sưu tập - wordpress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. cũng tỷ như con cái...

46
LIệU TU HọC LưU HàNH NộI Bộ 2001 ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH Soạn Giả DÃ TRUNG TỬ SưuTậ p TINH THẦN VÀ Ý NGHĨA ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Upload: others

Post on 07-Jan-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

tư liệu tu học lưu hành nội bộ

2001

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘTÒA THÁNH TÂY NINH

Soạn GiảDÃ TRUNG TỬ

Sưu Tậ p

TINH THẦN VÀ Ý NGHĨA ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Page 2: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

2

Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai. info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ sót, có thể có, xin vui lòng gởi điện thư vào địa chỉ: tamnguyen351@live. com

Thành thật tri ơn Soạn Giả DÃ TRUNG TỬ, Ban Phụ Trách Phổ Biến Kinh Sách Website daocaodai. info đã bỏ nhiều tâm-huyết và công sức trong việc sưu tập, biên khảo, đánh máy, in ấn hay phổ biến trên Website ngỏ hầu Giáo-Lý Đại-Đạo được phổ truyền rộng rãi, lưu lại di-sản tinh-thần vô-giá cho thế-hệ hiện tại và nhiều thế-hệ tiếp nối mai sau.

California, 23/03/2013Tầm Nguyên

Page 3: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

&

3

TINH THẦN VÀ Ý NGHĨA ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

TAM GIÁO QUI NGUYÊN NGŨ CHI HIỆP NHỨT

DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001

tư liệu tu học lưu hành nội bộ

ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

Page 4: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

4

Page 5: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

5

MỤC LỤC

� TINH THẦN VÀ Ý NGHĨA ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ ����������������������������9

� TIỂU-DẪN � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 13

� TINH-THẦN ĐẠI-ĐẠO � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 17

� Ý-NGHĨA CỦA ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 19

1– Nhứt-kỳ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 202– Nhị kỳ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 203– Tam-kỳ Phổ-Độ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 21

� NGUYÊN-NHÂN ĐỨC CHÍ-TÔN KHAI ĐẠO TẠI VIỆT-NAM � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 23

1– Thiên-Đạo công-binh giải-thoát � � � � � � � � � � � 242– Thế-Đạo Nhơn-nghĩa Đại-đồng � � � � � � � � � � � � � � 25

� Ý-NGHĨA ĐẠI-ĐỒNG TRONG CAO-ĐÀI-GIÁO � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 27

� PHẦN BÍ-ẨN NHIỆM-MẦU CỦA TÔN-CHỈ TAM GIÁO QUI NGUYÊN NGŨ CHI PHỤC NHẤT � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 29

� PHƯƠNG TU-HÀNH THEO TAM-GIÁO QUY-NGUYÊN � � � � � � � � � � � � 35

� TRƯỜNG HỌC NĂM CẤP � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 37

� PHÉP RÈN-LUYỆN THEO NGŨ CHI PHỤC NHỨT � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 39

� KẾT-LUẬN � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 43

� TÀI-LIỆU THAM-KHẢO � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 45

Page 6: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

6

Page 7: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

7

Tòa-Thánh Tây-Ninh

Page 8: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

8

Page 9: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

9

TINH THẦN VÀ Ý NGHĨA ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

☐ Tiểu-dẫn ☐ Tinh-thần Đại-Đạo ☐ Ý nghĩa Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ ☐ Nguyên nhân Đức Chí-Tôn khai Đạo tại Việt-nam ☐ Ý-nghĩa Đại-đồng trong Cao-Đài giáo ☐ Bí-ẩn nhiệm mầu trong tôn-chỉ ☐ Tam-giáo quy-nguyên Ngũ chi phục nhứt ☐ Phương tu-hành theo Tam-giáo quy-nguyên ☐ Trường học năm cấp ☐ Phép rèn-luyện theo Ngũ-chi phục nhứt ☐ Kết-luận

Page 10: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

10

Page 11: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

11

Đức Chí-Tôn dạy:

“ ... Vốn từ trước Thầy đã lập ra Ngũ-chi Đại-Đạo là: Nhơn-Đạo, Thần-Đạo,

Thánh-Đạo, Tiên-Đạo, Phật-Đạo.Tùy theo phong-hóa của nhân-loại mà gầy

chánh-giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-loại tuy có hành đạo nội tư-phương mình mà thôi.

Còn nay thì nhân-loại đã hợp-đồng Càn-khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà nhân-loại nghịch lẫn nhau, nên Thầy mới nhứt-định quy-nguyên phục-nhứt.

Thầy nhứt-định đến chính mình Thầy độ rỗi các con chẳng chịu giao chánh-giáo cho tay phàm nữa.” (TNHT/ Q 1/ trang 17–18)

Page 12: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

TIỂU-DẪN

12

Page 13: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

TIỂU-DẪN

13

TIỂU-DẪN

Nhiều người khi đề-cập đến Cao-Đài-Giáo, họ có một cái nhìn từ bên ngoài, thường căn-cứ vào hai

chữ Đại-Đạo mà xuyên-tạc Cao-Đài rằng: ❒ Có tham-vọng đứng trên mọi Tôn-giáo ❒ Độc-tôn, cho mình là lớn hơn mọi Tôn-giáo khác. ❒ Muốn các Tôn-giáo thần-phục mình. ❒ Chủ-trương thống-nhất các Tôn-giáo.

Đây là một sự diễn-giải sai-lầm hai chữ Đại-Đạo.Còn đối với một số người đã dựa trên ngôn-từ của

tiêu-ngữ “Quy Tam-giáo, Hiệp Ngũ-chi” mà họ xuyên-tạc Cao-Đài-Giáo là:

❒ Một tôn-giáo đa-thần. ❒ Giáo-lý thì chắp-nhặt vay mượn. ❒ Có mộng gồm thâu các tôn-giáo khác thành một

Đạo lớn do mình điều-khiển.Rồi họ kết-luận Cao-Đài là một tôn-giáo “hổ-lốn”

(syncretic), đó là một nhận-xét nông-nổi.Bởi vì học-thuyết Cao-Đài là chấp-nhận sự đồng-

nguyên của mọi tôn-giáo, tin-tưởng mọi giáo-lý, xem các tôn-giáo là một, là những con thuyền tế-độ đồng đưa nhiều tầng-lớp con người đến cùng một bến Giác. Nên thái-độ căn-bản của Đại-Đạo là nhìn nhận tất-cả giáo-lý

Page 14: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

TIỂU-DẪN

14

đều hửu-lý, hửu-hiệu trong một hoàn-cảnh nào đó, một thời-điểm nào đó của nhân-loại, tỷ như một đời người, khi còn bé thì sống theo kiểu trẻ con, lớn lên sồng theo lối trai-tráng, về già sống theo tuổi lão-thành. Tầng lớp nào cũng có những suy-nghĩ, có những thức ăn, có những vui chơi giải-trí của từng lớp đó, con người phải biết chấp-nhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc phải kính-trọng Ông Bà, Ông Bà phải thích-nghi với cháu chắc, mới có được cuộc sống gia-đình hài-hòa giữa ba bốn thế hệ. Đó chính là Đại-Đạo.

Nên Đại-Đạo phải hiểu là những vấn-đề của các Vì Giáo-chủ đặt ra để giải-quyết những nan-đề của nhiều tầng lớp người trong xã-hội.

Còn tiêu-ngữ “Tam-giáo quy-nguyên, Ngũ chi phục nhứt” còn là một đường-hướng tu hành của giáo-đồ trong buổi Tam-kỳ Phổ-độ, chúng ta sẽ đề-cập chi-tiết ở phần sau.

Chúng ta cần khẳng-định rằng Tôn-giáo Cao-Đài là một tổ-chức do Thượng-Đế thiết-lập tại thế-gian, để giáo-hóa chúng-sanh biết làm lành lánh đữ, và dìu-dắt con người tránh khỏi tội-lỗi, nếu ai thành-tâm tín-ngưỡng thì sẽ được một đời sống an-lạc tại thế-gian, và vinh-hiễn nơi Thiên-đường. Theo thực-tiển ngày nay cho thấy tội-phạm trong nhóm người vô-thần, không tôn-giáo đã chiếm một tỷ lệ rất cao, trong lúc những tin-đồ tu-hành theo các Chánh-đạo, tỷ-lệ phạm-tội gần như không có, hoặc có rất ít. Như vậy tôn-giáo phát-triển mạnh, đông người theo, thif số người hiền-lành càng nhiều, phỏng như số người nầy tham-chính thì vẫn ích quốc lợi dân hơn là số người đầu trộm đuôi cướp, tham-gia chính-quyền, là một

Page 15: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

TIỂU-DẪN

15

mối loạn cho thiên-hạ.Để cung cấp một cách khái-quát cho thế-hệ con em

tín-hửu và những người muốn tìm hiểu tôn-chỉ, mục-đích Cao-Đài-Giáo. Chúng tôi sưu-tập diễn-giải những nét chính-yếu của “Ý-nghĩa Đại-Đạo” và tiêu ngữ “Tam-giáo quy-nguyên, Ngũ-chi phục-nhứt” để chúng ta cùng nhau tu-học.

Soạn-giả không giữ bản-quyền, và khuyến-khích mọi sự trích dịch, in ấn, phỗ-biến dưới bất-kỳ hình-thức nào, và xin đón nhận mọi ý-kiến đóng góp, bổ-túc, sửa-chữa của Quý bậc Cao-nhân trong Đạo, để tài-liệu được súc-tích sáng-sủa hơn, hầu xiển-dương Đạo-pháp phổ-tế chúng-sanh.

Page 16: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

TINH-THẦN ĐẠI-ĐẠO

16

Page 17: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

TINH-THẦN ĐẠI-ĐẠO

17

TINH-THẦN ĐẠI-ĐẠO

Đứng về từ-ngữ không thể giải chữ Đạo là một Tôn-giáo như thế-nhân hay dùng, kèm với tiếng

Đại là lớn, rồi vội-vàng kết-luận Đại-Đạo là một tôn-giáo lớn, một cá-thể ngạo-nghễ, nổi bật, vượt lên trên tất cả các tôn-giáo khác, đó là một nhận-định khá hồ-đồ.

Trên phương-diện từ-ngữ cần phải hiểu rõ-ràng rằng: Đại-Đạo là Con Đường Lớn mang những sắc-thái sau đây:

1. Đạo là một đường-hướng mẫu-mực, một phương-pháp hành-động đúng-đắn, một thái-độ tích-cực của con người. Vì con người có thể không giữ một tôn-giáo nào, nhưng phải sống có Đạo, mới thành một người mẫu-mực trong cộng-đồng xã-hội.

2. Đạo là một lối sống, một giải-pháp của mỗi Vì Giáo-chủ đặt ra để giải-quyết những nan-đề của cuộc đời. Do đó con người có thể một lần chọn nhiều cách sống của nhiều vị Giáo-chủ, tỷ như con người có thể sống trung-thứ theo Khổng-Tử, vừa dưỡng-sinh theo Lão-Tử, từ-bi theo Thích-Ca và bác-ái theo Jésus. Đó chính là Đại-Đạo.

3. Đạo là một con thuyền tế-độ, một sự cứu-rỗi, một con đường giải-thoát, tùy theo giáo-thuyết

Page 18: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

TINH-THẦN ĐẠI-ĐẠO

18

của mỗi Vì Giáo-chủ mà có lối diễn-giải khác nhau, nhưng mọi con đường đều đưa đến La-mã, mọi Con-đường đó chính là Đại-đạo.

Đại-Đạo là con đường trải rộng, trải dài ra. Người sống theo Đại-Đạo tự xem mình là tha-nhân, tha-nhân chính là mình, con người không thể đơn-lẽ trong cuộc sống, mà phải là một sự liên-kết hài-hòa. Đại-Đạo chính là sự liên-kết đó. Chữ Đại-Đạo tìm thấy trong ý-tưởng đồng-nguyên, là mối liên-kết giữa những phần-tử đơn-lẻ của một nguồn-gốc duy-nhứt. Hiểu như vậy thì sự lớn nhỏ, hơn thua, khinh-trọng của lối suy-luận nhị nguyên, không có đất đứng trong học-thuyết của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

Tóm lại Đại-Đạo là một mối Đạo cho tất cả, là một đường đi chung của tất cả, chứa đựng, dung-hòa được tất cả, là một giải-pháp trung-dung cho tất-cả những nan-đề của loài người. Đó là Tinh-thần cốt lỏi của danh-từ Đại-Đạo, và cũng có thể nói một cách không quá-đáng rằng Đại-Đạo là một siêu Tôn-giáo, nó có tính-chất toàn-diện, toàn-cầu.

Page 19: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

Ý-NGHĨA CỦA ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

19

Ý-NGHĨA CỦA ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

Theo Giáo-lý Cao-Đài thì từ khi Thượng-Đế đã tạo-dựng nên Vũ-trụ và vạn-hửu chúng-sinh,

trong đó có con người, Ngài đã ban cho chúng sanh có đầy đủ hai phần thể-chất và tâm-linh. Sự tạo-dựng của Thượng-Đế hoàn-hảo tốt đẹp ngay từ ban đầu. Để chúng-sinh tiến-hóa, Thượng-Đế đã cho họ có mặt nơi cỏi trần, nhưng khi nhập-thế lại mê-luyến hồng-trần, họ đã gây nhiều tội-lỗi. Rồi Thượng-Đế vì thương xót chúng-sanh vô-minh mà phải gánh lấy nhân-quả trầm-luân, nên Ngài đã ban ơn cứu-độ, bằng cách cho các Vì Giáo-chủ giáng trần mở Đạo thích-hợp với trình-độ tiến-hóa, phong-tục tập-quán của từng nơi, từng lúc, để chúng sanh dễ bề thu nạp, hầu giáo-hóa họ trở về hợp nhất với Ngài, đó là lý-do các tôn-giáo khai-sáng trên thế-gian từ trước đến nay.

Theo giáo-lý Cao-Đài, từ khi có loài người đến nay, Thượng-Đế đã cho các Vì Giáo-chủ giáng-trần mở ra hai thời-kỳ cứu-độ rồi. Các thời-kỳ nầy không có con số niên-lịch chính-xác, vã lại cũng khó phân-định mốc thời-gian một cách rõ-ràng, bởi vì trên giòng lịch-sữ tiến-hóa, nhân-loại luôn có sự xen lẫn giữa những cá-nhân thiện và ác, những chủng-tộc văn-minh và lạc-hâu. Nên chúng ta chỉ còn nhớ lại các thời-kỳ nầy một cách mơ-hồ không

Page 20: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

Ý-NGHĨACỦA ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

20

chính-xác rằng:

1– NHỨT-KỲ

Đây là lần cứu-rỗi thứ nhất, ở vào thời tiền-sử xa xưa, được truyền-thuyết kể lại rằng đã có nhiều Vì Giáo-chủ giáng-trần khai mở Đạo để dìu-dắc chúng sanh. Được nhắc đến đó là Môi-se ở Trung-đông, Brahma, Nhiên-Đăng cổ Phật ở Ấn-độ, Hồng-quân Lão-Tổ, Phục-Hy ở Trung-Hoa... Công-nghiệp quý Vị nầy được truyền-tụng như là một huyền-thoại, chứ không có những biên-niên sử sách ghi lại rõ-ràng đích-thực về các Ngài. Thời-kỳ đó tinh-thần nhân-loại còn thuần-phát thiên-lương, đời sống vật-chất thì còn dã-man chưa văn-minh tiến-bộ, lúc đó loài người cũng chưa có văn-tự. Nên các Giáo-chủ giáng trần đặt nặng về khai-hoá trình-độ kiến-thức con người nhiều hơn.

2– NHỊ KỲ

Trên trường tiến-hóa, kiến-thức con người càng mở-mang, bản-năng cạnh-tranh để sinh-tồn càng trổi dậy, đó là lẽ đương-nhiên, nhưng càng tranh-đấu lại càng ác-liệt, khiến con người đã nhiều phen điêu-đứng vì thù-hận, chém giết lẫn nhau, do đó con người càng lún sâu vào tội-lỗi, không còn tuân theo lời dạy của các Vì Giáo-chủ, và đã xa dần Thượng-Đế.

Vì Thượng-Đế đã tạo-hóa ra chúng-sanh, nên luôn cưu-mang con cái của Ngài, mới cho các vì Giáo chủ giáng-trần cứu-độ một lần nữa, đó là lần phổ-độ thứ hai. Thời-kỳ nầy nhân-loại đã tiến-hóa có văn-tự, có sử-sách, nhưng họ còn sống riêng-rẻ mỗi vùng, nên tùy theo phong-hóa mỗi

Page 21: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

Ý-NGHĨACỦA ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

21

nơi, và tùy theo tính-chất thiện-ác, tội-lỗi phổ-biến của mỗi vùng, mà các Vi Giáo-chủ tùy thời lập Giáo, chủ-yếu là dạy cho con người bỏ dữ về lành. Lần độ-rỗi thứ hai đã được lịch-sử chép lai như sau:

❒ Đức Thích-Ca chấn-hưng Phật giáo. ❒ Đức Lão-Tử chấn-hưng Tiên-giáo. ❒ Đức Khổng-Tử chấn-hưng Nho-giáo. ❒ Đức Jésus Christ khai Gia-Tô-giáo. ❒ Đức Mohammed khai Hồi-giáo. ❒ Một số Tiên-tri, Triết-gia đã đề ra nhiều giáo-

thuyết, phong-hóa... hướng-dẫn chúng-sanh đạt đến Chân, Thiện, Mỹ.

3– TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

Đây là thời-kỳ mà Thượng-Đế cho rằng “nhân-loại đã hiệp-đồng, càn khôn dĩ tận thức” (TNHT/Q1/ trang 16/ giòng 12), có nghĩa là nhân-loại đã giao-lưu rộng-rãi với nhau, thế-giới xem như một làng mạt nhỏ bé. Con người cũng đã đặt chân lên nhiều thiên-thể ngoài địa-cầu. Ngày nay con người không còn sống biệt-lập với nền văn-minh bản-địa của mình, mà dù muốn hay không, họ cũng phải sống trong sự liên-kết toàn-cầu, nhưng về phương-diện tín-ngưỡng lại đóng khung trong tôn-giáo cố-hửu của mình đã tôn-thờ. Do sự khác-biệt về giáo-điều, giáo-lý, giáo-luật và nghi-lễ của mỗi Tôn-giáo, mà nhân-loại lại chống-đối lẫn nhau, đối với những phần-tử cực-đoan thì sự chống-đối này lại càng trở nên ác-liệt. Lại thêm ngày nay nền văn-minh vật-chất càng tiến-bộ, vũ-khí giết người lại tối-tân, nhưng phần tâm-linh lại ngày càng sa-sút, do đó nhân-loại đã tiến dần đến chỗ diệt-vong. Còn các tôn-giáo

Page 22: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

Ý-NGHĨACỦA ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

22

thì lại thất chơn-truyền, đi xa dần nguồn cội, không còn hợp với trình-độ tiến-hóa của loài người, nên thực-chất cứu-độ của các tôn-giáo cũng mất dần sự hửu-hiệu.

Page 23: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

NGUYÊN-NHÂN ĐỨC CHÍ-TÔN KHAI ĐẠO TẠI VIỆT-NAM

23

NGUYÊN-NHÂN ĐỨC CHÍ-TÔN KHAI ĐẠO TẠI VIỆT-NAM

Cũng vì thương xót chúng-sanh, Thượng-Đế giáng-linh dùng huyền-diệu Tiên-gia giáng-cơ giáo Đạo,

quy-tụ lương-sanh, làm Thánh-Thể của Ngài để khai-sáng nên Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tại Việt-nam, hầu cứu vớt quần-linh. Bởi vì Việt-nam là nơi gặp-gở của hai nền văn-hóa Đông Tây, là nơi hội-ngộ của hai ý-thức-hệ duy-tâm và duy-vật, mà cũng là nơi tiếp-cận giữa khoa-học và huyền-linh. Dân-tộc Việt-nam lại có một truyền-thống hòa-đồng tín-ngưỡng lâu đời. Vì suốt chiều dài lịch sử cả nghìn năm từ thế-kỷ thứ X đến thế-kỷ thứ XIX qua các triều-đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, dân tộc ta vẫn tôn-sùng các đạo như Nho-giáo, Lão-giáo, Phật-giáo, Gia-tô giáo... Nhất là vào đời nhà Trần (1225–1400) các Ví Vua đã mở các khoa thi Tam-giáo để tuyển-chọn nhân-tài ra phò vua giúp nước. Hơn nữa dân-tộc Việt-nam có tinh-thần cương-nghị mà lại biết kiên-nhẫn, cần-cù, đã chịu đựng hơn nghìn năm lệ-thuộc ngoại-bang, mà vẫn quật-cường đấu-tranh để tồn-tại và đồng-hóa mọi tà-thuyết ngoại-lai, giữ cho mình một bản-sắc văn-hoá riêng, một ngôn-ngữ riêng, một quan-niệm sống riêng, đây là những sự-kiện mà ít dân-tộc nào có thể hội đủ. Do đó nên Thượng-Đế chọn đất nước Việt-nam làm Thánh-Địa

Page 24: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

NGUYÊN-NHÂN ĐỨC CHÍ-TÔNKHAI ĐẠO TẠI VIỆT-NAM

24

và dân-tộc Việt-nam làm chiếc nôi khai-sinh kỷ nguyên văn-minh tinh-thần cho nhân-loại đó là Đai-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là một tổng-hợp tín-ngưỡng vừa huyền-linh vừa khoa-học, có tính-cách toàn-cầu, vượt ra ngoài biên-cương chủng-tộc, độ-rỗi rộng-rãi toàn-thể chúng-sanh, có bản-sắc chính-đáng-tính của thời-đại. Có thể nói Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ vừa là một Thiên-Đạo Công-bình Giải-thoát, vừa một Thế-Đạo Nhơn-nghĩa Đại-đồng.

1– THIÊN-ĐẠO CÔNG-BINH GIẢI-THOÁT

Về phương-diện Công-bình thì Đại-Đạo xem mọi linh-hồn là chơn-linh phân-tánh từ Thượng-Đế, có cùng một nguồn gốc, tuy về mặt hửu-hình có sự chênh-lệch trong trình-độ tiến-hóa, có phân-biệt giới tính, nhưng về mặt Linh-hồn Thiêng-liêng đều là anh em với nhau. Đại-Đạo chấp-nhận sự khác-biệt trình-độ giữa con người và con người, nên sẵn-sàng nâng-đở để cho mỗi linh-hồn tự-do sống và tiến-hóa theo tánh-phận của mình, không áp-đặt theo kiểu kéo cổ vịt cho dài, thu giò hạt cho ngắn, làm đảo-điên huynh đệ. Vì có thương-yêu mới biết tôn-trọng lẫn nhau, chấp-nhận dung-hòa sự bất đồng-đẳng giữa người và người, nên mới để cho họ được sống tự-do bình-đẳng, đó là cốt lỏi của tinh-thần Bác-ái Công-bình,Tự-do Dân-chủ của Đại-Đạo.

Về phương-diện giải-thoát, Đại-Đạo dẫn-dắt linh-hồn con người thoát khỏi sự ràng-buộc khổ đau của nhân-thế, bằng phương-pháp thiền-định tịnh-luyện, để đạt được nhơn-phẩm, và từ từ tiến lên Thần Thánh Tiên

Page 25: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

NGUYÊN-NHÂN ĐỨC CHÍ-TÔNKHAI ĐẠO TẠI VIỆT-NAM

25

Phật, mà thoát ra ngoài vòng luân-hồi sinh tử.

2– THẾ-ĐẠO NHƠN-NGHĨA ĐẠI-ĐỒNG

Theo Tiên Nho thì khiêm-ái thương người là Nhân, công-chánh, cứu người là Nghĩa, nên về mặt nhân-sinh Đai-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ lấy Nhơn-Nghĩa làm giềng-mối trong Đạo làm người. Vì con người có giữ trọn hai điều nầy mới biết thương nhau, coi nhau như anh em, xem xã-hội như một người, xem vũ trụ như nhứt thể, để góp phần vào việc kiến-tạo một xã-hội loài người an-lạc, thương-yêu, trong đức háo-sanh của Thương-Đế, hợp với lẽ Trời.

Page 26: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

Ý-NGHĨA ĐẠI-ĐỒNG TRONG CAO-ĐÀI-GIÁO

26

Page 27: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

Ý-NGHĨA ĐẠI-ĐỒNG TRONG CAO-ĐÀI-GIÁO

27

Ý-NGHĨA ĐẠI-ĐỒNG TRONG CAO-ĐÀI-GIÁO

Đại-đồng của Đại-Đạo không có nghĩa là tất-cả phải đồng-hóa với nhau, mà mỗi cá-thể vẫn giữ

sắc-thái riêng-biệt của mình, nhưng cùng chung sống với nhau một cách hòa-binh.

Về phương-diện nhập-thế, Đại-Đạo là con đường hướng tới Á Âu chung chợ, Đông Tây một nhà, đó là một lý-tưởng thế-giới Đại-đồng, để thực-hiện được lý-tưởng nầy đòi hỏi con người phải có nhân-nghĩa, để tạo một sự hài-hòa từ từng bản-thân, từng gia-đình, từng quốc-gia, rồi mới lan rộng ra thế-giới. Vì con người không chỉ mưu-cầu một sự sung-túc an-lành trong đời sống vật-chất, mà còn đòi-hỏi sự hài-hòa về mặt tinh-thần, không chỉ riêng lo cho mình mà còn lo cho tất-cả mọi người.

Về phương-diện nhân-sinh, quan-niệm đại-đồng của Cao-Đài-Giáo, không chủ-trương sang-bằng tài-sản, mà sang-bằng sự tham-vọng con người, bằng một đời sống đạo-đức.

Về phương-diện xã-hội không chủ-trương thống-nhất các quốc-gia thành một thực-thể duy-nhứt, không sang bằng hết biên-cương, như một nhà xã-hội đã mơ-ước:

“Ta mơ trần-gian, lúc sang bằng hết biên-thùy”.Trái lại không chỉ giữ nguyên nguồn-gốc của mỗi

Page 28: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

Ý-NGHĨA ĐẠI-ĐỒNG TRONG CAO-ĐÀI-GIÁO

28

quốc-gia, giữ nguyên phong-hóa tốt đẹp của mỗi dân-tộc, mà còn chủ-trương bảo-vệ những bản-sắc đặc-trưng của từng nền văn-hóa, như là những nét tô-điểm cho một bức tranh toàn cảnh của thế-giới đại-đồng.

Về phương-diện tín-ngưỡng, Đạo Cao-Đài chủ-trương tôn-kính tất-cả các Vì Giáo-chủ và tôn-trọng tín-niệm của các giáo-đồ, theo lời dạy cuả Đức Khổng-tử:

“Muôn vật cùng sinh trưởng mà không sát hại lẫn nhau. Mọi tôn-giáo đều lưu-hành mà không chống đối lẫn nhau.”

(Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại, Vạn giáo tịnh hành nhi bất tương bội / Trung-dung).

Để thực-hiện lý-tưởng nầy mỗi tín-đồ Cao-Đài luôn hòa mình vào cuộc sống thế-gian, thể-hiện đại-đồng bằng sự thực-hành, trước tiên là xây-dựng bản-thân, xây dựng gia-đình, sau đó góp phần xây dựng đất nước, rồi mới ra thế-giới. Cũng vì lý-tưởng nầy mà nhiều luận-điệu xuyên-tạc, cho Cao-Đài có tham-vọng chính-trị. Nhưng đây là một lối sống theo trình-tự đạo-đức của Nho-gia đó là:

“Tu-thân, tề-gia, trị-quốc, bình thiên-hạ” (Theo Nho-giáo/Trần-Trọng-Kim) Cũng đúng theo lời Phật dạy: “Tâm bình, thế-giới bình”. Vì dù muốn hay không thì mọi xã-hội đều phải bắt nguồn từ một cơ-sở vững chắc, đó là phải có con người đạo-đức, thì phần thượng tầng mới khỏi bị sụp-đổ. Chúng ta đã từng chứng-kiến nhiều công-trình kiến-thiết quốc-gia, xây-dựng xã-hội, đã bỏ qua giai-đoạn nầy mà bị thất bại chua-cay, thật đáng thương tâm.

Page 29: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

PHẦN BÍ-ẨN NHIỆM-MẦU CỦA TÔN-CHỈ TAM GIÁO QUI NGUYÊN NGŨ CHI PHỤC NHẤT

29

PHẦN BÍ-ẨN NHIỆM-MẦU CỦA TÔN-CHỈ TAM GIÁO QUI NGUYÊN

NGŨ CHI PHỤC NHẤT

Ý-nghĩa của tôn-chỉ Tam-giáo quy-nguyên, Ngũ-chi phục-nhứt, có những ẩn-ý sâu-kín cao-siêu sau đây:

1. Về mặt tín-ngưỡng Cao-Đài tôn-thờ nhất-quán một Đấng là Thượng-Đế, đồng thời tôn-sùng các Giáo-chủ của nhiều tôn-giáo.

2. Về mặt giáo-lý, Cao-Đài thừa-nhận sự đồng-nguyên của các tôn-giáo, tôn-kính các vị Giáo-chủ, xem như là Thầy của mình, trong lúc các Tôn-giáo xem những người khác tín-ngưỡng với mình là ngoại đạo, tà giáo, chống-đối lẫn nhau, thậm chí tín-đồ của họ liên-hệ với các tôn-giáo khác thì bị xem như người phạm tội.

3. Về tổ-chức, Thượng-Đế lập-thành một Giáo-hội làm Thánh-thể thay mặt cho Ngài tại thế-gian, truyền-bá tư-tưỏng Đại-đồng để các tôn-giáo nhìn nhau cùng một nguồn-gốc mà không chống đối nhau, còn việc quy-đạo là tùy quyền tự-do tín-ngưỡng của mỗi người, Cao-Đài không bao giờ chỉ-trích, kích-bác các tôn-giáo khác, không khuyến-dụ tín-đồ các tôn-giáo bỏ đạo của họ mà theo đạo Cao-Đài,

Page 30: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

PHẦN BÍ-ẨN NHIỆM-MẦU CỦA TÔN-CHỈTAM GIÁO QUI NGUYÊNNGŨ CHI PHỤC NHẤT

30

mà khuyến-khích tín-đồ các tôn-giáo tuân-thủ giới-luật và tin-tưởng vào Đấng Giáo-chủ của mình, vì chủ-trương đoàn-kết mọi tôn-giáo.

Vì theo chơn-truyền của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, từ Nhứt-kỳ và Nhị-kỳ phổ-độ, Thượng-Đế đã cho các Giáo-chủ, các Nhà Tiên-tri, các Triết-gia khai-sáng ra nhiều Tôn-giáo, tùy theo trình-độ chúng-sanh mà có nhiều giáo-thuyết khác nhau, nhưng trong Tam-kỳ Phổ-Độ Đức Chí-tôn đã tổng-hợp và hệ-thống lại còn Tam-giáo là Nho-giáo, Lão-giáo, Phật-giáo, và Ngũ-chi là Nhơn-đạo, Thần-đạo, Thánh-đạo, Tiên-đạo, Phật-đạo. Cho nên trong Cao-Đài-Giáo còn có tiêu-ngữ là “Vạn giáo nhất lý”

Điều này Đức Chí-Tôn đã dạy rằng:“Vốn từ trước Thầy đã lập ra Ngũ-chi Đại-Đạo là: Nhơn-Đạo, Thần-Đạo, Thánh-Đạo, Tiên-Đạo, Phật-Đạo.Tùy theo phong-hóa của nhân-loại mà gầy chánh-giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-loại tuy có hành đạo nội tư-phương mình mà thôi.Còn nay thì nhân-loại đã hợp-đồng Càn-khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà nhân-loại nghịch lẫn nhau, nên Thầy mới nhứt-định quy-nguyên phục-nhứt.Thầy nhứt-định đến chính mình Thầy độ rỗi các con chẳng chịu giao chánh-giáo cho tay phàm nữa.”

(TNHT/ Q 1/ trang 17–18)

Ngày xưa mỗi Chi Đạo khai-sáng tại một vài lãnh-thổ khác nhau trên địa-cầu, nên ảnh-hưởng chỉ quanh vùng

Page 31: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

PHẦN BÍ-ẨN NHIỆM-MẦU CỦA TÔN-CHỈTAM GIÁO QUI NGUYÊNNGŨ CHI PHỤC NHẤT

31

đó mà thôi, nhưng ngày nay khoản cách giữa các quốc-gia đã sát lại gần nhau, nên do những khác biệt, trong giáo-lý và sinh-hoạt của mỗi chi-phái đã làm cho nhân-loại chống-đối nhau, có lúc trở thành những trận thánh-chiến ác-liệt. Thượng-Đế cũng đã tiên-lượng sự-kiện nầy, nên ngay từ khi khai Thánh-đạo bên Thái-Tây, thì Đức Chí-Tôn đã tiên-khải rằng còn nhiều chuồng chiên Ngài sẽ đến quy tụ lại, điều này Đức Hộ Pháp đã cho biết rằng:

“Còn nhiều chuồng chiên Ngài sẽ đến đem về làm một. Lời tiên-tri nầy có nghĩa là còn nhiều Đạo đang nuôi-nấng ung-đúc tinh-thần của con cái Chí-Tôn đặng chờ ngày Ngài đến hiệp chung làm một, lời ấy nay đã quả.Các chuồng chiên của Chi-Tôn là:

� Đạo Phật thì có Bà-la-môn (Brahmanisme), Thích-Ca Mâu-ni (caky-mouni), Pythagore giáo.

� Tiên-đạo thì là Lão-Tử-Giáo, Dương-Châu, Mặc-Dịch, Vạn-Pháp, Bàng-môn cho tới Thầy Pháp, Thầy Phù, Bóng, Chàng, Đồng-cốt v.v…

� Thánh-đạo thì là Thiên-Chúa-Giáo (Christianisme) Gia-Tô (Catholicisme), Tin-Lành (Protestantisme), Hồi-Hồi (Mahommetantisme)

� Thần Đạo thì là Trung-huê Phong Thần, Hy-lạp Phong Thần và Ai-Cập Phong-Thần (Mythologie Chinoise, Grecque et Egiptienne).

� Nhơn-Đạo thì là Socrate, Esobe, Platon v.v… ở Hy-lạp. Khổng-Phu-Tử (Confucianisme), Mạnh-Tử (Mentius) Nhi Trình-Giáo v.v… tại Trung-

Page 32: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

PHẦN BÍ-ẨN NHIỆM-MẦU CỦA TÔN-CHỈTAM GIÁO QUI NGUYÊNNGŨ CHI PHỤC NHẤT

32

huê từ trước.Trước khi đến khai Đạo đặng hội-hiệp các Tôn-giáo lại làm một, thì Người đã sai các Đấng Thiêng-Liêng cao trọng hạ trần mà bày ra các Hội-giáo Đạo-đức đặng thức tỉnh trước nhơn-sanh như là:

❒ Khảo-cứu Thiên-Đạo-giáo (Société Théosophique). ❒ Khảo-cứu triết-lý Phật-giáo (Société des recherches

sur la philosophie Bouddhique) ❒ Thần-kinh và Tâm-lý Triết-học (Socétéù Psychique) ❒ Thần-linh học (Le Spiritisme) v.v…”

(Trich diễn-văn Đức Hộ-Pháp / Pháp-chánh-truyền chú-giải / Ấn-bản 1955).

Các tổ-chức nêu trên, có cái đã lập ra cách đây cả trăm năm. Ngày nay là thời-kỳ Thượng-Đế đến để quy tụ các chuồng chiên nêu trên.

Khi mở Đạo kỳ ba nầy, Thượng-Đế đến lại không sáng-lập một Tôn-giáo mới, có một giáo-lý gì khác lạ, mà lại quy Tam-giáo, hiệp Ngũ-chi, tức là Ngài đã gạn-lọc khử-thô tồn-tinh các giáo-thuyết của nhiều tôn-giáo, cùng với một vài thiên-cơ bí-ẩn mà đối-với trình-độ nhân-loại ngày nay đủ khả-năng hiểu biết và tiếp-thu được, tức là Ngài ban cho chúng ta một cơ mầu-nhiệm mà tu-luyện tinh-thần để siêu-phàm, nhập Thánh, hầu thoát đọa luân-hồi, tức là dạy chúng ta phải tùng theo tôn-chỉ của của Tam-giáo và trải qua năm trường lớp Ngũ-chi, mà trở về hiệp-nhứt với Thượng-Đế.

Nên tôn-chỉ Quy Tam-giáo Hiệp Ngũ-chi đó còn là một Bí-pháp tu-luyện của tín-đồ Cao-Đài. Điều nầy Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc đã dạy rằng:

Page 33: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

PHẦN BÍ-ẨN NHIỆM-MẦU CỦA TÔN-CHỈTAM GIÁO QUI NGUYÊNNGŨ CHI PHỤC NHẤT

33

“Thầy đến Quy Tam-giáo, Hiệp Ngũ-chi đặng để cho ta hiểu cơ mầu-nhiệm mà luyện tinh-thần..,”

(Trich Diễn-văn Đức Hộ-Pháp đọc tại Tòa-Thánh Tây-ninh ngày 14/02 Mậu-thìn/1928).

Page 34: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

PHƯƠNG TU-HÀNH THEO TAM-GIÁO QUY-NGUYÊN

34

Page 35: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

PHƯƠNG TU-HÀNH THEO TAM-GIÁO QUY-NGUYÊN

35

PHƯƠNG TU-HÀNH THEO TAM-GIÁO QUY-NGUYÊN

Theo giáo-lý nêu trên, thì trong thời-đại chúng ta, Đức Chí-Tôn buộc con cái của Ngài phải tùng

theo tôn-chỉ của Tam-giáo: Nhơn-đạo, Tiên-đạo, Phật-đạo. Điều nầy Đức Hộ-Pháp đã dạy rằng:

“Ai sanh dưới thế nầy cũng phải giữ đủ Tôn-chỉ của ba Đạo là Nhơn-đạo, Tiên-đạo, Phật-đạo, mới làm đặng hoàn-toàn phận sự con người”

(Trich diễn-văn Đức Hộ-Pháp đọc tai Tòa-Thánh Tây-ninh ngãy14/02 Mậu-thìn / 1928)

Bởi vì ngày nay nhân-loại đã tấn-hóa cao, đã có một xã-hội văn-minh khoa-học vật-chất cực-thịnh, nhưng càng văn-minh khoa-học con người lại xa dần Thánh-đức, tàn-sát lẫn nhau; muốn cho nền văn-minh nhân-loại được hoàn-hảo cả vật-chất lẫn tinh-thần, thì con người phải tuân-thủ theo ba tôn-chỉ đó là:

❒ Con người phải tùng theo Nhơn-đạo, tu-luyện bản thân giữ-gìn nhơn-phẩm, để có một đời sống cao-khiết, một gia-đinh thuận-hòa.

❒ Trong khi con người phải làm tròn Nhơn-đạo, thì đồng-thời cũng phải theo Tiên-đạo tu-luyện Tinh, Khí, Thần, để thông-minh sáng-suốt, nâng cao kiến-thức, phát-triễn khoa-học, kỷ-thuật phục-vụ cho đời sống, làm cho con người trở nên văn-minh

Page 36: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

PHƯƠNG TU-HÀNH THEO TAM-GIÁO QUY-NGUYÊN

36

tiến bộ, đó là tôn-chỉ của Tiên-đạo. ❒ Trong khi con người đang phát-triển khoa-học

kỷ-thuật, kiến tạo một xã-hộïi văn-minh thì cũng phải tùng theo tôn-chỉ của Phật-đạo là từ-bi bác-ái, chỉ dùng khoa-học, kỷ-thuật để phục-vụ cho đời sống vật-chất lẫn tinh-thần của cá-nhân cũng như cộng-đồng, chứ không nên dùng khoa-học kỷ-thuật trong mục-đích sát-phạt tiêu-diệt lẫn nhau.

Vì các nguyên-nhân nêu trên, nên Đức Hộ-Pháp đã khẳng-định rằng ngày nay nhân-loại phải tùng theo tôn-chỉ của Tam-giáo mới làm tròn phận sự con người là như vậy.

Page 37: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

TRƯỜNG HỌC NĂM CẤP

37

TRƯỜNG HỌC NĂM CẤP

Thượng-Đế lập ra Ngũ-chi là Nhơn-đạo, Thần-đạo, Thánh-đạo, Tiên-đạo, Phật-đạo; đó là một

trường học có năm cấp để tùy thời, tùy căn-cơ, trình-độ chúng-sanh mà rèn-luyện con người.

Điều nầy Đức Hộ-Pháp cũng đề-cập đến như sau:“Thầy hiệp Ngũ-chi đặng làm một trường học năm

lớp cho mình tu-luyện, chẳng khác nào một trường học phàm kia vậy, lần lần bước đến đặng đoạt thủ địa-vị minh, hể ngồi đặng ở phẩm-vị nào, thì địa-vị mình ở nơi ấy... ”

(Trích diễn-văn của Đức Hộ-Pháp đọc tại Tòa-Thánh Tây-ninh ngày 14 / 02 Mậu-thìn / 1928).

Ngày xưa Thượng-Đế cho các Giáo-chủ, Thiên-sứ, Tiên-tri, Triết-gia khai-sáng ra Ngũ-chi Đại-Đạo là:

1. Nhơn-đạo: do các vì Giáo chủ và Triết-gia như Khổng-Tử, Mạnh-Tử, Trình-Tử, cùng các Phong-hóa đời Hán, đời Đường, đời Tấn tại phương Đông. Socrate, Esoppe, Platon ở Phương Tây v.v... trường lớp nầy đào-tạo con người làm tròn bổn-phận đối với bản-thân, với gia-đinh và xã-hội,

2. Thần-đạo : thì có Phong-Thần Trung-hoa, Phong-Thần Hy-Lạp, Phong-Thần Ai-cập,

Page 38: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

TRƯỜNG HỌC NĂM CẤP

38

Thần-Đạo Nhật-bản... Trường lớp nầy đào-đạo những lớp người phụng-sự cho đời sống quốc-gia và thiên-hạ (quốc tế), những thành-phần là những nhà chính-trị, những nhà quân-sự, Tướng-lãnh... xông-pha trên lãnh-vực trị-quốc và bình thiên-hạ,

3. Thánh-đạo: thì có Thiên-chúa-giáo, Gia-tô, Tin-lành, Hồi giáo do các Vì các Giáo-chủ Jésus, Mohammed khai sáng, trường lớp nầy đào-tạo những nhân-vật phụng-sự, giáo-hóa sự thánh-thiện cho loài người.

4. Tiên-đạo: thì có Lão-giáo, Bàn-môn-giáo, và các môn-phái Dương-Châu, Mặc-Dịch, Vạn-pháp quy-tôn, Phù-thủy, Đồng-bóng... trường lớp nầy đào-tạo những tiên-gia tu-luyện Tinh Khí Thần, đạt những phép thần-thông làm cho đời sống trần gian ngày càng tiến-bộ, còn giúp cho con người hoạt-động trong cỏi siêu-nhiên.

5. Phật-đạo: thì có Bà-la-môn, Thich-ca mâu-ni (còn gọi là Phật-giáo), Pythagore... trường lớp nầy đào-tạo những bậc giải-thoát, để giác-ngộ con người, và tỏa ra một thần-lực, có tác-dụng mạnh-mẽ nâng--đở cơ sanh-hóa và sự bình-an cho vạn-hửu chúng-sanh.

Page 39: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

PHÉP RÈN-LUYỆN THEO NGŨ CHI PHỤC NHỨT

39

PHÉP RÈN-LUYỆN THEO NGŨ CHI PHỤC NHỨT

Trường học Ngũ-chi có Năm cấp, cũng lấy trần-gian làm cơ-sở, lấy sinh-hoạt con người làm đối-tượng, lấy cảnh khổ của trường đời, và sự thương-yêu sanh-chúng làm bài học và khoa-mục khảo-thí. Bài học khổ-hạnh và thương đời, yêu người nầy, tùy theo trinh-độ của mỗi cấp mà có cách ứng-dụng khác nhau. Điều nầy Đức Hộ-Pháp đã giải rõ như sau:

� Hiền vì thương đời mà đoạt cơ tùng khổ. � Thần vì thương đời mà lập cơ thắng khổ. � Thánh vì thương đời mà dạy cơ thọ khổ. � Tiên vì thương đời mà bày cơ thoát khổ. � Phật vì thương đời mà tìm cơ giải khổ.

Chữ Khổ là đề-mục của khoa học trường đời, phẩm-vị Hiền, Thần, Thánh, Tiên, Phật là những trang đắc-cử.

(Trích diễn-văn Đức Hộ-Pháp / Pháp-chánh-truyền chú-giải / Ấn bản 1955)

Như vậy Đức Chí-Tôn hiệp Ngũ-chi thành một trường năm lớp, mà con người phải học và rèn-luyện để đạt được phẩm-vị Hiền-nhơn và Thần Thánh Tiên Phật, hầu trở nên con người toàn thiện.

Tuy trước kia trường có năm lớp, cách-biệt nhau, nhưng ngày nay với tôn-chỉ Hiệp Ngũ-chi này, thì sự học hỏi và thực-hành của năm lớp, lại xen-kẻ xuyên-suốt trong một đời người. Vì con người có thể một lúc vừa trau-dồi

Page 40: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

PHÉP RÈN-LUYỆNTHEO NGŨ CHI PHỤC NHỨT

40

bản-thân, xây-dựng gia-đinh, làm tròn một trang hiền-nhân quân-tử (Nhơn-đạo), vừa có trách-nhiệm với quốc-gia và cộng-đồng quốc-tế (Thần-đạo), cùng có bổn-phận Thánh-hóa con người trở nên thánh-thiện (Thánh-đạo), và luyện Tinh Khi Thần để có một linh-hồn minh-mẫn trong một thân-thể tráng-kiện, nâng cao kiến-thức, phát-triển văn-minh (Tiên-đạo), rồi còn tham-thiền nhập-định, để giải-thoát chính-mình và giác-ngộ chúng-sanh, tức là tự-giác giác-tha (Phật-đạo).

Chúng ta đã biết rằng con người ngày nay không còn là một cá-thể biệt-lập, mà là một đơn-vị của gia-đình, là một thành-phần cuả quốc-gia, một phần-tử của xã-hội, một công-dân của thế-giới, một tế-bào của vũ-trụ, con người không có quyền sống đơn-lẻ. Cũng vì các lý do đó mà hiện nay có biết bao-nhiêu người khắp địa-cầu đã đề-xuất sự dung-hòa tư-tưởng nhân-loại, kết-hợp văn-hóa Đông Tây, hòa-đồng tôn-giáo. Họ là những sứ-giả đi rao-truyền khơi-mào cho một kỷ nguyên Đại-đồng nhân-loại.

Thượng-Đế cho nhân-loại biết rằng ngày xưa họ giao-cảm với Thượng-Đế gián-tiếp qua các Sứ-giả của Ngài, ngày nay Ngài đã xác-nhận rằng chính Ngài đã đến thế-gian như các tiên-khải lưu-truyền trước đây, để lập một trường công-đức cho con cái của Ngài tu-học. Trường công-đức nầy là mái nhà chung đó là Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ để hợp-nhất con cái của Ngài. Nên Ngài đã khẳng-định rằng:

“Thầy đến độ rỗi các con là lập thành một trường công-đức cho các con nên Đạo, vậy đắc-Đạo cùng chăng là tại các con muốn cùng chẳng muốn, Thầy nói cho các con nghe... Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập mà đoạt thủ địa-vị mình, thì chẳng đi nơi nào khác mà

Page 41: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

PHÉP RÈN-LUYỆNTHEO NGŨ CHI PHỤC NHỨT

41

đắc-Đạo bao-giờ” (TNHT/ Q1/ trang 26 giòng 24–29).

Trong một đoạn Thánh-giáo khác Đức chí-Tôn cũng cho biếât dứt-khoát rằng:

“Lựa lèo lựa thế độ nhơn-sanh,Khó dễ Thầy cho rõ ngọn ngành.Ám muội thì nhiều mưu-trí ít,Đường Tiên chẳng bước đọa thì đành.”

(TNHT/ Q!/ trang 108/ giòng 6–9)

Dù có thương xót con cái của Ngài bao-nhiêu đi nữa, thì vì lẽ công-bình, Thượng-Đế cũng để cho con người có quyền tự-do quyết-định chọn-lựa con đưòng thăng-tiến của minh, nếu không nghe lời thì đành phải gánh chịu sự sa-đọa mà thôi.

Page 42: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

KẾT-LUẬN

42

Page 43: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

KẾT-LUẬN

43

KẾT-LUẬN

Qua phần sưu-tập trinh-bày nêu trên, cho chúng ta nhận-định rằng: Tất cả các Đạo đều hướng vào muc-đích giáo-dân quy thiện.

Sở-dĩ người Tìn-đồ Cao-Đài luôn hòa mình vào cuộc sống thế-gian, vì hiểu rằng mỗi người là một phần-tử của quốc-gia, một tế-bào của xã-hội, một công-dân của địa-cầu, nên sẵn-sàng gánh-vát những trách-nhiệm nghĩa-vụ đối với quốc-gia xã-hội và cộng-đồng quốc-tế, dù ở cương-vị nào cũng làm tròn bổn-phận của mình, chứ không có tham-vọng chính-trị, không tham quyền cố vị, bởi vì khi thành-công thì họ lui chân thối bước, lấy sự sáng-suốt làm đạo-đức để giữ mình (công-thành thân thối, minh-triết bảo thân) chứ không tham-quyền cố vị.

Thánh-giáo đã dạy bổn-phận người tín-đồ như sau:Dân thì đúng phận làm dân.

Chúa cho đáng Chúa, đình thần đáng Quan.(Nữ trung tùng phận)

Kinh sách cũng luôn nhắc nhở rằng:Chớ làm con giặc tôi loàn,

Thuế sưu đóng đủ đừng toan kế tà.(Kinh Sám-hối).

Thậm chí Thánh-giáo còn khuyên tín-đồ Cao-Đài phải hy-sinh để giữ-gìn quốc-thể như:

Nhục con, con chịu chớ nài,

Page 44: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

KẾT-LUẬN

44

Nhục cho Quốc-thể ra tài hy-sinh.(Nữ trung tùng phận).

Qua phần nhận-định phân-tách nêu trên, hẳn chúng ta càng thấy rõ-ràng cái siêu-việt của tôn-giáo nói chung, và của Cao-Đài nói riêng. Như vậy cho thấy rằng đâu phải tôn-giáo không quan-tâm đến dân-tộc, đến loài người, nên tôn-giáo càng phát-triển, thì dân-tộc càng đạo-đức, thế-giới càng hoà-bình. Nhà-nước cùng các tổ-chức Quốc-tế khỏi phải bận-tâm với công cuộc trị-an, bởi vì tỷ-lệ tín-đồ tuân-thủ một thứ kỷ-luật tự-giác, bao giờ cũng cao hơn tỷ-lệ người dân tuân-thủ luật-pháp của quốc-gia và quốc-tế, vì đó là lẽ thật.

CHUNG

Page 45: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

TÀI-LIỆU THAM-KHẢO

45

TÀI-LIỆU THAM-KHẢO

� Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển. � Kinh Thên-Đạo Thế-Đạo. � Diễn-văn Đức Hộ-Pháp Pham-Công-Tắc đăng

trong Pháp-Chánh-Truyền chú-giải Ấn-bản năm 1955.

� Diễn-văn Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc đọc tại Toà-Thánh Tây-ninh ngày 14 thàng Mậu-thìn (1928)

� Nữ Trung Tùng Phận / Chơn-linh Đoàn-Thị-Điểm giáng-cơ.

� Nho-giáo / Trần-Trọng-Kim

Page 46: Sưu Tập - WordPress.comnhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc

tk@03•23•2013 12:41 PM

TINH THẦN VÀ Ý NGHÍA ĐẠi ĐẠO tAM KỲ PhỔ Độ

Soạn Giả: DÃ TRUNG TỬ