròn

Theo mặc định, công cụ Polygon sẽ vẽ hình đa giác có 6 cạnh (lục lăng), và các công

cụ Circle vẽ hình tròn có 24 cạnh. Nhưng bạn cần vẽ một hình tam giác. Vì vậy, làm thế

nào để bạn thiết đặt số lượng các cạnh của một hình khi bạn vẽ nó?

Thực hiện theo các bước sau để thiết lập các số cạnh của một hình tròn hoặc hình đa

giác:

1. Nếu cần thiết, chọn View, Toolbars, chọn menu Large Tool Set.

2. Nhấp vào công cụ Polygon hoặc Circle. Con trỏ chuột sẽ thay đổi thành hình cái

bút chì với một đa giác nhỏ có sáu cạnh hoặc một cái bút chì với một vòng tròn nhỏ để cho

biết bạn đang sử dụng công cụ Polygon hoặc Circle.

3. Nhập số cạnh mà bạn muốn thiết lập cho hình tròn hoặc đa giác. Ví dụ gõ 3 thì sẽ

vẽ ra tam giác.

4. Di chuyển chuột đến vị trí tâm của đa giác hoặc hình tròn mà bạn muốn vẽ và

nhấn chuột trái.

Chương II SketchUp by [email protected]

24

5. Di chuyển chuột ra khỏi tâm của đa giác hoặc hình tròn.

SketchUp sẽ vẽ ra các đa giác hoặc hình tròn có số cạnh mà bạn đã thiết lập ở mục 3

khi bạn di chuyển chuột.

6. Click chuột. SketchUp sẽ vẽ ra các đa giác hoặc hình tròn với số cạnh mà bạn đã

thiết lập và SketchUp thể hiện màu sắc trong nó như màu sắc của một bề mặt mới. Bạn có

thể xem một ví dụ trong hình 2.7.

Hình 2.7: Vẽ một đa giác là tam giác

Định hướng khi vẽ hình

Định hướng là xác định vị trí của một mặt phẳng bất kỳ trong không gian 3D. Theo

mặc định, khi bạn vẽ một hình nào đó trong hình dạng khác có sẵn, hình mới vẽ sẽ có sự

định hướng như hình đã có, hay nói cách khác là nó nằm trong cùng một mặt phẳng so với

hình đã có. Vì vậy, ví dụ như hình tròn vẽ mới trong hình 2,8 được vẽ bằng SketchUp cùng

nằm trong một mặt phẳng với hình chữ nhật đã có.

Hình 2.8: Hình tròn cùng mặt phẳng với hình chữ nhật

Tuy nhiên, bạn có thể thiết lập sự định hướng cho chính mình, khác với sự định

hướng mặc định của SketchUp. Để làm được điều đó, vẽ một bất kỳ đi từ một hình bất kỳ

khác, bằng cách sử dụng các định hướng mà bạn muốn, chẳng hạn như tạo ra một hình tròn

theo chiều ngang. Trong khi tạo hình mới, nhấn và giữ phím Shift. Sau đó vẽ hình mới khác

trên bề mặt bạn muốn vẽ và những hình này sẽ giữ lại sự định hướng của các hình mà bạn

đã vẽ khi bắt đầu giữ phím Shift (theo định hướng của hình tròn nằm ngang vẽ trước).

Chương II SketchUp by [email protected]

25

Bằng cách này, bạn có thể định hướng các hình như bạn mong muốn, mặc dù là sự

định hướng của các hình dạng cơ bản. Như trong 2,9 hình, nơi mà chúng ta đã vẽ một hình

tròn theo chiều ngang trong hình chữ nhật đứng (chúng ta đã vẽ một hình tròn ngang trước

để hiển thị cho SketchUp thấy sự định hướng mà chúng ta muốn, và giữ phím Shift khi

chúng ta vẽ hình tròn nằm ngang đầu tiên để giữ sự định hướng cho hình tròn nằm ngang

thứ hai, được vẽ đi từ hình chữ nhật thẳng đứng có sẵn).

Hình 2.9: Hình tròn với sự thay đổi định hướng

Lấy các thông tin, thông số của hình bất kỳ

Bạn có thể lấy các thông tin về một hình bất kỳ nào trong SketchUp, chẳng hạn như

diện tích của hình đó và số lượng các cạnh. Chỉ cần làm theo các bước sau:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp trong cửa sổ Welcome to SketchUp. Nhấp vào

hình người xuất hiện trong các mẫu Engineering –Feet mà chúng ta chọn là mặc định,

chọn nó và bấm phím Del để xóa nó.

2. Vẽ một hình học bất kỳ.

3. Kích chuột phải vào hình và chọn mục Entity Info từ menu xuất hiện bên cạnh vị

trí kích chuột. Khi bạn thực hiện, bạn nhận được một hộp thông tin hiển thị các thông tin

về hình học đó, như thể hiện trong hình 3.10.

Hình 2.10: Lấy thông tin của một hình

Chương II SketchUp by [email protected]

26

4. Để có được thông tin về các cạnh của một hình, kích công cụ Select trên thanh

công cụ, trong khi hộp thoại Thông tin Entity Info đang được mở, sau đó nhấp vào các

cạnh của hình. Khi bạn thực hiện, hộp thông tin Entity Info sẽ thay đổi, hiển thị thông tin

về các cạnh của hình, như trong hình 2.11.

Mẹo: Thay đổi kích thước của một hình hoặc số cạnh của một hình.

Bạn có thể chỉnh sửa các thông tin trong hộp thông tin Entity Info của hình đó để

thay đổi hình dạng của chính nó. Ví dụ, bạn có thể thay đổi số của các cạnh đa giác có bằng

cách nhập số mới trong hộp nhập dự liệu Segments và nhấn Enter.

Công cụ Select

Hình 2.11: Lấy thông về các cạnh của một hình

Lưu lại công việc bạn đã làm

Bây giờ bạn đã tạo ra được các hình học cơ bản, và bây giờ là để xem làm thế nào để

lưu lại những công việc bạn đã thực hiện trong SketchUp.

1. Chọn Save As... từ menu File(Hoặc nhấn tổ hợp phím tắt “Ctrl+S”) SketchUp sẽ

mở ra một hộp thoại Save As. Nhập tên của file mà bạn muốn lưu lại công việc của bạn

trong hộp File name. Lưu ý rằng SketchUp sử dụng các tập tin mở rộng có đuôi là *.skp.

2. Chỉ dẫn đến thư mục mà bạn muốn lưu file của bạn.

3. Nhấp vào nút Save trong hộp thoại. File của bạn được lưu và hộp thoại sẽ biến

mất.

Khi bạn đang làm việc và muốn lưu công việc của bạn tại một số điểm sau khi đã tạo

được một tập tin theo các bước trước đó, chọn mục Save từ menu File. Hoặc nhấn tổ hợp

phím tắt “Ctrl+S”.

Chương III SketchUp by [email protected]

27

Chương III. Vẽ hình học: Cung tròn, vẽ tự do, chèn

văn bản và văn bản 3D

Chương III SketchUp by [email protected]

28

Cung tròn Arc, vẽ tự do-Freehand, và chèn văn bản-Text

Có rất nhiều thứ để xem xét ở đây, đặc biệt với vòng cung arc, bởi vì nó là một yếu

tố thường được sử dụng để vẽ đường vòng trong các mô hình. Vẽ tự do cũng rất tuyệt vời,

nhưng có một chút khó kiểm soát bởi vì bạn vẽ với con chuột. Cuối cùng, chúng tôi sẽ

xem làm thế nào để thể hiện các văn bản Text trong cả hai môi trường 2D và 3D.

Bây giờ là bắt đầu với cung tròn.

Vẽ cung tròn bằng công cụ Arc-Lệnh tắt “A” Vẽ cung tròn là một quá trình gồm ba bước trong SketchUp, bạn click vào một điểm

neo, kích vào một điểm khác, và sau đó kéo nó vào vị trí ( SketchUp sẽ bẻ cong nó như là

bạn kéo ).

MẸO: Một cung tròn trong SketchUp có 12 cạnh

Theo mặc định trong SketchUp thì vòng tròn được tạo thành bởi 24 cạnh, cung tròn

được tạo thành từ 12 phân đoạn. Nếu bạn đang vẽ một cung tròn lớn, bạn có thể nhìn thấy

các các cạnh của nó thực sự là các đoạn thẳng. Để khắc phục điều đó, bạn có thể thiết lập

số lượng các cạnh trong một cung. Chúng tôi sẽ xem như thế nào trong mục " Thiết lập số

lượng các phân đoạn của cung tròn" ở phần sau.

Bây giờ, Chúng ta hãy xem làm thế nào để tạo ra được cung tròn.

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

2. Nhấp vào công cụ Arc trên thanh công cụ ( thể hiện trong hình 3.1).

Công cụ Arc

Hình 3.1: Công cụ Arc và một cung tròn

3. Di chuyển chuột đến điểm bắt đầu của cung tròn mới mà bạn dự định để vẽ và

nhấn chuột. Khi bạn làm thế thì bạn đã neo một điểm đầu của cung tròn mà bạn đang vẽ

tại vị trí đó.

4. Di chuyển chuột đến điểm cuối còn lại của cung tròn mà bạn đang vẽ và nhấn

chuột. Hoặc bạn có thể nhập chiểu dài của hai điểm đầu và cuối của cung như khi bạn sử

dụng công cụ Line. Và khi bạn làm thế thì một đường thẳng xuất hiện từ điểm neo đầu tiên

đến vị trí hiện tại của chuột.

5. Trượt con trỏ chuột chuột dọc theo đường thẳng nằm giữa hai điểm đầu cuối vừa

tạo (nó vuông góc với đường thẳng nối hai điểm đầu và cuối của cung tròn), và khi bạn di

chuyển chuột thì một cung tròn sẽ xuất hiện từ điểm neo đầu tiên đến vị trí hiện tại của

chuột. Đỉnh của cung tròn nằm trên đường thẳng nằm giữa hai điểm neo cung tròn.

Chương III SketchUp by [email protected]

29

MẸO: Định hướng cung tròn tới mặt phẳng cần vẽ

Lưu ý rằng khi bạn căng cung tròn, SketchUp sẽ định hướng nó tới các trục khác

nhau hoặc các bề mặt cơ sở nào đó ( có nghĩa là, vẽ nó trong mặt phẳng được xác định

bởi hai trục hoặc bề mặt một cơ sở nào đó). Hãy kéo cung tròn cho tới khi nó khớp với

mặt phẳng mà bạn muốn vẽ nó.

6. Click chuột. Cung tròn trở nên cố định (tất nhiền là trừ khi bạn xóa nó). Bạn có

thể thấy một cung tròn như trong hình 3.1.

MẸO: Vẽ một nửa hình tròn bằng công cụ Arc.

Muốn vẽ một nửa vòng tròn bằng công cụ Arc? Bạn chỉ cần tiếp tục kéo cung tròn

cho đến khi xuất hiện một Tooltip ở vị trí con trỏ chuột có nhãn là Half Circle, sau đó

click chuột.

Vẽ cung tròn với kích thước cho trước

Có lẽ bạn muốn tạo một cung tròn chính xác hơn khi bạn tự tạo bằng tay một cách

chủ quan. Bạn có thể chỉ định bán kính của bất kỳ cung tròn nào, đây là cách thực hiện:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

2. Nhấp vào công cụ Arc trên thanh công cụ ( thể hiện trong hình 3.1).

3. Di chuyển chuột đến điểm bắt đầu của cung tròn mới mà bạn dự định để vẽ và

nhấn chuột. Khi bạn làm thế thì bạn đã neo một điểm đầu của cung tròn mà bạn đang vẽ

tại vị trí đó.

4. Di chuyển chuột đến điểm cuối còn lại của cung tròn mà bạn đang vẽ và nhấn

chuột. Hoặc bạn có thể nhập chiểu dài của hai điểm đầu và cuối của cung như khi bạn sử

dụng công cụ Line. Và khi bạn làm thế thì một đường thẳng xuất hiện từ điểm neo đầu tiên

đến vị trí hiện tại của chuột.

5. Trượt con trỏ chuột chuột dọc theo đường thẳng nằm giữa hai điểm đầu cuối vừa

tạo (nó vuông góc với đường thẳng nối hai điểm đầu và cuối của cung tròn), và khi bạn di

chuyển chuột thì một cung tròn sẽ xuất hiện từ điểm neo đầu tiên đến vị trí hiện tại của

chuột. Đỉnh của cung tròn nằm trên đường thẳng nằm giữa hai điểm neo cung tròn.

6. Nhập kích thước của bán kính mà bạn muốn ( chỉ cần ngừng sử dụng chuột và gõ

bán kính, không có hộp thoại hoặc đoạn văn bản nào xuất hiện ). Bạn có thể sử dụng các

đơn vị sau đây:

- Chiều dài cm để biểu thị đơn vị là cm

- Chiều dài m để biểu thị đơn vị là mét

- Chiều dài ' để biểu thị đơn vị là feet

- Chiều dài " Để biểu thị đơn vị là inch

Vì vậy, ví dụ, nhập 5m bán kính của cung tròn là năm mét, 5 " có nghĩa bán kính của

cung tròn là năm inch. Bạn nhập bằng cách nhấn phím có số “ 5 ” và phím có chữ “ m ”.

Việc nhập đơn vị phụ thuộc vào đơn vị của bản vẽ được thiết lập ban đầu. Ví dụ bạn chọn

mẫu Engineering –Feet thì đơn vị là feet, còn chọn Engineering –meters thì đơn vị là

mét...

7. Nhấn Enter. SketchUp sẽ vẽ cung tròn mới có bán kính mà bạn đã yêu cầu.

Vẽ cung tròn tiếp tuyến với 1 góc

Hãy quan sát một hình có hình dạng như trong hình 3.2. Giả sử bạn muốn bo tròn

góc nhọn của hình này, vậy làm thế nào để bạn làm được điều đó?

Chương III SketchUp by [email protected]

30

Hình 3.2: Một hình có góc nhọn

Bạn có thể vẽ một cung tròn sao cho nó tiếp tuyến với hai cạnh của góc nhọn như

trong Hình 3.3.

Hình 3.3: Hình trên sau khi bo tròn góc nhọn

Sau đó, bạn có thể sử dụng công cụ Eraser ( công cụ tẩy) để xóa góc nhọn không

cần thiết, sẽ được hình như trong hình 3.4.

Đó là cách mà bạn bo tròn được góc nhọn. Đây là từng bước của cách thực hiện nó:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

2. Vẽ một bề mặt có dạng tương tự với hình hiển thị trong Hình 3.2 với góc mà bạn

muốn bo tròn.

3. Nhấp vào công cụ Arc trên thanh công cụ và di chuyển chuột đến điểm bắt đầu

của cung tròn mới mà bạn đang dự định vẽ. Điểm bắt đầu nên được đặt trên một cạnh của

góc bạn muốn bo tròn ( hiện hình vuông nhỏ màu đỏ và Tooltip cạnh vị trí con trỏ chuột

với nhãn là On Egde).

4. Click chuột. Khi bạn làm thế, bạn đã neo điểm đầu của cung tròn mà bạn đang vẽ

tại địa điểm đó.

5. Di chuyển chuột đến điểm cuối của cung tròn mới mà bạn đang vẽ và nhấn chuột.

Điểm này nằm trên cạnh còn lại của góc nhọn (hiện hình vuông nhỏ màu đỏ và Tooltip

cạnh vị trí con trỏ chuột với nhãn là On Egde). Khi bạn thực hiện xuất hiện một đường

Chương III SketchUp by [email protected]

31

thẳng từ điểm neo đầu tiên đến vị trí hiện tại của chuột. Nếu hai điểm tiếp xúc đối xứng

nhau qua đường phân giác của góc thì đường thẳng này có màu tím còn nếu không thì có

màu đen.

6. Trượt con trỏ chuột chuột dọc theo đường thẳng nằm giữa hai điểm đầu cuối vừa

tạo (nó vuông góc với đường thẳng nối hai điểm đầu và cuối của cung tròn), và khi bạn di

chuyển chuột thì một cung tròn sẽ xuất hiện từ điểm neo đầu tiên đến vị trí hiện tại của

chuột. Bạn di chuyển chuột cho đến khi màu sắc của cung tròn chuyển sang màu khác (

màu tím trong trường hợp hai điểm tiếp xúc đối xứng qua đường phân giác của góc và

màu xanh lam-Cyan khi không đối xứng) và xuất hiện Tooltip có nhãn Tangent to Egde.

7. Click chuột. Cung trở nên cố định (tất nhiên trừ khi bạn xóa nó).

8. Nhấp vào công cụ Eraser ( lệnh tắt E) trong thanh công cụ. Công cụ Eraser trông

giống như hình một cục tẩy và là một công cụ thường dùng để kết hợp với công cụ Arc.

Những thay đổi con trỏ chuột thành hình một cục tẩy nhỏ để cho biết bạn đang sử dụng

công cụ Eraser.

9. Nhấp vào hai phân đoạn bên trong góc nhọn ( đoạn tạo bởi điểm tiếp xúc của cung

tròn và đỉnh góc nhọn) để xóa chúng. Điều này mang đến cho bạn hình 3.4.

Hình 3.4: Sau khi hoàn thiện bo góc

Vẽ liên tiếp các cung tròn tiếp xúc với nhau ( Xoắn ốc)

Nếu bạn muốn vẽ một loạt các vòng cung liên tiếp nhau, chẳng hạn như trong Hình 3.5?

Hình 3.5: Nhiều cung tròn nối nhau liên tiếp

Chương III SketchUp by [email protected]

32

Bí quyết là làm sao cho mỗi cung tròn mới tiếp tuyến với cung tròn trước đó để sau

khi vẽ một loạt các cung tròn thì ta sẽ được đường cong mịn. Và SketchUp có thể giúp đỡ

bạn, đây là cách thực hiện:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

2. Nhấp vào công cụ Arc trên thanh công cụ và di chuyển chuột đến điểm bắt đầu

của cung tròn mới mà bạn đang dự định vẽ.

3. Di chuyển chuột đến điểm bắt đầu của vòng cung mới mà bạn đang định vẽ và

nhấn chuột. Khi bạn làm thế, bạn đã neo điểm đầu của cung tròn mà bạn đang vẽ tại địa

điểm đó.

4. Di chuyển chuột đến điểm cuối của vòng cung mới mà bạn đang vẽ và nhấn chuột.

Khi bạn thực hiện xuất hiện một đường thẳng từ điểm neo đầu tiên đến vị trí hiện tại của

chuột.

5. Trượt con trỏ chuột chuột dọc theo đường thẳng nằm giữa hai điểm đầu cuối vừa

tạo, và khi bạn di chuyển chuột thì một cung tròn sẽ xuất hiện từ điểm neo đầu tiên đến vị trí

hiện tại của chuột. và nhấn chuột, cung tròn sẽ trở nên cố định.

6. Nhấp vào điểm cuối của vòng cung mà bạn muốn tiếp tục vẽ và di chuyển con

chuột từ tới điểm kết thúc tiếp theo. Khi bạn thực hiện, SketchUp sẽ vẽ một vòng cung mới

tiếp xúc cung tròn trước với màu xanh lam-Cyan và Tooltip có nhãn Tangent at vertex xuất

hiện.

7. Di chuyển chuột đến khi cung tròn có màu xanh lam và Tooltip có nhãn Tangent

at vertex xuất hiện thì nhấn chuột. Cung tròn mới trở nên cố định.

8. Lặp lại các bước 6 và 7 cho các cung tròn tiếp. Ta sẽ được đường cong như trong

hình 3.5.

Thiết lập số đoạn thẳng cho cung tròn

Theo mặc định, cung tròn có mười hai đoạn thẳng, nhưng bạn có thể thay đổi điều đó

với bất kỳ số đoạn thẳng nào mà bạn muốn. Đây là cách:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

2. Nhấp vào công cụ Arc trên thanh công cụ ( thể hiện trong hình 3.1).

3. Nhập số đoạn thẳng mà bạn muốn thiết lập cho cung tròn. Ví dụ nhập 5 thì cung

tròn sẽ gồm 5 đoạn. Enter.

4. Di chuyển chuột đến điểm bắt đầu của vòng cung mới mà bạn đang định vẽ và

nhấn chuột. Khi bạn làm thế, bạn đã neo điểm đầu của cung tròn mà bạn đang vẽ tại địa

điểm đó.

5. Di chuyển chuột đến điểm cuối của vòng cung mới mà bạn đang vẽ và nhấn chuột.

Khi bạn thực hiện xuất hiện một đường thẳng từ điểm neo đầu tiên đến vị trí hiện tại của

chuột.

6. Trượt con trỏ chuột chuột dọc theo đường thẳng nằm giữa hai điểm đầu cuối vừa

tạo, và khi bạn di chuyển chuột thì một cung tròn sẽ xuất hiện từ điểm neo đầu tiên đến vị trí

hiện tại của chuột.

7. Nhấn chuột, cung tròn sẽ trở nên cố định với số đoạn thẳng đã nhập.

Hình 3.6 cho thấy một cung tròn gồm năm đoạn thẳng.

Chương III SketchUp by [email protected]

33

Hình 3.6: Một cung tròn gồm năm đoạn thẳng

Công cụ vẽ tự do-Freehand

Vẽ tự do có lẽ không gì dễ dàng hơn khi được vẽ bằng cảm giác, vì bạn chỉ cần kéo

chuột. Nhưng nó cũng không gì có thể khó khăn hơn khi bạn muốn vẽ một hình với độ

chính xác bất kỳ, vì đó là điều cực kỳ khó khăn khi làm vậy với con chuột.

Chú ý: Bạn sẽ vẽ không thực tế khi dùng Freehand

Nếu bạn thực sự vẽ hoàn toàn bằng tay, mỗi vị trí của chuột sẽ xuất hiện như một

dấu chấm khi bạn di chuyển lên trên. Nhưng vì số lần tác động của chuột lên chương trình

trong mỗi giây bị giới hạn, nên SketchUp sẽ vẽ các điểm tại các vị trí mà chuột tác động

lên chương trình và sau đó sẽ vẽ các đoạn thẳng kết nối các điểm này với nhau. Vì vậy,

nếu bạn vẽ rất nhanh, thì hình hoàn thành sau khi vẽ trông giống như nhiều đoạn thẳng

nối liền với nhau. Bạn càng vẽ chậm thì hình thu được càng mịn.

Đây là cách sử dụng công cụ Freehand:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

Công cụ Freehand

Hình 3.7: Vẽ một hình bằng công cụ Freehand

2. Chọn View, Toolbars, và chọn Large Tool Set. Điều này sẽ mở thanh công cụ

công cụ mở rộng.

Chương III SketchUp by [email protected]

34

3. Nhấp vào công cụ Freehand trong thanh công cụ mở rộng ( như thể hiện trong

Hình 3.7).

4. Di chuyển chuột đến vị trí mà bạn muốn bắt đầu vẽ.

5. Nhấn nút chuột trái, giữ nguyên bám chuột trái và kéo chuột để vẽ hình bạn muốn

vẽ. SketchUp sẽ vẽ hình theo đường bạn rê chuột.

Bạn có thể xem một ví dụ trong hình 3.7.

Lưu ý rằng bạn không thể " sửa chữa " một hình mà bạn vẽ bằng công cụ Freehand

bằng chỉnh vị trí các điểm trong SketchUp - điều thực tế là để bắt đầu vẽ lại.

Dùng công cụ freehand vẽ các bề mặt

Bạn có thể thêm đường cho hình vẽ bằng công cụ Freehand trong hình 3.7 để bạn

tạo một bề mặt hoàn chỉnh trong SketchUp. Sau khi bạn hoàn thành bề mặt ở trên,

SketchUp sẽ tự động thể hiện màu sắc trong nó như một bề mặt.

Về cơ bản, bạn dùng công cụ Freehand vẽ như các bước chi tiết ở trên và thêm một

bước bổ sung: Khép kín hình bạn đang vẽ. Khi bạn khép kín hình, SketchUp có thể coi nó

như là một bề mặt hoàn thành và lấp đầy nó. Bạn có thể thấy một vài bề mặt được vẽ bằng

công cụ Freehand trong hình 3.8.

Lưu ý rằng công cụ Freehand khá khó khăn để vẽ chính xác các bề mặt, và bạn

thường vẽ các bề mặt phức tạp bằng cách kết hợp các công cụ tạo các bề mặt đơn giản ở

thanh công cụ.

Hình 3.8: Vẽ các bề mặt bằng công cụ Freehand

Chèn văn bản bằng công cụ Text

Bạn cũng có thể chèn văn bản trong SketchUp, và đôi khi nó là rất quan trọng, giống

như khi bạn muốn thể hiện các chỉ dẫn cho các phần của một bản vẽ kiến trúc. Ví dụ, hãy

xem hình 3.9, trong đó cho thấy một khối lập phương, và một đoạn văn bản là " Cube".

Làm thế nào mà có đoạn văn bản đó? Đây là cách thực hiện:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

2. Chọn View, Toolbars, và chọn Large Tool Set. Điều này sẽ mở thanh công cụ

công cụ mở rộng.

3. Nhấp vào công cụ Text trên thanh công cụ mở rộng. Công cụ Text là một trong

các công cụ có hiển thị chữ cái ABC ( như trong hình 3.9).

Chương III SketchUp by [email protected]

35

Công cụ Text

Hình 3.9: Công cụ Text và chèn một đoạn văn bản

4. Di chuyển chuột đến vị trí bạn muốn đặt văn bản của bạn và nhấn chuột. Một hộp

với đoạn văn bản Enter text nhắc việc nhập văn bản sẽ xuất hiện ở vị trí của chuột để bạn

có thể nhập văn bản trong đó.

5. Nhập văn bản của bạn.

6. Nhấp vào bên ngoài hộp nhập văn bản để làm cho nét bao bên hộp nhập biến mất.

Điều quan trọng là nhận ra rằng văn bản này là nó trôi nổi tự do, nó không phải là

một phần của mô hình bạn đang vẽ. Vì vậy, ví dụ nếu bạn sử dụng công cụ Pan để di

chuyển các khối lập phương, các văn bản không di chuyển theo, như bạn thấy trong hình

3.10.

Vì vậy, làm thế nào để bạn kết nối văn bản vào một mô hình hay một bề mặt để nó sẽ

di chuyển và quỹ đạo với mô hình hoặc bề mặt đó? Hãy xem các phần tiếp theo.

Hình 3.10: Đoạn văn bản vẫn nằm vị trí cũ khi bạn di chuyển mô hình

Mẹo: Chỉnh sửa nội dung văn bản đã chèn.

Bạn có thể chỉnh sửa lại nội dung của văn bản chèn bằng cách kích đúp hoặc kích

chuột phải vào đoạn văn bản có sẵn mà bạn cần sửa và chọn Edit Text ở menu xuất hiện.

Rồi lập lai các bước 5 và 6 ở trên .

Chương III SketchUp by [email protected]

36

Tạo đoạn văn bản chú thích cho đối tượng vẽ

Đôi khi, bạn có thể muốn ghi các chú thích cho các đối tượng bạn đang vẽ bằng đoạn

văn bản, như trong 3.11 hình, nơi mà chúng ta đã vẽ một khối lập phương và gắn nhãn cho

nó.

Ngược lại với nội dung của phần trước, phần mà chúng ta nói chỉ cần thêm đoạn văn

bản vào bản vẽ, lần này chúng ta sẽ chú thích cho một đối tượng trong bản vẽ -đó là khối

lập phương. Bây giờ khi bạn di chuyển bằng lệnh Pan và hoặc xoay quanh quỹ đạo bằng

lệnh Orbit, các đợn văn bản chú thích sẽ di chuyển theo đối tượng, như bạn có thể thấy

trong hình 3.12

Hình 3.11: Đoạn văn bản chú thích cho một mô hình.

Hình 3.12: Đoạn văn bản di chuyển theo mô hình.

Vì vậy, làm thế nào để bạn chú thích một đoạn văn bản đối tượng và kết nối nó bằng

một mũi tên chỉ đến đối tượng? Chỉ cần làm theo các bước sau:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering–Feet.

2. Chọn View, Toolbars, và chọn Large Tool Set. Điều này sẽ mở thanh công cụ

công cụ mở rộng.

3. Nhấp vào công cụ Text trên thanh công cụ mở rộng. Công cụ Text là một trong

Chương III SketchUp by [email protected]

37

các công cụ có hiển thị chữ cái ABC ( như trong hình 3.9).

4. Nhấn nút chuột trái lên trên bề mặt hoặc cạnh bạn muốn ghi chú.

5. Kéo chuột đến vị trí mà bạn muốn văn bản xuất hiện và nhấn chuột. Một hộp nhập

văn bản sẽ xuất hiện ở vị trí mà tại đó bạn nhấn chuột.

Theo mặc định, nếu bạn chú thích một bề mặt thì diện tích bề mặt nơi mà bạn kích

chuột để chú thích sẽ xuất hiện trong hộp nhập văn bản, nếu bạn chú thích một cạnh thì đó

là độ dài của một cạnh mà bạn kích chuột để chú thích.

6. Nhập văn bản của bạn.

7. Nhấp vào hộp bên ngoài để làm cho nét bao của hộp nhập văn bản biến mất.

Thiết lập các thuộc tính của văn bản nhập

Nếu bạn muốn hiển thị đoạn văn bản chú thích của mình với một font chữ lớn hơn,

và là font chữ nghiêng... như trong hình 3.13?

Chỉ cần làm theo các bước sau để tùy chỉnh đoạn văn bản của bạn:

1. Nhấp vào công cụ Select trên thanh công cụ. Các con trỏ chuột sẽ thay đổi thành

hình mũi tên.

2. Kích chuột phải vào đoạn văn bản mà bạn muốn thay đổi thuộc tính. Một menu

ngữ cảnh xuất hiện.

Hình 3.13: Đoạn văn bản chú thích nghiên và lớn.

3. Lựa chọn Entity Info. SketchUp sẽ hiển thị một hộp thoại có nhãn là Entity Info.

4. Kích vào nút Change Font trên hộp thoại Entity Info. Hộp thoại Font xuất hiện

như hình 3.14.

Hình 3.14: Thiết lập thuộc tính của văn bản

5. Chọn Font, Font Style, và Size trong hộp thoại Font mà bạn muốn thiết lập cho

Chương III SketchUp by [email protected]

38

các văn bản cho bạn.

6. Nhấp vào nút OK để đóng hộp thoại Font.

7. Nhấn vào nút X ở phía trên bên phải để đóng hộp thoại Entity Info. SketchUp sẽ

điều chỉnh đoạn văn bản như bạn đã yêu cầu.

Các bước này cho phép bạn thay đổi font chữ cho một lần lựa chọn văn bản để chỉnh

sửa. Nhưng nếu bạn có cả một tá mục văn bản và tất cả chúng ở xung quanh màn hình?

Bạn có thể thay đổi tất cả các đoạn văn bản trong bản vẽ của bạn cùng một lúc nếu

bạn chọn Model Info từ menu Window. Hộp thoại bạn nhìn thấy trong hình 3,15 xuất

hiện.

Hình 3.15: Thiết lập thuộc tính cho tất cả các đoạn văn bản

Chọn mục Text trong khung bên trái. Để thiết lập các thuộc tính cho tất cả các văn

bản trôi nổi tự do trên màn hình, hãy nhấp vào nút Select All Screen Text, và sau đó nhấn

nút Font trên nó để hiển thị hộp thoại Font, trong đó sẽ cho phép bạn thiết lập các thuộc

tính văn bản cho tất cả các văn bản trên màn hình.

Để thiết lập các thuộc tính của văn bản được sử dụng để chú thích, hãy nhấp vào nút

Select All Leader Text, và sau đó nhấn nút Font trên nó để hiển thị hộp thoại Font. Bạn

có thể thiết lập các thuộc tính cho tất cả các văn bản chú thích.

TIP: Thiết lập mũi tên cho văn bản chú thích

Trong hộp thoại Entity Info, bạn cũng có thể thay đổi nội dung các văn bản hiển thị,

cũng như kiểu dáng của mũi tên được sử dụng để liên kết các văn bản tới các bề mặt hoặc

cạnh.

Tạo văn bản 3D bằng công cụ 3D Text

SketchUp cũng cho phép bạn tạo văn bản 3D với các công cụ 3D Text. Ví dụ, hãy

xem đoạn văn bản 3D sẽ xuất hiện trong hình 3.16.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng văn bản 3D được coi là một hình dạng, không giống

như văn bản 2D. Văn bản 3D trở thành một phần của mô hình, trong khi đó văn bản 2D thì

không. Và ngay cả trong khi văn bản chú thích trở thành một phần của mô hình, thì nó chỉ

là một cái nhãn có gi văn bản lẽo đẽo đi theo mô hình, không trở thành một phần của nó.

Các văn bản trong hình 3.16 là một phần của mô hình và xuất hiện như một phần tử cấu

trúc trong mô hình.

Vì vậy, trong khi văn bản 2D được sử dụng để ghi nhãn, thì văn bản 3D văn bản trở

thành một phần tử cấu trúc trong chính mô hình đó.

MẸO: Tạo văn bản 2D thành một phần của mô hình

Bạn muốn tạo ra văn bản 2D thành một phần của mô hình? Chỉ cần sử dụng văn bản

Chương III SketchUp by [email protected]

39

3D, thiết lập thông số “Extruded” thành 0 ( xem bước 6 ).

Công cụ 3D Text

Hình 3.16: Sử dụng công cụ 3D text

Đây là cách tạo văn bản 3D:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

2. Chọn View, Toolbars, và chọn Large Tool Set. Điều này sẽ mở thanh công cụ

công cụ mở rộng.

3. Kích vào công cụ 3D Text trên thanh công cụ mở rộng ( xem hình 3.16). Một hộp

thoại có nhãn là Place 3D Text xuất hiện, giống như bạn thấy trong hình 3.17.

Hình 3.17: Hộp thoại Place 3D Text

4. Nhập văn bản mà bạn muốn tạo thành 3D trong hộp nhập văn bản có dòng nhác

“Enter Text”.

5. Thiết lập các thông số Font, Alignment, kiểu văn bản (Regular hoặc Bold). Nếu

bạn không tích chọn Filled thì sẽ có văn bản dạng 2D và không phủ màu trong chữ. Nếu

tích chọn Filled mà không chọn Extruded thì sẽ có văn bản dạng 2D có phủ màu trong

chữ.

6. Nhập chiều cao của các ký tự nếu bạn muốn ( bằng cách sử dụng đơn vị ' cho feet,

" cho inch, m cho mét, hoặc cm cho cm ) trong hộp Height và chiều sâu 3D mà bạn

muốn cung cấp cho các ký tự trong hộp Extruded. Chỉ thiết lập được chiều sâu 3D của

văn bản trong hộp thoại Extruded khi tích chọn Filled và Extruded.

7. Nhấp vào nút Place. Hộp thoại sẽ biến mất, và văn bản xuất hiện giống như một

phần tử mô hình khi được chọn và di chuyển khi bạn di chuyển chuột.

8. Di chuyển chuột để di chuyển đoạn văn bản 3D và sau đó nhấp chuột để đặt văn

bản vào trong mô hình. Văn bản 3D này sẽ định hướng tới bất kỳ trục hoặc bề mặt nào đó

giống như các phần tử mô hình bất kỳ khác.

Chương IV SketchUp by [email protected]

40

Chương IV. Tạo mô hình 3D

Chương IV SketchUp by [email protected]

41

Bạn sẽ thấy dễ dàng là để tạo ra các mô hình 3D trong SketchUp. Mạc dù, bạn có thể

nghĩ rằng bạn chỉ cần mỗi việc vẽ cạnh thì sẽ tạo ra một mô hình 3D, đó là không đúng sự

thật - SketchUp hoạt động một cách rất thông minh để cung cấp cho bạn các khả năng 3D.

Tất cả bạn cần làm là để vẽ một bề mặt 2D ( và nhớ rằng, các bề mặt như vậy có thể

nằm trong bất kỳ mặt phẳng nào đó). Sau đó, bạn sử dụng một trong các công cụ 3D của

SketchUp, như công cụ Push/Pull, kéo nó tạo thành mô hình 3D. Ví dụ, khi bạn kéo một

một hình chữ nhật thì nó sẽ trở thành một khối lập phương.

Công cụ Push/Pull hoạt động trên bất kỳ bề mặt đó miễn là nó nằm trong một mặt

phẳng, và là công cụ 3D chính trong SketchUp. Công cụ này cho phép bạn đẩy, kéo các bề

mặt thành mô hình 3D một cách khá ấn tượng. Nhưng các công cụ khác trong SketchUp có

khả năng 3D tốt, như công cụ Move, mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở đây.

Tất nhiên, bạn có thể sử dụng công cụ Move để di chuyển đối tượng đi xung quanh.

Nhưng khi, đầu tiên bạn sử dụng công cụ Select để chọn một cạnh của một bề mặt của hình

lập phương, sau đó bạn sử dụng công cụ Move để kéo cạnh đó ra thì các bề mặt liên quan

đến cạnh đó được kéo ra theo, trong khi các bề mặt đó vẫn đang được neo trên các cạnh đối

diện.

Chúng ta sẽ tìm hiểu cả hai công cụ Push/Pull và Move trong chương này, cùng với

một số công cụ phụ trợ, như công cụ Select và công cụ xóa Eraser.

Hãy bắt đầu ngay lập tức với các công cụ Push/Pull.

Kéo đối tượng thành mô hình 3D bằng lệnh Push/Pull- lệnh

tắt là P.

Bạn cần bắt đầu với một hình học cơ bản hoặc các bề mặt. Đối với chương này chúng

ta sẽ sử dụng một hình đơn giản là một hình chữ nhật để thự hiện.

Sử dụng công cụ Rectangle để tạo ra một hình chữ nhật tương tự như những gì bạn

nhìn thấy trong Hình 4.1.

Hình 4.1: Một hình chữ nhật

Bây giờ, những gì bạn thực sự muốn là tạo một khối lập phương từ việc biến đổi một

hình chữ nhật, để làm điều đó chúng ta sẽ sử dụng công cụ Push/Pull như trong hình 4.2.

Khi bạn sử dụng công cụ Push/Pull ( xem trong hình 4.2), bạn thực sự kéo một hình

chữ nhật thành một hình 3D. Công cụ này là công cụ trọng tâm mà SketchUp cung cấp cho

bạn, và nó thật sự là công cụ quan trọng để tìm hiểu.

Đây là cách sử dụng công cụ Push/Pull để tạo thành mô hình 3D trong SketchUp.

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

Chương IV SketchUp by [email protected]

42

2. Vẽ một hình.

Công cụ Push/Pull

Hình 4.2: Công cụ Push/Pull và hình lập phương kết quả

3. Nhấp vào công cụ Push/Pull trong thanh công cụ ( thể hiện trong hình 4.2).

4. Di chuyển con trỏ chuột tới bề mặt bạn muốn kéo hoặc đẩy thành mô hình 3D. Lưu

ý rằng các bề mặt phải phẳng.

5. Nhấn nút chuột trên bề mặt và kéo bề mặt theo hướng mà bạn muốn kéo dài nó

thành mô hình 3D.

MẸO: Đẩy hoặc kéo các bề mặt

Lưu ý rằng bạn chỉ có thể đẩy, kéo các bề mặt vuông góc với bản thân chúng.

Khi bạn kéo chuột, bề mặt kéo thành mô hình 3D. Các mặt bên của mô hình 3D mới

được xác định bởi các các cạnh của hình 2D.

6. Nhấn chuột. Đối tượng này sẽ trở thành mô hình 3D, bạn có thể thấy như trong

hình 4.2. Như bạn có thể nhìn thấy, kéo một hình phẳng thành một mô hình 3D là một trong

những tính năng tuyệt vời trong SketchUp.

Đẩy đối tượng thành mô hình 3D

Trong phần trước, bạn đã thấy rằng bạn có thể kéo một hình chữ nhật đứng tự do

thành một mô hình 3D. Nhưng bây giờ hãy xem trong hình 4.3.

Bạn có thể kéo hình tròn ở trên bề mặt thành một hình trụ tròn không? Có, bạn có

thể. Trong thực tế, bây giờ bạn có hai lựa chọn. Bởi hình tròn được gắn vào một bề mặt

của mô hình 3D hiện có, nên bạn có thể chọn chỉ kéo hình tròn ra khỏi khối lập phương,

hoặc bạn chỉ có thể đẩy hình tròn vào trong khối lập phương.

Đây là cách thực hiện:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering–Feet.

2. Vẽ khối lập phương như trong hình 4.3.

3. Vẽ một vòng tròn lên trên bề mặt khối lập phương bằng cách sử dụng công cụ

Circle, như trong Hình 4.3.

4. Nhấp vào công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

5. Di chuyển con trỏ chuột đến hình tròn và nhấn chuột trái.

6. Kéo vòng tròn ra ngoài khối lập phương để kéo nó thành một hình 3D, hoặc đẩy

nó vào trong khối lập phương để đẩy nó thành hình 3D. Bạn có thể xem vòng tròn khi được

kéo trong hình 4.4 và khi được đẩy vào trong khối lập phương như trong hình 4.5.

Chương IV SketchUp by [email protected]

43

Hình 4.3: Một hình lập phướng với một hình tròn ở trên bề mặt

Hình 4.4: Kéo một hình tròn thành một hình trụ

Hình 4.5: Đẩy một hình trụ vào trong một khối lập phương

7. Nhả chuột. Hình trụ tròn này sẽ trở thành hình 3D.

Chú ý: Khi bạn kéo Pull sẽ tạo ra một hình 3D mới còn khi bạn đẩy Push thì tạo ra

một lỗ rỗng vào trong đối tượng chứa nó.

Chương IV SketchUp by [email protected]

44

Sử dụng công cụ Push/Pull với số liệu cho trước

Nếu bạn muốn đẩy hoặc kéo một đối tượng để khi tạo nó thành mô hình 3D nó sẽ có

chiều dài chính xác là 5 m? Nghĩa là, giả sử bạn có một vòng tròn trên một bề mặt của một

khối lập phương (xem hình 3.3), và bạn muốn kéo vòng tròn thành một hình trụ có chiều

dài chính xác 5 m, bạn có thể làm điều đó?

Có. Giống như hầu hết các công cụ khác của SketchUp, bạn có thể dừng lệnh giữa

chừng và nhập cho nó một số liệu bất kỳ. Đây là cách nó hoạt động khi bạn đang đẩy hoặc

kéo đối tượng thành hình 3D - trong ví dụ này, chúng ta sẽ kéo một hình trụ ra ngoài khối

lập phương và nó có chiều dài là 5 m.

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering–Feet.

2. Vẽ một khối lập phương với một vòng tròn ở trên bề mặt.

3. Nhấp vào công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

4. Di chuyển con trỏ chuột đến hình tròn và nhấn chuột.

5. Kéo vòng tròn ra ngoài khối lập phương để kéo nó thành một hình 3D, hoặc đẩy

nó vào trong khối lập phương để đẩy nó thành hình 3D.

6. Nhập chiều dài cho đối tượng 3D mà bạn đang tạo. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ

tạo ra một hình trụ dài 5 m. Nhập chiều dài và sau đó là các đơn vị.

Bạn có thể sử dụng các đơn vị sau:

- Chiều dài cm để biểu thị đơn vị là cm

- Chiều dài m để biểu thị đơn vị là mét

- Chiều dài ' để biểu thị đơn vị là feet

- Chiều dài " Để biểu thị đơn vị là inch

Ví dụ, nhập 5m thì chiều dài của hình 3D đang tạo là năm mét, 5 " có nghĩa chiều

dài của hình 3D đang tạo là năm inch. Bạn nhập bằng cách nhấn phím có số “ 5 ” và phím

có chữ “ m ”. Việc nhập đơn vị phụ thuộc vào đơn vị của bản vẽ được thiết lập ban đầu. Ví

dụ bạn chọn mẫu Engineering –Feet thì đơn vị là feet, còn chọn Engineering –meters thì

đơn vị là mét...

7. Nhấn Enter. SketchUp tạo thành một hình 3D có chiều dài chính xác với những gì

bạn đã yêu cầu. Xem hình 4.6.

Hình 4.6: Một hình trụ có kích thước cho trước

Chương IV SketchUp by [email protected]

45

Suy luận với công cụ Push/Pull

Giả sử bạn có một hình lập phương có trước và bây giờ bạn muốn vẽ hình lập

phương thứ hai có chiều cao tương tự như hình thứ nhất, nhưng bạn lại không biết rõ chiều

cao của hình thứ nhất nên bạn chỉ có thể vẽ được như trong hình 4.7.

Vậy SketchUp có thể giúp bạn làm hai hình lập phương có cùng một chiều cao?

Hình 4.7: Hai hình lập phương

Có, nó có thể bằng cách thông qua suy luận. Bởi vì đây là trường họp rất phổ biến

khi bạn tạo nhiều mô hình và bạn muốn chúng có cùng một số kích thước giống nhau ( Ví

dụ, giống như vẽ các chân của cái bàn), SketchUp cho phép bạn thiết lập độ dài của một đối

tượng bằng cách tham khảo từ một đối tượng khác có độ dài mà bạn muốn. Quá trình này

được gọi là suy luận ( Xem chương 1 phần cạnh suy luận).

Khi vẽ các đối tượng 3D, bạn có thể suy ra chiều dài từ đối tượng này sang đối tượng

khác, làm cho đối tượng đầu tiên có chiều dài phù hợp với đối tượng thứ hai. Đây là cách nó

hoạt động trong ví dụ của hai khối lập phương ở hình 4.7.

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering–Feet.

2. Vẽ hai hình chữ nhật trong mặt phẳng x - y.

3. Nhấp vào công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

4. Kéo các hình chữ nhật thành các khối lập phương có độ cao khác nhau, như trong

Hình 4.7.

5. Với công cụ Push/Pull, hãy nhấp vào bề mặt trên cùng của một trong hai khối lập

phương.

6. Di chuyển chuột lên bề mặt trên cùng của khối lập phương còn lại. Một đường nét

đứt màu xanh kéo dài từ bề mặt của khối lập phương đầu tiên tới bề mặt khối lập phương

suy luận, như thể hiện trong hình 4.8, và khối lập phương đầu tiên (đối tượng có bề mặt mà

bạn kích đầu tiên - ở bước 5) sẽ có chiều cao tương ứng với chiều cao của khối lập phương

thứ hai (đối tượng mà bạn đang muốn suy luận chiều cao từ nó), giống như bạn có thể thấy

trong hình 4.8. Và nhấp chuột.

Chú ý: Bạn có thể thay đổi độ dài của một đối tượng 3D có sẵn bằng công cụ

Push/Pull.

Chương IV SketchUp by [email protected]

46

Hình 4.8: Tạo hai khối lập phương có chiều cao bằng nhau.

Tạo lỗ mở Một tính năng tuyệt vời khác mà bạn sẽ muốn tận dụng nó trong SketchUp, đó là sử

dụng công cụ Push/Pull để " cắt " hay tạo ra các lỗ mở trong mô hình 3D.

Giả sử bạn chỉ cần vẽ một hình chữ nhật rồi tạo ra một bức tường. Ví dụ, xem bức

tường trong hình 4.9.

Bây giờ là yêu cầu bạn tạo ra một cửa sổ trên bức tường đó. Làm thế nào bạn có thể

làm điều đó?

Hình 4.9: Một bức tường 3D

Công cụ Push/Pull có một đặc tính đặc biệt, là bạn có thể cắt các đối tượng ra khỏi

đối tượng 3D đã có. Đây là cách nó thực hiện:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering–Feet.

2. Vẽ bức tường ở dạng 3D, chẳng hạn như bạn thấy ở hình 4.9.

3. Vẽ hình dạng 2D của cửa sổ mà bạn muốn tạo nó trên tường.

Bạn có thể sử dụng một hình chữ nhật, như thể hiện trong hình 4.10.

4. Nhấp vào công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

5. Đẩy hình cửa sổ xuyên qua bức tường về phía mặt bên kia. Phần bạn đã đẩy biến

mất, để lại lỗ mở, như bạn có thể thấy trong hình 4.11.

Chương IV SketchUp by [email protected]

47

Hình 4.10: Một bức tường 3D với một hình chữ nhật.

Hình 4.11: Một bức tường 3D với một cửa sổ

Xóa các cạnh với công cụ xóa Eraser, lệnh tắt E

Bạn có thể sử dụng công cụ Eraser để xóa cạnh, và nó có thể giúp đỡ bạn rất nhiều

trong quá trình tạo các mô hình 3D. Ví dụ, hãy xem một hình khối lập phương trong hình

4.12.

Giả sử bạn muốn đẩy hình chữ nhật mà bạn nhìn thấy, xuyên qua hình khối tới mặt

bên kia để tạo ra một lỗ mở, nhưng SketchUp sẽ không cho phép bạn cắt bỏ nó ra để tạo ra

lỗ mở. Có gì sai? Và, làm thế nào bạn có thể sửa chữa nó?

Để trả lời câu hỏi trên chúng ta sẽ sử dụng công cụ Orbit ( tham khảo chương 1) và

công cụ Eraser ( đã được giới thiệu qua trong chương 3). Và thực hiện theo các bước sau

để giải quyết vấn đề thường xảy ra nhất khi cắt hình để tạo lỗ mở.

1. Nhấp vào công cụ Orbit trên thanh công cụ.

2. Di chuyển theo quỹ đạo xung quanh tất cả các bề mặt của đối tượng 3D mà bạn

đang cố gắng đẩy hình chữ nhật để tạo một lỗ mở xuyên qua.

Chương IV SketchUp by [email protected]

48

Hình 4.12: Một khối 3D với một hình chữ nhật ở trên

3. Tìm kiếm cạnh ngăn cản SketchUp không cho nó đẩy để tạo lỗ mở xuyên qua cạnh

đó được. Trong trường hợp của đối tượng trong hình 4.12, khi quay ra đằng sau nó (mặt đối

diện với mặt có hình chữ nhật) bạn thấy rằng có một cạnh được vẽ lên trên mặt sau của đối

tượng, như bạn có thể thấy trong hình 4.13. Điều này cạnh sẽ ngừng SketchUp việc đẩy

một lỗ mở xuyên qua đối tượng.

4. Để xóa các cạnh không mong muốn, chọn công cụ Eraser trên thanh công cụ. MẸO: Công cụ Eraser là chỉ dùng để xóa các cạnh Trong SketchUp, bạn chỉ có thể dùng công cụ Eraser để xóa các cạnh. Nhưng nếu

bạn muốn xóa một bề mặt, rất dễ dàng, chỉ cần xóa tất cả các cạnh của bề mặt đó. 5. Nhấp vào cạnh muốn xóa. Khi bạn làm thế, cạnh đó sẽ biến mất.

6. Đẩy hình chữ nhật xuyên qua đối tượng 3D để tới mặt bên khác đối diện bằng công

cụ Push/Pull. Phần bạn đã đẩy biến mất, để lại một lỗ bị cắt, như bạn có thể thấy trong

hình 4.14.

Hình 4.13: Mặt sau của khối 3D, thấy có một cạnh gây cản trở khi đẩy

Chương IV SketchUp by [email protected]

49

Hình 4.14: Hình khối 3D với lỗ bị cắt

Chọn nhiều cạnh và nhiều bề mặt bằng công cụ Select

Biết cách làm thế nào để chọn được nhiều cạnh, nhiều bề mặt, và nhiều đối tượng là

quan trọng đối với nhiều hành động trong SketchUp, bởi vì bạn thường phải chỉ cho

SketchUp các đối tượng mà muốn nó tác động tới chúng. Ví dụ, khi bạn muốn copy một

đối tượng, bạn bắt đầu bằng cách chọn các đối tượng cần cần copy. Khi bạn muốn sử dụng

công cụ Move để kéo ra một cạnh một đối tượng 3D, bạn bắt đầu công việc bằng cách chọn

cạnh.

Khi bạn chọn một đối tượng, SketchUp hiển thị lựa chọn của bạn bằng thể hiện các

cạnh của nó trong một màu hơi khác so với trước, và các bề mặt xuất hiện các dấu chấm rải

rác theo dạng lưới. Sau khi bạn đã chọn một đối tượng, bạn có thể sử dụng đối tượng đó

như là mục tiêu của các hành động tiếp theo của bạn, như chúng ta sẽ thấy sau đây. Ví dụ,

nếu bạn đã có ba cái hộp và muốn copy một trong ba cái hộp, bạn sẽ bắt đầu bằng cách

chọn cái hộp mà bạn muốn copy, và sau đó là lựa chọn lệnh Copy trên đơn Edit để copy

đối tượng, như chúng ta sẽ thấy trong chương này.

Lựa chọn các bề mặt và các cạnh là rất dễ dàng. Chỉ cần nhấp vào công cụ Select

trên thanh công cụ cơ bản của SketchUp ( nhớ lại công cụ Select có biểu tường là một hình

mũi tên, và là công cụ đầu tiên bên trái trên thanh công cụ cơ bản), và nhấp vào các bề mặt

hoặc các cạnh mà bạn muốn chọn.

Khi bạn chọn một bề mặt, SketchUp sẽ phủ đầy bề mặt với các dấu chấm màu xanh

da trời dạng ô lưới. Khi bạn chọn một cạnh, SketchUp sẽ hiển thị màu sắc nó thành màu

xanh da trời.

Lựa chọn toàn bộ một đối tượng cũng rất dễ dàng, bởi vì các công cụ Select cho phép

bạn vẽ hình chữ nhật lựa chọn tự động. Chỉ cần nhấn chuột trái ra bên ngoài đối tượng và

kéo chuột cắt ngang qua đối tượng để vẽ một hình chữ nhật lựa chọn ( sao cho đối tượng

phải nằm gọn trong lòng hình chữ nhật lựa chọn), như bạn thấy trong hình 4.15.

Khi bạn thả chuột, toàn bộ đối tượng sẽ được lựa chọn ( và bạn có thể sử dụng các

lệnh trên trình đơn Edit để copy, di chuyển nó...), có nghĩa là tất cả các bề mặt sẽ bị chấm

màu xanh da trời, và các cạnh của nó sẽ được tô màu xanh da trời.

Bây giờ chúng ta biết làm thế nào để chọn các cạnh, bề mặt, và các đối tượng. Hãy

bắt đầu ứng dụng những kiến thức này trong các phần tiếp theo.

Chương IV SketchUp by [email protected]

50

Hình 4.15: Vẽ một hình chữ nhật lựa chọn

Copy các đối tượng

Bạn sẽ thường muốn copy các chi tiết khác nhau trong SketchUp. Ví dụ, chúng ta sẽ

dựng một mô hình cái bàn ( xem phần tiếp theo trong chương này) bằng cách tạo ra một

cái chân bàn và sau đó copy để tạo ra các chân khác. Copy các đối tượng đảm bảo cho bạn

có các bản sao chính xác khi có một bản sao chính xác là rất quan trọng, như khi bạn đang

làm các chân bàn trong thực tế.

Có thể copy các đối tượng là một kỹ năng cần thiết trong SketchUp, do đó, đây là

cách bạn làm điều đó. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ tạo ra một bản sao của khối lập

phương đơn giản.

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering–Feet.

2. Vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Nhấp vào công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

4. Di chuyển con trỏ chuột đến hình chữ nhật và nhấn chuột trên hình chữ nhật.

5. Nhấn nút chuột vào hình chữ nhật và kéo hình chữ nhật lên để kéo giãn nó thành

một khối lập phương 3D, như trong hình 4.16.

Hình 4.16: Vẽ một khối lập phương

6. Nhấp vào công cụ Select trên thanh công cụ.

Chương IV SketchUp by [email protected]

51

7. Chọn khối lập phương bằng cách nhấn nút chuột bên ngoài nó và kéo qua khối lập

phương, một hình chữ nhật lựa chọn xuất hiện. Bây giờ bạn đã chọn được đối tượng mà bạn

muốn copy.

8. Chọn mục Copy trên trình đơn Edit lệnh tắt là “Ctrl + C”.

9. Chọn mục Paste trên trình đơn Edit lệnh tắt là “Ctrl + V”. Khi bạn thực hiện, một

bản sao của đối tượng sẽ xuất hiện ở vị trí của con trỏ chuột. Di chuyển con trỏ chuột để di

chuyển bản sao của đối tượng.

10. Di chuyển con trỏ chuột đến vị trí mà bạn muốn đặt bản sao của đối tượng.

11. Click chuột. Bản sao của đối tượng sẽ xuất hiện ở vị trí bạn nhấp chuột và nó sẽ

ngừng di chuyển xung quanh theo con trỏ chuột. Bạn có thể xem một ví dụ trong 4.17 hình,

nơi mà chúng ta đã sao chép khối lập phương.

Hình 4.17: Copy một khối lập phương

Di chuyển các cạnh và bề mặt bằng công cụ Move- lệnh tắt M.

Bạn có thể sử dụng công cụ Move để kéo các cạnh trong 3D. Hãy nhìn vào các khối

lập phương trong hình 4.18.

Hình 4.18: Một khối lập phương

Nếu bạn muốn vẽ một đường dốc nối vào đó, chẳng hạn như bạn thấy trong hình

4.19.

Chương IV SketchUp by [email protected]

52

Bạn có thể dễ dàng chuyển đổi khối lập phương trong hình 4.18 thành đường dốc như

trong trong hình 5,19 bằng cách sử dụng công cụ Move, bạn có thể sử dụng nó để nắm lấy

các cạnh và kéo chúng trong 3D ( Công cụ Push/Pull chỉ cho phép bạn đẩy hoặc kéo các

bề mặt).

Đây là cách nó hoạt động, trong ví dụ này, chúng ta sẽ chuyển đổi một khối lập

phương thành một đoạn đường dốc.

Công cụ Move

Hình 4.19: Một đường dốc tạo bởi công cụ Move

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering–Feet.

2. Vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Nhấp vào công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và di chuyển con trỏ chuột tới

hình chữ nhật.

4. Nhấn nút chuột vào hình chữ nhật và kéo hình chữ nhật lên để kéo giãn nó thành

một khối lập phương 3D, như trong hình 4.18.

5. Chọn công cụ Move trên thanh công cụ ( như trong hình 4.19 ).

6. Nhấn nút chuột vào cạnh dưới bên phải của khối lập phương.

7. Kéo cạnh ra phía ngoài khối lập phương để tạo thành đường dốc. Khi bạn kéo,

đoạn đường dốc sẽ kéo giãn từ hình khối.

8. Nhấp chuột tại vị trí bạn muốn nó đoạn cuối của đường dốc.

Khi đó, đoạn đường này trở thành cố định (trừ khi bạn xóa nó ), như trong hình 4.19.

Đó là cách sử dụng công cụ Move trong 3D. Sử dụng công cụ này, bạn có thể kéo

các cạnh, không phải bề mặt, như trong trường hợp làm một đoạn đường dốc từ một khối lập

phương.

Như tên gọi của nó, bạn cũng có thể sử dụng công cụ Move để di chuyển các đối

tượng riêng lẻ đi xung quanh. Đơn giản chỉ cần sử dụng công cụ Select để chọn đối tượng,

và sau đó di chuyển đối tượng tới vị trí khác bằng công cụ Move.

Vẽ mô hình 3D bằng cách loại bỏ đi các chi tiết thừa Bạn thường vẽ các đối tượng 3D bằng cách loại bỏ đi các chi tiết thừa. Để thể hiện

tính năng này, chúng ta sẽ rút vẽ một cái bàn giống như cái bàn bạn nhìn thấy trong hình

4.20.

Chương IV SketchUp by [email protected]

53

Hình 4.20: Mô hình cái bàn 3D

Làm thế nào để được tạo ra được cái bàn? Đây là cách thực hiện:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering–Feet.

2. Vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Nhấp vào công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và di chuyển con trỏ chuột tới

hình chữ nhật.

4. Nhấn nút chuột vào hình chữ nhật và kéo hình chữ nhật lên để kéo giãn nó thành

một khối lập phương 3D.

5. Chọn công cụ Rectangle trên thanh công cụ.

6. Vẽ một hình chữ nhật lên trên khối lập phương như trong hình 4.21.

Hình 4.21: Vẽ hình chữ nhật lên trên khối lập phương

7. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

8. Đẩy hình chữ nhật Xuyên qua hình khối cho đến khi chạm tới bề mặt đối diện.

9. Chọn công cụ Rectangle trên thanh công cụ.

10. Vẽ một hình chữ nhật trên một bề mặt tiếp giáp với mặt đầu tiên mà bạn đã vẽ

trên khối lập phương một hình chữ nhật. Vẽ hình chữ nhật này để khi đẩy nó sẽ cho bạn hai

chân của bàn.

11. Chọn công cụ Push / Pull trên thanh công cụ.

12. Đẩy hình chữ nhật cho đến khi bạn nhận được hai cái chân bàn. Bạn có thể xem

Chương IV SketchUp by [email protected]

54

kết quả sẽ giống như trong hình 4.22.

Hình 4.22: Đẩy để tạo ra hai cái chân bàn

13. Chọn công cụ Rectangle trên thanh công cụ.

14. Vẽ một hình chữ nhật trên bề mặt thẳng đứng còn lại của khối lập phương. Vẽ

hình chữ nhật này để đẩy nó sẽ cho bạn hai chân bàn cuối cùng.

15. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

16. Đẩy hình chữ nhật cho đến khi bạn nhận được hai cái chân bàn cuối cùng. Điều

đó tạo ra cái bàn như trong hình 4.20.

Chương V SketchUp by [email protected]

55

Chương V. Tạo Component và nhóm

Chương V SketchUp by [email protected]

56

Trong phần này, chúng ta sẽ sử dụng các hình dạng chúng ta đã vẽ trong những bài

học trước và bắt đầu tập hợp chúng thành các nhóm hoặc các thành phần để cho chúng ta

tác động lên tất cả chúng cùng với nhau.

Ví dụ, giả sử rằng bạn đã vẽ một chiếc xe với tất cả các bề mặt bạn cấu thành nên nó.

Nhưng sau đó bạn thấy rằng khi bạn muốn di chuyển hoặc copy, xoay hoặc thậm chí tăng

kích cở của các mô hình, bạn phải chọn tất cả các bề mặt riêng rẽ của nó để cho chúng ta

tác động lên tất cả chúng cùng với nhau.

Nó sẽ không được dễ dàng hơn để cho SketchUp hiểu rằng nó có nghĩa vụ phải xem

xét tất cả các bề mặt của chiếc xe là giống như một tổ hợp, và áp dụng tất cả các hành động

lên trên tất cả các bề mặt trong tổ hợp đó cùng một lúc?

Đó là những gì mà nhóm-Group và các thành phần-Component sẽ làm được tất các

việc trên. Khi bạn có các hình hoặc các đối tượng và tập hợp chúng lại thành một nhóm-

Group hay một thành phần-Componet, bạn có thể sử dụng tập hợp các hình dạng, các đối

tượng đó như một đối tượng, sao chép tất cả cùng một lúc, hoặc di chuyển, xoay nó.

Chú ý: Có gì khác biệt giữa các Group và Component?

Khi bạn chỉnh sửa một Component, tất cả các bản sao của Component sẽ được chỉnh

sửa cùng nhau, nhưng nó lại không đúng với trường hợp Group.

Sử dụng phương thức dính hình Chúng ta sẽ bắt đầu chương này với một thảo luận về cách xử lý thô sơ ban đầu mặc

định của SketchUp về việc tập hợp các đối tượng, sử dụng một phương thức có tên gọi là

dính hình.

Khi bạn mang lại hai đối tượng đến bên cạnh nhau, họ có thể " bám chặt vào nhau "

và trở thành một đối tượng. Đó là một phần của một hình thái thô sơ trong việc tạo ra các

nhóm trong SketchUp. Bởi vì dính hình là một phần chức năng của SketchUp, và bởi vì nó

là tất cả các đối tượng liên kết vào một, chúng ta sẽ tìm hiểu phương thức dán hình ở đây.

Để có được một khái niệm về cách thức hoạt động như thế nào của phương thức dính

hình, thực hiện theo các bước sau:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

2. Nhấp vào nút Start Using SketchUp.

3. Chọn công cụ Rectangle.

4. Vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

5. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

6. Kéo hình chữ nhật lên thành một khối lập phương.

7. Tạo một khối lập phương thứ hai, cũng giống như cách bạn đã làm với khối lập

phương đầu tiên.

8. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ.

9. Vẽ một hình chữ nhật lựa chọn bao quanh khối lập phương thứ hai.

10. Chọn công cụ Move trên thanh công cụ. Kích vào một đỉnh trên khối lập phương

thứ 2.

11. Di chuyển khối lập phương cho đến khi điểm đó chạm vào cạnh hoặc một đỉnh

của khối lập phương đầu tiên. Kích chuột.

12. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ.

13. Vẽ một hình chữ nhật lựa chọn bao quanh khối lập phương thứ hai.

15. Di chuyển khối lập phương thứ hai. Nếu SketchUp đã liên kết các khối lập

phương tự động thông qua phương thức dính hình, bạn sẽ thấy rằng di chuyển các khối thứ

hai cũng kéo theo khối thứ nhất, như bạn thấy trong hình 5.1.

Chương V SketchUp by [email protected]

57

Hình 5.1: Hai khối lập phương gắn với nhau bởi dính hình

Đó là phương thức dính hình, nó cho phép bạn liên kết các đối tượng bằng cách đặt

chúng bên cạnh nhau.

Mặt khác, dính hình có thể không thích hợp với bạn, vì bạn có thể muốn có một cách

hệ thống hơn trong việc tạo các Group và các Component. Vì lý do đó, tiếp tục tìm hiểu ở

những phần tiếp theo.

Tạo một nhóm- Group

Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét quá trình tạo ra một nhóm Group. Khi bạn tạo

một nhóm, bạn liên hợp các đối tượng với nhau, và nói với SketchUp bạn muốn xử lý tất cả

chúng với nhau. Và như vậy, bạn có thể di chuyển chúng cùng nhau, xoay chúng cùng

nhau, tăng hay giảm kích cỡ chúng cùng nhau.

Ở đây chúng ta sẽ tạo một nhóm từ một khối lập phương và một hình trụ. Đây là

cách thực hiện:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và sau đó kéo hình chữ nhật thành

một khối lập phương.

4. Chọn công cụ Circle và vẽ một vòng tròn bên cạnh khối lập phương, như thể hiện

trong hình 5.2.

5. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ, và sau đó kéo hình tròn thành hình

trụ, như thể hiện trong hình 5.3.

Chương V SketchUp by [email protected]

58

Hình 5.2: Một khối lập phương với một hình tròn

Hình 5.3: Một hình trụ mới

6. Chọn công cụ Select, và sau đó, trong khi giữ nút chuột trái, vẽ một hình chữ nhật

lựa chọn bao quanh cả khối lập phương và hình trụ.

7. Chọn mục Make Group từ trình đơn Edit hoặc từ menu xuất hiện khi kích chuột

phải. Điều này tạo ra một nhóm gồm khối lập phương và hình trụ. Và khi nhóm đó được

chọn SketchUp sẽ hiển thị một hình hộp màu xanh xung quanh nó, như thể hiện trong hình

5.4.

Chú ý: Nhóm và hộp mầu xanh lá cây

Nhóm thường không hiển thị với một hộp màu xanh xung quanh nó, hộp màu xanh chỉ

xuất hiện để cho biết rằng nhóm đó được chọn.

Để chứng minh bây giờ nhóm này hoạt động như là một đối tượng duy nhất, chúng ta

sẽ di chuyển nó xung quanh màn hình.

1. Chọn công cụ Move trên thanh công cụ.

2. Di chuyển nhóm tới một vị trí mới, như thể hiện trong hình 5.5.

3. Khi bạn di chuyển nhóm, cả hai đối tượng tạo nên nhóm đều di chuyển đồng loạt,

coi như là một đối tượng duy nhất.

Chương V SketchUp by [email protected]

59

Hình 5.4: Một nhóm mới

Hình 5.5: Di chuyển nhóm

Chỉnh sửa nhóm-Group

Bạn cũng có thể chỉnh sửa các phần riêng biệt của một nhóm trong SketchUp ( chỉnh

sửa các đối tượng cấu thành nên Group).

Trong phần này, chúng ta sẽ tạo ra một nhóm từ hai đối tượng giống như hai đối

tượng chúng ta đã thấy trong các phần trước, một khối lập phương và một trụ tròn.

Đây là cách thực hiện:

1. Kích chuột phải lên nhóm vừa được tạo thành ở phần trước.

2. Chọn mục Edit Group từ menu mới xuất hiện. Điều này sẽ xuất hiện một hình

hộp có đường nét chấm bao quanh nhóm, như thể hiện trong hình 5.6.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

4. Di chuột lên trên bề mặt trên cùng của khối lập phương rồi kích chuột trái.

5. Di chuột lên trên bề mặt trên cùng của hình trụ cho đến khi xuất hiện một đường nết

đứt nối hai bề mặt thì nhấn chuột. Khi đó chiều cao của khối lập phương sẽ kéo bằng chiều

cao của hình trụ, như bạn thấy trong hình 5.7. Đây là suy luận chiều cao của khối lập

phương bằng công cụ Push/Pull ( xem chương 4).

6. Nhấn phím Space hoặc chọn công cụ Select và kích chuột ra bên ngoài nhóm đang

chỉnh sửa.

7. Hộp có đường nét chấm bao xung quanh nhóm sẽ biến mất.

Chương V SketchUp by [email protected]

60

Hình 5.6: Một nhóm đang được chỉnh sửa

Hình 5.7: Một nhóm đã chỉnh sửa xong

Tạo Component –lệnh tắt G. Trong phần này, chúng ta sẽ tạo ra một componet từ hai đối tượng giống như hai đối

tượng trong phần trước (phần tạo nhóm), một khối lập phương và một hình trụ.

Đây là cách thực hiện:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và sau đó kéo hình chữ nhật thành

một khối lập phương.

4. Chọn công cụ Circle và vẽ một vòng tròn bên cạnh khối lập phương.

5. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ, và sau đó kéo hình tròn thành hình

trụ.

6. Chọn công cụ Select, và sau đó, trong khi giữ nút chuột trái, vẽ một hình chữ nhật

lựa chọn bao quanh cả khối lập phương và hình trụ.

7. Chọn mục Make Component từ trình đơn Edit hoặc từ menu xuất hiện khi kích

chuột phải. SketchUp sẽ hiển thị một hộp thoại như bạn thấy trong hình 5.8.

Chương V SketchUp by [email protected]

61

Hình 5.8: Hộp thoại Create Component

8. Nhập “Cube Cylinder Component” trong hộp Name. Đây là tên của Componet

đang tạo, bạn thích tên nào thì đặt nhưng nên đặt cho nó một cái tên phù hợp.

9. Nhập “A cube with a cylinder” trong hộp Description. Để mô tả về Component đang tạo, không bắt buộc phải nhập.

10. Nhấp vào nút Create. Hộp thoại sẽ biến mất và một hộp lựa chọn màu xanh bao quanh component mới của bạn, giống như khi tạo nhóm trong phần trước ( xem hình 5.4).

Để chứng minh bây giờ componet này hoạt động như là một đối tượng duy nhất,

chúng ta sẽ di chuyển nó xung quanh màn hình.

1. Chọn công cụ Move trên thanh công cụ.

2. Di chuyển component tới một vị trí mới, như thể hiện trong hình 5.9.

3. Khi bạn di chuyển component, cả hai đối tượng tạo nên component đều di chuyển

đồng loạt, coi như là một đối tượng duy nhất.

Hình 5.9: Di chuyển component Bây giờ bạn đã tạo được một component đần đầu tiên của bạn. Trong phần trước, bạn

đã tạo được mọt nhóm đầu tiên của bạn. Sự khác biệt giữa chúng là gì? Xem phần tiếp theo.

Chỉnh sửa Component

Bạn cũng có thể chỉnh sửa các phần riêng biệt của một component trong SketchUp (

chỉnh sửa các đối tượng cấu thành nên compoent).

Trong phần này, chúng ta sẽ tạo ra một component từ hai đối tượng giống như hai đối

tượng chúng ta đã thấy trong các phần trước, một khối lập phương và một trụ tròn.

Đây là cách thực hiện:

1. Kích chuột phải lên component có tên là “Cube and Cylinder component” mà

chúng ta đã tạo ở phần trước.

2. Chọn mục Edit Componet từ menu mới xuất hiện. Điều này sẽ xuất hiện một hình

Chương V SketchUp by [email protected]

62

hộp có đường nét chấm bao quanh component, như thể hiện trong hình 5.10.

Hình 5.10: Một component đang được chỉnh sửa

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

4. Di chuột lên trên bề mặt trên cùng của khối lập phương rồi kích chuột trái.

5. Di chuột lên trên bề mặt trên cùng của hình trụ cho đến khi xuất hiện một đường nết

đứt nối hai bề mặt thì nhấn chuột. Khi đó chiều cao của khối lập phương sẽ kéo bằng chiều

cao của hình trụ, như bạn thấy trong hình 5.11. Đây là suy luận chiều cao của khối lập

phương bằng công cụ Push/Pull ( xem chương 4).

6. Nhấn phím Space hoặc chọn công cụ Select và kích chuột ra bên ngoài component

đang chỉnh sửa.

7. Hộp có đường nét chấm bao xung quanh component sẽ biến mất.

Hình 5.11: Một component đã chỉnh sửa xong

Vậy đó, bây giờ bạn đã biết cách làm thế nào để chỉnh sửa các đối tượng riêng rẽ trong một component.

Hiểu về sự khác nhau giữa nhóm-Group và component

Bây giờ bạn đã hiểu rõ về nhóm và component. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì?

Sự khác biệt là các component có tính ràng buộc, trong SketchUp các bản sao của

componet gắn liền với bản gốc. Như vậy, nếu bạn tạo một bản sao của một component và

chỉnh sửa nó, thì cả hai bản sao và bản gốc sẽ bị ảnh hưởng, nhưng với trường hợp là nhóm

thì không đúng.

Chương V SketchUp by [email protected]

63

Khi bạn tạo một bản sao của một nhóm -Group, thì bản sao hoàn toàn độc lập với gốc

ban đầu. Điều đó có nghĩa rằng nếu bạn chỉnh sửa một nhóm, không có bản sao của nhóm

sẽ bị ảnh hưởng.

Chúng ta hãy xem cách các component thay đổi thế nào khi bạn chỉnh sửa một trong

số chúng, nhóm các component giống nhau:

1. Bắt đầu SketchUp.

2. Nhấp vào nút Start Using SketchUp.

3. Sử dụng công cụ Select trên thanh công cụ.

4. Kích vào component có tên “Cube and Cylinder component” mà chúng ta đã tạo ở

phần trước. Khi component được chọn, xuất hiện một hộp màu xanh da trời bao quanh nó.

Bây giờ chúng ta sẽ tạo một bản sao của component này.

5. Chọn mục Copy trên trình đơn Edit hoặc nhấn tổ hợp phím tắt “Ctrl+C”.

5. Chọn mục Paste trên trình đơn Edit hoặc nhấn tổ hợp phím tắt “Ctrl+V”.

7. Di chuyển chuột đến vị trí mà bạn muốn đặt bản sao của component.

8. Click chuột để tạo một bản sao của component. Bây giờ bạn có một bản gốc và

một bản sao của component trên màn hình.

9. Kích chuột phải vào một trong hai component trên ( bản gốc hoặc bản sao).

10. Lựa chọn Edit Component từ menu mới xuất hiện. Một hộp có đường nét chấm

xuất hiện bao quanh component được chọn, như trong hình 5.12.

Hình 5.12: Một component chuẩn bị chỉnh sửa

Hình 5.13: Chỉnh sửa một component thì component còn lại cũng thay đổi theo

11. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

Chương V SketchUp by [email protected]

64

12. Kéo hình trụ lên tới một chiều cao lớn hơn. Khi bạn kéo hình trụ trong component

đang được chỉnh sửa, hình trụ trong component còn lại sẽ thay đổi tương ứng theo cho phù

hợp, như trong hình 5.13.

13. Nhấn phím Space hoặc chọn công cụ Select và kích chuột ra bên ngoài component

đang chỉnh sửa.

14. Hộp có đường nét chấm bao xung quanh component sẽ biến mất.

Phá vỡ một Component, Group

Bạn có thể " phá vỡ " các đối tượng trong component hoặc một nhóm-Group để

chúng không còn tạo nên một component hoặc một nhóm nữa?

Có, bạn có thể. Chỉ cần làm theo các bước sau để tạo ra một component hoặc một

nhóm và sau đó phá vỡ nó để trở lại thành các đối tượng ban đầu.

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu

Engineering –Feet.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và sau đó kéo hình chữ nhật thành

một khối lập phương.

4. Chọn công cụ Circle và vẽ một vòng tròn bên cạnh khối lập phương.

5. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ, và sau đó kéo hình tròn thành hình

trụ.

6. Chọn công cụ Select, và sau đó, trong khi giữ nút chuột trái, vẽ một hình chữ nhật

lựa chọn bao quanh cả khối lập phương và hình trụ.

7. Chọn mục Make Component từ trình đơn Edit hoặc từ menu xuất hiện khi kích

chuột phải. SketchUp sẽ hiển thị một hộp thoại và bạn thực hiện các bước để tạo thành

một componet. Hoặc chọn mục Make Group để tạo thành một nhóm.

Một hộp lựa chọn màu xanh da trời bao quanh xung quanh component mới hoặc

nhóm mới vừa tạo ra.

Bước tiếp theo là phá vỡ nó để trở lại thành hai khối riêng biệt ( Khối lập phương và

hình trụ).

8. Trong khi component hoặc nhóm của bạn đang được chọn ( có một hộp màu xanh

da trời xung quanh nó), nhấp chuột phải vào chúng. Một menu ngữ cảnh xuất hiện.

9. Chọn Explode từ menu ngữ cảnh. Hộp lựa chọn màu xanh da trời xung quanh

component hoặc nhóm biến mất, và hai khối không còn là một component hoặc một nhóm

nữa.

Quản lý các Component

SketchUp còn có một tiện ích để quản lý các component của bạn, và chúng ta sẽ xem

xét nó trong phần này.

Hình 5.14: Hộp thoại components

Chương V SketchUp by [email protected]

65

1. Bắt đầu SketchUp. Đối với phần này, chúng ta sẽ làm việc với mẫu Engineering–

Feet mà chúng ta đã được sử dụng trong các phần trước trước đó.

2. Nhấp vào nút Start Using SketchUp.

3. Chọn mục Components trên menu Window. Điều này sẽ mở hộp thoại

Components bạn nhìn thấy trong hình 5.14. ( Bạn hẫy sử dụng chuột để phóng to hộp thoại

Components, kéo một góc, để làm cho các nội dung trong hộp thoại rõ ràng hơn ).

4. Để xem các component bạn có trong Model hiện tại, nhấp chuột vào nút có biểu

tượng mũi tên hướng xuống cạnh nút có biểu tượng ngôi nhà trong tab Select, và chọn mục

In Model trên memu ngữ cảnh xuất hiện. Điều này sẽ hiển thị ra trang mà bạn thấy trong

hình 5.15.

Hình 5.15: Component hiện tại có trong model

Bởi vì chỉ có duy nhất một component trong Model hiện tại là hình người mà

SketchUp cho thấy ngay khi khởi động chương trình, đó là component duy nhất( tên là

Susan trong SketchUp 8) sẽ xuất hiện trong hộp thoại khi bạn yêu cầu xem tất cả các

component trong Model hiện tại.

5. Để chèn các component xuất hiện trong hộp thoại trên, bạn bấm vào component

đó. Làm như vậy thì component bạn chọn sẽ xuất hiện ngay ở vị trí của con trỏ chuột khi

bạn di chuyển chuột ra khỏi hộp thoại vào trong không gian làm việc của SketchUp.

6. Để đặt các component đã chọn trong model của bạn, chỉ cần di chuyển chuột đến

vị trí mà bạn muốn các component xuất hiện, và nhấp vào nó. Component sẽ neo vào vị trí

nhấp chuột.

Sử dụng Component Sampler ( mẫu component có sẵn)

SketchUp cũng có sẵn các mẫu (Sampler) component được xây dựng sẵn để bạn sử

dụng. Đây là cách nó hoạt động:

1. Bắt đầu SketchUp. Đối với phần này, chúng ta sẽ làm việc với mẫu Engineering–

Feet mà chúng ta đã được sử dụng trong các phần trước trước đó.

2. Nhấp vào nút Start Using SketchUp.

3. Chọn mục Components trên menu Window. Điều này sẽ mở hộp thoại

Components.

Theo mặc định, bạn sẽ thấy trang Component Sampler. Click vào nó để mở nó, như

thể hiện trong hình 5.16. ( Nếu bạn không thấy trang Component Sampler, nhấp chuột vào

nút có biểu tượng mũi tên hướng xuống cạnh nút có biểu tượng ngôi nhà trong tab Select để

chọn nó trên menu ngữ cảnh xuất hiện).

4. Di chuyển lên và xuống trong trang Component Sampler để có được một mẫu bạn

cần từ những gì có sẵn.

Chương V SketchUp by [email protected]

66

Hình 5.16: Hộp thoại Component với trang Component Sampler.

5. Để chèn các component xuất hiện trong hộp thoại trên, bạn bấm vào component

đó. Làm như vậy thì component bạn chọn sẽ xuất hiện ngay ở vị trí của con trỏ chuột khi

bạn di chuyển chuột ra khỏi hộp thoại vào trong không gian làm việc của SketchUp.

6. Để đặt các component đã chọn trong model của bạn, chỉ cần di chuyển chuột đến

vị trí mà bạn muốn các component xuất hiện, và nhấp vào nó. Component sẽ neo vào vị trí

nhấp chuột.

Sử dụng thư viện component trực tuyến 3D Warehouse

SketchUp cũng có sẵn thư viện các mẫu component trực tuyến để bạn có thể tải về để

sử dụng. Đây là thư viện mở, các mẫu component chủ yếu do mọi người trên khắp thế giới

tạo nên và upload lên để mọi người cùng sử dụng. Tên thư viện đó là 3D Warehouse.

Giả sử bạn muốn vẽ một chiếc ghế. Đây là cách thực hiện:

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2, Chọn mục Component tư menu Window. Điều này sẽ mở hộp thoại Components.

Theo mặc định, bạn sẽ thấy trang Component Sampler.

3. Nhấp chuột vào nút có biểu tượng mũi tên hướng xuống cạnh nút có biểu tượng

ngôi nhà trong tab Select. Một menu ngữ cảnh xuất hiện.

Chọn một trong các mục trong phần Favorites:

- Architecture-Kiến trúc.

- Landscape-Quang cảnh.

- Construction-Xây dựng.

- People-Con người

- Playground-Sân chơi.

- Transportation-Phương tiện.

Đối với phần này, chúng ta sẽ chọn Architecture.

4. Chọn mục Architecture trên menu ngữ cảnh. Điều này sẽ hiển thị một hộp thoại,

như bạn thấy trong hình 5.17, thể hiện bộ sưu tập các component có sẵn về kiến trúc trong

Chương V SketchUp by [email protected]

67

thư viện 3D Warehouse của Google.

5. Chọn mục Furniture-nội thất. Điều này hiển thị các mục trong bộ sưu tập đồ nội

thất trong thư viện 3D Warehouse của Google, như thể hiện trong hình 5.18.

6. Nhấp vào Seating. Điều này sẽ hiển thị các mục trong bộ sưu tập ghế ngồi trong

thư viện 3D Warehouse của Google, như thể hiện trong hình 5.19.

Hình 5.17: Bộ sư tập các component kiến trúc- Architecture

Hình 5.18: Bộ sư tập các component nội thất- Furniture

Chương V SketchUp by [email protected]

68

Hình 5.19: Bộ sư tập các component ghế ngồi-Seating

7. Chọn component Couch-Rounded-loveseat. Kích vào Download Model để tải

component chọn về ( xem hình 5.20). Bấm Yes khi hộp thoại Load Into Model? xuất hiện (

như hình 5.21). Sau khi tải xong một component xuất hiện bên phải con trỏ chuột và di

chuyển khi chuột di chuyển.

Hình 5.20: Chọn component cần tải về

Hình 5.21: Tải component về

Chương V SketchUp by [email protected]

69

8. Để đặt các component đã chọn trong model của bạn, chỉ cần di chuyển chuột đến

vị trí mà bạn muốn các component xuất hiện, và nhấp vào nó. Component sẽ neo vào vị trí

nhấp chuột, như hình 5.22.

Hình 5.22: Một component Couch-Rounded-loveseat mới

Chương VI SketchUp by [email protected]

70

Chương VI. Tô màu đối tượng

Chương VI SketchUp by [email protected]

71

Cho đến nay, chúng ta sử dụng hiệu ứng đánh bóng mặc định trong SketchUp ( các

mặt của khối có các màu đậm nhạt khác nhau) để vẽ đối tượng, nhưng đó có lẽ không phải

những màu sắc trong tưởng tượng của bạn về các đối tượng đó. Bạn cũng có thể tô màu

các đối tượng của bạn.

Tô màu bằng công cụ Pain Bucket - lệnh tắt B Ví dụ, hãy xem hình 6.1, nơi bạn có thể nhìn thấy một khối lập phương bằng gỗ.

Hình 6.1: Một khối lập phương

Hoặc nó là cái gì? Nó chắc chắn nhìn không giống như một khối gỗ. Bây giờ hãy

xem hình 6.2, nơi mà chúng ta đã sử dụng công cụ Paint Bucket( công cụ có biểu tượng

hình thùng sơn nghiêng) để tô màu khối lập phương với một hoa văn gỗ-wood texture. và

nếu bạn có thể thấy các vân gỗ trên các mặt khác nhau của khối, bạn có thể thấy rằng nó

trông rất giống như một khối gỗ.

Công cụ Paint Bucket

Hình 6.2: Một khối gỗ tạo bởi công cụ Paint Bucket

Bạn không chỉ thường xuyên tô màu với các màu sắc khác nhau, mà bạn cũng tô mầu

với các hoa văn –texture. SketchUp đi kèm với lượng lớn các hoa văn được chọn lựa để

bạn tô màu, với tất cả mọi thứ từ hoa văn gỗ đến hoa văn gạch.

MẸO: gióng thẳng hàng hoa văn trên các bề mặt

Chương VI SketchUp by [email protected]

72

Ngoài ra, có một lưu ý giá trị là khi bạn tô màu các hoa văn trên bề mặt sẽ được

gióng cho thẳng hàng. Điều đó có nghĩa, ví dụ, khi bạn tô màu một bề mặt với hoa văn gỗ,

các vân gỗ sẽ thẳng hàng với bề mặt.

Sử dụng công cụ Paint Bucket

Trong phần này, chúng ta sẽ thấy cách sử dụng công cụ Paint Bucket thật đơn giản,

chỉ cần đưa nó lên trên các bề mặt và tô màu nó.

Để bắt đầu với công cụ Paint Bucket, hãy làm theo các bước sau:

1. Bắt đầu SketchUp. Hộp thoại Welcome to SketchUp xuất hiện. Trong phần này,

chúng ta sẽ làm việc với mẫu Engineering–Metes mà chúng ta đã sử dụng trong các chương

trước.

2. Kích vào nút Start Using SketchUp.

3. Chọn công cụ Rectangle.

4. Vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

5. Chọn công cụ Push/Pull tool trên thanh công cụ.

6. Kéo hình chữ nhật thành khối lập phương.

7. Chọn công cụ Paint Bucket trên thanh công cụ ( xem hình 6.2). Hộp thoại vật liệu

xuất hiện. Lựa chọn một loại vật liệu để hiện ra các hoa văn của nó mà bạn muốn tô màu rồi

chọn một mẫu hoa văn có sẵn của vật liệu đó.( Theo mặc định, một hoa văn của một loại vật

liệu nào đó sẽ được chọn, chẳng hạn như Brick_Antuque của vật liệu Brick and cladding).

Xem hình 6.3.

Hình 6.3: Chọn loại vật liệu

8. Nhấp vào tất cả các bề mặt của hình khối. Điều này sẽ tô màu lên tất cả các bề mặt

của hình khối với mẫu hoa văn được chọn.

Nếu bạn thích, bạn có thể quay quỹ đạo xung quanh hình khối để tô màu các bề mặt

sau. Bạn có thể xem kết quả trong hình 6.4, nơi mà khối đã tô màu với hoa văn gạch

(Brick_Antique).

Điều đó cho phép chúng ta bắt đầu với việc tô màu. Tuy nhiên, các mẫu hoa văn mặc

định có sẵn của SketchUp có lẽ không phải những gì bạn suy nghĩ để tô màu xe hay ghế mà

bạn đã vẽ.

Để xem làm thế nào để thiết lập các mẫu hoa văn cho riêng bạn, hãy xem các phần

tiếp theo.

Chương VI SketchUp by [email protected]

73

Hình 6.4: Một khối gạch

Lựa chọn vật liệu

Bây giờ yêu cầu bạn hãy vẽ một sàn nhà có lát gạch. Làm thế nào bạn sẽ chọn được

hoa văn gạch lát để tô màu nó?

Thực hiện theo các bước sau:

1. Kích vào nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle.

3. Vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

4. Chọn công cụ Paint Bucket trên thanh công cụ.

Hộp thoại vật liệu được mở ra. Bạn có thể chọn một bộ sưu tập các mẫu hoa văn từ

hộp danh sách thả xuống ( hộp chọn bên phải nút có biểu tượng giống ngôi nhà). Các bộ sưu

tập về các mẫu hoa văn mà bạn có thể chọn lựa:

- Asphalt and Concrete- Bê tông nhựa đường và bê tông thông thường.

- Blinds- Tấm chắn sáng, màn che cửa.

- Brick and cladding- Gạch và lớp bao che.

- Carpet and textiles- Thảm sàn nhà và vải.

- Colors-Màu ( ký hiệu theo số).

- Colors- Named- Màu theo tên ( chọn màu theo tên).

- Fencing- Hàng rào.

- Groundcover- Nền lát bằng viêc sỏi.

- Markers- Màu biển hiệu.

- Metal- Vật liệu kim loại.

- Roofing-Vật liệu lợp mái.

- Sketchy- Vật liệu dạng phác thảo.

- Stone- Đá.

- Tile- Gạch lát, ốp.

- Translucent- Vật liệu có tính mờ (không rõ).

- Vegetation- Rau cỏ.

- Water- Nước.

- Wood- Gỗ.

5. Chọn bộ sưu tập mẫu hoa văn gạch lát và ốp (Tile) từ danh sách thả xuống.

Chương VI SketchUp by [email protected]

74

6. Chọn một mẫu hoa văn gạch lát theo ý thích của bạn bằng cách nhấp vào nó.

7. Nhấp vào hình chữ nhật nằm ngang. Hình chữ nhật sẽ được tô màu bằng mẫu hoa

văn mà bạn đã chọn, như thể hiện trong hình 6.5.

Hình 6.5: Một sàn nhà có lát gạch

Loại bỏ chế độ đánh bóng tự động

Bạn có thể thấy rằng SketchUp tự động đánh bóng (các mặt được tô màu đạm nhạt

khác nhau) cho các đối tượng nó vẽ. Vì vậy, ví dụ, mặt trên cùng của khối lập phương

trong hình 5.1 sẽ có màu tối hơn so với các mặt bên khác của khối lập phương. Tuy nhiên,

bây giờ bạn đã biết cách gán các mẫu hoa văn (texture) cho đối tượng, bạn có thể thích

hơn khi mà SketchUp không tự động đánh bóng lên đối tượng. Ví dụ, khối gạch trong

hình 6.4 có các bề mặt có sắc thái đậm nhạt khác nhau vì chế độ đánh bóng tự động của

SketchUp.

Để loại bỏ chế độ đánh bóng tự động của SketchUp, thực hiện các bước sau:

1. Kích vào nút Start Using SketchUp.

2. Chọn mục Shadow trên menu Windows. Điều này mở ra hộp thoại Shadow

Setting như bạn nhìn thấy phía trên cùng bên trái như hình 6.6.

Hình 6.6: Hộp thoại Shadow Setting.

Chương VI SketchUp by [email protected]

75

3. Tích chọn ô Use sun for shading và chỉnh hai thông số Light và Dark tới 100.

4. Kích vào nút X trên cùng phía bên phải để đóng hộp thoại Shadow Setting.

Bây giờ khối gạch tạo ra trong phần trước đây không còn bị đánh bóng tự động, bạn

có thể thấy trong hình 6.6.

MẸO: Sử dụng Use sun for shading.

Bạn cũng có thể mô phỏng ánh sáng mặt trời cho các nhu cầu đánh bóng của bạn.

Đơn giản chỉ cần tích chọn vào ô Use sun for shading trong hộp thoại Settings Shadow.

Vẽ hình có màu ở trong

Hãy nói rằng bạn muốn có một hình tròn màu hồng. Vậy đó, chỉ cần một bề mặt là

hình tròn có màu hồng. Không hao văn, chỉ là một bề mặt có màu sắc. Làm thế nào để bạn

làm được nó?

Đây là cách thực hiện( lưu ý rằng bên trong bề mặt ban đầu được SketchUp mặc định

có màu xám).

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chon công cụ Circle trên thanh công cụ.

3. Vẽ một vòng tròn nằm ngang.

4. Chọn công cụ Paint Bucket trên thanh công cụ. Hộp thoại Material mở ra.

5. Chọn bộ sưu tập Colors từ danh sách thả xuống. Hộp thoại Material sẽ hiển thị rất

nhiều mẫu mầu, như bạn thấy ở hình 6.7.

Hình 6.7: Một hình tròn màu hồng

Mẹo: Chọn Colors-Named

Bạn muốn chọn màu sắc của bạn theo tên của màu, chẳng hạn như màu xanh lam

(Cyan), màu tím (Magenta), màu đỏ san hô (coral)? Chỉ cần chọn Colors-Named trên

danh sách thả xuống của hộp thoại Metarial và để cho chuột di qua các hình chữ nhật màu

sắc. Một tooltip sẽ xuất hiện để hiển thị tên của các màu sắc mà bạn di chuột lên trên.

Tô màu nhiều bề mặt cùng một lúc

Bạn có thể tô màu nhiều bề mặt cùng một lúc, đó là điều tuyệt vời khi bạn đang cố

gắng để lựa chọn một mẫu hoa văn (Texture) trong nhiều mẫu hoa văn khác nhau cho các

bề mặt của bạn và muốn thử tất cả các mẫu hoa văn đó, nhưng bạn lại không muốn lại phải

bấm chọn tất cả các bề mặt mỗi khi bạn chọn một mẫu hoa văn khác.

Đây là cách thực hiện:

Chương VI SketchUp by [email protected]

76

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chon công cụ Circle trên thanh công cụ.

3. Vẽ ba vòng tròn nằm ngang.

4. Chọn công cụ Select từ thanh công cụ.

5. Nhấn và giữ phím Ctrl, kích lên ba vòng tròn để chọn chúng.

6. Chọn công cụ Paint Bucket trên thanh công cụ. Hộp thoại Material mở ra.

7. Chọn bộ sưu tập Colors từ danh sách thả xuống.

8. Lựa chọn một mầu mà bạn thích.

9. Nhấp vào một vòng tròn nàm chiều ngang bất kỳ. Khi bạn làm thế, cả ba vòng tròn

sẽ được tô màu cùng một lúc, như bạn thấy trong hình 6.8.

Hình 6.8: Tô màu 3 vòng tròn cùng một lúc

Xem tất cả các mẫu hoa văn vật liệu đã sử dụng trong Model của bạn

Bạn muốn xem tất cả các mẫu hoa văn (Texture) đã được sử dụng trong mô hình của

bạn cùng một lúc?

Bạn có thể làm điều đó trong SketchUp. Để xem như thế nào, chúng ta hãy vẽ một

hình lập phương, gán các mẫu hoa văn cho các bề mặt khác nhau của nó, và sau đó hãy

xem tất cả các mẫu hoa văn đã sử dụng trong các bản vẽ cùng một lúc. Đây là cách thực

hiện:

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chon công cụ Rectangle trên thanh công cụ.

3. Vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

4. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

5. Kéo hình chữ nhật thành khối lập phương.

6. Chọn công cụ Paint Bucket trên thanh công cụ. Hộp thoại Material mở ra.

7. Chọn bộ sưu tập mẫu hoa văn vật liệu từ danh sách thả xuống. Trong ví dụ này,

chúng ta sẽ sử dụng các bộ sưu tập Bricks and Cladding trong hộp danh sách thả xuống.

8. Chọn một mẫu hoa văn bất kỳ bằng cách kích vào nó.

9. Kích lên một bề mặt mà bạn muốn tô màu cho nó với mẫu hoa văn được chọn.

10. Lặp lại bước 8 và 9 đối với tất cả có thể nhìn thấy của hình khối ( chọn các mẫu

hoa văn khác nhau cho các mặt khác nhau).

11. Nhấp vào nút Home ( tương đương khi bạn chọn In Model trong hộp chọn bộ

sưu tập các mẫu hoa văn) trong hộp thoại Material, nút có biểu tượng giống ngôi nhà. Điều

này sẽ hiển thị tất cả các mẫu hoa văn đã được sử dụng trong Model, như bạn có thể thấy

trong hình 6.9.

Chương VI SketchUp by [email protected]

77

Chú ý: Quá nhiều mẫu hoa văn?

Tại sao có quá nhiều mẫu hoa văn hiển thị trên hộp thoại Material, nhiều hơn hẳn số

mẫu hoa văn (Texture) mà bạn đã tô màu lên trên hình khối ? Câu trả lời là mẫu (Template)

chúng ta đang sử dụng là Engineering–Metes, nó đi kèm với một số mẫu hoa văn có màu

sắc đơn giản để tạo ra hình một người mà nó xuất hiện ban đầu khi SketchUp bắt đầu hoạt

động. Và có một số mẫu bạn không tô lên trên đối tượng trong mô hình hiện tại của bạn

nhưng vẫn xuất hiện vì bạn đã sử dụng nó trước đó. Bạn có thể xóa bớt chúng bằng cách

kích chuột phải vào nó và chọn Delete từ menu ngữ cảnh xuất hiện.

Hình 6.9: Xem tất cả các mẫu hoa văn đã sử dụng trong Model

MẸO: Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về mẫu hoa văn của bạn

Để xem tên của các mẫu hoa văn đã sử dụng trong Model của bạn, di chuyển chuột lên

hình vuông chứa mẫu trong hộp thoại Material và tên của mẫu hoa văn sẽ xuất hiện

trong một Tooltip. Đối với màu đồng nhất, các giá trị RGB (các giá trị về màu đỏ-R,

màu xanh lá cây-G, màu xanh da trời-B nằm trong khoảng từ 0 đến 255 ) xuất hiện với

dấu phẩy ngăn cách trong Tooltip, chẳng hạn như: 96, 96, 96.

Tạo mẫu hoa văn vật liệu mới

Phải làm gì nếu bạn không tìm thấy mẫu vật liệu cần tìm trong hộp thoại Material?

Phải làm gì nếu mẫu vật liệu bạn cần không có vẻ gì là tồn tại?

Bạn có thể tạo mẫu riêng cho bạn. Chỉ cần làm theo các bước sau:

1. Kích vào nút Start Using SketchUp.

2. Lựa chọn công cụ Paint Bucket từ thanh công cụ.

3. Nhấp vào nút Create Material trong hộp thoại Material. Nút Create Material là

nút thứ hai từ trên xuống và ở bên phải của hộp thoại Material (xem hình 6.10). Kích nó

để mở hộp thoại Create Material, như trong hình 6.11.

Hình 6.10: Nút Create Material

Chương VI SketchUp by [email protected]

78

Hình 6.11: Hộp thoại Create Material

Trong ví dụ này, chúng tôi sẽ làm cho một mẫu hoa văn vật liệu mới từ bánh xe màu-

Color Wheel. Chọn Color Wheel tại hộp lựa chọn Picker.

4. Nhập tên cho mẫu hoa văn vật liệu mới của bạn. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ để

nguyên tên Material1, tên mặc định cho vật liệu mới.

5. Nhấp vào một vị trí trên bánh xe màu. Thì màu sắc trong hình vuông nằm ở trên

cùng phía bên trái hộp thoại Create Material sẽ thay đổi thành màu sắc được chọn ở bánh

xe màu.

6. Nhấp vào nút OK. Hộp thoại Create Material sẽ biến mất, và vật liệu mới của

bạn sẽ được thêm ngay vào bộ sưu tập mẫu hoa văn trong In Model (xuất hiện như khi bạn

bấm vào nút có biểu tượng giống ngôi nhà), như thể hiện trong hình 6.12.

Hình 6.12: Một mẫu hoa văn vật liệu mới

Chú ý: Tạo mẫu hoa văn từ hình ảnh có sẵn

Bạn cũng có thể sử dụng bất kỳ hình ảnh nào được lưu lại trên máy tính của bạn cho

mẫu hoa văn của vật liệu mới mà bạn muốn tạo. Chỉ cần nhấp vào hộp kiểm Used Texture

Image trong hộp thoại Create Material và dẫn nó đến tập tin hình ảnh bạn muốn sử dụng

làm mẫu hoa văn vật liệu mới của bạn.

Chỉnh sửa mẫu hoa văn vật liệu trong Model của bạn Bạn muốn chỉnh sửa một mẫu hoa văn vật liệu mà bạn đã tạo ra? Chỉ cần làm theo

các bước sau:

Chương VI SketchUp by [email protected]

79

1. Kích vào nút Start Using SketchUp.

2. Lựa chọn công cụ Paint Bucket từ thanh công cụ. Xuất hiện hộp thoại Material.

3. Nhấp vào nút Home ( tương đương khi bạn chọn In Model trong hộp chọn bộ sưu

tập các mẫu hoa văn) trong hộp thoại Material, nút có biểu tượng giống ngôi nhà. Nó sẽ

hiển thị toàn bộ các mẫu hoa văn vật liệu mà bạn đã sử dụng và tạo ra trong Model.

4. Chọn một mẫu hoa văn vật liệu bằng cách kích vào nó. Điều này sẽ chuyển sang

tab Edit trong hộp thoại Material, như thể hiện trong hình 6.13.

Hình 6.13: Chỉnh sữa một mẫu hoa văn vật liệu

5. Nhấp vào một vị trí mới trên bánh xe màu, nếu muốn. Thì màu sắc trong hình

vuông nằm ở trên cùng phía bên trái hộp thoại Create Material sẽ thay đổi thành màu sắc

được chọn ở bánh xe màu.

6. Nhấp hộp kiểm Used Texture Image để thay đổi hình ảnh của mẫu hoa văn vật

liệu.

7. Chỉ dẫn đường dẫn đến nơi chứa tập tin ảnh chứa hình ảnh mà bạn muốn sử dụng

cho mẫu hoa văn vật liệu và chọn nó, sau đó nhấp nút Open trong hộp thoại Choose Image.

8. Nhấp vào tab Select trong họp thoại Material. Việc chỉnh sửa mà bạn thực hiện

cho mẫu hoa văn vật liệu của bạn sẽ được lưu tự động.

Thay đổi tất cả mẫu hoa văn vật liệu của đối tượng đã được

tô màu sang mẫu khác Hãy xem các hình khối trong hình 6.14, tất cả các bề mặt của chúng đó đều được tô

màu với hoa văn gạch.

Phải làm gì, nếu bạn muốn thay đổi các mẫu hoa văn vật liệu đã sử dụng để tô mầu

các hình khối đó sang mẫu hoa văn gỗ? Bạn phải kích từng cái một vào từng bề mặt của

từng khối lập phương?

Không. Bạn có thể thay thế tất cả các mẫu hoa văn vật liệu cũ bằng một mẫu mới cho

tất cả các đối tượng chỉ trong cùng một lần với SketchUp. Trong phần này, chúng ta sẽ vẽ

hai hình khối và sau đó thay đổi mẫu hoa văn vật liệu của nó từ gạch sang gỗ. Đây là cách

nó thực hiện:

1. Kích vào nút Start Using SketchUp.

2. Sử dụng công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật thành một khối

lập phương.

4. Lặp lại bước 2 và 3 để vẽ hình khối thứ hai.

5. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ. Vẽ hình chữ nhật lựa chọn bao quanh 2

khối lập phượng.

Chương VI SketchUp by [email protected]

80

6. Chọn công cụ Paint Bucket trên thanh công cụ.

7. Chọn bộ sưu tập vật liệu Brick and Cladding. Chọn mẫu hoa văn vật liệu

Brick_Antiqua.

Hình 6.14: Hai khối được tô màu các mặt

8. Kích vào một bề mặt bất kỳ của một trong hai khối trên. Điều này sẽ tô màu lên tất

cả các bề mặt của các hình khối với mẫu hoa văn Brick_Antiqua.

Bây giờ chúng ta sẽ thay đổi mẫu hoa văn vật liệu đã sử dụng trên các khối lập

phương sang mẫu hoa văn gỗ.

9. Chọn bộ sưu mẫu vật liệu gỗ trong hộp thoại Material.

10. Chọn một mẫu hoa văn gỗ mà bạn yêu thích bằng cách nhấp vào nó.

11. Nhấn và giữ phím Shift.

12. Nhấp vào một bề mặt bất kỳ của một khối lập phương. Khi bạn làm thế, tất cả các

bề mặt đã được tô màu sẽ cùng thay đổi mẫu hoa văn vật liệu sang mẫu hoa văn gỗ mà bạn

đã chọn.

Bạn có thể xem kết quả trong 6.15 hình, nơi mà các khối đã được tô màu với hoa văn

gỗ.

Hình 6.15: Hai khối đã chuyển sang hoa văn gỗ

MẸO: Tô màu các bề mặt lân cận trên một đối tượng

Bạn cũng có thể hạn chế việc tô màu lên các đối tượng khác mà chỉ tô mầu lên các

bề mặt liền kề của một đối tượng nếu bạn sử dụng phím Ctrl thay vì phím Shift.

Chương VI SketchUp by [email protected]

81

Lấy mẫu từ hoa văn vật liệu hiện có Nếu bạn mở một bản vẽ có các hoa văn vật liệu mà bạn không biết gì về nó, bạn có

thể lấy mẫu từ các hoa văn vật liệu đó để tô màu lên các bề mặt khác và có thể biết tên của

nó nếu SketchUp có thể tìm ra được tên của mẫu hoa văn vật liệu đó.

Ví dụ, trong phần này, chúng ta sẽ vẽ một khối với hoa văn gạch và khối thứ hai có

hoa văn gỗ trên nó, và sau đó chúng ta sẽ lấy mẫu hoa văn đã được sử dụng để tô mầu lên

khối gạch để tô màu lên khối gỗ và xác nhận rằng nó là hoa văn gạch. Đây là cách thực

hiện:

1. Kích vào nút Start Using SketchUp.

2. Sử dụng công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật thành một khối

lập phương.

4. Lặp lại bước 2 và 3 để vẽ hình khối thứ hai.

5. Chọn công cụ Paint Bucket trên thanh công cụ.

6. Chọn bộ sưu tập vật liệu Brick and Cladding. Chọn mẫu hoa văn vật liệu

Brick_Antiqua để to màu lên khối thứ nhất.

Chọn bộ sưu tập vật liệu Wood. Chọn mẫu hoa văn Wood_OSB để tô màu lên đối

tượng thứ hai.

Nhớ nhấn và giữ phím Ctrl rồi kích chọn lên một bề mặt để nó tô màu lên cả khối

cùng một lúc.

Ta được như hình 6.16.

Hình 6.16: Khối gạch và khối gỗ

Bây giờ chúng ta sẽ lấy mẫu từ một bề mặt của khối gạch rồi tô màu lên khối 2 và

xem SketchUp có thể xác định được hoa văn đó là gì.

7. Chọn nút Dropper trong hộp thoại Material như hình 6.17. Các con trỏ chuột sẽ

thay đổi thành hình một cái ống nhỏ giọt (dùng trong phòng thí nghiệm).

Hình 6.17: Nút Dropper

Chương VI SketchUp by [email protected]

82

9. Nhấp vào một bề mặt của khối gạch. SketchUp sẽ xác định loại hoa văn vật liệu

của bề mặt mà bạn vừa kích và hiển thị nó, cũng như tên của nó, tại khu vực ở phía trên

trong hộp thoại Material, như bạn có thể thấy trong hình 6.18. Và con trỏ chuột sẽ thay đổi

sang hình của công cụ Paint Bucket ( hình cái thùng sơn nghiên), bạn kích lên một bề mặt

của khối gỗ bạn sẽ nhận được kết quả như trong hình 6.18.

Hình 6.18: Lấy mẫu hoa văn từ bề mặt hiện có

Gỡ bỏ thao tác đã thực hiện và hủy thao tác đang thực hiện Bạn đã tô màu một bề mặt và sau đó bạn không muốn tô nữa? SketchUp có thể gỡ

bỏ thao tác tô màu để trở về lúc ban đầu chưa tô. Trong thực tế, gần như mọi thao tác bạn

thực hiện trong SketchUp đều có thể được gỡ bỏ (Undo) để trở về trang thái trước khi thực

hiện thao tác đó; từ việc vẽ một đường cho đến tô màu một bề mặt, hoặc thậm chí xóa một

đối tượng.

Để gỡ bỏ một thao tác đã thực hiện, chọn mục Undo trên trình đơn Edit. Thao tác đã

thực hiện sẽ được gỡ bỏ và bản vẽ sẽ được khôi phục trở lại tình trạng trước đó. Bạn cũng

có thể nhấn Ctrl+Z để làm điều tương tự.

Nếu bạn đã bắt đầu thực hiện một thao tác và muốn hủy bỏ nó? Ví dụ, giả sử bạn bắt

đầu vẽ một đường bằng cách sử dụng công cụ Line kích vào một điểm trên màn hình để làm

điểm đầu của đường thẳng và sau đó bạn suy nghĩ không muốn vẽ tiếp đường thẳng này

nữa, nhưng công cụ Line vẫn còn kéo dài một đường từ điểm mà bạn nhấp chuột đến vị trí

hiện tại khi bạn di chuyển chuột.

Chỉ cần bấm phím Esc. Để hủy bỏ bất kỳ thao tác nào mà bạn đã bắt đầu thực hiện và

giúp bạn thoát ra khỏi nó.

Chương VII SketchUp by [email protected]

83

Chương VII. Sử dụng công cụ xoay-Rotate, Scale,

và Follow Me

Chương VII SketchUp by [email protected]

84

Sử dụng một số công cụ mới

Ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng công cụ xoay Rotate, thay đổi tỉ lệ Scale,

và Follow Me.

- Công cụ Rotate có chức năng giống như tên của nó, nó dùng để xoay đối tượng.

Bạn có thể sử dụng công cụ này không chỉ để xoay toàn bộ các đối tượng, mà còn

xoay các bộ phận của các đối tượng nếu bạn chọn một phần của đối tượng và sau đó gập nó

qua các mặt bên kia.

- Công cụ Scale cho phép bạn kéo giãn ra hoặc co nhỏ lại các đối tượng theo ý bạn

muốn.

Đây là một công cụ hữu ích trong trường hợp bạn muốn thay đổi kích thước của một

đối tượng bất kỳ lúc nào.

- Công cụ Follow Me cho phép bạn di chuyển hình 2D dọc đường dẫn bạn đã chỉ

định để tạo ra hình 3D. Nó rất tuyệt vời khi sử dụng.

Hãy bắt đầu với công cụ Rotate.

Xoay đối tượng bằng công cụ Rotate-lệnh tắt Q

Công cụ Rotate giúp bạn xoay toàn bộ các đối tượng, hoặc chỉ một phần của một đối

tượng. Đầu tiên công cụ Rotate sẽ thiết lập một mặt phẳng quay của chính nó để định

hướng tới những mặt phẳng được hình thành bởi các trục màu đỏ, xanh da trời và xanh lá

cây, hoặc bất kỳ bề mặt nào mà bạn di chuột qua. Sau đó, bạn thiết lập một trục quay và

xoay đối tượng.

Trước tiên, chúng tôi sẽ cần một đối tượng để xoay. Chúng ta sẽ sử dụng hộp thoại

Components (như chúng ta đã làm trong chượng 5, " Tạo Component và Nhóm ") và lấy

một componet là một bộ bàn ghế làm việc trong thư viện trực tuyến 3D Warehouse và đặt

nó vào trong bản vẽ. Đối với phần này ( và những phần khác trong chương này), chúng ta

sẽ làm việc với các mẫu quen thuộc Engineering–Meters .

Đây là cách để chúng ta có thể xoay một một mô hình bộ bàn ghế làm việc trong bản

vẽ:

1. Bắt đầu SketchUp.

2. Nhấp vào nút Start Using SketchUp.

3. Chọn mục Component trên menu Window.

4. Nhấp vào nút có biểu tượng mũi tên xuống bên cạnh nút có biểu tượng ngôi nhà

trong hộp thoại Component và nhấn bộ sưu tập component kiến trúc-Architecture.

5. Trong bộ sưu tập kiến trúc-Architecture, hãy nhấp vào bộ sưu tập nội thất-

Furniture.

6. Trong bộ sưu tập nội thất- Furniture, nhấp vào bộ sưu tập bàn làm việc-Desk.

7. Kích vào component Work Station Desk Set và tải nó về.

8. Nhấp vào bên trong bản vẽ của bạn để chèn bộ bàn ghế mà chúng ta đã chọn, như

thể hiện trong hình 7.1.

Bây giờ chúng ta sẽ xoay bộ bàn ghế đã được đặt.

9. Sử dụng công cụ Select để chọn bộ bàn ghế, khi đó một hình hộp màu xanh xuất

hiện bao quanh bộ bàn ghế. Sau đó chọn công cụ Rotate trên thanh công cụ ( thể hiện trong

hình 7.1).

Khi bạn chọn công cụ Rotate một bệ xoay sẽ được hiển thị tại vị trí của con trỏ

chuột, nó trông như là một vòng tròn kép có các vạch chia độ. Khi bạn di chuyển chuột thì

bệ xoay sẽ di chuyển theo.

10. Click vào một điểm nào đó trên mặt phẳng dưới của hình hộp màu xanh bao

quanh bộ bàn ghế, đây sẽ là tâm xoay vì bộ bàn ghế sẽ xoay quanh điểm này. Điều này sẽ

neo tâm của bệ xoay vào điểm đó và mặt phẳng xoay ( mặt phẳng chứa bệ xoay) cũng được

định hướng theo bề mặt đó (nghĩa là mặt phẳng xoay sẽ nằm trong cùng mặt phẳng với bề

mặt đó).

Chương VII SketchUp by [email protected]

85

Công cụ Rotate

. Hình 7.1: Công cụ Rotate và bộ bàn ghế làm việc

11. Sau khi thiết lập được tâm xoay, bạn cần phải thiết lập góc quay, mô hình sẽ quay

xung quanh một trục gọi là trục xoay (là đường thẳng đi qua tâm xoay và vuông góc với mặt

phẳng xoay) một góc bằng góc quay mà bạn tạo. Góc quay được tạo bởi hai cạnh đi qua tâm

xoay và nằm trong mặt phẳng xoay.

12. Tạo góc xoay bằng cách kích chuột vào một vị trí bất kì trong mặt phẳng xoay,

khi đó xuất hiện một đoạn thẳng đi qua tâm quay và điểm vừa kích. Đây là cạnh đầu tiên

của góc xoay.

Hình 7.2: Mô hình xoay chung quanh trục xoay khi bạn di chuyển chuột

13. Di chuyển chuột để xoay đối tượng. Điều này sẽ làm quay đối tượng được chọn

trong không gian 3D quanh trục xoay theo các chuyển động của chuột, như trong hình 7.2.

14. Kích chuột để khóa góc xoay, khi đó mô hình đã quay quanh trục xoay một góc so

với vị trí ban đầu bằng đúng góc xoay. Bạn có thể xem vị trí mới của bộ bàn ghế trong hình

7.3.

Mẹo: Nhập góc quay.

Tại bước 14 thay vì kích chuột để khóa góc xoay bạn có thể nhập từ bàn phím giá trị

góc xoay mà bạn muốn. Nhấn Enter thì mô hình sẽ quay quanh trục xoay một góc đúng bằng

Chương VII SketchUp by [email protected]

86

giá trị bạn nhập. Ví dụ nhập 30 thì SketchUp sẽ hiểu là tạo góc quay 300

Và nó sẽ xoay mô

hình đi một góc 300 so với vị trí ban đầu ( quay theo chiều kim đồng hồ nếu nhập giá trị

dương, quay ngược chiều kim đồng hồ nếu nhập giá trị âm).

Hình 7.3: Mô hình đã được xoay

Xoay một phần của đối tượng

Các công cụ Rotate giúp bạn xoay một phần của một đối tượng, đó là rất tốt khi bạn

muốn " gập " một phần của một đối tượng trên.

Ví dụ, chúng ta sẽ xoay chỉ là một phần của một khối lập phương. Đây là cách thực

hiện:

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

4. Chọn công cụ Line trên thanh công cụ.

5. Vẽ một đường thẳng đứng trên một mặt bên của hình khối, như hình 7.4. Lưu ý

rằng khi bạn đang vẽ đường thẳng đó, nó sẽ chuyển sang màu xanh da trời khi nó song song

với các cạnh thẳng đứng của hình khối. Đây là một hướng dẫn rất hữu ích nếu bạn muốn vẽ

một đường thẳng đứng.

Hình 7.4: Khối lập phương với một đường thẳng

Chương VII SketchUp by [email protected]

87

6. Bây giờ chúng ta sẽ xoay một phần của khối lập phương quanh đường thẳng đứng

mới vẽ. Chọn công cụ Select trong thanh công cụ.

7. Nhấp vào nửa bên phải của mặt khối lập phương chia cắt. Điều này lựa chọn một

nửa bề mặt của khối lập phương và lấp đầy nó bằng dấu chấm màu xanh để biểu thị rằng nó

đã được chọn.

8. Lựa chọn công cụ Rotate trên thanh công cụ. Xuất hiện bệ xoay tại vị trí con trỏ

chuột.

9. Di chuyển chuột tới bề mặt đáy của khối lập phương để đồng hướng mặt phẳng xoay

với bề mặt đó, thiết lập tâm quay bằng cách kích trực tiếp vào điểm cuối bên dưới của

đường thẳng ngăn đôi.

10. Sau khi thiết lập được tâm xoay, bạn cần phải thiết lập trục quay. Đó là, di chuyển

chuột trực tiếp trên điểm cuối bên trên của đường thẳng ngăn đôi.

11. Kích chuột để khóa trục quay. Bây giờ bạn đã có trục quay.

12. Di chuyển chuột để xoay đối tượng. Điều này sẽ làm quay đối tượng được chọn

trong không gian 3D theo các chuyển động của chuột.

13. Kích chuột để khóa các đối tượng ở vị trí xoay nó. Bạn có thể xem vị trí mới của

một nửa chia đôi bên phải của mặt khối lập phương trong ví dụ của chúng ta trong hình 7.5.

Hình 7.5: Một phần đối tượng đã được xoay

MẸO: Bạn cũng có thể sử dụng công cụ Move

Bạn có thể có được hiệu quả giống như bạn thấy trong hình 7.5 với công cụ Move

nếu bạn kéo cạnh bên phải của khối lập phương về phía trước.

Khóa sự định hướng của công cụ Rotate

Khi sử dụng công cụ Rotate, đôi khi rất khó khăn khi bạn muốn định hướng bệ xoay

của nó tới một mặt phẳng nào đó, bởi vì nó thường tự động gắn với một bề mặt bất kỳ nào

đó. Và nếu bạn có một đối tượng phức tạp, bề mặt hiện tại mà bạn đang quan tâm lại không

phải là bề mặt mà SketchUp đang hướng tới, và nó có thể gây bực bội cho bạn.

Một mẹo nhỏ là bạn có thể sử dụng để khóa mặt phẳng xoay ( mặt phẳng chứa bệ

xoay) trên một bề mặt bạn muốn và sau đó di chuyển sự định hướng nó tới bề mặt bạn đang

gặp vấn đề về sự định hướng của bệ xoay .

Đây là cách thực hiện:

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

Chương VII SketchUp by [email protected]

88

4. Chọn công cụ Rotate trong thanh công cụ.

5. Di chuyển bệ xoay xung quanh trên các bề mặt hoặc các mặt phẳng khác nhau trong

bản vẽ để để xác nhận rằng bệ xoay sẽ được gắn với bề mặt mà nó di chuyển bên trên. Bạn

có thể xem các ví dụ trong hình 7.6 và 7.7.

Hình 7.6: Bệ xoay được gắn trên một bề mặt

Hình 7.7: Bệ xoay được gắn trên một bề mặt khác

6. Bây giờ chúng ta sẽ khóa bệ xoay trên mặt phẳng nằm ngang ( song song với mặt

phẳng x-y). Di chuyển bệ xoay ra không gian bên ngoài của mô hình. Theo mặc định, bệ

xoay sẽ định hướng với mặt phẳng nằm ngang ( mặt phẳng xoay nằm trong mặt phẳng song

song với mặt phẳng x-y).

7. Bấm giữ phím Shift. Nhấn phím Shift để khóa sự định hướng của bệ xoay.

8. Giữ phím Shift, và khi di chuyển bệ xoay xung quanh trên các bề mặt hay các mặt

phẳng khác nhau thì bạn sẽ thấy rằng mặt phẳng xoay ( chứa bệ xoay) không thay đổi nghĩa

là vẫn nằm ngang. Bạn có thể xem các ví dụ trong hình 7.8 và 7.9.

Chương VII SketchUp by [email protected]

89

Hình 7.8: Bệ xoay đang nằm ngang

Hình 7.9: Bệ xoay vẫn nằm ngang

Thay đổi kích thước hình 2D bằng công cụ Scale-lệnh tắt S

Bạn có thể sử dụng công cụ Scale để kéo giãn ra hoặc co nhỏ lại đối tượng trong

SketchUp theo một tỉ lệ. Đây là cách các công cụ Scale làm việc đối với các đối tượng 2D.

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn mục Toolbars trên menu View. Điều này mở ra một menu phụ.

4. Chọn mục Large Tool Set của menu phụ. Điều này mở ra các thanh công mở rộng.

5. Chọn công cụ Scale trong thanh công cụ mở rộng. Công cụ Scale là công cụ có biểu

tượng là một hình ảnh của hình chữ nhật đang được mở rộng.

6. Nhấp vào hình chữ nhật nằm ngang. Xung quanh hình chữ nhật xuất hiện một đường

bao màu vàng ( nếu là hình chữ nhật thì đường bao là hình chữ nhật, còn hình tròn, đa giác

thì đường bao là hình vuông...) và trên đó xuất hiện các điểm để căn chỉnh bằng tay (các

hình hộp nhỏ màu xanh lá cây nằm ở đỉnh và trung điểm các cạnh), bạn có thể thấy trong

hình 7.10.

7. Di chuyển chuột lên trên điểm căn chỉnh cho đến khi xuất hiện một đường thẳng nối

điểm đó tới điểm đối diện, biểu tượng con trỏ chuột thay đổi sang hình có hai mũi tên ngược

chiều nhau và xuất hiện các ToolTip, rồi nhấn chuột. Khi bạn di chuyển chuột, điểm được

bạn kích chuột sẽ di chuyển theo chuột, còn điểm đối diện cố định tại chỗ và khi đó kích

Chương VII SketchUp by [email protected]

90

thước hình chữ nhật sẽ thay đổi theo, nếu bạn kéo về phía điểm đối diện thì hình chữ nhật sẽ

bị co nhỏ lại, còn ngược lại khi kéo ra xa điểm đối diện thì hình chữ nhật sẽ được kéo giãn

ra, giống như khi bạn thay đổi kích thước cửa sổ trong Window. Điểm căn chỉnh được chọn

sẽ xác định việc hình chữ nhật được kéo giãn hay co lại như thế nào khi bạn di chuyển

chuột.

Công cụ Scale

Hình 7.10: Công cụ Scale và hình bao chỉnh kích thước

8. Rê chuột để kéo dài hình chữ nhật theo hướng mà bạn đã chọn. Hình chữ nhật sẽ

được kéo dãn khi bạn kéo nó.

9. Nhả chuột. Khi bạn làm thế, hình chữ nhật là cố định tại chỗ với kích thước mới

của nó, như trong hình 7.11.

Hình 7.11: Hình chữ nhật sau khi Scale

Lưu ý: Nhấn thêm phím Ctrl và Shift.

Nếu Bạn kích chuột lên điểm căn chỉnh nằm đỉnh của hình bao thì kích thước của

hình chữ nhật sẽ thay đổi theo hai chiều với một đỉnh đối diện điểm kích của hình chữ

nhật sẽ được neo cố định. Và khi kết hợp nhấn và giữ phím thêm phím Ctrl thì xuất hiện

một hình hộp nhỏ màu đỏ ở tâm của hình bao và khi di chuột thì kích thước hình chữ nhật

sẽ thay đổi theo 4 chiều và đối xứng qua tâm của hình bao. Tỉ lệ thay đổi của hình sau khi

scale so với hình ban đầu là tỉ lệ thay đổi theo 2 chiều.

Chương VII SketchUp by [email protected]

91

Nếu bạn kích chuột lên điểm căn chỉnh nằm trên trung điểm của cạnh hình bao thì

kích thước của hình chữ nhật sẽ thay đổi theo một chiều dọc theo đường thẳng nối giữa

điểm kích chuột và điểm đối diện của nó và điểm cố định sẽ là điểm được neo cố định. Và

khi bạn kết hợp với nhấn và giữ phím thêm phím Ctrl thì xuất hiện một hình hộp nhỏ màu

đỏ nằm ở tâm của hình bao và khi di chuột thì kích thước của hình chữ nhật sẽ di chuyển

theo hai chiều đối xứng nhau qua tâm của hình bao. Và khi nhấn và giữ thêm phím Shift

thì hình chữ nhật sẽ thay đổi kích thước theo 4 chiều và tỉ lệ thay đổi của hình sau khi

scale so với hình ban đầu là tỉ lệ thay đổi theo 1 chiều (chiều đó theo hướng đường thẳng

nối giữa hai trung điểm đối xứng nhau của hình bao).

Thay đổi kích thước hình 3D Như bạn mong đợi bởi vì SketchUp là một chương trình 3D, bạn cũng có thể kéo

giãn hoặc co nhỏ các đối tượng trong 3D. Để thấy điều này, chúng ta sẽ vẽ một hình khối và

sau đó kéo giãm nó để làm cho nó lớn hơn.

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

4. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ.

5. Vẽ một hình chữ nhật lựa chọn xung quanh khối lập phương.

6. Nhả chuột. Khi bạn làm thế, khối lập phương đã được chọn.

7. Chọn mục Toolbars trên menu View. Điều này mở ra một menu phụ.

8. Chọn mục Large Tool Set của menu phụ. Điều này mở ra các thanh công mở rộng.

9. Chọn công cụ Scale trong thanh công cụ mở rộng.

Khi bạn chọn công cụ Scale, Xung quanh khối xuất hiện một hình bao màu vàng và

trên đó xuất hiện các điểm để căn chỉnh bằng tay (các hình hộp nhỏ màu xanh lá cây nằm ở

đỉnh, tâm và trung điểm các cạnh của các bề mặt), bạn có thể thấy trong hình 7.12.

Hình 7.12: Hình hộp bao quanh khối lập phương

10. Di chuyển chuột lên trên điểm căn chỉnh cho đến khi xuất hiện một đường thẳng

nối điểm đó tới điểm đối diện, biểu tượng con trỏ chuột thay đổi sang hình có hai mũi tên

ngược chiều nhau và xuất hiện các ToolTip, rồi nhấn chuột. Điểm căn chỉnh được chọn sẽ

xác định việc khối lập phương được kéo giãn hay co lại như thế nào khi di chuyển chuột.

11. Rê chuột để kéo giãn khối lập phương theo hướng mà bạn đã chọn. Khối lập

phương sẽ bị kéo giãn khi bạn kéo nó.

12. Nhả chuột. Khi bạn làm thế, khối lập phương được cố định với kích thước mới của

nó, như trong hình 7.13.

Chương VII SketchUp by [email protected]

92

Chú ý: Bạn nên tham khảo một số thao tác của công cụ Scale đối với đối tượng 2D

để tìm hiểu thêm dùng nó cho đối tượng 3D vì nó cũng gần giống nhau.

Hình 7.13: Khối lập phương sau khi được kéo giãn

Vuốt nhọn đối tượng trong 3D

Nếu bạn có một hình trụ như trong hình 7.14.

Hình 7.14: Một hình trụ

Tuy nhiên, bạn lại muốn thay đổi hình dạng của nó sao cho bề mặt trên trở nên lớn

hơn so với bề mặt dưới, có lẽ tương tự như những gì bạn thấy trong hình 7.15. Vậy làm thế

nào để được như thế ?

Bạn có thể tạo ra hình bạn nhìn thấy trong hình 7.15 bằng cách sử dụng công cụ Scale.

Đây là cách thực hiện:

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Circle và vẽ một hình tròn nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình tròn lên thành một hình trụ.

4. Chọn công cụ Scale từ thanh công cụ mở rộng ( mở thanh công cụ mở rộng từ menu

View).

5. Nhấp vào vòng tròn ở mặt của hình trụ. Xuất hiện hình vuông màu vàng bao quanh

hình tròn với các điểm căn chỉnh tay ở trên.

6. Kích chuột vào một điểm căn chỉnh. Điểm căn chỉnh được chọn sẽ xác định việc

vòng tròn ở mặt trên cùng của hình trụ được kéo giãn hay co lại như thế nào khi bạn di

Chương VII SketchUp by [email protected]

93

chuyển chuột.

Hình 7.15: Hình trụ đã bị biến hình

7. Rê chuột để kéo giãn hình trụ theo hướng mà bạn đã chọn. Hình trụ sẽ trải dài ra khi

bạn kéo nó.

8. Nhả chuột. Khi bạn làm thế, hình trụ là cố định tại chỗ với kích thước mới của nó,

như trong hình 7.15.

Scale từ tâm của đối tượng Cho đến nay, chúng ta đã vuốt nhọn một đối tượng bằng cách kéo một cạnh. Nhưng để

vuốt nhọn một đối tượng một cách cân đối hơn, bạn nên vuốt từ trung tâm của đối tượng.

Giả sử bạn bắt đầu với hình trụ trong phần trước nhưng muốn kết thúc việc kéo giãn là một

hình phễu như thể hiện trong hình 7.16.

Hình 7.16: Hình phễu

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Circle và vẽ một hình tròn nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình tròn lên thành một hình trụ.

4. Chọn công cụ Scale từ thanh công cụ mở rộng ( mở thanh công cụ mở rộng từ menu

View).

5. Nhấp vào vòng tròn ở mặt của hình trụ. Xuất hiện hình vuông màu vàng bao quanh

hình tròn với các điểm căn chỉnh bằng tay ở trên.

6. Nhấn phím Ctrl. Nhấn phím Ctrl để công cụ Scale kéo giãn hay co nhỏ nó từ trung

Chương VII SketchUp by [email protected]

94

tâm của nó, đó là những gì mà chúng ta muốn trong trường hợp này.

7. Nhấp và giữ chuột vào một điểm căn chỉnh nằm ở đỉnh của hình bao quanh.

8. Rê chuột để kéo giãn hình trụ thành hình phễu.

9. Nhả chuột. Khi đó, phễu sẽ được cố định với kích thước mới của nó, như trong hình

7.16.

Kéo giãn hoặc co nhỏ với tỉ lệ chính xác

Nếu bạn đã có một đối tượng và bạn muốn kéo giãn nó bằng một hệ số chính xác là to

lên gấp đôi so với ban đầu? Bạn có thể thiết lập một tỉ lệ chính xác cho công cụ Scale để nó

thay đổi kích thước của đối tượng, như sau đây chúng ta sẽ kéo giãn một khối lập phương

sao cho nó to lên gấp đôi so với ban đầu.

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

4. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ.

5. Vẽ một hình chữ nhật lựa chọn xung quanh khối lập phương.

6. Nhả chuột. Khi bạn làm thế, khối lập phương đã được chọn.

7. Chọn công cụ Scale từ thanh công cụ mở rộng ( mở thanh công cụ mở rộng từ menu

View).

8. Nhấp chuột vào một điểm căn chỉnh trên hình bao.

9. Rê chuột để kéo dài khối lập phương theo hướng bạn muốn.

10. Nhập tỉ lệ mà bạn muốn scale khối lập phương. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ scale

khối lập phương với tỉ lệ là gấp đôi, do đó chúng ta gõ phím có số 2.

11. Nhấn Enter. Khi bạn làm thế, khối lập phương đã được kéo giãn lên gấp đôi so với

kích thước ban đầu của nó.

MẸO: Hệ số để co nhỏ lại đối tượng

Lưu ý rằng bạn có thể dùng công cụ Scale để co nhỏ đối tượng với một tỉ lệ chính xác.

Khi bạn nhập tỉ lệ là số một số dương nhỏ hơn 1 thì đối tượng sẽ bị thu nhỏ theo tỉ lệ đó. Ví

dụ, bạn nhập tỉ lệ scale là 0,5 thì đối tượng sẽ bị thu nhỏ đi bằng một nửa kích thước ban

đầu của nó.

Sử dụng công cụ Follow Me Công cụ Follow Me theo cho phép bạn kéo hình xuôi theo một đường dẫn mà bạn chỉ

định. Hãy xem đối tượng trong hình 7.17.

Công cụ Follow Me

Hình 7.17: Một đối tượng cong được vẽ bởi Follow Me

Chương VII SketchUp by [email protected]

95

Bạn có thể vẽ trong SketchUp?

Bạn chắc chắn có thể. Tất cả bạn cần làm là để vẽ một vòng tròn, thiết lập một đường

cong, sau đó di chuyển vòng tròn dọc theo con đường cong bằng công cụ Follow Me (

được thể hiện trong hình 8,17 ). Công cụ Follow Me theo cho phép bạn di chuyển hình 2D

dọc theo những đường dẫn để biến chúng thành hình 3D. Đây là cách tạo ra hình dạng

giống như trong hình 7.17:

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Circle và vẽ một hình tròn như thể hiện trong hình 7.18.

Hình 7.18: Một hình tròn

3. Chọn công cụ Arc trên thanh công cụ.

4. Kích chuột vào một điểm trong bản vẽ của bạn để đó là điểm đầu của đường dẫn

mà bạn muốn kéo hình tròn dọc theo nó.

5. Nhấp chuột tại điểm cuối của đường dẫn mà bạn muốn kéo hình tròn dọc theo nó.

6. Kéo vòng cung thành hình dạng mà bạn muốn hình tròn được kéo dọc theo nó để

tạo thành đối tượng 3D.

7. Chọn công cụ Select.

8. Nhấp vào vòng tròn để chọn nó.

9. Chọn công cụ Move.

10. Di chuyển vòng tròn đến điểm cuối vòng cung, như thể hiện trong hình 7.19.

Hình 7.19: Một hình tròn với một cung tròn

Chương VII SketchUp by [email protected]

96

11. Từ thanh công cụ mở rộng chọn công cụ Follow Me ( mở thanh công cụ mở rộng

trên menu View).

12. Bây giờ chúng ta đã sẵn sàng để sử dụng công cụ Follow Me. Nếu vòng tròn

không được chọn, chọn nó bằng công cụ Select và sau đó chọn công cụ Follow Me một lần

nữa.

13. Sử dụng chuột để kéo hình tròn dọc theo cung. Công cụ Follow Me tạo cảm giác

như bạn đang chạy dọc theo vòng cung và giữ cho hình tròn di chuyển dọc theo nó để vẽ ra

hình dạng 3D mà bạn nhìn thấy trong hình 7.17.

MẸO: Bạn không thể kéo được hình bằng công cụ Follow Me.

Bạn không cần phải kéo hình dọc theo một đường dẫn bằng công cụ Follow Me nếu

bạn không muốn. Đơn giản chỉ cần chọn các cạnh của đường dẫn mà bạn muốn với công cụ

Select. Sau đó chọn công cụ Follow Me và nhấp vào hình 2D mà bạn muốn tạo thành hình

3D để công cụ Follow Me kéo dọc theo đường dẫn đã chọn một cách tự động.

Chương VIII SketchUp by [email protected]

97

Chương VIII. X-Ray đối tượng, tạo đường dẫn

hướng và Offset

Chương VIII SketchUp by [email protected]

98

Khi bạn x-ray các bề mặt, bạn có thể xem những gì đằng sau chúng. Đó là tuyệt vời

khi mô hình của bạn ngày càng rối rắm, phức tạp hơn và các đối tượng bắt đầu che khuất lẫn

nhau, và bạn không muốn tiếp tục quay xung quanh để quan sát phía sau chúng.

Bạn có thể tạo đường dẫn hướng với công cụ Tape Measure. Đường dẫn hướng là

đường nét chấm đứt, đường này được bạn sử dụng để tham khảo khi di chuyển hoặc sắp xếp

các đối tượng khác, và nó rất hữu dụng khi bạn bố trí các đối tượng trong mô hình của bạn.

Chúng ta cũng sẽ xem làm thế nào để tạo ra các offset trong chương này. Một offset

là một bản sao của một cạnh mà bạn có thể thay đổi kích thước chỉ bằng cách kéo chuột, và

offset rất hữu ích khi bạn đang dựng các chi tiết như cửa ra vào và cửa sổ để dựng các mô

hình khung nhà.

X-Ray các đối tượng

Bạn có thể " nhìn xuyên qua " các đối tượng trong SketchUp, rất hữu ích trong một

số tình huống; ví dụ, khi bạn có hai đối tượng và một trong hai đối tượng che lấp đối tượng

còn lại và bạn không muốn tiếp tục quay xung quanh đối tượng để quan sát đối tượng sau,

hoặc khi bạn có hai đối tượng chồng chéo lên nhau và muốn xác định chính xác vị trí chúng

liên quan đến nhau.

Bật X-ray để quan sát dễ dàng. Chúng ta một lần nữa sẽ sử dụng mẫu Engineering-

Metes và vẽ một vài khối lập phương, sau đó chúng tôi sẽ X-ray để quan sát chúng, đây là

cách thực hiện:

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

4. Lặp lại bước 2 và 3 để vẽ hình lập phương khác.

5. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ.

6. Vẽ một hình chữ nhật lựa chọn xung quanh một trong những hình khối để chọn nó.

7. Chọn công cụ Move trên thanh công cụ.

8. Di chuyển các khối lập phương được lựa chọn ra sau khối còn lại. Bạn có thể thấy

điều này trông giống như trong hình 8.1.

9. Từ trình đơn View, chọn Face Style. Một menu phụ sẽ xuất hiện.

Hình 8.1: Một khối lập phương che khuất khối khác

Chương VIII SketchUp by [email protected]

99

10. Chọn mục X-ray trong menu phụ. Làm thế để bật khung nhìn X-ray và làm cho tất

cả các đối tượng " trong suốt ", như bạn có thể thấy trong hình 8.2.

Lưu ý rằng bạn có thể nhìn xuyên qua khối lập phương gây che khuất để thấy khối

phía sau nó. Rất tuyệt vời.

Hình 8.2: Sử dụng khung nhìn X-ray

Như bạn thấy, khung nhìn X-ray là một công cụ tuyệt vời giúp bạn quản lý nhiều đối

tượng khi chúng bắt đầu để che khuất lẫn nhau. Để tắt nó đi, chọn mục Face Style trên menu

View để mở menu phụ, và chọn mục X-ray một lần nữa để bật/tắt khung nhìn X-ray.

Offset các cạnh với công cụ Offset-lệnh tắt F Các công cụ Offset cho phép bạn tạo ra bản sao của các cạnh và di chuyển chúng ra xa

khỏi cạnh ban đầu. Đó là rất tốt khi bạn có một bề mặt phức tạp và muốn vẽ một bề mặt tương

ứng với nó nhưng là nhỏ hơn hoặc lớn hơn( hình dáng giống nhau nhưng khác nhau về kích

thước). Để thấy điều này, chúng ta sẽ bắt đầu trong phần này với các đối tượng bạn nhìn thấy

trong hình 8.3.

Hình 8.3: Một đối tượng 3D

Sử dụng công cụ Offset và Push/Pull, chúng ta sẽ thay đổi đối tượng này thành một hình

mà bạn nhìn thấy trong hình 8.4 với chỉ vài kích chuột.

Đây là cách thực hiện:

Chương VIII SketchUp by [email protected]

100

Công cụ Offset

Hình 8.4: Chỉnh sửa đối tượng bằng công cụ Offset

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp.

2. Chọn Toolbars từ menu View. Điều này mở ra một menu.

3. Chọn mục Large Tool Set. Điều này mở ra thanh công cụ mở rộng.

4. Chọn công cụ Polygon trên thanh công cụ mở rộng.

5. Vẽ một hình đa giác 6 cạnh nằm ngang

6. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

7. Kéo đa giác thành hình 3D.

Bây giờ chúng ta sẽ sử dụng công cụ Offset để ra hình mà chúng ta cần.

8. Chọn công cụ Offset trên thanh công cụ mở rộng. Công cụ Offset là công cụ có

biểu tượng là hình ảnh của hai cung tròn đồng tâm với một mũi tên màu đỏ liên kết giữa

chúng ( như thể hiện trong hình 8.4 ).

9. Di chuyển chuột lên các bề mặt của đối tượng, khi nào bề mặt được phủ kín các

dấu chấm dạng lưới và trên một cạnh của bề mặt đó xuất hiện một hình tròn nhỏ màu đỏ

xuất hiện cùng ToolTip có nhãn “On Edge” thì nhấp chuột. Nhấp chuột để thông báo cho

công cụ Offset biết bề mặt cần đó offset.

Hình 8.5: Offset một bề mặt

Chương VIII SketchUp by [email protected]

101

10. Di chuyển chuột để làm xuất hiện hình offset của bề mặt đó. Công cụ Offset sẽ

vẽ một hình theo các cạnh của bề mặt hiện tại ( các cạnh của nó sẽ song song với các cạnh

tương ứng của bề mặt đang được offset), bạn có thể thấy trong hình 8.5.

11. Thay đổi kích thước của hình offset bằng cách di chuyển chuột.

12. Nhả chuột. Để khóa hình offset vào vị trí.

13. Lặp lại các bước từ 8 đến 12 cho tất cả các mặt có thể nhìn thấy của đối tượng.

Sử dụng công cụ Rotate nếu bạn muốn thực hiện tới các mặt chưa offset.

14. Chọn công cụ Push/Pull công cụ troên thanh công cụ.

15. Chọn mỗi bề mặt đã offset và đẩy nó vào đối tượng, ta sẽ có kết quả như thể hiện

trong hình 8.4.

Lựa chọn các cạnh để offset

Trong phần trước, chúng ta đã offset các bề mặt với công cụ Offset. Nhưng một số

lúc, bạn không muốn offset toàn bộ bề mặt, bạn chỉ muốn offset các cạnh được chọn.

Để xem nghĩa của việc trên là thế nào, hãy nhìn vào cánh cửa trong hình 8.6.

Hình 8.6: Một cái cửa

Bây giờ giả sử rằng bạn muốn vẽ một khung xung quanh cánh cửa. Sử dụng công cụ

Offset để offset bề mặt của cánh cửa, tuy nhiên nó dẫn đến sự rắc rối như bạn thấy trong

hình 8.7, vì công cụ Offset vẽ khung chồng lên bậu cửa ngang ( cái bảng ở dưới cùng của

cánh cửa ).

Hình 8.7: Hình Offset chồng lên bậu cửa

Chương VIII SketchUp by [email protected]

102

Nó sẽ không được đẹp so với khi bạn chỉ offset ba cạnh trên của cửa, như thể hiện

trong hình 8.8?

Hình 8.8: Sử dụng công cụ Offset lên các cạnh

Bằng cách đó, bạn có thể sử dụng công cụ Offset để vẽ ra khung cửa mà không xảy

ra khung cửa chồng lên trên bậu cửa.

Bạn có thể làm điều này nếu bạn sử dụng công cụ Offset với các cạnh, chứ không

phải bề mặt. Đây là cách nó hoạt động:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Line trong thanh công cụ.

3. Vẽ cửa và bậu cửa như trong hình 8.6.

4. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ.

5. Giữ phím Ctrl và nhấn vào ba cạnh trên của cửa. Giữ phím Ctrl có nghĩa là bạn

có thể thực hiện nhiều lựa chọn liên tiếp chỉ bằng cách nhấp vào chúng với công cụ Select.

Khi thực hiện xong, ba cạnh trên của cửa đã được lựa chọn.

Hình 8.9: Một khung cửa mới

6. Từ thanh công cụ mở rộng chọn công cụ Offset ( mở thanh công cụ mở rộng bằng

cách chọn mục Large Tool Set từ menu View nếu nó không xuất hiện).

7. Nhấp vào bên trong cửa.

8. Di chuyển chuột để làm xuất hiện hình offset của bề mặt đó. Công cụ Offset sẽ vẽ

Chương VIII SketchUp by [email protected]

103

một hình theo các cạnh được chọn của bề mặt hiện tại ( các cạnh của nó sẽ song song với

các cạnh tương ứng của bề mặt đang được offset, cạnh không chọn sẽ được giữ nguyên), bạn

có thể thấy trong hình 8.8.

9. Thay đổi kích thước của hình offset bằng cách di chuyển chuột.

10. Nhả chuột. Để khóa hình offset vào vị trí, như bạn có thể thấy trong hình 8.9.

Nhập chính xác khoảng cách offset

Khoảng cách offset là khoảng cách giữa cạnh ban đầu ( cạnh gốc) với cạnh có được

sau khi offset.

Giả sử, ví dụ, rằng bạn vẽ một hình khối và muốn offset một bề mặt của nó với

khoảng cách offset chính xác là 1m ( có nghĩa là khoảng cách từ các cạnh của hình có

được sau khi offset đến các cạnh tương ứng của hình ban đầu là 1m). Bạn có thể làm điều

đó? Có, bạn có thể, chỉ cần làm theo các bước sau:

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

4. Từ thanh công cụ mở rộng chọn công cụ Offset ( mở thanh công cụ mở rộng bằng

cách chọn mục Large Tool Set từ menu View nếu nó không xuất hiện).

5. Nhấp vào bề mặt các bạn muốn offset. Bề mặt sẽ được lựa chọn khi bạn nhấp vào

nó.

6. Nhập khoảng cách offset mà bạn muốn. Trong ví dụ này, chúng tôi sẽ nhập khoảng

cách offset là 1m. Bạn gõ số 1 từ bàn phím.

7. Nhấn Enter. Một hình offset xuất hiện, như bạn thấy trong hình 8.10.

Hình 8.10: Offset với khoảng cách chính xác

Lặp lại lệnh offset cho các bề mặt khác nhau

Bạn có thể lặp lại lệch offset trên các bề mặt khác nhau với một cái kích chuột. Đây là

cách nó hoạt động, trong ví dụ này, chúng tôi sẽ lặp lại lệch offset trên các mặt khác nhau

của một khối lập phương:

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

4. Từ thanh công cụ mở rộng chọn công cụ Offset ( mở thanh công cụ mở rộng bằng

cách chọn mục Large Tool Set từ menu View nếu nó không xuất hiện).

Chương VIII SketchUp by [email protected]

104

5. Tạo một hình offset trên một mặt của khối lập phương. Bạn có thể xem ví dụ trong

hình 8.11.

Hình 8.11: Offset một mặt

6. Di chuột lên trên bề mặt khác của khối lập phương, bề mặt mà bạn cần offset tương

tự và kích đúp chuột vào mặt đó. Nhấn đúp chuột để vẽ ra một hình offset khác có khoảng

cách offset bằng khoảng cách offset bạn đã thực hiện với bề mặt đầu tiên, như bạn thấy

trong hình 8.12.

Hình 8.12: Offset một bề mặt khác tương tự bề mặt ban đầu

Chú ý:

Bạn chỉ có thể offset được cạnh khi nó cùng với các cạnh khác cấu thành nên một bề mặt.

Đo khoảng cách với công cụ Tape Measure-lệnh tắt T

Công cụ Tape Measure cho phép bạn đo khoảng cách một cách thuận tiện trong mô

hình của bạn. Khi bạn đang vẽ sơ đồ và phóng to nó lên, có thể không thể thiếu.

Trong ví dụ này, chúng ta sẽ vẽ một hình khối và sau đó hãy đo kích thước một mặt

của nó. Đây là cách thực hiện:

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

Chương VIII SketchUp by [email protected]

105

4. Chọn công cụ Tape Measure trên thanh công cụ cơ bản ( như thể hiện trong hình

8.13 ).

Công cụ Tap Measure

Hình 8.13: Sử dụng công cụ Tap Measure

5. Kích chuột trái vào một cạnh của khối lập phương. Điều này sẽ neo một đầu của

công cụ Tap Measure tại vị trí mà bạn đã nhấp vào.

6. Di chuyển chuột đến cạnh đối diện của hình khối và dừng khoảng vài giây cho đến

khi xuất hiện một ToolTip xuất hiện cạnh vị trí con trỏ chuột thể hiện khoảng cách từ điểm

đầu tiên đến điểm bạn dừng chuột ở trên). Bạn có thể thấy trong hình 8.13.

Bạn có thể thấy độ rộng của mặt khối lập phương ở hai vị trí trong hình 8.13 - trong

một ToolTip cạnh công cụ Tap Measure ( 1,704m ) và trong hộp Value Control Box ( hộp

điều khiển giá trị, viết tắt là VCB) ở phía dưới bên phải trong của sổ SketchUp. Bạn xuất

hiện hộp VCB bằng cách chọn mục Measurements từ menu phụ Toolbar trong menu View.

MẸO: Giá trị đo lường luôn luôn hiện hữu

Lưu ý rằng các giá trị đo lường trong nhãn Tooltip biến mất sau một lúc, nhưng nó

luôn luôn hiển thị trong hộp VCB và thay đổi khi bạn di chuột.

MẸO: Thoát khỏi công cụ Tap Measure Sau khi bạn nhấn nút chuột và bắt đầu di chuyển công cụ Tap Measure trên bản vẽ

của bạn, nó sẽ tiếp tục đo khoảng cách khi bạn di chuyển chuột. Đó là điều tuyệt vời nếu bạn có nhiều khoảng cách cần đo lường, nhưng cuối cùng bạn sẽ muốn tắt các công cụ Tap Measure đi. Để thoát khỏi nó đi bạn hãy chọn một công cụ khác, để hủy việc đang đo tại một vị trí hãy nhấn phím Esc hoặc kích tiếp một lần chuột trái.

Tạo đường dẫn hướng với công cụ Tape Measure Đường dẫn hướng là một đường thẳng nét chấm đứt mà bạn có thể sử dụng để sắp

xếp các đối tượng. Chúng rất tiện dụng khi bạn đang tạo ra một bản vẽ với nhiều đối tượng,

và chúng có mối quan hệ đặc biệt với nhau, chẳng hạn như chúng cùng nằm hoàn toàn trên

một hàng. Tất cả việc bạn phải làm là để sắp xếp các cạnh của đối tượng lên đường dẫn

hướng được tạo ra trên một đối tượng nào đó ( nghĩa là sắp hàng chúng theo một đối tượng

nào đó trong chúng).

Chúng ta sẽ xem cách thực hiện này bằng cách sắp xếp ba khối trong một hàng bằng

cách sử dụng đường hướng dẫn. Đây là cách thực hiện:

1. Kích nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

Chương VIII SketchUp by [email protected]

106

4. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ.

5. Vẽ một hình chữ nhật lựa chọn xung quanh khối lập phương.

6. Chọn Copy từ menu Edit hoặc sử dụng phím tắt Ctrl+C.

7. Chọn Paste từ menu Edit hoặc sử dụng phím tắt Ctrl+V.

8. Click chuột vào vị trí mà bạn muốn có khối lập phương mới xuất hiện.

9. Lặp lại các bước từ 4 đến 8 để tạo ra khối lập phương thứ ba. Bây giờ bạn có ba

khối, như trong hình 8.14.

Hình 8.14: Ba khối lập phương

10. Chọn công cụ Tap Measure trên thanh công cụ cơ bản.

11. Kích đúp vào một điểm thuộc cạnh trên ở mặt trước của một trong các hình khối.

Một đường dẫn hướng xuất hiện (miêu tả bởi một đường nét chấm đứt), như trong hình 8.15.

Hình 8.15: Một đường dẫn hướng

12. Chọn công cụ Selec trên thanh công cụ.

13. Vẽ một hình chữ nhật lựa chọn xung quanh một khối mà không có đường dẫn

hướng ở trên.

14. Chọn công cụ Move trên thanh công cụ.

15. Di chuyển sao cho cạnh trên phía mặt ngoài của nó nằm trên đường dẫn hướng,

như thể hiện trong hình 8.16.

Chương VIII SketchUp by [email protected]

107

Hình 8.16: Xắp xếp một khối lập phương

16. Lặp lại các bước từ 12 đến 15 để sắp xếp khối lập phương thứ ba, như hình 8.17.

Hình 8.17: Xắp xếp ba khối lập phương

Sử dụng đường dẫn hướng để xắp xếp các đối tượng cách nhau một khoảng xác định

Trong phần trước, chúng ta đã thêm một đường dẫn hướng để vẽ một bản vẽ có ba

khối lập phương và sắp xếp các khối đó thành một hàng. Nhưng nếu bạn cũng muốn những

hình khối đó cách nhau một khoảng chính xác ( khoảng trống giữa các hình khối được xác

định chính xác) ?

Chúng ta sẽ xem làm thế nào để sử dụng đường dẫn hướng để làm điều đó trong phần

này. Nếu bạn chưa hoàn thành ví dụ ở phần trước, vậy hãy làm ngay để chuẩn bị cho ví dụ ở

phần này này.

Vì vậy, làm thế nào để từ một cạnh bạn có thể vẽ một đường dẫn hướng và đường

này cách cạnh đó một khoảng cụ thể? Đây là cách bạn làm điều đó, bằng cách sử dụng ba

khối đã được ví dụ trong phần trước :

1. Bắt đầu với ba khối được sắp xếp trong một hàng từ ví dụ trước đó.

2. Chọn công cụ Tap Measure trên thanh công cụ cơ bản.

Chương VIII SketchUp by [email protected]

108

3. Nhấp vào cạnh trên bên phải của khối lập phương nằm ở giữa. Điều này sẽ neo

điểm đầu của công cụ Tap Measure.

4. Di chuyển chuột ra khỏi khối ở giữa và hướng về phía khối bên phải. Điều này sẽ

kéo ra một đường dẫn hướng từ cạnh trên bên phải của khối lập phương ở giữa và đường

này song song với cạnh đó.

Bạn có thể kéo đường dẫn hướng tới bất kỳ khoảng cách nào bạn muốn. Trong ví dụ

này, chúng ta sẽ thấy làm thế nào để kéo nó ra đúng 3 m.

5. Nhập khoảng cách mà bạn muốn đường dẫn hướng đó cách cạnh ban đầu. Trong ví

dụ này chúng ta sẽ nhập khoảng cách bằng 3 m. Bạn gõ số 3 từ bàn phím.

6. Nhấn Enter. Đường dẫn hướng sẽ cố định tại vị trí mà nó cách cạnh trên bên phải

của khối lập phương là 3 m, giống như bạn thấy trong hình 8.18.

Hình 8.18: Tạo đường dẫn hướng mới

7. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ.

8. Vẽ một hình chữ nhật bao quanh khối lập phương ngoài cùng bên phải ( khối lập

phương gần bạn nhất).

9. Chọn công cụ Move trên thanh công cụ.

10. Di chuyển khối lập phương sao cho cạnh trên bên trái của khối này nằm trên

đường dẫn hướng và vẫn thẳng hàng với khối ở giữa, khi đó khoảng cách giữa nó với khối ở

giữa là 3m.

11. Chọn công cụ Tap Measure trên thanh công cụ cơ bản.

12. Nhấp vào cạnh trên bên trái của khối lập phương nằm ở giữa. Điều này sẽ neo

điểm đầu của công cụ Tap Measure.

13. Di chuyển chuột ra khỏi khối ở giữa và hướng về phía khối bên trái. Điều này sẽ

kéo ra một đường dẫn hướng từ cạnh trên bên trái của khối lập phương ở giữa và đường này

song song với cạnh đó.

14. Nhập khoảng cách mà bạn muốn đường dẫn hướng đó cách cạnh ban đầu. Trong

ví dụ này chúng ta sẽ nhập khoảng cách bằng 3 m. Bạn gõ số 3 từ bàn phím.

15. Nhấn Enter. Đường dẫn hướng sẽ cố định tại vị trí mà nó cách cạnh trên bên trái

của khối lập phương là 3 m.

16. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ.

17. Vẽ một hình chữ nhật bao quanh khối lập phương ngoài cùng bên trái ( khối lập

phương xa bạn nhất).

Chương VIII SketchUp by [email protected]

109

18. Chọn công cụ Move trên thanh công cụ.

19. Di chuyển khối lập phương sao cho cạnh trên bên phải của khối này nằm trên

đường dẫn hướng và vẫn thẳng hàng với khối ở giữa, khi đó khoảng cách giữa nó với khối ở

giữa là 3m.

Bây giờ các khối của bạn đã trong cùng một hàng, và cách đều nhau, như bạn thấy

trong hình 8.19.

Hình 8.19: Ba khối trong cùng một hàng và cách đều nhau

Xóa đường dẫn hướng

Trong hai ví dụ trước đó, bạn tạo ra một số đường dẫn hướng mà bạn sử dụng để sắp

xếp ba khối. Bây giờ các đường dẫn hướng đã hoàn thành mục đích của chúng, bạn có thể

loại bỏ chúng?

Có, bạn có thể. Chỉ cần làm theo các bước sau:

1. Bắt đầu với ba khối được sắp xếp trong một hàng và cách đều nhau.

2. Chọn công cụ Eraser trên thanh công cụ cơ bản.

3. Click và giữ chuột rồi kéo chuột lên trên các đường dẫn hướng trong bản vẽ. Khi

bạn làm thế, các đường dẫn hướng sẽ được xoá, như bạn thấy trong hình 8.20.

Hình 8.20: Xóa các đường dẫn hướng

Chương IX SketchUp by [email protected]

110

Chương IX. Ghi kích thước, đo góc và tạo mặt cắt

ngang của mô hình

Chương IX SketchUp by [email protected]

111

Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét ba công cụ quan trọng của SketchUp- Công

cụ ghi kích thước-Dimention, công cụ đo góc-Protractor, và công cụ cắt-Section.

Các công cụ Dimention cho phép bạn hiển thị các kích thước của các đối tượng

trong mô hình của bạn, như bạn có thể nhìn thấy trong hình 9.1.

Hình 9.1: Thể hiện kích thước của hình

Các công cụ ghi kích thước Dimention là một công cụ tuyệt vời khi bạn đang tạo ra

các bản vẽ quy hoạch, chẳng hạn như quy hoạch kiến trúc, và cần phải chỉ ra các kích thước.

Các công cụ đo góc Protractor cho phép bạn đo các góc khác với công cụ Tap

Measure ( xem chương 8 ) chỉ cho phép bạn đo chiều dài các cạnh. Bạn sử dụng công cụ

Protractor để đo góc hoặc tạo đường dẫn hướng theo góc cụ thể. Đó là hữu ích nếu bạn có

các đối tượng trong bản vẽ của bạn mà đối tượng đó cần phải tạo một góc chính xác tới các

đối tượng khác, như độ dốc của mái nhà đối với phần còn lại của ngôi nhà.

Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét công cụ cắt Section. Công cụ này cho phép bạn tạo

mặt cắt cho phép thấy rõ cấu trúc bên trong các mô hình của bạn. Bằng cách này, các mô

hình phức tạp có thể được thực hiện rõ ràng hơn bằng cách cắt ngang mô hình và làm cho

bạn nhìn thấy được bên trong của phần mô hình còn lại.

Tất cả điều này sẽ được thực hiện trong chương này.

Ghi kích thước dài

Công cụ Dimension cho phép bạn đo và thêm nhãn ghi kích thước trên đối tượng để

thể hiện kích thước của nó. Đó là đặc biệt hữu ích khi bạn đang vẽ bản vẽ quy hoạch mà các

số đo kích thước là quan trọng, chẳng hạn như bản vẽ quy hoạch kiến trúc sẽ được sử dụng

trong xây dựng thực tế.

Đối với các ví dụ trong chương này, chúng ta lại sẽ sử dụng mẫu Engineering-Metes

mà chúng ta đã sử dụng trước đây.

Đây là cách sử dụng công cụ Dimension để đo và ghi kích thước một khối lập

phương:

1. Nhấp vào Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

4. Chọn Toolbars từ menu View. Điều này mở ra một menu phụ.

5. Chọn mục Large Tool Set từ menu phụ. Điều này mở ra thanh công mở rộng.

6. Chọn công cụ Dimension trên thanh công cụ ( như trong hình 9.2 ).

Chương IX SketchUp by [email protected]

112

Công cụ Dimention

Hình 9.2: Ghi kích thước của một cạnh bằng công cụ Dimention

7. Nhấp vào một cạnh của hình khối.

8. Kéo một đường ghi kích thước ra xa cạnh. Bạn có thể thấy điều này trông giống

như trong hình 9.2.

9. Kích chuột để cố định đường ghi kích thước tại chỗ.

10. Lặp lại các bước 7 và 8 cho các cạnh khác của hình khối. Bạn có thể xem kết quả

trong hình 9.3.

Hình 9.3: Các kích thước được ghi trên khối lập phương

MẸO: Ghi kích thước giữa hai điểm bất kỳ

Bạn cũng có thể ghi một kích thước giữa hai điểm bất kỳ trong bản vẽ, không phải là

một cạnh. Để làm được điều đó, chọn công cụ Dimensioni, nhấn vào điểm đầu tiên, và sau

đó nhấp vào điểm thứ hai.

Ghi kích thước cung tròn

Công cụ Dimension cũng cho phép bạn ghi kích thước cho các vòng cung, không chỉ

đối với cạnh thẳng. Thực hiện theo các bước sau:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Arc.

3. Vẽ một vòng cung.

Chương IX SketchUp by [email protected]

113

4. Từ thanh công cụ mở rộng chọn công cụ Dimention ( mở thanh công cụ mở rộng

bằng cách chọn mục Large Tool Set từ menu View nếu nó không xuất hiện).

5. Nhấp vào vòng cung. Công cụ Dimension sẽ hiển thị bán kính của vòng cung, có

chữ R ở trước số.

9. Kích chuột để cố định đường ghi kích thước tại chỗ. Bạn có thể thấy điều này

trông giống như trong hình 9.4.

Hình 9.4: Ghi kích thước một cung

Đóng băng đường ghi kích thước

Khi bạn thay đổi kích thước một đối tượng mà có các đường ghi kích thước gắn liền

với nó, khi đó theo mặc định số liệu hiển thị kích thước ở trên đường ghi kích thước sẽ cập

nhật với chiều dài mới. Tuy nhiên, bạn có thể khóa số liệu hiển thị kích thước ở trên đường

ghi kích thước để nó sẽ không thay đổi dù có thay đổi kích thước các đối tượng bao nhiêu

lần đi nữa. Đây là cách thực hiện:

1. Nhấp vào Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

4. Chọn công cụ Dimension trên thanh công cụ mở rộng.

5. Nhấp vào một cạnh của hình khối.

6. Kéo chuột ra xa cạnh để tạo ra một đường ghi kích thước.

7. Kích chuột để cố định đường ghi kích thước tại chỗ. Số liệu hiển thị kích thước

trên đường ghi kích thước thể hiện chiều dài của cạnh bạn đã gắn nó vào, như thể hiện trong

hình 9.5.

8. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ.

9. Kéo khối lập phương lên theo hướng dọc lên trên như bạn thấy trong hình 9.6.

Lưu ý rằng các số liệu hiển thị kích thước trên đường ghi kích thước sẽ thay đổi cho tương

ứng với chiều cao mới.

10. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ.

11. Kích đúp vào số liệu hiển thị kích thước trên đường ghi kích thước.

12. Nhập giá trị chiều dài mới mà bạn muốn khóa nó. Trong ví dụ này, chúng tôi sẽ

nhập giá trị là 3,584 m. Nói chung, bạn nhập chiều dài và sau đó là đơn vị.

Bây giờ đường ghi kích thước sẽ hiển thị là 3,584 m, bạn có thể thấy trong hình 9.7,

Chương IX SketchUp by [email protected]

114

và nó sẽ không thay đổi khi bạn tiếp tục thay đổi kích thước các đối tượng.

Hình 9.5: Khối lập phương với đường ghi kích thước

Hình 9.6: Thay đổi kích thước khối lập phương

Hình 9.7: Khóa số liệu hiển thị kích thước

Chương IX SketchUp by [email protected]

115

Thay đổi định dạng đường ghi kích thước

Bạn đã nhìn thấy các Font và style mặc định của số liệu hiển thị kích thước trên

đường ghi kích thước trong ví dụ trước và bạn có thể không thích nó. May mắn thay, bạn

có thể thay đổi nó.

Ví dụ, trong nhiệm vụ này, chúng ta sẽ thay đổi Font được sử dụng để thể hiện từ

Tahoma cỡ chữ 12 mặc định sang Font Times New Roman cỡ chữ 18 ( hoặc Font và cỡ

chữ khác mà hệ điều hành của bạn hỗ trợ ).

1. Nhấp vào Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

4. Chọn công cụ Dimension trên thanh công cụ mở rộng.

5. Nhấp vào một cạnh của hình khối.

6. Kéo chuột ra xa cạnh để tạo ra một đường ghi kích thước.

7. Kích chuột để cố định đường ghi kích thước tại chỗ.

8. Chọn Model Info từ menu Window. Điều này sẽ mở hộp thoại Model.

9. Nhấp vào mục Dimensions ở bên trái trong hộp thoại Model Info. Điều này mở ra

các thiết lập của đường chi kích thước, như bạn thấy trong hình 9.8.

Hình 9.8: Hộp thoại thiết lập đường chi kích thước

10. Nhấp vào nút Select All Dimentions.

11. Nhấp vào nút Font. Điều này sẽ mở hộp thoại Font, như bạn thấy trong hình 9.9.

Hình 9.9: Hộp thoại Font

12. Chọn Font Times New Roman ( hoặc Font khác được hỗ trợ trên hệ thống của

bạn ).

13. Chọn cỡ chữ 18 (tích chon Points). Hoặc bạn có thể nhập chiều cao chữ khi tích

chọn Height.

Chương IX SketchUp by [email protected]

116

14. Click OK.

15. Nhấp vào nút Update Seleted Dimentions để cập nhật cho các đường ghi kích

thước đã có trong bản vẽ.

16. Nhấn vào nút X ở phía trên bên phải trong hộp thoại Model Info để đóng nó.

Font chữ của số liệu hiển thị kích thước trên đường ghi kích thước của bạn đo sẽ thay đổi để

phù hợp với các thiết lập mới của bạn.

MẸO: Thiết lập kiểu mũi tên của đường ghi kích thước

Lưu ý rằng bạn cũng có thể thiết lập kiểu mũi tên được sử dụng trong đường ghi kích

thước. Chỉ cần chọn những kiểu mũi tên mới mà bạn muốn từ danh sách thả xuống trong

hộp Leader Lines trong mục Dimentions của hộp thoại Model Info. Nhấp vào nút Update

Seleted Dimentions để cập nhật cho các đường ghi kích thước đã có trong bản vẽ.

Đo góc

Công cụ Protractor là một công cụ rất tốt để đo các góc. Giả sử bạn đã có đối tượng

có một góc ở mặt bên, như bạn thấy trong hình 9.10. Bây giờ giả sử rằng bạn muốn đo độ

rộng của góc đó. Làm thế nào bạn có thể làm điều đó?

Hình 9.10: Đối tượng có một góc ở mặt bên

Bạn có thể sử dụng công cụ Protractor. Công cụ này dùng để đo góc còn công cụ

Tap Measure dùng để đo chiều dài. Để xem cách nó thực hiện, hãy theo các bước sau:

1. Nhấp vào Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

4. Chọn công cụ Line trên thanh công cụ.

5. Vẽ một đường thẳng đứng trên mặt bên phải của hình khối.

6. Chọn công cụ Move trên thanh công cụ.

7. Kéo cạnh bên phải- hai bề mặt có chứa cạnh trên sẽ bị kéo ra cho đến khi đối

tượng của bạn trông giống như hình 9.10 thì kích chuột.

8. Chọn Toolbars từ menu View. Điều này mở ra một menu phụ.

9. Chọn mục Large Tool Set từ menu phụ. Điều này mở ra thanh công mở rộng.

10. Chọn công cụ Protractor trên thanh công cụ mở rộng ( như trong hình 10.11).

11. Nhấp vào đỉnh của góc mà bạn dự kiến đo. Một thước đo góc sẽ xuất hiện ở vị trí

bạn đã nhấp vào, như thể hiện trong hình 9.11. Trông nó giống với bệ xoay khi sử dụng

công cụ Rotate.

Chương IX SketchUp by [email protected]

117

Công cụ Protractor

Hình 9.11: Công cụ Protractor khi sử dụng

12. Nhấp vào một trong các cạnh tạo nên góc.

13. Nhấp vào cạnh khác còn lại tạo nên góc đó. Một đường chấm kéo dài từ đỉnh của

góc chạy qua cạnh thứ hai của góc, như bạn thấy trong hình 9.12.

Bạn có thể xem giá trị của góc được đo trong hộp Value Control Box (VCB). Và giá

trị góc thể hiện ở hộp thoại VCB trong ví dụ trên là: 124,4 độ.

Hình 9.12: Đo giá trị một góc

Tạo đường dẫn hướng theo góc xác định

Bạn cũng có thể tạo ra các đường dẫn hướng ở các góc xác định. Hãy xem hai khối ở

hình 9.13.

Giả sử bạn cần sắp xếp chúng sao cho bề mặt đằng sau của khối lập phương nằm bên

phải tạo thành góc là 145 ° so với bề mặt bên phải của khối lập phương bên trái, như thể

hiện trong hình 9.14. Làm thế nào bạn có thể di chuyển các khối để đáp ứng được yêu cầu

này?

Bạn sử dụng công cụ Protractor để vẽ đường dẫn hướng và đường đó tạo với bề mặt

bên phải của cạnh bên trái một góc 145°. Đây là cách thực hiện:

Chương IX SketchUp by [email protected]

118

Hình 9.13: Hai khối lập phương trong bản vẽ

Hình 9.14: Khối lập phương được sắp xếp theo một góc xác định

1. Nhấp vào Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương.

4. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ.

5. Vẽ một hình chữ nhật lựa chọn xung quanh khối lập phương.

6. Chọn mục Copy trên menu Edit.

7. Chọn mục Paste trên menu Edit.

8. Kích chuột vào vị trí mà bạn muốn khối lập phương mới xuất hiện.

9. Từ thanh công cụ mở rộng chọn công cụ Protractor.

10. Nhấp vào đỉnh trên cùng bên phải của khối bên trái. Một thước đo góc sẽ xuất

hiện ở vị trí bạn đã nhấp vào, như thể hiện trong hình 9.15.

11. Nhấp vào cạnh trên của mặt bên phải của khối lập phương bên trái.

12. Di chuyển chuột theo hướng bạn muốn tạo góc dẫn hướng của mình xuất hiện.

13. Gõ giá trị góc mà bạn muốn đường dẫn hướng xuất hiện. Trong ví dụ này, chúng

ta sẽ sử dụng 145 độ, do đó gõ 145.

Chương IX SketchUp by [email protected]

119

Hình 9.15: Sử dụng công cụ Protractor

14. Nhấn Enter.

Một đường dẫn hướng xuất hiện và nó hợp với cạnh trên của mặt bên phải thuộc khối

lập phương bên trái một góc 1450 , bạn có thể thấy trong hình 9.15.

15. Sử dụng công cụ Move và Rotate để di chuyển khối lập phương bên trái vào vị

trí sao cho cạnh trên của mặt sau trên hình lập phương bên trái nằm trên đường dẫn hướng,

như thể hiện trong hình 9.16.

Hình 9.16: Sắp xếp khối lập phương

16. Sử dụng công cụ Eraser để xóa đường dẫn hướng. Bạn hoàn thành bản vẽ giống

như bản vẽ trước đó đã thể hiện trong hình 9.14.

MẸO: Vẽ mái nhà có độ dốc biết trước

Nếu bạn muốn vẽ một mái nhà có độ dốc biết trước? Trong quá trình dựng đường

dẫn hướng bằng công cụ Protractor, sau khi bạn đã kích vào cạnh là cạnh ban đầu cấu

thành nên góc, thay vì nhập giá trị góc là bao nhiêu độ thì bạn có thể nhập độ dốc, đó là hai

số cách nhau bằng dấu hai chấm. Ví dụ, mái có độ dốc 6:12 thì bạn có thể nhập trên bàn

phím là 6:12 và sau đó nhấn phím Enter.

Chương IX SketchUp by [email protected]

120

Tạo mặt cắt để quan sát cấu trúc bên trong mô hình

SketchUp cho phép bạn quan sát cấu trúc bên trong mô hình bằng cách cắt mô hình.

Giả sử bạn đã có một mô hình của một xe máy, như trong Hình 9.17.

Như với bất kỳ mô hình phức tạp nào, bạn đều muốn quan sát cấu trúc bên trong của

nó và hiển thị nó ra. Bạn có thể làm điều đó với công cụ Section Pane. Chỉ cần làm theo các

bước sau:

Hình 9.17: Mô hình chiếc mô tô

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp.

2. Vẽ mô hình bằng cách tải nó ở trên thư viện 3D Warehouse.

3. Chọn mục Toolbars trên menu View. Điều này mở ra một menu phụ.

4. Chọn mục Large Tool Set trên menu phụ. Điều này mở ra thanh công cụ mở rộng.

5. Chọn công cụ Section Pane trên thanh công cụ mở rộng ( như trong hình 9.18 ).

6. Di chuyển công cụ Section Pane trên mô hình của bạn. Công cụ Section Pane sẽ

vẽ ra một mặt phẳng và nó sẽ định hướng với bất kỳ bề mặt bên dưới nào mà nó ở trên.

7. Nhấn vào khi bạn đã chọn phần cần cắt với công cụ Section Pane. Bạn có thể xem

một ví dụ trong hình 9.18.

Công cụ Section Pane

Hình 9.18: Cắt ngang mô hình bằng công cụ Section Pane

Chương IX SketchUp by [email protected]

121

Đảo chiều hướng cắt

Theo mặc định, công cụ Section Pane sẽ cắt đi phần trên và giữ phần dưới của mô

hình. Nhưng thay vì đó bạn có thể thay đổi ngược lại để làm cho nó cắt bỏ phần dưới của

mô hình. Chỉ cần làm theo các bước sau:

1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp.

2. Vẽ mô hình bằng cách tải nó ở trên thư viện 3D Warehouse.

3. Chọn công cụ Section Pane trên thanh công cụ mở rộng.

4. Di chuyển công cụ Section Pane trên mô hình của bạn. Công cụ Section Pane sẽ

vẽ ra một mặt phẳng và nó sẽ định hướng với bất kỳ bề mặt bên dưới nào mà nó ở trên.

5. Nhấn vào khi bạn đã chọn phần cần cắt với công cụ Section Pane.

6. Kích chuột phải vào mặt cắt cắt ngang qua mô hình, mặt cắt có bốn hình mũi tên

chỉ hướng xuống dưới ở bốn đỉnh. Một menu ngữ cảnh xuất hiện.

7. Chọn mục Reverse trong menu ngữ cảnh. Các phần ở bên trên của mô hình đã bị

cắt bỏ lại xuất hiện, và phần bên dưới đã được nhìn thấy lại biến mất, bạn có thể thấy trong

ví dụ ở hình 9.19.

Hình 9.19: Đảo chiều hướng cắt

Chương X SketchUp by [email protected]

122

Chương X. Các công cụ còn lại trên thanh công cụ

mở rộng

Chương X SketchUp by [email protected]

123

Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét các công cụ còn lại trên thanh công cụ mở

rộng. Công cụ về trục tọa độ-Axes, công cụ quan sát xung quanh Look around, công cụ đi

bộ Walk và vị trí đặt camera-Position Camera.

Công cụ Axes cho phép bạn di chuyển các trục vẽ. Công cụ này thường được sử

dụng khi xây dựng các hình chữ nhật nằm trong một mặt phẳng bất kỳ trong không gian (

không thuộc mặt phẳng x-y, x-z hoặc y-z) bằng công cụ Rectangle, hoặc để scale chính xác

đối tượng mà không được định hướng được theo những mặt phẳng mặc định khi sử dụng

lệnh Scale.

Bộ ba công cụ Walk, Look Around và Position Camera cung cấp cho bạn khả năng

di chuyển và quan sát bên trong mô hình đối tượng giống như khi bạn đang ở ngoài đường

và bạn muốn đi vào một ngôi nhà và quan sát nội thất bên trong nó vậy. Trong đó:

Công cụ Walk – đi bộ cung cấp cho bạn khả năng di chuyển giữa các mô hình của

bạn giống như khi bạn đi dạo trong công viên vậy.

Công cụ Look Around cung cấp khả năng quan sát xung quanh mô hình của bạn tại

một vị trí cố định, nó hoạt động tương tự như một người đứng yên trong khi đầu có quay

lên, xuống ( nghiêng ) để quan sát phía bên, bên kia và xung quanh.

Còn công Posion Camera thiết lập cho bạn vị trí và cao độ quan sát.

Công cụ Axes.

Khi bạn bắt đầu sử dụng SketchUp, trong không gian môi trường làm việc theo mặc

định có một hệ trục tọa với trục X-màu đỏ, trục Y-màu xanh lá cây và trục Z-màu xanh da

trời và một hình người. Các công cụ Axes cho phép bạn thiết lập lại hệ thống trục tọa độ

mặc định này. Để sử dụng công cụ Axes, nhấp chuột vào một điểm để làm điểm gốc của hệ

trục tọa độ mới - điểm có tọa độ (0,0,0), sau đó di chuyển chuột để xác định hướng của trục

X- màu đỏ. Nhấp và di chuyển chuột một lần nữa để xác định hướng của trục Y- màu xanh

lá cây. Và khi đó hệ trục tọa độ mặc định sẽ di chuyển và xoay tới vị trí mới. Bạn nên nắm

vững công cụ này vì nó rất có ích khi bạn muốn sử dụng linh hoạt công cụ Flip Along để

mirror đối tượng ( tạo đối tượng đối xứng).

Đây là cách thực hiện:

1. Nhấp vào Start Using SketchUp.

2. Chọn công cụ Rectangle và vẽ một hình chữ nhật nằm ngang (như trong hình

10.1).

Hình 10.1: Sử dụng công cụ Rectangle vẽ một hình chữ nhật

3. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ và kéo hình chữ nhật lên thành một

khối lập phương. Rồi sử dụng công cụ Line để vẽ một đường thẳng nối giữa hai trung điểm

Chương X SketchUp by [email protected]

124

của hai cạnh thuộc mặt trên cùng của khối lập phương ta sẽ được như hình 10.2.

Hình 10.2: Khối lập phương và một đường thẳng ở mặt trên cùng

4. Sử dụng công cụ Move để di chuyển đường thẳng trên ta sẽ được như hình 10.3.

5. Lựa chọn công cụ Axes trên thanh công cụ mở rộng ( xem hình 10.3). Con trỏ

chuột sẽ thay đổi sang biểu tượng một hệ tọa độ nhỏ có 3 trục với ba màu đỏ, xanh lá cây

và xanh da trời.

Công cụ Axes

Hình 10.3: Công cụ Axes

6. Di chuyển con trỏ đến một điểm trong mô hình của bạn mà bạn muốn nó trở thành

gốc tọa độ mới. Trong ví dụ này chúng ta sẽ chọn điểm trên ngoài cùng bên phải của bề

mặt gần chúng ta nhất ( như trong hình 10.4).

7. Kích chuột để thiết lập gốc tọa độ mới.

8. Di chuyển con trỏ ra xa gốc tạo độ để xác định hướng cho trục X- màu đỏ. Trong

ví dụ này chúng ta sẽ chọn hướng trục X song song với cạnh nằm ngang của bề mặt ngoài

cùng bên phải.

9. Di chuyển chuột đến điểm ngoài cùng bên trên của bề mặt xa chúng ta nhất và

kích chuột để xác nhận hướng trục X ( như hình 10.5).

Chương X SketchUp by [email protected]

125

Hình 10.4: Chọn vị trí của gốc tọa độ mới

Hình 10.5: Xác nhân hướng cho trục X-màu đỏ

10. Tương tự như vậy chúng ta xác nhận hướng của trục Y song song với cạnh chéo

của bề mặt gần chúng ta nhất.

11. Di chuột và kích lên đỉnh góc nhọn của bề mặt gần chúng ta nhất như trong hình

10.6. Kích chuột để xác nhận hướng của trục Y.

Mẹo: Hủy lệnh Axes

Bạn có thể hủy việc thực hiện lệnh Axes trong khi đang thực hiện để trở về như ban

đầu bằng cách nhấn phím ESC.

12. Khi đó hệ tọa độ mặc định sẽ di chuyển tới vị trí gốc tọa độ mới và xoay các trục

tọa độ theo các hướng mà ta đã chọn. Xem hình 10.7.

Mẹo: Khôi phục lại vị trí ban đầu của hệ trục tọa độ theo mặc định

Bạn có thể khôi phục hệ trục tạo độ đã thay đổi về vị trí và hướng ban đầu theo mặc

định bằng cách kích chuột phải lên bất kỳ trục nào cũng được của hệ tọa độ tại vị trí mới (

lên trục X, trục Y hoặc Z) và chọn Reset từ menu ngữ cảnh xuất hiện bên phải con trỏ

chuột.

13. Sử dụng công cụ Rectangle để vẽ một hình chữ nhật mà nó nằm cùng mặt phẳng

với mặt phẳng nằm nghiêng của đối tượng như hình 10.8.

Chương X SketchUp by [email protected]

126

Hình 10.6: Xác nhân hướng cho trục Y-màu xanh lá cây

Hình 10.7: Hệ trục tọa độ di chuyển tới vị trí mới

Hình 10.8: Sử dụng công cụ Rectang vẽ thêm một hình chữ nhật

Chương X SketchUp by [email protected]

127

Công cụ Position Camera Đây là công cụ cung cấp cho bạn vị trí đứng và cao độ mắt để quan sát xung quanh.

Có hai phương pháp đặt vị trí quan sát. Phương pháp đặt mắt quan sát tại một ví trí có cao

độ mặc định và quan sát theo hướng đã mặc định-phương pháp nhìn ngang tầm mắt ( theo

mặc định là tại cao độ 1676,4 mm hay 5’6” tùy vào đơn vị và hướng mặc định là nhìn sâu

vào bên trong khung nhìn). Phương pháp thứ hai là đặt tại một điểm và nhìn theo một

hướng xác định –phương pháp nhìn theo hướng xác định.

Phương pháp nhìn ngang tầm mắt:

Đây là cách thực hiện:

1. Nhấp vào Start Using SketchUp.

2. Dùng công cụ Rectangle, Circle và công cụ Polygon vẽ các hình như trong hình

10.9.

Hình 10.9: Sử dụng các công cụ cơ bản để dụng hình

3. Sử dụng công cụ Push/Pull để kéo ba hình trong hình chữ nhật thành các hình 3D

có chiều cao là 1800 mm ( xem hình 10.10).

Hình 10.10: Sử dụng công cụ Push/Pull để dựng hình 3D

4. Kích chọn công cụ Position Camera, khi đó con trỏ chuột thay đổi sang biểu

tượng hình người có dấy gạch chéo ở dưới ( như hình 10.11). Và di chuyển con trỏ chuột

tới vị trí nằm giữa ba hình lập phương, lăng trụ và trụ tròn như hình 10.11.

Chương X SketchUp by [email protected]

128

Công cụ Position Camera

Hình 10.11: Công cụ Position Camera

5. Kích chuột. Khi đó mô hình sẽ được zoom to lên về phía bên trong ( phía hình trụ

tròn) và công cụ Position camera sẽ chuyển sang công cụ Look Around ( hình đôi mắt)

để quan sát xung quanh. Xem hình 10.12.

Hình 10.12: Sau khi kích chuột

Khi đó mắt quan sát sẽ được đặt trên một mặt phẳng song song với mặt phẳng x-y

(mặt phẳng tạo bởi trục màu đỏ và xanh lá cây) và mặt phẳng này nằm ở cao độ 1676,4 mm

so với gốc tọa độ. Giống như một người đứng ở giữa ba mô hình trên ( đứng tại vị trí kích

chuột) và mắt người đó được đặt ở độ cao 1676,4 mm và nhìn ngang về phía sâu trong màn

hình nên chỉ thấy hình trụ tròn. Các bạn nên thay đổi vị trí đặt sẽ hiểu rõ hơn.

Mẹo: Thay đổi cao độ quan sát.

Bạn có thể thay đổi cao độ quan sát bằng một cao độ khác với cao độ mặc định

1676,4 mm bằng cách nhập trực tiếp một giá trị nào đó vào hộp thoại VCB ở góc dưới bên

trái cửa sổ làm việc của SketchUp.

Phương pháp nhìn về một hướng:

Đây là cách thực hiện:

1. Nhấp vào Start Using SketchUp.

2. Lập lại các bước 2,3 và 4 ở trên.

3. Kích chuột vào điểm giữa ba mô hình 3D ở trên nhưng vẫn giữ phím chuột trái

Chương X SketchUp by [email protected]

129

không thả ra và dê chuột tới cạnh trên của hình lập phương như trong hình 10.13.

Hình 10.13: Kích nhưng vẫn giữ phím trái của chuột

4. Kích chuột. Khi đó mô hình sẽ được zoom to lên về phía đỉnh của hình lập phương

và công cụ Position camera sẽ chuyển sang công cụ Look Around ( hình đôi mắt) để

quan sát xung quanh. Xem hình 10.14.

Hình 10.14: Sau khi kích chuột

Khi đó mắt quan sát sẽ được đặt ngay tại vị trí kích chuột ( cao độ quan sát bằng 0)

và hướng nhin theo hướng từ vị trí kích chuột đầu tiên tới vị trí kích chuột thứ hai nên

khung nhìn thể hiện đỉnh của hình lập phương phía mà bạn kích chuột lên. Khi đó trông

giống như khi bạn đang đứng ở dưới chân một tòa nhà cao tầng và ngước nhìn lên trên đỉnh

của nó.

Công cụ Walk

Công cụ này nói theo một cách nôm na đó là công cụ đi dạo. Vậy công cụ này dùng

để làm gì trong SketchUp ?

Giả sử ta lập mô hình một ngôi nhà có mái và sàn nhà, bên trong ngôi nhà là ta bố trí

nội thất, vậy làm cách nào mà ta có thể quan sát nội thất bên trong ngôi nhà như trong hình

10.15?

Công cụ Walk sẽ giúp bạn làm điều này. Công cụ walk hoạt động giống như một

Chương X SketchUp by [email protected]

130

người đi bộ từ bên ngoài, đi qua các cửa và vào bên trong căn phòng để quan sát nội thất.

Hình 10.15: Ngôi nhà có nội thất ở bên trong

Đây là cách thực hiện:

1. Nhấp vào Start Using SketchUp.

2. Sử dụng công cụ Rectangle vẽ một hình chữ nhật nằm ngang với kích thước

4000x4000 mm, và sử dụng công cụ Push/Pull để kéo hình chữ nhật lên thành hình lập

phương với độ cao là 100 mm. Ta được như trong hình 10.16.

Hình 10.16: Hình lập phương có kích thước 4000x4000x100 mm

3. Dùng công cụ Line để vẽ tường bao quanh phòng dày 220mm, tường trong dày

110 mm, cửa ngoài rộng 1000 mm, cửa trong rộng 800 mm, hành lang rộng 1000 mm. Ta sẽ

được như trong hình 10.17.

4. Sử dụng công cụ Push/Pull để kéo bức tường lên với độ cao là 2000 mm. Xem

hình 10.18.

5. Dùng công cụ Orbit để xoay hình. Rồi chèn hai component là Bed và Couch

trong thư viện components sẵn có của SketchUp như trong hình 10.19.

6. Sử dụng công cụ Rectangle vẽ một hình chữ nhật nằm ngang với kích thước

4000x4000 mm, và sử dụng công cụ Push/Pull để kéo hình chữ nhật lên thành hình lập

phương với độ cao là 100 mm. Ta được như trong hình 10.20.

7. Sử dụng lệnh Move để di chuyển hình lập phương mới tạo lên điểm trên cùng của

bức tường để ta được mái nhà như trong hình 10.21.

Chương X SketchUp by [email protected]

131

Hình 10.17: Vẽ chân tường bao quanh và cửa

Hình 10.18: Dùng công cụ Push/Pull để tạo thành các bức tường

Hình 10.19: Orbit và chèn các components

Chương X SketchUp by [email protected]

132

Hình 10.20: Vẽ mái nhà

Hình 10.21: Ngôi nhà có mái và nội thất bên trong

8. Chọn công cụ Walk ở trên thanh công cụ mở rộng ( xem hình 10.22). Khi đó con

trỏ chuột sẽ thay đổi thành hình đôi giầy ( mặt đáy của đôi giầy). Và tại hộp thoại VCB sẽ

hiện ra cao độ mắt quan sát của bạn, tốt nhất là nên nhập lại cao độ mắt quan sát cho phù

hợp, ở đây chúng ta nhập là 1500 mm. Sau đó kích một điểm để là điểm bắt đắt đầu đi, khi

đó xuất hiện một chữ thập bên cạnh dấu giầy. Bạn cứ giữ phím trái chuột và di chuyển

chuột đi vào bên trong bằng cách đi qua cửa chính rồi rẽ trái, đến cuối hành lang rẽ phải đi

qua cửa nhỏ để vào phòng có nội thất.

Cách trên thực hiện rất khó nên tôi nghĩ cách tốt nhất để sử dụng công cụ này là sau

khi bạn chọn công cụ Walk từ thanh công cụ mở rộng, bạn thiết lập lại cao độ mắt quan sát

bằng cách nhập một giá trị mới vào hộp thoại VCB ở góc dưới bên trái cửa sổ làm việc của

SketchUp. Sau đó sử dụng các phím lên- để đi về phía trước , xuống- để lùi về sau, trái- để

rẽ trái và phải- để rẽ phải. Khi đó trông giống như là khi bạn đang tham gia một trò chơi

bắn súng với góc nhìn thứ nhất.

Chú ý: Bạn không thể đi xuyên qua tường.

Giống như một người đi bộ nên bạn không có khả năng đi xuyên qua tường, nghĩa là

bạn muốn vào phòng có nội thất thì phải đi qua cửa và hành lang.

Chương X SketchUp by [email protected]

133

Công cụ Walk

Hình 10.22: Công cụ Walk

Mẹo:

Trong khi thực hiện công cụ Walk bạn có thể nhấn và giữ phím Ctrl để tăng tốc độ đi

bộ, khi đó giống như là bạn đang chạy vậy. Nhấn và giữ phím Shift kết hợp với phím lên

hoặc xuống để thay đổi độ cao của mắt quan sát, kết hợp với phím sang ngang để thay đổi

vị trí đứng quan sát hiện tại ( có thể xuyên qua tường).

Và khi bạn nhân và giữ phím giữa của chuột thì công cụ Walk sẽ chuyển sang công

cụ Look Around có hình đôi mắt.

Công cụ Look Around

Sau khi kết thúc việc thực hiện công cụ Position Camera thì SketchUp tự động

chuyển sang công cụ Look Around, và khi đang thực hiện công cụ Walk nếu bạn nhấn và

giữ phím chuột giữa thì SketchUp cũng tự động chuyển sang công cụ Look Around. Vậy

công cụ Look Around có chức năng gì ?

Công cụ Look Around giống như một đôi mắt được gắn trên một cái đầu và cái đầu

đó có thể quay sang trái, sang phải, ngược đằng sau, phía trước và hướng lên trên, hướng

xuống dưới nhưng không di chuyển sang vị trí khác để giúp bạn quan sát xung quanh vị trí

đó.

Để sử dụng công cụ này bạn chỉ cận di chuyển chuột đến vị trí cần quan sát.

Bạn có thể chọn công cụ Look Around trực tiếp trên thanh công cụ mở rộng, đó là

công cụ có biểu tượng là đôi mắt.