th ¯ vi Æn t Ènh s n la ÑieÅm baÙo 1. bìa...

29

Upload: others

Post on 28-Sep-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt
Page 2: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

S¬n La qua nh÷ng trang b¸o, t¹p chÝ Trung ­¬ng

Phßng th«ng tin - th­ môc

n¨m 2017

Page 3: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 1

01. PV. CÔNG TY THỦY ĐIỆN SƠN LA: NHIỀU HOẠT ĐỘNG THIẾT THỰC HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN BỊ THIỆT HẠI DO LŨ QUÉT / PV // Đại đoàn kết.- Ngày 01/9/2017.- Số 244.- Tr.19.

Những ngày qua, Công ty Thủy điện Sơn La đã kịp thời huy động nhân lực và phương tiện để thực hiện các hoạt động cứu trợ đối với người dân huyện Mường La (tỉnh Sơn La) bị thiệt hại do cơn lũ quét hồi đầu tháng 8, góp phần khắc phục nhanh hậu quả thiên tai.

HỖ TRỢ 237 GIA ĐÌNH BỊ THIỆT HẠI

Sau khi lũ ống, lũ quét xảy ra, Công ty Thủy điện Sơn La nhanh chóng phát động toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại.

Công ty cũng đồng thời kết nối với 4 đơn vị đối tác là: Công ty Cổ phần Thương mại và Thiết bị điện; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hữu Đỗ; Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị điện công nghiệp; Công ty Cổ phần Công nghệ và Giải pháp S5T Việt Nam để ủng hộ kinh phí giúp đỡ nhân dân.

Ngày 19/8, ông Hoàng Trọng Nam - Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La cùng lãnh đạo của 4 đơn vị đối tác đã trao đến tận tay những hộ gia đình được nhận hỗ trợ tại thị trấn Ít Ong và xã Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Tổng số tiền hỗ trợ là 682 triệu đồng, trong đó: Thân nhân của người thiệt mạng do lũ quét được hỗ trợ 5 triệu đồng/nạn nhân; gia đình bị lũ cuốn trôi nhà được hỗ trợ 3 triệu đồng; gia đình bị thiệt hại nặng về nhà cửa được hỗ trợ 2 triệu đồng.

237 hộ gia đình được Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Mường La, UBND xã Nậm Păm, thị trấn Ít Ong cung cấp và xác nhận đúng đối tượng.

PHỐI HỢP KHẮC PHỤC CẦU NẬM PĂM

Do lũ quét cuốn trôi 2 mố cầu Nậm Păm khiến giao thông hoàn toàn bị chia cắt giữa trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt hại nặng nề nhất do lũ quét. Vì vậy, công tác cứu nạn, cứu trợ của địa phương gặp rất nhiều khó khăn.

Công ty Thủy điện Sơn La đã huy động 1 xe cầu trục 60 tấn tự hành và 1 xe ô tô tải 3,5 tấn. Ê-kip vận hành, điều khiển xe cầu trục gồm 20 người là cán bộ, kỹ sư của công ty phối hợp với đơn vị thi công đã thực hiện tổ hợp, di chuyển, nâng hạ, lắp đặt 2 dầm sắt trọng lượng 15 tấn/ 1 dầm thành cầu tạm để khôi phục giao thông.

Sau 2 ngày làm việc 3 ca liên tục, các đơn vị đã thông cầu Nậm Păm vào ngày 12/8, góp phần đảm bảo cho công tác cứu nạn, cứu trợ nhân dân vùng lũ được kịp thời.

THAM GIA TÌM KIẾM NẠN NHÂN BỊ MẤT TÍCH

Sáng 03/8, Công ty Thủy điện Sơn La điều 1 xuồng máy cao tốc phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La tìm kiếm các nạn nhân bị lũ quét cuốn trôi dọc tuyến sông Đà.

Từ ngày 03 - 19/8, lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn của công ty đã tìm được 2 thi thể

nạn nhân bị lũ quét cuốn trôi. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện

Mường La đã làm thủ tục bàn giao cho gia đình nạn nhân.

Để tiếp tục hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do lũ quét, Công ty Thủy điện Sơn La và Tập

đoàn Điện lực Việt Nam đang khảo sát để thiết kế và đầu tư xây dựng 1 điểm trường tiểu học

ở trung tâm xã Nậm Păm với quy mô đầu tư trường đạt chuẩn quốc gia.

Những hoạt động thiết thực này sẽ phần nào giúp người dân sớm ổn định đời sống sau

cơn lũ quét lịch sử.

Page 4: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 2

02. Hằng Hương. MƯỜNG LA SẴN SÀNG CHO NGÀY KHAI GIẢNG / Hằng Hương // Công an nhân dân.- Ngày 03/9/2017.- Số 4421.- Tr.7.

Gần 1 tháng sau đợt lũ quét kinh hoàng, chúng tôi trở lại huyện Mường La, Sơn La.

Trong không khí khẩn trương, chính quyền địa phương cùng nhân dân Mường La đang tích cực khắc phục hậu quả lũ quét, ổn định cuộc sống cho người dân, xây dựng các lớp học lắp ghép để kịp lễ khai giảng năm học mới trong ngày 05/9 tới đây.

Theo ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường La thì đến ngày 31/8, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện đã huy động trên 2.592 người với trên 71.776 ngày công để khắc phục hậu quả lũ lụt.

Công tác khắc phục đến thời điểm này đã đi vào giai đoạn nước rút. Sau khi huy động gần 50 phương tiện máy móc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện khẩn trương thi công, tuyến

đường từ trung tâm huyện vào xã Nậm Păm đã được khai thông và đưa vào sử dụng. UBND huyện Mường La đã bố trí 6 điểm tái định cư mới trên địa bàn xã Nậm Păm với 16 nhà lắp ghép bằng tôn cho các hộ bị lũ cuốn trôi nhà hoàn toàn. Mỗi căn nhà lắp ghép 2 gian trị giá khoảng

70 triệu đồng. Đồng thời, bố trí cho 50 hộ ở thị trấn Ít Ong và khu vực nguy hiểm thuộc bản Hua Nà, Chiềng Tè, Nà Tòng, Nà Nong bị cuốn trôi nhà hoàn toàn vào ở ghép với người thân. 5

hộ bản Hua Nà đã bố trí ở Trung tâm Bồi dưỡng chính trị và 26 hộ được bố trí tại điểm tái định cư ở bản Nà Lo, thị trấn Ít Ong. Huyện vẫn đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ san nền mặt bằng để phục vụ công tác tái định cư cho bà con.

Nỗi lo lớn nhất hiện nay là công tác khắc phục hậu quả lũ quét đối với các trường và

điểm trường, chuẩn bị bước vào khai giảng năm học mới. Toàn huyện Mường La có 15 điểm

trường bị thiệt hại và ảnh hưởng. Trong đó, các điểm Trường Mầm non và điểm Trường Tiểu

học Nậm Păm bị xóa sổ hoàn toàn, còn Trường Trung học cơ sở Nậm Păm bị hư hỏng nặng. Để

đảm bảo kịp thời gian cho các học sinh khai giảng năm học mới vào ngày 05/9 tới đây, ngay sau

khi lũ quét xảy ra, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường La đã huy động 100% giáo viên

tham gia dọn dẹp, lao động, tổng vệ sinh trường lớp. Chính quyền địa phương đã tiến hành xây

dựng các lớp học lắp ghép dành cho học sinh tiểu học. Trường Trung học cơ sở Nậm Păm cũng

đã được dọn, hót sạch bùn đất, đảm bảo cho lễ khai giảng năm học mới. Cô giáo Võ Thị Lý,

Hiệu trưởng Trường Mầm non Nậm Păm cho biết: “Lũ quét đã cuốn trôi toàn bộ khu bếp ăn,

hàng rào và sân chơi. Tuy nhiên, đến 30/8, bếp ăn đã vận hành trở lại phục vụ bữa ăn bán trú

cho các cháu. Cơ bản các điểm trường mầm non cũng đã đón trẻ trở lại”.

Trung tâm UBND xã Nậm Păm những ngày này được tận dụng để làm cụm điểm khám

bệnh, cấp phát thuốc cho bà con trong xã. Bác sỹ Lò Văn Sáu, Trưởng Trạm Y tế xã Nậm Păm

cho biết, lũ quét xảy ra đã cuốn trôi toàn bộ trang thiết bị y tế, thuốc men và làm hư hỏng nặng

trụ sở Trạm Y tế xã. Để kịp thời khám chữa và điều trị bệnh cho bà con, ngay từ 04/8, ngành Y

tế của Sơn La đã tổ chức cắm 4 cụm điểm y tế tại các bản Hua Nặm, trung tâm UBND xã Nậm

Păm, khu bản Piệng - Huổi Sói và khu Huổi Có - Long Bẩu. Tại 4 cụm điểm này đều có từ 2

bác sỹ trở lên, điều dưỡng và các y sỹ trực 24h/24h. Cùng với đó, 8 bác sỹ tại các xã khác cũng

đã được tăng cường thêm cho 4 cụm điểm. Đặc biệt, ngành Y tế cũng đã tổ chức phun thuốc

khử trùng nước, khử trùng vệ sinh môi trường tại các thôn bản cũng như tuyên truyền để bà con

sử dụng nước sạch, ăn chín uống sôi đề phòng dịch bệnh. Tính đến thời điểm này, 4 cụm điểm

đã tiếp nhận và thăm khám cho hơn 3.300 lượt người dân trên địa bàn xã Nậm Păm. Các bệnh

chủ yếu là cảm sốt, rối loạn tiêu hóa, bệnh ngoài da, đau mắt đỏ… Đối với 15 người bị thương

Page 5: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 3

do mưa lũ và 2 người bị ốm do ảnh hưởng sau lũ, Bệnh viện Đa khoa huyện Mường La đã điều

trị ổn định và cho xuất viện. Hiện nay, 3 cụm điểm đã được rút về, chỉ còn duy trì 1 cụm điểm y

tế tại trung tâm UBND xã Nậm Păm. Trung bình mỗi ngày, cụm điểm này tiếp nhận và cấp phát

thuốc cho khoảng 20 người dân.

Tính đến nay, huyện Mường La đã tiếp nhận gần 50 tỷ đồng cùng nhiều vật dụng thiết

yếu từ các cấp, các ngành và nhân dân trên cả nước. Công tác khắc phục hậu quả thiên tai đang khẩn trương thực hiện, đặc biệt là bố trí sắp xếp dân cư, khắc phục sản xuất nông, lâm nghiệp, khôi phục sản xuất. Huyện Mường La đang khẩn trương khắc phục 7 công trình cấp nước cho

286 hộ thuộc 5 bản xã Nậm Păm và 5 bản thị trấn Ít Ong. Với sự trợ giúp từ Trung ương, các cấp, các ngành và nhân dân, việc khắc phục hậu quả lũ quét ở Mường La sớm đi vào ổn định, tạo điều kiện cho người dân sinh sống và tái lao động sản xuất.

03. Đức Tuấn. VƯỢT LÊN MƯA LŨ ĐÓN NĂM HỌC MỚI / Đức Tuấn, Minh Hưng //

Thời nay.- Ngày 04/9/2017.- Số 797.- Tr.1, 23.

Khó khăn còn chồng chất với những mất mát, tổn thất chưa thể khắc phục. Lại

thêm những vất vả thường trực do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nhưng nhiều ngôi trường ở hai tỉnh Sơn La, Lai Châu, đặc biệt là những trường học ở khu vực vừa chịu

thiên tai, bão lũ, khu vực bị ảnh hưởng bởi núi dốc, suối sâu, nước xiết, đang bừng lên những niềm vui và sắc mầu đón chào năm học mới.

CHUNG TAY LO CHỖ HỌC

Trong vùng rốn lũ, khi thiên tai xảy ra, ngôi trường Tiểu học Nậm Păm (huyện Mường

La, Sơn La), với 8 phòng học 2 tầng, 7 phòng học cấp 4, nhà bán trú, bếp ăn cùng toàn bộ trang thiết bị đã bị cuốn trôi hoàn toàn. Ngoài ra, các phòng học tại ba điểm trường nằm ở các bản

đều bị cuốn trôi. Trường Trung học cơ sở, Mầm non của xã Nậm Păm tuy không bị trôi, nhưng đất đá tràn vào, phá hủy nặng nề.

Để giúp các cháu vùng lũ có trường lớp học, rất nhiều tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã

đặt vấn đề hỗ trợ đầu tư xây dựng. Ngày 31/8, đơn vị tài trợ đã tổ chức bàn giao công trình cho huyện và xã Nậm Păm kịp triển khai năm học mới. Đại tá, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La Trần Anh Tuấn, cho biết: “Đây là công trình được Bộ Công an đầu tư xây dựng với số tiền 2,8 tỷ

đồng. Công trình gồm 11 phòng với đầy đủ trang thiết bị và 6 phòng ở bán trú được xây dựng theo hình thức nhà lắp ghép tiền chế, phù hợp với điều kiện thực tế, kịp cho các cháu đón năm

học mới”. Bí thư Huyện ủy Mường La Nguyễn Thành Công cho biết thêm, từ nguồn kinh phí hỗ trợ

của các đơn vị, doanh nghiệp, huyện đã xây dựng 16 phòng học lắp ghép ở các điểm trường,

sửa chữa 20 phòng học của trường trung học cơ sở và trường mầm non bị hư hỏng, đầu tư thiết bị đầy đủ cho cả ba cấp học. Tạo điều kiện cho các cháu yên tâm học tập, tỉnh Sơn La đã quyết

định miễn toàn bộ học phí, đồng thời cung cấp đầy đủ một năm lương thực, cấp đầy đủ sách vở, quần áo, cặp sách cho học sinh vùng lũ. Việc xây dựng nhà bán trú đã tạo điều kiện cho khoảng 150 học sinh ở các bản xa ăn nghỉ ngay tại trường.

LỄ KHAI GIẢNG ĐẶC BIỆT

Sáng ngày 03/9, tròn một tháng sau cơn lũ lịch sử, hậu quả để lại còn ngổn ngang, khó khăn chồng chất. Nhưng lễ khai giảng năm học mới 2017 - 2018 đã diễn ra tốt đẹp. Trước sân

trung tâm xã Nậm Păm còn ngổn ngang, một không gian rộng rãi được dọn dẹp sạch sẽ. Từ sáng sớm ngày 03/9, các thầy, cô giáo và hơn 1.100 học sinh tề tựu trong lễ khai giảng đặc biệt.

Page 6: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 4

Sau phần đọc thư chúc mừng khai giảng năm học mới của Chủ tịch nước, các học sinh đã

cùng lắng nghe những lời động viên của lãnh đạo tỉnh Sơn La. Đánh hồi trống và phát biểu tại

lễ khai giảng, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất đánh giá cao công tác chuẩn bị của

ngành Giáo dục tỉnh và xã Nậm Păm nói riêng trong việc chuẩn bị cho năm học mới 2017 -

2018.

Ngay sau lễ khai giảng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng với lãnh đạo tỉnh Sơn La và

nhân dân xã Nậm Păm tiến hành khởi công xây dựng Trường Tiểu học Nậm Păm, tổng kinh phí

khoảng 40 tỷ đồng. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong một năm, bảo đảm các điều kiện của

một trường chuẩn quốc gia.

Để có lễ khai giảng giàu cảm xúc này, hàng trăm hộ gia đình đang đối mặt với khó khăn

sau lũ vẫn ủng hộ cho các em học sinh đến trường. Những ngày qua, không kể bao nhiêu

chuyến đi của các thầy, cô giáo đến từng gia đình học sinh, gặp trưởng dòng họ, trưởng bản để

tuyên truyền, vận động đưa các em đến trường. Trong đó, hơn 10 trường hợp các thầy, cô giáo

cũng có nhà bị lũ cuốn trôi, gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ những nỗ lực của nhà trường

và cộng đồng, bước vào năm học mới này gần như 100% học sinh của cả ba cấp đều đã đến

trường. Trước đó, ngày 21/8, hơn 300 học sinh khối trung học cơ sở đã bắt đầu buổi học đầu

tiên, các học sinh bán trú đã được tạo điều kiện ăn nghỉ bán trú ngay tại trường…

04. Thanh Sơn. THẦY TRÒ VÙNG LŨ ĐÓN NĂM HỌC MỚI / Thanh Sơn, Quốc Hồng,

Đức Tuấn, Ngọc Sơn // Nhân dân.- Ngày 04/9/2017.- Tr.4.

Những ngày này, ngay sau cơn lũ quét lịch sử cách đây hơn ba tuần, các địa phương

thuộc bốn tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, Điện Biên đang cùng với người dân gồng mình

khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, trong đó, đặc biệt quan tâm việc xây dựng lại

trường, lớp. Bên cạnh những nỗ lực và sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, các cơ quan ban,

ngành vượt qua nhiều khó khăn, cùng với hàng triệu học sinh trên khắp cả nước, thầy và

trò ở các huyện miền núi vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ đang khẩn trương chuẩn bị

cho năm học mới 2017 - 2018. …KHẨN TRƯƠNG CHUẨN BỊ MỌI ĐIỀU KIỆN TỐT NHẤT CHO CÁC EM

Trước quyết tâm tổ chức khai giảng năm học mới cho cả ba cấp học tại xã Nậm Păm

(huyện Mường La, Sơn La) vào ngày 03/9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đăng ký xây

dựng lại toàn bộ Trường Tiểu học Nậm Păm cùng trang bị cơ sở vật chất với tổng mức 35 tỷ

đồng. Nhưng việc xây dựng trường, lớp học kiên cố cần được quy hoạch, thời gian thi công kéo

dài, do vậy, tỉnh Sơn La đã đưa ra phương án xây dựng lớp học lắp ghép khung sắt tại trung tâm

xã và bốn điểm trường cắm bản. Việc này đã được Bộ Công an đăng ký tài trợ xây dựng 11

phòng học và toàn bộ trang, thiết bị bên trong, xây dựng sáu phòng ở bán trú, nhà lắp ghép làm

nơi ăn, nghỉ cho học sinh ở xa đến học. Thời gian xây dựng dự kiến kéo dài khoảng 10 ngày.

Với tinh thần quyết tâm kịp khai giảng năm học mới, cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Sơn La

cùng các đơn vị thi công đã hoàn thành chỉ tiêu trước thời gian đặt ra hai ngày. Chiều 31/8, toàn

bộ hệ thống nhà lắp ghép đã được bàn giao cho huyện Mường La. Sáng 01/9, đoàn công tác của

tỉnh Sơn La do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Văn Chất đã đến kiểm tra, đánh giá cao nỗ lực

của huyện và lực lượng công an tham gia bảo đảm điều kiện tốt nhất cho các em trong năm học

mới…

Page 7: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 5

05. P. Hậu. HỌC SINH VÙNG LŨ KHAI TRƯỜNG TRONG CÁC PHÒNG HỌC TẠM /

P. Hậu // Thanh niên.- Ngày 05/9/2017.- Số 248.- Tr.10-11.

Trao đổi với Thanh Niên chiều 04/9, ông Phạm Văn Chính, Trưởng phòng Giáo dục

huyện Mường La (tỉnh Sơn La), cho biết trong ngày 03/9 toàn bộ học sinh các cấp học tiểu học,

mầm non và trung học cơ sở ở xã Nậm Păm đã tổ chức lễ khai giảng chính thức năm học mới.

Trong trận lũ ngày 03/8, cơ sở vật chất của các trường bị thiệt hại nặng nề khi bị mưa lũ

cuốn trôi, làm sập đổ. Công tác khắc phục hậu quả được các lực lượng ưu tiên cao nhất để kịp

giúp học sinh bước vào năm học mới. Theo đó, UBND huyện Mường La đã phối hợp với các

lực lượng, được sự hỗ trợ từ Bộ Công an đã dựng 30 phòng học lắp ghép ngay trên các điểm

trường bị lũ cuốn trôi tại trung tâm xã Nậm Păm và các bản Hốc, Huổi Liếng và Hua Nặm để

làm chỗ học tạm thời cho học sinh. Mỗi phòng học đều được trang bị đầy đủ bàn ghế, thiết bị

phục vụ học tập. Học sinh ở các cấp học được tặng miễn phí sách vở, đồ dùng học tập.

Cũng theo ông Chính, học sinh ở cấp học mầm non cũng phải học tạm trong các nhà lắp

ghép, có đầy đủ phòng ăn bán trú với các trang thiết bị đều được hỗ trợ cấp mới, và đây cũng là

cấp học có 100% cha mẹ, phụ huynh đưa con em đến trường trong ngày khai giảng 03/9. “Học

sinh ở xã Nậm Păm khai giảng sớm để chủ động ứng phó diễn biến mưa lũ, bởi các cấp chính

quyền đều không muốn nếu lũ về bất ngờ sẽ không tổ chức được khai giảng cho các em”, ông

Chính nói…

06. Hữu Quyết. HỌC SINH VÙNG LŨ MƯỜNG LA KHAI GIẢNG SỚM / Hữu Quyết //

Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 05/9/2017.- Số 177.- Tr.3.

Sáng 03/9, gần 1.100 học sinh thuộc các cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở tại xã

Nậm Păm (huyện Mường La, tỉnh Sơn La), địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đợt lũ

quét xảy ra đầu tháng 8, đến trường dự ngày khai giảng sớm. Tạm gác khó khăn vất vả vẫn còn

chồng chất sau lũ, phụ huynh, học sinh và các giáo viên nơi đây đã cố gắng hết sức để chuẩn bị

cho các em một ngày khai giảng trọn vẹn, đầy đủ như các bạn ở các vùng khác.

Gia đình anh Lò Văn Yêu ở bản Huổi Sói, xã Nậm Păm dậy sớm hơn thường lệ. Trong

ngôi nhà lắp ghép rộng 40m2 nằm trên một khu đất rộng cách xa dòng suối Nậm Păm, cả nhà tất

bật chuẩn bị bữa sáng và quần áo để các con kịp đến trường. Trong trận lũ quét lịch sử vừa qua,

gia đình anh đã bị cuốn trôi nhà cửa, tài sản. Gần một tháng sau lũ, gia đình anh được chính

quyền địa phương bố trí ở tạm trong ngôi nhà lắp ghép ở điểm tái định cư mới.

Anh chia sẻ, lũ quét đã cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc, sách vở, quần áo của con cái cũng

không còn, nhưng các thầy, cô giáo đã tặng quần áo, sách vở cho các cháu nên gia đình cũng

yên tâm để các cháu đến trường.

Cô Trần Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Păm cho biết, chuẩn bị cho lễ khai

giảng sớm và bắt đầu năm học mới 2017 - 2018, các cán bộ, giáo viên nhà trường cùng với sự

hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều đơn vị, tổ chức đã hoàn thành 11 phòng học lắp ghép với đầy đủ trang

thiết bị dạy học. Vì thế, dù ngôi trường tiểu học đã bị lũ cuốn trôi gần như hoàn toàn nhưng các

em học sinh vẫn có nơi để học tập khi năm học mới bắt đầu.

Phát biểu tại lễ khai giảng, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất đánh giá cao công tác

chuẩn bị của ngành Giáo dục tỉnh Sơn La nói chung, xã Nậm Păm nói riêng trong việc chuẩn bị

cho năm học mới; ghi nhận về sự nỗ lực của chính quyền huyện Mường La trong việc khắc

Page 8: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 6

phục hậu quả thiên tai để nhanh chóng ổn định cuộc sống của người dân vùng lũ, cũng như việc

đảm bảo các điều kiện để học sinh bước vào năm học mới 2017 - 2018.

Như vậy, sau một tháng gồng mình khắc phục mưa lũ, đến hôm nay, hơn 1.100 học sinh

vùng rốn lũ Mường La đã sẵn sàng cho năm học mới.

Cũng trong sáng 03/9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tiến hành khởi công xây dựng

Trường Tiểu học Nậm Păm với tổng kinh phí 40 tỷ đồng, dự kiến trong 1 năm sẽ hoàn thành

đưa vào sử dụng, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất của trường chuẩn quốc gia.

07. Hà Nam. CHUYỆN KỲ THÚ Ở NƠI ĐỂ KẾT BẠN MỚI, TÌM “NGƯỜI CŨ” / Hà

Nam // Hôn nhân và pháp luật.- Ngày 05/9/2017.- Số 106.- Tr.21.

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Quốc khánh 02/9, cộng đồng các dân tộc trên khắp

dải rừng Tây Bắc lại nô nức đổ về cao nguyên Mộc Châu, Sơn La để tham dự một trong

những lễ hội lớn nhất trong năm - Lễ hội mừng Tết Độc lập. Và cũng trong lễ hội sặc sỡ

sắc màu đó, còn diễn ra phiên chợ tình mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao. MỘT NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA VÙNG CAO

Theo một số người già ở Mộc Châu kể lại thì Tết Độc lập của người Mông ra đời từ cuối

những năm 50 của thế kỷ trước. Để ghi nhớ ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai

sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng bào đã lấy ngày 02/9 hàng năm để tổ chức lễ

hội, ăn mừng. Lễ hội đó tưng bừng náo nức chẳng khác gì ngày tết, cũng vì thế, cái tên Tết Độc

lập ra đời. Mới đầu, tết thường được tổ chức ở các thôn bản, về sau, do Mộc Châu là cao

nguyên, có mặt bằng lớn, lại gần chợ, dễ giao lưu nên nhiều người đã tự tìm về đây để ăn mừng.

Ban đầu, lễ hội thu hút chủ yếu là người Mông, sau các dân tộc khác như Thái, Mường, Tày,

Nùng, Dao... cũng hào hứng tham gia. Dần dà, “thị trấn nằm giữa lưng trời” này đã trở thành

nơi tụ hội của các dân tộc khắp vùng Tây Bắc mỗi dịp Quốc khánh 02/9, là nơi diễn ra phiên

chợ tình lớn nhất trong năm.

Xưa kia, người Mông thường sống du canh du cư trên những ngọn núi cao, địa bàn cư trú

trải rộng nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trường Sơn. Sống phiêu du là vậy nhưng từ mấy

chục năm qua, phiên chợ tình vào dịp đầu tháng 9 vẫn không thay đổi. Đến hẹn lại lên, chợ tình

lại họp như một thông lệ. Vài tháng trước khi diễn ra phiên chợ, các cô gái tuổi 15 - 17 đã

chuẩn bị những bộ váy áo đẹp nhất. Các chàng trai thì luyện những điệu khèn hay nhất để thể

hiện tình yêu trong đêm diễn ra chợ tình. Bây giờ trai Mông biết chơi khèn đã ít đi nhiều nhưng

tất cả đều phải thể hiện được một tài lẻ gì đó trước khi nghĩ đến chuyện chiếm được trái tim của

cô gái.

Cũng vì những nét quyến rũ rất riêng biệt ấy mà theo năm tháng, chợ tình Mộc Châu

ngày một đông. Từ những thập niên 1990 đã có hàng nghìn người Mông ở khắp các tỉnh vùng

Tây Bắc đến dự. Sang những năm gần đây, lại thêm người Mông ở “Cao - Bắc - Lạng”, Thanh

Hóa, Nghệ An và cả người Mông bên nước bạn Lào cũng về vui tết với người Mông Mộc Châu.

Các dân tộc anh em như Dao, Kinh, Khơ Mú, Mường, Thái ở các bản lân cận cũng kéo về thị

trấn Mộc Châu để chung vui.

Nếu như chợ tình Khau Vai (Hà Giang) và chợ tình Sa Pa (Lào Cai) đã trở nên quen

thuộc thì chợ tình Mộc Châu vẫn còn khá nguyên sơ. Cụ Sùng A Khao (gần 80 tuổi), một người

đã tham dự gần bốn mươi phiên chợ tình Mộc Châu, kể: “Từ bé, tôi đã thấy đồng bào mình họp

chợ tình ở đây rồi. Khi tôi lớn lên, khu chợ tình vẫn nguyên như vậy. Mỗi dịp chợ tình họp, tôi

Page 9: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 7

lại thấy rộn ràng. Dù không còn trẻ nữa, nhưng tôi vẫn phải xuống chợ để gặp bạn bè, dù chỉ để

uống với nhau vài chén rượu”.

Cụ Khao kể, khi xưa cuộc sống còn nghèo, mọi người đến chợ phải đi bộ hoặc đi ngựa mất cả ngày trời, đêm không về kịp phải ngủ lại. Bây giờ thì khác, phương tiện đi lại chính của đồng bào là xe máy. Đường đông như trẩy hội. Có những chàng trai đến gần chợ thì dừng xe để

thay bộ cánh mới theo kiểu dân tộc cổ truyền. Họ mang theo cả radio cas sette đi tìm bạn, mở băng ghi âm những bài hát mà bạn mình ưa thích, bạn nghe được sẽ tự tìm đến. Rồi hai người

dắt nhau đi trò chuyện, họ lại mở máy, ghi âm tiếng nói, lời ca hoặc điệu khèn của nhau. Họ trao băng ghi âm cho nhau để mỗi khi nhớ bạn lại mở ra nghe giọng nói thân thương.

Trong “rừng người” chen vai, người ta bắt gặp cả những khuôn mặt ngơ ngác của những

cô bé 13, 14 tuổi lần đầu xuống chợ. Cánh con trai chầu chực ở tiệm uốn tóc để rẽ ngôi, gọt rửa, xịt keo. Sau đó, họ rủ cánh con gái đi ăn phở rồi đi chụp ảnh và chờ bọc răng vàng. Đó là những lệ bộ cần thiết. Ai cũng đẹp, cũng vui. Cánh thanh niên bắt đầu trêu chọc “kéo” nhau, “kéo” tuột

cả nùi tóc giả mà các cô gái vẫn tươi cười, bởi hôm nay là ngày hạnh phúc của tuổi trẻ. Những nắm tay, những ánh mắt đắm đuối, những cử chỉ vuốt ve...

NƠI ĐỂ KẾT BẠN MỚI, TÌM “NGƯỜI CŨ”

Sùng A Chua từng tìm thấy được tình yêu của mình chính tại phiên chợ này khi anh 18 tuổi, tức là đã hơn 10 năm trước. Khi ấy, anh Chua đã lặn lội gần trăm cây số đường núi hiểm trở từ Điện Biên về Mộc Châu để đến chợ tình. Lần đó, anh đã quen và đem lòng thương mến

cô gái có tên là My, nhà ở Loóng Luông. Tưởng rồi sẽ nên vợ thành chồng, thế nhưng duyên số bắt hai người hai ngả, từ đó mỗi phiên chợ, dù bận dù không, dù đã có vợ và “con đàn con lũ”,

Chua đều sắp xếp thời gian để tìm đến chợ tình mong gặp “người xưa”. “Mình là người đã có vợ rồi, và nó chắc cũng đã có chồng. Mình chỉ muốn gặp để xem

nó sống có vui không thôi, xem nó có hạnh phúc như mình không thôi. Nếu nó cũng vui, cũng

sướng như mình thì mình cũng vui mà. Vợ mình cũng biết là mình xuống đây tìm người yêu cũ, nhưng nó cũng chả nói gì đâu, nó chỉ bảo đi thì nhớ đường mà về thôi...”, Chua tâm sự. Và, cuối

cùng niềm mong mỏi gặp lại “người xưa” của Chua cũng được đền đáp. Trong phiên chợ tình diễn ra vào năm 2013, anh đã gặp lại My năm xưa....

Không chỉ những người như Chua, như My mới mong đến chợ tình, mà ngay cả những

cụ ông, cụ bà cũng gánh tuổi tác của mình lên Mộc Châu vào những ngày này. Họ đến cốt chỉ để tìm gặp lại bạn xưa, như trường hợp của cụ ông Vàng A Phừ (ngoài 70 tuổi, ở Quỳnh Nhai) và cụ bà Giàng Thị Mua (hơn 70 tuổi, ở Sốp Cộp). Xưa kia, hai cụ cũng từng “phải duyên”

nhau ở chợ tình này, nhưng ngặt vì ngăn núi cách sông mà không nên vợ, thành chồng. Thế là từ đó hai cụ đành hẹn nhau khi nào rảnh thì đến phiên chợ, cùng ngồi nhìn mây, nhìn người, ôn

lại chuyện xưa. Những đuôi mắt đã trĩu màu thời gian ấy cứ lặng lẽ nhìn theo dòng người xuống chợ. Họ chẳng có gì để bán mua, càng chẳng phải có nhu cầu thưởng thức món ngon, nhưng năm nào cũng vậy, khi đám trẻ rục rịch chuẩn bị cho chợ phiên thì họ cũng phải đi. Cụ Phừ bảo:

“Tôi sẽ đi, tới chừng nào cái đầu gối lỏng ra, không gạt được mây, không vượt được dốc mới thôi...”.

Thế mới thấy được Tết Độc lập, chợ tình Mộc Châu nó gắn bó mật thiết với đời sống tinh

thần của người vùng cao như thế nào. “Văn hóa chợ tình”, nó giống như một dòng chảy len lỏi

qua những nếp nhà sàn thô mộc, từ đời này sang đời khác. Cứ thế, những tiếng khèn, câu hát,

những chén rượu mềm môi, bát thắng cố đượm mùi núi rừng ở cái phiên chợ giữa mây xanh ấy

như muốn níu chân người. Thế nhưng, cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết thúc. Hội tan chợ vãn,

Page 10: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 8

đồng bào rậm rịch rủ nhau về. Những bịn rịn, luyến lưu vẫn còn đượm trong từng ánh mắt,

trong từng cái nắm tay thật chặt và trong từng lời ước hẹn. Tất cả tạm chia tay, nhưng những kỷ

niệm sâu nặng về tình yêu, tình anh em, bạn bè sẽ còn mãi trong tâm hồn mỗi người dân miền

sơn cước.

08. Nguyễn Thành Phiên. HỘI NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH SƠN LA: TẬP HUẤN VỀ MÔ HÌNH

CÂU LẠC BỘ LIÊN THẾ HỆ TỰ GIÚP NHAU / Nguyễn Thành Phiên // Người cao tuổi.-

Ngày 05/9/2017.- Số 141.- Tr.2.

Từ ngày 28 - 30/8, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và Hội Người cao tuổi tỉnh

Sơn La tổ chức lớp tập huấn “Phương pháp xây dựng và nhân rộng Câu lạc bộ Liên thế hệ tự

giúp nhau” (Câu lạc bộ Liên thế hệ) cho 67 cán bộ Hội và thành viên Ban Chủ nhiệm trên địa

bàn tỉnh.

Học viên được nghiên cứu những nội dung cơ bản về già hóa dân số; cách giao tiếp, làm

việc với người cao tuổi; mô hình, các bước chuẩn bị thành lập, nội dung, cách thức tiến hành

các hoạt động của Câu lạc bộ Liên thê hệ. Đây là mô hình toàn diện vừa chăm sóc, vừa phát huy

vai trò người cao tuổi; tạo sự gắn kết cộng đồng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thế hệ; hỗ trợ giảm

nghèo, phát huy nội lực để người cao tuổi tự vươn lên trong cuộc sống. Câu lạc bộ hoạt động

trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản; theo quy chế; dân chủ, bình đẳng; đoàn kết, hợp tác, tương

trợ; có sự giám sát hoạt động của Hội Người cao tuổi và chính quyền... tạo cơ hội cho người

nghèo, cận nghèo, người thiệt thòi đóng góp vào hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng thu nhập

và thúc đẩy phát triển địa phương.

Giảng viên của Trung ương Hội trực tiếp hướng dẫn, trao đổi với tinh thần trách nhiệm,

tâm huyết, kết hợp linh hoạt các phương pháp... tạo tâm lý thoải mái trong nghiên cứu, học tập,

giúp học viên nắm vững bản chất vấn đề, dễ vận dụng vào thực tiễn. Học viên tích cực trao đổi,

thảo luận, nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần vào thành công của đợt tập huấn.

09. N. B. NHIỀU LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC DỰ KHAI GIẢNG NĂM HỌC

MỚI / N. B // Biên phòng.- Ngày 06/9/2017.- Số 71.- Tr.1-2.

Sáng 05/9, trong không khí vui tươi, phấn khởi, các trường học trên cả nước đã đồng loạt

tổ chức khai giảng năm học 2017 - 2018. Nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tới dự chia vui

và động viên tinh thần các thầy cô giáo và học trò.

…Cũng trong ngày 05/9, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã dự Ngày khai

trường cùng thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Mường La, tỉnh Sơn La, địa

phương chịu thiệt hại nặng nề sau đợt lũ quét đầu tháng 8 vừa qua. Chia sẻ những khó khăn của

thầy và trò vùng lũ, Phó chủ tịch nước đề nghị nhà trường đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục

toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, gắn với đặc điểm tâm lý học sinh

dân tộc thiểu số... Nhân dịp này, Phó chủ tịch nước đã trao 269 suất học bổng trị giá 1 triệu

đồng/suất cho các em học sinh và các phần quà phục vụ cho công tác giảng dạy…

Cũng xem:

10. PV. TIN VẮN / PV // Nhân dân.- Ngày 06/9/2017.- Tr.4.

11. PV. “RỐN LŨ” RŨ BÙN VÀO NĂM HỌC MỚI / PV // Nông thôn ngày nay.- Ngày

06/9/2017.- Số 213.- Tr.3.

Page 11: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 9

Cơn lũ khủng khiếp ngày 03/8 quét qua 2 huyện Mường La (Sơn La) và Mù Cang

Chải (Yên Bái), để lại bao đau thương, mất mát cho vùng đất này. Nhưng hôm qua, các

giáo viên, học sinh, phụ huynh nơi đây vẫn bước vào năm học mới với nhiều nỗ lực và

niềm tin.

Cô giáo Trần Thị Thúy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Păm (huyện Mường La),

cho biết: Cơn lũ sáng 03/8 phá hủy 3 điểm trường của trường. Cô trò nhà trường gặp quá nhiều

khó khăn, trở ngại sau cơn lũ, tưởng chừng không thể “gượng dậy” kịp cho năm học mới. Hơn

60 gia đình có con em đang theo học tại trường có nhà cửa bị lũ cuốn trôi. Hơn 80 học sinh là

con em các gia đình phải di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm...

“Với sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm... chúng tôi

đã có thể tựu trường đúng ngày khai giảng cùng với các em học sinh. Đây đúng là một kỳ tích”

- cô Thúy tâm sự.

Theo cô Thúy, 11 phòng học tạm (nhà lắp ghép) được dựng ngay tại khuôn viên Trường

Trung học cơ sở Nậm Păm do Bộ Công an hỗ trợ. Trước ngày khai giảng khoảng nửa tháng,

nhà thầu đã tập trung máy móc, nhân lực, vật liệu và thi công không ngừng nghỉ nên nhà trường

mới có thể tổ chức khai giảng đúng ngày. Nhà trường còn được các nhà hảo tâm hỗ trợ về trang

thiết bị dạy học, vật dụng đun nấu cho học sinh cùng với sách vở, ba lô...

Đến giờ, chị Lò Thị Toàn ở bản Hốc, xã Nậm Păm vẫn chưa hết bàng hoàng và đau xót

khi nhắc đến cơn lũ khủng khiếp ngày 03/8. “Cơn lũ đã cướp mất chồng tôi và cuốn trôi tất cả

nhà cửa, tài sản của gia đình... Chính sự giúp đỡ, sẻ chia của các tổ chức, cá nhân mà 3 mẹ con

tôi cũng nguôi ngoai phần nào nỗi đau. Dù còn nhiều khó khăn song tôi vẫn quyết tâm cho hai

cháu đến trường. Cháu lớn năm nay học lớp 8, cháu bé học lớp 7, đều là học sinh Trường Trung

học cơ sở Nậm Păm. Từ khi bố mất, hai đứa xin tôi nghỉ học nhưng tôi nhất quyết không cho...”

- chị Toàn kể.

Cháu Lò Văn Hoán - học sinh lớp 8 Trường Trung học cơ sở Nậm Păm, nói: Cơn lũ gây

ra nhiều đau thương, mất mát cho gia đình cháu, lấy đi người bố thân yêu của cháu. Sau lũ, gia

đình cháu được các cấp, các ngành quan tâm, giúp đỡ, cháu được các nhà hảo tâm tặng học

bổng, sách vở... nên hai anh em cháu bảo nhau phải đến lớp, phải học tập tốt để trở thành người

có ích cho gia đình và xã hội, sau này giúp mẹ bớt khổ...”.

12. B. S. L. “RỐN LŨ” NẬM PĂM BƯỚC VÀO NĂM HỌC MỚI / B. S. L // Giáo dục và

thời đại.- Ngày 06/9/2017.- Số 213.- Tr.7.

Tròn một tháng sau khi cơn lũ dữ qua đi, cụm trường mầm non, tiểu học và trung học cơ

sở xã Nậm Păm, huyện Mường La (Sơn La) đã long trọng tổ chức khai giảng năm học mới

2017 - 2018.

Cơn lũ lớn xảy ra một tháng trước (đêm 02 rạng sáng 03/8) đã khiến ngành Giáo dục xã

Nậm Păm nói riêng chịu tổn thất lớn khi trường lớp, sách vở, tài liệu... hầu như bị dòng nước lũ

cuốn trôi... Để các em học sinh có nơi ăn ở bán trú và lớp học, chỉ trong vòng hơn chục ngày,

Bộ Công an đã hỗ trợ xây dựng 11 phòng học lắp ghép, 6 nhà bán trú, với đầy đủ bàn ghế, dụng

cụ học tập, thiết bị giảng dạy, sách giáo khoa, quần áo đồng phục học sinh, giường, chăn, gối và

dụng cụ nấu ăn.

Niềm vui đến trường của 1.167 em học sinh ở xã Nậm Păm (bao gồm 371 cháu mầm non,

479 học sinh tiểu học và 317 học sinh trung học cơ sở) càng được nhân lên khi đúng trong ngày

Page 12: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 10

khai giảng, lễ khởi công xây dựng Trường Tiểu học Nậm Păm với số tiền đầu tư 40 tỷ đồng do

Tập đoàn Điện lực Việt Nam tài trợ đã được tổ chức trong niềm vui của các thầy cô giáo, các

em học sinh và người dân xã Nậm Păm.

13. Văn Chiến. VỀ HUA LA ĐẮM MÌNH Ở SUỐI KHOÁNG NÓNG BẢN MÒNG / Văn Chiến, Vì Định // Nông thôn ngày nay.- Ngày 06/9/2017.- Số 213.- Tr.4.

Về bản Mòng, ngâm mình ở suối khoáng nóng thiên nhiên, thưởng thức những món ăn đặc sản dân tộc Thái, du khách sẽ có cảm giác thư thái, nhẹ nhàng và bao mệt mỏi,

buồn phiền đều tan biến trong giây lát. Nằm cách trung tâm thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) chừng 6km, bản Mòng (xã Hua La)

yên bình hiện ra với những nếp nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái. Cổng chào với 2 chữ

“Bản Mòng” đỏ chói in trên nền vàng rực rỡ, mời gọi du khách dừng chân, thưởng lãm cảnh sắc

thiên nhiên, núi non hùng vỹ.

Suối nước nóng được xem như là đặc ân của tạo hóa dành cho bản Mòng. Với thành phần

khoáng chất tự nhiên cùng các đặc tính lý, hóa…, nhiều nhà khoa học đã sớm công nhận nước

khoáng bản Mòng có tác dụng chữa trị một số bệnh ngoài da, thấp khớp, thần kinh, tim mạch…

Theo kết quả khảo sát của các nhà khoa học, nước nóng bản Mòng có nhiệt độ nước lộ thiên 38

độ C và thay đổi theo mùa. Đặc biệt, nước ở suối khoáng nóng không có mùi lạ, quanh năm

trong suốt...

Bà Tòng Thị Mẳn (gần 60 tuổi) - một chủ hộ kinh doanh dịch vụ tắm khoáng nóng thiên

nhiên ở bản Mòng, cho biết: Suối khoáng nóng bản Mòng có từ bao đời nay. Ngày nay vẫn

không ai biết dòng suối này được phát hiện từ khi nào. “Ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã được nghe

ông, bà, bố, mẹ kể lại rằng, bà con bản Mòng đã quen với sự có mặt của suối nước nóng. Sau

một ngày lao động mệt mỏi trên nương rẫy, bà con lại về ngâm mình bên dòng suối nóng. Sau

khi tắm xong, tinh thần bà con phấn chấn trở lại, vui vẻ hơn, hòa thuận với nhau hơn. Cũng vì

những lợi ích ấy mà bà con cùng nhau giữ gìn, nâng niu “món quà” mà ông trời ban tặng bản

làng mình” - bà Mẳn kể.

Chị Thu Huyền - con gái bà Mẳn cho hay: “Nhà tôi làm dịch vụ tắm suối khoáng thiên

nhiên hơn 20 năm, đã đón hàng chục nghìn lượt khách. Sau khi tắm xong, khách nào cũng hào

hứng, cười nói vui vẻ, dường như bao mệt mỏi đã xua tan. Vì là nóng tự nhiên nên nước suối

còn rất tốt cho các bệnh ngoài da...”.

Anh Nguyễn Văn Linh ở tổ 9, phường Quyết Tâm (thành phố Sơn La) cách đây 3 năm đã

rời quê nhà Nghệ An lên Sơn La làm ăn, sinh sống. Ngày mới lên, anh Linh được người bạn rủ

vào bản Mòng tắm suối nước nóng. “Ngâm mình trong làn nước nóng thiên nhiên, tôi cảm thấy

thật sảng khoái, đầu óc nhẹ nhàng, thư thái, hết hẳn những buồn bực trong lòng. Từ đó đến nay,

tuần nào tôi cũng vào đó để xả stress...” - anh Linh vui vẻ nói.

Từ chỗ phát triển tự phát, đến nay bản Mòng đã có 17 hộ kinh doanh dịch vụ tắm suối

nước nóng. Nước được dẫn từ suối khoáng nóng thiên nhiên về, qua hệ thống máy bơm, tới

từng phòng tắm của các hộ kinh doanh.

Phòng tắm được thiết kế theo cách riêng của mỗi hộ. Diện tích mỗi phòng tắm dao động

từ 2 - 5m2, bên trong có bồn tắm, lát gạch hoa sạch sẽ. Du khách đến tắm, chỉ việc xả nước vào

bồn và thả mình trong đó, ngâm bao lâu tùy ý. “Nhà tôi có 13 phòng tắm, đủ loại phòng tắm

đơn, phòng tắm đôi, phòng dành cho cả gia đình, tùy theo nhu cầu của khách. Du khách có thể

Page 13: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 11

mua khăn tắm, dầu gội, sữa tắm, xà phòng, quần áo tắm... ngay tại nhà hàng” - bà Mẳn cho biết

thêm.

Không chỉ được thư giãn tại bồn nước suối khoáng nóng, sau khi tắm xong, du khách có

thể thưởng thức các món ăn mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc Thái nơi đây. 100%

hộ kinh doanh dịch vụ tắm suối nước nóng ở bản Mòng kiêm luôn việc phục vụ nhu cầu ăn

uống của du khách. Các món ăn dân tộc như: Cá nướng, gà nướng, thịt lợn hun khói, thịt trâu

gác bếp, canh vón vén, chẩm chéo, lợn bản, măng nướng, măng luộc... đều mang đậm nét văn

hóa của người Thái. Thưởng thức các món ăn này, ắt hẳn du khách sẽ khó có thể quên được

hương vị riêng biệt của núi rừng Tây Bắc cũng như tài nấu ăn của phụ nữ Thái khéo léo, đảm

đang. Tất cả thực phẩm chế biến các món ăn đều có nguồn gốc từ rừng, từ bản, đảm bảo các

tiêu chí ngon và sạch. Cá bắt từ ao, gà thả trên đồi, rau hái ở rừng... có thể đáp ứng được nhu

cầu của du khách. Kể cả những người khó tính nhất khi đến đây cũng cảm thấy hài lòng.

Tôi rất ấn tượng với lòng mến khách của người dân nơi đây. Không chèo kéo, đưa đẩy,

du khách đến đây tự do lựa chọn dịch vụ theo ý mình. Khi khách vào nhà thì bà con vồn vã đón

tiếp, còn khi khách giã từ, bà con cũng bịn rịn tiễn chân, khiến không ít du khách lưu luyến khi

ra về và không quên lời hẹn gặp lại lần sau.

14. Vũ Tuấn. BẤT THƯỜNG SỐ TRẺ THIỂU NĂNG Ở PI TOONG / Vũ Tuấn // Dân tộc

và phát triển.- Ngày 06/9/2017.- Số 1341.- Tr.5.

Theo phản ánh của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Sơn La (tỉnh Sơn La), 2

Trường tiểu học Pi Toong 1 và Pi Toong 2 ở xã Pi Toong, huyện Mường La có số lượng

học sinh bị thiểu năng trí tuệ cao bất thường.

Trường Tiểu học Pi Toong 1 có 388 học sinh, trong đó có 17 học sinh bị thiểu năng trí

tuệ, nhiều nhất là ở bản Ten. Thầy giáo Nguyễn Quang Hùng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết:

Năm học 2014 - 2015, trường có 26 học sinh bị thiểu năng trí tuệ. Năm học 2016 - 2017, trường

có 20 em; năm nay, số học sinh bị thiểu năng giảm, chỉ còn 17 em do 4 em học lên bậc học

trung học cơ sở và trường nhận 1 em từ trường mầm non vào học. Số học sinh này vẫn được lên

lớp, vì theo quy định đối với người khuyết tật sẽ có hồ sơ theo dõi riêng, chứ không đánh giá

học lực.

Còn thầy giáo Trần Việt Dũng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pi Toong 2, cho chúng tôi

biết: Nhà trường có 361 học sinh, trong đó 26 học sinh từ 6 đến 11 tuổi bị thiểu năng trí tuệ, chủ

yếu ở bản Toong và trường trung tâm.

Xã Pi Toong, huyện Mường La hiện có 1.574 hộ, 7.568 nhân khẩu, nhưng có tới gần 2%

người khuyết tật. Đây là con số cao bất thường.

Nhiều người dân trên địa bàn xã nghi ngờ, có thể các cháu bị nhiễm độc thủy ngân do

tình trạng đào đãi vàng trên địa bàn xã. Tình trạng khai thác vàng bằng thủy ngân diễn ra từ

hàng chục năm qua, song những năm 2010 - 2012 tình trạng này diễn ra ồ ạt.

Theo ông Lò Văn Phiêu, Chủ tịch UBND xã Pi Toong thì tình trạng khai thác vàng đã

chấm dứt từ tháng 4/2013. Việc khai thác vàng có liên quan đến số trẻ bị thiểu năng hay không

thì vẫn chưa có cơ quan chức năng nào kết luận. Còn việc lập hồ sơ xác minh người khuyết tật

và chi trả chế độ cho các cháu bị thiểu năng đã được xã thực hiện theo quy định.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, hiện nay, một số người dân vẫn lén lút sử dụng thủy ngân để

khai thác vàng. Bà Vì Thị Văn, trú tại bản Pi, cho biết: Biết là xã không cho khai thác vàng

Page 14: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 12

nhưng chúng tôi tranh thủ trời mưa có nước để rửa nên mới làm. Thủy ngân thì chúng tôi đi xin

của người quen, biết là độc nhưng dòng nước này chúng tôi không dùng, nếu chưa có con thì

chúng tôi không dám đãi vàng đâu. Mấy chị em ở đây có con rồi nên không sợ bị độc (!?)

Như vậy, liệu việc sử dụng thủy ngân để đãi vàng có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước

và dẫn tới ảnh hưởng tới sức khỏe của những em học sinh ở hai trường tiểu học trên địa bàn xã

hay không? Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ để người dân biết cách phòng

tránh. Đồng thời, chấm dứt tình trạng sử dụng thủy ngân để đãi vàng nhằm tránh làm ô nhiễm

nguồn nước.

15. Cầm Xuân Ế. HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH SƠN LA: VỮNG VÀNG CỬA NGÕ MIỀN

TÂY BẮC / Cầm Xuân Ế // Cựu chiến binh Việt Nam.- Ngày 07/9/2017.- Số 1192.- Tr.6.

Qua các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, những người lính đã không quản

gian khổ, hy sinh, đánh thắng kẻ thù để giành độc lập, tự do cho đất nước. Trở về cuộc sống đời

thường, với bản chất Bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh tỉnh Sơn La tiếp tục có nhiều đóng góp xây

dựng quê hương, đặc biệt là trong công tác xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội

chủ nghĩa và nhân dân.

Xác định đây là nhiệm vụ số một, mỗi chi hội là một trận địa tư tưởng, mỗi hội viên là

một chiến sỹ dũng cảm đấu tranh với các thế lực thù địch. Kiên quyết với những suy thoái về tư

tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; nêu cao tinh

thần gương mẫu, tích cực tu dưỡng, rèn luyện, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ. Trong từng năm, các

cấp Hội phấn đấu 100% cán bộ, hội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tự giác chấp hành nghiêm

quy chế dân chủ ở cơ sở. Luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, được quần chúng tín nhiệm cao. Trong dịp Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XII, các cấp Hội thể hiện trách nhiệm chính trị trong tham gia đóng góp hàng trăm

ý kiến tâm huyết vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng các cấp; tham gia hơn 1.000 ý kiến với

cấp ủy các cấp trong kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XI, XII về “Một số

vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020 và bầu cử

Hội đồng nhân dân các cấp (nhiệm kỳ 2016 - 2021), số hội viên được bầu vào cấp ủy các cấp có

2.681 đồng chí và 963 hội viên là đại biểu Hội đồng nhân dân ba cấp. Đây là lực lượng rất quan

trọng, trực tiếp tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền ở cơ sở, là chỗ dựa tin cậy của

cấp ủy, chính quyền và nhân dân.

Các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở tích cực tham gia thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, xây

dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chủ động làm tham mưu và trực tiếp tham gia có hiệu quả

trong đấu tranh giải quyết những vấn đề phức tạp về dân tộc, tôn giáo. Coi trọng phòng, chống

nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đẩy

mạnh công tác phát hiện, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; phối hợp chặt chẽ

với lực lượng quân đội, công an làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự; xây dựng khu vực

phòng thủ vững chắc.

Phát huy phẩm chất, kinh nghiệm và uy tín của Bộ đội Cụ Hồ, các cấp Hội động viên cựu

chiến binh tích cực tham gia Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu

dân cư”, gương mẫu trong việc cưới, việc tang và tổ chức các lễ hội. Kết quả hằng năm có 85%

gia đình đạt “Gia đình văn hóa”. Hưởng ứng Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông

thôn mới” đô thị văn minh, cựu chiến binh tự nguyện hiến 168.032m2 đất, đóng góp 40.000

Page 15: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 13

công lao động để làm đường, trường, trạm và các công trình phúc lợi, làm trên 760km đường

giao thông nội bản; gắn biển 75 tuyến đường mang tên “Đường cựu chiến binh tự quản”, góp

phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi. Các cấp Hội phối hợp với cấp ủy, chính quyền

và đoàn thanh niên làm 227 bếp ăn cho các trường phổ thông có học sinh bán trú. Hội còn tích

cực tham gia các chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai;

phòng, chống tội phạm, ma túy, HIV và tệ nạn xã hội. Các hoạt động ủng hộ các loại Quỹ “Vì

người nghèo”, “Xóa nhà dột nát”, “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đồng đội”; “Nạn nhân chất độc da

cam/dioxin”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Khuyến học, khuyến tài”, giúp nhân dân và cựu chiến binh

bị thiên tai bão lũ, giúp đỡ cựu chiến binh nghèo… hàng tỷ đồng.

Công tác bồi dưỡng, giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên ngày càng được đổi

mới về nội dung, hình thức và phương pháp, vừa phù hợp với tâm lý, sở thích của tuổi trẻ, vừa

gắn với các phong trào, chương trình của Đoàn, như: “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân,

lập nghiệp”, “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”... Các cấp Hội trực tiếp tham mưu cho cấp

ủy xây dựng tổ chức Đoàn theo phương châm “Ở đâu có tổ chức Hội Cựu chiến binh, ở đó có tổ

chức Đoàn, phong trào thanh, thiếu nhi tốt”. Vì vậy, đã bồi dưỡng kết nạp được 1.193 hội viên

ưu tú vào Đảng; động viên thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự; tham gia quản lý,

giáo dục thanh, thiếu niên hư tại địa phương…

5 năm qua, Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc;

nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 1 tập thể và 3 cá

nhân được Chính phủ tặng Bằng khen; Trung ương Hội tặng 7 Cờ thi đua cho các đơn vị và 51

Bằng khen cho tập thể và cá nhân; UBND và Hội Cựu chiến binh tỉnh tặng 6 Cờ thi đua và 556

Bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Hội xứng đáng là lực lượng chính trị,

trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân nơi cửa ngõ miền Tây Bắc.

16. Phạm Xuân Trường. CỰU CHIẾN BINH LÀM GIÀU CHO MÌNH VÀ ĐỊA

PHƯƠNG / Phạm Xuân Trường // Cựu chiến binh Việt Nam.- Ngày 07/9/2017.- Số 1192.-

Tr.6.

Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La có hơn 44.000 hội viên, sinh hoạt tại 279 cơ sở và 2.896

chi hội. Nhiệm kỳ qua, Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”

được các cấp Hội và hội viên hưởng ứng tích cực. Các cấp Hội phối hợp mở 203 lớp tập huấn

về sử dụng vốn vay, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng cây ăn quả...

cho hơn 4.000 hội viên, tổ chức tham quan các mô hình kinh tế trong và ngoài tỉnh, giúp hội

viên nâng cao kiến thức mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu

quả kinh tế cao. Tỉnh hội duy trì 857 tổ tiết kiệm vay vốn, tín chấp với Trung ương Hội, Ngân

hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ đạt trên 757 tỷ đồng cho 22.000 hội viên vay phát triển

kinh tế gia đình. Các cấp Hội còn xây dựng Quỹ hội hai cấp được trên 15,4 tỷ đồng giúp hội

viên khó khăn có vốn sản xuất với lãi suất thấp hoặc không lãi. Các nguồn vốn tạo việc làm

thường xuyên cho trên 33.000 lao động. Các cơ sở tham mưu với cấp ủy, chính quyền tạo điều

kiện cho hội viên tiếp cận chính sách hỗ trợ đất đai, giống, vốn, để mở rộng trang trại, nhà

xưởng... Nhờ đó, nhiều hội viên mạnh dạn đầu tư vào sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh

tế trang trại VAC, trồng rừng, kinh doanh dịch vụ. Qua phong trào thi đua, xuất hiện nhiều mô

hình hội viên sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập từ 1 đến 2 tỷ đồng/năm. Hưởng ứng chương

trình phát triển cây cao su trên đất Sơn La, Hội Cựu chiến binh các cấp tổ chức tuyên truyền,

Page 16: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 14

vận động 100% cán bộ, hội viên trong vùng quy hoạch trồng cây cao su; trong đó có 93% hội

viên ký cam kết góp 1.625,7ha đất cho chương trình. Thực hiện Cuộc vận động “Chung tay xóa

nhà dột nát cho hội viên cựu chiến binh nghèo”; Hội Cựu chiến binh tích cực tuyên truyền, vận

động, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các doanh nghiệp, các

nhà hảo tâm huy động được gần 50 tỷ đồng, xóa 512 nhà dột nát, nhà tạm cho hội viên, đạt tiêu

chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung cứng, mái cứng) theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Nay toàn tỉnh có 38 doanh nghiệp, 13 hợp tác xã, 16 tổ hợp tác; 1.102 trang trại, gia trại do hội viên làm chủ và 1.356 hội viên kinh doanh dịch vụ. Qua bình chọn hội viên sản xuất kinh doanh giỏi có 757 hội viên ở cấp xã, 329 hội viên cấp huyện, 106 hội viên thuộc cấp tỉnh và 16 hội viên đạt tiêu chuẩn cấp Trung ương. Mỗi năm Hội giảm 3% số hộ nghèo, có 20 xã và 12/12 huyện, thành phố hết gia đình cựu chiến binh nghèo; tỷ lệ hộ khá, giàu đạt 57,63%.

Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” không những tạo điều kiện cho hội viên nâng cao đời sống, làm giàu chính đáng mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

17. Trường Xuân. CHỦ TỊCH HUYỆN HỘI NĂNG ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO / Trường Xuân // Cựu chiến binh Việt Nam.- Ngày 07/9/2017.- Số 1192.- Tr.6.

Rời quân ngũ trở về địa phương, cựu chiến binh Hồ Văn Hồng ở tiểu khu 7, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu được cấp ủy, chính quyền và hội viên tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện.

Hội Cựu chiến binh huyện Mộc Châu có 4.575 hội viên của 22 cơ sở, trong đó có 306 hội viên tham gia cấp ủy, chính quyền và đoàn thể từ thôn, bản, tổ dân phố trở lên. Phần lớn hội viên là đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống nhiều khó khăn, thiếu thốn. Anh Hồ Văn Hồng luôn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về các hoạt động, phong trào thi đua của Hội. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện anh cùng tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành huyện Hội bám sát nội dung, yêu cầu và hướng dẫn của cấp trên, kết hợp phát huy tính chủ động, triển khai sâu rộng tới các cơ sở và các chi hội thôn, bản, tổ dân phố.

Huyện hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác qua 66 tổ tiết kiệm vay vốn lên tới trên 74 tỷ đồng cho hội viên vay. Từ nguồn vốn vay, hội viên mạnh dạn đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi, làm dịch vụ kinh doanh như trồng chè, nuôi bò sữa... Hiện Huyện hội có 92 mô hình kinh tế giỏi, trong đó 2 mô hình cấp Trung ương, 10 mô hình cấp tỉnh, 36 mô hình cấp huyện. Tỷ lệ hộ khá, giàu bằng 88%; số hộ nghèo chỉ còn 3,5% theo tiêu chí mới. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, anh bám sát cơ sở, vận động hội viên và nhân dân cùng tham gia. Cán bộ, hội viên bước đầu hiến 6.214m2 đất và hàng chục nghìn ngày công để làm đường giao thông, công trình phúc lợi, trường học...

Qua bình xét hằng năm, Huyện hội có 87% số chi hội đạt trong sạch vững mạnh (trong đó có 26,3% đạt trong sạch vững mạnh xuất sắc) có 95% số hội viên và gia đình đạt tiêu chuẩn “Cựu chiến binh gương mẫu”, “Gia đình văn hóa”. Đặc biệt Hội tham gia rèn luyện, bồi dưỡng kết nạp được 68 hội viên ưu tú vào Đảng.

Với những kết quả đạt được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Hồ Văn Hồng được Trung ương Hội, UBND tỉnh và các cấp tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen.

18. Nguyễn Hương. CẢNH SÁT GIAO THÔNG CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY TRÊN

NHỮNG CUNG ĐƯỜNG TÂY BẮC / Nguyễn Hương, Trần Hằng // Công an nhân dân.- Ngày 08/9/2017.- Số 4426.- Tr.3.

Page 17: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 15

Quốc lộ 6 là cung đường huyết mạch đi các tỉnh Tây Bắc. Đây cũng là “cung đường

lửa” mà tội phạm ma túy đưa “cái chết trắng” từ Lào vào nội địa. Ở cung đường này đã

diễn ra nhiều cuộc truy bắt nóng bỏng của lực lượng công an với tội phạm ma túy trong

đó có Công an tỉnh Sơn La. Tích cực tham gia phối hợp cùng với các lực lượng khác trong

những cuộc truy bắt ấy của Công an tỉnh Sơn La phải kể đến cán bộ, chiến sỹ Phòng Cảnh

sát giao thông, Công an tỉnh Sơn La.

Sơn La là tỉnh miền núi có địa hình hiểm trở với 250km đường biên giới tiếp giáp với

nước bạn Lào. Đặc biệt, mạng lưới giao thông trên địa bàn Sơn La tương đối phức tạp với nhiều

quốc lộ chạy qua... trong đó Quốc lộ 6 nối Hà Nội với các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và

một số tỉnh phía Bắc nước bạn Lào được đánh dấu đỏ bởi mức độ nóng bỏng trong cuộc chiến

chống tội phạm ma túy. Nguồn ma túy thẩm lậu qua các huyện biên giới tỉnh Sơn La như Mộc

Châu, Vân Hồ, Sốp Cộp… rồi theo Quốc lộ 6 đi về các tỉnh miền xuôi tiêu thụ tương đối lớn.

Tội phạm ma túy ngày một manh động, liều lĩnh vận chuyển ma túy với số lượng lớn, mang

theo vũ khí nóng để sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện. Mặc dù là đơn vị

có nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, thế nhưng Phòng Cảnh sát giao

thông Công an tỉnh Sơn La đã tích cực tham gia cùng các đơn vị nghiệp vụ khác triệt phá nhiều

đường dây vận chuyển ma túy.

Theo Đại tá Nguyễn Xuân Hà, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Sơn

La thì trong công tác đấu tranh tội phạm trên tuyến nói chung và tội phạm ma túy nói riêng, Đội

Cảnh sát giao thông 2.6 và Đội Cảnh sát giao thông 3.6 là 2 đơn vị chủ công, tích cực và lập

nhiều chiến công. Trong đó, Đội Cảnh sát giao thông 2.6 được giao nhiệm vụ đảm bảo trật tự an

toàn giao thông và tham gia phòng chống tội phạm trên tuyến đường dài gần 200km thuộc Quốc

lộ 6 và Quốc lộ 43 từ Gia Phù qua bến phà Vạn Yên đến cửa khẩu Pa Háng, huyện Mộc Châu.

Đây là 2 tuyến đường chủ chốt mà tội phạm ma túy buộc phải đi qua để đưa ma túy về xuôi.

Mặc dù thời tiết ở Mộc Châu rất khắc nghiệt nhất là vào mùa đông với sương mù buốt

giá, âm u cả ngày đêm; tội phạm ma túy luôn manh động liều lĩnh nhưng cũng không ngăn được

nhiệt huyết của các cán bộ, chiến sỹ cảnh sát giao thông. Từ đầu năm đến nay, Đội đã liên tiếp

lập chiến công khi tham gia “chặt đứt” 2 đường dây vận chuyển ma túy trái phép trên qua địa

bàn huyện Vân Hồ. Cách đây chưa lâu, nhận được thông tin từ Công an huyện Vân Hồ về đối

tượng Khà A Cải, sinh năm 1981, trú tại bản Thung Mặn, xã Hang Kia, huyện Mai Châu (Hòa

Bình) đang vận chuyển ma túy qua địa bàn huyện Vân Hồ, đội đã cùng các đơn vị nghiệp vụ

của Công an tỉnh Sơn La lập kế hoạch bắt giữ. 5 bánh heroin được Khà A Cải ngụy trang cất

vào trong một chiếc túi du lịch, để ở giữa chiếc xe máy mang biển kiểm soát 28H1-219.23 mà

Cải điều khiển giống như một túi hàng hóa thông thường. Hắn cũng không có bất kỳ biểu hiện

nghi vấn nào. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, khi Khà A Cải vừa đến khu vực bản Co

Chàm, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tổ tuần tra kiểm soát thuộc Đội Cảnh sát giao thông 2.6

đã nhanh chóng áp sát, khống chế khiến Khà A Cải không kịp trở tay. Khà A Cải khai nhận vận

chuyển thuê số “hàng” trên cho một người đàn ông với tiền công là 5 triệu đồng. Trước đó, vào

tháng 2/2017, cũng trên Quốc lộ 6 thuộc địa phận xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tổ tuần tra

kiểm soát thuộc Đội Cảnh sát giao thông 2.6 đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh

Sơn La bắt quả tang đối tượng Hoắc Công Huynh, sinh năm 1990, trú tại xã Tân Yên, tỉnh Bắc

Giang đang vận chuyển trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ gồm 2,5 bánh heroin và 6 gói

ma túy tổng hợp.

Page 18: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 16

Là đơn vị được giao nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống tội phạm trên Quốc lộ 6 đoạn chạy qua huyện Yên Châu, huyện Mai Sơn và Quốc lộ 37 chạy qua huyện Phù

Yên, huyện Bắc Yên, từ đầu năm đến nay, Đội Cảnh sát giao thông 3.6 cũng đã tham gia triệt phá 2 đường dây vận chuyển ma túy tại khu vực bản Pa, xã Tường Tiến, huyện Phù Yên. Gần

đây nhất, trong quá trình tuần tra kiểm soát, tổ tuần tra kiểm soát Mường Cơi - Đội Cảnh sát giao thông 3.6 tiến hành dừng, kiểm tra xe môtô mang biển kiểm soát 26B1-161.45, bắt quả tang 2 đối tượng là Mùa A Sử, sinh năm 1970 và Thào A Chua, sinh năm 1974 cùng trú tại

huyện Mộc Châu đang vận chuyển trái phép ma túy. Tang vật thu giữ gồm 3 gói heroin. Trước đó, Đội Cảnh sát giao thông 3.6 đã phối hợp với các đơn vị chức năng khác bắt giữ 2 đối tượng Giàng Thị Dũa, sinh năm 1986 và Sồng Thị Sai, sinh năm 1973 cùng trú tại huyện Mộc Châu

khi đang vận chuyển trái phép 2 gói heroin. Tính đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Sơn La phối hợp với

các đơn vị chức năng khác tham gia phá 5 vụ, bắt giữ 8 đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến giao thông huyết mạch đi các tỉnh Tây Bắc.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Sơn La đã giảm cả 3

tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương) so với cùng kỳ năm 2016. Trên lĩnh vực giao thông đường bộ, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Sơn La đã kiểm tra, xử lý hơn

12.000 trường hợp vi phạm, trong đó lỗi vi phạm quá trọng tải là 295 trường hợp, tốc độ là 1.208 trường hợp…

19. Trần Hằng. THIẾU KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Ở VÙNG CAO / Trần Hằng, Nguyễn Hương // Công an nhân dân.- Ngày 09/9/2017.- Số

4427.- Tr.6.

Xâm hại tình dục trẻ em ở vùng cao Sơn La có chiều hướng gia tăng với diễn biến

phức tạp và tính chất nghiêm trọng. Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt, nhưng do phong tục tập quán, sự chủ quan của người lớn đã dẫn tới nhiều đứa trẻ bị xâm hại. Điều đáng lưu ý, nhiều thanh niên vùng cao vướng vào tình yêu sớm rồi phạm tội “hiếp

dâm trẻ em” nhưng lại không hề hay biết. YÊU SỚM DẪN ĐẾN PHẠM TỘI

Mùa A Dè, sinh năm 1996, sinh ra và lớn lên ở bản Háng Trở 1, xã Mường Báng, huyện

Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Do nhà đông anh em (7 anh em) nên Dè học hết lớp 9 thì ở nhà làm nương. Tháng 3/2016, Dè đi làm thuê tại Công ty Xây dựng G6 - Khu công nghiệp VISIP huyện Từ Sơn (Bắc Ninh). Cũng trong lúc làm việc ở đây, Dè được Sồng A Chọng (xã Mười

Sai, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) giới thiệu quen biết cô bé 12 tuổi Cứ Thị D (cùng bản với Chọng). “Vừa gặp đã yêu” khiến Dè thường gọi điện tán tỉnh D. Từ những cuộc điện thoại của

chàng trai hơn mình 10 tuổi đã khiến cô bé dần nảy sinh tình cảm yêu đương. Nhớ nhung khiến Dè bỏ cả công việc ở Bắc Ninh về Sơn La tìm người yêu. Dè về nhà D ở, ăn cơm cùng gia đình D. Cơm nước xong, đôi trai gái đi chơi trong bản. Trên đường đi, Dè hỏi “đã yêu được chưa?”,

cô bé trả lời “yêu được rồi”. Dè lại hỏi tiếp “Anh cho em tình yêu thì em có nhận không?”. Cô bé không ngập ngừng mà trả lời luôn “được, chỉ sợ anh không cho thôi”. “Thế tí vào nhà cùng

nhau ngủ nhé” - sau lời rủ rê của người yêu, cô bé đồng ý… Làm chuyện “người lớn” xong, Dè vẫn tiếp tục ở lại nhà D. Những ngày sau đó, Dè đi

làm nương cùng gia đình D. Trong lúc làm nương, mẹ của D hỏi Dè có thích con gái của bà

không, nếu thích thì lấy nó về làm vợ. Dè vui sướng đồng ý ngay. Những ngày sau đó, Dè vẫn ở

Page 19: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 17

nhà D và quan hệ tình dục với cô bé. Do loáng thoáng nghe được tin tức nên sau bữa cơm tối, D

nói với Dè là lên nương ngủ, nếu ngủ lại nhà thì sẽ có người đến bắt. Dè nói “không sợ đâu,

mình không làm gì sai, mình cứ ngủ ở đây”. Sau đó, anh ta tiếp tục trấn an người yêu “đừng sợ,

ngày mai, ngày kia mình đi về nhà anh rồi”. Cho tới tận lúc này, Dè vẫn nghĩ rằng, do yêu nhau

nên việc quan hệ tình dục với cô bé 12 tuổi là bình thường. Chỉ tới khi Công an xã Mường Sai

đến kiểm tra hành chính, phát hiện Mùa A Dè là người ở địa phương khác nhưng không đăng

ký tạm trú và có quan hệ tình dục với trẻ em nên đã lập biên bản, báo cáo Công an huyện. Nghe

được giải thích thì Dè mới rõ ràng hiểu mình đã phạm tội “Hiếp dâm trẻ em”. Theo cán bộ điều

tra của Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) Công an tỉnh Sơn La thì đây là một vụ án mà hành vi

phạm tội của đối tượng một phần do ảnh hưởng bởi phong tục tập quán của đồng bào dân tộc

Mông và sự thiếu hiểu biết về pháp luật của đối tượng và bị hại. CẦN NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH

Qua điều tra của Công an tỉnh Sơn La thì đối tượng xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn chủ yếu là người dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa, trình độ hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Có những vụ án có tính chất nghiêm trọng, đối tượng chủ yếu là người thân quen với nạn

nhân, thường cho quà, dụ dỗ nạn nhân đến chỗ vắng vẻ để thực hiện hành vi phạm tội. Nạn nhân chủ yếu ở lứa tuổi từ 4 đến 12, lứa tuổi mà các em chưa nhận thức được nguy hiểm và

cũng chưa có kỹ năng để phòng tránh. Vì bị đối tượng đe dọa, nhiều em sợ hãi về nhà không dám nói với ai. Vụ án đau lòng xảy ra mới đây ở xã Nà Mường, huyện Mộc Châu là một ví dụ. Đinh Văn Cảnh, 15 tuổi, trên đường đi cho trâu ăn để tiếp tục cày ruộng buổi chiều thì nhìn thấy

cháu Đinh Thị Linh C (hơn 3 tuổi) đi tiểu tiện ở sau nhà liền nảy sinh ý định tà ác. Sau khi hái hai quả xoài trên cây, Cảnh cho cháu C một quả và bảo cháu đi lấy muối để chấm ăn. Lợi dụng

cháu C còn nhỏ, không tự bảo vệ được bản thân nên Cảnh dụ cháu vào trong gian bếp, đe dọa dùng vũ lực để thực hiện hành vi giao cấu với cháu.

Những tổn thương về thể chất và tinh thần với những bé gái bị xâm hại tình dục là không

gì có thể bù đắp được. Nhưng nguy cơ bị xâm hại vẫn luôn rình rập trẻ nhỏ bất kể ở đâu và trong tình huống nào. 6 tháng đầu năm 2017, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Sơn La gia tăng

so với cùng kỳ năm 2016. Điều này đã gây lo lắng không chỉ cho các bậc cha mẹ, nhà trường, mà còn cho cả cộng đồng. Theo Thượng tá Tòng Văn Siêng, Phó trưởng Phòng PC45 Công an tỉnh Sơn La thì công tác đấu tranh chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em không chỉ riêng của

lực lượng công an mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Các ngành chức năng của tỉnh Sơn La cần phải vào cuộc để nâng cao công tác phòng ngừa, đề cao công tác tuyên truyền, nâng cao công tác quản lý giáo dục của gia đình và nhà trường. Cha mẹ là người gần gũi với con cái nhất,

cần quan tâm hướng dẫn và dạy các bé gái kỹ năng nhận biết khi gặp nguy hiểm, đặc biệt là cảnh giác với các thủ đoạn dụ dỗ, đe dọa của đối tượng xâm hại để phòng tránh. Làm thế nào để

khi các em nhận biết mình đang bị đối tượng có ý đồ xâm hại dụ dỗ, lôi kéo biết cách thoát thân cũng là cả một kỹ năng mà cần có các chuyên gia mở các lớp tuyên truyền, hướng dẫn để phụ huynh và học sinh được trang bị kiến thức. Đối với người dân vùng cao Sơn La thì để làm được

điều này quả là khó, phải dựa vào sự tích cực của chính quyền xã, thôn bản trong công tác tuyên truyền, vận động.

Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em là biện pháp tối ưu nhất hiện nay. Và để làm được điều đó, Phòng PC45 đã tham mưu, hướng dẫn cho công an các địa phương phối hợp với chính quyền, đoàn thể cơ sở mở các lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật sâu rộng trong nhân dân,

trong nhà trường để giảm bớt nguy cơ, phòng tránh hậu quả đáng tiếc.

Page 20: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 18

Theo Phòng PC45 Công an tỉnh Sơn La thì trong 6 tháng đầu năm, đơn vị đã điều tra làm rõ 14/14 vụ xâm hại trẻ em, lập hồ sơ xử lý 14 đối tượng (tăng 5 vụ, 5 đối tượng so với

cùng kỳ năm 2016), 14 trẻ em bị xâm hại; khởi tố 9 vụ với 9 đối tượng và đang chờ xử lý 5 vụ, 5 đối tượng.

20. Hiểu Minh. GIẢM PHỤ THUỘC NHẬP KHẨU: ĐỘT PHÁ TỪ CÔNG NGHỆ SINH HỌC / Hiểu Minh // Tiền phong.- Ngày 09/9/2017.- Số 252.- Tr.6.

Là một nước nông nghiệp, thế nhưng mỗi năm nước ta vẫn phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu ngô. Để giải bài toán lệ thuộc vào ngô nhập khẩu, cần gia tăng năng suất trên

diện tích sẵn có để gia tăng sản lượng, thông qua việc đẩy mạnh giống ngô công nghệ mới. LÃI HƠN NGÔ THƯỜNG 10 TRIỆU ĐỒNG/HA

Với diện tích trồng ngô chiếm trên 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, ngô được xác

định là cây trồng chủ lực tại địa bàn Sơn La. Mặc dù là cây trồng quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều bà con nông dân nhưng những năm gần đây, giá ngô nhập khẩu quá rẻ khiến việc trồng ngô của bà con nông dân gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Dương Gia Định, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La, cho biết, ngô là cây trồng chủ lực của tỉnh Sơn La và là nguồn thu nhập chính của người dân nơi

đây. Tuy nhiên, thời gian qua, năng suất ngô đạt thấp do gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và sự không đồng đều giữa các vùng. Tính trung bình, năng suất ngô tại các địa phương trong tỉnh đạt mức 3,89 tấn/ha, gần như thấp nhất cả nước. Do đó, việc áp dụng các giống ngô

mới là một trong các trọng tâm phát triển của tỉnh, trong đó có mở rộng, khuyến khích sản xuất ngô biến đổi gen.

Tại vùng trồng ngô ở huyện Mai Sơn - thủ phủ ngô của tỉnh Sơn La, chị Quàng Thị Thân (bản Chậm Cẳng, xã Chiềng Sung) cho biết, hơn 1 năm qua nhiều hộ trong và ngoài xã mạnh dạn chuyển sang trồng ngô biến đổi gen mới đem lại hiệu quả thấy rõ. “Tôi trồng ngô hơn 10

năm nay, nhưng chỉ vụ này mới thấy ngô không có sâu mặc dù mình không phun thuốc”, chị Thân nói và cho biết thêm, năm nay gia đình trồng ngô biến đổi gen với mật độ gấp 1,5 lần so với bình thường, mà không lo sợ sâu phá hoại. “Tôi trồng 3 giống ngô DK6818S, DK6919S và

DK9955S, qua thu hoạch thử ở một số ruộng cho thấy, năng suất ngô vụ này có thể đạt tới 10 tấn hạt/ha, cao hơn nhiều so với ngô lai thường”, chị Thân chia sẻ. Với năng suất như trên,

giống ngô biến đổi gen đạt lợi nhuận cao hơn giống ngô thường khoảng trên dưới 10 triệu đồng/ha.

Năm 2016, diện tích ngô biến đổi gen của tỉnh Sơn La đạt khoảng 6.000 ha. Năm 2017,

tính đến tháng 6 đã có khoảng 3.500ha được trồng. Qua đánh giá, các giống chuyển gen rất có

triển vọng và phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh và cho năng suất cao như tại Cò Nòi, năng

suất có thể lên tới 12 tấn/ha. CÔNG NGHỆ SINH HỌC THAY ĐỔI BỘ MẶT NÔNG NGHIỆP

Thực tế, những năm gần đây, việc chi hàng tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu ngô đã không

còn là chuyện lạ. Riêng trong năm 2016, Việt Nam bỏ ra hơn 1,6 tỷ USD để nhập 8,3 triệu tấn

ngô về phục vụ nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước.

Một số chuyên gia đánh giá, với điều kiện hiện tại, nếu không nhanh chóng giải quyết

vấn đề thiếu hụt ngô nội tại, thì ngoài việc thất thoát ngoại tệ, về lâu dài Việt Nam có thể rơi

vào tình trạng “có tiền cũng khó mua nổi ngô”. Giải pháp quan trọng lúc này là gia tăng năng

suất trên diện tích sẵn có để gia tăng sản lượng, thông qua việc đẩy mạnh giống ngô biến đổi

Page 21: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 19

gen. Các giống này sẽ hạn chế tối đa hư hại năng suất do sâu hại, cỏ dại, đồng thời giảm chi phí

đầu vào cũng như các tác động tiêu cực lên môi trường.

Trao đổi với báo chí, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam Lê Bá Lịch cho

rằng, là nước nông nghiệp mà Việt Nam phải nhập khẩu không chỉ ngô mà nhiều mặt hàng khác

như khô dầu đậu tương, phụ gia, kháng sinh, vitamin... về để sản xuất thức ăn chăn nuôi là điều

khá bức xúc. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đơn giản nhưng nghiên cứu trong nước cũng chưa

đáp ứng nổi. Với riêng cây ngô, nên thúc đẩy phát triển nhiều hình thức, đặc biệt là loại ngô

biến đổi gen. Đây là cách mà nhiều quốc gia như Mỹ, Argentina… đã làm. Các quốc gia đó

không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu ngô trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác, trong đó

có Việt Nam.

Đánh giá về tình hình đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam thời gian qua, Giáo sư,

Tiến sỹ Bùi Chí Bửu nhận định, trước những biến đổi của khí hậu, phương pháp tiếp cận những

công nghệ sinh học mang lại rất nhiều lợi ích. Ví dụ như dùng phương pháp lai tạo giống lúa

phải mất 10 năm hay thậm chí 20 năm mới có thể tìm được giải pháp về xâm nhập mặn hay khô

hạn. Còn với công nghệ sinh học, chúng ta có thể rút ngắn thời gian rất nhiều. Gần đây thế giới

đã dùng phương pháp chỉnh sửa gen trong cây, về nguyên tắc cũng giống như phương pháp

chuyển đổi gen. Nước ta cũng mới chỉ tiếp cận với công nghệ này chứ chưa có thành tựu nào.

“Công nghệ sinh học đang thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp. Để có nền nông nghiệp phát triển

bền vững, thích ứng với những biến đổi khí hậu trong tương lai”, Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Chí Bửu

nói.

Theo ông Trần Xuân Định, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn), để cạnh tranh được với ngô nhập khẩu, ngành sản xuất ngô Việt Nam cần giải

bài toán làm thế nào để giảm giá thành trên mỗi cân ngô thương phẩm thông qua hai yếu tố

chính là giảm chi phí canh tác và cải thiện năng suất.

21. Anh Thư. BỔ SUNG TUYẾN HÒA BÌNH - SƠN LA VÀO QUY HOẠCH ĐƯỜNG

CAO TỐC / Anh Thư // Nông thôn ngày nay.- Ngày 09/9/2017.- Số 216.- Tr.4.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung tuyến đường Hòa Bình - Sơn La vào quy hoạch

phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thủ tướng

cho phép UBND tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình và các cơ quan liên

quan triển khai công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo

hình thức đối tác công tư để đánh giá tính khả thi, huy động nguồn lực thực hiện đầu tư dự án...

Được biết, tuyến cao tốc Hòa Bình - Sơn La có điểm đầu kết nối với dự án cầu Hòa Bình

4, thuộc địa phận xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình; điểm cuối kết nối với đường

Lê Đức Thọ, xã Chiềng Sinh, thành phố Sơn La. Phạm vi nêu trên sẽ kết nối thành phố Sơn La

với thành phố Hòa Bình, kết nối 2 khu du lịch quốc gia trong khu vực, tạo nên trục dọc đường

bộ cao tốc chất lượng cao kết nối trực tiếp vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội.

22. Văn Chiến. GẮN MÀU XANH VỚI HIỆU QUẢ KINH TẾ Ở RỪNG ĐẶC DỤNG

THUẬN CHÂU / Văn Chiến // Nông thôn ngày nay.- Ngày 09/9/2017.- Số 216.- Tr.4.

Page 22: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 20

Do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi liên tục, nhiều diện tích rừng đặc dụng Copia ở huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) trở nên tiêu điều, xơ xác. Để trả lại màu xanh cho rừng, ngành kiểm lâm Sơn La tham mưu cho tỉnh thực hiện một số dự án trồng mới nhằm nâng cao độ che phủ.

THAY ÁO CHO NHỮNG KHU RỪNG GIÀ CẰN CỖI

Theo chân cán bộ kiểm lâm Ban Quản lý Dự án rừng đặc dụng Copia Thuận Châu đi kiểm tra tại một số cánh rừng đặc dụng, chúng tôi chứng kiến cảnh hoang tàn, xơ xác, với nhiều cây gỗ trơ trụi, héo khô. Ông Hoàng Hặc - Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Copia cho biết: Những khu rừng này trước đây xanh tốt với nhiều loại cây gỗ quý, có cây hàng trăm năm tuổi. Nhưng sau khi bị ảnh hưởng bởi thiên tai hồi đầu năm 2016, những cánh rừng này hầu như không còn sự sống. Nhằm phục hồi sinh thái ở khu rừng này, ngay sau khi có chủ trương của tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La đã giao cho Ban Quản lý rừng đặc dụng Copia tiến hành khảo sát thiết kế, đồng thời ký hợp đồng với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mạnh Thắng triển khai trồng rừng.

Để đảm bảo chất lượng cây trồng; gắn trồng rừng tạo tán với hiệu quả kinh tế rừng, hoạt động phát dọn thực bì, làm đường băng cản lửa, đào hố, lựa chọn cây giống được triển khai tích cực. “Chúng tôi nhận phát dọn thực bì, đào hố trồng cây ở đây và luôn được cán bộ khuyến lâm kiểm tra, nhắc nhở, chỉ đạo rõ việc và sửa sai ngay mỗi khi có gì chưa đạt yêu cầu. Nhiều năm tham gia trồng rừng, chưa bao giờ thấy trồng rừng nghiêm túc thế này” - ông Lò Văn Hảy - nông dân xã Chiềng Bôm trong huyện được thuê phát dọn thực bì khu vực trồng rừng, bảo vậy.

TRỒNG RỪNG ĐA MỤC TIÊU

Khâu lựa chọn đưa cây giống vào trồng cũng được các cán bộ khuyến lâm kiểm tra kỹ từng bầu đất cây giống để đảm bảo cây giống đạt mức sống và sinh trưởng tốt từ 97 - 99% trở lên. “Tổng diện tích trồng rừng đợt này là 250ha, tập trung ở các tiểu khu 243, 247 thuộc xã Chiềng Bôm (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), với cây trồng chủ yếu là cây sơn tra (táo mèo). Đây là loại cây đa mục tiêu, vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa mang lại thu nhập cho người dân. Bà con rất phấn khởi...” - ông Hặc nhấn mạnh.

Anh Lường Văn Lợi - dân bản Huổi Pu, xã Chiềng Bôm, phấn khởi nói: “Khu rừng này trước đây dân bản tôi nhận khoán chăm sóc, bảo vệ từ Ban Quản lý rừng đặc dụng. Rừng đang xanh tốt lắm nhưng do ông trời làm hại nên mới thảm thương thế này. Nhà nước đầu tư trồng lại rừng, chúng tôi cũng vui vì vừa có việc để làm thêm, vừa sẽ có thêm cánh rừng mới xanh tốt, có thể thu hoạch quả để bù đắp công sức bảo vệ rừng cho người bảo vệ rừng”.

Ông Hặc cho biết thêm: “Đơn vị trồng rừng chịu trách nhiệm trồng và chăm sóc diện tích

cây sơn tra trong thời gian 4 năm (hết thời gian lâm sinh), sau đó chúng tôi mới tiếp nhận và

quản lý. Ban sẽ giao khoán cho người dân địa phương chăm sóc, bảo vệ. Ngoài được chi trả

dịch vụ môi trường rừng, người dân còn được hưởng lợi một phần từ cây sơn tra khi cây cho

quả”.

Theo ông Lương Ngọc Hoan - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La, đưa cây

sơn tra vào trồng rừng là chủ trương đúng đắn của tỉnh. Thực tế cho thấy, ở một số xã trong tỉnh

như Ngọc Chiến (huyện Mường La), Chiềng Bôm, Co Mạ (huyện Thuận Châu)... nhiều gia đình

trồng sơn tra, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được chăm sóc tốt, một cây sơn tra có thể cho

thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng/ha/năm từ bán quả, mà sức sống để tạo tán, phủ xanh đất rừng rất

mãnh liệt. “Khi được hưởng lợi từ rừng, ý thức giữ rừng của người dân sẽ được nâng lên rất

nhiều. Nếu mô hình này thành công, Chi cục sẽ tham mưu với UBND tỉnh nhân rộng ra nhiều

địa phương khác…” - ông Hoan cho biết.

Page 23: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 21

23. TH. THỦY ĐIỆN SƠN LA MỞ CỬA XẢ ĐÁY LẦN THỨ 4 / TH // Đại đoàn kết.-

Ngày 10/9/2017.- Số 253.- Tr.2.

Thực hiện công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, nhằm đảm

bảo quy trình vận hành liên hồ chứa trên khu vực sông Hồng, sáng ngày 09/9, Thủy điện Sơn

La đã tiến hành mở 1 cửa xả đáy, đồng thời liên tục phát tối đa các tổ máy. Đây là lần thứ 4

Thủy điện Sơn La tiến hành mở cửa xả đáy trong mùa mưa lũ năm nay.

Công ty Thủy điện Sơn La cho biết, sẽ tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến lưu

lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập, tùy theo tình hình diễn biến của mưa lũ thượng

nguồn có thể tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy. Tính từ trong năm đến nay, lượng xả từ hồ chứa

Thủy điện Sơn La vào khoảng 2,5 tỷ m3. Dung tích hồ chứa là 9,26 tỷ m3.

Thời gian qua, do mưa lớn trên diện rộng nên lưu lượng nước về các hồ chứa Sơn La,

Hòa Bình gia tăng, gần đạt mực nước cao nhất cho phép thời kỳ lũ chính vụ. Tại Bắc Bộ, hiện

có hơn 800 hồ chứa nhỏ đã đầy nước. Các hồ chứa vừa và lớn ở Bắc Bộ hiện đạt trung bình từ

65 - 75% dung tích thiết kế.

Cũng xem:

24. C. L. THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH, SƠN LA TIẾP TỤC MỞ CỬA XẢ LŨ / C. L // Công

an nhân dân.- Ngày 10/9/2017.- Số 4428.- Tr.1.

25. PV. BẢO ĐẢM AN TOÀN HẠ DU, KHU VỰC LÒNG HỒ KHI THỦY ĐIỆN SƠN

LA XẢ LŨ VÀ TÍCH NƯỚC / PV // Nhân dân.- Ngày 08/9/2017.- Tr.8.

26. PV. SẠT LỞ ĐẤT GÂY ÁCH TẮC TRÊN QUỐC LỘ 4G, ĐOẠN QUA MAI SƠN -

SƠN LA / PV // Công an nhân dân.- Ngày 10/9/2017.- Số 4428.- Tr.2.

Do có mưa lớn trên một số địa bàn của tỉnh Sơn La, vào khoảng 13h ngày 09/9, tại

Km78+200, Quốc lộ 4G (đoạn qua địa phận bản Há Xét, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, Sơn La) đã

xảy ra sự cố sạt lở đất, hàng nghìn m3 đất đá đã tràn xuống mặt đường, làm tê liệt tuyến giao

thông nối các huyện Sông Mã và Sốp Cộp đi thành phố Sơn La và ngược lại.

Tại hiện trường, lượng lớn đất đá đã vùi lấp toàn bộ mặt đường. Các phương tiện như xe

ôtô tải, ôtô khách không thể lưu thông qua điểm sạt lở khiến tuyến Quốc lộ 4G (đoạn qua địa

phận bản Há Xét, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, Sơn La) bị ùn tắc.

Các lực lượng chức năng và cảnh sát giao thông đã tiến hành phân luồng từ xa; khẩn

trương tiến hành san ủi, giải phóng khối lượng đất đá bị sạt trượt, sớm giải tỏa ách tắc tuyến

Quốc lộ 4G.

27. Linh Anh. NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN NÊN CHÚ Ý / Linh Anh // Pháp luật và xã

hội.- Ngày 12/9/2017.- Số 102.- Tr.13.

Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Thị Thảo (tức Trần Thị Phương Thảo), sinh năm 1974, trú tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Theo tài liệu của cơ quan công an, trung tuần tháng 7/2017, cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội tiếp nhận thông tin trình báo của lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội về việc một đối tượng nữ đã sử dụng giấy tờ giả của bệnh viện chuyển tuyến khám bệnh lên tuyến trên cho bệnh nhân và có hành vi tống tiền lãnh đạo bệnh viện. Cụ

Page 24: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 22

thể, cầm một số giấy tờ đã nêu, đối tượng này đe dọa, yêu cầu nhân viên và lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn phải chi 150 triệu đồng, nếu không đáp ứng đối tượng sẽ đưa mọi thông tin giấy tờ giả lên mạng internet, báo chí để làm mất uy tín, danh dự của bệnh viện.

Sau khi tiếp nhận thông tin trên, cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã

tổ chức lực lượng, phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ cùng Ban lãnh đạo Bệnh viện

Đa khoa Xanh Pôn tiến hành xác minh vụ việc. Trên cơ sở tài liệu thu thập đuợc, bằng các biện

pháp nghiệp vụ cơ quan An ninh điều tra đã bắt quả tang Trần Thị Thảo nhận 150 triệu đồng.

Khám xét nơi thuê trọ của đối tượng Thảo, lực lượng chức năng thu giữ 9 giấy chuyển tuyến

của bệnh viện và các giấy tờ này được xác định là giả.

Tại cơ quan công an, Thảo khai nhận do nắm được thông tin tại một số bệnh viện ở Hà

Nội có nhiều bệnh nhân muốn được chuyển lên tuyến trên, do vậy Thảo đã tìm hiểu để móc nối

với một nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và nhờ người này làm 20 tờ giấy chuyển

tuyến của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn bằng cách scan con dấu thật của bệnh viện lên các giấy

chuyển tuyến đã có in sẵn thông tin bệnh nhân theo mẫu các bệnh viện thường sử dụng trong

trường hợp chuyển tuyến cho bệnh nhân. Sau khi làm xong giấy tờ giả này, Thảo đã sao các tài

liệu và sử dụng để tống tiền lãnh đạo bệnh viện và những người có liên quan.

Mở rộng điều tra, cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã xác định

những giấy tờ do Thảo và một số đối tượng liên quan làm giả đã được sử dụng để chuyển tuyến

khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Mỗi giấy tờ giả Thảo bán từ 3 triệu đồng đến

4 triệu đồng. Có 10 người đã sử dụng các giấy tờ trên vào việc khám chữa bệnh.

Vụ án đang được Công an thành phố Hà Nội điều tra mở rộng. Đây cũng là bài học cho

một số gia đình đang có người nhà điều trị tại bệnh viện cần làm đúng theo quy định của bệnh

viện và theo y lệnh của các y bác sỹ; không nên quá nôn nóng và nghe lời mách của người này,

người kia về việc chuyển tuyến để rồi có hành vi mua giấy tờ chuyển tuyến; vì chẳng những trái

quy định mà còn là hành động tiếp tay cho những kẻ xấu và những hành vi xấu.

Cũng xem:

28. Đoàn Tuấn. KHỞI TỐ KẺ TỐNG TIỀN BỆNH VIỆN / Đoàn Tuấn // Công an thành

phố Hồ Chí Minh.- Ngày 11/9/2017.- Số 3471.- Tr.12.

29. Xuân Tuấn. NÔNG DÂN MỘC CHÂU ĐIÊU ĐỨNG VÌ GIÁ NGÔ THẤP / Xuân

Tuấn // Nông thôn ngày nay.- Ngày 13/9/2017.- Số 219.- Tr.10-11.

Ghi nhận của phóng viên Nông thôn ngày nay ngày 11/9, giá ngô tại Sơn La hiện xuống

quá thấp, chỉ còn 2.200 - 2.500 đồng/kg khiến người trồng ngô trên địa bàn tỉnh rơi vào cảnh

điêu đứng.

Những đợt gió thu se lạnh tràn qua cao nguyên Mộc Châu cũng là lúc bà con người Mông

nơi đây thu hoạch ngô. Mỗi năm người Mông chỉ trồng được một vụ ngô và từ nhiều năm nay,

cây ngô đã trở thành nguồn thu nhập chính của bà con. Ngày trước, bà con thường xay ngô làm

mèn mén ăn, tuy nhiên giờ đây bà con bán ngô rồi mua lúa gạo... Vậy nhưng, lối thoát cuộc

sống của bà con nông dân Mộc Châu ngày càng hẹp lại.

Mấy năm gần đây, giá ngô nguyên liệu ngày càng giảm, từ 3.700 đồng/kg, hiện còn 2.500

đồng/kg, khiến người trồng ngô lỗ nặng. Cây ngô đã không thể mang lại cơm áo cho người dân

nữa, giờ nó còn là gánh nặng của không ít hộ gia đình.

Page 25: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 23

Ở những nương xa đường quốc lộ, bà con chỉ bán được với giá 2.200 đồng/kg ngô bắp.

Giá quá thấp, người trồng ngô không có lãi. Theo chia sẻ của bà con, giá ngô bắp phải bán được

từ 3.500 đồng/kg trở lên, bà con mới bắt đầu có công. Với giá như hiện tại, mỗi lkg ngô bà con

lỗ trên 1.000 đồng/kg.

Hầu hết những người trồng ngô tại đây đều rơi vào cảnh khó khăn. Gieo cây ngô xuống

đất, họ đã phải “cắm” nợ ở các đại lý bán phân bón, bán gạo... Và tất nhiên họ phải trả lãi cao

cho việc ứng phân, giống và nhu yếu phẩm cho gia đình. Khi thu hoạch ngô, bà con sẽ trả bằng

sản phẩm ngô. Như vậy, từ lúc cây ngô gieo xuống đất đến khi thu hoạch, nó đã phải gánh rất

nhiều khoản lãi.

Với tình hình giá ngô rẻ như hiện nay, người trồng ngô Sơn La đang rơi vào cảnh nợ nần

chồng chất. Không ít gia đình đã phải gán nương để trả nợ. Từ đây họ trở thành người làm thuê

trên chính mảnh đất của mình.

Không trồng cây ngô, người dân các huyện vùng cao của tỉnh Sơn La không biết chuyển

đổi sang làm gì. Trong khi đó, với tình hình giá cả như hiện nay, càng trồng ngô, người dân

càng lỗ và tất nhiên gánh nợ cũng ngày một nặng hơn. Làm gì để người trồng ngô có thể sống

bằng việc trồng ngô? Dường như việc này nằm ngoài tầm kiểm soát của bà con. Họ chỉ biết

gieo trồng, còn giá cả phó thác cho thương lái. Chưa một tổ chức hay một đơn vị nào “dám” ôm

cả vựa ngô Sơn La, đảm bảo đầu ra và giá cả ổn định để người dân yên tâm sản xuất, sinh sống.

30. PV. MONSANTO TRAO QUÀ CHO HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ Ở SƠN LA /

PV // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 13/9/2017.- Số 183.- Tr.16.

Ngày 05/9/2017, Tổng Giám đốc Dekalb Việt Nam (Monsanto) - bà Aruna Rachakonda

đã tới thăm 3 điểm trường tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La và trao quà cho hơn 150 em học sinh

nghèo vượt khó nhân dịp năm học mới.

150 phần quà gồm ba lô sách vở đã được trao tặng cho các em học sinh tại ba điểm

trường Tô Múa, Song Khủa và Liên Hòa. Đây đều là 3 điểm trường thuộc diện vùng sâu, vùng

xa của huyện Vân Hồ.

Trong những năm qua, mặc dù 97% số trẻ em Việt Nam trong độ tuổi tiểu học đều được

cắp sách tới trường nhưng chất lượng giáo dục và hỗ trợ giáo dục giữa các vùng trong cả nước

còn khoảng cách rất lớn đặc biệt là ở khu vực nông thôn hẻo lánh và vùng dân tộc thiểu số. Để

rút ngắn khoảng cách này, cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ và đóng góp của nhiều cá nhân, tổ chức

và tập thể.

“Giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển thành công của mỗi con

người, đặc biệt là giáo dục tiểu học. Chúng tôi rất mong muốn có thể giúp các em học sinh Việt

Nam, đặc biệt là con em của bà con nông dân như địa bàn Sơn La có cơ hội nhiều hơn nữa tiếp

cận với giáo dục”, bà Aruna Rachakonda chia sẻ.

Thầy Nguyễn Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Liên Hòa xúc động chia sẻ: “Trường Liên

Hòa là một trong những trường có nhiều con em nông dân có cuộc sống hết sức vất vả. Nhiều

em để được đi học phải vượt qua chặng đường cả 12km mới có thể tới trường. Chương trình

trao quà cho các em học sinh của Công ty Monsanto - Dekalb thực sự là một chương trình hết

sức ý nghĩa đã động viên cho các em học sinh nghèo học giỏi. Hy vọng những phần quà này sẽ

giúp các em nỗ lực và phấn đấu nhiều hơn nữa trong năm học 2017 - 2018”.

Page 26: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 24

Trước chương trình này, Monsanto - Dekalb Việt Nam cũng đã dành nhiều đóng góp cho

giáo dục Việt Nam nhằm mục tiêu “trăm năm trồng người” như đóng góp hơn 3,2 tỷ đồng cho

chương trình hợp tác với Tổ chức Room to - Read nhằm cải thiện giáo dục và bình đẳng giới

dành cho con em nông dân Việt Nam; Quỹ học bổng Monsanto - VNUA dành cho các sinh viên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam hay chương trình “Ươm mầm tài năng trẻ” tại An Giang.

31. Đức Tuấn. NHỮNG NGÔI NHÀ THẮM TÌNH ĐỒNG ĐỘI / Đức Tuấn // Nhân dân.-

Ngày 13/9/2017.- Tr.4.

Kết quả thực hiện Nghị quyết Ðại hội lần thứ 5 (nhiệm kỳ 2012 - 2017) của Hội Cựu

chiến binh tỉnh Sơn La được đánh giá có nhiều điểm nổi trội. Trong đó, cuộc vận động

góp tiền, công sức xóa nhà dột nát, nhà tạm cho hội viên cựu chiến binh nghèo đã đạt kết

quả ngoài mong đợi. Hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa, thắm tình đồng đội, với những câu

chuyện xúc động sẽ còn mãi với thời gian…

Thiếu tướng Cầm Xuân Ế, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La xúc động kể lại câu

chuyện cách đây 5 năm, khi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy sang thăm hội, nghe báo cáo, toàn tỉnh còn

158 trường hợp hội viên cựu chiến binh đang gặp khó khăn về nhà ở, đồng chí đã có ý kiến:

“Cựu chiến binh không có nhà ở, chịu cảnh nhà dột nát là điều đau xót. Vai trò cấp ủy, chính

quyền, Hội Cựu chiến binh ở đâu; bà con trong bản, anh em họ hàng và cộng đồng nghĩ thế

nào!?”.

Ý kiến ấy làm Thiếu tướng Cầm Xuân Ế nhiều đêm mất ngủ. Sau Ðại hội, Ban Chấp

hành Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La họp bàn xây dựng Kế hoạch số 07-KH/CCB, rà soát lại

đời sống, việc làm, nhà ở của hội viên cựu chiến binh trong toàn tỉnh. Ðược sự chỉ đạo chặt chẽ

của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, một cuộc vận động lớn thực hiện chủ trương xóa nhà

tạm, nhà dột nát cho hội viên cựu chiến binh nghèo đã được triển khai. Trên thực tế, số nhà dột

nát, nhà tạm không dừng ở con số đã ghi trong Văn kiện Ðại hội mà tăng lên hơn 600 trường

hợp.

Ðồng chí Cầm Xuân Ế tâm sự: “Quyết tâm như vậy nhưng trong tay lúc ấy chưa có gì.

Hội viên cựu chiến binh ở tỉnh miền núi Sơn La hầu hết là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa cho

nên gặp rất nhiều khó khăn. Dựng một ngôi nhà đã khó, nay lại là hàng trăm ngôi nhà thì khó lại

càng khó hơn”.

Ðể làm được việc này, Hội Cựu chiến binh tỉnh xác định: Hội viên cựu chiến binh phải tự

vươn lên, bản thân mình phải tự vận động trước thì mới kêu gọi được sự giúp đỡ, hỗ trợ của

cộng đồng xã hội. Một cuộc vận động lớn được phát động trong toàn cấp hội; đồng thời, các

đoàn thể Mặt trận Tổ quốc, thanh niên, phụ nữ, các doanh nghiệp đã hưởng ứng. Các đồng chí

lãnh đạo hội vào cuộc, phân công trách nhiệm phụ trách địa bàn, lĩnh vực để triển khai đồng bộ.

Trường hợp đầu thực hiện cuộc vận động xóa nhà dột nát, nhà tạm là gia đình của ông

Hoàng Văn Thích, ở bản Huổi Pù, xã Chiềng Ðông, huyện Yên Châu được làm nhà vào tháng

5/2013 bằng nguồn hỗ trợ của Cục Thuế tỉnh. Trước đó, nhà ông Thích như một túp lều lụp

xụp, với một ít tiền của gia đình, cùng sự giúp đỡ công, vật liệu của anh em họ hàng và tiền

được hỗ trợ từ cuộc vận động, ba tháng sau ông Thích đã có một ngôi nhà cấp bốn khang trang.

Từ đó Hội Cựu chiến binh huyện Yên Châu đã đẩy mạnh cuộc vận động thực hiện xây dựng

được 53 ngôi nhà, với trị giá đóng góp của các nhà hảo tâm hơn bốn tỷ đồng.

Page 27: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 25

Cách làm đúng “chất người lính”, nói là làm, làm là hiệu quả đã thuyết phục được nhiều

đơn vị, tổ chức tham gia hỗ trợ các cựu chiến binh nghèo tỉnh Sơn La. Biết được câu chuyện

nêu trên và cuộc vận động lớn của hội, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã nhận đăng ký

giúp đỡ làm 102 ngôi nhà, với số tiền hơn ba tỷ đồng. Sau đó, thấy việc làm thiết thực, hiệu quả

cho nên ngân hàng đã tiếp tục hỗ trợ nhiều đợt, đến nay tổng số tiền hỗ trợ cho chương trình đã

lên tới hơn tám tỷ đồng.

Cuộc vận động lúc này không dừng trong phạm vi tỉnh mà đã lan rộng đến Hội Cựu chiến

binh các tỉnh, thành phố khác. Kết quả, trong 5 năm qua các cấp Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn

La đã huy động được gần 41 tỷ đồng, trong đó các tổ chức liên quan hỗ trợ 11,2 tỷ đồng; cán

bộ, hội viên đóng góp 9,07 tỷ đồng; gia đình, họ hàng, bà con làng xóm đóng góp 20,6 tỷ đồng,

xóa được 512 nhà dột nát, nhà tạm, vượt chỉ tiêu đề ra 224%. Những ngôi nhà nghĩa tình đồng

đội của cuộc vận động đã được thực hiện theo tiêu chí nông thôn mới, với tiêu chuẩn ba cứng

(nền cứng, khung cứng, mái cứng).

Một số hội cơ sở có cách làm hay, như: Hội Cựu chiến binh huyện Quỳnh Nhai có mô

hình nhà sàn tầng dưới xây, nền láng xi măng, tầng trên bằng gỗ; Hội Cựu chiến binh huyện

Mai Sơn đã tìm ra biện pháp sử dụng mô hình nhà lắp ghép, phối hợp Trung tâm Giáo dục lao

động huyện nhờ đóng gạch, tấm lợp, công xây dựng; Hội Cựu chiến binh huyện Sông Mã có

đồng chí Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã tự ứng trước tiền của cá nhân để góp phần vào

việc thực hiện làm nhà cho hội viên…

Chương trình thực hiện xóa nhà dột nát, nhà tạm do Hội Cựu chiến binh tổ chức được chỉ

đạo, quản lý hết sức hiệu quả. Tiền vốn được quản lý công khai, minh bạch, sử dụng chặt chẽ,

tiết kiệm. Ở cơ sở, việc mua vật liệu, đơn giá đều được ghi chép sổ sách, chi tiêu chi tiết, tiết

kiệm nhất, cùng với sự giúp đỡ của các đơn vị và người dân cho nên giá thành những ngôi nhà

do cựu chiến binh làm đều rẻ, đẹp, chất lượng. Theo đánh giá, riêng cách làm này tiết kiệm từ

30 đến 50% chi phí so với giá nhiều công trình nhà ở địa phương.

Việc làm thiết thực, đầy ý nghĩa của Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La như ngọn lửa đã

thắp lên cuộc vận động lớn lay động đến mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư. Ngọn lửa

ấy đã thật sự làm ấm lòng những cựu chiến binh nghèo và người thân trong gia đình họ. Ðây là

món quà ý nghĩa, việc làm thiết thực chào mừng Ðại hội lần thứ 6 Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn

La.

32. Nguyễn Hương. TRAO 5 TRIỆU ĐỒNG BẠN ĐỌC BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN

ỦNG HỘ TRƯỜNG TIỂU HỌC NẬM PĂM / Nguyễn Hương // Công an nhân dân.- Ngày

14/9/2017.- Số 4432.- Tr.7.

Trong đợt lũ quét xảy ra tại tỉnh Sơn La vừa qua, Trường Tiểu học Nậm Păm, huyện

Mường La đã bị lũ làm sập đổ hoàn toàn và cuốn trôi kho gạo hơn 6 tấn. Với tinh thần sẻ chia

khó khăn cùng thầy trò Trường Tiểu học Nậm Păm, thông qua Quỹ Xã hội từ thiện - báo Công

an nhân dân, anh Lưu Văn Long (sinh năm 1972, trú tại A48 đường Thành Công, phường Hà

Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội) đã ủng hộ trường 5 triệu đồng. Ngày 12/9, được sự ủy quyền của

báo Công an nhân dân, Công an huyện Mường La, Sơn La đã trao số tiền mà anh Lưu Văn

Long ủng hộ thầy trò Trường Tiểu học Nậm Păm. Đón nhận món quà, thầy giáo Lò Văn Đôi,

Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Păm xúc động: “Thay mặt nhà trường, tôi xin chân

thành cảm ơn báo Công an nhân dân và anh Lưu Văn Long. Lũ quét đã làm hư hỏng hoàn toàn

Page 28: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 17 năm 2017 26

cơ sở vật chất của trường. Hiện nay, học sinh Trường Tiểu học Nậm Păm được bố trí học tại 17

phòng học lắp ghép. Chính quyền địa phương cũng đang tiến hành xây dựng ngôi trường mới

cho các em. Trường sẽ sử dụng số tiền này làm phần thưởng cho các em học sinh vượt khó vươn lên học giỏi năm học 2017 - 2018”.

Page 29: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_09/diemso17.pdf · trung tâm huyện Mường La với xã Nậm Păm - nơi bị thiệt