so167

24
1 SỰ SỐNG LẠI CỦA CHÚA JESUS Kinh Thánh Mác 16 1 Ngày Sa-bát qua rồi, Ma-ri Ma-đơ-len, Ma-ri mẹ Gia-cơ, cùng Sa-lô-mê mua thuốc thơm đặng đi xức xác Đức Chúa Jêsus. 2 Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, sáng sớm, mặt trời mới mọc, ba người đến nơi mộ, 3 nói cùng nhau rằng: Ai sẽ lăn hòn đá lấp cửa mộ ra cho chúng ta? 4 Khi ngó xem, thấy hòn đá đã lăn ra rồi; vả, hòn đá lớn lắm. 5 Đoạn, họ vào nơi mộ, thấy một người trẻ tuổi ngồi bên hữu, mặc áo dài trắng, thì thất kinh. 6 Song người nói cùng họ rằng: Đừng sợ chi, các ngươi tìm Đức Chúa Jêsus Na-xa-rét, là Đấng đã chịu đóng đinh; Ngài sống lại rồi, chẳng còn đây; hãy xem nơi đã táng xác Ngài. 7 Nhưng hãy đi nói cho các môn đồ Ngài và cho Phi-e-rơ rằng Ngài đi đến xứ Ga- li-lê trước các ngươi; các ngươi sẽ thấy Ngài tại đó, như Ngài đã phán cùng các ngươi vậy. 8 Các bà ấy ra khỏi mồ, trốn đi, vì run sợ sửng sốt; chẳng dám nói cùng ai hết, bởi kinh khiếp lắm. 9 (Vả, Đức Chúa Jêsus đã sống lại buổi sớm mai ngày thứ nhứt trong tuần lễ, thì trước hết hiện ra cho Ma-ri Ma-đơ-len, là người mà Ngài đã trừ cho khỏi bảy quỉ

Upload: huynhhungdn

Post on 12-Nov-2014

775 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Nội san Mùa Gặt số 167 của Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống Moscow. Số đặc biệt nhân dịp Phục Sinh

TRANSCRIPT

Page 1: So167

1

SỰ SỐNG LẠI CỦA CHÚA JESUS

Kinh Thánh Mác 16

1 Ngày Sa-bát qua rồi, Ma-ri Ma-đơ-len, Ma-ri mẹ Gia-cơ, cùng Sa-lô-mê mua thuốc thơm đặng đi xức xác Đức Chúa Jêsus. 2 Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, sáng sớm, mặt trời mới mọc, ba người đến nơi mộ, 3 nói cùng nhau rằng: Ai sẽ lăn hòn đá lấp cửa mộ ra cho chúng ta? 4 Khi ngó xem, thấy hòn đá đã lăn ra rồi; vả, hòn đá lớn lắm. 5 Đoạn, họ vào nơi mộ, thấy một người trẻ tuổi ngồi bên hữu, mặc áo dài trắng, thì thất kinh. 6 Song người nói cùng họ rằng: Đừng sợ chi, các ngươi tìm Đức Chúa Jêsus Na-xa-rét, là Đấng đã chịu đóng đinh; Ngài sống lại rồi, chẳng còn ở đây; hãy xem nơi đã táng xác Ngài. 7

Nhưng hãy đi nói cho các môn đồ Ngài và cho Phi-e-rơ rằng Ngài đi đến xứ Ga-li-lê trước các ngươi; các ngươi sẽ thấy Ngài tại đó, như Ngài đã phán cùng các ngươi vậy. 8 Các bà ấy ra khỏi mồ, trốn đi, vì run sợ sửng sốt; chẳng dám nói cùng ai hết, bởi kinh khiếp lắm. 9

(Vả, Đức Chúa Jêsus đã sống lại buổi sớm mai ngày thứ nhứt trong tuần lễ, thì trước hết hiện ra cho Ma-ri Ma-đơ-len, là người mà Ngài đã trừ cho khỏi bảy quỉ

Page 2: So167

2

dữ. 10 Người đi đem tin cho những kẻ theo Ngài khi trước, và nay đang tang chế khóc lóc. 11 Nhưng các người ấy vừa nghe nói Ngài sống, và người từng thấy Ngài, thì không tin. 12 Kế đó, Đức Chúa Jêsus lấy hình khác hiện ra cho hai người trong bọn môn đồ đang đi đường về nhà quê. 13 Hai người nầy đi báo tin cho các môn đồ khác, nhưng ai nấy cũng không tin. 14 Sau nữa, Ngài hiện ra cho mười một sứ đồ đang khi ngồi ăn, mà quở trách về sự không tin và lòng cứng cỏi, vì chẳng tin những kẻ từng thấy Ngài đã sống lại. 15

Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người. 16 Ai tin và chịu phép báp têm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt. 17 Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ nầy: Lấy danh ta mà trừ quỉ; dùng tiếng mới mà nói; 18 bắt rắn trong tay; nếu uống giống chi độc, cũng chẳng hại gì; hễ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành. 19 Đức Chúa Jêsus phán như vậy rồi, thì được đem lên trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. 20 Về phần các môn đồ, thì đi ra giảng đạo khắp mọi nơi, Chúa cùng làm với môn đồ, và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo).

MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN

“ Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh thánh;. ”

I Cô-rinh-tô 15 :4

QỦA TRỨNG CỦA JEREMI Jeremy sinh ra trong một thân thể không lành mạnh như những đứa trẻ khác, cậu bé bị chậm phát triển về trí óc và mang trong người một căn bệnh bẩm sinh hiểm nghèo, nó đang từng ngày làm cho cậu chết dần chết mòn đi. Tuy vậy, ba mẹ Jeremy vẫn cố gắng đem đến cho cậu bé một cuộc sống bình thường nhất có thể được, và họ đã gửi cậu vào trường tiểu học Theresa. Tuy đã được 12 tuổi, Jeremy vẫn chỉ học lớp hai, cậu bé dường như không thể tiếp thu được bài học. Cô giáo của cậu, Doris Miller, thường phải phát cáu với cậu bé. Cậu bé thường ngồi không yên một chỗ, cứ vặn vẹo người trên ghế, mũi thì thò lò, và hay làu bàu những âm thanh khó chịu mà không ai hiểu. Cũng có đôi lần khác, cậu bé nói rõ ràng rành mạch, và đó là những lúc ánh sáng đã chiếu xuyên qua được cái đầu tối tăm của cậu. Nhưng hầu hết là Jeremy làm cho cô giáo của cậu bực mình nhiều hơn. Một ngày nọ, cô giáo gọi cho ba mẹ cậu bé và mời họ đến trường để trao đổi ý kiến. Khi ông bà Forester, ba mẹ của Jeremy, ngồi yên lặng trong căn phòng học vắng vẻ, cô Doris mới bảo họ, "Jeremy thật sự không thuộc về chỗ này đâu, cậu bé thuộc về một ngôi trường đặc

Page 3: So167

3

biệt. Thật không hợp lý cho cậu bé khi phải học với những bạn bè nhỏ tuổi hơn, mà chúng nó lại không hề có vấn đề nào về chuyện tiếp thu bài vở cả. Tại sao mà chúng ta lại phải bắt cậu bé học chung với 19 đứa bạn nhỏ hơn cậu đến 5 tuổi!" Bà Forester khóc rấm rức trong khi ông chồng trả lời. "Cô Miller à, thật ra chúng tôi cũng muốn gửi cháu đến trường cho trẻ đặc biệt, nhưng khổ là gần khu này không có trường loại đó. Jeremy sẽ bị sốc nặng nếu như chúng tôi không cho cháu đến trường này nữa. Chúng tôi biết cháu nó rất thích đi học ở đây." Doris ngồi thừ ra sau khi nhà Forester ra về, cô cứ nhìn chằm chằm vào những bông tuyết đang rơi ngoài cửa sổ. Cái lạnh giá như thấm vào trong lòng cô. Cô cũng muốn thông cảm với gia đình Forester. Dù sao đi nữa, con trai họ đang mang một căn bệnh hiểm nghèo. Nhưng thật là bất hợp lý khi giữ cậu bé trong lớp học này. Cô còn lũ trẻ để giảng dạy, trong khi Jeremy ở đó như là một vật cản. Hơn nữa, cậu bé sẽ chẳng bao giờ học đọc hay viết được đâu. Tại sao phải tốn thêm thời gian mãi như vậy? Khi Doris đang cân nhắc vấn đề ấy, thì có một sự cáo trách trong lòng cô. Cô buột miệng nói lớn, "Ôi Chúa ơi, con đang ở đây than phiền, trong khi vấn đề của con thật chẳng là gì cả so với nan đề của gia

đình khốn khổ đó! Xin Chúa hãy giúp con có thêm lòng yêu thương và sự kiên nhẫn với Jeremy!" Từ hôm đó trở đi, Doris cố gắng để làm lơ đi những tiếng ồn và những ánh nhìn vô hồn của cậu bé. Một ngày kia, cậu bé khập khiễng đi đến bàn cô giáo, cậu kéo lê cái chân tật nguyền theo sau... "Con thương cô lắm, cô Miller ơi," cậu bé kêu to đến nỗi cả lớp đều nghe thấy. Những đứa trẻ khác

khúc khích cười, và mặt Doris bắt đầu đỏ lên. Cô lắp bắp, "Tại...sao...con...lại... à, ừmm.. điều đó thật dễ thương, Jeremy. Bây giờ con ngồi xuống ghế đi nào..." Mùa xuân đến và những đứa

trẻ háo hức chờ mùa lễ Phục sinh sắp đến. Doris kể cho chúng nghe câu chuyện về Chúa Jesus, và rồi để nhấn mạnh về sự sống lại, cô đưa cho mỗi đứa trẻ một quả trứng bằng nhựa. Cô nói với bọn trẻ, "Bây giờ, cô muốn các con đem quả trứng này về nhà, các con sẽ bỏ cái gì đó vào bên trong để thể hiện về đời sống được đổi mới. Và ngày mai các con mang vào lớp cho cô chấm điểm. Các con có hiểu không? "Dạ hiểu, cô Miller!" Bọn trẻ trả lời rất phấn khởi - chỉ trừ Jeremy. Cậu bé lắng nghe chăm chú, đôi mắt không hề rời khỏi khuôn mặt cô giáo. Cậu chẳng gây ra tiếng động nào, ngay cả những tiếng ồn quen thuộc của cậu. Nhìn Jeremy, cô Doris tự hỏi không biết cậu bé có hiểu những gì cô vừa kể về sự chết của

Page 4: So167

4

Chúa Jesus và sự phục sinh của Ngài không? Không biết cậu có hiểu bài tập về nhà mà cô vừa giao cho cả lớp không? Có lẽ cô nên gọi điện thoại về nhà cho ba mẹ cậu, và giải thích về bài tập về nhà kia. Tối ấy, cái bồn rửa chén ở nhà Doris bị hư. Cô phải gọi chủ nhà đến và đợi hàng giờ để ông ta đến và giúp cô sửa lại. Sau đó, cô còn phải đi chợ mua rau quả, phải ủi áo quần cho ngày mai đi dạy, và còn soạn bài kiểm tra từ vựng cho bọn trẻ vào ngày mai. Thế là cô quên mất chuyện gọi điện thoại cho ba mẹ Jeremy. Sáng hôm sau, 19 đứa trẻ đến trường, chúng cười đùa và nói chuyện với nhau khi lần lượt bỏ quả trứng của mình vào cái rổ to trên bàn cô giáo Miller. Sau tiết học toán là giờ để mở những quả trứng. Trong quả trứng đầu tiên, Doris thấy một bông hoa, "Ồ đúng rồi, một bông hoa chắc chắn là dấu hiệu của một đời sống mới," cô nói. "Khi cây cối đâm chồi từ mặt đất, chúng ta biết mùa xuân đang đến." Một bé gái ngồi ở hàng đầu vẫy vẫy tay. "Đó là quả trứng của con đó cô Miller," nó la lớn lên. Quả trứng kế tiếp chứa một con bướm bằng nhựa, nhưng nhìn giống thật lắm. Doris cầm nó đưa lên. "Các con biết rằng cái kén đã thay đổi và trở thành con bướm rất xinh đẹp. Đúng rồi, đó cũng

biểu hiện cho một cuộc sống mới." Judy mỉm cười tự hào và nói, "Cô Miller, đó là quả trứng của con đó." Kế tiếp, Doris tìm thấy một cục đá có rêu mọc trên đó. Cô giải thích rằng rêu cũng biểu hiện cuộc sống, và Billy từ cuối lớp nói lên, "Ba con giúp con làm đó cô!", mặt cậu thật rạng rỡ.

Rồi Doris mở quả trứng thứ tư. Cô ngạc nhiên. Quả trứng trống không! Chắc chắn nó của Jeremy rồi, cô nghĩ, và đương nhiên là nó đã không hiểu cô hướng dẫn cái gì ngày hôm qua cả. Chỉ tại cô

quên mất, không gọi cho ba mẹ cậu bé. Bởi vì cô không muốn làm cho cậu bé xấu hổ, cô lặng lẽ để quả trứng một bên và tiếp tục lấy một quả trứng khác trong rổ. Đột nhiên, Jeremy nói to, "Cô Miller ơi, sao cô không nói gì về quả trứng của con hết?" Bực mình, Doris trả lời, "Nhưng mà Jeremy - quả trứng của con trống không, chẳng có gì bên trong cả!" Cậu bé nhìn vào mắt cô giáo và trả lời nhỏ xíu, "Vâng ạ, nhưng mà mộ của Chúa Jesus cũng trống không như vậy mà." Thời gian như ngừng trôi. Doris im lặng hồi lâu mới có thể nói tiếp. Cô hỏi cậu bé, "Nhưng con có biết tại sao mộ của Chúa lại trống không hay không nào?" "Ồ vâng, con biết!" Jeremy reo lên. "Chúa Jesus bị đóng đinh chết và bị bỏ vào đây. Rồi Cha của Ngài làm cho Ngài sống lại!"

Page 5: So167

5

Chuông hết tiết học vang lên. Khi những đứa trẻ hào hứng chạy ra ngoài sân chơi, Doris khóc. Cái lạnh giá trong tâm hồn cô tan đi hoàn toàn. Ba tháng sau đó, Jeremy mất. Những ai đến thăm viếng tang lễ đều ngạc nhiên khi thấy 19 quả trứng đặt trên quan tài của cậu bé, tất cả đều trống không. Suy gẫm : Thật cảm tạ ơn Chúa vì Chúa chúng ta là Đấng Sống người ta không tìm thấy xác Chúa trong mộ phần vì Chúa thật đã sống lại. Trong khi các giáo chủ khác cũng phải chết thì Chúa lại sống và cũng bởi sự sống lại của Chúa mà chúng ta sẽ được sống lại một cách khải hoàn ở trong Ngài. Khi Chúa sống lại thì Ngài phán hết thảy quyền phép ở trên trời và dưới đất đều trao cho Ngài, sự sống lại của Chúa mang lại cho chúng ta sự sống đắc thắng trong Chúa Jesus. Bởi vậy khi chúng ta đi theo Chúa hãy bước đi cách mạnh mẽ vì Chúa của chúng ta là Đấng Sống. Sống một đời sống như là Chúa quyền năng đang sống trong chúng ta sẽ mang lại cho chúng ta một đời sống phước hạnh trong Chúa. Chúa đã chết trên thập tự giá để chuộc tội cho bạn và tôi, và Ngài cũng đã từ kẻ chết sống lại để chúng ta được sống. Tạ ơn Chúa vì giờ đây chúng ta biết mình đang thờ phượng một Đấng sống, đang hiện hữu, nghe lời cầu nguyện, hướng dẫn và chăm sóc chúng ta. Amen

Ban Biên Tập.

TÌNH YÊU BAN ĐẦU Mừng Chúa Phục sinh tức là chúng ta Mừng Chúa Jesus đắc thắng sự chết, đắc thắng mồ mả, đắc thắng âm phủ và đắc thắng thế gian.

Sự chết, mồ mả, âm phủ và thế gian

dường như đắc thắng tại đồi Gô gô tha, nơi Ngài bị đóng đinh vì cớ tội lỗi của nhân loại, nơi Ngài bị chính ĐCT ngoảnh mặt đi, khiến Ngài kêu lên rằng: ĐCT tôi ơi ! ĐCT tôi ơi sao Ngài lìa bỏ tôi ! (Mat 27:46) Tức là tại đồi Gô gô tha dường như Ngài đã thất bại trước sự chết, mồ mả, âm phủ và thế gian….Nhưng sự chết mồ mả, âm phủ và thế gian không cầm giữ được xác Ngài quá ba ngày, sau ba ngày Ngài đã đắc thắng sự chết, mồ mả, âm phủ và thế gian….trong sự phục sinh vinh quang, hiện Ngài đang sống ngự bên hữu ĐCT để cầu nguyện thế và sắm sắn một chỗ ở mới trên nước Thiên Đàng của Ngài,, cho những người đang tin cậy và thờ phược Chúa trên đất.

Tuy nhiên, trên bước đường theo Chúa, nhiều khi con cái Ngài cũng dường như cũng bị thất bại trước điều nầy điều khác trong cuộc sống giữa thế gian, nhiều khi dường như Chúa cũng không ở với mỗi chúng ta, ngoảnh mặt khỏi mỗi chúng ta….

Vậy thì, sau những sự dường như thất bại một điều gì đó, hay một vấn đề gì

Page 6: So167

6

đó…mỗi chúng ta là con cái Chúa cần phải làm điều gì?

Để biết được sau những sự thất bại chúng ta cần phải làm gì, chúng ta hãy cùng nhau đối diện với lời của Chúa, để tìm thấy giải pháp của Chúa mong muốn mỗi chúng ta sau những thất bại cần làm gì?

Phúc âm Giăng 21:15-17, là phân đoạn Kinh Thánh được ghi lại như sau: “15 Khi ăn rồi, Đức Chúa Jêsus phán cùng Si-môn Phi-e-rơ rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta hơn những kẻ nầy chăng? Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn những chiên con ta. 16 Ngài lại phán lần thứ hai cùng người rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng? Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn chiên ta. 17 Ngài phán cùng người đến lần thứ ba rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng? Phi-e-rơ buồn rầu vì Ngài phán cùng mình đến ba lần: Ngươi yêu ta chăng? Người bèn thưa rằng: Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc; Chúa biết rằng tôi yêu Chúa! Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn chiên ta. ”

Ngoài đời sau khi thất bại về một điều gì, vấn đề gì đó hay sự làm ăn nào đó…thì con người thường phải ngồi lại với chính mình hoặc với một số người nào đó, là thầy của mình hay người giỏi hơn mình trong lĩnh vực đó…để xác định lại một số

điều nào đó gây nên sự thất bại cho mình…

Cũng vậy, sau những thất bại của sứ đồ Phi e rơ, Chúa Jesus muốn gặp gỡ riêng tư với ông, để ông XÁC ĐỊNH lại một số điều của ông với chính Chúa Jesus, qua

những điều ông đã nhận biết khi trước: ĐCJSC là Đấng Christ, là Đấng hằng sống…

Hội thánh Ê phê sô đang sống đắc thắng về nhiều điều, nhưng dường như đang thất bại trước Chúa, nếu không ăn năn sẽ bị cất chân đèn khỏi Hội thánh…Chúa cũng muốn các

con cái Chúa ở tại Hội thánh Ê phê sô, như sứ đồ Phi e rơ XÁC ĐỊNH lại tình yêu đối với Chúa ( Khải huyền 2:2-7 )

Chúa biết tất cả những công việc …. sự khó nhọc … sự nhịn nhục … không thể dung được những kẻ ác …những kẻ giả dối… nhịn nhục và chịu khó vì danh ta, không mệt nhọc chút nào…

Chúa biết tất cả những điều xác định trên của chúng ta không phải là sai…tuy nhiên, đó không phải là điểm chính yếu để sứ đồ Phi e rơ, con cái Chúa tại Hội thánh Ê Phê sô, hay mỗi chúng ta ngày nay được thắng và ăn trái cây sự sống ở trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời ….mà là lòng kính mến ban đầu…

Tức là XÁC ĐỊNH TÌNH YÊU BAN ĐẦU

Tình yêu đối với chính Chúa Jesus sứ đồ Phi e rơ đã biết, đã có, và cũng đã nhiệt tình trong khoảng 3 năm đi theo

Page 7: So167

7

Ngài..nếu so sánh với các môn đồ đi theo Chúa khác thì Phi e rơ là người nổi trội hơn cả, sốt sắng hơn cả, đã từng thề hứa trung thành đồng tù đồng chết với Chúa Jesus…nhưng tại sân nhà thầy cả thượng phẩm ông đã 3 lần chối Ngài, không biết Ngài, bởi những người đầy tớ gái trong sân…khiến cho ông phải khóc lóc cách cay đắng (Mat 26:69-75)

Và trong Phúc âm Giăng 21, trong khi chờ Chúa Phục sinh đến gặp gỡ mọi người lần thứ ba, ông lại thất bại trong khi chờ gặp Chúa Jesus với sự quay lại nghề đánh cá, để cả đêm mệt nhọc và đói rét mà không được gì cả…tức là ông đã đánh mất tình yêu đối với chính Ngài.

Cho nên để sứ đồ Phi e rơ xác định lại tình yêu đối với Chúa, Chúa Jesus đã hỏi sứ đồ Phi e rơ 3 lần:

Lần hỏi thứ 1. Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu Ta hơn những kẻ nầy chăng?

Có lẽ Chúa muốn nhắc Phierơ nhớ lại lời tuyên bố mạnh mẽ của ông rằng: “Dầu mọi người đều vấp phạm vì cớ Thầy thì tôi cũng không bao giờ vấp phạm”(Mat 26:33). Tức là: Ông đã đánh giá nhẹ tình yêu của người khác đối với Chúa khi muốn đề cao chính mình.

Chúa gọi ông là Simôn, con Giôna chứ không gọi là Sêpha ( Tức là tảng đá, do Chúa Jesus gọi ông ) để nhắc ông nhớ con người thật của ông trước khi gặp Chúa.

Và Chúa Jesus dùng chữ “Yêu” theo nguyên bản là agape là tình yêu mặc dầu, đúng như Phi e rơ đã tuyên bố trưc[s mọi người “dầu mọi người” để nhắc Phierơ nhớ tình yêu Chúa đối với ông là tình yêu “mặc dầu”, tình yêu tự nguyện hy sinh, không vị kỷ vì cớ ông…và đó cũng là lời tuyên bố của Phi e rơ trước mọi người khi

trước….

Sứ đồ Phi e rơ trả lời Ngài rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa.

Ngài dùng chữ yêu là Agape là tình yêu mặc dầu nhưng Phierơ chỉ dám trả Lời Chúa bằng chữ Philéo

trong nguyên ngữ là tình yêu thương trìu mến, giữa bà con thân thuộc hoặc anh em ruột thịt với nhau, hoặc yêu mến như một người bạn thiết….

Lần hỏi thứ 2. Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu Ta chăng ?

Chúa muốn quay Phierơ về đối diện một mình Chúa, không cần biết người khác đối với Chúa ra sao vì mỗi người chịu trách nhiệm cá nhân với Chúa về thái độ của mình đối với Chúa.

Chúa cũng lại dùng chữ “Yêu” theo nguyên bản chữ Agape để nói lên lòng mong ước của Ngài: muốn Phierơ yêu Chúa bằng chính tình yêu mà Ngài đã dành cho ông, mặc dầu ông thế nào, thì Chúa vẫn yêu ông.

Sứ đồ Phi e rơ lại trả lời Ngài rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa.

Page 8: So167

8

Ngài dùng chữ yêu là Agape là tình yêu mặc dầu, nhưng một lần nữa Phierơ chỉ dám trả Lời Chúa bằng chữ Philéo trong nguyên ngữ là kính mến như một người bạn thiết.

Lần hỏi thứ 3. Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu Ta chăng ?

Hai lần trước khi Chúa Jesus hỏi, sứ đồ Phierơ đều dùng chữ Philéo. Vì thế lần nầy Chúa hỏi: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng? Tiếng Việt chúng ta không thấy có gì thay đổi trong câu hỏi, nhưng trong nguyên bản Chúa đã đổi chữ Agape sang Philéo, tức là từ tình yêu mặc dầu sáng tình yêu của con người đối với nhau, với hàm ý : “Ngươi chỉ yêu mến Ta như con người yêu nhau thôi sao ?”.

Đến lúc nầy sứ đồ Phierơ buồn rầu, không những vì Chúa đã ba lần hỏi ông về tình yêu, mà còn vì Chúa đổi chữ từ tình yêu của Chúa, là tình yêu mặc dầu ( Không điều kiện ) sang tình yêu của con người ( yêu mến nhau có điều kiện )…Agape thành Philéo. Ba lần nầy đã nhắc ông nhớ lại: kỷ niệm đau buồn ba lần ông chối Chúa, khiến ông phải sống trong sự buồn rầu với: khóc lóc cách cay đắng .

Và lần nầy, sứ đồ Phierơ buồn rầu trả lời: Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa.Thật ra, lần thứ ba ông đã nói trong sự buồn rầu ăn năn với lòng tin cậy rằng: Chúa đã cảm thông với sự yếu đuối của ông. Ngài thấy rõ tấm lòng ông hơn cả ông nữa….đây là điều Chúa muốn thấy ở sứ đồ Phi e rơ.

“Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn” ( II Côr 7:10 )

Sau nhiều lần thất bại trên bước đường theo Ngài, Chúa Jesus đã gặp sứ đồ Phi e rơ với ba câu hỏi: Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu Ta chăng ? để chính sứ đồ Phi e rơ XÁC ĐỊNH lại tình yêu của mình đối với chính Chúa Jesus là Đấng ông đang tin cậy và tôn thờ,

là Đấng ông đã tuyên bố: Dầu mọi người đều vấp phạm vì cớ Thầy thì tôi cũng không bao giờ vấp phạm…và tình yêu đối với Chúa phải là tình yêu của chính Chúa ban cho, đó là tình yêu mặc dầu, tình yêu tự nguyện, tình yêu hy sinh, và tình yêu không vị kỷ…chứ không phải tình yêu Philéo, là tình yêu của con người đối với nhau…

Tạ ơn Chúa sau 3 câu hỏi, sứ đồ Phi e rơ đã buồn rầu trong lòng theo ý muốn của ĐCT, trong sự trả lời: Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa cho nên ông đã nhận được sự tha thứ của ĐCT, nhận được sự cứu rỗi của linh hồn mình…và hầu việc Chúa mạng mẽ.Cũng vậy, trên bước đường theo Chúa, có lẽ chúng ta đã không dưới một lần thất bại, khiến cho đời sống của chúng ta mặc dù vẫn đi nhà thờ, vẫn cầu nguyện, vẫn dâng hiến, vẫn sốt sắng làm công việc Chúa, vẫn chỉ mặt vặch tên những kẻ giả hình trong Hội thánh như các tín hữu ở Hội thánh Ê phê sô khi xưa…nhưng vẫn chán nản và buồn rầu với những điều đang xảy ra trong Hội thánh và xung quanh…

Page 9: So167

9

Chúa Cứu Thế Jesus đã chết vì tội lỗi của mỗi chúng ta và cũng đã sống lại cách đắc thắng vinh quang khải hoàn vì sự xưng công bình của mỗi chúng ta trước mặt Cha của chúng ta ở trên trời…Ngài cũng đã ban cho mỗi chúng ta, gia đình của mỗi chúng ta nhiều điều tựa như trong biển của thế gian: 153 con cá lớn đến nỗi không kéo nổi…nhiều điều tựa như trên bờ biển của thế gian than lửa đỏ, bánh và cá như Chúa đã ban cho sứ đồ Phi e rơ trong và trên bở biển Ti bê ri át khi xưa…

Điều gì đang khiến cho mỗi chúng ta, gia đình của mỗi chúng ta, là những chi thể trong thân thể của Ngài trên đất hay Hội thánh của Ngài đang dường như thất bại, đang dường như buồn rầu và lo lắng…đó có phải là mỗi chúng ta đang bị hao mòn, đang đánh mất đi tình yêu ban đầu của Chúa ban cho mỗi chúng ta, như Ngài đã ban cho sứ đồ Phi e rơ , như Ngài đã ban cho các tín hữu ở Hội thánh Ê phê sô khi xưa?

Chúa là Đấng biết rõ mỗi tấm lòng của mỗi chúng ta trước Ngài, Ngài đang gặp gỡ riêng tư với mỗi chúng ta, hỏi mỗi chúng ta, một cách đích danh, như Ngài đã gặp và hỏi sứ đồ Phi e rơ thủa xưa.

Ngài đang hỏi mỗi chúng ta: Ngươi yêu Ta chăng ? Mỗi chúng ta hãy hạ mình xuống với tấm lòng thật sự buồn rầu ăn năn với chính Chúa và trả lời với Ngài, như sứ đồ Phi e rơ đã trả lời với chính Chúa trong lần thứ ba: Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc, Chúa biết rằng con yêu Chúa…

Benjamin

RỬA OAN CHO TẤM VẢI LIỆM TURIN

Kết quả nghiên cứu khoa học đã xác nhận vải liệm Turin không phải là đồ dỏm như các nghi ngờ trước đây.

Đối với những người sùng đạo, tấm vải liệm Turin là một báu vật

thực sự, từng gói trọn thi hài của Chúa Jesus khi ngài được đưa xuống từ cây thập ác. Tuy nhiên, một số người hoài nghi cho rằng nó chỉ là một trò giả mạo của người Trung cổ không hơn không kém. Giờ đây, khoa học đã đứng về phe tín đồ Thiên Chúa giáo. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng đủ biện pháp xét nghiệm pháp y để so sánh sợi vải từ tấm liệm với một loạt các mẫu vải thời xưa. Kết quả, vải liệm Turin có thể được làm từ thời Chúa Jesus còn tại thế.

Kết quả trên mâu thuẫn với nghiên cứu gây chấn động vào năm 1988, do Viện Bảo tàng Anh đứng đầu, dùng phương pháp đồng vị carbon để giám định tấm vải. Kết luận lúc đó là vải liệm Turin, có in dấu mờ khuôn mặt một người đàn ông để râu quai nón với các vết thương giống như bị đóng vào thập tự giá, bị cho là có niên đại từ thời Trung cổ, tức sau thời điểm Chúa bị đóng đinh đến 1.000 năm. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Đại học Padua (Ý) cho rằng các kết quả trên có thể đã bị bóp méo do hàng thế kỷ bị nước và lửa làm tổn hại mảnh vải. Theo lịch sử, nó đã bị ảnh hưởng trong vụ cháy nhà nguyện Chambéry (Pháp) vào năm 1532.

Vải liệm Turin, một trong những thánh tích gây tranh cãi nhất của đạo Công giáo, từng

Page 10: So167

10

được Giáo hoàng John Paul II gọi là “biểu tượng của nỗi thống khổ ở mọi thời đại”. Phát hiện mới nhất về vải liệm Turin đã được trình bày trong cuốn sách có tựa đề Il Mistero della Sindone (tức Bí ẩn của tấm vải liệm), vừa ra mắt vào ngày Good Friday, tức thứ sáu tuần Thánh, rơi vào ngày 29.3 năm nay. Các tác giả là Giáo sư Giulio Fanti, chuyên gia về đo đạc nhiệt và kỹ thuật tại Đại học Padua, và nhà báo Saverio Gaeta. Hai ông đã tiến hành giám định các sợi vải từ tấm vải liệm trứ danh và so sánh chúng với các mẫu từ năm 3.000 trước CN đến thời hiện đại để xác định liệu nó là đồ dỏm hay thật.

Điểm mấu chốt của cuộc nghiên cứu là 3 phương pháp xét nghiệm mới. Đầu tiên, các chuyên gia dùng ánh sáng hồng ngoại, rồi đến phương pháp quang phổ học Raman, để đo bức xạ thông qua bước sóng. Đây là phương pháp thường dùng trong khoa học pháp y. Hai thí nghiệm đầu cho thấy các sợi vải xuất hiện vào giai đoạn năm 300 trước CN đến năm 400 sau CN, có nghĩa là bao gồm thời gian có Chúa Jesus. Trong khi kết quả hồi năm 1988 lại cho rằng nó có niên đại từ năm 1260 đến 1390. Do tòa thánh cương quyết không cho các chuyên gia tiếp cận thánh tích này, nhóm của Giáo sư Fanti phải dựa vào mẫu vải đã được xét nghiệm vào năm 1988.

Trước khi chính thức từ chức, Giáo hoàng Benedict XVI đã cho phép trưng bày tấm vải liệm như là “món quà cuối cùng” cho các tín đồ Công giáo. Đài truyền hình quốc gia Ý sẽ phát hình ảnh vải liệm Turin, nhưng người thường sẽ không được tiếp cận mảnh vải cho đến năm 2025, thời điểm trưng bày kế tiếp theo lịch. Theo Thanhnienonlice

SỨC SỐNG PHỤC SINH

Sự chết của Chúa Giê-xu là nền tảng của Cơ Đốc giáo, không có sự chết của Chúa thì cũng sẽ không có Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, nếu Chúa chỉ chết mà thôi thì cũng chẳng có gì đáng nói, các

giáo chủ của các tôn giáo khác cũng đã chết. Điểm khác biệt là Chúa Giê-xu sau ba ngày trong lòng mộ, Ngài đã sống lại khải hoàn. Chính sự sống lại của Chúa chứng minh cách hùng hồn và vững chắc rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời và sự chết của Chúa có giá trị chuộc tội cho nhân loại, vì ngoài Đức Chúa Trời ra không ai có thể bẻ gãy chìa khoá của tử thần. Mọi tôn giáo đều nói về sự vĩnh cửu của linh hồn con người, nhưng chưa hề có tôn giáo nào bảo đảm có được sự phục sinh cả. Chính sự phục sinh của Chúa đã đem lại cho những người theo Ngài một sức sống mãnh liệt, diệu kỳ, một sức sống siêu nhiên từ Chúa Phục Sinh, từ Đức Chúa Trời quyền năng. Sức sống đó đã biến đổi nhiều cuộc đời một cách đặc biệt. Nhân mùa Phục Sinh năm nay, chúng ta thử nhìn về một số nhân vật đã được sức sống phục sinh của Chúa thay đổi cuộc đời như thế nào để rút ra những bài học cho chính mình. Sức sống phục sinh phá đổ nỗi an phận Ông Phi-e-rơ là một vị sứ đồ khá đặc biệt của Chúa Giê-xu. Khi đi theo Chúa,

Page 11: So167

11

ông thật sôi nổi, nhanh nhạy, bộc trực, tự tin. Tuy nhiên, sau khi Chúa bị bắt, ông đã theo Chúa xa xa, chối Chúa ba lần, khóc lóc đắng cay rồi sau đó được tin Chúa sống lại, những người đàn bà đã gặp Chúa phục sinh nói lại với các môn đồ rằng Chúa dặn anh em hãy qua xứ Ga-li-lê, ở đó sẽ thấy Chúa (Ma-thi-ơ 28:10). Tin theo lời dặn của Chúa, ông cùng các sứ đồ trở về Ga-li-lê chờ đợi để gặp Ngài, nhưng tinh thần ông lúc ấy gần như đã nản lòng, có lẽ ông muốn sống an phận với nghề cũ của mình nên đã tuyên bố: Tôi đi đánh cá (Giăng 21:3). Nhưng thật ngạc nhiên, sau khi gặp Chúa phục sinh với phép lạ được ghi lại ở Giăng 21, sứ đồ Phi-e-rơ đã trở nên một người hoàn toàn mới mẻ. Ông không còn an phận nữa, nhưng trở nên hăng hái, nhiệt thành ra đi truyền rao sự chết và sống lại của Chúa Giê-xu. Rồi khi Đức Thánh Linh giáng lâm, với quyền năng của Ngài trong một bài giảng, đã đưa hơn 3.000 người đến với Chúa Giê-xu. Điều gì đã phá đổ nỗi an phận của ông Phi-e-rơ như vậy? Chính sức sống phục sinh của Chúa. Sức sống phục sinh phá đổ nỗi chán nản Hãy xem hai môn đồ đang trên đường về quê mình tại làng Em-ma-út, họ đã chán nản đến cùng cực, Đấng mà họ hy vọng sẽ giải cứu Y-sơ-ra-ên thì nay đã bị đóng đinh chết trên cây thập tự rồi. Họ buồn bực đến độ đã cãi nhau trên đường đi (Lu-ca 24:13-35). Trong lúc họ đang cãi nhau, Chúa Giê-xu phục sinh đến gần và cùng đi với họ. Ngài đã trò chuyện, cắt

nghĩa Kinh Thánh làm cho họ mở mắt ra, và đang khi Chúa ngồi ăn với họ, lúc Ngài chúc tạ rồi bẻ bánh ra, hai môn đồ này đã nhận ra người khách đồng hành với mình chính là Chúa phục sinh. Ngay lúc đó Chúa biến mất, nhưng chính họ đã không còn chán nản nữa mà cùng nhau đứng dậy mạnh mẽ trở về thành Giê-ru-sa-lem. Kinh Thánh ghi lại: “Hai người

nói cùng nhau rằng: Khi nãy đi đường, Ngài nói cùng chúng ta và cắt nghĩa Kinh Thánh, lòng chúng ta há chẳng nóng nảy sao? Nội giờ đó, họ liền đứng dậy, trở về thành Giê-ru-sa-lem, gặp mười một sứ đồ cùng các môn đồ khác đương nhóm lại, nói với họ rằng: Chúa thật đã sống lại, và hiện ra

với Si-môn. Rồi hai người thuật lại sự đã xảy đến khi đi đường, và nhìn biết Ngài lúc bẻ bánh ra là thể nào” (Lu-ca 24:32-35). Gặp Chúa phục sinh đã làm cho hai môn đồ từ chán nản đến sốt sắng nóng cháy. Điều gì đã thay đổi cuộc đời họ? Chính sức sống phục sinh của Chúa Giê-xu. Sức sống phục sinh phá đổ lòng ganh ghét Trong những ngày đầu tiên của Hội Thánh Chúa tại Giê-ru-sa-lem, số tín hữu phát triển thật nhanh nhưng con cái Chúa cũng đã đối diện với sự bắt bớ dữ dội, người có công trạng lớn trong sự bắt bớ đạo Chúa là ông Sau-lơ, từ chỗ “ưng thuận về sự Ê-tiên bị giết” (Công Vụ 8:1), đến “hằng ngăm đe và chém giết môn đồ của Chúa không thôi” (Công Vụ 9:1), ông Sau-lơ vẫn thấy chưa đủ, ông đã “đến cùng thầy cả thượng phẩm, xin người

Page 12: So167

12

những bức thư để gởi cho các nhà hội thành Đa-mách, hầu cho hễ gặp người nào thuộc về đạo (Chúa) bất kỳ đàn ông đàn bà, thì trói giải về thành Giê-ru-sa-lem” (Công Vụ 9:2). Lòng ganh ghét và thù hận của ông Sau-lơ đã lên đến cùng cực, ông quyết tâm tận diệt những người theo Chúa và chỉ muốn triệt hạ đạo Chúa mà thôi. Nhưng rồi một biến cố xảy ra trong cuộc đời ông Sau-lơ, khi ông đang trên đường đi gần tới Đa-mách, ông đã gặp Chúa phục sinh. Cuộc đời ông đã thay đổi hẳn, từ chỗ Sau-lơ ganh ghét, tị hiềm, trở thành Phao-lô yêu thương, rao truyền tình yêu của Chúa cho khắp thế giới. Điều gì đã làm thay đổi cuộc đời của ông Phao-lô một cách kỳ diệu như vậy? Chính sức sống phục sinh của Chúa Giê-xu. Sức sống phục sinh phá đổ tinh thần bỏ cuộc nửa chừng Chúng ta biết ông Martin Luther là nhà cải chánh giáo hội. Ông là một Linh mục Công giáo rất sốt sắng và mộ đạo, nhưng một ngày kia ông được Chúa mở mắt cho thấy những sai lầm lớn của giáo hội thời đó, ông được soi sáng cho biết “người công chính sống bởi đức tin” chứ không phải bởi những việc làm công đức như ông đang gắng sức thực hành lâu nay, nên ông đã mạnh dạn đứng ra làm một cuộc cách mạng cải chánh giáo hội. Ông đã gặp phải những sự chống đối rất dữ dội đến độ có lúc phải nản lòng. Chuyện kể rằng, một ngày nọ ông quá chán nản muốn bỏ cuộc nửa chừng. Vợ ông thấy vậy bèn bận một bộ đồ tang

bước vào phòng làm việc của ông. Khi thấy vậy, ông giật mình hỏi vợ để tang cho ai vậy, thì vợ ông trả lời bà để tang cho Đức Chúa Trời! Hết sức ngạc nhiên và giận dữ, ông giải thích cho bà biết Đức Chúa Trời là Đấng Hằng Sống, chính Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời cũng đã sống lại thì làm sao Đức Chúa Trời có thể chết được. Đến lúc ấy vợ của ông Martin Luther mới ôn tồn nói, nếu Đức Chúa Trời là Đấng Sống thì sao ông lại nản lòng muốn bỏ cuộc như thể Đức Chúa Trời đã chết rồi vậy? Hành động của vợ làm cho ông Martin Luther thức tỉnh, ông mạnh mẽ tiếp tục cuộc cải chánh và đã đi đến thành công. Điều gì thêm sức mạnh cho ông Martin Luther khiến ông không bỏ cuộc nửa chừng? Chính sức sống phục sinh của Chúa Giê-xu.

Sức sống phục sinh đã tác động gì đến chúng ta? Có khi nào chúng ta cứ nghĩ rằng mình đi nhà thờ là đủ rồi! Dâng hiến bao nhiêu đó là

được rồi! Góp phần với ban hát lễ và Hội Thánh như vậy là được rồi!… và cứ thế, sống cuộc đời làm một tín đồ an phận. Hãy nhớ lại sức sống phục sinh của Chúa Giê-xu đã phá đổ nỗi an phận của sứ đồ Phi-e-rơ để ông hăng hái hơn, nhiệt thành hơn trong công việc của Chúa. Có khi nào chúng ta cứ sống than thân trách phận, cứ chán nản buồn phiền, cứ bất mãn chán chường? Hãy nhớ lại sức sống phục sinh của Chúa Giê-xu đã phá đổ nỗi chán nản của hai môn đồ Em-ma-út ngày xưa để họ sốt sắng, nóng cháy, sống vui vẻ thoả lòng với Chúa phục

Page 13: So167

13

KHẢI TƯỢNG HỘI THÁNH “ - Hãy trang bị cho dân sự ta lời đức tin. - Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. - Dạy họ các sử dụng chúng. - Và gửi họ vào chiến trường bách chiến-bách thắng cho Chúa.” ( khải tượng của mục sư Ulf Ekman, Mục

sư trưởng của dòng chảy Lời Sự Sống)

sinh. Có khi nào chúng ta sống với nhau mà thường cứ tị hiềm vì nhiều bất đồng trong cuộc sống hay trong sự hầu việc Chúa? Hãy nhớ lại sức sống phục sinh của Chúa Giê-xu đã phá đổ lòng ganh ghét tị hiềm của ông Phao-lô để có thể sống yêu thương hoà thuận với nhau trong tình yêu của Chúa là Đấng Sống. Có khi nào chúng ta phát động phong trào thì rầm rộ nhưng không nuôi dưỡng phong trào làm cho công việc Chúa cứ ngày một lụi tàn? Hãy nhớ lại sức sống phục sinh của Chúa Giê-xu đã phá đổ sự bỏ cuộc giữa chừng của nhà cải chánh Martin Luther để chúng ta có thể bền lòng trung tín với Chúa trong từng công việc dù thuận lợi hay khó khăn, cho đến ngày gặp Ngài. Hãy sống với Chúa mỗi ngày, tương giao với Chúa mật thiết để nhận được quyền năng của sức sống phục sinh. Cầu xin Chúa cho mỗi chúng ta trong mùa Phục Sinh năm nay luôn nhận được sức mạnh thiêng liêng từ Đấng đã sống lại và đang sống trong chúng ta để mạnh mẽ, sốt sắng phục vụ Chúa và mở mang Vương quốc Ngài trên đất. Quyền năng của sức sống phục sinh Chúa Giê-xu vẫn không hề thay đổi, vấn đề là bạn và tôi có bằng lòng để sức sống phục sinh của Chúa đánh đổ nỗi an phận trong ta, cất đi nỗi chán nản, đập tan lòng ganh ghét, tị hiềm, để quyền năng của sức sống phục sinh tràn ngập trong cuộc sống mỗi ngày hay không.

Ánh Dương

AND CỦA DÒNG CHẢY LỜI SỰ SỐNG

Loisusong.net - Hội thánh là cơ sở cho đời sống Cơ đốc. Tại đó Đức Chúa Trời ban phước cho chúng ta, và cũng tại đó chúng ta có thể trở thành phước hạnh cho người khác. Các Hội thánh khác nhau có những nhiệm vụ khác nhau, tùy thuộc vào những lẽ thật mà họ đại diện và nhiệm vụ mà Chúa kêu gọi họ. Nhưng đồng thời cũng có một điều gì đó chung để kết nối tất cả các Hội thánh và các Cơ đốc nhân. Mục sư Ulf Ekman, mục sư sáng lập Hội thánh Lời Sự Sống, chia sẻ năm điều mà ông tin rằng chúng ta cần trở thành và cần thực hiện. 5 điểm này tạo thành ADN “Lời Sự Sống.” Xin trân trọng gửi tới bạn đọc!

1. Rao truyền Phúc Âm

Một là, chúng ta được kêu gọi rao truyền Phúc Âm. Trong Rôma 1:16 sứ đồ Phao-lô nói: “Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc”. Chúng ta được kêu gọi rao giảng Tin mừng về Chúa Jêsus cứu và thay đổi đời sống con người. Có thiên đàng, cũng có

Page 14: So167

14

địa ngục, và nếu người ta không nghe Phúc Âm thì họ sẽ bị chết mất như Chúa Jêsus đã nói. Nhưng Đức Chúa Trời không muốn, dù chỉ một người, phải hư mất. Ngài muốn đạt được con người thông qua chúng ta. Những cuộc tranh cãi nóng bỏng hiện nay về sự tồn tại của địa ngục là bằng chứng cho thấy chúng ta cần có thái độ khác đối với Phúc Âm, mà cụ thể là cần phải bảo vệ đức tin cổ xưa, chứ không chỉ những ý tưởng mình ưa thích. Điều này cũng liên quan đến đức tin vào Kinh Thánh như là Lời Đức Chúa Trời. Đây là một phần không thể tách rời trong sự kêu gọi của Hội thánh chúng ta, và điều này cũng kết nối chúng ta với tất cả các Cơ đốc nhân trên toàn thế giới, trong mọi thời kỳ. Chúng ta rao giảng và giữ vững đức tin Cơ đốc cổ xưa.

2. Đức tin

Hai là, chúng ta được kêu gọi rao giảng và nhấn mạnh về đức tin. Trong Phúc Âm theo Giăng 14:11-12, Chúa Jêsus nói một điều chưa ai từng nghe: “Khi ta nói rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta, thì hãy tin ta; bằng chẳng, hãy tin bởi công việc ta. Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha.” Chúng ta có xu hướng đọc lướt những câu này, vì chúng ta cảm thấy chúng là không thể. Chúng ta dễ suy xét thế này: “Điều này đơn giản là không thể. Làm sao một người phàm như tôi lại có thể làm điều gì đó giống vậy?” Nhưng những biện minh của chúng ta chỉ chú tâm đến chính chúng ta, trong khi đó những câu nói này hướng thẳng đến Chúa

Jêsus. Kinh Thánh nói về điều Ngài có thể hoàn thành, nếu chúng ta tin vào Ngài.

Vì không phải ngày nào cũng thấy dấu kỳ phép lạ, trong chúng ta có thể xuất hiện cảm giác rằng những điều đó thật xa vời và không thực tế. Chúng ta có thể khó tin. Nhưng khi chúng ta đến với Chúa Jêsus, đồng đi với Ngài, và tiếp nhận Lời Ngài, chúng ta bắt đầu đói khát Lời Chúa và tin rằng điều như thế là thực sự có thể. Hồi còn trẻ, thậm chí trong những giấc mơ táo bạo nhất, tôi cũng không thể hình dung ra

điều mà Hội thánh chúng ta hiện nay có thể hoàn thành trên khắp thế giới. Nhưng đối với Đức Chúa Trời thì không tồn tại giới hạn. Ngài có thể sử dụng chúng ta, và

Ngài muốn chúng ta tin Ngài. Hội thánh chúng ta có sự kêu gọi đánh thức đức tin, giải thích cho mọi người biết họ là ai và họ có gì trong Chúa Jêsus Christ.

Hãy trang bị cho dân sự Ta lời đức tin

Chỉ cho họ những vũ khí thuộc linh họ có

Dạy họ cách sử dụng chúng

Và Sai họ vào trận chiến đắc thắng cho Chúa

3. Đời sống trong Đức Thánh Linh

Ba là, chúng ta được kêu gọi nhấn mạnh đến sự sống trong Đức Thánh Linh. Trong Phúc Âm theo Giăng Chúa Jêsus nói về Đức Thánh Linh như sau: “Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như

Page 15: So167

15

Kinh thánh đã chép vậy.” Đức Chúa Trời muốn để chúng ta được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh và Ngài muốn các ân tứ Thánh Linh hành động trong đời sống của chúng ta. Khi đó chúng ta có thể nói và làm những điều mà chúng ta không thể làm trong sức riêng. Đôi khi chúng ta cố gắng giữ mọi sự trong cuộc sống dưới sự kiểm soát của mình, nhưng kiểm soát Đức Thánh Linh là không thể. Thánh Linh vận hành tại nơi Ngài muốn và những kẻ sinh từ Thánh Linh cũng vậy. Đôi khi thật khó để dũng cảm làm theo quyết định của mình, và đối với các bài giảng cũng thế. Chúng ta muốn kiểm soát mọi thứ xung quanh, nhưng không cần phải làm như vậy. Chúng ta có thể thôi điều khiển và để Đức Thánh Linh điều khiển chúng ta. Sai lầm là không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta học từ những sai lầm và có sự tha thứ cho những sai lầm ấy. Có thể nhận được mọi sự! Biết lắng nghe Thánh Linh có thể dẫn đến cuộc cách mạng trong đời sống con người. Chúng ta được gọi giúp đỡ các Cơ đốc nhân bước vào mối quan hệ mật thiết và lành mạnh với Đức Thánh Linh, lắng nghe và nương dựa vào Ngài.

4. Truyền giáo

Điểm thứ tư có liên quan đến truyền giáo. Trong sách Công vụ 1:8 có chép: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.” Đức Chúa Trời ban Thánh Linh cho chúng ta, để chúng ta nhận được sức mạnh trở thành những nhân chứng. Vì vậy ai trong chúng ta

cũng là giáo sĩ. Cần phải nói “vâng” với sự truyền giáo trong lòng mình, dù có thể bạn được kêu gọi trọn đời chỉ sống tại đất nước của mình. Nhưng chúng ta đã nghe Phúc Âm và đã nhận ơn đức tin cùng Đức Thánh Linh. Và chúng ta cần sẵn sàng đi đến tận cùng trái đất, nếu đó là ý Chúa muốn. Nếu không sẵn sàng thì cuộc sống chúng ta không thể thành công. Mối quan hệ của chúng ta với Đức Thánh Linh sẽ trở nên thiếu sức sống và uể oải. Kinh Thánh sẽ không còn mở ra cho chúng ta nữa. Thay vì đức tin mạnh mẽ chúng ta trở nên có thái độ hoài nghi với mọi sự. Chúng ta sẽ không còn kinh nghiệm dòng chảy của Thánh Linh trong đời sống mình. Thật thảm hại cho một Cơ đốc nhân sống như thế. Giáo sĩ thời nào cũng khó tìm, và chúng ta đang cần hàng ngàn người sẵn sàng rời bỏ quê hương mình để đi bất cứ nơi nào. Đó là lý do Hội thánh chúng ta có thái độ rất nghiêm túc với truyền giáo. Chúng ta không phải là những người hoàn hảo, nhưng Đức Chúa Trời nhìn thấy tấm lòng của chúng ta và muốn sử dụng chúng ta để rao giảng Phúc Âm trên toàn thế giới.

5. Hiệp một

Điểm thứ năm có liên quan đến sự hiệp một. Trong Phúc Âm theo Giăng (17:21) Chúa Jêsus nói: “để cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở

Page 16: So167

16

trong Cha; lại để cho họ cũng ở trong chúng ta, đặng thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến.” Chúng ta sẽ không bao giờ nhận được sự đột phá hoàn toàn và sẽ không được thấy sự hoàn thành ý muốn của Đức Chúa Trời, nếu trong khi rao giảng Phúc Âm các Cơ Đốc nhân chúng ta cứ tranh chiến với nhau. Khi chúng ta có xung đột với nhau, điều đó gây tai tiếng cả trong thế giới tự nhiên lẫn trong thế giới thuộc linh. Sa-tan, bậc thầy của sự chia rẽ, đang sử dụng rất hữu hiệu phương tiện này để chống chúng ta.

Kẻ thù muốn chúng ta lên án, coi thường nhau và không ngừng phán xét về mọi sự dựa trên khẩu vị, sở thích và thói quen cá nhân. Gốc rễ của vấn đề này là sự lên mình, ước muốn đề cao bản thân và nhấn mạnh những nhược điểm của người khác. Khi Chúa Jêsus cầu nguyện và nói về sự hiệp một, Ngài đã chỉ ra chính điều ấy. Ngài muốn để chúng ta từ bỏ lối cư xử tiêu tiêu cực của mình, có thể trở nên hiệp một và bước vào dòng chảy của tình yêu trong mối quan hệ với nhau. Khi đó Chúa Jêsus, Đấng mà chúng ta yêu, được vinh hiển. Và bởi vì chúng ta yêu Ngài, chúng ta cũng yêu nhau và chịu đựng những sự khác biệt và bất toàn của nhau. Chúng ta cần tìm kiếm sự hiệp một trong Thánh Linh và lẽ thật. Chúng ta tìm kiếm tất cả những gì chân thật, sống động và cảm ơn Đức Chúa Trời vì điều đó. Khi ấy, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên rộng hơn và sẽ không bị giới hạn chỉ bởi bản thân, hoặc bởi người giảng đạo này hay người giảng đạo khác. Chúng ta sẽ là một dân lớn hơn. Sự kêu gọi và sứ mệnh của chúng ta là ở đó. -Ulf Ekman-

Bác Sĩ ‘Chữa Khỏi’ Bệnh Cho Em Bé Nhiễm HIV

Đã Từng Là Một Giáo Sĩ

Tiến sĩ Hanah Gay, bác sĩ nhi khoa ở Trung tâm Y tế thuộc trường Đại học Mississippi đã “chữa lành chức năng”(làm thuyên giảm Sbệnh, ngăn chặn sự phát triển của virus nhưng chưa loại trừ hoàn toàn virus gây bệnh)

một bé gái nhiễm HIV bẩm sinh, là một Cơ Đốc nhân đã từng cùng chồng mình làm giáo sĩ nhiều năm liền ở Ê-thi-ô-pi-a.

Vào những năm 1980, Gay cùng chồng làm giáo sĩ tại Addis Ababa, Ê-thi-ô-pi-a. Hiện tại, bà đang gieo hạt giống đức tin cho các bé học khối lớp 3 và 4 qua việc dạy Kinh Thánh tại Hội Thánh của mình vào tối thứ tư hàng tuần.

Bà Gay, một phụ nữ có đời sống rất kín tiếng, có bốn người con và một cháu trai. Bà là một Cơ Đốc Nhân tin kính – người đặt đức tin lên trước nhất, sau đó luân chuyển giữa gia đình và sự nghiệp. “Mẹ không thích trở thành tâm điểm chú ý”, Ruth Gay Thomas, cô con gái 24 tuổi của bà trả lời tờ Washington Post như vậy.

Nhưng dù muốn hay không, Tiến sĩ Gay, 58 tuổi bị buộc trở thành tâm điểm chú ý sau một thông báo của Trung tâm y tế thuộc trường Đại học Missisipi ghi nhận

Page 17: So167

17

bà Gay và những bác sĩ khác điều trị và theo dõi diễn tiến bệnh của bé gái nhiễm HIV, em đã thuyên giảm bệnh sau khi dùng biện pháp điều trị kháng virus (ART) trong vòng 30 giờ sau sinh. Các bác sĩ cộng sự khác là Tiến sĩ Debra Persaud, Chuyên gia virus học thuộc Trung tâm Nhi đồng John Hopkins, và Tiến sĩ Katherine Luzuriaga, Chuyên gia miễn dịch học thuộc trường Y Khoa, Đại học Massachusetts. Các bác sĩ thống nhất rằng rất có khả năng nhờ vào việc sớm áp dụng liệu pháp điều trị kháng virus đã “chữa lành chức năng” cho bé gái, từ đó ngăn chặn sự hình thành các hồ chứa virus khó tiêu diệt, tức những tế bào ở trạng thái ngủ yên có nhiệm vụ làm phần lớn bệnh nhân HIV tái nhiễm bệnh trong vòng vài tuần sau khi ngưng thuốc.

Vào thứ Tư, phóng viên tờ Christian Post đã đến Trung tâm Y tế trường Đại học Missisipi để lấy lời bình luận của Tiến sĩ Gay đối với thông báo này, nhưng không gặp được vì bà bận tham dự một hội nghị.

Jack Mazurak, trợ lý giám đốc quan hệ truyền thông tại Trung tâm Y tế, người nói rằng mình biết rất rõ Tiến sĩ Gay qua công việc, đã nói bà là “một người tuyệt vời”, có thể dùng những kinh nghiệm và hiểu biết của mình để làm cuộc sống đứa bé trở nên tươi đẹp hơn. Anh cho biết thêm: “Tôi chắc rằng đức tin của bà ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống của bà từ trước đến nay”.

Trong cuộc phỏng vấn trước đó với kênh CNN, khi nói về phản ứng của mình đối với phát hiện này, bà nhấn mạnh rằng sự “chữa lành chức năng” cho đứa trẻ này vượt ngoài mong đợi: “Tôi rất bất ngờ, gần như là hoảng sợ vì ngay lúc đó, tôi nghĩ rằng: ‘Trời ạ, mình đã đang điều trị cho một đứa trẻ không thật sự nhiễm bệnh’,”

Sau nhiều xét nghiệm lặp đi lặp lại với sự giúp đỡ của đồng nghiệp, họ vẫn không thể “phục hồi bất kì virus có khả năng tái bản nào” và tuyên bố đứa bé được “chữa lành chức năng” bởi họ vẫn chưa chắc chắn về tình trạng

sức khỏe của bé trong tương lai.

“Chúng tôi chưa biết chính xác những gì chúng tôi đã tìm ra và sẽ mất rất nhiều thời gian nghiên cứu để xem chúng tôi có thể nhân rộng kết quả này trên nhiều đứa bé khác không trước khi nói rằng: ‘Vâng, chúng tôi đã có thể chữa khỏi hoàn toàn rồi!.’ Tới khi đó, tất cả trẻ em hay người lớn nhiễm bệnh, những người đang điều trị tốt hay đang được kiểm soát điều trị cần phải tiếp tục phương pháp điều trị đó.”, Bà nói.

Trong khi ấy, mọi người đang rất vui mừng và đầy hy vọng. Bà Gay nói: “Chúng tôi rất phấn khởi về trường hợp đứa bé này và hy vọng rằng đó sẽ là một bước đột phá mà chúng tôi có thể nhân rộng hơn, để nhiều trẻ em khác cũng được lành bệnh như vậy”

-Ng.Hằng dịch từ christianpost.com-

Page 18: So167

18

HY VỌNG PHỤC SINH Ai trong chúng ta cũng đều có những giờ phút đau thương khi có một người thân từ giã cõi đời. Chắc Bạn đã có lần đến thăm một gia đình tang chế hay có thể chính Bạn là người ở trong gia đình tang chế đó. Đó là những lúc thật buồn. Có khi chúng ta muốn nói một vài lời an ủi nhưng không nói được hay không biết phải nói gì. Cổ chúng ta nghẹn lại và niềm đau xót của chúng ta có lẽ là cách tốt nhất giúp cho gia đình tang chế thấy rằng ta thật sự thông cảm. Ngày xưa, khi sống trên trần gian nầy, Chúa Giê-xu cũng đã một lần đến thăm một gia đình tang chế. Gia đình nầy chỉ vỏn vẹn có ba người: La-xa-rơ là anh cả với hai người em gái là Ma-thê và Ma-ri. Một ngày kia La-xa-rơ bị đau và chẳng bao lâu đã từ trần, để lại cho hai người em nhiều nhớ nhung, thương tiếc. Trong gia đình có tang, buồn nhất là lúc việc chôn cất đã xong, chúng ta trở về với căn nhà hiu quạnh. Chính trong khung cảnh đó, Chúa Giê-xu đã đến với gia đình nầy. Chúa đã làm gì trước cảnh tang chế đó? Chúa đã khóc! Tại sao Chúa lại khóc khi chẳng bao lâu sau đó Chúa đã kêu người chết sống lại? Chúa biết La-xa-rơ sẽ sống lại, tại sao Chúa còn khóc? Chúa Giê-xu không khóc vì thất vọng nhưng Chúa đã khóc vì thông cảm, vì muốn hòa mình với niềm đau của gia đình nầy. Nếu giờ đây Bạn đang buồn, đang khóc vì một sự phân ly, chia cách nào đó thì hãy biết rằng Chúa Giê-xu thông cảm với Bạn, Ngài cùng khóc với Bạn. Nhưng Chúa Giê-xu không những chỉ khóc để thông cảm, Chúa đã gọi La-xa-rơ sống lại để giải quyết vấn đề đau thương tận gốc rễ! Trước đó Chúa đã nói với người em của La-xa-rơ rằng: “Ta là sự sống lại và sự sống... ngươi tin điều đó chăng?”

Ngày thứ Sáu sắp đến, chúng ta sẽ cùng nhau kỷ niệm sự thương khó và sự chết của Chúa Giê-xu, nhưng câu chuyện không dừng lại tại đó: thứ Sáu Chúa chết nhưng đến Chúa Nhật, Ngài đã sống lại. Trong Chúa Nhật Phục Sinh, hàng tỉ người trên thế giới sẽ cùng nhau vui mừng kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Giê-xu. Nhưng không phải chỉ kỷ niệm, Mùa Phục Sinh cũng nhắc chúng ta nhớ rằng sự phục sinh của Chúa Giê-xu có liên quan mật thiết đến đời sống mỗi chúng ta. Trước hết nó cho ta thấy rằng phục sinh là một tiến trình quan trọng và cần thiết trong đời sống. Chúa Giê-xu không sống lại nếu trước đó Ngài không chịu chết. Chúa Giê-xu đã nói trước cho môn đệ của Ngài rằng Ngài phải chịu đau đớn, chịu chết và rồi sẽ sống lại. Chúa đã từng so sánh sự chết của Chúa với việc hạt giống gieo xuống đất, chịu rữa nát trước khi nẩy sinh mầm sống. Chúa phán: “Nếu hột giống lúa mì kia chẳng chết sau khi gieo xuống đất thì cứ ở một mình, nhưng nếu chết đi thì kết quả được nhiều.” Nói như vậy nghĩa là nếu chúng ta để nguyên hột lúa mì thì hột lúa mì vẫn chỉ là một hột lúa mì, nhưng nếu ta gieo hột lúa mì xuống đất, mầm sống mới từ đó nẩy nở. Người ta tìm thấy những hột lúa mì trong các kim tự tháp ở Ai-cập đã nằm ở đó hàng ngàn năm và khi gieo xuống những hạt lúa mì đó vẫn nay mầm. Sự sống sẽ không đến nếu trước đó không có sự chết. Chúa Giê-xu phải chịu thương khó, phải chịu chết trước khi Ngài sống lại. Đời sống của chúng ta cũng vậy, trước khi có thể kết quả, sống một đời lợi ích cho tha nhân, ta phải chết. Chúa Giê-xu phán: “Ai muốn theo Ta, người đó phải từ khước chính mình, vác thập tự giá mà theo Ta.” “Vác thập tự giá” là kể mình như đã chết, như tử tội vác thập giá ra pháp trường. Có chết như vậy ta mới sống.

Page 19: So167

19

Phục Sinh năm nào cũng đến vào mùa Xuân với một ý nghĩa đặc biệt. Nhìn chung quanh, Bạn có thấy nắng ấm hơn, ngày dài hơn và hoa lá đâm chồi nẩy lộc khắp nơi không? Ai đã từng sống ở miền tuyết giá sẽ thấy điều nầy rõ hơn nhiều. Sau những tháng mùa Đông dài lạnh lẽo, cây cỏ trơ trọi, mùa Xuân đến là ta thấy cả một thế giới mới, hoàn toàn khác với cảnh vật một vài tháng trước đó. Cuộc đời của Ban có thể đang trải qua những tháng mùa Đông rét mướt, khô tàn, héo úa, nhưng Mùa Xuân đã đến. Mùa Xuân đã đến trong sức mạnh phục sinh. Nếu Chúa Giê-xu đã phải chịu thương khó, chịu chết rồi mới sống lại thì Bạn và tôi cũng vậy. Phục sinh là một tiến trình, có chết rồi mới có sống, có đau thương rồi mới hoan hỉ. Hãy nhớ rằng đời sống là một tiến trình để rồi vui sống. Hãy cùng chết với Chúa, hãy chôn con người tội lỗi, xấu xa cũ và sống đời sống mới với Chúa trong mùa Phục Sinh nầy. Phục sinh không những chỉ là cùng chết và cùng sống lại với Chúa Giê-xu trong tiến trình phục sinh nhưng cũng có nghĩa là chúng ta sống một đời sống có ý nghĩa. Chúa Giê-xu phán: “Vì Ta sống thì các ngươi cũng sẽ sống.” Bạn và tôi, chúng ta đều đang sống, nhưng sống nghĩa là gì? Có những người nằm trong bệnh viện trong tình trạng hôn mê nhưng tim vẫn còn đập hay óc vẫn còn phát ra những tín hiệu nên bác sĩ không thể công bố là người đó chết. Nhưng sống như vậy thì ai muốn sống? Sống, vì vậy không phải chỉ là thở, ăn uống, nói năng, hoạt động... nhưng sống là đi trên đường đời với một mục đích rõ ràng, biết mình sống để làm gì và rồi sẽ đi về đâu. Sống thật là sống với ý nghĩa, sống với sức mạnh vươn lên như cỏ cây hoa lá tràn đầy nhựa sống. Sống thật là sống với sự sống của Đấng Chí Cao, không phải chỉ là sự sống thân xác nhưng là sự sống tâm linh,

được tương giao, được nối tiếp với nguồn sống. Khi đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, đối tượng của niềm tin chúng ta là một đối tượng sống. Chúa Giê-xu đã sống lại và đang sống để bảo đảm cho chúng ta sự sống viên mãn trong Ngài. Bạn có để ý lời tuyên bố của Chúa Giê-xu không? Lời phán của Chúa gồm hai phần: (1) Ta là sự sống lại (2) Ta là sự sống Chúa sống lại đem lại cho chúng ta hy vọng và đảm bảo cho sự cứu rỗi của chúng ta. Ngài là người duy nhất chết cho loài người và cũng là người duy nhất sống lại. Chúa là sự sống nghĩa là Chúa ban cho chúng ta ý nghĩa đích thực của đời sống. Bạn đang sống, nhưng sống như thế nào? Sống với những đau buồn triền miên hay sống với niềm vui bất tận? Mùa Phục Sinh năm nay sẽ có một ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta nếu chúng ta chịu trả lời câu hỏi của Chúa. Ngài phán: “Ta là sự sống lại và sự sống... ngươi tin điều đó chăng?” Tin chẳng những là chấp nhận nhưng cũng có nghĩa là ký thác, giao trọn cuộc đời cho Chúa hướng dẫn và dìu dắt. Thứ Sáu Thương Khó đã đưa đến Chúa Nhật Phục Sinh, cái chết đau thương đã đưa đến sự sống lại vinh hiển, hột lúa mì chôn xuống lòng đất đã nẩy sinh mầm sống. Còn Bạn thì sao? Bạn đã chết với Chúa để được sống lại với Ngài chưa? Bạn có tin rằng Chúa Giê-xu là sự sống lại và sự sống để được cùng sống với Chúa và sống một đời có ý nghĩa không? Mời Bạn đến với Chúa và đáp ứng tiếng gọi của Chúa hôm nay: “Ta là sự sống lại và sự sống... ngươi tin điều đó chăng?”

Mục sư Nguyễn Thỉ

Chương Trình Phát Thanh Tin Lành

Page 20: So167

20

HỌC MÃI THÔI "Thiếu! Thiếu, lúc nào tôi cũng cảm thấy thiếu Lời của Chúa và khao khát khoá học năm 3 này tôi đã hai năm rồi"… Đó là lời thốt lên của bác. Lúc chuẩn bị cho bài viết này, tôi tự hỏi không biết ở tuổi

sắp lục tuần như bác, lại sách bút đi học có khiến bác cảm thấy mệt mỏi đau đầu hay không. Nhưng trò chuyện với bác, có lẽ nhiều bạn trẻ sẽ thấy thán phục vì một tinh thần "học mãi thôi". Bác Khổng Vũ Dũng năm nay 57 tuổi, tin Chúa cách đây 11 năm tại Liên Bang Nga và được Chúa kêu gọi về Việt Nam hầu việc Chúa từ năm 2007. Hiện bác cùng gia đình đang sống và chăn bầy một Hội thánh tại Hải Phòng với khoảng 20 người trung tín nhóm lại. Loisusong.net: Bác có thể chia sẻ cảm giác của mình khi "lại được đi học" như thế nào ạ? Bác Dũng: Bác rất khao khát được đi học. Từ hai năm trước được thông báo là sẽ có lớp học năm thứ 3 bác đã rất chờ đợi và cầu nguyện cho khóa học này. Vì Đức Chúa Trời vô cùng bao la và lớn lao, nên mình học không bao giờ hết được. Bác đã chuẩn bị tinh thần cho việc học tập này sẵn sàng rồi. Loisusong.net: Khóa học đã được 3 ngày, bác chờ đợi điều gì khi đi hết cả khóa học và tốt nghiệp? Bác Dũng: Mới học 3 ngày về môn Lịch sử Hội thánh bác đã thấy những điều rất tuyệt vời, thấy được niềm tin mình có đã có biết bao người trả giá, biết được mình cũng là

một phần của thân thể Chúa không thể tách rời. Bác rất chờ đợi sự thêm lên từ Chúa, sự rèn tập, sự dạy dỗ và khôn ngoan. Một điều rất tuyệt vời nữa là năm nay có cả bác gái học cùng nên bác cũng mong sau khóa học cả nhà sẽ hầu việc Chúa tốt hơn. Loisusong.net: Bác có thể chia sẻ thời gian bác ở bên Nga và tin Chúa như thế nào ạ? Bác Dũng: Năm 1997 bác sang Nga cũng vì mục đích làm kinh tế, xong sang đó mới biết cuộc sống bên ấy cũng rất bon chen, vất vả, chật vật. Lại thêm căn bệnh đau lưng nên sức khỏe bác yếu dần. Rồi nước Nga gặp khủng hoảng kinh tế khiến bác mất hết vốn liếng, đời sống trở nên rất tối tăm; hợp đồng kinh tế thì hết hạn, đã thế còn bị người ta lừa gạt, nên gia đình bác 3 người bên đó rất khó khăn. Năm 2002 có người chị em làm chứng cho về Chúa Jêsus, bác cũng đến Hội thánh vào một tối thứ 5 và nghe bài giảng và bước lên tiếp nhận Chúa. Tin Chúa bác rất vui, được Chúa cảm động bác đọc Kinh Thánh rất nhiều vào ban đêm vì ban ngày phải đi làm. Rồi bác cũng học cách cầu nguyện. Kỳ diệu thay, sau một thời gian không để ý bác cũng không biết bệnh đau lưng đã hết từ bao giờ. Bên Nga bác cũng kinh nghiệm nhiều quyền năng biến đổi của Chúa, bác xin Chúa cho bỏ rượu, bỏ thuốc và Ngài cũng giúp đỡ để bỏ hết mọi điều không đẹp lòng Ngài. Loisusong.net: Bác có thể chia sẻ thêm những kinh nghiệm về Lời Chúa bác nhận được trong thời gian đó. Bác Dũng: Bác rất khao khát Lời Chúa. Một điều đặc biệt là bác rất thích đọc Kinh Thánh, có khi bác đọc còn quên cả thời gian, và mỗi lần đọc đều được Chúa rất đánh động. Một kinh nghiệm nữa là bác không bao giờ bỏ nhóm, tuần nào cũng đều đặn 2 lần đến Hội thánh, và ghi chép bài giảng rất tỉ mỉ.

Page 21: So167

21

Cả phần chia sẻ dâng hiến bác cũng ghi hết luôn. Thậm chí có lần vài người tưởng bác là công an vào theo dõi nữa (**cười tươi**). Bác nhận ra tất cả những điều đó giúp ích rất nhiều cho công tác chuẩn bị bài giảng sau này cũng như công việc chăn bầy hiện tại bác đang làm. Cám ơn Chúa! Loisusong.net: Là một người lớn tuổi cả về tuổi đời và tuổi trong Chúa, bác có thể chia sẻ Phước hạnh của cuộc đời bác khi theo Chúa và hầu việc Chúa? Bác Dũng: Nói thật nếu không tin Chúa không biết bác còn sống hay chết rồi. Vì bác chơi cùng một nhóm 10 bạn hay uống rượu thì 8 người đã chết, chỉ còn bác và một người khác là còn sống. Bản thân hai vợ chồng bác cũng thay đổi rất lớn. Các con bác cũng được biết đến Chúa và đã tin Chúa. Chính bác đây thì được giải phóng khỏi mọi nan đề trước đây về tội lỗi và thấy được ý nghĩa cuộc sống mình trên đất này là gì. Điều vinh dự nhất cuộc đời bác là được đem ánh sáng Chúa đến cho nhiều người khác, tận mắt được thấy nhiều người được thay đổi, được tái sinh, nhiều gia đình được tái đoàn kết, được phục hồi, được thoát khỏi những hoàn cảnh bất lực. Chính những phép lạ Chúa làm như thế lại cứ nâng đỡ mình lên trong cuộc sống cháu ạ. Loisusong.net: Cảm ơn Chúa và những lời chia sẻ tuyệt vời của bác. Lời cuối bác có thể gửi một lời nhắn nhủ đặc biệt tới các bạn trẻ là những người đang đứng trên ngưỡng cửa cuộc đời để họ cũng sẽ nhận được phước hạnh từ nơi Chúa như bác. Bác Dũng: Bác thấy lớp trẻ hiện tại được phước rất nhiều vì được biết Chúa sớm. Bác tin Đức Chúa Trời muốn mỗi thanh niên đều học hành các khóa học Kinh Thánh, để qua đó thêm lên đức tin, thêm lửa, thêm năng lượng và sinh ra bông trái Thánh Linh, đừng

bỏ lỡ vì đây là thời kỳ Chúa đem cơ hội cho Việt Nam, để phấn hưng Việt Nam. Các cháu hãy xây cuộc đời mình trên Lời Chúa theo điều Chúa Jêsus dạy "Người khôn cất nhà trên vầng đá" - chính là nghe và làm theo Lời Chúa đấy. Nhà càng to móng càng phải chắc. Với các bạn sắp bước vào tình yêu hôn nhân, bác khuyên đừng bao giờ chọn người hâm hẩm. Đừng bao giờ đi nhóm muộn, hãy là những người đi nhóm sớm nhất, và rất có thể các bạn sẽ tìm được người vợ/người chồng tương lai của mình trong vòng những người không bao giờ đi nhóm trễ giờ. Loisusong.net: Cám ơn bác về buổi nói chuyện hôm nay. Nguyện Chúa ban phước

trên gia đình bác và mọi công việc tay bác làm cho vương quốc Đức Chúa Trời. Xin gửi tới anh chị em một bài viết của Mục sư Khổng Vũ Dũng về hình ảnh người lính

tinh nhuệ theo Kinh Thánh: Thiếu là thiếu Lời của Đức Chúa trời và cả lửa nữa. Chúng ta là những chiến binh của Đức Chúa Trời cần phải được trang bị Lời đức tin, cần phải được huấn luyện sử dụng vũ khí thuộc linh thì mới thành lính tinh nhuệ (lính giỏi của Đấng Christ). Nếu cuộc sống phẳng lặng ở hậu phương thì người ta không phân biệt được đâu là lính quèn và đâu là lính tinh nhuệ. Nhưng Chúa không muốn chúng ta ở hậu phương Ngài muốn chúng ta luôn ở chiến tuyến. Ngài muốn chúng ta là muối. Ngài muốn chúng ta là ánh sáng. Ngài muốn chúng ta mang đạo vào đời, chứ không muốn chúng ta mang đời vào đạo, lính tinh nhuệ họ nhận diện kẻ thù và biết cách tấn công để giành chiến thắng. Nhưng anh lính bình thường không hề nhận diện được kẻ thù và rất dễ tấn công nhầm vào đồng đội, hay bị kẻ thù phản công và gục ngã (hay nói cách khác anh lính quèn là

Page 22: So167

22

Cơ đốc nhân "hâm hẩm" bị thế tục hoá, mất khải tượng, mất phương hướng, chỉ mải mê với đống nan đề, tham tiền bạc, bị công việc chiếm hết thời gian, thèm quyền lực, thích chê bai nói xấu người khác, ném đá lẫn nhau và lòng đầy gian ác; không thích việc học tập Lời Chúa nhưng lại ưa thích những nơi cao trong nhà hội... Đó quả là những "chiên mập". Bạn hãy vui lòng chọn cho mình lấy một trong hai dạng người lính đó. Và tại đây tôi cũng biết bạn chọn dạng lính nào rồi thật hợp với ý Cha ở trên trời. Vì không có ông bố, bà mẹ nào lại không muốn cho con mình được học hành cả. Hãy đến khóa học Kinh Thánh bạn ạ! Ở đó bạn sẽ được thêm yêu thương, thêm năng lực, thêm có Chúa trên đời sống mình như sứ đồ Phi-e-rơ đã nói trong thơ của mình "Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức- tin mình sự nhân- đức, thêm sự nhân-đức sự học- thức. Thêm cho học- thức sự tiết-độ, thêm cho tiết-độ sự nhịn-nhục, thêm cho nhịn-nhục sự tin-kính, thêm cho tin-kính tình yêu-thương anh em, thêm cho tình yêu-thương anh em lòng yêu-mến. Vì nếu các điều đó có đủ trong anh em và đầy-dẫy nữa, thì ắt chẳng để cho anh em ở dưng hoặc không kết quả trong sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đâu" (2 Phi-e-rơ 1:5-8). Bạn đã có đủ những điều đó chưa? Chưa phải không? Đúng rồi, điều đó không tự nhiên mà có đâu phải chịu học tập, chịu lấy sự dạy dỗ, chịu sự huấn luyện mới có được. Khóa học Kinh thánh đang chờ đón bạn đấy. "Hãy lựa cho mình phần tốt, là phần không ai cất lấy được" như Ma-Ri đã từng lựa và được Chúa Jêsus khen. Hãy đến với Đức Thánh Linh xin Ngài giúp đỡ, kìa mùa xuân mùa tựu trường đã đến rồi. Đặc biệt các bạn nam, nữ thanh niên hãy như Ma-ri, hãy lựa chọn điểm hẹn hò theo Thánh ý Chúa. Tôi cầu nguyện cho các bạn nhìn thấy nhau trong các khóa học Thánh-Kinh.

KHẢI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ

SỐNG VIỆT NAM MOSCOW I. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư ULEKMAN: “ Hãy trang bị cho dân sự Ta lời đức tin. Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. Dạy họ cách sử dụng chúng. Gửi họ vào chiến trường bách chiến bách thắng cho Chúa”. II. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư Masula: “ Mỗi khu vực ốp của người Việt Nam tại Moscow có ít nhất 1 nhóm tế bào. Mỗi 1 thành viên Nhóm Tế Bào sẽ là 1 trưởng nhóm tế bào. Mỗi trưởng nhóm đào tạo ra 1 người trưởng nhóm khác ”. III. Mục tiêu Hội Thánh “Lời Sự Sống ” năm 2013: 1) 100 người trung tín đến Thờ Phượng Chúa ngày Chúa Nhật 2) 25 Nhóm Tế Bào thường xuyên hoạt động. 3) 3 buổi nhóm thờ phượng trong tuần: tại Hội Thánh, khu chợ Sát-đa, vốt, khu chợ vòm Cũ. 4 ) Đẩy mạnh truyền giáo và hướng tới những thành phố có đông người V.N sinh sống 5 ) Năm Thanh Niên

Page 23: So167

23

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG TẠI VIỆT NAM Nhằm tiện cho các con cái Chúa liên lạc với Hội Thánh Chúa khi về Việt Nam hoặc truyền giảng cho người thân mình ở nhà. Chúng tôi xin gởi quý bạn đọc số điện thoại liên lạc tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Các tỉnh miền Nam: Mục sư Huê : +84 163 458 5438 Các tỉnh Tây Nguyên và Ninh Bình Anh Phiero: +84 167 626 2652. Các tỉnh Nam trung bộ: Mục sư Giô-suê: +84 97 579 1097 Các tỉnh Bắc Trung Bộ Anh Mừng: +84 169 921 9530 Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam. Mục Sư Dũng : +84 169 895 5461 Các tỉnh Đông bắc + khu vực Đông anh HN và tỉnh Bắc Ninh Mục sư Hoàng : +84 97 341 2984 Các tỉnh Tây Bắc Mục Sư Bảo: +84 120 212 4411 Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Mục Sư Nghĩa : +84 97 354 3794 Khu vực Long Biên, Gia Lâm Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Anh Phê : +84 166 914 0245 Các quận huyện và các tỉnh thành còn lại, có thể liên lạc với Anh Thiện +84 93 5369345.

LỊCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG TUẦN Từ ngày 01/04 đến ngày 07/04

01. Thi-thiên 91, Luca 3, Phục truyền 28 02. Thi-thiên 92, Luca 4, Phục truyền 29-30 03. Thi-thiên 93, Luca 5, Phục truyền 31-32 04. Thi-thiên 94, Luca 6, Phục truyền 33-34 05. Thi-thiên 95, Luca 7, Giô-suê 1-2 06. Thi-thiên 96, Luca 8, Giô-suê 3-4 07. Thi-thiên 97, Luca 9, Giô-suê 5-6

LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH

Lịch sinh hoạt từ ngày 01/04 – 07/04 Ngày CHƯƠNG TRÌNH 01/04 02/04 Cầu nguyện kiêng ăn tại Hội

Thánh ( Từ 13.00-18.00 ) Ca đoàn (18h30-20h30)

03/04 NHÓM TẾ BÀO 04/04 HÒA NHẠC 05/04 ĐÊM THƯƠNG KHÓ 06/04 TRUYỀN GIẢNG CÁC NƠI 07/04 13h30 : Thờ phượng với HT lớn

18h30: PHỤC SINH THÔNG CÔNG : Ban Biên Tập kêu gọi các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về ơn phước Chúa và về những gì Chúa ban cho trong thời gian qua về địa chỉ Email [email protected] Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội Thánh. Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.

Page 24: So167

24

GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện với Chúa theo như hướng dẫn sau : "Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con là người có tội, xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên con đường theo Chúa suốt đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu. A-men." Bạn thân mến! Bạn đã làm một quyết định thật đúng đắn, xin hoan nghinh và chúc mừng bạn trở thành con cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi Kinh Thánh. Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số 8905 534 4475 để được hướng dẫn thêm.

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW

Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2a

Tel: 8905 534 4475.

Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5 bến, đến bến: 1-й Рижский переулок.

THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA NHẬT HẰNG TUẦN : 18:30 – 21:30 Thân mời mọi người đến với Hội Thánh trong các buổi nhóm để cùng nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui mừng được đón tiếp quý vị. Về nội san: Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm tin của các con cái Chúa trong Hội Thánh, thông báo các tin tức trong Hội Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp cho con cái Chúa có một đời sống chiến thắng và nhận được phước hạnh từ Thiên Chúa. LƯU HÀNH NỘI BỘ