th ¯ vi Æn t Ènh s n la ÑieÅm...

24

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017
Page 2: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 1

01. Huy Huệ. “LÀM DUYÊN” TRÊN CAO NGUYÊN MỘC CHÂU / Huy Huệ // Quân đội nhân dân.- Ngày 25/1/2017.- Tr.5.

Cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La) nổi tiếng với những đồi chè, đồng cỏ xanh mướt, ngút ngát tầm mắt và những đàn bò sữa thong dong trong rừng chiều. Nơi đây có khí hậu khá lý tưởng, về mùa hè thì rất mát mẻ, nhiệt độ trung bình 200C, còn mùa đông cũng khô ráo hơn nơi khác. Đó là lý do để những năm gần đây, cao nguyên Mộc Châu trở thành điểm đến của nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ. Họ lên đây để cùng hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp của Mộc Châu, được thỏa thích dạo chơi, được lưu lại những khoảnh khắc đẹp khi “làm duyên” với bộ áo váy truyền thống rực rỡ của đồng bào Mông.

02. Duy Linh. VẺ ĐẸP NAO LÒNG CỦA THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM / Duy Linh // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 28/1 - 2/2/2017.- Số 28 - 33.- Tr.2.

…MỘC CHÂU - THẢO NGUYÊN HOA

Người ta đến với Mộc Châu để được lang thang trên những đồi chè, ngắm bầu trời trong xanh lồng lộng từ trên cao, nhón chân bước qua những phiến đá rêu phong của thác Dải Yếm, tò mò với Hang Dơi, hay đơn giản chỉ là nhấm nháp chút hương vị mát lạnh mỗi sớm sương chưa tan vẫn giăng mắc khắp các hang cùng ngõ hẻm của mảnh đất này.

Có thể nói, không khí tại Mộc Châu là một trong những món quà hiếm có và quý giá nhất của vùng đất này. Khu cao nguyên ấm áp khi xuân về đã không còn là cái tên xa lạ với những người bạn đường khi mùa hoa về…

03. Việt Hoàng. NGƯỜI DÂN TÂY BẮC CHỜ CAO SU CHO MỦ / Việt Hoàng // Tin tức cuối tuần.- Ngày 2 - 8/2/2017.- Số 5.- Tr.4+5.

Tây Bắc trồng cây cao su từ năm 2008, đến nay đã có nhiều diện tích cao su đến thời kỳ cho mủ, nhưng các công ty chỉ khai thác thử nghiệm. Người dân góp đất trồng cao su trông ngóng từng ngày vườn cây “mở miệng” để có thu nhập, đời sống đỡ phần khó khăn.

…“ĐỔ NỢ” VÌ TRỒNG CAO SU

Theo thống kê của Công ty Cổ phần Cao su Sơn La, hiện tại công nhân phải vay nợ công ty 7,8 tỷ đồng để đóng bảo hiểm, vì tiền lương không đủ sống. Từ năm 2015 đến 2016, công ty có gần 200 công nhân và cán bộ bỏ việc. Cả tỉnh Sơn La có 6.200 hộ góp đất trồng, tổng diện tích trồng cao su là hơn 6.000ha, trong đó gần 200ha đã đến thời gian cho mủ.

Hộ ông Cà Văn Bọm, dân tộc Thái ở bản Ka, xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) góp 1ha đất để trồng cao su. Làm công nhân từ năm 2013, hiện nay ngày công và lương giảm, mỗi tháng phải vay mượn 200.000 đồng để đóng bảo hiểm. Gia đình chỉ còn 500m2 đất trồng lúa, mỗi năm thu được 5 tạ thóc, nhà có 5 khẩu sẽ không đủ ăn. Hàng ngày vợ chồng phải đi làm thuê, được trả công 60.000 đồng mua gạo và thức ăn. Ông Bọm cho rằng, dân bản nghèo, góp đất và tham gia trồng, chăm sóc, vườn cây cao su đến thời kỳ cho mủ thì công ty phải khai thác để bảo đảm sinh kế cho bà con.

Ông Lù Văn Đỉnh, Trưởng bản Huổi Cuổi, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đưa chúng tôi đi thăm hỏi một số hộ dân góp đất trồng cao su. Ông Đỉnh chia sẻ: “Bà con dân bản góp đất trồng cao su khó khăn lắm! Nhiều hộ không còn đất phải vào rừng sâu chiếm đất, vỡ hoang để trồng trọt, chăn nuôi. Chính quyền cấm, nhưng họ vẫn cứ làm”.

Vào hộ ông Lò Văn Pánh, nhà trống không có người. Hàng xóm cho biết cả gia đình ông Pánh chuyển vào trong rừng để làm nương, vài tháng mới về một lần. Trưởng bản Lù Văn Đỉnh cho biết: “Gia đình ông Pánh góp 4.000m2 trồng cao su, còn lại ít đất ruộng, làm không đủ ăn nên cả gia đình vào rừng chiếm đất sản xuất để trồng trọt. Chính quyền thông báo tới gia đình cấm được chiếm đất, ông Pánh trả lời ở nhà không có đất sản xuất thì chết đói”.

Page 3: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 2

CHƯA CÓ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĂN CHIA

…Ông Lù Văn Đỉnh, Trưởng bản Huổi Cuổi, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) cũng cho biết: “Bản có 48 hộ góp đất trồng cao su, nhưng trồng từ năm 2008 đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ký hợp đồng thống nhất tỷ lệ ăn chia sản phẩm với Công ty Cao su. Bà con dân bản không biết đất mình ở đâu, lo lắng cây cao su đến ngày khai thác mủ mà chưa ký hợp đồng thì căn cứ đâu để được ăn chia sản phẩm?”.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Cao su Sơn La cho biết, chưa ký hợp đồng với các hộ dân góp đất nên khó khăn về cơ sở pháp lý khi tiến hành khai thác mủ. Tuy nhiên, công ty đang gấp rút để hoàn thiện các thủ tục để ký kết hợp đồng với các hộ góp đất, thống nhất phương án ăn chia sản phẩm trước khi khai thác mủ.

04. Thủy Lê. GÃ “DÂU TÂY” Ở MỘC CHÂU / Thủy Lê // Lao động.- Ngày 4/2/2017.- Số 25.- Tr.1+9.

Khung cảnh hiện ra trước mắt tôi hệt một cảnh phim lấy bối cảnh nông thôn Nhật Bản: Anh chàng nông dân bản xứ với một vẻ ngoài đậm chất xinê đang khẽ khàng cúi xuống bên những luống dâu tây thập thò trái chín rồi nhẹ nhàng thả chúng vào chiếc giỏ mây rất điệu vắt chéo bên hông. Chỉ là những thao tác lao động giản đơn, nhưng cũng đã phần nào toát lên sự kỹ tính, chỉn chu và tinh tế đầy đặc thù của người Nhật...

Trở lại Mộc Châu lần này, tôi không đến rừng thông bản Áng hay Ngũ Động Bản Ôn nữa mà là bản Búa (xã Đông Sang), nơi có ruộng dâu tây Nhật Bản mà người chủ của nó là một nhân vật khiến tôi hết sức tò mò. Anh Nahana Shojiro, thay vì tiếp tục làm nghề xây dựng như chuyên môn anh được đào tạo, hoặc... diễn viên điện ảnh (theo thiển nghĩ của tôi) lại bất ngờ trở thành một... anh nông dân trồng dâu, tại một huyện vùng cao của Việt Nam.

NGƯỜI CHIỀU ĐẤT, ĐẤT CHIỀU CÂY

Đã là mùa xuân thứ 5 Nahana Shojiro chọn sống tại Việt Nam, giữa trang trại dâu tây giống Nhật do anh miệt mài gây dựng trong suốt bằng ấy năm trời. Trước anh, có một ông già người Nhật, với thâm niên 40 năm hành nghề trồng trọt, cũng từng lặng lẽ mang cây dâu tây Nhật sang nhân giống tại Việt Nam. Lúc đầu trồng thử nghiệm tại Thái Bình, Hà Nam, Hòa Bình..., rồi cuối cùng dừng lại Mộc Châu, vì điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây được ông cho là phù hợp với cây dâu tây Nhật hơn cả. Được chừng một năm, khi cây dâu tây Nhật đã bắt đầu bén rễ được trên đất lạ và trang trại trồng dâu tại xứ hoa đào dần thành hình, thì ông cụ quyết định về lại Nhật, tìm người tiếp quản để lại tiếp tục... mang cây dâu Nhật qua Lào (một sở thích khác người của ông).

“Ở Tokyo có một câu lạc bộ rất thú vị: Câu lạc bộ những người yêu thích nghề làm vườn, với những thành viên đến từ mọi ngành nghề, mỗi tháng lại tụ họp một lần. Năm 2012, tôi đã gặp ông Otsuka ở đó, lúc ấy đã 73 tuổi, còn tôi 33. Trông Otsuka rất dễ thương với một tình yêu đầy thuần khiết! May mắn thay, người đầu tiên ông bắt chuyện là tôi, và tôi có thể lên đường ngay mà không đắn đo gì, dù lúc đó, công việc của tôi đang rất tốt. Tôi sinh ra tại một vùng nông thôn có địa hình tương tự Mộc Châu, nơi người dân trong vùng chủ yếu làm nông (tuy nhiên bố mẹ tôi lại là nghệ nhân chuyên chế tác và phục chế tượng Phật), nên từ lâu tôi rất ưa thích nghề trồng trọt. Tôi theo học kiến trúc chỉ vì bố tôi muốn thế, đó không phải là đam mê thật sự của tôi. Trước đó, tôi thường hay đọc sách về các nước Đông Nam Á, trong đó có sách lịch sử về Việt Nam. Vì thế, tôi đã từng sang Việt Nam để được tận thấy...” - anh Nahana nhớ lại.

Trang trại rộng 8.500 mét vuông ở bản Búa của Nahana thật ra không chỉ trồng mỗi dâu tây. Mé trái vườn, Nahana thậm chí còn bất ngờ nhổ lên một cây củ cải đỏ to bằng bắp tay nam giới, loại củ cải thường để ăn kèm với món sashimi. Nhưng chiếm diện tích chính vẫn là những

Page 4: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 3

luống dâu tây chạy thẳng hàng, trông xa hơi giống những luống khoai lang nhưng đẫy đà hơn. Lại gần mới thấy những trái dâu xanh non hay chín hồng lấp ló, thập thò sau lá. Đất Mộc Châu vàng nâu dường như trồng cây nào cũng tốt, từ cải, đào, hồng, mận... đến dâu tây. “Ở đây ngày nóng đêm mát, ngày để cây sinh trưởng, đêm để quả tích ngọt... - rất thích hợp với giống dâu tây Nhật” - Nahana gật gù.

Khí hậu thổ nhưỡng là một phần, phần quan trọng không kém là giống. Dâu tây Nhật Bản ngoài ngoại hình bắt mắt hơn (to và mọng hơn) còn có vị ngọt và mùi thơm hơn đứt giống dâu tây Đà Lạt hay Trung Quốc. Mùa thu hoạch dâu tây Nhật trên đất Mộc Châu thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, tùy thời tiết, nhưng rộ nhất là cữ ra giêng. 3.000 mét vuông, trồng được 10.000 cây dâu, nhưng lúc rộ mùa cũng chỉ thu được chừng 10 - 20kg/ngày, vãn vụ thì chỉ còn được từ 5 - 7kg, mỗi cây trung bình thu được từ 300 - 500 gram/ngày, cây năng suất nhất thì có thể thu được 700 gram/ngày; lại cũng có cây có ngày thu được nhõn một quả. Cả vụ mùa năm ngoái thu được chừng 80 - 100kg, không biết bao giờ mới có đủ để phân phối rộng rãi nên cũng chẳng đặt nặng mục đích kinh doanh hay giấu nghề, độc quyền giống... Trung bình một cây dâu tây sống được 6 năm nhưng để cây cho quả ngọt và sai thì tốt nhất là nên trồng mới hằng năm. Trồng dâu tây vì thế cũng có thể xếp vào nghề “ăn đứng” vì ngay cả lúc đương mùa thu hoạch cũng đã phải song song ươm giống để đảo cây, gối vụ...

LOẠI QUẢ MANG LẠI SỰ MAY MẮN

Chăm ruộng dâu tưởng đơn giản, nhưng để khiến được giống cây ngoại ra được trái ngon, trái sai trên đất lạ, thì chẳng dễ xơi một chút nào! Ruộng dâu tây lấy giống từ trang trại của Nahana mà sau đó chúng tôi kéo qua xem là một ví dụ: Cùng một giống dâu, cùng trên một thứ đất, một khí hậu, mà qua mỗi tay người trồng mỗi khác, bé và chua hơn hẳn, mùi cũng không thơm bằng. “Người Nhật nhiều khi kỹ quá mức cần thiết, là tôi cứ nghĩ vậy. Nhưng thật ra, họ kỹ là có lý của họ, từ khâu quản lý nước đến phân bón, từ lúc cây giống đến lúc đậu quả, cần phải điều tiết mọi thứ nhịp nhàng ra sao thì mới chiều nổi cái giống cây khó tính này. Với người Nhật, đó không còn là kỹ thuật mà là cả một nghệ thuật, dù Nahana chỉ mới học qua một khóa ngắn hạn về trồng trọt...” - chị Huyền - trợ lý của ông chủ trang trại - nói.

Chị này kể ra cũng là một ca lạ, khi tự dưng có duyên với cây dâu tây Nhật. Dân Mộc Châu, đi xuất khẩu lao động 4 năm ở Nhật về, không biết làm gì bèn ra chợ huyện mở một quầy tạp hóa. Một ngày nọ, ông Otsuka qua hỏi mua một lưỡi cuốc gì đó, tình cờ biết chuyện chị từng ở Nhật, có thể nói tiếng Nhật, bèn rủ về làm trang trại cùng ông. Tới lúc ông Otsuka mang cây dâu tây Nhật qua Lào, chị lại tiếp tục làm cùng Nahana, suốt từ đó đến nay, “chạy trời không khỏi... Nhật”.

Sinh năm 1979, nhưng đến nay Nahana vẫn một mình một bóng. Hỏi vì sao muộn vợ, anh chỉ tay lên trời, cười duyên và tình không thể tả, đáp lời bằng một câu tiếng Việt hiếm hoi: “Ồ, cái đó thì phải hỏi ông trời!”. Hỏi Nahana muốn lấy vợ Việt không, thì... cười trừ. Gã trồng dâu điển trai bảo, nếu như cái hay của người Nhật là sự tỉ mỉ thì ở người Việt Nam là sự cởi mở. Đời sống ở Mộc Châu dễ chịu không chỉ với cây dâu tây Nhật mà với cả chính người trồng ra nó, vì “hễ tôi có việc gì đó cần giúp đỡ thì những người hàng xóm luôn sẵn lòng chạy sang”.

“Nông thôn Nhật gần như đã “chết” vì chỉ toàn người già. Người trẻ kéo lên thành phố hết cả rồi. Nhưng ở Mộc Châu, tôi vẫn thấy còn rất nhiều người trẻ, chăm chỉ làm lụng, yêu thương gia đình, người với người gần gũi nhau hơn chứ không lỏng lẻo như ở Nhật...” - Nahana giải thích lý do vì sao anh lại chọn sống ở Mộc Châu mà không phải tỉnh Ibaraki quê anh. Ở Việt Nam 5 năm mà ngoài Mộc Châu ra, anh chỉ mới đến Đà Lạt: “Tôi chỉ quan tâm những nơi nào trồng được dâu tây mà thôi...”.

Ở Nhật Bản, dâu tây là loại quả rất được ưa chuộng mỗi dịp Giáng sinh và đó cũng là thời điểm rộ mùa, vì nó gợi nhớ đến ông già Noel và tượng trưng cho sự may mắn. Nhưng ở Mộc

Page 5: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 4

Châu, mùa thu hoạch dâu tây lại không nhằm Noel mà trùng với mùa đào, mận ra hoa kết trái - mùa đẹp nhất trong năm ở Tây Bắc. Dù vậy, Nahana vẫn luôn coi cây dâu tây mà anh trồng ở Mộc Châu là một sứ giả mang tới sự may mắn. Vì nhờ nó, anh mới được tận hưởng niềm hạnh phúc của một người sống chậm, sáng ra hít thở bầu không khí trong lành, nhiều khi có sương mù, rồi mặt trời dần ló rạng, và những vòm hoa đào chầm chậm hiện ra...

05. Nguyễn Cường. CUỘC SỐNG MỚI Ở BẢN TÁI ĐỊNH CƯ MƯỜNG CHIÊN I, SƠN LA / Nguyễn Cường // Công an nhân dân.- Ngày 5/2/2017.- Số 4211.- Tr.3.

Sau 9 năm chuyển đến nơi ở mới, hiện nay người dân bản tái định cư Mường Chiên I, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ. Đồng bào yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế và phấn đấu xây dựng bản đạt các tiêu chí nông thôn mới.

Để phục vụ xây dựng công trình Thủy điện Sơn La, 9 năm trước, người dân bản Mường Chiên, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai đã đến tái định cư ở bản Mường Chiên I, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu. Đến thăm bản những ngày đầu xuân, chúng tôi cảm nhận rõ một cuộc sống mới no ấm đang hiện hữu. Cùng với dân bản, gia đình ông Điêu Văn Chính đã rời quê cũ ở Quỳnh Nhai đến tái định cư trên quê mới xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu. Được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cũng như nhân dân sở tại quan tâm, bố trí đất ở, đất sản xuất, gia đình ông cùng các hộ trong bản đã tích cực trồng và chăm sóc cây chè, cây cà phê, đồng thời chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ông Điêu Văn Chính phấn khởi chia sẻ: Nơi ở mới đi lại rất thuận tiện và có nhiều mô hình làm giàu mang lại hiệu quả kinh tế cao để gia đình ông học tập, làm theo. Qua 9 năm chuyển đến nơi ở mới, đời sống gia đình ông hiện khá ổn định. Đặc biệt, mấy năm gần đây, gia đình ông vừa nuôi lợn nái sinh sản, nuôi lợn thịt, chăn nuôi bò vừa trồng chè, cà phê, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Cũng từ Quỳnh Nhai đến xã Phổng Lái định cư, ông Lò Văn Pao ở bản Mường Chiên I cho biết: Gia đình ông chuyển về đây từ năm 2008. So với nơi ở cũ, ở quê hương mới tốt hơn; các cháu nhỏ được đi học thuận tiện, không phải đi qua sông, qua đò như trước; điều kiện chăm sóc sức khỏe của người dân cũng được tốt hơn.

Bản Mường Chiên I khi mới chuyển đến xã Phổng Lái mới chỉ có 65 hộ dân với gần 400 nhân khẩu, nay bản đã có 70 hộ. Trước đây, cuộc sống của đồng bào chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, trồng cây ngô, cây sắn, thu nhập bấp bênh. Về quê mới, được Đảng, Nhà nước đầu tư xây dựng đường bê tông, nhà văn hóa, các sản phẩm chè, cà phê do người dân canh tác đều trở thành hàng hóa, có tư thương đến tận nơi mua bán trao đổi. Các chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống người dân vùng tái định cư cũng đang dần phát huy hiệu quả.

Thuận Châu là một trong những huyện của tỉnh Sơn La đón người dân các bản tái định cư từ huyện Quỳnh Nhai và Mường La phục vụ công trình Thủy điện Sơn La. Đến nay, Thuận Châu đã đón và ổn định cuộc sống của trên 1.500 hộ dân ở 37 điểm tái định cư. Huyện đã hoàn thành cơ bản công tác cấp đất cho các hộ dân. Đối với việc xây dựng, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm..., huyện đã quan tâm đầu tư theo quy định. Hiện nay, hầu hết các hộ dân đã ổn định cuộc sống và gắn bó với quê hương mới.

06. Ngọc Phương. HƯƠNG XUÂN NÚI RỪNG SƠN LA / Ngọc Phương // Đại biểu nhân dân.- Ngày 6/2/2017.- Số 37.- Tr.8.

“Người Khơ Mú nghe chim hót véo von, nước chảy róc rách và cất lên lời ca theo những giai điệu đó. Cứ thế truyền đời, những bài hát ấy trở thành điệu dân ca riêng của dân tộc. Xuân này, những câu hát ấy đã ngân nga theo chân tôi từ núi rừng Tây Bắc về Thủ đô”.

Page 6: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 5

Nghệ nhân Mòng Thị Ơi - bản Thàn, xã Chiềng Pằn, Yên Châu, Sơn La chia sẻ sau khi ngân nga khúc hát Mặt trời của người Khơ Mú. Bài hát xuất hiện từ bao giờ không ai rõ, chỉ biết rằng từ bao đời nay người Khơ Mú vẫn truyền cho nhau những lời ca ngọt ngào, sâu lắng ấy. Cộng đồng dân tộc thiểu số này sinh sống ở núi rừng Tây Bắc với đời sống tinh thần phong phú. Cùng làm nên Sắc thái Văn hóa Sơn La tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam những ngày đầu xuân Đinh Dậu, các nghệ nhân từ bản Thàn còn mang tới điệu múa truyền thống Vêlr guông với điệu lắc hông nhịp nhàng, uyển chuyển của các cô gái, nhịp điệu rộn ràng từ nhạc cụ bằng tre, nứa, trống... Nghệ nhân Hà Văn Châm cho biết, điệu múa thường được trình diễn trong lễ hội Mah grợ, lễ hội lớn nhất trong năm của người Khơ Mú có ý nghĩa tổng kết vụ mùa năm cũ và khai mở vụ mới.

Ngoài câu hát, điệu múa của dân tộc Khơ Mú, bức tranh văn hóa đa sắc màu của Sơn La còn được đồng bào nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh mang đến Hà Nội. Trong tiếng nhạc trầm bổng, các chàng trai, cô gái nhảy múa xoay tròn quanh mâm lễ. Ông Vì Văn Phịnh, Đội trưởng đội Xòe chá, bản Áng 1, xã Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La giới thiệu: Đây là điệu Xòe chá - một phần rất hấp dẫn trong lễ hội Hết Chá - sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nổi bật của đồng bào Thái Trắng ở Sơn La. Ngày xưa, không có thuốc men, trong bản có thầy cúng kết hợp chữa bệnh bằng tâm linh và thuốc nam, chữa cho nhiều người khỏi bệnh, và nhận họ làm con nuôi. Tết đến xuân về, các con nuôi đến cảm tạ công ơn chữa bệnh. Không chỉ vậy, đây cũng là dịp đồng bào Thái vui chơi sau những ngày dài lao động, là dịp để trai gái tìm hiểu. Hàng năm, lễ hội được tổ chức vào đầu tháng 2 âm lịch, khi hoa ban, hoa gạo nở khắp núi rừng.

Gần 30 năm gắn bó với các câu hát giao duyên tha thiết của dân tộc Thái - tộc người đông nhất trong số các dân tộc sinh sống ở Sơn La, nghệ nhân Lò Thị Ban mong muốn giúp nhiều người hiểu hơn về phong tục Thái, từ đó, giúp các điệu hát Thái được lưu giữ dài lâu. Cùng suy nghĩ ấy, anh Mùa A Lứ, đến từ thị trấn Nông trường Mộc Châu mang theo hơi thở của núi rừng Tây Bắc qua điệu múa khèn. “Tôi rất vui khi tiếng khèn và điệu nhảy có thể thay lời bày tỏ của đồng bào Mông. Tới nay, cây khèn vẫn là nhạc cụ gắn bó, không thể thiếu trong cuộc sống của người Mông, cả Mông Đen, Mông Trắng và Mông Hoa”.

Sơn La là vùng văn hóa đa dạng, phong phú và đậm bản sắc. Ông Trần Tân Phong, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La cho biết: “Xuân Đinh Dậu này, tỉnh giới thiệu tới cộng đồng các dân tộc và bạn bè quốc tế tại Thủ đô những nét văn hóa vẫn được lưu giữ rất đậm nét của đồng bào dân tộc Khơ Mú, Thái, Mông. Ngoài ra còn có trò chơi dân gian các dân tộc và ẩm thực dân tộc Thái với các món ăn đậm đà hương vị của núi rừng Tây Bắc. Qua đó, giúp đông đảo nhân dân Thủ đô cảm nhận được sắc thái văn hóa, hương xuân từ núi rừng Sơn La”.

07. Đức Anh. SƠN LA: LỄ HỘI MỪNG XUÂN 2017 / Đức Anh // Văn hóa.- Ngày 6/2/2017.- Số 16.- Tr.9.

Huyện Yên Châu vừa tổ chức Lễ hội “Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Đinh Dậu năm 2017” với sự tham gia của hơn 600 diễn viên đến từ các dân tộc trên địa bàn huyện. Ngoài giao lưu văn nghệ, các đội còn tham gia trò chơi dân gian mang đậm nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc Yên Châu, thể hiện tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương Yên Châu phát triển.

08. Triệu Thái Minh. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH SƠN LA: “ĐIỂM SÁNG” QUẢN LÝ HIỆU QUẢ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ / Triệu Thái Minh // Lao động.- Ngày 7/2/2017.- Số 27.- Tr.9.

Mới đây, tại Hội nghị xây dựng kế hoạch công tác năm 2017, ngành Bảo hiểm xã hội

Page 7: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 6

Sơn La quyết tâm tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020; thực hiện Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2015 - 2020, phấn đấu năm 2017 có 94,3% dân số toàn tỉnh tham gia bảo hiểm y tế.

NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM

Để đạt được kết quả công tác cao nhất, ngành Bảo hiểm xã hội Sơn La sẽ phối hợp với các cấp, các ngành tham mưu với UBND tỉnh để triển khai, tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Vệ sinh an toàn lao động, Luật Dược; tiếp tục thực hiện tốt các quy chế phối hợp với các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao, đạt và vượt từ 1% trở lên.

Tăng cường đẩy mạnh thông tin tuyên truyền phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, thực hiện quản lý có hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tập trung giải quyết tốt các chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý tốt đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, giám định và thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng quy định. Ngành phấn đấu năm 2017 có 94,3% dân số toàn tỉnh tham gia bảo hiểm y tế.

CÁCH LÀM CỤ THỂ

Ngành Bảo hiểm xã hội Sơn La sẽ triển khai và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác nghiệp vụ; đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm mục tiêu cắt giảm số lần và giảm số giờ giao dịch bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Áp dụng và cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đối với các quy trình nghiệp vụ.

Song song đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế. Đặt mục tiêu 100% công chức, viên chức, lao động hợp đồng hoàn thành nhiệm vụ, trong đó 90% trở lên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Phấn đấu có từ 90% trở lên công chức viên chức, lao động hợp đồng đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, trong đó 15% đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở. 100% công chức, viên chức, lao động hợp đồng thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Phấn đấu năm 2017 công đoàn cơ quan đạt danh hiệu “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”; 100% tổ công đoàn đạt vững mạnh. 100% số đoàn viên công đoàn đạt danh hiệu tích cực, không có đoàn viên yếu kém; 100% đoàn viên không vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội. Không có công chức, viên chức, lao động hợp đồng vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật và các nội quy, quy chế của ngành và của cơ quan, 100% công chức, viên chức lao động hợp đồng không sinh con thứ ba trở lên. 100% công chức, viên chức chấp hành nghiêm Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg ngày 31/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 18/12/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về việc nêu cao trách nhiệm và chấn chỉnh tác phong của đảng viên, công chức, viên chức.

09. Nguyễn Lê. DÂN RA “CHỢ” CHỌN BÒ HỖ TRỢ / Nguyễn Lê // Dân tộc và phát triển.- Ngày 8/2/2017.- Số 1280.- Tr.9.

Để hạn chế tình trạng các khoản hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ nghèo không hiệu quả, mới đây huyện Mường La (Sơn La), đã chủ động thực hiện theo phương án “đối ứng” với khoản hỗ trợ bò giống. Theo cách làm này, Nhà nước phối hợp cùng nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông tham gia vào việc cung ứng bò giống.

Page 8: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 7

“4 CÙNG” TRONG MỘT MỤC TIÊU

Nói về cách làm “đối ứng”, ông Nguyễn Văn Tâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường La cho biết: Chúng tôi lựa chọn doanh nghiệp có đủ năng lực để cung ứng con giống; lực lượng thú y, khuyến nông phối hợp kiểm tra chất lượng con giống theo yêu cầu dự án; nhà nông trực tiếp tham gia giám sát và đấu giá con giống; chính quyền cấp vốn và quản lý, giám sát các bước thực hiện. Bằng cách làm này, hiệu quả đồng vốn được nâng lên rõ rệt và những thắc mắc “hậu dự án” cũng đã chấm dứt.

Theo ông Lù Văn Phảng - Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, trước đây, mỗi lần có dự án cấp con giống cho dân là cán bộ xã, bản rất lo bởi có rất nhiều vấn đề phải quan tâm sâu sát từ lựa chọn, bình xét đối tượng đến theo dõi chất lượng con giống, nắm bắt ý kiến phản hồi của người dân sau dự án, phối hợp cùng cán bộ thú y, khuyến nông và doanh nghiệp cung ứng để chăm sóc bò, ngăn chặn, phòng trừ bệnh lây lan trên gia súc. Nhưng với cách làm mới này, năm 2016, chúng tôi đã giảm thiểu rất nhiều khả năng rủi ro cũng như khiếu nại, khiếu kiện hậu dự án. Người dân thấy vui hơn, yên tâm sản xuất hơn sau khi nhận con giống. Có không ít con giống chỉ sau vài tháng nhận về đã sinh được bê con, tạo lợi nhuận cho người dân nên bà con phấn khởi lắm.

MANG BÒ RA “CHỢ” CHO DÂN LỰA CHỌN

Năm 2016, huyện Mường La thực hiện hỗ trợ bò giống cho hơn 1.000 hộ dân nghèo với tổng số vốn hơn 13 tỷ đồng bằng phương pháp “chợ bò”, tức là doanh nghiệp mang bò giống đến và người dân trực tiếp lựa chọn, bình giá. Con giống đảm bảo có trọng lượng từ 100kg trở lên, béo khỏe, có khả năng sinh sản tốt. Do Nhà nước chỉ hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ, nếu hộ nào có điều kiện kinh tế sẽ lựa chọn con giống to hơn, phần chênh lệch giá hộ gia đình phải thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung ứng. Nhà thầu là doanh nghiệp Duy Khánh ở thành phố Sơn La. Ông Duy Khánh cho biết: Để có được hàng trăm con bò cái giống địa phương đạt chất lượng và có trọng lượng sàn sàn như nhau trong một thời gian ngắn không phải là chuyện đơn giản. Tuy vậy, chúng tôi luôn cố gắng cao nhất để tìm được những con bò giống vừa đảm bảo uy tín công ty, vừa đáp ứng yêu cầu của người dân. Điều quan trọng ở đây là “thuận mua - vừa bán”, người dân có quyền mặc cả với doanh nghiệp và vẫn được hưởng các chính sách bảo hành con giống sau khi cung ứng.

Đến nhà anh Cà Văn Chung tại bản Hua Ít, thị trấn Ít Ong, thấy con bò béo tốt, lông vàng mượt, bụng chửa to, đứng nhai cỏ trong gian chuồng được che chắn cẩn thận. Theo anh Chung, để nhận được con bò này gia đình anh đã bỏ thêm 3,5 triệu đồng nữa để trả cho doanh nghiệp. Nhưng việc thêm tiền ấy rất hiệu quả. Con bò của anh lớn, khỏe, nuôi được 2 tháng rồi, bò ăn uống và phát triển tốt, không bị bệnh tật gì và chỉ ít ngày nữa là bò sẽ sinh con. Cán bộ khuyến nông và cán bộ thú y vẫn bám sát bà con để theo dõi đàn bò và tư vấn kỹ thuật chăm sóc.

“Thực tình, lúc đầu thấy bảo dân góp thêm tiền để lấy con bò tốt, chúng tôi cũng phân vân. Nhưng bây giờ mới thấy hợp lý bởi mức giá hỗ trợ của Nhà nước 10 triệu đồng/con bò chỉ có thể mua được con bò nhỏ. Nuôi đến khi nó sinh sản được cũng rất lâu mà khả năng chống đỡ bệnh tật, sương gió cũng yếu. Vì thế, nên bây giờ chúng tôi lại thích cách làm này. Ai không muốn góp thêm vẫn có con giống giá 10 triệu đồng nhưng ít người nhận lắm. Khi góp thêm tiền vào, ý thức chăm sóc con bò của người dân cũng cao hơn hẳn so với con bò Nhà nước cho không như trước đây. Mấy tháng nay, ở đây không có con bò nào chết do bệnh tật hoặc ốm yếu kéo dài nữa”, anh Chung cho hay.

Ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch UBND huyện Mường La cho biết: Năm 2015, huyện đã tổ chức cấp thí điểm khoảng 200 con bò theo phương án “đối ứng”, thấy cách làm trên đã mang lại hiệu quả khi bò sinh trưởng tốt, tỷ lệ bò chết hạn chế. Nên năm 2016, huyện đã tiến hành cấp bò cho gần 1.400 hộ dân nghèo theo phương án trên.

Page 9: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 8

Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường La cho biết: Tại một số xã vùng sâu, vùng xa của Sơn La các khoản hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ nghèo như việc hỗ trợ bò, dê thường không đem lại hiệu quả do người dân có thói quen trông chờ, ỷ lại dẫn đến việc gia súc bị chết, bị còi không lớn được. Thậm chí có trường hợp người dân còn lén mổ ăn, hoặc đem bán lấy tiền tiêu xài. Việc tổ chức cấp theo hình thức chợ bò, để cho người dân tự chọn và tự bỏ tiền theo giá chênh lệch đã xóa bỏ được tư tưởng cho không và nâng cao trách nhiệm của người dân đối với vật nuôi.

10. Bảo Yên. SƠN LA: THI THỂ NAM THANH NIÊN VÙI SAU BẾN XE / Bảo Yên // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 8/2/2017.- Số 39.- Tr.10.

Công an tỉnh Sơn La đang khẩn trương điều tra vụ phát hiện thi thể nam thanh niên sau Bến xe Sơn La với nhiều dấu hiệu của vụ giết người. Ngày 6/2, người dân phát hiện một thi thể đang trong quá trình phân hủy phía sau Bến xe Sơn La (khu vực gần khu dân cư Tây Bắc, thuộc địa phận phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La). Nạn nhân là nam giới khoảng 30 tuổi, thi thể bị lấp bởi nhiều viên gạch ba vanh. Tại hiện trường, công an còn thu được máy nghe nhạc, một số bộ quần áo mới. Theo xác định của công an, nạn nhân đã tử vong cách đó hơn 1 tháng. Vùng ngực của nạn nhân có vết thương nghi bị đâm. Công an cũng xác định đây là vụ án mạng và đang tích cực điều tra, làm rõ.

Cũng xem: 11. Thanh Nga. SƠN LA: BẮT NGHI CAN SÁT HẠI BẠN, GIẤU XÁC TRONG ĐỐNG GẠCH / Thanh Nga // Xa lộ pháp luật.- Ngày 11/2/2017.- Số 15.- Tr.20.

12. Minh Phong. ĐOẠN KẾT ĐAU XÓT CỦA ĐÔI BẠN NGHIỆN MA TÚY / Minh Phong // Công an nhân dân.- Ngày 10/2/2017.- Số 4216.- Tr.7.

13. Đan Anh. SƠN LA: LỜI KHAI CỦA KẺ GIẾT NGƯỜI PHI TANG RỒI BÌNH THẢN VỀ QUÊ ĂN TẾT / Đan Anh // Pháp luật và cuộc sống.- Ngày 13/2/2017.- Số 13.- Tr.8.

14. Thùy Lâm. SÁT HẠI BẠN, LẤP GẠCH GIẤU XÁC Ở SƠN LA: CUỘC CHIA TIỀN CHẾT NGƯỜI SAU CHUỖI NGÀY XUẤT NGOẠI LÀM THUÊ / Thùy Lâm // Pháp luật và thời đại.- Ngày 13/2/2017.- Số 8.- Tr.20.

15. Thanh Hà. TỈNH SƠN LA: NGƯỜI CAO TUỔI NGÀY CÀNG GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC HỘI / Thanh Hà // Người cao tuổi.- Ngày 8/2/2017.- Số 22.- Tr.5.

Không chỉ tuyên truyền thông qua các hội nghị, tập huấn, lãnh đạo Hội Người cao tuổi tỉnh Sơn La còn chú trọng cung cấp thông tin cho báo chí; ban hành văn bản vận động cán bộ, hội viên trở thành những cộng tác viên tích cực, chia sẻ thông tin, viết bài gửi báo tỉnh và báo Hội. Nhờ vậy, đã khích lệ phong trào ở cơ sở phát triển ngày càng sâu rộng, người cao tuổi ngày càng gắn bó với tổ chức Hội…

Năm qua, các cấp Hội của tỉnh Sơn La vừa quan tâm phát triển hội viên, vừa tăng cường xây dựng tổ chức Hội, tiếp tục phát huy vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Toàn tỉnh kết nạp 3.900 hội viên mới, nâng tổng số lên gần 99.800 hội viên, trong đó có 26,8% hội viên tuổi dưới 60 tình nguyện gia nhập, tham gia hoạt động Hội.

Qua Đại hội nhiệm kỳ 2016 - 2021, các cấp hội kiện toàn tổ chức, bổ sung thêm cán bộ là cựu lãnh đạo huyện, xã nghỉ hưu, có uy tín, tâm huyết, kinh nghiệm và năng lực nên chất lượng công tác Hội chuyển biến tích cực. Lãnh đạo Hội thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện và nhân rộng các điển hình, nhân tố mới; hạn chế

Page 10: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 9

khuyết điểm. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc chấp hành Luật Người cao tuổi, Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam; thực hiện chế độ, chính sách đối với người cao tuổi; quản lý, thu chi các loại quỹ; tiếp nhận và giải quyết kịp thời đơn, thư, không để tồn đọng.

Hội Người cao tuổi từ tỉnh đến cơ sở tranh thủ nguồn lực, kết hợp các chương trình, tổ chức nhiều lớp tập huấn, tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm hoạt động giữa cán bộ Hội các cấp. Từ đó, cán bộ Hội được nâng cao trình độ, kỹ năng công tác, nắm chắc pháp luật, làm tốt vai trò tham mưu với cấp ủy, chính quyền về công tác người cao tuổi, hoạt động ngày càng nền nếp, chất lượng.

Công tác xây dựng các loại quỹ được đặc biệt quan tâm. Nhiều cơ sở Hội có những cách xây dựng quỹ sáng tạo như: Nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả, đào ao thả cá, phát hành giấy ghi nhận tấm lòng vàng, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cơ quan, đơn vị ủng hộ... Đến nay, Quỹ Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi toàn tỉnh có số dư 6,1 tỷ đồng. Các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Sốp Cộp và thành phố Sơn La có 100% cơ sở Hội thành lập quỹ này; các huyện Phù Yên, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã và thành phố có số dư quỹ cao... Quỹ hội toàn tỉnh đạt hơn 8 tỷ đồng; nhiều huyện như Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Phù Yên đạt từ 900 triệu đồng đến gần 2 tỷ đồng. Bình quân chân quỹ đạt 174.000 đồng/hội viên.

Năm qua, Hội vận động các gia đình, dòng họ lập Quỹ Phụng dưỡng ông bà, cha mẹ đạt gần 45 tỷ đồng, tạo nguồn lực đáng kể chăm lo người cao tuổi khi ốm đau và an hưởng tuổi già, nâng cao ý thức, trách nhiệm và tấm lòng hiếu thảo của con cháu. Một số cơ sở Hội thuộc huyện Thuận Châu còn xây dựng Quỹ trợ táng, thiết thực giúp đỡ gia đình hội viên qua đời, thể hiện tình cảm sâu nặng, động viên người cao tuổi gắn bó với tổ chức Hội. Do tổ chức được các loại quỹ nên hoạt động của các cấp Hội chủ động, công tác chăm sóc người cao tuổi ngày càng thiết thực; vị thế và uy tín của Hội nâng lên, thu hút thêm nhiều hội viên tham gia.

Ông Lê Hữu Đê, Phó trưởng ban Thường trực Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh Sơn La cho biết: Trong thời gian tới, Hội Người cao tuổi các cấp trong tỉnh tiếp tục phát huy kết quả đạt được, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội V Hội Người cao tuổi Việt Nam ngay từ năm đầu; phấn đấu phát triển hội viên đạt từ 96% trở lên trong tổng số người cao tuổi; xây dựng các loại quỹ tăng từ 10% trở lên so với số hiện có; đẩy mạnh hoạt động của Hội, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho cán bộ, hội viên mới... để chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ngày một tốt hơn.

16. Việt Hoàng. QUAN TÂM TỚI SINH KẾ CỦA NGƯỜI TRỒNG CAO SU / Việt Hoàng // Tin tức cuối tuần.- Ngày 9 - 15/2/2017.- Số 6.- Tr.7.

Giá mủ cao su giảm, tiền công thấp, nên rất cần chính quyền địa phương và các công ty cao su ở Tây Bắc có những chính sách hỗ trợ, thực hiện công tác an sinh xã hội để bảo đảm đời sống cho người trồng cao su trong thời gian chờ cây “mở miệng”.

…QUAN TÂM ĐẾN AN SINH XÃ HỘI

Công ty Cổ phần Cao su Sơn La cũng đã thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội và có hàng loạt biện pháp trong giai đoạn khó khăn. Dù giá mủ cao su thấp, nhưng công ty đã cố gắng đào tạo kỹ thuật khai thác mủ cho 500 công nhân và tiến hành cạo mủ 150ha (tổng diện tích thời kỳ thu mủ là gần 6.200ha). Dự kiến, những năm tới công ty sẽ xây dựng nhà máy chế biến và tiến hành khai thác mủ theo kế hoạch.

Theo lãnh đạo Công ty Cổ phần Cao su Sơn La, đơn vị đã điều tiết lao động phù hợp, khuyến khích người dân chủ động kiếm việc làm thêm. Công ty đã cho 1.200 hộ góp đất vay vốn không lãi suất trong 3 năm để mua bò chăn nuôi. Đàn bò phát triển tốt, ban đầu các hộ nuôi 1.300 con, nay đã phát triển lên 21.000 con. Hiện Công ty Cổ phần Cao su Sơn La có khoảng

Page 11: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 10

2.200 công nhân và hơn 1.000 người nhận khoán công, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 2010, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La đã thành lập quỹ “Vì bệnh nhân nghèo”, hỗ trợ 200.000 đồng cho mỗi bệnh nhân phải chuyển đi bệnh viện. Công ty đã mua xe cứu thương và có lực lượng y sỹ để giúp chuyển miễn phí bệnh nhân tới bệnh viện, nếu bệnh nhân tự đi thì công ty sẽ hỗ trợ tiền. Công ty đã đầu tư xây dựng 14 nhà trẻ và hỗ trợ tiền xăng xe cho giáo viên đứng lớp, hiện đang có 572 cháu học.

Dù chưa bù đắp được hết khó khăn nhưng với những sự quan tâm, hỗ trợ trên, cán bộ, công nhân và người dân trồng cao su tiếp tục hy vọng về cây “vàng trắng” giúp thoát nghèo ở miền núi Tây Bắc.

17. Diệp Anh. CẢI TẠO QUÝT CHIỀNG CỌ THÀNH CÂY ĂN QUẢ ĐẶC SẢN / Diệp Anh // Tin tức cuối tuần.- Ngày 9 - 15/2/2017.- Số 6.- Tr.6.

Được xác định là cây ăn quả đặc sản của địa phương, trong những năm qua, việc phát triển cây quýt đã được đưa vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La. Chỉ tính riêng xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, diện tích đất trồng quýt đã lên tới hơn 8,7ha; trong đó, bản Ngoại là 2,2ha, chiếm 25,3% so với diện tích đất trồng quýt toàn xã.

Với khí hậu đặc trưng cận ôn đới, chia thành hai mùa rõ rệt là: Mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình khoảng 2l độ C, lượng mưa từ 1.200 - 1.600mm/năm. Đây là điều kiện thuận lợi để cây quýt sinh trưởng và phát triển tốt.

Trước đây, quýt Chiềng Cọ được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng bởi có nhiều đặc tính quý như: Quả ngọt, mọng, ít hạt, có mùi thơm đặc trưng... Nhưng do người nông dân chưa chú trọng công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây nên phần lớn diện tích vườn quýt ngày càng già cỗi, sâu bệnh; quả quýt thu hoạch khô, vỏ dày.

Nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương và đặc biệt là Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La, mô hình cải tạo vườn quýt Chiềng Cọ với hơn 2ha tại bản Ngoại đã mang lại năng suất cao và hiệu quả kinh tế được cải thiện rõ rệt.

Gia đình anh Tòng Văn Bun ở bản Ngoại có 3.000m2 vườn quýt được cải tạo đã có năng suất thu hoạch tăng gấp 3 lần các năm trước, khoảng trên 3 tấn. Thu nhập cả năm trước khoảng 20 triệu đồng/vụ thì nay bình quân ước đã đạt từ 60 - 70 triệu đồng/vụ.

Anh Tòng Văn Bun chia sẻ: “Trước đây, gia đình mình chưa biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như tỉa cành, tạo tán và các biện pháp bón phân, phòng trừ sâu bệnh hay bổ sung dinh dưỡng qua lá như các cán bộ chỉ nên năng suất thu hoạch quýt thấp lắm. Giá bán cũng thấp, chỉ từ 18.000 - 20.000 đồng/kg”.

Cũng tham gia mô hình cải tạo vườn quýt, anh Tòng Văn Lam cùng ở tại bản Ngoại cho biết, có những mùa, quýt bán không ai mua vì xấu. Nhưng lần này, nhờ được hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nên quýt được mùa, không những đủ bán mà giá cao từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Gia đình anh Lam đã quyết định đốn bớt một số gốc cà phê để tạo không gian và giữ chất dinh dưỡng cho cây quýt phát triển.

Ông Quàng Văn Lẻ, Chủ tịch UBND xã Chiềng Cọ cho biết, cải tạo vườn quýt là mô hình khuyến nông thành công nhất của xã trong thời gian qua. Điều này không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường mà còn cải thiện đáng kể đời sống cho các hộ nông dân. Tới đây, xã sẽ có biện pháp hỗ trợ người dân đưa quýt trở thành giống cây trồng chủ lực của địa phương.

18. Nguyễn Văn Toại. NHỚ VỀ HỘI TUNG CÒN TÂY BẮC / Nguyễn Văn Toại // Gia đình và trẻ em.- Ngày 9/2/2017.- Số 6.- Tr.43.

Trong những năm tháng sống ở Sơn La, tôi đã có đôi lần được dự hội tung còn, một trò

Page 12: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 11

chơi rất thịnh hành của dân tộc Thái. Đó là những ngày đầu xuân ấm áp, yên ả. Rừng núi trùng điệp như chưa bao giờ xanh đến thế. Trên những lưng chừng núi, thấp thoáng những chiếc ô xòe trông tựa những bông hoa lung linh sắc màu đang trôi xuống núi. Hội tung còn không chỉ đơn thuần là trò chơi mang tính giải trí mà là một cách thể hiện các tín ngưỡng dân gian, trong đó, tín ngưỡng trái tim bao giờ cũng trở nên màu nhiệm nhất, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể chấp nhận được.

Đi xa, về gần, chàng hỡi Đừng quên hội còn Hội của bản mường, của tình yêu bốc lửa Rối rít chân cầu thang nhà ai... Lời ca bịn rịn, quấn quýt. Biết bao trai thanh, gái lịch, sau mỗi kỳ hội còn “bốc lửa” đã

tìm được bạn tình như ý nguyện của bản thân và của mẹ cha? Chắc chắn là khó tính xuể. Phải chăng hội tung còn sẽ góp phần truyền tải những mong ước về sự nảy nở sinh sôi của con người và hoa màu, về cuộc sống phồn vinh và hạnh phúc tới các thế lực siêu nhiên, thần bí như quan niệm lâu đời của người Thái?

Bạn đã được cầm quả còn xinh xắn và quyến rũ bao giờ chưa? Quả còn hình cầu, được khâu bằng nhiều mảnh vải sắc màu sặc sỡ có đính những cái tua vải xanh, đỏ, tím, vàng và một cái dây tung còn cũng bằng vải nhiều màu, hình dáng uyển chuyển thanh thoát giúp cho quả còn không bị bay chệch hướng. Công việc này đòi hỏi phải có tính toán khoa học và cả sự khéo tay. Người chơi, một là đứng thành hai hàng đối diện và tung còn cho nhau bắt, động tác mô phỏng gần như động tác gieo hạt giống của nhà nông, có điều nó đòi hỏi đôi tay người trong cuộc phải thật chắc khỏe, hai con mắt phải tinh tường, phản xạ nhanh và chính xác. Hai là, chôn một cái cột tre cao, trên đỉnh cột có treo một vòng tròn, người chơi phải tung sao cho quả còn chui được qua vòng cho người phía bên kia đón bắt. Hàng nào tung được nhiều còn qua vòng coi như thắng cuộc. Tung khác với ném. Tung nhẹ nhàng và điệu đà, thể hiện sự ý nhị, tôn trọng bạn chơi một cách tuyệt đối. Một nét đẹp văn hóa làm đẹp lòng người, nhất là với những du khách nước ngoài.

Tôi đã thử “trổ tài” đôi lần. Vậy mà không sao tung được quả còn qua cái vòng nhỏ. Một em gái Thái váy áo xinh đẹp, đầu đội chiếc khăn piêu còn thơm thoảng mùi chàm lại

gần tôi, nói giọng nhỏ nhẹ: - Tung còn tưởng dễ hóa ra rất khó, đúng không cán bộ? Bọn em luyện tập từ bé, thế mà

khi đã thành con gái rồi, đôi lúc vẫn tung còn ra ngoài vòng. - Thảo nào... suýt nữa thì ê sắc... - Tôi trêu. - Chưa biết ai đang...! - Cô gái tỏ ra bướng bỉnh khác thường. - Tại cái tay tôi không quen tung… - Tôi chống chế. - Sức khỏe chỉ là một điều kiện. Con mắt phải tinh tường này, động tác phản xạ phải

nhanh và chính xác này. Nhưng trước hết, người ta phải thật bụng với nhau... - Ruột quả còn làm bằng chất liệu gì vậy? - Tôi chuyển hướng câu chuyện. - Bằng bông hoặc bằng thóc. Một trong hai thứ ấy cứ nhồi cho chặt vào. Tôi được biết, trước cuộc chơi, quả còn đã được ông trưởng bản có uy tín làm lễ trên bàn

thờ. Sau cuộc chơi, trưởng bản chọn quả còn ném trúng đích, rạch ra lấy bông (hoặc thóc) tung lên trời cho mọi người tranh nhau nhặt lấy phước. Riêng với các nam thanh nữ tú, ngày hội tung còn lại là lý do để họ gặp gỡ nhau, trò chuyện với nhau và nhân đó trao gửi cho nhau những tình cảm thầm kín bấy lâu vẫn cất giấu trong tim. Hy vọng về một cuộc sống an khang vĩnh hằng, về một vụ lúa nương bội thu đã hiện diện trước mắt.

Page 13: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 12

19. C. Luật. SƠN LA: HÀNH KHÁCH BỊ NHÀ XE BẮC SƠN ĐÁNH BẤT TỈNH ĐÃ RÚT ĐƠN, BÃI NẠI / C. Luật // Gia đình và xã hội.- Ngày 9/2/2017.- Số 17.- Tr.3.

Liên quan đến thông tin nhân viên xe khách mang biển kiểm soát 26K - 8789 chạy tuyến Sơn La - Quảng Ninh thuộc Công ty Cổ phần xe khách Bắc Sơn hành hung một hành khách bất tỉnh, chiều 8/2, ông Nguyễn Lương Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần xe khách Bắc Sơn đã xác nhận với báo chí có vụ việc trên.

Theo đó, vào khoảng 22h ngày 7/2, có khoảng 8 người ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, bắt xe khách xuống Quảng Ninh. Khi lên xe tại Bến xe khách thành phố Sơn La, nhà xe nói có giường nằm nhưng lúc đến huyện Mai Sơn, nhà xe đề nghị khách nằm dưới sàn xe vì một số ghế đã có người đặt từ trước. Do đã có tí “hơi men” trong người nên giữa hành khách và nhà xe đã xảy ra xô xát, cãi vã.

Đến địa phận xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, nhân viên nhà xe gọi thêm người đánh nhóm hành khách trên, dẫn đến một người bất tỉnh tại chỗ.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lãnh đạo công ty đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng huyện Mai Sơn điều tra vụ việc, đồng thời ngay trong đêm đã điều một xe khách khác xuống để vận chuyển hành khách và đến thăm hỏi, động viên người bị hại. Đến chiều 8/2, hành khách bị đánh đã xuất viện và có đơn bãi nại rút toàn bộ các yêu cầu và đề nghị cơ quan chức năng đình chỉ điều tra vụ việc trên.

20. Mùi Len. CHĂN NUÔI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT / Mùi Len // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 10/2/2017.- Số 30.- Tr.14.

Vào một ngày đầu năm Đinh Dậu, theo lời giới thiệu của chị Hoàng Thị Tào, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tà Lại, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tôi vào thăm mô hình chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng và trồng trọt của gia đình bà Lường Thị Tan (53 tuổi) dân tộc Thái ở bản tái định cư Trai Tôn, xã Tà Lại.

Tiếp chúng tôi tại trại chăn nuôi cách nhà ở gần 300m, bà Tan cho biết: Tháng 1/2008, gia đình bà cùng với 50 hộ dân ở bản Hua Na, xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã nhường chỗ cho lòng hồ Thủy điện Sơn La để chuyển xuống đây. Những ngày đầu còn lạ nước lạ cái, gia đình thuộc diện hộ nghèo đặc biệt, chỉ có một con trâu cái, cộng với tiền hỗ trợ của Nhà nước. Được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền, gia đình tập trung tăng gia sản xuất với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” trồng ngô, sắn kết hợp chăn nuôi trâu, lợn, gà. Nhờ đó nguồn thu nhập cũng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước, cuộc sống gia đình bắt đầu được cải thiện.

Từ đồng vốn tích lũy bán sản phẩm, mấy năm đầu bà Tan mua thêm 1 con trâu đực, 3 con bò cái, mua lại ao nuôi cá và mua ruộng của bà con sở tại. Đặc biệt từ năm 2014 ngoài việc gieo trồng cây trên nương, gieo cấy lúa ruộng và trồng màu khác, bà đã mạnh dạn đầu tư trên 100 triệu đồng mở rộng xây dựng chuồng trại, trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò theo mô hình nhốt chuồng, vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, đồng thời tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, đầu tư thức ăn và phòng trừ dịch bệnh.

Bà Tan chia sẻ: “Nuôi trâu bò nhốt chuồng không vất vả lắm, lớn nhanh, khỏe và phát triển, tiêu thụ dễ, mỗi năm bán 1 - 2 con trâu bò cho thu nhập cao. Riêng năm 2016 đàn bò 18 con, 5 con trâu, 6 con dê, 6 con lợn cái đẻ, 30 con lợn thịt và hàng chục con gia cầm”.

Nhờ mô hình chăn nuôi và trồng trọt kết hợp, từ năm 2014 đã đem lại lợi nhuận cho gia đình bà Tan trên 100 triệu đồng/năm. Từ các nguồn thu hàng năm gia đình bà đã xây được căn nhà kiên cố khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi trong nhà và còn có tiền dư gửi ngân hàng.

Page 14: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 13

Cùng với phát triển kinh tế, bà Tan còn tích cực tham gia hoạt động công tác xã hội. Từng nhiều năm làm Chi hội trưởng phụ nữ, hội viên nông dân, bà còn là tấm gương điển hình về tấm lòng nhân ái, giúp đỡ các gia đình chị em hội viên khó khăn về vốn vay, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm sản xuất… Năm 2016 bà Lường Thị Tan là một trong những đại biểu nữ tiêu biểu đi dự hội nghị điển hình tiên tiến về làm kinh tế giỏi của huyện Mộc Châu.

21. Nguyễn Quân. HUYỆN MỘC CHÂU: TRÊN ĐÀ PHÁT TRIỂN / Nguyễn Quân // Nhà báo và công luận.- Ngày 10 - 16/2/2017.- Số 6.- Tr.20.

Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên, biên giới; nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180km về hướng Tây Bắc; có diện tích tự nhiên là 1.081,66km2, chiếm 7,49% diện tích tỉnh Sơn La. Huyện Mộc Châu có Quốc lộ 6 và 43 đi qua, có chung đường biên giới Việt Nam - Lào dài 40,6km. Huyện gồm 13 xã và 2 thị trấn với 12 dân tộc anh em chung sống chủ yếu là người Thái, Mông và người Kinh. Địa hình Mộc Châu mang đậm tính đặc trưng của vùng miền núi Tây Bắc, bị chia cắt phức tạp, nằm trên hệ thống núi đá vôi, có cao nguyên Mộc Châu địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, độ cao trung bình khoảng 1.050m so với mặt nước biển. Vị trí địa lý và sự phong phú về địa hình, địa chất cùng với thời tiết, khí hậu mát mẻ quanh năm là điều kiện lý tưởng để Mộc Châu phát triển các ngành kinh tế công, nông nghiệp, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng, tổ chức lễ hội…

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mộc Châu nhiệm kỳ 2015 - 2020 trên tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, quân nhân và nhân dân các dân tộc, huyện Mộc Châu đã vượt qua khó khăn vươn lên đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

VỀ KINH TẾ:

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển ổn định. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2016 đạt 2.018 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch; giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác đạt khoảng 42,75 triệu đồng, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 22,1% so với kế hoạch. Nông nghiệp, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 31.332ha, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng lươmg thực có hạt ước đạt gần 105 nghìn tấn, tăng 0,4% so với năm 2015. Huyện đã chỉ đạo tập trung chăm sóc, thâm canh diện tích cây công nghiệp hiện có, triển khai trồng mới các loại cây lâu năm, chủ yếu là cây chè (1.875ha); cây ăn quả như mận hậu, cam, bưởi, hồng... (4.064ha). Duy trì phát triển vùng sản xuất rau trái vụ, rau an toàn; diện tích rau, hoa chất lượng cao (1.434ha) tại các xã Đông Sang, Mường Sang, Chiềng Hắc và thị trấn Nông trường Mộc Châu. Triển khai thực hiện hiệu quả chính sách phát triển chăn nuôi đại gia súc năm 2016 và chủ trương của huyện ủy, UBND tỉnh về quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi bò sữa, đến nay toàn huyện đã có 992ha cỏ trồng, tổng đàn trâu bò đạt 50.453 con, sản lượng thịt hơi ước đạt 6.853 tấn (tăng 8,1% so cùng kỳ); có 18.848 con bò sữa, sản lượng sữa tươi ước đạt 68.848 tấn (tăng 12,5% so với năm 2015). Lâm nghiệp, trong năm đã trồng trên 609ha rừng tập trung (bằng 110,8% kế hoạch giao); chăm sóc trên 669ha rừng trồng, bảo vệ 46.589ha rừng hiện có (đạt 100% kế hoạch); trồng 92.200 cây phân tán trong dịp tết trồng cây theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện với các biện pháp mới, từ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và cả hệ thống chính trị chung tay xây dựng nông thôn mới đến tập trung nguồn lực lớn đầu tư cho phát triển mô hình sản xuất, lấy người nông dân làm chủ thể thực hiện. Đến cuối năm 2016, toàn huyện đã đạt 116 tiêu chí, bình quân 8,92 tiêu chí/xã, trong đó có 1 xã đạt 19 tiêu chí, 4 xã đạt 10 - 14 tiêu chí và 8 xã đạt 5 - 9 tiêu chí. Đặc biệt, có xã Mường Sang đã đạt chuẩn nông thôn mới, được huyện tổ chức lễ công bố

Page 15: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 14

vào ngày 19/11/2016 vừa qua. Cũng nằm trong chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện đã chỉ đạo các xã triển khai xây dựng và hoàn thành 224 tuyến đường nông thôn với tổng chiều dài 74,85km (bằng 149,7% kế hoạch), tổng mức đầu tư trên 93,4 triệu đồng, theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Ngành kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch đang được huyện quan tâm đầu tư phát triển. Nhờ đó, hoạt động thương mại phát triển khá, thị trường hàng hóa, dịch vụ cơ bản đáp ứng các hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt gần 2.357 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ. Để đẩy mạnh phát triển du lịch, huyện đã đề xuất cấp có thẩm quyền xin 05 cơ chế chính sách đặc thù đầu tư vào Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu; chính sách hỗ trợ phát triển bản du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; chính sách phát triển cây ăn quả; chính sách về đất đai. Mục tiêu là đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, đặc biệt là các dự án xây dựng hạ tầng, các nhà đầu tư vào khu du lịch quốc gia Mộc Châu, trong đó tập trung xây dựng bản du lịch cộng đồng (tại Bản Áng 1, xã Đông Sang) gắn với thực hiện đề án “Phát triển sản phẩm văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La phục vụ phát triển du lịch”. Xây dựng, hình thành các sản phẩm du lịch như: Khu di tích Lâm Viên bia Tây Tiến, Trại bò mẫu Dairy Farm, khu vườn hoa Happyland, Lovegarden, Eden Garden, khu nhà bao quanh di tích chùa Vặt Hồng.

VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI: Huyện đã chỉ đạo các địa phương làm tốt phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn

hóa”. Kết quả năm 2016 tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 67%; tiểu khu văn hóa đạt 36,4%; cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 94,6%. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, có chính sách hỗ trợ đầy đủ, kịp thời các đối tượng hưởng chính sách xã hội, người có công; tăng cường các biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nghèo: Huy động các nguồn vốn hỗ trợ về nhà ở; triển khai lồng ghép các chương trình giảm nghèo như cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ về con giống, vốn, tập huấn kỹ thuật nuôi, trồng để giúp đỡ các hộ phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.

Công tác giáo dục - đào tạo, toàn huyện hiện có 72 đơn vị trường học với trên 28 nghìn học sinh. Ngành giáo dục luôn làm tốt việc đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đánh giá chất lượng học sinh, chất lượng giáo dục tiếp tục được củng cố và nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,9%, tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,8%, tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99%. Công tác y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ chuyên môn nhằm đảm bảo tốt việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mọi tầng lớp nhân dân.

Có thế nói, những năm qua với sự cố gắng nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc, huyện Mộc Châu đã vươn lên tạo nhiều chuyển biến tích cực về mọi mặt. Tuy nhiên, để sự phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có, đồng thời hướng tới mục tiêu trở thành huyện phát triển, một địa danh nổi tiếng về du lịch sinh thái đáp ứng nhu cầu hàng triệu lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng, du ngoạn thưởng thức cảnh đẹp mỗi năm, huyện Mộc Châu đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể phải thực hiện trong năm 2017 trong đó trọng tâm là:

Thứ nhất, tập trung chỉ đạo, phối hợp triển khai hoàn thành các quy hoạch: Quy hoạch xây dựng Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu trình Thủ tướng phê duyệt; quy hoạch chung đô thị Mộc Châu, gồm cả quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị Mộc Châu, quy hoạch “Khu dân cư trung tâm hành chính mới”, điều chỉnh 10 quy hoạch không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn trên địa bàn huyện, nghiên cứu xây dựng mới khu bảo tồn để phát triển ngành du lịch của huyện như: Quy hoạch “Khu đồng cỏ thảo nguyên”, “Cánh đồng khu du lịch nghỉ dưỡng rừng thông - bản Áng”, “Thung lũng mận Nà Ca”.

Page 16: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 15

Thứ hai, tiếp tục rà soát, đẩy mạnh công tác chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực trên đất dốc sang trồng cây ăn quả, phấn đấu trong năm 2017 chuyển đổi được 1.000ha. Tiếp tục phát triển trồng cây phân tán trong dịp tết trồng cây, đặc biệt là trồng cây hoa ban khu vực dọc theo Quốc lộ 6 thuộc xã Chiềng Hắc để hình thành tuyến “đường Hoa Ban” nhằm quảng bá phát triển du lịch. Phấn đấu trồng trong năm 2017 là 125 nghìn cây. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như trồng chanh leo (sẽ trồng mới 1.000ha); quy hoạch tốt vùng chăn nuôi bò sữa (phấn đấu năm 2017 tổng đàn bò sữa đạt 21.500 con). Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh chè, xây dựng dự án cánh đồng sản xuất chè lớn. Phát triển kinh tế tập thể gắn chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản an toàn, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với diện tích lớn để giới thiệu thu hút nhà đầu tư. Nghiên cứu xây dựng vùng nguyên liệu, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn hoạt động chế biến, kinh doanh, tiêu thụ của doanh nghiệp với hoạt động sản xuất của người dân. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; củng cố nâng cao giá trị thương hiệu rau an toàn, chè Ô long, hoàn thành xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho quả bơ Mộc Châu; thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu năm 2017 tăng ít nhất đạt thêm 2 tiêu chí/xã và một xã (Chiềng Sơn) đạt chuẩn nông thôn mới.

Thứ ba, phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Huy động mọi nguồn lực cho chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện giáo dục toàn dân nhất là vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới.

22. Ng. Tuệ. BỆNH VIỆN HUYỆN MỘC CHÂU, SƠN LA: PHẪU THUẬT SỌ NÃO CỨU SỐNG NHIỀU CA CHẤN THƯƠNG NẶNG / Ng. Tuệ // Sức khỏe và đời sống.- Ngày 10/2/2017.- Số 24.- Tr.6.

Tin từ Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu, Sơn La cho biết, các bác sỹ liên khoa Ngoại thần kinh, Gây mê, Hồi sức của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công 2 trường hợp bị chấn thương sọ não nặng.

Bệnh nhân L.V.T. (30 tuổi, ở Đông Sang, Mộc Châu) được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, Glasgow 7 điểm. Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân bị ngã xe đập đầu từ đêm hôm trước. Bệnh nhân nhanh chóng được đặt ống nội khí quản, kiểm soát hô hấp, hồi sức tích cực.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy, máu tụ ngoài màng cứng vùng thái dương đỉnh phải, đè đẩy đường giữa gây chèn ép não mạnh. Nhận thấy đây là trường hợp tối cấp cứu, bệnh nhân chắc chắn tử vong nếu chuyển tuyến trên. Một cuộc hội chẩn nhanh chóng diễn ra giữa Ban giám đốc, bác sỹ gây mê và bác sỹ ngoại thần kinh đã quyết định phẫu thuật ngay tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu.

Ca phẫu thuật được tiến hành trong hơn 2 giờ, các tổn thương đã được xử lý tốt. Sau mổ 12 giờ bệnh nhân đã tỉnh táo, giao tiếp tốt. Sau 5 ngày, bệnh nhân hoàn toàn ổn định. Dự kiến sẽ ra viện trong 2 ngày tới.

Trường hợp thứ hai, bệnh nhân H.V.M. (53 tuổi, Lóng Sập, Mộc Châu) cũng vào viện trong trạng thái hôn mê sâu, Glasgow 6 - 7 điểm. Kết quả chụp CT Scan có hình ảnh tụ máu dưới màng cứng bán cầu trái, đè đẩy đường giữa 2cm. Bệnh nhân đã được bác sỹ tiến hành mở

Page 17: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 16

rộng sọ, lấy máu tụ, giải ép não vá trùng màng cứng. Kết quả chụp CT sọ não kiểm tra sau mổ 3 giờ cho thấy tổn thương sọ não tương đối ổn định.

Thạc sỹ Vũ Giang An, Phó giám đốc bệnh viện, Trưởng kíp phẫu thuật cho biết, chấn thương sọ não là một tổn thương nặng, 100% bệnh nhân phải chuyển tuyến trên, nhiều ca khi về đến các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương vì đường xa nên đã quá nặng, không còn chỉ định phẫu thuật hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề do phẫu thuật muộn... Vì vậy, để người dân tại huyện miền núi được tiếp cận với những kỹ thuật cao, từ giữa năm 2016, Bệnh viện huyện Mộc Châu đã cử một kíp gồm bác sỹ gây mê, bác sỹ phẫu thuật đi học phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ não tại Bệnh viện Việt Đức. Đến nay, bệnh viện đã cứu sống nhiều trường hợp chấn thương sọ não, những ca bệnh tai biến mạch máu não, giãn não thất cấp bằng kỹ thuật dẫn lưu não thất ra ngoài. Theo đó, tỷ lệ phải chuyển tuyến chỉ còn 20% ở bệnh nhân chấn thương sọ não.

23. PV. SƠN LA: HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI MẦM NON, TIỂU HỌC / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 10/2/2017.- Số 35.- Tr.2.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Sơn đã tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp mầm non, tiểu học năm học 2016 - 2017. Tham gia hội thi có 82 giáo viên của 32 trường tiểu học, 63 giáo viên của 29 trường mầm non và 1 nhóm trẻ cấp học mầm non trên địa bàn huyện. Thí sinh thi báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc nộp sản phẩm đồ dùng, đồ chơi tự tạo; thi viết bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục, các nội dung chỉ đạo của ngành giáo dục và đào tạo; giảng 2 tiết thực hành trên lớp.

24. Phạm Duy. KINH TẾ DU LỊCH MỘC CHÂU (SƠN LA): PHÁT TRIỂN GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG / Phạm Duy // Đại biểu nhân dân.- Ngày 10/2/2017.- Số 41.- Tr.7.

Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu có tổng diện tích tự nhiên 206.150ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ đã thu hút được đông đảo du khách đến tham quan hàng năm. Cùng với phát triển du lịch và các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đặc trưng, các cấp, ngành của huyện Mộc Châu luôn quan tâm tới bảo vệ môi trường.

ĐẨY MẠNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ DU LỊCH

Năm 2016, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của huyện Mộc Châu đạt hơn 2.356,8 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm 2015. Đây là kết quả đạt được sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu ngày 12/l1/2014. Theo Quyết định 2050 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020, Khu Du lịch Mộc Châu đón trên 1,2 triệu lượt khách, đến năm 2030 đón khoảng 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 50 nghìn lượt; phấn đấu tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 1.500 tỷ đồng vào năm 2020 và khoảng 6.000 tỷ đồng vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, các cấp, ngành của tỉnh Sơn La và huyện Mộc Châu đã tập trung phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao; chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí; tập trung phát triển các sản phẩm chính như du lịch nghỉ dưỡng và điều dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, danh thắng, đặc biệt chú trọng hình thức du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay)...

Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu Phạm Đức Chính cho biết: Trong tương lai sẽ hình thành 3 trung tâm du lịch trọng điểm gồm: Trung tâm nghỉ dưỡng Mộc Châu, trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu và trung tâm vui chơi giải trí Mộc Châu; hình thành các bản du lịch cộng đồng bao gồm: Bản Áng (xã Đông Sang), bản Vặt (xã Mường Sang), bản Tà Phình (xã Tân

Page 18: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 17

Lập), bản Mường Khoa (xã Chiềng Khoa thuộc huyện Vân Hồ); hình thành các điểm du lịch như Khu di tích Lâm viên bia Tây Tiến, trại bò mẫu Dairy Farm, khu vườn hoa Happyland, Lovegarden, Eden Garden... Cùng với đó là từng bước hình thành tuyến du lịch liên quốc gia Mộc Châu - Lào qua cửa khẩu Lóng Sập và kết nối mở rộng sang các nước ASEAN như: Thái Lan, Myanmar...

CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Không chỉ chú trọng phát triển du lịch, huyện Mộc Châu còn tăng cường phát triển ngành nông nghiệp sạch gắn với công tác bảo vệ môi trường. Anh Vũ Tuấn Anh, ở thị trấn Mộc Châu cho biết: “Trước đây, mùi thuốc trừ sâu, mùi phân bò bốc lên nồng nặc, ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Hơn 2 năm nay, các doanh nghiệp, nhất là các cơ sở chăn nuôi bò sữa, trồng chè đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bò được xử lý bằng các hầm biogas, vừa sử dụng làm nguồn nhiên liệu đốt, vừa bảo đảm môi trường. Người dân chúng tôi sinh sống trong khu vực thị trấn cũng thấy yên tâm”.

Toàn huyện Mộc Châu có 3 trang trại và gần 600 hộ nuôi bò sữa với tổng đàn lên đến 18.680 con. Theo tính toán của ngành nông nghiệp huyện, bình quân mỗi ngày mỗi con bò thải ra 16kg chất thải. Với lượng chất thải lớn, UBND huyện Mộc Châu đã phối hợp với Tổng Công ty Sữa Việt Nam triển khai xây dựng các khu xử lý chất thải trong chăn nuôi bò sữa với tổng kinh phí khoảng 25 triệu USD, trong đó doanh nghiệp đề nghị tỉnh Sơn La hỗ trợ 30% kinh phí. Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mộc Châu Nguyễn Thế Hiệu cho biết: “Đến thời điểm này chúng tôi đã triển khai xây dựng hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi được gần 90% số hộ và 3 trang trại chăn nuôi bò sữa. Hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi được thiết kế thành 4 bể chứa kết nối liên hoàn để vừa xử lý mùi hôi bằng men vi sinh, vừa khai thác nhiên liệu đốt biogas. Sau một năm sử dụng, bã thải biogas sẽ được khai thác sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp”.

Cùng với đó, các doanh nghiệp, công ty trồng và chế biến chè cũng triển khai theo hướng phát triển nông nghiệp sạch để cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước. Công ty Cổ phần chè Cờ đỏ Mộc Châu là một trong số các đơn vị sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè sạch lớn trên địa bàn ra thị trường thế giới. Theo đó, đơn vị có 320ha chè, trong đó 170ha chè Ô Long, Thanh Tâm, Thúy Ngọc; 150ha chè Shan tuyết và thu mua hơn 120ha chè sạch của người dân của địa phương. Để bảo đảm đúng chất lượng và bảo vệ môi trường theo cam kết của mình với doanh nghiệp đã ký kết, đơn vị này cũng chủ động sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình sản xuất, chế biến chè. Phó giám đốc Công ty Đỗ Thị Thao cho biết: “Chúng tôi sản xuất chè theo hướng VietGAP để bảo đảm cung cấp ra thị trường sản phẩm chè sạch. Muốn bảo vệ thương hiệu của mình, các sản phẩm của chúng tôi phải sạch từ ngoài đồng đến chế biến. Đối với sản phẩm chè thu mua của người dân, chúng tôi cũng cung cấp các chế phẩm sinh học và giám sát họ phun thuốc bảo vệ thực vật. Nếu phát hiện người dân không tuân thủ quy trình, chúng tôi xử phạt rất nặng và không thu mua sản phẩm. Do vậy nhiều năm qua không có trường hợp người dân nào vi phạm”.

Tổng diện tích tự nhiên vùng Mộc Châu là 206.150ha. Địa hình mang đặc trưng của huyện miền núi Tây Bắc, có nhiều núi cao hiểm trở, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng lớn. Đây là điều kiện lý tưởng để chúng tôi xây dựng khu du lịch quốc gia sạch có sự tham gia đóng góp của cộng đồng cư dân, từ đó nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc tại chỗ. - Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu Phạm Đức Chính.

25. Nguyễn Tuấn Huy. “SÓNG” NÚI Ở TÀ XÙA / Nguyễn Tuấn Huy // Quân đội nhân dân.- Ngày 12/2/2017.- Tr.1+14.

Bất cứ ai yêu thích du lịch, mạo hiểm vượt qua những cung đường uốn lượn quanh co,

Page 19: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 18

hiểm trở khi lên đến xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đều rất hài lòng với vẻ đẹp kỳ vỹ của mây trời và “sóng” núi bậc thang nơi đây. Không biết có từ bao giờ, chỉ biết dưới bàn tay nhào nặn tài hoa của các “họa sỹ chân trần” mà những nấc thang vàng ngày càng được “vẽ” nhiều hơn, đẹp hơn. Những “tác phẩm kinh điển” đó không đơn thuần là mang lại cho đồng bào Tà Xùa cuộc sống no đủ hơn mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng cao với hình thức canh tác vô cùng độc đáo.

Thiên nhiên ban tặng cho Tà Xùa, ngoài ruộng bậc thang còn có rất nhiều “suối” mây bồng bềnh, càng lộ ra những nét duyên còn tiềm ẩn của “sóng” núi vàng trên cao. Chính những vẻ đẹp tự nhiên, kỳ vỹ ấy đã níu chân ai từng một lần đặt chân đến nơi này và liên tục gọi mời du khách gần xa.

26. PV. SƠN LA HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG / PV // Nhân dân.- Ngày 12/2/2017.- Tr.1+2.

Phục vụ xây dựng công trình Thủy điện Sơn La, người dân bản Mường Chiên, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai đã đến tái định cư ở bản Mường Chiên I, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu. Sau chín năm, đời sống người dân trong bản tương đối ổn định, có nhà ở, có nương rẫy để sản xuất, con em có điều kiện học tập thuận lợi.

Tiếp tục các chính sách hỗ trợ người dân, Tỉnh ủy Sơn La đã yêu cầu cấp ủy địa phương tập trung đầu tư xây dựng đường bê tông, nhà văn hóa; tạo thị trường để các sản phẩm chè, cà phê do người dân canh tác được tiêu thụ ổn định. Các chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống người dân vùng tái định cư tiếp tục phát huy hiệu quả. Cây chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm đã thật sự giúp đồng bào ở đây thay đổi cuộc sống, vươn lên thoát đói nghèo. Hơn 1.500 hộ dân ở 37 điểm tái định cư tại huyện Thuận Châu hiện đã ổn định cuộc sống; huyện hoàn thành cơ bản công tác cấp đất cho các hộ dân. Đối với việc xây dựng, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm..., huyện đã quan tâm đầu tư theo quy định. Thời gian tới, cấp ủy chủ trương hỗ trợ các gia đình cải tạo vườn tạp; trong đó hộ đã có cây ăn quả được hỗ trợ kinh phí để thực hiện khâu ghép mắt, hộ chưa có sẽ thực hiện việc trồng mới; hỗ trợ vốn cho các hộ nuôi cá lồng, trồng chè, cà phê, rau an toàn; rà soát, sửa chữa các công trình, cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân…

27. Chí Công. TRINH SÁT KỂ CHUYỆN MẬT PHỤC SUỐT ĐÊM LÙA “CÁO” RA KHỎI HANG / Chí Công, Nguyễn Thúy // Đời sống và pháp luật.- Ngày 13/2/2017.- Số 19.- Tr.11.

Khi lệnh tấn công được phát ra, các trinh sát đồng loạt bao vây hai đối tượng vốn được coi là “mắt xích” quan trọng của đường dây buôn bán “cái chết trắng” khét tiếng khu vực Tây Bắc. Thấy động, một đối tượng lao ngược lên sườn núi, gã còn lại định co người lao xuống vực. Tuy nhiên, do các trinh sát dự đoán trước tình huống nên chỉ trong vài giây đồng hồ đã khống chế 2 tên “cáo già”...

NHẬN LỆNH LÊN ĐƯỜNG

Thượng tá Ngô Văn Hải, Phó phòng 3 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy C47, Bộ Công an vốn được ví là “khắc tinh của tội phạm”. Nhiều năm gắn bó với nghề, Thượng tá Hải đã có rất nhiều kỷ niệm cùng đồng đội đương đầu với những tên tội phạm nguy hiểm. Mới đây, anh đã được vinh danh gương điển hình tiên tiến trên mặt trận phòng, chống tội phạm ma túy năm 2016.

Tiếp xúc với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, Thượng tá Hải tỏ ra khá khiêm tốn khi nói về bản thân mình, thế nhưng khi nghe chúng tôi nhắc về những chuyên án lớn của C47

Page 20: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 19

mà anh từng tham gia thì vị phó phòng tỏ ra rất sôi nổi, hào hứng. Một trong những chuyên án đáng nhớ đó là triệt phá đường dây ma túy “khủng” từ Tây Bắc về Hà Nội rồi đưa sang Trung Quốc tiêu thụ. Trong đó, hai anh em họ Mùa A Thái và Mùa A Lứ (trú tại xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) là những “mắt xích” quan trọng trong đường dây này.

Theo Thượng tá Hải, vào đầu năm 2014, ở bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nổi lên hai đối tượng Mùa A Thái và Mùa A Lứ là dân tộc Mông, có nhiều biểu hiện bất thường. Trong khi những người dân khác ở bản từ em nhỏ cho đến người già hằng ngày vẫn lên rẫy trồng ngô, đốn củi thì Thái và Lứ lại không phải vất vả lao động, có một cuộc sống khá dư giả. Hai đối tượng này thường xuyên “điểm danh” ở những quán nhậu “hạng sang” ngoài thị trấn Mộc Châu, cách nhà đến vài chục cây số.

Người dân nơi cao nguyên này chẳng lạ lẫm gì Thái và Lứ vì bạn bè của chúng cũng khá “đặc biệt”, khi thì là một nhóm người Lào, lúc lại là những người Kinh lái ô tô biển Hà Nội từ dưới xuôi lên. Và cứ sau mỗi lần gặp thì đường ai nấy đi, riêng Thái và Lứ lại “mất tích” một vài ngày sau đó. Những biểu hiện bất thường đã sớm lọt vào “tầm ngắm” của các trinh sát dày dạn kinh nghiêm.

Qua xác minh, trinh sát C47 nắm được rằng, Mùa A Thái và Mùa A Lứ là hai anh em họ, có chung bản chất thích ăn chơi, đua đòi, nhậu nhẹt, lười lao động nên chúng đã bàn bạc, thống nhất với nhau sẽ móc nối với các đối tượng ở dưới xuôi, hình thành đường dây mua bán, vận chuyển ma túy với phương châm “mua tận gốc - bán tận ngọn”.

Theo đó, Thái phân công Lứ liên hệ với các đối tượng ở bên Lào, chuẩn bị “hàng” trước, rồi trực tiếp sang lấy. Cũng có khi đối tác bên Lào mang sang tận nơi thì được chúng trả thêm cho chút tiền công.

Xét thấy đây là đường dây mua bán, vận chuyển ma túy hoạt động khép kín, nhiều đối tượng tham gia, lại có liên quan đến các đối tượng người Lào nên các trinh sát đã báo cáo lãnh đạo C47 cho xác lập chuyên án để đấu tranh triệt phá. Chuyên án có sự phối hợp của Công an huyện Mộc Châu, Công an huyện Vân Hồ, Công an tỉnh Sơn La và lực lượng của Cục Hải quan Điện Biên.

Nhận lệnh, vào ngày giáp Tết Nguyên đán, một tổ công tác đặc biệt của Phòng 2 C47 (nay là Phòng 3 C47) lặng lẽ lên đường đi Tây Bắc. Thượng tá Hải chia sẻ: “Anh em còn nói đùa rằng, phá án thành công để lấy thành tích báo cáo với Ngọc Hoàng trong ngày ông Công, ông Táo”.

ĐÊM TRẮNG MẬT PHỤC, CHỜ “CÁO” RA KHỎI “HANG”

Thực hiện nhiệm vụ trong những ngày đông giá buốt trên Mộc Châu thực sự là một thử thách rất lớn đối với các trinh sát. Không chỉ thời tiết khắc nghiệt mà khó khăn hơn nữa khi mọi hoạt động “bất thường” của đối tượng chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Tuy nhiên, với tinh thần trách nhiệm, các trinh sát vẫn kiên trì bám sát mục tiêu, luồn rừng leo dốc để giám sát đối tượng.

Khoảng 18h ngày 18/1/2014, có thông tin báo về, ngay trong đêm, Thái và Lứ sẽ giao một chuyến hàng lớn, địa điểm giao “hàng” được chúng lựa chọn là đầu con dốc dựng đứng đi từ hướng bản Tà Số ra Quốc lộ 6... Ngay lập tức, thông tin trên được báo cáo về Ban chuyên án. Sau cuộc họp khẩn cấp, kế hoạch phá án được phê duyệt. Các mũi trinh sát được lệnh ém quân ở những vị trí bí mật, việc triển khai lực lượng phải được hoàn tất trước 12h đêm. Sau khi ăn vội vàng bữa tối, các trinh sát còn kịp cho vào hành trang cá nhân chiếc bánh mỳ và chai nước suối để sẵn sàng trắng đêm chờ “cáo” xuất hiện. Lúc này, kim đồng hồ điểm 23h30’.

Gió hun hút cùng cái lạnh tê tái những ngày cuối năm như kéo thời gian chậm lại. Đồng hồ nhích dần từng phút, từng phút, các trinh sát không rời mắt khỏi vị trí theo dõi. Một tiếng, hai tiếng, rồi ba tiếng đồng hồ trôi qua vẫn không thấy một bóng người xuất hiện.

Page 21: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 20

Vừa phải nghiến răng chịu rét, vừa phải chống đỡ với sự tấn công của muỗi rừng bị bỏ đói lâu ngày, các anh em trinh sát khẽ động viên nhau kiên trì chờ đợi.

Cho đến khoảng 5h sáng, từ dốc Tà Số bắt đầu xuất hiện ánh đèn xe leo lắt, đi từ phía bản ra. Lúc này, các đối tượng xấu dễ dàng trà trộn vào dòng người đi chợ, lên rẫy nên khiến công tác phá án sẽ khó khăn.

Tuy nhiên, ngay sau đó, các trinh sát phát hiện một chiếc ô tô đi từ hướng thị trấn Mộc Châu lên đầu bản Tà Số. Lúc thì ô tô đi rất chậm, lúc thì phóng nhanh vọt qua, biểu hiện bất thường. Khoảng 5 phút sau, chính chiếc ô tô đó lại quay đầu, đúng đợi ở đầu dốc hướng từ bản Tà Số ra Quốc lộ 6. Lúc này, trời tờ mờ sáng, đến khoảng hơn 6h, tổ công tác “hoa tiêu” cho biết, có hai ánh đèn xe máy đi từ trong bản ra, khi cách vị trí mật phục 100m thì tắt máy, không đi nữa. Một đối tượng dựa xe vào bìa rừng, sau đó đi lên sườn núi quan sát, đối tượng còn lại đứng nguyên tại chỗ, rồi rút điện thoại ra gọi cho ai đó, vẻ rất quan trọng.

Sau khi xác định hai đối tượng trên chính là Lứ và Thái, nhưng chúng lại đứng hai vị trí cách xa nhau, sợ đánh động sẽ bỏ lọt tội phạm nên các trinh sát chuyển nhanh sang phương án tiếp theo, tính toán kỹ cách bủa vây, bắt giữ các đối tượng.

Ít phút sau, không phát hiện được “động tĩnh” gì, Thái và Lứ dắt bộ xe máy đi chậm, đúng lúc chiếc ô tô bên đầu dốc nháy đèn pha như thể ra dấu hiệu nhận biết. Thái tiến sát tới chiếc ô tô, vứt nhanh túi “hàng” vào trong, xe chưa kịp nổ máy thì bất ngờ một tổ trinh sát ập đến, tóm gọn Thái và đồng bọn. Đường dây ma túy “khủng” đã bị triệt phá thành công.

NIỀM VUI LẮNG ĐỌNG SAU CHUYÊN ÁN

Kết thúc chuyến công tác, các anh phải vượt một chặng đường dài dốc đá gập ghềnh để về xuôi, thế nhưng trong lòng mỗi trinh sát đều thấy phấn khởi vì chuyên án thành công mà không có một tiếng súng nổ, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho lực lượng tham gia. Ai cũng vui vì đã góp phần vào việc giữ gìn bình yên cho Tổ quốc.

28. Minh Phong. BÓNG ĐEN BÍ ẨN TRONG ĐÊM BIÊN GIỚI VÀ “CHUYẾN HÀNG” MA TÚY KHỦNG / Minh Phong // Công an nhân dân.- Ngày 14/2/2017.- Số 4220.- Tr.8.

Như báo Công an nhân dân đã đưa tin, hồi 14hl0’ngày 12/2, tại xã Mường Hung (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La), Công an huyện Sông Mã phối hợp Đồn Biên phòng Mường Cai phá thành công chuyên án mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, bắt 1 đối tượng, thu giữ 34.000 viên ma túy tổng hợp, gần 1 bánh heroin và một số tang vật liên quan.

Đối tượng bị bắt là Lò Văn Ích (sinh năm 1984, trú tại cụm Nà Cáy, huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn, Lào), bước đầu khai nhận: Đã mua số ma túy trên của một người đàn ông không rõ danh tính tại khu vực biên giới để mang vào nội địa bán kiếm lời. Khi đang trên đường vận chuyển đến khu vực xã Mường Hung thì bị phát hiện, bắt giữ, nếu bán trót lọt số ma túy sẽ thu lợi hàng trăm triệu đồng.

Trước đó, khoảng thời gian trước Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Công an huyện Sông Mã đã phát hiện đường dây mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn từ biên giới vào nội địa. Bọn chúng thường mang theo ma túy và vũ khí rồi đi bộ theo đường mòn, băng rừng qua biên giới để tránh bị phát hiện bắt giữ. Sau nhiều ngày theo dõi, mật phục khoảng 21h ngày 11/2, Ban Chuyên án nhận được tin đối tượng đã di chuyển từ bên kia biên giới gùi theo số “hàng” lớn. Đội Cảnh sát Kinh tế - Ma túy Công an huyện Sông Mã chia thành nhiều tổ mật phục khu vực vành đai biên giới thuộc địa phận xã Mường Hung, phối hợp với Đồn Biên phòng Mường Cai hỗ trợ từ xa để chuẩn bị cất “mẻ lưới” lớn. Đúng hôm thời tiết ở khu vực biên giới rất khắc nghiệt mưa lạnh thấu xương và tối đen như mực, nhưng tất cả vẫn kiên trì bám vị trí từ nửa đêm. Sau hơn 10 giờ đồng hồ kiên trì mật phục, đối tượng đã xuất hiện. Để qua mắt lực lượng chức năng, đối tượng đã cất giấu số ma túy nói trên vào một can nhựa và cho vào bao tải, khoác

Page 22: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 21

trên vai rồi đi bộ tắt đường rừng theo đường mòn qua biên giới. Khi đối tượng lọt vào ổ phục kích, thì bị khống chế nhưng hắn rút con dao nhọn đã chuẩn bị sẵn trong người vung lên đâm loạn xạ vào tổ công tác. Do đã lường trước mọi tình huống nên các trinh sát đã phối hợp nhịp nhàng, quật ngã tước được vũ khí, khống chế đối tượng thu toàn bộ tang vật và đưa về trụ sở xã Mường Hung. Tại đây, mở chiếc bao tải đối tượng khoác trên người, có 1 can nhựa trong đó chứa 34.000 viên ma túy tổng hợp và gần 1 bánh heroin. Qua tài liệu điều tra được biết, đối tượng Lò Văn Ích nghiện ma túy nặng, sống ở gần khu vực biên giới, thường xuyên tiêu thụ xe máy do các đối tượng nghiện ma túy từ huyện Sông Mã trộm cắp mang sang đổi lấy ma túy để sử dụng.

Đây là chiến công xuất sắc của Công an huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La ngay sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Việc phá thành công chuyên án mua bán vận chuyển số lượng lớn ma túy qua biên giới này cho thấy tình hình tội phạm ma túy tại khu vực biên giới của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đang có dấu hiệu phức tạp trở lại. Khác với việc sử dụng các phương tiện ôtô, xe máy để vận chuyển ma túy thì đối tượng lại chọn cách đi bộ theo đường mòn qua biên giới trong rừng để tránh việc phát hiện bắt giữ của lực lượng chức năng. Vì thế hơn lúc nào hết, cán bộ chiến sỹ trực tiếp đấu tranh với tội phạm này ngoài sự nỗ lực, cố gắng không ngừng phải mưu trí, nhanh nhạy để đối phó với thủ đoạn của các đối tượng và bảo toàn lực lượng của ta.

Sông Mã là huyện biên giới tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có nhiều đường tiểu ngạch nên tình hình mua bán, vận chuyển ma túy qua biên giới có nhiều diễn biến phức tạp. Thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, công an huyện đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, huy động tối đa lực lượng, phương tiện, tập trung đấu tranh với tội phạm ma túy tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, nhất là khu vực biên giới. Sau hai tháng ra quân, Công an huyện Sông Mã đã bắt giữ 24 vụ, 55 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ trên 202 gam heroin, 76.324 viên ma túy tổng hợp và nhiều tang vật liên quan.

Cũng xem:

29. Tuyết Lan. BẮT ĐỐI TƯỢNG VẬN CHUYỂN 34.000 VIÊN MA TÚY TỔNG HỢP / Tuyết Lan // Gia đình và xã hội.- Ngày 14/2/2017.- Số 19.- Tr.16.

30. Ngân Hà. SƠN LA: BẮT GIỮ ĐỐI TƯỢNG VẬN CHUYỂN MA TÚY LỚN / Ngân Hà // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 14/2/2017.- Số 45.- Tr.10.

31. BP. BẮT ĐỐI TƯỢNG VẬN CHUYỂN SỐ LƯỢNG LỚN MA TÚY TỔNG HỢP QUA BIÊN GIỚI / BP // Biên phòng.- Ngày 18/2/2017.- Số 13.- Tr.6.

32. Phong Hòa. BẮT MỘT NGƯỜI LÀO VẬN CHUYỂN MA TÚY / Phong Hòa // Công an thành phố Hồ Chí Minh.- Ngày 14/2/2017.- Số 3294.- Tr.2.

33. PV. TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG SAU TẾT / PV // Biên phòng.- Ngày 15/2/2017.- Số 13.- Tr.7.

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông, năm 2017, tỉnh Sơn La tiếp tục phấn đấu giảm 3 tiêu chí về số vụ, số người bị thương và số người chết do tai nạn giao thông so với năm 2016, ngăn ngừa tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe mô tô, không để tai nạn giao thông nghiêm trọng đường thủy nội địa và thực hiện chủ đề “Năm An toàn giao thông 2017” theo chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Để làm tốt các nhiệm vụ trên, Ban An toàn giao thông tỉnh đã chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Page 23: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 22

với nội dung thiết thực, phong phú, phù hợp với từng đối tượng tham gia giao thông. Hình thức tuyên truyền trực tiếp đến người tham gia giao thông, thông qua xử lý vi phạm hoặc đến tận các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới để tuyên truyền.

Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng của tỉnh cũng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trong đó chú trọng xử lý các hành vi trực tiếp gây tai nạn giao thông. Đồng thời kết hợp có hiệu quả xử lý vi phạm với việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông, xây dựng các chương trình hành động, cuộc thi về an toàn giao thông và các hoạt động hưởng ứng trên địa bàn tỉnh trong năm 2017.

Nhằm đảm bảo giao thông trong dịp lễ, hội sau tết, nhất là dịp đầu xuân khách đến Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu tăng cao, Ban An toàn giao thông tỉnh Sơn La đã chỉ đạo Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Mộc Châu tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tham gia giao thông. Tại đây, Công an huyện Mộc Châu đã chủ động và coi trọng công tác tuyên truyền, đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người tham gia giao thông, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông nhằm kéo giảm tai nạn giao thông, giúp người dân tham gia giao thông được thuận lợi, dễ dàng và an toàn.

34. Phạm Hiển. HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA: XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI VỮNG MẠNH / Phạm Hiển // Người cao tuổi.- Ngày 15/2/2017.- Số 26.- Tr.5.

Năm qua, Hội Người cao tuổi huyện Mai Sơn kết nạp thêm 609 hội viên mới, nâng tổng số hội viên toàn huyện lên 13.372 người; trong đó 3.991 người dưới 60 tuổi. Đơn vị kết nạp nhiều nhất là Hội Người cao tuổi xã Hát Lót 78 hội viên, xã Chiềng Chăn 70 hội viên.

Thực hiện chủ trương của tỉnh về bố trí cán bộ cơ sở kiêm nhiệm các chức danh khác để giảm biên chế, qua Đại hội Hội Người cao tuổi cơ sở, có gần 50% Chủ tịch Hội là Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, thị trấn; Phó chủ tịch Hội kiêm nhiệm các chức danh Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chữ thập đỏ; thay thế những người sức khỏe giảm sút. Nhiều người đã phát huy tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hội Người cao tuổi huyện tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Người cao tuổi Việt Nam nhiệm kỳ 2011 - 2016; xây dựng phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ công tác giai đoạn 2016 - 2021. Kết quả phân loại năm 2016, trong tổng số 22 Hội cơ sở có hơn 80% hoạt động tốt và khá, không có loại yếu kém; trong tổng số 457 chi hội, có 379 chi hội tốt và khá, chiếm 83%, 73 chi hội loại trung bình.

Các Hội cơ sở tổ chức được 102 cuộc kiểm tra đối với các chi hội. Qua kiểm tra cho thấy các chi hội đã giải quyết được 12 vụ việc; nội dung ý kiến thắc mắc của hội viên chủ yếu về thực hiện chế độ chính sách đối với người cao tuổi, được giải quyết thỏa đáng. Hội Người cao tuổi huyện mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho 20 cán bộ làm công tác hội ở cơ sở; 25 chủ tịch, phó chủ tịch và chi hội trưởng được dự lớp tập huấn ở tỉnh do Trung ương Hội tổ chức.

Quỹ Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi có ở 100% các hội cơ sở, đạt 762 triệu đồng. Chân quỹ của 18/22 xã, thị trấn có số dư 3,2 tỷ đồng, tăng 697 triệu đồng so với năm trước. Quỹ hội và hội phí có 1,9 tỷ đồng. 13 Hội cơ sở có quỹ từ lao động sản xuất trên diện tích 60ha, bao gồm 11.660m2 ao cá, 27ha đất sản xuất và 38ha rừng bảo vệ. Quỹ Phụng dưỡng do 186 gia đình xây dựng và quản lý để chăm sóc ông bà, cha mẹ cao tuổi số tiền 1,13 tỷ đồng.

Quỹ “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” được huy động từ sự hảo tâm của các tổ chức, cá nhân, tạo nguồn lực chăm lo cho người cao tuổi. Hội Người cao tuổi huyện và cơ sở tặng 234 suất quà cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn số tiền hơn 50 triệu đồng.

Page 24: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembaoso3nam2017.pdf · Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 03 năm 2017 23