thứ tư, ngày 23 tháng 8 năm 2017 bảo tồn và phát huy giá ... · với máy tính,...

1
3 Thứ tư, ngày 23 tháng 8 năm 2017 T rong căn phòng nhỏ ở tầng hai, Thiếu tá Lại Quang Hưởng, Trạm phó Trạm Kiểm soát biên phòng Trà Lý kiêm Trạm phó Trạm Trinh sát kỹ thuật đang chăm chú dõi theo màn hình, cẩn thận ghi chép các thông tin, số hiệu của các phương tiện đang hoạt động trên vùng biển Thái Bình. Anh cho biết: Trạm chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014 với nhiệm vụ quan sát, nắm tình hình hoạt động của tàu thuyền hoạt động trên khu vực biển của tỉnh, đồng thời tham mưu phối hợp xử lý các vấn đề liên quan. Do đặc thù công việc nên đơn vị phân công 2 cán bộ/tuần trực. Như thường lệ, 10 giờ sáng hàng ngày đồng chí cán bộ trực tại Trạm sẽ tổng hợp tình hình báo cáo cấp trên. Với những người chưa trải qua công việc này đều nghĩ đây là công việc nhẹ nhàng, rảnh rỗi thế nhưng có tận mắt chứng kiến mới thấy hết nỗi vất vả. Theo Thiếu tá Lại Quang Hưởng, ban ngày 2 cán bộ thay nhau trực, ban đêm mỗi đồng chí 6 tiếng trực. Do công việc phải tiếp xúc với máy tính, thiết bị phát sóng nên ảnh hưởng rất nhiều tới mắt và hệ thần kinh. Tuy nhiên, mỗi cán bộ của Trạm đều xác định rõ trách nhiệm của mình, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Sau 3 năm đi vào hoạt động, Trạm Trinh sát kỹ thuật đã phát hiện nhiều vụ việc liên quan đến hoạt động xâm phạm chủ quyền vùng biển của tàu nước ngoài cũng như hoạt động buôn lậu. Ngoài ra, trong mùa mưa, bão, Trạm đã phối hợp tích cực với các đơn vị, địa phương xác định vị trí, kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn khi có bão. Từ năm 2014 đến nay, Trạm đã phát hiện, báo cáo cấp trên có biện pháp xua đuổi hàng trăm lượt tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Riêng trong tháng 4/2017, Trạm đã phát hiện hơn 10 lượt tàu cá Trung Quốc khai thác hải sản trái phép trong vùng biển Việt Nam. Cuối năm 2014, Trạm phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện buôn lậu 70.000 lít dầu... Đại úy Ngô Quang Cường, nhân viên của Trạm cho biết: Hoạt động khai thác trái phép của tàu cá nước ngoài tại vùng biển Việt Nam thường diễn ra vào tháng 3, tháng 4, tháng 8 và tháng 9 hàng năm. Có thời điểm các phương tiện này hoạt động cách bờ chỉ 20 - 30 hải lý. Khi phát hiện, chúng tôi đã kịp thời báo cáo để cấp trên có biện pháp xử lý. Cùng với nhiệm vụ theo dõi, nắm tình hình trên biển, Trạm Trinh sát kỹ thuật còn được cấp trên giao nhiệm vụ quan sát, theo dõi hoạt động chuyển tải xăng dầu và hoạt động khai thác cát trên khu vực cảng Diêm Điền và vùng biển xã Thụy Trường (Thái Thụy). “Những năm gần đây, khu vực biển của tỉnh phát triển các khu, cụm công nghiệp. Vì thế, tàu thuyền nước ngoài hoạt động nhiều, nhiệm vụ của Trạm Trinh sát kỹ thuật càng nặng nề hơn. Với mục tiêu đồng hành cùng các lực lượng chức năng và bà con ngư dân giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới vùng biển và bảo đảm an ninh trật tự trên biển, tạo điều kiện cho bà con ngư dân bám biển, vươn khơi, chúng tôi sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đó cũng là một trong những điều kiện để Thái Bình phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế biển” - Đại tá Trần Văn Đình, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cho biết. Do nhiệm vụ đặc thù nên cán bộ Trạm Trinh sát kỹ thuật phải luôn tỉnh táo, tập trung cao độ trong mỗi phiên trực của mình. Cùng với việc phát huy điều kiện thuận lợi về máy móc, thiết bị, các anh cũng luôn cố gắng khắc phục khó khăn, thực hiện tốt công tác bảo quản, bảo dưỡng trang bị kỹ thuật, nâng cao hệ số kỹ thuật để các thiết bị hoạt động hiệu quả. T heo ông Nguyễn Ngọc Thuấn, Bí thư Chi bộ thôn Tân Hóa, xã Quỳnh Hội, 2 năm trở lại đây thôn đã huy động hơn 9 tỷ đồng để xây dựng khu văn hóa tâm linh, xây mới nhà văn hóa thôn, cứng hóa toàn bộ đường giao thông trong thôn theo tiêu chí nông thôn mới và tu bổ, xây dựng nhiều công trình khác. Hiện thôn đang xây dựng đình làng với kinh phí dự kiến gần 4 tỷ đồng. Các công trình đều huy động sự đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư và kêu gọi con em trong thôn thành đạt tài trợ. Các công trình hoàn thành đến đâu đều được thanh quyết toán công khai đến đó, không có nợ đọng. Ngoài huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp ủy, chính quyền thôn còn lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển kinh tế. Từng gia đình trong thôn đã chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống. Cùng với thôn Tân Hóa, quán triệt chỉ đạo của Đảng ủy xã nhằm đưa Quỳnh Hội về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra, cấp ủy, chính quyền thôn Lương Mỹ đã tập trung lãnh đạo nhân dân tiếp nhận xi măng hỗ trợ hoàn thành 9km đường làng ngõ xóm khang trang, sạch sẽ; huy động con em xa quê ủng hộ hơn 300 triệu đồng làm đường giao thông, hơn 2 tỷ đồng xây dựng các khu văn hóa tâm linh, không để nợ đọng. Có được kết quả đó là do Chi bộ thôn đã có nghị quyết lãnh đạo kịp thời, xác định rõ thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện, đồng thời huy động sự vào cuộc của tất cả các đoàn thể và nhân dân. Bên cạnh đó, đội ngũ đảng viên đã nêu cao tinh thần tiền phong, gương mẫu trong quá trình thực hiện, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, động viên để nhân dân hiểu rõ vai trò, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mình và gia đình từ đó cùng chung tay góp sức xây dựng đường làng ngõ xóm khang trang, sạch sẽ, thực hiện tốt nếp sống văn minh. Theo ông Bùi Văn Thiệp, Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Hội: Thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp, cấp ủy, chính quyền từ xã tới thôn đều tập trung cao cho việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, trong đó trọng tâm là xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, Đảng ủy xã đều tổ chức quán triệt, cụ thể hóa các nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Nghị quyết sát với thực tiễn, có phân công trách nhiệm cụ thể và chỉ rõ các biện pháp thực hiện. Nhờ sự đúng, trúng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự đồng tình của người dân, từ một xã khó khăn, đến hết năm 2016 Quỳnh Hội đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Làng quê nơi đây đã thực sự “thay da đổi thịt” với hơn 4,5km đường trục xã, 13km đường trục thôn; gần 19km đường nhánh được rải đá láng nhựa và bê tông hóa theo đúng tiêu chí nông thôn mới. Hệ thống kênh tưới, tiêu được đầu tư xây dựng với 4,7km kênh cấp I; 40 cống lớn và 765 cống nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vùng chuyên canh màu cây vụ đông 286ha. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư bảo đảm tổ chức tốt các hoạt động giáo dục: có tường rào, cổng trường, biển tường trong trường học, có hệ thống cây xanh và sân trường rộng rãi, có đủ số phòng học cho mỗi lớp học, đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. 100% thôn có nhà văn hóa rộng rãi và các công trình phụ trợ. Hiện toàn xã không có nhà tạm, nhà dột nát, nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 100%. Để tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, Đảng ủy xã tập trung lãnh đạo nhân dân tích cực dồn điền đổi thửa, đào đắp thủy lợi nội đồng, chỉnh trang đồng ruộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Đồng thời, tổ chức hướng dẫn việc khai thác các nghề truyền thống ở địa phương như may mặc, thêu ren, xây dựng dân dụng, mộc dân dụng... Khuyến khích lao động đến độ tuổi tham gia các loại hình dịch vụ lao động đang phát triển tại địa phương, thu hút lượng lao động lớn như làm ở Công ty TNHH Sao Vàng, Xí nghiệp May xuất khẩu Hoàng Anh và một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn huyện và các xã lân cận. Năm 2016, thu nhập bình quân của người dân Quỳnh Hội đạt 34,4 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,94%. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con được cải thiện rất nhiều. Đ ồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2/2/1908 tại làng Diêm Điền, tổng Hổ Đội, huyện Thụy Anh, nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí đã góp phần tích cực vào việc thành lập Đảng, thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tổ chức tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Để tôn vinh những công lao to lớn của đồng chí trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, năm 1980 Đảng bộ và nhân dân Thái Thụy đã tiến hành xây dựng Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh trên chính mảnh đất của gia đình và dòng tộc đồng chí. Khu lưu niệm được xây dựng gồm các công trình trên nền móng cũ như nhà dạy học của cụ Cử Tiết (thân sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh), nhà ở, nhà bếp, giếng Ngọc… Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1986. Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia này đã được huyện Thái Thụy tập trung tu bổ, xây mới 3 lần vào các năm 1983, 2005, 2007. Trong đó, khu lăng mộ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được thiết kế rất đặc biệt với một gian nhà được xây nổi, phần mộ ở phía dưới, trên cùng là đài tưởng niệm. Mộ của đồng chí được đặt đầu hướng quay về giếng Ngọc, nơi đồng chí đã được sinh ra. Trên phần mộ có in hình lá cờ Tổ quốc. Đất để an táng đồng chí được lấy từ xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà (nơi phát tích của triều đại nhà Trần). Theo ông Nguyễn Tiến Quyền, Phó Chủ tịch UBND huyện: Về quy hoạch xây dựng Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có kết luận đồng ý chủ trương đầu tư tu bổ, tôn tạo Khu lưu niệm với quy mô tương tự như Khu lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên, đồng chí Hoàng Văn Thụ... Năm 2013, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Khu lưu niệm với tổng diện tích 59.088m 2 . Trong đó phân chia làm 2 khu vực: phía Bắc sông lăng Nguyễn Đức Cảnh giữ nguyên vị trí xây dựng các hạng mục công trình thuộc cụm di tích gốc và mở rộng diện tích về phía Đông Bắc khu di tích gốc khoảng 40m nhằm cân xứng trục mộ, hướng lăng, xây dựng nhà tưởng niệm, đồi cây lưu niệm....; mở rộng diện tích lăng Nguyễn Đức Cảnh về phía Nam dài khoảng 150m, rộng 85m để xây dựng quảng trường, tượng đài, nhà lưu niệm, đường giao thông, bãi đỗ xe, hệ thống điện chiếu sáng... Quá trình triển khai dự án được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 đã lập dự án đầu tư và triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 39 tỷ đồng, giai đoạn 2 do chưa bố trí được nguồn kinh phí nên huyện chưa lập dự án đầu tư. Thực hiện đầu tư dự án giai đoạn 1, từ năm 2015, huyện Thái Thụy đã tiến hành tu bổ, tôn tạo và mở rộng các công trình thuộc di tích gốc Khu lưu niệm và mở rộng diện tích Khu lưu niệm về phía Đông Bắc và phía sau lăng (diện tích mở rộng 3.700m 2 ) để xây dựng một số công trình mới như: hệ thống cổng chính, cổng phụ, xây dựng tường rào, sân, vườn, nhà tưởng niệm, đồi cây lưu niệm, khối đá đục bản trích “Công nhân vận động”, nâng cấp hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước... Năm 2016, huyện đã kêu gọi xã hội hóa xây dựng một số công trình thuộc Khu lưu niệm, trong đó công trình nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh do Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng quyên góp ủng hộ kinh phí xây dựng. Đây là công trình thờ song thân phụ mẫu đồng chí cùng các anh chị em trong gia đình; thờ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đồng chí Hồ Ngọc Lân, bàn thờ chư vị. Hiện nay công trình đang được thi công xây dựng theo thiết kế kiến trúc cổ, mái ngói cong dốc, có kích thước mặt bằng nhà 141,4m 2 , tổng kinh phí xây dựng gần 3,4 tỷ đồng. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào ngày 31/12/2017. “MẮT THẦN” TRÊN BIỂN Trạm Trinh sát kỹ thuật thuộc Phòng Tham mưu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh được ví như “mắt thần” trên biển bởi từ khi đi vào hoạt động đến nay đã phát hiện, thông tin và phối hợp đấu tranh với các loại tội phạm, giúp bà con ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên tuyến biên phòng. QuỳNH HộI Khi nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống Với sự đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân xã Quỳnh Hội (Quỳnh Phụ) đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đợt 2 năm 2016. Cán bộ Trạm Trinh sát kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị. THIÊN ÂN Đào Quyên Đường giao thông nội đồng và trong ngõ xóm ở Quỳnh Hội được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới. Bảo TồN và pHáT Huy gIá TRị Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay, Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy) đã trở thành một di tích mang giá trị lịch sử, văn hóa, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng và lòng yêu nước cho các thế hệ. Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hải Phòng Với mong muốn góp một phần kinh phí tu bổ, tôn tạo Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng đã vận động cán bộ, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân thành phố đóng góp, ủng hộ 2,5 tỷ đồng. Qua đó thể hiện tình cảm của nhân dân thành phố Hải Phòng với đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Hải Phòng. Ông Phan Đình Dực, Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia có ý nghĩa lịch sử quan trọng không chỉ của huyện Thái Thụy, của tỉnh Thái Bình mà còn của cả nước. Vì vậy, công tác trùng tu, tôn tạo, bảo quản hiện vật, di vật trong Khu lưu niệm luôn được các cấp, ngành của huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng. Từ khi được trùng tu, tôn tạo và mở rộng đến nay Khu lưu niệm ngày càng phát huy hiệu quả, hàng năm đón nhiều đoàn đại biểu cấp cao của Trung ương, các tỉnh, thành phố về dâng hương và hàng nghìn lượt cán bộ, đảng viên, nhân dân từ khắp mọi miền đất nước về tham quan, học tập tấm gương đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc được sinh ra trên quê hương Thái Thụy anh hùng. Chị Phạm Thị Thùy Linh, thành phố Hải Phòng Đến với Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tôi thấy nơi đây có một tổng thể hài hòa, tôn nghiêm, không gian thoáng đãng, là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu, hình ảnh quý giá về gia đình, cuộc đời, sự nghiệp của đồng chí. Đây là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Trần Tuấn Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

3Thứ tư, ngày 23 tháng 8 năm 2017

Trong căn phòng nhỏ ở tầng hai, Thiếu tá Lại Quang Hưởng, Trạm phó

Trạm Kiểm soát biên phòng Trà Lý kiêm Trạm phó Trạm Trinh sát kỹ thuật đang chăm chú dõi theo màn hình, cẩn thận ghi chép các thông tin, số hiệu của các phương tiện đang hoạt động trên vùng biển Thái Bình. Anh cho biết: Trạm chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014 với nhiệm vụ quan sát, nắm tình hình hoạt động của tàu thuyền hoạt động trên khu vực biển của tỉnh, đồng thời tham mưu phối hợp xử lý các vấn đề liên quan. Do đặc thù công việc nên đơn vị phân công 2 cán bộ/tuần trực. Như thường lệ, 10 giờ sáng hàng ngày đồng chí cán bộ trực tại Trạm sẽ tổng hợp tình hình báo cáo cấp trên.

Với những người chưa trải qua công việc này đều nghĩ đây là công việc nhẹ nhàng, rảnh rỗi thế nhưng có tận mắt chứng kiến mới thấy hết nỗi vất vả. Theo Thiếu tá Lại Quang Hưởng, ban ngày 2 cán bộ thay nhau trực, ban đêm mỗi đồng chí 6 tiếng trực. Do công việc phải tiếp xúc với máy tính, thiết bị phát sóng nên ảnh hưởng rất nhiều tới mắt và hệ thần kinh. Tuy nhiên, mỗi cán bộ của Trạm đều xác định rõ trách nhiệm của mình, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Sau 3 năm đi vào hoạt động, Trạm Trinh sát kỹ thuật đã phát hiện nhiều vụ việc liên quan đến hoạt động xâm phạm chủ quyền vùng biển của tàu nước ngoài cũng như hoạt động buôn lậu. Ngoài ra, trong mùa mưa,

bão, Trạm đã phối hợp tích cực với các đơn vị, địa phương xác định vị trí, kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn khi có bão. Từ năm 2014 đến nay, Trạm đã phát hiện, báo cáo cấp trên có biện pháp xua đuổi hàng trăm lượt tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Riêng trong tháng 4/2017, Trạm đã phát hiện hơn 10 lượt tàu cá Trung Quốc khai thác hải sản trái phép trong vùng biển Việt Nam. Cuối năm 2014, Trạm phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện buôn lậu 70.000 lít dầu... Đại úy Ngô Quang Cường, nhân viên của Trạm cho biết: Hoạt động khai thác trái phép của tàu cá nước ngoài tại vùng biển Việt

Nam thường diễn ra vào tháng 3, tháng 4, tháng 8 và tháng 9 hàng năm. Có thời điểm các phương tiện này hoạt động cách bờ chỉ 20 - 30 hải lý. Khi phát hiện, chúng tôi đã kịp thời báo cáo để cấp trên có biện pháp xử lý.

Cùng với nhiệm vụ theo dõi, nắm tình hình trên biển, Trạm Trinh sát kỹ thuật còn được cấp trên giao nhiệm vụ quan sát, theo dõi hoạt động chuyển tải xăng dầu và hoạt động khai thác cát trên khu vực cảng Diêm Điền và vùng biển xã Thụy Trường (Thái Thụy). “Những năm gần đây, khu vực biển của tỉnh phát triển các khu, cụm công nghiệp. Vì thế, tàu thuyền nước ngoài hoạt động nhiều, nhiệm vụ của Trạm Trinh sát kỹ thuật càng nặng nề hơn. Với mục tiêu đồng hành cùng các lực lượng chức năng và bà con ngư dân giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới vùng biển và bảo đảm an ninh trật tự trên biển, tạo điều kiện cho bà con ngư dân bám biển, vươn khơi, chúng tôi sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đó cũng là một trong những điều kiện để Thái Bình phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế biển” - Đại tá Trần Văn Đình, Phó Chỉ huy

trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cho biết.

Do nhiệm vụ đặc thù nên cán bộ Trạm Trinh sát kỹ thuật phải luôn tỉnh táo, tập trung cao

độ trong mỗi phiên trực của mình. Cùng với việc phát huy điều kiện thuận lợi về máy móc, thiết bị, các anh cũng luôn cố gắng khắc phục khó khăn, thực

hiện tốt công tác bảo quản, bảo dưỡng trang bị kỹ thuật, nâng cao hệ số kỹ thuật để các thiết bị hoạt động hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thuấn, Bí thư Chi bộ thôn Tân Hóa, xã Quỳnh Hội,

2 năm trở lại đây thôn đã huy động hơn 9 tỷ đồng để xây dựng khu văn hóa tâm linh, xây mới nhà văn hóa thôn, cứng hóa toàn bộ đường giao thông trong thôn theo tiêu chí nông thôn mới và tu bổ, xây dựng nhiều công trình khác. Hiện thôn đang xây dựng đình làng với kinh phí dự kiến gần 4 tỷ đồng. Các công trình đều huy động sự đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư và kêu gọi con em trong thôn thành đạt tài trợ. Các công trình hoàn thành đến đâu đều được thanh quyết toán công khai đến đó, không có nợ đọng. Ngoài huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp ủy, chính quyền thôn còn lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển kinh tế. Từng gia đình trong thôn đã chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống.

Cùng với thôn Tân Hóa, quán triệt chỉ đạo của Đảng ủy xã nhằm đưa Quỳnh Hội về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra, cấp ủy, chính quyền thôn Lương Mỹ đã tập trung lãnh đạo nhân dân tiếp nhận xi măng hỗ trợ hoàn thành 9km đường làng ngõ xóm khang trang, sạch sẽ; huy động con em xa quê ủng hộ hơn 300 triệu đồng làm đường giao thông, hơn 2 tỷ đồng xây dựng các khu văn hóa tâm linh, không để nợ đọng. Có được kết quả đó là do Chi bộ thôn đã có

nghị quyết lãnh đạo kịp thời, xác định rõ thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện, đồng thời huy động sự vào cuộc của tất cả các đoàn thể và nhân dân. Bên cạnh đó, đội ngũ đảng viên đã nêu cao tinh thần tiền phong, gương mẫu trong quá trình thực hiện, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, động viên để nhân dân hiểu rõ vai trò, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mình và gia đình từ đó cùng chung tay góp sức xây dựng đường làng ngõ xóm khang trang, sạch sẽ, thực hiện tốt nếp sống văn minh.

Theo ông Bùi Văn Thiệp, Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Hội: Thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp, cấp ủy, chính quyền từ xã tới thôn đều tập trung cao cho việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, trong đó trọng tâm là xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, Đảng ủy xã đều tổ chức quán triệt, cụ thể hóa các nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Nghị quyết sát với thực tiễn, có phân công trách nhiệm cụ thể và chỉ rõ các biện pháp thực hiện. Nhờ sự đúng, trúng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự đồng tình của người dân, từ một xã khó khăn, đến hết năm 2016 Quỳnh Hội đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Làng quê nơi đây đã thực sự “thay da đổi thịt” với hơn 4,5km đường trục xã, 13km đường trục thôn; gần 19km đường nhánh được rải đá láng nhựa và bê tông hóa theo đúng tiêu chí nông thôn mới. Hệ thống kênh tưới, tiêu được đầu

tư xây dựng với 4,7km kênh cấp I; 40 cống lớn và 765 cống nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vùng chuyên canh màu cây vụ đông 286ha. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư bảo đảm tổ chức tốt các hoạt động giáo dục: có tường rào, cổng trường, biển tường trong trường học, có hệ thống cây xanh và sân trường rộng rãi, có đủ số phòng học cho mỗi lớp học, đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. 100% thôn có nhà văn hóa rộng rãi và các công trình phụ trợ. Hiện toàn xã không có nhà tạm, nhà dột nát, nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 100%. Để tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, Đảng ủy xã tập trung lãnh đạo nhân dân tích cực dồn điền đổi thửa, đào đắp thủy lợi nội đồng, chỉnh trang đồng ruộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Đồng thời, tổ chức hướng dẫn việc khai thác các nghề truyền thống ở địa phương như may mặc, thêu ren, xây dựng dân dụng, mộc dân dụng... Khuyến khích lao động đến độ tuổi tham gia các loại hình dịch vụ lao động đang phát triển tại địa phương, thu hút lượng lao động lớn như làm ở Công ty TNHH Sao Vàng, Xí nghiệp May xuất khẩu Hoàng Anh và một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn huyện và các xã lân cận. Năm 2016, thu nhập bình quân của người dân Quỳnh Hội đạt 34,4 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,94%. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con được cải thiện rất nhiều.

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2/2/1908 tại làng Diêm

Điền, tổng Hổ Đội, huyện Thụy Anh, nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí đã góp phần tích cực vào việc thành lập Đảng, thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tổ chức tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Để tôn vinh những công lao to lớn của đồng chí trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, năm 1980 Đảng bộ và nhân dân Thái Thụy đã tiến hành xây dựng Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh trên chính mảnh đất của gia đình và dòng tộc đồng chí. Khu lưu niệm được xây dựng gồm các công trình trên nền móng cũ như nhà dạy học của cụ Cử Tiết (thân sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh), nhà ở, nhà bếp, giếng Ngọc… Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1986.

Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia này đã được huyện Thái Thụy tập trung tu bổ, xây

mới 3 lần vào các năm 1983, 2005, 2007. Trong đó, khu lăng mộ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được thiết kế rất đặc biệt với một gian nhà được xây nổi, phần mộ ở phía dưới, trên cùng là đài tưởng niệm. Mộ của đồng chí được đặt đầu hướng quay về giếng Ngọc, nơi đồng chí đã được sinh ra. Trên phần mộ có in hình lá cờ Tổ quốc. Đất để an táng đồng chí được lấy từ xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà (nơi phát tích của triều đại nhà Trần).

Theo ông Nguyễn Tiến Quyền, Phó Chủ tịch UBND huyện: Về quy hoạch xây dựng Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có kết luận đồng ý chủ trương đầu tư tu bổ, tôn tạo Khu lưu niệm với quy mô tương tự như Khu lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên, đồng chí Hoàng Văn Thụ... Năm 2013, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Khu lưu niệm với tổng diện tích 59.088m2. Trong đó phân chia làm 2 khu vực: phía Bắc sông lăng Nguyễn Đức Cảnh giữ nguyên vị trí xây dựng

các hạng mục công trình thuộc cụm di tích gốc và mở rộng diện tích về phía Đông Bắc khu di tích gốc khoảng 40m nhằm cân xứng trục mộ, hướng lăng, xây dựng nhà tưởng niệm, đồi cây lưu niệm....; mở rộng diện tích lăng Nguyễn Đức Cảnh về phía Nam dài khoảng 150m, rộng 85m để xây dựng quảng trường, tượng đài, nhà lưu niệm, đường giao thông, bãi đỗ xe, hệ thống điện chiếu sáng... Quá trình triển khai dự án được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 đã lập dự án đầu tư và triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 39 tỷ đồng, giai đoạn 2 do chưa bố trí được nguồn kinh phí nên huyện chưa lập dự án đầu tư.

Thực hiện đầu tư dự án giai đoạn 1, từ năm 2015, huyện Thái Thụy đã tiến hành tu bổ, tôn tạo và mở rộng các công trình thuộc di tích gốc Khu lưu niệm và mở rộng diện tích Khu lưu niệm về phía Đông Bắc và phía sau lăng (diện tích mở rộng 3.700m2) để xây dựng một

số công trình mới như: hệ thống cổng chính, cổng phụ, xây dựng tường rào, sân, vườn, nhà tưởng niệm, đồi cây lưu niệm, khối đá đục bản trích “Công nhân vận động”, nâng cấp hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước... Năm 2016, huyện đã kêu gọi xã hội hóa xây dựng một số công trình thuộc Khu lưu niệm, trong đó công trình nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh do Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng quyên góp ủng hộ kinh phí xây dựng. Đây là công trình thờ song thân phụ mẫu đồng chí cùng các anh chị em trong gia đình; thờ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đồng chí Hồ Ngọc Lân, bàn thờ chư vị. Hiện nay công trình đang được thi công xây dựng theo thiết kế kiến trúc cổ, mái ngói cong dốc, có kích thước mặt bằng nhà 141,4m2, tổng kinh phí xây dựng gần 3,4 tỷ đồng. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào ngày 31/12/2017.

“MẮT THẦN” TRÊN BIỂNTrạm Trinh sát kỹ thuật thuộc Phòng Tham mưu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên

phòng (BĐBP) tỉnh được ví như “mắt thần” trên biển bởi từ khi đi vào hoạt động đến nay đã phát hiện, thông tin và phối hợp đấu tranh với các loại tội phạm, giúp bà con ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên tuyến biên phòng.

QuỳNH HộI

Khi nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sốngVới sự đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân xã

Quỳnh Hội (Quỳnh Phụ) đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đợt 2 năm 2016.

Cán bộ Trạm Trinh sát kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị.

Thiên ân

Đào Quyên

Đường giao thông nội đồng và trong ngõ xóm ở Quỳnh Hội được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới.

Bảo TồN và pHáT Huy gIá TRị Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức CảnhTrải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay,

Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy) đã trở thành một di tích mang giá trị lịch sử, văn hóa, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng và lòng yêu nước cho các thế hệ.

Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hải Phòng

Với mong muốn góp một phần kinh phí tu bổ, tôn tạo Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng đã vận động cán bộ, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân thành phố đóng góp, ủng hộ 2,5 tỷ đồng. Qua đó thể hiện tình cảm của nhân dân thành phố Hải Phòng với đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Hải Phòng.

Ông Phan Đình Dực, Chủ tịch UBND huyện Thái ThụyKhu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức

Cảnh là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia có ý nghĩa lịch sử quan trọng không chỉ của huyện Thái Thụy, của tỉnh Thái Bình mà còn của cả nước. Vì vậy, công tác trùng tu, tôn tạo, bảo quản hiện vật, di vật trong Khu lưu niệm luôn được các cấp, ngành của huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng. Từ khi được trùng tu, tôn tạo và mở rộng đến nay Khu lưu niệm ngày càng phát huy hiệu quả,

hàng năm đón nhiều đoàn đại biểu cấp cao của Trung ương, các tỉnh, thành phố về dâng hương và hàng nghìn lượt cán bộ, đảng viên, nhân dân từ khắp mọi miền đất nước về tham quan, học tập tấm gương đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc được sinh ra trên quê hương Thái Thụy anh hùng.

Chị Phạm Thị Thùy Linh, thành phố Hải PhòngĐến với Khu lưu niệm đồng chí

Nguyễn Đức Cảnh tôi thấy nơi đây có một tổng thể hài hòa, tôn nghiêm, không gian thoáng đãng, là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu, hình ảnh quý giá về gia đình, cuộc đời, sự nghiệp của đồng chí. Đây là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Trần Tuấn

Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.