sỐ 39 bẢn tin logistics thÁng 09 - 2016

21
SỐ 39 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09 - 2016 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 8/2016 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Upload: lamminh

Post on 28-Jan-2017

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỐ 39

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09 - 2016

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 8/2016

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

QUẢN TRỊ RỦI RO HÀNG HẢI THỜI BÙNG NỔ THÔNG TIN

Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh vận tải biển, rủi ro luôn tồn tại khiến DN phải quản trị, ngăn ngừa khi rủi ro xảy ra.

Ngày nay, với sự phát triển của phương tiện truyền thông đặc biệt là internet, các sự kiện hay các dấu hiệu rủi ro có thể phát tán rất nhanh và ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đến DN vận tải biển mà là toàn ngành hàng hải. Để quản trị rủi ro trong ngành hàng hải, mô hình khuyếch đại dư luận xã hội về rủi ro - SARF và cách sử dụng những hiểu biết về mô hình này là vô cùng quan trọng.

Mô hình SARF

SARF được thế giới biết đến năm 1988. Mục đích chính của SARF là chỉ ra hiểm họa tương tác với quá trình tâm lý, xã hội, thể chế và văn hóa theo cách có thể khuyếch đại hay giảm bớt phản ứng của công chúng, dư luận xã hội đối với rủi ro. Khuyếch đại rủi ro (risk amplification) có thể được hiểu là những hiểm họa hay sự kiện nào đó được các chuyên gia đánh giá rủi ro ở mức tương đối thấp nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt trong cộng đồng xã hội. Ngược lại, giảm bớt rủi ro xảy ra khi những hiểm họa được các chuyên gia đánh giá nghiêm trọng nhưng ít được xã hội quan tâm. Mô hình SARF có thể được hình dung giống như các gợn sóng sau khi ném một hòn đá xuống ao. Các gợn sóng lan ra xa, vây quanh ảnh hưởng trước hết đến nạn nhân trực tiếp, sau đó đến công ty, rồi lan ra cả ngành công nghiệp.

SARF trong quản trị rủi ro hàng hải

Vị trí của ngành hàng hải trong mô hình SARF

Các tổ chức trong ngành hàng hải nhìn chung đều cố gắng giảm bớt phản ứng của dư luận với rủi ro. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể, một tổ chức có thể hành động để khuyếch đại nhận thức của dư luận về rủi ro.

Ví dụ: Nhà bảo hiểm hàng hải, người làm việc với rủi ro hàng ngày, lấy doanh thu từ phí bảo hiểm khách hàng nộp. Họ tăng doanh thu bằng cách phóng đại mối hiểm họa có thể xảy ra ở những khu vực nhạy cảm để thiết lập mức phí bảo hiểm cao và giảm chi phí bằng cách sử dụng các phương pháp để ngăn ngừa tai nạn. Tuy nhiên, khi tai nạn xảy ra, họ muốn giảm các tín hiệu rủi ro để giảm khoản bồi thường phải trả. Chủ tàu muốn chế ngự những ảnh hưởng của tai nạn để giữ được niềm tin của xã hội đối với họ và bảo vệ lợi ích của họ.

Tuy nhiên, thường thì khi các dấu hiệu rủi ro được truyền tải qua phương tiện truyền thông thì chúng sẽ bị khuyếch đại. Hậu quả là chủ tàu phải sử dụng phương tiện truyền thông cho thấy hành động để giải quyết vấn đề như nỗ lực để làm sạch biển sau tai nạn tàu. Đó là một trong những cách để làm giảm phản ứng xấu của dư luận với rủi ro của chủ tàu.

Vụ tràn dầu Exxon Valdez

Vụ tràn dầu tàu Exxon Valdez là một ví dụ điển hình về sức mạnh truyền tin mà những hình ảnh về một thảm họa môi trường được lan truyền qua các phương tiện truyền thông có thể hình thành trong nhận thức của công chúng.

Ngày 24/3/1989, tàu Exxon Valdez bị mắc cạn và gây nên vụ tràn dầu lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ cho đến thời điểm đó. Thảm họa này đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới trong một thời gian dài vì nó được đề cập đến quá thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Tập hợp 154 bài báo của Tạp chí Quốc tế Lloyd’s List viết về thảm họa trong một năm và phân loại theo chi tiết khuyếch đại rủi ro và chi tiết làm giảm bớt rủi ro bị dư luận đả kích như: những nỗ lực của công ty Exxon trong việc làm sạch vết dầu loang; số tiền lớn mà công ty Exxon đã chi để giải quyết hậu quả của thảm họa; ảnh hưởng tốt của thảm họa này tới việc đẩy nhanh quá trình thông qua những quy định cần thiết; và việc buộc tội các cơ quan tổ chức khác về chuẩn bị và thực hiện kế hoạch ứng phó với những trường hợp khẩn cấp.

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

Kết quả là chỉ có 24% bài báo được viết theo cách làm giảm bớt rủi ro từ phản ứng của dư luận xã hội, còn lại 76% bài báo làm khuyếch đại dư luận. Do đó, công ty Exxon đã mất rất nhiều sau thảm họa này. Hãy nhìn vào mô hình SARF cho vụ tràn dầu Exxon Valdez để thấy rủi ro bị khuyếch đại đã lan xa thế nào (hình bên dưới).

Các quy luật chung

Quy luật chung nhất là tất cả mọi tổ chức đều hành động vì lợi ích của chính họ. Công ty Exxon và những người bảo hiểm của họ cố gắng làm giảm dư luận xã hội trong khi nhóm môi trường có vẻ như muốn tăng nó lên. Và có lẽ, cách tốt nhất để làm giảm dư luận xã hội đối với rủi ro là thông qua sự im lặng của các phương tiện truyền thông và các nhóm lợi ích.

Các tổ chức trong ngành hàng hải hành động để tận dụng các cơ hội, giảm bớt khó khăn và vượt qua thách thức trong quản trị rủi ro. Những khó khăn của ngành công nghiệp hàng hải sau tất cả những tác động tiêu cực của các vụ tai nạn hàng hải là làm sao để tăng niềm tin của xã hội. Tuy nhiên, niềm tin tăng lên chậm chạp, mong manh và dễ bị phá vỡ.

Kết luận

Ngày nay mô hình SARF là một công cụ phổ biến để quản trị rủi ro dù rằng nó có những yếu điểm như: khuyếch đại dư luận xã hội không giải thích được tại sao sự quan tâm của công chúng lại có thể nhanh chóng tan đi hay không tăng lên ngay từ đầu, mặc dù có lẽ nó nên thế. Vì thế, muốn sử dụng mô hình SARF để quản trị rủi ro thành công, các cơ quan tổ chức nên đào tạo con người, sử dụng đánh giá tốt, làm việc trong một hệ thống hỗ trợ quản lý tích cực, có quy trình dễ hiểu và lưu văn bản tốt.

Tóm lại, rủi ro luôn luôn tồn tại quanh chúng ta, đặc biệt trong ngành hàng hải. Vì vậy, các tổ chức của ngành hàng hải nên hiểu về khuyếch đại và giảm bớt dư luận xã hội. Từ những hiểu biết này, các công ty vận tải biển cần chuẩn bị kế hoạch ứng phó sự cố để có phản ứng đúng bất cứ lúc nào. Khi một sự kiện không thuận lợi xảy ra như một tai nạn tàu và tràn dầu, ngành hàng hải không chỉ là nạn nhân của tai nạn mà còn là nạn nhân của sự khuyếch đại dư luận xã hội của rủi ro. Vì vậy, các cơ quan tổ chức của ngành hàng hải cần phải hiểu mô hình SARF và tính đến nó khi xác định khó khăn, thách thức của quản trị rủi ro trong ngành. Xây dựng niềm tin của xã hội và luôn luôn đi trước là những biện pháp tốt mà ngành này cần để hành động trong mô hình SARF. Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

VINAMILK 40 NĂM VƢƠN CAO VIỆT NAM – VƢƠN TẦM THẾ GIỚI

Sau 40 năm với vị trí là tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam và 18 năm kinh nghiệm xuất khẩu trên thế giới, Vinamilk không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà có những bước đi để hiện thực hóa tham vọng toàn cầu hóa thương hiệu của mình.

Trƣởng thành từ gian khó

Được thành lập năm 1976, sau khi tiêp quan 3 nhà máy Thông Nhât , Trương Tho và Dielac , Vinamilk đã đi qua hành trình 40 năm, với những thăng trầm từ nền kinh tế bao cấp cho tới kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập như ngày nay, vẽ nên bản đồ sữa made in Vietnam.

Nói về giai đoạn đầu mới thành lập, Vinamilk gặp không ít khó khăn do thiết bị công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, Việt Nam bị cấm vận kinh tế, nên hoàn toàn thụ động trong sản xuất. Trong bối cảnh đó, Vinamilk đã từng bước khắc phục khó khăn, theo đuổi giấc mơ sữa là thứ thường trực trên bàn ăn mọi gia đình Việt.

Đến những nhà máy nghìn tỷ

Sau khi cổ phần hóa vào năm 2003, Vinamilk không ngừng mở rộng cho ra hàng ngàn sản phẩm với chất lượng được cải tiến, mẫu mã đa dạng.

Kể từ đây, nhiều nhà máy với quy mô vốn hàng ngàn tỷ đồng đã được Vinamilk đầu tư để mở rộng năng lực sản xuất. Đó là Nhà máy sản xuất sữa nước hơn 20 ha tại Bình Dương, công suất 800 triệu lít/năm và Nhà máy sữa bột với công suất 54.000 tấn/năm.

Bên cạnh đó, Vinamilk còn có 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam, với toàn bộ bò giống nhập khẩu. Tổng đàn bò cung cấp sữa bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết lên tới hơn 120.000 con. Con số này dự kiến tăng lên 160.000 con vào năm 2017 và khoảng 200.000 con vào năm 2020.

Tầm nhìn vƣợt biên giới

Không dừng lại ở việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, có sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn cao để xuất khẩu, với chủ trương toàn cầu hóa, các hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã được Vinamilk triển khai nhanh chóng.

Cụ thể, Vinamilk đã đầu tư 22,8% vốn cổ phần tại Nhà máy Miraka (New Zeland), đầu tư 100% cổ phần vào Nhà máy Drifwood (Mỹ), nắm giữ 51% cổ phần tại Nhà máy Angkor Milk (Campuchia) và mở công ty con tại Ba Lan để làm cửa ngõ giao thương với thị trường châu Âu.

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

Việc sở hữu 100% cổ phần tại Nhà máy Driftwood đã mang về cho Vinamilk vài ngàn tỷ đồng doanh thu mỗi năm. Tương tự, Nhà máy Miraka đã mang về tổng cộng hơn 2 triệu đô-la New Zealand cho Vinamilk.

Hƣớng tới sự phát triển bền vững

Hiện tại, Vinamilk đã chiếm lĩnh thị trường trong nước với 40% thị phần sữa bột, 55% thị phần sữa nước, 85% thị phần sữa chua. Sản phẩm của Vinamilk cũng có mặt ở gần 1.500 siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc.

Vinamilk còn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu đồng hành cùng các chương trình trách nhiệm xã hội từ chính sản phẩm của mình, đặc biệt là dành cho trẻ em như “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam”, “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” và nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa khác.

Với chiến lược đầu tư chắc chắn, dài hạn có thể thấy, mục tiêu lọt vào Top 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh thu 3 tỷ USD của Vinamilk sẽ sớm đạt được.

HỢP NHẤT METRO VIỆT NAM VÀ BIGC THÁI LAN

Tháng 7 vừa qua, chuỗi siêu thị Metro Việt Nam đã được đổi tên thành Mega Market Vietnam. Mega Market Việt Nam hiện có 19 siêu thị trên cả nước. Ngoài ra, Mega Market Việt Nam còn có trung tâm trung chuyển, phân phối rau quả đặt tại Lâm Đồng và cá tươi tại Cần Thơ, cùng 2 trung tâm trung chuyển văn phòng phẩm tại TPHCM và Hà Nội.

Mới đây, TCC đã tuyên bố sẽ sáp nhập hệ thống chuỗi siêu thị Mega Market Việt Nam với Big C Thái Lan. Đây là bước đi với tham vọng giành lợi thế trong cuộc đua cạnh tranh với những doanh nghiệp khác trên thị trường, không chỉ ở Việt nam, Thái Lan mà sang toàn khu vực tiểu vùng sông Mekong và Đông Nam Á. Việc sáp nhập và sử dụng tên gọi Mega Market sẽ giúp TCC đồng bộ thương hiệu trong khu vực.

Mega Market Việt Nam là một chi nhánh của Mega Market. Đây là dự án của TCC Logistics & Warehouse, theo đuổi chiến lược kho hàng hiện đại, với nhiều cửa hàng bán buôn, bán lẻ hay các quầy hàng tại trung tâm thương mại. Theo đó, hàng hoá Việt Nam sẽ được đưa tới thị trường Thái Lan và các nước khác, thông qua hệ thống Mega Market. Ngoài ra, Mega Market đang có dự án phát triển nông nghiệp cả rau củ quả lẫn thuỷ sản.

E-MART SẼ ĐẦU TƢ 200 TRIỆU USD VÀO VIỆT NAM

Đầu tháng 9, E-Mart - chuỗi siêu thị giảm giá lớn nhất Hàn Quốc tuyên bố đã ký kết thoả thuận đầu tư 200 triệu USD (tương đương khoảng hơn 4.000 tỷ VNĐ) vào TP Hồ Chí Minh - nơi được xem là trung tâm thương mại của Việt Nam.

Theo đó, E-mart sẽ đầu tư mở các trung tâm bán lẻ như siêu thị và đại siêu thị trước năm 2020. E-mart cũng sẽ tích cực nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam để đa dạng hóa sản phẩm trong các siêu thị, bao gồm hàng dệt may, đồ chơi, trái cây và các sản phẩm hải sản.

Trước đây, E-mart đã mở siêu thị đầu tiên tại quận Gò Vấp, TP.HCM vào tháng 12/2015. Giá trị đầu tư của siêu thị này là khoảng 60 triệu USD. E-mart cũng từng công bố kế hoạch mở 52 cửa hàng trên khắp Việt Nam trước năm 2020. Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

TỔNG CỤC HẢI QUAN CÔNG NHẬN ĐẠI LÝ THỦ TỤC HẢI QUAN CHO 11 DOANH NGHIỆP

Tổng cục Hải quan đã ban hành các quyết định công nhận hoạt động đại lý thủ tục hải quan đối với 11 doanh nghiệp (DN) hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Cụ thể:

- Tại địa bàn Hà Nội có 4 DN được công nhận là: Công ty cổ phần Logistics Con Đường Xanh, Công ty cổ phần vận tải Thái Việt Trung, Công ty TNHH Amazo, Công ty cổ phần An Phát Thăng Long.

- Tại địa bàn Hải Phòng có 2 DN là: Công ty TNHH khai thác container Việt Nam, Công ty cổ phần thương mại Hoàng Cầu.

Bên cạnh đó, còn một số DN được công nhận đại lý thủ tục hải quan là Công ty TNHH tiếp vận Hiệp Sỹ (TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH MTV Đồng Phước (Tây Ninh), Công ty TNHH Gia Tuấn (Đồng Nai), Công ty cổ phần ALS Đông Hà Nội (Bắc Ninh), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Qufico (Quảng Ninh).

QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN BẮC TRUNG BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ

Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 2368/QĐ-BGTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Bắc Trung bộ (Nhóm 2) và Quyết định số 2370/QĐ-BGTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Nam Trung bộ (Nhóm 4) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó:

- Nhóm 2 có Cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu bến cảng Nam Nghi Sơn, Bắc Nghi Sơn và khu bến Hòn Mê. Cảng biển Nghệ An là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu bến Nam Cửa Lò, Bắc Cửa Lò và khu bến cảng chuyên dùng Đông Hồi. Trong đó, khu bến Nam Cửa Lò là khu bến tổng hợp kết hợp container, gồm 4 bến cảng hiện hữu tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 tấn; phát triển các bến phía hạ lưu (2 - 4 bến) tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn. Cảng biển Hà Tĩnh là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I) gồm khu bến Vũng Áng và khu bến Sơn Dương. Trong đó, khu bến cảng Vũng Áng có chức năng là khu bến tổng hợp, container, có bến chuyên dùng.

- Nhóm 4 gôm gồm 5 cảng biển: Quy Nhơn, Vũng Rô, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong đó, Cảng biển Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến chức năng: Quy Nhơn - Thị Nại, Nhơn Hội và các bến Tam Quan, Đề Gi. Cảng biển Vũng Rô (Phú Yên) là cảng tổng hợp địa phương (loại II). Cảng biển Khánh Hòa là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I), về lâu dài có thể phát triển đảm nhận chức năng chính là trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Loại IA). Bao gồm các khu bến: Đầm Môn (Bắc vịnh Vân Phong), Nam Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh. Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 15,9 - 18,6 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 39,7 - 46,2 triệu tấn/năm. Cảng biển Ninh Thuận và cảng biển Bình Thuận là cảng tổng hợp địa phương (loại II).

TỪ 10.9.2016, 5 TRẠM THU PHÍ TRÊN QUỐC LỘ 1 GIẢM PHÍ

Bộ Tài chính đã chính thức xem xét giảm phí sử dụng đường bộ tại 5 trạm thu phí trên Quốc lộ 1 thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam và Bình Định. 2 trạm thu phí tại tỉnh Quảng Bình và 3 trạm khác tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Bình Định sẽ được giảm phí từ 10.9.2016 nhưng chỉ áp dụng với xe tải và xe chở hàng bằng container cụ thể như sau:

Loại xe Vé lƣợt (đồng/lƣợt) Vé tháng (đồng/lƣợt) Vé quý (đồng/lƣợt)

- Có tải trọng từ 10-18 tấn

- Chở hàng container 20’ 120.000 3.600.000 9.720.000

- Có tải trọng > 18 tấn

- Chở hàng container 40’ 180.000 5.400.000 14.580.000

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

ĐƢỜNG THỦY BỔ SUNG THU PHÍ TRÌNH BÁO SỰ CỐ, TAI NẠN

Bộ Tài chính đã hoàn thiện và đang lấy kiến Dự thảo sửa đổi thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa. Một trong những điểm mới là bổ sung thêm phí trình báo đường thủy đối với tàu biển, phương tiện thủy, với mức:

+100.000 đồng/lần đối với tàu biển;

+50.000 đồng/lần đối với phương tiện thủy nội địa, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người.

Các mức phí về trọng tải và phí ra, vào cảng bến của phương tiện được giữ nguyên như hiện nay.

CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ NƢỚC DẰN TÀU BIỂN SẮP CÓ HIỆU LỰC

Ông Nguyễn Vũ Hải, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm VN cho biết, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) vừa công bố trên website của IMO về việc Công ước quốc tế về kiểm soát và quản lý nước dằn và cặn lắng nước dằn tàu năm 2004 (Công ước BWM) sẽ chính thức có hiệu lực từ 8/9/2017.

Nội dung công ước quy định, tất cả các kiểu loại tàu bất kỳ hoạt động trong môi trường nước (tàu ngầm, nổi, công trình nổi, kho chứa nổi) phải: Có kế hoạch quản lý nước dằn được phê chuẩn, duy trì nhật ký nước dằn; quản lý nước dằn trên hành trình thông qua hoạt động thay đổi nước dằn (hoặc xử lý nước dằn).

Các tàu đóng mới từ ngày 8/9/2017 phải trang bị hệ thống xử lý nước dằn trước khi hoạt động; tàu đóng trước ngày 8/9/2017 phải trang bị tại đợt kiểm tra để cấp mới lần đầu Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu.

TỪ THÁNG 9-2016, CÁCH TÍNH THUẾ XK, THUẾ NK CÓ NHIỀU THAY ĐỔI

Từ ngày 1/9, Luật Thuế XK, thuế NK có hiệu lực thi hành. Với nhiều điểm mới, sửa đổi theo hướng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, được kỳ vọng sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Theo đó, Luật thuế XNK 2016 sẽ bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, bổ sung nhiều quy định để hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế, sửa luật hướng tới phù hợp thông lệ quốc tế, đơn giản hóa thủ tục hành chính,..

ĐỀ XUẤT PHÍ NHƢỢNG QUYỀN KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay. Dự thảo đề xuất mức thu phí như sau:

Số TT Dịch vụ chịu phí Mức thu (đồng/lƣợt hạ hoặc cất cánh)

1 Bảo đảm hoạt động bay 165.000

2 Kinh doanh cảng hàng không 335.000

Trong đó: Mức thu phí được tính trên sản lượng chuyến bay hạ cánh hoặc cất cánh không thuộc đối tượng miễn thu (sản lượng tính theo lượt hạ cánh hoặc cất cánh) đi hoặc đến các cảng hàng không thuộc khu vực do Cảng vụ hàng không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Dự thảo quy định người nộp phí là các tổ chức, cá nhân khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và kinh doanh cảng hàng không. Người nộp phí được hạch toán khoản tiền phí phải nộp vào chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý, được trừ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp và không được thu thêm (cộng thêm) số tiền phí phải nộp theo Thông tư này vào giá dịch vụ khi cung cấp dịch vụ cất cánh, hạ cánh, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay đối với khách hàng. Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Khởi công xây dựng nhà ga quốc tế tại Cảng hàng không Cam Ranh

Ngày 8/9, Công ty Cổ phần nhà ga quốc tế Cam Ranh đã khởi công xây dựng Nhà ga quốc tế tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, thuộc địa bàn thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Dự án này có tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng, được chia thành 3 giai đoạn, với công suất thiết kế giai đoạn 1 là 2,5 triệu lượt khách/năm, giai đoạn 2 tăng lên 4 triệu lượt khách/năm và sẽ đạt công suất 8 triệu lượt khách vào năm 2030.

Giai đoạn 1 sẽ hoàn thiện vào đầu năm 2018, nhà ga được thiết kế 10 cửa ra máy bay với 4 cổng tiếp xúc và 6 cổng ra bãi đỗ xe và nhiều hạng mục chuyên dụng của công trình.

Đầu năm 2016, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đã tiến hành cải tạo, mở rộng và nâng công suất của nhà ga lên 2,5 triệu lượt hành khách/năm, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng số hành khách thông qua cảng trong thời điểm hiện tại, khi 8 tháng đầu năm nay đã có 3,3 triệu lượt hành khách, trong đó có 1,5 triệu lượt hành khách quốc tế thông qua cảng.

Hàng không Việt Nam sắp có thêm “tân binh” Vietstar

Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar (Vietstar). Theo đó, Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar là doanh nghiệp mới được thành lập vào cuối tháng 6/2016 với số vốn là 300 tỷ đồng.

Nếu được cấp phép, Vietstar dự kiến cất cánh vào năm 2017 với đội bay gồm 7 chiếc bao gồm 5 máy bay vận chuyển khách, 2 máy bay vận chuyển hàng hóa chuyên dụng. Vietstar dự kiến vận chuyển được 0,5 triệu lượt hành khách và 32.000 tấn hàng hóa ngay trong năm đầu bay.

Được biết, mục tiêu của hãng là sẽ tập trung khai thác trục nội địa Bắc - Nam, khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á trên vai trò là hãng hàng không vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng đầu tiên tại Việt Nam.

Hàng không Việt Nam tăng trƣởng ở vị trí thứ 3 của khu vực

Nửa đầu năm nay, thị trường hàng không nước ta tăng trưởng hơn 30%, với tổng lượng hành khách qua các cảng hàng không đạt 38 triệu khách và sản lượng hàng hóa đạt 503 nghìn tấn. Thị trường hàng không Việt Nam nằm trong top 3 của khu vực và top 7 của thế giới về tốc độ tăng trưởng.

NGÀNH ĐƢỜNG SẮT

Bộ GTVT nghiên cứu tính khả thi quy hoạch tuyến đƣờng sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa chủ trì cuộc họp về dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và kết nối quốc tế. Theo báo cáo của Ban QLDA Đường sắt về hiện trạng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hiện tại tuyến này gồm 2 tuyến chính:

-Tuyến đƣờng sắt từ Yên Viên (Hà Nội) - Lào Cai: với tổng chiều dài 285km chủ yếu là đường đơn khổ 1.000mm. Tuyến có địa hình hiểm trở qua nhiều núi cao độ dốc lớn, bình diện tuyến đường rất xấu (đặc biệt là đoạn từ Yên Bái - Lào Cai). Tốc độ chạy tầu thấp, vận tốc trung bình chỉ đạt 40km/h. Năng lực thông qua 20 đôi tàu/ngày đêm.

Dự án Cải tạo, nâng cấp do ADB và Pháp tài trợ đã hoàn thành giai đoạn 1 khoảng 176km đường. Tuy nhiên, dự án hiện chỉ rút ngắn được 40 phút chạy tàu so với dự kiến 90 phút theo nghiên cứu khả thi.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 05/2016 4

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

-Tuyến đƣờng sắt Gia Lâm (Hà Nội) - Hải Phòng đường đơn khổ 1.000mm, dài 96km, địa hình tương đối bằng phẳng tuy nhiên qua nhiều khu dân cư đông đúc đặc biệt có nhiều điểm giao cắt cùng mức với đường bộ, hành lang an toàn giao thông không đảm bảo, tốc độ chạy tầu thấp, tối đa đạt 50km/h.

Với phương án kéo dài tuyến Đường sắt tới ga Tằng Loỏng (Lào Cai), Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu nghiên cứu đánh giá hàng hóa, cùng với việc tăng cường vận tải hàng hóa bằng phương thức này đưa ra doanh thu dự kiến từ đó đưa ra đề xuất cụ thể báo cáo Bộ GTVT.

Đối với Hải Phòng hiện nay, đường sắt chưa phát huy được đúng với tiềm năng và nhu cầu thực tế, chưa tận dụng hết hạ tầng đã có, do đó, Bộ trưởng yêu cầu nghiên cứu cụ thể phương án thiết kế tuyến mới từ ga Vật Cách đến Cảng Lạch Huyện.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Hanjin phá sản, cƣớc vận tải thế giới tăng vọt

Khó có thể vực dậy

Ngày 31/8, Tập đoàn Vận tải Hanjin lớn nhất Hàn Quốc và đứng thứ 7 thế giới nộp đơn xin phá sản và được Tòa án Trung ương Seoul chấp thuận. Sự sụp đổ của một trong những hãng vận tải lớn nhất thế giới là minh chứng cho hiện tượng domino các hãng vận tải liên tiếp sụp đổ trong bối cảnh ngành vận tải toàn cầu chật vật vì cung vượt cầu và kinh tế suy thoái. Sau khi thông tin phá sản được công bố, cổ phiếu của Hanjin tụt dốc 30%.

Hanjin vận chuyển 3% số container trên toàn cầu, chiếm 10% lượng hàng hóa được vận tải trên tuyến vận tải đường biển châu Á, 10% trên tuyến vận tải đường biển châu Âu.

Để bảo vệ tàu thuyền và các tài sản khác không bị chủ nợ thu giữ, Tập đoàn Hanjin có kế hoạch nộp đơn xin bảo vệ phá sản tại 10 nước trên thế giới bao gồm: Canada, Đức, Anh. Trước đó, Hanjin đã thực hiện thủ tục này tại Tòa án Phá sản Mỹ. Tới đây, Hanjin muốn mở rộng quy mô bảo vệ ở nhiều nhất là 43 nước, trong thời gian sớm nhất có thể.

Giá cƣớc vận tải tăng vọt 50%

Tập đoàn Hanjin sụp đổ ảnh hưởng không chỉ tới ngành logistics quốc tế mà còn tác động xấu tới nhiều ngành xuất khẩu, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dệt may, da giày, thủy sản và đồ gỗ…Nhiều cảng biển lớn trên thế giới bao gồm các cảng tại Thượng Hải và Hạ Môn (Trung Quốc), Valencia, Tây Ban Nha và Savannah “cấm cửa” các tàu của Hanjin.

Hơn nữa, Hanjin dừng hoạt động ngay giữa mùa xuất khẩu nhộn nhịp nhất của châu Á khiến các bên giao nhận hàng hóa cùng các hãng vận tải chật vật tìm hãng thay thế và chắc chắn sẽ phải chấp nhận mức giá “cắt cổ” vì gấp rút. Sự việc này sẽ khiến giá vận tải đường biển tăng cao, ít nhất là trong ngắn hạn. Theo đó, hôm 2/9, giá vận tải từ Trung Quốc đến các cảng bờ Tây tăng từ 1.100 USD/container lên 1.700 USD; Giá vận tải từ Trung Quốc đến bờ Đông của Mỹ tăng từ 1.700 USD/container lên 2.400 USD/container.

Bên cạnh những tác động tiêu cực, sự ra đi của một ông lớn trong ngành vận tải phần nào giúp giảm tình trạng cung vượt quá cầu mà ngành vận tải biển toàn cầu đang phải đối mặt. Nhiều chuyên gia logistics dự báo năm nay ngành vận tải biển toàn cầu sẽ thua lỗ khoảng 5 tỷ USD vì công suất cung vẫn còn thừa khá nhiều so với cầu.

Hapag Lloyd phê duyệt Hợp đồng và kế hoạch sáp nhập với UASC

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Hapag Lloyd vừa qua đã phê duyệt toàn bộ điều khoản sáp nhập với UASC, kể cả các điều khoản về nhân sự như cử người đại diện cổ đông, tăng số lượng HĐQT.

Sau khi sáp nhập Hapag Lloyd và UASC sẽ trở thành hãng tàu container đứng thứ 5 thế giới. Việc sáp nhập này sẽ mang đến cho Hapag Lloyd đội tàu container cỡ lớn để giảm chi phí vận tải mà UASC đã đầu tư trong những năm vừa qua.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

Maersk Line triển khai tuyến vận chuyển vòng quanh thế giới.

Maersk Line sẽ giới thiệu tuyến vận chuyển vòng quanh thế giới vào tháng 9 tới, tận dụng kênh Panama mới mở rộng để triển khai 11 tàu có sức chở 8.500 TEU.

Maersk sẽ thay đổi hoàn toàn tuyến TP12 thành một tuyến vận chuyển vòng quanh thế giới, với thời gian vận chuyển nhanh hơn đáng kể giữa các cảng Đông Á và bờ Tây Mỹ. Theo đó, tuyến TP12 sẽ qua kênh Panama mới và ghé cảng Newark, Norfolk và Bantimore trên bờ Tây. Trên đường trở lại Châu Á, TP12 sẽ qua kênh Suez và ghé Salalah (Oman), Colombo (Sri Lanka) và Singapore.

Maersk cũng bổ sung thêm cảng Busan (Hàn Quốc) trên chiều đi hướng tây của tuyến TP10 và sẽ kết nối tuyến TP11 và TP8 để hình thành lên một tuyến vận chuyển con thoi nhằm mở rộng diện bao phủ cả hai tuyến. Sẽ không có sự thay đổi về năng lực vận chuyển trên các tuyến Châu Á-Bờ Tây. Maersk sẽ triển khai 11 tàu 8.500 TEU trên tuyến TP12 mới và 17 tàu 8.500 Teu trên tuyến TP11/TP8 mới.

Hyundai xác nhận kế hoạch tham gia Liên minh 2M

Hãng tàu Hàn Quốc- Hyundai (HMM) đã ký bản ghi nhớ với liên minh 2M để cung cấp dịch vụ chung vào tháng 4/2017 sau khi hoàn thành đàm phán và các phê duyệt tại mỗi quốc gia.

Bằng việc gia nhập liên minh 2M, HMM có thể tăng cường các thế mạnh của mình và đạt được mức chi phí cạnh tranh hơn. Các hãng tàu 2M có thể hưởng lợi nhiều hơn trong việc cung cấp dịch vu tại khu vực Châu Á và gia tăng mức độ phủ sóng tuyến Xuyên Thái Bình Dương.

HMM đã bắt đầu thảo luận để gia nhập liên minh lớn nhất 2M từ tháng 6 sau khi công ty đạt được thỏa thuận với các chủ tàu giảm 20% chi phí cho thuê và giảm 25% với các chủ tàu hàng rời. Như vậy HMM đã hoàn thành các điều kiện bắt buộc để thực hiện kế hoạch tài cấu trúc của mình và bình thường hóa các hoạt động kinh doanh.

Vinalines chuẩn bị đấu giá tàu 71 triệu USD

Ngày 5/10/2016, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sẽ tiến hành bán đấu giá tàu Vinalines Global, IMO 9050668, đóng năm 1994 với giá khởi điểm 58,951 tỷ đồng (tương đương 2,64 triệu USD).

Mức giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 10% và chưa bao gồm các chi phí thực tế mà khách hàng trúng đấu giá (Bên mua tàu) phải thanh toán cho Bên có tài sản đối với lượng nhiên liệu, dầu nhờn, thực phẩm còn lại trên tàu tại thời điểm bàn giao tàu.

Trước đó, cuối tháng 5/2016, Vinalines đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải thông qua chủ trương bán 6 con tàu cũ: Vinalines Global, Vinalines Trader, Vinalines Fortuna, Vinalines Star, Vinalines Ocean và Vinalines Ruby vào quý II/2016 nhằm “cắt lỗ”, cải thiện kết quả kinh doanh đội tàu đang vô cùng bết bát. Trong số đó, Vinalines Global có tuổi đời 22 năm, dùng để chuyên chở hàng khô và container. Theo ước tính, cả 6 tàu đều được bán với mức cực thấp so với số tiền đầu tư ban đầu.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Sản lƣợng thông qua cảng các cảng lớn trên thế giới

Cảng Singapore

Cảng Singapore thông báo sản lượng thông qua trong tháng 7 đạt 2,57 triệu Teu, cao hơn so với 2,55 triệu Teu trong cùng kỳ năm ngoái. Trong 7 tháng đầu năm 2016, sản lượng xếp dỡ của Singapore đạt 17,75 triệu Teu, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cảng Shanghai

Cảng Shanghai - cảng container bận rộn nhất thế giới báo cáo sản lượng thông qua tăng 5,1%, đạt 3,27 triệu Teu trong tháng 7. Lũy kế, 7 tháng đầu năm 2016, Shanghai xếp dỡ được 21,16 triệu Teu, tăng so với 21,14 triệu Teu đạt được trong cùng kỳ năm ngoái.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Ngành cảng biển Việt Nam – Sản lƣợng hàng hóa qua cảng tiếp đà tăng trƣởng tốt

Số liệu báo cáo 08 tháng năm 2016 (ước lượng) của Cục Hàng hải Việt Nam cho biết sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng Việt Nam tiếp tục “tăng trưởng bền vững”. Theo đó, tổng sản lượng hàng hóa 8 tháng trên cả nước ước đạt 306 triệu tấn (tăng 10% so với cùng kỳ) – hoàn thành 66% kế hoạch đặt ra. Mặt hàng container, vốn chiếm gần 1/3 tổng sản lượng (theo tấn), tăng trưởng mạnh 19%, với sản lượng lũy kế 8 tháng đạt 8,8 triệu Teus. Trong đó, hàng container “xuất khẩu” ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng chú ý 16% so với cùng kỳ năm trước.

Quảng Ninh: Hơn 6.900 tỷ đồng đầu tƣ Tổ hợp cảng biển và KCN

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển Tổ hợp cảng biển và khu công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với tổng mức đầu tư thực hiện dự án là 6.940 tỷ đồng.

Cụ thể, nhà đầu tư thực hiện Dự án là Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế CDC (trụ sở tại Cayman Islands); Công ty Infra Asia Investment (Hong Kong) Limited (trụ sở tại Hong Kong); Công ty Middle Utilities Company Pte. Ltd (trụ sở tại Singapore). Dự có có quy mô diện tích 1.192,9 ha với thời hạn thực hiện 50 năm.

Các nhà đầu tư sẽ tập trung đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng cảng biển, khu công nghiệp, trong đó có hệ thống cảng biển gồm 10 bến tàu cho tàu 50.000 DWT và dịch vụ logistic trên diện tích 1.192 ha. Được biết, thời gian thực hiện dự án là 50 năm và được phân kỳ thành 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2017 - 2021.

Gần 2 triệu tấn hàng thông qua cảng Nghệ Tĩnh trong 8 tháng đầu năm

Theo báo cáo của Cảng Nghệ Tĩnh, sản lượng hàng hoá thông qua cảng 8 tháng đầu năm 2016 đạt khoảng 2 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ, đạt 70% kế hoạch. Trong đó: hàng xuất khẩu ước đạt hơn 500.000 tấn; hàng nhập khẩu đạt 72.287 tấn; hàng quá cảnh đạt 61.632 tấn. Đặc biệt, hàng nội địa thông qua cảng đạt 944.562 tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2015.

Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 110 tỷ đồng. Nhiều mặt hàng thông qua cảng tăng với khối lượng lớn như: Hàng Clinker dự kiến đạt hơn 100.000 tấn (cùng kỳ năm 2015 mặt hàng này không có), do doanh nghiệp tăng cường xuất nội địa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang thị trường Malaixia. Hàng gỗ dăm băm: sản lượng dự kiến đạt khoảng 300.000 tấn, tăng 57%; hàng thức ăn gia súc sản lượng dự kiến đạt 30.000 tấn, tăng 46%; hàng thiết bị: sản lượng dự kiến đạt 30.000 tấn, tăng 87,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Ngoài ra, hàng container trên 500.000 tấn tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2015 do các Hãng tàu không ngừng duy trì và phát triển tuyến cũ, tăng năng suất giải phóng tàu..

Cảng Vũng Áng Việt-Lào mở rộng khả năng tiếp nhận tàu

Cục Hàng hải Việt Nam đã có công văn chấp thuận Công ty cổ phần Cảng Vũng Áng Việt – Lào (Hà Tĩnh) nghiên cứu, cải tạo cầu cảng số 1 – bến cảng Vũng Áng tiếp nhận tàu tổng hợp đến 45.000 tấn và tàu container đến 2.000 TEU.

Trước đó, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã quyết định cho phép cầu cảng số 2 thuộc bến cảng Vũng Áng được tiếp nhận tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài chở hàng dăm gỗ trọng tải đến 55.000 tấn hoặc tàu chở container trọng tải đến 45.000 tấn có chiều dài 215m với mớn nước phù hợp ra, vào hoạt động bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ hàng hải khác có liên quan. Theo dự kiến đến hết năm 2016 cầu cảng số 1 và số 2 thuộc bến cảng Vũng Áng sẽ đạt được khoảng 2 triệu tấn hàng hóa.

Tân Cảng Quy Nhơn sắp gia nhập sân chơi UpCOM

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận cho CTCP Tân Cảng Quy Nhơn được đăng ký giao dịch gần 10,8 triệu cổ phiếu phổ thông trên UpCOM với mã chứng khoán QSP.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

Tính đến 10/8/2016, Tân Cảng Quy Nhơn có 874 cổ đông trong đó có 1 cổ đông lớn duy nhất là CTCP Cảng Quy Nhơn nắm giữ 1,8 triệu cổ phần tương ứng 16,68% vốn điều lệ công ty. Hiện công ty không có cổ đông nước ngoài nào.

Doanh thu công ty đến từ dịch vụ khai thác cầu cảng và kho bãi, trong đó tỷ trọng doanh thu từ khai thác kho bãi 2 trong 2 năm 2014 và 2015 lần lượt là 73,6% và 67,45%.

6 tháng, Cảng Sài Gòn lãi hợp nhất 68 tỷ đồng

CTCP Cảng Sài Gòn (SGP) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2016, với doanh thu 291,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 50,9 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, SGP đạt 535,9 tỷ đồng doanh thu và 68 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm 30/6/2016, SGP có lỗ lũy kế 1.022 tỷ đồng. Nguyên nhân là do Công ty bị điều chỉnh hồi tố lỗ hơn 1.000 tỷ đồng từ các cảng liên doanh tại khu vực Thị Vải - Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) trong giai đoạn trước. Khoản lỗ này đã được ghi nhận tại thời điểm kết thúc năm 2015 sau khi SGP thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần.

Cảng Quốc tế Cái Mép lên kế hoạch đón tàu biển lớn nhất thế giới

Công ty TNHH Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) vừa đề nghị Bộ Giao thông – Vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam cho phép Cảng triển khai lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải để đón chuyến tàu thử nghiệm siêu lớn Maren Maersk chạy tuyến Á – Âu vào tháng 10/2016.

Đây là tàu container loại Triple-E của Liên minh 2M (Maersk Line và MSC), với chiều dài 399 m, rộng 59 m, tổng trọng tải 194.153 DWT (tương đương 18.000 TEU), cần mớn nước cập và rời cảng 12 – 13 m.

CMIT cho biết là tàu Triple – E là tàu khổng lồ lớn nhất thế giới hiện nay. Việc liên minh 2M quyết định xem xét đưa Cái Mép vào mạng lưới các cảng có thể tiếp nhận đội tàu loại Triple – E thể hiện vị trí chiến lược của khu vực này trong hoạt động hàng hải quốc tế. Cái Mép sẽ trở thành một trong số ít cảng tại châu Á có khả năng làm hàng cho tàu 18.000 TEU như Busan, Hồng Kong, Thượng Hải, Singapore…

Được biết, sau khi đón tổng cộng 62 chuyến tàu trọng tải 160.000 DWT vào làm hàng kể từ tháng 10/2015 đến nay, lãnh đạo CMIT cho biết, với độ sâu hiện tại của luồng hoàn toàn có thể đảm bảo an toàn cho tàu loại Triple-E hoạt động.

Việc đưa tàu 18.000 TEU vào khai thác tại cảng CMIT sẽ tác động lớn tới thị trường xuất khẩu của Việt Nam bởi hàng hóa được chuyển thẳng tới châu Âu, tiết kiệm chi phí vận tải và thời gian vận chuyển. Đây cũng là cơ hội để các hãng vận tải feeder trong nước chuyên chở cho liên minh 2M hàng xuất khẩu từ Hải Phòng và Đà Nẵng vào trung chuyển lên tàu mẹ loại này tại Cái Mép thay vì phải chuyển sang Malaysia và Singapore.

Khai trƣơng cảng container quốc tế SP–ITC hơn 200 triệu USD

Ngày 18/9/2016, tại TP.HCM, diễn ra buổi lễ khai trương cảng container quốc tế SP-ITC giai đoạn 1 trên diện tích 20 ha.

Cảng container quốc tế SP – ITC có tổng mức đầu tư xây dựng hơn 200 triệu USD, trên quy mô tổng diện tích 48ha, tổng chiều dài cầu cảng chính 1.000m, công suất thiết kế 2 triệu TEUs/năm, khả năng bãi container 34.000 TEUs. Giai đoạn 1, cảng có mớn nước trước cầu tàu là -12.1m, có thể tiếp nhận tàu với tổng chiều dài 230m, trọng tải tàu 35,000 DWT.

NGÀNH LOGISTICS

Vùng ĐBSCL phát triển các đầu mối vận tải phục vụ logistics

Vùng ĐBSCL phát triển các đầu mối vận tải phục vụ logistics. Đó là nội dung kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị về huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống dịch vụ logistics vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu, đối với kế hoạch phát triển đường bộ, cần hoàn thiện 6 tuyến trên trục dọc qua vùng ĐBSCL (tuyến N1, N2, Quốc lộ 1, Quốc lộ 60, cao tốc TP.HCM - Cần Thơ - Cà Mau, hành lang ven biển phía Nam), hoàn thành việc đầu tư nâng cấp 9 tuyến trên các trục ngang gồm các Quốc lộ: 30, 53, 54, 57, 61, 62, 63, 80, 91 theo quy hoạch, đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 2 làn xe và xây dựng tuyến tránh thành phố Long Xuyên (An Giang).

Về phát triển đƣờng thủy nội địa, Phó thủ tướng yêu cầu phát huy hiệu quả của dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL (WB5), tiếp tục nâng cấp các tuyến vận tải đường thủy hiện có, đẩy mạnh vận tải đa phương thức, trong đó tập trung khai thác triệt để thế mạnh vận tải thủy. Rà soát và từng bước xử lý các cầu có tĩnh không thấp ảnh hưởng đến hoạt động vận tải thủy nội địa trên các tuyến sông, kênh chính trong vùng.

Về đƣờng biển, Phó thủ tướng yêu cầu hoàn thành dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu; nâng cấp cụm cảng Cái Cui thành cảng tổng hợp quốc gia, xây dựng cảng chuyên dùng nhập than cho nhà máy nhiệt điện khu vực phía Đông và phía Tây của vùng; tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống cảng và luồng tàu một cách đồng bộ, đáp ứng nhu cầu vận tải của vùng và phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được phê duyệt.

Đối với hàng không, Phó thủ tướng giao Bộ GTVT rà soát và thực hiện việc đầu tư nâng cấp theo quy hoạch được duyệt, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hành khách, hàng hóa tại Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc, Rạch Giá, Cà Mau.

Về dịch vụ logistics, Phó thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh việc phát triển các đầu mối vận tải phục vụ dịch vụ logistics phù hợp với quy hoạch phát triển đã được phê duyệt, tăng cường kết nối các phương thức vận tải. Chú trọng nâng cao năng lực vận tải trên các trục vận tải, đặc biệt là tuyến vận tải thủy trên sông Tiền, sông Hậu trong giao thương với Campuchia...

Hàn Quốc muốn đẩy mạnh phát triển thị trƣờng logistics Việt Nam

Các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn tham gia, hợp tác với doanh nghiệp trong nước để phát triển thị trường logistics Việt Nam trong bối cảnh hoạt động giao thương giữa hai nước ngày gia tăng và đầu tư của nước này vào Việt Nam tăng cao.

Theo các doanh nghiệp Hàn Quốc, Việt Nam không chỉ có vị trí chiến lược của khu vực Đông Nam Á mà còn được xem là sự lựa chọn của nhiều nhà sản xuất quốc tế hiện nay nên rất cần phát triển dịch vụ logistics để đáp ứng việc vận chuyển hàng hóa và lưu giữ hàng hóa. Trong khi, chi phí logistics ở Việt Nam khá cao đã làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Từ năm 2016, Hàn Quốc đã đẩy mạnh phát triển logistics ở khu vực Đông Nam Á, trong đó TP.HCM được xem là nơi thuận tiện để phát triển dịch vụ này của Việt Nam.

Hiện nay, tại khu vực phía Nam có 200-250 doanh nghiệp giao nhận kho vận, trong khi ở phía Bắc, tập trung tại Hà Nội khoảng 100-200 doanh nghiệp. Nhiều hãng tàu Hàn Quốc đã tham gia thị trường Việt Nam như Hanjin, Hyundai, KMTC, Heung A, Chang Geum, Namsung, Dongjin, Bumju, Asan…. Bên cạnh đó, các công ty cung ứng các dịch vụ logistics và các dịch vụ liên quan như CJ GLS, KCTC, Dongbang Logistic Vina, Dongbu, Express, Hanjin, Chunil Package and Freight… cũng đã có mặt.

TP HCM chi gần 900 tỷ làm đƣờng song hành cao tốc Long Thành

UBND TP.HCM đã đồng ý cho xây dựng dự án đường song hành cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giấy. Tổng mức đầu tư dự án lên 869 tỷ đồng.

Với tổng số vốn trên, dự án bao gồm hai đoạn đường song hành phía bên phải tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đoạn một có điểm đầu là đường Mai Chí Thọ và điểm cuối là đường Đỗ Xuân Hợp. Đoạn 2 có điểm đầu là đường D11 và điểm cuối là Vành Đai 2.

Dự án này sẽ góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, dự án cũng giúp tăng khả năng khai thác kết nối giao thông khu vực đường cao tốc, đường vành đai 2 và đường Mai Chí Thọ; còn góp phần giảm bớt áp lực giao thông cho tuyến đường Nguyễn Duy Trinh. Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

UPS ĐẠT MỤC TIÊU 1 TỶ DẶM ĐƢỜNG BẰNG NHIÊN LIỆU SẠCH

UPS vừa công bố đạt mục tiêu 1 tỷ dặm đường bằng đội vận chuyển sử dụng công nghệ tân tiến và nhiên liệu thay thế, sớm hơn một năm so với kế hoạch. Cam kết phát triển bền vững lâu dài của UPS là chuyển đổi hình thức vận chuyển và logistics thương mại, thúc đẩy tăng trưởng trong thị trường nhiên liệu xanh, và đầu tư cho những cải tiến kỹ thuật chủ chốt.

UPS đã triển khai hơn 7.200 phương tiện tại Phòng thí nghiệm di động để chọn ra phương thức vận chuyển phù hợp nhất với từng tình huống, từ xe đạp truyền thống và xe đạp điện tại những khu vực đông đúc như London hay Hamburg đến phương tiện điện và bán điện ở Hoa Kỳ, hay khí ga tự nhiên, khí ga tự nhiên tái tạo được và propan trên toàn cầu.

Có thể nói, UPS đang hiện thực hóa cải tiến bền vững trên toàn thế giới. Tính từ 2009 đến cuối năm 2016, UPS cam kết đầu tư hơn 750 triệu USD vào phương tiện sử dụng nhiên liệu thay thế, công nghệ tiên tiến, và trạm tiếp nhiên liệu trên toàn cầu.

VINAFCO KHÁNH THÀNH BẾN XE TẢI VÀ DỊCH VỤ CÔNG CỘNG THANH TRÌ

Sáng ngày 9/9, Công ty Cổ phần VINAFCO đã chính thức khánh thành Bến xe tải và Dịch vụ công cộng Thanh Trì tại thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Tổ hợp Bến xe tải và Dịch vụ công cộng Thanh Trì là công trình đầu tiên trên địa bàn huyện Thanh Trì cung cấp các dịch vụ tích hợp: vận tải, kho bãi, trung chuyển… Với diện tích hơn 41,000 m2 và tổng vốn đầu tư qua 2 giai đoạn lên tới 140 tỷ đồng.

Giai đoạn 2 công trình được khởi công xây dựng từ tháng 12/2015, đến nay đã hoàn thiện thêm 03 nhà kho với diện tích 9.580m2; 900m2 nhà văn phòng; 17.000m2 sân, đường và các hạng mục phụ trợ khác như nhà ăn, nhà dịch vụ và gara sửa xe.

TÂN CẢNG KHAI TRƢƠNG DEPOT TÂN CẢNG - ĐÀ NẴNG

Ngày 06/09/2016, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) chính thức khai trương Depot Tân Cảng Đà Nẵng tại 98 Yết Kiêu, phường Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

Depot Tân Cang Đa Năng có diện tích hơn 1.4ha, được trang bị 02 xe nâng và 01 forklift cung cấp trọn gói các dịch vụ bãi container rỗng.

Trong thời gian tới, TCSG và Tan Cang Shipping sẽ có những chuẩn bị thị trường để triển khai thêm tuyến vận tải biển kết nối Đà Nẵng đến các vùng kinh tế trọng điểm khác, phát triển đại lý tàu, đại lý hàng hóa,…

HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT

Cảng Nam Đình Vũ – Điểm đến tiếp theo của Gemadept tại Hải Phòng

Ngày 19/9/2016, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, đã diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư 2016 với chủ đề “Hải Phòng – Điểm đến của các nhà đầu tư”. Tham dự Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đại diện các Bộ, ban ngành Trung ương, các đại sứ quán, lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với sự góp mặt của gần 200 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong số các Giấy phép đầu tư và biên bản ghi nhớ về đầu tư và cam kết thực hiện với tổng vốn hơn 12,85 tỉ USD được ký kết tại Hội nghị, dự án cảng container Nam Đình Vũ là một trong số ít những dự án đầu tư hạ tầng nổi bật của Thành phố không chỉ bởi quy mô 6-7 bến cảng trên diện tích hơn 65ha và tổng vốn đầu tư lên đến 6.000 tỷ đồng phòng Hải mà còn bởi khi dự án hoàn thành thì đây sẽ là bước đệm quan trọng tạo nên sự phát triển đột phá, thúc đẩy sự chuyển mình đi lên của toàn

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải và Thành phố Hải Phòng, đón đầu những vận hội mới được mở ra từ cánh cửa hội nhập thế giới và khu vực thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong giai đoạn mới.

Thuộc Quy hoạch phát triển cảng của Chính Phủ và có vị trí đắc địa ngay tại cửa ngõ thông ra biển gần nhất so với các cảng khác tại khu vực cùng mớn nước sâu và vũng quay tàu rộng cho phép tiếp nhận tàu đến 30.000DWT, dự án cảng Nam Đình Vũ sẽ là chiếc cầu kết nối giao thương hàng hóa với thế giới của không chỉ riêng Thành phố cảng vốn đã rất sầm uất này mà còn của cả Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong tương lai.

Với những lợi thế và tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển cảng của Gemadept tại Hải Phòng, Công ty Cổ phần Cảng Nam Đình Vũ đã được thành lập để có thể đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương triển khai khởi công giai đoạn 1 của dự án ngay vào cuối năm nay. Dự kiến trong giai đoạn đầu, dự án sẽ có quy mô 20ha và vốn đầu tư ước tính gần 1.700 tỷ đồng.

Như vậy, tại khu vực phía Bắc, cùng với cảng Nam Hải đang hoạt động vượt công suất thiết kế, cảng Nam Hải Đình Vũ tuy mới được đưa vào khai thác nhưng đã gần đạt đến mức công suất tối đa, sự ra đời của cảng Nam Đình Vũ được kỳ vọng sẽ tạo nên một bước ngoặt mới, một diện mạo hoàn toàn mới cho Công ty cổ phần Gemadept trong việc nâng cao hơn nữa vị thế của một nhà điều hành và khai thác cảng hàng đầu Việt Nam.

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ đầu tư dự án Cảng Nam Đình Vũ giữa Ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng và Ông Đỗ Văn Nhân – Chủ tịch HĐQT CTCP Gemadept với sự chứng kiến của

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Bộ trưởng.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

GLC cung cấp dịch vụ CBT cho Masan tuyến vận tải Thái Lan

Từ đầu năm 2016, Gemadept Logistics (GLC) đã thành lập và phát triển mạnh hai dịch vụ mới là Khai thuê hải quan (Customs broker services - CBS) và Vận chuyển liên vận (Cross border Transportation - CBT) nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng gia tăng của khách hàng cũng như hoàn thiện mạng lưới kết nối giữa Gemadept với các nước láng giềng trong khu vực ASEAN.

Tháng 08/2016, GLC đã được khách hàng Masan tin tưởng lựa chọn làm đối tác cung ứng dịch vụ CBT tuyến vận tải Việt Nam – Thái Lan. Cùng với mạng lưới đối tác uy tín ở Thái Lan, GLC đã phối hợp một cách tốt nhất để cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng Masan. Đồng hành với các doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ sang thị trường ASEAN, bên cạnh tuyến vận tải Thái Lan, GLC đã xây dựng mạng lưới hoàn chỉnh để cung cấp dịch vụ liên vận ở các tuyến Campuchia, Lào và Trung Quốc nhằm đem đến các dịch vụ chất lượng cho khách hàng.

GLC gia nhập Hiệp hội WCA mở rộng mạng lƣới đối tác toàn cầu

Từ tháng 8/2016, GLC chính thức trở thành hội viên của Hiệp hội WCA Family of Logistic Networks – một trong những Hiệp hội giao nhận vận tải uy tín nhất thế giới. WCA Family of Logistics Networks là hiệp hội các đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận vận chuyển lớn nhất và uy tín nhất trên toàn thế giới, với hơn 6.200 văn phòng thành viên đặt tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thông qua hiệp hội, GLC mong muốn khẳng định thêm niềm tin tưởng của các đối tác trong lĩnh vực logistics trên toàn thế giới, hướng đến việc mở rộng mối quan hệ và các cơ hội hợp tác mới nhằm tham gia sâu hơn vào thị trường logistisc toàn cầu.

Tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy ở kho DC Sóng Thần

Ngày 20/8, GLC đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương tổ chức diễn tập PCCC cho cán bộ nhân viên tại Trung tâm phân phối Sóng Thần, tỉnh Bình Dương. Đây là hoạt động thường niên của GLC cung cấp những kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, giới thiệu những thiết bị PCCC mới, những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ và xử lý sự cố, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Với sự phối hợp, hướng dẫn nghiệp vụ nhiệt tình của các đồng chí cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC, hơn 50 cán bộ nhân viên của Trung tâm phân phối Sóng Thần và Trung tâm phân phối An Thạnh đã tham gia tập huấn một cách nghiêm túc và tích cực. Kết thúc buổi huấn luyện, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC đã đánh giá cao về tinh thần học tập, sự năng nổ, ý thức cao của các thành viên tham gia khóa huấn luyện này.

Ảnh: Huấn luyện định kỳ nghiệp vụ PCCC

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

ỨNG DỤNG IZIFIX – BƢỚC ĐI ĐỘT PHÁ CHO GIAO DỊCH VẬN TẢI THỦY

Hiện nay, tại các cảng điển hình như ở khu vực Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa Vũng Tàu), các tàu biển phải thông qua nhiều kênh trung gian tập hợp lượng lớn sà lan chờ sẵn ở cảng để lập tức bốc dỡ hàng hoá ngay khi tàu vào, tránh thêm các chi phí phát sinh.

Tuy nhiên, việc huy động cùng lúc nhiều sà lan nhưng năng lực xếp dỡ hàng tại các cảng có hạn dẫn đến tình trạng sà lan phải nằm rỗng “chờ tài” đợi đến lượt, có khi lên đến hơn 10 ngày. Trong khi đó ở những nơi khác, các chủ hàng lại luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sà lan chuyên chở phù hợp cho hàng hóa của mình.

Thấy được thực trạng lớn giữa việc mất cân bằng cung cầu này, một doanh nghiệp tiên phong trong việc tìm ra hướng phát triển mới trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa bằng ứng dụng thông minh IZIFIX. Đây là dự án Start-up được đầu tư phát triển độc lập bởi Công ty Cổ Phần Dịch vụ Vận Tải Biển Hải Vân (Haivanship).

Hoạt động theo mô hình sàn giao dịch trực tuyến, các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc tìm kiếm chủ hàng hoặc phương tiện vận chuyển công khai ngay trên sàn giao dịch vận tải IZIFIX. Họ có thể xem và chọn lọc những đối tác phù hợp với mức chi phí cạnh tranh, tiết kiệm thời gian và hiệu quả. Tất cả quy trình trên ứng dụng đều hoàn toàn miễn phí, giúp cho các chủ doanh nghiệp vận tải đường thủy tối ưu hóa việc giảm chi phí khai thác vận chuyển.

Một con số khá ấn tượng, trong vòng 3 tháng ứng dụng IZIFIX đã giúp kết nối hơn 2000 các đối tác tiềm năng là các chủ doanh nghiệp, các cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, góp phần nâng cao hiệu quả giao dịch lên 20% so với cách thức giao dịch truyền thống. Đây là 1 tín hiệu đáng mừng, không ít khách hàng đã bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối và đề cao tính tiện dụng mà ứng dụng này mang lại, có thể xem đây là một phần mềm không thể thiếu trong quá trình giao dịch vận tải.

Trong thời gian tới, IZIFIX sẽ phát triển nhiều dịch vụ cho người dùng như tổ chức các sàn đấu giá sà lan, đấu thầu vận chuyển, kết hợp thêm sàn giao dịch đường bộ và đường biển với các tính năng ưu việt để phục vụ đa dạng đối tượng sử dụng.

Trong quy hoạch phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa giai đoạn 2015-2020 của Bộ Giao thông Vận tải, tỷ lệ đảm nhận hàng hóa của đường thủy nội địa hướng đến mục tiêu 17,72% khối lượng vận tải toàn ngành giao thông vận tải. Tốc độ tăng trưởng khối lượng vận chuyển hàng hóa bình quân 11,2% một năm, đạt 393,89 triệu tấn. Quy hoạch cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của vận tải đường thủy nội địa trên các hành lang vận tải chính kết nối với cảng biển để nâng cao hiệu quả khai thác, đẩy mạnh vận tải đa phương thức và giảm chi phí dịch vụ logistics. Bởi ưu điểm của vận tải thủy đó là có thể chuyên chở với khối lượng lớn, giảm tải cho đường bộ, giúp giảm ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.

Bước đi đột phá này sẽ dần mang đến một diện mạo mới cho ngành vận tải đường thủy nội địa trong thời gian tới. Nhận được sự ủng hộ từ khách hàng tham gia sử dụng cũng như những tín hiệu tốt từ Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam, IZIFIX đang tiếp tục nổ lực và phát triển rộng khắp ứng dụng này đến với các chủ hàng, doanh nghiệp vận tải thủy và cá nhân chủ phương tiện sà lan trên cả nước. Back

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

8 DỰ BÁO VỀ NGÀNH CUNG ỨNG VÀ MUA HÀNG NĂM 2017

Hơn nửa chặng đường của năm 2016 đã qua, đây có lẽ là thời điểm doanh nghiệp “chốt sổ” để chuẩn bị cho những kế hoạch kinh doanh cho năm sau. Những dự báo về ngành cung ứng và mua hàng năm 2017 của Công ty tư vấn quản lý chuỗi cung ứng và điều hành sản xuất tại khu vực Đông Nam Á do CEL Consulting đưa ra mới đây khá hữu ích để doanh nghiệp ngành này có những bước chuẩn bị phù hợp.

1. Kinh tế vẫn chưa thể tăng trưởng mạnh mẽ

Năm 2017 vẫn chưa phải là thời điểm kết thúc tình trạng khó khăn của nền kinh tế vĩ mô. Chúng ta chỉ có thể hy vọng nền kinh tế khởi sắc thật sự vào năm 2018 hoặc xa hơn. Vì vậy, doanh nghiệp không nên kỳ vọng sẽ có mức doanh thu tăng vọt.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng hằng năm dù ít ỏi nhưng vẫn giúp giữ giá và lãi suất ở mức tương đối thấp. Doanh nghiệp nên lập kế hoạch mua hàng với số lượng hạn chế từ lúc này.

2. Quan tâm đến các quy định về môi trường và tầm quan trọng của phát triển bền vững

Những lo ngại về môi trường, việc giảm chất thải, ô nhiễm và sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên không thể tái tạo (các nhiên liệu hóa thạch) sẽ khiến cho nhu cầu về các sản phẩm và quy trình mua hàng mang tính bền vững tăng lên.

Theo đó, pháp luật ngày càng trở nên nghiêm ngặt về vấn đề môi trường đồng thời tâm lý và hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi theo hướng lựa chọn những thương hiệu có ý thức bảo vệ môi trường. Các chuyên gia mua hàng và các nhà nhập khẩu ở các nước cũng sẽ có xu hướng làm việc với các nhà cung cấp có quy trình hướng đến bảo vệ môi trường, mua các sản phẩm có tính bền vững.

3. Kỳ vọng chuyển biến ở các thị trường mới nổi

Trong vài thập niên qua, châu Á và châu Mỹ Latinh trở thành nguồn cung lao động sản xuất giá rẻ. Tuy nhiên, các thị trường này đang nổi lên bằng chính phần thu nhập sau thuế và quyết tâm sở hữu các công ty mà họ đang phục vụ thay vì làm việc với tư cách là lực lượng lao động giá rẻ để kiếm lợi nhuận cho các nước khác.

Khi Trung Quốc và các quốc gia khác thay đổi vai trò của mình trong lực lượng lao động và nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra một vài biến động trên thị trường, chẳng hạn như tại các nước mới nổi sẽ xuất hiện những nhà cung cấp mới do chính các quốc gia này sở hữu và vận hành.

4. Nhiều chuyên gia mua hàng sẽ trông đợi việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu

Từ sau khi hệ thống sản xuất tức thời (Just-in-time manufacturing – JIT) thành công ở hãng Toyota Motor (Nhật) trong việc loại bỏ sự lãng phí và kém hiệu quả khỏi quá trình sản xuất, phương pháp này đã trở thành một xu hướng mua sắm theo nhu cầu tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Hầu hết hệ thống JIT cũng mở rộng về phía người bán, người bán được yêu cầu giao hàng hóa có chất lượng cao, các lô hàng nhỏ và thời điểm giao hàng tương đối chính xác.

JIT hướng về sự cải tiến liên tục trong hệ thống như: giảm lượng tồn kho, giảm chi phí lắp đặt, giảm thời gian sản xuất, cải tiến chất lượng, tăng năng suất, cắt giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.

5. Phân tích dữ liệu đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc mua hàng

Nếu doanh nghiệp nào chưa áp dụng Big Data thì nên cập nhật ngay lúc này. Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được.

Tuy nhiên, hệ thống này lại chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực.

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

Big Data sẽ giúp doanh nghiệp sắp xếp hợp lý các quy trình, cải thiện quy hoạch nhu cầu, ra quyết định bằng số liệu thực tế kinh doanh thay vì bằng cảm tính như trước đây, hoặc thậm chí thuê được những nhân viên mua hàng có tay nghề tốt hơn.

6. Dữ liệu đám mây và thiết bị di động sẽ được ứng dụng rộng rãi

Điện toán đám mây sẽ ngày càng ứng dụng nhiều trong các loại hình dịch vụ cung ứng. Các ứng dụng phần mềm mua hàng sẽ triển khai trên nền dữ liệu đám mây sẽ giúp giảm chi phí đầu tư, cung cấp giải pháp dễ dàng cho tất cả mọi thứ từ lưu trữ dữ liệu đến quá trình tiến hành hay việc ứng dụng các quy trình đã được chuẩn hóa.

Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong mua hàng trên điện toán đám mây đang thực sự trở thành lựa chọn tốt hơn trong việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm so với việc hầu hết các công ty tự quản lý dữ liệu của chính mình.

Một yếu tố khác thúc đẩy sự phát triển của điện toán đám mây là điện thoại di động. Theo các chuyên gia mua sắm, khách hàng, nhà cung cấp đều có xu hướng sử dụng điện thoại di động nhiều hơn. Vì vậy, dữ liệu đám mây trở thành công cụ cung cấp dịch vụ truy cập qua điện thoại an toàn, bảo đảm và liền mạch.

7. Thuê ngoài đang trở thành xu thế

Xu hướng tự thực hiện các dịch vụ, giảm bớt các dịch vụ thuê ngoài do các bên thứ ba cung cấp phổ biến trong nhiều năm qua đã không còn phù hợp với giai đoạn này.

Việc thuê ngoài cho phép các doanh nghiệp có được dịch vụ chuyên nghiệp với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với việc duy trì một đội ngũ nhân viên trong công ty. Ngành mua hàng cũng sẽ phát triển theo xu hướng thuê ngoài khi các công ty lựa chọn các bên khác thực hiện mua hàng cho mình.

8. Công nghệ mới sẽ thay đổi thị trường liên tục

Công nghệ mới ra đời liên tục đã làm cho thị trường biến động không ngừng. Doanh nghiệp thời hội nhập cần ý thức tầm quan trọng của công nghệ mới, nhất là các thiết bị kết nối internet tham gia vào các ngành công nghiệp khác nhau.

Chúng ta nên tìm hiểu về mức độ các thiết bị kết nối internet phù hợp với chiến lược và kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, từ đó tạo ra các thiết bị có khả năng đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Và công nghệ mới phải cập nhật liên tục để không bị lạc hậu so với thị trường.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

XU HƢỚNG TỰ ĐỘNG HÓA – MÔ HÌNH TÀU VẬN TẢI BIỂN KHÔNG NGƢỜI LÁI

Trong tương lai không xa tàu chở hàng sẽ chỉ cần một đội ngũ thủy thủ tối thiểu hoặc sẽ chạy độc lập chỉ cần một người điều khiển ngồi trên bờ. Hiện đã có mọi tiền đề cần thiết để thực hiện điều đó. Các công ty vận tải biển tin rằng tự động hóa sẽ cho phép họ tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng đồng thời giảm được mức tiêu thụ nhiên liệu.

Công ty sản xuất động cơ Rolls-Royce Holdings khởi động chương trình Advanced Autonomous Waterborne Applications, thu hút các trường đại học và các công ty khác tham gia vào quá trình tự động hóa hàng hải.

Cơ sở của hoạt động này là áp dụng công nghệ đã từng được ứng dụng lâu trong ngành vận tải hàng không vào vận tải hàng hải, đồng thời cũng nghiên cứu khả năng áp dụng kinh nghiệm xe hơi không người lái vào vận tải hàng hải. Năm nay, Rolls-Royce đã hoàn thành công trình nghiên cứu lớn về khả năng vận tải hàng hải độc lập cho thấy việc dùng các con tàu không người lái rất hiệu quả nhờ kinh phí thấp.

Những con tàu biển không người lái sẽ được trang bị hiện đại không thua kém gì các máy bay quân sự: thiết bị dò hồng ngoại, camera phân giải cao và các bộ cảm biến lade. Một khối lượng lớn thông tin sẽ được chuyển lên bờ nơi các nhân viên điều phối sẽ xử lý khi theo dõi qua màn hình.

Chế độ hoạt động độc lập của tàu biển cho phép giảm 22% chi phí chủ yếu là nhờ không cần thủy thủ, không cần nhập thức ăn và đồ uống, giảm chi phí nhiên liệu hoặc tăng tải trọng. Trở ngại chính trên đường tự động hóa hoàn toàn đội vận tải tàu biển là phải chuyển nhiều dữ liệu lên bờ khi thiếu kênh truyền tải lưu lượng lớn nhưng thế hệ vệ tinh mới sẽ giải quyết vấn để này một cách có chất lượng và ít tốn kém.

Сông ty vệ tinh Inmarsat vừa tung ra dịch vụ Fleet Xpress, bảo đảm liên hệ trơn tru giữa chủ tàu và các con tàu đang lênh đênh trên đại dương nhờ các vệ tinh hoạt động mạnh và kênh liên lạc an toàn. Công nghệ cho phép nhân viên điều khiển ngồi trên bờ nhưng vẫn theo dõi được trạng thái của động cơ, các chỉ số khác nhau trên tàu và kiểm soát nhiều chức năng khác chưa hoạt động độc lập nhưng đang tiến gần đến chế độ độc lập.

Nhưng ngành vận tải biển vẫn đối mặt với nhiều vấn đề giống như việc khai thác xe hơi không người lái. Trước khi hạ thủy con tàu biển thông minh không người lái đầu tiên, cần làm rõ những vấn đề pháp lý, an toàn, tạo ra những tuyến đường và phương pháp chống cướp biển. Đó vẫn là con đường dài và phức tạp. Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

TỌA ĐÀM “QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG & LOGISTICS 2016”

Mục đích: RMIT Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm để quý phụ huynh và các bạn trẻ có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Logistics, Quản lý Chuỗi cung ứng và Tuyển dụng để có một góc nhìn toàn diện về cơ hội nghề nghiệp cũng như những kỹ năng cần phải có trong lĩnh vực đầy tiềm năng và nhiều thách thức này. Ngoài ra, các bạn trẻ còn được trải nghiệm một lớp học thử năng động và thú vị với giảng viên bản xứ.

Khách mời: Là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng

o Anh Trần Minh Tuân, Giám đốc Quản lý Chuỗi cung ứng, LG Electronics Việt Nam

o Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Giảng viên, Khoa Thương mại & Quản trị, RMIT Việt Nam

o PGS.TS. Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng Phòng Quản lý Khoa học, RMIT Việt Nam

o Anh Trần Khánh Long, Cựu sinh viên RMIT, hiện đang là Quản lý Xử lý đơn hàng, Lazada

Thời gian và địa điểm:

o TP.HCM: 8h-12h ngày 18/09/2016 tại RMIT Nam Sài Gòn: 702 Nguyễn Văn Linh, P.Tân Phong, Quận 7

o Hà Nội: 8h-12h ngày 25/09/2016 tại RMIT Hà Nội: Tòa nhà Handi Resco, 521 Kim Mã, Quận Ba Đình

Cách thức tham dự: Sự kiện mở của miễn phí và khuyến khích các bạn trẻ và phụ huynh đăng ký tại

http://event.rmit.edu.vn/logistics?utm_medium=Event_advertorial&utm_campaign=LogisticsLaunch&utm_source=YBOX

CHƢƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

" Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.”

- Albert Schweitzer (1875-1965)-