slide huong trien khai

12
Hướng triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại Công ty Nguyễn Ngọc Phan Văn Mssv: 12440040

Upload: nguyen-ngoc-phan-van

Post on 12-Apr-2017

184 views

Category:

Business


0 download

TRANSCRIPT

Hướng triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác

quản lý tài chính tại Công tyNguyễn Ngọc Phan Văn Mssv: 12440040

NỘI DUNGXây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả

Điều chỉnh cơ cấu tài sản, nguồn vốn hợp lý

Các biện pháp tăng doanh thu, giảm chi phí

Các biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng Tài Sản

Các biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhân sự

Các biện pháp đồng bộ khác

I. Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả

- Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên công ty:Giả sử công ty huy động vốn từ cán bộ công nhân viên bình quân 3 triệu đồng/ người với lãi suất 0,75%/ tháng, lãi suất vay ngắn hạn là 0,85%/ tháng, lãi suất gửi tiết kiệm 0,5%/ tháng.Lượng vốn bổ sung mỗi tháng = 335 × 3 = 1.005 triệu đồngCông ty phải trả lãi ngân hàng mỗi năm = 1.005 ×0,85%×12 = 102,51 triệu đồngCông ty phải trả lãi từ huy động vốn từ CBCNV mỗi năm = 1.005×0,75%×12 =90,45 triệu đồngCông ty tiết kiệm được khoản tiền = 102,51 – 90,45 = 12,06 triệu đồng

- Niêm yết cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán:Công ty nên sớm niêm yết cổ phiếu để huy động vốn trong dân cư

I. Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả

- Tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE ):

Biện pháp chủ yếu là tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.

ROE = = ROS × SOE

- Tăng cường hoạt động đầu tư tài chính:

Đầu tư góp vốn vào công ty khác cũng như đầu tư vào thị trường chứng khoán vào các loại chứng khoán và các tài sản có khả năng chuyển hoá nhanh thành tiền

I. Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả

- Huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ đơn vị khác để giảm chi phí lãi vay:

Huy động khoản tiền nhàn rỗi nên lãi suất của nó sẽ thấp hơn lãi suất vay ngân hàng nhưng đồng thời công ty cũng nên đưa ra mức lãi suất hấp dẫn cho đối phương, vậy nên đặt ra mức lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng, việc làm này sẽ có lợi cho cả hai bên.

- Kiểm soát tốt công tác quản lý nguồn vốn:Công ty có thể lập một bộ phận kiểm soát nội bộ công ty và thành viên trong bộ phận này có thể công khai hoặc cũng có thể dấu mặt không công khai lộ diện để tiện cho việc kiểm tra đột xuất, bất ngờ các bộ phận trong công ty.Thực hiện phân cấp về quản lý tài chính, quy định trách nhiệm rõ ràng quyền hạn trách nhiệm.

II. Điều chỉnh cơ cấu tài sản, nguồn vốn hợp lý

- Điều chỉnh giảm khoản mục hàng tồn kho:

+ Công ty cần có biện pháp đẩy nhanh tốc độ thi công, sớm hoàn thành và bàn giao các công trình tránh gây nên tình trạng ứ đọng vốn. + Công ty nên xem xét trích lập dự phòng giảm giá HTK nhằm đảm bảo tài chính cho công ty.+ Cách mua vật tư hiện nay là hợp lý, nhưng khâu bảo quản thì chưa đảm bảo. Cần có biện pháp để khắc phục những tồn tại.

- Điều chỉnh tăng khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền:

+ Công ty có thể áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán để tăng tốc độ thu hồi tiền mặt.

Tỷ lệ chiết khấuGiá trị thanh toán hợp đồng nếu

không được hưởng chiết khấu

Khoảng chiết khấu được

hưởng

Giá trị thanh toán sau khi

hưởng chiết khấu

5/10 NET 30 150.000.000 7.500.000 142.500.0003/15 NET 30 150.000.000 4.500.000 145.500.0002/20 NET 30 150.000.000 3.000.000 147.000.000Sau 20 ngày 150.000.000 0 150.000.000

II. Điều chỉnh cơ cấu tài sản, nguồn vốn hợp lý

+ Giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt tại công ty.+ Đầu tư lượng tiền nhàn rỗi vào các loại tài sản có khả năng chuyển hoá nhanh thành tiền.- Điều chỉnh giảm khoản mục các khoản phải thu:+ Sử dụng chính sách chiết khấu thanh toán+ Xây dựng kế hoạch theo dõi và biện pháp thu hồi các khoản nợ phải thu+ Xây dựng lộ trình thanh toán.

Đối với các công trình nhỏBên nhà thầu sẽ thanh toán cho công ty bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo từng giai đoạn sau:+  Đợt 01:  30% GTHĐ trong vòng 2 ngày sau khi ký kết hợp đồng   + Đợt 02:  30% GTHĐ sau khi hoàn thành 50% khối lượng công trình+ Đợt 03:  30% GTHĐ sau khi hoàn thành 80% khối lượng công trình+  Đợt 04:  08% GTHĐ sau khi hoàn thành 100%  khối lượng công trình+  Đợt 05:  02% GTHĐ sau 01 tháng bàn giao công trình        

Đối với các công trình lớnBên nhà thầu sẽ thanh toán cho công ty bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo từng giai đoạn sau:+  Đợt 01:  20% GTHĐ trong vòng 2 ngày sau khi ký kết hợp đồng             + Đợt 02:  10% GTHĐ sau khi hoàn thành 15% khối lượng công trình   + Đợt 03:  30% GTHĐ sau khi hoàn thành 30% khối lượng công trình+  Đợt 04:  20% GTHĐ sau khi hoàn thành 60%  khối lượng công trình+  Đợt 05:  10% GTHĐ sau khi hoàn thành 80% khối lượng công trình+  Đợt 06:  08% GTHĐ sau khi hoàn thành 100% khối lượng công trình+  Đợt 7:  02% GTHĐ sau 02 tháng khi bàn giao đưa công trình

III. Các biện pháp tăng doanh thu, giảm chi phí- Biện pháp làm tăng doanh thu+ Tăng cường công tác tiếp thị tìm kiếm công trình, xây dựng và hoàn tất cơ chế khoán cho các đội thi công, có quy chế về tiếp thị và môi giới. + Công ty cũng cần nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu

- Biện pháp làm giảm chi phí+ Cần đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng công trình nhưng vẫn đảm bảo sử dụng tiết kiệm vốn. + Sử dụng các vật liệu thay thế.+ Công ty cũng cần thanh lý máy móc thiết bị văn phòng cũ tiêu hao nhiều năng lượng nhưng hiệu quả sử dụng không cao như máy điều hòa, máy vi tính… + Thường xuyên kiểm tra sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình thi công nhằm giảm thiểu số lượng nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của công trình, giảm giá thành sản xuất.

IV. Các biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản

- Định kỳ tổ chức kiểm kê, đánh giá lại tài sản.

- Tận dụng tối đa công suất của máy móc, thiết bị

- Phân loại theo dõi, ghi chép cụ thể trên sổ sách

- Thuê máy móc bên ngoài một cách hợp lý

- Thanh lý những tài sản không sử dụng

V. Các biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhân sự

- Công ty cũng phải bồi dưỡng, đào tạo thêm cho cán bộ công nhân viên đặc biệt là nhân viên phòng kế toán.

- Phải không ngừng nâng cao ý thức của đội ngũ nhân viên.

- Xây dựng phương pháp tuyển chọn đúng người, đúng việc.

- Xây dựng cơ chế giám sát, chính sách khen thưởng hợp lý.

VI. Các biện pháp đồng bộ khác

- Ban lãnh đạo công ty nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nâng cao chất lượng các công trình.

- Giảm giá thành các công trình thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

- Tiếp tục duy trì mối quan hệ bền vũng với các đối tác lâu năm.

- Chủ động hợp tác với các công ty có cùng ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh.

Cam ơn quý thầy cô va cac ban đa theo doi lăng nghe