tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại mb

42
THỰC TRẠNG TÀI TRỢ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN QUÂN ĐỘI LỜI MỞ ĐẦU 1

Upload: bom-thu

Post on 28-Jul-2015

276 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

THỰC TRẠNG TÀI TRỢ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN QUÂN ĐỘI

LỜI MỞ ĐẦU

1

Page 2: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM

I. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU

1. Khái niệm tín dụng xuất khẩu

Tài trợ thương mại quốc tế là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về mặt tài

chính trực tiếp hoặc gián tiếp cho các doanh nghiệp hoặc các đơn vị kinh tế tham gia hoạt

động thương mại trong một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình tái sản xuất từ mua

bán, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại đến đầu tư trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

trên thị trường thế giới nhằm mục đích sinh lời.

Căn cứ vào người cung ứng tài trợ tham gia vào quá trình tài trợ thương mại quốc tế,

có thể chia ra thành các loại khác nhau như tài trợ thương mại quốc tế nhà nước, tài trợ

thương mại quốc tế của Ngân hàng Trung ương, tài trợ thương mại quốc tế của Tổ chức tín

dụng, tài trợ thương mại của các doanh nghiệp.

Trong tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp của các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp

thì hình thức tín dụng xuất khẩu là một trong những hình thức đóng vai trò quan trọng.

Tín dụng xuất khẩu là hình thức tài trợ của các tổ chức tín dụng, dùng vốn của mình để

cho các doanh nghiệp vay nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường

nước ngoài và thu lãi.

2. Các hình thức tín dụng xuất khẩu tại các Ngân hàng thương mại (NHTM)

Có thể chia các hình thức tín dụng xuất khẩu thành hai nhóm cơ bản: tín dụng xuất

khẩu trước khi giao hàng (vay để đầu tư vào sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu;

vay để thu mua hàng xuất khẩu; vay để thực hiện xúc tiến bán hàng…) và tín dụng xuất khẩu

sau khi giao hàng (vay cầm cố chứng từ giao hàng hoặc chứng từ giao hàng luân chuyển;

chiết khấu hối phiếu; vay cầm cố thương phiếu)

2.1. Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng

a) Tài trợ đầu tư vào sản xuất, chế biến, gia công xuất khẩu: Thông thường, các

NHTM tài trợ các khoản vay trung, dài hạn có giá trị lớn nhằm hỗ trợ các DN đầu tư mới

2

Page 3: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

hoặc đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất của nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất,

chế biến gia công hàng xuất khẩu. Việc đầu tư các dự án như vậy thường diễn ra khi một

doanh nghiệp mới đi vào hoạt động hoặc muốn mở rộng năng lực hoạt động của mình.

b) Tài trợ thu mua hàng xuất khẩu

Các NHTM có thể tài trợ cho các DN thu mua hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở đã có hợp

đồng đầu ra cụ thể hoặc tài trợ thu mua dự trữ hàng hóa.

- Tài trợ trên cơ sở Hợp đồng đầu ra cụ thể đã ký kết hoặc L/C đã mở: Nhà XK có thể

đảm bảo khả năng được thanh toán sau khi giao hàng nếu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với

các điều kiện đã quy định trong L/C hoặc hợp đồng xuất khẩu. Trong trường hợp này, NH

cấp cho nhà xuất khẩu một khoản tín dụng để thực hiện thu mua hàng hóa xuất khẩu theo

phương án đã xác định. Mục đích của khoản tín dụng này là đáp ứng nhu cầu vốn cho nhà

XK để thu mua nguyên vật liệu, trang trải các chi phí cần thiết hay thu gom hàng hoá nhằm

có được sản phẩm hàng hoá giao hàng đúng thời hạn.

Tỷ lệ cho vay thông thường khoảng 70% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhà xuất khẩu

phải bỏ ra một phần vốn tự có để thực hiện thu mua, chế biến, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Thời gian cho vay thường kéo dài cho tới khi nhận được thanh toán của hợp đồng đầu

ra hoặc tùy vào dòng tiền và nhu cầu cụ thể của nhà XK.

Tài sản đảm bảo trong hình thức cho vay này thường là tài sản đảm bảo hình thành từ

vốn vay và/hoặc quyền đòi nợ/quyền thụ hưởng LC xuất khẩu (của phương án tài trợ hoặc

của phương án khác), NH sẽ giữ bản gốc LC xuất khẩu hoặc yêu cầu có cam kết thanh toán

của đối tác nhập khẩu về tài khoản của Nhà xuất khẩu tại NH.

- Tài trợ thu mua dự trữ hàng hóa: Thường áp dụng đối với những hàng hóa theo mùa

vụ như nông sản hoặc những hàng hóa đòi hỏi thời gian chế biến, sản xuất lớn. Đối với hình

thức tài trợ này, tài sản đảm bảo chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay.

Để kiểm soát mục đích vay vốn, các NH thường yêu cầu Nhà XK lưu hàng hóa tại kho

của Nhà XK với bên bảo vệ độc lập do NH chỉ định hoặc lưu tại kho của bên thứ ba do NH

và Nhà XK đã thống nhất, mọi hoạt động xuất nhập hàng hóa đều phải có ý kiến chấp thuận

của NH.

3

Page 4: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

Thông thường, sau một khoảng thời gian nhất định sau khi giải ngân khoản vay NH

yêu cầu Nhà XK cung cấp phương án tiêu thụ cho hàng hóa đã được tài trợ.

c) Chiết khấu kỳ phiếu

Kỳ phiếu là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền

nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc

theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác.

Kỳ phiếu được sử dụng thường xuyên trong hoạt động thương mại xuất nhập khẩu,

trong đó người nhập khẩu (người ký phát) cam kết sẽ thanh toán tiền hàng cho người xuất

khẩu (người thụ hưởng) vào một thời điểm nhất định. Sau khi nhận được kỳ phiếu từ người

nhập khẩu thì người xuất khẩu mới giao hàng, sau đó mới thông qua NH thu tiền của kỳ

phiếu đó. Người xuất khẩu, tức là người thụ hưởng kỳ phiếu có thể đến NH xin chiết khấu

kỳ phiếu để thu tiền ngay.

Đối với hình thức tài trợ này, thực chất quyền thụ hưởng kỳ phiếu được chuyển từ

người xuất khẩu sang cho NH chiết khấu. NH chiết khấu sẽ thực hiện đòi tiền người nhập

khẩu khi kỳ phiếu đáo hạn.

Cách thức chiết khấu kỳ phiếu của NH cũng tương tự như cách thức chiết khấu hối

phiếu (được nêu rõ ở phần dưới).

2.2. Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng

a) Chiết khấu hoặc cầm cố bộ chứng từ

Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, nhà XK sau khi giao hàng xong có thể thương lượng

với NH thực hiện chiết khấu chứng từ hay ứng tiền trước khi bộ chứng từ được thanh toán.

Chiết khấu bộ chứng từ là hình thức NH tài trợ cho nhà XK thông qua việc mua lại

hoặc cho vay trên cơ sở giá trị bộ chứng từ XK hoàn hảo được xuất trình.

Có 2 hình thức chiết khấu:

- Chiết khấu miễn truy đòi: Có nghĩa là nhà XK bán đứt bộ chứng từ cho NH, nhận tiền

và không còn trách nhiệm hoàn trả. Trách nhiệm thu tiền và quyền sử dụng số tiền thu được

hoàn toàn thuộc về NH. Hình thức này có nhiều rủi ro cho NH, vì vậy, giá mua sẽ thấp hơn.

4

Page 5: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

- Chiết khấu có truy đòi: Sau khi nhà XK chiết khấu bộ chứng từ cho NH thì họ vẫn

còn ràng buộc trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp NH không thu được tiền từ phía nước

ngoài. Vì rủi ro đối với NH thấp nên giá chiết khấu cao hơn trường hợp trên.

b) Chiết khấu hối phiếu

Trong kinh doanh ngoại thương, hối phiếu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hối

phiếu là chứng từ có giá với 3 chức năng: chức năng bảo đảm, chức năng thanh toán và chức

năng tài chính.

Tín dụng chiết khấu hối phiếu là tín dụng của NH cấp cho Khách hàng dưới hình thức

mua lại hối phiếu trước khi đến hạn thanh toán. Tín dụng chiết khấu này tạo điều kiện thuận

lợi cho nhà XK trong việc tái đầu tư với khoản tín dụng cung ứng đã cấp cho nhà NK (bán

chịu cho nhà NK).

NH mua lại hối phiếu thông qua hình thức chuyển nhượng và trả tiền cho nhà XK bằng

giá trị của hối phiếu trừ đi tỷ lệ chiết khấu hối phiếu và các khoản lệ phí…Chi phí chiết khấu

được xác định theo công thức:

Tck: Giá trị chiết khấu

M: mệnh giá hối phiếu

P: Lệ phí

t: thời gian chiết khấu

Lck: lãi chiết khấu

Trong các yếu tố trên, người ta quan tâm nhất đến lãi suất chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu

hối phiếu cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Khả năng truy hoàn nhà XK.

- Khả năng thanh toán của nhà NK, NH của nhà NK..

5

Page 6: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

- Thời gian chờ thanh toán.

- Giá trị hối phiếu.

- Hình thức hối phiếu (hối phiếu thương mại hay hối phiếu tài chính).

NH chỉ chiết khấu hối phiếu khi không còn một sự nghi ngờ rằng hối phiếu do nhà XK

lập ra là nhằm mục đích kinh doanh chứ không phải là để cấp tài chính cho nhà NK. Người

phát hành hối phiếu cũng như người chấp nhận trả tiền hối phiếu phải chịu trách nhiệm về

tính hợp lệ của hối phiếu.

Hoặc trường hợp khác, NH chỉ chiết khấu các hối phiếu khi có khả năng tái chiết khấu

tại NH Trung ương.

c) Cầm cố thương phiếu

Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết

thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương

phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu.

Cầm cố thương phiếu là hình thức NH tài trợ cho nhà XK bằng cách cho vay với hình

thức đảm bảo cầm cố thương phiếu. Nhà XK phải ghi cụm từ "chuyển giao để cầm cố", tên,

địa chỉ , ký tên trên thương phiếu và chuyển giao thương phiếu cho NH.

Khi nhà XK hoàn thành đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ, thì NH phải hoàn trả thương

phiếu cho nhà XK và ghi trên mặt sau thương phiếu cụm từ "chấm dứt cầm cố". Trong

trường hợp nhà XK không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, thì NH trở

thành người thụ hưởng thương phiếu và được thanh toán theo nghĩa vụ được bảo đảm.

Thông thường, các NH chấp nhận cho vay cầm cố thương phiếu với các thương phiếu

thỏa mãn điều kiện như sau:

- Hình thức và nội dung thương phiếu phù hợp với luật nước phát hành.

- Thương phiếu còn thời hạn hiệu lực.

- Thương phiếu có thể chuyển nhượng được. Nếu có ký hậu, ký hậu phải theo lệnh

hoặc để trắng.

- Các thương phiếu đang có tranh chấp, đang làm thủ tục chia tách, sát nhập, giải thể

6

Page 7: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

không được mang cầm cố.

- Các thương phiếu L/C, L/G, Standby L/C mang cầm cố đồng thời phải chuyển giao

luôn L/C, L/G, standby L/C.

d) Bao tín dụng tương đối (Factoring)

Đây là hình thức tài trợ đặc biệt dành cho nhà XK, trong đó, NH sẽ mua lại các chứng

từ thanh toán, các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán để trở thành chủ nợ trực tiếp đứng ra

đòi nợ nhà NK ở nước ngoài.

Factoring là một dạng kỹ thuật tài trợ cổ điển và được phát triển mạnh trong giai đoạn

nền thương mại quốc tế bùng nổ nhanh chóng như hiện nay.

Theo công ước về Factoring quốc tế của UNIDROIT-1988, khái niệm chung về nghiệp

vụ này được đưa ra như sau. Hợp đồng Factoring là một hợp đồng được kết lập giữa bên

cung ứng với tổ chức tài trợ, theo đó:

- Bên cung ứng có thể và sẽ nhượng cho tổ chức tài trợ các khoản phải thu phát sinh từ

những hợp đồng thương mại.

- Tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu 2 trong số các chức năng sau đây:

+ Tài trợ bên cung ứng gồm có cho vay và ứng tiền trước.

+ Quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu.

+ Thu nợ các khoản phải thu.

+ Bảo đảm rủi ro không thanh toán của con nợ. 1

Khác với hoạt động mua lại chứng từ thanh toán, hoạt động factoring không sử dụng

các tín dụng thư cũng như hối phiếu. Để có thể tài trợ cho khách hàng bằng hình thức này,

gần như tất cả các NH tiến hành lập cơ sở đặc biệt, chuyên dụng vì factoring không phải là

nghiệp vụ NH. Hoạt động factoring chỉ sử dụng cho những hoạt động xuất khẩu thường

xuyên theo định kỳ hợp đồng ngắn hạn và cho nhiều nhà xuất khẩu khác nhau trong cùng

một nước hoặc nhiều nước trong cùng một thời điểm.

NH và nhà XK sẽ ký hợp đồng factoring ngắn hạn (thời hạn phụ thuộc hợp đồng xuất

1 Điều 1, UNIDROIT Convention Ottano 1988

7

Page 8: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

khẩu cơ sở). Có hai hình thức factoring: chiết khấu có truy đòi và ứng trước tiền cho nhà

xuất khẩu.

- Nghiệp vụ ứng trước: Nếu nhà XK muốn sử dụng vốn trước ngày thanh toán theo

định kỳ của nhà NK (cũng chính là ngày hiệu lực của hợp đồng Factoring) thì nhà XK có thể

vay NH. Đây được coi là khoản tín dụng ứng trước với tổng mức phụ thuộc vào khả năng

thanh toán của nhà NK, trung bình khoảng 70-85% giá trị khoản thanh toán. Tín dụng ứng

trước này được thực hiện như tín dụng luân chuyển nhà XK phải trả lãi như lãi suất luân

chuyển thông thường. Khoản thanh toán còn lại 15-30% được đưa vào tài khoản tiền gửi của

nhà XK. Tài khoản này được coi như tài khoản khống chế và nhà XK được hưởng lãi suất tài

khoản tiền gửi này cho tới khi nhà NK thanh toán. Khi NH nhận được khoản thanh toán từ

nhà NK, họ sẽ thu hồi khoản tín dụng ứng trước cộng với lệ phí factoring (gồm lệ phí hợp

đồng, lệ phí dịch vụ, lệ phí rủi ro) và lãi suất tín dụng ứng trước. Số còn lại cộng với lãi suất

tiền gửi tài khoản không chế sẽ được trả cho nhà XK. Trong nghiệp vụ này, chi phí và rủi ro

do cả NH và nhà XK cùng gánh chịu.

- Nghiệp vụ chiết khấu có truy đòi: Với hình thức này, nhà XK có thể bán các chứng từ

thanh toán và vận chuyển cho NH và nhận tiền ngay tức khắc. Tuy nhiên, tỷ lệ chiết khấu

khá cao (10-30%) bao gồm cả lệ phí, rủi ro và lãi suất tín dụng kể từ ngày mua cho tới ngày

định kỳ thanh toán. Đặc điểm nổi bật của nghiệp vụ này là tính miễn truy đòi tương đối đối

với nhà xuất khẩu hoặc người sở hữu trước đó nếu các chứng từ là bằng chứng cho các

khoản nợ không được thanh toán khi đến hạn.

Dịch vụ Factoring là dịch vụ cho phép nhà XK bán hàng theo lối ghi sổ, nghĩa là cấp

tín dụng ứng trước cho người mua nước ngoài với mức bảo đảm rủi ro 100%, với việc thu nợ

được thực hiện thông qua mạng lưới quốc tế các tổ chức Factor.

II. THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM

1. Quy mô trồng cà phê tại Việt Nam

Ngành cà phê ở Việt Nam là 1 trong những ngành hàng nông sản mới so với các ngành

lúa gạo, cao su, chè nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh. Sau hơn 30 năm phát triển, Việt

Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới và đứng thứ nhất về xuất khẩu cà

phê vối. Cà phê đã trở thành một trong 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với sản lượng

8

Page 9: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

xuất khẩu trên 1 triệu tấn/năm và đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2 tỷ USD/năm và đứng thứ

hai sau mặt hàng gạo

Cây cà phê được đưa vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 và được trồng rộng rãi ở các đồn

điền vào đầu thế kỷ 20. Năm 1930, diện tích cà phê Việt Nam là 5.900 ha, trong đó có 4.700

ha trồng cà phê Arabica, 900 ha trồng cà phê Excelsa (cà phê mít) và 300 ha cà phê Robusta.

Biểu đồ 1: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam 2001 - 20072

Qua nhiều năm phát triển, mở rộng, diện tích cà phê Việt Nam đạt mức cao nhất vào

năm 2001 (trên 565.000 ha, chiếm 4,14% tổng diện tích các loại cây trồng, đứng thứ 3 sau

lúa và ngô), sau đó giảm dần dưới tác động của thị trường (khủng hoảng giá cà phê thế giới),

bình quân giảm 2,8% trong giai đoạn 2001- 2006.

Năm 2007, Việt Nam có ~500.000 ha đất trồng cà phê, giảm 10,42% so với năm 2001.

( ~ 20.000 ha trồng cà phê Arabica), sản lượng bình quân mỗi năm gần 1 triệu tấn. Năng suất

cà phê ngày càng được nâng cao, từ 1,42 tấn/ha năm 2002 lên đến 1,89 tấn/ha năm 2007,

bình quân đạt 1,63 tấn/ha. Theo Cục trồng trọt, Bộ NN & PTNT, diện tích cà phê Việt Nam

sẽ quy hoạch ở mức 460.000 ha vào năm 2010.

80% diện tích trồng cà phê là ở khu vực phía Nam (Tây Nguyên và Đông Nam Bộ).

Trong đó, Tây Nguyên - với những đặc điểm: nằm trong vành đai nhiệt đới, có đất đỏ bazan,

giàu chất dinh dưỡng- là khu vực có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước, tiêu biểu là các

tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng.

2 Báo cáo cà phê năm 2008 - VICOFA

9

Page 10: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

Bảng 1: Diện tích trồng cà phê ở một số tỉnh Việt Nam3

Tỉnh Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Lâm Đồng 117.918 200.000

Gia Lai 79.126 100.000

Đồng Nai 28.875 25.000

Kon Tum 12.984 15.000

Bình Phước 13.693 15.000

Đắc Lắc 237.262 360.000

2. Chủng loại cà phê

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu, khí hậu rất thích hợp với việc

phát triển cây cà phê và đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng. Hai loại cà phê

đuợc trồng phổ biến tại Việt Nam là cà phê Robusta (90% diện tích) và cà phê Arabica

(~10% diện tích).

Cà phê Robusta (cà phê vối): thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gần xích đạo

của khu vực Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum và Đồng

Nai), trong đó Đắc Lắc chiếm hơn 50% sản lượng cả nước.

Cà phê Arabica (cà phê chè): ưa sống ở vùng núi cao, thường được trồng ở độ cao

1.000- 1.500 m. Trên thực tế đã hình thành một số vùng sản xuất cà phê Arabica phát triển

tốt, có nhiều triển vọng: Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La), miền Trung (Nghệ An, Quảng Trị,

Huế,…).

Ngoài ra còn có cà phê Excelsa (cà phê mít), tuy nhiên diện tích cũng như sản lượng

loại cà phê này chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Từ hai loại cà phê trên có thể sản xuất ra các sản phẩm: cà phê nhân (90%), cà phê

rang xay (cà phê phin) và hoà tan. Cà phê nhân được sử dụng chủ yếu cho mục đích xuất

khẩu, một phần làm nguyên liệu chế biến cà phê cho các doanh nghiệp trong nước. Cà phê

rang xay và cà phê hòa tan được sử dụng chủ yếu cho mục đích tiêu dùng nội địa, một phần

dành cho xuất khẩu (~ 160 tấn cà phê rang xay, ~ 700.000 USD kim ngạch xuất khẩu)

3 Báo cáo cà phê năm 2008 - VICOFA

10

Page 11: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

3. Sản lượng cà phê

Giai đoạn 1990- 2000: sản lượng cà phê tăng mạnh do:ảnh hưởng của sự tăng giá cà

phê thế giới năm 1994-1996.

Từ năm 2000- 2007, giá cà phê thế giới giảm, Việt Nam thu hẹp diện tích trồng cà phê

nhưng sản lượng cà phê vẫn tăng, đạt mức 1,1 triệu tấn vào năm 2007, mức tăng trung bình

của giai đoạn này là 1,1%/năm.

Niên vụ 2007/2008: Do mất mùa, sản lượng cà phê chỉ đạt ~ 900.000 tấn, giảm 18% so

với niên vụ 2006/2007.

Sản lượng cà phê trung bình những năm gần đây có xu hướng tăng, đặc biệt dự báo

trong niên vụ 2010/2011 sản lượng đạt 1.082 ngàn tấn, tăng 3,5% so với niên vụ trước.

Biểu đồ 2: Sản lượng cà phê Việt Nam 16 niên vụ 1995/1996 – 2010/2011 (nghìn tấn)4

4. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Ngành cà phê Việt Nam bao gồm 02 ngành nhỏ: ngành kinh doanh cà phê nhân và

ngành kinh doanh cà phê chế biến.

4.1. Ngành kinh doanh cà phê nhân Việt Nam:

Hiện nay cả nước có hơn 140 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê nhân. Tuy nhiên

chỉ có khoảng 15 doanh nghiệp xuất khẩu lớn và có uy tín như Công ty CP Đầu tư và XNK

4 Vietnam Coffee Annual 2010 – USDA Foreign Agricultural Service Gain Report (21/05/2010)

11

Page 12: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

Cà phê Tây Nguyên, Công ty TNHH 1 TV XNK 2/9 Đăk Lăk, Công ty CP XNK Intimex…

Lượng cà phê tiêu thụ nội địa tăng lên trong vài năm gần đây, đặc biệt ở các khu vực

trồng cà phê và các khu đô thị lớn. Tuy nhiên lượng cà phê bình quân đầu người vẫn chỉ ở

mức 0,6 kg/năm, lượng tiêu thụ nội địa chỉ chiếm chưa đến 5% tổng sản lượng (trong khi tỷ

lệ này ở các nước thành viên ICO là hơn 20%).

Bảng 2: Cơ cấu tiêu dùng nội địa của cà phê nhân Việt Nam5

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng sản lượng (triệu bao 60 kg) 21,25 17,5 20

Tiêu dùng nội địa (triệu bao 60 kg) 0,858 0,87 0,888

Tỷ trọng (%) 4,04 5 4,44

Giai đoạn 1999 đến 2004, giá cà phê xuống thấp nhất trong lịch sử, sau đó giá đã được

cải thiện và năm 2007 - 2008 Việt Nam đã thu được kết quả tốt nhất trong vòng 20 năm trở

lại đây với lượng xuất khẩu năm 2008 là hơn 1 triệu tấn, đạt giá trị trên 2,1 tỷ USD và đơn

giá bình quân là 1.993 USD/tấn

Trong 2 năm 2009 và 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và tài chính thế

giới, ngành cà phê Việt Nam lại đi vào thời kỳ khó khăn cả về khối lượng và kim ngạch xuất

khẩu. Năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng khoảng 1,163 triệu tấn cà phê (chủ yếu là

cà phê robusta) sang 97 quốc gia, đạt kim ngạch 1,705 tỉ Đô la Mỹ, tăng 2,6% về lượng

nhưng lại giảm tới 21,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân của sự giảm sút

về khối lượng và giá trị xuất khẩu trong năm 2009 và niên vụ 2009 - 2010 là do mưa ảnh

hưởng đến chất lượng cà phê; hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu chưa tốt dẫn đến tình

trạng bị ép giá.

Số liệu Thống kê Hải quan mới nhất cho thấy, mùa vụ xuất khẩu cà phê của Việt Nam

thường từ cuối quý IV năm trước đến quý I năm sau. Thế nhưng, quý I năm 2010, giá và

lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ ba năm trở lại đây

(từ năm 2007).

Tính đến hết tháng 3/2010, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 345 nghìn

5 Vietnam Coffee Annual 2010

12

Page 13: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, trị giá là 483 triệu USD, giảm 27,8%, tương ứng

giảm 186 triệu USD; trong đó, phần trị giá giảm do lượng giảm là 147 triệu USD và phần trị

giá giảm do giá giảm là 39 triệu USD. Như vậy, lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt

Nam trong trong quý I/2010 đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây.

Biểu đồ 3: Thống kê khối lượng, đơn giá và trị giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam

theo quý trong giai đoan 2005- 20106

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), từ năm 2000 lượng xuất

khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt qua Côlômbia để vươn lên trở thành nhà xuất khẩu lớn

thứ hai cung cấp cà phê ra thị trường thế giới, chiếm tỷ trọng khoảng 15,3% trong giai đoạn

2000 -2008. Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Braxin với tỷ trọng chiếm gần ¼ lượng cà phê

xuất khẩu của thế giới.

Biểu đồ 4: Cơ cấu các nước xuất khẩu cà phê thế giới 20097

6 Tổng cục Hải quan7 Vietnam Coffee Annual 2010

13

Page 14: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

Hiện cà phê Việt Nam được xuất khẩu sang khoảng 97 quốc gia. Trong nhiều năm qua,

Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng

tính chung khoảng 22% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Sô liệu thống kê của

ICO cũng ghi nhận Đức và Hoa Kỳ cũng là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới

nhưng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trường này trong năm 2008 chỉ đạt tương ứng

là 11,4% và 7,3%. Để có thể tăng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trường này, các

doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thị hiếu của hai thị trường này đặc biệt là Hoa Kỳ -

thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4 tổng lượng cà phê xuất khẩu

của thế giới.

Bảng 3: Thống kê 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất mặt hàng cà phê Việt Nam

trong quý I/20108

Mặc dù lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong quý I/2010 giảm mạnh nhưng vẫn

có 4/10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng dương về

lượng là Anh, Nga, Indonexia và Angiêri.

Hiện nay trên thị trường đang xuất hiện dấu hiệu lừa đảo của các đối tác nhập khẩu:

Phạt hợp đồng không lý do, giữ lại tiền của các doanh nghiệp, tự thay đổi thời gian chốt giá,

tự ý trừ tiền mà không có chứng từ ...gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam.

8 Tổng cục Hải quan

14

Page 15: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

Theo ông Đỗ Hà Nam – Phó Chủ tịch Hiệp Hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa),

kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2010 chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD, giảm 40%

so với năm 2009.

Để khắc phục tình trạng giá cà phê liên tục giảm trong thời gian vừa qua, ngày

04/03/2010, tại cuộc họp giữa Bộ NN&PTNT với các bộ ngành bàn về biện pháp hỗ trợ thu

mua tạm trữ cà phê cho nông dân, Hiệp Hội cà phê – ca cao và Tổng Công ty Cà phê Việt

Nam đã kiến nghị mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê. Hiện Chính phủ đã đồng ý giao Tổng

công ty Cà phê quản lý nguồn tiền hỗ trợ 6% lãi suất trong vòng 06 tháng trữ 200.000 tấn cà

phê niên vụ 2009 – 2010 (Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 13/4/2010 của Thủ tướng Chính

phủ về việc hỗ trợ mua tạm trữ cà phê niên vụ 2009-2010) Trên cơ sở đó, Ngày 21/04/2010,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số 1017/QĐ-BNN-CB về việc chỉ

định các doanh nghiệp mua tạm trữ cà phê niên vụ 2009-2010.

Bảng 4: Các doanh nghiệp được giao thu mua tam trữ cà phê niên vụ 2009/20109

STT Tên doanh nghiệpSố lượng

tối đa (tấn)

A Doanh nghiệp do Hiệp hội Cà phê Ca cao đề nghị1 Tổng Công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) 90.0002 Công ty Cổ phần XNK Intimex – TP Hồ Chí Minh 20.0003 Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk (Simexco) 10.0004 Công ty CP tập đoàn Thái Hòa 35.0005 Công ty Thực phẩm miền Bắc (Fonexim) 10.0006 Công ty TNHH MTV Tín Nghĩa (Đồng Nai) 5.000B Doanh nghiệp do UBND tỉnh đề xuất7 Công ty TNHH Thái Hòa (Lâm Đồng) 7.0008 Công ty CP Đầu tư XNK Inexim (Đắk Lắk) 10.0009 Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi (Đắk Lắk) 3.00010 Xí nghiệp tư doanh Hoa Trang (Gia Lai) 3.00011 Công ty TNHH Trung Hiếu (Gia Lai) 2.00012 Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) 2.00013 Công ty XNK cà phê Đắc Hà (Kon Tum) 3.000

Tổng cộng A + B 200.000

4.2. Ngành kinh doanh cà phê chế biến

9 Quyết định số 1017/QĐ-BNN-CB

15

Page 16: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

Thị trường cà phê chế biến hiện đã phân chia thành 2 phân khúc rõ ràng: cà phê rang

xay (cà phê phin). Năm 2007, doanh thu từ cà phê rang xay chiếm đến 80% thị trường cà

phê chế biến và tăng trưởng 12% so với năm 2006, phần còn lại là cà phê hòa tan với tốc độ

tăng doanh thu là 13%.

Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn rất thấp, chỉ 0,6 kg cà

phê rang xay và 0,25 kg cà phê hòa tan một năm.Có thể thấy triển vọng khá tốt đẹp của

ngành cà phê, đặc biệt là cà phê hòa tan, do xu hướng chuyển sang tiêu dùng các thực phẩm

tiện lợi. Từ năm 2003- 2007, sản lượng cà phê hòa tan tăng trung bình 9,8%/năm và sẽ tiếp

tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Hiện nay có khoảng 30 nhãn hiệu cà phê chế biến khác nhau trên thị trường Việt Nam,

trong đó các thương hiệu lớn là: VinaCafe, Nescafe và Trung Nguyên. Ngoài ra còn có các

doanh nghiệp như: Thái Hòa, An Thái, Max Coffee,…

Biều đồ 5: Thị phần cà phê chế biến Việt Nam 200810

5. Quy trình sản xuất, kinh doanh cà phê

10 Vietnam Coffee Annual Report 2008

16

Page 17: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

Hình 1: Quy trình kinh doanh cà phê tai Việt Nam

(1) Hộ nông dân sau khi thu hoạch sơ chế: tách vỏ, phơi/sấy khô (nếu thời tiết thuận

lợi: nhiệt độ 25- 270C, thời gian phơi khô là 3 ngày) Cà phê xô (cà phê nguyên liệu).

Cà phê nguyên liệu sẽ được giao cho các đại lý thu mua vệ tinh/Doanh nghiệp thu mua

lớn/Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu với giá thỏa thuận tại thời điểm đó hoặc một mức

giá đã được ấn định trước trong trường hợp đại lý thu mua “ đầu tư cà non”- ứng tiền trước

cho nông dân trang trải các chi phí, sau đó thu lại cả gốc và lãi bằng cà phê (người nông dân

thường bị thiệt về giá trong trường hợp này).

(2) Các đại lý thu mua vệ tinh cung cấp hàng cho các Doanh nghiệp thu mua lớn/

Doanh nghiệp xuất khẩu.

(3) Các doanh nghiệp lớn sau khi thu mua cà phê từ hộ nông dân hoặc đại lý thu mua

sẽ thực hiện phân loại cà phê qua hệ thống máy sàng hạt sấy khô lại cân và đóng bao

(khối lượng chuẩn: 60kg/bao). Hệ thống máy móc thiết bị sử dụng trong khâu chế biến cà

phê nói trên chủ yếu được sản xuất tại Việt Nam (Công ty cơ khí Vina- Nha Trang), do các

doanh nghiệp thu mua tự đầu tư bằng vốn tự có (không sử dụng vốn vay hay vốn ứng trước

của DN xuất khẩu).

Ký Hợp đồng với DN xuất khẩu, những nội dung cần lưu ý trong Hợp đồng:

+ Địa điểm giao hàng: Thường tại địa điểm mà Doanh nghiệp XK xuất hàng đi (cảng

xuất hàng).

Hộ nông dân (1)

17

Đại lý thu mua (2)

DN lớn thu mua (3)

DN XK (4) Đối tác NK (5)

Page 18: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

+ Giá bán: theo thỏa thuận các bên, có hai trường hợp: đã chốt giá và chưa chốt giá

(giá xác định theo phương pháp trừ lùi một biên độ nhất định so với giá giao dịch cà phê của

thị trường LIFFE).

+ Thanh toán: Thông thường các Doanh nghiệp thu mua sẽ được Doanh nghiệp xuất

khẩu ứng trước 70%- 80% giá trị (tạm tính- trong trường hợp chưa chốt giá) của lô hàng ngay

tại thời điểm ký Hợp đồng cung ứng hoặc trước khi giao hàng 5- 7 ngày. Số tiền còn lại được

thanh toán sau khi giao hàng (nếu là Hợp đồng đã chốt giá) hoặc sau khi chốt giá cuối cùng.

+ Kiểm định chất lượng:

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH MTV Giám định cà phê và hàng hóa nông sản

xuất khẩu (Cafecontrol- trực thuộc Bộ NN& PTNT) và Công ty CP giám định Vinacontrol

(tổ chức giám định đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam).

Phương pháp kiểm định: chọn mẫu ngẫu nhiên.

Phí kiểm định: 1,4 USD/tấn.

Sau khi kiểm định, nếu lô hàng không đủ tiêu chuẩn Không được phép chở đến

cảng xuất mà DN thu mua phải thực hiện chế biến lại. Đối với lô hàng đủ tiêu chuẩn sẽ

được cấp Phiếu Giám sát chất lượng, số lượng của Đơn vị giám định.

(4) Doanh nghiệp Xuất khẩu (Intimex, Inexim,…): Các doanh nghiệp Việt Nam có 02

kênh để xuất khẩu: giao dịch mua bán trực tiếp với đối tác nước ngoài (phổ biến) và tham

gia mua bán trên thị trường London bằng Hợp đồng tương lai và Quyền chọn (mới bắt đầu

triển khai).

- Có 2 phương thức kinh doanh:

+ Ký HĐ đầu ra Ký HĐ đầu vào: ít rủi ro nhưng lợi nhuận không cao (Intimex).

HĐ đầu vào và đầu ra đều đã chốt giá.

HĐ đầu vào và đầu ra đều chưa chốt giá.

18

Page 19: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

HĐ đầu vào đã chốt giá, HĐ đầu ra chưa chốt giá.

HĐ đầu vào chưa chốt giá, HĐ đầu ra đã chốt giá.

+ Thu mua Dự trữ Ký HĐ đầu ra (Đầu cơ): rủi ro lớn do mặt hàng cà phê có biến

động giá mạnh, nhưng có thể đem lại lợi nhuận rất cao (Công ty XNK 2/9 ĐăkLăk).

HĐ đầu vào đã chốt giá.

HĐ đầu vào chưa chốt giá.

- Thực hiện HĐ đầu ra:

+ Giá bán: là giá giao ngay hoặc giá xác định theo phương pháp trừ lùi biên độ.

Phương thức xác định giá trừ lùi biên độ:

Tại ngày ký HĐ: các bên thỏa thuận lựa chọn kỳ hạn và biên độ trừ lùi (chẳng hạn,

chọn giá kỳ hạn tháng 11, biên độ đầu vào 130USD/tấn, biên độ đầu ra 100 USD/tấn).

Thời gian chốt giá: từ khi ký HĐ đến ngày đầu tiên của tháng có giá kỳ hạn ghi

trong HĐ (Ký HĐ ngày 30/07, chọn giá kỳ hạn tháng 11 thời gian được phép chốt giá: từ

30/07đến 1/11)

Tại ngày giao hàng: Nếu đã chốt giá giao hàng và thanh toán bình thường. Nếu

giá chưa được chốt thanh toán trước 70%- 80% giá trị tạm tính của lô hàng, phần còn lại

được thanh toán sau khi chốt giá.

Trong trường hợp giá cà phê biến động mạnh, có thể chọn điểm dừng (stop loss),

thông thường mức độ chấp nhận biến động giá là từ 25- 30% so với giá giao ngay tại thời

điểm giao hàng.

Mối quan hệ giữa thời điểm chốt giá trong HĐ đầu vào và HĐ đầu ra: Tùy thuộc

mức độ chấp nhận rủi ro của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khẩu vị rủi ro thấp chốt giá

với đối tác đầu ra ngay khi đối tác đầu vào chốt giá (cùng ngày cố định lãi bằng chênh

lệch biên độ). Trong một số trường hợp, việc chốt giá đầu ra hoàn toàn độc lập với chốt giá

19

Page 20: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

đầu vào (Công ty XNK 2/9 ĐăkLăk).

+ Giao hàng 3 bên, bao gồm: Cafecontrol, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và Văn

phòng đại diện của đối tác nhập khẩu. Cafecontrol và Văn phòng đại diện nước ngoài sẽ

kiểm định lại số lượng, chất lượng hàng hóa.

Cafecontrol: Kiểm định để cấp Chứng thư giám định số lượng, chất lượng hàng hóa.

Cafecontrol phải chịu trách nhiệm trong trường hợp đối tác nước ngoài có khiếu nại về hàng

hóa sau khi nhận được hàng.

Văn phòng đại diện nước ngoài: kiểm định hàng (nhưng không có trách nhiệm đối

với lô hàng như Cafecontrol) Lập Báo cáo xác nhận về đơn vị nhập khẩu- một trong

những cơ sở để đối tác nước ngoài thanh toán.

+ Phương thức thanh toán: chủ yếu sử dụng C.A.D (Cash against document): Văn

phòng đại diện lập Báo cáo xác nhận số lượng, chất lượng lô hàng, đồng thời DN xuất khẩu

Việt Nam hoàn thiện bộ chứng từ hàng xuất Bên nhập khẩu sẽ thanh toán trong 3- 5 ngày

kể từ ngày nhận được Báo cáo của văn phòng đại diện và bản fax bộ chứng từ.

20

Page 21: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÀI TRỢ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

I. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

1. Quá trình hình thành và phát triển

1. Quá trình hình thành và phát triển2. Mô hình tổ chức và mạng lưới Chi nhánh3. Kết quả hoạt động kinh doanh và cơ cấu tín dụng

II. THỰC TRẠNG TÀI TRỢ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

1. Định hướng tài trợ của MB

MB bắt đầu tham gia tài trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê từ

năm 2008, khá muộn hơn so với các TCTD khác.

Tuy nhiên, theo quan điểm rủi ro của Ban lãnh đạo MB, MB định hướng tài trợ đối với

các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê như sau:

1.1. Đối với hộ nông dân:

Hiện MB không thực hiện tài trợ do rủi ro về điều kiện thời tiết, năng lực nuôi trồng và

khả năng thu hái, chế biến của hộ nông dân.

1.2. Đối với đại lý thu mua hoặc doanh nghiệp thu mua:

Hiện MB không thực hiện tài trợ do trên thị trường cà phê Việt Nam hiện nay đang xảy

ra tình trạng vỡ nợ đối với nhóm đại lý thu mua trung gian - đơn vị cung ứng cà phê cho các

doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp mà theo đánh giá nguyên nhân chính là từ hình thức ký gửi

cà phê.

Tại địa bàn Đăklăk, sau vụ thu hoạch cà phê, phần lớn hộ nông dân đều đem sản phẩm

21

Page 22: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

của mình đến ký gửi ở các DN, đại lý nông sản và thỏa thuận khi nào cần tiền thì chốt giá

thanh toán. Mặc dù hiểu phương thức này tiềm ẩn rủi ro nhưng do không có điều kiện bảo

quản sản phẩm tại nhà và giá cà phê khi thu hoạch thường xuống thấp nên hộ nông dân vẫn

thực hiện phương thức ký gửi hàng.

Về nguyên tắc, khi các hộ nông dân không chốt giá thì các đơn vị thu mua không được

quyền xuất bán hàng hóa (do chưa được quyền sở hữu, định đoạt) và đảm bảo trường hợp khi

giá lên cao, doanh nghiệp không đồng ý giá thu mua sẽ gửi trả lại hàng. Nhưng thực tế các

đơn vị thu mua đã thực hiện xuất hàng hoặc chủ động sử dụng nguồn hàng.

Từ cuối tháng 3/2010 đến nay nhiều đại lý kinh doanh cà phê tại Đăklăk đã phải tuyên

bố vỡ nợ do:

+ Các đơn vị thu mua thực hiện xuất bán cà phê khi giá thấp để đảm bảo nguồn vốn

quay vòng, trả nợ ngân hàng hoặc sử dụng vốn cho mục đích khác. Khi hộ nâng dân chốt giá,

các đơn vị thu mua không có khả năng chi trả và cũng không có hàng trong kho.

+ Các đơn vị thu mua sử dụng cà phê ký gửi của dân sang ký gửi tại đại lý khác với mức

giá ký gửi cao hơn. Tuy nhiên, các đại lý ký gửi này vỡ nợ, kéo theo đại lý này vỡ nợ do

không có hàng và không có khả năng thanh toán.

+ Ngoài ra, các đại lý này còn huy động vốn từ vài trăm triệu đến hàng chục tỉ đồng với

lãi suất có khi lên tới 2,5%/tháng. Sau đó họ sẽ sử dụng tiền mặt huy động được quy đổi thành

cà phê ký gửi tại đại lý khác nhằm hưởng chênh lệch nếu giá tăng. Tuy nhiên, các đại lý này

cũng gặp rủi ro tương tự khi đại lý họ ký gửi bị vỡ nợ hoặc giá cà phê giảm đến ngưỡng bị

định đoạt hàng.

1.3. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp cà phê nhân

a) Năm 2009

Năm 2009, tổng dư nợ tài trợ ngành cà phê đã được Hội đồng quản trị phê duyệt là

1.100 tỷ đồng, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp xuất khẩu đầu ngành.

22

Page 23: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

Nguyên tắc tài trợ cụ thể như sau:

- Đối tượng tài trợ: MB chỉ tham gia tài trợ đối với các PAKD đáp ứng các tiêu chuẩn

sau:

Đối tác đầu vào: Phải có đủ năng lực trong việc cung ứng hàng cho DN XK, có tổi

thiểu 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cà phê, có quan hệ giao dịch

truyền thống với DN XK (có báo cáo thống kê doanh số giao dịch 2 năm gần nhất kèm theo

một số hợp đồng tham khảo).

Đối tác đầu ra: Có quan hệ giao dịch truyền thống với DN XK (có báo cáo thống kê

doanh số giao dịch năm gần nhất kèm theo một số hợp đồng tham khảo), có uy tín tốt trong

thanh toán.

Hợp đồng đầu vào phải tương thích với hợp đồng đầu ra về các điều khoản: chủng

loại, số lượng, tiêu chuẩn, phẩm cấp và chất lượng hàng hóa.

- Mức tài trợ:

Trường hợp Mức tài trợGiới hạn tài

trợĐiều kiện sau giải ngân

Hợp đồng đầu vào và hợp đồng đầu ra tương ứng đều đã chốt giá

85% giá trị hợp đồng đầu ra.

Không giới hạn

Hợp đồng đầu ra đã chốt giá và hợp đồng đầu vào chưa chốt giá

80% giá trị hợp đồng đầu ra.

Không giới hạn

Hợp đồng đầu ra chưa chốt giá, hợp đồng đầu vào đã chốt giá

70% giá trị hợp đồng đầu vào.

Tối đa 70% tổng giá trị hạn mức. Khi giá kỳ hạn trên thị trường

biến động giảm 10% so với giá tham chiếu tại thời điểm giải ngân, yêu cầu khách hàng chốt giá hợp đồng đầu ra.

Hợp đồng đầu ra chưa chốt giá, hợp đồng đầu vào chưa chốt giá.

70% giá trị hợp đồng đầu vào tính theo giá tham chiếu tại thời điểm giải ngân.

Tối đa 50% tổng giá trị hạn mức.

Hợp đồng đầu vào đã 70% giá trị hợp Tối đa 30% tổng Sau thời gian 2 tuần kể từ thời

23

Page 24: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

chốt giá/hoặc chưa chốt giá, nhưng chưa có hợp đồng đầu ra

đồng đầu vào. giá trị hạn mức.

điểm giải ngân, yêu cầu khách hàng phải xuất trình hợp đồng đầu ra tương ứng.

Khi giá kỳ hạn trên thị trường biến động giảm 10% so với giá tham chiếu tại thời điểm giải ngân, yêu cầu khách hàng chốt giá hợp đồng đầu ra.

- Phương thức thu mua:

+ Chỉ tài trợ cho các phương án thu mua trực tiếp từ các đại lý, doanh nghiệp thu mua

lớn. Các nhà cung cấp là các đơn vị có kinh nghiệm trong ngành, có năng lực thu mua và có

quan hệ truyền thống với khách hàng của MB.

+ Không khuyến khích tài trợ thu mua dự trữ. Thông thường tài trợ trên cơ sở có Hợp

đồng/đơn hàng đầu vào và Hợp đồng/đơn hàng đầu ra đã chốt giá chắc chắn.

- Phương thức giải ngân:

+ Ưu tiên chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của nhà cung cấp trên cơ sở chứng từ

đầy đủ, hợp lệ: Hợp đồng đầu vào, hợp đồng đầu ra, biên bản giao hàng (nếu có), đề nghị

chuyển tiền, biên bản kiểm tra kho hàng (nếu có)…

+ Trường hợp giải ngân bằng tiền mặt (do nhà cung cấp có tài khoản tại TCTD khác địa

bàn), yêu cầu BPKD trực tiếp tham gia và giám sát chặt chẽ tiến độ thanh toán tiền cho nhà

cung cấp trên cơ sở chứng từ giải ngây đầy đủ, hợp lệ. (Phải có biên bản báo cáo quá trình

thực hiện việc giải ngân bằng tiền mặt nêu trên, kèm theo chứng từ chứng minh tối đa 10 ngày

kể từ ngày giải ngân)

- Tài sản đảm bảo:

+ Thế chấp tài sản là hàng hóa tồn kho luân chuyển và khoản phải thu thường xuyên của

DN XK.

+ Tài sản hình thành từ vốn vay

24

Page 25: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

+ Thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai phát sinh từ hợp đồng xuất khẩu cà

phê của phương án do MB tham gia tài trợ.

- Quản lý đối với Tài sản đảm bảo:

+ Hàng hóa tồn kho luân chuyển/khoản phải thu thường xuyên:

Yêu cầu khách hàng gửi báo cáo xuất – nhập – tồn hàng tồn kho, chi tiết khoản phải

thu, phải trả, doanh thu theo định kỳ hàng tháng. BPKD chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu

để đánh giá và xác định giá trị hàng hoá tồn kho, khoản phải thu và tình hình thực hiện cam

kết của khách hàng.

Yêu cầu BPKD thực hiện thủ tục ký hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo

theo đúng quy định của MB.

+ Tài sản hình thành từ vốn vay: Hồ sơ pháp lý (Hợp đồng đầu vào, biên bản giao hàng,

phiếu nhập kho…)

+ Quyền đòi nợ từ hợp đồng đầu ra đối với phương án kinh doanh do MB tài trợ:

Khách hàng phải có văn bản cam kết chuyển toàn bộ doanh thu của các PAKD do MB

tài trợ về tài khoản tại MB.

Cam kết tất cả các phương án vay vốn đều phải trình bộ chứng từ thanh toán qua MB,

trong INVOICE phải quy định rõ thanh toán về tài khoản của DN XK tại MB.

Ngay sau khi hoàn tất bộ chứng từ xuất khẩu yêu cầu khách hàng ngoại thanh toán,

khách hàng phải chuyển tờ khai hải quan và INVOICE (final Invoice) của phương án đó để

MB thực hiện kiểm soát sau.

b) Năm 2010

Ngày 25/12/2009, Hội đồng Thường trực Quản trị MB đã phê duyệt quy hoạch tài trợ

ngành cà phê năm 2010 của MB tương đương 1.500 tỷ đồng trong đó tập trung tài trợ chủ yếu

đối với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu cà phê thuộc top 15 doanh nghiệp đầu ngành và giao

25

Page 26: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

Khối CIB (Khối Khách hàng doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính) chịu trách nhiệm

quản lý tài trợ ngành cà phê.

chỉ thực hiện tài trợ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp thuộc top 15 doanh

nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam, không thực hiện tài trợ cho các doanh nghiệp thu

mua hoặc hộ kinh doanh, hộ nông dân.

- Đối tượng: doanh nghiệp đầu ngành- Nguyên tắc tài trợ:+ Phương án có đầu vào, đầu ra , chốt giá..+ Phương án có hiệu quả+ MB có thể quản lý được tài sản đảm bảo và nguồn thu1. Hoạt động tín dụng xuất khẩu đối với doanh nghiệp kinh doanh cà phê của MB1.1.Bắt đầu tham gia tài trợ từ năm 20081.2.Thực trạng- Số CN tham gia- Số Khách hàng, hạn mức tín dụng được cấp, chính sách khách hàng- Các hình thức tài trợ+ Cho vay thu mua hàng xuất khẩu trên cơ sở dự trữ, hoặc đã có hợp đồng đầu ra, Cho vay trên cơ sở hợp đồng xuất khẩu nhưng chưa có L/C, + Cho vay cầm cố LC Cho vay L/C do ngân hàng khác thông báo nhưng cam kết xuất trình chứng từ cho Eximbank Hà Nội thanh toán+ Chiết khấu bộ chứng từ- Doanh số cho vay (VND, USD) - Tăng trưởng tín dụng, tỷ trọng/tổng doanh thu- Quản lý tài sản đảm bảo và doanh thu xuất khẩuI. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA MB1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC- Tiếp cận được các đơn vị đầu ngành - Tỷ trọng tài trợ tương đối lớn so với các TCTD (tỷ trọng tài trợ/tổng dư nợ)- Mang lại nhiều lợi ích (tín dụng, tiền gửi, ngoại tệ, phí TTQT…)

26

Page 27: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

- Quản lý tương đối sát sao tình hình thực hiện phương án 2. HẠN CHẾ VÀ Biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ xuất khẩu- Hạn chế ở các doanh nghiệp đầu ngành, ko thực hiện tài trợ đối với các doanh nghiệp thu

mua hoặc hộ nông dân.- Sản phẩm chưa đa dạng: chưa phát triển các sản phẩm như bao thanh toán….- Không linh hoạt với tình hình thị trường, cứng nhắc => Ko yêu cầu đầu vào, đầu ra: yêu cầu

Khách hàng chốt tại thời điểm đầu tháng (hàng tồn kho và khoản phải thu), các hợp đồng dự kiến thực hiện, nhu cầu vốn dự kiến trong tháng của KH làm cơ sở giải ngân cho tháng tiếp theo

- Chỉ quản lý trên bề mặt giấy tờ, trên thực tế ko nắm được tình trạng tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay (2-9) => Yêu cầu KH thường xuyên báo cáo tình hình xuất nhập tồn htk, cân đối tổng gtri htk – kpt với tổng dư nợ vốn lưu động tại các tctd

- Địa bàn quản lý: xa, ko nắm bắt được thực tế KH- Nợ xấu- Cạnh tranh từ các TCTD khác như Techcombank với chương trình cho nông dân vay vốn

tái đầu tư khi nông dân ký gửi hàng hóa vào Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột11, Techcombank còn là đầu mối thực hiện các giao dịch của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam với thị trường kỳ hạn Luân Đôn. Thực ra, theo một nhân viên phụ trách về thị trường kỳ hạn của Techcombank, Techcombank cũng chỉ là môi giới từ Việt Nam tới các thành viên của sàn giao dịch Luân Đôn. Thông qua hệ thống điện tử do bên nước ngoài cung cấp, Techcombank nhận lệnh khách hàng của Việt Nam, sau đó khớp lệnh với thành viên của sàn giao dịch. Tất nhiên, những doanh nghiệp qua môi giới của Techcombank phải trả phí và ký quỹ.

11 http://daklak24h.com/index.php?mod=article&cat=cf&article=3079

27

Page 28: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

28

Page 29: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NHTM Ngân hàng thương mạiNH Ngân hàngTCTD Tổ chức tín dụngDN Doanh nghiệpXK Xuất khẩuNK Nhập khẩuHĐ Hợp đồngMB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân ĐộiBPKD Bộ phận kinh doanhPAKD Phương án kinh doanh

29

Page 30: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

DANH MỤC BẢNG BIỂU

30

Page 31: tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cà kinh doanh cà phê tại MB

MỤC LỤC

31