csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn · web view: cà phê like, cà phê facebook, cà phê vs, trà sữa...

17
NGHIÊN CỨU CÁCH ĐẶT TÊN CÁC BẢNG HIỆU KINH DOANH TRÊN ĐƯỜNG PHỐ HUẾ QUA GÓC NHÌN PHƯƠNG NGỮ VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG MIỀN Th.S Lê Nguyễn Hạnh Phước Giảng viên KhoaViệt Nam học – Trường Đại học Ngoại ngữ Huế Tóm tắt Mỗi một vùng đất, miền quê trên khắp đất nước Việt Nam đều có những nét văn hóa truyền thống đặc trưng đậm đà dấu ấn địa phương được biểu hiện qua âm nhạc, ẩm thực, lễ hội, tín ngưỡng, trang phục,... và đặc biệt là cách sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. Việc khảo sát, thống kê, tìm hiểu về cách đặt tên cho các bảng hiệu kinh doanh ở xứ Huế, đặc biệt là những bảng hiệu kinh doanh sản vật truyền thống của địa phương, là một hướng nghiên cứu nhằm khám phá nét độc đáo trong cách ứng dụng ngôn ngữ vào đời sống thường nhật của người dân nơi đây, từ đó hiểu biết hơn về sự ảnh hưởng của phương ngữ và các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống ngôn ngữ ở mỗi vùng địa phương. Mục tiêu chủ yếu của đề tài làkhảo sát thực tế đặt tên cho các bảng hiệu kinh doanh trên các cửa hàng, quán ăn, nhà hàng,... trên địa bàn thành phố Huế hiện nay (theo tên riêng của chủ nhân, tên người hâm mộ, theo trào lưu, tên địa danh địa lý, số địa chỉ, từ xưng hô...), đặc biệt là tập trung tìm hiểu cách đặt tên đặc trưng và có hệ thống cho các bảng hiệu kinh doanh đặc sản hoặc một số mặt hàng khác bằng cách sử dụng các từ xưng hô mang đậm dấu ấn văn hóa vùng miền (các từ o, mệ, bà, mợ, bé, ông, dì, chị, anh, cô...). Sau khi khảo sát, đề tài sẽ tiến hành phân tích, giải thích cách đặt tên các

Upload: others

Post on 12-Aug-2021

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn · Web view: Cà phê Like, Cà phê Facebook, Cà phê VS, Trà sữa trân châu, Quán nướng5k là chết bỏ, Quán nướng cay - đặt tên theo

NGHIÊN CỨU CÁCH ĐẶT TÊN CÁC BẢNG HIỆU KINH DOANHTRÊN ĐƯỜNG PHỐ HUẾ QUA GÓC NHÌN PHƯƠNG NGỮ

VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG MIỀN

Th.S Lê Nguyễn Hạnh PhướcGiảng viên KhoaViệt Nam học – Trường Đại học Ngoại ngữ Huế

Tóm tắt Mỗi một vùng đất, miền quê trên khắp đất nước Việt Nam đều có những nét văn hóa truyền thống đặc trưng đậm đà dấu ấn địa phương được biểu hiện qua âm nhạc, ẩm thực, lễ hội, tín ngưỡng, trang phục,... và đặc biệt là cách sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. Việc khảo sát, thống kê, tìm hiểu về cách đặt tên cho các bảng hiệu kinh doanh ở xứ Huế, đặc biệt là những bảng hiệu kinh doanh sản vật truyền thống của địa phương, là một hướng nghiên cứu nhằm khám phá nét độc đáo trong cách ứng dụng ngôn ngữ vào đời sống thường nhật của người dân nơi đây, từ đó hiểu biết hơn về sự ảnh hưởng của phương ngữ và các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống ngôn ngữ ở mỗi vùng địa phương. Mục tiêu chủ yếu của đề tài làkhảo sát thực tế đặt tên cho các bảng hiệu kinh doanh trên các cửa hàng, quán ăn, nhà hàng,... trên địa bàn thành phố Huế hiện nay (theo tên riêng của chủ nhân, tên người hâm mộ, theo trào lưu, tên địa danh địa lý, số địa chỉ, từ xưng hô...), đặc biệt là tập trung tìm hiểu cách đặt tên đặc trưng và có hệ thống cho các bảng hiệu kinh doanh đặc sản hoặc một số mặt hàng khác bằng cách sử dụng các từ xưng hô mang đậm dấu ấn văn hóa vùng miền (các từ o, mệ, bà, mợ, bé, ông, dì, chị, anh, cô...). Sau khi khảo sát, đề tài sẽ tiến hành phân tích, giải thích cách đặt tên các bảng hiệu kinh doanh sử dụng từ xưng hô rất phổ biến này ở thành phố Huế từ góc nhìn phương ngữ và văn hóa, từ đó đóng góp một vài ý kiến vào việc phát huy các giá trị đặc trưng của ngôn ngữ và văn hóa vùng miền trong chiến lược phát triển quảng bá du lịch. Hy vọng đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên khoa Việt Nam học và những tác giả quan tâm đến chủ đề này.Từ khóa: Bảng hiệu kinh doanh, từ xưng hô, phương ngữ, văn hóa vùng miền

Mở đầuĐất nước Việt Nam in đậm dấu ấn trong lòng bạn bè quốc tế với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa tốt đẹp ngàn đời. Mỗi một vùng đất, miền quê trên khắp dải đất hình chữ S thân thuộc đều hiện hữu những nét văn hóa truyền thống đậm đà dấu ấn bản địa như những mảng màu đa sắc làm nên bức tranh văn hóa tổng thể biểu trưng của dân tộc. Những nét văn hóa đặc trưng ấy được biểu hiện rất đang dạng, phong phú qua hầu hết các lĩnh vực của đời sống như âm nhạc, hội họa, văn chương ẩm thực, lễ hội, tín ngưỡng, trang phục, kiến trúc,

Page 2: csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn · Web view: Cà phê Like, Cà phê Facebook, Cà phê VS, Trà sữa trân châu, Quán nướng5k là chết bỏ, Quán nướng cay - đặt tên theo

ngành nghề truyền thống, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Có thể nói rằng, ngôn ngữ ứng dụng hàng ngày của một vùng địa phương cũng là một hình thức phản ánh sinh động chất giọng, từ ngữ địa phương và cả những cá tính, khía cạnh văn hóa của địa phương đó. Điều này đã được nhà nghiên cứu Cao Xuân Hạo khẳng định trong ấn bản “Tiếng Việt-Văn Việt-Người Việt” rằng “Giữa tiếng nói của một dân tộc với nền văn hóa của dân tộc ấy chắc chắn phải có một mối quan hệ nhất định. Vì ngôn ngữ trực tiếp phản ánh cách tri giác và tư duy thế giới của cộng đồng dân tộc, mà văn hóa dân tộc không thể không liên quan đến các tri giác và tư duy ấy. Đó là một sự thật không còn có thể đặt thành vấn đề gì nữa”. Đề tài này tập trung tìm hiểu cách đặt tên rất đặc trưng và có hệ thống cho các bảng hiệu kinh doanh đặc sản hoặc một số mặt hàng khác ở thành phố Huếđó là sử dụng các từ xưng hô như: o, mệ, bà, mợ, chị, dì, cô, mụ, ông, bé, anh,…Việc khảo sát, thống kê, tìm hiểu về cách đặt tên cho các bảng hiệu kinh doanh ở xứ Huế, đặc biệt là những bảng hiệu kinh doanh sản vật truyền thống của địa phương, là một hướng nghiên cứu nhằm khám phá nét độc đáo trong cách ứng dụng ngôn ngữ vào đời sống thường nhật của người dân nơi đây, từ đó hiểu biết hơn về sự ảnh hưởng của phương ngữ và các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống ngôn ngữ ở mỗi vùng địa phương.1. Khảo sát, thống kê những cách thức đặt tên các bảng hiệu, bảng tên kinh doanh ở thành phố Huế1.1. Tổng hợp một số cách đặt tên bảng hiệu kinh doanh ở thành phố HuếCũng như bất cứ nơi đâu trên khắp đất nước Việt Nam, cư dân mỗi một vùng miền đều có những cách thức chung và riêng trong việc đặt tên cho các bảng hiệu kinh doanh của mình. Những cách đặt tên đó dùbắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, mục đích, dù có những sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các cùng miền nhưng chung quy lại vẫn ẩn chứa những lý do sâu xa từ sự ảnh hưởng của yếu tố tâm lý cá nhân cũng như cộng đồng, sự tác động của bản sắc văn hóa vùng miền cũng như cái chất riêng biệt của ngôn ngữ địa phương một cách mạnh mẽ. Nếu dành thời giankhảo sát các đường phố lớn nhỏ ở thành phố Huế, chúng ta có thể thấy được rất nhiều kiểu đặt tên cho các bảng hiệu kinh doanh ở các quán xá, cửa tiệm, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn,.. Những kiểu đặt tên sinh động đó có thể được tổng hợp bước đầunhư sau: - Đặt tên theo tên riêng của chủ nhân: Nhà may Chi, Nhà may Thảo Trang, Cháo lòng Bà Hoa, Cơm Chị Tẹo, Cháo dinh dưỡng Bé Bo, Cơm gà Bùi A Sơn,…

- đặt tên theo tên người hâm mộ: Hiệu giày Messy, shop đồ thể thao Lê Huỳnh Đức, Quán bún bò Mỹ Tâm,…

- đặt tên theo trào lưu: Cà phê Like, Cà phê Facebook, Cà phê VS, Trà sữa trân châu, Quán nướng5k là chết bỏ, Quán nướng cay

Page 3: csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn · Web view: Cà phê Like, Cà phê Facebook, Cà phê VS, Trà sữa trân châu, Quán nướng5k là chết bỏ, Quán nướng cay - đặt tên theo

- đặt tên theo tên địa danh địa lý: Tiệm cà phê An Cựu Đông, Cà phê Vỹ Dạ xưa, Tiệm giày Mừng Cửa Hữu, Bánh canh ca lóc Thủy Dương, Làng Chuồn hội quán,…

- đặt tên theocon số: Quán A300, Nhà hàng nướng 2T, Quán 38 cơm gà xối mỡ, Quán Ngon 72,…

- đặt tên có sử dụng ngoại ngữ: Cà phê Cookies, Karaoke Red Apple, Cà phê Pause, Ashta Club, Vũ trường Brown Eyes,…

- đặt tên theo vị trí, địa điểm của quán: Ven Sông quán, Nhà hàng Duyên Quê, Nhà hàng Chân Đồi, Tiệm cà phê Nền Cũ, Nhà hàng Góc Phố, Chè Hẻm,…

- đặt tên nhằm tạo cảm hứng, ấn tượng: Nhà hàng cơm Âm Phủ, Khách sạn Thiên Đường, Nhà hàng Cục Gạch, Nhà hàng A Cứ, Cà phê Chiều, Nhà hàng Tuyệt Cú Mèo, Karaoke Ô La La, Càng Ghẹ quán, Cùi Bắp, Xí Mập,…

- đặt tên theo tên đường: Bánh bèo Ngự Bình, Gia Hội quán, Nhà hàng Hùng Vương Inn, Khách sạn Nguyễn Huệ,…

- đặt tên theo triết lý của món ăn, thức uống: Cơm chay Liên Hoa, Cơm chay Tỉnh Thức, Cơm chay Tâm Thiện, Cà phê Tứ Phương Vô Sự, Cà phê Không Gian Xưa,…

- đặt tên dùng từ xưng hô hàng ngày: bún mắm nêm mệ Thẻo, bánh bèo bà Cư,Mợ tôn đích chè Huế gia truyền, bánh canh bà Đợi, bún bò mụ Rớt, Cơm hến Bé Đen, Tiệm tạp hóa dì Bê,…1.2. Dùng từ xưng hô trong việc đặt tên bảng hiệu kinh doanh – một cách đặt tên đậm chất HuếSau một thời gian khảo sát cách đặt tên các bảng hiệu kinh doanh trên đường phố Huế, nhất là những bảng hiệu kinh doanh các mặt hàng bình dân, gia dụng và đặc sản địa phương, có một điều đặc biệt dễ nhận thấy đó là người Huế rất thích dùng các từ xưng hô hàng ngày để đặt tên cho các bảng hiệu của mình. Bước đầu tôi đã sưu tầm được các từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô hàng ngày được người Huế sử dụng trên các bảng hiệu cụ thể như sau:

- BÉ - CHÀNG- MỢ - MỤ- CHỊ - THÍM - MỆ - DÌ- O - CU- CÔ - BÀ- BÁC- ÔNG- CHÚ

Page 4: csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn · Web view: Cà phê Like, Cà phê Facebook, Cà phê VS, Trà sữa trân châu, Quán nướng5k là chết bỏ, Quán nướng cay - đặt tên theo

. Dưới đây là hình ảnh chúng tôi chụp lại để minh chứng cho bài viết:

Page 5: csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn · Web view: Cà phê Like, Cà phê Facebook, Cà phê VS, Trà sữa trân châu, Quán nướng5k là chết bỏ, Quán nướng cay - đặt tên theo
Page 6: csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn · Web view: Cà phê Like, Cà phê Facebook, Cà phê VS, Trà sữa trân châu, Quán nướng5k là chết bỏ, Quán nướng cay - đặt tên theo
Page 7: csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn · Web view: Cà phê Like, Cà phê Facebook, Cà phê VS, Trà sữa trân châu, Quán nướng5k là chết bỏ, Quán nướng cay - đặt tên theo

Ở đây, có một hiện tượng đặc biệt trong việc đặt tên quán ăn ở Huếmà người viết cũng muốn chia sẻ với độc giả.Có những hàng quán ẩm thực bình dân không hề có bất cứ bảng tên nào nhưng lạiđược người dân cố đô truyền miệngvới những cái tên cụ thể, đặc biệt còn được quảng cáo rộng rãi trên các trang web du lịch của Huế mà chỉ cần gõ cái tên ấy lên thanh công cụ tìm kiếm là sẽ cho ra rất nhiều kết quả và địa chỉ chính xác. Đó là những cái tên rất nổi tiếng trong giới sành ăn ở Huế như “bún bò Mụ Rớt”, “bún mệ Kéo”, bún mệ Gáichè ông Thượng”, “bánh lọc mụ Cai”, “bánh canh Mụ Đợi” (quán gốc không có bảng tên, nhưng bây giờ đã có bảng tên là “bánh canh bà Đợi”) mà chỉ cần í ới gọi một cuộc điện thoại “Alo, qua mệ Kéo nghe” là tự động các “thượng đế” sẽ đến đúng địa chỉ.2. Nghiên cứu, phân tích, giải thích cách đặt tên các bảng hiệu từ góc nhìn phương ngữ và văn hóa vùng miền

Với sự đam mê và tìm hiểu bước đầu, cùng với việc tiếp thu những ý kiến, kết quả nghiên cứu từ những tác giả đi trước, xin được đưa ra một số lý giải còn sơ khai về cách đặt tên rất đặc biệt này ở thành phố Huế, với mong muốn có một đề tài nghiên cứu hữu ích cũng như đón nhận được nhiều sự đánh giá gợi mở thêm cho hướng nghiên cứu này.2.1. Tình yêu với tiếng Huế và văn hóa Huế

Tiếng Huếcũng như bao phương ngữ khác trên quê hương Việt Nam, không chỉ được thể hiện trong ngôn ngữứng dụng giao tiếp hàng ngày mà còn rất đậm đà trong các lĩnh vực ca dao dân ca, thơ văn, phim ảnh, âm nhạc, kịch, thậm chí trong một kênh giao tiếp hiện đại phổ biến nhất của giới trẻ hiện nay là mạng xã hội facebook cũng có một trào lưu sử dụng ngôn ngữ được yêu thích đó là dùng từ địa phương. Trong thời gian gần đây, hàng loạt những bài ca dao dân ca, bài thơ về từ địa phương của Huế và cả những vùng miền khác xuất hiện phổ biến liên tục trên trang mạng facebook như một hiện tượng cổ xúy phương ngữ của các bạn trẻ trong giai đoạn “ngôn ngữ thời @” đang ít nhiều ảnh hưởng đến ngôn

Page 8: csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn · Web view: Cà phê Like, Cà phê Facebook, Cà phê VS, Trà sữa trân châu, Quán nướng5k là chết bỏ, Quán nướng cay - đặt tên theo

ngữ dân tộc. Người Việt Nam yêu và đau đáu với ngôn ngữ dân tộc từ khi mới lọt lòng “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời”. Người Huế cũng yêu tiếng Huế da diết đậm sâu. Những âm thanh mô, tê, răng, rứa, mần răng, mụ, mệ, mạ, ôn, nớ, chi,… đã trở thành một phần máu thịt của những người con đất cố đô. Bởi thế màngười Huế xa quê mỗi lần nhớ đến cái đặc sản “mưa Huế”sẽ không khỏi thốt lên câu ca “Trời mưa ướt áo mệ mang, ướt dù mệ đội, ướt đường mệ đi”, để rồi có đi xa quê hương bao lâu rồi cũng một lòng nhớ về “Huế chay Huế rặt” của mình thôi.

Như vậy, sẽ là một điều không quá khó hiểu nếu những từ xưng hô quen thuộc hàng ngày như mệ, dì, mụ, o, thím,… được người Huế sử dụng cho những bảng hiệu kinh doanh của mình. Và cư dân cố đô sẽ càng yêu thương tâm đắc hơn khi những hàng quánđặc sản Huế như bún bò, bún mắm nêm, cơm hến, bánh bèo nậm lọc, bánh ép được đặt tên đi kèm với những tiếng gọi quê hương thân thuộc ấy. Còn gì ấm áp hơn khi hai chữ bún bò được đặt bên cạnh một tiếng o thân thương!

Tình yêu ngôn ngữ của con người Huế cũng “thâm trầm” lắm, bởicái đặc biệt của các bảng hiệu dùng từ xưng hô ởHuế không chỉ hiển hiện cụ thể bằng những bảng tên đầy con chữ và màu sắc trên những con đường xung quanh thành phố mà còn ngự trị trong tâm khảm của những người con đất cố đô như là những “bảng tên tinh thần” không bao giờ phai nhạt, đó là Bún bò mụ Rớt, làChè ông Thượng, Bún mệ Kéo, Bánh canh Mụ Đợi (ngày nay đã có bảng tên cụ thể là Bánh canh bà Đợi), là Bánh lọc mụ Cai,…

Chính tình yêu sâu nặng da diết với Huế đã tạo nên một phương cách đặt tên bảng hiệu quán xá rất riêng, trở thành một nét văn hóa độc đáo của xứ Huế.2.2. Đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ

Một trong những lý do người viết tìm hiểu được về việc sử dụng những từ xưng hô hàng ngày trong các bảng tên bảng hiệu kinh doanh ở thành phố Huế đó là sự đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ. Người Việt Nam sử dụng từ ngữ dùng để xưng hô trong giao tiếp hàng ngày rất phong phú. Các đại từ xưng hô ngôi và kể cả những từ chỉ quan hệ thân tộc đều được khai thác triệt để và linh hoạt trong những cuộc đối thoại, trò chuyện nhằm đảm bảo mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp và cả văn hóa giao tiếp vùng miền. Ý thức sử dụng các từ dùng để xưng hô nói chuyện với nhau hàng ngày vào việc đặt tên cho các bảng hiệu kinh doanh để tạo sự đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc cũng là một điều dễ hiểu. Người bán muốn tạo ấn tượng quen thuộc, gần gũi, dễ đọc để dễ khách dễ nhớ mà truyền tai nhau quay trở lại, còn người mua cũng muốn tìm đến một điều gì đó thân thuộc

Trong quá trình khảo sát, tôi đã thực hiện một vài cuộc phỏng vấn ngắn với các chủ nhân của các bảng hiệu, câu trả lời phổ biếnnhất vẫn là “mình dùng mấy cái tiếng mình hay dùng hàng ngày cho dễ nhớ rứa thôi, mà ai đi ngang họ cũng dễ chộ”. Đó cũng là một lẽ giản

Page 9: csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn · Web view: Cà phê Like, Cà phê Facebook, Cà phê VS, Trà sữa trân châu, Quán nướng5k là chết bỏ, Quán nướng cay - đặt tên theo

đơn tại sao người Huế lại dùng những tiếng gọi xưng hô thân thuộc hàng ngày như mụ, mệ, o, dì, chị,… để đặt tên cho những hàng quán của mình.2.3. Tính cộng đồng, tư duy linh hoạt, ứng xử mềm dẻo hài hòa

Nếu một người nào đó lần đầu tiên đến Huế thử dạo một vòng quanh thành phố Huế và để mắt đến các bảng hiệu kinh doanh lớn nhỏ, các hàng quán bình dân vỉa hè, chắc chắn sẽ nhận ra một đặc điểm nổi bật đó là mức độ sử dụng các từ dùng để xưng hô, gọi nhau trong giao tiếp hàng ngày ở Huế rất phổ biến, dường như được hình thành từ trong thói quen, cá tính của người dân nơi đây. Cách tư duy có tính hệ thống và rất cộng đồng trong việc đặt tên này có thể được lý giải sâu xa từ loại hình văn hóa gốc nông nghiệp. Theo GS.TS Mai Ngọc Chừ, “Trong sản xuất nông nghiệp, các gia đình nông dân cùng canh tác trên một cánh đồng, ruộng đất nhà này tiếp giáp ruộng đất nhà kia. Để có được năng suất, những người nông dân trong làng không thể không liên kết với nhau… Môi trường canh tác mang tính tập thể như thế chính là cơ sở để này sinh tính cộng đồng. Chính đặc trưng này của văn hóa phương Đông khiến mỗi người khi hành động luôn luôn phải nghĩ đến cộng đồng, đến tập thể, xã hội.”. Như vậy, người Huế đã có một cách ứng xử rất mềm dẻo, hài hòa và linh hoạt trong cách đặt tên bảng hiệu, đó là chỉ cần sử dụng những cái tên đơn giản, không cần quá cầu kỳ về mặt chữ nghĩa, cũng không nên quá khác biệt với hệ thống bảng tên của những quán xá xung quanh. Bởi cái tinh thần cùng nhau có lợi trong một hệ thống chung đã được con người phương Đông đặt lên hàng đầu, tuyệt đối không có yếu tố cá nhân, cá biệt. Chính vì vậy mới xuất hiện hàng loạt quán bún bò Huế tương đồng trong cách dùng từ o, mụ, mệ, dì để đặt tên, thậm chí trên một con đường có thể có đến vài ba quán có bảng tên giống nhau về cách đặt tên.

Tính cộng đồng, chia sẻ, truyền miệng trong tập thểmạnh mẽ đến mức có những quán xá của các o, các mụ, các mệ ở Huế dù không có bất cứ bảng hiệu bảng tên nào nhưng người Huế vẫn cứ thuộc nằm lòng những “bảng hiệu tinh thần” bún bò Mụ Rớt, bánh lọc Mụ Cai, Bún mệ Kéo, Chè ôn Thượng,…như là những ấn tượng âm thanh thân thuộc, rất quê hương, rất Huế, không thể nào quên. Có khi, tên của một quán bún còn được lưu truyền trong những câu ca một thời ai cũng biết đến “Mụ Rớt nổi tiếng ầm ầm. Ngự Viên Gia Hội ai lầm được tên.Tiếc thay số phận không bền. Chu du tiên cảnh sống miền thiên thai. Thế gian thương mụ nhiều tài. Bún bò tên mụ ăn hoài chẳng no. (Theo Bùi Minh Đức)2.4. Tâm lý và chiến lược kinh doanh

Ngoài những lý do trên, cách đặt tên bảng hiệu có sử dụng các từ để xưng hô, gọi nhau trong giao tiếp hàng ngày còn có thể liên quan đến một lý do nữa đó là yếu tố tâm lý và chiến lược kinh doanh. Bất cứ ai đã buôn bán kinh doanh thì chắc chắn phải nghĩ ngay đến yếu tố thu hút khách để có lợi nhuận. Ai ở Huế chắc chắn đều biết câu chuyện về cơ sở kinh doanh đặc sản Huế là bánh cuốn Huyền Anh. Đây là cơ sở đầu tiên ở khu vực đó kinh doanh

Page 10: csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn · Web view: Cà phê Like, Cà phê Facebook, Cà phê VS, Trà sữa trân châu, Quán nướng5k là chết bỏ, Quán nướng cay - đặt tên theo

mặt hàng này đã từ rất lâu, về sau có thêm những quán mới cũng đặt tên na ná như Hiền Anh, Hoàng Anh khiến cái tên Huyền Anh đôi khi bị du khách nhớ nhầm. Như vậy, đặt cái tên như thế nào cho hàng quán cũng là một trong những điều quan trọng để thu hút khách. Huế là thành phố du lịch, nghệ thuật “câu khách” rất được những người kinh doanh chú ý. Khách du lịch nội địa và cả quốc tế khi đến Huế đều muốn thưởng thức các đặc sản bún bò, cơm hến, bánh bèo nậm lọc, bánh khoái,… Sẽ ấn tượng hơn với du khách nếu các hàng quán kinh doanh các đặc sản này đặt tên bảng hiệu gắn liền với những từ xưng hô hàng ngày đậm chất Huế. Việc sử dụng yếu tố văn hóa bản địa này để thu hút thực khách của Huế được phát huy rất mạnh mẽ, đến mức độ các hàng kinh doanh bún bò Huế ở những địa phương khác cũng phải kèm theo trong tấm biển một chữ “o” mới chịu.

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và hữu hiệu nhất của con người. Con người tùy năng lực của mỗi cá nhân mà có những phương cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, đặt được giá trị giao tiếp đỉnh cao. Đôi khi việc sử dụng ngôn ngữ ở con người có thể nâng lên thành một nghệ thuật. Và trong trường hợp này, việc đặt tên cho các bảng hiệu có sự kết hợp với các từ o, mệ, mụ, dì, cô, bé, chị,…có khi lại là một nghệ thuật để lưu giữ tình cảm của khách qua lại.Kết luận Là một giảng viên đang giảng dạy tại khoa Việt Nam học và cũng là một người con xứ Huế, tôi tìm hiểu đề tài này với mong muốn khám phá nét độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ hàng ngày của người dân Huế qua góc nhìn phương ngữ và các đặc trưng văn hóa vùng miền. Hiện tượng sử dụng các từ xưng hô trong việc đặt tên các bảng hiệu kinh doanh với mức độ hết sức sinh động và phổ biến ở thành phố Huế là một nét độc đáo khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu với những người yêu thích tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Đối với những cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm trong các cơ quan chuyên trách về du

Page 11: csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn · Web view: Cà phê Like, Cà phê Facebook, Cà phê VS, Trà sữa trân châu, Quán nướng5k là chết bỏ, Quán nướng cay - đặt tên theo

lịch ở Thừa Thiên Huế, yếu tố đặt tên đặc biệt này có thể được khai thác đưa vào kế hoạch quảng bá du lịch nói chung và sản vật truyền thống nói riêng cho Huế. Các cơ quan chức năng có thể lên ý tưởng tạo nên một hệ thống bảng tên quán đặc sản tập trung ở một con đường hay khu phố để khách du lịch gần xa khi đến Huế sẽ có một không gian thưởng thức ẩm thực cố đô đậm chất Huế không bao giờ quên; hoặc có thể tổng hợp tất cả các bảng hiệu kinh doanh đặc sản có dùng từ xưng hô đậm chất thổ ngữHuế này giới thiệu trên một website riêng biệtđể hiệu quả quảng bá được rộng rãi hơn. Hy vọng đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, có thể áp dụng vào những học phần ngôn ngữ và văn hóa ở khoa cũng như đóng góp một phần vào mục tiêu nghiên cứu liên ngành về ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ tại hội thảo lần này. Xin được mượn lời của nhà nghiên cứu Cao Xuân Hạo để thay cho lời kết rằng: “Những ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa đối với cấu trúc của một ngôn ngữ là điều khó có thể hồ nghi… Và do đó, ít ra cũng có thể thấy những sự kiện ngôn ngữ nào đó có thể cắt nghĩa được bằng những sự kiện thuộc bản sắc văn hóa của khối cộng đồng nói thứ tiếng hứu quan, và đến lượt nó, các sự kiện ngôn ngữ lại gợi cho ta những điều hữu ích về cách cảm nghĩ của người bản ngữ và từ đấy về nền văn hóa của họ.”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO- Võ Hương An, (2007), Huế của một thời, NXB Tổng hợp thành phố HCM- GS.TS. Mai Ngọc Chừ, (2009), Văn hóa và Ngôn ngữ phương Đông, NXB Phương

Đông.- Trần Kiêm Đoàn, (2005), Từ ngõ Huế xưa, NXB Thuận Hóa- Bùi Minh Đức, (2004), Từ điển tiếng Huế, NXB Văn Học - Nhiều tác giả, (2011), Rất Huế, NXB Trẻ- Cao Xuân Hạo, (2001), Tiếng Việt-Văn Việt-Người Việt, NXB Trẻ- Nguyễn Thị Thanh Bình, Dana Healy, (2006), Các khía cạnh văn hóa Việt Nam –

Aspects of Vietnamese culture, NXB Thế Giới- Viện Ngôn ngữ học, (2001), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà

Nẵng- Triều Nguyên, (2012), Từ điển tiếng Việt địa phương vùng Huế, NXB Thuận Hóa

Page 12: csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn · Web view: Cà phê Like, Cà phê Facebook, Cà phê VS, Trà sữa trân châu, Quán nướng5k là chết bỏ, Quán nướng cay - đặt tên theo

- Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội – Khoa Ngôn ngữ học, Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, (2012), Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, NXB Thông Tin và Truyền Thông

- Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục- Nguyễn Đức Tồn, (2008), Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, NXB

Khoa Học Xã Hội- Một số bài viết trên các websitehttp://khamphahue.com.vn/vanhoa-dulich-Hue/l-3/C9ED3C56-F811-4145-A701-28DC3634B2B8/15647-tho-ngu-cua-tieng-hue.aspx#.WDxsntJ97IUhttp://saigonocean.com/giaitri/V-html/tiengHue.htm

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA TÁC GIẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI- Họ và tên: Lê Nguyễn Hạnh Phước- Học hàm, học vị: Thạc sĩ- Đơn vị công tác: Khoa Việt Nam học – Trường Đại học Ngoại ngữ Huế- Chức vụ công tác: Trưởng bộ môn, giảng viên- Địa chỉ email và điện thoại liên lạc: - Email: hanhphuocdhnn@gmail. - ĐT: 054.3834766