so166

24
1 MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bthương, Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Ê-sai 53-5 NGƯỜI THỢ ĐIÊU KHẮC Ông sống tận cuối làng, cô đơn và khó tính. Không giao du qua lại với ai. Ngày lại ngày, có việc thì cặm cụi đục đẽo, không việc thì lúi húi chăm sóc miếng vườn nhỏ, trồng dăm bụi sắn, vài luống rau và ít bụi hoa. Người trong làng thỉnh thoảng ghé đến nhưng thấy bản tính ông ghẻ lạnh nên cũng chẳng ai muốn chơi. Nguồn thu nhập chính của ông là khắc tượng gỗ. Danh tiếng ông khá lẫy lừng, nhiều ngôi chùa ở những nơi xa tìm ông để đặt hàng. Từ những bức tượng Phật Thích Ca uy nghi, to lớn cho đến những pho tượng chỉ bằng nắm tay, ông đều nhận cả. Một ngày kia có vị Linh Mục đến đặt hàng làm ông ngỡ ngàng. Đây là lần đầu tiên trong đời điêu khắc của ông có một “ông cha” giao tiếp với ông, Thứ đến là loại hàng này ông chưa từng bao giờ thử qua ! Ông cha này rất điềm đạm và bình dân, cho ông một cảm giác gần gũi, thân thiện. Hàng đặt là một tượng Thánh Giá cao tới hai mét rưỡi và chiều ngang một mét chín, nằm trên Thánh Giá này là tượng Chúa Giêsu cao một mét bảy. “Nhưng thưa ông, Chúa Giêsu là ai, tôi không biết rõ, làm sao tôi có thể khắc đúng như ông đòi hỏi ?” Vị Linh Mục thoáng ngẩn người, ông mau chóng lục chiếc cặp đang mang theo người, lấy ra một bức ảnh chịu nạn đưa

Upload: huynhhungdn

Post on 28-Nov-2014

954 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Nội san Mùa Gặt số 166 của Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống Moscow.

TRANSCRIPT

Page 1: So166

1

MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN

“ Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị

thương, Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. ”

Ê-sai 53-5

NGƯỜI THỢ ĐIÊU KHẮC Ông sống tận cuối làng, cô đơn và khó tính. Không giao du qua lại với ai. Ngày lại ngày, có việc thì cặm cụi đục đẽo, không việc thì lúi húi chăm sóc miếng vườn nhỏ, trồng dăm bụi sắn, vài luống

rau và ít bụi hoa. Người trong làng thỉnh thoảng ghé đến nhưng thấy bản tính ông ghẻ lạnh nên cũng chẳng ai muốn chơi. Nguồn thu nhập chính của ông là khắc tượng gỗ. Danh tiếng ông khá lẫy lừng, nhiều ngôi chùa ở những nơi xa tìm ông để đặt hàng. Từ những bức tượng Phật Thích Ca uy nghi, to lớn cho đến những pho tượng chỉ bằng nắm tay, ông đều nhận cả. Một ngày kia có vị Linh Mục đến đặt hàng làm ông ngỡ ngàng. Đây là lần đầu tiên trong đời điêu khắc của ông có một “ông cha” giao tiếp với ông, Thứ đến là loại hàng này ông chưa từng bao giờ thử qua ! Ông cha này rất điềm đạm và bình dân, cho ông một cảm giác gần gũi, thân thiện. Hàng đặt là một tượng Thánh Giá cao tới hai mét rưỡi và chiều ngang một mét chín, nằm trên Thánh Giá này là tượng Chúa Giêsu cao một mét bảy. “Nhưng thưa ông, Chúa Giêsu là ai, tôi không biết rõ, làm sao tôi có thể khắc đúng như ông đòi hỏi ?” Vị Linh Mục thoáng ngẩn người, ông mau chóng lục chiếc cặp đang mang theo người, lấy ra một bức ảnh chịu nạn đưa

Page 2: So166

2

cho người thợ, ông này cầm lấy ngắm nghía với cặp mắt nhà nghề, giọng đầy phân vân: “Thú thật với ông, tôi chưa từng khắc tượng… Chúa ! Từ trước đến nay tôi chỉ khắc tượng Phật, tượng các Thần. Đối với Chúa, tôi cảm thấy xa lạ lắm. Ông có cái gì về Chúa nữa không để tôi nghiên cứu thêm, chứ bức ảnh này tôi e chưa đủ để giúp tôi có thể lột tả được cái Thần. Ông biết đấy, tôi đặt cao lương tâm nghề nghiệp…”Vị Linh Mục nhìn ông thợ điêu khắc đầy thiện cảm, ông trao cho người thợ một cuốn sách: “Đây là cuốn Kinh Thánh của Đạo chúng tôi, hy vọng ông sẽ biết đầy đủ về Ngài…” Suốt cả tháng trời, ông thợ miệt mài đọc kỹ cuốn Thánh Kinh và ngắm nghía bức ảnh chịu nạn. Không giống vẻ oai nghiêm của các tượng Thần ông từng khắc, cũng không có vẻ an nhiên tự tại của tượng Phật với những đường nét bệ vệ, tròn trĩnh. Tượng Chúa Giêsu là những lồi lõm của một người gầy gầy, với những thương tích khắp người, một người trần truồng để lộ ra những xương sườn và cái bụng lép kẹp, nhất là gương mặt hốc hác, đau đớn của người chịu khổ hình. Một gương mặt đang trong tư thế ngước lên mà ánh mắt vừa chịu đựng lại vừa khẩn khoản, đầy tin tưởng và hiền lành, không thấy có chút nào của sự oán trách, thù hận ! Ông cứ vừa nghiền ngẫm vừa dò dẫm chạm khắc, ngày làm đêm nghiên cứu. Ngay cả trong giấc mơ ông cũng thấy gương mặt Người Chịu Nạn bê bết mồ

hôi và máu, những thớ thịt co giật trong cơn đau đớn, đôi môi khô nứt tím tái hẳn đi. hai cánh mũi phập phồng trong cơn khó thở ! Ngày qua ngày, ông làm việc miệt mài nhưng rất chậm. Đôi chân xương xẩu xếp chồng lên nhau của Người Chịu Nạn, bị đóng dính vào Thập Giá tương đối dễ khắc. Lồng ngực bức tượng nhô cao hiển lộ toàn bộ xương sườn như đang cố hớp

lấy không khí khiến cho phần bụng thót lại làm ông thấy khó khắc

hơn ! Ngay cả hai bàn tay với những ngón gầy guộc co quắp khiến những sợi gân căng trên cổ tay cũng khiến ông hình dung được sự đau đớn của Người Chịu Nạn ! Hình như

không có vị Giáo Chủ của Đạo nào lại khốn khổ như vị này ! Hầu hết các vị đều được vinh quang ngay khi tại thế, Đạo của các vị ấy cũng được truyền bá dễ dàng chứ không bị bách hại như Đạo này ! Mỗi nhát đục ông đều đắn đo cẩn thận. Độ khó của bức tượng kích thích ông mãnh liệt. Ông say mê làm việc như chưa bao giờ ông say mê đến thế ! Thỉnh thoảng, ông dừng tay, giở Kinh Thánh ra nghiền ngẫm về Con Người Trên Thánh Giá. Cứ như trong sách ghi chép lại thì Con Người này có lẽ là Chúa thật rồi ! Ông ta làm phép lạ mà chẳng tốn một tí hơi sức nào cả ! Chỉ một Lời, thế là thành sự ! Như thể ông ta là chủ tể của vũ trụ, là Ông Trời vậy ! Hình như các vị Giáo Chủ khác không làm phép lạ nào thì phải ? Các vị ấy chỉ dạy dỗ thôi, mà ông này thì dạy dỗ như

Page 3: So166

3

kẻ có quyền năng thật sự ! Cái điệp khúc “Phần Ta, Ta bảo các ngươi…” cứ lặp lại mãi. Mà những Lời dạy bảo của Người mới cao đẹp, mới thánh thiện làm sao ! Mỗi ngày qua, tác phẩm dần lộ hình, thì trong lòng ông thợ lại càng xốn xang, khắc khoải. Có một điều gì đó làm ông băn khoăn. Ông thường hay bỏ dở công việc để đi thăm một người trong làng bị đau ốm, có khi ông nghỉ nguyên một buổi để đi đưa đám một người chết chẳng liên hệ gì với ông ! Những đồng tiền làm ra được ông cất kỹ, nay cũng cạn dần theo những lần ông âm thầm đến nhà này, nhà nọ. Dân làng cũng thấy được sự thay đổi này, họ xầm xì bàn tán đủ điều về ông, có người còn độc miệng cho rằng ông sắp chết, nhưng nhìn chung họ cũng dần dần có cảm tình hơn với ông. Giai đoạn khó khăn nhất cuối cùng cũng đến: Đó là gương mặt Người Chịu Nạn. Ông đã bỏ nguyên hai ngày để đọc kỹ lại cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu trong cả bốn quyển Tin Mừng. So sánh, đối chiếu cả bốn quyển để tìm ra những điểm chung, điểm riêng, những nét đặc trưng khả dĩ giúp ông hình dung ra sự khốc liệt của cuộc hành hình mà Chúa Giêsu phải chịu. Ông mường tượng ra những cơn đau khiến gương mặt co giật. Răng nghiến lại ? Ừ, có thể nào răng nghiến lại khi cơn đau cùng cực không ? Miệng có bị méo đi không ? Còn mắt ? Mắt nhắm nghiền hay

trợn trừng, hoặc lạc thần vì quá sức chịu đựng ? Mồ hôi và máu thì dĩ nhiên rồi ! Một gương mặt đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn. Tâm hồn dĩ nhiên đau đớn lắm khi Người thốt lên: “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con ?” mà tâm hồn này cũng tin tưởng và bình an vì Người đã kêu lên: “Con xin phó thác hồn con trong tay Cha”. Một

gương mặt tội nhân mà sáng chói sự thánh thiện khi Người nguyện rằng: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Một gương mặt hài hòa bao nhiêu là trạng thái mà ông phải cô đọng lại ! Từng nhát đục ông gọt đẽo trong hồn ông, tượng hình dần trên thân gỗ. Gương mặt Chúa Giêsu

đau đớn với đôi mắt mở lớn đang ngước lên trời trong tâm tình phó thác vâng phục. Phải rồi, Người đã vâng phục cho đến chết và chết trên Thập Giá đang khi Người uy quyền phép tắc đến thế ! Ai làm gì được Người nếu không phải chính Người tự nguyện chết thay cho nhân loại ? Gương mặt Chúa Giêsu thánh thiện và khả ái làm ông hài lòng mặc dù mấy hôm nay một cơn đau cứ nhoi nhói trong ngực ông. Khi ông dừng nhát đục cuối cùng thì ánh sáng cuối ngày cũng vừa lịm tắt. Ông vui sướng cố dựng Thánh Giá gỗ nặng nề lên cho dựa vào tường rồi mệt mỏi lê bước vào giường. Đặt mình nằm xuống, ông thiếp đi rất nhanh, không hề mộng mị… Tiếng gà gáy sáng làm ông choàng tỉnh giấc, toàn thân khoan khoái sau một giấc

Page 4: So166

4

ngủ dài làm ông có cảm giác trở lại thuở đôi mươi. Bên ngoài cửa sổ trời vẫn còn tối nhưng nơi cửa ra vào ánh sáng lại huy hoàng làm ông ngạc nhiên. Ông chợt nhớ ra chiều qua mình đã ngủ như chết, không tắm rửa, không ăn uống và quên cả đóng cửa ! Ông bước xuống giường đi ra cửa và bất chợt khựng lại vì trong sân đang chói loà toàn ánh sáng, một thứ ánh sáng mà ông chưa từng thấy, chính ánh sáng này đã chiếu sáng cửa lớn nhà ông. Toàn thân ông thấm đẫm thứ ánh sáng huyền diệu này. Một niềm hạnh phúc ngọt ngào dâng ngập hồn ông, trong mơ hồ ông nhận ra thân thể mình bỗng nhẹ tênh, ánh sáng đưa ông bay lên cao, lên cao mãi… Phải đến hai ngày sau dân làng mới phát giác ra ông đã chết dưới chân cây Thánh Giá mà ông vừa hoàn thành, trong tư thế nửa ngồi nửa quỳ, mặt ngước lên và tay ôm chặt chân tượng Thánh Giá. Suy gẫm : Khi chúng ta suy niệm về sự chết của Chúa trên thập tự giá thì khi đó chúng ta mới có thể nhìn thấy được tình yêu vĩ đại mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta. Kinh Thánh chép trong Rô-ma 5:7-8 Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành.Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Chúa đã chết vì tội lỗi chúng ta đang khi chúng ta là người có tội vì vậy chúng ta hãy sống cho xứng đáng với tình yêu cao cả mà Ngài đã ban cho chúng ta. Ban Biên Tập.

CON ĐƯỜNG THẬP TỰ GIÁ Chúng ta đang sống trong Mùa Chay, mùa kỷ niệm những thương đau Chúa Cứu Thế đã gánh chịu cho nhân loại. Năm nay, chúng ta sẽ kỷ niệm lễ Phục Sinh, mừng ngày Chúa sống

lại vào Chúa Nhật ngày 7 tháng Tư. Nhưng trước khi bước đến ngày huy hoàng đó là những thương đau Chúa Giê-xu đã trải qua vì tội của nhân loại. Câu chuyện Phúc Âm hôm nay và trong những tuần sắp tới sẽ dẫn chúng ta trở lại thánh địa, để chúng ta đi theo những bước chân của Chúa Cứu Thế để giúp chúng ta nhìn tường tận hơn sự hy sinh cao cả của Chúa và thêm lòng tin nơi Chúa. Đối với quý vị chưa phải là con dân Chúa, chúng tôi ước ao những bước chân nầy sẽ giúp quý vị thấy rõ hơn về ý nghĩa cái chết của Chúa Giê-xu và sớm đặt lòng tin nơi Chúa để hưởng ơn cứu rỗi của Ngài. Đó là mục đích duy nhất của Chúa Giê-xu khi Ngài giáng trần 2,000 năm trước.

Nhiều tháng trước khi xảy ra việc Chúa Giê-xu bị bắt, bị xét xử cách bất công và cuối cùng bị đóng đinh trên cây thập tự, Chúa Giê-xu đã nói trước cho các môn đệ của Chúa biết rằng Ngài sẽ đến Giê-ru-sa-lem, chịu khốn khổ bị giết và đến ngày thứ ba sẽ sống lại. Khi Chúa nói trước cho các môn đệ biết về việc Ngài phải chịu những điều như vậy, một môn đệ thân tín là sứ đồ Si-môn Phê-rô đã thưa với Chúa rằng: Đức Chúa Trời chẳng bao

Page 5: So166

5

giờ để việc ấy xảy đến cho Chúa đâu. Sứ đồ Phê-rô nói câu đó vì thương Chúa nhưng ông đã bị Chúa quở nặng. Chúa phán với ông rằng: Ngươi chỉ suy luận theo quan điểm loài người, chứ không theo ý Đức Chúa Trời. Chỉ một vài phút trước đó ông được Chúa khen là người có phước vì ông biết rõ Chúa là Chúa Cứu Thế, Con của Đức Chúa Trời hằng sống. Trong quan điểm của sứ đồ Phê-rô, cũng như người đương thời và ngay cả chúng ta hôm nay nữa thì Chúa Cứu Thế hay vị cứu tinh khi ra tay cứu rỗi hay giải thoát nhân loại thì Ngài phải làm một việc gì ghê gớm lắm khiến cho mọi người đều nể sợ mà qui phục Chúa.

Nhưng không phải như vậy, con đường Chúa đã chọn, nói đúng hơn con đường Chúa phải chọn là con đường thập tự giá, con đường đau đớn để gánh lấy tội của nhân loại.

Có ít nhất là ba bài học chúng ta ghi nhận qua con đường thập giá của Chúa Giê-xu: 1. Con đường thập giá là con đường bắt buộc Chúa Giê-xu phải trải qua vì như đã nói trong câu chuyện tuần trước. Lời Chúa dạy không đổ máu sẽ không có ơn tha thứ. Máu Chúa Gi-e-xu phải đổ ra để chuộc tội cho nhân loại. Con đường nhân loại đã đi là con đường tội lỗi. Tội lỗi thì phải bị hình phạt. Hình phạt đó là cái chết, tức là phân cách khỏi Đức Chúa Trời là nguồn sống. Đức Chúa Trời yêu thương không muốn cho con người bị chết mất, nhưng đồng thời Ngài cũng là Đức Chúa Trời công bình không thể không hình phạt tội lỗi. Giải pháp của

Đức Chúa Trời vì vậy là sai Chúa Giê-xu đến trần gian, mang hình hài thể xác của con người, chịu hình phạt thế cho con người để để cho cả công lý và bác ái của Đức Chúa Trời được vẹn toàn. Tỗi lỗi thì phải chết và Chúa Giê-xu đã gánh lấy cái chết đó cho nhân loại. Con đường thập giá vì vậy là con đường duy nhất để giải quyết vấn đề tội lỗi cho nhân loại và đó là con đường Chúa Giê-xu phải đi và đã đi.

2. Bài học thứ nhì chúng ta học qua con đường thập giá của Chúa Cứu Thế là bài học đa số chúng ta đều biết nhưng vẫn thường quên. Bài học đó là không có vinh quang nào lại không đòi hỏi gian khổ.

Người học trò muốn có ngày ra trường đội áo mũ, lãnh bằng cấp phải trải qua những năm dài gắng công ra sức học tập. Nhiều người trong cuộc đời phải trải qua những năm tháng dài cơ cực mới thông cảm hiểu biết và trưởng

thành. Sứ đồ Phê-rô ca ngợi Chúa là Chúa Cứu Thế, Con của Đức Chúa Trời hằng sống, nhưng ông quên đi rằng Chúa phải trải qua mọi nỗi đau đớn mới hoàn tất chương trình cứu rỗi nhân loại. Chúng ta sẽ cùng nhau hân hoan tưng bừng đón mừng lễ Phục Sinh trong tháng Tư, nhưng trước khi đến ngày vinh quang đó, chúng ta nhớ rằng Chúa Cứu Thế phải trải qua mọi nỗi gian khổ, kể cả cái chết để cứu rỗi chúng ta.

Ý nghĩa của lễ Phục Sinh hay nói đúng hơn lễ Phục Sinh có ý nghĩa hay không phải bắt đầu từ cái chết. Không có chết thì cũng sẽ không có sống lại. Không gian khổ cũng sẽ không có vinh quang.Con đường thập giá Chúa Giê-xu trải qua vì

Page 6: So166

6

vậy là con đường bắt buộc, đó cũng là con đường duy nhất dẫn đến vinh quang. Vinh quang cho Chúa và vinh quang cho chúng ta nếu chúng ta chịu tiếp nhận ơn cứu rỗi của Thiên Chúa.

3. Bài học thứ ba trên con đường thập giá của Thiên Chúa là bài học sau đây. Sau khi quở sứ đồ Phê-rô vì ông can gián Chúa nói rằng Đức Chúa Trời sẽ không để cho Chúa chịu khổ và chịu chết, Chúa Giê-xu đã quay sang phán với các môn đệ những lời sau. Đây cũng là bài học cho chúng ta hôm nay. Chúa phán: Nếu ai muốn làm môn đệ Ta, phải phủ nhận chính mình, vác cây thập tự mình theo Ta. Ai muốn làm môn đệ Ta, phải phủ nhận chính mình, vác cây thập tự mình theo Ta. Chúa nhắc lại cây thập tự trong lời dạy nầy và Chúa gọi đó là cây thập tự mình, tức là cây thập tự riêng của mỗi người chúng ta. Có lẽ chúng ta tự hỏi, một mình Chúa Giê-xu mang cây thập tự không đủ sao mà mỗi người chúng ta lại còn phải vác cây thập tự của chính mình?

Một mình cây thập tự Chúa Giê-xu mang đã đủ, cái chết của Chúa Giê-xu trên thánh giá là hoàn toàn và đầy đủ để chuộc tội cho nhân loại, không ai trong chúng ta cần phải chịu chết hay đóng đinh nữa. Lời dạy của Chúa Giê-xu nói về một ý nghĩa khác mà mỗi chúng ta nên biết để sống với ý nghĩa đó. Ý nghĩa đó như sau. Trước hết chúng ta phải hiểu câu vác cây thập tự mình nghĩa là gì. Vác cây thập tự là hình ảnh của tử tội sắp bị hành hình. Người đó phải đi theo bước chân của người đao phủ, không còn lựa chọn nào

cho mình. Trước đó Chúa Giê-xu bảo chúng ta phải phủ nhận chính mình. Phủ nhận chính mình và vác cây thập tự mình mang cùng một ý nghĩa. Đó là kể mình không còn nữa, kể mình như đã chết chỉ biết tuân phục người dẫn mình đi. Chúa nói người nào muốn làm môn đệ Ta phải làm như vậy, phải phủ nhận chính mình,

vác cây thập tự mình theo Ta. Nói như vậy nghĩa là nếu chúng ta thật sự tin chúa, thật sự theo Chúa, cái tôi của chúng ta kể như không còn nữa, chúng ta chết hoàn toàn, sống là bước theo chân Chúa. Có người gọi đây là triết lý vô

ngã của đạo Chúa. Cái tôi không còn nữa chỉ có Thiên Chúa ngự trị tâm hồn, thay đổi và hướng dẫn cuộc đời chúng ta.

Làm thế nào để trở thành vô ngã, để mang sự sống của Chúa trong mình, chúng ta sẽ bàn thêm về điều nầy trong lần tới. Nhưng trong Mùa Chay nầy, hãy nhớ lại ba bài học Lời Chúa vừa dạy chúng ta:

1. Con đường thập giá là con đường duy nhất để giải thoát nhân loại, vì tội của nhân loại phải trả bằng cái chết của Chúa Giê-xu.

2. Con đường thập giá là con đường bắt buộc để dẫn đến vinh quang vì không có chết cũng sẽ không có phục sinh.

3. Con đường thập giá cũng là con đường Bạn và tôi cần đi để kinh nghiệm được sự sống của Chúa trong chúng ta.

Mục sư Nguyễn Thỉ

Page 7: So166

7

VÁC THẬP GIÁ 26 NĂM ĐỂ ĐI TRUYỀN GIÁO.

Suốt 26 năm qua, ông Lindsay Hamon (60 tuổi) ở Anh đã vác một cây thánh giá lớn trên vai và rong ruổi qua 19 quốc

gia trên thế giới để thực hiện sứ mệnh truyền giáo.

Trong những năm qua, ông Hamon vác cây thánh giá đi qua 19 quốc gia khác nhau. Trong cuộc hành trình của mình, Hamon gặp không ít niềm vui và nỗi buồn. Khi đến Bangladesh, mặc dù bị tấn công và bị bắn, và thậm chí là bị đuổi ra khỏi quảng trường St Peter ở thành Rome nhưng Hamon vẫn chưa bao giời có ý định từ bỏ công việc này. Hamon vác thánh giá đi vòng quanh thế giới truyền giáo bắt đầu vào năm 1987, và từ đó đến nay ông chưa bao giời rời xa cây thánh giá đó. Cây thánh giá mà ông Hamon mang theo bên mình được làm từ gỗ cây Tuyết Tùng có chiều dài hơn 3.6 mét và bề ngang hơn 1.8 mét. Phía dưới chân của cây thánh giá được gắn một bánh xe để thuận tiện hơn trong việc di chuyển hoặc kéo lên trên đường đi. Mỗi ngày như vậy, Hamon mang cây thánh giá trên vai khoảng 12 tiếng nhưng không cảm thấy mệt mỏi. Hamon có hai người con, ông từng là công nhân làm việc bán thời gian tại quê nhà ở hạt Cornwall, Anh. Trong quá trình làm công việc này, Hamon nhận

được sự ủng hộ và giúp đỡ từ nhiều người nhằm giúp ông tiếp tục thực hiện vai trò sứ mệnh như là một người truyền giáo. “Tôi đã cố từ bỏ công việc của mình để tập trung toàn bộ thời gian thực hiện sứ mệnh, nhưng tôi không có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu cuộc sống.” Hamon cho biết. Hamon chấp nhận đặt cuộc sống của mình trước những khó khăn. “Đôi lúc tôi cũng rất sợ hãi, vì tôi còn có vợ con, cũng giống như bạn không muốn tự đặt mình vào chỗ nguy hiểm. Phải thực sự tin vào Chúa, Ngài sẽ bảo vệ cho chúng ta”, Hamon nói. Hiện tại, ông Hamon đã quay trở lại nước Anh với cây thánh giá, ông sẽ sớm trở về quê nhà để gặp lại vợ con trước khi tiến hành một chuyến đi mới tới Latvia. Những quốc gia xa xôi mà Hamon đã qua có thể kể đến: Belarus, Bangladesh, Bulgaria, Bỉ, Đức, Pháp, Hà Lan, Ailen, Ấn Độ, Hungary, Nepal, New Zealand, Ý, Nga, Rumani, Ba Lan, Sri Lanka, Slovakia.

Theo Dân Trí

Page 8: So166

8

GIÁ TRỊ CỦA SƯ YÊN LẶNG

Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 27:27-44

"Ngươi bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mờ miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng" (Ê-sai 53:7).

Câu hỏi suy gẫm: Những người lính đối xử với Chúa thế nào? Đám đông, những người ăn cướp đối với Chúa ra sao? Chúa phản ứng thế nào? Tại sao? Khi bị ai chạm tự ái bạn phản ứng thế nào? Phản ứng nào bạn cần phải có?

Hãy suy nghĩ kỹ câu Ha-ba-cúc 2:20 Đức Giê-hô-va ở trong đền thánh của Ngài. Trước mặt Ngài, cả đất hãy làm thinh!" Trong bài hôm nay ta thấy có nhiều tiếng ồn ào vang động. Trong bài hôm qua cũng vậy. Đám đông gào thét chống lại Chúa Giê-xu. Khi Phi-lát tìm cách thuyết phục đám đông thì họ ồn ào phản đối (câu 22-24). Lại thêm đội quân La Mã nữa. Đội quân này ước chừng 200 tên cũng gây ồn ào khá nhiều. Chúng chế giễu Chúa (câu 27). Người qua kẻ lại cũng mắng nhiếc Ngài (câu 39). Mấy tên cướp cũng hùa vào (câu 44). Tất cả những tiếng ồn ào ấy hướng vào một mình Chúa. Trong quang cảnh ồn ào náo động ấy, sự đóng đinh Chúa diễn ra một cách vô tâm. Tác giả Ma- thi-ơ chỉ nói ngắn gọn về việc đóng đinh thôi. Dường như tác giả cố ý cho rằng sự đau đớn tột cùng của Chúa không phải do sự đóng đinh mà từ lòng dạ của đám người ngu dại vây

quanh, phỉ nhổ, bêu riếu, khinh miệt, sỉ vả Ngài.

Ở đây, chúng ta nên để ý đến sự yên lặng của Chúa Giê-xu. Đối lại tất cả mọi sự công kích từ bốn phía, Ngài một mực yên lặng, điềm tỉnh, giữ nguyên vẽ khả kính hằng ngày. Khi bọn lính chế nhạo Ngài: "Vua dân Giu-đa hả!" thì chúng ta như muốn hét lên "Ngài là Vua đấy! Mọi đầu gối phải quỳ xuống, mọi môi phải tôn xưng Ngài!" Khi các lãnh đạo Do Thái chế nhạo: “Hắn cứu người nhưng không cứu được mình!" thì chúng ta như muốn thét lên: “Ngài tự hi sinh để cứu người đây!” Nhưng Đức Chúa Giê-xu chỉ một mực làm thinh. Ngài bị bức hiếp nhưng chẳng hề mở miệng kêu ca (Ê-sai 53:7). Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề ngăm dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình (1Phi-e-rơ 2:23). Gia-cơ 1:19, 20 chép: “Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận. Vì cơn giận của người ta không làm nên sự công trình của Đức Chúa Trời."Bạn có chậm giận và chậm nói không? Có dùng lưỡi của bạn tôn vinh Đức Chúa Trời không?

Ngẫm nghĩ hình ảnh Chúa tại Gô-gô-tha, xét lại thái độ, hành động của mình đối với Chúa thế nào?

Kính lạy Cứu Chúa Giê-xu, sự yên lặng của Ngài trước mặt những người cáo buộc Ngài thật đáng kính phục. Xin dạy con biết giữ yên lặng trong những hoàn cảnh cần thiết.

Page 9: So166

9

ĂN NĂN Khoảng thời gian 40 ngày trước lễ Phục Sinh, không tính các Chúa Nhật, thường được gọi là Mùa Chay. Ý nghĩa chính của Mùa Chay không phải là chay tịnh, nhưng là nhắc nhở mọi người hướng tâm hồn về cái chết hy sinh cứu chuộc nhân loại của Chúa Giê-xu. Mùa Chay bắt đầu vào ngày thứ Tư gọi là Lễ Tro. Mùa Thương khó mang ý nghĩa ăn năn, sám hối. Tro hay bụi là cách người xưa dùng để bày tỏ lòng ăn năn thống hối. Người ta thường ngồi trong tro hay vải bụi đất lên đầu, bày tỏ lòng ăn năn. Ngày nay có người dùng dấu hiệu thập giá bằng tro trên trán nhưng điều quan trọng là cần thật lòng ăn năn, hối lỗi. Có người sẽ hỏi, Tại sao ta lại phải ăn năn hối lỗi? Câu trả lời là vì con người chúng ta là tội nhân trước mặt Thiên Chúa và cần phải ăn năn, hối lỗi mới được tha thứ. Thiên Chúa đã làm tất cả cho chúng ta. Ngài đã ban Chúa Giê-xu giáng sinh làm người chịu chết vì tội của chúng ta, nhưng nếu chúng ta không ăn năn tội lỗi, ơn tha thứ sẽ không đến với chúng ta. Trong Mùa Thương khó nầy, chúng ta cần biết ăn năn, sám hối là gì và cũng sẽ thật sự ăn năn sám hối để kinh nghiệm ơn tha thứ của Thiên Chúa. Một số Thánh Vịnh trong Kinh Thánh mang tính cách sám hối và Thánh Vịnh nổi bật nhất là Thánh Vịnh thứ 51, ghi lại lời cầu nguyện sám hối của vua Ða-vít sau khi ông phạm

tội tà dâm và sát nhân. Ðây cũng là tinh thần ăn năn sám hối chúng ta cần có. Mở đầu lời cầu nguyện sám hối nầy, vua Ða-vít nói: "Ðức Chúa Trời ôi! xin hãy thương xót tôi tùy lòng nhân từ của Chúa; xin hãy xóa các sự vi phạm tôi theo sự từ bi rất lớn của Chúa." Lời mở đầu nầy cho

thấy căn bản của sự tha thứ là lòng nhân từ của Thiên Chúa. Khi ý thức mình là tội nhân, chúng ta chỉ có thể trông chờ vào lòng nhân từ của Thiên Chúa mà thôi. Thiên Chúa thánh khiết, công chính, con người chúng ta xấu xa, tội lỗi. Nếu Chúa đối xử với chúng ta đúng theo bản chất

thánh khiết của Ngài, cả nhân loại sẽ bị tiêu diệt như bị lửa đốt cháy, không chút thương xót. Tuy nhiên Thiên Chúa cũng là Thiên Chúa của tình thương, Ngài sắn sàng tha thứ nếu chúng ta sẵn sàng ăn năn. Ăn năn là ý thức về tình trạng tội lỗi và thay đổi thái độ, khuynh hướng, đường lối của mình. Nhận tội hay ý thức tình trạng tội lỗi là điều quan trọng hơn cả. Ðó là bước đầu đưa chúng ta đến chỗ ăn năn. Nhiều người trong chúng ta cho rằng mình không làm gì nên tội nên không cần phải ăn năn. Theo tiêu chuẩn của con người, chúng ta có thể là người vô tội, nhưng trước mặt Thiên Chúa thánh khiết, mọi người đều là tội nhân. Trong lời cầu nguyện sám hối, vua Ða-vít nói rằng: "Kìa, tôi sinh ra trong gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi." "Sinh ra trong gian ác, hoài thai trong tội lỗi" nói đến bản chất tội lỗi di truyền trong con người. Không phải đợi đến lớn khôn con người

Page 10: So166

10

mới làm điều tội lỗi nhưng tội lỗi nằm trong bản chất mỗi chúng ta. Vua Ða-vít ý thức điều đó nên ông đã cầu nguyện: "Tôi sinh ra trong gian ác" Ðây là ý thức đầu tiên chúng ta cần có. Chúng ta phải biết rằng tất cả những hành động tội lỗi gian ác trên đời đều phát xuất từ bản chất tội lỗi. Tội mới sinh ra tội, nguồn nước dơ bẩn cho nên cả dòng sông dơ bẩn. Ý thức điều đó, chúng ta sẽ không giải quyết vấn đề tội lỗi bằng giáo dục hay cải thiện đời sống nhưng giải quyết tận gốc rễ, đó là từ trong lòng. Chúa Giê-xu phán: Từ trong lòng nẩy sinh những ý tưởng xấu, giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cướp, làm chứng dối và vu khống. Hành động tội lỗi phát xuất từ tấm lòng tội lỗi, hoàn cảnh bên ngoài chỉ tạo thêm dịp tiện và thêm phương tiện đẩy người ta vào con đường tội lỗi. Như vậy sám hối bắt đầu từ chỗ ý thức tình trạng tội lỗi và nương cậy vào lòng nhân từ của Thiên Chúa. Nói như vậy nghĩa là chúng ta phải công nhận cả hai bản tính của Thiên Chúa: Thiên Chúa thánh khiết nên so với tiêu chuẩn của Ngài, mọi người đều là tội nhân. Nhưng Thiên Chúa nhân từ nên không có tội nào Chúa không thể tha thứ. Vấn đề là chúng ta có nhận tội và ăn năn quay lại với Chúa hay không. Vua Ða-vít cầu nguyện tiếp: "Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa." Tội vua Ða-vít phạm là đối với người. Ông đã chiếm đoạt vợ người và dùng mưu giết hại người nhưng khi xưng tội, vua Ða-vít đã nói: "Tôi đã phạm tội

cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi." Không phải vua Ða-vít bỏ qua việc ông hại người khác nhưng lời cầu nguyện nầy cho thấy dù làm điều tội lỗi nào, tòa án cuối cùng chúng ta phải chịu trách nhiệm là tòa án của Thiên Chúa trong ngày chung thẩm. Kinh Thánh dạy: "Bấy giờ tôi thấy một ngai trắng lớn với Ðấng ngồi trên ngai. Tôi thấy những nguời chết, cả lớn lẫn bé, đều đứng trước ngai và các sách được mở ra. Những người chết bị phán xét tùy theo công việc họ làm, căn cứ trên những điều đã ghi trong các sách" (Khải huyền 20:11-12). Chúng ta phạm tội là phạm tội với Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã sinh chúng ta ra, ban cho chúng ta sự sống, hơi thở và tất cả mọi điều khác, chúng ta phải chịu trách nhiệm trước mặt Ngài. Nếu chúng ta không ăn năn hối lỗi, quay lại với Thiên Chúa hôm nay, trong ngày chung thẩm, chúng ta sẽ phải đứng trước tòa án của Thiên Chúa và chịu trách nhiệm trước mặt Ngài về mọi hành động tội lỗi của mình. Nếu phạm tội là phạm tội với Chúa thì chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể tha thứ cho chúng ta. Nhưng Thiên Chúa không thể tự nhiên bỏ qua tội lỗi của

Page 11: So166

11

KHẢI TƯỢNG HỘI THÁNH “ - Hãy trang bị cho dân sự ta lời đức tin. - Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. - Dạy họ các sử dụng chúng. - Và gửi họ vào chiến trường bách chiến-bách thắng cho Chúa.” ( khải tượng của mục sư Ulf Ekman, Mục

sư trưởng của dòng chảy Lời Sự Sống)

chúng ta. Thiên Chúa thánh khiết và công chính, không thể bỏ qua tội lỗi nhưng phải hình phạt tội lỗi. Ðức Chúa Trời đã hình phạt tội lỗi qua cái chết thay thế của Chúa Giê-xu, đó là trọng tâm của mùa Chay. Trong Mùa Chay nầy, cảm nhận tình yêu của Thiên Chúa qua cái chết của Chúa Giê-xu trên thập giá, chúng ta cần ăn năn tội, dứt khoát với tội lỗi để kinh nghiệm niềm vui và hạnh phúc của người được thanh tẩy. Cuối lời cầu nguyện, vua Ða-vít đã nói: Hãy cho tôi nghe sự vui vẻ mừng rỡ, để các xương cốt mà Chúa đã bẻ gãy được khoái lạc. Ông cũng cầu nguyện: Xin hãy ban lại cho tôi sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa, dùng thần linh sẵn lòng mà nâng đỡ tôi. Một người khi có tội không thể nào vui được. Người đó chẳng những mang mặc cảm tội lỗi nhưng tâm hồn cũng không có bình an. Người ta thường tìm bình an bằng những phương tiện khác nhau nhưng quên rằng bình an đích thực đến từ chỗ tội lỗi được tha thứ. Khi vấn đề tội lỗi được giải quyết tận gốc rễ, con người sẽ kinh nghiệm bình an và niềm vui thật. Niềm vui và bình an đó bắt đầu từ chỗ ăn năn. Ăn năn thật bắt đầu với một tấm lòng đau thương, thống hối, ý thức tội lỗi và khóc cho tội của mình. Vua Ða-vít đã cầu nguyện: "Chúa không ưa thích của lễ, bằng vậy, tôi chắc đã dâng; của lễ thiêu cũng không đẹp lòng Chúa. Của lễ đẹp lòng Ðức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau

thương: Ðức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu."

"Của lễ đẹp lòng Ðức Chúa Trời là tâm thần đau thương," trong Mùa Thương khó nầy, chúng ta cần ăn năn tội, quay bước trở lại với Thiên Chúa với

tâm thần đau thương đó để được Ngài tiếp nhận. Ðiều Thiên Chúa sẽ làm cho chúng ta không phải chỉ là tha thứ nhưng biến đổi con người chúng ta hoàn toàn. Vua Ða-vít đã cầu nguyện: Ðức Chúa Trời ôi! xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng. Dựng nên và làm cho mới lại nói đến một cái gì hoàn toàn mới tận bên trong. Mỗi chúng ta sẽ có kinh nghiệm đó khi ăn năn quay trở lại với Thiên Chúa với tấm lòng đau thương thống hối. Chúa Giê-xu đã đổ máu vô tội của Ngài trên thập giá để đền tội cho chúng ta, nhưng chúng ta phải ăn năn quay bước, ơn tha thứ đó mới đến với chúng ta. Có thể nào chúng ta hững hờ và thản nhiên trước tình yêu vô bờ bến Chúa dành cho chúng ta hay sao? Chúa đã làm tất cả, chúng ta chỉ cần ăn năn và tiếp nhận. Bạn sẽ ăn năn và tiếp nhận hồng ân của Thiên Chúa hôm nay hay cứ tiếp tục hững hờ để rồi phải chịu ứng hầu trước tòa án của Thiên Chúa trong ngày cuối cùng?

Mục sư Nguyễn Thỉ Chương Trình Phát Thanh Tin Lành

Page 12: So166

12

VIA DOLOROSA CON ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ

Loisusong.net – Chúng ta đang sống trong mùa thương khó – phục sinh. Đây là một dịp thật thích hợp để cùng nhắc nhở về sự thương khó mà Chúa của chúng ta đã phải

chịu, vì loài người, vì bạn, vì tôi… Mục “theo dòng sự kiện” xin gửi tới bạn đọc một vài thông tin liên quan đến sự kiện đáng ghi nhớ này. Đường Via Dolorosa tại Giê-ru-sa-lem Via Dolorosa, trong tiếng La-tinh nghĩa là “Con đường thương khó” hoặc “Con đường đau đớn”. Đó là một con phố tại thành Giê-ru-sa-lem cổ, được coi là quãng đường mà Chúa Giê-su đã đi qua khi vác thập tự giá để đến nơi bị đóng đinh. Con đường quanh co và dài khoảng 600 mét bắt đầu từ pháo đài Antonia, cũng là ngai của Tổng trấn Phi-lát, nơi xử án Chúa Giêsu, lên đồi Gô-gô-tha, nơi Chúa bị đóng đinh, và kết thúc bên trong Đại thánh đường Mộ Thánh, nơi xác Chúa được đặt trong mộ Đường thương khó được đánh dấu bằng 14 chặng Thánh Giá, trong đó chặng 10 tới 14 nằm ngay trong lòng Đại Thánh Đường Mộ Thánh. Truyền thống Đàng Thánh Giá bắt nguồn từ dòng tu Phan-xi-cô (do thánh Francis thành Assisi thành lập), thế kỷ 13. Trong các nhà thờ Công

giáo, Đàng Thánh Giá thường được bố trí dọc theo hai bên tường gian chính, thường là các phù điêu, tranh ảnh cỡ nhỏ, có đánh số thứ tự từ 1 đến 14. Chặng Thứ Nhất: Quan tổng trấn Phi-lát luận giết Ðức Chúa Giê-su. Chặng Thứ Hai: Ðức Chúa Giê-su vác thập tự. Chặng Thứ Ba: Ðức Chúa Giê-su ngã xuống đất lần thứ nhất. Chặng Thứ Bốn: Ðức Chúa Giê-su gặp Ma-ri, mẹ Ngài. Chặng Thứ Năm: Si-môn người Sy-ren bị buộc vác thập tự. Chặng Thứ Sáu: Bà Veronica lau máu trên mặt Ðức Chúa Giê-su. Chặng Thứ Bảy: Ðức Chúa Giê-su ngã xuống đất lần thứ hai. Chặng Thứ Tám: Ðức Chúa Giê-su nói với những người đàn bà thành Giê-ru-sa-lem. Chặng Thứ Chín: Ðức Chúa Giê-su ngã xuống đất lần thứ ba. Chặng Thứ Mười: Quân lính lột áo Ðức Chúa Giê-su. Chặng Thứ Mười Một: Quân lính đóng đinh Ðức Chúa Giê-su. Chặng Thứ Mười Hai: Ðức Chúa Giê-su chết trên thập tự. Chặng Thứ Mười Ba: Ðức Chúa Giê-su được đưa khỏi thập tự - than khóc. Chặng Thứ Mười Bốn: Đưa xác Ðức Chúa Giê-su vào trong hang đá. Chặng thứ 3, 4, 6, 7 và 9 không có trong Kinh thánh mà dựa vào truyền thống. Kinh thánh không nhắc đích danh đến Via Dolorosa. Tất cả những gì chúng ta biết từ Kinh thánh là Chúa Giê-su đã vác thập tự từ nơi xử án đến đồi Gô-gô-tha và

Page 13: So166

13

bị đóng đinh tại đó. Chúng ta cũng không chắc chắn về địa điểm chính xác của hai nơi này, nhưng dù ở đâu đi nữa thì chặng đường giữa chúng thực sự là con đường thương khó. Ngài đã mang tội lỗi của chúng ta trên mình, và trả giá đầy đủ cho tội lỗi của thế gian. Bài hát Via Dolorosa Via Dolorosa cũng là tên của bài thánh ca nổi tiếng thường được các Cơ đốc nhân hát vào mùa Thương khó phục sinh. Tác giả của bài hát, Billy Spargue, viết bài hát này cách đây gần 27 năm. Trong một clip của mình, Billy chia sẻ rằng ông đã đến nhiều nơi trên thế giới nhưng không có nơi nào ông cảm nhận quyền năng như tại Giê-ru-sa-lem, khi được đến những nơi Chúa đã đi qua. Lý do ông viết bài hát này là vì ông coi sự thương khó của Chúa là điểm thật trọng tâm trong đức tin Cơ đốc. Qua bài hát này, ông muốn kể lại câu chuyện của Chúa cho người nghe. Bài hát đã đoạt giải thưởng âm nhạc Bồ câu (Bài hát của năm) do Hội Âm nhạc Phúc âm (Gospel Music Association) trao tặng vào năm 1986 và được lọt vào danh sách 100 bài hát Phúc âm hay nhất do tạp chí âm nhạc Cơ đốc đương đại CCM bình chọn. Via Dolorosa cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Việt. Sandi Patty, ca sỹ dòng nhạc Phúc âm nổi tiếng, người đã 5 lần nhận giải thưởng Grammy, đã phát biểu như sau về cảm nhận của cô đối với bài hát này: “Tôi cho rằng một thách thức đối với nhạc sỹ là

tìm cách mới để kể lại cùng một câu chuyện. Khi được biết đến bài hát Via Dolorosa, tôi thực sự bàng hoàng vì bài hát đã làm được điều đó. Nó kể lại câu chuyện xưa nhưng trong một cách hoàn toàn mới và rất nghệ thuật.” Sự thương khó của Chúa Trên đường Êm-ma-út, Chúa Giê-su phục sinh đã hiện ra với hai môn đồ đang thất vọng chán chường. Ngài nói: “Hỡi những kẻ dại dột, có lòng chậm tin lời các đấng

tiên tri nói. Há chẳng phải Đấng Christ chịu thương khó thể ấy, mới được vào sự vinh hiển mình sao?” (Luca 24). Thiếu hiểu biết về sự thương khó của Chúa nhiều khi sẽ khiến những người theo Ngài rơi vào ảo tưởng. Sứ đồ Phi-e-

rơ cũng nói: “Vì Đấng Christ đã chịu khổ trong xác thịt, thì anh em cũng phải lấy ý đó làm giáp trụ, vì người nào đã chịu khổ trong xác thịt, thì đã dứt khỏi tội lỗi” (1 Phi-e-rơ 4:1). Không chỉ ước ao biết quyền phép của sự sống lại của Chúa, sứ đồ Phao-lô còn mong mỏi được “sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi trở nên giống như Ngài trong sự chết Ngài” (Phi-líp 3:10). Hiểu sự thương khó của Chúa khiến chúng ta biết ơn Ngài hơn, sống nên thánh hơn, sâu sắc hơn trong đức tin, đồng thời cũng tích cực truyền giảng cho người chưa tin và hết mình gây dựng Hội thánh, hay theo cách nói của Phao-lô là “đem xác thịt mình chịu hết các điều còn lại trong sự thương khó của Ngài” (Cô-lô-se 1:24).

www.loisusong.net

Page 14: So166

14

SỰ PHỤC VỤ THẦM LẶNG

Có những công việc thầm lặng đang được những con người thầm lặng cần mẫn làm. Nhưng tôi tin là Chúa biết và Chúa muốn tôn vinh những con người như thế.

Những con người mà bao lâu họ vẫn cặm cụi, trung tín trong những việc nhỏ nhưng nếu thiếu đi, hẳn mọi công việc khác không thể suôn sẻ được. Phải khó khăn lắm tôi mới thuyết phục được chị có buổi nói

chuyện này, cũng khó khăn lắm khi tìm một vài tấm hình của chi trong các buổi nhóm, vì chị luôn ở những nơi dọn dẹp, chuẩn bị, khó thấy, khó tìm, cũng không ai chụp lại cả. Chị là Nguyễn Thị Hiền, 28 tuổi. Chị tin Chúa không phải ở Việt Nam, mà là trong khi làm việc tại Malaisia. Nhận được thật nhiều ơn phước từ Chúa, chị cũng trở nên một người thật biết phục vụ như chính Chúa Giê-su vậy.

- Chị đã tin Chúa ở Malaisia như thế nào?

- Đấy là một ân điển quá lớn của Chúa với đời sống chị. Suốt hai năm ở bên đó, đối diện với bao nhiêu khó khăn, tủi cực, chị được rất nhiều người làm chứng cho về Chúa. Hết người này đến người kia,

nhưng chị cứng lòng lắm. Ngay năm đầu tiên, anh em con cái Chúa đã đến chỗ chị làm nhưng chị không chịu tin. Chúa lại thương xót chị, chuyển chị tới chỗ làm khác, nơi này gần Hội thánh của người Việt Nam mình ở bên đó hơn. Anh em lại kiên trì đến làm chứng. Chị không tiếp họ. Khi hai anh em đến, chị chỉ rót nước mời xong để họ tự nói chuyện với nhau. Mãi sau, khi một tôi tớ Chúa người Mỹ đến, chị cảm nhận rất rõ tình yêu thương bấy lâu nay chị thiểu thốn, như cha với con vậy, lòng chị bị bắt phục, sau hơn bốn tháng trời tìm hiểu về Chúa. Tuy vậy, lúc đầu chị chỉ nghĩ là tin Chúa chỉ vì cuộc sống nhớ nhà, nhớ quê bên đấy thôi. Dần dần thấy những điều Chúa làm ở trên đời sống anh em mình, trên chính mình nữa, chị tin quyết hơn. Mắt chị thấy Chúa chữa lành một người ung thư phổi lẽ ra chỉ sống được 5 ngày, tai chị nghe không biết bao nhiêu lời làm chứng về việc được Chúa cứu và thay đổi.

- Chị có tin đây là ý muốn của Chúa trong đời sống chị? Tức là Chúa cho chị sang bên đó, tin Chúa và trở về Việt Nam để phục vụ Chúa?

- Chị tin. Chúa chọn chị. Và chị cảm ơn Chúa rất nhiều vì điều đó. Tấm lòng chị cứng cỏi, nhưng Chúa thương xót chị. Thời gian về Việt Nam nghỉ phép, chị thấy được việc Chúa làm, không chỉ ở bên Malaisia với những người như chị, mà còn cho cả đất nước mình. Đến khi sang trở lại bên đó, chị quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc và về lại Việt Nam, làm bất cứ gì Chúa muốn.

Page 15: So166

15

- Chị về khi hợp đồng làm việc vẫn còn và phải bồi thường cho hợp đồng, vậy tại sao chị vẫn muốn về?

- Lúc người chủ hỏi chị: “Tại sao mày không làm việc nữa và chịu phá hợp đồng? Mày muốn bị phạt tiền sao mà làm như vậy?”, chị đã nói với bà ấy là: “Tôi không muốn ở bên này nữa, vì tôi không thích thú công việc ở đây, cũng muốn sống nghĩa hơn. Bà có phạt thế nào cũng được, tôi sẽ trả bà số tiền phạt đó”. Cảm ơn Chúa là Chúa đã đưa chị về Việt Nam, nhóm lại ở Hội Thánh Lời Sự Sống này. Khi nhóm lại chị thấy rõ ràng sự kêu gọi của mình, chị đi học Kinh Thánh hai năm và thực sự là mỗi ngày Chúa lại thêm ơn trên đời sống chị.

- Trong suốt hai năm và cả bây giờ, chị vẫn phải vừa học vừa làm vậy, chị đã làm như thế nào để vượt qua?

- Chúa kêu gọi chị, Chúa chắc chắn sẽ chu cấp cho chị. Ngài rất thành tín trên đời sống chị, không để chị đói bữa nào, không để chị thiểu thốn gì. Chị nhớ có lần chưa có tiền nộp học, chị vẫn đi. Khi đang cầu nguyện, Chúa cảm động lòng một người anh em để chúc phước cho chị. Nhận số tiền mà chị rơi nước mắt vì tình yêu thương giữa anh chị em và tấm lòng của Chúa với chị quá lớn.

- Mục vụ thanh niên ở Thanh Xuân đang phát triển hơn, có nhóm tế bào, nhiều hoạt động như cầu nguyện đêm, rồi lớp học Alpha cũng được mở ra. Chị cũng tham gia vào mục vụ này từ những ngày đầu, chị có thể kể những gì Chúa thúc

giục chị và mọi người ở điểm nhóm Thanh Xuân này?

- Trước tháng 1, tại Thanh Xuân này thanh niên đâu có nhóm lại đâu. Đợt trước mấy người Philipines sang ở những buổi hội thảo về công tác thanh niên, Chúa cũng thôi thúc lòng chị rất nhiều lần. Chị cảm thấy mình cần khích lệ anh em thanh niên cùng nhóm lại trong Chúa để phát triển hơn công tác này. Chị cùng mục sư Bảo và một thanh niên nữa đã cùng nhóm lại. Buổi đầu tiên có 3 người. Buổi thứ hai, Chúa đưa thêm hai bạn mà bây giờ rất nóng cháy, quên ăn mà phục vụ Alpha. Hiện tại nhóm đã có 12 người trung tín, tính cả những bạn chưa đến đều đặn lắm là 17 bạn nhóm lại. Đến Alpha Chúa cũng đưa những bạn thanh niên, chủ yếu là sinh viên đến. Thứ tư vừa rồi mười hai bạn mới đến. Chị thấy điều này Chúa đặt trong lòng chị, làm chị ước ao, và khi chị cùng anh chị em bắt tay vào làm thì Chúa gọi thêm nhiều người hơn đến nhóm. Chị rất vui.

Chị Hiền trong buổi nhóm thanh niên mới bắt đầu một thời gian tại Thanh Xuân

- Em muốn nói đến một việc chị làm mà không nhiều người biết. Đó là chị đã phục vụ rất âm thầm trong các buổi nhóm. Nhưng em tin là Chúa biết sự cặm

Page 16: So166

16

cụi chăm chỉ của chị, từ lau nhà, dọn dẹp tới pha trà, rửa chén. Chị có yêu công việc này?

- Điều đấy chị làm rất nhỏ thôi. Rất nhỏ khi so sánh với tình yêu thương và sự hy sinh của Chúa, những ơn phước Chúa cho chị. Chị chỉ muốn làm một điều gì đó phục vụ Chúa, phục vụ anh em. Chị rất bất ngờ vì em hỏi vậy chứ. Chị đã làm được gì đâu em.

- Mọi người có thể không bao giờ biết đến công việc này, họ cũng có thể nghĩ đây là “việc bàn tiệc”, đâu có ai thấy, đâu có ai biết, đâu có ai để cao đâu. Chị nghĩ gì?

- Chị vẫn cầu nguyện với Chúa: “Chúa ơi xin Chúa giúp con, cho con làm tốt việc này”. Mọi người không biết, nhưng Chúa biết, Chúa đẹp lòng vì chị. Mỗi cốc trà chị pha, mỗi nơi chị dọn dẹp đều làm chị vui vì chị đang làm một điều gì đó cho Chúa. Việc nào cũng là việc, Chúa đặt mình ở đâu, muốn mình làm gì thì lấy lòng vui vẻ mà làm, mọi người nghĩ thế nào đâu có quan trọng đâu em!

- Nhưng nhiều lúc chị phải làm một mình vậy, cũng sẽ có lúc mệt mỏi, chị có muốn ai đó giúp đỡ hay chỉ chia sẻ với mình một chút thôi?

- Nếu thực sự ai đó có tấm lòng thì sẽ giúp đỡ nhau thôi em. Đây chủ yếu là biết việc, tự giác nhìn thấy mà làm thôi. Nhiều khi mệt chị cũng muốn kéo anh chị em vào dọn dẹp cùng nhưng chị thấy rất khó

nói, không biết được lòng họ có sẵn sàng làm hay không.

- Trong năm nay, chị đang khao khát gì hay chị thấy Chúa muốn, hay đặc biệt muốn làm gì trên chị?

- Làm sao Chúa chúc phước cho chị để chị tiếp tục làm tốt việc phục vụ này. Chị cũng ước ao và cầu nguyện với Chúa để

mỗi bạn nhân ra và kết quả cho Chúa. Chúa ban những con người cho mình, mình sẽ cùng thông công với họ, khích lệ họ, chăm sóc họ. Chị đang cầu nguyện là Hội Thánh Thanh Xuân này sẽ có một trăm thanh niên. Lúc đầu chị đâu có nghĩ được vậy mà chỉ nghĩ làm sao

mở nhóm được nhóm ở đây là đã tốt lắm rồi, khó lắm rồi. Vậy mà sau khi được Chúa tỏ ra, những việc lớn và khó như trong Kinh Thánh đã nói, chị tin là Chúa sẽ mang đến thêm nhiều thanh niên hơn cho điểm nhóm tại đây.

Tôi không thể nào hỏi được nhiều về việc chị phục vụ cho mọi người, vì có lẽ chị cũng không muốn nhắc đến. Trò chuyện với chị, tự nhiên tôi nhớ đến câu nói của mẹ Tê-rê-sa thành Calcuta, tấm gương nổi tiếng về tinh thần phục vụ:

"Thành quả của sự yên lặng là lời cầu nguyện - Thành quả của lời cầu nguyện là đức tin. Thành quả của đức tin là tình yêu. Thành quả của tình yêu là phục vụ. Thành quả của phục vụ là sự bình an”

-CTV Nguyễn Hằng- www.loisusong.net

Page 17: So166

17

CHÉN ĐAU THƯƠNG Trong Mùa Thương Khó-Phục Sinh, suy niệm về những thương khó Chúa Cứu Thế Giê-xu gánh chịu

vì chúng ta, chúng ta hãy cùng nhau đi theo bước chân của Chúa để thấu hiểu phần nào nỗi khổ đau Chúa phải gánh chịu.

Trong câu chuyện Phúc Âm hôm nay, mời quý vị cùng tôi bước đến vườn Ghết-sê-ma-nê, nơi Chúa đã cầu nguyện trước lúc bị bắt để học bài học khổ đau đầu tiên với Chúa. Ghết-sê-ma-nê là một khu đất trồng cây ô-liu. Người Do-thái trồng cây ô-liu, ép trái để lấy dầu, vì vậy trong những khu đất trồng cây ô-liu thường có những chỗ để ép dầu. Chữ "Ghết-sê-ma-nê" nghĩa là nơi ép dầu và đây là nơi Chúa đã đi chặng đường đầu tiên trong hành trình thống khổ vì tội của nhân loại.

Ghết-sê-ma-nê là một địa điểm Chúa và các môn đệ thường tụ họp để nghỉ ngơi và cầu nguyện. Không phải đợi đến lúc sắp bị bắt Chúa mới đến nơi nầy. Trong đời sống bận rộn mỗi ngày, quý vị và tôi, chúng ta cũng cần có một nơi để nghỉ ngơi và cầu nguyện như vậy. Thánh Kinh cho biết đây là nơi Chúa đến cầu nguyện theo thói quen của Ngài. Chúa Giê-xu là Con Ðức Chúa Trời có thói quen cầu nguyện như vậy thì chúng ta là con người tội lỗi lại còn cần phải dành thì giờ và tìm một nơi yên tịnh mỗi ngày để tâm giao và cầu nguyện với Chúa.

Một số người cho rằng cầu nguyện là hèn yếu, ủy mị. Thật sự không phải như vậy. Cầu nguyện chỉ có nghĩa là chúng ta ý thức có Ðấng Tạo Hóa Chí Cao đầy quyền uy. Chúng ta tiếp nhận sự sống từ nơi Chúa, vì vậy chúng ta cần Chúa và tùy thuộc nơi Chúa để mà sống. Cầu nguyện cũng là tâm giao, trò chuyện với người Cha thân yêu để được Ngài hướng dẫn trên đường đời đầy cạm bẫy. Và cầu nguyện cũng là để cho tâm trí chúng ta tràn đầy tư tưởng của Thiên Chúa, để chúng ta biết nói năng và xử sự đúng. Khi Chúa vào vườn Ghết-sê-ma-nê để cầu nguyện, Chúa bảo các môn để hãy cầu nguyện để khỏi sa vào chước cám dỗ. Cầu nguyện cũng là để trang bị cho chúng ta vũ khí phòng thân, giúp chúng ta vượt thắng cám dỗ. Chúng ta biết rằng cám dỗ trước hết đến trong tư tưởng chúng ta. Cầu nguyện chính là để cho tư tưởng chúng ta hòa hợp với tư tưởng của Chúa và nhờ đó chúng ta có sức mạnh để chiến thắng cám dỗ.

Chúa Giê-xu đã bước vào vườn Ghết-sê-ma-nê cầu nguyện theo thói quen để trình dâng nỗi lòng cho Ðức Chúa Cha và đây là thì giờ Chúa Giê-xu phải vật vã với nỗi khổ lớn nhất trong cuộc đời của Chúa. Ðó là nỗi khổ đau mang tội của toàn thể nhân loại. Trong vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Giê-xu đã cầu nguyện những lời như sau: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén nầy. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha." Ðức Chúa Giê-xu cầu nguyện xin Ðức Chúa Cha khỏi phải uống chén, nhưng không theo ý của Chúa mà theo ý của Ðức Chúa Cha.

Page 18: So166

18

"Chén" mà Chúa Giê-xu xin khỏi phải uống là chén gì? Ðây là chén thịnh nộ, chén hình phạt của Ðức Chúa Trời. Ðức Chúa Giê-xu không sợ chết nhưng nỗi khổ lớn nhất Chúa Giê-xu phải gánh chịu là nỗi khổ phải mang tội của toàn thể nhân loại. Chúa Giê-xu là con người hoàn toàn vô tội, giờ đây phải mang tội của toàn thể nhân loại, đó là cái chén mà Chúa Giê-xu không muốn uống. Chúng ta cần đặt mình vào hoàn cảnh nầy để có thể nhìn thấy vấn đề rõ hơn. Chúng ta là một người hiền lương vô tội, không làm điều gì bất chính. Giả sử con của chúng ta gây nên tội ác phải ngồi tù. Nếu chúng ta không muốn con ngồi tù, chúng ta phải đứng ra nhận tội thế cho con. Chúng ta vô tội hoàn toàn, nhưng bây giờ vì thương con, chúng ta hy sinh tất cả danh dự, tiếng tăm và cả đến hạnh phúc của chúng ta đứng ra nhận tội. Người ta sẽ chê cười, khinh bỉ chúng ta, nói rằng một người tưởng hiền lương mà thật ra là gian ác xấu xa. Và rồi chúng ta phải lãnh bản án thế cho con. Giả sử chúng ta phải vật vã trước một quyết định như vậy, chúng ta sẽ làm gì?

Ðó chính là một phần của nỗi đau thương Chúa Giê-xu phải trải qua trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Vô tội mà phải mang lấy tội của toàn nhân loại. Có phương cách nào khác để cứu rỗi nhân loại không? Câu trả lời là không bởi vì tội lỗi phải bị hình phạt, đó là công lý của Thiên Chúa. Công lý phải được thi hành. Tội lỗi không bị hình phạt thì Thiên Chúa không còn công chính nữa. Nhưng hình phạt toàn thể nhân

loại sao? Như vậy Thiên Chúa không còn tình thương. Phải có một giải pháp và giải pháp duy nhất là Chúa Giê-xu phải chịu hình phạt thế cho nhân loại, không còn một con đường nào khác. Nỗi khổ của Chúa Giê-xu trong vườn Ghết-sê-ma-nê là nỗi khổ phải mang tội của toàn thể nhân loại, phải uống chén đau thương mà Ðức Chúa Cha đã dành cho Ngài. Nỗi thống khổ nầy càng lớn, càng giúp chúng ta thấu hiểu được giá trị của sự cứu rỗi và

tình thương vĩ đại Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Thưa quý vị, niềm tin nơi Chúa Giê-xu, nhận rằng Chúa đã chết vì tội của chúng ta không phải là một cái gì đơn sơ, tầm thường nhưng là một giá rất đắt Thiên Chúa đã trả vì tội của chúng ta. Nó nói lên tình yêu vô điều kiện

Chúa dành cho chúng ta. Tin Chúa và tôn thờ Ngài là đền đáp lại phần nào tình thương vĩ đại Chúa dành cho chúng ta và không phụ sự hy sinh cao cả của Chúa vì chúng ta. Chúa đã uống chén khổ đau để chúng ta không còn phải uống. Hãy cảm tạ Chúa và tiếp nhận món quà cứu rỗi Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Chúa Giê-xu không sợ chết nhưng run sợ vì là một con người vô tội phải mang lấy tội của toàn nhân loại. Dầu vậy, Chúa không tránh né, Chúa chỉ trình bày với Ðức Chúa Cha và xin thuận phục hoàn toàn ý muốn của Ðức Chúa Trời. Chúa cầu nguyện, "Ðừng làm theo ý con mà xin theo ý Cha." Thánh Kinh đã xác nhận tinh thần vâng phục nầy như sau: "Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là

Page 19: So166

19

vâng phục." Chúa Giê-xu đã học bài vâng phục trong những nỗi khổ đau Ngài gánh chịu vì nhân loại. Lời Thánh Kinh nói tiếp: "Khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người." Chúa Giê-xu đã vâng phục Ðức Chúa Cha, chịu hình phạt vì tội của nhân loại chẳng những để cứu rỗi nhân loại nhưng cũng để chúng ta noi gương Chúa, vâng phục như Chúa đã vâng phục.

Chúa Giê-xu đã chịu chết để hoàn thành chương trình cứu chuộc nhân loại nhưng nhân loại phải tiếp nhận thì mới kinh nghiệm được ơn cứu chuộc đó và đó chính là tin mừng cứu rỗi chúng tôi loan báo với quý vị. Chúa Giê-xu là nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu nhưng nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu đó chỉ dành cho những ai tùng phục Chúa như chính Chúa đã tùng phục, vâng lời Ðức Chúa Cha. Không vâng lời Chúa là coi thường, coi khinh, coi cái chết của Chúa Giê-xu như không có giá trị gì trong khi cái chết của Chúa Giê-xu mang giá trị tuyệt đối và là phương pháp duy nhất Thiên Chúa có thể dùng để cứu rỗi nhân loại.

Người ta kể chuyện có một cậu bé nọ đẽo gỗ thành một chiếc thuyền xinh xắn. Cậu đem thả chiếc thuyền xuống biển để chơi, thình lình một đợt sóng lớn kéo chiếc thuyền ra khơi và cậu bé mất đi bảo vật của mình. Cậu buồn lắm, lúc nào cũng nghĩ đến chiếc thuyền và công khó mình bỏ ra để làm chiếc thuyền đó. Một ngày nọ, cậu đi ngang một tiệm bán đồ chơi, nhìn vào tủ kính, cậu thấy chiếc thuyền

của mình bày bán trong cửa hiệu đó. Cậu chạy vào nói với người bán hàng, "Ông ơi, chiếc thuyền đó của tôi, ông đưa cho tôi đi!" Người bán hàng nghiêm nghị nhìn cậu và nói, "Cậu phải bỏ tiền ra mua chứ làm sao là thuyền của cậu được?" Cậu bé tiu nghỉu ra về và bắt đầu để dành tiền. Sau nhiều ngày có đủ tiền, cậu đem đến tiệm đồ chơi và nói với người chủ tiệm, "Tiền đây, ông đưa chiếc thuyền cho tôi đi." Người chủ tiệm lấy tiền và trao chiếc

thuyền cho cậu bé. Cậu bé sung sướng, ôm chiếc thuyền vào lòng và nói, "Thuyền ơi, ta thương ngươi lắm. Ta đã bỏ công sức làm ra ngươi, bây giờ ta lại bỏ tiền để mua ngươi nữa. Từ nay trở đi

ngươi sẽ thuộc về ta hoàn toàn, ngươi sẽ không bao giờ ra khỏi vòng tay của ta nữa!"

Kính thưa quý vị, những lời cậu bé nói với chiếc thuyền cũng là những lời Thiên Chúa nói với chúng ta. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta, đã làm nên chúng ta, nhưng chúng ta đã tự ý từ bỏ Chúa, xa lìa Ngài. Chúng ta cần trở về với Ðấng Tạo Hóa yêu thương, lúc nào cũng giang rộng vòng tay chờ đón chúng ta. Thiên Chúa chẳng những đã tạo dựng chúng ta, Ngài cũng đã giáng trần chịu chết để chuộc tội chúng ta. Chúa muốn chúng ta trở về với Ngài và nói với chúng ta rằng, "Ta đã tạo dựng con và cũng đã cứu chuộc con, hãy trở về để kinh nghiệm ơn cứu rỗi Ta dành cho con." Bạn đáp ứng thế nào trước lời mời gọi của Ngài?

Theo Đài Phát Thanh Tin Lành

Page 20: So166

20

GHẾT-SÊ-MA-NÊ

Mác 14:32-52 "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện để các ngươi khỏi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm mà xác thịt thì yếu đuối" (câu 38).

Câu hỏi suy gẫm: Tại sao Chúa Giê-xu đem theo ba môn đệ thân tín đến Ghết-sê-ma-nê? Chúa Giê-xu làm gì tại đó? Các môn đệ làm gì? Lời cảnh cáo trong câu 38 nhắc các môn đệ và chúng ta điều gì? Giu-đa vào Ghết-sê-ma-nê để làm gì? Thái độ và hành động của Giu-đa có nghĩa gì? Có khi nào bạn có thái độ tương tự Giu-đa trong nếp sống mỗi ngày? Vườn Ghết-sê-ma-nê là một khu trồng cây ô-liu, ở chân núi Ô-li-ve. Chúa Giê-xu dẫn ba môn đệ thân tín đến đây để cùng cầu nguyện và thông cảm với Chúa trong giờ phút đau khổ. Chúa Giê-xu biết rõ điều gì sẽ xảy ra cho Ngài, vì vậy Ngài "kinh hãi và sầu não." Điều Chúa Giê-xu sợ không phải là cái chết nhưng là cái chết thay thế cho nhân loại. Là Đấng thánh khiết giờ đây Chúa phải mang tội lỗi của toàn thể nhân loại, đó là điều thật ghê sợ. Chúa gọi đó là "cái chén" từ Đức Chúa Cha. Chữ "chén" thường được dùng để chỉ sự phẫn nộ của Thiên Chúa (Ê-sai 51:22). Cái chết Chúa sắp chịu không phải là cái chết thông thường nhưng là cái chết thay thế cho người khác. Chính vì vậy mà Chúa nài xin Đức Chúa Cha rằng nếu có thể được, xin cho Ngài thoát khỏi cái chết đó;

không phải vì Chúa sợ chết nhưng vì chịu cái chết đó có nghĩa là Ngài phải chịu phân cách hoàn toàn với Đức Chúa Cha. Tuy vậy, Chúa Giê-xu nói: "Nhưng không theo điều con muốn mà theo điều Cha muốn" (câu 36).

Lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu trong vườn Ghết-sê-ma-nê cho thấy cái chết của Ngài là một cái chết đặc biệt. Nhiều người ngày nay không hiểu vì sao chỉ một mình Chúa chịu chết mà có thể gánh tội cho toàn thể nhân loại. Tuy nhiên, qua lời

cầu nguyện tha thiết của Chúa, chúng ta thấy rõ gánh nặng của Chúa phải mang vì tội lỗi của nhân loại. Lời cầu nguyện của Chúa cũng cho chúng ta thấy một sự thuận phục hoàn toàn trong Chúa, dù gánh nặng thật lớn. Ước

mong mỗi chúng ta có thể thưa với Chúa mỗi ngày: "Không theo điều con muốn mà theo điều Cha muốn" và thật sự sống đúng với điều chúng ta cầu xin.

Trong khi Chúa phải tranh đấu để chờ đón cái chết đau thương, ba môn đệ có mặt tại vườn Ghết-sê-ma-nê đã không chia sẻ với Chúa được phần nào nỗi cô đơn và sự đau đớn của Ngài. Họ không thể nào hiểu được những đau đớn Chúa sắp chịu. Chúa kêu gọi họ thức tỉnh để không bị cám dỗ. Khi nói "Tâm thần thì muốn lắm mà xác thịt thì yếu đuối" Chúa Giê-xu kêu gọi chúng ta đặt kỷ luật cho chính mình, phải thức tỉnh và cầu nguyện để có thể vượt lên trên những yếu đuối của thân xác. Có thể nói cô đơn là nỗi khổ lớn nhất của Chúa trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Chúa đem theo ba môn đệ thân

Page 21: So166

21

tín để họ thông cảm với Ngài nhưng họ đã ngủ; lúc Chúa bị bắt họ bỏ chạy. Chúa của chúng ta từng cô đơn nên Ngài thông cảm với nỗi cô đơn của chúng ta. Thánh Kinh cho biết: "Ngài phải chịu làm giống như anh em mình trong mọi sự, hầu cho đối với Đức Chúa Trời, trở nên thầy tế lễ thượng phẩm, hay thương xót và trung tín đặng đền tội cho chúng dân" (Hê-bơ-rơ 2:17). Ghết-sê-ma-nê nhắc nhở tôi điều gì?

Cám ơn Chúa đã đến trần gian để mang lấy tội của con và chịu hình phạt thay cho con. Xin giúp con thấy rõ giá mà Chúa phải trả để con yêu Chúa nhiều hơn và hết lòng sống cho Ngài.

VPNS-SVTK

LỜI THA THỨ

“Lạy Cha, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết mình đang làm gì!” (Lu-ca 23:34).

Câu hỏi suy ngẫm: Chúa Giê-xu cầu xin Đức Chúa Cha tha thứ cho ai? Tha thứ điều gì? Đức Chúa Trời đã ban cho bạn điều gì qua lời cầu xin này của Chúa Giê-xu?

Lời đầu tiên Chúa Giê-xu thốt lên từ thập tự giá là: “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ.” Họ là ai? Có nhiều nhóm người ở quanh thập tự giá lúc bấy giờ. Gần nhất là lính

La Mã có nhiệm vụ thi hành bản án tử hình. Những người này làm công việc kinh khiếp: đóng đinh người sống lên thập tự giá. Có lẽ họ ít tội hơn những người chịu trách nhiệm giết một người vô tội, vì họ thi hành mệnh lệnh của thống đốc La Mã. Dù vậy, họ là người liên can, họ đã đóng đinh Con Đức Chúa Trời.

Khi Chúa Giê-xu thốt lên lời cầu xin “tha tội cho họ,” Chúa nghĩ đến: Những thầy thông giáo rất ghét Ngài, những thầy tế lễ muốn loại trừ Ngài. Họ đã mua chuộc Giu-đa, dẫn họ bắt Ngài với 30 nén bạc. Chúa nghĩ đến đám đông đòi xử tử Ngài và tha cho tử tù Ba-ra-ra, và xa hơn là Thống đốc Phi-lát, người biết Ngài vô tội, nhưng đã làm theo ý của đám đông. Chúa Giê-xu nghĩ đến những môn đệ thân cận của Ngài gần 3 năm qua, đang ẩn mặt nơi nào đó. Ngài nghĩ đến những người không công khai theo Ngài, như Ni-cô-đem và Giô-sép sau đó đã đem xác Ngài xuống tống táng, nhưng đã không làm điều gì để phản đối bản án bất công Chúa gánh chịu. Những nhóm người này trực tiếp hay gián tiếp đã dự phần vào cái chết của Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, theo Kinh Thánh, những nhóm người này đại diện cho rất nhiều người phải chịu trách nhiệm về sự chết của Chúa. Kinh Thánh nói vì tội lỗi của thế gian mà Chúa Giê-xu bị đóng đinh: “Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương... Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Ê-sai 53:5, 6).

Tác giả Phúc Âm đều viết “Họ đã đóng đinh Chúa Giê-xu.” Họ là nhóm người có mặt ở quanh thập tự giá cũng như không

Page 22: So166

22

có mặt ở đó. Họ là bạn và tôi. Đúng hơn, phải nói, “Chúng ta đã đóng đinh Chúa Giê-xu.” Tất cả chúng ta đều có tội. “Họ không biết những gì họ làm.” Chúng ta không biết điều chúng ta làm. Con người trở nên mù lòa về mặt tâm linh, bị tội lỗi làm hư hoại đến nỗi hành động một cách ngông cuồng chống lại Con Đức Chúa Trời. Quyền lực của ma quỷ và điều ác tác động trên con người khiến họ giết Chúa của sự vinh hiển. “Lạy Cha xin tha cho họ,” Chúa Giê-xu cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ cho chúng ta. Tha thứ cho mọi người đã phạm tội. Tha thứ cho bạn và tôi. Khi nói lời này từ thập tự giá, Chúa đã bắt đầu công việc hiện Ngài đang làm khi “Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời: cầu nguyện thế cho chúng ta” (Rô-ma 8:34). Và Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện này của Chúa Giê-xu, vì 7 tuần sau đó, vào ngày Lễ Ngũ Tuần, có 3 ngàn người, Sứ đồ Phi-e-rơ mô tả là những kẻ đã giết Chúa Giê-xu, đã ăn năn và tin Ngài, trong những ngày sau đó hàng ngàn người khác, kể cả những thầy tế lễ cũng tin theo. Cảm tạ Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục nhậm lời cầu xin này của Chúa Giê-xu để hàng bao thế kỷ qua vô số người đã được tha tội bởi đức tin của họ nơi thập tự giá của Chúa Giê-xu, trong đó có bạn và tôi. Lạy Chúa yêu kính, đứng trước Đức Chúa Trời thánh khiết, con biết nhu cầu quan trọng nhất của con là được tha tội. Thập tự giá của Chúa là giải đáp cho nhu cầu của con. Cám ơn Chúa đã chết để cho con được Đức Chúa Trời tha thứ.

KHẢI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ

SỐNG VIỆT NAM MOSCOW I. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư ULEKMAN: “ Hãy trang bị cho dân sự Ta lời đức tin. Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. Dạy họ cách sử dụng chúng. Gửi họ vào chiến trường bách chiến bách thắng cho Chúa”. II. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư Masula: “ Mỗi khu vực ốp của người Việt Nam tại Moscow có ít nhất 1 nhóm tế bào. Mỗi 1 thành viên Nhóm Tế Bào sẽ là 1 trưởng nhóm tế bào. Mỗi trưởng nhóm đào tạo ra 1 người trưởng nhóm khác ”. III. Mục tiêu Hội Thánh “Lời Sự Sống ” năm 2013: 1) 100 người trung tín đến Thờ Phượng Chúa ngày Chúa Nhật 2) 25 Nhóm Tế Bào thường xuyên hoạt động. 3) 3 buổi nhóm thờ phượng trong tuần: tại Hội Thánh, khu chợ Sát-đa, vốt, khu chợ vòm Cũ. 4 ) Đẩy mạnh truyền giáo và hướng tới những thành phố có đông người V.N sinh sống 5 ) Năm Thanh Niên

Page 23: So166

23

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG TẠI VIỆT NAM Nhằm tiện cho các con cái Chúa liên lạc với Hội Thánh Chúa khi về Việt Nam hoặc truyền giảng cho người thân mình ở nhà. Chúng tôi xin gởi quý bạn đọc số điện thoại liên lạc tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Các tỉnh miền Nam: Mục sư Huê : +84 163 458 5438 Các tỉnh Tây Nguyên và Ninh Bình Anh Phiero: +84 167 626 2652. Các tỉnh Nam trung bộ: Mục sư Giô-suê: +84 97 579 1097 Các tỉnh Bắc Trung Bộ Anh Mừng: +84 169 921 9530 Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam. Mục Sư Dũng : +84 169 895 5461 Các tỉnh Đông bắc + khu vực Đông anh HN và tỉnh Bắc Ninh Mục sư Hoàng : +84 97 341 2984 Các tỉnh Tây Bắc Mục Sư Bảo: +84 120 212 4411 Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Mục Sư Nghĩa : +84 97 354 3794 Khu vực Long Biên, Gia Lâm Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Anh Phê : +84 166 914 0245 Các quận huyện và các tỉnh thành còn lại, có thể liên lạc với Anh Thiện +84 93 5369345.

LỊCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG TUẦN Từ ngày 01/04 đến ngày 07/04

01. Thi-thiên 91, Luca 3, Phục truyền 28 02. Thi-thiên 92, Luca 4, Phục truyền 29-30 03. Thi-thiên 93, Luca 5, Phục truyền 31-32 04. Thi-thiên 94, Luca 6, Phục truyền 33-34 05. Thi-thiên 95, Luca 7, Giô-suê 1-2 06. Thi-thiên 96, Luca 8, Giô-suê 3-4 07. Thi-thiên 97, Luca 9, Giô-suê 5-6

LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH

Lịch sinh hoạt từ ngày 01/04 – 07/04 Ngày CHƯƠNG TRÌNH 01/04 02/04 Cầu nguyện kiêng ăn tại Hội

Thánh ( Từ 13.00-18.00 ) Ca đoàn (18h30-20h30)

03/04 NHÓM TẾ BÀO 04/04 HÒA NHẠC 05/04 ĐÊM THƯƠNG KHÓ 06/04 TRUYỀN GIẢNG CÁC NƠI 07/04 13h30 : Thờ phượng với HT lớn

18h30: PHỤC SINH THÔNG CÔNG : Ban Biên Tập kêu gọi các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về ơn phước Chúa và về những gì Chúa ban cho trong thời gian qua về địa chỉ Email [email protected] Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội Thánh. Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.

Page 24: So166

24

GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện với Chúa theo như hướng dẫn sau : "Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con là người có tội, xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên con đường theo Chúa suốt đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu. A-men." Bạn thân mến! Bạn đã làm một quyết định thật đúng đắn, xin hoan nghinh và chúc mừng bạn trở thành con cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi Kinh Thánh. Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số 8905 534 4475 để được hướng dẫn thêm.

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW

Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2a

Tel: 8905 534 4475.

Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5 bến, đến bến: 1-й Рижский переулок.

THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA NHẬT HẰNG TUẦN : 18:30 – 21:30 Thân mời mọi người đến với Hội Thánh trong các buổi nhóm để cùng nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui mừng được đón tiếp quý vị. Về nội san: Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm tin của các con cái Chúa trong Hội Thánh, thông báo các tin tức trong Hội Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp cho con cái Chúa có một đời sống chiến thắng và nhận được phước hạnh từ Thiên Chúa. LƯU HÀNH NỘI BỘ