th ¯ vi Æn t Ènh s n la ÑieÅm baÙo 1. bìa...

33

Upload: others

Post on 26-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017
Page 2: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

S¬n La qua nh÷ng trang b¸o, t¹p chÝ Trung ­¬ng

Phßng th«ng tin - th­ môc

n¨m 2017

Page 3: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 1

01. Quốc Chiêu. TRUYỀN TẢI ĐIỆN TÂY BẮC CHUNG TAY KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN NƠI RỐN LŨ MƯỜNG LA / Quốc Chiêu // Tạp chí Điện và đời sống.- Tháng 9/2017.- Số 221.- Tr.45.

Huyện Mường La, tỉnh Sơn La những ngày qua đã trải qua nhiều cơn lũ quét hung dữ do ảnh hưởng của cơn bão số 6 gây thiệt hại nặng nề. Con số thương vong tại huyện Mường La là 12 người chết, 3 người mất tích, 10 người bị thương. Hơn 210 nhà bị sập đổ hoàn toàn, 90 nhà bị ảnh hưởng. Người dân vùng lũ đang rất cần sự chung tay, vào cuộc của chính quyền và cộng đồng để sớm ổn định cuộc sống.

Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017 vừa qua, không quản ngại đường sá giao thông sau mưa lũ vẫn còn khó khăn lãnh đạo, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Truyền tải điện Tây Bắc 2 đã trực tiếp gặp gỡ với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Mường La để gửi gắm tấm lòng của cán bộ công nhân viên Truyền tải điện hướng về Mường La, nơi đang gánh chịu hậu quả nặng nề sau những trận lũ quét.

Sau 2 ngày xảy ra lũ quét, lũ ống tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La, cuộc sống của hàng trăm hộ dân ở đây đang hết sức khó khăn, thiếu thốn. Thiệt hại do mưa lũ gây ra tại huyện Mường La ước tính đã lên tới 460 tỷ đồng. Nhiều ngôi nhà của người dân đã bị lũ quét cuốn trôi và đổ sập hoàn toàn. Những tảng đá lớn theo mưa lũ đã đổ về đè nát đồ đạc, tài sản của các hộ dân.

Lũ dữ mới tạm đi qua nhưng người dân ở vùng rốn lũ Nậm Păm, Mường La vẫn còn rất bàng hoàng vì sự tàn phá khủng khiếp của nó. Với đặc thù sinh hoạt của đồng bào dân tộc nơi đây thường sống ven những con suối nhỏ để thuận tiện cho sinh hoạt, sản xuất. Cuộc sống cứ thế trôi qua bình yên nếu không có trận lũ vừa qua. Trận lũ lịch sử được biết đến là lớn nhất trong gần 70 năm trở lại đây.

Không ai có thể ngờ rằng, con suối nhỏ vốn hiền hòa, bình yên chảy qua bản Hua Nặm để cung cấp nước cho bà con nay trở thành “con thú dữ”, cuốn phăng tất cả mọi thứ. Cây cầu Nậm Păm nối liền trung tâm huyện tới các xã cùng với đất đá ngổn ngang giữa lòng suối. Tất cả còn lại giờ chỉ là cảnh tượng hoang tàn, những ánh mắt thất thần, những gương mặt phờ phạc không biết đi đâu về đâu cộng thêm những nỗi đau xé lòng khi không còn người thân bên cạnh.

Đồng cảm với những khó khăn mà thiên nhiên mang đến cho bà con nhân dân huyện Mường La, là địa bàn mà đội Truyền tải điện Mường La và Trạm biến áp 500 kV Sơn La thuộc Truyền tải điện Tây Bắc 2 đang đóng quân, cán bộ công nhân viên Công ty Truyền tải điện 1 đã phối hợp với Truyền tải điện Tây Bắc 2 cùng với Đoàn thanh niên đơn vị nêu cao tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

Theo đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017 vừa qua, không quản ngại đường sá giao thông sau mưa lũ vẫn còn khó khăn, lãnh đạo, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Truyền tải điện Tây Bắc 2 đã trực tiếp gặp gỡ với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Mường La để gửi gắm tấm lòng của cán bộ công nhân viên Truyền tải điện hướng về Mường La thân yêu.

Tại đây, lãnh đạo đơn vị cùng với Ban Chấp hành Công đoàn và Đoàn Thanh niên đã gửi tặng 15 triệu đồng tiền mặt và 50kg gạo cho bà con nhân dân vùng lũ. Không những thế, các đoàn viên thanh niên Truyền tải điện Tây Bắc 2 không ngại vất vả tình nguyện vượt suối, băng rừng mang lương thực, gạo, mì tôm, quần áo quyên góp được chung tay giúp đỡ bà con dân bản; đồng thời gửi lời hỏi thăm động viên sâu sắc, giúp bà con vận chuyển đồ đạc di dời tới nơi ở mới.

Page 4: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 2

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn, đây là một nghĩa cử cao đẹp, một truyền thống vốn quý, nếp sống thấm đẫm tình người của cán bộ công nhân viên Công ty Truyền tải điện 1 nói chung và cán bộ công nhân viên Truyền tải điện Tây Bắc 2 nói riêng. Tuy giá trị vật chất không nhiều nhưng cũng phần nào làm vơi đi những mất mát của đồng bào huyện Mường La trong đợt thiên tai vừa qua.

02. Nguyên Khôi. ĐOÀN THANH NIÊN EVNNPC VỚI CHƯƠNG TRÌNH “GÓP YÊU THƯƠNG HƯỚNG VỀ VÙNG LŨ” TỈNH YÊN BÁI, SƠN LA / Nguyên Khôi // Tạp chí Điện và đời sống.- Tháng 9/2017.- Số 221.- Tr.37.

Hơn 100 triệu đồng là số tiền do Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC quyên góp được thông qua chương trình “Góp yêu thương hướng về vùng lũ” được phát động triển khai từ ngày 14 - 22/8/2017. Số tiền trên đã được đoàn công tác của Tổng Công ty trao trực tiếp đến địa phương và người dân đang gánh chịu thiệt hại do mưa lũ tại 2 tỉnh Sơn La và Yên Bái trong 3 ngày (từ 25 - 27/08/2017).

Đoàn công tác do đồng chí Trịnh Thị Kim Ngân, Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm trưởng đoàn. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực Vĩnh Phúc; hỗ trợ tại địa phương có Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực Sơn La và Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực Yên Bái.

Tại địa bàn bản Huổi Sói thuộc xã Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, đoàn đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ và trao số tiền 65 triệu đồng (55 triệu đồng từ Đoàn Thanh niên EVNNPC và 10 triệu đồng quyên góp từ Đoàn Thanh niên PC Vĩnh Phúc), cùng một số phần quà như quần áo, nhu yếu phẩm cần thiết đến những gia đình bị thiệt hại sau trận lũ ngày 03/8 vừa qua, với mong muốn bà con sớm vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định trong cuộc sống…

Bí thư Đoàn Thanh niên EVNNPC - Trịnh Thị Kim Ngân chia sẻ: Tuy vật chất chưa thể bù đắp hết thiệt hại của bà con nhưng rất mong bà con đón nhận tình cảm của tuổi trẻ, của EVNNPC với mong muốn bà con có một cuộc sống ấm áp, đầy đủ hơn…

03. Việt Ba. VIẾT TIẾP VỀ CUỘC TRUY LÙNG TỬ TÙ NGUYỄN VĂN TÌNH / Việt Ba // An ninh Thế giới.- Ngày 27/9/2017.- Số 1710.- Tr.4-5.

Việc nhanh chóng bắt được 2 tử tù trốn trại Lê Văn Thọ - tức Thọ “sứt” và Nguyễn Văn Tình đã thể hiện quyết tâm cao độ và sự phối hợp bài bản giữa lực lượng công an các địa phương và các lực lượng chức năng của Bộ Công an trong nỗ lực lấy lại niềm tin và bình yên cho nhân dân. Trong đó phải kể đến sự đóng góp cực kỳ hiệu quả của tập thể cán bộ chiến sỹ Công an tỉnh Sơn La, đơn vị đã trực tiếp bắt sống tử tù Nguyễn Văn Tình trên một lán nương thuộc địa bàn xã Tân Sơn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

10h sáng ngày 11/9, Đại tá Phùng Tiến Triển, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sơn La nhận được tin báo 2 tử tù đã trốn khỏi buồng giam tù tử hình. Đại tá Trần Anh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh lập tức cho triệu tập cuộc họp gấp. Tuy nhiên, do yêu cầu phải có mặt Trưởng Công an 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ nên cuộc họp được dời xuống 1h30 phút chiều. Thượng tá Trần Thanh Sơn, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Sơn La, là thành viên của Ban chỉ đạo Phương án 279, trực tiếp tham mưu tác chiến cho chuyên án giải quyết địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy tại xã Lóng Luông và vùng phụ cận được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung cuộc họp.

Page 5: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 3

Mặc dù chưa nhận được chỉ đạo hay yêu cầu phối hợp nào song Giám đốc Công an tỉnh Sơn La vẫn quyết tâm cho họp triển khai ngay là bởi đâu thì lạ chứ Sơn La chẳng lạ gì cả Tình lẫn Thọ “sứt”. Bản thân Thọ “sứt” mang trên mình 5 bản án có hiệu lực, với 8 hành vi phạm tội. Một trong số đó là hành vi gây án tại địa bàn Lóng Luông của Sơn La.

Theo bản án cũng như kết luận điều tra của cơ quan điều tra công an tỉnh, xuất phát từ việc mua bán thanh toán nợ nần nhau gì hơn 80 triệu không sòng phẳng, Thọ đem theo 3 đàn em đi ô tô thẳng vào bản Lũng Xá, tìm đối tượng để thanh toán. Nhưng đối tượng chính không có nhà nên Thọ cho đàn em mang súng vào nhà và bắt đi cháu gái Sồng Thị Giang 6 tuổi. Sau đó Thọ di chuyển liên tục về Hòa Bình, Hà Nội, Hải Dương. Sau 3 ngày lẩn trốn, Thọ “sứt” bị bắt khi đang đi taxi ở địa bàn Hà Nội cùng 2 đối tượng khác. Thọ được di lý về Sơn La và lực lượng chức năng thực hiện giải cứu thành công bé Sồng Thị Giang. Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã khởi tố Thọ “sứt” 4 tội danh. Qua 2 cấp xét xử, với 4 hành vi phạm tội, Thọ bị tổng cộng mức hình phạt là 25 năm tù giam. Cái tên Thọ “sứt” gắn với Sơn La chính là bắt đầu từ vụ án này.

Sau đấy khi đang thụ án tại trại giam, qua thông tin nghiệp vụ, cơ quan công an biết được Thọ điều khiển đàn em lên Sơn La truy sát nhà một điều tra viên của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Sơn La và một kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh. Đây là 2 cán bộ tiến hành tố tụng một vụ án khác mà nguồn gốc của vụ án này là Công an tỉnh Sơn La bắt 2 đối tượng ở Điện Biên với 19 bánh heroin, thu giữ 1 khẩu súng K54 và 9 viên đạn. Đó là tháng 2/2012. Đến tháng 8/2012 thì thi hành lệnh bắt khám xét, Công an Sơn La phối hợp với Công an Hà Nam bắt được 2 đối tượng tại Hà Nam và khám xét nhà của 2 đối tượng này thì thu được 3 khẩu AK, một khẩu súng Colt, một khẩu K54 và 215 viên đạn cộng với một số lượng ma túy khác.

Về phía Cục Cảnh sát hình sự, sau khi có thông tin, Cục quyết định phá án ở ngã ba Xuân Mai, tổ chức bắt gọn 8 đối tượng do Thọ “sứt” điều lên. Mục tiêu của chúng là mang súng AK, mìn tự tạo lên để sát hại 2 đồng chí nói trên. Sau đấy thì Thọ “sứt” bị bắt khi đang thi hành án trong trại và nhận án tử hình.

Bởi vậy, khi nghe tin Thọ “sứt” trốn khỏi Trại tạm giam T16 thì không chỉ riêng Công an tỉnh Sơn La thực hiện giải pháp bảo vệ điều tra viên và kiểm sát viên nói trên mà Bộ Công an cũng chỉ đạo các đơn vị địa phương có thành phần tham gia tố tụng phải có giải pháp bảo vệ cho cán bộ. Với Lê Văn Thọ thì Sơn La hiểu và biết rõ vì thế.

Còn Nguyễn Văn Tình thì mang trên mình 2 bản án, trong đó Tình là 1 trong 8 đối tượng của chuyên án do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an triệt phá hồi tháng 5/2016 với 490 bánh heroin giấu và vận chuyển trong bình gas. Theo kết luận điều tra thì Tình có hành vi mua bán 80 bánh. Tình bị tuyên án tử hình. Tình còn “gắn” với Sơn La là bởi vì trước khi bị bắt, Tình có thời gian hơn 1 năm lưu trú trong khu vực xã Tà Dê cùng với đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm là Nguyễn Thanh Tuân. Tuân là kẻ có 4 vợ và mang trên mình 5 lệnh truy nã đặc biệt toàn quốc. Và nguồn của số ma túy 490 bánh cũng từ Tuân mà ra. Bởi vậy tuy Tình và Thọ “sứt” không cùng một vụ nhưng cả hai đều có liên quan đến địa bàn Lóng Luông.

Có thể nói cả 2 đối tượng này đều là đặc biệt nguy hiểm bởi tính gây án của chúng. Như vụ Thọ “sứt” vào bản Lũng Xá bắt cháu Giang, khi chạy ra khỏi bản, dân bản biết mất người mới ra đón chặn ở góc đường sân bóng tại bản Lóng Luông thì 3 đối tượng trên xe nổ súng cảnh cáo. Riêng Thọ thì rút súng nhằm thẳng đồng chí công an viên bóp cò 2 phát. Đồng chí công an viên tuy được cấp cứu kịp thời nhưng đến nay, sau giám định, thương tích là 79%.

Page 6: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 4

Còn đối với Tình, cảm giác của một số anh em là nhìn cũng không đến nỗi bặm trợn, nhưng ở một địa bàn mua bán ma túy khối lượng lớn như thế, và đặc biệt quan hệ với những đối tượng diện truy nã co cụm ở trong địa bàn Lũng Xá - Tà Dê thì có thể nói là Tình rất quen với súng đạn. Tính nguy hiểm của Tình rõ ràng là cũng không vừa.

Bởi vậy ngay trong cuộc họp chiều ngày 11, Ban Giám đốc Công an tỉnh Sơn La đã xác định một số việc cần phải thực hiện ngay với 5 nội dung lớn. 1 trong 5 nội dung ấy là giao cho đồng chí Phùng Tiến Triển, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra chủ trì chỉ đạo, huy động, điều động các lực lượng Công an tỉnh Sơn La bằng mọi cách kiểm soát bằng được tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Sơn La, không để đối tượng vào và trường hợp đối tượng vào thì phải bắt được ngay. Lúc ấy Sơn La đang tính phương án đón bắt cả 2 đối tượng chứ không phải chỉ 1. Đấy là mệnh lệnh đầu tiên.

Sáng 12/9, Đại tá Phùng Tiến Triển về Hà Nội họp khẩn theo lệnh triệu tập của lãnh đạo Bộ Công an.

Đây là cuộc họp vô cùng quan trọng bởi đã đưa ra nhận định tình hình về Thọ và Tình sau khi trốn trại sẽ hành xử thế nào? Chúng có đi cùng nhau hay không? Nếu đi cùng nhau thì đi hướng nào? Nếu không đi cùng nhau thì sẽ thế nào? Chỉ đơn giản câu hỏi như liệu chúng có lên Sơn La, Tây Bắc hay không? Nếu lên thì lên tuyến nào? Địa bàn mênh mông thế này thì biết chúng đi đường nào đã là không dễ giải đáp.

Cả 2 tử tù này đều từng thực hiện hành vi phạm tội trên đất Sơn La, do vậy có thể cả 2 hoặc chỉ 1, sẽ quay trở về Sơn La. Nhận định rằng, mặc dù cả 2 đối tượng nói trên cùng hợp tác với nhau để trốn trại, nhưng ra ngoài có lẽ chúng sẽ chỉ đi với nhau một thời gian ngắn và sau đó sẽ tách nhau ra sau này đã cho thấy rất chuẩn xác, và cũng rất quan trọng bởi dựa vào đó, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ được phân công có định hướng hơn và địa phương cũng giăng lưới tập trung hơn.

Có một điểm mấu chốt nữa được xác định, đó là 2 tử tù này là 2 “hệ phái” khác nhau. Thọ “sứt” là tội phạm hình sự. Tất nhiên có liên quan đến ma túy. Nhưng Tình thì không phải là tội phạm hình sự chuyên nghiệp. Tình chỉ buôn bán ma túy.

Thọ “sứt” là giới giang hồ hình sự. Và thứ nữa là quê Thọ ở vùng Hà Nam, Hải Dương, các tỉnh gần nhau. Như vậy, một khi trốn trại bơ vơ không tiền, không quần áo thì khả năng lớn nhất là Thọ sẽ khai thác triệt để địa bàn này. Một điều nữa là anh em cũng nhận định 2 tử tù mà cùng chạy sẽ cách rách, dễ bị lộ. Lãnh địa lại khác nhau. Một là tội phạm hình sự, một là tội phạm chuyên về ma túy. Chắc chắn chúng không đi với nhau.

Ngoài ra, Thọ “sứt”, nếu nói về ngôi thứ trong giới giang hồ, thì còn là “đại ca” của Tình. Không bao giờ một “bề trên” như Thọ “sứt” lại phải chạy chui lủi nương tựa vào một thằng chỉ đáng đàn em như Tình. Thọ “sứt” lại chưa biết Tuân. Do vậy nếu có lên đi theo Tình thì dứt khoát chúng phải liên lạc với Tuân trước. Nghĩa là Tình phải giới thiệu sơ bộ về Thọ “sứt” để xin nương nhờ. Đó là điều mà xét về tâm lý, Thọ “sứt” khó mà chấp nhận. Trong khi đó, đối tượng Nguyễn Thanh Tuân luôn ở trong thế bị Công an Sơn La và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ rình rập nhiều lần rồi. Và kể cả các mối thâm thù xã hội nữa. Thế nên bây giờ Tình quay trở lại Lũng Xá - Tà Dê mang theo Thọ “sứt” hay không thì chắc chắn phải được Tuân đồng ý. Tuân đâu phải loại vừa. Không thể tự dưng rước Thọ “sứt” lên đấy mà không biết rõ. Vớ vẩn ăn đạn ngay... Sự việc diễn ra về sau càng chứng minh những nhận định đó là hoàn toàn chính xác.

Từ những phán đoán như vậy đi đến kết luận đối với Thọ “sứt” chỉ có 5 đến 10% sẽ đi theo Tình lên Tây Bắc, lên Sơn La. Còn khả năng đó đối với Nguyễn Văn Tình sẽ là 95 đến 98%.

Page 7: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 5

Và một trường hợp nữa anh em dự tính, là nếu chấp nhận, thì về lý chúng sẽ không bao giờ một phát phóng thẳng lên Tà Dê. Đi thẳng một lèo thì rất nhanh, nhưng chúng sẽ phải tìm đường nào đó để tránh. Có bước đệm từng đoạn một. Nghe ngóng xem truy đuổi thế nào. Đó sẽ là thời gian có lợi cho ta.

Phân tích các tuyến cho thấy, ra khỏi Thanh Thùy, Thanh Oai là Hà Đông, là Quốc lộ 6. Nhưng tuyến này nếu lên đến đường 6 rồi thì rẽ nhiều đường lắm. Và nếu để chúng vào Mai Châu rồi thì sẽ sang Vân Hồ rất thuận lợi. Thế nên cả Hòa Bình và Sơn La phải khống chế trên toàn tuyến Quốc lộ 6, đánh sâu dưới Mai Châu, Hòa Bình.

Tuyến thứ 2 là đề phòng chúng đi theo Láng Hòa Lạc, lên Sơn Tây, từ Sơn Tây lên Phù Yên, từ Phù Yên ra xã Gia Phù, từ Gia Phù rẽ ngang đường Vạn Yên để sang Mộc Châu. Đường ấy là đường vòng nhưng lại có vẻ “an toàn”.

Một tuyến nữa cũng có thể đi như thế nhưng đến ngã ba Gia Phù thì rẽ đi Bắc Yên hoặc ra đường chỗ Mai Sơn, tức là qua Cò Nòi rồi đi ngược xuống Mộc Châu, Vân Hồ.

Còn một tuyến thứ tư đi rất dài, nhưng nếu chúng đi đường này mà công an địa phương không cảnh giác thì sẽ rất dễ lọt. Đó là vọt lên Sơn Tây, từ tuyến đó đi lên Đoan Hùng, rồi lên Lào Cai, vòng xuống Yên Bái sang Than Uyên, từ Than Uyên vào Quỳnh Nhai rồi ra thành phố Sơn La để xuôi theo Quốc lộ 6 xuống. Hoặc không thì còn có một đường ngang trên Quỳnh Nhai ra thẳng Mai Sơn rồi đi tụt xuống. Trong khi đó lực lượng của ta lại quan tâm nhiều tới hướng đi ngược từ Hòa Bình lên.

Khả năng này là rất ít nhưng với tư duy chỉ đạo của mình, Đại tá Phùng Tiến Triển buộc phải tính đến. Công an huyện Quỳnh Nhai là một, Công an huyện Mường La, vì từ ở Lào Cai, Yên Bái ra thủy điện rất gần, được lệnh đón chặn đường độc đạo. Với dự lệnh chuẩn bị sẵn quân số, công cụ. Khi nào có lệnh lập tức triển khai.

Nghĩa là với việc 2 tử tù trốn trại, Sơn La hiểu và có cách giải quyết vấn đề để đảm bảo tính toàn diện, không cho sai số nào xảy ra ở đây cả. Thiên la địa võng đã được tính toán sẵn. Thế nhưng điều quan trọng là chưa bắt lại được Nguyễn Văn Tình và Lê Văn Thọ thì khó có thể đảm bảo rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra!

04. Việt Ba. VIẾT TIẾP VỀ CUỘC TRUY LÙNG TỬ TÙ NGUYỄN VĂN TÌNH / Việt Ba // An ninh thế giới.- Ngày 30/9/2017.- Số 1711.- Tr.4-5.

Trong những chuyên án phải truy lùng, đón bắt trên địa bàn rừng rú như thế này, yếu tố quan trọng nhất là nhận định chính xác được hướng di chuyển, lần theo được hành tung đối tượng. Ai đã từng lên Tây Bắc rồi sẽ hiểu. Giữa mênh mông bạt ngàn rừng núi, chỉ riêng việc quyết định bố trí chốt chặn ở đâu, đón lõng khu vực nào cho hiệu quả đã là một “kiệt tác” của những vị chỉ huy lão luyện, tài giỏi. Việc Thọ “sứt” sa lưới ở Hải Dương lại càng thêm khẳng định cho những nhận định, phán đoán trước đó hoàn toàn chuẩn xác.

Biết rằng Tình có nhiều “duyên nợ” với Sơn La, song từ Thanh Oai ra đến Hà Đông là địa bàn của Hà Nội. Muốn đi Quốc lộ 6 lên được Sơn La còn phải qua địa bàn Hòa Bình. Thậm chí nơi Tình bị bắt, tuy rằng giáp ranh Vân Hồ, nhưng là nằm trên địa bàn một xã miền núi của Mai Châu, Hòa Bình?

Nhưng chủ trương của Ban Giám đốc và anh em trên Sơn La là phải chặn từ xa mạnh để Tình dù có muốn vọt lên Sơn La thì cũng phải thấy sợ mà chùn bước lại. Để các lực lượng của Bộ và công an các địa phương, lực lượng phối hợp bắt được ở tuyến dưới là tốt nhất. Chứ một khi đối tượng đã vượt lên đến Vân Hồ, Mộc Châu rồi thì sẽ rất khó lường. Chỉ cần một cú băng

Page 8: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 6

rừng là có thể thoát. Và thực tế cũng cho thấy, điểm mà tử tù Nguyễn Văn Tình bỏ quốc lộ, giấu xe máy ở suối và trốn lên lán nương chờ cơ hội đào thoát chỉ cách chốt chặn cửa rừng già giáp ranh Vân Hồ - Mai Châu hơn 1 cây số.

Dựa trên phương pháp tư duy và quan điểm chỉ đạo như vậy, tính cho đến khi bắt được đối tượng, Công an tỉnh Sơn La đã huy động hơn 500 quân. Trong đó Công an Mộc Châu 100%

quân số. Công an Vân Hồ 100% quân số. Chỉ trừ những đội hình trực và quản lý giam giữ thì ở nhà. Còn lại là chia theo các cánh đón lõng và kiểm soát mặt đường. Quân số được huy động

của 5 huyện bao gồm Công an thành phố Sơn La, Công an huyện Mộc Châu, Công an huyện Vân Hồ, Công an huyện Mai Sơn, Công an huyện Phù Yên và 9 phòng nghiệp vụ Công an tỉnh. Các lực lượng được triển khai theo 3 nhóm nhiệm vụ, đều có liên quan đến địa bàn và lĩnh vực

phụ trách cả. Nhóm 1 là nhóm tuần tra kiểm soát công khai dựa trên những phân tích, nhận định tuyến

đường mà đối tượng có thể đi qua. 10 điểm tuần tra kiểm soát, đón lõng công khai được thiết

lập. Điểm thứ nhất là tại khu vực rừng già giao cắt giữa Hòa Bình với Sơn La, là địa bàn giáp ranh giữa Vân Hồ của Sơn La với Mai Châu của Hòa Bình. Mũi này được xác định là chủ đạo,

được huy động cỡ 100 quân. Điểm thứ 2 là điểm nếu đi từ dưới đấy lên, nhìn bên phải đường có cây xăng thì rẽ bên

trái vào là đường đi Hang Kia - Pà Cò.

Nếu qua điểm 2 rồi đi thẳng lên phía trên thì nhìn bên đường có cây xăng A Phương sẽ là điểm chốt thứ 3. Chỗ đấy có một đường tắt đi qua núi, sang được khu vực các bản Lũng Xá - Tà

Dê. Điểm thứ 4 là điểm đầu đường ở bản Lóng Luông. Từ bản Lóng Luông có đường ô tô đi

tắt khoảng 6km cũng vào được Lũng Xá - Tà Dê.

Điểm số 5 đóng ở chỗ đường giao cắt với tỉnh lộ 102, tức là đầu đường đi sang bản Lũng Xá - Tà Dê. Từ đấy đi xuống Hang Kia - Pà Cò cũng chỉ 17 cây số. Đây là điểm giao cắt đầu

trên với đường 102, là đầu đường ô tô có thể vào được Lũng Xá - Tà Dê. Từ Công an huyện Vân Hồ đi vào điểm này khoảng chừng 8 đến 9 cây số.

Điểm số 6 giao cho tổ đón chặn ở đầu đường 102 giao cắt với đường đi vào Cửa khẩu

Lóng Sập, thuộc địa phận xã Chiềng Sơn của huyện Mộc Châu. Đón chặn đường này để nếu trường hợp các đối tượng có ý định đi vào Cửa khẩu Lóng Sập, chặn ý đồ qua bên kia biên giới của chúng.

Điểm số 7 giao cho tổ đón lõng ở ngã ba Mường Khoa nằm trên Quốc lộ 43. Từ Mộc Châu qua trạm liên ngành cũ, đi qua phà Vạn Yên đi Phù Yên. Đề phòng đối tượng đi từ phía

Bắc Yên - Phù Yên sang thì sẽ đi đường này, sau đó cắt xéo qua địa bàn huyện Vân Hồ để vào Lũng Xá - Tà Dê.

Tổ số 8 được giao chốt chặn ở ngã ba Gia Phù giao cắt giữa Quốc lộ 43 và Quốc lộ 37, do

Công an huyện Phù Yên đảm nhiệm. Tổ số 9 kiểm soát ở bến phà Vạn Yên. Phà mùa này nước lớn. Có lúc thì phà đi nhưng

thường là nhân dân đi thuyền ngang, thuyền chợ rất nhiều. Tổ này giao cho Công an huyện Mai Sơn đảm nhiệm.

Và tổ số 10 là điểm giao cắt giữa Quốc lộ 37 và Quốc lộ 6, hay còn gọi là ngã ba Cò Nòi.

Tổ này cũng giao cho Công an huyện Mai Sơn. Với 10 tổ tuần tra kiểm soát công khai này, điểm chốt chặn kiểm soát nằm trong địa giới

hành chính của huyện nào thì huyện đó phải đảm nhiệm, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của

Page 9: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 7

Công an tỉnh. Và lệnh là phải làm thật gắt gao. Kiểm tra tất cả người đi bộ, xe máy, kể cả ô tô tải, ô tô thùng cũng mở thùng kiểm tra hết.

Như những xe khách đi qua, ban đêm hành khách ngủ thì cảnh sát giao thông dừng xe và mỗi xe ít nhất là 4 trinh sát lên, thông báo rất lịch sự, nhẹ nhàng xin lỗi các ông các bà, các anh các chị, chúng tôi làm nhiệm vụ, xin bà con các anh các chị rất thông cảm và vui lòng mở chăn, mở khẩu trang để anh em làm nhiệm vụ. Mỗi anh em đi ca chốt chặn đều có một bức ảnh màu của đối tượng lưu vào máy điện thoại. Ngoài ra các chốt còn có ảnh được in phóng ra cầm ở tay nếu dùng ban ngày.

Những hôm ấy lại đúng ngày bão và hoàn lưu, có những chốt mưa to, mưa tầm tã. Một hai ngày đầu chỉ huy các chốt bố trí cho anh em thay phiên nghỉ ngơi và gọi cơm hộp mang đến. Nhưng sau đó, thấy không ổn vì chưa biết cuộc ra quân này còn kéo dài bao lâu, Đại tá Phùng Tiến Triển chỉ huy sở chỉ huy tiền phương bèn quyết định cho huy động lực lượng chiến sỹ nữ tổ chức đi chợ nấu cơm đem ra cho anh em. Chốt chặn trên địa bàn nào hậu cần huyện ấy phải lo. Như riêng ở Vân Hồ, quân số huy động đã gần 200. Ở các chốt, ca nào trực thì bám mặt đường. Còn lại chia nhau lên các xe thùng, vào nhà dân quanh đấy nghỉ nhờ. Bà con ở Sơn La cũng thật tuyệt vời. Biết anh em đang vất vả truy bắt tội phạm nguy hiểm nên cũng tạo điều kiện hết mức. Trả tiền không lấy. Công tác hậu cần tạm thời coi như xong.

Đối với 2 nhóm công tác khác không công khai thì một trong những nhiệm vụ là đảm bảo an ninh cho hai đồng chí điều tra viên và kiểm sát viên như đã nói ở bài trước, đều đang ở Sơn La, đã từng bị các đối tượng điều động chân tay, đàn em lên với mục tiêu sát hại nhưng không thành. Đó là những người nằm trong tuyến phải được bảo vệ. Lực lượng nghiệp vụ của Công an tỉnh Sơn La và Công an thành phố Sơn La được giao lo việc này. Ngoài ra còn phải bám nắm các đối tượng nổi cộm thường có quan hệ vào trong Lũng Xá - Tà Dê với đối tượng Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận. Việc này giao cho công an 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ đảm nhiệm.

Bên cạnh đó, đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Sơn La cũng đã trực tiếp báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh và đề xuất với lực lượng biên phòng tỉnh trên tinh thần sẵn sàng phong tỏa khu vực đường biên thuộc địa bàn hai Đồn Biên phòng 469 - Cửa khẩu Lóng Sập thuộc Mộc Châu và Đồn Biên phòng 473 - Cửa khẩu Tân Xuân thuộc Vân Hồ để đề phòng đối tượng vọt sang bên kia biên giới...

Và trong khi tất cả đang căng lên như dây đàn thì đột nhiên “con cá lớn” Nguyễn Văn Tình lại “nổi tăm” ở làng Bùn, Yên Quang, Kỳ Sơn. Việc Tình xuất hiện ở đây thực ra cũng không phải nằm ngoài dự đoán. Chỉ có điều, Công an Sơn La còn chưa kịp ăn mừng vì ý đồ phòng ngừa, đánh chặn ban đầu tưởng như thành công mà giải giáp ra về thì chẳng lâu sau đã nhận ngay tin xấu: Tình đã thoát khỏi vòng vây và tiếp tục chạy lên hướng Tây Bắc!

Về sau này, khi đã bắt được Tình, qua khai thác sơ bộ mới hay, lợi dụng sơ hở của lực lượng vây bắt và trời mưa tầm tã, lại vốn là nơi quê ngoại thông thuộc địa hình, Tình đã men theo các tuyến đường liên thôn, liên xã, một mình một xe máy lẻn ra được Quốc lộ 6 để thoát lên Mai Châu. Khi ra đến đường lớn, mỗi lần đi qua chốt chặn tuần tra kiểm soát, Tình lại cố tình chờ nép sát theo những xe tải cồng kềnh để thoát khỏi tầm kiểm soát từ xa và sau đó vọt qua ngay dưới trời mưa to với áo mưa và mũ bảo hiểm trùm kín.

Đến chiều 16/9, thông tin về việc các lực lượng nghiệp vụ của Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Hải Dương bắt được tử tù Thọ “sứt” phần nào lấy lại sỹ khí cho anh em, nhưng lại cũng là một áp lực đè nặng lên vai những người chỉ huy và anh em cánh trên này. Bằng mọi cách phải bắt được tử tù Nguyễn Văn Tình. Đó là mệnh lệnh tối cao lúc này.

Page 10: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 8

Mẻ lưới cuối cùng cũng được xác định, khi có tin Nguyễn Văn Tình đã bỏ xe máy, trốn lên một lán nương trên địa phận xã Tân Sơn để chờ người đến đón. Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Phía Bắc giáp Chiềng Yên của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Phía Nam giáp xã Bao La, phía Đông giáp Đồng Bảng, phía Tây giáp xã Pà Cò, đều thuộc huyện Mai Châu của tỉnh Hòa Bình.

Một tổ công tác đặc biệt với thành phần được tuyển chọn kỹ càng, thông thạo đường rừng và các phương án tác chiến trong rừng, từng kinh qua nhiều chiến trận được cấp tốc triệu tập. Thực ra thì với Công an tỉnh Sơn La, họ chẳng xa lạ gì bởi suốt nhiều năm nay đó vẫn là thành phần nòng cốt của tổ công tác đặc biệt nằm trong chuyên án của Phương án 279 khét tiếng chuyên triệt phá các ổ nhóm, đối tượng, tội phạm ma túy truy nã trên địa bàn. 10 cán bộ, chiến sỹ được lựa chọn, trong đó có 7 của Sơn La, 2 của Hòa Bình và 1 của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an được lệnh tập trung tại Sở chỉ huy tiền phương đặt tại trụ sở UBND xã Tân Sơn. Phương án tác chiến được vạch ra nhanh chóng. Tinh thần anh em được quán triệt đầy đủ: Phải bắt sống và đảm bảo an toàn nhất có thể. Lúc này là 9h tối, ngày 16/9/2017.

05. Việt Ba. VIẾT TIẾP VỀ CUỘC TRUY LÙNG TỬ TÙ NGUYỄN VĂN TÌNH / Việt Ba // An ninh thế giới.- Ngày 04/10/2017.- Số 1712.- Tr.4-5.

Trong điều kiện khắc nghiệt, giữa rừng rú ban đêm khi tầm nhìn hạn chế, mưa lớn kéo dài, sương mù dày đặc thì chỉ những người đặc biệt mới được lựa chọn cho công việc đặc biệt. Đó phải là những người rất thông thạo đường rừng, có sức khỏe và đủ bản lĩnh xử lý tình huống kể cả những phút giây gay cấn nhất. Bởi vì bắt giữ được đối tượng đương nhiên là mục tiêu chính rồi. Nhưng nếu để xảy ra thương vong cho anh em thì một tử tù Tình chứ mấy tử tù Tình cũng coi như thất bại.

Trở lại lúc 5h42 phút chiều ngày 16/9, Thượng tá Trần Thanh Sơn, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Sơn La nhận được thông tin các lực lượng nghiệp vụ cùng với Công an Hải Dương đã bắt được Lê Văn Thọ. Đại tá Phùng Tiến Triển, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sơn La lúc bấy giờ đang triển khai quân gắt gao tại sở chỉ huy tiền phương. Thượng tá Sơn điện cho Trung tá Mai Hoàng, Trưởng Công an huyện Mộc Châu thông báo về việc Thọ “sứt” đã bị bắt. Còn Tình đang có thông tin về hướng Sơn La. Trung tá Mai Hoàng chỉ nói ngắn gọn: “Em biết rồi. Anh chuẩn bị “đồ” đi. Mình xuất phát!”.

Như đã nói ở các kỳ trước, bởi một địa bàn đặc thù “nóng”, Sơn La được phép và có cách rất riêng để giải quyết vấn đề. “Đồ” ở đây là những tổ hợp chiến đấu được trang bị mang tính chất rất riêng cho địa bàn rừng rú miền núi mà các anh em Tổ công tác đặc biệt của Chuyên án, qua nhiều lần thực chiến, thực địa đã đúc kết lại. Bên cạnh những trang thiết bị chuyên dụng, công cụ hỗ trợ cần thiết còn có những thứ dụng cụ có vẻ như không hề liên quan gì như một chiếc ống nghe y tế chẳng hạn. Trong giờ phút sinh tử làm gì có thời gian mà nghe tim phổi với bắt mạch? Ấy thế nhưng với điều kiện tầm nhìn che khuất, ánh sáng bằng không thì nó lại thực sự là tai, là mắt để nhìn thấu tường, nghe xuyên đêm...

8h30 phút Trần Thanh Sơn và Mai Hoàng xuống đến Mộc Châu. Anh em nhà bếp đã chuẩn bị cơm rồi. Hai người ăn cơm xong đi vào đến Tân Sơn thì Thiếu tá Nguyễn Quốc Việt, Phó trưởng Công an huyện Vân Hồ cùng các anh em khác đã ở cả đấy. Cũng giống như Trần Thanh Sơn và Mai Hoàng, Nguyễn Quốc Việt vừa là chỉ huy cấp phòng nhưng cũng là những thành viên cốt cán của Tổ công tác đặc biệt. Mộc Châu và Vân Hồ vốn được trao cơ chế đặc thù, giao riêng một phó trưởng công an huyện phụ trách trinh sát nên đích thân Thiếu tá Việt

Page 11: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 9

thường xuyên trực tiếp đi làm án cùng anh em, nhiều lần đối diện với đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm. Gần đây nhất là vụ bắt Lý Văn Dương, thu 13 bánh heroin. Việt trực tiếp áp sát, quật ngã và khống chế Dương. Trong cuộc mở rộng điều tra vụ Phàng Thị Chú với 40 bánh heroin thì Việt cũng là người trực tiếp nhảy lên xe mở cửa khống chế bắt Mùa A Giàng ở bản Khò Hồng. Hay như vụ bắt đối tượng Dơ theo lệnh truy nã đặc biệt của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy ở Lóng Luông, anh em không vào bắt trong nhà vì đối tượng có súng. Khi điều được Dơ ra ngoài cách nhà vài chục mét thì Việt cùng 4 anh em nữa đóng vai người đi buôn bán xe máy áp sát, quật ngã rồi cứ thế khiêng đối tượng chạy thẳng ra ngoài...

Ở những địa bàn đặc thù đầy hiểm nguy như thế, lãnh đạo không trực tiếp thì ai còn dám xông pha. Vân Hồ là huyện trẻ, mới thành lập, lại càng cần có lãnh đạo trẻ, xông xáo. Anh em lính trẻ tin tưởng Việt. Công việc hay hoạt động thể thao, rèn luyện thể chất Việt đều dẫn đầu. Vị trí trung vệ thòng của đội bóng Công an huyện Vân Hồ cũng do Việt đảm trách. Có sức khỏe, dẻo dai và không ngại va chạm.

Tổ 10 người do Trung tá Mai Hoàng chỉ huy xuất phát từ UBND xã Tân Sơn lên đến điểm ngã ba để đi vào rừng lên lán nương sau khi đã sơ bộ các phương án tình huống. Dọc đường vào từ chân đồi được khoảng 700 mét thì có một con suối. Suối này bình thường chỉ ngập mắt cá chân, nhưng mấy hôm ấy mưa nhiều nên nước lên cao, suối ngập ngang hông, nước chảy khá xiết. Đường lầy lội khó đi kinh khủng. Xe máy của Tình được phát hiện cũng dúi vào một bụi rậm ở đây.

Vượt qua con suối lũ là bắt đầu vào nương ngô. Ngô nương mùa này đồng bào vừa thu hoạch xong, thân bị bẻ gãy ngang, chỉ tầm thắt lưng người đứng thẳng. Lựa chọn lán này để ẩn nấp, Tình quả thật tinh ranh. Nếu là ban ngày thì người lên lán đã bị phát hiện từ xa, khó mà tiếp cận. Trời tối thì đỡ bị phát hiện hơn, nhưng lại có cái hạn chế là không được bật đèn. Nếu đèn thì từ xa đã nhìn thấy ngay. Hơn nữa trời mưa, rừng nhiều vắt quá. Anh em vừa đi vừa lấy tay vuốt mặt, vuốt áo quần cho vắt rơi ra. Con nào chui được vào trong rồi đành kệ.

Lên tới nơi, xác định đúng lán cần tìm, sau khi phong tỏa các vị trí, chỉ huy Mai Hoàng bắt đầu phân công người tiếp cận. Lán nền đất. Mái lợp gianh và thưng bằng gỗ. Xung quanh lán là bờ rào dây thép gai cao ngang ngực. Một bên là bể nước, một bên lùi sâu phía trong hơn là chuồng gà. Lán có 2 cửa. Cửa chính theo cổng bờ rào khóa ngoài. Cửa bên hông cài then ngoài. Ngay bên cửa chính có một đống củi, là nơi Tình giấu chìa khóa. Đám gà của chủ nhà vẫn ngủ im thin thít. Lúc anh em bật điện thoại soi tìm chìa khóa nơi đống củi, mấy con lợn cắp nách ngủ trên thềm nhà giật mình hộc lao ra như tên bắn. Tiếp cận an toàn.

Nhưng Tình không có trong lán! Thì ra sau khi được người đón lên lán và bày cách ngụy trang khóa một cửa, đi một cửa rồi giấu chìa vào đống củi xong, nghe nói ngày mai nước rút sẽ đi theo đường ngược phía sau để sang Pà Cò, sốt ruột không chờ được, Tình đã tự đi ra đằng sau tìm đường. Chỉ có điều vốn không thuộc địa hình, lại thêm mưa mù, nhiều vắt, Tình không thể tìm được đường.

Lúc này anh em tổ công tác đánh giá lại tình hình thì thấy chưa bị lộ. Đối tượng ra khỏi lán trước khi anh em đến. Cửa nguyên khóa, cài then cẩn thận chứng tỏ đối tượng chủ ý đi ra ngoài. Các yếu tố xung quanh cũng thể hiện rõ chưa hề bị “động”. Phán đoán của anh em khi ấy là cho dù có ranh ma ranh mãnh đến mấy thì một là không thuộc đường, hai là trời mưa to, kiểu gì Tình cũng sẽ phải quay lại lán lấy đồ ăn, nước uống để chờ mưa tạnh, nước rút, người đến đón thì mới đi tiếp được. Phương án mật phục đón lõng được triển khai. Tổ 4 người gồm đồng chí Việt, đồng chí Hưng Đội phó hình sự Công an Mộc Châu, đồng chí Trường, đồng chí Dũng là 2 đội trưởng của Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hòa Bình được phân công mật phục trong

Page 12: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 10

lán. Anh em dùng chìa mở cửa vào trong xong khóa lại như cũ. Việt nấp ngay tại cửa cài then, theo phán đoán sẽ là lối Tình vào lán. 2 đồng chí Trường và Hưng phục tại chiếc giường ở gian bên trong. Đồng chí Dũng ở góc nhà cạnh bếp, tùy cơ ứng biến. 4 anh em ngồi thu lu mỗi người một góc. Ngoài trời đã tối, trong lán còn tối hơn. Việt quán triệt anh em hạn chế mọi cử động, đề phòng trong đêm tối không thuận tiện, va chạm phải đồ vật gây ra tiếng động làm hỏng việc. Bọn muỗi rừng đói bụng thế là được bữa cải thiện ê hề.

Số anh em còn lại được bố trí ra xa lán, chiếm lĩnh các điểm cao xung quanh và nơi Tình giấu xe máy để vừa quan sát cảnh giới, vừa đón lõng nếu Tình về nhưng chỉ đi qua mà không vào lán. Số này thì làm mồi cho vắt. Cũng có thuốc bôi nhưng được một lúc thì mưa trôi hết, chẳng ăn thua...

Chờ được khoảng 45 phút thì tổ mai phục trên sườn núi báo qua bộ đàm về cho nhóm mai phục bên trong nhà là đã xuất hiện ánh đèn pin. Hướng đi ngược với hướng mà đồng chí Mùa A Của, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an huyện Vân Hồ, ban nãy đã lần theo dấu vết từ lán đi ra.

Thông tin báo qua bộ đàm mỗi lúc một liên tục hơn. Bộ đàm này là loại chuyên dụng. Nhét hẳn vào lỗ tai. Cách nhau chỉ chừng một sải tay là không nghe thấy gì. Đến khi ánh đèn pin dừng lại trước lán, anh em chắc mẩm không phải ai khác, chính là tử tù Nguyễn Văn Tình rồi!

Chỉ có điều Tình không vào theo đường chính qua cổng rào mà trèo lên thành bể nước để nhảy vào trong. Sau đó đi vòng theo sau nhà ra phía trước để rửa chân ở chum nước đặt ngay cửa chính, là cánh cửa bị khóa. Rửa chân tay xong, Tình vòng lại theo phía sau ra bên hông để vào qua cánh cửa cài then chứ không đi thẳng theo đường gần nhất. Ý chừng như muốn kiểm tra động tĩnh một lần nữa trước khi vào cho chắc? Nấp ở trong nhà, Việt và các anh em không dám thở mạnh. Tim trong lồng ngực chỉ chực nhảy ra ngoài.

Và rồi cái gì đến sẽ phải đến. Ngay khi Tình vừa rút then chốt đẩy cửa bước vào, từ vị trí mai phục thấp bên dưới, Thiếu tá Nguyễn Quốc Việt, bằng một miếng Judo không thể nhuần nhuyễn hơn, bật lên túm cổ Tình quật thẳng vào giữa nhà theo hướng thuận cửa mở. Quá bất ngờ, Tình chỉ kịp kêu “hư” một tiếng là đã thấy mình nằm sõng soài trên sàn đất. Theo đà, Việt nhào theo nằm đè lên Tình để khống chế. Hưng, Dũng, Trường đang ở gian trong lập tức ào ra hỗ trợ. Nguyên là khi trốn trại ra, Tình kiếm đâu đó được một bộ quần áo bộ đội mới tinh. Khi lần mò từ lán ra tìm đường, Tình mặc một cái áo mưa giấy ra ngoài và đội mũ bảo hiểm. Khi bị đè xuống đất và khống chế rồi, Việt giật mũ bảo hiểm và lột mũ áo mưa ra, thấy cái đầu trọc lốc mới hỏi ngay: Tình à? Đáp: Vâng! Vậy là đúng rồi!

Bắt giữ được Tình rồi, qua bộ đàm, Việt liên lạc với chỉ huy bên ngoài. Thượng tá Sơn lập tức chỉ đạo 4 anh em bằng mọi cách giữ Tình trong lán, đóng chặt cửa lại chờ anh em lên. Hơn ai hết, những người đã vào sinh ra tử chống tội phạm ma túy trên vùng cao này đều hiểu bắt giữ đối tượng trong rừng đã khó, đưa đối tượng ra được sao cho đảm bảo an toàn càng khó hơn. Kinh nghiệm này đã từng phải trả bằng máu. Không thể khinh suất được.

Tuy nhiên, cứ ở mãi trong lán cũng không phải là cách hay. Anh em ở bên trong khuất tầm nhìn. Tình thì bị đè nằm sát xuống sàn nhà. Nếu ở bên ngoài có đối tượng ứng cứu cho Tình, đứng ngoài “giã” vào trong lán thì nguy mất. Anh em biết đâu mà lần. Trao đổi chớp nhoáng thống nhất, một mặt ở dưới đi lên thật nhanh, một mặt các tổ ém bên sườn núi di chuyển xuống và ở bên trong lán cũng thận trọng từ từ rút ra.

Các mũi di chuyển ráp lại với nhau cách bờ suối bên kia chừng 100 mét. Một nhóm 5 người đi trước. Tình được áp giải với nhóm đi sau đề phòng bất trắc. Xuống núi an toàn. Ra đến

Page 13: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 11

bìa rừng, các chỉ huy và anh em chốt chặn cách đó một đoạn vừa di chuyển đến nơi vỗ tay hoan hô rào rào. Có xe khách đi đêm ngang qua chẳng hiểu chuyện gì, chỉ thấy toàn công an là công an, cũng chậm lại để hóng. Đến sáng thì chiến công của tập thể lãnh đạo cùng cán bộ chiến sỹ các đơn vị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy, Bộ Công an; Công an tỉnh Sơn La; Công an tỉnh Hòa Bình và công an các tỉnh, các đơn vị nghiệp vụ tham gia chuyên án đã được cả nước chúc mừng nhiệt liệt với niềm vui chung của tất thảy cán bộ, chiến sỹ toàn lực lượng.

Cũng xem: 06. Hải Long. CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ VIỆC GIĂNG “THIÊN LA ĐỊA VÕNG” ĐỂ TRUY BẮT TỬ TÙ NGUYỄN VĂN TÌNH / Hải Long // Chuyện đời.- Ngày 30/9/2017.- Số 78.- Tr.9.

07. Hà Anh. VỤ 2 TỬ TÙ BỎ TRỐN: GIAN NAN HÀNH TRÌNH TRUY BẮT TỬ TÙ BỎ TRỐN / Hà Anh // Hôn nhân và pháp luật.- Ngày 23/9/2017.- Số 114.- Tr.17.

08. Xuân Nguyễn. GIA CẢNH KHỐN KHÓ CỦA NỮ SINH BỊ 4 TRAI BẢN XÂM HẠI TẬP THỂ / Xuân Nguyễn // Đời sống và pháp luật.- Ngày 04/10/2017.- Số 119.- Tr.11.

Thấy bé gái lớp 7 ở nhà một mình, 4 trai bản đã xông vào khống chế, ép nạn nhân phải im lặng trong khi chúng thay nhau giở trò đồi bại. Càng xót xa hơn khi nạn nhân của vụ án có hoàn cảnh hết sức đặc biệt.

NỮ SINH LỚP 7 BỊ XÂM HẠI TẬP THỂ

Thông tin từ Công an huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La cho biết, đơn vị vừa tiến hành bắt khẩn cấp 4 đối tượng gồm: Vì Văn T., Lò Văn K. (cùng sinh năm 2000); Vì Văn H. (sinh năm 1994) và Lò Văn D. (sinh năm 1998) để điều tra về hành vi hiếp dâm trẻ em.

Trao đổi với phóng viên, ông Tòng Văn Chính, Trưởng Công an xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La cho biết, ngày 26/9, Công an xã Chiềng Cang nhận được đơn tố cáo của gia đình em Lò Thị D. (học sinh lớp 7, trú tại xã Chiềng Cang) về việc D. bị 4 thanh niên cùng bản xông vào nhà giở trò đồi bại khi đang ở nhà một mình.

Cũng theo ông Chính, nội dung đơn tố cáo nêu rõ, thời điểm xảy ra sự việc vào buổi chiều 23/8. Vì mọi người trong gia đình đi làm hết nên D. phải ở một mình trong phòng trọ. Biết rõ điều này, 4 thanh niên trong bản đã xông vào khống chế, đe dọa, thay nhau hãm hiếp D..

Gây án xong, 4 thanh niên này bỏ về, để mặc cho em D. nằm khóc tức tưởi trong phòng trọ.

Chiều tối hôm đó, khi đi làm về, bố D. thấy con gái có biểu hiện bất thường nên đã nói với mẹ D.. Ngay trong đêm, mẹ D. gặng hỏi con gái thì D. kể lại toàn bộ sự việc đã xảy ra. Khi biết chuyện, bố mẹ D. rất tức giận, đòi đi tìm đánh 4 thanh niên đã hãm hại D.. Tuy nhiên, được người trong gia đình khuyên nên cha mẹ D. viết đơn tố cáo gửi Công an xã Chiềng Cang.

Sau khi nhận được đơn tố cáo, Công an xã Chiềng Cang đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc. Nhận thấy vụ việc có tính chất phức tạp, vượt quá thẩm quyền nên Công an xã Chiềng Cang đã báo cáo Công an huyện Sông Mã để tiến hành điều tra.

Nhận được báo cáo của công an xã, lãnh đạo Công an huyện Sông Mã đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ nhanh chóng vào cuộc điều tra. Hiện cả 4 nam thanh niên bị tố cáo thực hiện hành vi hãm hiếp cháu D. đã bị tạm giữ hình sự tại Công an huyện Sông Mã để điều tra, xác minh.

NẠN NHÂN CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Theo ông Tòng Văn Chính, cả 4 thanh niên bị tố cáo đều đã qua 18 tuổi, chưa lập gia đình, sống ở gần nhà với D.. “Theo tôi nắm được thì ở địa phương, mấy thanh niên này cũng

Page 14: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 12

chịu khó làm ăn, chưa có tiền án, tiền sự, cũng không phải là thành phần ăn chơi lêu lổng. Không ngờ các đối tượng lại có thể dám làm cái việc bất nhân như thế...”, ông Chính cho hay.

Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi sự việc xảy ra, gia đình của 4 thanh niên nói trên đã tích cực hợp tác với cơ quan công an. Họ cũng đã đến gia đình cháu D. nói lời xin lỗi và muốn được bồi thường cho cháu D.. Tuy nhiên, gia đình cháu D. vẫn giữ nguyên quyết định yêu cầu cơ quan công an điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Trao đổi với phóng viên báo Đời sống và pháp luật, ông Cầm Văn Khiêm - Chủ tịch UBND xã Chiềng Cang (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) cho biết: “Việc 4 thanh niên ở bản Hoa Táp có hành vi đồi bại với em D. là sự việc hết sức nghiêm trọng, đang gây hoang mang cho người dân nơi đây. Sau khi gia đình cháu D. có đơn tố cáo 4 thanh niên này, chính quyền địa phương đã có nhiều hình thức tuyên truyền để người dân không bị ảnh hưởng đến tâm lý. Ngoài ra, chúng tôi cũng cử cán bộ thường xuyên có mặt tại gia đình cháu D. để động viên, giúp nạn nhân và gia đình sớm ổn định về tinh thần...”.

Trao đổi với phóng viên, ông Đèo Ngọc Phanh, Phó hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Chiềng Cang cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc cháu D. đang ở nhà trọ của ông Cầm Văn Toản, thuộc bản Bó Bon, ngay trung tâm xã. Nhà trọ của ông Toản không có người quản lý vì gia đình ông này không ở đó. Được biết, vì không có tường rào che chắn xung quanh nên tình hình an ninh trật tự của khu nhà trọ này chưa thực sự đảm bảo.

Theo ông Phanh, sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã đưa 2 em học sinh qua dãy trọ của gia đình ông để ở. Được biết, ở cùng phòng trọ với D. còn có em trai là L.T.V.. Buổi chiều hôm xảy ra sự việc, em trai D. đi kiếm củi trong rừng nên không biết chuyện gì đã xảy ra với chị mình. Vì khu trọ này cũng ít người ở nên phải đến khi gia đình D. có đơn tố cáo sự việc với cơ quan công an thì phía nhà trường mới nắm được thông tin.

Điều đáng nói là nạn nhân trong vụ án đau lòng này có hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Trước lúc đến trường, cả hai chị em D. đều bị khuyết tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ và đều thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ cho học sinh khuyết tật.

“Tuy các em không bình thường về trí óc nhưng đều rất ngoan hiền và chăm chỉ học tập. Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã đến động viên gia đình để cho D. đi học trở lại...”, ông Phanh cho hay.

Anh Lường Văn Loan, Trưởng bản Hua Tát, nơi gia đình cháu D. sinh sống, cho biết, gia đình cháu D. có hoàn cảnh rất khó khăn, vì cả bố lẫn mẹ cháu D. đều không biết chữ nên khi làm đơn tố cáo cháu D. nghi bị hiếp dâm tập thể, họ phải nhờ chú ruột của cháu D. ở bản khác viết thay. Quanh năm, cả gia đình cháu D. chỉ biết trông chờ vào cây ngô, cây sắn. Nhiều năm nay, gia đình cháu thuộc diện hộ nghèo của bản.

Được biết, gia đình cháu D. có 3 chị em, D. là chị cả. Ngay khi mới sinh ra, 3 chị em D. đều đã bị khuyết tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ. Tuy nhiên, được chính quyền địa phương động viên, gia đình cháu D. đã cố gắng cho D. và cậu em kế đi học. Còn đứa em út hiện đang ở nhà với bố mẹ.

Sau khi sự việc xảy ra, cháu D. vẫn chưa hết hoảng loạn, thường xuyên phải có người lớn bên cạnh để trông coi. Hiện cháu D. vẫn chưa dám đến trường, ngày nào cũng nằm bẹp ở trong nhà. “Không để cháu ảnh hưởng tâm lý mà khiến việc học hành bị bỏ bê, chúng tôi cũng đã trao đổi với nhà trường là thường xuyên cử cô giáo đến để động viên. Nếu cháu đi học trở lại thì nhất quyết không để bất cứ ai nhắc đến chuyện này, nếu không, cháu sẽ không dám đi học...”, ông Khiêm chia sẻ thêm.

Page 15: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 13

Củng cố hồ sơ xử lý các đối tượng

Theo thông tin từ Công an huyện Sông Mã, đơn vị đang tạm giữ hình sự 4 đối tượng liên quan đến việc cháu D. tố bị hiếp dâm để phục vụ công tác điều tra. Hiện cơ quan điều tra công an huyện vẫn đang tiến hành lấy lời khai, củng cố hồ sơ để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Cũng xem: 09. Xuân Lực. KHỞI TỐ VỤ ÁN NỮ SINH LỚP 7 BỊ HIẾP DÂM: BẮT 4 NGHI PHẠM LÀ HÀNG XÓM CỦA NẠN NHÂN / Xuân Lực // Nông thôn ngày nay.- Ngày 03/10/2017.- Số 236.- Tr.7.

10. T. Minh. BẮT KHẨN CẤP 4 ĐỐI TƯỢNG ĐỂ ĐIỀU TRA VỀ HÀNH VI HIẾP DÂM / T. Minh // Công an nhân dân.- Ngày 03/10/2017.- Số 4451.- Tr.5.

11. Văn Chiến. TRỒNG CAM VIETGAP, 1HA CHO THU GẦN 1 TỶ ĐỒNG / Văn Chiến, Thiên Long // Nông thôn ngày nay.- Ngày 05/10/2017.- Số 238.- Tr.10-11.

Với lha trồng cam VietGAP, ông Nguyễn Văn Ngân - dân bản Văn Yên, xã Mường Thải, huyện Phù Yên (Sơn La) thu gần 1 tỷ đồng mỗi năm.

Trước khi “bén duyên” với cây cam, ông Nguyễn Văn Ngân từng lao đao, lận đận với nhiều loại cây trồng khác như mận, ngô, xoài... Ông Ngân kể, năm 1990, ông đầu tư trồng lha mận. 4 năm sau, khi cây mận cho thu quả thì lại gặp khó khăn ở khâu tiêu thụ, giá bán thấp, có thời điểm rẻ quá nhà ông chả buồn hái. Bực mình, ông Ngân chặt bỏ cả lha mận trước sự tiếc nuối của cả gia đình và hàng xóm...

Bỏ mận, ông chuyển sang trồng giống xoài lùn Mộc Châu. Thật xót xa, sau 4 năm chăm bẵm, ông lại phải chặt cả vườn xoài vì quả nào, quả nấy cũng nứt toác “bán rẻ như cho”.

Năm 2011, ông Ngân về thăm quê nhà ở xã Mễ Sở (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Thấy nhiều người dân nơi đây khá giả lên nhờ trồng cam, nghĩ đồng đất nhà mình cũng phù hợp nên ông lân la học hỏi cách trồng. Sau đó, ông quyết định mua giống cam (mắt ghép) về trồng trên diện tích lha đất đồi của gia đình.

“Lần này tôi có niềm tin mãnh liệt đối với cây cam. Tôi tin rằng vào một ngày không xa, cây cam sẽ mang lại cuộc sống sung túc cho gia đình. Ngày ngày tôi cùng vợ chăm bẵm vườn cam như chăm con mọn. Không phụ công người chăm bẵm, vườn cam lớn lên từng ngày, đến năm thứ 3 đã cho lứa bói...” - ông Ngân vui vẻ kể.

Năm đầu trồng cam, do thiếu hiểu biết nên ông mua thuốc diệt cỏ về phun. Sau đó, ông nghĩ nếu mình cứ sử dụng thuốc trừ cỏ thế này thì mọi người trong nhà mình sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe trước. Vì vậy, từ năm thứ 2 trở đi, ông không sử dụng thuốc diệt cỏ nữa mà ngày ngày 2 vợ chồng cặm cụi nhổ cỏ.

Để xây dựng vùng cam chất lượng cao, tiện cho việc xây dựng thương hiệu tập thể, ông Ngân đăng ký trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP; đồng thời vận động một số hộ trồng cam ở bản Văn Yên làm theo. Ông đứng ra thành lập Hợp tác xã trồng cam Văn Yên, do ông làm Giám đốc với 7 thành viên tham gia.

“Tôi mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng cam an toàn. Nhờ đó, khi vào vụ, lượng cam của gia đình thu tới đâu được thương lái mua hết đến đó” - ông Ngân không giấu vẻ tự hào.

Năm 2016, từ trồng lha cam đường và cam Vinh, ông Nguyễn Văn Ngân thu gần 30 tấn cam, bán cho thương lái với giá bình quân 30.000 đồng/kg, ông thu gần 1 tỷ đồng.

Page 16: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 14

Cuối năm 2016, Hợp tác xã trồng cam Văn Yên được cấp giấy chứng nhận trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP.

12. Ngọc Trìu. 50.000 TỶ ĐẦU TƯ CAO TỐC HÒA BÌNH - SƠN LA / Ngọc Trìu // Pháp

luật Việt Nam.- Ngày 05/10/2017.- Số 278.- Tr.6.

Ngày 03/10, tại huyện Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị Công bố quy

hoạch tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Sơn La. Tại hội nghị, đại diện UBND tỉnh Sơn La đã công bố Công văn số 1313/TTg-CN ngày

01/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung tuyến đường Hòa Bình - Sơn La vào quy

hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Công văn số 3058/UBND-KT ngày 25/9/2017 của UBND tỉnh Sơn La về thông báo bổ sung

vào quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND tỉnh Sơn La là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình và các cơ quan liên quan triển khai công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo hình thức đối tác công tư để đánh

giá tính khả thi, huy động nguồn lực thực hiện đầu tư dự án. Đồng thời, tổ chức thẩm định và trình duyệt theo đúng các quy định hiện hành.

Tuyến đường có tổng chiều dài 189,5km. Điểm đầu từ địa phận xã Trung Minh (huyện

Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) đến đường Lê Đức Thọ (phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La). Quy mô đường gồm 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 22 mét, phù hợp tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc tiêu chuẩn Việt Nam.

Tổng mức đầu tư tuyến đường cao tốc này khoảng 50.270 tỷ đồng; trong đó, đoạn Hòa Bình - Mộc Châu khoảng 25.000 tỷ đồng và đoạn Mộc Châu - Sơn La khoảng 25.270 tỷ đồng.

Tiến trình đầu tư được phân làm 2 giai đoạn; trước năm 2020 đoạn Hòa Bình - Mộc Châu; đoạn Mộc Châu - Sơn La sẽ triển khai đầu tư sau năm 2020.

Ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Khi tuyến đường cao tốc

Hòa Bình - Sơn La được hình thành sẽ kết nối mạng lưới giao thông đối ngoại của tỉnh Sơn La với tỉnh Hòa Bình và Thủ đô Hà Hội, sẽ tạo trục tuyến cao tốc kết nối vùng Tây Bắc với vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, giảm tải cho Quốc lộ 6. Đồng thời tạo điều kiện tối đa khai thác tiềm năng, lợi thế của hai tỉnh, đặc biệt đối với 2 khu du lịch quốc gia, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Cũng xem: 13. PV. DÀNH 50.270 TỶ ĐỒNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC HÒA BÌNH - SƠN

LA / PV // Thời nay.- Ngày 05/10/2017.- Số 806.- Tr.3.

14. Diệp Chi. GẶP GỠ “HẠT GIỐNG” CỦA DỰ ÁN 600 PHÓ CHỦ TỊCH XÃ… / Diệp Chi // Tạp chí Xây dựng Đảng.- Tháng 10/2017.- Tr.56-59.

Mang trong mình hành trang tri thức, nhiệt huyết, bản lĩnh và khát vọng cống hiến sức trẻ, đội viên của Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học

tăng cường về làm phó chủ tịch UBND xã thuộc 64 huyện nghèo (viết tắt là Dự án 600 phó chủ tịch xã) - Lê Thị Hương đã rời gia đình lên vùng cao nhận nhiệm vụ Phó chủ tịch xã Nậm Ét (Quỳnh Nhai, Sơn La). Sau nhiều năm nỗ lực, phấn đấu, cô gái nhỏ nhắn đã

Page 17: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 15

trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần làm cho vùng đất vốn có nhiều khó khăn Nậm Ét ngày càng khởi sắc, thay da đổi thịt.

ĐƯỜNG ĐI XÂY MƠ ƯỚC

Công việc làm Phó chủ tịch UBND xã đối với Hương đó là một hành trình đến với một vùng đất mới, những con người mới, một môi trường làm việc hoàn toàn mới. Hương chia sẻ: Là con gái út trong gia đình, sinh sống ở vùng đồng bằng của tỉnh Nam Định, việc rời xa gia đình để đến mảnh đất vùng cao không phải là điều dễ dàng. Thời gian đầu, Hương không khỏi băn khoăn. Hương đăng ký tham gia dự tuyển Dự án 600 phó chủ tịch xã khi cả gia đình không đồng ý, trừ bố. Chính bố đã làm hồ sơ, động viên Hương đi khám phá vùng đất mới. Hương biết, bố trước đây công tác tại Sơn La, đã gắn bó và có nhiều kỷ niệm với mảnh đất vùng cao này. Bởi vậy, ông quyết tâm cho con gái út lên đây, viết tiếp câu chuyện thời trai trẻ của mình, để được nối mạch thời gian cho những đổi thay của đất và người Sơn La. Và như thế, mong ước của bố, cùng với khát vọng cống hiến của Hương là điểm tương đồng, tiếp thêm động lực để Hương vững bước trên chặng đường trước mắt. Sau một tháng đấu tranh tư tưởng, giữa gia đình, công việc, hiện tại, tương lai, Hương xác định, con đường cô đến với Nậm Ét có nhiều chông gai, thử thách, nhưng đó là con đường để cô được cống hiến sức trẻ, chứng tỏ bản lĩnh, và xây dựng ước mơ, hoài bão.

LỬA THỬ VÀNG, GIAN NAN THỬ SỨC

Nậm Ét là một trong 3 xã đặc biệt khó khăn của huyện Quỳnh Nhai, cũng là xã đầu tiên thực hiện Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La. Ở Nậm Ét có ba dân tộc sinh sống chủ yếu là Thái, Mông, La Ha, gần 80% số dân không nói được tiếng phổ thông. Đây là xã thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; kết nối xã với huyện, tỉnh chủ yếu bằng đường sông. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã năm 2012 là 60,5%, đời sống nhân dân còn vô cùng khó khăn. Khó có thể kể hết những vất vả, gian khổ của cô gái trẻ khi lần đầu tiên đặt chân đến miền quê nghèo, bởi bất đồng về ngôn ngữ, lạ lẫm với phong tục, tập quán, chưa có kinh nghiệm quản lý. Mặt khác, thời tiết miền núi khắc nghiệt, từ nơi ở đến nhà dân, rồi từ xã đến thôn, bản cách nhau khá xa, việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Sự trống trải, cô đơn thường đến trong đêm vắng khi còn lại một mình trong phòng. Nhiều lúc Hương tự hỏi, mình sẽ bắt đầu công việc như thế nào? Mình sẽ sống và làm việc ra sao trên mảnh đất xa lạ, không người thân, bạn bè?

Xác định những khó khăn đó chính là phép thử bản lĩnh, trí tuệ, nhiệt huyết của đội viên trẻ nên nhiều lúc cảm thấy nản lòng nhưng chưa bao giờ Hương có ý định từ bỏ. Cô chia sẻ: Mình được Đảng, Nhà nước tin tưởng, được bà con nhân dân đón nhận, là tâm huyết không chỉ của bản thân, mà còn là tình cảm, niềm tin của bố gửi gắm. Vì vậy, dù vất vả, gian khổ thế nào cũng phải cố gắng hết sức để không phụ niềm tin đó. Nghĩ là làm, Hương bắt tay vào công việc với bí quyết “4 bám”: Bám sát chủ trương, chính sách; bám sát cơ sở; bám sát tư tưởng chỉ đạo; bám việc. Không quản ngại mưa hay nắng, Hương thường xuyên đi các bản tìm hiểu điều kiện tự nhiên, những thuận lợi, khó khăn của xã, tìm hiểu phong tục, tập quán từng dân tộc. Xuống thôn, bản, Hương chủ động học tiếng địa phương, thực hiện “4 cùng” với người dân, tìm hiểu các nét văn hóa của từng dân tộc và cùng tham gia lao động, sản xuất. Khoảng thời gian gắn bó với Nậm Ét, Hương đã dần quen với cái thời tiết khắc nghiệt, những dốc cao dựng đứng, những cung đường trồi sụt, trơn tuột khi mưa. Quen đến mức, cứ hôm nào chỉ ngồi bàn giấy làm việc, hay không được gặp gỡ, hướng dẫn bà con là Hương có cảm giác thiếu vắng. Làm sao quên được những lần ngã xe như cơm bữa mỗi khi xuống bản, những lần say rượu khi thực hiện “bốn cùng” với bà con, hay lần tổ chức lớp dạy xóa mù chữ cho phụ nữ trong xã, những bữa cơm

Page 18: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 16

đầm ấm, yên vui để cô vơi bớt nỗi nhớ nhà. Cả kỷ niệm “kinh hãi” nhất của trận lũ trong đêm mùa hè năm 2013. Một mình ở khu tập thể trường học, cách 400m mới có nhà dân. Lũ cuốn đổ hết tường bao, xe máy cũng bị cuốn theo lũ... Chính những trải nghiệm, sự đồng cảm với khó khăn của bà con nơi đây cộng với tình cảm mọi người dành cho đã giúp cô có đủ nhiệt huyết để cống hiến, đủ yêu thương để gắn bó, đủ dũng khí để bước tiếp con đường đã chọn.

GHI DẤU

Những chuyến đi giúp Hương hiểu thêm vất vả, khó khăn của những con người quanh năm cái đói đeo bám, giúp cô nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con, càng hiểu rằng họ rất cần sự giúp đỡ có trách nhiệm, tận tụy của cán bộ. Ngày lại ngày, sau khi xuống thôn, bản, Hương lên kế hoạch cụ thể cho từng tuần, tháng. Càng gần bà con, Hương càng hiểu hơn “cái khó bó cái khôn”. Cô luôn trăn trở: Để thay đổi phong tục, tập quán lạc hậu trước hết phải cải thiện đời sống của người dân; khi “cái khó” lui sẽ tạo điều kiện thay đổi tư duy, nếp nghĩ ăn sâu từ bao đời. Hương xác định: Phải luôn gắn công việc được phân công phụ trách với chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của xã, để có những đề xuất, tham mưu phù hợp thực tế địa phương.

Khi về Nậm Ét, cô được phân công phụ trách khối văn hóa - xã hội. Hương đã mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền được phụ trách thêm các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Với nỗ lực không ngừng, cô gái trẻ đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - xã hội: Tham mưu với cấp ủy, chính quyền về công tác vận động học sinh từ lớp 3 trở lên đến học tại điểm trường trung tâm xã; thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú, thu hút học sinh các độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ bình quân 95%. Huy động các khối đoàn thể tổ chức thực hiện mô hình “vườn rau cho em” với 500m2 trồng rau sạch cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Nậm Ét. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền thành lập Ban Chỉ đạo về dân số - kế hoạch hóa gia đình; tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình. Tỷ lệ tảo hôn năm 2014 giảm 4,1% so năm 2013, năm 2015 giảm 0,15% so năm 2014. Hương còn tham gia vận động thành lập được 15 đội văn nghệ các bản và đội văn nghệ xung kích của xã, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho bà con...

Đặc biệt, Hương đã thành công trong việc tham mưu thực hiện các mô hình phát triển sản xuất tại các điểm tái định cư, như mô hình nuôi gà lai mía, dê Bách Thảo... Nhận thấy điều kiện thuận lợi của lòng hồ sông Đà, nguồn lao động, thức ăn tại chỗ có thể phát triển nghề nuôi cá lồng, Hương tham mưu với Đảng ủy mô hình nuôi cá lồng và sản phẩm cá sạch. Cô lên kế hoạch chi tiết, cụ thể. Trước tiên chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân 12 bản thực hiện Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La tận dụng hơn 650ha diện tích mặt nước lòng hồ và nguồn thức ăn tại chỗ (cá tạp, ngô, sắn, thức ăn xanh). Khó khăn lớn nhất là làm thế nào thay đổi tư duy sản xuất của người dân bao đời quen canh tác manh mún, nhỏ lẻ, ít có chí tiến thủ trong phát triển kinh tế, còn ỷ lại nhiều vào Nhà nước. Tự nhủ phải kiên trì, tuyên truyền dần kiểu “mưa dầm thấm lâu”, Hương đến từng nhà dân trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, cặn kẽ giải thích, phân tích lợi thế của địa phương, tranh thủ phát huy sức trẻ của thanh niên, vai trò tiên phong của đảng viên, uy tín của các lão thành cách mạng, già làng, trưởng bản. Từ 8 lồng cá với 2 bản thực hiện năm 2013, đến nay đã có 300 lồng cá được thực hiện tại 12 bản ven lòng hồ, trong đó 120 lồng của hộ gia đình, 180 lồng của hợp tác xã. Người dân đã áp dụng kỹ thuật vào sản xuất với kết cấu lồng mới (sử dụng phi, khung sắt thay thế tre nứa) và các con giống có giá trị kinh tế cao (cá lăng, ba ba), hình thành 2 hình thức tổ chức sản xuất (Hợp tác xã Thủy sản Liệp Muội và Hợp tác xã Khu Huổi Pao). Kết quả nghề nuôi cá lồng đã giúp giải quyết việc làm cho người dân ven vùng tái định cư, cung cấp nguồn thực phẩm, góp phần tăng thu nhập cho

Page 19: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 17

người dân (trung bình 35 triệu đồng/hộ), một số hộ gia đình có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Đây là một trong những hướng đi giúp nhân dân các điểm tái định cư xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã năm 2016 còn 24,2%, giảm 36,3% so năm 2012.

Với những nỗ lực của bản thân, từ tháng 10/2015, Lê Thị Hương đã được bố trí làm công

chức Phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Nhai, phụ trách tham mưu lĩnh vực thủy sản. Tháng

3/2017, huyện thành lập Tổ tư vấn thủy sản, Hương làm tổ phó. Với mong muốn giúp nhân dân

xã Nậm Ét cũng như nhân dân 11 xã huyện Quỳnh Nhai thoát nghèo bền vững, thực hiện thắng

lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2016 - 2020, Hương đã tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi cá lồng cho 44 hợp tác xã. Hiện trên

địa bàn huyện có hơn 3.000 lồng cá đang nuôi, chủ yếu là cá lăng, nheo, trắm. Không chỉ hướng

dẫn tại tổ, Hương và các thành viên trong tổ tư vấn còn tới từng hộ dân tư vấn trực tiếp và kiểm

tra sổ sách ghi chép, ra tận các lồng nuôi cá hướng dẫn kỹ thuật, cách đặt và chọn vị trí đặt lồng

bè đúng quy chuẩn. Chia sẻ về bí quyết thành công với mô hình nuôi cá lồng, Hương cho biết:

Chưa phải là thành công trong công việc nhưng bước đầu được người dân đón nhận, đó là niềm

vui, động lực cho những dự định trong thời gian tới. Với tôi, trách nhiệm, nhiệt tình, làm việc

có kế hoạch, tất cả vì lợi ích của người dân sẽ mang đến thành công.

Bằng sự nỗ lực, tâm huyết, mong muốn đóng góp sức trẻ, xây dựng tương lai, những hạt

giống của Dự án 600 phó chủ tịch xã đã nảy mầm, sinh sôi và mang đến cho những vùng quê

nghèo màu sắc mới. Với cô gái trẻ Lê Thị Hương, mảnh đất xa lạ ngày nào giờ đã là nơi gắn bó,

trở thành quê hương thứ hai, là động lực tạo đà cho những ước mơ vươn cao, bay xa...

15. Huyền Nga. QUA BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN, CẬU BÉ 8 TUỔI TRAO HƠN 50

TRIỆU ĐỒNG DÀNH TẶNG ĐỒNG BÀO VÙNG LŨ SƠN LA / Huyền Nga // Công an

nhân dân.- Ngày 06/10/2017.- Số 4454.- Tr.3.

Với vai trò cầu nối, báo Công an nhân dân vừa tiếp nhận một câu chuyện cảm động: Một

học sinh 8 tuổi, ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh, xin đóng góp toàn bộ số tiền tiết kiệm mà mình

có được trong 2 năm để gửi tới các bạn học sinh vùng lũ dữ vừa đi qua.

Số tiền hơn 50 triệu đồng là nỗ lực mà cậu bé có tấm lòng vàng ấy kêu gọi được. Cậu bé

ấy là Bùi Dương Tuệ Minh (8 tuổi, học sinh lớp 3A, Trường Trung học Vinschool Central Park,

quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh).

Trưa 05/10, tranh thủ gặp được em trong giờ ra chơi tại trường Vinschool, chúng tôi đã

rất xúc động khi nghe được những lời chia sẻ từ cậu bé này. Em nói: “Con được các thầy cô

giáo cho xem những thước phim chiếu lại cảnh bà con vùng lũ Sơn La bị thiệt hại. Nhìn hình

ảnh cơn lũ cuốn trôi hết cả trường học, bàn ghế, sách vở của các bạn như con, con thương các

bạn lắm nên đã xin cha mẹ cho phép gửi tặng các bạn số tiền mình tiết kiệm được”. Tuệ Minh

cũng mộc mạc kể, hàng ngày, bố mẹ em thường dạy trong gia đình phải hiếu thuận với ông bà,

cha mẹ, ngoài xã hội phải quan tâm, giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Do vậy, em nảy

sinh ước muốn lập quỹ ủng hộ các bạn học sinh ở đó.

Theo lời chị Bùi Thị Hạnh, mẹ của em Tuệ Minh, trên chuyến bay từ thành phố Hồ Chí

Minh về Hà Nội, khi chị đọc báo cho cháu nghe thông tin về lũ lụt ở Sơn La, cuốn trôi hết

truờng học sách vở của các bạn học sinh, cháu tình nguyện dành toàn bộ số tiền tiết kiệm của

riêng mình là 5 triệu đồng nhưng chị nói với con rằng số tiền đó ít ỏi lắm thế là Tuệ Minh nghĩ

ngay rằng, mình sẽ kêu gọi nhiều người khác cùng đóng góp.

Page 20: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 18

Người đầu tiên em kêu gọi là bà ngoại đã “xung phong” góp cho em 500.000 đồng. Kế đến là ông nội, rồi tới cha mẹ ruột, riêng bà mẹ nuôi đóng góp cả 10 triệu đồng. Cứ thế, từ số tiền tiết kiệm của riêng em rút về từ tài khoản gửi mẹ.

Buổi trao số tiền từ Quỹ thiện nguyện của Tuệ Minh tới bà con vùng lũ Sơn La do Cơ quan đại diện báo Công an nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận và làm cầu nối có sự chứng kiến của cô hiệu trưởng nhà trường, người đại diện cho gia đình và cô giáo chủ nhiệm lớp 3A. Tổng số tiền từ 9 chiếc phong bì được dán cẩn thận là 44,2 triệu đồng và 300 USD (Mỹ).

Cô chủ nhiệm cho biết, Tuệ Minh là cậu bé học giỏi, ngoan và đặc biệt là biết sống quan tâm tới mọi người xung quanh.

Chúng tôi cũng vừa được biết, cậu bé 8 tuổi vừa lên kế hoạch lập thêm một “Quỹ thiện

nguyện” nữa là dành cho các bạn nhỏ đang học tại “Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu” thành phố Hồ Chí Minh. “Giờ con đã có được 3,5 triệu đồng rồi. Con sẽ kêu gọi mọi người đóng góp đủ 20 triệu để nhờ mẹ đưa tới trao cho các bạn trường Nguyễn Đình Chiểu. Số

tiền của con nhỏ lắm, so với những mất mát của các bạn ngoài đó, song dù là mua được chút ít sách vở, cây viết tới được tận tay các bạn khó khăn nhất cũng khiến con thấy rất vui. Con chỉ

mong trên đất nước mình đừng bao giờ xảy ra bão lũ nữa, đừng bao giờ xảy ra thiên tai làm trôi nhà trôi của, mất cả trường học, sách vở của học sinh như các bạn ở Sơn La đã phải chịu. Con thương các bạn lắm!”, cậu bé trải lòng với chúng tôi bằng giọng nghèn nghẹn...

Xúc động đón nhận tấm lòng của cậu bé, thay mặt cho đoàn công tác của báo Công an nhân dân - Thiếu tá Nguyễn Văn Bình, Phó trưởng Cơ quan đại diện báo Công an nhân dân tại

thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng ghi nhận và nói lời cảm ơn chân thành tới cậu bé Tuệ Minh, tới thầy cô giáo nhà trường cùng đại diện gia đình. Đại diện báo Công an nhân dân chúc Tuệ Minh luôn vui khỏe, tiếp tục là con ngoan, một học sinh học giỏi, là cháu ngoan Bác Hồ,

tiếp tục sống với những ước mơ đẹp như trong truyện cổ tích mà em đang có...

16. Hà Hoàng. TRỒNG CÂY ĂN QUẢ XEN CÀ PHÊ, CÂY NÀO CŨNG CHO TRĂM

TRIỆU / Hà Hoàng // Nông thôn ngày nay.- Ngày 07/10/2017.- Số 240.- Tr.11.

Những năm gần đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, đặc biệt là mô hình trồng cà phê xen cây ăn quả, nhiều hộ nông dân ở huyện Mai Sơn (Sơn La) thu hàng tỷ đồng mỗi năm…

Ông Đỗ Xuân Khởi (sinh năm 1970), ở bản Hoa Mai, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, theo bố mẹ lên khai hoang vùng đất mới năm 1986. Ông được nhiều người biết đến bởi là người

đầu tiên trồng các giống cây có múi như cam Vinh và bưởi Diễn, bưởi da xanh xen cây cà phê tại bản Hoa Mai.

Việc trồng xen cà phê với cây có múi bắt đầu năm 2007, khi vợ chồng ông Khởi bỏ trồng

mía. Nhiều người dân trong bản đã khuyên can, cho rằng làm vậy thì đầu ra bán cho ai, lấy tiền mua thóc gạo đâu mà ăn... Ông Khởi lại nghĩ khác, trồng hay thâm canh cây gì cũng cần tập

trung vào một mối và hướng đi mới, còn trồng mía thì hiệu quả kinh tế không cao, lại thu nhập thấp, không đủ tiền trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học...

Ông dồn hết vốn trồng toàn bộ cây ăn quả có múi như: Cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi da

xanh và xen canh cà phê trên diện tích l,6ha. Giống cây có múi được ông đặt mua từ bà con họ hàng ở Hưng Yên. Ba năm sau, vườn cây bắt đầu cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, ông Khởi có thu nhập từ cà phê trên 120 triệu đồng, từ cam Vinh 200 triệu, bưởi Diễn và bưởi da xanh hơn

Page 21: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 19

80 triệu. Năm 2012 ông Khởi thu hoạch từ cây cà phê được 7 tấn quả, bán lãi hơn 500 triệu đồng/năm.

Thấy gia đình ông Khởi làm kinh tế ngày một khấm khá và có lãi lớn nhờ cây trồng xen cà phê, nhiều người dân trong bản Hoa Mai đã kéo đến nhà ông học tập kinh nghiệm. Đến năm 2014 ông Khởi đã nhân rộng mô hình cam Vinh lên 400 gốc và trồng hơn 200 gốc bưởi da xanh xen giữa những hàng cà phê trong vườn. Năm 2016, ông thu hoạch 14 tấn cam Vinh, trừ chi phí còn lời trên 400 triệu đồng; thu nhập từ bưởi trên 100 triệu đồng.

Chia sẻ bí quyết làm ăn, ông Đỗ Văn Khởi cho biết: Phải quyết tâm và dứt khoát trong chuyển đổi cây trồng. Cùng một diện tích đất, trồng những cây có múi như cam, bưởi cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều đặc biệt, cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi da xanh mang về bản Hoa Mai trồng cho quả ăn rất ngọt, không khác gì hương vị quả trồng trên đất gốc.

Cứ đến mùa thu hoạch cam và bưởi là các thương lái ở Hà Nội, Hưng Yên, Điện Biên... đánh xe tải lên tận vườn nhà ông Khởi thu mua. “Trung bình mỗi năm tôi thu nhập từ vườn cây có múi trồng xen cà phê khoảng 1 tỷ đồng” - ông Khởi cho hay.

Ngoài trồng cây ăn quả, ông Khởi còn hợp tác với các nhà vườn ở Hưng Yên chuyên cung cấp cây giống cho bà con trên địa bàn xã Chiềng Ban và các huyện Sốp Cộp, Sông Mã (Sơn La) và tỉnh Điện Biên. Trung bình một năm ông thu nhập từ bán cây giống khoảng 80 triệu. Không những thế, ông Khởi còn tận dụng khu đất trống cạnh nhà nuôi thêm 60 con lợn để lấy phân chuồng, kết hợp dùng phân vi sinh khoáng bón cho vườn cây, giảm bớt được nhiều chi phí tưới tiêu cho cây trồng.

“Anh Đỗ Xuân Khởi là một trong những hộ dân điển hình của xã trong việc phát triển kinh tế từ trồng cây ăn quả. Với việc mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc cây, gia đình anh Khởi đã vươn lên thoát nghèo, trở thành một trong những hộ gia đình khá giả nhất của bản Hoa Mai”. Ông Hoàng Văn Sương - Phó chủ tịch xã Chiềng Ban.

17. Văn Định. VỤ CÔ GÁI KÊU CỨU VÌ BỊ BẮT SANG TRUNG QUỐC: NGƯỜI NHÀ ĐÃ TRÌNH BÁO, CÔNG AN NÓI KHÔNG BIẾT GÌ (!?) / Văn Định // Nông thôn ngày nay.- Ngày 07/10/2017.- Số 240.- Tr.7.

Gia đình nạn nhân cho biết đã lên Công an huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) trình báo sự việc con gái bị bắt cóc đưa sang Trung Quốc, mong muốn được giúp đỡ… từ đêm 02/10. Tuy nhiên đến chiều 05/10, phía Công an huyện Sông Mã nói vẫn chưa tiếp nhận được thông tin trình báo (!?)

NHẮN TIN CHO MẸ VÀ BẠN TRAI CẦU CỨU

Sáng 05/10, phóng viên Nông thôn ngày nay trao đổi với anh Lường Văn Thanh - Phó trưởng Công an xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, về vụ việc em Lường Thị Thùy Linh ở bản Đứa Muội báo tin bị bắt cóc cho gia đình... Anh Thanh cho biết: Sáng 03/10, công an xã đã nhận được đơn trình báo của chị Lò Thị Xim (mẹ cháu Linh) về việc cháu Linh nhắn tin về cho mẹ và bạn trai cầu cứu vì nghi bị bắt cóc sang Trung Quốc.

Theo anh Thanh, khi tiếp nhận đơn trình báo, lực lượng công an xã cho rằng đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, vượt thẩm quyền. Ngay sau đó, công an xã đã báo cáo sự việc lên Công an huyện Sông Mã.

Bà Lò Thị Xim cho biết: Cuối tháng 7/2017, cháu Linh cùng bạn là Lò Thị Tiên (ở bản Huổi Cói, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã) đi làm thuê tại một nhà hàng ở ngã tư Láng - Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Linh mới học hết lớp 12 hồi tháng 5. “Linh thích đi học nghề thẩm mỹ nhưng không có tiền đóng học phí. Xuống Hà Nội, cháu Linh làm thuê cho nhà hàng để tích

Page 22: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 20

góp tiền, sau này đi học nghề. Ngày 02/9, cháu Linh được chủ nhà hàng cho về nhà nghỉ phép một tuần. Đến ngày 08/9, cháu mới xuống Hà Nội tiếp tục làm việc. Đến ngày 02/10, tôi nhận được tin nhắn cầu cứu của con gái mà điếng hết cả người...”.

Bà Xim cho biết thêm: “Qua tìm hiểu tôi mới biết, khi nhắn tin cho tôi, con gái tôi cũng nhắn tin kêu cứu về máy điện thoại của bạn trai của nó, tên là Đặng Anh Tuấn, ở cùng xã Chiềng Khoong, đang đi học ở Phú Thọ. Tuấn có gọi báo cho tôi rằng Linh nhắn tin xin cứu và đang bị lừa, bắt đi xa lắm, nhìn ra ngoài đường thì toàn thấy chữ Trung Quốc. Lúc tôi nhận được cuộc gọi của cháu Tuấn là khoảng 22 giờ ngày 02/10. Ít phút sau, tôi nhận tiếp tin nhắn từ số điện thoại 84898576428 với nội dung: “Mẹ ơi cứu con, con đang ở Trung Quốc, vẫn đang đi xe, đi xa lắm rồi...”. Sau đó thì tôi không liên lạc được với Linh nữa. Tôi xác định đây chính là tin nhắn của con gái tôi”.

“ANH EM KHÔNG CÓ BÁO CÁO…”

Liên tục liên lạc với con gái nhưng không được, lòng như lửa đốt, ngay sau đó, bà Xim tức tốc lên trình báo sự việc và cầu cứu sự hỗ trợ của Công an huyện Sông Mã. “Khoảng 23 giờ tôi đến trụ sở Công an huyện Sông Mã, thấy có một đồng chí công an đang trực. Tôi vào kể rõ ngọn ngành đầu đuôi sự việc và yêu cầu giúp đỡ cháu Linh và gia đình tôi”.

Ngày hôm sau, người nhà bà Xim xuống Hà Nội tìm cháu Linh. Từ đó đến nay vẫn chưa có tin tức gì của Linh.

Chiều 05/10, phóng viên báo Nông thôn ngày nay đã làm việc với ông Nguyễn Thành Tâm - Phó trưởng Công an huyện Sông Mã, phụ trách về lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm. Ông Tâm lại cho rằng: “Trường hợp của cháu Lường Thị Thùy Linh thì phía cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Sông Mã chưa nhận được trình báo gì...”.

Trả lời về trách nhiệm của đơn vị mình trước nguồn tin báo, ông Tâm khẳng định: “Đồng chí trực hôm đấy thuộc khối khác, tôi không trực. Anh em không báo cáo nên tôi không chỉ đạo được...”.

Theo ông Tâm, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện Sông Mã đã xảy ra một số vụ dụ dỗ, bắt cóc phụ nữ để buôn bán ra nước ngoài. Nạn nhân đều là phụ nữ tuổi đời dao động từ 18 - 40 tuổi. Do trình độ dân trí hạn chế nên dễ bị mắc lừa, dụ dỗ bởi những lời rủ rê đường mật của kẻ xấu.

18. Xuân Mai. “NỮ QUÁI” LÔI KÉO CON TRAI VÀO ĐƯỜNG DÂY PHẠM TỘI MA TÚY / Xuân Mai // Công an nhân dân.- Ngày 08/10/2017.- Số 4456.- Tr.8.

Đào Thị Bình (sinh năm 1977, ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã thực hiện hành vi tội ác lôi kéo con trai lớn vào đường dây mua bán trái phép chất ma túy từ Mộc Châu (Sơn La) về Hà Nội, đồng thời lợi dụng việc mang thai và sinh đứa con còn đỏ hỏn với mục đích giảm mức hình phạt của chị ta. Phía sau câu chuyện phá án ly kỳ, nhọc nhằn chứng minh hành vi phạm tội của Bình và các đối tượng có liên quan, còn là câu chuyện tình người, đầy cảm động của các cán bộ, chiến sỹ Đội 5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) Công an thành phố Hà Nội, với kẻ cầm đầu đường dây ma túy. Đó là việc các trinh sát đơn vị quyên góp sữa và quần áo của gia đình, mang cho Bình và đứa con nhỏ sử dụng trong những ngày chị ta sinh con ở một trại tạm giam ở Hà Nội.

Liên quan đến vụ án trên, ngày 03/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết đã hoàn tất hồ sơ, chuyển vụ án trên đến Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, đề nghị truy tố 8 bị can về tội mua bán trái phép chất ma túy. Các đối tượng gồm: Đào Thị Bình; Trương Quốc Đông (sinh năm 1974, ở tiểu khu 32 thị trấn Nông trường Mộc Châu);

Page 23: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 21

Nguyễn Thị Bích Nga (sinh năm 1969, ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai); Lê Văn Bằng (sinh năm 1984); Nguyễn Văn Duy (sinh năm 1976); Nguyễn Văn Võ (sinh năm 1969, cùng trú tại thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội); Ngô Trung Kiên (sinh năm 1995, trú tại Mộc Châu, là con trai của Đào Thị Bình) và Trương Công Thành (sinh năm 1992, là cháu ruột của đối tượng Đông).

Đam mê đỏ đen là con đường dẫn đến hành vi phạm tội của đối tượng Đào Thị Bình. Trước khi trở thành kẻ điều hành đường dây mua bán ma túy liên tỉnh trên, Bình từng có 2 tiền án về tội đánh bạc. Tiền án thứ nhất vào năm 2010; tiền án thứ hai vào năm 2012, bị Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu tuyên phạt 12 tháng tù giam, cho hưởng án treo... Sau khi người chồng qua đời trong một vụ tai nạn, Bình càng dấn sâu vào con đường đỏ đen, dẫn đến việc nợ nần chồng chất. Không có nghề nghiệp, lại cùng lúc phải cáng đáng kinh tế gia đình và việc trả nợ cho các canh bạc thâu đêm, suốt sáng, đối tượng đã nghĩ đến việc tham gia vào đường dây mua bán trái phép chất ma túy. Sinh ra ở địa bàn là điểm nóng về ma túy của cả nước, Bình tìm được nguồn hàng ma túy tại khu vực biên giới Sơn La. Quá trình thâm nhập địa bàn, đối tượng đã bắt mối được với nguồn hàng ở bên kia biên giới... Nhưng “thân gái dặm trường”, việc vận chuyển ma túy từ Sơn La về Hà Nội là một chặng đường dài không đơn giản nên lúc này Bình nghĩ đến một người sẽ chung đường với chị ta. Đối tượng Trương Quốc Đông, một lái xe đường dài, Bình quen biết trong thời gian đi buôn cây giống đã được chị ta nhắm tới. Để khiến Đông “trung thành” tuyệt đối với chị ta, Bình sử dụng cả tình và tiền khiến đối tượng chẳng có cách nào gỡ ra được. Anh ta trở thành mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán ma túy của Bình. Để tránh bị phát hiện, Đông có thủ đoạn phạm tội cực kỳ tinh vi. Đối tượng sử dụng xe ôtô của người khác để vận chuyển ma túy...

Tại Hà Nội, Bình móc nối với Nguyễn Văn Duy để tiêu thụ heroin; với Nguyễn Thị Bích Nga tiêu thụ hồng phiến. Chuyến hàng đầu tiên vào đêm 17, rạng sáng 18/2/2016, Đông trực tiếp lái xe rồi cùng Bình mang theo 2 bánh heroin từ Mộc Châu (Sơn La) về Thường Tín (Hà Nội) bán cho Duy với giá 300 triệu đồng. Duy là một kẻ tinh quái nên trong lần giao hàng đầu tiên, anh ta cũng không xuất hiện, đối tượng sử dụng hai đàn em thân tín là Lê Văn Bằng và Nguyễn Văn Võ trực tiếp nhận hàng và mang đi tiêu thụ rồi giao lại tiền cho Bình và Đông. Nhưng “chơi dao sắc có ngày đứt tay”, sau lần đó Võ đã qua mặt Duy, trực tiếp liên hệ với Bình lấy ma túy.

Sau một vài lần vận chuyển trót lọt, Bình nghĩ đến việc sử dụng người thân, quen trong gia đình vào đường dây phạm tội nhằm qua mắt lực lượng công an. Cậu con trai Ngô Trung Kiên lúc này là một lựa chọn hoàn hảo nhất đối với người mẹ tham lam đó. Kiên không nghề nghiệp, việc giao cho Kiên chiếc xe tải để học lái xe vừa giúp cậu con trai có được một nghề mới, hơn nữa lại đảm bảo độ tin cậy cao. Khi nhận được lời đề nghị của người tình dạy cho Kiên lái xe, Đông cũng nghĩ ngay đến việc dạy người cháu là Trương Công Thành, con anh trai ruột của Đông vào nghề. Cha mẹ của Thành nghĩ rằng gửi cậu con trai nghịch ngợm lên Sơn La, anh ta sẽ được ông bà nội và chú ruột dạy dỗ nên người, nào ngờ... Theo sự chỉ đạo của Bình, Kiên; Thành có nhiệm vụ cảnh giới, đi trước dò đường. Trong trường hợp phát hiện nghi vấn, hai đối tượng sẽ thông báo cho Đông và Bình, khi đó sử dụng xe ôtô 4 chỗ vận chuyển ma túy đi vào các cung đường khác, tránh sự phát hiện của lực lượng công an. Ngoài ra, Bình và Đông còn có thủ đoạn vận chuyển ma túy vào đêm, tránh sự phát hiện của cơ quan công an.

Để con trai và người cháu của Đông tích cực tham gia vào đường dây phạm tội, Bình chi tiền, thậm chí cả ma túy cho những cậu thanh niên mới lớn sử dụng... Phi vụ đầu tiên vào ngày 21/3/2016, theo lời khai của Kiên và Thành thì Bình mang theo 6.000 viên hồng phiến bọc gói

Page 24: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 22

cẩn thận, để vào xe ôtô bốn chỗ do Đông điều khiển. Khi nhìn thấy túi hàng trên, Kiên và Thành đã bí mật mang vào nhà vệ sinh định lấy trộm nhưng không thành do được bọc gói quá kỹ. Số ma túy này, sau khi được vận chuyển trót lọt về Hà Nội, Bình đã bán cho Nguyễn Thị Bích Nga với giá gần 300 triệu đồng.

Đêm 11, rạng sáng 12/5, cũng với phương thức và thủ đoạn như cũ, Đông và Bình mang ma túy về Hà Nội bán. Khi đến khu vực thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội, cả hai thấy đã qua được các trạm kiểm soát nên bảo Kiên và Thành quay về, còn mình đi giao ma túy. 4h30 ngày 12/5, Bình cùng Đông về đến đường Quang Trung (quận Hà Đông) chuẩn bị giao hàng thì bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) kiểm tra, bắt giữ cùng tang vật là 2 bánh heroin 708,23 gam và 1.106,65 gam hồng phiến.

Đấu tranh với Bình và Đông, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm đã bắt khẩn cấp 6 đối tượng về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Vào thời điểm bị bắt, Bình đang mang thai đứa con thứ 3... Đây cũng là thủ đoạn tinh vi của đối tượng nhằm giảm nhẹ hình phạt theo quy định của pháp luật. Khi Bình sinh con trong trại giam, hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn. Trong hoàn cảnh đó, các cán bộ, chiến sỹ Đội 5 đã đóng góp quần áo và sữa giúp chị ta nuôi con...

Cũng xem: 19. Hà An. “NỮ QUÁI” LÔI KÉO CON TRAI VÀO ĐƯỜNG DÂY PHẠM TỘI MA TÚY / Hà An // Hôn nhân và pháp luật.- Ngày 10/10/2017.- Số 123.- Tr.22.

20. Thái Dương. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THIẾT THỰC, HIỆU QUẢ VÀ LAN TỎA / Thái Dương, Minh Đức, Bích Thủy // Tạp chí Bảo hiểm xã hội.- Tháng 10/2017.- Kỳ 1.- Số 331.- Tr.4-7.

Những ngày qua, các thông điệp về chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế lan tỏa mạnh mẽ qua lời ca, câu hát, màn múa giàu tính nghệ thuật, đậm đà sắc thái văn hóa vùng miền. Hội thi tuyên truyền viên bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã và đang được tổ chức thành công tại nhiều tỉnh, thành phố.

ĐA DẠNG SẮC MÀU VĂN HÓA TÂY BẮC

Đây là cảm nhận từ những phần biểu diễn đặc sắc của Hội thi Tuyên truyền viên bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2017 được Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức ngày 17/9/2017. 13 đội thi, hơn 170 tuyên truyền viên duyên dáng tài năng, lan tỏa nhiều thông điệp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế qua 40 tiết mục được dàn dựng, thể hiện trên sân khấu với nhiều sáng tạo. Sau 01 ngày biểu diễn, hội thi đã đem đến cho người xem nhiều dấu ấn cùng những cung bậc cảm xúc đáng nhớ qua từng tiết mục. Phần thi Chào hỏi của các đội nêu bật sắc thái, bản chất ngành nghề, đặc thù riêng vốn có của từng địa phương: Mai Sơn với những vần thơ lưu luyến, đầy đủ tên các xã trên địa bàn huyện; Mường La với những lời văn chau chuốt điểm nét khái quát mà không kém phần sâu sắc về chế độ chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Mộc Châu - Bắc Yên thể hiện khả năng sân khấu hóa lời giới thiệu đầy sinh động. Các màn hát múa dàn dựng công phu, biểu diễn cuốn hút, vui nhộn. Nhiều tiểu phẩm được các đội tự biên, tự xây dựng kịch bản nhằm chuyển tải thông điệp nhân văn của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế qua những câu chuyện gần gũi với đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La. Qua các tiết mục xuất hiện nhiều vai diễn xuất sắc như cụ bà Bắc Yên, cô gái rau, cô gái sữa Mộc Châu... Đánh giá về hội thi, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La Nguyễn Hữu Thành nhấn mạnh: Hội thi Tuyên truyền viên bảo hiểm xã hội, bảo

Page 25: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 23

hiểm y tế năm 2017 là cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời nâng cao kỹ năng tuyên truyền, nhận thức sâu sắc về Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ cơ quan bảo hiểm xã hội, đơn vị sử dụng lao động, người lao động và nhân dân trên địa bàn. Từ đó, nâng cao ý thức chấp hành Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, góp phần thực hiện tốt an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh nhà. Hội thi được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa, nhằm khai thác và phát huy nhiều loại hình nghệ thuật phục vụ cho công tác tuyên truyền, những kiến thức bổ ích và lý thú góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần, tăng cường thêm kiến thức về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện của đơn vị sử dụng lao động, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức trao giải Nhất cho Bảo hiểm xã hội huyện Bắc Yên, 02 giải nhì cho văn phòng Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội thành phố Sơn La; 03 giải Ba cho Bảo hiểm xã hội các huyện: Mộc Châu, Yên Châu, Mường La; giải Khuyến khích được trao cho Bảo hiểm xã hội các huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Vân Hồ, Phù Yên, Mai Sơn.

Phần thi Chào hỏi hay nhất được trao cho Bảo hiểm xã hội huyện Mộc Châu, Câu chuyện truyền thông xuất sắc nhất được thuộc về Bảo hiểm xã hội huyện Bắc Yên; Tiết mục Văn nghệ cổ động xuất sắc nhất thuộc về Văn phòng Bảo hiểm xã hội tỉnh…

21. Minh Đức. MƯỜNG LA NGÀY TRỞ LẠI… / Minh Đức // Tạp chí Bảo hiểm xã hội.- Tháng 10/2017.- Kỳ 1.- Số 331.- Tr.33-35.

Những ngày đầu tháng 8/2017, thông tin về Mường La xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông với hình ảnh về dòng lũ dữ, những ngôi nhà hoặc bị cuốn trôi hoặc bị xiêu vẹo trơ trọi trước sức mạnh thiên nhiên; cùng với đó là những con số thiệt hại về người, của được cập nhật trên các bản tin. Hơn 01 tháng sau ngày lũ dữ đi qua, chúng tôi trở lại Mường La. Giữa cái nắng chiều cùng chút gió nhẹ rất đỗi yên bình của vùng cao nhưng Mường La vẫn hiện lên trước mắt chúng tôi với nhiều ám ảnh về dòng nước lũ hung dữ đổ về đây cách đây chưa lâu.

ÁM ẢNH CƠN LŨ DỮ...

Xe vừa chạy tới con đường lớn của thị trấn Ít Ong, đập ngay vào mắt chúng tôi là lòng suối Nậm Păm lởm chởm, ngổn ngang đầy những tảng đá to phía dưới. Có không ít tảng đá to có thể chắn ngang đầu ô tô, vậy mà dòng nước lũ vẫn cuốn trôi từ thượng nguồn về nằm rải rác dọc theo lòng suối chảy qua Nậm Păm, sức mạnh dòng chảy quả thực rất lớn. Nhìn sang phía bên kia bờ, một ngôi nhà hai tầng trơ một phần móng, chông chênh, cảm giác có thể đổ ngả xuống lòng suối bất kỳ lúc nào. Bắc ngang qua dòng suối, cây cầu Nậm Păm với một đầu bị cuốn trôi đã được sửa tạm, vẫn còn thấy rõ những thanh sắt, mấu hàn mới. Xe chúng tôi lắc lư khi đi qua cầu - cảm giác ban đầu báo hiệu cho thấy quãng đường phía trước sẽ chẳng êm ái chút nào. Men theo dòng suối Nậm Păm, càng đi sâu vào phía trong, chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn về cuộc sống của những bản làng sau cơn lũ dữ cách đây chừng 01 tháng.

Xã Nậm Păm nằm trọn trong thung lũng, các bản làng nằm ven theo dòng suối, xen giữa là những dải đất hẹp được bà con canh tác trồng lúa. Đường vào UBND xã Nậm Păm chỉ chưa đầy 10km nhưng phải chừng hơn 01 giờ đồng hồ mới tới nơi. Con đường quả thực khó đi vì vẫn ngổn ngang đất đá; xe liên tục lắc lư rất mạnh; nhiều đoạn hẹp, phải dừng lại chờ xe ngược chiều đi qua. Dù sao thì xe vẫn đi được; theo như lời của nhiều người dân địa phương, cách đây chừng 01 tháng, con đường lầy lội đến mức khó có thể gọi là đường; các chuyến xe tiếp tế, cứu trợ bà con không thể vào, nhiều bản làng phía trong bị cô lập. Nằm ven bên đường, những bản

Page 26: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 24

làng thưa thớt với những ngôi nhà sàn có phần mỏng manh; một số được sửa chữa qua loa, chống tạm bằng những cây gỗ nhỏ. Chỉ còn sót lại đôi ba ruộng lúa nhỏ chờ đến kỳ trổ bông, nằm ven lòng suối nham nhở đầy đất đá.

Ngay khi đến UBND xã, nhìn về phía trên cách đó không xa, một khoảng đất mới với những căn nhà tôn dựng tạm. Chủ tịch UBND xã Nậm Păm Lò Văn Cấn chia sẻ với chúng tôi những con số thống kê thiệt hại. Danh sách các hộ gia đình bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi mưa lũ dài tới 10 trang giấy, với 216 hộ tương ứng với 896 người dân tại 10 bản của xã Nậm Păm; trong đó 132 hộ bị lũ cuốn trôi nhà hoàn toàn; 32 hộ bị hư hỏng nặng, 52 hộ phải di chuyển đến chỗ ở khác. Thiệt hại nặng nề nhất là bản Hốc, bản Hua Nặm; con số hộ bị cuốn trôi nhà hoàn toàn lần lượt là 57 và 36. Các bản khác như Huổi Liếng, Bâu, Piệng cũng bị thiệt hại tương đối nặng nề. Trạm y tế xã bị cuốn trôi hoàn toàn, trường tiểu học cũng bị hư hại. Cả xã Nậm Păm có 08 người chết, 02 người bị mất tích trong cơn lũ tháng 8 vừa qua. Những con số thực sự ám ảnh cùng với khung cảnh mà chúng tôi vừa chứng kiến qua 10km đường từ thị trấn Ít Ong vào Nậm Păm càng làm cho hình dung của chúng tôi về những thiệt hại mà cơn lũ mang đến cho đồng bào Nậm Păm thêm rõ nét.

Chủ tịch UBND xã Nậm Păm Lò Văn Cấn nhớ lại: Khoảng 9h tối ngày 03/08, có báo động toàn xã nhưng lũ về quá nhanh, mọi người hầu hết đều trở tay không kịp, đường đi bị ngập nước, các bản phía trong của xã Nậm Păm bị chia cắt, cô lập hoàn toàn; bà con dân bản chỉ biết tự bảo vệ nhau, chạy lên những khu đất cao để tránh lũ, tài sản, nhà cửa đều bị cuốn theo dòng nước trong đêm.

Bí thư xã Nậm Păm Quàng Văn Loa kể lại: Nhà bố tôi và nhà của 03 người em trai cũng bị hư hại nặng nên phải chuyển về ở tạm nhà tôi. Nhiều hộ gia đình trong xã Nậm Păm cũng đều phải như vậy, hoặc ở ghép với gia đình người thân, hoặc ở trong những căn nhà tôn mà chính quyền xã dựng tạm lên để bà con có chỗ ăn nghỉ.

Việc khắc phục hậu quả đang thực hiện thì đến ngày 15/8, tiếp tục một đợt lũ nữa đổ về Mường La, dòng suối Nậm Păm thêm một lần ầm ào cuốn phăng đi mọi vật cản, xóm bản nghèo lại phải oằn mình giữa dòng nước lớn...

NỖ LỰC BẢO ĐẢM AN SINH CHO NGƯỜI DÂN SAU LŨ

Chủ tịch UBND xã Nậm Păm cho biết: Những ngày sau lũ, khối lượng công việc ở Mường La thực sự nhiều, ngoài việc bảo đảm cung cấp ngay lương thực, nước uống cho các hộ dân bị cuốn trôi nhà hoàn toàn, chính quyền xã cũng phải lo ngay việc dọn dẹp lưu thông đường đi để công tác vận chuyển cứu trợ được thực hiện. Cầu Nậm Păm được sửa chữa, thông xe sau vài ngày, nhưng con đường vào Nậm Păm thì phải mất nhiều thời gian hơn. Đáng lo nhất là trạm y tế xã bị hư hại, những ngày đầu thuốc men cho bà con chủ yếu là từ nguồn cứu trợ nhưng rồi cũng hạn chế, mà nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân thì tăng dần sau ngày lũ. Đa số các hộ dân bị mất sổ hộ khẩu chứng minh thư, giấy tờ tùy thân, những thứ đó có thể cấp lại sau nhưng cần kíp nhất là thẻ bảo hiểm y tế để bà con khám, chữa bệnh kịp thời. Cơ quan bảo hiểm xã hội cũng đã rất quan tâm, nhanh chóng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, Chủ tịch UBND xã Nậm Păm nhấn mạnh.

Ngày 07/08, tức chỉ vài ngày sau cơn lũ đầu tiên, trực tiếp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La Nguyễn Hữu Thành vào trao tặng số tiền 70 triệu đồng ủng hộ do cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh quyên góp từ lương, thăm hỏi, động viên bà con dân bản huyện Mường La. Những ngày sau đó, cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn theo sát tình hình, đời sống bà con. Ngày 17/08, 02 ngày sau đợt lũ thứ 02, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La Thiều Quang Ngãi cùng với Đoàn Thanh niên Bảo hiểm xã hội tỉnh vào hỗ trợ bà con khắc

Page 27: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 25

phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh từ bản Huổi dọc đường ven suối lên trụ sở UBND xã, dọn đất đá vùi lấp khuôn viên trụ sở UBND xã, trường học và Nhà Văn hóa xã Nậm Păm. Quan trọng hơn, chỉ khoảng hơn 01 tuần sau cơn lũ thứ 02 về Mường La, trực tiếp lãnh đạo bảo hiểm xã hội huyện chuyển thẻ bảo hiểm y tế đến xã Nậm Păm để cấp phát cho bà con kịp thời.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Mường La Nguyễn Hải Phú cho biết, sau đợt lũ, ngày 22/08, trực tiếp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh chỉ đạo phải bảo đảm cấp ngay lại thẻ bảo hiểm y tế cho bà con ở các bản bị hư hại nặng. Chính quyền các xã đang rất nhiều việc, khó có thể cung cấp danh sách chi tiết các hộ, người dân bị mất thẻ. Căn cứ vào báo cáo về số bản bị thiệt hại và danh sách cấp thẻ trong dữ liệu hiện có, chỉ trong 01 ngày, Bảo hiểm xã hội huyện Mường La đã in xong gần 3.000 thẻ bảo hiểm y tế để cấp cho các thôn, bản bị thiệt hại cuốn trôi nhà cửa trên toàn địa bàn huyện. Ngày 23/08, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội huyện Mường La có mặt tại UBND xã Nậm Păm - địa bàn bị thiệt hại nặng nề nhất do lũ quét, chuyển toàn bộ thẻ bảo hiểm y tế mới được in để lãnh đạo UBND xã cấp lại kịp thời cho bà con. Thống kê từ cơ quan bảo hiểm xã hội cho thấy, chỉ tính riêng tại Nậm Păm đã có 80 lượt khám, chữa bệnh được thanh toán bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã và 11 trường hợp bị thương được đưa đi cấp cứu, điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện kịp thời và được Quỹ Bảo hiểm y tế bảo đảm chi phí khám, điều trị.

Trước khi chia tay, đồng chí Chủ tịch xã Nậm Păm nói với chúng tôi: Là xã vùng dân tộc thiểu số, miền núi - khu vực 03, có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hầu hết người dân Nậm Păm thuộc diện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tham gia nên tấm thẻ bảo hiểm y tế vốn rất quen thuộc. Và sau cơn lũ, giữa lúc khó khăn nhất tấm thẻ bảo hiểm y tế càng phát huy, cho thấy giá trị thiết thực với bà con dân bản nơi đây. Câu nói này của đồng chí chủ tịch xã theo chúng tôi trên suốt quãng đường trở ra. Đi qua những bản làng khi lác đác đôi ba nhà dần lên ánh đèn cùng mùi hương khói bếp lan tỏa khiến khung cảnh thung lũng Nậm Păm có phần ấm áp hơn. Dẫu biết còn nhiều khó khăn trước mắt, nhưng ít nhất, có thẻ bảo hiểm y tế, sức khỏe đồng bào Nậm Păm vẫn được bảo đảm mỗi khi ốm đau bệnh tật. Và không chỉ riêng với Nậm Păm, với người dân trên toàn huyện Mường La, tấm thẻ bảo hiểm y tế quả thực quý giá trong những ngày khó khăn. Tính trên toàn địa bàn huyện, chỉ riêng trong tháng 8/2017 - thời điểm Mường La liên tục đón hai cơn lũ được cho là dữ dội nhất trong 70 năm qua; đã có 7.907 lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thanh toán với tổng số tiền trên 4 tỷ đồng. Sau những thiệt hại về người và của, những con số về lượt khám, chữa bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả phần nào giúp chúng ta có thể yên tâm hơn về cuộc sống người dân Mường La sau lũ dữ.

22. PV. BƯU ĐIỆN TỈNH SƠN LA: ĐẨY MẠNH PHỐI HỢP TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ / PV // Tạp chí Bảo hiểm xã hội.- Tháng 10/2017.- Kỳ 1.- Số 331.- Tr.42.

Bưu điện tỉnh Sơn La hiện đang phối hợp tích cực cùng Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La triển khai thực hiện chi trả lương hưu, chi trả bảo hiểm tự nguyện, thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, chuyển phát hồ sơ bảo hiểm xã hội và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Bưu điện tỉnh Sơn La thực hiện chi trả số tiền hơn 684 tỷ cho 170.887 lượt người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trên phạm vi 204 xã, phường, thị trấn, qua 325 điểm chi trả, với sự tham gia 360 cán bộ, nhân viên. Công tác quản lý người hưởng lương hưu, báo tăng, báo giảm đối tượng được Bưu điện tỉnh Sơn La bảo đảm kịp thời qua việc ký hợp đồng với 370 đại lý tại cơ sở.

Page 28: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 26

Hệ thống đại lý thu của Bưu điện tỉnh hiện có 210 điểm thu, gồm 30 bưu cục, 146 điểm văn hóa xã, 34 điểm thu của cộng tác viên; trong đó có 10 điểm bưu điện - văn hóa xã thường xuyên phát sinh doanh thu. Tính từ đầu năm, Bưu điện tỉnh Sơn La phát triển mới 168 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; trong đó, 06/11 đơn vị có số đối tượng phát triển mới tăng so với cùng kỳ là Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Mai Sơn, Mộc Châu. Phát triển mới 7.156 người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; trong đó có 9/11 đơn vị có số đối tượng phát triển mới tăng so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, Bưu điện tỉnh Sơn La tham gia tích cực với công tác tiếp nhận hồ sơ tại các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội và chuyển phát trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua

dịch vụ của bưu điện. Tính đến hết tháng 7/2017, tổng số hồ sơ nhận là 2.025 hồ sơ; tổng số hồ sơ trả: 5.443 hồ sơ; chuyển phát 1.170 sổ bảo hiểm xã hội đến 151 đơn vị sử dụng lao động,

người lao động. Thời gian tới Bưu điện tỉnh thực hiện cải tạo sửa chữa, nâng cấp điểm chi trả của 17 điểm

văn hóa xã, rà soát lại phương án chi trả tại các bưu điện huyện, thành phố để đảm bảo công tác

chi trả theo phương án đã thống nhất với cơ quan bảo hiểm xã hội. Bảo đảm công tác quyết toán các dịch vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp đúng hạn quy định

trong hợp đồng. Chỉ đạo các đại lý thu bưu điện phối hợp chặt chẽ cùng bảo hiểm xã hội huyện, thành phố

đẩy mạnh tuyên truyền vận động thu bảo hiểm y tế đến từng tổ, bản, tiểu khu. Tăng cường tổ

chức các cuộc tập huấn cho các nhân viên bưu điện tại các bưu cục, điểm thu; có sơ kết, tổng kết các mặt công tác để rút kinh nghiệm.

Mở rộng mạng lưới đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình đến

tận tổ, bản tiểu khu trên toàn tỉnh; cộng tác với những người dân có vai trò, vị trí trong cộng đồng như trưởng bản, tiểu khu trưởng, tổ trưởng dân phố, chi hội trưởng chi hội phụ nữ, cán bộ

y tế cơ sở... Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho từng nhân viên điểm thu, nhất là chỉ tiêu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện.

23. Hà Hoàng. THUẬN VỢ, THUẬN CHỒNG, LÀM GIÀU TỪ CHĂN NUÔI / Hà Hoàng // Nông thôn ngày nay.- Ngày 09/10/2017.- Số 241.- Tr.11.

Mô hình phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng của ông Nguyễn Đức Hữu ở bản Ban, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn (Sơn La) thành công lớn nhờ ông chủ có tinh thần ham

học hỏi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Mọi người trong vùng cảm phục bởi ông vươn lên thành tỷ phú từ 2 bàn tay trắng…

VƯỢT KHÓ VỚI SỰ ĐỒNG THUẬN CỦA VỢ

Ông Nguyễn Đức Hữu (sinh năm 1966, vốn quê ở Phú Thọ). Năm 2003 ông Hữu xách ba

lô đi tìm nơi làm kinh tế và được bạn bè giới thiệu đến vùng đất Chiềng Mai, huyện Mai Sơn.

Ông thấy vùng đất bản Ban trong xã Chiềng Mai có suối nước chảy quanh năm, rất thuận lợi

cho việc làm ao nuôi thả cá.

Năm 2006 ông Hữu đưa gia đình quyết định lên định cư tại bản Ban, xã Chiềng Mai để

phát triển kinh tế trang trại. Ông vay ngân hàng và từ bạn bè; chấp nhận đấu thầu đất, ký hợp

đồng 5 năm/lần với UBND xã Chiềng Mai với giá 12 triệu đồng/năm, để thuê 2 ao rộng khoảng

2ha ở bản Ban.

Ông Hữu nhớ lại: “Thời gian đầu mới lên lập nghiệp, 2 ao tù lúc đó rất nông và nhếch

nhác bởi lắm rác, nhiều bùn, cây cỏ mọc um tùm. Tôi phải thuê máy xúc và nhân công cải tạo

Page 29: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 27

lại toàn bộ 2 ao”. Ông Hữu bắt đầu thả cá rô phi đơn tính, mè, chép, trôi... và tận dụng mặt nước

ao nuôi thêm hơn 2.000 con vịt để tăng thu nhập cho gia đình.

Năm 2007, 2 ao cá sắp đến mùa thu hoạch của gia đình ông Hữu bỗng nhiên bị chết trắng hoàn toàn, vịt thì bị dịch bệnh cúm H5N1 hoành hành. Ông Hữu và gia đình lâm vào hoàn cảnh tay trắng, nợ nần.

Trong lúc khó khăn, ông lại luôn nhận được sự ủng hộ động viên từ người vợ. Đó chính là điểm tựa và động lực lớn thôi thúc ông kiên trì vượt qua tất cả mọi khó khăn.

Ông Nguyễn Đức Hữu lại chạy ngược chạy xuôi, vay mượn tiền anh em họ hàng và vay nóng bên ngoài khoảng 200 triệu đồng để xử lý môi trường lại ao nuôi, chuồng trại và lại mua cá giống, vịt giống về tiếp tục chăn thả. Vừa làm, ông vừa học hỏi thêm kinh nghiệm từ các mô

hình thành công khác ở trong và ngoài tỉnh. Hàng ngày, ông thường xuyên kiểm tra môi trường nước, theo dõi trọng lượng cá và các

bệnh phát sinh. Thức ăn cho cá được ông chia ra từng giai đoạn rất khoa học, cá từ 60 ngày tuổi

thì được ông cho ăn cám viên công nghiệp. Khi cá hơn 3 tháng tuổi thì ông chuyển sang cho cá ăn cám ngô. Đồng thời ông còn lên mạng Internet và đọc báo tìm hiểu thêm kiến thức về kỹ

thuật chăm sóc cá và chăn nuôi vịt, để áp dụng vào mô hình trang trại của mình. VƯỢT KHÓ VÀ THÀNH CÔNG

Đến năm 2008, thành công đã mỉm cười với ông Hữu và gia đình. Ông bắt đầu thu hoạch lứa cá và vịt đầu tiên, cho lãi hơn 60 triệu đồng. Khoảng 3 năm tiếp theo, giá cá thương phẩm

trên thị trường bắt đầu tăng vọt, ông có lãi hơn 200 triệu đồng. Và tới năm 2016, ông Hữu thu nhập hơn 800 triệu đồng từ nuôi cá và thả vịt trên ao.

Ngoài ra, ông Hữu còn tận dụng diện tích bờ ao, xây thêm chuồng nuôi hơn 100 con lợn thịt và tận dụng phân chuồng làm thức ăn cho cá, giảm bớt chi phí. 5 năm qua, trung bình một năm ông nuôi lợn được 3 lứa, lãi hơn 180 triệu đồng...

Trao đổi với phóng viên, ông Hữu cho biết: Cứ đến tháng 1 - 2 âm lịch hàng năm, gia đình tôi bắt đầu thu hoạch cá. Các thương lái đã quen nên sản phẩm đầu ra của gia đình tôi lúc

nào cũng ổn định và không lo rớt giá. Đời sống của gia đình đã khá giả hơn trước và có của ăn của để...

Không chỉ làm kinh tế giỏi và lo cho bản thân, ông Hữu còn tạo thuận lợi cho những

nông dân có hoàn cảnh khó khăn ở bản Ban bằng cách tạo việc làm, nuôi ăn ở và mỗi tháng trả tiền công 3 triệu đồng/lao động.

24. Phong Anh. LỜI KỂ CỦA CẬU BÉ 13 TUỔI VỀ HÀNH TRÌNH LƯU LẠC TỪ SƠN LA TỚI HÀ NỘI / Phong Anh // Tuổi trẻ và đời sống.- Ngày 12/10/2017.- Số 636.- Tr.7.

Suốt hơn 1 tháng lưu lạc, có lần Giá đói quá, xin tiền của những người đang chơi

trong công viên thì bị một nhóm trẻ gọi ra nơi vắng vẻ rồi đánh em túi bụi vì tưởng Giá

lấn địa bàn “làm ăn”. Sau khi nghe Giá kể lại chuyện mình đi lạc thì chính một đứa trẻ

trong nhóm đã dúi vào tay em chiếc bánh mỳ đang ăn dở và bảo: “Ăn đi cho có sức còn

tìm đường về quê mẹ”. CUỘC HỘI NGỘ HẠNH PHÚC CỦA HAI CHA CON

Cậu bé Lò Văn Giá, 13 tuổi, người dân tộc Kháng (xã Nậm Păm, huyện Mường La, Sơn

La) trong một lần đến nhà người thân chơi khi trở về đã bị lạc. Hơn một tháng trời, lúc đi bộ,

lúc xin đi nhờ xe khách, cậu bé Lò Văn Giá đã “trôi dạt” xuống tận Hà Nội. Trong lúc người lả

đi vì đói và mệt, Giá đã được các đồng chí trong tổ tuần tra Công an phường Hạ Đình (quận

Page 30: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 28

Thanh Xuân, Hà Nội) phát hiện và cưu mang. Ngay sau đó, Công an phường Hạ Đình đã tìm

cách liên lạc với gia đình Giá để xuống đón em về.

Chúng tôi có mặt tại trụ sở Công an phường Hạ Đình đúng vào thời điểm anh Lò Văn Đóng xuống đón con trai. Niềm vui tưởng chừng vỡ òa khi tận mắt nhìn thấy con bằng xương bằng thịt, anh Đóng không giấu được xúc động chia sẻ: “Mình cứ tưởng không bao giờ còn gặp lại được con mình cơ. Hơn một tháng qua gia đình mình bỏ công bỏ việc đi tìm con khắp nơi. Cứ chỗ nào người ta bảo trông thấy có người giống con mình là mình lại tới đó. Nhưng đều không phải, chỉ là nhang nhác giống thôi. Nói thật là gia đình mình cũng xác định nhiều khả năng là mất con rồi. Các anh chị nó cứ khóc suốt, khổ thân lắm”.

Khép nép ôm lấy thắt lưng bố, Giá kể lại câu chuyện lạc đường của mình. Giá bảo cách đó hơn 1 tháng, em đến nhà người thân chơi nhưng khi về lại bị lạc đường, không thể xác định được phương hướng nên em cứ đi miết. “Cháu đi mãi mà vẫn không về được nhà mình. Càng đi cháu càng thấy những nơi đó lạ lắm. Lúc mà biết mình chắc chắn bị lạc đường cháu sợ lắm, chỉ sợ bị ma rừng ma núi hay kẻ xấu bắt thôi” - cậu bé Lò Văn Giá kể lại.

Đi mãi cuối cùng cậu bé cũng ra được đường quốc lộ. Khi ấy chẳng biết quay về nhà bằng cách nào nên Giá đành hỏi đường xuống Hải Dương, nơi có người anh trai của mình đang làm việc tại đó. Lúc đi bộ, lúc lại bắt được xe khách đi nhờ, tối đến Giá tìm nơi gầm cầu, xó chợ ngủ vật vạ. Khi nào đói quá, Giá ngửa tay xin tiền người qua đường. Nhiều hôm không xin được tiền, Giá phải nhịn đói, đêm không ngủ được vì bụng cồn cào. “Những lúc nằm ngủ ở gầm cầu cháu chỉ ước giá như bố với các anh chị cháu biết được cháu đang ở đây để đón cháu”, Giá nói.

Cậu bé 13 tuổi kể có lần em lang thang đến một công viên, vì đói nên em chìa tay xin tiền những người đang chơi trong đó. Đang xin tiền thì Giá thấy một nhóm trẻ con gọi em ra một nơi vắng vẻ rồi sau đó đánh em túi bụi. Lý do là vì chúng tưởng Giá đang lấn vào địa bàn làm ăn của chúng nên đánh cảnh cáo. Tuy nhiên, sau khi nghe Giá kể lại chuyện mình đi lạc thì chính một đứa trẻ trong nhóm đã dúi vào tay em chiếc bánh mỳ đang ăn dở và bảo: “Ăn đi cho có sức còn tìm đường về quê mẹ”.

Về phần gia đình Giá, suốt hơn một tháng trời tìm con trong tuyệt vọng, không manh mối, không tin tức gì khiến nhiều khi bố Giá nghĩ con mình đã chết. Vậy mà bỗng một ngày anh Đóng nhận được tin báo từ chính quyền xã cho biết con trai anh hiện đang được các cán bộ, chiến sỹ phường Hạ Đình cưu mang và vẫn khỏe mạnh bình thường. Anh Đóng nhớ lại: “Vì hạnh phúc quá nên suốt chặng đường từ Sơn La về Hà Nội mình chỉ cầu khấn đấy đúng là con mình. Mình cứ tưởng tượng ra chuyện xấu, rằng nếu đấy không phải là con trai mình chắc mình đau khổ chết mất thôi. Nhưng khi tới trụ sở thì nó đã chạy ra ôm mình khóc nức nở. Đúng con mình thật rồi!”. Không chỉ Giá khóc, anh Đóng cũng ôm con khóc nức nở.

“NẾU NÓ CÓ GẶP CHUYỆN XẤU THÌ MÌNH CŨNG PHẢI TÌM ĐƯỢC XÁC NÓ”

Theo lời anh Đóng kể, vợ chồng anh sinh được 5 người con, Giá là con út trong nhà. Vợ mất nên anh Đóng phải làm việc gấp 5, gấp 10 người khác mới có thể cáng đáng nuôi 5 đứa con. Vậy mà, trong lúc cả dân bản nói chung và gia đình anh nói riêng đang dốc hết lực để khắc phục hậu quả của đợt lũ quét vừa xảy ra thì đùng một cái con trai út anh mất tích. “Từ ngày nó mất tích mình bỏ hết nương rẫy, nhà cửa để đi tìm nó. Trong thâm tâm mình nghĩ có khi nó gặp chuyện xấu rồi. Nhưng kể cả khi nó gặp chuyện xấu thì mình cũng phải tìm bằng được xác nó để đưa nó về quê” - anh Đóng nhớ lại.

Vui mừng gặp lại con, anh Đóng đã viết bức thư gửi Công an phường Hạ Đình bày tỏ lòng biết ơn các cán bộ, chiến sỹ công an vì sau hành trình dài tìm con, anh đã được đón con về

Page 31: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 29

đoàn tụ đúng dịp Tết Trung thu. Trong thư có đoạn viết: “Ngày 02/10/2017, tôi nhận được điện của một chú Công an phường Hạ Đình thông báo tìm được cháu Lò Văn Giá và đang chăm sóc tại trụ sở Công an phường Hạ Đình và thông báo cho tôi đến để đưa cháu về đoàn tụ với gia đình. Bằng mọi phương tiện phải mất 2 ngày tôi mới lên đến Hà Nội và được chú Đạt Công an Hạ Đình ra bến xe để đón. Khi đến nơi thấy các chú công an chăm sóc con tôi ân cần, chu đáo tôi vô cùng xúc động và không nghĩ rằng có thể tìm lại được con mặc dù hơn tháng nay cả nhà đã chia nhau khắp nơi đi tìm cháu. Khi về tôi còn được các chú cho tiền và đưa ra bến xe tôi càng thêm xúc động”.

Trước đó, vào khoảng 3 giờ sáng ngày 02/10, tổ tuần tra an ninh trật tự gồm Thượng úy Nguyễn Hồng Phong, Đại úy Trần Trịnh Thịnh, Thượng sỹ Hoàng Thành Đạt thuộc Công an phường Hạ Đình đang trên đường đi làm nhiệm vụ đến ngõ 171, đường Nguyễn Xiển, quận Thanh Xuân thì phát hiện một cháu bé mặc áo phông đen, quần đùi bị rách, đang ngồi bên đường với dáng vẻ mệt mỏi, kiệt sức, không tỉnh táo. Tổ công tác lại gần hỏi han và đưa cháu về trụ sở Công an phường Hạ Đình. Các chiến sỹ công an chia nhau mỗi người một việc, người chạy đi mua khăn, mua đồ ăn, người thì ở lại lau người và thay quần áo cho cháu bé. Khi hồi phục trở lại, Giá đã kể cho các cán bộ, chiến sỹ Công an phường Hạ Đình nghe về hành trình “lưu lạc” hơn một tháng trời của mình.

Thiếu tá Nguyễn Đức Hùng - Trưởng Công an phường Hạ Đình cho biết: “Giá bảo quê cháu ở bản Kháng (xã Nậm Păm, huyện Mường La, Sơn La). Chúng tôi đã tìm cách liên lạc với người thân đến đón cháu. Thực tế, gia đình Giá đã nghĩ đến tình huống xấu nhất là cháu không còn sống nữa nên khi chúng tôi thông báo gia đình hết sức ngỡ ngàng. Bố Giá còn bảo, sao nó có thể lạc xuống tận Hà Nội chứ. Vì với người lớn từ bản Kháng xuống Hà Nội cũng là một điều vô cùng khó khăn, nói gì đến một đứa trẻ con”. Cũng theo lời của thiếu tá Hùng, trước khi hai bố con Giá về lại Sơn La, các anh em cán bộ chiến sỹ đã quyên góp cho hai bố con một chút tiền đi đường và cho cháu bé vài hộp bánh trung thu mang về làm quà cho các anh của Giá…

25. Minh Ngọc. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở MƯỜNG LA: TẬP TRUNG GỠ TỪNG “NÚT THẮT” / Minh Ngọc // Nông thôn ngày nay.- Ngày 13/10/2017.- Số 245.- Tr.12.

Là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, nhưng với quyết tâm tạo chuyển biến trong tam nông, xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền và người dân huyện Mường La (tỉnh Sơn La) đã từng bước tháo gỡ những rào cản, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống nông dân.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường La cho biết: Dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ huyện đã xác định luôn tập trung cao cho nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, coi đó vừa là thách thức, vừa là thời cơ để thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển nhanh và bền vững.

Ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch UBND huyện Mường La cho biết thêm: Những tiêu chí cần đạt được trong nông thôn mới đối với huyện nghèo như chúng tôi quả là vô cùng gian nan. Nhưng chúng tôi tin huyện sẽ hoàn thành các mục tiêu đề ra vì có được sự đồng thuận rất cao của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và người dân. Trong hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi xác định tập trung gỡ từng nút thắt. Khó ở đâu thì gỡ ở đấy, đầu tư tập trung, có trọng điểm chứ không dàn trải. Cũng nhờ xác định như vậy mà kết quả nông thôn mới trên địa bàn cũng rất khả quan. Cuối năm nay, huyện sẽ có xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới là xã Mường Bú.

Về những bản làng xa xôi như: Nà Tâu, Mường Chiến, Nậm Giôn, Chiềng Hoa…, chúng tôi cảm nhận rõ bức tranh miền núi nơi đây đang phát triển. Ông Nguyễn Văn Tâm cho biết:

Page 32: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 19 năm 2017 30

“Xác định yếu tố thu nhập cao và bền vững là then chốt của nông thôn mới, vì thế khi triển khai các dự án, chúng tôi phải lựa chọn những phương án đầu tư phù hợp để đồng vốn phát huy hiệu quả, người dân tăng thu nhập”.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, huyện đã tổ chức được 60 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho các hộ nông dân với 2.511 lượt người tham gia. Xây dựng 16 mô hình khuyến nông tự nguyện; thực hiện trồng bưởi da xanh, mô hình trồng xoài, nhãn tại Bản Tìn, Nà Trang, thị trấn Ít Ong và 3 hợp tác xã, các hộ dân làm mô hình tại xã Mường Bú, Mường Chùm. Trình UBND tỉnh, Sở Tài chính dự toán hỗ trợ 1.895,5 triệu đồng cho 4.477 hộ cải tạo vườn tạp, 1 mô hình trồng mới cây ăn quả, 2 mô hình xây dựng vườn ươm trên địa bàn 15 xã, thị trấn.

Về chăn nuôi, huyện không chỉ tập trung vào gia súc, gia cầm mà còn đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Theo đó, huyện vừa hoàn thành việc phân bổ 800 triệu đồng hỗ trợ cho các hợp tác xã nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Sơn La với 160 lồng nuôi.

Những sự đầu tư này đang giúp các xã và người dân gỡ từng nút thắt khó khăn. Lão nông Lò Văn Chiến ở bản Nà Tâu, xã Ngọc Chiến phấn khởi nói: “Có việc làm ổn định, thu nhập cao, có đường bê tông, kênh mương cứng hóa như thế này thì ai chả mong muốn được làm nông thôn mới!”.

Page 33: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_10/diembaoso19.pdf · Trước tình hình cấp bách đó, trong hai ngày 07 và 10/8/2017