th ¯ vi Æn t Ènh s n la ÑieÅm baÙothuviensonla.com.vn/uploads/news/2018_02/diembaoso24.pdf ·...

45

Upload: others

Post on 24-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

S¬n La qua nh÷ng trang b¸o, t¹p chÝ Trung ­¬ng

Phßng th«ng tin - th­ môc

n¨m 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 1

01. CCT. CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ AGRIBANK SƠN LA: GÓP PHẦN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC, NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG / CCT // Tạp chí Lao động và công đoàn.- Tháng 12/2017.- Kỳ 1.- Số 633.- Tr.38.

11 công đoàn trực thuộc, gồm 36 tổ công đoàn với 364 đoàn viên, những năm qua, Công đoàn cơ sở Agribank Sơn La đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách, quyền và lợi ích hợp pháp đối với người lao động, đảm bảo đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định, góp phần cải thiện môi trường làm việc, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, công nhân viên chức lao động.

5 năm qua, Công đoàn cơ sở Agribank Sơn La đã phối hợp với chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế, khoán công việc làm cơ sở chi lương, thưởng, xét nâng bậc lương, thi đua khen thưởng, quy định về công tác quản lý, điều hành và quy chế tuyển dụng, sắp xếp lao động... Giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, khám sức khỏe định kỳ, khen thưởng, kỷ luật... Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của đoàn viên về cơ chế, chính sách, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được hưởng bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tổ chức nói chuyện, phát hành các tài liệu tuyên truyền; thông qua sinh hoạt công đoàn; tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về tổ chức công đoàn. Đồng thời, phối hợp với chuyên môn xây dựng và ban hành quy chế dân chủ cơ sở, đối thoại định kỳ tại nơi làm việc và quy chế hội nghị người lao động. Hàng quý, tổ chức đối thoại giữa giám đốc với các thành viên đại diện cho tập thể người lao động về những nội dung, như: Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết thỏa thuận khác tại nơi làm việc; điều kiện và môi trường làm việc, chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định. Hằng năm, 100% công đoàn trực thuộc, tổ công đoàn xếp loại khá trở lên; 70% đoàn viên công đoàn đạt danh hiệu đoàn viên công đoàn xuất sắc.

Trong 5 năm, Công đoàn cơ sở Agribank Sơn La đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách theo quy định trong việc chi bổ sung tiền lương, tiền thưởng cho người lao động dịp lễ, tết; thực hiện tốt chế độ nghỉ dưỡng, tạo điều kiện cho 82 cán bộ viên chức lao động được tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong nước và nước ngoài. Tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ số tiền 187 triệu đồng cho 85 trường hợp người lao động bị tai nạn, ốm đau; trích quỹ khuyến học tặng quà cho 302 cháu đạt thành tích xuất sắc trong học tập, tổng số tiền 285 triệu đồng. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện... đảm bảo được đầy đủ, đúng quy định. Ngoài ra, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn, Công đoàn cơ sở Agribank Sơn La đã tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động đóng góp, ủng hộ các quỹ Vì người nghèo, quỹ Đền ơn đáp nghĩa, quỹ Bảo trợ trẻ em - do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động; tích cực tham gia các chương trình từ thiện xã hội do địa phương phát động với tổng số tiền trên 2,2 tỷ đồng. Đồng thời, công đoàn đã vận động đoàn viên và người lao động đóng góp 86 triệu đồng chia sẻ, động viên 2 cán bộ đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo; ủng hộ 1 gia đình bị thiệt hại do lũ trên 52 triệu đồng. Thông qua Mặt trận Tổ quốc, hội nông dân, hội phụ nữ các cấp hỗ trợ xây dựng 32 nhà đại đoàn kết chung tay xóa nhà tạm, dột nát cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng. Phối hợp với chuyên môn triển khai thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh bằng nguồn hỗ trợ từ Agribank và hạch toán chi phí của chi nhánh để tài trợ xây dựng các trường học, đầu tư trang thiết bị và đồ dùng phục vụ công tác giảng dạy tại các huyện Bắc Yên, Phù Yên, Sốp Cộp, Mộc Châu với tổng số tiền trên 25,3 tỷ đồng.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 2

Phát huy vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn, thời gian tới, Công đoàn cơ sở Agribank Sơn La tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động để xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức lao động và tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh. Trong đó, thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Phối hợp với chuyên môn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, cán bộ viên chức lao động; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo chương trình hành động thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của Agribank và quy chế dân chủ cơ sở của Agribank Sơn La, tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc và hội nghị người lao động hằng năm. Phấn đấu 100% công đoàn cơ sở thành viên, tổ công đoàn xếp loại khá trở lên, trong đó từ 70% công đoàn trực thuộc, tổ công đoàn đạt xuất sắc; từ 70% đoàn viên công đoàn đạt xuất sắc.

02. Trần Tuấn. CHẤM ĐIỂM THI ĐUA CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM / Trần Tuấn // Tạp chí Lao động và công đoàn.- Tháng 12/2017.- Kỳ 1.- Số 633.- Tr.47.

Vừa qua, tại Công ty Thủy điện Sơn La, đoàn kiểm tra, chấm điểm thi đua Khối 9 Công đoàn Tập đoàn, Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức kiểm tra chấm điểm thi đua Công đoàn Điện lực Việt Nam.

Chủ trì hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thịnh, Phó chủ tịch Công đoàn Hàng không Việt Nam - Trưởng Khối thi đua và đồng chí Thái Thị Thanh Tâm, Phó chủ tịch Công đoàn Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Phó Khối thi đua, cùng các đồng chí là chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn, các đồng chí trưởng, phó ban phụ trách công tác thi đua khen thưởng và cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng của 9 công đoàn tập đoàn, tổng công ty trong khối.

Đoàn đã được nghe báo cáo kết quả hoạt động của Công đoàn cơ sở Công ty Thủy điện Sơn La do đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Công đoàn Công ty Thủy điện Sơn La trình bày; báo cáo kết quả hoạt động của Công đoàn Điện lực Việt Nam do đồng chí Uông Quang Huy, Trưởng ban Chính sách - Pháp luật Công đoàn Điện lực Việt Nam đã trình bày khái quát một số hoạt động nổi bật, những thuận lợi và khó khăn tác động đến tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện các phong trào thi đua trong công nhân viên chức lao động Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2017.

Kết quả, đoàn đã chấm Công đoàn Điện lực Việt Nam đạt 90/90 điểm. Kết thúc đợt kiểm tra, đại diện 9 công đoàn tập đoàn, tổng công ty đã có buổi họp tổng kết đánh giá và bình xét thi đua đề nghị Tổng Liên đoàn khen thưởng cho các đơn vị có thành tích xuất sắc dẫn đầu Khối thi đua năm 2017, thống nhất lựa chọn khối trưởng, khối phó năm 2018 là: Công đoàn Dệt May Việt Nam, đơn vị Khối trưởng; Công đoàn Tàu thủy Việt Nam, đơn vị Khối phó.

03. Minh Thắng. NGHĨA TÌNH VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG Ở HUYỆN VÙNG CAO BẮC YÊN / Minh Thắng // Tạp chí Lao động và xã hội.- Ngày 01-15/12/2017.- Số 564.- Tr.62-63.

Phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, nhiều địa phương ở huyện vùng cao Bắc Yên (tỉnh Sơn La) luôn xác định tri ân những người có công với cách mạng là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và của toàn xã hội.

Tính đến thời điểm này, Bắc Yên đang quản lý 1.905 đối tượng người có công với cách mạng, trong đó có 91 người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp thường xuyên, 11 mẹ Việt Nam anh hùng (1 mẹ còn sống); 57 thương, bệnh binh; 41 thân nhân liệt sỹ hưởng trợ cấp hàng tháng, 5 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, 1 người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày; 1.790 người tham gia hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương...

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 3

Cùng với việc thực hiện đúng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, Bắc Yên luôn phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” qua các hoạt động chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và giúp đỡ người có công với cách mạng làm nhà ở. Tiếp đó, tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức, hiểu biết về truyền thống cách mạng, sự hy sinh, cống hiến to lớn của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, tất cả các xã, thị trấn cũng thực hiện chính sách đối với người có công gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ các gia đình chính sách khắc phục khó khăn, hỗ trợ vốn vay, phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; giúp đỡ con em thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, con người hoạt động kháng chiến trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Điển hình trong công tác chăm sóc thương binh, liệt sỹ và người có công ở Bắc Yên phải kể đến xã Chim Vàn. Nhiều năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong xã thường xuyên giúp các gia đình chính sách ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu. Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Quyết định 22/QĐ-TTg về hỗ trợ nhà ở, hệ thống chính trị xã Chim Vàn đã vào cuộc với quyết tâm không để hộ gia đình người có công phải sống trong những ngôi nhà dột nát, tạm bợ.

Ông Đinh Văn Nơi, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chim Vàn, cho biết: Phong trào toàn dân chăm sóc người có công được Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã phát động đến tất cả các đoàn thể chính trị xã hội, các thôn, bản và các hộ dân; đồng thời, quan tâm tới các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn và người có công bằng cả tinh thần và vật chất để họ nêu cao vai trò gương mẫu, phát huy truyền thống cách mạng với sức lao động sáng tạo của mình tiếp tục phấn đấu vươn lên làm giàu chính đáng. Các chủ trương, chính sách của các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh ban hành thực hiện hỗ trợ người có công về nhà ở đều được các cấp ủy Đảng, chính quyền xã triển khai kịp thời đến nhân dân; UBND xã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện và phân công nhiệm vụ tới từng thành viên. Theo Quyết định 2330/QĐ-UBND của huyện Bắc Yên, xã Chim Vàn có 51 gia đình người có công đề nghị được phê duyệt, trong đó có 5 hộ đề nghị sửa chữa và 46 hộ làm mới. Đến thời điểm hiện tại, 5 hộ thuộc diện được làm mới được hỗ trợ mức 40 triệu đồng/hộ nay đã hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Quá trình đề nghị Nhà nước hỗ trợ sửa chữa, làm mới nhà ở cho người có công luôn được các thôn, bản tổ chức bình xét dân chủ, công khai, minh bạch và trong quá trình xây dựng luôn có sự hỗ trợ thêm tiền, vật liệu và ngày công từ người thân và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn để cùng chung tay góp sức xây mới nhiều ngôi nhà khang trang cho đối tượng.

Thị trấn Bắc Yên cũng là một trong những điểm sáng về công tác chăm sóc người có công với cách mạng, hiện thị trấn đang thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng cho 9 đối tượng người có công với kinh phí gần 20 triệu đồng. Theo ông Lê Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND thị trấn Bắc Yên chia sẻ: Trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, thị trấn còn gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Con em thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, con người hoạt động kháng chiến được hỗ trợ tiền học phí, cấp vở viết, sách giáo khoa khi tham gia học tập; được ưu tiên trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; người có công với cách mạng đều được hưởng đầy đủ chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (100% người có công được cấp thẻ bảo hiểm y tế phục vụ cho người có công được khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí) và được tổ chức đi điều dưỡng đầy đủ, đúng quy định. Đây được coi là nguồn động viên thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo không khí phấn khởi cho các đối tượng, góp phần cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất cho gia đình có công với cách mạng. Ngoài ra, các tổ chức,

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 4

đoàn thể của thị trấn cũng thường xuyên quan tâm tới các gia đình chính sách và người có công thông qua việc hỗ trợ các gia đình chính sách khắc phục khó khăn, hỗ trợ vốn vay, phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống. Các phong trào này ngày càng được đa dạng về hình thức, thiết thực và sâu sắc về nội dung, từng bước huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, trở thành nét đẹp truyền thống, đi sâu vào tâm khảm của mỗi người dân trên địa bàn.

Được biết, định hướng về chăm lo đời sống cho người có công trong thời gian tới, thị trấn

Bắc Yên sẽ tập trung vào công tác quản lý, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ kịp thời các

chế độ chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước; tiếp tục vận động các tổ chức, đoàn thể và

nhân dân phát huy và đẩy mạnh các phong trào giúp đỡ, hỗ trợ người có công hiệu quả và thực

hiện xã hội hóa công tác này. Trước mắt là kế hoạch thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách và

người có công dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất, ngoài mức quà theo quy định, địa phương đã và

đang vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để tặng thêm mỗi gia đình 200.000 đồng.

Đây là trách nhiệm, tình cảm và lòng biết ơn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương

đối với những thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và cũng là để giáo dục cho thế hệ trẻ về đạo lý

“Uống nước nhớ nguồn”.

Chia sẻ về lĩnh vực chăm sóc người có công tại địa bàn, ông Hà Huy Hoàng, Trưởng

phòng Lao động - Thương binh Xã hội huyện Bắc Yên cho biết: Trước sự quan tâm, chăm sóc

của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện, các thương binh, bệnh

binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng ở Bắc Yên đã phát huy bản chất anh bộ

đội Cụ Hồ, vượt lên bệnh tật và những mất mát hy sinh, không trông chờ ỷ lại, không cam chịu

đói nghèo, phát huy tinh thần tự lực tự cường để tiếp tục xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đa số các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng đều

hăng hái tham gia lao động sản xuất và tham gia công tác xã hội tùy theo điều kiện sức khỏe và

hoàn cảnh, khả năng thực tế của mỗi người để tạo ra của cải vật chất, vươn lên làm giàu từ

chính bàn tay lao động, sức lực của mình. Ở nhiều địa phương trong huyện, các gia đình chính

sách, gia đình cách mạng đã nêu cao tinh thần gương mẫu, xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng

phong trào nông thôn mới; thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thương binh tàn

nhưng không phế”, gắng sức, đứng vững, khắc phục khó khăn trong cuộc sống để nuôi dạy con

cháu chăm ngoan học giỏi.

04. Hữu Khánh. HUYỆN PHÙ YÊN: ĐIỂM SÁNG VỀ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA / Hữu Khánh // Tạp chí Lao động và xã hội.- Ngày 01-15/12/2017.- Số 564.- Tr.60-61.

Phù Yên là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La, dân số trên 120 ngàn người, nhiều năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thường xuyên phối hợp thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công. Qua đó, đã phát huy truyền thống cách mạng, tự lực, tự cường, chủ động khắc phục khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống, xứng đáng với danh hiệu “Thương binh tàn nhưng không phế”, “Gia đình cách mạng gương mẫu”... nhiều gia đình chính sách đã trở thành những tấm gương trong lao động, sản xuất để người dân học tập và noi theo.

Tính đến thời điểm này, Phù Yên có 3.380 hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi người có công, trong đó số đối tượng đang hưởng trợ cấp hằng tháng là 551 người (Mẹ Việt Nam anh hùng có 2 người; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là 199 người, bệnh binh là 64

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 5

người; 151 thân nhân liệt sỹ hưởng tuất hàng tháng, 81 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, 02 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, 08 người là quân nhân xuất ngũ...).

Trong giai đoạn 2013 - 2017, công tác chi trả chế độ phụ cấp, trợ cấp hàng tháng đối với người có công ở Phù Yên luôn đảm bảo đúng, đủ, kịp thời đến tận tay các đối tượng, công khai mức trợ cấp được hưởng... Việc điều chỉnh trợ cấp đều được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Đặc biệt, huyện đã chủ động gắn công tác thực hiện chính sách với việc phát động các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, đồng thời tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp ủy chính quyền các địa phương chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho người có công trên địa bàn, có những ưu đãi trong tín dụng, hỗ trợ sinh kế, dạy nghề, bố trí việc làm...

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Phù Yên đã chủ động tham mưu, đề xuất cho UBND huyện ban hành kịp thời các văn bản pháp luật về ưu đãi người có công, nhất là về việc lập hồ sơ hưởng chế độ nhà ở, thờ cúng liệt sỹ, đề nghị giám định đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của người bị nhiễm chất độc hóa học... Kết quả, 5 năm qua, UBND huyện đã ban hành nhiều quy trình thực hiện các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực người có công với cách mạng; tổ chức nhiều hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, cộng tác viên làm công tác lao động - thương binh và xã hội.

Huyện cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như cử cán bộ chuyên trách đến tận xã, thôn, xóm giải thích trực tiếp các quy định về đối tượng được hưởng chế độ, điều kiện hỗ trợ, thẩm quyền xét duyệt, trình tự thủ tục, hồ sơ theo quy định... Hiện 27/27 xã, thị trấn đạt danh hiệu làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ với 95% gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình nơi cư trú...

Chia sẻ về công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, ông Hà Xuân Nghiêm, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phù Yên cho biết: Trong những năm qua cấp ủy, chính quyền từ xã đến huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể chính trị đã tích cực tham gia thực hiện chính sách ưu đãi người có công, các phong trào đã thực sự trở thành một hoạt động xã hội sâu sắc và đạt được những kết quả hết sức quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Những kết quả đó không chỉ góp phần bù đắp sự cống hiến, hy sinh của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, làm vơi đi những mất mát đau thương, góp phần giải quyết khó khăn cho các gia đình chính sách. Kết quả đó còn mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, góp phần xây dựng củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước tăng cường bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở từng địa phương cơ sở, giữ vững và phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc, kịp thời động viên các tầng lớp nhân dân, các gia đình và đối tượng chính sách, tiếp tục có đóng góp công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, quê hương. Đặc biệt, Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã mở rộng phạm vi đối tượng điều chỉnh, mở rộng diện đối tượng, bổ sung chế độ ưu đãi, quy định điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công phù hợp với thực tiễn. Ngoài trợ cấp ưu đãi còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề, tạo việc làm... đảm bảo công bằng, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 6

Được biết, trong những năm gần đây, huyện còn quan tâm đến công tác chăm lo ổn định đời sống đối tượng chính sách, cụ thể là giúp thương binh, bệnh binh ổn định tâm lý, hạn chế

thương tật tái phát, phối hợp với bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm y tế huyện thực hiện khám, cấp phát thuốc cho các đối tượng người có công. Tại các xã, thị trấn, UBND huyện cũng

chỉ đạo, phân công cụ thể cho các tổ chức đoàn thể, cộng đồng hỗ trợ hàng nghìn ngày công giúp các gia đình sản xuất, ổn định cuộc sống. Vào các dịp lễ tết, ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 huyện cũng tổ chức các đoàn gồm các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị lực lượng

vũ trang, đi thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách người có công với cách mạng... Về công tác xây dựng và quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, UBND huyện đã giao cho

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, thành lập ban quản lý, có

nhiệm vụ tham mưu, tổ chức sử dụng nguồn quỹ đúng quy định cũng như ban hành các văn bản vận động đóng góp xây dựng quỹ tại các cấp... Từ nguồn này, hằng năm huyện sử dụng để sửa

chữa các hạng mục nghĩa trang liệt sỹ, sửa chữa nhà bia ghi danh liệt sỹ tại các xã, thăm hỏi ốm đau các thương binh, gia đình liệt sỹ, tặng quà cho người có công với cách mạng và thân nhân của họ nhân dịp lễ, tết, 27/7...

Mặc dù đã đạt những kết quả bước đầu song trước mắt Phù Yên vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc do một số văn bản chỉ đạo của Trung ương hướng dẫn chi tiết thực hiện các

nghị định của Chính phủ về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng còn chậm như các quy định về chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, ưu đãi đối với học sinh sinh viên là thân nhân người có công, hỗ trợ nhà ở cho người có công... Trong quá trình tổ

chức thực hiện tại một số xã chưa thực hiện kịp thời công tác tuyên truyền chính sách ưu đãi đối với người có công của Đảng và Nhà nước, việc bình xét đối tượng được hỗ trợ về nhà ở chưa

đúng như chính sách quy định. Nguồn kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/QĐ-CP của Chính phủ còn hạn chế... Ngoài ra, cán bộ đảm nhiệm công tác này ở một số cấp cơ sở còn yếu và thiếu kinh nghiệm, thiếu chủ động trong việc nghiên cứu văn bản

chỉ đạo, điều hành thuộc lĩnh vực người có công, trình độ nhận thức của một số đối tượng người có công và thân nhân còn hạn chế, trong khi đó địa bàn rộng, đường giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc kiểm tra, giám sát cơ sở. Công tác chỉ đạo điều hành ở một số xã chưa kiên

quyết, chế độ thông tin, báo cáo theo quy định còn hạn chế. Một vài cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác ủng hộ xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, một số văn bản hướng

dẫn còn chồng chéo, chưa rõ ràng... Để khắc phục những khó khăn trên, Phù Yên có một số kiến nghị: Đối với Trung ương: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công, nghiên

cứu xử lý những bất hợp lý trong quá trình thực hiện, nhất là những vấn đề trực tiếp liên quan đến đời sống người có công, phấn đấu từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách về lĩnh vực

người có công. Ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời, đồng bộ, rõ ràng, cụ thể để thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.

Đối với địa phương: Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ chế độ ưu đãi nhằm nâng cao

mức sống người có công để bản thân và gia đình họ có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên, xử lý nghiêm những trường

hợp vi phạm trong quá trình thực hiện bảo đảm chính sách được thi hành công bằng, chính xác. Giải quyết kịp thời những bức xúc, điểm nóng trong lĩnh vực người có công, tăng niềm tin của nhân dân đối với chính quyền các cấp. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao

nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã...

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 7

05. Đức Thịnh. SƠN LA: NÔNG DÂN TÍCH CỰC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI / Đức Thịnh // Nông thôn ngày nay.- Ngày 16/12/2017.- Số 300.- Tr.8.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân tỉnh Sơn La thường xuyên tuyên truyền phổ biến các mô hình, cách làm hay của các xã, bản cho hội viên, nông dân trong tỉnh... Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên, nông dân, đến nay, đã có hàng nghìn hộ tự nguyện hiến hơn 83.000m2 đất, góp trên 76 tỷ đồng và hàng triệu ngày công để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; làm mới và sửa chữa 272km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa và sửa chữa 514km kênh mương...

Đồng thời, Hội Nông dân vận động các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giúp đỡ về giống, vốn, vật tư nông nghiệp, công lao động với trị giá trên 50 tỷ đồng cho 1.509 hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, sản xuất vươn lên thoát nghèo...

06. X. T. CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC SƠN LA: ĐỒNG CHÍ CẦM THỊ MAI PHƯỢNG TIẾP TỤC GIỮ CHỨC CHỦ TỊCH / X. T, M. H // Lao động.- Ngày 16/12/2017.- Số 295.- Tr.5.

Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La ngày 15/12 cho biết, Công đoàn ngành Giáo dục Sơn La đã tổ chức Đại hội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2017 - 2022. Đến dự đại hội có các đồng chí Hoàng Tiến Đức - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Sơn La; Thái Thị Mai - Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La; Nguyễn Ngọc Ân - Phó chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cùng 95 đại biểu đại diện cho trên 25.000 cán bộ, nhà giáo người lao động trong toàn ngành. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Công đoàn ngành Giáo dục Sơn La Khóa XVII, nhiệm kỳ 2017 - 2022 gồm 19 đồng chí và bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên gồm 12 đồng chí. Tại hội nghị phiên thứ nhất, Ban Chấp hành Công đoàn ngành Giáo dục Sơn La Khóa XVII đã bầu Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí, bầu Ủy ban Kiểm tra gồm 5 đồng chí. Đồng chí Cầm Thị Mai Phượng tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Sơn La, đồng chí Nguyễn Cảnh Hưng tiếp tục được bầu giữ chức Phó chủ tịch kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Giáo dục Sơn La Khóa XVII, nhiệm kỳ 2017 - 2022.

07. PV. BÁO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, QUỸ HỖ TRỢ GIÁO DỤC NTS – KASPERSKY: CHO ĐI LÀ NHẬN LẠI / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 19/12/2017.- Số 302.- Tr.6.

Với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, vừa qua tại điểm trường Pù Lầu, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ (Sơn La), Quỹ hỗ trợ giáo dục NTS - Kaspersky (Tập đoàn Nam Trường Sơn), báo Giáo dục và thời đại và nhóm thiện nguyện E2K đã trao 2.000 chiếc áo khoác ấm áp, 500 đôi ủng đi mưa rét cho các em học sinh dân tộc ở điểm trường Pù Lầu và học sinh 16 trường tại huyện Vân Hồ (Sơn La).

Pù Lầu là điểm trường khó khăn nhất của xã đặc biệt khó khăn Xuân Nha với 100% học sinh dân tộc Mường. Điểm trường có 54 học sinh ở 5 lớp tiểu học và 33 cháu lớp mẫu giáo. Hiện 2 lớp vẫn phải học tạm trong phòng học bằng ván gỗ ghép tạm. Duy chỉ có 33 cháu lớp mẫu giáo được học trong nhà cấp 4 nhưng chỉ có 1 giáo viên.

Với hơn 60% hộ dân thuộc diện nghèo nên học sinh Pù Lầu thiệt thòi khi đến trường. Các em vẫn phải học trong phòng học nền đất, xung quanh được ghép tạm những tấm ván gỗ. Sách giáo khoa của các em đều đã được sử dựng trên 10 năm... Với khí hậu quanh năm mây mù, mưa rừng nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của các em.

Theo thầy Phạm Văn Thắng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Nha, cả xã có 8 điểm trường xa trung tâm và giao thông rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa hầu như bị chia cắt. Nhiều học sinh đến trường trong điều kiện thiếu thốn, từ quần áo, giầy dép đến sách vở, dụng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 8

cụ học tập. Từ năm học 2016 - 2017 Phòng Giáo dục và Đào tạo đã phát động toàn ngành mỗi thầy cô giáo đỡ đầu cho 2 học sinh. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này cũng chỉ đáp ứng được phần nào vì số học sinh thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quá đông. Do vậy, sự hỗ trợ kịp thời lần này có ý nghĩa thiết thực với các em. Cuộc sống người dân đều dựa vào thu nhập từ làm nông nghiệp trồng lúa, ngô, dong, sắn, làm măng khô, cây thuốc trên rừng... nên vô cùng bấp bênh vì thời tiết, giá cả và dịch bệnh.

Ông Giàng A Ký, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ cho biết, ngay sau khi tiếp nhận quà với 2.000 áo ấm và 500 đôi ủng của Tập đoàn Nam Trường Sơn và báo Giáo dục và Thời đại trao tặng, ngành Giáo dục sẽ tổ chức phân chia luôn về các điểm trường khó khăn, phân công cho giáo viên phát quà cho các em.

Ông Phạm Tuấn Anh, đại diện Tập đoàn Nam Trường Sơn chia sẻ: Quỹ hỗ trợ giáo dục NTS - Kaspersky được thành lập năm 2008 với sự phối hợp của hãng phần mềm diệt virus Kaspersky của Nga. Quỹ được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh nghèo vượt khó trong học tập thông qua nhiều hình thức như: Cấp học bổng, hỗ trợ sách, vở, quần áo, đồ dùng học tập... Hàng năm, kinh phí hoạt động của quỹ được trích ra từ doanh thu bán sản phẩm Kaspersky tại thị trường Việt Nam.

Ông Phạm Tuấn Anh bày tỏ: Chúng tôi rất vinh dự được đến tận điểm trường, được thăm, trò chuyện cùng các em học sinh và các thầy cô giáo ngày đêm cắm bản, được trao tận tay những món quà nhỏ đầy nghĩa tình. Mong rằng, với những món quà này các em sẽ có một năm học thành công hơn để sau này trưởng thành góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

08. Hoàng Đan. ĐI TÌM BÍ ẨN GIAI THOẠI KHO CHÂU BÁU, BẠC TRẮNG CỦA DÒNG HỌ SA GÂY SỐT Ở TÂY BẮC / Hoàng Đan // Hôn nhân và pháp luật.- Ngày 19/12/2017.- Số 151.- Tr.6.

Lẩn khuất trong tán rừng già đất Mường Sang (Mộc Châu - Sơn La) là bao câu chuyện ly kỳ về một vùng đất cổ của người Thái. Bao năm đã trôi qua, kho báu của dòng họ Sa vẫn còn là một điều bí ẩn với cư dân người Thái nơi đây. Vàng được chứa đầy cả chum, đồ cổ mười lài ngựa chở chưa hết, vô số hũ bạc trắng... được cất giữ vào hang và các khe núi giờ chưa tìm được. Ở nơi này thi thoảng người dân đi cày ruộng lại vấp phải một hũ bạc trắng.

CON VOI BẰNG VÀNG TO NHƯ CÁI PHÍCH

Bản Vặt từ lâu đã nổi tiếng khắp đất Tây Bắc vì nơi đây có một con người nổi tiếng hào hoa, nghĩa hiệp thương dân đó là cụ Sa Văn Minh, Chủ tịch Khu Tự trị Thái Mèo năm nào. Bản Vặt là nơi sinh sống của người Thái, giờ có gần trăm nóc nhà sống yên bình nơi thung lũng. Trong lớp ký ức của người già nơi đây vẫn còn một nỗi đau đáu khôn nguôi đó là sớm tìm thấy kho báu của dòng họ Sa trước đây giấu trên các dãy núi quanh bản.

Ồng Lò Văn Hoan, một hộ dân sống ở bản Vặt trước đây được coi là người may mắn nhất của bản. Gia đình ông nghèo khó quanh năm, hằng ngày lo được 3 bữa ăn đã là niềm hạnh phúc lắm. Thế rồi, một hôm ông thuê đám thợ lên đào đá ở núi Độc Lập sau bản. Tốp thợ đang làm bỗng khựng lại khi va phải một hũ sành. Họ chưa kịp đoán xem trong hũ sành đó có gì thì ông chủ đến. Ông Hoan nhanh trí liền bảo đám thợ: “Cái hũ sành không, có cái gì đâu mà xem. Làm việc đi”.

Vốn là người đã từng nghe nhiều câu chuyện về kho báu được chôn trên núi nên ông Hoan hiểu được phía trong hũ sành kia có thể có cái gì. Hết giờ làm việc, ông nhanh chóng ôm hũ sành chạy một mạch về nhà. Khi đó đám thợ cũng chỉ nghĩ rằng, cái hũ đó chẳng có ý nghĩa gì với họ. Họ tiếp tục làm việc. Bẵng đi vài hôm, câu chuyện ông Hoan ôm được hũ bạc về nhà

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 9

đã lan nhanh ra khắp bản. Mọi người có đến nhà hỏi xem ông để cái hũ đó ở đâu, ông Hoan chỉ và bảo rằng, “tôi đã vứt nó xuống ao rồi. Trong đó không có gì đâu”.

Câu chuyện nhuốm màu huyền bí của lớp người già nơi đây kể về kho báu của dòng họ Sa cũng tựa như lớp sương phủ trên đỉnh núi Pha Đạnh (núi đá đỏ) tan dần khi mặt trời lên. Ít ai tin là ở nơi góc rừng, xó núi này lại có nhiều vàng, nhiều bạc được chôn đến thế. Những lớp trầm tích đất đá tích tụ nhiều năm, tập tục phát nương làm rẫy, đốt rừng dần làm thay đổi địa hình của những ngọn núi quanh bản Vặt. Vết tích về cuộc chuyển vàng, bạc đi giấu năm nào cũng mất dần.

Mọi chuyện lại rộ lên khi cách đây không lâu, một toán thợ ở Hòa Bình mang máy dò kim loại lên cánh đồng của bản Vặt lần tìm thứ gì đó. Họ đi từ đường cái vào và cẩn thận đưa cái máy tìm từng ngõ ngách trong bản. Người dân trong bản có đến hỏi, họ bảo là đi tìm kiếm sắt vụn. Có ai ngờ đâu rằng, những đối tượng này có manh mối về kho báu khổng lồ đang nằm sâu dưới lòng đất nơi này.

Mấy ngày lặng lẽ trôi qua, bà con trong bản cũng dần quen với sự có mặt của những người đi tìm sắt vụn. Thế rồi một hôm, họ dò đến vườn mận của nhà cụ Lò Văn Ương. Vốn là cư dân hiếu khách lại cởi mở nên cụ Ương cũng chẳng phản đối gì việc làm của nhóm người này. Khi họ dò ra giữa vườn bỗng có tiếng kêu tít tít liên hồi của chiếc máy. Trên khuôn mặt của nhóm người kia hiện lên niềm vui khó tả tựa như họ vừa trúng số vậy. Đám thợ này nhanh chóng đào được một con voi to bằng cái phích nằm dưới lớp đất khoảng 20cm.

Nghe người già trong bản kể lại, 2 người đàn ông lực lưỡng của nhóm tìm kim loại phải vất vả lắm mới cho được con voi kim loại đó vào bao tải. Không ai nói với ai câu nào, dường như họ đang thống nhất một âm mưu gì đó. Cụ Ương có hỏi: “Các anh tìm được gì vậy?”. Họ chỉ ậm ừ và bảo: “Cục sắt vụn ấy mà cụ”.

KHO BÁU Ở CHỖ NÀO VẪN CÒN LÀ BÍ ẨN

Sau này khi họ đi khỏi, những người cán bộ lâu năm của xã mới lần hồi lại manh mối của mấy chục năm về trước. Cách đây hơn 50 năm, có một nhóm bộ đội người Hòa Bình từng đóng quân và chiến đấu ở bản Vặt. Trong lúc khói lửa chiến tranh, khi họ đóng quân nơi đây có bắt được một con voi bằng vàng to như cái phích. Họ có chôn lại trong một khu vườn, đợi ngày hòa bình sẽ quay lại lấy.

Từ câu chuyện này, ông Hà Trung Lâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Mường Sang (cháu đằng ngoại của dòng họ Sa ở bản Vặt) suy luận, có thể con cháu của những vị bộ đội năm xưa đóng quân ở đây biết chuyện nên mới quay lại tìm của.

Những ngày sau đó, bà con cũng mang cuốc xẻng đào tung vườn nhà cụ Ương tìm vàng, tìm bạc tiếp, nhưng không ai kiếm được gì. Ông Lâm cũng xác nhận một chuyện, bà Vì Thị Súa (vợ thứ ba của ông Sa Đức Hiền - em trai của ông Sa Văn Minh) thi thoảng vẫn giục con cháu đi tìm kho báu của dòng họ Sa và nên tìm theo hướng núi Nà Ché.

Bà Súa khi còn sống xác nhận là, năm đó những người giúp việc đã chuyển đi 7 hòm kiếm (khoảng 100 cái kiếm). Đây là những thanh kiếm cổ, chuôi kiếm được làm bằng ngà voi và bịt vàng, bịt bạc. Ngoài ra còn vô số bạc trắng, vàng được cho vào hũ sành bịt lại mang chôn. Cùng chuyển đi có các loại đồ cổ, trong đó có nhiều nồi đồng 12 tai, 6 tai... Đến giờ số phận của những đồ vật này vẫn ẩn sâu trong lòng núi hay lớp đất của Mường Sang, chưa ai tìm thấy được.

Bẵng đi mấy năm, một người trong đám thợ này có quay lại bản và cho người chủ vườn nơi ẩn náu của chú voi bằng vàng mấy triệu đồng bồi dưỡng. Họ đến và đi cũng nhanh chóng như ngày đào được vật báu vậy. Những câu chuyện người dân đào được hũ bạc, chum vàng ở đất Mường Sang này thi thoảng lại xuất hiện.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 10

Cách đây ít lâu, một người nông dân tên là Lưu ở bản Nà Niềng (thuộc xã Xuân Nha nhưng gần Mường Sang) bỗng nổi tiếng khắp vùng vì ông là người dân đầu tiên nơi đây mua được ôtô. Trong khi đó, bao đời sống ở đất này, gia đình ông Lưu làm nông nghiệp cũng tra nương, làm ruộng như mọi người. Gia đình không lấy gì làm khá giả.

Sau này, ông Lưu có chia sẻ rằng, một hôm ông đi cày ruộng có may mắn vấp phải một tấm bia đá. Tấm bia có khắc chữ Hán nên ông Lưu không đọc được. Ông chỉ lặng lẽ đào tấm bia này đi với mục đích lần sau cày ruộng, không vấp phải nó nữa. Khi ông Lưu đào gần xong tấm bia bỗng chạm phải 2 cái hũ sành. Không ngờ bữa đó ông lại được trời cho lộc. Và từ bữa cày ruộng vô cùng đặc biệt đó, cuộc sống gia đình ông đã an nhàn hơn trước rất nhiều.

MANH MỐI KHO BÁU DẦN HÉ MỞ

Bản Vặt được coi là thủ phủ của vị quan lang nổi tiếng trước đây của dòng họ Sa. Cụ Sa Văn Minh được coi là người hùng của đất Mường Sang. Trước khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra, ông là một vị quan lang cai trị khắp đất Mường Sang. Các mường khác xung quanh đều chịu sự chỉ đạo, điều hành của cụ Minh. Cụ Minh là người học rộng, tài cao luôn thương dân và bênh dân.

Những ngày giặc Pháp đóng đồn bốt trên đất này, cụ Minh luôn nghĩ cách làm sao đuổi được bọn xâm lược. Chúng hà hiếp, bắt nạt dân mình không thương tiếc. Chúng nhiều lần đến dụ dỗ, lôi kéo cụ theo chúng, nhưng cụ lại đứng về phía nhân dân. Khi cách mạng nổ ra, cụ Minh đã sớm giác ngộ và viết thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trước ngày cùng vợ con lên Chiến khu Việt Bắc hoạt động cách mạng, ở nơi đây đã diễn ra một cuộc giấu của có một không hai của đất Tây Bắc. Cụ Minh không muốn của nả bao đời của dòng họ Sa tích lũy được, cùng những bảo vật quý rơi vào tay giặc, cụ liền bí mật di chuyển chúng đi nơi khác. Bao vàng bạc, của nả trong nhà cụ cho người dân đóng vào chum, chóe vác lên núi cất giấu. Theo lời kể của người dân, cứ mỗi người vác một bao, mấy chục trai tráng trong bản làm việc trong suốt một tuần không xong (?).

Cụ Hoàng Văn Viện (85 tuổi) giờ hãy còn sống ở bản Vặt là người từng tham gia đội quân gùi thồ giấu của trên núi năm xưa. Nay cụ Viện đã già yếu nhưng ánh mắt còn tinh anh. Nhắc đến kho báu của dòng họ Sa năm nào, cụ không giấu nổi nỗi thất vọng khi đến giờ chưa tìm lại được kho báu của dòng họ Sa.

Cụ Viện kể: “Khi đó giữa ta và Pháp đang xảy ra đụng độ ác liệt. Ông Minh là người theo Cụ Hồ và không mang danh lợi đã chuyển cả vợ con lên chiến khu. Đêm đó, tôi và 20 thanh niên khác trong bản được lệnh đến nhà quan Minh. Đến nơi chúng tôi mới biết, cụ đã cho người gói gọn vàng ròng, bạc trắng và vô số đồ cổ của bao đời để lại. Mọi người được lệnh mang lên núi cất giấu.

Khi đó rừng già nơi đây còn ngút ngàn. Những thân cây to bằng cả gian nhà tựa như những bức tường thành bao quanh bản. Chúng tôi cứ luồn rừng mà đi. Nơi cất giấu của là các hang, khe núi. Mỗi nơi cất giấu đều có đánh dấu để sau này hòa bình lập lại mọi người sẽ lên lấy. Tôi vận chuyển cả tuần mà cũng chưa hết của. Nói lại thì thấy xấu hổ, năm đó đám thanh niên đội bạc đi giấu, thi thoảng có ném lại vài cắc xuống bìa rừng, để sau này sẽ lên tìm lại”.

Thời gian tựa như một lớp sương mù dày đặc phủ lên đất này và bao điểm giấu của năm nào cứ dần trôi vào quên lãng. Người dân khi đó ai cũng sợ cái oai, cái uy của quan Minh, nên không ai dám mò tới. Bẵng đi mấy chục năm, khi hòa bình lập lại, cụ Minh cũng không trở về quê hương. Nghe nói ngày đó những địa điểm giấu của, cụ Minh có vẽ sơ đồ vào một cuốn sổ tay. Đó là manh mối duy nhất có thể tìm được kho báu của dòng họ.

Rất tiếc cụ Minh đã mất khi cùng đoàn đại biểu của nước ta sang thăm Trung Quốc vào năm 1958. Kho báu giấu trên núi cũng theo đó mà dần bị lãng quên. Giờ đây điều đó chỉ còn ẩn

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 11

hiện trong lớp ký ức người già nơi đây. Cụ Minh cũng có một người con trai mà cụ mang theo thời đi kháng chiến. Ông Sa Thư là con trai của cụ Sa Văn Minh giờ vẫn còn sống. Năm nay ngoài bảy mươi tuổi, nhưng ông Thư lại không ở nơi mà trước đây bố mình đóng dinh thự.

Theo chỉ dẫn của người dân bản Vặt, chúng tôi lần tìm tới nơi ở của ông Sa Thư. Vượt qua con dốc cao dựng đứng luồn qua vườn mơ, vườn mận sai trĩu quả, chúng tôi mới đến được nơi ông Sa Thư ở. Ngôi nhà thực ra là cái lán canh nương lởn vởn khói bếp là nơi trú ngụ của 3 con người. Ông Thư đang ở cùng 2 người con gái của mình. Ông Thư nay cũng đã già yếu, chân bước thấp, bước cao. Trong số 2 người con gái của mình, có một cô con gái út bị liệt từ nhỏ.

Giờ đây ngày ngày ông Thư vẫn phải lo toan cơm, nước cho người con gái này. Nhìn ông sống trong cảnh bần hàn, không ai nghĩ ông là người nối nghiệp của dòng họ Sa nổi tiếng thuở nào. Ông Thư tiếp khách bên túp lều đơn sơ mà lòng vui phơi phới như gặp được cố nhân vậy. Ông Thư bảo: “Tôi thích nơi yên tĩnh nên mới chọn cái lán này làm nơi ở. Ở xã Mường Sang tôi cũng có nhà cửa đàng hoàng, nhưng tôi để cho người con trai ở”.

Tan tuần trà, tôi có hỏi ông Thư về kho báu mà dòng họ mình cất giấu trên núi, ông Thư lại không mấy mặn mà. Ông đưa đôi mắt già nua nhìn về phía dãy núi đá yên ngựa chạy dài kéo về tới thung lũng bản Vặt với vẻ mặt đầy tâm trạng. Ông Thư kể, ngày bố ông đi theo Cụ Hồ, ông còn đang được ẵm trên tay. Ông lớn lên theo nhịp kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

Lúc ông ở Lạng Sơn, Tuyên Quang rồi sang Thái Nguyên cùng gia đình. Lớp ký ức về quê cha, đất tổ vùng Mường Sang không tồn tại nhiều trong trí nhớ của ông. Có thể do cụ Sa Văn Minh bận việc nước, việc dân nên ít có thời gian để kể cho con trai nghe về một xứ sở thanh bình, về một miền đất giàu có, sung túc ngày nào. Cũng có thể do chiến tranh liên miên, nay đây mai đó hoặc vì chí lớn mà cụ Sa Văn Minh không đả động gì đến chuyện cũ.

Khi đất nước hòa bình, cụ Sa Minh mất đột ngột sau một cơn đau tim. Thế là bao trầm tích về một dòng họ Sa nổi tiếng bị quên lãng. Mãi đến năm 1992, ông Thư mới trở về quê Mộc Châu sinh sống. Ông Thư tham gia công tác tại huyện Mộc Châu. Từ khi công tác đến lúc nghỉ hưu ông cũng ít nghe về kho báu của gia tộc mình. Mọi chuyện bắt đầu nhen nhóm hy vọng, khi có một thầy giáo người Kinh biết tiếng Hán lên xã Chiềng Khoa dạy học.

Trong một lần lên bản chơi, thầy giáo này vào nhà ông Bàn Văn Hán (bạn công tác của cụ Sa Văn Minh) ở bản Muống, xã Chiềng Khoa thăm thú, chuyện trò. Vốn là chỗ thâm giao, ông lão người Dao quý người lại trân trọng thầy giáo lắm nên mới đưa cho thầy giáo này xem cuốn sổ ghi bằng chữ Nho. Qua câu chuyện của lão nông người Dao, thầy giáo này mới biết, đây là cuốn sổ ghi chép của cụ Sa Văn Minh gửi lại nhờ ông Hán cất giùm. Khi nào con cháu của dòng họ Sa về ở Mường Sang thì gửi lại cho họ.

Người thầy giáo tốt bụng đã cất công tìm đến nhà ông Thư và nói lại câu chuyện đó. Vốn là người am hiểu Hán học nên thầy giáo này có nói, trong cuốn sổ đó có vẽ sơ đồ nơi chôn cất kho báu và có chỉ dẫn rất cụ thể, tỉ mỉ. Nghe được câu chuyện này, ông Thư mới cho người em con ông chú tên là Sa Cương lên bản người Dao tìm lại người bạn tâm giao của bố mình. Ông Cương đã hồ hởi tìm đường lên bản Muống, với hy vọng tìm được di cảo của cụ Sa Văn Minh.

Trước khi ông lên bản mừng bao nhiêu khi gặp người giữ cuốn sổ, ông Cương lại buồn bấy nhiêu. Ông Hán mới mất, người con trai của ông Hán giữ cuốn sổ. Khi ông Cương hỏi đến cuốn sổ, chủ nhà cũng cho xem, nhưng nhất định không cho ông mang đi. Lý do họ đưa ra là đây là cuốn sổ của người đã khuất, linh hồn họ không cho mang đồ đạc, sách quý ra khỏi nhà. Dù ông Cương có thuyết phục thế nào, chủ nhà cũng không giao lại. Họ đồng ý rằng, đây là cuốn sổ ghi chép của dòng họ Sa Minh, nhưng họ nhất quyết không giao lại.

Bẵng đi một thời gian, mấy lần ông Cương quay lại bản Dao với hy vọng xin lại được cuốn sổ của cụ cố năm xưa. Buồn thay, ông Cương lên bản lần nào, chủ nhà cũng đều từ chối, không giao lại cuốn sổ. Ông Thư cho rằng: “Giờ vật quý đang ở trong tay của người ta. Họ

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 12

không giao lại cũng đành chịu. Tuy nhiên, tôi đã bàn với chú em của tôi là, một ngày đẹp trời nào đó sẽ lên bản Dao mượn cuốn sổ đó photocopy lại. Hy vọng họ sẽ giúp chúng tôi”.

Manh mối về kho báu khổng lồ của dòng họ Sa rất có thể sẽ tìm được nếu như người đàn ông người Dao kia giao lại cuốn sổ ghi chép của cụ Sa Văn Minh cho gia đình ông Thư. Giờ đây, rừng đã bị chặt phá đi nhiều. Ký ức của những người tham gia giấu của năm nào cũng trôi dần vào quên lãng. Phía sau lớp mây mù dày đặc phủ trên dãy núi đá yên ngựa chầu về bản Vặt vẫn luôn là nơi bí ẩn mà chưa ai tìm ra được nơi giấu của.

09. Văn Chiến. PÚ NHUỔNG “AN CƯ ĐỂ LẠC NGHIỆP” / Văn Chiến // Trang trại Việt.- Tháng 12/2017.- Số 78.- Tr.86-87.

Nơi ở mới với nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hóa, người dân bản tái định cư Thủy điện Sơn La ở bản Pú Nhuổng, xã Mường Bú (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) có điều kiện phát triển kinh tế, đoàn kết xây dựng cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ. Đến nay, bản Pú Nhuổng đã không còn hộ nghèo.

NIỀM VUI CỦA BẢN TIÊN PHONG

Trò chuyện với chúng tôi, ông Lò Văn Inh - Trưởng bản Pú Nhuổng cho biết: Bản Pú Nhuổng có 42 hộ, với khoảng 200 nhân khẩu. Nơi ở cũ của người dân bản Pú Nhuổng là ở bản Pá Ban, xã Mường Trai (huyện Mường La). Pá Ban nằm trong vùng ngập lòng hồ Thủy điện Sơn La. Đây là một trong những bản tiên phong thực hiện Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La.

Những ngày đầu chuyển đến nơi ở mới, bà con dân bản gặp không ít khó khăn, phải ở tạm trong những lều lán phân tán để dựng nhà cửa. Được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và người dân sở tại trong việc hỗ trợ dựng nhà, dân bản Pú Nhuổng đã nhanh chóng ổn định được nơi ăn, chốn ở.

“Ngay sau khi dựng xong nhà cửa, dân bản chúng tôi lại động viên nhau bắt tay ngay vào sản xuất. Được người dân sở tại nhường đất sản xuất, Nhà nước hỗ trợ cây, con giống, kỹ thuật khuyến nông... bà con trong bản ai cũng phấn khởi, yên tâm “gieo mầm xanh” trên vùng đất mới”, ông Inh kể lại.

Ông Quàng Văn Liêu - người dân bản Pú Nhuổng vui vẻ nói: “Nơi ở mới cái gì cũng mới, cũng tốt. Bản chỉ cách trung tâm xã có 5 cây số, giao thông đi lại dễ dàng, thuận tiện cho thông thương hàng hóa; đất đai cũng màu mỡ hơn. Nơi ở cũ Pá Ban thì không thuận lợi như thế này. Bản nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông cách trở, bà con muốn bán trâu, bò, hay con gà, con vịt cũng phải vất vả đi bộ ra tận chợ huyện”.

“Nhà tôi có 4 nhân khẩu, được Nhà nước cấp cho hơn 1ha đất sản xuất, trong đó có 1.000m2 ruộng nước. Ngoài cấy lúa nước, trồng ngô, sắn trên nương, tôi còn đào ao thả cá, nuôi bò sinh sản, gà... mỗi năm cũng thu gần 100 triệu đồng. Chuyển về nơi ở mới, đời sống, thu nhập của gia đình tôi được nâng lên nhiều so với nơi ở cũ...”, ông Liêu không giấu nổi niềm vui và chia sẻ.

CUỘC SỐNG ẤM NO SUNG TÚC

Dạo một vòng trên con đường nội bản làm bằng bê tông, chúng tôi cảm nhận được sự ấm no, sung túc của người dân nơi đây. Trên nương, vườn là màu xanh của các loại cây ăn quả. Bò, bê... được nuôi nhốt trong chuồng, con nào, con nấy cũng béo tốt...

Khi chúng tôi đến, bà Quàng Thị Lon, ở bản Pú Nhuổng đang cắm cúi cho bò ăn cỏ voi. Chỉ tay vào một con bò cái béo khỏe, bà Lon vui vẻ cho biết: “Con bò này đang chửa, cuối năm nay nó sẽ đẻ cho gia đình tôi một bê con. Nhà tôi nuôi 3 con bò sinh sản từ nhiều năm nay. Mỗi năm, gia đình cũng thu được hơn 20 triệu đồng từ bán bê... Đến nơi ở mới, có điện, có đường,

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 13

có nhà văn hóa, nước sinh hoạt hợp vệ sinh được kéo về tận nhà, dân bản tôi ai cũng vui. Trường học thì ở gần bản nên trẻ con cũng chăm chỉ đến trường hơn... Gia đình tôi đã thoát nghèo đã hơn 2 năm rồi”.

Ông Điêu Văn Minh - Phó chủ tịch UBND xã Mường Bú, cho biết: Từ năm 2005, xã

Mường Bú đã đón 267 hộ dân từ xã Mường Trai trong huyện chuyển về sinh sống tại 6 bản tái định cư tập trung và 1 bản xen ghép. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng cuộc sống cho bà con tái định cư tại nơi ở mới thuận lợi hơn nơi ở cũ, cấp ủy, chính quyền xã

đã tạo mọi điều kiện để người dân sớm ổn định đời sống, sản xuất. “Người dân các bản tái định cư vốn rất cần cù, chịu thương, chịu khó. Khi chuyển đến

nơi ở mới với nhiều điều kiện thuận lợi, bà con đã phấn khởi và tích cực phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Cuộc sống của bà con các bản tái định cư Thủy điện Sơn La giờ đã tốt hơn hẳn so với trước đây”, ông Minh nhấn mạnh.

Với đất sản xuất sẵn có của người dân sở tại nhường lại, bà con các bản tái định cư chỉ việc đầu tư thâm canh. Xã tạo điều kiện cho người dân được vay vốn phát triển sản xuất,

chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, đào ao thả cá, trồng cây ăn quả như: Xoài, nhãn, chanh leo... Ông Điêu Văn Minh - Phó chủ tịch UBND xã Mường Bú.

10. Vì Văn Định. BẢO HIỂM XÃ HỘI GÓP PHẦN THÚC ĐẨY KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH SƠN LA / Vì Văn Định // Trang trại Việt.- Tháng 12/2017.- Số 78.- Tr.82-83.

Sơn La là địa bàn đặc biệt khó khăn cả về trình độ dân trí và điều kiện kinh tế xã hội, nhưng những năm gần đây, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sơn La luôn đạt kết quả cao trong

hoạt động; thiết thực góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trang Trại Việt có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Thành - Giám đốc Bảo hiểm

Xã hội Sơn La về vấn đề này. Được biết, tính đến 31/10/2017, Bảo hiểm Xã hội Sơn La đã đạt được nhiều kết quả đáng

khích lệ. Xin ông cho biết một số kết quả chính mà đơn vị đạt được?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Tính đến hết 31/10/2017 số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La là 1.162.183 người, đạt 100,4% kế hoạch được giao, tăng 69.828 người so với năm 2016. Trong đó số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 62.936

người; tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 2.578 người; tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 49.854 người và tham gia bảo hiểm y tế là 1.162.183 người, đạt 95,39% dân số, vượt 1,09% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Số thu bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự

nguyện tính đến 31/10/2017 là 1.479 tỷ đồng, đạt 88,5% kế hoạch; phấn đấu hết năm 2017 số thu đạt và vượt 1 - 2% kế hoạch giao.

So với cùng kỳ năm 2016, Bảo hiểm Xã hội Sơn La đã giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho 24.710 lượt người, tăng 11.365 lượt người. Quản lý chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho 782 lượt người, với số tiền trên 8,1 tỷ đồng. Điều chỉnh kịp thời lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã

hội theo Nghị định số 47/2017/NĐ-CP và Nghị định số 76/2017/NĐ-CP cho 29.050 đối tượng. Chúng tôi đã chủ động báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thực hiện chính

sách bảo hiểm y tế, quản lý thanh toán bảo hiểm y tế và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình cân đối quỹ khám chữa bệnh tại địa phương. Cùng với Sở Y tế ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế năm 2017...

Công tác cấp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện đúng quy định, quy trình, thủ tục đơn giản, thuận tiện, quyền lợi của người tham gia được bảo đảm; việc

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 14

ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế đã có bước tiến lớn khi thực hiện liên thông dữ liệu.

Toàn đơn vị đã thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế đối với 130 đơn vị, đạt 101,56% kế hoạch Bảo hiểm Xã hội Việt Nam giao. Đã thu hồi 2.663.287.162 đồng tiền nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện đối với 39 đơn vị sử dụng lao động; kịp thời điều chỉnh, thu hồi các khoản chi trợ cấp chế độ bảo hiểm xã hội, chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế sai quy định.

Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện được sự vào cuộc của các cấp, các ngành. Cùng với nhiều tin, bài đăng tải trên các cơ quan truyền thông. Tổ chức tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến từng hộ dân tại các xã, phường, thị trấn, bản, tiểu khu, tổ dân phố, trường học được 160 cuộc, với 11.459 người tham gia.

Bảo hiểm xã hội tỉnh đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc việc cải cách hành chính, tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm Xã hội tỉnh, đảm bảo việc thực hiện các quy định hành chính được công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục.

Ông có thể cho biết những khó khăn vướng mắc trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế cần đặc biệt quan tâm giải quyết?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Khó khăn trong hoạt động Bảo hiểm Xã hội ở Sơn La thì có nhiều. Trước hết phải nói đến việc mở rộng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để phấn đấu đạt mục tiêu Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế. Cụ thể:

+ Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình là những người sinh sống ở các xã vùng I, người Kinh sinh sống ở các xã vùng II, một số gia đình do đang được Nhà nước hỗ trợ đóng hoặc đóng 100% tiền bảo hiểm y tế nên khi bị cắt không tham gia tiếp, trông chờ Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng; một số khác mặc dù ở các khu vực không còn khó khăn, đặc biệt khó khăn nhưng thu nhập từ nông nghiệp thấp nên khó khăn trong việc tham gia bảo hiểm y tế; nhận thức của người dân về quyền và nghĩa vụ hưởng bảo hiểm y tế còn hạn chế, việc tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn chưa thực sự sâu rộng, chính quyền địa phương chưa vào cuộc

+ Học sinh, sinh viên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo Luật Bảo hiểm y tế. Mặc dù vậy, trên địa bàn tỉnh học sinh, sinh viên chủ yếu thuộc các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng, vẫn còn trên 7.000 em chưa tham gia bảo hiểm y tế.

+ Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn cao do một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không còn khả năng thanh toán các khoản nợ, một số không ít doanh nghiệp đã thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

+ Số chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người có tham gia bảo hiểm y tế gia tăng. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan như tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh, thông tuyến huyện, còn có nguyên nhân chủ quan do một số cơ sở khám chữa bệnh chỉ định các dịch vụ kỹ thuật còn chưa thật sự tiết kiệm, quá mức cần thiết, nhất là với các xét nghiệm; chẩn đoán hình ảnh; dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng, y học cổ truyền; tăng số bệnh nhân và ngày điều trị nội trú. Đây chính là một trong các nguyên nhân chủ quan khiến cho nhiều cơ sở khám chữa bệnh có chi phí vượt trần, vượt quỹ lớn dẫn đến quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại địa phương mất khả năng cân đối.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 15

+ Thực hiện thông tuyến khi khám chữa bệnh tuyến huyện, tuyến xã. Do thực trạng việc kết nối liên thông dữ liệu khi đi khám chữa bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh còn hạn chế nên người bệnh có thể đi khám tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh trong cùng ngày mà cán bộ y tế cũng như ngành bảo hiểm xã hội rất khó kiểm soát, dễ gây lãng phí nguồn quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Mục tiêu đặt ra trong thời gian tới của ngành rất lớn, vậy phương hướng trong thời gian tới của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sơn La tập trung vào nhiệm vụ nào?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Để tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, kế hoạch được giao, trong thời gian tới, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sơn La tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, chỉ đạo, kiểm tra sát sao việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trên các mặt công tác đạt mục tiêu: Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đạt 10,1% lực lượng lao động, tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,3% dân số; thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt và vượt 1 - 2% kế hoạch năm; giảm nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế xuống dưới 1,88%; rà soát bàn giao 60% sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; đồng bộ mã số bảo hiểm xã hội đạt 100% để cấp thẻ bảo hiểm y tế; quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội ngăn ngừa vi phạm trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội; tăng cường giám định bảo hiểm y tế, kiểm tra sát sao chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngăn ngừa trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.

Hai là, chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế; tích cực phối hợp với các ngành liên quan trong tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Ba là, tăng cường kiểm tra cơ sở, đôn đốc thực hiện, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn cho cơ sở.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý nghiệp vụ.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách sâu rộng, hiệu quả, kịp thời; có giải pháp hữu hiệu tạo hiệu quả trong tuyên truyền, chú trọng các hình thức tuyên truyền: Đối thoại trực tiếp, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Sáu là, nâng cao năng lực trình độ, ý thức trách nhiệm, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của đội ngũ công chức viên chức. Thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ theo quy trình; phối kết hợp chặt chẽ trong giải quyết công việc giữa các phòng nghiệp vụ, bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố.

Xin cảm ơn ông! 10 tháng đầu năm 2017, Bảo hiểm Xã hội Sơn La đã giám định chi phí khám chữa bệnh

bảo hiểm y tế cho 943.330 lượt người, tăng 172.367 lượt so với cùng kỳ năm 2016, với chi phí từ quỹ bảo hiểm y tế là 657,5 tỷ đồng.

11. Vì Định. ĐÒN BẨY HẠ TẦNG GIÚP MƯỜNG LA TIẾN NHANH TỚI ĐÍCH / Vì Định // Trang trại Việt.- Tháng 12/2017.- Số 78.- Tr.76-77.

Xác định xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã tập trung huy động mọi nguồn lực, tranh thủ sự quan tâm của tỉnh để đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã Mường Bú, rút ngắn thời gian cán đích nông thôn mới.

Ngay khi được chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Mường La, xã Mường Bú đã xác định: Quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ góp

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 16

phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa bàn, tạo động lực để hoàn thành các tiêu chí khác. Chính quyền và nhân dân trong xã đã triển khai rà soát, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, từ đó xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; huy động mọi nguồn lực từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, trạm y tế, trường học, nhà văn hóa...

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, người dân cùng tham gia bàn bạc, trong đó, có những công trình do chính những người dân tham gia tự nguyện đóng góp như: Hiến đất làm đường, góp ngày công, vật liệu xây dựng... tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Từ đầu năm đến nay, xã đã huy động nguồn nội lực cho nông thôn mới đạt trên 19 tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường trạm đều được đầu tư đồng bộ; 43/59km đường giao thông nội đồng liên bản, tiểu khu được cứng hóa, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, vận chuyển hàng hóa của người dân. Cơ sở y tế xã được tu sửa, nâng cấp đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho bà con. 21/30 bản, tiểu khu được công nhận danh hiệu văn hóa... Đến nay, cơ bản xã đã đạt 19/19 tiêu chí về nông thôn mới.

Ông Lèo Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Mường Bú cho biết: Sự chung tay, góp sức của người dân đã làm nên những con đường mới, sạch đẹp. Đến nay, tiêu chí giao thông trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã cơ bản đã hoàn thành. Các công trình hạ tầng thiết yếu như: Trường học, trạm y tế, chợ... cũng được đầu tư xây dựng theo hướng đạt chuẩn.

Theo ông Hợp, bên cạnh việc quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xã Mường Bú cũng chú trọng phát triển nông nghiệp, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu sản xuất. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ được xã chú trọng, thu hút số đông lao động có việc làm.

Đến nay, xã Mường Bú đã cơ bản đạt đủ các tiêu chí về nông thôn mới và là 1 trong 7 xã của tỉnh Sơn La được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Mường Bú cũng là xã đầu tiên của huyện Mường La đạt được kết quả này.

Mường Bú cũng là điểm sáng trong phát triển kinh tế của huyện Mường La. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã hàng năm luôn duy trì ổn định, thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt trên 22 triệu/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,6%, đời sống vật chất tinh thần của người dân trong xã không ngừng được nâng lên.

12. Quốc Định. KINH TẾ TRANG TRẠI LÀM SÁNG THÊM DANH HIỆU NÔNG THÔN MỚI / Quốc Định // Trang trại Việt.- Tháng 12/2017.- Số 78.- Tr.77.

Chiềng Ban là xã đầu tiên của huyện Mai Sơn (Sơn La) đạt chuẩn nông thôn mới. Sau 2 năm đạt chuẩn, chính quyền và người dân không ngừng đoàn kết đẩy mạnh phát triển kinh tế để duy trì, giữ vững danh hiệu đạt được. Trong đó, kinh tế trang trại đã tạo nên sức bật trong kinh tế hộ gia đình, đã có hàng trăm hộ nông dân bứt phá vươn lên làm giàu ngay trên chính quê hương mình.

BẬT DẬY TỪ KINH TẾ TRANG TRẠI

Đến thăm vườn cây ăn quả của ông Hoàng Văn Chất, bản Củ II (Chiềng Ban), khu vườn rộng 4ha đã được bao phủ một màu xanh với hàng trăm cây cam, bưởi, xoài, bơ... Trong số này thì cam, bưởi chuẩn bị cho thu hoạch, cây nào cây nấy quả sai lúc lỉu, trĩu cành.

Ồng Chất kể: Trước đây, mảnh đất này vốn khô cằn, gia đình ông đã trồng cây mía, thế nhưng hiệu quả không cao. Đến năm 2012, ông mạnh dạn đưa cây cam và cây bưởi da xanh vào

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 17

trồng thử nghiệm, vừa trồng vừa học hỏi kỹ thuật chăm sóc... Sau hơn một năm, các cây trồng trong khu vườn của ông bắt đầu cho thu hoạch, sau đó ông tiếp tục trồng thêm xoài, bơ, thanh long... cây phát triển rất tốt. Năm 2014, ông xây dựng hệ thống tưới ẩm nhỏ giọt theo công nghệ Israel để tưới cho 2.400 gốc cam, 300 gốc bưởi và 200 gốc xoài, 500 gốc bơ trên diện tích 4ha của gia đình và đã trở thành mô hình mẫu được đông đảo bà con trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Ông Chất nói rằng, để sử dụng được công nghệ này, đầu tiên phải chuẩn bị được nguồn nước. Ngoài ra, phải nắm bắt được thời kỳ sinh trưởng của cây, có biện pháp chăm sóc phù hợp, kiểm tra bệnh của cây và sử dụng thuốc trị bệnh kịp thời. Hiện nay, cam, bưởi đang bắt đầu thu hoạch, ước tính vụ năm nay đạt khoảng hơn 30 tấn quả, với giá 30 - 35.000 đồng/kg, vụ năm nay ước tính thu lãi cả tỷ đồng, thương lái đến thu mua tại vườn.

Còn ông Đặng Đình Thị, ở bản Hoa Mai (Chiềng Ban) với mô hình nuôi bò nhốt chuồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông Thị chia sẻ, năm 2013, thấy chăn nuôi rất phù hợp với điều kiện ở địa phương, ông đã mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 18 con bò giống về nuôi, kết hợp cải tạo 5.000m2 đất để trồng cỏ, lắp đặt hệ thống tưới ẩm phun mưa cho đồng cỏ và thầu thêm 1ha đất trồng ngô ủ ướp, đảm bảo thức ăn xanh cho đàn bò. Đến nay, đàn bò của ông đã tăng số lượng lên gần 70 con, trung bình mỗi năm xuất chuồng hơn 20 con, trừ cả tri phí cũng lãi trên 300 triệu đồng.

BỨT PHÁ ĐỂ GIỮ VỮNG DANH HIỆU

Ông Hoàng Văn Sương - Phó chủ tịch UBND xã Chiềng Ban, cho biết: Để giữ vững và phát huy kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới, xã đã có nghị quyết về chuyển đổi cây trồng vật nuôi... tiếp tục phối hợp với các tổ chức đoàn thể vận động bà con nhân rộng mô hình kinh tế phù hợp với tiềm năng lợi thế địa phương.

Song song với đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại là công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con.

Nhờ nhân rộng phát triển kinh tế trang trại mà năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn không ngừng tăng lên. Ngoài các nương vườn cây ăn quả, Chiềng Ban còn có thế mạnh về phát triển cây cà phê và chăn nuôi. Những cây trồng, con vật nuôi này đã và đang đánh thức tiềm năng của vùng đất từng một thời là lãnh địa của cái đói, cái nghèo. Hiện toàn xã có 330ha cây ăn quả, 1.200ha cà phê và trên 3.770 con gia súc.

Với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế xã hội, phát huy nội lực về tiềm năng từ đất, cùng sự cần cù, chịu khó của bà con nông dân, Chiềng Ban hôm nay đã hiển hiện những gam màu tươi sáng của no ấm, xứng đáng là xã điểm về nông thôn mới của huyện Mai Sơn.

Trên địa bàn xã Chiềng Ban, hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, kênh mương thủy lợi, cơ sở chế biến nông sản, nhà lớp học, trạm y tế... cũng được tập trung xây dựng và phát triển khá đồng bộ, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chỉ còn 5,8%.

13. Hà Hoàng. CÀ PHÊ SƠN LA MÊNH MÔNG ĐẦU RA NHỜ DOANH NGHIỆP / Hà Hoàng // Trang trại Việt.- Tháng 12/2017.- Số 78.- Tr.84-85.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Sơn La, diện tích trồng cà phê liên tục tăng cả về số lượng và chất lượng. Đó là nhờ chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, người nông dân đã không còn phải lo lắng về tình cảnh sản phẩm làm ra bị ế như trước đây. Phần lớn

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 18

đầu ra của cà phê đã được doanh nghiệp tư nhân Minh Tiến đóng trên địa bàn tỉnh hỗ trợ bao tiêu sản phẩm.

DOANH NGHIỆP ĐỒNG HÀNH

Cây cà phê trồng ở Sơn La đang ngày càng được khẳng định về chất lượng, hiệu quả, thực sự là cây trồng chủ lực, là nguồn thu nhập chính của hàng nghìn hộ dân trên địa bàn. Nhiều

năm trước, lo đầu ra cho hàng nông sản luôn là vấn đề nóng không chỉ trong mỗi gia đình trồng cà phê mà ngay cả trên bàn nghị sự của các cấp quản lý khi vai trò bao tiêu của doanh nghiệp

Nhà nước không còn hiện diện. Thu hút đầu tư để bao tiêu và chế biến sản phẩm, duy trì và phát triển thế mạnh cây mũi

nhọn là mục tiêu tỉnh Sơn La luôn hướng tới. Trong điều kiện ấy, Doanh nghiệp tư nhân Cà phê

Minh Tiến đã kịp thời vào cuộc với vai trò là doanh nghiệp đã từng gắn bó với cây cà phê Sơn La từ nhiều năm qua.

Với mục tiêu hướng sản phẩm cà phê Sơn La đạt chất lượng cao, bền vững, ổn định, rõ nguồn gốc xuất xứ, Doanh nghiệp Minh Tiến đã đồng hành cùng với hơn 3.000 hộ dân trồng cà phê trên địa bàn thành phố Sơn La và 2 huyện Thuận Châu, Mai Sơn. Sự đồng hành của Minh

Tiến đã giúp nhiều hộ dân vượt qua khó khăn, giúp cho cây cà phê ngày càng phát triển, góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Sơn La; góp phần xây dựng thương hiệu Cà phê Sơn La có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước.

Anh Quàng Văn Tươi, bản Nam, xã Hua La, thành phố Sơn La cho hay: “Gia đình tôi trồng 1ha cà phê trên nương, mỗi năm thu hái được hơn 26 tấn cà phê tươi. Hàng năm đều được

Công ty Cà phê Minh Tiến hỗ trợ phân bón, hướng dẫn cách chăm sóc cây cà phê và thu mua bao tiêu sản phẩm đầu ra cho chúng tôi. Khi đến thời điểm thu hái, chúng tôi chỉ cần hái và đóng bao cà phê, rồi gọi điện cho phía doanh nghiệp là họ đưa xe tải vào thu mua tận nơi,

không còn vất vả như trước kia nữa. Tùy theo giá cả thị trường, mỗi năm gia đình tôi lãi hơn 100 triệu đồng”.

NÔNG DÂN TIN CẬY

Theo số liệu thống kê, diện tích cà phê toàn tỉnh Sơn La hiện đạt trên 12.690ha. Trong 9

tháng đầu năm 2017, diện tích cây cà phê tăng thêm 657ha, sản lượng ước đạt 1.931 tấn cà phê

nhân, năng suất cà phê nhân trung bình đạt 1,14 tấn/ha. Diện tích trồng cà phê tập trung chủ yếu

tại trung tâm thành phố và các huyện Mai Sơn, Thuận Châu. Hiện nay, bà con nông dân đã

được các doanh nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong đó có Doanh nghiệp Cà

phê Minh Tiến là chủ lực, hỗ trợ phân bón và bao tiêu sản phẩm đầu ra, nên đã rất yên tâm và

gắn bó với cây cà phê.

Trao đổi với phóng viên Trang trại Việt, ông Nguyễn Văn Trinh, bản Hoa Sơn 1, xã

Chiềng Mai, huyện Mai Sơn cho biết: “Tôi gắn bó với cây cà phê được hơn chục năm nay và đã

có 3ha cà phê cho thu hoạch. Nhờ có Công ty Cà phê Minh Tiến bao tiêu sản phẩm đầu ra, nên

giá cả mấy năm gần đây tương đối ổn định, người dân chúng tôi rất yên tâm không còn lo bị o

ép về giá cả như trước nữa. Mỗi năm tôi thu hoạch được 45 tấn cà phê tươi. Sau khi trừ chi phí,

tôi lãi 300 triệu đồng. Đời sống của gia đình tôi đã khá giả, có của ăn của để là nhờ cây cà phê

và sự bao tiêu sản phẩm của Doanh nghiệp Minh Tiến”.

Ông Nguyễn Vĩnh Đức - Phó giám đốc Chi nhánh Cà phê Sơn La - Công ty Cà phê Minh

Tiến (Hà Nội) chia sẻ: “Công ty chúng tôi luôn cố gắng để bao tiêu sản phẩm cho người dân ở

mức tốt nhất với giá cả thỏa thuận. Những yêu cầu hỗ trợ về kỹ thuật, vật tư nông nghiệp,

phương tiện vận chuyển... của người dân luôn được chúng tôi sẵn sàng đáp ứng. Minh Tiến

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 19

mong muốn được là bạn đồng hành với người trồng cà phê ở Sơn La để xây dựng cà phê Sơn

La thành một lợi thế của tỉnh nhà”.

14. Vì Định. NÔNG DÂN PHÙ YÊN HIẾN ĐẤT TẠO SỨC BẬT NÔNG THÔN MỚI / Vì Định // Trang trại Việt.- Tháng 12/2017.- Số 78.- Tr.74-75.

“Hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hàng chục hộ dân ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên (Sơn La) đã tự nguyện hiến hàng trăm mét vuông đất xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông... góp phần làm cho bộ mặt nông thôn mới của xã ngày càng khang trang, sạch đẹp”. Đó là lời chia sẻ của ông Đào Văn Nguyên - Chủ tịch UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La!

HIẾN HÀNG NGHÌN M2 ĐẤT

Chúng tôi có dịp về xã Gia Phù, đường bây giờ không còn chật hẹp, lầy lội vào mùa mưa như trước nữa. Ngày nay, con đường về xã đã được mở rộng, trải bê tông bằng phẳng, thuận lợi cho việc đi lại của hàng ngàn hộ dân. Hai bên đường là những ngôi nhà sàn khang trang, kiên cố của đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Dao... xen lẫn các hàng quán kinh doanh dịch vụ tấp nập người ra vào.

Ông Đinh Xuân Yệt - Chủ tịch UBND xã, cho biết: Trước đây, Gia Phù là xã nghèo của huyện, đời sống nhân dân nhiều khó khăn. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai tại xã như một luồng gió mới đến với chúng tôi. Nhiều nông dân tự nguyện hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông... rất đáng khen ngợi. Nhờ vậy mà nhiều tuyến đường, nhà văn hóa... được mở rộng, xây mới khang trang.

Là người đầu tiên trong bản tự nguyện hiến 540m2 đất làm nhà văn hóa, ông Bạc Cầm Tiên, ở bản Lìn (Gia Phù) chia sẻ: “Từ lâu bản không có nhà văn hóa. Năm 2014, khi có chính sách hỗ trợ làm nhà văn hóa của Nhà nước mà cả bản không tìm đâu ra mặt bằng để xây dựng. Nhận thấy 1.000m2 đất ruộng của nhà mình rất hợp để xây dựng nhà văn hóa, tôi đã bàn với vợ và quyết định hiến một nửa diện tích đất ruộng làm nhà văn hóa của bản. Tôi bảo với gia đình rằng: “Mình còn sức khỏe, mình còn làm ra được tiền của, không lo đói nghèo đâu. Nông thôn mới sẽ giúp mình xóa nghèo và làm giàu tốt hơn”.

Còn ông Đinh Văn Tuấn, ở bản Lá cũng tình nguyện hiến 553m2 đất vườn làm đường giao thông nông thôn. Ông Tuấn bảo: “Bà con trong bản ai cũng muốn có đường bê tông để thay thế đường đất. Khi có chủ trương Nhà nước hỗ trợ xi măng làm đường bê tông vào bản, con đường đi qua đất vườn nhà tôi. Tôi đã tình nguyện hiến 553m2 đất vườn để làm đường vào bản. Giờ thấy con đường vào bản vừa to vừa rộng bà con dân bản ai cũng phấn khởi”.

Được biết, ngay khi phong trào xây dựng nông thôn mới trong xã được phát động, đã có hàng trăm hộ nông dân tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công... Nhờ đó, cơ sở hạ tầng đến nay cơ bản đã hoàn thiện, tạo khớp nối giao thông với các xã, bản... góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới quê nhà.

CHUẨN BỊ CÁN ĐÍCH NÔNG THÔN MỚI

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Gia Phù đoàn kết, chung sức chung lòng với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đều được giải đáp thỏa đáng, Nhà nước hỗ trợ còn người dân đóng góp ngày công, đất đai, vật liệu. Nhờ vậy đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động làm đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình phúc lợi... giúp cho bộ mặt của xã ngày càng khang trang sạch đẹp.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 20

Cùng với việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, xã Gia Phù còn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng lợi thế ở địa phương, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, trồng cây ăn quả trên vùng đất dốc như xoài, nhãn, thâm canh lúa nước, rau xanh... nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo ông Yệt, chính vì ứng dụng những mô hình sản xuất mới đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp cho bà con, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững. Đến nay thu nhập bình quân của xã tăng lên 26 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,3% (nghèo đa chiều).

Theo thống kê, vốn huy động xây dựng nông thôn mới của xã đạt trên 63 tỷ đồng, nhân dân tham gia đóng góp vật liệu xây dựng và ngày công trị giá trên 4 tỷ 218 triệu đồng, hiến trên 14.146m2 đất để hoàn thành 19km đường giao thông. 15/15 bản có nhà văn hóa được xây dựng kiên cố. Tỷ lệ lao động có việc làm đạt 92,8%. Hiện xã đang tiếp tục đầu tư sửa chữa, xây mới trường lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.

Xã đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đang tiếp tục hoàn thiện nốt một số cơ sở hạ tầng để phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2017.

Cũng xem: 15. Vì Định. SỨC BẬT TỪ PHONG TRÀO HIẾN ĐẤT/ Vì Định // Nông thôn ngày nay.- Ngày 29/12/2017.- Số 311.- Tr.12.

16. Văn Chiến. NÔNG DÂN SƠN LA ÔM “GÁNH NẶNG” CAO SU / Văn Chiến // Nông thôn ngày nay.- Ngày 20/12/2017.- Số 303.- Tr.10-11.

Khoảng 10 năm trước, với hy vọng được đổi đời, hàng nghìn hộ dân ở Sơn La đã góp đất trồng cây cao su. Cây cao su ở đây từng được coi là “tài sản Quốc gia”, là “vàng trắng” (do các công ty cao su tự đánh giá), nay đã trở thành một gánh nặng thực sự cho người nông dân khi họ bỏ không được, để thì không... ra tiền.

RỜI QUÊ ĐI LÀM THUÊ VÌ CÂY CAO SU

Trò chuyện với phóng viên, bà Cà Thị Muôn - dân bản Ca (xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) thở dài, nói: Dân bản Ca chúng tôi đang sống dở, chết dở bởi cây cao su. Trước đây, khi cán bộ tuyên truyền, vận động người dân góp đất trồng cao su, đã hứa hẹn rất nhiều. Nào là cây cao su sẽ giúp dân bản xóa đói giảm nghèo. Nào là “vàng trắng” sẽ mang lại cuộc sống ấm no, tốt đẹp hơn cho người dân. Chỉ khoảng 6 - 7 năm sau khi trồng, cây cao su sẽ cho mủ... Tin tưởng vào điều đó, nhiều người dân đã góp đất trồng, nhà nào nhiều thì vài hécta, nhà ít cũng mấy nghìn mét vuông.

“Riêng gia đình tôi góp hơn 8.000m2. Những năm đầu trồng cao su, chúng tôi còn có việc làm, thu nhập tuy không cao nhưng cũng có thể gắng gượng được. Từ năm 2010, cây cao su khép tán, đồng nghĩa với việc làm cũng ít đi. Mỗi năm, tôi chỉ được Công ty Cổ phần Cao su Sơn La thuê làm 2 - 3 buổi nên hầu như không có thu nhập từ cao su. Thiếu đất sản xuất, các con tôi phải xuống Hà Nội làm thuê, làm mướn” - bà Muôn buồn rầu nói thêm.

Ngồi cạnh mẹ, chị Cà Thị Xuân (con gái bà Muôn) nói chen vào: Vì không đủ lha nên gia đình tôi không ai được tuyển làm công nhân Công ty Cổ phần Cao su Sơn La. Với mảnh nương hơn 8.000m2, khi chưa giao đất cho công ty, gia đình tôi trồng ngô, sắn, mỗi năm cũng thu được gần 20 triệu đồng. Giờ cả gia đình 5 - 6 miệng ăn, nếu chỉ trông chờ vào tí ruộng nước thì khó sống lắm. Vì vậy, chồng tôi phải đi làm thuê tận dưới Hà Nội. Rất nhiều người dân ở bản cũng đi làm thuê, làm mướn như chồng tôi...

Ông Cà Văn Lả ở bản Đúc, xã Chiềng Khoang, góp hơn 6ha trồng cao su, cho biết: “Nếu số đất ấy mà đem trồng sắn thì mỗi năm tôi cũng thu trên dưới 100 triệu đồng. Các con tôi ở xa,

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 21

vợ chồng già cả nên không có ai đi làm công nhân cho công ty. Từ khi góp đất, 7 - 8 năm nay chúng tôi dài cổ mong ngóng cây cao su cho mủ nhưng vẫn chưa được một đồng sản phẩm nào... Dân bản tôi giờ đã hết hy vọng vào sự đổi đời từ cao su rồi. Nhưng đất thì đã góp, giờ không biết phải làm thế nào để sống tiếp...”.

LƯƠNG CHỈ 700.000 ĐỒNG/THÁNG, NHIỀU NGƯỜI BỎ VIỆC

Theo quy định của Công ty Cổ phần Cao su Sơn La, gia đình nào góp từ 1ha đất trở lên thì được một suất làm công nhân của công ty; còn dưới lha thì chỉ được hưởng lợi tức theo thỏa thuận. Mà mức lợi tức ấy dù rất mù mờ nhưng cũng chỉ được tính khi diện tích cao su đi vào khai thác mủ.

Ông Lò Văn Chơi - Chủ tịch UBND xã Chiềng Khoang, cho biết: Chiềng Khoang là xã đầu tiên của huyện Quỳnh Nhai thực hiện góp đất trồng cây cao su vào năm 2007. Toàn xã có 12 bản góp đất, với diện tích lên đến hơn 450ha. Đến thời điểm này đã có gần l00ha cho khai thác mủ. Tuy nhiên, sản lượng mủ không đạt như mong muốn. Nhiều người làm công nhân cho công ty không thể trang trải cuộc sống hàng ngày vì thu nhập quá thấp...

Anh Lường Văn Oai (bản Nà Pát, xã Chiềng Khoang), cho hay: Năm 2007, gia đình tôi góp l,2ha đất trồng cao su nên được nhận vào làm công nhân cho công ty. Trồng cao su vất vả hơn nhiều so với trồng ngô, sắn. Nếu thu nhập chỉ dừng lại mức như hiện nay thì thấp hơn trồng sắn rất nhiều.

Đầu năm 2017, anh Oai được giao khai thác mủ từ 250 cây cao su. Cứ 3 ngày anh lại cạo mủ một lần. Mỗi lần đi cạo phải dậy rất sớm. Mới 4 giờ sáng, anh đã phải lọ mọ đi cạo mủ mà lượng mủ thu được chỉ đạt 20 - 30kg/lần, đem cân cho công ty với giá dao động từ 3.000 - 4.500 đồng/kg.

“Bình quân mỗi tháng tôi có thu nhập khoảng 700.000 đồng. Cứ đà này, có lẽ tôi phải nghỉ làm công nhân. Nhiều người dân trong bản đã thôi không làm công nhân rồi. Tôi đang băn khoăn, bởi nếu bỏ thì sẽ mất tất cả, nhưng nếu cứ “ôm” lấy với khoản thu nhập 700.000 đồng thì không thể trang trải cuộc sống hàng ngày cho 4 miệng ăn trong gia đình được...” - anh Oai bảo vậy.

Ông Lò Văn Chơi - Chủ tịch UBND xã Chiềng Khoang, cho biết: Chiềng Khoang là xã đầu tiên của huyện Quỳnh Nhai thực hiện việc góp đất trồng cây cao su vào năm 2007. Toàn xã có 12 bản góp đất, với diện tích lên đến hơn 450ha. Khi ký hợp đồng, người dân góp đất trồng cao su được công ty hứa hẹn sẽ trả 10% sản phẩm khi cạo mủ. Người dân đã góp rất nhiều đất để trồng cao su, còn rất ít đất sản xuất nên chỉ trông ngóng vườn cao su cho mủ bán, lấy tiền chi phí sinh hoạt...

17. Anh Thư. SƠN LA: HƠN 8.600 HỘ TRỒNG MÍA KÝ KẾT VỚI DOANH NGHIỆP / Anh Thư // Nông thôn ngày nay.- Ngày 20/12/2017.- Số 303.- Tr.10.

Theo Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La, trong vụ sản xuất 2017 - 2018, hơn 8.600 hộ nông dân đã ký hợp đồng sản xuất với công ty. Năm nay diện tích mía nguyên liệu tiếp tục được mở rộng đến một số xã của huyện Bắc Yên, Mường La, Thuận Châu, nâng tổng diện tích vùng nguyên liệu lên gần 8.000ha, tăng 1.700ha so với vụ trước.

Để phát triển vùng nguyên liệu ổn định, bền vững, công ty đã thực hiện các giải pháp liên kết chặt chẽ với người trồng mía. Theo đó, đã triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, như: Cung ứng trả chậm giống mía, phân bón, hỗ trợ làm đất trồng mía, lựa chọn những giống mía phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, phân công cán bộ kỹ thuật hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đưa cơ giới hóa vào việc làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 22

18. Ngọc Mai. CHỢ TIỀN TỶ VẮNG TANH, TIỂU THƯƠNG RA ĐƯỜNG BUÔN BÁN / Ngọc Mai // Nông thôn ngày nay.- Ngày 21/12/2017.- Số 304.- Tr.6.

Đó là thực tế đang diễn ra ở chợ đầu mối xã Chiềng Cọ (thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La). Được biết trước đây, trên địa bàn xã chưa có chợ nên người dân muốn trao đổi hàng hóa

thì phải đi xa, xuống tận thành phố Sơn La, hoặc hình thành những điểm mua bán nhỏ lẻ trong các bản sâu. Để đáp ứng niềm mong đợi của người dân, UBND thành phố Sơn La đã đầu tư xây dựng chợ, với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Công trình có tổng diện tích hơn 2.500m2 gồm nhà chợ chính, nhà ban quản lý và các hạng mục phụ trợ.

Tuy nhiên sau khi chợ được đưa vào sử dụng gần 3 năm nay (từ tháng 1/2015), chỉ có một vài tiểu thương vào bán hàng tại các buổi họp chợ phiên. Còn ngày thường chợ vắng tanh, nhiều khu vực trong chợ cỏ mọc um tùm, người dân tận dụng sân chợ làm nơi phơi nông sản...

Người dân không những không vào chợ họp mà còn tự ý dạt ra lề đường Quốc lộ 6, chỉ cách khu vực chợ chưa đầy mấy chục mét để bày bán hàng. Vì thế diễn ra tình trạng một số hộ kinh doanh lấn chiếm hành lang Quốc lộ 6, mặc dù có biển cấm họp chợ.

Chị Cà Thị Mai - một người bán hàng tại khu vực ngã ba cổng chợ, cho biết: “Vào chợ không bán được hàng vì không có ai vào mua. Khách chủ yếu mua hàng bán ở các hàng quán ngoài đường, họ ngại vào trong chợ. Biết là ngồi bán hàng ven Quốc lộ 6 thì bụi bặm, nắng nôi và không an toàn, nhưng để bán được hàng thì cứ liều ngồi bán thôi”. Cùng suy nghĩ với chị Mai, hàng chục người dân vẫn ngang nhiên ra bên hành lang quốc lộ bán hàng, bất chấp nơi đây đã có biển thông báo cấm họp chợ. Thậm chí, mấy năm gần đây đã có không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra ở khu vực này.

Ông Cà Văn Long - Phó chủ tịch UBND xã Chiềng Cọ cho rằng khai thác chợ chưa hiệu quả phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân, trong đó phần nhiều là do ý thức người dân. Theo ông Long, xã đã treo biển cấm họp chợ ở khu vực ngã ba, ven Quốc lộ 6 và cũng đã tuyên truyền cho người dân chuyển vào trong chợ buôn bán nhưng rất ít hộ vào chợ. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung tuyên truyền cao hơn để người dân chấp hành nghiêm Luật Giao thông, đảm bảo an toàn khi họp chợ và khai thác hiệu quả hơn chợ Chiềng Cọ” - ông Long nhấn mạnh.

19. PV. TRƯỜNG MẦM NON NGỌC LINH / PV // Tạp chí Bảo hiểm xã hội.- Tháng 12/2017.- Kỳ 2.- Số 336.- Tr.42.

Trường Mầm non Ngọc Linh là loại hình trường ngoài công lập thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Tùng, được thành lập theo Quyết định số 257/QĐ-UBND ngày 23/7/2001 của Chủ tịch UBND thành phố Sơn La, chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý trẻ em trong độ tuổi từ 24 tháng đến 05 tuổi trên địa bàn thành phố. Sau 03 năm hoạt động, tháng 5/2004 nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bằng công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (Giai đoạn 2001 - 2005). Tháng 02/2012, nhà trường tiếp tục vinh dự được UBND tỉnh Sơn La cấp Bằng công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 - là đơn vị trường học đầu tiên trong toàn tỉnh và là trường ngoài công lập duy nhất của các tỉnh miền núi phía Bắc đạt danh hiệu Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Với những nỗ lực không ngừng trong duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, ngày 15/5/2017 nhà trường tiếp tục lần thứ 2 được UBND tỉnh Sơn La ra Quyết định số 1209/QĐ-UBND công nhận và cấp Bằng công nhận là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

Trường Mầm non Ngọc Linh có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm tốt, tâm huyết, yêu nghề, nhiệt thành với sự nghiệp giáo dục, cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại theo tiêu chuẩn dành cho trường mầm

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 23

non quốc gia. Nhà trường có khuôn viên rộng rãi với tổng số 18 phòng, trong đó 15 phòng học, 3 phòng chức năng (phòng đa chức năng, phòng máy tính Kidsmart và phòng thể chất). Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ luôn được nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để những mầm non, chủ nhân tương lai của đất nước có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Để ghi nhận những đóng góp của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Ngọc Linh cho sự nghiệp giáo dục mầm non nói chung cũng như của tỉnh Sơn La nói riêng, trường đã vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La tặng thưởng Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc liên tục các năm từ 2012 đến 2016. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2011 - 2012), Bằng khen của UBND tỉnh Sơn La (2014 - 2015); Cờ dẫn đầu phong trào thi đua của UBND tỉnh Sơn La (2015 - 2016).

20. Quốc Định. NÔNG DÂN “BỨT PHÁ” THÀNH TỶ PHÚ NHỜ NUÔI BÒ SỮA / Quốc Định // Trang trại Việt.- Tháng 12/2017.- Số 78.- Tr.79.

Trải qua nhiều thăng trầm trong chăn nuôi bò, ông Bùi Duy Minh ở Tiểu khu Cơ quan (thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La) đã vươn lên, trở thành một trong những hộ nuôi bò sữa có thu nhập tiền tỷ, khiến nhiều người ngưỡng mộ.

“CƠ DUYÊN” VỚI NGHỀ NUÔI BÒ

Dẫn chúng tôi đi thăm khu chuồng trại chăn nuôi bò được xây dựng bài bản, ông Minh chia sẻ: “Trước khi nuôi bò sữa, tôi làm công nhân Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu nên hiểu rõ về nghề chăn nuôi bò sữa”.

Năm 1990, ông Minh nhận khoán 5 con bò sữa về nuôi và nhận thêm 2ha đất trồng cỏ từ công ty. Thời gian đầu, gia đình ông gặp không ít khó khăn về kỹ thuật chăn nuôi, cách thiết kế chuồng trại, nhân giống. Nhưng không nản chí, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, đồng thời tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, ông Minh đã nắm vững kiến thức chăm sóc, phát triển đàn bò sữa.

Năm 2015, ông quyết định mở rộng quy mô chuồng trại, kết hợp với xây dựng hệ thống xử lý chất thải bằng công nghệ máy móc như: Máy ép phân, bể lắng, lọc nước thải... Chất thải từ bò sữa qua hệ thống xử lý đều trở thành phân hữu cơ, quay vòng trở lại làm phân bón cho đồng cỏ.

Kể từ thời điểm thử nghiệm chăn nuôi bò sữa đến nay, số lượng đàn bò của ông đã tăng lên 82 con, trong đó có 39 con bò vắt sữa; bình quân mỗi con bò cho khai thác từ 20 - 25 lít sữa/ngày. Mỗi ngày gia đình ông Minh xuất bán hơn 75 tạ sữa cho Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu. Trung bình mỗi năm đàn bò gia đình ông cho thu trên 270 tấn sữa, với giá bán hiện nay gần 13.000 đồng/lít sữa tươi, thu về tiền tỷ mỗi năm.

BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò sữa, ông Minh cho hay: “Giống bò sữa chỉ ưa dùng một số loại thức ăn là cỏ VA06, ngô ủ ướp, cỏ tươi... Nhưng muốn bò cho sản lượng sữa cao nhất, chất lượng tốt nhất thì thức ăn phải đủ dinh dưỡng bao gồm cả thức ăn xanh, thức ăn khô và tinh bột... Chuồng trại phải luôn thoáng mát, sạch sẽ. Đặc biệt là người nuôi cần chọn con giống tốt và tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ tiêm phòng dịch bệnh”.

Ông Minh cho biết thêm: Hiện nay, nhờ có công nghệ ủ ướp cây ngô làm nguồn thức ăn quanh năm cho bò nên không sợ đàn bò bị đói. Nhờ hệ thống vắt sữa đã sử dụng hoàn toàn bằng máy móc, vừa bảo đảm vệ sinh, vừa tăng thêm lượng sữa mà lại phòng tránh được bệnh cho bò và giảm chi phí trong sản xuất.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 24

Theo các hộ chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, nghề nuôi bò sữa hiện nay không chỉ mang lại thu nhập cao và ổn định cho nông dân nuôi bò mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập trên 1 đơn vị đất sản xuất cho hàng ngàn hộ nông dân khác ở Sơn La.

21. Vì Định. ĐƯA SẢN PHẨM SỮA CHẤT LƯỢNG ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG / Vì Định // Trang trại Việt.- Tháng 12/2017.- Số 78.- Tr.80-81.

Với mục tiêu mang đến những sản phẩm dinh dưỡng, chất lượng tốt nhất đến với người tiêu dùng, nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu đã thực hiện quy trình sản xuất theo một chuỗi khép kín, nâng cao chất lượng, sản phẩm sạch, an toàn “từ đồng cỏ đến bàn ăn”.

CÔNG NGHỆ TẠO NÊN CHẤT LƯỢNG

Có mặt tại Nhà máy chế biến sữa thuộc Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, chúng tôi cảm nhận rõ không khí làm việc hăng say và khẩn trương ở nơi đây. Những công nhân kỹ thuật chăm chú quan sát điều khiển hệ thống dây chuyền tự động chế biến sữa. Còn nhóm nữ công nhân trẻ thì đang thoăn thoắt xếp những hộp sữa thành phẩm vào thùng... Tất cả các quy trình sản xuất sữa tại nhà máy đều theo một dây chuyền với thiết bị hiện đại, tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm.

Ông Phạm Hải Nam, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, cho biết: Hiện nay, công ty có tổng đàn là 23.066 con bò, bê được nuôi ở 658 hộ chăn nuôi. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty luôn thực hiện sản xuất theo chuỗi khép kín, từ khâu chăn nuôi tạo nguồn sữa nguyên liệu đến khâu chế biến ra các sản phẩm sữa và xuất ra thị trường tiêu dùng. Sau đó các lợi nhuận thu được, lại được công ty đầu tư trở lại cho chăn nuôi bò sữa, tạo chuỗi liên kết chặt chẽ, phát triển bền vững.

Theo ông Nam, để nâng cao chất lượng, sữa bò phải được làm ngay từ khâu chọn con giống, chăm sóc cho bò sữa. Một trong những khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa bò chính là khẩu phần ăn cho bò trong thời gian cho sữa, nó quyết định đến khả năng tiết sữa. Khẩu phần này phải đảm bảo chất lượng, đủ dinh dưỡng được tổng hợp từ nhiều loại thức ăn như: Thức ăn tinh, xanh, ủ ướp... Từ khâu chăn nuôi tạo vùng sản xuất sữa nguyên liệu đến khâu chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý nguồn gốc đàn bò, vệ sinh chăn nuôi thú y, sản xuất thức ăn, vệ sinh khai thác sữa... đều tuân thủ quy định theo tiêu chuẩn VietGap.

TRAO CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM TỐT NHẤT

Để sản phẩm sữa có chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng, nguồn gốc sữa đều được công ty kiểm duyệt chặt chẽ, giám sát thường xuyên, kiểm tra sữa tươi nguyên liệu trực tiếp tại các hộ gia đình. Chính vì vậy khâu kiểm duyệt luôn đảm bảo tiêu chuẩn nguyên liệu khi đưa về nhà máy.

Bên cạnh đó, mỗi năm Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu phối hợp với các cơ quan kiểm định, tổ chức đánh giá chất lượng công tác chăn nuôi ở các hộ. Đồng thời, thường xuyên hỗ trợ các hộ gia đình về công tác khuyến nông, tư vấn dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ thức ăn và chính sách thưởng các hộ sản xuất ra sữa có chất lượng tốt. Sữa tươi từ hộ nuôi bò sữa sau khi vắt được nhanh chóng đưa đến các trạm thu mua để đảm bảo thời gian từ lúc sữa được vắt ra ngoài đến lúc được chứa trong hệ thống bảo quản lạnh không quá 1 giờ đồng hồ. Trạm thu mua sữa được đặt tại các khu vực có đông hộ nuôi bò sữa, thuận tiện cho bà con chuyên chở sữa tươi, đảm bảo được thời gian bảo quản sữa.

Tại trạm thu mua, cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy sẽ kiểm tra chất lượng sữa nguyên liệu tại chỗ, xem có đạt tiêu chuẩn hay không? Nếu trường hợp sữa tạp hoặc của cá thể bò bị ốm thì ngay lập tức dừng thu mua. Sữa đạt yêu cầu sẽ được đưa vào bảo quản lạnh tại trạm thu mua từ 20°C - 40°C rồi chở về nhà máy ngay trong ngày.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 25

Do đó, để sữa đạt chất lượng, bò của hộ nuôi cần được chăm sóc đúng kỹ thuật, khẩu phần đầy đủ, đúng phương pháp, sức khỏe tốt, chuồng trại sạch sẽ thoáng mát và áp dụng đúng

kỹ thuật quy trình khai thác sữa. Hiện nay việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa không chỉ giúp người dân làm giàu mà

còn thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Thực tế cho thấy ngành chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu đang tạo ra chuỗi liên kết giữa người chăn nuôi với nông dân trồng trọt, cụ thể như mở rộng vùng thu mua sản phẩm ngô, cỏ cho nhiều hộ nông dân, làm nguồn thức ăn cho bò sữa,

góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động địa phương.

22. Văn Chiến. MẦM XANH VƯƠN LÊN NƠI RỐN LŨ / Văn Chiến, Hà Hoàng // Trang

trại Việt.- Tháng 12/2017.- Số 78.- Tr.72-73.

Sau 4 tháng xảy ra trận lũ quét kinh hoàng ở Mường La (Sơn La), chúng tôi có dịp trở lại và cảm nhận được sự hồi sinh mạnh mẽ ở nơi rốn lũ này. Trên nhiều khu đất nương bạc màu trước đây trồng ngô, sắn năng suất thấp giờ phủ màu xanh ngút ngàn của

cây ăn quả... Nông thôn mới vẫn đang hiển hiện và phát triển trên mảnh đất tưởng như hoang tàn sau lũ này.

“AN CƯ ĐỂ LẠC NGHIỆP”

Trao đổi với Trang trại Việt, ông Nguyễn Thành Công - Bí thư Huyện ủy Mường La, cho biết: Trận đại hồng thủy xảy ra rạng sáng ngày 03/8 vừa qua đã khiến huyện nghèo Mường La chồng chất khó khăn. Cơn lũ không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng chục con người mà còn

biến nhiều bản làng yên bình thành bãi đá ngổn ngang chỉ sau một đêm. Gần 600 ngôi nhà bị thiệt hại do mưa lũ, trong đó 175 nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, 174 nhà hỏng nặng phải di chuyển.

Nhiều tuyến đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, cây cối hoa màu, gia súc, gia cầm... bị hư hỏng, cuốn trôi bởi nước lũ. Tổng thiệt hại do cơn lũ đó gây ra trên địa bàn huyện Mường La lên đến hơn 700 tỷ đồng.

Ngay sau khi lũ tan, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy mà trực tiếp là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy - Hoàng Văn Chất, huyện Mường La đã huy động tổng lực, khẩn trương thực hiện hàng loạt nhiệm vụ trọng tâm với quyết tâm khắc phục hậu quả của mưa lũ sớm nhất có thể. Một

trong những phương châm của huyện là không để người dân vùng lũ phải đói, rét. Những thùng hàng cứu trợ nhanh chóng được các lực lượng: Công an, bộ đội, dân quân tự vệ, cán bộ các

phòng ban chuyên môn của huyện... chuyển vào vùng lũ trong điều kiện đi lại khó khăn, vất vả, phải đu dây, lội suối, hành quân bộ...

“Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước; sự chung tay, giúp sức, sẻ chia của các bộ,

ngành Trung ương, các tỉnh bạn; sự nỗ lực vươn lên của cấp ủy, chính quyền và người dân vùng rốn lũ, Mường La đã kiên cường trỗi dậy. Đến nay, huyện Mường La cơ bản hoàn thành việc

dựng nhà tại các điểm tái định cư cho gần 200 hộ dân bị mất trắng nhà cửa, tài sản sau mưa lũ...”, ông Công nhấn mạnh.

Từ thị trấn Ít Ong dọc theo suối Nậm Păm, chúng tôi đến xã Nậm Păm - địa phương bị

thiệt hại nặng nề nhất huyện Mường La sau cơn lũ khủng sáng ngày 03/8. Đường vào Nậm Păm đã dễ đi hơn rất nhiều so với những ngày đầu xảy ra lũ quét. Nền đường rộng rãi, cao so với mặt

suối từ 5 - 7m, không còn gồ ghề, lổn nhổn đá các loại. Những đống đá ngổn ngang bên đường đã được dọn dẹp sạch sẽ.

Mới đây thôi, bản Hua Nặm, xã Nậm Păm còn xơ xác, hoang tàn, ngổn ngang là đá và gỗ

lạt, rác thải các loại. Hua Nặm giờ thay đổi hoàn toàn so với những ngày sau lũ. Bản tái định cư

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 26

Hua Nặm nằm ven tỉnh lộ 109, trên bãi đất bằng phẳng. 35 ngôi nhà tiền chế làm bằng khung thép, lợp mái tôn, trần nhựa, nền nhà đổ bê tông tương ứng với 35 gia đình có nhà bị nước lũ

cuốn trôi hoàn toàn. Hơn 30 gia đình có nhà bị sập đổ cũng được huyện bố trí nền nhà, hỗ trợ dựng lại nhà cửa...

Trong ngôi nhà tiền chế mới dựng, anh Quàng Văn Phỏng, dân bản Hua Nặm, xúc động nói: Gia đình tôi mất tất cả nhà cửa, tài sản trong cơn lũ. Sau lũ, gia đình tôi phải ở nhờ nhà người thân. Cũng may có sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, các nhà hảo tâm, dân bản tôi không phải chịu cảnh đói rét sau lũ. Giờ được Nhà nước dựng nhà, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, chúng tôi cũng cảm thấy ấm lòng, “an cư lạc nghiệp”, quyết tâm xây dựng bản làng giàu đẹp hơn trước...

LO SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN VÙNG LŨ

Ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch UBND huyện Mường La, cho hay: Cùng với việc khẩn trương dựng nhà, sớm ổn định chỗ ở cho người dân vùng lũ, huyện Mường La đặc biệt quan tâm tới sinh kế lâu dài cho bà con. Trong thời gian chờ khôi phục lại đất sản xuất bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, huyện Mường La thực hiện hỗ trợ đời sống cho những gia đình bị mất hoàn toàn nhà cửa, tài sản trong vòng một năm.

“Với những diện tích đất sản xuất bị ảnh hưởng do mưa lũ, nơi nào có thể khôi phục lại được chúng tôi sẽ cố gắng khôi phục để có đất chia cho bà con sản xuất. Huyện đang thực hiện dự án thanh thải lòng suối Nậm Păm. Sau khi hoàn thành cũng có thể khôi phục được hơn 50ha đất sản xuất...”, ông Thành thông tin.

Để người dân vùng lũ sớm có sản phẩm, thu nhập, huyện Mường La đã triển khai hỗ trợ bà con trồng cây ăn quả các loại: Xoài, bưởi da xanh, nhãn... Trong tổng số gần 150ha cây ăn quả được triển khai cho người dân 15 bản, thuộc xã Nậm Păm và thị trấn Ít Ong, có 2ha bưởi da xanh do báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Hiệp hội hóa chất nông nghiệp Thành phố Hà Nội hỗ trợ...

Các loại cây ăn quả trên đều đã khẳng định được hiệu quả kinh tế khi trồng tại các huyện: Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã... của tỉnh Sơn La. Tại huyện Mường La mà cụ thể là ở Nậm Păm hay thị trấn Ít Ong, khí hậu cũng khá phù hợp đối với các loại cây ăn quả này.

Chị Lò Thị Thơm ở bản Hốc, xã Nậm Păm kể: Cơn lũ xảy ra rạng sáng ngày 03/8/2017 thật dữ dội, ập xuống bản Hốc, cuốn trôi 59 nhà, làm sập đổ 20 nhà, trong đó có nhà chị Thơm. Khi lũ về, chị Thơm chỉ kịp bế con chạy lên đồi...

“Được Nhà nước hỗ trợ trồng cây ăn quả, tôi và bà con trong bản rất phấn khởi. Gia đình tôi trồng được 80 cây xoài. Từ khi trồng xong đến giờ, ngày nào chúng tôi cũng lên nương chăm sóc, làm cỏ cho xoài. Nhờ đó, cả nương xoài của gia đình tôi và bà con trong bản phát triển tươi tốt. Ngày chúng tôi thu trái ngọt sẽ không còn xa nữa. Chúng tôi lại chung tay làm nông thôn mới và nông thôn mới sẽ giúp chúng tôi khôi phục cuộc sống tốt hơn...”, chị Thơm phấn khởi nói.

“Thành quả là trên 90% diện tích xoài, bưởi da xanh, nhãn đã trồng, đang phát triển xanh tốt tại vùng lũ. Người dân vùng lũ rất phấn khởi, tích cực chăm sóc diện tích cây ăn quả của gia đình mình. Vì trồng cây ăn quả đã lưu vườn trên 2 năm nên người dân vùng lũ sẽ sớm có thu nhập…”. Ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch UBND huyện Mường La.

23. Đức Thịnh. BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH SƠN LA HỦY NỔ AN TOÀN BOM TỒN SÓT SAU CHIẾN TRANH / Đức Thịnh // Quân khu 2.- Ngày 21/12/2017.- Số 973.- Tr.6.

Lực lượng Công binh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La vừa tiến hành hủy nổ thành công quả bom phá 750 bảng Anh còn sót lại sau chiến tranh.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 27

Trước đó, thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại các khu vực dân sinh và công trình trọng điểm, Đội vật cản số 2, Công ty Cổ phần Phát triển đô thị, Tổng Công ty Lũng Lô, Bộ Quốc phòng và lực lượng công binh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã phát hiện 1 quả bom tại bản Co Pục, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định đây là quả bom từ thời kỳ chống Mỹ, có trọng lượng khoảng 340kg và sức công phá mạnh.

Ngay sau khi phát hiện, lực lượng chức năng phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã tổ chức khoanh vùng cảnh báo, nhanh chóng di chuyển quả bom ra xa khu dân cư; tiến hành các bước của quy trình hủy nổ, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và trang bị kỹ thuật.

24. Quốc Định. ĐẨY MẠNH NUÔI TRỒNG, SÔNG MÃ THÊM NHIỀU TỶ PHÚ / Quốc Định // Nông thôn ngày nay.- Ngày 22/12/2017.- Số 305.- Tr.12.

Nhờ triển khai tốt phong trào xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn miền núi của huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) ngày càng khang trang, đời sống, thu nhập của nhân dân các dân tộc trong huyện được cải thiện rõ rệt...

ĐỘT PHÁ TỪ NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ

Là huyện biên giới có địa bàn rộng, địa hình chia cắt phức tạp, huyện Sông Mã bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm rất thấp. Toàn huyện có 18 xã, thị trấn, trong đó phần lớn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, cư dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với mức thu nhập còn hạn chế. Vì vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện luôn trăn trở tìm lời giải cho câu hỏi: Làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ Chương trình nông thôn mới trên địa bàn? Sau nhiều cuộc họp bàn, lấy ý kiến nhân dân, huyện đã xác định lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân làm “điểm tựa”.

Ông Lương Văn Vịnh - Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Sông Mã cho biết: Trên cơ sở phân tích các tiềm năng, lợi thế của địa phương, huyện đã quy hoạch phát triển sản xuất theo từng vùng, đầu tư hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm. Vì vậy sản xuất nông nghiệp những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng hàng hóa, giảm diện tích cây lương thực kém hiệu quả sang phát triển cây ăn quả chất lượng cao. Trong đó phải kể đến mô hình trồng nhãn ghép, cây trồng chủ lực của huyện với diện tích hơn 5.560ha và các loại cây ăn trái khác như bưởi da xanh, chanh leo; phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi đại gia súc… Nhờ đó trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều triệu phú, tỷ phú.

ĐÃ CÓ XÃ ĐẦU TIÊN ĐẠT CHUẨN

Trong năm 2017, huyện Sông Mã đã có xã Chiềng Khương, cũng là xã biên giới đầu tiên của tỉnh Sơn La đạt chuẩn nông thôn mới; xã Chiềng Sơ đạt 12 tiêu chí, các xã khác đạt 5 - 9 tiêu chí. Năm 2018, huyện phấn đấu có thêm ít nhất 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Bà Lê Thị Yến - Chủ tịch UBND huyện Sông Mã phấn khởi cho biết: Tuy còn nhiều khó khăn, song những kết quả đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Sông Mã những năm qua đã thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự vào cuộc tích cực của người dân. “Cái được lớn nhất thời gian qua là đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân” - bà Yến nói thêm.

Ông Lò Văn Hỏi, bản Híp (xã Chiềng Khương) - hộ đã tình nguyện hiến 385m2 đất vườn của gia đình cho xã làm đường nông thôn và xây trường mầm non, tâm sự: “Bà con trong bản ai cũng muốn có đường bê tông thay thế đường đất để đi lại đỡ khổ, vì thế khi có chủ trương Nhà nước hỗ trợ xi măng làm đường bê tông vào bản, tôi đã tình nguyện hiến 70m2 đất vườn để làm cho đường vào bản to, rộng hơn”.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 28

25. Quốc Định. TỎI CÔ ĐƠN - “LỘC TRỜI CHO” Ở ĐẤT PHÙ YÊN / Quốc Định // Nông thôn ngày nay.- Ngày 22/12/2017.- Số 305.- Tr.11.

Dọc Quốc lộ 4G vào huyện Phù Yên những ngày này, hình ảnh bắt gặp đầu tiên là những cánh đồng tỏi xanh ngút ngàn. Đây chính là nơi sản sinh ra thứ tỏi cô đơn, đặc sản được nhiều du khách tìm mua.

LỘC TRỜI CHO

Khác với những loại tỏi thông thường, có nhiều tép, tỏi cô đơn chỉ có duy nhất một tép nhỏ bằng ngón tay út. Loại tỏi này chứa nhiều dinh dưỡng và có khả năng chữa được bệnh. Chính vì vậy tỏi cô đơn Phù Yên được người tiêu dùng nhiều nơi săn đón.

Tỏi cô đơn có giá cao gấp 5 - 6 lần tỏi thông thường, từ 250.000 đồng - 300.000 đồng/kg nhưng tỏi cô đơn nơi đây cũng vẫn không có đủ cung cấp cho khách hàng vì người mua rất nhiều. Hơn nữa, tỏi cô đơn rất quý hiếm, không phải nơi nào cũng trồng được.

Đang nhổ cây cỏ dại trên ruộng tỏi, chị Mùi Thị Liên (bản Lá, xã Gia Phù) - một người có kinh nghiệm trồng tỏi nhiều năm, nghỉ tay tiếp chuyện với chúng tôi: “Khi thu hoạch lúa xong, bà con chuyển sang trồng tỏi. Tháng 11, thời điểm đầu đông, sương bắt đầu xuống, lúc này rất thích hợp để trồng tỏi. Riêng tỏi cô đơn rất khó trồng, tỏi khắc tự có chứ không có giống riêng, trong hàng nghìn m2 tỏi thì chỉ thu được vài kg tỏi cô đơn mà thôi. Đặc biệt phải trồng giống tỏi tía địa phương mới có sinh ra tỏi cô đơn”.

Theo chị Liên, cả cánh đồng tỏi rộng nhưng tỏi cô đơn chỉ ở một, hai khu vực nhỏ vì tỏi rất kén đất, phần lớn phụ thuộc vào đặc tính tự nhiên của đất. Loại tỏi này có đặc trưng riêng là ít bón phân, bởi tỏi phát triển tự nhiên ít có tác động từ bên ngoài. Cả ruộng tỏi rộng 1.000m2 của gia đình chị chỉ thu được 20kg - 30kg tỏi cô đơn, trong khi tỏi thường thì thu được gần 2 tấn. “Tỏi cô đơn là do vận may, ông trời cho nó mọc tỏi 1 nhánh trên ruộng của mình thì nó mới mọc chứ mình cũng không làm gì khác được” - chị Liên chia sẻ.

Không phải ngẫu nhiên mà trồng được tỏi cô đơn, thực tế trong hàng chục ha đất trồng tỏi ở Phù Yên mới chỉ thu được ít tỏi cô đơn. Nếu tỏi thông thường phải chọn những nơi đất phù sa, màu mỡ, tơi xốp có độ ẩm cao thì thứ “siêu đặc sản” này lại chỉ được trồng ở những nơi đất rắn, ít phù sa. Đặc biệt, phải là giống tỏi tía truyền thống địa phương thì mới có thể trồng sinh ra nhiều tỏi cô đơn.

CÔNG DỤNG TỐT CHO SỨC KHỎE

Tỏi cô đơn có vị thơm cay nồng đặc biệt, rất giàu dinh dưỡng nên ngoài công dụng làm gia vị cho các món ăn, tỏi cô đơn còn có tác dụng chữa nhiều bệnh.

Theo các nhà khoa học, tỏi cô đơn không chỉ là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn có những đặc tính kỳ diệu như có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa tế bào, chống tắc nghẽn mạch máu, làm giảm sưng huyết và tiêu viêm, chống lại ung thư…

Chị Nguyễn Thị Hoa - một người chuyên đi thu gom tỏi cô đơn ở Phù Yên bán cho các thương lái, cho biết: Với vị thơm ngon đặc biệt và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tỏi cô đơn ở Phù Yên được rất nhiều khách hàng ở các tỉnh như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng… đặt mua liên tục, gom được bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, thậm chí tỏi còn bị cháy hàng”.

26. Hoàng Văn. VỤ NỮ SINH 17 TUỔI MẤT TÍCH: LÀM GÌ TRƯỚC VẤN NẠN BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM SANG BIÊN GIỚI? / Hoàng Văn // Hôn nhân và pháp luật.- Ngày 23/12/2017.- Số 153.- Tr.16.

Khi phóng viên hỏi về thông tin nữ sinh 17 tuổi mất tích (trú tại thôn Pha Lao, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), Công an huyện Thuận Châu (Sơn La) cho biết, bận họp, không có thời gian.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 29

DO BẬN HỌP

Đã hơn 1 tháng kể từ khi con gái ông Thào Giống Thịnh mất tích. Hiện, gia đình ông

Thịnh vẫn lo lắng trong bất lực. “Chúng tôi hiện giờ không có thông tin gì về con gái cả, mong

mọi người giúp đỡ gia đình tôi để tìm lại con” - ông Thịnh nói.

Ngày 22/12, trao đổi với phóng viên qua điện thoại về việc nữ sinh 17 tuổi mất tích ở

Phỏng Lái, ông Mùa A Sềnh - Phó trưởng Công an huyện Thuận Châu, Sơn La cho biết: “Thôi,

chúng tôi không có thời gian, các anh chị muốn biết thì lên đây”, rồi cúp máy.

Nhiều lần, phóng viên đã gọi điện cho Trưởng Công an huyện Thuận Châu nhưng đều

không nhận được thông tin với lý do bận họp.

Trước đó, ngày 16/12, trao đổi với phóng viên, ông Mùa A Sềnh, Phó trưởng Công an

huyện Thuận Châu cho biết đã nhận được thông tin từ phía chính quyền xã thông báo về trường

hợp nữ sinh Thào Thị Mạnh, 17 tuổi, (bản Pha Lao, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn

La) mất tích ngày 17/11. Ông Sềnh cũng cho biết thêm, bên phía công an huyện sẽ xem lại hồ

sơ rồi tìm cách hỗ trợ tìm kiếm.

Liên hệ với chính quyền địa phương, ông Mề Văn Tiền - Chủ tịch UNND xã Phỏng Lái

(huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) cho biết: “Chính quyền xã đã trình bày và gửi hồ sơ lên Công

an huyện Thuận Châu để họ hỗ trợ gia đình tìm kiếm con. Chúng tôi vẫn chưa thấy công an

huyện vào xã lấy thông tin cũng như liên lạc lại”.

Trước đó, báo Hôn nhân và pháp luật đã đưa tin, ngày 17/11, khoảng 12h trưa, gia đình

ông Thịnh nhận được điện thoại của em Lầu Thị Liên (bạn ở trọ với Mạnh tại trường) báo về là

không thấy Mạnh đột nhiên rời khỏi phòng trọ.

Trước khi Mạnh đi khỏi phòng trọ có để lại một tờ giấy nhắn rằng mình đi tìm em gái họ

mất tích và một thẻ nhớ. Được biết khoảng 2 năm trước, em gái họ của Mạnh tên là Thào Thị

Khua cũng đi mất khỏi địa phương đến nay vẫn bặt vô âm tín. Trong thẻ nhớ có ghi âm được

cuộc gọi của Mạnh với một anh người Mông tự xưng đang học phiên dịch tại Lai Châu.

Khoảng 14h ngày 17/11, bạn bè gọi điện thì Mạnh bảo đang ở Lai Châu sau đó thì không

liên lạc được. Đến ngày 9/12, ông Thịnh bất ngờ nhận được điện thoại của con gái từ số thuê

bao 008613672651458. Cuộc trò chuyện giữa 2 bố con diễn ra khoảng 1 phút thì điện thoại tắt.

Trong cuộc trò chuyện ngắn ngủi đó, em Thào Thị Mạnh chỉ kịp thông báo với bố là mình bị

bán sang làm vợ một người đàn ông Trung Quốc.

Thào Thị Mạnh chỉ biết từ Việt Nam sang đến chỗ ở hiện tại mất 3 ngày đi xe. Em không

biết địa chỉ mình đang ở. Bất tiện hơn, bất đồng về ngôn ngữ, Mạnh cũng không thể giao tiếp

với ai trong ngôi nhà hiện tại em đang sinh sống.

Ông Thịnh cho hay, em Mạnh gọi điện vừa khóc vừa nói mình bị bán sang Trung Quốc

làm vợ người đàn ông lạ. Đồng thời, em thông báo bản thân không biết cách nào để về. Ông

Thịnh chưa kịp hỏi chuyện thì con gái đã tắt máy.

Lúc con gái gọi điện rồi đột nhiên tắt máy ông Thịnh không gọi lại được vì tài khoản hết

tiền. Tại nơi ông sinh sống là vùng núi, để mua được một cái thẻ điện thoại rất khó. Vừa rồi,

nạp thẻ vào tài khoản, ông Thịnh gọi lại thì không kết nối được.

Ngày 22/12, phóng viên báo Hôn nhân và pháp luật gọi điện thử theo số thuê bao Mạnh

gọi về cho ông Thịnh thì nghe thấy tiếng chuông đổ nhưng không ai nhấc máy. Đồng thời, trên

màn hình điện thoại hiện địa điểm là Trung Quốc…

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 30

27. Đức Tuấn. GIẢM “GÁNH NẶNG” CHO NGƯỜI DÂN SƠN LA / Đức Tuấn // Nhân

dân.- Ngày 24/12/2017.- Tr.4.

Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đến nay, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sơn La đã

hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng trong việc thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm y tế ở vùng đồng bào dân tộc. Thông qua công tác tuyên truyền đã giúp bà con

các dân tộc hiểu hơn về sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực này, góp

phần bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. CHÍNH SÁCH ĐÃ ĐẾN VỚI BÀ CON DÂN TỘC THIỂU SỐ

Đơn vị thận nhân tạo, thuộc Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La hiện

có 55 bệnh nhân, 85% trong số đó là đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên phải chạy thận.

Với ba ca làm việc, cán bộ ở đơn vị thận nhân tạo luôn làm việc hết công suất. Anh Lò Văn

Mừng, 47 tuổi, dân tộc Thái ở bản Hua Tát, xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, Sơn La) chạy thận đã

ba năm, cho biết: “Nếu không có bảo hiểm y tế thì tôi khó có thể theo đuổi việc chữa trị đến

ngày hôm nay”. Được biết, chi phí của người chạy thận trong một tháng khoảng 12 triệu đồng

trở lên, nếu người dân là đối tượng nghèo ở vùng III sẽ được miễn giảm 100%. Đối tượng khác

mua bảo hiểm y tế ở vùng I, vùng II thì phải chi phí khoảng hai triệu đồng/tháng. Hiện nay, ở

Sơn La có khoảng hơn 100 người đang chạy thận tại hai cơ sở là Bệnh viện Đa khoa tỉnh và

Bệnh viện Nông trường Mộc Châu.

Trao đổi ý kiến với Trưởng phòng Giám định bảo hiểm y tế tỉnh Sơn La Phạm Tuyết Mỹ

được biết, năm 2017, đơn vị đã giám định chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho hơn một

triệu lượt người, với số tiền hơn 730 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn đối tượng là đồng bào dân tộc

thiểu số đang được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế. Nếu người dân không có bảo hiểm y tế, khi

đi khám, chữa bệnh thì chi phí này sẽ là một gánh nặng, nhất là với người dân nghèo ở vùng

cao, vùng sâu, vùng xa.

Xác định bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trụ cột bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua,

Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sơn La đã chủ động triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế trên địa bàn tỉnh. Sơn La có 12 huyện, 204 xã, phường, trong đó có 26 xã thuộc khu

vực I, 66 xã khu vực II và 112 xã khu vực III, với số dân khoảng hơn 1,2 triệu người. Hiện nay,

toàn tỉnh có hơn 65 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội (chiếm 9,7% trong tổng số 672.503

người trong độ tuổi lao động), chủ yếu là đối tượng bảo hiểm bắt buộc. Người dân tham gia bảo

hiểm xã hội tự nguyện mới đạt 2.560 người, chiếm 38% số người trong độ tuổi lao động. Phần

lớn người dân tham gia bảo hiểm y tế bởi đây là chính sách đang được Đảng, Nhà nước quan

tâm hỗ trợ cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa và vùng

đặc biệt khó khăn. Năm 2017, tỉnh Sơn La đã đạt chỉ tiêu 1.162.656 người có thẻ bảo hiểm y tế,

đạt 95,43% tổng số dân, tăng so với năm 2016 là 26.592 người. Hiện tại còn khoảng 55.600

người chưa có thẻ. Đây là những đối tượng cần tiếp tục tuyên truyền, vận động tham gia mua

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian tới. CẦN TUYÊN TRUYỀN SÂU RỘNG

Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sơn La Thiều Quang Ngãi cho biết, sở dĩ Sơn La đạt

được kết quả tích cực, có tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt cao là do làm khá tốt công

tác tuyên truyền vận động. Đồng thời, cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp đã phối hợp tốt với

chính quyền địa phương trong việc rà soát, xác định đối tượng ở các đơn vị hành chính, khu dân

cư. Ngoài việc tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, biện pháp hiệu quả nhất ở

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 31

Sơn La vẫn là tuyên truyền trực tiếp tại các tổ, thôn, bản; tuyên truyền bằng tiếng dân tộc qua

đài truyền thanh ở các khu dân cư.

Theo quy định, đối tượng được Nhà nước cấp bảo hiểm y tế là người dân ở các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng III thuộc diện đặc biệt khó khăn. Các hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 70%, tỉnh trích ngân sách bù tiếp 30%. Như vậy, phần lớn các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng II, vùng III và hộ nghèo ở Sơn La đều được hưởng chính sách bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, thực tế ở Sơn La nhiều xã vùng I, gần thành phố, thị trấn, nhưng điều kiện đời sống, sản xuất của bà con còn nhiều khó khăn, khi quy chiếu vào để thực hiện chính sách khó áp dụng, do những quy định về vùng, miền, tiêu chí xác định xã đặc biệt khó khăn còn bất cập, hoặc những nơi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì không được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy, trong khi chờ điều chỉnh chính sách cho phù hợp thực tế thì công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cần được quan tâm.

Để quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, từ tháng 8/2017, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sơn La đã thực hiện cấp mã bảo hiểm xã hội. Đây là mã định danh cá nhân duy nhất của người tham gia, giúp cho cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý chặt chẽ, xuyên suốt, chống lạm dụng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đến nay toàn tỉnh đã đồng bộ cấp mã số bảo hiểm xã hội đạt 85,2%. Theo các lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sơn La thì đây là biện pháp quan trọng, công cụ quản lý đối tượng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế rất hiệu quả.

Trong điều kiện bắt đầu từ ngày 01/01/2018 thực hiện một loạt các chính sách quy định bảo hiểm xã hội mới, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sơn La đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho người dân hiểu, thực hiện tốt các chính sách mới. Công tác quản lý, tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La sẽ đi vào nền nếp, phát huy hiệu quả, tính ưu việt trong thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước ở Sơn La nói riêng, cũng như cả nước nói chung.

28. Nguyễn Tuấn Hùng. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA: KẾT LUẬN TRỰC TIẾP KIỂM SÁT TẠI TRẠI GIAM YÊN HẠ / Nguyễn Tuấn Hùng // Bảo vệ pháp luật.- Ngày 26/12/2017.- Số 103.- Tr.2.

Vẫn còn xảy ra một số vi phạm, thiếu sót trong quản lý và giáo dục phạm nhân. Vừa qua, Phòng Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Phòng 8) Viện

Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La đã tiến hành trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù định kỳ 6 tháng cuối năm 2017 tại Trại giam Yên Hạ, Tổng cục VIII, Bộ Công an.

Kết quả kiểm sát cho thấy, Trại giam Yên Hạ đã thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật trong quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Trại giam Yên Hạ vẫn còn một số vi phạm, thiếu sót, như: Vi phạm trong việc thực hiện chế độ đối với phạm nhân (một số buồng giam chưa đảm bảo diện tích chỗ nằm tối thiểu cho phạm nhân); Việc tổ chức, sắp xếp biên chế còn một số đội vượt quá quy định (từ 05 đến 07 biên chế); buồng giam tại các phân trại đã treo bảng sơ đồ vị trí chỗ nằm của phạm nhân ngoài buồng giam nhưng tại một số buồng chưa cập nhật thường xuyên, chưa kịp thời bổ sung đủ số lượng phạm nhân thực tế đang giam giữ trong buồng giam vào sơ đồ; chưa kịp thời dán ảnh của phạm nhân vào sơ đồ vị trí chỗ nằm và phạm nhân nằm không đúng chỗ theo sơ đồ vị trí chỗ nằm.

Nguyên nhân của những thiếu sót trên là do một số cán bộ, chiến sỹ được giao nhiệm vụ quản lý, giáo dục phạm nhân có lúc, có nơi còn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm; một số buồng giam hiện đang giam giữ vượt quá số lượng quy định...

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 32

Để chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, vi phạm pháp luật trên và đảm bảo cho công tác quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù được thực hiện nghiêm chỉnh và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La đã kiến nghị yêu cầu Giám thị Trại giam Yên Hạ chỉ đạo khắc phục những thiếu sót, vi phạm nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh được Giám thị Trại giam Yên Hạ đồng tình, tiếp thu.

29. Thu Huyền. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THĂM, TẶNG QUÀ TẠI HÒA BÌNH VÀ SƠN LA / Thu Huyền // Đại biểu nhân dân.- Ngày 26/12/2017.- Số 360.- Tr.2.

Ngày 21 - 22/12, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà dẫn đầu Đoàn công tác của Hội đồng nhân dân thành phố thăm, làm việc tại tỉnh Sơn La và Hòa Bình.

Tại các buổi làm việc, Đoàn công tác của Hội đồng nhân dân thành phố đã trao đổi kinh nghiệm về công tác chuyên môn với Hội đồng nhân dân các tỉnh Hòa Bình và Sơn La, nhằm nâng cao hiệu quả tham mưu giúp việc cho Hội đồng nhân dân của địa phương, góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nhân dịp này, Đoàn công tác của Hội đồng nhân dân thành phố đã tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho 2 gia đình thuộc hộ nghèo, khó khăn… gia đình bà Hồ Thị Chuấn (bản Nà Pa, xã Mường Men, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), mỗi căn nhà trị giá 50 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Đoàn công tác đã đến thăm và tặng quà cho học sinh tại… Trường Tiểu học, Trung học cơ sở Mường Men và một số trường tại các xã lân cận thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 1.050 áo ấm, 10 xe đạp, trên 6.000 cuốn vở và một số vật phẩm thiết yếu khác với tổng giá trị quà tặng 170 triệu đồng.

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, toàn bộ số quà được trao tặng tại 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình đều do các đại biểu của Ban Văn hóa - Xã hội ủng hộ, bằng tấm lòng thiện nguyện và tinh thần xung kích hướng về cộng đồng. Đây là nguồn động viên rất lớn để các em học sinh nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và học tập. Đây không chỉ là dịp để Hội đồng nhân dân các địa phương được trao đổi kinh nghiệm hoạt động thực tế, các chuyến thăm, làm việc còn đọng lại nhiều ấn tượng đẹp về những người đại biểu của nhân dân Thủ đô.

30. Gia Tưởng. SƠN NỮ, TRAI BẢN XUỐNG PHỐ MƯU SINH / Gia Tưởng // Nông thôn ngày nay.- Ngày 26/12/2017.- Số 308.- Tr.5.

KỲ 1: BỎ RỪNG VỀ PHỐ ĐÔNG

Thời gian gần đây, trên đường phố Hà Nội, người ta dễ bắt gặp nhiều đồng bào

vùng cao, họ đi thành từng đoàn nhưng rất trật tự, điểm chung là ánh mắt thiếu tự tin,

ngơ ngác giữa Thủ đô chộn rộn... Tìm hiểu mới vỡ lẽ, họ là thợ xây dựng, chuyên xây các

chung cư cao tầng, chấp nhận làm việc nặng nhọc và ăn ở trong những khu nhà ổ chuột để

có tiền gửi về quê chăm lo cho gia đình. Đồng bào xuống Thủ đô làm thuê, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng điểm

chung của họ đều trong tình trạng nghèo, có sức khỏe nhưng ở vùng núi cao không có việc để

làm, ít ruộng... Đời sống khó khăn nên bà con phải tìm đường xuống Thủ đô để làm thuê. Họ đi

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 33

theo những “lối mòn” người trước dẫn người sau, đến với những công trường cao ngất ngưởng

ở Thủ đô tìm kế mưu sinh. “QUÊ EM HẾT RỪNG RỒI…”

Không khó khăn khi chúng tôi tìm gặp được cô gái dân tộc Thái Cà Thị Xoa (22 tuổi). So với những người tôi gặp sau mỗi chuyến công tác, khi tiếp xúc, Xoa vẫn còn cái gì đó vô cùng “sơn nữ”, mặc dù đầu cũng nhuộm vàng hoe, tóc buông không còn tẳng cẩu - nhưng đó là vẻ bề ngoài. Xoa kể: “Em ở tận Chiềng La, Thuận Châu, Sơn La. Em đã có gia đình và cậu con trai 3 tuổi, nhưng một ngày xấu trời, chồng bỏ hai mẹ con không lời từ biệt, hơn một năm nay đi đâu cũng không biết nữa. Mà không biết anh ấy có về với mẹ con em nữa không!”. Nói về chuyện hôn nhân cả một đời người, mà Xoa cứ nhẹ như là việc của... hàng xóm. Chồng bỏ đi, Xoa mang con về nhà bố mẹ đẻ ở. Nhà có 7 anh chị em nhưng đều lập gia đình và ở riêng, chỉ có ruộng cấy, lúc nào gặt thì đủ thóc ăn, rừng hết nên không kiếm được gì từ rừng nữa.

Trong một lần từ Thuận Châu, đưa con ra thành phố Sơn La khám bệnh, trên xe, Xoa gặp mấy chị lớn tuổi cũng người Thái kể chuyện đang đi làm thuê ở dưới Hà Nội. Họ nói không cần tay nghề, chỉ cần chịu khó làm theo hướng dẫn của những người đi trước là được. Đồng bào với nhau, chỉ qua câu chuyện tình cờ trên một chuyến xe mà tin nhau. Xoa về gửi con cho bố mẹ rồi theo mấy chị lần đầu tiên đi xuống Hà Nội. Xoa kể: “Đây là chuyến đi xa và dài nhất trong đời mình vào một buổi tối tháng 4 âm lịch”. Sau khi dỗ cho thằng con ngủ say và đưa con cho bà ngoại, 9 giờ tối Xoa lên xe khách, trả 220.000 đồng tiền vé. Chuyến xe có thể nói là đổi đời đối với một cô gái từ nhỏ đến lớn chỉ biết đến núi rừng, đến tuổi cập kê thì lấy chồng đẻ con. Nếu không có “sự cố” người chồng tự dưng bỏ đi, có lẽ cô sơn nữ này cũng chỉ biết quanh quẩn nơi góc nương của bản Chiềng La, chứ chẳng có quyết định lên chuyến xe giữa đêm tìm xuống Thủ đô làm việc.

Xoa nhớ lại: “Khi trên ôtô em lo lắm, chẳng biết những người phụ nữ mới quen kia nói có thật không, liệu họ có đi làm thật hay đi đâu? Nhưng rồi lại tự động viên mình, thôi thì người vùng cao chúng mình không nói dối nhau, cứ đi theo họ, họ làm gì mình làm đó, ăn gì mình ăn đó, tối ngủ đâu mình cũng ngủ đó, chứ biết làm sao bây giờ”.

Sau một đêm nằm trên xe, Xoa tạm quên đi những nương ngô cao ven núi cao ngất, ruộng lúa cằn cỗi và cả những quả đồi trọc nối đuôi nhau, những mùa đói giáp hạt chẳng đủ cơm mà ăn, và mỗi khi có việc cần đến tiền không tài nào bói ra được, phải đi vay lãi ngày để chữa bệnh cho con trai Khờ Duy Cường…

31. PV. SƠN LA: CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC ĐẦU TƯ, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH VỆ SINH TRƯỜNG HỌC / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 26/12/2017.- Số 308.- Tr.2.

Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La chấn chỉnh công tác đầu tư, quản lý, sử dụng công trình vệ sinh trường học. Trong đó nhấn mạnh, việc đầu tư xây dựng nhà vệ sinh tại trường học phải được xem xét trong tổng thể quy hoạch nhà trường; đồng bộ, đầy đủ, nam, nữ riêng biệt cho cả học sinh và giáo viên, nhân viên. Tất cả công trình vệ sinh đều phải có chỗ rửa tay với xà phòng hoặc nước sát khuẩn, chỗ để giá khăn lau tay. Sở Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung vệ sinh trường học vào tiêu chí để xét thi đua, khen thưởng hàng năm theo quy định...

32. Xuân Tùng. MANG HƠI ẤM ĐẾN VỚI ĐỒNG BÀO SƠN LA / Xuân Tùng // Tiền phong.- Ngày 26/12/2017.- Số 360.- Tr.7.

Ngày 25/12, tại huyện Vân Hồ (Sơn La), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức Chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2017 và Xuân tình nguyện năm

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 34

2018” với nhiều hoạt động ý nghĩa. Tham dự chương trình có Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Phi Long.

KHÁM SỨC KHỎE, XÂY NHÀ KIÊN CỐ

Ngay từ sáng sớm, Trạm y tế xã Song Khủa rộn ràng như trong ngày hội. Nhiều người già, trẻ nhỏ từ khắp các thôn bản gần xa đã đến để được các bác sỹ của Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ khám bệnh và tư vấn sức khỏe. Nhiều người cao tuổi đã được bác sỹ thăm khám, chẩn trị các bệnh về tai, mắt... cũng như hướng dẫn cách điều trị, hoặc đến bệnh viện tuyến trên để xét nghiệm sâu hơn và chữa trị.

Bà Đinh Thị Điểm (80 tuổi) ngoài bệnh xương khớp tuổi già còn bị bệnh huyết áp cao. Đợt rét đậm này huyết áp của bà lại liên tục tăng khiến cô con gái của bà càng thêm lo lắng. “Từ hôm trước con gái đã gọi điện thông báo có chương trình này và sáng nay chở tôi xuống trạm y tế. Được các bác sỹ khám, tư vấn và phát thuốc về uống, tôi thấy yên tâm hơn nhiều”, bà Điểm nói.

Cùng với một số người bạn già, bà Điểm cũng ngồi chờ đến lượt cắt tóc. Trong khuôn viên Trạm y tế xã, các tình nguyện viên tay kéo, tay lược làm việc hết công suất, cắt tóc miễn phí cho người dân. Cả thanh thiếu nhi cũng xếp hàng đợi đến lượt. Sáu chiếc ghế của sáu thợ cắt tóc tình nguyện cứ có người đứng dậy lại có người ngồi xuống. Bà Điểm cắt xong, những người bạn già đều khen trông trẻ ra hàng chục tuổi. Bà tươi cười nói: “Tôi cắt tóc để ăn tết đó!”…

Tại bản Un, xã Song Khủa, niềm vui đến với hai chị em Đinh Thị Đức (14 tuổi) và Đinh Thị Đào (13 tuổi) khi chứng kiến những xẻng cát đầu tiên khởi công ngôi nhà mới cho mình. Đây là “Ngôi nhà 100 đồng” do Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Viettel trao tặng. Hai chị em Đức, Đào mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ở cùng với bác gái. Đức xúc động nói: “Bố mẹ cháu đều bị bệnh, mất từ lâu rồi. Cũng may mắn cho chị em cháu còn có bác gái. Nhưng bác cháu cũng nghèo lắm. Từ khi biết tin được tặng nhà, chị em cháu cứ ngỡ như nằm mơ. Chúng cháu chỉ biết cảm ơn mọi người…”.

TIẾP TỤC HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO VÙNG KHÓ KHĂN

Cùng với việc chăm lo sức khỏe cho người dân, chương trình đã dành tặng nhiều món quà ý nghĩa tới đồng bào vùng cao Vân Hồ. Trong đó, tặng 300 áo ấm cho học sinh Trường Tiểu học Song Khủa; tặng quà cho 38 hộ gia đình chính sách bị thiệt hại bởi thiên tai, bão lũ (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng); trao học bổng Vừ A Dính cho 20 em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn; 20 suất quà gồm dụng cụ bếp và phần quà trị giá 500 nghìn đồng cho 20 gia đình chính sách. Tặng 1 sân chơi cho trẻ em trị giá 25 triệu đồng cho điểm Trường Mầm non Hoa Ban (xã Bó Nhàng 2); tặng 1 ngôi nhà nhân ái trị giá 50 triệu đồng cho gia đình chính sách (do Đoàn Thanh niên Bộ Công an thực hiện). Trong chương trình, hội viên, thanh niên tỉnh Sơn La tham gia các hoạt động khác như: Tập huấn lái xe an toàn; dọn dẹp vệ sinh môi trường tại nhiều điểm trên địa bàn.

Chị Nguyễn Thị Thu Vân - Trưởng ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương Đoàn, Phó chủ tịch thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho biết: Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, hằng năm Trung ương Hội đã phát động chương trình tình nguyện mùa Đông và Xuân tình nguyện với các hoạt động ý nghĩa. Nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc và ven biển miền Trung chống chọi với điều kiện thời tiết, khí hậu, thiên tai khắc nghiệt, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã chỉ đạo Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các tỉnh, thành phố tổ chức Chương trình “Tình nguyện mùa Đông 2017” và “Xuân tình nguyện 2018” với chủ đề “Tôi yêu Tổ quốc tôi”. Chương trình diễn ra từ tháng 11/2017 đến hết tháng 2/2018 với các nhóm nội dung: Chương trình “Đông ấm cho em”, “Đồng hành cùng nông dân” và “Vì sức khỏe cộng đồng”; tổ chức các hoạt động Xuân

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 35

tình nguyện nhằm hỗ trợ, chăm lo tết cho thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn và người nghèo.

33. Ngọc Thuấn. ĐƯA ĐIỆN VỀ BẢN XA / Ngọc Thuấn, Đức Tuấn // Nhân dân.- Ngày 26/12/2017.- Tr.2.

Năm 2017, một năm nhiều khó khăn thách thức đối với ngành điện của tỉnh Sơn La, tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề hệ thống lưới điện, cũng như việc triển khai các dự án điện nông thôn. Với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao, Công ty Điện lực Sơn La đã kịp thời khắc phục hậu quả mưa lũ, đẩy nhanh tiến độ các dự án, đưa điện lưới quốc gia về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Theo thống kê của Công ty Điện lực Sơn La, chỉ tính riêng hai đợt mưa lũ vào đầu tháng 8 xảy ra trên địa bàn huyện Mường La và huyện Phù Yên đã gây thiệt hại gần 35 tỷ đồng. Gần như hệ thống lưới điện trong vùng lũ bị hư hỏng hoàn toàn, gây mất điện trên diện rộng, hàng chục nghìn hộ dân bị ảnh hưởng. Một số bản, xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn đến nay vẫn chưa khắc phục được. Với phương châm “bốn tại chỗ”, Công ty Điện lực Sơn La đã kịp thời triển khai khắc phục hệ thống lưới điện, bảo đảm cấp điện trở lại trong thời gian nhanh nhất.

Trận lũ lịch sử tại huyện Mường La đã làm mất điện tại sáu xã, với 7.800 hộ dân bị mất điện. Trong đó, hệ thống cấp điện cho hai xã Nậm Păm và Ngọc Chiến bị phá hủy hoàn toàn. Lũ đã cuốn trôi hai trạm cắt 35kV, một trạm biến áp 35/0,4kV, một bộ cầu dao phụ tải, 39 cột điện trung thế 35kV, 71 cột điện hạ thế 0,4kV bị gãy đổ, hơn 8km đường dây trung thế, 3,8km đường dây hạ thế bị lũ cuốn trôi, tổng thiệt hại lên tới 20 tỷ đồng. Nhưng chỉ sau một tuần, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân công ty lưới điện đã khắc phục xong ở năm xã, với 5.500 hộ được cấp điện trở lại. Riêng tại xã Nậm Păm, hệ thống điện bị phá hủy hoàn toàn, công ty đã dồn toàn bộ lực lượng khắc phục, cho nên chỉ sau một thời gian ngắn đã kịp cung cấp điện trở lại cho bà con. Trận lũ tại huyện Phù Yên sau đó tuy gây thiệt hại không lớn, nhưng tính chất phức tạp, khó khăn trong việc khắc phục. Trong đó, 27 cột điện cao thế và trung thế bị đổ gãy gây mất điện trên diện rộng. Lịch sử tại huyện Phù Yên từ ngày có điện lưới quốc gia chưa bao giờ mất điện quá vài ngày, nhưng lần này 22.600 hộ dân phải sống trong cảnh không có điện nhiều ngày.

Giám đốc Công ty Điện lực Sơn La Cầm Văn Giáo là người thường xuyên có mặt tại vùng mưa lũ, cho biết: Phương châm của công ty là dồn toàn bộ lực lượng, vật tư nhanh chóng cấp điện trở lại cho bà con. Ngay sau lũ, công ty đã tổ chức tiến hành kiểm tra, thống kê mức độ thiệt hại, xây dựng phương án khắc phục. Nhiều nơi lũ chưa rút hẳn, nước ở các con suối vẫn dâng cao, nhưng công nhân vẫn triển khai công việc. Việc di chuyển vật tư, kéo cột điện trong vùng lũ đều phải dùng sức người là chính. Có chỗ phải dùng ròng rọc để chuyển từng suất cơm, chai nước qua suối nhưng anh em vẫn cố gắng thực hiện với quyết tâm cao nhất, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và thiết bị, phấn đấu cấp điện trở lại trong thời gian sớm nhất.

NỖ LỰC ĐƯA ĐIỆN VỀ BẢN XA

Theo thống kê của Công ty Điện lực Sơn La, đến hết năm 2010, tỉnh Sơn La vẫn còn khoảng 58 nghìn hộ chưa được sử dụng điện lưới Quốc gia, chiếm 24% số hộ trong toàn tỉnh, chủ yếu tập trung ở những xã, bản vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới. Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đưa điện lưới Quốc gia về cho bà con các dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn. Việc phát triển hệ thống lưới điện Quốc gia được xác định là nhiệm vụ quan trọng, được thống kê, rà soát hằng năm. Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và Công ty Điện lực Sơn La đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, triển khai nhiều dự án,

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 36

đầu tư để xây dựng hệ thống lưới điện Quốc gia trong toàn tỉnh. Giai đoạn 2012 - 2016, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương, ngành điện đã đầu tư hoàn thành hai dự án lớn, gồm: Dự án cung cấp điện lưới Quốc gia cho đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La, tổng mức đầu tư 557 tỷ đồng, hoàn thành cấp điện cho 22.617 hộ và dự án cung cấp điện lưới Quốc gia cho các hộ dân chưa có điện tỉnh Sơn La năm 2015, tổng vốn đầu tư 162 tỷ đồng, hoàn thành cấp điện cho 5.345 hộ. Những hộ được cấp điện lưới Quốc gia trong giai đoạn này đều tập trung ở các xã, bản vùng sâu, vùng xa biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh. Năm 2017, Công ty Điện lực Sơn La tiếp tục thực hiện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2020 và dự án Cấp điện lưới Quốc gia cho các hộ dân chưa có điện trên địa bàn huyện Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên và Phù Yên.

Giám đốc Ban Quản lý dự án Công ty Điện lực Sơn La Thiều Mạnh Thắng, cho biết: Giai đoạn 2016 - 2020 sẽ phải đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện bảo đảm cấp điện cho hơn 300 bản, với tổng số gần 25.000 hộ. Đây đều là những bản ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, địa hình hết sức phức tạp, hiểm trở. Để bảo đảm tiến độ đưa điện lưới Quốc gia về các bản, ngành điện và các đơn vị thi công đã nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn. Phương châm “Xã, bản nào thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng thì sẽ nhanh có điện” đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Thực tế, ở nhiều nơi người dân đã góp sức, hiến đất cùng với cán bộ, công nhân ngành điện đào móng, kéo dây, vận chuyển vật liệu, góp phần bảo đảm quá trình thi công đúng tiến độ. Riêng năm 2017, Công ty Điện lực Sơn La đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn trong các hạng mục của dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2020 và dự án cấp điện lưới Quốc gia cho các hộ dân chưa có điện trên địa bàn huyện Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên và Phù Yên. Các gói thầu của dự án đã cơ bản hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm cấp điện đến các bản và từng hộ gia đình theo đúng kế hoạch. Kết thúc năm 2017, tỉnh Sơn La có thêm 3.700 hộ các bản vùng sâu, vùng xa, biên giới có điện lưới Quốc gia.

Trong ngôi nhà gỗ ở bản Nặm Dên, xã Chiềng Xuân, một trong những xã vùng sâu, vùng xa, biên giới của huyện Vân Hồ vừa được cấp điện lưới Quốc gia, ông Phàng A Sủ nói: “Mừng lắm, được Đảng, Nhà nước và điện lực quan tâm, hơn 300 hộ dân của bản Nà Sàng, A Lang và bản Láy đã có điện lưới Quốc gia. Chỉ cách đây mấy tháng thôi, bà con vẫn phải dùng máy phát điện, điện chập chờn không đủ thắp sáng, dây điện thường xuyên bị gia súc làm đứt, rất nguy hiểm. Bây giờ, trong bản đã có mấy máy xay xát, nhà nào cũng mua ti-vi, tủ lạnh, các cháu được học hành dưới ánh điện. Vui lắm!”.

Với sự nỗ lực cố gắng của ngành điện, đến nay tỉnh Sơn La đã có 91% số hộ dân, trong đó khu vực nông thôn có 89,4% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia. Mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh có 98% số bản và 97,5% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia. Quyết tâm đó đang được Công ty Điện lực Sơn La cụ thể hóa, phấn đấu có thêm nhiều bản ở vùng đặc biệt khó khăn sẽ có ánh sáng điện trong thời gian tới.

34. Thúy Hà. MẠCH NGUỒN “VÀNG TRẮNG” VÙNG TÂY BẮC / Thúy Hà // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 28/12/2017.- Số 259.- Tr.7.

Sau 10 năm cây cao su bén rễ trên mảnh đất Tây Bắc, đến nay, nhiều diện tích ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đã cho thu hoạch. Hàng chục nghìn hộ dân góp đất trồng cao su đã có thu nhập từ những tấn mủ đầu tiên.

Men theo những con đường đất chạy dọc các lô trồng cao su ở Nông trường Cao su Châu Quỳnh thuộc huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La, trong không khí se lạnh của buổi sớm mai, chúng tôi nghe vẳng từ xa tiếng cười tiếng nói của các công nhân đang đi cạo mủ cao su vẳng lại. Đến

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 37

lô đang cho khai thác mủ của Đội cao su Liệp Muội, chúng tôi không chỉ choáng ngợp bởi hàng nghìn cây cao su đang vươn tán, hiên ngang, ngạo nghễ trên những sườn đồi, mà còn thấy thực sự háo hức và phấn khích trước cảnh hàng trăm công nhân đang miệt mài quanh những gốc cây cao su. Từng đôi mắt chăm chú, tập trung, những đôi bàn tay lành nghề, thoăn thoắt xoay quanh những thân cao su đường kính ngoài 50cm; từng đường cạo sắc ngọt, vạch chéo thân cây, để rồi dòng nhựa trắng đục ứa ra, chảy xuống những chiếc bát treo sát thân cây. Thỉnh thoảng đâu đó vang lên tiếng cười, tiếng nói chuyện lao xao dưới vòm lá xanh tít tắp

Chị Lò Thị Nết - Giám đốc Nông trường Cao su Châu Quỳnh cho biết, nông trường có 1.000ha cao su thì nay đã đưa vào khai thác 317ha. Trong năm vừa qua, gần 300 công nhân của nông trường đều có việc làm ổn định từ khai thác mủ và chăm sóc vườn cây. Chị Nết còn cho biết: Vườn cây cao su của nông trường luôn dẫn đầu toàn công ty về năng suất mủ. Năm 2017, nông trường khai thác được 450 tấn mủ đông. Mỗi cây cao su cho khai thác trung bình 1,3 đến 1,4 lạng mủ. Sáng nào cũng vậy, hàng trăm công nhân của nông trường thức dậy và có mặt rất sớm trên các vườn cây cao su để khai thác mủ. Người có tay nghề giỏi hướng dẫn người có tay nghề yếu hơn. Dự kiến năm 2018, nông trường sẽ đưa tiếp hơn 434ha cao su nữa vào khai thác, nâng số diện tích đã cho khai thác lên 751ha, đảm bảo việc làm và thu nhập cho công nhân.

Anh Lò Văn Thông ở Đội cao su Liệp Muội cho biết, ngày nào cũng thế, anh cùng hàng trăm công nhân có mặt trên cánh rừng cao su để khai thác mủ. Anh cho biết: Sau thời điểm cao su khép tán, công việc ít và thu nhập thấp khiến không ít người nghi ngờ về hiệu quả của chương trình phát triển cao su trên Tây Bắc, nhưng từ năm 2016, khi những gốc cao su đầu tiên đến tuổi thu hoạch, anh Thông cùng 600 công nhân khác trong đội lúc nào cũng có việc đều và thu nhập khá ổn định. Mấy tháng gần đây, do tay nghề giỏi nên thu nhập của anh tháng nào cũng đạt từ 4 triệu đến 4,8 triệu đồng.

Đến Đội cao su Phiêng Tìn huyện Mường La, chúng tôi cũng vui lây niềm vui của hàng trăm công nhân ở đây. Trên con đường nhựa dẫn vào vườn cao su đã cho khai thác, chị Lò Thị En và các công nhân đang chuyền tay nhau những bao tải nặng trĩu mủ cao su để chuyển lên thùng chiếc xe tải lớn để chuyển đi chế biến. Từ năm 2016, khi những gốc cao su đầu tiên cho thu hoạch, chị En và gần 200 công nhân trong đội lúc nào cũng có việc làm và thu nhập ổn định. Chị En cho biết: “Trước cây cao su chưa cho mủ thì tôi thu nhập 1 tháng 1,2 triệu - 1,5 triệu. Giờ cây cao su đã cho mủ thì thu nhập cũng khá, với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu, chúng tôi yên tâm và gắn bó lâu dài với cây cao su”.

Vài năm trước khi cây cao su khép tán là quãng thời gian nhiều công nhân có thu nhập thấp do số ngày công ít. Tính trước được điều này, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La đã hỗ trợ những gia đình công nhân khó khăn vay vốn 5,4 triệu đồng không tính lãi để nuôi bò nhốt chuồng và trồng cỏ dưới tán cao su. Nhờ vậy, hơn 1.200 công nhân ở các đội cao su trong toàn tỉnh đã có thu nhập khá. Đến thăm gia đình anh Lù Văn Khởi ở Nông trường Cao su Châu Quỳnh, chúng tôi chứng kiến anh cùng vợ đang cắt cỏ, chăm sóc đàn bò 6 con, con nào con nấy béo mượt trong chuồng. Anh cho biết, từ năm 2009, anh được công ty cho vay vốn 5,4 triệu đồng mua bò. Sau 8 năm, đàn bò đã sinh sôi gần 10 con, gia đình năm nào cũng có bò để bán cho bà con trong vùng. Anh vui vẻ cho biết: “Trước kia chưa trồng cao su, gia đình trồng ngô trồng sắn, thu nhập bấp bênh. Hiện tại cây cao su được khai thác rồi thì thu nhập ổn định. Hiện 2 vợ chồng tôi nhận 4 phần cây, cây khai thác 1.000 cây, thu nhập tháng cao nhất tầm 6 triệu. Với mức lương hiện tại cùng với nuôi bò cũng giúp gia đình ổn định kinh tế và nuôi con ăn học”.

Không chỉ có thu nhập ổn định từ khai thác mủ cao su, nhiều công nhân ở các đội cao su đã có thêm thu nhập từ nghề nuôi ong dưới tán cao su. Công ty Cổ phần Cao su Sơn La cũng đã

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 38

có đơn đặt hàng đầu tiên từ Hàn Quốc đối với sản phẩm mật ong cao su. Anh Lò Văn Điệp - Đội cao su Pú Bâu - Nông trường Cao su Châu Quỳnh đang đến Đội cao su Phiêng Tìn Ít Ong để học kỹ thuật nuôi ong vui vẻ nói: “Tôi được nông trường cử đến đây học kỹ thuật nuôi ong dưới tán cao su. Vừa làm, vừa quan sát, vừa học hỏi, tôi thấy nuôi ong rất là thú vị, không quá khó, mà lại giúp anh em công nhân vừa có việc làm, vừa có thu nhập ngay dưới tán rừng cao su của mình. Trong 1 tuần này thôi, tôi ở đây đã quay mật 140 đàn ong này, được 6 tạ mật, mình nhìn thấy thực tế, mình thấy vui lắm, rất hiệu quả. Nếu mật ong này nhập cho công ty, công ty xuất ra nước ngoài thì mình còn vui hơn”.

Anh Hoàng Liên Sơn - Đội trưởng Đội cao su Ít Ong, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La thì cho biết, đàn ong do anh chăm nuôi tính đến thời điểm thu vừa rồi được hơn 1 tấn mật, với 2 tạ phấn, cộng lại sau 5 tháng nuôi suýt soát 100 triệu. Với triển vọng này thì 1 đàn ong 1 năm sẽ cho 1 triệu rưỡi đến 2 triệu 1 đàn, sẽ cải thiện đáng kể thu nhập cho công nhân.

Còn ông Cầm Ngọc Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho rằng việc trồng cây cao su giúp tăng độ che phủ của rừng, đảm bảo sinh thái môi trường rừng, từ đó hạn chế được tình trạng cháy rừng, lũ ống lũ quét xảy ra vào mùa mưa lũ. Ngoài ra, sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ, còn gọi là vàng trắng, ngoài ra gỗ cây cao su còn là nguồn thu đáng kể cho người dân, cây cao su góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, góp phần quan trọng vào Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Dự kiến năm 2018, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La sẽ đưa vào khai thác mủ 2.600ha cao su, tạo thêm việc làm ổn định cho khoảng 1.500 lao động nữa, đảm bảo thu nhập cho 100% người công nhân trồng cao su, nhân thêm những niềm hy vọng về loại cây công nghiệp đa mục tiêu trên mảnh đất Tây Bắc.

“Tại tỉnh Sơn La, trong số 6.000ha cao su đến nay đã có gần 1.000ha cho khai thác mủ. Năm 2016, diện tích 150ha cao su đầu tiên cho thu hoạch được 300 tấn mủ đông, vượt 170% kế hoạch tập đoàn cao su giao, nhưng sang năm 2017, số diện tích cho khai thác đã tăng 914ha, sản lượng mủ đã đạt 1.500 tấn mủ đông, vượt 37,5% kế hoạch giao hoàn thành trước kế hoạch 28 ngày. Ông Nguyễn Bá Quý - Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Sơn La cho biết: “Hiện nay được sự chấp thuận của tập đoàn và tỉnh Sơn La, hiện công ty đang triển khai xây dựng nhà máy ở Tông Lạnh Thuận Châu, nhà máy có công suất 9.000 tấn/năm, tháng 6/2018 nhà máy hoạt động và đưa vào sản xuất. Với năng suất và chất lượng như vậy, chúng tôi tin rằng thời gian tới đây khi vườn cây đưa vào khai thác nhiều thì công ăn việc làm sẽ nhiều hơn và đời sống công nhân sẽ tốt hơn”.

35. Kim Loan. HỘI CỰU CHIẾN BINH HUYỆN MỘC CHÂU (SƠN LA): THỰC HIỆN HIỆU QUẢ PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG / Kim Loan // Cựu chiến binh Việt Nam.- Ngày 28/12/2017.- Số 1208.- Tr.5.

Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang quản lý 5.438 hồ sơ người có công; có 432 người có công đang được hưởng trợ cấp hằng tháng. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Mộc Châu luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện sự tri ân của cán bộ, nhân dân toàn huyện đối với những người có công với đất nước.

Việc thực hiện chi trả chế độ phụ cấp, trợ cấp hằng tháng đối với người có công luôn đảm bảo đúng, đủ, kịp thời. Việc điều chỉnh trợ cấp đều được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước; công tác chi trả được thực hiện đến tận tay các đối tượng được hưởng, công khai mức trợ cấp được hưởng. Trong giai đoạn 2013 - 2017, huyện đã chi trả trên 44 tỷ đồng cho 25.113 lượt đối tượng. Thực hiện chế độ ưu đãi khác ngoài trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, toàn huyện có 44 lượt hộ được miễn, giảm thuế các loại, ưu tiên đất canh tác, với tổng số tiền trên 735 triệu đồng;

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 39

có 2.927 lượt người được cấp thẻ bảo hiểm y tế; đã thực hiện chi trả chế độ điều dưỡng tại gia đình cho 1.039 lượt đối tượng, với số tiền trên 1 tỷ đồng; 50 đối tượng được điều dưỡng tập trung, với số tiền trên 100 triệu đồng; có 206 lượt đối tượng được cấp dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng, trị giá 117 triệu đồng. Bên cạnh đó, huyện đã chi trả ưu đãi giáo dục - đào tạo cho 80 lượt đối tượng, với 391 triệu đồng; hỗ trợ gần 3 tỷ đồng làm mới 72 nhà ở cho các đối tượng; trợ cấp gần 1,5 tỷ đồng mai táng phí cho 127 lượt thân nhân.

5 năm qua (2013 - 2017), các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể huyện Mộc Châu thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người có công và gia đình chính sách. Thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sỹ, huyện Mộc Châu trích trên 800 triệu đồng để tôn tạo, mở rộng khuôn viên nghĩa trang liệt sỹ; hỗ trợ 100 triệu đồng cho 5 gia đình sửa chữa, cải tạo nhà ở; trích trên 200 triệu đồng mua 650 suất quà để tặng các gia đình có công với cách mạng tại 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, cùng nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân đối với những người có công với cách mạng.

Phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, thời gian tới, huyện Mộc Châu tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng và thân nhân; tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa tri ân người có công với cách mạng, làm tốt công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”; chú trọng giáo dục thế hệ trẻ về niềm tự hào, tinh thần cách mạng, xứng đáng với sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh.

36. Quang Vinh. ĐẠI HỘI THỂ DỤC THỂ THAO HUYỆN SÔNG MÃ LẦN THỨ VIII / Quang Vinh // Quân khu 2.- Ngày 28/12/2017.- Số 974.- Tr.6.

Huyện Sông Mã (Sơn La) vừa tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao lần thứ VIII, năm 2017. Tham gia Đại hội gồm 21 đoàn với 460 vận động viên tham gia.

Trong thời gian 3 ngày, các vận động viên tranh tài ở 5 nội dung: Điền kinh, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, ném còn. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, Đại hội Thể dục Thể thao huyện thu hút đông đoàn tham dự và đông vận động viên tham gia. Trước khi tham dự giải, các đoàn đều đã được tập luyện, chuẩn bị kỹ càng nên chất lượng các vận động viên thi đấu rất đồng đều, đã cống hiến cho khán giả nhiều trận tranh tài hấp dẫn. Kết thúc Đại hội, giải Nhất toàn đoàn thuộc về Trường Trung học phổ thông Sông Mã. Xã Chiềng En giành giải Nhì. Xã Bó Sinh đạt giải Ba.

Nhân dịp này, UBND huyện tặng Giấy khen cho 14 tập thể và cá nhân có thành tích trong tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao huyện.

37. Đức Minh. TỈNH SƠN LA: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP GIỮA BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ, HỘI CỰU CHIẾN BINH VÀ TỈNH ĐOÀN GIAI ĐOẠN 2012 - 2017 / Đức Minh // Quân khu 2.- Ngày 28/12/2017.- Số 974.- Tr.2.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2012 - 2017 và ký kết chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2017 - 2022, tập trung vào các nội dung: Tiếp tục phối hợp đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức cho các cán bộ, hội viên hội cựu chiến binh, chiến sỹ lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên thực hiện tốt các chủ trương, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng về các nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề, chính sách xã hội và hậu phương quân đội...

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 40

Nhân dịp này, Hội Cựu chiến binh tỉnh tặng Bằng khen cho 4 tập thể, 6 cá nhân; Tỉnh đoàn tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 3 cá nhân; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tặng Giấy khen cho 2 tập thể, 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình phối hợp giai đoạn 2012 - 2017.

38. Hồng Minh. TIẾNG “SƠN CA” GIỮA PHỐ ĐI BỘ ĐỒNG XUÂN / Hồng Minh // Dân tộc và phát triển.- Ngày 29/12/2017.- Số 1374.- Tr.9.

Cầm Kiều Ngân, dân tộc Thái, Phù Yên (Sơn La) một trong những người đặc biệt hoạt động tại Trung tâm Phát triển Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam. Với giọng hát trong trẻo như sơn ca của núi rừng Tây Bắc, cô đã được giữ lại làm việc tại trung tâm. Bằng những nỗ lực của bản thân, Cầm Kiều Ngân đã tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện dần giọng hát của mình.

Cầm Kiều Ngân ít có cơ hội được học về thanh nhạc một cách bài bản, chuyên sâu. Nhưng cô may mắn được thừa hưởng giọng hát từ - mẹ một người hát có tiếng về các làn điệu dân ca dân tộc Thái ở địa phương. Khi Kiều Ngân lên 17 tuổi, lần đầu tiên cô tham gia một cuộc thi “Giọng hát hay trên sóng phát thanh truyền hình Sơn La” và đạt giải Nhất. Cũng từ đây, con đường ca hát đã bén duyên với cô. Cô tham gia vào đội văn nghệ của huyện Phù Yên và thường xuyên đi giao lưu biểu diễn phục vụ bà con ở vùng sâu, vùng xa.

Nhắc lại cơ hội khi được làm việc tại Trung tâm Phát triển Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam (nơi khôi phục những loại hình âm nhạc truyền thống đang có nguy cơ mai một), Kiều Ngân không giấu nổi niềm hạnh phúc của mình. Đó là cuộc gặp gỡ của những con người tâm huyết với âm nhạc truyền thống vào tháng 8 năm 2017, Trung tâm Phát triển Nghệ thuật âm nhạc tổ chức chương trình Liên hoan “Hà thành 36 phố phường”, Kiều Ngân tham gia qua lời giới thiệu từ một người bạn. Giữa những tiết mục âm nhạc truyền thống như ca trù, xẩm, quan họ Bắc Ninh..., xuất hiện một giọng ca hát âm nhạc dân tộc Thái trong trẻo, lảnh lót. Giọng hát đó đã chinh phục được khán giả cùng ban giám khảo để giành giải Nhất.

Nhận thấy được cơ hội phát triển của Kiều Ngân, cùng với mong muốn nghiên cứu về âm nhạc dân tộc Thái, nhạc sỹ Thao Giang đã giữ cô lại để tham gia sinh hoạt âm nhạc tại trung tâm. Từ khi về trung tâm, Kiều Ngân đã giới thiệu về nhạc cụ dân tộc Thái như sáo, pí thiu,... những lễ hội truyền thống có trò chơi ném còn, đu, hát ru... để các nhạc sỹ có thêm tư liệu nghiên cứu vê âm nhạc dân gian của dân tộc Thái.

Sau gần 3 tháng hoạt động nghệ thuật tại trung tâm, Cầm Kiều Ngân thường xuyên được tham gia các chương trình giao lưu âm nhạc, thể hiện những ca khúc của dân tộc Thái. Đồng thời, dưới sự hướng dẫn của đồng nghiệp, Kiều Ngân được học hát thêm các thể loại xẩm, ca trù... Kiều Ngân tâm sự, trước đây cô hát theo cảm hứng, cảm xúc chứ chưa hề có kỹ thuật trong xử lý bài hát nên khi tiếp cận với hát xẩm, ca trù, cô gặp nhiều khó khăn. Nhưng sau một thời gian được sự hướng dẫn, giúp đỡ từ các đồng nghiệp đi trước, Kiều Ngân đã có thể hát được khá tốt loại hình âm nhạc cổ truyền của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Là một người đam mê âm nhạc nên khi được về học tập, sinh hoạt văn hóa tại trung tâm, Kiều Ngân luôn nỗ lực trau dồi kiến thức về âm nhạc. Cô đã được học cách lấy hơi, mở khẩu hình. Vào các buổi tối ngày cuối tuần, cô cùng đoàn nghệ sỹ biểu diễn tại khu phố đi bộ Đồng Xuân. Kiều Ngân kể lại, ban đầu khi hát những bài của dân tộc Thái, cô lo lắng mọi người nghe sẽ không hiểu, nhưng sau vài đêm biểu diễn cô đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả. Đặc biệt là những em nhỏ, mỗi khi thấy Kiều Ngân bước ra sân khấu biểu diễn, khi kết thúc, các em thường chạy lại khen cô hát hay và ngắm bộ trang phục dân tộc Thái của cô.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 41

Cũng từ ngày về Hà Nội làm việc, Kiều Ngân được đi nhiều nơi hơn, giúp cô biết thêm nhiều điều, bỏ đi những suy nghĩ định kiến trước đây khi ở quê. Không chỉ biểu diễn ở Hà Nội, cô còn thường xuyên về quê biểu diễn phục vụ cho bà con các dân tộc. Cô kể lại, bà con ở quê biết cô được làm ở Hà Nội, ai cũng mừng cho cô, mỗi lần về quê hát mọi người đều muốn cô đừng về Hà Nội nữa, mà ở lại hát cho mọi người nghe. Trong thời gian tới, Kiều Ngân sẽ theo học lớp tại chức thanh nhạc để có kiến thức chuyên sâu hơn về kỹ thuật hát.

39. Vân Anh. TÍN HIỆU KHẢ QUAN TỪ MÔ HÌNH NUÔI ONG MẬT Ở SƠN LA / Vân Anh // Kinh tế nông thôn.- Ngày 29/12/2017.- Số 52.- Tr.11.

Sơn La là tỉnh miền núi, có nguồn hoa tự nhiên phong phú, đa dạng… để có thể nuôi ong quanh năm. Mật ong của Sơn La đã được cấp chứng nhận sở hữu nhãn hiệu, là cơ sở để các loại sản phẩm từ nghề nuôi ong được bảo hộ, đảm bảo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

Đây là động lực thúc đẩy nghề nuôi ong của tỉnh Sơn La phát triển, là cơ hội đẩy mạnh liên kết các hộ chăn nuôi ong nhỏ lẻ thành tổ chức có quyền lợi chung, nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

Những năm trước đây, nghề nuôi ong của tỉnh Sơn La chưa thực sự được chú trọng phát triển. Hầu hết người dân nuôi ong tự phát, năng suất mật và hiệu quả kinh tế còn bị hạn chế. Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng mật ong bằng việc áp dụng quy trình chăn nuôi ong lấy mật theo hướng VietGap, tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng mô hình nuôi ong an toàn để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Sơn La thực hiện dự án xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao trong nông hộ.

Mô hình được triển khai tại xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu và xã Hát Lót, huyện Mai Sơn. Đây là 2 xã có tổng đàn ong cao và có nghề nuôi ong phát triển.

Để thực hiện mô hình đạt kết quả cao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khảo sát, lựa chọn địa điểm thực hiện. Trung tâm tổ chức 3 lớp tập huấn cho các hộ tham gia mô hình về kỹ thuật nuôi ong theo hướng VietGap, hướng dẫn các hộ ghi chép sổ sách trong quá trình nuôi. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền về các hoạt động và kết quả xây dựng mô hình; tổ chức cấp phát 10 biển hiệu cho hộ tham gia mô hình.

Ngày 03/6/2017, giống vật tư được bàn giao đầy đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Trong quá trình nuôi, đàn ong sinh trưởng và phát triển tốt, không xuất hiện dịch bệnh. Đặc biệt, giống ong ngoại có nhiều điểm ưu việt, tính tụ đàn cao, thế đàn đông, năng suất mật vượt trội, thích nghi di chuyển, rất phù hợp để đầu tư phát triển trên quy mô lớn.

Mô hình đã đạt được hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Đến nay, số đàn ong đã được nhân lên trung bình 8 - 10 đàn/hộ, số cầu trong mỗi thùng cũng được nâng lên đủ tiêu chuẩn để khai thác mật. Từ tháng 9 đến tháng 11/2017 đã khai thác được 19,3kg mật/đàn, 3kg phấn hoa có chất lượng. Từ 200 đàn giống hỗ trợ của dự án hiện nhân lên 294 đàn. Bên cạnh đó, số hộ ngoài mô hình được học hỏi từ dự án và tiếp cận nguồn giống từ mô hình là 25 hộ với 94 đàn. Các sản phẩm của dự án đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ thuận lợi.

Ông Nguyễn Văn Mạch, ở bản Mai Ngập, xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu, cho biết: “Tham gia mô hình, tôi được cán bộ hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật, thường xuyên đôn đốc, theo dõi mô hình. Do áp dụng đúng kỹ thuật, chỉ sau 5 tháng nuôi, gia đình tôi đã nhân đàn và khai thác mật. Từ 20 đàn ong ban đầu, đến nay gia đình có 30 thùng ong đang khai thác. Từ tháng 9 -

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 24 năm 2017 42

11/2017, tôi 5 lần khai thác mật, trung bình đạt 24,5kg/đàn và bán được trên 7 tạ mật, trừ chi chí, thu lãi khoảng 6 triệu đồng/tháng”.

Thành công bước đầu của dự án góp phần thiết thực vào chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Sơn La, phù hợp với định hướng đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa và phát triển bền vững.